này - kể cả chính bạn. Nhờ đó, không cần phán đoán ai, bạn có thể trực tiếp nhận ra họ thực sự là người thế nào.
Với trẻ em, chúng ta thường nhớ lại rằng tính đỏng đảnh, khó bảo là do nhu cầu được chiều chuộng hơn là một tâm trạng bướng bỉnh hay hư đốn. Trong đời sống hôn nhân, một điều đặc biệt quan trọng là chúng ta biết nhận ra những căng thẳng của cuộc sống hằng ngày để có thể nâng đỡ lẫn nhau và vun trồng sợi dây hôn nhân đã ràng buộc hai người với nhau. Nếu người bạn đời của bạn cảm thấy bị áp lực công việc đè nặng và bột phát những cơn tức giận hay thất vọng, thì không có nghĩa là cuộc hôn nhân của bạn không còn gì nữa, nhưng là một dấu hệu để bạn thấy mình phải quan tâm hơn và tập trung nâng đỡ người bạn đời mà bạn yêu thương. Cũng thế, chúng ta không thể xét đoán một người chỉ bằng một hai sự kiện riêng lẻ. Con người không phải là những thái độ cư xử của họ.
Bí quyết để hiểu con người là tìm hiểu Hệ thống chủ đạo của họ để bạn có thể trân trọng cách suy nghĩ hệ thống và cá nhân của họ. Mọi người chúng ta đều có một hệ thống hay phương pháp mà chúng ta sử dụng để xác định điều gì có nghĩa đối với chúng ta và chúng ta phải có thái độ nào đối với nó trong mọi tình huống của cuộc đời. Chúng ta phải nhớ rằng mỗi chuyện đều có tầm quan trọng khác nhau đối với mỗi người và mỗi người đánh giá sự việc xảy ra mỗi khác tùy theo hoàn cảnh và viễn tưởng của họ. Chúng ta cần học cách đánh giá sự việc để có những phán đoán tích cực và có những hành động tích cực đi kèm.
Những phán đoán tuyệt vời tạo những cuộc sống tuyệt vời Khi tìm hiểu đời sống của những người thành đạt, tôi luôn luôn nhận ra một mẫu số chung này: họ có những phán đoán tuyệt vời. Bạn cứ thử nghĩ đến bất kỳ một người thành đạt trong một lãnh vực nào như kinh doanh, chính trị, pháp luật, nghệ thuật, tình cảm, sức khoẻ, tôn giáo.
Điều gì đã đưa họ lên vị trí tột đỉnh? Điều gì đã làm cho luật sư Gerry Spence thắng trong hầu như mọi vụ án mà ông đã bênh vực trong suốt 15 năm qua? Tại sao Bill Cosby đã luôn luôn làm khán giả say mê mỗi khi anh bước lên sân khấu? Điều gì đã làm cho nhạc của Andrew Lloyd hoàn hảo đến mê hồn như vậy?
Tất cả đều qui về một lý do là họ có những đánh giá tuyệt vời trong những lãnh vực chuyên môn của họ. Spence thấu triệt được những ảnh hưởng đối với cảm xúc và quyết định của người ta. Cosby đã bỏ ra nhiều năm phát triển những tiêu chuẩn chủ đạo, những niềm tin và những qui luật về cách dùng mọi sự vật chung quanh để làm người ta cười. Sự thành thạo của Webber trong lĩnh vực nhạc điệu, phối khí, hòa âm và các yếu tố khác đã giúp anh viết ra những bản nhạc làm rung cảm lòng người.
Một trong những nhà quản lý đầu tư hàng đầu trên thế giới là Sir John Templeton, chủ tịch đầu tư thế giới, đã giữ mức kỷ lục suốt 50 năm nay không có đồi thủ. Một số tiền đầu tư 10,000 đô-la vào Quĩ phát triển Templeton lúc ban đầu là năm 1954 thì ngày nay có thể trị giá 2 tỷ 2 đô-la! Nếu bạn muốn ông đích thân làm việc cho dự án đầu tư của bạn, bạn phải đầu tư tối thiểu 10 triệu đô-la tiền mặt; khách hàng lớn nhất của ông đã giao cho ông đầu tư trên 1 tỷ đô-la. Điều gì đã giúp Templeton trở thành một trong số những nhà tư vấn đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử? Khi tôi nêu câu hỏi này với ông, ông không do dự trả lời, "khả năng tôi đánh giá đúng giá trị của một vụ đầu tư".
Giỏi đánh giá sẽ mang lại nhiều của cải
Chúng ta hãy tóm lược 5 yếu tố đánh giá và mô tả vắn tắt từng yếu tố một.
1. Yếu tố thứ nhất chi phối mọi việc đánh giá là trạng thái tri thức và cảm xúc của bạn trong lúc bạn đánh giá. Trong đời sống, có những lúc một ai đó nói điều gì với bạn và làm bạn khóc, trong khi cùng một lời nói đó nói với bạn vào một lúc khác lại làm bạn cười. Tại sao có sự khác biệt ấy? Có thể chỉ đơn giản là do tâm trạng của bạn lúc đó. khi bạn đang trong tâm trạng sợ hãi, dễ tổn thương, thì những tiếng bước chân khe khẽ ngoài cửa sổ của bạn ban đêm sẽ làm bạn cảm thấy hoàn toàn khác với lúc bạn đang vui tươi phấn khởi. Vì vậy, một trong những yếu tố chính để bạn có những đánh giá tốt là bạn làm việc đánh giá này khi mình đang ở trong tâm trạng phấn khởi, tích cực thay vì trong tâm trạng e dè sợ hãi.
2. Yếu tố thứ hai là các câu hỏi chúng ta nêu lên. Các câu hỏi tạo nên hình thức khởi điểm cho việc đánh giá của chúng ta. Bạn nên nhớ rằng, khi phản ứng lại bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời, trí óc của chúng ta đánh giá sự việc đó bằng câu hỏi, "Điều gì đang xảy ra? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Nó có nghĩa là đau khổ hay sung sướng? Tôi có thể làm gì để tránh đau khổ, hay để đạt sự vui sướng?" Trong tiến trình đặt câu hỏi này, các câu hỏi quen thuộc của bạn có một vai trò quan trọng.
3. Yếu tố thứ ba là bậc thang giá trị của bạn. Trong cuộc sống, mọi người chúng ta đều biết đánh giá một số cảm xúc nhiều hơn những cảm xúc khác. Mọi người chúng ta đều muốn cảm thấy hạnh phúc, nghĩa là sự thỏa mãn và đều muốn tránh đau khổ. Nhưng kinh nghiệm cuộc đời dạy mỗi người chúng ta một hệ thống đánh giá riêng cho mình trong việc coi cái gì là đau khổ, cái gì là hạnh phúc. Đó chính là nhờ sự hướng dẫn do bậc thang các giá trị của chúng ta. Ví dụ, một số người coi hạnh phúc là cảm giác ổn định, an toàn, trong khi người khác lại coi sự an toàn, ổn định là đau khổ vì điều này làm cho họ không bao giờ cảm nghiệm được sự tự do.
4. Yếu tố thứ tư là các niềm tin của chúng ta. Các niềm tin tổng quát của chúng ta cho chúng ta cảm giác chắc chắn về cách thức chúng ta cảm nghiệm và về những gì chúng ta có thể mong đợi nơi bản thân mình, nơi đời sống và nơi người khác. Ví dụ, một số người tin rằng, "Nếu bạn thương tôi, thì bạn đừng bao giờ nặng lời với tôi". Niềm tin này khiến cho người này đánh giá một lời nói nặng như là một biểu hiện của việc không có tình thương trong mối quan hệ. 5. Yếu tố thứ năm của Hệ thống chủ đạo là kho kinh nghiệm đối chiếu bạn có sẵn trong trí óc của bạn mà bạn có thể đem ra sử dụng. Trong trí óc bạn, bạn đã lưu trữ mọi kinh nghiệm bạn đã có trong cuộc đời, cũng như mọi kinh nghiệm mà bạn đã tưởng tượng ra. Những kinh nghiệm đối chiếu này là nguyên vật liệu mà chúng ta sử dụng để xây dựng các niềm tin và các quyết định của mình. Để xác định một việc có ý nghĩa thế nào với chúng ta, chúng ta phải đối chiếu nó với một cái khác. Ví dụ, hoàn cảnh này tốt hay xấu? Tốt hay xấu so sánh với cái gì? Nó có tốt nếu đem so sánh với trường hợp của người khác không? Nó có xấu khi so sánh với một hoàn cảnh xấu nhất mà bạn đã kinh nghiệm không? Bạn có vô số những kinh nghiệm để đối chiếu trong khi làm bất cứ quyết định nào.
Một ngày, bạn và tôi đều có cơ hội để có những kinh nghiệm đối chiếu nhờ đó chúng ta có thể kiện cường các niềm tin của mình, hoàn thiện hóa các giá trị, hỏi những câu hỏi mới, đi vào những trạng thái thúc đẩy chúng ta tiến tới những hướng mà chúng ta muốn đến và thực sự hình thành những định mệnh tốt đẹp hơn cho chúng ta.
"Người ta khôn ngoan nhiều hay ít không phải nhờ kinh nghiệm của họ, mà nhờ khả năng biết đón nhận kinh nghiệm". -GEORGE BERNARD SHAW
Trắc nghiệm những điều bạn đã học Để kích thích suy nghĩ của bạn về cách bạn làm cho Hệ thống chủ đạo của bạn hoạt động hiệu quả, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Bạn thích nhất kỹ niệm nào trong đời mình?
2. Nếu bạn có thể chấm dứt nạn nghèo đói của thế giới hôm nay bằng việc giết một người vô tội, liệu bạn có làm không? Tại sao có hay tại sao không?
3. Nếu một hành khách bỏ quên một túi xách trên xe taxi của bạn, liệu bạn có đi tìm chủ của nó để trả lại không? Tại sao có hay tại sao không?
4. Nếu bạn ăn hết 100 con gián thì sẽ được thưởng 1000 đô-la, liệu bạn có ăn không? tại sao có hay tại sao không?
Các câu trả lời của chúng ta sẽ phản ánh Hệ thống chủ đạo của mình. Và mỗi người, tùy theo hệ thống chủ đạo và tùy theo cách đánh giá tình huống khác nhau, sẽ cho những câu trả lời rất khác nhau. Thú vị đấy chứ, phải không bạn?
Tới một lúc nào đó...
Chúng ta đã học năm yếu tố trên đây của Hệ thống chủ đạo, nhưng còn một đề tài chúng ta phải chú ý: chắc chắn chúng ta có thể đánh giá quá đáng. Con người thường thích phân tích sự vật tới kỳ cùng. Thế nhưng, tới một lúc nào đó, chúng ta phải chấm dứt việc đánh giá để bước sang hành động. Ví dụ, có người khi làm một quyết định cực nhỏ cũng phải đánh giá đi đánh giá lại nhiều lần trước khi hành động. Sự quá đáng này làm họ trở nên do dự, e dè và rốt cuộc không đạt đến kết quả nào trong cuộc đời. Nhiều khi quá đắn đo trong các chi tiết nhỏ mọn có thể làm chúng ta cảm thấy ngột ngạt và bất lực.
Tôi sẽ hướng dẫn bạn nhận ra hệ thống đánh giá bạn đang áp dụng là hệ thống nào, giúp bạn thiết lập một hệ thống chủ đạo mới hiệu quả và nhất quán hơn. Bạn đã biết sức mạnh của trạng thái và của các câu hỏi, giờ đây chúng ta bước sang lãnh vực thứ ba của việc đánh giá: đó là các giá trị của đời sống, la bàn riêng của bạn, là đề tài của chương tiếp theo.
Chương 15: CÁC GIÁ TRỊ CỦA CUỘC ĐỜI: LA BÀN ĐỊNH HƯỚNG CHO BẠN
"Chỉ những ai dám tin rằng nội tâm của họ vượt trên mọi hoàn cảnh, mới đạt được những thành quả tuyệt vời" -BRUCE BARTON
Dũng cảm, quả quyết, kiên trì, hi sinh...Trong khi Ross Perot trình bày kế hoạch giải cứu con tin trong một bầu không khí hết sức căng thẳng, ông đã nhận thấy những đức tính này hiện rõ trên khuôn mặt những người ông đã tự tay tuyển lựa cho một sứ mạng giải cứu con tin kỳ diệu. Vào những ngày đầu năm 1979, tại Iran đang dậy lên một làn sóng bất ổn trong nước và phong trào chống Mỹ và mới chỉ vài ngày trước, hai giám đốc trong công ty của Perot ở Teheran bị bắt mà không có lý do. Tiền chuộc được treo là 13 triệu đô-la.
Khi những cuộc thương lượng ngoại giao ở cấp cao thất bại, Perot đã quyết định chỉ có một con đường duy nhất để giải thoát người của mình: đích thân ông phải ra tay. Sau khi nhờ được chuyên gia huyền thoại là thiếu tá quân đội Arthur "Bull" Simons đứng ra chỉ huy cuộc đột kích gan lì này, ông mau chóng tập hợp đơn vị xuất sắc của các tổng giám đốc của mình để thực hiện kế hoạch phá nhà tù. Họ được chọn vì họ là những người đã từng sống ở
Teheran và có kinh nghiệm quân sự. Ông gọi họ là những "Con Đại Bàng" ngụ ý họ là "những người giàu tham vọng biết vận dụng sáng kiến, thực hiện nhiệm vụ, đạt kết quả và không thể có sơ xuất.
Nếu thành công họ sẽ được thưởng lớn, nhưng những rủi ro còn lớn hơn gấp bội: sứ mạng hoàn toàn không chính thức, họ có thể thất bại, nhưng nhất là họ có thể bị giết. Điều gì đã thúc đẩy Ross Perot tập trung mọi nguồn lực của mình, chấp nhận rủi ro và coi thường mọi trắc trở? Rõ ràng ông là người sống các giá trị của mình. Dũng cảm, trung thành, yêu thương, dấn thân và quả quyết là những giá trị đã cống hiến cho ông một khả năng siêu vời để thực hiện nhiệm vụ và một sức mạnh của ý chí được coi như là huyền thoại. Cũng chính những giá trị này là sức mạnh đã cho ông xây dựng công ty EDS của mình, từ một vốn đầu tư nguyên thủy là 1 ngàn đô-la. ông đã vươn lên hàng đầu nhờ khả năng đánh giá và chọn lựa đúng người. Ông đã chọn họ theo một tiêu chuẩn khắt khe các giá trị và ông biết rằng khi ông đã có đúng những con người cần thiết, những con người có những tiêu chuẩn giá trị cao, thì ông chỉ việc giao nhiệm vụ cho họ và để họ tự hoàn thành.
Giờ đây ông sẽ trắc nghiệm lần cuối các người mà ông đã chọn và ông kêu gọi họ vận dụng hết mọi năng lực cao nhất của họ và giải cứu những thành viên trong "gia đình"công ty. Câu chuyện về sứ mạng của họ và những thử thách họ gặp được kể lại trong cuốn Trên cánh đồng đại bàng. Chúng ta chỉ cần biết là vượt qua những trở ngại không thể tưởng tượng nỗi, sứ mạng hào hùng giải cứu con tin của Perot đã thành công và đưa trở về nhà nguồn vốn quý báu nhất của ông: những người của ông. Các giá trị hướng dẫn mọi quyết định của chúng ta và vì thế hướng dẫn định mệnh của chúng ta. Những ai hiểu những giá trị của mình và trung thành sống theo những giá trị đó đều trở thành những con người lãnh đạo của xã hội chúng ta.
Khi bạn biết điều gì là quan trọng nhất đối với bạn, thì việc làm quyết định trở thành khá đơn giản. Thế nhưng nhiều người không biết rõ điều gì là quan trọng nhất trong đời mình và vì thế làm quyết định trở thành một sự dằn vặt nội tâm. Ngược lại, đối với những người đã xác định rõ đâu là những nguyên tắc cao nhất của đời mình, họ quyết định rất dễ dàng. Ross Perot đã biết ngay mình phải làm gì. Các giá trị của ông chỉ đã chỉ vẽ cho ông. Chúng giống như chiếc la bàn riêng để định hướng cho ông trong một tình huống cực kỳ nguy hiểm.
Chúng ta luôn kính trọng những con người biết rõ các giá trị của mình, sống những giá trị đó và có lập trường dứt khoát dựa theo niềm tin của họ, cho dù chúng ta không đồng ý với những ý tưởng của họ về cái gì là đúng hay sai.
Giá trị là gì?
Coi một điều gì có giá trị có nghĩa là gán cho nó một tầm quan trọng; bạn quí điều gì thì điều đó có thể được gọi là "giá trị". Trong chương này, chúng ta hiểu cách riêng về những giá trị của đời sống, những điều quan trọng nhất đối với chúng ta trong cuộc đời. Đối với loại giá trị này, cần phân biệt hai loại: mục đích và phương tiện. Nếu tôi hỏi bạn, "Bạn coi điều gì là quí nhất?" bạn có thể trả lời, "Tình yêu, gia đình, tiền bạc..."trong những thứ này, tình yêu là giá trị mục đích mà bạn đang theo đuổi; nói cách khác, nó là trạng thái cảm xúc mà bạn khao khát. Ngược lại, gia đình và tiền bạc chỉ là những giá trị phương tiện. Chúng là những phương thế để giúp bạn đạt trạng thái cảm xúc mà bạn thực sự khao khát.
Nếu tôi hỏi bạn, "Gia đình cho bạn điều gì?" bạn có thể trả lời, "Tình yêu, yên ổn, hạnh phúc". Mục đích bạn theo đuổi chính là tình yêu, yên ổn và hạnh phúc, là những giá trị. Cũng thế, tôi có thể hỏi bạn, "Tiền bạc thực sự có ý nghĩa gì đối với bạn? Nó cho bạn điều gì?" Bạn có thể trả lời, "Tự do, ảnh hưởng, khả năng cống hiến, cảm giác an toàn". Đây cũng thế, tiền bạc chỉ là một phương tiện để bạn đạt được những giá trị sâu xa hơn, những cảm xúc mà bạn ước ao cảm nghiệm trong cuộc đời.
Một thách đố trong cuộc đời là nhiều người không phân biệt rõ được giá trị nào là phương tiện, giá trị nào là mục đích và vì thế họ gặp nhiều đau khổ. Rất thường xuyên người ta quá mãi mê theo đuổi những giá trị phương tiện khiến họ không đạt được niềm khao khát đích thực của họ: những giá trị mục đích. Những giá trị mục đích làm cho bạn sung mãn, làm cho đời sống bạn phong phú và thỏa mãn.
Chúng ta lấy một ví dụ, Giả sử những giá trị cao cả nhất của một người phụ nữ là chăm sóc gia đình và cống hiến và bà đã quyết định trở thành luật sư vì bà có lần gặp một luật sư đã thực sự gây ấn tượng cho bà qua việc người này có một đời sống cao cả và giúp đỡ người khác. Thế rồi theo thời gian, bà bị cuốn hút vào cơn lốc của hoạt động trong nghề luật và bà khao khát trở thành một đối tác trong công ty của bà. Khi bà theo đuổi địa vị này, công việc của bà mang một tiêu điểm hoàn toàn khác. Bà bắt đầu làm chủ và điều hành công ty và trở thành một người phụ nữ hết sức thành công, nhưng đồng thời bà cảm thấy không được hạnh phúc vì bà không còn tiếp xúc gì với các khách hàng. Địa vị của bà đã tạo ra một mối tương quan khác với đồng nghiệp và bà dành hết thời giờ cho việc hội họp và lễ nghi. Bà đã đạt mục tiêu của mình, nhưng đã để mất niềm khát vọng của đời sống mình. Bạn đã bao giờ rơi vào cạm bẫy giống như thế, theo đuổi các phương tiện mà tưởng là mình đang theo đuổi mục đích không? Để được hạnh phúc thực sự, chúng ta phải biết phân biệt và bảo đảm theo đuổi chính mục đích.
Khám phá những giá trị bạn đang theo đuổi Giờ đây bạn hãy bắt đầu liệt kê ra một danh sách các giá trị riêng mà bạn đang theo đuổi. Để tìm ra những giá trị này, bạn chỉ cần trả lời câu hỏi. "Điều gì quan trọng nhất đối với tôi trong cuộc đời?" Bạn hãy nặn óc suy nghĩ ra những câu trả lời. Tâm hồn thanh thản? Ảnh Hưởng? Tình yêu?
Bạn hãy xếp các giá trị của bạn theo thứ tự, từ giá trị quan trọng nhất xuống giá trị ít quan trọng nhất. Hãy suy nghĩ giây lát rồi làm ngay.
Khi tôi lần đầu tiên soạn danh sách các giá trị của mình, tôi đã thấy những giá trị sau đây, theo thứ tự nó xuất hiện trong trí tôi:
DANH SÁCH CŨ CỦA TÔI VỀ CÁC GIÁ TRỊ TRONG ĐỜI TÔI:
* Say mê
* Tình yêu
* Tự do
* Cống hiến
* Có khả năng
* Phát triển
* Thành đạt
* Hạnh Phúc
* Vui chơi
* Sức khoẻ
* Sáng tạo
Nhìn vào danh sách, tôi hiểu ra ngay tại sao tôi đang làm điều mình làm. Tôi là một con người đam mê; tôi có phong cách hành động sôi nổi. Tôi nhận ta đó là sự say mê của mình. Tình yêu của tôi đối với gia đình và bạn bè là điều hiển nhiên. Tôi khao khát tự do và tôi mường tượng ra rằng nếu tôi có thể làm cho người khác tự do và cống hiến cho họ, tôi sẽ cảm thấy mình có khả năng làm được bất cứ điều gì. Tôi sẽ phát triển và thành đạt và cuối cùng có thể vui chơi, khoẻ mạnh và sáng tạo. Biết được danh sách các giá trị của mình giúp tôi đi đúng đường và sống phù hợp với những gì tôi coi là quan trọng nhất trong đời. Trong nhiều năm, tôi cảm thấy đời sống của mình rất nhất quán.
Nhưng rồi tôi đã có một sự phân biệt khác và nó đã thay đổi chất lượng cuộc đời tôi cho đến nay. Thay đổi giá trị sẽ làm bạn thay đổi đời mình
Một hôm tôi tự nghĩ, "Những giá trị mình đang có quả thực giúp mình nhiều lắm", nhưng rồi tôi lại nghĩ, "Mình có cần thêm giá trị
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648