Old school Swatch Watches
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CON TRÂU: SỪNG TRÂU (THỦY NGƯU GIÁC)
xin giới thiệu với bạn đọc một số vị thuốc và bài thuốc có nguồn gốc từ con trâu, con bò được sử dụng trong YHCT.
Cao da trâu, da bò:Là cao nấu bằng da trâu hay da bò gọi chung là hoàng minh giao. Loại cao này có thể dùng thay thế cao a giao (cao da lừa). Vị ngọt, tính bình không độc vào 3 kinh phế, can, thận. Công dụng: Nuôi máu, dập tắt nhiệt, nhuận phổi, nhu thuận can, là thuốc chữa bỏng lửa, bỏng nước, tổn thương da dẻ, nhuận táo, cầm máu, an thai, chữa hư lao sinh ho, phế ung, thổ ra huyết, nôn, đại tiện ra máu, thai sản băng lậu, thường dùng cầm máu là chính. Liều dùng: Thường dùng 10-12g thái mỏng, đun loãng ra rồi hòa thêm 6-10g bột muội nồi (nhọ nồi – bách thảo sương) uống chữa cầm huyết, thổ huyết, nục huyết.
Các bài thuốc có cao minh giao:
Thuốc an thai: Cao minh hoàng 8-10g, ngải cứu 8g. Sắc với 600ml nước (3 bát con), cô đặc còn 1 bát chia 3-4 lần uống trong ngày.
Điều trị ho kinh niên: Cao minh hoàng 75g, nhân sâm 75g. Nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 12g với nước đậu sị một chén, hành trắng một tép, sắc uống ngày 3 lần.
Trị người già do hư yếu bí đại tiện: Hoàng minh giao 8g, hành trắng 3 nhánh. Sắc nước uống cho thêm hai thìa mật khuấy đều. Lượng dùng 5g-11g.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng sệt, hay nôn mửa, tiêu hóa không tốt không nên dùng.
Chữa đi lỵ ra máu: Hoàng minh giao (để riêng không sắc), hoàng liên 3g, gừng khô 2g, sinh thục địa 5g. Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, lọc lấy nước lúc đang nóng, thái nhỏ hoàng minh giao cho vào để cao tan trong nước. Chia 2 lần uống trong ngày.
Chót sừng trâu (thủy ngưu giác):Vị đắng, chua mặn, tính hàn vào 3 kinh: tâm, can, vị. Thanh huyết nhiệt, giải ôn độc, định kinh. Thường dùng thay sừng tê giác trong các trường hợp sốt cao hóa cuồng, sốt vàng da, thổ huyết, đổ máu cam, nhức đầu, ung độc, hậu bối. Liều dùng: Ngày uống 8-15g, có khi nhiều hơn. Có thể mài hoặc sắc lấy nước uống hay tán bột uống.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.
Bài thuốc có thủy ngưu giác:
Chữa sốt nóng mê man: Thủy ngưu giác mài với nước cho đặc mà uống chữa các chứng: thổ huyết, đổ máu cam, sốt nóng mê man nói lảm nhảm, vàng da, phát ban...
Tê giác địa hoàng thang gia vị: (hay thủy ngưu giác địa hoàng thang gia vị) bán chỉ liên 16g, dã cúc hoa 30g, đại thanh diệp 10g, đan bì 10g, hoàng liên 10g, kim ngân hoa 30g, sinh địa (tươi) 30g, thạch cao sống (sắc trước) 30g, thủy ngưu giác (mài nước) 30g, xích thược 12g, tử hoa địa đinh 30g. Tất cả sắc uống. Tác dụng: Lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, trị chứng huyết bị nhiễm trùng.
Nỏ sừng trâu (ngưu giác tai): Là xương trong sừng trâu. Vị đắng, tính ấm không độc. Công dụng: Chữa đại tiện ra máu, đi lỵ hay bạch đới ở phụ nữ, hành kinh ra máu cục đau bụng. Liều dùng: 12-20g mài với nước hay sắc uống.
Các bài thuốc có ngưu giác tai:
Ngưu giác tai hoàn: A giao 80g, can khương 120g, đại giả thạch 120g, mã đề xác 1 cái, ngưu giác tai 200g, sinh địa 160g, tro tóc 40g.
Tán bột làm hoàn ngày uống 8-12g. Chủ trị: Phụ nữ sinh xong máu dơ không ra hết, đau bụng.
Ngưu giác tán: Khinh phấn, ngưu giác, thủy long cốt, tùng hương. 4 vị lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột trộn tuỷ xương trâu làm hoàn. Ngày uống 8-12g. Tác dụng: Trị da dày như da trâu có mủ.
Ngưu đởm (mật bò hoặc trâu):Vị đắng đại hàn vào 3 kinh: can, đởm, phế. Công dụng: Thanh can, sáng mắt, lợi đởm, thông tràng, giải độc tiêu sưng. Trị bệnh mắt do phong nhiệt, hoàng đản, tiện bí, đái tháo đường, trẻ con kinh phong, nhọt sưng, trĩ lở.
Bài thuốc trị hoàng đản do bệnh lý gan mật: Mật bò khô nghiền nhỏ làm viên hoặc cho vào nang nhộng. Mỗi ngày 3 viên (mỗi nhộng 1,5-1,7g) uống với nước sôi để nguội.
Ngưu hoàng:Ngưu hoàng là sạn mật, hay sỏi mật của con trâu, bò có bệnh. Vị đắng tính hàn, hơi có độc vào hai kinh: tâm và can. Có tác dụng thanh tâm, giải độc, chữa hồi hộp, khai đờm, dùng trong các bệnh nhiệt quá phát cuồng, thần trí hôn mê, trúng phong bất tỉnh, cổ họng sưng đau, mụn nhọt.
- Cấm kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.
- Liều dùng: 0,3- 0,6g.
Các bài thuốc tiêu biểu có ngưu hoàng:
An cung ngưu hoàng hoàn: Chu sa 40g, hoàng cầm 40g, hùng hoàng 40g, mai phiến 10g, hạt dành dành 40g, tê giác 40g (có thể thay bằng thủy ngưu giác), trân châu 40g, uất kim (nghệ vàng) 40g, xạ hương 10g. Tất cả tán bột luyện mật làm viên. Ngày uống 4-8g.
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu trấn kinh, an thần. Trị nhiệt nhập vào phần doanh huyết gây sốt cao, co giật.
- Cách dùng: Người suy nhược uống với nước sắc nhân sâm. Người khỏe uống nước sắc bạc hà và kim ngân.
- Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.
Bài này có thể điều trị bệnh viêm não và các chứng sốt cao nói sảng, co quắp.
Ngưu hoàng đả tâm thang: Băng phiến 4g, chu sa 4g, đại hoàng sống 40g, ngưu hoàng 4g. Tất cả tán thành bột. Liều dùng: Mỗi lần 12g thêm ít gừng sắc uống. Tác dụng: thanh tâm, tả hỏa, khai khiếu, ninh thần. Trị tâm kinh có nhiệt, nói sảng, tinh thần không yên.
Ngưu hoàng cao: Bạch chỉ 0,4g, bạch phụ tử 4g, hoắc hương 0,4g, ngưu hoàng 0,2g, nhục quế 0,4g, thần sa 0,4g, toàn yết 0,4g, xuyên khung 0,4g. Thêm một chút xạ hương, tán nhỏ, luyện mật làm hoàn ngày uống 2-4g với nước sắc bạc hà. Chủ trị: trấn kinh, trị mọi chứng kinh phong làm cho mắt mờ.
SỪNG TRÂU THAY SỪNG TÊ GIÁC ĐIỀU TRỊ BỆNH
Dùng sừng trâu thay sừng tê giác trong điều trị
Trong Đông y, sừng tê giác là một dược phẩm thông dụng và thiết yếu trong điều trị nhiều loại bệnh cấp tính và nguy kịch. Tuy nhiên, hiện tê giác đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng nên hầu như không thể có vị thuốc này. Trong nhiều bài thuốc, có thể dùng sừng trâu thay thế.
Trước đây, trên thị trường, sừng tê giác được chia thành 2 loại: sừng tê giác châu Á, thường gọi là “Xiêm La giác” và sừng tê giác có nguồn gốc châu Phi, thường gọi là “Quảng giác”. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, xưa kia, nước ta có nhiều tê giác, nhưng gần đây hầu như không thấy.
Về tính năng, sừng tê giác là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết và chỉ huyết mạnh, thường dùng chữa các bệnh ôn nhiệt sốt cao, hôn mê nói nhảm, co giật và các chứng xuất huyết do huyết nhiệt. Trên lâm sàng, sừng tê giác có thể sử dụng phối hợp với nhiều vị thuốc khác, là thành phần không thể thiếu trong hàng loạt danh phương cổ như “Tê giác địa hoàng thang”, “Thanh doanh thang”, “Thần tê đan”, “An cung ngưu hoàng hoàn”, “Tử tuyết đan”, “Chí bảo đan”...
Hiện nay, tê giác là loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã được đưa vào sách đỏ và cấm săn bắt. Việc sử dụng sừng tê giác làm thuốc vì thế cũng đã trở thành quá khứ. Có thể dùng sừng trâu thay thế.
Sừng trâu (thủy ngưu giác) là dược liệu dễ kiếm, hầu như có sẵn ở khắp các vùng nông thôn. Nó đã được sử dụng làm thuốc từ hàng nghìn năm nay. Sách “Danh y biệt lục” viết: Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường. Còn theo sách “Đại Minh bản thảo”, sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao (trị nhiệt độc phong cập tráng nhiệt).
Y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của sừng trâu. Theo kết quả nghiên cứu tiến hành tại hàng loạt cơ sở ở Thượng Hải, Bắc Kinh và một số thành phố khác của Trung Quốc, trong sừng tê giác và sừng trâu đều chứa 17 loại acid amin. Kết quả phân tích bán vi lượng trên máy quang phổ cho thấy,thành phần các chất hữu cơ và vô cơ trong sừng tê giác và sừng trâu cơ bản tương đồng.
Qua kết quả nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên 3.270 bệnh nhân tại 50 đơn vị nghiên cứu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Đông, các nhà khoa học khẳng định việc sử dụng sừng trâu và sừng tê giác cho kết quả điều trị cơ bản như nhau đối với 30 loại bệnh: viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt... Như vậy, có thể sử dụng sừng trâu thay thế cho sừng tê giác.
Theo kết quả ứng dụng lâm sàng, sừng trâu hầu như không gây các tác dụng phụ, chỉ một số ít trường hợp xuất hiện lợm giọng, buồn nôn, trướng bụng, đau bụng và một số biểu hiện khác về đường tiêu hóa.
Theo sách “Hiện đại thực dụng Trung Dược học” do Quách Lan Trung chủ biên, sừng trâu có những tác dụng dược lý sau:
- Làm mạnh tim (tăng cường sức co bóp của cơ tim), hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim.
- Giảm số lượng bạch cầu, tăng lượng tiểu, cầu rút ngắn thời gian đông máu, giảm tính thông thấu của mao mạch.
- Ức chế mạnh đối với trực khuẩn cô-li (colibacillus), liên cầu khuẩn tan máu gây viêm não beta (Beta hemolytic streptococcus), bảo vệ cơ thể và chống viêm rõ ràng.
- Giảm cường độ co giật và tỷ lệ tử vong ở động vật thí nghiệm đã được tạo cơn co giật.
- Giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh, đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt.
Trong các sách về Đông dược hiện đại, sừng trâu được xếp vào loại thuốc thanh nhiệt lương huyết, cùng với sinh địa hoàng, huyền sâm, mẫu đơn bì, tử thảo... Theo Đông y, sừng trâu vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết; dùng chữa ôn bệnh sốt cao, hôn mê nói nhảm, kinh phong điên cuồng (thường phối hợp với sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa, liên kiều), chữa các chứng xuất huyết như thổ huyết, nục huyết (đổ máu cam), ban xuất huyết do huyết nhiệt (thường phối hợp với đan bì, xích thược, sinh địa).
Sừng trâu cứng, nhưng sau khi hấp khoảng 1 giờ sẽ mềm ra và có thể dễ dàng thái thành lát nhỏ (thuốc phiến); có thể chế thành dạng viên, xi-rô thuốc... Để dử dụng sừng trâu dạng thuốc phiến thay thế tê giác trong các phương thuốc cổ như “An cung ngưu hoàng hoàn”, “Tử tuyết đan”..., cần dùng liều lượng lớn gấp 10 lần sừng tê giác. Khi sử dụng trong thuốc thang, cần sắc sừng trâu trước khoảng 3 giờ, sau đó mới cho các vị thuốc còn lại vào sắc tiếp. Liều dùng: 15-30 g sắc nước, tán bột hoặc mài lấy nước uống. Người tỳ vị hư hàn cần thận trọng khi sử dụng.
Một số ứng dụng cụ thể:
-Chữa các chứng xuất huyết nghiêm trọng: Thời còn làm việc ở nông thôn, bác sĩ Vương Thu Đào, người Giang Tây, đã cho bệnh nhân mài sừng trâu uống để chữa trị các chứng sốt cao hôn mê do “nhiệt nhập doanh huyết” và các chứng ho ra máu, đổ máu mũi, đại tiện ra máu, băng lậu... đạt kết quả rất tốt. Đặc biệt có trường hợp một nam bệnh nhân 60 tuổi bị lao phổi, liên tục nhiều ngày ho ra rất nhiều máu, đã sử dụng đủ các biện pháp Tây và Đông y đều không kết quả, chỉ còn chờ chết. Bác sĩ Đào bảo người nhà dùng một cái bát nhám, mài sừng trâu với chút nước cho uống nhiều lần trong ngày. Suốt 2 ngày liền, sừng trâu đã mòn khoảng 2 đốt ngón tay, hễ có ai đến thăm lại bảo mài sừng trâu cho bệnh nhân uống. Bệnh nhân uống vào cảm thấy ngực mát mẻ dễ chịu lạ thường, nên cứ đòi người nhà cho uống mãi. Máu ngừng chảy dần và cuối cùng bệnh nhân hồi phục lại. Sau khi hết ho ra máu, bệnh nhân cảm thấy nước sừng trâu tanh không thể chịu nổi; mới ngừng cho uống (“Gia đình Trung y dược” 1/1998).
-Chữa viêm gan virus: Dùng bột sừng trâu 50 g, sài hồ, phục linh, hoàng kỳ, đan sâm, cam thảo mỗi thứ 15 g; tán bột, làm thành viên 0,5 g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên, liệu trình 30 ngày. Thử nghiệm với 98 ca cho kết quả: 50 ca khỏi bệnh trong thời gian ngắn, 21 ca hiệu quả rõ ràng, 13 ca có tác dụng nhất định, 14 ca vô hiệu. (Liêu Ninh Trung ytạp chí 1986).
-Chữa ban xuất huyết do dị ứng: Sừng trâu 40-100 g, sinh địa hoàng 10-30 g, xích thược 10-20 g, đan bì 10-20 g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, trường hợp bệnh nặng ngày 2 thang. Đã thử nghiệm điều trị 54 ca ban xuất huyết do dị ứng: 33 ca kết quả rõ ràng, 17 ca có tác dụng, 4 ca không có tác dụng (Hồ Bắc Trung ytạp chí 1987).
-Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Sừng trâu 50 g, đậu phụ 500 g. Sừng trâu cưa nhỏ hoặc đập vụn, cho vào nồi đất, thêm nước, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa nửa giờ, cho đậu phụ vào nấu tiếp khoảng 15 phút nữa là được, thêm mắm muối cho hợp khẩu vị, ăn đậu phụ và uống nước canh. Tác dụng: Lương huyết chỉ huyết; dùng chữa trẻ nhỏ ban xuất huyết do giảm tiểu cầu với những biểu hiện thuộc chứng huyết nhiệt (Gia đình Trung y dược9/2002).
(Siêu Tầm)
(Siêu Tầm)
Mình tên: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
E-mail: tuyen198811@gmail.com
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:471.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh