Pair of Vintage Old School Fru
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Sơn Chi tử và Hoàng liên và Trúc Diệp
Dẫn hỏa đi xuống; bé chắc, có 7 khía là tốt.
KHÍ VỊ

Vị đắng, tính hàn, không độc, là thuốc âm trong dương dược, vào các kinh Thủ thái âm, thiếu âm và Túc dương minh.
Sơn chi tử
CHỦ DỤNG
Thanh phế hỏa, giải uất kết, trừ vị nhiệt, ụa ói phát vàng, làm mửa hết độc địa ở thượng tiêu, trừ chứng buồn bực trong tâm, chứng mất huyết, mất tân dịch, trung tiêu khô, nhiệt ở trong, mũi đỏ, chảy máu cam, phong đàm, đầu choáng, mắt đỏ, mặt đen.
Trị ngoài phần biểu nóng (chữa chứng nóng ngoài phần biểu thì để vỏ), nóng trong ngực (chữa nóng trong ngực thì bỏ vỏ).
Trừ phiền, trị thấp, làm khỏi bệnh lỵ, thông bệnh lâm, đuổi huyết trệ dưới rốn, lợi tiểu tiện, dẫn hỏa đi quanh co xuống dưới.
Tóm lại, tả phế hỏa, điều hòa phế khí, tư nhuận nguần hóa nguyên là chất rất hay. Lại nói: làm mát tâm thận, vị này là thuốc tốt chữa thượng trung và hạ tiêu.
HỢP DỤNG
Dùng chung với Phá cố chỉ thì tư nhuận thận, giáng hỏa, mát phần trên, củng cố phần dưới (tuy hàn mà có ghé bổ). Đơn Khê sao với nước gừngdùng chữa chứng đau dạ dày thuộc hỏa rất hay.
CÁCH CHẾ
Bệnh thường thì để sống dùng, hư hỏathì sao 7 lần với nước tiểu trẻ em, sao đen trị chảy máu cam, trị phổi nóng thì tẩm rượu sao đen, thực nhiệtthì để sống mà dùng.
NHẬN XÉT
Chi tử nhẹ xốp, tượng như hình chất của phổi, cho nên đặc biệt nó vào phế kinh để tiết hỏa quá thừa, công dụng muôn màu, muôn vẻ nhưng đều từ phế mà ảnh hưởng đến cả.
Nhưng tính vị nó rất đắng, rất hàn, dễ tổn thương vị khí cho nên người hư yếu phải kiêng dùng, người ta hay dùng chữa huyết mà không biết huyết gặp lạnh thì đông lại, trở thành bại chứng.
Chữa chứng thổ huyết do thực hỏa thì trước phải làm cho thuận khí, khí thuận hành thời huyết trở về kinh; chữa chứng thổ huyết do hư hỏa thời trước phải nuôi dưỡng chính khí, chính khí mạnh thời tự nó sẽ giữ được huyết, đó là phương pháp lớn của điều trị, không thể làm trái tý nào cả, nếu nhầm dùng Chi tử để chữa huyết chứngthì nhất định bị tổn hại vậy
Chi tử cùng Hoàng liên
Công hiệu khác nhau
Chi tử và hoàng liêu đều là thuốc đắng, hàn, đều có công dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, lương huyết giải độc trừ thấp, thanh tâm, trừ phiền. Nhưng chi tử nhẹ, đi lên, nên hay tả nhiệt ở hoành cách mô, vị nó hậu nên đi xuống, tả nhiệt uất ở tam tiêu, dẫn được hỏa lưu hành, không tích tụ, lại có công dụng lợi thấp; chuyên dùng điều trị nhiễu ở tâm, can, vị còn ở phế thì ít dùng. Nó lợi đờm, lợi thấp mạnh hơn hoàng liên.
Hoàng liên đại hàn, rất đắng, có công dụng thanh nhiệt giáng hỏa, giải độc; so với chi tử thì hoàng liên táo thấp mạnh hơn. Nó hay tả hỏa ỏ tâm, tỳ đuổi hết hỏa để kiên cố chân âm. Bài thanh táo thang chữa vị thấp nhiệt, đuổi thấp nhiệt thì tràng, vị được bồi bổ, thì lực không bằng chi tử. Nó là thuốc dùng nhiều cho các bệnh ở tâm, tỳ, tràng, vị, còn ở gan thi ít dùng.
Chủ trị khác nhau:
1 - Chi tử chủ trị nhiệt bệnh, tâm phiền
Hoàng liên chủ trị cao nhiệt thần hôn:

Chi từ hay thanh tâm, thanh đại nhiệt ở hoành cách mô. Thường hay dùng chữa các chứng bệnh tâm hỏa căng quá, hoặc nhiệt tà ở ngoài xâm nhập vào trong ngực, tâm thần bị rối loạn, hư phiền không ngủ được, buồn bực ảo não. Như "thương hàn luận” bài chi tử đậu thị thang gồm chi tử, hương thị trị chứng thương hàn ra mồ hôi, thổ, đi ỉa, hư phiền không ngủ được, trong lòng buồn não.
Hoàng liên rất đắng, đại hàn có công dụng thanh tâm, trừ phiền. Chẳng những dùng chữ tâm phiền, buồn bực, mà còn chữa được chứng tâm hỏa tích thịnh gây nên nhiệt phiền, tinh thần hôn mê, buồn bực không ngủ được, trong ngực bồn chồn, miệng khát, mặt đỏ, nước da vàng. Như "Ngoại đài bí yếu" bài hoàng liên giải độc thang, gồm hoàng liên, hoàng bá, chi tử trị các chứng nhiệt thịnh ở tam tiêu, gây sốt rất nóng, phiền, cuồng, miệng ráo, cổ họng khô, nói nhảm, không ngủ được, thổ huyết, phát ban.
2 - Chi từ sở trường chữa thấp nhiệt hoàng đảm
Hoàng liên sở trường chữa các bệnh thấp nhiệt, tả lỵ.

Chi tử thanh nhiệt, lợi thấp, thông lợi tam tiêu dùng chữa các chứng bệnh nhiệt thấp uất kết, làm cho thân thể nóng ran phát hoàng như mầu sắc hạt quýt, tiểu tiện không lợi.
Như "Thương hàn luận" bài chi tử bá thang gồm có chi tử, cam thảo, hoàng bá, để chữa chứng thương hàn toàn thân vàng và nóng.
“Thánh huệ phương" bài chi tử tán gồm chi tử, hoàng cầm. sài hồ, thăng ma. Đại hoàng, thiên hoa phấn, long đởm thảo, mang tiêu, trị bệnh nửa người vàng như hạt quýt, bụng trướng đầy cấp.
Hoàng liên thanh nhiệt táo thấp, hậu tràng vị, chuyên dùng tả nhiệt thấp ở tràng, vị. Như “binh bộ thủ tập” bài hương liên hoàn gồm có xuyên hoàng 1iên, thanh mộc hương, ổi đại toán (tỏi nướng) để chữa chúng hạ lỵ.
"Thiên kim phương" bài chư xa hoàng gồm hoàng liên, can khương, đương quy, a-giao để chữa bệnh lỵ rất hàn nên tràng hoạt; đi ngoài vừa đỏ vừa trắng như óc cá. suốt ngày đêm không có mức độ nào; bụng đau không chịu được.
3 - Chi tử trị bệnh thổ, nục, hạ huyết
Hoàng liên trị tiêu khát:

Chi tử hay tả nhiệt, lương huyết, thổ huyết.
Thường hay dùng phối hợp với hoàng liên để chữa các chứng bệnh: huyết nhiệt hoặc thấp nhiệt sinh ra thổ huyết, nục huyết, hạ huyết.
Như "Cảnh nhạc toàn thư" bài chi tử kim hoa hoàn gồm hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá. chi tử để chữa các chứng trong ngoài nhiệt lâm, bí tắc. lậu huyết, khái huyết, nục huyết. đau đầu. cốt chưng, ho suyễn, phê nuy.
Hoàng liên không những dùng vào huyết phận chữa nhiệt thịnh dẫn đến xuất huyết vì khí vị nó đắng hàn, tính nó kiên âm, nên còn dùng chữa các chứng hỏa nhiệt thương âm dẫn đến tiêu khát.
Như "Thánh tễ tổng lục” - bài hoàng bá hoàn gồm hoàng bá, hoàng liên, trị chứng tiêu trung.
"Tế sinh bát túy” bài hoàng liên cao gồm hoàng liên. sinh địa hoàng, bạch liên hoa, (hoa sen trắng) nước ngó sen (ngẫu chấp), ngưu nhũ chấp (sữa bò) để chữa các bệnh tiêu khát.
4 - Chi tử chủ trị sang, thũng độc
Hoàng liên lại chữa nhiệt lã(ngực có tiểu kết)

Chi tử lương huyết giải độc, trị cốc chứng hỏa nhiệt ủng ứ, sinh ra chứng sang thũng độc. Như "Quảng Tây trung thảo dược" trị sang, dương thũng, thống dùng sơn chi, bồ công anh,ngòhoa sắc thang uống.
Hoàng liên không những chữa sang thũng độc. Như "giản dị phương luận" trị ung thư, thũng độc đã vỡ hoặc chưa vỡ, phải dùng hoàng liên, binh lang bằng nhau tán nhỏ nấu với trứng gà thành cao mà bôi vào. Mà còn dùng để tả nhiệt tà vô hình, táo thấp, nhiệt bì, đến các bệnh nhiệt kết, tiểu kết ở ngực.
Như "Thương hàn luận" bài đại hoàng hoàng liên tả tâm thang gồm có đại hoàng, hoàng liên trị bệnh tâm hạ bĩ, xét thấy có tà thấm vào sinh trệ, mạch quan thượng phù, sờ vào thấy mềm.
"Thương hàn luận" bài tiểu hãm lung thang gồm hoàng liên, bán hạ, qua lâu thực, trị bệnh tiểu kết ở ngực, ở ngay dưới tim. sờ vào thấy đau, mạch phù, hoạt.
5 - Chi tủ chủ trị bệnh lâm
Hoàng liên trị giun, cam:

Chi tử thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chữa chứng thấp nhiệt sinh ra ra nhiệt lâm.
Như "Màn Đông bản thảo" trị chứng niệu lâm, huyết lâm, dùng ít chi tử, váng đường mà uống.
Hoàng liên thanh nhiệt táo thấp, sát trùng. Như "Trương thị y thông" gồm hoàng liên, tê giác, mộc hương, ô mai dùng nước nấu, lúc đói uống, trị bệnh nghi ngờ, mê hoặc, lỗ đít ra giun.
"Y tông kim giám" bài tiêu cam lý tỳ thang gồm có thần khúc, mạch nha, binh lang, thanh bì, trần bì, nga truật, tam lăng, hồ hoàng liên, vô di, xuyên hoàng liên, lô hội, sử quân tử nhục, cam thảo. Trị chứng cam mới phát, đều là do chứng thấp cơ.
Đặc Thù Sử Dụng Khác Nhau:
Chi tử cùng Trúc diệp:
Đặc thù của chi tử đã nói ở mục lâm sàng sử dụng "chi từ cùng trúc diệp".
Lâm sàng báo: Hoàng liên trị phổi kết thành hòn. Dùng độc vị hoàng liên mỗi bận 300 hào khắc mỗi ngày 3 lần điều trị uống vào mồm. 3 tháng là giới hạn một kỳ chữa; báo rằng : trị 30 ca phế kết hạch do huyết tụ, phát nhiệt, ho, suyễn, đều tiêu hết, bài trừ hết khuẩn, chính là chuyển được âm trở lại đạt 83.3% dùng Xquang tuyến chữa bệnh táo hấp thu chuyển biến rất tốt. Chữa các chứng ở khớp xương kết thành hòn hạch, bệnh đậu đạo dùng 5% hoàng liên chế thành nước tiêm vào tận bên trong chỗ đau. Nếu như đậu đạo quá sâu, quanh co không thẳng. dùng dây cao su nhỏ thông vào niệu quản người bệnh cho tới chỗ bệnh, sau đó tiêm thuốc, yêu cầu làm cho nước thuốc tới chỗ sưng thũng, lại còn dùng sức ép vào chỗ đau làm cho hấp thu bằng được nước thuốc. Một ngày, hoặc cách một ngày đổi thuốc một lần, liên tục chữa từ một đến hai tháng, hoặc hơn nữa bệnh đậu đạo khác khỏi.
Công hiệu khác nhau
Chi tử và trúc diệp đều là vị thuốc thanh nhiệt- trừ phiền, lợi tiểu. Nhưng xét kỹ chii tử đắng hàn, khí vị đều hậu, không những đi vào khí phận mà còn vào cả huyết phận, có công dụng tả uất nhiệt ở tam tiêu, kiêm lương huyết giải độc thanh can lợi đởm. Dùng chữa bệnh ở tâm, can, vị nhiều hơn, còn ít ở phế.
Trúc diệp cay, đắng, hàn, khí vị nhẹ, thiên vào khí phận. Tính cay, hàn nên tán thấu nhiệt, đắng, hàn nên giáng tiết được tâm hỏa.
Chủ trị khác nhau
1. Chi tử trừ phiền muộn, Buồn bã
Trúc diệp Chủ trị phong nhiệt, Ho suyễn:

Chi tử đắng hàn, thanh tâm, giáng hỏa. Nhiệt tà khách ở trong bụng hoặc tâm hảa nhiễu tim gây nên chứng phiền muộn, buồn rầu, ảo não, nên dùng ngay chi tử để chữa. Như "Thương hàn luận" bài Chi tử thị thang có chi tử, hương thị trị bệnh thương hàn ra mồ hôi, nôn, đi ỉa, hư phiền không ngủ được, trong lòng buồn bã lại kiêm có nôn mửa. Bài Chi tử cam thảo thị thang chữa tâm phiền, không ngủ được trong lòng buồn bã, kiêm thiếu khí.
Trúc điệp đắng, hàn, dùng tán, thanh nhiệt, trừ phiền, thích nghi chữa bệnh nhiệt và ôn bệnh, sau đó vì nhiệt chưa thanh hết, còn lưu trong tâm sinh ra buồn phiền. Trúc diệp có khả năng thâu tán được nhiệt tà ấy. Cho nên thường dùng trúc diệp chữa các chứng cảm mạo phong nhiệt, ho, suyễn các chứng. Như “Ôn bệnh điều biên" bài Ngân kiều tán gồm có kim ngân hoa, liên kiều, cát cánh, bạc hà, ngưu bàng tử, trúc diệp, kinh giới tuệ, đậu xị, cam thảo. Trị ôn bệnh mới phát biểu hiện: phát nhiệt, hơi sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc ra mồ hôi nhưng không: nhiều, nhức đầu. miệng khát ho suyễn, cổ họng đau, đầu lưỡi đỏ có rêu trắng, mạch phù xác. "Kim qủy yếu lược” bài Trúc diệp thang có trúc diệp, xương bồ căn, phòng phong, cát cánh, quế chi, nhân sâm, cam thảo, bào phụ tử, đại táo sinh khương - Trị bệnh hậu sản trúng phong, phát nóng, mặt đỏ, ho, nhức đầu.
2. Chi tử chuyên trị bệnh hoàng đảm.
Trúc diệp trừ tà khẩn nấp trong tim làm cho tinh thần hôn quyện sinh nói mê nhảm:

Chi tử thanh can, lợi đởm, táo thấp, dùng chữa chứng hoàng đàm nóng nặng về chữa thấp. Như “Thương hàn luận”. Bài Chi tử bá bì thang gồm có chi tử, cam thảo, hoàng bá trị bệnh thương hàn mình nóng, phát hoàng (vàng da khắp người). “Quảng tây trung thảo dược” chữa thấp nhiệt hoàng đàm, dùng sơn chi tử, kê cốt thảo, điều cơ hoàng sắc uống.
Trúc diệp thanh tâm, trị bệnh thần hồn. Dùng chữa tà ẩn náp ở tâm bào gây nên bệnh tinh thần hôn quyện nói mê nhảm. Như "Ôn bệnh điều biện” Bài thanh cung thang gồm có huyền sâm tâm, liên tử tâm, trúc diệp quyển tâm (nõn tre), liên kiều tâm, tê giác tiên, mạch môn đông để chữa bệnh ôn, tà ẩn nấp ở tâm bào lạc gây nên tinh thần hôn mê, nói mê sảng nhảm nhí.
"Thánh hiệu phương” bài đạm trúc diệp chúc gồm có đạm trúc diệp, cánh mễ, nhân tràn, dùng chữa trẻ con tâm kinh phong nhiệt, tinh thần hoàng hốt, sợ hãi.
3. Chi tử trị bệnh thổ huyết, nục huyết, tiểu huyết
Trúc diệp trị vị nhiệt, khí nghịch muốn nôn:

Chi tử tả tam tiêu uất nhiệt và lương huyết. Dùng chữa huyết nhiệt, thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết. "Mân đông bản thảo" trị bệnh nhiệt lậu. Huyết lâm dùng Chi tử, băng đường, sắc thang uống. "Cục phương” - bài Ngũ lâm tán gồm xích phục linh, đương quy, sinh cam thảo, xích thược, chi tử nhân; chữa bênh ngũ lâm. “Giản dị phương” trị bệnh trong mũi có máu (nục huyết), dùng chi tử sao cháy, tán mạt thổi vào. Trúc diệp tuy chữa tâm nhiệt lây đến tiểu tràng sinh ra bệnh miệng có mụn lậu, đau. Nó cũng có công dụng lương huyết, chỉ huyết nhưng không bằng chi tử. Trúc diệp có khả năng dùng cho vị nhiệt, khí nghịch muốn nôn mửa - Như “Thương hàn luận” có bài Trúc diệp thạch cao, thang gồm có trúc diệp, phục linh, thạch cao, tiểu mạch, qua lâu; để chữa bệnh thương hàn, giải lậu, hư doanh, thiểu khí, khí nghịch, muốn nôn.
4. Chi tử chữa sang, đờm, thũng
Trúc diệp chữa miệng, lưỡi bị lở:

Chi tử thanh nhiệt lương huyết, chủ trị các bệnh, các loại sang, dương, thũng dộc. Như "Mai sư tập nghiệm phương”, trị bệnh hòa đan độc, tức thì dùng chi tử, giã nát hòa nước bôi vào. “Quảng Tây trung thảo dược” trị bệnh sang, bệnh lở, bệnh thũng, đau; dùng sơn chi, bồ công anh, ngân hoa, thủy tiên phục.
Trúc diệp thanh tâm. Dùng chữa tâm nhiệt sinh ra miệng lưỡi sinh ung. Như Đạo xích tán có sinh địa, mộc thông, cam thảo, trúc diệp.
Đặc Thù Chữa Khác Nhau:
Kinh nghiệm lâm sàng: Chi tử trị bệnh nữu thương (đảnh nhau thành thương tích). Dùng sơn chi tử giã nát, nghiền nát như cháo đặc, lấy nước ấm pha vào như hồ, pha vào một ít rượu nguyên chất, rồi đắp vào chỗ đau - Một lần từ 3 đến 5 ngày lại thay. Nếu sưng trướng có thể cách một ngày thay một lần, đã chữa 407 ca, 48 giờ tiêu hết sưng trong đó 36 ca -13 ca mất 72 giờ mới tiêu hết. Bình quân sự đau nhức trong 30 giờ thì hết; hết sưng thì bình quân trong 2 ngày rưỡi. Thu lại hết huyết thũng kế thời gian bình quân từ 7 đến 8 ngày; cũng cò khả năng khôi phục lại bình thường, bình quân trong 5 ngày.
'Thương hàn luận” Bài trúc diệp thạch cao thang chữa sau bệnh thương hàn thiếu khí, hư doanh, khí nghịch muốn nôn. Dùng trúc diệp, thạch cao, bán hạ, nhân sâm, mạch đông, cam thảo, cánh mễ.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:383.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh