KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
NHỮNG BÀI THUỐC TÂM HUYẾT CỦA 800 DANH Y TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI
1. NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA CHỨNG BỆNH SỢ PHONG
PHỤ PHƯƠNG

Sợ phong hàn chỉ chứng trạng có cảm giác sợ lạnh, thường gặp khá nhiều trong các bệnh thuộc nội thương, ngoại cảm, là chứng trạng thường gặp nhất trong lâm sàng, và mang các tên gọi như "Ố hàn", "Ố phong", "Úy hàn",...
Sợ phong hàn, không ra mồ hôi hoặc có ít mồ hôi, đau đầu đau mình, mạch Phù, rêu lưỡi trắng, là thuộc phong hàn bó ở ngoài biểu. Nếu thấy khái thấu, tiểu tiện vàng hoặc trướng bụng, là phong hàn uất ở Phế kiêm cả khí trệ, cho uống Hứa thị thất vị ẩm (1) để sơ biểu tán hàn, lý khí tuyên Phế.
Nếu thấy chứng khái thấu, suyễn thở, phát sốt, ngực đầy, táo bón, rêu lưỡi nhớt, mạnh Trầm Thực kiêm Hoạt, là bên ngoài cảm phong hàn, bên trong có đàm thấp thực tích, dùng Môn thị nhị trần thông lợi thang (2) để tiêu tích hoá đàm, tán hàn giải biểu.
Nếu thấy chứng đau bụng, phát sốt, đắng miệng, khái thấu, đờm vàng, đó là phong hàn uất nhiệt làm hại Phế, cho uống Bùi thị bạch khương thang (3) để khư phong tán hàn, thanh nhiệt chỉ khái.
Nếu đau họng, sốt cao, khái thấu, đau mỏi toàn thân, chẩy nước mũi trong, khát nước, Tâm phiền là bên ngoài nhiễm hàn tà, bên trong có nhiệt tà, dùng Diệp thị giải nhiệt hợp tễ (4) để giải biểu thanh nhiệt.
Thấy chứng vai gáy đau cứng, khái thấu, hắt hơi, vùng ngực khó chịu và nôn oẹ hoặc đại tiện bí kết, đó là phong hàn bó ở ngoài, Trường Vị tích nhiệt, cho uống Điền thị cát căn thừa khí thang (5) dùng thuốc tân lương, tân ôn để giải cơ biểu, thuốc tân khổ hàm hàn để tả bỏ nhiệt ở trong.
Thời gian giáp ranh hai mùa Đông - Xuân rất dễ cảm mạo phong hàn, có thể uống thuốc dự phòng bằng bài Vương thị gia vị phòng cảm cao (6).
Sợ lạnh hoặc ghét lạnh, chân tay lạnh, mỏi mệt yếu sức, sắc mặt trắng xanh, tiểu tiện trong, đại tiện nhão, nhạt miệng, không khát, lưỡi nhạt, mạch Trầm Nhược, đó là Tỳ Thận dương hư, có thể dùng Phó thị ích nguyên tễ (7) để ôn Thận tráng dương, tăng cường thể chất.
Nếu có chứng sợ lạnh, lưng cũng lạnh, mặt mắt phù nhẹ, suyễn thở, hoặc do ho suyễn kéo dài mà dùng các loại thuốc kích thích gây nên các chứng trạng nói trên là thuộc Phế Thận đều hư, có thể dùng Cố bản bình suyễn thang (8) để ích Thận bổ Phế.
Bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, gày còm, chóng mặt hồi hộp, mắt lờ đờ tối xầm, sắc mặt trắng xanh, hơi thở nhỏ yếu, chất lưỡi nhợt bệu, không có rêu hoặc có ít rêu, mạch Vi muốn tuyệt, quanh năm dễ bị cảm mạo, đó là nguyên khí, tinh huyết suy kiệt, cho uống Chu thị tư bổ cường tráng phương (9).
Chứng sợ phong hàn này gặp trong rất nhiều tật bệnh, lâm sàng có thể tham khảo ở các bệnh "Phát nhiệt", "Khái thấu", "Rét run", và "Đau họng".
1. Hứa thị thất vị ẩm
Người cống hiến: Hứa Thọ Nhân, Lão Trung y
Học viện Trung y Giang Tây
1.Phòng phong
2.Cát cánh
3.Trần bì
4. Cam thảo
5. Chỉ xác
5. Trạch tả
Gia giảm: Mùa Xuân gia Bạc hà, mùa Hạ gia Tử tô, mùa Thu gia Đại táo, mùa Đông gia Sinh khương. Phong nhiệt, phong ôn gia Kim ngân hoa, Liên kiều. Phong thấp gia Xương truật, Hoắc hương. Cảm cúm gia Ngải diệp. Ho gà gia Tạo giác. Quai bị gia Sài hồ.
2. Môn thị nhị trần thông lợi thang.
Người cống hiến: Môn Thuần Đức, Phó giáo sư
Y viện Đại Đồng tỉnh Sơn Tây
Phục linh 12 gam
Trần bì 6 gam
Bán hạ 9 gam
Trích thảo 3 gam
Chỉ xác 9 gam
Tô tử 6 gam
Tô diệp 9 gam
Xuyên Đại hoàng 6 gam
Sinh khương 9 gam
Sắc uống trước bữa cơm.
3. Bùi thị bạch khương thang.
Người cống hiến: Bùi Chính Học, Y sư chủ nhiệm
Sở nghiên cứu tân y dược tỉnh Cam Túc
Bạch chỉ 6 gam
Khương hoạt 10 gam
Kinh giới 10 gam
Bản lam căn 10 gam
Hoàng cầm 10 gam
Hạnh nhân 10 gam
Tiền hồ 10 gam
Sinh Thạch cao 30 gam
Đạm đậu sị 6 gam
4. Diệp thị giải nhiệt hợp tễ.
Người cống hiến: Diệp Cảnh Hoa, Y sư chủ nhiệm Nhân dân y viện số 7 thành phố Thượng Hải
Kinh giới 10 gam
Tử tô 15 gam
Áp trích thảo 30 gam
Tứ quí thanh 30 gam
Đại thanh diệp 30 gam
Cách dùng: Mỗi thang sắc 2 lần. Ngâm thuốc vào nước lạnh 30 phút, sau đó đun nhỏ lửa 20 phút là được. Nếu sốt cao, ngày uống 2 thang, cách 3 giờ uống một lần. Sau khi uống thuốc, nên uống thêm nhiều nước chín. Nói chung sau khi uống thuốc, ra được mồ hôi thì nhiệt giảm.
5. Điền thị cát căn thừa khí thang.
Người cống hiến: Điền Thành Khánh, Giáo sư
Viện y học tỉnh Hà Bắc
Cát căn 12 gam
Ma hoàng 9 gam
Quế chi 6 gam
Xích thược 6 gam
Đại hoàng 8 - 12 gam
Mang tiêu 3 - 6 gam
Cam thảo 6 gam
Sinh khương 9 gam
Đại táo 2 quả
Cách dùng: Các vị sắc lấy nước. Nước thuốc chia 2 phần. Mang tiêu chia 2 phần. Trước tiên uống một phần nước thuốc hoà vào một phần Mang tiêu. Sau khi uống xong, đắp ấm cho ra chút ít mồ hôi hoặc ỉa lỏng được thì ngừng uống tiếp. Nếu không đại tiện được thì hai, ba giờ sau, uống nốt nước thuốc còn lại.
Gia giảm: Ra nhiều mồ hôi, giảm liều lượng Ma hoàng, Quế chi. Rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, gia Kim ngân hoa, Liên kiều, Huyền sâm, Hoàng cầm. Đại tiện khô kết không thông, tăng liều lượng Đại hoàng, Mang tiêu. Vùng dạ dày và bụng vốn lạnh, đại tiện lỏng, sợ lạnh, giảm liều lượng Mang tiêu, Đại hoàng.
6. Vương thị gia vị phòng cảm cao.
Người cống hiến: Vương Tế Dân, Y sư chủ nhiệm Viện y học khoa học tỉnh Hà Bắc
Hoàng kỳ 150 gam
Đảng sâm 100 gam
Bản lam căn 100 gam
Bạch truật 100 gam
Phòng phong 50 gam
Cách dùng: Các vị thuốc trên sắc hai lần, lấy nước đặc, lại đem bã thuốc vắt thêm lấy kiệt nước, trộn với nước thuốc lần trước, lọc cho sạch tạp chất, đem cô lại lấy 200 - 300 ml hoà thêm đường cát (đỏ hoặc trắng đều được) hoặc mật ong, đựng vào bình kín, chia làm 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Thời gian uống, nếu không có phản ứng gì đặc biệt, có thể uống kéo dài 1 tháng. Phần nhiều có khả năng hạn chế được cảm mạo.
7. Phó thị ích nguyên tễ.
Người cống hiến: Phó Diệu Thái, Y sư chủ nhiệm Trung y y viện thành phố Hàng Châu
Lộc huyết (tiết hươu) 1 phần
Bạch tửu (rượu trắng) 4 phần
Cách dùng: Ngâm thuốc trong một chai dung tích 100 ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10 ml.
8. Cố bản bình suyễn thang.
Người cống hiến: Lý Thọ Sơn, Chủ nhiệm
Trung y y viện thị trấn Đại Liên
Đảng sâm Ngũ vị tử
Thục địa Hoài sơn
Hạnh nhân Sinh giả thạch
Sinh Long cốt Sinh Mẫu lệ
Gia giảm: Có chứng Hàn ẩm gia Tế tân, Can khương. Có nhiệt đàm gia Ngư tinh thảo, Tang bạch bì. Đàm thịnh gia Bán hạ, Đình lịch tử.
9. Chu thị tư bổ cường tráng phương.
Người cống hiến: Chu Tăng Bá, Giáo sư
Trung y học viện tỉnh Hồ Bắc
Hoàng kỳ 10 gam
Đảng sâm 10 gam
Đương qui 10 gam
Chế thủ ô 10 gam
Câu kỷ tử 10 gam
Thục địa 6 gam
Kê nội kim 6 gam
Đan sâm 6 gam
Trần bì 6 gam
Trích thảo 6 gam
Nhục quế 3 gam
Cách dùng: Sắc lấy nước đặc cho uống từ từ mỗi ngày một thang. Sau khi uống thuốc, uống ngay một bát nhỏ nước canh chim bồ câu (chim bồ câu 1 con, nấu lấy nước đặc, thêm gia vị, nếm vừa miệng là được), hoặc lấy nước canh chim bồ câu hoà vào nước thuốc cho uống một lúc cũng được.
NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA CHỨNG BỆNH PHÁT NHIỆT (Sốt)
Phát nhiệt là chứng trạng thường gặp trong các tạp bệnh ngoại cảm và nội thương, có chia ra các loại hình sốt nhẹ, sốt cao, sốt từng cơn và sốt có thời gian nhất định khác nhau.
Phát sốt có triệu chứng sợ rét, mạch Phù, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng, thuộc loại cảm mạo phong hàn, cho uống Phong hàn cảm mạo giản dị phương (1) để sơ phong tán hàn, giải biểu.
Có thêm triệu chứng biếng ăn, trướng bụng, rêu lưỡi nhớt, uống Bồ thị ngoại cảm phong hàn phương (2) để sơ phong tán hàn, hoá thấp hoà trung.
Phát sốt có thêm chứng bĩ đầy, kém ăn, toàn thân đau mỏi, trướng bụng, buồn nôn, rêu lưỡi trắng và dầy nhớt là phong hàn bó ở ngoài biểu, thấp uất ở trong, có thể dùng Vạn thị ma quế giải độc thang (3) để giải biểu tán hàn, hoá thấp hoà trung.
Có thêm chứng khái thấu, rét run, dùng Trương thị túc Phế giải biểu phương (4) để sơ phong túc Phế, giải biểu tán hàn, kèm theo thanh lợi hoá đàm.
Phát sốt có thêm chứng đắng miệng, nhức đầu thì uống Kinh phòng Thông sị thang (5) để khư hàn giải biểu, sơ phong thanh lý.
Nếu có thêm chứng vai lưng đau mỏi, họng khô đau ngứa, khái thấu, buồn nôn, nôn mửa, hắt hơi, mũi chẩy nước trong là phong hàn ở ngoài xâm phạm, bên trong có nung nấu uất nhiệt, dùng Cảm mạo hợp tễ (6) để giải biểu tán hàn, tuyên Phế, thanh nhiệt, lợi họng.
Phát sốt có kiêm chứng mũi chẩy nước trong, đau họng, khái thấu, buồn nôn, đại tiện lỏng, mạch Phù Hoãn, cho uống Đặc hiệu cảm mạo ninh (7) để giải tà cố biểu, hoà trung hoá thấp.
Chứng phát nhiệt có các triệu chứng sợ gió hoặc sợ lạnh, chẩy nước mũi, không có mồ hôi hoặc hơi có mồ hôi, mạch Phù, lưỡi đỏ hoặc khát nước, họng đỏ, thuộc loại phong nhiệt cảm mạo. Nếu có thêm chứng khái thấu, cho uống Mã thị phong nhiệt phương (8) theo phép tân lương giải biểu, tuyên thông Phế khí.
Có thêm chứng khái thấu, thở gấp, ngực bứt rứt, Tâm phiền, cho uống Hứa thị thoái nhiệt thang (9) để thấu nhiệt giải biểu, tuyên Phế chỉ khái.
Nếu phát nhiệt cao, khát nước, Tâm phiền, cho uống Trần thị tân lương phương (10) theo phép tân lương giải biểu, tả hoả thanh nhiệt.
Nếu phát sốt, đau họng, tâm phiền, khái thấu, trẻ em có thêm chứng kinh quí, thì dùng Vương thị kháng viêm linh (11) để chống viêm thanh nhiệt, giải độc lợi họng và chỉ khái trấn kinh.
Chứng phong nhiệt cảm mạo chủ yếu có chứng trạng họng sưng nóng đỏ đau, có thể dùng Ngân hoa giải độc thang (12) để sơ phong tuyên Phế, thanh nhiệt giải độc.
Sốt cao có thêm chứng đau họng, khát nước, tiểu tiện vàng sẻn, dùng Giải độc thanh nhiệt ẩm (13) để thanh nhiệt giải độc theo phép tân lương thấu biểu.
Có thêm chứng táo bón, khái thấu thở gấp, sốt cao, cho uống Đổng thị biểu lý đồng bệnh phương (14) để tuyên Phế thông Phế, thanh tả nhiệt kết.
Kiêm chứng khái thấu, đau họng, khô miệng, đờm vàng đặc, dùng Trần thị phong nhiệt phương (15) để tuyên Phế lợi họng, giải độc thấu biểu.
Có chứng thân mình đau mỏi, đầu gáy cứng đau, đau họng, cho uống Cảm mạo thoái nhiệt thang (16) để giải biểu thoái nhiệt, tuyên Phế khí, lợi yết hầu.
Kiêm chứng ợ hơi kém ăn, bệnh nhẹ thì uống Lương thị ngoại cảm phương (17) để thấu biểu thanh nhiệt giải độc, phối hợp thêm thuốc tiêu thực. Bệnh nặng thì dùng Tiêu thực giải biểu thang (18) để khư phong thanh nhiệt, tiêu thực hành khí.
Nếu trẻ em phát nhiệt không rõ nguyên nhân hoặc cảm mạo phát nhiệt, cho uống Thanh nhiệt ẩm (19) để thanh tả lý nhiệt, kèm theo thuốc hoá đàm hoà trung.
Trẻ em sốt cao khát nước, Tâm phiền, đau bụng, kém ăn, bụng trướng khó chịu, dùng Từ ấu thanh giải thang (20) để thanh nhiệt giải độc, thấu tà đạo trệ.
Nếu sốt cao, khát nước, Tâm phiền, tiểu tiện vàng, chân tay thân thể đau mỏi, mặt đỏ hoặc đổ máu mũi, hoặc nổi ban chẩn, đó là khí doanh đều nhiệt, kèm thêm thử thấp, điều trị nên thanh mạnh khí nhiệt, mát doanh nuôi âm, giải độc lợi thấp, cho uống Mễ thị ngân kiều bạch hổ tăng dịch thang (21).
Phát nhiệt, tình thế nhiệt không cao lắm, hoặc lúc hàn lúc nhiệt, về chiều thì nhiệt tăng, miệng đắng nhớt, phần nhiều thuộc Thử thấp nhiệt độc uất kết ở mạc nguyên và Thiếu dương, có kiêm chứng hàn nhiệt như sốt rét, rêu lưỡi trắng dầy nhớt như trát phấn, vùng ngực bụng đầy tức, có thể uống Đạt nguyên sài hồ ẩm (22) để hoà giải biểu lý, khơi thông mạc nguyên, trừ uế hoá thấp.
Có thêm chứng ngực khó chịu, buồn nôn, hàn nhiều nhiệt ít, biếng ăn trướng bụng, đau mình mẩy hoặc hàn nhiệt vãng lai, có thể dùng Vạn thị sài quế bại độc thang (23) để hoà giải Thiếu dương, phát biểu tán hàn, hoà trung hoá thấp.
Nếu là trẻ em, có thêm chứng khát nước hoặc sốt nhẹ, có thể uống Khư thấp thanh nhiệt phương (24) để thanh nhiệt khư thấp, hoá trọc dưỡng âm.
Sốt không rõ nguyên nhân, sốt nhẹ, kèm theo đắng miệng, họng khô hoặc tự ra mồ hôi, mạch Hoãn, hoặc hơi sợ phong hàn, dùng Sài quế điều vệ thang (25) để điều hoà doanh vệ, hoà giải Thiếu dương.
Phát sốt vào mùa Hạ hoặc giáp ranh mùa Thu, có cả chứng tiểu tiện vàng sẻn, chân tay bứt rứt, họng đỏ đau là do thử thấp nhiệt độc gây nên, cho uống Mễ thị lục nhất giải độc thang (26) để thanh thử lợi thấp, thanh nhiệt giải độc.
Có thêm chứng ngực khó chịu, buồn nôn, biếng ăn, rêu lưỡi trắng nhớt, mỏi mệt lười lao động là thấp nhiệt uất kết, biểu lý không hoà, cho uống Giang thị phương hương hoá trọc pháp (27) dùng các vị thơm tho hoá thấp để giải biểu hoà trung.
Nếu kiêm chứng ố hàn nhức đầu, ngực bụng nghẽn tức, dùng Thử nhiệt cảm mạo phương (28) để giải biểu thanh thử, hoà trung hoá trọc.
Trường hợp bụng bĩ tắc, mình nóng khó chịu, ố hàn đau đầu, đại tiện khó khăn hoặc lỏng nhão, không khát, sắc mặt vàng nhạt, rêu lưỡi có hình tam giác, mạch Nhu Hoãn, cho uống Tam tỉ muội thang (29) để thanh nhiệt giải độc, hoá thấp hoà trung.
Tình thế nhiệt khá cao, Tâm phiền khát nước, họng sưng đau, nôn oẹ biếng ăn, tiểu tiện vàng sẻn là do thử nhiệt thấp nhiệt gây nên, điều trị theo phép thanh nhiệt giải độc, hoá thấp hoà trung, có thể dùng Vạn thị liên phác bại độc ẩm (30).
Có thêm chứng đại tiện khô kết khó đi, thì dùng Vạn thị Tam hoàng bại độc ẩm (31) để tả hoả thông tiện, giải độc hoá thấp.
Phát sốt liên miên không dứt, đại tiện thường xuyên lỏng, tinh thần uỷ mị, rêu lưỡi vàng nhớt, dùng Hoá thấp thanh nhiệt phương (32) để giải biểu hoá thấp và thanh nhiệt.
Có chứng trướng bụng vùng ngực khó chịu, biếng ăn nặng mình, có thể dùng Nhân linh dĩ nhân thang (33) để thanh nhiệt trừ thấp, lý Tỳ hoà Vị.
Trẻ em phát sốt về mùa Hạ, không ham bú sữa, thần sắc uỷ mị, xương mềm yếu, uống nhiều đái nhiều, tiểu tiện trắng trong, dằng dai không khỏi, dùng Thanh lương ẩm tử (34) để thanh Kim bảo vệ Phế, ích khí tiêu thử.
Trẻ em sau giai đoạn phát nhiệt, có nhiệt ẩn náu ở huyết phận, nhiệt độc chưa hết đến nỗi sốt nhẹ kéo dài, hoặc đêm nóng ngày mát, lòng bàn tay chân nóng, Tâm phiền khát nước hoặc họng sưng đau, có thể dùng Chu thị lương huyết thanh nhiệt phương (35) để dưỡng âm thanh nhiệt, lương huyết giải nhiệt.
Trẻ em sau khi ốm nặng, hoặc thổ kéo dài, tả kéo dài dẫn đến khí huyết đều hư, có chứng nóng từng cơn, sợ lạnh, biếng nói, lười hoạt động, kém ăn, mạch vô lực, miệng há, khi ngủ mắt không nhắm kín, sắc mặt vàng hoặc trắng, nhiệt độ 37,5 - 38 oC, có thể dùng Bổ khí thanh nhiệt phương (36) để bổ trung ích khí, dưỡng âm thanh nhiệt.
Sốt nhẹ, sợ gió, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, ra mồ hôi, dễ cảm mạo, vả lại tình chí ức uất dằng dai lâu ngày, mạch Trầm Sác, đó là Vệ Dương phật uất có thêm chứng khí hư huyết trệ, cho uống Chu thị khai uất thăng dương thang (37) để khai uất thăng dương kiêm ích khí hoạt huyết.
Sốt nhẹ hoặc nóng như sưởi lửa lâu ngày không khỏi, lại thêm chứng hơi ố phong hàn, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện tanh hôi, chân tay nhức mỏi, đầu đau đầu trướng, rêu lưỡi vàng, đó là Tỳ thấp nội uất hoá nhiệt, Vệ dương uất át gây nên. Điều trị theo phép kiện Tỳ thấm thấp, tuyên giải uất nhiệt, cho uống Chu thị sơ thấu thẩm lợi thoái nhiệt thang (38).
16. Cảm mạo thoái nhiệt thang.
Người cống hiến: Lưu Huệ Dân, nhà Trung y nổi tiếng tỉnh Sơn Đông
Ma hoàng 5 gam
Huyền sâm 9 gam
Cát căn 9 gam
Sơn dược 18 gam
Sinh Thạch cao 15 gam
Câu đằng 9 gam
Bạc hà 6 gam
Cát cánh 6 gam
Sạ can 6 gam
Sài hồ 6 gam
Sinh khương 3 nhát Đại táo 3 quả
Cách dùng: Sắc hai nước, chia làm 2 lần uống lúc nóng. Sau khi uống lần thứ nhất cách khoảng 15 phút, uống tiếp một chén nước nóng cho ra mồ hôi tý chút. Nửa giờ sau uống nốt lần thứ hai. Liều lượng đơn thuốc này cho trẻ nhỏ khoảng 10 tuổi. Người lớn thì linh hoạt tăng thêm.
17. Lương thị ngoại cảm phương.
Người cống hiến: Lương Tông Hàn, Y sư chủ nhiệm Trung y viện Tuyên Võ, Bắc Kinh
Lô căn tươi Bạc hà
Kim ngân hoa Liên kiều
Tang diệp Tiêu khúc
Bản lam căn Hạnh nhân
Gia giảm: Có thêm chứng đau họng, chọn dùng thêm các vị Sơn đậu căn, Sạ can, Ngưu bàng tử, Kim quả lãm. Cảm nhiễm thời tà gia Đại thanh diệp, Bội lan, Hoắc hương. Dạ dày nóng nhiều gia Xuyên liên hoặc Mã vĩ liên, Sinh Thạch cao. Thực trệ nặng lại gia Kê nội kim hoặc Tiêu cốc, Đạo nha. Đàm thịnh gia Đởm Nam tinh, Thiên trúc hoàng, Trúc nhự. Kinh quý gia Liên tử tâm, Xương bồ, Thiên trúc hoàng. Có chứng co giật gia Câu đằng, Bạc hà, Toàn yết. Bị ôn độc phát sưng chọn dùng thêm các vị Bồ công anh, Tử hoa địa đinh, Xích thược, Thiên hoa phấn, Thảo hà sa, Sinh Cam thảo.
Chú ý: Nên tránh gió và kiêng ăn thức sống lạnh, đồ chua, dầu mỡ khó tiêu.
18. Tiêu thực giải biểu thang.
Người cống hiến: Lý Tư Xí, Giáo sư
Trung y học viện Thành Đô
Phòng phong 9 gam
Kinh giới 6 gam
Khô Hoàng cầm 9 gam
Tri mẫu 9 gam
Tiêu Sơn tra 9 gam
Thần khúc 9 gam
Bạch thược 9 gam
Mộc hương 6 gam
Kim linh thán 9 gam
Cam thảo 3 gam
19. Thanh nhiệt ẩm.
Người cống hiến: Vương Bằng Phi, Y sư chủ nhiệm Nhi đồng Y viện Bắc Kinh
Thanh đại 3 gam
Hoắc hương 9 gam
Thiên trúc hoàng 6 gam
Hàn thuỷ thạch 13 gam
Gia giảm: Khái thấu gia Ô mai 9 gam. Sốt kéo dài gia Sinh Địa hoàng, Địa cốt bì đều 9 gam.
20. Từ ấu thanh giải thang.
Người cống hiến: Vương Tĩnh An, Y sư chủ nhiệm Trung y viện Thành Đô
Thạch cao 30 - 60 gam
Thanh cao 15 - 30 gam
Bạch vi 30 gam
Tang diệp 10 gam
Xích thược 3 - 6 gam
Sài hồ 6 - 10 gam
Hoàng liên 1,5 - 6 gam
Đại thanh diệp 15 - 30 gam
Sơn tra 10 - 15 gam
Thần khúc 10 - 15 gam
Tân lang 6 - 9 gam
Thiên hoa phấn 9 - 15 gam
Kinh giới 9 gam
Cách dùng: Ngâm các vị thuốc trên vào nước nguội sau 5 -10 phút, đun nhỏ lửa, sau khi nước thuốc sôi được 10 phút thì lọc lấy nước, căn cứ vào lứa tuổi bệnh nhân nhiều ít mà cho uống. Trẻ em sau khi uống thuốc, cho đi nằm, đắp chăn cho ra chút ít mồ hôi, lấy khăn bông ấm lau cho khô, ngày cho uống thuốc 3 - 4 lần.
Gia giảm: Sốt cao dẫn động Can phong gia Linh dương giác, Câu đằng, Thuyền thoái. Nhiệt vào doanh huyết, chọn dùng thêm các vị Mẫu đan bì, Huyền sâm, Sinh Địa hoàng, Mạch môn đông. Đổ máu mũi, chọn dùng các vị Hà diệp, Bạch mao căn, Tiêu Sơn chi. Do thấp nhiệt gây bệnh, chọn dùng thêm Hoàng cầm, Thạch cao. Trẻ em chưa đủ 12 tháng tuổi thì thang thuốc bỏ vị Thạch cao. Căn cứ vào tình trạng hoãn cấp của bệnh mà phối hợp dùng thêm Tử tuyết đan.
21. Mễ thị ngân kiều bạch hổ tăng dịch thang.
Người cống hiến: Mễ Bá Nhượng, Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Trung y dược tỉnh Thiểm Tây
Kim ngân hoa 17,5 - 35 gam
Liên kiều 17,5 - 35 gam
Bạch mao căn tươi 140 gam
Sinh Thạch cao 28 - 70 gam
Tri mẫu 14 - 28 gam
Sinh Cam thảo 10,5 gam
Sinh Địa hoàng 35 gam
Ngạnh mễ 17,5 gam
Huyền sâm 35 gam
Mạch môn đông 28 gam
Cách dùng: Mỗi thang thêm vào 800 ml nước, nấu Bạch mao căn trước, bỏ bã, rồi cho các vị khác vào nấu to lửa, khi sôi rồi đun nhỏ lửa lâu 30 phút, lọc lấy 300 m, lại nấu lần thứ hai, được tất cả 600 ml. Mỗi lần uống 200 ml, mỗi ngày chia 3 lần uống lúc nóng, mỗi ngày 1 thang. Nếu bệnh chưa đỡ, có thể uống tiếp 1 - 2 thang nữa hoặc mỗi ngày uống 2 thang, tình thế bệnh giảm ngay.
22. Đạt nguyên Sài hồ ẩm.
Người cống hiến: Trịnh Huệ Bá, Y sư chủ nhiệm Nhân dân y viện tỉnh Tứ Xuyên
Sài hồ 15 gam
Tân lang 15 gam
Hậu phác 10 gam
Thảo quả 10 gam
Tri mẫu 10 gam
Bạch thược 10 gam
Hoàng cầm 15 gam
Cam thảo 5 gam
Gia giảm: Viêm Phổi bội nhiễm, hợp dùng với Ma Hạnh Thạch cam thang gia Cương tàm, Thảo Hà xa. Sốt cao không có mồ hôi gia Vi căn. Sốt cao có mồ hôi, dùng Thạch cao, Tri mẫu liều cao. Suyễn nặng gia Tô tử, Xạ can. Nhiều đàm gia Đình lịch tử, Lai bặc tử, Đông qua tử. Ho nặng gia Bách bộ, Tỳ bà diệp. Đau ngực sườn nhiều, gia Đào nhân, Huyền hồ. Khái thấu thở gấp, ngực đầy, thở gấp, gia Đình lịch, Tang bạch bì. Trào nhiệt gia Địa cốt bì, Bạch vi. Chứng nhiều hạch đơn bào có tính truyền nhiễm, gia Đại thanh diệp, Thảo hà xa, Ý dĩ nhân. Hạch lâm ba sưng to, gia Cương tàm, Hạ khô thảo, Liên kiều. Viêm túi mật, sỏi mật gia Đại hoàng, Đào nhân, Uất kim, Kim tiền thảo, Nhân trần, Hổ trượng, Ẩu thổ gia Bán hạ, Trúc nhự. Viêm thận, viêm hố chậu cấp tính, gia Long đởm thảo, Hải kim sa, Hoàng bá. Sợ lạnh nhiều, phát nhiệt nhẹ, đau đầu và mình mẩy, gia Phòng phong, Khương hoạt. Sốt cao ra mồ hôi, dùng liều cao Tri mẫu và gia Thạch cao. Nôn mửa gia Bán hạ.
23. Vạn thị sài quế bại độc thang.
Người cống hiến: Vạn Hữu Sinh, Giáo sư
Trung y học viện tỉnh Giang Tây
Sài hồ 15 gam
Hoắc hương 15 gam
Quế chi 10 gam
Thường sơn (sao rượu) 15 gam
Hoàng cầm 10 gam
Cam thảo 6 gam
Pháp Bán hạ 10 gam
Đảng sâm 10 gam
Bạch thược 10 gam
Ma hoàng 10 gam
Xương truật 12 gam
Đại Phúc bì 12 gam
Đại táo 5 quả Sinh khương 3 nhát
24. Khư thấp thanh nhiệt phương.
Người cống hiến: Chu Bạo Tân, nhà Trung y nổi tiếng Y viện Trung y Cổ Lâu thành phố Bắc Kinh
Thảo quả 1,2 gam
Binh lang 3 gam
Hậu phác 3 gam
Tri mẫu 3 gam
Hoàng cầm 2,5 gam
Bạch thược 6 gam
Thanh cao 6 gam
Miết giáp 12 gam
Địa cốt bì 8 gam
Bạch vi 6 gam
Mẫu Đan bì 6 gam
25. Sài quế điều vệ thang.
Người cống hiến: Trần Bá Đào, Y sư chủ nhiệm
Nhân dân y viện số 2 tỉnh Giang Tô
Sài hồ 10 gam
Hoàng cầm 10 gam
Bán hạ 10 gam
Thái tử sâm 12 gam
Sinh khương 3 gam
Đại táo 10 gam
Trích Cam thảo 5 gam
Bạch thược 10 gam
Quế chi 5 gam
Xương truật 6 gam
Thanh cao 10 gam
Gia giảm: Biểu chứng không giải, chính khí hư, tà lưu luyến, xu thế nhiệt dằng dai không rút, bỏ Xương truật, gia Bạch vi, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo đều 10 gam. Thấp nhiệt nung nấu ở trong, phiền khát, bỏ Xương truật, Bán hạ, Sinh khương, Đại táo, Trích thảo, gia Trúc nhự 10 gam, Trần bì 6 gam, Kim ngân hoa 15 gam, Liêu kiều 12 gam, Cam lộ tiêu độc đan 12 gam. Nhiều mồ hôi, bỏ Thanh cao, gia lá Sen tươi 1 lá. Nếu bệnh tình biến hoá nhiều, có thể tuỳ chứng thêm bớt các vị thuốc khác, riêng Sài hồ, Hoàng cầm, Quế chi, Bạch thược là những vị không giảm bỏ được.
26. Mễ thị lục nhất giải độc thang.
Người cống hiến: Mễ Bá Nhượng, Cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Trung y Thiểm Tây
Hoạt thạch 21 gam
Kim ngân hoa 17,5 gam
Sinh Cam thảo 3,5 gam
Liên kiều 17,5 gam
Quán chúng 17,5 gam
Cách dùng: Mỗi thang dùng 600 ml nước, nấu to lửa cho sôi sau 30 phút, lọc lấy 200 ml; lại nấu lần thứ hai. Tổng cộng 2 lần lấy 400 ml nước cốt. Mỗi lần uống 200 ml ngày 2 lần sáng và tối, uống lúc nóng. Mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 3 ngày.
27. Giang thị phương hương hoá trọc pháp.
Người cống hiến: Giang Dục Nhân, Giáo sư
Trung y học viện Nam Kinh
Hoắc hương 6 - 10 gam
Bội lan 5 gam
Xương truật 6 gam
Hậu phác 6 gam
Tiêu Sơn tra 10 gam
Thần khúc 10 gam
Sinh khương 2 nhát
Cách dùng: Thang thuốc trên sắc lấy 100 - 200 ml nước đặc, chia làm hay lần uống. Nếu chứng trạng nặng có thể uống mỗi ngày hai thang. Trong gia đình nếu có người cũng bị cảm mạo như vậy, thang thuốc có thể sắc lấy 500 ml đổ vào bình thuỷ, mỗi lần cho uống 30 - 50 ml, uống đến hết chứng bệnh thì thôi.
28. Thử nhiệt cảm mạo phương.
Người cống hiến: Thịnh Tuần Khanh, Y sư chủ nhiệm Viện Trung y Hàng Châu
Hương nhu 10 gam
Bội lan 10 gam
Hậu phác 10 gam
Tỳ bà diệp (nướng) 12 gam
Áp trích thảo 20 gam
Gia giảm: Họng sưng đau gia Bản lam căn 12 gam. Thể ôn ở 39,5 oC trở lên gia Xuyên Hoàng liên 10 gam.
29. Tam tỉ muội thang.
Người cống hiến: Lương Thân, Giáo sư
Trung y học viện tỉnh Giang Tây
Tam tỉ muội 15 gam
Sơn chi ma 10 gam
30. Vạn thị liên phác bại độc ẩm.
Người cống hiến: Vạn Hữu Sinh, Giáo sư
Trung y học viện tỉnh Giang Tây
Hoàng liên 10 gam
Xương truật 10 gam
Hoàng cầm 10 gam
Bạch khấu nhân 10 gam
Tửu Thường sơn 10 gam
Hạnh nhân 10 gam
Hậu phác 10 gam
Tri mẫu 30 gam
Sinh Thạch cao 100 gam
Sài hồ 30 gam
Thạch Xương bồ 30 gam
Đại phúc bì 30 gam
31. Vạn thị Tam hoàng bại độc ẩm.
Người cống hiến: Vạn Hữu Sinh, Giáo sư
Trung y học viện tỉnh Giang Tây
Hoàng liên 15 gam
Hoàng cầm 15 gam
Tri mẫu 15 gam
Chi tử 15 gam
Sinh Đại hoàng 30 gam
Đại Phúc bì 30 gam
Thanh cao 30 gam
Hạnh nhân 10 gam
Sinh Thạch cao 100 gam
Bạch khấu nhân 10 gam
Thông thảo 10 gam
32. Hoá thấp thanh nhiệt phương.
Người cống hiến: Triệu Tâm Ba, Nghiên cứu viên
Viện nghiên cứu Trung y Trung Quốc
Hoắc hương 10 gam
Bạc hà 2,4 gam
Hoạt thạch 10 gam
Xuyên Hoàng liên 1,2 gam
Kim ngân hoa 10 gam
Hoàng cầm 6 gam
Sao Mạch nha 6 gam
Tô diệp 3 gam
Chỉ xác 6 gam
Xa tiền thảo 6 gam
33. Nhân linh dĩ nhân thang.
Người cống hiến: Lưu Sĩ Xương, Giáo sư
Trung y viện Quảng Châu
Nhân trần 15 gam
Hoàng cầm 12 gam
Sinh Dĩ nhân 20 gam
Hạnh nhân 10 gam
Phục linh 12 gam
Trạch tả 12 gam
Kim ngân hoa 12 gam
Chỉ xác 10 gam
Xuyên Hậu phác 6 gam
Gia giảm: Sốt cao, khát nước, rêu lưỡi vàng, gia Sinh Thạch cao 25 gam (sắc trước), Tri mẫu 15 gam, Thái tử sâm 15 gam. Trướng bụng, ỉa lỏng, kém ăn, gia Đại Phúc bì 12 gam, Mạch nha 15 gam. Đau bụng, khó đi đại tiện gia Hoàng liên 10 gam, Hoả ma nhân 15 gam. Bụng đầy đau, táo bón gia Đại hoàng 10 gam. Sốt nhiều ngày kéo dài không dứt gia Thanh cao 10 gam, Tần giao, Hoàng bá đều 12 gam. Tiểu tiện sẻn ít gia Hoạt thạch 15 gam, Cam thảo 5 gam, Trúc diệp 10 gam. Bệnh cảm nhiễm vào mùa Hè nắng gắt gia Biểu đậu hoa 12 gam, Hà diệp 10 gam, Tây qua thúy y 20 gam.
34. Thanh lương ẩm tử.
Người cống hiến: Đinh Quang Do, Giáo sư
Trung y học viện Nam Kinh
Hài nhi sâm 5 gam
Mạch môn đông 5 gam
Ngũ vị tử 2 gam
Thanh cao 3 gam
Hương sị (sao) 5 gam
Hắc Sơn chi 5 gam
Sinh Hoàng kỳ 5 gam
Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang sắc lấy 100 ml nước đặc, khi uống hoà thêm vào một thìa nước đọng trên lá Sen.
35. Chu thị lương huyết thanh nhiệt phương.
Người cống hiến: Chu Bạo Tân, nhà Trung y nổi tiếng Viện Trung y Cổ Lâu, Bắc Kinh
Thanh cao 10 gam
Miết giáp 10 gam
Tri mẫu 3 gam
Mẫu Đan bì 6 gam
Sinh Địa hoàng 6 gam
Huyền sâm 10 gam
Bạch thược 6 gam
Bạch vi 10 gam
Địa cốt bì 10 gam
Đại thanh diệp 6 gam
36. Bổ khí thanh nhiệt phương.
Người cống hiến: Chu Bạo Tân, nhà Trung y nổi tiếng Viện Trung y Cổ Lâu, Bắc Kinh
Đảng sâm 10 gam
Hoàng kỳ 10 gam
Đương quy 6 gam
Bạch truật 6 gam
Trần bì 6 gam
Địa cốt bì 6 gam
Mẫu Đan bì 6 gam
Thanh cao 10 gam
Sài hồ 1,5 gam
Tri mẫu 3 gam
Thăng ma 1,5 gam
Trích cam thảo 3 gam
Gia giảm: Sốt nhẹ kéo dài không lui gia Miết giáp, Quy bản, Bạch vi, Bạch thược, Sinh Mẫu lệ. Tâm phiền lý nhiệt nặng, gia Hoàng cầm, Hồ Hoàng liên, Nhân công Ngưu hoàng. Đại tiện lỏng loãng gia Biển đậu. Kém ăn gia Tiêu Sơn tra, Sao Cốc nha, Tiêu khúc.
37. Chu thị khai uất thăng dương thang.
Người cống hiến: Chu Tăng Bá, Giáo sư
Trung y học viện Hồ Bắc
Hoàng kỳ 20 gam
Đảng sâm 30 gam
Câu đằng 30 gam
Xích thược 15 gam
Uất kim 15 gam
Khương hoạt 10 gam
Phòng phong 10 gam
Sài hồ 10 gam
Hậu phác hoa 10 gam
Chế Hương phụ 10 gam
Cam thảo 10 gam
38. Chu thị sơ thấu thấm lợi thoái nhiệt thang.
Người cống hiến: Chu Tăng Bá, Giáo sư
Trung y học viện Hồ Bắc
Kinh giới 10 gam
Phòng phong 10 gam
Thanh cao 10 gam
Cát căn 10 gam
Sài hồ 6 gam
Trạch tả 15 gam
Phục linh 20 gam
Cam thảo 3 gam
Cách dùng: Sắc lấy nước cho uống lúc ấm.
NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA CHỨNG BỆNH KHÔNG MỒ HÔI
[6] KHÔNG MỒ HÔI (Vô hãn)
Không mồ hôi, là chỉ trường hợp đáng lẽ ra mồ hôi mà mồ hôi lại không ra. Các bệnh ngoại cảm hay nội thương đều có thể gặp chứng này.
Ngoại cảm nhiệt bệnh mà không mồ hôi thường là chứng tà khí uất ở cơ biểu và tân dịch bị tổn thương. Có chứng trạng không mồ hôi, nhức đầu đau mình, ố hàn, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng, mạch Phù Sác. Đây là khí uất ở cơ biểu làm vít lấp lỗ ra mồ hôi, có thể cho uống Trương thị sài cầm khương lam thang (1) để sơ tán biểu tà, thanh giải nhiệt độc.
Phụ nữ sau khi đẻ, nhiệt phạm vào huyết thất, có chứng không mồ hôi, mình nóng, về chiều càng nóng hơn, hôn mê nói nhảm, lần áo sờ giường, khát nhiều không dứt, lưỡi đen răng khô, sáu bộ mạch Hồng Đại Hoạt Sác ấn mạnh thấy rỗng không, đó là tà khí chưa thấu, nhiệt thịnh thương âm, điều trị theo phép lý âm thấu tà, cho uống Quách thị bổ âm hoá khí tán (2). Những chứng bệnh ngoại cảm nhiệt bệnh không mồ hôi, có thể tham khảo ở các chứng Ố hàn và Phát nhiệt.
Không mồ hôi gặp ở giữa mùa Hạ nóng nực, thường thấy mình nóng như hun đốt, đầu chướng đau, mặt đỏ, hồi hộp, thở gấp.v.v. lại thấy thêm chứng tay chân không ấm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Hoãn, thường ngày vốn sợ lạnh, là thuộc Vị dương không mạnh, cho uống Củng thị chấn phấn vệ dương vô hãn phương (3) để ôn thông vệ dương, hoạt huyết điều doanh.
Nếu kiêm chứng ức uất hay giận, đau nửa đầu, mạch Huyền, chất lưỡi đỏ, đó là Can khí uất kết, sự mở đóng xoay chuyển của Thiếu dương trở ngại, Tâm khí bị lấn át, Vệ doanh bế trệ, điều trị nên sơ Can hoạt huyết, thông điều doanh Vệ, cho uống Củng thị Can khí uất kết vô hãn phương (4).
Không mồ hôi, Tâm phiền, đắng miệng, rêu lưỡi vàng nhớt, là do Can Đởm uất nhiệt, Vệ doanh bế trệ, nên thanh tiết Can Đởm, hoạt huyết hoà doanh, dùng Củng thị Can Đởm uất nhiệt vô hãn phương (5).
Nếu khắp người không mồ hôi lại có hiện tượng khiếp nhược, tinh thần uỷ mị, mệt mỏi yếu sức, ớn lạnh nằm co, sắc mặt kém tươi, chất lưỡi nhạt non bệu, hoặc ven lưỡi có vết răng, mạch Trầm Tế Nhược, là Tỳ Thận dương hư, điều trị nên ôn bổ Tỳ Thận, thông dương đưa vận chuyển đi lên, hoạt huyết điều doanh, cho uống Củng thị Tỳ Thận dương hư vô hãn phương (6).
PHỤ PHƯƠNG
1. Trương thị sài cầm khương lam thang.
Người cống hiến: Trương Hạo Lương, Phó giáo sư Trung y học viện Nam Kinh
Sài hồ 15 gam
Hoàng cầm 10 gam
Bản lam căn 20 gam
Khương hoạt 24 gam
Kim ngân hoa 20 gam
Bồ công anh 15 gam
Trần bì 10 gam
Cam thảo 6 gam
Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống. Bệnh nặng có thể mỗi ngày uống 2 thang.
2. Quách thị bổ âm hoá khí tán.
Người cống hiến: Quách Ôn Nhuận, Y sư chủ nhiệm
Sở liệu dưỡng bệnh Tinh thần tỉnh Cam Túc
Thượng cửu địa 30 gam
Sinh Địa hoàng 15 gam
Đương quy thân 9 gam
Huyền sâm 15 gam
Sài hồ 3 gam
Mạch môn đông 15 gam
Bạch thược 4,5 gam
Trần bì 3 gam
Trích Cam thảo 4,5 gam
Đậu sị 6 gam
Cương tàm 3 gam
3. Củng thị chấn phấn vệ dương vô hãn phương.
Người cống hiến: Củng Văn Đức, Lão Trung y
Trung y viện thành phố Thượng Hải
Quế chi 10 gam
Xích thược 10 gam
Đào nhân 10 gam
Hồng hoa 10 gam
Đan sâm 30 gam
Trích Ma hoàng 5 gam
Bào phụ phiến 5 gam
Bạch chỉ 5 gam
Trích Tế tân 3 gam
Trích Cam thảo 3 gam
Sinh khương 2 nhát Thông quản 5 sợi
Hồng táo 5 quả
4. Củng thị Can khí uất kết vô hãn phương.
Người cống hiến: Củng Văn Đức, Lão Trung y
Trung y viện thành phố Thượng Hải
Hương phụ 5 gam
Bạc hà 5 gam
Chỉ thực 5 gam
Xuyên khung 5 gam
Trích Viễn trí 5 gam
Sài hồ 3 gam
Xương bồ 3 gam
Trích Cam thảo 3 gam
Đan sâm 30 gam
Đào nhân 10 gam
Hồ hoa 10 gam
Gia giảm: Can khí hoành nghịch mà thấy không mồ hôi và có luồng hơi từ bụng dưới xông lên tắc cả họng, ngực như thắt lại và đau, mạch Huyền, bỏ Hương phụ, Xuyên khung, Trích Viễn trí, Xương bồ, Trích Cam thảo, gia Mộc hương 3 gam, Tân lang, Ô dược đều 5 gam, Trầm hương (bột) 15 gam.
5. Củng thị Can Đởm uất nhiệt vô hãn phương.
Người cống hiến: Củng Văn Đức, Lão Trung y
Trung y viện thành phố Thượng Hải
Hoàng cầm 5 gam
Hoàng liên 5 gam
Chỉ thực 5 gam
Trúc nhự 5 gam
Trần bì 5 gam
Bạc hà 5 gam
Viễn trí 5 gam
Sài hồ 3 gam
Sinh Cam thảo 3 gam
Xương bồ 3 gam
Đan sâm 30 gam
Đào nhân 10 gam
Hồng hoa 10 gam
Phục linh 10 gam
6. Củng thị Tỳ Thận dương hư vô hãn phương.
Người cống hiến: Củng Văn Đức, Lão Trung y
Trung y viện thành phố Thượng Hải
Sinh Hoàng kỳ 30 gam
Đan sâm 30 gam
Đảng sâm 10 gam
Bạch truật 10 gam
Thục địa 10 gam
Sơn thù 10 gam
Ba kích 10 gam
Thung dung 10 gam
Đào nhân 10 gam
Hồng hoa 10 gam
Quế chi 10 gam
Xích thược 10 gam
Bạch thược 10 gam
Trích Thăng ma 3 gam
Trích Cam thảo 3 gam
Sài hồ 3 gam
Thông quản 5 cái
Sinh khương 2 nhát
Đại táo 7 quả
NHỮNG BÀI THUỐC TÂM HUYẾT CỦA 800 DANH Y TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI.2
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:814.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Old school Easter eggs.