và cảnh báo rằng nếu hắn ta kiện chúng tôi ra tòa thì toàn bộ những thông tin này sẽ được công khai trước công chúng. Thế là gã hèn hạ đó biến mất tăm.
Nếu bị chơi xấu, tôi thành thật khuyên bạn hãy trả đũa thẳng tay. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được một lời xin lỗi chân thành thì hãy chấp nhận và cho qua những điều không hay đấy.
Lúc bạn còn nhỏ, cha mẹ và thầy cô thường dạy bạn không được đánh nhau và hãy cố gắng thân thiện với mọi người. Lời dạy bảo đó vô cùng đúng đắn bởi họ luôn cố gắng muốn bảo vệ bạn khỏi những thực tế khắc nghiệt của thế giới này. Nhưng trong thế giới của những người trưởng thành, mọi thứ hoàn toàn khác, bởi có rất nhiều kẻ xấu xa luôn cố tìm cách chèn ép bạn. Khi có bất kỳ người nào muốn rắp tâm hại bạn, đừng sợ hãi thu mình lại hay tỏ ra nhu nhược, mà hãy trả đũa. Xét về lý thuyết, đây có thể không phải là lời khuyên mẫu mực, nhưng lại là một lời khuyên đúng đắn trong cuộc sống thực tế của chúng ta. Nếu không trả đũa thì bạn đúng là người khờ dại! Hầu hết những người viết sách về kinh doanh sẽ không quá thẳng thắn và thành thật chỉ cho bạn về lời khuyên trả đũa này dù họ biết đó là việc cần làm, và bản thân họ vẫn thường làm thế. Sở dĩ họ sẽ không bảo bạn làm vậy bởi họ muốn có một “hình tượng đẹp” trong suy nghĩ của mọi người, họ muốn tỏ ra mình bao dung và cao thượng. Tôi lại không thích sự giả dối làm màu như vậy. Đấy chính là lý do vì sao tôi khuyên bạn hãy trả đũa khi bị chơi xấu.
7/ ĐỘNG LỰC THỰC SỰ
Có khả năng nhận ra và nắm bắt thời cơ thật sự là một điều rất quan trọng. Tôi đã học được bài học quan trọng về động lực thúc đẩy và chọn đúng thời điểm từ William Levitt, “người cha tuyệt vời của những vùng ngoại ô”. William nổi tiếng tới mức ông đã có mặt trên trang bìa của tạp chí Time ra ngày 3 tháng 7 năm 1951. Mọi chuyện bắt đầu sau khi Thế chiến thứ II kết thúc.
Trước Thế chiến thứ II, ngành công nghiệp nhà ở chưa phát triển như ngày nay; các nhà xây dựng địa phương thời đó không thể xây được quá vài căn nhà một năm. Cách thức xây dựng khi đó quá chậm chạp và cồng kềnh nên không đáp ứng kịp nhu cầu đang gia tăng về nhà ở của hàng nghìn nam nữ quân nhân vừa trở về sau chiến tranh. Nhiều người gặp khó khăn về nhà ở đến nỗi một đôi vợ chồng đã dựng lều hai ngày bên cạnh cửa sổ một cửa hàng bách hóa ở thành phố New York để cho thiên hạ thấy đựơc hoàn cảnh khó khăn của họ.
William Levitt đã giải quyết đựơc cơn khủng hoảng về nhà ở sau Thế chiến thứ II bằng cách áp dụng các kỹ thuật dây chuyền lắp rắp vào quá trình xây dựng nhà. Nhờ đó mà hàng loạt ngôi nhà được dựng lên một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Giá nhà của Levitt rẻ đến nỗi những người lái xe buýt, giáo viên hay công nhân nhà máy đều có thể mua được. Ông là một nhà xây dựng vĩ đại, là người sáng tạo ra những phương pháp xây dựng hiện đại, đồng thời cũng là người đã kiến tạo nên những khu ngoại ô hiện đại như chúng ta thấy ngày nay. Ông đã chia quá trình xây dựng thành 27 hoạt động riêng biệt và đã sử dụng các đội công nhân được chuyên môn hóa cho từng công đoạn như làm mộc, lợp ngói, sơn, làm mái, v.v. trong suốt quá trình xây dựng.
Bill Levitt là người rất tham vọng. Ông luôn để tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất. Thời gian ông cho tiến hành xây dựng 17.000 ngôi nhà cùng một lúc ở Levittown, New York chính là minh chứng hùng hồn cho điều này. Cứ sau mỗi ngày làm việc, ông lại một mình đi nhặt từng chiếc đinh còn vương vãi trên công trường. Ông luôn nhắc nhở công nhân của mình phải chú ý thu gom mùn cưa bởi họ có thể bán cho các công ty khác để lấy tiền. Để giảm chi phí mua gỗ, ông đã mua riêng rừng và nhà máy cưa. Ông cũng tiết kiệm chi phí đáng kể bằng cách mua nguyên liệu, dụng cụ trực tiếp từ các nhà sản xuất thay vì từ nhà phân phối. Thậm chí ông còn cho sản xuất riêng đinh để phục vụ việc xây dựng của m̀inh. Levitt yêu cầu mọi việc phải hoàn hảo. Cứ thứ Bảy hàng tuần ông lại lái chiếc Cadillac màu đen đi khắp các con phố của thị trấn Levittown để kiểm tra những công trình trong thị trấn mà ông đã cho xây dựng. Levitt còn chịu khó lắng nghe cả những câu chuyện tầm phào của người dân trong thị trấn để chắc chắn rằng mọi thứ ông làm đều trong điều kiện hoàn hảo nh́ât.
Levitt đã cho xây dựng 140.000 ngôi nhà phù hợp với những người thuộc tầng lớp trung và hạ lưu ở cả Mỹ và Canada bao gồm các bang New York, Pennsylvania, New Jersey, Maryland và Georgia. Năm 1968, Levitt đã bán công ty của mình cho ITT, một tập đoàn lớn được điều hành bởi nhà kinh doanh tài ba Harold Geneen với giá 92 triệu đô-la bằng cổ phiếu, và đến nay số cổ phiếu này có giá trị ước tính là 2 tỉ đô-la.
Levitt nghỉ hưu và cưới một cô vợ xinh đẹp như “búp bê trong tủ kính”. Sau đó, ông bắt đầu tiêu tiền vào những thứ xa xỉ như chiếc du thuyền dài gần 80 mét La Belle Simone (được đặt theo tên người vợ thứ ba của ông) cùng ngôi biệt thự 30 phòng ở Mill Neck, New York. Cuộc sống của ông trôi qua một cách nhẹ nhàng và bình lặng. Trong bản hợp đồng bán công ty có một điều khoản quy định Levitt không được phép xây dựng bất cứ thứ gì ở Mỹ trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, Levitt đã bắt đầu cho xây dựng một số dự án ở các khu vực địa phương tại Iran, Venezuela và Nigeria. Levitt đã dùng chính số cổ phiếu ở ITT để ký quỹ vay tiền làm các dự án mới của mình.
Trong khoảng thời gian tiếp quản hoạt động kinh doanh nhà ở của Levitt, ITT đã không điều hành tốt được như Levitt. Với các vướng mắc gặp phải, thay vì sử dụng tài thương thuyết khéo léo, ITT đã giải quyết bằng cách tung ra thật nhiều tiền tới mức không còn kiểm soát được mình đang làm những gì. Tập đoàn này thực sự đã lãng phí rất nhiều tiền của. Họ không biết nhặt nhạnh từng cái đinh, cũng không hề quan tâm đến các tiểu tiết mà chỉ biết phung phí tiền bạc vào việc mua đất ở nhiều nơi khác nhau một cách vô tội vạ trước khi biết được khu đất đó có thể không nằm trong quy hoạch. ITT đã làm tất cả những gì mà một công ty lớn thường làm và đã lãng phí rất nhiều tiền, nhưng tập đoàn này không hề để tâm đến điều đó. Trong vòng bốn năm, cổ phiếu của ITT đã mất 90% giá trị. Và khi các dự án ở nước ngoài của ITT gặp khó khăn về tài chính, số nợ của họ đã lên đến hàng triệu đô-la. Sau 15 năm, ITT quyết định rao bán công ty của Levitt. Levitt vì muốn tiếp tục công việc xây dựng nên đã mua lại công ty từ tay ITT. Levitt lại bắt đầu cho xây dựng nhà ở tại Mỹ nhưng ông đã không thể quay trở về thời kỳ hưng thịnh như trước kia. Và Levitt nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái với nhiều vấn đề khó khăn khác mà bản thân ông không thể giải quyết được. Cuối cùng ông đã phá sản và mất tất cả.
Năm 1993, tôi được mời tới dự một bữa tiệc dành cho 100 người thành công nhất do một doanh nhân có quyền lực tổ chức tại biệt thự của ông ta ở Đại lộ số 50. Sau khi những khó khăn của tôi vào đầu những năm 1990 lắng xuống, tôi đã bắt đầu làm ăn thực sự thuận lợi; tôi mua được khu đất ở 40 Phố Wall và cho xây dựng tòa tháp kiêm khách sạn Trump International ở đó. Tôi đã được mời đến dự tiệc dù rằng không uống được rượu. Tại buổi tiệc, tôi để ý thấy một người đàn ông đã nhiều tuổi ngồi ở một góc phòng. Tôi lại gần bắt chuyện với ông và nhận ra đó chính là nhà xây dựng tài ba William Levitt. Lúc này ông đã khoảng 82 tuổi. Không một ai trong bữa tiệc quan tâm hay nói một lời nào với ông bởi tất cả đều đang nói chuyện với nhau và bàn công việc làm ăn của mình. Tôi thực sự đã rất kinh ngạc khi thấy ông ở đó.
Là một người kinh doanh bất động sản, tôi cảm thấy vô cùng thích thú khi được nói chuyện với Levitt bởi vì tôi vẫn luôn ngưỡng mộ những gì ông đã làm được. Tôi cất lời: “Chào ông Levitt. Dạo này ông thế nào?”. Ông đáp: “Không ổn chút nào anh Donald”. Tôi nói: “Tôi hiểu. Tôi đã đọc báo và biết mọi thứ trở nên khó khăn với ông như thế nào”. Ông nói: “Tình hình thực sự rất, rất khó khăn và đã làm tôi cảm thấy thực sự bẽ mặt”. Tôi tò mò và hỏi lại: “Chính xác chuyện gì không ổn đã xảy ra thưa ông?”.
Levitt rầu rĩ trả lời: “Tôi đã đánh mất động lực của mình Donald ạ”. Đây là người đàn ông tài ba, năng nổ, là người đã cho xây dựng 140.000 ngôi nhà và đã cách mạng hóa ngành công nghiệp nhà ở. Đây cũng chính là người đã đánh mất động lực và mất tất cả. Có lẽ đây là lần duy nhất từ trước đến giờ tôi nghe được lời chia sẻ như vậy.
Một lúc nào đó, tất cả chúng ta có thể sẽ đánh mất động lực của chính mình. Và nếu điều đó xảy ra, quan trọng là bạn phải biết mình sẽ làm gì. Tôi cho rằng sự hiểu biết của Levitt là vô cùng xuất sắc. Vì vậy tôi thực sự rất ngạc nhiên và buồn cho ông. Một thời gian ngắn sau đó, Levitt đã ra đi mãi mãi mà không còn một thứ gì; tất cả chỉ bởi ông đã đánh mất động lực của bản thân. Còn tôi đã học được một bài học lớn từ William Levitt ngay tối hôm đó. Kể từ đó, tôi đã dành nhiều thời gian để học hỏi và vận dụng sức mạnh của động lực vào cuộc sống cũng như công việc kinh doanh của mình. Tôi không bao giờ muốn đánh mất động lực của bản thân. Với bài học này, bạn hoàn toàn áp dụng được trong mọi ngành nghề chứ không chỉ riêng ngành bất động sản.
Khi mới bắt đầu hướng tới một mục tiêu lớn nào đó, chẳng hạn như có một công việc tuyệt vời ở Phố Wall, trở thành thị trưởng nhiệm kỳ tới của thành phố New York hoặc xây được tòa nhà cao nhất thế giới, bạn vẫn chưa tạo được cho mình bất cứ động lực nào. Bạn chưa có mối quan hệ hay bất cứ thành tích nào. Không ai để ý đến bạn và cũng sẽ không có chuyện gì xảy ra.
Động lực được hình thành như thế này – tôi sẽ lấy ngành bất động sản làm ví dụ, tuy nhiên những người bán hàng, chính trị gia, doanh nhân, nhà phát minh, nhà quản lý công ty, luật sư hay bất kể người làm trong lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng được – đó là ban đầu bạn phải tìm kiếm những thương vụ hay các khu đất mà bản thân bạn biết rằng có thể may mắn sẽ không mỉm cười với bạn. Sau đấy bạn vẫn kiên trì tiếp tục tìm kiếm; đồng thời dành thời gian tìm hiểu và quy tụ một đội ngũ các chuyên gia có thể có mặt ngay khi đã nắm trong tay một dự án xây dựng hoặc nâng cấp nhà bao gồm: người định giá, giám định viên, luật sư, kế toán và nhà thầu. Mới đầu, sẽ không ai biết bạn là ai. Họ không tin tưởng bạn vì bạn chưa có bất cứ điều gì nổi trội. Họ không biết liệu bạn có muốn làm việc thật không hay đó chỉ là một dự án không đáng tin cậy và có thể chấm dứt khi mọi chuyện trở nên quá khó khăn. Như vậy khi mới đầu, mọi chuyện dường như chưa có gì xảy ra.
Nhưng dần dần, mỗi ngày qua đi và mỗi mối quan hệ bạn có được sẽ giúp bạn tạo dựng động lực cho chính mình. Bạn sẽ cho mọi người thấy bạn sẽ không dừng ḷai khi chưa đạt được một điều gì đó. Vì vậy bạn vẫn xây dựng động lực dần dần, rồi một ngày, hy vọng và cơ hội sẽ mở ra với bạn. Bạn sẽ có được một tài khoản hoặc sẽ ký được một hợp đồng nào đó. Bạn nói với mọi người về các mối quan hệ của mình và sự tín nhiệm của bạn bất ngờ được tăng lên. Mọi người bắt đầu tin tưởng bạn. Bạn vẫn tiếp tục làm việc, và giờ đây bạn đã ở một vị trí cao hơn. Như vậy sau một thời gian, bạn đã xây dựng được động lực thúc đẩy nhiều tới mức mọi thứ trở nên suôn sẻ và bạn bắt đầu có nhiều lựa chọn hơn. Bạn kể với mọi người về điều đó và giá trị của bạn được tăng lên một cách khác thường. Mọi người đều thấy bạn có động lực phát triển và họ cùng muốn trở thành một phần trong đó! Nhưng phải làm gì để tạo được động lực thúc đẩy bản thân? Câu trả lời rất đơn giản. Trước hết bạn cần tập trung niềm đam mê và sức mạnh vào một mục tiêu cụ thể. Hãy chọn lĩnh vực nào bạn am hiểu hoặc có khả năng làm tốt nhất. Hãy bắt đầu việc tạo dựng động lực bằng cách thật am hiểu lĩnh vực bạn đã chọn.
Khi đang theo học ngành tài chính tại trường Wharton, tuy các khóa học rất thú vị nhưng chúng vẫn chưa đủ đáp ứng được lòng khao khát hiểu biết của tôi về lĩnh vực bất động sản. Tôi biết mình muốn trở thành một nhà phát triển bất động sản tài ba, và vì thế, trong thời gian rảnh rỗi ở Wharton, tôi đã học cách mua bán bất động sản. Điều này không nằm trong chương trình giảng dạy nhưng tôi vẫn học và đã bắt đầu tạo được động lực cho riêng mình.
Hãy tìm một người thầy thông thái để giúp bạn tạo dựng động lực cho bản thân. Đối với tôi, người thầy thông thái của tôi chính là cha tôi. Khi mới tốt nghiệp trường Wharton, tôi đã bắt đầu xây dựng vốn hiểu biết thực tế bằng việc giúp đỡ cha trong các thương vụ bất động sản, và chính điều này đã làm tăng động lực của tôi một cách đáng kể. Để tạo dựng động lực, hãy tìm một công việc trong lĩnh vực mà bạn ưa thích càng sớm càng tốt. Hãy làm bất cứ công việc gì để tích lũy kinh nghiệm và hãy bắt đầu tạo dựng động lực thực sự cho bản thân.
Làm việc cho cha tôi thực sự rất thú vị, nhưng tôi cần nhiều hơn thế. Một điểm vô cùng quan trọng là bạn phải giữ cho động lực của mình tiếp tục lớn mạnh; bạn phải liên tục thử thách bản thân. Tôi đã thử thách bản thân theo một con đường khá chông gai, đó là khi tôi quyết liều một phen chuyển tới Manhattan để xây dựng sự nghiệp riêng. Tôi đã mang theo mình động lực được tạo dựng cẩn thận trong suốt 5 năm làm việc cùng với cha ở Queens và Brooklyn và dùng nó để bắt đầu phát triển sự nghiệp bất động sản trên đấu trường hạng nhất của Manhattan. Sau đó, bằng ý chí quyết tâm và sức mạnh của lòng nhiệt huyết, tôi đã làm cho động lực của mình thêm lớn mạnh. Động lực cũng giống như những quân bài chủ đạo trong cuộc chơi mà bạn phải luôn giữ được và phải liên tục biến chúng thành những quân bài mạnh hơn.
Một điều cần lưu ý, đó là nếu bạn dừng lại, động lực cũng sẽ biến mất. Đó cũng là điều đã xảy ra với tôi vào cuối những năm 1980. Tôi từng cưỡi lên con sóng động lực tới đỉnh cao của giới bất động sản New York. Bước khởi đầu của tôi khá suôn sẻ và thời điểm cũng rất hoàn hảo. Tôi nhảy vào cuộc chơi khi các khu đất ở tầng hầm của West Side Penn Central được rao bán với giá thấp nhất nhưng không ai ngoài tôi tỏ ra quan tâm tới chúng. Và tôi đã có được thương vụ đó mà không mất một đồng nào. Rồi thị trường bất động sản ở Manhattan bất ngờ bùng nổ và phát triển vượt bậc trong vòng 16 năm sau đó. Tất cả những gì tôi nhìn thấy khi đó là thời cơ tốt. Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ mãi luôn như vậy. Trong suốt 16 năm đó tôi chỉ phấn đấu vì một điều: xây dựng động lực ngày càng lớn mạnh. Vậy mà sau đó tôi đã dừng lại.
Thời điểm đó, Business Week đã cho đăng một bài báo về tôi, trong đó có viết: “Tất cả những gì ông ấy chạm vào đều biến thành vàng”. Tôi đã tin điều đó là sự thật, và đã hành động như thể những gì bài báo đó nói là hoàn toàn chính xác. Tôi đến Paris và tận hưởng cuộc sống với một niềm đam mê khác: những người phụ nữ đẹp – các siêu mẫu. Tôi đã đánh mất phương hướng của cuộc sống. Tôi đã nghĩ rằng lĩnh vực bất động sản thật dễ dàng. Tôi không bao giờ tưởng tượng được động lực mình đã gây dựng dần dần qua từng thương vụ lại có thể biến mất. Nhưng điều đó thực sự đã xảy ra, và khi đó nó gần như hủy hoại tôi. Đó là một sự thật th́ú vị khác về động lực: ńếu bạn không tự làm cho động lực ngày càng lớn mạnh, động lực sẽ chỉ đứng yên và sẽ bất ngờ làm hại bạn cũng như đánh đổ toàn bộ những gì bạn đã gây dựng. Đó l̀à điều cũng đã x̉ảy ra với Bill Levitt v̀à gần như cũng đã xảy ra v́ới ngay cả bản thân tôi.
Những gì không hủy hoại được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn
Sự thất bại có hai khả năng: hoặc hủy hoại bạn, hoặc làm bạn mạnh mẽ hơn. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này: “Điều gì không hủy hoại được bạn thì sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn”. Tôi thực sự rất kính trọng và nể phục những người từng phải tr̉ải qua nghịch cảnh và đứng dậy được sau cú ngã. Đầu những năm 1990, tôi chính là một trong những người như vậy. Tôi đã phải trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn và rút ra được rất nhiều điều về bản thân, sau đó tôi trở lại với nhiều kinh nghiệm hơn, mạnh mẽ hơn và giỏi giang hơn. Điều này không khác gì so với chuyện của Frank Sinatra vào đầu những năm 1950. Frank Sinatra đã lơ là và không còn ṭâp trung vào mục tiêu của bản thân. Ông ấy không để mắt tới mục đích của mình và đã có những quyết định tồi tệ. Và cũng giống như tôi, nh̃ưng vấn đề của Frank Sinatra cũng có chút liên quan đến những người phụ nữ xinh đẹp.
Sammy Davis Jr. có kể một câu chuyện rất thú vị trong cuốn sách của ông mang tựa đề Yes I Can rằng Sammy - người đang có sự nghiệp thăng hoa (dẫu không nhận được sự đỡ đầu nào dù rất nhỏ từ Sinatra) - đã thấy Frank đi xuống sân khấu Broadway với một dáng vẻ thảm hại. Thời điểm đó, sự nghiệp của Frank đang xuống dốc; từ một ca sĩ tên tuổi lừng lẫy nhất từ trước đến giờ, ông đã trở thành trò cười của khán giả và không có nổi một bài hát mới nào. Trải nghiệm này là một tiếng gọi thức tỉnh đối với Frank. Ông đã quyết tâm lấy lại sự tập trung và thành công của mình.
Tôi ćó thể nhận xét được nhiều điều về một người qua cách họ đối phó với những hoàn cảnh khó khăn. Tôi từng thấy nhiều người bề ngoài có vẻ cứng rắn nhưng lại dễ dàng đầu hàng trước áp lực. Tôi cho rằng đó là vấn đề về cách thức bạn nhìn nhận thất bại:
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648