Polly po-cket
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Sách Hay Chọn Lọc
CHƯƠNG 3:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC BẤT
CỨ ĐIỀU GÌ BẠN MONG MUỐN

"Không một ai tự thay đổi cho đến khi người ấy cảm thấy buộc phải làm điều đó."
- Socrates
Trong chương trước, chúng ta đã thống nhất với nhau rằng người thành công là người coi thất bại như một sự phản hồi từ cuộc sống, và họ sử dụng những phản hồi này để thay đổi chiến lược cho phù hợp hơn, trước khi bắt đầu lại lần nữa. Họ kiên trì lặp đi lặp lại quá trình này cho đến khi họ đạt được điều mình muốn. Lev Tolstoy, đại văn hào Nga, trong lá thư gửi cho người cô của mình có đoạn đại ý như sau: Cuộc đời cháu không hề là một đại lộ thẳng tắp như mọi người thường nghĩ mà giống như một con đường rừng của một chuỗi sai lầm. Cháu cứ bắt đầu một việc gì đó, nhận thấy sai lầm bèn sửa chữa, rồi lại sai lầm rồi lại sửa, và cứ thế mãi cho đến khi con đường trước mặt sáng dần lên...
Vì thế, có lẽ bây giờ bạn đã hiểu tại sao có quá ít người sẵn lòng thay đổi và kiên trì hành động cho đến khi họ đạt được mục đích, và tại sao có quá nhiều người bỏ cuộc giữa đường. Tệ hơn nữa, vẫn có những người chần chừ mãi chẳng dám bắt tay vào việc gì?
Lý do khá đơn giản, mặc dù tất cả mọi người đều mong muốn thành công, nhưng chỉ có một số rất ít người thật sự QUYẾT TÂM hướng đến những mục tiêu to lớn của mình.
Với đại đa số mọi người, việc có nhiều tiền hơn, có cuộc sống thoải mái hơn, bảo đảm hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn bao giờ cũng chỉ là những mơ ước trong cuộc sống. Họ nghĩ thật tuyệt vời khi có được những điều ấy, nhưng rốt cuộc không có chúng, họ vẫn... sống, cho nên hà tất phải nhọc lòng làm chi. Vì thế, dĩ nhiên họ chẳng bao giờ dành thời gian để hành động vì những điều đó, bởi dường như bao giờ cũng có một cái khác "quan trọng" hơn chiếm mất thời gian của họ.
Khi một mục tiêu chẳng là gì ngoài một mong ước mơ hồ, bạn sẽ thấy mình bị những cám dỗ, vật cản, những thất vọng hay thất bại cầm chân. Nhiều người cũng có những mục tiêu to lớn hẳn hoi, nhưng chúng chẳng qua chỉ là những mong muốn vừa tầm với, và họ không cần phải nhọc công gắng sức là bao vẫn đạt được nó. Khi gặp khó khăn vất vả một chút, họ lại tặc lưỡi đưa ra hàng tá lý do tự biện minh cho việc họ không làm gì cả. Kết quả thì bạn đã rõ, với những người ấy thì mong ước vẫn chỉ mãi là ước mong, vì họ chẳng bao giờ chịu cố gắng hết sức để theo đuổi và biến nó thành hiện thực.
5% đặc biệt
QUYẾT TÂM PHẢI thành công
95% còn lại chỉ ƯỚC, MUỐN, HY VỌNG và THÍCH được thành công
Họ biến nó thành việc
BUỘC PHẢI LÀM
Họ chỉ làm khi thấy tiện lợi thoải mái
Họ làm bất cứ điều gì cần làm trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức
Họ viện cớ cho việc không làm gì cả
Một lần nọ, một nhà tư vấn tài chính tìm đến tôi xin lời khuyên. Anh có thâm niên 5 năm làm việc trong ngành. Anh cũng đã tham dự vài cuộc hội thảo, đọc vài quyển sách về bán hàng và bí quyết thành công. Ngay từ đầu anh đã vạch ra cho mình mục tiêu để phấn đấu: đó là giành được danh hiệu Bàn Tròn Triệu Đô - Million Dollar Round Table (MDRT) - danh hiệu của 5% các nhà tư vấn tài chính giỏi nhất thế giới. Tuy vậy, anh vẫn không hiểu sao mình không thể đến gần mục tiêu này, bất chấp những cố gắng "vượt bậc" của bản thân. Vì vậy, anh mới nhờ tôi tư vấn xem anh cần phải làm gì để đạt được điều đó. Tôi mời anh ngồi vào bàn, đưa cho anh cả một danh sách dài các bước hành động và chiến lược mà anh phải cân nhắc để nâng cao doanh thu của mình.
Tôi khuyên anh phải gọi 20 cuộc điện thoại mỗi ngày, tham dự hai buổi họp mặt giao lưu mới mỗi tuần, thiết kế các mẫu quảng cáo ấn tượng, dành thời gian tiếp xúc với những công nhân làm ca đêm (họ là một phân khúc thị trường lớn còn chưa được khai phá), còn vào những ngày cuối tuần thì đi dự các buổi hội thảo chất lượng cao và tổ chức những buổi giới thiệu miễn phí. Tôi cũng nhắc nhở anh phải cập nhật và trau dồi những kỹ năng cũng như kiến thức về sản phẩm của mình mỗi tháng một lần.
Trong khi nói, tôi có thể nhận thấy rằng những việc mà tôi yêu cầu anh chàng này làm sẽ lôi anh ra khỏi vòng thoải mái của anh. Người này chưa chuẩn bị tâm lý để từ bỏ những ngày cuối tuần vui vẻ, không sẵn sàng cho những buổi thức thâu đêm suốt sáng tìm kiếm thêm khách hàng, không muốn bỏ tiền sửa đổi và tân trang mẫu quảng cáo cũ kỹ, cũng như không muốn phải cố gắng nâng cấp kỹ năng của mình thông qua các khóa học chất lượng cao (vì cho rằng chi phí đắt).
Anh bắt đầu đưa ra những cái cớ để thoái lui như, "Tôi nghĩ mình không có thời gian cho những chuyện đó.", "Tôi không có tiền để đầu tư thêm.", "Tôi chưa từng làm việc này bao giờ.", "Trời ơi quá nhiều việc như thế thì làm sao cho xuể!" v.v...
Khi chúng tôi chia tay, tôi thật sự nghi ngờ việc anh sẽ dùng những phương pháp mà tôi chia sẻ, kể cả khi anh biết rõ rằng tất cả những điều tôi nói đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao cho nhiều nhà tư vấn tài chính. Mặc dù người đàn ông này thuộc vào loại người biết vạch ra mục tiêu rõ ràng cụ thể cho mình, nhưng anh chưa chuẩn bị tâm thế "nếm mật nằm gai
", làm tất cả những việc cần thiết để đạt được mục tiêu của mình và thành công.
Khi một mục tiêu trở thành điều BUỘC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC... chúng ta sẽ hành động với một tâm thế hoàn toàn khác.
Những người đạt được mục đích của mình thường là những người toàn tâm toàn ý vào việc bằng mọi cách có được điều mình muốn. Với họ, mục tiêu trong đời không phải là ước muốn mơ hồ, mà đó thật sự là những việc phải làm và phải đạt được chứ không thể nào khác hơn.
Khi một mục tiêu trở thành một việc bắt buộc phải thực hiện, bạn sẽ thay đổi tâm thế một cách hoàn toàn. Lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác, và bạn sẽ làm bất cứ điều gì phải làm để đạt được điều đó 0. Khi một điều gì đó trở thành việc phải làm, bạn sẽ cố gắng hết sức để "lôi" mình ra khỏi "chỗ trú ẩn" thoải mái vốn có, và thay đổi chiến lược của mình liên tục, bất kể bao nhiêu lần, miễn là cần thiết để đạt được thành công.
Một lần nữa, bạn cần phải nhận ra rằng, những người thành công là những người thật sự chứng tỏ được quyết tâm sắt đá của mình. Thực tế cho tôi niềm tin rằng: thất bại, trở ngại và những điều không như ý chính là những cách thức khác nhau mà cuộc sống dùng để thử thách quyết tâm thành công của chúng ta. Hầu hết mọi người "rớt" bài kiểm tra này vì bỏ cuộc ngay khi họ gặp khó khăn trở ngại. Còn lại chỉ có một số ít người sẽ làm bất cứ điều gì để "giải đáp" và vượt qua "những bài toán khó" trong cuộc sống cho đến khi họ "đậu" bài kiểm tra. Đó chính là lý do tại sao: thành công không dành cho tất cả mọi người. Và đó cũng là lý do tại sao chúng ta gọi nó là "vĩ đại" chứ không phải là "tầm thường".
Tôi thật lòng tin vào một điều: khi thành công trở thành bắt buộc đối với bạn, bạn sẽ trong tâm thế sẵn sàng làm bất cứ việc gì cần làm, và khi đó, bạn chắc chắn sẽ tìm ra một cách nào đó để đến gần mục tiêu của mình hơn.
"Bạn sẽ không bao giờ đạt được bất cứ điều gì trong đời trừ khi bạn biến nó thành việc PHẢI LÀM" - Adam Khoo
KHI BẠN ĐẶT MÌNH VÀO THẾ BUỘC PHẢI THÀNH CÔNG THÌ BAO GIỜ BẠN CŨNG SẼ TÌM RA CÁCH
Bạn có biết rằng, bạn có thể làm nên những điều kỳ diệu khi bạn không còn lựa chọn nào khác không? Bạn đã bao giờ đề ra mục tiêu sẽ tập thể dục mỗi ngày vì sức khỏe của bản thân chưa? Hầu như mọi người ai cũng đã từng hào hứng và quyết tâm tập thể dục trong một vài ngày, nhưng chẳng bao lâu thì phần lớn họ đều bỏ cuộc vì nhiều lý do "không giải quyết được" như: mất thời gian, mệt mỏi, không có sức, không thể làm nổi,..
Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng một hoàn cảnh trớ trêu thế này. Giả sử có một ai đó chĩa súng vào đầu người bạn yêu thương nhất và dọa sẽ giết người này nếu bạn không dậy sớm tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Liệu lúc đó, bạn sẽ gặp phải những khó khăn như cũ không? Dĩ nhiên là có. Nhưng bạn có vượt qua được tất cả không? Tôi tin chắc là bạn làm được.
Rõ ràng, bạn có tất cả tiềm năng để đạt được bất cứ mục tiêu nào trong đời. Cái mà bạn thiếu chính là một lý do thuyết phục để... PHẢI LÀM được điều đó bằng mọi giá. Ngay khi một mục tiêu trở thành điều BẮT BUỘC PHẢI LÀM, nó lập tức sẽ giúp bạn tận dụng trực tiếp nguồn lực vô hạn trong chính bản thân bạn, và điều đó thúc đẩy bạn đạt được gần như bất cứ điều gì bạn mong muốn.
Bạn học được gì từ câu chuyện của một vị tướng và những người lính?
Tôi muốn kể cho bạn câu chuyện này về một vị tướng. Một lần, ông thống lãnh đạo quân của mình tiến sâu vào vùng địch với nhiệm vụ tiêu diệt quân xâm lược. Thật không may, khi vừa cập thuyền vào vùng đất bị quân địch chiếm đóng, ông mới phát hiện ra rằng tin tức tình báo đã sai, quân số của ông chỉ bằng 1/4 quân số quân địch. Thay vì vội vã rút quân, ông lập tức ra lệnh đốt tất cả số thuyền bè của quân mình. Việc này đặt đạo quân của ông vào tình thế: thắng lợi hay là chết. Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh chỉ còn một lựa chọn duy nhất là chiến thắng (hoặc là chết), binh sĩ của ông đã chiến đấu hết mình để tiêu diệt kẻ thù và giành được chiến thắng cuối cùng, cho dù quân số ít hơn rất nhiều.
Câu chuyện của Serene - Người chiến thắng bệnh ung thư
Ở Singapore có một người mẹ và người vợ tên là Serene đã phải một mình đương đầu với một cuộc chiến cam go không kém gì cuộc chiến đấu sinh tử của những người lính kia. Chị được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư ngực vào tháng 7 năm 2000. Cùng lúc đó, chồng chị cũng báo lại rằng: "Anh sẽ phải phẫu thuật tim nếu không thì khó giữ được tính mạng". Chị thuật lại: "Tôi biết rằng cả hai chúng tôi không thể nằm viện trong cùng một thời điểm vì hai đứa con còn quá nhỏ". Thế là chị đi đến quyết định để chồng đi mổ tim vì bệnh tình của anh đã rất nguy cấp, còn bản thân chị thì tìm một biện pháp chữa trị tự nhiên. Chị biết rằng mình không còn lựa chọn nào khác.
Serene nhớ mình từng đọc một quyển sách nhỏ mà chị đã được ai đó tặng vào năm 1998 có tựa đề: "Ung thư không phải là căn bệnh chết người" (Cancer is not a terminal disease). Tin rằng trong hoàn cảnh éo le đó, cuộc sống của mình phải nằm hoàn toàn trong tay mình, Serene đã đứng ra làm chủ cuộc đời bằng cách thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống. Tiếp theo là những bài tập thể dục hàng ngày trên bãi biển, cùng với việc hấp thụ ánh nắng mặt trời buổi sáng, tọa thiền và đi ngủ sớm.
Sau đó, được khích lệ thêm từ buổi gặp mặt với bà Chan, người đã "trị" được căn bệnh ung thư sau khi tham gia một khóa chữa bệnh ngắn ngày ở Mã Lai của nhà trị liệu người Mỹ là Ray Kent, Serene quyết định bước tiếp theo của chị là tham gia vào trại chữa bệnh kéo dài năm ngày của Kent... "để giải độc cho cơ thể bệnh tật của tôi".
Căn bệnh tim ngặt nghèo của chồng Serene đã được chữa trị thành công... và việc tự chữa ung thư của Serene cũng vậy. Ngày nay, một Serene đầy nghị lực vẫn khỏe mạnh, tự gọi mình là "người chiến thắng ung thư" trên danh thiếp cá nhân, đồng thời kinh doanh bằng cách nhập khẩu, bán và quảng bá thức ăn hữu cơ cũng như thức ăn tươi (chính là công thức về chế độ ăn uống để ngăn chặn bệnh ung thư của chị). Cũng do Serene không trải qua phẫu thuật hoặc các biện pháp xạ trị, hóa trị nên chị không bị cắt bỏ một bên ngực và cũng không bị rụng tóc như đa số những bệnh nhân nữ cũng mắc phải căn bệnh này. Thay vào đó là một Serene tràn trề sinh lực với cuộc sống mới mẻ của mình. Ngoài việc tham gia tích cực vào câu lạc bộ các nhà hùng biện Toastmasters, Serene còn là nghệ sĩ hát ô-pê- ra nghiệp dư ở nhà hát trong vùng. Và tất nhiên chị lại có thể sống hoàn toàn vì gia đình nhỏ của mình.
Sylvester Stallone "đần độn" đã biến mơ ước thành siêu sao của mình thành một ĐIỀU BẮT BUỘC như thế nào
Tôi tin rằng, một trong những ví dụ tiêu biểu nhất về sức mạnh của lòng quyết tâm và việc "làm tất cả mọi thứ để đạt được điều mình muốn" chính là câu chuyện của Sylvester Stallone.
Ở đỉnh cao sự nghiệp của mình, Stallone là một trong những ngôi sao nổi danh nhất và được trả tiền thù lao hậu hĩnh nhất ở Hollywood, thường là 20 triệu đô la chỉ cho một bộ phim anh thủ vai chính. Có phải Stallone được sinh ra dưới ngôi sao chiếu mệnh cực kỳ may mắn không? Có phải anh là một diễn viên với tài năng bẩm sinh không? Hay anh đã xuất hiện đúng chỗ và đúng lúc chăng? Không, tất cả đều không phải. Trái lại, anh là một trong số ít những người mà tất cả những điều "xui xẻo" nhất đều... "rớt xuống đầu".
Gia đình anh nghèo đến mức mẹ anh phải sinh hạ anh trước cổng trường học. Những sinh viên vụng về giúp người mẹ vượt cạn đã khiến anh bị tổn thương thần kinh vùng mặt nên anh bị liệt phần mặt bên phải. Hậu quả của việc này là Stallone suốt đời phải sống với tật nói lắp. Anh thậm chí còn phải sống với cái môi dưới trễ xuống khiến anh trông có vẻ rất buồn cười và thường bị người đời trêu chọc. Song bất chấp tất cả những hạn chế của mình, chàng trai trẻ Stallone vẫn nuôi mơ ước trở thành diễn viên tài ba có thể làm lay động hàng triệu con tim qua những bộ phim anh đóng.
Như bạn cũng biết, rất nhiều người thời trẻ từng có lúc mơ trở thành siêu sao trên bầu trời nghệ thuật, nhưng sự khác biệt giữa Stallone và tất cả những người trẻ tuổi giàu mơ mộng kia là ở chỗ, ước mơ của anh không chỉ đơn giản là một mong muốn viển vông. Với Stallone, đó là một giấc mơ cháy bỏng, và đó là việc BUỘC PHẢI LÀM ĐƯỢC, không thể nào khác đi. Anh đã thể hiện quyết tâm sắt đá của mình bằng cách thật sự làm mọi thứ có thể để biến ước mơ thành hiện thực.
Trước hết, anh đăng ký học ở một trường nghệ thuật và từ đó bắt đầu đi xin thử vai cho những vai diễn nhỏ nhất. Bạn có thể đoán trước được điều gì xảy ra rồi, với lối diễn cứng nhắc, vẻ mặt ngốc nghếch ngô nghê và tật nói lắp của mình, đi đến đâu Stallone cũng bị từ chối thẳng thừng. Nhưng anh quyết không bỏ cuộc. Chẳng ai gan lỳ bằng anh, mỗi lần một cánh cửa khép lại, anh lập tức thay đổi chiến thuật và tiếp tục hành động.
Cách mà anh giành được vai diễn đầu tiên của mình là một minh chứng đầy sức thuyết phục cho việc anh sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được mục tiêu. Sau khi bị từ chối hết lần này đến lần khác, Stallone mang theo một chiếc ghế đến trước văn phòng của người quản lý nhất định ngồi lỳ ở đó không chịu đi đâu cho đến khi họ cho anh một cơ hội diễn xuất. Sau nhiều giờ "thi gan" như thế, những người có trách nhiệm bắt đầu động lòng trắc ẩn, họ hiểu rằng anh cần cơ hội đó đến thế nào nên đã nhượng bộ cho anh một vai diễn. Mặc dù anh chỉ được xuất hiện vài phút (thêm vào cho có), nhưng đối với Stallone thì đó vẫn là thắng lợi và cũng là cột mốc đầu tiên trên con đường mà anh theo đuổi.
Thật không may, sau lần đó vẫn tiếp tục là một chuỗi cố gắng bất thành khác trong nỗ lực có được một vai diễn dù là nhỏ nhất. Đến nước này, vợ anh cũng phải yêu cầu anh hãy từ bỏ "giấc mơ ngu ngốc" kia đi và kiếm một công việc thật sự. Câu trả lời của anh là, "Nếu tôi có một công việc khác, tôi sẽ mất cái duy nhất khiến tôi không bao giờ ngừng nỗ lực... Đó là cơn đói cồn cào trong bụng. Nếu tôi từ bỏ khao khát suốt đời mình để đi kiếm một cái cần câu cơm, tức là tôi đã bán rẻ giấc mơ của mình".
Cuối cùng, Stallone cũng đi đến bước đường cùng, anh lâm vào hoàn cảnh tuyệt vọng đến mức anh buộc phải bán đi con chó yêu quý của mình với giá 50 đô để có bánh mì ăn. Đó là thời điểm thê thảm nhất trong cuộc đời siêu sao này, bởi vì con chó là người bạn duy nhất còn ở lại với anh sau những thất bại. Vậy mà cuối cùng anh vẫn phải bán nó đi.
Cũng trong thời điểm đen tối đó, Stallone được xem một trận so găng giữa tay đấm vô địch hạng nặng thế giới Muhammed Ali và Chuck Wepner, một tay quyền anh dưới kèo nhà vô địch, và ai cũng đoán rằng anh ta sẽ bị đánh bại sau 3 hiệp. Điều mà không ai có thể ngờ là thái độ quật cường và sự lỳ đòn của Wepner. "Võ sĩ dưới kèo" này đã kéo dài trận đấu với Ali tới 15 hiệp và nhất định không chịu đầu hàng.
Trận đấu đã truyền cảm hứng sáng tạo cho Stallone. Anh hình dung trong đầu một cuốn phim để đời dựa trên những gì tận mắt chứng kiến và lao vào viết một kịch bản. Anh viết như trong cơn mê sảng với cảm hứng dào dạt kéo dài suốt 84 giờ không nghỉ cho đến khi hoàn thành kịch bản cho bộ phim "Rocky". Anh vô cùng phấn khích với kịch bản này, bởi vì bằng linh cảm của mình, anh biết rằng nó sẽ được dựng thành phim và bộ phim này sẽ thay đổi cuộc đời và vận mệnh của anh.
Nhưng khi Stallone cố chào bán bản thảo kịch bản thì mọi người đều nghĩ rằng đó là một cốt truyện quá tầm thường, có thể đoán trước được, và sẽ chẳng có ai thích một bộ phim về đề tài đấm bốc. Nhưng Stallone nhất định không bỏ cuộc. Anh vẫn tiếp tục đi mời chào các nhà làm phim cho đến khi có một công ty đồng ý bỏ 75.000 đô ra mua bản thảo kịch bản và quyền để dựng thành phim. Mặc dù đối với một kịch bản được dựng thành phim thì số tiền ấy quá nhỏ, nhưng bấy nhiêu thôi cũng đủ làm anh vui mừng khôn xiết.
Nhưng giấc mơ lớn nhất của Stallone là trở thành diễn viên chứ không phải tác giả kịch bản. Vì thế anh đòi hỏi thêm một điều kiện, đó là anh phải được thủ vai chính trong bộ phim này. Nhưng họ từ chối với lý d
o, "Anh là người viết kịch bản chứ không phải là một diễn viên. Chúng tôi chẳng có cách nào giúp anh vào vai chính được". Nhưng Stallone biết rõ mình muốn gì nên anh từ chối không bán bản thảo nếu mình không được đóng vai chính. Ngay cả khi nhà sản xuất quyết định nâng số tiền mua kịch bản lên đến một triệu đô, anh vẫn khăng khăng nhất định mình phải đóng vai chính trong bộ phim "Rocky" của mình. Rõ ràng, mặc dù Stallone đang trong cơn túng quẫn bần cùng, thậm chí không có cái để ăn, anh vẫn nhất quyết từ chối không bán giấc mơ của mình dù để lấy một số tiền khổng lồ. Đó chính là sự khác biệt to lớn nhất giữa Stallone và những người bình thường.
Cuối cùng bên đối tác miễn cưỡng đồng ý với anh nhưng lại đưa ra những điều kiện hết sức ngặt nghèo: bộ phim chỉ có khoản kinh phí eo hẹp chưa đến một triệu đô, và Stallone chỉ nhận được 35 ngàn đô với tư cách tác giả kịch bản và diễn viên chính. Tuy vậy, anh sẽ được hưởng phần trăm lợi nhuận mà bộ phim đem lại nếu có. Mặc dù đồng ý với những điều kiện trên nghĩa là anh chỉ còn được 35 ngàn đô thay vì một triệu đô như ban đầu, Stallone lập tức vui vẻ nhận lời
Việc đầu tiên mà anh làm khi có tiền là đi tìm người đàn ông đã mua con chó của anh để chuộc lại nó. Anh đề nghị trả 100 đô để mua lại con chó, nhưng người này từ chối với lý do không quan tâm đến chuyện thương lượng kiểu đó. Anh nâng số tiền lên đến 500 đô, người này vẫn "lắc đầu". Ngay cả khi anh đã trả đến 1000 đô rồi mà người đàn ông vẫn không động lòng, một mực nói: "Không một số tiền nào có thể thuyết phục tôi đồng ý bán con chó này".
Trong khi hầu như ai trong chúng ta cũng sẽ chấp nhận bỏ cuộc khi gặp vấn đề như thế, nhưng với Stallone thì không. Đối với anh, việc chuộc lại người bạn cũ bằng bất cứ giá nào là việc anh phải làm, nên anh nhất định phải tìm ra cách. Cuối cùng, anh cũng đã chuộc lại được người bạn cũ của mình bằng một khoản tiền kếch xù lên tới 15 ngàn đô (gần bằng một nửa số tiền thù lao anh có được lúc đó). Chưa hết, anh còn phải hứa trao cho người đàn ông kia một vai diễn nho nhỏ trong bộ phim sắp tới của mình.
Khi bộ phim "Rocky" được công chiếu và mặc dù với kinh phí chỉ vỏn vẹn một triệu đô, bộ phim đã thu về đến 171 triệu đô. Ngoài ra, "Rocky" còn được đề cử đến 10 giải Oscar (bao gồm cả giải giành cho diễn viên nam xuất sắc nhất) và cuối cùng thắng giải giành cho hình ảnh đẹp nhất và đạo diễn giỏi nhất. Sylvester Stallone lập tức nổi danh như một siêu sao phim hành động và nhận được nhiều lời mời đóng những bộ phim "bom tấn", trong đó có hai loạt phim nổi tiếng "Rambo" (4 phần) và "Rocky" (6 phần) đã trở thành một phần văn hóa của nước Mỹ.
Rõ ràng, thành công vang dội của anh bắt nguồn từ sự thật rằng, đối với anh, việc trở thành diễn viên điện ảnh là một việc bắt buộc phải làm và không thể khác được. Anh thật lòng tin rằng một khi có đủ quyết tâm để làm một việc gì đó thì bao giờ ta cũng có cách!
ƯỚC MUỐN CỦA BẠN LÀ "BẮT BUỘC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC"
HAY CHỈ "ĐƯỢC THÌ TỐT KHÔNG THÌ THÔI"?

Đối với hầu hết mọi người, thành công là điều họ nghĩ họ nên đạt được, mong muốn có được, nhưng rất hiếm khi là một thứ buộc phải đạt cho bằng được. Họ có thể thích giảm cân nhưng đó không phải là một việc họ phải làm bằng mọi giá. Họ cũng muốn có nhiều tiền nhưng vẫn "chẳng sao" nếu không có nhiều tiền hơn. Họ cũng muốn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình nhưng rốt cuộc họ vẫn "sống khỏe" nếu không có trách nhiệm ấy.
Khi một điều gì đó chỉ đơn giản là "nên có" thay vì "phải có", con người sẽ khó đạt được nó, bởi vì bao giờ họ cũng tìm cách lần lữa không chịu bắt tay vào hành động, hoặc bỏ cuộc ngay khi gặp phải trở ngại.
Những người như Sylvester Stallone, Steven Spielberg hoặc Donald Trump thành công không phải vì họ sinh ra đã có ý chí hơn người, có tính kỷ luật hơn người hay may mắn hơn những người bình thường. Điều làm nên những thành công to lớn của họ chính là nhờ họ đã biến những mục tiêu của mình thành một thứ bắt buộc phải đạt được bằng mọi cách. Với họ, "được thì tốt, không được thì thôi" là một điều không thể chấp nhận được.
Bây giờ, tôi xin phép hỏi bạn một câu hỏi quan trọng.
Những giấc mơ và mục tiêu của bạn có phải là "bắt buộc" đối với bạn, hay chỉ đơn thuần là những ước muốn bâng quơ mơ hồ, và bạn vẫn sẽ "sống khỏe" nếu không đạt được nó? Có khi nào bạn thật sự quyết tâm làm một điều gì đó cho bằng được, hay bạn chỉ đơn giản phủi tay bỏ cuộc và nghĩ ra rất nhiều lý do để biện minh cho việc đó?
NHỮNG THÀNH TỰU BẠN ĐẠT ĐƯỢC ĐỀU LÀ NHỮNG ĐIỀU "BẮT BUỘC" ĐỐI VỚI BẠN
Cho nên, nếu đến nay bạn chưa từng đạt được bất cứ thành tựu nào đáng kể, thì đó là do chưa có điều gì trong đời được bạn xem là "buộc phải đạt được".
Bạn đã bao giờ trì hoãn những việc quan trọng mà bạn phải làm chưa? Tôi tin là bạn đã từng làm như thế. Tuy vậy, rốt cuộc rồi bạn cũng buộc phải cố gắng hết sức để thực hiện hay hoàn thành những việc đó. Ví dụ những việc như: viết bản báo cáo, chuẩn bị bài thuyết trình, chuẩn bị cho kỳ thi, điền bảng kê khai thuế thu nhập cá nhân,... Lần lữa mãi rồi một ngày, bạn cũng phải làm xong bản báo cáo, hoàn tất bản kê khai thuế, bắt đầu ôn thi hay chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình. Đơn giản bởi vì bạn không thể không làm những việc đó khi đã đến hạn chót.
Tôi muốn bạn viết ra năm mục tiêu hoặc nhiệm vụ mà bạn đã trì hoãn nhưng cuối cùng cũng thực hiện được.
1................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
2................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
3................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
4................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
5................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Vậy cuối cùng "động lực" nào đã khiến bạn làm được những việc đó? Rõ ràng có phải là vì tất cả chúng đều đã đi vào giai đoạn "nguy hiểm" và trở thành điều "buộc phải làm" đối với bạn không? Bạn phải làm bản báo cáo đó nếu không muốn bị mất hợp đồng hoặc bị sa thải. Bạn phải điền bản kê khai thuế thu nhập cá nhân nếu không muốn bị pháp luật trừng phạt. Bạn phải ôn thi vì bạn không muốn "thi rớt".
Thật không may, đa số chúng ta chỉ cố công làm một điều gì đó khi nó bắt đầu ảnh hưởng hoặc "đe dọa" chúng ta. Vì thế, đa số mọi người sống một cuộc sống tầm thường nhàn nhạt như biết bao người khác. Bởi vì sống một cuộc sống thành công rực rỡ không bao giờ là điều bắt buộc, cho nên hầu hết chúng ta không có đủ quyết tâm để hành động kiên định và làm nên những điều kỳ diệu.
Bây giờ, xin bạn hãy nghĩ đến tất cả những việc to lớn bạn luôn muốn làm và hoàn thành nhưng lại chưa bao giờ có đủ quyết tâm để theo đến cùng. Hãy nghĩ về tất cả những ước mơ "bị lãng quên" của bạn, và hãy nghĩ đến một cuộc sống cũng có thể nhanh chóng bị lãng quên của bạn.
Hãy thành thật với chính mình. Đối với bạn, những mơ ước "bị lãng quên" đó có phải là điều bạn bắt buộc phải đạt được, hay chỉ là điều bạn mong muốn có được nhưng không có dũng khí để phấn đấu và biến nó thành hiện thực?
Tôi đề nghị bạn viết ra năm mục tiêu hoặc nhiệm vụ mà bạn đã "lãng quên" cho đến thời điểm này.
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Khi bạn nhìn vào danh sách trên, bạn sẽ phát hiện một chân lý hiển nhiên: Điều khiến bạn cứ mãi trì hoãn, hoặc thậm chí lãng quên những mơ ước hoặc nhiệm vụ của mình là bởi vì chúng chưa trở thành điều bắt buộc đối với bạn. Và bởi vì chúng không phải là điều bắt buộc, bạn chọn việc xếp chúng rất thấp trong danh sách những việc bạn sẽ làm.
Vậy thì làm cách nào để bạn có thể biến những mơ ước đó thành điều bắt buộc để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn? Chỉ có một cách là bạn phải nâng cao "Ngưỡng Chấp Nhận
" của mình.
KHÔNG PHẢI NHỮNG GÌ BẠN MONG MUỐN, MÀ CHÍNH NHỮNG GÌ BẠN SẴN SÀNG CHẤP NHẬN QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BẠN
Tất thảy chúng ta ai cũng có những ước mơ cháy bỏng mà ta mong muốn đạt được trong đời. Những giấc mơ này thành hình thông qua việc chúng ta biết đến những người thành công rực rỡ trong cuộc sống. Họ là những người truyền cảm hứng cho chúng ta. Ví dụ: Khi biết về cuộc sống thoải mái của một triệu phú, chúng ta có thể mơ rằng mỗi tháng ta kiếm được 10.000 đô, đi chiếc xe hơi trị giá 150.000 đô, và ở ngôi biệt thự trị giá 2 triệu đô. Cùng lúc đó, dựa trên những niềm tin riêng của mỗi người, chúng ta ai cũng có cái mà tôi gọi là Ngưỡng Chấp Nhận.
Ngưỡng Chấp Nhận của một người nghĩa là, mặc dù bạn có thể mơ kiếm được 10.000 đô mỗi tháng, bạn vẫn vui lòng chấp nhận việc chỉ làm ra 500 đô mỗi tháng mà thôi. Có thể bạn thích sống trong một dinh thự trị giá triệu đô, nhưng khi phải sống trong một căn hộ nhỏ bé khiêm tốn thì bạn cũng thấy không hề gì. Hay dù bạn thích có cân nặng lý tưởng là 65 kg thì bạn vẫn vui vẻ sống cuộc đời của một người cân nặng 85 kg.
Cách chúng ta nhìn nhận bản thân như thế nào chính là yếu tố quyết định Ngưỡng Kỳ Vọng và Ngưỡng Chấp Nhận của chúng ta trong cuộc sống.
Bạn có muốn thử đoán xem chúng ta sẽ sống "gần" mức nào hơn không? Đúng thế! Chúng ta bao giờ cũng ở rất gần với Ngưỡng Chấp Nhận.
Bạn có thể đề ra mục tiêu kiếm được 10.000 đô nhưng nếu bạn vui lòng chấp thuận con số 500 đô, thì khoảng 500 đô là con số bạn sẽ thật sự kiếm được hàng tháng. Tại sao ư? Bởi vì 500 đô là Ngưỡng Chấp Nhận và là cái bạn buộc lòng phải đạt được.
Bạn sẽ không cho phép bản thân mình chấp nhận một cái gì dưới Ngưỡng Chấp Nhận của bạn, bởi vì đối với bạn, đó là mức tối thiểu. Nó cũng chính là mức chịu đựng
của bạn, bởi vì khi bạn bị rơi xuống thấp hơn Ngưỡng Chấp Nhận của mình, bạn sẽ phát hoảng và bắt đầu làm việc tích cực và sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để giúp bản thân quay lại trên Ngưỡng Chấp Nhận. Dĩ nhiên, một khi bạn đã hạ quyết tâm làm bất cứ việc gì thì bạn sẽ đạt được điều đó.
Vậy chắc bạn cũng đã đoán ra rằng, những người kiếm được 10.000 đô mỗi tháng là những người mà 10.000 đô là Ngưỡng Chấp Nhận của họ. Đó là con số mà họ tin là họ xứng đáng được nhận, và sẽ cảm thấy không thể chấp nhận hoặc rất khó chịu với bất cứ con số nào thấp hơn. Họ sẽ không bao giờ chấp nhận 5.000 đô hay thậm chí 9.000 đô mỗi tháng. Họ sẽ làm bất cứ điều gì cần làm để đạt được Ngưỡng Chấp Nhận mà họ tin là mình xứng đáng
Donald Trump
, tỷ phú và là ông vua trong lĩnh vực bất động sản, trong suốt đời mình đã không chấp nhận đứng sau bất cứ người nào. Chính khẩu hiệu "Tôi phải là người số một" đã thúc đẩy ông trở thành người giỏi nhất hoặc ít nhất thì cũng là người đặc biệt nhất, nổi tiếng nhất trong lĩnh vực của mình.
Jack Welch
- vị tổng giám đốc huyền thoại của General Electric (GE) - không bao giờ chấp nhận bất cứ công ty nào nằm dưới cây gậy chỉ huy của ông mà không phải là số một hoặc tệ lắm là số hai trong phân khúc thị trường của nó. Đó là lý do tại sao cả 300 công ty con của GE đều là những công ty dẫn đầu thị trường trong nhiều năm liền.
Người ta thường nghe nói rằng câu cửa miệng của Tiger Woods
là, "Tham gia vào các giải làm gì nếu không phải là để giành vòng nguyệt quế?". Đó cũng là lý do tại sao anh giành được hầu hết những giải đấu gôn quốc tế và trở thành tay gôn chuyên nghiệp số một thế giới.
ĐỂ THÀNH CÔNG, BẠN PHẢI NÂNG CAO "NGƯỠNG CHẤP NHẬN" CỦA MÌNH
Trừ phi bạn nâng cao Ngưỡng Chấp Nhận của mình, bằng không bạn sẽ không bao giờ làm những việc cần làm để đạt đến mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu muốn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn cần phải nâng cao mức thu nhập thấp nhất mỗi tháng mà bạn sẵn lòng chấp nhận.
Tuy nhiên, muốn thay đổi Ngưỡng Chấp Nhận của mình, trước hết bạn phải hiểu những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến Ngưỡng Chấp Nhận của bạn? Tại sao có những người sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống dựa trên mức thu nhập 500 đô/tháng, trong khi lại có những người nếu không phải con số cao gấp 20 lần mức đó thì họ không đời nào chấp nhận?
Nhìn chung, những chuẩn mực mà bạn đề ra cho bản thân xuất phát từ gia đình, bạn bè và môi trường sống của bạn. Những người mà bạn gần gũi sẽ vô tình "gợi ý" cho bạn về các chuẩn mực mà bạn dựa vào đó làm tiêu chí cho mình. Những nghiên cứu thực tế cho biết, thông thường một người sẽ kiếm được trên dưới 10% so với thu nhập trung bình của 10 người họ thường giao du hoặc làm việc cùng.
Về phần mình, tôi đã quyết định ngay từ lúc còn rất trẻ rằng tôi sẽ là một ngoại lệ... bởi vì tôi luôn mong muốn sống một cuộc đời thành công. Trong khi hầu hết bạn học của tôi ở trường Đại Học Quốc gia Singapore đưa ra Ngưỡng Chấp Nhận của họ là kiếm được 2.000 đô/tháng (đó là mức lương trung bình của những cử nhân mới ra trường ở Singapore), còn tôi thì tôi đã sớm xác định rằng, tôi nhất định phải kiếm được ít nhất là 10.000 đô/tháng.
Đối với tôi đó là điều bắt buộc dựa trên những gì mà tôi mong muốn có được, bởi vì 10.000 đô/tháng là mức tối thiểu tôi cần có để sắm cho mình một chiếc xe thể thao, tậu cho mình một căn hộ và có một số dư đủ để tôi đầu tư cho tương lai.
Ngưỡng Chấp Nhận cao như vậy đã buộc tôi phải suy nghĩ sáng tạo và hành động kiên định. Tôi biết sau khi tốt nghiệp mình không thể đi theo con đường thông thường là gửi hồ sơ xin việc đi khắp nơi để tìm một công việc nho nhỏ như những người khác.
Tại sao ư? Bởi vì chẳng có ai dại dột đến mức trả cho một sinh viên chân ướt chân ráo mới ra trường mức lương 10.000 đô/tháng cả! Vì vậy, trong suốt những năm học đại học, tôi đã không ngừng cải thiện các kỹ năng sống và làm việc của mình thông qua các khóa huấn luyện trong và ngoài nước (mà tôi tự bỏ tiền dành dụm và làm thêm ra để tham dự). Ngoài ra, tôi cũng mua rất nhiều sách hay và đọc "như điên". Không chỉ đầu tư vào kiến thức của mình, tôi còn đầu tư vào kinh nghiệm sống bằng cách bắt đầu kinh doanh trong khi vẫn còn là sinh viên. Thậm chí đôi khi tôi còn đi làm không công cho những công ty mà tôi muốn học nghề của họ. Tất cả những việc tôi làm đều nhắm đến một mục tiêu duy nhất là tự nâng cao giá trị của mình (về kiến thức lẫn kinh nghiệm) để có thể xứng đáng với mức thu nhập cao như vậy. Chẳng bao lâu sau, tôi đã thật sự kiếm được mức thu nhập hàng tháng mà tôi tự đề ra cho mình. Đó là chưa kể từ khi trở thành sinh viên năm thứ 3 đại học, tôi đã không cần phải làm phiền cha mẹ bỏ tiền nuôi tôi ăn học nữa.
CÓ PHẢI BẠN ĐANG MẮC KẸT GIỮA HAI NGƯỠNG CỦA MÌNH?
Tôi có một người bạn tên J (viết tắt), anh làm việc cho một công ty đa quốc gia và kiếm được kha khá tiền với một công việc khiến hầu hết mọi người phải ghen tỵ. Ấy thế mà mỗi khi chúng tôi gặp nhau, anh bao giờ cũng ca thán về việc mình ngán ngẩm ra sao khi phải làm việc cho người khác, và rằng anh muốn mở kinh doanh riêng như thế nào và sống giấc mơ của mình ra sao.
"Tôi ước có được sự tự do tự tại như anh", "Tôi ước mình có thể kiếm được nhiều tiền như anh"
,... anh thường bảo tôi như thế. Còn tôi thì khuyến khích anh: "Thế thì sao anh không thực hiện điều đó đi! Bắt tay vào hành động đi!".
Nhưng câu trả lời của anh thường là, "Ừ, cũng không bao lâu nữa đâu", "Đợi mấy đứa nhỏ nhà tôi lớn chút đã". Nói vậy nhưng anh gần như chẳng làm gì hết và mỗi khi chúng tôi gặp nhau, anh lại ca lại bài ca muôn thuở đó.
Thật ra, J cũng chỉ giống như đa số mọi người thôi. Họ không vui với hoàn cảnh hiện tại bởi vì những thứ mà họ đang có là dưới Ngưỡng Kỳ Vọng và tiềm năng của họ. Tuy vậy, họ vẫn ở trên Ngưỡng Chấp Nhận, cho nên sự "không vui" ấy không nhức nhối đến mức khiến họ phải làm bất cứ việc gì để thay đổi hoàn cảnh của mình. Kết quả là họ bị kẹt lưng chừng giữa Ngưỡng Kỳ Vọng và Ngưỡng Chấp Nhận của chính bản thân, hay giữa những mơ ước hoài bão to lớn và những điều cơ bản tầm thường. Chính vì thế, họ không ngừng có cảm giác mình là kẻ khốn khổ.
CẢM GIÁC "KHÔNG THỎA MÃN" VÀ "ĐẦY CẢM HỨNG" THÚC ĐẨY BẠN TIẾN LÊN
Nếu bạn muốn đạt được những thành công to lớn, việc vạch ra mục tiêu của mình vẫn chưa đủ. Mục tiêu chỉ là hướng mà bạn nhắm tới hoặc mơ ước của bạn chứ bản thân nó không hẳn là điều gì bắt buộc.
Việc bạn cần làm là nâng cao tiêu chuẩn (hay Ngưỡng Chấp Nhận) của bản thân. Và cách giúp bạn nâng cao những tiêu chuẩn ấy chính là bạn phải có cảm giác "chưa thỏa mãn" (một cách tích cực). Tôi phát hiện ra cách tốt nhất để có được cảm giác "chưa thỏa mãn" ấy là đọc sách về những người thành công hơn bạn, cũng như giao du với những người thành công hơn bạn. Họ là những người có Ngưỡng Chấp Nhận cao hơn bạn rất nhiều, và khi bạn giao du với họ, bạn buộc lòng phải nâng Ngưỡng Chấp Nhận của mình lên.
Khi tôi kiếm được một triệu đô đầu tiên ở tuổi 26 (9 năm về trước), và tiếp tục kiếm được nửa triệu đô ở mỗi năm tiếp theo, tôi bắt đầu có cảm giác mãn nguyện về bản thân. Đó là vì tôi so sánh mình với những người bạn học ngày xưa, những người đã bị tôi bỏ lại rất xa phía sau. Điều mà tôi không nhận ra là tôi bắt đầu có cảm giác no đủ của một kẻ sớm tự mãn với mình và ngừng rèn luyện bản thân. Tôi thấy cuộc sống dường như chẳng hứa hẹn bất kỳ thách thức nào đối với mình, và tôi cảm thấy như thể mình đã mất đi động lực vươn lên.
Để đánh thức mình khỏi ngủ quên trên chiến thắng, tôi bắt đầu vạch ra những tiêu chuẩn cao hơn. Đầu tiên tôi còn cảm thấy hào hứng trong các bước đi đó nhưng chẳng bao lâu sau, tôi không còn động cơ để vươn tới những chuẩn mực cao hơn nữa. Tôi đề ra mục tiêu viết những quyển sách mới, mở những công ty mới, nhưng tôi cứ trì hoãn mãi và cuối cùng thì bỏ cuộc. Đó là dấu hiệu giúp tôi nhận ra rằng, tôi đã an tâm chấp nhận hiện trạng của mình. Tôi có thể "sống quá khỏe" với những gì mình đang có trong tay bởi vì tôi đã vượt lên trước rất xa trong cuộc đua với những người đồng trang lứa. Tôi cảm thấy thỏa mãn và chính điều đó đã ngăn cản tôi không gặt há
i thêm những thành quả mới.
BẤT THÌNH LÌNH, TÔI THẤY MÌNH BÉ NHỎ...
Thế rồi tôi được mời gia nhập vào Young Entrepreneurs Organization (YEO) - Hội Doanh Nhân Trẻ. Đó là một tổ chức toàn cầu mở rộng cửa kết nạp các thành viên là doanh nhân U40 kiếm được trên một triệu đô mỗi năm. Mặc dù tôi là thành viên trẻ nhất trong YEO và hầu hết những thành viên khác đều lớn hơn tôi trên dưới 10 tuổi, tôi bất thình lình mất đi cảm giác tự thỏa mãn.
Tôi đã tưởng đâu mình là người thành công và giàu có... cho đến khi tôi gặp nhiều thành viên có quy mô kinh doanh lớn hơn công ty của tôi gấp 10 lần và là những người mà thành tích đạt được khiến tôi phải kính nể. Họ kiếm được từ 10 triệu đến 20 triệu đô qua việc bán cổ phiếu họ nắm giữ trong những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Bất thình lình tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé so với những con người này. Chính nhờ điều đó, trong tôi lại tuôn chảy nguồn cảm hứng dạt dào thuở nào. Nó thúc giục tôi tiếp tục giao du nhiều hơn nữa với những doanh nhân trẻ tuổi thành đạt nhất của hội, và nhờ vậy họ khiến tôi không còn cảm giác tự mãn nữa.
Đó là thời điểm có tính bước ngoặt đối với tôi. Sống trong cảm giác không thỏa mãn ấy, tôi bắt đầu thật sự nâng cao tiêu chuẩn của mình. Tôi vạch ra Ngưỡng Chấp Nhận mới cao hơn rất nhiều. Trong vòng một đêm tôi đã có được điều buộc phải làm, đó là mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng mức lợi nhuận của công ty, vạch ra những kế hoạch chinh phục thị trường toàn cầu và đưa công ty lên tầm vóc có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nếu các thành viên của YEO làm được điều đó thì tại sao tôi lại không?
Ngay sau khi tôi thật sự nâng cao được Ngưỡng Chấp Nhận của mình, tôi lập tức lại có động lực để tiếp tục không ngừng học hỏi và phấn đấu trong cuộc sống.
NGƯỠNG KỲ VỌNG VÀ NGƯỠNG CHẤP NHẬN CỦA BẠN LÀ GÌ?
Nếu thành thật với chính mình thì Ngưỡng Kỳ Vọng và Ngưỡng Chấp Nhận ở những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của bạn là gì? Hãy dành thời gian suy nghĩ về vấn đề này và viết ra những suy nghĩ ấy. Bài tập này được thiết kế để giúp bạn nâng cao tiêu chuẩn cá nhân sao cho thành công trong cuộc sống thật sự trở thành ưu tiên hàng đầu của bạn.
Ngưỡng Kỳ Vọng của bạn
Mức thu nhập:
Mức thu nhập mà bạn kỳ vọng là bao nhiêu?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Lối sống:
Lối sống lý tưởng nhất đối với bạn là như thế nào?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Sức khỏe:
Bạn muốn sức khỏe lý tưởng, cân nặng lý tưởng, thể hình lý tưởng ra sao?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Sự nghiệp:
Bạn muốn đạt được những thành tựu to lớn vĩ đại nào trong bước đường sự nghiệp hoặc trong kinh doanh?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Các mối quan hệ cá nhân:
Bạn muốn nuôi dưỡng những mối quan hệ với bạn bè và gia đình một cách toàn vẹn như thế nào?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Ngưỡng Chấp Nhận của bạn
Mức thu nhập:
Mức thu nhập mà bạn chấp nhận được là bao nhiêu?
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Lối sống:
Lối sống chấp nhận được đối với bạn là như thế nào?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Sức khỏe:
Bạn muốn có sức khỏe, cân nặng, thể hình chấp nhận được ra sao?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Sự nghiệp:
Những gì là chấp nhận được đối với bạn trong bước đường sự nghiệp hoặc trong kinh doanh?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Các mối quan hệ cá nhân:
Những mối quan hệ với bạn bè và gia đình mà bạn chấp nhận được là như thế nào?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Suy ngẫm
: Bạn có nhận thấy sự khác biệt rất lớn giữa những gì bạn kỳ vọng và những gì bạn chấp nhận không? Khi nghĩ về điều đó, có phải bạn bắt đầu nhận ra rằng cuộc sống của bạn chính là kết quả của Ngưỡng Chấp Nhận mà bạn đề ra cho mình?
Môi trường xã hội mà bạn sống góp phần quyết định các tiêu chuẩn của bạn
Như trong phần trước đã bàn, niềm tin mà bạn có về những tiêu chuẩn mà bạn chấp nhận được bị ảnh hưởng trực tiếp từ những người bạn có mối quan hệ, giao du hoặc làm việc cùng. Họ có khuynh hướng vô tình góp phần quyết định các tiêu chuẩn của bạn. Hãy cùng thử xem điều này đúng không nhé. Tôi cần bạn kể tên năm người mà bạn gặp thường xuyên nhất, nói chuyện hoặc làm việc với họ nhiều nhất, và kê ra mức thu nhập mà bạn ước tính họ đang có.
Tên người
Mức thu nhập ước tính
1
2
3
4
5
Mức thu nhập trung bình của họ có khá gần với thu nhập của bạn không? Đây phải chăng là một sự tr
ùng hợp ngẫu nhiên?
Điều tương tự cũng xảy ra với những lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn như sự nghiệp, lối sống, sức khỏe, các mối quan hệ,...
Dĩ nhiên, tôi hoàn toàn không có ý định bảo bạn phải gạt bỏ những người bạn đã ở bên bạn bao nhiêu năm nay và là những người bạn thật sự quý mến. Điều mà tôi muốn nói là, nếu bạn muốn vươn mình cao hơn để nâng Ngưỡng Chấp Nhận của bạn lên, thì bạn cũng cần đầu tư thời gian cho những người có thể thúc đẩy bạn tiến lên phía trước, những người không ngừng nâng cao tiêu chuẩn của mình. Và cũng chính họ là những người sẽ truyền cảm hứng thay đổi cho bạn, khiến bạn không còn thỏa mãn với sự trung bình của mình nữa.
Hãy nghĩ về điều này.
Nếu bạn là vận động viên quần vợt và bạn luôn đấu với những người chơi xấp xỉ bạn, thì bạn có thể cải thiện trình độ của mình không? Cũng có thể, nhưng chắc chắn sẽ rất chậm và đôi khi sự tiến bộ là không đáng kể. Ngược lại, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn luôn phải thi đấu với những tay vợt hơn bạn rất nhiều? Chắc chắn là bạn sẽ không ít lần ngậm ngùi vì thua họ, nhưng điều đó cũng đồng thời khiến bạn phải tìm đủ mọi cách nâng cao trình độ của mình nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thế là chỉ sau vài tháng liên tục chơi với những người giỏi hơn, trình độ của bạn sẽ được nâng lên một đẳng cấp mới. Điều này cũng đúng với tất cả những lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn. Bạn cần dành thời gian với những người thành đạt trong lĩnh vực mà bạn mong muốn thành công. Đó là cách khiến bạn buộc phải tự phát triển và nâng cấp bản thân mình nhanh chóng từng ngày.
Nâng cao Ngưỡng Kỳ Vọng và Ngưỡng Chấp Nhận của mình
Cuối cùng, bạn đã sẵn sàng nâng cao các tiêu chuẩn của mình chưa? Tôi cần bạn dành thời gian viết ra:
- Những tiêu chuẩn mới mà bạn đề ra cho mình.
- Những việc bạn sẽ làm để biến chúng thành điều bắt buộc?
- Nghĩ ra ba người mà bạn muốn dành nhiều thời gian với họ bởi vì họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn cũng như khiến bạn cảm thấy không còn thỏa mãn với sự trung bình của mình nữa.
Mức thu nhập:
Bạn cần bao nhiêu tiền để thật sự sống thoải mái? Kể tên ba người mà bạn muốn dành nhiều thời gian ở bên họ.
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Lối sống:
Bạn muốn sống như thế nào? (Đó không nhất thiết phải là một cuộc sống hào nhoáng. Có người thích lối sống đơn giản nhưng độc lập về tài chính). Kể tên ba người mà bạn muốn dành nhiều thời gian ở bên họ.
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Sức khỏe:
Bạn muốn mình cân nặng bao nhiêu? Bạn phải có một cơ thể khỏe mạnh như thế nào?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Sự nghiệp:
Bạn cần mức độ thăng tiến như thế nào trên con đường sự nghiệp và kinh doanh?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Các mối quan hệ cá nhân:
Kiểu và chất lượng các mối quan hệ gia đình, bạn bè mà bạn nhất định phải đạt được là gì?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
ĐẶT MÌNH VÀO THẾ PHẢI HÀNH ĐỘNG!
Bây giờ khi bạn đã có cả một danh sách những tiêu chuẩn mới của mình, tôi sẽ giới thiệu với bạn một chiến lược để đảm bảo rằng bạn sẽ thành công với những tiêu chuẩn mới. Bí quyết rất đơn giản, hãy đặt mình vào tình thế không có đường thoái lui. Nói cách khác, hãy đặt mình vào tình huống mà bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hành động để đi đến thành công!
Khi não của bạn có cơ hội lựa chọn làm ngay hay trì hoãn một việc gì đó, nó bao giờ cũng theo quán tính mà hướng bạn về phía con đường dễ dàng không phải gắng sức. Nhưng khi bạn không còn lựa chọn gì khác ngoài việc phải xắn tay áo lên làm đến cùng, bao giờ bạn cũng sẽ tìm ra cách để thành công!
Nhiều vĩ nhân đã tạo ra được những kỳ tích, đơn giản chỉ vì họ không còn lựa chọn nào khác. Họ đã đặt tất cả những gì mình có vào một cửa.
Ở độ tuổi 44, Leo Burnett thành lập một công ty nhỏ mà sau này trở thành một trong những công ty quảng cáo hàng đầu thế giới. Ông bắt đầu công việc kinh doanh của mình vào năm 1935 giữa cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất trong lịch sử. Và để kinh doanh, ông đã phải sử dụng toàn bộ số tiền bảo hiểm nhân thọ của mình, cầm cố nhà mình và bỏ ra tất cả số tiền dành dụm được. Đó là cách mà Burnett đặt mình vào thế phải hành động. Và chính vì thế, ông hiểu rất rõ ràng, ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thành công. Một khi thành công trở thành điều bắt buộc và thất bại là không thể chấp nhận được, Burnett đã thật sự làm hết sức mình để xây dựng và phát triển công ty của ông trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới với doanh thu hàng trăm triệu đô mỗi năm.
Khi Richard Branson bị phát hiện là buôn bán trong thị trường nội địa Luân Đôn những đĩa nhạc đáng lý ra chỉ được dùng cho xuất khẩu, ông bị kết án là gian lận và phải đóng tiền phạt. Tuy nhiên, bởi gần như hoàn toàn trắng tay, Richard có nguy cơ phải ngồi tù vì không có tiền đóng phạt. Cách duy nhất để thoát khỏi việc ngồi tù là ông phải tìm cách phát triển công việc kinh doanh của mình thật nhanh chóng... trong vòng vài tháng. Thay vì hoảng loạn, ông quyết tâm làm lại từ đầu bằng cách... mở thêm các cửa hàng bán đĩa nhạc. Rốt cuộc, thành ra "nhu cầu" không phải ngồi tù của Richard đã biến thành động lực to lớn đặt ông vào thế phải hành động và phải đạt được kết quả một cách nhanh chóng. Chính việc này đã tạo tiền đề cho Richard giữ đà phát triển kinh doanh và rồi trở thành một trong những nhà kinh doanh giàu có nhất nước Anh. Richard Branson không ai khác hơn chính là ông chủ của Virgin Airlines nổi tiếng.
BẮT ĐẦU ĐẶT BẢN THÂN BẠN VÀO THẾ PHẢI HÀNH ĐỘNG NGAY BÂY GIỜ
Câu hỏi đặt ra là:
làm thế nào để chúng ta có thể đặt mình vào thế phải hành động? Một trong những cách hay là báo cho "cả thế giới" biết về những mục tiêu to lớn của bạn. Hoặc tốt hơn là khiến một số người khác tham gia vào quá trình vươn tới thành công của bạn. Hoặc bỏ ra một số tiền đầu tư nho nhỏ nhưng đủ để bạn cảm thấy "đau lòng" nếu bạn không cố gắng tận dụng số tiền đó. Trong những hoàn cảnh như thế, não bộ của bạn "tự nhiên" sẽ bắt đầu "hoạt động" một cách nghiêm túc.
Khi tôi chia sẻ với người khác cách làm này, nhiều người lập tức "co vòi" và không dám thể hiện quyết tâm của mình ở mức cao như thế. Rõ ràng, nếu bạn không dám làm những điều như trên, bạn cũng không thật sự quyết tâm 100% ngay từ đầu. Cho nên, nếu bạn thật sự quyết chí thành công, hãy đặt bản thân mình vào thế buộc phải hành động.
TÔI ĐẶT MÌNH VÀO TÌNH THẾ KHÔNG THỂ THOÁI LUI HẾT LẦN NÀY ĐẾN LẦN KHÁC
Một trong những lý do giúp tôi có động lực mạnh mẽ để đạt được nhiều thành tựu như vậy là vì tôi thường xuyên tuyên bố những việc mình sẽ làm với những người mà tôi biết, và đặt mình vào tình thế chỉ có một cách là tiếp tục tiến bước. Khi tôi quyết định viết quyển sách đầu tay ("Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!
"), do vẫn vừa phải đi học vừa phải kinh doanh, tôi có khối lý do để trì hoãn từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, và bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế, trước khi bắt đầu đặt bút viết, tôi tìm đến tất cả những nhà xuất bản hàng đầu trong nước và nói với họ rằng tôi sẽ có bản thảo cho họ trong vòng 6 tháng tới.
Tôi cũng đi một vòng đến gặp các bạn bè thân hữu và bảo họ hãy đón đọc quyển sách của tôi vì nó sẽ xuất hiện sớm. Giây phút mà tôi loan báo cho cả bàn dân thiên hạ biết ý định của mình cũng là lúc tôi chặn hết đường
rút lui của bản thân. Tôi sẽ hoàn toàn mất thể diện nếu tôi không làm được những gì mình nói. Thành ra, ý định viết quyển sách đầu tay của tôi trở thành việc dù thế nào cũng phải làm được và làm tốt. Và chính sự "bắt buộc" đó đã thúc đẩy tôi hoàn thành quyển sách ấy ngay khi tôi vẫn còn đang ngồi trên ghế giảng đường đại học.
Rõ ràng, một trong những lý do chính để quyển sách nói trên được ra đời chính là vì tôi đã đặt mình vào tình thế không thể làm khác được và biến ý định đó thành việc phải làm. Hơn hai năm trước, tôi cũng đặt mục tiêu viết quyển sách mà bạn đang cầm trên tay đây. Tôi bụng bảo dạ là mình sẽ hoàn thành quyển sách này trong vòng một năm. Do lịch làm việc của tôi luôn dày đặc nên tôi nhủ lòng, bất cứ khi nào có thời gian rảnh sẽ tận dụng để viết một ít. Thế là dường như bao giờ cũng có những việc cấp bách hơn khiến tôi không thể thật sự tập trung vào viết quyển sách.
Một năm sau, tôi mới chỉ hoàn thành một chương trong tổng số 11 chương sách. Thế rồi một hôm đồng nghiệp của tôi ghé thăm nhà và bảo tôi rằng: "Adam à, lý do mà cậu không hoàn thành mục tiêu đề ra là vì nó không phải là việc buộc phải làm đối với cậu. Trừ khi cậu biến nó thành điều bắt buộc không thể khác được, bằng không cậu đừng hy vọng có thể viết xong quyển sách này". Tôi biết bạn mình nói đúng, và tôi lại một lần nữa lập tức đặt mình vào hoàn cảnh không còn đường rút.
Thế là tôi bảo nhân viên của mình in trong tất cả các mẫu quảng cáo của công ty rằng, một quyển sách mới sẽ ra mắt độc giả trong vòng 12 tháng tới, và phát mẫu quảng cáo cho tất cả khách hàng tiềm năng. Như thế, tôi không còn lựa chọn nào khác là buộc phải tìm ra thời gian để ngồi xuống viết quyển sách. Cũng chính vì lý do đó mà lần này quyển sách được phát hành đúng như dự định.
Vậy bạn sẽ làm gì để chặn tất cả đường rút của mình? Chẳng hạn nếu bạn muốn giảm cân nhưng bao giờ cũng viện cớ trì hoãn không thực hiện, thì nay bạn sẽ làm gì để biến mong muốn đó thành điều bắt buộc? Bạn có dám vứt đi tất cả số váy áo cũ trừ một số cái cần thiết và mua hẳn một tủ quần áo mới có số đo nhỏ hơn ba số không? Bạn có dám làm một cuộc "họp báo" để thông báo với tất cả mọi người trong gia đình và bạn bè biết về mục tiêu của mình? Như vậy, bạn đã đặt mình vào tình thế vừa mất mặt vừa mất tiền nếu bạn bỏ cuộc giữa chừng. Và như thế, ngạc nhiên thay, bạn tự nhiên sẽ có nguồn động lực mạnh mẽ để hoàn thành mục tiêu của mình.
Ý tưởng chính ở đây là bạn phải biết đặt mình vào hoàn cảnh khiến bạn cảm thấy việc bỏ cuộc là hết sức "đau đớn, khó khăn" so với việc kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. Bạn có sẵn sàng đưa ra một cam kết mạnh mẽ và cương quyết cho mục tiêu của mình hay chưa? Bạn đã sẵn sàng trong tâm thế nghiêm túc và bắt đầu nạp "động lực" cho những ước mơ của mình chưa?
Nếu bạn đã sẵn sàng, tôi muốn bạn viết ra 5 mục tiêu hoặc nhiệm vụ mà bạn cứ trì hoãn mãi chưa làm. Với mỗi mục tiêu hay nhiệm vụ ấy, nêu ít nhất hai giải pháp giúp bạn đặt mình vào tình thế buộc phải làm để đạt cho bằng được. Và bạn hãy làm việc đó ngay bây giờ.
Những mục tiêu tôi phải đạt được và cách tôi sẽ biến chúng thành điều bắt buộc
1........................................................................................................................................................................................................................................................................
2........................................................................................................................................................................................................................................................................
3........................................................................................................................................................................................................................................................................
4........................................................................................................................................................................................................................................................................
5........................................................................................................................................................................................................................................................................
SỬ DỤNG NGÔN TỪ MẠNH MẼ
Bằng cách lắng nghe "khẩu khí" của những người chung quanh, bạn có thể đoán được mức độ quyết tâm của họ trong việc tiến hành một việc gì đó. Bạn có thể cảm nhận được sức mạnh hay tính thuyết phục ẩn sau những điều người ta nói. Và bạn cũng có thể đoán được ngay, người nào cuối cùng sẽ thành công còn người nào thì không.
Chẳng hạn nếu có một người nói, "Tôi mong có thể hoàn thành việc này trong ngày hôm nay", còn một người khác lại nói, "Tôi phải làm xong việc này trong ngày hôm nay", thì ai là người bạn sẽ tin tưởng hơn?
Cách mà bạn sử dụng ngôn từ thật sự ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc của bạn. Nếu bạn chú ý và chịu khó tìm hiểu về những nhà lãnh đạo tài năng và có ảnh hưởng lớn như cố mục sư Martin Luther King, ông Lý Quang Diệu (người đã đưa Singapore từ một nước nhỏ nghèo nàn thành một quốc gia thịnh vượng chỉ sau một thời gian ngắn), hay cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, bạn sẽ thấy họ thường dùng những từ ngữ mạnh mẽ như "phải", "cần phải", "buộc phải",... trong những bài diễn văn của mình thay vì những từ ngữ như "thích được", "mong muốn", "mong có thể", "hy vọng có thể",...
Tương tự, những từ ngữ mà bạn dùng sẽ có tác động đến cách bạn suy nghĩ và hành động. Khi bạn dùng những từ như "thích được", "mong muốn", "mong có thể", "hy vọng có thể",... bạn khó có thể cảm thấy sự thuyết phục hay một động lực to lớn nào trong đó. Những từ như thế không mang lại sức bật, cũng không khiến bạn phải hành động ngay. Kể từ đây về sau, mỗi khi bạn trì hoãn không chịu làm một việc gì mà bạn cảm thấy nên làm, hãy chú ý vào cách bạn tự nói với bản thân mình. Tôi đoán đó có thể là những câu như "Tôi ước rằng", "Tôi mong muốn", "Tôi thích được",...
Ngược lại, nếu bạn bắt đầu chú ý những điều bạn thầm nghĩ trong đầu mỗi khi bạn thật sự bắt tay vào làm một điều gì đó, bạn sẽ thấy những từ ngữ như "phải", "buộc phải", "cần phải",... được phát đi phát lại trong đầu bạn. Hãy tưởng tượng bạn lâm vào tình cảnh phải hoàn thành một bản báo cáo cho buổi thuyết trình vào sáng hôm sau mà lúc đó đã quá nửa đêm. Tôi tin rằng trong đầu bạn chỉ có một câu, "Trời ơi ... Mình phải làm ngay bây giờ!", cho dù lúc ấy đã rất khuya và cho dù bạn biết rằng bạn sẽ mất ngủ để hoàn thành nó. Hoặc giống như khi bạn ngủ quên và thốt lên, "Chết! Trễ rồi! Phải dậy ngay thôi!", và bạn lập tức bật dậy dù chỉ mới ngủ vài tiếng
Bạn thấy đấy, cách dùng từ khác nhau khơi gợi những cảm xúc khác nhau trong chúng ta. Thay vì chỉ cho phép từ "phải" xuất hiện trong đầu khi đã quá trễ, sao bạn không bắt đầu kiểm soát những ngôn từ mà bạn dùng trong đầu và cả cách nói chuyện với người khác để chúng tạo ra động lực mạnh mẽ giúp bạn hành động. Vì thế hãy bắt đầu sử dụng các từ như "phải", "buộc phải", "cần phải",... để chúng giúp bạn đạt được những điều bạn mong muốn.
Một trong những việc mà bạn phải làm để "luôn đi trước thời đại" là không ngừng phát triển bản thân mình. Làm cách nào mà bạn có thể nhanh chóng phát triển bản thân mình chỉ trong một thời gian ngắn? Hãy cùng tôi tìm hiểu bí mật đó trong chương sau bạn nhé!
Tổng kết chương
1. Hầu hết các mục tiêu mà con người đưa ra chẳng là gì khác ngoài những ước muốn nhạt nhẽo yếu ớt. Thế nên, họ bao giờ cũng tìm cớ nấn ná trong vòng thoải mái của mình và trì hoãn hành động.
2. Cách duy nhất có thể giúp bạn đạt được bất cứ điều gì mình muốn là hạ quyết tâm làm điều đó như một điều bắt buộc.
3. Khi bạn quyết tâm làm bằng được một điều gì đó, bạn nhất định sẽ tìm ra cách. Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường.
4. Ai trong chúng ta cũng có Ngưỡng Kỳ Vọng và Ngưỡng Chấp Nhận của riêng mình. Và ai cũng có xu hướng nghiêng về Ngưỡng Chấp Nhận hơn là cố gắng hướng tới Ngưỡng Kỳ Vọng.
5. Bạn phải nâng cao Ngưỡng Chấp Nhận bằng cách thiết lập mối quan hệ với những người hơn hẳn mình, dù trong việc chơi thể thao, học tập, làm cha mẹ hay trong sự nghiệp. Những người hơn hẳn bạn là những người sẽ truyền cảm hứng giúp bạn tiến lên và khiến bạn không thể ngủ quên trên vòng nguyệt quế của ngày hôm qua.
6. Bạn phải đặt mình vào tình thế không thể rút lui nếu bạn muốn đạt được một điều gì đó. Hãy làm cho cả bàn dân thiên hạ biết quyết tâm của mình và như thế bạn sẽ không còn cách nào khác ngoài việc phải thành công.
7. Ngôn từ mà bạn dùng tác động đến suy nghĩ và xúc cảm của bạn. Hãy luôn sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ như "phải", "buộc phải", "cần phải",... để chúng giúp bạn luôn ở trong tâm thế đầy động lực và sáng tạo.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:110.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh