về từ ngữ đã làm thay đổi tận căn quan niệm của cậu bé về bản thân mình như thế nào và cậu bé ngày hôm nay đã khơi nguồn tài năng của mình đến mức nào không?
Chúng ta phải rất thận trọng việc chấp nhận cái nhãn dán trên người khác, bởi khi chúng ta đã dán nhãn vào một cái gì, chúng ta sẽ tạo ra một cảm xúc tương ứng. Điều này thấy rõ nhất là trong lĩnh vực bệnh lý học. Tất cả những nghiên cứu của tôi trong khoa tâm thần miễn nhiễm học củng cố cái ý tưởng là ngôn từ mà chúng ta sử dụng tạo ra những hiệu quả sinh hóa rất mạnh. Trong một cuộc phỏng vấn với Norman Cousins, ông kể cho tôi về công việc ông đã thực hiện trong 12 năm qua với trên 2,000 bệnh nhân. Lần này qua lần khác, ông đều nhận thấy rằng ngay lúc một bệnh nhân được chuẩn đoán - nghĩa là lúc họ được dán nhãn cho các triệu chứng của họ - thì bệnh của họ lập tức trở nên tệ hơn. các nhãn như "ung thư", "xơ vữa động mạch", "đau tim" có thể làm bệnh nhân hoảng hồn dẫn tới thất vọng và suy sụp tinh thần và do đó tác hại đến khả năng của hệ miễn nhiễm của cơ thể.
Ngược lại, các nghiên cứu cũng chứng minh rằng nếu bệnh nhân được giải thoát khỏi sự suy sụp tinh thần bằng những nhãn nào đó, thì tự động hệ miễn nhiễm của họ bắt đầu hoạt động. "Ngôn từ có thể gây bệnh; ngôn từ có thể giết chết người ta". Cousins bảo tôi thế. "Vì vậy các bác sĩ khôn ngoan thường rất thận trọng khi thông báo tình trạng bệnh lý cho người bệnh".
Mới đây, tại một khóa học Hẹn hò định mệnh, chúng tôi đã chứng kiến một trường hợp hiển nhiên cho thấy sức mạnh của ngôn từ làm thay đổi tức khắc trạng thái của một con người. Một phụ nữ tham dự khóa học vừa ăn tối về, nét mặt rạng rỡ. chị kể cho chúng tôi rằng, ngay trước lúc ăn tối, chị có một tâm trạng buồn đến muốn khóc và chị đã ra khỏi phòng trong tâm trạng đó. Chị nói: "Lúc ấy tâm trí tôi ngổn ngang đủ chuyện. Tôi nghĩ rằng tôi sắp sửa khóc òa. Tôi nghĩ tôi sắp bị suy sụp. Nhưng rồi tôi tự nhủ, không đâu, không đâu, mình đang phất lên đấy chứ! Câu nói này làm tôi phì cười. rồi tôi nghĩ bụng, "không - mình đang đột phá mà!" Chỉ thay đổi một từ, nhưng ý thức được ý nghĩa của nó, chị đã thay đổi được tâm trạng của mình và thay đổi được cảm nghĩ của mình về kinh nghiệm đó.
Bây giờ đến phiên bạn. hãy thử vận may của bạn. Hãy để ý những từ bạn thường dùng, rồi thay thế bằng những từ có khả năng tạo sức mạnh cho bạn, nâng cao hay hạ thấp cường độ cảm xúc của bạn tùy theo thế nào là thích hợp. Bạn hãy bắt đầu ngay hôm nay. Hãy khởi động hiệu quả này. Hãy viết ra những từ của bạn, quyết tâm và kiên trì cho tới cùng, rồi bạn sẽ thấy sức mạnh của dụng cụ đơn sơ này! Chương 10: SỨC MẠNH CỦA NHỮNG ẨN DỤ TRONG ĐỜI SỐNG "Ẩn dụ có lẽ là một trong những tiềm năng hiệu quả nhất của con người. Hiệu quả của nó gần như là thần kỳ, và hình như nó là một dụng cụ sáng tạo mà Thượng Đế đã để sót lại trong một tạo vật của Người".
-JOSE ORTEGA Y GASSET
Ở chương trước, chúng ta đã nói các từ có sức mạnh hình thành đời sống và dẫn dắt định mệnh của chúng ta. Giờ đây, chúng ta hãy xem một số từ còn có khả năng chuyển đạt nhiều ý nghĩa hơn và có cường độ cảm xúc mãnh liệt hơn, đó là các ẩn dụ. Để hiểu thế nào là ẩn dụ, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là các ký hiệu hay biểu tượng. Điều gì tạo cho bạn ấn tượng trực tiếp hơn: : "Người có đạo" hay hình ảnh cây thập tự? Hẳn là cây thập tự có sức mạnh tạo những cảm xúc tích cực hơn. Thực chất chỉ là một chữ thập, thế nhưng nó có sức mạnh chuyển đạt một chuẩn mực và một đạo lý sống cho hàng triệu người trên trái đất này. Bây giờ bạn lấy chữ thập đó, bẻ gãy bốn đầu thành chữ thập vặn, rồi đem đối chiếu nó với chữ "Đức quốc xã". Chữ nào gây ấn tượng tiêu cực hơn cho bạn? Hẳn là chữ thập vặn dễ gây cảm xúc mạnh và trực tiếp hơn là từ "Đức quốc xã". Trong suốt lịch sử loài người, các biểu tượng luôn được sử dụng để khơi dậy phản ứng cảm xúc và hình thành thái độ của con người. Nhiều thứ có thể được dùng làm biểu tượng: hình ảnh, âm thanh, đồ vật, hành động và tất nhiên, ngôn từ. Nếu ngôn từ là những biểu tượng, thì ẩn dụ là những biểu tượng cao độ.
Vậy biểu tượng là gì? Mỗi khi chúng ta muốn cắt nghĩa hay truyền đạt một khái niệm bằng cách bảo rằng nó giống với một cái gì khác, là chúng ta đang dùng biểu tượng. Trong thực tế hai điều có thể chỉ giống nhau chút ít, thế nhưng nếu chúng ta đã quen thuộc với một điều thì chúng ta sẽ dễ hiểu điều kia. Ẩn dụ là những biểu tượng và vì thế chúng có thể tạo thành cường độ của cảm xúc nhanh và đầy đủ hơn nhiều so với những từ chúng ta quen dùng.
Ẩn dụ có thể biến đổi chúng ta ngay tức khắc.
Là người, chúng ta thường xuyên suy nghĩ và nói bằng ẩn dụ. Khi chúng ta nói, "tôi mở cờ trong bụng", người ta hiểu ngay chúng ta đang có điều gì rất phấn khởi. "Tôi đi guốc trong bụng anh", "túm thằng có tóc chứ không bắt anh trọc đầu", "thả cọp về rừng", "con chim xổ lồng",v.v...là một ít trong vô số những ẩn dụ chúng ta gặp hàng ngày và nghe đến là chúng ta hiểu ngay ngụ ý phong phú và trực tiếp của nó.
Ẩn dụ có thể tạo sức mạnh để chúng ta mở rộng và làm giàu kinh nghiệm của mình. Nhưng nếu chúng ta không ý tứ, khi chấp nhận một ẩn dụ, có thể chúng ta cũng sẽ mắc phải những niềm tin tưởng hạn hẹp đi theo ẩn dụ đó. Suốt nhiều năm các nhà vật lý học đã sử dụng ẩn dụ về hệ mặt trời để mô tả tương quan của các điện tử với các proton và neutron trong nhân của một nguyên tử. Ẩn dụ này có lợi điểm gì? Nó trực tiếp giúp sinh viên hiểu mối tương quan giữa nguyên tử và một điều mà họ đã hiểu trước rồi. Các sinh viên có thể ngay lập tức hình dung nhân của nguyên tử như là mặt trời và các điện tử như là các hành tinh xoay quanh nó. Vấn đề ở đây là khi sử dụng ẩn dụ này, các nhà vật lý đã vô tình chấp nhận giả định là các điện tử luôn luôn ở trên những quĩ đạo cách đều nhân, giống như các hành tinh luôn luôn ở trên các quĩ đạo cách đều mặt trời. Nhưng đây là một giả định không chính xác và hạn chế. Thực ra, quan niệm này đã làm tê liệt các nhà vật lý suốt nhiều năm vì nó không giúp giải quyết được nhiều vấn đề liên quan tới nguyên tử, vì họ đã chấp nhận một loạt những giả định không chính xác do ẩn dụ này tạo ra. Ngày nay chúng ta biết rằng các điện tử không giữ một quĩ đạo cách đều nhân; quĩ đạo của chúng thay đổi về khoảng cách với nhân. Sự hiểu biết mới này chỉ được chấp nhận sau khi người ta loại bỏ ẩn dụ về hệ mặt trời. Kết quả là chúng ta có một bước đột phá trong việc hiểu biết về năng lượng nguyên tử.Cuộc đời là một trò chơi
Người ta ai nấy có những ẩn dụ khác nhau. Chẳng hạn, khi đọc lại những bài phỏng vấn Donald Trump, tôi nhận ra ông thường gọi cuộc đời là một "thử thách". Hoặc là thắng hay thua, không có lưng chừng. Vì ông hiểu cuộc đời như thế, bạn có thể tưởng tượng đời sống của ông căng thẳng như thế nào không? Nếu cuộc đời là một thử thách, có thể nó sẽ khắc nghiệt; có thể bạn nên đề phòng; có thể bạn phải tráo trở. Với một số người, đời là một cuộc thi đấu. Nó có thể rất hấp dẫn, nhưng cũng có thể có những người khác bạn phải đánh bại và trong thi đấu thì chỉ có một người chiến thắng.
Với một số người, đời là một trò chơi. Bạn hình dung ra nó với những màu sắc gì? Đời có thể là sự vui chơi - ý tưởng hay đấy! Đời có thể là một cuộc cạnh tranh. Nó có thể là cơ hội để bạn chơi và hưởng thụ nhiều hơn. Một số người nói, "nếu đời là một trò chơi, thì sẽ có người thua". Người khác hỏi, "Có cần phải có nhiều tài không?" Tất cả còn tùy thuộc vào những niềm tin mà bạn gán cho từ "trò chơi". Nhưng với ẩn dụ này, bạn có một số những yếu tố ảnh hưởng tới lối suy nghĩ và cảm nhận của bạn.
Ẩn dụ cuộc đời đối với mẹ Teresa là sự linh thiêng. Nếu bạn bạn coi cuộc đời là linh thiêng, bạn sẽ kính trọng cuộc đời nhiều hơn - hoặc bạn sẽ nghĩ mình không được phép có nhiều sự vui chơi. Nếu bạn coi đời là một quà tặng thì sao? Lập tức bạn sẽ cảm nghiệm sự ngạc nhiên, sự vui thích, sự đặc biệt. Trong những ẩn dụ kể trên, ẩn dụ nào thích hợp cho cuộc đời? Chắc hẳn tất cả những ẩn dụ ấy đều ích lợi vào những thời điểm khác nhau của cuộc đời, vì nó giúp bạn hiểu rõ những khía cạnh khác nhau của cuộc đời để có những thay đổi. Nhưng hãy nhớ, mọi ẩn dụ đều có những lợi ích trong một số hoàn cảnh và những giới hạn trong một số hoàn cảnh khác.
Một ẩn dụ có thể cứu sống bạn
Martin và Janet Sheen là hai người bạn đặc biệt của vợ chồng tôi. Họ đã cưới nhau được gần 30 năm và điều tôi cảm phục nhất nơi họ là tình đùm bọc lẫn nhau, lo lắng cho gia đình và quan tâm tới những người túng thiếu. Ai cũng biết là vợ chồng Sheen rất rộng rãi, nhưng người ta không thể tưởng tượng được Martin và vợ ông mỗi ngày cho đi nhiều đến như thế nào. Ẩn dụ của họ về nhân loại là "tứ hải giai huynh đệ" và vì thế họ quan tâm và cảm thông với hết mọi người, ngay cả những người hoàn toàn xa lạ.
Tôi nhớ lại câu chuyện cảm động mà Martin đã kể, cho thấy cuộc đời ông đã thay đổi từ nhiều năm trước trong khi ông đang làm bộ phim Apocalypse Now. Trước thời gian đó, ông coi cuộc đời là một cái gì đáng sợ. Bây giờ ông coi nó là một thách đố đầy bí ẩn. Ẩn dụ mới của ông là: cuộc đời là một mầu nhiệm. Ông yêu mầu nhiệm được làm người, sự kỳ diệu và khả năng rộng mở cho kinh nghiệm của ông từng ngày.
Điều gì đã làm thay đổi ẩn dụ của Martin? Sự đau đớn tột độ. Bộ phim Apocalypse được thực hiện sâu trong một khu rừng già ở Philippin. Thời biểu làm việc bình thường của họ là từ thứ hai tới thứ sáu mỗi tuần và thường thường mỗi chiều thứ sáu Martin và Janet đều lái xe khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ về nghĩ cuối tuần ở Manila. Nhưng một dịp cuối tuần, Martin phải ở lại thêm ngày thứ bảy để quay phim. Janet thì đã tình nguyện về thành phố trước để mua cặp kiếng cho một người trong đoàn quá nghèo không đủ tiền để mua. Đến hôm ấy, Martin chỉ còn lại một mình, nằm trằn trọc không ngủ được, mồ hôi ướt đẫm cả người và ông cảm thấy đau khắp cả người. Đến sáng, ông bắt đầu bị một cơn đau tim nặng. Một phần thân thể không cử động gì được. Ông té nhoài xuống đất và ông phải dùng hết ý chí của mình để bò ra cửa lều kêu người tới cứu. Nằm xoài dưới đất, ông cảm thấy mình sắp chết. Bổng dưng, ông cảm thấy mọi sự yên tĩnh và êm đềm. ông thấy mình đang đi qua một cái hồ đầy nước ở trước mặt. Lúc ấy ông tự nghĩ "Ồ, chết là như thế này đây" và cũng chính lúc đó ông nhận ra là mình không sợ chết, nhưng mà mình đã sợ sống! Ngay lúc đó, ông hiểu rằng đời là một thách đố thực sự. Lập tức ông quyết định phải sống. Ông thu gom hết sức lực còn lại của mình, với tay ra túm lấy vài ngọn cỏ. Hoàn toàn chú tâm, ông từ từ kéo ngọn cỏ lên mũi. Hầu như ông không cảm thấy gì cả. Đến lúc ông ngửi thấy mùi cỏ, cảm giác đau trở lại với ông và ông biết mình còn sống.
Ông tiếp tục phấn đấu.
Khi những người trong đoàn làm phim tìm ra ông, họ nghĩ ông chắc chắn sẽ chết. Nét mặt và những câu trao đổi của họ cho Martin thấy rằng ông khó sống. Sức lực ông bắt đầu suy sụp. Thấy rằng không còn thời giờ nữa, phi công trưởng đoàn Apocalypse liều mạng lái chiếc trực thăng bay gấp đến bệnh viện trong thành phố. Tới nơi, ông được đặt nằm trên cáng và đẩy vào phòng cấp cứu, với rất ít hy vọng sống sót. Càng lúc Martin càng trở nên yếu dần. Thế rồi Janet đến. chị chỉ nghe biết là chồng chị bị cơn đau tim.
Nhưng các bác sĩ báo cho chị biết tình trạng của chồng chị rất nguy kịch. Chị không chịu chấp nhận - chị biết rằng Martin cần sức mạnh; chị cũng biết chị phải phá vỡ nỗi sợ của anh cũng như của chị. chị hành động tức khắc và thể hiện bằng một câu nói. Khi Martin mở mắt, chị mỉm cười thật tươi và nói, "Ồ, chỉ là một cuốn phim thôi, anh à. Chỉ là một cuốn phim thôi!" Martin kể lại rằng lúc ấy anh ta biết mình sắp sửa làm cuốn phim đó và bắt đầu khỏi bệnh. Một ẩn dụ tuyệt vời! Ngay tức khắc, ông thấy vấn đề không đến nỗi trầm trọng - chỉ là một trong biết bao vấn đề ông có khả năng đối phó. "Một cuốn phim thì không đáng để cho mình bị cơn đau tim hạ gục" đó là thông điệp của ẩn dụ và theo tôi hiểu, nó còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Dầu sao, sự đau đớn bạn trãi qua trong lúc làm một cuốn phim không kéo dài mãi. Nó không có thực và tới một lúc nào đó, nhà đạo diễn sẽ ra lệnh, "Cắt!" Janet đã thông minh sử dụng ẩn dụ này để cắt đứt kiểu suy nghĩ cũ của Martin và đã giúp ông lấy lại được nguồn sức lực của mình. Cho tới nay, ông luôn tin rằng ẩn dụ ấy đã cứu sống ông.
Một người bạn của tôi không có con cái, nên thường gọi những đứa trẻ là "quỉ con". Và vì anh ta có quan niệm như thế về bọn trẻ, bạn dễ hiểu phản ứng của chúng đối với anh ta. Thế nhưng, mới đây, chúng tôi ép anh ta làm Ông già Noel ở một của hàng bách hóa và anh phải để cho hàng trăm "quỉ con" đến ngồi vào lòng anh ta. Thế mà, chính cái kinh nghiệm đó đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn của anh ta về trẻ con và thay đổi ẩn dụ của anh ta mãi mãi. Giờ đây anh gọi chúng tà "chó con" và rất thích vui đùa với chúng. Khi bạn bảo những đứa trẻ của bạn là "đồ hỗn", chắc chắn bạn không muốn chăm lo cho chúng nhiều đâu. Bạn hãy cố gắng có những ẩn dụ thích hợp để nâng đỡ bạn trong việc chăm sóc con cái - chúng nghe và học ở nơi bạn đấy!
Các ẩn dụ có thể thay đổi ý nghĩa bạn gán cho bất cứ điều gì, thay đổi quan niệm của bạn về cái sướng và cái khổ, và biến đổi cuộc đời bạn hiệu quả như nó biến đổi ngôn ngữ của bạn. Bạn hãy chọn lựa chúng cho kỹ, thông minh, để chúng đào sâu và làm giàu kinh nghiệm sống của bạn và của những người mà bạn thương mến. Chương 11: MƯỜI CẢM XÚC TẠO SỨC MẠNH
"Thiếu cảm xúc thì không thể biến đổi bóng tối thành ánh sáng và bất động thành chuyển động" -CARL JUNG
Tôi muốn giới thiệu với bạn một anh chàng tên Walt.
Anh là một con người tử tế, chừng mực, luôn cố gắng làm những gì hợp lý. Anh sống một đời sống nghiêm túc; khoa học: mọi thứ đều có chổ của nó và theo trật tự của nó. Ngày nào anh cũng thức dậy đúng 6 giờ 30, tắm rửa và cạo râu, uống cà phê, ăn sáng, rồi ra khỏi cửa lúc 7 giờ 10 để đi một quãng đường 45 phút tới chổ làm việc. Anh đến văn phòng lúc 8 giờ rồi ngồi làm cùng một công việc mà anh làm từ suốt hai chục năm nay. 5 giờ chiều anh về nhà, rót một ly rượu rồi bật TV. Một giờ sau vợ anh về và họ ăn những thức ăn còn thừa của bữa trước hay bỏ mấy cái bánh Pizza vào trong lò để ăn tối. Sau bữa ăn, anh ngồi xem tin tức trong khi vợ anh tắm rửa cho đứa con và cho nó đi ngủ. Muộn lắm là 9 giờ 30 là anh đã lên giường rồi. Những ngày cuối tuần anh trông nom vườn tược, sửa xe và ngủ. Walt và người vợ mới của anh cưới nhau đã được 3 năm và tuy cuộc hôn nhân của họ không thể gọi là "say đắm", nhưng cũng thoải mái - tuy rằng dạo gần đây cũng có dấu hiệu lại rơi vào vết lăn của cuộc hôn nhân thứ nhất của anh.
Bạn có quen biết người nào giống như Walt không? Có thể là một người mà bạn quen rất thân - một người không hề rơi vào tận cùng của đau khổ hay thất vọng nhưng cũng không hề cảm nghiệm một mối đam mê hay niềm vui nào cả.
Có quá nhiều người đau khổ vì ảo tưởng rằng họ hoàn toàn không kiểm soát được những cảm xúc của mình, chúng bất ngờ xảy đến như để phản ứng lại những sự kiện trong cuộc đời chúng ta. Nhiều khi chúng ta sợ những cảm xúc như thể những con siêu vi tuy trong lúc này chưa có ảnh hưởng gì trên chúng ta nhưng sẽ tấn công chúng ta khi cơ thể chúng ta yếu nhất. Đôi khi chúng ta coi cảm xúc của mình như những người em họ thấp vế so với trí khôn của chúng ta và không coi chúng có giá trị gì. Hoặc chúng ta coi cảm xúc là phản ứng nảy sinh nơi chúng ta khi có ai làm gì hay nói gì với chúng ta. Có điểm gì chung trong tất cả những tin tưởng này của chúng ta? Đó là quan niệm sai lạc rằng chúng ta không kiểm soát được những cảm xúc của mình mà chúng ta coi là nhựng điều bí nhiệm.
Tôi nghĩ có 4 thái độ cơ bản khác nhau của người ta đối với cảm xúc. bạn đã có thái độ nào?
1. Trốn tránh
Tất cả chúng ta đều muốn trốn tránh những cảm xúc đau đớn. Hậu quả là nhiều người cố tránh bất kỳ hoàn cảnh nào có thể dẫn đến những cảm xúc mà họ sợ - tệ hơn nữa, nhiều người không muốn có bất kỳ cảm xúc nào! Ví dụ, nếu họ sợ bị từ chối, họ cố tránh mọi hoàn cảnh có thể dẫn tới chỗ bị từ chối. Họ tránh mọi quan hệ tiếp xúc. Họ không xin những việc làm có nhiều thách đố. Đối phó với cảm xúc theo kiểu này là một cạm bẫy, vì tuy việc trốn tránh những hoàn cảnh tiêu cực có thể bảo vệ bạn trước mắt, nhưng nó ngăn bạn không cảm nhận được tình yêu, sự thân mật và sự quan hệ mà bạn khao khát nhất. Rốt cuộc bạn cũng không thể nào tránh cảm xúc. Phương pháp tốt hơn cả đối với bạn là cố gắng tìm ra những ý nghĩa kín ẩn nhưng tích cực trong những gì mà trước kia bạn tưởng là những cảm xúc tiêu cực.
2. Phủ nhận Một cách thứ hai để đối phó với cảm xúc là chiến lược phủ nhận. Người ta thường cố gắng gạt đi những cảm xúc bằng cách nói, "Hoàn cảnh mình không đến nỗi tệ như thế". Trong khi ấy, tận trong đáy lòng họ vẫn nung nấu ý tưởng là sự việc quá ghê sợ, là người khác lợi dụng họ, hay họ làm mọi cái đều đúng mà sao sự việc cứ luôn luôn đi ngược lại ý muốn của họ. Có một cảm xúc mà phớt lờ đi như thể không có nó thì chỉ tạo thêm đau khổ mà thôi. Tìm cách phủ nhận cảm xúc của bạn thì không phải là giải pháp. Chương này sẽ giúp bạn cách tìm hiểu cảm xúc và sử dụng nó.
3. Ganh đua
Nhiều người bỏ cuộc đấu tranh với những cảm xúc đau đớn và quyết định hoàn toàn chịu vậy. Thay vì học được bài học mà cảm xúc đang có ý cống hiến cho họ, họ lại làm cho cảm xúc ấy mạnh hơn lên và làm cho nó tồi tệ hơn. Nó trở thành "huy hiệu của lòng
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648