ngay tức khắc. Bạn cần biết rằng, "hỏi tức là trả lời", là tựa đề sẽ được khai triển trong chương tiếp theo. Chương 8: HỎI TỨC LÀ TRẢ LỜI
"Ai hỏi thì người ấy trả lời". -TỤC NGỮ CAMEROON
Bọn chúng chẳng cần lý do gì cả. Chúng đến nhà anh ta chỉ vì anh là người gốc Do Thái. Quân Đức quốc xã xông vào nhà, lôi anh và cả gia đình anh đi. Ngay sau đó, chúng lùa họ như bầy gia súc và tống họ lên xe lửa rồi chở thẳng tới trại tập trung ở Krakow. Những cơn ác mộng khủng khiếp nhất cũng không thể làm anh ta quen được với cái cảnh cả gia đình mình bị bắn ngay trước mắt mình. Làm sao anh có thể sống nổi trước cảnh tượng hãi hùng phải nhìn thấy con mình nơi bộ quần áo của một đứa trẻ khác vì giờ đây con anh đã chết sau một cơn "mưa đạn"?
Thế nhưng anh vẫn cứ phải sống. Một hôm anh nhìn cơn ác mộng chung quanh mình và phải đối diện với một sự thật hiển nhiên: nếu anh còn ở lại đây thêm một ngày, chắc chắn anh sẽ chết. Anh đã có một quyết định là trốn thoát ngay lập tức! Anh không biết cách nào, anh chỉ biết mình phải trốn. Hàng tuần liền anh hỏi các bạn tù, "Làm sao chúng ta có thể thoát được nơi kinh hoàng này?" Anh hầu như luôn luôn nhận được cùng câu trả lời, "Đừng dại dột", họ trả lời, " không thể nào thoát nổi! Hỏi như thế chi dằn vặt tâm trí anh mà thôi. Cứ chịu khó làm việc và cầu nguyện cho mình được sống sót". Nhưng anh không chấp nhận điều này- anh nhất định sẽ không chấp nhận như thế. Anh bị ám ảnh vì chuyện trốn thoát và cho dù những câu trả lời của anh không có nghĩa gì, anh vẫn luôn hỏi đi hỏi lại, "Làm sao tôi có thể trốn thóat? Phải có cách nào đó. Làm thế nào tôi có thể thoát khỏi nơi này mà vẫn khoẻ, vẫn sống, ngay hôm nay?
Có lời nói rằng, bạn cứ xin thì sẽ được. Và không hiểu sao hôm ấy anh đã nhận được câu trả lời. Có thể vì anh đã hỏi hết sức mãnh liệt, có thể là anh đã ý thức rõ "bây giờ chính là thời điểm". Cũng có thể chỉ là vì anh liên tục tập trung vào một tiêu điểm là câu trả lời cho câu hỏi nóng bỏng của mình. Bất luận lý do gì, sức mạnh vĩ đại của tâm trí và tinh thần con người đã thức tỉnh nơi người đàn ông này. Câu trả lời đã đến với anh từ một nguồn gốc lạ thường: mùi lợm giọng của xác người thối rữa. Ở đó, chỉ vài bước cách chổ anh lao động, anh thấy một đống xác người đã bị xúc lên thùng xe tải- đàn ông, đàn bà, trẻ em, tất cả đã bị hít khí ngạt. Những chiếc răng vàng của họ đã bị gỡ ra, mọi đồ trang sức quý báu họ có, thậm chí quần áo họ mang trên người, đều bị lột sạch. Lúc đó thay vì hỏi, "Làm sao quân Đức quốc xã có thể ghê tỏm, mất nhân tính đến thế? Làm sao Thượng Đế có thể làm ra một điều tàn ác đến thế? Tại sao Thượng Đế đã để chuyện này xảy đến với tôi? Stanislavsky Lech đã hỏi một câu hỏi hoàn toàn khác. Anh hỏi, "Làm cách nào tôi có thể sử dụng điều này để trốn thoát? Và ngay lập tức anh đã có câu trả lời.
Hoàng hôn đang sửa soạn kết thúc một ngày lao động, Lech chạy lại nấp sau chiếc xe tải. Chỉ trong nháy mắt, anh đã lột bỏ hết quần áo và lẻn mình trần truồng vào đống xác chết mà không ai để ý. Anh giả bộ như đã chết, không một chút cử động cựa quậy dù có lúc anh gần ngộp thở vì một số xác chết khác tiếp tục được xúc đè lên người anh.
Mùi thối của thịt người bị rữa, những cái xác chết cứng đơ bao bọc anh tứ phía. Anh chờ đợi, hi vọng không ai để ý đến một người vẫn còn sống giữa đám xác chết này và hi vọng sớm muộn rồi chiếc xe tải cũng sẽ chạy đi.
Cuối cùng, anh nghe tiếng động cơ xe tải nổ. Anh cảm thấy chiếc xe rung lên. Và đúng lúc ấy anh cảm nghiệm được mối hy vọng của mình đang khi nằm im giữa đống xác chết. Rốt cuộc anh thấy xe dừng lại và rồi nó trút toàn bộ những thây ma xuống một chiếc hố rộng mênh mông bên ngoài trại. Lech cứ ở yên ở đó hàng giờ cho tới khi màn đêm buông xuống. Sau cùng, khi anh cảm thấy chắc chắn không có ai ở đó, anh rúc ra khỏi núi thây người và chạy trần truồng suốt 25 dặm cho tới khi tìm được tự do.
Giữa Stanislavsky Lech và biết bao nhiêu người phải bỏ mạng ở trại tập trung, khác biệt là ở chỗ nào? Tất nhiên có nhiều yếu tố, nhưng một sự khác biệt quyết định chính là anh đã đặt một câu hỏi khác với những người kia. Anh đã hỏi một cách dai dẳng, hỏi và mong chờ có câu trả lời và trong tâm trí anh đã nảy sinh một giải pháp cứu sống anh. Những câu hỏi anh đã tự đặt ra cho mình ngày hôm ấy ở Krakow đã khiến anh làm những quyết định chớp nhoáng ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của anh. Nhưng trước khi anh nhận được câu trả lời, trước khi làm quyết định và trước khi có những hành động ấy, anh đã phải hỏi mình những câu hỏi đúng.
Suốt cuốn sách này bạn đã biết được rằng các niềm tin của chúng ta ảnh hưởng thế nào đối với các quyết định, hành động, định hướng cuộc đời và vì thế ảnh hưởng tới số phận của chúng ta. Nhưng tất cả những ảnh hưởng này là một sản phẩm của suy tư-cách thức mà trí óc của chúng ta đánh giá và tạo ra ý nghĩa trong suốt cuộc đời của chúng ta. Vì thế để đạt tới nền tảng của cách chúng ta tạo ra thực tại đời sống mình từng ngày, chúng ta cần trả lời cho câu hỏi, "Đơn giản là chúng ta suy nghĩ thế nào?"
Các câu hỏi của chúng ta xác định cách suy nghĩ của chúng ta
Một hôm tôi đang suy nghĩ về những sự kiện quan trọng trong đời sống mình và đời sống của những người tôi đã gặp trong đời. Tôi đã từng gặp biết bao nhiêu người, may mắn và không may mắn, thành công và không thành công; tôi thực sự muốn biết cái gì đã cho phép những người thành công đạt được những thành tích vĩ đại, đang khi những người khác có hoàn cảnh tương tự hay khá hơn lại đã bị tiêu diệt. Tôi tự hỏi, "Điều gì thực sự tạo khác biệt lớn nhất trong cuộc đời tôi, nơi con người tôi, nơi nhân cách của tôi và nơi tương lai của tôi?" Tôi có câu trả lời mà tôi đã từng chia sẽ với bạn. "Không phải những biến cố dệt nên cuộc đời đã xác định cách cảm nghĩ và hành động của tôi, mà đúng hơn, chính là cách tôi cắt nghĩa và đánh giá các kinh nghiệm cuộc đời của tôi". Ý nghĩa mà tôi gán cho một biến cố sẽ xác định những quyết định tôi có, những hành động tôi làm và vì thế xác định số phận tối hậu của tôi.
Nhưng tôi làm công việc đánh giá thế nào? Tôi nhận ra rằng đánh giá không phải công việc gì khác hơn là nêu lên những câu hỏi. Và tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng việc suy nghĩ tự nó cũng không là gì khác hơn là tiến trình hỏi và trả lời những câu hỏi. Những câu hỏi sẽ giúp định hướng tiêu điểm chú ý của chúng ta và vì thế xác định cách chúng ta cảm nghĩ.
Sức mạnh của những câu hỏi "Một số người nhìn những sự vật hiện có và hỏi, 'Tại sao?' Còn tôi mơ mộng những sự vật không bao giờ có và hỏi, 'Tại sao không?' " -GEORGE BERNARD SHAW
Đa số chúng ta khi thấy ai có khả năng kỳ diệu hay ai có thể đối phó với thách đố của cuộc đời một cách phi thường, đều nghĩ như sau, "Họ thật may mắn! Họ thật tài ba! Họ được trời phú cho như thế!" Nhưng trong thực tế, trí óc con người có khả năng cống hiến câu trả lời nhanh hơn chiếc máy vi tính "thông minh nhất" hiện nay, dù là loại máy có khả năng tính toán một phần tỷ giây. Phải có hai tòa nhà cỡ như Trung Tâm Thương Mại Thế Giới mới bằng sức chứa của bộ não chúng ta! Thế mà khối chất xám nặng khoảng một ký rưỡi này có thể cho bạn năng lượng tức khắc để tìm ra những giải pháp cho các thách đố và tạo những cảm xúc mãnh liệt hơn bất kỳ thứ gì trong kho công nghệ hiện đại của con người.
Sức mạnh của khối óc con người kỳ diệu như thế, nhưng nó chỉ có tác dụng nếu bạn biết sử dụng nó, nghĩa là bạn biết đặt những câu hỏi.
Tôi muốn nói cho bạn biết điều này, người ta khác nhau là ở sự khác biệt trong những câu hỏi mà người ta nêu lên một cách nhất quán. Có những người sống trong tình trạng chán nản thường xuyên. Tại sao? Một phần của vấn đề là ở những trạng thái tiêu cực của họ. Họ sống cuộc sống của mình với những hoạt động hạn chế và cơ thể yếu nhược, nhưng nhất là họ tập trung chú ý vào những điều họ cảm thấy nặng nề và ngột ngạt. Con người này có thể thay đổi cách cảm nghĩ của mình vào một lúc nào đó không? Chắc chắn là được- chỉ cần họ thay đổi tiêu điểm của tâm trí họ.
Vậy đâu là cách để thay đổi tiêu điểm? Đơn giản thôi, chỉ cần hỏi một câu hỏi mới. Khi người ta chán nản, lý do thường là vì họ cứ lặp đi lặp lại cùng những câu hỏi tiêu cực như, "Có ích gì? Cố gắng làm gì, rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì. Trời, sao lại là tôi cơ chứ?" Bạn hãy nhớ lại câu nói, cứ xin thì sẽ được. Nếu bạn hỏi một câu hỏi khủng khiếp, bạn sẽ nhận được câu trả lời khủng khiếp. Bộ óc của bạn luôn sẵn sàng phục vụ bạn, nên bất kỳ bạn đưa ra câu hỏi nào, nó chắc chắn sẽ có một câu trả lời. Vì thế nếu bạn hỏi, "Tại sao tôi không bao giờ thành công?" nó sẽ cho bạn câu trả lời đại khái như sau, "Vì bạn ngốc nghếch lắm", hay "Vì bạn không đáng để làm điều gì đến nơi đến chốn".
Tôi cho bạn một ví dụ về những câu hỏi thông minh. Đó là câu chuyện về anh bạn W. Mitchell yêu quý của tôi. Bạn nghĩ làm sao anh ta có thể sống nổi với hai phần ba cơ thể của mình bị cháy và vẫn còn cảm thấy yêu đời? Làm sao anh ta có thể chịu đựng nổi một tai nạn máy bay ít năm sau đó, không còn sử dụng được đôi chân và phải dùng xe lăn - thế mà anh vẫn tìm ra cách để cống hiến cho người khác? Anh đã học biết cách kiểm soát tiêu điểm của mình bằng việc đặt ra những câu hỏi đúng.
Khi anh phải nằm bệnh viện với thân thể phỏng nặng không còn nhận ra hình thù và quanh anh là những bệnh nhân khác luôn than vãn cho số phận của mình với các câu hỏi, "Tại sao lại là tôi? Sao Chúa bắt tôi phải chịu cảnh này? Sao cuộc đời lại bất công như thế? Sống què cụt thì có ích gì?" thì ngược lại, Mitchell chọn cho mình những câu hỏi này, "Tôi có thể lợi dụng hoàn cảnh này như thế nào? Bị cảnh này, tôi sẽ có thể có cách nào để cống hiến cho người khác không?" Những câu hỏi trên đây là điểm tạo khác biệt giữa các số phận con người. "Tại sao lại là tôi?" thường hiếm tạo nên những kết quả tích cực, trong khi "Tôi có thể lợi dụng hoàn cảnh này như thế nào?" thường dẫn đưa chúng ta đi theo hướng biến đổi những khó khăn của chúng ta thành những động lực để làm chúng ta và thế giới trở nên tốt hơn. Mitchell đã hiểu rằng bị tổn thương, tức giận và thất vọng sẽ không thay đổi được cuộc đời mình, vì thế thay vì để ý đến những gì anh không có, anh đã tự nói với mình, "Tôi còn có những gì? Tôi thực sự là ai? Tôi thực sự chỉ là thân xác tôi, hay tôi còn có gì hơn nữa? Tôi có thể làm gì bây giờ, thậm chí còn tốt hơn trước nữa?"
Sau vụ tai nạn máy bay, khi nằm trong bệnh viện và liệt từ lưng trở xuống, anh đã gặp một phụ nữ thật hấp dẫn, một y tá tên là Annie. Mặt anh đã cháy đen hoàn toàn, thân thể liệt từ hông trở xuống, thế mà anh đã có can đảm hỏi: "Tôi có cách nào làm quen với cô ấy không?" Các bạn của anh trả lời, "Mày điên rồi, mày đang tự lừa dối mình". Nhưng một năm rưỡi sau, anh và Annie đã quen thân nhau và nay hai người đã trở thành vợ chồng. Đó là kết quả đẹp của những câu hỏi mãnh liệt: chúng đem đến cho chúng ta một nguồn năng lực không gì có thể thay thế: những câu trả lời và những giải pháp.
"Điều quan trọng là đừng bao giờ ngưng đặt câu hỏi.
Sự tò mò có lý do hiện hữu của nó. Ta không thể nào không kinh ngạc khi chiêm ngắm những bí nhiệm của vĩnh cữu, của sự sống, của cơ cấu lạ lùng của thực tại. Chỉ cần người ta thử lãnh hội một chút bí nhiệm mỗi ngày thôi đã đủ. Đừng bao giờ để mất sự tò mò lành thánh". -ALBERT EINSTEIN Bạn có ấn tượng gì khi nghe nói đến từ "thiên tài"? Với tôi, tôi nghĩ ngay đến hình ảnh của Albert Einstein. Nhưng làm sao Einstein, một học sinh không học hết trung học, lại đã trở thành một nhà tư tưởng thực sự vĩ đại của thế giới? Chắc chắn là vì ông đã hỏi những câu hỏi được hình thành một cách tuyệt vời.
Khi Einstein lần đầu tiên khai thác ý tưởng về tính tương đối của thời gian và không gian, ông hỏi, "Có thể nào những sự vật xem ra là đồng thời lại thực sự không phải vậy không?" Chẳng hạn, nếu bạn ở cách xa một vụ nổ một ít dặm, bạn có nghe thấy tiếng nổ vào đúng lúc vụ nổ xảy ra không? Einstein cho rằng không, điều bạn nghe thấy như đang xảy ra lúc đó thực ra không xảy ra lúc đó, mà xảy ra một lúc trước đó. Và ông lý luận trong cuộc sống hàng ngày, thời gian thì tương đối tùy theo cách suy nghĩ của bạn.
Einstein có lần nói, "Khi một chàng thanh niên ngồi cạnh một cô gái đẹp một giờ đồng hồ, anh ta tưởng chừng như là một phút. Nhưng nếu để anh ta ngồi trên cái bếp lò nóng bỏng chỉ một phút thôi, anh ta sẽ thấy nó lâu hơn cả một giờ. Đó là tính tương đối".
Những sự phân biệt vô cùng mãnh liệt mà Einstein đã làm là kết quả của một chuỗi những câu hỏi ông nêu lên. Chúng đơn sơ ư? Đúng thế. Chúng mạnh mẽ không? Tuyệt đối. Bạn có thể có được những câu hỏi nào vừa đơn sơ vừa mạnh mẽ như thế không?
Kỹ năng tạo sức mạnh
Học cách hỏi những câu hỏi mạnh trong những thời điểm nguy kịch là một kỹ năng quyết định đã kéo tôi ra khỏi những giờ phút khắc nghiệt nhất trong đời mình. Một trong những phương pháp tôi đã khám phá ra để nâng cao chất lượng cuộc đời mình là mô phỏng những câu hỏi quen thuộc của những người mà tôi ngưỡng mộ. Nếu bạn gặp một ai vô cùng sung sướng, tôi dám đoán chắc với bạn là có một lý do nào đó. Lý do là người này tập trung một cách nhất quán vào những điều làm cho họ sung sướng, nghĩa là họ biết hỏi những câu hỏi về thế nào là hạnh phúc. Bạn hãy tìm ra những câu hỏi của họ và bạn sẽ bắt đầu cảm nghiệm giống như họ từng cảm nghiệm.
Có những câu hỏi chúng ta sẽ không cần xét đến. Lấy ví dụ của Walt Disney. Ông không bao giờ để ý đến những câu hỏi xem các tổ chức của ông có thể thành công hay thất bại. Không có nghĩa là ông-nhà sáng tạo Vương Quốc Thần Kỳ không có những câu hỏi hiệu quả. Ông nội tôi, Charles Shows từng là người viết kịch bản cho Walt Disney trước khi cụ chuyển sang làm việc cho Hanna- Barbera để làm các phim hoạt hình với các nhân vật như Yogi và Huckleberry Hound. Cụ kể lại cho tôi rằng mỗi khi họ làm một chương trình mới hay một kịch bản mới, Disney có một cách độc đáo để yêu cầu năng suất. Ông vẽ trên cả một bức tường lớn kế họach, kịch bản, hay ý tưởng, rồi
mọi người trong công ty sẽ đến xem và viết vào đó những câu trả lời cho câu hỏi: "Chúng ta có thể cải thiện điều này ra sao?" Mỗi người sẽ viết ra giải pháp của mình, viết đầy những gợi ý của họ trên bức tường. Rồi Disney duyệt qua từng câu trả lời cho câu hỏi của ông. Bằng cách này, Walt Disney sử dụng được nguồn tài năng của từng người trong công ty, để sản xuất ra những kết quả đáng với chất lượng mà công sức ông đã bỏ ra.
Bạn hãy tự đặt ra những câu hỏi hiệu quả cho mình ngay bây giờ. Bạn thực sự hạnh phúc về điều gì trong cuộc sống của bạn ngay lúc này? Điều gì thực sự tuyệt vời trong đời sống của bạn hôm nay? bạn thực sự phải biết ơn về điều gì? Hãy dành ít phút suy nghĩ đến câu trả lời và xem bạn thích thú thế nào khi biết rằng mình có những lý do chính đáng để cảm thấy tuyệt vời lúc này.
Sức mạnh của giả thuyết
Những câu hỏi có sức ảnh hưởng đến những điều chúng ta tin tưởng và vì thế ảnh hưởng đến những gì chúng ta nghĩ là có thể hay không thể. Đó là sức mạnh của giả thuyết, là điều bạn phải hết sức lưu ý.
Các giả thuyết chuẩn bị cho chúng ta chấp nhận những sự kiện có thể đúng hay không và có thể được người khác áp dụng cho chúng ta, hay chính chúng ta áp dụng cho mình trong tiềm thức.
Một ví dụ xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1988, ngay sau khi George Bush công bố Dan Quayle đứng chung trong danh sách tranh cử chức Phó tổng thống. Một chương trình tin truyền hình đã tổ chức một cuộc thăm dò cấp quốc gia và xin dân chúng trả lời cho câu hỏi, "Bạn có đặt nặng vấn đề Dan Quayle đã sử dụng ảnh hưởng gia đình mình để gia nhập đội Vệ Binh Quốc Gia và nhờ đó tránh phục vụ trong quân đội ở Việt Nam không?" Tất nhiên giả thuyết hàm ẩn trong câu hỏi này là quả thực Dan Quayle đã sử dụng ảnh hưởng gia đình mình để được một lợi thế không chính đáng - nhưng đây là chuyện chưa hề được chứng minh. Thế nhưng dân chúng trả lời như thể là mọi chuyện đã được chứng minh rồi. Họ không hề chất vấn nó, mà chỉ tự động chấp nhận nó.
Tệ hơn nữa, nhiều người còn trả lời là họ vô cùng tức giận về sự kiện này. Không hề có bằng cớ nào trước đó cả! Tiếc thay, tiến trình này lại xảy ra quá thường xuyên; chúng ta áp dụng nó cho mình và cho người khác quá dễ dãi. Đừng để mình bị rơi vào cái bẫy làm ta chấp nhận những giả thuyết tiêu cực của người khác hay của chính mình.
Các câu hỏi làm thay đổi các nguồn lực có sẵn nơi chúng ta. Trong lãnh vực kinh doanh, các câu hỏi mở ra những thế giới mới và cho chúng ta tiếp cận những nguồn lực mà trước đây chúng ta không biết là mình có. Ở công ty Ford Motor, Chủ tịch đã nghĩ hưu Donald Petersen nổi tiếng vì những câu hỏi lặp đi lặp lại: "Anh nghĩ gì? Công việc của anh có thể cải thiện ra sao?" Một lần, Petersen đã hỏi một câu hỏi làm tăng vọt lợi nhuận của công ty và dẫn đưa công ty đến chổ thành công lớn. Ông đã hỏi chuyên gia quốc tế Jack Telnack, "Anh có thích những chiếc xe anh đang thiết kế không?" Telnack đáp, "Không, thực tình tôi không thích". Rồi Petersen hỏi lại anh ta một câu hỏi quyết định, "Vậy tại sao anh không phớt lờ ban quản lý đi và thiết kế một chiếc xe đúng ý anh?"
Nhà thiết kế thực hiện đúng từng lời nói của ông chủ tịch và đã thiết kế ra chiếc Ford Thunderbird 1983, là tiền thân cho những kiểu xe Taurus và Sable sau này. Vào năm 1987, dưới sự lãnh đạo của nhà vô địch đặt câu hỏi Petersen, Ford đã qua mặt General Motor về mức lợi nhuận và ngày nay Taurus là một trong những mẫu xe tuyệt vời nhất được chế tạo.
Donald Petersen là một ví dụ tuyệt
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648