Duck hunt
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
TỔNG HỢP SƠ LƯỢC TÍNH DƯỢC CỦA CÁC VỊ THUỐC NAM
TỔNG HỢP SƠ LƯỢC TÍNH DƯỢC CỦA CÁC VỊ THUỐC NAM
Thứ bảy - 28/10/2015 10:49
CÀ ĐỘC DƯỢC .Cà Độc dược Vị cay, tính ôn, có độc. Vào kinh Phế. Có tác dụng khử phong thấp, chữa hen xuyễn. Hoa cà thái mỏng, phơi khô, cuộn làm thuốc lá, trong khi hen, hút sẽ cắt cơn hen. Nước sắc dùng rửa những nơi da tê dại, hàn thấp, cước khí; uống trong dùng chữa kinh sợ. - Cấm kỵ: Không dùng cho những người thể lực yếu.
Cà Độc dược
Vị cay, tính ôn, có độc. Vào kinh Phế. Có tác dụng khử phong thấp, chữa hen xuyễn. Hoa cà thái mỏng, phơi khô, cuộn làm thuốc lá, trong khi hen, hút sẽ cắt cơn hen. Nước sắc dùng rửa những nơi da tê dại, hàn thấp, cước khí; uống trong dùng chữa kinh sợ.
- Cấm kỵ: Không dùng cho những người thể lực yếu.
CÂY CÀ GAI LEO
Tính mát, lơi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp nhiệt, đau nhức răng, sâu răng, chảy máu chân răng.
Cam thảo (Cam thảo Bắc – Cần chú ý tránh nhầm lẫn với Cam thảo Dây và Cam thảo Nam)
Vị ngọt, tính bình. Để sống thì tả hoả, sao vàng thì ôn trung. Vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ Tỳ, nhuận Phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hoà các vị thuốc. Cam thảo còn có công dụng chữa loét dạ dày và ruột.
CÁT BỐI CĂN
Vị đắng, tính mát. Tiêu phù do bệnh ở Can, Thận.
Cát căn (Củ Sắn dây)
Vị ngọt, cay, tính bình, để sống thì tả hoả, sao vàng thì ôn trung. Vào 12 đường kinh. Có tác dụng giải nóng trong dạ dày và toàn cơ thể. Để sống phơi khô mà dùng. Cát căn còn là 1 vị thuốc chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa bệnh sốt khát nước, nhức đầu, lỵ ra máu. Lá Sắn dây chữa rắn cắn.
CÂY LÁ CỐI XAY: (Nhĩ hương thảo)
Vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, mát gan, thận. Chữa sốt, tiểu tiện đỏ. Dùng sống hoặc phơi khô, sắc uống. Lá giã đắp mụn nhọt. Lá Cối xay tươi sắc uống làm tan rất nhanh chỗ sưng đau, đòn đánh, vấp ngã, mạnh không kém mật gấu. Đặc biệt còn chữa tai điếc, rất tốt.
CHI TỬ (Quả Dành dành)
Vị đắng, tính hàn. Vào 3 kinh Tâm, Phế và Tam tiêu, có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt) tả tâm hoả, sao đen nhập tâm thận, lợi tiểu, cầm máu. Dùng trong bệnh sốt, người bồn chồn, khó ngủ, miệng khát, họng đau mắt đỏ da vàng, tiểu tiện khó, thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiện ra máu. Nhân dân còn dùng lá Dành dành giã nát, thêm tí nước, đắp lên nơi sưng đau do đòn, do bị tổn thương và đắp lên mắt đỏ đau.
CÂY CỎ NHỌ NỒI: (Hạn Liên thảo)
Vị ngọt, chua, tính lương. Vào 2 kinh Can, Thận, có tác dụng bổ thận âm, bổ huyết, nhuận tràng, cầm máu, chỉ huyết lỵ. Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc. Sao đen, hoặc để sống đều cầm máu. Phơi khô để dùng.
CÂY CỎ ROI NGỰA: (Mã tiền thảo)
Vị đắng, tính hơi hàn. Vào 2 kinh Can và Tỳ. Lợi tiểu, chữa đái rắt, đái buốt. Còn tác dụng phá huyết, sát trùng, thông kinh. Dùng chữa bệnh lở ngứa hạ bộ, tiêu chứng. Nhân dân hay dùng Cỏ Roi ngựa tươi giã lấy nước uống, bã đắp lên mụn nhọt như sưng vú, hậu bối.
CÂY CỎ SỮA:
Tính mát, nhuận tràng, sát trùng. Chữa lỵ cấp. Thường dùng phối hợp với cây Rau Sam.
(Chú ý: ở nước ta có 2 loại cây Cỏ Sữa, loại nhỏ lá và loại Cỏ Sữa lớn lá. Loại Cỏ Sữa nhỏ lá tốt hơn và thường được nhân dân dùng nhiều hơn.)
CÂY CỦ GAI (Trữ ma căn)
Vị ngọt nhạt, tính hàn, không độc. Có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, chữa sang lở, đái rắt, tiểu tiện đục, tiểu tiện ra máu, viêm tử cung, trĩ ngoại (Lòi dom, không co lên được). Đặc biệt chữa động thai rất tốt (Có thai, đau bụng, nước vàng, đỏ vẫn chảy rỉ)
Cấm kỵ: Không dùng với người không thực nhiệt.
HOA HOÈ
Hoa hoè (Hoè hoa)
Vị đắng, tính bình. Vào 2 kinh Can và Đại tràng. Lợi tiểu, giải độc, hạ huyết áp, chỉ huyết. Sao đen chữa trĩ, trị băng lậu, nhiệt lỵ. Nhân dân thường dùng hoa Hoè làm thuốc cầm máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu.
Quả vị đắng, tính hàn. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt. Quả tính chất gần như hoa, nhưng có thể gây sảy thai. Dùng chữa xích, bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.
HOÀI SƠN
Hoài sơn (Sơn dược, củ Mài)
Vị ngọt, tính bình. Vào 4 kinh Tỳ, Vị, Phế và Thận, có tác dụng mạnh bổ tỳ, vị. Là vị thuốc chủ lực bổ tỳ, thận. Dùng chữa tả lỵ lâu ngày, tiêu khát hư lao sinh ho, di tinh, đới hạ, tiểu tiện nhiều lần.
HOẠT LỘC THẢO (Lá Xương sông)
Vị hắc, tính bình. Tiêu đờm, chỉ ho.
Hoắc hương
Vị cay, tính ấm. Sao vàng chữa đầy bụng, sôi bụng, hay nôn.
HÚNG CHANH (Dương tử tô)
Vị cay, tính mát, tán phong, giải nóng. Chữa phổi nóng hay ho hen, cảm cúm. Còn dùng ngoài, giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn.
HUYẾT DỤ
Tính ôn, bổ huyết, điều kinh. Sao đen có tác dụng cầm máu. Còn tác dụng chữa lỵ, lậu, xích bạch đới.
HƯƠNG NHU
Vị cay tê, hơi ôn. Vào 2 kinh Phế, Vị. Chữa phong hàn , thử thấp. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy, chữa cảm mạo, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, thuỷ thũng, đi ỉa lỏng, chảy máu cam.
Cấm kỵ: Không dùng cho những người âm hư và khí hư.
HƯƠNG PHỤ (củ Gấu, cỏ Gấu, cỏ Cú)
Vị cay, hơi đắng, ngọt, tính ôn. Vào 2 kinh Can và Tam tiêu, thông kinh mạch, khai uất, phá tích. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng rất tốt, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở, đau dạ dày do thần kinh, giúp tiêu hoá, ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ.
HY THIÊM THẢO (cỏ Đĩ, cây Cứt lợn)
Vị đắng, tính hàn hơi có độc. Vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Sao qua để dùng.
Cấm kỵ: Không dùng cho những người tê đau mà do âm huyết không đủ.
ÍCH MẪU THẢO
Vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh. Từ lâu đời, nhân dân ta thường dùng chữa bệnh phụ nữ, nhẫt là phụ nữ sau khi sinh nở: đẻ xong bị rong huyết (làm cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều.
Còn dùng chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh tim, chứng van tim hẹp nhẹ và chữa lỵ.
Vị ngọt, tính hàn, không độc. Vào 4 kinh Phế, Vị, Tâm và Tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trị ung nhọt, tiêu sưng rất hiệu nghiệm. Còn dùng chữa sốt, tả lỵ, giang mai. Uống lâu nhẹ người, tăng tuổi thọ.
Cấm kỵ: Không dùng cho những người tỳ vị hư hàn.
CÂY KINH GIỚI
Vị cay, tính ôn. Vào 2 kinh Phế và Can. Cay thì tán phong hàn, ôn thì điều hoà khí vị. Có tác dụng phát biểu, khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt, tán ứ, phá kết. Dùng chữa ngoại cảm, phát sốt, nhức đầu, hoa mắt, yết hầu sưng đau, đẻ xong huyết vàng. Hoa Kinh giới sao đen có tác dụng chỉ huyết: chữa thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu.
CÂY LÁ DẤP CÁ (Diếp cá, Lá Giấp, Ngư tinh thảo)
Vị cay, mùi tanh, tính hơi hàn, hơi có độc. Vào kinh Phế. Có tác dụng tiêu độc, tán nhiệt. Chữa phế ung, trị ho; ngoài ra dùng chữa ủng thũng, trĩ, vết lở loét, thông tiểu tiện, mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, viêm sưng tai giữa, sưng tắc tia sữa.
CÂY DÂU. LÁ DÂU (Tang diệp)
Vị đắng ngọt, tính hàn. Vào 2 kinh Can và Phế. Có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, làm sáng mắt, dùng chữa phong ôn, biểu chứng, lao nhiệt sinh ho, đầu nhức, mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, hoa mắt; còn chữa mình mẩy, chân tay tê.
(Không có hoặc có ít lá Dâu, có thể thay bằng cành hay rễ cây Dâu cũng được)
Ghi chú: Ngoài lá Dâu, tất cả các bộ phận khác của cây Dâu và các loài động vật, thực vật sống gửi trên cây Dâu như: vỏ Dâu (Tang bạch bì), quả Dâu đã chín đen (Tang thầm), cành Dâu (Tang chi), con Bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu), dây Tơ hồng trên cây Dâu (Tang ký sinh) và sâu Dâu đều có tác dụng chữa nhiều bệnh khác.
CÂY LÁ LỐT
Vị cay, tính ôn, khu phong trừ thấp, trị hàn thấp. Chữa đau nhức ở gân xương. Nhân dân thường dùng làm thuốc chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, đi ngoài lỏng.
Lá Nhót
Vị chua, tính mát, sát trùng. Chữa ỉa chảy, kiết lỵ.
CÂY LÁ PHÙ DUNG (Mộc liên, Địa phù dung)
Tính bình, sát trùng. Lá và hoa tươi giã nát đắp vào nhọt mới mưng mủ sẽ đỡ đau và nhọt sẽ tiêu đi, nhọt đang mưng mủ thì hút mủ và làm cho đỡ đau, nhọt đã vỡ rồi thì đắp cho chóng lành da.
CÂY ĐỊA LIỀN (Sơn nại)Củ Riềng Tính ấm. Sao vàng chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Để sống, giã nhỏ hoà rượu để bôi hắc lào.
Củ Riềng
Tính ấm. Sao vàng chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Để sống, giã nhỏ hoà rượu để bôi hắc lào.
CÚC HOA
Cúc hoa trắng vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn. Vào 3 kinh Phế, Can và Thận. Chữa mắt đỏ, hay chảy nước mắt, làm cho sáng mắt, chữa nhức đầu, chóng mặt, ho sốt, cảm mạo, mũi tắc,cao huyết áp.
CÂY CÚC TẦN: (Sài hồ Nam)
Tính mát, vị tân, giải sốt. Chữa cảm sốt. Phối hợp với Ngải cứu, sao vàng, chữa đau lưng.
CÂY SI: Dương thụ tu (Rễ cây Si)
Vị chát, tính bình, hành huyết, tán huyết, làm tan chỗ sưng đau, đòn đánh, vấp ngã.
SÂM ĐẠI HÀNH
Tính hắc, có độc, sát trùng, bổ huyết, an thần, gây ngủ. Dùng sống, phơi khô, nấu cao bôi chốc lở.
Chú ý: Dùng nhiều vào 1 lúc, dễ say.
ĐẬU ĐEN
Tính mát, bổ thận, tư âm.
Địa liền (Sơn nại)
Vị cay, tính ôn. Vào 2 kinh Tỳ và Vị. Chữa phong hàn vào xương, gây đau nhức, chữa ngực, bụng lạnh đau, ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh... Thường dùng sống, phơi khô.
CÂY ĐINH LĂNG (Nam Dương lâm – Còn gọi cây Gỏi cá)
Vị ngọt, tính bình. Bổ khí huyết, mát phổi, trợ tim, an thần, làm dễ ngủ, tăng sức dẻo dai của cơ thể. Ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi còn dùng Đinh lăng chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng, đắp lên vết thương. Cây, rễ, lá đều dùng được.
ĐÔNG PHONG THÁI (Rau Ngót, Bồ ngót, Bù ngót)
Vị nhạt, tính bình. Mát gan, lợi tiểu, giải độc. Ngoài công dụng nấu canh, lá rau Ngót còn là 1 vị thuốc được nhân dân dùng chữa sót nhau, tưa lưỡi, chữa hóc xương.
CỦ GỪNG (Khương)
Gừng sống (Sinh khương): Vị cay, tính hơi ôn. Vào 3 kinh Phế, Tỳ và Vị. Có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, chữa nôn, chỉ thổ, tiêu đờm, hành thuỷ, giải độc. Dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng, bụng đầy chướng, nôn mửa, đờm ẩm, sinh ho. Gừng khô làm ấm dạ dày.
Gừng nướng (Can khương): Vị cay, tính ôn. Bào khương (Can khương bào chế rồi): Vị cay, đắng, tính đại nhiệt. Vào 6 kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị, Thận và Đại tràng. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, hồi dương, thông mạch, dùng chữa thổ tả, bụng đau, chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm, ho suyễn, phong hàn, thấp tý.
HẠ KHÔ THẢO
Vị cay. tính hàn, không độc. Vào 2 kinh Can và Đởm, có tác dụng làm mát gan, tiêu đàm, tiêu hạch. Chữa tràng nhạc (lao hạch), mã đao, xích bạch đới, thông tiểu tiện, bị đánh hay bị thương (Hạ khô thảo tươi, tán nhỏ, đắp vào vết thương).
CÂY HOA ĐẠI
Tính hàn, có độc, lợi tiểu, dùng làm thuốc chữa ho. Vỏ Đại phá báng tích, nhuận đại tràng.
TỔNG HỢP: LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:423.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh