Teya Salat
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
NHỮNG BÀI THUỐC GIA TRUYỀN TRANG 3
ĐÔNG Y TRỊ CHỨNG VIÊM THẬN BỂ THẬN
Đông y trị chứng viêm thận - bể thận
Viêm thận - bể thận là bệnh viêm của tổ chức nhu mô thận do nhiễm khuẩn, là loại bệnh tiết niệu hay gặp có các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt, đau vùng thắt lưng và tiểu buốt, tiểu rắt. Bệnh hay gặp ở phụ nữ nhất là thời kỳ thai nghén. Trên lâm sàng chia hai loại: cấp và mạn tính. Đối với thể cấp tính, nếu điều trị tích cực phần lớn bệnh đều khỏi, một số ít kéo dài, tái phát nhiều lần mà chuyển thành mạn tính và có thể dẫn tới suy thận.
Theo y học cổ truyền bệnh viêm thận - bể thận thuộc phạm trù chứng “lâm” hoặc chứng “yêu thống”.
Theo y học cổ truyền thì viêm thận - bể thận cấp và bán cấp có triệu chứng giống với các chứng nhiệt lâm, huyết lâm và khí lâm thực chứng, còn viêm thận - bể thận mạn có triệu chứng như chứng lao lâm và khí lâm hư chứng. Vị trí bệnh chủ yếu ở thận và bàng quang, bệnh lý chủ yếu là thận hư và thấp nhiệt. Ở thể cấp tính, chính khí không đầy đủ và tà khí thịnh nên bệnh lý chủ yếu là bàng quang khí hóa không thông lợi nên thấp nhiệt uất kết gây nên. Trường hợp viêm thận - bể thận mạn thì chính khí hư mà chủ yếu là tỳ thận khí hư, thấp nhiệt tà không đuổi đi được nên trên lâm sàng biểu hiện triệu chứng hư thực phức tạp.
Theo y học cổ truyền, thấp nhiệt độc xâm phạm thận bàng quang có thể là từ bên ngoài vùng âm hộ vệ sinh kém sinh thấp nhiệt độc, có thể do ăn nhiều chất béo ngọt tích tụ sinh thấp sinh nhiệt, hoặc do bệnh nhiệt, tâm hỏa hạ chú tiểu tràng ảnh hưởng đến bàng quang, hoặc do can khí uất sinh nhiệt, hoặc bệnh nhiệt các vùng khác trong cơ thể sản sinh thấp nhiệt tà hạ chú bàng quang gây chứng nhiệt lâm, nhiệt bức huyết hành sinh chứng huyết lâm, bàng quang khí hóa không thông lợi sinh các chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt hoặc tiểu có mủ.
Thận khí hư là do thiên tiên bất túc, do phòng dục quá độ, do sinh đẻ quá nhiều, do lao lực... thường có triệu chứng của lao lâm, cơ thể suy nhược, bệnh kéo dài, đau thắt lưng, mỏi gối, thận âm hư, can dương vượng sinh đau đầu, hoa mắt mờ mắt, chóng mặt, tăng huyết áp, bệnh nặng hơn dẫn đến thận dương hư, thấp trọc, thủy độc tích tụ nhiều trong cơ thể dẫn đến suy thận. Tỳ khí hư là do bệnh lâu ngày, thấp nhiệt khốn tỳ, do lo nghĩ nhiều, do lao động quá sức, ăn nhiều chất béo ngọt, rượu chè vô độ gây tổn thương tỳ, tỳ khí hư nên tiểu nhiều lần, mệt mỏi chán ăn, bụng đầy, tiêu chảy, sụt cân, khó thở sinh chứng lao lâm, khí lâm.
Đông y điều trị viêm thận - bể thận:Tùy thể bệnh mà dùng các bài thuốc cụ thể.
Thể bàng quang thấp nhiệt:Gai rét phát sốt, tiểu đau, tiểu gấp tiểu nhiều lần, bụng dưới đầy đau, lưng đau, rêu lưỡi vàng nhày, mạch nhu sác hoặc hoạt sác.
-Phép trị:Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm.
-Bài thuốc:Biển súc 15g, hoạt thạch 15g, cù mạch 12g, mộc thông 8g, chi tử 12g, kim ngân hoa 15g, liên kiều 12g, ô dược 10g, xa tiền tử 15g (bọc vào túi khi sắc), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Thể can đởm uất nhiệt:Sốt và rét xen kẽ, người khó chịu bứt rứt muốn nôn, chán ăn, lưng đau, bụng dưới đau, tiểu nhiều lần mà nóng, rêu lưỡi vàng đậm, mạch huyền sác.
- Phép trị: Thanh lợi can đởm, thông điều thủy đạo.
- Bài thuốc: Long đởm thảo 12g, sơn chi 12g, hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, sinh địa 15g, trạch tả 12g, xa tiền tử (bọc vào túi khi sắc) 30g, mộc thông 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Thể thận âm bất túc, thấp nhiệt đinh lưu:Tiểu nhiều lần, tiểu đau, sốt nhẹ, váng đầu, ù tai, mồ hôi trộm, họng khô môi táo, lưỡi đỏ không rêu, mạch huyền tế sác.
- Phép trị: Tư âm thanh nhiệt.
- Bài thuốc: Đơn bì 12g, phục linh 16g, trạch tả 12g, sơn dược 12g, sinh địa 16g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, thạch hộc 16g, thạch vỹ 16g. Sắc uống ngày một thang.
Thể tỳ thận đều hư, thấp tà chưa hết:Ngoài các triệu chứng như thể thận âm bất túc nêu trên, thêm chứng phù mặt và chân, chán ăn bụng đầy, tiêu phân lỏng, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi bệu sắc nhợt, mạch trầm tế vô lực.
- Phép trị: Kiện tỳ bổ thận thấm thấp.
- Bài thuốc: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 16g, đỗ trọng 12g, mộc hương 12g, trần bì 6g, cẩu tích 15g, ý dĩ nhân 20g, trạch tả 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chú ý:Trong điều trị bệnh viêm thận - bể thận, đối với viêm thận - bể thận cấp và thể cấp diễn của viêm thận - bể thận mạn đều thuộc chứng thực nhiệt do chức năng khí hóa của bàng quang rối loạn mà thấp nhiệt tà uẩn kết, cho nên phép trị là khu tà làm chính, dùng thuốc thanh nhiệt giải độc liều lượng phải lớn, mỗi ngày có thể dùng 2 thang sắc uống. Đối với viêm thận - bể thận mạn, bệnh kéo dài nhiều ngày, chính khí đã suy, bệnh thường hư thực phức tạp nên trong điều trị cần chú ý bổ hư và cần kết hợp tốt với các phương pháp điều trị theo Tây y.
BÀI THUỐC NAM TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU
Bài thuốc nam trị bệnh thủy đậu
Thủy đậu còn gọi thủy hoa, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ. Đây là loại bệnh truyền nhiễm thông thường, trẻ em hay mắc phải, thỉnh thoảng cũng gặp ở người lớn. Sau đây là cách phân loại bệnh và những vị thuốc nam dễ tìm để chữa trị căn bệnh này.
1. Loại nhẹ
*Triệu chứng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều.
*Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt.
*Bài thuốc:
1. Lá dâu tằm tươi: 30g rửa sạch,
2. lá tre tươi: 20g
3. Cỏ màn chầu tươi: 20g rửa sạch thái ngắn
4. cam thảo đất tươi: 20g
Hướng Dẫn: thái ngắn. Nước 1.000 ml, sắc còn 300 ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày.
Nếu người bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiêu tiểu bình thường, có thể không cần uống thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội tắm rửa, tránh gió và điều dưỡng tốt.
2. Loại nặng
*Triệu chứng: Sốt cao, buồn phiền, khát, thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng.
*Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc là chủ yếu.
*Bài thuốc: Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30 g, rau om tươi 20 g rửa sạch, quả dành dành 16 g, kim ngân hoa 16 g, rễ cỏ tranh 12 g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Lần đầu cách sắc như bài thuốc trên, lần sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.
BÀI THUỐC CHỮA NGỨA
TAM HOÀNG THANG GIA GIẢM

Dược Liệu:
1. Hoàng cầm: 6g
2. Hoàng liên: 4g
3. Hoàng bá: 8g
4. Sài đất: 6g
5. Sinh địa: 6g
6. Cam thảo: 4g
7. Thổ phục: 6g
8. Kinh giới: 4g
9. Lá đơn đỏ: 4g
10. Kim ngân hoa + lá: 8g
11. Bồ công anh: 4g
12. Ngưu tất: 6g
13. Mộc thông: 6g
14. Sa tiền; 6g
15. Cát căn: 6g
16. Xích thược: 4g
Cách Dùng: đổ ba bát nước đun cạn lấy ½ bát, đun 3 lần đến 4 lần uống trong 1 ngày hết. Tùy nặng nhẹ uống từ 10 ngày đến 15 ngày sẽ khỏi.
Kiêng kỵ: thịt gà, thịt chó, cá tanh, đồ tanh.
Cay quá, nóng quá, măng, cà, rau muống, đỗ xanh.
(*) Nếu trẻ em có thể dùng bằng cách đun tất rồi để nguội cho tủ lạnh, uống 4 nước trong 1 ngày rưỡi.
Tất cả đều uống vào lúc đói cho ngấm kỹ càng tốt.
Lương y: Nguyễn Văn Quý
Hội Đông y Hoài Đức
BÀI THUỐC CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP(CHỨNG TÝ)
I. Nguyên nhân:
Đặc điểm khí hậu nước Việt Nam ta thuộc loại nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, độ ẩm không khí lớn.
Đa số nhân dân ta sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, làm ăn cần cù, vất vả, dãi nắng, dầm sương ….
Với một bộ phận người dân kinh tế khá giả, ít vận động, cơ thể hoặc ăn uống không điều độ, sinh hoạt không kiềm chế …. Cũng ảnh hưởng đến bệnh.
Từ đó cơ thể con người ta bị ba thứ khí là Phong – Hàn – Thấp xâm nhập vào, tụ lại ở khớp mà gây bệnh.
II. Phân loại
Nếu khí phong thắng thì có chứng Phong Tý.
Nếu khí Hàn thắng thì có chứng Hàn Tý.
Nếu khí thấp mà thắng thì có chứng Thấp Tý.
III. Triệu chứng và phép điều trị
1. Phong Tý
- Chứng trạng chủ yếu: Lúc đau khớp này, lúc đau khớp khác có thể bệnh nhân sốt nhẹ đau đầu.
- Phép điều trị: Khu phong là chính. Kèm theo tán hàn trừ thấp
- Bài thuốc chủ yếu : Phòng phong thang.
1.Phòng phong: 12g
2.Hạnh nhân: 12g
3.Xích thược: 12g
4.Tần giao: 12g
5.Quế chi: 12g
6. Ma hoàng: 12g
7. Cam thảo: 8g
8. Đương quy: 12g
9. Cát căn: 12g
10. Hoàng cầm: 12g
11. Khương hoạt: 12g
12. Độc hoạt: 12g
13. Huyết đằng: 12g
14. Tầm xuân: 12g
Gia: Táo: 12g
15. Gừng tươi: 3 xát
Cách Dùng: Đổ nước lã sắc uống một ngày một thang. Uống khoảng 3 – 5 thang sẽ ổn định.
2. Hàn Tý
Bệnh đau dữ dội ở 1 – 2 khớp cố định, cử động thì đau hơn, có thể có sốt mạch phù khẩn hoặc trầm, rêu lưỡi trắng. Ấn tay vào thì đau tăng, chườm nóng thì đỡ đại tiện có khi nát.
- Phép Điều Trị: Tán hàn là chính, còn khu phong trừ thấp là kèm theo.
- Bài thuốc chủ yếu: Ngũ tích thang:
1. Xương truật: 12g
2. Can khương: 10g
3. Ngũ gia bì: 10g
4. Đảng sâm: 12g
5. Bạch linh: 12g
6. Bạch thược: 12g
7. Cát cánh: 12g
8. Bán hạ chế: 8g
9. Ma hoàng: 12g(bỏ đốt)
10. Hậu phác: 12g
11. Bạch truật: 12g
12. Cam thảo: 8g
13. Xuyên khung: 8g
14. Xuyên quy: 12g
15. Chỉ xác: 12g
16. Táo: 3 quả
17. Gừng 3 lát
18. Trần bì: 12g
Cách Dùng: Sắc uống một ngày một thang uống khoảng 10 thang
Nếu đau nhiều ở khớp tay, vai: Gia: Tang chi, quế chi, tùng tiết..
Nếu đau ở lưng: Gia Tế tân, Đỗ trọng..
Đau nhiều ở khớp gối, bàn chân: Gia Tế tân, ngưu tất..
3. Thấp Tý
-triệu chứng : Đau sưng trì trệ, không đỏ, người nặng nề, có sốt nhẹ, mạch hoạt, phù hoạt, rêu lưỡi vàng nhạt, chán ăn, hay bị đầy bụng.
- Phép chữa: Trừ thấp kiện tỳ là chính, kèm theo khu phong tán hàn
Bài thuốc chủ yếu: Độc hoạt tang ký sinh
1. Đảng sâm: 12g
2. Bạch linh: 12g
4. Cam thảo: 8g
5. Xuyên khung: 12g
6. Xuyên quy: 12g
7. Thục địa: 12g
8. Bạch thược: 12g
9. Ngưu tất: 12g
10. Rễ tầm song: 12g
11. Duối dây: 12g
Gia thêm: Gừng Táo
12. Tầm xuân: 12g
13. Phòng phong: 12g
14. Khương hoạt: 12g
15. Độc hoạt: 12g
16. Tần giao: 12g
17. Tục đoạn: 12g
18. Mộc qua: 12g
19. Tang ký sinh: 12g
20. Thổ phục: 12g
21. Xương truật: 12g
Cách Dùng: Sắc uống một ngày một thang.
* Nếu Phong – Hàn – Thấp xâm phạm cơ thể lâu mà chữa trị không kịp thời và gặp những người âm hư hay dương thắng thì bệnh dễ biến thành thấp nhiệt. Lúc đó bệnh diễn biến phức tạp, khó chữa, bệnh biểu hiện:
Sưng nóng – đỏ - đau, không sốt hoặc sốt nhẹ, người mệt mỏi, mạch phù hoạt hoặc trầm hoạt, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc vàng dầy.
Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc, kết hợp với khu phong tán hàn trừ thấp.
Bài thuốc: Tứ vật thang Tứ diệu gia giảm:
Dược Liệu:
1. Xương truật: 16g
2. Hoàng bá: 16g
3. Ý dĩ: 16g
4. Ngưu tất: 16g
5. Kim ngân: 16g
6. Hà thủ ô: 16g
7. Đại táo: 12g
8. Gừng tươi: 3 lát
9. Thổ phục: 16g
10. Huyết đằng: 16g
11. Uy linh tiên: 16g
12. Tầm xuân: 16g
13. Xuyên khung: 15g
14. Xuyên quy: 16g
15. Sinh địa: 12g
Cách Dùng: Sắc uống một ngày một thang, liều dùng khoảng 10 -15 thang.
BÀN VỀ CHỨNG TIỆN HUYẾT
“ĐẠI TIỆN RA MÁU”


Huyết là tinh hoa của ngũ cốc, nhờ sự vận hóa của các cơ quan tạng phủ tạo thành, theo đường kinh mạch tuần hoàn lưu thông trong cơ thể con người không ngừng. Bản thân huyết thuộc âm, lắm khi bị ngoại cảm hoặc nội thương làm cho huyết đi sai kinh mạch. Nếu gặp hỏa khí hợp với nhiệt thì bốc lên trên, hợp với thấp nhiệt thì đi xuống, đi ra đường hậu môn gọi là tiện huyết “thuộc kinh dương minh đại trường”. Huyết ra trước hoặc sau khi phân ra có lẫn máu thì đều là tiện huyết.
- Cơ chế sinh bệnh:
Hỏa nhiệt hun đốt đại trường và vị, trường vị là kinh dương minh nên vốn là hỏa, khi mà tà khí phạm vào kinh dương thì huyết bị trở ngại, sẽ tiết lậu ra ngoài mạch, các kinh hay bị nhiễm huyết là kinh thái dương và kinh dương minh, nên huyết thấm vào qua tiểu trường xuống đại trường, trực tràng tống ra ngoài.
Có nhiều trường hợp do hư nhiệt, táo thấp uất kết, là truyền vào kinh lạc làm bức huyết vọng hành đi xuống, thậm chí có nhiều người do ăn uống thái quá, không điều độ nhất là uống nhiều rượu bia và các chất cay nóng kích thích còn bị ảnh hưởng đến viêm loét dạ dày rồi bệnh nặng dẫn tới chảy máu dạ dày. Hoặc có những người do lao động quá độ cũng làm tổn thương âm lạc, âm huyết trong các lạc mạch bị thương phạm nên làm huyết chảy ra, thấm vào đại trường gây ra tiện huyết.
Như vậy tiện huyết là do ngoại cảm và nội thương, ngoại cảm thì sinh trường phong hạ huyết, huyết ra đỏ tươi, vì huyết ở đại trường nên huyết ra trước rồi phân ra sau. Nội thương gây thành tạng độc, huyết ra màu đen phân ra trước rồi huyết ra sau. Có nhiều trường hợp do khí huyết đều bị bệnh, huyết từ tiểu trường thấm xuống không kể là huyết ra trước hoặc ra sau hoặc lẫn với phân, vì tà phạm vào ngũ tạng làm âm mạch lạc không điều hòa khiến huyết đi sai đường, thấm xuống đại trường kết tụ rồi đi ra ngoài thành màu sắc khác nhau nên cần phân biệt rõ chứng trạng hư và thực.
Bài thuốc tâm đắc đã chữa khỏi nhiều người
Bài thuốc:Chỉ huyết thang ẩm
-Hoa kinh giới (sao đen)35gam
-Cỏ nhọ nồi: 50gam
-Hoa hòe: (sao đen)30gam
-Cây cứt lợn: 30gam
-Củ gai: 30gam
* Chủ trị:Trừ hỏa thấp nhiệt, huyết ra đỏ tươi (không có phân hoặc huyết ra trước phân ra sau). Rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, người háo khát, mạch sác.
Bài thuốc:Kiện tỳ chỉ huyết thang
- Hà thủ ô đỏ: 50gam
- Hoài sơn: 35gam
- Bạch truật: 20gam
- Tam thất sao vàng: 10gam
* Chủ trị:Kiện tỳ, ích vị chỉ huyết.
Do tỳ hư suy yếu không thống nhiếp được huyết, huyết đi xuống đại trường theo phân ra ngoài, phân ra trước, huyết ra sau, bệnh lý này có quan hệ với tạng can (do can suy yếu không tàng được huyết – tỳ hư yếu không nhiếp được huyết)
Chứng trạng: Huyết ra màu tím lẫn lộn với phân hoặc phân ra trước huyết ra sau, sắc mặt trắng nhợt, tinh thần mệt mỏi, ngại nói, tiếng nói nhỏ, cơ mềm nhẽo, rêu lưỡi trắng, chất nhạt, mạch trầm trì, nhược.
TRỊ ĐAU MỎI XƯƠNG KHỚP BẰNG RƯỢU THUỐC
Trị đau mỏi xương khớp bằng rượu thuốc
10 vị thuốc y học cổ truyền ngâm trong bình hoặc lọ kín với rượu tốt, sau vài ngày là ta đã có được một thứ dược tửu để xoa bóp nhằm mục đích dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp trong những ngày đông tháng giá. Nhưng, vấn đề là ở chỗ, phải biết chọn dùng những vị thuốc nào và phương cách chế biến ra sao thì mới mong có được những loại rượu thuốc xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn. Bài viết này xin được giới thiệu một vài bài thuốc điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1:Huyết giác 10g, đại hồi 10g, địa liền 10g, quế chi 10g, hoa chổi xể 10g, lá thông 10g, thiên niên kiện 10g, ấu tầu (ô đầu) 5g, mán chỉ (kim sương) 10g. Các vị tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong bình hoặc lọ kín, mỗi ngày đảo hoặc lắc 1 lần, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 2:Phụ tử chế 12g, tam thất 6g, bạch chỉ 6g, chế xuyên ô 6g, tế tân 6g, mộc qua 10g, xuyên khung 10g, hồng hoa 10g, cẩu tích 10g, độc hoạt 10g, ngô công 1 con, địa long 3 con, mã tiền tử 2 hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 – 10 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 3:Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.
Bài 4:Khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, quế chi 15g, tần giao 15g, đương quy 15g, dây đau xương 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, mộc hương 15g, tang chi 30g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.500ml rượu trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được. Dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
Bài 5:Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da tại chỗ không có tổn thương. Tuyệt đối không được uống.
Bài 6:Đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, ngải cứu 6g, mộc qua 10g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.
PHONG THẤP
(Đau nhức xương và thân thể)

Người trình bày:Trương Văn Diệp - Xóm 1 thôn Đại Yên - Xã Ngọc Hà - Ba Đình.
Lịch sử phương thuốc:Do thầy dạy học truyền cho. Bản thân áp dụng trên 30 năm.
Phương thuốc:
1. Rễ và cây đinh lăng (nửa sao vàng, nửa sống)40g
2. Sơn thục (để sống)12g
3. Rễ và cây bưởi bung (sao vàng)12g
4. Rễ và cây rung rúc (tẩm rượu sao vàng)40g
5. Giây đau xương (tẩm muối sao vàng)20g
6. Rễ cây độc lực (sao vàng)20g
7. Rễ và cây cỏ sước (sao vàng)16g
8. Rễ và cây gấc (để sống)16g
9. Quế chi (để sống)4g
Bào chế:
Cân đúng liều lượng như trên làm 1 thang, sắc 3 nước mỗi nước lấy 1 bát. Cả 3 nước cô lại, lúc gần cạn cho vào 1 chénrượu, còn độ 1 bát thì được.
Cách dùng:
Ngày uống 2 lần: vào lúc buổi tối và ban đêm. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.
Chủ trị:
Chữa đau nhức xương và thân thể. Nếu bệnh đã mắc khí huyết kém thì cần phối hợp với thuốc bổ khí huyết mới có công hiệu.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng ăn đồ tanh, cay, nóng.
Không phản ứng.
Kết quả:
Trên 100 bệnh nhân theo dõi được, còn nhiều người nữa không biết rõ.
Kết quả 95 %.
BÀI SỐ 215. PHONG THẤP
(Đau rức xương)

Người trình bày: Nguyễn Duy Nội . Số 259 Hàng Bột - Khu Đống Đa
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 5 đời. Bản thân áp dụng 30 năm.
Phương thuốc:
1. Xương truật: 40g
2. Nhũ hương: 20g
3. Một dược: 20g
4. Quế chi: 12g
5. Cốt toái bổ: 20g
6.Cẩu tích: 20g
Bào chế:
Trừ Quế chi để sống, còn 5 vị đều sao vàng. Cả 6 vị tán bột, giây kỹ, hoàn với hồ tẻ, viên bằng hạt đậu xanh.
Cách dùng:
Mỗi lần uống 10 viên, ngày uống 3 lần.
Chủ trị:
Bệnh phong thấp đau nhức xương.
Cấm kỵ:
Có mang không được dùng.
Kiêng ăn: Ớt. cà chua, thịt chó, rượu.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa trên 100 người.
Kết quả 70 %.
PHONG THẤP
(Gân xương nhức nhối mỏi mệt)

Người trình bày:Võ Tá Định Số 18 Hàng Bông Ruộm - Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền lâu đời. Do mẹ thân sinh truyền lại. Bản thân áp dụng 30 năm.
Phương thuốc:
1. Hồng hoa: 8g
2. Quy vỹ: 12g
3. Huyết giác: 4g
4. Thiên niên kiện: 12g
5. Nhũ hương: 6g
6. Một dược: 6g
7. Hồi hương: 6g
8. Xà sang tử: 6g
9. Xương truật: 6g
10. Đinh hương: 6g
11. Quế chi: 6g
12. Phòng phong: 6g
13. Tần giao: 6g
14. Lục thốn (Tục đoạn)6g
15. Long não: 5 phân
Bào chế:
Các vị không bào chế cứ để nguyên cho vào rượu tốt ngâm . Ngâm ngập thuốc, độ 1 tuần lễ đã có thể dùng được.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 1 cốc con trước khi đi ngủ.
Nếu dùng để xoa bóp thì ngâm thêm 1 đồng cân Long não vào rượu thuốc. Còn chỉ dùng để uống thì 5 phân cũng đủ rồi không nên ngâm thêm nữa.
Chủ trị:
Chữa các chứng phong thấp hoặc các cụ già gân xương nhức nhối mỏi mệt.
Cấm kỵ:
Có mang không được dùng.
Kiêng ăn: Các thứ cua: cua đồng, cua bể…
Phản ứng: Uống quá thì say như say rượu thường.
Kết quả:
Đã chữa rất nhiều người khỏi các cụ già dùng rất công hiệu.
Kết quả 100 %.
CHỮA MỤN CƠM MỤN CÓC BẰNG TÍA TÔ

Chữa mụn cơm, mụn cóc bằng tía tô
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm chữa trị mụn cơm, mụn cóc. Có một cách chữa trị mụn cơm, mụn cóc (đặc biệt là mụn cóc) rất hay, vô cùng đơn giản, hiệu quả lại dễ thực hiện đối với mọi lứa tuổi. Chỉ cần vò nát (hoặc giã nát) lá và cuộng tía tô, đắp lên mụn cóc. Có thể dùng vải để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp. Hiệu quả nhất là làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh nước hoặc các hoạt động làm xô lệch chỗ đắp. Làm liên tục như vậy trong vài tuần, bạn sẽ thấy các mụn cóc se nhỏ lại. Đặc biệt phải chú ý đắp đúng vào mụn cái (thường có một mụn cái chính, rồi mọc các mụn con xung quanh), miệng mụn sẽ dần se lại, teo nhỏ rồi mất hẳn. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian sau cũng tự nhiên biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng, không chút dấu vết gì của mụn cơm, mụn cóc.

TÁN PHONG TRỪ THẤP NHIỆT THANG

1. Thành phần bài thuốc:
Mẫu lệ: 20g Hạ khô thảo: 20g
Vòi voi: 20g Tiền hồ: 20g
Lá cối xay: 20g Hoàng bá nam: 20g
Sài hồ nam: 20g Trâu cổ: 20g
Sinh địa: 20g Đảng sâm: 20g
Đương quy: 20g Thương truật: 12g
Cam thảo 6g
2. Công năng - Tác dụng:
Tán phong trừ thấp nhiệt, hóa đờm tiêu ứ trệ, giải độc tiêu viêm, thông lợi tiểu tiện, sát trùng chỉ thống, tư âm giáng hỏa, hoạt huyết điều huyết, thông kinh hoạt lạc, bổ trung ích khí, nhuận táo hoạt trường.
3. Chủ trị:
Viêm tuyến tiền liệt, tiểu tiện khó khăn.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc trên cho vào siêu, sắc 2 lần, mỗi lần sắc đổ vào 600ml nước, sắc cạn lấy 100ml. Trộn lẫn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia làm 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Tổ kiến ngọt trên ngọn tre đốt thành than trộn với phèn phi. Bôi rất công hiệu
BỔ KHÍ HUYẾT
“ Khí huyết hư, nhọc mệt”

Lịch sử bài thuốc:Gia truyền 3 đời trên 100 năm. Trong khi áp dụng kinh nghiệm trên thực tiễn lâm sàng có gia giảm ( nguyên phương có 10 vị)
Bài thuốc:
1. Khiếm thực( Sao vàng)20g
2. Ngó sen: 20g
3. Hạt mít bỏ vỏ cứng(sao vàng)20g
4. Sơn tra: 20g
5. Long nhãn: 40g
6. Rễ non cỏ gianh(sao vàng)20g
7. Liên nhục: 40g
8. Rễ non cây tre(sao vàng)20g
9. Mầm mạ nếp(ngâm thóc 1 ngày 1 đêm ủ cho mọc mầm dài 5 phân sao vàng) 40g
Gia thêm:
10. Thiên môn(bỏ lõi) 40g
11. Ba kích: 40g
12. Nam sâm: 28g
13. Bách bộ: 40g
14. Trần bì(sao)12g
Cách dùng:Các vị cân thành một thang cho 3 lát gừng vào rồi sắc kỹ, lấy 3 bát nước. Uống một ngày 3 lần sáng trưa và tối, mỗi lần già nửa bát. Bài này có thể ngâm rượu hoặc hoàn.
Chủ trị:Khí huyết hư nhược, gầy còm, mệt nhọc, người già yếu, người mới ốm khỏi dùng đều tốt.
Cấm kỵ:Người tạng hư hàn, đang đi tả, sản hậu, đau bụng, đầy trướng bụng không được dùng.
Kiêng ăn các đồ cay. Không phản ứng.
Kết quả:Đã chữa cho trên ngàn người, kết quả đạt 80%.
BÀI SỐ 55.CHỮA ỈA CHẢY 21
Lịch sử phương thuốc : Bài thuốc trong sách Y Học Nhập Môn. Bản thân đã áp dụng 30 năm.
Phương thuốc :
1- Hoàng đơn1 lạng
2- Khô phàn (bạch phàn phi khô)1 lạng
3- Đại táo (táo tầu đen)1 lạng
Cách bào chế :
- Hoàng đơn dùng sống .
- Khô phàn tức phèn chua sống đem phi cho thật khô
- Đại táo bỏ hột
- Hoàng đơn và Khô phàn giã nhỏ và giây thật nhỏ. Đại táo giã riêng cho thật dẻo và mượt. Đem 3 vị này luyện kỹ và viên to bằng hạt đỗ đen, phơi khô cho vào lọ thủy tinh đậy kín dùng dần.
Cách dùng :
Khi dùng đem viên thuốc cắm vào đầu kim rồi đem nung nóng trên đèn dầu hoặc ngọn nến bao giờ thấy viên thuốc đỏ hồng như hòn than là được . Đem tán nhỏ hòa với nước, sữa, hoặc nước cơm cho uống.
Trẻ em :
- Dưới 1 tuổi uống 1 viên.
- 2 - 4 tuổi uống 2 viên.
- 5 - 7 tuổi uống 3 viên.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị: trẻ em thổ tả, ỉa chảy lâu ngày
- Người lớn thổ tả hoặc tả lỵ uống thuốc này cũng khỏi.
- Kiêng các thứ sống lạnh, các chất lâu tiêu như hoa quả, thịt cá, mật mỡ …
- Không cấm kỵ và phản ứng gì cả.
Nhận xét - Kết quả :
- Bản thân đã chữa hàng nghìn người
- Kết quả 90%.
BÀI THUỐC CHỮA ỈA CHẢY
Người trình bày : Nghiêm Xuân Cẩn - Số 113 Phố Huế - Hai Bà Trưng
Lịch sử phương thuốc : Gia truyền 2 đời . Đã áp dụng 20 năm
Phương thuốc :
1- Lá ổi tàuTươi 5 đồng – Khô 7 đồng
2- Nụ simTươi 2 đồng – Khô 3 đồng
3- Hoa cây bông má đềTươi 2 đồng – Khô 3 đồng
Cách bào chế :
3 Vị trên rửa sạch cho vào siêu, đổ 3 bát nước sắc lấy trên 1 bát.
Cách dùng :
Thuốc sắc trên chia làm 3 lần uống trong 1 ngày. Bệnh nhe uống độ 1, 2 thang là khỏi. Bệnh nặng uống 5 đến 7 thang mới khỏi hẳn .
Gia giảm:
- Khát nước nhiều gia:
1- Lá senTươi 2 đồng cân – Khô 3 đồng cân
2- Lá phượng vỹTươi 2 đồng cân – Khô 3 đồng cân
Cho lẫn vào 3 vị trên cùng sắc.
- Bệnh lâu ngày suy nhược gia:
1- Hoài sơn (sao qua)5 đồng cân.
2- Liên nhục (sao qua)4 đồng cân.
Cho lẫn vào 3 vị thang trên sắc uống.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị: ỉa chảy cả mới và lâu ngày.
- Kiêng ăn các chất tanh, rau sống, quả xanh.
- Không phản ứng.
Nhận xét - Kết quả :
- Đã mách nhiều người dùng khỏi
- Bản thân đã chữa cho 80 người
- Kết quả 80%
THUỐC DÂN GIAN CHỮA KIẾT LỴ
Các bài thuốc dân gian chữa kiết lỵ
Rau sam 25 g, lá phượng vĩ 20 g, bông mã đề 15 g, rễ mơ lông 15 g. Các thứ trên cho vào nồi, đổ hai bát nước, sắc còn một bát, chia uống hai lần.
Kiết lỵ là một loại bệnh đường ruột truyền nhiễm, lây lan rất nhanh, thường phát vào mùa hè và cuối mùa thu. Bệnh nhân thường có các hiện tượng đau bụng, buồn đi ngoài, có lần đi được, có lần không, đi ra chất nhầy có lẫn máu, mùi tanh hôi. Nguyên nhân gây bệnh là ăn uống không hợp vệ sinh hoặc sống trong vùng có dịch. Có thể chọn dùng các bài thuốc sau đây:
- Rau má, cây nhọ nồi, hoạt thanh mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 6 g. Đổ 500 ml nước vào các thứ trên, sắc còn 200 ml, chia hai lần uống trong ngày.
- Vỏ bàng 12 g, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày, chữa trị đi ngoài ra máu.
- Cây cúc tần 100 g thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ, đổ 3 bát nước sắc, còn lưng bát, chia uống hai lần.
- Rễ và lá phượng vĩ 30 g, rau sam 20 g, cỏ sữa 20 g. Các thứ trên cho vào nồi, đổ 300 ml nước, sắc còn 100 ml, chia hai lần uống trong ngày.
- Rau sam, rau má, cỏ mực, cỏ sữa, rễ mua mỗi thứ 8 g, trà ngon 6 g, cam thảo 4 g, vỏ quýt 4 g, gừng 3 lát. Các thứ trên cho vào nồi, đổ 400 ml nước, sắc còn 200 ml, uống trong ngày.
- Mơ tam thể (sao), anh túc xác, vỏ lựu bạch (sao vàng), cỏ sữa (sao vàng) mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 20 g. Các thứ trên tán thành bột, cho uống với nước trà.
BÀI THUỐC CHỮA ĐAU NHỨC CHÂN TAY DO CẢM LẠNH
Mùa Đông, Xuân giá rét, nhiều người thường đau chân tay do cảm lạnh, nhất là những người cao tuổi và người lao động nặng nhọc ngoài trời thường hay gặp phải.
Trong y học cổ phương có rất nhiều bài thuốc chữa về bệnh này.
Nhưng tôi thấy có kết quả nhất và đơn giản nhất là dùng bài thuốc:
CAM THẢO PHỤ TỬ THANG củaTRƯƠNG TRỌNG CẢNH.
Nội dung của bài thuốc như sau:
Dược vị:
Bạch truật08g
Cam thảo(nướng)08g
Phụ tử(nướng , bỏ vỏ)12g ( 2 - 3 lát)
Quế chi16g
Sắc với 600ml nước, còn 200ml uống nóng, (riêng Quế chi cho vào sau.)
Tác dụng:Ôn kinh, tán hàn, khứ phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống, trị hàn tý (đau nhức do lạnh) hơi thở ngắn (hụt hơi), tiểu không thông, mạch trầm tế, hoặc huyền tế không lực.
Giải thích:Quế chi, thông dương, hoá khí. Phụ tử ôn dương, tán hàn thấp, chỉ thống. hai vị phối hợp có tác dụng cố biểu, chỉ hãm. Bạch truật kiện tỳ, trừ thấp, trị phong hàn thấp tý, hàn thấp được trừ thì hết đau. Quế chi, Phụ tử, Bạch truật phối hợp có tác dụng ôn dương, hoá khí. Khí hoá thì được thông. Tiểu tiện được thông. Chứng hụt hơi, cơ thể hơi phù sẽ hết. ( Kim Quỹ Yếu lược thang chứng luận trị)
Tham khảo: Phong thấp công kích nhau, khớp xương đau, ra mồ hôi, hơi thở ngắn, sợ gió, không muốn cởi áo, cơ thể hơi phù. Thì nên dùng bài :Phụ Tử thang để trị(Kim Quỹ Yếu Lược). Trong thực tế lâm sàng rất có giá trị.
Trường hợp co duỗi khó khăn, chân tay co quắp do lạnh thì bổ sung bài thuốc:CAM THẢO PHỤ TỬ THANG GIA VỊ
Xuất xứ:Trung Quốc đương đại danh y nghiệm phương đại toàn.
Dược vị:
Bạch thược12g
Bạch truật (sao)12g
Cam thảo (nướng)6g
Phòng kỷ16g
Phụ tử (nướng, bỏ vỏ)12g
Quế chi (cho vào sau)10g
Uy linh tiên12g
Đương quy16g
Sắc uống ngày một thang, 7 ngày là một liệu trình. Tối đa 3 liệu trình là có kết quả.
Tác dụng của bài thuốc:
Sơ thông kinh lạc, quan tiết, tiêu thũng, chỉ thống, trị khớp viêm do phong thấp, khớp xương đau nhức, các khớp co duỗi khó khăn.
Giải thích bài thuốc:
Bài:Cam thảo phụ tử thangdựa trên “ Thương hàn tạp bệnh luận” Dùng Quế chi để khu phong, thông dương; Phụ tử để ôn kinh, tán hàn. Bạch truật có tác dụng kiện tỳ hoá thấp. Cam thảo để hoà trung, hoãn cấp. Trong bài: Quế chi hợp với Cam thảo có tác dụng tráng Tâm dương, ích Tâm khí. Thêm Phụ tử để làm mạnh thêm khí dương của Tâm và Thận. Đương quy có tác dụng hoạt huyết thông lạc, bổ máu. Bạch thược hoà doanh, chỉ thống. Hai vị này phối với nhau để điều hoà doanh vệ, sơ đạo khí huyết. Phụ tử phối với Đương quy có tác dụng trấn thống. Phòng kỷ lợi thuỷ, tiêu thũng. Trong bài có tác dụng tiêu viêm, trấn thống. Uy linh tiên để khứ phong thông lạc chỉ thống ( Trung Quốc đương đại đại danh y nghiệm phương đại toàn)
Trong thực tế lâm sàng nhiều bệnh nhân dã được chữa khỏi khi gặp lạnh, do cảm hàn gặp thời tiết xấu.
Bài thuốc khá đơn giản, ít tốn kém. Nên nghiên cứu sử dụng để giúp bệnh nhân chóng khỏi và tiết kiệm kinh phí cho người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo lao động vất vả trong thời tiết lạnh giá thường hay gặp.
Ghi chú:Theo kết quả nghiên cứumới công bố gần đây (2010) củaPGS TS Phùng Hoà Bìnhvà các cộng sự (Trường đại học dược Hà Nội)
Phụ tử còn có nhiều tác dụng: Chống sốc, chống hạ thân nhiệt, chống viêm,giảm đau, giảm nhu cầu dùng Morphin đối với tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm,chống động kinh…
Theo (Phụ Tử vị thuốc quý.Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, XB - 2010)
PHONG THẤP
(Đau rức xương, đau thân thể chân tay, tê, bại, liệt)

Người trình bày:Trần Hữu Quýnh- Số 67 Lãn Ông - Khu Hoàn Kiếm
Lịch sử phương thuốc:Phương thuốc gia truyền của Dân tộc qua kinh nghiệm trị liệu trên 10 năm, bản thân có gia giảm.
Phương thuốc:
1.Cà gai (Hoa tím, quả như cúc áo)
2.Rễ và củ dứa gai (giồng bên đường làm dậu)
3.Lá lốt
4.Củ ráy dại (ráy ngứa)
5.Xương sống chân ống tay hổBào chế:
Cà gai: Lấy cả thân cả rễ, rửa sạch phơi khô không phải sao.
Dứa gai: Cả củ và rễ, rửa sạch, thái, phơi khô, sao qua.
Lá lốt: Lấy nguyên lá, rửa sạch, phơi, không sao.
Củ ráy dại: Cạo sạch vỏ, thái mỏng ngâm nước gạo 1 ngày 1 đêm, phơi khô sao vàng.
Xương ống hổ: Cạo hết tủy và thịt, rửa thật kỹ, phơi khô.
Bốn vị trên bằng nhau mỗi thứ một lạng (còn xương hổ để ngoài) cho 3 bát nước đun cạn lấy 1 bát. Thuốc sắc 2 nước lấy độ lưng bát.Cách dùng:
Thuốc uống xa bữa cơm, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Trước khi uống phải lấy độ lưng chén con thuốc đổ vào bát sành, lấy xương hổ mài, thấy nướuc thuốc có màu trăng trắng thì đổ cả thuốc vào hòa đều mà uống.Chủ trị:
Chứng phong thấp, đau, nhức xương chân tay, thân thể, tê, bại, liệt.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng ăn: Tôm, cua, ốc, đồ cay nóng, rau cải, hành, tỏi.
Không phản ứng.Nhận xét và kết quả:
Đã chữa ngót 100 người. Những người khí huyết suy nhược chỉ đỡ ít. Còn những người bệnh thực có kết quả: 70 - 80 %.
BÀI THUỐC CHỮA VIÊM DA THẦN KINH
Bài thuốc:
1. Cỏ nhọ nồi: 12 gam
2. Ý dĩ: 15 gam
3. Phòng phong: 12 gam
4. Kê huyết đằng: 12 gam
5. Liên kiều: 12 gam
6. Đơn bì: 10 gam
7. Cúc hoa: 12 gam
8. Ké đầu ngựa: 12 gam
9. Kinh giới: 12 gam
10. Sinh địa: 15 gam
11. Kim ngân hoa: 15 gam
12. Thổ phục linh: 16 gam
13. Khổ sâm: 12 gam
14. Thạch cao: 20 gam
Tác dụng:
Thanh nhiệt giải độc, lương huyết giảm ngứa.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày sắc 1 thang (khi sắc cho 600ml sắc còn 200ml), uống khi thuốc còn hơi ấm, ngày uống 4 nước (sáng, trưa, chiều, tối)
Chỉ định:
Chữa bệnh viêm da thần kinh.
QUẢ BỒ KẾT CHỮA BỆNH NẤC
Hay gọi ách nghịch hay khí nghịch cũng được
- Bồ kết có tác dụng thông khiếu hạ khí tiêu đờm. Vào hai kinh Phế và Đại trường, gặp những triệu chứng bệnh trên chúng ta thường đi tìm những bài thuốc có nhiều vị như bùi bình vị hay lục quân hương sa ít ai nghĩ đến một quả bồ kết mà chữa khỏi được.
- Vậy mà có đấy theo kinh nghiệm nhiều đời của gia đình tôi, khi gặp chứng đó là phải nghĩ ngay đến quả bồ kết.
Cách sử dụng rất đơn giảnnhanh gọn như sau:
- Lấy 1 quả Bồ kết rửa sạch lấy cả hạt nướng tồn tính dã dập hay tán bột càng tốt, đổ nước sôi vào đợi 5 phút chắt nước trong uống, nếu tán bột mịn thì uống cả bã, chỉ một lần uống là khỏi.
Nay kính biếu đồng nghiệp cùng toàn thể nhân dân ai cũng áp dụng được.
KINH NGHIỆM CHỮA DỊ ỨNG
Tôi xin viết kinh nghiệm chữa dị ứng do lạnh (kể cả mùa hè tắm nước lạnh bị dị ứng rất ngứa dùng thuốc dị ứng của tây y uống không khỏi) đến tôi cho uống bài Tứ Diệu gia giảm gồm có các vị sau:
Hoàng kỳ: 20g
Kim ngân hoa: 10g
Kinh giới: 10g
Phòng phong: 5g
Đương quy: 15g
Liên kiều: 10g
Cam thảo: 5g
Quế chi: 2g
Trong đó Hoàng kỳ, Đương quy làm thần để bổ khí huyết Kim ngân hoa, kinh giới làm quân. Cam thảo làm tá để hòa dược. Quế chi, Phòng phong để trừ hàn cùng Liên kiều làm xứ Quế chi, Kinh giới để giải biểu hàn giúp Phòng phong, Kim ngân, Liên kiều trừ ngứa.
Nguyên nhân: Do vệ khí không bảo vệ được bì phu nên khi tắm nước lạnh xâm nhập bì phu gây biểu hàn và ngứa ở toàn thân.
Tôi viết bài này kính mong các thầy tham khảo và đóng góp cho được hoàn thiện.
Hoàng Phú Khương
Hội Đông y huyện Hoài Đức
BÀI THUỐC CHỮA HUYẾT ÁP THẤP
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa huyết áp thấp
1. Thành phần :
- Cau khương 1kg loại củ giá
- Mật ong 1 lít
2. Tác dụng: Ôn tân bổ tỳ
3. Chữa trị:Huyết áp thấp
4. Bào chế:
- Cau khương : Rửa sạch, cạo sạch vỏ, xay nhuyễn lọc qua vải sạch lấy 300ml nước đun sôi vào 1 lít mật ong khuấy đều để nguội đóng vào chai dùng dần (mật ong không đun sôi).
5. Liều dùng:
- Người có huyết áp thấp ngày uống 30 ml hòa với 200ml nước sôi ấm.
- Người có tiền sử huyết áp thấp ( hay choáng, ngất, sửu) khi đi làm hoặc công tác nên mang theo một ít để dùng khi cần thiết.
- Ngoài ra bài thuốc này cho trẻ em uống liều nhỏ điều trị viêm họng và ho rất tốt.
- Đây là bài thuốc và mách bảo nhiều người thường dùng đạt hiệu quả rất cao.
BÀI THUỐC LỤC VỊ GIA GIẢM
Bài thuốc:
1. Thục địa32 gam
2. Hoài sơn20 gam
3. Sơn thù16 gam
4. Bạch linh12 gam
5. Đan bì12 gam
6. Huyền sâm12 gam
7. Ngũ vị12 gam
8. Sài hồ12 gam
9. Bạch thược12 gam
10. Xuyên quy12 gam
11. Hoàng cầm12 gam
12. Tri mẫu12 gam
13. Hoàng bá12 gam
14. Kỷ tử12 gam
15. Đỗ trọng12 gam
Tác dụng:
Nóng ruột bồn chồn, táo bón, tiểu đỏ, váng đầu, ù tai, đau lưng, mặt dậm dày, mỏi gối, sinh lý thất thường, hoạt tinh.
Liều dùng:
Một ngày sắc 1 thang 3 lần, đổ 1 lít nước sắc còn 250ml rồi chia làm 2 lần uống cách 30 phút. Uống thuốc lúc còn ấm.
Một liệu trình từ 7 đến 10 thang.
Chỉ định:
Thận âm hư, mạch sác nội nhiệt bồn chồn ù tai hoa mắt.
Chống chỉ định:
Thận dương hư, tự hãn, mạch trầm tế, ớn lạnh.
Kiêng kỵ:
Không ăn các chất cay, nóng, chua.
HƯƠNG XA LỤC QUÂN GIA GIẢM
Bài thuốc:
1. Đẳng sâm20 gam
2. Bạch truật20 gam
3. Trích thục địa20 gam
4. Đỗ trọng20 gam
5. Bổ cốt toái20 gam
6. Bạch linh12 gam
7. Trần bì12 gam
8. Bán hạ12 gam
9. Sa nhân12 gam
10. Đại táo12 gam
11. Mạch nha12 gam
12. Trích kỳ12 gam
13. Liên nhục12 gam
14. Kỷ tử12 gam
15. Ngũ gia bì12 gam
16. Bắc mộc hương6 gam
17. Phụ tử chế6 gam
18. Can khương6 gam
19. Nhục quế6 gam
20. Trích thảo6 gam
Tác dụng:
Bổ tỳ thận dương, khỏi được thoái hoá cột sống giai đoạn phát hiện sớm, khỏi đau lưng, ăn yếu thiểu lực, da xanh úa.
Liều dùng, cách dùng:
Một ngày uống 1 thang 3 lần đổ 1 lít nước sắc còn 250ml, để nguội chia làm 2 lần cách 30 phút. Một liệu trình nam 7 thang theo vía, nữ 9 thang theo vía, rồi khám lại để có hướng gia giảm.
Chỉ định:
Thận dương yếu, dẫn đến tỳ dương yếu, ăn uống rất kém, dinh dưỡng nội tạng kém dẫn đến suy nhược cơ thể, calci hao hụt cột sống và xương thiếu sự nuôi dưỡng cuối cùng thoái hoá, đau lưng mạch trầm nhược, tế.
Chống chỉ định:
Mạch hữu lực sác, ăn ngon, lưng không đau mỏi, không thấy hiện tượng thoái hoá cột sống.
Kết quả:
Số bệnh nhân được điều trị: 2500 người từ năm 1960 đến nay 2009.
Kiêng kỵ:
Không được tắm gội buổi tối kể từ khi mặt trời lặn.
BÀI THUỐC HẬU SINH THANG
BÀI SỐ 646Hậu sinh thang:
Người trình bày:Ong Xuân Sinh - Số 125 Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội
1. Đẳng sâm16g
2. Hoài sơn16g
3. Cam thảo6g
4. Sơn thù10g
5. Câu kỷ tử14g
6. Thục địa16g
7. Đương quy16g
8. Sinh khương5 lát
Chủ trị:
Các chứng bệnh sau sinh: Băng huyết, thiếu máu, dương khí suy, tứ chi phù nề.
Cách dùng:
Sắc uống.
Gia giảm:
Sữa ít hoặc khống có sữa gia: Mộc thông 16g, Bạch quả 16g, Ý dĩ nhân 16g.
BÀI THUỐC CHỮA PHONG TÊ PHONG
(Rức xương đau mình)
Người trình bày: Lê Văn Khôi (Ông Cứu Thế). Số 25 Đinh Tiên Hoàng - Khu Hoàn Kiếm
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời Bản thân có gia giảm và áp dụng trên 20 năm.
Phương thuốc:
1. Ý dĩ20g
2. Cúc hoa( thứ vàng)8g
3. Thổ phục linh20g
4. Huyết giác12g
5. Thiên niên kiện8g
6. Đại hồi5 phân
7. Quế chi4g
8. Nam hoàng bá (sao vàng)4g
9. Sa nhân4g
10. Trần bì8g
11. Chỉ xác12g
12. Hương phụ (tẩm nước gạo sao)12g
13. Hoa vòi voi8g
14. Bông mã đề7 cây
15. Rễ cỏ Sước12g
16. Lá lốt8g
Bào chế:
Các vị trên cân thành 1 thang cho 3 bát nước sắc lấy 1 bát. Thuốc sắc 2 nước lấy 2 bát, cô lại còn già 1 bát uống làm 2 lần.
Cách dùng:
Ngày uống 2 lần váo buổi sáng và buổi tối, uống nóng. Bài này có thể tán bột dùng. Nếu tán thành bột mỗi ngày dùng 3 lần: Buổi sáng, chiều và tối. Uống vào lúc đói, mỗi lần uống 1 cùi dìa cà phê thuốc bột hoà với nước đun sôi.
Nếu rức xương thì ngâm rượu với thuốc bột uống. Cách dùng cũng như trên, ngày 3 lần mỗi lần 1 cốc uống rượu.
Chủ trị:
Các bệnh phong thấp và tê thấp rức xương đau mình, đau rức chân tay.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Các thứ cá, các thứ cay nóng, chuối tiêu, cà chua, thịt gà, thịt chó, tiết canh.
Không phản ứng.
Kết quả:
Bản thân đã chữa trên 1000 người.
Kết quả 70 %.
CHỮA LỞ - GHẺ - CHÀM - HẮC LÀO
Người trình bày:Phạm Cửu Ngũ - Số 17 Ngõ Huyện - Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử bài thuốc:Gia truyền 3 đời trên 100 năm. Bản thân áp dụng trên 30 năm.
Bài thuốc:
1. Sinh địa1 lạng 6 đồng cân
2. Nhũ hương1 lạng 2 đồng cân
3. Một dược8 đồng cân
4. Sáp ong7 đồng cân
5. Kim ngân hoa8 đồng cân
6. Dầu vừng2 lạng rưỡi
Cách chế:
Các vị Sinh địa, Nhũ hương, Một dược, Kim ngân hoa cho vào dầu vừng đun kỹ, đun lửa vừa vừa không to quá, khi nào thấy bã thuốc giòn thì bắc ra, lọc kỹ, lấy nước bỏ bã đi, rồi cho sáp ong vào đánh cho tan đều để nguội cho vào 1 cái liễn thuốc sẽ đông lại như cao có thể để lâu được.
Cách dùng:
Trước khi bôi thuốc này lấy nước đã đun sôi để âm ấm rửa sạch các chỗ đau cho sạch, mơn cho bong hết vảy, rồi lấy bông chấm ráo xong sẽ bôi thuốc, bôi vài ba lần thấy đóng vảy thì cứ bôi lên, không phải rửa nước nữa.
Chủ trị:
Chữa cả người lớn trẻ em bị lở loét ngoài da, ghẻ, hắc lào, chàm má, phỏng dạ, chốc đầu, thối tai..v..v….
Cấm kỵ: kiêng các chất nóng và của nếp.
Kết quả:
Đã chữa rất nhiều, đều có kết quả tốt, nhân dân rất tín nhiệm.Kết quả 80 %.
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH
Đông Y điều trị theo một số thể bệnh sau.
1. Phong hàn
- Triệu chứng: Ho ra đờm loãng, trắng dễ khạc. Có thể kèm các chứng sốt sợ lạnh. nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ khản tiếng, ê mỏi xương khớp, rêu lưỡi trắn mỏng mạch phù, hoặc không đổi.
- Phương pháp điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên phế(chữa ho trừ đờm).
- Bài thuốc:
THUỐC NAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Tía tô
12
Lá hẹ
10
Kinh giới
10
Rễ chỉ thiên
8
Xuyên khung
6
Trần bì
6
Bạch chỉ
8
vSắc uống 01 thang/ngày.
2. Phong nhiệt
- Triệu chứng: Ho khạc đờm vàng trắng dính họng khô họng đau sốt nhức đầu, sợ gió, rêu vàng, có mồ hôi mạch phù sác
- Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế.
- Bài thuốc:
THUỐC NAM
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Lá Dâu
16
Rễ Chanh
8
Rau má
12
Rễ Rẻ quạt
4
Chóc chuột chế
8
Lá Hẹ
8
Vỏ Rễ Dâu
12
Bạc hà
8
Rễ Chỉ thiên
8
vSắc uống 01 thang/ngày.
3. Táo khí
- Triệu chứng: Ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, mũi khô, họng khô, nhức đầu mạch Phù sác. Bệnh thường gặp vào mùa thu
- Phép trị: Thanh phế nhuận táo chỉ khái.
-Bài thuốc:
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Sinh Thạch cao
16
Hoài sơn
16
Sa sâm
12
Tang bạch bì
12
Mạch môn
12
Lá tre
12
Thiên môn
12
Lá Hẹ
8
vSắc uống 01 thang/ngày.
BÀI THUỐC CHỮA GIUN SỐ 370
Hiện chứng là trên da người bệnh bị loang lổ từng mảng trắng, lù xù như mọc rêu trắng, trước không ngứa, không đau, sau dần dần có thể ngứa. Các mảng trắng lan ra dần dần, nhưng sức khoẻ người bệnh không bị trở ngại gì cả.
Bạch điến khác với xích điến (lọc vòng) là: Bạch điến sắc trắng thường không ngứa, xích điến sắc đỏ nâu thường ngứa. Bạch điến cũng khác với bạch bác hay bạch tạng: Bạch điến là những mảng trắng, nổi rêu trắng lù xù vỏ có bờ rõ ràng, bạch bác là những mảng da trắng trơn không có bờ.
Theo kinh nghiệm gai truyền, dùng bài thuốc sau này để chữa.
Bài thuốc kinh nghiệm:
1. Lá ngải cứu non200 gam
2. Thịt lợn ba chỉ20 gam
Cách dùng: Rửa sạch lá ngải cứu non, giã vắt lấy 100 ml nước nguyên chất (trẻ em lấy 50 ml) cho uống trước bữa ăn quà sáng. Trước đó đem nướng miếng thịt lợn ba chỉ thật chín, thơm rồi cho ăn, ăn xong 5 - 10 phút mới uống nước lá ngải cứu, ăn và uống như vậy liền 3 buổi sáng. Nếu thiếu máu do giun móc, dùng cách chữa này giun móc sẽ tiêu hoá hết. Đồng thời cần bồi dưỡng thêm về ăn uống hoặc thuốc men khác để sức khoẻ mau hồi phục.
Phân tích: Lá ngải vị đắng, tính hơi ấm, vào các kinh Can, Tỳ, Thận. Có hai tác dụng chủ yếu là trừ thấp, giảm đau và làm ấm kinh mạch. Trừ hàn thấp, điều hoà khí huyết sát trùng.
Phương kinh nghiệm giới thiệu trên đây vận dụng hết tính năng của lá ngải, sát trùng, định thống, còn dùng thịt lợn ba chỉ nướng chín cho ăn kèm với thuốc là lấy sự thị hiếu của loài giun sán trong nội tạng, thấy vị thơm béo thì hoạt động đòi ăn, khi ăn bị đồng thời nước thuốc tiêu diệt do tính chất sát trùng của lá ngải.
Về bệnh giun thông thường có 4 loại: Giun móc, giun đũa, gium kim, giun chỉ, mỗi loại đều có đặc điểm riêng cần phân biệt.
Giun móc có triệu chứng đau bụng, tháo dạ, ho, sốt, nôn và đặc điểm là gây phù nề, thiếu máu.
Giun đũa có triệu chứng đau bụng, tháo dạ, ho, sốt nhưng đặc điểm là ngứa mũi.
Giun kim cótriệu chứng đau bụng, tháo dạ nhưng đặc điểm là ngứa gãi hậu môn.
Giun chỉ khác hẳn ba loại nói trên, đặc điểm là có triệu chứng phù chân voi, tiểu tiện trắng đục..v..v….Ở đây chủ yếu nói về chữa giun móc.
Theo: Vũ Văn Sự
Hội Đông y Ba Đình
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:468.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh