Disneyland 1972 Love the old s
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
NHỮNG BÀI THUỐC GIA TRUYỀN TRANG 2
BÀI THUỐC HAY CHO NGƯỜI HIẾM MUỘN, KHÓ THỤ THAI
Sau khi kết hôn 1 năm, phía chồng sức khỏe bình thường không áp dụng một biện pháp tránh thai nào mà không có thai thì gọi là hiếm muộn.
Nguyên nhân hiếm muộn thì có nhiều, nhưng thường gặp các nguyên nhân chủ yếu sau đây.
Về sinh lý: Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ không bình thường như: tử cung không phát triển, hoặc tử cung dị dạng, tắc vòi hoặc ống dẫn trứng, một số chứng bệnh phụ khoa chưa được điều trị hoặc điều trị nhưng không có kết quả...
Theo quan điểm của Đông y, có 8 nguyên nhân không thụ thai: do hàn thấp làm huyết tắc nghẽn bào cung , do thận tinh suy tổn; do can uất khí trệ; do tỳ vị hư yếu khí huyết kém; do thận dương hư mắc chứng lãnh cảm tình dục; do can uất huyết nhiệt; do âm hư hỏa vượng ; do khí uất đờm ngăn trở ...
Sau đây xin giới thiệu bài thuốc điều trị theo nguyên nhân:
1>Do hàn thấp huyết làm tắc nghẽn bào cung, khó thụ thai
Triệu chứng: Bụng dưới có những đám tích lạnh mà đau, khi gặp nóng thì dễ chịu. Kỳ kinh đến chậm, màu huyết đen tối, có hòn cục, da mặt sạm, chất lưỡi tối, có điểm ứ huyết.
Bài thuốc: Noãn cung định thống thang: quất hạch 16g, huyền hồ sách 12g, ô dược 12g, hồ lô ba 8g, hương phụ chế 16g, tiểu hồi hương 8g, khổ luyện tử 8g, lệ chi hạch 9g, ngũ linh chi 8g, ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.
2>Do thận tinh suy tổn khí huyết kém khiến trứng không phát triển
Triệu chứng: Lưng đùi đau tê mỏi, lượng kinh ra ít, có khi một hai ngày đã sạch kinh, huyết loãng màu nhạt, da mặt hơi vàng, hay choáng váng hoa mắt.
Bài thuốc: Dục cung ẩm: tử hà xa 30g, sơn thù nhục 10g, nhục thung dung 15g, hoàng tinh 15g, dâm dương hoắc 12g, ba kích 12g. Sau khi hết kinh 3 ngày bắt đầu uống cho đến kỳ kinh sau. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày sau khi ăn.
Kiêng kỵ: Trong thời gian uống thuốc, không ăn các thức ăn sống, lạnh, không tắm nước lạnh .
3>Do thận hư can uất khí trệ
Triệu chứng: Khi có kinh hai bầu vú căng trướng, bụng trướng đầy, kinh ra khi sớm, khi muộn không đúng kỳ, miệng đắng, tính tình nóng nảy, hay cáu giận.
Bài thuốc: Điều kinh chủng ngọc thang gồm thỏ ty tử 10g, dâm dương hoắc 15g, bạch thược 12g, phúc bồn tử 10g, ngưu tất 8g, hương phụ chế 12g, tử hà xa 12g, đương quy 10g, ích mẫu tử 12g, tiên mao 10g, xích thược 8g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm.
4>Do khí uất đờm ngăn trở khiến khó thụ thai
Triệu chứng: Kinh nguyệt ra đúng kỳ, cơ thể béo mập, luôn luôn khạc ra đờm, hoặc nôn ra nhiều đờm.
Bài thuốc: Sơn giáp bối kim tán: xuyên bối mẫu 15g, xuyên sơn giáp 15g, kê nội kim 15g. Tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10 g với nước ấm.
(St)
Mới hỏi thăm được BÀI THUỐC TRỊ UNG THƯ MÁU nữa.
Cô bé 16 tuổi bị ung thư máu bệnh viện trả về cách đây 1 tháng, lúc đó cả gia đình òa khóc nức nở. Tuy nhiên vẫn về nhà tự chữa bằng thuốc nam.
Sáng nay đến tái khám tại bệnh viện Truyền máu huyết học tphcm đã tiến triển rất tốt, ăn uống được, da dẻ hồng hào và đi đứng tốt. Gia đình cô bé rất vui và hạnh phúc.
BÀI THUỐC GỒM:
- Dây bình bát
- Cây trinh nữ ( chết giả )
- Cây vòi voi
Phơi khô, sao thổ và sắc nước uống.
Tùy cơ địa mỗi người sẽ phù hợp với bài thuốc.
BÀI THUỐC TRỊ ĐAU BỤNG TIÊU CHẢY
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền của cha để lại. Bản thân áp dụng 15 năm.
Phương thuốc:
Dược Liệu:
1. Xương truật: 10 đồng cân
2. Trần bì: 4 đồng cân
3. Nhục quế: 4 đồng cân
4. Cam thảo: 4 đồng cân
5. Can khương: 5 đồng cân
Cách bào chế:
Sao vàng, tán nhỏ, giây thành bột, luyện với hồ tẻ, viên nhỏ bằng hạt đậu xanh.
Cách dùng :
- Trẻ từ 5 - 10 tuổi mỗi lần uống 5 viên
- Từ 10 - 15 tuổi mỗi lần uống 10 viên
- Người lớn ỉa chảy mỗi lần uống 20 viên, đầy bụng thì uống 15 viên
- Mỗi ngày uống 2 lần với nước chè hoặc nước lọc
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị các chứng sơ tả, sơ lỵ
- Cấm kỵ: Đàn bà có thai không được uống
- Kiêng: các đồ tanh, dầu mỡ, đồ nóng, các thứ lâu tiêu
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả :
Mỗi năm chữa chừng 700 - 800 người
Kết quả 80%
BÀI THUỐC CHỮA MỤN NHỌT DÔM
Lịch sử bài thuốc:Gia truyền lâu đời. Bản thân áp dụng từ ngày ra làm thuốc(trên 10 năm)
Bài thuốc
1. Lá chè tươi1 nắm
2. Rễ cỏ tranh (Bạch mao căn)1 nắm
3. Mật mía (tuỳ nhiều ít vừa đủ ngọt)
Cách dùng
Rễ cỏ ranh và lá chè tươi rửa thật sạch, 2 thứ bằng nhau sắc vừa vừa không đặc lắm, khi nước còn nóng hoà mật mía vào, hoà không ngọt quá, không nhạt quá. Liệu vừa ngọt theo sở thích từng người, làm liền 3 ngày 3 thang cho uống, chia làm 3 lần uống: sáng, chiều và tối lúc đi ngủ.
Chủ trị
Khi có mụn nhọt, dôm, sẩy rồi uống bài này sẽ tiêu độc và tan, lặn hết.
Bắt đầu vụ nực uống đề phòng trước thì dôm sẩy mụn nhọt không có nữa.
Còn có tác dụng hạn chế được chứng viêm phổi và sốt nóng.
Chú ý: Cho uống vào những khi đại tiện lành, nếu lỏng dạ không cho uống vội.
Không kiêng kỵ.
Không phản ứng.
Kết quả
Đã mách nhiều người làm.
Kết quả tốt về phòng bệnh.
Về chữa bệnh kết quả 85 %.
BỘT BỔ TỲ CAM TÍCH THANG
HTXDYD 60 Hàng Bông.
Trẻ em cam giun, bụng ỏng, gân xanh, gầy còm
Dược Liệu:
1.Hoài sơn sao vàng.16g
2. Liên nhục (sao bỏ lõi)12g
3. Mạch nha sao.12g
4. Ý dĩ (sao).12g
5. Côc tinh thảo.12g
6.Sử quân (sao bỏ vỏ)2g
7. Binh lang: 2g
Hướng Dẫn:
Có thể sắc hoặc tán thành bột, làm thành tễ luyện với mật ong cho cháu nhỏ ăn rất tiện.
Kiêng quả xanh, rau sống.
BÀI THUỐC CHỮA PHONG TÊ THẤP
Thân thể nặng nề, xương đau nhức thịt buồn mỏi…
Người trình bày:Cao Văn Nhị (Hiệu Xuân Tảo). Số 43 Phố Lãn Ông - Khu Hoàn Kiếm
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 2 đời. Bản thân áp dụng 5 năm.
Phương thuốc:
1. Cây rút đất40g
2. Thiên niên kiện (để sống)20g
3. Củ khúc khắc (để sống)20g
4. Cây bưởi bung20g
5. Dây đau xương12g
6. Củ kim cương (để sống)12g
7. Rễ cỏ xước12g
8. Rễ lá lốt12g
9. Rễ cốt khí12g
10. Rễ cỏ may12g
11. Lá gió chuột12g
Bào chế:
Trừ 3 vị để sống đã chừa trong bài, các vị khác đều sao vàng hạ thổ, cân thành từng thang theo liều lượng trên sắc uống sắc kỹ 2 lần.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 1 thang: Vào buổi sáng sớm và buổi tối, uống lúc đói, sắc được nước nào uống ngay nước ấy, uống thuốc xong chiêu một ngụm rượu thì tốt.
Chủ trị:
Chứng phong thấp: Thân thể nặng nề, nhất là nửa người phía dưới, hai bàn chân nặng như phù, trong xương đau nhức, nhất là xương hông và xương đầu gối, bắp thịt buồn mỏi...
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng các thứ tanh, thịt gà, thịt vịt, thịt trâu, thịt
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa khỏi cho gần 300 người.
Kết quả 80 %.
ÍT SỮA, SƯNG LOÉT ĐẦU VÚ

Bồ công anh, sao vàng, hạ thổ80g
Chỉ thực sao vàng40g
Thanh bì bỏ múi, lấy vỏ40g
Chữa lấp tia sữa, phát nóng rét, cho uống vài thang thì khỏi. không nên uống nhiều cạn sữa.
NGÓN TAY LÊN ĐẦU RẮN
(Đinh đầu rắn)

Người trình bày:Lý Chấn Quang Số 35 Phố Hàng Chiếu - Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử bài thuốc: Bài thuốc có từ lâu đời. Bản thân áp dụng trên 30 năm.
Bài thuốc
1. Hạt gấc (sống hay chín cũng được)10 hạt
2. Vôi ăn trầu (càng lâu càng tốt)1 ít
Ước chừng bằng hạt ngô.
3. Đường ta1 đồng cân
Cách dùng
Hạt gấc bóc bỏ vỏ, lấy nhân giã nhỏ, cho vào trộn lẫn với vôi và đường ta, rồi đắp vào ngón tay đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Chủ trị
Loại đinh đầu rắn tức ngón tay sưng lên nhức buốt, có mủ hoặc chưa có mủ đắp đều tan hoặc chóng vỡ mủ.
Cấm kỵ
Kiêng các thứ tanh nóng.
Không phản ứng.
Kết quả
Đã mách nhân dân sử dụng nhiều người khỏi.
Kết quả 80 %.
BÀI CHỮA PHONG TÊ THẤP 2
Thân thể nặng nề, xương đau nhức thịt buồn mỏi…
Người trình bày:Cao Văn Nhị (Hiệu Xuân Tảo). Số 43 Phố Lãn Ông - Khu Hoàn Kiếm
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 2 đời. Bản thân áp dụng 5 năm.
Phương thuốc:
1. Cây rút đất40g
2. Thiên niên kiện (để sống)20g
3. Củ khúc khắc (để sống)20g
4. Cây bưởi bung20g
5. Dây đau xương12g
6. Củ kim cương (để sống)12g
7. Rễ cỏ xước12g
8. Rễ lá lốt12g
9. Rễ cốt khí12g
10. Rễ cỏ may12g
11. Lá gió chuột12g
Bào chế:
Trừ 3 vị để sống đã chừa trong bài, các vị khác đều sao vàng hạ thổ, cân thành từng thang theo liều lượng trên sắc uống sắc kỹ 2 lần.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 1 thang: Vào buổi sáng sớm và buổi tối, uống lúc đói, sắc được nước nào uống ngay nước ấy, uống thuốc xong chiêu một ngụm rượu thì tốt.
Chủ trị:
Chứng phong thấp: Thân thể nặng nề, nhất là nửa người phía dưới, hai bàn chân nặng như phù, trong xương đau nhức, nhất là xương hông và xương đầu gối, bắp thịt buồn mỏi...
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng các thứ tanh, thịt gà, thịt vịt, thịt trâu, thịt
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa khỏi cho gần 300 người.
Kết quả 80 %.
BÀI CHỮA PHONG TÊ THẤP
(Đau, rức xương)
Người trình bày:Nguyễn Văn Diễn Thị trấn Yên Viên - Huyện Gia Lâm.
Lịch sử phương thuốc:Bản thân nghiên cứu, kinh nghiệm và áp dụng16 năm.
Phương thuốc:
1. Rễ rung rúc (sao vàng)1 lạng
2. Cây bạch thau (sao vàng)1 lạng
3. Rễ bưởi bung (sao vàng)1 lạng
4. Rễ cỏ chỉ (sao vàng)1 lạng
5. Rễ xích đồng nam (sao vàng)1 lạng
6. Rễ bạch đồng nữ (sao vàng)1 lạng
7. Cây cứt lợn (sao vàng)1 lạng
8. Cây roi ngựa (mã tiền thảo - sao vàng)1 lạng
9. Cây nụ áo (sao vàng)1 lạng
10. Quy vỹ (sao qua)5 đồng cân
11. Mần tưới (sao qua)5 đồng cân
12. Ngưu tất (sao qua)5 đồng cân
Bào chế:
Theo đúng công thức trên bốc các vị thành một thang thuốc sắc uống, sắc kỹ 2 nước lấy 2 bát.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần: 2 lần trước bữa cơm sáng và chiều, tối lúc đi ngủ 1 lần. Mỗi lần uống pha thêm một cùi dìa cà phê rượu trắng vào thuốc rồi uống.
Chủ trị:
Bệnh tê thấp, đau nhức xương thịt.
Cấm kỵ:
Có thai không được dùng.
Kiêng ăn: Tanh, chua, thịt ếch.
Không phản ứng.
Kết quả:
Mỗi tháng chữa từ 30 đến 40 người. Kết quả 50 %.
BÀI THUỐC CHỮA SA DẠ CON
Phạm Thị Phong - Ngọc Hà - Khu Ba Đình
Bài thuốc:Lá cây 3 chạc một nắm to băm ra lấy 2 bát nước sắc uống. Bên ngoài đắp hạt thầu dầu tía giã nhỏ đắp ở rốn (độ một nắm, giã nhỏ phong vào giấy mà đắp, nếu không thấy hiệu nghiệm thì bỏ đi chùi cho nhanh)
BÀI BỔ TỲ VÀ HÒA VỊ THANG
1. Thành phần bài thuốc:
Bạch linh8gCam thảo4g
Hồng sâm12gHoài sơn12g
Hoàng liên6gMộc hương6g
Trần bì6gThăng ma6g
Trư linh6gTrạch tả6g
2. Công năng - Tác dụng:
Bổ ngũ tạng, kiện tỳ hòa vị, chỉ thống khai uất, hành khí điều trung, tiêu chướng trệ, tả hỏa thanh trường, chỉ thống tả lỵ, sát trùng giải độc, lợi thủy hóa đờm thắng tán hàn, trừ thấp.
3. Chủ trị:
Kiết lỵ ra máu mũi, đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần mót rặn ra máu mũi, chất nhầy.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Hoàng liên tẩm nước Ngô thù sao khô (lấy 2g Ngô thù đun hãm lấy nước để tẩm hoàng liên), cùng với các vị thuốc khác cho vào siêu sắc 2 lần. Mỗi lần sắc đổ vào 400ml nước, sắc cạn lấy 100ml. Trộn lẫn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia làm 3 lần uống trong ngày. Người bệnh ăn cháo nhẹ, mỗi ngày uống 1 thang.
BÀI CHỮA PHONG TÊ THẤP
Phương thuốc:
1. Hồ điệp (mùa nực thì 5 đồng cân)12g
2. Ô dược16g
3. Vương tôn (nếu đi đái ít gia 1 đồng cân)12g
4. Hoàng long đằng20g
5. Hoàng chỉ20g
6. Mã tiền thảo (Cỏ roi ngựa)16g
7. Cát bối căn12g
8. Tang ký sinh (chân tay đau gia thêm)20g
9. Tiền hồ (có ho gia thêm 1 đồng cân)8g
10. Ngưu tất20g
11. Quy12g
12. Kim anh đằng20g
13. Ngũ gia bì (không lợi tiểu gia thêm)12g
14. Bạch đồng nữ12g
15. Xích đồng nam12g
Gia giảm:
Có phù thũng gia thêm nụ áo tía 12g, Bạc sáu 12g, Bà ha 12g
Đau nhiều trong xương gia: Đại la tán 12g.
Giật gân gia: Mộc qua 8g.
Hàn chứng mà tê nhức đầu xương gia: Xuyên ô 8g, Thảo ô 8g (hai vị: Xuyên ô, Thảo ô chế bằng nước đậu đen đun sôi ngâm 1 đêm rồi sao qua).
Bào chế:
Các vị thuốc đều sao cho thơm, cho vào siêu sắc 2 nước cho kỹ lấy 2 bát.
Cách dùng:
Chia ra uống làm 3 lần trong 1 ngày. Uống lúc không no không đói.
Chủ trị:
Chứng phong thấp kiêm cả hàn và nhiệt chứng.
Cấm kỵ:
Có thai cấm dùng.
Kiêng ăn: Chuối tiêu, tôm, gân bò.
Phản ứng: Uống thuốc này chạy trong người có khi bị giật xong rồi nhẹ dần.
Kết quả:
Mỗi tháng thường chữa 4 đến 6 người.
Kết quả 70 - 80 %.
ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI BẰNG ĐÔNG Y
Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử là một bệnh truyền nhiễm thường thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay gặp ở mùa đông xuân.
Trẻ em bị bệnh xuất hiện những nốt đỏ hơi nổi cao, sờ tay thì vướng giống như hạt vừng, nên gọi là ma chẩn.
Nguyên nhân do nhiệt độc vào kinh phế, phế chủ bì mao nên có những lớp ban trên, độ trên dưới 10 ngày thì khỏi; nhưng nếu cơ thể bị yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh, các nốt ban không mọc, bệnh tà không ra khỏi dễ gây biến chứng: viêm phổi, ỉa chảy…
Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: Phát sốt, sởi mọc, sởi bay.
1. Thời kỳ phát sốt (sởi chưa mọc)
Bệnh khởi đầu sốt 3, 4 ngày đến khi sởi mọc. Các triệu chứng giống thời kỳ viêm long và khởi phát các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học, xem kỹ ở vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài nốt ban đỏ.
Triệu chứng: Bắt đầu người nóng, ho, chảy nước mũi, nước mắt, người mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn.
Phương pháp chữa: Tuyên thấu giải độc (giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu) để đưa tà ra người da, làm mọc nhanh các nốt ban sởi.
Bài thuốc:
Bài 1:
Lá dấp cá16g
Cam thảo đất12g
Rau rệu16g
Sắc uống ngày 3 lần
Bài 2: Thăng ma cát căn thang
Thăng ma04gCát căn12g
Xích thược06gCam thảo02g
Sắc uống ngày 3 lần
Châm cứu: Đại chùy, Hợp cốc, Túc tam lý, Phế du, Phong môn.
2. Thời kỳ sởi mọc
Bắt đầu xuất hiện nốt ban sởi đến khi mọc toàn thân: Độ 3 - 4 ngày.
Triệu chứng: Sởi mọc tuần tự từ đầu mặt, thân mình, tay chân, lòng bàn tay chân, mọc càng ngày càng dầy; sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác.
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc:Lá tre20gMạch môn12g
Sa sâm12gCam thảo đất12g
Sài đất16gNgân hoa16g
Sắn dây12g
Châm cứu: Châm các huyệt
Đại chùy, Hợp cốc, Túc tam lý, Phế du, Xích trạch, Nội đình.
Nếu họng đau, thêm Thiếu thương.
Co giật, thêm Nhân trung.
3. Thời kỳ sởi bay
Thời kỳ này độ 3 ngày, sốt giảm (do tân dịch giảm vì sốt kéo dài, mất nước), ho, miệng khô, lưỡi đỏ rêu ít.
Phương pháp chữa: Dưỡng âm, thanh nhiệt.
Bài 1:Sa sâm12gMạch môn80g
Hoài sơn60gHoàng tinh80g
Cam thảo80gLá dâu non120g
Đậu đỏ120gHạt sen120g
Tán thành bột, viên. Ngày uống 30g chia làm 3 lần.
Bài 2: Tả bạch tán phối hợp với Sa sâm mạch đông thang.Hoàng cầm12gMạch môn08g
Địa cốt bì12gSa sâm08g
Tang bạch bì08gLô căn08g
Tán thành bột, viên. Ngày uống 30g chia làm 3 lần
4. Nếu bệnh sởi có biến chứng:
- Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi;
- Viêm não, màng não;
- Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột;
- Viêm tai mũi họng
Đề nghị chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
BÀI BỔ TỲ TIÊU ĐỜM
BÀI SỐ 3
1. Bán hạ chế15 gam
2. Ý dĩ15 gam
3. Mạch nha10 gam
4. Trần bì6 gam
5. Trạch tả10 gam
6. Cương tàm10 gam
7. Bạch chỉ10 gam
8. Sâm bố chính15 gam
9. Can khương6 gam
10. Bạch truật15 gam
11. Thần khúc10 gam
12. Hương phụ chế15 gam
Sắc lấy nước uống.
Thể khí hư kiêm đàm:Có triệu chứng sắc mặt nhợt, ăn kém, tự hãn, đại tiện phân sệt chân tay bủn rủn đầu luôn luôn choáng váng, phép trị phải dương tỳ thổ tiêu đàm thấp kinh nghiệm dùng
BÀI THUỐC CHỮA VIÊM DA THẦN KINH
Bài thuốc:
1. Cỏ nhọ nồi12 gam
2. Ý dĩ15 gam
3. Phòng phong12 gam
4. Kê huyết đằng12 gam
5. Liên kiều12 gam
6. Đơn bì10 gam
7. Cúc hoa12 gam
8. Ké đầu ngựa12 gam
9. Kinh giới12 gam
10. Sinh địa15 gam
11. Kim ngân hoa15 gam
12. Thổ phục linh16 gam
13. Khổ sâm12 gam
14. Thạch cao20 gam
Tác dụng:
Thanh nhiệt giải độc, lương huyết giảm ngứa.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày sắc 1 thang (khi sắc cho 600ml sắc còn 200ml), uống khi thuốc còn hơi ấm, ngày uống 4 nước (sáng, trưa, chiều, tối)
Chỉ định:
Chữa bệnh viêm da thần kinh.
BÀI THUỐC ĐỒ UNG NHỌT
Người trình bày:Nguyễn Đức Thiệp. Thôn Ngọc Trí - Xã Thạch Bàn - Gia Lâm.
Lịch sử bài thuốc:Do thầy dạy học thuộc người Trung Quốc truyền cho. Bản thân áp dụng đã 32 năm.
Bài thuốc
1. Củ muống rừng2 lạng
2. Lá ba gạc (ngạc)3 đồng cân
3. Dong đuôi chó1 lạng
4. Củ dáy sơn thục (thiên niên kiện)1 lạng
5. Lá phù dung1 lạng
6. Lá cà độc dược1 lạng
7. Muối2 đồng cân
Cách dùng
Các thứ rửa sạch giã nát đắp vào chỗ nhọt mới mọc, rồi lấy vải sạch buộc lại cho khỏi rơi thuốc.
Cứ 1 ngày đêm lại thay thuốc 1 lần.
Chủ trị
Làm tan nhọt độc nếu chưa mưng mủ, nếu đã mưng mủ thì chóng vỡ và rút hết mủ.
Kiêng ăn thịt chó, khoai lang, tỏi.
Kết quả
Đã chữa hàng ngàn người.Kết quả 80 %.
BÀI THUỐC CHỮA ĐƠN ĐỘC
Người trình bày: Đinh Thị Khoá - Thôn Kim Quan - Xã Việt Hưng - Gia Lâm.
Lịch sử bài thuốc:Gia truyền 3 đời. Đã áp dụng 20 năm.
Bài thuốc:
1. Lá đơn tướng quân1 nắm
2. Lá đơn mặt trời1 nắm
3. Lá đơn răng cưa1 nắm
Cách dùng:
Các vị rửa sạch, sao vàng, cho 3 bát nước sác lấy 1 bát (loại bát ăn cơm) uống làm 2 lần. Nặng lắm uống 3 ấm là khỏi.
Chủ trị:
Chữa các chứng đơn.
Cấm kỵ:
Kiêng rửa nước lạnh, nếu rửa nước lạnh độc khí chạy vào trong sinh đau bụng.
Kiêng ăn: Các chất nóng, cay như tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, thịt gà, các chất tanh như cua, cá…
Đang uống thuốc này không uống thuốc khác.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa trên 6000 người.
Kết quả 100 %.
Chú ý:Cụ Nguyễn Thị Thuỷ 70 tuổi
Thôn Phù Minh - Xã Ninh Hiệp - Gia Lâm cũng cống hiến 1 bài chữa về đơn, ban, ngứa lở giống như bài trên, nhưng có thêm vị đậu đen 1 chén tống.
Cách dùng: cũng như bài trên sắc uống.
BỆNH VIÊM PHỔI (Nhiệt vít lấp thanh khiếu)

- Triệu chứng:Tinh thần không minh mẫn, hôn mê, nói sảng, cuồng táo không yên, rêu lưỡi vàng nhớt, M. Hồng Sác.
- Phép điều trị:Khai khiếu, hoá trọc.
- Phương thuốc:THANH PHẾ ẨM GIA GIẢM(Tập quán sử dụng)
Tên dược liệu
Lượng,g
Tên dược liệu
Lượng,g
Sinh địa
12
Sơn chi tử
8
Mạch môn
12
Tri mẫu
8
Sinh Thạch cao
24
Uất kim
8
Cam thảo
4
Xương bồ
8
Hoàng cầm
8
Bạc hà
8
Hoàng liên
8
vSắc uống.
BÀI THUỐC CHỮA ỈA CHẢY
Người trình bày: Phạm Viết Hùng - Phòng Đông Y Thống Nhất - Hoàn Kiếm.
Lịch sử phương thuốc:Kinh nghiệm trong dân gian. Bản thân đã áp dụng trong 20 năm.
Phương thuốc :
1- Vỏ cây ổi khô (sao vàng)1 lạng
2- Lá mã đề (sao vàng)1 lạng
3- Lá hoắc hương3 đồng cân
4- Vỏ quýt ( sao vàng )3 đồng cân
5- Gừng tươi ( nướng chín )3 miếng
Cách bào chế:
Các vị sắc uống.
Cách dùng :
Cho 3 bát nước sắc còn 1 bát. Lấy nước để nguội dùng. Ngày uống 3 lần
Trẻ em từ 1 - 3 tuổi mỗi lần uống 2 thìa cà phê.
Trẻ em từ 4 - 6 tuổi mỗi lần uống 3 hoặc 4 thìa cà phê.
Uống từ 1 đến 2 ngày là khỏi.
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị: Các chứng ỉa chảy của trẻ em : đi ỉa toàn ra nước, khát nước, hoặc ỉa ra vừa nước vừa cái, phân xanh hoặc có đờm mũi .
- Kiêng ăn: các thứ tanh, mỡ, rau sống, quả xanh.
- Không phản ứng.
Nhận xét - Kết quả :
Đã chữa khỏi cho hàng trăm em .
Kết quả 90%.
BÀI THUỐC CHỮA ĐAU NHỨC CHÂN TAY DO CẢM LẠNH
Lương y Ngô Xuân Nho
Hội Đông y quận Cầu Giấy
Mùa Đông, Xuân giá rét, nhiều người thường đau chân tay do cảm lạnh, nhất là những người cao tuổi và người lao động nặng nhọc ngoài trời thường hay gặp phải.
Trong y học cổ phương có rất nhiều bài thuốc chữa về bệnh này.
Nhưng tôi thấy có kết quả nhất và đơn giản nhất là dùng bài thuốc:CAM THẢO PHỤ TỬ THANG củaTRƯƠNG TRỌNG CẢNH
Nội dung của bài thuốc như sau:
Dược vị:
Bạch truật08g
Cam thảo(nướng)08g
Phụ tử(nướng , bỏ vỏ)12g ( 2 - 3 lát)
Quế chi16g
Sắc với 600ml nước, còn 200ml uống nóng, (riêng Quế chi cho vào sau.)
Tác dụng:Ôn kinh, tán hàn, khứ phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống, trị hàn tý (đau nhức do lạnh) hơi thở ngắn (hụt hơi), tiểu không thông, mạch trầm tế, hoặc huyền tế không lực.
Giải thích:Quế chi, thông dương, hoá khí. Phụ tử ôn dương, tán hàn thấp, chỉ thống. hai vị phối hợp có tác dụng cố biểu, chỉ hãm. Bạch truật kiện tỳ, trừ thấp, trị phong hàn thấp tý, hàn thấp được trừ thì hết đau. Quế chi, Phụ tử, Bạch truật phối hợp có tác dụng ôn dương, hoá khí. Khí hoá thì được thông. Tiểu tiện được thông. Chứng hụt hơi, cơ thể hơi phù sẽ hết. ( Kim Quỹ Yếu lược thang chứng luận trị)
Tham khảo: Phong thấp công kích nhau, khớp xương đau, ra mồ hôi, hơi thở ngắn, sợ gió, không muốn cởi áo, cơ thể hơi phù. Thì nên dùng bài :Phụ Tử thang để trị(Kim Quỹ Yếu Lược). Trong thực tế lâm sàng rất có giá trị.
Trường hợp co duỗi khó khăn, chân tay co quắp do lạnh thì bổ sung bài thuốc:CAM THẢO PHỤ TỬ THANG GIA VỊ
Xuất xứ:Trung Quốc đương đại danh y nghiệm phương đại toàn.
Dược vị:
Bạch thược12g
Bạch truật (sao)12g
Cam thảo (nướng)6g
Phòng kỷ16g
Phụ tử (nướng, bỏ vỏ)12g
Quế chi (cho vào sau)10g
Uy linh tiên12g
Đương quy16g
Sắc uống ngày một thang, 7 ngày là một liệu trình. Tối đa 3 liệu trình là có kết quả.
Tác dụng của bài thuốc:
Sơ thông kinh lạc, quan tiết, tiêu thũng, chỉ thống, trị khớp viêm do phong thấp, khớp xương đau nhức, các khớp co duỗi khó khăn.
Giải thích bài thuốc:
Bài:Cam thảo phụ tử thangdựa trên “ Thương hàn tạp bệnh luận” Dùng Quế chi để khu phong, thông dương; Phụ tử để ôn kinh, tán hàn. Bạch truật có tác dụng kiện tỳ hoá thấp. Cam thảo để hoà trung, hoãn cấp. Trong bài: Quế chi hợp với Cam thảo có tác dụng tráng Tâm dương, ích Tâm khí. Thêm Phụ tử để làm mạnh thêm khí dương của Tâm và Thận. Đương quy có tác dụng hoạt huyết thông lạc, bổ máu. Bạch thược hoà doanh, chỉ thống. Hai vị này phối với nhau để điều hoà doanh vệ, sơ đạo khí huyết. Phụ tử phối với Đương quy có tác dụng trấn thống. Phòng kỷ lợi thuỷ, tiêu thũng. Trong bài có tác dụng tiêu viêm, trấn thống. Uy linh tiên để khứ phong thông lạc chỉ thống ( Trung Quốc đương đại đại danh y nghiệm phương đại toàn)
Trong thực tế lâm sàng nhiều bệnh nhân dã được chữa khỏi khi gặp lạnh, do cảm hàn gặp thời tiết xấu.
Bài thuốc khá đơn giản, ít tốn kém. Nên nghiên cứu sử dụng để giúp bệnh nhân chóng khỏi và tiết kiệm kinh phí cho người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo lao động vất vả trong thời tiết lạnh giá thường hay gặp.
Ghi chú:Theo kết quả nghiên cứumới công bố gần đây (2010) củaPGS TS Phùng Hoà Bìnhvà các cộng sự (Trường đại học dược Hà Nội)
Phụ tử còn có nhiều tác dụng: Chống sốc, chống hạ thân nhiệt, chống viêm,giảm đau, giảm nhu cầu dùng Morphin đối với tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm,chống động kinh…
Theo (Phụ Tử vị thuốc quý.Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, XB - 2010)
BÀI THUỐC ĐIỀU KINH
ĐIỀU KINH
Lê Huy Phách - Số 37 Tô Hiến Thành
Dược Liệu:
1. Bố chính sâm: 100g
2. Ý dĩ: 100g
3. Đào nhân: 60g
4. Rễ Hương phụ: 900g
5. Nhân trần diệp: 30g
6. Tỳ giải: 100g
7. Bạch chỉ: 80g
8. Can khương: 50g
9. Chỉ xác: 40g
10. Thổ cam thảo: 50g
Bào chế: Tỳ giải cạo bỏ vỏ, thái mỏng, phơi khô. Bạch chỉ tẩm nước mật phơi khô. Đào nhân bỏ vỏ sao. Hương phụ tứ chế. Nhân trần để sống. Cam thảo sao thơm. Can khương ngâm nước vôi trong 1 ngày đêm, vớt ra phơi khô, sao tồn tính.
Các vị tán bột, luyện hồ nếp viên nhỏ như hạt đậu.
Chủ trị: Thanh thiếu nữ và phụ nữ kinh không đều, lúc có lúc không, có khi tháng 2 lần. Ngày uống 3 lần vào buổi sáng, trưa, chiều uống lúc đói. Mỗi lần uống 5g chiêu với nước chè. Uống trước kỳ kinh. Nếu đang hành kinh mà đau bụng thì uống gấp đôi ngày khác. Kiêng thịt trâu, ba ba. Lươn, ốc. Ngày hành kinh nghỉ lao động và tắm nước ấm, kiêng giao hợp.
BÀI THUỐC HO TIÊU ĐỜM
1. Thành phần bài thuốc
1.Cam thảo: 150g
2. Lá hẹ: 50g
3. Cát cánh: 100g
4. Vỏ quýt: 50g
2. Công năng - Tác dụng
Tuyên thông phế khí, nhuận phế hạ đờm, thanh nhiệt giải độc, sát trùng, trấn ho, tiêu đờm.
3. Chủ trị
Ho do ngoại cảm gây ra đau họng hay viêm họng.
4. Cách sử dụng và liều lượng
Các vị thuốc trên phơi sấy khô hoặc sao sấy ở nhiệt độ thấp (60-700C đặc biệt là với lá hẹ, lá hẹ sao sấy ở nhiệt độ cao làm mất tác dụng kháng sinh sát trùng); tán bột, rây mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước sôi. Trẻ em tùy theo độ tuổi:
- Trẻ em dưới 1 tuổi liều dùng bằng 1/6 liều người lớn.
- Trẻ em dưới 5 tuổi liều dùng bằng 1/4 liều người lớn.
- Trẻ em 5 tuổi đến 10 tuổi liều dùng bằng 1/3 liều người lớn.- Trẻ em 10 tuổi đến 15 tuổi liều dùng bằng 1/2 liều người lớn.
NHỮNG BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BÉO MẬP

TTƯT BSCKII Nguyễn Hồng Siêm
Béo mập là chỉ thể trạng mập ú quá mức thể trạng bình thường.
Xin giới thiệu 1 số thể béo mập và các bài thuốc Đông y để điều trị:
1. Thể trạng béo mập, ăn khỏe, hàng ngày ăn đồ béo ngọt, ngực bụng đầy khó chịu, vốn có nhiều đàm, chân tay nặng nề, tiểu tiện vàng sẻn, chóng mặt ợ hơi, nuốt chua, đầy
Chẩn đoán: Thấp nhiệt đàm trong trung tiêu
Phương pháp: Thanhlợi hóa thấp, tỉnh tỳ hóa trọc
Bài thuốc :Lâm thị kinh kiêm thang
- Bán hạ: 12g
- Trần bì: 6g
- Ý dĩ: 12g
- Thần khúc: 12g
- Hoắc hương: 12g
- Nhân trần: 8g
- Trích thảo: 3g
- Trạch tả: 12
- Sơn tra: 12g
- Bội lan: 12g
Sắc uống ngày 1 thang
2. Béo mập kèm ngực trướng nặng, bụng to đầy trướng, tiểu tiện rất ít, thể chất còn khỏe, đại tiện không dễ chịu
Chẩn đoán: Đàm thống
Phương pháp: Tiêu đàm thông phù
Bài thuốc: Trung thị xa chi giảm phi hoàn
- Hải cáp phấn: 0,1g
- Kê nội kim: 0,6g
- Ba đậu sương: 0,1g
Chia 2 lần/ ngày. Khi nào đi ngoài 3 lần/ ngày thì dừng thuốc
3. Béo mập kèm chóng mặt tiểu tiện ít
Chẩn đoán:Can vượng tỳ yếu
Phương pháp: Kiện tỳ, lợi thấp, bình can hóa đàm
Bài thuốc: Thanh tiêu ẩm
- Hà diệp: 12g
- Trạch tả: 16g
- Phục linh: 16g
- Bạch truật: 12g
- Thảo quyết minh: 16g
- Ý dĩ: 16g
- Phòng kỷ: 16g
- Trần bì: 10g
Sắc uống ngày 1 thang
4.Béo mập thiếu khí biếng nói, mặt mắt phù nhẹ, miệng đắng, chóng mặt, kém ăn, tiểu vàng sẻn, rêu lưỡi vàng nhớt
Chẩn đoán:Thấp nhiệt, tỳ hư
Phương pháp:Kiện tỳ ích khí, thanh thấp nhiệt
Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang
- Hoàng kỳ: 30g
- Bạch truật: 12g
- Sinh khương: 10g
- Thảo quyết minh: 20g
- Phòng kỷ: 12g
- Hoàng cầm: 10g
- Cam thảo: 4g
- Đại táo: 3 quả
Sắc uống ngày 2 thang
5.Béo mập, ăn nhiều, mau đói, khát nước hay uống, kèm chóng mặt, mắt đỏ, đại tiện khô kết vài ngày mới đi một lần
Chẩn đoán:Vị nhiệt trường táo
Phương pháp: Thanh vị nhiệt, thông phủ
Bài thuốc: Thanh thông ẩm
- Hoàng liên: 10g
- Sinh đại hoàng: 10g
- Hạ khô thảo: 12g
- Thảo quyết minh: 12g
Sắc uống ngày 1 thang
6. Béo mập, chân tay thũng trướngyếu sức, chóng mặt hoa mắt, tai ù, mỏi lưng, chất lưỡi ứ tối, mạch huyền hoạt
Chẩn đoán:Can thận âm hư, kiêm đàm trọc
Phương pháp: Tư bổ can thận trừ thấp trọc
Bài thuốc: Triệu thị trừ chi giáng cố ẩm
- Kỷ tử: 12g
- Đan sâm: 30g
- Phục linh: 20g
- Sơn tra: 16g
- Hà thủ ô: 12g
- Uất kim: 12g
- Thảo quyết minh: 16g
- Trạch tả: 16g
Sắc uống ngày 1 thang
7. Béo mập ở phụ nữ kiêm chứng kinh nguyệt không đều, nóng nảy hay giận
Chẩn đoán: Khí trệ, huyết ứ, uất nhiệt
Phương pháp: Lý khí, hoạt huyết, giải uất nhiệt
Bài thuốc: Thanh giáng ẩm
- Sinh đại hoàng: 10g
- Sinh hồ hoàng: 10g
- Nhũ hương: 10g
- Xuyên khung: 12g
Sắc uống ngày 1 thang
Bị chú : Ngoài ra tùy từng thể bệnh, chứng bệnh mà chúng ta gia giảm các vị thuốc cho thích hợp
-Kết hợp điểu chỉnh chế độ ăn uống hợp lý như : Hạn chế ăn các thức ăn bổ béo, không ăn mỡ động vật, không ăn đường, hạn chế ăn cơm…, ăn nhiều rau củ quả và các chất xơ….Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe hàng ngày…
BÀI THUỐC CHỮA PHONG THẤP
PHONG THẤP 3
(Đau gân xương, tê liệt chân tay....)
I. Bài uống
Người trình bày:Trần Huy Quốc Doanh Dược Phẩm Số 2 Hàng Bài.
Lịch sử phương thuốc:Do 1 bà Mế ở Hòa Bình truyền cho.Bản thân áp dụng trên 30 năm.
Phương thuốc:
1. Nhân trần40g
2. Huyết giác12g
3. Thông, lá thông hoặc Hoa thông12g
4. Cây ổ rồng (Cốt toái bổ)20g
5. Thiên niên kiện8g
6. Cây chồng mâm (Hy thiêm thảo)20g
7. Dây chìa vôi (Bỏ đốt)12g
8. Dây đau xương16g
9. Cây chân trâu20g
11. Đơn gối hạc12g
12. Củ khúc khắc (Thổ phục)12g
13. Củ kim cang (Tỳ giải)12g
Cách bào chế:
Theo đúng liều lượng trên cân đúng 1 thang, sắc kỹ 2 nước, cô lại lấy độ 1 bát rưỡi thuốc.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 bận, uống vào buổi sáng và buổi tối lúc đi ngủ. Uống nóng.
Gia giảm:
Chân phù gia lá đơn tướng quân 5 đồng cân, Binh lang 2 đồng cân, Hoa chổi xể 2 đồng cân.
Trong xương buốt nhiều gia: Búp cây liễu. Trai 7 búp, gái 9 búp.
Hàn chứng: Chân tay lạnh, đại tiện không lành gia: Ý dĩ 5 đồng cân, Đại hồi 2 đồng cân, Đậu đen sao vàng 5 đồng cân, bỏ rễ gấc.
Nhiệt chứng: Đại tiện táo gia: Vỏ núc nác 3 đồng cân, bỏ rễ gấc.
Chủ trị:
Các chứng phong thấp: Đau nhức gân xương, tê liệt chân tay.
Cấm kỵ:
Có thai không dùng được.
Kiêng ăn: Cà chua, tôm, chất lạnh.
Phản ứng: Không phản ứng, đương đau buốt uống và chườm thấy dễ chịu ngay mà ngủ được.
Kết quả:
Đã chữa rất nhiều người khỏi. Trong gia đình cũng đã áp dụng bài này, rất công hiệu. Nhừng ngườitê liệt cả chân tay cần phối hợp với bài thuốc chườm sau đây mới kết quả tốt.
Kết quả: 80 %
II. Bài thuốc chườm
(Đau nhức gân xương, tê, bại, liệt....)
Bài thuốc: 1.Cây xương rồng nướng chín bỏ gai20g
1đoạn dài độ 2 gang tay
2. Cỏ gà một nắm nhỏ độ12g
3. Lá xoan non 200g
4. Lá ngải cứu độ 200g
5. Vỏ gạo 1 miếng bằng bàn tay xòe ra
6. Gừng sống 1củ bằng 2 đầu ngón tay cái hoặc Địa liền vài củ.
Cách chế:
Các vị cho vào cối giã đều cho thật nhỏ, lấy ra bỏ vào nồi hoặc chảo sạch, cho nước tiểu trẻ em hoặc rượu trắng vào thuốc, bắc lên bếp sào cho nóng già tay, đổ ra miếng vải sạch bọc lại.
Cách dùng:
Lấy vải bọc thuốc, chườm vào người và chân tay chỗ đau thì chườm. Chườm từ trên xuống dưới, không được chườm từ dưới lên. Thuốc nguội thì sào lại cho nóng mà chườm, chườm khoảng 20 phút. Người bệnh nhẹ mỗi ngày chườm một lần. Người bệnh nặng tê liệt cả chân tay chườm mỗi ngày 2lần vào buổi sáng và buổi tối.
Chủ trị:
Các chứng tê, liệt, bại chân tay, đau nhức gân xương, nhất là đàn bà đẻ bị tê liệt, trong uống thuốc ngoài chườm rất chóng khỏi.
Cấm kỵ:
Người có mang không chườm vào bụng và eo bụng.
Kiêng ăn: Cà chua, thịt gà, các đồ cay, nóng.....
Phản ứng: Đang đau chườm dễ chịu ngay, không phản ứng gì.
Kết quả:
Phối hợp cùng bài thuốc uống trên đã chuữa nhiều người khỏi.
Kết quả 80 %.
TÊ THẤP 2
(Các khớp xương chân tay, đầu, cổ bị đau)
Người trình bày:Lê Văn Thuỵ Số 58 Phố Hàng Bè - Khu Hoàn Kiếm.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng ngót 40 năm.
Phương thuốc:
1. Tứ chế hương phụ320g
2. Hoàng nàn chế160g
Bào chế:
Hương phụ làm cho sạch lông, giã dập nát ngâm với nước gạo 1 đêm, sáng đổ ra phơi khô, lần thứ 2 ngâm với nước tiểu trẻ em (được trẻ em nào khoẻ thì tốt) 1 đêm, sáng lại phơi khô, lần thứ 3 ngâm với dấm thanh 1 đêm, sáng lại đổ ra phơi khô, lần thứ 4 ngâm với nước muối (1 lạng thuốc cho 5 phân muối) 1 đêm, sáng đem ra phơi khô là được.
Hoàng nàn: Ngâm với nước gạo 1 đêm, sáng hôm sau mang ra cạo hết vỏ vàng ngoài, phơi khô lại cho vào nước gạo ngâm 1 đêm nữa, sáng đem rửa thật sạch bằng nước lã rồi phơi khô.
Cả hai thứ sao qua, tán nhỏ, rây kỹ luyện với hồ tẻ viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô, đậy kín, dùng dần.
Cách dùng:
Người lớn mỗi lần dùng 20 viên nuốt chiêu với nước (không nên nhai vì thuốc đắng lắm), ngày uống 3 lần vào lúc trước 2 bữa cơm và lúc tối đi ngủ. Bệnh nặng nên chiêu với rượu (độ 2 thìa cùi dìa cà phê rượu trắng) thì mau chuyển bệnh hơn.
Trẻ em từ 10 tuổi trở lên mới dùng được, mỗi lần uống 10 viên.
Chủ trị:
Chữa các khớp xương chân tay, đầu cổ bị đau.
Cấm kỵ:
Đang khi có thai cấm dùng, người đang có bệnh tim, gan và người suy nhược không nên dùng.
Kiêng ăn: Cà chua, cá không vảy, đồ sống lạnh.
Phản ứng: Người yếu thấy chạy ran cả người. Nếu uống quá liều lượng sẽ say và có thể bị co giật.
Kết quả:
Đã chữa hàng vạn người.
Kết quả 80 %.
PHONG THẤP
(Kiêm trị âm hư, vô danh thũng độc)
Người trình bày: Nguyễn Văn Tràng - Số 196 Khâm Thiên - Khu Đống Đa.
Lịch sử phương thuốc:Gia truyền 3 đời đã có tiếng về môn thuốc này. Bản thân áp dụng trên 30 năm có nghiên cứu và bổ sung thêm.
Phương thuốc:
1. Lá ba chạc (lá tươi)1 nắm
2. Lá nụ áo1 nắm
3. Dây chìa vôi1 nắm to
4. Lá ngải cứu (lá tươi)1 nắm
5. Đinh hương12g
Bào chế:
Lá 3 chạc có 2 loại: Loại dây và loại cây, dùng loại cây tốt hơn.
Lá nụ áo dùng tươi tốt hơn nếu không phải mùa dùng khô cũng được. Không có Đinh hương thay Hồi hương. Các vị lá giã nát như bùn, Đinh hương tán riêng, nếu lá nụ áo khô cũng tán lẫn với Đinh hương giây nhỏ, trộn đều vào với các thứ lá luyện thành bánh vừa vào chỗ đau.
Cách dùng:
Lấy bánh thuốc lá trên buộc vào chỗ đau bằng vải sạch hoặc băng thuốc cho kín và giữ cho thuốc khỏi rơi ra.
Thỉnh thoảng lại rỏ ít rượu trắng vào chỗ đau băng thuốc đó cho thuốc khỏi khô. Mỗi ngày thay một miếng thuốc.
Chủ trị:
Hạo tất phong, âm hư, vô danh thũng độc, những chỗ đau mà da không biến sắc. Kiêm trị cả đậu sởi chạy hậu làm sưng đau.
Cấm kỵ:
Nhọt mà sưng đỏ lên, phát sốt tức là dương hư không nên dùng.
Kiêng ăn: Tôm. Thịt bò, đồ lạnh, cà chua.
Phản ứng: Buộc lâu có phồng da.
Nhận xét và phân tích kết quả:
Đau vú gia thêm: Hạt gấc và Bồ công anh.
Đau lưng gia: Xương rồng ông, Rễ lá lốt.
Âm hư gia: Bồ công anh.
Đã chữa trên 200 người. Kết quả 90 %.
BÀI THUỐC CHỮA VIÊM HỌNG
Lá rẻ quạt 1-2 miếng bằng ngón tay, muối 2 g. Rửa sạch lá, nhai dập, ngậm với vài hạt muối, đến khi nào nóng họng thì nhả ra. Ngày ngậm 1-2 lần, có thể nuốt nước.
Một số bài thuốc đơn giản chữa viêm họng khác:
- Lá chua me đất 50 g, muối 2 g. Rửa sạch lá, nhai cùng với muối và nuốt từ từ.
- Lá húng chanh 3-5 lá, muối 2 g. Rửa sạch, nhai dập, ngậm và nuốt nước.
- Rễ đậu chiều 8 g, lá hoặc rễ rẻ quạt 8 g, sài đất 20 g, nghệ 8 g. Đổ 3 bát nước, sắc còn một bát, mỗi lần uống 1 chén, 60 phút uống một lần cho đến hết.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:402.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh