KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
5 Y ÁN-BỆNH ÁN THAM KHẢO
(Trích từ Thương Hàn Luận)
Y án Thạch Nghị Minh. Bệnh nhân nam 5 tuổi, Trương X. Tới khám ngày 4 tháng 9 năm 1984. Bệnh nhi thường nghiến răng khi ngủ, Tuy cháu đã được tẩy giun, thanh vị nhiệt… nhưng đều không có hiệu quả, bệnh thuộc phong chứng, cân mạch co rút. Điều trị dùng nhu can hoãn cấp, giải kinh khứ phong: Phương dược:
Bạch thược chế giấm, chích cam thảo, thiền thoái.
Bệnh nhi sau khi uống hết 3 thang thuốc, khi ngủ đỡ nghiến răng, tiếp tục uống thêm 3 thang, hết nghiến răng. Sau đó, bệnh nhân thi thoảng còn tái phát, dùng nguyên đơn thuốc này điều trị đều có hiệu quả.
Phân tích: Bệnh nhi trước đó đã từng uống thược dược cam thảo thang với liều cao điều trị chứng chuột rút ở chân, đột nhiên bệnh nhân xuất hiện khi ngủ nghiến răng. Do suy nghĩ chứng nghiến răng ở trẻ em cũng là do cân mạch co rút gây lên, nên dùng thược dược cam thảo thang với liều cao gia thêm thiền thoái để điều trị, thu được hiệu quả điều trị như ý, tuy nhiên tư liệu bệnh án điều trị hiện tại vẫn chưa nhiều, cần phải tiếp tục quan sát thêm trên lâm sàng.
Đang Đọc Thương Hàn Luận.
——Tiểu Thanh Long Thang———
Biên dịch: Trần Chí Thiện.
Ma hoàng (bỏ đốt) 9g, Bạch thược 9g, Can khương 6g, Ngũ vị tử 3g, Cam thảo 6g, Quế chi 6g, Bán hạ 9g Tế tân 3g.
Cách sắc: Tám vị thuốc trên, dùng 1 thăng nước, sắc ma hoàng trước, giảm bớt 2 thăng, vớt bỏ bọt, cho các vị thuốc còn lại vào, sắc còn lại 3 thăng, bỏ bã, uống ấm mỗi lần 1 thăng. (Cách sắc hiện nay: Dùng nước sắc 2 lần, uống khi ấm.)
Nguyên văn:
Điều 40: Thương hàn biểu chưa giải, tâm hạ có thủy khí, nôn khan, phát nhiệt mà ho, hoặc khát, hoặc lỵ, hoặc cảm giác khí nghịch tắc nghẹ ở họng, hoặc tiểu tiện bất lợi, thiếu phúc đầy, tiểu thanh long thang chủ chi.
Điều 41: Thương hàn, tâm hạ có thủy khí, ho mà suyễn nhẹ, phát sốt không khát, đã uống thuốc, miệng khát, đó là hàn sắp được giải, tiểu thanh long thang chủ chi.
Phân tích:
Đây là chứng ngoại hàn nội ẩm, hàn ẩm giao tranh tại phế mà gây bệnh. Sách “Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình” đã nói: “Hình hàn ẩm lãnh tắc thương phế”, Thành Vô Kỷ đã khái quát cơ chế bệnh sinh của chứng này là do “Lưỡng hàn tương cảm, trong ngoài đều tổn thương”. Trong bài tiểu thanh long thang dùng ma hoàng, quế chi giải ngoại hàn, lại dùng thêm can khương, tế tân, ngũ vị tử, bán hạ, bạch thược, hóa ẩm ở bên trong. Đặc biệt là dùng can khương, tế tân, ngũ vị tử, ba vị thuốc này được coi là dược vật quan trọng nhất mà Trương Trọng Cảnh dùng để điều trị hàn ẩm khái suyễn, khi được phối ngũ với các vị thuốc ma hoàng, quế chi… có ý nghĩa “trong ôn có tư”, “trong tán có liễm”. Như vậy, hàn và ẩm sẽ đồng thời theo mồ hôi mà được giải, mà không lo ngại làm hao tán phế khí. Trên lâm sàng, nếu biểu hiện phế hàn tương đối nặng, thì dùng liều lượng can khương, tế tân cao hơn liều lượng của ngũ vị tử. Nếu bệnh nhân ho lâu ngày dẫn tới phế hư, thầy thuốc có thể cân nhắc gia thêm liều lượng của ngũ vị tử. Tiểu thanh long thang là phương thuốc ôn hóa hàn ẩm là chủ yếu, do đó bất luận là có biểu chứng hay không, chỉ cần có ho, khí suyễn, đờm trắng loãng, lạnh, rêu lưỡi nhớt, nhiều dịch, mạch phù huyền hoặc phù khẩn, đều có thể cân nhắc sử dụng phương thuốc này.
Tuy nhiên, phương thuốc này là một phương thuốc có lực phát tán rất mạnh, trên có thể làm hao tán phế khí, dưới có thể nhổ gốc thận. Nếu cơ thể bệnh nhân hư nhược mà sử dụng nhầm phương thuốc này có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như: chân tay quyết lạnh, khí từ hạ vị xung hên hầu họng, phát nóng bừng giống như người say rượu. Do đó, khi dùng phương thuốc này cần chú ý, bệnh vừa khỏi là phải dừng thuốc, không được sử dụng lâu dài. Một khi bệnh tình đã thuyên giảm, nên đổi sang sử dụng phương trong nhóm các bài thuốc linh quế, có tác dụng ôn hóa để tiếp tục điều trị, tuân thủ đúng với tinh thần của “Kim quỹ yếu lược”: “Bệnh đàm ẩm giả, đương dĩ ôn dược hòa chi” (Bệnh đàm ẩm dùng, thuốc ôn để điều trị).
Vận dụng
Y án: Tiết tả.
Y án của Trương Dục Thanh.
Bệnh nhân nam 50 tuổi, Lý X X. Bệnh nhân tới khám ngày 6 tháng 3 năm 1985. Từ tối hôm qua tới sáng hôm nay, bệnh nhân tiêu chảy 7 lần, đại tiện phân loãng như trút nước, không có mùi hôi thối, sôi bụng như sấm rền, đau âm ỉ tại rốn, sợ gió ít, chóng mặt, buồn nôn, tiểu tiện ít, sắc mặt nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế. Do phế và đại trường có mối quan hệ biểu lý, khi phong hàn phạm phế, làm mất chức năng truyền đạo của đại trường mà gây ra chứng này. Điều trị dùng pháp ôn phế tán hàn, nhằm mục đích khôi phục chức năng truyền đạo của đại trường, phương dùng tiểu thanh long thang.
Phương dược: Ma hoàng, Can khương, Ngũ vị tử, Quế chi, Bán hạ chế, Bạch thược, Tế tân, Cam thảo.
Kê 1 thang thuốc.
Sau khi uống hết 1 thang thuốc, bệnh nhân ra rơm rớm mồ hôi, hàn tà được giải, chứng tiêu chảy cũng khỏi hoàn toàn.
(Tân Trung Y năm 1987, 11: 46)
Phân tích: Biện chứng trong y án này suy xét tới mối quan hệ giữa phế và đại trường. Phong hàn phạm phế, phế khí thất tuyên, ảnh hưởng tới đại trường, đại trường mất chức năng truyền đạo. Đồng thời do phế mất chức năng tuyên giáng, không có khả năng thông điều thủy đạo, thủy dịch không đi xuống bàng quang mà xâm phạm ảnh hưởng tới đại trường, nên bệnh nhân tiêu chảy như trút nước. Điều trị dùng tiểu thanh long thang có tác dụng ôn phế tán hàn, khứ phong hàn, khôi phục chức năng trị tiết của phế, chức năng truyền đạo của đại trường cũng được trở lại bình thường, chứng tiêu chảy nhờ đó cũng tự khỏi. Đây cũng là một trong những y án y học cổ truyền về trường hợp bệnh ở dưới nhưng lại điều trị ở trên.
Sau một tuần bận rộn, giờ mới có thời gian làm những việc mình thích!
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ
Y ÁN: CHÁY MÁU CAM
Chi Tử Thị Thang
Phương dược: Chi tử 9g, Hương thị 9g.
Chi tử cam thảo thị thang: Chi tử 9g, Cam thảo 6g, Hương thị 9g.
Chi tử sinh khương thị thang: Chi tử 9g, Sinh khương 15g, Hương thị 9g.
Cách sắc: Hai (ba) vị thuốc trên, dùng 4 thăng nước, sắc chi tử (cam thảo, sinh khương) trước lấy 2 thăng rưỡi. Sau đó cho đậu xị tiếp tục sắc lấy 1 thăng rưỡi, bỏ bã, chia 2 lần uống khi ấm. (Cách sắc hiện nay: Dùng nước sắc thuốc, đậu xị sắc sau)
Nguyên văn:
- Điều 77: Phát hãn, nhược hạ chi, nhi phiền nhiệt, hung trung trất giả, chi tử thị thang chủ chi.
- Điều 78: Thương hàn ngũ lục nhật, đại hạ chi hậu, thân nhiệt bất khứ, tâm trung kết thống giả, vị dục giải dã, chi tử thị thang chủ chi.
Giải thích:
Thông thường bệnh tà ở biểu phải phát hãn, nếu ở thượng quản nên dùng phép thổ, nếu ở phúc nên dùng phép hạ. Nay thầy thuốc sau khi sử dụng phép hãn thổ hạ, tà khí hữu hình đã được trừ, nhưng nhiệt tà chưa hết sạch, còn lưu lại nhiễu loạn tại hung cách. Hoặc trong quá trình diễn biến của bệnh, ngoại tà vừa mới đi vào trong hóa nhiệt. Thực tế vẫn chưa tổn thương tới trường vị, nhiệt nhiễu hung cách cũng có thể dẫn tới tâm phiền, kèm theo mất ngủ. Nếu nhiệt nặng, bệnh có thể tái phát nhiều lần, bứt rứt trong ngực. Nếu nhiệt tà làm tổn thương trung khí, có thể dẫn tới đoản khí, vị khí bị nhiệt làm nghịch loạn mà gây nôn. Điều trị cơ bản là thanh tuyên uất nhiệt. Chi tử thị thang chủ trị chứng này. Phương thuốc có tác dụng giải thái dương ngoại tà, thanh dương minh nội nhiệt. Trong đó chi tử có tác dụng tiết nhiệt trừ phiền, trong giáng có tuyên. Đậu xị giải nhiệt hòa vị, trong tuyên có giáng. Hai vị thuốc trên cùng phối ngũ, tuyên giáng phối hợp, điều trị chứng nhiệt nhiễu hung cách gây hư phiền. Nếu bệnh nhân kèm theo đoản khí gia thêm chích cam thảo ích khí hòa trung. Nếu bệnh nhân có kèm theo nôn ói, gia thêm sinh khương giáng nghịch chỉ ẩu.
Y án:Tỵ nục (Chảy máu cam)
“Thang bản cầu chân” y án: Bệnh nhân nữ, ngoài 70 tuổi, bệnh nhân chảy rất nhiều máu cam, dùng các phương pháp cầm máu đều không hiệu quả. Thầy thuốc vấn các chứng trạng khác thấy có cảm giác rất bứt rứt trong người. Thầy thuốc dùng phương Chi tử thị thang điều trị, khoảng 4 - 5 ngày sau bệnh nhân tới cảm tạ nói: “Sau khi uống phương thuốc này bệnh đã khỏi hoàn toàn”.
Phân tích: Thượng tiêu có nhiệt, nhiệt nhiễu hung cách, tổn thương dương lạc, gây ra chứng tâm phiền, nục huyết, nên dùng phương thuốc thanh tuyên Chi tử thị thang.
(Siêu Tầm Tham khảo)
Lê Văn Tuyên
Y án "Phòng hậu thương phong"(Động phòng cảm phong)
Tác giả: Lưu Độ Châu.
Biên dịch: Trần Chí Thiện
Bệnh nhân nam 25 tuổi, Vương X X. Bệnh nhân có dáng người cao to, cơ bắp nở nang. Một hôm giữa trời mùa hè, sau khi bệnh nhân “động phòng” cùng với vợ của mình, cảm thấy toàn thân nóng bức nên bệnh nhân gác chân ra cửa sổ cho gió thổi vào cho mát. Mấy ngày sau, bệnh nhân xuất hiện đau vùng đùi bên trái, vùng bắp chân cảm giác co rút, vận động không thoải mái. Bệnh nhân được châm cứu, dùng thuốc các loại đều không thấy hiệu quả. Mạch huyền trì, rêu lưỡi nhớt nhiều dịch.
Lưu lão kê đơn: Quế chi 18g, Phụ tử 12g, Bạch Thược 9g, Sinh khương 9g, Chích cam thảo 6g, Đại táo 7 quả, Mộc Qua 9g, Độc hoạt 6g.
Uống hết 2 thang, bệnh nhân hết đau chân, co duỗi dễ dàng, bệnh khỏi hẳn.
(Kinh phương lâm chứng chỉ nam, năm 1993, 4)
Phân tích: Bệnh nhân sau khi phòng sự (quan hệ tình dục), tinh tiết nội suy, bệnh nhân lại chỉ nghĩ tới sự mát lạnh mà không biết bảo vệ cơ thể, phong tà nhân lúc cơ thể hư suy mà xâm phạm. “Tố vấn – Phong luận” đã nói: “Nhập phòng hãn xuất trúng phong, tắc vi nội phong”. Mạch huyền trì mà rêu lưỡi nhớt nhiều dịch, đó là dương khí nội hư. Ngoại có phong tà, nội có dương hư, điều trị phải dùng phù dương giải biểu, phương dùng quế chi gia phụ tử thang, lại gia thêm mộc qua để lợi gân cốt, gia thêm độc hoạt có tác dụng tán phong khí. Ngoài ra, Lưu lão còn cho rằng. Phương thuốc này ôn kinh tán hàn, cũng có tác dụng điều trị phong hàn gây đau. Nếu phong hàn tý trở trệ gây ra chứng tê bì, cũng có thể gia thêm các vị thuốc lý huyết như đương quy, hồng hoa... với liều lượng thích hợp sẽ càng nâng cao hiệu quả điều trị.
___Quế chi gia phụ tử thang___
Phương dược: Quế chi (bỏ vỏ) 9g, bạch thược 9g, chích cam thảo 9g, sinh khương 9g, đại táo 4 quả, phụ tử chế 10g.
Cách sắc: 6 vị thuốc trên, dùng nước 7 thăng, lấy 3 thăng, bỏ bã, uống 1 thăng khi ấm. (Cách sắc hiện nay: Dùng nước sắc uống)
Nguyên văn điều 20: Thái dương bệnh, phát hãn, mồ hôi đầm đìa không khỏi, bệnh nhân sợ gió, tiểu tiện khó, tứ chi vi cấp, khó co duỗi, quế chi gia phụ tử thang chủ trị
Giải thích: Đây là chứng biểu dương hư suy mà phong tà chưa được giải. Hoặc do ngoại tà chưa khỏi, thầy thuốc điều trị sai pháp làm tổn thương dương khí. Trên thực tế, cách thức gây bệnh có thể khác nhau, nhưng cơ chế gây bệnh chung quy là dương hư kiêm ngoại cảm. Mấu chốt biện chứng ở đây là ra mồ hôi không ngừng, mạch phù mà không trầm. Nếu mồ hôi nhiều mà mạch trầm thì đó là biểu hiện của chứng vong dương, nếu không dùng tứ nghịch thang thì bệnh không thể chữa khỏi. Do mồ hôi ra tương đối nhiều, khiến cho bệnh không chỉ đơn thuần là biểu chứng chưa giải, mà dương khí cũng đã hư suy, đồng thời tân dịch cũng bất túc, nhưng điều trị không cần thiết phải cứu âm dịch, chỉ cần phù dương giải biểu, dương khí được hồi phục tự khắc sẽ hóa khí sinh tân.
Vận dụng
1. Y án Dương hư mồ hôi nhiều. (Chưa dịch)
2. Sợ lạnh, ra mồ hôi. (Chưa dịch)
3. Đại hãn vong dương. (Chưa dịch)
5. Tị nục (chảy máu cam). (Chưa dịch)
6. Nhũ lậu (Ra sữa không ngừng). (Chưa dịch)
7. Hàn sa. (Chưa dịch)
8. Chẩn bất thấu. (Chưa dịch)
Y án:
Bệnh nhân nam, 23 tuổi, Vương Mỗ. Là nông dân huyện Thông Vị.
Khám bệnh ngày 12 tháng 9 năm 1955.
Sáng sớm bệnh nhân đi vệ sinh, thấy có người “” trong nhà vệ sinh, bệnh nhân vô cùng kinh sợ, sợ tới mức "chết đứng một chỗ". Khi đó, bệnh nhân tứ chi lạnh giá, sắc mặt tái xanh, hô hấp yếu, mạch sờ không thấy. Các danh y trong vùng đều cho rằng vô mạch là chứng không thể chữa nên đều không kê đơn thuốc. Tôi (tác giả) suy nghĩ rất lâu, cho rằng bệnh nhân do kinh sợ mà bị bệnh, kinh thì thương tâm, khủng thì thương thận, mà tâm chủ huyết mạch, dẫn tới tâm thận bất giao mà vô mạch.
Vội một đơn chữa gấp cho bệnh nhân: Phụ tử , Chích cam thảo, Can khương, Đẳng sâm, Phục linh.
Kê 2 thang, dặn bệnh nhân sắc thuốc, chia uống 2 lần.
Bệnh nhân tới khám lần thứ 2: Sau khi uống hết 2 thang, tinh thần tỉnh táo hơn, tứ chi ấm hơn, đã có mạch. Nhưng bệnh nhân lại xuất hiện hai chứng tiêu chảy và mất ngủ, đó là do tâm thận ảnh hưởng tới can, lại dùng ô mai thang kê thêm 2 đơn.
Bệnh nhân tái khám lần thứ 3: Bệnh nhân sau khi uống hết thuốc trên thì cũng hết tiêu chảy, rêu lưỡi chuyển màu vàng, buồn bực trong ngực, dùng chi tử xị thang kê 1 đơn, bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn.
————PHỤC LINH TỨ NGHỊCH THANG————
- Nguồn gốc: Thương Hàn Luận.
- Phương dược: Phục linh 18g, nhân sâm 3g, phụ tử 3g, cam thảo 6g, can khương 4.5g
- Cách dùng: Dùng nước sắc thuốc 2 lần, trộn đều, chia 2 lần uống khi ấm.
- Chủ trị: Sau khi dùng phép hãn, hạ bệnh không khỏi, mà lại phiền táo.
- Phân tích: Bệnh sau khi dùng phép hãn, hạ, tinh dịch của tâm thận lưỡng hư, mà bệnh vẫn chưa giải được, âm dương thủy hỏa cách ly mà dẫn tới phiền táo. Phiền do dương không gặp được âm, táo do âm không được gặp dương. Dùng phục linh, nhân sâm trợ tâm có tác dụng chữa dương phiền, tứ nghịch bổ tạng thận để định âm táo.
- Ứng dụng:
1, Chứng tiểu nhiều lần. Tiểu nhiều lần, đa phần do hạ tiêu thấp nhiệt gây ra. Phương thuốc này chỉ ra rất rõ, nguyên nhân do âm dương lưỡng thư mà gây bệnh. Biểu hiện tiểu nhiều, tiểu đêm trên 10 lần, nước tiểu trong lượng ít, không có tiểu buốt, tiểu đỏ, không đau tức hạ vị, mạch trầm trì vô lực. Dùng phương thuốc này bổ âm dương. Khi âm dương được bổ, tiểu tiện tự điều hòa, hết tiểu nhiều lần.
2, Chứng vô mạch.
Chứng vô mạch tương ứng với bệnh lý xung quanh mạch máu của y học hiện đại, thường sảy ra do viêm động mạch lớn. Nguyên nhân gây bệnh tới nay vẫn chưa rõ, có thể có liên quan tới bệnh lao, bệnh tự miễn… Y học cổ truyền cho rằng, nguyên nhân do khí huyết hỗn loạn mà gây bệnh. Ở đây cần nói rõ, do kinh sợ tổn thương tới tâm thận, tâm chủ huyết mạch, thận chủ tinh, kinh thì thương tâm, khủng thì thương thận, thanh huyết bị tổn thương, khí cũng không được sinh ra, mạch máu không được làm đầy, nên gây ra chứng vô mạch: Biểu hiện: hôn mê bất tỉnh, tứ chi lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, hai bên thốn khẩu, thốn quan xích đều vô mạch. Khi điều trị dùng phương thuốc này để bổ âm dương của tâm thận, âm dương được bổ, khí huyết được xung, mạch tự phục hồi.
3, Thất miên (mất ngủ). Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bệnh có biểu hiện mất ngủ, không mơ, kèm theo mệt mỏi vô lực, sắc lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư nhược, có thể dùng phương thuốc này bổ bổ ích tâm thận. Tâm thận tương giao, chứng mất ngủ cũng tự khỏi.
*** Rút kinh nghiệm: Bệnh nhân vô mạch, tứ chi lạnh, đáng lẽ phải dùng tứ nghịch thang để điều trị. Nhưng nguyên nhân do bệnh nhân quá kinh sợ mà tổn thương tới tâm thận. Phương thuốc này Trọng Cảnh dùng trong trường hợp sau khi dùng phép hãn, hạ tâm thận lưỡng thương mà gây bệnh. Chứng bệnh này cũng thuộc tâm thận, nên vừa dùng ý của “Tứ nghich”, vừa có ý “giao thông tâm thận”.
Y án : Khái suyễn.
Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, Tôn X X.
Giữa ngày hè nóng bức, ban đêm bệnh nhân mở điều hòa, cảm phải phong hàn. Sau đó bệnh nhân lên cơn ho khó thở dữ đội, tây y cho dùng các thuốc điều trị theo hướng viêm phổi nhưng không mấy hiệu quả, kết hợp điều trị thuốc y học cổ truyền cũng không đỡ, liền mời Lưu lão tới hội chẩn. Lưu lão chẩn mạch thấy phù huyền, trọng án mạch đại. Thiệt chẩn thấy chất lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi trơn ướt. Bệnh nhân ho liên tục, vẻ mặt nhăn nhó bứt rứt khó chịu. Lưu lão biện chứng do ngoại hàn nội ẩm, dần dần hóa thành nhiệt. Phong hàn thúc phế, uất nhiệt bên trong.
Phương dùng : Ma hoàng, Quế chi, Can khương, Tế tân, Ngũ vị Tử, Bạch thược, Chích cam thảo, Bán hạ, Sinh thạch cao.
Phân tích: Đây là phương “Tiểu thanh long gia thạch cao thang” trong tác phẩm “Kim quỹ”, dùng điều trị chứng “Phế chướng, khái nhi thượng khí, phiền táo nhi suyễn, mạch phù giả, tâm hạ hữu thủy” (Phế chướng, ho mà khí nghịch lên, phiền táo mà suyễn, mạch phù, tâm hạ có thủy). Nguyên phương sử dụng thạch cao 2 lạng, nhưng phương thuốc trong y án này, thạch cao chỉ dùng với liều lượng nhỏ, không nên dùng nhiều. Lưu lão cho rằng, phương thuốc này có tác dụng điều trị hàn và nhiệt mà không sợ phương thuốc táo làm tổn thương âm tân. Trong tiểu thanh long thang chứng, hàn ẩm nội lưu lâu ngày uất lại dần dần hóa nhiệt gây phiền táo bứt rứt hoặc các biểu hiện khác của nhiệt chứng như: Mạch hoạt, miệng khát, chất lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi trơn ướt, dùng phương này tất có hiệu quả.
Y án: "Huyễn vựng" (Hội chứng tiền đình)
Bệnh nhân nam, 44 tuổi, Lê X X.
Tới khám ngày 7 tháng 3 năm 1994.
Hai năm gầy đây, mỗi khi mệt mỏi, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện chóng mặt. Đầu tiên xuất hiện cảm giác đặc, ù tai bên trái, sau đó cảm giác trời đất quay cuồng, không dám mở mắt, quay người, buồn nôn, nôn. Những lần lên cơn chóng mặt như vậy khiến bệnh nhân rất sợ hãi, toàn thân mệt mỏi vô lực. Bệnh nhân được bệnh viện A chẩn đoán: “Hội chứng tiền đình”. Vọng lưỡi thấy rêu trắng, mạch huyền vô lực. Lưu lão cho rằng đó là chứng trung khí bất túc, thanh dương không thể thượng thăng mà gây bệnh. Điều trị dùng bổ trung ích khí, thăng phát thanh dương, kết hợp với hóa đàm giáng trọc.
Phương dùng: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Chích cam thảo, Màn kinh tử, Bạch thược, Cát căn, Hoàng bá, Sài hồ, Thăng ma, Trần bì, Bán hạ, Trúc nhự, Bạch truật, Sinh khương, Đại táo.
Sau khi uống hết 5 thang, cảm giác chóng mặt đỡ nhiều, thể lực cũng khá hơn. Dặn bệnh nhân kiên trì uống thêm 10 thang nữa, các triệu chứng đều hết hẳn, từ đó không thấy bệnh tái phát nữa.
Phân tích:
Bệnh nhân chóng mặt là do trung khí bất túc, thanh dương bất thăng. Chứng này thuộc phạm trù của “hư huyễn”. “Linh khu – Khẩu vấn” nói: “Thượng khí bất túc, não vi chi bất mãn, nhĩ vi chi khổ minh, đầu vi chi khổ khuynh, mục vi chi vựng”. (Khí ở trên không đầy đủ, thì não cũng không đầy, tai ù, đầu nghiêng ngả, chóng mặt). Trong y án này, dựa vào biểu hiện “chóng mặt thường xuất hiện mỗi khi bệnh nhân mệt mỏi” làm căn cứ biện chứng. Danh y Lý Cảo cũng đã nói “Nội thương khí hư chi nhân, phiền lao quá độ, thanh khí bất thăng, hô nhiên hôn mao dã” (Người khí hư nội thương, Lao phiền quá độ, thanh khí thông thăng được lên trên gây ra chóng mặt).
Nay Lưu lão sử dụng phương thuốc bổ trung ích khí, thăng phát thanh dương là hoàn toàn phù hợp với chứng trạng. Đơn thuốc này là sự kết hợp của 3 phương thuốc Ích khí thông minh thang, Bổ trung ích khí thang, Ôn đởm thang, đồng thời tiến hành gia giảm mà thành. Ích khí thông minh thang có xuất xứ từ “Chứng trị chuẩn thằng – Loại phương” của tác giả Vương Khẳng Đường chuyên dùng để bổ trung khí bất túc, thanh dương bất thăng, phong nhiệt thượng nhiễu gây chứng đầu thống, huyễn vựng. Lưu lão lại dùng thêm bổ trung ích khí thang để trợ giúp công lực, ôn đởm thang để hóa đàm trọc. Lưu lão dụng phương đều chu toàn, do đó công hiệu lại càng rộng lớn.
Y án: "Hàn tý" của danh y Triệu Minh Nhuệ. _Kim Quỹ Yếu Lược.
Bệnh nhân nam, 54 tuổi, Nhậm X X.
Bệnh nhân đau nhức 2 khớp gối tới nay cũng được 6-7 năm. Ban đầu khớp gối chỉ đau âm ỉ, nhưng bệnh tình ngày càng nặng hơn, vận động khó khăn. Sau đó, bệnh nhân dần dần phải chống gậy mà đi lại vẫn rất vất vả. Mỗi khi gặp lạnh, khớp gối càng đau tăng, thậm chí những ngày hè nóng nực cũng phải mặc thêm quần áo. Bệnh diễn biến nặng hơn, bệnh nhân đau thêm khớp cổ chân, không sưng đỏ, hai bàn chân lạnh giá. Mạch trì hoãn, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng. Bệnh nhân đã từng uống 5 ngày ô đầu thang, nhưng các triệu chứng vẫn không có chút cải thiện. Sau đó bệnh nhân đổi phương dùng quế chi thược dược chi mẫu thang.
Quế chi, Bạch thược, Cam thảo, Chi mẫu, Phòng phong, Ma hoàng, Phụ tử, Bạch truật.
(Quế chi, Ma hoàng, Phụ tử: Dùng liều rất cao: Cụ dùng như thế này thì trò sao dám dùng thử ạ)
Đơn thuốc trên tán thành bột. Trong ½ tháng chia đều uống hết.
Sau khi bệnh nhân uống hết nửa tháng thuốc, các triệu chứng đau đều giảm rất nhiều, hai chi dưới có thể vận động nhẹ nhàng, khỏe mạnh như bình thường, đi lại không cần phải chống gậy. Bàn chân 2 bên cũng đã đỡ lạnh hơn trước. Bệnh nhân thủ nguyên phương, uống liên tục thêm 3 tuần nữa, bệnh khỏi hẳn, từ đó trở đi bệnh không thấy bệnh tái phát, phục hồi khả năng lao động như người bình thường.
Phân tích: Chứng tý lâu ngày, chính khí dần hư suy, điều trị không chỉ công tà khí đơn thuần mà còn phải kết hợp với những vị thuốc phù chính khí. Quế chi thược dược chi mẫu thang là phương thuốc có tác dụng chính tà kiêm cố, vừa có tác dụng dưỡng âm khí, lại có tác dụng trợ dương khí, thích hợp trong điều trị chứng cửu tý chính hư.
Y án: "Tâm quý" (Ngoại tâm thu thất)
Bệnh nhân nam, 33 tuổi, Dương X X.
Nghề nghiệp: Công nhân.
Tới khám ngày 15 tháng 9 năm 1993.
Khoảng 1 năm trước, do yêu cầu công việc liên tục phải tăng ca, thường xuyên mệt mỏi quá độ, bệnh nhân có cảm giác hồi hộp bất an, ngủ kém, toàn thân mệt mỏi, bệnh nhân làm điện tâm đồ có kết quả “Ngoại tâm thu thất”. Bệnh nhân đã uống các thuốc Metoprolol, Inosine… theo đơn của bác sĩ, tình trạng tâm quý có đỡ. Nhưng sau khi dừng thuốc, các triệu chứng trên lại tái phát. Hiện tại, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện cảm giác hồi hộp trống ngực, trống rỗng trong lồng ngực, đoản khí, ra nhiều mồ hôi khi vận động, người mệt mỏi vô lực, ngủ kém. Thiệt chẩn thấy chất lưỡi nhợt, non nớt. Mạch huyền tế có kèm theo mạch kết.
Lưu lão biện đó là chứng tâm hung dương khí bất túc, dẫn tới thủy khí thượng xung mà gây ra “thủy tâm bệnh”.
Điều trị: Thông dương hóa ẩm, bổ ích tâm khí:
Phương dược: Quế chi, Phục linh, Bạch truật, Chích cam thảo, Đan sâm, Đẳng sâm, Sa sâm.
Sau khi uống 7 thang, tình trạng tâm quý của bệnh nhân cải thiện rõ rệt, không còn cảm giác trống rỗng trong ngực, tiếp tục dùng đơn trên, bệnh nhân uống hơn 10 thang nữa, bệnh khỏi hoàn toàn.
Phân tích: Nguyên nhân và triệu chứng liên quan tới “thủy tâm bệnh” Lưu lão đã phân tích rõ ở trên. Trong y án này, Lưu lão dụng ý gia thêm “Tam sâm”, nguyên do là tông khí của bệnh nhân đã hư nhược. Sách “Linh khu – Khách tà” đã nói: “Tông khí giả, tích vu hung trung, xuất vu hầu lung, dĩ quán tâm mạch, nhi hành hô hấp yên” (Tông khí tích tụ ở trong ngực, xuất ra ở hầu họng, thông với tâm mạch mà điều hành hô hấp). Nếu tông khí hư nhược sẽ không đủ sức để thúc đẩy huyết mạch vận hành, tâm mạch trì hoãn, tất nhiên sẽ càng làm “thủy tâm bệnh” thêm nặng. Do đó Lưu lão dùng Linh quế truật cam thang để điều trị, đồng thời gia thêm đẳng sâm, sa sâm, đan sâm có tác dụng ích khí, thông mạch của tạng tâm. Phương này còn được gọi là: “Tam sâm linh quế truật cam thang”, thực tế lâm sàng sử dụng đều thu được hiệu quả rất tốt.
Y án “Tiêu chảy”——————
Bệnh nhân nam 50 tuổi, người Duyễn Châu Sơn Đông.
Bệnh nhân tới khám vào khoảng đầu mùa hạ.
Bệnh nhân mắc phải chứng chứng tiêu chảy. Nửa năm nay, ngày nào bệnh nhân cũng tiêu chảy không dưới 10 lần. Bệnh nhân không dám ăn đồ dầu mỡ hay đồ sống lạnh. Tây y đã từng nghi ngờ bệnh nhân K đường ruột, sử dụng nhiều phương pháp để điều trị nhưng không có hiệu quả. Thiệt chẩn thấy rêu lưỡi vàng dính nhớt, sau khi hỏi thêm mới rõ, bệnh nhân đại tiện xong vẫn còn cảm giác khó chịu.
Phương dược: Đại hoàng (Lượng rất cao), Hoàng tửu lượng thích hợp. Dùng rượu sắc thuốc uống.
Sau khi uống hết thang đầu tiên, bệnh tình 10 phần đã đỡ 5, uống thêm một thang nữa bệnh nhân cảm thấy bệnh đã khỏi hẳn. Uống hết thang thứ 4, bệnh nhân có thể ăn đồ sống lạnh, ăn hoa quả mà không có vấn đề gì bất thường, cũng không bị tiêu chảy. Cách vài tháng sau, bệnh nhân ghé qua cảm tạ và thông báo: “Con trai tôi mới kết hôn, tôi uống vài ly rượu cũng không thấy biểu hiện bất thường gì”.
Phân tích: Đại hoàng, sách “Bản thảo” nói rằng: “Hạ ứ huyết, huyết bế, hàn nhiệt, phá chưng hà tích tụ, gột rửa đồ ăn thức uống lâu ngày trong trường vị, thôi cựu chí tân, thông lợi thủy cốc, điều trung hóa thực, an hòa ngũ tạng”. Chất bẩn trong ruột không sạch hết khiến cho bệnh nhân nhiệt tả không ngừng. Dùng đại hoàng chính là để “thôi cự chí tân”, lại thêm hoàng tửu để trợ dược lực, nhằm mục đích chỉ tả mà bệnh mới khỏi được. Phương thuốc này còn có tên là Tướng Quân Ẩm, hiệu quả rất tốt mà giá cả cũng không quá đắt, thật xứng đáng được coi trọng phát triển ứng dụng rộng rãi. Biện chứng của chứng này quan trọng nhất là bệnh nhân tiêu chảy, đại tiện xong vẫn còn cảm giác khó chịu. Đó chính là biểu hiện của thấp nhiệt uất tích. Chỉ có sức mạnh của đại hoàng “thông nhân thông dụng” thì mới đủ lực để loại trừ thấp nhiệt đó.
Y án: "Huyễn vựng" (Hội chứng tiền đình)
Bệnh nhân nam, 44 tuổi, Lê X X.
Tới khám ngày 7 tháng 3 năm 1994.
Hai năm gầy đây, mỗi khi mệt mỏi, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện chóng mặt. Đầu tiên xuất hiện cảm giác đặc, ù tai bên trái, sau đó cảm giác trời đất quay cuồng, không dám mở mắt, quay người, buồn nôn, nôn. Những lần lên cơn chóng mặt như vậy khiến bệnh nhân rất sợ hãi, toàn thân mệt mỏi vô lực. Bệnh nhân được bệnh viện A chẩn đoán: “Hội chứng tiền đình”. Vọng lưỡi thấy rêu trắng, mạch huyền vô lực. Lưu lão cho rằng đó là chứng trung khí bất túc, thanh dương không thể thượng thăng mà gây bệnh. Điều trị dùng bổ trung ích khí, thăng phát thanh dương, kết hợp với hóa đàm giáng trọc.
Phương dùng: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Chích cam thảo, Màn kinh tử, Bạch thược, Cát căn, Hoàng bá, Sài hồ, Thăng ma, Trần bì, Bán hạ, Trúc nhự, Bạch truật, Sinh khương, Đại táo.
Sau khi uống hết 5 thang, cảm giác chóng mặt đỡ nhiều, thể lực cũng khá hơn. Dặn bệnh nhân kiên trì uống thêm 10 thang nữa, các triệu chứng đều hết hẳn, từ đó không thấy bệnh tái phát nữa.
Phân tích:
Bệnh nhân chóng mặt là do trung khí bất túc, thanh dương bất thăng. Chứng này thuộc phạm trù của “hư huyễn”. “Linh khu – Khẩu vấn” nói: “Thượng khí bất túc, não vi chi bất mãn, nhĩ vi chi khổ minh, đầu vi chi khổ khuynh, mục vi chi vựng”. (Khí ở trên không đầy đủ, thì não cũng không đầy, tai ù, đầu nghiêng ngả, chóng mặt). Trong y án này, dựa vào biểu hiện “chóng mặt thường xuất hiện mỗi khi bệnh nhân mệt mỏi” làm căn cứ biện chứng. Danh y Lý Cảo cũng đã nói “Nội thương khí hư chi nhân, phiền lao quá độ, thanh khí bất thăng, hô nhiên hôn mao dã” (Người khí hư nội thương, Lao phiền quá độ, thanh khí thông thăng được lên trên gây ra chóng mặt).
Nay Lưu lão sử dụng phương thuốc bổ trung ích khí, thăng phát thanh dương là hoàn toàn phù hợp với chứng trạng. Đơn thuốc này là sự kết hợp của 3 phương thuốc Ích khí thông minh thang, Bổ trung ích khí thang, Ôn đởm thang, đồng thời tiến hành gia giảm mà thành. Ích khí thông minh thang có xuất xứ từ “Chứng trị chuẩn thằng – Loại phương” của tác giả Vương Khẳng Đường chuyên dùng để bổ trung khí bất túc, thanh dương bất thăng, phong nhiệt thượng nhiễu gây chứng đầu thống, huyễn vựng. Lưu lão lại dùng thêm bổ trung ích khí thang để trợ giúp công lực, ôn đởm thang để hóa đàm trọc. Lưu lão dụng phương đều chu toàn, do đó công hiệu lại càng rộng lớn.
Y án: "Phục tà hóa nhiệt 2"
(Y án của Trương Tích Thuần)
Bệnh nhân Trương Thị, 30 tuổi.
Biểu hiện: Ngũ tâm phiền nhiệt, chóng mặt nặng đầu, đại tiện khô táo. Rêu lưỡi trắng dày, hơi vàng, rất nhiều gai lưỡi.
Chứng trị: Phục khí hóa nhiệt.
Phương dùng: Sinh thạch cao (liều cao).
Tái khám: Bệnh nhân uống thang trên nhiều ngày, biểu hiện của nhiệt không đỡ. Buổi sáng đã dùng 5 lượng thạch cao sắc thuốc lấy nước uống. Buổi chiều lại dùng thêm 5 lượng thạch cao sắc uống. Một ngày đã dùng tới 10 lượng thạch cao mà tâm trung vẫn không thấy chút dịu mát, đại tiện vẫn chưa thông. Ngẫm nghĩ kỹ lưỡng nguyên cơ của bệnh mới ngộ ra đó là Phục Khí đã nhập sâu vào bên trong, nên phải bổ trợ chính khí, giúp chính khí tráng vượng, tự khắc tà khí sẽ phải ra ngoài.
Phương dùng: Sinh thạch cao, Giã đài sâm, Cam thảo, Sinh sơn dược. Sắc thuốc, chia thành 3 lần uống ấm.
Sau sau khi uống, nửa đêm cảm thầy toàn thân nhẹ nhõm, cả đêm ngủ ngon cho tới rạng sáng, bệnh nhân thấy đau nhẹ vùng hạ phúc, đại tiện liền 3 lần. Cảm giác nhiệt phục tà khí đã tiêu hết, rêu lưỡi đã sạch tới nửa phần, hết toàn bộ gai lưỡi.
Phân tích:
Chứng:
- Ngũ tâm phiền nhiệt, chóng mặt nặng đầu – Phục khí hóa nhiệt thượng xung
- Đại tiện khô táo – Dương minh phủ thực chứng, âm huyết đã tổn thương.
Lưỡi
- Rêu lưỡi trắng dày, hơi vàng, rất nhiều gai lưỡi – Dương minh nhiệt uất.
Điều trị
Tư âm thanh nhiệt – Bạch hổ gia nhân sâm thang thông biến: Sinh thạch cao, giã đài sâm, cam thảo, sinh sơn dược.
Chú ý
+ Phương pháp sử dụng bài bạch hổ gia nhân sâm thang không nhất thiết cơ thể người phải hư nhược hoặc đã có tổn thương. Hay có cách khác Nhân sâm trong bài bạch hổ thang có tác dụng làm giảm sức lương mát của thạch cao.
+ Sau khi điều trị trường hợp này mới hiểu rõ, nhân sâm trái lại cũng có tác dụng trợ giúp sức lương tán cho thạch cao. Nếu thạch cao sắc độc vị thì sức lương tán chỉ hời hợt bên ngoài lỗ chân lông. Nếu cùng kết hợp với nhân sâm thì sức lương tán đó được nhân sâm giúp đỡ, có thể đi sâu vào giữa tạng phủ, quét sạch tà khí ở sâu bên trong. Do đó bạch hổ gia nhân sâm thang có tác dụng thanh nhiệt tốt hơn nhiều so với bạch hổ thang.
Y án: "Ôn nhiệt (Thương âm trọng chứng)"___
Bệnh nhân nam, 12 tuổi, Diêm X X.
Cháu X mắc chứng bệnh ôn nhiệt lâu ngày mà không khỏi, ôn nhiệt tà đã đi xuống làm tổn thương can thận âm. Biểu hiện thấy sốt triều nhiệt vào buổi chiều, ngủ thường nói mê sảng, sắc mặt khô trắng, toàn thân người gầy, ăn uống kém, khóc mà không có nước mắt. Bệnh tới nước này, bố mẹ của cháu cũng cho rằng vô phương cứu chữa mà đành bó tay chờ chết.
Trong nhà có người họ hàng tên Chu Quân vốn là bằng hữu với Lưu tiên sinh, nên cố mời được Lưu lão tới chẩn trị cho cháu. Lưu lão bắt mạch thấy mạch tế sác nhưng vẫn bắt được, liền vọng sắc lưỡi của cháu thấy lưỡi đỏ như hoa lựu. Nhưng nhìn vào 2 mắt thấy thần chưa bại, miệng tuy khô nhưng răng chưa khô héo. Nguyên âm của đồng tử chưa phân ly. Bệnh tuy nguy cấp nhưng vẫn còn đường sống.Lưu lão liền kê đơn.
Sinh địa, Huyền sâm, Mạch đông, Sinh cam thảo, Đan bì, Sừng tê giác, Trúc diệp.
Dặn người nhà sắc thuốc 2 lần, chia thành 4 phần. Mỗi lần uống cách nhau 4h. Sau khi uống hết thang đầu tiên, cháu ngủ được một giấc say sưa mà không nói nhảm, sốt về chiều cũng có phần thuyên giảm. Lại uống thêm 2 thang nữa thì cháu đã có nước mũi, khóc ra được nước mắt, biểu hiện của tân dịch dần được hồi sinh, dương nhiệt tà giảm dần.
Sau đó, Lưu lão dùng nguyên phương đã dùng tiếp tục gia thêm Ngọc trúc, Quy bản, A giao (rang phồng), cho cháu bé uống thêm 3 thang nữa. Bệnh đã đỡ rất nhiều, hết sốt, ăn được cháo loãng, đại tiện không còn táo như trước.
Ở đây, Lưu lão đã dùng pháp cam hàn tư âm tăng dịch để điều trị, lỗ lực kiên trì để cứu sống cháu bé, dùng sinh địa, huyền sâm, mạch đông (liều cao), điều trị khoảng gần 1 tháng thì cháu bé khỏi hoàn toàn. Khác hẳn so với ban đầu, da toàn thân bong tróc, nhăn nheo, tóc đỉnh đầu rụng hết. Người nhà đỡ xuống giường, hai chân cháu chân run rẩy đứng không vững. Trên lâm sàng, chứng ôn bệnh thương âm không có gì là mới lạ, nhưng gặp được trường hợp nặng như vậy quả thực là rất hiếm.
Phân tích:
Ôn nhiệt tà khí, khi không được điều trị hoặc điều trị sai rất dễ truyền xuống hạ tiêu, làm tổn thương can thận âm. Cháu bé toàn thân gầy yếu, sắc mặt khô trắng, khóc không ra nước mắt, đó là những biểu hiện của chứng tổn thương âm tân rất nặng, chính khí đã bị tổn thương mà ôn nhiệt tà vẫn còn rất thịnh. Sốt cao triều nhiệt như lửa thiêu, nói nhảm, lưỡi đỏ giáng, mạch sác là những biểu hiện của nhiệt nhập dinh âm. Nhưng may mắn thay, hai mắt cháu bé vẫn còn thần, răng chưa khô héo, mạch án chưa tuyệt. Bệnh tuy nguy cấp nhưng âm khí chưa tới mức tận kiệt, nên vẫn còn cơ may sống sót.
Trong tình thế rất khẩn cấp đó cần phải dùng các vị thuốc cam hàn hàm nhuận với liều lượng cao để cứu nguyên âm sắp tuyệt, đồng thời dùng các vị thuốc thanh dinh lương huyết để phò trợ nhằm khống chế sự tàn sát của ôn nhiệt tà.
Phương dùng các vị thuốc trong tăng dịch thang với liều cao, có tác dụng tráng thủy tăng dịch. Sinh địa bổ mà không nê trệ, tráng thủy chế hỏa. Huyền sâm khổ hàm mà hơi lạnh, có tác dụng kích thích thận thủy đưa lên trên. Mạch đông có tác dụng bổ tâm âm, nhuận phế vị, thông mạch lạc. Hóa sinh như nắng hạn gặp mưa rào, mầm sống nhờ đó mà cũng được sinh sôi nảy nở. Ba vị thuốc này cùng phối ngũ với nhau, cam hàn tăng dịch, hàm hàn tư âm, tráng thủy là chủ yếu. Ngoài ra, để chế ngự dương nhiệt, nên gia thêm các vị trúc diệp, sinh cảm thảo, đan bì, tê giác có tác dụng thanh dinh lương huyết, bại độc, giải ôn nhiệt. Lưu lão chọn cách uống nhiều lần với liều lượng nhỏ, khiến cho dược lực được liên tục, tân dịch dần dần được tăng lên.
Y án "Mất ngủ"__________________
Bệnh nhân nam, 49 tuổi, Lê X X.
Bệnh nhân mất ngủ gần 2 năm nay. Bệnh nhân đã điều trị theo hướng suy nhược thần kinh, bệnh nhân đã từng uống thuốc an thần gây ngủ nhưng hiệu quả đều không tốt. Lý do bệnh nhân tới khám chủ yếu là vì đêm ngủ tâm thần phiền loạn, trở người liên tục, không thể vào giấc ngủ. Cảm giác buồn bực tới mức có đêm phải dậy chạy tới chỗ vắng người la hét thật to, mới cảm thấy dễ chịu. Lưu lão hỏi nguyên cớ vì sao mà mắc bệnh? Bệnh nhân kể lại, bản thân vốn là người có sở thích làm việc vào đêm khuya tới khi nào mệt mỏi không thể chịu được mới nghỉ ngơi, lại thường uống cafe đặc để tỉnh táo đầu óc, thói quen đó lâu ngày khiến cho bệnh nhân ban đêm tinh thần rất hưng phấn mà không thể ngủ được, do đó ban ngày tinh thần rất mệt mỏi, ủ rũ. Lưu lão thiệt chẩn thấy sắc lưỡi đỏ trơn bóng, không có một ít rêu nào, đầu lưỡi đỏ như quả dâu tây, vừa nhìn đã thấy rất khác biệt. Bắt mạch thấy mạch huyền tế sác. Kết hợp mạch và chứng thấy rõ đây là chứng bệnh gây ra do hỏa vượng thủy khuy, tâm thận bất giao.
Điều trị dùng pháp hạ tư thận thủy, thượng thanh tâm hỏa, giao thông tâm thận.
Phương dược: Hoàng liên, Hoàng cầm, A giao rang phồng, Bạch thược, Kê tử hoàng.
Bệnh nhân uống tới thang thứ 3 đã có thể vào giấc ngủ một cách tự nhiên, không phát ra chứng tâm thần phiền loạn, uống thêm 3 thang nữa, chứng mất ngủ đó đã khỏi hoàn toàn.
Phân Tích: Thất miên, Nội kinh còn gọi là “Bất mị”, “Bất đắc ngọa”. Nguyên nhân gồm có đàm hỏa thượng kháng, dinh vệ âm dương bất điều, tâm tỳ khí huyết lưỡng hư, ngoài ra còn có tâm thận thủy hỏa bất giao.
Trong y án này, bệnh nhân cứ tới ban đêm là tâm thần phiền loạn, khó vào giấc ngủ, đó là do tâm hỏa không đi xuống giao tế được với thận, tâm hỏa cứ hỏa nhiệt một mình ở trên. Trong tác phẩm “Biện chứng lục”, Trần Sỹ Đạc nói rằng: “Đêm không thể ngủ được là do tâm bất giao ở thận... Tâm vốn thuộc hỏa, nếu nóng quá thì hỏa nhiệt viêm ở trên không thể đi xuống giao với thận”. Nên khi suy nghĩ quá độ, làm hao tổn tâm âm, dẫn tới tâm hỏa động, không thể đi xuống mà giao ở thận, dương dụng quá nhiều, thận thủy khó lòng cứu tế tâm được. Lại thêm bệnh nhân uống nhiều cafe, trợ hỏa làm tổn thương âm, khiến cho hỏa càng kháng, âm càng khuy tổn. Sắc lưỡi đỏ như dâu tây, đỏ trơn không có rêu, mạch tế sác, đó là những biểu hiện của hỏa thịnh thủy khuy, do đó biện đây là chứng bệnh do tâm thận bất giao. Điều trị nên tư thận thủy, giáng tâm hỏa. Vì vậy Lưu lão chọn dùng Hoàng liên a giao thang trong Thương hàn luận. Trong phương thuốc dùng hoàng liên, hoàng cầm có tác dụng thanh tâm hỏa. A giao, kê tử hoàng có tác dụng tư dưỡng âm huyết. Còn một vị bạch thược, vừa có tác dụng hiệp đồng với Cầm Liên toan khổ vi âm để thanh hỏa, lại có tác dụng toan cam hóa âm để trợ âm huyết. Đồng thời hạ thông với thận giúp thủy sinh mộc, thượng thông với tâm giúp mộc sinh hỏa. Các vị thuốc trên cùng phối ngũ sẽ có tác dụng tư âm giáng hỏa, giao thông tâm thận, lại vừa thể hiện được tinh thần “tả nam bổ bắc” của Nạn kinh.
Khi sử dụng phương thuốc này cần phải chú ý hai điểm sau: 1, Đặc điểm của lưỡi và mạch: Với chứng này chất lưỡi phải đỏ giáng, hoặc đỏ trơn bóng không có rêu, thậm chí đầu lưỡi đỏ ngư quả dâu tây, mạch đa phần là tế sác hoặc huyền tế sác. 2, Chú ý phương pháp sắc thuốc. Trong phương dùng hai vị thuốc a giao và kê tử hoàng, a giao sau khi rang phồng, hòa đều với dung dịch thuốc đã sắc, sau đó loại bỏ bã thuốc đợi thuốc nguội thêm một chút mới cho kê tử hoàng vào, trộn đều trước khi uống.
Y án: "Mất ngủ 2"
Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, Tôn X X.
Tới khám ngày 4 tháng 1 năm 1994.
Bệnh nhân kể lại, gần dây do tâm trạng không được vui nên xuất hiện tâm phiền bất an, đứng ngồi không yên, cả đêm không thể vào giấc ngủ được, ban ngày đau da cơ toàn thân, thậm chí còn xuất hiện máy giật mắt. Ngực bụng đầy chướng, miệng đắng, chóng mặt, toàn thân mệt mỏi, són tiểu, nước tiểu đỏ, đại tiện khô kết. Lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi nhớt, mạch trầm huyền.
Lưu lão biện đó là chứng can uất hóa hỏa, đàm nhiệt nhiễu tâm. Dùng pháp “Sơ can thanh nhiệt, hóa đàm an thần” để điều trị. Phương dược như sau:
Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Chi tử, Trần bì, Trúc nhự, Chỉ Thực, Chích cam thảo, Đẳng sâm, Long cốt, Mẫu lệ, Sinh khương, Thiên lan hoàng, Đậu xị, Đại táo...
Sau khi uống 7 thang bệnh nhân đỡ các triệu chứng tâm phiền, miệng đắng, chóng mặt, đêm ngủ được 4 tiếng. Còn cảm giác nóng rát ngoài da, nhị tiện ít, rêu lưỡi trắng, mạch trầm. Lưu lão giữ nguyên đơn đã dùng, kê thêm 5 thang nữa. Sau đó, bệnh nhân hết cảm giác phiền, ngủ tốt, các chứng khác đều hết hẳn.
Phân tích
Một thiên trong “Linh khu – Dinh vệ sinh hội” nói rằng: “Khí chí dương nhi khởi, chí âm nhi chỉ” (Bác nào biết nghĩa câu này ko ạ? ), “đại hội giữa nửa đêm, vạn dân đều nằm, gọi là Hợp âm”. Câu đó đã nói lên giấc ngủ của con người có liên hệ mật thiết với sự vận chuyển tuần hoàn của dinh vệ, khí huyết, âm dương. Dương nhập vào âm thì ngủ, dương xuất ra khỏi âm thì thức tỉnh. Nay khi chúng ta điều trị chứng mất ngủ, đa phần cũng luận trị từ tâm thần, suy xét từ góc độ khí cơ vận chuyển trước. Không ai là không biết thiếu dương là then chốt của sự vận chuyển dinh vệ, khí huyết, âm dương, thích sự điều đạt, ghét sự uất ức. Nếu tình chí uất ức không được như ý, thì thiết dương bất lợi, khí cơ bất đạt, dương không nhập vào âm mà gây ra các triệu chứng của can đởm khí cơ bất lợi như: Mất ngủ, ngoài ra có thể kèm theo miệng đắng, chóng mặt, ngực sườn đầy chướng, mạch huyền... Lại thêm khí uất lâu ngày tất sẽ hỏa thương âm, luyện tân dịch thành đàm, đàm hỏa thượng nhiễu tâm hung càng khiến cho mất ngủ thêm trầm trọng, phiền táo không yên.
Y án này xuất hiện đau nhức da cơ, máy mắt, đó là những biểu hiện của khí hỏa tắc trở, đàm nhiệt nội nhiễu gây động phong. Nguyên tắc chính của trị pháp là “hỏa uất phát chi”, “mộc uất đạt chi”. Lấy sơ can khai uất làm chủ đạo, kết hợp với thanh nhiệt hóa đàm, an thần để phò tá. Phương thuốc này là sự kết hợp của Tiểu sài hồ, Chi tử xỉ thang, Ôn đởm thang gia giảm mà thành. Lưu lão dùng Tiểu sài hồ thang để sơ lợi khí cơ của can đởm. Chi tử xỉ thang có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền. Ôn đởm thang nhằm mục đích hóa đàm an thần. Khi khí được chuyển vận, nhiệt được lui, đàm được hóa thì khí cơ của toàn thân cũng sẽ được thông lợi, dinh vệ khí huyết lại được lưu chảy tuần hoàn, dương nhập vào âm, thần liễm ở tâm can thì tự sẽ ngủ được như thường vậy.
Y án số 3: Chiên chứng (Parkinson)
Bệnh nhân nam, 75 tuổi, Trần X X.
Tới khám ngày 18 tháng 10 năm 1995.
Từ tháng 1 năm 1994 bệnh nhân xuất hiện run rẩy toàn thân, không thể tự chủ, tới khám tại bệnh viện B với chẩn đoán “Parkinson”, điều trị dùng các thuốc tây y nhưng các triệu chứng không đỡ, Lưu lão được mời tới chẩn trị. Hiện tại, bệnh nhân run rẩy toàn thân, tứ chi run càng nặng hơn, tay run đều, liên tục “như vê viên hoàn”, tăng trương lực cơ, vẻ mặt đờ đẫn, không biểu cảm, hai mắt trợn ngược, miệng chảy nước dãi, đi lại khó khăn. Kèm theo đau đầu, miệng khô khát, đại tiện táo kết 1 lần/ tuần. Tiểu tiện như nước trà đặc, miệng cắn chặt, nghiến răng. Vọng chẩn sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính mà khô táo. Thiết chẩn: Mạch hoạt đại.
Đây là chứng tam tiêu hỏa thịnh động phong, thiêu đốt tân dịch thành đàm, đàm hỏa làm tắc trở kinh lạc thì dương khí hóa thành phong mà sinh ra biểu hiện run rẩy.Nên dùng pháp thanh nhiệt tả hỏa, bình can tức phong, hóa đàm thông lạc.Điều trị dùng “Hoàng Liên Giải Độc Thang” kết hợp với “Linh Dương Câu Đằng Thang” gia giảm. Phương dược:
Hoàng liên, Hoàng cầm, Sừng linh dương, Trúc nhự, Hoàng bá, Chi tử, Câu đằng, Thiên trúc hoàng, Long đởm thảo, Cúc hoa, Tang diệp, Xương bồ, Bội lan, Bán hạ.
Bệnh nhân sau khi dùng 14 thang, đỡ run 2 tay, đi lại khá hơn trước, miệng hết khát, tiểu tiện sắc vàng nhạt hơn, đại tiện vẫn còn táo kết, đau đầu chóng mặt, nói khó, đàm nhiều, ngủ kém, rêu lưỡi trắng dính kèm theo vàng, mạch hoạt sác. Dựa vào các biểu hiện trên. Tiếp tục dùng đơn trên gia thêm đại hoàng, đồng thời dặn bệnh nhân uống 3 viên “Cục phương chí bảo đan”, mỗi tối trước khi ngủ uống 1 viên.
Sau khi uống hơn 1 tháng, các triệu chứng chóng mặt, ngủ kém đều giảm rõ rệt, nói năng rõ ràng hơn (có thể tự kể lại sơ lược bệnh tình của mình). Nhưng bệnh nhân vẫn đầy bụng, đại tiện bí, nghiến răng, són tiểu, nước tiểu đỏ, tứ chi và môi còn run rẩy. Lưỡi đỏ rêu vàng mà khô, mạch hoạt sác. Lưu lão dùng “Điều vị thừa khí” kết hợp với “Linh dương câu đằng thang” gia giảm với mục đích thông phủ tả nhiệt, lương can tức phong. Phương dược:
Đại hoàng, Mang tiêu, Chích cam thảo, Linh dương giác, Câu đằng, Bạch thược, Mộc qua, Mạch đông.
Sau khi dùng 7 thang trên, bệnh nhân đại tiện thông, phân giống như tràng hạt. Đỡ đầy chướng bụng, nghiến răng đỡ nhiều, tiểu tiện thông lợi, tứ chi còn hơi run nhẹ. Phương này dùng tuy hiệu quả tốt nhưng không thể dùng lâu dài, Lưu lão trở lại dùng “Hoàng Liên giải độc thang” và “Linh dương câu đàng thang”. Điều trị liên tục 3 tháng, bệnh nhân hết run tay chân, đi lại cầm nắm như bình thường, cầm nắm có lực, nói năng lưu loát, vẻ mặt biểu cảm tự nhiên, đại tiện bình thường. Duy chỉ còn chóng mặt, nghiến răng dặn bệnh nhân tiếp tục dùng “Cầm liên ôn đởm thang” gia giảm thêm một thời gian, thì bệnh khỏi.
Phân tích: Parkinson hay còn gọi là run tê bì, là một bệnh lý thuộc hệ thần kinh trung ương, thường phát bệnh ở trung niên và người già. Biểu hiện đặc trưng trên lâm sàng là run tứ chi, co cứng cơ, hạn chế vận động. Y học hiện đại hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu đối với bệnh này, đa phần dùng “Levodopa”… điều trị thay thế. Tuy cũng có hiệu quả điều trị nhất định nhưng tác dụng phụ tương đối nhiều, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu mà tự ý dừng thuốc.
Lưu lão cho rằng, bệnh này trọng tâm là do can thận, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hỏa nhiệt động phong sinh đàm. Trong sách “Tố Vấn – Chí chân yếu đại luận” có nói: “Chư phong gây run, chóng mặt đều thuộc can, các chứng co cứng mạnh đều thuộc phong”. Can nhiệt động phong, chưng dịch thành đàm, đàm nhiệt theo can phong nhiễu loạn cân mạch, làm tổn thương tân dịch gây ra chứng run tay chân, biểu hiện thường thấy miệng khô, đại tiện táo, són tiểu, nước tiểu đỏ, nghiến răng, nói khó, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính, mạch hoạt đại, những chứng đó đều là biểu hiện của tâm can nhiệt thịnh, động phong chước đàm. Nên điều trị dùng pháp thanh tâm tả hỏa, tức phong hóa đàm. Hoàn liên giải độc thang có tác dụng tả hỏa nhiệt ở tam tiêu, phối ngũ với linh dương câu đằng thang có tác dụng lương can tức phong hóa đàm, phương thang này quả thực đã lập được nhiều kỳ công.
Y án số 1: Hiếp thống (Viêm túi mật cấp)
Y án của Lưu Vệ.
Bệnh nhân nam, 40 tuổi, Lưu Mỗ.
Tới khám ngày 24 tháng 1 năm 1997.
5 ngày trước, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đau vùng phần tư trên phải, đồng thời đau lan ra phía sau lưng, sốt cao rét run, nôn, buồn nôn. Khi khám thấy: Nhiệt độ 39,1 ºC, củng mạc vàng, co cứng cơ vùng phần tư trên phải, ấn đau, Murphy (+). Công thức máu WBC 14.5 x 109/L, N 82%, L 28%, Siêu âm ổ bụng: hình ảnh túi mật to. Chẩn đoán y học hiện đại: Viêm túi mật cấp. Bệnh nhân được truyền kháng sinh 3 ngày nhưng vẫn còn sốt cao, các triệu chứng còn lại chưa cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân tới khám có những biểu hiện sau: sốt cao rét run, đau tức vùng mạn sườn, tức tực, ăn kém, mắt vàng, miệng đắng, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác.
Chẩn đoán y học cổ truyền: Hiếp thống, thuộc chứng can đởm thấp nhiệt, uất kết hóa nhiệt.
Pháp trị: Thanh tiết thấp nhiệt
Phương dược: Long đởm tả can thang gia giảm.
Long đởm thảo, hoàng cầm, sài hồ, chi tử, tạch tả, mộc thông, sa tiền tử, nhân trần, hoàng bá, cam thảo.
Sau khi uống 2 thang, bệnh nhân hết đau tức mạn sườn, sốt cao rét run đỡ nhiều, dặn bệnh nhân tiếp tục uống thêm 3 thang, các triệu chứng đều khỏi hoàn toàn. Nửa năm sau bệnh nhân tái khám, bệnh ổn định, không thấy bệnh tái phát.
Phân tích: Thông qua biểu hiện ở trên, ta thấy rất rõ đó là can đởm thấp nhiệt, thông qua dùng long đởm tả can thang đạt được hiệu quả rõ rệt, cũng với phương thuốc này kinh nghiệm cho thấy càng dùng càng cảm thấy hiệu nghiệm.
Y án số 2: "Tâm quý".
Bệnh nhân nam, 35 tuổi, Tống Quân. Tống Quân vốn làm nghề giáo viên, thường hay phải thâu đêm để soạn giáo án, lâu ngày làm hao tổn thần khí. Đột nhiên cho tới một ngày anh ta mắc chứng tâm quý, đôi khi bệnh nặng khiến cho tâm thần bất định, đứng ngồi không yên, chất lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch huyền hoãn, trọng án vô lực. Đây là chứng sử dụng tâm thần quá nhiều, tâm khí hư không liễm được thần mà gây bệnh.
Phương dùng: Quế chi, Chích cam thảo, Long cốt, Mẫu lệ.
Kê 3 thang cho bệnh nhân uống, dặn bệnh nhân hạn chế thức đêm, giảm bớt áp lực công việc để dưỡng tâm thần.
Quả nhiên vừa hết 3 thang bệnh đã yên ổn.
Phân tích: Trong phương Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang, quế chi cam thảo ôn bổ tâm dương, long cốt mẫu lệ an thần định chí. Có thể dùng trong trường hợp tâm dương hư tổn, không thể bảo vệ được bên trong mà gây ra tâm quý. Khi sử dụng cần phải chú ý, tỷ lệ quế chi và cam thảo nguyên phương là 1:2. Nếu tâm thần phù việt thì dược nên cam hoãn, nếu thuộc chứng dương khí hư nặng thì phải điều chỉnh liều lượng của quế chi để đạt được hiệu quả ôn bổ.
Y án "Chứng thượng nhiệt hạ hàn"
Bệnh nhân nam, 28 tuổi, Hàn X X, chưa kết hôn, người dân tộc Hồi ở Ninh Hạ.
Bệnh nhân có biểu hiện lưng nóng như lửa thiêu đốt, nửa người trên ra mồ hôi nhiều, chảy máu chân răng, phiền táo bất an. Nhưng từ hạ vị trở xuống, bệnh nhân lại có cảm giác lạnh như ngâm trong nước, da bìu co nhăn, đại tiện lỏng loãng, tiểu nhiều lần, mỗi tuần mộng tinh từ 2 đến 3 lần. Bệnh nhân đã điều trị qua nhiều thầy thuốc tại địa phương nhưng không mấy hiệu quả, quyết khăn gói lên thành phố tìm tới Lưu lão xin được chẩn trị. Lưu lão nhìn sắc lưỡi hơi đỏ, phần rêu tại gốc lưỡi trắng nhớt. Mạch chẩn thấy mạch hoạt mà hoãn. Lưu lão nói: “Đây là chứng thượng nhiệt hạ hàn, điều trị nên thanh thượng ôn hạ”. Sau đó Lưu lão xem lại những phương thuốc mà bệnh nhân đã từng dùng trước đây thấy đa phần là những phương thuốc bổ thận cố sáp, do đó e là khó đạt được hiệu quả điều trị. Lưu lão liền kê cho bệnh nhân Phụ tử tả tâm thang:
Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 6g, Đại hoàng 3g, sắc thuốc sôi khoảng 10 phút, vớt bỏ bã thuốc. Phụ tử chế 12g (dùng văn hỏa sắc trong 40 phút, sau đó trộn đều với thuốc sắc của “tam hoàng”), uống thuốc khi còn ấm.
Tác giả phân tích.
Thủy hỏa âm dương của cơ thể đều phải dựa vào vận động khí cơ của tạng phủ, vận động đó bao gồm thăng giáng xuất nhập, chu toàn biểu lý thượng hạ, duy trì một trạng tương đối bình hành. Thông thường mà nói, hỏa ở trên đi xuống dưới có tác dụng làm ôn ấm thủy hàn, thủy ở dưới đưa lên trên mà tránh được hỏa nhiệt. Dương vệ bên ngoài để bảo vệ âm, âm nội thủ bên trong cũng là để trợ giúp cho dương. Phân tích mạch chứng trong bệnh án này ta thấy rõ ràng đây là chứng thượng nhiệt hạ hàn, nguyên nhân là do thủy hỏa trên dưới bất giao tế mà gây bệnh. Vấn đề mấu chốt của bệnh là ở chỗ thượng tiêu nhiệt thịnh, thịnh thì kháng, kháng thì không thể hạ hành, hàn ở dưới không được ôn ấm, do đó biểu hiện bệnh lý là trạng thái thượng nhiệt hạ hàn. Nếu ta dùng pháp bổ thận cố sáp thì cũng chỉ giống như ngứa mà chỉ được gãi qua tất mà thôi, khó lòng đạt được hiệu quả như ý.
Pháp trị nên dùng thanh thương nhiệt kết hợp với ôn hạ hàn, dùng phụ tử tả tâm thang làm phương thuốc điều trị. Hoàn cầm, hoàng liên, đại hoàng dùng nước sắc vừa ngấm là đủ, ý nghĩa ở chỗ vị bạc để lấy khí thanh nhẹ của vị thuốc, trị ở trên mà thông đạt cả ở dưới, có thể tiết được nhiệt ở trên. Phụ tử chế dùng văn hỏa sắc lâu, ý nghĩa là để lấy vị thuần hậu của phụ tử, vậy khí lực của dược vật mới hùng hậu, mới có thể ôn ấm được cái hàn lạnh ở hạ tiêu. Hợp các vị thuốc trên lại thì “Hàn nhiệt dị kỳ khí, sinh thục dị kỳ tính, dược tuy đồng hành, nhi công tắc các tấu” (Khí hàn nhiệt khác nhau, tính sinh thục khác nhau, dược vật tuy là đồng hành, nhưng tác dụng mỗi vị một riêng) trích từ tác phẩm (Long tại kinh “Thương hàn quán châu tập”). Sau khi uống thuốc, nhiệt được “tam hoàng” thanh, hàn được phụ tử ôn, âm dương được điều hòa, thủy hỏa được giao tế, chứng hàn nhiệt thác tạp theo đó mà tự khỏi.
Y án "Mụn vùng mặt".
Bệnh nhân nữ, 27 tổi, Đặng X X.
Ngày 6 tháng 9 năm 1995 tới khám bệnh.
Khoảng hơn một năm nay bệnh nhân xuất hiện nhiều mụn vùng mặt. Bệnh nhân bên ngoài đã bôi thuốc cao, bên trong đã uống kháng sinh, mà chỉ thấy mụn ngày càng tăng lên, không chút dấu hiệu thuyên giảm. Nữ bệnh nhân đó đang giữ chức vụ tương đối quan trọng tại một công ty lớn nên khi dung mạo kém sắc khiến cô rất lấy làm đau khổ.
Qua thăm khám, bệnh nhân chỉ có biểu hiện duy nhất là tiểu tiện vàng, ngoài ra không có dấu hiệu gì đặc biệt bất thường. Tôi hỏi về vấn đề ẩm thực, bệnh nhân nói thường ngày thích tôm cá và các đồ ăn cay nóng. Vọng sắc lưỡi thấy chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền tế mà hơi sác. Biện đó là chứng phế vị ung nhiệt, thứ nhiệt đó chưng bức theo đường kinh lên trên mặt, đồng thời tổn thương tới cả khí huyết. Nên dùng pháp thanh tiết phế vị nhiệt.
Phương thuốc: Tỳ bà, Liên kiều, Chi tử, Bản lam căn, Tang bì, Hoàng cầm, Huyền sâm, Đan bì.
Dặn bệnh nhân kiêng đồ ăn cay nóng, đồ ăn tanh. Nên nên ăn uống thanh đạm.
Bệnh nhân tái khám: Sau khi bệnh nhân uống 7 thang thuốc trên, trong vòng 1 tuần, tuy bệnh nhân không xuất hiện thêm mụn mới nhưng mụn cũ cải thiện không mấy rõ rệt. Bệnh nhân kể thêm gần đây thường xuyên nóng lòng bàn chân bàn tay, trên cơ sở phương thuốc trên tôi gia thêm Tử hoa địa đinh, địa cốt bì nhằm tăng cường tác dụng thanh nhiệt giải độc lương huyết. Bệnh nhân theo đơn đó dùng khoảng hơn 30 thang, sắc mặt ngày càng tươi sáng hơn, không còn nổi mụn như trước, các vết mụn cũ cũng hết sạch hoàn toàn. Sau đó một thời gian, bệnh nhân thường xuyên ngủ mơ, cảm giác khó chịu bên mạn sườn trái, tôi dặn bệnh nhân dùng thêm đan chi tiêu dao tán có tác dụng thanh tiết uất nhiệt ở kinh can, hiệu quả điều trị càng được củng cố.
Tác giả phân tích:
“Tố vấn - Sinh khí thông thiên luận” nói: “Phát bệnh phấn thích, tọa sang có thể do phong hàn uất lại mà hóa nhiệt”. Phong nhiệt từ bên ngoài xâm phạm thường dễ ảnh hưởng tới tạng phế. “Y tông kim giám - Ngoại khoa tâm pháp yếu quyết” nói: “Chứng này do kinh phế huyết nhiệt mà thành”.
Trong y án này, bệnh nhân thường xuyên thích ăn tôm cá và các đồ ăn cay nóng, Kinh văn nói: “Ngư giả sứ nhân nhiệt trung” (Ăn cá khiến cho nóng trong người), do đó lâu ngày nhiệt độc nội sinh uẩn tích lại ở dương minh. Như chúng ta đã biết, kinh dương minh tuần hành ở vùng mặt, khi nhiệt độc theo đường kinh công lên mặt mà phát ra chứng Tọa sang.
Tóm lại, đây là chứng bệnh gây ra do phế vị uất nhiệt, điều trị nên dùng pháp thanh tiết phế vị. Lưu lão sử dụng phương thuốc Tỳ bà thanh phế ẩm trong tác phẩm “Y tông kim giám”, sau đó tiến hành gia giảm để điều trị chứng phế phong phấn thích.
Sử dụng tỳ bà diệp, tang bạch bì, hoàng cầm nhằm mục đích thanh nhiệt của phế vị. Liên kiều, bản lam căn có tác dụng tán nhiệt độc ở kinh lạc. Chi tử thông tiết tam tiêu, dẫn hỏa đi xuống. Sắc lưỡi của bệnh nhân hồng, mạch tế sác đó là biểu hiện của nhiệt thịnh thương âm, nên dùng đan bì, huyền sâm để thanh nhiệt lương huyết lại có tác dụng giải độc dưỡng âm.
.
.
P/s: Thưa các bạn độc giả và quý đồng nghiệp thân mến! Như chúng ta đã biết, linh hồn của YHCT là biện chứng luận trị, những y án của các cụ thời xưa có ý nghĩa tham khảo, cung cấp cho chúng ta tư tưởng học thuật, tư duy biện chứng, dụng phương dược... Trong phần phương thuốc của y án, nguyên văn là có liều lượng của từng vị thuốc. Để phòng tránh sự lạm dụng phương thuốc trong y án có thể dẫn tới sự cố đáng tiếc, nên dịch giả xin phép lược bỏ phần liều lượng của từng vị thuốc, có chăng cũng là vì sự an toàn cho người bệnh mà thôi.
Sự thiếu sót này mang tới sự bất tiện cho các bạn độc giả và quý đồng nghiệp khi đọc. Kính mong được lượng thứ.
Rất mong các bạn độc giả và quý đồng nghiệp đóng góp giải pháp hay vừa tránh được lạm dụng phương thuốc vừa bảo tồn được nguyên văn y án, bài viết sẽ trở lên hữu ích hơn.
Y án "Ngoại cảm phát sốt (Sốt virus)"
Bệnh nhân nội trú Triệu X X, 28 tuổi.
Bệnh nhân được chẩn đoán sốt virus, biểu hiện sốt cao liên tục, nhiệt độ cơ thể 39.6 độ C. Sốt nóng kèm theo từng cơn gai rét sợ lạnh, triệu chứng giống như sốt rét. Trưởng khoa đã mời Lưu lão tới hội chẩn. Lưu lão đã hỏi bệnh rất kỹ càng thì thấy bệnh nhân ban đêm phát sốt nặng hơn ban ngày, kèm theo nhức mỏi toàn thân, không có mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, miệng đắng, họng khô, khát nước, buồn nôn, nôn, ăn uống kém, ngực sườn đầy khó chịu. Thiệt chẩn thấy lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, bắt mạch thấy mạch huyền sác.
Lưu lão biện chứng đó là do tà khí xâm phạm vào thiếu dương bán biểu bán lý. Khi chính khí kháng cự không cho tà khí xâm phạm vào bên trong thì cơ thể phát sốt, khi tà khí thịnh tấn công vào trong thì cơ thể gai rét sợ lạnh. Chính tà giao tranh nên có biểu hiện hàn nhiệt vãng lai giống như sốt rét. Ngoài ra, miệng khát và rêu lưỡi vàng là biểu hiện của Thiếu dương và Dương minh đồng bệnh. Do vậy, điều trị chủ yếu là hòa giải thiếu dương, kết hợp với thanh nhiệt ở Dương minh.
Phương thuốc như sau: Sài hồ 16g, Bán hạ 14g, Đẳng sâm 6g, Chích cam thảo 6g, Hoàn cầm 10g, Sinh khương 8g, Đại táo 7 quả, Cát cánh 10g, Chỉ Xác 10g, Liên kiều 10g, Sinh thạch cao 30g, Bản lam căn 16g, Huyền sâm 14g.
Sau khi uống 3 thang thuốc, bệnh nhân ra mồ hôi mà sốt cũng hạ, nhiệt độ cơ thể hạ xuống 38 độ C, uống thêm 2 thang nữa thì hết sốt sợ lạnh, mạch tĩnh (mạch bình thường), toàn thân mát, bệnh khỏi hẳn.
Tác giả phân tích.
Đây là bệnh án hàn nhiệt vãng lai do tà khí xâm phạm vào thiếu dương. Vị trí của Thiếu dương nằm ở bán biểu bán lý, đó là vị trí then chốt của tam dương. Khi thương hàn, tà khí truyền vào thiếu dương, chính khí và tà khí giao tranh. Chính khí thắng thì nhiệt, tà khí thắng thì hàn, nên bệnh nhân biểu hiện xen kẽ giữa sốt nóng và gai rét sợ lạnh, lại thêm miệng đắng, họng khô khát, chóng mặt, ngực sườn đầy, khó chịu, nôn, buồn nôn, ăn uống kém… Căn cứ vào đó Lưu lão chắc chắn đó là thiếu dương bệnh. Các triệu chứng khác như đau nhức toàn thân, không có mồ hôi là do tà nhiệt ung thịnh, khí cơ không thông lợi mà gây ra,
Điều trị dùng hòa giải thiếu dương, điều hòa khí cơ là chủ yếu, kết hợp thanh nhiệt độc ở khí phận. Phương dùng tiểu sài hồ thang nhằm mục đích hòa giải thiếu dương, khôi phục hoạt động xuất nhập của can đởm, đồng thời cổ vũ chính khí xua đuổi tà khí ra bên ngoài.
Hai vị thuốc chỉ xác và cát cánh, một vị chủ thăng, một vị chủ giáng có tác dụng phục hồi hoạt động thăng giáng của cơ thể. Thạch cao, liên kiều, bản lam căn, huyền sâm có tác dụng thanh nhiệt độc ở khí phận, đưa tà khí ra bên ngoài. Các vị thuốc trên phối ngũ với nhau có thể điều hòa, thông sướng khí cơ, tuyên thông trong ngoài, điều đạt trên dưới, thông lợi tam tiêu. Sau khi uống sẽ giúp cho thiếu dương được điều hòa, thông sướng, nhiệt tà theo mồ hôi bài xuất ra ngoài.
Đây là phương thuốc thường dùng trong trường hợp ngoại cảm sốt cao liên tục, tà khí xâm phạm vào thiếu dương đều thu được hiệu quả rất tốt.
Bệnh án “Dinh vệ bất hòa”
Lý X X, nữ, 53 tuổi.
Hơn 1 năm nay xuất hiện sốt từng cơn, kèm theo ra mồ hôi, mỗi ngày phát bệnh từ 2 – 3 lần. Bệnh nhân đã từng điều trị theo hướng âm hư phát nhiệt, uống thuốc trên 20 thang mà không đỡ. Vấn chẩn ẩm thực và nhị tiện của bệnh nhân đều tốt, vọng sắc lưỡi thấy rêu trắng mỏng, bắt mạch thấy mạch hoãn mềm và vô lực. Tôi biện chứng đó là chứng dinh vệ bất hòa, vệ khí không bảo vệ được dinh âm, dùng pháp điều hòa dinh vệ âm dương, phát hãn để chỉ hãn, Quế chi thang chủ trị.
Quế chi 9g, bạch thược 9g, sinh khương 9g, chích cam thảo 6g, đại táo 12 quả. 2 thang thuốc.
Dặn bệnh nhân sau khi uống thuốc, ăn thêm cháo loãng nóng, đắp chăn ấm, ra dơm dớp mồ hôi là bệnh vừa khỏi.
Tác giả phân tích:
Phàm là dinh vệ của cơ thể con người cũng giống như âm dương vậy, phải kết hợp với nhau mà không thể tách rời. Dinh vệ hài hòa cân đối thì âm dương cũng được điều hòa, vệ củng cố, dinh nội thủ. Nếu dinh âm giúp được cho vệ dương thì không phát thành nhiệt. Nếu vệ dương bảo vệ bên ngoài cho dinh âm thì cơ thể không ra mồ hôi. Nay dinh vệ bất hòa, phân ly. Âm dương không hỗ trợ lẫn nhau, nên bệnh nhân phát sốt mà có mồ hôi. Trong Thương hàn luận điều 54 có nói rằng: “Bệnh nhân tạng vô tha bệnh, thời phát nhiệt tự hãn xuất, nhi bất dũ giả, thử vệ khí bất hòa dã, tiên kỳ thời phát hãn tắc dũ, nghi quế chi thang”, (có nghĩa là: Nếu trong tạng của bệnh nhân không có bệnh tật gì khác, khi có phát sốt, tự ra mồ hôi mà bệnh không khỏi, thì đó là do vệ khí bất hòa, phải nhanh chóng phát hãn thì bệnh tự khỏi, nên dùng Quế chi thang).
Quế chi thang vừa có tác dụng phát hãn vừa có tác dụng chỉ hãn, phát hãn mà không làm tổn thương chính, chỉ hãn mà không làm lưu tà. Bên ngoài có thể giải cơ tán phong, điều hòa dinh vệ. Bên trong có thể điều hòa tỳ vị âm dương. Trên lâm sàng, phương thuốc này được vận dụng rất rộng rãi. Phàm là khí huyết thất điều, dinh vệ bất hòa mà dẫn tới các chứng phát nhiệt, ra mồ hôi… thì đều có thể dùng được.
Khi sử dụng bài Quế chi thang cần chú ý những điểm sau:
1, Liều lượng dùng của quế chi và bạch thược phải bằng nhau, nếu không sẽ không phát huy được tác dụng điều hòa dinh vệ của bài thuốc. Nếu phương thuốc này gia giảm liều lượng của quế chi và bạch thược đều làm thay đổi phạm vi điều trị của bài thuốc.
2, Uống Quế chi thang nhằm mục đích ra mồ hôi, do đó cần phải ăn cháo loãng nóng để trợ dược lực, vừa có tác dụng giúp ra mồ hôi vừa có tác dụng tránh làm tổn thương chính khí của cơ thể.
3, Khi phát hãn, mồ hôi không được ra đầm đìa như nước chảy, mà dơm dớp mồ hôi là tốt nhất.
4, Đối với trường hợp thương hàn biểu thực chứng với những biểu hiện không có mồ hôi, mạch phù khẩn… hoặc những biểu hiện của ôn nhiệt như lưỡi đỏ, miệng khát, đau họng thì cấm dùng phương thuốc này.
Dịch Y Án Danh Y
Thương hàn biểu thực chứng
Lưu XX, Nam, 50 tuổi.
Trong tiết trời Long Đông, Hôm đó, tôi có công chuyện phải đi ra ngoài công tác. Trên đường đi do không cẩn thận mà cảm phải phong hàn tà khí. Trong đêm đó, tôi liền phát sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên tới 39.8 độ C. Sợ lạnh nhiều, tuy đã đắp 2 lớp chăn dày nhưng vẫn sợ lạnh, phát run, đau các khớp toàn thân, không có mồ hôi, da nóng ran, ho liên tục không đỡ. Tự xem lưỡi thấy rêu lưỡi trắng mỏng, bắt mạch là mạc phù khẩn có lực, đó chính là Thái dương thương hàn biểu thực chứng. Liền nghĩ tới Thương hàn luận nói: “Bệnh thái dương, hoặc đã phát sốt, hoặc chưa phát sốt, tất phải sợ hàn, đau người, nôn, mạch âm dương đều khẩn, gọi là Thương hàn”. Điều trị dùng tân ôn phát hãn, giải biểu tán hàn. Phương thuốc dùng Ma hoàng thang.
Ma hoàng 9g, Quế chi 6g, hạnh nhân 12g, chích cam thảo 3g. Kê lấy 1 đơn thuốc.
Sau khi sắc uống bài Ma hoàng thang, mặc thêm áo, đắp thêm chăn, cho ra mồ hôi mà bệnh tự khỏi.
Tác giả phân tích.
Ma hoàng thang là bài thuốc dùng để điều trị thái dương biểu thực chứng. Nguyên nhân cơ chế gây bệnh là do phong hàn tà khí xâm phạm vào thái dương biểu chứng. Vệ dương bị trở trệ, dinh âm uất trệ mà gây ra các chứng trên.
Điều trị nên phát hãn giải biểu, tuyên thông phế vệ, thông sướng dinh âm, khiến cho tà khí theo mồ hôi mà ra ngoài.
Ma hoàng thang là bài thuốc phát hãn mạnh mẽ, khi sử dụng không thỏa đáng dễ sinh bệnh biến. Trên lâm sàng không ít các thầy thuốc ngại mà không dám dùng ma, quế. Thông thường vừa thấy sốt liền cho rằng đó là chứng của ôn nhiệt, sử dụng bừa bãi thuốc hàn lương, từ đó càng làm biểu hàn thêm uất trệ, bệnh lâu ngày không khỏi, hoặc ho lâu ngày không dứt, hoặc sốt nhẹ liên tục, hoặc càng làm hầu họng thêm khó chịu… Ở đây, sốt do biểu thực chứng là do vệ dương bị bế tắc, uất kết, chính tà giao tranh nên vừa phát sốt vừa sợ lạnh. Chúng ta cần phân biệt rõ chứng trạng này với sốt do ôn bệnh, sốt do ôn bệnh thường không sợ lạnh, miệng khát, thiếu tân dịch…
Khi sử dụng Ma hoàng thang cần chú ý 2 điểm sau:
1, Liều lượng của Ma hoàng phải lớn hơn Quế chi, cam thảo, nếu không sẽ không đạt được mục đích phát hãn giải biểu. Đó là vì Quế chi, cam thảo có thể kiềm chế tác dụng phát hãn của ma hoàng. Nếu như Ma hoàng liều lượng nhỏ thì sẽ mất đi ý nghĩa phát hãn giải biểu.
2, Cần phải cho Ma hoàng vào sắc trước, gạt bỏ bọt, tránh cho người uống xuất hiện cảm giác tâm phiền.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:974.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Pair of Vintage Old School Fru