XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Đồ hình phối hợp tạng phủ biểu lý
Tạng là lý: Tâm, can, tỳ, phế, thận với tâm bào.
Phủ là biểu: Tiểu trường, đởm, vị, đại trường, bàng quang và tam tiêu.
Xét về sự phối hợp của tạng phủ thì trong Phương thư trai nói: Ngũ tạngphối hợp với lục phủ: Thận phối với bàng quang tam tiêu, như vậy một tạng phối kèm với hai phủ hình như là trái ngược, nhưng như vậy mới là đúng.
Còn như mệnh mônlà nguồn gốc sinh mệnh mà lại không có phối hợp với tạng nào, là có thâm ý nó ở địa vị rất cao quý, không có cái nào ngang hàng với nó được. Các tiên hiền cho nó là tướng hỏa làm thay mệnh lệnh cho quân hỏa, sao lại có thể coi thường nó như vậy? Duy có họ Triệu cho nó là chân quân chủ, phát minh sâu sắc biện luận rất kỹ càng, thực là đã nói lên được những điều mà mọi người chưa ai biết tới.
Định vị trí tạng phủ
Ấn nhẹ vào 3 bộ thấy mạch, là mạch của phủ ở ngoài da.
Ấn nặng tay xuống thấy mạch, là mạch của tạng, ở trong gần gân xương.
Ấn tay vừa vừa, là mạch vị khí, ở vào quãng giữa.
Bộ Thốn là dương, là ở trên, ví như trời; thuộc tâm với phế, ứng vào với thượng tiêu, chủ về bệnh từ lồng ngực lên đến đầu.
Bộ Quan là quãng giữa của âm dương, ở vào chính giữa, ví như người; thuộc can với tỳ, ứng với trung tiêu. Chủ bệnh từ chẻn dừng xuống tới rốn.
Bộ Xích là âm, là ở dưới, ví như đất. thuộc thận và mệnh mônứng hạ tiêu, chủ về bệnh từ rốn trở xuống.
Định vị trí 3 bộ bên phải và bên trái
Từ chỗ trấy tay (Ngư tế) đến chỗ lồi xương quay dài một tấc nên gọi là thốn khẩu.
Từ chỗ thốn khẩu đến huyệt Xích trạch dài một thước cho nên gọi là xích.
Ở sau bộ thốn, trước bộ xích là quan.
Dương đi ra, âm đi vào lấy bộ quan làm ranh giới. Dương đưa ra 3 phân, âm chuyển vào 3 phân cho nên gọi là tam âm, tam dương.
Dương mạch sinh ra ở xích, động ở thốn. Âm mạch sinh ra ở thốn, động ở xích. (Bộ thốn chủ từ thượng tiêu lên đầu, quan chủ về trung tiêu, xích chủ về hạ tiêu đến chân).
Mạch tay trái
1) Bộ Thốn thuộc hỏa, đại biểu cho tâm và tiểu trường. Đây là chỗ thể hiện của mạch tâm và tiểu trường, là quân hỏaliên tiếp với hỏa ở bộ xích bên phải.
2) Bộ Quan thuộc mộc, đại biểu cho đởm và can. Đây là chỗ thể hiện của mạch can và đởm, là phong mộc, nó sinh ra hỏa của bộ thốn tay trái.
3) Bộ xích thuộc thủy, đại biểu cho thận và bàng quang. Chỗ này là nơi thể hiện của mạch thận và bàng quang, thuộc vào hàn thủy, nó sinh ra mộc của bộ quan tay trái.
Mạch tay phải
1) Bộ thốn thuộc kim, đại biểu cho phế đại tràng. Bộ này là chỗ thể hiện của mạch phế và đại tràng, thuộc táo kim, nó sinh ra thủy ở bộ xích tay trái.
2) Bộ quan thuộc thổ, đại biểu cho tỳ, vị. Bộ này là chỗ xuất hiện của mạch tỳ và vị thuộc thấp thổ, nó sinh ra kim ở bộ thốn tay phải.
3) Bộ xích thuộc hỏa, đại biểu cho mệnh môn, tam tiêu. Chỗ này là chỗ thể hiện của mạch mệnh môn, tam tiêu. Nó là tướng hỏa, sinh ra thổ ở bộ quan tay phải.
****
Nhận xét thấy 2 quả thận thuộc thủy nhưng có chia ra âm dương. Mệnh môn thuộc hỏa ở giữa hai hào âm. Trong mạch kinh đem mạch thận xếp vào hai bộ xích. Nhưng cần phải nói rõ rằng bộ xích bên trái chủ chân âm, bên phải chủ chân dươngmà mệnh môn là căn bản của dương khí, nó cùng với tam tiêu tướng hỏa đều ở vào bộ xích bên hữu thì mới đúng.
Nội kinh nói: bên cạnh đốt xương sống thứ 7, ở giữa có một tiểu tâm là mệnh môn tướng hỏa, bộ phận dưới thì chủ ở dưới như vậy chẳng phải là mệnh môn ở bộ xích bên hữu hay sao.
Thử xét xem khi bộ xích bên tả hiện mạch hồng thì tất nhiên chân âmbị suy thiếu, mạch xích bên hữu yếu thì dương khí bị hao tổn, thế thì chẳng đủ chứng minh đó là do tướng hỏa suy hay sao?
Nhưng phải nói là mệnh môn tướng hỏa gá địa vị ở bộ xích bên hữu thì được. Nếu bảo thận bên hữu là mệnh môn, thì còn cái quả tâm nhỏ ở giữa kia lại là vật gì?
Nếu lấy mệnh môn là ở giữa và không đem gá địa vị của nó vào với tướng hỏa thì lấy gì để sinh thổ, sinh kim. Một điểm dương nằm giữa hai điểm âm là chỉ vào mệnh môn mà nói; một điểm thủy xen kẽ vào hai điểm hỏa là chỉ vào hai thứ quân hỏa, tướng hỏa mà nói.
Một lần thở ra mạch đi ba tấc, một lần hít vào mạch đi ba tấc; Một hơi thở ra hít vào mạch đi sáu tấc, trong một ngày đêm có 13.500 hơi thở thì mạch đi 50 độ khắp thân thể và hết 100 khắc. Vinh và vệ lưu hành ở phần dương 25 độ, ở phần âm 25 độ là một vòng, cho nên hết 50 độ lại tụ hội ở chỗ Thủ thái âm, tức là ở thốn khẩu, là chỗ đầu chót và cuối cùng của ngũ tạng, lục phủ. Vậy nên xem mạch căn cứ ở thốn khẩu.
Thuyết minh về nội cảnh đồ
Họng và hầu đều chung một cuống, mỗi cái có một chức năng riêng, hầu ở đằng trước chủ về hô hấp, họng ở đằng sau chủ về ăn uống, phàm khi ăn uống vào họng mà thức ăn không tràn sang hầu được là vì nhờ có cái lưỡi gà đậy lại, cho nên khi đang ăn mà sặc là vì lúc đang ăn mà nói chuyện thì khí đưa ra, lưỡi gà mở, thức ăn đi lẫn vào hầu cho nên phải sặc, bởi vì hầu đang trống không, chỗ cuống họng thông với khí quản, gọi là thanh quản, không thể dung nạp được chút gì khác, nếu có vật gì vướng mắc là bị sặc. Nội kinhnói: “Tiếng nói nặng là vì lưỡi gà đầy”.
Dưới hầu có phế, phế tàng phách, chủ khí, giữ vai trò tướng phó, làm trách nhiệm điều hòa tiết chế, lá phổi hình như cái ô sắc trắng, có 6 lá hai lỗ, che úp lên trên các tạng rủ ra 4 thùy, giáp gần vào xương sống thứ 3, bên trong có 24 lỗ trống rỗng như tổ ong, ở dưới không có lỗ, nó có công năng dẫn khí cho các tạng, khi hít vào thì đầy, khi thở ra thì xẹp, luôn luôn hít vào thở ra để gạn lọc chất thanh trọc như cái ổ khóa của toàn thân. Chữ Phế (肺) cấu hình bởi hai chữ nhục (月) là thịt và thị (巿) là chợ, phế là cái chợ, các mạch hội họp vào đó, kinh này nhiều khí và ít huyết, hợp với da, vinh nhuận ở lông, khai khiếu ở lỗ mũi, giờ dần giờ thìn thì khí huyết dồn về phế.
Dưới phế có tạng tâm, tâm tàng thần, giữ vai trò quân chủ, phát ra thần minh, nó ở sâu trong tâm phát ra mệnh lệnh, tướng hỏathay nó mà thi hành nhiệm vụ (tức là tướng hỏa ở thận), tâm là quân chủhóa sinh tự nhiên. Tâm quán thông với phế, phế tựa như chốn minh đường để các chư hầu triều yết (tâm ở dưới phế quản, trên chẻn dừng ngang với đốt xương sống thứ 5, ban đêm thì các mạch hội họp ở phế, kinh này ít khí nhiều huyết, hợp với huyết mạch, vinh nhuận ra hình sắc, khai khiếu ra đầu lưỡi, hình như nhụy hoa, ở giữa có lỗ nhỏ nhiều ít không giống nhau, để tạo dẫn khí thiên chân, dưới không có lỗ, trên thông với lưỡi. Phàm các tạng như can, thận, tỳ, vị, đởm bàng quang đều có một đường dây gắn vào cạnh tâm bào để thông với tâm, dưới tâm có chẻn dừng ngăn che các khí vẩn đục để cho nó khỏi bốc lên tâm phế, đến giờ ngọ thì khí huyết đều rót vào tâm).
Ở dưới tâm có tâm bào lạc gọi là đản trung, đóng vai trò thần sứ, mừng vui đến phát ra từ đó, hình như cái chậu để ngửa, tâm ở vào quãng giữa đó. (Bào lạc hộ vệ cho tâm tựa như vua ngự thì bên ngoài có thành quách bao bọc. Nếu có ngoại tàxâm phạm thì sẽ phạm vào bào lạc, mà không thể vào tâm được. Nếu phạm vào tâm thì chết. Bào lạc là tướng hỏa thay tâm làm mọi việc, giờ tuất thì khí huyếtđều rót vào tâm bào).
Ở dưới tâm bào thì là tạng can. Can tàng hồn và huyết, hồn là phụ tá của thần, đóng vai trò như vị tướng quân, lại còn là tể tướng, tính nó hoạt động nhiều, ít khi yên tĩnh, nhưng cơ mưu đều phát sinh ra ở đó, nó ở dưới chẻn dừng ngang với dạ dày ở vào quãng giữa xương sống thứ 9, đường dây của nó cũng liên hệ với tâm bào, là nơi huyết hải, thông lên với mắt. (bên trái 3 lá, bên phải 4 lá, hoặc 2,3 lá, vị trí ở phía trước quả cật và mạn sườn bên trái, nên tác dụng của nó ở về bên trái, kinh này nhiều huyết ít khí, ứng hợp với gân, vinh nhuận ra ngoài ngón, khai khiếu ở mắt, giờ sửu thì khí huyết đều dồn về can). Chỗ lá gan ngắn có đởm (túi mật), đởm là các chức vụ trung chính, sự quyết đoán xuất phát từ đó, ở trong có chất nước, chỉ thu tàng chứa mà không tả ra, nặng ước 3 lạng, 3 thù, dài 3 tấc, chứa nước mật tinh vi. 3 vốc sắc nước gần như sắc vàng, không có lỗ ra vào.Khi xót thương thì nước mắt chảy ra là do thủy bị hỏa nung nấu, đó là âm phải theo dương, khai khiếu ở cuống họng, thấy nóng và đắng miệng là đởm khí trào lên (nó không giống với sự chuyển hóa ở các phủ kia mà là một phủ thanh hư. Kinh này nhiều huyết ít khí, nó cùng vị trí với quẻ Khảm, giờ tý thì khí huyết rót về đởm).
Từ cổ họng đến vị (dạ dày) dài một thước 6 tấc (thường gọi là cuống họng) dưới cuống họng thì có chẻn dừng, dưới chẻn dừng có dạ dày làm chức vụ kho tàng, ngũ vị xuất phát từ đó, là nơi chứa thức ăn uống để sinh khí huyết. Phàm thức ăn uống vào vị, các chất tinh ba chuyển tới tỳ phế, khi chất thức ăn truyền vào tiểu trường nhờ khí hạ tiêu gạn lọc ra, chất nước trong sạch thì vào thận, chất nước đục thì thấm vào bàng quang, chất tinh ba nạp vào thận, chất cặn bã thì dồn ra đại trường, đại trường dồn vào ruột cùng (quảng trường) rồi tống xuất ra ngoài. Những chứng bệnh đi tả là trách cứ vì hỏa ở hạ tiêu bị hư, không làm cho nước ở tiểu trường thấm ra mà đi lẫn vào đại trường, rồi sinh ra đi tả, cho nên bệnh đi tả thì tiểu tiện ít, như thế đủ rõ. (Chữ vị (胃) đồng nghĩa với chữ vị ( ), nghĩa chữ vị ( ) là hội họp, tựa như nơi đô thị, ngũ vị đều tụ hội về đó, không một thứ gì mà không dung nạp, tức là ý nghĩa vạn vật đều trở về lòng đất. Kinh này nhiều khí ít huyết, vị ở trên và dưới có hai đường, đường trên đi ra ngang với phế hệ ra cuống họng dưới yết môn là vị quản, miệng trên của vị là bí môn, miệng dưới của vị tiếp với tiểu trường gọi là u môn, giờ thìn thì khí huyết đều rót về vị).
Bên trái của vị thì có tỳ, tỳ cũng chủ về chức năng kho tàng, chứa ý và trí, phàm khi thức ăn uống vào trong vị thì nó chuyển động ma sát, song song với vị có những đường lạc quanh quất chằng chéo và màng mỡ rải khắp, nghe tiếng thì động, khi động thì làm cho vị ma sát chủ việc vận hóa (Tỳ là chức giáng nghị, kinh này nhiều khí ít huyết nó hợp với thịt, vinh nhuận ra ngoài mũi, khai khiếu ở miệng, giờ tỵ thì khí huyết đều rót về tỳ).
Bên phải của vị là tiểu trường, tiểu trường có chức năng chứa đựng thức ăn được biến hóa đều do đó mà ra, phía sau gần vào xương sống, phía trước giáp với rốn, gấp cuộn lại thành 16 khúc, miệng trên của tiểu trường tức là miệng dưới của dạ dày gọi là u môn, miệng dưới của tiểu trường gọi là lan môn (tiểu trường chủ gạn lọc ra chất trong đục, chất nước thấm vào bàng quang, cặn bã đưa ra đại trường, kinh này nhiều huyết ít khí, giờ mùi thì khí huyết đều rót vào tiểu trường).
Bên phải của tiểu trường là đại trường, tức là hồi trường, làm chức năng đùn đẩy biến hóa, là con đường để làm cho thủy cốc được lưu thông, nó nằm ở bên trái rốn, quanh co gấp xếp xuôi xuống và cũng có 16 khúc. Quảng trường tức là chỗ hồi trường to, áp gần cuối xương sống để tiếp thu những chất do hồi trường dồn xuống. Nơi đó là nơi bài tiết chất cặn bã. (Trực tràng là đoạn cuối của quảng trường, giáp với hậu môn đó là cửa ngõ của hậu môn, nó đều là tên riêng của đại trường cả, kinh này nhiều huyết ít khí, đến giờ mão thì khí huyết đều dồn vào đại trường cả).
Bên trái của quảng trường là bàng quang, bàng quang giữ chức châu đô, là nơi tàng chứa tân dịch, ngang vào chỗ xương sống thứ 19, ở dưới quả thận, trước đại trường khi đầy khi vơi, vì nó thông ngang với đường thủy nên gọi là “bàng”, toàn thân nó trống rỗng, có thể chứa nước cho ngấm dần vào trong bọng, khi bọng đầy rồi thì sẽ đái ra. Chất của nó đỏ trắng sáng gọi là “quang”, ở trên nó không có lỗ vào chỉ có lỗ dưới, tiết ra và thấm vào của nó đều nhờ sức khí hóa của hạ tiêu, khí không hóa được nên đọng lại mà sinh bệnh. Nếu khí chuyển vào không hóa, thì nước về đại trường mà thành bệnh tả, khí chuyển ra không hóa được thì khiến dưới tắc mà thành ra chứng sưng thũng (kinh này nhiều huyết ít khí, giờ thân thì khí huyết đều rót về bàng quang).
Ở trên bàng quang có thận, thận là giữ chức năng tác cường, tàng tinh và chứa chí, sự khôn khéo xuất phát từ đó (nam giới gọi là tác cường, nữ giới gọi là kỹ xảo, nó tiếp thụ tinh của lục phủ ngũ tạngmà dành chứa lại, cho nên ngũ tạng đầy thì thận sẽ tả được. Thận chủ xương, dẫn khí thông vào cốt tủy, nó là cái bể của khí huyết, là nơi nương tựa của tinh thần và là căn bản của sinh mệnh, hai quả cật song song với nhau áp sát ở hai bên xương sống, quả bên trái là âm thủy, cửa giữa là mệnh môn, tức là tiên thiên thái cực ở trong nhân thể. Bên cạnh mệnh môn có hai huyệt, huyệt bên trái là chân âm, chân thủy, huyệt bên phải là chân dương chân hỏa (kinh này ít huyết nhiều khí, hợp với xương, vinh nhuận ra tóc, khai khiếu ở tiền âm và hậu âm, giờ dậu thì khí huyết đều rót về thận).
Giữa thận có mệnh môn, bên phải bên trái của mệnh môn là hai quả thận đều tách ra 1 tấc 5 phân. Mệnh môn ở vào chính giữa. Nó có thể sánh ngang với tâm đều là chân quân chủ, là một thái cực trong nhân thể, không có hình thể để nhìn thấy, ở quãng giữa hai quả thận, nó gọi là Hoàng đình, là nơi tàng chứa tinh của nam giới và là chỗ liên hệ bào cung của nữ giới. Tinh của nam giới hay huyết của nữ giới đều tụ ở đó. Các nhà đạo dẫn thì gìn giữ để tu luyện, người thường thì thuận theo sự phát dục để sinh ra người. Mệnh môn tức là chỗ thành lập ra sinh mệnh, là cội gốc cho sự sinh sản, là nơi phát nguyên của tạng phủ.Cho nên thận có khả năng làm được kỹ xảo và tác cường, bàng quang có khả năng vận hóa được nước, tỳ vị có khả năng chưng nấu được thức ăn, can đởm biết mưu toan quyết đoán, đại trường, tiểu trường thì làm việc biến hóa đùn đẩy. Phế làm được việc điều hòa tiết chế, tâm thì sáng suốt, đều là nhờ một điểm đọng khí ở giữa hai quả thận. Nếu không có điểm đó thì sẽ thành cái thây ma (Các tiên hiền cho rằng sự tiếp ứng với sự vật đều do ở tâm nên lấy tâm làm chủ tể, còn như bồi tiếp cho chân nguyên, nuôi luyện hơi thở để làm căn bản cho sự sinh hóa thì tàng chứa ở giữa hai quả thận nên lại càng coi trọng thận, thực ra nó không phải là thận, cũng không phải là tâm. Lý Thời Trân nói: “Sự cùng, thông, thọ, yểu của con người đều căn bản ở chỗ đó”).
Tam tiêu tức là khí của tam nguyên là nhiệm vụ khơi thông, đường thủy phát xuất từ đó, chủ về việc đưa lên đưa xuống và đưa ra đưa vào thâu tóm cả lục phủ, ngũ tạng vinh vệ, kinh lạc phải trái, trên dưới trong ngoài. Từ cuống họng tới miệng trên dạ dày là thượng tiêu, từ cửa trên dạ dày xuống miệng dưới dạ dày là trung tiêu, từ miệng dưới dạ dày đến hậu môn là hạ tiêu, khí tam tiêu thông thì trái phải trong ngoài đều thông, nó còn tưới nhuần khắp thân thể, điều hòa trong ngoài, vinh dưỡng bên trái bên phải dẫn đạt trên dưới, gọi là phủ trung thanh, không có gì bao quát rộng hơn nó. Có hai màng ngăn, sắc rất đỏ hộ vệ các dương khí, không phải là nó không có hình trạng mà chỉ có tên mà thôi.
Đại khái thượng tiêu như sương mù, trung tiêu như bọt nước, hạ tiêu như ngòi lạch, chủ giữ khí ở 3 nơi theo với tượng của tam tài, hun sấy các chất thủy cốc, phân biệt các chất thanh trọc cho nên nói tam tiêu là đường thông của thủy cốc, là chỗ khởi thủy sinh ra khí (kinh này nhiều huyết ít khí, giờ hợi thì khí huyết đều rót về tam tiêu).
Phép xem mạch ngũ hành tương khắc trong 4 mùa
Mùa xuân thấy hiện mạch mùa thu thì chết vào những ngày giờ Canh, Tân, Dậu (Mùa Xuân mộc vượng thì mạch huyền, mùa thu kim vượng thì mạch sắc, mùa xuân thấy hiện mạch mùa thu là kim đến khắc mộc cho nên biết là chết. Canh, Tân, Thân, Dậu là những ngày giờ kim vượng).
4 mạch gốc
Mùa hè thấy mạch mùa đông, tới ngày Nhâm, Quý sẽ chết (Mùa hè thuộc hỏa vượng mạch phải hồng, mùa đông thủy vượng hiện ra mạch thạch. Mùa hè thấy mạch mùa đông là thủy đến khắc hỏa, cho nên biết là sẽ chết. Nhâm, Quý, Tý, Hợi là những ngày giờ thủy vượng).
Bài thơ mô tả các loại mạch
Mùa thu thấy hiện mạch mùa hè, rất nguy, gặp ngày Bính, Đinh sẽ chết (Mùa thu thì kim vượng mạch sắc, mùa hạ hỏa vượng thì mạch hồng; mùa thu gặp mạch mùa hạ là hỏa tới khắc kim, sẽ chết vào ngày giờ Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ, là những ngày giờ hỏa vượng).
Dựa vào mạch để chẩn bệnh
Mùa đông xem thấy mạch hòa hoãn của 4 mùa thì sẽ chết vào những ngày Mậu, Kỷ giờ Thìn, Tuất (Mùa đông thủy vượng mạch thạch, tứ quý thổ vượng thì mạch hòa hoãn. Mùa đông thấy mạch tứ quý là thổ đến khắc thủy cũng là chứng chết. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất là những ngày giờ thổ vượng).
Dựa vào mạch để dùng thuốc
Các tháng cuối mùa và tiết trưởng hạ thấy hiện mạch mùa xuân thì bệnh sẽ gay go vào những ngày Giáp, Ất, giờ Dần, Mão. Đó là vì theo luật ngũ hành khắc hại lẫn nhau. (Các tháng cuối mùa là: Thìn, tuất, sửu, mùi. Tháng ba là thìn, tháng sáu là mùi, là tháng cuối mùa hạ, tháng chín là tuất, tháng 12 là sửu. Các tháng cuối mùa là những tháng thổ vượng, tháng cuối mùa hạ là lúc ngũ hành tương sinh, là lúc thổ vượng mà xem thấy mạch mùa xuân là mộc đến khắc thổ, như vậy là chứng chết. Giáp, Ất, Dần, Mão là những ngày giờ mộc vượng).
Trên đây đều là nói thời gian mạch khắc với nhau.
Mạch thích hợp và không thích hợp với bệnh
1. Trúng phong nên phù trì không nên cấp sác.
2. Thương hàn bệnh sốt nên hồng đại không nên trầm tế.
3. Thương hàn đã phát hãn rồi mạch trầm tế thì sống, phù đại thì chết.
4. Ho mạch nên phù sác, không nên trầm phục.
5. Đau bụng đau dạ mạch nên trầm tế không nên phù, đại, huyền trường.
Phép xem mạch ngũ hành tương khắc trong 4 mùa
6. Đầy bụng nên phù đại không nên hư tiểu.
7. Nhức đầu nên phù hoạt không nên đoản sắc.
8. Ỉa chảy nên vi tiểu không nên phù đại, sác.
9. Hen suyễn nên phù hoạt không nên sắc.
10. Ôn bệnh nóng hừng hực mạch tế tiểu thì chết, có chỗ nói: trầm thực thì sống, trầm tế tiểu thì chết.
Mạch thất biểu
11. Bệnh tích ở ngực bụng mạch kiến thực và cấp thì sống, mạch nhược thì chết.
12. Điên mạch hư có thể chữa được.
13. Cuồng nên thực đại, không nên trầm tế.
14. Thổ huyết nên trầm nhược, không nên thực đại.
15. Hoắc loạn nên phù đại, không nên vi trì.
Mạch Nhân nghinh Khí khẩu
16. Thủy thũng nên trầm hoạt, không nên vi tế.
17. Chảy máu cam nên trầm tế, không nên phù đại.
18. Các chứng trúng ác nên khẩn tế, không nên phù đại.
19. Các vết thương đâm chém nên hồng đại, không nên vi tế.
20. Ngộ độc nên hồng đại, không nên vi tế.
Mạch hữu lực vô lực
21. Kiết lỵ ra máu mũi nên trầm trì, không nên sác thực.
22. Thổ huyết nên trầm tiểu, không nên thực đại.
23. Té ngã bị thương bên trong nên khẩn cấp, không nên nhược tiểu.
24. Phong tê bại xụi nên hư nhuyễn, không nên sắc.
25. Có tích trong ruột kỵ mạch hư nhược.
Dựa vào mạch để cho thuốc
26. Xuất huyết mạch thực là rất nguy.
27. Bệnh sốt mạch trầm tế thì nguy.
28. Tháo dạ mạch đại thì nguy.
29. Bệnh ở trong mạch hư thì nguy.
30. Bệnh ở ngoài mạch sắc thì nguy.
Bảy mạch biểu
31. Ung nhọt ra nhiều máu mủ mạch hoạt sắc thì nguy.
32. Đàn bà khí hư bạch đớinên trì hoạt, không nên phù hồng và cấp sác.
33. Có thai 5, 6 tháng, mạch nên thực đại, huyền khẩn, không nên trầm tế hư nhiệt.
34. Đàn bà trước khi đẻ, mạch tế tiểu thì nguy.
35. Đàn bà có chứng hư lao, mạch sác thì nguy.
Các bài ca về mạch
36. Đàn bà sau khi đẻmạch nên tiểu thực, trầm, tế, hoạt, vi, không nên phù, hư, huyền, cấp, thực, đại, lao, khẩn.
37. Đau nhức đầu mắt bỗng không trông thấy gì thì chết.
38. Ỉa ra máu, mình nóng thì chết, mình lạnh thì sống.
39. Chứng ho gầy guộc, mạch kiện đại thì chết.
40. Chứng tiêu khát (đái đường) mạch sác đại thì sống, tế tiểu phù đoản thì chết.
Mạch thất tuyệt
41. Bệnh thuộc thủy khí, mạch hồng đại có thể chữa được, tế tiểu không chữa được.
42. Chứng quyết nghịch ra mồ hôi, mạch mạnh mẽ thì sống; mạch hư nhược thì chết.
43. Bệnh phong không cảm giác rũ liệt mạch hư thì sống, mạch cứng và mau gấp quá thì chết.
44. Chứng đi ỉa chảy sống phân (đi ỉa ra máu mủ) mạch vi tiểu thì sống, khẩn quá thì chết.
45. Chứng suyễn thở dốc lên, mạch hoạt, chân tay ấm thì sống, mạch sáp chân tay lạnh thì chết.
Mạch cửu đạo
1. Mạch trường: chạy trơn tru đẫy suốt cả 3 bộ ra ngoài bản vị, mạch trường có vẻ dài dằng dặc vượt ra ngoài bộ vị, chủ về bệnh dương độc tam tiêu nhiệt.
2. Mạch xúc: Tới mau hình như vội vàng, hấp tấp. Chủ về dương bị che lấp, kiêm có khí trệ.
3. Mạch đoản: chạy chưa đầy hết trong bản vị. Chủ về bệnh thiếu hơi, uất ức, khó chịu.
Bài thơ mô tả các loại mạch
4. Mạch kết: là mạch đi trì hoãn mà thỉnh thoảng ngừng lại. Chủ về bệnh tích, khí đầy và đau thuộc khí.
5. Mạch hư: là mạch trì đại mà mềm không có lực. Chủ về bệnh thiếu máu. Nếu hư yếu quá sẽ thành bệnh động kinh.
Mạch thích hợp và không thích hợp với bệnh
6. Mạch đại: là khi ngừng rồi không trở về được như cũ, chủ về khí bị hao tổn.
7. Mạch lao: giống như mạch huyền, càng ấn nặng tay lại càng chắc. Chủ về bệnh đầy.
Bài ca tóm tắt cách xem mạch
8. Mạch động: chạy như có vẻ lắc lư không ở hẳn một chỗ. Chủ về bệnh hư lao, đi lỵ ra máu, chứng băng huyết.
9. Mạch tế: sờ tuy thấy có mạch nhưng bé như sợi tơ. Chủ về bệnh khí thiếu kém.
Dựa vào mạch để chẩn bệnh
Tạp bệnh thì mạch huyền là dương, thương hàn thì mạch huyền là âm. Tạp bệnh thì mạch hoãn là yếu. Thương hàn thì mạch hoãn là bình hòa. Hai tay không có mạch là song phục; một tay không có mạch là đơn phục, thấy vậy là sắp muốn ra mồ hôi. Trong mạch dương trên thốn khẩu hoặc thấy trầm tế nhưng vô lực là âm phục trong dương, trong mạch âm ở bộ xích hoặc thấy hiện trầm sác là dương phục trong âm. Mạch thốn sác đại hữu lực là trùng dương, mạch xích trầm tế vô lực là trùng âm.
Cách dựa vào mạch để cho thuốc
Mạch thốn phù mà hữu lực, chủ hàn tà, ngoài biểu thực nên phát hãn. Phù mà vô lực chủ phong, là biểu hư, nên phải thực biểu. Mạch bộ xích trầm mà hữu lực, chủ dương tà ở lý là thực, nên hạ. Mạch vô lực chủ âm tà ở phần lý là hư, phải nên ôn. Mạch thốn nhược vô lực, thì rất kiêng gây nôn; mạch xích nhược mà vô lực thì kiêng phát hãn và công hạ. Mới ấn tay thấy mạch tới thì mau, mạch đi thì chậm, gọi là trong thực ngoài hư; Đi mau tới chậm gọi là ngoài thực trong hư.
Cách dựa vào mạch để dùng thuốc
Mạch bộ xích và bộ thốn đều đặn ngang nhau gọi là hoãn; Hoãn là điều hòa là sống. Sau khi hãn hạ rồi, mạch yên tĩnh là sống, đó là chính khí trở lại; mạch rối loạn lên, mình nóng thì chết là vì tà khí thắng. Sau khi ấm rồi, mà mạch tới thỉnh thoảng lại ngừng, là chính khí đã thoát rồi không trở lại được.
Nhất mạch nhị biến
Mạch hiện chỉ có huyền là phụ; phụ thì chết, ấn vào hình như tháo dây thừng, gọi là âm dương ly, ly thì chết. Bệnh thuộc âm chứng, hiện ra dương mạch thì sống. Bệnh thuộc dương chứng, hiện ra dương mạch thì sống. Bệnh thuộc dương chứng, hiện ra âm mạch thì chết.
Bài thơ mạch ứng với bệnh
Mạch hai tay trái phải đều khẩn quá và cấp là thương hàn ghé có chứng thương thực. Mạch tay trái đập khẩn thịnh, là chứng lao lực bị thương hàn. Mạch bên trái khẩn thịnh, hồng hoạt, hoặc thốn trầm phục, mình nóng, sợ lạnh, đầu nhức âm ỉ, ho và buồn phiền, sườn ngực và thân thể đau là chứng thương hàn kèm có chứng đàm. Mạch tay trái khẩn sác tay phải trầm sác, ở dưới chấn thủy, ngực sườn, bụng dưới có chỗ đau, là huyết kết, chứng nội thương kiêm cả ngoại cảm.
Dựa vào mạch để dùng thuốc
Mạch 6 bộ trầm vi, hai bộ xích mạch không có căn, đó là nguyên dương nguyên âm sắp tắt. Chỉ có Sâm Phụ thang (Nhật/5) là may có cơ cứu vãn được.
Mạch 6 bộ tế sác, mạch hai bộ xích không có căn, là nguyên dương nguyên âm sắp hết. Chỉ có Thục địa, Quế, Phụ là có thể cứu vãn lại được.
Dựa vào mạch để chẩn bệnh
Mạch 6 bộ hồng đại có lực, là chân âm suy, nên uống Lục vị thang(Huyền/2).
Mạch bộ thốn tay phải lại hồng đại hơn, nên uống Lục vị thang gia Mạch môn, Ngũ vị.
Mạch hồng đại mà sác, là chân âm không đầy đủ, bị dương tràn lấn, nên uống Lục vị thang gia Ngũ vị, Nhục quế.
Mạch huyền, tế, sác là chân âm chân dương bị hao tổn, nên uống Bát vị thang.
Mạch 6 bộ hồng đại không có lực, là khí của trung tiêu không đầy đủ, vinh âm bị thiếu, nên uống Dưỡng vinh thang (Khôn/52).
Mạch 6 bộ trầm tế không có lực, là nguyên dương của trung khí bị hư dữ, nên bồi bổ cho trung châu để bổ dưỡng khí huyếtcho ấm, nên uống Quy tỳ thang(Khôn/45) bỏ Mộc hương, Thập toàn đại bổ thang(Khôn/43) bỏ Bạch thược gia Quế Phụ. Nếu mạch đã có vẻ hơi hồi phục, thì nên uống Dưỡng vinh Quy tỳ thang (Khôn/53).
Mạch 6 bộ trầm hoãn và rất nhỏ, là nguyên dương sắp thoát, nên đổ xô về việc cứu vãn nguyên khí. Nhẹ thì dùng Nhân sâm Lý trung thang (Nhật/10). Nặng hơn thì dùng Phụ tử lý trung thang(Nhật/41) không nên cho một chút âm dược nào lẫn vào.
Mạch 6 bộ tế sác, ấn lâu thấy không có thần. Đó là âm dươngở cả tiên thiên và hậu thiênđều suy. Nên uống Bát vị hoàn (Huyền/1) buổi sớm, đến buổi chiều uống Dưỡng vinh thang (Khôn/52) bỏ Trần bì. Hoặc Thập toàn đại bổ thang (Khôn/43) bỏ Xuyên khung, Sinh địa thay thế bằng Thục địa.
Nếu mạch hai bộ thốn hồng đại, hai bộ xích không có lực, đó là trên nhiệt dưới hàn, trên thịnh dưới hư, nên uống Bát vị hoàn (Huyền/1) gia Ngũ vị, Ngưu tất. Uống đến khi mạch ở thốn và xích đều bình thường rồi, thì theo đúng phương trên và pha thêm nước Sâm cho uống. Nếu hai bộ xích có lực, hai bộ thốn rất yếu, là nguyên khí hạ hãm, dưới thực trên hư. Nên uống Bổ trung ích khí thang (Khôn/1). Phàm các chứng bị khó nhọc thương tổn tâm tỳ, khí huyếtsuy kém không nên bổ thận, bổ thận thì ở dưới thực mà trên càng hư. Ví như khí ở dưới đất đã lên được thì khí ở trên trời sẽ xuống. Hai khí sẽ giao thông với nhau hóa thành ra mưa móc, khí đó được lưu hành thì sinh khí còn tồn tại mãi.
Mạch 6 bộ không có lực, là khí huyếtđều suy, nên uống Thập toàn đại bổ thang (Khôn/43). Nếu không có Sâm gia bội Kỳ, Truật. Mạch tả xích hư nhược hoặc tế sác, đó là chân âm không đầy đủ, nên uống Lục vị thang (Huyền/2).
Mạch hữu xích trì nhuyễn hoặc trầm tế như muốn tắt, là chân hỏa ở mệnh môn suy, nên uống Bát vị địa hoàng thang (Huyền/1). Nếu 3 bộ mạch bên trái đều hồng mà không cứ thứ tự, là thận âm hư dương không có nơi nương tựa, nên uống Bát vị địa hoàng thang (Huyền/1).
Mạch tuy sác mà bộ xích không có lực, tuy hồng nhưng ấn vào không thấy động, mặt đỏ là âm hư, mặt không đỏ là dương hư. Hai mạch xích đều nhược là âm dươngđều hư, nên uống Thập bổ hoàn (Huyền/25).
Mạch 6 bộ hồng đại không có thứ tự là thận âm rất hư, dương không có nơi nương tựa, tan nổi ra ngoài, không phải là thực hỏa. Nên uống gia giảm Bát vị hoàn (Huyền/1) bỏ Phụ tử, tăng thêm Nhục quế một lạng cho uống nguội; đợi đến khi hiện rõ ra chứng lý hàn mạch thoát rõ ràng rồi, lại phải bổ mạnh cho chân dương, gia thêm Phụ tử sắc uống.
Mạch 6 bộ hồng đại không có thứ tự, ấn vào thấy hiện mạch vi nhược. Vì quá ham tửu sắc làm kiệt chân âm, hỏa không nơi nương tựa, cho nên phát nóng lên trên, nên cho uống Thập toàn đại bổ thang (Khôn/43) và uống thêm Bát vị hoàn (Huyền/1).
Như chứng bệnh đáng dùng Thập toàn mạch phế thấy hồng đại, thì bỏ Khung, Kỳ gia Mạch, Vị để thu liễm phế khí.
Mạch 6 bộ đều không có lực, dùng Thập toàn bỏ Địa hoàng và Bạch thược, không có Sâm thì gia bội Kỳ Truật.
Mạch 6 bộ phù sác là chứng vong dương, thì phải tạm thời kiêng Địa hoàng thang, tuy rằng trong đó có Quế, Phụ nhưng nó chỉ làm tá sứ cho âm dược mà thôi.
Mạch 6 bộ phù đại không có lực, là trung khí không đủ để doanh dưỡng, âm khí có thừa mà làm mất tác dụng giữ gìn nguyên khí; cho nên trong chất thuốc bổ khí huyếtcần gia thêm những vị thu liễm, nên uống Dưỡng vinh thang (Khôn/52) để Ngũ vị bỏ Trần bì.
Mạch 6 bộ phù hồng, phù sác, tế sác có lực, nên tư bổ cho chân âm. Nếu không có lực là cái điểm chân âm đã bị mất, dương mất chỗ tựa, tinh thần mờ mịt, són đái cũng không biết. Nên uống Bảo âm phương (Hiệu phỏng/29) gia thêm 3 phân Phụ tử.
Mạch 6 bộ trầm vi, trì hoãn không có lực, chân tay thường giá lạnh luôn, trán đổ mồ hôi, không muốn ăn uống, đại tiện đi lỏng, là dương khí đã mất, âm không có chỗ nương tựa, mà tinh thần còn tỉnh táo, là thủy còn nuôi được kim, cho nên tinh thần tỉnh táo. Nên uống Sâm phụ thang, Truật phụ thang (Nhật/19). Uống tới khi dương khí đã hơi vượng, 6 bộ mạch đã có lực, thì đổi sang dùng Bát vị thang (Huyền/1) bội Quế, Phụ.
Mạch thấy tế sác là rất hàn, mới sờ tay vào mạch không ứng động, ấn trung bình cũng không thấy ứng động, ấn nặng tay không thấy chạy nhanh lắm là trong trầm có mạch. Nên uống Phụ tử lý trung thang (Nhật/41), Bát vị thang (Huyền/1) bội Quế, Phụ.
Nếu như hai bộ thốn thấy mạch phù, hai bộ quan huyền sác, hai bộ xích trầm vi không có lực, nên uống Toàn chân nhất khí thang (Tâm đắc/1) hoặc uống thang Bát tiên gia Ngưu tất. Nếu hai bộ thốn phù, sác, gia Liên nhục, Đăng tâm.
Nếu hai mạch xích phù sác, hai mạch thốn trầm vi, nên uống Bổ trung ích khí thang(Khôn/1) để làm cho thăng đề. Phương thuốc này chữa dương hư hạ hãm. Hoặc mạch phù sác, nên uống Lục vị thang (Huyền/2) để thanh nhiệt, đem giáng để làm thăng.
Nếu hai mạch thốn phù hồng, hai mạch quan phù sác, hai mạch xích trầm vi không lực, nên uống Bát vị thang (Huyền/1) gia Mạch môn, Ngưu tất.
Nếu mạch ở tả quan là can mộc thấy trầm là mẹ lấn đến bộ vị của con, nên uống Ngũ linh tán(Nhật/29) gia Ngô thù, hoặc Bát vị thang gia Ngô thù. Hoặc 6 mạch thấy huyền sác là nhiệt, nên uống thang Lục vị gia Quy Thược. Nếu mạch xích thấy trầm huyền là hàn, nên uống Bát vị hoàn (Huyền/2) cho bội Quế Phụ.
Mạch bộ tỳ ở hữu quan trầm huyền là hàn. Nên uống Phụ tử lý trung thang (Nhật/41) hoặc Lục quân tử thang (Khôn/12) gia Can khương. Nếu đau bụng gia Ngô thù.
Phàm muốn bổ khí huyếtcũng phải nhờ vào sự vận hóa của tỳ vỵmới được, bởi vì tỳ vỵ là nguồn sinh hóa của khí huyết, tất cả muôn vật đều nhờ được sự tư bổ đó, cho nên đời xưa các phương thuốc bổ tỳ đều dùng Khương Táolà có ý nghĩa như vậy, huống hồ khi sức vận hành của trung tiêu đã bị hư kém, cho nên phải dùng chất tân ôn, để khích động cho sức thuốc tự vận hành được, mà không làm bận cho tỳ vị, phải dùng nhiều sức chuyển vận; Ví như dùng Mộc hương vào trong Quy tỳ, Nhục quế vào trong bài Thập toàn là thế.
Dương của tiên thiên bị hư thì bổ mệnh môn; dương của hậu thiên bị hư thì bổ vị khí, âm của tiên thiên hư thì bổ thận thủy, âm của hậu thiên hư thì bổ tâm can. Bởi tâm là chủ huyết, can là tàng huyết; Song phải trọng vào thái âm, vì tỳ là căn bản của vinh vệ, là nền tảng của nguồn sinh hóa; là thống soái của huyết. Vả lại trong một phương thuốc cũng có vị hợp với mạch và có vị không hợp với mạch; Vị nào hợp thì gia thêm vào, vị nào không hợp thì nên bỏ đi. Như chứng bệnh đáng dùng Thập toàn đại bổ thang, mà mạch ở phế bộ hồng đại, thì phải nên bỏ Xuyên khung và Hoàng kỳ, và nên gia Mạch môn, Ngũ vị. Bởi vị của Xuyên khung cay và có tính thăng lên, Hoàng kỳ tuy vị nó ngọt, khí đượm hơn vị, cho nên nó chuyên công bổ cho tỳ phế mà bốc ra ngoài biểu.
6 bộ mạch không có lực thì uống Thập toàn là rất đúng. Nếu không có Sâm thì cho gấp bội Hoàng kỳ và Bạch truật, chỉ nên dùng Đương quy mà nên bỏ Sinh địa, Bạch thược. Bởi vì chứng này trọng về bổ khí, thì vị Đương quy là dương ở trong âm, còn Sinh địa, Thược dược là âm ở trong âm.
Còn như thang Địa hoàng, dựa vào mạch nhẹ hay nặng mà cải biến sử dụng đều thu được công hiệu rất tốt. Nhưng khi thấy 6 mạch trầm, vi là triệu chứng vong dương, thì phải tạm kiêng không nên dùng. Tuy trong đó có Quế Phụ là nhiệt, nhưng nó chỉ là những vị tá sứ mà Địa hoàng và Sơn thù là một đoàn âm dược, làm quân và thần cho nên có thể tiêu được hỏa. Thục địa có thể dùng đến 2, 3 lạng, nhưng Sơn thù chỉ có thể tăng đến 3, 4 đồng cân. Bởi Sơn thù vị rất chua có thể che lấp mất tính năng sở trường của các vị khác. Huống hồ gượng uống vị thuốc quá chua thì tránh sao khỏi sự làm tổn thương đến vị khí.
Phùng Triệu Trương nói: “Người ta chỉ biết rằng 6 bộ mạch hồng sác có lực là thực nhiệt, chứ không hiểu rằng nếu mạch hồng sác chỉ xuất hiện ở bộ thốn, tức là trên nhiệt, giữa hư và dưới hàn. Mạch đại mà sác là dương khí vượt ra ngoài. Mạch tế mà sác là âm ở trong hao kiệt, đều không phải là thực nhiệt, hết thảy những chứng ấy phải nhận là chứng hư”. (Tôi nắm được những bí quyết đó, và trải qua kinh nghiệm nhiều năm nên thu được công hiệu rất mau, thực là một ý nghĩa rất sâu sắc về phép chữa bệnh hư không có chi hơn).
Dựa vào mạch để cho thuốc
Phục Am nói: “Uống thuốc lương mà mạch lại thêm sác là hỏa uất, phải nên thăng đề và bổ dưỡng, nhất thiết kiêng dùng hàn lương, nếu dùng sẽ chết”. (Mạch hồng đại mà sác, người ta cho là âm hư dương thịnh mà dùng Tri bá Địa hoàng thang (Huyền/4) là nhầm.
Nếu quả nhiên là chân dương thịnh và thực thì dùng bài đó để giúp cho công dụng soi sáng mà nuôi dưỡng giúp đỡ làm cho mạch trở lại có lực có thần và nhịp nhàng có thứ tự như thường. Duy có chứng chân âm suy kém, giả dương tràn lấn, ví như mặt trời không được sáng tỏ, để cho hỏa Long lôi bốc cháy bừa bãi, sinh bệnh tật rối ren. Nên uống Lục vị (Huyền/2) gia Ngũ vị, Nhục quế để giúp cho khí dương tỏa sáng mà đuổi Long lôi hỏa trở về nguyên chỗ.
Nếu thấy mạch huyền sác, tế sác là chân âm chân dương đều tổn hại, càng phải trọng dụng Lục vị và gia thêm chút ít Quế, Phụ, để đem hỏa giúp cho hỏa; Khi hỏa đã trở về với đồng loại rồi, thì cái thừa thắng kia cũng sẽ chế được. Hỏa đã chế được rồi thì âm dương cũng sinh trưởng được dễ dàng. Vả chăng mạch vi, hoãn vừa phải là hiện tượng có vị khí.
Nay mạch không vi mà hiện hồng đại, không hoãn mà lại hiện huyền sác, như vậy là hầu như không có vị khí. Đem dùng bài
này đã bổ cho chân dương để dẹo cái giả dương lại, mượn chân hỏa để bảo vệ cho tỳ thổ, đó là phương pháp rất hay để bổ chân âm chân dương của thận, có khi vì lao tâm lao lực thái quá, ăn uống không điều độ, làm cho khí huyếtcủa tâm tỳ bị hao tổn. Nếu luận về căn bản rồi chỉ có bổ thận, thì nguyên khí vẫn bị hãm xuống dưới, nguồn hóa sinh bị cạn ở trên, thận khí ở dưới lấy đâu mà được đầy đủ, nếu ở dưới thực thì trên lại càng hư).
Dựa vào mạch để cho thuốc
(Trước bộ quan là thốn khẩu thuộc dương, sau bộ quan thuộc âm, lấy dưới một tí).
Phần dương mạch huyền là nhức đầu, mạch ở thốn phù mà huyền, là phong tà ở biểu. Nếu hai mạch thốn phù sác huyền và nhức đầu nên dùng Tiểu sài hồ thang(Nhật/37) gia Khương hoạt, Bạch thược sống, Mẫu đơn.
Mạch thích hợp và không thích hợp với bệnh
Phần âm mạch huyền là đau bụng (như hai bộ xích trầm mà huyền là phong tà ở lý, đau gò bụng dưới) nên dùng Lý trung thang(Nhật/41) hoặc Phụ tử Lý trung thang, hoặc Tiểu kiến trung thang(Nhật/42).
Phần dương mạch sác, thì nôn mửa kiêm có chứng nhức đầu (hai bộ xích phù sác hoặc bộ thốn bên trái hồng sác là nhiệt tà ở lý), nên uống Thanh tâm lương huyết thang (Nhật/18) hoặc Toàn chân nhất khí thang (Tâm đắc/1). Như mạch thịnh quá gia bội Mạch môn. Phần âm mạch vi, là bệnh tả (hai mạch xích trầm vi là hàn tà ở lý), nên dùng Phụ tử Lý trung thang (Nhật/41); hoặc Nhị truật thang (Nhật/41) gia Bạch linh, Phụ tử, Can khương.
Dựa vào mạch để chẩn bệnh
Phần dương mạch thực, là trên mặt có phong, mặt đỏ bừng (mạch thốn bên trái thực hồng hoặc sác là tâm hỏa vượng, tâm hỏa vượng thì nóng, nóng thì sinh phong cho nên biết rằng có phong nhiệt ở ngoài biểu). Nên uống Thanh tâm liên tử thang (Nhật/3) hoặc Lục vị thang(Huyền/2) gia Liên nhục, Đăng tâm bội Mẫu đơn; hoặc Toàn chân nhất khí thang (Tâm đắc/1).
Phần âm mạch vi, thì ra mồ hôi trộm kiêm có chứng khí lực mỏi mệt (Hai bộ xích mạch trầm vi là dương khí không được bền chặt, hàn tà ở phần lý, tân dịch tiết ra ngoài, cho nên khi ngủ đổ mồ hôi trộm, thức dậy thì hết mồ hôi). Nên dùng Thu hãn sinh dương thang (Nhật/4) hoặc Sâm phụ thang(Nhật/5) gia Ngũ vị hoặc Hoàng kỳ sao mật 5 đồng cân, Ngũ vị 15 hạt và Phụ tử.
Dựa vào mạch để dùng thuốc
Phần dương mạch thực đại, hoạt thì cứng lưỡi. (Hai mạch thốn mạch phù thực đại và hoạt là hỏa tà của tâm rất nóng. Tâm khí thông ra ngoài đầu lưỡi, cho nên có thể biết được sinh cứng lưỡi). Nên uống Thanh tâm lương huyết thang (Nhật/18); hoặc Tứ vật thang(Khôn/21) bỏ Xuyên khung, gia Liên nhục, Huyền sâm. Phần âm sác là tỳ nhiệt và thối miệng (Hai mạch xích trầm sác, là tỳ tạng nhiệt, cho nên biết là miệng có hơi thối). Nên uống Bổ trung thang(Khôn/1) gia Hoàng cầm, Liên nhục.
Mạch sống mạch tổn
Phần dương mạch vi, phù, nhược, là tâm hàn. (Hai bộ thốn phù vi là biểu khí hư mà tâm hỏa suy kém) nên uống Quy tỳ thang (Khôn/15) gia Phụ tử.
Phần âm mạch hoạt là tỳ yếu, đi ỉa sống phân. (Hai mạch xích trầm, hoạt, là hàn tà ở phần lý, ăn vào lại ỉa sống phân mà tỳ kinh thì bị bệnh). Nên dùng Tam bạch thang (Khôn/19) gia Phụ tử, Phá cố, Thỏ ty, hoặc Bát vị (Huyền/1) bỏ Mẫu đơn, gia Phá cố, Thỏ ty, Hoài sơn, khuấy hồ để làm hoàn.
Âm dương
Trong một năm thì mùa xuân, mùa hạ là dương, mùa thu, mùa đông là âm; trong một tháng thì từ ngày mùng 1 đến ngày rằm là dương, từ ngày 16 đến hết tháng thuộc âm. (Lấy ngày mùng 1 và ngày rằm để chia ra âm dương, là vì ngày mùng một là ngày tử phách, âm hết dương bắt đầu sinh, mùng 3 là “Đốt”, ngày 13 là “Cơ”, ngày rằm thì trăng tròn, dần tới ngày 20 về sau vành trăng khuyết dần, nước chảy về biển, khí huyết người ta cũng theo sự thay đổi đó, kinh nguyệt của phụ nữ đủ tháng chứa lại đầy rồi tràn ra mà thành kinh nguyệt, âm độ hết thì thiếu dương bắt đầu sinh, lúc đó mới có khả năng thụ thai, cho nên từ ngày rằm trở lên đầu tháng là thuộc dương.
Trong một ngày thì ban ngày là dương, ban đêm là âm; trong 12 giờ thì từ giờ tý đến giờ dần là dương trong âm, từ giờ mão đến giờ tỵ là dương trong dương. Từ giờ ngọ đến giờ thân là âm trong dương, từ giờ dậu đến giờ hợi là âm trong âm.
Bởi vì từ giờ tý trở đi là “Nhất dương sinh”, từ giờ ngọ trở đi là “Nhất âm sinh”, cũng như đến tiết đông chí là “Nhất dương sinh”, đến tiết hạ chí là “Nhất âm sinh”, nhà y dựa vào đó mà chia ngũ tạngra âm dươngđể tìm nguồn bệnh mà điều trị.
Tiết đông chí thì nhất dương sinh, tiết hạ chí thì nhất âm sinh, hai tiết đó rất trọng yếu, “chí” có nghĩa là đến cùng tột, đến cùng tột rồi lại sinh ra, âm cùng tột rồi dương lại sinh ra, từ không mà hóa có, dương cùng tột rồi âm lại sinh ra, từ chỗ có mà hóa không, đó là vì lẽ biến hóa của âm dương khác nhau. Còn tiết xuân phân và thu phân chỉ là sự phân chia trung bình, nhưng tiết đông chí là trọng yếu hơn cả vì nhất dương sinh là bắt đầu sự sinh hóa trở lại.
Sách Nội kinhnói: “Tiếp sau tướng hỏalà thủy khí kế thừa, tiếp sau thủy khí là thổ khí kế thừa, tiếp sau thổ khí là phong khí kế thừa, tiếp sau phong khí là kim khí kế thừa, tiếp sau kim khí thì hỏa khí kế thừa, tiếp sau quân hỏa là âm tinh kế thừa, trong đó nếu khi có một khí nào lấn lên quá là có hại mà khí kế thừa nó sẽ chế ước lại nó”. (Ví như tiết đông chí âm thịnh cực độ thì dương sẽ kế tiếp sinh ra, đây là nói âm thịnh lấn lên quá thì có hại, dương khí nối tiếp theo đó sẽ chế ước lại; tiết hạ chí dương thịnh đến cực độ thì âm sẽ kế tiếp sinh ra, đấy là nói dương lấn lên quá thì có hại, âm khí nối tiếp theo đó sẽ chế ước lại. Song tiết đông chí nhất dương đã sinh rồi, tiết trời đáng lý phải ấm dần, tại sao tháng chạp lại rét nhiều và có băng tuyết. Tiết hạ chí nhất âm đã sinh rồi, tiết trời đáng lý phải mát dần, tại sao trong tiết tam phục lại nóng bức dữ dội? Đó là do các khí sắp đến dồn đuổi, thì cái khí đã hết nhiệm kỳ phải rút lui ngầm mà không thể dễ thấy rõ được. Bởi vì dương phục ở dưới thì dồn đuổi âm lên trên trong lúc đó nước đáy giếng có khí ấm mà mặt nước thì đóng băng. Âm thịnh ở dưới dồn đuổi dương khí lên trên, cho nên hơi nước trong giếng lạnh mà ngoài trời có sấm sét vang dậy.
Bây giờ có người bị bệnh mặt đỏ khát nước, buồn phiền vật vã, ho, như vậy ai chẳng bảo là hỏa quá thịnh, song họ có biết đâu là vì âm hàn trong thận dồn đuổi dương ra ngoài, thế mà đem cho uống thuốc hàn lương gây tác hại không biết bao nhiêu người. Bầu trời bọc bên ngoài, đất ở trong lòng bầu trời, trời đất là một vòng thái cực. Đem thân thể người ta mà nói thì nhất dương nằm trong nhị âm, trong âm có dương. Nam giới thì dương ở ngoài âm ở trong, nữ giới thì âm ở ngoài dương ở trong, đó là một thái cực trong con người. Nam giới thì đằng sau là dương mà đằng trước là âm. Nữ giớithì đằng sau là âm mà đằng trước là dương. Hai tay người ta bên phải bên trái cũng chia ra âm dương. Tay phải của nam giới thuộc hỏa, là khí, tay trái thuộc thủy là huyết, nữ giới thì ngược lại tay trái thuộc hỏa, là khí, tay phải thuộc thủy, là huyết.
Những chứng phong tê liệt nửa người, nam giới phần nhiều hay bị bên tả, nữ giới phần nhiều hay bị bên hữu. Như vậy chẳng phải là do thủy không vinh nhuận được hay sao? Trời khuyết về phía Tây bắc nên phía Tây Bắc là âm, mà tai mắt bên phải của người ta không sáng bằng tai mắt bên trái (ở trên hợp với tượng của trời). Đất khuyết về phía Đông nam nên phương Đông nam thuộc dương, mà tay chân bên trái của người ta không mạnh bằng tay chân bên phải (ở dưới hợp với tượng của đất).
Âm dươngở trong nhân thể thì lưng là dương, bụng là âm, trên là dương, dưới là âm, ngoài là dương, trong là âm, “âm ở trong để gìn giữ cho dương, dương ở ngoài để giúp đỡ cho âm” (vì âm tĩnh cho nên trấn giữ cho dương, dương động cho nên giúp đỡ cho âm). Nói nhiều là dương, im lặng ít nói là âm, thích ánh sáng là dương, ưa bóng tối là âm, đầu là chỗ hội tụ các kinh mạch dương, chân là nơi kết tụ của các kinh mạch âm. Khí là dương, huyết là âm, (vô hình thuộc dương, hữu hình thuộc âm). Biểu là dương, lý là âm, (ngoài da là biểu, trong ngực bụng là lý, phần cơ nhục là bán biểu bán lý). Vệ lưu hành ở ngoài mạch là dương, Vinh lưu hành ở trong mạch là âm (vệ thuộc vị khí, vinh thuộc can huyết). Lục tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận và tâm bào) là âm; Lục phủ (tiểu trường, đởm, vị, đại trường, bàng quang, tam tiêu,) là dương.
Đem tinh đối với huyết mà nói thì tinh trong là dương, huyết đục là âm. Đem tinh huyết đối với thần khímà nói thì thần khí vô hình là dương, tinh huyết hữu hình là âm (huyết sinh ra tinh, tinh sinh ra khí, khí sinh ra thần, cũng đều là một loại. Tinh, khí, thần là ba thứ rất quý báu trong nhân thể. m cực độ thì tựa như dương, đó là hàn tột độ sinh ra nhiệt (cũng như nghĩa thủy tột độ tựa như hỏa, âm thịnh làm đối kháng với dương). Dương tột độ tựa như âm, đó là nhiệt thịnh tột độ thì sinh ra hàn (cũng như nghĩa là hỏa tột độ tựa như thủy, dương thịnh làm đối kháng với âm). Các bậc hiền triết rất e ngại cho kẻ hậu học không hiểu cái lý sâu sắc của âm dương, nay tôi xin trình bày như sau:
Ban đêm sợ lạnh, ban ngày yên lặng là vì tâm huyết vượng ở phần âm.
Ban đêm yên lặng, ban ngày sợ lạnh là âm khí tràn lên phần dương.
Ngày đêm đều sợ lạnh là trùng âm mà không có dương (nên tả phần âm và đạt bổ phần dương).
Ban đêm yên tĩnh, ban ngày phát nóng là dương khí vượng ở phần dương.
Ban đêm nóng bứt rứt, ban ngày yên tĩnh là dương khí hãm xuống phần âm.
Ngày và đêm đều bốc nóng, buồn phiền mà vật vã là trùng dương mà không có âm (nên tả phần dương đại bổ phần âm).
Ngày lạnh đêm nóng là âm dương giao biến, sẽ chết.
Ngày nặng đêm nhẹ là dương còn toàn vẹn, trong miệng lạt không có mùi vị là chứng dương hư, từ quá trưa phát nóng đến nửa đêm thì lên cơn là nửa phần âm, và toàn phần dương bị hư (ví như ban ngày thì dưới mắt có vết, ban đêm thì không có vết là vì ban ngày mạch đi ở ngoài, ban đêm mạch đi ở trong).
Dương là số 1 mà thực, âm là số 2 mà hư, bởi số 2 của âm là do số 1 của dương chia ra, cho nên mặt trời bao giờ cũng tròn mà mà mặt trăng thì có khi tròn khi khuyết.
Con người mới sinh ra thuần dương không có âm; (thuần dương là trĩ dương, tức dương còn non, không nên cho thuần dương mà dùng bừa bãi những thuốc hàn lương để công phạt), nhờ khí Quyết âm của mẹ (sữa mẹ thuộc âm kinh) cho bú mớm sinh ra âm, cho nên con trai đến 16 tuổi thì tinh mới thông, 64 tuổi thì tinh đã cạn. Con gái đến 14 tuổi thì bắt đầu hành kinh, 49 tuổi thì đã mãn kinh.
Tinh của người ta chỉ ứng dụng trong vòng 30 năm, như thế có thể thấy rằng dương thường có thừa, âm thường không đủ. Huống chi con người hay có nhiều tình dục mà không biết tiết dục, cho nên từ lúc còn trẻ tới tuổi già thường phải luôn luôn bổ âm. Chữ âm ở đây là chỉ vào âm tinh, không phải là nói chung cả âm huyết, nay thường đem bài Tứ vậtgia Tri bá để bổ âm là nhầm.
Vương Tiết Trai nói: “Trong 10 bệnh thì đến 8,9 bệnh là do thủy hư gây nên mà do hỏa hư chỉ độ 2,3 bệnh”, là hiểu được ý ấy. Chử Thị Trung nói: “Nam giới chân âm đã bị hư hao vẫn tưởng nghĩ tới sắc dục để cho tinh xuất thì tinh đã không thể ra được mà bị hư hại ở trong, tiểu tiện gắt khó đi như bệnh lậu. Dương đã suy mà còn làm cho hao kiệt thêm thì lúc đi tiểu tiện, càng đi bao nhiêu lại càng đau bấy nhiêu”.
Song trong âm có thủy và hỏa, thủy bị hư nhiều là lẽ cố nhiên, nhưng hỏa bị hư cũng không phải là ít, chưa có khi nào tinh đã tiết, âm đã bị hư mà nguyên dương lại còn nguyên vẹn một mình được. Huống chi âm dương đều cùng bắt rễ lẫn nhau. Cho nên bổ âm nhưng vẫn phải chú trọng tới dương vì không có dương thì âm không thể sinh được.
Tiêu kinh nói: “Còn tồn tại được một chút dương khí thì không chết”. Bởi vì khí ấm trong nhân thể tức là dương khí, đến khi chết thì hình xác còn đó mà khí bị tiêu tan, sống cũng do dương mà chết cũng do dương, dương phục hồi thì sống, dương thoát thì chết, dương có tròn vẹn thì âm mới vững chắc, dương tiêu thì âm mất. Cho nên người ta sống còn là nhờ ở một chút chân dương để vận hành mãi mãi, không nên cho rằng dương thường có thừa, mà đem những thuốc khổ hàn để công phạt.
Các bài ca về mạch
BÀI CA MẠCH HƯ THỰC CỦA BỐN MÙA
Xuân hiện mạch đông là hư
Chữa nên bổ thận để trừ bệnh căn
Mạch hạ bệnh thực ở tâm
Bằng khi muốn chữa phải bằng tả con.
Hạ, thu, đông mạch một môn,
Trước sau hư thực tính toan cho vừa.
(Xem mạch hạ, thu và đông cũng tùy theo từng mùa, như mạch xuân thì huyền, hạ thì hồng, thu mạch sắc, đông mạch thạch. Nếu thấy trái ngược lại thì xét xem sự sinh khắc như thế nào. Như tà ở phía trước tới là thực tà, tà ở phía sau tới là hư tà...)
Mạch tứ quý giữa mùa xuân
Mặc dầu có bệnh chẳng cần thuốc thang.
(Giữa mùa xuân là tháng 2, mạch tứ quý là mạch thuộc thổ, tháng 2 mà thấy mạch tứ quý là vợ tới lấn chồng, gọi là vi tà. Huống hồ tháng 2 là mộc ở chỗ để vượng, cho nên không chữa cũng khỏi).
Phép xem mạch ngũ hành tương khắc trong 4 mùa
Bài thơ mô tả các loại mạch
BÀI CA XEM XÉT SẮC CỦA NGŨ TẠNG VÀ MẠCH CỦA TAY CHÂN.
TẠNG CAN 1:
Mặt sưng đen sạm, lưỡi co xanh
Chân tay mỏi rũ, mắt thông manh.
Chảy nước mắt luôn can đã tuyệt.
Tám ngày sau nữa bệnh khôn lành.
Xanh là sắc của can; Lưỡi co sắc xanh là bộ vị của con hiện sắc của mẹ. Chân tay mỏi rũ là hiện tượng gân suy không thể duy trì được. Can không còn huyết để vinh nhuận ra mắt cho nên mắt mờ thông manh không trông thấy gì. Tân dịch bị tiết ra ngoài cho nên chảy nước mắt không thôi. Những chứng đó đều do Can tạng bị tuyệt mà sinh ra. Vì kim khắc mộc, cho nên sẽ chết vào ngày kim vượng. Tám ngày là kể từ ngày Giáp đến ngày Tân. Nội kinhnói: “Khí Túc quyết âm bị tuyệt thì gân co, dái thụt, lưỡi rụt”. Quyết âm là đường kinh mạch của Can, can là chỗ để cho gân nương tựa. Gân thì tụ ở chỗ bộ phận tiền âm, liên lạc với cuống lưỡi, cho nên khi mạch không vinh nhuận thì gân co lại, gân co lại thì làm cho dái thụt, lưỡi rụt. Đó là gân bị chết, đến ngày Canh bệnh sẽ nặng, ngày Tân sẽ chết.
TẠNG CAN 2:
Mặt xanh, mắt nhắm bệnh can
Rốn bên trái động, giận hờn rút gân.
Mạch thì huyền cấp hoặc trường
Nếu phù, sắc, đoản trăm đường khó khăn.
TẠNG TÂM 1:
Mặt vàng sạm, thở so vai,
Bàn tay sưng húp, chỉ tay nhẵn lì
Nói càn, nói nhảm, nóng mê
Thì trong ngày ấy, hồn lìa thế gian.
Bàn tay sưng húp lấp cả chỉ tay là tâm khí tuyệt hết. Một ngày tức là số sinh của thủy; thủy khắc hỏa cho nên trong một ngày sẽ chết. Nội kinh nói: “Khí Thủ thiếu âm bị tuyệt thì mạch không thông; mạch đã không thông thì huyết không lưu hành được; huyết không lưu hành được thì, thì sắc trạch bị hết, cho nên sắc mặt vàng sạm đen”. Đó là huyết bị hỏng trước. Ngày Nhâm thì bệnh nặng, ngày Quý thì chết).
TẠNG TÂM 2:
Lưỡi cứng, mặt đỏ bệnh tâm,
Táo phiền, tay nóng, nói xàm miệng se.
Mạch hồng, khẩn, sác chưa chi,
Trên rốn động mạnh, trầm vi khó lòng.
TẠNG TỲ 1:
Chân, rốn sưng, mặt bủn vàng,
Ta đi chẳng biết chiếu giường tanh hôi.
Thịt da khô sít, vều môi.
Mười hai ngày ắt là rồi còn chi.
(Rốn là huyệt Thần khuyết, chân là mu bàn chân, bủn vàng là phù thũng và vàng da ra. Nội kinh nói: “Khí ở Túc thái âm hết thì mạch không vinh nhuận ra môi miệng. Môi miệng là chỗ căn bản của thịt. Mạch không vinh nhuận thì thịt không trơn nhuận, không trơn nhuận thì thịt bị đầy lên; Thịt bị đầy lên thì môi quăn vều, môi quăn vều ra là thịt đã bị chết. Ngày Giáp thì nặng, ngày Ất thì chết. Từ ngày Giáp đến ngày Ất tính quá đi một vòng là 12 ngày. Mộc tới khắc thổ cho nên chết).
TẠNG TỲ 2:
Bệnh tỳ vàng mặt, biếng ăn,
Nặng mình, đau mỏi tay chân, hay nằm
Mạch hoãn đại, rốn động ngầm,
Mạch huyền, trường, khẩn khó nhằm chữa thôi.
TẠNG PHẾ 1:
Hơi miệng mũi thở hắt ra,
Môi vều sưng nhẵn đen hóa tựa than,
Móng khô nẻ, da khô khan,
Trong ba ngày nữa có toàn được đâu.
(Hơi thở hắt ra không hít vào được, môi sưng không còn vết ngấn là thổ không sinh kim, đen như than là kim không sinh thủy, khí không lưu thông thì ngoài da khô nỏ, hồn phách không liên kết với nhau thì nóng bị khô nẻ. Từ ngày Giáp đến ngày Bính là 3 ngày. Bính thuộc hỏa, hỏa khắc kim cho nên chết vào ngày thứ 3. Nội kinh nói: “Khí Thủ thái âm tuyệt thì lông da khô sém”. Thái âm là phế, có trách nhiệm hành khí để làm cho ấm lông da. Khi khí không dinh dưỡng được thì lông da bị héo, héo là hết tân dịch, hết tân dịch thì lông da khô, là ngoài da bị chết. Bệnh đến ngày Bính sẽ nặng, ngày Đinh thì chết).
TẠNG PHẾ 2:
Bệnh phế mặt trắng lo sầu.
Thổ huyết nóng rét, miệng hầu sinh ho.
Trầm, tế, sắc, rốn động to (động khí ở bên phải rốn)
Đại mà mệt mỏi cơ hồ sắp nguy.
TẠNG THẬN 1:
Mặt đen răng buốt mắt mờ,
Lưng đau như gãy, mướt mồ hôi ra.
Tóc khô lại nhão thịt da
Bốn ngày sau nữa ắt là còn đâu.
(Mắt mờ, con ngươi bị đảo lộn; đổ mồ hôi dầm dề là thủy suy, riêng còn hỏa nung đốt. Lưng là phủ của thận. Thận bị tuyệt thì lưng đau như gãy, vì không vinh nhuận cho xương tủy được nữa, cho nên xương và thịt không còn bám víu với nhau, thịt không còn tân dịch để tưới nhuần cho nên tóc không mướt. Từ Giáp đến Mậu là 5 ngày. Mậu thuộc thổ, thổ khắc thủy nên sẽ chết. Nội kinh nói: “Khí của Túc thiếu âm bị hết thì xương khô”, Thiếu âm là mạch của mùa đông, nó đi ngầm ở trong làm ấm cho xương tủy, cho nên khi xương tủy không được ấm thì thịt không bám víu vào với xương, nên thịt nhão mà kết lại. Thịt nhão mà kết lại cho nên răng trơ ra mà khô, tóc không mướt. Đó là thận đã bị hỏng. Ngày Mậu bệnh sẽ nguy, ngày Kỷ thì chết).
TẠNG THẬN 2:
Bệnh thận móng xanh, mặt đen
Nặng tai, ỉa lỏng, bụng hàn lạnh đau.
Động dưới rốn, mạch trầm mau,
Hoãn mà kiêm đại ắt hầu chẳng yên.
BÀI CA HÌNH VÀ CHỨNG TRÁI NHAU
Người khỏe mạch bệnh gọi hành thi
Người bệnh mạch khỏe chẳng hơn chi.
Gày trường, béo đoản cũng như vậy
Xét kỹ suy cùng chẳng có nghi.
Người khỏe mạch bệnh. Ví như 5 lần động mạch thay (đại) một lần thì sau một năm sẽ chết. Người ta sinh trong vũ trụ khi còn sống thì là người, khi chết chỉ còn là cái thây ma. Gần đến thời kỳ chết mà vẫn đi lại làm lụng như thường gọi là hành thi (thây ma đi).
Người bệnh mạch khỏe. Ví như người bị bệnh ỉa chảy hay mất máu, hình thể gày yếu mà thấy mạch hồng đại và sác có vẻ mạnh mẽ, cũng gọi là hành thi. Người cao mạch đoản; người lùn mạch trường. Người béo mạch tiểu, người gày mạch đại đều là chứng chết.
Mạch phản quan.
Như người bệnh 6 bộ đều không có mạch; như vậy không phải là không có mạch. Nên lật sau cổ bàn tay để xem, thấy mạch động là mạch phản quan.
Mạch quỷ (quái mạch).
Khi mới mắc bệnh, đã nói nhảm phát điên, 6 bộ đều không có mạch, mà dưới ngón tay cái, ở trên thốn khẩu có động mạch, tức là mạh quỷ.
Bàn về sự sinh dục phải trái của người giàu - kẻ nghèo
Người nhà giàu sang, sinh hoạt thừa thãi mà đẻ con thường yếu đuối, người nghèo khổ thiếu cơm thiếu áo, thế mà sinh con khỏe mạnh là tại sao?
Bởi vì con nhà nghèo không hay buông thả tình dục, tuy phật ý cũng không dám giận, còn con nhà giàu thì hay buông thả tình dục, va chạm một tý là phát giận,mà giận nhiều thì can bị hại nhiều, đó là đầu mỗi can mộc lấn tỳ vậy. Vì thế, sự chăm nuôi của con nhà nghèo tuy rất ít ỏi, đơn sơ mà kết quả lại hơn cả con nhà giàu, và tự nhiên đúng với 4 phép nuôi con.
- Áo mặc vừa phải, ăn chất đạm bạc dễ tiêu, ít giận, ít ham muốn.
- Không có bệnh, ít uống thuốc, không bị thầy thuốc kémlàm sai lầm về điều trị.
- Khi còn ở trong bụng người mẹ làm lụng lao động luôn luôn, khí huyết được hoạt động, gân xương được rắn chắc.
- Người mẹ đã có nhiều lao động thì những dây chằng ở dạ con được vận chuyển đều đặn, nên sinh nhiều đẻ dễ và ít bệnh thai sản, phương ngôn nói: “Trẻ con khóc tức là ca, không khóc sẽ ngầy ngà”
Tiếng khóc của trẻ con là bắt đầu tan những kinh sợ, nhả những hơi nóng, tiêu trừ các khí phong hàn, tiêu thức ăn, thông khí cho nên dân chài lưới sinh con phần nhiều gân cốt rắn chắc. Bởi vì khi mẹ lạnh, mẹ nóng thì con cũng nóng, khi ở trong thai thì đã từng trải đủ gió sương mưa nắng, vả lại do người mẹ nhiều lo nghĩ thì thần khí thường thu liễm, sau khi đẻ ra, da thịt dầy săn, gân cốt ruột gan đều rắn chắc, ngoại tà khó mà lấn vào.
Nhà giàu ăn ngon mặc đẹp, chân tay thân thể tạng phủ đều non nớt. Bẩm khí tiên thiênđã yếu rồi khí hậu thiênlại bồi bổ bằng nhiều chất béo, no ấm quá mức, ở những nơi nhà cao cửa rộng, lỗ chân lông sơ hở, tà lục dâm dễ dầm thấm vào, chứng ngoại cảmvà nội thươngluôn luôn tác hại cho thân thể. Rồi lại lạm dụng thuốc vào, làm cho tiêu hao để thêm hư yếu, có khác gì những cây cỏ trong chỗ rợp không có ánh sáng mặt trời thì không thể nào xanh tốt được, sinh ra đứa trẻ đó tuy có trưởng thành được, cũng vẫn nhiều bệnh tật.
Tiểu dẫn
Hiền triết đời xưa có nói: “Học kinh Dịch đã, rồi mới có thể nói tới việc học thuốc”. Nhưng nói học kinh Dịch không phải nói là học những chữ hào, những quẻ, những từ của kinh Dịch mà chỉ cần học biết quy luật biến hóa của âm dương, quy luật sinh khắc của ngũ hành, tựa như chiếc vòng tròn không đầu mối, động hay tĩnh đều chung một lẽ duy nhất, bởi vì trong khoảng trời đất này, các loài sinh con hay đẻ trứng, hình hóa hay khí hóa, côn trùng hay thảo mộc, loài nào cũng đều bẩm thụ được tính chất riêng biệt của ngũ hành rồi mới có thể sinh trưởng được.
Huống chi con người là loài khôn hơn vạn vật, hấp thụ được toàn thể khí âm dương, có đầy đủ được sự phát dục của ngũ hành, có sẵn sự khôn ngoan hiểu biết, làm được những việc to lớn. Còn như bệnh tật sinh ra cũng đều do sự thịnh suy của âm dương và sự thắng phục của ngũ hành.
Nghề làm thuốcđâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý âm dương, ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh tật nguy nan. Cho nên tôi đem mục âm dương, ngũ hành đặt lên đầu sách, rồi lần lượt đến bộ vị tạng phủ, kinh lạc, mạch yếu và các chương luận trị, để mở đầu cho việc bước vào nghành y, nhan đề là “Y GIA QUAN MIỆN”, học giả có thể lấy đó làm cương lĩnh rồi theo loại mà suy rộng ra mãi. Cho nên nói:học một biết mười, biết trăm, thực là bổ ích rất lớn.

Những mạch cần uống toàn chân thang
Trẻ con phát sốt lên sởi, mới chợt ở trên mặt đã lặn; tinh thần mỏi mệt không muốn ăn, ói ra lãi, phát suyễn đi tả, miệng khô môi nứt, lòng bàn tay bàn chân và ngực nóng dữ, đầu ngón tay ngón chân đều lạnh, mạch chạy tế sác không có thứ tự; hai mạch xích càng yếu hơn, đó là dương hư không phát lên được, khí không nối tiếp làm cho lên suyễn. Tân dịch của tỳ cạn hết cho nên môi khô. Chân âm hư thiếu, hỏa nung đốt làm cho lòng bàn, tay bàn chân và ngực nóng. Bởi hỏa suy, tỳ không vận hóa, mà sinh tả, nên uống Toàn chân thang(Tâm đắc/1) bỏ Bạch truật, Ngũ vị gia Đơn bì để bổ hỏa ở trong âm, làm cho hỏa Long lôithu liễm về nguyên chỗ.
Trẻ con nhân khi ngủ bị ngã, bại liệt nửa người, chân tay mềm nhũn không nhấc lên được. Mạch thấy hồng đại, ấn lâu thấy không có lực, là vì tiên thiênyếu kém, trong khi ngủ giật mình kinh sợ rồi ngã, làm cho khí huyết không chu lưu được nên sinh ra như vậy. Nên uống Toàn chân thang (Tâm đắc/1) bội Sâm.
Bỗng dưng ngã quay không biết gì, đờm kéo lên, buồn bực vật vã, nhức đầu, mạch thì hai bộ thốn rất hồng đại, hai mạch xích và mạch hữu quan rất trầm vi. Đó là do dương lấn mạnh quá, chân âm không thu liễm được, vả lại thổ hư không chứa giữ được dương, cho nên dương vượt lên trên. Nên uống Toàn chân thang, Bạch truật sao sữa, làm cho thủy mạnh để chế hỏa; bồi bổ thổ để chứa giữ chân dương; bổ hỏa để hướng dẫn, thanh kim để thu liễm lại làm cho hỏa trở về nguyên chỗ để làm tròn trách nhiệm bế tàng.
Mình nóng chân tay giá lạnh, phát điên, nói sảng không ngủ, uống nước nhiều, đại tiểu tiện đều bí; Sáu bộ mạch trầm vi không có lực, đó là phục âm ở trong đẩy dương ra ngoài. Tân dịch không lưu hành nên bí tiểu tiện, kém ăn đã từ lâu, đại tiện táo bón, miệng khát không có tân dịch. Nên uống Toàn chân thang bội Thục địa để thu liễm, để cứu vãn lấy chân dương trong lúc sắp tắt.
Phát sốt, li bì mệt nhọc, họng khô, miệng nứt, buồn phiền nói nhảm, đại tiện lỏng, mặt đỏ, sắc tối sạm rầu rầu. Mạch thì hai bộ thốn hồng sác, bộ quan mạch nhược, bộ xích vi yếu quá. Đó là chứng lao thương phát nóng, nên uống Toàn chân thang (Khôn/1) bội gia Nhân sâm, Truật, Thục địa để nhuần tưới cho trung khí và tiết nạp những dương khí đã bị hư hao.
Trẻ em nóng dữ, mỏi mệt li bì, môi khô lưỡi nứt, ọc ra sữa, lòng bàn chân bàn tay và ngực nóng như hơ lửa. Mạch hồng sác mà huyền. Đó là sốt lâu thương tổn chân âm, âm đã bị suy hao phải mau thu liễm lại. Nên uống Toàn chân thang bội Thục địa, Bạch truật.
Mùa hè, người bệnhnóng dữ, nhức đầu, ho. Lỡ nhầm cho phát hãn, biến sinh ra cứng lưỡi, mồ hôi chảy như vỡ nước, tê dại, mạch hồng đại rỗng không, hoãn mà không có lực. Đó là chứng khí hư giống như trúng phong. Nên uống Toàn chân thang bội Thục địa.
Vất vả nhọc nhằn quá nhiều, nóng dữ nhức đầu, làm cho phát hãn, dần dần sinh mặt đỏ, buồn bực vật vã, tinh thần li bì không nói, chân tay quờ quạng, mạch tế nóng, nguyên dương vượt ra ngoài, nhầm phát hãn làm cho âm dươngđều hao kiệt. Nên uống Toàn chân thang bội Sâm, Thục.
Chứng nhọc mệt, phát sốt, nhức đầu, ho đau sườn, nhầm cho phát hãn, lại càng sốt thêm, tinh thần mê mệt mơ mộng. Miệng khô khát nhiều, lưỡi đen, mình nặng, tay chân lạnh, không ngủ được. Mạch tế sác không có thứ tự, mạch vị khí rất kém yếu. Đó là chứng bệnh vì nhọc mệt phát sốt, càng sốt thì tinh thần càng mê mệt, âm dươngsắp thoát mà thấy quái mộng, lưỡi đen, chân lạnh là âm dươngđều hết, thận hư cho nên mình nặng. Nên uống Toàn chân thang bội Thục địa.
Chứng đau nhức chân không bước đi được, mạch hai bộ thốn hồng đại mà sác, hai bộ quan rất nhược; Đó là ở trên nhiệt, giữa hư, dưới hàn. Mạch đại mà sác là dương bốc ra ngoài. Mạch tế mà sác là âm kiệt ở trong đều không phải là chứng chân nhiệt. Nên uống Toàn chân thang gia Đỗ trọng.
Bỗng dưng chân tay tê dại không nhấc lên được, Mạch hồng đại rỗng không. Đó là huyết thoát mà hư rỗng. Nên uống Toàn chân thang bội Thục địa và Sâm.
Bệnh chân mới khỏi, đi đường gặp mưa, phát nóng tự ra mồ hôi, nhức đầu, ho, thổ huyết, biếng ăn. Mạch ở hai bộ thốn hồng đại mà sác, hữu quan và hai bộ xích đều yếu. Đó là nhọc mệt thương tổn đến trung khí, tỳ không giữ được huyết, hỏa nung đốt bốc thành ho. Dương bốc cho nên nhiệt, khí hư nên đổ mồ hôi, hỏa xông lên nên nhức đầu, cho uống Toàn chân thang cho bội Sâm, Thục, Bạch truật.
Sốt rét nặng, ho, thổ huyết, đi tả, kém ăn, trướng đầy trong ngực, mê man. Mạch hai bộ thốn tế sác, mạch tả quan huyền đại, mạch hữu quan rất vi (nhỏ); Hai bộ xích ấn nặng xuống không thấy đập rõ, nên uống Toàn chân thang cho bội Sâm.
Sốt rét lâu ngày thành chứng bĩ, thường phát ra đầy trướng khó chịu, lại phát nóng dữ và ho, mạch thì chỉ hai bộ thốn hồng, các bộ khác đều vi nhược, mạch hữu quan và xích càng vi nhược hơn. Đó là do thổ mất cái sinh ra nó, mẹ và con đều hư, thành ra cái giả tượng ở trong trống rỗng, bốc cả ra ngoài. Nên uống Toàn chân thang gia bội Sâm Truật.
Tỳ thậnvốn hư yếu, nhân vì nhọc mệt quá nhiều, chóng mặt, choáng váng, ngã gục, bất tỉnh, mắt trông tai nghe đều không đúng sự thật, nói năng rối loạn. Mạch hồng sác không có thứ tự. Đó là chân âm chân dương đều suy kém đến cực độ. Nên uống Toàn chân thang bội Sâm Thục.
Đi đường cảm nắng, lại ban đêm nhọc mệt bốc nắng dữ, nhức đầu và ho, ọe khan, không ngủ, tinh thần li bì. Mạch hai bộ thốn đều hồng, hai bộ xích đều nhược; mạch hữu quan ấn nặng tay không thấy; mạch hữu xích nhược hơn mạch bên tả. Đó là phạm phải chứng bệnh không còn vị khí, nên uống Toàn chân thang bội Sâm Thục, uống xen với Bát vị hoàn (Huyền/1) bỏ Đơn bì, Trạch tả gia Mạch môn, Ngũ vị.
Miệng lưỡi, cổ họng nứt loét ra mà không đau, ngực bụng trướng đầy tức lên, không ăn không ngủ; Mạch ở thốn quan bên hữu hồng huyền đập mạnh, mạch ở thốn quan bên tả trầm vi như sắp tắt. Hai bộ xích ấn sâu xuống không thấy đó là do hỏa âm ế đóng ở yết hầu làm loét mà không đau, tức như những vật mất ánh sáng mặt trời. Nên uống Toàn chân thang bội Thục địa.
Trong người không có các chứng phát sốt nhức đầu. Nhưng ăn uốngngày một giảm sút, đại tiện nhỏ khuôn và rất khó đi, tiểu tiện rắt, đỏ, ít. Cứ cách 3 ngày về ban đêm khí lại xông lên, nghẹt lấp như muốn tắt thở, suốt đêm không ngủ, tinh thần mỏi mệt, thân hình khô khan, mạch tế sác, chỉ có quan xích là hơi hoãn mà không có lực. Đó là chân âm quá suy, cô dương không nơi nương tựa, nên uống Toàn chân thang bội Thục địa.
Phàm những chứng bệnh không thể nhận gọi được tên là bệnh gì, đều là do khí làm ra. Chỉ cứ theo vào căn bản mà chữa; khi căn bản đã được vững, nếu có ngoại tàcũng không thể lẩn tránh vào đâu được mà tự hiện ra ngoài.
Phát sốt dữ, nhức đầu, ho, ọe khan, không ngủ được, tinh thần mỏi mệt, dùng nhầm bài Bổ trung thangđến nỗi sinh ra mặt xanh, sưng nặng, bụng trướng rắn, vùng thượng vị tức đầy, ho, đau cổ họng, miệng có nhiều nước dãi ngọt, nóng dữ, buồn nôn, lòng bàn tay bàn chân và ngực nóng, hai chân lạnh. Mạch hai bộ thốn khi hồng khi sác; hai bộ quan không có lực; hai bộ xích lại càng vi hơn, mạch ở hai bộ quan xích bên hữu quá nhược. Đó là chứng tỳ thận đều hư yếu; trên thực dưới hư, ngoài nóng trong lạnh, chân hàn giả nhiệt. Nên uống Toàn chân thang (Khôn/1) uống xen với Thập bổ hoàn(Huyền/25).
Mạch chứng hợp với phương thuốc thủy hỏa
Chứng giản tức phong xù thấy mạch hồng sác có lực, chỉ có hai bộ xích nhược là chân âm rất hư. Chân hỏakhông có chỗ tựa, bốc lên trên mà sinh ra chứng ngã ngay đơ. Nên uống Bát vị hoàn(Huyền/1) gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất.
Chứng tích lâu ngày, bĩ rắn đã thành ra hoại chứng. Mạch thực hoặc có khi hồng huyền có lực, hoặc có khi hồng huyền không có lực. Đó là vì bị công phạt, chân khí ở trong rối loạn; chân âm chân dương đã hết; là hiện tượng ở trong trống rỗng đưa hết cả ra ngoài. Nên uống Bát vị gia Ngũ vị, Mạch môn, Ngưu tất.
Chứng bụng trướng cho nhầm những vị đốt cháy, mạch bỗng khi thực khi hư; mạch xích bên tả rất yếu, nên uống Bát vị bỏ Phụ tử, bội Thục địa gia Ngưu tất, Mạch môn, Ngũ vị để nhuận cho thủy và kim khỏi khô ráo, làm cho phế khí thông được xuống thận.
Chân bại liệt, 6 bộ mạch trầm tế và vi, nên uống Bát vị gia Ngưu tất, Đỗ trọng.
Cánh tay trái đau cứng, đi ỉa như phân (cứt) dê, 6 mạch trì hoãn, lại không có thần có lực là trung khí hư đã lâu, vinh vệ không chu lưu khắp thân thể được mà thấy chứng hiện ra thiên khô, nên uống Bát vị hoàn gia Ngưu tất, Đỗ trọng, uống xen với thang Quy tỳ (Khôn/15).
Bỗng gặp cơn chiêm bao ác mộng, sau rồi mình mẩy nặng nề, mệt mỏi; hai mạch thốn rất hồng có lực, mạch tả thốn càng to hơn, hai mạch bộ quan hồng đại kiêm có huyền, hai mạch xích tuy có hồng huyền nhưng không có lực; Đó là tâm thậnsuy yếu chỉ có hỏa bốc lên trên, không giao được xuống dưới. Thận lại bị hư, không đưa lên được mà thu liễm được chân âm đã ly tán. Nên uống Bát vị thang (Huyền/1) gia Ngưu tất, Ngũ vị dùng Đăng tâm, Liên tử làm thuốc dẫn đường, bốc đại tễ cho uống.
Hoặc khi khí lên hay khí xuống, làm cho hai khiếu âm đều bị nặng nề khó chịu. Trung tiện luôn, đại tiện tuy lỏng mà đi vẫn thấy không thông, mạch tế sác không có lực nên uống Bát vị gia Lộc nhung, Bổ cốt chỉ, Ngũ vị làm viên. Uống với nước Nhân sâm.
Bệnh lậu: có khi đi đái rất thông (nhiều), có khi không thông đi ra chất như dầu mỡ, hoặc ra nước, buốt đau như cắt, hai mạch thốn hồng đại, ngoài ra các mạch khác đều không có lực là tỳ thậnđều bệnh. Nếu làm cho lợi thì càng thêm hư, làm cho sáp thì càng thêm trệ. Nên uống Bát vị (Huyền/1) gia Mạch môn 2 đồng, Thăng ma 8 phân, Hồng hoa 4 phân, sắc nước Sâm pha lẫn vào mà uống.
Đi tả lúc sáng sớm, mạch thốn quan ở hai bên đều trầm nhược không có lực, hai mạch xích lại càng trầm hơn. Nên uống Bát vị bỏ Đan bì, Trạch tả gia Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Ngũ vị.
Đi lỵ liên miên ra máu mủ, lưỡi có rêu đen, hai bên mạch thốn hơi hồng, hai mạch xích và tả quan rất yếu, đó là can không sơ tiết được, thận không bế tàng được mà đi luôn là chân âm suy hết, tân dịch khô khan, nên sinh ra lưỡi đen; không nên dùng nhầm Hoàng liên, phải nên dùng đại tễ Bát vị, sắc nước Nhân sâmpha vào cho uống.
Người có mang đau bụng đi tả về sáng sớm, miệng khát, buồn bực vật vã, ăn uống không tiêu, lưng đau chân yếu, trên nhiệt dưới hàn; mạch bộ thốn mạnh, bộ xích yếu, nên uống Bát vị hoàn (Huyền/1).
Chứng sốt rét nặng không có mồ hôi, sáu mạch hồng sác mà rỗng không; Đó là vì mồ hôi sinh ra ở âm, mạch có dương không có âm, thì lấy đâu ra được mồ hôi. Nên uống Bát vị gia Ngưu tất, Ngũ vị, cho bội Thục địa, là có ý nghĩa tư bổ chân âm, để sinh mồ hôi.
Mùa nắng ra mồ hôi, sợ gió, ăn uống như thường, tinh thần ngày càng thêm mòn mỏi, đờm nhiều, mũi ngạt, sáu bộ mạch hồng đại có lực, là âm không đủ để liễm dương; đến nỗi dương bốc ra ngoài, âm bị tán loạn không chia ra trong đục, hỏa tà làm tiêu thức ăn hóa ra đờm mà không sinh ra huyết. Như vậy chỉ nên dưỡng chân âm, nên uống thang Lục vị(Huyền/2) gia Mạch môn, Ngũ vị, Quất bì (tẩm nước muối sao).
Những cháu thiếu nhi bẩm chất vốn hư yếu, phát nóng, tinh thần li bì, mạch không có lực; đó là ngoại cảmnhẹ, nội thươngnặng. Chỉ bổ ở trong tăng khí lực là tà tự lui. Nên uống Bát vị thang, bỏ Phụ tử, gia Ngưu tất, Ngũ vị, Mạch môn; sắc nước Sâm pha ngoài cho uống.
Chứng sán thống đau rất nguy cấp, 3 bộ mạch bên trái huyền, hồng mà sác là chân âmhư thiếu rất nhiều. Mạch hữu quan và xích hồng đại mà ấn nặng thấy có lực, đều là vì rượu chè, sắc dục quá độ, chân thủy bị mất đi, thấp nhiệt đưa xuống, mộc mất sự hàm dưỡng, gân không được vinh nhuận, thấp khí lấn vào trong, âm hàn ngăn cản ở ngoài. Nên uống Lục vị (Huyền/2) cho bội Thục địa, bớt Sơn thù, Sơn dược, gia Quất hạch, Hoàng bá, Phụ tử.
Phụ nữtiểu tiện không thông, quá nguy, sáu bộ mạch hồng sác, ấn lâu không có thần; vì cố gắng rặn khi đi tiểu tiện, tâm thận bị hư từ lâu, lại cho uống thuốc thông lợi đường thủy, chân âm càng bị suy thiếu. Nên cho uống Bát vị thang bội Thục địa, gia Mạch môn, Ngũ vị; uống rồi móc cổ cho mửa.
Cách chẩn mạch ở hai tay trái và phải
Đôi tay chẩn mạchbốn mùa
Bốn (mươi) lăm lần động là vừa một hơi (tức).
Ba tháng xuân 6 bộ mạch đều có đới huyền, ba tháng hè 6 bộ mạch đều có đới hồng, ba tháng thu 6 bộ mạch đều có đới mao, ba tháng đông 6 bộ mạch đều có đới trầm.
Phép xem mạch ngũ hành tương khắc trong 4 mùa
45 lần động một lần ngừng (tức). Chữ “Động” là chỉ mạch đập, chữ “Tức” là chỉ mạch ngừng, không phải là hơi thở, 6 bộ mạch ở 2 tay, mỗi bộ khi đặt khẽ tay lên thì đều đập 5 lần, đặt vừa vừa không nhẹ không nặng, cũng đập 5 lần, khi đặt nặng tay mạch đập 5 lần, cộng cả thảy 45 lần động trong cả ba bộ mạch của mỗi tay, gọi là một hơi mạch nghỉ. Trong sách nói: 50 lần động vẫn không ngừng là trong người không có bệnh. Mỗi bộ có phản ánh cho một tạng phủ. Mỗi tạng phủ ứng hợp 10 tiếng đập, cộng 5 tạng là có 50 tiếng đập không ngừng.
Định vị trí tạng phủ
Mạch tâm xuất hiện ở 3 bộ
Mạch tâm trên bộ thốn tay trái.
Ngón trỏ tay trái bộ tâm
Bốn nhăm động chẳng nghỉ chân đáng mừng.
(Tay trái là nói tay trái của người bệnh; ngón trỏ là nói ngón tay trỏ của thầy thuốc, khi đặt tay vào bộ vị của mạch).
Ba mươi lần động lại chìm,
Thoắt thôi rồi mới lại tìm ra ngay.
Xuân thấy vậy đáng lo thay,
Hạ mà thấy vậy thu này không yên
Thu mà thấy vậy cũng (như) trên,
Mùa đông lại đến, xuân liền chết ngay.
30 lần động một lần ngừng, là vừa luân chuyển tới phế, tới phế rồi thấy mạch trầm là kim sinh thủy, thủy dần dần thịnh mà hỏa bị giảm sút. Bất cứ mùa xuân, hạ, thu, đông gặp thấy loại mạch này, chỉ còn tồn tại được trong khoảng 3 tháng.
Mạch kinh
Mạch can xuất hiện ở 3 bộ
Mạch can ở ngón giữa tay trái.
Ngón giữa bên trái mạch can
Bốn nhăm lần động hoàn toàn chẳng chi
Hai sáu tiếng bỗng chìm đi.
Là can quá nhiệt, kiêm về có phong.
26 lần đập là mạch vừa tới vòng phế, mạch của phế bị trầm đi là có bệnh. Phế bị trầm không sinh được thủy để tưới cho mộc và chế bớt hỏa, cho nên biết là tạng can có phong nhiệt cao cực độ. Nên uống Sinh mạch tán(Nhật/47) gia Hoàng kỳ sao mật, hoặc Độc sâm thang(Nhật/46); và uống xen với Lục vị hoàn(Huyền/2). Ví như mạch phế trầm, mạch can trầm sác. Mạch hữu thốn phế trầm thì mạch tả can huyền sác, nên uống Thất vị hoàn (Huyền/2) gia Đương quy, Bạch thược, giảm Trạch tả, cho uống với thang bằng Nhân sâm hoàng kỳ thang (Nhật/54).
29 động sít không thông
Tạng can ứ tắc bệnh cùng với gân.
Can bộ thấy mạch sắc là kim đến khắc mộc, xem thấy mạch can cả thốn trầm là tâm hỏa thiếu, không chế được kim, nên uống Quy tỳ thang(Khôn/49) uống xen kẽ với Bát vị hoàn(Huyền/1). Ví như mạch phế phù hồng có lực, thì ho và thổ huyết, nên uống Tả tỳ tán (Nhật/48). Nếu phù hồng không có lực; khi mới đặt nhẹ thấy phù hồng, nhưng khi ấn trung bình và ấn nặng lại kém hẳn trước, thì nên uống Thập toàn bổ chính thang(Khôn/59).
19 động lại bặt đi
Đó là can tuyệt chữa đi được mà.
19 lần động cũng là luân chuyển tới vòng của can mạch, trầm sát đến gân xương. Bặt đi là trầm hẳn đi. Nên dùng Ôn tâm thang (Nhật/50), Bổ can thang (Nhật/51) hoặc Noãn can thang (Nhật/52) gia Ngô thù.
Mạch thận xuất hiện ở 3 bộ
Mạch thận trên bộ xích tay trái.
Mạch thận bên trái ngón ba
45 lần động vẫn là bình yên
Dưới tay động gấp mà huyền
Ấy là chứng mạch nhiệt liền với phong.
Mạch cấp tốc mà động là nhiệt, huyền là phong cho nên biết là có phong nhiệt. Mạch huyền là có nhiệt tà. Bắt đầu uống Tứ linh tán (Nhật/27) gia Sài hồ, Thanh bì. Nặng hơn thì uống Thất vị hoàn (Huyền/2) gia Đương quy, Bạch thược, Thanh bì, hoặc Tiêu giao tán(Nhật/11) cũng được.
Bỗng dưng mạch chạy lờ đờ
Là trong thận tạng bại hư đó mà,
Bởi vì hàn lạnh sinh ra,
Phải nên chú trọng liệu mà bổ kim.
Thổ khắc thủy thận sẽ bị hư hỏng, nên người bệnh thấy hiện mạch trì mình lạnh. Chẩn thấy mạch xích trì là tặc tà, nên uống Bát vị hoàn (Huyền/1) cho gấp bội Quế Phụ bỏ Phục linh; hoặc uống Bổ can thang (Nhật/51).
25 lần động lại chìm
Là cơ thận tuyệt biết tìm thuốc chi
Suối và ngắt chẳng xa gì
Nếu mà còn nữa được thì bao lâu.
Mạch chìm đi rồi lại hiện ra, là cứ 25 lần động thì lại chìm, 25 động chính là ứng vào với thận. Bản chất mạch thận vẫn trầm, nay lại hiện trầm nữa, là mạch thận sắp hết (cho nên nói là thận tuyệt; nên uống Sâm phụ thang(Nhật/5) hoặc Độc sâm thang (Nhật/46) cũng được, hay là Bát vị hoàn (Huyền/1).
Mạch phế xuất hiện ở 3 bộ
Mạch phế trên bộ thốn tay phải.
Mạch phế tay phải ngón đầu
45 lần động trước sau yên lành.
(Tay phải là nói tay phải của bệnh nhân; ngón đầu là đầu ngón tay trỏ của thầy thuốc ấn vào chỗ bộ thốn.)
Trúng hàn mạch hiện rất nhanh,
27 lần động lại đình một phen.
Mạch đập rất nhanh là huyền sác, 27 lần động là đến vòng của mạch tâm, tâm thuộc hỏa, hỏa khắc kim. Nếu hỏa còn nhẹ thì sống, hỏa thịnh nhiều quá thì chết, nên uống Thanh tâm ẩm (Nhật/53).
Bỗng nhiên đập chậm chẳng liền,
Bởi phế phóng hỏa cho nên lạnh lùng,
Mạch phế chìm lặng như không,
Bệnh tình mệt mỏi trong lòng lao đao.
Phế đưa lên khí hư thì sinh hàn. Mạch trì là phế bị lạnh cho nên đáng lo ngại. Mạch phế căn bản là phù đại, nay thấy trầm là có bệnh. Mạch đã trầm rồi lại thấy trầm nữa là phế tạng đã tuyệt, nên uống Sâm phụ thang (Nhật/5) hoặc Sinh mạch tán (Nhật/47) gia Phụ tử, Can khương.
Mười hai động lại chìm đi,
Chứng ho ra mủ thuốc gì cho yên.
Tóc dựng đứng sắp quy tiên,
Dẫu tài Biển Thước khó nên chữa toàn.
Mạch tỳ xuất hiện ở 3 bộ
Mạch tỳ ở ngón tay giữa bên phải.
Ngón giữa bên trái bộ tỳ,
Bốn mươi nhăm động vẫn thì vô can
Động nhanh tỳ nhiệt tràn lan,
Ăn không tiêu hóa nên bàn như trên.
Nên uống bài Bồi thổ cố trung thang (Hiệu phỏng/1) gia Bạch thược, hoặc Bổ trung thang (Khôn/1) gia Hoàng cầm.
Bệnh mà mạch chậm không nên,
Ấy là có lạnh trong mình gây nên
Quá trầm nôn mửa liên miên
Vì xông tâm khí mệnh liền nguy nan.
Muốn biết bệnh tật phần nhiều vì lạnh gây ra, vì mạch tỳ vốn đã hoãn, nay bị thương hàn lạnh, thì mạch lại càng chậm hơn, nôn mửa ho xốc quá 10 ngày không khỏi thì vị khí tất xung lên tâm, tâm bị thương chỉ trong nửa ngày là chết.
Nên dùng Phụ tử lý trung thang(Nhật/41), hoặc thấy mạch trầm vi quá thì gia bội Phụ tử.
Mạch mệnh môn ở bộ xích tay phải.
Ngón ba tay phải mệnh môn,
Bốn mươi nhăm động vẫn còn bình yên
Mười chín động mạch chìm liền.
Trăm bệnh chết cả không yên bệnh nào.
19 lần động là tới vòng bệnh Can. Can thuộc mộc, mộc là nguồn gốc của tướng hỏa. Mạch chìm xuống không ứng động vào tay, là mộc tuyệt thì hỏa cũng bị tuyệt, cho nên nói là sẽ chết. Nên uống thang Bát vị (Huyền/1) bội Quế, gia Ngô thù.
Tám mạch lý
Mạch viLà loại mạch âm rất nhỏ. Ấn ngón tay vào thấy mạch đập rất nhỏ, xem đi xem lại rất kỹ thì thấy phảng phất như có như không, nên gọi là vi. Mạch này chủ về có bại huyết chảy ra không ngớt, sắc mặt không tươi sáng.
(Mạch vi là âm thổ. Tượng của mạch vi là mùa thu đông, và là nét ảm đạm của phần âm, âm thái quá thì dương bất cập, đó là huyết không được giữ vững là mộc thắng hỏa. Huyết không ngừng thì dùng Hương khung thang (Nhật/6). Phụ tử lý trung thang(Nhật/41)).
CA RẰNG
Ấn vào như có như không
Quanh co máu chảy ở trong tiểu tràng,
Băng lậu bạch đới lại mang,
Không ngừng lậu hạ tủy xương khô dần.
Đó là thận khí mệnh môn suy yếu. Mệnh môncủa nam giới để tàng tinh, của nữ giới để giữ dạ con. Chứng băng lậu bạch đới là mệnh môn bị hại. Kinh nguyệt băng xuống quá nhiều gọi là chứng xương khô. Chữa đàn bàthì lấy Phục long can tán (Nhật/9), đó là vì huyết không giữ gìn được, thủy thắng hơn hỏa.
Lại nói: Huyết hao tinh hết, gân xương đều tổn thương, trong xương không có tủy, xương không theo gân, vì gân xương thương tổn mà thành ra thân hình khô khan. Nội kinhnói: âm làm ra hình, nó nuôi huyết. Bổ hư tổn cho chứng này nên dùng Đương quy thược dược thang (Nhật/7), có chỗ nói không bằng dùng Bát vị hoàn(Huyền/1) làm chủ yếu.
Thốn vi là khí thượng xâm,
Quan vi uất khí kết tâm buồn đầy.
Mạch thốn chủ hồng (hỏa), nay thấy mạch vi (thổ) là khí xông ngược lên. Mạch hữu thốn chủ sắc (kim), nay thấy vi là âm thịnh dương suy, hơi bít vào không tới can thận. Nên dùng Cách khí tán (Nhật/66).
Mạch vi ở thượng tiêu; lại nói là phế khí xông lên, nên uống Bổ phế tán (Nhật/25), lại chữa được hạ lao.
Mạch tả quan chủ về huyền (mộc), nay thấy mạch vi (thổ) là thổ vào bộ vị mộc, thì mộc bị uất không thoải mái.
Mạch hữu quan chủ về hoãn (thổ), nay thấy mạch vi (thổ) là hai thổ hợp lại thì sẽ tụ lại mà không tan ra, đều là do cái khí uất kết của thổ tà gây nên mà công kích lên tâm, nên dùng Quân khí tán (Nhật/26) hoặc Phụ tử lý trung thang (Nhật/41).
Xích vi dưới rốn tích đầy
Lạnh mình uống nước đêm ngày kêu rên.
Dưới rốn tích đầy là chứng Bôn đồn. Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy vi (thổ) là thủy thổ hợp lại, âm khí thịnh quá cho nên mình lạnh. Thổ khắc được thủy nên muốn uống nước, kêu rên là tiếng của thận, khi thận bị bệnh thì sinh kêu rên. Mạch hữu xích chủ về tướng hỏa, nay thấy mạch vi (thổ) là hỏa thổ hợp nhau; âm thịnh dương suy, nên uống Nhất khí thang (Tâm đắc/1), Bát vị hoàn (Huyền/1) bội Quế Phụ.
Mạch
Mạch trầmLà loại mạch âm, ấn nặng ngón tay thì thấy, nhấc nhẹ tay thì không thấy, phải qua hai mức nhẹ tay và mức trung bình ấn vào tới sâu mới thấy, tựa như sờ vào bông nát, đó là mạch trầm chủ về bệnh khí trướng, chân tay thường lạnh.
Mạch trầm dính sát vào gân cốt; là hiện tượng giá lạnh, dương khí không thư thái, chủ về hư khí xông lên tâm buồn tức nhưng không đau; uống Kiện vỵ lý trung thang (Nhật/40), Kiến trung thang(Nhật/43), chân tay giá lạnh, uống Phụ tử lý trung thang (Nhật/41).
CA RẰNG
Ấn thì có, nhấc như không,
Hư trong tạng phủ, đầy vùng tam tiêu.
Ba nơi khí lạnh chẳng đều
Thông tràng kiện vị cho tiêu mới lành.
Ấn vào thì thấy có, nhấc tay lại chẳng thấy gì là mạch trầm. Tam tiêu là ba bộ: thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Khí đầy ở tam tiêu không vận chuyển được tới tạng phủ, kinh lạc, khí hư thì hàn khí không điều hòa mà 3 bộ vị sinh ra ủng trệ.
Tam tiêu phải nhờ cái khí của thức ăn ở vị để nuôi sống, thông đường ruột là để đẩy chất cũ ra làm mạnh dạ dày để tiếp thu chất mới vào, thì khí tam tiêu mới được đầy khắp mà mạch sẽ không bị trầm nữa. Muốn thông tràng dùng Cục phương ô bạch hoàn (Nhật/67), kiện vỵ cho uống Lý trung thang (Nhật/40).
Thốn trầm lồng ngực có đờm,
Quan trầm hơi ngắn đau lòng khó khăn.
Mạch tả thốn chủ hồng (hỏa), nay thấy trầm (thủy) là thủy hỏahợp lại, biến thành chứng đàm thực.
Mạch hữu thốn chủ sắc (kim), nay thấy hiện trầm (thủy) là kim thủy hợp lại lưu đọng trong ngực, cũng biến làm đờm, uống Hóa đờm ngọc hồ hoàn (Nhật/57) gia Hùng hoàng, hoặc Bán hạ hoàn (Nhật/30), hoặc Lục quân tử thang(Khôn/12) gia Hoàng kỳ.
Mạch tả quan chủ về huyền (mộc), nay thấy mạch trầm (thủy) là mộc thủy hợp lại, đưa lạnh vào trong xương. Mạch hữu quan chủ về hoãn (thổ), nay hiện mạch trầm (thủy) là thổ hợp với thủy, ở trung tiêu sẽ có lạnh thì đau. Nên uống Chỉ thống hoàn (Nhật/31), hoặc Ngũ quân tử thang gia Quế (Nhật/68).
Xích trầm nặng cả lưng chân,
Đái như nước gạo đã luôn lại nhiều.
Mạch tả xích chủ và khách đều trầm (thủy) là khí hàn có thừa, mạch hữu xích chủ tướng hỏa, nay thấy mạch trầm (thủy) là hỏa thủy hợp lại, thủy khắc hỏa mà thành ra hàn thịnh. Mệnh môn tam tiêu bị bại hoại mà hư, cho nên tiểu tiện đi ra sắc trắng như nước vo gạo. Nên uống Bát vị hoàn (Huyền/1) bội Quế Phụ để chữa. Một phép dùng Hoàng kỳ thang.
Mạch kinh
Mạch hoãnThuộc âm, là nhịp đập thong thả, ấn tay vào thấy đi lại đủng đỉnh chậm chạp; nhưng không chậm chạp bằng mạch trì gọi là mạch hoãn. Chủ về chân tay phiền đầy, hơi thở gấp không yên. Cho uống Chỉ truật thang(Nhật/13) làm chủ.
CA RẰNG
Mạch hoãn gần giống mạch trì,
Thận sinh trệ khí, tai thì ù kêu,
Phong tà tích lại lưng đau
Châm sau phía gáy bệnh hầu tiêu tan.
Bệnh thái dương trúng phong, mạch hoãn, cổ gáy cứng đờ khó quay trở được. Nếu mạch hoãn đại là thuộc tỳ mạch.
Thốn hoãn cổ gáy cứng đờ
Quan hoãn khí kết ắt là bụng đau.
Mạch tả thốn chủ hồng (hỏa), nay thấy hoãn (thổ), hỏa thổ hợp lại trong hỏa có thổ, không bị sợ thủy, thì hỏa lại càng làm dữ mà hại kim. Hỏa quá mạnh thì sinh nhiệt, nhiệt tức sinh phong, phần nhiều vào từ lối huyệt Phong phủ, co nên gân ở cổ gáy co cứng.
Mạch hữu thốn chủ sắc (kim), nay thấy mạch hoãn (thổ) là kim hợp với thổ, kim hư không bình được mộc, phong tà làm thương vệ cho nên co rút gân cổ. Nên uống Trừ thấp thang (Nhật14).
Mạch tả quan chủ huyền (mộc), nay thấy mạch hoãn (thổ) là mộc hợp vào với thổ, can hư thấp thịnh nhiều, phép chữa nên bổ can trừ thấp.
Mạch hữu quan chủ khách đều hoãn (thổ) là tỳ thấp quá nhiều, vỵ cũng bị thương, nên uống Nhất khí thang (Tâm đắc/1) hoặc Kiến trung thang (Nhật/43). Khí kết trong bụng không đuổi ra được uống Ô bạch thang hoặc hoàn (Nhật/67)
Xích hoãn kết lạnh, trưng hà
Đêm nằm mơ quỷ, thấy ma theo người.
Nên uống Ngũ linh tán(Nhật/29) gia Thương truật. Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy hoãn (thổ) là thủy thổ hợp lại, cho nên thành bệnh hàn, vì âm thịnh thì mộng thấy quỷ. Mạch hữu xích chủ về tướng hỏa, nay thấy mạch hoãn (thổ), hỏa thổ hợp lại thành ra dương thổ khí rất thịnh, tướng hỏa không làm được trách nhiệm, hơi lạnh kết lại, hạ nguyên lạnh dữ, cho nên đêm ngày mơ thấy quỷ.
Mạch thất biểu
Mạch sắcThuộc âm, ấn ngón tay thấy có mạch, nhấc nhẹ tay thì không thấy gì, trước hư sau thực, không có thứ tự là mạch sắc. Chủ về khắp mình đau nhức. Đàn bà có thai thì đau bụng nghén, không có thai thì là có bệnh bại huyết. Mạch sắc là âm kim, là tinh khí đều bị tổn thương.
CA RẰNG
Mạch sắc như dao gọt tre
Đàn ông mạch sắc chủ về thương tinh
Có thai trong dạ chẳng lành,
Không thai huyết bại mà thành hư suy.
Mạch sắc chủ về bệnh bị hao huyết mất tinh, đàn bà có bệnh thai hoặc có chứng xích bạch đới hạ, hoặc bại huyết, nên uống Tứ vật(Nhật/69) của Cục phương Địa hoàng hoàn (Huyền/2), bị hao mất tinh thì uống Long cốt hoàn (Nhật/70) hoặc Lục vị hoàn(Huyền/2) gia các vị cố sáp.
Thốn sắc vị khí tràn lên
Quan sắc bại huyết liên miên chẳng ngừng.
Mạch tả thốn chủ hồng (hỏa), nay thấy mạch sắc (kim) là kim tới lấn hỏa, như thế biết là hỏa không đầy đủ mà kim khinh nhờn, cho nên vị khí tràn lên trên, nên uống Quy tỳ thang(Khôn/15).
Mạch tả quan chủ về mạch huyền (mộc), nay thấy mạch sắc (kim) là kim mộc hợp nhau, bại huyết không ngớt. Mạch hữu quan chủ về mạch hoãn (thổ), nay thấy mạch sắc (kim), kim hợp với thổ là thực tà, kim khí làm tổn thương vạn vật, phép chữa nên tả phế.
Xích sắc lạnh giá đôi chân,
Lạnh mình dưới rốn sôi ran ầm ầm.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy) nay hiện mạch sắc (kim) là kim thủy hợp với nhau, âm khí thịnh, dương khí bị suy hư, cho nên huyết lạnh.
Mạch hữu xích chủ tướng hỏa, nay hiện mạch sắc (kim) là hỏa với kim hợp lại, dương khí ở trong hư, âm khí có thừa, cho nên sinh ra lạnh giá, hư và hàn cùng va chạm làm ra chứng sôi bụng. Nên uống Sâm phụ Lý trung thang bội Bạch truật.
Bài thơ mô tả các loại mạch
Mạch trìThuộc âm, ấn nặng ngón tay mới thấy mạch lờ đờ là mạch trì. Chủ về bệnh thận hư không yên ổn. Trì là âm thổ, âm thịnh dương suy thì vinh vệ bị ngừng trệ, làm cho khí bị ngăn trở. Cho nên mỗi hơi thở mạch chỉ đến 3 lần, là mạch trì.
Tâm thận giao thông được với nhau là do có thủy hỏagiúp đỡ nương tựa lẫn nhau. Nay dương bị suy thì tâm khí không xuống giao với thận được, âm khí thịnh thì hợp với thận khí hư mà tạng phủkhông vinh nhuận được cho nên tam tiêu bị bế tắc, vinh vệ vướng đọng, sẽ thành bệnh ra mồ hôi lạnh, khớp xương đau, da thịt gày đen, lạnh mình đau bụng, nên uống Lý trung thang. Nếu ra mồ hôi lạnh, chân tay khớp xương đau, nên uống Bổ chính thang (Khôn/54).
CA RẰNG
Mạch trì gặp lúc gian nan
Tới tuần cuối hạ khó toàn được đâu,
Xét xem mùa chẳng hợp nào
Mạch trì chân thủy khô khan đó mà.
Mạch trì là âm, tiết cuối hạ là dương, mạch đó là mạch trái mùa, dương thịnh âm hư, phép chữa nên tả tâm phế, bổ can thận. Tả tâm phế nên uống Đạo xích tán(Nhật/33). Bổ can thận uống Địa hoàng hoàn (Huyền/1), cuối mùa hè thấy mạch trì, là thổ khắc thủy, cho nên bệnh khó khỏi.
Mạch thốn trì thượng tiêu hàn
Quan trì khó uống đau ran trong lòng.
Mạch tả thốn chủ hồng (hỏa), nay thấy trì (thổ) là hỏa thổ hợp lại, âm đến lấn dương.
Mạch hữu thốn chủ sắc (kim), nay thấy mạch trì (thổ) là kim thổ hợp lại, làm thành hàn thấp ở thượng tiêu, cho nên nói là trên vùng thượng vị có hàn, phép chữa nên lấy Quất bì hoàn (Nhật/39), nếu không khỏi cho uống Truật phụ thang (Nhật/19).
Tả quan chủ mạch huyền (mộc), nay thấy mạch trì (thổ) là mộc thổ hợp lại làm cho đau bụng dữ.
Mạch hữu quan chủ về mạch hoãn (thổ), nay thấy mạch trì (thổ) là hai thổ hợp với nhau, âm hàn rất nhiều thì trong bụng đau, nên uống Quế chi gia Phụ tử thang (Nhật/15).
Xích trì nặng trĩu chân lưng
Rét run mền đắp mấy tầng chưa yên.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy trì (thổ) là thủy thổ hợp lại; hàn thấp ở hạ tiêu. Mạch hữu xích chủ mạch tướng hỏa, nay thấy mạch trì (thổ) là hỏa thổ hợp lại thì âm thịnh dương suy, nên uống Phụ tử Lý trung thang (Nhật/41).
Mạch hữu lực vô lực
Mạch phụcThuộc âm, ấn sát tay vào mà tìm thì tựa như có, nhận định theo hơi thở mà tìm thì hoàn toàn không, tìm cho thật kỹ vẫn thấy ở trong 3 bộ là mạch phục. chủ về khí độc bế tắc cả 3 bộ, chân tay nặng trĩu thường khi có lạnh. Phục là âm mộc. Mạch phục tìm không thấy, ấn nặng tay mới thấy động, nhưng không rời chỗ.
Thốn phục tích khí trong lòng
Quan phục bệnh tý mắt trong quang mờ.
Mạch tả thốn chủ hồng (hỏa) lại thấy phục (mộc) là hỏa và mộc hợp với nhau, âm tới lấn dương, chủ về bệnh khí; mạch hữu thốn chủ sắc (kim), lại thấy phục (mộc), kim và mộc hợp với nhau chủ giận quá mức mà tức ngực, nên dùng Trầm hương hoàn (Nhật/16) mà chữa.
Mạch tả quan chủ huyền (mộc), nay thấy phục (mộc), mộc mộc gặp nhau chủ về bệnh khí tụ ở trung tiêu không tan đi; là có khí phong thấp. Mạch phục cả hai bên tả hữu đều chủ về bệnh lỵ, mắt choáng váng, nên uống Ngũ cách khoan trung tán (Nhật/44).
Xích phục ăn kém đầy no
Bụng đau quằn quại chẳng cho nằm ngồi.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy mạch phục (mộc); thủy mộc hợp lại, là phong hàn ở dưới. Mạch hữu xích chủ tướng hỏa, nay thấy mạch phục (mộc) mộc hỏa hợp với nhau, là mộc thịnh khắc thổ. Hai mạch phục đều sinh ra bệnh đau bụng, nên nằm ngồi không yên, nên uống Tứ bạch thang (Nhật/71).
Mạch Nhân nghinh Khí khẩu
Mạch nhuThuộc âm, ấn ngón tay vào tìm tựa như có, lần lần trở lại ấn như trước lại đi là mạch nhu, chủ về sức kém, ngũ tâm phiền nóng, ù tai choáng óc, hạ nguyên rất lạnh, mạch nhu là âm (kim); ngũ tâm là hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân và trước ngực.
CA RẰNG
Ấn thì thấy, nhẹ thì không
Là khô tủy hải và trong Đan điền
Chân tay gân cốt nóng phiền
Hết vòng tạng phủ bệnh truyền sẽ nguy.
Tủy là chủ về thận, chân tay và trong xương nóng là thận đã suy kiệt. Truyền hết vòng là bệnh truyền đến vòng thổ, thổ khắc thủy thì sẽ chết.
Thốn nhu đổ nhiều mồ hôi
Quan nhu khí ít tả tơi tinh thần
Mạch tả thốn hồng (hỏa), nay lại thấy nhu (kim), hỏa với kim hợp thì khí hư không bảo vệ được bên ngoài cho nên nhiều mồ hôi. Mạch hữu thốn chủ sắc (kim), nay lại thấy nhu (kim) là kim vơi kim hợp lại, cũng chủ về bệnh nhiều mồ hôi.
Mạch tả quan huyền (mộc), nay thấy mạch nhu (kim) là mộc và kim hợp với nhau, là mộc không đủ sức để nuôi con (hỏa) và giúp cho mẹ (thủy) mà sinh ra chứng tinh thần tán loạn. Mạch hữu quan chủ hoãn (thổ), nay thấy mạch nhu là thổ hợp với kim; thổ chỉ lo bù đắp cho con mà không phục được thù cho mẹ. Kim có thổ mà không nuôi dưỡng được con (thủy) làm cho tinh thần bị hao tán mất đi. Cách chữa bệnh nên dùng Tứ quân tử thang(Khôn/10) bội Phục linh.
Xích nhu lướt mướt sợ hàn
Thịt xương rời rạc hoàn toàn xa nhau.
Lướt mướt là hiện tượng mềm yếu. Sợ hàn lạnh là vì dương bị thoát mất.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy mạch nhu (kim) là thủy kim hợp lại thì tâm không sinh được huyết, can không tàng được huyết, tỳ không thâu giữ được huyết, nên xương thịt mỗi thứ một nơi không giằng giữ lấy nhau được. Mạch hữu xích chủ tướng hỏa, nay thấy nhu (kim), hỏa kim hợp lại, khí bị hao tán, nên xương thịt không giữ gìn được khăng khít cho nhau, đó là loại mạch chết, nên không ghi phép chữa.
Mạch bát lý
Mạch nhượcThuộc âm, là loại mạch không mạnh, ấn nặng tay tìm kỹ thì tương tự như sờ trong bông nát, nhấc nhẹ tay lại không thấy, ấn nặng tay hơn trước lại không thấy rõ ràng, nhè nhẹ không lên gọi là mạch nhược. Chủ về khí hư ở phần biểu, sau khi sinh phong tà phạm vào cơ thể làm cho mặt sưng lên; mạch nhược là âm kim, biểu là ngoài da.
CA RẰNG
Ấn vào nhè nhẹ không lên
Bởi phong tà lẫn vào bên khí phần,
Mạch này kỵ với tuổi xuân,
Còn như già cả mười phân an toàn.
Mạch tượng như thể sờ vào bông nát, là dương khí yếu, tượng mạch nhỏ như lông, khí huyếttổn thương rất nhiều, nhè nhẹ là sờ vào nhẹ tay thì thấy, ấn nặng vào lại chẳng thấy gì. Người tuổi trẻ mà thấy bệnh này là bệnh rất nặng.
Bởi vì người tuổi trẻ khí lực còn đương phơi phới như mùa xuân, mùa hạ, thì mạch phải hồng đại, hữu lực mới đúng. Nay lại thấy mạch vô lực và không nổi lên được cho nên biết là bệnh nặng, vì mạch không hợp với tuổi trẻ là nghịch. Người tuổi già gặp thấy mạch này thì bệnh dễ khỏi. Vì người già tựa như khí hậu mùa thu mùa đông. Cho nên hễ gặp loại mạch nhỏ nhẹ như vậy là thuận.
Mạch thốn nhược, chứng dương hư,
Quan nhược thì khí lơ thơ, tan tành.
Mạch tả thốn vốn hồng (hỏa), nay thấy nhược (kim), hỏa hợp với kim là tâm khí hư. Mạch hữu thốn vốn là sắc (kim), nay lại nhược (kim), kim gặp kim, kim khí nhiều nên dương hư, nên uống Ngũ bổ hoàn (Nhật/56), Tứ nghịch thang(Nhật/72).
Mạch tả quan chủ huyền (mộc), nay thấy mạch nhược (kim), mộc hợp với kim với nhau là can khí hư.
Mạch hữu quan chủ hoãn (thổ), nay thấy mạch nhược (kim), thổ với kim hợp lại, thì khí hạ tản mát, nên uống Ích hoàng tán (Nhật/55) Bình vị tán (Nhật/34), lựa chọn mà dùng hai phương đó đều chủ trị cho mạch bên hữu nhược.
Mạch xích nhược, tuyệt âm rành
Ngoài da đau buốt, tan tành khí dương.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy mạch nhược (kim) là thủy hợp với kim; kim yếu sinh được thủy, nên thận khí ở trong hết mà dương khí chạy tán loạn ra ngoài.
Mạch hữu xích chủ tướng hỏa, nay thấy mạch nhược (kim) hỏa hợp với kim, là dương thịnh âm hư tuyệt; đau buốt ở ngoài da, là do mạch tam tiêu chỉ còn dương lẻ loi không thể giữ gìn được một mình, nên lìa thoát khỏi vị trí, không có thể chữa được.
Bảy mạch biểu
Mạch phù
Là loại mạch dương, ấn ngón tay xuống thấy sức đập kém, nhấc nhẹ tay lên thì mạch thấy dồi dào; tìm cẩn thận đôi ba lần thì thấy có vẻ như thừa thãi thái quá. Chủ về bệnh ho, hơi thở gấp lạnh, lưng và bắp tay mỏi mệt, đêm ngủ không yên giấc.
(Mạch phù là dương kim, ấn tay vào không đầy đủ là do âm không đầy đủ, nâng nhẹ tay thấy có thừa dồi dào, là dương khí thái quá).
CA RẰNG
Ấn không đủ nhấc có thừa,
Tìm lâu cho kỹ mạch phù dưới tay,
Vinh thì nhiệt tạng lạnh thay
Muốn cho tinh đủ liệu bài bổ hư.
Cách chẩn bệnh ở trong thì tìm mạch trầm, ấn nặng tay thì thấy. Bệnh ở ngoài thì tìm mạch phù, đặt nhẹ tay đã tìm thấy. Mạch dồi dào có thừa là nhiệt; không đầy đủ là hàn; nay ấn vào thấy không đầy đủ là trong tạng có hàn, nhấc tay nhẹ thấy có thừa là trong Vinh có nhiệt, âm không đủ mà dương có thừa, thì nên chữa bằng bài Địa cốt bì tán.
Thốn phù đầu nhức trúng phong
Quan phù bụng trướng trong lòng rỗng không.
Mạch tả thốn chủ hồng đại mà nay thấy phù (kim) là ngoại cảm phong tà. Mạch hữu thốn chủ sáp (kim) mà thấy phù (kim) nên cho uống Sâm tô ẩm.
Mạch tả quan chủ huyền (mộc) mà thấy mạch phù (kim). Mạch hữu quan thuộc hoãn (thổ) mà thấy phù (kim) thì nên dùng bài Bồi thổ cố trunggia Bạch thược.
Xích phù là phế có phong,
Khó đi đại tiện khổ trong đại tràng.
Mạch tả xích chủ về trầm (thủy) nay có mạch phù; hữu xích chủ về mạch của tướng hỏa, nay có mạch kim phù, nên chữa bằng Tứ vật thang, nếu không khỏi thì uống thang Lục vị.
Mạch bát lý
Tám mạch lý
Mạch khâu
Là loại mạch dương, sờ tay vào chỉ thấy hai bên có mạch động ở giữa không có gì cả, chủ về khí lâm lịch vào tiểu tràng. (Mạch khâu là mạch dương hỏa. Trương Khiết Cổ nói: mạch huyền phù không có lực, hiện ở thốn khẩu thì thổ huyết, hiện ở dưới thì đi tả ra huyết, hiện ở giữa thì trung tiêu có bệnh).
CA RẰNG
Đặt tay thấy rỗng như không,
Tiểu tràng đã bị tà phong lọt vào,
Tiểu tiện nhỏ giọt buốt đau
Thang hoàn chữa mạch bệnh sau sẽ trừ
Khâu ở thốn bệnh sinh ra
Máu ngừng trong ngực lòng đà không an.
Mạch tả thốn chủ về hồng (hỏa) nay thấy khâu (hỏa), mạch hữu thốn chủ sắc (kim) nay thấy khâu (hỏa) chữa bằng thang Tứ vật bỏ Xuyên khung gia Đơn bì, Liên nhục.
Quan khâu ruột có ung sang
Đào hồng Tứ vật liệu đàng chữa yên.
Tả quan chủ về huyền (mộc), nay thấy mạch khâu (hỏa). Hữu quan chủ về hoãn (thổ) nay thấy mạch khâu (hỏa), chữa bằng Đào hồng Tứ vật thang.
Xích khâu thận bị hư hàn
Đái rắt đái máu lại xen mủ màng.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy mạch khâu (hỏa), hữu xích chủ mạch tướng hỏa, nay thấy mạch khâu (hỏa), nên chữa bằng Tứ linh tán.
Mạch thất biểu
Mạch hoạt
Là loại mạch dương, đặt tay vào 3 bộ thấy tựa hồ như hạt châu lăn động, ấn vào thấy lặn xuống (phục), bao giờ cũng đều đều không sai chỗ là mạch hoạt. Chủ bệnh chân tay mỏi mệt, nhức nhối, tiểu tiện đỏ ít (Mạch hoạt là dương thủy).
CA RẰNG
Mạch hoạt như châu thuộc dương
Ngang lưng tinh khí bàng quang thấu vào
Chân đau nóng lạnh sốt nhiều,
Muốn lành thì tả tam tiêu sẽ lành.
Tiểu tiện đỏ ít, ngang lưng có khí là do mệnh mônsinh ra, mạch trơn tru mà sác, ngang lưng sinh khí là chỉ về mệnh môn. Khí ở mệnh môn và tam tiêu hãm xuống bàng quang cho nên tiểu tiện không thông, đại tiện táo bón, nóng nhiều lạnh ít, cho nên hạ thì sẽ khỏi, cho uống Tứ vật thang gia Đại hoàng, Chỉ xác.
Thốn hoạt nôn mửa bất bình
Quan hoạt lạnh dạ, ăn đành chẳng ngon.
Mạch tả thốn chủ về hồng (hỏa), nay thấy hoạt (thủy). Hữu thốn chủ về sắc (kim), nay thấy hoạt (thủy), là thủy và kim hợp lại, làm ra khí ủng trệ mà sinh mửa, chữa bằng bài Sinh khương bán hạ thang.
Mạch tả quan chủ hoãn (thổ), nay thấy hoạt là trung tiêu hư, nên ăn uống không tiêu. Mùa xuân hạ nên uống Bình vị tán, mùa thu đông uống Lý trung thang. Nếu có chứng biểu thì uống Tiểu sài hồ thanggia Quan quế, Bán hạ.
Xích hoạt dưới rốn kết hàn,
Hạ tiêu đọng nước sôi ran trong lòng.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy hoạt (thủy) là hàn kết ở bàng quang, cho nên dưới rốn tựa như có nước. Thủy tụ ở dưới không đưa lên giao hòa với hỏa cho nên hãm xuống nước; nước đọng lại ở hạ tiêu không chuyển đi khắp các tạng được, cho nên thành tiếng sôi ong óc. Mạch hữu xích chủ về tướng hỏa; nay thấy mạch hoạt (thủy) là thủy thắng hỏa cho nên dưới rốn có nước.Tướng hỏa vốn là hỏa ở trong thủykhông đủ sức để thắng cho nên ham uống nước, nước đọng sôi thành tiếng, chữa bằng Phụ tử Tứ nghịch thang.
Mạch chứng hợp với phương thuốc thủy hỏa
Mạch thực
Là loại mạch dương, ấn nặng dưới ngón tay vẫn thấy có như thường, nhấc tay lên thấy sức chạy có thừa là mạch thực; Chủ bệnh dương phục ở trong; Tỳ hư không ăn được, chân tay mỏi mệt (Mạch thực là dương hỏa, xem ở bài ca mạch thực dưới đây).
CA RẰNG
Mạch thực sức chạy có thừa
Tỳ hư dương phục nóng từ ở trong,
Kém ăn vị nhiệt vô cùng
Thuốc ôn hòa liệu đem dùng sẽ yên.
Mạch thực là dương phục ở trong, thì hàn sẽ đóng ở ngoài, mà trong nóng bừng bừng; nóng quá thì hại kim, kim bị thương thì sẽ hư, kim hư thì không bình được mộc; mộc thịnh thì lại khắc thổ, cho nên tỳ vị hư. Tỳ bị nhiệt cho nên vị cũng nhiệt, Vị nhiệt thì bị ủng tắc cho nên kém ăn; Thuốc ôn hòa là loại Bình vị tán hoặc Dị công tángia Hoàng cầm càng tốt hơn.
Thực ở thốn, ngực nóng nhiều
Thực vào quan bộ, đau miền trung tiêu.
Mạch tả thốn hồng (hỏa), nay thấy mạch thực (hỏa). Mạch hữu thốn chủ về sắc (kim), nay thấy mạch thực là trong lồng ngực (kim) có hỏa chốt ở đấy làm nóng dữ, cho uống Lương cách tán.
Mạch tả can chủ mạch huyền (mộc), nay thấy mạch thực (hỏa) là trung tiêu có phong nhiệt cho nên đau nhói; nên uống Tứ Vật thang gia Long đởm, Đan bì; hoặc Tiểu sài hồ thang. Mạch hữu quan chủ về mạch hoãn (thổ), nay thấy mạch thực (hỏa) là trong vị có hư nhiệt đau nhói, nên uống phương Bồi thổ cố trung thang gia Bạch thược.
Thực ở xích tiểu tiện nhiều
Bụng đầy trướng tức trăm chiều gian nan.
Mạch tả xích chủ về trầm (thủy), nay thấy mạch thực (hỏa). Thủy chế được hỏa. Nên uống Phụ tử, Can khương. Mạch hữu xích là mạch tướng hỏa, nay thấy mạch thực (hỏa) làm thành bụng trướng mà tiểu tiện không cầm, nên uống Lục vị hoàn. Nếu tiểu tiện chưa cầm gia Ích trí.
Cách xem mạch
Mạch huyền
Là thuộc dương, ấn nặng dưới ngón tay thì không đầy đủ; nhấc nhẹ tay thì có thừa, tựa như dây đàn tranh, thường kèm có mạch sác. Chủ chứng hư lao có phong tà, hay đổ mồ hôi trộm, chân tay đau mỏi, ngoài lông da khô khan (Huyền là dương thuộc mộc, làm cho ngũ tạng bị tổn thương, vì mộc khắc thổ cho nên như vậy).
CA RẰNG
Mạch huyền căng tựa dây đàn
Chân tay mỏi mệt, nóng ran, nóng phiền,
Dưới rốn ba thốn Đan điền.
Tường nên bồi bổ vững bền cho hay.
Mạch huyền căng hình như dây đàn tranh, nó căng và có vẻ gấp. Mạch huyền thuộc mộc,mộc khắc thổ, tỳ thuộc thổ, chủ về chân tay, vì bị dương mộc khắc hại, cho nên chân tay nóng. Dưới rốn ba tấc là Đan điền, là cửa ngõ của âm dương, là nơi căn bản của con người; tinh thần tụ hợp ở đó. Nếu hộ giúp dương, chặn ém âm, giữ Đan điền, cho uống bài Bát vị hoàn.
Mạch thốn bộ thấy khẩn huyền
Là trong lồng ngực liên miên đau chằng.
Mạch tả thốn chủ về hồng (hỏa), nay thấy mạch huyền (mộc) là mộc hợp với hỏa, có ý muốn khắc kim. Kim đấu tranh ở trong lồng ngực, nên đau nhói như chằng. Mạch hữu thốn chủ về mạch sắc (kim) nay thấy mạch huyền (mộc), vì kim hư, mộc tới lấn hại . Kim vốn là khắc được mộc, mộc không cho kim khắc cho nên trong ngực đau nhói, nên uống Tiểu sài hồ thang, hoặc Tiểu kiến trung thang.
Quan huyền trong vị có hàn,
Hạ tiêu nước đọng ở Đan điền đầy.
Mạch hữu quan chủ hoãn (thổ), nay thấy mạch huyền là dương mộc có dư, hay khắc dương thổ. Mộc hóa ra hỏa mà bản chất thành nhiệt, bị mộc khí làm hại, thì không sinh được nhiệt mà sinh ra hàn, nên uống Tiêu dao tángia Mẫu đơn, Quế chi.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy huyền là trong thủy có mộc, thì thủy cậy có thế của mộc mà không sợ thổ. Thổ không chế được thủy cho nên đọng nước ở Đan điền, nên uống Ngũ linh tán.Mạch hữu xích chủ về tướng hỏa, nay thấy mạch huyền (mộc), hỏa hư không sinh được thổ để chế thủy, cũng làm cho nước ở Đan điền, nên uống Truật phụ thang.
Bài ca tóm tắt cách xem mạch
Mạch khẩn
Là loại mạch dương. Tìm ấn dưới ngón tay, thấy chạy suốt cả ba bộ, ấn vào mạch chạy có dư, nhẹ tay thấy rất sác, tựa như mạch hồng, huyền, gọi là khẩn, chủ về phong khí phục dương, xông lên hóa bệnh cuồng, (khẩn là dương mộc, phục dương đi lên làm thành bệnh cuồng, câu nói này hợp lý, các học giả nên xem xét kỹ). Nên dùng Thanh tâm liên tử thang. Nóng quá uống Hoàng liên tả tâm thang.
CA RẰNG
Mạch khẩn ba bộ sác, huyền,
Chủ về phong khí ở trên chính tà
Sợ kinh cuồng nhảm kêu la
Phải chăm cứu chữa an hòa như xưa.
Đó là 3 kinh dương cùng có bệnh, khẩn sác là mạch Thái dương, huyền nhiều là mạch của Thiếu dương. Nói cuồng là chứng của Dương minh cho nên tà thực thì nói sảng; mạch hoạt sác mà thực, là cái hiện tượng dương khí có thừa chủ về nhiệt, nhiệt thì sinh ra phong, phát ra chứng nói cuồng nhảm.
Thốn khẩn có bệnh nhức đầu,
Quan khẩn hiện có chứng đau trong lòng.
Mạch tả thốn chủ về hồng (hỏa), nay thấy khẩn (mộc) là hỏa giúp mộc mà sinh ra phong, nhiệt ở trên cho nên chủ về nhức đầu. Mạch hữu thốn chủ sắc (kim), nay thấy khẩn (mộc) là kim hư không bình được mộc cũng làm cho đầu nhức, nên cho uống Tiểu sài hồ thang.
Mạch tả quan chủ về huyền (mộc), nay hiện khẩn (mộc) là mộc thịnh khắc thổ, cho nên sinh ra đau. Mạch hữu quan chủ hoãn (thổ), nay thấy khẩn (mộc) là mộc đến khắc thổ mà sinh ra đau, nên uống Thược dược thang.
Xích khẩn bứt rứt khôn cùng.
Nhói đau quanh rốn, đau không ngớt rời.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay hiện mạch khẩn (mộc). Mạch hữu xích chủ tướng hỏa, nay hiện khẩn (mộc) là phong nhiệt ở vào hạ tiêu, làm cho đau bụng; phép chữa có khác nhau; chữa bệnh tả bằng Quế chi Thược dược thang. Nếu hàn thấp ở tỳ vỵ, uống Truật phụ thang. Chữa bên hữu bằng Lục vị thang gia Đương quy và chút ít Ngô thù.
Dựa vào mạch để dùng thuốc
Mạch hồng
Thuộc loại mạch dương; đặt tay vào thấy chạy rất to, nhẹ tay thấy sức chạy có thừa là mạch hồng. Chủ về bệnh nhức đầu, chân tay nóng hổi, đại tràng không thông, phân kết táo bón, miệng khô, khắp mình đau đớn. Nên uống Tứ thuận Thanh lương ẩm để cho hạ.
Mạch hồng là dương hỏa. Ấn tay vào thấy chắc, nâng nhẹ tay thì thịnh. Mạch hồng là dương thái quá, âm bất cập, chủ về bệnh nhức đầu, tay chân nóng hổi, khó đi đại tiện, tiểu tiện đỏ ít, đêm ngủ không yên giấc. Phép chữa dương chứng thì nên cho hạ. Nếu muốn hạ thì tùy theo chứng trạng hư, thực. Kinh nói: “Mạch phù không nên hạ; hạ thì chết”. Mạch trầm nên hạ, hạ thì khỏi. Mạch phù bệnh ở biểu, mạch trầm bệnh ở lý.
CA RẰNG
Mạch hồng vốn nó thuộc dương,
Gặp tuần cuối hạ thì thường chẳng chi,
Gặp tiết đông hoặc hạ kỳ,
Phải nên phát hãn thông đi mới toàn.
Mạch hồng thuộc loại mạch dương; vượng về mùa hạ là mạch của tâm kinh. Mạch đó to, nếu to quá thì chủ về bệnh phong nhiệt. Như đến tháng sáu, tâm hỏa dần dần rút, có tỳ thổ che chở thì nhiệt sẽ rút. Nếu gặp vào tháng chín và tháng 12, phục dương ở trong, bên ngoài bị phong hàn là biểu lý đều nhiệt, nên phải phát hàn; hoặc phải khơi thông trường vị thì nhiệt mới rút được.
Thốn hồng trong ngực nóng ran,
Quan hồng Phiên vị ăn vào mửa ra.
Bản vị của mạch tả thốn đã hồng (hỏa), lại gặp lúc thấy mạch hồng (hỏa) là trong lồng ngực rất nóng. Mạch hữu thốn chủ sắc (kim), nay thấy hồng (hỏa) là kim hỏa hợp lại, hỏa thịnh thì kim phải suy, là nhiệt ở phế, nên uống Đại sài hồ thang.
Mạch tả quan chủ huyền (mộc), nay hiện mạch hồng (hỏa) là mộc với hỏa hợp lại, là phong nhiệt lấn vào vỵ, ăn vào mửa ra. Mạch hữu quan chủ hoãn (thổ), nay thấy hồng (hỏa) là thổ hỏa hợp nhau, trong vị nóng dữ cũng thành chứng phiên vị, uống Điều trung thang gia giảm. Nhưng dùng thuốc mát thì không nên vội vàng táo bạo quá.
Xích hồng đái gắt khó ra
Hai chân đau nhức xót xa khôn cầm.
Mạch tả xích chủ trầm (thủy), nay thấy mạch hồng (hỏa). Hữu xích là mạch tướng hỏa, nay thấy mạch hồng (hỏa) là chủ và khách đều là hỏa. Hỏa gặp tướng hỏa thì không làm được việc. Tam tiêu mất trách nhiệm khơi thông, nên tiểu tiện đỏ ít, hai chân đau nhức. Mạch bên hữu mà hồng hơn bên tả, thì uống Trạch tả tán gia giảm.
Mạch bảy biểu ở trên tuy đều thuộc dương. Song trong dương có âm, cũng có khi dùng thuốc nóng, khi dùng thuốc không nên câu chấp một chiều, để khỏi nhầm lẫn.
Mạch Tỳ xuất hiện ở ba bộ
Ba bộ đều hoãn là tỳ có nhiệt, miệng hôi thối, phiên vị, nôn mửa. (Hoãn là âm mạch, các âm chứng đều là hàn.
Nay thấy mạch hoãn ở ba bộmà Vương Thúc Hòa cho là tỳ nhiệt là tại sao? Vì mạch hoãn thuộc thổ, thổ chế được thủy; Thủy bị suy thì riêng hỏa được tự do đốt cháy, cho nên tỳ có nhiệt.
Tỳ khí thông lên miệng; tỳ nhiệt thì miệng hôi thối. Tỳ với vị liên hệ với nhau, mà khi gặp có nhiệt ủng tắc lên trên nên vị khí nghịch lên thường hay có chứng mửa. Nếu thấy vị nhiệt, thối mồm, ọe mửa, mạch sác nên dùng Tứ quân tử thanggia Thục địa, Hoàng cầm. Mạch ba bộ đều hoãn, nên uống Sâm phụ thang, Truật phụ thang hoặc Phụ tử Lý trung thangkhông nên quá câu nệ vào câu này).
Sưng chân răng, chảy máu; hỏa khí lưu lại, nóng lạnh từng hồi, sức nhọc mệt. (Nướu và chân răng bị chảy máu là vị nhiệt, vì rằng kinh mạch của vị đi lên tới răng, nên chân răng sưng hư biết là vị nhiệt. Nhiệt ở da thịt hỏa khí vương vấn, hỏa đến khắc thổ cho nên thường hay phát cả nóng lẫn rét mà sức thì mệt mỏi cũng nên dùng theo phương thức trên).
Cách chữa bệnh thuộc loại hậu thiên tỳ vị
Bổ thận bổ tỳ
Bàn về hậu thiên
Mạch tỳ
Mạch tỳ thực mà phù, là tỳ vị hư có chứng tiêu trung miệng khô ráo, thích uống nhiều nước, ăn nhiều mà bắp thịt vẫn gầy. (Mạch tỳ thực mà phù, là trong thổ có hỏa, hỏa hóa được vật cho nên thành chứng tiêu trung mà tỳ vị hư. Tỳ khí thông ra miệng, khi thổ bị hỏa tà, thì chất ẩm ướt hóa thành khô ráo, tuy uống nước nhiều mà miệng vẫn khô, ăn nhiều mà bắp thịt vẫn gày và vẫn hư yếu. Vì rằng thức ăn uốngđó không tưới nhuần được cho thân thể cho nên như vậy. Nên uống Tứ vật thangnóng quá gia Hoàng cầm hoặc Bổ trung ích khí thanggia Hoàng cầm, Cát căn).
Mạch chỉ thấy hoạt là tỳ nhiệt, hơi thở phần nhiều to. (Vị nhiệt thì hơi thở to. Nay ở đây lại nói là tỳ, là vì lấy nghĩa tỳ vị thông với nhau, nên uống Thanh tỳ ẩm).
Mạch sắc là có bệnh, ăn nhiều mà không nên da nên thịt. (Sắc là mạch phế, thấy hiện ở tỳ, là con tới khắc mẹ; vì thực tàlàm ra bệnh cho nên ăn nhiều, hoặc ăn nhiều mà da thịt vẫn gày, nên uống Bồi thổ cố trung thang gia Mạch môn).
Mạch hơi phù là khách nhiệt làm tổn thương, khi nóng khi lạnh mà thưa dần. (Mạch tỳ hiện hơi phù, là nhiệt ở kinh khác lấn tới, chứ không phải là bệnh chính của bản thân kinh ấy. Tuy rằng nóng đó cũng không ở lại lâu, hoặc khi lui khi tới rồi sau thưa dần, tỳ vị được an toàn thì khách nhiệt tự rút lui. Nên uống Tứ quân tử thang gia Sài hồ).
Mạch tỳ khẩn là có đau ở Tỳ kinhvà kiêm có chứng gân co quắp, muốn thổ không thổ ra được, hơi xông lên trong lòng nôn nao. (Mạch khẩn là mạch can, mà thấy hiện ở bộ tỳ là mộc khắc thổ thành ra đau đớn. Thổ bị khắc thì suy, thổ suy thì mộc mất sự hàm dưỡng, cho nên bị co quắp, muốn mửa không mửa được là buồn nôn xốc lên; buồn nôn thì khí bị rồi loạn trong lồng ngực, mà làm cho trong lòng xót khó chịu, đau thì nên uống Bồi thổ cố trung thang gia Đương quy, Bạch thược, kiêm có chứng co gân, gia Câu đằng, Mộc qua; muốn thổ không thổ được gia Ngưu tất, Trần bì, Ngũ vị).
Nếu mạch huyền là can khí thịnh, làm trở ngại cho sự ăn uốnglà do can làm hại. (Bộ quan thấy mạch huyền là khí can mộc có thừa, đến khắc tỳ thổ, thổ suy thì không nhồi bóp được cơm nước, thở ngại cho việc ăn uống. Nên uống Tứ quân tử thang gia Bạch thược, Thanh bì).
Mạch đại mạch thực là đau trong tâm, làm như có ma tà gây ra bệnh. (Mạch tỳ đại thực là đau, trong thổ thấy hỏa; tính của hỏa hay bốc lên, vị trí của tâm ở trên tỳ cho nên trong tâm đau. Ít người biết rằng mạch tỳ thực đại là đau ở tâm. Nếu như có tà khí làm sinh bệnh, phải nên tả tỳ hỏa thì tâm đau sẽ khỏi. Nên uống Thanh tỳ ẩm cho bội Liên nhục).
Định vị trí tạng phủ
Mạch tỳ tràn qua bộ quan (dật quan) là trong miệng chảy nước dãi, vì tạng tỳ trúng phong gọi là “cơ cô”. (Mạch tỳ tràn quan bộ quan lên tới thốn, chủ về bệnh chất dịch của bản tạng từ trong miệng chảy ra, vì tỳ bị trúng phong mà gây nên, cơ là buộc, tỳ là cô tạng, bị phong làm tổn hại cho nên gọi là cơ cô. Nên uống Tiêu dao tánbội Bạc hà, 3 nhát gừng).
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:588.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh