NHỮNG BÀI THUỐC DỄ TÌM - RẺ TIỀN - TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH Ở VÙNG ĐẦU
NHỨC ĐẦU
BÀI 1 :Lấy một nắm lá na (mãng cầu) nhúng vào nước rồi rảy cho khô ngay, trộn với vài hột muối , giã nhỏ đắp vào trán, lấy khăn bịt lại, khoảng một giờ thì hết đau.
BÀI 2 :Lấy 2 củ tỏi , 1 nắm lá ngải cứu, đổ ít rượu chưng lên cho nóng, đặt vào chỗ đau.
BÀI 3 :Lấy lá chanh giã nát, bịt vào hai huyệt Thái dương (hai bên màng tang, phía sau đuôi mắt )
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH Ở VÙNG SƯỜN - NGỰC
ĐAU NGỰC VÀ SƯỜN
Dùng lá hương nhu giã lấy 2 bát nước mà uống.
SƯỜN ĐAU NHƯ DÙI ĐÂM : Trần Bì và Chỉ Xác số lượng ngang nhau. Nghiền bột, mỗi lần uống 2 chỉ với nước hành trắng đun sôi.
HAI BÊN SƯỜN TỰ NHIÊN ĐAU :
- Bạch giới tử 5 chỉ (sao, nghiền bột).
Uống với nước nóng. Uống ỗi ngày 1 lần. Uống 3 lần sẽ khỏi
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH GAN
( Thần Phương - Tập 2 của Lương y Nguyễn Văn Xứng )
1- ĐAU GAN :Thường thì do nóng. Gan nóng thì hỏa bốc lên tim làm người mệt khó chịu. Nếu gan quá yếu mà đau là do gan bị nhiểm độc. Người đau gan quá nặng thì thường bị vàng da, vàng cả mắt và thường ăn uống chậm tiêu.
- Các bài thuốc:
- Bài 1 : Cứt quạ nhỏ lá (dây) 1 nắm
Rau đắng đất 1 nắm
Cách dùng : Sắc đặc, lược bỏ xác, pha mật ong (hay đường cát) vào rồi nấu cho thuốc tới thành cao.
Ngày uống 3 lần ( sáng, trưa, tối ) mỗi lần uống 1 muỗng xúp ( trẻ em uống 1 muỗng cà phê )
****************************************************************************************************
CÁC BÀI THUỐC TRỪ PHONG
Chứng ngoại phong do phong hàn, phong nhiệt và phong thấp gây ra, khi chữa bệnh dùng các bài thuốc phát tán. Các bài thuốc phát tán phong hàn, phát tán phong nhiệt đã được trình bày ở chương thuốc giải biểu, chương này chỉ trình bày thuốc phát tán phong thấp.
Chứng nội phong do can phong nội độc gây ra thì dùng các bài thuốc bình can tức phong để chữa.
I. Các bài thuốc trừ phong thấp
Thuốc trừ phong thấp chữa các bệnh đau các khớp do viêm nhiễm hay do thoái khớp, đau dây thần kinh, đau các cơ. Y học dân tộc gọi là chứng tý.
Nguyên nhân gây bệnh do các yếu tố phong, hàn, thấp nhiệt nhân chính khí của cơ thể hư nhược, ứ đọng trong cơ thể, kinh lạc, khớp xương và khí huyết không lưu thông gây các chứng bệnh kể trên.
Các bài thuốc được tạo thành do các thuốc trừ phong thấp, tán hàn, thanh nhiệt kết hợp với các thuốc bổ huyết, hoạt huyết, hành khí bổ can thận.
1. Các bài thuốc trừ phong thấp nhiệt:
Thuốc trừ phong thấp nhiệt để chữa chứng thấp khớp cấp, viêm đa khớp tiến triển có sưng, nóng, đỏ, đau.
Bài 1 :BÀI THUỐC CHỮA THẤP KHỚP
Ngũ gia bì 80g
Rễ Mía đỏ 40g
Rễ cây rung rúc 80g
Rễ Mò trắng 40g
Rễ cây bươm bướm 80g
Cỏ xước 40g
Hà thủ ô đỏ 20g
Rễ cây roi ngựa 24g
Ô dược 40g
Tiên hồ Nam 20g
Rễ cây Kim anh 80g
Tang ký sinh 24g
Cách dùng:tán thành bột, cứ 20g thuốc ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm từ 15 ngày - 30 ngày, uống ngày 4 lần, mỗi lần hai thìa cà phê.
Ứng dụng lâm sàng:chữa thấp tim, viêm đa khớp dạng thấp.
Phân tích bài thuốc:Ngũ gia bì, rễ cây Rung rúc, rễ cây Bươm bướm, rễ cây Kim anh, Tang ký sinh, đỏ Xước: rễ cây Roi Ngựa: khu phong trừ thấp. Hà thủ ô đỏ, Mía đỏ, Mò trắng: bổ huyết hoạt huyết. Ô dược: hành khí; cây Chì thiền: giải độc lợi niệu trữ thấp.
Bài 2:BÀI THUỐC CHỮA THẤP KHỚP CẤP
Quế chi 8g
Bạch truật 12g
Bịch thược
12g
Tri mẫu
12g
Trích Cam thảo
8g
Phòng phong
12g
Ma hoàng
8g
Phụ tử chế
8g
Gừng tươi
2g
Cách dùng:sắc, chia làm hai lần uống trong ngày.
Tác dụng: trừ phong thấp, thanh nhiệt, chữa đau khớp.
Ứng dụng lâm sàng:chữa các khớp sưng, nóng, đau, đỏ, toàn thân sốt (có thể giảm phụ tử chế).
Phân tích bài thuốc:Quế chi ôn thông huyết mạch; Ma hoàng, Phụ tử, Phòng phong, Bạch truật: khu phong, tán hàn, trừ thấp; Tri mẫu: thanh nhiệt. Trong bài Quế chi, phụ tử ôn thông dương khí, Bạch thược, Tri mẫu bảo hộ tâm dịch như vậy là vừa dùng thuốc hàn vừa dùng thuốc nhiệt, vừa dùng dương được, vừa dùng âm được, có Cam thảo điều hòa vị thuốc .
CÁC BÀI THUỐC KHÁC
Nhị diệu tán: Hoàng bá, Thương truật (thành phần bằng nhau) chữa sưng, đau: nóng đỏ các khớp chi dưới. Tán bột uống mỗi ngày hai, ba lần: mỗi lần uống từ 8 - 12g.
Đại tần giao thang:Tần giao 120g, Thạch cao, Cam tháo, Xuyên khung. Đương quy, Độc hoàng, Bạch thược (mỗi vị 80g); Khương hoạt, Phòng phong, Hoàng cầm, Bách truật, Sinh địa, Thục địa, Bạch linh (mỗi vị 40g); Tế tân 20g. Tán nhỏ thành bột, mỗi ngày dùng 40g sắc uống. Chữa: sốt đau dây thần kinh, cử động chân tay khó, đau các khớp có sưng, nóng, đỏ, đau.
2 - Các bài thuốc trừ phong thấp hàn
Thuốc chữa phong thấp hàn dùng để chữa các bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái khớp đau dây thần kinh ngoại biên.
Ngoài các vị thuốc chữa phong thấp là thành phần chủ yếu, vì là bệnh mãn tính nên các bài thuốc còn phối hợp với các thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ can thận v.v .. .
Bài 1:QUYÊN TÝ THANG
Khuông hoạt 8g
Phòng phong 8g
Xích thược 12g
Khuông hoàng 12g
Đương quy 12g
Trích Cam thảo 4g
Gừng 4 lát
Đại táo 3 quả
Hoàng kỳ 20g
Cách dùng:sắc uống, ngày một thang.
Tác dụng:bổ khí huyết, trừ phong thấp.
Ứng dụng lâm sàng:chữa đau khớp, đau dây thần kinh, viêm quanh khớp vai (dùng cho các chứng đau từ lưng ra hai tay).
Phân tích bài thuốc:Khuông hoạt, Phòng phong: khu phong trừ thấp; Xích thược, Khuông hoàng, Đương quy: bổ huyết, hoạt huyết; Hoàng kỳ, Cam thảo, Đại táo: bổ khí; Gừng: tán phong hàn.
Bài 2:ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG
Độc hoạt 8g
Phòng phong 8g
Tang ký sinh 20g
Tần giao 12g
Tế tân 4g
Đỗ trọng 12g
Đương quy 12g
Đảng sâm 8g
Cam thảo 6g
Phục linh 12g
Quế tâm 4g
Bạch thược 12g
Xuyên khung 8g
Ngưu tất 8g
Sinh địa 8g
Cách dùng:sắc, uống làm ba lần trong ngày.
Tác dụng: trừ phong thấp; chữa đau khớp; thần kinh; bổ can thận, bổ khí huyết.
Ứng dụng lâm sàng:chữa đau các khớp và đau dây thần kinh có kèm theo can thận hư và khí huyết hư (chủ yếu các chứng đau từ lưng trở xuống chi dưới).
Phân tích bài thuốc:các thuốc gồm các vị thuốc tại phong thấp chỉ thống như Quế chi, Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Tần giao, Tế tân và các vị thuốc bổ khí huyết: Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo, Bạch thược, Sinh địa, Xuyên khung, Đương quy; các vị thuốc bổ thận: Đỗ trọng, Ngưu tất.
BÀI THUỐC PHỤ:
Tam tý thang:tức là bài Đại hoạt ký sinh thang bỏ Tang ký sinh, thêm Hoang kỳ, Tục đoán có tác dụng như bài trên, nhưng tác dụng bổ mạnh hơn.
II. Các bài thuốc bình can tức phong
Các bài thuốc bình can tức phong để chữa các chứng bệnh gây ra do can phong nội độc như sốt cao co giật, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, động kinh.
Các bài thuốc này có tác dụng trấn kinh, tiềm dương.
Bài 1:TÚC PHONG HOÀN
Sinh đạo 1,5kg
Thiên ma 750g
Mạch môn 1,5kg
Câu đằng 450g
Thổ bồi mẫu 450g
Cam thao 300g
Quy bản 150g
Trúc lịch 150g
Gừng tươi 100g
Thạch cao 400g
Cách dùng:tán nhỏ thành bột, trộn với nước gừng, nước Trúc lịch, cho 8 lít nước đun cô đặc làm hoàn hồ, hoàn nước. Trẻ em mỗi ngày dùng 3g, trong 3 ngày: nghỉ 3 ngày lại tiếp tục uống nếu cần thiết.
Tác dụng:thanh nhiệt, bình can túc phong.
Ứng dụng lâm sàng:chữa sốt cao co giật trẻ em, di chứng viêm não.
Phân tích bài thuốc:Thổ hồi mẫu, Trúc lịch: thanh nhiệt trừ đàm, khai khiêu Câu đằng, Thiên ma: tác phong trấn kinh; Thạch cao: thanh nhiệt; Mạch môn, Sinh địa, Quy bản Thạch hộc: dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch.
Bài 2:TRẤN AN TỨC PHONG.
Ngưu tất 15g
Huyền sâm 12g
Đại giả thạch 40g
Thiên môn 10g
Long cốt 40g
Xuyên luyện tử 8g
Mẫu lệ 24g
Mạch nha 12g
Quy bản 16g Nhân trần 8g
Bạch thược 16g
Cam thảo 4g
Cách dùng:sắc uống
Tác dụng:trấn kinh tức phong.
Ứng dụng lâm sàng:chữa xuất huyết não, co giật.
Phân tích bài thuốc:Long cốt, Mẫu lệ, Đại giả thạch, Quy bản: trấn kinh tiềm dương; Bạch thược, Huyền sâm, Thiên môn: tư âm sinh tân dịch; Xuyên luyện tử, Nhân trần: sơ can giáng hỏa; Mạch nha: tiêu tích; Ngưu tất dẫn huyết xuống dưới; Cam thảo điều hòa vị thuốc
Bài 3:LINH DƯƠNG CÂU ĐẰNG THANG.
Linh dương giác 4g
Sinh địa 16g
Câu đằng 12g
Cúc hoa 12g
Lá dâu 12g
Bạch thược 12g
Bối mẫu 10g
Phục thần 12g
Cam thảo 4g
Trúc nhự 12g
Cách dùng:sắc Linh dương giác trước, ngày uống một thang.
Tác dụng:bình can tức phong, chữa sốt cao co giật.
Ứng dụng lâm sàng:chữa sốt cao co giật. Chữa cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt thêm ngưu tất, Bạch tất lệ.
Phân tích bài thuốc:Linh dương giác, Câu đằng: thanh can, tức phong trấn kinh là phong; Tang điệp, Cúc hoa: giúp cho vị thuốc quân thanh nhiệt tức phong là thần; Bạch thược, Sinh địa Cam thảo dưỡng âm sinh tân, Nhu can, Thư càn, Bối mâu, Trúc như thanh nhiệt hóa đàm, Phục thần an thần là tá; Cam thảo điêu hoa là sứ.
BÀI PHỤ:Thiên ma câu đằng ẩm
Thiên ma 12g, Câu đằng 20g, Dạ giao đằng 20g, Thạch quyết minh 32g, Sơn tri 12g, Hoàng cầm 12g, Ngưu tất 16g, Đỗ trọng 12g, ích mẫu 16g, Tang ký sinh 32g, Phục linh 20g.
Tác dụng.bình can tức phong, tư âm thanh nhiệt. Chữa chứng cao huyết áp, nhức đâu, chóng mặt, hoa mắt; liệt nửa người do nhũn não, chảy máu não.
-------------------------------------
BÀI THUỐC CHỮA THẤP XƯơNG KHỚP
Thổ phục linh 30g, rễ cây Xấu hổ 10g, Huyền sâm 20g, Cốt khí 10g, Bổ cốt toái 10g, Cẩu tích 30g, Cam thảo 10g, rễ Cỏ xước 20g, Đỗ trọng nam (bắc) 20g, Dây đau xương 5g.
Cách dùng:Tất cả sao vàng, hạ thổ, đổ 4 bát nước sắc còn 1 bát, nước hai đổ 3 bát sắc còn 1 bát, nước ba đổ hai bát sắc còn 1 bát, rót ra hòa đều đổ vào phích. Chia 3 lần uống trong ngày lúc âm ấm trước hoặc sau bữa cơm 30 phút. Ở thể bệnh cấp tính sắc uống liền từ 10 – 15 thang là một liệu trình. Ở thể mãn tính có thể uống từ 1 – 3 tháng.
Kiêng kỵ: Các đồ tanh, lạnh, cấm lội bùn trong thời gian uống thuốc BÀI THUỐC
CHỮA TRẬT ĐẢ CHUYÊN TRỊ NHỮNG NGƯỜI BỊ NGÃ HOẶC BỊ ĐÁNH ĐÒN ĐAU THÂM TÍM TRONG
NGƯỜI.
Tro củi 30g, Ô long (bọ hóng bếp) 40g, Vôi bột 12g,
giấm thanh 700ml, Đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe) 200ml
Cách dùng:Tất cả cho vào nồi nấu, lọc lấy nước trong, rót ra để nguội đóng
chai. Mỗi lần uống 20ml chia đều thời gian uống 4 lần trong ngày, hoặc dùng
nước đó để xoa bóp đều được.
Kiêng kỵ:Thịt gà, chuối tiêu, thịt chó.
Tuỳ theo bệnh nặng, nhẹ mà uống và xoa bóp đến khi khỏi thì thôi.
-----------------000000000000000000000-----------------
LÁ CHÈ XANH CHỮA BỆNHLÁ CHÈ XANH + TỎI ( HOẶC TINH DẦU TỎI) :
Phòng trị Cảm cúm, cao huyết áp, viêm nhiễm nói chung và ung thư.
LÁ CHÈ XANH + MUỐI :
3 gram lá chè tươi + 1gram muối cho vào nước sôi hãm sau 5 phút rồi uống, ngày uống 4-6 lần. Làm sáng mắt, tiêu viêm, hạ đờm, hạ hỏa, - chữa cảm mạo, ho, mắt đỏ đau răng.
LÁ CHÈ XANH + ĐƯỜNG :
3 gr lá chè xanh + 10 gr đường đỏ. Cho vào nước sôi hãm trong 5 phút rồi uống ngày 1 cốc. Chữa chứng khó đại tiện , đau bụng dưới, đau bụng khi có kinh.
LÁ CHÈ XANH + GỪNG :
3 gr lá chè tươi + 10 lát gừng tươi. Nấu rối uống sau khi ăn. Ra mồ hôi, giải độc,ấm phổi, chống ho. Chữa cảm cúm , thương hàn đều tốt.
LÁ CHÈ XANH + MẬT ONG :
3 gr lá chè tươi + 3 ml mật ong. Cho lá chè vào hãm trong nước sôi, để nguội mới cho mật Ong vào. Nửa giờ uống một lần. Tác dụng dưỡng huyết, chống khát, trị chứng khô họng, miệng khát, ho khan không đàm, bí tiểu.
LÁ CHÈ XANH + DẤM :
3 gr là chè + 2ml dấm lâu năm. Cho chè vào hãm nước sôi, để nguội, rồi cho dấm vào. Uống ngày 3 lần, Lợi cho dạ dày, khỏi kiết lỵ, hóa ứ, giảm đau.
LÁ CHÈ XANH + SỮA BÒ :
2 gr lá chè + 1/2 cốc sữa bò + 10 gr đường trắng. Đường, sữa với 1/2 cốc nước đun sôi thì cho chè vào. Uống sau bữa ăn. Sáng mắt, sảng khoái tinh thần, chống chứng trướng bụng.
LÁ CHÈ XANH NẤU CHÁO:
6gr lá chè xanh + 100 gr gạo. Cho trà vào hãm trong nước sôi rồi cho gạo đã vo vào nấu cháo. Người bị trướng bụng, bí tiểu, tiêu hóa bất ổn dùng đều tốt!
Một tách trà chứa khoảng 14-18 mg theanine, một loại a-xit amin có trong lá trà khô rất tốt cho sức khỏe. Uống 2-3 tách trà/ngày giúp duy trì sự tỉnh táo. Trà cũng chứa ít chất caffeine hơn so với cà phê.
Các loại trà như trà xanh, đen và trà ô long là nguồn phong phú chất chống ô-xy hóa flavonoid, chất có tác dụng chống bệnh tim cũng như ung thư. Một tách trà đen hoặc trà xanh trung bình cung cấp 140-300 mg chất chống ô-xy hóa flavonoid. Trà còn giúp củng cố xương. Một cuộc nghiên cứu của Mỹ cho thấy ở phụ nữ lớn tuổi uống trà, độ đậm đặc chất xương cao hơn những người không uống trà. Nhưng đừng có quá lạm dụng trà.
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NHỮNG BÀI THUỐC HAY TRỊ SẠN THẬN1.
Lá ngò gai, lấy chừng 01 nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần : sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn.
Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày, thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất.
( Bài này đã có áp dụng cho nhiều người dùng rồi, đều cho kết quả tốt )
2.
Trái chuối hộtgiú chín, đãi ra lấy hột, chừng 1 chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết sạn.
3.
Lá thúi địt, loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.
4.
Lá bông bụp lồng đèntheo hàng rào, hái 01 nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.
5.
Lá trầu bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1 chén, uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết. Còn xác thì nấu thế nước trà uống thường xuyên cho nó tiêu, không tái phát.
6.
Trái khớm, khoét lỗ lấy cùi ra, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết.
CÔNG THỨC 7 : TRỊ SẠN THẬN
Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp, lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.
8 . ( ĐỘC VỊ ) TRỊ SẠN THẬN
Trái chuối hột non (chuối chát), đâm vắt lấy nước chừng 1 ly, để chút muối uống liên tục, sẽ đái ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.
9. TRỊ SẠN THẬN, ĐAU NHỨC, TIỂU KHÓ KHĂN
Rau om, độ một nắm, đâm nhuyễn, đỗ nước, vắt lấy nước cốt chừng hai phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, đỗ nước cốt rau om vô lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai, ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây, làm như vậy sẽ kết quả.
10. TRỊ ĐAU NHỨC 2 BÊN TRÁI THẬN, ĐI ĐỨNG KHÓ
Đập 02 hột vịt, lấy lồng trắng hòa với chút rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm.
11. TRỊ ĐAU THẬN LÀM NGẤT XỈU
( Chỉ uống một lần thôi )
Bột ngọt01 muỗng cà phê, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền.
12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ ĐAU THẬN SƯNG CÙNG MÌNH
Nhétcục phèn chua vào ruột trái khơm, nướng chín, vắt nước, cho uống vài lần sẽ xẹp hết.
13. TRỊ THẬN NHỨC, THẬN ĐAU
Một trái khớm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết. Bài này rất công hiệu.
14. ( ĐỘC VỊ )
Lá dâu tằm ăn, hái lá non, giã ra, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống sẽ hết.
15. ( ĐỘC VỊ )
Hột chuối hột chín, đãi ra, đem rang cho vàng, lấy 01 nắm, sắc 03 chén còn 8 phân, uống sẽ hết.
16.
Vỏ sầu riêng, xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.
17.
Dây hàn the, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu 01 nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.
18.
Đọt gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống 1 tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm trăm phần trăm.
19.
Cây bông nở ngày( bông tròn màu tím ), chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.
20. THUỐC BỔ THẬN
Hột mậnphơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.
PHƯƠNG THUỐC 2 VỊ CHỮA BỆNH UNG THƯ ( đơn giản, hiệu quả, dể kiếm )
Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.
Hai vị thuốc trên có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc Bắc - Nam nào . Tất cả đều là dạng khô . Lưu ý nhớ rửa cho thật sạch kẻo rất nhiều đất .
Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp…Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…
Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…
Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.
Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…
Một số bài thuốc Nam đơn giản
Chữa ung thư gan:Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa ung thư dạ dày:Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm họng:Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa phù thũng:Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa viêm gan vàng da:Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa viêm gan vàng da:Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa sỏi mật:Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…
Chữa lỵ trực trùng:Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa lỵ, viêm phần phụ:Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).
Chữa nhọt lở:Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa rôm sảy:Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.
Chữa vết thương sưng đau:Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa mụn nhọt:Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa rắn cắn:Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH PHỔI
1- ĐAU MÀN PHỔI : Khi màn phổi đau thì thấy tức lói trước ngực, lại vừa ho vừa thở.
Bài thuốc : Ô mai 1 trái
Gừng sống 3 lát
Trứng gà 1 cái.
Cách dùng : Nấu cháo gạo tẻ lỏng pha 1 chén sữa bò tươi mà uống vài lần là kiến hiệu.
*******************************************************************************************************
10 bài thuốc trị tăng mỡ máu
Y học cổ truyền xếp bệnh mỡ máu tăng tương đồng với chứng “đàm trệ” của các y gia đời trước. Người mắc chứng đàm trệ thường có một số biểu hiện như: người béo trệ, có cảm giác nặng nề, hay nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn kém ngon miệng, hay cáu giận…
Tương đồng với y học hiện đại, những dấu hiệu trên cũng là những dấu hiệu thường gặp của bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, hội chứng rối loạn tiền đình...
Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu một số bài thuốc, vị thuốc thật đơn giản, dễ sử dụng nhưng có hiệu quả điều trị tốt trong các trường hợp mỡ máu tăng cao.
Bài 1: Ngưu tất thái lát mỏng 12g, hằng ngày có thể sắc hoặc hãm bằng phích nước nóng, uống thay nước trong ngày.
Tác dụng của ngưu tất làm giảm cholesterol và triglycerit đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và kết luận, đã được áp dụng vào điều trị ở Việt Nam trong vài chục năm nay.Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng dưới dạng chè thuốc nên rất hay. Bạn có thể dùng bài thuốc này trong một thời gian dài.
Bài 2: Vỏ đậu xanh và lá sen tươi, mỗi vị lượng bằng nhau khoảng 10-20g. Cả hai vị thuốc này hợp thang sắc uống hằng ngày thay nước chè. Bạn cũng có thể hãm thuốc bằng phích nước sôi. Có thể chỉ cần dùng một mình vỏ đậu xanh cũng được.
Bài 3: Tỏi tươi sau khi bóc sạch vỏ lụa, bạn có thể nuốt vào trong hoặc sau các bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 tép tỏi là vừa, không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày vì tỏi có vị cay nóng. Liều lượng hằng ngày chỉ nên ăn dưới 5g tỏi.
Ngày nay, tỏi đã được bào chế thành viên thuốc nên cũng dễ sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết quá cầu kỳ, việc sử dụng tép tỏi tươi trong các bữa ăn hằng ngày cũng thuận tiện và hơn nữa lại rất rẻ!
Bài 4: Canh nấm hương, mộc nhĩ: thỉnh thoảng, bạn có thể kết hợp với y thực trị để làm giảm mỡ máu của mình bằng một phương pháp đơn giản: bát canh thịt nấu với nấm hương và mộc nhĩ, cả hai vị lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa. Các bà, các chị không khó khăn gì khi giúp các bạn có bát canh như ý!
Bài 5: Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà cũng có tác dụng làm giảm được mỡ máu. Mới nghe tưởng chừng vô lý làm sao khi ai cũng biết trứng gà là một thực phẩm giàu cholesterol, trong khi nhiều thầy thuốc đều có thể khuyến cáo bạn không nên ăn trứng. Nhưng đó lại chỉ là những quan niệm đã lỗi thời, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng trứng gà như một thứ thuốc để chữa bệnh vữa xơ động mạch trong vài ba năm gần đây. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng có tác dụng làm cholesterol không tăng lên trong máu. Cholesterol có lợi (HDL-C) lại có nhiều trong lòng đỏ trứng.
Bài 6: Bạn hãy uống mỗi ngày 1-2 cốc sữa đậu lành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ... chất I flavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng làm hạ cholesterol máu, kể cả làm giảm được LDL-C, một cholesterol “xấu” có hại.
Bài 7: Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen, cả hai thứ đều 10g thêm 5g đường kính. Bạn hãy nấu mộc nhĩ với đường trong 60 phút, ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục 15 ngày là một đợt điều trị. Mỡ máu sẽ hạ là điều chắc chắn.
Bài 8: Mộc nhĩ đen 30g, rau cần tươi 100g, gạo tẻ 30g, đem nấu cháo ăn ngày 1 lần.
Bài 9: Vừng đen 60g, rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày hoặc để ăn đổi bữa với các bài thuốc, món ăn khác.
Bài 10: Thỉnh thoảng nên ăn thịt ngan, ngỗng hoặc thịt vịt. Món thịt ngan luộc chấm với vừng rang không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn có tác dụng chữa bệnh tim mạch. Trong mỡ máu của các loại gia cầm này có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự dầu ôliu. Mặt khác, HDL- cholesterol có lợi trong thịt vịt, ngan, ngỗng đã được các nhà khoa học chứng minh là có hàm lượng rất cao. Những lý do trên đã khẳng định tác dụng tốt của thịt vịt, ngan, ngỗng trong điều trị bệnh vữa xơ động mạch.
Rất mong các bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hằâng ngày để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Các doanh nhân, người làm công tác quản lý, cán bộ nghiên cứu... cũng nên áp dụng ngay khi mỡ máu của mình chưa cao! Đó cũng là một nguyên tắc “Phòng còn hơn chống” trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe.
************************** **************************************************************
Chữa nhiệt miệng mùa nắng nóng
Đặc điểm của nhiệt miệng
Biểu hiện bệnh bắt đầu thường là bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng.
Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng… Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi...
Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.
Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein... làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.
Nguyên nhân
- Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.
- Thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).
Điều trị
Thuốc uống:-Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
- Uống nước khế chua:Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Thuốc bôi:
Cỏ mực:rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
Lá bù ngót:rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.
Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp.Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.
Thuốc đắp ở chân:ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt. Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.
Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.
Theo Lương y Hoàng Duy Tân
Sức khỏe & Đời sống
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài thuốc chữa ho bằng hoa
Theo y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng khái thấu và và có nhiều biện pháp khác
nhau để giải quyết chứng bệnh này. Trong đó có một cách thức rất độc đáo là
Chỉ khái hoa liệu pháp nghĩa
là sử dụng các loại hoa để làm thuốc giảm
ho. Sau đây là một số bài thuốc giúp mọi người hiểu biết thêm về vấn đề
này:
Hoa bách hợp
Bài 1: Hoa bách hợp 30g, mật ong50g. Hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách
thủy, chia ăn 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình. Tác dụng: thanh nhiệt
nhuận phế, hoá đàm chỉ khái, dùng để chữa chứng ho có khạc nhiều
đờm.
Bài 2: Tuyền phúc hoa 5g, hạnh
nhân 10g, khoản đông
hoa 10g, đường đỏ 30g. Các vị thuốc đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chế thêm đường
đỏ, chia uống nhiều lần thay tràtrong ngày. Tác dụng: sơ phong tán hàn, tuyên
thông phế khí, chỉ khái, được dùng để chữa ho do cảm mạo phong hàn (ho do
lạnh), tiếng ho nặng, khạc đờm trắng loãng, sợ lạnh...
Bài 3: Dã cúc hoa 30g, bạch mao căn 30g,
đường trắng 30g. Đem dã cúc hoa và bạch mao căn hãm với nước sôi trong bình
kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha với đường trắng uống thay trà trong
ngày. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, chỉ khái, dùng để
chữa ho do phong nhiệt.
Bài 4: Hoa mướp 12g rửa sạch, hãm với nước
sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống
thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc,
nhuận phế chỉ khái, chữa ho do cảm mạo phong nhiệt, có sốt, khó thở, tức ngực,
khạc đờm vàng...
Bài 5: Hoa quế khô 3g, vỏ quýt 10g. Hai thứ
thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống thay
tràtrong ngày. Tác dụng: táo thấp hóa đàm, lý
khí tán ứ, chỉ khái, dùng để chữa ho do đàm thấp, ho và khạc đờm nhiều, đờm sắc
trắng hoặc trắng xám.
Bài 6: Hoa đỗ quyên 150g sấy khô tán bột, mỗi
ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g với nước đun sôi để nguội. Công dụng: trấn khái,
chỉ khái, dùng để chữa các loại chứng ho
Bài 7: Hoa phượng tiên 30g, trứng gà3 quả. Đem hai thứ luộc chín, lấy trứng
ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào nồi đun tiếp chừng 20 phút, khi được, ăn trứngvà uống nước luộc. Công dụng: tư âm
nhuận táo, khứ phong chỉ khái, dùng để chữa ho và khái huyết.
Bài 8: Hoa mai khô 5g đem hãm với nước sôi,
uống thay tràtrong ngày, mỗi ngày dùng 2 lần. Công dụng:
thanh nhiệt tán uất, thuận khí chỉ khái, dùng để chữa ho do đàm
nhiệt.
Bài 9: Hoa mai khô 10g, khoản đông hoa 10g,
gạo tẻ 60g, mật onglượng vừa đủ. Đem gạo nấu thành cháo rồi
cho hoa mai và khoản đông hoa đã tán thành bột vào đun thêm 5 phút nữa, tiếp đó
hoà thêm mật ong, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng:
thanh nhiệt nhuận phế, giáng khí hoá đàm, chỉ khái, dùng để chữa ho do phong
nhiệt và đàm nhiệt.
Bài 10: Hoa sơn trà 30g sấy khô, tán bột hòa
đều với 250g mật ong, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày
uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa với nước ấm. Công dụng: nhuận phế hạ khí, trấn khái
hóa đàm, dùng để chữa ho và khái huyết.
Bài 11: Hoa phù dung 50g, gan lợn và gia vị
lượng vừa đủ. Đem hoa phù dung luộc cùng gan lợn, khi chín lấy gan lợn ra thái
miếng, bỏ bã hoa, chế đủ gia vị, ăn gan lợn và uống nước luộc. Công dụng: bổ
can dưỡng huyết, thanh phế chỉ khái, dùng để chữa chứng ho ở những người suy
nhược cơ thể. Cũng có thể dùng hoa phù dung hãm uống thay tràcùng với đường phèn.
Bài 12: Hoa cúc bách nhật (thiên nhật hồng
hoa) 100 - 150g, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6g với nước đun
sôi để nguội. Công dụng: chỉ khái định suyễn, dùng để chữa ho có kèm theo khó
thở do co thắt phế quản.
Bài 13: Khoản đông hoa 15g, cúc bách nhật
15g, mật ong 250g. Hai thứ hoa đem sấy khô tán bột rồi hòa với mật ong, đựng
trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa với nước ấm. Công
dụng: nhuận phế hạ khí, chỉ khái định suyễn, dùng để chữa ho có kém theo khó
thở.
Hoa kim ngân
Bài 14: Hoa kim tước 500g, mật ong 500g. Hoa
kim tước rửa sạch, đem sắc 3 lần, mỗi lần trong 30 phút rồi trộn cả 3 nước sắc
lại, đổ mật ong vào cô lại bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, để nguội rồi đựng
trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa với nước ấm. Công
dụng: tư âm nhuận phế, chỉ khái, dùng để chữa ho do phế hư.
Bài 5: Kim ngân hoa 30g sắc với 500ml nước
trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50g mật ong, chia uống nhiều lần
trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, chữa ho do phế
táo.
Bài 16: Hoa đu đủ đực 200g đem hấp với đường
phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể kết hợp hấp thêm
với lá hẹ 10g, hạt chanh 10g. Để chữa ho gà dùng hoa đu đủ đực 20g, trần bì
20g, tang bạch bì tẩm mật 20g, bách bộ 12g, phèn phi 10g, tất cả sấy khô tán
bột thật mịn. Trẻ em 1 - 5 tuổi mỗi lần uống 1 - 4g, 6 - 10 tuổi mỗi lần uống 4
- 8g, mỗi ngày 3 lần.
Bài 17: Chi tử hoa (hoa dành dành) 30g, trứng
gà 3 quả. Hai thứ đem luộc, khi chín lấy trứng gà ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào
đun tiếp trong 30 phút, ăn trứng và uống nước luộc. Có tác dụng tư âm thanh
phế, chỉ khái, chữa ho do phế nhiệt.
ThS. Hoàng Khánh Toàn
@@@@@@@@@@@@@@@ @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Bài thuốc trị phong tê thấp
-+
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nắng thất thường, độ ẩm cao, mùa hè thì nắng nóng còn mùa đông lạnh buốt nên dễ làm cho chính khí của con người suy yếu, các yếu tố gây bệnh như phong hàn thử thấp thừa cơ xâm nhập gây bệnh.
Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sưng đau các khớp, đau nhiều về đêm và gần sáng, đau có tính chất đối xứng hai bên. Khớp sưng đau bị co cứng khó cử động. Toàn thân có thể sốt. Người bệnh da xanh, cảm giác tê bì cục bộ. Có những trường hợp bị đau vùng ngực kèm theo khó thở, người mệt mỏi, ăn ngủ kém. Phép điều trị là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm hoạt huyết, an thần giảm đau. Sau đây là một số bài thuốc chữa trị.
Sưng đau nhiều khớp di chuyển
Sưng đau ở một hoặc nhiều khớp, đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi thời tiết thay đổi thì đau tăng lên, sợ lạnh, sợ gió; rêu lưỡi trắng, mạch phù, dùng bài thuốc: bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 12g, ngưu tất 16g, tất bát 10g, độc lực 16g, hy thiêm 12g, hà thủ ô 16g, đương quy 16g, bạch thược 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, dưỡng huyết, chống viêm, thông kinh hoạt lạc.
Các khớp đau âm ỉ, chủ yếu là khớp gối
Ổ khớp sưng to, có biểu hiện tràn dịch, hạn chế vận động, thường gặp ở người cao tuổi. Đau kéo dài, cơ thể suy nhược, cả khí và huyết đều suy. Phép trị: trừ phong bổ huyết, hóa thấp giảm đau.
Bài 1: xuyên khung 10g, đương quy 12g, thục địa (sao khô) 12g, bạch thược 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, ngưu tất 16g, bưởi bung 16g, trinh nữ 16g, cây và lá cối xay 18g, hà thủ ô chế 12g, trần bì 10g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: trừ phong thấp, ôn kinh hoạt lạc, bổ khí bổ huyết.
Bài 2: phòng phong 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 18g, hy thiêm 18g, cỏ xước 16g, hà thủ ô 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, kê huyết đằng 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 15 – 18 ngày.
Đau ở một khớp lớn (như khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay)…
Khớp đau và sưng to, cân cơ co cứng, sưng nóng, co duỗi rất khó khăn. Các triệu chứng rất rầm rộ. Phép trị là đuổi phong, trừ thấp, chống viêm, tiêu độc tà.
Bài 1: rễ trinh nữ 20g, rễ cỏ xước 20g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, cà gai leo 20g, bưởi bung 20g, cây và lá cối xay 20g, kê huyết đằng 16g, ngũ gia bì 16g, hương nhu trắng 16g, lá tre 12g, thổ phục linh 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: đuổi phong, trừ thấp, trừ tà.
Bài 2: sâm bố chính 16g, hà thủ ô chế 16g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, củ đợi 12g, huyết đằng 16g, độc lực 16g, ngũ gia bì 16g, phòng sâm 16g, xa tiền 12g, hương nhu 16g, tất bát 10g, cát căn 16g, trần bì 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 7 – 8 ngày là một liệu trình.
Lương y Trịnh Văn Sỹ
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài thuốc y học dân tộc chữa bệnh viêm khớp
Viêm khớp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trên thế giới. Do quá trình sống, sự bào mòn của tuổi tác, do chấn thương trong quá trình làm việc, hay do lao động nặng nhọc, tích lũy các hóa chất độc hai trong môi trường. Làm cho tổ chức khớp theo thời gian bị thoái hóa, khô chất hoạt dịch, xơ hóa, biến dạng. Theo chiều hướng của sự biến đổi này, khớp sẽ mất tính linh hoạt, và sự đàn hồi cần thiết. Hệ quả của quá trình này là sự đau nhức, cảm giác khó chịu, cứng khớp, vận động khó khăn.
Hiện tượng bào mòn và xé rách không chỉ tác động đến một đối tượng nhất định mà nó phổ biến từ mọi tầng lớp, đến mọi tuổi tác. Nếu bạn mắc bệnh viêm khớp, bạn không phải là người duy nhất mắc bệnh. Mặc dù chưa được chữa khỏi nhưng những biện pháp điều trị đặc hiệu và các chiến lược trị liệu khác sẽ sẵn sàng giúp bạn. Có rất nhiềuphương pháp điều trị bệnh khớp khác nhau, bạn có thể chọn một hay phối hợp nhiều phương pháp để khống chế tốt hơn bệnh tật của mình. Biết cách bảo vệ khớp, các bài tập thể dục đơn giản giúp giảm đau, chế độ thiết thực ăn uống hữu ích, điều trị theo phương pháp y học hiện đại bằng thuốc hay ngoại khoa, hay theo y học dân gian với các bài thuốc cổ truyền. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho mình những quan trọng nhất vẫn là duy trì một thái độ tích cực. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian mà bạn có thể áp dụng sau:
Gừng tươi, rượu mùi: Chúng ta cần 200g gừng tươi, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Chế biến như sau:gừng thái nhỏ, đập giập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ, rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ, uống một chút cho ra mồ hôi.
Rượu trắng, lá đào:Bạn cần có một lượng lá đào tươi vừa đủ, thêm 150 ml rượu trắng. Có thể chế biến như sau: hâm nóng rượu, lá đào dùng tay bóp náp, tẩm rượu rửa chỗ đau. Trước khi đi ngủ rửa một lần. Bài thuốc này thích hợp cho người bị đau mỏi các khớp.
Rượu vỏ gừng:Nguyên liệu cần có gừng tươi vừa đủ, rượu trắng 100ml. Gừng rửa sạch, cạo lấy khoảng một thìa con vỏ, sấy khô. Cho vỏ gừng vào rượu trắng khuấy đều uống.
Đu đủ ngâm rượu: Nguyên liệu cho bài thuốc này: đu đủ 1 quả, rượu 0,5 lít. Cách chế biến: đu đủ ngâm rượu 2 tuần lễ. Uống 1 ly nhỏ hâm nóng trước khi đi ngủ hằng ngày. Công hiệu trong viêm khớpdạng thấp.
Dâu tươi ngâm rượu trắng:Nguyên liệu cần có: quả dâu tươi 100g, Rượu trắng 0,5 lít. Cách chế biến như sau: Dâu rửa sạch, giã nát, đựng trong túi vải ngâm rượu, đậy nút kín trong 3 ngày. Uống một lần 1 ly nhỏ. Có tác dụng trong viêm khớp dạng thấp.
Nước giấm, hành:Cần chuẩn bị: 2 bát giấm, 1 bát hành thái nhỏ. Chế biến như sau: Giấm cho vào nấu đến khi còn 1 bát, cho dọc hành vào đun sôi khoảng 1, 2 phút, lọc hành rồi dùng vải xô bọc lại. Lúc còn nóng bôi vào chỗ đau, ngày 1-2 lần. Dùng điều trị viêm phong thấp, tê mỏi.
Câu kỷ tử, đỗ trọng: Nguyên liệu: câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì 30g, rượu gạo 1,5l. cách chế biến: câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì cho vào bình ngâm cùng với rượu sau một tuần, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 25ml. Có tác dụng chữa đau mỏi các khớp, đi lại không ổn định.
DÙNG NGÃI CỨU CHỮA NHỨC ĐẦU
chứng nhức đầu được hướng dẫn cách chữa rất đơn giản nhưng chi tiết:
– Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay.
– Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
– Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
– Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
– Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
– Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
– Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
– Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
– Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
– Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
– Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.– Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
Tỏi, gia vị phổ biến trị cao huyết áp.
Giờ đây, tỏi kết hợp với các loại thực phẩm khác cũng có tác dụng hiệu quả đến sức khỏe của con người, trong đó có chứng bệnh cao huyết áp kinh niên.
xin gửi đến bạn thêm một phương pháp trị cao huyết áp bằng tỏi, tuy nhiên, bài thuốc này có sự “góp mặt” của một vị thuốc khác đó là đậu trắng. Đã có rất nhiều người duy trì được sự ổn định của huyết áp trong nhiều năm liền nhờ áp dụng nghiêm túc theo hướng dẫn này.
Bài thuốc này có từ rất lâu đời và được tìm thấy trong cuốn sách “Thọ Khang Trang Thặng Thư”. Nhưng để phát huy được hiệu quả toàn diện, bạn cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên.
Nguyên liệu:
– 100gr tỏi.
– 100gr đậu trắng, đậu trắng hay còn gọi là đậu mắc cua, loại thường dùng để nấu chè giải nhiệt ngày hè.
– 2 lít nước sạch.
Thực hiện
Các thực hiện rất đơn giản, tỏi sau khi mua về, bóc vỏ, rửa sạch, thái thành những miếng mỏng.
Đậu trắng rửa sạch, không cần phải ngâm nước trước khi nấu. Sau đó, cho tất cả vào nồi có chuẩn bị sẵn 2 lít nước.
Đậy kín nắp, nấu sôi, canh sao cho lượng nước bên trong còn khoảng 250ml. Lọc lấy nước, chia đều uống nhiều lần trong ngày, ăn đậu và bỏ tỏi.
Liệu trình trong bao lâu
Thực hiện mỗi tháng 1 lần, đều đặn trong hàng tháng sẽ cho kết quả giảm chỉ số huyết áp rất hiệu quả.
Thực hiện mỗi tháng 1 lần giúp điều trị cao huyết áp rất tốt.
Trên đây là bài thuốc kiểm soát chỉ số cao huyết áp tại nhà với 2 loại nguyên liệu dễ tìm là tỏi và đậu trắng, an toàn, dễ thực hiện lại hoàn toàn không tốn kém.
MÓN ĂN THUỐC CHỮA ĐAU LƯNG
Đau lưng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, người cao tuổi mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: đau do sang chấn, do thoái hóa, vôi hóa đốt sống.
Gà ác.
Y học cổ truyền gọi đau lưng là “yêu thống”, căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng mà chia thành 4 thể bệnh:
Thể lao tổn: đau lưng như bị đánh, bị đâm vào, chỗ đau cố định không di chuyển, cúi vặn càng đau. Nhiều người từ trước có bị ngã, bị thương: lưỡi tím đậm, hoặc có nốt ban, mạch yếu, không rõ.
Thể thận hư: lưng đau và mỏi, thích đấm bóp, xoa, kèm theo lưng ngực không có sức, làm việc nhiều thì nặng lên, đêm đi tiểu nhiều. Người mà lệch về dương hư, dạ dày lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh băng, mặt trắng nhợt, lưỡi lạt, mạch trầm nhỏ. Người mà lệch về âm hư thì miệng, họng khô khan, tâm phiền khó ngủ, sắc mặt đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít bọt, mạch nhỏ chậm.
Thể thấp nhiệt: lưng đau nhức, bốc nhiệt, đau đến tận chân, mắt đỏ, miệng đắng họng khô, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện kết vón, lưỡi đỏ mốc vàng, mạch trượt.
Nguyên nhân là do thân thể dương khí quá thịnh, bên trong tồn nhiệt; hoặc thức ăn nóng, quá nhiều năng lượng, nên tích nhiệt ở trong.
Hàn thấp: lưng đau, lạnh, ngày nhẹ đêm nặng, những ngày u ám, mưa nặng lên, sắc mặt tái nhợt, lưỡi lạt, mốc trắng, mạch trầm, chậm.
Nguyên nhân là do cảm thụ phong hàn, hoặc vì nằm đất ẩm lâu ngày, dầm mưa ngấm nước. Hoặc ở trong nhà lạnh ẩm lâu ngày, khiến hệ kinh lạc bị trở ngại, khí huyết khó lưu thông; gây ra đau nhức khớp xương.
Dưới đây là những món ăn giúp điều trị đau lưng ở từng thể bệnh:
Đau lưng do lao tổn:
- Gà hầm tam thất: gà trống đen 1 con 500g, tam thất 5g, làm thịt gà, bỏ nội tạng, rửa sạch. Tam thất thái lát, nhồi vào trong bụng gà, trộn một chút rượu, muối rồi hầm cách thủy, cho thịt gà nhừ là được. Thích hợp với chứng đau do bị ngoại thương mà thành đau lưng mạn tính.
- Sâm hấp cá trê: cá trê 300g, đảng sâm 15g, đương quy 10g, thịt lợn đùi 50g, rượu 30g, hạt tiêu bột 2g, muối 5g, nước luộc gà vừa đủ.
Cá trê mổ, bỏ ruột, rửa sạch, bỏ đầu đuôi, cắt khúc. Chân giò nướng, chặt khúc, cho vào nồi ướp một nửa lượng hành gừng, rượu rồi đổ nước đun sôi. Đem cá đã làm xong, chần qua nước sôi, cho vào tô trên để thịt đùi, với đảng sâm, đương quy và lượng gừng hành tiêu, rượu còn lại, cùng với nước gà luộc, chút muối, rồi đậy, bịt kín lại, hấp cách thủy khoảng một giờ. Trước khi ăn cho mì chính.
Đau lưng do thận suy:
- Thịt dê hầm đỗ trọng: thịt dê 500g, đỗ trọng 30g, gừng vừa đủ. Đem thịt dê luộc với một củ cải trắng để khử mùi, sau đó cho đỗ trọng, gừng vào hầm nhừ, muối vừa ăn. Chia làm vài lần ăn.
- Canh thận dê, đậu đen, đỗ trọng: thận dê 1 đôi, đậu đen 60g, đỗ trọng 12g, tiêu, hồi hương 3g, gừng tươi 9g. Thận dê cắt bỏ màng sợi trắng, rửa sạch, thái nhỏ, luộc đậu đen, đỗ trọng, hồi thơm trước rồi cho thận vào. Đợi thận chín, nêm vừa gia vị ăn nóng.
Đau lưng do thấp nhiệt:
- Cháo phòng kỷ: phòng kỷ 12g, ý dĩ 60g, đậu đỏ nhỏ 60g, tất cả các thứ trên rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm 2 - 3 giờ thành cháo, ăn lượng tùy ý.
- Gà ác xào nấm hương: gà ác 1 con 250g, nấm hương 10g, mộc nhĩ 5g, hành, muối, hạt tiêu... đủ dùng. Gà ác vặt lông, rửa sạch bỏ phủ tạng chặt miếng. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm rửa sạch, cắt miếng. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho thịt gà vào đảo cho se rồi cho nấm hương, mộc nhĩ vào xào cùng, khi chín cho gia vị, hành đảo cùng, bắc ra ăn nóng.
Đau lưng do hàn thấp:
Thịt dê xào kỷ tử, đương quy: thịt dê nạc 150g, kỷ tử 12g, đương quy 12g, muối, gia vị đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, chặt miếng, đảo qua dầu cho chín se. Đổ ra bát cho kỷ tử, đương quy, gia vị... vào đậy nắp đun cách thuy 1-2 giờ, bắc ra ăn nóng.
Lương yVũ Quốc Trung
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648