KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
DANH Y DANH NGÔN TINH HOA LUẬN TRỊ
ÂM DƯƠNG
26.Người giỏi khám bệnh, xem sắc án mạch, trước hết phân biệt Âm Dương.
“Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận”
Âm Dươnglà tổng cương của Bát cươngbiện chứng có thể bao gồm cả sáu phương diện biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, chiếm vị trí trọng yếu hàng đẩu của Bát cương biện chứng. Người thầy thuốc Đông y ưu tú khi lâm sàng giỏi ở chỗ thông qua quan sát thần sắc, án mạch tượng, trước hết tìm ra khái niệm thuộc tính âm dương của bệnh, đối với biện chứng mười phần trọng yếu.
Trương Cảnh Nhạc đời Minh từng nói:"Phàm khám bệnh điều trị, trước hết phải xét Âm Dương, đó là cương lĩnh của đạo làm thuốc. Âm dương không lầm lẫn, chữa bệnh không thể sai được. Đạo làm thuốc tuy phức tạp, chỉ một câu nói là đủ cả, tức là Âm Dương mà thôi". Đương nhiên, cần phân biệt âm dương, còn phải kết hợp với vấn chẩn, văn chẩn v.v.. chứ không chỉ bằng cứ một điều "xét sắc án mạch".
48. Phàm khám bệnh điều trị , trước hết phải xét âm dương, đó là cương lĩnh của y đạo
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Truyền trung lục - Âm dương thiên"
Danh ngôn này cũng giống với danh ngôn số 47 ờ trên, đều nói lên địa vị trọng yếu phải phân biệt âm dương trong điều trị. Âm dương là tổng cương của bát cương biện chứng, trong chẩn đoán, có thể căn cứ vào chứng hậu biểu hiện trên lâm sàng, đem các tật bệnh xuất hiện chia làm hai phương diện âm dương, có thể bao quát được sáu phương diện biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, có người gọi bát cương là "hai cương sáu yếu" đều là nói lên ý nghĩa trọng yếu của âm dương biện chứng trong thăm khám tật bệnh.
49. Tĩnh là âm. Động là dương.
“TốVấn - Ầm dương biệt luận"
50. Nói nhiều là dương, nói bợt bạt là âm. Thích sáng là dương, ưa tối là âm.
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên - Âm dương"
Hai danh ngôn 49 và 50 dùng phép so sánh để quy nạp đặc điểm chứng hậu hai loại Âm và Dương, cung cấp cho biện chứng tham khảo. Đối chiếu với học thuyết Âm Dương phàm trường hợp yên tĩnh ngưng lại ít nói, tối tăm đều thuộc Âm chứng. Trái lại phàm trường hợp vận động nói nhiều, sáng sủa đều thuộc Dương chứng... Những điều đó đều phù hợp với thực tế.
51. Dương hư thì ngoại hàn - Âm hư thì nội nhiệt. Dương thịnh thì ngoại nhiệt - Âm thịnh thì nội hàn.
“Tố vấn – Điều kinh luận”
Khái quát biểu hiện lâm sàng của Âm Dương thịnh suy, thật là lời nói kinh điển.
Chứng Dương hư ngoại hàn và Âm hư nội nhiệt, một là hư hàn, một là hư nhiệt. Vế trên là do dương khí mất sự sưởi ấm, hàn từ trong sinh ra gây nên. Vế dưới là do âm huyết bất túc, hoá táo sinh nhiệt mà thành. Cả hai đều phần nhiều do nội thương gây nên.
Chứng dương thịnh ngoại nhiệt với âm thịnh nội hàn, một là thực nhiệt, một là thực hàn. Nói chung phần nhiều do cảm thụ ngoại tà gây nên. Vế trên là tà nhiệt thịnh ở cơ biểu gây nên. Vế sau là hàn tà tụ ở bên trong cơ thể phát sinh. Những điều này rất có giá trị chỉ đạo đối với Đông y.
52. Dương hư thì buổi tối khó chịu. Âm hư thì buổi sáng tranh giành
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên - Âm dương"
Câu này nói lên đặc điểm biểu hiện ở thời gian khác nhau của hai chứng Âm hư, Dương hư.
Ban ngày là Dương, buổi sáng là Dương bắt đầu. Ban đêm là Âm, buổi tối là Âm bắt đầu. Họ Từ giải thích "Dương hư thích được Dương giúp đỡ, thì sáng nhẹ tối nặng
- Âm hư thích được Âm giúp đỡ, thì sáng nặng tối nhẹ", lý lẽ thật rõ ràng. Trên lâm sàng, người mới mắc chứng bệnh Dương hư đúng là phần nhiều nặng về ban đêm; người mắc bệnh Âm hư phần nhiều nặng về buổi sáng. Rất có giá trị tham khảo trong biện chứng thi trị.
53. Dương bệnh thì ban ngày tĩnh. Âm bệnh thì ban đêm yên.
54. Dương thịnh thì sáng nặng tối nhẹ. Âm thịnh thi sáng nhẹ tối nặng
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên - Âm dương"
Hai điều 53 - 54 ý nghĩa gần giống nhau, đều nói lên đặc điểm chứng hậu biểu hiện Âm Dương thực chứng ở thời gian khác nhau.
"Âm thắng thì Dương bị bệnh. Dương thắng thì Âm bị bệnh" Họ Từ nói Dương bệnh và Âm bệnh để phân biệt là chỉ thực tà âm thịnh với dương thịnh. Ban ngày thuộc Dương, sáng sớm là bước đầu của Dương. Ban đêm thuộc Âm, chập tối là bước đầu của Âm. Âm thịnh mà gặp buổi sáng sớm, buổi sáng là lúc Dương vượng, đó là Âm gặp Dương giúp. Dương thịnh mà gặp chập tối, gần gụi với Âm vượng ban đêm, đó là Dương được Âm giúp, tự nhiên bệnh nhẹ. Trái lại Dương gặp Dương vượng, Âm được Âm cường, theo lý là bệnh nặng thêm.
55. Dương thịnh thì phát Kính. Âm thịnh thì nằm co.
Cận đại Dương Tích Thuần
"Y học dung trung tham tây lục
- Thiếu âm bệnh đề cương cập ý nghĩa”
Danh ngôn này nói đặc điểm chứng hậu biểu hiện trạng thái âm đương tà thịnh ở cơ thể có thể tham khảo biện chứng. Tà nhiệt thiên thịnh hàn đốt Âm dịch, nhiệt cực sinh phong có thể dẫn đến chứng Kínhnhư chân tay co giật, cổ gáy cứng đơ, uốn ván v.v. Đây tức là cái ý "Dương thịnh thì phát Kính". Hàn chủ co rút, Âm thịnh thì Dượng hư, có thể làm cho bệnh có tình trạng nằm co. Đấy tức là cái ý "Âm thịnh thì nằm co".
56. Trăm bệnh buổi sáng nặng, gặp ban đêm thì yên, đó là Duơng bệnh hữu dư, là khí bị bệnh mà huyết không bị bệnh. Trăm bệnh ban đêm nặng, gặp buổi sáng thì yên, đó là âm bệnh hữu dư, là huyết bị bệnh mà khí không bị bệnh.
Triều Tiên - Kim Lễ Mông
"Y phương loại tụ - Bách bệnh tại khí tại huyết"
Danh ngôn này nói đặc điểm biểu hiện về thời gian khác nhau ở Âm bệnh và Dương bệnh, Ban ngày thuộc Dương, ban đêm thuộc Âm. Phàm bệnh Dương thịnh hữu dư, vì Dương gặp Dương vượng mà ban ngày bệnh tăng. Dương được Âm giúp thì ban đêm yên. Trái lại phàm bệnh Âm thịnh hữu dư. Âm gặp Âm mạnh mà ban đêm bệnh tăng. Âm được Dương giúp thì ban ngày yên. Khí với Dương là một thể, cho nên Dương bị bệnh thì Khí cũng bị bệnh. Huyết với Âm là một thể, cho nên Âm bị bệnh thì Huyết cũng bị bệnh.
57. Mới bị bệnh, buổi sáng gấp gáp là dương tà thắng buổi tối gấp gáp là âm tà thắng. Bị bệnh đã lâu, bàn ngày tĩnh là Dương hư, ban đêm tĩnh là Âm hư.
Thanh - Dương Húc Đông
"Dương thị đề cương - Âm dương tự luận"
Danh ngôn này cũng nêu lên chứng hậu Âm Dương hư thực đặc điểm khác nhau về biểu hiện thời gian. Bệnh mới mắc phần nhiều là thực, dương tà thịnh lại ở ban ngày là thời gian Dương vượng, tự nhiên bệnh sẽ gấp gáp. Nếu Âm tà thịnh lại gặp về đêm tối là thời gian Âm vượng thì bệnh cũng gấp gáp. Bệnh đã lâu phần nhiều thuộc hư, nếu Dương hư lại gặp ban ngày có Dương khí giúp đỡ, bệnh thế nên yên tĩnh. Nếu là Âm hư lại gặp ban đêm có Âm khí giúp đỡ, bệnh thế cũng nên an tĩnh... Có thể tham khảo với danh ngôn số 56 ở trên.
58. Bệnh thuộc Âm đến chậm đi cũng chậm. Bệnh thuộc Dương, đến nhanh đi cũng nhanh.
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên - Âm Dương"
Danh ngôn này khái quát hai loại tà khí thuộc Âm và Dương gây bệnh có đặc điểm khác nhau, rất có ý nghĩa chỉ đạo trong lâm sàng biện chứng điều trị.
Từ phía tà khí để bàn về Âm Dương, đại khái có thể nói tính tĩnh và khéo giữ gìn là Âm, tính động hay chuyển di là Dương. Ở lý là Âm, ở biểu là Dương. Hư là Âm, thực là Dương. Hàn là Âm, nhiệt là Dương. Căn cứ những đặc điểm trên, Âm tà gây bệnh tự nhiên phát sinh từ từ, điều trị thu hiệu quả cũng chậm. Dương tà gây bệnh phát sinh rất nhanh, điều trị thích đáng cũng thu hiệu quả rất chóng. Như vậy nhận thức và điều trị tật bệnh hai loại Âm Dương là rất trọng yếu.
59. Dương hư nặng, Âm cũng tất hư. Đáy nồi không có củi lửa, trông mong gì nấu nhừ được chất tinh vi. Khí hư nặng, huyết cũng tất hư, bánh xe không có cái tời, trông mong gì lấy nước để tưới tắm.
60. Âm hư nặng, Dương cũng tất hư. Ngọn đèn tàn, dầu cạn. Trông mong gì có ánh lửa rực rỡ. Huyết hư nặng, khí cũng tất hư, nước nông thuyền sát đáy, trông mong gì chỉ đẩy mà thuyền trôi
Thanh – Thạch Thị Nam
“Y nguyên – Táo thấp vi bách bệnh đề cương”
Hai danh ngôn trên dùng thủ pháp hình tượng để thuyết minh lý lẽ Âm Dương hỗ căn, khí huyếtcùng một nguồn, đúng là kiến thức mở mang lớn. Trong khoảng Âm với Dương là quan hệ giữa công năng và vật chất, chúng có tác dụng hỗ căn với nhau. Không có Dương thì Âm không sinh ra, khi Dương hư nặng thì như dưới đáy nồi không có củi lửa không sao làm ngấu nhừ được thuỷ cốc thành vật chất tinh vi trong cơ thể, cho nên nói "Âm cũng tất hư". Trái lại không có Âm thì Dương không hoá được, nên cái lúc Âm hư, giống như cái đèn tàn lụi vì cạn dầu, không có gì để phát huy tác dụng chiếu sáng; cho nên nói "dương cũng tất hư".
Quan hệ giữa khí và huyết cũng giống như Âm Dương, nó cũng hỗ căn tác dụng lẫn nhau, cùng xuất phát từ một nguồn, không có khí thì huyết không sinh ra được, khi khí bị hư nặng, cũng như cái guồng nước thiếu cái tời, không thể kéo nước lên để tưới tắm, cho nên nói "huyết cũng tất hư". Trái lại, không có huyết thì khí không hoá được, khi huyết bị hư nặng, như nước sông đã nông, không làm sao đẩy thuyền lên phía trước, cho nên nói "khí cũng tất hư”
BIỆN CHỨNG TẠNG PHỦ
21. Tâm là gốc của sự sống - nơi biến hoá của Thần, làm đẹp ở mặt, làm đầy đủ cho huyết mạch.
22. Phế là gốc của khí – nơi ở của phách, làm đẹp ra lông, đầy đủ ở lớp da.
23. Thận chủ vé Chập (kín đáo) gốc của sự đóng kín, nơi ở của tinh, vẻ đẹp ở tóc, làm đầy đủ xương.
24. Can là gốc của bãi cực, nơi ở của hồn, vẻ tươi ở móng tay chân, làm đầy đủ ở gân.
25. Tỳ - Vị - Đại trường - Tiểu trường - Tam tiêu - Bàng quang là cái gốc của kho đụn, nơi ở của Doanh... vẻ tươi ở môi và bốn xung quanh, làm đầy đủ ở Cơ.
“Tố Vấn - Lục tiết tạng tượng luận"
Nhóm kinh văn này khái quát công năng sinh lý chủ yếu của năm Tạng sáu Phủvà hiện tượng đặc trưng phản ánh ra ngoài thể biểu, đó là bộ phận trọng yếu về lý luận tạng tượng của y học cổ truyền. Trương Cảnh Nhạc nói: Tạng ở bên trong thể hiện hình ra bên ngoài cho nên gọi là tạng tượng. Nhóm kinh văn này giải thích như sau: "Tạng Tâm là căn bản của sinh mạng, là chủ tể của hoạt động tinh thần", tinh khí của nó chủ yếu biểu hiện rõ rệt ở sắc mặt, làm đầy đủ huyết mạch.
Tạng Phế là căn bản của Khí, là nơi chứa phách, tinh khí chủ yếu của nó chủ yếu phản ánh ra bì mao.
Tạng Thận là chủ tể của tinh khí ẩn náu, là căn bản cửa sự cất giữ, tinh khí của ngũ tạng cất chứa ở đó, tinh khí của nó chủ yếu phản ánh lên tóc ở đầu, nuôi dưỡng đầy đủ xương tuỷ. Tạng Can là chủ tể của sự vận động là nơi sản sinh ra mệt nhọc quá sức, là nơi chứa hồn. Tinh khí của nó biểu hiện rõ rệt ở các móng tay chân, làm đầy đủ nuôi dưỡng gân.
Các cơ quan Tỳ, Vị, Đại Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang là căn bản sự cất giữ thuỷ cốc ở trong cơ thể, là nơi sản sinh ra doanh khí, cho nên gọi là "khí" (dụng cụ). Những cơ quan này có thể đem thuỷ cốc chia thành hai bộ phận tinh vi và cặn bã, đưa tinh vi đến chân tay trăm khớp, đẩy cặn bã ra ngoài cơ thể. Những tinh khí của các cơ quan tàng khí ấy chủ yếu phải tới môi miệng bốn xung quanh, nuôi dưỡng dồi dào cơ bắp toàn thân.
Căn cứ vào lý luận tạng tượng có thể hiểu được tình huống bệnh biến của Tạng Phủ, tạo nên cơ sở biện chứng và định tính của bệnh. Ví dụ như tạng Thận "vẻ tươi ở tóc", "Đầy đủ ở xương" nói lên tóc và khớp xương trên sinh lý có quan hệ chặt chẽ với Thận, tất nhiên trên bệnh lý cũng có quan hệ. Từ hiện tượng bệnh biến ở tóc và ở xương có thể suy đoán được bệnh biến của tạng Thận, các tạng khí khác cũng suy diễn như thế.
Có thể thấy học thuyết Tạng tượng là cơ sở lý luận biện chúng luận tri, là nội dung cơ bản cho biến chứng Tạng Phủ.
26. Não là phủ của Nguyên thần
Minh - Lý Thời Chân
"Bản thảo cương mục - Tân di"
Danh ngôn này là do Lý Thời Chân nêu ra - nói lên công năng của Não là chủ thần minh, cũng là chỉ đại não là chủ tể của ý thức tinh thần và tư duy hoạt động của con người, thật là cống hiến to lớn của họ Lý. Sách "Nội kinh” từng có quan điểm "Đầu là phủ tinh minh" nhưng chưa được coi trọng, người ta nắm ngay lý luận "Tâm chủ thần minh", "Tâm là chức quan quân chủ" để chỉ đạo. Tiếp theo là sự phát triển của y học hiện đại, học thuyết "Não là phủ nguyên thần" được thừa nhận, và cũng được Đông y coi trọng trong lâm sàng.
Vương Thanh Nhậm đời Thanh chỉ rõ: "Sự nhạy bén minh mẫn không ở Tâm mà ở Não" (Y lâm thác ngộ - Não tuy thuyết). Ông nói: "hai tai thông lên não, thu nhận nghe được là từ não" và "hai mắt như sợi dây nối dài tới não, cho nên nhìn được mọi vật là do não". "Trẻ em không có tính ghi nhớ là vì não tuỷ chưa đầy. Tuổi cao không có tính ghi nhớ, là vì não tuỷ rỗng không dần dần". Những luận thuật ấy là những gạch đậm về "não là phủ của nguyên thần" cũng là chỗ dựa cho lý luận của học thuyết Bổ tuỷ ích não.
27. Thận chủ xương. Răng rụng thì Thận suy.
Can chủ cân, ngoại Thận không cương là Can suy.
Tỳ chủ nhục, lưỡi không biết mùi vị là Tỳ suy.
Tâm chủ mạch, móng tay chân không tươi là Tâm suy.
Phế chủ bì mao, nhiều vệt nhăn hằn sâu là Phế suy.
Thanh - Trình Hạnh Hiên
"Y thuật - ngũ Tạng ngoại hình"
Danh ngôn này nói lên mối quan hệ giữa năm Tạng với những khí quan ở thể biểu, từ bên trong để suy đoán bên ngoài, có thể dò biết được bệnh biến hư suy của năm Tạng. Một số nội dung với học thuyết Tạng tượngtrong sách "Nội kinh" không nhất trí lắm, xem như lời nói của cá nhân, nhưng thực ra không phải là vô lý.
Họ Trình cho răng "Răng là nơi tụ hợp của xương", "Thận chủ về Răng" cho nên từ chỗ răng rụng có thể biết được chỗ suy của Thận khí. "ngoại Thận - bộ phận sinh dục của nam giới - là nơi tụ hợp của Gân", "Gan chủ về cân" cho nên ngoại Thận không cương cứng (Dương suy) là do Can khí hư suy. Thuyết này với lý luận, "ngoại Thận là chủ của Thận" không nhất trí, nhưng tiền âm xác thực là nơi tụ hợp của tông cân, đường kinh mạch của tạng Can rõ ràng là tuần hành ở ngoại âm. Cho nên hai thuyết này có thể cùng tồn tại, nêu lên căn cứ lý luận bàn về tạng Can chữa chứng Dương nuy.
"Lưỡi là nơi tụ hợp của thịt", "Tỳ chủ về thịt" cho nên lưỡi không biết mùi vị, có thể biết là Tỳ suy yếu. Câu này với lý luận "lưỡi là mầm của Tâm" không nhất trí, nhưng xét về hình tượng của lưỡi, nói "thịt là nơi tụ hợp" cũng có chỗ phù hợp. Vả lại "lưỡi là ngoại hậu của Tỳ, cho nên qua bệnh biến của lưỡi, có thể suy đoán được hư suy của tạng Tỳ, vô luận là từ lâm sàng hay lý luận đều có lý của nó.
"Móng tay chân là nơi tụ hợp của mạch", "Tâm chủ mạch" cho nên móng tay chân không tươi là biểu hiện của Tâm huyết hư suy, thuyết này với lý luận "móng tay chân là bộ phận thừa của Gân" và "vẻ tươi của Can biểu hiện ở móng tay chân" cũng có thể tồn tại, bởi vì trên lâm sàng, xác thực móng tay chân không tươi là biểu hiện Tâm huyết bất túc.
"Vết nhăn là nơi tụ hợp của bì mao", Phế chủ bì mao" cho nên "vết nhăn phần nhiều hằn sâu" nói lên Phế hư suy, đối với biểu hiện lâm sàng cần biết "đó là lẽ thường của tuổi già cái biến của tuổi trẻ", có chỗ bổ sung cho học thuyết Tạng tượng trong sách "Nội kinh”.
28. Răng là bộ phận thừa của Xương.
Tóc là bộ phận thừa của Huyết.
Móng tay chân là bộ phận thừa của Gân.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Loại kinh" lời chú giải trong sách “Tố vấn - Lục tiết tạng tượng luận"
Ba câu này là chỉ thuộc tính sinh lý của răng, lông tóc và móng tay chân, từ đó mà suy tính bệnh biến của khớp xương, huyết dịch và gân, tiến lên một bước là cung cấp cho biện chứng sự thịnh suy tinh huyết của Can Thận.
Thận chủ xương sinh tuỷ, sự phát dục sinh trưởng của xương khớp phải nhờ vào sự đầy đủ tinh khí ở trong Thận. Răng là bộ phận nối tiếp của khớp xương, có cùng một nguồn gốc. Sự sinh trưởng của răng, sự lung lay và rụng của răng, đều có liên quan chặt chẽ đến thịnh suy của tinh khí trong Thận, cho nên thông qua tình huống của răng có thể suy đoán được tinh khí ở Thận thịnh hay suy.
Thẩm Kim Ngao đời Thanh viết trong "Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc" có nói "Răng là ngọn của Thận, là gốc của xương" cũng mang ý tứ tóm tắt như thế. Sinh trưởng của lông tóc phải nhờ vào tinh huyết. Thận chứa tinh. Tinh có thể hoá ra huyết, cho nên sự sinh trưởng hay rụng, mềm nhuận hay khô ròn của tóc đều có liên quan tới huyết dịch và Thận tinh, cho nên nói "Tóc là phần thừa của huyết".
"Lục tiết tạng tượng luận - sách Tố Vấn”“ viết: "Thận... vẽ tươi lên tóc". Qua tình huống đầu tóc có thể xem xét được sự thịnh suy về tinh khí và huyết dịch của Thận, như thấy chứng tóc khô ròn trong lâm sàng, hoặc tóc rụng sớm bạc sớm nói lên tinh khí ở trong Thận bất túc hoặc huyết hư.
Móng tay chân là chỗ tiếp nối của gân. ““Ngũ tạng sinh thành thiên - sách Tố Vấn" viết: "Hợp của Can là gân, vẻ tươi ở móng tay chân". Qua tình huống móng tay chân có thể suy đoán được tình huống Can huyết ở tạng Can. Can huyết đầy đủ, móng tay chân được nuôi dưỡng mà mềm mại hồng nhuận, trái lại thì móng tay chân mỏng manh khô ròn nứt gẫy. Lý luận "ba cái dư" của Trương Cảnh Nhạc làm đầy đủ cho kho báu về lý luận của Trung y.
29. Răng là phần thừa của Thận. Chân răng là đường Lạc của Vị.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ôn nhiệt luận"
Danh ngôn này nói lên mối liên hệ giữa răng, chân răng với mối liên lạc Thận và Vị đối với nguyên lý khám răng và chân răng trong Ôn bệnh.
Khám nghiệm răng trong Ôn bệnh do Diệp Thiên Sĩ sáng tạo đầu tiên, đối với việc lý giải cơ chế bệnh là tà nhiệt làm tổn thương Can Thận có giá trị chẩn đoán tương đương. Bởi vì chân răng và răng có quan hệ sinh lý nội tại giữa Thận và Vị. Thận chủ xương, răng là phần thừa của xương, cho nên căn cứ vào sự khô nhuận của răng kết hợp với phân biệt màu sắc và cáu răng có hay không, có thể nhận biết được chất dịch của Thận có tổn thương hay không. Mạch lạc của Vị liên lạc ở chân răng hàm trên, mạch lạc của Đại trường liên lạc ở chân răng hàm dưới.. đều thuộc Dương Minh cho nên căn cứ vào chân răng sưng đau, có xuất huyết hay không, có thể xét đoán được tình huống nhiệt nung nấu ở kinh Dương minh Vị.
30. Đầu là phủ tinh minh, đầu vẹo mắt trũng là tinh thần sắp bại hoại. Lưng là phủ của ngực, lưng gập vai rã là phủ sắp bị bại hoại. Thắt lưng là phủ của Thận, xoay chuyển không nổi là Thận sắp suy sụp. Gối là phủ của xương, phủ của tủy, không đứng lên được, đi lại chệnh choạng là xương sắp suy sụp.
“Tố vấn – Mạch yếu tinh vi luận”
“ Năm tạng là cái sức mạnh của thân thể”. Năm tạng là cái căn bản về sức khỏe của cơ thể.
Đầu là phủ tinh minh, nếu đầu vẹo mắt trũng là biểu hiện tinh thần sắp bị cướp đoạt
Lưng là phủ của ngực nếu lưng gấp khúc vai rã ra là dấu hiệu hoạt động của Tâm Phế sắp bại hoại.
Thắt lưng là phủ của Thận, nếu xoay chuyển không dễ dàng, là biểu hiện tạng Thận sắp suy sụp.
Gối là phủ của Gân, nếu co duỗi khó đi lại lom khom cúi đầu là biểu hiện sự suy sụp của Gân.
Xương là phủ của tủy, nếu không đứng được lâu, đi lại thì lảo đảo là biểu hiện xương bị suy sụp.
Danh ngôn này nêu quan hệ chặt chẽ giữa đầu, lưng, thắt lưng, xương với Não – Tâm – Phế - Thận – Gân – Tủy. vì vậy khi công năng của năm tạng mất bình thường có thể biểu hiện các trạng thái hành động trái thường của các cơ quan tương ứng như đầu, lưng , thắt lưng và gối, rất có ý nghĩa trọng yếu đối với chẩn đoán vị trí và tính chất bệnh.
31. Các loại phong choáng váng đều thuộc Can.
32. Các loại hàn co rút đều thuộc Thận
33. Các loại khí phẫn uất đều thuộc Phế.
34. Các loại thấp sưng thũng đều thuộc Tỳ.
35. Các loại đau mụn ngứa đều thuộc Tâm.
"Tố Vấn - Chí chân yếu đại luận"
Bệnh cơ 19 điều nổi tiếng trong sách "Nội kinh" là phương pháp căn cứ vào chứng hậu để tìm nguyên nhânỂ Đem một số chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng, căn cứ vào sự phân loại quy nạp gây nên bệnh của ngũ tạng lục khí, từ đó hình thành phương pháp biện chứng cơ bản cùa Đông y, trên lâm sàng biện chứng có tác dụng chọn giản đơn chống phức tạp.
Danh ngôn này là một bộ phận qui thuộc vào ngũ tạng, có thể hiểu là: Các loại do Phong gây bệnh mà thấy đầu choáng mắt hoa, chân tay thân thể run rẩy đều thuộc tạng Can. Các loại Hàn chúng gân mạch co rút khớp xương co duỗi không lợi đều thuộc Thận. Các loại suyễn thở gấp gáp, vùng ngực bĩ tắc đều thuộc tạng Phế. Các bệnh thuỷ thấp ứ đọng dẫn đến các chứng phù thũng trướng đầy đều thuộc tạng Tỳ. Các loại đau nhức mụn nhọt ngứa gãi đều thuộc tạng Tâm. Cần nêu rõ đây chỉ là những bệnh cơ nêu thí dụ trong sách "Nội kinh" chứ không phải toàn bộ nội dung học thuyết bệnh cơ. Chúng ta nên lĩnh hội thực chất tinh thần, xem như là mẫu mực tìm hiểu bệnh cơ khi tiến hành phân tích chứng hậu.
36. Phế hư dễ khái. Tâm hư dễ kinh. Tỳ hư dễ tả. Thận hư dễ di. Can hư bất ninh
Thanh - Trương Bình Thành
“Thành phương tiện độc - Thu sáp chi tễ”
Khái quát những chủ chứng dễ xuất hiện khi ngũ tạng hư suy, có tác dụng giản đơn tránh phiền phức. Khái thấu là chứng trạng rất thường gặp khi công năng của Phế mất bình thường, nếu Phế khí âm bất túc thì khí mất quy luật giáng xuống, lại nghịch lên mà Khái. Kinh quí là chứng trạng chủ yếu của Tâm hư rất thường gặp, hoặc là âm huyết bất túc, huyết không dưỡng Tâm, Tâm không làm chủ được gây nên, hoặc do dương khí hư tổn, vận chuyển huyết yếu ớt gắng sức lao động gây nên. Tiết tả là chứng chủ yếu do Tỳ mất vận chuyển bình thường, phần nhiều do Tỳ hư mất chức năng vận hoá, thủy cốc không tiêu hoá, trong đục không phân dồn cả xuống Đại tràng gây nên. Thận là cái gốc của sự bế tàng, Thận khí hư suy mất chức năng cố nhiếp, cửa tinh không bền thì di tinh. Bàng quang mất sự co thắt thì di niệu. Can là nơi chứa hồn, nếu Can huyết bất túc, hồn không chốn ở, dễ khiến kinh hãi hay mộng, nằm ngủ không yên, mộng du là những chứng trạng phần nhiều do thần hồn không yên.
37. Ưu sầu lo nghĩ hại Tâm. Cơ thể lạnh, uống lạnh hại Phế. Cáu giận khí nghịch, dồn lên không hạ xuống thì hại Can. Ăn uống mệt nhọc hại Tỳ. Ngồi lâu nơi đất ẩm, gắng sức tắm rửa hại Thận.
"Nạn kinh- Nạn thứ 49"
Giới thiệu những nguyên nhân thường gặp trực tiếp làm hại năm Tạng. "Nạn kinh" nói là: "chính kinh tự mắc bệnh".
Lo nghĩ quá độ, khí uất không giải, vừa có thể tổn thương tâm thần lại vừa ngán ngầm hao âm huyết. Tâm mất sự nuôi dưỡng, đó là cài ý "làm hại Tâm".
Phế chủ bì mao, thể trạng bị lạnh lại thêm uống lạnh thì có thể làm thương Phế.
Quá giận thì khí nghịch lên trên, Can dương dãn ra đột ngột sẽ làm tổn thương Can. Ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá độ thì tổn hại Tỳ. Ngồi lâu ở nơi ẩm ướt, gắng gượng làm việc ra mồ hôi sau đó lại ngâm người trong nước thì tổn hại tạng Thận. Người học có thể căn cứ mà tìm nguyên nhân xét nguyên nhân mà luận trị. "Bách bệnh thuỷ sinh thiên - sách Linh khu" cũng có những câu tương tự, có thể tham khảo: "lo nghĩ thương Tâm; trùng hàn thương Phế; cáu giận thương Can; say sưa nhập phòng, ra mồ hôi lại gặp gió thương Tỳ; dùng sức quá độ, nếu nhập phòng, ra mồ hôi lại đi tắm thì thương Thận".
38. Vị trí của Phế ở nơi rất cao, nhiễm tà thì Phế bị nhiễm trước
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ấu khoa yếu lược - Phong ôn"
Danh ngôn này nêu đặc tính sinh lý tạng Phế dễ bị ngoại tà xâm phạm. Phế ở vị trí Thượng tiêu, là hoa cái của ngũ tạng, cho nên nói "vị trí Phế ở nơi rất cao". Bên ngoài Phế lại hợp với bì mao, khai khiếu ra mũi. Phàm ngoại tà xâm phạm, do mũi mà vào, đều thuộc cửa ngõ của Phế, đặc điểm quyết định trước tiên là tổn thương Phế, qua ứng nghiệm lâm sàng, phù hợp với thực tế.
39. Thể của Phế thuộc Kim, ví như cái chuông, chuông không gõ không kêu.
Thanh - Trình Chung Linh
"Y học tâm ngộ - Y môn pháp luật"
Đây là thủ pháp hình tượng để tỉ dụ đặc điểm sinh iý của tạng Phế nói lên nguyên nhân cơ chế bệnh khái thấu. Phế thuộc kim giống như cái chuông to, tà khí nội ngoại xâm phạm Phế thì giống như gõ vào chuông, gây nên khái thấu. Tà khí lục dâm phong - hàn - thử - thấp - táo - hỏa từ ngoài gõ vào thì kêu. Tình chí mệt nhọc, bị cái hỏa do ăn uống, xào rán từ bên trong công phá cũng kêu nói lên khái thấu là một loại phản ứng bệnh lý phát sinh để đuổi tà ở Phế kinh ra ngoài. Họ Trình chỉ rõ nguyên tắc điều trị khái thấu tức là "bỏ cái công cụ gõ ra tiếng kêu", tiêu trừ cái nguyên nhân gây bệnh. Trần Tu Viên viết sách "Y học tam tự kinh" cũng có câu nói: "Phế như cái chuông, gõ thì kêu" ý tứ cũng tương tự.
40. Trăm bệnh sinh ra đều do Tỳ Vị suy.
Kim - Lý Đông Viên
"Tỳ Vị luận – Tỳ Vị thắng suy luận"
Danh ngôn này nói lên Tỳ Vị hư suy là do tác dụng quá trình phát bệnh ở cơ thể con người, đời sau tóm tắt là "nội thương Tỳ Vị, trăm bệnh từ đó mà ra", thể hiện quan điểm cơ bản học thuyết Tỳ Vị luận của họ Lý.
Lý Đông Viên là ty tổ của phái bổ Thổ, ông cho rằng Tỳ Vị là cái gốc của nguyên khí, nguyên khí là cái gốc của sức khoẻ. Tỳ Vị tổn thương thì nguyên khí suy, nguyên khí suy thì tật bệnh sinh ra, đây là luận điểm chủ yếu Nội thương học thuyết của họ Lý.
Theo lý luận Đông y, Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá của khí huyết, năm Tạng sáu phủ của cơ thể, tứ chi trăm khớp đều phải nhờ Tỳ Vị cung cấp tinh vi dinh dưỡng mới có thể duy trì được công năng sinh lý bình thường. Nếu do những nhân tố ăn uống nhọc mệt dẫn đến Tỳ Vị suy yếu, nguồn sinh hoá bất túc, nguyên khí hao tổn lớn thì mọi bệnh sẽ nẩy sinh.
41. Vị mạnh Tỳ yếu thì tiêu cốc mà đại tiện nhão, Tỳ mạnh Vị yếu thì biết đói mà kém ăn.
Thanh - Lâm Bội Cầm
"Loại chứng trị tài - Âm thực chứng luận trị"
Tỳ Vị tuy cùng chủ về tiêu hoá, nhưng công nãng và bệnh biến cũng có chỗ khác nhau.
Danh ngôn này quy nạp những bệnh biến khác nhau mà có những chứng trạng khác nhau của Tỳ Vị, nêu ra việc điều trị không giống nhau.
Tỳ chủ vận hoá. Vị chủ thu nạp. Khi Vị khí thịnh mà Tỳ khí yếu thì Vị có thể tiêu hoá đổ ăn mà Tỳ mất đi sự kiện vận thì đại tiện nhão. Khi Tỳ khí thịnh mà Vị khí yếu thì Tỳ tuy vận hoá được mà biết đói mà Vị thì ăn vào khó khăn.
Bệnh biến Tỳ Vị có khác nhau, dùng thuốc tự nhiên cũng không giống nhau, học giả phải phân biệt cẩn thận.
42. Can là tạng phong mộc, ưa điều đạt mà ghét ức uất
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Chất nghi lục - Luận Can vô bổ pháp"
Danh ngôn này nêu đặc điểm sinh lý của tạng Can, Can là cương tạng, chủ động và chủ thăng, phát bệnh dễ động phong như các chúng nhiệt cực sinh phong, Can dương hoá phong và huyết hư sinh phong v.v..
Sách nói: "Các loại phong choáng váng đều thuộc Can" tức là căn cứ vào điểm này, nên mới nói: "Can là tạng phong mộc". Can thuộc mộc, chủ sơ tiết. Trong ngũ hành, chỉ có mộc là có hiện tượng phơi phới, cho nên "ưa điều đạt mà sợ ức uất".
43. Can là nguồn khởi bệnh, Vị là chỗ truyền bệnh
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
“Lâm chứng chỉ nam y án- Mộc thừa Thổ"
Đây là chỉ cơ chế bệnh lý Can khí phạm Vị. Sách "Lâm chứng chỉ nam y án" rất coi trọng các chứng Can khí phạm Vị, Can Vị mất hoà. Thiết lập hẳn một môn "Mộc thừa thổ" vì cho đó là chúng hậu thường gặp trong lâm sàng. Can là chức quan Tướng quân, chủ về sơ tiết, ưa điều đạt mà ghét ức uất, Mỗi khi do tình tự không thoải mái dẫn đến Can khí uất kết, Can dương thượng cang. Can với Tỳ Vị vốn là quan hệ tương khắc, Can bệnh thường dẫn đến phạm Vị khắc Tỳ, gây nên các chứng kém ăn, bụng sườn trướng đầy, ợ hơi nuốt chua v.v. Họ Diệp còn nói "Can bệnh tất phạm Thổ đó là vũ cái thắng nó" ... Đó tức là ý nói "Can là nguồn phát bệnh, Vị ià chốn truyền bệnh".
44. Thổ hư mộc tất lung lay
Thanh - Vưu Tại Kinh
“Tĩnh Hương Lâu y án - Nội phong"
Thổ là chỉ Tỳ. Mộc là chỉ Can. Lung lay là chỉ hoa mắt chóng mặt, chân tay mình mẩy run rẩy là các chứng trạng thuộc Nội phong. Đây là nêu lên một bệnh cơ Can phong hư động có thể làm chỗ dựa cho biện chứng.
Tỳ là nguồn sinh ra huyết. Can là tạng chứa huyết, hai tạng này quan hệ với nhau chặt chẽ.
Nếu Tỳ vận chuyển mạnh, có nguồn sinh huyết thì Can có cái mà chứa. Nếu Tỳ hư, nguồn sinh hoá thiếu thốn có thể dẫn đến Can huyết bất túc, huyết hư sinh phong nên có các chứng chóng mặt và run rẩy. Điều trị nên yên thổ dẹp phong, họ Vưu rất trọng dụng Quy Thược Lục quân tử thang.
45. Cái hậu của Hạ tiêu, như cái gốc của địa thổ hoá sinh. Cái hậu của Trung tiêu, như cái lò bếp đun nấu thuỷ cố. Cái hậu của Thượng tiêu như cái thế giới của Thái hư thần minh.
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên - Mệnh Môn"
Danh ngôn này họ Từ giới thiệu cái "hỏa hậu" của Tam tiêu, tức là công năng khác nhau của dương khí. Họ Từ cho rằng: Mệnh môn là gốc của nguyên khí là mái nhà của Chân hỏa, "từ dưới mà thăng lên" sinh phát ra dương khí tam tiêu. Lời bàn về hậu của Hạ tiêu ở đây chỉ dương khí ở Hạ tiêu giống như thổ địa là cái nguồn của sinh hoá. Nêu ra "những sự thọ yểu sinh dục và tinh huyết dũng khiếp cho đến cơ sở chữa bệnh không cái gì là không từ đó mà ra". Cái hậu của Trung tiêu là chỉ dương khí ở trong Vị giống như cái nồi chõ nấu nhừ vận hoá tinh vi của thuỷ cốc, hoá sinh ra khí huyết. Cái hậu của Thượng tiêu như Thái hư, là chỉ khí của Tâm dương, như ánh sáng chói lọi trên không, thần minh thông suốt.
"Ngũ quan ổn định thì muôn vật đều thịnh”. Đoạn danh ngôn này khái quát công năng sinh lý về dương khí của Tam tiêu, nhận thức và điều trị tật bệnh ở Tam tiêu rất có giá trị tham khảo.
46. Tạng Phủ ( tiểu nhi ) non yếu, dễ hư thực, dễ hàn dễ nhiệt.
Tống - Tiền Ất
“Tiểu nhi dược chứng trực quyết - Tự”
Nêu lên đặc điểm sinh lý, bệnh lý ở trẻ em, trở nên cơ sở lý luận trọng yếu của Đông y Nhi khoa học.
Tạng Phủ trẻ em, tuy hình thành mà chưa toàn vẹn, tuy toàn vẹn mà chưa khoẻ khoắn,thể trạng non yếu, hình khí chưa đầy đủ. Từ thể trạng cho đến công nãng sinh lý đều chưa đạt mức hoàn thiện cho nên nói là "Tạng Phủ non yếu". Từ chỗ hình khí chưa đầy đủ, cơ năng còn yếu, cho nên sức đề kháng với bệnh tật còn yếu, dễ phát bệnh, truyền biến nhanh, do đó mới nói "dễ hư dễ thực, dễ hàn dễ nhiệt". Có thể cung cấp tham khảo nhận thức về bệnh biến ở trẻ em.
CHUẨN PHÁP
1. Đạo làm thuốc, toàn ở xem xét bản thân.
Thanh - Từ Linh Thai
“Thận tật xô ngôn - Dụng dược"
Phương pháp làm người thầy thuốc hoàn toàn ở chỗ xem xét bệnh tật người bệnh như người thân của mình. Đây là lòi nói khuyên răn đời sau khám bệnh nhất định phải tường tận tinh vi, hết mình vì thực tiễn, không được ăn nói sơ sài tuỳ tiện coi thường công việc. Tiên hiền từng nói: "Người thầy thuốc đối với bệnh nhân, phải nghiêm túc thể nghiệm coi như chính mình bị bệnh, sau dùng thuốc mới khỏi sai lầm", có thể coi như tinh thần chủ yếu của danh ngôn.
2. Có ở bên trong tất sẽ thể hiện ra bên ngoài, quan sát bên ngoài có thể biết ở bên trong
Thanh - Chu Chước Nguyên
"Ôn chứng chỉ qui - Vọng sắc luận"
Câu này nêu cơ sở lý luận về phương pháp khám bệnh của Đông y từ bên ngoài mà suy đoán bệnh ở bên trong, từ phần biểu để xem xét bệnh ở phần lý. Con người là một chỉnh thể hữu cơ, có mối liên hệ giữa bên trong và bên ngoài. Sự biến hoá cửa nội tạng trong cơ thể hẳn phải biểu hiện ra bên ngoài. Đông y thông qua tứ chẩnvọng, văn, vấn, thiết, căn cứ vào hiện tượng phản ánh ra thể biểu, từ ngoài để suy đoán ở trong, từ biểu để suy đoán ở lý, từ đó mà nhận xét được nguyên nhân và cơ chế cũng như bộ vị phát bệnh, làm cơ sở để tiến hành điều trị.
3. Có thần thì tốt, mất thần thì chết.
“Tố Vấn - Di tinh biến khí luận"
Câu này lấy có thần hay không có thần để phán đoán bệnh tình nặng hay nhé làm căn cứ để dự đoán bệnh tình diễn biến tốt hay xấu thật là chí lý.
Thần là thể hiện cho hoạt động của sinh mạng con người, hình với thần đầy đủ, hình là thể của thần, thần là dụng của hình. Thực tiễn chứng minh sự thịnh suy của thần là cái mốc trọng yếu để đánh giá sự mạnh khoẻ của cơ thể.
Có thần, tức là tinh khí đầy đủ và thần vượng, cho dù mắc bệnh cũng nói lên công năng của Tạng Phủchưa suy, tiên lượng tốt. Trái lại, mất thần là tinh khí đã suy tổn, thần đã hao hụt, nói lên công năng của Tạng Phủ suy bại, bệnh đã đến mức này phần nhiều ở giai đoạn bệnh tình nghiêm trọng, tiên lượng xấu.
4. Sắc là ngọn cờ của thần.. cái khéo ở sự xem sắc, toàn là ở sự xét thần.
Thanh - Dụ Gia Ngôn
"Y môn pháp luật - Vọng sắc luận"
Sắc mặt phản ánh thần khí con người thông qua xem xét sắc mặt có thể thấy được trạng thái tinh thần cùa con người. Danh ngôn này nêu lên tính trọng yếu đối với việc nhìn sắc để xét đoán thẩn. Thần là chủ tể của toàn thân, là biểu hiện bên ngoài về hoạt động của mỗi sinh mạng nhất là mối liên quan chặt chẽ về sắc mặt của con người. Họ Dụ nói: "Thần vượng thì sắc vượng, thần suy sắc cũng suy, thần tiềm ẩn thì sắc tiềm ẩn, thần bộc lộ thì sắc bộc lộ". Vì vậy, cái khéo ở sự xem sắc, toàn là ở sự xét thần, đó là ý nghĩa trọng yếu của việc xem sắc.
5. Chất lưỡi để đoán thịnh suy của nguyên khí. Rêu lưỡi để xem xét sự nông sâu của chứng bệnh.
Thanh - Du Căn Sơ
"Trùng đính thông tục Thương hàn luận - Thương hàn mạch thiệt"
theo y án của Từ Vinh Trai
6. Phân biệt chất lưỡi, có thể quyết đoán sự hư thực của ngũ tạng, Xem xét rêu lưỡi, có thể khảo sát sự nông sâu của lục dâm.
Cận đại - Tào Bính Chương
"Biện thiệt chỉ nam - Biện thiệt tổng luận"
Danh ngôn 5 và 6 ý nghĩa gần giống nhau, nói lên giá trị việc chẩn bệnh ở lưỡi, chia ra chất lưỡi và rêu lưỡi có ý nghĩa chẩn đoán khác nhau. Lưỡi là cái mầm của Tâm, huyết lạc rất phong phú, thông qua kinh lạc, kinh cân và năm Tạng sáu Phủ phát sinh những mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy, tinh khí của tạng phủ đều tươi tốt lên lưỡi, mà bệnh biến tất nhiên cũng phản ánh lên lưỡi. Thông qua xem xét chất lưỡi, có thể phản ánh sự thịnh suy của nguyên khí, hư thực của năm Tạng, tóm lại là phản ánh của chính khí.
Lưỡi còn là ngoại hậu của Tỳ, rêu lưỡi là do Vị khí hun bốc mà có, cho nên xem rêu lưỡi có thể biết Vị khí còn hay mất, để dự đoán nặng nhẹ của bệnh tà. Nói chung, xem sự dầy, mỏng của rêu lưỡi, có thể đoán sự nông sâu của tà khí; sự khô, nhuận của rêu lưỡi có thể hiểu được sự mất, còn của tân dịch. Rêu lưỡi vữa hay nhớt có thể biết sự tiêu trưởng của thấp trọc ở Trường Vị. Xem rêu lưỡi toàn vẹn hay từng mảng, có thể chẩn đoán bộ vị của bệnh biến. Phối hợp cùng xem xét cả chất lưỡi và rêu lưỡi, có thể nhận thức được hai phương diện chính, tà. Chương Hư Cốc đời Thanh tác giả “Y môn bổng át" cũng nói: "Xem gốc lưỡi, có thể nghiệm được âm dương hư thực. Xem cáu rêu có thể biết được hàn nhiệt nông sâu của bệnh tà.
7. Chẩn bệnh không hỏi lúc bắt đầu... đã nắm lấy thốn khẩu, thì đúng bệnh sao được.
“ Tố vấn – Chưng tứ thất luận”
Nêu tính trọng yếu của Vấn chẩn. Vấn chẩn chiếm địa vị trọng yếu trong tứ chẩn, rất nhiều tình huống như bệnh sử, chứng trạng tự giác, tiền sử và lai lịch gia tộc v.v. chỉ có thông qua vấn chẩn mới hiểu kỹ được, nhất là có một số chứng trạng tự giác của một số tật bệnh mà thiếu thể chứng khách quan, vấn chẩn lại càng trọng yếu rõ rệt. Trương Cảnh Nhạc từng coi vấn chẩn là"Yếu lĩnh của chẩn bệnh, là nhiệm vụ hàng đầu của lâm sàng", có thể thấy được coi trọng nhường nào. Thế mà có người lại không coi trọng vấn chẩn "vội vã nắm ngay thốn khẩu", cái người chỉ đơn thuần dựa vào mạch tượng là vô trách nhiệm và cũng không thể chữa tốt được bệnh. Nguyên văn danh ngôn này còn nêu ra phạm vi của vấn chẩn, cụ thể như: "Khám bệnh không hỏi lúc bắt đầu, cũng như ăn uống vội mất sự điều độ, nằm ngồi quá mức, hoặc tổn thương nhiễm độc, không nói những điều ấy trước, vội vã nắm thốn khẩu, đúng bệnh sao được".
8. Chưa khám bệnh hãy hỏi trước, đó là rất chuẩn
Nguyên - La Nguyên ích
"Vệ sinh bảo giám – Khinh di phục dược giới”
dẫn lời của Tôn Tư Mạo
Cũng nói lên tính trọng yếu của Vấn chẩn, nên xếp lên đầu các phép khám vọng, văn, thiết. Đông y hiện đại xác thực cũng đưa vấn đề vấn, vọng, văn, thiết trong tứ chẩn; coi sự phối hợp tích cực giữa người bị bệnh với thầy thuốc, nhận rõ vấn đề nêu ra của thầy thuốc, không nên lấy sự chẩn mạch để đo lường trình độ của thầy thuốc. Tô Đông Pha đời Tống từng nói:"chỉ mong khỏi bệnh, đừng làm khó cho thầy thuốc"thật là câu nói chí lý.
9. Một hỏi hàn nhiệt, hai hỏi hãn, Ba hỏi đầu mình, bốn hỏi tiện,
Năm hỏi uống ăn, sáu hỏi hung,Bảy điếc, tám khát đều nên biện
Chín hỏi bệnh cũ, mười: nguyên nhân? Lại hỏi uống thuốc thăm diễn biến.
Phụ nữ cần hỏi thêm kinh nguyệt. Nhanh - chậm - bế - băng đều phải biết
Trẻ em cũng cần hỏi Thiên hoa, Ma chẩn từng phen cũng nói ra...
Thanh - Trần Tu Viên
"Y học thực tại Dịch - Vấn chứng thi"
Đây là bài ca"Thập vấn"trứ danh, đến nay vẫn được áp dụng trong lâm sàng, chỉ đạo vấn chẩn rất hiệu quả. Người tổng kết "Thập vấn ca" đầu tiên là Trương Cảnh Nhạc đời Minh. Ông cho rằng "thập vấn là yếu lĩnh của chẩn trị, là nhiệm vụ hàng đầu của lâm sàng". "Thập vấn ca" của Trần Tu Viên là dựa trên cơ sở bài ca của họ Trương mà sửa đổi hoàn chỉnh thêm, công của họ Trương không mất. Giáo sư Phương Dược Trung, nhà Trung y chuyên gia nổi tiếng đương đại lại đem Thập vấn ca sửa đổi như sau;"Một hỏi hàn nhiệt hai hỏi hãn, ba hỏi đầu thân bốn hỏi tiện. Năm hỏi uống ăn sáu hỏi nằm, bảy hỏi tinh thần tám hỏi biến. Chín hỏi kinh sản mười hỏi nhân, từng bước hỏi han không nhầm lẫn"... có thể tham khảo.
10. Phụ nhân càng phải hỏi kinh kỳ. Ác lộ có hay không để nghiệm sản hậu.
Thanh - Du Căn Sơ
“Trùng đính thông tục Thương hàn luận - Thương hàn chẩn pháp" dẫn lời nói của Trương Cảnh Nhạc
Câu này là yếu điểm trong vấn chẩn phụ khoa, đến nay vẫn được coi trọng trong lâm sàng. Phụ nữ lấy việc điều kinh là yêu cầu đầu tiên, hành kinh quý ở đúng kỳ. Chu kỳ bình thường thì không dễ sinh bệnh. Người xưa từng nói "Phụ nữ lấy điều kinh là vô bệnh". Nếu kinh nguyệt không bình thường, định kỳ, số lượng, mầu sắc, chất lượng nếu nảy sinh biến đổi là mắc bệnh, cần phải điều trị. Bệnh sau khi đẻ, quan trọng đầu tiên là ác lộ có hay không, đó là đặc trưng để chẩn đoán khí huyết của sản phụ có bình thường hay không. Nếu khí huyết không điều, các mạch Xung Nhâm không bền có thể dẫn đến "ác lộ ra không dứt". Nếu khí trệ huyết ứ có thể dẫn đến "ác lộ không xuống" cuối cùng sẽ là cái nguồn ủ bệnh, đều phải lưu ý.
"Phụ nhân càng phải hỏi kinh kỳ" câu này cũng được Trần Tu Viên đề cập ở "Thập vấn ca".
11. Bệnh khí nặng - thì tiểu tiện phải rít. Bệnh khí nhẹ - thì tiểu tiện thông dần.
Thanh - Trình Hạnh Hiên
"Y thuật - Tiểu tiện"
Câu này lấy tiểu tiện thông hay rít làm căn cứ suy đoán nặng, nhẹ của bệnh tình, thật là kinh nghiệm quý. Kinh nói:"Bàng quang là chức quan châu đô, nơi chứa tân dịch, khí hoá từ đấy mà ra", công năng chứa nước tiểu, bài tiết nước tiểu của Bàng quang phải nhờ vào khí hoá của Thận mới hoàn thành. Khi bệnh tình nghiêm trọng, công năng khí hoá của Thận không tốt, có thể dẫn đến tiểu tiện rít không thông. Khi xu thế bệnh tình chuyển biến tốt, khí hoá của Thận bình thường thì tiểu tiện cũng dần dần lưu thông dễ dàng, bệnh khí có thể theo đó mà ra. Danh ngôn này có ý nghĩa trọng yếu nhất là đối với chẩn đoán bệnh biến ở Hạ tiêu.
12. Mạch là cái gốc của sự thi trị
Thanh - Lý Dụng Tử
"Chứng trị vậng bổ - Đề cương môn"
Câu này nêu tính trọng yếu về chẩn mạchđể biện chứng luận trị tật bệnh. Kinh nói:"Thốn Khẩu là nơi đại hội của mạch"và:"Khí vị của năm Tạng sáu Phủ đều từ Vị mà ra, biến hoá thấy từ khí khẩu". Chứng minh tạng phủ khí huyết có quan hệ mật thiết với mạch tượng. Vì vậy, bệnh biến của Tạng Phủ khí huyết tất nhiên cũng phản ánh lên mạch tượngở thốn khẩu. Thông qua thiết mạch có thể phán đoán tính chất và bộ vị của bệnh, từ đó mà làm chỗ dựa cho việc dùng thuốc chữa bệnh, nên mới nói là"gốc của việc thi trị". Đương nhiên, còn phải tham khảo vọng, văn, vấn mới đầy đủ.
13. Đạo lý lấy mạch, yên tĩnh là quý.
"Tố vấn - Mạch yếu tinh vi luận"
Quý ở đây cũng như quí báu, nói lên yêu cầu của việc xem mạch. Đạo lý của việc thiết mạch yêu cầu thầy thuốc bình tĩnh, dẹp bỏ những ý nghĩ phức tạp, thanh thản khoan thai suy nghĩ tỉ mỉ, mới có thể tìm được mạch tượng đúng đắn, rất bổ ích cho việc chẩn đoán. Rất kỵ sự nôn nóng hấp tấp, làm việc cẩu thả. Người xưa từng nói. "Khi xem mạch cần phải ung dung, tập trung suy nghĩ, điều hoà nhịp thở" mới có thể là đạo lý xem mạch chính xác.
14. Chẩn mạch nên biết Vị khí
15. Muốn biết bệnh tiến thoái lành dữ ra sao, chỉ nên lấy Vị khí là chủ yếu.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Mạch thần chương - Vị khí giải"
Hai danh ngôn trên, nêu tính trọng yếu khi xem mạch cần xem xét Vị khí. Vị khí có bình thường hay không là dấu hiệu trọng yếu về chính khí của cơ thể. Kinh nói:"Người ta lấy thuỷ cốc làm gốc, cho nên dứt thủy cốc thì chết. Mạch không có Vị khí cũng chết”. Khi chẩn mạnh xét Vị khí có thể lượng trước được bệnh tình nặng hay nhẹ, tiến hay thoái và tiên lượng cát hung."Phép khám mạch, nếu hôm nay còn hoà hoãn, ngày mai căng gấp thì biết là tà khí càng tăng, tà càng tăng thì bệnh càng nặng. Bây giờ bệnh rất căng gấp, ngày mai dịu đi chút ít, biết là Vị khí trở lại dần, Vị khí đã đến thì bệnh nhẹ dần. Trong khỏanh khắc ấy, trước cấp sau hoãn, Vị khí đến. Trước hoãn sau cấp, Vị khí nó đi... Đấy là phép xem xét tà khí với chính khí tiến hay lui". Thật là kinh nghiệm đáng bàn.
16. Còn Vị khí thì sống, không Vị khí thì chết
Nguyên - Nguy Diệc Lâm
“Thế y đắc hiệu phương - Tập mạch thuyết"
17. Phàm muốn xét bệnh, trước hết nên xét Vị khí. Phàm muốn chữa bệnh, trước hết nên chiếu cố Vị khí. Vị khí không tổn hại, mọi việc không đáng lo.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư -Tạp chứng mô - Tỳ Vị"
Vị khí mang hai hàm nghĩa. Một là chỉ Vị Trường lấy công năng tiêu hoá làm chủ. Hai là chỉ mạchcó Vị khí, mạch đến không Phù không Trầm không nhanh không chậm, ung dung hoà hoãn, nhịp nhàng đều đặn, đó là có vị khí. Hai danh ngôn này nêu ra Vị khí khi khám bệnh mang tính trọng yếu trong chữa bệnh. Kinh nói:"Năm Tạng sáu Phủ đều bẩm thụ khí ở Vị". Người ta lấy Vị khí làm gốc. Vô luận là công năng tiêu hoá của Vị Trường hay là Vị khí ở mạch, đều có quan hệ trực tiếp đến bệnh tình nặng nhẹ và tiện lượng chuyển qui, nó là chỉ tiêu trọng yếu trong việc khám xét bệnh chứng. Người xưa rất coi trọng điểm này, trong quá trình chữa bệnh luôn luôn chiếu cố. Bởi vì người ta sống là nhờ vào Vị khí, thuốc nhờ có Vị khí mới dẫn đi được; chữa bệnh không thể không chiếu cố Vị khí. Nếu vị khí đã suy, thì không thể lạm dụng thuốc đắng lạnh, hoặc dùng thuốc công phạt mãnh liệt làm tổn thương thêm Vị khí; cũng không nên chủ quan dùng các vị bổ nhớt, càng làm trệ Vị khí.
18. Đại khái chứng đã không đủ làm bằng, nên tham khảo cả mạch lý. Mạch lại không đủ làm bằng, nên xem xét bề chìm của mạch.
Minh - Lý Trung Tử
"Y tôn tất độc - Nghi tự chi chứng tu biện luận"
Mạch chẩndựa vào vận dụng ba loại thủ pháp sự nặng nhẹ của chỉ lực và sự di chuyển khác nhau để phán đoán Cử (như ấn nhẹ, đặt nông) và Án (lấy nặng, lấy chìm), Trầm (không nặng không nhẹ, lấy ở đoạn giữa). Danh ngôn này nói lên việc đặt nặng tay làm căn cứ để phân biệt hư thực chân giả của mạch tượng đáng tin cậy. Lý Trung Tử giải thích:"Nếu phát hiện ra chứng giả, đều là ở Biểu. Cho nên đặt tay nhẹ cũng là giả. Chứng đích thực thì mạch ẩn náu, đều là ở Lý. Cho nên đặt nặng tay mới có thể phân biệt được mạch". Đương nhiên còn phải kết hợp với các phép biện chứng khác như họ Lý đã nói: "Mạch phân biệt đã rõ còn chưa dám chắc, còn phải xem xét phú bẩm rắn chắc hay bạc nhược, bệnh tật cũ hay mới, thầy thuốc có sai lầm gì không, cuối cùng mới sử dụng thuốc sắc thuốc viên, mới có thể là thập toàn".
19. Chứng có chân giả bằng vào mạch, Mạch có chân giả bằng vào lưỡi.
Thanh - Du Chấn
"Cổ kim y án án -Thương hàn "
Câu này nêu quan điểm phải dựa vào khám lưỡi làm căn cứ phán đoán chân giả hư thực của chứng hậu là rất có lý. Chứng có chân giả bằng vào mạch thì như câu danh ngôn đã nói ở trên. Ngay như mạch tượng cũng có lúc khó phán đoán chân giả. Khám lưỡi thường có tác dụng mang tính chất quyết định - Bởi vì đầu lưỡi có những biến hoá rất nhạy, nó là cái thước đo phản ánh biến hoá ở bên trong có thể tin cậy tuyệt đối, và có rất ít giả tượng. Cho nên phản ảnh thịnh suy của chính khí và nông sâu của tà khí tương đương khách quan."Đối với những tạp chứng nội hay ngoại dù không hình trạng chủ yếu, nhưng đều lộ rõ ở lưỡi, ở lĩnh vực nguy cấp nghi ngờ, thường gặp tình huống không phân được chứng, không án được mạnh, mà chỉ có thể lấy lưỡi làm bằng". Tác phẩm "Lâm chứng nghiệm thiệt pháp" của Dương Vân Phong đời Thanh rất coi trọng luận điểm này.
20. Khám bệnh để quyết sống chết, không coi ở chỗ nặng hay nhẹ mà coi ở chỗ tồn vong của nguyên khí, thì trăm điều không sai một.
Thanh - Từ Linh Thai
"Y học nguyên lưu luận - Nguyên khí tồn vong luận"
Câu này nêu lên dựa vào khám xét nguyên khí thịnh hay suy để biện chứng luận trị, có tính trọng yếu trong việc tiên lượng bệnh. Họ Từ khái quát là "nguyên khí tồn vong luận "đủ thấy ông rất coi trọng nguyên khí. Nguyên khí thịnh hay suy có quan hệ đến mạnh yếu sống chết của con người, cho nên họ Từ cho việc giữ gìn nguyên khí là "một ý nghĩa chủ yếu để cứu người của y gia". Nguyên khí tổn hại lớn thì bệnh dẫu nhẹ cũng chết. Còn phương pháp thăm khám nguyên khí họ Từ cho là chủ yếu quan sát thần khí của người bệnh. Nguyên khí đầy đủ thì thần khí mạnh. Nguyên khí hư thì thần khí suy. Đó là lời nói rất có ý nghĩa chỉ đạo trong công tác biện chứng thi trị.
BIỆN CHỨNG KHÍ HUYẾT
130. Khí huyết xung hoà, trăm bệnh không sinh ra. Một khi bị phẫn uất, thì mọi bệnh sinh ra. Cho nên các tật bệnh của con người phần nhiều sinh ra từ Uất
Nguyên - Chu Đan Khê
"Đan Khê tâm pháp - Lục uất"
Câu này nói tác dụng trong quá trình phát bệnh do khí huyết bị phẫn uất và nêu ra cơ chế bệnh của Uất chứng. Khí huyếtlà những vật chất rất cơ bản để duy trì hoạt động của sinh mạng con người.
Khí quý ở sự điều hoà. Huyết lấy hoà làm thuận. Khí huyếtxung hoà thì vạn bệnh không sinh ra, một khi bị phẫn uất, có thể dẫn đến khí, huyết, đàm, thấp, hỏa, thực bị uất mà gây bệnh. Đan Khê rất coi trọng quan điểm này, xếp vào loại cội rễ gây nên bệnh ở con người, thuộc một loại quan điểm học thuật trọng yếu.
131. Trăm bệnh sinh ra từ khí, giận thì khí dồn lên, mừng thì khí trùng xuống, buồn thì khí tiêu tán, sợ thì khí hạ xuống; hàn thì khí thu lại, nhiệt thì khí tiết, kinh thì khí loạn, mệt thi khí tiêu hao, lo thì khí kết.
“Tố vấn – Cử thống luận”
Một khi tình chí quá khích, nóng lạnh thiên thắng, mệt nhọc thái quá, đó là những nhân tố của cơ chế bệnh và một số chứng hậu do khí cơ mất điều hoà gây nên. Trong đó nổi bật tính trọng yếu của nhân tố tình chí. Các loại nhân tố gây nên bệnhchỉ ở trong tình huống tạo nên khí cơ mất điều hoà mới phát bệnh, cho nên nói"trăm bệnh sinh ra từ khí".
Gây nên bệnh lại còn có những đặc điểm cụ thể: Giận thì khí nghịch mà dồn lên, xuất hiện các chứng hậu Can khí nghịch lên như ẩu huyết, mặt hổng mắt đỏ, tai ù, đau đầu.
Mừng quá thì khí cơ tản mạn không thu lại được mà làm cho chí ý mất ổn định.
Buồn thì khí tiêu hao. Sợ thì tinh khí bị hãm xuống mà xuất hiện các chứng ỉa chảy, són đái và đới trọc. Hàn thì tấu lý bế tắc, sự vận hành của Vinh Vệ khí không lưu thông. Nhiệt thì tấu lý mở rộng, khí theo mồ hôi tiết ra. Sợ thì Tâm mất chỗ dựa, thần không nơi về cho nên nói là "khí loạn". Mệt nhọc quá thì suyễn thở và mồ hôi, khiến cho khí ở trong ở ngoài thoát ra nên gọi là "khí háo" Lo thì Tâm có chỗ ẩn, chính khí lưu lại không thông, cho nên nói là "khí kết".
Những lời nói trên có ý nghĩa tham khảo để chúng ta có nhận thức về bệnh biến của khí cơ.
132.Khí hữu dư liền là Hỏa.
Nguyên - Chu Đan Khê
"Đan Khê tâm pháp - Hỏa môn"
133.Khí bất túc liền là Hàn.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư-Tân phương bát lược - Nhiệt lược"
Nêu lên hậu quả do dương khí thiên thịnh suy gây nên đại biểu cho quan điểm giữa học phái Tư âm với học phái Ôn bổ, nhìn chung cố thể nói là hoàn thiện.
Khí chủ về sưởi ấm, bên ngoài giữ gìn thể biểu, bên trong ấm áp tạng phủ trăm khớp, đó là nói lẽ thường, tức là trạng thái sinh lý.
Nếu khí động thái quá hoặc bất cập thì có thể dẫn đến trạng thái bệnh lý.
Khí hữu dư tức là dương khí thiên thịnh, có thể xuất hiện cơ năng hưng phấn dẫn đến các loại Hỏa chứng.
Khí bất túc tức là dương khí thiên suy, có thể khiến cho cơ năng giảm sứt, xuất hiện các trạng thái hư hàn
134. Bệnh ở Khí phần di chuyển không tại chỗ. Bệnh ở Huyết phần chìm lắng không di chuyển.
Minh - Từ Xuân Phủ
"Cổkim y thống đại toàn - quyển 7 - Phụ lục"
Nêu lên đặc điểm chúng hậu để phân biệt bệnh ở Khí phần hay ở Huyết phần và căn cứ vào đặc điểm bệnh lý khác nhau của khí huyết.
Khí thuộc dương chủ động, hình thức vận động cơ bản là chu lưu tạng phủ, kinh lạc, thăng giáng vào ra trên toàn thân, một khi bệnh tà xâm phạm khí phận thì khí cơ sẽ theo sự vận động mà di chuyển không tại chỗ, biểu hiện là lúc có lúc không, di chuyển không cố định, nói chung thuộc công năng bị trở ngại.
Huyết thuộc âm chủ tĩnh, nhu nhuận tứ chi trăm khớp. Nếu bệnh ở huyết phần, phần nhiều biểu hiện có bộ vị nhất định, chìm lắng không di chuyển, phần nhiều thuộc bệnh biến về khí chất.
Phân biệt được sự phát bệnh ở Khí phần hay ở Huyết phần, có ý nghĩa chỉ đạo trong dùng thuốc điều trị.
135. Khí thực thì thở phải suyễn thô, thanh âm mạnh mẽ. Huyết thực thì huyết phải ngưng tụ, phần nhiều rắn và đau.
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên – Hư Thực"
Nêu lên đặc điểm lâm sàng thực chứng của khí huyết úng trệ.
Thực chứng do tà khí úng trệ, biểu hiện ra các chứng hữu dư, tất nhiên suyễn thở gấp gáp, thanh âm mạnh mẽ.
Thực chứng do huyết phận úng trệ, tất nhiên dễ bị ngưng tụ, huyết ứ gây đau, ngưng lại thành khối, tự nhiên rắn chắc.
136. Hình bị bệnh thì khí không bị bệnh, tuy gầy còm mà vô hại. Khí bị bệnh hình không bị bệnh, tuy béo mập mà đáng lo.
Minh - Tôn Vãn
"Đan đài ngọc án - Chủ khí môn"
Hình bị bệnh là chỉ bề mặt hình thể có bệnh. Khí bị bệnh, là chỉ năm tạng bị bệnh. Câu này luận đoán "hình bị bệnh là nhẹ, khí bị bệnh là nặng", thực là lời nói khá từng trải.
Khí của năm tạng là cái gốc của chính khí cơ thể. Năm tạng không bị bệnh, thì tuy hình thể nhiễm bệnh vẫn có thể chống bệnh đuổi tà, cho nên "tuy gày còm mà vô hại". Năm tạng nếu bị bệnh, khí cơ trái ngược tuy hình thể béo mập cũng là bệnh nặng, người thầy thuốc không thể không biết.
137. Mạch bên phải bất túc, thuốc bổ khí dùng nhiều hơn thuốc bổ huyết. Mạch bên trái bất túc, thuốc bổ huyết dùng nhiều hơn thuốc bổ khí.
Minh - Uông Thạch Sơn
“Thạch Sơn y án - Doanh Vệ khí huyết luận"
dẫn lời của Chu Đan Khê
Nêu lên điểm khám mạchở bên phải bên trái thấy hiện tượng bất túc để chẩn đoán phân biệt sự hư tổn của khí, huyết. Đông y vẫn có lý luận trái là huyết phải là khí. Mạch tượng bên tay trái thể hiện bộ vị Tâm - Can - Thận là những tạng phần nhiều chủ về âm huyết.
Mạch tượng bên tay phải thể hiện bộ vị Phế - Tỳ - Mệnh môn, là những tạng phần nhiều chủ về Dương khí.
Tay trái mạch Hư, phần nhiều chủ huyết hư. Tay phải mạch Hư, phần nhiều chủ về Khí hư. Đương nhiên đây mới chỉ là bàn đại khái, không nên câu nệ.
(Xem thêm: Cách xem mạch
Dựa vào mạch để chẩn bệnh
Dựa vào mạch để dùng thuốc )
138. Mới bị bệnh thì bệnh ở Kinh. Bị đau đã lâu thì bệnh ở Lạc.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm sàng chỉ nam y án - Vị Quản thống"
theo y án của Thiệu Tân Phủ
Câu này căn cứ vào thời gian bị đau mới hay đã lâu để nói lên cơ chế bệnh ở Khí hay ở Huyết khác nhau, để có phương hướng điều trị.
Trong đó câu "đã lâu thì bệnh ở Lạc" là họ Diệp sáng tạo đầu tiên nói lên bệnh lý biến hoá khi bệnh đã lâu, đó là một cống hiến lớn về lý luận Đông y của họ Diệp, được đời sau đối với bệnh trình khá dài tổng kết kinh nghiệm đề ra phép trị hoạt huyết hoá ứ rất quý báu. Diệp Thiên Sĩ cho rằng bệnh ở Kinh chủ khí, ở Lạc chủ huyết. Bệnh chứng đau "lúc bắt đầu là khỉ kết ở Kinh" bệnh thuộc Khí phần, tuỳ theo sự thúc đẩy di chuyển của thời gian mà "từ Kinh mạch tiếp đến Lạc mạch", "bị lâu tất phạm vào huyết lạc" bệnh tình đã can thiệp vào huyết phận.
Họ Diệp đã ba lần nhắc nhở, chữa bệnh nên biện rõ bệnh tại kinh hay tại huyết, phép chữa hai loại ấy rõ ràng khác nhau. Bệnh ở huyết lạc, họ Diệp đề xuất phép dùng thuốc cay nhuận thông lạc với các loại Trùng để truy tìm đuổi tà, có đặc điểm mới mẻ cụ thể đến các đời sau rất tôn sừng. Rõ ràng là, cái họ Diệp bảo là Kinh là Lạc, không phải chỉ là nói bộ vị giải phẫu đơn thuẩn, đối với lời nói chung "Bệnh gây ra ở Lạc là nông" còn hàm ý nghĩa khác nhau. Nó vận dụng lý luận khí huyết để nói lên bộ vị nông sâu của bệnh, sự nặng nhẹ của bệnh tình và chỗ khác nhau của bệnh chứng, tiến lên cố phép chỉ đạo lâm sàng.
Đời sau căn cứ vào những kiến giải "bệnh lâu vào Lạc" để xây dựng những lý luận "đau lâu vào lạc" và "bệnh lâu nhiều ứ "suy rộng ra những chứng bệnh lâu ngày ngoan cố có nhân tố ứ huyết tồn tại, đề xướng ra phép chữa hoạt huyết hoá ứ, có thể nói thuyết này là một sự phát triển về lý luận Đông y.
139. Huyết là sự thai nghén của trăm bệnh.
Minh - Lý Diên
“Y học nhập môn – Tạp bệnh đề cương – Nội thương – Huyết”
Câu này nêu bật tính gây bệnh rộng rãi của Huyết phận rất có ý nghĩa lâm sàng. Họ Lý cho rằng: "Người ta biết là trăm bệnh sinh ra từ Khí mà không biết Huyết là thai nghén của trăm bệnh. Phàm các chứng hàn nhiệt, co quắp, tê đau ẩn chẩn, ngứa ngáy, hay quên, sợ sệt, mê muội, bĩ khối, đau đớn, long bế, di niệu v.v.. cho đến phụ nữ kinh bế, băng trung, đới hạ đều là huyết sinh bệnh".
Đan Khê từng nói: "Khi huyết xung hoà, vạn bệnh không sinh, một khi bị phẫn uất, mọi bệnh sẽ sinh ra". Con người ta, khí huyết, khí cơ bị rối loạn có thể gây nên bệnh. Huyết phận không điều hoà cũng có thể gây nên bệnh, hai cái này đều nên coi trọng.
140. Tất cả các chứng bất trị đều là lý do không khéo trừ ứ.
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Thổ huyết"
Nêu lên bệnh cơ ứ huyết ở một số tật bệnh ngoan cố, vạch ra một con đường điều trị tật bệnh khó khăn. Một số tật bệnh ngoan cố khó chữa, dùng các phép chữa thông thường không hiệu quả, thường là do ứ huyết tác quái cho dù không xuất hiện chứng trạng ứ huyết rõ rệt, mà sử dụng thuộc hoạt huyết hoá ứ cũng thu được hiệu quả như ý. Những năm gần đây, phép trị hoạt huyết hoá ứ, giải quyết được rất nhiều chứng bệnh khó khăn hiệu quả đáng mừng, đủ nói lên câu này của họ Đường có ý nghĩa thực tiễn.
141. Giao mùa phát bệnh là do ứ huyết
Thanh - Vương Thanh Nhậm
"Y lâm cải thác - Thông khiếu hoạt huyết thang và các chứng điều trị"
Đây là kinh nghiệm biện chứng độc đáo của Vương Thanh Nhậm. Mỗi khi gặp biến hoá của thời tiết mà phát bệnh là do ứ huyết tác quái. Suy nghĩ loại tật bệnh này lâu ngày không khỏi, trong lạc mạch có khả năng có ứ huyết gây nên. Nhưng Hư chứng cũng phát hiện khi thời tiết thay đổi hoặc nặng hơn, cho nên Diệp Thiên Sĩ lại có câu nói "Giao mùa bệnh tăng, nhất là thuộc hiện tượng
Hư". Vì thế, loại bệnh biến này vẫn cần phân tích luận bàn cụ thể, không câu nệ hoàn toàn vào một thuyết ứ huyết.
142. Chữa huyết chứng, nên biết chỗ chủ yếu; mà lý do động huyết, chỉ là hỏa là khí thôi.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Huyết chứng"
Câu này nêu bệnh nhân, bệnh cơ chủ yếu của Huyết chứng, có thể tham khảo. Họ Trương cho rằng nguyên nhân chủ yếu sinh ra huyết chứng là do hỏa với khí.
"Cho nên xét đến hỏa, chỉ cần xét có hỏa hay không có hỏa. Xét đến khí, chỉ cần xét thuộc khí hư hay khí thực". Rõ ràng là ông lấy có hỏa và không có hỏa, Khí hư với Khí thực làm cương lĩnh biện chứng Huyết chứng. "Có hỏa" vừa chỉ cái hỏa thực nhiệt lại có ngụ cả cái hỏa do âm hư. Hai cái hỏa này bức huyết đi bừa mà dẫn đến động huyết.
"Khí thực" là chỉ khí nghịch ở Tạng, huyết theo khí loạn mà nhầm Kinh đi càn.
"Khí hư” là chỉ nguyên khí bị tổn hại, huyết mất sự cố nhiếp gây nên
Danh ngôn này đối với hiện chứng điều trị Huyết chứng có ý nghĩa chỉ đạo nhất định.
143. Các chứng về Huyết, mình nóng mạch Đại là khó chữa, là hỏa tà thịnh vậy. Mình mát mạch tĩnh là dễ chữa, là chính khí hồi phục vậy.
Nguyên - Chu Đan Khê
"Đan Khê tâm pháp - Thổ huyết"
Câu này là phương pháp phán đoán tiên lượng các loại thuận nghịch của huyết chứng, là câu nói khá kinh nghiệm. Sau các loại huyết chứng nếu quả là vẫn phát nhiệt như cũ, mạch Hồng Đại là biểu hiện hỏa tà vẫn thịnh, thuộc chứng hậu Nghịch, tiên lượng không tốt. Ngược lại, nếu nhiệt lúc mình mát, mạch đã hoà hoãn, là tà khí đã giảm, hiện tượng chính khí hồi phục là chứng hậu Thuận, tiên lượng tốt.
Sách "Mạch quyết" cũng nói: "Mũi ra huyết và thổ huyết thì mạch nên Trầm Tế. Đột ngột Phù Đại là rất nguy". Ý tứ gần giống với câu danh ngôn này.
144. Chứng huyết khô kinh bế, nên tìm ở cái nguồn sinh ra huyết cái nguồn là ở Vị. Mà các chứng ẩu huyết thổ huyết, nên tìm ở cái nguồn gây nên động huyết, nguồn ấy ở Tạng vậy.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Huyết chứng"
Nêu lên bộ vị bệnh biến của chứng huyết khô kinh bế và các chứng ẩu huyết, thổ huyết, chỉ ra phương hướng điều trị. Vị là nguồn hoá sinh ra khí huyết, cho nên huyết hư khô kiệt dẫn đến kinh nguyệt đình bế, nên biết nguyên nhân bệnh và vị trí bệnh là ở Vị, phép trị nên dưỡng Vị để tư dưỡng nguồn sinh hoá.
Các chứng ẩu huyết thổ huyết phần nhiều bệnh ở tạng Can, như Can khí hoành nghịch phạm Vị mà động huyết, hoặc Can hỏa bốc lên mà bức huyết đi càn, cho nên nói "nguồn ấy ở Tạng". Đương nhiên, trên lâm sàng các chứng ẩu huyết, thổ huyết cũng do nguyên nhân khác, không nên câu nệ ở một Tạng.
145. Hạ huyết, trước ra phân sau ra huyết, đấy là viễn huyết. Hạ huyết, trước ra huyết sau ra phân, đấy là cận huyết.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Kim quĩ yếu lược - Kinh quí thổ nục hung mãn ứ huyết bệnh mạch chứng trị"
Hai câu trên phân biệt đặc điểm chứng hậu của chứng hư hàn tiện huyết và thấp nhiệt tiện huyết, nói theo kiểu so sánh để dễ nắm vững. Chứng hạ huyết, phân ra trước, huyết ra sau, huyết ra từ bộ vị trên của Trực trường, do đó gọi là Viễn huyết, phần nhiều do Trung tiêu Tỳ khí hư hàn, mất chức năng thống nhiếp mà huyết thấm xuống gây nên bệnh, điều trị nên ôn Tỳ nhiếp huyết, cho uống Hoàng thổ thang.
Nếu ttước ra huyết sau ra phân là Cận huyết, phần nhiều do thấp nhiệt uẩn kết ở Đại trường, bức huyết đi xuống gây nên, điều trị nên thanh lợi thấp nhiệt hoạt huyết hoá ứ, cho uống Xích tiểu đậu đương qui tán.
Trên lâm sàng, ngoài những phán đoán bộ vị xuất huyết như trước phân sau huyết, trước huyết sau phân, lại nên chú ý đến mầu sắc của huyết khi đại tiện và tình huống toàn thân người bệnh.
Phàm hạ huyết loãng nhạt tía tối, đau bụng đại tiện lỏng mỏi mệt biếng nói, chân tay không ấm, phần nhiều thuộc Tỳ Vị hư hàn. Nếu đại tiện ra mầu đỏ tươi hoặc kiêm cả mũi, đại tiện bí kết hoặc không thoải mái, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Sác, có thể biết là thấp nhiệt hạ chú, hai trường hợp này không khó phân biệt.
146. Huyết làm trệ khí thì ngưng kết và đau. Khí nung nấu huyết thi hoá thành mủ.
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Thổ Nùng"
Họ Đường cho rằng hình thành Nội ung là do ứ huyết hủ hoá mà ra. Câu này nhằm khái quát bệnh lý cơ chế. Ở tình huống sinh lý, khí huyết dựa vào nhau mà tồn tại, giúp đỡ nhau phát huy tác dụng, duy trì công năng chính thường của cơ thể.
Một khi huyết đi không thư sướng, sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí cơ, dẫn đến khí trệ huyết ứ gây rên đau. Bệnh lâu ngày thì khí uất hoá nhiệt, hun đốt làm huyết bại thịt nát, cuối cùng thành Nội ung hoá mủ.
147. Băng là chứng cấp - Lậu là Hoãn bệnh.
Thanh - Tiêu Lục
"Nữ Khoa kinh luân - Băng đái môn"
dẫn lời của Lý Thái Tổ
Chứng Băng lậu vốn thuộc một bệnh, nhưng xu thế bệnh thì có nặng nhẹ hoãn cấp khác nhau. Danh ngôn này nêu đạc điểm bệnh lý khác nhau của chứng Băng và Lậu.
Băng là đột ngột trút xuống nhiều, xu thế như núi lở, huyết như sóng dồn, tình thế kéo đến nguy cấp nghiêm trọng; không làm ngưng ngay có thể thành Hư thoát cho nên gọi là cấp chứng.
Lậu là dầm dề không dứt, lâu ngày không ngừng, xu thế bệnh còn hoà hoãn, thong thả điều trị cho nên gọi là Hoãn bệnh. Cần nêu rõ: Lậu lâu ngày không dứt cũng có thể nung nấu thành Băng đột ngột, cho nên cũng không nên coi thường.
HƯ THỰC
115. Cốt yếu của Hư Thực, không tránh khỏi xem mạch ở tay. Nếu mạch đúng là có lực, đúng là có thần, mới đúng là Thực chứng. Nếu mạch giống như có lực, giống như có thần đó là giả Thực chứng.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Truyền trung lục - Hư thực thiên"
Danh ngôn này có ý nghĩa phân biệt hai chứng Hư Thực trong mạch chẩnrất chí lý. Tật bệnh là sự đấu tranh tiêu trưởng giữa tà khí và chính khí, sản sinh ra biến hoá bệnh lý hư và thực, mà mạch tượng có lực hay không có lực, có thần hay không có thần, chính là phản ảnh chân thực hai loại chứng hậu Hư - Thực. Nói chung mấu chốt của phân biệt chân giả Hư Thực, cổ nhân phần nhiều lấy mạch tượng làm chuẩn, đặc biệt là khi xử lý những chỗ nghi ngờ của Hư Thực lại càng phải dựa vào mạch tượng như thế.
116. Bệnh thuộc Thực, lưỡi tất rắn chắc kiêm già giặn. Bệnh thuộc Hư, lưỡi tất non bệu kiêm yếu mềm.
Thanh - Dương Vân Phong
"Lâm chứng nghiệm thiệt pháp"
Danh ngôn này nêu đặc điểm biểu hiện trên lưỡi của hai loại bệnh chứng Hư Thực có tác dụng trong chẩn đoán phân biệt. Họ Dương nói: "Cái lý của sự vật, thuộc thực thì hình trạng rắn chắc, mầu sắc già giặn; hư thì hình trạng non bệu, màu sắc non nớt. Bệnh tật thể hiện lên lưỡi, hình và sắc cũng như thế". Xét nghiệm trên lâm sàng đúng như vậy.
Phàm chất lưỡi có nếp lằn thô xốp, hình sắc rắn chắc già giặn, bất luận màu sắc rêu lưỡi như thế nào, đều thuộc Thực chứng. Phàm chất lưỡi có nếp lằn nhỏ nhớt, hình sắc non bệu yếu ớt đều thuộc Hư chứng. Du Căn Sơ viết "Thông tục Thương hàn luận” cũng nói:" Phàm chất lưỡi rắn chắc mà kiêm già giặn, bất luận mầu sắc rêu lưõi trắng vàng đen tro, bệnh phần nhiều thuộc Thực. Chất lưỡi béo mập mà kiêm non bệu, mầu sắc rêu lưỡi bất luận là tro đen vàng trắng, bệnh phần nhiều thuộc Hư. Đây là những nét chủ yếu để phân biệt chất lưỡi già, non để đoán bệnh Hư, Thực. So với những danh ngôn nói trên cũng chỉ là một.
117. Bệnh đột ngột không do Hư. Bệnh lâu ngày không do Thực.
Thanh - Du Căn Sơ
"Thông tục thương hàn luận - Thương hàn chứng pháp"
Danh ngôn này căn cứ vào thời gian mới hay cũ để phán đoán tình hình hư thực của bệnh, phù hợp với qui luật chung. Bệnh đột ngột và bệnh mới mắc, phần nhiều do cảm nhiễm ngoại tà gây nên. Vì chính khí chưa hư, cho nên đa số là Thực chứng. Bệnh đã lâu phần nhiều do chính khí bất túc phát sinh, cho nên đa số là Hư chứng. Đây là chỉ những tình huống nói chung, đương nhiên bệnh mới mắc, bệnh đột ngột cũng có khi thuộc Hư. Bệnh đã lâu cũng có khi thuộc Thực, lâm sàng nên căn cứ vào cụ thể mà phân tích, không nên câu nệ.
118. Bệnh rất Thực mà có chứng trạng gầy yếu ớt, nhầm dùng bổ thì bệnh càng tăng. Bệnh rất hư mà có chứng hậu mạnh mẽ, dùng thuốc tả nhầm thì ngậm oan.
Minh - Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc – Nghi tự chi chứng tu biện luận”
Gầy yếu, Trung văn là "Nuy", ý của danh ngôn này là: Vốn là chứng bệnh tà khí thịnh có khả năng biểu hiện một số chứng trạng hư giả yếu ớt, nếu nhận nhầm là thuộc Hư cho dùng phép Bổ thì trái lại giúp tà khí làm bệnh tình nặng thêm. Trái lại người bệnh hư yếu đến cực điểm cũng có khả năng biểu hiện hư giả là Thực chứng (mạnh mẽ). Nếu nhận nhầm là Hư mà dùng phép công, thì lại làm tổn thương chính khí mà bệnh càng nặng dẫn đến tử vong.
Lý Trung Tử rất coi trọng và sở trường về phân biệt nhận thức những chứng nghi ngờ tương tự này. Danh ngôn này khuyên chúng ta, đối với chứng nghi ngờ giống nhau hư thực lẫn lộn, nên bỏ qua hiện tượng giả tạo bề ngoài mà phân biệt cho rõ bản chất đích thực, nếu không thì hư thực không phân biệt, làm hao cái bất túc làm tăng cái hữu dư, xúc phạm đến điều răn "hư hư thực thực" là điều tối kỵ của y gia.
Cố Tùng Viên đời Thanh trong sách "Cố thị y kính" trích đẫn danh ngôn này, đem câu "rất thực mà có tình trạng yếu ớt" đổi làm "đại thực có tình trạng yếu ớt" lưu truyền rất rộng, thực ra là bắt nguồn từ danh ngôn của họ Lý.
119. Trong Hư kiêm Thực, dẫu toàn thân đều có hiện tượng Hư, chỉ một vài chỗ thấy Thực chứng, thì cái Thực chứng ấy lại là rất khẩn thiết (quan tâm). Trong Thực kiêm Hư, dẫu toàn thân đều có hiện tượng Thực, chỉ một vài chỗ thấy Hư chứng, thì cái Hư chứng ấy lại là rất khẩn thiết. Cảnh Nhạc nói "một chỗ chứa kẻ gian" là như thế.
Thanh - Du Cán Sơ
“ Thông tục thương hàn luận – Khí huyết hư thực chương”
Danh ngôn này nêu lên một nguyên tắc về phương diện nhận thức biện chứng và điều trị đối với chứng Hư Thực lẫn lộn. Tức là cái chứng "một chỗ chứa kẻ gian" lại càng "rất khẩn thiết" cần trị liệu trước. Ví dụ như chứng Can huyết lao ở phụ nữ, gầy còm tiều tụy, da dẻ tróc vảy, kém ăn, ngũ tâm phiền nhiệt, rõ ràng là một loạt hư chứng, nhưng chất lưỡi tía tối, kinh nguyệt đình lại lâu ngày không thấy, mạch sắc hữu lực, là có hiện tượng huyết ứ, đấy là "một vài chỗ thấy Thực chứng" theo phép phải trừ ứ sinh huyết mới. Lại như chứng Trưng Hà lâu ngày, bụng có tích khối, mó vào thì đau, lưỡi có hiện tượng ứ huyết, rõ ràng là một loạt hiện tượng Thực chứng, nhưng tinh thần lại bạc nhược yếu sức, kém ăn, đó là trong thực kèm hư, thì Hư chứng lại là điều khẩn thiết, điều trị trước hết phải bổ nguyên khí rồi mới tiến hành công phạt. Đương nhiên đã là chứng Hư Thực lẫn lộn, cũng có thể áp dụng phép vừa công vừa bổ.
120. Có khi Thực chứng mà mạch lại Vi Nhược giống như Hư, là vì khí úng át gây nên. Có khi Hư chứng mà mạch lại cường vượng giống như Thực, là vì nguyên khí đã bộc lộ.
Thanh - Chương Hư Cốc
“Y môn bổng át – Vọng văn vấn thiết”
Danh ngôn này nêu hai tình huống mạch giả mà chứng chân, qua đó thấy được tính trọng yếu phải tham khảo cả mạch và chứng trong khi biện chứng.
Thực chứng vốn nên thấy Thực mạch, nhưng vì tà khí úng át, chính khí bị ức chế, biểu hiện ra mạch tượng thì Vi Nhược như hiện tượng Hư, đó là giả mạch. Trái lại một số Hư chứng vì nguyên khí không chống đỡ nổi phải bộc lộ ra ngoài, hiện tượng mạch rõ ràng mạnh mẽ như hiện tượng Thực, như thế cũng giả mạch. Hai tình huống này đều nên bỏ mạch theo chúng, không bị cái mạch tượng Hư Giả nó mê hoặc.
121. Đau mà trướng bế phần nhiều là Thực, không trướng không bế phần nhiều là Hư. Đau mà cự án là Thực, xoa nắn được là Hư. Thích hàn phần nhiều là Thực. Thích nhiệt phần nhiều là Hư. No mà đau tăng phần nhiều là Thực. Đói mà đau tăng phần nhiều là Hư. Mạch Thực thở thô phần nhiều là Thực. Mạch Hư thở yếu phần nhiều là Hư. Bệnh mới nguời khoẻ nhiều phần là Thực. Bệnh càng công càng kịch phần nhiều là Hư. Đau ở Kinh thì phần nhiều Huyền Đại. Đau ở Tạng thì mạch phần nhiều Trầm Vi.
Thanh - Dụ Gia Ngôn
"Y môn pháp luật - Tiên triết cách ngôn"
Danh ngôn này khái quát yếu điểm chẩn đoán phân biệt sự đau đớn của hai loại Hư - Thực khá là thực dụng có thể dựa vào đó để phân biệt. Đau mà kèm theo khí trướng táo bón là biểu hiện tà thực; không trướng không bế là thuộc Hư. Đau do thực là do khí huyếtngưng trệ cho nên cự án. Đau do hư là do khí huyết bất túc cho nên ưa xoa nắn.
Đau mà ưa lạnh là bên trong phần nhiều Thực nhiệt, ưa nhiệt là bên trong phần nhiều hư hàn. Vị có tích trệ thì khi ăn no bị đau là thuộc Thực. Trong Vị hư yếu khi đói lại càng đau là thuộc Hư.
Mạch Thực thở thô vốn là hiện tượng Thực. Mạch Hư khí hư vốn là thuộc Hư chứng. Mới bị bệnh mà trẻ tuổi, phần nhiều là tà thực, chính khí còn thịnh nên thuộc loại đau do Thực. Đau do hư mà lại thì hành công phạt là phạm vào cái lỗi "hư hư" bệnh tự nhiên nặng thêm. Đau ở đường Kinh là chính khí còn chống được tà, cho nên mạch phần nhiều Huyền Đại. Đau ở Tạng phần nhiều là chính khí đã hư cho nên mạch thấy Trầm Vi...
Những điều trên là bàn đại khái, bệnh chứng cụ thể còn phải phân tích những biểu hiện khác. Trương Cảnh Nhạc đời Minh cũng bàn tương tự trong "Chất nghi lục" có thể tham khảo.
122. Đau thì không thông.
Kim - Lý Đông Viên
"Y học phát minh - Bản thảo thập tễ"
123. Đường Lạc bị hư thi đau.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm chứng chỉ nam yán- Ngược"
Hai danh ngôn trên phân biệt cơ chế chứng đau của hai loại Hư, Thực. Nhìn chung đã khái quát được cơ chế bệnh hoàn chỉnh của chứng đau. Đau là chứng trạng thường gặp, cơ chế bệnh tất cả là do khí huyết thất thường gây nên.
Đau do thực là vì tà khí úng át, khí trệ huyết ứ, mạch lạc không thông gây nên, điều trị nên dùng phép hành khí hoạt huyết và tuyên thông. Đau do hư là vì khí huyết suy hư không khả năng sưởi ấm và nhu nhuận đến nỗi lạc mạch mất sự nuôi dưỡng gây nên, điều trị nên bổ ích khí huyết.
Người đời nay thường biểu đạt hai danh ngôn này là "không thông thì đau" và "không vinh nhuận thì đau", lời nói càng thiết thực, lưu truyền khá rộng.
124. Bụng đầy có lúc giảm rồi lại như cũ, đó là vì hàn, nên cho uống thuốc ấm.
125. Bụng đầy không giảm, giảm không đáng kể, nên dùng thuốc Hạ.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Kim quĩ yếu lược - Phúc mãn hàn sán túc thực bệnh mạch chứng trị”
Danh ngôn này nêu yếu điểm phân biệt triệu chứng bụng đầy gây nên hai chứng Hư và Thực theo cách so sánh rành mạch. Câu trên là do Tỳ Vị hư hàn, chức năng vận hoá giảm sút gây nên. Kinh nói: "Tạng hàn sinh bệnh đầy" tức là nói tình huống này. Vì hàn khí hoặc tụ hoặc tan cho nên bụng đầy có lúc giảm, có lúc lại như cũ, nên điều trị bằng thuốc ấm như dùng phương Lý trung thang.
Câu sau là do khí trệ với táo khí kết tụ mà thành chứng Lý thực, bụng đầy không có lúc giảm nhẹ, "giảm không đáng kể" mà trưóc mắt là muốn nói "bụng đầy không giảm". Chứng Lý thực nên dùng thuốc hạ. bài thuốc như Đại Thừa khí thang
126. Vật phải nát trước rồi sau mới sinh ra. Người phải hư trước rồi sau bệnh mới theo đó sinh ra.
Thanh - Ngô Trừng
"Bất cư tập - Bệnh hậu điều trị"
Danh ngôn này lấy thủ pháp hình tượng so sánh để nói nguyên lý bệnh do chính khí hư. Cũng có thể coi là cước chú sinh động của câú Kinh văn: "Tà sở dĩ lấn chiếm được là do chính khí hư".
127. Thổ hạ quá mức, Khí không vẹn toàn.
Thanh - Vưu Tại Kính
"Kim quỹ yếu lược tâm điềm - Đàm ẩm thiên"
Danh ngôn này nêu vấn đề sau khi nôn mửa và ỉa chảy quá độ, tất là phải tổn hại đến chính khí, đề ra một căn cứ biện chứng về Khí hư. Sự sinh thành tân dịch của
người ta, phân bố và bài tiết đều phải nhờ vào công năng khí hoá của tạng phủ và khí cơ thăng giáng xuất nhập, mà sự tuần hành của khí cũng phải lấy tân dịch chuyển tải mới phân bố được trên dưới trong ngoài toàn thân. Nếu nôn mửa, ỉa chảy liên tục và lượng nhiều, có thể khiến cho chính khí sẽ theo tân dịch mà hao thương thoát mất. Vì vậy ở tình huống này, tất nhiên sẽ dẫn đến hiện tượng Khí hư.
128. Không do hư, không thể gây nên Huyễn.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Toàn chứng mô - Huyễn vậng"
Danh ngôn này nêu bệnh cơ do Hư dẫn đến chứng Huyễn, phản ánh quan điểm học thuật của Trương Cảnh Nhạc. Cảnh Nhạc cho rằng: "Một chứng Huyễn vậng do hư chiếm tám, chín phần mười, mà kiêm hỏa kiêm đờm chẳng qua chỉ một, hai phần mười".
Thể nghiệm trên lâm sàng, Huyễn vậng đích thực chủ yếu là do nội thương mà do Hư chiếm phần nhiều, như âm hư Can phong nội động, huyết thiếu, não mất sự nuôi dưỡng tinh khuy bể tuỷ bất túc v.v.. đều có thể dẫn đến Huyễn vậng. Đương nhiên, đờm trọc úng tắc, tà hỏa che lấp ở trên cũng có thể dẫn đến chứng này, có điều chỉ là ít gặp mà thôi, học giả nên qua nguyên nhân mà xét chứng trạng, tìm hiểu mà điều trị.
129. Hư tà nó đến, hại tất về Âm. Năm tạng tổn thương, cuối cùng về Thận.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư -Tạp chứng mô - Hư tổn"
Họ Trương nêu câu này nói lên nhận thức của ông đối với bệnh cơ phát triển của chứng Hư tổn, phản ánh được quan điểm học thuật của ông coi trọng chân âm và tác dụng của tạng Thận. Cảnh Nhạc nêu ra lý luận "Dương không có thừa, âm thường bất túc" cho rằng chân âm là vật chất cơ sở cho sinh mạng con người, hư tổn làm tổn thương tinh khí đều do chân âm sinh hoá ra, cho nên cái nguy hại nó đến đều qui kết vào cái hao tổn của chân âm, bảo là "bệnh khi đến cùng cực... tất cả là do chân âm suy bại" đồng thời "nơi chốn của chân âm, chỉ Thận là chủ yếu". Thận là "bể của tinh huyết, là gốc của ngũ tạng". Vì thế, các chứng năm tạng bị tổn thương, phát triển tới cuối cùng tất nhiên phải dẫn đến tạng Thận khuy tổn, nói lên công năng của tạng Thận đối với sự phán đoán phát sinh phát triển và tiên lượng của tật bệnh đều chiếm tác dụng mười phần trọng yếu.
HÀN NHIỆT
62. Bệnh có phát nhiệt ố hàn là phát từ Dương - không nhiệt ố hàn là phát từ Âm.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Thương hàn luận - Biện Thái dương bệnh mạch chứng tính trị"
Nêu lên yếu điểm phân biệt Âm Dươngở thời kỳ đầu phát bệnh ngoại cảm. Tức là lấy đồng thời với chứng ố hàn có kiêm chứng phát nhiệt hay không để chia rõ chỗ khác nhau của bệnh chứng loại hình. Cảm nhiễm ngoại tà, phát sốt ố hàn cùng xuất hiện là dương khí có thể tranh giành với tà khí, gọi là bệnh phát ra ở Dương. Nếu chỉ thấy ố hàn mà chưa phát sốt là dương khí còn chưa tranh giành với tà khí, cho nên gọi ià bệnh phát ra ở Âm.
63. Trước ngày Hạ chí là bệnh ôn. Sau ngày Hạ chí là bệnh Thử.
“ Tố Vấn - Nhiệt luận "
Danh ngôn này phân biệt rõ thời lệnh của Ôn bệnh và Thử bệnh. Ôn bệnh với Thử bệnh tuy đều trong phạm vi Nhiệt bệnh, nhưng Thử bệnh có đặc điểm riêng của nó, điều trị đã có một chương riêng. Hạ chí là cái mốc mở đầu của mùa Hạ, cho nên được coi là ranh giới. Nhiệt bệnh phát trước Hạ chí thuộc Ôn bệnh, nhiệt bệnh phát sau Hạ chí là Thử bệnh. Rất có giá trị tham khảo đối với nhận thức phân biệt Thử bệnh.
64. Thái dương bệnh, phát nhiệt mà khát, không ố hàn là Ôn bệnh.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Thương hàn luận - Biện Thái dương bệnh mạch chứng tính trị"
Nêu lên đặc điểm chứng hậu chủ yếu của Ôn bệnh qua đó có thể phân biệt với Thương hàn.
Nguyên nhân bệnh của Thương hàn và Ôn bệnh khác nhau, chứng trạng cũng không giống nhau.
Thương hàn do Hàn làm thương phần biểu cho nên có chứng phát nhiệt ố hàn, miệng không khát.
Ôn bệnh do tà nhiệt nung nấu ở trong phát bệnh là phát nhiệt khát nước ngay, không ố hàn, thật phân biệt không khó. Đời sau phát triển thành học thuyết Ôn bệnh có thể nói thuỷ tổ là từ đấy.
65. Chứng thấp nhiệt, đầu tiên ố hàn, về sau chỉ nhiệt không hàn, ra mồ hôi, hung bĩ, rêu lưỡi trắng, khát mà không muốn uống nước.
Thanh - Tiết Sinh Bạch
“Thấp nhiệt điều biện"
Họ Tiết cũng là đại gia thuộc Ôn bệnh nghiên cứu sâu về bệnh thấp nhiệt, biên soạn sách "Thấp nhiệt điều biện" phân tích chứng trị bệnh này rất rõ ràng, kết hợp với "Ôn nhiệt luận" của Diệp Thiên Sĩ, chia ra hai loại hình lớn của Ôn bệnh để bàn luận, lý luận dựa vào nhau trở nên vĩnh cửu. Danh ngôn này nêu lên đề cương biện chứng bệnh Thấp nhiệt. Bệnh Thấp nhiệt với Thương hàn, Ôn bệnh đều có chỗ khác nhau.
Trọng tâm bệnh biến của Thấp nhiệt bệnh là Tỳ Vị, đầu tiên có chứng ố hàn là do dương bị thấp lấn át gây nên, khác với loại ố hàn do hàn tà làm thương phần biểu; về sau chỉ nhiệt chứ không hàn là do bị uất mà thành nhiệt, hơn nữa lại còn ố nhiệt.
Nhiệt nặng ở Dương minh thì ra mồ hôi, Thấp làm trở ngại thanh dương thì bĩ đầy. Thấp tà thịnh ở trong thì rêu lưỡi trắng. Nhiệt thịnh tân dịch không đưa lên thì miệng khát. Thấp tà thịnh ở trong nên không muốn uống nước. Trở lên là những chứng thấp nhiệt tất phải có, cho nên được coi là đề cương để nhận thức biện chứng Thấp nhiệt bệnh.
66. Ôn tà nhiễm ở trên, phạm Phế trước tiên, nghịch truyền Tâm bào.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ôn nhiệt luận"
Danh ngôn này khái quát đại cương biện chứng Ôn bệnh, nói rõ nguyên nhân bệnh, con đường cảm nhiễm bệnh tà, bộ vị phát bệnh và xu thế truyền biến của bệnh ôn nhiệt. Diệp Thiên Sĩ cho rằng Ôn bệnh lúc bắt đầu do ôn tà qua miệng mũi phía trên cơ thể mà vào, trước tiên xâm phạm kinh Thủ Thái âm Phế, khác hẳn với Thương hàn bệnh tà do bì mao mà vào, trước tiên xâm phạm kinh Túc Thái dương Bàng quang. Điểm này là công hiến to lớn cho học thuyết Ôn bệnh của họ Diệp.
Sau khi ôn tà xâm phạm vào Phế kinh, nói chung có thể từ nông vào sâu, truyền đến kinh Túc Dương minh Vị, đẫn đến chứng thực nhiệt ở khí phận, gọi là "thuận truyền". Nếu như ôn tà quá nặng nề dẫn đến bệnh tình biến hoá nhanh, thì có thể trực tiếp từ Phế Vệ hãm vào trong Tâm bao, xuất hiện các chúng trạng nguy hiểm ở Doanh phận như hổn mê nói sảng v.v… đó tức là nói "nghịch truyền". Đây là điểm cần phải chú ý ở điều trị Ôn bệnh ở thời kỳ đầu.
67. Sau vệ mới nói khí. Sau doanh mới nói huyết
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ôn nhiệt luận"
Danh ngôn này khái quát rất cao cơ chế bệnh nông sâu và thứ tự bệnh tình phát triển của Ôn bệnh, trở nên cương lĩnh biện chứng của Ôn bệnh. Diệp Thiên Sĩ là người đăt nền móng cho học thuyết Ôn bệnh, người đầu tiên sáng lập học thuyết Vệ - Khí - Doanh - Huyết, đến nay vẫn được mọi người tôn phục.
Vệ phận đại biểu cho giai đoạn biểu nhiệt ở thời kỳ đầu của Ôn bệnh. Khí phận đại biểu cho giai đoạn lý nhiệt thực chứng ở thời kỳ giữa của Ôn bệnh, là thời kỳ ôn tà đã từ Biểu vào Lý, vị trí bệnh sâu thêm một bậc nữa. Doanh phận đại biểu cho giai đoạn Ôn bệnh bị hãm ở trong, ôn tà vào lý càng sâu. Huyết phận đại biểu cho giai đoạn suy kiệt, thời kỳ cuối của Ôn bệnh, bệnh tình rất sâu nặng. Bốn giai đoạn từ nhẹ đến nặng khác nhau, danh ngôn này vừa là cương lĩnh biện chứng của Ôn bệnh, và cũng là kinh ngiệm quý báu để chỉ đạo trị liệu.
68. Ôn bệnh khám lưỡi là chủ yếu
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Trung tiêu thiên"
theo nhận xét của Uông Đình Chân
Danh ngôn này nêu tính trọng yếu về chẩn đoán qua hiện tượng lưỡi trong Ôn bệnh thật là lời nói kinh nghiệm. Phân biệt lưỡi là phương pháp trọng yếu trong chẩn đoán Ôn bệnh. Trong "Ôn nhiệt luận" của Diệp Thiên Sĩ có dành một phần ba số thiên bàn luận về hiện tượng lưỡi, đủ thấy được coi trọng như thế nào.
Lưỡi có mối liên hệ với khá nhiều kinh lạc của năm Tạng sáu Phủ, cho nên tính chất cảm nhiễm tà khí, bệnh biến nông sâu, tân dịch có tổn thương hay không của Ôn bệnh đều có thể thông qua qua hiện tượng phản ánh của lưỡi mà ra. Ngoài ra, trong Ôn bệnh, sự biểu hiện biến hoá của bệnh tình có đặc điểm là phản ánh hiện tượng lưõi rất nhanh chóng chuẩn xác, so với hiện tượng khám mạch lại càng khách quan. Người xưa có câu nói: "bệnh nhiệt chú trọng vào lưỡi, tạp bệnh chú trọng vào mạch", là phản ánh điểm này.
69. Ban là nhiệt độc ở Dương minh. Chẩn là phong nhiệt ở Thái âm.
Thanh - Lục Tử Hiền
"Lục nhân điều biện - Ban Chẩn điều biện"
70. Ban là bề sâu của cơ nhục. Chẩn ở chỗ khá nông của Huyết lạc.
Đương đại - Tần Bá Vị
“Trung y lâm chứng bị yếu - Phát hồng chẩn"
Ban Chẩn đều là đặc trưng trọng yếu của Ôn bệnh, do tà nhiệt bị uất ở doanh huyết không tiết được ra ngoài mà phát sinh. Những nốt Ban nổi thành mảng lớn, có hình trạng đập vào mắt nhưng lại không có cảm giác vướng tay, ấn vào sắc không biến đổi. Chẩn thì hạt nhỏ vỡ vụn, hình như hạt thóc nổi rõ lên bì phu, sờ vào vướng tay.
Nói theo bệnh cơ trên, Dương minh quá nhiệt, bức bách doanh huyết ở trong, huyết theo cơ nhục thấm ra ngoài thì hình thành Ban. Tà nhiệt uất ở Phế, bên trong len lỏi vào doanh phận, qua cơ phu huyết lạc mà ra, thì hình thành Chẩn. Cho nên mới có thuyết "Ban ra từ Dương minh, Chẩn ra từ Thái âm".
Qua mức độ bệnh biến mà nói, "Trung y lâm chứng bị yếu" vạch rõ: "Ban thuộc bề sâu của cơ nhục; Chẩn ở nơi khá nông của huyết lạc". Có thể thấy hình thành Ban Chẩn, vị trí bệnh có Phế Vị khác nhau; về bệnh biến có nông sâu không giống nhau. Đương nhiên, Ban Chẩn cũng có thể đổng thời xuất hiện, là do Phế Vị đều nhiệt, mà Vị nhiệt là chủ yếu.
71. Ban phần nhiều là thuộc huyết. Chẩn không ít là thuộc khí.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ôn nhiệt luận"
Ý nghĩa danh ngôn này gần giống với danh ngôn số 97. Đều là nói trọng điểm bệnh cơ của Ban Chẩn. Ban là Dương minh nhiệt tà vị uất ở doanh phận phát ra ngoài cơ nhục mà hình thành. Dương minh là kinh nhiều huyết, cho nên phần nhiều thuộc huyết.
Chẩn là phong nhiệt ở Thái âm len lỏi quấy rối huyết lạc phát ra ngoài bì phu mà gây nên. Thái âm là kinh nhiều khí ít huyết, cho nên phần nhiều thuộc khí phận.
Phân biệt bệnh cơ Ban Chẩn như trên rất có ý nghĩa chỉ đạo.
72. Hỏa do Thực nhiệt đến dữ dội mà tất phải có lý do cảm mạo. Hỏa của Hư nhiệt đến từ từ, mà tất phải do nguyên nhân tích tổn.
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên - Mệnh môn"
Danh ngôn này phân tích nguyên nhân bệnh, quá trình phát bệnh và sự hoãn cấp khác nhau của Hư hỏa và Thực hỏa rất có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt.
Thực hỏa phần nhiều do nguyên nhân của cảm nhiễm ngoại tà phát sinh, thuộc Thực chứng, bệnh phát gấp, xu thế hung dữ cho nên nói "đến dữ dội".
Hư hỏa là do nội thương tích tổn gây nên, thuộc Hư chứng, phát bệnh từ từ, xu thế bệnh chậm, cho nên nói "đến từ từ". Nắm vững những nguyên tắc này rất bổ ích khi biện chứng luận trị bệnh chứng Hỏa Nhiệt.
73. Nội nhiệt là phiền - ngoại nhiệt là táo. Phiền phát sinh từ Phế, táo phát sinh từ Thận. Nhiệt truyền đến Phế Thận thì đều xuất hiện phiền táo.
74. Phiền là dương, thuộc cái hỏa có "căn" cho nên chỉ phiền không táo, hoặc trước phiền sau táo, đều là dễ chữa. Táo là âm, thuộc cái hỏa "vô căn" cho nên chỉ táo không phiền và trước táo sau phiền đều khó trị
Thanh - Lâm Bội Cầm
"Loại chứng trị tài - Phiền táo luận trị"
Hai danh ngôn này giới thiệu sự khác nhau về nguyên nhân và cơ chế bệnh, vị trí bệnh của hai chứng Phiền và Táo, và chỉ ra tiên lượng khác nhau.
Trong ngực nóng mà không yên là Phiền, vị trí bệnh ở Phế. Tay chân nóng mà không yên là Táo, vị trí bệnh ở Thận.
Phiền Táo tuy nhiên cùng gọi chung - Thực ra là 2 loại chứng hậu. Nói theo cơ chế bệnh, phiền thuộc chứng Dương nhiệt, vô luận là hư nhiệt hay thực nhiệt, đều thuộc Dương chứng, thuộc cái hỏa có "căn", cho nên dễ chữa. Mà Táo thuộc Âm chứng, là chứng xuất hiện do Thận dương hư bức dương ra ngoài, nên thuộc hỏa vô căn, nên nói là "khó chữa". Tần Bá Vị tác giả "Trung y lâm chứng bị yếu" nhận định chứng này xuất hiện trong nhiệt bệnh, chữa Phiền dùng Chi tử sị thang, chữa Táo dùng Tứ nghịch thang, sau khi bệnh lui còn dư nhiệt, hư phiền không yên, dùng Trúc nhự thang, có thể tham khảo.
75. Chân răng chảy máu và đau là Vị hỏa xung kích, nếu không đau là Long hỏa hun đốt ở trong.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ôn nhiệt luận"
Đây là biện chứng Hư Thực của chứng chân răng chảy máu. Căn cứ vào triệu chứng đau với không đau để phân biệt Vị hỏa với Thận hỏa khác nhau. Thực chứng chân răng chảy máu phần nhiều thuộc Vị hỏa bốc lên, trong miệng hôi bẩn, đau và lượng chảy máu nhiều, điều trị chủ yếu phải thanh
tả Dương minh. Hư chứng phần nhiều thuộc Thận âm bất túc hư hỏa (Long hỏa) hun đốt ở trong, răng lung lay, không đau mà huyết thấm ra không nhiều, điều trị nên tư âm giáng hỏa.
76. Có mồ hôi mà phiền táo là Lý chứng, nên thanh nhiệt. Không mồ hôi mà phiền táo là biểu chứng, nên tán biểu.
Thanh - Tần Hoàng Sĩ
“Thương hàn đại bạch - Phiền táo"
Danh ngôn này là điểm chủ yếu căn cứ vào có mổ hôi hay không để phân biệt chứng phiền táo thuộc biểu hay thuộc lý, thật là kinh nghiệm đáng bàn. Phiền Táo mà có mồ hôi là do nội nhiệt hun đốt bức tân dịch tiết ra ngoài gây nên, vì vậy nên thanh lý nhiệt. Phiền táo mà không ra mồ hôi là biểu tà chưa giải, dương nhiệt bị uất gây nên, phép trị nên giải biểu thì phiền táo trừ được.
77. No say thì hỏa nổi lên từ Vị; phòng lao thì hỏa nổi lên từ Thận; quá giận thì hỏa nổi lên từ Can; buồn thương động ở trong thì hỏa nổi lên từ Phế.
Nguyên - Chu Đan Khê
"Cách trí dư luận - Sán khí luận"
Danh ngôn này quy nạp nguyên nhân bệnh thường gặp do Tướng hỏavọng động, thể hiện quan điểm học thuật của họ Chu về Tướng hỏa.
Quá no quá say, ăn uống tích trệ sẽ dẫn đến nung nấu thấp sinh nhiệt, đây là hỏa nổi lên từ Vị. Phòng lao quá độ, Thận tinh hao ngấm ngầm, Âm không chế Dương thì hỏa nổi lên từ Thận. Năm chí quá cực đều có thể hoá hỏa. Quá giận thì Can dương nở ra đột xuất, hoá hỏa sinh phong, là hỏa nổi lên từ Can. Chí của Phế là lo, buồn lo quá mức, khí uất không giải được thì hỏa nổi lên từ Phế... Những điều này đúng là những nguyên nhân thường gặp dẫn dến bệnh biến gây nên hỏa nhiệt ở các Tạng.
78. Ôn nhiệt vốn là khí thường thấy trong bốn mùa. Ôn dịch là cái lệ khí trong trời đất.
Thanh - Lôi Thiếu Quỳ
“Thời bệnh luận - Thấp ôn rất đồng luận"
Danh ngôn này nêu lên nhân tố gây nên Ôn bệnh và Ôn dịch, và nói rõ đặc điểm sinh lý khác nhau của hai loại ấy.
Phát sinh Ôn bệnh phần nhiều mang tính thời tiết rõ rệt đó là do khí hậu biến hoá của bốn mùa gây nên, như Xuân ôn, Thử ôn, Thu táo v.v.. nói chung không có tính truyền nhiễm.
Ôn dịch là do lệ khí trong trời đất gây nên, tương đương với các bệnh lây ngày nay, vì thế Ôn dịch mang tính truyền nhiễm, đó là điểm phân biệt chủ yếu với Ôn bệnh. Đương nhiên, theo quan điểm của y học hiện đại, một số trường hợp Ôn bệnh cũng có tính truyền nhiêm, đó là vì điều kiện hạn chế chưa nhận thức được của cổ nhân. Hiện tại nói chung cũng sát nhập Ôn dịch vào phạm vi Ôn bệnh. Nếu là như vậy, thì khái niệm phân biệt rõ rệt giữa Ôn bệnh và Ôn dịch thì trong chỉ đạo phòng chữa bệnh vẫn mang ý nghĩa trọng yếu - Vì Ôn địch là từ trong Ôn bệnh có đầy đủ tính truyền nhiễm mãnh liệt và có thể tiến tới một loại bệnh dịch, phần nhiều có xu thế hung dữ, sự nguy hại so với Ôn bệnh nói chung càng mạnh hơn vì vậy cần coi trọng cao độ trong việc phòng trị Ôn dịch.
79. Hỏa là cái “căn” của chẩn. Chẩn là cái “mầm” của hỏa
Thanh - Dư Sư Ngu
"Dịch chẩn nhất đắc - Dịch chẩn án"
Hỏa độc là bệnh căn của Dịch chẩn. Dịch chẩn là biểu hiện của hỏa độc. Câu này nói lên nguyên nhân cơ chế bệnh của dịch chẩn. Họ Dư nghiên cứu sâu về Dịch chẩn, đã biên soạn cuốn sách "Dịch chẩn nhất đắc", có thể nói là tác phẩm chuyên đề về phương diện Dịch chẩn, là cống hiến cho sự phát triển của Ôn bệnh học. Ông cho rằng Dịch chẩn không ngoài cái nóng bẩn thỉu, xâm phạm Phế Vị, phân tán ra 12 kinh mạch gây nên, điều trị nên dùng loại thuốc đại hàn giải độc, trọng dụng Thạch cao, đã sáng tác ra bài thuốc nổi tiếng Thanh ôn bại độc ẩm, cho đến nay vẫn là phương thuốc chữa Ôn dịch rất hiệu quả.
80. Dịch độc phát ban là cái độc phân tán. Dịch độc phát nhọt, là cái độc hội tụ.
Thanh - Dư Sư Ngu
"Dịch độc nhất đắc - Ôn độc phát sương"
Danh ngôn này phân tích dịch độc xâm phạm bì phu, gây nên hai loại bệnh biến khác nhau và nhận thức về cơ chế bệnh thật là tâm đắc đáng bàn. Khi dịch độc từ trong hướng ra ngoài tràn lan khắp bì phu, biểu hiện ra ban chẩn, đó là tán ra ngoài của biểu tán. Khi dịch độc tụ tập ở cục bộ bì phu, thường dẫn đến ung nhọt, đó là biểu hiện độc tụ lại. Nói chung, bệnh tình loại sau so với ban chẩn nặng hơn, nên điều trị bằng thang thuốc thanh nhiệt giải độc liều cao.
81. Nguyên nhân ung thư là do hỏa độc sinh ra
Thanh - Ngô Khiêm
"Y tông kim giám - Ung thư tổng luận ca"
Câu này nêu nguyên nhân bệnh chủ yếu của chứng Ung thư thuộc dương tính, là câu nói xác thực. Hỏa là Dương tà, nếu phạm vào huyết phận sẽ tụ ở cục bộ, gậm nhấm huyết nhục nát loét, thì phát sinh ung thư mụn ngứa.
Thiên "Ung thu" sách Linh Khu viết: "Đại nhiệt không dứt, nhiệt thắng là thịt nát, thịt nát thì thành mủ, cho nên gọi là ưng" nói lên nguyên nhân bệnh chủ yếu của ưng thư là nhiệt độc. Đương nhiên lâm sàng biện chứng lấy cục bộ sưng đỏ nổi cao nóng rát là ung thư thuộc hỏa, thuộc dương, còn Âm thư thì bàn riêng.
82. Hàn thấp từ trong sinh ra, sắc rất tối trệ.
Thanh - Thạch Thị Nam
"Y nguyên - Vọng bệnh nghi sát thần khí luận"
Danh ngôn này nói lên đặc điểm biến hoá về màu sắc do tà khí hàn thấp gây nên, phù hợp với thực tế lâm sàng. Hàn thấp đều là âm tà, dễ làm ngưng trệ khí huyết, phản ánh lên sắc mặt tất nhiên tối trệ không tươi.
83. Dương hư tự ra mồ hôi tất ố hàn. Hỏa nhiệt tự ra mồ hôi tất táo nhiệt.
Thanh - Lý Dụng Tử
"Chứng trị vậng bổ - Ngoại thể môn"
Danh ngôn này quy nạp những yếu điểm biện chứng giữa dương hư tự ra mồ hôi và hỏa nhiệt tự ra mồ hôi, phù hợp với thực tế lâm sàng. Dương hưtự ra mồ hôi là do khí của Vệ dương bất túc, biểu hư không bền, tân dịch tự tiết ra gây nên. Dương hư thì ngoại hàn cho nên có chứng ố hàn. Hỏa nhiêt tự ra mồ hôi là do tà nhiệt thịnh ở trong, bức tân dịch tiết ra ngoài gây nên. Tà nhiệt quấy rối ở trong lại thêm ra mồ hôi tổn thương tân dịch cho nên tất có chứng táo nhiệt.
84. Người bệnh mình đại nhiệt lại muốn được mặc áo, đó là nhiệt ở bì phu, hàn ở cốt tủy. Người bệnh mình đại hàn lại không muốn mặc áo, đó là hàn ở bì phu, nhiệt ở cốt tủy.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
“Thương hàn luận - Biện Thái dương bệnh mạch chứng tính trị"
Danh ngôn này tổng kết phương pháp phân biệt chân giả của hàn nhiệt. Trong tình huống bệnh tình mâu thuẫn phức tạp, chứng hàn nhiệt ở biểu dễ xuất hiện giả tượng, mà hàn nhiệt ở lý mới là biểu hiện đích thực. Trọng Cảnh bám vào cảm giác của bản thân người bệnh lấy làm mấu chốt để phân biệt chân giả của hàn nhiệt mà không bị hiện tượng bề ngoài che dấu. Nói bì phu là chỉ ngoài biểu - nói cốt tuỷ là chỉ ở trong lý. Bệnh nhân ngoài biểu đại nhiệt, trái lại tự cảm thấy rất lạnh lại thêm ý muốn mặc áo nói lên ngoài thì nhiệt mà lý thì hàn; ngoài nhiệt là giả, lý hàn là chân. Nếu bệnh nhân ngoài biểu đại hàn trái lại không cảm thấy giá lạnh và không muốn mặc thêm áo, đó là ngoài thì hàn mà lý thì nhiệt. Ngoại hàn là giả, lý nhiệt là chân.
Tóm lại lấy cảm giác bản thân người bệnh để làm chỗ dựa cho biện chứng.
85. Hai phép Hàn, ôn, sử dụng căn cứ vào thích ấm hay thích mát. Dùng thuốc tư hay táo khác nhau ở chỗ hỏi bệnh nhân đại tiện rít hay đại tiện lỏng.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm chứng chỉ nam yán- Vị quản thống"
theo án của Thiệu Tân Phủ
Hai câu này tổng kết kỉnh nghiệm biện chứng điều trị chúng Vị quản thống.
Vị thống do hư hàn, biểu hiện là thích chườm ấm, thích ăn nóng, điều trị nên dùng phép ôn.
Do hư nhiệt, biểu hiện là ưa uống lạnh, thích ăn thứ mát, điều trị nên dùng thuốc hàn. Đó cũng là nói căn cứ vào sự ưa thích ấm, mát làm căn cứ biện chứng hàn, nhiệt , lại căn cứ vào đó mà chọn dùng các phép trị ấm và lạnh.
Như vậy có thể căn cứ tình trạng đại tiện khô rít hoặc ỉa chảy để phán đoán chứng Vị thống đó là âm khuy hay là thấp thắng gây nên, căn cứ vào sự khác nhau đó mà chọn dùng phép chữa hoặc tư nhuận, hoặc ôn táo.
Trên thực tế, không chỉ có chứng Vị quản thống là biện chứng luận trị như thế, suy rộng ra, các tật bệnh khác cũng có giá trị tham khảo trong biện chứng luận trị.
86. Giả hàn thì hơi dùng thuốc ấm tất thấy táo phiền. Giả nhiệt thì hơi dùng thuốc lạnh tất thấy nôn oẹ.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Truyền trung lục - Hàn nhiệt chân giả thiên"
Danh ngôn này tổng kết kinh nghiệm vận dụng phép thử bệnh đối với bệnh chứng chân giả hàn nhiệt khá độc đáo. Trên lâm sàng nếu đích xác là có bệnh chứng khó phân biệt được hàn nhiệt, trong lúc nghi ngờ đó, Cảnh Nhạc nêu ra phép thử bệnh, tức là thử bằng cách trước tiên cho uống tý thuốc để theo dõi phản ứng mà xác định bệnh tình.
Nếu quả là còn nghi ngờ về Hàn chứng, trước tiên dùng tý thuốc hoàn toàn có vị ấm cho uống. Nếu thuộc loại giả hàn thế tất có chứng chân nhiệt. Lại cho uống tý chút thuốc ôn tất nhiên là phiền táo, cho nên biết đấy là giả hàn.
Cùng lý lẽ như thế, giả nhiệt mà thử thách chút ít thuốc hàn, tất nhiên dẫn đến Vị khí nghịch lên mà nôn oẹ, như thế thì biết đó là giả nhiệt. Phép thử bệnh này, cả về tinh thần và ý nghĩa cho đến nay vẫn được áp dụng.
87. Giả nhiệt tất không thích nước, dù có thích nước, sau khi uống vào thấy mửa, nên lấy thuốc ôn nhiệt mà chữa. Giả hàn tất thích nước, hoặc sau khi uống lại thoải mái không có hiện tượng nghịch, nên lấy thuốc hàn lương mà chữa.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - “Truyền trung lục - Hàn nhiệt chân giả thiên"
Trên lâm sàng có chứng hàn nhiệt chân giả. Hiện tượng giả che lấp sự thật, nếu không xét kỹ, thường dẫn đến chẩn đoán sai lầm, nên đặc biệt chú ý. Danh ngôn này tổng kết một phương pháp thử chân giả hàn nhiệt, đơn giản dễ thực hiện thật là kinh nghiệm đáng bàn.
Giả nhiệt thì bên trong có chân hàn, thuộc âm tà, tự nhiên không ưa uống nước lạnh (họ Trương nói "nước" ở đây là chỉ nước lạnh) mới nhấp nước hoặc nuốt trôi, cũng tất do âm hàn ngăn cách, Vị khí nghịch lên mà mửa.
Giả hàn thì bên trong có chân nhiệt, tự nhiên thích uống nước lạnh để tự cứu, sau khi uống vào thấy thoải mái. Danh ngôn này với danh ngôn số 113 có thể tham khảo chung.
BIỂU LÝ
58. Có một phần ố hàn, tức là có một phần biểu chứng
Thanh - Du Căn Sơ
“Trùng đính thông tục Thương hàn luận
- Biểu lý hàn nhiệt
Hỏi sự hàn nhiệt của bệnh nhân là một nội dung trọng yếu của Vấn chẩn. Câu nói trên nêu lên yếu điểm để phân biệt Biểu chứng, ố hàn là bệnh nhân có cảm giác hàn lạnh do ngoại tà xâm phạm Biểu phận, dương khí bị lấn át, cơ biểu mất sự ấm áp gây nên. Đương nhiên biểu chứng ố hàn phần nhiều kèm theo phát nhiệt, đối với lý hàn chứng chỉ hàn không nhiệt có chỗ khác nhau.
62. Rêu lưỡi có dính một phần trắng, thì bệnh cũng dính một phần thuộc Biểu
Thanh - Ngô Khôn An
“Thương hàn chỉ trưởng - Sát thiệt biện chứng pháp"
Rêu lưõi trắng chủ Thái dương biểu chứng, đó là phong hàn không giải, là chứng tà chưa vào lý, như vậy phù hợp với thực tế lâm sàng, Cần nêu rõ đó chỉ là phản ánh rêu lưỡi trắng của một chủ bệnh. Ngoài ra như chứng Thiếu dương bán biểu bán lý và chứng lý hư hàn nói chung cũng hiện ra rêu lưỡi trắng rõ rệt, lâm sàng nên kết hợp với các tình huống khác để chẩn đoán tật bệnh.
63. Mạch Phù ở phía trước là bệnh ở Biểu, mạch Phù ở phía sau là bệnh ở Lý.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Kim quĩ yếu lược - Tạng phủ kinh mạch tiên hậu bệnh mạch chứng"
Câu này ý nói mạch Phù xuất hiện ở bộ vị phía trước Quan chủ bệnh ở Biểu, xuất hiện ở bộ vị phía sau Quan chủ bệnh ở Lý. Lý do phía trước Quan thuộc Thốn bộ, thuộc Dương chủ Biểu, cho nên Thốn mạch Phù là bệnh ở Biểu, đó là hiện tượng chính khí chống trọi tà khí ở Biểu, mạch phần nhiều Phù mà có lực. Phía sau Quan thuộc Xích bộ, thuộc Âm chủ Lý, nói chung tình huống mạch ở Xích bộ nên Trầm, nếu Xích mạch xuất hiện hiện tượng Phù, đa số là Thận âm bất túc, hư dương biểu hiện Phù ra ngoài, vì thế chủ bệnh ở Lý mạch phần nhiều Phù mà vô lực. Trọng Cảnh lấy mạch Phù xuất hiện ở bộ vị khác nhau làm điểm chẩn đoán phân biệt biểu, lý chứng, nêu ra qui củ cho hậu học.
64. Phong là đứng đẩu trăm bệnh. Hàn là khí tàn hại.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư -Truyền trung lục - Biểu chứng thiên"
Nói lên đặc điểm gây nên bệnh của hai loại ngoại tà phong và hàn. Phong đứng đầu lục dâm. Các tà khí hàn - thấp - táo - nhiệtphần nhiều đều dựa vào phong mà xâm phạm cơ thể, như ngoại cảm phong hàn - phong thấp - phong nhiệt v.v… cho nên phong tà thường là vai trò dẫn đầu của ngoại tà gây nên bệnh. "Cốt không luận - sách Tố Vấn" nói "Phong - là cái bắt đầu của trăm bệnh". "Phong luận - sách Tố Vấn" cũng nói: "Phong - là cái đứng đầu trăm bệnh... đều là nêu đặc điểm ấy
"Hàn là khí tệ hại" là nói hàn làm thương người rất khốc liệt, tính nó ngưng trệ chủ về đau. Trúng phải hàn tà thường dẫn đến thân thể người ta bị bệnh đột ngột, hại người không nhỏ. Sách "Y thuần dắng nghĩa" nói: "Hàn, là âm khí, tức là cái khí túc xái, hàn khí trúng người tai vạ rất lớn"... cũng là nêu lên một đặc điểm do Hàn tà gây bệnh.
65. Ngoại nhân gây bệnh Phong chiếm phần nhiều. Nội nhân gây bệnh. Hỏa rất ác liệt.
Thanh - Phí Bá Hùng
"Y thuần dắng nghĩa - Hỏa"
Phong đứng đầu trăm bệnh - đứng đầu lục dâm, là nhân tố gây bệnh chủ yếu để gây nên bệnh ngoại cảm. Các tà khí hàn - thấp - táo - nhiệt đều dựa vào phong mà xâm phạm con người, như ngoại cảm phong hàn- phong nhiệt- phong thấpv.v.. Thậm chí tiên hiền còn nói:"Phong là nguồn gốc của trăm bệnh".
"Ngoại nhân gây bệnh, phong chiếm phần nhiều", tức là nêu lên nhân tố gây bệnh chủ yếu của bệnh ngoại cảm, còn như "Nội nhân gây bệnh, hỏa rất ác liệt" là một câu nói lên tính chất nghiêm trọng do Hỏa gây bệnh, là câu nói thiết thực. Hỏa là dương tà, tính nó bốc lên, thường có thể quấy nhiễu thẩn minh ở trên, xuất hiện các chứng nặng như cuồng táo làm bừa, hôn mê nói sảng, cho nên nói "các loại táo cuồng lung tung đều thuộc Hỏa "tức là ý đó. Hỏa tà còn dễ sinh phong động huyết tạo nên các chứng Can phong như chân tay co giật, cổ gáy cứng đơ, uốn ván cho đến các chứng bức huyết đi bừa như thổ, nục, tiện huyết... Ngoài ra hỏa nhiệt vào huyết còn có thể gây nên loét thịt thành mủ thành ung. Có thể thấy hỏa với các bệnh tà khác tạo nên hậu quả tương tự "hỏa rất ác liệt". Đan Khê từng nói: "Hỏa gây bệnh tác hại rất lớn, biến hoá rất nhanh, xu thế lan rộng cái chết rất tàn bạo", có thể là dẫn chứng chắc chắn.
66. Ngoại phong có từ ngoại cảm. Nội phong có từ nội thương.
Thanh - Hà Mộng Giao
"Y biển - Tạp chứng - Trúng phong"
Câu nói nêu ra chứng Trúng phong có hai loại nguyên nhân bệnh nội và ngoại, quy nạp mười phần tinh vi. Chứng này trước đời Đường, Tống đa số nói là "ngoại phong" cho là do ngoại cảm phong tà gây ra, bỏ qua nhân tố nội thương.
Đến thời Kim Nguyên mới bàn về "nội phong". Vương Lý là người đầu tiên sáng tạo ra thuyết Chân trúng, loại trúng, cho rằng Loại trúng không phải từ ngoại phong gây nên, tức ý nói nội phong ngày nay.
Trương Cảnh Nhạc chủ trương nội phong do "nội thương tích tổn gây nên” lý luận khá thực tế.
Tóm lại, do ngoại tà gây bệnh gọi là Ngoại phong, cũng gọi là Chân trúng. Không do ngoại tà mà phát bệnh gọi là Nội phong còn gọi là Loại trúng. Từ lâm sàng theo dõi, thì bệnh này chiếm đa số là Nội phong.
67. Tổn thương do phong, phần trên bị trước. Tổn thương do thấp, phần dưới bị trước.
“Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận”
Câu này qui nạp đặc điểm bộ vị gây bệnh của hai loại ngoại tà phong và thấp, trờ thành câu nói kinh điển. Phong là dương tà, tính nó nổi lên trên, cho nên người mắc phải thường là bộ phận đẩu mặt phía trên cơ thể, nên nói "phía trên cao điên, chỉ có phong là có thể tới". Thấp là âm tà, tính nó nặng đục, dễ dẫn xuống dưới, cho nên người mắc phải thì trước tiên là bộ phận dưới, chi dưới và chân bị bệnh.
Kinh nghiệm lâm sàng khá nhiều tật bệnh ở đầu mặt như đau đầu, phù thũng v.v... xác thực đa số do phong tà gây nên. Cũng như vậy, các bệnh ở chi dưới như phù thũng chứng Tý cũng phần nhiều do thấp tà gây nên. Đó là từ đậc điểm chủ yếu của hai loại ngoại tà phong và thấp quyết định.
68. Phong thắng thì động. Nhiệt thắng thì thũng. Táo thắng thì khô. Hàn thắng thì phù (nổi). Thấp thắng thì nhu tiết, quá lắm thì thuỷ bế mu chân sưng.
“Tố vấn – Lục nguyên chính kỷ đại luận”
Giới thiệu đặc điểm năm loại tà khí gây bệnh, rất có ý nghĩa xét chứng tìm nguyên nhân trong lâm sàng. Phong đứng đầu lục dâm, biến hoá đi khắp nơi, cho nên sau khi phạm vào cơ thể thường biểu hiện bệnh biến lung tung không cố định, nơi đau không cố định.
Nhiệt là dương tà, ẩn náu ở cục bộ huyết phận có thể dẫn đến nhọt sưng, sắc đỏ mà đau, khác với loại thuỷ thũng. Táo khí thanh túc, tính khô ráo, cho nên bệnh biến đa số biểu hiện là da dẻ khô ráo, môi khô táo bón.
Hàn là âm tà, tính ngưng trệ, nhiễm phải thì dễ mất sự phân bố tân dịch, thuỷ thấp ứ đọng mà thành phù thũng.
Thấp là âm tà, tính dồn xuống, là nguyên nhân chủ yếu của chứng ỉa chảy. Thấp quá nặng có thể dẫn đến tiểu tiện không thông, thuỷ thũng.
Đương nhiên động, thũng, khô, phù, thấp, tả v.v.. nguyên nhân sinh ra chứng bệnh không giới hạn ở năm loại tà khí trên đây, nó mới chỉ là những loại thường gặp khá nhiều mà thôi.
69. Thương hàn trúng phong, có Sài hồchứng, chỉ thấy một chứng là dùng được, không cần đầy đủ.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Biện Thiếu dương bệnh mạch chứng tính trị"
Ở đây nêu ra việc phân biệt sử dụng Tiểu Sài hồ thang, thể hiện nguyên tắc chỉ đạo về luận trị chủ chứng của Trọng Cảnh.
Nói "Sài hồ chứng" là chỉ Thiếu dương bệnh có bốn chủ chứng lớn: Vãng lai hàn nhiệt - ngực sườn đầy tức - lìm lịm không muốn ăn - tâm phiền hay nôn. Ngoài ra có khi còn chứng trạng thứ yếu khác như trong ngực phiền mà không nôn, không khát, không đau bụng v.v... ở đây nêu ra đặc trưng ứng dụng Tiểu Sài hồ thang."Chỉ thấy một chứng là dùng được"có nghĩa là chỉ cần thấy một chủ chứng là ứng dụng được, chứ không cần thiết phải đẩy đủ các chứng mới được dùng. Trên thực tế, tinh thần của câu nói này là nguyên tắc nắm vững chủ chứng mà có biện pháp điều trị, và có ý nghĩa phổ biến khi vận dụng đối với các kinh phương khác.
70. Thương phong nên xét tới kiêm chứng lục dâm.
Thanh - Lâm Bội Cầm
"Loại chứng trị tài - Thương phong luận trị"
Nói ỉên điểm cần chú ý khi chẩn đoán chứng ngoại cảm, là một kinh nghiệm bổ ích.
Nói chung, các chứng ngoại cảm đơn thuần như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp phần nhiều khá nhẹ, chỉ cần kịp thời trị liệu, trừ bỏ ngoại tà, phần nhiều thu hiệu quả nhanh. Điểm cần chú ý là chứng ngoại cảm đa số có kiêm chứng, như phong hàn kiêm thấp, phong nhiệt kiêm đờm, có khi còn kiêm cả các loại thực tích, khí hư, huyết hư v.v.. Khi trị liệu nếu không đồng thời chiếu cố đến những kiêm chúng ấy thì khó mà chữa khỏi ngoại cảm
71. Thương phong không phòng trước sẽ kết thành Lao.
Minh - Kỳ Thạch
"Lý hư nguyên giám - Hư chứng hữu lục nhân"
Câu này nêu quan điểm bệnh ngoại cảm dằng dai chữa không khỏi có thể dẫn đến chứng Lao, và nói lên một trong những nguyên nhân gây nên chứng Lao. Kỳ Thạch cho rằng âm huyết vốn hư, Phế có phục hỏa lại cảm nhiễm ngoại tà, ho lâu không dứt, thêm vào đó là điều trị không đúng lúc, lâu ngày Phế Thận đều hư sẽ trở thành Hư lao.
Nhắc nhở mọi người phải coi trọng khi điều trị một loại bệnh nhẹ như Thương phong, đề phòng sự phát triển trở nên bệnh nặng.
72. Ngoại cảm nóng, rét không ngắt quãng. Nội thươngnóng rét không cùng lúc.
Minh - Lý Dụng Tụy
"Chứng trị vậng bổ - Phất nhiệt chương"
Nêu ra đặc điểm khác nhau của chứng phát nhiệt (sốt) của ngoại cảm với nội thương, có thể dựa vào đó mà chẩn đoán.
Phát nhiệt ngoại cảm là do tà khí xâm lân gây nên, ngoại tà không trừ được thì phát nhiệt không lui, phần nhiều là sốt cao, hơn nữa phần nhiều kiêm chứng sợ lạnh, tắc mũi, mạch Phù v.v… cho nên nói"nóng rét không ngắt quãng".
Phát nhiệt nội thương phần nhiều do tình chí, ăn uống mệt nhọc là những nguyên nhân gây nên bệnh, cơ chế bệnh là âm dương khí huyết suy tổn hoặc công năng tạng phủ mất điều hoà. Biểu hiện lâm sàng phần nhiều là sốt nhẹ, lúc nhiệt lúc không hoặc giờ giấc sốt không nhất định, đa số không có kiêm chứng sợ lạnh, cho nên nói "nóng, rét không cùng lúc"...
73. Ngoại cảm ố hàn, tuy gần lửa to cũng không hết rét. Nội thương ố hàn, gặp ấm áp thì đỡ rét ngay.
Thanh - Cố Tùng Viên
"Cố Tùng Viên y kính - Cách ngôn vựng thoán"
Nêu lên đặc điểm lâm sàng biểu hiện khác nhau của chứng ố hàn do ngoại cảm và nội thương gây nên, có ích cho chẩn đoán phân biệt.
Ngoại cảm ố hàn là hàn tà bó ở ngoài biểu, cơ biểu mất sự ấm áp gây nên, thuộc Thực chứng, tà khí không rút thì chứng rét ấy không trừ được, tuy mặc áo quần, hướng vào lửa cũng không đỡ rét.
Nội thương ố hàn là do dương khí hư suy, không được vận chuyển ấm áp gây nên, thuộc Hư chứng, thích được Dương giúp đỡ, cho nên gặp ấm áp thì dễ chịu.
74. Mùa Hạ thử nhiệt phát từ Dương Minh
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Ấu khoa yếu lược - Hạ nhiệt"
Nêu lên đặc điểm bệnh cơ của Thử ôn phát bệnh khá là toát yếu không rườm lời.
Thử là khí hỏa nhiệt, tính nó gay gắt, truyền biến rất nhanh, tà khí phần nhiều xâm nhập thẳng vào Khí phần của cơ thể mà không qua quá trình Vệ phần. Ngay từ đầu đa số đã thấy sốt cao, khát nước, mồ hôi ra nhiều, mạch Hồng Đại là những chứng hậu Dương minh nhiệt thịnh ... Đây là chỗ dựa trong việc dùng thuốc điều trị.
75. Trưởng hạ gặp thời tiết ẩm thấp, thì thử tất kiêm thấp
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
“Ấu khoa yếu lược - Hạ nhiệt”
Nêu lên một đặc điểm trọng yếu của Thử tà gây bệnh. Họ Diệp đầu tiên nói lên điểm này, công lao không nhỏ. Mùa Hạ ngoài khí hậu viêm nhiệt, thấp cũng là chủ khí của Trưởng hạ. Cho nên giáp ranh Trưởng hạ, phần nhiều mưa và ẩm ướt, nóng hun thấp động nóng nực kéo dài, do đó Thử tà gây bệnh thường có kèm thấp tà xâm phạm cơ thể. Đặc trưng lâm sàng là ngoài những chứng thử nhiệt như phát nhiệt phiền khát, phần nhiều kiêm chứng thấp ngăn trở như : tứ chi mỏi mệt, ngực bụng bĩ đầy, ỉa nhão không dễ.
76. Chứng Âm thử là do thử mà bị nhiễm hàn.
77. Chứng Dương thử là do thử mà bị nhiễm nhiệt
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Thử chứng"
Hai câu này nêu lên nguyên nhân bệnh khác nhau của Âm thử và Dương thử.Cho đến nay các thấy thuốc đều tôn sùng. "Âm thử" là chỉ mùa Hạ trời nóng nực lại ham mát hóng gió uống lạnh vô độ, trung khí hư ở trong đến nỗi tà khí phong hàn nhân chỗ hư xâm nhập gây bệnh. Tóm lại là tháng nắng bị hàn, bị bệnh ở thể tĩnh, chứng trạng biểu hiện chủ yếu là phát sốt sợ lạnh, không mồ hôi, mình nặng và đau, tinh thần mệt mỏi.v.v.. "Dương thử" chỉ mùa Hạ lại công tác dưới trời gay gắt hoặc đi đường xa cảm thụ phải khí viêm nhiệt oi nồng mà phát bệnh Thử. Tóm lại là tháng Hạ bị nhiệt, chứng trạng biểu hiện thường là sốt cao phiền khát, ra mồ hôi, mạch Hồng Sác v.v.. không khó phân biệt với chứng Âm thử.
78. Thử tà dễ vào Tâm kinh. Hàn tà xâm phạm Bàng quang trước tiên.
Thanh - Vương Mạnh Anh
"Ôn nhiệt kinh vĩ - Quyển 3"
Đây là quy nạp đặc điểm khác nhau của sự truyền biến bệnh do hai ngoại tà Thử, Hàn gây nên, nói lên tính quy luật rõ rệt.
Thử là hỏa tà. Tâm là hỏa tạng. Đồng khí tương cầu cho nên dễ vào Tâm, xuất hiện các chứng trạng của Tâm kinh như sốt cao, khát nước, tâm phiền, hôn quyết. Vương thị từng nói: "Phàm chữa trúng thử phải lấy các thuốc thanh Tâm làm quân" nên mới sáng tạo ra bài thuốc kiểu mẫu Thanh thử ích khí thang.
Trong lời văn có nói tới "Bàng quang" là chỉ kinh Túc Thái dương Bàng quang ở phần Biểu toàn thân, phên dậu của Lục kinh. Hàn tà từ ngoài xâm phạm, kinh này bị xâm phạm trước tiên xuất hiện những biểu chứng của Bàng quang như ố hàn, đau mình, mạch Phù.
79. Các loại rít khô cạn cứng ròn nhăn nheo đều thuộc táo.
Kim - Lưu Hoàn Tố
“Tố Vấn huyền cơ nguyên bệnh thiếu nhiệt loại"
Trong "Chí chân yếu đại luận - sách Tố Vấn" có quy nạp 19 điểm bệnh cơ trứ danh, là cơ sở biện chứng cho đời sau. Trong đó nêu ra các bệnh biến do lục khí gây ra như Phong Hàn, Thấp, Hỏa, Nhiệt... còn bỏ sót Táo khí.
Họ Lưu nhân đó bổ xung điều Táo khí này vào bệnh cơ, biểu hiện dũng khí sáng tạo cái mới, hoàn thiện nội dung 19 điều bệnh cơ và nhận thức về Táo khí. Câu này ý nói những bệnh biến thiếu ít tân dịch. Xuất hiện chứng trạng khô rít cạn ráo, da dẻ khô ráp biến thành cứng rắn nứt nẻ, đều do Táo khí gây bệnh, về sau Dụ Gia Ngôn lại nghiên cứu phát huy thêm bước nữa, khiến cho nhận thức và điều trị về bệnh cơ Táo khí càng đầy đủ hơn.
80. Táo ở ngoài thì bì phu nhăn nheo, ở trong thì tân dịch thiếu mà phiền khát, ở trên thì họng ráo mũi khô, ở dưới thì ruột khô táo bón.
Thanh - Uông Ngang
"Y phương tập giải - Phương thuốc nhuận táo"
Đây là quy nạp các loại chứng trạng ở các bộ vị biểu lý trên dưói do táo tà gây bệnh biểu hiện. Cung cấp cho biện chứng rất thiết thực.
Tính của táo khô, rít, dễ tổn thương tôn dịch. Kinh điển nói "Táo thắng thì khô" cho nên Táo tà làm hại người rất dễ hao tổn tân dịch. Ở bên ngoài thì khô rít thậm chí nhăn nheo nứt nẻ; ở bên trong thì miệng khát, Tâm phiền; ở phía trên thì họng khô mũi ráo, ở phía dưới thì ruột khô táo bón. Tóm lại hoàn toàn là một loạt hiện tượng khô cạn tân dịch rất dễ kết luận.
81. Bệnh nặng cấp tính ở biểu lý - hàn nhiệt. Bệnh nặng mạn tính ở hư thực - hàn nhiệt.
Đương đại - Bồ Phụ Chu
"Y liệu kinh nghiệm - Y thoại"
Câu này nói lên yếu điểm biện chứng của tật bệnh cấp tính và mạn tính, là lời nói thu hoạch từ kinh nghiệm lâm sàng vài chục năm của Bồ Phụ Chu. Khi khám bệnh cấp tính trước tiên phải biện chứng có ngoại tà hay không, nếu có ngoại tà thì trước hết phải giải biểu, không có ngoại tà thì phải xem xét về nội thương. Biểu lý mà không rõ thì điều trị khó tránh sai lầm.
Bệnh mạn tính nói chung phần nhiều là Hư. Nhưng cũng có trường hợp thuộc Thực hoặc trong Hư kiêm Thực, lâm sàng cần phân biệt trước tiên để tránh được cái sai lầm "Hư hư thực thực". Còn như phân biệt hàn nhiệt thì vô luận là ngoại cảm hay nội thương cũng đều phải phân biệt rõ vì đó là yêu cầu cơ bản của biện chứng Bát cương.
82. Nội thương Tỳ Vị, là thương phần Khí. Ngoại cảm phong hàn, là thương phần Hình.
Kim - Lý Đông Viên
“Tỳ vị luận - Ẩm thực lao quyện sở thương thuỷ vì nhiệt trúng luận"
Câu này qui nạp đặc điểm gây bệnh của bệnh nội thương và bệnh ngoại cảm, có giá trị để chẩn đoán phân biệt.
Căn cứ vào quan điểm của Đông Viên, nội thương là phát từ bên trong, Tỳ Vị bị tổn thương, nguyên khí bị hại cho nên nói là "thương phần Khí". Bệnh ngoại cảm là cảm nhiễm ngoại tà, tổn thương thể biểu con người trước tiên, cho nên nói là "thương phần Hình".
Tóm lại, nội thương là chính khí bất túc gây nên. Ngoại cảm là phần biểu có thực tà. Nguyên nhân bệnh và cơ chế bệnh hai loại này khác nhau rõ ràng
83. Chứng Thấu do ngoại cảm thì đến đột ngột. Chứng Thấu do nội thương thì đến từ từ.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Khái thấu"
Nêu lên đặc điểm phát bệnh khác nhau của ngoại cảm và nội thương gây nên khái thấu, tức là sự hoãn, cấp của lúc bắt đầu phát bệnh.
Biện chứng khái thấu, đến Cảnh Nhạc mới là người đầu tiên phân biệt hai loại lớn Nội thương - Ngoại cảm, khá thiết thực ứng dụng trong lâm sàng. Ngoại cảm khái thấu phần nhiều là bệnh mới, phát bệnh đột ngột cấp tính, bệnh trình ngắn, thường kèm theo biểu chứng lục đâm, thuộc loại Tà thực. Nội thương khái khấu phần nhiều là bệnh đã lâu, phát bệnh từ từ mạn tính, bệnh trình dài, dễ tái phát có thể kèm theo hình chứng của nội tạng, phần nhiều thuộc loại tà Thực chính Hư.
84. Ngoại cảm đau đầu, thường đau liên tục. Nội thương đau đầu, lúc đau lúc ngừng.
Thanh - Cố Tùng Viên
"Cố Tùng Viên y kính - Cách ngôn vựng toàn”
Biện chứng đau đầu trước hết phải chia nội thương ngoại cảm. Nêu lên đặc điểm của hai loại phát sinh đau đầu, có thể làm cơ sở để chẩn đoán phân biệt. Đau đầu ngoại cảm là do lục dâm vướng mắc, khí huyết bị trở ngại "Bất thông tắc thống", thuộc Thực chứng. Đau đầu nội thương do Âm Dương thiếu kém, khí huyết không điều gây nên, phần nhiều thuộc Hư chứng, mỗi khi bị tình tự vướng mắc, do ăn uống, do nhân tố hoàn cảnh được cải thiện, cho nên nói "lúc đau lúc ngừng". Trên thực tế, đặc điểm hai loại chứng trạng này ở hai tình huống "đau liên tục không ngừng" và "lúc đau lúc ngừng" ... Rất có ý nghĩa để phân biệt ở một số loại bệnh ngoại cảm và nội thương.
85. Chóng mặt đột ngột là do phong hỏa với đàm. Chóng mặt từ từ là do trên hư khí hãm.
Thanh - Trần Tu Viên
"Y học thực tại Dịch - Vấn chứng thi"
Nêu lên nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh về hư thực của hai loại chóng mặt, có thể nói là sâu sắc. Chóng mặt đột ngột phần nhiều là Thực chứng, nguyên nhân bệnh không ngoài Can dương quá găng thuộc Phong hoặc do đờm thấp nghẽn ở trong, hoặc do phong hỏa xông lên, điều trị nên dồn bỏ tà khí. Chóng mặt từ từ phần nhiều do khí huyết bất túc, thanh dương không thăng, thuộc hư chứng, điều trị nên bổ ích khí huyết.
86. Can phong bốc lên đỉnh đầu, vốn thuộc Âm khuy. Đàm trọc dây dưa ở trung cung phần nhiều do Tỳ yếu.
Thanh - Vương Húc Cao
Vương Húc Cao yán- Can kinh đàm hỏa"
Nói lên nguyên nhân và cơ chế hai chứng Can phong và Đàm trọc, phù hợp với nhận thức lâm sàng. Can là tạng phong mộc - thể âm mà dụng dương. Nếu âm huyết bất túc, âm không hàm dương, phần nhiều dẫn đến Can phong nội động, Can dương găng lên, phạm tới đỉnh đầu ở trên gây nên chóng mặt, mắt hoa đầu trướng v.v… Tỳ chủ vận hoá, thăng thanh giáng trọc, là gốc của Hậu thiên. Nếu Tỳ hư mất kiện vận, thuỷ cốc không biến hoá được chất tinh vi, không phân bố được thuỷ thấp thì tụ lại mà thành Đờm, thành Ẩm dây dưa đến Trung quản dẫn đến các chứng nôn oẹ, trướng bụng, kém ăn v.v... Thẩm chứng cầu nhân có thể biết được cái gốc của hai chứng này.
87. Những chứng từ trong phát ra bất túc, kỵ thấy dương mạchnhư Phù - Hồng - Khẩn - Sác. Những chứng từ ngoài xâm nhập hữu dư, kỵ thấy âm mạch như Trầm - Tế - Vi - Nhược.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Mạch thần chương"
Mạch chứng tương phản là chứng nghịch. Trương Cảnh Nhạc nói "mạch như thế rất khó chữa" là một kinh nghiệm đáng học. Câu này tức là quy nạp hai loại mạch chứng thường gặp có tình huống trái ngược nhau, cần ghi nhớ. Phàm thuộc chứng nội thương hư tổn, kỵ thấy thực mạch (Dương mạch) như Phù Hồng Khẩn Sác. Trái lại phàm là chứng ngoại cảm thực tà, kị thấy hư mạch (Âm mạch) như Trầm Vi Tế Nhược. Hai loại tình huống này đều thuộc mạch chứng trái nhau. Thuộc nghịch chứng. Thầy thuốc cần thấu triệt, nhận rõ mà sử dụng thuốc.
88. Bệnh đột ngột (bạo) mà mạch Phù Hồng Sác là thuận. Bệnh lâu ngày mà Vi Hoãn Nhuyễn Nhược là thuận. Nếu bệnh mới mắc mà Trầm Vi Tế Nhược; bệnh lâu ngày mà Phù Hồng Sác Thực đều là nghịch.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Mạch thần chương"
Mạch chứnghợp nhau là chứng thuận, bệnh tuy nặng cũng dễ chữa. Mạch chứng trái nhau là chứng nghịch, bệnh khó chữa. Câu này qui nạp kinh nghiệm sự phán đoán mạch chứng thuận nghịch thực là trí thức thông thường. Nói chung, bạo bệnh, tân bệnh đều thuộc chứng hữu dư mạch nên thực như Phù - Hồng - Sác là mạch chứng hợp nhau là chứng thuận. Nếu trái lại thấy hư mạch như Trầm Tế Vi Nhược là thuộc mạch chứng trái nhau, là chứng nghịch. Cũng như bệnh lâu hư chứng thuộc bệnh bất túc, mạch nên có hiện tượng hư như Vi Hoãn Nhuyễn Nhược mới là mạch chứng hợp nhau, thuộc thuận chứng.
Nếu trái lại, thấy Phù, Hồng, Sác, Thực là thuộc nghịch chứng.
ĐẠI PHÁP ĐIỀU TRỊ
197. Chữa bệnhphải tìm từ Bản.
“Tố Vấn - Âm Dương ứng tượng đại luận"
Câu này nêu lên nguyên tắc cơ bản về biện chứng luận trị, là trọng tâm lý luận cho học thuyết điều trị của Đông y. Nói"chữa bệnh phải tìm từ gốc"có nghĩa là phải khéo tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến tật bệnh, nhằm đúng vào nó mà tiến hành điều trị. Sự phát sinh phát triển của tật bệnh tất cả là thông qua sự biểu hiện của những chứng trạng nào đó, nhưng những chứng trạng đó chỉ là hiện tượng của tật bệnh chứ không thể nói là bản chất của tật bệnh. Chỉ có tập hợp đầy đủ, hiểu rõ các phương diện của tật bệnh bao gồm toàn bộ tình huống chứng trạng ở trong, tiến hành phân tích tổng hợp, thông qua hiện tượng và bản chất để tìm ra nguyên nhân căn bản của tật bệnh, từ đó mà xác định phương pháp điều trị thích hợp, chứ không phải "đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân" điều trị mù quáng.
"Bản" với "Tiêu" là nói tương đối, có thể dùng để thuyết minh quan hệ chủ thứ trong các loại mâu thuẫn trong quá trình bệnh biến. Ví dụ nói theo hai phía tà và chính, chính khí là bản, tà khí là tiêu. Nói theo nguyên nhân bệnh với chứng trạng, nguyên nhân bệnh là bản, chứng trạng là tiêu. Nói theo phát bệnh trước và sau thì nguyên phát bệnh, bệnh phát cũ là Bản; kế phát bệnh, bệnh mới phát là tiêu. Những vấn đề trên đều có ý nghĩa chỉ đạo trong lâm sàng.
Cũng nên chỉ rõ, phép trị tiêu bảnứng dụng trên lâm sàng, nói chung là "chữa bệnh phải tìm từ bản". Nhưng ở một số tình huống, Tiêu bệnh nguy cấp nếu không giải quyết kịp thời có thể nguy đến sinh mạng người bệnh và ảnh hưởng đến điều trị tật bệnh, thì nên áp dụng nguyên tắc "Cấp thì trị tiêu - Hoãn thì trị bản", trước chữa tiêu bệnh sau chữa bản bệnh. Nếu cả Tiêu và Bản đều nặng thì nên cùng chữa cả Tiêu Bản.
Quy nạp lại, trị bệnh phải tìm Bản. Cấp thì trị Tiêu. Tiêu Bản cùng trị, có như vậy mới là nội dung toàn diện của phép tắc Tiêu Bản.
198. Hoãn thì trị Bản. cấp thì trị Tiêu
Minh - Lý Diên
"Y học nhập môn - Tiêu bản luận"
Câu này là thể hiện linh hoạt vấn đề Tiêu Bản trong phép tắc chữa bệnh phải tìm từ Bản.
Tiêu là hiện tượng và chứng hậu biểu hiện tật bệnh lâm sàng - Bản là cơ chế bệnh phát sinh tật bệnh, tức là bản chất của tật bệnh.
Trong bệnh tình phát triển nhiều biến hoá phức tạp, thường xuất hiện vai trò chủ thứ Tiêu Bản khác nhau. Cho nên trong điều trị nên phân biệt trước sau hoãn cấp
Tình huống chung là nên "trị bệnh phải tìm từ bản". Nhưng khi tiêu bệnh quá gấp ảnh hưởng đến an nguy của người bệnh thì việc cần giải quyết trước tức như nói "cấp thì trị Tiêu". Ví dụ Tỳ hư dẫn đến cổ trướng thì Tỳ hư là Bản, Cổ trướng là Tiêu, nhưng đương lúc cổ trướng nghiêm trọng, bụng to như cái trống, nhị tiện không lợi, suyễn gấp khó thở thì nên công thuỷ lợi niệu, thuỷ rút bệnh êm mới dùng thuốc kiện Tỳ củng cố cái gốc. Đối với tình huống bệnh mạn tính hoặc bệnh mạn tính ở thời kỳ khôi phục bệnh tình tương đối hoà hoãn thì nên kiên trì giữ nguyên tắc chữa bệnh phải tìm từ Bản để đạt hiệu quả trị bản trừ tiêu. Ví dụ chứng Phế lao khái thấu, cái gốc phần nhiều do Phế Thận âm hư, nhưng trong điều trị nói chung không sử dụng phép trị tiêu chỉ khái mà phải tư dưỡng Phế Thận. Cái Bản là Âm hư được điều trị thì chứng Khái là Tiêu tự trừ đó tức là "Hoãn thì trị từ Bản".
199. Phải khắc phục cái chủ yếu, trước hết phải tìm ra nguyên nhân.
“Tố Vấn - Chí chân yếu đại luận "
Câu này nêu một nguyên tắc cơ bản về biện chứng luận trị, mang ý nghĩa chỉ đạo và phổ biến trong lâm sàng.
Phàm muốn trị bệnh, cần phải khống chế khắc phục cái -bệnh căn chủ yếu của nó, hơn nữa trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh của nó, rồi sau mới xét chứng luận trị, điều trị mới nhằm đúng đối tượng mà thu hiệu quả cao.
Trương cảnh Nhạc chú thích rằng: "Phải khắc phục cái chủ yếu tức là khống chế cái gốc bệnh. Trước hết phải tìm ra nguyên nhân là tìm cái nguồn gốc gây nên bệnh". Chúng ta nhận rằng "Phải khắc phục cái chủ yếu" cũng có thể lý giải được là phải khống chế được chủ chứng của tật bệnh. Bởi vì chủ chứng thường là chỗ rất đau khổ của người bệnh, gặp chúng Tiêu gấp gáp phải nên lưu tâm khống chế khắc phục. Lý giải này so với thuyết pháp nói trên không mẫu thuẫn nhau, thuyết pháp trên nói Bản của bệnh, câu nói sau là nói Tiêu của bệnh, chỉ khác nhau về góc độ mà thôi.
200. Chữa bệnh trước tiên phải hiểu bệnh. Hiểu bệnh rồi sau mới bàn đến dùng thuốc.
Thanh - Dụ Gia Ngôn
"Ngụ ý thảo - Tiên nghị bệnh hậu nghị dược"
Danh ngôn này thể hiện tinh thần biện chứng luận trị, là một câu luận đoán nổi tiếng của họ Dụ mà cốt lõi là bắt buộc bàn đến bệnh và điều khiển thuốc, tuỳ cơ ứng biến.
Họ Dụ nói "bệnh qua bàn luận rõ ràng, thì có bệnh ấy phải có ngay thuốc ấy, bệnh biến ra ngàn vẻ thuốc cũng ngàn vẻ". "Hiểu bệnh thì trong trăm ngàn vị thuốc, chỉ cần mó đến một vài vị đã hiệu nghiệm như thần". Cũng nên chỉ rõ là, luận điểm này của họ Dụ chủ yếu là nhằm vào những thầy thuốc xoàng đương thời chỉ biết bàn thuốc không biết bàn đến bệnh làm đảo lộn khuynh hướng nên mới đề xuất như vậy, đến nay vẫn còn có nghĩa hiện thực.
201. Thấy bệnh chữa bệnh, điều tối kỵ của thầy thuốc.
Minh - Chu Thận Trai
“Thận Trai di thư- Biện chứng thi trị"
Câu này trái lại với nguyên tắc bắt buộc "Chữa bệnh phải tìm từ Bản". Chu Thận Trai giải thích: "Bệnh có tiêu bản, phần nhiều có trường hợp không phát hiện Bản bệnh mà chỉ thấy Tiêu bệnh. Có trường hợp tiêu bản trái ngược nhau không phù hợp. Nếu thấy xuất hiện một chứng mà chữa ngay chứng ấy tất nhiên sai lầm. Chỉ thấy xuất hiện một chứng mà có thể biết tại sao mà có chứng ấy, đó là có thể biết cái Bản". Tiên hiền không thiếu lời bàn về phương diện này, như Diệp Thiên Sĩ đã từng nói tới "Thấy bệnh chữa bệnh, sẽ không bổ ích mấy" và "Thấy bệnh chữa bệnh là kiến thức nông nổi"... đều là bắt buộc thầy thuốc điều trị đông y phản đối kiến thức nông nổi đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân..
202. Thấy Đờm chớ chữa đờm. Thấy huyết chớ chữa huyết. Không mồ hôi không phát hãn. Có nhiệt đừng công nhiệt. Suyễn sinh đừng hao khí. Tinh chớ sáp tiết. Hiểu rõ những điều hay. Mới là thầy anh kiệt.
Minh - Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc – Thận vi tiên thiênbản. Tỳ vi hậu thiên bản luận"
dẫn lời Vương Ứng Chấn
Những câu này từ phản diện nêu rõ nguyên tắc chữa bệnh phải tìm từ gốc. Chữa bệnh tìm từ gốc tuyệt đối không phải là phép chữa đối chứng đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân.
Đông y chữa bệnh theo phép nghiên cứu giảng dạy là biện chứng tìm nguyên nhân, xét nguyên nhân để luận trị. Ví dụ như Đàm chứng: Đàm có thể hình thành do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân do thấp thì làm ráo đi, nguyên nhân do lạnh thì nên làm cho ấm, nguyên nhân do nhiệt thì phải thanh, nguyên nhân do hư thì phải bổ, xét cái nguyên nhân sinh đàm để chặn đứng cái nguồn sinh ra nó mới là đạo lý chữa từ gốc bệnh. Nếu chỉ nhằm vào thấy đàm thì hoá đàm khó tránh khỏi bệnh theo cách chữa mà sinh ra, vĩnh viễn không ngày nào yên. Ngoài ra như huyết chứng, nhiệt chứng, vô hãn, suyễn chứng, di tinh, không chứng nào vượi ngoài biện pháp ấy. Tóm lại, chữa bệnh tìm từ gốc, không thể thấy xuất hiện một chứng thì chữa một chứng mà phải dành nhiều công phu để biện chứng.
Xét nguyên nhân để luận trị, thấy bệnh chữa từ cái nguồn sinh ra bệnh, đạo lý rõ ràng như vậy mới xứng đáng được gọi là tuấn kiệt trong Đông y, có thể tham khảo những danh ngôn nói ở trên.
203.Trước hết phải nắm rõ tuế khí, đừng khắc phạt thiên hoà.
“Tố Vấn - Ngũ thường chính đại luận "
Chữa bệnh, trước hết phải chú ý đến đặc điểm khí hậu, dùng thuốc không trái với biến hoá của giới tự nhiên. Câu này bắt buộc Đông y chữa bệnh phải thuận theo sự thích ứng với biến hoá của khí hậu tự nhiẽn, cũng như thường nói "Nhân thời chế nghi" đó là một đặc sắc to lớn của đông y trị liệu, là biểu hiện quan niệm chỉnh thể của Đông y. Ví dụ như mùa Hạ nóng gắt dùng ít thuốc cay nóng, mùa Đông rét buốt nên dùng ít thuốc hàn lương. Lý Đông Viên có câu nói "mừa Đông không dùng thang Bạch hổ, mùa Hạ không dùng thang Thanh long" tức là thể hiện phương diện này.
204. Cẩn thận xét thấy "gián" "thậm", lấy ý mà điều hoà, "gián" thì dùng kiêm, "thậm" thì dùng một mình.
“Tố Vấn - Tiêu bản bệnh truyền luận"
Câu này chỉ dẫn căn cứ vào bệnh tình nặng nhẹ thế nào để vận dụng lý luận tiêu bản. "Gián Thậm”. Gián là nói bệnh còn nông. Thậm là nói bệnh đã nặng", "gián" cũng có ý như "kiêm", chứng có kiêm chứng, như hàn nhiệt lẫn lộn, biểu lýlẫn lộn v.v. "Gián thì cùng đi; thậm thì đi một mình". Trương cảnh Nhạc chú giải: "Bệnh nông thì có thể kiêm trị, cho nên nói cùng đi. Bệnh thậm thì khó chứa đựng sự rối loạn cho nên nói đi một mình", "cùng đi" tức là cùng chữa tiêu bản "đi một mình" chỉ chữa riêng tiêu hoặc chữa riêng bản.
Ý tứ toàn câu là: cẩn thận xem xét nặng nhẹ hoãn cấp của tật bệnh, tập trung tinh lực mà điều trị. Bệnh nhẹ có thể cùng chữa cả tiêu và bản, bệnh nặng thì phải nắm vững mâu thuẫn chủ yếu, tập trung lực lượng mà điều trị, hoặc chữa tiêu, không được phức tạp lẫn lộn. Biện pháp này thực có ý nghĩa chỉ đạo trong lâm sàng.
205.Nguyên tắc chữa bệnh, nên biết tà và chính, nên cân nhắc nặng nhẹ.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư- Truyền trung lục - Luận trị thiên”
Nguyên tắc điều trị tật bệnh nên phân biệt rõ tà chính với tình huống so sánh. Tà thịnh thì nên khu tà ngay, chính hư thì nên phù chính, nếu hai biện pháp ấy chữa khác đi, sẽ phạm vào lỗi "hư hư thựcthực". Cũng cần cân nhắc bệnh tình nặng nhẹ, bệnh nhẹ thì chữa nhẹ đừng để khắc phạt thái quá; bệnh nặng chữa nặng, xe lội vũng bùn cũng là hỏng việc. Câu này họ Trương nêu ra đối với lâm sàng điều trị yêu cầu trước tiên là phải nắm vững bệnh tình.
206.Phép phân (chia) để trị ở chỗ xét nặng nhẹ. Phép hợp để trị, cần phân biệt chủ và khách
Thanh - La Hạo
"Y kinh dư luận - Trị bệnh hoãn cấp phân hợp luận"
Họ La cho rằng chữa bệnh có hai điều khó: Một là phân biệt hoãn cấp. Hai là biết phân (chia) hợp. Nói biết phân hợp là chỗ khi phải chữa bệnh chứng có vài bệnh cùng xuất hiện, nên cân nhắc lựa chọn biện pháp phân trị hay hợp trị. Câu này nêu khi áp dụng phân trị hay hợp trị nên tuân theo nguyên tắc. Khi phân chia điều trị, phải phân biệt rõ chứng nào nhẹ, chứng nào nặng, trước hết phải chữa chứng nặng. Khi hợp lại để điều trị chung, cần phải phân rõ bệnh chứng chủ yếu, bệnh chứng thứ yếu và phải lấy điều trị bệnh chứng chủ yếu làm chính, bệnh chứng thứ yếu làm phụ. Họ La nêu thí dụ: "như có biểu chứng mà kiêm cả lý chứng, biểu chứng nặng thì nên giải biểu, lý chứng nặng thì nên thanh lý, đó là phép phân trị. Như chứng này thuộc Hư, ngoại tà lại nặng. Bổ chính thì giúp cho tà, trừ tà thì hại chính, biện pháp ổn đáng là hợp trị cả hai. Hư chứng nặng thì lấy chữa Hư là chủ yếu kèm theo thuốc khu tà. Tà còn mạnh thì lấy khu tà là chủ yếu kèm theo thuốc phù chính.
207.Nghĩ như bệnh thuộc cố tật lại thêm bệnh đột ngột, nên chữa bệnh đột ngột trước sau hãy chữa cố tật.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Kim Quĩ yếu lược
Tạng Phủ kinh lạctiên hậu bệnh mạch chứng trị"
Câu này nêu người bị bệnh lâu ngày (cố tật) lại cảm nhiễm bệnh mới (bệnh đột ngột) phải nắm nguyên tắc điều trị trước sau hoãn cấp như thế nào, đó tức là nguyên tắc trước hãy chữa bệnh đột ngột rồi sau mới chữa cố tật. Bởi vì bệnh mới thì ngắn ngày vị trí nông, xu thế gấp, phát triển nhanh, không được để chậm trễ mà nên chữa trước. Bệnh lâu ngày thời gian dài vị trí sâu, xu thế từ từ, phát triển chậm có thể xử lý thong thả, cho nên điều trị sau. Đương nhiên phải xem bệnh tình cụ thể, cũng có khi bệnh cũ bệnh mới cùng chữa một lúc, không nên câu nệ.
208.Bị bệnh từ trước rồi sau mới sinh trung mãn, nên chữa Tiêu.
209.Đại tiểu tiện không lợi, nên chữa Tiêu.
“Tố Vấn - Tiêu bản bệnh truyền luận”
Lý luận Đông y cho rằng phát bệnh trước là Bản, phát bệnh sau là Tiêu "Chữa bệnh phải tìm từ Bản", nói chung mọi tình huống đều nên điều trị phát bệnh trước, bệnh nguyên phát.
"Tiêu bản bệnh truyền luận" nêu thí dụ thuyết minh nhiều loại bệnh chứng đều là điều trị bệnh phát sinh trước, bệnh nguyên phát ấy là "Bản" sau mới chữa bệnh kế phát là "Tiêu" Chỉ riêng có hai trường hợp "Trung mãn" và "đại tiểu không lợi" (tức nhị tiện không thông lợi) là hai bệnh kế phát cần phải chữa trước, đó là thể hiện nguyên tắc "cấp thì trị tiêu", về lý do, Trương cảnh Nhạc giải thích khá cụ thể, dẫn giải như sau :
Mọi bệnh đều chữa "bản" trước mà chỉ có chứng trung mãn là trị "tiêu" trước, bởi vì trung mãn phát bệnh, tà khí ở Vị, Vị là cái "bản" của Tạng Phủ. Vị mãn (đầy) thì cái khí của đồ ăn thuốc uống không lưu hành mà tạng phủ đều mất sự chăm sóc, cho nên trị nó trước cũng là để chữa "bản" vậy. Lại nói: "Trước đã có bệnh khác, mà sau lại tiểu tiện không lợi, cũng là trị tiêu trước". Mọi bệnh đều chữa Bản, riêng chứng này lại chữa Tiêu. Bởi vì đại tiểu tiện không thông là dấu hiệu nguy cấp, tuy là tiêu bệnh cũng phải chữa trước, đó là ý nói "cấp thì chữa tiêu". Trên lâm sàng, ngoài hai chứng "trung mãn" và "đại tiểu tiện không lợi" nên điều trị trước, đến như chứng "Ẩu thổ" cũng thuộc tiêu và cấp nên giải trừ trước là phải, vì lý do cũng tương tự với "trung mãn".
210. Hãn, mà đừng làm thương
Hạ , mà đừng làm tổn.
Ôn , mà đừng làm táo
Hàn , mà đừng làm ngưng
Tiêu , mà đừng phạt
Bổ , mà đừng trệ
Hoà , mà đừng tràn lan
Thổ , mà đừng chậm chễ.
Đương đại - Bổ Phụ Chu
"Bồ Phụ Chu y liệu kinh nghiệm - Bát pháp vận dụng"
Những câu này, qui nạp những điều cần chú ý trong ứng dụng Bát pháp, là kinh nghiệm tổng kết quý báu của đại Trung y đương đại Bổ Phụ Chu. Cốt lõi vấn đề là khi ứng dụng bát pháp cần phải nắm vững chi ly, ngăn ngừa lạm dụng, dùng quá phạm vi, làm tổn hại chính khí; cụ thể như sau.
Hãn mà đừng làm thương: Hãn pháp dùng trong tình huống tà ở bì mao, nhưng dùng thuốc cần phải thích hợp, không nên hãn mà hãn là "ngộ biểu" (sai lầm chữa ở biểu) ra quá nhiều mồ hôi sẽ thương dương, ra mồ hôi quá tay sẽ thương âm, đều thuộc loại "ra mồ hôi quá nhiều" đều làm hại chính khí, không thể không biết.
Hạ mà đừng làm tổn: Hạ pháp thích hợp với chứng lý thực tà thịnh, tính thuốc mãnh liệt, sử dụng không thích đáng sẽ tổn thương chính khí. Không nên hạ mà hạ là Hạ sai lầm. Bệnh nhẹ mà thuốc mạnh là hạ thái quá... đều làm thương tổn chính khí, cũng nên cẩn thận.
Ôn mà đừng làm táo: Ôn pháp thích hợp với Hàn chứng cũng cẩn phải có chừng mực. Dùng quá độ thuốc táo nhiệt có thể dẫn đến táo kiệt thương âm.
Thanh mà đừng làm ngưng: Phép Thanh thích hợp với Thực chứng, nhưng cần chú ý tránh dùng nhiều hàn lương: một là làm hại Tỳ Vị, hai là thuốc vượt qua vị trí bệnh đến nỗi nhiệt bệnh chưa rứt hết hàn chứng đã nổi lên đó là "mắc bệnh tại thuốc".
Tiêu mà đừng phạt: Phép Tiêu dùng trong những chứng thực tích, đàm hạch, tích tụ, trưng hà, các thuốc điều trị đều có tính khắc phạt, sử dụng không thích đáng trái lại tổn thương chính khí. Vì vậy cần hiểu rõ bộ vị của bệnh phân biệt nặng nhẹ để tránh trừng phạt không quá tay. Đồng thời phải chú ý thể chất khoẻ yếu của người bệnh mà tiêu bổ cùng dùng, vận dụng cho linh hoạt.
Bổ mà đừng trệ: Phép Bổ ứng dụng trong Hư chứng nhưng phải chú ý trong bổ có thông, phối hợp thích đáng thuốc lý khí và hoà huyết, đó cũng là "trong tĩnh có động" khiến cho khí huyết điều hoà thuận chiều mới có thể thành công. Dùng bổ vớ vẩn, bổ vô tội vạ chỉ chuốc lấy trở ngại khí huyết, khó mà thu được công hiệu.
Hoà mà đừng tràn lan: Phép Hoà thích hợp với các chứng tà ở bán biểu bán lý và Tạng Phủ khí huyết không điều hoà, phạm vi ứng dụng khá rộng, nhưng phải hoà cho thích đáng không được lạm dụng.
Thổ mà đừng chậm trễ: Phép Thổ thích hợp với loại tà khí ở Thượng tiêu, phần nhiều thuộc Thực tà, điều trị nên khẩn trương. Nói "thổ mà đừng chậm trễ" là nói phải chớp lấy thời cơ, tấn công nhanh chóng đừng chậm trễ.
Bồ Phụ Chu tổng kết kinh nghiệm vận dụng bát pháp, phương pháp biện chứng đầy đủ đáng để chúng ta học tập.
211.Chữa bệnh chia ba phép sơ trung mạt: Con đường sơ trị (giai đoạn đầu) theo phép nên mạnh dạn. Con đường trung trị (giai đoạn giữa) theo phép vừa mạnh vừa từ từ hỗ trợ nhau..Con đường mạt trị (giai đoạn cuối) theo phép nên thong thả từ từ.
Nguyên - Vương Hiếu Cổ
“Thử sự nan tri -Tam pháp ngũ trị luận"
Tật bệnh không ngừng biến hoá, ba thời kỳ sơ, trung, mạt đều có đặc điểm, dùng thuốc cũng phải theo đó mà biến hoá. Họ Vương nói câu này là chỉ vào điểm đó, rất có ý nghĩa phổ biến trong lâm sàng. Nguyên văn là: "Chữa bệnh lúc bắt đầu, theo phép nên mạnh dạn", là ý nói dùng thuốc phải nhạy bén hùng mạnh. Bởi vì mắc bệnh lúc mới thường mạnh, cảm nhiễm dù nặng hay nhẹ, đều nên dùng thuốc mạnh đuổi bỏ tà ngay. Chữa bệnh ở giai đoạn giữa, theo phép nên vừa mạnh vừa từ từ tương kiêm, vì nhiễm bệnh, không là tà mới thì là tà đã lâu, phải trong sự làm dịu sự gấp gáp có cả ý phù chính khu tà, điều trị chiếu cố cả đôi bên. Dưỡng chính khu tà, ví dụ như thấy tà khí nhiều mà chính khí ít thì nên dùng nhiều thuốc khu tà, thuốc dưỡng chính ít (phép gia giảm thuốc, đều theo nguyên tắc đó). Những loại thuốc gia giảm như thế, khi lâm sàng càng phải nghe ngóng đối chứng để tăng giảm dùng thuốc và phải căn cứ vào thời tiết, có phải kiêng tránh gì không. Dùng thêm phép châm cứu, hiệu quả càng nhanh. Biện pháp chữa sau cùng lại nên thong thả, nói thong thả là dùng loại thuốc êm dịu uống lâu không độc, phần nhiều có tác dụng nuôi khí huyết yên bên trong. Bởi vì bệnh chứng đã lâu, tà khí ẩn nấp khá sâu, chính khí mong manh, điều trị phải khéo chọn thuốc uống được lâu dài, "chính khí được nuôi nhiều thì tà khí sẽ rút." Lý lẽ đã rõ ràng sáng suốt, chẳng cần bàn thêm.
212.Phàm chữa bệnh, tất cả nên làm cho tà có con đường rút lui.
Thanh - Chu Học Hải
"Độc y tùy bút - Dụng dược tu sử tà hữu xuất lộ"
Câu này nêu một nguyên tắc trọng yếu trong điều trị, đủ cho đời sau suy ngẫm.
Chữa bệnh tấn công tà khí, nên khiến cho tà khí có lối thoát ra ngoài, đóng cửa giữ giặc là điều tối kỵ của y gia. Ngô Hựu Khả có bàn: "Hoàng liên tính lạnh mà không tiết, chỉ có thể chế nhiệt chứ không tiết thực. Nếu bên trong có thực tà thì phải dựa vào Đại hoàng mới tiết được. Nếu chỉ dùng Hoàng liên để thanh thì trái lại nhiệt tà bám trụ, ẩn náu bên trong càng sâu, điều trị tấn công càng khó". (Thu Học Hải cũng nêu thí dụ là "có người bị bệnh Đàm ẩm uống Phụ tửlâu ngày biến thành thũng mu bàn chân, đó là vì không dùng các thứ khổ giáng đạm thấm như Phục linh, Trư linh để khỏi thông tà khí, mà chỉ chuyên ích phần Dương, Dương khí quá vượng càng xô đẩy đàm thuỷ tứ phía, tức là cái lỗi "bổ mà không tiết vậy". Qua những thí dụ trên có thể hiểu rõ vấn đề, tóm lại là "nên hạ cho nó ra, mà không tiết thì không hạ được. Nên tống cho nó ra ngoài, mà không tán thì không đẩy được ra ngoài". Chữa bệnh nên xét xu thế của bệnh, nhân xu thế mà khơi thông, biểu chứng thì dùng phép thấu đạt, bệnh thủy khí thì dùng phép thấm lợi, âm dươnglý thực thì nên công hạ, đều là những phương pháp làm cho tà khí có đường rút lui.
213.Chữa khi chưa có bệnh có nghĩa là thấy Can mắc bệnh, biết là Can bệnh sẽ truyền sang Tỳ, cho nên phải làm cho Tỳ khí vững chắc trước tiên.
Nạn kinh - Nạn thứ 77
214.Thấy Can mắc bệnh, biết là bệnh Can sẽ truyền sang Tỳ, trước phải làm vững chắc Tỳ.
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Kim quĩ yếu lược
Tạng Phủ Kinh lạc tiên hậu bệnh mạch chứng"
Ý nghĩa hai danh ngôn trên giống nhau, đều là vận dụng cụ thể lý luận của Nội Kinh "chữa từ khi chưa mắc bệnh". Đông y cho rằng trong năm Tạng có mối liên hệ tồn tại lẫn nhau, chế ước lẫn nhau. Mối liên hệ này thông thường dùng sinh khắc chế hoá của năm Tạng để Ihuyết minh. Một Tạng có bệnh có thể ảnh hưởng tới các Tạng khác, khi điều trị nên đồng thời điều trị dự phòng, đó tức là nội dung tư tưởng trọng yếu của Đông y "chữa từ khi chưa mắc bệnh". Danh ngôn này lấy Can bệnh làm ví dụ: Can mộc có thể khắc phạt Tỳ thổ, khi gặp Can bệnh Thực chứng, dễ truyền sang Tỳ, đó là
nói "Mộc vượng khắc thổ", khi điều trị nên xuất phát từ dự phòng, chú ý làm cho Tỳ vững mạnh để phòng ngừa Can bệnh truyển sang Tỳ. Như bài thuốc nổi tiếng Tiêu giao tán để chữa Can uất, dùng các vị Truật, Linh là mang ý nghĩa làm cho "Tỳ vững mạnh". Mối quan hệ Can Tỳ nhu thế, "các tạng khác cũng theo ngụ ý đó". Lý luận "chữa từ khi chưa mắc bệnh" này có thể nói là đặc sắc rất lớn trong điều trị học của Đông y, có ý nghĩa chỉ đạo trong lâm sàng.
215.Chữa bệnh cấp tính phải có gan (đởm) và kiến thức. Chữa bệnh mạn tính phải có phương và giữ gìn.
Đương đại - Nhạc Mĩ Trung
"Nhạc Mĩ Trung luận y tập"
Danh ngôn này của cố danh y đương đại Nhạc Mĩ Trung tổng kết nguyên tắc xử lý tật bệnh cấp tính mạn tính khác nhau.
Bệnh cấp tính phần nhiều thuộc lục dâm thời dịch gây nên, truyền biến nhanh, chứng trạng phần nhiều hiểm ác, điều trị nên bám sát cơ chế bệnh, nhân cơ chế bệnh mà phán đoán, đón đầu tấn công, dùng thuốc phải chuẩn xác và liều cao, tức là ý nói phải "có gan" mạnh dạn, Ngô Cúc Thông từng nói "chữa ngoại cảm như tướng võ", dùng binh quý ở thần tốc, đuổi tà cần phải sạch là theo ý đó. Một chút do dự e dè nào đều có thể dẫn đến sai lầm cơ chế bệnh, nung nấu thành hậu họa. Họ Nhạc nói: "có gan, có nhận thức, phải học Trọng Cảnh, thang thuốc liều cao, đơn đao tiến thẳng, đánh nhanh giải quyết nhanh". Đương nhiên, nếu chỉ "có gan" cũng chưa đủ, mà cần phải "có nhận thức", tức như đối với bệnh cấp tính phải biết cho đích xác nhạy bén, như vậy phải dựa vào công phu cơ bản sâu sắc và kinh nghiêm lâm sàng phong phú. "Có gan" mà không có nhận thức thì chỉ là hành vi lỗ mãng vô ích.
Còn như bệnh mạn tính, nói chung đều là bệnh lâu hư yếu, tình trạng đến từ từ, rút lui cũng chậm chạp, điều trị phải có thời gian, từ lượng biến đến chất biến, dứt khoát không thể sớm tối đã lập công. Ngô Cúc Thông cũng nói: "Chữa nội thương như tướng văn", bình tĩnh ung dung xoay chuyển thần cơ để đưa người lên cõi thọ là ý như thế. Đối với bệnh mạn tính mà sử dụng đối chứng dùng thuốc lúc đầu có thể thấy như vô hiệu. Nếu người bệnh tha thiết mong hiệu quả, thầy thuốc lại không có định kiến, thế tất dẫn đến lúc dùng thụốc hàn, lúc dùng thuốc nhiệt, sáng dùng phép công tối dùng phép bổ, luôn tay đổi phương, kết quả là càng đuổi càng xa, chính như nói "dục tốc bất đạt". Vì vậy, điều trị bệnh mạn tính phải có định kiến sáng suốt, điều trị theo hướng bảo toàn khôn khéo, đấy là cốt yếu không nên xem thường. Họ Nhạc nói: "Có phương pháp, có sự giữ gìn phải học Đông Viên, thang thuốc liều nhẹ cho uống nhẩn nha, như ngày nhàn rỗi, từ lượng tích luỹ dẫn đến biến hoá về chất".
216.Cấp bệnh mà dùng thuốc hoãn, là nuôi kẻ sát nhân. Hoãn bệnh mà dùng thuốc cấp, là thúc ép sát nhân.
Tống - Đậu Tài
"Biển Thước tâm thư- Yếu chi hoãn cấp"
Câu này nêu lên hậu quả do điều trị bệnh Cấp, Mạn (hoãn) tính dùng thuốc sai lầm gây nên, là hình ảnh sinh động, mẫu mực cho mọi người. Bệnh có năng nhẹ, điều trị có hoãn cấp. Đối với bệnh cấp tính cần phải dùng thuốc mãnh liệt (thuốc cấp) đánh nhanh giải quyết nhanh để tránh lưu hậu họa, nếu lại dùng các loại hoãn dược nhẹ nhưng bình hoà để điều trị, tình thế hoãn không giải quyết được cấp, chiến lược sai lầm, thậm chí nuôi ung nhọt để lại hậu quả, dẫn đến nguy nan người bệnh, nên mới nói "nuôi kẻ sát nhân".
Đối với bệnh mạn tính thì nên ung dung xử lý, dùng các loại thuốc nhẹ nhàng êm dịu, tích luỹ nhiều ngày để lập công. Gặp lúc chính khí đã hư, nếu lại dùng thuốc mãnh liệt gấp gáp, khó mà tránh khỏi tổn thương chính khí người bệnh cũng dẫn đến nguy hiểm cho nên nói "thúc ép sát nhân". Câu này với câu trên tuy khác lời nhưng cùng một ý, chỉ khác nhau mặt thẳng mặt trái mà thôi.
217.Bệnh có mới, lâu. Mới thì xu thế cấp, điều trị nên trọng tễ. Lâu thì xu thế hoãn, điều trị nên dùng thang thuốc nhẹ nhàng.
Minh - Chu Thận Trai
“Thận Trai di thư - Nhị thập lục tự nguyên cơ – Hoãn"
Câu này nêu nguyên tắc dùng thuốc chữa bệnh mới bệnh lâu khác nhau. Bệnh mới tà khí đương mạnh, chính khí chưa hư, nên dùng thang thuốc liều cao mãnh liệt, đuổi bỏ tà ngay để tránh hậu họan. Bệnh lâu tà khí đã từ từ mà chính khí tổn thương khá lớn, điều trị nên dùng thang thuốc bình hoà nhẹ nhàng, chăm sóc chu đáo, không nên lạm dụng thang thuốc liều cao để tránh tổn thương chính khí.
218.Con đường khéo sử về sâu, càng phải học kỹ.
Thanh - Từ Linh Thai
"Y học nguyên lưu luận - Danh y bất khả vi luận"
219.Điều lý sau khi mắc bệnh không dễ như khi chữa bệnh.
Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Hạ tiêu thiên"
Hai câu y văn đều nêu tính trọng yếu chăm sóc sau khi mắc bệnh, khiến cho phải suy nghĩ sâu sắc. Sau khi khỏi ốm nặng hoặc chính khí hư yếu mà dư tà chưa sạch hoặc tà khí tuy rút nhưng chính khí đã suy, theo phép nên châm chước cặn kẽ, điều lý thích hợp không nên coi thường, kể cả ăn uống, nằm ngồi kiêng kị cũng nên chú ý, tránh khỏi cái lỗi do chăm sóc không khéo dẫn đến bao công lao trước đi đến uổng công, tật bệnh dằng dai hoặc tái phát. Họ Ngô bàn: "Chăm sóc sau khi mắc bệnh không dễ như khi chữa.
CÁC LOẠI BỆNH
173. Khái là không đàm mà có tiếng, đó là Phế khí tổn thương nên không thanh (sạch). Thấu là không có tiếng mà có đờm, đó là Tỳ thấp động mà thành đờm
"Hoạt pháp cơ yếu - Khái thấu"
174. Thấu mà có đàm chủ Tỳ thấp. Khái mà không đàm chủ Phế (bị) tổn thương.
Minh - Tần Cảnh Minh
"Khái thấu tổng luận"
Ý nghĩa hai danh ngôn trên giống nhau. Khái quát những chỗ khác nhau về chứng trạng và bệnh cơ Khái và Thấu.
Lâm sàng tuy gọi chung là khái thấu nhưng xét kỹ vẫn có chỗ khác nhau.
Khái là có tiếng mà không có đờm, thuộc Phế bị ngoại cảm hoặc nội thương, không tuyên giáng mất sự thanh túc gây nên
Có đờm không có tiếng là Thấu, do Tỳ hư thấp thịnh tụ lại thành đàmgây nên
Tóm lại bệnh vị chủ yếu của Khái Thấu là ở hai tạng Phế, Tỳ.
175. Suyễn là chứng hậu Ác. Háo là cố tật.
Thanh - Tưởng Thị Cát
"Y tôn thuyết ước - Háo"
Danh ngôn này nêu đặc điểm bệnh biến của chứng Háo chứng Suyễn, nói đơn giản mà ý đầy đủ. Chứng Háo là do túc đàm ẩn náu ở Phế, nếu gặp cảm nhiễm thì dụ phát, hay tái phát khó trừ căn bệnh cho nên gọi là "cố tật". Chứng Suyễn thì có đặc trưng hô hấp khó khăn, thậm chí há miệng so vai, cánh mũi phập phồng không nằm ngửa được, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến Suyễn thoát, khó chữa chạy, nên gọi là "ác hậu". Đối với hai chứng này, cổ nhân đã có nhận thức rất sớm. Trương Cảnh Nhạc đời Minh nói ngay:"Bệnh Khí suyễn là chứng hậu rất nguy, nếu chữa sai yếu lĩnh, rất dễ sai lầm hại người". Dụ Gia Ngôn cũng nói: "con người ta có trăm chứng bệnh khó chữa, Suyễn cũng là bệnh rất khó chữa".
176. Háo do tiếng kêu mà đặt tên. Suyễn do hơi thở mà gọi. Nghĩ như Suyễn gấp trong họng có tiếng khò khè gọi là Háo. Thở gấp mà không liên tục để thở gọi lả Suyễn.
Minh - Ngu Đoàn
"Y học chính truyền - Háo Suyễn"
Trước đời Kim - Nguyên, chưa tách riêng hai chứng Háo và Suyễn, đều xếp chung vào môn Suyễn Xúc. Đến Ngu Đoàn đời Minh mới tách riêng hai chứng. Danh ngôn này từ những chứng trạng chủ yếu để qui nạp và nêu yếu điểm phân biệt hai chứng này.
Háo với Suyễn tuy đều biểu hiện suyễn thở gấp gáp nhưng Háo là có tiếng kêu mà đặt tên, trong họng khò khè, đó là vì Phế có sẵn túc đàm lại thêm những nhân tố dụ phát như ngoại cảm, ăn uống, mệt nhọc v.v. bệnh hay tái phát. Còn Suyễn là nói theo hơi thở, hô hấp gấp gáp khó khăn, đó là một chứng trạng trong nhiều bệnh mạn tính. Suyễn chưa hẳn phải kiêm Háo, mà Háo thì tất phải kiêm Suyễn. Tóm lại, hai loại tuy có chỗ giống nhau, nhưng đều có đặc điểm riêng, lâm sàng phân biệt không khó khăn.
177. Nguyên nhân bệnh Suyễn, ở Phế là Thực, ở Thận là Hư.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
“Lâm chứng chỉ lam y án – Suyễn”
Danh ngôn này tổng kết tinh vi về lý luận bệnh cơ phát bệnh Suyễn là ở hai tạng Phế, Thận. Tất cả nguyên nhân của chứng Suyễn là do khí cơ thăng giángxuất nạp không bình thường gây nên. Phế là chủ của Khí, quản lý hô hấp, ngoài hợp với bì mao, dễ bị ngoại tà xâm phạm đến nỗi làm cho Phế khí trướng đầy, mất chức năng tuyên giáng mà thành Suyễn. Chứng thuộc Thực, phần nhiều tiếng cao thở thô, kiêm chứng khái thấu đờm khò khè, mạch Sác có lực; cho nên nói "ở Phế là Thực". Thận là rễ của Khí, nhiệm vụ nạp khí. Nếu Thận nguyên không bền mất khả năng nhiếp nạp dẫn đến khí không trở về nguồn, nghịch lên thành Suyễn, đó là Hư Suyễn, có chúng trạng tiếng thấp thở khẽ, hô hấp ngắn gấp khó khăn, bệnh thế từ từ, cho nên nói: "ở Thận là Hư". Quan điểm này rất có ý nghĩa chỉ đạo để điều trị Suyễn chứng rất chính xác.
178. Trước Suyễn sau Trướng chữa ở Phế. Trước Trướng sau Suyễn chữa ở Tỳ.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm chứng chỉ nam y án - Suyễn"
Căn cứ vào lý luận tiêu bảncủa Đông y, bệnh nguyên phát là Bản. Bệnh kế phát là Tiêu. Bệnh phát trước là Bản, bệnh phát sau là Tiêu. Nói theo ý nghĩa chữa bệnh phải tìm từ Bản như trên, nên lấy chữa bệnh nguyên phát là chủ yếu, trị bệnh phát trước là chủ yếu.
Trước Suyễn sau Trướng, Phế bị bệnh Suyễn trước tiếp theo mới dẫn đến bệnh Tỳ mà phát trướng bụng. Phế bị bệnh trước là Bản cho nên chủ yếu phải trị Phế. Trước trướng mà sau Suyễn, Tỳ bị bệnh trước nên trướng bụng tiếp theo ảnh hưởng tới Phế mới thành Suyễn, Tỳ bị bệnh trước là Bản, cho nên chủ yếu phải chữa Tỳ. Danh ngôn này thể hiện nguyên tắc chữa bệnh phải phân biệt trước sau tiêu, bản
179. Ba khí phong, hàn, thấp đến hợp lại là bệnh Tý. Phong khí thắng là Hành tý. Hàn khí thắng là Thống tý. Thấp khí thắng là Trước tý.
“ Tố vấn – Tý luận”
Danh ngôn này nói nguyên nhân bệnh cơ của Tý chứng, đúng là lý luận kinh điển, đến nay vẫn là cơ sở lý luận biện chúng luận trị Tý chứng.
Ba loại tà khí phong, hàn,thấp trà trộn xâm nhập vào cơ thể làm cho kinh lạc khí huyếtcơ thể bị bế tắc mà thi nh Tý chúng.
Phong tà thịnh biểu hiện là đau mỏi cơ thể di chuyển không cố định gọi là Hành tý cũng gọi là Phong tý. Hàn tà thịnh thì biểu hiện là khớp xương lạnh đau, nơi đau cố định, gặp lạnh đau tăng, thông thường gọi là Thống tý cũng gọi là Hàn tý. Thấp tà thịnh có chứng khớp xương nặng nề, da thịt tê dại, gọi chung là Trước tý cũng gọi là Thấp tý. Lâm sàng phong hàn thấp thường xuất hiện lẫn lộn gây bệnh, chẳng qua đều thiên trọng mà thôi.
180. Tả nông mà lỵ sâu. Tả nhẹ mà lỵ nặng. Tả do thuỷ cốc không phân chia, bệnh phát sinh từ Trung tiêu. Lỵ do chất mỡ và huyết tàn hại, bệnh phát sinh từ Hạ tiêu.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Tiết tả"
Danh ngôn này nói lên bệnh tình nặng nhẹ khác nhau của hai loại Tiết tả và Lỵ tật. Tổng kết chỗ khác nhau về nguyên nhân cơ chế bệnh và vị trí mắc bệnh của hai loại bệnh ấy thực là kinh nghiệm đáng bàn.
Tiết tả lấy đặc trưng là số lần đại tiện tăng nhiều, chất phân trong loãng, nguyên nhân cơ chế bệnh chủ yếu là Tỳ hư thấp thịnh, thuỷ cốc không biến hoá chất tinh vi lẫn lộn bài tiết ra thành chứng Tả. Bộ vị bệnh biến chủ yếu ở Trung tiêu "thấp do Tỳ Vịmà dồn đến Tiểu trường".
Lỵ tật thì có chủ chứng đau bụng, lý cấp hậu trọng, lỵ ra mủ máu trắng đỏ, nguyên nhân cơ chế bệnh chù yếu là thấp nhiệt, dịch độc úng tắc trong ruột mất chức năng truyền đạo, chất mỡ và đường lạc tổn hại loét nát biến thành mủ máu gây nên, vị trí phát bệnh ở Hạ tiêu, Đại trường.
Đem so sánh Tiết với Lỵ, loại trên chủ yếu tổn thương khí phận, loại sau không chỉ tổn thương khí phận mà chủ yếu làm tổn hại huyết phận ở Hạ tiêu. Vì thế mới nói: "Tả nông mà Lỵ sâu, Tả nhẹ mà Lỵ nặng."
181. Không tích không thành Lỵ.
Minh - Vạn Mật Trai
"Ấn khoa phát huy - Lỵ tật"
Câu này nói iên nguyên nhân cơ chế bệnh chủ yếu của Lỵ tật chính xác và rất gọn.
Chứng Lỵ xưa gọi là "Trệ hạ" tất cả là do tà khí thấp nhiệt dịch độc chứa chất ở trong ruột làm cho Đại trường tích trệ úng thực, khí cơ bị ngăn trở, phủ khí không thông mà thành các chứng đau bụng, lý cấp hậu trọng, hạ lỵ ra mủ máu, có thể thấy Đại trường tích trệ là mấu chốt cơ chế bệnh Lỵ.
182. Khát mà uống nhiều là Thượng tiêu (kinh nói là Cách tiêu). Dễ tiêu hay đói là Trung tiêu (kinh nói là Tiêu trung). Khát mà tiểu tiện nhiều lần như chất mỡ là Hạ tiêu (kinh nói là Thận tiêu).
Minh - Vương Khẳng Đường
"Chứng trị chuẩn thằng - Tiêu đản"
Câu này căn cứ vào chủ thứ nặng nhẹ của chứng trạng "tam đa" bệnh Tiêu khát đem bệnh này phân rõ tam tiêu Thượng, Trung, Hạ từ đó mà tiến hành tốt biện chứng luận trị trong lâm sàng.
Chứng Tiêu khát tất cả do táo nhiệt âm thương gây nên, bộ vị bệnh biến chủ yếu ở ba tạng Phế, Vị, Thận, vì tạng khí bị tổn thương có chủ thứ nên mới phân Tam tiêu. Phế ở Thượng tiêu, táo nhiệt hại tân dịch, thuỷ và tân dịch không phân bố thì khát nước uống nhiều, đó là Thượng tiêu. Vị thuộc Trung tiêu, Vị nhiệt quá thịnh, sức ngấu nhừ thuỷ cốc quá mạnh nên mới chóng tiêu hay đói, đó là Trung tiêu.
Thận ở Hạ tiêu, táo nhiệt thương âm mất chức năng khí hoá, không hạn chế được tiểu tiện cho nên tiểu tiện nhiều lẩn, Thận lưu mất khả năng cố nhiếp, chất tinh vi dồn xuống cho nên tiểu tiện ra như mỡ như cao, đó là Hạ tiêu.
Bệnh này tuy chia ra thượng, trung, hạ tam tiêu, Phế táo, Vị nhiệt, Thận hư khác nhau, trên thực tế chứng trạng tam đa thường đồng thời tồn tại, mà chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau mà thôi. Vì thế, trong điều trị vừa phải tập trung điều trị chủ chứng cũng cần phải chiếu cố những chứng trạng thứ yếu, không nên tách rời hẳn.
183. Một chứng Tam tiêu, tuy có chia Thượng, Trung, Hạ, thực ra không vượt khỏi âm khuy dương cang, tân dịch cạn nhiệt quấy rối mà thôi.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm chứng chỉ nam y án - Tam tiêu"
Danh ngôn này khái quát cơ bản bệnh cơ của bệnh Tiêu khát, xứng đáng là cây bút đại gia. Bệnh Tiêu khát tuy chia ra Thượng, Trung, Hạ, có Phế, Vị, Thận khác nhau, nhưng cơ chế bệnh tất cả là do âm hư nhiệt quấy rối, đây là một điểm chỉ rõ phương hướng điều trị bệnh này.
( Kiêm trị tạng phủ)
184. Các bệnh Lâm, đều do Thận hư mà Bàng quang nhiệt gây nên.
Tuỳ - Sào Nguyên Phương
"Chư bệnh nguyên hậu luận - Lâm bệnh chư hậu"
Danh ngôn này nối đặc điểm cơ chế bệnh của Lâm chứng vô cùng sáng suốt. Lâm chứng tuy cố nhiều loại Lâm như Nhiệt, Khí, Huyết, Thạch, Cao và Lao nhưng suy ra cơ chế bệnh không vượt khỏi Hạ tiêu thấp nhiệt nung nấu kết tụ dẫn đến Bàng quang khí hoá không lợi, gây nên tiểu tiện nhiều lần, ít và rít, giỏ giọt đau buốt. Phát sinh triệu chứng có thể là Thận đã hư từ trước hoặc là bị bệnh rồi mới hại đến Thận, tóm lại phần nhiều kiêm cả Thận hư là điều không thể không biết, như vậy phù hợp với lý luận "Tà sở dĩ xâm phạm được là do Khí phải hư"
185. Tích là ý nói tích luỹ, dần dà mà hình thành. Tụ là ý nói lúc tụ lúc tan, lúc phát lúc ngừng bất thường.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Tích tụ"
Danh ngôn này giải thích ngắn gọn cơ chế bệnh lý chứng Tích, chứng Tụ rõ là lời nói lịch duyệt. Tích với Tụ là chỉ chứng trạng trong bụng tích khối hoặc đau hoặc trướng. Nguyên nhân hai bệnh này khác nhau, cơ chế bệnh và chứng hậu cũng khác nhau. Chứng tích do khí huyết đàm thấp úng tắc, lạc mạch bị ngăn trở tích luỹ nhiều tháng ngày, tích lại mà thành hình cho nên nói "dần dà mà hình thành". Chứng Tụ thì bệnh ở khí phận, lúc tụ lúc tan bất thường, đau không cố định cho nên nói "lúc phát lúc ngừng bất thường".
186. Trưng là chưng. Hà là giả. Chưng là hình thành kiên định không di chuyển. Giả là vô hình có thể tụ có thể tan.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Phụ nhân qui – Chứng Hà loại"
Chứng hà với tích tụ khác tên mà đồng loại. Trưng, có hình có thể bày ra, cứng rắn không di chuyển, nơi đau cố định, bệnh thuộc huyết phận. Hà thì lúc tụ lúc tan bất thường, đẩy có thể di chuyển, đau không cố định, bệnh thuộc khí phận, danh ngôn này nói lên đặc điểm khác nhau của chứng hậu Trưng và Hà.
187. Tích thì đẩy không chuyển, hình thành từ năm tạng, phần nhiều thuộc Huyết bệnh. Tụ thì đẩy di chuyển, hình thành từ sáu phủ, phần nhiều thuộc Khí bệnh.
Thanh - Trình Chung Linh
"Y học tâm ngộ - Tích tụ"
Danh ngôn này qui nạp nguyên nhân cơ chế bệnh của chứng Tích chứng Tụ, có đặc điểm khác nhau về phương diện thuộc tính bệnh lý biểu hiện trên lâm sàng, có thể tham khảo với hai danh ngôn đã nói ở trên. Thông thường hay nói chung là tích tụ, nhưng phân biệt kỹ thì hai chứng này cũng khác nhau rất rõ.
Chứng Tích lấy ứ huyết ngưng trệ làm chủ yếu, bệnh thuộc hữu hình, cố định không di chuyển, đau có nơi nhất định, bệnh vào phần Huyết, ở Tạng thuộc âm. Chứng Tụ lấy khí cơ bị ngăn trệ làm chủ yếu, bệnh thuộc vô hình, lúc tụ lúc tan bất thường, nơi đau không cố định, bệnh ở Khí phận, ở Phủ, thuộc dương.
Đương nhiên Tích Tụ cũng liên hệ nhất định. Khí trệ lâu ngày có thể dẫn đến huyết ứ mà hình thành chứng Tích hữu hình, ứ huyết hữu hình, tất cũng trở ngại khí cơ dẫn đến chứng Tụ. Hai loại này chuyển hoá lẫn nhau không thể không biết.
188. Không ngủ do đàm hỏa vượng mà huyết thiếu. Ngủ nhiều là Tỳ Vị mệt mà tinh thần lơ mơ.
Thanh - Lưu Nhất Nhân
"Y học truyền tâm lục - Bệnh nhân phú"
Danh ngồn này giới thiệu nguyên nhân cơ chế bệnh chủ yếu của hai chứng không ngủ được và ngủ nhiều được coi là thiết yếu.
Không ngủ được chia làm hai loại. Thực chứng phần nhiều do Can hỏa hoặc đờm nhiệt thịnh ở trong, quấy rối Tâm thần gây nên. Hư chứng có thể do huyết hư Tâm không được nuôi dưỡng gây nên. Đây là tóm lược, chứng này cũng có thể do Tâm Đởm khí hư, âm hư hỏa vượng gây nên.
Chứng hay ngủ phần nhiều do Tỳ Vị bạc nhược vận hoá kém, tinh khí không đạt lên trên, não không được nuôi dưỡng đến nỗi thần chí tư duy mòn mỏi, uể oải ngủ nhiều, thường dùng Lục quân tử thang để điều trị.
189. Điên Cuồng có thể chia nhiệt cực ở Tâm Can. Chứng Giản thì tìm ở nặng nhẹ của đàm hỏa.
Thanh - Lưu Nhất Nhân
"Y học truyền tâm lục - Bệnh nhân phú"
Câu này nêu nguyên nhân cơ chế bệnh chủ yếu của hai chứng Điên cuồng và Giản có thể tham khảo. Điên cuồng phần nhiều do Can hỏa đột ngột phát triển dẫn đến Tâm hỏa quá thịnh quấy rối thần minh gây nên. Giản chứng phần nhiều do đàm hỏa quấy nhiễu ở trong làm vít lấp Tâm khiếu gây nên. Danh ngôn trên chủ yếu chỉ Thực chứng, sự thực điên cuồng và giản là hai chứng cũng do Hư gây nên, cần nắm vững toàn diện.
190. Mửa ra đắng biết là tà ở Đởm. Mửa chất chua biết là hỏa vào Can.
Thanh - Lý Dụng Tử
“Chứng trị vậng bổ - Hung cách môn - Ẩu thổ”
Câu này căn cứ vào đặc điểm khẩu vị nôn mửa để phân biệt tà nhiệt ở bộ vị Tạng Phủ, phù hợp với nhận thức lâm sàng. Đởm chấp vị đắng, vì đởm nhiệt đến nỗi đởm khí nghịch lên khiến trong miệng có vị đắng cho nên đây mới nói "biết là tà ở Đởm". Vị của Can thì chua, Can nhiệt mà khí nghịch lên thì miệng thấy ứa nước chua, do đó mà "biết là hỏa vào Can".
191. Mới bị di là do tướng hỏa không yên. Bị di lâu ngày, bệnh tại khí hư không bền.
Thanh - Dư Thính Hồng
"Dư Thính Hồng y án - Di tinh"
Câu này lấy phát bệnh mới hay lâu để chẩn đoán phân biệt chứng hậu di tinh thuộc hư hay thuộc thực có thể nói là không thừa. Di tinh mới phát, phần nhiều do quân tướng hỏa động, khuấy động làm mất vị trí của tinh khí mà di tinh. Cho đến khi lâu ngày là do Thận khí suy hư, cửa tinh không bền mà tiết ra. Hai hiện tượng ấy, một thuộc hư, một thuộc thực. Đương nhiên, để phân biệt hư thực, còn phải lấy biểu hiện lâm sàng làm chủ yếu, bệnh mới hay lâu chỉ góp một phần kiến thức để tham khảo.
192. Phụ nữ mạch ở Thủ thiếu âm động mạnh là có thai
“ Tố vấn – Bình nhân khí tượng luận”
193. Âm bác dương biệt , như thế là có con.
“ Tố vấn – Âm Dương biện luận”
Hai y văn này nêu lên mạch tượng ở người có thai, nêu lên yếu điểm về nhận thức mạch có thai. Thủ Thiếu âm mạch chỉ mạch ở tả thốn chủ Tâm huyết. Phụ nữ nguyệt kinh mới ngừng, mạch ở tả thốn hoạt động mạnh hơn bộ vị khác, đó là biểu hiện huyết muốn tụ lại để nuôi thai, cho nên nói "là có thai".
"Âm" và "Dương" ở "Âm bác dương biệt" là chỉ phân biệt Xích mạch và Thốn mạch. Xích mạch thuộc âm là nơi chốn của Thận. Bào thai buộc vào Thận, đến nỗi mạch ở hai bộ Xích Hoạt Sác mạnh ở dưới ngón tay, có khi còn mạnh hơn thốn bộ Dương mạch, đó là hiện tượng có thai. Sào Nguyên Phương viết trong "Chư bệnh nguyên hậu luận” : "Chẩn Xích mạch ở người phụ nữ có thai, chuyển nhanh như vuốt lên chuỗt hạt châu đó là sắp sinh" có thể tham khảo.
( Âm dương)
194. Thể trạng vốn hư mà không nghe được, điều trị ở Thận. Tà xâm phạm làm vít khiếu, điều trị ở Đởm
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm chứng chỉ nam y án - Nhĩ môn"
"Không nghe được" và "làm vít khiếu" là chỉ tai điếc. Câu này nói lên nguyên nhân bệnh, bộ vị mắc bệnh của chứng tai điếc thuộc hai thể Hư và Thực, và hướng dẫn người ta đại pháp điều trị.
Thận khai khiếu lên tai. Đường lạc của Đởm cũng bám vào tai. Cho nên tai điếc có liên can tới hai tạng khí này. Trường hợp do chính khí hư mà tai điếc, phần nhiều do Thận âm suy kém đã lâu, nội phong Can dương che lấp khiếu ở trên, điều trị nên tư âm trọng trấn, tư thuỷ hàm mộc. Trường hợp ngoại tà vít lấp khiếu đến nỗi tai điếc, phần nhiều do Thiếu dương phong hỏa quấy rối ở trên gây nên, điều trị nên thanh tả Đởm kinh. Trên đây là nét đại cươnng. Tai điếc cũng còn liên can tới các tạng khác, kinh khác, tuỳ trường hợp mà biện chứng.
195. Đởm nhiệt chuyển lên não thành Tỵ uyên. Can nhiệt chuyển lên Phế sinh Tỵ trĩ.
Thanh - Vương Húc Cao
"Hoài Khê thảo đường y án - Chư khiếu môn"
Câu này quy nạp nguyên nhân và cơ chế bệnhhai loại bệnh chứng Tỵ uyên và Tỵ tri. Tỵ uyên là mũi chảy ra nước đặc tanh hôi, thậm chí không ngửi được mùi thơm thối, phần nhiều do Đởm nhiệt rời lên não gây nên. Tố Vấn - khí quyết luận nói "Đởm rời nhiệt lên não thì cay ngứa Tỵ uyên" chính là ý này. Tỵ trĩ là trong mũi mọc thịt thừa, do Can Kinh uất nhiệt phạm lên Phế gây nên. Đương nhiên, hai loại bệnh chứng này vị trí phát bệnh đều ở Phế kinh, trong điều trị thanh Can lợi Đởm đồng thời nên chiếu cố cả thanh Phế nữa.
196. Chứng bên trong có khi không liên can đến bên ngoài. Chứng bên ngoài thì cái gốc tất phải liên quan đến bên trong.
Hiện đại - Minh Kiên
dẫn lời trong "Y lâm xuyết anh”
Câu này nêu lên cơ chế bệnh nội tại của bệnh chứng ngoại khoa, là căn cứ lý luận cung cấp cho biện chứng tật bệnh ngoại khoa. Ngoại bệnh cầu nội tại chi căn nguyên
Cơ thể con người là một chỉnh thể hữa cơ, nội tạngvới thể biểu có sự liên hệ với nhau. Nội khoa cần phân biệt chứng hậu ở bên ngoài, ngoại khoa nên tìm căn nguyên nội tại. Cho dù bệnh biến nội tạng không nhất định phản ánh ra thể biểu, nhưng bệnh biến ngoại khoa tất nhiên có cả cơ chế bệnh nội tại. Làm thầy thuốc ngoại khoa cần phải giỏi từ ngoài mà đo lường bên trong, từ biểu mà đo lường ở lý, tìm bằng được một nhận thức xác đáng, thích hợp về cơ chế bệnh.
Đởm nhiệt chuyển lên não thành Tỵ uyên. Can nhiệt chuyển nên não thành Tỵ trĩ
Thanh – Vương Húc Cao
“Hậu khê thảo đường y án – Chư khiếu môn”
Câu này quy nạp nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh hai chứng bệnh Tỵ uyên và Tỵ trĩ.
Tỵ uyên là mũi chảy ra nước đặc mùi tanh hôi, thậm chí không ngửi được mùi thơm thối. Phần nhiều do đởm nhiệt rời lên não gây lên.
ĂN UỐNG MỆT NHỌC
164. Ăn được thì tốt, không ăn được thì xấu.
Minh - Lý Tông Tử
"Y tôn tất độc - Thận vi tiên thiên bản - Tỳ Vị hậu thiên bản luận"
Câu này nêu ý nghĩa trọng yếu về phương diện phán đoán bệnh tình và điều trị tật bệnh đối với tình huống còn ăn uống tốt. Trương Tích Thuần từng nói: "Nuôi sống hậu thiên, cái báu nhất là ăn được". Tình huống ăn uống của người ta như thèm ăn, lượng ăn là sự phản ánh trực tiếp của Vị khí. Nói chung, người bệnh thèm ăn chuyển biến khá, lượng ăn tăng dần, biểu thị Vị khí khôi phục dần, tiên lượng khá tốt. Trái lại, ăn uống giảm sút, lượng ăn kém dần, biểu thị Vị khí suy thoái, tiên lượng không tốt. Nếu bệnh nặng mà căn bản không ăn được, nói lên Vị khí đã tuyệt, tiên lượng rất xấu.
(Xem thêm: Cách chữa bệnh thuộc loại hậu thiên tỳ vị)
165. Ăn uống quá độ, Trường Vị sẽ tổn thương
“Tố vấn – Tý luận”
Ăn uống quá liều lượng, sẽ tổn hại đến Tỳ Vị. Đó là nguyên nhân thường gặp ở Tỳ Vị bệnh. Câu này nói lên nhân tố gây bệnh do ăn uống mất điều hoà, xứng đáng là lời nói kinh điển.
166. Tai biến do ăn cao lương chân phát sinh đại đinh.
“Tố vấn – Sinh khí thông thiên luận”
Cao là mỡ màng. Đinh là nhọt độc, câu này ý nói ăn nhiều thức ngọt béo nồng hậu sẽ là mầm mống phát sinh ung nhọt lở ngứa ở chân, nêu lên nguyên nhân gây bệnh. Ăn quá nhiều đồ ngọt béo nồng hâu, dễ nung nấu thành nhiệt, ấp ủ độc hỏa dẫn đến phát sinh các loại mụn lở. Vô luận là ở góc độ dự phòng hay điều trị, đều có ý nghĩa tin cậy.
167. Ham thích đồ béo ngọt thì đàm phát sinh, uống quá nhiều rượu nồng thì tích ẩm.
Thanh - Trình Chung Linh
"Y học tâm ngộ - Luận bổ pháp"
Câu này nói lêu hậu quả ham thích thiên lệch đồ ăn uống có đủ ý nghĩa biện chứng. Quá ăn đồ béo ngọt nồng hậu lâu ngày tất hại Tỳ làm mất sự vận hoá sẽ nung nấu thành đàm. Uống rượu quá độ khó phân tán phân bố lâu dần sẽ ứ đọng tích chứa đồ uống. Vô luận sinh đàm hay tích đồ uống đều có thể dẫn đến ham muốn ăn uống thiên lệch, đấy là nguyên nhân của bệnh.
126. Bị thương thực tất sợ ăn.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Ẩm thực"
Nêu lên đặc điểm chứng hậu do ăn uống đình trệ gây bệnh. Ăn uống không điều độ, đồ ăn đình trệ ở trong có thể làm cho hại Vị trệ Tỳ, khí cơ không lợi, bụng trướng đầy, thậm chí khí nghịch lên gây nôn oẹ ợ hơi tất nhiên chán ăn.
168. Đồ uống ứ đọng tấy nuốt chua. Đồ ăn đình trệ nên ợ hăng.
Thanh - Diệp Thiên Sĩ
"Lâm chứng chỉ nam y án - Vị quản thống"
dẫn nhận xét của Thiệu Tân Phủ
Danh ngôn này giống với câu 168 ở trên, nói lên đặc điểm chứng trạng do ăn uống đình trệ gây nên làm căn cứ cho biện chứng. Đồ uống đọng ở trong lâu ngày thì hôi chua cho nên có thể dẫn đến nuốt chua. Đồ ăn ứ đọng lâu ngày không hoá được, trọc khí trào lên tất sẽ ợ hăng.
169. Vốn ưa ăn lạnh, bên trong tất nhiệt nhiều. Vốn ưa ăn nóng, bên trong tất hàn nhiều.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Ẩm thực"
Căn cứ vào chỗ ưa thích ăn uống nóng lạnh để suy tính trong cơ thể nóng nhiều hay lạnh nhiều là một biện pháp thực là giản đơn. Cảnh Nhạc nói: "Phàm trị bệnh dưỡng sinh nên xem xét từ chỗ vốn có sự ưa thích thiên thắng ở bên trong cơ thể". Phàm người dương thịnh vốn nhiệt nhiều, tất thích ăn lạnh để tự điều hoà, mà vốn dương hư phần nhiều hàn nhiều, tất thích ăn nóng cho ấm bên trong, có thể nói đó là quy luật chính xác.
170. Người tạng Dương, tất bình sinh ưa mát sợ nóng dù sớm tối ăn lạnh cũng không bị bệnh, đó là chân dương hữu dư. Người tạng Âm ưa nóng sợ lạnh, hễ ăn thức hàn lương tất thương Tỳ Vị, đó là chân dương bất túc.
Thanh - Từ Linh Thai
“Tạp bệnh nguyên - Hàn nhiệt"
Đông y chữa bệnh, nghiên cứu nguyên nhân và từng con người mà điều trị (đó là biểu hiện quan niệm chỉnh thể của Đông y). Căn cứ vào những điểm khác nhau cá thể, đặc biệt là tình huống thể chất mà dùng thuốc linh hoạt, đó là biểu hiện quan niệm chỉnh thể của Đông y. Danh ngôn trên quy nạp phương pháp phán đoán Dương tạng (thể chất dương thịnh) với Âm tạng (thể chất âm thịnh) tức là căn cứ vào sự ưa thích nóng lạnh của ăn uống mà phán đoán, có thể tham khảo với những danh ngôn nói ở trên.
Thể chất Dương tạng phần nhiều nóng cho nên ưa mát ghét nhiệt. Thể chất Âm tạng phần nhiều lạnh cho nên ưa nóng sợ lạnh. Đó là những điều xác thực phù hợp với thực tế lâm sàng.
Trình Chi Điền đòi Thanh viết trong sách "Y pháp tâm truyền” cũng tóm tắt quan điểm tương tự, mặt khác còn trình bày tỉ mỉ hơn: "Phàm những người Âm tạng, Dương tạng, bình tạng, là do bản tính như thế. Nếu người vốn thuộc Âm tạng, ăn uống thức gì cũng phải nóng, ngẫu nhiên ăn sống lạnh, bụng cảm thấy đình trệ khó chịu ngay, đại tiện ngày 1 lần không rắn không táo thậm chí lỏng loãng, ăn không tiêu. Nếu người vốn thuộc Dương tạng, ăn uống thức gì cũng phải mát lạnh, ngẫu nhiên ăn cay nóng, trong miệng cảm thấy khô ráo, thậm chí miệng loét họng đau, đại tiện vài ngày mới đi một lần tất phải cứng rắn thậm chí táo kết".
Lời bàn này của họ Trình căn cứ vào đại tiện khô rắn hay không để phán đoán Âm chứng, Dương chứng cũng là có kiến thức, ông cho rằng phân biệt được người bệnh thuộc âm tạng, dương tạng là "mấu chốt hàng đầu để khám bệnh dùng thuốc, lâm sàng nếu thể hiện được điều này thì chẩn đoán chính xác không sai", quả là điều đáng chú ý.
(Xem thêm: Âm dương)
171. Nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân.
“ Tố vấn – Tuyên minh ngũ khí thiên”
Danh ngôn này qui nạp những thương tổn do mệt nhọc quá độ gây nên, làm căn cứ cho biện chứng.
Can chứa huyết, huyết nuôi mắt, cho nên nhìn lâu có thể thương tổn đến Can huyết.
Tỳ chủ vận hoá, chủ cơ bắp, nếu nằm ngồi lâu quá độ, có thể ảnh hưởng tới vận hoá của Tỳ dẫn đến Tỳ khí bất túc - thì thuộc khí hư, cơ bắp tất nhiên mất sự ôn dưỡng.
Gân xương chủ về vận động, phụ thuộc Can Thận. Nếu đi lâu đứng lâu quá mức, không chỉ tổn thương gân xương mà còn ảnh hưởng Can Thận.
Năm kiểu mệt nhọc trên đây đều thuộc chứng hậu Hư, điều trị nên xem Tạng Phủ nào phát bệnh mà bồi bổ.
ĐÀM ẨM - THỦY THẤP
148. Trăm bệnh phần nhiêu do đàm quấy rối.
Thanh - Uông Ngang
“Thang đầu ca quyết - Mông thạch cổn đàm hoàn"
149. Đàm là nguồn của mọi bệnh. Quái bệnh đều do đàm gây nên.
Thanh - Thẩm Kim Ngao
“Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc - Đàm ẩm nguyên lưu"
(Xem thêm: Bàn về hậu thiên
Cơ chế hóa sinh )
150. Quái bệnh do đàm chiếm 8 - 9 phần 10.
Thanh - Bùi Nhất Trung
"Ngôn y" dẫn lời của Chu Đan Khê
Ý nghĩa ba danh ngôn trên gần giống nhau. Chủ yếu nêu hai ý: Một là đàm ẩm gây bệnh có tính rộng rãi. Hai là quái bệnh phần nhiều do đàm. Quan điểm này tới nay vẫn được mọi người coi trọng.
Đàm ẩm là sản vật bệnh lý do sự trao đổi thể dịch trong co thể, một khi hình thành sẽ là nhiều đầu mối nhân tố gây nên bệnh, không nơi nào là không tới. Bảo là: "Đờm ở Phế thì ho. ở Vị thì nôn, ở đầu thì choáng, ở Tâm thì hồi hộp, ở lưng thì phát lạnh, ở sườn thì trướng, biến hoá của nó vô cùng" (Lời của Phùng Triệu Trương đời Thanh trong "Cẩm nang bí lục”. Vì thế mới có những bàn luận: "Trăm bệnh phần nhiều do đàm quấy rối","Đàm là cái nguồn của mọi bệnh". Đan Khê từng có lời bàn"Mười bệnh thì chín bệnh là do Đàm". Đến như lý luận "Quái bệnh phần nhiều do đàm" do nhận thức rất sớm của cổ nhân. Nghiệm thấy trên lâm sàng phần nhiều biểu hiện quái dị, có những bệnh chứng khó khăn biện chứng luận trị, thường là do đàm ẩm gây nên, nếu lại luận trị theo Đàm thường dự tính được thời gian hiệu quả, vì vậy lý luận "quái bệnh phần nhiều do đàm” có ý nghĩa độc đáo chỉ đạo thực tiễn trên lâm sàng.
151. Quái bệnh phần nhiều thuộc đờm, bạo bệnh phần nhiều thuộc hỏa.
Minh - Mậu Trọng Thần
"Bản thảo kinh - Sơ, luận đàm ẩm dược nghi phân trị"
Nêu lên nguyên nhân gây nên quái bệnh và bạo bệnh, có thể tham khảo."Quái bệnh phần nhiều thuộc đờm"đã nói ở một danh ngôn trên kia, ở đây không phải nói thêm. Hỏa là độ cực nhiệt, thuộc dương tà, tổn hại người cấp bách, dễ sinh phong động huyết thậm chí quấy rối thần minh, phát bệnh đa số giống như cấp tính cho nên nói"Bạo bệnh phần nhiều thuộc Hỏa”. Đương nhiên đây cũng không phải là tuyệt đối, bạo bệnh cũng có thể do các tà khí khác gây nên, lâm sàng nên căn cứ vào tình huống cụ thể mà nhận định không nên câu nệ.
152. (Đờm) ở Phế thì khái, ở Vị thì nôn, ở Tâm thì hồi hộp, ở đầu thì choáng váng, ở lưng thì lạnh, ở ngực thi bĩ, ở sườn thì trướng, ở ruột thì tả, ở kinh lạc thì thũng, ở tứ chi thì tý.
Thanh - Lâm Bội Cầm
"Loại chứng trị tài - Đàm ẩm luận trị”
Đờm là vật theo khí mà thăng giáng không nơi nào là không tới, hoặc ở Tạng Phủ hoặc ở kinh lạc, tác hại trăm bề, biến hoá không nói hết. Danh ngôn này tóm tắt hàng loạt chứng trạng ở khá nhiều bộ vị do Đàm ẩm gây bệnh, tuy nói không hết nhưng người học vẫn có thể nêu một thấy ba mới là có kiến thức.
153. Tỳ là nguồn sinh đàm. Phế là dụng cụ chứa đàm.
Minh - Lý Trung Tử
“Y tôn tất độc – Đàm ẩm”
Danh ngôn này khái quát nơi sinh thành Đàm ẩm là Tỳ Phế, cả về phương diện chứa đựng và nhận thức cơ chế bệnh, là phương hướng vạch lối để điều trị Đàm ám đến nay vẫn được truyền tụng đậm đà. Tỳ chủ vận hoá, chuyển vận phân phát tân dịch. "Ăn uống vào Vị chuyển vận lên Tỳ, Tỳ khí phân tán tinh dồn lên Phế, lưu thông thuỷ đạo, dồn xuống Bàng quang, thuỷ tinh phân bố bốn phía, năm loại tinh hoa đều lưu thông". Trong tình huống công năng vận hoá bình thường, thủy ẩm chuyển hoá bình thường. Trái lại, có thể do "Tỳ thổ hư yếu, thứ trong khó đưa lên, thứ đục khó dẫn xuống, lưu đọng ở vừng Cách ứ lại mà thành đàm" Vì thế Lý Trung Tử nêu ra quan điểm "Tỳ là cái nguồn sinh Đàm, chữa Đàm mà không lý Tỳ là không biết chữa" trở thành cơ sở lý luận: "chữa Đàm nên coi trọng điều lý Tỳ Vị”. Phế chủ thông điều thuỷ đạo có thể khiến nước và tân dịch phân bố bốn phía. Nếu Phế khí mất sự tuyên giáng thì không thể đưa chất nước và tân dịch của Tỳ thổ phân bố toàn thân, ứ đọng ở trong Phế thì hoá thành đàm, đó là ý nói "Phế là cái dụng cụ chứa Đàm" Quan điểm nguồn đàm ẩm ở Tỳ bám trụ ở Phế của họ Lý được đời sau rất tán thưởng.
154. Người mập khí hư phần nhiều do Đàm. Người gầy huyết hư phần nhiều do Hỏa.
Thanh - Trình Chi Điền
“Y pháp tâm truyền - Y nghi thông biển luận"
Danh ngôn này nói lên cơ chế bệnh đối với người mập người gầy khác nhau, có đạo lý nhất định. Người mập là chỉ tầm vóc quá béo mập thuộc hiện tượng "hư phù" đó là biểu hiện Khí hư không kiện vận.
Người bệnh thể trạng mập, khí huyết khó chu lưu, do đó nhiểu uất trệ sinh Đàm. Dương hoá khí, Âm thành hình, người gầy thể trạng còi cọc quá đó là biểu hiện âm huyết bất túc, âm hư sinh nội nhiệt, cho nên "người gầy phần nhiều thuộc Hỏa". Đời sau cũng có câu nói phổ biến "người béo nhiều đờm, người gầy nhiều hỏa". Đương nhiên đây cũng không phải là tuyệt đối mà còn phải bàn tới những biểu hiện khác nữa.
155. Không có đàm thì không gây nên Huyễn.
Nguyên - Chu Đan Khê
"Đan Khê tâm pháp - Đàm Huyễn"
Danh ngôn này nêu lên bệnh cơ gây nên Huyễn Vậng, phản ánh quan điểm học thuật của Chu Đan Khê. Trên lâm sàng cố nhiên là có nguyên nhân do đàm thấp dẫn đến huyễn vậng, nhưng không nên coi huyễn vậng đều quy kết do đàm thấp tác quái mà cần phải phân tích biện chứng cụ thể. Bàn chung là người đời sau đem huyễn vậng gồm các loại hình Phong, Hỏa, Đàm, Hư để luận trị, khá là toàn diện. Đặc điểm của Đàm huyễn là huyễn vậng mà đầu nặng như bị úp, ngực khó chịu buồn nôn, kém ăn rêu lưỡi nhớt, mạch Hoạt. Học giả nên biện chứng mà luận trị.
156. Đàm vào Tâm thì điên. Hỏa loạn Tâm thì cuồng
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Tạng Phủ bệnh cơ luận"
Danh ngôn này nêu vai trò gây bệnh Điên và Cuồng do Đàm với Hỏa gây nên, nêu bật nguyên nhân cơ chế bệnh của hai loại ấy.
Điên với Cuồng đều do tinh thần thất thường, nhưng Điên thì tĩnh, Cuồng thì động. Điên thì hay cười, Cuồng thì hay giận.
Chứng Điên phần nhiều do đàm khí uất kết, đàm mê tâm khiếu gây nên biểu hiện là tinh thần ức uất, biểu tình nhạt nhẽo, thần trí ngơ ngác
Chứng Cuồng phần nhiều do Can hỏa quấy rối Tâm, thẩn minh rối loạn gây nên, biểu hiện tính tình nôn nóng cuồng táo, trèo tường leo nhà, chửi bới bất kể thân sơ. Đương nhiên điên cuồng có thể chuyển hoá lẫn nhau, cơ chế bệnh không phải là bất biến.
157. Thấp tà gây bệnh, từ từ khó phát hiện.
Thanh - Ngô Khôn An
“Thương hàn chỉ chưởng - Thấp chứng hợp tham"
dẫn lời của Trương Tư Nông
Danh ngôn này qui nạp đặc điểm do Thấp tà gây nên bệnh, rất thiết thực với thực tế lâm sàng. Thấp là âm tà dễ xâm lấn vị trí âm phận, tính nó dính nhớt đình trệ, phần nhiều xâm lấn từ phần dưới cơ thể, phát bệnh kín đáo, bệnh tình từ từ người ta khó phát hiện cho nên nói "Thấp tà gây bệnh từ từ khó phát hiện". Sa Ngọc Thư đời Thanh, tác giả “Y nguyên ký lược", cũng nói: "Thấp gây bệnh tác hại rất chậm, rất kín đáo khó mà phát hiện được".
158. Nguyên nhân do Thấp gây bệnh , đầu như bị bọc.
“Tố vấn – Sinh khí thông thiên luận”
Danh ngôn này lấy hình tượng để nêu đặc điểm chứng trạng do ngoại thấp xâm phạm vào bộ phận đầu. Tính của thấp dính nhớt nặng đục, xâm phạm vùng đầu thì thanh dương không thăng lên trọc âm không giáng xuống, vùng đầu nặng nề như lấy vải buộc chặt, đúng là biểu hiện độc đáo chỉ riêng có Thấp tà xâm phạm vùng đầu người ta.
159. Đái hạ đều là Thấp chứng
Thanh - Phó Thanh Chủ
"Phó Thanh Chủ nữ khoa - Đái hạ
Danh ngôn này nêu sáng tỏ bệnh cơ chủ yếu gây nên bệnh chứng Đái hạ, có giá trị chỉ đạo về điều trị. Đái hạ là chỉ chứng bệnh đái hạ ra nhiều liên miên không dứt hoặc mầu sắc mùi vị có sự biến đổi. Phần nhiều do công năng Tạng phủ không điều hoà, thấp trọc dồn xuống gây nên. Ví dụ Tỳ hư thấp trọc quá thịnh, Thận hư mất chức năng cố nhiếp, thấp độc dồn xuống đều có thể gây nên chúng này. Phương pháp điều trị cơ bản là hoá thấp chỉ đái. Họ Phó sáng tạo ra Hoàn đái thang, Dịch hoàng thang khá công hiệu.
160. Phàm các chứng thuỷ thũng là bệnh có liên can tới ba tạng Phế Tỳ Thận. Bởi vì thuỷ là chí âm, cho nên gốc ở Thận. Thủy hoá ra khí, cho nên ngọn ở Phế. Thuỷ chỉ sợ thổ, cho nên chế ở Tỳ.
Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Thũng trướng"
Danh ngôn này khái quát cơ chế phát bệnh của bệnh Thuỷ thũng có liên quan tới các Tạng chủ yếu khác, đến nay vẫn được các thầy thuốc coi trọng. Thuỷ không tự trôi đi mà phải nhờ khí tác động. Cho nên chứng Thuỷ thũng hoàn toàn do công năng khí hoá toàn thân bị trở ngại gây nên, tựu trung có quan hệ chặt chẽ với ba tạng Phế - Tỳ - Thận.
Phế lá thượng nguồn của nước, ngoại tà xâm phạm, Phế mất sự lưu thông điều hoà, khí hoá mất chức năng, thuỷ tràn lên cao nguyên mà thành thủy thũng. Tỳ chủ vận hoá, Tỳ hư không chế được thuỷ, thuỷ thấp úng thịnh tràn lan ra cơ bắp cũng phát sinh thuỷ thũng. Thận là tạng chủ thuỷ, nếu Thận hư khí không hoá thuỷ càng tụ lại mà gây nên thuỷ thũng. Trên cơ chế bệnh lý phát bệnh Thuỷ thũng, ba tạng có ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ lẫn nhau, tựu trang Thận là bản, Phế là tiêu, mà Tỳ là tạng ức chế thuỷ.
161. Huyết không lợi thì ra nước
Đông Hán - Trương Trọng Cảnh
"Kim quỹ yếu lược - Thuỷ khí bệnh mạch chứng tính trị"
Nói lên bệnh cơ ứ huyết của bệnh thuỷ thũng được người sau coi là mẫu mực về điều trị thuỷ thũng. Nguyên ý của Trọng Sư là chỉ phụ nữ sau khi "Kinh thuỷ dứt trước (sóm)" kinh huyết không thông lợi thì hoá ra nước, tiếp theo là phát thủy . Trên thực tế danh ngôn này cũng có thể lý giải mọi bệnh thuỷ thũng đều có đủ bệnh cơ ứ huyết. "Huyết chứng luận” của Đường Dung Xuyên đời Thanh cũng chỉ rõ:"ứ huyết hóa thuỷ cũng phát sinh thuỷ thũng, đó là huyết bệnh mà kiêm cả thuỷ". Những năm gần đây, liệu pháp hoạt huyết hoá ứ để chữa thuỷ thũng đã được đông đảo người biết, thực ra đầu mối sáng kiến đầu tiên là từ Trọng Sư.
162. Thũng bệnh liên lụy đến huyết
Thanh - Đường Dung Xuyên
"Huyết chứng luận - Âm Dương Thủy Hỏa khí huyết luận"
Họ Đường gọi "Thuỷ bệnh" giống như chỉ tân dịch cũng bao quát cả bệnh biến của tân dịch, như ông nói:"Mồ hôi ra quá nhiều thì thương huyết, sau khi hạ mất tân dịch thì thương huyết"đủ chứng minh điều đó. Danh ngôn này nêu quan điểm bệnh biến tân dịch có thể khiến cho gây bệnh ở Huyết phận, thật là hợp lý. Huyết với Tân dịch đều thuộc Âm, trên sinh lý,
tân dịch là bộ phận tổ chức trọng yếu của Huyết, cả hai đều là tinh vi thủy cốc hoá sinh ra. Cho nên có thuyết "tân huyết đồng nguyên". Tân dịch tiết ra ngoài như quá nhiều mồ hôi hay tiết tả, cũng có thể dẫn đến huyết khuy.
Ngoài ra, sau khi thuỷ khí ngưng tụ thành Thuỷ thũng cũng có thể làm cho huyết dịch không lưu thông, thậm chí hình thành ứ trệ, đây cũng là một biểu hiện "thuỷ bệnh thì liên luỵ đến huyết".
163. Thể trạng mập nhiều thấp. Tính nóng nảy nhiều hỏa.
Đương đại - Tần Bá Vị
“Thanh đại danh y y án tinh hoa
Vương Húc Cao y án - Trúng phong"
Danh ngôn này nêu đặc điểm gây bệnh ở người thể trạng mập và tính nóng nẩy, có thể tham khảo.
Người mập thể trạng phốp pháp, khí huyết khó trôi chẩy, dễ bị uất trệ hoá thấp, Can chủ giận, người Can dương thiên thịnh tính tình nóng nẩy, dễ găng quá hoá hỏa. Đó là những quy luật rất phù hợp xác đáng trong biểu hiện lâm sàng.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:194.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

80s toys - Atari. I still have