Old school Swatch Watches
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
BÈO TAI TƯỢNG
Bèo cái, Bèo ván hay Bèo tai tượng - Pistia stratiotes L., thuộc họ Ráy - Araceae.
Mô tả: Cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi, có nhiều lông như nhung và không thấm nước. Buồng hoa nhỏ độ 1cm, màu lục nhạt. Mo màu trắng. Mỗi buồng chỉ mang 2 hoa trần: hoa đực ở phần trên với 2 nhị dính nhau; ở phần giữa có hoa lép thành vẩy; hoa cái ở dưới có bầu 1 ô, chứa nhiều noãn thẳng. Quả mọng chứa nhiều hạt.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Pistiae.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới. ít khi gặp cây có hoa. Thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi, không phải chế biến gì đặc biệt.
Thành phần hoá học: Bèo cái chứa 93,13% nước; 6.87% chất khô; 5,09% chất hữu cơ, 0,63% protid thô, 0,29% chất béo thô, 1,24% cellulos, 2,93% chất không chứa nitrogen, 1,78% tro, 0,185% phosphor, 1,80% calcium. Trong tro hầu hết là muối kali (75% kali chlorua, 25% kali sulfat). Toàn cây bèo cái có một chất gây ngứa tan trong nước.
Tính vị, tác dụng: Bèo cái có vị cay, tính lạnh; có tác dụng giải biểu cho ra mồ hôi và thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Bèo cái là vị thuốc dân gian. Nhân dân thường dùng loại bèo có mặt dưới tía làm thuốc uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho, hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt... Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp ezema. Bèo khô dùng hun trừ muỗi.
Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống, mỗi ngày 10-20g. Dùng ngoài nấu nước rửa.
Ðơn thuốc:
1. Chữa đau mặt sưng ngứa, đau mắt, khắp mình nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù, dùng Bèo cái bỏ rễ, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ một nắm (30g) sắc uống và xông rửa.
2. Chữa phù thũng mới phát: Bèo cái một nắm sắc uống.
3. Chữa hen suyễn, dùng 100g Bèo cái tươi, bỏ rễ, giã nát vắt lấy nước, pha với xirô chanh, ngày dùng 1-2 lần 100ml, điều trị trong 2-3 tháng. Có người còn dùng bèo nấu với cơm nếp ăn trị hen.
4. Chữa eczena, dùng Bèo cái, rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp ngày một lần, trong 7-10 ngày. Ðồng thời với việc đắp ở bên ngoài, nên uống những thang thuốc giải độc có Kim ngân hoa, Bồ công anh.
5. Chữa mẩn ngứa, dùng 50g Bèo rửa sạch, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, trong 2-3 ngày. Khi uống nước Bèo cái, có thể thấy ngứa cổ, nhưng sẽ quen dần. Bèo cái có khả năng chống dị ứng và không có độc.
BỔ BÉO
bùi béo, bèo trắng.
Tên khoa học Gomphandra tonkinessis Gagnep.
Thuộc họ Thụ đào Icacinaceae.
A. Mô tả cây
Bổ béo là một cây nhỏ cao 1-2m hay hơn rễ mập giống củ sắn, mền và nạc, màu trắng ngà, có lông ngắn. Lá mọc so le hình mác, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông. Cuống lá cũng có lông, hoa màu trắng mọc thành ngù kép đối xứng với lá. Nhị thò ra ngoài, quả thuôn tròn, có đài còn lai có lông. Mùa hoa quả tháng 5-7.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở những nơi mát vùng núi ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình..
Người ta đào lấy rễ củ thường vào mùa thu. Đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con thái mỏng phơi khô. Có người ngâm nước vo gạo trong 24 tiếng, lấy ra phơi khô rồi lại tẩm gừng hoặc rượu rồi sao vàng.
Khi dùng cứ để nguyên ngâm rượu hoặc tán bột thành viên.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu
D. Công dụng và liều dùng
Còn là một vị thuốc bổ dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta cho rằng vị bổ béo vừa ngọt, vừa hơi đắng có tác dụng bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, nhuận tràng, lợi tiểu. Người uống lâu ngày béo khỏe cho nên có tên là bổ béo.
BA CHẠC
Ba chạc. Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu - Euodia lepta (Spreing) Merr, thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng.
Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7.
Bộ phận dùng: Lá và rễ - Folium et Radix Euodiae Leptae.
Nơi sống và thu hái: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv...
Thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng.
Lá sấy khô hay phơi trong râm.
Thành phần hoá học: Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
1. Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật. Ngày dùng 20-40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. Thường nấu nước để tắm rửa hoặc xông. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nước uống.
2. Rễ và vỏ chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt. Ngày uống 4-12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.
Ở Trung Quốc lá được dùng: 1. Phòng trị bệnh cúm truyền nhiễm, viêm não; 2. Ðột quỵ tim, cảm lạnh, sốt, viêm họng, sưng amydal; 3. viêm phế quảntích mủ, viêm gan. Rễ được dùng trị: 1. Thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau hông; 2. Ngộ độc lá ngón. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nọc rắn, áp xe, vết thương nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, Trĩi. Liều dùng: Lá 10-15g, rễ 9-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa, hoặc phơi khô và tán bột làm thuốc đắp.
Ðơn thuốc: - Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, sắc uống.
GỐI HẠC
Còn gọi là kim lê, bí dại, phi tử, mũn, mạy chia (Thổ)
Tên khoa họcLeea rubraBlume.
Thuộc họ Gối hạc Leeaceae.
A. Mô tả cây
Cây mọc thành bụi dày, cao tới 1-1.5m. Thân có rãnh dọc và mọc phình lên ở những mấu giồng như gối của con chim hạc, Rễ củ màu hồng, trằng và vàng. Lá kép lông chim 3 lần, phía trên hai lần, phiến lá chét có răng cưa thô to, dài 5-11cm, rộng 25-60mm, gần như không cuống. Hoa nhỏ màu hồng, mọc thành ngù ở đầu cành. Quả có đường kính 6-7mm, hạt 4-6, dài 4mm. Quả khi chín có màu đen, mùa hoa quả tháng 5-10.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở nhiều vùng đồi núi. Thường người ta đào lấy rễ vào mùa thu đông. Đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Gối hạc là vị thuốc được nhân dân dùng chứa bệnh đau nhức khớp xương, tê thấp, đau bụng, Rong kinh.
Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu.
Chú thích:
Loài câyLeea rubra,người ta còn dùng câyLeea sambucinavới cùng tên gối hạc, kim lê, cây này cũng giống cây trên nhưng lá kép xẻ lông chim hai lần, cụm hoa lớn hình ngù, hoa trắng vàng, nhỏ bé, quả đen, lá khô đen ở mặt trên. Cùng một công dụng.
SƠN TRA
Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine.
Tên khoa học là Crataegus cuneara Sied.et Zucc.
Sơn tra là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
A. Mô tả cây
Bắc sơn tra là một loại cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5-10cm. Rộng 4-7cm, có 3-5 thuỳ, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 10 nhị. Quả hình cầu, đường kính 1-1m5cm, khi chín có màu đỏ thắm.
Cây nam sơn tra hay dã sơn tra cao 15m, có gai nhỏ 5-8mm. Lá dài 2-6cm. Rộng 1-4,5cm, có 3-7 thuỳ , mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẵn. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1-1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.
Ở Việt Nam hiện nay đang khai thác với tên sơn tra hay chua chát, quả của hai loại cây khác nhau.
Cây chua chát, còn gọi la cây sán sá (Tầy) có tên khoa học là Malus doumeri (Bois) Chev, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Cây này cao 10-15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6-15cm, rộng 3-6cm, mép khứa răng cưa. Hoa hợp thành tán từ 3-5 hoa. Hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5-6cm, cao 4-5cm, vị hơi chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả thags 9-10, cây này thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhân dân ở đay cũng bán sang Trung Quốc với tên sơn tra.
Cây táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây nhỡ cao 5-6m, cây non cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3-5 thuỳ, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trưởng thành lá hình bầu dục dài 6-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa họp từ 1-3 hoa, mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Nhị 30-50. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9-10. Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ cao trên 1000m. Ngoài ra còn cây Docynia delavayi (Fanch.) Schneid mùa hoa tháng 3 mùa quả tháng 6-7. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn. Cũng được thu mua với tên táo mèo hay sơn tra.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Trước đây sơn tra hoàn toàn nhập của Trung Quốc. Những năm gần đây ta đã thu mua táo mèo và chua chát dùng với tên sơn tra. Nhưng ta thấy hai cây này đều khác chi sơn tra thất do đó cần nghiên cứu so sánh việc sử dụng. Điều chú ý là một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc cũng nhập của ta những quả này với tên sơn tra. Nói chung quả chua chát và quả táo mèo của ta có đường kính lớn hơn sơn tra, khi chín sơn tra thật có màu đỏ mận hay đỏ tươi.
Quả sơn tra hay chua chát, táo mèo chín được hái về thái ngang hay bổ dọc, phơi hay sấy khô.
C. Thành phần hoá học
Theo nghiên cứ của sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy có axit xitric, vitamin C, thấy hydrat cacbon và protit (Dược hoàng liên sơn) thấy có 2,76% tamin, 16,4% chất đường, 2,7% axit hữu cơ.
Các chất tan trong nước là 31%, độ trpo 2,25% tan hoàn toàn trong HCL.
Theo nghiên cứu của các nhà dược học Liên Xô cũ về quả sơn tra loài Crataegus oxyacantha L. và Crataegus sanguina Pall. ngoài chất tamin, fructoza còn có các chất cholin, axtylcholin và phytosterin. Mới đây người ta lại còn thấy các axit oleanic, ursolic và craraegic.
Trong hoa các loại sơn tra kể trên, có quexetinm quexitrin, tinh dầu và một số chất khác. Trong vỏ cây Crataegus oxyacantha người ta còn thấy 2 chất đắng craraegin và oxyacanthin.
D. Tác dụng dược lý
1. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về quả sơn tra Việt Nam và Trung Quốc.
2. Quả sơn tra của Liên Xô cũ được Pôtguôcxki B.B (1951) và Checnưxep (1954) nghiên cứu thấy chế phẩm của sơn tra làm tăng sự co bóp của cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích cơ tim. Sơn tra còn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của cac glucozit chữa tim.
3. Hoa và lá sơn tra Crataegus oxyacantha được nhân dân và y học Châu Âu dùng từ lâu làm thuốc chữa tim, trong thí nghiệm và trên lâm sáng, thuốc chế từ hoa và lá Crataegus oxyacantha làm mạnh tim, điều hoà sự tuần hoàn, giảm sự kích thích của thần kinh.
E. Công dụng và liều dùng
Hiện nay đông y và tây y dùng sơn tra với hai mục đích khác nhau.
Tây y coi sơn tra (hoa, quả, lá) là một vị thuốc chủ yếu tác dụng lên hệ tuần hoàn (tim và mạch màu) và giảm đau an thần.
Đông y lại coi sơn tra có vị chua, ngọt tính ôn vào ba kinh tỳ, vị và can, tiêu được các thứ thịt tích trong bụng. Tuy nhiên trong các tài liệu cổ, ghi về sơn tra còn nói thêm là sơn tra phá được khí, hành ứ hoá đờm rãi, giải độc được cá, lở sơn, chữa tả lỵ, trị tích khối, huyết khối, giảm đau, đồng thời ghi chú rằng " Ăn nhiều sơn tra thì hao khí hại răng, những người gầy còm, có chứng hư chớ ăn..."
Liều dùng trong đông y: Ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tây y dùng dưới dạng cao lỏng (ngày uống 3 đên 4 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20-30 giọt) hoặc cồn thuốc (ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 20-30 giọt) để chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, giảm đau.
Đơn thuốc có sơn tra dùng trong đông y
1. Đơn thuốc chữa ăn uống không tiêu
Sơn tra 10g, chỉ thực 6g, trần bì5gm hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày.
2. Chữa hóc xương cá
Sơn tra 15g, sắc đặc với 200ml nước. Ngậm một lúc lâu rồi nuốt đi
3. Chữa ghẻ lở, lở sơn:Nấu nước sơn tra mà tắm.
Chú thích
1. Trước đây ta vẫn nhập sơn tra của Trung Quốc. Từ năm 1956 về đây, vị sơn tra của ta mới được khai thác để dùng trong nước và xuất khẩu. Cần nghiên cứu lại, do nguồn gốc khác nhau.
2. Tại Trung Quốc người ta dùng nhiều loại sơn tra khác nhau thuộc nhiều loài như Crataegus pinnatifida Bunge var.major N.E.Br., Crataegus cuneata Sieb.et Zucc., Crataegus scabrigolia (Fr.) Rehd., Craraegus Wattiana Heme et Lãe v.v...
Tại châu Âu chủ yếu người ta dùng Crataegus oxyacanth L. hoặc Crataegus sanguinea Pall.
THĂNG MA
Tên khác:
Vị thuốc Thăng ma còn gọi Châu Thăng ma (Bản Kinh), Châu ma (Biệt Lục), Kê cốt thăng ma (Bản Thảo Kinh tập Chú), Quỷ kiếm thăng ma (Bản Thảo Cương Mục).
Tác dụng:
. Hành dương, vận kinh (Lan Thất Bí Tàng).
. Năng giải Tỳ Vị cơ nhục gián nhiệt (Bản Thảo Bị Yếu).
. Tiêu ban chẩn, hành ứ huyết (Bản Thảo Cương Mục).
. Tuyên độc, thấu chẩn, thăng dương, cử hãm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ:
+ Phàm các chứng thổ huyết, chảy máu cam, ho nhiều đờm, âm hư hỏa vượng, thận kinh bất túc, khí nghịch, nôn mửa, điên cuồng: không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Thương hàn mới phát ở thái dương, đậu chẩn mọc rồi, hạ nguyên bất túc, âm hư hỏa đờm: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Sởi đã mọc và suyễn đầy, khí nghịch: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 4 – 8g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị dương độc mà mặt đỏ loang lổ, họng đau, nôn ra mủ máu: Cam thảo 80g, Đương quy 80g, Hùng hoàng 20g, Miết giáp 1 miếng to bằng ngón tay (nướng), Thăng ma 80g, Thục tiêu 40g. Sắc uống hết 1 lần cho ra mồ hôi (Thăng Ma Miết Giáp Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị đột nhiên bị mụn nhọt, đau: Thăng ma, mài với giấm bôi (Trửu Hậu phương).
+ Trị miệng lở loét: Thăng ma, Hoàng bá, Đại thanh. Sắc, ngậm nuốt dần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị thương hàn sau đó phát sốt rét, phát cơn không nhất định: Thăng ma 40g, Thường sơn 40g, Độc tất 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén nước còn 6 phân, bỏ bã, uống lúc đói. Uống xong thường bị nôn ra, có thể uống tiếp (Thánh Huệ phương).
+ Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm, biểu hư, lý thực, nhiệt phát ra bên ngoài làm cho toàn cơ thể phát ban, phiền táo, nói sảng, họng sưng đau: Chích thảo 20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g. Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
+ Trị cấm khẩu lỵ: Thăng ma (loại mầu xanh), sao với giấm 4g, Liên nhục (bỏ tim, sao cháy vàng 30 hột, Nhân sâm 12g. Sắc với 1 chén nước còn ½ chén, uống. Hoặc tán nhuyễn, trộn với mật làm viên, mỗi lần uống 16g (Y Học Quảng Bút Ký).
+ Trị thời khí ôn dịch, đầu đau, sốt, tay chân bứt rứt, đau nhức, sang chẩn vừa mới phát hoặc chưa phát: Thăng ma, Bạch thược, Chích thảo đều 400g, Cát căn 600g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với 1,5 chén nước còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng, ngày 2-3 lần (Thăng Ma Cát Căn Thang – Diêm Thị Tiểu Nhi Phương Luận).
+ Trị phụ nữ vú sưng, trong vú có khối u: Thăng ma, Cam thảo tiết, Thanh bì đều 8g, Qua lâu nhân 12g. sắc uống nóng (Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị tâm và tỳ có hư nhiệt bốc lên trên, miệng lưỡi lở, cuống lưỡi co (rụt), 2 bên má sưng đau: Chi tử 30g, Đại thanh 24g, Hạnh nhân 24g, Hoàng kỳ 24g, Mộc thông 30g,
Sài hồ 30g, Thăng ma 30g, Thạch cao 60g, Thược dược 30g. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 5 lát, sắc uống (Thăng Ma Sài Hồ Thang – Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).
+ Trị dạ dầy nóng, miệng có nhọt, chân răng sưng, chân răng ra máu: Thăng ma 4g, Đơn bì 2g, Quy thân 1g, Sinh địa 1g, Hoàng liên 1g. Sắc uống (Thanh Vị Tán – Lan Thất Bí Tàng).
+ Trị hơi thở ngắn, khí ở ngực bị dồn xuống: Hoàng kỳ 20g, Thăng ma 4g, Tri mẫu 8g, Cát cánh 8g, sắc uống (Thăng Hãm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tử cung sa: Thăng ma 4g, Trứng gà 1 trái. Khoét 1 lỗ ở trứng gà, cho thuốc bột Thăng ma vào, đậy kín, chưng chín, đập ra ăn. ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 2 ngày rồi lại tiếp liệu trình 2. Đã trị 120 ca. Uống 1 liệu trình đã khỏi là 62 ca, 2 liệu trình khỏi: 36 ca; 3 liệu trình khỏi 8 ca; Hơn 3 liệu trình 12 ca; Không khỏi: 2 ca (Lý Trị Phương, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1986, (3): 43).
+ Trị tử cung sa: Dùng Thăng ma Mẫu Lệ Tán (Thăng ma 6g, Mẫu lệ 12g), tán nhuyễn, chia làm 2-3 lần uống. Độ I uống 1 tháng, độ II uống 2 tháng, độ III uống 3 tháng là 1iệu trình. Trị 723 ca tử cung sa. Kết quả: 1 liệu trình 121 ca, khỏi hẳn 67 ca, chuyển biến tốt: 38, không kết quả: 16. Trị 227 ca với 2 liệu trình, khỏi hẳn 124, chuyển biến tốt 89, không kết quả 14. Trị 375 ca 3 liệu trình, khỏi 338, chuyển biến tốt 29, không kết quả 8. Kết quả chung khỏi hoàn toàn đạt 73, 1% tốt, có chuyển biến tốt 21,6%. Tỉ lệ chung đạt 94,7% (Tôn Thụ Liên, Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, (8): 368).
Tên khoa học:
Cimicifuga foetida L- Họ Mao Lương (Ranunculacae).
Mô Tả:
Cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1-1,3m, lá kép hình lông chim, lá chét thuôn, có chỗ khía và có răng cưa, đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống. Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung Quốc.
Thu hái:
Vào mùa xuân, thu. Đào hái về, cắt bỏ thân mầm, phơi hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ (Rhizoma Cimicifugae).
Mô tả dược liệu:
Củ hình dài, phân nhiều nhánh thành đốt, dài 20-30cm, đường kính 1,6-3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu đen, nhám, không phẳng, trên mặt có mấy vân hoa như màng võng, chung quanh còn để lại rễ nhỏ, chất cứng. Cạnh dưới lồi lõm, có vết của rễ tơ. Rễ nhẹ nhưng cứng chắc, khó bẻ, vết bẻ không thẳng, có tính chất sợi, mầu trắng vàng nhạt hoặc mầu xanh vàng. Không mùi, vị hơi đắng nhưng chát (Dược Tài Học).
Bào chế:
Ngâm nước khoảng 1 giờ, bỏ vào nồi, đậy kín, ủ 1 đêm, thái thành phiến, phơi khô dùng hoặc tẩm mật sao qua rồi dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học:
+ Isoferulic acid, Caffeic acid (Takao Inoue và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26: 2279).
+ Cimifugin (Kiyoshi Hata và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26: 2279).
+ Norvi Snagin (Kimiyue Bab và cộng sự, Chem Pharm Bull 1981, 29: 2182).
+ Visnagin, Norvi snagin, Visammiol (Mokoto Ito và cộng sự, Chem Pharm Bull 1976, 24: 580).
+ Cimicilen (Murav’ev I A và cộng sự, C A 1985, 103: 206007m).
+ Cimigenol, Cimigenyl xyloside, Dahurinol (Nokuko Sakurai và cộng sự, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1972, 92: 724).
+ Cimicifugoside (Hemmi H và cộng sự, J Pharmacobio – Dyn 1979, 2: 339).
Tác dụng dược lý:
- Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc (Trung Dược Học).
- Dịch chiết thăng ma có tác dụng ức chế tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng lại gây hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai (Trung Dược Học).
- Nước sắc Thăng ma có tác dụng ức chế vi khuẩn lao và một số nấm ngoài da (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị đắng, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Khí bình, vị hơi đắng (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị hơi đắng, tính hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vị đắng, ngọt, kiêm cay, khí thăng (Dược Tính Luận).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y học Khải Nguyên).
+ Vào kinh thủ Dương minh Đại trường, thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Thăng ma dùng chung với Thông bạch, Bạch chỉ, Thạch cao trị phong tà ở kính thủ, túc Dương minh; Dùng chung với Sâm, Truật, Thược trị nhiệt ở bì phu của thủ túc Thái dương (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thăng ma bẩm thụ khí rất thanh sạch, đưa lên 9 tầng trời, cho nên, người nguyên khí kém thì dùng vị này (là thuốc dương dược trong âm dược) vì nguyên khí của người hư nhược thì thăng lên nhiều mà giáng xuống ít. Kinh nói: Âm tinh đi lên để nuôi dưỡng thì con người sống lâu, dương tinh giáng xuống thì con người chết yểu. Lý Đông Viên dùng Thăng ma trong bài Bổ Trung Thang là ông đã nhìn thấy riêng về ý nghĩa tinh vi đó: dùng Thăng ma để dẫn thanh khí của túc Dương minh xoáy vòng đi lên theo hướng bên phải, dùng Sài hồ để dẫn thanh khí của túc Thiếu dương đi xoáy vòng lên theo hướng bên trái, giúp cho Sâm, Kỳ, Quy, Truật để bổ nguyên khí trong Tỳ Vị (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Không nên dùng lượng nhiều vì thuốc kích thích dễ gây ra nôn mửa, liều cao gây nên đầu đau, chóng mặt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Phân biệt:
Ở Trung Quốc còn có loại Thăng ma thuộc họ Cúc (Serratura chinensis): Cây thảo sống lâu năm, lá mọc so le, nguyên, mép có răng cưa, lá ở phía dưới có cuống dài, lá ở phía trên có cuống ngắn hơn. Hoa hình đầu, lưỡng tính, màu trắng. Quả bế hình thoi, một đầu nhọn. Mọc ở miền rừng núi các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến (Dược Liệu Việt Nam).
THƯƠNG TRUẬT
Tên khác:
Vị thuốc Thương truật, còn goi Sơn tinh (Bảo Phác Tử), Địa quỳ, Mã kế, Mao quân bảo khiếp, Bảo kế, Thiên tinh Sơn kế, Thiên kế, Sơn giới (Hòa Hán Dược Khảo), Xích truật (Biệt Lục), Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ Trừ ác khí (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Minh mục, noãn thủy tạng (Tuyên Minh Luận).
+ Kiện Vị, an Tỳ (Trân Châu Nang).
+ Tán phong, ích khí, tổng giải chư uất (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Kiện Tỳ, táo thấp, giải uất, tịch uế (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Táo thấp, kiện tỳ, phát hãn, giải uất (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Kỵ trái Đào, trái Lý, thịt chim Sẻ, Tùng thái, Thanh ngư (Dược Tính Luận).
+ Kỵ Hồ tuy, Tỏi (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).
+ Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Người nhiều mồ hôi, táo bón: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dùng thuốc có Thương truật phải kiêng ăn quả Đào, Mận, thịt chim Bù cắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Liều dùng: 4 – 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị Tỳ kinh có thấp khí, ăn ít, ăn không ngon, chân tay phù, cơ thể mỏi mệt, nặng nề, không có sức (do tửu sắc gây nên, ăn uống quá sức, lao nhọc … gây nên nóng trong xương, gây nên chứng hư lao: Thương truật thật tốt 20 cân, tẩm nước gạo, bỏ vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 ngày đêm. Hôm sau lấy ra, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Cho vào nồi, đổ đầy nước, nấu 1 ngày 1 đêm, bỏ bã. Lại cho thêm Thạch nam diệp 3 cân (lau sạch màng đỏ), Chử thực tử 1 cân, Xuyên quy ½ cân, Cam thảo 120g, nấu 1 ngày 1 đêm, lọc bỏ bã. thêm Mật ong 3 cân, nấu thành cao. Mỗi lần uống 20g, lúc đói, uống với rượu thì tốt hơn (Sơn Tinh Cao – Ngô Cầu Hoạt Nhân Tâm Thống phương).
+ Trị mắt có màng mộng, làm thanh vùng đầu mặt, giữ vững hạ tiêu: Thương truật 1 cân, rửa sạch, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với Rượu, Giấm, nước Gạo nếp, Đồng tiện, ngâm 3 ngày, mỗi ngày phải thay nước. Rồi thái mỏng, bồi khô. Thêm Hắc chi ma vào, sao cho thơm, tán bột . dùng rượu nấu với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
+ Trị lưng đau, chân yếu vì thấp khí làm cho tê, chân tay mỏi: Thương truật 1 cân, thái ra, trộn đều, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với nước Gạo, nước Muối, Giấm và Rượu, tẩm 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước 1 lần, rồi phơi khô, trộn đều. Lại chia làm 4 phần, mỗi phần sao chung với Xuyên tiêu, Hồi hương, Bổ cốt chỉ, Hắc khiên ngưu đều 40g. sao cho đến khi bốc mùi thơm thì bỏ các vị kia đi, chỉ lấy Thương tậttt, tán bột. Dùng Giấm nấu làm hồ, trộn thuốc bột Thương truật làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, uống với rượu hoặc nước muối. Người trên 50 tuổi thì thêm Trầm oơng 40g vào (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị tóc bạc, làm cho da mặt xinh tươi, trẻ đẹp: Thương truật 1 cân, dùng nước gạo tẩm ½ ngày, tán bột. Địa cốt bì, rửa với nước ấm cho sạch, bỏ lõi, phơi khô, tán bột, 1 cân. Quả dâu (Tang thầm) chín 20 cân, cho vào chậu sành vò nát, dùng vải hoặc lụa vắt lấy nước cốt, trộn với thuốc bột của 2 vị trên, quấy đều như hồ, đổ vào mâm (bằng nhôm thì tốt). Ban ngày phơi nắng mặt trời, ban đêm phơi sương cho nó hút lấy những khí tinh hoa tinh túy của mặt trời, mặt trăng, đợi đến khi khô, tán bột. Dùng Mật ong luyện hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với rượu ngon, mỗi ngày 3 lần. Uống được 1 năm, tóc đã bạc rồi cũng có thể biến thành đen. Uống liên tục 3 năm thì nhan sắc xinh tươi, trẻ đẹp như thiếu niên (Bảo Thọ Đường phương).
+ Bổ tỳ, tư thận, sinh tinh, mạnh gân xương: Thương truật 5 cân, cạo bỏ vỏ thô, bồi khô, tán bột. Lấy nước gạo trộn với bột Thương truật, quấy đều cho đến đáy, gạn bỏ sạn. Hắc chi ma gĩa, bỏ vỏ, nghiền nát, lấy vải lọc lấy nước cốt, bỏ bã. lấy nước đó hòa với thuốc bột Thương truật, phơi khô. Mỗi lần uống 12g với nước cơm hoặc rượu nóng, lúc đói (Tập Hiệu phương).
+ Trị da mặt vàng, không còn sắc máu, biếng ăn, thích nằm, khí lực và tinh thần đều sút kém: Thương truật 1 cân, Địa hoàng ½ câ. Về mùa đông thêm Can khương 40g, mùa xuân, thu 28g, mùa hè 20g. tán bột, dùng hồ làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên (Tế Sinh Bạt Tụy).
+ Trị trẻ nhỏ bị báng tích: Thương truật 160g, tán bột. Gan dê 1 bộ, dùng dao tre mổ gan ra, rắc thuốc bột vào rồi dùng chỉ buộc lại, cho vào nồi đất, nấu thật nhừ. Gĩa nát, làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Sinh Sinh Biên phương).
+ Trị trong bụng hư lạnh gây nên không thích ăn uống, ăn không tiêu, dần dần gầy ốm: Thương truật 3 cân, men rượu 1 cân, sao vàng, tán bột. Dùng mật luyện hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 3 lần. Nếu lạnh quá thêm Can khương 30g, nếu bụng đau âm ỉ, thêm Xuyên quy 90g. Gầy ốm quá thêm Cam thảo 60g (Trửu Hậu phương).
+ Trị chứng Tỳ thấp, tiêu chảy, kiệt sức, không ăn uống được, tiêu sống phân: Thương truật 80g, Bạch thược 40g, Hoàng cầm 20g, Quế 8g. tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị về mùa hè bị tiêu chảy do ăn uống không điều độ: Thần khúc, Thương truật, tẩm nước gạo 1 đêm, sấy khô, tán bột. Dùng hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm (Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị ăn vào là đi tiêu ngay, kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Thương truật 60g, Xuyên tiêu 30g, tán bột. Dùng giấm làm hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn (Bảo Mệnh Tập).
Tham khảo:
+ Người muốn khỏe mạnh, sống lâu, nên dùng Cao sơn tinh (Thương truật) vậy (Thần Nông Bản Thảo).
+ Công hiệu của nó khi uống một mình nó cũng có thể làm cho người ta sống lâu, tăng tuổi thọ, uống nó cơ thể nhẹ nhàng, không biết mỏi mệt là gì. Nó là vị thuốc cốtếuuu để kiện tỳ và điều dưỡng được trung nguyên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Công dụng của Thương truật gần giống như Bạch truật nhưng vì có vị thơm, cay mạnh hơn nên dùng nó để tiêu tán thì hay hơn… Điều đáng chú ý là Thương truật khác Bạch truật ở chỗ Bạch truật làm cho mồ hôi không ra nữa còn Thương truật lại làm cho ra mồ hôi vì Bạch truật chất chắc, đặc còn Thương truật chất sốp, nhiều lỗ nhỏ nên bốc hơi ra mạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị quáng gà: Thương truật 60g, lấy nước gạo tẩm 1 đêm, bồi khô, tán bột. Gan dê 1 cân, dùng dao tre mổ ra, rắc thuốc bột vào, lấy dây gai buộc chặt. Lấy nước vo gạo và 1 ít gạo nấu nhừ, để nguội, ăn cho đến khi khỏi thì thôi (Thánh Huệ phương).
+ Trị mắt đau, quáng gà, mắt híp không mở ra được: Thương truật ½ cân, tẩm nước vo gạo 7 ngày, bỏ vỏ, thái mỏng, bồi khô. Thêm Mộc tặc 60g, đều tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước trà hoặc rượu (Thánh Huệ phương).
+ Trị răng đau (nha phong): Thương truật, hòa nước muối, tẩm qua, đốt tồn tính. Tán bột, sát vào răng (Phổ Tế phương).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Atractylodes lancea (Thunb.) DC - Họ Cúc (Asteraceae).
Mô Tả:
Cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, dai, gần như không cuống. Lá ở phía gốc chia 3 thùy, nhưng cắt không sâu, hai thùy 2 bên không lớn lắm, thùy giữa rất lớn. Lá phía trên thân hình mác, không chia thùy. Mép lá đều, có răng cưa nhỏ, nhọn. Hoa tự hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, dưới cùng có một lớp chia rất nhỏ, hình lông chim. Hoa hình ống, đơn tính hoặc lưỡng tính, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt, phiến chia 5 thùy xẻ sâu, 5 nhị (có khi bị thoái hóa) nhụy có đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm, nhỏ. Hoa tự Thương truật nhỏ và gầy hơn hoa tự Bạch truật. Quả khô.
Cây này mọc ở Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển.
Thu hái:
Mùa xuân, Thu đào về, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân rễ khô (Rhizoma Atractylodis). Lựa củ to, cứng, chắc, không râu, chỗ gẫy nhiều đốm Chu sa, mùi thơm nồng, chỗ gẫy để lâu có thể có tủa tinh thể như lông trắng là loại tôtw (Dược Tài Học).
Mô tả dược liệu:
Thương truật giống như chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn nối đốt nhau. Thường có dạng cong, nhăn, lớn nhỏ không đều, dài 3-9cm, đường kính khoảng 2cm. Mặt ngaòi mầu nâu tro hoặc nâu đen, có vân nhăn và cong chạy ngang, có vết thân cây còn lại. Thuốc cứng, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy mầu trắng vàng hoặc trắng tro, có nhiều đốm dầu thường gọi là ‘Chu Sa Diêm’. Mùi thơm, đặc biệt nồng đặc, vị hơi ngọt, đắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Chích Thương truật: Lấy Thương truật phiến, rẩy nước vo gạo vào cho ướt đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa cho hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi hấp (đồ) cho chín, lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để chỗ khô ráo, râm mát.
Thành phần hóa học:
+ 2-Carene, 1, 3, 4, 5, 6, 7-Hexahydro-2, 5, 5-Trimethyl-2H-2, 4a-Ethanopaphthalene, b-Maaliene, Guaiene, Chamigrene, Caryophyllene, Elemene, Humulene, Seliene, Patchoulene, 1,9-Aristolodiene, Elemol, a-Tractylone, Selina-4 (14), 7 (11)-Diene-8-One, Atractylodin, Hinesol, b-Eudesmol (Hoàng Trì, Trung Quốc Dược Khoa Đại Học Học Báo, 1989, 20 (5): 289).
+ Furaldehyde (Cao Kiều Chân Thái Lang, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1959, 79 (4): 544).
+ 3 b-Acetoxyatractylone, 3 b-Hydroxyatractylone (Tây Xuyên Dương Nhất, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1976, 96 (9): 1089).
+ Atractyol, Atractylone, Hinesol, b-Eudesmol (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
. Tác dụng đối với đường huyết: Cho uống nước sắc Thương truật hoặc chích dưới da dịch chiết Thương truật với liều 8g/kg đối với thỏ nhà, thấy lượng đường trong máu tăng lên, 1 giờ sau lại hạ xuống, và trong vòng 6 giờ lại lên (Đường Nhữ Ngu, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1958, 44 (2): 150). Nếu cho uống liên tục 8-10 ngày sau thì mức đường lại trở lại bình thường (Kin Yung Hi và cộng sự, Quốc Ngoại Y Học, Trung Y Trung Dược Phân Sách 1989, 11 (1): 57).
. Tác dụng đối với hệ niệu sinh dục: Cho chuột nhắt uống nước sắc Thương truật không thấy có tác dụng lợi niệu nhưng thấy lượng muối tăng lên (Trung Dược Học).
. Tác dụng vận động tiêu hóa: Cho dùng dịch chiết Thương truật với liều 75mg/kg thấy có tác dụng, chủ yếu là do chất b-Eudesmol (Lý Dục Hạo, Trung Dược tân Dược lâm Sàng Dữ Lâm Sàng Dược Lý Thông Tấn 1991, (1): 27).
. Đối với tá tràng thỏ, nước sắc Thương truật hơi có tác dụng co rút (Lô Chấn Sơ, Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1986 (8): 25).
Tính vị:
+ Vị cay nhiều (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Vị ngọt cay, là vị thuốc dương mà có hơi âm (Trân Châu Nang).
+ Vị ngọt, tính hơi ôn (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị đắng, ngọt, tính ôn, vị đậm, khí nhạt, âm trong dương, có mùi hôi, không độc (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).
+ Vị ngọt mà cay nhiều, tính ôn mà táo, âm trong dương (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y Học Khải Nguyên).
. Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường, thủ Thái dương Tiểu trường (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tân Biên).
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham khảo:
+ Thương truật là thuốc chủ yếu trị thấp, đờm. vị cay mà ấm nên trừ được tà. nó đượ chính khí của trời đất. Sách ‘Thần Nông Bản Thảo’ chưa chia ra Thương truật và Bạch truật, đến Đào Hoằng Cảnh mới phân biệt rồi đời sau trọng dụng Bạch truật mà xem thường Thương truật. Lý Đông Viên nói rất dúng là: khả năng bổ trung, trừ thấp thì dược lực của Thương truật không bằng Bạch truật nhưng côngdụng khoan trung, phát hãn thì lại hơn. Nói như vậy là đúng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thương truật cùng dùng với Hoàng bá, Ngưu tất, Thạch cao thì đi xuống, trị bệnh thấp ở hạ tiêu; Cho vào bài Bình Vị Tán thì trừ được thấp ở Vị; Cho vào thuốc như Thông bạch, Ma hoàng thì tán được tà ở tấu lý đến bì phu (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thương truật vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ thấp, phát hãn nhiều nhưng tán nhiều hơn bổ. Bạch truật vị ngọt, tính ôn, hoãn, có tác dụng kiện tỳ, khứ thấp, sức bổ Tỳ thổ mạnh hơn, bổ nhiều hơn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thương truật dùng chung với gan Dê đực trị quáng gà có hiệu quả tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
MƯỚP TÂY
Mướp tây - vị thuốc chữa ho, viêm họng"Mướp tây - vị thuốc chữa ho, viêm họng. Còn gọi là bông vàng, bắp chà, thảo cà phê (T.Q.).
Tên khoa họcHibiscus éculentusL. (Albelmoschus esculentusWight et Arn.).
Thuộc họ BôngMalvaceae.
A. Mô tả cây
Cây thuộc thảo, sống hằng năm, thân có lông dài và cứng. Lá hình tim, răng cưa ta thô nhưng không vượt qua nửa giữa của phiến lá. Lông trên lá dài và nằm rạp, 5 gân chính nổi rõ, cuống lá dài 15-18cm. Hoa màu vàng, ở giữa có màu đỏ tía, mọc ở kẽ lá, cuống hoa to. Tiểu đài 8-10, tràng 5. Nhị nhiều đính nhau thành ống. Quả hình thoi, dài 10cm hay hơn, phía cuống cụt, hình 5 cạnh, với rãnh dọc trên mặt quả. Hạt hình cầu màu xám nhạt, mặt nhẵn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Trồng khắp nơi ở Việt Nam nhưng phổ biến nhất ở miền Nam. Còn thấy ở nhiều nước vùng nhiệt đới.
Người ta dùng quả già, hạt và rễ tươi hay phơi khô làm thuốc.
C. Thành phần hoá học
Quả non chứa 4 đến 16% chất hydrat cacbon gồm chủ yếu tinh bột và đường, ngoài ra còn rất nhiều chất nhầy.
Hạt chứa 15 đến 22% chất dầu béo lỏng, màu vàng xanh lục, mùi thơm, thành phần chủ yếu của dầu là panmitin và setearin. Khô dầu rất nhiều protein dùng làm thức ăn cho gia súc.
Rễ và lá chứa chất nhầy.
D. Công dụng và liều dùng
Quả non dùng nấu ăn, khi nấu thái mỏng, nấu sẽ cho một chất nhầy và có vị hơi chua ăn mát, thường dùng trong trường hợp viêm đường tiểu tiện, tiểu tiện khó khăn.
Rễvàláthái mỏng phơi khô dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng. Ngày uống 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Còn dùng súc miệng.
Ngoài công dụng làm thuốc, hạt và rễ còn được còn dùng làm chất dính trong nghề làm giấy, hạt chín phơi khô rang lên pha uống như cà phê.
CÂY BẮT RUỒI
Còn gọi làTrư lủng thảo, Trư tử lung (Trung Quốc), Bình nước (miền Trung và miền Nam Việt Nam), cây bắt ruồi.
Ten khoa họcNêpnthes mirabilis(Lour.) Druce.
A. Mô tả cây
Cây mọc leo, cao 1-2m, thân rất dai, lá có cuống dài, ôm vào thân, lá hình bầu dục, dài khoảng 10cm, phía trên lá tạo thành một cuống hình dây, uốn cong, dài chừng 15cvm, với đầu biến thành cái bình, trông như cái hoa, nhưng không phải hoa nên có tên bình nước. Bình hình trụ, hơi phồng ở gốc, mặt bình có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến phân phối đều, trong bình tiết ra một chất nhầy, khi nào có côn trùng vào trong bình, thì lập tức nắp đậy kỹ lại, chất nhầy trong bình tiêu huỷ sâu bọ. Cụm hoa là một chùm, thưa. Hoa đực hoặc cái. Lá dài hình bầu dục, mặt trong có nhiều phiến nhỏ, cột nhị dài bằng các lá dài, 16-20 bao phấn cong, xếp thành hai dãy. Bầu hình trứng, phủ lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thuỳ. Quả năng, hạt mảnh và dài. Ngoài Cây bắt ruồi Nêpnthes mirabilis kể trên, còn thấy cóN.annamenis, N.ThorelliH. Lec.,N.GeoffrayiH. Lec.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nắp ấm là một cây chủ yêu mọc hoang ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Còn thấy ở chân núi đá vôi các tỉnh nói trên. Tại miền Bắc mới chỉ gặp ở Vĩnh Linh.
Mùa hoa thường gặp vào tháng giêng. Người ta thu hái toàn cây, quanh năm, rửa sạch, chặt thành từng đoạn 2-3cm, phơi nắng cho khô dùng dần.
C. Thành phần hoá học
Hiện nay chỉ mới biết rằng trong Cây bắt ruồi có một chất dính gần giống mủ trong lá, thân cây đu đủ, nhưng tác dụng yếu hơn cây đu đủ.
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu sâu hơn.
D. Công dụng và liều dùng
Y học cổ truyền phương đôngcho rằng Cây bắt ruồi có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, chỉ khát (Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật đồ giám,khoa học xuất bản xã, 1972, 11. 72).
Lê Quí Ngưu và Trần Thị Như Đức (tư liệu y học cổ truyền Đông phương. 4-1993) đã giới thiệu nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoá đờm, chỉ thống (làm hết đau). Hai tác giả còn giới thiệu theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, nắp ấm chữa vàng da do viêm gan, đau do loét dạ dày, tá tráng, sỏi niệu quản, Huyết áp cao, ho do cảm mạo, ho gà. Còn riêng hai tác giả, theo kinh nghiệm nhân dân miền Trung, dùng điều trị các chứng phù thũng toàn thân, trong hầu hết các trường hợp đều thu được kết quả cao. Nếu dùng khô ngày dùng 20-40g, nếu dùng tươi ngày dùng 40-80g dưới dạng thuốc sắc. Uống hàng ngày cho tới khi bệnh hết. Theo các tác giả, dùng thuốc nắp ấm lâu dài không có phản ứng phụ nào.
HẢI CẨU
Còn gọi là báo bể
Trong đông y dùng phổ biến vị hải cẩu thận - Penis et testis Callorhini là dương vật và tinh hoàn của con báo bể Callorhinus uisinus L. thuộc họ báo bể Otaritidae là một loài thú ăn thịt có đời sống thích nghi với đời sống dưới nước, có thân tròn dài, chi biến thành mái chèo, tai không phát triển nhưng còn vành tai, cổ dài, thân phù lông rậm và bàn chân sau đó có thể gập dưới thân khi con vật ở cạn. Loài này đa thê, con đực rất lớn so với con cái, một con đực sống với vài chục con cái. Phải chăng vì vậy người xưa mới sử dụng bộ phận sinh dục của con báo bể này làm thuốc chữa bộ phận sinh dục yếu đuối.
Tên hải cẩu thận cũng còn dùng để chỉ dương vật và tinh hoàn của con cho bể Phoco vitulina L. thuộc họ Chó bể Phocidae. Con này chuyên sống ở dưới nước, chi sau không gập dưới thân mà duỗi xuôi về phía sau. Lông thưa cổ ngắn, không có vành tai.
Cả hai loài này đều chỉ sống ở miền lạnh bắc cực và nam cực.
THẠCH QUYẾT MINH
THẠCH QUYẾT MINH
(Concha Haliotidis)
Thạch quyết minh còn gọi là Cửu khổng, Cửu khổng loa, Oác khổng, Bào ngư là vỏ phơi khô của nhiều loại bào ngư có tên khoa học khác nhau như: Haliotis diversicolor Reeve (Cửu khổng bào), Haliotidis gigantea discus Reeve (Bào đại não), Haliotis ovina Gmelin (Dương bào) . thuộc họ Haliotis avinana L. (Nhĩ bào), Haliotis laevigata Donovan (Bạch bào) . thuộc họ Haliotidae, lớp Phúc túc (Gastropoda) ngành Nhuyễn thể (Mollusca). Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục.
Bào ngư là một loại ốc vỏ cứng ở mép có từ 7 đến 13 lỗ (thường có 9 lỗ gọi là Cửu khổng). Bào ngư sống hải đảo hay ven biển có rạn đá ngầm, được khai thác nhiều ở miền Bắc nước ta như vùng các đảo Bạch long vỹ, Cô tô, Cát bà và chân núi Đèo ngang (Quảng bình).
Tính vị qui kinh:
Vị mặn tính hàn, qui kinh Can.
Theo các sách cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: vị mặn bình không độc.
*.Sách Thục bản thảo: hàn.
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo: lương.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Can kinh.
*.Sách Bản thảo thông huyền: nhập túc quyết âm, thiếu âm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Calcium carbonat (trên 90%), nhiều loại Amino acid, ít Magnesium, sắt, silicat, phosphat, chlorid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng: bình can tiềm dương, thanh can minh mục.
Chủ trị các chứng: can dương thịnh hoặc âm hư dương kháng, can hỏa bốc, can hư mắt mờ.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục:" trị mắt có mộng đau, thanh manh (dạng glaucom), uống lâu ích tinh, tăng sức".
*.Sách Bản thảo tùng tân:" trừ phế can phong nhiệt, nội chướng (mắt có màng che), thanh manh, nhỏ mắt trị mắt đỏ, ngoại chướng (mộng mắt, mộng thịt)".
*.Sách Y học trung trung tham tây lục: " vị hơi mặn, tính hơi lương, là thuốc chủ yếu lương can, trấn can, can khai khiếu ở mắt cho nên thuốc có tác dụng làm sáng mắt (minh mục). Tán mịn thủy phi làm thuốc đắp ngoài trị mắt ngoại chướng, làm hoàn tán uống trong trị mắt nội chướng. Vì thuốc có tác dụng lương can, trấn can nên trị được đau do hãm sung huyết, chứng huyễn vựng do can khí can hỏa thượng xung".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Thuốc có tác dụng an thần, dùng trị chứng mất ngủ có tác dụng nhất định.
2.Thạch quyết minh nung có tác dụng thu liễm, giảm chua, giảm đau, cầm máu.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng can dương thịnh, hoa mắt chóng mặt:
*.Thạch quyết minh, Sinh địa, Mẫu lệ đều 16g, Bạch thược, Nữ trinh tử, Ngưu tất đều 12g, Cúc hoa 8g sắc uống.
*.Thạch quyết minh 20g, Đương qui, Bạch thược, Kỷ tử đều 12g, Cúc hoa 10g, Thiên ma, Câu đằng đều 8g, Hạ khô thảo 16g sắc uống.
2.Trị các chứng bệnh về mắt:
*.Thạch quyết minh tán: Thạch quyết minh 16g, Câu kỷ tử, Mộc tặc thảo, Tang diệp, Cốc tinh thảo đều 12g, Bạch cúc hoa, Thương truật, Kinh giới, Toàn phúc hoa đều 8g, Thuyền thoái 2g, Cam thảo 3g, sắc uống trị mộng mắt hoặc thanh manh.
*.Thạch quyết minh 20g, Cúc hoa vàng 12g, Cam thảo 4g, sắc uống trị mắt đỏ.
*.Thạch quyết minh cạo sạch vỏ đen ngoài, tán nhỏ thủy phi 10g, dùng gan lợn hay dê bổ đôi cho thuốc vào đun sôi chín để hơi xông mắt, lúc nguội ăn cả gan và nước (kinh nghiệm dân gian).
Liều dùng và chú ý:
*.Liều thường dùng: 15 - 30g. Cho vào thang thuốc nên đập vụn và sắc trước 30 phút. Dùng sống, thuốc có tác dụng bình can tiềm dương, thanh nhiệt minh mục. Thạch quyết minh nung tác dụng thu liễm tốt dùng trị đau bao tử có tác dụng giảm toan, giảm đau, cầm máu.
*.Chú ý:thịt của Bào ngư là một loại thức ăn quí có tác dụng dưỡng can huyết, thành phần có 24% protid, 0,44% lipid và nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống đông máu và ức chế miễn dịch.
BÀM BÀM
Còn có tên là dây bàm, đậu dẹt, m'ba, var ang kung.
Tên khoa học Entada phaseoloides Merr., E. sandess Benth.
Thuộc họ trinh nữ Mimosaceae
A. Mô tả cây
Bàm bàm là một loại dây leo, cứng. Lá kép hai lần lông chim, cuống chính dài 4-6cm, rộng 2-3cm. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành bông, ít hoa ở kẽ lá, dài 15-20cm. Quả dài 45-60cm, có khi tới 1m, rộng 5-7cm, hơi hẹp lại giữa các hạt. Hạt nhẵn, dày, màu nâu, đường kính 4-5cm, có vỏ dày cứng như sừng.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở những rừng thứ sinh nước ta. Người ta dùng vỏ, hạt và lá cây bàm bàm. Lá thường dùng tươi, vỏ và hạt dùng tươi hay sấy khô. Mùa thu hái gần như quanh năm.
C.Thành phần hoá học
Trong bàm bàm chứa một thứ saponin, nhiều nhất trong vỏ, trong hạt, ít hơn trong gỗ. Trong lá tươi hầu như không có hay có rất ít nên khó phát hiện.
Ngoài saponin, trong hạt còn chứa một ancaloit và một chất dầu béo màu vàng, không vị. Chất ancaloit là một chất độc mạnh đầu tiên gây liệt chi dưới, sau làm chết con vật với liều 250ml trên 1kg thể trọng.
D. Công dụng và liều dùng
Vỏ cây dùng tắm và gội đầu thay xà phòng. Vỏ vây hái về cắt thành từng mảnh, đập nát, phơi hay sấy khô. Khi dùng ngâm vào nước sẽ được một thứ nước màu nâu đỏ, dùng tắm hay gội đầu. Gỗ tuy chứa ít saponin hơn nhưng cũng dùng được. Hạt gần chín phơi khô cũng dùng thay vỏ và gỗ.
Chữa nóng sốt, sài giật ở trẻ em: Lá bàm bàm tươi 50g, phối hợp với lá găng trâu, lá chanh giã nhỏ, xát khắp người trẻ em như kiểu đánh gió.
Vỏ giã nát ngâm nước, dùng nước ấy tắm ghẻ, bã vỏ, thì xát lên người vào những nơi ghẻ.
Một số nơi dùng hạt bàm bàm để đặt lên vết rắn cắn.
ĐẠI HỒI
Tên khác gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương.
Tên khoa họcIllicium verumHook.f.
Thuộc họ HồiIlliciaceae.
Đại hồi hay bất giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi.
A. Mô tả cây
Hồi là một loại cây nhỡ cao 2-6m, hình dáng toàn cây thon hình quả trám, sanh tôt quanh năm, thân mọc thẳng, cành dễ gẫy. Là mọc gần thành chùm 3-4 lá ở đầu cành, có cuống, phiến lá nguyên, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, dòn, vò mát có mùi thơm. Hoa khá to, mọc đơn độc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, hồng thắm ở mặt trong. Quả hồi (nhân dân vẫn gọi nhầm là hoa hồi) tiếng thổ là mác hồi hay mác chác gồm 6-8 đại (cánh), có khi tới 12-13 đại xếp thành hình ngôi sao, đường kính trung bình 2,5-3cm, dày 6-10mm. Tươi có màu xanh, khi chín khô cứng thì có màu nâu hồng. Trên mỗi đại lá sẽ nứt làm hai, để lộ một hạt nâu màu nhạ, nhẵn bóng. Lá cuống, hoa và quả đều chứa tinh dầu.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây hồi đặc biệt chỉ mọc trong một khu vực nhỏ chiếm khoảng 5.000km2ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn một số ít ở hai tỉnh Quảng Tây và Quảnh Đông (Trung Quốc) giáp giới Việt Nam. Một số nơi khác cũng có trồng nhưng không đáng kể như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Trước đây người ta thường lẫn nó với cây hồi Nhật BảnIllicium anisatumLour có chất độc, hoặc cây hồi núiIllcium griffithiicũng có chất độc.
Hồi hái vào hai vụ tháng 7-8 (hồi mùa) và 11-12 (hồi chiêm). Ngoài hai vụ chính, còn một vụ quả lép rụng sớm vào tháng 3. Hồi hài về phơi nắng cho khô hẳn. Dùng cất tinh dầu hay tiêu thụ nguyên quả làm thuốc.
Mỗi cây, hàng năm cho từ 80-100kg quả tươi và như vậy luôn trong 40-50 năm. Thường một năm được mùa, một năm kém. Trên thị trường người ta chia hồi thành ba loại.
Loại 1: có 8 cánh to đều nhau, màu nâu đỏ (hồi đại hông)
Loại 2: có 3 cánh trở lên bị lép, màu nâu đen.
Loại 3: có 3 cánh trở lên bị lép, màu nâu đen.
Loại hồi xô gồm lẫn lộn cả 3 loại trên.
C. Thành phần hoá học
Trong quả hồi ngoài các chất như chất nhầy, đường, chủ yếu chứa trong tinh dầu tè 3-3,5 % (tươi) hoặc 9-10% hay hơn (khô). Tinh dầu hồi là một chất lỏng không màu, hay vàng nhạt, tỷ trọng ở +150C đến 0,980, độ đông đặc từ 14 đến 180C. Trong tinh dầu có 80-90% anethol, còn lại là tecpen, pinen, dipenten, limomem, estragola, sảola, tecpineola v.v...
Lá hồi cũng chứa tinh dầu với thành phần gần tương tự. Độ đông đặc hơi thấp hơn (13-140C), nhưng nếu trộn cả tinh dầu là và tinh dầu quả thì ta được một tinh dầu có độ đông vào khoảng 100C.
D. Công dụng và liều dùng
Hồi là một vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y.
Tây y dùng hồi làm thuốc trung tiên, giúp tiêu hoá, lợi sữa, tác dụng trên hệ thần kinh và cơ (dịu đau, dịu co bóp) được dùng trong đau dạ dày, đau ruột và trong những trường hợp dạ dày và ruột co bóp quá mạnh. Ngoài ra còn được dùng làm rượu khai vi, làm thơm thuốc đánh răng. Tuy nhiên dùng nhiều và với liều quá cao sẽ gây ngộ độc, với hiện tượng say, tay chân run, sung huyết não và phổi, trạng thái ngây có khi tới co giật như động kinh.
Theo tài liệu cổ đại hồi có vị cay, tính ôn, vào 4 kinh can, thận tỳ và vị. Có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá. Những ngươi âm hư, hoả vượng không dùng được.
Thường dùng hiện nay làm thuốc giúp sự tiêu hoá ăn uống không tiêu, nôn mửam đau nhức tê thấp. Mỗi ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp.
Ngoài ra hồi còn được dùng làm gia vị, chế húng lìu nấu thịt bò, các thịt khác.
Những vị thuốc khác mang tên hồi
Ngoài cây đại hồi nói trên, hiện ta đang di thực thêm cây tiểu hồi hay hồi hương có tên khoa họcFoeniculum vulgareMiller thuộc họ Hoa tán. Đây là một loại cỏ nhỏ, phiến là cắt thành sợi, thoáng trông giống lá cây vò có mùi thơm của hồi.
Quả nhỏ như hạt thóc được dùng làm thuốc với tên hồi hương hay tiểu hồi hương hoặc tiểu hồi - Foeniculum - Fructus Foeniculi. Trong quả có 3-12% tinh dầu với thành phần chủ yếu là 50-70% anethol, ngoài ra còn estragol, metyleugnol, andehyt và axeton anisic, camphen. Cùng một công dụng như đại hồi.
Tại các hiệu thuốc tây ở nước ta trước đây, cũng như dược điển cá nước châu âu thường dùng quả một cây khác:Dương hồi hương - Pimpinella anisumL. cũng thuộc họ Hoa tán. Quả nhỏ hình trứng, dưới đáy phình ra. Thành phần và công dụng tương tự như đại hồi và tiểu hồi.
BẢY LÁ MỘT HOA
Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa.
Tên khoa họcParis poluphyllaSm.
Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
A. Mô tả cây
Cây bảy lá một hoa là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất khác biệt, sống lâu năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2.5-3.5cm rất nhiều đốt, khó bẻm vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng. Từ thân rễ nổi lên mặt đất một thân mọc thẳng đứng cao tới 1m, phía gốc có một số lá thoái hoá thành vẩy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3 đến 10 lá, nhưng thường là 7 lá, cuống lá dài 2.5-3cm, phiến lá hình mác rộng, dài 15-21cm, rộng 4-8cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, đôi khi có màu tím nhạt. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành, cuống hoa dài 15-30cm. Lá đài gồm 5 đến 10, thường là 7, máu xanh lá cây, dài 3-7cm, rời từng cái một trông như lá, không rụng. Số cánh tràng bằng số là đài. Nhuỵ màu tím đỏ, bầu thường 3 ngăn. Quả mọng màu tím đen. Mùa hoa vào các tháng 10-11.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bảy lá một hoa được phát hiện gần đây tại các vùng núi Cúc Phương thuộc Hà Nam, Ninh Bình, Sa Pa (Lào Cai), Đà Bắc ( Hoà Bình), Sơn Động (Hà Giang). Trước đây không thấy mô tả trongBộ thực vật chí Đông Dương. Đầu năm 1934, Péctelot có phát hiện thấy quanh vùng Sa Pa nhiều loài khác nhau, nhưng chưa được khai thác sử dụng.
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rửa sạch, phơi khô.
C. Thành phần hoá học
Trong tảo hưu người ta đã nghiên cứu thấy có chất glucozit, tính chất saponin gọi là paridin C­16H28O7và paristaphin C38H64O18cũng là một glucozit.
Trong thân rễ và quảParis quadrifoliaL. người ta chiết được một glucozit gọi là paristaphin, khi thuỷ phân paristaphin sẽ cho glucoza và một glucozit mới gọi là pairdin, thuỷ phân paridin, ta lai được glucoza và một chất nhựa gọi là paridol.
D. Công dụng và liều dùng
Bảy lá một hoa còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi dân gian. Theo đông y, vị tảo hưu (thân rễ của cây bảy lá một hoa) có vị ngọt, hơi cay, tính bình không độc. Tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt giải độc. Tại vùng Quảng Tây (Trung Quốc) trong nhân dân có câu ngạn ngữ "Ốc hữu nhất diệp nhất chi hoa/Độc xà bất tiến gia" nghĩa là trong nhà mà có cây bảy lá một hoa thì rắn độc không vào được. Ngoài công dụng chữa sốt và rắn độc, vị tảo hưu còn dùng chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen xuyễn, dùng ngoài thì giã đắp lên những nơi sưng đau.
Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Chú thích
1. Tại châu Âu, người ta dùng thân, rễ và quả của loàiParis quadrifolia(4 lá) làm thuốc tẩy, nhưng có chất độc. Dùng với liều vừa phải, thân, rễ và quả có tác dụng làm ngủ, chống co thắt và gây nôn tẩy.
2. Tên khoa học của cây bảy lá một hoa tạm xác định làParis polyphyllaSm., trên thực tế chúng tôi thấy có nhiều loài khác nhau. Theo sự nghiên cứu của A.Petelot trước đay, ở nước ta ít nhất cũng có 5 loài khác nhau đã được mô tả như sau:
Paris delavayiFranch. Cân có thân gầy, cao chừng 1m, cành lá ở khoảng 2/3 phía thân trên. Lá có cuống dài chừng 2cm, phiến lá hình mác dài, đầu lá nhọn, phía cuống nhọn hơn dài chừng 20cm, rộng khoảng 3.5cm, ba gân xuất phát từ cuống lá, gân giữa rõ hơn, gân hai bên chạy cách theo mép chừng 5mm. Lá đài 5 cùng dạng với lá, dài 4-4.5cm rộng 8mm. Cánh tràng hình sợi, ngắn hơn lá đài nhiều. Thường thấy mọc ở giữa khoảng 1.400-1.800m trong những rừng ẩm ở Sa Pa (Lào Cai). Ra hoa vào tháng 4, kết quả vào tháng 6-7.
Paris hainanensisMerr. Cây này có thân to, cao chừng 0.80m, vành lá ở vào khoảng 2/3 phía trên thân. Cuống lá dài tới 7cm, phiến lá hình trứng rộng, hơi không đối xứng, dài 20cm, rộng 12cm, đầu phiến tận cùng bởi một mũi nhọn, hình ba cạnh dài 1cm. Lá đài 5, hình trứng mác, dài 5cm, rộng 2cm. Cánh tràng hình sợi, gần dài gấp hai lần là đài. Hoa vào tháng 4 quả vào tháng 6. Loài này hay gặp hơn ở những rừng ẩm thấp quanh SaPa, độ cao chừng 1.500m.
Còn thấy ở Trung Quốc, Hải Nam.
Paris fargesiiFranch. Thân cao chừng 1-1.3m vành lá gồm 5 lá ở khoảng 2/3 phía trên thân, cuống lá dài 5-5.5cm, phiến lá hình bầu dục, phía cuống hình tim, đầu nhlonj 5 gân. Lá đài hình mác dài 6cm, rộng 1.2cm, cánh tràng hình sợi , ngắn hơn lá đài. Ra hoa vào tháng 4, kết quả vào tháng 6, so với các loài trên thì hiếm hơn. Cũng thấy ở quanh vùng Sapa, vào độ cao 1.500m có thấy ở Trung Quốc.
Trong số hai loài chưa xác định được tên, có một loài cao tới 2,5m, Petelot phát hiện thấy hai cây ở gần một khe nhỏ giữa đường Sapa - Bình Lư. Loại thứ hai được phát hiện ở dốc 400m vùng núi Ba Vì (Hoà Bình) và trên bờ suối có nhiều bóng rợp giữa đường Hà Nội - Hoà Bình, độ cao không qúa 50m so với mặt biển.
BẠCH ĐỒNG NỮ
Còn gọi là bần trắngm vây trắng, mấn trắng, mò trắng
Tên khoa học Clerodendron gragrans Vent.
Thuộc họ cỏ roi ngựa
Ta dùng là và dễ phơi hay sấy khô của cây bạch đồng nữ làm thuốc
A. Mô tả cây
Cây nhỏ cao chừng 1m đến 1.5m. Lá rộng hình trứng, dài 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn phía cuống hình tim hay hình hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần nhưbóng, trên những đường gân hơi có lông mềm, vỏ có mùi hơi hôi đặc biệt của cây mò, cuống lá dài khoảng8cm. Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm rất nhiều tán, toàn cụm hoa cóđườngkính khoảng10cmĐài hoa hình phễu, phíatrên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa đường kính 1,5cm, phía dưới thành hình ống nhỏ, dài2,5cmhay hơn, 4 nhị dính trên miệng ống tràng cùng với nhị thòi ra quá tràng.
Vòi nhuỵ thường ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng hình trứng. Quả hạch gần hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bạch đồng nữ mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta, miền núi cũng như miền đồng bằng, hoa thường nở vào tháng7-8, quảchínvào tháng9-10.
Có mọc ở nhiều tỉnh miền nam Trung Quốc,Philipin, Inđônêxya. Thường hái lá vào quanh năm, tết nhất vào lúc cây đang và sắp ra hoa. Hái về phơi hay sấy khô, không phải chế biến gì đặc biệt. Có thể dùng rễ: Đào rễ về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng sắc uống. Nhân dân thường dùng rễ sắc uống, còn lá chỉ dùng nấu nước dùng ngoài. Nhưng kinh nghiệm chúng tôi từ lâu đều chỉ dùng lá sắc uống và dùng ngoài.
C Thành phần hoá học
Chưa có tài liệu nào nghiên cứu. Sơ bộ nghiên cứu chúng tôi chỉ mới thấy trong nước sắc lá có rất nhiều muốican xi. Trong một loàiClerodendron trichotomumThunb,chưa phát hiện thấy ở nước ta, nhưng gần đây rất hay được dùng ở Trung Quốc với tênxú ngô đồng(hayHái châu thường sơn)người ta cũng thấy có rất nhiều muốican xi, ngoài ra cònancaloitnhưorixin C18H23O6và tinh dầu
D. Tác dụng dược lý
Cây bạch đồng nữ chưa thấy tài liệu nghiên cứu Năm1968, bộ môn dược liệu phốihợpvới phòng đông y thực nghiệm Viện đông y nghiên cứu thấy bạch đồng nữ của ta có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi; ngoài ra có tác dụng lợi tiểu, có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm dophenolgây ra trên tai thỏ. Cây xú ngô đồng (Trung Quốc) gần đây được nghiên cứu nhiều:
1 Tác dụng hạ huyết áp:
Theo Trần Gia Kỳ và Vương Ngọc Nhuận (1957,Thượng Hải trung dược tạp chí4, tr 5-10), trong nhân dân chỉ dùng một vị này chữa đau đầu đau nhức do phong thấp, tiến hành thí nghiệm trên động vật chứng minh có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt; trên một nửa số động vật thí nghiệm thấy huyết áp giảm
xuống đột ngột, trên một nửa số con vật khác, huyết áp xuống từ từ nhưng kéo dài; đối với chuột nhắt trắng thì còn hơi có tác dụng trấn tĩnh, không gây ngủ. Đối với mạch, xú ngô đồng có tác dụng trực tiếp gây dãn mạch.2. Tácdụng giảmđau:
Cũng trong số báo trên, Vương Ngọc Nhuận còn chứng minh trên thực nghiệm rằng xú ngô đồng có tác dụng làm hết đau; cây thu hoạch trước khi ra hoa có tác dụng mạnh hơn sau khi ra hoa.
Trên lâm sàng, Nhân dân y viện ở Thượng Hải đã dùng xú ngô đồng chữa hơn 430 người đạt kết quả 72-1,87%, rõ rệt nhất 32-50%, thời gian uống càng lâu, kết quả càng tốt. Đối với người trên 40 tuổi mắc bệnh, kết quả đạt tới 9 1 ,7 % , đối với người có mạch máu đã xơ cứng và bệnh đã kéo dài lâu cũng có kết quả.
Trên lâm sàng, kết quả giảm huyết áp thường xuất hiệnchậm, thườngthườngphải uống 4-5 tuần lễ mới thấy kết quả, nhưng huyết áp hạ xuống rõ rệt. Tuy nhiên ngay sau khi bắt đầu uống một hai tuần lễ đã thấy người dễ chịu, những triệu chứng đau đầu, hoa mắt, Mất ngủhết dần. Khi huyết áp hạ tới mức bình thường dù chỉ uống một thời gian ngắn, huyết áp cũng không tăng lên. Nhưng nếu chỉ uống một hai tuần lễ, huyết áp lại có xu hướng tăng lên, do đó huyết áp đã giảm tới mức nào rồi vẫn phải dùng thuốc với một liều thíchhợpđể duy trì kết quả. Tác dụng phụ cua xú ngô đồng rất ít: một số ít bệnh nhân thấy khô cổ, nôn mửa. Ngày dùng 10-15g chia 3-4lầnuống trong ngày cho đến khi huyết áp hạ xuống mức bình thường thì giảm liều xuống còn 2-4g một ngày.
E. Công đụng và liều dùng
Trong nhân dân, lá bạch đồng nữ hay mò trắng nói trên thường chỉ hay dùng ngoài; không kể .liều lượng người ta hái lá tươi về vò nát hay giã nát lấy nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ, mụn nhọt hay rửa chốc đầu.
Dựa vào kinhnghệmgia đình, chúng tôi thường dùng lá bạch đồng nữ sắc uống chữa bệnh khí hư, bạch đới với liều 15-20g lá khô, hêm nước vàođunsôi giữ sôi trong nửa giờ lấy ra uống. Chúng tôi thường dùngphối hợpvị này với ích mẫu, hương phụ với ngải cứu (xem những vị này).
Các lương y khác thường chỉ dùng rễ cây bạch đồng nữ.
Ngoài những công dụng kể trên, mới đây dựa trên kinh nghiệm nhân dân địa phương, bệnh viện Lạng Sơn đã dùng rễ cây bạch đồng nữ và xích đồng nam (hoa đỏ- xem phần chú thích ở dưới) chữa bệnh vàng đa và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàngthẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật. Dùng dưới dạngthuốcsắc hay thuốc viên. Sắc: Rễ bạch đồng nữloa, nước 400ml, sắc còn một bát (200ml), chia 2lầnuống trong ngày, có thể dùng cả rễ và thân cây thái nhỏ 600g sắc vớisátnước và cô đặc còn 90g, thêm tá dược vào làm thành viên (120viên), mỗi Viên nặng là; ngày uống 8 viên chia làm hay lần (Y học thực hành 2-1962).
Chú thích
Tên bạch đồng nữ và xích đồng nam còn dùng để chỉ một số cây khác, về hình dáng thì gần giống, chỉ khác về màu hoa và cách xếp hoa trên cành.
1 Thứ hoa trắng gọi là bạch đồng nữ, mò trắng, tên khoa học là Clerodendro squamatum L. cùng họ. Lá màu nhạt hơn cây trên; mỏng hơn, răng cưa nhỏ thanh hơn; hoa mọc thưa không thành hình mâm xôi như cây trên, màu hoa hơi giống màu mỡ gà. Nhiều người chỉ dùng cây này uống còn cây trên chỉ dùng tắm ghẻ hoặc rửa ngoài và thường nhân dân chỉ hay dùng rễ. Theo kinh nghiệm gia đình và bản thân, dùng cả hai cây đều được nhưng cây có kiểu hoa mâm xôi phổ biến dễ tìm hơn.
2. Thứ hoa có màu đỏ gọi là mò đỏ, xích đồng nam Clerodendron infortunatum L. Rất giống cây Clerodendron squamatum L. chỉ khác là hoa đỏ. Cùng một công dụng nhưng thường ít dùng loại hoa trắng.
3. Ngoài các loại kể trên, năm 1967 chúng tôi thấy ở vùng mát tỉnh Lào Cai mấy cây rất giống cây mò mâm xôi, nhưng hoa màu tím đỏ hay phớt hồng. Chúng tôi chưa xác định được tên cũng chưa thấy nhân dân ở đây dùng làm thuốc. Cần chú ý nghiên cứu.
CỎ BẤC ĐÈN
ĐĂNG TÂM THẢO
Tênkhác:Cỏ bấc đèn, Bấc, Hổ tu thảo, Bích ngọc thảo, Tịch thảo, Xích tu, Cổ ất tâm, Đăng thị, Thần đăng nhị.
Tên khoahọc:Juncus effusus L., họ Bấc (Juncaceae).
Mô tả:
Cây: Cây thảo, cao 0,5 – 1m, có thân rễ nằm ngang hay nghiêng, tròn cứng, mọc thành cụm dầy, không có lá, có ruột xốp từ gốc tới ngọn. Lá giảm thành những bẹ ở gốc thân. Hoa đều, lưỡng tính, mọc thành vòng, màu lục nhạt, có lá bắc. Bao hoa khô xác không phân hoá. Nhị 3, ít khi 4 hoặc 6. Bao phấn hình chỉ. Bầu có vòi rất ngắn, đầu nhụy to. Quả nang, hạt nhỏ. Cây ra hoa và đầu mùa hạ.
Dược liệu: Ruột thân hình trụ tròn nhỏ, đường kính 0,1 – 0,3 cm, dài khoảng 90 cm, màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, thả vào nước không chìm. Chất mềm, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Soi kímh hiển vi thấy cấu tạo bởi những tế bào hình sao, để hở những khuyết lớn. Không mùi vị.
Bộ phận dùng:Vị thuốc là ruột phơi khô của thân cây Bấc đèn (Juncus effusus).
Phânbố:Cây mọc hoang và được trồng ở những nơi ẩm ướt trong nước ta. Dược liệu phải nhập một phần từ Trung Quốc.
Thuhái:Tháng 9-10 cắt toàn cây về, rạch dọc thân để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 11%.
Thànhphần hoá học:Carbohydrat
Công năng:Giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu trường.
Côngdụng:Thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, chữa ho, viêm họng.
Cáchdùng, liều lượng:Ngày dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Bào chế:
Đăng tâm thảo: Trừ bỏ tạp chất, cắt đoạn.
Đăng tâm thán: Lấy Đăng tâm thảo sạch, cho vào nồi đất, bịt kín, đốt âm ỉ thật kỹ, để nguội, lấy ra.
Bài thuốc:
+ Trị bị thương ra máu: Đăng tâm thảo, nhai nhỏ đắp vào nơi vết thương thì cầm (Thắng Kim Phương).
+ Trị chảy máu cam không cầm: dùng 40g Đăng tâm tán bột, bỏ vào 4g Đơn sa, uống với nước cơm, lần uống 8g (Thánh Tế Tổng Lục ).
+ Trị họng nghẹt do viêm: Đăng tâm 1 nắm, dùng 2 tấm ngói đốt Đăngtâm tồn tính, lại sao một muỗng muối, trộn lại, thổi vào miệng họng nhiều lần thì đỡ (Đoan Trúc Đường Phương).
+ Trị họng nghẹt do viêm: Đăng tâm đốt cháy 6g, trộn bột Bồng sa trộn vào. Phương khác dùng Đăng tâm và lá Cọ đốt cháy, mỗi thứ liều dùng bằng nhau thổi vào họng (Đoan Trúc Đường Phương).
+ Trị đậu sang làm cho người mệt như suyễn, tiểu tiện không thông, dùng 1 nắm Đăng tâm, Miếp giáp 80g, nước 1 thăng rưỡi, sắc 6 chén uống 2 lần ( Thương Hàn LuậnPhương).
+ Trị khó ngủ: Đăng tâm thảo sắc uống thay trà thì ngủ được (Tập Giản Phương).
+ Thông tiểu: dùng “Bạch Phi Hà Tự Chế Thiên” 1 viên. Dùng Đăng tâm 10 cân, tẩm với hồ gạo, phơi khô tán bột bỏ vào nước, bột Đăng tâm nổi lên vớt ra phơi khô, lấy 100g. Lấy Phục linh (loại Xích và Bạch) bỏ vỏ, tất cả 200g, Hoạt thạch (thủy phi) 200g, Trư linh 80g, Trạch tả 120g, Nhân sâm480g, xắt lát, nấu thành cao, trộn với bột thuốc, làm thành viên to bằng hạt nhãn lớn, dùng Châu sa bọc ngoài làm áo. Mỗi lần dùng 1 viên (Hàn Thị Y Thông).
+ Trị vàng da do thấp nhiệt, dùng Rễ đăng thảo 120g, rượu với nước mỗi thứ 1 nửa bỏ trong bình sứ, sắc nửa ngày, phơi sương một đêm, uống nóng (Tập Huyền Phương).
+ Trị bí tiểu đau gấp: Cam thảo (mút), Mộc thông, Chi tử, Đông quỳ tử mỗi thứ 9g, Hoạt thạch 12g, Đăng tâm 3g. Sắc uống (Tuyên Khí Tán – Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
+ Trị nhiệt lâm: Đăng tâm thảo 9g, Xa tiền thảo, Phượng vĩ thảo, mỗi thứ 30g sắc với nước vo gạo uống (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
+ Trị tiểu đỏ, tiểu gắt: Đăng tâm thảo 9g, Mộc thông mỗi thứ 6g, Xa tiền tử, Biển súc, Hoàng bá mỗi thứ 9g, Hoạt thạch 6g, sắc uống.
+ Trị mất ngủ, bức rức, miệng khát: Đăng tâm thảo 3g, Đạm trúc diệp 9g, hãm với nước như trà. (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
Ngoài ra theo báo cáo, người ta dùng Đăng tâm thảo kết hợp với Thổ ngưu tất sắc uống trị phù do tim, nếu thuộc phong thấp thì thêm rễ cây Xú ngô đồng 30g 15g. Sắc uống (Trung Dược Học).
Kiêng kỵ:Người thể hư, trúng hàn, tiểu tiện không kìm được không nên dùng.
BẤT GIÁC LIÊN
Còn gọi là độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ.
Tên khoa học Podophyllum tonkinense.
Thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.
A. Mô tả cây
Cỏ nhỏ sống lâu nă, do thân rễ. Cao 30-50cm. Rễ phát triển thành củ mẫm, màu trắng, trong chứa nhiều tinh bột, trên mặt đất có một thân một lá, rất hãn hữu mới thấy trên một thấn có hai lá. Hình 4-9 cạnh nhưng phổ biến là 6-9 tùy theo số góc của phiến lá, cuống lá dài 13-18cm. Hoa mọc đơn độc hay từng 4-12 hoa trên một cuống ngắn 3-4cm, 5 lá đài, 5 tràng màu đỏ, 6 nhị. Quả mọng, hình trứng, đường kính 12mm, màu đen, trong chứa nhiều hạt. Mùa hoa quả tháng 3-5.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Câu bát giác liên mọc phổ biến ở những rừng ẩm thấp vùng núi cao mát như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu.
Đào củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được. Có khi dùng tươi.
C.Thành phần hoá học
Trong loài bất giác liên Dysosma pleiantha Woodson người ta chiết được podophyllotoxin, desoxypodophyllin, astragalin, hyperin, kaempfeitrin.
D. Công dụng và liều dùng
Hiện nay ở nước ta ít sử dụng, nhưng nơi nào dùng thường chỉ để chữa rắn cắn sưng tấy, áp xe, mụn nhọt. Lấy củ giã nát nuốt lấy nước, bã đắp lên vết rắn cắn, rết cắn. Ngày dùng một củ chừng 8-12g. dùng ngoài không kể liều lượng
BÍ ĐAO
BÍ ĐAO
Tên gọi khác
Vị thuốc Bí đao, còn gọi
Bí đao có tên khoa học là Benincasa hispida hay Cucrubita hispida, họ Bầu bí. Bầu và Bí cùng họ nên:
Có hai loại bí đao:
a- Bí đao phấn do vỏ quá có phấn sáp trắng, quả to nhưng nhiều ruột.
b- Bí đao đá: vỏ quả dày cứng và nhẵn thín. Quả nhỏ dài nhưng ít ruột.
Cây Bí được trồng quanh nhà nên:
Mồng tơi, mướp đắng, ớt, cà,
Bí đao, đậu ván vốn nhà trồng nên.
Đọt bí ăn được nhưng cứng và không ngon như đọt bầu.
Hoa bí.
Chỉ hái ăn hoa bầu đực, hoa cái để ra quả. Nó có vị nhạt, hơi chua, hơi chát. Hoa bí thanh nhiệt, có tinh thu sáp nhẹ.
b.1- Món tôm cuốn
Dùng tôm tươi còn đang nhẩy, bóc vỏ bỏ đầu, vắt dịch quả chanh sẽ thấy đổi màu, nghĩ rằng tôm đổi màu đã chín là không đúng. Cuốn với hoa bí, rau thơm trong miếng bánh tráng. Chấm mắm nên là “hết sẩy”. Giải phương như sau:
·Tôm tanh.
·Hoa bí hơi chát, khử mùi tanh.
·Rau thơm cũng khử mùi, tiêu thực.
·Mắm nêm có dưá thái chỉ. Dưá giúp tiêu hoá protein.
· Hoa bí và rau thơm đều có tính kháng khuẩn, ngưà đau bụng nhiễm khuẩn do tôm còn sống.
b.2- Hoa bí luộc
Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.
Hoa bí luộc chấm mè đen (vừng) trị âm hư, khô cổ, khan tiếng, táo bón. Hoa bí có beta-caroten, dẫn chất acid gallic, vitamin C và kali. Luộc chín sẽ mất vitamin C. Betqa-caroten và dẫn chất acid gallic có tính chống oxy hoá, chống lão hoá.
Quả bí non.
Quả bí non nhỏ bằng ngón tay ăn như rau sống vì giòn, đặc không ruột.ăn nhiều bị tiêu chảy vì tính nhuận trường mạnh hơn quả bí chín.
Quả bí chín.
100g bí đao sinh 19 calori, gồm 0,76g protein, 0,lg chất béo, 4,7g glucid, 32mg photpho,150mg kali, 10mg calci, 10mg manhê, 0,4mg sắt, 1,5mg vitamin C. Bí đáo có khả năng dinh dưỡng thấp.
Nó có tính thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận trường, thông tiểu. Mùa nóng nực nên ăn bí.
- Bí thanh nhiệt, nhuận tràng, cơ thể không bồn chồn bứt rứt.
d.1- Bí luộc chấm mè đen là bài thuốc bổ âm, nhuận trường, sinh tân dịch. Cao huyết áp, tiểu đường đều có nguyên nhân xâu xa là âm suy, hãy ăn món này để bổ âm. Bí đao chấm muối mè nhuận trường với cơ chế sau đây:
·Âm suy nên âm dịch không đủ, cơ thể giữ nước nên phân khô cứng. Mè đen bổ âm.
·Chất dầu cuả mè đen làm phân trơn.
·Chất sợi trong bí đao tăng thể tích phân, phân không đóng tảng. Nó lại kích thích nhu động ruột.
d.2- Bí đao có khả năng sinh nhiệt thấp, nên dùng cho người muốn giảm thân trọng như mấp phì, bệnh tim mạch, tiểu đường.
d.2- Bí nấu canh tôm là món ăn thông dụng có tính thanh nhiệt:
Nồi cơm kẽo với nồi canh,
Quả bí trên cành kẽo với tôm he.
d.3- Bí xào trứng là món ăn bổ dưỡng nên dùng cho người bệnh đái đường.
d.4- Canh cá chép nấu với bí đao và hành củ để trị phù thũng
Chú ý ; Dây bí đao gĩa vắt nước gây nôn, trị ngộ độc nấm hoang.
Tóm lược: Bí đao thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:248.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh