KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
DÂY KÝ NINH
Còn gọi là:Thuốc sốt rét, dây thần nông, bảo cự hành, khua cao ho (Lào), bandaul pech (Cămphuchia), liane quinine (Pháp)
Tên khoa họcTinospora crispa (L.)Miers.,(Menisermum crispum L., Cocculus tuberculatusL.,C. crispusDC.),
Thuộc họ Tiết dê -Menispermaceae.
Người ta dùng thân cây của cây thần nông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.
A. Mô tả cây
Ký ninh là một loại d ây leo, thân rất xù xì, màu nâu nhạt, sống dai, dài tới 6-7m hay hơn. Thân non nhẵn, thân già màu nâu xám, rất xù xì nom như da cóc. Lá hình trái xoan ngược - dạng tim hay hình thuôn, mọc so le, mép nguyên, dài 8-12cm, rộng 5-6cm, có cuống ngắn, gầy. Hoa tập hợp thành 1-2 chùm mọc ở nách những lá đã rụng. Quả hình trứng, khi chín có màu vàng rồi đỏ, dài chừng 12 mm, có cơm quả dày, chứa 1 hạt màu đen.
B. Phân bố thu hái và chế biến
Dây ký ninh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền bắc nước ta như Hoà Bình, Hà tây, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Nó còn mọc ôer Lào, Cămpuchia, Philipin.
Việc trồng cây ký sinh rất dễ dàng, chỉ cần cắt thân thành từng mẩu dài chừng 10-15cm, trồng nghiên xuống đất. Mùa nực phát triển rất mạnh. Theo M.Brancourt, trong 24h, thân cây ký ninh có thể dài tới 20-25cm. Mùa rét cây ngừng phát triển
Để làm thuốc, dùng dây già thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn chừng 0,5-1cm, thái mỏng dùng tươi hay phơi khô. Có thể tán bột, luyện viên cho dễ uống. Khi chế biến, có thể ngâm nước vo gạo hay nước tiểu trẻ em.
C. Thành phần hoá học
Dây chứa một alcaloid là palmatin, hàm lượng 0,10% trọng lượng khô. Ngoài ra còn có một chất đắng với tỷ lệ 0,60-0,80% trọng lượng khô. Hoạt chất đắng này là một heterosid không kết tinh, không hút ẩm, khó thuỷ phân bởi các acid. Người ta còn gọi nó là picroretin hay picroretinosid.
D. Công dụng và liều dùng
Tuy gọi là dây ký ninh, nhưng trong nhiều phần hoá học đã giới thiệu không có chất quinin. Mặc dù trong nhân dân nước ta cũng như một số nước khác, người ta vẫn dùng cây ký ninh trị sốt rét, trị sốt và làm thuốc bổ giúp sự tiêu hoá như cây canhkina.
Dùng dưới hình thức cao, bột, viên
Liều dùng chữa sổ rét. Ngày uống 0,5-1,5g cao dưới hình thức thuốc viên.
Bột thân cây chế thành rượu thuốc hay thuốc ngâm; Bột thuốc ngày uống 2-3g, rượu thuốc ngày 4-8g.
Người ta còn cho súc vật như trâu, bò, ngựa ăn bột ký dây ninh trộn với thóc hay ngô , súc vật ăn sẽ khoẻ, lông mượt, béo tốt.
Dây có có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng chống chu kỳ trong sốt, bổ đắng, hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, lợi tiêu hoá. Lương y Nguyễn An Cư cho nó là phá huyết thông kinh trệ, trục ứ, chỉ phúc thống, sát chư trùng, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng đầy, cũng chữa sốt rét hay.
Thường dùng trị cảm sốt, phát ban, sốt rét cơn, ho, tiêu hoá kém và tiêu mụn nhọt. Dùng ngoài lấy nước sắc rửa mụn nhọn lở loét. Lá nghiền nát dùng đắp lên các vết thương và đắp trị ghẻ. Ở Ấn Độ, người ta dùng trong suy yếu toàn thân.
Chú thích:
Ở nước ta còn một loại cây gần giống dây ký nin, gọi là dây thần nông. Được xác định tên khoa học là Tinospora cordifolia Miers. Thân ít xù xì hơn, là tròn hình tim hơn, quả dài hơn, cùng một công dụng như dây ký ninh.
CÂY BAN
Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, địa quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương.
Tên khoa họcHypericum japomicumThumb.
Thuộc họ BanHypericaceae.
Ta dùng toàn cây tươi hay phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc.
Tênđiền cơ hoàngvì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), têndạ quan mônvì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
A. Mô tả cây
Ban là một loại cỏ nhỏ, thân nhỏ mang nhiều cành, cao chứng 10-20cm, thân nhẵn,. Lá mọc đối, hình bầu dục, không có cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, còn cuống dài 4-5mm. Lá bắc và lá đại nhẵn (do đó khác loàiHypericum nepalense). Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc, thai toà chắc mô ở cạnh các van. Hạt hình trụ, hơi thon có vạch dọc, chiều dài 1mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ban mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, hay gặp tại những ruộng mạ, ruộng bỏ hoang, hơi ẩm, mùa xuân cây bắt đầu xuất hiện, mùa hạ hoa nở, sang thu đông lại trụi hết,
Có mọc tại Trung Quốc (cũng thấy dùng làm thuốc ở Quảng Tây), các nước khác vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Thường hái về dùng tươi, hái toàn cây cả rễ, có khi phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Trong loàihypericum pẻoatumL. mới đây người ta tìm thấy có imanin, imanin A và novoi,amim.
D. Công dụng và liều dùng
Cây ban còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân.
Tính chất theo đông y thì cây ban có vị đắng, ngọt, tính bình, không độc vào hai kinh can và tỳ. Có tác dụng thanh thất nhiệt, tiêu thũng trướng, khứ tích tiêu thực (chữa tiêu hoá kém đầy) dùng chữa cam tích, thấp nhiệt hoàng đản, dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương, sưng đau.
Thường thấy nhân dân dùng chữa những vết do đỉa cắn, sâu răng, ho, hôi mồm, sởi.
Cách dùng: Nhổ một nắm cả thân rễ, lá rửa sạch, sắc lấy nước (30-40g trong 100ml nước). Dùng nước này súc miệng thường xuyên chữa hôi miệng sâu răng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc thường có cây ban
Chữa rắn độc căn:
Giã nát cây ban, thêm ít băng phiến đắp lên vết rắn cắn đã được trích rộng ra.
Chữa hoàng đản:
Cây ban 40 hoặc 60g khô sắc uống.
SÂU BAN MIÊU
Cantharis Mylabris.
Còn gọi lànguyên thanh, ban manh, ban mao (Trung Quốc), sâu đậu (Việt Nam), cantharide vésicante (Pháp).
Tên khoa họcLyta vesicatoriaFabr.
Thuộc họ ban miêueloidae.
Ban là sặc sỡ, manh là sâu, về sau gọi là miêu, ban miêu là con sâu sặc sỡ.
A. Mô tả con sâu
Tên sâu ban miêu được dùng để chỉ nhiều thư sâu có tính chất gây rộp da giống nhau, và dều được dùng làm thuốc. Sau đây là một số chính:
Sâu Cantharis véicatorialà một thứ sâu nhỏ, có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài từ 15-20mm, ngang 4-6mm. Đầu hình tim cí một rãnh dọc ở giữa đầu, râu đen hình sợi, có 11 đôt. Giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại. Ngực cũng có một rãnh dọc, bụng dài tròn, dưới cánh cứng là hai cánh mềm, trong. Chân gầy, con đực nhỏ hơn con cái, mùi rất hăng, khó chịu, vị không có gì đặc biệt, nhưng da hơi sâu chạm phải (lưỡi, môi) sẽ bị rộp lên.
Ở các nước khác (Pháp, Ý, Anh...) sâu này sống trên các cây táo, cây bông, cây liễu v.v.. Việt Nam có thấy nhưng không dùng.
Sâu ban miêu ở Việt Namhay còn gọi là sâu đạu vì sống trên thân cây đậu cùng loài với sâu ban miêu Trung Quốc.
Sâu ban miêu Trung Quốcvà một số nước khác thuộc giống Mylabris, cũng có râu gồm 11 đốt, đốt cuối phùng lớn lên, thân hơi khum màu đen với các điểm màu vàng hoặc đỏ nhạt, có khi thân màu hơi vàng với các điểm hay dải ngang màu đen.
B. Phân bố, thu bắt và chế biến
Sâu ban miêu sống hoang dại ở khắp các tỉnh nước ta. Vào sáng sớm khi mặt trời mọc, lúc sâu chưa tỉnh người ta đi bắt hoặc lắc cành lá cho sâu ngã vào túi vải, hoặc có khi dùng vợt để vợt. Ở Việt Nam mùa bắt vào giữa tháng năm đến giữa tháng sáu (Khoảng 20-4 đến 15-5 âm lịch). Sau đó nhúng cả túi hay vợt vào nước sôi cho sâu chết. Có nơi sau khi sâu chết lại mang hơ trên hơi dấm đun sôi rồi mới đem phơi cho khô hoặc sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ thấp.Sâu ban miêu phải đựng trong lọ kín, để nơi khô ráo, vì ẩm sẽ làm hỏng sâu.
Trong y học cổ truyền, khi dùng còn ngắt bỏ đầu, bổ ruột (Cấu đốt sau cùng rồi rút ra, 1-2 lần để giảm bớt độ độc.
Việc bảo quản sâu ban miêu rất khó, vì có một số sâu bọ khác hay ăn các bộ phận mềm của sâu ban miêu. Muốn bảo quản thường người ta cho một ít long não hay thuỷ ngân vào đáy lọ. Hoặc ngay sau khi ở lò sấy ra, còn đang nóng cho ngay vào các lọ đã tiệt trùng rồi đậy kín.
Thời gian gần đay, do việc sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hoá học, thêm vào việc sử dụng sâu ban miêu có giảm nên việc thu bắt sâu ban miêu hầu như không được chú ý.
C. Thành phần hoá học
Trong sâu ban miêu ngoài các chất phụnhw photphat, axit uric, một dầu béo màu lục không có itnhs chât gây phồng, có chất cantharidin là hoạt chất gây phồng da với hàm lượng tới 0,4%. (Sâu ban miêu thuộc chi Mylabris có thể có tới 1,25%). Chất cantharidin C10H12do Robiquet tìm ra năm 1813, một phần ở thể tự do, một phần ở sạng kết hợp với magiê.
Cantharidin không có trong các bộ phận cứng và bộ phận tiêu hoá. Chủ yếu gặp trong máu trong các bộ phận sinh dục.
Catharidin có tinh thể hình phiến không có màu, không mùi, trung tính, rất tan trong nước, tan trong axeton, ête nguội, tinh dầu thông đun sôi, axit ãetic nóng và axit focmic. Chảy ở 2180C. Thăng hoa từ nhiệt độ 1210C. Các cantharidin chứ không cho axit cantharidic.
D. Công dụng và liều dùng
Ban miêu được dùng chủ yếu bên ngoài làm thuốc rộp da để gây mụn dẫn độc hay làm thuốc tụ bệnh.
Uống trong có thể gây xót dạ dầy và ruột rồi tới viêm các bộ phận sinh dục và tiểu tiện. Có khi chỉ dán thuốc rộp da có ban miêu cũng thấy có hiện tượng này xảy ra.
Ban miêu thuộc loại thuốc độc bảng A, hiện rất ít dùng uống trong. Tuy nhiên người ta còn dùng cồn ban miêu với liều 8-10 giọt trong bệnh viêm thượng bì thận, hay cường dương (rất nguy hiểm và giả tao), làm thuốc thông tiểu và chữa phù.
Bột ban miêu: Ngày uống 0.02-0.03g (tối đa 0,03g một lần, 0,06g trong 24 giờ).
Cồn ban miêu: 10% VI-X giọt uống hoặc xoa để gây rộp da hay tụ máu.
Thuốc cao dán ban miêu để dán vào nơi định gây rộp.
Ngộ độc cho sâu ban miêu. Do việc sử dụng tự động sâu ban miêu trong nhân dân không đúng liều lượng nên đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc đáng tiếc cho nên ta cũng nên biết qua một số triệu trứng khi bị ngộ độc do sâu ban miêu.
Ngộ độc sâu ban miêu thường rất đau đớn và nặng, với những triệu trứng ở dạ dầy và ruột, rất đau đớn cuối cùng có những rối loạn về thần kinh hôn mê và chết trong vòng 24 giờ.
Người ta cho rằng với liều 3 đến 4g bột sâu ban miêu hoặc 20-30g cồn sâu ban miêu hoặc 0,02-0,03g canthardin đủ làm cho chết người, nhưng ngươi ta cũng nhận thấy có nhiều trường hợp ngộ độc do dùng liều thấp hơn các liều trên rất nhiều.
BÁN BIÊN LIÊN
Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục.
Tên Việt Nam: Cây lô biên, Lỗ bình tàu.
Tên Hán Việt khác: Cấp giải sách (Trung Quốc Dược Học Ddaị Từ Điển).
Tên khoa học: Lobelia chinensis lour (Lobelia radicans Thunb).
Họ khoa học: Lobeliaceae.
Tên gọi: Cánh hoa rời thành 5 cánh, lệch sang một bên như dạng hoa sen, nên gọi là Ban biên liên.
Mô tả: Cỏ sống hàng năm, thân 3 góc hoặc gần như có cánh, mọc đứng hay nằm, có khi bén rễ, lá mọc cách, gần như không cuống, lá trên rất nhỏ. Hoa đơn độc ở kẽ lá, cuống hoa hình sợi chỉ, 5 lá đài hàn liền với bầu. Tràng màu tím màu lam hay màu trắng, ống trẻ về phía trước đến tận gốc 5 nhị liền nhau ở phía ngọn, bao phấn mang lông hình vẩy tạo thành một cái vòng xung quanh đều nhụy, bầu hai ô đựng nhiều noãn, đầu nhụy chia làm 2 môi. Quả nang hạt 3 góc bóng nhoáng.
Phân biệt: Ở vùng núi cao và lạnh Việt Nam như Sa Pa, Mù Cang, Chải (Hoàng liên sơn) có cây Bả thuốc (Lobelia pyramidalis Wall.) cùng họ với cây trên. Cây thảo sống dai, cao từ 1-1,5m, có nhựa mủ, lá hình mác dẹp, mọc so le, mép lá có khía răng nhỏ. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá và ngọn thân. Quả hình cầm mang nhiều quả hình thận, Cây này cũng có chất độc là Lobelin. Kinh nghiệm của dân gian dùng nhựa mủ của cây này chữa mụn nhọt, sưng tấy, cấn phải cẩn thận khi dùng.
Địa lý: Cây thường mọc ở ruộng và trên những bãi cỏ ở Việt Nam (Hà Bắc, Đông triều, Huế...).
Phần dùng làm thuốc: Toàn cây tươi.
Tính vị: Vị ngọt nhạt cay, tính hơi lạnh, bình, có độc.
Tác dụng : Thanh nhiệt, giải độc (Đặc hiệu giải độc rắn), đồng thời còn có tác dụng lợi tiểu tiêu sưng.
Chủ trị: trị vết thương rắn độc cắn, viêm gan, xơ gan, bụng trướng như trống, phù thủng do viêm thận, viêm họng, viêm ruột, tiêu chảy, viêm ruột thừa, đinh nhọc lở loét làm độc, sốt lâu không lui...
Liều dùng: Dùng từ 15-30g. Tươi từ 30-120g.
Cách dùng: Rắn cắn đâm lấy nước cốt uống, còn bả đắp quanh đó. Trị suyễn, sốt rét dùng với Hùng hoàng mỗi thứ 6g đâm nát như bùn đựng trong chén chờ khi màu xanh làm viên bằng hạt ngô đồng lần uống 10 viên lúc đói.
Ngộ độc: Ăn nhiều gây chảy nước dãi, sợ hãi, đau đầu, tiêu chảy, Huyết áp cao, rối loạn mạch, nặng thì co giật, cuối cùng chết vì liệt trung khu hô hấp, nếu nhẹ thì cho thuốc chấn tĩnh, châm Nhân trung, Hợp cốc, Dũng tuyền. Nặng thì xử lý bằng y học hiện đại. Kinh nghiệm dân gian cho uống nước sắc Cam thảo hoặc nước ép gừng tươi để giải độc.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị côn trùng độc như rắn, rết, bọ cạp, ong chích, đồng thời có tác dụng trong viêm họng, viêm tai giữa nhọt đinh không ra mủ: Bán biên liên (tươi) 4 lượng, đâm nát trộn rượu hoặc nước nóng khuấy uống làm thế nào cho ra mồ hôi mỗi ngày một lần, nặng thì hai lần. Bên ngoài dùng tươi toàn cây đâm nát như bùn trộn với một tý muối ăn đắp quanh nơi đau sưng, hoặc dùng cây tươi sắc uống, còn bả đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung thư ung nhọt, các vết thương do côn trùng như bọ cạp, rắn, cua cắn: Bán biên liên đâm tươi đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm tai giữa cấp tính: Bán biên liên tươi, giã lấy nước cốt, thêm ít rượu nóng nhỏ vào lỗ tai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung nhọt: Bán biên liên tươi thêm ít muối ăn, giã nát đắp ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xơ gan, bụng trướng nước: Bán biên liên 30g, Mã tiền thảo 15g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vàng da, phù thủng thuộc dương tính, thực chứng, tiểu khó: Bán biên liên, Bạch mao căn đều 30g, trộn với đường cát, uống ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Cầm máu hạ huyết áp, sốt rét, trị ho suyễn và đau thắt lưng: Bán biên liên, Bạch mao căn đều 30g, trộn với đường cát, uống ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
BẢN CHI LIÊN
Tên khác:
Vị thuốc Bán liên chi còn gọi Nha loát thảo, Tinh dầu thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách),Hoàng cầm râu
Tên khoa học:
Scutellaria barbata don = Scutallaria rivulars Wall. Họ Labiatae.
Mô tả:
Cỏ đa niên thân 4 góc, bò ở gốc, mảnh ở ngọn, cao 0,15-0,20m. Lá mọc đối, lá trên không cuống, lá dưới có cuống mảnh, phiến lá hình trứng hẹp đến hình mũi mác, dài 1-2cm, toàn mép môi trên mang một cái khiên rụng sớm, môi dưới tồn tại. Tràng màu xanh 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới tròn, 4 nhị không thò ra ngoài. Ra hoa vào mùa xuân. thường sống ở hai bên bờ ruộng, rãnh nước, nơi ẩm thấp gần nước. Có ở miền bắc nước ta.
Phần dùng làm thuốc: Dùng toàn cây.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa xuân hạ, rửa sạch phơi nắng cất dùng.
Tính vị:
Vị hơi đắng, tính mát.
Tác dụng sinh lý:
Thanh nhiệt, giải độc, trị ung thư (Cancer), tiêu viêm giảm đau.
Chủ trị:
Dùng để kháng ung thư, có hiệu quả cải thiện chứng trạng ung thư. Trị viêm ruột thừa viêm gan, xơ gan cổ trướng, rắn trùng thú độc cắn, chấn thương.
NHUNG HƯƠU
Tên khác:
Vị thuốc Nhung hươu còn gọi Ban long châu (Đạm Liêu Phương), Hoàng mao nhung, Huyết nhung, Quan lộc nhung (Đông Dược Học Thiết Yếu),
Tác dụng chủ trị:
+ Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).
+ Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).
+ Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).
+Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ... Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).
+ Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn: Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nước cơm (Hắc Hoàn - Tế Sinh Phương).
+ Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu: Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40g. Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm(Nhung Phụ Thang - Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống: Lộc nhung 20-40g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu - Phổ Tế Phương).
+ Trị Thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dương, Di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù: Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làm thành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn - Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinhdo dương hỏa suy: Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phụ nữ bị băng lậu: Lộc nhung 1g, A giao, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị liệt dương, tiểu nhiều: Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
Lộc nhung không cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ, hòa uống riêng từ 1,2 - 4g.
Kiêng kỵ:
+ Bỗng nhiên bị tê dại, không dùng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Thận hư có hỏa: không nên dùng. Thượng tiêu có đờm nhiệt hoặc Vị (dạ dầy) có hỏa: không dùng. Phàm thổ huyết, hạ huyết, âm hư hỏa tích: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Người âm hư hỏa vượng: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong người có thực nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
BÀNG
quang lang, choambok barangparrcang prang, badamier
Tên khoa học là Terminaliacatappa.
Thuộc họ bàng Combretaceae.
A. Mô tả cây
Bàng là một cây to, có thể cao tới 25m, cành mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài 15-20cm, trên cán bông có lông. Quả hình bầu dục, nhẵ dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4cm, rộng 3cm, dày 15mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Mùa quả tháng 8-10.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bàng được trồng khắp nơi làm cây bóng mát. Người ta cho rằng cây bàng vốn không có ở nước ta, mà di thực từ đảo Moluques vào.
Người ta thường dùng lá, vỏ và hạt. Về mặt nguyên liệu cho dầu thì năng suất bàng thấp vì việc tách nhân bàng ra vất vả. Từ 100g hạch khô chỉ tách được 23g nhân.
C.Thành phần hoá học
Lá và vỏ cây chứa tamin vỏ thân chứa từ 25-35% taminpyrogalic và tamin catechic. Vỏ cành chứa 11% tamin.
Nhân hạt chứa 50% dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vì dễ chịu, giống như dầu hạnh nhân, ăn được. Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5% dầu béo, việc tách nhận đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra.
D. Công dụng và liều dùng
Tại một số vùng nhân dân dùng vỏ bàng sắc uống chữa lị, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương.
Lá còn dùng sắc uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.
Hạt dùng chữa ỉa ra máu, có thể dùng hạt ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.
LƯỜI ƯƠI
Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, dang rang si phlè, som vang, an nam tử, đại đồng quả, đại phát, tam bayang.
Tên khoa học Sterculia lychonophora Hnce.
Thuộc Trôm Sterculiaceae.
A. Mô tả cây
Lười ươi là một cây to, cao 30-40m, thân có thể cao 10-20m mà chưa phân nhánh, đường kính thanh 0.8-1m. Lá đơn, nguyên hay xẻ thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới nâu hay ánh bạc, dàu 18-45m, rộng 18-24cm, cuống dài. Hoa nhỏ, không cuống, họp từng 3-5 thành chùy ở đầu cành. Mỗi hoa cho 1-2 quả đại, dạng lá, hình trứng hay hình giống như đèn treo, do đó có tên lychophor, dài 12-16cm, rộng 4-5cm ở phần rộng nhất của phía dưới quả. Màu đỏ hay màu nhạt, mặt trong ánh bạc, với 4-5 đường gân nổi rõ. Một hại dài 2.5cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm. Thịt quả gồm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dầy mẫm, gồm những tế bào họp thành chuỗi chứa chất nhầy, lớp trong nhẵn và màu trắng nhạt. Lá xuất hiện vào tháng 3-4 và rụng vào tháng 1, hoa xuất hiện vào tháng 3-4 trước khi lá phát triển. Quả xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và mở ra trước khi hạt chín. Khi chín quả đại tách ra, hạt còn lại thường nhầm là quả, có hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Lười ươi chỉ mới thấy phân bố và được sử dụng khai thác ở miền nam nước ta tại những vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Bình Thuận... Ngoài ra còn thấy ở Cămpuchia, Thái Lan, các đảo thuốc Malaixya
Vào tháng 4-5, người ta thu hoạch hạt, phơi hay sấy khô. Hạt hình trứng dài 2.5-3.5cm, rộng 1.2-2.5cm, màu nâu đỏ nhạt, trên mặt nhăn nheo, nổi trên nước, nhưng khi ngâm với nước thì sau một thời gian nở rất to, gấp 8-10 lần thể tích của hạt, thành một chất nhầy màu nâu nhạt, vị hơi chát, mát, do đó Châu Âu gọi là Hạt nở
Hạt được khai thác rất nhiều ở miền Nam để dùng tại chỗ và xuất khẩu.
C.Thành phần hoá học
Hạt lười ười gồm hai phần: Phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm khoảng 65%. Trong nhân có chất béo, tinh bột và chất đắng. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tamin.
Phần đường trong hạt gồm chủ yếu galactoza, pentoza và arabinoza.
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy màu cam.
Hiện nay công dụng chủ yếu của vị thuốc này là mát và nhuận. Chỉ cần 4-5 hạt vào một lít nước là đủ có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường vào mà uống trong trường hợp ho khan không đờm, cổ họng sưng đau, viêm đường tiết niệu ngày dùng 2-5 hạt, cho vào cốc nước nóng, chờ một lúc cho hạt nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt chia nhiều lần uồng trong ngày.
SĂNG LẺ
Còn gọi là bằng lang, bằng lăng (Miền nam), kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên), thao lao, truol (Rađê, Tây Nguyên).
Tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz
Thuộc họ Tử vi Lythraceae,
Tên săng lẻ cũng như bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như bằng lăng ổi, bằng lăng chèo (vì gỗ đẻ làm bơi chèo), bằng lăng tía (hoa màu tía), bằng lăng trắng (hoa màu trắng)... Tên Lagerstriemia do Carl von Linné đặt cho từ năm 1759 để nhớ tới người bạn thân của mình, một công chức người Thuỵ Điển có tên Magnus Lagerstroem sinh năm 1691 ở Stettin và chết năm 1759 ở Gotterburg.
A. Mô tả cây
Cây gỗ cao 30-35m, thân gỗ có đường kính 40-80cm, cành mảnh khảnh, có lông mềm màu hung, lông hình sao, có ở ngọn, sau nhẵn và hình trụ. Lá mũi mác, thuôn dài, hẹp dần, tù ở gốc, dài 7-14cm, rộng 20-50mm dai, lúc đầu có lông hình sao, sau không lông ở phía trên, có nhiều lông mềm hơn ở mặt dưới, gân phụ 10-13 đôi. Cụm hoa mọc ở đỉnh với 6-9 hoa, nụ hình nón hay trái xoan, đài hình chuông, rất nhiều lông mềm, 6 thuỳ hình ba cạnh, cánh hoa 6, hình mắt chim, nhị có nhiều gần bằng nhau, nhị bầu xù xì có 5-6 ô, quả nang hình trứng dài 12mm, tut vào trong dài tới 1/3.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang dại hầu như ở khắp nước ta nhưng nhiều nhất ở Thanh Hoá, Nghệ Anm Hà Tĩnhm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc.
Còn thấy mọc ở Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ.
Chủ yếu là lấy gỗ loại gỗ hồng sắc. Nhân dân miền Nam thường dùng vỏ thân và lá dùng làm thuốc chữa bỏng, lỵ.
C. Thành phần hoá học
Hoàng Như Mai (1983) đã phân tích thấy:
Trong vỏ thân có ancaloit, flaconoit, axit hữu cơ, taminm saponinm cumarin và sterol. Trong đó tamin catechic và gallic chiếm 30,5% chủ yêu là biểu thị bằng axit malic 4,22%, tổng số đường 14,2% trong đó đường khử 13,2%, saccaroza 0,95%, chất nhầy 2,76%, gôm 3%, pectin 2,81%.
Trong lá và hoa cũng có những chất như trong vỏ thân nhưng với tỷ lệ thấp hơn: Tamin catechic và gallic 5,42% trong đó tamin catechic chiếm 76%, tamin gallic 24%, axit hữu cơ 2,83%, đường 5,8% trong đó đường khử 5,22%, saccaroza 0,57%, chỉ số bọt dưới 100, nhưng gôm chất nhầy cao hơn trong vỏ thân. Chất nhầy 3,25%, gôm 3,7%, pectin 6,51%.
D. Tác dụng dược lý.
Cũng Hoàng Như Mai đã theo dõi thí nghiêm tác dụng kháng khuẩn của nước sá vỏ thân 3:1, lá và hoa 2:1 in vitro đối với nhiều nòi vi khuẩn hay gặp trên vết thương và gây bệnh đường ruột(Staphylococcus aurueus209P, Proteus vulgaris Proteus, aeruginosa, Shigella typhi, B.subtilis)đều thấy có tác dụng kháng khuẩn với mức độ khác nhau. Thí nghiệm còn cho thấy tamin trong săng lể là một trong các thành phần có tác dụng kháng khuẩn của cây.
Tác dụng thể hiện trên nhiều nòi vi khuẩn đã kháng các kháng sinh thông thường (penixilin, sreptomyxin, tetracyclin) trong đó cóStaphyllococcus aureus. So với một vài dược liệu khác (muồng trâu, chút chít, bạch hạc, nhựa chuối tiêu, trầu không) săng lẻ có tác dụng kháng khuẩn tương đối mạnh, nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh vật phát triển tương đối thấp.
Săng lẻ còn có tác dụng đối với một số nấm gây bệnh ngoài da hay gặp (Candida albicans, Trichophyton rubrum, Trichophyton gypseum, Epidermophyton inguinale)so sánh vơi một vài dược liệu thường được dùng trong nhân dân để chữa hắc lào, săng lẻ có tác dụng mạnh hơn.
Những thí nghiệm còn cho kết luận rằng những hoạt chất kháng khuẩn của săng lẻ hoà tan tròn nước và chịu được nhiệt đun sôi tròn 2-3 giờ.
Cao lỏng săng lẻ 2:1 có tác dụng ức chế phản ứng viêm do kaolin trên chân chuột, LD50 của vỏ săng lẻ là 60g/kg.
Thí nghiệp thử độc tính bán cấp và trường diễn không thấy có ảnh hưởng gì đặc biệt.
Thử tác dụng điều trị bỏng thực nghiệm của săng lẻ cho thấy cao lỏng vỏ săng lẻ 3:1 tạo thành một màng mỏng chóng khô ở chỗ bôi, bản thân săng lẻ lại có tác dụng kháng khuẩn nên hạn chế được rõ so với lô đối chứng nhưng cao săng lẻ giúp cho quá trình liền sẹo nhanh và tôt hơn, không có trường hợp nào phát hiện thấy có sẹo xấu, lồi hoặc co.
E. Công dụng và liều dùng
Theo kinh nghiệm nhân dân, săng lẻ được áp dụng chữa bệnh nấm ngoài da (dùng cồn săng lẻ 30%) bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần, kết quả thu được rõ hơn là dùng cồn chút chít và bạch hạc.
Điều trị lỵ trực khuẩn. Ngày uống từ 10-15 viên, mỗi viên tương đương với 1,5g dược liệu khô. Thời gian hết khuẩn Shigilla ngắn hơn so với dùng cloroxit hay ganidan. Thời gian điều trị 10-15 ngày. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi dùng với liều 3-6 viên/ngày. Dùng liền 5-7 ngày.
Điều trị bỏng: Dùng cao lỏng săng lẻ hâm nóng thì tạo thành màng tốt dai bóng bám chắc vết thương nhưng vẫn gây xót. Nếu dùng bột săng lẻ thì dễ nứt nẻ, bột bám không chắc bằng cao.
HÀN THE
Tên khoa học Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.
Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae Papilionaceae.
A. Mô tả cây
Cây mọc bò rất nhỏ, phân cành từ gốc, cành trải ra mặt đất. Lá gồm ba lá chét, lá chét hình trái xoan ngược, mặt trên nhẵn, mặt dưới màu nhạt, lá kèm hình trái xoan nhọn, có nhiều vân. Cụm hoa ở nách, ít hoa, không cuống. Hoa nhỏ màu tím hồng. Quả thuôn không cuống, có 4-5 đốt, mỗi đốt chứa một hạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, ven bờ ruộng ở khắp nước ta, Còn thấy ở nước nhiệt đới vùng đông nam á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi khô. Mùa thu hái gần như quanh năm.
C.Thành phần hoá học
Chưa có tài liệu nghiên cứu
D. Công dụng và liều dùng
Trong nhân dân, hàn the được dùng làm thuốc uống trong chữa sốt nóng, ho có đờm. Dùng ngoài giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Dùng trong ngày uống 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Dùng ngoài không kể liều lượng.
BÀN LONG SÂM
Còn có tên gọi là sâm cuốn chiếu, thao thảo, mễ dương sâm,.
Tên khoa họcSpiranthes sinensis(Pers) Ames, (Spiranthes australisLindl)
Thuộc họ lanOrchidaceae.
Ta dùng toàn cây cả rễ của cây bàn long sâm.
A. Mô tả cây
Loại cỏ sống lâu năm. Thân rễ ngắn, có những rễ củ mẫm mọc toả ra từ gốc. Thân nhỏ nhưng dài, cao tới 15-45cm. Lá mọc từ gốc, hình lưỡi mác dẹp và dài, dài ngắn không đều nhau, dài nhất có thể lên tới 15cm. Những là phía trên thường thoái hoá, chỉ còn như bẹ ôm lấy thân. Hoa trên mọc thành bông, xoắn ốc, dài 5-10cm màu trắng phớt hồng hoặc đỏ. Quả hơi hình trứng có lông mịn, Mùa hoa vào mùa hè.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc ở khắp những đồng cỏ miền núi ở Việt Nam. Có mọc cả ở Trung Quốc, Châu Úc.
Mùa thu đào cả cây lấy rễ phơi khô mà dùng
C. Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu
D. Tác dụng dược lý
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
E. Công dụng và liều dùng
Chưa được phổ cập lăm. Nhưng những nơi quen dùng coi là một vị thuốc bổ như sâm. Dùng trong những trường hợp cơ thể suy nhược, thổ huyết, bệnh về thận.
Theo kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc dùng trong trường hợp không muốn ăn uống, miệng đầy dãi, nói năng khó, thở khó v.v...
LINH DƯƠNG GIÁC
Tên khác:
Vị thuốc Linh dương giác Cửu Vĩ Dương Giác, Thô Giác, Thô Dương Giác (Bản Thảo Cương Mục), Hàm Giác (Sơn Hải Kinh), Ma Linh Dương, Nậu Giác, Ngoan Dương Giác, Bàng Linh Dương, Cửu Vĩ Dương (Hòa Hán Dược Khảo), Sừng Dê Rừng (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng:
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, giải độc hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, minh mục, tán huyết, giải độc (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, trấn kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+Trị sốt cao, kinh giật, hôn mê, kinh quyết, sản giật, điên cuồng, đầu đau, chóng mặt, mắt sưng đỏ đau, ôn độc phát ban, ung nhọt (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Trị sốt cao, co giật, kinh phong, động kinh, mắt sưng đỏ đau, gân thịt máy động (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+Không phải ôn dịch nhiệt độc và Can không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 0,1-0, 2g dưới dạng bột; 2-4g dưới dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ngăn nghẹn không thông: Linh dương giác, tán nhuyễn, uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị sản hậu phiền muộn, mồ hôi chảy ra: Linh dương giác, đốt, uống với nước (Thiên Kim Phương).
+ Trị Tâm Phế có phong nhiệt bốc lên mắt gây nên mộng mắt: Linh dương giác, Hoàng cầm (bỏ lõi đen), Sài hồ, Thiên ma đều 1,2g, Cam thảo sống 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước còn 1 chén, uống sau bữa ăn (Linh Dương Giác Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị huyết lâm, tiểu ra máu, nhiệt kết gây nên tiểu buốt: Chi tử nhân 40g, Đại hoàng (sao) 20g, Đại thanh 20g, Đông quỳ tử (sao) 40g, Hồng lam hoa (sao) 20g, Linh dương giác 40g, Lý tử 20g, Thanh tương tử 20g. Trộn đều. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống ấm (Linh Dương Giác Ẩm – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị mắt có màng, mắt mờ, mắt nhìn thấy vật như ruồi bay: Địa cốt bì 40g, Huyền sâm 40g, Khương hoạt 40g, Linh dương giác 40g, Nhân sâm 40g, Xa tiền tử 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống ấm (Linh Dương Giác Ẩm – Thế Y Đắc Hiệu).
+ Tri đi tiêu phân đen như gan gà, khát: Linh dương giác 45g, Hoàng liên 60g, Hoàng bá(bỏ vỏ đen) 45g. Tán nhuyễn,trộnvới mật làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50-60 viên với nước trà pha dấm (Linh Dương Giác Hoàn – Thế y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị sản hậu ác huyết xông lên gây ra phiền muộn hoặc trong bụng cứ đau mãi: dùng Linh dương giác, đốt tồn tính, hòa rượu uống, rất hay (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị trúng phong, tâm phiền, hoảng hốt, trong bụng đau muốn chết: Linh dương giác tiêm, sao sơ, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm (Dị Giản Phổ Tế Lương Phương).
+ Trị mắt sưng đỏ, mắt đau: Cát cánh 4g, Chi tử (sao) 4g, Hắc sâm 4g, Hoàng cầm 4g, Linh dương giác 6g, Sài hồ 4g, Sung úy tử 8g, Tri mẫu 4g, Sắc uống (Linh Dương Ẩm – Y Tông Kim Giám).
+ Trị chứng đầu đau do phong: Bạc hà, Liên kiều, Linh dương giác, Mẫu đơn bì, Ngưu bàng tử, Tang diệp. Sắc uống (Linh Dương Thang – Y Thuần Thặng Nghĩa).
+ Trị co giật, uốn cong người kèm Can phong trong ôn bệnh: Linh dương giác, Câu đằng, sắc uống (Trung Dược Học).
+ Trị kinh giật do Can âm hư: Linh dương giác, Tang ký sinh, Long cốt, Mẫu lệ, sắc uống (Trung Dược Học).
+ Trị động kinh: Linh dương giác, Cương tằm, Câu đằng, Đảng sâm đều 1,5g, Thiên ma, Cam thảo đều 1g, Toàn yết 0,7g, Ngô công 0,3g. Tán bột, mỗi lần uống 1g, ngày 2-3 lần (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1981 (11): 522).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Cornu Antelopis. Họ Trâu Bò (Bovidae).
Mô Tả:
Dê rừng là tên gọi nhiều loài khác nhau: con Nguyên Linh (Gazella gutturosa), con Tạng Linh (Pantholops hodgsoni) con Ban Linh hoặc Thanh Dương (Naemorhedus goral)v.v.. Sống thành từng bày ở miền rừng núi Việt Nam, có nhiều ở các núi đá vôi đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Thu hái, Sơ chế:
Thu hoạch quanh năm. Khi săn bắn được, cưa lấy sừng, để dành dùng.
Bộ phận dùng:
Sừng (Cornu Antelopis). Chọn thứ nào đen, xanh, sừng đen là tốt.
Mô tả dược liệu:
Linh dương giác hình chùy tròn, dài 20-40cm, hình cong, đặc biệt ngọn sừng vênh ra ngoài, đường kính phía bên dưới khoảng 4cm. Toàn sừng mầu trắng hoặc trắng ngà, trừ phần đầu. Có khoảng 10-20 đốt nổi cao thành vòng quấn chung quanh. Cầm vào tay có cảm giác dễ chịu. Sừng non trông suốt qua có tia máu hoặc mầu đen tím, không có vết nứt. Sừng gìa có vết nứt dọc, không có đầu đen. Nửa sừng bên dưới ở trong có nút xương, gọi là ‘Linh dương tắc’, nút hình tròn, mặt ngoài có vết lồi ra đúng với rãnh ở mặt trong sừng. Mặt cắt ra trong chỗ giáp nhau có răng cưa không đều, rút cái nút ra thì nửa sừng bên dưới là cái ống, bên trong rỗng, có lỗ nhỏ, thông đến ngọn, gọi là ‘Thông thiên nhãn’. Đưa ra ánh sáng thì trong suốt, đó là đặc trưng chủ yếu của sừng. Chất cứng, không mùi, vị nhạt.
Loại non, trắng, bóng nhẵn, trong có tia máu không có vết nứt là tốt. Chất gìa, mầu trắng vàng, cod vết nứt là kém.
Bào chế:
+ Lấy Linh dương giác chẻ ra, ngâm trong nước, vớt ra, bỏ gân, bào mỏng, phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Dùng dũa hoặc là mài mòn để lấy bột tán ra thật nhuyễn thì uống khỏi hại dạ dày (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Mài lấy bột, hòa uống hoặc cắt phiến sắc uống hoặc mài lấy nước cốt, hòa uống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Thành phần hóa học:
+Trong Linh dương giác có Calcium Phosphate, Kerratin (Trung Dược Học).
+Trong sừng dê rừng có Calci Phosphat, Keratin, Chất hữu cơ... (Dược Liệu Việt Nam).
+ Keratin (Nam Kinh Dược Học Viện(Trung Thảo Dược Học), q 1. Nam Kinh: Giang Tô Khoa Học Chi Thuật Xuất Bản 1980: 1475).
+ Lysine, Serine, Glutamic acid, Phenylalanine, Leucine, Aspartic acid, Tyrosine, (Từ Liên Anh, Trung Thành Dược 1988 (12): 32).
+ Lecithine, Cephalin, Sphingomyelin, Phosphatidylserine, Phosphaatidylinositol (Giang Bội Phân, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (6): 27).
Tác dụng dược lý
+Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: nước sắc Linh dương giác ức chế hệ thần kinh trungương, biểuhiện bằng hạ hoạt động của thần kinh hướng vận động ở chuột nhắt cũng như giảm thời gian tác dụng của Barbiturates. Thuốc cũng ức chế cảm giác đối với Strychnine và Caffeine. Hoạt chất này không gây gĩan cơ nhưng có 1 số đặc tính gây tê (Trung Dược Học).
+Tác dụng đối với điều hòa nhiệt độ: nước sắc Linh dương giác làm hạ nhiệt độ đối với thỏ gây sốt bằng cách tiêm chế phẩm thương hàn hoặc phó thương hàn. Hiệu quả này bắt đầu trong vòng 2 giờ và kéo dài hơn 6 giờ (Trung Dược Học).
+Tác dụng chuyển hóa: nước sắc Linh dương giác làm tăng sức đề kháng đối với việc oxy giảm ở súc vật (Trung Dược Học).
+ Giáng áp: Nước sắc Linh dương giác thínghiệmtrên động vật thấy có tác dụng giáng áp (Trần Trương Viên, Trung Thành Dược 1990, 12 (11): 27).
Độc tính:
Linh dương giác có độc tính thấp: cho chuột nhắt uống liều 2g/kg mỗi ngày, liên tục 7 ngày, thấy thể trọng tăng, ăn uống, hoạt động tự do, cho thấy có biến đổi ít (Brekhman I I và cộng sự. FarMaKOp p ToKcNKop, 1971, 34 (1): 36).
Tính vị:
+ Vị mặn, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị đắng, tính hơi hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+Vị mặn, tính hàn (Trung Dược Học).
+Vị mặn, tính hàn (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Vị mặn, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Thuộc mộc, vào kinh Quyết âm (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh thủ Thâí âm, thủ Thiếu âm, túc Quyết âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, túc Thái dương Bàng quang (Bản Thảo Tam Gia Hợp Chú).
+Vào kinh Can, Tâm (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Tâm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Vào kinh Can, Tâm, Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ “Thỏ ty tử làm sứ cho Linh dương giác” (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ “Linh dương giác thuộc hành Mộc, cho nên nó vào Can cũng dễ, vì những gì đồng khí thì dễ tìm đến nhau. Can khai khiếu ở mắt, khi phát bệnh, mắt có khi có mộng thì Linh dương giác đều chữa được. Can chủ về phong, thuộc vào Can là cân, khi phát bệnh trẻ nhỏ thường bị kinh giản, phụ nữ có thai thì bị động kinh, Linh dương giác đều chữa được cả. Hồn là thần của Can, khi phát bệnh thì kinh sợ không yên, phiền muộn, mê sảng, dùng Linh dương giác có thể làm cho yên được. Huyết là vật chứa của Can, khi phát bệnh ứ tắc, đọng trệ, sinh ra ghẻ chóc, mụn nhọt, kiết lỵ: Linh dương giác có thể làm cho tan ra. Nói tóm lại, Linh dương giác là vị thuốc chuyên chữa về các bệnh của Can (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ “Linh dương ngủ đêm thường treo sừng lên cây mà ngủ, vì vậy, khi dùng chọn thấy thứ nào bóng mà nhọn nhỏ và có dấu mòn, cầm để vào tai nghe thấy hơi có tiếng u u là thứ thật (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ “Sơn dương giác có vị mặn, tính hàn và có đặc tính giống như Linh dương giác nhưng yếu hơn. Sơn dương giác có thể dùng thay thế Linh dương giác với liều 9-15g. Tuy nhiên, phải nấu 30 phút trước khi cho vào thuốc sắc”(Trung Dược Học).
+ “Thanh nhiệt hoặc giải nhiệt độc thì Linh dương giác không mạnh bằng Tê giác, ngược lại, Linh dương giác lại có hiệu quả hơn trong việc gĩan cơ và trừ phong. Trong những trường hợp hôn mê, sốt cao co giật, Linh dương giác và Tê giác thường được dùng chung” (Trung Dược Học).
+ “Sừng con Linh dương phần nhiều là 2 sừng, có màu vàng thẫm, hơi nhẵn bóng, đỉnh sừng hơi cong, có các khớp hình trôn ốc, rất cứng, dao cắt không vào được” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Linh dương giác và Tê giác đều có vị mặn, tính hàn. Cả 2 đều có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trấn kinh. Linh dương giác thiên về Can kinh, vào khí huyết, công dụng chủ yếu là thanh Can, khứ phong, trấn kinh, thiên về Can. Tê giác vị đắng, thiên về Tâm kinh, chạy vào phần huyết, chuyên thanh Tâm, lương huyết, tán ứ, công dụng thiên về Tâm và huyết” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ “Linh dương giác dùng vào các bệnh mụn nhọt thì không bằng Têgiácnhưng nó lại có công dụng thanh Can, minh mục, trị mắt đỏ, có ghèn” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê)
BỤNG BÁNG
Còn gọi là báng, cây đoác, palmier và sucre.
Tên khoa học Arenga saccharifera Labill.
Thuộc họ cau arcaceae
A. Mô tả cây
Báng hay bụng báng là một cây có thân cột cao từ 7-10m, đường kính tới 30cm, trên phủ những bó sợi to đen giống như cước do cuống lá bị giữa ra, còn lại. Lá sẻ lông chim to dài 6-7cm, cuống lá to dài, mặt trên lá màu lục, mặt dưới trắng nhạt. Bông mo dài 90-120cm, phân nhánh nhiều, rũ xuống. Hoa đực có đến 70-80 nhị, hoa cái có 3 lá đài, còn lại ở quả. Quả hình cầu to bằng quả táo màu vàng nâu nhạt, khi chín đỉnh lõm xuống, có ba hạt hình trứng,hơi ba cạnh, màu xám nâu, dài 25mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng ở những chân núi hay vùng núi ẩm tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn... và một số tỉnh miền núi. Còn mọc hoang ở nhiều nước khác thuộc nhiệt đới Á Châu.
Nhân dân vùng núi thường trồng để ngả cây khi cây bắt đầu ra hoa rồi lấy từ ruột thân một thứ tinh bột màu nâu hồng nhạt, lấy phần ruột của thân cây, giã nhỏ, lọc lấy tinh bột rồi phơi hay sấy khô. Một cây có thể cho từ 20-100kg tinh bột. Tại các chợ người ta bán với tên bột báng. Soi kính hiển vi, bột báng là những hạt tròn, rốn ở cạnh, hình sao ay hình vết rách có nhánh. Tại nhiều nước khác vùng đông nam á và nam châu á cũng khai thác loại tinh bột này từ ruột thân nhiều loài tương tự như cây báng.
Khi cây bắt đầu có quả người ra cắt bông mo hoa đực và cái, được một thứ nước rất ngọt chảy ra. Nước này có thể thêm mem để cất rượu hoặc cô đặc thêm vôi được một thứ đwowngf.
Những hạt luộc chín được ăn với tên hạt đoác.
Những sợi còn lại trong thân có thể dùng làm chỉ khâu hau bện làm thừng, dây. Những sợi nhỏ mịn có thể làm bùi nhùi.
C.Thành phần hoá học
Trong một thân cây báng có nhiều tinh bột trong nước chảy từ bông mo có chứa nhiều đường sacaroza.
D. Công dụng và liều dùng
Bột báng được dùng làm thực phẩm.
Nước ở bông mo được dùng làm nguyên kiêu chế đường, rượu.
Ngoài ra thân cây báng còn được dùng làm thuốc, chữa sốt, lợi tiểu.
Ngày dùng 30-50g thân cây dưới dạng thuốc sắc.
TRÂN CHÂU
Còn có tên là ngọc trai, bạng châu.
Trân châu là hạt ngọc trong nhiều loài trai như con trai Pteria martensii Dunker, thuộc họ trân châu.
A. Mô tả
Trai là một động vật thân mềm sống ở dưới nước, ngoài thân có bọc 2 vỏ cứng. Vỏ có thể mở ra, khép lại tùy theo con trai, thường khi nguy hiểm thì đóng lại và kiếm ăn thì mở ra. Nếu một vi sinh vật hay hạt sỏi hạt cát lọt vào thân con trai, dị vật đó sẽ kích thích lớp niêm mạc ngoài và bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật và trở thành ngọc trai hay chân châu.
Trân châu nhỏ có thể bằng hạt cải, to có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô. Chất cứng, rắn, óng ánh, nhiều màu sắc trông rất đẹp, vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm đồ trang sức rất quý.
Ngoài ra, còn một loại trân châu mẫu Concha Pteriae. Trân châu mẫu là những hạt sần sùi nổi lên trong cứng của con trai, do vỏ con trai bị kích thích tạo nên, nhưng vẫn dính vào vỏ trai. Trân châu mẫu cũng dùng như trân châu nhưng không quí bằng.
Có loại trai cho ngọc sống ở nước mặn cho trân chuâ quý hơn. Có loại trai cho ngọc sống ở nước ngọt cho thứ trân châu gọi là bạng bối kém hơn
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Việt Nam tacos loại trân châu ở vùng bể thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ta bắt đầu nghiên cứu nuôi trai lấy trân châu.
C.Thành phần hoá học
Hoạt chất chưa rõ. Trong trân châu có caxicacbonat, chất hữu cơ.
D. Công dụng và liều dùng
Còn dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc trấn tĩnh, chữa sung huyết ở trên đầu và mặt, buốt đầu không ngủ, viêm niêm mạc miệng. Dùng ngoài điểm vào mắt để tan màng mộng. Vì vị thuốc này rất cứng khi dùng phải mài cho nhỏ mịn. Ngày dùng 0.30-060g.
Theo tài liệu cổ trân châu có vị ngọt mặn, tính hàn, vào hai kinh tâm và can. Có tác dụng làm thanh nhiệt, ích âm, trấn tâm, an thần, trừ đờm định quý, sáng mắt, giải độc. Dùng chữa phiền nhiệt, tiêu khát, giật mình, họng đau, mắt đỏ, có màng mộng. Không trực hỏa, tà nhiệt không được dùng
CÂY LẺ BẠN
sò huyết, tử vạn niên thanh, lẻ bạn.
Tên khoa Rhoeo discolor
Thuộc họ thài làiCmmelinaceae.
A. Mô tả cây
Cây sò huyết là một loại cỏ dai, cao tới 50cm, thân thô ngắn, hoặc không có thân lá mọc như ngói lợp, phiến lá dài 20-30cm, rộng 4-6cm, mép nguyên đầu nhọn, trông hơi mọng nước, mặt dưới màu tím sẫm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có tổng bao nhiêu màu tím nhạt trông giống hình con sò, do đó có tên là cây sò huyết. Mặt trong hoa bao màu xanh nhạt. Cụm hoa nhiều màu hoa trắng. Cuống cụm hoa mọng nước. Mùa hoa kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh vì cây tím đẹp, cụm hoa hình đặc biệt, màu dịu dàng đẹp mắt.
Ngoài ra, suốt mùa hoa người ta hái hoa phơi khô để làm thuốc. Nhưng nhiều người cho dùng tươi mới tốt.
C.Thành phần hoá học
Chưa có tài liệt nghiên cứu
D. Công dụng và liều dùng
Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc coi hoa sò huyết là một vị thuốc bổ, có tác dụng chữa các chứng ho ra máu, đi ngoài ra máu, các chứng chảy máu.
Ngày dùng 40-80g hoa tươi sắc uống hoặc vắt lấy nước mà uống.
Bài Thuốc Chữa Hở Van Tim: 1 Quả tim lợn và 100g Lá Lẻ Bạn.. Hấp ăn 7 ngày 7 Quả. 1 Liệu trình.
Vị thuốc phổ thông, cần chú ý nghiên cứu
BĂNG PHIẾN
Tên khoa học: Tribulus terestris L. hoặc Blumea balsamifera DC.
Bộ phận dùng: Tinh thể đã được chế biến.
Tính vị: Vị hăng cay, đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ và Phế.
Tác dụng: Khai khiếu và tỉnh thần. Thanh nhiệt và giảm đau.
Chủ trị: Trị trúng phong cấm khẩu, do động kinh, hôn mê kéo đờm.
- Bất tỉnh do sốt cao: Dùng Băng phiến với Xạ hương trong bài An Cung Ngưu Hoàng Hoàn.
- Sưng, đỏ và đau mắt: Dùng Băng phiến như thuốc nhỏ mắt.
- Đau Họng hoặc loét miệng: Dùng phối hợp Băng phiến với Natri borat và Cam thảo và Mang tiêu trong bài Băng Bằng Tán.
Liều dùng: 0,03 - 0,1g (dạng viên)
Chú ý: Thận trọng khi dùng Băng phiến cho phụ nữ có thai.
SĂNG LẺ
Còn gọi là bằng lang, bằng lăng (Miền nam), kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên), thao lao, truol (Rađê, Tây Nguyên).
Tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz
Thuộc họ Tử vi Lythraceae,
Tên săng lẻ cũng như bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như bằng lăng ổi, bằng lăng chèo (vì gỗ đẻ làm bơi chèo), bằng lăng tía (hoa màu tía), bằng lăng trắng (hoa màu trắng)... Tên Lagerstriemia do Carl von Linné đặt cho từ năm 1759 để nhớ tới người bạn thân của mình, một công chức người Thuỵ Điển có tên Magnus Lagerstroem sinh năm 1691 ở Stettin và chết năm 1759 ở Gotterburg.
A. Mô tả cây
Cây gỗ cao 30-35m, thân gỗ có đường kính 40-80cm, cành mảnh khảnh, có lông mềm màu hung, lông hình sao, có ở ngọn, sau nhẵn và hình trụ. Lá mũi mác, thuôn dài, hẹp dần, tù ở gốc, dài 7-14cm, rộng 20-50mm dai, lúc đầu có lông hình sao, sau không lông ở phía trên, có nhiều lông mềm hơn ở mặt dưới, gân phụ 10-13 đôi. Cụm hoa mọc ở đỉnh với 6-9 hoa, nụ hình nón hay trái xoan, đài hình chuông, rất nhiều lông mềm, 6 thuỳ hình ba cạnh, cánh hoa 6, hình mắt chim, nhị có nhiều gần bằng nhau, nhị bầu xù xì có 5-6 ô, quả nang hình trứng dài 12mm, tut vào trong dài tới 1/3.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang dại hầu như ở khắp nước ta nhưng nhiều nhất ở Thanh Hoá, Nghệ Anm Hà Tĩnhm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc.
Còn thấy mọc ở Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ.
Chủ yếu là lấy gỗ loại gỗ hồng sắc. Nhân dân miền Nam thường dùng vỏ thân và lá dùng làm thuốc chữa bỏng, lỵ.
C. Thành phần hoá học
Hoàng Như Mai (1983) đã phân tích thấy:
Trong vỏ thân có ancaloit, flaconoit, axit hữu cơ, taminm saponinm cumarin và sterol. Trong đó tamin catechic và gallic chiếm 30,5% chủ yêu là biểu thị bằng axit malic 4,22%, tổng số đường 14,2% trong đó đường khử 13,2%, saccaroza 0,95%, chất nhầy 2,76%, gôm 3%, pectin 2,81%.
Trong lá và hoa cũng có những chất như trong vỏ thân nhưng với tỷ lệ thấp hơn: Tamin catechic và gallic 5,42% trong đó tamin catechic chiếm 76%, tamin gallic 24%, axit hữu cơ 2,83%, đường 5,8% trong đó đường khử 5,22%, saccaroza 0,57%, chỉ số bọt dưới 100, nhưng gôm chất nhầy cao hơn trong vỏ thân. Chất nhầy 3,25%, gôm 3,7%, pectin 6,51%.
D. Tác dụng dược lý.
Cũng Hoàng Như Mai đã theo dõi thí nghiêm tác dụng kháng khuẩn của nước sá vỏ thân 3:1, lá và hoa 2:1 in vitro đối với nhiều nòi vi khuẩn hay gặp trên vết thương và gây bệnh đường ruột(Staphylococcus aurueus209P, Proteus vulgaris Proteus, aeruginosa, Shigella typhi, B.subtilis)đều thấy có tác dụng kháng khuẩn với mức độ khác nhau. Thí nghiệm còn cho thấy tamin trong săng lể là một trong các thành phần có tác dụng kháng khuẩn của cây.
Tác dụng thể hiện trên nhiều nòi vi khuẩn đã kháng các kháng sinh thông thường (penixilin, sreptomyxin, tetracyclin) trong đó cóStaphyllococcus aureus. So với một vài dược liệu khác (muồng trâu, chút chít, bạch hạc, nhựa chuối tiêu, trầu không) săng lẻ có tác dụng kháng khuẩn tương đối mạnh, nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh vật phát triển tương đối thấp.
Săng lẻ còn có tác dụng đối với một số nấm gây bệnh ngoài da hay gặp (Candida albicans, Trichophyton rubrum, Trichophyton gypseum, Epidermophyton inguinale)so sánh vơi một vài dược liệu thường được dùng trong nhân dân để chữa hắc lào, săng lẻ có tác dụng mạnh hơn.
Những thí nghiệm còn cho kết luận rằng những hoạt chất kháng khuẩn của săng lẻ hoà tan tròn nước và chịu được nhiệt đun sôi tròn 2-3 giờ.
Cao lỏng săng lẻ 2:1 có tác dụng ức chế phản ứng viêm do kaolin trên chân chuột, LD50 của vỏ săng lẻ là 60g/kg.
Thí nghiệp thử độc tính bán cấp và trường diễn không thấy có ảnh hưởng gì đặc biệt.
Thử tác dụng điều trị bỏng thực nghiệm của săng lẻ cho thấy cao lỏng vỏ săng lẻ 3:1 tạo thành một màng mỏng chóng khô ở chỗ bôi, bản thân săng lẻ lại có tác dụng kháng khuẩn nên hạn chế được rõ so với lô đối chứng nhưng cao săng lẻ giúp cho quá trình liền sẹo nhanh và tôt hơn, không có trường hợp nào phát hiện thấy có sẹo xấu, lồi hoặc co.
E. Công dụng và liều dùng
Theo kinh nghiệm nhân dân, săng lẻ được áp dụng chữa bệnh nấm ngoài da (dùng cồn săng lẻ 30%) bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần, kết quả thu được rõ hơn là dùng cồn chút chít và bạch hạc.
Điều trị lỵ trực khuẩn. Ngày uống từ 10-15 viên, mỗi viên tương đương với 1,5g dược liệu khô. Thời gian hết khuẩn Shigilla ngắn hơn so với dùng cloroxit hay ganidan. Thời gian điều trị 10-15 ngày. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi dùng với liều 3-6 viên/ngày. Dùng liền 5-7 ngày.
Điều trị bỏng: Dùng cao lỏng săng lẻ hâm nóng thì tạo thành màng tốt dai bóng bám chắc vết thương nhưng vẫn gây xót. Nếu dùng bột săng lẻ thì dễ nứt nẻ, bột bám không chắc bằng cao.
LONG NÃO
Tên khác:
VỊ thuốc long não còn gọi Kim Cước Não, Cảo Hương, Thượng Long Não, Hư Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hương, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hương, Bà Luật Hương, Nguyên Từ Lặc, Chương Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dược Học), Dã Hương (Dược Liệu Việt Nam).
Chủ trị:+Uống trong trị thổ tả thuộc hàn thấp, các chứng đau ở vùng tim và bụng. Dùng ngoài: rửa hoặc xông chữa ghẻ lở, hắc lào, cước khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+Có thai và khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
+Không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Uống trong: 0,1-0,2g thuốc tán hoặc rượu. Dùng ngoài: lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặc cồn bôi.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng: Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán bột, uống 0,01g với nước trà (Chương Não Tán - Trương Sơn Lôi phương).
+Trị lở loét do nằm lâu: Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa: Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nước sôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét: Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị răng sâu đau: Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa: Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị giun kim: Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trước khi đi ngủ, lấy 100ml nước sôi, hòa thuốc, đợi nước ấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa - Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).
+Trị đau khớp do bong gân: dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Cinnamomum camphora N. et E. Họ Long Não (Lauraceae).
Mô Tả:
Cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Đế hoa lõm, mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lưỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thượng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.Trồng khắp nơi.
Thu hái, Sơ chế:
Lấy gỗ vào mùa xuân, mùa thu [ cây 40-50 tuổi trở lên có nhiều Long não] (Dược Liệu Việt Nam).
Bộ phận dùng:
Bột kết tinh sau khi cất gỗ và lá cây Long não. Bột Long não màu trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi được nén thành khối vuông hoặc tròn.
Bào chế:
+Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặc khối Long não.
+Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nước sẽ được Long não và tinh dầu (Dược Liệu Việt Nam).
+Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hương vị.
Thành phần hóa học:
+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học).
+Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam).
+ Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor, a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học).
+ Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.
Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.
Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dưới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
+Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê.
+Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn.
+Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn.
+Tác dụng dược động học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nước tiểu (Trung Dược Học).
Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược Học).
Tính vị:
+Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dược Học).
+Vị cay, tính nóng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dương, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cương Mục).
+Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dược Học).
+Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
“”Long não thông khiếu rất mạnh, người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bế tắc hoặc thình lình bị kinh sốt: dùng Long não rất hay” (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
“Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như Xạ hương, nó có thể giúp sức được cho Quế, Phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
“Long não vào xương, những bệnh gió độc ngấm vào xương tủy mới nên dùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hương thì như là dãn cho gió độc đi vào xương tủy, giống như dầu thấm vào giấy bản: nó có thể vào mà không có thể ra” (Trân Châu Nang).
“Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan được khí nóng, thông được chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứng giang mai nhiều khi phải dùng đến nó” (Bản Thảo Tập Yếu).
“Chương não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay, cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát như đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tác dụng gần giống nhau, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì có cảm giác tê. Khó tan trong rượu nhưng đốt thì cháy. Tuy nhiên, Băng phiến mát và thuần hơn Chương não, còn Chương não thì mạnh và dữ hơn Băng phiến” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
“Không nhầm Long não bột với chất lấy ở cây Đại Bi (Blumea balsamifera) mùa trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược Liệu Việt Nam)
CAM THẢO BẮC
Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu
Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.
A. Mô tả cây
Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
B. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
2. Tác dụng như coctison
Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.
C. Công dụng và liều dùng
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy.
Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.
1. Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
2. Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
Đơn thuốc có cam thảo
1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho
2. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magiê cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
3. Đơn thuốc chữa loét dạ dầy: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ.
4. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g.
5. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống 1-2 thìa con.
́
CẢO BẢN
Tên thuốc: Rhizoma et Radix Ligustici.
Tên khoa học: Luguslicum sinense Oliv.
Họ Hoa Tán (Umbelliferae)
Bộ phận dùng: rễ (củ). Củ có nhiều mắt rễ sùi phồng to hình cầu. Củ to bằng ngón tay cái, sù sì giống củ xuyên khung nhỏ, mùi vị giống xuyên khung, đắng, thơm không mốc mọt là tốt.
Tính vị: vị cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Bàng quang.
Tác dụng: tán phong hàn, trừ thấp.
Chủ trị: trị mụn nhọt, sang lở, cảm mạo, nhứt đầu, đau bụng, trị tích tụ hòn cục.
- Đau đầu do nhiễm phong và hàn biểu hiện như đau cột sống và đau nửa đầu: Dùng Cảo bản + Bạch chỉ và Xuyên khung.
- Cảm phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp và đau chân tay: Dùng Cảo bản+ Phòng phong, Khương hoạt, Uy linh tiên và Thương truật.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Bỏ hết tạp chất, rửa sạch ủ mềm thấu, thái lát, phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
Bảo quản: dễ bị mốc mọt, tránh nóng. Bào chế rồi đựng kín.
Kiêng ky: âm hư hoả vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng.
HUYỀN SÂM
Tên Hán Việt khác:
Vị thuốc huyền sâm còn gọi Trọng đài (Bản Kinh), Chính mã, Huyền đài, Lộc trường, Qủi tàng, Đoan (Ngô Phổ Bản Thảo), Hàm (Biệt Lục), Trục mã (Dược Tính Luận), Phức thảo (Khai Bảo Bản Thảo), Dã chi ma (Bản Thảo Cương Mục), Hắc sâm (Ngự Dược Viện), Nguyên sâm (Bản Thảo Thông Huyền), Sơn ma, Dã chi ma, Năng tiêu thảo, Lăng tiêu thảo, Huyền vũ tinh, Lộc dương sinh (Hòa Hán Dược Khảo), Đại nguyên sâm, Hắc nguyên sâm, Ô nguyên sâm, Khuê giác sâm, Trần nguyên sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sơn đương quy (Hồ Nam Dược Vật Chí), Thủy la bặc (Triết Giang Trung Dược Chí).
Tác dụng:
+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc. Trị nhiệt bệnh, phiền khát, phát ban, nóng trong xương, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh Thận hỏa, tư âm, tăng dịch. Trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Tỳ vị có thấp, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Huyết thiếu, mắt mờ, đình ẩm, hàn nhiệt, chi mãn, huyết hư, bụng đau, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Kỵ Hoàng kỳ, Can khương, Đại táo, Sơn thù. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Âm hư mà không có nhiệt, hoặc âm hư kèm tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ Vị có thấp, Tỳ hư kèm tiêu chảy: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 20g
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị các loại độc do rò: Huyền sâm ngâm rượu uống hàng ngày (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Trị loa lịch lâu năm: Huyền sâm sống, gĩa nát, đắp, 2 ngày thay một lần (Quảng Lợi Phương).
+ Trị gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt: Huyền sâm tán bột, lấy nước cơm nấu gan Heo chấm ăn hàng ngày (Tế Cấp Phương).
+ Trị họng sưng, phát ban: Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo, mỗi thứ 20g, sắc với 3 chén nước còn 1 chén rưỡi, uống nóng (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư Phương).
+ Trị họng sưng, họng nghẹn: Huyền sâm, Thử niêm tử, nửa sao, nửa để sống, mỗi thứ 40g, tán bột uống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị trong mũi lở: Dùng bột Huyền sâm bôi vào hoặc lấy nước tẩm với thuốc cho mềm, nhét vào mũi (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
+ Trị nhiệt tích ở tam tiêu: Huyền sâm, Hoàng liên, Đại hoàng mỗi thứ 40g, tán bột, Luyện mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30-40 viên với nước, trẻ con viên lớn bằng hạt gạo (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị tiểu trường sán khí (thoái vị): Hắc sâm, tướt nhỏ, sao, tán bột làm viên. Mỗi lần uống 6g với rượu lúc bụng đói, mồ hôi ra là đạt hiệu quả (Tập Hiệu Phương).
+ Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm, biểu hư, lý thực, nhiệt phát ra bên ngoài làm cho toàn cơ thể phát ban, phiền táo, nói sảng, họng sưng đau: Chích thảo 20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g, Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
+ Trị sốt cao, mất nước, táo bón: Huyền sâm 12g, Mạch môn 12g, Sinh địa 12g. Sắc uống (Huyền Sâm Thang – Sổ Tay 540 Bài Thuốc Đông Y).
+ Phòng chứng đậu: Huyền sâm 200g, Dùng chầy gỗ, gĩa nhỏ, phơi khô, tán bột. Thỏ ty tử 400g, rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ trộn với đường làm hoàn. Ngày uống 6 - 8g với nước đường (Huyền Thỏ Đơn – Mộng Trung Giác Đậu).
+ Trị họng sưng đau sau khi đậu mọc: Bạch thược 4g, Bồ hoàng 2g, Cam thảo 2g, Chi tử 2g, Đơn bì 2g, Huyền sâm 2g, Sinh địa 2g, Thăng ma 2g, Sắc uống (Huyền Sâm Địa Hoàng Thang – Mộng Trung Giác Đậu).
+ Trị lao: Huyền sâm 480g, Cam tùng 180g, tán bột. Luyện với 480g mật ong, trộn đều, bỏ vào hũ, bịt kín, chôn dưới đất 10 ngày xong lấy ra. Lại dùng tro luyện với mật, cho vào cả trong bình, đậy lại, ủ kín thêm 5 ngày nữa, lấy ra đốt cháy, cho người bệnh ngửi (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị động mạch viêm tắc: Huyền sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cam thảo (Tứ Diệu Dũng An Thang – Nghiệm Phương Tân Biên).
+ Sáng mắt: Huyền sâm cùng với Địa hoàng, Cam cúc hoa, Bạch tật lê, Câu kỷ tử, Sài hồ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị loa lịch: Huyền sâm cùng với Bối mẫu, Liên kiều, Cam thảo, Qua lâu căn, Bạc hà, Hạ khô thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị thương hàn dương độc, sau khi sốt ra mồ hôi, độc uất kết không tan ra, ngột dưới tim, buồn bực không ngủ, tâm thần điên đảo muốn chết: Huyền sâm, Tri mẫu, Mạch môn đông các vị bằng nhau sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị họng sưng, thanh quản viêm: Huyền sâm: Ngưu bàng tử, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bạch hầu: Huyền sâm 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn 12g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 8g, Đơn bì 12g, Bạch thược 16g, Bạc hà 2g, sắc uống (Dưỡng Âm Thanh Phế Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị sốt cao tổn thương âm dịch, nóng nảy bứt rứt, khát, cũng có thể dùng trong chứng bại huyết, tinh hồng nhiệt, viêm quầng phát tán, phát sởi, hoặc nóng nảy trong ngực, hôn mê: Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Trúc diệp tâm 12g, Đan sâm 16g, Mạch môn đông 12g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g. Sắc uống (Thanh Dinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cơ thể suy nhước ăn ít do lao phổi, ho sốt: Huyền sâm 20g, Sơn dược 40g, Bạch truật 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kê nội kim 8g. Sắc uống (Tư Sinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ban sởi: Hóa Ban Thang thêm Huyền sâm 12g, Tê giác 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phát ban, họng sưng Huyền sâm 16g, Thăng ma 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lao hạch lâm ba (chưa vỡ mủ), hạch lâm ba viêm: Huyền sâm 16g, Mẫu lệ 12g, Bối mẫu 8g, Liên kiều 16g, Hạ khô thảo 12g, sắc uống (Tiêu Lịch Hoàn Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị da tay tróc: Huyền sâm 30g, Sinh địa 30g. ngâm uống như uống nước trà, có kết quả tốt (Khang Đức Lương, ‘Dùng Huyền Sâm Trị 50 ca Tróc Da Ngón Tay’ (Bắc Kinh Y Học Viện Học Báo 1959, (1): 52).
tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Scrophularia kakudensis Franch.Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).
Mô tả:
Loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt. Cây ra hoa mùa hè. Hoa tự xếp thành hình chùy tròn, ống tràng hoa hình chén, cánh hình môi, chia làm 5 thùy, màu tím xám dài ngắn, 5 thùy. Quả bế đôi hình trứng. Hạt nhỏ bé, nhiều hạt màu đen, rễ to mập nhưng hơi cong, dài độ 10-20cm, giữa rễ củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, nói chung mỗi gốc có 4-5 củ mọc thành chùm, lúc tươi vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, sau khi chế biến vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo.
Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là “Xuyên huyền sâm” hay “Thổ Huyền sâm” thường trồng vào đầu mùa hạ, đến mùa thu sang năm thì thu hoặch. Chủ yếu phân bố ở Đạt Huyện, Ôn Giang, Vạn Huyện, Bồi Lăng. Huyền sâm xản xuất ở tỉnh Triết Giang thuộc loại Quảng huyền sâm, trồng vào đầu năm thu hoạch vào cuối năm, phân bố ở các huyện Đông Dương, Tiêu cư. Loại này sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở các tỉnh trên ngoài việc trồng trọt ra, còn có khai thác cây mọc hoang dại. Huyền sâm mới di thực vào nước ta, trồng ở đồng bằng hay miền núi đều cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Ở đồng bằng gieo trồng tháng 10-11, ở miền núi tháng 2-3. Cây ưa đất pha cát nhiều chất mùn, màu mỡ, thoát nước tốt. Có thể gieo thẳng hoặc trồng bằng mầm non sau khi thu hoạch nhưng thông thường là gieo thẳng. Ngâm hạt với nước ấm, trong 4 giờ, vớt ra để ráo, trộn với đất bột để gieo. Gieo xong tưới nước phủ rơm rạ.
Thu hái, sơ chế:
Vào vụ, ở đồng bằng thu hoạch vào tháng 7-8, miền núi tháng 10-11, năm thứ 2 sau khi trồng, lúc cây đã tàn lụi thì thu hoạch, lúc thu hoạch thì dùng cuốc đào, nắm lấy gốc cây rũ lấy củ, ngắt bẻ lấy củ để chế biến. Nếu cần lấy đầu chồi hoặc đầu củ để làm giống, cũng cần kết hợp chọn lúc này.
a) Phương pháp sơ chế Thổ huyền sâm:
Sau khi thu hoạch đem đi rửa ngay đưa lên gìan sấy, sấy cho tới lúc khô được một nửa thì đem ra chất đống 2-3 ngày, bên trên có phủ kín cỏ rạ làm cho ruột củ biến thành màu đen, nước bên trong thấm thấu ra ngoài, lại đem ra sấy, sấy cho tới lúc khô 9 phần, bỏ vào trong xảo, lắc đi lắc lại cho củ rễ và đất cát rơi xuống hết, sau đó phân loại đem bán.
b) Phương pháp chế biến Huyền sâm Triết Giang. Sau khi thu hoạch về, đem phơi nắng ngay, lúc phơi khô được một nửa, đem chất đống 2-3 ngày, sau đó lại đem phơi, qua độ 40 ngày thì khô kiệt, nếu trường hợp bị mưa thì cũng có thể dùng lửa sấy. Dù là sấy hay phơi khô, điền cần phải chú ý không được làm cho rỗng ruột. Nếu phải dùng lửa sấy thì cần phải chú ý đặc biệt đến lửa sấy, nhất thiết không được quá to lửa, để tránh khô giòn rỗng ruột.
Phần dùng làm thuốc: Rễ.
Mô tả dược liệu: Rễ vẫn gọi là củ khô, hình trụ, chính giữa phình lớn, phía dưới thuôn nhỏ lần, ở phía trước gốc có cổ hẹp lại, phía trên có nuốm phình lớn, rễ dài từ 12-15cm, rộng chừng 21mm, 25mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu đất, có nếp nhăn sâu rõ ràng và các bì khổng dài ngang màu đất sét, nếp nhăn nằm ngang tương đối ít, có khi cũng có thể thấy sẹo của nhánh rễ bị đứt ngang, chất cứng dẻo, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang mềm màu đen nhiều thịt, đầu ướt như keo khói đèn hoặc Thục địa, ở chính giữa hơi biểu hiện dạng xơ, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ). Bột màu đen, nhạt, vị hơi ngọt mặn.
Bào chế:
1- Đào củ về rửa sạch, lót cỏ lác, xếp củ vào chỗ đồ lên cho chín, phơi khô dùng (Lôi Công).
2- Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Dễ mốc trắng, để nơi khô ráo, đậy kín, dưới có lót vôi sống. Hay đem phơi nắng.
Thành phần hóa học:
+ L-Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid (Trung Dược Học).
+ Harpagide, Harpagoside, Ningpoenin (Kitagawa I và cộng sự, Chem Pharm Bull 1967, 15: 1254).
+ Aucubin, 6-O-Methylcatalpol (Qian Jing Fang và cộng sự, Phytochemistry 1992, 31 (3): 905).
+ Asparagine (Lâm Khải Thọ, Trung Thảo Dược thành Phần Hóa Học, Bắc Kinh Khoa Học Xuất Bản 1977: 25).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Huyền sâm có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nước sắc Huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có lẽ do tác dụng co mạch (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng cường tim nhẹ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng gĩan mạch, hạ áp (Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981 (1): 11).
+ Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành, làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu Oxy của tim được tốt hơn (Kinh Lợi Bân (Quốc Lập Bắc Bình Nghiên Cứu Viện Sinh Lý Sở trung Văn Báo Cáo 1936, 3 (1): 1).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng hạ hiệt tốt (Won S W, C A 1965, 62: 9631).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Vị hơi đắng, hơi mặn lẫn ngọt, tính mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vị đắng, mặn, tính hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, mặn, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Dược Loại Pháp Tượng).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ Huyền sâm chủ về các bệnh sản nhũ với sản hậu thoát huyết, thì âm suy mà hỏa vô sở chế, chữa bằng hàn lương, đã e rằng tổn thương bên trong, mà cộng thêm bổ mạnh, lại e không thu nhận được, chỉ có Nguyên sâm thanh (mát) mà hơi ghé bổ, vì vậy Huyền sâm là thuốc chính trong sản hậu (Bản Thảo Kinh Độc).
+ Huyền sâm, Huyền (đen) là màu sắc thủy của thiên (trời), Sâm là nghĩa là tham gia. Rễ đặc, tất cả đều màu đen, vị đắng khí hàn, bẩm tinh của Thiếu âm hàn thủy, trên thông với Phế nên hơi có mùi tanh. Chủ trị hàn nhiệt tích tụ trong bụng. Trên giao với Phế thì thủy thiên nhất khí luân chuyển trên dưới, mà khối tích tụ hàn nhiệt trong bụng tự tan. Các bệnh ở vú, sản hậu ở phụ nữ, do sanh đẻ mà nội tạng hư yếu, bệnh về vú là trung tiêu bất túc. Tuy có bệnh tật ắt phải bổ thận hòa trung, Huyền sâm là tinh tư thận, trợ trấp (nước) của trung tiêu nên có thể chữa được. Hơn nữa, bổ Thận khí, làm cho người ra sáng mắt vậy. Là trung phẩm trong chữa bệnh thì không nên dùng lâu (Bản Thảo Sùng Nguyên).
+ Huyền sâm thanh kim bổ thủy, phàm chứng nhọt lở nóng đau, ngực đầy, phiền khát, nước tiểu đỏ, tiểu khó, các chứng tiểu bí dùng Huyền sâm đều rất hay. Thanh phế nhiệt thì dùng với Trần bì, Hạnh nhân. Lợi tiểu thì dùng chung với Phục linh, Trạch tả, trong nhẹ phơi phới, là thuốc tốt nhất không làm hàn lạnh trúng khí (Ngọc Thu Dược Giải).
+ Huyền sâm sắc đen, thuộc thủy có tính nhuận hạ, vốn vị mặn, đắng, khí hàn, là thuốc của kinh Túc thiếu âm, giống như Địa hoàng công hiệu cũng là bổ thận, mà Huyền sâm chủ về âm khí, còn Địa hoàng tráng thủy để chế hỏa; Huyền sâm thì quản lĩnh các khí, tất cả hỏa phù du, hoặc viêm hoặc tụ, có khả năng làm cho thanh (mát) và tan đi. Công năng bổ thận của nó là bổ hiện tượng cơ thể lúc thận khí mới hình thành, không phải bổ hình chất tàng (chứa) trong tạng Thận. Phàm bệnh vốn từ nhiệt mà khí hóa, có thể dẫn đến phần chí âm của nó vào nơi phần khí, nên khí bởi nhiệt kết, bất kể thượng hạ, không chia hư thực, tùy chủ hay phụ, đều có thể dùng phép thanh. Phàm đúng là tà khí, trừ tà khí không thể trị cậy vào đấy, mà với khí âm của Huyền sâm, cùng khí hóa nơi tà khí. Hư là chiùnh khí hư, bổ chiùnh khí cũng không thể chỉ nhờ vậy mà với âm khí của Huyền sâm kiêm trợ khí nơi chiùnh khí vậy. Khả năng của Huyền sâm là như thế, người dùng nên liệu sở trường của nó mà sử dụng (Bản Thảo Thuật Câu Nguyên).
+ Huyền sâm mầu đen, vị mặn, cho nên hay chạy vào kinh Thận, người xưa thường dùng để trị chứng hỏa ở thượng tiêu, chính vì cho là thủy không thắng được hỏa, hỏa bốc lên. Làm mạnh thủy để chế bớt hư hỏa bốc lên nhưng vì tính của Huyền sâm vốn hàn, hoạt, tạm thời trị hỏa hữu dư thì dùng được. Còn muốn giữ vững căn bản tư bổ thận thủy thì phải trọng dụng Thục địa mà không cần dùng đến Huyền sâm (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Địa hoàng và Huyền sâm đều có tác dụng bổ thận nhưng Địa hoàng vị ngọt còn Huyền sâm vị đắng. Huyền sâm thiên về trừ hỏa bốc lên thượng tiêu, làm cho hỏa tạm thời ổn định, Địa hoàng thiên về tư bổ thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
Hiện nay Huyền sâm được chia ra 2 loại: loại Thổ Huyền sâm, và loại Quảng Huyền sâm, ngoài ra còn có một loại Huyền sâm mọc hoang (Dã Huyền sâm).
1- Quảng huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) là cây thân cỏ sống lâu năm. Mặt sau lá và trên cây non có lông ngắn mọc chi chít, thân cây hình vuông, cao độ 1-1,7m. Lá mọc đối, có cuống, hình trứng hẹp, đầu nhọn, có cuống rộng hơn cuống lá Thổ huyền sâm mép lá có răng cưa đều đặn, lá cũng dầy hơn lá Thổ huyền sâm. Về mùa hè cây ra hoa, tụ họp thành chùy trìn, phần ống tràng giống như chiếc tách, rìa cánh hình môi, màu tím đỏ, 4 nhị đực, 1 nhị cái. Quả bế đôi nhỏ, hình trứng. Rễ củ tương đối to mập, hình búa, vỏ màu nâu xám ruột trắng sau khi chế biến khô thì tự trở thành màu nâu đen.
2- Dã huyền sâm (Scrophularia oilhami Oliv) về hình thái thì rất giống cây Quảng huyền sâm, chỉ khác là đuôi lá của loài này nhọn nhỏ, mặt phẳng nhẵn, thân không có lông, hoa tự dạng bông dài nhỏ, tràng màu vàng xanh nhạt, củ gầy gò, mọc hoang dại ở vùng Đông Bắc tỉnh Sơn Đông- Trung Quốc (Danh Từ Dược Vị Đông Y
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:314.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Ring ring