KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
BẠCH HẠC
Còn gọi là cây lác, thuốc lá nhỏ, cây kiên cò, nam uy linh tiên.
Tên khoa học Rhinacanthus nasuta
Thuộc họ Ô rô acanthaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỡ cao 1.5m, thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành, là mọc đối có cuống, phiến lá hình trứng thuôn dài, phía cuống tù, đầu nhọn, dài 2-9cm, rộng 1-3cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, màu trắng hơi điểm hồng mọc thành xim nhiều hoa có cuống, ở đầu cành hay đầu thân. Quả nang phía dưới dẹt không chứa hạt, phía trên chứa 4 hạt, có khi chỉ có hai hạt. Hạt hình trứng 2 mặt lồi.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, đông Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
Người ta thường dùng rễ cây, dùng tươi hay khô làm thuốc. Rễ tươi mới đào bẻ đôi đẻ một lúc lâu sẽ có màu đỏ. Lớp vỏ ngoài dễ bong ra. Mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng.
Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ, có khi dùng cả lá.
C.Thành phần hoá học
Trong rễ có 1.87% chất gần giống axit cryzophanic và axit frangulic
D. Công dụng và liều dùng
Nhiều nơi trong nhân dân ta dùng rễ cây bạch hạc chữa bệnh hắc lào và một số bệnh mụn rộp loang vòng, eczema mãn tính.
Dùng rễ tươi hay khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc ngâm dấm trong 7-10 ngày, rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên.
Có thể nấu thành cao để dùng.
BẠCH HOA XÀ
Tên khác: Bạch hoa xà
Vị thuốc bạch hoa xà còn gọi Kỳ Xà (Bản Thảo Cương Mục), Kiềm Xà, Khiển Tỷ Xà (Hòa Hán Dược Khảo), Ngũ Bộ Xà, Bách Bộ Xà, Kỳ Bán Xà (Dược Vật Học Đại Tự Điển), Ngân Hoàn Xà, Nhãn Kính Xà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rắn hổ phì, Rắn hổ đất, Rắn hổ mang, Rắn mang bạnh (Dược Liệu Việt Nam).
Chủ trị: Bạch hoa xà
+Trị Phế bị phong, mũi nghẹt, bạch điến phong, mụn nhọt, ban chẩn (Dược Tính Bản Thảo).
+Trị trúng phong, thấp tý, tê bại, gân co giật, liệt nửa người, mắt lệch, miện méo, khớp xương đau, chân yếu, không đứng lâu được (Khai Bảo Bản Thảo).
+Trị phong thấp kinh niên, khớp cứng thẳng, tê da thịt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Liều dùng:
Dùng từ 4-16g.
Kiêng kỵ:
+ Huyết hư mặc dù có phong, những người không có phong tà thực sự cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)..
+Âm hư, có dấu hiệu nhiệt: không dùng. Huyết hư : dùng thận trọng (Trung Dược Học).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị phong bại, phong cùi, lở ngứa toàn thân: dùng thịt Bạch hoa xà 160g, Thiên ma (sao rượu) 30g, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ 10g. Tán bột, rượu ngon hai thăng, Mật ong 4 lít cho vào nồi sành nấu thành cao. Mỗi lần uống 1 chén với rượu, ngày 3 lần, cần kết hợp đứng vào chỗ nóng hoặc làm thế nào để ra mồ hôi (Khu Phong Cao - Y Lũy Nguyên Nhung phương).
+Trị các loại phong mới bị hoặc kinh niên, tay chân yếu mềm, miệng méo, mắt xếch, nói ngọng hoặc gân co quắp, ngoài da khô ngứa, mất cảm giác, các khớp xương đau nhức hoặc sinh ra lở loét: dùng Bạch hoa xà 1 con, rửa sạch bằng nước nóng, chặt bỏ đầu đuôi chừng 3 tấc ta, ngâm rượu, bỏ xương đi, chỉ lấy 40g thịt nguyên thôi, thêm vào các thứ Toàn yết, Đương quy (sao), Phòng phong, Khương hoạt, mỗi thứ 4g, Độc hoạt, Bạch chỉ, Thiên Ma, Xích Thược, Cam thảo, Thăng ma, mỗi thứ 20g. Giã nát, lấy vải bọc, lại dùng hai đấu rượu nếp nấu chín cất ra rượu, rồi đem túi thuốc ấy bỏ vào trong miệng cóng, đợi cho xong rồi lấy rượu và túi vải niêm lại nấu chín, để nơi khô mát 7 ngày cho ra hết độc, uống nóng liên tục (Thế Truyền Bạch Hoa Xà Tửu - Tây Hồ Tập Giản phương).
+Trị các loại phong cùi, ngứa: dùng Bạch hoa xà 1 con, tẩm rượu, bỏ xương da, lấy thịt mà thôi, gói lại trong túi vải, xong nấu một đấu xôi nếp, bỏ men vào đáy cóng, bỏ rắn ở trên men ấy rồi lấy xôi đè lên rắn, xong phong kín chặt lại 3-7 ngày sau lấy rượu, rồi lấy rắn phơi nắng. Tán bột, mỗi lần uống 3-5 phân với nước nóng, nên lấy rượu trộn với hèm (bả rượu) làm bánh ăn rất tốt (Thụy Trúc Bạch Hoa Xà Tửu có Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
+Trị trúng phong, thương thấp, bán thân bất toại, miệng méo, mắt xếch, da thịt tê, đau nhức xương, lở loét, ngứa ngáy, phong cùi kinh niên: dùng Bạch hoa xà 1 con, dùng con nào đầu như rồng, miệng như cọp (Hổ mang chúa), mình đen điểm hoa trắng, mắt sáng long lanh không hỏm xuống là thứ thật. Dùng rượu rửa sạch bỏ da xương đi, chỉ lấy 160g thịt mà thôi, Khương hoạt 80g, Đương quy thân 80g, Thiên ma 80g, Ngũ gia bì 80g, Phòng phong 40g. Tất cả giã nát, gói vải bọc lại, bỏ vào hũ rượu bằng kim loại vàng, hoặc bạc, rồi thêm gạo nếp và rượu sống chưa lọc chừng 5 chai, ngâm hết cả rồi lấy lá Cọ (thứ lá to để lợp nón), gói kín, chưng cách thủy, 1 ngày sau đó chôn dưới đất 7 ngày rồi lấy rượu đó, mỗi lần uống 1-2 chén, còn bã đem phơi, tán bột, hồ rượu làm viên bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần dùng 50 viên với rượu đã nấu trước đó. Cần cữ gió, giao hợp, cá tanh, thịt ngỗng, đồ sinh phong (Tần Hồ Bạch Hoa Xà Tửu - Bản Thảo Cương Mục).
+Trị vinh vệ không điều hòa, dương bất túc, âm hữu dư, tay chân cử động khó khăn: dùng Bạch hoa xà nấu với rượu, bỏ da xương rồi sấy khô, chỉ lấy thịt 40g, Thiên ma, Cẩu tích mỗi thứ 80g, Tán bột xong, lấy bình bằng bạc hoặc sứ sành đựng 1 thăng rượu ngâm lại theo phép trùng thang cách thủy để nấu đặc thành cao, dùng thìa bạc để khuấy rồi đổ nửa chén nước gừng nấu cho đều. Cất vào bình để dùng, mỗi lần uống nửa thìa với nước sôi hoặc rượu ngon (Kê Phong Bạch Hoa Xà Cao - Bị Cấp phương).
+Trị nhức đầu do phong ỡ não, khi đau khi không, nhức nửa đầu: dùng Bạch hoa xà tẩm rượu, bỏ da, xương. Thiên nam tinh nấu với tương cho mềm rồi xắt lát, sao dòn, mỗi thứ 40g, Thạch cao, Kinh giới mỗi thứ 80g, Địa cốt bì 10g. Tán bột, mỗi lần uống 4g với nước trà, ngày 3 lần (Bạch Hoa Xà Tán - Thánh Tế Tổng Lục phương).
+Trị phong cùi: dùng Bạch hoa xà, Ô sảo xà, mỗi thứ chọn lấy 8g thịt, sao rượu, Hùng hoàng 8g, Đại hoàng 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước, 3 ngày 1 lần (Khiết Cổ Bạch Hoa Xà Tán - Khiết Cổ Gia Trân phương).
+Trị dương mai sang: Bạch hoa xà nhục 4g, Ngân châu 8g, Duyên phấn 8g, Thủy ngân 8g. Tán bột, lấy giấy vấn thành 9 điếu, mỗi lần dùng 1 điếu, để trong bình, lấy Hương du đổ vào cho đầy rồi đổ trên hỏa lò mà đốt, rồi lấy khăn chùm kín mít không cho hở gió, xông 3 ngày liên tục (Quảng Tâm Pháp Phụ Dư).
+Trị đậu sang bị hắc hảm không lên được: dùng Bạch hoa xà, để cả xương nướng đừng cháy quá, 12g, Đại đinh hương 7 hoa, tán bột. Mỗi lần uống 2g, dùng nước hòa với rượu lại uống, 1 lát sau thì trên người nóng rần nóng, lúc đó thì mụn đậu sẽ đỏ mọng, quang nhuận được ngay (Thác Đậu Hoa Xà Tán - Vương Thị Thủ Tập phương).
+Xác rắn (Xà thoái, Xà thoát) dùng dưới dạng sắc chữa các chứng động kinh nguy hiểm ở trẻ con và chữa đau cổ họng. Đốt cháy xác rắn, thổi vào mũi, lỗ tai chữa thối tai chảy nước, chảy mủ, bôi xoa chữa lở ghẻ. Xác rắn Ráo đốt cháy, tán thành bột uống làm thuốc thúc đẻ (thôi sinh) rất tốt (Lĩnh Nam Bản Thảo).
+Trị 9 chứng lậu, loa lịch, mụn ở cổ nách, làm đau nhức, ngứa , phát sốt, sợ lạnh: dùng Bạch hoa xà, tẩm rượu, chọn lấy 80g thịt, sấy khô, dùng Tê giác sống 50g, lấy bào nạo rồi tán bột, Hắc khiên ngưu 20g (dùng nửa sống, nửa sao), Thanh bì 20g. Tán bột, uống mỗi lần 8g, bỏ vào Nhị phấn 5 phân lúc gà gáy canh 5 thì uống với nước gạo nếp. Hễ đi cầu xổ ra là tốt, 10 ngày uống 1 lần. Cữ thức ăn động phong. (Tam Nhân Bạch Hoa Xà Tán - Tam Nhân Cực Nhất Bệnh Chứng Phương Luận).
+Trị phong cùi, vảy nến : dùng Bạch hoa xà 5 tấc ta, tẩm rượu, bỏ da, xương, sao khô, Hùng hoàng 40g (Thủy phi nghiền đều), lấy Bạch sa mật 640g, Hạnh nhân 640g, bỏ vỏ, nghiền nát, luyện như cao. Mỗi lần uống 4g với rượu nóng, ngày 3 lần. Trước hết, phải uống ‘Thông Thiên Tái Tạo Tán’ để giết vi trùng rồi mới uống cao này trừ căn, ngày 3 lần ( Trị Lại Bạch Hoa Xà Cao - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị lưng đau, thấp khớp: lấy túi mật rắn, buộc chặt cổ lại, tẩm rượu, phơi trong mát 1 ngày đêm rồi lại tẩm rượu, làm như thế 3 lần, xong treo lên phơi trong mát cho tới khi khô. Khi dùng ngâm rượu tốt để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị kinh giật, nhọt độc: ngày uống 2-3 chỉ thịt rắn sắc bột hay rượu thuốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị chốc đầu: Thịt rắn, lọc xương, vằm viên, bọc lá Lốt nấu chín hay rán vàng cho trẻ nhỏ ăn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị ho hen, đờm suyễn, nóng sốt kinh giật, lưng đau, đầu nhức kinh niên: Mật rắn chế với Trần bì, và phối hợp với nhiều vị khác (như Ngưu hoàng, Xạ hương, Chu sa, Hùng hoàng, Hổ phách...) trong bài thuốc “Tam Xà Đởm Trần Bì” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị phong cùi, toàn thân có cảm giác tê, lở ngứa : dùng Bạch hoa xà với Khổ sâm, Thủ Ô, Oai linh tiên, Hồ ma, Thiên môn, Bách bộ, Hy thiêm thảo, Tất diệp, Thích tật lê, tán bột làm viên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị phong cùi, chân tay tê, lông mày, tóc ngứa, rụng, da thịt lở loét hoặc các bệnh lở loét do phong khác: dùng Bạch hoa xà, Ô sảo xà, Thổ phúc xà, mỗi thứ 1 con, tẩm rượu ,lấy thịt phơi nắng. Khổ sâm (đầu mút) 160g, tán bột; lấy Tạo giác 640g, xắt ra, tẩm rượu rồi bỏ rượu đó đi, chỉ lấy 1 chén, vò lấy nước cốt bỏ vào nồi sành hoặc đá nấu thành cao, làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, uống 70 viên với nước “Thông Thánh Tán” xong ăn cháo nóng, ngày 3 lần, tắm 3 ngày 1 lần sao cho ra mồ hôi và tránh gió (Tam Xà Dủ Phong Đơn - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị dương mai sang:Bạch hoa xà nhục sao rượu, Quy bản sao sữa, Xuyên sơn giáp (sao), Phong mật (sao), Khinh phấn, Chu sa mỗi thứ 4g, tán bột, Hồng táo nhục giã nát. Tất cả viên bằng hạt ngô đồng. Trước hết, dùng thuốc phát tán xong mới uống hoàn này. Mỗi lần uống 7 viên với nước trà nguội, ngày 3 lần. Cữ thịt, cá, sau đó uống Thổ phục linh thường xuyên để trừ căn ‘ Tục Truyền Bạch Hoa Xà Hoàn - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Trị phong thấp, tê bại, các khớp xương đau nhức : Bạch hoa xà nhục 6g, Khương hoạt 8g, Đương qui thân 12g, Thiên ma 12g, Tần giao 12g, Ngũ gia bì 12g, Phòng phong 12g. Ngâm rượu hoặc sắc uống (Bạch Hoa Xà Tửu - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị di chứng liệt ở trẻ nhỏ: Kỳ xà (bỏ đầu đuôi, nội tạng), sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần với rượu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị phá thương phong, cổ cứng: Bạch hoa xà 40g (ngâm rượu bỏ da xương), Ô sảo xà 40g (ngâm rượu bỏ da xương), Ngô công 40g (sao rượu). Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần, uống với rượu nóng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược
+Trị phong cùi khó lành, lở ngứa toàn thân: Bạch hoa xà 8g, Thiên ma 12g, Bạc hà 8g, Kinh giới 12g. Tán bột trộn mật ong, rượu làm viên ngày uống 2 lần ( Khu Phong Cao - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
+Trị chàm, lở ngứa chảy nước vàng: Kỳ xà, Thuyền thoái mỗi thứ 56g, tán bột, lần uống 4g, dùng Hy thiêm thảo 20g, Thương nhĩ tử 20g, Bạch anh 40g. Sắc uống với bột thuốc trên, mỗi lần 4g, ngày 2 lần, liên tục 2 tuần ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Hiểu sâu hơn về BẠCH HOA XÀ
Tham khảo: Bạch hoa xà
“Bạch hoa xà là thuốc chủ yếu trị co giật, phong tý, nhọt độc, lở ngứa” (Bản Thảo Cương Mục).
“Bạch hoa xà là 1 vị thuốc chữa phong có sức mạnh vào đến xương, ra đến ngoài da, những bệnh đau xương gân, da thịt lở thuộc về phong thấp cần dùng nó. Nếu vì nóng quá mà sinh ra phong hay người âm huyết kém thì không nên dùng” (Bách hợp).
“Tên gọi: Các loại rắn thường có mũi hướng xuống, nhưng chỉ loại này có mũi hểnh lên trên nên có tên Khiển tỷ xà (rắn lật mũi), lưng có hoa vân màu trắng nên có tên là Bạch hoa xà, mặt dù chết khô mà mắt vẫn mở không nhắm chiếu lóng lánh cho nên còn gọi là Kỳ Xà thiện” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
“Bạch hoa xà còn cho đôi mắt gọi là Bạch hoa xà nhãn tình, trị được trẻ con khóc dạ đề, khi dùng lấy mắt tán bột , trộn nước Trúc lịch cho uống 1 tý. Cho rượu ngâm rắn gọi là Bạch hoa xà tửu, dùng thịt của con rắn hổ mang lấy thịt gói lại, xong lấy miến để trên đáy hũ, kế đến đặt thịt rắn ở trên miếng đó rồi lại bỏ lên trên lớp thịt đó một miếng lớp miến nữa, lấy cơm gạo nếp để trên thịt rắn cho kín 3-7 ngày, lấy rượu uống, lại lấy thịt rượu phơi khô nắng tán bột uống. Rượu này trị được các chứng phong bại liệt ngoan cố, co quắp, lở láy, phong cùi dữ tợn, Rắn còn cho đầu gọi là Bạch hoa xà đầu, có độc dùng để trị chứng phong cùi, phong bạch điến” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
“Thịt rắn để nguyên con thành 1 bộ ba hay năm con. Một bộ ba gọi là Tam xà. Nếu 1 bộ 5 con gọi là ngũ xà (gồm 3 con rắn hổ mang và Rắn Cạp nong (Hai hổ mang và một cạp nong hoặc ngược lại) và 2 con rắn ráo). Nếu không đủ bộ thì dùng 1-2 con rắn độc khác hay cùng loại cũng được. Ngâm rượu uống trừ phong thấp, có hai cách ngâm tươi lâu dùng và ngâm khô [dùng mau nhưng tác dụng kém hơn] (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phân biệt:
1) Con rắn Đeo kính (Kính nhãn xà: Naja haje L. Egyptian cobra) thuộc họ Elapidae (Rắn hổ) đều được dùng với tên là Bạch hoa xà.
2) Bạch hoa xà còn chỉ con Agkistrodon acutus Gunther, Trung Quốc có tên khác là Bách bộ xà, Ngũ bộ xà, Kỳ bàn xà hay nước ta còn gọi là rắn Hổ mang chúa, con này đầu mỏ dài và vễnh lên rất dễ sợ, loại này dài có thể đến 1m80, sở dĩ có tên Bạch hoa xà vì dưới bụng trắng có vằn đen, trên lưng đen có vằn trắng như hoa nên gọi là Bạch hoa xà, vì là loài rắn cựa độc, tương truyền sau khi bị rắn cắn đi chỉ được 5 bước hoặc 10 bước là chết nên mới gọi là Ngũ bộ xà hoặc Bách bộ xà. Loại này có ở Hoàng liên sơn phía bắc nước ta.
3) Ngoài ra dân gian còn dùng con rắn Cạp nong (Bungarus fasciatus Schneider) là 1 loại rắn độc dài trên 1m, thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, khoanh đen bằng khoanh vàng hay rộng hơn một ít, nên còn gọi là Rắn đen vàng, Rắn hổ lửa, Rắn ăn tàn, Miền nam còn gọi là rắn Mang gầm. Rắn cạp nong thường sống ở miền núi (cũng gặp ở Sapa -1500m) hoặc ở bờ sông, bờ đê, bờ ruộng, gò đống, vườn tược, bụi tre, bờ ao, đôi khi sống trong hang ếch. Rắn cạp nong kiếm ăn ban đêm, thức ăn chính là thằn lằn và các loại rắn khác, kể cá trứng rắn, và các loại ếch nhái, thạch sùng, chuột và cá. Rắn cạp nong chậm chạp ít cắn người, ngay cả khi bị kích thích châm trọc. Ban ngày thường nằm cuộn tròn, đầu giấu vào 1 khúc. Nhưng nọc rắn cạp nong rất độc. Đây là một trong những loại rắn độc phổ biến ở Đồng bằng và trung du nước ta. Kế đến là rắn cạp nia (Bungarus candidus Linnaeus), là một loài rắn độc dài trên 1m, thân có khoanh đen hay nâu xen kẽ với những khoanh trắng, khoanh đen không nối liền về phía bụng (bụng trắng), khoanh trắng hẹp, nên còn gọi là rắn mai gầm bạc (miền nam), rất đen trắng.
Rắn cạp nia bơi giỏi, thường sống trong hang trong bụi rậm quanh bờ đầm, bờ ao, bờ sông, bờ ruộng. Cũng sống trong hang ở các gò đống, đôi khi sống trong hang ếch. Rắn cạp nia kiếm ăn ban đêm, thức ăn chủ yếu là các loại rắn khác. Loại này chậm chạp chỉ cắn người trong trường hợp bị tấn công. Nọc rắn cạp nia độc gấp 4 lần nọc rắn Hổ mang. Đây cũng là loài rắn độc trong những loài rắn độc phổ biến nhất ở Đồng bằng và Trung du nước ta. Cả hai con trên đều thuộc loại rắn hổ (Elapide). Tiếp theo là rắn ráo (Ptyas korros Schlegel) thuộc họ rắn nước (Colubridae) là một loại rắn lành sống trên cạn, trong các bụi cây bãi cỏ rậm, đôi khi ở trong vườn, trong cột và mái nhà. Rắn ráo kiếm ăn ban ngày (khác với các con trên), thức ăn chủ yếu là ếch nhái, chuột. Đặc biệt loại rắn này không ăn cá (khác với rắn nước). Rắn ráo thường đẻ trứng ở các đống mối là nơi có đủ nhiệt độ và độ ẩm ổn định cho trứng rắn nở và khi rắn ráo con nở đã có sẵn mối thợ và ấu trùng mối làm mồi ăn.
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Tên khác:
Bạch hoa xà thiệt thảo
Cây có lá như lưỡi rắn nên có tên Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo,Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo (Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử (Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò (Việt Nam).
Tác dụng:
Bạch hoa xà thiệt thảo
Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược)
+ Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược).
Chủ trị:
Bạch hoa xà thiệt thảo
+ Trị các loại sưng đau do ung thư, các loại nhiễu trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng, thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mãn tính, viêm ganthể vàng da hoặc không vàng da cấp tính, Rắn độc cắn, sưng nhọt lở đau, tổn thương do té ngã(Quảng Tây Trung Dược Chí).
+ Trị rắn cắn, ung thư manh trường, kiết lỵ (Quảng Đông Trung Dược).
Liều dùng Dùng khô từ 20-40g, ngoài dùng tươi gĩa nát đắp lên nơi đau.
Tìm hiểu sâu thêm về Bạch Hoa Xá Thiệt Thảo:
Tên khoa học:
Odenlandia diffusa (Willd) Roxb.
Họ khoa học:
Cà Phê (Rubiaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hìnhgiảihay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm. Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp.
Thu hái, sơ chế: Thu hái phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây.
Thành phần hóa học:
+ Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học).
+ Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28).
+ Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366).
Tác dụng dược lý:
-Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên hệ miễn dịch: những thực nghiệm căn bản trên thỏ, có thể tin rằng sự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu (Trung Dược Học).
+Tác dụng chống khối u: thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ cao in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp (Trung Dược Học).
+Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+Tác dụng kháng ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng (Trung Dược Học).
+ Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi 102 cas, kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc (Trung Dược Học).
+ Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho bệnh nhân bị nhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống nọc độc, thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc. Ở các cas trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ (Trung Dược Học).
+ Điều trị ruột dư viêm: dùng liều cao (40g tươi hoặc 20g khô) Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong nhiều nghiên cứu thấy có kết quả tốt. Trong 1 lô 30 bệnh nhân, bị ruột dư viêm được điều trị bằng thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong khi nhóm khác dùng Dã Cúc Hoa và Hải Kim Sa. Có 2 bệnh nhân cần giải phẫu, còn lại tất cả đều hồi phục, không có vấn đề gì. Thời gian nằm viện là 4,2 ngày (Trung Dược Học).
Tính vị - Quy Kinh:
+Vị ngọt nhạt, tính mát
+ Vào kinh Tâm,Can, Vị, Tiểu trường, Đại trường,
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
+ Trị ung thư phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị ruột dư viêm cấp tính: Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị amidal viêm cấp : Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nước trà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị chấn thương thời kỳ đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Bảo vệ gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang - Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lần uống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983).
+ Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14).
+ Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh): Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài - Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11).
+ Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thànhxi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang - Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1).
Tham Khảo:
“Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
Phân biệt:
(1) Cây trên khác với cây cũng được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, hoặc có các tên khác như: Đuôi công hoa trắng, Bươm bướm tích lan, Bươm bướm trắng. Nhài công, Bạch tuyết hoa. Lài đưa, Chiến (Plumbago zeylanic L.) thuộc họ Plumbaginnaceae, là cây cỏ cao từ 0,50m đến 1m, cành có góc, thân có khía dọc. Lá hình trứng hay thuôn, đầu nhọn mọc so le, cuống lá ôm lấy thân, hoa hình đinh màu trắng, mọc thành bông dày đặc ở ngọn, đài có nhiều lông dính.
Nhân dân thường lấy rễ lá tươi để làm thuốc. Rễ có màu trắng đỏ nhạt, mép ngoài sẫm có rãnh dọc, phấn trong màu nâu, vị hắc gây buồn nôn, có tính chất làm rộp da. Cây này có vị cay tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh. hoạt huyết, sát trùng tiêu viêm. Thường dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạt, sưng vú, dùng lá rễ tươi đâm nát đắp vào. Khi chữa hắc lào lở ghẻ lấy rễ tươi rửa sạch gĩa nhỏ phơi trong mát ngâm rượu 70 độ bôi vào, chữa chai chân đi không được bằng cách đâm tươi rịt 2 giờ rồi bỏ ra. Ngoài ra có thể sao vàng sắc uống để trừ hàn lãnh, ứ huyết của sản phụ.
(2) Cũng cần phân biệt với cây Xích hoa xà còn gọi là Bạch hoa xà, Bươm bướm hường, Bươm bướm đỏ đuôi công (Plumbago indica Linn hoặc Plumbago rosea Linn.) là cây thảo thân hóa gỗ rất nhiều, có khía dọc nhỏ nhẵn. Lá nguyên mọc cách hình mũi mác thuôn, mặt trên hơi có lông gần tù ở đầu, cuống lá ngắn.
Hoa họp thành bông dài ở đỉnh, đơn hoặc phân ít nhánh ở phần trên, lá bắc hình trứng, chỉ bằng 1/4 của đài. Đài hình trụ có 5 cạnh phủ lông tuyến khắp mặt ngoài, tận cùng là 5 răng ngắn, nhọn. Tràng màu đỏ, ống nhỏ, dài gấp 4 lần đài, 5 thùy trải ra hình trứng hơi tròn. Nhị 5. Bầu bé, vòi nhụy chĩa thành 5 cánh ở ngọn. Cây có ở cả 3 miền nước ta, thường được dùng làm cảnh. Có tài liệu giới thiệu rễ cây này cũng có công dụng như cây này. Kinh nghiệm nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với dầu để xoa bóp nơi tê thấp và bệnh ngoài da như cùi hủi, ung thư. Có nơi chữa đau gân, đau xương, làm thuốc trụy thai, thường hay dùng lá, nếu nhức xương thì dùng rễ, lá xào ăn, ăn nhiều thì có tác dụng xổ.
(3) Ngoài ra người ta còn dùng cây Bòi Ngòi Trắng (Oldenlandia pinifolia (Wall) K.Schum) để thay cho Bạch hoa xà thiệt thảo.
(4) Ở Trung Quốc cũng dùng cây Bòi Ngòi Ngù, còn gọi tên khác là Vỏ Chu (Oldenladia corymbosa Linn.) hoặc Thủy tuyến thảo, là cây cùng họ với cây trên, công dụng giống nhau. Người ta thường cho rằng tác dụng trị ung thư thì cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tốt hơn cây này. Đó là cây thảo sống hàng năm thẳng đứng cao 0,15-0,40m, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn và xám ở gốc. Lá hìnhgiảihay hình trái xoan dài, nhọn cả hai đầu và không có cuống, chỉ có gân chính là nổi rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành sim ở nách lá. Quả nang hình bán cầu, hơi lồi ở đỉnh. Cây có hoa và quả quanh năm. Nhân dân dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu, lúc cây ra hoa. Thu hái về phơi khô hay sao vàng, dùng trong các chứng sốt cao, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mệt lả (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
THẠCH CAO
Tên khác:
Vị thuốc Thạch cao còn gọi Tế thạch (Biệt Lục), Hàn thủy thạch (Bản Thảo Cương Mục), Bạch hổ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Nhuyễn thạch cao (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di), Ngọc đại thạch (Cam Túc Dược Học), Băng thạch (Thanh Hải Dược Học), Tế lý thạch, Ngọc linh phiến, Sinh thạch cao, Ổi thạch cao, Thạch cao phấn, Băng đường chế thạch cao (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
. Giải cơ, phát hãn, chỉ tiêu khát, trừ ngịch (Biệt Lục).
. Sinh tân, giải có, thanh nhiệt, tri\ừ phiền, giải khát (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều dùng:
. Uống trong phải dùng Thạch cao sống. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài.
Kiêng kỵ:
+ Dương hư: không dùng (Trung Dược Học).
+ Kỵ Ba đậu, sợ Sắt (Dược Tính Luận).
+ Kê tử làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Tỳ vị hư hàn, huyết hư,âm hư phát sốt: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị cốt chưng do lao thương, bệnh lâu ngày, giống như nhiệt bám vào trong xương mà nung nấu bên trong. Nhưng nên biết rằng gốc bệnh do trong lục phủ ngũ tạng đã bị tổn thương, nhân gặp thời tiết thay đổi nên phát bệnh. Ngày càng gầy ốm, ăn uống không có cảm giác, hoặc da khô, không tươi nhuận, bệnh tình mỗi lúc 1 tăng, chân tay gầy như que củi, rồi lại sinh ra phù thủng: Thạch cao 10 cân, nghiền nát. Mỗi lần dùng 2 thìa nhỏ hòa với sữa và nước sôi để nguội mà ăn, ngày ăn 2-3 lần cho đến khi thấy cơ thể mát thì thôi (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị tiểu nhiều làm cho cơ thể gầy ốm: Thạch cao ½ cân, gĩa nát, sắc với 3 chén nước, còn 2 chén. Chia làm 3 lần uống thì khỏi (Trửu Hậu phương).
+ Trị vết thương lở loét, không gom miệng, không ăn da non, ngứa, chảy nước vàng: Hàn thủy thạch nung đỏ 80g, Hoàng đơn 20g. tán bột. Dùng để rắc vào vết thương (Hồng Ngọc Tán - Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị thương hàn phát cuồng, trèo lên tường, leo lên nóc nhà: Hàn thủy thạch 8g, Hoàng liên 4g. Tán bột. Dùng nước sắc Cam thảo cho kỹ, để ngưội mà uống thuốc bột trên (Bản Sự phương).
+ Trị phong nhiệt, miệng khô, cổ ráo, nói nhảm: Hàn thủy thạch ½ cân, nung kỹ, để cho nguội. Đào 1 lỗ giống như cái chậu, để Thạch cao vào đó 1 đêm. Sáng mai lấy ra, thêm Cam thảo và Thiên trúc hoàng, mỗi thứ 80g, Long não 0,8g. Dùng bột gạo nếp làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nước mật (Tập Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, nóng đỏ cả người: Hàn thủy thạch 40g, tán bột, hòa với nước bôi là khỏi ngay (Tập Huyền phương).
+ Trị trẻ nhỏ cơ thể nóng như than: Thạch cao 40g, Thanh đại 4g. tán bột. Trộn với bột mì hồ làm thành viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 1 viên với nước sắc Đăng tâm (Phổ Tế phương).
+ Trị vì nóng quá gây nên ho, suyễn, phiền nhiệt: Thạch cao 32g, Chích thảo 20g. tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Gừng sống pha ít Mật ong (Phổ Tế phương).
+ Trị đờm nhiệt phát ra suyễn, ho, đờm khò khè: Thạch cao và Hàn thủy thạch, mỗi thứ 20g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc Nhân sâm (Bảo Mệnh Tập).
+ Trị trong Vị và Phế có hỏa phục (Bài này có thể tả hỏa được, nhất là nó có tác dụng tiêu được thực tích và đờm hỏa rất hay): Thạch cao, nung kỹ, để nguội, dùng chừng 240g, tán bột. Trộn với giấm làm thành viên, to bằng hạt Ngôoồng lớn. Mỗi lần uống 5 – 10 viên với nước sôi (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị răng đau do Vị hỏa quá thịnh: Thạch cao, thứ mềm 40g, nung kỹ. Đang lúc nóng, dùng rượu nhạt tưới vào, tán bột. Thêm Phòng phong, Kinh giới, Tế tân, Bạch chỉ mỗi thứ 2g, tán bột, trộn chung. Mỗi ngày dùng nó sát vào răng, rất hay (Bảo Đào Đường phương).
+ Trị người lớn tuổi bị phong nhiệt, mắt đỏ, bên trong mắt nóng, đầu đau, nhìn không rõ: Thạch cao 120g, Lá Tre (Trúc diệp) 50 lá, Đường 40g, Gạo nếp 1 chén, nước 5 chén. Trước hết,ấuuu Thạch cao và lá Tre trước cho thật kỹ, bỏ bã, cho Gạo nếp vào, nấu thành cháo, thêm Đường vào ăn (Dưỡng Lão phương).
+ Trị đau mắt phong, do phong hàn gây nên: Thạch cao, nướng kỹ 80g, Xuyên khung 80g, Chích thảo 20g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc Hành và Trà (Tuyên Minh Luận).
+ Trị đầu đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, có khi đau buốt: Thạch cao, nướng kỹ 80g, Xuyên khung 80g, Chích thảo 20g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc Hành và Trà (Tuyên Minh Luận).
+ Trị đầu đau mà chảy máu cam, tâm phiền: Thạch cao, Mẫu lệ đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 12g (Phổ Tế phương).
+ Trị gân xương đau nhức, chân tay mỏi do phong: Thạch cao 12g, bột mì 28g, tán bột. Hòa với nước làm thành bánh, nướng đỏ, để nguội, quấy với rượu, uống, rồi trùm chăn kín cho ra mồ hôi. Uống liên tục 3 ngày có thể trừ được gốc bệnh (Bút Phong Tạp Hứng).
+ Trị quáng gà: Thạch cao tán bột. Mỗi lần dùng 4g. dùng gan heo, thái mỏng, trộn với thuốc bột, chưng cách thủy, ăn 1 ngày 1 lần, ít lâu sẽ khỏi (Minh Mục phương).
+ Trị do thấp gây nên nóng nhiều, mồ hôi nhiều, người không biết cho đó là chứng phiền khát, nhưng không phải: Chỉ nên dùng Thạch cao, Chích thảo, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g, dùng 1 thìa nước tương làm thang hoặc hòa vào uống (Bản Thảo Bổ Di).
+ Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, sắc mặt vàng do nhiệt độc gây nên: Thạch cao, Hàn thủy thạch đều 20g, Cam thảo (sống) 10g, tán bột. Uống 4g với nước sôi để nguội (Ngọc Lộ Tán – Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
+ Trị thủy tả, bụng sôi do hỏa thịnh: Thạch cao, nung kỹ. Dùng gạo nếp lâu năm, nấu thành cơm, nghiên nát, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Dùng Hoàng đơn bọc ngoài làm áo. Mỗi lần uống 20 viên với nước cơm. Uống không quá 2 lần đã khỏi (Ly Lâu Kỳ phương).
+ Trị phụ nữ đang nuôi con mà sữa không xuống: Thạch cao 120g, sắc với 3 chén nước, uống. Uống chừng 3 ngày là thông sữa (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị phụ nữ vú sưng: Thạch cao nung đỏ, để nguội, tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu nóng. Nếu chưa say, cho thể uống thêm ít nữa cho thật say, ngủ dậy lại uống 1 lần nữa (Nhất Túy Cao – Trần Nhật Hoa Kinh Nghiệm phương).
+ Trị phỏng lửa, dầu: Thạch cao tán bột, rắc vào (Mai Sư phương).
+ Trị tay bị vết đứt lại bị trúng thấp, vết thương lở loét không ăn da non hoặc không gom miệng lại: Hàn thủy thạch, nung kỹ 40g, Hoàng đơn 8g. tán bột. Lấy nước sắc Kinh ớiii đặc rửa vết thương rồi rắc thuốc bột vào. Nếu nặng quá không khỏi được, thêm 4g Long cốt, 4g Hài nhi trà nữa, rất hay (Tích Đức Đường phương).
+ Trị miệng lở, họng đau, trên hoành cách mô có phục nhiệt: Hàn thủy thạch, nung kỹ 120g, Chu sa 12g, Não tử ½ chử. Tán bột. Rắc vào vết thương (Tam Nhân phương).
+ Trị nhọt đơn độc thời kỳ sưng tấy [có kết quả, đã có mủ thì không dùng]: Bột Thạch cao sống 3 phần, dầu Trấu 1 phần, trộn thành hồ đắp ngoài (Trương Huệ Hàng, Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1960, 4: 366).
+ Trị đại trường viêm loét mạn: Thạch cao hợp tễ (Thạch cao bột 100g, thêm Vân Nam Bạch Dược 2g, Novocain 2% 20ml, thêm nước sôi ấm 250ml, thụt lưu đại trường. Một liệu trình 7-0 ngày. Trị 100 ca, kết quả 97% (Đường Đức triết, Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1988, 4: 43).
+ Trị phỏng: Dùng bột Thạch cao cho vào bao, bóp rắc đều lên vùng phỏng. Kết quả khỏi 51/53 ca (Phúc Kiến Trung Y Dược Tạp Chí 1960, 6: 21).
Tên khoa học:
Gypsum.
Sơ chế:
Sau khi đào lên, bỏ sạch đất, đá và tạp chất là dùng được. Khi dùng làm thuốc phải đập vụn và sắc trước 20 phút.
Mô tả dược liệu:
Thạch cao là khối tinh thể hình khối dài hoặc hình sợi. Toàn thể mầu trắng, thường dính tạp chất hình lát mầu tro hoặc mầu vàng tro.nặng, xópp, dễ tách thành miếng nhỏ. Mặt cắt dọc có vằn như sợi, bóng trơn như sợi tơ. Không mùi, vị nhạt (Dược Tài Học).
Trung Quốc, Lào có nhiều.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ (CaSO4 . 2H2O), CaO 32.57%, SO3 46,50%, H2O 20,93%, Fe2+, Mag2+, Thạch cao nung chỉ có CaSO4 (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Dược Vật Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Chí Q. 1, 1961: 223).
+ Calcium sulfate (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng giải nhiệt:
. Nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật cho thấy có tác dụng ức chế trung khu sản sinh ra nhiệt. Có thể Thạch cao có khả năng ức chế trung khu ra mồ hôi, vì vậy Thạch cao làm giải nhiệt mà không ra mồ hôi, tác dụng hạ nhiệt kéo dài (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
. Sắc Thạch cao đổ vào dạ dầy hoặc ruột chó và thỏ thấy có tác dụng giải nhiệt (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1958, (3): 33).
+ Tác dụng an thần: Thạch cao có Calci có tác dụng ức chế thần kinh cơ bắp, đối với sốt cao co giật, có tác dụng nhất định (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Tác dụng tiêu viêm: Do chất Calci làm giảm tính thấm thấu của mạch máu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Độc tính: Dịch sắc Thạch cao sống chích vào động mạch chuột nhắt, liều gây độc LD50 là 14,70g/Kg (Khâu Vượng, Trung Quốc trung Dược tạp Chí 1989, 14 (2): 42).
Tính vị:
+ Vị cay, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Bản Kinh).
+ Vị nhạt, tính hàn (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị cay, ngọt, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
. Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiéeu âm Tâm, túc Dương minh Vị (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Dương minh, thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu dương Tam tiêu (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh phế, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham khảo:
+ Thạch cao tính trầm, âm giáng, khắc nghiệt mà không sinh trưởng. Khi dùng phải có lý do thích hợp, không nên dùng bữa bãi theo ý mình đến nỗi tổn hại đến căn bản của sinh mệnh. Ông Trương Khiết Cổ nói rằng Thạch cao có thể làm cho dạ dầy lạnh mà không ăn được. Phàm không có chứng trạng cực nhiệt thì không nên dùng. Bệnh huyết hư phát sốt giống chứng Bạch Hổ Thang mà dùng lầm thì không cứu được. Họ Phi nói: lời của Tôn Triệu nói tháng tư âm kịch trở đi là mùa nóng nực, nên dùng bài Bạch Hổ thang, nhưng khí hậu 4 phương sớm muộn không đều, rét, nắng, lạnh, nóng khí trời khác nhau, cũng nên xét kỹ. Lý Đông Viên nói: trước tiết Lập hạ mà uống nhiều Bạch Hổ Thang nhất định sẽ sinh ra chứng tiểu không cầm được, vì tân dịch của Dương minh không thể đưa lên, thanh khí của Phế lại giáng xuống, xem đó thì biết tính của Thạch cao (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thạch cao và Cát căn đều là các vị thuốc giải được các chứng bệnh thuộc về Dương minh. Nhưng Cát căn làm mở phần da lông, trừ được khí lạnh ở kinh Dương minh, còn Thạch cao thì làm cho mát để giải bớt khí nóng ở kinh Dương minh. Vì vậy, sốt mà phải đắp chăn, sợ lạnh là do khí lạnh ở phần biểu, nhiệt bị kết lại trong Vị, nên dùng ngay Cát căn để khơi trống lớp da ở ngoài ra thì khí lạnh có chỗ thoát, nhiệt cũng có lối tan đi. Nếu chỉ thấy cơ thể nóng mà không đắp chăn, chỉ khát nước, nhiều mồ hôi, miệng khô, họng khô, không thở được thì dùng ngay Thạch cao là đúng phép. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu nóng nực, nhất là khoảng tháng 3, tháng 4, khí trời nóng quá, người ta hít phải khí nóng làm cho Phế và Vị càng nóng lên, cho nên Thạch cao về mùa đó cần dùng. có người sợ Thạch cao lạnh quá không dám dùng, thế thì không biết rằng công dụng của nó hay chữa được chứng buồn phiền, nóng nực hay sao? (Kim Chỉ Nam Dược Tính).
+ Thạch cao vị ngọt, tính hàn, trừ được hỏa ở dương minh, lại giải nhiệt cho da thịt. Mầu trắng của Thạch cao nhập vào Phế, chất nặng mà chứa mỡ, có tác dụng lấy Kim sinh Thủy (Thiên Gia Diệu phương).
HƯƠNG NHU
Tên khác:
Vị thuốc Hương nhu còn gọi Nhu (Thổ Thiên) Hương nhung (Thực Liệu Bản Thảo), Bạch hương nhu (Bản Thảo Đồ Kinh), Hương thái (Thiên Kim Phương), Mật phong thảo (Bản Thảo Cương Mục) Hương nhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông, Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanh lương chủng (Hòa Hán Dược Khảo) Trần hương nhụ, Hương nhự (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng, Chủ trị:
+ Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).
+ Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 8 – 20g.
Kiêng kỵ:
+ Uống hiều bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu).
+ Không có biểu tà không nên dùng (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Vì tính của Hương nhu ôn vì vậy, không nên uống nóng vì có thể bị nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người trúng nhiệt: kiêng dùng. Người chân khí hư yếu: không nên uống nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mồ hôi nhiều, biểu hư: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
TÌM HIỂU THÊM VỀ HƯƠNG NHU
Tên khoa học:
Ocimum gratissmum Linn.Họ : Hoa Môi (Lamiaceae).
Mô tả:
Cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi gìa thân trở thành nâu. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng khô hoặc tươi.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).
Mô tả dược liệu:
1- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.
2- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồn tại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Bào chế: Hương nhu
+ Bỏ rễ, để cành lá, chặt đoạn, phơi khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Khi cây nở hoa thu hái phơi âm can dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Dùng tươi: rửa sạch, vắt lấy nước, uống.
Dùng khô: rửa sạch, thái khúc 2-3cm, phơi trong râm cho khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản: Hương nhu
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học:
+ Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%, g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15% (Trương Cấn Ôn, Trung Thảo Dược 1990, 21 (3): 138).
+ Elshotzidol (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).
- Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973, (1): 44).
- Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).
Tính vị:
+ Vị cay, tính hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ (Bản Thảo Chính).
+ Vị cay, ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh túc Thiếu dương Đởm, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào Phế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tâm phiền, hông sườn đau: Hương nhu gĩa nát, ép lấy 2 chén nước cốt uống (Trủu Hậu phương).
+ Trị lưỡi chảy máu như bị đâm: Hương nhu ép lấy một chén nước cốt uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị miệng hôi: Hương nhu 1 nắm, sắc đặc để súc miệng (Thiên Kim Phương).
+ Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay chân lạnh, bứt rứt: Hương nhu 480g, Hậu phác (sao nước gừng), Bạch biển đậu (sao), mỗi vị 280g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm 2 chén nước, nửa chén rượu, sắc lấy 1 chén, để nguội, uống liên tục 2 lần là kiến hiệu (Hương Nhu Ẩm- Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị chảy máu cam không dứt: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị phù thủng: dùng bài ‘Hương Nhu Tiễn’ của Hồ Hạp cư sĩ: Hương nhu khô 10 cân, gĩa nát, bỏ vào nồi, đổ nước ngập quá 3 tấc, nấu cho ra hết khí vị, rồi gạn cho trong, lại đốt lửa nhỏ cô lại cho tới khi viên được. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, tăng dần thêm cho tới khi lợi tiểu là được (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị bệnh phong thủy, khí thủy, cả người sưng phù: Hương nhu 1 cân, đổ nước nấu cho thật nát, bỏ bã lọc trong, rồi cô thành cao, thêm 40g Bạch truật (tán bột) trộn vào làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm, ngày 5 lần, đêm một lần. Uống cho đến khi lợi tiểu là được (Nhu Truật Hoàn - Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị quanh năm bị thương hàn cảm mạo: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với Rượu nóng (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
+ Trị trẻ nhỏ chậm mọc tóc: Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo, bôi hàng ngày vào đầu (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị da đầu lở: Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo và Hồ phấn, bôi (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị thủy thủng: Hương nhu làm quân, hợp với Nhân sâm, Truật, Mộc qua, Phục linh, Quất bì, Bạch thược, Xa tiền tử, rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Trị vào mùa hè bị thương thử, cảm, sợ lạnh, phát sốt, đầu nặng, tâm phiền, không có mồ hôi: Hương nhu 8g, Hậu phác 8g, Biển đậu 12g. sắc uống (Hương Nhu Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ: Hương nhu, Cát căn, Ngư tinh thảo, Điền cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít: Hương nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít: Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nôn mửa, tiêu chảy: Hương nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ: Hương nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Hương nhu thuộc Kim và Thủy nó có công dụng đíều hòa suốt từ trên xuống dưới, ở trên thì thanh được phế khí, trị được chứng trúng nắng, trừ được phiền nhiệt, trị Phế uất làm cho trọc khí bốc lên gây nên chứng miệng hôí. Trị khỏi chứng chảy máu cam, lưỡâi chảy máu, ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu được phù thủng, khoan khoái trường vị, tiêu thức ăn, hạ được khí xuống, những chứng bụng đau, thổ tả, vọp bẻ thì Hương nhu là một vị thuốc cốt yếu vậy. Người bị đứt tay, đứt chân, dùng Hương nhu nhai đắp vào rất chóng khỏi (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Hương nhu tán phong nhiệt, bệnh đột nhiên, vọp bẻ, sắc đặc. Mỗi lần uống nửa chén, hoặc tán nhỏ, trộn nước uống trị chứng chảy máu cam (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Hương nhu có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, chữa nôn nghịch do khí lạnh (Đại Minh Chư Gia Bản Thảo).
+ Mùa hè sắc uống thay nước chè thì không bị bệnh thử, có tác dụng điều trung, hòa vị, súc miệng trị miệng hôi thối (Vương Đình Minh).
+ Chữa cước khí, sốt rét (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hương nhu có vị cay, tính tán, ôn thông cho nên giải được bệnh thử, hàn, uất nhiệt, hoắc loạn, phúc thống, thổ tả vọp bẻù, do mùa nắng ăn nhiều thức ăn sống lạnh mà gây bệnh. Vị của Hương nhu cay ấm, có tác dụng thông khí, hòa trung, giải biểu. Nhờ công dụng trừ thấp, lợi thủy, nên tán được thủy thủng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Các thầy chữa thương thử đều dùng Hương nhu, không biết rằng Hương nhu là một vi tân ôn phát tán, nếu ăn uống thức ăn lạnh, dương khí bị âm tà uất át, rồi phát nóng, sợ rét, đau đớn, phiền khát hoặc hoắc loạn, thổ tả, uống Hương nhu thì rất hay. Nếu do khó nhọc quá mà bị thương thử, mồ hôi ra nhiều, suyễn, khát, nên dùng bài ‘Thanh Thử Ích Khí Thang’, hoặc nóng lắm, khál lắm, nên dùng bài ‘Nhân Sâm Bạch Hổ Thang’. Nếu dùng lầm Hương nhu làm chủ, biểu khí hư thêm, lại nóng thêm nữa. Hương nhu là vị thuốc giải biểu về mùa hè, không có biểu tà, thì không nên dùng, tính nó lại ấm nóng, bệnh thuộc về ‘dương thử’ cũng cấm dùng, nó kỵ cả lửa và cả nắng (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hương nhu được Biển đậu thì có tác dụng tiêu thử (Xích Thủy Huyền Châu).
+ Được Hậu phác trị thương thử, hàn chứng. Được Bạch truật trị thử thấp, thủy thủng (Đắc Chân Bản Thảo).
+ Dùng Hương nhu để làm thuốc giải biểu về mùa nắng, cũng như mùa đông dùng vị Ma hoàng, người khí hư không nên dùng nhiều. Hương nhu lại có công chữa bệnh thủy thủng rất hiệu quả. Có một phụ nữ mặt và từ lưng trở xuống đều bị thủng trướng, khó thở muốn chết, không nằm sấp được, tiêu chảy, tiểu ít, uống nhiều thuốc không khỏi. Lý Thời Trân xem mạch thấy mạch Trầm mà Đại, mạch Trầm chủ về bệnh thủy, mạch Đại chủ về bệnh hư (bệnh ‘đậu mạo phong'), do vừa khỏi bệnh lại cảm phong, liền cbo uống bài ‘Thiên Kim Thần Bí Thang’, chứng suyễn bớt được một nửa. Lại dùng bài Vị Linh làm thang uống với bài ‘Nhu Truật Hoàn’, trong 2 ngày, đi tiểu được nhiều, xọp bớt 7 - 8 phần, cứ thế mà uống thêm mấy ngày thì xọp hẳn. Vị Hương nhu cay ấm, phát tán, tiết được nước đọng ở trong mình ra. Trị mùa hè khí bế, không mồ hôi, khát, dùng Hương nhu phải kèm Hạnh nhân, vì Hạnh nhân có vị đắng, tính giáng xuống và tiết được khí. Vì Hương nhu có vị cay ấm, khí thăng, uống nóng dễ nôn mửa nên phải thêm các vị đắng mà giáng như Hạnh nhân, Hoàng liên, Hoàng cầm thì không mửa (Lâm Chứng Y Án).
+ Ma hoàng là thuốc giải biểu, cần phải phối hợp với Quế chi mới có tác dụng phát hãn. Hương nhu là thuốc giải biểu, bản thân vị thuốc này đã có tác dụng phát hãn, thường dùng vào mùa hè (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thạch hương nhu và Hương nhu cùng là 1 vị. Hương nhu mọc ở vùng đất bằng, lá to. Thạch hương nhu mọc ở khe đá trên núi nên lá nhỏ, công dụng mạnh hơn Hương nhu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hương nhu dạng thuốc sắc, nên uống nguội, uống nóng dễ gây nôn mửa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
1- Cần phân biệt với cây Húng giổi (Ocimum basilicum Linn) thuộc họ (Lamiaceae) (Xem: Cửu Tằng Tháp).
2- Ở Trung Quốc, người ta còn dùng cây Elshotzia patrini Garcke để làm vị Hương nhu.
3- Ngoài cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum Linn) vừa mô tả ở trên ra, người ta cũng còn dùng cây Hương nhu tía hay É tía, É rừng, đó là cây Ocimum sanctum Linn. Thuộc cây nhỏ, sống hàng năm, có thể cao tới 0,5-1m. Thân vuông màu xanh nâu hoặc tím nhạt, lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng hay hình mác, dài 1-5cm, mép có răng cưa. hai mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 chiếc, ít phân nhánh. Lá hoa khi vò có mùi thơm của Đinh hương. Mùa quả vào tháng 5-7. Cây được trồng làm thuốc khắp nơi. Thường thường Hương nhu tía và Hương nhu trắng dùng cùng chung một công dụng, trong tây y thường dùng nó để kết tinh dầu dùng trong Nha khoa (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
BỒ HOÀNG
Tên Việt Nam:
Vịthuốc Bồ hoàng còn gọi Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng.Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
Hoạthuyết, khử ứ, lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng tiêu sưng ra mủ.
Tính vị:
Vịngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Qui kinh:
Vàokinh Can, Tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học).
Chủ trị:
Trịthống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc Rong kinhsau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoài do ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu.
Liều dùng:
Dùngtừ 3 – 9g
Kiêng kỵ:
Âmhư, không bị ứ huyết không được dùng.
Cách dùng:
Dùngsống có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, hành huyết. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
TÌM HIẾU SÂU THÊM VỀ BỒ HOÀNG
Tên khoa học:
Typha Angustata Bory Et Chaub.
Họ khoa học:
Typhaceae.
Tên gọi:
Tên cây cỏ Nến vì hoa như cây nến.
Mô tả:
Cây thảo cao 1,5 đến 3m. Thân tròn lá hình bàn dài, mọc thành 2 hàng, có bẹ to. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng biệt nhưng thường nằm trên một trục chung, bông đực ở trên, bông cái ở dưới, hai bông cách nhau một quãng ngắn. Cả cụm hoa trông như một cây nến màu đỏ. Nhị ở hoa đực bao bởi lông ngắn màu vàng, rất nhiều hạt phấn. Bông cái có cột nhụy dài, có nhiều lông trắng hay hơi hung, bầu có hình chỉ. Quả nhỏ hình thoi, khi chín mở dọc.
Phân biệt:
1) Cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là cây thảo cao 1,3-2,2m thân cứng, lá hẹp đầu thuôn. Bông hoa đực và bông hoa cái cách nhau 1,2-4cm. Bông đực hình trụ dài, có lông màu hung, nhị có chỉ mảnh ngắnm, bao phấn hình chỉ, hạt phân nhỏ màu vàng. Bông cái đỏ hơn ở loài trên, hình trụ cột nhụy dài, có nhiều lông mảnh, bầu có đầu nhụy màu nâu. Có quả vào tháng 1-2. Cây có nhiều ở Miền nam Việt Nam. Mầm cây non và nhị hoa có thể ăn được. Lông vàng và nhị hoa được dùng làm thuốc như cây Cỏ nến trên.
2) Ngoài ra người ta còn dùng Cây Typhaorientalis G.A Stuart là cây Cỏ nến cao từ 1,5-3m có thân rễ. Lá dài hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm nằm trên cùng một trục chung: bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc ở những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
3) Ngoài những cây trên ra, người ta còn lấy phấn của những cây cùng họ với tên Bồ hoàng như Typha angustifolia L. Typha latifolia L., Typhadavidiana hand Mazz., Typha minima Funk...
4) Cần phân biệt với Cây Thạch Xương bồ (Acorus gramineus Soland) cũng được gọi là Bồ hoàng (Xem: Thạch xương bồ).
Địa lý:
Cây mọc ở khắp nơi đầm lầy ở Việt Nam, nhưng vị này đã phải nhập của trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào tháng 4 chọn lặng gió, cắt bông hoa phơi khô, thứ vàng là tốt (nếu trời râm phải trải ra, tránh ủ nóng làm biến chất), dùng cối nghiền sạch lông và tạp chất, phơi lấy hột nhỏ phơi khô để dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng phấn hoa phơi khô của hoa đực. Dùng cả nhị đực và cái là không đúng.
Mô tả dược liệu:
Chất bột nhẹ màu vàng tươi, quan sát dưới kính hiển vi hạt hoa gần hình cầu hoặc hình bầu dục, phấn hoa trong bột hình sợi dài khoảng 1,5mm, màu vàng đất hoặc màu nâu nhạt. Loại cỏ màu vàng óng ánh, khô hạt nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là thứ tốt, thứ phơi nâu là kém.
Bào chế:
Bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, để nửa ngày sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì sao qua.
Bảo quản:
Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
(24) Lở láy dưới bộ hạ dùng Bồ hoàng bôi vào ngày 3-4 lần thì khỏi (Thiên Kim Phương).
(25) Mủ trong lỗ tai hay chảy ra, dùng Bồ hoàng tán bột rắc vào (Thánh Huệ Phương).
(26) Chảy máu cam ra khắp tai, miệng, dùng Bồ hoàng, A giao sao chảy thành hạt, mỗi thứ nửa lượng lần uống 2 chỉ với nước và 1 chén nước sắc Địa hoàng uống lúc nóng, nơi chảy máu, bịt lại để cầm máu (Thánh Huệ Phương).
(9) Mửa ra máu bất luận gìa hay trẻ dùng Bồ hoàng tán bột lần uống nửa chỉ với nước sinh địa tùy theo lớn nhỏ để phân lượng hoặc bỏ vào một ít tóc rối bằng Bồ hoàng cũng có thể trị được chứng trẻ em đái ra máu (Thánh Tế Tổng Lục).
(10) Tức do bí tiểu, lấy vài bọc Bồ hoàng để trên thắt lưng chỗ có thận xong chổng đầu xuống hai chân lên trời từ từ thì thông (Trửu Hậu Phương).
(12) Ứ huyết do băng ở bên trong dùng Bồ hoàng tán nhỏ 2 lượng, lần uống 1 thìa khi nào ngưng thì thôi (Trửu Hậu Phương).
(13) Xuất huyết ruột, dùng Bồ hoàng tán bột dùng 1 thìa canh sắc uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Trị kinh bế do ứ huyết, sản hậu máu do xuống không dứt, đau vùng bụng dưới, tất cả các loại đau do ứ huyết: Bồ hoàng, Ngũ linh đều 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với rượu nóng (Thất Tiếu Tán – Cục Phương).
(7) Chảy máu cam do phế nhiệt, dùng Bồ hoàng, Thanh đại mỗi thứ 1 chỉ uống với nước mới múc dưới dòng sông lên, có thể không dùng Thanh đại mà bỏ tóc rồi bằng lượng (Thanh đại) bỏ tóc rối bằng Bồ hoàng uống với nước sắc Đại hoàng (Giản Tiện Đơn Phương).
(8) Mửa, khạc ra máu dùng Bồ hoàng tán bột 2 lượng uống với rượu hoặc nước lạnh hằng ngày lần 3 chỉ sao (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
(11) Chảy máu do đâm chém lịm ngất gần chết, dùng Bồ hoàng nửa lượng uống với rượu nóng (Thế Y Đắc Hiệu).
(14) Sa trực trường dùng Bồ hoàng trộn mỡ heo bôi vào ngày 3-5 lần (Tử Mẫu Bí Lục phương).
(15) Động thai muốn sinh nhưng chưa đủ tháng dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nhất Phương).
(16) Thúc đẻ dùng Bồ hoàng, Địa long rửa sạch, sấy khô, Trần bì, Quất bì mỗi thứ bằng nhau tán bột để riêng từng thứ, đợi khi nào sắp sinh thì sao 1 chỉ với nước mới múc lên dưới sông vào thì sinh mau, rất hiệu nghiệm (Đồ Kinh Bản Thảo).
(17) Trị nhau không ra, dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nghiệm Phương).
(18) Trị sản hậu ra huyết, ốm yếu chờ chết, dùng Bồ hoàng 2 lượng sắc uống (Sản Bửu Phương).
(20) Ứ huyết có cục ở dạ con bụng dưới dùng Bồ hoàng 3 lượng, uống với nước cơm (Sản Bửu Phương).
(21) Sản hậu bức rức, dùng Bồ hoàng 1 muỗng canh với nước chảy về phương đông rất hiệu nghiệm (Sản Bửu Phương).
(19) Sản hậu huyết ứ dùng Bồ hoàng 3 lượng sắc uống (Mai Sư Phương).
(22) Chấn thương trên cao té xuống, ứ huyết do bị đập đánh bên trong gây khó chịu bức rức dùng Bồ hoàng tán bột uống nóng với rượu lần uống 3 chỉ (Tắc Thượng Phương).
(23) Đau nhức các khớp dùng Bồ hoàng 8 lượng, Chế phụ tử 1 lượng, tán bột lần uống 1 chỉ với nước ngày 1 lần (Trửu Hậu Phương).
(27) Xuất huyết ở lỗ tai, dùng Bồ hoàng sao đen tán bột rắc vào (Giản tiện phương).
(1) Các loại bệnh thuộc huyết sau khi sinh: Bồ hoàng sao đen, Càn khương sao đen, Đậu đen sao, Trạch lan, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất, Sinh điạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(2) Đái ra máu: Bồ hoàng. Xa tiền tử, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(3) Băng huyết, Rong kinh: Bồ hoàng A giao, Nhân sâm, Bạch giao, Mạch môn, Xích phục linh sa tiền tử, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(4) Trị sưng lưỡi: Bồ hoàng sống, đặt dưới lưỡi liên tục (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(5) Trị các loại chấn thương do té ngã, ứ huyết, tích trệ trong bụng, dùng Bồ hoàng (sống) sắc đặc uống với nước tiểu trẻ nhỏ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị đàn bà thống kinh, sau khi đẻ máu dơ không xuống: Bồ hoàng 6g, Gừng lùi cháy 3g, Hắc đậu 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Hắc Thần Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thống kinh do ứ huyết trở trệ: Bồ hoàng 5 chỉ, Đơn sâm 1 lượng, Ngũ linh chi 5 chỉ sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
2. Lương huyết, chỉ huyết: Dùng trong các loại xuất huyết thuộc có nhiệt.
+ Trị ho ra máu, đàm có máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết: Bồ hoàng (than) 9g, Rượu và nước mỗi thứ một nửa, sắc uống (Bồ Hoàng Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xuất huyết tử cung do chức năng: Bồ hoàng than, Liên phòng (than), mỗi thứ 15g, sắc uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 24g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiểu ra máu: Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 9g, Sinh địa 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vết thương chảy máu: Bồ hoàng than, Cốt phấn, Ô tặc cốt, các vị bằng nhau, tán bột, rắc vào nơi chảy máu rịt lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Bồ hoàng cũng có công dụng chỉ huyết như Địa du, nhưng khác nhau Bồ hoàng tiêu được ứ huyết nhất là chữa được các chứng đau bụng, nhưng Bồ hoàng chỉ chữa về bệnh thực còn bệnh hư không dùng (Bách Hợp).
+ Bồ hoàng phá huyết vì vậy trị được những chứng hòn cục trong bụng, ngũ lao thất thương, huyết tích ứ, đau trước ngực làm nôn ra máu, chảy máu cam thì phải dùng Bồ hoàng làm thuốc chính để lương huyết, hành huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
1) Bồ hoàng thán (Sao cháy đen) có tác dụng chỉ huyết rất tốt, nó lại còn tác dụng so bóp tử cung (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).
BẠCH LINH
Còn gọi là phục linh
Tên khoa họcPoria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
Bộ phận dùng làm thuốc Quả thể của nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
A. Mô tả cây
Thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi
Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác, vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến.
C.Tác dụng dược lý:
Thuốc có tác dụng lợi tiểu,
Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột.
Thuốc có tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể.
Thuốc có tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống lóet bao tử.
Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.
D.Thành phần hoá học
Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.
Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.
E. Công dụng và liều dùng
Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.
Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).
Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.
Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, Mất ngủ.
Ngày 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.
Bào chế:Ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.
Kiêng kỵ: âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.
CỦ CỐT KHÍ
Củ cốt khí
Còn gọi làhoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam).
Tên khoa họcReynoutrua japonicaHoutt.Polygonum cuspidatumSieb et Zucc.Polygonum reyoutriaMakino.
Thuộc họ rau rămPolygonaceae.
Củ cốt khí (Radix polygoni cuspidan)là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng ta chỉ thấy có cây này Rcynoutria japonica mang tên cốt khí lại thuộc họ rau răm.
A. Mô tả cây
Cốt khí là một loại cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5-1m nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thăt nhon, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hơi dẹp lại, mép nguyên, dài 5-12cm, rộng 3,5-8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn.Cuống dài 1-3cm, bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng, hoa khác gốc, hoa đực có 8 nhị hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ
B. Phân bổ, thu hái và chế biến
Cây cốt khi mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt rất nhiều ở Sâp. Mọc hoang ở đồi núi hoặc đường. Miền đồng bằng có mọc và được trồng để lấy củ làm thuốc. Trồng bằng củ, rất dễ mọc. Còn thấy ở Trung Quốc (Giang Tô, Triết Giang).
Trồng thử ở đồng bằng, chúng tôi thấy cây ra hoa vào các tháng 8-9, ra quả vào các tháng 9-10. Thường người ta ít chú ý vì hoa quả rất nhỏ cho nên ít người trông thấy nên thường người ta nói cây này không có hoa.
Mùa thu hoạch quanh năm, nhưng tôt nhất vào mùa the (tháng 8-9), có nơi thu hái vào các tháng 2-3. Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Vị thuốc dài ngắn không đều thường dài 1-8cm, đường kính 0,6-2cm, mặt ngoài màu nâu vàng, khi bẻ hay cắt ngang có màu vàng, mùi không rõ, vị hơi đắng.
C. Thành phần hoá học
Trong rễ cây này có antraglucozit chủ yêu là emodin hay rheum emodin C16H12O5'dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn có chất polygonin C12H20O10và tanin.
D. Công dụng và liều dùng
Trong nhân dân Việt Nam củ cốt khí là một vị thuốc dùng chữa tê hấp, do bị ngã, bị thương mà tổn thương đau đớn, còn là một vị thuốc thu liễm cầm máu.
Vị thuốc được ghi trong bộBản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc, thế kỷ 16). Theo tính chất ghi trongtài liệu cổthì vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông kinhm giảm đau giảm độc, dùng cho những người bị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, do bị ngã bị thương mà đau đớn, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn.
Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu cùng nhiều vị thuốc khác mà uống.
CÂY THẠCH LỰU
Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa tháp
Tên khoa học Punica granarum
Thuộc họ lựu Punicaceae.
Ta dùng vỏ than, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô
A. Mô tả cây
Cây lựu là một cây thuộc mộc, cao chừng 3-4m, cây nhỏ, có khi có gai. Lá dài, nhỏ, mềm, mỏng, đơn. Mép nguyên có khi mọc thành cụm nhưng thường mọc so le hoặc hơi mọc đối, cuống ngắn. Mùa hạ nở hoa màu đỏ tươi hoặc màu trắng hoặc mọc riêng lẻ hoặc từng sim có độ 3 hoa.
Qur to bằng nắm tay. Đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại. Vỏ dày, ngoài da sắc lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3 các loại ngăn phân cách bởi các màng mỏng, hạt rất nhiều, hình 5 cạnh sắc hồng trắng.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và lấy quả. Trồng bằng cách dâm cành. Tỷ lệ ancaloit thay đổi tùy theo cách bón phân.
Nếu bón bằng canxi supephotphat tỷ lệ ancaloit sẽ là 5.5%
Nếu bón bằng phân amon suufnat thì tỉ lệ ancaloit là 4.2%
Vỏ bóc về phơi khô để dành. Dùng càng sớm càng tốt. Có người nói vỏ để lâu quá 1 năm không còn tác dụng. Nhưng có tác giả đã không dùng để dành trên 10 năm vẫn còn tác dụng không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Vỏ rễ và vỏ cành có chứa chừng 22% tamin. Ngoài ra còn chứa các chất ancaloit
D. Công dụng và liều dùng
1. Làm thuốc chữa sán. Nên dùng rễ vỏ lựu vì trong vỏ chất peletierin, isopeletierin được kết hợp tự nhiên với tamin thành một chất không tan, tác dụng nhiều đối với sán ở trong ruột, ít làm mệt cơ thể người tuy nhiên uống cả vỏ hơi khó uống.
Nên chọn vỏ mới đào, vì vỏ tươi hiệu lực mạnh hoen do có nhiều ancaloit. Khi dùng rễ phơi khô cần ngâm nước vài giờ trước khi pha chế thì vẫn có hiệu lực trừ sán.
2. Ngoài công dụng chữa sán, vỏ rễ và vỏ thân còn có tác dùng làm thuốc ngậm chữa sâu răng, chữa đi ngoài, đi lị. Nhưng để chữa lị, đi ngoài thường dùng vỏ quả
Ngoài ra còn dùng để thuộc da, làm mực.
HẢI PHIÊU TIÊU
Tên khác: Hải phiêu tiêu
Vị thuốc Hải phiêu tiêu còn gọi -----Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Nang mực, Mai mực.
Tác dụng: Hải phiêu tiêu
Liễm huyết, chỉ huyết đồng thời có tác dụng chế lại với chất chua trong dịch vị và hút thấp.
Chủ trị:
+ Trị đau dạ dầy, thừa dịch vị, Di tinh, khí hư (đới hạ), Rong kinh, tiêu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, loét hạ chi mãn tính, xuất huyết do ngoại thương, tán bột rắc vào.
Liều lượng:
1 chỉ 5 phân- 5 chỉ.
Kiêng kỵ:
Vị này tán bột uống có hiệu quả hơn sắc hoặc cho vào tễ thuốc, nhưng uống lâu ngày hoặc uống nhiều sẽ sinh ra táo bón, nếu cần nên cần phải kết hợp với một số thuốc nhuận trường thích nghi khác để giảm độ sáp của thuốc. Người âm hư nhiều nhiệt thì cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mờ mắt đỏ hoặc trắng (xích bạch mục ế), nhiệt độc do thương hàn công vào mắt mà sinh ra xích bạch ế, dùng Ô tặc cốt 1 lượng, bỏ vỏ tán bột, bỏ vào một ít Long não điểm ngày 3 lần. Lại trị được các loại mục ế, dùng Ô tặc cốt, Ngũ linh chi, các vị bằng nhau tán bột ăn với gan heo xắt lát chắm với thuốc ăn ngay 2 lần (Thánh Huệ Phương).
+ Trị mộng thịt dùng “Chiếu thủy đơn” trị nhãn ế gồm Hải phiêu tiêu 1 chỉ, Thần sa nửa chỉ, đâm nhỏ thủy phi đợi lắng cạn, lấy một chút Hoàng lạp trộn làm thành viên cất dùng, khi cần dùng để trên lửa cho tan ra bằng hạt thóc lớn vò nát bỏ trong khóe trước khi ngủ đến sáng rồi lấy nước nóng rửa, chưa đỡ thì làm tiếp (Hải Thượng Phương).
+ Quáng gà dùng Ô tặc cốt nửa cân tán bột trộn với Hoàng lạp 3 lượng, vắt thành bánh như đồng tiền lớn, mỗi lần uống một bánh với 2 lượng gan heo. Lấy dao tre cắt bỏ thuốc vào, lấy nước cơm nửa chén nấu chín ăn còn nước đem uống (Dương Thị Gia Tàng).
+ Đỏ mắt do huyết nhiệt, đàn bà hay mắc phải, dùng bột Ô tặc cốt 2 chỉ, Đồng lục 1 chỉ tán bột, mỗi lần dùng 1 chỉ bỏ vào nước nóng rồi ngâm nửa mắt (Dương Thị Gia Tàng).
+ Cam nhãn chảy nước mắt sống, dùng Ô tặc cốt, Mẫu lệ, các vị bằng nhau tán bột hồ làm viên với 1 cái gan heo nấu với nước vo gạo ăn (Kinh Nghiệm Phương).
+ Tai chảy mủ dùng Hải phiêu tiêu nửa chỉ, Xạ hương 2 ly tán bột thổi vào tai (Chiêm Liệu Phương).
+ Lở mũi, cam mũi, dùng Ô tặc cốt, Bạch cập, mỗi thứ 1 chỉ, Khinh phấn nửa chỉ tán bột xức vào (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
+ Trẻ con lở rốn ra máu mủ, dùng Hải phiêu tiêu, Yến nhi, tán bột trộn dầu xức vào (Thánh Huệ Phương).
+ Lở trên đầu, dùng Hải phiêu tiêu, Bạch giao hương, mỗi thứ 2 chỉ, Khinh phấn 5 phân, tán bột tẩm dầu xức (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
+ Đinh nhọt độc dữ, lở loét: Trước tiên chích cho ra máu lấy bột Hải phiêu tiêu bôi vào thì cùi nhọt tự nhiên ra (Phổ Tế Phương).
+ Cứu trên huyệt lở không lành, lấy Ô tặc cốt, Bạch phàn, các vị bằng nhau tán bột bôi hàng ngày (Thiên Kim Phương).
+ Trẻ con đàm nghẹt, lấy bột Hải phiêu tiêu lâu năm uống với nước cơm, mỗi lần 1 chỉ (Trích Huyền Phương).
+ Tiểu ra máu, dùng 1 chỉ bột Hải phiêu tiêu, nước cốt Sinh địa hoàng. Lại có bài dùng Hải phiêu tiêu, Sinh địa hoàng, Xích phục linh, các vị bằng nhau tán bột, lần uống 1 chỉ với nước Bách diệp và Xa tiền (Kinh Nghiệm Phương).
+ Đại tiện ra huyết, ăn nhiều dễ đói, trước tiên dùng Hải phiêu sao vàng bỏ vỏ tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ với nước sắc Mộc tặc, 3 ngày sau uống ‘Trư Đỗ Hoàng Liên Hoàn’ (Trực Chỉ Phương).
+ Mửa ra máu đột ngột, dùng Ô tặc cốt uống 2 chỉ với nước cơm (Thánh Huệ Phương).
+ Hóc xương, dùng Ô tặc cốt, Trần quất hồng, các vị bằng nhau tán bột, mỗi lần dùng một viên ngậm nuốt nước (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Lưỡi sưng ra máu, dùng Ô tặc cốt, Bồ hoàng, các vị bằng nhau tán bột bôi vào (Giản Tiện Đơn Phương).
+ Ngoại thương ra máu, dùng Ô tặc cốt bôi vào (Trực Chỉ Phương).
+ Ngứa lở bìu đái, dùng bột Ô tặc cốt, Bồ hoàng bôi vào (Y Tông Tam Pháp Phương).
+ Trị băng huyết lâu ngày không bớt: Ô tặc cốt 4 chỉ, Thuyên thảo 2 chỉ, Tông thán 1 chỉ 5phân, Ngũ bội tử 1 chỉ 5 phân, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn thù, Bạch truật, Hoàng kỳ, Bạch thược, mỗi vị 3 chỉ. Cam thảo 1 chỉ. Sắc uống (Cố Xung Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xuất huyết do ngoại thương: Ô tặc cốt, Tùng hoa phấn, 2 vị bằng nhau tán bột gia một chút Băng phiến, đắp vào miệng vết thương băng lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị băng lâu đới ha: ïÔ tặc cốt 1 lượng, Quán chúng (đốt thành than) 8 chỉ, Tam thất 2 chỉ. Tán bột lần uống 3 chỉ với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bạch đới: Ô tặc cốt 4 chỉ, Lộc giác sương 3 chỉ, Phục linh, Bạch truật, Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch vi, Mẫu lệ, mỗi thứ 3 chỉ, Sơn dược 4 chỉ, làm viên với mật, mỗi lần 2 chỉ, ngày 2-3 lần với nước (Bổ Vinh Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan: Ô tặc cốt 8 phân. Diên hồ sách 1 phân, Khô phàn 4 phần. Tán bột, thêm 6 phần mật ong làm thành viên, mỗi lần uống 3 chỉ, ngày 3 lần sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan: Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15%. Tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ trước khi ăn (Ô Bối Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mụn nhọt lở loét lâu ngày không lành miệng: bột Ô tặc cốt xức vào (nếu nhọt hỏa độc nhiều thì kết hợp với Hoàng bá, Hoàng liên) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngoài ra, có thể kết hợp với Ô tặc cốt với Băng phiến tất cả nghiền rất mịn điểm vào mắt trị mục ế (mắt kéo màng) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tìm hiểu thêm
Mô tả:
Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae. Mực có cấu tạo cơ thể dạng thủy động học, có màng vây, có thể bơi nhanh trong nước nhờ tia nước phụt ra từ phễu thoát nước theo chiều ngược lại, bơi theo lối phản lực. Đầu mực có vòng tay, còn gọi là tua mực hay râu mực, ở quanh miệng, và phễu thoát nước là hai cơ quan vận động đặc trưng ở mực. Ngoài 8 tay ngắn mực còn có hai tay dài hơn. Mặt trong các tay có rãnh dẫn tới miệng, với nhiều giác tròn, các giác bám có vòng cơ khỏe, bên trong lát một vàng bì dầy, có cuống ngắn. Nhờ vòng cơ khỏe, giác bám có thể co rút, do một nhánh thần kinh tay điều khiển. Các tay của mực là cơ quan vận động và bắt mồi. Phễu thoát nước ở Mực nằm ở chỗ tiếp giáp đầu và xoang áo, có dạng ống kính nón, thông với ngoài và với xoang áo. Hai bên phễu có hai vết lõm, khớp với hai mấu lồi sụn đóng mở khe xoang áo (khe bụng). Khi thành xoang áo co lại, hai van khép chặt, khe bụng khép kín, nước sẽ được tống ra ngoài qua phễu thoát nước. Khi thành xoang áo thôi co rút, nước lại dồn từ ngoài vào xoang áo qua khe bụng. Hoạt động này tạo nên lực đẩy mực di chuyển theo chiều giật lùi, chứ không tiến lên phía trước. Cách di chuyển này có lợi cho mực khi thấy kẻ thù hoặc con mồi phía trước mắt. Mực có cuộc sống bơi lội rất hoạt động, chúng đuổi và bắt mồi rất linh họat. Mực nang có thể bắt mồi lớn hơn nó về tầm vóc. Mực ống thì thường lao như một mũi tên bắn vào đàn cá thu con đang tung tăng bơi, và nhanh chóng chớp lấy một con cá bằng cách cặp đôi hàm sắc nhọn của mình vào lưng hoặc gấy của cá. Hai trong mười tay của Mực biến thành tay dài, chỉ có giác ở phần cuối, rất thuận lợi khi bắt mồi. Các tay của Mự chuyển mồi đưa vào miệng, ở hầu có thành cơ khỏe có lưỡi bào và có hai hàm hình mỏ vẹt sắc. Mực có tuyến mực tiết ra chất đen vào phần cuối trực tràng rồi đẩy ra ngoài, khi gặp nguy con mực phóng dịch đen chứa các hạt melanin, thành vùng tối chung quanh cơ thể để che mắt kẻ thù. Hơn thế nữa, bản chất của ancaloit của chất mực làm tê liệt các cơ quan cảm giác hóa học của kẻ thù, nhất là của cá. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên, hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra và màu da luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng. Mực tập trung rất đông. Thức ăn của Mực là các loài trứng cá, tôm, cá con.
Địa lý:
Miền biển nước ta nơi nào cũng có Mực. Khai thác vào tháng 3-9, là thời kỳ mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ.
Phân biệt. Ở nước ta có nhiều loại Mực, nhưng hai loài phổ biến có giá trị dinh dưỡng là Mực ống (Logigo Formasana), nhưng thường dùng nang thì chỉ lấy ở các con Mực Nang như mực Ván Sepia Subaculeate, mực Cơm Sepia Andreana Tte. Strup, phân bố rất nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình.
Phần dùng làm thuốc:
Mai (Os Sepiae).
Mô tả dược liệu:
Xương khô hình thuyền, biểu hiện hình viên chùy dẹt, ở giữa phình lớn hai đầu cuối nhỏ dần, dài chừng 20cm, rộng chừng 10cm, dày 2-3cm, mặt ngoài biểu hiện màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừng màu trắng vàng trong, mài thì khuyết không hoàn toàn, cuối nang mực có một nút nhọn hình chùy nhọn, mặt lưng hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt, mặt ngoài nổi lên những hạt phân bố rất dày, từ nút cuối phía sau bắt đầu có biểu hiện hình chữ “V” ngược, bày xếp nhiều lớp mặt bụng thẳng ngang, cuối phái sau hơi lõm xuống, chất thạch hôi thưa thưa đi, dùng móng tay cạo vào có thể ra bột trắng, chất nhẹ mà giòn, mặt bẻ ngang màu trắng có nhiều lớp bầy xếp. Thường dùng nguyên cả mai, màu trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen không vàng là tốt.
Bào chế:
1- Kinh nghiệm xưa: Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo Chú). Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng, bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
2- Kinh nghiệm hiện nay: Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược Học).
Tên khoa học: Os Sipiae.
Tên gọi:
1- Phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa (Xem: Tang phiêu tiêu), vị thuốc giống tổ bọ ngựa nhưng ở ngoài biển, nên gọi là Hải phiêu tiêu.
2- Mực có thể ăn thịt cả chim quạ, chúng thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước giả chết, làm cho nhiều con quạ lầm tưởng và bay sà xuống ăn, nhanh như chớp, mực lôi quạ xuống nước ăn thịt. Do mực đã giết nhiều quạ, nên người xưa cho nó cái tên “Ô tặc” (ô là quạ, tặc là giặc). Mực là giặc đối với quạ.
Tính vị:
Vị mặn. Tính ấm.
Quy kinh:
Vào 2 kinh Can, Thận
Bảo quản:
Đựng lọ kín, để nơi khô ráo.:
1- Hải phiêu tiêu bổ Can Thận, ích tinh khí, tráng dương cố tinh, nhờ vậy nó có thể trị được chóng mặt xoàng đầu, hay quên, liệt dương, di tiết tinh, tiểu không tự chủ, cho tới các chứng đau mỏi thắt lưng, bạch đới. Trên lâm sàng thường kết hợp với Long cốt, Mẫu lệ để trị Di tinh, kết hợp với Thạch xương bồ, Nhân sâm, Viễn chí, Long cốt, Qui bản, Phúc bồn tử, trị tiểu nhiều. Kết hợp với Bổ cốt chỉ, Câu kỷ tử, Hải cẩu thận, trị liệt dương. Tóm lại, làm cho cường tráng, thu liễm là hiệu dụng chủ yếu của Hải phiêu tiêu, vỉ vậy Chân Quyền nói rằng: “Con trai người suy nhược tinh tự xuất, yếu đuối mà tiểu nhiều, thì nên gia nó để dùng” (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
2- Ô tặc cốt mặn ấm nhập vào Can và Thận, tác dụng của nó là cầm máu, phần nhiều chủ ở hạ tiêu, như đàn bà Rong kinhbăng huyết, ỉa ra, trĩ ra máu, tiểu ra máu, đều có thể dùng được, đồng thời có thể dùng đến nó để trị các chứng xích bạch đới. Nhưng trong “Bản thảo” ghi Ô tặc cốt có thể trị Rong kinhbăng huyết, lại có thể trị bế kinh, giống như có tác dụng có thể thông mà cũng có thể cầm, thật ra Ô tặc cốt có sở trường trị về xuất huyết, khác nhau về các chứng huyết nóng, chạy bậy hoặc ứ huyết làm lưu trệ cho tới khí không nhiếp huyết, mà là do tổn thương ở can, thận gây ra. Can thật bị tổn thương, khí xung nhâm không kiên cố thì đưa tới Rong kinhbăng huyết, Can là tạng tàng huyết, can tổn thương thì huyết suy, làm huyết khô thì tinh bị bế. Như thế, chẳng kể tới băng lậu và bế kinh, đều thuộc hư chứng, thì Ô tặc cốt đã có thể cầm máu, lại có thể thông bế, thì không có gì mâu thuẫn cả. Kế đến, Ô tặc cốt cầm huyết, lại có thể trị bên ngoài, chẳng hạn như cùng kết hợp với Bồ hoàng xức vào để trị sưng lưỡi chảy máu, cùng với bột Hoè hoa thổi vào mũi làm cầm chảy máu cam, gần đây có người dùng nó để trị lở loét ngoài da, tán bột xức vào rất có hiệu quả, thật ra những cách điều trị này thì sách “Biệt lục” đã ghi rất sớm trước đây rồi (Trung Dược Học).
BẠCH VI
Tên khác:
Vị thuốc bạch vi còn gọi Xuân thảo (Bản Kinh), Vi thảo, Bạch mạc (Biệt Lục), Nhị cốt mỹ (Bản Thảo Cương Mục).
Tác dụng:
Thanh nhiệt hương huyết và giải độc, đồng thời có tác dụng lợi tiểu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị:
Trị sốt về chiều do âm hư, phát sốt trong bệnh ôn nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Liều dùng:
Dùng từ 3-9g.
Kiêng kỵ:
Ngoại cảm phong hàn và huyết hư không có nhiệt cấm dùng.
. Ghét Hoàng kỳ, Đại hoàng, Đại kích, Can khương, Đại táo, Can tất, Sơn thù du (Bản Thảo Kinh Sơ).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nghẹt mũi do Phế thực, mất khứu giác: Bạch vi, Bối mẫu, Khoản đông hoa, đều 30g, Bách bộ 60g, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước cơm (Phổ Tế Phương).
+ Trị đàn bà bị huyết quyết, hễ khi bình thường khỏe mạnh vô bệnh, đột nhiên như chết, người không động đậy, nhắm mắt, cấm khẩu hoặc biết người lơ mơ, có nhức đầu chóng mặt một lúc, khi tỉnh dậy xoay xẩm, có khi gọi là uất mạo vì ra mồ hôi quá nhiều: Bạch vi, Đương quy đều 30g, Nhân sâm 15g, Cam thảo 20g, tán bột, mỗi lần dùng 15g, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng (Bạch Vi Thang - Bản Sự Phương).
+ Trị vết thương do dao búa đâm chém dùng Bạch vi tán bột rắc vào (Nho Môn Sự Thân).
+ Trị phụ nữ tiểu són trước hoặc sau có thai: Bạch vi, Thược dược mỗi thứ 30g, tán bột, uống 1 thìa với rượu, ngày 3 lần, có thể dùng để trị huyết lâm, nhiệt lâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ttrị ra mồ hôi trộm nóng âm ỉ: Bạch Vi, Địa cốt bì, mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phát sốt do huyết hư sau khi sinh,, hôn quyết: Bạch vi, Đương quy, Đảng đều 9g, sắc uống (Bạch Vi Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm niệu đạo, tiểu đỏ sẻn, nóng sốt, tiểu tiện rít đau: Bạch vi, Mộc thông đều 9g, Trúc diệp, Hoạt thạch đều 12g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đinh nhọt ung sưng, sưng đau họng, thanh quản, đồng thời dùng trong trường hợp rắn độc cắn: Dùng cả cây Bạch vi gĩa nát đắp lên nơi rắn độc cắn, đinh nhọt, sưng vú, nơi đau nhức (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
TÌM HIỂU THÊM VỀ BẠCH VI
Tên khoa học:
Cynanchum atratum bunge.Họ Asclepiadacea.
Mô tả:
Loại cỏ đa niên cao 30-70cm, toàn cây chứa chất mủ trắng, mọc hình hoa thị nhiều rễ sâu, Thân đứng thẳng thường không phân nhánh, có bao phủ lông nhưng mềm màu trắng tro. Lá mọc đối có khi mọc cách, cuống ngắn hình trứng rộng, dài 3-11cm, rộng 2-6cm, Mép lá nguyên hay lượn sóng nhẵn, hai mặt phủ lông mềm nhỏ. Mọc hình hoa thì ở nách lá vùng thân trên mài đen tím. Quả dại dài 4-6 cm, nhiều chủng tử.Rễ nhỏ (vi ) mà màu trắng nên gọi là Bạch vi.
Phân biệt:
Ngoài ra còn dùng cây Cynanchum versicolor Bunge làm cây Bạch vi.
Thu hái sơ chế:
Khoảng tháng 3-8, chọn rễ phơi trong râm cho khô .
Mô tả dược liệu:
Dùng thân rễ và rễ (Dùng rễ là chính). Thân rễ khô hình viên trụ, hơi cong, thô nhỏ không đều, hướng mặt lên phủ khít đốt lồi là vết thân, mặt ngoài màu cam vàng hoặc vàng nâu, mặt ngoài thô, chót đỉnh thường có vết tàn của thân, phần tủy lõm sâu thành lỗ trống, chung quanh thân rễ mọc nhiều rễ phụ, thô khoảng 1,5cm, dài khoảng 6-15cm, hơi cong chất cứng giòn, rất rễ bẻ. Mặt bẻ ngang màu vàng nâu, phần trong đặc, phần chất mọc màu vàng trắng, hình tròn, trường hợp lẫn lộn giữa Bạch vi và Bạch tiển rất phổ biến, do tập quán của mỗi nơi khác nhau, còn chưa được hoàn toàn thống nhất, như vùng Nam Kinh (Giang Tô), Tô Châu, lấy loại rễ phụ nhỏ mịn bên trong đầy là Bạch tiển, lấy thân rễ thô hơn, trong thân rỗng làm Bạch vi, mà vùng Thượng Hải thì ngược lại, dựa theo khảo chứng trên thực vật, nay cho rằng theo Thượng Hải là chính xác, còn Nam Kinh thì dùng lầm, lấy Bạch vi làm Bạch tiền. Nên phân biệt rễ Bạch vi màu nâu hơi mềm, bẻ dòn hơn.Phần dùng làm thuốc là thân rễ và rễ. Khi chọn được, lấy rễ ngâm với nước vo gạo 1 đêm lấy ra, để khô, bỏ râu, tẩm rượu sao dùng.
Tính vị:
Vị đắng mặn, tính lạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Qui kinh:
Vào kinh, Can Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tham khảo:
Bạch vi cốt chữa khí táo ở Phế, đưa âm khí từ trên xuống dưới để làm cho khí nóng theo đường tiểu mà ra. Các bệnh kể trên phần nhiều vì khí nóng sinh ra cả. Vị này các bài thuốc vì sau cũng ít dùng đến, những sách nói lúc trước khi có thai, sau khi sinh đều dùng được cả, thì dùng là một loại thuốc lành (Bách Hợp).
+ Bạch vi là thuốc của kinh dương minh Vị, không những có thể thanh huyết nhiệt mà còn có thể trị chứng âm hư phát nhiệt. Bạch vi trị tiểu đỏ, sít, nhiệt lâm, tiểu buốt có kết quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học).
+ Bạch vi dùng trị Thận viêm thời kỳ đầu và giữa có tác dụng cải thiện được chứng trạng rõ (Thực Dụng Trung Y Học).
CỎ TRANH
Còn gọi là mao căn, bạch mao căn.
Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv.
Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
A. Mô tả cây
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy nhưng hinh bắp dài 5-20cm màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.
B.Thành phần hoá học
Trong thân rễ có glucoza, fuctoza và axit hữu cơ.
C. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ: Bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn. Vào 3 kinh tâm, tỳ và vị. Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam.
Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể. Còn dùng chữa sốt nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết.
Liều dùng: 10-40g
Đơn thuốc có cỏ tranh
Chè lợi tiểu: Râu ngô 40g, xa tiền 25g, rễ cỏ tranh 30g, hoa cúc 5g. Tất cả thái nhỏ trộn đều, mỗi lần 50g pha nước uống trong ngày vào lúc khát.
Trẻ em 6-14 tuổi ngày 25g
Như thần thang: Chữa phổi nóng, hen cò cừ, Sinh mao căn sắc uống lúc còn nóng sau bữa ăn.
Ma căn thang: Chữa đái ra máu,bạch mao căn, khương thán, thêm mật ong trắng, sắc uống.
MỘC THÔNG
1. Tên dược: Caulis Aristolochiae sew clematis.
2. Tên thực vật: Aristolochia manshuriensis Kom.
Clematis armandii Franch.
3. Tên thường gọi: Mộc thông clematis stem.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân cây thu vào mùa xuân hoặc thu, loại bỏ vỏ sau đó phơi nắng.
5. Tính vị: vị đắng, tính hàn
6. Qui kinh: tâm, tiểu tràng và bàng quang.
7. Công năng: tăng chuyển hoá nước và chữa rối loạn tiểu tiện, thanh nhiệt và lợi sữa.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít, tiểu tiện đau, hay đi tiểu, buồn đi tiểu và đầy bụng và chướng bụng hoặc cơn tâm hỏa biểu hiện như loét miệng và lưỡi, kích thích và đái ra máu: Dùng phối hợp mộc thông với trúc diệp, cam thảo, sinh địa hoàng dưới dạng đạo xích tán.
- Thiếu sữa: Dùng phối hợp mộc thông với vương bất lưu hành và xuyên sơn giáp hoặc mộc thông nướng với chân lợn.
9. Liều dùng: 3-6g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng mộc thông quá liều, không dùng cho thai phụ.
NÚC NÁC
viêm phế quản, viêm họngmãn" width="204" height="272" lowsrc="Núc%20nac%20-%20vi%20thuốc%20chữa%20viêm%20phế%20quản,%20viêm%20họng%20mãn" longdesc="Núc nac - vi thuốc chữa viêm phế quản, viêm họngmãn" alt="Núc nac - vi thuốc chữa viêm phế quản, viêm họngmãn" align="left">Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ, triểu giản,0987617885 nam hoàng bá
Tên khoa học Oroxylum indicum (L.) Kurz
Thuộc họ Núc nác - Bignoniaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỡ, cao 5-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thuỳ họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. Đĩa mật có 5 thuỳ rõ, cao 4-5mm, đường kính 12-14mm. Quả thõng, dài 40-120cm, rộng 5-10cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài 4-9cm, rộng 3-4cm, kể cả cánh mỏng bao quanh.
Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi. Hoa và quả từng lúc quanh năm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá.
Bộ phận dùng: Vỏ và hạt - Cortex et Semen Oroxyli Indici.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Loài phân bố từ Xri Lanca tới Ấn Độ qua Himalaya, Nam Trung Quốc, Đông Nam Á châu tới Philippin, các đảo Xêlép và Timo. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng thường xanh và có khi trong các quần hệ thứ sinh những vùng thấp ẩm ướt, tới độ cao 900m. Cũng có nhiều nơi gây trồng. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành vào mùa xuân. Thu hái quả nang chín màu nâu vào mùa thu và đông, phơi khô ngoài nắng cho vỏ nứt hạt, tách lấy hạt và phơi tiếp cho đến khô. Vỏ cây thu hái quanh năm; khi cần thiết, đẽo vỏ trên cây, phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Vỏ và hạt chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kết tinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cũng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng ngọt, tính mát. Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng.
D. Công dụng và liều dùng
Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc.
Hạt dùng trị: viêm họngcấp và mạn tính, khan cổ; viêm phế quảncấp và ho gà; Đau vùng thượng vị, Đau sườn.
Vỏ được dùng trị: viêm ganvàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, ho khan tiếng, trẻ em ban trái, sởi. Cũng dùng chữa dị ứng sơn, trị bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em.
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ trị ỉa chảy, lỵ, vỏ thân làm thuốc bổ đắng và trị tê thấp cấp tính. Quả non lợi trung tiện và lợi tiêu hoá. Hạt để xổ và làm thuốc trị rắn cắn.
Liều dùng: 1,5-3g hạt, 15-30g vỏ, dạng thuốc sắc. Có thể nấu thành cao hay chế dạng bột. Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc dùng cao bôi.
Ở nước ta đã sản xuất nunaxin viên 0,25g từ hỗn hợp các flavonoid để chữa mày đay và mẩn ngứa, dùng vỏ Núc nác làm viên Habanin kháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng thuốc trên.
Đơn thuốc:
1. Ngoài da lở ngứa, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét: Vỏ Núc nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.
2. Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, rễ Cỏ tranh, Mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống.
3. Ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.
4. Lở do dị ứng sơn: Vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở.
KIM TIỀN THẢO
Tên Khác:
Vị thuốc Kim tiền thảo còn gọi Bạch Nhĩ Thảo, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng, Phật Nhĩ Thảo, Thiên Niên Lãnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Đại Kim Tiền Thảo, Giang Tô Kim Tiền Thảo, Quá Lộ Hoàng, Quảng Kim Tiền Thảo, Tứ Xuyên Đại Kim Tiền Thảo (Trung Dược Học), Đồng Tiền Lông, Mắt Rồng, Mắt Trâu, Vảy Rồng ( Việt Nam).
Tác Dụng:
+Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm (Trung Dược Học).
+Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
+ Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độc (Trung Dược Học).
+Trị gan mật kết sỏi, sỏi Thận, tiểu buốt, hoàng đản (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: 20-40g.
Kiêng Kỵ:
+Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo + Xa tiền thảo tươi, giã nát, cho rượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương (Bạch Hổ Đơn - Chúc Thị Hiệu Phương).
+Trị sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sạn mật: Bệnh viện ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc báo cáo 4 cas sạn mật được trị bằng Kim tiền thảo có kết quả tốt (Trung Y Tạp Chí 1958, 11:749).
+Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sỏi đường tiểu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12g. Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm Tư Khôn đã theo dõi trên 30 cas sau khi uống 1-3 thang thuốc, thấy hết sưng và đau. Đối với trĩ nội và ngoại đều có kết quả như nhau (Tạp chí: Bệnh Hậu Môn Đường Ruột Trung Quốc 1986, 2:48).
+Trị đường mật viêm không do vi khuẩn: Tác giả Lý Gia Trân theo dõi 52 cas bệnh đường mật viêm không do vi khuẩn, có sốt nhẹ và triệu chứng điển hình, dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9% (Trung Y Bắc Kinh Tạp Chí 1985, 1:26).
Tìm hiểu thêm
Tên Khoa Học: Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Mô Tả: Cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông &1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14-16mmm, chứa 4-5 hạt.Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.
Thu Hái, Sơ Chế: Thu hái vào mùa hè, lúc cay có nhiều lá và hoa. Phơi khô.
Bộ Phận Dùng: Toàn cây.
Bào Chế: Rửa sạch phơi khô, để dùng.
Bảo Quản: Để chỗ kín, tránh ẩm mốc.
Thành Phần Hóa Học:
Trong Kim tiền thảo có:
· Loại Herba Glechomae Longitubae: L-Pinocamphone, L-Menthone, L-Pulegone, a-Pinene, Limonene, p-Cymene, Isopinocamphone, Isomenthone, Linalôl, Menthol, a-Terpinol, Ursolic acid, b- Sitosterol, Palmitic, acid, Amino acid, Tannins, Choline, Succinic acid, Potassium nitrate.
· Loại Herba Desmodii Styracifolii: Ancloid, Tannin, Flavones, Phenols.
· Loại Lysimachiae Christinae: Phenols, Sterols, Flavones, Tannín, Essential oils (Trung Dược Học).
Tác Dụng Dược Lý:
+Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kim tiền thảo của Quảng Đông, chích vào chó bị gây mê thấy tuần hoàn mạch vành tăng, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của Thận và não cũng tăng. Thí nghiệm trên heo, thấy cơ tim co lại.
+Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau ở ống mật, hết vàng da.
+Tác Dụng Đối Với Hệ Bài Tiết: nước sắc Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu đối với chuột và thỏ, có thể do chất Potasium chứa trong thuốc.
+Tác Dụng Đối Với Sỏi, Sạn: nước sắc Kim tiền thảo liều cao ( trên 80g), thường được dùng trị sạn ở mật hoặc đường tiểu.
+Đối Với Bệnh Nhiễm Khuẩn: nước sắc Kim tiền thảo trị 10 cas ho gà, có 7 cas khỏi, 2 cas có tiến triển. Loại Lysimachia (Quá Lộ Hoàng) đối với tụ cầu vàng, loại Glechoma ( Hoạt Huyết Đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế.
+Điều trị bệnh ở ngực: Dùng nước cốt Kim tiền thảo tươi trị 13 cas tuyến vú viêm, có kết quả rất tốt. Tất cả khỏi trong vòng 6 ngày. Có 8 cas khỏi trong 3 ngày hoặc ngắn hơn. 2 trong số những cas này không thích ứng với trụ sinh.
+Trị quai bị: Đắp Kim tiền thảo vào chỗ sưng đau để trị 50 cas tuyến mang tai viêm (quai bị), thời gian giảm sưng là 12 giờ.
+Trị Phỏng: Đắp Kim tiền thảo trị 30 cas bị phỏng độ 2 và 3 có kết quả tốt tất cả.
(Trung Dược Học).
+ Quảng Kim tiền thảo có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật, nhờ vậy thuốc có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau do mật co thắt, hết vàng da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Loại Lysimachia có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng. Loại Glechoma có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ trực khuẩn mủ xanh (Chinese Herbal Medicine).
Độc Tính:
Kim tiền thảo không độc. Cho dùng liều 20g/kg liên tục trong tuần đối với súc vật thí nghiệm không thấy có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
Tính Vị:
+Vị ngọt, tính hàn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Theo Trung Dược Học:
.Loại của Giang Tô: vị đắng, cay, tính mát.
.Loại của Quảng Đông: Vị ngọt, nhạt, tính bình.
.Loại của Tứ Xuyên: vị hơi mặn, tính bình.
+Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+Vào kinh Phế, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham Khảo:
. “Trị chứng nga chưởng phong dùng Kim tiền thảo xát vào là khỏi. Dùng nước cốt Kim tiền thảo ngậm, súc miệng rồi nhổ đi trị răng đau rất hay. Vì Kim tiền thảo khứ phong, tán độc do đó, nấu nước Kim tiền thảo mà tắm rửa trị ghẻ lở rấùt thần hiệu...” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. “Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước trà để tống sỏi ra” (Trung Dược Học).
. “Kim tiền thảo có nhiều chủng loại, chia làm 5 loại họ thực vật khác nhau:
1) Đại Kim tiền thảo Tứ Xuyên , thuộc họ Anh thảo, trị bệnh sỏi ở gan mật đạt hiệu quả tốt.
2) Tiểu Kim tiền thảo Tứ Xuyên, thuộc họ Toàn hoa, có thể dùng trị lỵ, bệnh mắt, ghẻ lở.
3) Kim tiền thảo Quảng Đông, thuộc họ Đậu, thường dùng trị bệnh sỏi ở gan mật và Thận.
4) Kim tiền thảo Giang Tây, thuộc họ Hoa tán, thường dùng trị bệnh Thận viêm, sỏi Thận.
5) Kim tiền thảo Giang Tô, thuộc họ Hoa Môi, những năm gần đây phát hiện thấy có thể trị sỏi bàng quang” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
BẠCH PHÀN
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:249.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Polaroid