Polly po-cket
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÂY CỎ NGƯƠI
Tên khác: Cây xấu hổ. Cây trinh nữ. Cây mắc cỡ. Cây Cỏ Ngươi
Cây cỏ ngươi là một loại cây thảo mọc bò trên mặt đất, cây gắn liền với đời sống người nông dân, cây đã được sử dụng từ lâu trong dân gian và được nhiều người biết đến qua các công dụng trong việc làm thuốc chữa bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ, đau nhức xương và huyết áp cao…
Cây cỏ ngươi hay còn gọi là cây cỏ thẹn, hàm tu thảo (tên thuốc trong y học cổ truyền), cây có tên khoa học là Mimosa pudica thuộc họ Mimosaceae, cây thường mọc nhiều ở vùng nông thôn, là một cây nhỏ mọc thành bụi lớn lòa xòa trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, đặc điểm dễ nhận biết nhất là khi chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12 – 14 đôi, hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu, quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng, hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 1,5mm. Bộ phận được sử dụng là rễ, thân, lá thường được dùng tách rời ra, mỗi phần có công dụng riêng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong cây cỏ ngươi có các thành phần hóa học là Alcaloid, crocetin, flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ, hạt chứa chất nhày, lá chiết ra một lượng chất tương tự adrenalin, trong lá và quả có selen. Với các hoạt chất này khiến cây cỏ ngươi mang nhiều công dụng trong chữa bệnh.
Cành và lá cây cỏ ngươi có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu thích, giải độc. Dùng chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, hạ sốt, ho gà, trẻ em cam tích, mắt nóng trướng đau, sưng tấy mưng mủ ở phần sâu,…cách sử dụng là dùng 10 – 30g cỏ ngươi dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
Rễ cây cỏ ngươi có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng chỉ khoái hóa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mạn tính, …cách sử dụng là dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, uống hằng ngày.
Theo các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây cỏ ngươi còn có tác dụng hạ huyết áp, ức chế thần kinh trung ương, giảm đau, giải độc axit aseno. Và cây có thể sử dụng cây để chữa đau lưng, đau nhức xương khớp khá tốt, cách sử dụng là dùng rễ cỏ ngươi, thái thành từng miếng mỏng phơi khô, ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô, thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia số nước còn lại làm 2-3 lần uống trong ngày, sau 4-5 ngày sẽ thấy kết quả.
Tuyên truyền Cây cỏ ngươi từ lâu đã được nhiều người sử dụng
Ông Vũ “tôi năm nay 68 tuổi, tôi bị cao huyết áp và thường xuyên bị nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nhiều khi bị chảy máu cam, nhưng với nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm là cây cỏ ngươi, tôi đã dùng rễ cây cỏ ngươi thái thành từng miếng mỏng rồi phơi khô và đem rang lên sau đó tẩm rượu rồi lại rang lên cho khô rồi lại thêm nước, tôi chia ra uống hằng ngày và nó đã giúp tôi dần dần xua tan đi những triệu chứng đó, giờ tôi thấy rất thoải mái. Với kinh nghiệm từ thực tế bản thân tôi, tôi đã tuyên truyền cho nhiều người biết về bài thuốc này nhờ đó đã giúp đỡ được nhiều người hơn như ông Tuấn ở cạnh nhà tôi đã vừa cảm ơn tôi về bài thuốc từ cây cỏ ngươi mà tôi đã chỉ mà căn bệnh đau nhức xương khớp của ông ấy đã dần khỏi hẳn”.
BẠCH PHÀN
Tên khác:
vỊ Thuốc Bạch phàn còn gọi Phèn chua, phèn phi, khô phèn.Vũ nát (Bản kinh), Vũ trạch (Biệt lục), Mã xĩ phàn (Bản thảo tập chú), Nát thạch (Cương mục), Minh thạch, Muôn thạch, Trấn phong thạch (Hòa hán dược khảo), Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Phàn thạch..
Chủ trị, liều dùng:
NGứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột xức hoặc sắc rửa). Cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh. Dùng từ 2-1 chỉ uống, ngoài dùng tùy thích.
Đơn thuốc của tiền nhân:
(1) “Hoàng lạp hoàn” gồm Bạch phàn 1 lượng sống, luyện với sáp ong nóng chảy viên to bằng hạt đậu đen, lần uống 10 viên đến 20 viên với nước nóng, nếu nhọt chưa thành thì tan đi, nếu có mủ thì vỡ mủ, mau lành miệng bài này trị đinh nhọt, phát bối (nhọt độc ở lưng), nhọt độc đầy người.
(2) Trúng phong cấm khẩu dùng Bạch phàn 1 lượng, Tạo giáp 5 chỉ tất cả tán bột (từng vị 1) uống một lần 1 chỉ với nước sôi để nguội, dần dần đờm sẽ ra thì bớt.
(3) Nhức đầu không muốn ăn do đờm kết, dùng Bạch phàn 1 lượng sắc với 2 chén nước còn 1 chén trộn với 2 muỗng mật ong, uống sẽ nôn ra đờm, nếu chưa uống thêm nước để dễ mửa.
(4) “Hóa đờm hoàn” dùng Bạch phàn 1 lượng, Tế trà (chè tàu) nhỏ cánh, lâu năm càng tốt 5 chỉ, Tán bột luyện với mật ong bằng hạt đậu đen, trẻ con lần uống 5-6 viên, người lớn lần 15 viên với nước nóng, uống đại tiện ra nhiều đờm trị động kinh bởi phong đờm.
(5) Trẻ con mới sinh khóc mãi vì hàn khí ở bụng mẹ, dùng Bạch phàn nung lửa 1 ngày tán bột viên bằng hạt ngô đồng, mài với sữa cho uống lần 2 viên cho đến khi hết.
(6) “Cô phượng tán” dùng Bạch phàn sống 1 chỉ tán bột trộn nước lạnh cho uống 2-3 lần trị sản hậu bị cấm khẩu.
(7) Phèn chua phi 1 chỉ, tán bột dùng lông gà rà vào miệng để trị chứng trẻ em miệng lưỡi trắng không bú được.
(8) Đại tiểu tiện không thông dùng Bạch phàn 5 chỉ tán bột, nằm ngửa bỏ vào rốn làm khí lạnh vào bụng một lát thì đi được.
(9) Thổ tả dùng phèn phi 1 chỉ uống với nước đun sôi trị đau bụng thổ tả.
(10) Rắn độc cắn để 1 cục Bạch phàn lên lưỡi dao đốt cho chảy ra, rồi dùng nó nhỏ một giọt vào chỗ vết thương.
(11) Hôi nách dùng phèn phi tán bột bọc vào khăn lụa hoặc khăn tay xát vào nách hàng ngày.
(12) Tai chảy nước chảy mủ, miệng lưỡi lở dùng phèn phi rắc tại chỗ hoặc trộn nước lạnh để rửa.
Đơn thuốc phổ thông hiện nay:
1. Sát trùng chỉ ngứa: Dùng trong trường hợp lở ngứa, chảy nước, ký sinh trùng trong ruột.
(1) Minh phàn 1 cân rưỡi (nung lửa thành Khô phàn tán bột). Tùng hương 3 lượng (tán bột). Thư bản du tươi nửa cân. Đem tùng hương quậy đều với trư bản rồi nấu dẻo khi nào lấy đũa lên nhỏ giọt hột là được, để nguội trộn khô phàn (bột) vào khuấy đều, phết dán nơi đau, trị ngứa lở vảy ở da đầu.
(2) Khô phàn: Lưu hoàng mỗi thứ 3 lượng, Thạch cao nung 1 cân, Thanh đại 1 lượng, Băng phiến 5 cân, tán bột cát kín khi dùng với thái du xức vào nơi đau ngày 2 lần liên tục 5-7 ngày, trị thấp chẩn,
(3) Khô phàn, Lưu hoàng, Xà sàng tử mỗi thứ 1 lượng tán bột trộn dầu vừng (mè) xức trị ngứa lở.
2. Khử đàm khai bế: dùng trong trường hợp viêm rát cổ họng, động kinh đờm dãi nhiều “Bạch kim hoàn” (Xem: uất kim) trị điên cuồng do đàm nhiều.
3. Táo thấp thối hoàng: Dùng trong chứng vàng da do thấp nhiệt.
(1) “Tiêu thạch phàn thạch tán” gồm: Tiêu thạch, Phàn thạch 2 vị bằng nhau tán bột uống với nước cháo Đại mạch lần 1 chỉ, ngày 3 lần trị hoàng đản.
(2) Minh phàn, Thạch đai, các vị bằng nhau tán bột uống lần 5 phân -1 chỉ, ngày 3 lần trị hoàng đản.
4. Liễm huyết, chỉ huyết: Dùng trong nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng lậu xuất huyết do dao cắt “Chỉ huyết tán” Bạch phàn, Hài nhi trà, tán bột các vị bằng nhau, mỗi lần 3-4 phân uống với nước nóng. Trị xuất huyết ở phổi.
5. Giải độc y sang: Dùng trong trường hợp lở láy do thấp nhiệt, dưới miệng lở chảy mủ trong tai.
(1) Khô phàn, Châu sa, các vị bằng nhau tán bột dùng dầu mè hoặc dầu ăn dán lên, trị trẻ con bị nga khẩu sang.
(2) “Nhị vị bạt độc tán”: Minh phàn, Hùng hoàng, các vị bằnh nhau, trộn sác trà đắp nơi đau. Trị đinh nhọt sưng đau thấp chẩn
TÌM HIỂU THÊM VỀ BẠCH PHÀN
Kiêng kỵ: Chứng ho âm hư cấm dùng. Không nên uống nhiều uống lâu.
Tên khoa học:
Alumen, Sulfas Alumino Potassicus.
Tên gọi:
(1) Phàn có nghĩa là nướng, vị này do một loại khoáng chất nướng ra mà thành, nó có màu trong sáng nên gọi là Minh cho nên gọi là Minh phàn.
(2) Khi rang lên cho 1 vị xốp trắng nhẹ khô nên gọi là Khô phàn.
(3) Phàn là phèn, Minh là trong sáng, vị phèn có màu trong và sáng.
Mô tả:
Điều chế phèn chua từ nguyên liệu thiên nhiên là Minh phàn thạch, công thức K2S0, Sulfataluminium A12 (S04)3, A14(OH)3 có lần ít sắt nung Ming phàn thạch (Alunite) rồi hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh sẽ được phèn chua, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, khi thì một miếng to không màu hoặc trắng, có khi trong hay hơi đục, tan trong nước không tan trong cồn, Rang ở nhiệt độ cao phèn chua mất dần hết nước để thành Phèn phi, xốp nhẹ gọi là khô phàn (Alument Usium).
Tác dụng:
Táo thấp, sát trùng, khử đàm, chỉ huyết, đồng thời lại còn có tác dụng làm mửa mạnh nhiệt đàm.
Tính vị, qui kinh:
Vị chua chát, tính lạnh Nhập kinh Tỳ
Sơ chế:
Nung đá Minh phàn (ALUNITE) sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh, ngoài ra có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác dụng với ACID SULFURIC, rồi trộn với dung dịch KALI SULFAT rồi kết tinh. Dùng thứ trắng trong là thứ tốt.
Bào chế:
(1) Phương pháp ngày xưa:
Cho phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên mà đốt, cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng tàng ong, đốt cháy hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc, chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng (Lôi Công).
- Không nấu thì gọi là sinh phàn, nấu khô cho hết nước gọi là Khô phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách (Lý Thời Trân).
(2) Phương pháp ngày nay dùng 1 chảo gang có thể tích chứa được gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn trào ra. Cho vào chảo đốt nóng đến khi chảy, nhiệt độ có tới 800-9000. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào không thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen hoặc vàng bám bên ngoài chỉ lấy thứ trắng. Tán mịn. Phèn phi tan ít và chậm tan trong nước.
Bảo quản:
Cần tránh ẩm. Đựng kín trong lọ.
CHÌA VÔI
Còn gọi là bạch liễm, đau xương, bạch phấn đằng
Tên khoa học Cissus modeccoides Planch
Thuộc họ Nho Vitaceae
A. Mô tả cây
Cây nhỏ leo, cao 2 - 4m, nhẵn khắp mọi phần. Cành gần hình trụ, đôi khi hơi đỏ, màu nhạt hay xanh nước biển, to bằng ống lông ngỗng. Thân cây có khía. Tua cuốn đơn, hình sợi chỉ. Lá đơn, 5 - 7 thùy chân vịt, hình tim ở gốc nhưng hẹp dần trên cuống, những cái trên gần nguyên, hình mũi mác; răng rất nhỏ, nom như những cái lông, hướng về ngọn, 5 - 7 gân gốc, tạo thành gân giữa của mỗi thùy; mỗi cái mang 8 - 10 đôi gân bên, tất cả hơi trắng ở mặt dưới; gân con không rõ rệt, thành mạng lưới nhỏ; cuống lá dày ở phía gốc; lá kèm thuôn, hình tim ở gốc, tù ở ngọn, thắt lại ở quãng giữa, rụng khá sớm.
Cụm hoa đối diện với các lá thành ngù, ngắn hơn các lá, có cuống; lá bắc thuôn; giống như lá kèm, rụng rất sớm; cuống hoa nhẵn; nụ hoa hình trứng. Đài hình chén, rất nhẵn, 4 cánh hoa màu hơi vàng, dài 2mm, 4 nhị; chỉ nhị bằng đầu nhụy; bao phấn tròn; trung đới không có bướu ở mặt trong. Đĩa dày, khía tai bèo, có 4 thùy ngăn cách nhau bởi những rãnh. Bầu nhẵn; noãn kết liễu bởi một phần phụ hình sợi chỉ thuộc về lỗ noãn, rất dài và cong queo. Quả nang tròn, 5 - 6mm, khi chín màu đen.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta, có gặp từ Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình vào Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh.
Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng. Cũng gặp ở bờ bụi, hàng rào. Chìa vôi cũng được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng.
Ra hoa tháng 4 - 8, có quả tháng 5 - 10.
C Công dụng và liều dùng
Nhân dân thường dùng ngọn non và lá nấu canh chua. Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau Nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt và chữa rắn cắn. Cũng dùng làm thuốc xổ và nhuận tràng. Ngày dùng 10 - 30g, sắc uống; có thể ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Để chữa mụn nhọt sưng tấy, vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối đắp ngoài. Để chữa rắn cắn, giã lá với muối, nhai nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với Chua me đất hoa vàng, Quế chi, Gừng, lá Trầu không, vôi, giã nát, thêm nước gạn uống, lấy bã đắp.
Ở Lạng Sơn, người ta dùng thân cây chìa vôi rửa sạch, sát trùng rồi dùng nong cổ tử cung sau đó cho uống thuốc kích thích sự co bóp tử cung để gây sẩy thai. Có kết quả nhưng có khi vẫn phải nạo lại, tuy vẫn nhanh hơn.
THẠCH TÍN
Còn gọi là tín thạch, nhân ngôn, phê thạch, hồng phê, bạch phê.
Tên khoa học Arsennicum.
Thạch tín còn gọi chên là nhân ngôn vì chữ tín gồm một bên chữ nhân, một bên chữ ngôn. Thường ngươi ta dùng chữ thạch tín để chỉ cất As2O3thiên nhiên, thường có lẫn tạp chất.
Trên thị trường người ta lại phân biệt ra thành hồng tín thạch hay hồng phê và bạch tín thạch hay bạch phê
Thường bạch phê hiếm hơn hồng phê, nếu tinh chế hồng phê hay bạch phê bằng cách thăng hoa chúng ta sẽ được phê sương.
A. Nguồn gốc
Thạch tín có nguồn gốc thiên nhiên hay do chế biến mà thành. Những nguyên liệu thiên nhiên của thạch tín là
1. Thân hoa có thành phần chủ yếu là As2O3có thể coi là thạch tín thiên nhiên nhưng rất ít.
2. Độc sa có thành phần chủ yếu là hợp chất lẫn sắt, asen và sunfua AsFeS.
3. Hùng hoàng có thành phần chủ yếu là asen sunfua.
Từ 2 khoáng chất sau phải chế biến mới có được thạch tín. Thăng hoa thạch tín ta sẽ có được phê sương là thạch tín nguyên chất
B.Thành phần hoá học
Thạch tín thiên nhiên hay than hoa có các thành phần chủ yếu là As2O3tan trong nước, trong kiềm, cacbonat kiềm, axit, cồn etylic thường lẫn tạp chất bao gồm sắt, sunfua là cho thạch tín có màu hồng.
Độc sa có chừng 34.3% Fe 46% asen, 19.7% sunfua, thường còn lẫn côban, niken, stibi. Một số rất ít độc sa có lẫn vàng.
C. Công dụng và liều dùng
Đông y cho rằng thạch tín có vị cay, chua, tính nóng, rất độc,có tác dụng trừ đờm, chữa sốt rét, ăn hết những chỗ thịt thối nát, còn có tác dụng bổ máu, vàng da. Liều dùng 1mg đến 10mg. Dùng ngoài không kể liều lượng. Thực tế cũng cần chú ý để tránh dùng nhiều quá để khỏi gây ngộ độc.
Đơn thuốc có thạch tín
Chữa hen suyễn lâu ngày: hồng phê thach 2g, đạm đậu sị 20g, chế thành viên nhỏ như hạt vừng, mỗi lần uống 2-3 viên chữa hen suyễn lâu ngày
Cùng loại đơn này, nhiều khi người ta cho thạch tín vào trong một quả dừa nung chín lên, rồi dùng than dừa chế thành viên cho người hen suyễn dụng uống.
PHỤ TỬ
Tên khác:
Vị thuốc phụ tử còn gọi Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục),
Tác dụng:
+ Tính tẩu mà bất thủ, thông hành các kinh (Y Học Khải Nguyên).
+ Thông hành 12 kinh (Dược Tính Thiết Dụng).
+ Ôn Thận, hồi dương, hành thủy, chỉ thống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ Trị:
+ Trị các chứng vong dương, dương hư, hàn tý, âm thư (Trung Dược Học).
+ Trị vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Sợ Ngô công, ghét Phòng phong, Hắc đậu, Cam thảo, Hoàng kỳ, Nhân sâm(Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Tương phản với Phòng phong (Trân Châu Nang).
+ Uống Phụ tử để bổ hỏa tất làm cho thủy bị cạn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Úy Lục đậu, Ô cửu, Tê giác, Đồng sấu. Kỵ Xị trấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người không phải là Thận dương bất túc mà hư hàn nặng: cấm dùng. Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Âm hư dương thịnh, có thai: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngộ độc: Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu có dấu hiệu: chảy nước miếng, muốn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ: Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống để giải (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 3- 15g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh: Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể lạnh, các chứng lãnh khí: Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).
+ Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng: Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ,, cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh: Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm (Ký Tế Hoàn – Y Môn Pháp Luật).
+ Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối: Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương).
+ Trị răng đau do âm hư: Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).
+ Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g, uống (Hồi Dương Cấp Cứu Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn).
+ Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát: Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Aconitum fortunei Hemsl- Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).
Mô Tả:
Cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá chia 3 thùy, đường kính 5-7mm, hình trứng ngược có răng cưa ở nửa trên. Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dày, dài 6-15cm. Lá bắc nhỏ. Bao hoa gồm 5 bộ phận trong đó có 1 cái hình mũ, 2-5 tuyến mật. Quả có 5 đại mỏng như giấy, dài 23mâm, hạt có vảy ở trên mặt.
Mọc hoang ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, vùng Tây Bắc
Thu hái:
+ Vào tháng 8, trước khi hoa nở (Dược Liệu Việt Nam).
+ Khoảng Hạ chí (18 đến 28 tháng năm Âm lịch)
Bộ phận dùng:
Rễ củ. Củ cái gọi là Ô đầu, củ con đã chế gọi là Phụ tử.
Mô tả dược liệu:
+ Diêm Phụ Tử: Hình dùi tròn, dài khoảng 6,6cm, đường kính 3,3cm. Đầu củ rộng, chính giữa có vết mầm trở xuống, thân trên béo, đầy, chung quanh co sphân chi nổi lên như cái bướu, thường được gọi là ‘Đinh giác’. Bên ngoài mầu đen tro, bao trùm bột muối. Thể nặng, chỗ cắt ngang mầu nâu tro, có những đường gân lệch hoặc giữa ruột có khe hổng nhỏ, trong đó có muối. Không mùi, vị mặn mà tê, cay. Loại củ lớn, cứng, bên ngoài nổi bậc muối là tốt (Dược Tài Học).
+ Hắc Phụ Phiến: Những miếng cắt dọc không giống nhau, trên rộng, dưới hẹp, dài 2-4cm, rộng 1,6-2,6cm, dầy 0,5cm. Ngoài vỏ mầu nâu đen, trong ruột mầu vàng mờ, nửa trong suốt, dầu nhuận sáng bóng, thấy được đường gân chạy dọc. Chất cứng dòn, chỗ vỡ nát giống như chất sừng. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ đều, bên ngoài có dầu nhuận sáng là tốt (Dược Tài Học).
+ Bạch Phụ Phiến: giống Hắc Phụ Phiến nhưng toàn bộ đều mầu trắng vàng, nửa trong suốt, miếng mỏng hơn, dài 0,3cm. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ phiến đều, mầu trắng vàng, dầu nhuận, nửa trong suốt là tốt (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Diêm Phụ Tử: Chọn lấy thứ rễ Phụ tử hơi to, rửa sạch, ngâm trong nước pha muối, hàng này lấy ra phơi dần cho đến khi thấy bên ngaòi Phụ tử có nhiều tinh thể muối và hóa cứng là được. Sau đó giần qua để bỏ bột muối đi là dùng được.
+ Hắc Phụ Phiến: chọn thứ Phụ tử cỡ vừa, ngâm trong nước muối mặn vài ngày, lấy nước đó nấu sôi, vớt ra, rửa sạch, cắt thành phiến dầy. Lại ngâm vào nước muối nhạt và thêm thuốc nhuộm mầu vào làm cho Phụ tử có mầu trà đặc. Lấy nước rửa cho đến khi nếm vào lưỡi không thấy tê cay nữa, lấy ra, đồ chín, sấy cho khô nửa chừng, lại phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Bạch Phụ Phiến: chọn loại Phụ tử nhỏ hơn, ngâm trong nước muối mặn vài ngày, lấy nước đó nấu cho đén khi thấu tạn ruột, vớt ra, bóc vỏ ngoài, cắt dọc thành phiến mỏng, rửa cho đến khi nếm lưỡi không thấy tê cay nữa là được. Lấy ra, đồ chín, phơi khô nửa chừng, xông Lưu huỳnh cho khô là được (Dược Tài Học).
+ Đạm Phụ Phiến: Lấy Diêm Phụ Phiến ngâm nước, mỗi ngày thay 2 – 3 lần cho hết muối. Cho vào nồi cùng Cam thảo, Đậu đen nấu với nước cho thấm, đến khi cắt ra, nếm mà lưỡi không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, bỏ hết Cam thảo, Đậu đen, cạo bỏ vỏ, chẻ làm 2 miếng, cho vào nồi, thêm nước, nấu độ 2 giờ, khi Phụ tử chín thì lấy ra, để cho ráo, lại ủ cho mềm rồi cắt miếng, phơi khô là được.
Hoặc cứ 50kg Diêm Phụ Tử rửa sạch, ngâm nước 1 đêm, bỏ vỏ và cuống, cắt miếng, lại ngâm nước cho đến khi nếm không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, dùng nước Gừng tẩm 1 – 3 ngày, vớt ra, đồ chín, lại sấy khô đến 7/10, cho vào nồi rang với lửa to cho bay hơi và nứt ra. Lấy ra, để nguội là đụwc. Hoặc trải lên tấm lưới sắt đặt trên lò than hồng, lật qua lại nướng cho phồng nứt ra, để nguội là được (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
+ Mesaconitine, Hypaconitine (Dược Học Học Báo 1965, 12 (7): 435).
+ Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa hydrochloride (Nhật Bản Dược Học Hội 1978, (5): 163).
+ Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15a-Hydroxyneoline (Trương Địch Hoa, Trung Thảo Dược 1982, 13 (11): 481).
+ Salsolinol (Trần Địch Hoa, Dược Học Học Báo 1982, 17 (10): 792).
+ Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine (Vương Cát Chi, Dược Học Học Báo 1985, 20 (1): 71).
Tác dụng dược lý:
+ Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp ở động vật được gây mê với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau lại làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim, tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cường tim của Phụ tử là phần hòa tan nước. Độc tính của phần hòa tan cồn rất cao so với phần hòa tan nước (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc Phụ tử cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+ Tác dụng nội tiết: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitmin C ở vỏ tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và Protein, nhưng trên 1 số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ (Chinese Herbal Medicin).
+ Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Aconite với liều 0,1 – 0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm giảm nồng độ Ammoniac ở não (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, rất nhiệt, rất độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Khí nhiệt, vị rất cay (Y Học Khải Nguyên).
+ Rất cay, rất nóng, hơi kèm ngọt, đắng mà rất độc (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị cay, ngọt, tính rất nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Phụ tử là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai (Biệt Lục).
+ Vị Phụ tử chia làm 2 loại: đen và trắng. Phụ tử mà người ta thường nói là Hắc Phụ tử, vị cay, tính nhiệt, có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi xuống, vào thận. Một vị khác là Bạch Phụ tử, vị cay, ngọt mà ôn, tính táo, đi lên, là thuốc thuộc dương tính trong chứng phong, thiên vễ dẫn sức thuốc đi lên mặt, chủ yếu trị chứng phong đờm, táo thấp đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, thiên về hồi dương. Thục phụ tử tính tương đối thuần, lành, thiên về tráng dương. Ô đầu chủ yếu dùng để trừ phong thấp, khai thông đờm bám lâu ngày. Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc củ con thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn. Bạch phụ tử là 1 loại khác, trông giống như Phụ tử nhwng mầu trắng, chủ yếu dùng trừ đờm thuộc phong hàn, trị trúng phong mất tiếng, thiên về thượng tiêu, không giống như Ô đầu, Phụ tử có thể đạt đến hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phụ tử có chất kiềm, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc, phải đun to lửa, sắc lâu đến hơn 4 giờ, đồng thời nên phối hợp với Can khương, Cam thảo, Mật ong để giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Liều dùng Phụ tử nhiều ít tùy thuộc vào các yếu tố:
. Cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau: theo y văn, có người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triwwụ chứng ngộ độc. Tốt nhất lúc bắt đầu nên dùng liều nhỏ trước.
. Tùy địa phương, tập quán: Theo báo cáo của trung Quốc, người dân Tứ Xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn hàng nagỳ thì đối với dân xứ này có thể dùng liều cao (Trung Dược Học)
BẠCH QUẢ
Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus.
Tên khoa họcGinkgo bilobaL.
Thuộc họ Bạch quảGinkgoaceae.
A. Mô tả cây
Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên
cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng' quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản. Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.
C.Thành phần hoá học
Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường.
Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose.
Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.
Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu.
Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột.
Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.
Đơn thuốc có bạch quả
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè: Bạch quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả, ngày 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Nước 600ml, sắc 3 lần, gạn lấy nước chia uống trong ngày.
Chữa đi đái buốt, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục: Bạch quả 10 quả, 5 để uống sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.
KHIÊN NGƯU
Còn gọi là hắc sửu. bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ).
Tên khoa họcIpomoea hederaceaJacq(Pharbitis hederaceaChoisy).
Thuộc họ Bìm bìmConvolvulaceae.
Khiên ngưu tử(PharbitishaySe men Pharbitidis)là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa
khiên ngưu(Resina Pharbừidis).
Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
A. Mô tả cây
Khiên ngưu là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành im 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp, nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo loài, dài 5-8mm, rộng 3-5mm. 100 hạt chỉ nặng chừng 4,5g.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta, còn mọc ở Ấn Độ, Malaixya, Thái Lan...
Vào các tháng 7-10, quả chín, người ta hái về, đập lấy hạt phơi khô là được.
C.Thành phần hoá học
Trong khiên ngưu có chừng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy, ngoài ra còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit.
D. Công dụng và liều dùng
Tính chất theo đông y thì khiên ngưu vị cay, tính nóng hơi có độc, vào 3 kinh phế, thận, và đại tràng. Có tác dụng tả khí phân thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện là thuốc chữa tiện bĩ, và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu chữa cước thũng, sát trùng.
Trong thực tế, khiên ngưu dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật đôi khi có tác dụng ra giun.
Liều dùng mỗi ngày 2-3g tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa khiên ngưu chỉ dùng mỗi ngày O,20-O,40g, có thể dùng tới 0,60- 1 ,20g
hoặc l,50g.
Nhựa khiên ngưu chế như sau: Chiết suất bằng cồn, cô để thu hồi cồn, dùng nước rửa cặn còn lại cho hết phần tan trong nước, sấy khô.
Đơn thuốc có khiên ngưu
1 Đơn thuốc chữa phù thũng, nằm ngồi không được:
Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tuỳ theo bệnh tình có thể uống tới 40g.
2. Thuộc lợi hai tiểu tiện:
Bột kép khiên ngưu: Bột khiên ngưu 150g axit tactric 270g, gừng khô tán bột 30g, trộn đều. Ngày uống 3-3.5g bột này.
3. Viên khiênngưuchữa tinh thần phân liệt
Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
Chú thích:
Ngoài hạt khiên ngưu kể trên, người ta còn dùng hạt cây mao khiên ngưuIpomea purpurea(L). Lam.(Pharbztis hispidaChoisy) cùng họ. Lá cây
nguyên không xẻ. Có người dùng cả lá cây bìm bìm sắc uống cũng thấy có tác dụng lợi tiểu.
BẠCH TẬT LÊ
Còn gọi là bạch tật lê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu.
Tên khoa học Tribulus terrestris
Thuộc họ tật lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.
A. Mô tả cây
Loại cỏ bò lan trên mặt đấtm nhiều cành dài 2-3cm, kép lông chim lẻ, 5-6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa., 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế, và các tỉnh phía nam nước ta. Còn mọc ở các nước á nhiệt đới. Vào các tháng 8-9, quả chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường dùng sống hay hơi sao qua cho cháy gai rồi sàng sảy bỏ gai giã nát vụn mà dùng.
C.Thành phần hoá học
Trong quả chứa 0.001%ancaloit, 3.5% chất béo, một ít tinh dầu và rất nhiều nitrat, chất phylloerythrun, tamin, flavonozit, rất nhiều saponin.
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ tật lê có vị đắng, tính ôn, vào hai kinh can và phế, có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, dùng chữa các bệnh Nhức đầu, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tích tụ, tăc sữa. Những người huyết hư, khí yếu không dùng được.
Hiện any tật lê thường dùng chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thận, trị Đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam,lị, súc miệng chữa loét miệng. Mỗi ngày dùng 12-13g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Toàn cây còn dùng cho súc vật ăn và nhiều photpho.
Đơn thuốc có tật lên
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng: tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa đau mắt: Cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.
BẠCH TIỄN BÌ
Vị thuốc: Bạch Tiễn Bì
Tên khác: Bạch tiền bì
Tên Latin: Cortex Dictamni
Tên Pinyin: Baixianpi
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Dictamnine, dictamnolactone, sitosterol, obacunonic acid, trigonelline, choline, fraxinellone, campesterol, skimmianin, y-fagarin, dasycarpamin
Dược năng: Khu phong, thanh nhiệt, tả hỏa, trừ thấp
Liều Dùng: 6 - 9g
Chủ trị:
- Tán phong nhiệt, trị nhọt độc, sang lở, ngứa da do phong, nhiệt độc.
- Dùng với Khổ sâm trị sưng đau, ngứa da do thấp nhiệt
Kiêng kỵ:
Tạng phủ hư hàn không dùng.
BÁ TỬ NHÂN
Tên khác:
Vị thuốc Bá tử nhân còn gọi Trắc bách diệp, Trắc bá tử nhân, Cúc hoa (Hoà Hán Dược Khảo), Bách thử nhân, Bách thật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bách tử nhân, Bá thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).Hạt cây Trắc bá, hột Trắc bá.
Tác dụng:
+ Dưỡng tâm, an thần, nhuận trường (Trung Dược Học).
+ Dưỡng tâm an thần, cầm mồ hôi. Đồng thời có tác dụng nhuận táo, thông tiện (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị Mất ngủ, hồi hộp, táo bón, mồ hôi trộm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ.
+ Tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Tiêu chảy, đàm nhiều cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Bách tử nhân sợ Cúc hoa, Dương đề thảo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cách dùng: Hạt tẩm rượu phơi khô, gĩa ra, sẩy sạch, lấy nhân sao qua mà dùng
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị động kinh, trẻ con hay khóc đêm, bụng đầy, tiêu phân xanh, tán bột Bá tử nhân trộn với nước cơm 3-20g để uống.
Trị tâm huyết bất túc, tinh thần hốt hoảng, Mất ngủ, mộng mị, hồi hộp sộ sệt, giảm trí nhớ: Bá tử nhân 20g, Mạch đông, Câu kỷ, Đương quy mỗi thứ 12g, Xương bồ 4g, Phục thần, Huyền sâm mỗi thứ 12g, Thục địa 20g, Cam thảo 4g sắc uống (Bách Tử Dưỡng Tâm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị huyết không dưỡng tâm, hồi hộp Mất ngủ: Bá tử nhân, Toan táo nhân mỗi thứ 16g, Viễn chí mỗi thứ 8g, sắc uống (Dưỡng Tâm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Mất ngủ, tóc rụng do thần kinh suy nhược: Bá tử nhân, Đương quy mỗi thứ 640g, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mồ hôi ra nhiều do âm hư: Bách tử nhân 16g, Hạ khúc, Mẫu lệ, Đảng sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật mỗi thứ 12g, Ngũ vị tử 8g, Mạch nhu (Trấu, vỏ hạt lúa tiểu mạch) 16g. Tán bột, trộn với Táo nhục làm viên, hoặc sắc uống (Bách Tử Nhân Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Thujae orietalis Semen- Thuộc họ Trắc Bách (Cupressaceae).
Mô tả:
Cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có . Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở nước ta.
Mùa quả vào tháng 9-10
Thu hái, sơ chế:
Hái vào mùa đông phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô thứ nào vàng nhạt, lớn hơn hạt mè vị đắng thơm là tốt Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt.
Thành phần hóa học:
+ Trong Bách tử nhân có 1 số hoạt chất chính: Saponin, Benzine (Trung Dược Học).
+ Trong hạt có chất béo, Saponozit (Dược Liệu Việt Nam).
Tính vị: Ba tử nhân
+ Vị ngọt, cay, tính bình (Trung Dược Học).
+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tâm, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Bách tử nhân và Toan táo nhân đều là thuốc trị bệnh mất ngủ cả, thường dùng kết hợp cả hai. Toan táo nhân đặc hiệu về dưỡng âm, Bách tử nhân đặc hiệu về lưỡng tâm lại có tác dụng thông hoạt ruột (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận)
+ Bách tử nhân là một vị thuốc bổ có chất nhuận làm cho mọi sự khô táo. Sách Bản thảo ghi rằng: Nó chữa được phong thấp, nhưng chữa phong thì đúng mà chữa thấp thì khó hơn. Những chất nhu nhuận trường làm im được phong khí, chữa phong là chữa cam táo sinh ra phong, không phải chữa phong cảm ngoại ở ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Toan táo nhân và Táo tử nhân đều có tác dụng an thần trị Mất ngủ, cả hai đều được dùng chung nhưng Táo nhân thiên về bổ căn liễm hãn, Bách tử nhân thiên về dưỡng tâm, lại có thể thông ruột (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Mất ngủthuộc về Can, Đởm hư thì dùng Toan táo nhân; Mất ngủthuộc về Tâm huyết hư thì dùng Bá tử nhân. Toan táo nhân lấy vị chua để trị bệnh, vì vị chua hay liễm Can mà bổ Can. Bá tử nhân có nhiều chất nhờn tư bổ, dưỡng được Tâm mà bổ Tâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ táo bónchia làm 2 loại: thực và hư. Thực chứng nên dùng phép tả, dùng Đại hoàng, Huyền minh phấn; Hư chứng nên dùng phép nhuận, Bá tử nhân là vị thuốc có thể dùng được, nhất là đối với người lớn tuổi bị táo bón, chất nhờn trong ruột thiếu mà dùng vị này, rất thích hợp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bá tử nhân là quả của cây Trắc bách, nhân mầu vàng, trông giống như hạt gạo, tính bình, không hàn, không táo, thực là 1 vị thuốc tử bổ dưỡng tâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bá tử nhân vị ngọt, tính bình. Vào Tâm thì có tác dụng dưỡng thần, vào Thận có tác dụng định chí. Bá tử nhân có tác dụng giống như Toan táo nhân nhưng Bá tử nhân thuộc loại phương hương, hoà trung, hạt có chất béo mà nhuận, thiên về dưỡng Tâm và hoạt trường. Toan táo nhân thiên về bổ Can, ngoài việc trị Mất ngủ, còn có tác dụng liễm hãn (Thực Dụng Trung Y Học).
BẠCH ĐẬU KHẤU
Tên khác: Bạch đậu khấu
Vị thuốc Bạch đậu khấu còn gọi là Bà khấu, Bạch khấu nhân, Bạch khấu xác, Đa khấu, Đới xác khấu (TQDHĐT.Điển), Đậu khấu, Đông ba khấu, Khấu nhân, Tử đậu khấu (Đông dược học thiết yếu), Xác khấu (Bản thảo cương mục).
Tác dụng, chủ trị: Bạch đậu khấu
+ Hành khí, hóa thấp, chỉ ẩu. Trị nôn mửa, dạ dầy đau, đầy hơi, Tỳ Vị có thấp trệ (TQDHĐT.Điển).
+ Hành khí, làm ấm Vị. Trị phản vị, phiên vị, vị qủan trướng đau, bụng đầy, ợ hơi do hàn tà ngưng tụ và khí trệ gây ra (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 2 - 6g.
Kiêng kỵ:
+ Nôn mửa, bụng đau do nhiệt, hỏa uất: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Phế, Vị có hỏa uất, chứng nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cách dùng: Bạch đậu khấu trái tròn mà lớn như hạt Bạch khiên ngưu, xác trắng đầy, hạt như hạt súc Sa nhân, khi bỏ vỏ vào thuốc thì bỏ vỏ sao dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Đơn thuốc Kinh nghiệm:
+ Trị đột ngột muốn nôn, ngột ngạt khó chịu ở tim: nhai vài hạt Bạch đậu khấu (Trửu Hậu Phương).
+ Trị trẻ nhỏ ọc sữa do vị hàn: Bạch đậu khấu, Súc sa nhân, Mật ong, mỗi thứ 15 hạt, sinh Cam thảo, chích Cam thảo mỗi thứ 8g, tán bột, xát vào miệng trẻ con (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị Vị hàn ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu 3 trái, tán bột, uống với một chén rượu nóng liên tiếp vài ngày (Trương Văn Trọng Bị Cấp Phương).
+ Trị Tỳ hư ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu, Súc sa nhân mỗi thứ 80g, Đinh hương 40g, Trần thương mễ 1 chén, sao đen với Hoàng thổ, xong bỏ đất, lấy thuốc, tán bột, trộn nước gừng làm viên. Mỗi lần uống 8~12g với nước gừng (Tế Sinh Phương).
+ Trị sản hậu nấc cụt: Bạch đậu khấu, Đinh hương mỗi thứ 20g, tán bột, uống với nước sắc Đào nhân (Càn Khôn Sinh Ý).
+ Trị Vị hư hàn sinh ra nôn mửa, ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu, Nhân sâm, Gừng sống, Quất bì, Hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị hàn đàm đình trệ lại ở vị làm nôn mửa như bị phản vị: Bạch đậu khấu, Bán hạ, Quất hồng, Gừng sống, Bạch truật, Phục linh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Tỳ hư quá đến nỗi mắt trắng, mộng thịt che mắt: Bạch đậu khấu, Quất bì, Bạch truật, Bạch tật lê, Quyết minh tử, Cam cúc hoa, Mật mông hoa, Mộc tặc thảo, Cốc tinh thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lý khí ở phần thượng tiêu để khỏi trệ khí: Bạch đậu khấu, Hoắc hương, Quất bì, Mộc hương, thêm Ô dước, Hương phụ, Tử tô, trị các chứng nghịch khí của phụ nữ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Vị hư hàn ăn vào mửa ra thường sảy ra lúc mùa thu: Bạch đậu khấu làm quân, Sâm, Truật, Khương, Quất làm tá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Giải độc rượu, muốn nôn vì uống quá nhiều rượu: Bạch đậu khấu, Biển đậu, Ngũ vị tử, Quất hồng, Mộc qua (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ngực bụng đau do khí trệ: Bạch đậu khấu 6g, Hậu phác 8g, Quảng mộc hương 4g, Cam thảo 4g, sắc uống (Ngũ Cách Khoan Trung Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ngực đầy tức do thấp trọc uất ở thượng tiêu, khí cơ trở trệ: Bạch khấu nhân 6g, Hạnh nhân 12g, Ý dĩ nhân 20g, Hậu phát 8g, Hoạt thạch 16g, Trúc diệp 12g, Bán hạ 12g, Thông thảo 8g, sắc uống (Tam Nhân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
3. Ôn vị chỉ ẩu: Dùng trong trường hợp tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém, nôn mửa, nấc cụt ợ hơi.
+ Trị nôn mửa do vị hàn: Đậu khấu 20g, tán bột, dùng 1 muỗng nước gừng trộn làm viên. Mỗi lần uống 0,8g – 2g với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ăn vào mửa ra: Bạch đậu khấu 6g, Hoắc hương 12g, Trần bì 6g, Sinh khương 8g, sắc uống ( Bạch Đậu Khấu Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Hiểu sâu hơn về bach đâu khấu
Tên khoa học:
Tên khoa học: Amomum Repens Sonner. họ Zingiberaceae.
Mô tả:
Cây thảo cao khoảng 2-3m. Thân rễ nằm ngang to bằng ngón tay, lá hình dải, mũi mác, nhọn 2 đầu, dài tới 55cm, rộng 6cm mặt trên nhẵn, dưới có vài lông rải rác bẹ lá nhẵn, có khía, lưỡi bẹ rất ngắn. Cụm hoa mọc ở gốc của thân mang lá, mọc bò, dài khoảng 40cm, mảnh, nhẵn, bao bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc ở phía trên, lá bắc mau rụng. Cuống chung của cụm hoa ngắn, mang 3-5 hoa, ở nách những lá bắc nhỏ hình trái soan. Hoa màu trắng tím, có cuống ngắn, đài hình ống nhẵn, có 3 răng ngắn. Tràng hình ống nhẵn, dài hơn đài 2 lần, thùy hình trái xoan tù, thùy giữa hơi dài rộng hơn, lõm hơn. Cánh môi hình thoi. Quả nang hình trứng, bao bởi đài tồn tại, có khi lớn đến 4cm.
Phân biệt: Ngoài cây trên người ta còn dùng các cây với những tên Bạch đậu khấu.
(1) Cây Amomum krervanh Pierre.
(2) Cây Amomum cardamomum Lin.
(3) Cây Elettaria cardamomum Maton gọi là Tiễn đậu khấu.
(4) Cây Alpinia sp. gọi là Thổ hương khấu. Mọc hoang ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Địa lý: Cây mọc hoang dại ở vùng thượng du bắc bộ (Cao Bằng, Lào Cai) Việt Nam và Cam pu chia. Cây này Việt Nam còn phải nhập.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa thu, hái cây trên 3 năm, hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng xanh. Hái về phơi trong râm cho khô, có khi phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng cất dùng, khi dùng bóc vỏ lấy hạt.
Mô tả dược liệu:
1) Bạch đậu khấu, quả nang khô, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, không đều, đường kính khoảng 4-5 phân, vỏ quả màu vàng trắng, rãnh trơn có 3 rãnh dọc sâu, rõ ràng và nhiều vân rãnh cạn, một đầu có vết quả lồi lên hình tròn. Vỏ quả chất dòn thường nứt ra, lộ ra bên trong có hạt màu nâu tụ thành hình khối, trong có 3 buồng mỗi buồng 9-12 hạt, hạt hình đa giác màu xám trắng. Vỏ quả bóc ra gọi là Đậu khấu xác (Vỏ đậu khấu), mùi thơm rất nhẹ.
2) Hoa bạch đậu khấu màu nâu đến nhạt, thể hiện hình khối dài ép dẹt, mặt ngoài bao phủ hoa bị chất màng, có gân dọc rõ ràng, đầu dưới giữ cuống hoa tàn, thương phẩm thường lá phiến vụn, chất màng và vật dạng sơ, xen kẽ số ít cuống hoa, hơi có mùi thơm.
Phần dùng làm thuốc: Hạt quả và hoa.
Tính vị qui kinh: Bạch đậu khấu
+ Vị cay, the, mùi thơm, tính nóng, vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông dược học thiết yếu).
Tham khảo:
+”Tính vị và công năng của Bạch đậu khấu và Súc sa nhân cùng như nhau nhưng Bạch đậu khấu có mùi thơm mát, nhẹ, từ từ thấm vào Tâm, Tỳ, thiên về đi lên trước rồi mới đi xuống sau. Súc sa nhân lại khác hẳn: giỏi về đi xuống nhưng lại hơi ấm và đi lên. Thăng giáng của 2 vị này đều có cái hay của nó - Bạch đậu khấu vị cay, thơm, tính ấm, mầu trắng, đi vào Phế, sở trường về điều trị hàn tà ở thượng tiêu. Bạch khấu xác được cái dư khí của nhân Đạu khấu, tính tương đối hòa hoãn. Nếu Phế, Vị có vẻ hơi đầy, dùng vào thấy thông vùng ngực, lý khí, hòa Vị” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
. Cây Bạch đậu khấu còn cho xác và hoa, gọi là Đậu khấu xác, Đậu khấu hoa, có tác dụng như Bạch đậu khấu nhưng kém hơn (Thường Dụng Trung Dược).
. Đậu khấu và Sa nhân tính vị và công dụng giống nhau, đều là thuốc ôn vị tán hàn, lý khí hóa thấp. Nhưng Khấu nhân chuyên về ôn vị chỉ ẩu còn Sa nhân thì chuyên về ôn Tỳ chỉ tả (Thường Dụng Trung Dược).
. Bạch đậu khấu còn dùng để giải độc rượu, say rượu không tỉnh có thể dùng nó (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Sa nhân, Khấu nhân tính ôn, vị cay, đề có thể ôn Tỳ, tán hàn, lý khí, hoá thấp, đều là thuốc chủ yếu để lý khí, khoan hung, đều có thể trị bụng đầy trướng, bụng đau, nôn mửa nhưng Sa nhân tuy có vị thơm nhưng khí lại trọc, sức tán hàn khá mạnh, chuyên về hạtiêuvà trung tiêu, thích hợp với hàn thấp tích trệ, hàn tả, lãnh lỵ, lại có tác dụng an thai. Bạch khấu có vị thơm mà khí thanh, tính ôn táo yếu hơn, chuyên về thượng tiêu và trung tiêu, thích hợp với các chứng nấc, nôn do thấp trọc ngăn trở ở Vị, lại có thể tuyên thông Phế khí, trị ngực đầy do thấp ngăn trở khí. Chứng thấp trệ thiên về nhiệt, thường dùng Bạch khấu, không dùng Sa nhân. Bạch khấu và Sa nhân khi sắc thuốc, nên cho vào sau để tránh bay mất khí (Thực Dụng Trung Y Học).
BẠCH ĐẦU ÔNG
Tên khác:
Vị thuốc Bạch đầu ông còn gọi Bạch đầu công (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Bạch đầu thảo, Phấn nhũ thảo, Phấn thảo (Lý Nguy Nham bản thảo), Chú chi hoa, Lão ông tu (Hòa hán dược khảo), Dã trượng nhân, Hồ vương sứ giả (Bản kinh), Dương hồ tử hoa (TQDHĐT.Điển), Miêu cổ đô, Miêu đầu hoa (Thực vật danh thực đồ khảo), Nại hà thảo (Ngô-Phổ bản thảo),.
Tác dụng, chủ trị:
Bạch đầu ông
+ Trị chảy máu cam, sốt rét phát cuồng, trưng hà, tích tụ, bướu cổ, bụng đau, vết thương chảy máu (Bản Kinh).
+ Trị chảy máu cam (Biệt Lục).
+ Trị lỵ thể thấp nhiệt, lỵ Amip (Trung Dược Học).
+ Bài tiết nhiệt, lương huyết. Trị lỵ do nhiệt, trường phong hạ huyết, trĩ sưng đau [dùng đắp] (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Liều dùng: 8 - 12g.
-Kiêng kỵ:
+ Trong huyết không có nhiệt tà, tiêu chảy, lỵ thuộc loại hư hàn: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị lỵ kèm sưng họng vào mùa xuân hạ: Bạch đầu ông, Hoàng liên mỗi thứ 30g, Mộc hương 15g, sắc với 5 bát nước còn 1 bát rưỡi, chia làm 3 lần uống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị thoát vị bẹn: Bạch đầu ông (dùng rễ sống) gĩa nát đắp vào chỗ sưng 1 đêm khi nào lở thì chừng 20 hôm sau là khỏi (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị trĩ ngoại sưng đau: rễ tươi Bạch đầu ông gĩa nát, đắp vào, có tác dụng trục huyết chỉ thống (Vệ Sinh Phương).
+ Trị trẻ nhỏ rụng tóc trọc lóc: Bạch đầu ông (rễ) gĩa nát, đắp vào 1 đêm, nếu có phát ra lở thì chừng nửa tháng là khỏi (Trửu Hậu Phương).
+ Trị lỵ ra huyết do nhiệt độc lỵ Amip, các loại trĩ ra máu: Bạch đầu ông 20g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá, Tần bì mỗi thứ 12g, sắc uống (Bạch Đầu Ông Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lỵ Amip: Bạch đầu ông 40g sắc uống. Nếu bệnh nặng dùng thêm 40g và 60g sắc còn 100ml thụt vào hậu môn ngày 1 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lở, nhọt sưng đau do nhiệt độc: Bạch đầu ông 160g, Băng phiến 2g, tán bột. Nấu Bạch đầu ông với nước cho thành cao (bỏ bã), khi được cao trộn Băng phiến vào khuấy đều Trị lở ngứa trên đầu, khi dùng cạo tóc dán cao vào (Bạch Đầu Ông Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị âm đạo viêm, ngứa: Bạch đầu ông, Khổ sâm mỗi thứ 20g, nấu nước rửa âm đạo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tìm hiểu sâu thêm về Bạch Đầu Ông
Tên khoa học:
Pulsatilla chinensis (Bge.) Reg. họ Ranunculaceae.
Mô tả:
Loại thảo mộc, cao khoảng 10-40cm. Toàn thân có phủ lông sắc trắng. Lá thành mọc ngắn hơn thân. Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vẩy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vẩy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, mầu trắng. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, mầu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3-5. có quả vào tháng 5-6.
Rễ khô của cây Bạch đầu ông thường có hình viên trụ, gầy, nhỏ, dài, hơi cong, dài khoảng 6-20cm. Bên ngoài mầu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng .
Bào chế:
Bạch đầu ông
+Khi dùng, tẩm rượu, sao qua (TQDHĐT.Điển).
+Rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô (Trung dược đại tự điển).
+Rửa sạch bùn đất ở rễ, cạo bỏ lớp lông tơ, xắt nhỏ, phơi khô, để sống hoặc sao lên dùng (Đông dược học thiết yếu).
Thành phần hóa học:
+ Trong Bạch đầu ông có Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong Bạch đầu ông có Pulsatoside, Anemonol, Anemonin, Glucose, Okinalin, Okinalein (Trung Dược Học).
+ Trong Bạch đầu ông có Proanemonin, Ranunculin, Okinalin, Okinalein (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
-Tác dụng dược lý: theo sách Trung Dược Học:
+ Kháng lỵ trực trùng Amip: Nước sắc Bạch đầu ông cô đặc liều cao trong ống nghiệm có tác dụng ức chế Endamoeba Histolytica. Thí nghiệm trên chuột thấy nước sắc Bạch đầu ông cho uống có tác dụng ức chế trùng Amoeba. Với liều nước sắc 5% Bạch đầu ông có tác dụng cả trong thí nghiệm lẫn ống nghiệm đối với Trichomonas Vaginalis.
+ Kháng vi sinh vật: nước sắc Bạch đầu ông, trong thí nghiệm, có tác dụng đối với vi khuẩn: Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa nhưng hiệu quả này giảm đi khi chất Tannin thay đổi. Các báo cáo cho thấy nước sắc Bạch đầu ông có tác dụng ức chế mạnh đối với Shigella Dysenteriae, nhưng lại yếu hoặc không công hiệu đối với S. Sonnei hoặc S. Flexneri.
+ Trị lỵ Amip: Bạch đầu ông được nghiên cứu thấy có hiệu quả trong điều trị lỵ Amip cấp và mạn tính. Trong 1 công trình nghiên cứu 23 bệnh nhân, tất cả đều khỏi. Khám nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1,4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.
+ Điều trị lao hạch, lao xương: Bạch đầu ông có tác dụng điều trị lao hạch, lao xương sau khi vỡ mủ nhưng trị liệu lâu.
-Tính vị, quy kinh:
+ Vị đắng, tính lạnh, vào kinh Vị, Đại trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính lạnh, vào 2 kinh Vị, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
Bạch đầu ông
+”Bạch đầu ông vị đắng, tính lạnh, là thuốc đặc hiệu trị xích lỵ. Vị thuốc này trị xích lỵ có hiệu quả. Ngoài tác dụng đắng lạnh, thanh nhiệt ra, còn có thể tuyên thông uất hỏa ở trường vị, làm cho nhiệt độc có thể tán và thanh được, vì vậy hiệu quả điều trị rất cao “(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bạch đầu ông có tác dụng thanh tiết thấp nhiệt, lại tuyên thông uất hoả và vào phần huyết, tiêu nhiệt ở trường vị. Bạch đầu ông và Tần bì đều là thuốc chủ yếu dùng trị lỵ, cả hai thường dùng chung với nhau. Tần bì chuyên về phần tấu lý, thanh hoá thấp nhiệt ở trung tiêu, trường vị, có tác dụng thu liễm. Bạch đầu ông làm cho nhiệt độc phát tán, có thể làm cho thanh khí của Tỳ Vị được nâng lên, giúp làm giảm nhẹ chứng trạng của lỵ. Dùng trị chứng lỵ đau quặn, đỏ nhiều trắng ít rất công hiệu.
+ Bạch đầu ông lượng lớn sắc nước có thể ức chế sự sinh trưởng của amip, có thể diệt trùng roi âm đạo (Trichonomas). Thuốc cũng có tác dụng ức chế rõ rệt đối với trực khuẩn mủ xanh và làm mạnh tim giống như vị Dương địa hoàng (Thực Dụng Trung Y Học).
BẠCH ĐỒNG NỮ
Còn gọi là bần trắngm vây trắng, mấn trắng, mò trắng
Tên khoa học Clerodendron gragrans Vent.
Thuộc họ cỏ roi ngựa
Ta dùng là và dễ phơi hay sấy khô của cây bạch đồng nữ làm thuốc
A. Mô tả cây
Cây nhỏ cao chừng 1m đến 1.5m. Lá rộng hình trứng, dài 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn phía cuống hình tim hay hình hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần nhưbóng, trên những đường gân hơi có lông mềm, vỏ có mùi hơi hôi đặc biệt của cây mò, cuống lá dài khoảng8cm. Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm rất nhiều tán, toàn cụm hoa cóđườngkính khoảng10cmĐài hoa hình phễu, phíatrên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa đường kính 1,5cm, phía dưới thành hình ống nhỏ, dài2,5cmhay hơn, 4 nhị dính trên miệng ống tràng cùng với nhị thòi ra quá tràng.
Vòi nhuỵ thường ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng hình trứng. Quả hạch gần hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bạch đồng nữ mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta, miền núi cũng như miền đồng bằng, hoa thường nở vào tháng7-8, quảchínvào tháng9-10.
Có mọc ở nhiều tỉnh miền nam Trung Quốc,Philipin, Inđônêxya. Thường hái lá vào quanh năm, tết nhất vào lúc cây đang và sắp ra hoa. Hái về phơi hay sấy khô, không phải chế biến gì đặc biệt. Có thể dùng rễ: Đào rễ về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng sắc uống. Nhân dân thường dùng rễ sắc uống, còn lá chỉ dùng nấu nước dùng ngoài. Nhưng kinh nghiệm chúng tôi từ lâu đều chỉ dùng lá sắc uống và dùng ngoài.
C Thành phần hoá học
Chưa có tài liệu nào nghiên cứu. Sơ bộ nghiên cứu chúng tôi chỉ mới thấy trong nước sắc lá có rất nhiều muốican xi. Trong một loàiClerodendron trichotomumThunb,chưa phát hiện thấy ở nước ta, nhưng gần đây rất hay được dùng ở Trung Quốc với tênxú ngô đồng(hayHái châu thường sơn)người ta cũng thấy có rất nhiều muốican xi, ngoài ra cònancaloitnhưorixin C18H23O6và tinh dầu
D. Tác dụng dược lý
Cây bạch đồng nữ chưa thấy tài liệu nghiên cứu Năm1968, bộ môn dược liệu phốihợpvới phòng đông y thực nghiệm Viện đông y nghiên cứu thấy bạch đồng nữ của ta có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi; ngoài ra có tác dụng lợi tiểu, có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm dophenolgây ra trên tai thỏ. Cây xú ngô đồng (Trung Quốc) gần đây được nghiên cứu nhiều:
1 Tác dụng hạ huyết áp:
Theo Trần Gia Kỳ và Vương Ngọc Nhuận (1957,Thượng Hải trung dược tạp chí4, tr 5-10), trong nhân dân chỉ dùng một vị này chữa đau đầu đau nhức do phong thấp, tiến hành thí nghiệm trên động vật chứng minh có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt; trên một nửa số động vật thí nghiệm thấy huyết áp giảm
xuống đột ngột, trên một nửa số con vật khác, huyết áp xuống từ từ nhưng kéo dài; đối với chuột nhắt trắng thì còn hơi có tác dụng trấn tĩnh, không gây ngủ. Đối với mạch, xú ngô đồng có tác dụng trực tiếp gây dãn mạch.2. Tácdụng giảmđau:
Cũng trong số báo trên, Vương Ngọc Nhuận còn chứng minh trên thực nghiệm rằng xú ngô đồng có tác dụng làm hết đau; cây thu hoạch trước khi ra hoa có tác dụng mạnh hơn sau khi ra hoa.
Trên lâm sàng, Nhân dân y viện ở Thượng Hải đã dùng xú ngô đồng chữa hơn 430 người đạt kết quả 72-1,87%, rõ rệt nhất 32-50%, thời gian uống càng lâu, kết quả càng tốt. Đối với người trên 40 tuổi mắc bệnh, kết quả đạt tới 9 1 ,7 % , đối với người có mạch máu đã xơ cứng và bệnh đã kéo dài lâu cũng có kết quả.
Trên lâm sàng, kết quả giảm huyết áp thường xuất hiệnchậm, thườngthườngphải uống 4-5 tuần lễ mới thấy kết quả, nhưng huyết áp hạ xuống rõ rệt. Tuy nhiên ngay sau khi bắt đầu uống một hai tuần lễ đã thấy người dễ chịu, những triệu chứng đau đầu, hoa mắt, Mất ngủhết dần. Khi huyết áp hạ tới mức bình thường dù chỉ uống một thời gian ngắn, huyết áp cũng không tăng lên. Nhưng nếu chỉ uống một hai tuần lễ, huyết áp lại có xu hướng tăng lên, do đó huyết áp đã giảm tới mức nào rồi vẫn phải dùng thuốc với một liều thíchhợpđể duy trì kết quả. Tác dụng phụ cua xú ngô đồng rất ít: một số ít bệnh nhân thấy khô cổ, nôn mửa. Ngày dùng 10-15g chia 3-4lầnuống trong ngày cho đến khi huyết áp hạ xuống mức bình thường thì giảm liều xuống còn 2-4g một ngày.
E. Công đụng và liều dùng
Trong nhân dân, lá bạch đồng nữ hay mò trắng nói trên thường chỉ hay dùng ngoài; không kể .liều lượng người ta hái lá tươi về vò nát hay giã nát lấy nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ, mụn nhọt hay rửa chốc đầu.
Dựa vào kinhnghệmgia đình, chúng tôi thường dùng lá bạch đồng nữ sắc uống chữa bệnh khí hư, bạch đới với liều 15-20g lá khô, hêm nước vàođunsôi giữ sôi trong nửa giờ lấy ra uống. Chúng tôi thường dùngphối hợpvị này với ích mẫu, hương phụ với ngải cứu (xem những vị này).
Các lương y khác thường chỉ dùng rễ cây bạch đồng nữ.
Ngoài những công dụng kể trên, mới đây dựa trên kinh nghiệm nhân dân địa phương, bệnh viện Lạng Sơn đã dùng rễ cây bạch đồng nữ và xích đồng nam (hoa đỏ- xem phần chú thích ở dưới) chữa bệnh vàng đa và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàngthẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật. Dùng dưới dạngthuốcsắc hay thuốc viên. Sắc: Rễ bạch đồng nữloa, nước 400ml, sắc còn một bát (200ml), chia 2lầnuống trong ngày, có thể dùng cả rễ và thân cây thái nhỏ 600g sắc vớisátnước và cô đặc còn 90g, thêm tá dược vào làm thành viên (120viên), mỗi Viên nặng là; ngày uống 8 viên chia làm hay lần (Y học thực hành 2-1962).
Chú thích
Tên bạch đồng nữ và xích đồng nam còn dùng để chỉ một số cây khác, về hình dáng thì gần giống, chỉ khác về màu hoa và cách xếp hoa trên cành.
1 Thứ hoa trắng gọi là bạch đồng nữ, mò trắng, tên khoa học là Clerodendro squamatum L. cùng họ. Lá màu nhạt hơn cây trên; mỏng hơn, răng cưa nhỏ thanh hơn; hoa mọc thưa không thành hình mâm xôi như cây trên, màu hoa hơi giống màu mỡ gà. Nhiều người chỉ dùng cây này uống còn cây trên chỉ dùng tắm ghẻ hoặc rửa ngoài và thường nhân dân chỉ hay dùng rễ. Theo kinh nghiệm gia đình và bản thân, dùng cả hai cây đều được nhưng cây có kiểu hoa mâm xôi phổ biến dễ tìm hơn.
2. Thứ hoa có màu đỏ gọi là mò đỏ, xích đồng nam Clerodendron infortunatum L. Rất giống cây Clerodendron squamatum L. chỉ khác là hoa đỏ. Cùng một công dụng nhưng thường ít dùng loại hoa trắng.
3. Ngoài các loại kể trên, năm 1967 chúng tôi thấy ở vùng mát tỉnh Lào Cai mấy cây rất giống cây mò mâm xôi, nhưng hoa màu tím đỏ hay phớt hồng. Chúng tôi chưa xác định được tên cũng chưa thấy nhân dân ở đây dùng làm thuốc. Cần chú ý nghiên cứu.
CÁT CÁNH
Tác dụng:+ Lợi ngũ tạng, trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, ôn trung, tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (Biệt Lục).
+ Phá huyết, khứ tích khí, tiêu tích tụ đàm diên, trừ phúc trung lãnh thống (Dược tính Bản Thảo).
+ Khử đàm, chỉ khái, tuyên phế, bài nùng, đề phế khí (Trung Dược Học).
+ Tuyên thông Phế khí, tán tà, trừ đờm, tiêu nùng, dẫn thuốc đi lên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị: Cát cánh
+ Trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đàm do ngoại cảm, phế ung (Trung Dược Học).
+ Trị ho do phong tà ở Phế, phế ung, nôn ra mủ máu, họng đau, ngực đau, sườn đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Dùng 4 – 12g
Kiêng kỵ:
+ Âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu đều không nên dùng. Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng. Ghét bạch cập, Long đờm thảo, Kỵ thịt heo. Trần bì làm sứ càng tốt.
+ Không có phong hàn bế tắc ở Phế, khí nghịch lên, âm hưhỏa vượng, lao tổn, ho suyễn: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁT CÁNH
Tên khác:
Vị thuốc cát cánh còn gọi là Tề ni (Bản Kinh) Bạch dược, Cánh thảo (Biệt Lục), Lợi như, Phù hổ, Lư như, Phương đồ, Phòng đồ (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ ngạch, (Bản Thảo Cương Mục), Mộc tiện, Khổ cánh, Cát tưởng xử, Đô ất la sất (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Platycodon grandiflorum (Jacq) ADC. var. glaucum Sieb. et Zucc.
Họ khoa học:
Họ Hoa Chuông (Campanulaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, thân cao 0,60-0,90m. Rễ củ nạc, màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống. Lá phía dưới hoặc mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc cách.
Hoa mọc đơn độc hay thành bông thưa. Dài màu lục, hình chuông rộng, mép có 5 thùy. Tràng hình chuông màu xanh tím hay trắng. Quả hình trứng ngược. Có hoa từ tháng 5-8. Quả tháng 7-9.
Địa lý:
Cát cánh mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, đang được nhập vào trong nước ta. Củ to, dài chắc màu trắng ngà.
Thu hái, sơ chế:
Mùa xuân hái mầm non luộc ăn, giữa tháng 2-8 đào rễ phơi khô, sấy khô.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platicodi).
Mô tả dược liệu:
Rễ Cát cánh khô hình gần như hình thoi, hơi cong, dài khoảng 6cm-19cm, đầu trên thô khoảng 12-22mm, bên ngoài gần màu trắng, hoặc màu vàng nhạt, có vết nhăn dọc sâu cong thắt, phần lồi ra hơi bóng mượt, phần trên hơi phình to, đầu trước cuống nhỏ dài, dài hơn 32mm, có đốt và vết mầm không hoàn chỉnh, thùy phân nhánh ở đỉnh, có vết thân, dễ bẻ gẫy, mặt cắt gần màu trắng hoặc màu vàng trắng. Từ giữa tâm có vân phóng xạ tỏa ra (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Dùng Cát cánh nên bỏ đầu cuống, gĩa chung với Bách hợp sống, gĩa nát như tương, ngâm nước 1 đêm xong sao khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Dùng Cát cánh cạo vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 đêm,xắtlát sao qua (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hiện nay dùng củ đào về cắt bỏ thân mềm rửa sạch ủ một đêm, hôm sau sắc lát mỏng phơi khô dùng sống, có khi tẩm mật sao qua (Tùy theo đơn). Khi dùng làm hoàn tán thì nên xắt lát, sao qua rồi tán bột mịn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Dễ mốc mọt nên để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Platycodin A, C, D (Konishi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 (2): 668)
+ Deapioplatycodin D, D3, 2”-O-Acetylplatycodin D2, 3”-O-Acetylplatycodin D2, Polygalacin D, D2, 2”-O-Acetylpolygalacin D, D2, 3”-O-Acetylpolygalacin D, D2, Methylplatyconate-A, Methyl 2-O- Methylplatyconate-A, Platiconic acid-A-Lactone (Ishii Hiroshi và cộng sự, Chem Soc, Perkin Trans I, 1984, (4): 661).
+ Polygalin acid, Platycodigenin, a-Spinasterol, a-Spinasteryl, b-D-Glucoside, Stigmasterol, Betulin, Platycodonin, Platycogenic acid, A, B, C, Glucose (Chinese Hebra Medicine).
Tác dụng dược lý:
+ Ảnh hưởng đối với hệ hô hấp: Cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch rõ, chứng minh rằng Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng nội tiết: Nước sắc Cátcánh làmgiảm đường huyết của thỏ,đặc biệt trong trường hợp gây tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng càng rõ (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: Trên thí nghiệm, cho chuột uống nước sắc Cát cánh, thấy có tác dụng chuyển hóa Cholesterol, giảm Cholesterol ở gan (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc cát cánh có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng đối với huyết học: Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần so với Saponin Viễn chí, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân nên không còn tác dụng tán huyết. Do đó không được dùng để chích (Chinese Hebra Medicine).
+ Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, gỉam đau, giải nhiệt, chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính hơi ôn (Bản Kinh).
+ Vị đắng, có ít độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, tính bình, không độc (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị đắng cay, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Qui kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận, túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh phế (Trung Dược Học).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị họng sưng đau: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống (Cát Cánh Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa: Cát cánh, Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén, uống nóng (Cát Cánh Bán Hạ Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
+ Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người như rét run, mạch Sác, họng khô không khát nước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống nhiều lần, lúc nóng. Buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra mủ, máu đặc là tốt (Cam Cát Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị hầu tý, họng viêm, họng sưng đau: Cát cánh 80g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, uống (Thiên Kim phương).
+ Trị bị đánh đập hoặc té ngã gây nên ứ huyết trong ruột, không tiêu lâu ngày, thỉnh thoảng vết thương bị động đau: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Trửu Hậu phương).
+ Trị có thai mà ngựcvà bụngđau, đầy tức: Cát cánh 40g, gĩa lấy nước 1 chén, sắc với 3 lát Gừng sống còn 6 phân, uống nóng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị răng sâu, răng sưng đau: Cát cánh, Ý dĩ nhân, 2 vị tán bột, uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị chân răng sưng đau, lợi răng loét: Cát cánh tán bột, trộn với nhục Táo làm thành viên, to bằng hạt Bồ kết, xong lấy bông bọc lại, ngậâm thêm với nước Kinh giới (Kinh Nghiệm phương).
+ Trị cam ăn làm răng lở thối: Cát cánh, Hồi hương 2 vị bằng nhau, tán bột, xức vào (Vệ Sinh Giản Dị phương).
+ Trị mắt đau do can phong thịnh: Cát cánh 1 thăng, Hắc khiên ngưu đầu nhỏ 120g. Tán bột, làm hành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 40 viên với nước nóng, ngày 2 lần (Cát Cánh Hoàn - Bảo Mệnh Tập).
+ Trị mũi chảy máu: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng canh với nước, ngày 4 lần (Phổ Tế Phương).
+ Trị trúng độc, tiêu ra phân như gan gà, ngày đêm ra hàng chậu: Khổ Cát cánh tán bột. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g với rượu, liên tục 7 ngày, xong ăn gan heo, phổi heo để bồi dưỡng(Cổ Kim Lục Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ khóc đêm, khóc không ra hơi gần chết: Cát cánh đốt, tán bột 12g, uống với nước cơm, cần uống thêm 1 ít Xạ hương (Bị Cấp phương).
+ Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc: Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2-4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị amidal viêm: Cát cánh 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi thứ 12g, Sinh Cam thảo 4g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 160g, Hồng đằng 340g, Ý dĩ nhân 32g, Ngư tinh thảo 340g, Tử hoa địa đinh 32g. Chế thành rượu chừng 450ml [mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 4g, Bạch mao căn 40g, Ngư tinh thảo 8g, Cam thảo (sống) 4g, Ý dĩ nhân 20g, Đông qua nhân 24g, Bối mẫu 8g, Ngân hoa đằng 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ngực đau tức nơi tuổi gìa: Cát cánh 12g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 12g, Hương phụ 12g, Đương quy 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Dùng bôi vào chân răng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Cát cánh có khả năng dẫn các vị thuốc đi lên, lại có khả năng hạ khí xuống là vì nó vào tạng Phế, táo kim đúng lệnh thì trọc khí phải đi xuống. Cổ nhân dùng vào trong thuốc khơi thông khí huyết, cùng trong mọi chứng uất đờm hỏa, kiết lỵ cũng cùng một nghĩa đó, nếu bệnh không thuộc về tạng Phế thì dùng nó vô ích (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Cát cánh cho đầu của củ gọi là Lô đầu có tác dụng trị được chứng đàm nhiệt, mửa ở thượng tiêu. Tán bột uống sống với nước 4g sẽ mửa ra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ngày xưa người ta hay lầm lần vị Tề ni với Cát cánh. Theo ‘Thần Nông Bản Thảo’ thì vị Tề ni với Cát cánh là một vật, nhưng theo sự kê cứu của ‘Đào Thị Biệt Lục’ thì vị Tề ni với Cát cánh chỉ là cùng loài mà không phải là cùng vật, bởi vì nó có hai tính chất mà công dụng khác nhau. Sách ‘Bản Thảo Cương Mục’, ‘Y Học Nhập Môn’ đều chia Tề ni và Cát cánh hai cây khác nhau. Theo Trần Tồn Nhân trong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Cát cánh hoặc gọi Khổ Cát cánh có vị đắng mà trong rễ có tim, còn Tề ni gọi là Điềm cát cánh (Điềm: ngọt) có vị ngọt mà trong rễ không có tim. Rễ của loài cây Tề ni (Adenophora remotiflora Miq) tuy có tác dụng lợi khí chỉ ho nhưng chủ yếu dùng làm thuốc giải độc, dùng để trị đinh râu, trúng độc và rắn cắn, không được dùng chung với Cát Cánh [Platycodon grandiflorum Jacq A. DC] (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cát cánh vị cay, tính ôn nhưng không táo, có công dụng tuyên tán tà khí, ho, ngực đầy, khạc đờm khó ra, dù ho thuộc loại hàn hoặc nhiệt, nếu thiên về thực tà, đều nên dùng Cát cánh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị họng đau, nên dùng chung với Cam thảo, giống như bài Cát Cánh Thang trong Thương Hàn Luận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Củ rễ có ruột lõi gọi là Khổ Cát cánh, sức tuyên thông mạnh. Loại không có ruột lõi gọi là Điềm Cát cánh (Tề ni), sức tuyên thông yếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt: Cát cánh có nhiều loại, phổ biến là loại Cát cánh hoa tím và Cát cánh hoa trắng, rễ đều được dùng làm thuốc với tên Cát cánh. Trong sách Thần Nông Bản Thảo’ gọi Cát cánh bằng Tề ni hoặc Tề nê. Loại Adenophora remotiflora Miq gọi là Cát cánh ngọt đó là cây thân thảo sống được nhiều năm cao 1-1,3m. Lá mọc cách, có cuống, hình trứng, nhọn, rìa lá có răng cưa. Về mùa thu cây ra hoa, hoa hình chuông 5 cánh, màu tía xanh nhạt. Để phân biệt rễ Cát cánh có vị đắng, rễ chắc mặt cắt ngang có vân hoa cục. Cát cánh ngọt có vị ngọt, rễ chắc, nhưng mặt cắt ngang không có vân hoa cục. Người ta thường trộn hai thứ rễ trên với nhau để làm thuốc.
HỔ TIÊU
Thường gọi là Hạt tiêu, còn có tên là Cổ nguyệt, Hắc cổ nguyệt, Bạch cổ nguyệt, Hắc xuyên, Bạch xuyên là quả gần chín của cây Hồ tiêu phơi hay sấy khô, dùng làm thuốc đợc ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Tên thực vật của cây Hồ tiêu là Piper Nigrum L. thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây Hồ tiêu được trồng khắp nơi từ Nam chí Bắc nhiều nhất là ở các tỉnh Châu đốc, Hà tiên, Bà rịa, Quãng trị. Các nước khác có trồng tiêu nhiều như Thái lan, Malaixia, Indonexia, Ấn độ, Campuchia, đảo Hải nam (Trung quốc).
Hạt tiêu phơi hay sấy khô thành màu đen gọi là Hồ tiêu đen. Nếu đem quả chín ngâm nước vài ngày xát cho tróc vỏ ngoài phơi khô thành màu trắng gọi là Hồ tiêu trắng (Tiêu sọ). Hạt tiêu dùng sống, giã nát hoặc tán bột dùng làm gia vị hoặc làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Hồ tiêu vị cay tính nóng. Qui kinh Vị Đại tràng.
Theo các sách cổ:
*.Sách Tân tu bản thảo: vị cay, đại ôn, không độc.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ túc dương minh kinh.
Thành phần chủ yếu:
Hồ tiêu có tinh dầu. Thành phần chủ yếu có piperine, chavicine (là 2 ankaloit chủ yếu) piperamine, peperanine, peperonal, dihydrocarveol, caryophyllene oxide, cryptone, transpinocarveol, cis-p-2-8-menthadien-I-ol.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Hạt tiêu có tác dụng ôn trung chỉ thống, chủ trị chứng đau bụng lạnh, nôn, tiêu chảy.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Tân tu bản thảo: " Chủ hạ khí, ôn trung, trừ đờm, trừ phong lãnh ở tạng phủ".
*.Sách Bản thảo diễn nghĩa: " Hồ tiêu trị chứng vị hàn đàm, ói nước, ăn vào ói ngay rất tốt. Dùng nhiều tẩu khí Đại trường hàn hoạt nên dùng, cần tùy chứng mà phối hợp các vị thuốc khác".
*.Sách Bản thảo cầu chân: "Hồ tiêu so với Thục tiêu nóng hơn. Phàm các chứng do hỏa suy hàn nhập đàm thực ứ trệ bên trong, trường hoạt lãnh lî, âm độc phúc thống, vị hàn ói nước, nha sĩ phù nhiệt tác thống (răng lợi do nhiệt xông sinh đau, dùng hạt tiêu trị đều có kết quả, thuốc làm cho hàn khí bị loại trừ mà bệnh tự khỏi. Nhưng thuốc chỉ có tác dụng trừ hàn, tán tà không như Quế Phụ có tác dụng bổ hỏa ích nguyên nên trường hợp tẩu khí động hỏa, âm hư khí bạc, rất nên kî Hồ tiêu".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa ăn ngon, nhưng liều lớn kích thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt viêm đường tiểu, đái ra máu.
2.Piperin và piperidin gây độc ở liều cao, piperidin làm tăng huyết áp, làm tê liệt hô hấp và một số dây thần kinh (50mg/kg cân nặng). Piperin tiêm bắp cho thỏ và chuột bạch hoặc cho hít hơi với liều cao thì sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tượng thở nhanh lên chân sau tê liệt rồi mê hoàn toàn, co quắp, chết do ngừng thở. Giải phẩu thi thể, các phủ tạng đều có hiện tượng xuất huyết.
3.Hồ tiêu có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi Hồ tiêu đuổi sâu bọ nên được dùng để bảo vệ quần áo len khỏi bị sâu cắn.
4.Ankaloit Hồ tiêu có tác dụng an thần đối với chuột nhắt rõ rệt.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị động kinh: Tác giả dùng Kháng giản linh trị 73 ca động kinh đã dùng thuốc tây không khỏi. Liều thường dùng mỗi ngày 150 - 200mg, có ca dùng liều gấp đôi, liệu trình từ 6 tháng đến 2 năm. Kết quả rõ 36 ca, tiến bộ 34 ca, tỷ lệ có kết quả 95,9%, không kết quả 3 ca. Có 35 ca làm lại điện não đồ, có 23 ca được cải thiện, có kết quả tốt đối với loại động kinh nguyên phát hoặc do chấn thương cơn lớn, không có phản ứng phụ rõ rệt, trường hợp dùng thuốc trên 200mg mỗi lần, có ca váng đầu, buồn ngủ kém ăn hoặc buồn nôn (Báo cáo của phòng khám Động kinh Bệnh viện Nhân dân thuộc Học viện Y học Bắc kinh- Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1977,6:321).
2.Trị trẻ em tiêu chảy: lấy 1 - 2 hạt tiêu trắng tán bột bỏ vào rốn của trẻ em dùng băng dính dán lại 24giờ thay một lần, có thể dùng 2 - 3 lần. Đã trị 209 ca có kết quả 81,3% (Tạp chí Trung y Hà bắc 1985,4:23).
3.Trị quai bị: Bột Hồ tiêu 0,5 - 1g trộn với bột mì trắng 5 - 10g, trộn với nước nóng thành dạng hồ cho vào gạo đắp lên chỗ đau, dán băng keo mỗi ngày thay 1 lần. Tác giả Bạch vân Điền trị 18 ca kết quả tốt (Tạp chí Y học Sơn tây 1960,1:66).
Ngoài ra Hồ tiêu phối hợp với Đậu xanh trị Xích Bạch lî, bột Hồ tiêu bôi vào răng, Hồ tiêu dùng làm gia vị, làm tăng khẩu vị kích thích tiêu hóa.
Liều lượng dùng và chú ý:
*.Lượng dùng cho vào thuốc thang: 2 - 3g, thuốc tán 1 - 2g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
*.Không dùng đối với chứng âm hư nội nhiệt.
HÀ THỦ Ô
Còn gọi là hà thủ ô đỏ, thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình, măn đăng tua lình, mằn nắng ón.
1. Tên dược: Radix polygoni multiflora.
2. Tên thực vật: polygonum multi florum Thunb.
3. Tên thực vật: fleeceflower root Hà thủ ô.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân rễ đào vào mùa thu hoặc xuân rửa sạch thái thành lát mỏng và phơi nắng.
5. Tính vị: vị đắng, ngọt, se và hơi ấm
6. Qui kinh: can và thận.
7. Công năng: bổ máu và nhuận tràng, giải độc.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Hội chứng Thiếu máubiểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, Chóng mặt, Mất ngủ, sớm bạc tóc, đau và yếu vùng lưng và đầu gối: Dùng phối hợp hà thủ ô với sinh địa hoàng, nữ trinh tử, câu kỷ tử, thỏ ti tử và tang kí sinh.
- táo bóndo khô ruột: Dùng phối hợp hà thủ ô với đương qui và hoạt ma nhân.
- Sốt rét mạn tính do suy yếu cơ thể: Dùng phối hợp hà thủ ô với nhân sâm, đương qui dưới dạng hà nhân ẩm.
- Lao hạch: Dùng phối hợp hà thủ ô với hạ khô thảo và xuyên bối mẫu.
9. Liều dùng: 10-30g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng vị thuốc này cho các trường hợp đàm-thấp nặng hoặc ỉa chảy.
BẠCH GIỚI TỬ
(Semen sinapis Albae)
Bạch giới tử (Sinapis, semen Sinapis hay Semen Brassicae Junceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục là hạt phơi hay sấy khô lấy ở quả chín của cây Cải canh (cải dưa, cây rau cải, giới tử), tên thực vật học là Brassica Alba (L) Boiss hay Brassica a Juncea (L). Czem te Coss (Sinapis Juncea L.) thuộc họ Cải (Brassicaceae).
Cây Rau cải được trồng ở nước ta để lấy rau ăn làm dưa nhưng chưa lấy hạt làm thuốc hoặc ép dầu, cho nên ta còn phải nhập của Trung quốc.
Hạt lấy ở những quả chín phơi hay sấy khô phải ở nhiệt độ thấp dưới 50 độ C để bảo vệ các men có tác dụng gọi là Bạch giới tử sống. Cho hạt Bạch giới tử sống vào chảo sao vàng có mùi thơm gọi là Sao Bạch giới tử, lúc làm thuốc giã vụn để dùng. Thường người ta quen gọi hạt của cây Brassica Alba (L.) là Bạch giới tử, còn hạt của cây Brassica Juncea (L.) là Hoàng giới tử.
Tác dụng qui kinh:
Bạch giới tử vị cay tính ôn, qui kinh phế.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: vị cay, tính ôn, không độc.
*.Sách Bản thảo phùng nguyên: cay ôn hơi độc.
*.Sách Thực vật bản thảo: cay nhiệt.
*.Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh phế vị.
*.Sách Bản thảo tân biên: nhập Can Tỳ Phế Vị Tâm và Tâm bào lạc.
Thành phần chủ yếu:
Sinalbin, sinapine, myrosin,
Theo sách của GS Đỗ tất Lợi trong Giới tử có 1 glucosid gọi là sinigrin, chất men myroxin, sinapic acid, một ít alkaloid gọi là saponin, chất nhầy, protid và chưừng 37% chất béo, trong đó chủ yếu là este của sinapic acid, arachidic acid, linolenic acid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Bạch giới tử có tác dụng: ôn phế trừ đàm, lợi khí tán kết thông lạc chỉ thống. Chủ trị các chứng: hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, âm thư lưu chú, loa lịch đàm hạch.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục:"chủ trừ thận tà khí, lợi cửu khiếu, minh nhĩ mục, an trung, cửu phục ôn trung (uống lâu ấm trung tiêu tức tỳ vị)".
*.Sách Bản thảo cương mục:" lợi khí hóa đàm, trừ hàn ấm trung, tán thũng chỉ thống, trị suyễn thấu, phản vị, tý mộc cước khí (chứng cước khí đau tê dại), gân cốt yêu tiết chư thống (các chứng đau gân cốt, đốt sống thắt lưng)".
*.Sách Bản thảo cầu chân: " sách ghi thuốc có thể trị các chứng đàm ở dưới sườn trong da ngoài mô, bài thuốc cổ phương: " Khống diên đơn" dùng Bạch giới tử với ý nghĩa như vậy (chú thích của tác giả)."
Bài Khống diên đơn gồm: Cam toại, Đại kích, Bạch giới tử lượng bằng nhau, tán bột mịn hồ viên nhỏ, uống sau khi ăn và trước khi đi ngủ mỗi lần 0,5 - 1g, có tác dụng trục đàm ẩm, trị viêm màng phổi, viêm màng bụng có nước, xơ gan cổ trướng kết hợp Đông tây y kết quả tốt.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Men Myroxin thủy phân sinh ra dầu giới tử kích thích nhẹ niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết dịch khí quản mà có tác dụng hóa đàm.
2.Có tác dụng kích thích tại chỗ ở da làm cho da đỏ sung huyết, nặng hơn gây phỏng nóng rát.
3.Dung dịch nước 1:3 có tác dụng ức chế nấm ngoài da.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị viêm phế quản cấp mạn trẻ em:
*.Bạch giới tử 100g tán bột, mỗi lần dùng 1/3 thêm bột mì trắng 90g, cho nước vào làm thành bánh, trước khi đi ngủ đắp vào lưng trẻ, sáng ngủ dậy bỏ đi, đắp 2 - 3 lần. Đã trị 50 ca kết quả tốt (Kỳ tú Hoa và cộng sự, Báo Trung y dược tỉnh Hắc Long giang 1988,1:29).
2.Trị viêm phổi trẻ em:
*.Đắp Bạch giới tử ở ngực làm phương pháp hổ trợ trị viêm phổi trẻ em 100 ca, thuốc có tác dụng tăng nhanh tiêu viêm (Trần nãi Cần, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986,2:24).
3.Trị liệt thần kinh mặt ngoại biên:
*.Lấy Bạch giới tử hoặc Hoàng giới tử tán bột 5 - 10g, cho nước làm thành hồ, gói vào miếng gạc đắp vào chỗ liệt ơ ûmá giữa 3 huyệt: Địa thương, Hạ quan, Giáp xa. Dán băng keo cố định, 3 - 12 giờ lấy ra, cách 10 - 14 ngày đắp 1 lần, gia thêm lễ. Đã trị 1052 ca, trong đó 137 ca trị một lần bỏ dở còn 915 ca tiếp tục theo dõi, tỷ lệ kết quả 97,7% (Trương Chính Quảng, Tạp chí Trung Y Sơn đông,1986,5:25).
4.Trị ho suyễn khó thở, đàm nhiều loãng:
*.Tam tử dưỡng thân thang (Hàn thi Y thông): Bạch giới tử 3g, Tô tử, La bạc tử đều 10g sắc uống.
5.Trị đau các khớp do đàm trệ:
*.Bạch giới tử tán: Mộc miết tử 3g, Bạch giới tử, Một dược, Quế tăm, Mộc hương đều 10g, tán bột mịn làm thuốc tán, mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, uống với rượu ấm càng tốt.
6.Trị lao hạch lâm ba:
*.Bạch giới tử, Hành củ lượng bằng nhau. Bạch giới tử tán bột trộn với Hành giã nát đắp ngày 1 lần cho đến khi lành.
7.Trị nhọt sưng tấy (giai đoạn mới mắc chưa vỡ):
*.Bạch giới tử tán bột trộn giấm đắp.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
*.Liều: 3 - 10g sắc uống, cho vào thuốc hoàn tán. Dùng ngoài lượng vừa đủ, trộn dấm đắp.
*.Chú ý:
+ Thuốc tính cay tán, thận trọng đối với các bệnh nhân âm hư hỏa vượng.
+ Thuốc không nên sắc lâu vì giảm tác dụng.
+ Không nên dùng lượng nhiều vì dễ gây tiêu chảy. Vì thuốc tiếp xúc với nước sinh ra Hydroxyt lưu huỳnh kích thích ruột làm tăng nhu động ruột.
+ Thuốc đắp ngoài gây bỏng nên không dùng cho người dị ứng ngoài da.
Hà Thủ Ô Đỏ
Công dụng của Hà Thủ Ô đỏ
- Thận suy, gan yếu , thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu , đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiện ra máu.
- Khô khát, táo bón, bệnh ngoài da. Uống lâu ngày làm đen râu tóc đối với người bạc sớm , làm xanh tóc đỡ khô và đỡ rụng…
Cách dùng Hà Thủ Ô đỏ
Ngày uống 20 - 40g dạng thuốc sắc hay tán bột uống, có thể ngâm rượu; Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số phương pháp chế biến Hà Thủ Ô đỏ
1. Hà thủ ô ngâm rượu:
Bài thuốc:
- Hà thủ ô 150 g, rượu trắng 500 ml.
- Hà thủ ô rửa sạch, thái vụn, ngâm với rượu trong bình kín, sau 15-20 ngày có thể dùng được.
Công dụng:
Bổ thận ích tinh, tư âm dưỡng huyết , chống lão hóa; thích hợp cho người bị chứng can thận bất túc, biểu hiện bằng các dấu hiệu đầu choáng, tai ù, mất ngủ, hay quên, râu tóc bạc sớm, di tinh, liệt dương (trong y học hiện đại là các bệnh suy nhược thần kinh, thiếu máu , xơ vữa động mạch, tăng huyết áp , táo bón kinh niên...) .
Chú ý:
- Dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml.
(ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống)
2. Cách ngâm rượu Hà thủ ô có hiệu quả: theo kinh nghiệm của rất nhiều khách hàng đã sử dụng và chế biến Hà thủ ô như sau:
Nguyên liệu:
Hà thủ ô , đỗ đen ruột xanh, rượu trắng (rượu nếp quê là tốt nhất)
Cách làm:
- Hà thủ ô rửa sạch, bẻ khúc (tránh dùng đồ bằng kim loại để chặt ) ngâm với nước vo gạo khoảng 3 ngày đêm, thường xuyên thay nước vo gạo. Sau đó để ráo dùng chày đập nát, rồi bỏ lõi.
- Đỗ đen ruột xanh (tốt nhất nên rang qua nhỏ lửa) cùng cho vào bình với Hà thủ ô rồi đổ rượu trắng vào.
Ngâm trong khoảng 10 ngày có thể dùng được, mỗi ngày uống hai, ba chén nhỏ.
3. Hà thủ ô kết hợp với Vừng đen và Mật ong
Hà thủ ô chưng lên khoảng 4 – 5 tiếng, đập nhỏ, bỏ lõi rồi kết hợp với vừng đen xay lên. Rồi cho mật ong vào. Dùng ăn hàng ngày rất tốt và rất dễ ăn phù hợp với hầu hết mọi người (Bảo quản: cho vào ngăn lạnh).
4. Tán nhỏ Hà Thủ Ô dùng ăn hàng ngày
Củ Hà Thủ Ô ( loại đỏ tốt hơn loại trắng): 1Kg, Đậu đen: 2 kg, Đậu đen ninh lấy nước. Củ Hà thủ ô rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen, cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ Hà THủ Ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ. Mỗi ngày ăn khoảng 2,3 thìa cà phê .
5. Cách sắc uống Hà thủ ô (Cửu chưng, cửu sái)
Phương pháp dùng nước đậu đen tẩm vào hà thủ ô rồi chưng cất khoảng 6 tiếng được gọi là “cửu chưng, cửu sái”. Sức nóng của hơi nước sẽ làm cho đậu đen thấm sâu vào từng khe tế bào của hà thủ ô , giảm tính khô của dược liệu. Sau khi chưng cất xong, phơi sấy cho khô hà thủ ô , rồi tiếp tục tẩm nước đậu đen chưng cất tiếp. Công đoạn này lặp đi lặp lại trong 9 lần. Sau khi hoàn chỉnh, phiến dược liệu trở nên đen tuyền từ ngoài vào trong được gọi là Hà thủ ô Chế. Đây được xem là loại dược liệu qúy, có tác dụng bổ huyết, bổ thận , có hiệu quả làm đen tóc lâu dài .
6. Cách sắc uống hàng ngày với Sơn Tra
Hà thủ ô 20 g, sơn tra 20 g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:265.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh