KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
Miết Giáp
Còn có tên miết giáp, miết xác, thủy ngư xác
Tên khoa học Carapax amydae
A. Nguồn gốc và chế biến
Ba ba là vật nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài thịt ba ba được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, mai ba ba là vị thuốc quý trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên miết giáp, thủy ngư xác hay miết xác.
Cách lấy mai ba ba
Ba ba bắt về, cắt cổ lấy tiết hứng ngay vào ít rượu, rồi cho cả con vào nồi nước sôi, đun trong 1-2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn một đêm (20g phèn cho 1kg mai), rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lấy mai ở con vật còn sống thì tốt hơn (không dùng mai đã cắt nhỏ nấu ăn).
Mai ba ba hình bầu dục hay hình trứng rộng, trên dưới phẳng, dài 10-20cm, rộng 8,5 – 16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen loang lổ, hơi sáng bóng, có nhiều nếp vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang hai xương sườn thẳng hàng, uốn vào phía trong. Chất cứng chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không sót thịt và màng là loại tốt.
Thành phần hóa học của mai gồm keratin, chất đạm, vitamin D.
Chế biến mai ba ba
Theo hai cách sau:
- Ngâm mai vào nước gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng hoặc nướng chín đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra tẩm sơ qua với giấm (tỷ lệ 1,5lít giấm cho 5kg mai), rửa sạch, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
- Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm, lấy ra rửa sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu 40o) rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC trở lên được miết giáp cao. Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có màu nâu hơi vàng bóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh.
B. Thành phần hoá học
Trong miếp giáp người ta đã phân tích thấy có chất keratin, iôt và vitamin D
C. Công dụng và cách dùng
Mai ba ba có vị mặn, tính hàn, không độc vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Dược liệu được dùng chữa hao gầy, Đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét. Mỗi ngày uống 10-20g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mai ba ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột, uống mỗi lần 4g với rượu hâm nóng chữa Đau lưng. Hải Thượng Lãn Ông (Dược phẩm vậng yếu) lại dùng mai ba ba trong những trường hợp sốt rét cơn, thịt thừa trong họng, ho lao, mụn nhọt, rong huyết, bế kinh.
Bài thuốc có mai ba ba
- Chữa trẻ nhỏ bị suyễn, thở gấp: Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, lá nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc. Mỗi lần uống 4g bột mai với nước ép lá nhót.
- Chữa sốt rét, thũng báng: Mai ba ba, nga truật, tam lăng, trần bì, thanh bì, binh lang, thảo quả, sa nhân, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g; thường sơn 40g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun cho cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên làm một lần với nước ấm trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi, 10-20 viên; 11 tuổi trở lên, 20-30 viên (kinh nghiệm của ông Tử Khắc Hàm - Nghệ An).
Hoặc mai ba ba 30g, tẩm giấm, nướng vàng làm 3 lần; cành và lá cây cam thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng; rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; lá thường sơn 50g, tước bỏ cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày, 2 đêm, mỗi ngày thay nước gạo một lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; thảo quả sao cháy vỏ ngoài, lấy hạt 30g; vỏ chanh khô 30g; hạt cau nhà hay cau rừng 30g; hậu phác 20g; cam thảo 20g, sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi dùng liều thích hợp. Uống liên tục trong khoảng một tháng.
- Chữa kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia vị. Hấp cách thủy cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.
- Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua (lượng các vị bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
- Chữa xơ gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
BA CHẠC
Ba chạc. Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu - Euodia lepta (Spreing) Merr, thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng.
Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7.
Bộ phận dùng: Lá và rễ - Folium et Radix Euodiae Leptae.
Nơi sống và thu hái: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv...
Thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng.
Lá sấy khô hay phơi trong râm.
Thành phần hoá học: Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
1. Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật. Ngày dùng 20-40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. Thường nấu nước để tắm rửa hoặc xông. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nước uống.
2. Rễ và vỏ chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt. Ngày uống 4-12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.
Ở Trung Quốc lá được dùng: 1. Phòng trị bệnh cúm truyền nhiễm, viêm não; 2. Ðột quỵ tim, cảm lạnh, sốt, viêm họng, sưng amydal; 3. viêm phế quảntích mủ, viêm gan. Rễ được dùng trị: 1. Thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau hông; 2. Ngộ độc lá ngón. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nọc rắn, áp xe, vết thương nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, Trĩi. Liều dùng: Lá 10-15g, rễ 9-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa, hoặc phơi khô và tán bột làm thuốc đắp.
Ðơn thuốc: - Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, sắc uống.
BA CHẼ
Tên Khác:
Vị thuốc ba chẽ còn gọi Đậu Bạc Đầu, Lá Ba Chẽ, Niễng Đực, Tràng Quả Tam Giác, Ván Đất.
Tác Dụng, Chủ Trị:
+ Chữa lỵ: lá (phơi khô hoặc sao vàng), mỗi ngày dùng 30-50g, thêm nước, nấu sôi khoảng 15-30 phút. Chia 2-3 lần uống trong ngày.
+Chữa rắn cắn: lá tươi, gĩa hoặc nhai nát, nuốt nước, bã đắp.
Kiêng Kỵ:
Không nên dùng dài ngày vì có thể gây bón.
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
VIÊN BA CHẼ. (Viện Dược Liệu Việt Nam).
.TP: Cao khô Ba Chẽ 0,25g. Tá dược vừa đủ 1 viên.
.TD: Trị lỵ trực khuẩn, tiêu chảy và các trường hợp nhiễm khuẩn do tụ cầu khuẩn.
.CD: Người lớn: 10-12 viên chia làm 2 lần uống. Trẻ nhỏ: 1-3 tuổi: 2-3 viên, chia 2 lần uống. 4-7 tuổi: 4-5 viên, chia 2 lần uống.
Hiểu sâu hơn về Ba chẽ
Họ Khoa Học:
Họ Đậu (Fabaceae).
Mô Tả:
Cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao 0,5-2m, có khi hơn. Thân tròn, phân nhiều cành, cành non hình tam giác dẹt, uốn lượn, có cạnh và lông mềm mầu trắng, mặt sau nhẵn. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Phiến lá chét nguyên hình thoi, bầu dục hoặc hình trứng. Đường gân mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Các lá non, ở ngọn có phủ lớp lông tơ trắng nhiều hơn ở cả 2 mặt. Hoa nhỏ, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá. Hoa nhỏ 10-20 cái, mầu trắng, cánh hoa có móng. Đài hoa có lông mềm, chia làm 4 thùy, thùy dưới dài hơn 3 thùy trên. Quả loại đậu, không cuống, có mép lượn, thắt lại ở giữa các hạt thành 2-3 đốt, có lông mềm mầu trắng bạc.Quả giáp hạt hình thận. mùa hoa vàoTháng 5-8. Mùa quả: tháng 9-11.
Phân bố
Mọc nhiều ở vùng núi thấp,cao nguyên và trung du. Tập trung ở các vùng Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Bắc, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
Bào Chế:
Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô ở nhiệt độ không quá 500C. Bào chế thành dạng cao nước, cao khô hoặc dập thành viên.
Thành Phần Hóa Học:
Lá Ba Chẽ chứa rất ít Alcaloid (0,0048% trong lá,0,011% trong thân và rễ). Đã chiết xuất được các Alcaloi: Salsolidin, Hocdenin, Candixin, Phenethylamin và các Alcaloid có Nitơ bậc 4 (Dược Liệu). Ngoài ra còn chứa Tanin, Flavnoid, Saponin, Acid nhân thơm (Dược Liệu) Acid hữu cơ, Flavonoid (TNCTV.Nam).
Tác Dụng Dược Lý:
(Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam):
· Đối với trực khuẩn lỵ: trong thí nghiệm In Vitro, tác dụng kháng sinh rõ đối với Shigella dýenteriae, Shigella Shigae. Cao nước có tác dụng mạnh hơn cao cồn, độ cồn của dung môi càng cao thì tác dụng kháng khuẩn càng giảm.
· Cũng có tác dụng ức chế Staphylococus Aureus và ức chế yếu hơn đối với Sh. Flexneri, Sh. Sonnei, Eschesichia Coli.
· Không có tác dụng với Enterococus, Streptococus, Hemolyticus, Diplococus Pneumoniae.
· Tác dụng chống viêm: rõ rệt đối với cả 2 giai đoạn cấp và bán cấp của phản ứng viêm thực nghiệm.
· Tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non khá mạnh.
· Không độc.
· Lá phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thích hợp, lá còn giữ được mầu xanh, có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn lá phơi đến úa vàng.
BA KÍCH THIÊN
Tên khác:
Vị thuốc Ba kích (Bản Thảo Đồ Kinh), còn gọi là Bất điêu thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Ba cức, Diệp liễu thảo, Đan điền lâm vũ, Lão thử thích căn, Nữ bản (Hòa Hán Dược Khảo), Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ (Trung Dược Đại Từ Điển), Kê trường phong (Trung Dược Chí), Tam mạn thảo (Đường Bản Thảo), Thỏ tử trường (Trung Dược Tài Thủ Sách), Dây ruột gà (Việt Nam).
Tác dụng:
+Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
+Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
+Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
+An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
+Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
+Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
Chủ trị:
+Trị liệt dương [âm nuy bất khởi] (Bản Kinh).
+Trị đầu diện du phong, bụng dưới đau xuống âm hộ (Biệt Lục).
+Trị các chứng phong, thủy thũng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Trị ngũ lao, thất thương, phong khí, cước khí, thủy thũng (Bản Thảo Bị Yếu).
+Trị nam giới bị mộng tinh, Di tinh, đầu mặt bị trúng phong (Dược Tính Luận).
+Trị cước khí (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+Trị liệt dương, bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, phong hàn thấp,lưng gối đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Trị liệt dương, Di tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Trị thận hư, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương, Di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
-Liều dùng: 6-12g dạng thuốc thang. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán...
Kiêng Kỵ:
+Phúc Bồn Tử làm sứ, ghét Lôi Hoàn, Đan Sâm (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+Những người bệnh tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng, đại tiện bón, tiểu đỏ, miệng đắng, mắt mờ, mắt đau, bứt rứt, khát nước, cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Âm hư, tiết tinh (do hỏa động), tiểu tiện không thông, miệng lưỡi khô, táo bón, kiêng dùng(Đắc Phối Bản Thảo).
+Âm hư hỏa vượng, cấm dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Người âm hư và bệnh tim không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư hỏa vượng, táo bón: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
-Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí: Ba kích thiên, Ngưu tất (sống) đều 3 cân ngâm với 5 đấu rượu, uống (Thiên Kim Phương).
+ Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ: Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt (Ba Kích Hoàn - Cục Phương).
+ Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ba kích 60g, Ngưu tất 120g, Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, Can khương (bào) 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm (Ba Kích Hoàn - Thánh Huệ Phương).
+ Trị tiểu nhiều: Ích trí nhân, Ba kích thiên (bỏ lõi), 2 vị chưng với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (chưng với rượu). Lượng bằng nhau. Tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang uống với muối ( Kỳ Hiệu Lương Phương).
+ Trị bạch trọc: Thỏ ty tử (chưng rượu 1 ngày, sấy khô), Ba kích (bỏ lõi, chưng rượu), Phá cố chỉ (sao), Lộc nhung, Sơn dược, Xích thạch chi, Ngũ vị tử đều 40g. Tán bột, Dùng rượu hồ làm hoàn, uống lúc đói với nước pha rượu (Phổ Tế Phương).
+ Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn (Ba Kích Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn sầu ca khóc: Ba kích (bỏ lõi), Hồi hương (sao), Nhục thung dung (tẩm rượu), Bạch long cốt, Ích trí nhân, Phúc bồn tử, Bạch truật, Mẫu lệ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ (bỏ lông), Nhân sâm đều 40g. Tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20g (Ba Kích Hoàn - Y Học Phát Minh).
+ Trị Thận bị hư hàn, lưng và gối đau, liệt dương, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng: Ba kích 30g, Bạch linh 22g, Chỉ xác 22g, Hoàng kỳ 22g, Lộc nhung 30g, Mẫu đơn 22g, Mộc hương 22g, Ngưu tất 22g, Nhân sâm22g, Nhục thung dung 30g, Phụ tử 30g, Phúc bồn tử 22g, Quế tâm 22g, Sơn thù 22g, Tân lang 22g, Thạch hộc 30g, Thục địa 30g, Thự dự 22g, Tiên linh tỳ 22g, Trạch tả 22g, Tục đọan 22g Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Thái Bình Thánh Huệ Phương).
+ Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, chảy nước mắt sống, hoảng sợ, khát, ăn uống không tiêu, bụng ngực thường đầy trướng, tay chân tê đau, nôn ra nước chua, bụng dưới lạnh đau, tiểu són, táo bón: Ba kích 30g, Bá tử nhân 22g, Bạch linh 22g, Đỗ trọng 22g, Ngũ gia bì 22g, Ngưu tất 22g, Nhục thung dung 30g, Phòng phong 22g, Phúc bồn tử 22g, Thạch hộc 22g, Thạch long nhục 22g, Thạch nam 22g, Thiên hùng 30g, Thiên môn 40g, Thỏ ty tử 30g, Thục địa30g, Thự dự 22g, Trầm hương 30g, Tục đoạn 30g, Tỳ giải22g, Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, ngày uống 16 -20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Thánh Huệ Phương).
+ Trị nguyên khí bị hư thoát, mặt xạm đen, miệng khô, lưởi dính, hay mơ, hoảng sợ, chảy nước mắt sống, tai ù như ve kêu lưng nặng, đau, các khớp xương đau nhức, âm hư, ra mồ hôi trộm tay chân không có sức, tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều xích bạch đới hạ: Ba kích 90g, Lương khương 180g, Ngô thù 120g, Nhục quế 120g, Thanh diêm 60g, Tử kim đằng 500g. Tán bột, trộn với rượu nếp làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu hoà ít muối hoặc nước muối loãng (Ba Kích Hoàn - Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).
+ Trị liệt dương: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí 30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 - 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Ngự Dược Viện).
+ Trị bụng ứ kết lạnh đau, lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, khớp xương đau, chuột rútû, thận hư, liệt dương : Ba kích 18g, Đương quy 20g, Khương hoạt 27g, Ngưu tất 18g, Sinh khương 27g, Thạch hộc 18g, Tiêu 2g. Giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu vào, đậy kín, bắc lên bếp, nấu 1 giờ, sau đó ngâm trong nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml (Ba Kích Thiên - Thánh Tế Tổng Lục).
+ Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi ) 60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml, lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu - Nghiệm Phương)
+ Trị sán khí do Thận hư: Ba kích thiên + Hoàng bá + Quất hạch + Lệ chi hạch + Ngưu tất + Tỳ giải + Mộc qua + Kim linh tử + Hoài sơn + Địa hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị liệt dương: Ba kích thiên + Bá tử nhân + Bổ cốt chỉ + Câu kỷ tử + Lộc nhung + Ngũ vị tử + Nhục thung dung + Sơn thù du (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị mộng tinh: Ba kích thiên + Bá tử nhân + Hoàng bá + Liên tu + Lộc giác + Phúc bồn tử + Thiên môn + Viễn chí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị liệt dương, Di tinh, tiết tinh do Thận dương hư: Thỏ ty tử, Nhục thung dung (Trung Dược Học).
+ Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do Thận dương hư: Bổ cốt chỉ, Phúc bồn tử (Trung Dược Học).
+ Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do Thận hư: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục Đoạn (Trung Dược Học).
+ Trị liệt dương, tảo tinh, tiết tinh, lưng đau, vô sinh(ở nữ) do Thận dương hư: Ba kích thiên 12g, Ngũ vị tử 6g, Nhân sâm 8g, Thục địa 16g, Nhục thung dung, Long cốt, Cốt toái bổ đều 12g. Tán bột, trộn mật làm hoàn 12g. Ngày uống 2-3 lần (Ba Kích Thiên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lưng đau, Di tinh, hoạt tinh do Thận hư: Ba kích thiên, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Thần khúc đều 12g, Sơn dược 24g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi: Ba kích thiên, Xuyên tỳ giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, lượng bằng nhau, Lộc thai 1 bộ. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm (Kim Cương Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: Ba kích, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn đều 12g, Tang ký sinh 10g, Sơn thù nhục 8g, Hoài sơn 16g. Sắc uống (Ba Kích Khu Tý Thang - Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Đương qui, mỗi thứ 20 - 28g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Hiểu thêm về Ba kích
Tên khoa học:
Morinda officinalis How. Họ Cà Phê (Rubiaceae).
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non mầu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phia dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
Rễ dùng làm thuốc thường khô, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong.Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt. Ba Kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Ba Kích có nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây. Ba Kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa.
Mô Tả Dược Liệu:
Ba kích thiên hình trụ tròn, hơi cong, dài không nhất định, đường kinh 0,7-1,3cm. Mặt ngoài mầu vàng tro, nhám, có vân dọc. Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang, giống như chuỗi hạt trai. Chất cứng, cùi dầy, dễ bóc. Mặt gẫy mầu tím nhạt, ở giữa mầu nâu vàng. Không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát.
Bào chế:
1. Dùng nước Câu Kỷ Tử ngâm Ba Kích 1 đêm cho mềm, lấy ra ngâm rượu 1 đêm, vớt ra, sao với Cúc Hoa cho vàng thuốc, dùng vải lau sạch, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
2. Ngâm với rượu 1 đêm cho mềm, xắt nhỏ, sấy khô, để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).
3. Dùng Cam Thảo, giã dập, sắc, bỏ bã. Cho Ba Kích vào nấu cho đến khi xốp mềm, rút lõi, phơi khô. Liều lượng: 6kg Cam Thảo cho 100kg Ba Kích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển)
4. Diêm Ba Kích: Trộn Ba Kích với nước Muối (20g Muối cho 1kg Ba Kích), cho vào chõ, đồ, rút lõi, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
5. Rửa sạch, ủ mềm, bỏ lõi, thái nhỏ rồi tẩm rượu 2 giờ, sao qua hoặc nấu thành cao lỏng [1ml = 5g] (Phương Pháp Bào chế Đông Dược Việt Nam).
-Thành phần hóa học:
· Trong Ba Kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine).
· Morindin, Vitamin C (Trung Dược Học).
· Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trong Ba kích có Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether (Vương Yến Phương – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 566).
· Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane (Chu Pháp Dữ - Trung Dược Thông Báo q986, 11 (9): 554).
· 24-Ethylcholesterol (lý Quán – Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1991, 16 (11): 675).
Tác dụng dược lý:
1. Tăng sức dẻo dai: Với phương pháp chuột bơi, Ba Kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
2. Tăng sức đề kháng: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học).
3. Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
4. Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học).
5. Nước sắc Ba Kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo (Trung Dược Học).
6. Nước sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
7. Không có độc. LD50 của Ba Kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/kg (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng giáng áp huyết; có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng; tăng cường não; chống ngủ ngon dùng Ba kích nhục (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Tác dụng đối với hệ nội tiết: Cho chuột và chuột nhắt uống Ba kích thiên thấy không có tác dụng giống như chất Androgen (Trung Dược Học).
+ Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng gioa hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinhtương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì xử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảmgiác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tính vị:
+Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+Vào kinh Tỳ và Thận (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải).
+Vào kinh Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+Vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải).
+Vào kinh Thận (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vào kinh Can và Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Vào kinh Thận và Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Tham khảo:
+”Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộc dương tà, phần lớn bốc lên trên. Kinh viết: Tà khí thịnh thì chính khí suy, Ba kích thiên có tác dụng bổ tráng dương khí mà đẩy tà khí. Khi chân khí được bổ thì tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khí vậy. Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí; dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận , vì vậy các chứng hư tự khỏi. Trị bụng dưới đau lan đến âm hộ, hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh, lợi nam tử, ngũ tạng bị lao (hư yếu), thận hư, hạ khí, giáng hỏa, hỏa giáng thì thủy thăng, âm dương hỗ trợ, tinh thần yên ổn, cho nên chủ Thận khí bị thấp trướng, làm mạnh nguyên dương, trị các chứng hư, không cần làm cho nó hết mà nó hết vậy” (Bản Thảo Kinh Sơ).
+”Ba kích thiên là thuốc chữa phần huyết của Thận kinh, bổ cho nguyên dương mà dưỡng Vị khí, các chứng hư đều tự hết; công dụng giống vị Tỳ giải và Thạch hộc. Trường hợp nhiệt nhiều, Ba kích hợp với Hoàng bá, Tri mẫu có tác dụng cường âm; Hợp với Nhục thung dung, Tỏa dương có tác dụng tráng dương, đó là cách dùng nhiệt để tránh nhiệt, dùng hàn để tránh hàn vậy”(Bản Thảo Hối).
+”Nếu mệnh môn hỏa suy thì Tỵ Vị bị hư hàn, không thể kích thích tiêu hóa, dùng Phụ tử, Nhục quế để làm ấm mệnh môn, nhưng lại quá nhiệt, còn nếu dùng Ba kích thiên, vị ngọt ấm, bổ hỏa mà không nung đốt thủy sao? Hoặc hỏi rằng Ba kích thiên người đời sau dùng trong thuốc hoàn, tán, không dùng trong thuốc thang là sao ? Đáp: Ba kích thiên chính là vị thuốc hay trong thang dược, vì nó ấm mà không nhiệt, kiện Tỳ, khai Vị, ích nguyên dương, uống vào có thể trừ được âm thủy, là dụng cụ bồi tiếp trực tiếp, có công hiệu trực tiếp và gián tiếp”(Bản Thảo Tân Biên).
+”Ba kích thiên là thuốc chủ yếu bổ Thận, năng trị ngũ lao, thất thương, cường âm, ích tinh, khí vị cay, ấm, có tác dụng khứ phong, trừ thấp, vì vậy, phàm các chứng lưng đau, gối mỏi, phong thấp, cước khí, thủy thủng, dùng Ba kích rất có ích. Xem trong bài ‘Địa Hoàng Ẩm Tử, dùng để trị phong tà, lấy Ba kích làm đầu, vì nó bổ âm vậy”(Bản Thảo Cầu Chân).
+”Ba kích với Phá cố chỉ và Hồ lô ba đều có tác dụng ôn Thận nhưng Phá cố chỉ có sở trường đặc biệt là thu nạp được Thận khí, bình được suyễn nghịch do hư hàn; Hồ lô ba có tác dụng ôn tán hàn khí bên trong, trị bụng
dưới đau do nội hàn; Ba kích thiên có tác dụng phát tán, thích hợp với chứng đau nội hàn do hàn tà bên ngoài gây ra. Tuy giống nhau về ôn Thận nhưng chủ trị khác nhau” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+”Dâm dương hoắc bổ thận dương, thiên nhập vào phần khí của Thận kinh, có tính táo; Ba kích thiên bổ Thận dương, thiên nhập vào phần huyết của Thận kinh, không có tính táo. Nhục thung dung bổ Thận dương mà nhuận táo, thông tiện; Ba kích thiên bổ Thận dương mà có tác dụng trừ phong hàn, thấp tý. Ba kích thiên trị các chứng cước khí do:
1. Nội nhân: Thận dương hư, thủy thấp đình trệ.
2. Ngoại cảm phong hàn
Ba kích bổ Thận tráng dương công hiệu không giống vị Uy linh tiên “ (Trung Dược Dược lý Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Ba kích có tác dụng giống với Dâm dương hoắc, cũng có tác dụng làm mạnh gân xương, tán phong thấp. Nhưng Ba kích vị cay kèm ngọt, tính hoà hoãn hơn, tác dụng của nó chuyên về hạ tiêu, đa số dùng trong trường hợp lưng đau, mỏi gối, cước khí, còn tác dụng đối với trị chứng dương nuy thì không bằng Dâm dương hoắc (Thực Dụng Trung Y Học).
Ba Đậu
Ba đậu hay Mần để - Croton tiglium L,. thuộc họ Thầu dầu - Euphorbtuceae.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-6m, phần cành nhiều. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non màu hồng đỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Quả nang nhẵn màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám.
Cây ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng: Hạt - Fructus Crotonis, thường gọi là Ba đậu; còn dùng lá và rễ.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở ven đồi, nương, rẫy cũ và rừng ẩm. Hạt thu hái ở những quả chín nhưng chưa nứt vỏ. Ðể nguyên quả khi dùng mới gỡ hạt hoặc đập lấy hạt và phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Lá dùng tươi.
Thành phần hoá học: Hạt chứa khoảng 30-50% dầu mùi khó chịu chứa các glycerid acid trung hoà và không trung hoà, không có tính tẩy, gồm stearin, palmitin, glycerid crolonic và tiglic; 18% protein... Hạt có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycosid là crotonosid một albuminoza rất độc là croitin, một alcaloid gần như ricinin trong hạt Thầu dầu.
Tính vị, tác dụng: Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ. Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét. Rễ dùng trị Thấp khớpdạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.
Thường dùng hạt dưới hình thức Ba đậu sương nghĩa là hạt Ba đậu đã ép bỏ hết dầu đi, sao vàng mới dùng với liều 0,01-0,05g làm viên hoặc chế cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3-10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.
Ðơn thuốc: Trị nọc độc rắn cắn: Rễ Ba đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày một lần.
Ghi chú: Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng. Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh, Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.
BỒ CÔNG ANH
Tên khác: Bồ công anh
Vịthuốc Bồ công anh còn gọi là Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng: Bồ công anh
+ Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung [đặc hiệu trị vú sưng đau] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng
- Bên trong uống 12g đến 40g. Dùng tươi, gĩa nát đắp vào nơi sưng đau. Bên ngoài dùng tùy ý theo nhu cầu.
Kiêng kỵ:
Khôngcó thấp nhiệt ung độc kỵ dùng. Ung thư thuộc hư hàn âm cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương).
+ Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).
+ Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh được thận thủy, tuổi chưa đến 80 có tác dụng làm đen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: Bồ công anh 1 cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3 tháng 4, sang mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửa sạch đem phơi âm can, không được phơi nắng, bỏ vào thùng đậy kín. Lấy 40g muối, 20g Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào đó ngâm 1 đêm, hôm sau chia làm 20 nắm, rồi dùng giấy bao 3-4 lớp thật chặt. Lấy phân giun đất buộc thật chặt cho vào lò sấy khô, dùng lửa nướng cho hồng lên là đủ. Xong đem ra bỏ phân giun đất đi rồi tán nhỏ, cứ sức vào răng vào buổi sáng, tối, nhổ cũng được, nuốt cũng được, làm lâu mới hiệu nghiệm (Hoàn Thiếu Đơn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
+ Trị vú sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Nhẫn đông đằng 80g, gĩa nát. Sắc với 2 chén nước còn 1 chén, uống trước bữa ăn (Tích Đức Đường phương).
+ Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).
+ Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh gĩa nát, đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).
+ Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi gĩa nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.
+ Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dầy).: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị các chứng sưng vú, thiếu sữa: Bồ công anh, Hạ khô thảo, Bối mẫu. Liên kiều, Bạch chỉ, Qua lâu căn, Quất diệp, Cam thảo, Đầu cấu, (gầu trên đầu). Hùng thử phẩn (phân chuột đực). Sơn đậu căn, Sơn từ cô, sắc uống làm viên tùy theo bệnh để làm quân, thần, tá, sứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tham khảo:
1) Bồ công anh có hoa nở vàng, vị ngọt, giải được các độc do ăn phải, tán được khí trệ, Nhập vào kinh Dương minh, Thái âm, hóa giải được nhiệt độc, tiêu sưng hạch rất đặc hiệu. Sắc chung với Nhẫn đông đằng uống với 1 chút rượu để trị nhũ ung, sau khi uống mà muốn ngủ là có công hiệu, khi ngủ ra mồ hôi là lành bệnh (Đan Khê Tâm Pháp).
2) Nước nhựa của Bồ công anh bôi vào chỗ nước đái của chồn đái là khỏi ngay (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh).
3) Bồ công anh có thể giải được các thức ăn bị độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc tiêu chỗ sưng đau, kết hạch đinh nhọt rất hiệu quả (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
4) Dùng bồ công anh xát vào răng chữa được chứng đau răng, đen dược tóc, khỏe mạnh gân xương (Bản Thảo Cương Mục).
5) Bồ công anh khí không có gì độc cả, khí vị nhập vào Can, Vị. Đó là vị thuốc chính trong việc giải huyết, làm mát huyết. Nhọt sưng vú thuộc Can kinh, phụ nữ sau khi hành kinh thì Can chủ sự nên nó làm chủ, người đàn bà bị nhũ ung sưng vú, các chứng ấy nên dùng lá tươi (Bản Thảo Kinh Sơ).
6) Bồ công anh vị ngọt, tính bình, làm cho mát huyết, giải nhiệt, nên những chứng nhũ ung, vú có ung nhọt thì nó là thuốc quan trọng được xem như đứng đầu. Vả lại nó hay thông lợi được chứng lâm, xát vào răng đau, bôi làm đen râu tóc, xức được gai chích, giải được thức ăn có độc, tiêu được đinh nhọt. Vì quanh đầu vú thuộc Can, nhũ phòng thuộc Vị nên khi phát ra chứng nhũ ung, nhũ nham phần nhiều bởi nhiệt thịnh mà có huyết độc trệ, dùng vị này nhập vào 2 kinh ấy, bên ngoài đắp có tác dụng tan khỏi sưng, nhưng nếu muốn chóng chóng tiêu thì nên dùng với Hạ khô thảo, Bối mẫu, Liên kiều, Bạch chỉ là những vị thuốc trị được rất hay. Bồ công anh thuộc thổ, hoa màu vàng nên trị được thức ăn đình trệ, hoặc có hơi độc cũng phải tiêu tan, nó lại nhập vào kinh Thận làm cho mát huyết, nên nhuộm đen được râu tóc. Nhưng phải chú ý cây nào chỉ có 1 ngọn 1 hoa thì mới đúng, nếu thấy nhiều cành nhiều hoa là không đúng (Bản Thảo Cầu Chân).
7) Bồ công anh có vị ngọt, khí bình cho nên thanh được phế, lợi được hung cách, hóa được đờm, tiêu tan được tích kết, chữa được những chứng mụn nhọt, nuôi dưỡng được âm phận, mát huyết, cứng xương, cứng răng, thông lợi được chứng nhũ ung, làm cho ít tinh khí. Khi non nó mềm mại như rau, lúc về gìa nó được dùng làm thuốc, đúng là 1 vị thuốc hay, người đời nay dùng nó để trị bệnh nhũ ung, sưng vú, đau vú nghĩa là bây giờ người ta chỉ biết dùng bình thường hoặc cũng bởi tính hẹp hòi sau đó mà không làm được việc gì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
8) Bồ công anh và Tử hoa địa đinh đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhưng Bồ công anh có công hiệu sơ Can, trị viêm tuyến vú rất tốt, còn Tử hoa địa đinh có tác dụng mạnh trong thanh nhiệt, giải độc, trị đinh nhọt rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
TÌM HIỂU THÊM VỀ BỒ CÔNG ANH
Tên khoa học: Bồ công anh
Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.).
Họ khoa học:
Họ Cúc (Compositae).
Mô tả:
Cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễ nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng, từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phía ngoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ của màu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10.
Địa lý:
Mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàn cây phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng rễ khô toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, mầu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt.
Mô tả dược liệu:
RễBồ công anh Trung Quốc hình dùi tròn, uốn cong, dài 3,3 - 5cm, mầu nâu, nhăn. Đầu rễ có những lông nhung mầu nâu hoặc mầu trắng vàng hoặc đã rơi rụng. Lá mọc từ rễ, lát lá dài, nhăn lại thành đám hoặc nhăn không đều. Mặt ngoài mầu nâu lục hoặc màu lục tro. Ở mặt sau lá có gân chính nổi rõ. Có nhiều cuống hoa dài, ở mỗi đầu đỉnh cuống mọc một hoa tự đầu trạng, mầu nâu vàng hoặc mầu trắng vàng nhạt. Không mùi, vị hơi đắng (Dược Tài Học).
Bảo quản: Bồ công anh
Phơi thật khô, để nơi cao ráo, hoặc phơi nắng, bị ẩm thấp rất mau mốc và mục.
Thành phần hóa học:
+ Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học).
+ Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523).
+ Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).
Tác dụng dược lý:
. Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira hebdomadia (Trung Dược Học).
. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu (Trung Dược Học).
. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:Bồ công anh
+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).
+ Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Qui kinh:
+ Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Phân biệt:
1) Tùy theo Bồ công anh có hoa tựa màu vàng hay tím, hoa màu vàng thì gọi là Hoàng hoa địa đinh, Hoa màu tím thì gọi là Tử hoa địa đinh hoặc Đại đinh thảo, không có hoa thì gọi là Địa đởm thảo, hoa trắng thì gọi là Bạch cổ đinh.
2) Ở Trung Quốc người ta đều dùng các cây Taraxacum mongolicum Hand Mazt, Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et Koidz. Hoặc một số loài khác giống nhưng cùng họ gọi với tên là Bồ công anh.
3) Khác với cây Bồ công anh nam (Lactuca andica L.).
4) Cần phân biệt với cây chỉ Thiên (Elephantopus scaber L.) Ở Việt Nam gọi là cây Bồ công anh hay cây Bồ công anh nam do hình thái cây này hơi giống hình thái lá cây Bồ công anh, có thể mua lầm cây Chỉ thiên này làm Bồ công anh (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
BA GẠC
Tên khác:
Vị thuốc Ba gạc còn gọi Ba Gạc lá to, Ba Gạc lá mọc vòng, La phu mộc, Lạc tọc (1 rễ - vì cây chỉ có 1 rễ - Cao Bằng), San to ( Ba chạc - vì cây có 3 lá, chia 3 cành - Sapa).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
*Reserpin: viên nén 0,0001g, 0,00025g và 0,0005g. Thuốc tiêm 5mg/2ml.
*Viên Rauviloid (2mg Alcaloid toàn phần của R.Serpentina), liều dùng cho bệnh huyết áp cao là 2-4mg/ngày.
*Viên Raudixin (bôt rễ R.Serpentina) 50-100mong, liều dùng trung bình hàng ngày là 200-400mg.
Kiêng kỵ:
Không nên dùng Reserpin và các chế phẩm từ Ba Gạc trong các trường hợp dạ dầy tá tràng bị loét, nhồi máu cơ tim, hen suyễn ... (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Hiểu thêm về Ba gạc
Tên khoa học:
Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill. Họ Trúc đào (Apocynaceae)
Mô tả:
Cây thấp, cao 1-1,5m, thân nhẵn, có nốt sần. Lá mọc vòng 3 lá một, có khi 4-5 lá, hình mác, dài 6-11cm, rộng 1,5-3cm. Hoa hình ống, mầu trắng, phình ở họng, mọc thành xim, tán ở kẽ lá. Quả đôi, hình trứng, khi chín mầu đỏ tươi. Toàn cây có nhựa mủ.Mùa hoa vào tháng 4-6. Mùa quả: tháng 7-10. Mọc hoang, có nhiều ở Cao bằng, Lạng sơn, Vĩnh phú.
Thu hái:
Vào mùa thu, đông, đào rễ về, rửa sạch đất, phơi hoặc sấy khô. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất.
Bộ phận dùng:
Rễ và vỏ rễ.
Bào chế:
Có thể dùng tươi, khô hoặc nấu thành cao.
Thành phần hóa học:
Trong rễ và lá có Alcaloid (0,9-2,12% ở rễ, 0,72 - 1,69 ở lá) trong đó quan trọng nhất là 1 Alcaloid gọi là Rauwolfia A, công thức thô C25H28N2O2, còn có Reserpin, Ajmalin, Ajmalixin và secpentin (theo NCTVVTV.Nam và Dược Liệu).
Tác dụng dược lý:
Đối với huyết áp: dùng nước sắc Ba Gạc nghiên cứu trên thỏ và chó thấy có tác dụng giảm áp rõ với liều 0,5/kg thân thể súc vât (Bộ môn sinh lý đại học y dược Hà Nội 1960).
Đối với tim: trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc Ba Gạc làm chậm nhịp tim(do Ajmalin).
Trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên.
Trên ruột thỏ cô lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột.
Trên hệ thần kinh trung ương thấy không làm giảm sốt.
Có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ (do Reserpin, Retxinamin).
Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam’:
*Reserpin được coi là Alcaloid quan trọng nhất, đại biểu cho dược tính của Ba Gạc. Hai tác dụng dược lý quan trọng của Reserpin được xử dụng trong điều trị là hạ huyết áp và an thần.
Reserpin làm hạ huyết áp cả trên súc vật gây mê hoặc không gây mê. Tác dụng này xuất hiện chậm và kéo dài.cơ chế tác dụng hạ áp là do làm cạn dần kế hoạch dự trữ chất dẫn truyền trung gian Noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm, được coi như hiện tượng cắt hệ thần kinh giao cảm bằng hóa chất. Reserpin không có tác dụng làm liệt hạch, có tác dụng làm chậm nhịp tim, làm dãn các mạch máu dưới da.
* Đối với thần kinh trung ương, Reserpin có tác dụng ức chế, gây trấn tĩnh rõ, giông là các dẫn chất Phenothiazin
* Đối với mắt, Reserpin có tác dụng thu nhỏ đồng tử 1 cách rõ rệt (là 1 trong những triệu chứng sớm nhất sau khi dùng thuốc).
Reserpin còn làm sa mi mắt, làm thư dãn mi mắt thứ 3 (Nictitating membrane) của mèo và chó.
*Đối với hệ tiêu hóa: Reserpin làm tăng nhu động ruột và bài tiết phân.
* Đối với thân nhiệt: sau khi dùng Reserpin, có sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt.
* Đối với hệ nội tiết: Reserpin có tác dụng kích thích vỏ tuyến thượng thận giải phóng các Corticoid. Có tác dụng kháng lợi niệu yếu. Trên chuột cống cái, Reserpin làm ngừng chu kỳ động dục, ức chế sự phóng noãn. Trên chuột đực, ức chế sự phân tiết Androgen.
* Độc tính của Reserpin:
. Liều chịu đựng được bằng đường uống đối với súc vật: 10-2000mg/kg.
. LD50 bằng đường tiêm tĩnh mạch trên chuột cống trắng: 28 ± 1,6mg/kg, bằng đường uống trên chuột nhắt là 500mg/kg.
-Chủ Trị: Các chế phẩm từ Ba Gạc được dùng điều trị bệnh huyết áp cao và 1 số bệnh tâm thần gồm Reserpin, Alcaloid toàn phần, cao và bột rễ.
Cây Ba Gạc Ấn Độ
Còn có tên Ấn Độ là sà mộc, Ấn Độ la phù mộc. Tên khoa họcRauwoflia serpentinaBenth.
Thuộc họ Trúc đàoApocynaceae.
Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô(Raidix Rauwoflia serpentina) của cây ba gạc Ấn Độ.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ, cao 40-50cm đến 1m, ít có cành. Lá mọc vòng 3-4 lá, có khi mọc đối. Hoa màu hồng, hay đốm hồng, mọc thàng chùm. Quả nhỏ, hình trứng, khi chín có màu tím đen
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào. Từ năm 1958 chúng tôi (Đỗ Tất Lợi) đã di thực tế ở Miền Bắc Việt Nam bằng hạt giống của Ấn Độ đã trồng qua nhà kính ở Liên Xô cũ. Cây đã mọc, ra hoa, kết quả rất tốt.
Đào rễ từ năm thứ 2 trở lên
C. Thành phần hoá học
Trong rễ có chừng 28 ancaloit khác nhau với tỷ lệ 0.5%-2% ancaliot toàn phần, trong đó có thể chia làm 2 loại.
1. Ancaliot có kiềm tính mạnh, dẫn xuất của N quaternarie có đại diện là secpentin 2. Ancaloit có màu vàng, kiềm tính nhẹ như aimalin và resecpin có thể coi như ancaliot quan trọng nhất, đại biểu được tính của vị thuốc. Tỷ lệ resecpin trong rễ chiếm 0,004-0,09%.
D. Tác dụng dược lý
Resecpin ngoài tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch, còn tác dụng lên trung khu vận mạch ở hành tuỷ, tác dụng trấn tĩnh (an thần gây ngủ) và làm cho tim đập chậm do kích tích vagus.
E. Công dụng và liều dùng
Rễ ba gạc Ấn Độ (Rauwolfia serpentina) được dùng dưới hình thức bột, cao lỏng và chiết lấy ancaloit dùng riêng.
Rescpin thường được chế thành viên 0,0001 (0,1mg) hoặc 0,00025 (0,25mg). Thường thường cho uống mỗi lần một viên 0,001 (1mg), ngày uống hai lần sau bữa ăn. Liều dùng này thay đổi tuỳ theo tình trạng của bệnh và theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều tối đa một lần là 0.005 (5mg).
Rauwiloid=ancaloit toàn phần của Rauwpfia serpentina. Ngày uống 1-2-3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 2mg.
BA GẠC
Tên khác:
Vị thuốc Ba gạc còn gọi Ba Gạc lá to, Ba Gạc lá mọc vòng, La phu mộc, Lạc tọc (1 rễ - vì cây chỉ có 1 rễ - Cao Bằng), San to ( Ba chạc - vì cây có 3 lá, chia 3 cành - Sapa).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
*Reserpin: viên nén 0,0001g, 0,00025g và 0,0005g. Thuốc tiêm 5mg/2ml.
*Viên Rauviloid (2mg Alcaloid toàn phần của R.Serpentina), liều dùng cho bệnh huyết áp cao là 2-4mg/ngày.
*Viên Raudixin (bôt rễ R.Serpentina) 50-100mong, liều dùng trung bình hàng ngày là 200-400mg.
Kiêng kỵ:
Không nên dùng Reserpin và các chế phẩm từ Ba Gạc trong các trường hợp dạ dầy tá tràng bị loét, nhồi máu cơ tim, hen suyễn ... (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Hiểu thêm về Ba gạc
Tên khoa học:
Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill. Họ Trúc đào (Apocynaceae)
Mô tả:
Cây thấp, cao 1-1,5m, thân nhẵn, có nốt sần. Lá mọc vòng 3 lá một, có khi 4-5 lá, hình mác, dài 6-11cm, rộng 1,5-3cm. Hoa hình ống, mầu trắng, phình ở họng, mọc thành xim, tán ở kẽ lá. Quả đôi, hình trứng, khi chín mầu đỏ tươi. Toàn cây có nhựa mủ.Mùa hoa vào tháng 4-6. Mùa quả: tháng 7-10. Mọc hoang, có nhiều ở Cao bằng, Lạng sơn, Vĩnh phú.
Thu hái:
Vào mùa thu, đông, đào rễ về, rửa sạch đất, phơi hoặc sấy khô. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất.
Bộ phận dùng:
Rễ và vỏ rễ.
Bào chế:
Có thể dùng tươi, khô hoặc nấu thành cao.
Thành phần hóa học:
Trong rễ và lá có Alcaloid (0,9-2,12% ở rễ, 0,72 - 1,69 ở lá) trong đó quan trọng nhất là 1 Alcaloid gọi là Rauwolfia A, công thức thô C25H28N2O2, còn có Reserpin, Ajmalin, Ajmalixin và secpentin (theo NCTVVTV.Nam và Dược Liệu).
Tác dụng dược lý:
+ Đối với huyết áp: dùng nước sắc Ba Gạc nghiên cứu trên thỏ và chó thấy có tác dụng giảm áp rõ với liều 0,5/kg thân thể súc vât (Bộ môn sinh lý đại học y dược Hà Nội 1960).
+Đối với tim: trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc Ba Gạc làm chậm nhịp tim(do Ajmalin).
Trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên.
+Trên ruột thỏ cô lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột.
+Trên hệ thần kinh trung ương thấy không làm giảm sốt.
+Có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ (do Reserpin, Retxinamin).
Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam’:
*Reserpin được coi là Alcaloid quan trọng nhất, đại biểu cho dược tính của Ba Gạc. Hai tác dụng dược lý quan trọng của Reserpin được xử dụng trong điều trị là hạ huyết áp và an thần.
Reserpin làm hạ huyết áp cả trên súc vật gây mê hoặc không gây mê. Tác dụng này xuất hiện chậm và kéo dài.cơ chế tác dụng hạ áp là do làm cạn dần kế hoạch dự trữ chất dẫn truyền trung gian Noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm, được coi như hiện tượng cắt hệ thần kinh giao cảm bằng hóa chất. Reserpin không có tác dụng làm liệt hạch, có tác dụng làm chậm nhịp tim, làm dãn các mạch máu dưới da.
* Đối với thần kinh trung ương, Reserpin có tác dụng ức chế, gây trấn tĩnh rõ, giông là các dẫn chất Phenothiazin
* Đối với mắt, Reserpin có tác dụng thu nhỏ đồng tử 1 cách rõ rệt (là 1 trong những triệu chứng sớm nhất sau khi dùng thuốc).
Reserpin còn làm sa mi mắt, làm thư dãn mi mắt thứ 3 (Nictitating membrane) của mèo và chó.
*Đối với hệ tiêu hóa: Reserpin làm tăng nhu động ruột và bài tiết phân.
* Đối với thân nhiệt: sau khi dùng Reserpin, có sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt.
* Đối với hệ nội tiết: Reserpin có tác dụng kích thích vỏ tuyến thượng thận giải phóng các Corticoid. Có tác dụng kháng lợi niệu yếu. Trên chuột cống cái, Reserpin làm ngừng chu kỳ động dục, ức chế sự phóng noãn. Trên chuột đực, ức chế sự phân tiết Androgen.
* Độc tính của Reserpin:
. Liều chịu đựng được bằng đường uống đối với súc vật: 10-2000mg/kg.
. LD50 bằng đường tiêm tĩnh mạch trên chuột cống trắng: 28 ± 1,6mg/kg, bằng đường uống trên chuột nhắt là 500mg/kg.
-Chủ Trị: Các chế phẩm từ Ba Gạc được dùng điều trị bệnh huyết áp cao và 1 số bệnh tâm thần gồm Reserpin, Alcaloid toàn phần, cao và bột rễ.
BA KÍCH THIÊN
Tên khác:
Vị thuốc Ba kích (Bản Thảo Đồ Kinh), còn gọi là Bất điêu thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Ba cức, Diệp liễu thảo, Đan điền lâm vũ, Lão thử thích căn, Nữ bản (Hòa Hán Dược Khảo), Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ (Trung Dược Đại Từ Điển), Kê trường phong (Trung Dược Chí), Tam mạn thảo (Đường Bản Thảo), Thỏ tử trường (Trung Dược Tài Thủ Sách), Dây ruột gà (Việt Nam).
Tác dụng:
+Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
+Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
+Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
+An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
+Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
+Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
Chủ trị:
+Trị liệt dương [âm nuy bất khởi] (Bản Kinh).
+Trị đầu diện du phong, bụng dưới đau xuống âm hộ (Biệt Lục).
+Trị các chứng phong, thủy thũng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+Trị ngũ lao, thất thương, phong khí, cước khí, thủy thũng (Bản Thảo Bị Yếu).
+Trị nam giới bị mộng tinh, Di tinh, đầu mặt bị trúng phong (Dược Tính Luận).
+Trị cước khí (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+Trị liệt dương, bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, phong hàn thấp,lưng gối đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Trị liệt dương, Di tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Trị thận hư, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương, Di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
-Liều dùng: 6-12g dạng thuốc thang. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán...
Kiêng Kỵ:
+Phúc Bồn Tử làm sứ, ghét Lôi Hoàn, Đan Sâm (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+Những người bệnh tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng, đại tiện bón, tiểu đỏ, miệng đắng, mắt mờ, mắt đau, bứt rứt, khát nước, cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Âm hư, tiết tinh (do hỏa động), tiểu tiện không thông, miệng lưỡi khô, táo bón, kiêng dùng(Đắc Phối Bản Thảo).
+Âm hư hỏa vượng, cấm dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Người âm hư và bệnh tim không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư hỏa vượng, táo bón: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
-Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí: Ba kích thiên, Ngưu tất (sống) đều 3 cân ngâm với 5 đấu rượu, uống (Thiên Kim Phương).
+ Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ: Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt (Ba Kích Hoàn - Cục Phương).
+ Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ba kích 60g, Ngưu tất 120g, Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, Can khương (bào) 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm (Ba Kích Hoàn - Thánh Huệ Phương).
+ Trị tiểu nhiều: Ích trí nhân, Ba kích thiên (bỏ lõi), 2 vị chưng với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (chưng với rượu). Lượng bằng nhau. Tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang uống với muối ( Kỳ Hiệu Lương Phương).
+ Trị bạch trọc: Thỏ ty tử (chưng rượu 1 ngày, sấy khô), Ba kích (bỏ lõi, chưng rượu), Phá cố chỉ (sao), Lộc nhung, Sơn dược, Xích thạch chi, Ngũ vị tử đều 40g. Tán bột, Dùng rượu hồ làm hoàn, uống lúc đói với nước pha rượu (Phổ Tế Phương).
+ Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn (Ba Kích Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn sầu ca khóc: Ba kích (bỏ lõi), Hồi hương (sao), Nhục thung dung (tẩm rượu), Bạch long cốt, Ích trí nhân, Phúc bồn tử, Bạch truật, Mẫu lệ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ (bỏ lông), Nhân sâm đều 40g. Tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20g (Ba Kích Hoàn - Y Học Phát Minh).
+ Trị Thận bị hư hàn, lưng và gối đau, liệt dương, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng: Ba kích 30g, Bạch linh 22g, Chỉ xác 22g, Hoàng kỳ 22g, Lộc nhung 30g, Mẫu đơn 22g, Mộc hương 22g, Ngưu tất 22g, Nhân sâm22g, Nhục thung dung 30g, Phụ tử 30g, Phúc bồn tử 22g, Quế tâm 22g, Sơn thù 22g, Tân lang 22g, Thạch hộc 30g, Thục địa 30g, Thự dự 22g, Tiên linh tỳ 22g, Trạch tả 22g, Tục đọan 22g Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Thái Bình Thánh Huệ Phương).
+ Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, chảy nước mắt sống, hoảng sợ, khát, ăn uống không tiêu, bụng ngực thường đầy trướng, tay chân tê đau, nôn ra nước chua, bụng dưới lạnh đau, tiểu són, táo bón: Ba kích 30g, Bá tử nhân 22g, Bạch linh 22g, Đỗ trọng 22g, Ngũ gia bì 22g, Ngưu tất 22g, Nhục thung dung 30g, Phòng phong 22g, Phúc bồn tử 22g, Thạch hộc 22g, Thạch long nhục 22g, Thạch nam 22g, Thiên hùng 30g, Thiên môn 40g, Thỏ ty tử 30g, Thục địa30g, Thự dự 22g, Trầm hương 30g, Tục đoạn 30g, Tỳ giải22g, Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, ngày uống 16 -20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Thánh Huệ Phương).
+ Trị nguyên khí bị hư thoát, mặt xạm đen, miệng khô, lưởi dính, hay mơ, hoảng sợ, chảy nước mắt sống, tai ù như ve kêu lưng nặng, đau, các khớp xương đau nhức, âm hư, ra mồ hôi trộm tay chân không có sức, tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều xích bạch đới hạ: Ba kích 90g, Lương khương 180g, Ngô thù 120g, Nhục quế 120g, Thanh diêm 60g, Tử kim đằng 500g. Tán bột, trộn với rượu nếp làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu hoà ít muối hoặc nước muối loãng (Ba Kích Hoàn - Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).
+ Trị liệt dương: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí 30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 - 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn - Ngự Dược Viện).
+ Trị bụng ứ kết lạnh đau, lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, khớp xương đau, chuột rútû, thận hư, liệt dương : Ba kích 18g, Đương quy 20g, Khương hoạt 27g, Ngưu tất 18g, Sinh khương 27g, Thạch hộc 18g, Tiêu 2g. Giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu vào, đậy kín, bắc lên bếp, nấu 1 giờ, sau đó ngâm trong nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml (Ba Kích Thiên - Thánh Tế Tổng Lục).
+ Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi ) 60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml, lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu - Nghiệm Phương)
+ Trị sán khí do Thận hư: Ba kích thiên + Hoàng bá + Quất hạch + Lệ chi hạch + Ngưu tất + Tỳ giải + Mộc qua + Kim linh tử + Hoài sơn + Địa hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị liệt dương: Ba kích thiên + Bá tử nhân + Bổ cốt chỉ + Câu kỷ tử + Lộc nhung + Ngũ vị tử + Nhục thung dung + Sơn thù du (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị mộng tinh: Ba kích thiên + Bá tử nhân + Hoàng bá + Liên tu + Lộc giác + Phúc bồn tử + Thiên môn + Viễn chí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị liệt dương, Di tinh, tiết tinh do Thận dương hư: Thỏ ty tử, Nhục thung dung (Trung Dược Học).
+ Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do Thận dương hư: Bổ cốt chỉ, Phúc bồn tử (Trung Dược Học).
+ Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do Thận hư: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục Đoạn (Trung Dược Học).
+ Trị liệt dương, tảo tinh, tiết tinh, lưng đau, vô sinh(ở nữ) do Thận dương hư: Ba kích thiên 12g, Ngũ vị tử 6g, Nhân sâm 8g, Thục địa 16g, Nhục thung dung, Long cốt, Cốt toái bổ đều 12g. Tán bột, trộn mật làm hoàn 12g. Ngày uống 2-3 lần (Ba Kích Thiên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lưng đau, Di tinh, hoạt tinh do Thận hư: Ba kích thiên, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Thần khúc đều 12g, Sơn dược 24g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi: Ba kích thiên, Xuyên tỳ giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, lượng bằng nhau, Lộc thai 1 bộ. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm (Kim Cương Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: Ba kích, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn đều 12g, Tang ký sinh 10g, Sơn thù nhục 8g, Hoài sơn 16g. Sắc uống (Ba Kích Khu Tý Thang - Trung Dược Ưùng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Đương qui, mỗi thứ 20 - 28g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Hiểu thêm về Ba kích
Tên khoa học:
Morinda officinalis How. Họ Cà Phê (Rubiaceae).
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non mầu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phia dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
Rễ dùng làm thuốc thường khô, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong.Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt. Ba Kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Ba Kích có nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây. Ba Kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa.
Mô Tả Dược Liệu:
Ba kích thiên hình trụ tròn, hơi cong, dài không nhất định, đường kinh 0,7-1,3cm. Mặt ngoài mầu vàng tro, nhám, có vân dọc. Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang, giống như chuỗi hạt trai. Chất cứng, cùi dầy, dễ bóc. Mặt gẫy mầu tím nhạt, ở giữa mầu nâu vàng. Không mùi, vị ngọt nhưng hơi chát.
Bào chế:
1. Dùng nước Câu Kỷ Tử ngâm Ba Kích 1 đêm cho mềm, lấy ra ngâm rượu 1 đêm, vớt ra, sao với Cúc Hoa cho vàng thuốc, dùng vải lau sạch, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
2. Ngâm với rượu 1 đêm cho mềm, xắt nhỏ, sấy khô, để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).
3. Dùng Cam Thảo, giã dập, sắc, bỏ bã. Cho Ba Kích vào nấu cho đến khi xốp mềm, rút lõi, phơi khô. Liều lượng: 6kg Cam Thảo cho 100kg Ba Kích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển)
4. Diêm Ba Kích: Trộn Ba Kích với nước Muối (20g Muối cho 1kg Ba Kích), cho vào chõ, đồ, rút lõi, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
5. Rửa sạch, ủ mềm, bỏ lõi, thái nhỏ rồi tẩm rượu 2 giờ, sao qua hoặc nấu thành cao lỏng [1ml = 5g] (Phương Pháp Bào chế Đông Dược Việt Nam).
-Thành phần hóa học:
· Trong Ba Kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine).
· Morindin, Vitamin C (Trung Dược Học).
· Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trong Ba kích có Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether (Vương Yến Phương – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 566).
· Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane (Chu Pháp Dữ - Trung Dược Thông Báo q986, 11 (9): 554).
· 24-Ethylcholesterol (lý Quán – Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1991, 16 (11): 675).
Tác dụng dược lý:
1. Tăng sức dẻo dai: Với phương pháp chuột bơi, Ba Kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
2. Tăng sức đề kháng: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học).
3. Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
4. Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học).
5. Nước sắc Ba Kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo (Trung Dược Học).
6. Nước sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
7. Không có độc. LD50 của Ba Kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/kg (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng giáng áp huyết; có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng; tăng cường não; chống ngủ ngon dùng Ba kích nhục (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Tác dụng đối với hệ nội tiết: Cho chuột và chuột nhắt uống Ba kích thiên thấy không có tác dụng giống như chất Androgen (Trung Dược Học).
+ Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng gioa hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinhtương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì xử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảmgiác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tính vị:
+Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+Vào kinh Tỳ và Thận (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải).
+Vào kinh Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+Vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải).
+Vào kinh Thận (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vào kinh Can và Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Vào kinh Thận và Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Tham khảo:
+”Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộc dương tà, phần lớn bốc lên trên. Kinh viết: Tà khí thịnh thì chính khí suy, Ba kích thiên có tác dụng bổ tráng dương khí mà đẩy tà khí. Khi chân khí được bổ thì tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khí vậy. Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí; dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận , vì vậy các chứng hư tự khỏi. Trị bụng dưới đau lan đến âm hộ, hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh, lợi nam tử, ngũ tạng bị lao (hư yếu), thận hư, hạ khí, giáng hỏa, hỏa giáng thì thủy thăng, âm dương hỗ trợ, tinh thần yên ổn, cho nên chủ Thận khí bị thấp trướng, làm mạnh nguyên dương, trị các chứng hư, không cần làm cho nó hết mà nó hết vậy” (Bản Thảo Kinh Sơ).
+”Ba kích thiên là thuốc chữa phần huyết của Thận kinh, bổ cho nguyên dương mà dưỡng Vị khí, các chứng hư đều tự hết; công dụng giống vị Tỳ giải và Thạch hộc. Trường hợp nhiệt nhiều, Ba kích hợp với Hoàng bá, Tri mẫu có tác dụng cường âm; Hợp với Nhục thung dung, Tỏa dương có tác dụng tráng dương, đó là cách dùng nhiệt để tránh nhiệt, dùng hàn để tránh hàn vậy”(Bản Thảo Hối).
+”Nếu mệnh môn hỏa suy thì Tỵ Vị bị hư hàn, không thể kích thích tiêu hóa, dùng Phụ tử, Nhục quế để làm ấm mệnh môn, nhưng lại quá nhiệt, còn nếu dùng Ba kích thiên, vị ngọt ấm, bổ hỏa mà không nung đốt thủy sao? Hoặc hỏi rằng Ba kích thiên người đời sau dùng trong thuốc hoàn, tán, không dùng trong thuốc thang là sao ? Đáp: Ba kích thiên chính là vị thuốc hay trong thang dược, vì nó ấm mà không nhiệt, kiện Tỳ, khai Vị, ích nguyên dương, uống vào có thể trừ được âm thủy, là dụng cụ bồi tiếp trực tiếp, có công hiệu trực tiếp và gián tiếp”(Bản Thảo Tân Biên).
+”Ba kích thiên là thuốc chủ yếu bổ Thận, năng trị ngũ lao, thất thương, cường âm, ích tinh, khí vị cay, ấm, có tác dụng khứ phong, trừ thấp, vì vậy, phàm các chứng lưng đau, gối mỏi, phong thấp, cước khí, thủy thủng, dùng Ba kích rất có ích. Xem trong bài ‘Địa Hoàng Ẩm Tử, dùng để trị phong tà, lấy Ba kích làm đầu, vì nó bổ âm vậy”(Bản Thảo Cầu Chân).
+”Ba kích với Phá cố chỉ và Hồ lô ba đều có tác dụng ôn Thận nhưng Phá cố chỉ có sở trường đặc biệt là thu nạp được Thận khí, bình được suyễn nghịch do hư hàn; Hồ lô ba có tác dụng ôn tán hàn khí bên trong, trị bụng dưới đau do nội hàn; Ba kích thiên có tác dụng phát tán, thích hợp với chứng đau nội hàn do hàn tà bên ngoài gây ra. Tuy
giống nhau về ôn Thận nhưng chủ trị khác nhau” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+”Dâm dương hoắc bổ thận dương, thiên nhập vào phần khí của Thận kinh, có tính táo; Ba kích thiên bổ Thận dương, thiên nhập vào phần huyết của Thận kinh, không có tính táo. Nhục thung dung bổ Thận dương mà nhuận táo, thông tiện; Ba kích thiên bổ Thận dương mà có tác dụng trừ phong hàn, thấp tý. Ba kích thiên trị các chứng cước khí do:
1. Nội nhân: Thận dương hư, thủy thấp đình trệ.
2. Ngoại cảm phong hàn
Ba kích bổ Thận tráng dương công hiệu không giống vị Uy linh tiên “ (Trung Dược Dược lý Độc lý Dữ Lâm Sàng).
+ Ba kích có tác dụng giống với Dâm dương hoắc, cũng có tác dụng làm mạnh gân xương, tán phong thấp. Nhưng Ba kích vị cay kèm ngọt, tính hoà hoãn hơn, tác dụng của nó chuyên về hạ tiêu, đa số dùng trong trường hợp lưng đau, mỏi gối, cước khí, còn tác dụng đối với trị chứng dương nuy thì không bằng Dâm dương hoắc (Thực Dụng Trung Y Học).
BA LA MẬT
Tên khác:
Vị thuốc Ba la mật còn gọi cây mít, mít, quả mít, Nãng gìa kết (Bản thảo cương mục), Ngư đởm tử thảo (Trung quốc cao đẳng thực vật đồ giám), Thiên bà la Vưu chu huyện (Trung quốc thụ mộc phân loại học), Thụ bà la (Quảng châu thực vật chí).
Tác dụng
Chủ trị: Ba la mật
+Chỉ khát, giải phiền, giải độc rượu (tỉnh rượu), ích khí (Bản Thảo Cương Mục).
+Chỉ khát, ích khí, trừ phiền, giải say rượu, ăn nhẹ mình, no bụng, đẹp da mặt (Nam Dược Thần Hiệu).
+Chỉ khát, ích khí, trừ phiền, giải rượu,ăn vào cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sinh tân, chỉ khát, vận tiêu hóa ( Quảng Tây Dược Thực Danh Lục).
+Lá mít trị lở loét (Quảng Tây Dược Thực Danh Lục).
+Lá mít gĩa nát, chưng, đắp vào vết thương bị chém (Trung Quốc thụ mộc phân loại học).
+Nhựa mít có tác dụng tán kết, tiêu thủng, chỉ thống. Đắp bên ngoài trị mụn nhọt sưng đỏ, hoặc mụn nhọt sưng nổi hạch (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
+Chất rút từ vỏ cây mít dùng để trị lở loét (Trung Quốc Thụ Mộc Phân Loại Học).
+Hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí ( Bản Thảo Cương Mục).
+Hạt mít có tác dụng ích khí, thông sữa, trị sinh xong ít sữa hoặc sữa không thông
(Trung Dược Đại Từ Điển).
+Hạt mít trị khí suy, thông sữa (Lục Xuyên Bản Thảo).
Hiểu thêm về Ba la mật
Tên khoa học:
Artocarpus Heterophyllus Lam. Họ Moraceae
Mô tả:
Loại cây to, cao có thể đến 30m, với cành non rất nhiều lông ở ngọn. Lá đơn, nguyên, dầy, dài 9-22cm, rộng 4-9cm, cuống 1-1,5cm. Hoa tự cái mọc ngay trên thân hoặc trên cành, dài 5-8cm, dầy 2-5cm. Hoa tự đực hình chùy. Quả phức to, dài 30-60cm, mặt tua tủa gai ngắn. Khi chín vỏ vẫn giữ mầu xanh lục hoặc hơi ngả vàng. Thịt quả chín, mầu vàng nhạt, vị ngọt, rất thơm, nhiều hạt.
Thành phần hoa học:
Trong toàn cây và lá, có chất nhựa mủ mầu trắng, khô, rất dính. Trong múi mít khô có 11-15% đường (Fructoza và Glucoza), một ít tinh dầu thơm, 1,60% Protid, 1-2% muối khoáng bao gồm Calci (18mg%), Phospho (25mg%), Sắt (0,4mg%), Caroten (0,4mg%), Vitamin B2 (0,04mg%), Vitamin C (4mg%). Lá mít có chứa chất Cycloheterophyllin. Trong hạt mít có 70% tinh bột, 5,2% Protid, 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng. Ngoài ra, trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột, vì vậy, ăn hạt mít dễ bị đầy hơi, trung tiện.
Tính vị, quy kinh:
+Vị ngọt, thơm, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị ngọt, khí thơm, không độc (Nam Dược Thần Hiệu).
+Vị ngọt, khí thơm, không độc (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+Hạt mít, vị ngọt, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Nhựa mít vị nhạt, sáp (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
Tham khảo:
“Ăn nhiều hạt mít nấu chín làm đầy hơi, lâu đói và hay trung tiện” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:280.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

XtGem Forum catalog