Disneyland 1972 Love the old s
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CHỈ THỰC
Tên Việt Nam:
Vị thuốc chỉ thưc còn goi Trấp, Chấp, Kim quất, Khổ chanh, Chỉ thiệt, trái non của quả Trấp.
Tác dụng:
+ Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung Dược Học).
+ Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, tính hơi lạnh. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo KinhSơ).
+ Vào kinh Tâm Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược tính Giải).
+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị ngực bụng căng đầy, thực tích đàm trệ, đại tiện không thông (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: Dùng từ 4 – 12g.
Kiêng kỵ:
+ Tỳ Vị hư yếu, phụ nữ có thai, không nên dùng (Trung Dược Học).
+ Không có khí trệ thực tà, tỳ vị hư hàn mà không có thấp và tích trệ thì cấm dùng: Sức yếu và đàn bà có thai nên thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CHỈ THỰC
Tên gọi:
Chỉ có nghĩa là tên cây, thực là quả, nên gọi là Chỉ thực.
Tên Hán Việt khác:
Đổng đình, Niêm thích, Phá hông chùy, Chùy hông phích lịch (Hòa Hán dược khảo).
Tên khoa học:
Fructus ponciri Immaturi, Fructus aurantii Immaturi
Họ khoa học:
Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Mô tả:
Chỉ thực là quả trấp hái vào lúc còn non nhỏ của cây Citrus Hystric D.C cây nhỡ rậm lá, có gai dài. Lá đơn mọc so le, hình bầu dục, dài 7-10cm. Hoa năm cánh trắng, thơm. Quả có vỏ sù sì, màu vàng nhạt, vỏ dày, vị đắng nhiều hạt (Xem thêm Chỉ xác).
Phân biệt:
(1) Chỉ thực và Chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 cây của chi Citrus và Poncirus học Cam (Rutaceae) nhưng thu hái ở hai thời kỳ khác nhau. Chưa xác định được tên chính xác. Ở Trung Quốc còn dùng Chỉ thực hoặc Chỉ xác với nhiều cây khác nhau như cây Câu kết, Chỉ (Poncirus trifolia Raf), cây Hương viên (Citrus wilsonii Tanaka), cây Toàn đăng hay Câu đầu đăng, Bì đầu đăng (Citrus aurantium L) cây Đại đại hoa (Citrus aurantium L Var Amara Engl). Có nơi còn dùng quả Bưởi non (Citrus grandis Osbeck) bổ đôi, phơi khô để làm Chỉ thực và Chỉ xác.
(2) Chỉ thực gồm các quả nguyên hình cầu và quả bổ đôi hình bán cầu, đó là quả nguyên đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 1-1,5cm. Mắt cắt ngang có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có các túi tinh dầu lỗ chỗ, một lớp cùi màu gà vàng hoặc vàng nâu nhạt, hơi lồi lên, giữa là ruột màu đen nâu, có những múi hình tia nan hoa bánh xe. Có chất cứng chắc, vị đắng chát, mùi thơm nhẹ.
Địa lý:
Cây mọc hoang ở Nghệ Tĩnh, Cao lạng, Hà Bắc, Thanh Hóa.
Thu hái, sơ chế: Vào tháng 4-6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non rụng dưới gốc cây thì được Chỉ thực. Dùng quả có đường kính dưới 1cm thì để nguyên, quả có đường kính trên 1cm thì bổ đôi theo chiều ngang, khi dùng rửa sạch đất bụi, ủ mềm, xắt lát hay bào mỏng, sao giòn.
Phần dùng làm thuốc:
Quả non rụng phơi khô.
Mô tả dược liệu:
Chỉ thực gồm các quả nguyên hình cầu và quả bổ đôi hình bán cầu. Quả nguyên đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 1-1,5cm. Mặt cắt ngang có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có một túi tinh dầu lỗ chỗ, một lớp cùi màu ngà vàng hoặc vàng nâu nhạt, hơi lồi lên, giữa là ruột màu đen nâu, có những múi hình tia nan hoa bánh xe. Chất cứng chắc, vị đắng mát, mùi thơm nhẹ. Nếu loại vỏ mỏng là Cẩu quất (quít). Dùng thứ quả gần chín, còn xanh vỏ, đã bổ đôi, cùi càng dầy càng tốt, mùi thơm, ruột bé trắng ngà, để lâu năm cứng chắc không ẩm mốc là tốt. Quả nhỏ, vỏ dày, trong đặc, chắc, nhiều thịt, nhỏ ruột không mốc, mọt là tốt. Thứ to nhiều ruột là xấu.
Loại sản xuất ở Tứ Xuyên vỏ ngoài màu xanh lục, mặt trong màu trắng vàng, dày vỏ, cứng, mùi thơm hơi đắng lá thượng phẩm.
Loại sản xuất ở Giang Tây màu hơi đen có dạng nốt ruồi lồi lên, thịt nỏ dày cứng chắc, mùi nồng nặc cũng tốt. Loại sản xuất ở Giang Tô vỏ ngoài mau xanh lục đậm, hơi vàng, thô hơn, chất nhẹ, mùi vị nhẹ, xấu hơn.
Bào chế:
Giấp nước vào cho mềm, moi bỏ các múi và hạt ở trong rồi xắt nhỏ phơi khô sao với gạo nếp hoặc cám (rồi bỏ cám đi), có khi sao cháy tồn tính rồi tán bột.
Cách dùng:
Sao dòn có tác dụng tiêu tích, hạ khí, trừ đàm giúp tiêu hóa, sao tồn tính có tác dụng cầm máu. Chỉ thực để lâu năm càng tốt.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Hesperidin, Neohesperidin, Naringin (R F Albach và cộng sự, Phytochemistry 1969, 8 (1): 127).
+ Synephrine, N-Methyltyramine (Hà Triều Thanh, Trung Dược Chí 1981, 12 (8): 345).
+ Vỏ quả chứa chất dầu 0,469%, trong đó có a-Pinene, Limonene, Camphene, g-Terpinene, p-Cymene, Caryophyllene (Nobile Luciano và cộng sự, C A 1969, 70: 31620b).
Tác Dụng Dược Lý:
. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng huyết áp do thành phần chủ yếu là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương nơi chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận, nhưng máu của động mạch đùi lại giảm (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng đối với chó đã được gây rò dạ dày và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và dạ dày tăng. Đó cũng là cơ sở dược lý của thuốc dùng để trị chứng dạ dày sa xuống, dạ dày gĩan, lòi dom, sa trực trường... Kết quả thực nghiệm cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt, vừa có thể hưng phấn làm tăng nhu động ruột, do trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hoặc chưa có thai, cô lập hoặc không, nhưng đối với tử cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế.tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc phù hợp với kết quả điều trị chứng tử cung sa có kết quả trên lâm sàng (Trung Dược Học).
+ Chỉ thực có tác dụng lợi tiểu, chống dị ứng. Chất Glucozit của Chỉ thực có tác dụng như Vitamin P làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch (Trung Dược Học).
Đơn thuốc kinh nghiệm
+ Trị ngực đau tức, đau cứng dưới tim, đau xóc dưới sườn lên tim: Chỉ thực (lâu năm) 4 trái, Hậu phác 120g, Phỉ bạch 240g, Qua lâu 1 trái, Quế 30g, nước 5 thăng. Trước hết sắc Chỉ thực, Hậu phác, lấy nước bỏ bã, xong cho các thứ thuốc khác vào sắc, chia làm 3 lần uống (Chỉ Thực Phỉ Bạch Thang - Kim Quỹ Yếu Lược Phương).
+ Trị đau nhức trong ngực (Hung tý thống): Chỉ thực tán bột uống với nước lần 12g, ngày 3 lần, đêm 1 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Trị bôn đồn khí thống: Chỉ thực sao, tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 3 lần, đêm 1 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị phong chẩn ngoài da: Chỉ thực tẩm giấm, sao, chườm vào (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị sa trực trường do lỵ: Chỉ thực, mài trên đá cho nhẵn, rồi sao với mật ong cho vàng, chườm vào cho đến khi rút lên (Thiên Kim Phương).
+ Trị trẻ nhỏ lở đầu: Chỉ thực đốt cháy, trộn mỡ heo bôi vào (Thánh Huệ Phương).
+ Trị ngực đau do thương hàn, sau khi đau bụng hàn giữa ngực bỗng nhiên đau ngột: Chỉ thực sao với cám, tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Tế Sinh Phương).
+ Trị sinh xong bụng đau: Chỉ thực sao cám, Thược dược sao rượu, mỗi thứ 8g, sắc uống hoặc tán bột uống (Tế Sinh Phương)
+ Trị âm hộ sưng đau cứng: Chỉ thực 240g, gĩa nát, sao, gói trong bao vải, chườm lên chỗ đau, khi nguội sao chườm tiếp (Tử Mẫu Bí Lục Phương).
+ Trị táo bón: Chỉ thực, Tạo giáp 2 vị bằng nhau, tán bột, trộn với hồ bột làm thành viên uống (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị các loại trĩ kinh niên: Chỉ thực tán bột, luyện với mật ong làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên lúc đói (Tập Nghiệm Phương).
+ Chỉ thực kết hợp với Tam lăng, Nga truật, Thanh bì, Bình lang có tác dụng mòn tiêu tích khối cứng chắc, nhưng chỉ dùng cho những người tỳ vị mạnh, ăn được còn sức khỏe (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trường vị tích nhiệt, bụng căng đầy, táo bón: Chỉ thực, Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Trạch tả, Đại hoàng mỗi thứ 12g, Hoàng liên 4g, Sinh khương 8g, Hoàng cầm 8g. Tán bột làm viên hoặc sắc uống (Chỉ Thực Đạo Trệ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị khí huyết tích trệ sau khi sinh, đau bụng, đầy tức không yên: Chỉ thực 12g, Bạch thược 12g, tán bột hoặc sắc uống (Chỉ Thực Thược Dược Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tức ngực, bụng đầy, tiêu hóa kém: Chỉ thực, Bạch truật, mỗi thứ 12g sắc uống (Chỉ Truật Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầy tức dưới tim, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, hoặc tiêu hóa kém, đại tiện không thoải mái: Chỉ thực, Hoàng liên, mỗi thứ 20g, Hậu phác 16g, Can khương 4g, Chích cam thảo, Mạch nha, Phục linh, Bạch truật, mỗi thứ 8g, Bán hạ khúc, Nhân sâm, mỗi thứ 12g, tán bột, làm thành viên. Mỗi lần uống 2-12g, ngày 3 lần (Chỉ Truật Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Cây Trấp còn cho rễ cây gọi là “Chỉ thụ căn bì” dùng ngâm rượu súc miệng để trị đau răng rất hay, hoặc dùng vỏ rễ nấu nước sắc uống trị chứng tiêu ra máu (Bản Thảo Thập Di).
. Cạo lấy vỏ rễ cây, vỏ non trong cây, vỏ cành gọi là ‘Chỉ thụ nhự’ thân cây và vỏ trị thủng húp, bạo phong đau nhức khớp xương. Nó chữa được chứng trúng phong liệt, méo miệng, trong lúc chưa dùng thuốc gì nên cạo lấy vỏ da cây ngâm với rượu 1 đêm khi uống hâm nóng (Bản Thảo Đồ Kinh).
. Muốn khai khí giữa ngực thì dùng Chỉ xác, khai khí ở dưới bụng thì dùng Chỉ thực. Chữa khí trệ thì dùng Chỉ xác, chữa khí kết thì dùng Chỉ thực. Duy cổ ngữ có nói Chỉ xác trị khí, Chỉ thực trị huyết, nhưng xét ra khí hành thì huyết thông, 2 vị đều là thuốc lợi khí chứ không phải là thuốc thông huyết. Cho nên dùng Chỉ thực với Bạch truật thì điều hòa được Tỳ mà dùng với Đại hoàng thì thúc đẩy được khí. Nếu người khí hư trướng mà dùng Chỉ thực thì không khác gì ôm củi mà chữa cháy (Bản Thảo Cầu Chân).
. Chỉ thực vị đắng, cay, chua, hơi hàn, không độc, nhập vào kinh Túc dương minh và Túc thái âm. Tính phù mà lại giáng xuống, hoàn toàn là dương dược, quả nhỏ mà tính mạnh, chữa phần dưới nhanh chóng, chủ về huyết. Phàm chứng ngực bụng bị đẩy trướng, phiền muộn, chất ăn cũ tích tụ, đờm đặc tích huyết, thì nó có công khai thông phá kết mau chóng, làm cho đổ vách xuyên tường. Dùng với Bạch truật trị chứng bỉ thuộc hư, nhưng tính nó dữ tợn, sức nó mạnh, người không có đình trệ kiêm tích thì chớ có dùng bừa bãi mà hại tới nguyên khí. Ông Vương Hải Tàng nói: bổ khí thì lấy Sâm, Truật, Can khương làm tá, để phá khí lấy Khiên ngưu, Mang tiêu, Đại hoàng làm tá (Dược Phẩm Vựng Yếu).
. Cây còn cho lá non gọi là ‘Chỉ thụ nộn diệp’ sắc uống thay nước trà trị các chứng phong, trục phong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chỉ thực :Là quả cam quít hái lúc còn non nhỏ, có khi do bị gió mạnh rụng dưới gốc cây.
Chỉ xác :Là quả hái lúc gần chín. Thường bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ xác thường to hơn chỉ thực và thường bổ đôi. Chỉ vẩn là tên cây, xác là còn vỏ và xơ vì quả bổ đôi phơi khô ruột quả bị quắt lại.
Những cây cung cấp chỉ thực và chỉ xác : Ngay tại Trung Quốc, người ta cũng hái chỉ thực và chỉ xác ở rất nhiều cây khác nhau. Ở Việt Nam cũng hái rất nhiều cây khác nhau thuộc họ cam quít, việc xác định tên chính xác còn chưa làm được. Thường người ta nói đến cây chấp có lẻ thuộc vào cây Citrus hystrix D. C.
Thành phần hoá học :Chỉ thực chỉ xác ta chưa có tài liệu nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ thực chỉ xác của tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, năn 1958 thuộc hệ dược, viện y học Bắc Kinh tìm thấy 0,09% ancaloit, 20,49% glucozit, 5,86% saponin.Trong chỉ xác tại đó người ta chỉ thấy có 9,89% glucozit. Các hoạt chất khác chưa rõ.
Tính vị, tác dụng :Chỉ thực và chỉ xác đều là những vị thuốc thông dụng trong đông y.Theo tài liệu cổ chỉ thực và chỉ xác vị đắng, chua, tính hơi hàn, vào hai kinh tỳ và vị. Tác dụng phá khí, tiêu tích, hoá đờm, trừ bỉ, lợi cách, khoan hung. Chỉ thực chỉ xác tác dụng giống nhau nhưng chỉ xác yếu hơn. Mặc dù trong các quả nầy lúc tươi có chứa tinh dầu, nhưng người ta ít chú ý dùng tinh dầu, vì các vị nầy càng để lâu càng cho là tốt hơn
Công dụng :Cả hai vị đều là những vị thuốc có tác dụng giúp sự tiêu hoá, trừ đờm, hoá thấp, lượi tiểu, ra mồ hôi, yên dạ dày, ruột v.v.ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Chỉ thực là quả chưa chín phơi hay sấy khô của nhiều loại cây khác nhau thuộc chi Citrus và Poncirus như cây Hương duyên Citrus wilsonii Tanaka; cây Câu quất Poncirus trifoliata (L.) Raf; cây Toan đằng Citrus aurantium L.; cây Đại đại hoa Aurantium L. var amara Engl. và nhiều cây khác thuộc họ Cam qúit ( Rutaceae). Những cây này mọc khắp nơi ở nước ta và tại nhiều tỉnh của Trung quốc như Tứ xuyên, Giang tây, Phúc kiến, Triết giang, Giang tô, Hồ nam.
Chỉ thực dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách "Bản kinh".
Tính vị qui kinh:
Đắng cay hơi hàn. Qui kinh Tỳ, Vị, Đại tràng.
Tính vị quy kinh theo sách cổ:
*.Sách Bản kinh: vị khổ hàn.
*.Sách Danh y biệt lục: chua hơi hàn, không độc.
*.Sách Dược tính Bản thảo: Vị đắng cay.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập Túc dương minh, thái âm kinh.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tâm tỳ.
*.Sách Bản thảo tái tân: nhập can tỳ.
Thành phần chủ yếu:
Tinh dầu, Neohespendin, Naringin, Rhoifolin, Lonicerin, Vitamin c. Năm 1978, hệ Dược Viện Y học Bắc kinh Trung quốc tìm thấy: 0,09% Ancaloit; 20,49% Glucozit; 5,86% Saponin.
Tác dụng dược lý:
1.Theo y học cổ truyền:Thuốc có tác dụng phá khí tiêu tích, hóa đàm trừ bỉ. Chủ trị các chứng thực tích, bụng đau táo bón, tả lî, mót rặn ( lý cấp hậu trọng), đàm trọc trở trệ, bụng ngực đầy tức.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản thảo diễn nghĩa: "Chỉ thực tả đàm, hoạt khiếu tả khí".
*.Sách Dược phẩm (Dổ di) hóa nghĩa: "Chỉ thực chuyên tả vị thực, khai đạo kiện kết, chủ trung quản trị phần huyết, trị đầy tức vùng bụng rốn, tiêu đàm tích, khứ đình thủy, trục súc thực phá kết hung, thông tiện bí, trường hợp ngứa ngoài da do huyết trệ không dưỡng cơ biểu, lười ăn uống do tỳ uất kết không vận hóa đều dùng chỉ thực để trị nhờ thuốc có tính năng tân tán khổ tả. Là khí dược của phần huyết".
2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại
*.Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng huyết áp do thành phần chủ yếu Neohesperidin, nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận, nhưng máu của động mạch đùi lại giảm.
*.Chỉ thực và Chỉ xác sắc nước đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng cho chó có gây dò bao tử và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và bao tử tăng, đó cũng là căn cứ dược lý của thuốc dùng để trị các chứng sa bao tử, giãn bao tử, lòi dom, sa ruột...
Kết quả thực nghiệm cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt vừa có thể hưng phấn tăng nhu động ruột, do trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt.
*.Chỉ thực và Chỉ xác sắc nước có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hay chưa có thai, cô lập hay tại thể, nhưng đối với tử cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế. Tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc là phù hợp với kết quả điều trị sa tử cung có kết quả trên lâm sàng.
*.Chỉ thực có tác dụng lợi tiểu, chống dị ứng, Glucozit của Chỉ thực có tác dụng như Vitamin P làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị táo bón:
*.Chỉ thực đạo trệ hoàn ( Nội ngoại thương biện luận): Chỉ thực, Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Trạch tả, Đại hoàng đều 10g, Hoàng liên 4g, Sinh khương 8g, Hoàng cầm 8g, tán bột làm hoàn hoặc sắc uống. Trị: trường vị tích nhiệt, bụng đầy táo bón.
*.Tiểu thừa khí thang ( Thương hàn luận) Chỉ thực, Hậu phác, Đại hoàng lượng bằng nhau sắc uống hoặc tán bột làm hoàn. Trị: táo bón do nhiệt kết.
*.Chỉ kết hoàn ( kinh nghiệm): Chỉ thực, Bồ kết đều 20g tán mịn viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 10 viên, tối trước lúc ngủ.
2.Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích đầy bụng:dùng các bài:
*.Chỉ truật hoàn ( Kim quỉ yếu lược): Chỉ thực ( mạch sao) 40g, Bạch truật 80g tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g tùy tuổi với nước cơm.
*.Khúc mạch chỉ truật hoàn ( y học chính truyện): tức Chỉ truật hoàn gia Mạch nha, Thần khúc lượng bằng Chỉ thực tăng tác dụng tiêu thực.
3.Trị suy tim:Tổ nghiên cứu bệnh tim mạch nội khoa Bệnh viện trực thuộc số 1 Trường Đại học Y Hà nam dùng dịch chích ( tương đương 40g thuốc, nặng trên 60kg dùng 60g) cho vào 250ml glucoza 10% nhỏ giọt tĩnh mạch 1 lần. Trị 20 ca có tác dụng cường tim lợi tiểu. Có 4 ca dùng dịch chích Chỉ thực 80g cho vào 10% dung dịch glucoza 500ml, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần, một liệu trình là 10 ngày có kết quả tốt. (Tạp chí Trung thảo dược 1980, 4:171)
4.Trị sa tử cung:Diệp khắc Nghĩa dùng Thăng đề thang: Chỉ thực, Sung úy tử đều 15g sắc đặc uống 100ml trong một ngày, liệu trình một tháng. Kết quả trị sa tử cung độ 1 được 924 ca, tỷ lệ khỏi 83,87% ( Tạp chí kết hợp Trung tây y 1984, 4:238).
Liều dùng và chú ý:
*.Uống, cho vào thang: 3 - 10g, liều cao có thể 15g.
*.Thận trọng lúc dùng đối với người bệnh tỳ vị hư yếu, phụ nữ có thai.
THẠCH HỘC
1. Tên dược: Herba Dendrobii.
2. Tên thực vật: Dendrobium nobile Lindl; Dendrobium candidum wall.
3. Tên thường gọi: thạch hộc.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân cây thu vào giữa hè và thu, phơi nắng và cắt thành đoạn.
5. Tính vị: ngọt và hơi hàn.
6. Qui kinh: phế và thận.
7. Công năng: bổ âm và thanh nhiệt tăng sinh dịch cơ thể, bổ vị.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Mất âm do các bệnh do sốt, hoặc thiếu âm ở vị biểu hiện như lưỡi khô, khát và lưỡi đỏ, màng lưỡi mỏng: Dùng phối hợp thạch hộc với mạch đông, sa sâm và sinh địa hoàng.
- Sốt về chiều do thiếu âm và nhiệt nội: Dùng phối hợp thạch hộc với sinh địa hoàng, bạch vi và thiên môn đông.
9. Liều dùng: 6-15g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: Thạch hộc cần nấu trước khi phối hợp các dược liệu khác vào dạng thuốc sắc. Không dùng thạch hộc cho những người mới bị bệnh do sốt gây.
B. Thạch hộc là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Thạch hộc ( Caulis Dendrobii) là thân phơi hay sấy khô của nhiều loại nhiều loại Thạch hộc như Hoàng thảo thạch hộc ( Dendrobium loddgesii), Hoàng thảo Thạch hộc ( Dendrobium candidum Wall ex Lindi.), Kim thoa thạch hộc ( Dendrobium nobile Lindi), v..v.
Cây thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá nên có tên Thạch hộc. Ở nước ta, cây Thạch hộc mọc nhiều ở miền Bắc và miền Trung.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt tính hàn, qui kinh Vị và Thận.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
*.Sách Trấn nam bản thảo: tính bình, vị ngọt nhạt.
*.Sách Dược phẩm hóa nghĩa: vị đắng tính lương.
Về qui kinh:
*.Sách Bản thảo cương mục: túc thái âm tỳ, túc thiếu âm hữu thận.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc dương minh, thiếu âm, thủ thiếu âm.
*.Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập 3 kinh Phế Thận Vị.
Thành phần chủ yếu:
Herba Dendrobii - dendrobine, dendranine, nobilonine, dendroxine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine.
Tác dụng dược lý:
1.Có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau nhẹ ( trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược, nhà xuất bản Khoa học 1965, trang 129).
2.Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc cho uống làm tăng tiết dịch vị, trợ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và thông tiện, nhưng liều cao thì tác dụng ngược lại làm tê liệt cơ ruột. Nồng độ thuốc thấp có tác dụng hưng phấn tá tràng cô lập của thỏ, nồng độ cao thì có tác dụng ức chế.
3.Trên súc vật thực nghiệm, Thạch hộc có tác dụng làm tăng đường huyết ở mức độ trung bình, lượng cao Thạch hộc có thể ức chế hô hấp, tim, hạ huyết áp.
Theo các Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ thương trung, trừ tý hạ khí, bổ ngũ tạng hư lao, gầy yếu cường âm".
*.Sách Danh y biệt lục:" ích khí, bình vị khí, trưởng cơ nhục, trục nhiệt tà ở bì phu, chân gối lạnh đau, tê yếu, định chí trừ kinh".
*.Sách Dược phẩm hóa nghĩa:" chủ trị phế nhiệt cửu hư, khái thấu bất chỉ ( ho lâu khó cầm).
*.Sách Bản thảo bị yếu: " trị di mộng tinh, hoạt tinh".
*.Sách Bản thảo tái tân:" thanh vị nhiệt, trừ tâm trung phiền khát, trị thận kinh hư nhiệt, an thần định kinh".
Ứng dụng lâm sàng:
1.Dùng chữa bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, thuốc có tác dụng dưỡng vị giải nhiệt:phối hợp với Sinh địa, Huyền sâm, Sa sâm . dùng bài:
*.Thạch hộc thang ( Chứng trị chuẩn thằng): Thạch hộc thang, Mạch môn ( bỏ lõi), Sinh địa, Viễn chí, Phục linh, Huyền sâm, mỗi thứ 40g, Chích Cam thảo 20g, tán bột, mỗi lần 16g, thêm Gừng tươi 5 lát, sắc uống.
*.Trường hợp sốt khát nước, mồm khô, có thể dùng Thạch hộc 8 - 16g, sắc uống giải khát, nếu sốt cao kết hợp với Thạch cao, Tri mẫu, dùng tốt.
2.Trị chứng vị nhiệt ( thường có lở lóet mồm), kèm ăn vào dễ nôn, nôn khan.( trường hợp viêm dạ dày mạn):dùng bài:
*.Thanh vị dưỡng âm thang: Thạch hộc 12g, Bắc Sa sâm 16g, Mạch môn, Hoa phấn, Bạch biển đậu, Trúc nhự tươi mỗi thứ 12g, Giá đậu tươi ( mầm đậu sống) 16g, sắc uống.
3.Trị khát phương:
*.Thạch hộc 12g, Thiên hoa phấn 24g, Tri mẫu 16g, Mạch môn 12g, Bắc sa sâm 20g, Sinh địa 20g, Xuyên liên 4g, sắc uống.
4.Một số bài thuốc kinh nghiệm có Thạch hộc:
*.Thuốc trị ho đầy hơi: Thạch hộc 6g, Mạch môn đông 4g, Trắc bá diệp 4g, Trần bì 4g, nước 300ml, sắc còn 200ml, uống trong ngày.
*.Thuốc trị chứng hư lao gầy mòn: Thạch hộc 6g, Mạch môn 4g, Ngũ vị tử, Đảng sâm, Chích Cam thảo, Câu kỷ tử, Ngưu tất, Đỗ trọng mỗi thứ 4g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Liều lượng và cách dùng:
*.Liều 6 - 15g, tươi dùng liều 15 - 30g, dùng thuốc thang nên cho vào trước.
*.Thuốc tươi thanh nhiệt sinh tân mạnh.
*.Không dùng trong trường hợp thấp thịnh hư hàn.
LÁ NGÓN
Lá ngón, Ngón vàng, thuốc rút ruột - Gelsemium elegans (Gardn. et. Champ) Benth, thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.
Mô tả: Cây nhỡ mọc leo, cành nhẵn, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc gần hình mác, mép nguyên mặt nhẵn bóng, lá kèm không rõ. Cụm hoa hình Chuỳ nách lá, dạng ngù. Hoa màu vàng dài, 5 lá đài rời, tràng gồm 5 cánh hoa nhẵn, dính thành ống hình phễu; nhị 5 dính ở phía dưới ống tràng, bầu nhẵn, vòi dạng sợi, đầu nhọn 4 thuỳ hình sợi. Quả nang có vỏ cứng, dai; hạt có rìa mỏm bao quanh, mép cắt khía.
Hoa tháng 10-12, quả tháng 12-3.
Bộ phận dùng: Rễ, lá và toàn cây - Radix, Folium et Herba Gelsemii.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các vùng núi cao ở Hà Giang, Tuyên Giang, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình đến các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái rễ quanh năm thường dùng tươi, hoặc phơi khô.
Thành phần hoá học: Lá có gelsemin và kuminidin có tinh thể. Rễ chứa kunin; chất này cũng có trong quả và hạt, toàn thân có semperverin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng trị 1. Eczema nấm ở chân, ở thân. 2. Ðòn ngã tổn thương, đụng giập; 3. Trĩi, trang nhạc; 4. Ðinh nhọt và viêm mủ da; 5. Phong hủi. Giã cây tươi đắp ngoài, hoặc nấu nước rửa ngoài. Không được dùng uống trong. Còn dùng diệt giòi bọ, sát trùng.
Ghi chú: Cây rất độc, chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Thường khi bị ngộ độc thì có cảm giác mệt mỏi, Chóng mặt, đau dữ dội ở họng và dạ dày, nhỏ nước dãi, dãn đồng tử dãn cơ, tim đập yếu và hô hấp kém. Có thể dùng mỡ lợn hoặc dầu lạc để uống hoặc dùng dịch chiết của Rau má và Rau muống để làm hồi tỉnh lại.
HẢI CẨU
Còn gọi là báo bể
Trong đông y dùng phổ biến vị hải cẩu thận - Penis et testis Callorhini là dương vật và tinh hoàn của con báo bể Callorhinus uisinus L. thuộc họ báo bể Otaritidae là một loài thú ăn thịt có đời sống thích nghi với đời sống dưới nước, có thân tròn dài, chi biến thành mái chèo, tai không phát triển nhưng còn vành tai, cổ dài, thân phù lông rậm và bàn chân sau đó có thể gập dưới thân khi con vật ở cạn. Loài này đa thê, con đực rất lớn so với con cái, một con đực sống với vài chục con cái. Phải chăng vì vậy người xưa mới sử dụng bộ phận sinh dục của con báo bể này làm thuốc chữa bộ phận sinh dục yếu đuối.
Tên hải cẩu thận cũng còn dùng để chỉ dương vật và tinh hoàn của con cho bể Phoco vitulina L. thuộc họ Chó bể Phocidae. Con này chuyên sống ở dưới nước, chi sau không gập dưới thân mà duỗi xuôi về phía sau. Lông thưa cổ ngắn, không có vành tai.
Cả hai loài này đều chỉ sống ở miền lạnh bắc cực và nam cực.
HOÀNG TINH
Tên dược: Rhizome polygonati
Tên thực vật: 1. Polygonatum sibiricum Red.; 2. Polygonatum cyrtonema Hua; 3. Polygonatum kingianum Coll., et Hemsl.
Tên thông thường: Hoàng tinh
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân rễ được đào vào mùa thu. Sau khi loại bỏ rễ xơ, thuốc được phơi nắng cho khô và thái miếng
Tính vị: Ngọt và bình
Quy kinh: Tỳ, phế, thận
Công năng: 1. Tư âm nhuận phế; 2. Hành khí kiện tỳ
Chỉ định và phối hợp:
§ Ho do phế âm hư. Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Xuyên bối mẫu và Tri mẫu.
§ Thận tinh hư biểu hiện Đau lưng, run và nóng ở bàn chân. Hoàng kinh phối hợp với Câu kỷ tử và Nữ trinh tử.
§ Khí hư ở tỳ và vị biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mạch yếu vô lực. Hoàng kinh phối hợp với Ðẳng sâm và Bạch truật.
§ Khí hư ở tỳ vị biểu hiện chán ăn, khô miệng, táo bón, chất lưỡi đỏ không có rêu. Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Cốc nha.
§ Ðái đường: Hoàng kinh phối hợp với Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn, Mạch đông và Sinh địa hoàng.
Vị thuốc Hoàng tinh được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, còn có tên Mễ phủ, cây Cơm nếp, Kim thị hoàng tinh, Cứu hoang thảo, Hoàng tinh ( Rhizoma Polygonati) là thân rễ phơi hay sấy khô, được chế biến của cây Hoàng tinh ( Polygonatum Kingianum Coli et Hemsl.) và các cây cùng chi khác loài như Polygonatum Sibiricum redoute, Polygonatum Multiflorum L. v.v.. đều thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae).
Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Cây này khác với cây Củ Dong cũng gọi là Hoàng tinh mà người ta thường nấu củ để ăn. Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta, chưa được chú ý trồng làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt tính bình, qui kinh Tỳ Phế.
Theo các tài liệu cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: vị ngọt bình, không độc.
*.Sách Tứ thanh bản thảo: hàn.
Về qui kinh:
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ Phế.
*.Sách Ngọc thu dược giải: nhập túc thái âm tỳ, túc dương minh vị.
*.Sách Bản thảo tái tân: nhập Tâm Tỳ Phế Thận.
Thành phần chủ yếu:
Chất nhày, tinh bột, đường, nhiều loại acid amin, ancaloit, nhiều loại hợp chất anthraquinone.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Tư âm nhuận phế, bổ tỳ ích khí. Chủ trị chứng ho do phế táo âm hư, thận hư tinh tổn, chứng tiêu khát, tỳ vị hư nhược.
Theo các Y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: " chủ bổ trung ích khí, trừ phong thấp, yên ngũ tạng, uống lâu khỏe mạnh trường thọ".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo: " bổ ngũ lao thất thương, mạnh gân cốt, giảm đói, tăng sức chịu đựng với hàn thử, ích tỳ vị, nhuận tâm phế".
*.Sách Trấn nam bản thảo:" bổ hư thêm tinh".
*.Sách Bản thảo cương mục:" bổ các chứng hư, giải hàn nhiệt, thêm tinh tủy".
*.Sách Bản kinh phùng nguyên:" khiến ngũ tạng điều hòa, cơ nhục sung thịnh, cốt tủy cường tráng, đều do tác dụng bổ âm".
*.Sách Bản thảo tùng tân:" bình bổ khí huyết mà nhuận".
*.Sách Tứ xuyên Trung dược chí:" bổ thận nhuận phế, ích khí tư âm".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Thuốc có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ lipid huyết và làm giảm xơ cứng mạch vành ( cũng có báo cáo nói không có tác dụng hạ lipid huyết).
2.Cho thỏ uống cao lỏng Hoàng tinh, đường huyết lúc đầu cao sau hạ, có tác dụng ức chế adrenalin làm tăng đường huyết.
3.Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch cơ thể, thúc đẩy sự tổng hợp DNA, RNA và protid, polysaccharit của Hoàng tinh có tác dụng chuyển dạng lympho bào. Thuốc làm giảm hàm lượng cAMP và cGMP trong huyết tương.
4.Thuốc có tác dụng ức chế đối với nấm gây bệnh thường gặp trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lao. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với bệnh lao, trên thực nghiệm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng huyết áp thấp:dùng Hoàng tinh 30g, Đảng sâm 30g, Chích thảo 10g, sắc nước uống, ngày 1 thang. Trị 10 ca đều có kết quả khỏi trước mắt ( Diệp thế Thương, trị 10 ca huyết áp thấp dùng bài Đảng sâm, Hoàng tinh, Cam thảo thang, Tạp chí Y trung cấp 1981,12:31).
2.Trị chứng lipid huyết cao:dùng viên hạ mỡ ( Hoàng tinh, Hà thủ ô, Tang ký sinh) uống liên tục trong 2 tháng. Trị 86 ca, kết quả cholesterol hạ bình quân 38,2 - 47,1mg%, tỷ lệ kết quả 87,9% ( Chu dục Nhân và cộng sự. Một số tình hình điều trị chứng lipid máu cao bằng Trung thảo dược, Báo Tân y học 1977,45:211).
3.Trị chứng cận thị học sinh:dùng Hoàng tinh 90 cân, Đậu đen 10 cân, Đường trắng 15 cân, chế thành sirô mỗi ml có 1g Hoàng tinh. Mỗi người uống mỗi lần 20ml, ngày 2 lần, hoặc mỗi ngày, mỗi người Hoàng tinh 50g, Đậu đen 10g, chia 2 lần, sắc uống, trước khi uống cho thêm rượu vàng 10ml. Đã trị 82 con mắt, kết quả rõ 26 con, tiến bộ 22 con, tỷ lệ kết quả 59,75% ( Lý Quang Viễn, Định chí hoàn, Báo cáo sirô Hoàng tinh trị cận thị học sinh, Báo Trung y Hà nam 1981, 6:40).
4.Trị lao phổi:Hoàng tinh chế thành cao lỏng ( mỗi ml có 5g thuốc), mỗi lần uống 10ml, ngày 4 lần. Đã trị 19 ca, có kết quả 84,2% trong đó khỏi 21,0%, đờm chuyển âm tính 66,6% ( Phùng Ngọc Long, Báo cáo về Hoàng tinh trị lao phổi, Báo Y học Triết giang 1960,4:43).
5.Trị nấm chân tay:dùng Hoàng tinh 100g xắt nhỏ cho vào lọ thêm cồn 75% 250ml, bịt kín ngâm trong 15 ngày, lọc qua gạc 4 lớp, vắt hết nước bỏ xác, thêm dấm thường 150ml trộn đều. Rửa sạch vùng bị nấm lau khô, bôi thuốc ngày 3 lần. Đã trị 67 ca, khỏi 55 ca, tiến bộ 12 ca ( Đới vi Quần, Trị nấm chân tay bằng bôi ngoài cồn dấm Hoàng tinh, Tạp chí Trung y Sơn đông 1986,5:47).
6.Trị tai điếc do nhiễm độc thuốc:dùng dịch tiêm Hoàng tinh 100%, tiêm bắp 2 - 4ml ( tương đương 2 - 4g thuốc sống), đồng thời mỗi ngày tiêm bắp Vit B1 100mg, uống Vit A 25.000 đơn vị, ngày 3 lần, hoặc mỗi ngày uống viên Hoàng tinh tương đương 10g thuốc sống. Đã trị 100 ca, khỏi 9 ca, có kết quả 22 ca, ngưng tiến triển 3 ca, vẫn tiến triển 3 ca, số còn lại không kết quả, tỷ lệ kết quả 34% ( Lưu Đĩnh và cộng sự, Hoàng tinh trị điếc do nhiễm độc thuốc, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1982,1:19).
7.Trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh:thường phối hợp với Kỷ tử, Sinh địa, Hoàng kỳ, Đảng sâm dùng bài:
*.Hoàng tinh thang: Hoàng tinh 24g, Kỷ tử 12g, Sinh địa 20g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, sắc nước uống.
8.Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
*.Trị chứng phế hư táo, ho ra máu:
+ Hoàng tinh 20g, Bắc Sa sâm 8g, Ý dĩ nhân 12g, sắc nước uống.
+ Hoàng tinh 1 cân, Bạch cập, Bách bộ mỗi thứ 1/2 cân, thái sấy hoặc phơi khô, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần.
*.Trị tiểu đường: Hoàng tinh 40g, sắc nước uống hoặc phối hợp với Câu kỷ tử, lượng bằng nhau, tán bột mịn, làm thành bánh hoặc luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g ngày 2 lần. Trị huyết áp cao, váng đầu, lưng gối mõi, ù tai, hoa mắt, tiểu đường.
Liều lượng và cách dùng:
*.Liều 12 - 40g tươi, dùng liều cao có thể 60 - 80g sắc, hoàn, tán.
*.Dùng ngoài tùy theo yêu cầu. Thuốc có tác dụng hòa hoãn nên thời gian dùng thuốc có thể kéo dài để tư bổ.
*.Những trường hợp tỳ hư có thấp, ho đờm nhiều, bụng đầy, tích trệ hoặc tỳ vị hư hàn, tiêu phân lỏng, không nên dùng.
MA HOÀNG
Tên khác:
Vị thuốc ma hoàng còn gọi Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (Hòa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Phát biểu, xuất hãn, khứ taf nhiệt khí, chỉ khái nghịch thượng khí, trừ hàn nhiệt, phá trưng kiên tích tụ (Bản Kinh).
+ Giải biểu, khứ phong, tuyên Phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu phù (Trung Dược Học).
+ Phát hãn, bình suyễn, lợi thủy (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Phát hãn, bình suyễn, lợi tiểu, tán tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị thương hàn, trúng phong, đầu đau, ôn ngược (Bản Kinh).
+ Trị sốt cao, ôn ngược, ôn dịch (Dược Tính Luận).
+ Trị mắt sưng đỏ đau, thủy thủng, phong thủng, sản hậu huyết trệ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị ngoại cảm phong hàn, suyễn, phù thủng (Trung Dược Học).
+ Trị phong thấp khớp có hiệu quả (Hiện Đại Thực Dụng trung Dược).
+ Hậu phác làm sứ của nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bạch vi làm sứ cho nó (Độc Bản Thảo).
Kiêng kỵ:
+ Cuối mùa xuân có chứng ôn ngược, đầu mùa hè có chứng hàn dịch, nhất thiết phải kiêng dùng. Người hư yếu cũng cấm dùng. Nếu uống nhiều quá thì sẽ bị vong dương. Chứng thương phong có mồ hôi với chứng âm hư thương thực cũng cấm dùng. Bệnh không có hàn tà hoặc hàn tà tại phần lý và thương hàn có mồ hôi thì tuy có phát sốt, sợ lạnh đều không nên dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người bị biểu hư, mồ hôi ra nhiều, ho suyễn do phế hư: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Huyết áp cao, tim suy: dùng nên cẩn thận (Thực Dụng Trung Y Học).
+ Kỵ Tế tân và Thạch vi (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Người thổ huyết không được dùng. Cơ thể vốn khí hư, suy nhược, có thai: không dùng (Dược Tính Thông Khảo).
Liều dùng: 2 – 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không mồ hôi: Ma hoàng, Quế chi đều 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Ma Hoàng Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thận viêm, thủy thủng cấp tính có nội nhiệt: Ma hoàng 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cam thảo 4g, Đại táo 12g, Sinh khương 8g. sắc uống (Việt Tỳ Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da: Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thương hàn phần biểu chưa giải, vùng dưới tim có thủy khí, nôn khan, sốt mà ho hoặc khát hoặc tiêu chảy hoặc ngăn nghẹn, hoặc tiểu ít không thông, bụng dưới đầy, suyễn: Ma hoàng (bỏ mắt), Thược dược,Tế tân, Can khương, Cam thảo (chích), Quế chi (bỏ vỏ) đều 3 lạng, Ngũ vị tử nửa thăng, Bán hạ nửa thăng (cho vào trước). Sắc uống (Tiểu Thanh Long Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị dưới tim hồi hộp: Bán hạ, Ma hoàng, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn mật làm viên, to bằng hạt đậu lớn. mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần (Bán Hạ Ma Hoàng Hoàn – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị bệnh về thủy, mạch Trầm, Tiểu thuộc về chứng Thiếu âm: Ma hoàng 90g, Cam thảo 60g, Phụ tử 1 củ (nướng). Sắc uống (Ma Hoàng Phụ Tử Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thương hàn hoàng đản biểu nhiệt: Ma hoàng 1 nắm, bỏ đốt, cho vào bọc vải, ngâm với 5 thăng rượu, chưng còn ½ thăng, uống cho ra mồ hôi (Ma Hoàng Thuần Tửu Thang - Thiên Kim Phương).
+ Trị trúng phong tay chân co rút, các khớp đau nhức, phiền nhiệt, tâm loạn, sợ lạnh, không muốn ăn uống: Ma hoàng 30 thù, Hoàng kỳ 12 thù, Hoàng cầm 18 thù, Độc hoạt 30g, Tế tân 12 thù. Sắc uống (Tam Hoàng Thang – Thiên Kim Yếu Phương).
+ Trị biểu hàn, ho, suyễn mà sợ lạnh, không mồ hôi: Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống nóng (Tam Ảo Thang – Cục Phương).
+ Trị thiên hành nhiệt bệnh mới phát 1 – 2 ngày: Ma hoàng 40g, bỏ đốt. Sắc với 4 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã. Thêm 1 nắm Gạo tẻ vào nấu thành cháo. Lấy nước thuốc xông còn cháo thì ăn. Ra mồ hôi thì khỏi (Tất Hiệu phương).
+ Trị phong tý, đau do lạnh: Ma hoàng bỏ rễ 150g, Quế tâm 60g. ngâm với 2 lít rượu. Mỗi lần uống 1 thìa canh cho ra mồ hôi là phong sẽ hết. Mỗi lần uống nên hâm nóng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị sản hậu bụng đau, máu ra không dứt: Ma hoàng (bỏ đốt), uống với rượu. Ngày 2 – 3 lần thì huyết sẽ hết ra (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị lưu đờm, âm đản, mụn nhọt lâu ngày không có đầu: Ma hoàng 2g, Thục địa 40g, Bạch giới tử (sao, tán nhuyễn) 8g, Bào khương (tro) 2g, Cam thảo, Nhục quế đều 4g, Lộc giác giao 12g. Sắc uống (Dương Hòa Thang – Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập).
+ Trị tửu tra tỵ: Ma hoàng, Ma hoàng căn đều 60g, Rượu tốt 5 hồ (bình nhỏ), cho thuốc vào chưng khoảng 3 nén nhang (15 phút), phơi sương một đêm. Mỗi buổi sáng và tối uống 1 chén nhỏ (Ma Hoàng Tuyên Phế Tửu – Y Tông Kim Giám)
+ Trị phế quản viêm cấp, phổi viêm, sốt cao không hạ, khát, ho suyễn: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, bách bộ đều 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cát cánh, Hoàng cầm đều 12g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho gà kèm đờm nhiệt: Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo, Bách bộ đều 8g, Xuyên bối mẫu 4g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tên khoa học:
Ephedra sinica Stapf.
Ephedra equisetina Bge.
Ephedra intermedia Schrenk et Mey.
Họ Ma hoàng (Ephedraceae).
Mô Tả:
Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.
Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn.
Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm.
Ma hoàng chưa thấy có ở nước ta, còn phải nhập ở Trung Quốc.
Thu hái, Sơ chế:
Cuối mùa thu cắt lấy thân mầu, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân (bỏ đốt). Thứ thân to, mầu xanh nhạt, ít gốc, chắc, vị đắng, chát là tốt.
Mô tả dược liệu:
Thân hình trụ tròn, nhỏ dài, có phân chi và có dính ít gốc chất gỗ mầu nâu. Dài khoảng 40cm, đường kính độ 0,2cm, mầu vàng lục hoặc xanh nhạt. Ở thân có đường nhăn nhỏ, chạy dọc, sờ vào hơi có cảm giác thô, đốt rõ. Trên đốt có 2 – 3 lá nhỏ, trên mầu trắng xám, đầu nhọn, dưới gốc mầu nâu liền với nhau thành dạng hình ống. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ. Bẻ ra có bụi nhỏ bay ra. Mặt bẻ không bằng, hơi có xơ, trong ruột mầu vàng hồng. Hơi thơm, vị đắng, hơi chát (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Cắt bỏ rễ, nấu sôi 10 dạ, vớt bỏ bọt, dùng (Lôi Công Bào Chế).
+ Nấu giấm sôi, phơi khô (Lôi Công Bào Chế).
+ Tẩm mật, sao. Trước hết cho 1 ít nước vào mật, quấy đều, đun sôi, trộn đều Ma hoàng sạch, thái đoạn với nước mật, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay là được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thân cắt khúc 1-2 cm (dùng sống). Tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi mát, khô, tránh ánh nắng.
Thành phần hóa học:
Trong Ma hoàng có:
+ Ephedrine, Pseudoephedrine, Norephedrine, Norpseudoephedrine, Methylephedrine, Methylpseudoephedrine (Trương Kiên Sinh, Dược Học Học Báo 1989, 24 (11): 865).
+ Ephedroxane (Chohachi Konno và cộng sự, Phytochemỉsty, 1979, 18 (4): 697).
+ a, a, 4-Trimethyl-3-Cyclohexen-1-Methanol, b-Terpineol, p-Meth-2-en-7-ol), a-Terpineol, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine (Gỉa Nguyên Ấn - Trung Quốc Dược Học Tạp Chí 1989, 24 (7): 402).
+ Benzoic acid, p-Hydroxybenzoic acid, Cinnaic acid, p-Coumaric acid, Vanillíc acid, Protocatechuic acid (Chumbalov T K và cộng sự. C A, 1977, 87: 81247p).
Tác dụng dược lý:
+ Dùng liều cao hoặc uống quá lâu ngày có thể gây ra mồ hôi ra quá nhiều gây nên suy nhược. Ma hoàng nướng mật có tác dụng làm giảm trạng thái phát hãn này (Trung Dược Học).
+ Có thể làm tăng huyết áp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng phát hãn: Chỉ dùng lúc nóng ở người thấy có tác dụng làm tăng bài tiết mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuật nhắt bình thường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm gĩan cơ trơn khí quản (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Có tác dụng làm co thắt cơ vòng bàng quang gây ra ứ nước tiểu (Thực Dụng Trung Y Học).
+ Alcaloid Ma hoàng có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu và dịch vị (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu, vì vậy làm huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ não, làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng kháng Virus: Ma hoàng có tác dụng ức chế Virus cúm [do tinh dầu Ma hoàng] (Dược Học Báo 10 (3): 147-149, 1963).
+ Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân Ma hoàng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngaọi vi gián, hô hấp tăng nhanh (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Luận).
+ Vị hơi đắng mà cay, tính nhiệt mà khinh trưởng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị chua, hơi đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị cay đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thái âm [Tỳ] (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh túc Thái âm [Tỳ], thủ Thiếu âm [Tâm] (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế, Bàng quang (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh phế, Bàng quang, Tâm, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tán hàn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Tham khảo:
+ Ma hoàng là thuốc trị chứng thực ở phần Vệ, Quế chi trị chứng hư ở phần Vinh (Bản Kinh).
+ “Muốn phát biểu, dùng Ma hoàng mà không có Thông bạch thì không phát được” (Y Phương Tập Giải).
+ Ma hoàng tính nhẹ, thanh có thể trừ thực chứng, là vị thuốc hàng đầu để [hát tán, nhưng chỉ nên dùng lúc đang mùa đông, bệnh ở phần biểu, đúng là có hàn tà, nhưng cũng không nên dùng nhiều vì mồ hôi là dịch của Tâm, ra nhiều mồ hôi quá thì động đến Tâm huyết mà sinh ra chứng chảy máu cam, thậm chí vong dương, vì vậy, phải cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Ma hoàng gặp Thạch cao thì phát tán không mạnh Bản Thảo Sơ Chứng).
+ Dùng thuốc phần khí để giúp Ma hoàng thì có thể làm đổ mof hôi ở phần Vệ; Dùng thuốc phần huyết để trợ giúp cho Ma hoàng thì có thể làm đổ mồ hôi ở phần Vinh; Dùng thuốc ôn trợ lực cho dương dược thì có thể trục hết chứng âm hàn ngưng đọng; Dùng thuốc hàn để hỗ trợ âm dược thì có thể giải hết ôn tà, viêm nhiệt (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Dùng Ma hoàng phải bỏ rễã và đốt đi, vì Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, nếu không bỏ rễ hoặc đốt của nó đi thì nó lại có tác dụng cầm mồ hôi. Sắc thuốc có Ma hoàng nên sắc Ma hoàng riêng, khi sôi, bọt nổi lên, vớt bỏ bọt đi, nếu uống phải bọt đó, làm cho người ta khó chịu, bứt rứt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, tính của nó là tẩu tán nhưng ông Chu Đan Khê vẫn thường dùng Sâm tốt để làm sứ cho nó, trị được những chứng Biểu thực mà mồ hôi không ra được. Cho uống một nước đã thấy công hiệu thì thôi ngay, không nên uống nhiều, làm cho mồ hôi ra quá hoặc có thể bị chảy máu cam, hoặc vong dương mà chết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ma hoàng hợp với Quế chi có tác dụng phát hãn, là thuốc tân ôn giải biểu, thích hợp với người bị thương hàn thực chứng ở biểu, không ra mồ hôi, bêïnh thuộc kinh Thái dương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng hợp với Hạnh nhân có tác dụng chỉ suyễn. Nếu kết hợp với Quế chi thì trị suyễn thuộc hàn; Hợp với Thạch cao thì trị suyễn thuộc Phế nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng hợp với Cam thảo, uống nguội, có thể trị thủy thủng bế tắc ở Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng cùng gĩa với Thục địa có tác dụng làm tan được hàn kết ở phần âm, có thể trị các chứng âm thư, trưng hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng phát hãn nhiều hoặc ít là do thay đổi liều lượng phối hợp với Quế chi. Lượng Ma hoàng dùng nhiều hơn Quế chi thì sức phát hãn mạnh hơn. Trường hợp cần dùng Ma hoàng để phát hãn mà mồ hôi không ra nhiều, có thể thay đổi tỉ lệ thích hợp giữa Ma hoàng và Quế chi: dùng Ma hoàng bằng Quế chi hoặc Ma hoàng ít hơn, nên cân nhắc để quyết định (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Muốn phát hãn thì dùng cọng Ma hoàng, muốn chỉ hãn thì dùng rễ Ma hoàng. Ma hoàng bỏ đốt đi, gọi là Tịnh Ma hoàng, sức phát hãn tương đối mạnh. Ma hoàng không bỏ đốt thì sức phát hãn hơi yếu. Ma hoàng chích mật, dược tính tương đối hòa hoãn. Ma hoàng nhung là Ma hoàng gĩa nát như nhung, sức phát hãn càng hòa hoãn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Ma hoàng là tên chung chỉ 3 loại thường dùng làm thuốc là Thảo ma hoàng (Ephedra simica Stapt),Mộc tặc ma hoàng( Ephedra equisetima Bge),Trung ma hoàng(Ephedra Intermedia).Thân cắt bỏ đốt làm thuốc.
Vị cay đắng, tính ấm vào phế kinh.
Tác dụng dược lý chủ yếu:phát hãn ( làm ra mồ hôi), bình suyễn, lợi tiểu.
1.Phát hãn: chỉ dùng lúc nóng ở người có tác dụng làm tăng ra mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ.
2.Giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt bình thường.
3.Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài doEphedrinlàm giãn cơ trơn khí quản.
4.Lợi tiểu:AncaloitMa hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ, kích thích bài tiết nước giải và dịch vị.
5.Tăng áp:Ephedrinlàm co thắt mạch máu nên huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ.
6.Ephedrincó tác dụng hưng phấn võ não làm tinh thần phấn chấn,hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng thuốc ngủ.
7.Kháng vi rút:có tác dụng ức chế vi rút cúm (do tinh dầu ma hoàng)theo Dược học báoIO : 147-149; năm 1963Trung văn.
8.Rễ Ma hoàng:có tác dụng hoàn toàn ngược lại với cành và thân Ma hoàng. Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngoại vi giãn, hô hấp tăng nhanh, cầm mồ hôi.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng NGOẠI CẢM PHONG HÀN(như cảm mạo, cảm cúm, viêm đường hô hấp trong thời kỳ đầu.) : sốt gai rét, đau đầu, đau mình, nghẹt mũi, không ra mồ hôi, mạch phù khẩn, dùng bàiMa hoàng thang( Thương hàn luận)
Ma hoàng 6-12 g, Hạnh nhân 6-12g, Quế chi 4-8g, Cam thảo 2-4g.
2.Trị chứng ho suyễn:dùng các bài sau đây chữa chứng ho suyễn trong các bệnh viêm đường hô hấp trên: Viêm phế quản, ho gà. phối hợp thuốcThanh nhiệt hóa đàmtrị chứngNhiệt suyễn, Đàm suyễn.
+ Tam ảo thang:Ma hoàng 6g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 3g uống nóng.Trị ho suyễn như bài Ma hoàng thang.
+ Cao Ma hạnh (Bs.Trần văn Kỳ)øtrị viêm phế quản cấp, ho gà, hen phế quản: Ma hoàng 6g, Hạnh nhân 6g, Thạch cao 12g, Cam thảo 4g, Tiền hồ 12g, Cát cánh 12g, Trần bì 6g, Bối mẫu 6g. Đỗ 300ml nước sắc còn 100ml dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi, đối với trẻ lớn và người lớn cần tăng liều. Có thể nấu thành cao đặc để uống.
+ Ma hạnh cam thang gia vịtrị Viêm phổi, viêm phế quản cấp, sốt cao, khát nước, ho suyễn.
Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Bách bộ mỗi thứ 8g, Thạch cao sống 40g, Cát cánh, Hoàng cầm mỗi thứ 12g sắc uống.
+ Tiểu thanh long thang( Thương hàn luận) trị Viêm phế quản cấp mạn, hen phế quản kéo dài, ho, khó thở, đàm loãng trắng.
Ma hoàng 8-12g, Bạch thược 12g, Quế chi 8g, Can khương 8-12g, Bán hạ 6-10g, Chích thảo 6-10g, tế tân 4-6g, Ngũ vị tử 4-6g.
Nếu sốt cao gia Thạch cao 40g gọi là bài Tiểu thanh longgiaThạch cao thang(Kim quỷ yếu lược)
3.Trị chứng phù(chủ yếu là phong thủy) bệnh viêm cầu thận cấp thông qua tác dụng ra mồ hôi và lợi tiểu của thuốc.
+Việt tỳ thang(Kim quỷ yếu lược)
Ma hoàng 12g, Thạch cao sống 24g, Sinh khương 12g, Chích thảo 6g, Đại táo 4 quả.
+ Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang:
Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 1 quả. Trị Viêm cầu thận cấp kiêm nhiễm trùng ngoài da.
*.Liều thường dùng:2-12g . Liều giảm đối với bệnh nhân hư nhược. Dùng liều cao chữa đau khớp do phong thấp.
*.Chú ý khi dùng thuốc:
+ Không dùng đối với chứng biểu hư ra mồ hôi nhiều, thận trọng lúc dùng cho bệnh nhân huyết áp cao.
+ Trường hợp dùng Ma hoàng nhiều dẫn đến vong dương dùng Nhân sâm phụ tử sắc uống.
+ Rễ Ma hoàng ( Ma hoàng căn) vị ngọt tính bình có tác dụng cầm mồ hôi. Bài thuốc cầm mồ hôi gồm có: Ma hoàng căn, Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Quế chi, Đương quy sắc uống.
ĐỊA CỐT BÌ
Tênkhác:
Vị thuốc Địa cốt bì còn gọi Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gìa căn (Hòa Hán Dược Khảo), Tính cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
Thanh nhiệt, lương huyết (chuyên chữa nóng trong xương), đồng thời có tác dụng sinh tân, chỉ khát.
Chủ trị:
+ Trị sốt về chiều do âm hư, sốt lâu ngày không lui.
Liều lượng:
3- 5 chỉ.
Kiêng kỵ:
Vị này chuyên thanh hư nhiệt hễ bị ngoại cảm phong hàn phát sốt thì cấm dùng. Tỳ Vị hư hàn cấm dùng.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, không nên chất nặng lên sợ dẹp nát.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Làm mạnh gân cốt, bổ tinh tủy, sống lâu không gìa : dùng Câu kỷ (rễ), Sinh địa hoàng, Cam cúc hoa, mỗi thứ 1 cân đâm nhuyễn, lấy 1 chén nước lớn sắc lấy nước cốt, lấy nước này mà nấu xôi. Xôi chín xới ra để nguội rải đều cho men rượu vào đợi lên men cho chín cất thành rượu để lắng trong ngày uống 3 chén (Địa Cốt Tửu - Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị hư lao, sốt hâm hấp : rễ Câu kỷ tán bột uống với nước sôi, bệnh nhân mãn tính cố tật lâu ngày không nên dùng (Thiên Kim Phương).
+ Trị nóng nảy bức rức, nóng trong xương và các loại nóng nảy bứt rứt do hư lao, nóng nảy bứt rứt sau khi bệnh nặng : Địa cốt bì 2 lượng, Phòng phong 1 lượng, Cam thảo (chích) 5 chỉ. Mỗi lần dùng 5 chỉ sắc với 5 lát gừng tươi uống (Địa Tiên Tán - Tế Sinh Phưong).
+ Trị chứng nhiệt lao người nóng như đốt, dùng Địa cốt bì 2 lượng, Sài hồ 1 lượng tán bột. Mỗi lần uống 2 chỉ với nước sắc Mạnh môn đông (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Hư lao đắng miệng khát nước, xương khớp nóng bức rức, hoặc lạnh, dùng Câu kỷ (rễ) loại vỏ trắng cắt ra 5 thăng. Mạch môn đông 3 thăng, Tiểu mạch 2 thăng, nấu cho đến khi chín nhừ, bỏ bã mỗi lần uống một thăng, khi khát thì uống (Thiên Kim Phương).
+ Đau thắt lưng do thận suy dùng Rễ câu tử, Đỗ trọng, Tỳ giải mỗi thứ 1 cân, ngâm với 3 đấu rượu ngon bịt kín, bỏ trong nồi nấu 1 ngày, khi thích thì uống (Thiên Kim Phương).
+ Nôn ra máu không dứt, dùng rễ Câu kỷ (vỏ) tán bột sắc uống hàng ngày (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị tiểu ra máu: Địa cốt bì mới rửa sạch, gĩa nát lấy nước, sắc, mỗi lần uống 1 chén, hoặc bỏ vào một tý rượu uống nóng trước khi ăn (Giản Tiện Phương).
+ Trị bạch đới, mạch chạy Sác, dùng 1 cân rễ Câu kỷ, Sinh địa hoàng 5 cân, 1 đấu rượu. Sắc còn 5 thăng uống hằng ngày (Thiên Kim Phương).
+ Dịch sưng đỏ mắt, sưng húp dùng Địa cốt bì 3 cân, 3 đấu nước sắc còn 3 thăng, bỏ bã, bỏ vào 1 lượng muối sắc còn 2 thăng đem rửa mắt ( Thiên Trúc Kinh Phương).
+ Sâu nhức răng, dùng Rễ câu kỷ loại vỏ trắng sắc với dấm súc ngậm hoặc sắc với nước uống cũng được (Trửu hậu phương).
12- Miệng lưỡi lở láy, dùng Địa cốt bì thang trị bàng quang di nhiệt xuống tiểu trường, ở trên làm cho miệng lở loét, tâm nhiệt vị uất, cơm nước ăn không xuống, dùng Sài hồ, Địa cốt bì mỗi thứ 3 chỉ, sắc uống (Đông viên phương).
13- Trẻ con bị cam ăn ở tai, sau tai là do thận cam, dùng Địa cốt bì sắc lấy nước rửa, hoặc trộn với dầu Mè xức vào (Cao văn Hổ, Liêu châu nhàn lục phương).
14- “Ứng hiệu tán” còn gọi là “Thác lý tán”, trị rò, cam sang, lâu năm không dứt, dùng Địa cốt bì mùa đông tán bột, mỗi lần dùng lấy giấy cuộn lại chấm thuốc bỏ vào lỗ rò hoặc nơi lở nhiều lần thì tự nhiên sinh thịt mới, rồi lại lấy thuốc bột này uống với nước cơm lần 2 chỉ, ngày uống 3 lần (Ngoại khoa tinh nghĩa phương).
15- Đàn ông bị dương vật sưng loét ngứa đầu, máu mủ cứ chảy nước bẩn ra. Trước hết lấy nước tương rửa sạch, sau đó lấy bột Địa cốt bì có tác dụng sinh cơ giảm đau (Vệ sinh bửu giám phương).
16- Phụ nữ âm hộ lở láy, rễ Câu kỷ sắc rửa nhiều lần (Vĩnh loại kiềm phương).
17- Trị 13 loại đinh nhọt, 3 ngày thượng kiến mùa xuân thu hái lá gọi là “Thiên tinh”, 3 ngày thượng kiến mùa hè thu hái nhánh gọi là “Câu kỷ”, 3 ngày thượng kiến mùa thu, thu hái quả gọi là “Khước lão”, 3 ngày thượng kiến mùa đông thu hái rễ gọi là “Địa cốt”. Phơi khô tán bột, nếu không theo như thế để trọn lựa thu hái có thể dùng 1 loại cũng được. Ngưu hoàng lớn bằng hạt ngô đồng lớn, Câu cức châm 7 quả, Xích tiểu đậu 7 hạt. Tán bột làm bánh trộn bột Câu kỷ uống với rượu lúc đói ngày 2 lần (Thiên kim phương).
18- Ung nhọt lở dữ tợn, máu mủ chảy ra không dứt; lấy Địa cốt bì nhiều ít tùy ý rửa sạch cạo bỏ vỏ thô lấy vỏ mịn trắng ở trong, lấy vỏ thô sắc lấy nước rửa làm cho sạch máu mủ xong lấy vỏ mịn trắng dán đắp lên đó rất có hiệu quả. Trước đây có vị quan trọng triều ở giữa bụng vá nách bị nhọt đã lâu năm, lấy Địa cốt bì sắc rửa thì ra máu 1-2 thăng, người nhà sợ muốn bỏ không rửa nữa, ông nói mặc dù ra máu nhưng thấy dễ chịu và rửa tiếp chừng 5 thăng thì thấy máu nhạt dần rồi thôi, xong lấy vỏ mịn trắng đắp lên, ngày sau khô đóng vẩy rồi lành (Đường thận Vi, Bản sự phương).
19- Trị “tiếu thư” ra mồ hôi, ở tay chân, vai, lưng mọc mụn lấm tấm như hạt đậu đỏ, dùng rễ cây Câu kỷ, Qùy căn diệp sắc lấy nước thật đặc quẹo như Mạch nha uống (Thiên kim phương).
20- Chai chân, chai ngón chân đau lở dùng Địa cốt bì, Hồng hoa tán bột xức vào, nhiều ngày thì lành (Khuê cát sự nghi phương).
TÌM HIỂU THÊM VỀ ĐỊA CỐT BÌ
Tên khoa học:
Cortex lycci Sinensis. Họ Solanaceae.
Mô tả:
Địa cốt bì là vỏ rễ của cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill) thuộc họ Solanaceae. (Xem: Câu kỷ tử).
Phân biệt:
Ở một số nơi trong nước ta, cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ rễ của cây Đại thanh (Isatis tinctoria L.,) hoặc vỏ của cây rễ Bọ mẩy (Clerodendron Cyrtophyllum Turcz) (Xem: Bản lam căn) để làm thay thế cho vị Địa cốt bì. Cần phân biệt chú ý để khỏi nhầm lẫn.
Mô tả dược liệu:
Địa cốt bì có vỏ cuộn hình lòng máng hay hình ống, hoặc hai lần hình ống. Mặt ngoài màu vàng đất hay vàng nâu, có những đường nứt dọc ngang, có lớp bần dễ bong. Mặt trong màu trắng hay vàng xám có nhiều đường vân dọc, đôi khi còn sót một ít gỗ. Chất nhẹ, giòn, dễ bẻ. Mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang, có lớp bần phía ngoài, libe phía trong màu trắng xám. Mùi thơm hơi hắc, vị lúc đầu hơi ngọt, sau hơi đắng. Loại phiến lớn không có lõi là tốt. Vỏ to dầy, sắc vàng lại có đốm trắng nhiều lõi là loại xấu.
Trong khi đó vỏ rễ của cây Bọ mẩy có vỏ cuộn tròn hình lòng máng hay cuộn hình ống. Mặt ngoài màu vàng nâu đến lục xám, sần sùi, mặt trong màu vàng nâu, có nhiều đường vân dọc, hơi sần sùi. Chất giòn; dễ bẻ. Mặt bẻ thô. Mặt cắt ngang có lớp bầm mỏng, mô mềm vỏ lổn nhổn như có sạn. Không mùi, vị hơi chát, khi nhấm như có sạn.
Thu hái, sơ chế:
Đào được rễ, rửa sạch, rút bỏ lõi. Thu hái vào trước đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu.
Phần dùng làm thuốc:
Vỏ rễ.
Bào chế:
1- Sau khi cắt thành từng đoạn ngắn bằng nhau, sắc nước Cam thảo ngâm một đêm rồi vớt ra sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
2- Chọn vỏ không còn lỏi, rửa sạch, xắc nhỏ phơi khô dùng sống, có khi tẩm rượu sấy qua (Trung Dược Học).
Tính vị:
Vị ngọt, Tính lạnh.
Quy kinh:
Vào kinh Phế, Can Thận, Tam tiêu.
Tham khảo:
1- Vị Đơn bì cùng với Địa cốt bì đều có tác dụng thanh âm và thanh nhiệt ẩn núp trong âm phận, có thể trị lao nhiệt nóng bức rức trong xương. Nhưng, vị Đơn bì lạnh mà vị cay, thích hợp trong chứng không ra mồ hôi, còn vị Địa cốt bì lạnh mà vị ngọt, thích hợp trong trường hợp chứng có mồ hôi (Trung dược giảng nghĩa).
2- Địa cốt bì tán nhỏ hòa bột mì nấu chín ăn, khử được phong ở thận, ích tinh khí (Chân quyền-Dược tính bản thảo Đường).
3- Địa cốt bì khử nóng âm ỉ trong xương, tiêu khát (Mạnh Sằn - Thực liệu bản thảo, Đường).
4- Địa cốt bì chữa được các vết thương do dao búa rất tốt và thần hiệu (Trần Thừa - Bản thảo biệt thuyết, Tống).
5- Địa cốt bì giải nóng âm ỉ trong xương và da dẻ nóng, tiêu khát, phong thấp tê, cứng mạch gân xương, mát huyết (Trương nguyên Tố - Trân châu nang, Kim).
6- Địa cốt bì chữa phong tà vô địch ở biểu và chứng lao phổi, nóng trong xương có mồ hôi (Lý Đông Viên - Dụng dược pháp tượng, Nguyên).
7- Địa cốt bì tả thận hỏa, giáng phục hỏa trong phế, khử hỏa trong bào thai, giảm sốt, bổ chính khí (Vương hiếu Cổ - Thang dịch bản thảo, Nguyên).
8- Địa cốt bì chữa thổ huyết vùng thượng cách, sắc nước súc miệng cầm chảy máu răng chữa cốt tào phong (chứng sưng hàm gò má rất khó chữa) (Ngô thoại - Nhật dụng bản thảo, Nguyên).
9- Địa cốt bì khử hư nhiệt ở hạ tiêu can thận (Lý Thời Trân - Bản thảo cương mục, Minh).
10- Địa cốt bì tức là vỏ rễ của cây Câu kỷ, vị ngọt khí hàn. Tuy với Đơn bì cũng là thuốc chữa cốt chưng, nhưng Đơn bì vị cay, chữa được nóng âm ỉ trong xương không ra mồ hôi, còn Địa cốt bì có vị ngọt chữa được chứng âm ỉ trong xương có mồ hôi. Đơn bì lại vốn thuộc loại vào huyết phận, tán ứ, mồ hôi là huyết, không có mồ hôi mà thấy huyết ứ thì mùi cay hàn là thích hợp nhất. Nếu nóng âm ỉ trong xương mà có mồ hôi, dùng Đơn bì cay phát tán, thì quả thật làm cho mồ hôi bị cướp đoạt và mát máu chăng. Nội kinh nói, nhiệt tà ở bên trong, tả bằng vị ngọt tính mát, nó là Địa cốt bì. Theo Địa cốt bì vào phế giảng hỏa, vào thận, mát huyết, mát xương, hễ nội nhiệt mà thấy sốt tiểu nhiệt ở cơ da, bí đại tiểu tiện, ngực sườn đau nhói, hễ ở đầu đau do phong, ở biểu thấy sốt cơn vô định, ở phế thấy tiêu khát, ho không ngừng đều dùng thuốc này để giải. Người đời nay chỉ biết Cầm, Liên để chữa hỏa ở thượng tiêu, biết Bá để chữa hỏa ở hạ tiêu, mà không biết ý nghĩa ngọt nhạt hơi lạnh của Địa cốt bì, cực kỳ bổ âm thoái nhiệt vậy, thường có công hiệu đặc biệt. Lý Đông Viên ghi rằng Địa là âm, Cốt là lý, là bí tiểu, dùng thuốc này vừa chữa nối nhiệt không sinh, lại chữa tà phù du (di động) ở biểu lý, đều khỏi cả, đây là thuốc biểu lý, trên dưới đều chữa, mà ở phần dưới lại càng cần thiết hơn, nhưng tỳ vị hư hàn thì cấm dùng. Khi dùng ngâm nước Cam thảo đề dùng (Hoàng cung Tú - Bản thảo cầu chân, Thanh).
11- Địa cốt bì làm thuốc bổ, giải sốt rét, phát hãn. Dùng địa cốt bì 1 cân xắt mỏng, rượu nhẹ 4 cân, trước tiên dùng 2 cân rượu ngâm 1 ngày, cho vào rổ tre cho khô, còn phần rượu còn lại rưới rửa tiếp, xong đem vào nồi đất nấu cho rượu còn phần nửa, chưng cách thủy cho tan khí thanh cao là được, cứ mỗi lần dùng 2-3 phân. Nếu dùng để chữa sốt rét mỗi lần dùng 3,5 - 5 phân. Hoặc có phương pháp khác dùng Địa cốt bì nửa lượng, nước chín 10 lượng, cho vào đồ đựng có nắp, ngâm 1 giờ đồng hồ lọc bỏ bã là được, mỗi lần dùng 3chỉ - 1 lượng.
12- Địa cốt bì có vị ngọt tính chìm, mà rất lạnh, chuyên để lui mồ hôi, lao nhiệt nóng trong xương, hỏa phục ở thận và phế, bổ ích khí của can, mát huyết, mát xương, trừ tà khí trong ngũ tạng, tiêu khát, nhiệt ở trung tiêu, cùng trừ nhiệt ở cơ thịt, lợi đại tiểu tiện. Trị nóng trong xương, công ngang với Đơn bì, nhưng Đơn bì giải chứng không ra mồ hôi, so với Tri, Bá đắng và hàn sao bằng Cốt bì ngọt mà hàn, hạ khí của dạ dầy. Sách nói rằng: Ruột trơn thì cấm dùng Câu kỷ tử, hàn lành ở trong thì cấm dùng Địa cốt bì (Hải Thượng Lãn Ông - Dược phẩm vậng yếu, tập Thủy
NGŨ BÌ ẨM
( Trung tàng kinh)
Thành phần:
Tang bạch bì, Trần quất bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, Bạch linh bì: lượng bằng nhau.
Cách dùng: Chế thành bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội. Có thể sắc thuốc thang uống, liều lượng tùy chứng gia giảm.
Tác dụng: Kiện tỳ hóa thấp, lý khí tiêu phù.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc còn có tên NGŨ BÌ TÁN có tác dụng chữa các chứng tỳ hư thấp trệ thủy ứ.
*.Trần bì lý khí kiện tỳ. Bạch linh bì thẩm thấp kiện tỳ đều là chủ dược.
*.Tang bạch bì thông giáng phế khí làm cho thủy đạo được thông điều.
*.Đại phúc bì hành khí tiêu đầy hóa thấp.
*.Vỏ Gừng ( Sinh khương bì) tiêu tán thủy khí.
Cả năm vị thuốc đều dùng vỏ nên gọi là Ngũ bì ẩm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp ngoại cảm phong tà, phù từ thắt lưng trở lên gia thêm Tô diệp, Kinh giới, Bạch chỉ để khu phong tán thấp. Nếu thấp nhiệt ở dưới phù từ thắt lưng trở xuống nặng gia Trạch tả, Xa tiền tử, Phòng kỷ để thanh lợi thấp nhiệt. Nếu trường vị tích trệ, đại tiện không thông, gia Đại hoàng, Chỉ thực để đạo trệ thông tiện; bụng đầy tức gia La bạc tử, Hậu phác, Mạch nha để hành khí tiêu trệ. Trường hợp cơ thể suy nhược, gia Đảng sâm, Bạch truật để bổ khí, kiện tỳ. Nếu hàn thấp nặng, thận dương hư gia Can khương, Phụ tử, Nhục quế để bổ dương khu hàn.
2.Trường hợp phù ở phụ nữ có thai là do tỳ hư thấp nặng, bỏ Tang bì gia Bạch truật để kiện tỳ trừ thấp an thai, tiêu phù có tên là TOÀN SINH BẠCH TRUẬT TÁN ( Phụ nhân lương phương).
3.Trên lâm sàng bài thuốc dùng có kết quả đối với các bệnh nhân viêm cầu thận cấp mạn, phù do suy tim. Trường hợp phù nặng cần kết hợp với bài Ngũ linh tán, nếu kiêm phế nhiệt hợp với bài Tả bạch tán.
4.Sách Ma khoa hoạt nhân toàn thư có bài Ngũ bì ẩm dùng vị Ngũ gia bì thay Tang bạch bì có tác dụng lợi thủy thấp thông kinh lạc dùng trị sưng phù trong bệnh phong thấp.
5.Sách Hòa tể cục phương có bài Ngũ bì ẩm dùng Ngũ gia bì, Địa cốt bì thay Tang bạch bì, Trần bì dùng trong trường hợp sưng đau khớp lâu ngày có hư nhiệt ( Địa cốt bì trừ hư nhiệt).
CẨU TÍCH
(Cu Ly)
Tên thuốc: Rhizoma Cibotii
Tên khoa học: Cibotium barometz (L).J. Sm
Họ Lông Cu Ly (Dicksoniaceae)
Bộ phận dùng: thân rễ (củ). Củ to trên 5cm chắc, lông vàng dày, cắt ngang thịt có vân, màu nâu sẫm là tốt.
Tính vị: vị hơi đắng, ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Can và Thận.
Tác dụng: bổ Can, Thận.
Chủ trị: mạnh lưng gối, trị phong thấp
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g, có thể đến 20 - 28g
Việt Nam còn dùng lông vàng phủ xung quanh thân rễ để rịt vào vết thương, đứt tay để cầm máu.
Cách bào chế: Tìm cách làm thật sạch hết lông (đốt hoặc rang cát thật nóng, cho Cẩu tích vào cho sém hết lông). Rửa sạch, ngâm nước một đêm, đem đồ kỹ cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô, tẩm rượu để một đêm rồi sao vàng.
Bảo quản: dễ mốc, cần để nơi khô ráo, thỉnh thoảng năng phơi sấy.
Kiêng ky: không phải hư hàn thì không nên dùng.
Cây cẩu tích chữa đau lưng, nhức xương
Cây cẩu tích còn có tên là xương sống chó do hình thù giống như xương sống con chó. Do có lớp lông vàng bọc ngoài nên nó còn được gọi là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, cây lông cu li. Đây là vị thuốc chuyên trị đau lưng, gân xương nhức mỏi.
Vị thuốc cẩu tích.
Cẩu tích có tên khoa học là Cibotium baromet J.Sm. Họ kim mao Dicksoniaceae, mọc hoang khắp nơi, vị đắng ngọt, tính ấm. Thuốc vào hai kinh can thận, ôn dương bổ thận, mạnh gân xương, chủ trị đau mỏi lưng gối, đái rắt, đái dầm, bạch đới; kỵ thận hư có nhiệt, hư hàn. Những bài thuốc có cẩu tích:
Trị đau lưng, gân mạch khớp chân khó cử động:
- Cẩu tích, đỗ trọng, khương hoạt, nhục quế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi thứ 50 g; tang ký sinh 40 g. Rượu trắng 1.500 ml ngâm một tuần, lọc phần trong để uống. Hoặc ngâm 3 lần nhập lại để uống thì kinh tế hơn.
- Cẩu tích, khương hoạt, đỗ trọng, quế tâm, tang ký sinh, phụ tử chế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, ngưu tất mỗi thứ 45 g. Rượu trắng 2.500 ml ngâm như trên (hai bài trên cùng công dụng, cùng thành phần, khác liều lượng).
Trị can thận hư suy, phong thấp lưng chân đau: Cẩu tích, đan sâm, hoàng kỳ mỗi thứ 30 g, đương quy 25 g, phòng phong 15 g; rượu trắng 1.000 ml.
Trị lưng đau, gối mỏi thuộc thận âm hư: Cẩu tích, thỏ ty tử, đương quy, phục linh, lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, luyện mật ong thành viên 9 g. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 1-2 viên uống với nước sôi.
Bổ thận cường yêu (yêu = cột sống): Can thận bất túc, đau mỏi thắt lưng tiểu tiện luôn, phụ nữ đới hạ. Cẩu tích 16 g, ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, lộc giao (chưng), đỗ trọng mỗi thứ 12 g, thục địa 16 g. Sắc uống.
Lưng gối mỏi do thận can hư: Cẩu tích 10 g, sa uyển tử 12-15 g, đỗ trọng 10-12 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm cột sống tăng sinh có gai do can thận bất túc: Cẩu tích, bạch thược, thục địa, nhục thung dung, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi thứ 15 g; sơn thù du, câu kỷ tử, nữ trinh tử, đương quy mỗi thứ 10 g; kê huyết đằng 30 g; mộc hương 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Đau nhức tất cả các khớp to nhỏ(riêng từng khớp hoặc cùng lúc nhiều khớp vào buổi sáng ngủ dậy hoặc về chiều tối nhiều hơn):
Cẩu tích 30 g; cốt toái, huyết giác, độc hoạt, ngưu tất mỗi thứ 20 g; sinh địa, mạch môn, mộc qua, đan bì, cốt khí củ mỗi thứ 15 g.
Nếu đau lưng, nhức mỏi, gia thêm ba kích, tục đoạn, hà thủ ô mỗi thứ 12 g. Chân tê bì hay hơi nề, gia mộc thông, tỳ giải, thiên niên kiện mỗi thứ 12 g. Sưng khớp có sốt, gia hoàng đằng 12 g, bạch chỉ 6 g.
Đau đầu, khó ngủ, táo bón, huyết áp cao thêm quyết minh tử (hạt muồng sao) 24 g.
Các khớp tê buốt, sưng phát cước, sợ nước, sợ lạnh ăn kém tiêu, đại tiện lỏng: Cẩu tích, bạch chỉ, cốt toái, thiên niên kiện, độc hoạt, thương truật đều 15 g; bạch truật 20 g; xuyên khung, tô mộc, tùng hương hay nhũ hương, quế chi đều 10 g; phụ tử chế, cam thảo đều 8 g. Sắc uống hai ngày một thang.
Còn gọi là Kim mao Cẩu tích, rễ lông Cu li là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Lông Cu li (Cibotium Barometz (L) J.Sm), thuộc họ Lông Cu li. Vị thuốc Cẩu tích được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng, ngọt, ôn . Qui kinh Can thận.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản kinh: vị đắng bình.
*.Sách Dược tính bản thảo: vị đắng cay, hơi nhiệt.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Can, Bàng quang.
*.Sách Bản thảo cầu chân: nhập Can thận.
*.Sách bản thảo tái tân: nhập Tâm can thận.
Thành phần chủ yếu:
Có alkaloid Tục đoạn, ít tinh dầu, chất màu, vitamin E (sách của Đỗ tất Lợi gọi chất alkaloit trong Đỗ trọng là Lamin). Cũng theo sách này viết sơ bộ nghiên cứu Tục đoạn Việt nam thấy dịch chiết Tục đoạn có vị hơi ngọt, sau hơi tê lưỡi, có phản ứng acid với giấy quì, có phản ứng dương với các thuốc thử chung với alkaloit, phản ứng tanin cũng rõ rệt, có đường và có thể có saponin (Lê Anh 1961, Bộ môn Dược liệu).
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Bổ can thận, mạnh gân xương lưng gối, trừ phong thấp.
Trị chứng thận hư, đau lưng, cứng cột sống, tiểu tiện khó cầm, khí hư, bạch đới.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Danh y biệt lục:" Liệu thất niệu bất tiết, nam tử cước nhược yêu thống, phong tà lâm lộ, thiểu khí mục ám (khí kém, mắt mờ), khiến cong ưỡn sống lưng dễ dàng, nữ tử khớp xương co duỗi khó khăn".
*.Sách Bản thảo cương mục:" cường can thận, kiện cốt trị phong hư".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Lông Cu li có tác dụng cầm máu.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng can thận bất túc:Đau nhức sống ngang lưng, tiểu nhiều khó cầm, thuốc có tác dụng bổ can thận, dùng bài:
*.Cẩu tích ẩm: Cẩu tích 16g, Ngưu tất, Thổ ti tử, Sơn thù du, Lộc giao (chưng), Đỗ trọng mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, sắc uống.
*.Bài thuốc kinh nghiệm: Cẩu tích 15g, Ngưu tất 10g, Đỗ trọng 10g, Sinh mễ nhân 12g, Mộc qua 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, có thể cho thêm rượu uống.
2.Trị chứng phong thấp hoặc hàn thấp chân tay tê đau:dùng các bài:
*.Huyết bảo đơn: Cẩu tích 16g, Chế Ô đầu, Tỳ giải mỗi thứ 12g, Tô mộc 8g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 6 - 8g, ngày 2 lần, có thể sắc uống.
*.Cẩu tích ẩm: Kim mao cẩu tích, Xuyên Ngưu tất, Hải phong đằng, Mộc qua, Tang chi, Tùng tiết, Tục đoạn, Tần giao, Quế chi, Đương qui, Hổ cốt mỗi thứ 12g, Thục địa 20g, sắc uống. Có thể thêm rượu càng tốt, dùng tốt đối với bệnh nhân phong thấp có khí huyết hư.
Liều thường dùng và chú ý:
*.Liều: 10 - 15g. Thuốc có tác dụng ôn bổ cố sáp.
*.Không nên dùng đối với chứng thận hư có nhiệt, tiểu tiện ít vàng, mồm đắng, lưỡi khô.
CÂU KỶ TỬ
Tên Việt Nam:
Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi.
Tác dụng:
+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Tư thận,nhuậnphế (Bản Thảo Cương Mục).
+ Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mụ c... (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế (Trung Dược Học).
+ Tư dưỡng Can Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị xoayxẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, Di tinh, tiểu đường (Trung Dược Học).
+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Liều dùng: 8 – 20g.
Kiêng kỵ:
+ Câu kỷ tử có tính chất nê trệ, vì vậy, thận trọng đối với những bênh nhân tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài (Trung Dược Học).
+ Tỳ vị suy nhược, tỳ hư thấp trệ tiêu chảy cấm dùng, có ngoại tà thực nhiệt cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sá
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CÂU KỶ TỬ
Tên Hán Việt khác:
Vị thuốc câu KỶ TỬ CÒN GỌI Cẩu kế tử (Nhĩ Nhã), Cẩu cúc tử (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Khổ kỷ tử (Thi Sơ), Điềm thái tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thiên tinh tử (Bảo Phát), Địa cốt tử, Địa tiết tử (Bản Kinh), Địa tiên tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Khước lão tử, Dương nhủ tử, Tiên nhân trượng tử, Tây vương mẫu trượng tử, Cẩu kỵ tử, (Biệt Lục), Xích bảo, Linh bàng tử, Nhị thi lục, Tam thi lục, Thạch nạp cương, Thanh tinh tử, Minh nhãn thảo tử, Tuyết áp san hô (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Fructus Lycii.
Họ khoa học:
Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Mô tả:
Là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10.
Địa lý:
Có nhiều ở Trung Quốc nước ta còn phải nhập, có ở các tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.
Phần dùng làm thuốc: Dùng quả khô rụng (Fructus Lycii).
Mô tả dược liệu:
Quả khô Câu kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả, không mùi, vị ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng. Loại sản xuất ở Cam túc có quả tròn dài, hạt ít, vị ngọt là loại tốt nhất nên gọi là Cam kỷ tử hay Cam câu kỷ (Dược Tài Học).
Thu hái, sơ chế:
Hái quả hàng năm vào tháng 8-9, phơi khô. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.
Bào chế:
+ Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa đều để một hôm, gĩa dập dùng.
+ Thường dùng sống, có khi tẩm rượu sấy khô, hoặc tẩm mật rồi sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn.
Bảo quản:
Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp
hành phần hóa học:
+ Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid, vltamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe.. . (Trung Dược Học).
+Trong Kỷ tử có chừng 0,09% chất Betain (C5H11O2N) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trong 100g quả có 3,96mg Caroten, 150mg Canxi, 6,7mg P, 3,4mg sắt, 3mg Vit C, 1, 7mg axit nicotic, 0,23mg Amon sunfat (Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn)
+ Trong Khởi tử có Lysin, Cholin, Betain, 2,2% chất béo và 4,6% chất Protein, Acid cyanhydric và có thể có Atropin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Carotene, Thiameme, Riboflavin, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic acid (Chinese Herbal Medicine).
+ Betain (Nishiyama R, C A 1965, 63 (4): 4660).
+ Valine, Glutamine, Asparagine (Nishiyama R, C A 1963, 59 (11): 13113b).
+ Trong 100g Câu kỷ tử có Carotene 3,39mg, Thiamine 0,23g, Riboflavine 0,33mg, Nicotinic acid 1,7mg, Vitamin C 3mg (Từ Quốc Quân, Dược Tài Học, Bắc Kinh 1960: 513).
Tác dụng dược lý:
1. Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng tàng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào đại thực bào, tăng hoạt lực của enzym dung khuẩn của huyết thanh, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử (Trung Dược Học).
2. Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Chất Betain là chất kích thích sinh vật, cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol của chuột cống, chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết (Trung Dược Học).
+ Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp ức chế tim, hưng phấn ruột (tác dụng như Cholin). Chất Betain không có tác dụng này (Trung Dược Học).
6. Nước sắc Kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Thuốc có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các học giả Nhật Bản có báo cáo năm 1979 là lá và quả Kỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm (Trung Dược Học).
+ Các tác giả Trung Quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc (lá, quả và cuống quả của Kỷ tử (vùng Ninh Hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Tính hơi hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị hàn, không độc (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Qui kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh túc thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Can, Thận, Phế (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt: Câu kỷ gĩa nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt, rất hiệu nghiệm (Trửu Hậu Phương).
+ Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ 10 cân, Sinh địa 3 cân, tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con nít (Thánh Huệ Phương).
+ Trị chảy nước mắt do Can hư: Câu kỷ tử 960g bọc trong túi lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau uống (Long Mộc Luận).
+ Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, hoặc đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Sơn dược mỗi thứ 8g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trị suy nhược vào mùa hè, không chịu nổi với thời tiết: Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà (Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương).
+ Trị suy nhược, thận hư, hoa mắt, mắt mộng thịt: Cam câu kỷ tử 1 cân, ngâm cho thấm với rượu ngon rồi chia làm 4 phần, 1 phần sao với 40g Thục tiêu, 1 phần sao với 40g Tiểu hồi hương, 1 phần sao với 40g Chi ma (mè), 1 phần sao với Câu kỷ không thôi. Thêm Thục địa, Bạch truật, Bạch phục linh mỗi thứ 40g, tán bột, luyện mật làm viên uống hằng ngày (Tứ Thần Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư: Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đưung qui 12g, Kỷ tử 12-24g, Sinh địa 24-40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống (Nhất Quán Tiễn - Liễu Châu Y Thoại)
+ Trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi, Di tinh, huyết trắng nhiều: Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao) 160g, tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần (Tả Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinhthể dục: Thục địa 320g, Sơn thù 1690, Sơn dược 160g, Đơn bì 80g, Trạch tả 80g, Phục linh 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn - Y Cấp) .
+ Câu kỷ tử, Thục địa, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Địa cốt bì, Thanh hoa, Miết giáp, Ngưu tất trị âm hư lao nhiệt nóng bứcrứtâm ỉ trong xương, hoặc muốn dùng làm thuốc chính để trị phát sốt, lạnh thì thêm Thiên môn đông, Bách bộ, Tỳ bà diệp, có thể trị được cả chứng ho do âm hư, phế nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ tử, hái những quả chín đỏ hằng ngày, tẩm giấm, rượu,rồi lấy giấy sáp phong niêm kín lại đừng làm cho bay hơi đủ hai tháng đổ vào chậu khuấy nhừ nát lọc lấy nước rồi ngâm với rượu. Sau đó cho vào nồi bạc nấu lửa liu riu nhỏ, đồng thời quấy luôn để khỏi dính và đều cho tới khi thành cao như Mạch nha, cuối cùng bỏ vào bình sạch đậy kỹ, mỗi buổi sáng uống mỗi lần 2 muỗng canh lớn, trước khi đi ngủ, liên tục trong 100 ngày mới thấy mạnh khỏe (Kim Tủy Tiễn - Kinh Nghiệm Phương).
+ Câu kỷ tử 2 thăng, vào ngày Nhâm quý tháng 10 giờ Dần, đứng quay về hướng đông mà hái rồi lấy rượu tốt 2 thăng ngâm trong bình sứ 21 ngày xong cho vào 3 thăng nước cốt Sinh địa trộn đều, niêm lại cho thật kín, Đến ngày 30 trước tiết Lập xuân mở bình, uống một chén hâm nóng lúc bụng đói, đến sau tiết lập xuân râu tóc bạc thì cũng biến thành đen. Cấm ăn hành, tỏi, su hào (Câu Kỷ Tử - Kinh nghiệm phương).
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinhthể dục: Cúc hoa 8g, Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống (Cúc Thanh Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị nam giới sinh dục suy yếu ( vô sinh): Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, thường sau khi tinhdịchtrở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị 42 ca, sau 1 liệu trình: hồi phục bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6 ca không có kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không kết quả, theo dõi sau 2 năm, tinh dịch trở lại bình thường, 3 ca đã có con (Đông Đức Vệ và cộng sự, ‘Kỷ Tử Trị vô sinhNam Giới’, Tân Trung Tạp Chí 1987, 2: 92)
+ Trị dạ dầy viêm teo mạn tính: Dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giă nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là một liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2- 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca (Trần Thiệu Dung và cộng sự, ‘Báo Cáo 20 Ca Dạ Dầy Viêm Teo Mạn Tính Điều Trị Bằng Câu Kỷ Tử,’ Trung Y Tạp Chí 1987, 2: 92).
+ Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng (Câu Kỷ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)..
+ Trị Can hư sinh ra bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt: Câu kỷ tử, dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần (Câu Kỷ Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Câu kỷ tử có tác dụng bổ tinh khí, bổ suy nhược làm cho người xinh tươi hồng hào, sáng rõ tai mắt, yên thần định chí sống lâu (Bản Thảo Dược Tính).
+ Câu kỷ tử làm cứng mạnh gân xương, sống dai lâu gìa, trừ phòng phong bệnh bổ hư lao, ích tinh khí (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Câu kỷ tử chữa được những bệnh ở tim, ọe khan đau tim, đau họng khát nước vì thận có bệnh cho nên hay làm nên chứng tiêu khát (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Câu kỷ tử có tính giúp cho thận, nhuận được phế, dùng nó ép lấy dầu thắp sáng đèn làm sáng mắt (Bản Thảo Cương Mục).
+ Câu kỷ tử có vị cay vừa, khí ấm vừa và mát, tính có thể lên xuống được, vị nặng nên hay bổ âm nhưng tính của nó là âm trong có dương nên cổ được khí. Xét cho đúng thì nó chỉ xét cho dương một phần nào thôi, chứ không có tính cách kích động nên những người biết dùng thì dùng để tiếp thêm sức cho Thục địa là đúng. Còn vấn đề công dụng của nó thì có thể làm cho thông minh tai mắt, yên ổn tâm thần tăng thêm tinh tủy, cứng mạnh gân xương, bù đắp vào những chỗ bất túc nhất là lao thương quá độ. Vì vậy khi mà thận khí đã đầy đủ thì chứng tiêu khát không còn nữa, còn những người bị chân âm suy tổn mà đau ở sau lưng dưới rốn, mê man dùng nó thì công hiệu (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Câu kỷ tử có vị ngọt tính bình là vị thuốc chính của Thận, vì vậy mà bổ Thận ích tinh, khi Thận thủy đã mạnh thì gân xương rắn chắc vững vàng nên chứng tiêu khát lui cả, còn những chứng mắt mờ, tai điếc, lưng đau, chân yếu cũng theo đó mà biến mất (Bản Thảo Thông Nguyên).
+ Đi xa ngàn dặm thì không nên dùng Câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho nên kích thích đến tình dục, nó có khí bình không nóng, nó có tác dụng bổ thận chế hỏa, công hiệu như Thục địa nhưng chỉ tiếc khí nóng bứt rứt trong xương muốn trừ nó mà chưa từng dùng được (Danh Y Biệt Lục).
+ Câu kỷ tử vị ngọt mát tính nhuận, các sách ghi rằng có tác dụng khu phong, minh mục, mạnh gân xương, bổ tinh, tráng dương. Xét đúng ra thì Thận thủy suy thiếu uống vào có tính cam nhuận thì âm phải theo dương mà sinh trưởng. Khi Thận thủy đã đầy đủ thì tự nhiên phongsẽ bịtán ngay, vì thế nó có tác dụng làm sáng được tai mắt, cứng xương, mạnh gân. Đó lại càng chứng minh rằng Câu kỷ tử là một vị thuốc tư thủy, do đó mà các sách đều cho rằng nó có tác dụng chữa được tiêu khát. Ngày nay thấy nó sắc đỏ mà tưởng lầm là thuốc bổ dương thì quá sai lầm. Tại sao không biết rằng những thứ đã gọi là khí hàn thì có bao giờ mà bổ dương được? Nếu cứ cho sắc đỏ đó là bổ dương thì Hồng hoa, Tử thảo thì sắc nó cũng đỏ mà có ai quả quyết là thuốc bổ dương đâu, có kẻ lại cho rằng tính nó hoạt huyết. Than ôi! đạo làm thầy thuốc mà không rành, chỉ hạn hẹp trong mấy cuốn sách, nghĩ quẩn quanh, cái gì còn hồ nghi phải gắng sức nghiên cứu cho tới đầu tới đuôi. Nói chung quy chỉ vì xem sách không tinh, định câu không rõ nghĩa không thể nhận xét mà lý hội cho đến cùng, chỉ biết một đoạn nào đó thì biết làm sao được! Chẳng hạn những bệnh thuộc hư hàn mà dám dùng nó thì chuyện xảy ra chẳng những không thể bổ được phần dương mà hư lại càng hư thêm rồi sinh ra những chứng tiêu chảy không cầm được, có khi tới chết. Đó chính là sai một ly đi một dặm nó biến chuyển nhanh như thế, sao lại cho rằng dùng thuốc không cần cẩn thận lắm cũng được vậy mà? (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Câu tử có vị ngọt đắng tính lạnh, nhập vào kinh Can và Thận, có tác dụng bổ âm tráng thủy, tưới nhuần được cho Can, thanh trừ được phong độc. Nhờ được tính đắng mát cho nên Tỳ dễ tiết, với những dạng người có bệnh Tỳ thổ khô táo, táo bónmới nên dùng nó; Với nhưng người có thủy hàn khô thấp, trường vị hoạt tiết, tiêu lỏng, tiêu sệt luôn thì không nên dùng nó vì có thể sinh ra tiêu chảy. Nếu ai gọi nó là thuốc trợ dương khí là sai hoàn toàn (Trường Sa Dược Giải).
+ Dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, thính tai, ích tinh, cố tủy, kiện cốt, cường cân, chuyên bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay (Cảnh Nhạc Toàn Thư').
+ Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không thuốc nào hơn (Trùng Khánh Đường Tùy Bút).
+ Câu kỷ tử cảm khí xuân hàn của trời, lại được cả khí xung hòa của đất để sinh ra, vị nó ngọt, tính bình cho nên là vị thuốc chính có công năng chuyên bổ cho chân âm của Can và Thận. Họ Đào nói: Xa nhà ngàn dặm chớ ăn Câu kỷ tử, ý nói sức cường dương của nó đó thôi (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Chu Nhụ Tử trông thấy bên chỗ khe suối có hai bụi rậm hoa xanh tươi trông rất đẹp, bỗng thấy một chó lớn đuổi một con chó nhỏ phóng vào bụi hoa gần ngay gốc cây Kỷ tử. Họ trông thấy vậy nhưng không biết nó biến đi đâu, liền cùng nhau đào ở gốc cây Kỷ tử thì thấy ở gốc có hai cái rễ lớn nhỏ như hai con chó nằm gọn ở đó, họ bèn đem về nấu ăn, tự nhiên thấy khỏe, khoan khoái trong người. Ông nói đó là cây Kỷ tử của tiên trồng có hơn cả ngàn năm nên mới hóa hình con chó (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tục truyền ngày xưa cây này mùa xuân gọi là Thiên tinh tử, mùa hè gọi là Câu kỷ diệp, mùa thu gọi là Khước lão, mùa đông gọi là Địa cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ tử còn cho lá và ngọn gọi là Câu kỷ hành diệp, có vị đắng, tính lạnh, không độc, thường nấu với thịt dê ăn bổ, có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Có thể thay trà để uống, công dụng chỉ khát, hết bứtrứt, nóng nảy, bổ sinh dục, giải độc của miến. Nó rất ghét sữa tô. Lấy nước cốt của nó nhỏ vào mắt có tác dụng trừ mộng thịt ở mắt, màng đỏ ở mắt, choáng váng, hoa mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cây còn cho mầm gọi là Câu kỷ miêu có vị đắng tính lạnh, có tác dụng trừ phiền, ích chí, khu phong, minh mục, tiêu nhiệt độc, tán sang thủy (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dùng hạt Câu kỷ tử loại ở Cam châu nấu chín, gĩa nát, trộn với men gạo hoặc lấy hạt Câu kỷ cùng với Sinh địa hoàng chế thành rượu uống gọi là rượu Câu kỷ (Câu Kỷ Tửu). Dùng hạt Câu kỷ trộn gạo nấu cháo có tác dụng bổ tinh huyết, ích thận khí, thiếu huyết, thận suy dùng rất tốt gọi là Câu kỷ tử chúc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Loại Câu kỷ ở Cam châu, Trung Quốc có màu đỏ thịt dẻo, ít hột là thứ tốt nhất (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ, hột của nó gọi là Câu kỷ tử, rễ gọi là Địa cốt bì. Rễ có vị đắng hơn, tính hàn hơn, còn hột thì ngọt nhiều, đắng ít. Công dụng của hai thứ này có khác nhau. Câu kỷ tử là thuốc tư bổ Thận âm, Địa cốt bì là thuốc trị chứng nóng âm ỉ trong xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
(1) Ở Việt Nam không có loại Lycium chinensis Miller, mà có cây Câu kỷ (Lycium ruthanicum Murray) cùng họ trên đó là cây cỏ, cành có gai. Lá nguyên mọc so le. Hoa tím nhạt mọc ở kẽ lá. Quả hình trứng thuôn, khi chín màu đỏ, có nhiều hạt. Cây được trồng nhiều nơi làm rau ăn và làm thuốc. Trồng bằng cành hoặc hạt vào mùa xuân, chỉ dùng lá nấu canh và chữa ho. Có khi quả chín đỏ được dùng thay thế Khởi tử, Vỏ rễ làm Địa cốt bì, không đúng với cây trên, cần phải nghiên cứu lại.
(2) Vị này cho vỏ rễ của cây (Cortex lycii Chinensis) gọi là Địa cốt bì (Danh Từ Dược Học Đông Y).
Còn gọi là Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Quả kỷ tử, được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục với tên Câu kỷ thực, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi tử ( Lycium sinensis Mill) hoặc cây Ninh hạ kỷ tử ( Lycium barbarum L.) thuộc họ Cà ( Solanaceae).
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt tính bình, qui kinh Can, Thận, Phế.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: hơi hàn không độc.
*.Sách Dược tính bản thảo: ngọt, bình.
*.Sách Thực liệu bản thảo: hàn, không độc.
Về qui kinh:
*.Sách Bản thảo hội ngôn: nhập túc thiếu âm, túc quyết âm kinh.
*.Sách Bản thảo kinh giải: nhập túc thiếu âm thận kinh, thủ thiếu âm tâm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Carotene, thiamene, riboflavin, vitamin C, b-sitosterol, linoleic acid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế.
Chủ trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao khái thấu.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản thảo kinh tập chú:" bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo".
*.Sách Dược tính bản thảo:" bổ ích tinh bất túc. minh mục an thần".
*.Sách Thực liệu bản thảo:" trừ phong, bổ ích gân cốt. khử hư lao".
*.Sách Bản thảo cương mục:" tư thận, nhuận phế".
*.Sách Bản thảo kinh sơ:" chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc. là thuốc tốt ích tinh, minh mục".
*.Sách Cảnh nhạc toàn thư:". dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, rõ tai, ích tinh cố tủy, kiêïn cốt cường cân, thiện bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay".
*.Sách Trùng khánh đường tùy bút:" Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không dùng thuốc nào hơn ( chuyên bổ dĩ huyết, phi tha dược sở năng cập dã)".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử.
2.Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt.
3.Chất Betain là chất kích thích sinh vật cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ.
4.Thuốc có tác dụng hạ cholesterol của chuột cống, chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết.
5.Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, hưng phấn ruột ( tác dụng như cholin), chất Betain thì không có tác dụng này.
6.Nước sắc Kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ.
7.Thuốc có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các tác giả Nhật bản có báo cáo năm 1979 là: lá và quả Kỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm. Các tác giả Trung quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc lá ( lá, quả và cuống quả của Kỷ tử Ninh hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người.
Ứng dụng lâm sàng:
Là vị thuốc thường dùng Bổ can, thận, thuốc không hàn, không nhiệt, âm hư dương hư đều dùng được, nhưng phần lớn dùng cho chứng âm hư.
1.Trị bệnh về gan ( viêm gan mạn, xơ gan thuộc thể âm hư):thuốc có tác dụng bảo vệ gan, thường phối hợp với Đương qui để bổ huyết; Sa sâm, Mạch môn để tư âm; Xuyên luyện tử để thư can, dùng bài:
*.Nhất quán tiển ( Liễu châu y thoại): Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đương qui 12g, Kỷ tử 12 - 24g, Sinh địa 24 - 40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống.
2.Trị chứng suy nhược, thận hư, lưng gối nhức mỏi, di tinh, huyết trắng nhiều:thường phối hợp với Thục địa, Đỗ trọng, Nữ trinh tử, dùng bài Tả qui hoàn ( Cảnh nhạc toàn thư): Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Xuyên Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao ( sao) 160g, Qui bản ( sao) 160g, tất cả tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 12 - 16g, trường hợp ho lao lâu ngày thêm Mạch môn, Ngũ vị tử.
3.Dùng trong bệnh nhãn khoa, trị chứng hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể:thường phối hợp với Cúc hoa, bài thuốc:
*.Kỷ cúc địa hoàng hoàn ( Y cấp) tức bài Lục vị gia Kỷ tử Cúc hoa.
*.Cúc thanh thang: Cúc hoa 8g, Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống.
4.Trị nam giới suy sinh dục ( vô sinh):Mỗi tối nhai ăn Câu kỷ tử 15g, liệu trình 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị 42 ca sau 1 liệu trình hồi phục bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6 ca không kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không kết quả, theo dõi sau 2 năm tinh dịch trở lại bình thường 33 đã có con ( Động Đức Vệ và cộng sự, Kỷ tử trị vô sinh nam giới, Báo tân trung y 1988,2:20).
5.Trị viêm teo bao tử mạn tính:dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giã nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là 1 liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2 - 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca ( Trần thiệu Dung và cộng sự. Báo cáo 20 ca viêm teo bao tử mạn tính điều trị bằng Câu kỷ tử, Tạp chí Trung y 1987,2:92).
Liều lượng và chú ý lúc dùng:
*.Liều thường dùng: 8 - 24g, ngoài thuốc thang còn có thể dùng ngâm rượu, dùng độc vị.
*.Chú ý: Thuốc có tính chất nê trệ nên thận trọng đối với những người tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài.
Giới thiệu một số bài thuốc đơn giản:
1.Rượu Khởi tử: Khởi tử 600g, rượu 35 - 40 độ 2 lít. Giã nhỏ Khởi tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên, lọc lấy rượu mà uống, ngày uống 1 - 2 cốc làm thuốc bổ.
2.Đơn thuốc bổ chữa di tinh: Khởi tử 6g, Ngũ vị tử 2g, Nhục thung dung 2g, Sinh khương 2g, Cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
3.Lá Khởi tử ( Rau củ Khởi): nấu canh với thịt để chữa ho, sốt.
4.Địa cốt bì ( vỏ rể cây Khởi tử) trị xuất huyết:
*.Bài thuốc chữa thổ huyết: sắc 12g Địa cốt bì với 200ml nước, uống trong ngày.
*.Bài thuốc chữa tiểu tiện ra huyết: Địa cốt bì tươi, rửa sạch, giã lấy nước uống, mỗi lần 25 - 30g.
*.Bài thuốc trị âm hộ lở lóet: sắc nước Địa cốt bì rửa.
CẦN TÂY
Cần tây, Rau cần tây - Apium graveolens L., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.
Mô tả: Cây thảo sống 1-2 năm có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Apii.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây, và được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn.
Thành phần hóa học: Rau cần tây chứa các vitamin A, B và C; các chất khoáng và kim loại, các acid, amin và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong cây khoảng 1%, trong hạt là 3%. Thành phần chính là limonen d, alhydrid sedanonic. Tinh dầu có mùi dịu mát nhưng không bền.
Tính vị, tác dụng: Rau cầu tây có vị chát, mùi nồng, có tính chất lọc máu, điều hoà huyết, làm bớt béo, khai vị, bổ thần kinh và bổ chung, cung cấp chất khoáng, chống hoại huyết, lợi tiêu hoá, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn; còn có tác dụng làm liền sẹo. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng thanh nhiệt, ngừng ho, giúp tiêu hoá, lợi tiểu và hạ huyết áp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất khoáng chất. (Ho lao) tràng nhạc, sốt gián cách, Thấp khớpthống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận, bệnh về phổi, đau gan vàng da, chứng béo phì, thừa máu. Dùng ngoài trị vết thương, mụn nhọt, ung thư, nứt, nẻ.
Cách dùng: Thường dùng ăn sống, xào, nấu chín (dễ tiêu hoá hơn), chiết dịch cây hoặc dùng nước hãm hoặc nước sắc lá. Để dùng ngoài, có thể lấy dịch của lá làm nước súc miệng, rửa miệng hoặc dùng bôi đắp trị bệnh ngoài da. Nước sắc thân hay củ dùng ngâm chân chữa nứt nẻ.
BÓNG NƯỚC
Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, bông móng tay, phượng tiên hoa, cấp tính tử, balsamina.
Tên khoa họcImpatiens balsaminaL.
Thuộc họ Bóng nước Balsaminaceae.
A. Mô tả cây
Cỏ mọc hàng năm, có thể cao 40cm. Lá mọc so le, có cuống, hình mác, đầu nhọn, mép có răng cưa rất rõ, dài 7-8cm, rộng 2-2.5cm. Hoa mọc ở nách lá lưỡng tính không đều, màu đỏ hay trắng, 5 lá dài cùng màu với tràng, không đều. Lá dài trước hình cựa, 5 cánh, 5 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn dính sát nhau chung quanh nhuỵ, 5 lá noãn hợp thành bầu thượng 5 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn. Quả nang nứt thành 5 mảnh xoắn lại tung hạt đi xa.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng làm cảnh tại nhiều vườn ở khắp nước ta. Còn thấy mọc và trồng ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ.
Người ta dùng thân và cành làm thuốc. Mùa hạ và mùa thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hay sấy khô hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng tươi.
Ngoài ra người ta còn dùng hạt bóng nước với tên cấp tính tử. Hái quả chín về phơi khô đập lấy hạt, phơi lại cho khô.
Còn dùng lá tươi làm thuốc.
C.Thành phần hoá học
Trong toàn thân cây bóng nước có axit p-hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit gentisic C6H7O4', axit ferulic C10H10O4', axit p-cumaric C9H4O3', axit sinapic C11H12O5', axit cafeic C9H8O4', ngoài ra còn scopoletin C10H8O4.
Lá chứa axit xinnamic (nhục quế toan) kaempferol - 3 arabinozit và kaempferol (C.A., 1971, 1964, 230).
Thân chứa kaempferol 3- glucozit, quexetin pelargonidin, cyanidin và delphindin (C.A., 1966, 75, 1964, 16275c).
Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là axit parinaric hay axit A9, 10, 13, 15, octadecatetraenoic C18H28O7(khoảng 27% balsaminasterol C27H40O (Hegnauer R., 1964). Ngoài ra còn có sipinaterol C29H48O (khoảng 0,015%) (C.A., 1973, 79, 1744a và C.A., 1954, 48, 13835a), sapionin, các đa đường (khi thuỷ phân cho glucoza và fructoza) (C.A., 1971, 74, 72872m).
Hoá chất lawsone C10H6O3'lawsonemetylete C11H6O3. Ngoài ra còn tuỳ theo màu sắc của hoa mà thành phầ thay đổi. Hoa trắng chứa leucocyanidin, leucodelphindin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng clucozit. Dịch ép của hoa bóng nước có tác dụng kháng sinh mạnh.
D. Công dụng và liều dùng
Cây bóng nước được ghi trong bản "Bản thảo cương muc" với tên phượng tiên, hạt bóng nước được ghi trong"Cứ hoang bản thảo"với tên cấp tính tử.
Theo những tài liệu cổ toàn cây có vị cay, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Ngày uống tư 4-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Sách cổ có nói phụ nữ có thai không được dùng.
Hạt có vị hơi đắng, tính ôn, hơi có độc, vào hai kinh can và tỳ, có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương. Ngày dùng 3 lần, ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc bột hoặc viên.
Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.
CÂU ĐẰNG
Tên dược:Ramulus Uncariae cum Uncis
Tên thực vật:
1. Uncaria rhynchophyllia (Miq.) Jacks.;
2. Uncaria hirsuta Havii.;
3. Uncaria sinensis (Oliv.) Havil;
4. Uncaria sessilifructus Roxb.
Tên thông thường: Câu đằng, thuần câu câu.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Thân cây có gai được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, phơi nắng cho khô và cắt nhỏ.
Tính vị: Ngọt, hơi lạnh
Quy kinh: Can và tâm bào
Công năng:
- Trừ nội phong và chống co thắt
- Thanh nhiệt bổ can
Chỉ định và phối hợp:
- Can phong nội động do nhiệt thịnh biểu hiện sốt cao, co thắt và co giật. Câu đằng phối hợp với Linh dương giác, Cúc hoa và Thạch cao.
- Can thận âm hư và can dương vượng hoặc nhiệt thịnh ở kinh can biểu hiện hoa mắt Chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ và đau đầu. Câu đằng phối hợp với Hạ khô thảo, Hoàng cầm, Thạch quyết minh và Cúc hoa.
- Trẻ con lúc nóng lúc lạnh, 12 chứng kinh và động kinh,
Liều lượng: 10-15g
Thận trọng và chống chỉ định: Vị thuốc này không sắc lâu.
TÌM HIỂU THÊM CÂU ĐẰNG
(Ramulus Uncariae Cum Uncis)
Câu đằng là thân có gai móc câu của cây Câu đằng, phơi hay sấy khô dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục.
Cây Câu đằng có nhiều loại có tên khoa học khác nhau như Uncaria rhynchophyll A (Myq) Jacks, U.macrophylla Wall, U.Hirsuta Havil, U.sinensis (Oliv) Havil, U.sessifructus Roxb thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Ở nước ta, cây Câu đằng mọc hoang nhiều ở vùng thượng du Cao bằng, Hoàng liên sơn, chưa được trồng.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt hơi hàn, qui kinh Can, Tâm bào.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: hơi hàn.
*.Sách Dược tính bản thảo: vị ngọt bình.
*.Sách Thục bản thảo: vị đắng.
*.Sách Bản thảo cương mục: nhập thủ túc quyết âm kinh.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thiếu âm, túc quyết âm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Rhynchophylline, Isỏhynchophylline, corynoxeine, Isocorynoxeine, corynantheine, nicotinic acid, hirsutine, hirsuteine.
Tác dụng dược lý:
1.Tác dụng hạ áp: các loại chế phẩm và chiết xuất của Câu đằng đều có tác dụng hạ áp hòa hoãn và kéo dài. Thành phần chủ yếu có tác dụng hạ áp là chất kiềm Câu đằng. Nguyên lý hạ áp chủ yếu là thuốc trực tiếp tác dụng và phản xạ tác dụng ức chế trung khu thần kinh vận mạch và chẹn nút thần kinh giao cảm, làm giãn mạch ngoại vi nên lực cản giảm và hạ áp. Nếu đun sôi quá 20 phút tác dụng hạ áp giảm cho nên không nên đun lâu.
2.Tác dụng an thần: nước sắc Câu đằng và chiết xuất cồn thuốc trên súc vật thực nghiệm đều có tác dụng an thần rõ nhưng không gây ngủ. Cao ngâm rượu của thuốc có tác dụng chống co giật trên chuột Hà lan thực nghiệm.
3.Câu đằng còn có tác dụng ức chế cơ trơn của ruột, làm dịu cơn co thắt cơ trơn của phế quản.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị huyết áp cao do can dương thịnh:
*.Câu đằng 12g, Kim ngân hoa 10g, Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Địa long 10g, nước sắc uống.
*.Câu đằng, Cúc hoa đều 10g, Thạch cao 20g, Mạch môn 10g, Trần bì 10g, Cam thảo 3g sắc uống.
*.Câu đằng, Tang diệp, Cúc hoa đều 10g, Hạ khô thảo 16g, sắc nước uống.
*.Huyền sâm, Bạch truật, Câu đằng (cho sau) đều 15g, Hoài ngưu tất 12g, Đơn bì 10g, sắc uống.
*.Viên chiết xuất kiềm Câu đằng 20 - 40mg/1 lần uống (liều có thể 60mg), ngày 3 lần. Tác giả dùng trị cho 245 ca cao huyết áp, tỷ lệ hạ áp 77,2%, tỷ lệ hạ áp rõ là 38,2%, tốt nhất đối với thể âm hư dương kháng, hạ áp ổn định và kéo dài (Báo cáo của Sở nghiên cứu thuốc, kiểm nghiệm sản phẩm thuốc thị xã Thiên tân, Thông tin Trung thảo dược 1976,3:38).
2.Trị co giật do phong nhiệt, trẻ em sốt cao co giật:
*.Câu đằng ẩm tử (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): Câu đằng 12g, Quảng tê giác (sừng trâu) bột 10g, Thiên ma 10g, Toàn yết 5g, Mộc hương 3g, Cam thảo 3g sắc uống.
*.Câu đằng 10g, Thiên ma 6g, Cúc hoa 8g, Bạc hà 6g, Thuyền thoái 2g, Kinh giới 6g, sắc uống trị trẻ em lên sởi sốt cao.
3.Trị trẻ em uốn ván sốt:
*.Câu đằng 15g, Tang diệp 15g, Hoàng cầm 10g, Đởm nam tinh 6g, Thạch cao 60 - 100g, Thuyền thoái 30g, Toàn yết, Bạch phụ tử mỗi thứ 10g, Ngô công 2 con, sắc nước uống ngày 1 thang (Theo liều lượng mà tác giả dùng: Toàn yết và Bạch phụ tử có thể 15g, Ngô công 5 con).
4.Trị trẻ em khóc đêm:
*.Câu đằng, Thuyền thoái đều 3g, Bạc hà 1g sắc uống, ngày 1 thang liên tục 2 - 3 ngày. Đã trị 18 ca, khỏi 17 ca ( Thông tin Trung thảo dược 1979,3:38).
Liều dùng và chú ý:
*.Liều thường dùng: 5 - 15g. Trong thang thuốc sắc nên cho sau vì theo kinh nghiệm của cổ nhân thì thuốc sắc lâu ít hiệu lực và thực nghiệm cũng đã chứng minh, Câu đằng sắc trên 20 phút thì thành phần hạ áp của thuốc bị phá hủy.
Thiên ma cùng Câu đằng
Công hiệu khác nhau
Thiên ma và câu đằng cùng có công dụng bình can, định kinh tức phong, .Nhưng thiên ma xanh vào can kinh, ngọt bình, chất hoạt. căn gió ổn định bệnh kinh lực mạnh, và tính nó tư dưỡng, kiêm tán phong ở ngoài, thông lợi huyết mạch. Cho nên chữa chứng phong hàn thấp tý, trúng phong, tê liệt thường dùng đến nó.
Câu đằng nhập tâm, can kinh, ngọt, hàn, chất khinh.. Lực tức phong và chỉ kinh thì chậm - Tuy tính không có tự bổ gì nhưng nó thanh hỏa ỏ tâm can, trị chứng nhiệt cấp sinh phong là nên dùng, nó kiêm thanh nhiệt tà, nên dùng chữa ngoại cảm phong nhiệt.
Chủ trị khác nhau
1 - Thiên ma chủ hàn, nhiệt, hư, thục, kinh giản. Câu đằng trị nhiệt thực hiệp kinh trừu súc:
Thiên ma ngọt, bình, chất hoạt, tinh bổ tư, lại căn phong, chỉ kinh lực mạnh - Nên chữa được chứng kinh giản. Không kể hàn nhiệt hư thực đều dùng được cả.
Như "Ngụy thị gia tàng phuơng" Thiên ma hoàn ( thiên ma, toàn yết, thiên nâm tinh, bạch cương tằm) trị các chứng trẻ em co giật.
"Vệ sinh bảo giám" thiên ma tán (bán hạ, sinh khương, phục linh, bạch truật, trích cam thảo, thiên ma) Trị trẻ em o giật "Phổ tễ bản sự phuơng" tỉnh tỳ hoàn (hậu phắc, bạch truật, thiên ma, lưu hoàng, toàn yết, phòng phong, nhân sâm, nhục quế ) trị tiểu nhi mạn tỳ phong. Nhân nôn mửa sau hư khốn hôn mê, ngủ mê. (Bệnh mắc sau mạn kinh phong hay thổ tả)
Câu đằng ngọt, hàn, bình can, tức phong, thanh hỏa ỏ tâm can, cho nên dùng chữa nhiệt thực kinh giản.
Như “ Anh đồng bách vấn” Câu đằng ẩm ( câu đằng, tê giác, thiên ma, toàn yết, thiên hương, cam thảo) trị thiên câu phong súc.
"Phổ tễ phuơng” Câu đằng ẩm tư (câu đằng, thuyền xác, hoàng liên, cam thảo, xuyên đại hoàng, thiên trúc hoàng ) trị các chứng điên giản, kêu khóc.
2 - Thiên ma chuyên trị dương cang, phong đàm thượng nhiễu sinh các chứng huyễn vựng, trúng phong: Câu đằng sở trường trị can hỏa thượng thắng của chứng huyễn vựng, trúng phong.
Thiên ma tư dịch, dưỡng can, bình can, tức phong, nên dùng cho chứng can dương thượng cang, huyễn vựng, đến hư phong nội động.
Như thiên ma câu đằng ẩm. Nếu phong đàm thượng nhiễu, nhức đầu, chóng mặt, choáng váng lại nên dùng bạch truật, bán hạ, trần bì phối hợp dùng. Như bài "Bán hạ, bạch truật thiên ma thang ».
Câu đằng chẳng những dùng chữa dương cang huyễn vựng, trúng phong, mà còn thanh hỏa ở tâm, can dùng cho chứng nhiệt thịnh động phong.
Như "Trong đính thông tục thương hàn luận:
Linh dương giác, tang diệp, xuyên bối mẫu, sinh địa, câu đằng, cúc hoa, phục thần, xích thược dược, sinh cam thảo, trúc nhự) trị can kinh nhiệt thịnh nhiệt cực động phong, cao nhiệt không lùi, càng tăng phiền muộn - chân tay đau như bị đòn đánh thậm chí tinh thần hôn mô, phát kinh quyết, lưỡi đỏ, mạch huyền xác.
3 - Thiên ma chủ phong hàn tý thống, trúng phong tê liệt, thông lợi huyết mạch, nên dùng chữa các chứng phong hàn,tý thốn, trúng phong tê liệt, bệnh uốn ván.
Như "Thập tiên lương phuơng" Thiên ma tửu (thiên ma, ngưu tất, phụ tử, đỗ trọng mỗi thứ hai lạng, các vị trên tán mạt, cho vào túi lụa mới dùng rượu tốt môt đấu 5 thăng tẩm 7 ngày. Mỗi lần uống một chén con. Trị chứng phụ nữ thấp khớp, chân tay không cử dộng được.
"Dương y dại toàn" Bài thiên ma tán (kinh giới tuệ, thiên ma, bào thiên nâm tinh, phòng phong, trị bệnh uốn ván.
Câu đằng thanh nhiệt tà, dùng chữa phong nhiệt đau đàu ban chản không phát lên được.
Như "tiểu nhi dược chứng trực quyết" Từ thảo tán (tử thảo nhung, câu đằng, tán mạt) mỗi lần dùng 5 phân đơn 1 đồng, khôn kể thời gian nào, uống với rượu nóng. Trị chứng tiểu nhi sang chẩn đậu mọc lên không đều, trị phong nhiệt đầu thống, cũng có thể phối hợp với quyết minh tử, cúc hoa ,tang diệp.
Đặc thù chứakhác nhau.
« Thẩm thị giao hàm » thiên ma thoái ế tán ( bạch cương tằm, đương quy thân, phòng phong, thạch quyết minh, bạch linh, thục địa hoàng, sao hoàng cầm, mộc tặc, chỉ xác, mạch môn đồng, khương hoạt, sao bạch tật lê, xuyên khung, kinh giới tuệ, cúc hoa, mạn kinh tử, thuyên thoái, xích thược, bào thiên ma, mật móng hoa, các vị bình phân) trị thùy mờ mịt không trông thấy gì.
"Thánh huệ phuơng" Trị khỏi được bệnh điên, dùng câu đằng, trích cam thảo mỗi thứ 2 đồng, nước 5 hợp., đun cạn còn 2 hợp, mỗi lần uống cho ít táo, ngày 5 lần,đêm 3 lần.
CÁT CÁNH
Tác dụng:+ Lợi ngũ tạng, trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, ôn trung, tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (Biệt Lục).
+ Phá huyết, khứ tích khí, tiêu tích tụ đàm diên, trừ phúc trung lãnh thống (Dược tính Bản Thảo).
+ Khử đàm, chỉ khái, tuyên phế, bài nùng, đề phế khí (Trung Dược Học).
+ Tuyên thông Phế khí, tán tà, trừ đờm, tiêu nùng, dẫn thuốc đi lên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị: Cát cánh
+ Trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đàm do ngoại cảm, phế ung (Trung Dược Học).
+ Trị ho do phong tà ở Phế, phế ung, nôn ra mủ máu, họng đau, ngực đau, sườn đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Dùng 4 – 12g
Kiêng kỵ:
+ Âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu đều không nên dùng. Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng. Ghét bạch cập, Long đờm thảo, Kỵ thịt heo. Trần bì làm sứ càng tốt.
+ Không có phong hàn bế tắc ở Phế, khí nghịch lên, âm hưhỏa vượng, lao tổn, ho suyễn: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁT CÁNH
Tên khác:
Vị thuốc cát cánh còn gọi là Tề ni (Bản Kinh) Bạch dược, Cánh thảo (Biệt Lục), Lợi như, Phù hổ, Lư như, Phương đồ, Phòng đồ (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ ngạch, (Bản Thảo Cương Mục), Mộc tiện, Khổ cánh, Cát tưởng xử, Đô ất la sất (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Platycodon grandiflorum (Jacq) ADC. var. glaucum Sieb. et Zucc.
Họ khoa học:
Họ Hoa Chuông (Campanulaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, thân cao 0,60-0,90m. Rễ củ nạc, màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống. Lá phía dưới hoặc mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc cách.
Hoa mọc đơn độc hay thành bông thưa. Dài màu lục, hình chuông rộng, mép có 5 thùy. Tràng hình chuông màu xanh tím hay trắng. Quả hình trứng ngược. Có hoa từ tháng 5-8. Quả tháng 7-9.
Địa lý:
Cát cánh mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, đang được nhập vào trong nước ta. Củ to, dài chắc màu trắng ngà.
Thu hái, sơ chế:
Mùa xuân hái mầm non luộc ăn, giữa tháng 2-8 đào rễ phơi khô, sấy khô.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platicodi).
Mô tả dược liệu:
Rễ Cát cánh khô hình gần như hình thoi, hơi cong, dài khoảng 6cm-19cm, đầu trên thô khoảng 12-22mm, bên ngoài gần màu trắng, hoặc màu vàng nhạt, có vết nhăn dọc sâu cong thắt, phần lồi ra hơi bóng mượt, phần trên hơi phình to, đầu trước cuống nhỏ dài, dài hơn 32mm, có đốt và vết mầm không hoàn chỉnh, thùy phân nhánh ở đỉnh, có vết thân, dễ bẻ gẫy, mặt cắt gần màu trắng hoặc màu vàng trắng. Từ giữa tâm có vân phóng xạ tỏa ra (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Dùng Cát cánh nên bỏ đầu cuống, gĩa chung với Bách hợp sống, gĩa nát như tương, ngâm nước 1 đêm xong sao khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Dùng Cát cánh cạo vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 đêm,xắtlát sao qua (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hiện nay dùng củ đào về cắt bỏ thân mềm rửa sạch ủ một đêm, hôm sau sắc lát mỏng phơi khô dùng sống, có khi tẩm mật sao qua (Tùy theo đơn). Khi dùng làm hoàn tán thì nên xắt lát, sao qua rồi tán bột mịn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Dễ mốc mọt nên để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Platycodin A, C, D (Konishi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 (2): 668)
+ Deapioplatycodin D, D3, 2”-O-Acetylplatycodin D2, 3”-O-Acetylplatycodin D2, Polygalacin D, D2, 2”-O-Acetylpolygalacin D, D2, 3”-O-Acetylpolygalacin D, D2, Methylplatyconate-A, Methyl 2-O- Methylplatyconate-A, Platiconic acid-A-Lactone (Ishii Hiroshi và cộng sự, Chem Soc, Perkin Trans I, 1984, (4): 661).
+ Polygalin acid, Platycodigenin, a-Spinasterol, a-Spinasteryl, b-D-Glucoside, Stigmasterol, Betulin, Platycodonin, Platycogenic acid, A, B, C, Glucose (Chinese Hebra Medicine).
Tác dụng dược lý:
+ Ảnh hưởng đối với hệ hô hấp: Cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch rõ, chứng minh rằng Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng nội tiết: Nước sắc Cátcánh làmgiảm đường huyết của thỏ,đặc biệt trong trường hợp gây tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng càng rõ (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: Trên thí nghiệm, cho chuột uống nước sắc Cát cánh, thấy có tác dụng chuyển hóa Cholesterol, giảm Cholesterol ở gan (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc cát cánh có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng đối với huyết học: Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần so với Saponin Viễn chí, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân nên không còn tác dụng tán huyết. Do đó không được dùng để chích (Chinese Hebra Medicine).
+ Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, gỉam đau, giải nhiệt, chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính hơi ôn (Bản Kinh).
+ Vị đắng, có ít độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, tính bình, không độc (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị đắng cay, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Qui kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận, túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh phế (Trung Dược Học).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị họng sưng đau: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống (Cát Cánh Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa: Cát cánh, Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén, uống nóng (Cát Cánh Bán Hạ Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
+ Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người như rét run, mạch Sác, họng khô không khát nước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống nhiều lần, lúc nóng. Buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra mủ, máu đặc là tốt (Cam Cát Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị hầu tý, họng viêm, họng sưng đau: Cát cánh 80g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, uống (Thiên Kim phương).
+ Trị bị đánh đập hoặc té ngã gây nên ứ huyết trong ruột, không tiêu lâu ngày, thỉnh thoảng vết thương bị động đau: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Trửu Hậu phương).
+ Trị có thai mà ngựcvà bụngđau, đầy tức: Cát cánh 40g, gĩa lấy nước 1 chén, sắc với 3 lát Gừng sống còn 6 phân, uống nóng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị răng sâu, răng sưng đau: Cát cánh, Ý dĩ nhân, 2 vị tán bột, uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị chân răng sưng đau, lợi răng loét: Cát cánh tán bột, trộn với nhục Táo làm thành viên, to bằng hạt Bồ kết, xong lấy bông bọc lại, ngậâm thêm với nước Kinh giới (Kinh Nghiệm phương).
+ Trị cam ăn làm răng lở thối: Cát cánh, Hồi hương 2 vị bằng nhau, tán bột, xức vào (Vệ Sinh Giản Dị phương).
+ Trị mắt đau do can phong thịnh: Cát cánh 1 thăng, Hắc khiên ngưu đầu nhỏ 120g. Tán bột, làm hành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 40 viên với nước nóng, ngày 2 lần (Cát Cánh Hoàn - Bảo Mệnh Tập).
+ Trị mũi chảy máu: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng canh với nước, ngày 4 lần (Phổ Tế Phương).
+ Trị trúng độc, tiêu ra phân như gan gà, ngày đêm ra hàng chậu: Khổ Cát cánh tán bột. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g với rượu, liên tục 7 ngày, xong ăn gan heo, phổi heo để bồi dưỡng(Cổ Kim Lục Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ khóc đêm, khóc không ra hơi gần chết: Cát cánh đốt, tán bột 12g, uống với nước cơm, cần uống thêm 1 ít Xạ hương (Bị Cấp phương).
+ Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc: Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2-4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị amidal viêm: Cát cánh 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi thứ 12g, Sinh Cam thảo 4g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 4g, Bạch mao căn 40g, Ngư tinh thảo 8g, Cam thảo (sống) 4g, Ý dĩ nhân 20g, Đông qua nhân 24g, Bối mẫu 8g, Ngân hoa đằng 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ngực đau tức nơi tuổi gìa: Cát cánh 12g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 12g, Hương phụ 12g, Đương quy 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Dùng bôi vào chân răng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Cát cánh có khả năng dẫn các vị thuốc đi lên, lại có khả năng hạ khí xuống là vì nó vào tạng Phế, táo kim đúng lệnh thì trọc khí phải đi xuống. Cổ nhân dùng vào trong thuốc khơi thông khí huyết, cùng trong mọi chứng uất đờm hỏa, kiết lỵ cũng cùng một nghĩa đó, nếu bệnh không thuộc về tạng Phế thì dùng nó vô ích (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Cát cánh cho đầu của củ gọi là Lô đầu có tác dụng trị được chứng đàm nhiệt, mửa ở thượng tiêu. Tán bột uống sống với nước 4g sẽ mửa ra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ngày xưa người ta hay lầm lần vị Tề ni với Cát cánh. Theo ‘Thần Nông Bản Thảo’ thì vị Tề ni với Cát cánh là một vật, nhưng theo sự kê cứu của ‘Đào Thị Biệt Lục’ thì vị Tề ni với Cát cánh chỉ là cùng loài mà không phải là cùng vật, bởi vì nó có hai tính chất mà công dụng khác nhau. Sách ‘Bản Thảo Cương Mục’, ‘Y Học Nhập Môn’ đều chia Tề ni và Cát cánh hai cây khác nhau. Theo Trần Tồn Nhân trong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Cát cánh hoặc gọi Khổ Cát cánh có vị đắng mà trong rễ có tim, còn Tề ni gọi là Điềm cát cánh (Điềm: ngọt) có vị ngọt mà trong rễ không có tim. Rễ của loài cây Tề ni (Adenophora remotiflora Miq) tuy có tác dụng lợi khí chỉ ho nhưng chủ yếu dùng làm thuốc giải độc, dùng để trị đinh râu, trúng độc và rắn cắn, không được dùng chung với Cát Cánh [Platycodon grandiflorum Jacq A. DC] (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cát cánh vị cay, tính ôn nhưng không táo, có công dụng tuyên tán tà khí, ho, ngực đầy, khạc đờm khó ra, dù ho thuộc loại hàn hoặc nhiệt, nếu thiên về thực tà, đều nên dùng Cát cánh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị họng đau, nên dùng chung với Cam thảo, giống như bài Cát Cánh Thang trong Thương Hàn Luận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Củ rễ có ruột lõi gọi là Khổ Cát cánh, sức tuyên thông mạnh. Loại không có ruột lõi gọi là Điềm Cát cánh (Tề ni), sức tuyên thông yếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt: Cát cánh có nhiều loại, phổ biến là loại Cát cánh hoa tím và Cát cánh hoa trắng, rễ đều được dùng làm thuốc với tên Cát cánh. Trong sách Thần Nông Bản Thảo’ gọi Cát cánh bằng Tề ni hoặc Tề nê. Loại Adenophora remotiflora Miq gọi là Cát cánh ngọt đó là cây thân thảo sống được nhiều năm cao 1-1,3m. Lá mọc cách, có cuống, hình trứng, nhọn, rìa lá có răng cưa. Về mùa thu cây ra hoa, hoa hình chuông 5 cánh, màu tía xanh nhạt. Để phân biệt rễ Cát cánh có vị đắng, rễ chắc mặt cắt ngang có vân hoa cục. Cát cánh ngọt có vị ngọt, rễ chắc, nhưng mặt cắt ngang không có vân hoa cục. Người ta thường trộn hai thứ rễ trên với nhau để làm thuốc
HƯƠNG BÀI
Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng - hương lâu, rẻ quạt, xường quạt, sơn gian lan.
Tên khoa học Dianella ensifolia DC
Thuộc lúa Poaceae
A. Mô tả cây
Hương bài là một loại cỏ sống dai, có thân rễ nằm ngang, thân cao chừng 40-50cm, có thể tới 1m. Lá mọc so le, ôm lấy thân theo hai bên thân hình nan quạt trông giống như chiếc quạt hay quân bài, do đó có tên rẻ quạt hay hương bài. Lá hình mác dài 40-70cm, rộng 1.5-3.5cm, không cuống, phía dưới thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa tận cùng, dài 10-20cm mọc thành thùy xim ngắn. Hoa màu vàng nhạt hay hơi tím nhạt, khi còn lá nụ hình trứng, 3 lá đài 3 cánh tràng, 6 nhị, bầu hình cầu, 3 ngăn, quả mọng màu đỏ sẫm hay xanh đen. Hình cầu đường kính 8-9mm ngăn có 1-3 hạt hình trứng.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây hương bài được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Chưa được trồng trên quy mô kỹ nghệ, thường chỉ thấy mỗi gia đình trồng vài khóm để dùng trong dịp tết, cây có thể trồng trồng trong bóng râm và trồng ngoài nắng. Mù hoa tháng 6-7. Đất trồng là đất mùn, đất vườn.
Vào cuối mùa thu đào lấy rễ và thân rễ rửa sạch phơi khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ cúng tôi thấy rễ nó rất ít tinh dầu mùi thơm nhẹ đặc biệt.
D. Công dụng và liều dùng
Người ta dùng lá giã nát đắp lên các mụn nhọt, cây có độc không nên dùng làm thuốc uống
CÂY MÍA DÒ
Mía dò vị thuốc chữa đau mắt đau tai" Mía dò vị thuốc chữa đau mắt đau tai" Còn gọi là tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc.
Tên khoa học Costus speciosus Smith.
Thuộc họ Gừng Zinhiberaceae
Mô tả:loại cỏ cao chừng 50-60cm, thân mềm, có thân rễ phát triển thành củ, lá xòe ra, hình mác, phía đáy lá tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn, dài 15-20cm, rộng 6-7cm, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mọc rất sít, lá bắc xếp cặp đôi không đối xứng, màu đỏ, có lông dài và hơi nhọn, tràng hình phễu, phiến lá chia thành 3 phần đều, môi rất lớn, màu hồng hay trắng, dài và rộng 4-8cm, quả nang dài 13mm, nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng dài 3mm
Phân bố:cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng, thường ưa những nơi ẩm ướt. Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn.
Công dụng:nhân dân dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay vào tai để chữa đau mắt đau tai.
Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt ra mồ hôi, làm thuốc mát.
Thân rễ có khi được dùng dùng luốc ăn.
TÌM HIỂU THÊM: Tư lâu mía dò hay còn gọi là đọt đắng đã được dùng để chữa các bệnh viêm thận thuỷ thũng, xơ gan, cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu rất hiệu quả. Một bệnh nhân ở Nam Định nhờ có cây cát lồi mà chữa khỏi bệnh viêm thận phù thũng đã viết thư lên diễn đàn.
Hỏi
Vài chục năm trước khi công tác ở Lạng Sơn, có lần tôi bị viêm thận nặng, bí đái, bụng sưng phù. Khi đó tôi được một thầy lang người dân tộc chữa khỏi bằng một thứ củ trồng ngoài vườn về sau hỏi lại tôi biết thứ cây đó tên là “Cát lồi”, người dân tộc gọi là “tậu chó”. Nay tôi rất mong thuốc vườn nhà tư vấn cách trồng và cách dùng cây thuốc để chữa bệnh cổ trướng
Nguyễn Đình Mánh, Mỹ Lộc, Nam Định
Đáp
Rất may thứ cây mà bác quan tâm mọc hoang ở khắp nơi nhất là những vùng ẩm thấp
Trong các sách thuốc cây được gọi là mía dò, còn có nhiều tên khác như:”Cát lồi”, “đọt đắng”, “tậu chó”.
Theo đông y: Rễ củ mía dò có vị cay, tính lạnh, hơi độc: Vào 3 kinh Phế, Thận và Đại Tràng, có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng (dùng chữa bệnh trướng nước do viêm thận hoặc xơ gan) tiểu tiện đau nhói (do viêm đường tiết liệu) ho gà, viêm thận cấp và mãn tính: Mụn nhọt, lở loét ngoài da.
Liều dùng sắc nước uống 3-12 g lá khô. Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc giã đắp.
Chữa bệnh cổ trướng( bụng thũng nước to như cái trống), bác có thể sử dụng theo phương pháp sau:
1. Dùng rễ mía dò tươi giã nát, bọc trong vải lụa , buộc lên rốn, tiểu tiện được bệnh sẽ khỏi dần( Lĩnh nam thái dược lục)
2. Dùng rễ của mía dò tươi 30-60gam nấu cùng với 100gam lợn, chia ra ăn trong ngày (Lĩnh Nam thái dược lục)
3. Dùng củ khô 4-12gam , sắc nước uống hoặc tùy theo chứng trạng phối hợp với các (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam)
Ngoài ra còn có thể sử dụng để chữa:
1. Chữa tiểu tiện đục, tiểu tiện khó khăn: Dùng rễ củ mía dò 30-60 gam tươi, nấu thành thịt lợn nạc chia làm 2 lần ăn trong ngày.
2. Chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt sưng đau: Dùng rễ củ hoặc thân lá mía dò, nấu nước rửa những da chỗ bị bệnh.
3. Chữa viêm tai giữa: Dùng thân lá mía dò, nướng thơm, vắt lấy nước, nhỏ vào tai
.Độc tính và cách giải độc.
-Rễ mía dò đã đồ chín, phơi khô chỉ hơi độc nhưng củ tươi rất độc
-Theo sách “Nam Phương chủ yếu hữu độc thực vật” Mía dò tươi rất độc, dùng quá liều có thể dẫn tới trúng độc, với biểu hiện choáng váng, nôn mửa kịch liệt.
-Cách giải cứu: Ăn cháo loãng ướp lạnh, mỗi lần 1 bát, cứ 15 phút ăn một lần cho tới khi cầm được ỉa chảy thì ngừng. Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc Trung Quốc có thể dùng cam thảo 2 tiền( 6 gam) nhai hoặc sắc nước uống. Trường hợp nặng cần đưa ngay tới bệnh viện để đối chứng trị liệu.
QUI BẢN
( Plastrum Testudinis)
Qui bản còn có tên Yếm rùa, Kim qui, Qui giáp, đầu tiên ghi trong sách Bản kinh với tên Qui giáp, Qui bản ( Carapax Testudinis) là cái yếm của con Rùa ( Chinemyx reevessi (Gray)) thuộc họ Rùa ( testudinidae).
Ở nước ta đâu cũng có rùa, nhiều nhất là nơi có ao hồ. Bắt rùa giết chết, lấy yếm thì gọi là Thang bản, thường dùng phần bụng ( yếm) nhưng phần lưng cũng dùng được.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, mặn, hàn, qui kinh Tâm Can Thận.
Theo các Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh: vị mặn bình.
*.Sách Danh y biệt lục: ngọt, có độc.
*.Sách Bản thảo tùng tân: mặn hàn.
Về qui kinh:
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ Can.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thiếu âm kinh.
*.Sách Bản thảo tùng tân: thông tâm, nhập thận.
Thành phần chủ yếu:
Calcium salts.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Tư âm tiềm dương, ích thận kiện cốt, dưỡng huyết bổ tâm chỉ huyết. Chủ trị táo các chứng âm hư dương thịnh, hư phong nội động, âm hư phát nhiệt, thận hư cốt nhuyễn, tâm hư kinh quí, thất miên kiện vong, huyết nhiệt băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều và chứng xuất huyết.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ lậu hạ xích bạch, phá trưng hà, trị giai ngược ( sốt rét), âm thực ( lóet âm hộ), thấp tý tay chân nặng nề, trẻ em thóp to".
*.Sách Danh y biệt lục:" chủ đầu sang lở khó khô, nữ tử âm sang. tâm phúc thống, không đứng lâu được, nóng lạnh trong xương .. ích khí tư trí".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo:" trị huyết ma tý".
*.Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di:" tác dụng đại bổ âm . kiêm khu ứ huyết, trị mệt mỏi. âm huyết bất túc, chỉ huyết, trị tứ chi vô lực".
*.Sách Bản thảo mông cương nục:" trị lưng đau, chân đau nhức, bổ tâm thận, ích đại tràng, chỉ cửu lî cửu tả, tiêu ung thũng".
*.Sách Bản thảo thông huyền:"Qui bản mặn bình, là thuốc kinh thận, tác dụng bổ thủy chế hỏa, cường gân cốt, ích tâm trí, chỉ khái thấu, trị cửu ngược, khu ứ huyết, chỉ tâm huyết".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Qui bản có tác dụng nâng ngưỡng đau của chuột cống được gây mô hình âm hư thể cường giáp, độ dính của huyết tương giảm rõ, còn có tác dụng khu ứ chỉ thống.
2.Có tác dụng điều chỉnh 2 chiều hiệu suất tổng hợp DNS. Có tác dụng bổ huyết, giải nhiệt, an thần.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị lao phổi:thường có triệu chứng cốt chưng lao nhiệt, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, thường phối hợp với Hoàng bá, Tri mẫu, Sinh địa để tăng tác dụng tư âm thanh nhiệt, dùng bài:
*.Đại bổ âm hoàn ( Đơn khê tâm pháp): Hoàng bá, Tri mẫu mỗi thứ 16g, Thục địa, Qui bản mỗi thứ 24g, tán bột mịn, thêm tủy xương heo gia mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần, dùng thang nước gừng hoặc nước muối nhạt uống ấm lúc bụng đói.
2.Trị viêm thận mạn thể âm hư:phối hợp A giao và Lục vị càng tốt.
3.Trị suy nhược thần kinh:dùng bài Tiêu dao gia Qui bản, bài thuốc: Đương qui 12g, Qui bản 12g, Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Bạc hà 8g, Cam thảo 4g, Gừng tưới 3 lát, sắc uống.
4.Trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, có triệu chứng âm hư huyết nhiệt:
*.Cố kim hoàn: qui bản, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 40g, Hoàng bá 12g, Chế Hương phụ 10g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 15g, ngày 3 lần.
5.Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
*.Đơn thuốc bổ chữa bệhh ho lâu ngày: Qui bản sao cát cho dòn, tán nhỏ 100g, Đảng sâm 100g sao thơm, tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 1 - 2g, ngày 3 lần.
*.Chữa sốt rét lâu ngày: Qui bản 200g sao vàng dòn, tán nhỏ, Hùng hoàng 50g tán nhỏ, Hà thủ ô 200g tán bột trộn đều thêm Mật ong làm thành viên 0,3g, ngày uống 5 - 10g, chia nhiều lần trong ngày.
Liều lượng và cách dùng:
*.Liều 10 - 40g, dùng thuốc đập vụn sắc trước, nấu thành cao Qui bản, ngày uống 10 - 15g, chia 3 lần.
*.Cho thuốc vào hoàn tán, dùng ngoài liều lượng tùy theo yêu cầu, thường sao cháy, tán bột đắp bôi.
*.Không nên dùng cho người hàn thấp, tỳ vị hư hàn.
Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước, có 4 chân, duỗi ngắn. Khi gặp nguy hiểm có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu lưng và yếm (bụng) rùa.
QUY BẢN 龜 板
Chinemys reevesii (Gray).
Xuất xứ : Bản Kinh.
Tên khác : Quy giáp, Thần ốc (Bản Kinh), Quy xác (Hoài Nam Tử), Bại Quy Giáp (Tiểu Phẩm Phương), Quy đề giáp (Dược Phẩm Hoá Nghĩa), Bại quy bản, Bại tướng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Quy phúc giáp (Y Lâm Soạn Yếu), Ô quy (Thánh Huệ Phương), Mu rùa, mai rùa, Yếm rùa (Việt Nam).
Tên khoa học :Chinemys reevesii (Gray).
Họ khoa học : Họ Rùa (Testudinidae).
Mô Tả : Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước, có 4 chân, duỗi ngắn. Khi gặp nguy hiểm có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu lưng và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay yếm rùa là những vỏ rất cứng. Con rùa thường ăn cá con hoặc sâu bọ. Nhưng con rùa có thể nhịn ăn rất lâu mà không chết.
- Loại ở núi (Sơn quy) có nhiều thứ: thứ nhỏ bằng bàn tay, yếm ở giữa có hình chữ vương chéo, mỏng, soi thấy trong vàng đậm là thứ rùa quý nhất thường gọi là Kim quy hay Kim tiền quy; có thứ to hơn, yếm sắc vàng nhạt, dày là hạng vừa; cũng có thứ yếm to hơn, sắc đen không dùng làm thuốc.
- Loại ở nước (thuỷ quy): thường có yếm hoa, dày không dùng làm thuốc. Nói chung dùng yếm rùa làm cao thì phải chọn thứ yếm mỏng còn màng bọc bên ngoài, các miếng yếm còn dính vào nhau là tốt; thứ yếm vụn nát, đen, mất màng hoặc lẫn lộn thứ yếm rùa khác là xấu.
Huyết bản là yếm con rùa còn sống, lấy riêng yếm làm thuốc.
Thông bản là yếm con rùa đã luộc đi để ăn thịt rồi lấy yếm làm thuốc.
Ở miền Nam còn dùng cả mai rùa nấu cùng với yếm để làm cao.
Địa lý : Rùa thường sống ở những nơi có nhiều ao hồ.
Bộ phận dùng : Mu Rùa (Yếm rùa).
Thu hoạch, Sơ chế : Có thể thu hoạch Quy bản quanh năm, nhưng nhiều nhất vào các tháng 8- 12.
Khi bắt được rùa, có khi người ta đập chết, bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi khô. Loại yếm rùa này được gọi là ‘Huyết bản’. Nếu bắt được rùa, nấu chín rồi mới bóc lấy yếm, lọc bỏ hết gân thịt thì gọi là ‘Thang bản’.
Bào chế :
+ Chọn lấy thứ Quy bản lâu năm, rửa sạch vỏ và đất cát, giã nát, tẩm rượu nướng hay sao vàng. Ngâm vào nước 3 ngày đêm. Dùng củi gỗ dâu mà nấu thành cao (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Trước hết đem ngâm yếm rùa vào nước để gân thịt còn sót lại rữa ra rồi cạo cho tróc hết. Có khi đun chín để loại thịt cho dễ. Sau đó dùng nước rửa sạch cho đến hết mùi. Phơi khô, đập nhỏ, đun với nước, ba ngày ba đêm. Lọc loại bỏ bã, nước lọc được đem cô đặc đổ vào khuôn, để nguội cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Cho ngâm vào nước, mỗi ngày thay nước một lần, chừng một tháng, đến khi gân thịt sót lại rữa nát, rửa sạch phơi khô. Dùng sống, hoặc sao kỹ với cát, tẩm dấm nướng vàng dòn để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nấu thành cao có bốn bước:
+ Làm sạch: lấy yếm ngâm vào nước phèn (15%) trong một đêm, vớt ra đổ ngập nước đun sôi 1 - 2 phút.
+ Làm khô và đập dập: đem phơi hoặc sấy khô đập dập ra từng khớp, rồi mỗi khớp đập ra thành 3 - 4 mảnh nhỏ.
+ Tẩm sao: lấy nước gừng (giã gừng nhỏ, thêm đồng trọng lượng nước, vắt lấy nước) tẩm 1 đêm. Sao qua cho khô (thường dùng).
Có người đem hơ nóng yếm rùa, rồi nhúng vào giấm ( làm 3 lần) rồi mới đập dập sao qua.
+ Nấu cao: cách nấu cao quy bản giống như cách nấu cao ban long.
Thường khi cô lại thì cô trên cát dày 5 – l0 cm ở 80o, lúc gần được phải quấy liền tay.
Cao quy bản thường chỉ cô đến độ sệt còn róc ra được đóng vào chai, lọ sạch 40g hay 12g để tiện dùng. Loại cao này có thể để 3 năm không hỏng. Cao này có mùi tanh và thơm.
Sở dĩ chỉ lấy cao Quy bản ở độ sệt vì nếu làm cao đặc như cao Ban long thì bị mềm ra, nhất là mùa hạ thì lại càng chảy ra, hơn nữa các cụ cho rằng nấu đặc như cao Ban long thì mất chất.
Kinh nghiệm ở Viện Đông y thì thấy rằng có thể nấu thành cao đặc như cao Ban long được, cắt thành từng miếng 100g gói kỹ trong giấy bóng kính, mùa đông miếng cao vẫn tốt, sang mùa hè có mềm hơn, nhưng không chảy nhũn ra được Miếng cao này nếu đem để trong bình kín, dưới có lót vôi sống thì miếng cao rất khô, cứng nhưng có cụ vẫn cho là nấu đến độ đặc như thế thì kém chất.
Để có thể cắt cao Quy bản thành miếng được, có nơi nấu chung yếm rùa với gạc (l/2 Quy bản và 1/2 gạc, hoặc 3 Quy 1 gạc) gọi là Cao Quy Lộc Nhị Tiên.
Thường cứ 10 yếm rùa chưa chế biến thì nấu được 1,80kg cao quy bản ở thể đặc (cắt thành miếng được, kinh nghiệm ở Viện Đông y).
- Thuốc phiến: lấy nước sôi rửa sạch yếm rùa bằng bàn chải. Phơi hoặc sấy khô, sau đem nướng tồn tính (bẻ ra trong còn thấy vàng là được) lúcđang còn nóng dúng vào giấm. Lại hơ qua cho nóng dúng vào giấm lần nữa. Tán dập vụn.
Bảo quản: miếng cao gói trong giấy bóng kính cho vào thùng kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm.
Cao lỏng đóng vào chai lọ sạch, nút kỹ gắn xi.
Thuốc phiến để chỗ khô ráo.
Thành phần hóa học :
+ Trong quy bản có chất keo, chất béo và muối canxi. Hoạt chất khác, chưa rõ (Trung Dược Học).
+ Theo Thomas, thủy phân mai rùa được các axit min sau đây glycocole 19,36%, alanin 2,95%, leuxin 3,6%, tyrosin 13,59%, xystin 5,19%, axit glutamic, histidin, lysin, acginin, tryptophan không có (Bio Ilinlie. 783).
Tác dụng dược lý :
+ Tác dụng nâng ngưỡng đau: Thử nghiệm nơi chuột cống được gây mô hình âm hư thể cường giáp, độ dính huyết tương giảm rõ (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng điều chỉnh 2 chiều hiệu suất tổng hợp DNA (Trung Dược Học).
Tính vị :
+ Vị ngọt, mặn, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh :
+ Vào Thận, kiêm vào kinh Tâm, Can Tỳø (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng, chủ trị :
+ Bổ Thận âm, thu liễm hư hỏa. Hạđược chứng âm hư nóng âm ỉ trong xương, lao nhiệt, ho lâu, băng huyết, khí hư ra kéo dài, và chứng trĩ dò lâu ngày, cũng có thể trị được đàn bà khi đẻ xương chậu không không mở, trẻ nhỏ thóp không liền.(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ :
. Người bệnh hư nhược mà không có hỏa thì kiêng dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng :
. Ngày uống 12-24g. Quy bản dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột.
. Cao quy bản: Ngày uống 10- 1 5g, chia 3 lần uống.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị đàn bà kinh ra quá nhiều. Quy bản (tẩm dấm nướng hoặc cao), Hoàng cầm, Bạch thược, Thung căn bì, Hoàng bá. Tán bột, trộn với mật làm viên, uống với nước dấm pha nhạt (Quy Bản Hoàn - Thẩm Thị Tôn Sinh Thư )
+ Trị cốt chưng, lao nhiệt, sốt về chiều, mồ hôi trộm: Hoàng bá, Tri mẫu đều 16g, Thục địa, Quy bản đều 24g. Tán bột. Thêm tuỷ xương heo và mật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước Gừng hoặc nước muối nhạt, lúc đói (Đại Bổ Âm Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, âm hư huyết nhiệt: Quy bản, Hoàng cầm, Bạch thược đều 40g, Hoàng bá 12g, Chế hương phụ 10g. Tán bột, làm hoàn. Mỗi lần uống 10-15g, ngày 3 lần (Cố Kinh Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo :
. Quy bản nấu cô lại thành cao gọi là cao Quy bản, vị ngọt, tính bình, công hiệu giữ được lâu, đại bổ được Thận âm, hay hơn cả Quy bản chỉ để sắc uống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
. Mũi con hươu thường hếch ngược hướng về đuôi, có thể thông được mạch Đốc, dùng sừng của nó bổ hỏa để dưỡng dương. Đầu con rùa thường rụt vào phía bụng có thể thông được mạch Nhâm, lấy mai của nó bổ thủy để dưỡng âm. Đồi mồi cũng là loại rùa, mai của nó mỏng, chất cứng trong suốt, tạo hình bóng mây, hay về bình Can, trấn kinh, thiên về tiềm giáng. Mai rùa dày cứng không trong, màu xám đen, hay về bổ âm tiềm hỏa, thiên về thu liễm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Mai rùa trong Đông y gọi là "quy bản", còn gọi là "quy giáp", "huyền vũ giáp". Quy bản có thể thu hoạch quanh năm, nhưng nhiều nhất vào các tháng 8-12.
Trên thị trường, mai rùa thường chia thành 2 loại, tùy theo cách khai thác. Khi bắt được rùa, nếu giết chết, bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi khô, thì gọi là "huyết bản". Còn nếu bắt được rùa, nấu chín rồi mới bóc lấy yếm, lọc bỏ hết gân thịt, thì gọi là "thang bản".
Thời xưa "quy bản" chỉ được chế biến từ phần vỏ cứng ở trước bụng con rùa (yếm rùa). Nhưng những năm gần đây, "quy bản" bắt đầu được chế từ toàn bộ phần vỏ cứng bao bọc bên ngoài thân con rùa (quy giáp), do thành phần hóa học của toàn bộ phần vỏ cứng bọc ngoài con rùa giống như nhau.
Quy bản là loại thuốc bổ âm cực tốt:Theo Đông y, quy bản có vị ngọt, mặn, tính hàn; vào 3 kinh Can, Thận và Tâm. Có tác dụng tư âm tiềm dương, ích thận kiện cốt, dưỡng huyết bổ tâm. Chủ trị thận âm bất túc (thận âm suy hư), cốt chưng lao nhiệt (suy nhược nặng, nóng hấp hấp trong xương), âm hư phong động, lưng gối yếu mỏi, gân cốt đuối sức, trống ngực, mất ngủ, hay quên, nam giới di tinh, nữ giới băng lậu.
Mai rùa (quy giáp) có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế thành cao mai rùa (gọi là "cao quy bản", còn gọi là "quy giáp cao", "quy giáp giao"). Muốn chế cao quy bản, trước hết đem ngâm mai rùa vào nước để gân thịt còn sót lại rữa ra, rồi cạo cho tróc hết; có khi đun chín để loại thịt cho dễ. Sau đó dùng nước rửa sạch cho đến hết mùi, phơi khô, đập nhỏ, nấu với nước 3 ngày 3 đêm, lọc loại bỏ bã. Nước lọc được đem cô đặc, đổ vào khuôn, để nguội cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý.
3 bài thuốc đơn giản có sử dụng mai rùa:
(1) Chữa âm hư, nóng trong xương, sốt cơn về chiều:Địa cốt bì 8g, hoàng bá 4g, sắc lấy nước, chia ra 3 lần uống trong ngày, mỗi lần lấy 3g cao quy bản hòa tan vào nước thuốc cùng uống.
(2) Chữa cơ thể suy nhược, ho lâu ngày:Quy bản, đảng sâm - 2 thứ bằng nhau; quy bản sao cát cho dòn, tán nhỏ; đảng sâm sao thơm, tán nhỏ; 2 vị trộn đều; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước đun sôi.
(3) Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, ngủ mê nhiều, hay quên:Quy bản 500g, viễn chí 100g, xương bồ 200g, mẫu lệ 300g; tất cả tán thành bột mịn, trộn đều; ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g.
TÌM HIỂU THÊM CAO QUY BẢN
Tên thuốc:
Plastrum Testudinis.
Tên khoa học:
Clemmys chinensis Tortoise
Họ Rùa (Testudinidae)
Bộ phận dùng:
Yếm rùa. Rùa (quy) có nhiều loại:
- Loại ở núi (Sơn quy) có nhiều thứ: thứ nhỏ bằng bàn tay, yếm ở giữa có hình chữ vương chéo, mỏng, soi thấy trong vàng đậm là thứ rùa quý nhất thường gọi là Kim quy hay Kim tiền quy; có thứ to hơn, yếm sắc vàng nhạt, dày là hạng vừa; cũng có thứ yếm to hơn, sắc đen không dùng làm thuốc.
- Loại ở nước (thuỷ quy): thường có yếm hoa, dày không dùng làm thuốc. Nói chung dùng yếm rùa làm cao thì phải chọn thứ yếm mỏng còn màng bọc bên ngoài, các miếng yếm còn dính vào nhau là tốt; thứ yếm vụn nát, đen, mất màng hoặc lẫn lộn thứ yếm rùa khác là xấu.
Huyết bản là yếm con rùa còn sống, lấy riêng yếm làm thuốc.
Thông bản là yếm con rùa đã luộc đi để ăn thịt rồi lấy yếm làm thuốc.
Ở miền Nam còn dùng cả mai rùa nấu cùng với yếm để làm cao.
Thành phần hoá học: có chất keo, chất mỡ và muối calci
Tính vị: vị ngọt, mặn, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Thận Can, Tâm, Tỳ.
Tác dụng: điều dưỡng huyết, bổ Tâm Thận, âm hư.
Chủ trị: trị sốt rét dai dẳng, Tâm hư, Thận kém, âm suy, mỏi lưng, và gối, đau xương, lòi đuôi trê.
Liều dùng:
Cao quy: ngày dùng 4 - 8g. Thuốc phiến: ngày dùng 12 - 32g.
Cách bào chế.
Theo Trung Y: Chọn lấy thứ Quy bản lâu năm, rửa sạch vỏ và đất cát, giã nát, tẩm rượu nướng hay sao vàng. Ngâm vào nước 3 ngày đêm. Dùng củi gỗ dâu mà nấu thành cao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nấu thành cao có bốn bước:
+ Làm sạch: lấy yếm ngâm vào nước phèn (15%) trong một đêm, vớt ra đổ ngập nước đun sôi 1 - 2 phút.
+ Làm khô và đập dập: đem phơi hoặc sấy khô đập dập ra từng khớp, rồi mỗi khớp đập ra thành 3 - 4 mảnh nhỏ.
+ Tẩm sao: lấy nước gừng (giã gừng nhỏ, thêm đồng trọng lượng nước, vắt lấy nước) tẩm 1 đêm. Sao qua cho khô (thường dùng).
Có người đem hơ nóng yếm rùa, rồi nhúng vào giấm ( làm 3 lần) rồi mới đập dập sao qua.
+ Nấu cao: cách nấu cao Quy bản giống như cách nấu cao ban long.
Thường khi cô lại thì cô trên cát dày 5 – l0 cm ở 80o, lúc gần được phải quấy liền tay.
Cao quy bản thường chỉ cô đến độ sệt còn róc ra được đóng vào chai, lọ sạch 40g hay 12g để tiện dùng. Loại cao này có thể để 3 năm không hỏng. Cao này có mùi tanh và thơm.
Sở dĩ chỉ lấy cao Quy bản ở độ sệt vì nếu làm cao đặc như cao Ban long thì bị mềm ra, nhất là mùa hạ thì lại càng chảy ra, hơn nữa các cụ cho rằng nấu đặc như cao Ban long thì mất chất.
Kinh nghiệm ở Viện Đông y thì thấy rằng có thể nấu thành cao đặc như cao Ban long được, cắt thành từng miếng 100g gói kỹ trong giấy bóng kính, mùa đông miếng cao vẫn tốt, sang mùa hè có mềm hơn, nhưng không chảy nhũn ra được Miếng cao này nếu đem để trong bình kín, dưới có lót vôi sống thì miếng cao rất khô, cứng nhưng có cụ vẫn cho là nấu đến độ đặc như thế thì kém chất.
Để có thể cắt cao Quy bản thành miếng được, có nơi nấu chung yếm rùa với gạc (l/2 Quy bản và 1/2 gạc, hoặc 3 Quy 1 gạc) gọi là Cao Quy Lộc Nhị Tiên.
Thường cứ 10 yếm rùa chưa chế biến thì nấu được 1,80kg cao quy bản ở thể đặc (cắt thành miếng được, kinh nghiệm ở Viện Đông y).
- Thuốc phiến: lấy nước sôi rửa sạch yếm rùa bằng bàn chải. Phơi hoặc sấy khô, sau đem nướng tồn tính (bẻ ra trong còn thấy vàng là được) lúcđang còn nóng dúng vào giấm. Lại hơ qua cho nóng dúng vào giấm lần nữa. Tán dập vụn.
Bảo quản:
miếng cao gói trong giấy bóng kính cho vào thùng kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm.
Cao lỏng đóng vào chai lọ sạch, nút kỹ gắn xi.
Thuốc phiến để chỗ khô ráo.
Kiêng ky:
Âm hư mà không nhiệt, hoặc Tỳ Vị hư hàn thì không nên dùng.
XẠ CAN
Tên khác:
Vị thuốc Xạ can có tên goi Ô bồ, Ô phiến (Bản Kinh), Hoàng viễn (Ngô Phổ Bản Thảo), Ô siếp, (Nhĩ Nhã), Dạ can (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Ô xuy, Thảo khương (Biệt Lục), Quỷ phiến (Trửu Hậu phương), Phượng dực (Bản Thảo Bổ di), Biển trúc căn (Vĩnh Loại Kiềm phương), Khai hầu tiễn, Hoàng tri mẫu (Phân Loại Thảo Dược Tính), Lãnh thủy đơn (Nam Kinh Dân Gian Dược Thảo), Ô phiến căn, Tử hoa hương, Tiên nhân chưởng, Tử hoa ngưu, Dã huyên thảo, Điểu bồ, Cao viễn, Bạch hoa xạ can, Địa biển trúc, Thu hồ điệp, Quỉ tiền, Ngọc yến, Tử kim ngưu, Tử hồ điệp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rẽ quạt, Biển Trúc (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng:
+ Tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, thanh hỏa, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tiêu đờm, phá trưng kết, khai Vị, hạ thực, tiêu thủng độc, trấn Can, minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thủng, sát trùng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
Chủ trị:
+ Trị nấc, khí nghịch lên, đờm dãi ủng trệ, họng đau, tiếng nói không trong, phế ung, họng sưng đau do thực hỏa (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị phế khí suyễn, ho, ho khí nghịch lên, trẻ nhỏ bị sán khí, mụn nhọt sưng đau, tiện độc (Y Học Nhập Môn).
Kiêng kỵ:
+ Uống lâu ngày cơ thể bị hư yếu (Biệt Lục).
+ Uống lâu ngày sinh tiêu chảy (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trỳ Vị hơi yếu, tạng hàn, khí huyết hư, bệnh không có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế không có thực tà: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bệnh không có thực nhiệt, Tỳ hư, tiêu lỏng, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ho mà khí nghịch lên, trong họng có nước khò khè như gà kêu: Xạ can 13 củ, Ma hoàng 120g, Sinh khương 120g, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông hoa đều 90g, Ngũ vị tử ½ thăng, Đại táo 7 trái, Bán hạ(chế). Sắc Ma hoàng với 1 đấu 2 thăng nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào nấu còn 3 thăng, chia làm 3 lần, uống ấm (Xạ Can Ma Hoàng Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thủy cổ, bụng to như cái trống, trong bụng kêu óc ách, da xám đen: Quỉ phiến căn (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén thì sẽ tiêu tiểu xuống thông ngay (Trửu Hậu phương).
+ Trị âm sán sưng đau, đau như kim đâm vào hông sườn: Xạ can sống, gĩa nát, vắt lấy nước cho uống, hễ đi tiểu được là khỏi. Hoặc dùng Xạ can tán bột làm viên cũng tốt (Trửu Hậu phương).
+ Trị ghẻ lở do trúng phải xạ độc: Xạ can, Thăng ma, đều 80g,sắc với 3 chén nước, uống nóng, bã đắp vết thương (Tập Nghiệm phương).
+ Trị hầu tý (họng sưng đau): Xạ can, thái ra, mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước còn 8 phân, bỏ bã, cho ít mật vào, uống (Xạ Can Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị sốt rét lâu ngày, có báng: Xạ can, Miết giáp (chế), sắc uống hoặc làm thành viên uống (Tụ Trân phương).
+ Trị họng sưng đau, ăn uống khó: Xạ can (tươi) 160g, Mỡ heo 160g. nấu cho gần khô, bỏ bã. Mỗi lần ngậm 1 viên bằng trái táo, dần dần là khỏi (Tụ Trân phương).
+ Xạ can cho vào với giấm nghiền nát, vắt lấy nước cốt ngậm. Hễ nước miếng ra nhiều thì nhổ đi (Y Phương Đại Thành phương).
+ Trị họng sưng đau, ăn uống không thông: Tử hồ điệp căn (tức Xạ can) 4g, Hoàng cầm, Cam thảo (sống), Cát cánh đều 2g. tán bột, hòa với nước mát uống hết là khỏi (Đoạt Mệnh Tán – Giản Tiện phương).
+ Trị vú sưng mới phát: Xạ can, lựa loại gốc giống hình con Tằm nằm chết cứng, cùng với rễ cỏ Huyên. Tán bột, trộn với mật, đắp vào (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị táo bón, tiểu bí: rễ Tử hoa biển trúc (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt 1 chén, uống thì thông ngay (Phổ Tế phương).
+ Trị bạch hầu: Xạ can 3g, Sơn đậu căn 3g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Đảo Trung Thảo Dược Thủ Sách).
+ Trị quai bị: Rễ Xạ can tươi 10-15g, sắc uống, ngày hai lần (Phúc Kiến Dân Gian Thảo Dược).
+ Trị quai bị: Xạ can, Tiểu huyết đằng [lá], nghiền nát, đắp chỗ sưng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
+ Trị khớp gối viêm, té ngã tổn thương: Xạ can 90g, ngâm với 500ml rượu một tuần, Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (An Huy Trung Thảo Dược).
Tên khoa học:
Belamcanda chinensis Lem - Họ Lay Ơn (Iridaceae).
Mô Tả:
Cây thảo, sống dai, thân rễ mọc bò. Thân bé, có lá mọc thẳng đứng, cao tới 1m. Lá hình mác dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 15-20mm. Gân lá song song. Lá hình phiến dài, lá ở phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Cụm hoa có cuống, cánh hoa màu vàng cam điểm đốm tím, 3 nhị, bầu hạ. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm. Hạt xanh đen hình cầu.
Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở khắp nơi.
Thu hoạch:
Vào mùa xuân, thu
Phần dùng làm thuốc:
Thường dùng Thân Rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ Xạ can cong queo, có đốt ngắn, mầu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng. Chất cứng, vị thơm.
Bào chế:
+ Lấy nước ngâm mềm, thái nhỏ, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Dùng tươi: rửa sạch, gĩa với ít muối, ngậm. Dùng khô: mài thành bột trong bát nhám, uống với nước (Dược liệu Việt Nam).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Irigenin (Hồ Hiểu Lan, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (1): 29).
+ Tectorigenin, Tectoridin (Ngô Ác Tây, Dược Học Học Báo 1992, 27 (1): 64).
+ Belamcanidin, Methylirisolidone, Iristectoriginin A (Yamaki M và cộng sự, Planta Med 1990, 56 (3): 335).
+ Irisflorentin (Từ Ác Cương, Dược Học Học Báo 1983, 18 (12): 969).
+ Iridin (Kukani N và cộng sự, C A 1951, 45: 820b).
+ Noririsflorentin (Woo W S và cộng sự, Phytochemistry 1993, 33 (4): 939).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng chống nấm và virus: Chích liều cao dung dịch Xạ can, in vitro thấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc cũng có tác dụng chống virus hô hấp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với nội tiết; Dích chiết và cồn chiết xuất Xạ Can cho uống hoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng. Thuốc chích có tác dụng nhanh và dài hơn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột đang sốt cao uống nước sắc Xạ can, thấy có tác dụng giải nhiệt (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1990, 6 (6): 28).
+ Tác dụng kháng viêm (Fukuyama Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (7): 1877).
+ Tác dụng khứ đờm: cho chuột nhắt uống nước sắc Xạ can, thấy hô hấp tăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1985, (1): 153).
+ Tác dụng kháng vi sinh: Nước sắc Xạ can có tác dụng ức chế Bồ đào cầu khuẩn,, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn quách Võ Phi, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị đắng, cay, tính hơi hàn, có độc ít (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, thủ Thiếu âm tâm, thủ Quyết âm Tâm bào (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học
Tham khảo:
+ Xạ can giáng được hỏa vì vậy nó là thuốc chủ yếu dùng trị họng sưng đau. Tôn Tư Mạo trong sách ‘Thiên Kim Phương’ có bài ‘Ô Dực Cao’, Trương Trọng Cảnh trong sách ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm’ trong bài thuốc trị ho, khí nghịch lên, trong họng có tiếng nước khò khè như tiếng gà kêu, đã dùng bài ‘Xạ Can Ma Hoàng Thang’. Trong bài ‘Miết Giáp Hoàn’ dùng trị chứng ngược mẫu [sốt rét], dùng Ô phiến [Xạ can] là để giáng tướng hỏa của Quyết âm vậy. Hỏa giáng thì huyết tan, thủng [sưng] tiêu, đờm kết tự giải, chứng trưng hà tự hết (Bản Thảo Cương Mục).
+ Xạ can có tác dụng khai thông mạnh hơn là tả giáng, là vị thuốc thường dùng trị họng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Xạ can vị vốn đắng mà chất nhẹ. Đắng thì giáng tiết hỏa ở Phế, nhẹ thì có thể tuyên thông Phế khí. Vừa giáng lại vừa tuyên thông, cho nên nó là vị thuốc chủ yếu trị bệnh ở Phế. Dù Phế nhiệt hoặc hàn, biết phối hợp sử dụng hỗ trợ với liều lượng phù hợp thì hiệu quả thu được rất cao (Đông Dược Học Thiết Yếu).
CẢO BẢN
Tên thuốc: Rhizoma et Radix Ligustici.
Tên khoa học: Luguslicum sinense Oliv.
Họ Hoa Tán (Umbelliferae)
Bộ phận dùng: rễ (củ). Củ có nhiều mắt rễ sùi phồng to hình cầu. Củ to bằng ngón tay cái, sù sì giống củ xuyên khung nhỏ, mùi vị giống xuyên khung, đắng, thơm không mốc mọt là tốt.
Tính vị: vị cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Bàng quang.
Tác dụng: tán phong hàn, trừ thấp.
Chủ trị: trị mụn nhọt, sang lở, cảm mạo, nhứt đầu, đau bụng, trị tích tụ hòn cục.
- Đau đầu do nhiễm phong và hàn biểu hiện như đau cột sống và đau nửa đầu: Dùng Cảo bản + Bạch chỉ và Xuyên khung.
- Cảm phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp và đau chân tay: Dùng Cảo bản+ Phòng phong, Khương hoạt, Uy linh tiên và Thương truật.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Bỏ hết tạp chất, rửa sạch ủ mềm thấu, thái lát, phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
Bảo quản: dễ bị mốc mọt, tránh nóng. Bào chế rồi đựng kín.
Kiêng ky: âm hư hoả vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng.
LONG NÃO
Tên khác:
VỊ thuốc long não còn gọi Kim Cước Não, Cảo Hương, Thượng Long Não, Hư Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hương, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hương, Bà Luật Hương, Nguyên Từ Lặc, Chương Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dược Học), Dã Hương (Dược Liệu Việt Nam).
Chủ trị:+Uống trong trị thổ tả thuộc hàn thấp, các chứng đau ở vùng tim và bụng. Dùng ngoài: rửa hoặc xông chữa ghẻ lở, hắc lào, cước khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+Có thai và khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
+Không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Uống trong: 0,1-0,2g thuốc tán hoặc rượu. Dùng ngoài: lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặc cồn bôi.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng: Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán bột, uống 0,01g với nước trà (Chương Não Tán - Trương Sơn Lôi phương).
+Trị lở loét do nằm lâu: Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa: Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nước sôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét: Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị răng sâu đau: Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa: Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị giun kim: Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trước khi đi ngủ, lấy 100ml nước sôi, hòa thuốc, đợi nước ấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa - Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).
+Trị đau khớp do bong gân: dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Cinnamomum camphora N. et E. Họ Long Não (Lauraceae).
Mô Tả:
Cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Đế hoa lõm, mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lưỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thượng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.Trồng khắp nơi.
Thu hái, Sơ chế:
Lấy gỗ vào mùa xuân, mùa thu [ cây 40-50 tuổi trở lên có nhiều Long não] (Dược Liệu Việt Nam).
Bộ phận dùng:
Bột kết tinh sau khi cất gỗ và lá cây Long não. Bột Long não màu trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi được nén thành khối vuông hoặc tròn.
Bào chế:
+Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặc khối Long não.
+Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nước sẽ được Long não và tinh dầu (Dược Liệu Việt Nam).
+Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hương vị.
Thành phần hóa học:
+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học).
+Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam).
+ Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor, a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học).
+ Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.
Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.
Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dưới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
+Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê.
+Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn.
+Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn.
+Tác dụng dược động học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nước tiểu (Trung Dược Học).
Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược Học).
Tính vị:
+Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dược Học).
+Vị cay, tính nóng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dương, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cương Mục).
+Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dược Học).
+Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
“”Long não thông khiếu rất mạnh, người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bế tắc hoặc thình lình bị kinh sốt: dùng Long não rất hay” (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
“Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như Xạ hương, nó có thể giúp sức được cho Quế, Phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
“Long não vào xương, những bệnh gió độc ngấm vào xương tủy mới nên dùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hương thì như là dãn cho gió độc đi vào xương tủy, giống như dầu thấm vào giấy bản: nó có thể vào mà không có thể ra” (Trân Châu Nang).
“Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan được khí nóng, thông được chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứng giang mai nhiều khi phải dùng đến nó” (Bản Thảo Tập Yếu).
“Chương não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay, cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát như đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tác dụng gần giống nhau, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì có cảm giác tê. Khó tan trong rượu nhưng đốt thì cháy. Tuy nhiên, Băng phiến mát và thuần hơn Chương não, còn Chương não thì mạnh và dữ hơn Băng phiến” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
“Không nhầm Long não bột với chất lấy ở cây Đại Bi (Blumea balsamifera) mùa trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược Liệu Việt Nam)
CÁP GIỚI
Còn gọi là tắc kè, cáp giải, đại bích hổ
Tác dụng:
Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ trị
+ Trị suy nhược lâu ngày, ho suyễn, suy nhược, ho ra máu, tiểu tiện nhiều lần.
Liều dùng:
Dùng từ 2g- 6g, tán bột trộn vào thuốc làm hoàn.
Kiêng kỵ:
Ho suyễn do ngoại tà phong hàn, người có thực nhiệt cấm dùng.
Cách dùng:
(1) Ở Triết Giang người ta thường dùng đuôi Tắc kè để làm thuốc, ở Quảng Tây thường dùng Tắc kè để ngâm rượu mỗi lít ngâm 2 con, trước khi ngâm chặt đầu trước khi ngâm vào rượu để làm thuốc bổ.
(2) Khi dùng tươi, sau khi chặt đầu và bỏ từ mắt trở lên, bỏ bàn chân, lột da bổ bụng, mổ ruột nấu cháo, khi bắt được con cả đuôi thì nhúng vào trong nước nóng chặt bỏ đầu, ruột gan, rồi nướng vàng thật thơm ngâm rượu 400 với các loại thuốc phế như Bách bộ, Thiên môn, Mạch môn, bổ thận như Thục địa, Nhục thung dung, Nhân sâm và các vị thuốc thơm cho dễ uống, trong 100 ngày. Muốn dùng khô, sau khi mổ bụng bỏ hết nội tạng lau sạch bằng giấy bản xong tẩm rượu, dùng hai que nhỏ dẹp, 1 căng thẳng 2 chân trước, 1 căng thẳng 2 chân sau như đã mô tả ở phần bào chế, xong lấy 2 que nứa khác nhọn xuyên qua đầu và đuôi rồi lấy giấy bản cuộn đuôi lại để khỏi gẫy phơi nắng hoặc sấy khô cất dùng.
Bảo quản: Tắc kè dễ bị hư hỏng do sâu, mọt, đục khoét. Chuột rất thích ăn Tắc kè, nhất là đuôi. Tắc kè sấy xong phải cho vào thùng kín. Trong thùng có thể để lẫn Long não, Tế tân. Nếu có điều kiện thì cho thêm chút hút ẩm như Silicagel, gạo rang. Về mùa xuân mùa hè cứ sau 10 ngày sấy 1 lần. Sấy bằng than củi hoặc tủ sấy ở 60-700C. Sấy toàn thân, đầu phải sấy kỹ. Khi sấy cần sấy kỹ. Khi sấy cần chú ý, đuôi phải chổng lên vì đuôi là bộ phận chủ yếu lại nhiều chất béo. Nhiệt độ nóng quá có thể làm chất béo chảy. Về mùa thu và mùa đông sau một ngày sấy 1 lần. Mỗi lần sấy song vuốt lại sửa nẹp ngay ngắn. Không nên sấy Tắc kè bằng diêm sinh vì diêm sinh làm biến chất, màu sắc bóng bị bạc, thân bị mốc.
Rượu Tắc kè: Tắc kè 24g-Đảng sâm 40g Huyết giác 3g, Trần bì 3, Tiểu hồi 1, đường rượu đủ 1000ml uống tối trước khi đi ngủ 1 cốc con (30ml). Trị thận suy dương kém, đau lưng, mỏi gối, đái rắt, hen suyễn thuộc hàn.
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CÁP GIỚI
Tên Hán Việt khác:
Vị Thuốc cáp giới còn gọi Tiên thiềm (Bản Thảo Cương Mục), Cáp giải (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Đại bích hổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Gekko gekko Lin.
Họ:
Tắc Kè (Gekkonidae).
Tên gọi:
Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “Tắc [cáp]”, 1 tiếng “Kè [giới]”, do âm thanh mà có tên Tắc kè.
Mô tả:
Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen, hoặc nâu xanh, loại thì màu xám lưng có chấm lốm đốm. Con đực da sần sùi, miệng rộng, đuôi nhỏ mà dài, con cái da mịn nhẵn, miệng bé, đuôi lớn mà ngắn hơn. Phần bụng phình to có 4 chân, ngón chân có màng mỏng, có thể leo bò trên các vách núi treo leo và trên cây. Mình dài koảng 10-17cm (chưa kể phần đuôi) đuôi có thể dài bằng phần mình, miệng có hai hàm răng nhọn. Tắc kè sống ở vách núi hay các hốc thân cây trong rừng. Cũng thường sống thành từng đôi một (một đực, một cái). Sách cổ nói con đực kêu “tắc” con cái kêu “kè” nhưng thực tế một con có thể kêu cả hai tiếng “Tắc kè”. Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc thường phải kiếm đủ cả đôi. Ban ngày mắt của nó lóa lên nên chỉ đi kiếm mồi vào ban đêm, chúng chỉ thích ăn những loại sâu bọ có cánh, lúc bắt mồi động tác rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Vào khoảng tháng 4 bắt đầu mùa hoạt động của Tắc kè, tháng 5-6 là tháng hoạt động nhanh nhất, cuối tháng 10 đã ít thấy, sau tiết Sương giáng thì đã bắt đầu bước vào ngủ qua đông, nó nằm im trong mùa đông không hoạt động. Nếu bắt Tắc kè bỏ vào lồng sắt mà thời gian ấy là mùa nóng thì chúng dễ bị chết, nhưng gặp điều kiện khí hậu thích nghi thì tuy qua mấy tháng không cho ăn nhưng Tắc kè vẫn sống. Những con nuôi trong lồng như thế thì khoảng tháng 5-6 đã đẻ nhiều trứng màu trắng vỏ mềm, một lần đẻ hai trứng, chừng 100 ngàysau bắt đầu nở (3 tháng 10 ngày), không phải ấp, Tắc kè con sau khi nở 3-4 năm sau mới trưởng thành.
Phân biệt:
(1) Cần phân biệt với con Tắc kè, Cắt kè, Tò te hay rồng đất, có hình dáng như con trên nhưng nhỏ hơn, con đực có gờ gai lưng phát triển hơn con cái. Sống ở bụi cây ven suối, bơi giỏi. Rồng đất tên khoa học Physygnathus cocincinus.
(2) Khác với con Giác thiềm (Phrinosoma cornuta).
Địa lý:
Sống trong các hốc đá, hốc cây các miền núi rừng khe hốc nhà cao khắp nơi trong nước Việt Nam.
Phần dùng làm thuốc: Dùng cả con còn đủ đuôi đã bỏ nội tạng, căng thẳng phẳng phơi sấy khô. Thường dùng chân trước đến chân sau dài 9,7cm, nếu nhỏ hơn kích thước trên thì thuộc vào loại bé.
Cách bắt và nuôi.
(1) Người ta thường lắng nghe nó kêu ở chỗ nào thì tìm bắt.
a) Dùng tóc để bắt, thường về lúc chập tối người ta dùng gậy tre nhỏ, đầu gậy có buộc những nắm tóc, bó thành tụm tua tủa rồi luôn vào những hốc trên cây, Tắc kè tưởng là mồi (các loại sâu có cánh mỏng) liền nhảy ra vồ ăn, lúc đó kéo ra ngay thì sẽ bắt được.
b) Dùng ánh sáng để bắt, vào khoảng 7-10 giờ tối, Tắc kè thường bò ra khỏi lỗ hang xuống dưới kiếm mồi, dùng đèn pin soi vào tắc kè sẽ nằm im nhanh nhanh ta tóm lấy cổ.
c) Dùng móc sắt để bắt về mùa hè nóng nực, Tắc kè thường bò ra ngoài hốc để ngóng mát. Vì ban ngày chúng hay bị lóa mắt, cho nên nhanh nhẹn dùng móc sắt móc vào hàm trên hay hàm dưới rồi lấy tay túm chặt lấy cổ bắt bỏ vào lồng.
(2) Cách nuôi:
a) Làm núi giả, tìm chỗ khô ráo, rồi lấy đá và gạch xây thành núi giả rỗng giữa. Núi giả gồm vách xung quanh và lồng rỗng có cửa vào. Làm vách núi sau khi san bằng nền, dùng gạch xây thành vách cao 3m, rộng 2,3m, dài 3m, trên vách có để những lỗ nhỏ cách mặt đất độ 1m, trên nóc có để một cửa thông lên trên, bên một vách có một cửa sổ, một bên có cửa ra vào sau đó đắp đá ra ngoài có chất hồ cẩn thận ở những chỗ có lỗ thì vẫn chừa ra thành hang sâu. Sau khi xây xong bên ngoài chỉ trông thấy đá không thấy gạch. Cửa sổ hang đều lấy thép vít lại, cửa ra vào cũng làm bằng lưới thép. Làm lòng núi cần xây một hòn núi giả con, dài 1-7m, rộng 1m, một đầu xây nối liền với vách tường nóc núi giả. Chỗ cách đất 1m có chừa những lỗ nhỏ làm hang cho nó ở. Bốn chung quanh có chừa lối đi để tiện quan sát.
b) Nuôi: Tắc kè thích ăn những côn trùng bộ cánh mỏng. Ban đêm dùng đèn dầu để những côn trùng tập trung cho Tắc kè bắt (Tắc kè không sợ ánh sáng lờ mờ). Nếu ăn không đủ no phải cho ăn mồi thêm. Nếu trong hang không đủ ẩm thì phải phun thêm nước vào cho đủ ẩm. Tối lúc lên đèn thắp đèn ở núi giả cho những sâu bọ có cánh bay vào để Tắc kè bắt ăn, nếu không đủ ta phải bắt thêm cho ăn từng bữa, ban ngày lóa mắt cho nên ít hoạt động.
Bào chế:
(1) Dùng búa đập đầu cho Tắc kè chết, từ bụng trở xuống buộc vào giá căng lấy dao con nhọn sắc, mổ từ đít lên đến hai chân trước, dùng giẻ sạch hoặc bông thấm cho sạch khô máu ở mình, không được rửa bằng nước, đồng thời móc vứt hai mắt đi vì mắt có chất độc, sau đó căng trên chiếc giá phơi hay sấy khô. Giá gồm 1 thanh tre dọc hay hai thanh tre ngang, 2 thanh ngang để căng 4 chân. Sau khi căng lên giá thì dùng than để sấy khô. Cứ hai con kích thước bằng nhau thì căng lên 1 giá (thường gọi là một đôi đực cái). Cách căng bụng có hai kiểu: - Nẹp kiểu bắt chéo dấu nhân: Một nẹp căng từ chân phải phía trước chéo sang chân trái phía sau, một nẹp cho từ chân trái phía trước néo sang chân phải phía sau - Nẹp kiểu song song: Bụng chia làm hai phần. Phần trên ngực căng một nẹp rộng bản, hình chữ nhật, đặt gần phía hai chân trước. Phần dưới ngực một một nệp rộng bản, hình hơi bán nguyệt vì bụng thót dần, nẹp đặt gần hai chân sau. Một nẹp dài nhỏ, cứng hơn xuyên dưới các nẹp dọc theo xương sống, để khi sấy khô đuôi tắc kè khỏi bị cong. Các nẹp phải bằng cật tre gìa đã ngâm hoặc sấy để tránh mọt. Căng xong, hơ than củi hoặc sấy toàn thân từ từ, đến khô, khi toàn thân đã khô thì chúc đầu xuống, đuôi chổng lên để chỉ sấy riêng đầu. Nhìn thấy khô, tay bóp thấy cứng là được.
(2) Xung quanh mắt và con ngươi của Tắc kè có chất độc cho nên người ta thường hay khoét bỏ mắt khi dùng, khi dùng bỏ vẩy trên đuôi, dưới bụng và trên thịt. Dùng rượu ngâm cho thấm rồi lấy lửa than rang cách 2 lần giấy cho vàng khô, xong bỏ vào bình sứ treo trên góc nhà phía đông một đêm thì tác dụng trị bệnh tăng lên gấp đôi, nhưng đừng làm hư cái đuôi đi (Lôi Công).
(3) Khi dùng đầu và chân phải rửa bỏ cái rêu của nó bên trong, nếu không sạch được thì lấy sữa khô sao qua để dùng hoặc sao mật (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
(4) Khi dùng sao cho thật vàng, khi thử thì nướng cho thật chín, ngậm một miếng trong miệng rồi chạy mà không thở dồn dập là loại thật. Thứ thuốc này nên dùng vào hoàn tán thì hay hơn (Dụng Dược Pháp Tượng).
Mô tả dược liệu: Cáp giới khô thường được mổ bụng bỏ ruột trong, tứ chi và đầu ngực, dùng cạp tre căng ra, phần đuôi dùng giấy cột trên phiến tre mỏng rộng, căng rộng ra từ đầu tới đuôi dài khoảng 21-32cm. Bộ xương vùng đầu rõ ràng, mắt lõm sâu. Vùng lưng sau khi tróc phiến vảy màu xám xanh làm lộ da dư thừa màu nâu, cột sống giữa và xương hai bên thể hiện dạng cạnh sống lưng lồi lên, tứ chi và phần đuôi nhăn teo nhiều, 5 ngón chân cứng cong có lỗ hút. Con nào có thịt trắng mùi thơm còn nguyên đuôi không sâu mọt là tốt. Không dùng con đã mất đuôi, hoặc đuôi bị chắp. Vì hiệu lực của Tắc kè là do đuôi của nó.
Tính vị:
Vị mặn tính bình có độc ít.
Qui kinh:
Nhập kinh Phế, Thận
Tiên thiềm (Bản Thảo Cương Mục), Cáp giải (Nhật Hoâ Tử Bản Thảo), Đại bích hổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Gekko gekko Lin.
Họ:
Tắc Kè (Gekkonidae).
Tên gọi:
Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “Tắc [cáp]”, 1 tiếng “Kè [giới]”, do âm thanh mà có tên Tắc kè.
Mô tả:
Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen, hoặc nâu xanh, loại thì màu xám lưng có chấm lốm đốm. Con đực da sần sùi, miệng rộng, đuôi nhỏ mà dài, con cái da mịn nhẵn, miệng bé, đuôi lớn mà ngắn hơn. Phần bụng phình to có 4 chân, ngón chân có màng mỏng, có thể leo bò trên các vách núi treo leo và trên cây. Mình dài koảng 10-17cm (chưa kể phần đuôi) đuôi có thể dài bằng phần mình, miệng có hai hàm răng nhọn. Tắc kè sống ở vách núi hay các hốc thân cây trong rừng. Cũng thường sống thành từng đôi một (một đực, một cái). Sách cổ nói con đực kêu “tắc” con cái kêu “kè” nhưng thực tế một con có thể kêu cả hai tiếng “Tắc kè”. Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc thường phải kiếm đủ cả đôi. Ban ngày mắt của nó lóa lên nên chỉ đi kiếm mồi vào ban đêm, chúng chỉ thích ăn những loại sâu bọ có cánh, lúc bắt mồi động tác rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Vào khoảng tháng 4 bắt đầu mùa hoạt động của Tắc kè, tháng 5-6 là tháng hoạt động nhanh nhất, cuối tháng 10 đã ít thấy, sau tiết Sương giáng thì đã bắt đầu bước vào ngủ qua đông, nó nằm im trong mùa đông không hoạt động. Nếu bắt Tắc kè bỏ vào lồng sắt mà thời gian ấy là mùa nóng thì chúng dễ bị chết, nhưng gặp điều kiện khí hậu thích nghi thì tuy qua mấy tháng không cho ăn nhưng Tắc kè vẫn sống. Những con nuôi trong lồng như thế thì khoảng tháng 5-6 đã đẻ nhiều trứng màu trắng vỏ mềm, một lần đẻ hai trứng, chừng 100 ngàysau bắt đầu nở (3 tháng 10 ngày), không phải ấp, Tắc kè con sau khi nở 3-4 năm sau mới trưởng thành.
Phân biệt:
(1) Cần phân biệt với con Tắc kè, Cắt kè, Tò te hay rồng đất, có hình dáng như con trên nhưng nhỏ hơn, con đựng có gờ gai lưng phát triển hơn con cái. Sống ở bụi cây ven suối, bơi giỏi. Rồng đất tên khoa học Physygnathus cocincinus.
(2) Khác với con Giác thiềm (Phrinosoma cornuta).
Địa lý:
Sống trong các hốc đá, hốc cây các miền núi rừng khe hốc nhà cao khắp nơi trong nước Việt Nam.
Phần dùng làm thuốc: Dùng cả con còn đủ đuôi đã bỏ nội tạng, căng thẳng phẳng phơi sấy khô. Thường dùng chân trước đến chân sau dài 9,7cm, nếu nhỏ hơn kích thước trên thì thuộc vào loại bé.
Cách bắt và nuôi.
(1) Người ta thường lắng nghe nó kêu ở chỗ nào thì tìm bắt.
a) Dùng tóc để bắt, thường về lúc chập tối người ta dùng gậy tre nhỏ, đầu gậy có buộc những nắm tóc, bó thành tụm tua tủa rồi luôn vào những hốc trên cây, Tắc kè tưởng là mồi (các loại sâu có cánh mỏng) liền nhảy ra vồ ăn, lúc đó kéo ra ngay thì sẽ bắt được.
b) Dùng ánh sáng để bắt, vào khoảng 7-10 giờ tối, Tắc kè thường bò ra khỏi lỗ hang xuống dưới kiếm mồi, dùng đèn pin soi vào tắc kè sẽ nằm im nhanh nhanh ta tóm lấy cổ.
c) Dùng móc sắt để bắt về mùa hè nóng nực, Tắc kè thường bò ra ngoài hốc để ngóng mát. Vì ban ngày chúng hay bị lóa mắt, cho nên nhanh nhẹn dùng móc sắt móc vào hàm trên hay hàm dưới rồi lấy tay túm chặt lấy cổ bắt bỏ vào lồng.
(2) Cách nuôi:
a) Làm núi giả, tìm chỗ khô ráo, rồi lấy đá và gạch xây thành núi giả rỗng giữa. Núi giả gồm vách xung quanh và lồng rỗng có cửa vào. Làm vách núi sau khi san bằng nền, dùng gạch xây thành vách cao 3m, rộng 2,3m, dài 3m, trên vách có để những lỗ nhỏ cách mặt đất độ 1m, trên nóc có để một cửa thông lên trên, bên một vách có một cửa sổ, một bên có cửa ra vào sau đó đắp đá ra ngoài có chất hồ cẩn thận ở những chỗ có lỗ thì vẫn chừa ra thành hang sâu. Sau khi xây xong bên ngoài chỉ trông thấy đá không thấy gạch. Cửa sổ hang đều lấy thép vít lại, cửa ra vào cũng làm bằng lưới thép. Làm lòng núi cần xây một hòn núi giả con, dài 1-7m, rộng 1m, một đầu xây nối liền với vách tường nóc núi giả. Chỗ cách đất 1m có chừa những lỗ nhỏ làm hang cho nó ở. Bốn chung quanh có chừa lối đi để tiện quan sát.
b) Nuôi: Tắc kè thích ăn những côn trùng bộ cánh mỏng. Ban đêm dùng đèn dầu để những côn trùng tập trung cho Tắc kè bắt (Tắc kè không sợ ánh sáng lờ mờ). Nếu ăn không đủ no phải cho ăn mồi thêm. Nếu trong hang không đủ ẩm thì phải phun thêm nước vào cho đủ ẩm. Tối lúc lên đèn thắp đèn ở núi giả cho những sâu bọ có cánh bay vào để Tắc kè bắt ăn, nếu không đủ ta phải bắt thêm cho ăn từng bữa, ban ngày lóa mắt cho nên ít hoạt động.
Bào chế:
(1) Dùng búa đập đầu cho Tắc kè chết, từ bụng trở xuống buộc vào giá căng lấy dao con nhọn sắc, mổ từ đít lên đến hai chân trước, dùng giẻ sạch hoặc bông thấm cho sạch khô máu ở mình, không được rửa bằng nước, đồng thời móc vứt hai mắt đi vì mắt có chất độc, sau đó căng trên chiếc giá phơi hay sấy khô. Giá gồm 1 thanh tre dọc hay hai thanh tre ngang, 2 thanh ngang để căng 4 chân. Sau khi căng lên giá thì dùng than để sấy khô. Cứ hai con kích thước bằng nhau thì căng lên 1 giá (thường gọi là một đôi đực cái). Cách căng bụng có hai kiểu: - Nẹp kiểu bắt chéo dấu nhân: Một nẹp căng từ chân phải phía trước chéo sang chân trái phía sau, một nẹp cho từ chân trái phía trước néo sang chân phải phía sau - Nẹp kiểu song song: Bụng chia làm hai phần. Phần trên ngực căng một nẹp rộng bản, hình chữ nhật, đặt gần phía hai chân trước. Phần dưới ngực một một nệp rộng bản, hình hơi bán nguyệt vì bụng thót dần, nẹp đặt gần hai chân sau. Một nẹp dài nhỏ, cứng hơn xuyên dưới các nẹp dọc theo xương sống, để khi sấy khô đuôi tắc kè khỏi bị cong. Các nẹp phải bằng cật tre gìa đã ngâm hoặc sấy để tránh mọt. Căng xong, hơ than củi hoặc sấy toàn thân từ từ, đến khô, khi toàn thân đã khô thì chúc đầu xuống, đuôi chổng lên để chỉ sấy riêng đầu. Nhìn thấy khô, tay bóp thấy cứng là được.
(2) Xung quanh mắt và con ngươi của Tắc kè có chất độc cho nên người ta thường hay khoét bỏ mắt khi dùng, khi dùng bỏ vẩy trên đuôi, dưới bụng và trên thịt. Dùng rượu ngâm cho thấm rồi lấy lửa than rang cách 2 lần giấy cho vàng khô, xong bỏ vào bình sứ treo trên góc nhà phía đông một đêm thì tác dụng trị bệnh tăng lên gấp đôi, nhưng đừng làm hư cái đuôi đi (Lôi Công).
(3) Khi dùng đầu và chân phải rửa bỏ cái rêu của nó bên trong, nếu không sạch được thì lấy sữa khô sao qua để dùng hoặc sao mật (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
(4) Khi dùng sao cho thật vàng, khi thử thì nướng cho thật chín, ngậm một miếng trong miệng rồi chạy mà không thở dồn dập là loại thật. Thứ thuốc này nên dùng vào hoàn tán thì hay hơn (Dụng Dược Pháp Tượng).
Mô tả dược liệu: Cáp giới khô thường được mổ bụng bỏ ruột trong, tứ chi và đầu ngực, dùng cạp tre căng ra, phần đuôi dùng giấy cột trên phiến tre mỏng rộng, căng rộng ra từ đầu tới đuôi dài khoảng 21-32cm. Bộ xương vùng đầu rõ ràng, mắt lõm sâu. Vùng lưng sau khi tróc phiến vảy màu xám xanh làm lộ da dư thừa màu nâu, cột sống giữa và xương hai bên thể hiện dạng cạnh sống lưng lồi lên, tứ chi và phần đuôi nhăn teo nhiều, 5 ngón chân cứng cong có lỗ hút. Con nào có thịt trắng mùi thơm còn nguyên đuôi không sâu mọt là tốt. Không dùng con đã mất đuôi, hoặc đuôi bị chắp. Vì hiệu lực của Tắc kè là do đuôi của nó.
Tính vị:
Vị mặn tính bình có độc ít.
Qui kinh:
Nhập kinh Phế, Thận
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Ho phù mặt, tứ chi phù, Tắc kè 1 con đực, 1 can cái (gọi: đôi Cáp giới) có đầu và đuôi theo cách biến chế trên, hòa mật tẩm sao cho chín rồi dùng Nhân sâm thượng hạng giống hình người nửa lượng tán bột, Sáp ong nóng chảy 4 lượng, trộn thuốc trên làm thành 6 cái bánh, mỗi lần nấu cháo nếp lấy 1 chén trộn với cái bánh trên khuấy ra ăn lúa nóng (Phổ Tế Phương).
+ Dùng 3-4 con Tắc kè đã chế biến khô, chặt bỏ 4 bàn chân, bỏ từ 2 u mắt tới miệng, cắt thành miếng nhỏ, tẩm nước gừng rồi sao vàng. Sau đó đem gĩa nhỏ hay để cả miếng, ngâm vào 1 lít rượu trắng, rồi cho thêm 1 ít Trần bì ngâm 10 ngày càng lâu càng tốt. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ (Kinh Nghiệm Phương).
+ Dùng 1-2 con Tắc kè to còn cả đuôi, chặt bỏ 4 bàn chân, chặt bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên, lột da, mổ bụng, bỏ ruột rửa sạch. Sau khi làm xong chặt từng miếng cho thêm Gừng, chữa kém ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng, tinh thần mệt mỏi, chẻ trậm lớn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Phế hư, ho lâu ngày không lành, phế tích tụ hư nhiệt lại thành ung, ho ra máu mủ, ho cả ngày không cầm, tắc tiếng hết hơi, đau nhói trong lồng ngực dùng Cáp giới, A giao, Lộc giác giao, Tê giác (Sống), Linh dương giác, mỗi thứ 2 chỉ rưỡi, dùng 3 thăng nước sống sắc còn nửa thăng trong nồi bằng bạc hay sành uống ngày 1 lần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bổ phế bình suyễn, trị suyễn lâu năm, Di tinh, ho suyễn, ho ra máu do Phế Thận bất túc: Cáp giới tán bột, lần uống 5 phân ngày uống 2-3 lần với nước đường cát trắng khuấy nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
. Trị Phế Thận đều hư, ho lâu không bớt: Cáp giới 1 cặp, Nhân sâm 1 chỉ 5 tán bột, lần uống 5 phân, ngày uống 2-3 lần với nước cơm (Sâm Cáp Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho suyễn, tổn thương phế, trong đờm có lẫn máu: Cáp giới 2 chỉ, Tri mẫu, Bối mẫu, Lộc giao (chưng), Anh bì, Hạnh nhân, Tỳ bà diệp, Đảng sâm mỗi thứ 3 chỉ, Cam thảo 1 chỉ, sắc uống (Cáp Giới Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Bổ thận tráng dương, trị Di tinh, liệt dương do Thận dương bất túc: Cáp giới 1 cặp tán bột, mỗi lần 1 chỉ ngày uống hai lần với rượu ngọt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
Tham khảo:
+ Bệnh phế nuy khạc ra máu, ho ra huyết là chứng ho có tính cách thượng khí lên trên, những người bị tráng dương dùng Cáp giới rất tốt, (Hải Dược Bản Thảo).
+ Cáp giới chữa được chứng đái lắt nhắt, ra sạn, thông lợi, thông kinh nguyệt, chứng thuộc phế khí, ho ra máu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Cáp giới chữa được chứng phế khí xông ngược lên, ích được tinh huyết, đinh suyễn, khỏi ho, phế ung, tiêu khát và giúp cho sinh dục có lợi (Bản Thảo Cương Mục).
+ Cắt đuôi Tắc kè để làm thuốc, Tắc kè vẫn sống, Tắc kè có khả năng phát sinh đuôi rất khỏe, sau khi cắt đuôi đi trong vòng 10 ngày lại tiếp tục mọc đuôi, việc tái sinh này rất có lợi cho việc tái sinh bắp thịt của cơ thể Tắc kè, do đó người bệnh phổi, dùng phổi Tắc kè làm thuốc bổ sẽ thúc đẩy tái sinh tế bào tổ chức phổi. Ở Quảng Tây Trung Quốc có kinh nghiệm dùng dao đã sát trùng bằng cồn, để cắt đuôi Tắc kè, sau khi cắt dùng bột của loại nấm Lycopendon boviste bôi vào chỗ cắt, sau đó lại thả Tắc kè vào nguyên như cũ, đuôi đem sấy khô dùng làm thuốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kinh nghiệm cho rằng đuôi Tắc kè có sức nạp khí bình suyễn rất mạnh, lại có thể trị được suy nhược thần kinh, suyễn thở mệt do tim, phù thủng tay chân và mặt (Tân biên Trung Y Học Khái Luận)
BƯỞI BUNG
Bưởi bung, Cơm rượu, Cát bối, Co dọng dạnh - Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl., thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao tới 6,5m. Thân to 2-3cm; cành non có lông màu sét. Lá đa dạng, thường do một lá chét, ít khi 4-5, thon dài đến 7-20cm, rộng 1,5-6cm, không lông, màu lục ôliu lúc khô, gân phụ 14-15 cặp. Chuỳ hẹp ở nách lá, ít nhánh, dài 3-4m, có khi hoa xếp nhóm 2-3 cái, màu trắng, xanh hay vàng vàng, thơm; cánh hoa không lông; nhị 10. Quả dạng trứng cao đến 1cm, màu trắng, hồng, vàng hay da cam. Hoa tháng 6 và mùa thu.Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Glycosmis
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Nam Trung Quốc, Philippin. Ở nước ta, cây mọc trong các savan cây gỗ ở Hoà Bình và nhiều nơi khác. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được. Lá phối hợp với lá Cơm rượu làm men tăng hiệu suất rượu. Rễ và lá thường được dùng trị: 1. Cảm lạnh và ho; 2. Khó tiêu hoá, đau dạ dày; 3. Đau thoát vị. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi trộn với rượu đắp trị đòn ngã tổn thương. Khi bị phát cước, tê cứng vì sương giá, dùng lá nấu nước và rửa phần đau.
ẾCH
ẾCH
Tên khác:
Ếch có tên gọi là, điền kê, thanh oa, thanh kê, toa ngựa, cáp ngư, thạch kê, thủy kê,
Tác dụng:
Hoạt huyết tiêu tích, lợi thủy tiêu sưng, giải độc bổ hư, chỉ khái
Chủ trị:
Trẻ con sang lở, rốn bị thương, ngừng đau, khí không đủ, trẻ em cam tích
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Bệnh mắt đỏ gáy đỏ, lấy con Ếch giã nhừ vắt lấy nước, lúc bụng đói uống, rất hiệu nghiệm
Tìm hiểu thêm:
Tên hoa học:
Rana esculenta, rana guentheri bailenger- Ếch Ranidae
Tính vị:
Vị ngọt lạnh, không độc,
Qui kinh:
Vào kinh can, tỳ
Bộ phận dùng:
Cả con bỏ nội tạng
Mô tả:
Loài Ếch, sắc mình xanh nhạt lưng có tuyến dọc sắc vàng, bụng trắng, trong miệng có lưỡi, cùng răng, tính nhanh nhẹn, giỏi kêu,
TRẠCH TẢ
Tên khác:
Vị thuốc Trạch tả còn gọi Thủy tả, Hộc tả, (Bản Kinh), Mang vu, Cập tả (Biệt Lục), Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du (Hòa Hán Dược Khảo), Như ý thái (Bản Thảo Cương Mục).
Tác dụng, Chủ trị:
+ Bổ hư tổn ngũ tạng, trừ ngũ tạng bỉ mãn,khởi âm khí, chỉ tiết tinh, tiêu khát, lâm lịch, trục thủy đình trệ ở bàng quang, tam tiêu (Biệt Lục).
+ Chủ Thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở Bàng quang, tuyên thông thủy đạo (Dược Tính Luận).
+ Trị ngũ lao, thất thương, đầu váng, tai ù, gân xương co rút, thông tiểu trường, chỉ di lịch, niệu huyết, thôi sinh, sinh đẻ khó, bổ huyết hải, làm cho có con (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Liều dùng: 8 – 40g.
Kiêng kỵ:
+ Sợ Hải cáp, Văn cáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Lâm khát, thủy thủng, Thận hư: không nên dùng (Y Học Nhập Môn).
+ Không có thấp nhiệt, Thận hư, tinh thoát: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Can Thận hư nhiệt mà không thuộc thấp, không thuộc thủy ẩm: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị thủy ẩm ở vùng vị, dưới tâm, sinh ra hoa mắt, mê muội: Bạch truật 80g, Trạch tả 200g, Sắc uống (Trạch Tả Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thận hư, nội thương, thận khí tuyệt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ: Bạch long cốt 40g,
Cẩu tích 80g, Tang phiêu tiêu 40g, Trạch tả 1,2g, Xa tiền tử 40g. Tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táo bón, tiểu ít: Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xích linh. Đều 30g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị hư phiền, mồ hôi ra nhiều: Bạch truật, Mẫu lệ, Phục linh, Sinh khương, Trạch tả. Sắc uống (Trạch Tả Thang – Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị tiểu không thông: Trạch tả, Xa tiền thảo, Trư linh, Thạch vi đều 12g, Xuyên mộc thông 8g, Bạch mao căn 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thận viêm cấp, tiểu ít, phù thũng thể dương tính: Trạch tả, Trư linh, Phục linh, Xa tiền tử đều 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Thận viêm mạn, chóng mặt: Trạch tả, Bạch truật đều 12g, Cúc hoa 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cước khí, táo bón, tiểu bí, phiền muộn: Trạch tả, Xích linh, Chỉ xác, Mộc thông, Binh lang, Khiên ngưu. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Gừng và Hành (Trạch Tả Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu chảy do thủy thấp, bụng sôi, bụng không đau: Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g, Trạch tả 12g, Sa nhân 4g, Thần khúc 12g, Mạch nha 12g. Sắc uống (Tiết Tả Phương - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đình ẩm trong dạ dầy, tiêu chảy, tiểu ít: Trạch tả 20g, Bạch truật 8g, sắc uống (Trạch Tả Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ruột viêm cấp: Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 12g, Bạch đầu ông 20g, Xa tiền tử 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Lipid huyết cao: dùng Trạch Tả Hoàn (mỗi viên chứa 3g thuốc sống), ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110 ca Lipit huyết cao trong đó có 44 ca Cholesterol cao, lượng bình quân 258,0mg% xuống còn bình quân 235,2mg%, 103 ca Triglycerid tăng, từ bình quân 337,7mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg%, trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Bệnh Viện Trung Sơn trực thuộc Viện Y Học số I Thượng Hải, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1976, 11: 693).
+ Trị chóng mặt: dùng Trạch Tả Thang:Trạch tả 30-60g, Bạch truật 10-15g. Sắc uống ngày một thang. Theo dõi 55 ca, uống từ 1-9 thang, có tùy chứng gia vị thêm. Kết quả đều khỏi (Dương Phúc Thành, Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1988, 6: 14).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Alisma plantago aquatica L- Họ Trạch tả (Alismaceae).
Mô Tả:
Loại thảo mọc ở ao và ruộng, cao 0,2-1m. Thân rễ trắng hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc, hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại. Cán hoa mang ở đỉnh nhiều vòng hoa có cuống dài. Hoa họp thành tán, đều, lưỡng tính, 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, 6 nhị, nhiều tâm bì rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả bế.
Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Sapa, Điện Biên, Cao Lạng.
Thu hái:
Mùa đông đào cả cây, cắt bỏ thân, lá và rễ tơ, rửa sạch, sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ khô (Rhizoma Alismatis). Thứ to, chất chắc, mầu trắng vàng, bột nhiều là loại tốt.
Mô tả dược liệu:
Hình cầu tròn, hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, dài 3,3cm-6,6cm, đường kính 3-5cm. Vỏ thô, mặt ngoài mầu trắng vàng, có vằn rãnh nông quanh ngang củ, rải rác có nhiều vết tơ lồi nhỏ hoặc có lồi sẹo bướu. Chất cứng, mặt gẫy mầu trắng vàng, có bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi hơi nhẹ, vị hơi đắng (Dược Tài Học)
Bào chế:
+ Trạch tả: Ngâm nước thấm 8 phân, vớt ra, phơi khô.
+ Diêm Trạch tả: Phun đều nước muối vào miếng Trạch tả cho ẩm (cứ 50kg Trạch tả dùng 720g muối), rồi cho vào nồi, sao qua nhỏ lửa cho đến khi mặt ngoài thành mầu vàng, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Thành phần hóa học:
+ Alisol A, B, Epialisol A (Murata T và cộng sự, Tetra Lett 1968, 7: 849).
+ Alisol A Monoacetate, Alisol B Monoacetate, Alisol C Monoacetate (Murata T và cộng sự, Chem Pharm Bull 1970, 18 (7): 1347).
+ Alismol, Alismoxide (Oshima Y và cộng sự, Phytochemystry 1983, 22 (1): 183).
+ Choline (Kobayashi T, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1960, 80: 1456).
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Chlor và Urê thải ra nhiều hơn (Chinese Herbal Medicine).
+ Phấn Trạch tả hòa tan trong mỡ. Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ. Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ (Chinese Herbal Medicine).
+ Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ: cồn chiết xuất Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng gĩan mạch vành. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết (Chinese Herbal Medicine).
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị mặn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, khí bình (Y Học Khải Nguyên).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái dương Tiểu trường, thủ Thiếu âm Tâm (Thang Dịch Bnr Thảo).
+ Vào kinh túc Thái dương Bàng quang, túc Thiếu âm Thận (Bản Thảo diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh Bàng quang, Thận, Tam tiêu, Tiểu trường (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Tiểu trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Tham khảo:
- Uống Trạch tả nhiều quá thành ra chứng mắt đau (Biển Thước).
- Mắt thuộc bàng quang và thủy, vì thấm lợi thái quá cho nên nước khô đi mà hỏa thịnh nên gây ra đau mắt (Đan Khê Tâm Pháp).
- Trạch tả bẩm thụ táo khí của đất, khí mùa đông của trời để sinh. Trong bài Ngũ Linh Tán dùng nó vì nó vận hành được thấp, Bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng nó để dẫn vào Thận. Trong thuốc bổ, Địa hoàng phải kèm với Trạch tả để tả Thận, tức là tả thấp hỏa trong thận thì bổ mới đắc lực. Cho nên người xưa khi dùng thuốc bổ phải kèm có cả tả tà, đó là khéo ở chỗ khơi ra rồi hợp lại, nếu chỉ bổ mà không tả thì có cái hại thắng lệch một bên, chỉ có đối chứng hư thoát thì lực bổ phải mạnh, không thể một chút chậm trễ được (Dược Phẩm Vậng Yếu).
- Phàm những chứng bệnh thủy thủng thì Trạch tả là 1 loại linh đơn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Xét ra Trạch tả tính lạnh, đối với các chứng trong Thận và Bàng quang hư hàn, không thể chứa chịu để dần dần tiêu ra. Uống Trạch tả tính nó rút nước xuống quá thì tinh cũng phải do đó mà chảy theo. Nếu đã có chứng hư hàn ở hạ tiêu rồi thì không nên dùng. nếu thấy thấp khí bốc lên gây nên mắt đau là do nóng quá, tinh thủy tiết ra. Uống Trạch tả làm thanh giải, tiêu xuống thì khỏi sưng ngay mà tinh cũng cầm cố lại, vì vậy, bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả để làm tiêu chất xấu làm hại Bàng quang và cũng có ý giúp cho những chất chậm tiêu của Địa hoàng dễ được tiêu nhanh khỏi đọng lại bên trong gây nên đầy trướng. Có người vì sợ mà bỏ Trạch tả đi, thiết tưởng đó không phải là ý hay, chẳng qua chỉ vì sợ mà mất cả ý hay của phép dùng thuốc vậy. Đôi khi uống bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn mà thấy đầy, đó cũng là vì không có vị Trạch tả. Còn như ông Biển Thước nói rằng do dùng nhiều Trạch tả quá làm tiêu hao hết nước gây nên mắt khô mà sinh đau, thì ông chỉ nói là đừng dùng nhiều chứ không nói rằng không nên dùng hẳn đâu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bài Bát Vị Hoàn của Trương Trọng Cảnh dùng Trạch tả là vì tiểu không thông nên mới đưa vào. Về sau, Bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả là để có thể tả Thận, khiến cho bổ mà không thiên thắng thì Địa hoàng mới không đầy trệ, sức bổ Thận càng mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trạch tả có công dụng tả Tướng hỏa vì tướng hỏa vọng động nên gây ra Di tinh, có Trạch tả thanh giải thì tinh tự giữ lại được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
CÁT CĂN
Còn gọi sắn dây, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây
Tác dụng:
+ Cát căn Tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấu chẩn, đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả. Hoa có tác dụng giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Cát căn Trị chứng biểu nhiệt, sởi thời kỳ đầu ra không hết, tiêu chảy (Nướng dùng hiệu quả nhanh hơn), trước trán đau, gáy vai cứng đau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tà ở kinh Dương minh, chỉ nóng, không lạnh hoặc gáy cứng, sau lưng cứng, hoặc Thái dương + Dương minh hợp bệnh gây nên gáy cứng, bệnh Thái dương dùng phép hạ lầm gây nên tiêu chảy có kèm nhiệt hoặc sởi muốn mọc mà không mọc được, phần cơ nóng mãi không hạ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:- Dùng từ 4 – 40g.
+ Cát căn dùng sống có tác dụng phát hãn giải nhiệt, dùng sao có tác dụng chỉ tả (gọi là Ổi cát căn).
Kiêng kỵ:
+ Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư: cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Âm hư, hỏa vượng hoặc sốt nóng mà sợ lạnh: thận trọng khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CÁT CĂN
Tên gọi:
Vị thuốc Cát căn còn gọi Cát là Sắn, Căn là rễ. Cây có củ như sắn nên gọi Cát căn.
Tên khoa học:
Pueraria thomsoni Benth.
Họ khoa học:
Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Mô tả:
Là cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được.
Địa lý:
Mọc hoang, trồng khắp nơi.
Thu hái: Trồng vào tháng 3-4 đến hết tháng 11 đã có thể đào lấy củ, biến chế thành dược liệu để bán hay dùng. Cây trồng 2 năm thì ra hoa, tháng 5-7 lúc bông (chùm) hoa đã có 2/3 hoa nở có thể hái phơi khô bán hay dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng rễ (thường gọi là củ), hình trụ đường kính không đều vỏ có màu trắng đục, thường cắt và bổ dọc thành từng miếng trắng vàng.
Mô tả dược liệu:
Rễ cát căn thể hiện hình viên trụ không đều, vỏ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành, dược liệu thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắng phấn mịn là thứ tốt. Xơ nhiều, bột ít là loại thứ phẩm.
Bào chế:
(1) Khúc củ: Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) người ta đem củ về rửa sạch, lấy dao cạo sạch lớp vỏ thô xốp ở ngoài, xong cắt thành những đoạn ngắn 13cm, xếp vào trong vại, dùng nước muối đặc (Cứ 100 đoạn Sắn dây thì dùng 5kg muối pha với 10 kg nước), ngâm nửa ngày. Sau lại pha thêm một ít nước (ngâm nước lúc ngập củ là được) ngâm đủ 1 tuần thì vớt ra, dùng sọt đem ra sông ngâm 3-4 giờ vớt ra rửa sạch, phơi 2-3 ngày (Khô đi độ 6-7 phần) lại bỏ vào hòm, xông Lưu hoàng trong hai ngày đêm, làm cho củ mềm và trong, tất cả thành màu trắng bột không có lõi vàng nữa, thì có thể lấy đem phơi thật khô để dùng hay bán. Có lúc phải dùng xông đi xông lại 3 lần, mỗi lần mất 1 ngày, phơi hai ngày. Qua ba lần xông ba lần phơi như vậy rất phức tạp, lại khó xông cho củ trở thành trắng trong, theo kinh nghiệm thì nếu loại củ nào xông một lần mà trong ruột củ trắng trong là tốt nhất.
(2) Khoanh củ: Ở tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy 1,7-3cm, đuôi củ nhỏ chỉ cắt khúc, sau khi dùng Lưu hoàng xông thì đem sấy khô ngay là được.
(3) Miếng vuông: Cũng là một cách chế biến của tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy (cạnh) 1,7-3cm, sau khi xông Lưu hoàng xong đem sấy khô ngay là được.
(4) Ngoài ra có nơi đào về bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 8-15cm nếu đường kính quá lớn thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi cắt lát thành từng miếng dầy 0,5-1cm xông Lưu hoàng 3 lần, sau đó ngày phơi nắng, tối sấy Lưu hoàng cho tới khô. Nếu muốn lấy bột thì say nhỏ gạn lấy tinh bột lọc đi lọc lại nhiều lần rồi sấy hoặc phơi khô.
(5) Cách chế bột sắn dây: Cạo vỏ xay gĩa cả củ nát bấy, lọc lấy nước ở trong đổ nước lạnh vào rồi lấy khăn mà lọc cho sạch xác, bụi bặm, đất, cát căn rồi để lắng xuống mới gạn lọc nước trên cứ như thế mỗi ngày thay nước một lần, mỗi khi đổ nước vào một lần phải lọc những nước đục đi, gạn lọc như thế 1 tháng đến khi nào thấy nước trong khuấy không đục nữa thì thôi. Lọc càng kỹ bột nước mới khỏi chua, chát, bột trắng, nhưng phải thay nước hàng ngày, bột không chua. Khi đã xong đổ bột ra miếng vải băng để trên sạp khô phơi thành bột cất dùng.
Bảo quản:
Đậy kín nơi khô ráo. Dễ mốc mọt, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).
+ Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67).
+ Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A 1990, 112: 42557y).
+ Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng Giải nhiệt:
. Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (‘Nghiên Cứu Dược Lý Tác Dụng giải Nhiệt Một Số Thuốc Trung Y’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1956, 42 (10): 964-967).
. Nước sắc loại Cát căn mọc ở Nhật Bản có tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ được gây sốt nhân tạo (Trung Dược Học).
+ Tác dụng gĩan cơ: Chất Daidzein có tác dụng gĩan cơ ở ruột của chuột, tương tự như chất spasmaverine (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với tim mạch: Chích chất Puerarin vào động mạch cảnh trong của chó được gây mê, thấy tăng lưu lượng máu trong não và giảm sức đề kháng của mạch máu. Tác dụng này kéo dài khoảng 20 phút. Chích tĩnh mạch có tác dụng nhẹ hơn và không thể so sánh với hiệu quả của Epinephrin hoặc Norepinephrine. Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó (Trung Dược Học).
+ Điều trị huyết áp cao: Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùng Cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy 33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển đối vơi 58%. Thuốc cũng đồng thời cải thiện các triêïu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tác dụng đối với huyết áp thấp (Trung Dược Học).
+ Điều trị rối loạn ở độngmạchvành: Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38% có cải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ. Thường các dấu hiệu cải thiện xẩy ra trong khoảng 1 tháng. Hiệu quả không rõ lắm đối với bất cứ trường hợp giảm Cholesterol (Trung Dược Học).
+ Dùng trong tai mũi họng: Nước sắc Cát căn cho 33 ca điếc đột ngột uống mỗi ngày, kèm uống thêm Vitamin B complex. Kết quả 9 ca khỏi, 6 ca có dấu hiệu tiến triển (Trung Dược Học).
+ Gĩan động mạch vành: Kết quả
Tác dụng dược lý:
Tài liệu cổ ghi nhận Sắn dây có tác dụng: tán nhiệt giải cảm, tuyên độc thấu chẩn, giải kinh ( chống co giật), sinh tân chỉ khát.
Qua nghiên cứu, nhiều tài liệu xác nhận thuốc có những tác dụng sau:
1.Giải nhiệt ( trên súc vật thực nghiệm nhận thấy thuốc có tác dụng giải nhiệt mạnh: Theo tài liệu " Nghiên cứu dược lý tác dụng giải nhiệt một số thuốc Trung y" ( Tạp chí Y học Trung hoa 42(10):964:967, 1956).
2.Giãn mạch vành, kết quả thực nghiệm còn cho thấy Cát căn còn có tác dụng đối kháng với nội kích tố hậu tuyến yên gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp ( tuyển tập 2 về nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng vị Cát căn phòng trị bệnh tâm phế, bệnh mạch vành và cao huyết áp - trang 96 - 102, 1972).
3.Có tác dụng huyết lượng ở não do làm giãn mạch não trên súc vật thực nghiệm ( theo tài liệu trên đây).
4.Ngoài ra sử dụng thuốc trên lâm sàng còn thấy tác dụng thu liễm tiêu viêm làm giãn cơ co thắt của cơ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Chữa cảm mạo:Sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài:
*.Sài cát giải cơ thang: Sài hồ 4g, Cát căn 8 - 12g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 4 - 8g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4 - 8g, Thạch cao 16g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc nước uống.
2.Chữa chứng nhiệt tả( Viêm ruột cấp, lî trực khuẩn )dùng bài:
*.Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: Cát căn 12 - 20g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.
3.Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều,dùng bài:
*.Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8 - 16g, Thược dược 8 -12g, Chích thảo 2 - 4g, sắc nước uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài:
*.Cát căn thang: Cát căn 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 12g, Uất kim 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.
4.Trị chứng tiểu đường:kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài:
*.Cát căn 16 - 20g, Mạch môn 12 - 16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6 - 8g, Khổ qua 12g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nước uống.
5.Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1:dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia Cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp.
6.Trị bệnh mạch vành:do thuốc làm giãn mạch vành mà bớt cơn đau thắt ngực và cải thiện điện tâm đồ.
7.Trị điếc đột ngột mới mắc:do co thắt mạch máu tai trong gây rối loạn thần kinh thính giác.
8.Ngoài ra còn dùng:
+ Bột sắn dây 5g, Thiên hoa phấn 5g, Hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên vùng nhiều mồ hôi ngứa.
+ Giã lá sắn dây vắt nước uống, bã đắp ngoài chữa rắn cắn.
+ Hoa sắn dây giải độc say rượu.
Liều lượng thường dùng:4 - 24g.
CÁT SÂM
(Nam Sâm )

Còn gọi là sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự
Tên khoa học:
Milletia speciora Champ
Họ Cánh Bướm (Fabaceae - Papilsionaceae)
Bộ phận dùng:
Củ (rễ củ). củ trồng 1 năm, khô ngoài vỏ, trong trắng có ít xơ, nhiều bột thì tốt. Không dùng thứ trên một năm, nhiều xơ, ít bột.
Thành phần hoá học:
chưa nghiên cứu.
Tính vị:
vị ngọt, tính bình.
Quy kinh:
Vào kinh Phế và Tỳ.
Tác dụng:
Làm thuốc mát Tỳ (tẩm gừng) bồi dưỡng cơ thể (tẩm mật), lợi tiểu (dùng sống).
Chủ trị:
Dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, bổ trung ích khí, nhiệt kết, đau đầu, đau bụng.
Ngày dùng :
20 - 40g
Kiêng ky:
không phải âm hư, phổi ráo thì kiêng không dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Đào củ về rửa sạch, thái lát hoặc chẻ đôi ra phơi khô. Khi dùng thứ thái lát khô rồi thì dùng sống hoặc tẩm nước gừng, hoặc tẩm mật sao qua dùng. Thứ chẻ đôi khi dùng rửa qua nước (nếu cần) ủ cho mềm thấu, thái lát phơi khô, dùng sống hoặc dùng chín như trên.
Bảo quản:
dễ bị mọt, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Không nên bào chế nhiều, dùng đến đâu bào chế đến đấy.
Tìm Hiểm Thêm:
Cát sâm
Cây "sâm trâu", trong các sách thuốc ở nước ta thường gọi là "cát sâm".
Theo sách " Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi: "Cát" là sắn; vị thuốc giống củ sắn, lại có tác dụng bổ như sâm, do đó có tên là "cát sâm".
Cây còn có rất nhiều tên khác, như "nam sâm", "cát muộn", "sâm chuột", "sâm chèo mèo", "sơn liên ngẫu", "độc cước lập", "kim chung", "đảo điếu kim chung", "đại lực thự", ... tên khoa học là Millettia speciosa Champ.; họ Đậu (Fabaceae).
Cát sâm là một loại cây nhỡ, thân gỗ. Cành mọc tựa, dài hàng mét. Cành non có nhiều lông mềm như nhung, màu trắng; sau nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài phủ đầy lông; lá chét hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, gốc tròn đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Cụm hoa dạng chùy, dài 10-20cm, với rất nhiều bông hoa màu trắng ngà. Lá bắc dạng lá; lá đài có răng tam giác, mặt ngoài phủ đầy lông. Tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài; bộ nhụy 2 bó; bầu có lông. Mùa hoa tháng 7-9; mùa quả tháng 10-12. Quả dẹt, phủ lông mềm, chứa 4-5 hạt có vỏ khá dày, màu đen.
Cát sâm mọc hoang ở những vùng đối núi, chỗ dãi nắng, tại nhiều tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Bắc Giang, Nghệ An, ... Hiện tại, một số nơi cũng trồng để lấy củ làm thuốc. Trồng bằng hạt, vào mùa Xuân. Rễ củ đào ở những cây đã trồng được hơn một năm, vào mùa Thu và mùa Đông. Đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Nói chung không phải chế biến gì khác, hoặc có thể tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.
Theo Đông y:Cát sâm có vị đắng, ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc. Dùng chữa cơ bắp lao tổn, viêm khớp do phong thấp; lao phổi, viên phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, di tinh, bạch đới.
Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng cát sâm chữa cảm sốt khát nước, phối hợp trong các phương thuốc cổ như "sâm tô ẩm", "tiểu sài hồ thang", ...
Trong sách "Lĩnh Nam bản thảo", Lãn Ông nhận định về tính năng của nam sâm (cát sâm) như sau: "Nam sâm cát muộn có tác dụng bổ nguyên khí, sinh tân dịch, chữa phổi nóng thổ huyết hay bại liệt nửa người bên phải, mạch không hợp bệnh, ...".
Liều dùng: Từ 30-60g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống.
Lưu ý:Theo một số tài liệu, thân và lá cát sâm có độc; chưa thấy nói về việc sử dụng thân và lá làm thuốc.
Một số cách sử dụng cụ thể:
(1) Thuốc bổ dùng cho những người cơ thể suy yếu, ho khan, ho dai dẳng, sốt khát nước:Cát sâm 12g, mạch môn 12g, thiên môn 8g, vỏ rễ dâu 8g; nước 400ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày.
(2) Thuốc chữa cảm sốt, khát nước:Cát sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo 4g; nước 400ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày.
(3) Chữa cảm nắng:Cát sâm, cát căn, mạch môn, cam thảo đất - mỗi vị 12-20g; sắc uống. Cóc tác dụng chữa cảm nắng với triệu chứng sốt nóng, đổ mồ hôi, ho khan; hoặc trẻ nhỏ nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên.
(4) Chữa nhức đầu, khát nước, bí tiểu tiện:Cát sâm 30g, tẩm mật sao; sắc uống.
(5) Cơ thể suy nhược, kém ăn:Cát sâm tẩm nước gừng, sao vàng; ngày dùng 30g, sắc uống.
BÀI THUỐC TỪ CÂY QUẤT
Cây quất là loài cây được trồng từ lâu ở Việt nam, Trung Quốc. Cây được trồng làm cây cảnh được trưng bày vào dịp Tết Nguyên Đánkhi quả đã đến mùa chín. Quan niệm từ xưa cho rằng quất là biểu tượng của may mắn cho nên tết đến quất được trồng vào chậu mang vào để trong nhà có ý nghĩa là đưa một phần mùa xuân vào nhà.
Ngoài việc trồng làm cây cảnh nhân dân ta còn dùng làm thuốc chữa bệnh. Gồm cả quả, rễ, lá thu hái quanh năm có thể dùng tươi hay khô.
Theo Đông Y quả quất có vị ngọt, tính ấm có tác dụng chữa gho hay nhiễm lạnh, các bệnh đường tiêu hóa( đau thượng vị, dạ dày, nôn mửa, chán ăn, đau bụng, sa dạ con, sa sinh dục….)
Lá quất có vị đắng, tính lạnh có tác dụng điều hòa chức năng ga, kích thích tiêu hóa, thông phế khí, chống nô, nấc cụt, tiêu, hạch….
Rễ quất có vị chua cay tính ấm có tác dụng kiêm tỳ hành khí tán ứ kết, được dùng chữa bệnh dạ dày, nấc nghẹn, mụn nhọt…
Hạt quất có vị chua trính bình dùng chữa bệnh về măt, viêm họng, sa tinh hoàn, hạch nổi ở cổ, ở nách…
CÔNG DỤNG:
1. Chữa bệnh theo dân gian chữa ho viêm vọng:
- Quả quất còn xanh ngâm cùng một ít muối 1 ngày 2, 3 lần chữa ho.
- Quả quất thêm một thìa mật ong hấp cơm chữa ho cho trẻ em từ 1-3 tuổi.
- Rễ quất 10g, rễ dâu tằm 10g sao nấu nước uống chữa ho lâu ngày.
- Lá quất sao khô 20g, câm thảo 5 gam nấu nước uống chữa ho lâu ngày.
- Quả quất già chưa chín, ép bỏ bớt nước chua 500g, đường đỏ 500g cho vào lọ đậy nắp kín trong vòng 21 ngày, chữa ho, đầy bụng, khó tiêu. Hòa nước ấm uống 1 lần 2-3 thìa cà phê ngày 2-3 lần.
- Rễ quất, cành lá cây rau nghể, vỏ quả bưởi khô mỗi thứ 30g sắc uống chữa thủy thũng(phù)
- Quất xanh hoặc chín ngâm đường: 1 kg quất, 1kg đường hoặc 1kg quất 20g muối ngâm chữa ho người lớn, trẻ em càng ngâm lâu càng tốt.
- Lá quất 20g vò nát thêm vài hạt muối gội đầu chữa nấm tóc, chốc đầu ở trẻ em.
- 2. Đông Y sử dụng cây quất để chữa một số bệnh sau đây:
Bài 1. Chữa sán khí
Nguyên nhân do tinh thần không thoải mái tức giận, can uất, sa tinh hoàn, đau tức vùng bụng dưới.
Hạt quất 15g
Hạt quả vải 10g
Đào nhân 10g
Thanh bì( Vỏ quýt)08g
Chích cam thảo 05g
Sài hồ 10g
Nấu uống, 1 ngày dùng 1 thang chia 3 lần(uống từ 3-6 thang)
Bài 2. Dùng bổ trung ích khí gia giảm chữa sán khí với cá triệu chứng trên:
Hoàng kỳ: 12 gam
Đẳng sâm: 16 gam
Đương qui: 12 gam
Bạch truật: 12 gam
Trần bì: 05 gam
Sài hồ: 05 gam
Thăng ma: 05 gam
Chích cam thảo: 05 gam
Táo 02 quả
Gia hạt quất 15gam, hương phụ 10gam nấu uống 1 ngày 1thang chia 3 lần trong ngày, uống từ 6 – 9 thang.
Bài 3: Chữa viêm loét dạ dày, ăn không tiêu:
Rễ quất: 15gam
Bồ công anh: 15gam
Lá khổ sâm: 12gam
Lá khôi: 20 gam
Cam thảo: 05gam
Mộc hương: 03gam
Nấu uống 1 ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày. Uống từ 6 đến 9 thang
THANH BÌ
( Pericarpium citri immaturi )
Thanh bì là vỏ quả quýt còn xanh của cây quýt Citrus reticulata Blanco, và nhiều loại Quýt khác thuộc họ Cam quýt ( Rutaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản thảo đồ kinh". Các loại cây quýt mọc khắp nơi ở nước ta.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh: Can, Đởm, Vị.
Theo các sách cổ:
*.Sách Bản thảo đồ kinh: vị đắng.
*.Sách Y học khởi nguyên: khí ôn, vị cay.
*.Sách Thang dịch bản thảo: Túc quyết âm kinh, thủ thiếu dương kinh.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Can, tỳ.
Thành phần chủ yếu:
Flavonoid, phần lớn thành phần tương tự như Trần bì.
Tác dụng dược lý:
1.Theo Y học cổ truyền:
Thanh bì có tác dụng: sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Chủ trị các chứng can khí uất trệ, nhũ phòng căng đau, sán khí đau đớn, thực tích khí trệ.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản thảo đồ kinh:" Chủ khí trệ, hạ thực, phá tích kết và cách khí".
*.Sách Bản thảo kinh sơ:" Thanh bì tính tối khốc liệt, tiêu kiên phá trệ là sở trường, uống nhầm sẽ hại chân khí".
1.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
*.Tác dụng ức chế mạnh cơ trơn của ruột nên chống co thắt, tác dụng của thuốc là trực tiếp lên cơ trơn. So sánh với Trần bì thì Thanh bì làm giãn cơ trơn của ruột mạnh hơn. Tinh dầu của thuốc có tác dụng kích thích ôn hòa lên ruột làm tăng tiết dịch tiêu hóa và bài khí tích trệ trong ruột.
*.Chích tĩnh mạch dịch Thanh bì hoặc nước sắc thuốc bơm vào tá tràng làm tăng tiết mật rõ rệt ở chuột cống, chứng minh thuốc có tác dụng lợi mật.
*.Tinh dầu của Thanh bì có tác dụng hóa đàm. Thanh bì có tác dụng kháng Histamin, chống co thắt khí quản làm giảm cơn suyễn.
*.Thanh bì chích tĩnh mạch cho súc vật thực nghiệm làm tăng nhanh huyết áp và duy trì thời gian dài, nhờ vậy mà thuốc có tác dụng chống choáng. Thuốc còn có tác dụng cải thiện nhịp nhanh trên thất.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị các chứng đau:Thuốc có tác dụng sơ can chỉ thống, thường dùng dùng phối hợp với các vị thuốc khác như:
*.Đau vùng mạn sườn kết hợp với Sài hồ, Uất kim, Hương phụ, Miết giáp.
*.Đau vú căng tức hoặc có cục, dùng kết hợp với Sài hồ, Hương phụ, Uất kim, Quất diệp, Bồ công anh.
*.Đau sán khí, Cao hoàn sưng đau kết hợp với Xuyên luyện tử, Hồi hương, Ngô thù du, Mộc hương, Ô dược để tán hàn lý khí chỉ thống.
*.Thanh bì tán: Độc vị Thanh bì tán bột mịn, mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần trị đau do khí uất như: Nhu õhạch, Nhũ thủng, đau sườn, đau bụng ...
2.Trị chứng rối loạn tiêu hóa do thực tích khí trệ( kém ăn, bụng đầy, đau ợ hơi, phân thối khắm ...) dùng bài:
*.Thanh bì hoàn: Thanh bì, Sơn tra, Thần khúc đều 10g, Mạch nha 12g, Thảo quả 6g sắc uống.
3. Chống sốc:Trần Nhữ Hựng và cộng sự lấy dịch Thanh bì 0,1 - 0,5 ml ( mỗi ml có hàm lượng 1 gam thuốc sống) hòa vào dung dịch glucoza 25% - 20ml chích tĩnh mạch chậm và tiếp tục dùng dịch Thanh bì 5 -10ml cho vào 500ml dịch truyền tĩnh mạch cho 22 bệnh nhân sốc ( gồm sốc do nhiễm khuẩn, do tim, do dị ứng, do thần kinh). Kết quả tốt 17 ca 77%, có kết quả 5 ca 23%, trên lâm sàng không có phát hiện tác dụng phụ ( Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1987,2:21)
Trần Liêm và cộng sự cũng dùng dịch tiêm Thanh bì 10 -15ml cho vào dịch glucoza 10% truyền tĩnh mạch trị sốc do sốt xuất huyết 30 ca, đều có tác dụng tăng áp rõ ( Tạp chí Trung y Giang tô 1982, 6:354).
4.Trị tim nhịp nhanh trên thất:Mã quí Đồng và cộng sự dùng dịch Thanh bì mỗi lần 4ml ( tương đương thuốc sống 4g, cho vào dịch glucoza 25% - 40ml nhỏ giọt tĩnh mạch chậm, trị cho 49 bệnh nhân, tỷ lệ có kết quả đạt 85,7%. Số bệnh nhân mắc bệnh lâu nhất là 30 năm, ngắn nhất là � năm, nhiều lần tái phát, trong thời gian dùng thuốc không có tác dụng phụ ( Trung y tạp chí 1987, 3:38).
Liều dùng và chú ý:
*.liều 3 - 10g sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
*.Dùng thận trọng đối với bệnh nhân khí hư người yếu.
Phụ chú:
a.QUẤT HẠCH
(Semen citri diliciosae)
Quất hạch là nhân hạt quýt phơi hay sấy khô, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Nhật hoa tử bản thảo. Vị đắng, tính bình, không độc. Thuốc có tác dụng hành khí tán kết chỉ thống. Trên lâm sàng dùng trị chứng sán khí ( sa ruột), cao hoàn sưng đau, bầu vú kết cục ( u xơ tuyến vú). Liều dùng: 3 -10g, sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
b.QUẤT DIỆP
( Folium citri deliciosae)
Quất diệp là lá quýt phơi hay sấy khô dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Trấn nam bản thảo. Thuốc có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng sơ can, hành khí, tiêu thũng tán kết, chủ trị: sườn đau, nhũ ung ( áp xe vú), nhũ phong kết cục và chứng trưng hà. Liều dùng 6 -10g sắc uống. Trên lâm sàng dùng trị ho, phế ung ( áp xe phổi), phù, đau sườn. Thành phần trong lá có vitamin c, glucoza, fructoza, bột và chất xơ.
Vỏ quýt và vị thuốc trần bì, thanh bì
Cây quýt có tên khoa học là Citrus deliosa Tenero thuộc họ Cam (Rutaceae). Nhiều bộ phận của cây quýt đều là vị thuốc. Trong đó phải kể đến 2 vị thuốc từ vỏ quả quýt:
Vỏ quýt chín cho vị thuốc trần bì.Cây quýt có tên khoa học là Citrus deliosa Tenero thuộc họ Cam (Rutaceae). Nhiều bộ phận của cây quýt đều là vị thuốc. Trong đó phải kể đến 2 vị thuốc từ vỏ quả quýt:
- Trần bì: là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt).
- Thanh bì: là vỏ quả quýt còn xanh đã phơi sấy khô.
Trong đó trần bì là vị thuốc thường được dùng nhất, đặc biệt là đối với nam giới nên có câu:
"Nam bất ngoại trần bì
Nữ bất ly hương phụ".
Trần bì:Trần bì vị cay, đắng, tính ôn, thường dùng kèm thuốc điều khí có tác dụng táo thấp trừ hoá đờm. Thường dùng trong các trường hợp sau:
Tiêu trướng trừ nôn:
Do phế vị khí trướng mà gây tức ngực, vùng ngực trướng mãn, cồn ruột, nôn oẹ... có thể dùng trần bì với chỉ xác, bán hạ, tô ngạnh (cành tía tô), tô tử... Trần bì có tác dụng trừ vị nhiệt (tưa lưỡi vàng, hay ăn đồ lạnh, mạch sác) có thể thêm hoàng cầm, xuyên đông tử; còn có tác dụng với vị hàn (tưa lưỡi trắng, thích chườm ấm, mạch trì) thêm ô dược, lương khương, có tác dụng với trung tiêu thấp nhiệt (tưa lưỡi trắng dày mà nề, không hay uống nước, mạch tượng hoạt) có thể thêm phục linh, thương truật...
Trừ đờm, trừ ho: Với trung tiêu thấp nhiệt đờm thương phạm hoặc ngoại cảm phong hàn, dẫn tới phế khí bất lợi mà sinh ho, nhiều đờm, ngực tức, không muốn ăn, lưỡi tưa trắng nề, mạch hoạt thường dùng trần bì với bán hạ, phục linh, tô tử, hạnh nhân, hạt cải sao, kim phật thảo (toàn phúc hoa thời trước gọi là kim phật thảo, gần đây hoa của nó gọi là toàn phúc hoa, toàn cây gọi là kim phật thảo), tiền hồ... ngoại cảm chứng rõ rệt có thể thêm kinh giới, cát cánh, ma hoàng.
Điều khí khai vị: Với trung tiêu khí trệ, ăn uống không ngon, phối hợp với mạch nha, cốc nha, khấu y, thần khúc, sơn tra... có tác dụng thúc đẩy ăn uống.
Khi dùng đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, sơn dược, thục địa, sinh địa... để làm thuốc bổ, nếu phối hợp với một ít trần bì thì tránh xảy ra tức ngực, trung mãn, ăn uống không ngon và các tác dụng phụ khác... nó còn phát huy đầy đủ tác dụng bổ của thuốc.
Trong Bản thảo bị yếu có ghi trần bì "tân năng tán, khổ năng táo năng tả, ôn năng bổ năng hoà" nghĩa là dùng với thuốc bổ thì bổ, dùng với thuốc tả thì tả, dùng với thuốc thăng thì thăng, với thuốc giáng thì giáng. Vì thế nó là thứ thuốc trị phế khí phần, điều trung khoái cách, đạo trệ tiêu đờm, lợi thủy phá ứ, tuyên thông ngũ tạng đủ để ta thấy tác dụng của trần bì.
Vỏ quýt gọt sạch màng trắng bên trong thì gọi là quýt hồng. Quýt hồng, trần bì đều có tác dụng hoá đờm, nhưng quýt hồng hiệu quả hoá (long) đờm mạnh nhất. Với đờm nhiều, đờm quánh, đờm trắng dính thì thích hợp nhất. Quýt hồng thiên về thanh nhập phế, thích hợp để chữa ho, ngoại cảm, nhiều đờm, ngực tức còn trần bì có thể có tác dụng điều khí tiêu trướng khai vị. Vì vậy quýt hồng mạnh hơn trần bì.
Xơ quýt có tác dụng hoá đờm thông lạc, thường dùng chữa ho, ngực sườn trướng tức và ngón tay tê dại... Hạt quýt có thể tán kết thông thường dùng trị trướng khí thống. Lá quýt có thể thư can giải uất thường dùng trị ngực sườn trướng tức và ngón tay tê bại...
Thanh bì thiên về nhập can đởm, phá khí tán trệ còn có thể trị thoát vị, trần bì thiên về nhập tỳ phế điều khí hòa vị và còn hoá đờm.
Thanh bì:Thanh bì vị ngọt, cay, tính ấm có tác dụng phá khí tiêu trệ, thư uất giáng nghịch và có thể dùng trị thoát vị đau nhức.
Dùng vào can khí uất kết mà ngực sườn trướng tức, khí nghịch ăn uống khó vào, sườn ngực trướng mạn, hay cáu gắt, khí trệ vị thống... dùng thanh bì phá khí kết, thư can uất thường phối hợp với chỉ xác, cành tía tô, hương phụ, tân lang, hậu phác, trần bì.
Thanh bì có thể phá khí bình can, dẫn mọi thứ thuốc tới can kinh. Phối hợp với ô dược, xuyên đông tử, ngô thù du, tiểu hồi hương, hạt quýt... có thể chữa trướng thống. Bài thuốc Thiên đài ô dược tán gồm ô dược, xuyên đông tử, mộc hương, tiểu hồi hương, cao lương khương, thanh bì, tân lang trong đó dùng thanh bì để phá khí bình can. Đây là bài thuốc chữa lao tinh hoàn, viêm tinh hoàn mạn, viêm tuyến tiền liệt. Nếu thấy hoạt tinh kèm theo đau vùng bụng dưới, thích ấm sợ lạnh thì dùng xuyên đông tử sao 9 - 12g, hạt quýt sao 9g, thanh bì 6 - 9g, tiểu hồi hương sao 6 - 9g, ô dược 9g, ngô thù du 3 - 6g, hạt lệ chi 9g, bạch thược 12 - 15g, nhục quế 0,9 - 3g, tùy chứng gia giảm.
Chú ý: Những người khí hư dùng cần thận trọng, không khí trệ mà nhiều mồ hôi không dùng được, không được dùng quá lượng, dùng dài ngày tránh thương phạt chính khí.
Trần bì cùng Thanh bì
CÔNG HIỆU KHÁC NHAU
Trần bì và thanh bì đều có công dụng lý khí, khai vị. Nhưng trần bì chất nhẹ, nhập phế, tỳ kinh, tính hoãn. Công dụng thiên về kiện tỳ hóa đàm, lợi thủy.
Thanh bì chất nặng, vào can, đởm kinh, tính càng mạnh, thiên về sơ can, phá khí, tán kết tiêu tích.
CHỦ TRỊ KHÁC NHAU
1 - Trần bì chủ trị các chứng quản phúc trướng thống.
Thanh bì chủ trị thực tích trướng thống.
Trần bì trị khí trệ ở tỳ vị - thường dùng chữa chứng quản phúc đau.
Thanh bì sơ can phá khí, tiêu thực phá tích, nên đùng chữa các chứng thực tích, khí kết, quản phúc, trướng thống, bĩ, muộn,ái khí.
Như“Tràm thị đạo sinh thư” - bài Thanh bì hoàn (thanh bì, sơn tra, thần khúc, mạch nha, thảo quả) trị chứng ăn vào thì đau, bĩ muộn, y bại noãn khí.
2 - Trần bì chủ trị khái thấu, đàm suyễn.
Thanh bì chủ hiệp cân khí thống, nhũ hạch, nhũ ung.
Trần bì trị khái thấu, đàm suyễn.
Thanh bì cay tán, khổ giáng,ôn thông, sơ gan lý khí, chỉ thống. Can khí uất kết gây nên các chứng hiếp cận đau nhức, bầu vú trướng đau, vú ung nên dùng ngay thanh bì.
Như“Phương mạch chính tông”. Trị can khí bất hòa, hiệp cân thích thống, như bị đánh, như cắt, phải dùng thanh quất bì, bạch giới tử, tô tử, long đởm thảo, đương quy vĩ tán mạt, lấy lá hẹ làm thang điều trị.
"Chứng nhân mạch trị” - Thanh bì tán (thanh bì, đại phúc bì) sắc nước uống, trị khí kết bụng trướng, ngực bụng trướng, hoặc trước ngực như no, buồn bực, hoặc bụng trướng đau cấp. Chu chân hanh trị bệnh tích lâu ngày càng uất, bầu vú có hạch bằng đầu ngón tay cái, không đau, không ngứa, năm bảy năm thành ung gọi là"nhũ nham", dùng thanh bì sắc nước uống.
“Chủng phúc đường công tiền lương phương” - thanh bì tán (thanh bì, sài giáp chan, bạch chỉ, cam thảo, thổ bối mẫu, uống với rượu nóng, trị nhũ ung mới phát.
3 - Trần bì chữa thủy khí.
Thanh bì chữa sán khí, ngược
Trần bì là thuốc cốt yết chữa thủy khí
Thanh bì chất trọng chủ trầm, hay hành hạ tiêu khí, dùng chữa bệnh sán khí.
Như“Phương mạch chính tông". Trị sán khí sung trúc. Tiêu tiễn khiên cưỡng nên sinh đau, dùng thanh bì, hồ lô ba, đương quy, xuyên khung, tiểu hồi tán mạt dùng nước sắc thang uống. Vị thuốc này tính liệt (mạnh mẽ) tiêu đàm, phá tích, hành trệ.
Cũng dừng chữa chứng đàm khí uất tích của chứng ngược, ngược tích.
Như"Thánh huệ phương". Trị ngược đại hàn nhiệt. Dùng thanh bì đốt tồn tính, nghiền nhỏ, uống với rượu nóng.
"Liễu tuyến tứ gia yán". Trị chứng sau bệnh sốt rét (ngược) phát sinh sườn tích bĩ không tiêu, dưới bụng dưới trướng, dùng thanh bì, sài hồ, nhân sâm, bán hạ, hoàng cầm, đào nhân.
ĐẶC THÙ SỬ DỤNG KHÁC NHAU.
Đặc thù của trần bì đã nói ở mục quất bì và quất hồng.
Chu chấn hanh trị nhũ nham (vú có hạch, mụn nhọt). Dùng thanh bì 4 đồng, nước 1 bát rưỡi, đun cạn còn 1 bát, dùng uống từ từ, ngày một lần, hoặc uống với rượu.
THỔ NHÂN SÂM
Thổ nhân sâm, Sâm thổ cao ly, Sâm đất -Talinum patens(Gaertn.) Willd. (T. paniculatum(Jacq.) Gaertn.), thuộc họ Rau sam -Portulacaceae.
Mô tả:Cây thảo mọc đứng cao tới 0,6m, hoàn toàn nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, dài 5-7cm, rộng 2,5-3,5cm, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30cm. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh.
Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng:Rễ và lá -Radix et Folium Talini Patentis, thường gọi là Thổ nhân sâm.
Nơi sống và thu hái:Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng và cũng trở thành hoang dại ở nhiều nơi. Trồng bằng hạt hay bằng mấu rễ. Sau một năm đã có thể thu hoạch rễ củ, nhưng tốt nhất là sau 3 năm, có củ già. Ðào về, rửa sạch cắt bỏ rễ con. Lúc mới đào, rễ có màu hồng đẹp. Ðem phơi hay sấy khô và để lâu sẽ có màu đen xám. Khi dùng thái mỏng, tẩm nước gừng hoặc nước đường, đồ chín. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hóa học:Trong rễ có các dẫn xuất phenolic.
Tính vị, tác dụng:Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Thường dùng chữa: Suy nhược ốm yếu, thể hư ra nhiều mồ hôi, tỳ hư ỉa chảy, ho do phổi ráo, đái dầm, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa. Liều dùng 30-50g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã lá tươi đắp.
Đơn thuốc:Chữa sau khi ốm lâu, cơ thể hư nhược, nhọc mệt gầy yếu, sưng phổi, đái són, kinh nguyệt không đều: dùng mỗi lần 40-80g củ, sắc uống. Hoặc dùng 20-30g củ, phối hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú:Lá cũng làm rau ăn như rau Sam, rau Mồng tơi
CAO LƯƠNG KHƯƠNG
Tên khác:
Vị thuốc Cao lương khương còn gọi Riềng ấm, Riềng núi, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Lương khương.Man khương (Bản Thảo Cương Mục), Mai quang ô lược, Tỷ mục liên lý hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Tiểu lương khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
Ôn Vị, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực, dùng làm thuốc kiện Vị.
Chủ trị:
Đau dạ dày, nôn mửa do Tỳ Vị hư hàn.
Liều dùng:
Dùng từ 4-12 chỉ.
Kiêng kỵ:
Mửa do nhiệt thịnh, vị hỏa. Hoắc loạn do thương thử, ỉa chảy do hỏa nhiệt đau do tim hư cấm dùng.
Sơ chế:
Đào thân rễ về rửa sạch cắt bỏ lá và rễ con, cắt từng đoạn 4-6cm, phơi khô, (có khi đồ qua mới phơi khô). Khi dùng ngâm mềm, xắt lát phơi khô dùng vào thuốc thang.
Cách dùng:
Trong trường hợp tỳ hư mà sốt rét dùng Cao lương khương sao với dầu mè (Châu thị tập nghiệm phương).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, phơi nhẹđể khỏi mất tinh dầu.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị hoắc loạn, trên thổ dưới tả, đau bụng do ác khí: Cao lương khương nướng cho thơm, mỗi lần dùng 150g, sắc với 1 thăng rượu, chia làm 3-4 lần uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: Cao lương khương sống 6g, gĩa nát, Đại táo 1 trái, sắc uống nguội (Băng Hồ Thang - Phổ Tế Phương).
+ Trị Tâm Tỳ đau do hàn: Cao lương khương 30g, gĩa nát, vắt lấy cốt, sắc với 3 chén nước lớn, còn 2 chén rưỡi, bỏ bã, thêm vào 1 chén gạo nấu cháo ăn (Thánh Huệ Phương).
+ Trị Tâm Tỳ đau và các loại bị tổn thương vì độc: Cao lương khương, Can khương 2 vị bằng nhau, ngâm, rửa, tán bột, trộn với hồ bột miến, làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước Quất bì, sau khi ăn. Có thai cấm uống (Hòa Tễ Cục Phương).
+ Trị Tỳ Vị hư, hàn ngược, hàn nhiều nhiệt ít, ăn uống kém: Cao lương khương sao với dầu mè, Gừng khô ngâm nước rửa, mỗi thứ 30g, rồi tán bột. Mỗi lần lấy 15g, dùng mật heo trộn thành viên hoàn, khi cần uống với rượu, mỗi lần 40 viên. Đại khái là hàn phát ra ở Đởm, dùng mật heo để dẫn Can khương và Cao lương khương là Nhị khương nhập vào Đởm để khử hàn mà táo Tỳ Vị. Một hàn một nhiệt, âm dương tương chế do đó mà có hiệu quả. Có bài khác chỉ dùng Nhị khương (Can khương, Cao lương khương) nửa sống nửa chín, sao đen, Xuyên sơn giáp (sao đen) 9g, tán bột, mỗi lần dùng 6g nấu với thận heo, uống với rượu (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị phù khi có thai, trước đó do thương hàn biến thành: Cao lương khương 9g, tẩm với nước mật heo một đêm rồi sao đen với đất tường nhà, xong bỏ đất đi, lấy 15 trái táo nhục lớn, sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 9g với nước nóng, khi nào rét do thương hàn thì uống vào (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị răng sưng đau: Lương khương 2 tấc ta, Toàn yết sấy khô 4g, tán bột, xát vào, khi ra đờm dãi thì súc miệng và ngậm bằng nước muối (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị nhức đầu: Cao lương khương sống, tán nhuyễn, thổi vào trong lỗ mũi nhiều lần cho hắt hơi (Phổ Tế Phương).
+ Trị dạ dày đau do hàn: Cao lương khương, Hương phụ, các vị bằng nhau tán bột, thêm nước Gừng, Muối làm thành viên, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2-3 lần, uống với nước (Lương Phụ Hoàn - Lương Phương Tập Dịch).
+ Trị đau nhức do loét dạ dày hay tá tràng, Cao lương khương 9g, Ngũ linh chi 6g, tán bột, uống với nước đồng tiện và rượu - Cấm dùng trong trường hợp xuất huyết tương đối nặng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau quặn ngực bụng do cảm hàn: Cao lương khương 6g, Hậu phác, Sinh khương, Đương quy đều 9g, Quế tâm 4,5g, sắc uống (Cao Lương Khương Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nôn mửa do Vị hàn: Cao lương khương 9g, sao qua, tán bột uống với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nôn mửa do hư hàn: Lương khương, Phục linh, Đảng sâm đều 9g, sắc uống (Sổ Tay Trung Dược Lâm Sàng).
Tham khảo:
+ Cao lương khương trừ hàn thấp, ôn Tỳ Vị. Đối với người cao tuổi Tỳ Thận hư hàn, tiêu chảy, kiết lỵ, tâm vị bạo thống, do khí nộ, do hàn đờm, dùng Cao lương khương tính vị thuần dương, cay nóng để trị các chứng hàn lạnh kinh niên, tác dụng giống như Quế, Phụ. Nếu hàn tà phạm Vị gây ra nôn mửa, thương thực do ăn chất sống lạnh sinh hoắc loạn thổ tả, phải dùng nhiều… Nếu trị Tỳ Vị hư hàn, cần phối hợp với Sâm, Kỳ, Bán hạ, Bạch truật là tốt. Nếu dùng độc vị mà dùng nhiều, thuốc có tính cay nóng, tẩu tán sẽ làm hao tổn trung khí" (Bản Thảo Hội Ngôn).
+ Can khương, Lương khương, Sinh khương, đều có tác dụng ôn trung khử hàn. Nhưng Can khương chuyên về ôn Tỳ, chỉ tả, Lương khương chuyên về ôn trung, chỉ thống, còn Sinh khương chuyên về ôn vị chỉ ẩu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Can khương đại nhiệt, thiên về hoá hàn tà ở Tỳ, trị tiêu chảy do Tỳ hàn. Sinh khương cay nhiều hơn ôn, thiên về đi lên và đi ra phần biểu để khử hàn tà ở ngoài, chống nôn mửa. Cao lương khương thì ôn nhiều hơn cay, giỏi công ở bên trong, đi vào phần lý, thiên về tán hàn ở Vị, chỉ thống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Cao lương khương và Can khương đều có vị cay, tính ấm, đều là thuốc chủ yếu để ôn tán hàn tà ở trung tiêu. Cao lương khương thiên về trị hàn ở Vị. Cao lương khương khác với Sinh khương ở chỗ Cao lương khương ôn nhiều hơn tân, thiên về tẩu ở phần lý, tán hàn ở Vị, chỉ thống. Sinh khương tân nặng hơn ôn, thiên về tẩu ở phần biểu, tân tán phong hàn mà hoà Vị khí để chỉ ẩu (Thực Dụng Trung Y Học).
Hiểu thêm về Cao lương khương
Tên khoa học:
Alpinia offcinarum Hace. Họ Zingberaceae.
Mô tả:
Cây thảo cao cỡ 1-2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài hình trụ, đường kính tới 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt. Lá không cuống, sáng bóng, hình mũi mác hẹp, hai đầu nhọn, dài tới 40cm rộng tới hơn 2cm, bẹ lá dạng vẩy, lưỡi bẹ dạng vảy nhọn. Cụm hoa hình chùy, mọc ở ngọn, thẳng có lông mềm, dài chừng 10cm. Hoa mọc sít nhau, có lá bắc nhỏ, đính trên những gờ nổi ngắn. Đài hình ống, có lông, chia 3 răng ngắn. Tràng có ống ngắn có lông cả hai mặt, có 3 thùy tù, lõm, thùy lưng lớn hơn. Bao phấn hình chữ nhật, nhẵn. Nhị lép hình dùi ngắn và tù. Cánh môi trắng có rạch màu đỏ rượu vang, hình trái soan. Bầu có lông. Nhụy lép 2, hình bản dày, gần như vuông. Quả hình cầu, có lông. Cây có hoa từ tháng 11 đầu tháng 1.
Phân biệt:
(1) Cần phân biệt với Cây Riềng Tàu, Lương khương (Aipinia chinensis Rosc), là cây thảo cao cỡ 1m, thân rễ màu xám vàng, thơm. Lá mọc 2 hàng, hình trái xoan, mũi mác, nhẵn cả hai mặt, dài tới 30cm, rộng 6cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ lõm có hai thùy ngắn, tròn, cuống lá ngắn. Chùy hoa ở ngọn mảnh, nhẵn, có các nhánh cách xa nhau, mang nhiều hoa, lá bắc dễ rụng hoặc không có, lá bắc con màu trắng bao lấy đài hoa, cuống hoa nhẵn hình sợi, hoa màu trắng. Đài hình ống, nhẵn có 3 răng. Tràng có ống thụt vào mang các thùy thuôn, lõm. Bao phấn hình bầu dục, chỉ nhị dài gấp 3 lần, cánh môi hình bầu dục, nhị lép hình dùi. Bầu hình bầu dục, nhẵn, nhụy kép hình bản dày, thuôn, khía tai bèo ở ngọn. Quả mọng khô hình cầu, to bằng hạt đậu Hà Lan, chứa 4 hạt. Có hoa vào mùa hạ. Cây mọc hoang ở một số nơi trong nước ta. Củ dùng làm thuốc giúp sự tuần hoàn máu.
(2) Có khi dùng cây Riềng nếp, Đại cao lương khương (Alpinia galanha Swarts) to cao hơn cây Riềng ấm, thân rễ màu hồng, ít thơm, nhưng không tốt bằng loại trên. Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng khắp nơi trong nước ta. Cây được trồng bằng thân rễ vào mùa đông xuân. Mùa hoa quả tháng 5-9, dùng thân rễ thu hái vào mùa đông xuân rồi phơi khô làm thuốc kích thích tiêu hóa, đầy bụng, đau họng, tiêu lỏng. Dùng từ 2-3 chỉ sắc hoặc tán bột uống tươi, có thể gĩa nhỏ ngâm nước muối và dịch chân. Phơi khô dùng chữa ho, khát nước (Xem: Cao lương khương tử).Có khi trồng hoặc mọc hoang khắp nơi trong nước Việt Nam.
Thu hái:
Chọn thân rễ (củ) vào giữa tháng 2-3, phơi khô có thể thu hái quanh năm.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ.
Mô tả dược liệu:
Thân rễ riềng núi hình viên chùy, tẻ nhánh thô, khoảng 9-15mm. vỏ ngoài màu nâu đỏ, có vòng ngang hình dợn sóng, hình thành bởi lá thoái hóa, vùng đỉnh thường có vết thân, mặt hông và mặt bụng có vết rễ ít, chất cứng bền khó gãy, mặt cắt màu vàng đỏ, chất xơ, hơi có mùi thơm đặc biệt. Loại có mùi thơm nhẹ, không xốp. Từng đoạn khô, gìa màu vàng nâu, không mốc một là tốt.
Bào chế:
Khi dùng Cao lương khương nên sao qua, cũng có khi dùng với Gừng, Ngô thù du, đất vách hướng đông sao qua (Bản Thảo Cương Mục).
Thành phần hoá học:
+ Trong rễ có 0,5-1,5% tinh dầu. Thành phần có Methyl Cinnamate, Eugenol, Pinene, Cadimene, Galangin, Kaempfende, Kaempferol, Quercetin, Isorhamnetin, Galangol (Trung Dược Học).
+ Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là Cineol và Methylxinamta. Ngoài ra còn có một chất dầu vị cay là Galangol, 3 chất kết tinh, đều là dẫn chất của Flavonoid: Galangin, Anpinin và Kamferit (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn:: nước sắc Cao lương khương in vỉto có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn dung huyết, Anthrax bacillus, song cầu khuẩn viêm phổi, tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Cao lương khương có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm, nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Dầu thơm Lương khương có tác dụng kiện Vị (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính ấm (Bản Thảo Thập Di).
+ Vị cay, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị cay, tính rất ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ, Vị
MIẾT GIÁP (MAI BA BA)
Còn có tên miết giáp, miết xác, thủy ngư xác
Tên khoa học Carapax amydae
A. Nguồn gốc và chế biến
Ba ba là vật nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài thịt ba ba được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, mai ba ba là vị thuốc quý trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên miết giáp, thủy ngư xác hay miết xác.
Cách lấy mai ba ba
Ba ba bắt về, cắt cổ lấy tiết hứng ngay vào ít rượu, rồi cho cả con vào nồi nước sôi, đun trong 1-2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn một đêm (20g phèn cho 1kg mai), rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lấy mai ở con vật còn sống thì tốt hơn (không dùng mai đã cắt nhỏ nấu ăn).
Mai ba ba hình bầu dục hay hình trứng rộng, trên dưới phẳng, dài 10-20cm, rộng 8,5 – 16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen loang lổ, hơi sáng bóng, có nhiều nếp vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang hai xương sườn thẳng hàng, uốn vào phía trong. Chất cứng chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không sót thịt và màng là loại tốt.
Thành phần hóa học của mai gồm keratin, chất đạm, vitamin D.
Chế biến mai ba ba
Theo hai cách sau:
- Ngâm mai vào nước gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng hoặc nướng chín đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra tẩm sơ qua với giấm (tỷ lệ 1,5lít giấm cho 5kg mai), rửa sạch, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
- Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm, lấy ra rửa sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu 40o) rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC trở lên được miết giáp cao. Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có màu nâu hơi vàng bóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh.
B. Thành phần hoá học
Trong miếp giáp người ta đã phân tích thấy có chất keratin, iôt và vitamin D
C. Công dụng và cách dùng
Mai ba ba có vị mặn, tính hàn, không độc vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Dược liệu được dùng chữa hao gầy, Đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét. Mỗi ngày uống 10-20g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mai ba ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột, uống mỗi lần 4g với rượu hâm nóng chữa Đau lưng. Hải Thượng Lãn Ông (Dược phẩm vậng yếu) lại dùng mai ba ba trong những trường hợp sốt rét cơn, thịt thừa trong họng, ho lao, mụn nhọt, rong huyết, bế kinh.
Bài thuốc có mai ba ba
- Chữa trẻ nhỏ bị suyễn, thở gấp: Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, lá nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc. Mỗi lần uống 4g bột mai với nước ép lá nhót.
- Chữa sốt rét, thũng báng: Mai ba ba, nga truật, tam lăng, trần bì, thanh bì, binh lang, thảo quả, sa nhân, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g; thường sơn 40g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun cho cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên làm một lần với nước ấm trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi, 10-20 viên; 11 tuổi trở lên, 20-30 viên (kinh nghiệm của ông Tử Khắc Hàm - Nghệ An).
Hoặc mai ba ba 30g, tẩm giấm, nướng vàng làm 3 lần; cành và lá cây cam thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng; rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; lá thường sơn 50g, tước bỏ cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày, 2 đêm, mỗi ngày thay nước gạo một lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; thảo quả sao cháy vỏ ngoài, lấy hạt 30g; vỏ chanh khô 30g; hạt cau nhà hay cau rừng 30g; hậu phác 20g; cam thảo 20g, sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi dùng liều thích hợp. Uống liên tục trong khoảng một tháng.
- Chữa kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia vị. Hấp cách thủy cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.
- Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua (lượng các vị bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
- Chữa xơ gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Theo tài liệu Trung dược học, cách bào chế Ba ba: Cho Miết giáp vào nồi đun sôi 45 phút, lấy ra bỏ vào nước nóng cạo ngay da thịt, rửa sạch phơi khô gọi là Sinh Miết giáp, hoặc dùng cát cho vào nồi rang nóng sau cho Miết giáp sạch vào rang cho đến lúc chuyển thành màu vàng nhạt, lấy ra tẩm dấm ( mỗi 100kg Miết giáp cho 20kg dấm), sao khô tức Miết giáp chích dấm.
Tính vị qui kinh:
Vị mặn, tính hàn, qui kinh Can.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản kinh: vị mặn bình.
*.Sách Danh y biệt lục: không độc.
*.Sách Bản thảo tùng tân: mặn, hàn.
Về qui kinh:
*.Sách Bản thảo cương mục: quyết âm can kinh.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập can tỳ.
*.Sách Bản thảo hội ngôn: nhập túc quyết âm, thiếu âm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Colloid. Kertin, Iodine, vitamin D.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Tư âm tiềm dương, nhuyễn kiên tán kết. Chủ trị các chứng hư phong nội động, âm hư phát nhiệt, cửu ngược, ngược mẫu, kinh bế, trưng hà.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ tâm phúc trưng hà kiên tích, hàn nhiệt, khử bỉ (báng ở bụng), tức nhục ( polip), âm thực ( lóet âm hộ), trĩ, ác nhục".
*.Sách Danh y biệt lục:" liệu ngôn ngược, huyết hà, yêu thống, tiểu nhi hiệp hạ kiên ( gan lách to).
*.Sách Dược tính bản thảo:" chủ lao sấu (gày còm), hạ khí, trừ cốt nhiệt, cốt tiết gan nhiệt ( nóng trong khớp xương), trị phụ nhân lậu hạ".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo:" tiêu sang thũng., ngược tật, trường ung".
*.Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di:" bổ âm, bổ khí".
*.Sách Y học nhập môn:" chủ lão ngược, lao ngược, nữ tử kinh bế".
*.Sách Bản thảo kinh sơ:" trừ ích âm trừ nhiệt mà tiêu tán là thuốc chủ yếu trị sốt rét, là thuốc trị âm hư hàn nhiệt vãng lai, lao nhiệt ở xương".
*.Sách Bản thảo tân biên:" Miết giáp thiên về công kiên mà không tổn khí, phàm các chứng bĩ trên dưới, trong ngoài đều dùng được, nhưng nên tán bột hòa uống, sắc trong thang thuốc thì không có tác dụng".
*.Sách Bản thảo phùng nguyên:" phàm các chứng cốt chưng lao nhiệt tự hãn đều dùng, thuốc tư hỏa tại can kinh, nung nghiền thành bột mịn, trị chứng da thịt lóet do bỏng nước sôi, nếu khô thì trộn dầu mè bôi vào, nếu ướt thì rắc bột khô sẽ hết đau".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, vì thế mà tiêu khối u, làm tăng protid huyết tương, kéo dài thời gian tồn tại của kháng thể, có tác dụng an thần.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị lao phổi có triệu chứng hư nhiệt, triều nhiệt, mồ hôi trộm:
*.Thanh cốt tán ( Chứng trị chuẩn thằng): Ngân sài hồ 12g, Hồ Hoàng liên 4g, Miết giáp 20g ( sắc trước), Thạch cao 8g, Tần giao 8g, Địa cốt bì 12g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
2.Trị chứng sốt rét kéo dài thời kỳ cuối của nhiều bệnh nhiễm:có hội chứng can âm bất túc như chân tay run giật, lưỡi khô mà trơn bóng, mạch tế sác nhược, dùng bài:
*.Tam giáp phục mạch thang ( Ôn bệnh điều biện): Sinh Mẫu lệ 20g, Sinh Miết giáp 30g ( đậpn vụn sắc trước), Sinh Qui bản 40g (sắc trước), Chích thảo 20g, Can đại hoàng 20g, Sinh Bạch thược 20g, Mạch môn 18g ( không bỏ lõi), A giao 12g ( hòa thuốc), Hỏa Ma nhân 12g, sắc uống.
3.Trị gan lách to:trong những trường hợp viêm gan mãn, xơ gan, gan lách to, có triệu chứng âm hư hỏa thịnh, vùng gan đau, hoa mắt, bứt rứt, có thể dùng Chích Miết giáp phối hợp, Tiêu dao tán, Nhất quán tiễn . có tác dụng: Trường hợp sốt kéo dài, lách to thì vị Miết giáp là không thể thiếu, dùng bài:
*.Miết giáp ẩm gia giảm: Miết giáp ( chích dấm) 40g ( cho trước), Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 8g, Binh lang 12g, Xuyên phác 4g, sao Bạch thược 12g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống.
4.Trị bệnh phụ khoa, kinh nguyệt ra nhiều, chứng băng lậu:thuốc có tác dụng thu liễm lý huyết, dùng Chích Miết giáp phối hợp A giao, Đương qui thán, Bào khương thán , Ngãi diệp, Bạch thược.
5.Trị nhọt lở khó lành miệng:dùng Miết giáp phối hợp với Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ, Chi tử, Phòng phong. có tác dụng tăng sức thu liễm.
6.Giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm:
*.Chữa đau lưng, không cúi xuống, không ngữa được: Miết giáp sao vàng hay nướng chín, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g. Bài thuốc này còn dùng chữa sỏi thận.
*.Chữa hen: máu Ba ba cho vòa rượu uống.
Liều lượng và cách dùng:
*.Liều 12 - 40g, dùng thuốc thang phải đập nát sắc trước, dùng ngoài lượng tùy yêu cầu, sao tồn tính, tán bột bôi hoặc đắp.
*.Chú ý lúc dùng:
1.Thuốc sống có tác dụng tư âm mạnh, dấm chích thì tán kết mạnh, cho nên lúc dùng tư âm thì dùng sống, lúc dùng tán kết thì chích dấm.
2.Những trường hợp sau kiêng dùng Miết giáp: Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Dương hư, trường hợp liệt dương, thuốc có thể làm giảm tính dục. Phụ nữ có thai, vì thuốc làm động thai.
3.So sánh với Qui bản: Qui bản có tác dụng tư bổ mạnh hơn, còn Miết giáp thì tán kết mạnh hơn, Miết giáp ít gây nê trệ hơn.
CAO HỔ CỐT
Tên khoa học:
Panthera tigris L. Họ mèo (Felidae)
Tác dụng
Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể...
Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương...
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy.
Bộ phận dùng, Cách nấu cao hổ cốt:
Toàn bộ xương con hổ. Nấu cao hổ cốt phải dùng toàn bộ xương con hổ, không nên thiếu miếng xương nào và không được lẫn các xương khác. Do đó phải có người tinh thạo, biết xem xương và chọn lọc xương. Xương hổ quý nhất là xương tay (hổ hình cốt) rồi xương chân, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi (không thể thiếu những xương này được). Xương tay hơi vặn ở khuỷu, có một lỗ ‘thông thiên’; đặc điểm này dùng phân biệt xương hổ, xương beo với các xương khác: răng hàm có hình chữ ‘tam sơn’. Hổ chết trong rừng lâu ngày xương trắng bợt, nếu ngâm nước lâu thì bị ải, hổ săn bắn được thì xương dính liền nhau, trắng ngà, để hơi vàng. Xương hổ tốt nhất nặng 10 - 15kg. Nếu có đủ 5 bộ xương cùng nấu thì tốt nhất, nếu không một bộ trên 10kg cũng tốt. Một kg xương đã chế nấu được độ 230g cao mềm, cho nên nấu cao hổ cốt người ta thường nấu lẫn với xương Sơn dương (tỷ lệ 1/5). Nếu được "ngũ dương nhị hổ" thì càng có lực mạnh. Xương sơn dương nấu với xương hổ cũng phải làm sạch như gạc (sạch tuỷ, gân, thịt).
Cao hổ cốt rởm
Hiện tại hổ là động vật quí hiếm, đã được đưa vào sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hiện tại ở việt nam nhiều người đã nuôi và cho sinh sản thành công giống hổ đông dương, nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế, cho nên Cao hổ cốt vẫn là một chế phẩm rất đắt đỏ vì vậy kẻ xấu thường tìm mọi phương cách chế ra cao hổ cốt “rởm” để trục lợi.
Những thủ đoạn thường được dùng là:
- “Treo đầu dê bán thịt chó”: nghĩa là bầy bộ xương hổ thật ra để bán cao rởm, họ bầy ra một bộ xương, mời thật nhiều người chung, họ cũng chỉ lấy mấy lạng, nhưng họ bán vài cân vẫn chưa hết cao
- “Điêu khắc” : dùng nghệ thuật điêu khắc, gọt rũa, đánh bóng chế tác ra những bộ xương hổ “rởm” từ các loại xương động vật khác để lừa bán trục lợi. Xương gấu thường được sử dụng nhiều nhất vì khá giống xương hổ, rẻ tiền hơn và lại dễ chế tác. Thậm chí với công nghệ lăng xê, nối, cạo, mài, khoan... kẻ xấu còn dùng cả xương lợn, xương trâu, xương bò, xương chó... để tạo ra hổ cốt “rởm” mà nom như thật!
- “Giải phẫu thẩm mỹ”: cắt ghép khâu vá một số động vật thành “hổ tươi nguyên con, ướp lạnh”. Ví dụ kẻ xấu thường tìm mua giống chó bò hung dữ và có vóc dáng to lớn, nặng từ 50-60kg, thậm chí có con nặng tới 100kg, mõm ngắn, đầu tròn, bộ mặt ngắn tũn và nhăn nhúm rồi nhuộm lông, uốn xương, tạo dáng, ướp lạnh... làm cho có hình hài trông giống như hổ thật. Hiện nay, tại Thái Lan cũng đã xuất hiện công nghệ “giải phẫu thẩm mỹ cho chó thành hổ” bán sang việt nam để nấu cao
- Trộn một số thuốc Tây vào cao xương hổ để tạo ra cảm giác “hiệu nghiệm” tức thì nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và khiến họ sẵn lòng bỏ tiền ra mua. Ví như, kẻ xấu thường trộn vào cao hổ cốt các thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp.
Cách phân biệt thật giả
Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được, như người thợ rèn nhìn mầu lửa trong lò có thể biết được nhiệt độ, nhưng khó mà miêu tả cho người khác hiểu được. Còn người dùng thật khó phân biệt thật giả. Người ta có truyền miệng một số cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy, hoặc người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể hoàn toàn là những chuyện thần thoại hóa cao hổ mà thôi, chúng tôi đã thử nghiệm trên thực tế không xẩy ra những hiện tượng nêu trên. do vậy
Cách dùng:
Ngày dùng 6 - 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ, hoặc ngâm rượu 1/4 để uống (ngâm rượu là tốt hơn cả). có thể xem kĩ hơn ở phần sau
Tuổi nào có thể dùng cao hổ cốt :
Nếu dùng để trị bệnh thì không cứ độ tuổi, cốt sao vị thuốc hợp với bệnh tình, nên khi dùng phải có sự chỉ định của thầy thuốc
Dùng để bồi bổ sức khỏe thì đàn ông 8 lần 5 là 40 tuổi , Phụ nữ 7*5= 35 tuổi, thận khí bắt đầu suy, xương cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ nên răng khô, xương loãng đi. có thể dùng được
CÁCH BÀO CHẾ CAO HỔ CỐT
Theo Trung Y: Hổ bị chết vì tên độc không nên dùng vì độc có thể ngấm vào xương. Dùng xương hổ thì đập vỡ xương bỏ hết tuỷ bôi mỡ, sữa hoặc rượu hay dấm rồi nướng
hoặc sao vàng mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Có 3 giai đoạn: làm sạch, tẩm sao và nấu cô:
- Làm sạch: nguyên tắc làm sạch là bỏ hết thịt gân và tuỷ, nếu không sau này không những cao bị hỏng mà còn di độc (có người nói tuỷ cọp thối rất lâu, nấu cao còn tuỷ thì hai tuần sau sinh dòi ). Xương tươi hoặc xương khô mà còn thịt gân cho vào nước vôi loãng ( 100 kg xương dùng 0,500 kg vôi sống) vừa đủ ngập xương. Đun sôi thì tắt lửa, để ngâm một đêm, đem ra rửa sạch hết gân cho kỹ. Có người luộc, xương với lá đu đủ non để làm sạch thịt, gân. Dùng trấu, cát đánh, chà xương cho bóng sạch, rửa kỹ, phơi (sấy) khô. Cưa từng khúc ngắn như khẩu mía 5 - 6cm, chẻ làm 2 - 3 mảnh, xương nhỏ thì đập giập. Đem luộc sôi trong 10 phút với nước giấm ( 10 kg xương dùng 3 lít giấm, thêm nước cho đủ ngập xương) để cho tuỷ mềm ra rồi đẽo cho tuỷ hết. Rửa sạch nước giấm cho kỹ, có người kỹ hơn sau khi đẽo bỏ tuỷ rồi thì lấy trấu giã với xương hoặc lấy đá cuội to nhỏ xóc với xương để xương sạch tuỷ và trơn bóng. Phơi sấy khô.
Giai đoạn làm sạch tuỷ này rất quan trọng đòi hỏi nhiều công phu, không thể làm dối được. Công việc làm xương nên làm xa nhà để giữ được vệ sinh.
- Tẩm sao: tẩm sao xương hổ để nấu cao có nhiều cách, tuỳ theo kinh nghiệm của từng địa phương. Có người tẩm sao lần lượt như sau: tẩy bằng nước rau cải, tẩy bằng nước trầu không, sao bằng mỡ dê, ngâm với Khương hoàng và Hùng hoàng, ngâm với giấm vào sao cát, cuối cùng sao lại bằng mỡ dê (Phó Đức Thành). Lại có người tiến hành như sau: ngâm nước trầu không, ngâm nước rau cải xóc với giấm. Tẩm mỡ dê, rửa bằng nước gừng pha rượu, sao cát cho vàng (để tán bột dùng hoặc nấu cao) (Quan Triệu Ngang); Hoặc là ngâm vào nước trầu không, ngâm vào nước rau cải tẩm giấm sao, tẩm rượu sao, tẩm mỡ dê sao vàng (Nguyễn Ngọc Bích) v.v...
Theo kinh nghiệm tẩm sao xương hổ nấu cao (hay tán bột) của Viện Đông y và Xí nghiệp dược phẩm I thì nay thống nhất tiến hành như sau:
+ Lấy rau cải đã giã nhỏ (100kg xương đùng 10kg lá rau cải và 5 lít nước) tẩm trộn vào xương để 1 ngày đêm. Rửa sạch, sấy khô).
+ Lấy lá trầu không đã giã nhỏ (100kg xương dùng 5kg lá trầu không và 3 lít nước) tẩm, trộn vào xương, ủ một ngày đêm. Rửa sạch, sấy khô.
+ Lấy gừng đã giã nhỏ (100 kg xương, dùng 10kg gừng và 5 lít nước) tẩm ủ một đêm. Sáng hôm sau đem ra sấy ngay (không phải rửa) cho khô.
+ Lấy rượu 40o (l00 kg xương dùng 10 lít rượu) tẩm vào xương, để ráo.
+ Đem sao vàng với cát (đã rửa sạch): nấu cao thì sao qua (không nên sao vàng); làm hoàn tán thì mới phải sao vàng.
- Nấu và cô: nấu cao hổ cốt giống như nấu cao ban long là nấu ba nước, cô chung trực tiếp rồi cô cách thuỷ, đảo đều và kỹ, bọc giấy bóng v.v...
Bảo quản:
Để nơi thoáng gió, mùa hè nên lót vôi sống dưới đáy thùng, đậy kín.
Kiêng ky:
Người âm hư hoả vượng không nên dùng
CÁCH DÙNG CAO HỔ CỐT
Cao hổ ngâm rượu
Ngâm rượu thì dùng khoảng từ một lạng đến bốn lạng ta ( 1 lạng tương đương 37 gr 500 ) trong một lít rượu, thường là rượu gạo hay rượu vodka càng tốt. Vật liệu ngâm không cần tán bột mà chỉ cần cưa khúc nhỏ để cho tinh tuý dễ tan ra. Thời gian ngâm dưới một tháng chưa đủ để thử, mà ngâm càng lâu càng tốt- 3 tháng, 6 tháng, một năm- ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ.
Hổ cốt thường được dùng trong các chứng teo xương ở hai chi dưới, bắp chân bị co giật, đau ở thắt lưng và đau nhức xương. Hổ cốt được ngâm thuần túy hay được phối hộp với những dược thảo khác chẳng hạn như toa Hổ cốt Mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt.
HỔ CỐT MỘC QUA TỬU
Hổ cốt ( Tigris Os) 10 gr
Mộc qua ( Chaenomelis fructus) 30 gr
Xuyên khung ( Ligustici rhizoma) 10 gr
Ngưu tất ( Cyathulae radis) 10 gr
Đương qui ( Angelicae sinensis radix) 10 gr
Thiên ma ( Gastrodiae rhizoma ) 10 gr
Ngũ gia bì ( Acanthopanacis radicis cortex) 10 gr
Hồng hoa ( Carthami flos) 10 gr
Tục đoạn ( Dipsaci radix) 10 gr
Kiết cánh ( Solani Melongae radix) 10 gr
Ngọc trúc ( Polygonati officialis rhizoma) 20 gr
Tần cửu ( Gentianae macrophyllae radix) 5 gr
Phòng phong ( Ledebouriellae radix) 5 gr
Tang chi ( Mori ramulus) 40 gr
Rượu Cao lương ( Sorghi spirituss) 3,000 cc
Đường cát ( Saccharon granulatum) 300 gr
HỔ CỐT NHÂN SÂM TỬU
Hổ cốt 10 gr
Nhân sâm 10 gr
Ngâm trong một lít vodka, gin.
Có công hiệu phục chân dương, mạnh gân xương, khu phong khử thấp
Có thai , hoả vượng do âm hư cấm dùng.
CON NHÍM
Còn gọi là con dím, hòa chư, cao chư, sao chư, loan chứ
Tên khoa học là Hystrix hodgsoni gray.
Thuộc họ Nhím Hystricidae.
Con nhím cho vị thuốc gọi là thích vị bì là dạ dày của con nhím Hystixhidgsoni. Tại Trung Quốc người ta dùng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích Erinaceus europaeus L. hoặc Hemichianus dảuicus sundevall cùng thuộc họ Ẻinaceidae.
A. Mô tả con vật
Nhím là loại thú lớn nhất trong bộ gặm nhấm vào tuổi trưởng thành nặng tới 14-15Kg, lúc mới sinh nặng 350-540g, hai tháng tuổi nặng 2.5-3kg, một năm đạt 9-10kg. Nhím đào hang trong đồi để ở. Nhím trưởng thành động dục vào lúc gần một năm tuổi và có thể đẻ lứa con đầu tiên vào lúc 16-20 tháng tuổi, thời gian chửa dài khoảng 115-120 ngày. Mỗi lứa đẻ 1 con, đặc biệt có thể đẻ hai con. Thời kỳ đẻ của nhím vào các tháng 8-9 và 3-4 mỗi năm.
Đặc điểm của nhím là có bộ da mọc tua tủa những lông trâm cứng, dài nhọn. Người ta thường quan niệm sai lầm là nhím có khả năng bắn lông trâm vào kẻ thù. Thực tế là khi gặp nguy hiểm, nhím chỉ dựng lông cứng và giật lùi để xông vào kẻ địch.
B. Phân bố, săn bắt và chế biến
Nhím sống hoang ở miền núi nước ta. Nó gây hại phổ biến với một số cây lương thực ở miền núi. Thường người ta săn bắn nhím để ăn thịt. Mùa săn bắn gần như quanh năm, ngoài thịt dùng để ăn, người ta thu lấy lớp màng bao phủ dạ dày và gan phơi hay sấy khô để dành làm thuốc. Khi dùng sao cát hay sao với hoạt thạch cho nở phồng lên rồi lấy dạ dầy nhím sắc thuốc hoặc tán bột mà uống.
C. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ dạ dầy nhím có vị đắng, ngọt, tính bình, vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, giải độc làm hết đau, Trĩilậu ra huyết. Dùng chữa nhứng trường hợp Trĩilòi dom chảy máu, di mộng tinh nôn mửa, lỵ ra máu.
Hiện nay vẫn dùng kinh nghiệm cổ với liều lượng 6-16g dưới dạng thuốc bột hay sắc uống.
Đơn thuốc có dạ dày nhím
1. Chữa lòi dom chảy máu
Dạ dày nhím sao phồng 3-6g, hòa hoa 10g, thêm 100ml sắc kỹ rồi dùng nước sắc hoa hòe này chiêu dạ dàu nhím đã sao và tán bột. Liều dùng chia làm 3 lần uống trong ngày
2. Chữa thủy thũng, cổ trướng, hoàng đan
Đốt tồn tính dạ dày nhím, mỗi lần uống 8g hòa rượu uống.
3. Giải độc: Lông Nhím đốt tồn tính, tán bột mịn. Uống với nước ấm.
KHỈ
Ở Việt Nam, có nhiều loại khỉ như Macacca sp... Họ khỉ Coreopitheeirtae.
1. Khỉ độc (có thứ gọi là khỉ ông già, có thứ gọi là khỉ bạc má).
2. Khỉ đàn (có thứ đỏ đít, có thứ hai chân sau đỏ).
3. Con vượn, con đười ươi, con tinh tinh là giống khác hai loại trên, không dùng làm thuốc. Chỉ có khỉ độc và khỉ đàn mới dùng làm thuốc. Khỉ bú dù (khỉ đàn) sống từng bầy, có nhiều hơn cả, dễ bắt. Khỉ rừng làm thuốc tốt hơn khỉ nuôi. Khỉ nặng trên 5kg thì mới dùng. Xương khỉ còn đầu đuôi dễ phân biệt với xương chó, xương vượn vì có chân tay dài hơn.
Tính vị: vị chua, mặn, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Can và Thận.
Công dụng:
- Xương khỉ: bổ Can Thận, ích cốt tuỷ, trị mọi chứng phong lao.
- Thịt khỉ: trị sốt rét lâu ngày.
- Cao khỉ toàn tính: bổ Thận, cường dương, mạnh gân cốt.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 10g cao.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam: ít nhất nấu 2 con trên 10kg.
Có thể nấu cao thịt riêng, cao xương riêng. Khi cao xương gần được thì trộn cao thịt vào nấu chung, vì cao thịt nấu riêng không đông đặc được. Muốn nấu cao thịt riêng mà được cao đông đặc thì cứ 2 kg thịt khỉ nấu với 1 kg thịt rắn, nấu trong hai ngày đêm.
Nhưng thường người ta nấu thịt khỉ với xương khỉ cùng một lúc, vì nấu riêng hai thứ này mới trộn vào nhau thì phải giữ (canh) cao lỏng của thịt, chờ cao xương gần được mới trộn vào; nếu giữ không đúng mức thì cao thịt có thể bị thiu. Cách nấu chung như sau:
1 Chuẩn bị: cắt tiết khỉ nhưng nên đổ nước sôi cho khỉ chết; lấy nước sôi làm lông cho sạch. Lột lấy da để nấu cao riêng, lọc lấy thịt cho kỹ, bỏ mỡ: bỏ hết phủ tạng, xương để riêng..
2. Làm thịt: lấy nước ấm 80o C rửa sạch, thái miếng 100 - 200g. Giã nát 0,200kg gừng, hoà vào 300ml rượu trắng, vắt lấy nước, lại giã và thêm 200ml rượu, vắt lấy nước. Tẩm bóp thịt cho đến hết rượu gừng để khỏi tanh và bớt tính lạnh của thịt. Có người tẩm với bột Đại hồi, Quế chi, Thảo quả (mỗi thứ 50g), rồi nướng qua cho vàng thơm hoặc sấy qua cho teo miếng thịt. Cho thịt vào cái túi vải, đặt túi vào giữa một thùng nhôm.
3. Làm xương: nếu là xương tươi thì phải làm sạch, hết mỡ, tuỷ nếu không sau này nhiều váng mỡ phải vớt bỏ đi và cao dễ bị chảy. Sau đó làm xương khỉ như làm gạc, cho xương vào thùng nhôm, xung quanh túi vải, dưới đặt một cái vỉ cho khỏi cháy. Cho nước sôi vào thùng ngập hẳn xương thịt trên 10cm. Đun và nấu làm như cao gạc. Thời gian đun nấu lâu hơn là làm cao gạc, mất 8 - 9 ngày, cho đến khi nào bóp xương thấy mềm ngấu là được; khi các nước đã trộn chung cô lại và cao toàn tính đến độ sền sệt, rồi thì cứ 10kg xương thịt thêm 100ml nước cốt gừng vắt hoà tan trong 500ml rượu trắng. Cô cách thuỷ trên cát, đánh mạnh, nhanh đều tay đến khi nào lấy dao rạch sâu, hai mép không khép lại là được. Tỷ lệ cao là 1/10.
Ghi chú:
Xương đầu có thể nấu cao riêng trị ngược tật, trẻ em lên kinh giật.
Da khô nấu cao riêng trị chứng ngứa.
Mật khỉ trị động kinh, đau mắt.
Bảo quản:
Bọc miếng cao trong giấy bóng kính. Tránh nóng, tốt hơn là đựng vào thùng có vôi sống và đậy kín.
Công dụng của cao khỉ
Hỏi: Mới đây, tôi được người quen biếu một lọ cao khỉ nhưng không cho biết rõ tác dụng để điều trị bệnh gì? Xin bác sĩ hướng dẫn giúp?(Minh Quân - TPHCM)
Trả lời:
Khỉ còn gọi là hầu.
Tên khoa học Macaca sp.
Thuộc họ khỉ Cercopithecidae.
Khỉ cho ta những vị thuốc sau đây:
1. Cao xương khỉ còn gọi là cao khỉ, cao hầu nấu bằng xương khỉ.
2. Cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ, cả xương và thịt.
3. Hầu táo còn gọi là hầu đan hay hầu tử táo (Calculus macacae) tức là sỏi trong túi mật của con khỉ.
Mô tả con vật
Ở nước ta có nhiều loài khỉ dùng làm thuốc nhưng phổ biến nhất có loài khỉ nhỏ Macaca mulatta Zimmermann hay Macacus rhesus thuộc bộ khỉ mũi dưới hay khỉ mũi hẹp (Catarrhini). Loài này sống trên cây, có chân tay thích nghi để cầm nắm, ngón cái chụm được với ngón khác. Ðầu hơi tròn, to, bộ não phát triển, nét mặt dễ thay đổi, hai lỗ mũi gần nhau và nhìn xuống dưới, có túi má, răng 32 chiếc, có chai ở mông, đuôi ngắn chỉ bằng nửa mình, mặt không có lông, toàn thân có lông màu vàng nâu ngắn, phía bụng lông màu nhạt hơn.
Phân bố, săn bắt và chế biến
Loài khỉ sống ở rừng núi nước ta, nhiều nhất là những vùng núi đá vôi. Nó sống bằng cây cỏ, hoa màu và côn trùng. Trước đây ta thường chỉ bắt ăn thịt, lấy xương làm thuốc, gần đây người ta còn săn bắt khỉ sống, đặc biệt loài Macaca maldatta nói trên để lấy thận cấy vi trùng chế thuốc chống bại liệt vì phản ứng của nó giống người nên thường hay dùng thí nghiệm dược lý. Do nhu cầu ngày càng tăng nên ngoài việc săn bắt khỉ sống hoang, người ta đã bắt đầu nuôi khỉ, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Loài khỉ này còn sống ở các nước vùng Ðông Nam Á như Indonesia, Ấn Ðộ, Malaysia, Philipine. Tại Trung Quốc có nhiều ở Quảng Tây, Tứ Xuyên, nhiều nhất là ở Quảng Tây.
Ở nước ta, từ xưa đến nay người ta thường chỉ biết lấy xương hay toàn con nấu cao, việc chế biến nấu cao giống như nấu cao hổ cốt hay nấu cao ban long.
Tại Trung Quốc, người ta hay lấy sỏi mật khỉ để trị bệnh, cách lấy cũng như lấy sỏi mật của trâu bò, lấy xong gói vào bông hay giấy bản, cho vào hộp kín có vôi cục để hút nước.
Thành phần hóa học
Ít thấy tài liệu nghiên cứu về cao khỉ cũng như về sỏi mật của khỉ. Nhưng trước đây, qua kiểm nghiệm một số cao động vật do các xí nghiệp dược phẩm ở nước ta sản xuất, người ta thấy trong cao khỉ có tới 16,86% nitơ toàn phần, 0,85% acid amin, 1,88% tro, 0,56% Clo, 4 phần triệu asen, 0,02% canxi và 0,03% photpho tính bằng H3PO4.
Công dụng và liều dùng
Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.
Cao xương khỉ được coi là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân dùng cho phụ nữ trong những trường hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hôi trộm.
Liều dùng hàng ngày từ 5-10g, cắt thành từng miếng nhỏ ngậm cho tan dần trong miệng hoặc thêm mật ong cho ngọt để dễ ăn. Có thể ngâm rượu uống vì cao khỉ thường khó bảo quản...
Sỏi mật của khỉ (hầu táo) được Ðông y coi là có tính lạnh (hàn) vị đắng, hơi mặn, vào các kinh tâm, phế, đởm và gan, có khả năng thanh nhiệt, trấn kinh, giải độc, tiêu thũng, tiêu đờm định suyễn. Ngày dùng với liều 0,20 - 0,30g dưới hình thức thuốc bột hay phối hợp với các vị khác mà uống.
GS. Đỗ Tất Lợi
CÁC VỊ THUỐC TỪ KHỈ
Tác giả : BS. PHÓ ÐỨC THUẦN
CAO KHỈ
Nói đến khỉ làm thuốc là người ta nghĩ ngay đến cao khỉ. Cao khỉ có hai loại:
1. Cao xương khỉ là cao nấu bằng xương khỉ đã được làm sạch hết thịt, mỡ.
2. Cao khỉ toàn tính là cao nấu bằng toàn bộ con khỉ bỏ hết phủ tạng, trừ mật thì phải để lại.
Cao khỉ loại tốt phải được nấu từ 5-7 bộ xương khỉ và có kèm theo mật của chúng. Nước ta có nhiều loài khỉ làm thuốc nhưng phổ biến nhất là loại khỉ vàng M. Mulatta.
Về công dụng của 2 loại cao nói chung giống nhau. Nhưng cao khỉ toàn tính được đánh giá là tốt hơn. Chúng có tác dụng bổ can thận, giúp trường thọ, bổ toàn thân, thường dùng cho người ăn ngủ kém, thiếu máu, gầy yếu, xanh xao. Dùng rất tốt cho trẻ em và phụ nữ.
Cách dùng:
Ngậm miếng nhỏ, ngâm rượu, cho vào cháo, hấp cơm. Phối hợp các vị khác: Cao khỉ 500g, cao sơn dương 30g cùng gừng, phèn, cồn, dầu lạc vừa đủ 100g. Ngày uống 1 chỉ đến 1,5 chỉ (4-6g) hấp với cơm hoặc ngâm rượu cho tan. Có thể thêm mật ong cho dễ uống.
Người xưa nấu cao hổ phải có cả khỉ và sơn dương với tỷ lệ quy định và cho rằng phải phối hợp như thế cao hổ mới tốt.
Một số kinh nghiệm còn ít được biết đến:
- Xương đầu khỉ nấu cao dùng trị sốt rét và trẻ em bị động kinh.
- Da khỉ nấu cao trị ngứa lở.
- Mật khỉ trị đau mắt, động kinh.
- Sỏi mật khỉ (hầu táo) Calculus Macaca: Tán bột, dùng hoàn tán không bỏ vào thuốc sắc. Vị đắng lạnh, hơi mặn. Vào kinh tâm, phế, can đởm.
Tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, hóa đàm định suyễn. Tiêu viêm giải độc.
- Máu ra khi khỉ đẻ, khô trên đá núi gọi là Huyết lĩnh. Dùng cho phụ nữ sau sinh và trẻ em chậm lớn biếng ăn. Cho vào cháo hoặc ngâm rượu. Ở những chợ miền núi thỉnh thoảng cũng có bán.
Ngày nay thận khỉ được dùng để chế vaccin chống bại liệt, dùng trong thí nghiệm dược lý. Ở Mỹ hàng năm cần hàng chục vạn con khỉ Macaca Mulatta để phục vụ các phòng thí nghiệm.
THỊT KHỈ
Theo nhiều tài liệu cổ, thịt khỉ có thể dùng trị sốt rét kinh niên. Danh y Lý Trời Trân cho rằng ăn thịt khỉ có thể phòng tránh được lam sơn chướng khí. Trung dược học bản thảo ghi thịt khỉ trị chứng phong lao, ngâm rượu chữa sốt rét kinh niên.
- Thịt khỉ chưng cách thủy với hoàng kỳ, hoài sơn ăn độ dăm lần có thể chữa khỏi bệnh trĩ.
- Rượu thịt khỉ còn dùng bổ thận tráng dương cho nam giới và điều trị chứng lạnh tử cung không sinh được con ở phụ nữ. Chữa lưng đau gối mỏi, liên tục mắc tiểu.
- Bộ phận sinh dục khỉ đực ngâm rượu làm thuốc bổ thận tráng dương.
Trong dân gian cũng lưu truyền một số kinh nghiệm sau đây để chữa cam tích trẻ em:
- Dùng nước miếng khỉ chữa cam tích trẻ em, bằng cách đưa cho khỉ trái cây, khỉ đang ăn dở thì lấy cho trẻ bị bệnh ăn tiếp.
- Dùng gan, dạ dày, ruột khỉ làm thức ăn với cơm hoặc nấu cháo.
Có sách dặn cần lưu ý khi làm thịt khỉ, nên để nguyên da mà xẻ thịt. Nếu lột da, thân hình khỉ lúc đó trông như một đứa trẻ. Tạo cảm giác rất ghê rợn.
Còn đối với món "Óc khỉ đại bổ" trong "Nhất dạ đế vương" thì quả là một cách ăn uống man rợ: Ðầu khỉ bị lột da trơ sọ trắng, sau đó người ăn dùng búa bằng bạc đập vỡ sọ, rồi dùng thìa bằng vàng múc óc khỉ vào chén yến để ăn ngay khi còn nóng. Thử hỏi ăn như vậy làm sao tránh khỏi gây tổn thương tinh thần, tính người trong văn hóa tâm linh?
KHỈ DẠY TA DÙNG THUỐC
Trong một khu rừng ở Tanzania, nhà nhân chủng học Richard Wrangham của trường Ðại học Harvard nhận thấy các con khỉ thường nhấm nháp lá cây Aspilia (thuộc họ hướng dương). Ông nếm thử thì thấy có vị đắng. Ðem về phòng thí nghiệm, phân tích thấy chứa nhiều chất thiarubrine A, là một chất có tác dụng chống nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Ông đã kể lại chuyện này trong hội nghị "Vì tiến bộ khoa học" tổ chức tại Mỹ. Ngoài ra nhà khoa học Machael Huffman thuộc trường Ðại học tổng hợp Tokyo cũng kể lại ông từng chứng kiến một con khỉ sắp chết đã lấy hết sức tàn để gặm liên tục một thân cây Vermonia amydalina, ngày hôm sau con khỉ đó đã khỏe hơn nhiều. Vì vậy người Tanzania đã có truyền thống dùng cây này như một loại kháng sinh chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Trong hội nghị nói trên còn có các báo cáo về khỉ ăn lá sung có chất chống nấm, khỉ châu Phi ăn các lá cây chống lạnh, viêm phổi khi mùa đông đến. Ly kỳ hơn là giả thuyết của Karen Strier. Theo ông khỉ cái ở Brazin biết cách hạn chế sinh đẻ. Chúng tránh thai bằng cách ăn một loại lá cây giàu chất isoflavonoides để không thụ thai. Một số loài khỉ ở Costa Rica còn biết cách chọn sinh con đực hay cái theo ý muốn bằng cách hai vợ chồng khỉ tìm ăn những loại cây giàu chất kiềm hay toan, phù hợp với một số sách hướng dẫn muốn sinh con gái thì mẹ nên ăn nhiều chất kiềm (âm tính), và muốn sinh con trai thì ăn nhiều chất toan (dương tính).
Nhiều bằng chứng khác cũng được nêu lên để làm cơ sở cho việc hình thành một ngành khoa học
mới mang tên quốc tế Zoo-pharmacognosie, chuyên nghiên cứu khả năng tự chăm sóc của động vật bằng cây thuốc tự nhiên.
Cây Aspilia đã được ghi nhận trong nhiều dược điển của các quốc gia. Lá và rễ của 7 chủng loại cây Aspilia được dùng sản xuất nhiều loại dược phẩm chữa trị vết thương, ho, sốt, đau dạ dày.
Ở Việt Nam ta, những năm trước đây đã từng xuất hiện cơn sốt về cây con khỉ, mượn danh các nhà khoa học như Ðỗ Tất Lợi, Nguyễn Trọng Nhân để tuyên truyền quảng cáo (đồn rằng khỉ khi bị bệnh tìm cây này để ăn). Cây còn có các tên khác như xuân hoa, hoàn ngọc... Còn tên tú lình thì không nên dùng vì dễ gây nhầm lẫn với một vị thuốc khác từ khỉ. Tính chất công dụng của cây là chống viêm nói chung, chủ yếu là viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên do cây này có nhiều loại khác nhau nên phải biết cách phân biệt và được nghiên cứu kỹ hơn.
HUYẾT LÌNH
Huyết lình còn gọi là lục linh. Lình là tên tiếng Thổ của con khỉ, lục là nhau thai. Huyết lình là máu chảy ra của con khỉ sau khi đẻ, phơi khô.
Vào mùa khỉ đẻ (tháng 5-6 âm lịch), người ta đến những núi đá nơi khỉ hay ở và đi lại, tìm những mỏm đá khỉ hay ngồi sau khi đẻ để cạo lấy huyết đã khô đen dính trên đá (có những mảng huyết đọng dày tới 1 cm hay hơn), đem phơi nắng hay sấy khô, cất vào lọ hay gói kín và để ở chỗ khô ráo. Khi dùng thì sấy khô, tán nhỏ. Tại những chợ vùng núi nước ta, vào các tháng 8-9 dương lịch, người ta thường đem bán huyết lình dưới dạng cục nhỏ bằng đầu ngón tay, màu đen nâu như màu bã cà phê, mùi tanh, khi dùng cần thì tán nhỏ để ngâm rượu hay cho vào cháo mà ăn.
Trong nhân dân, huyết lình thường được dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh, những người xanh xao gầy yếu, trẻ em gầy còm, chậm lớn, kém ăn; ngâm rượu xoa bóp làm thuốc giảm đau khi đau nhức, ngã hay bị thương.
Chữa trẻ chậm lớn, kém ăn: Huyết lình sấy khô tán nhỏ, cho vào cháo nóng cho trẻ ăn vào buổi sáng. Mỗi lần cho uống 1-2 g. Dùng luôn trong 7-10 ngày. Đơn thuốc này còn dùng cho phụ nữ sau khi sinh xanh xao, gầy yếu.
Thuốc xoa bóp khi đau ngã: Huyết lình không kể liều lượng, cho vào ngâm càng đặc càng tốt, thường dùng 1 phần huyết lình 5 phần rượu. Khi dùng, hâm nóng và xoa bóp vào chỗ sưng đau. Có thể dùng để uống.
GSĐỗ Tất Lợi
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:392.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh