ÁP CƯỚC MỘC Tên khác:
Nam sâm, chân chim, kotan(Lào), ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga trưởng sài.
Tên khoa học: Schfflera octphylla (Lour) Ham, ( Aralia octophylla Luor.)
Thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Mô tả cây
Cây nhỡ cây to có thể cao từ 2-8m. Lá két hình chân vịt, mọc so le có 6-8 lá chét cuống lá dài từ 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù dài 7-17cm rộng từ 3-6cm. Cuống lá chét ngắn 1,5-2,5cm, cuống lá chét giữa dài hơn đo được 3-5cm. Hoa tự mọc thành chùy hoặc chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhụy hoa bằng nhau thường là 5, bao phấn hai ngăn bầu hạ có 5-6 ngăn. Quả mọng hình cầu, đường kính từ 3-4mm, khi chín có màu tím sẫm đen trong có 6-8 hạt. Mùa hoa nở thu đông.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc rải rác kháp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại các tỉnh Vĩnh Phú, Lào Cai( Hoàng Liên Sơn), Hòa Bình(Hà Sơn Bình), HÀ Bắc, Ninh Bình(Hà Nam Ninh). Rễ đào về rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng, nếu là rễ nhỏ. Phơi hay sấy khô.
Công dụng và liều dùng
Tại một số vùng nhân dân đào rễ về rửa sạch thái mỏng phơi khô pha hoặc sắc lấy nước uống phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện.
Liều dung 6-8g. ÁP CƯỚC BẢN THẢO -Tên khác: Dã cần thái, Lạt tử thảo.
-Xuất xứ: Phân Loại Thảo Dược Tính.
-Tên khoa học: Ranunculus sieboldii Miq.
-Mô tả: Là loại cây sống lâu năm, vỏ ngoài sắc trắng hoặc vàng nhạt
-Thu hái : Mùa xuân, mùa hạ.
-Tính vị, chủ trị:
+ Vị đắng, tính nóng, có độc. Trị các loại nhọt độc, trùng thú cắn.
+ Vị cay, có độc. Trị tuyến giáp sưng.
+ Trị sốt rét, tuyến giáp sưng, nhọt độc, chấn thương.
+ Trị chấn thương.
+ Tiệt ngượ.
-Liều dùng : Dùng đắp bên ngoài.
-Đơn thuốc kinh nghiệm :
+Trị nhọt độc hoặc chấn thương : Áp cước bản thảo, giã nát, đắp trên miệng vết thương.
+Trị té ngã rách da : Áp cước bản thảo, 1 ít, hòa rượu, đắp. ÁP CƯỚC MỘC BÌ Tên khác: Áp cước bì, Áp cước mộc, Áp cước thụ, Tây gia bì, Áp chưởng sài, Áp mẫu thụ, Áp mẫu trảo, Công mẫu thụ, Ngũ chỉ thông, Tản thác mộc.
Xuất xứ : Lĩnh Nam Thái Dược Lục.
Tên khoa học : Cortex Schefflerae Octophyllae (Lour.) Harms.
Tính vị :
+ Vị đắng, sáp, tính mát.
+ Vỏ rễ : vị sáp, tính bình.
+ Vị đắng.
+ Vị đắng, sáp, tính bình.
Tác dụng, chủ trị :
+ Phát hãn, giải biểu, khứ phong, trừ thấp, thư cân, hoạt lạc. Trị cảm sốt, họng sưng đau, khớp xương đau nhức do phong thấp, gẫy xương, chấn thương.
+ Vỏ rễ : trị bệnh do rượu gây ra, chân lở loét. Ngâm rượu có tác dụng trừ phong.
+ Trị ban chẩn độc.
+ Nối xương, cầm máu, tiêu thủng, giảm đau. Trị đau nhức do phong thấp, gẫy xương, chấn thương, chảy máu do dao chém.
+ Phát hãn, giải biểu, khứ phong, trừ thấp. Trị Cảm cúm, sốt, họng sưng đau, phong thấp đau nhức, sưng đau do té ngã, ứ trệ.
+ Trừ thấp, thư cân, hoạt lạc, thanh vị trường do rượu và thấp tích trệ.
Liều dùng :
+ Sắc uống: 12~20g.
+ Sao với rượu đắp ngoài.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị gẫy xương : Áp cước mộc bì ( sống ) 240g, Lê phiến mộc (sống) 160g, Quan dung mộc ( lá tươi) 160g, Gà trống 1 con. Tất cả giã nát, cho rượu vào chưng chín, đắp chỗ gẫy (Lục Xuyên Bản Thảo).
+ Trị xích bạch lỵ : Áp cước mộc bì, bỏ vỏ ngoài, chưng, phơi, lấy 160g, sắc uống (Lãnh Nam Thảo Dược Chí).
+ Trị xương đau nhức do phong thấp : Áp cước mộc bì 240g, ngâm với 640g rượu. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 2040g.
Tham khảo : “ Dùng vỏ cây Áp cước mộc bì 320g, sắc thật nhừ, uống, sau đó uống 40~80g dầu sống, có thể giải độc do trúng độc Mộc thự, các loại trúng độc. BẠCH QUẢ Tên Khác: Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus.
Tên khoa học: Ginkgo bilobaL.
Thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.
A. Mô tả cây
Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên
cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng' quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản. Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.
C.Thành phần hoá học
Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường.
Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose.
Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.
Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu.
Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột.
Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.
Đơn thuốc có bạch quả
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè: Bạch quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả, ngày 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Nước 600ml, sắc 3 lần, gạn lấy nước chia uống trong ngày.
Chữa đi đái buốt, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục: Bạch quả 10 quả, 5 để uống sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày. ÁP NHI CẦN Tên khác: Áp cước bản, Đường điền, Khởi mạc, Tam thạch, Áp cước bản thảo, Dã cần thái, Hồng nga cước bản, Thủy cần thái, Dã thục quỳ, Phó ngư, Tam diệp cần, Thủy bạch chỉ, Đại áp cước bản, Toa đơn tử.
Tên khoa học : Cryptotaenia japonica Hassk.
Họ khoa học : Umbelliferae.
Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30~80cm. Thân phân nhánh ở gốc cây. Mỗi nhánh ra 3 lá. Phiến lá nhỏ, rrọng, hình trứng, dài 4~10cm, 2 bên có khía răng nhọn, vùng gốc 2 bên phiến lá không đối xứng, gốc cuống lá rộng. Cụm hoa hình tán kép, tán cứng, dài không bằng nhau. Hoa mầu trắng, cánh hình trứng ngược. Quả bế, hình tròn dài.
Ra hoa vào tháng 4~5.
Địa lý : Mọc ở 2 bên rãnh đất núi hoặc nơi ẩm thấp giữa rừng.
Thu hái : Vào mùa thu, phơi trong râm mát.
Thành phần hóa học : Trong Áp nhi cần có Mesityl Oxide, Isomesityl Oxide, Methyl Isobutyl Ketone, Terpinolene, Trans.
Tính vị, quy kinh :
+ Vị cay.
+ Vị đắng, hơi cay, không độc.
+ Vị cay, đắng, tính bình.
+ Vị đắng, hơi cay, tính bình.
Tác dụng, chủ trị :
+ Chủ hàn nhiệt, trùng thú cắn, ong chích.
+ Hóa đờm, giải độc, hoạt huyết, tiêu thủng. Trị phổi có đờm, phổi sưng có mủ, tiểu buốt, tiểu gắt, sán khí, răng đau do phong hỏa, mụn nhọt sưng đau, Thủy đậu, trái rạ, ngứa ngoài da.
+ Trị sốt rét, ong đốt, rắn cắn, ngứa ngoài da, chấn thương.
+ Tiêu thủng độc, điều kinh, hạ hỏa. Trị bạch lâm [tiểu đục].
+ Trị răng đau do hỏa, ngậm vào khỏi ngay. Lá giã nát đắp vào sau tai-hàm, trị mắt có màng mộng.
+ Dùng Áp nhi cần giã nát đắp ngoài trị ghẻ ngứa.
+ Tiêu viêm, lý khí. Trị hư yếu, suy nhược, bàng quang sán kh, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu bí, mụn nhọt độc.
+ Hoạt huyết, khứ ứ, trấn thống, giảm ngứa. Trị tổn thương do chấn thương, ngứa ngoài da.
+ Kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc, giảm đau, cầm máu ( Thường Dụng Trung Thảo Dược Phối Phương).
Liều dùng :
+ Uống trong : 20~40g.
+ Đắp ngoài tùy dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị trẻ nhỏ phổi có đờm : Áp nhi cần 20g, Mã lan 16g, Diệp hạ hồng 12g, Dã du thái 12g. Sắc uống.
+Trị áp xe phổi : Áp nhi cần 40g, Ngư tinh thảo 80g, Cát cánh 8g, Sơn khổ qua 8g, Đông quỳ căn 20g. Sắc uống.
+Trị ho gà : Áp nhi cần, Địa hồ tiêu, Quyển bá đều 12g, sắc uống.
+Trị viêm màng não dịch tễ : Áp nhi cần 20g, Qua tử kim 12g, Kim ngân hoa đằng 80g. Sắc uống.
+Trị trái rạ: Áp nhi cần, Hương hoàng đằng diệp, Kim ngân hoa diệp, Đan sâm, Náo dương hoa diệp. Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng Liên tiền thảo, Tam bạch thảo nghiền nát, vắt lấy nước cốt, trộn thuốc bột bôi ngoài vết thương.
+Trị lở ngứa : Áp nhi cần, sắc uống. THƯỜNG SƠN Tên khác Còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo.
Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour.
Thuộc họ thường sơn Saxifeafaceae.
Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: Vị thường sơn là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn.
Lá và cành phơi hay sấy khô được gọi là thục tất.
Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn.
A. Mô tả cây
Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1-2m, thẫn rỗng, dễ gẫy, vỏ ngoài mẫn màu tím. Lá mọc đối hình mác hai đầu nhọn, dài 13-20cm, rộng 35-90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang...
Mùa thu hái vào các tháng 8-10 người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
Nếu dùng lá, hái quanh năm nhưng tốt nhất vào lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch phời khô có thể dùng tươi.
C. Tác dụng dược lý
Thường sơn đã được nhiều tác giả nghiên cứu về mặt dược lý.
1. Tác dụng chữa sốt rét: Cao thường sơn trên lâm sàng có tác dụng rõ rệt chữa sốt rét thường nhưng có nhược điểm là gây nôn làm cho bệnh nhân khó chịu.
2. Tác dụng chữa sốt: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác nhận thuốc thường sơn thô chế có tác dụng chữa sốt, nhưng ancaloit toàn bộ của thường sơn không có tác dụng chữa sốt.
3. Tác dụng trên bộ máy tuần hoàn và hô hấp: Năm 1945 Hồ Thành Nhu va Lý Hồng Hiến báo cáo ancaloit của thường sơn có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch và tim thỏ, nhưng chất R212 lại có tác dụng ức chế đối với tim ếch cô lập.
4. Độc tính: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác định nửa liều gây chết LD-50 của dicroin trên 1kg gà là 20mg, chuột nhắt là 18.5mg, gà nhỏ là 7.5mg, một giống gà nhỏ khác là 10mg.
E. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Cá tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.
Thường sơn là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong đông y để chữa bệnh sốt rét ác tính rất có hiệu quả. Còn dùng chữa sốt thường. Tuy nhiên nhược điểm là thường sơn là cây nôn, nhưng lấy ancaloit ra cũng gây nôn.
Thường khi dùng thường sơn phối hợp với nhiều vị thuốc khác ít nôi hơn.
Liều dùng trung bình 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các loại thuốc khác.
Đơn thuốc có thường sơn
1.Thường sơn triệt ngược chữa các chứng sốt rét:Thường sơn 6g, binh lang 2g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Theo kinh nghiệm hễ sốt rét nhiều, rét ít thì người ta tăng liều cát căn lên tới 10g, ngược lại nếu rét nhiều sốt ít thì người ta tăng liều thảo quả lên tới 3-4g. Đơn thuốc này ít gây nôn.
2. Thường sơn cam thảo thang:Chữa sốt rét và sốt thường: rễ thường sơn 10g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, đơn thuốc này dễ gây nôn.
3. Cao thường sơn chữa sốt rét:rễ thường sơn 12g, ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 nhát, sinh khương 3 miếng. Thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3g, người lớn ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3g, không gây nôn. ÁP THỤ DIỆP -Xuất xứ : Sách ‘Tính Dược Học’.
- Tên khác : Án thụ diệp, Lam an diệp, Bạch đàn, Bạch đàn xanh, Dầu gió, Khuynh diệp.
- Tên khoa học : Eucalyptus Globulus Labill.
- Họ khoa học : Myrtaceae.
- Mô tả :Cây cao tới 10m hoặc hơn . Cành non có 4 cạnh . Lá non mọc đối, không có cuống , phiến lá hình trứng hoặc giống hình trái tim, mầu lục, mỏng, như có sáp, dài 10-15cm, rộng 4-8câm. Lá già mọc riêng biệt,so le, hình liềm, cuống ngắn, cong, phiến lá hẹp, tròn, không cạnh , dài 16-25cm, rộng 2-5cm. Phiến lá soi lên sáng thấy rõ những điểm trong trong , đó là những túi tinh dầu. Hoa mọc đơn độc ở nách lá , cuống rất ngắn, hình 4 cạnh. Quả không cuống, hình cầu hoặc hơi dài, có 4 múi, có hoa từ tháng 7 đến tháng 10.
-Địa lý : Được trồng khắp cả nước .
- Thu Hái :Hái lá gần mùa hè, lựa những lá hình lưỡi liềm, không dùng lá non, phơi trong râm cho khô. Cất kín để dùng.
- Phần dùng làm thuốc : Dùng lá hoặc chế thành tinh dầu.
- Thành phần hóa học : Trong lá chứa 0,92 - 2,89% tinh dầu, chủ yếu gồm 1,8% Cineole, Pinene, Aromadendrene, Cuminaldehyde, Pinocarveol, 1-Acetyl - 4 - Isopropylidene Necyclopentene, Rutin, Quercitrin, Quercetin, L ( + ) - Homoserine, Eucalyptin, Tanin. Trong vỏ cây có Guaiacol.
1. Loại Bạch Đàn cho Cineol :
Lá Bạch Đàn xanh chứa tinh dầu,chất vô cơ, Tanin, chất nhựa, chất đắng, Acid Phenol, hợp chất Flavonoid là Heterozid của Quercetin, Eucalyptin, Heterozid Phenolic. Hàm lượng tinh dầu là 2%. Tinh dầu là chất lỏng, trong, không mầu hoặc mầu vàng nhạt, có mùi đặc biệt của Cineol, không có múi tinh dầu thông. Tinh dầu chứa Hydrocarbon Terpenic, Terpineol, Alcol Sesquiterpenic, Aldehyd, Ceton 1 - 8 Cineol. Hàm lượng Cineol phải đạt 60%.
2. Loại Bạch Đàn cho Citronela : Lá Bbạch đàn chanh trồng được 3 năm chứa 1,3% tinh dầu, với những hằng số lí học và chỉ số hóa học như sau :n D20 1,4574, D20 0,8712.
- Tác dụng dược lý :
- Theo ‘Trung Dược Đại Tự Điển’ :
+ Có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn ( Streptococoque ).
+ Giải độc tố trùng uốn ván (Tétanos ), bạch hầu.
+ Chích dưới da thỏ 0,2ml/kg để gây độc tố , cho uống dịch sắc Án diệp, thấy có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng.
+ Dầu Lam án ( Oleum Eucalypti) 6% cho vào thực quản có khả năng kháng khuẩn kết hạch ( H37Rv).
-Theo ‘Trung Dược Học’ :
+ Eucalyptus Globulus có tác dụng :
· Ức chế mạnh vi trùng gram +, tụ cầu trùng vàng, phế cầu khuẩn và Streptocoque B.
· Nước sắc lá 6% hoặc 10% ức chế BK rõ.
-Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam’:
+ Eucalyptus Tereticornis ( vỏ thân ) có tác dụng chống ung thư thực nghiệm đối với Carcinosarcoma 256 trên chuột.
+ Eucalyptus Robusta ( lá và vỏ thân ) có tác dụng gây đông tinh dịch động vật đực là có ảnh hưởng trên huyết áp súc vật thí nghiệm.
- Tính Vị :
+ Vị cay, đắng, tính mát (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính ấm ( Quảng Tây Trung Dược Chí ).
+ Vị đắng, tính ấm, không độc ( Tứ Xuyên Trung Dược Chí ).
+ Vị đắng, cay, tính mát ( Vân Nam Trung Dược Chí).
- Tác dụng::
+ Sát trùng , diệt muỗi. Trị tiêu chảy, Kiết lỵ, lao phổi, giun kim, vết thương lở loét hôi thối, bỏng nóng.
Theo ‘Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam’ :
+ Lá Bạch đàn dùng dưới dạng thuốc hãm (20g trong 1 lít nước ), sirô và cồn thuốc (1/5) làm thuốc bổ, chữa ho, giúp tiêu hóa. Cồn thuốc, 2-10ml trong nước sôi, dùng để xông mũi chữa cảm sốt. Tinh dầu, dùng bôi ngoài.
+ Tinh dầu từ Eucalyptus Camaldulensischo kết quả khá quan trọng trong điều trị lỵ mạn tính.
+ Eucalyptus Globulus được xử dụng rộng rãi làm chất diệt muỗi, chấy, rận, bọ chét.
+ Tinh dầu Bạch đàn được dùng tại chỗ làm thuốc sát khuẩn, đặc biệt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong 1 số bệnh ngoài da. Trộn lẫn với một lượng tương đương dầu Ô liu, dùng làm thuốc gây xung huyết da để điều trị bệnh Thấp khớp. Tinh dầu cũng được dùng dưới dạng thuốc mỡ để trị bỏng, dùng bên trong làm thuốc gây long đờm trong trường hợp phế quản viêm mạn, hen.
+ Lá khô Eucalyptus Globulus được dùng dưới dạng cồn thuốc để chữa hen, phế quản viêm mạn và lao. Tinh dầu dùng trị các bệnh đường hô hấp.
- Liều dùng : 12 - 20g.
-Tham khảo :
+”Bạch đàn có nhiều loại :
1. Bạch Đàn Chanh ( Eucalyptus Citriodora Hook . f. ).
2. Bạch Đàn Lá Liễu ( Eucalyptus Exserta F. V. Muell).
3. Bạch Đàn Đỏ (Eucalyptus Robusta Smith).
4. Khuynh Diệp Sả ( Eucalyptus Resinefera Sm.).
5. Khuynh Diệp (Eucalyptus Globulus Labill).
6. Bạch Đàn Trắng ( Eucalyptus Camaldulensis Dehnhardt).
7. Bạch Đàn Lá Nhỏ ( Eucalyptus Tereticonis Sm).
Một số cây dễ nhầm lẫn :
· Bạch Đàn Hương (Santalum Album L.), chưa phát hiện được ở Việt Nam.
· Tràm (Melaleuca Leucadendra L.) : tinh dầu tràm cũng thường được gọi là tinh dầu khuynh diệp.
Đôi khi có những trường hợp bị ngộ độc do tinh dầu Bạch đàn với triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, kèm theo muốn nôn và nôn. Cũng có thể có hiện tượng Chóng mặtvà nhược cơ. Một trong những triệu chứng sớm nhất là cảm thấy ngạt thở. Ở một số bệnh nhân có đặc ứng, liều điều trị bình thường cũng gây viêm da. UẤT KIM Uất kim
Vị thuốc uất kim còn gọi là Mã thuật (Tân Tu Bản Thảo, Ngũ đế túc, Hoàng uất, Ô đầu (Thạch Dược Nhĩ Nhã), Ngọc kim (Biệt Lục), Thâm hoàng, Uất sưởng, Kim mãu thuế (Hòa Hán Dược Khảo), Nghệ (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng, chủ trị: Uất kim
+ Năng khai Phế kim chi uất [Khai uất ở Phế Kim] (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Hành khí, giải uất, phá ứ, lương Tâm nhiệt, tán Can uất. Trị phụ nữ kinh mạch đi nghịch (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, giải uất. Trị hông sườn đau, thống kinh, kinh nguyệt không đều, các chứng trưng, hà, tích tụ (Trung Dược Học).
+ Khứ ứ, chỉ thống, sơ Can, giải uất, thanh Tâm, an thần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ. Trị đau vùng oờn, ngực, bụng, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Âm hư mà không có ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Khí trệ, huyết ứ: không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư do mất máu, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Dược Học).
Liều dùng: 6 – 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phong đờm, động kinh, cuồng: Bạch phàn, Chu sa, Uất kim. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 12 - 16g (Uất Kim Hoàn – Loại Chứng Trị Tài).
+ Trị đờm trọc phát cuồng: Bạch phàn 4g, Uất kim 6g. Tán bột, dùng nước sắc Bạc hà trộn làm thành viên. Ngày uống 8-12g (Uất Kim Hoàn – Y Tông Kim Giám).
+ Trị nôn ra máu, thổ huyết không ngừng: Hoàng kỳ 7,5g, Liên thực (bỏ vỏ) 7,5g, Uất kim 30g. Tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước lạnh (Uất Kim Tán – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị trẻ sinh ra khắp mình đỏ như bôi phẩm: Cam thảo, Cát cánh, Cát căn, Thiên hoa phấn, Uất kim. Lượng đều nhau, tán nhỏ. Ngày uống 2 - 4g với nước sắc Bạc hà pha với mật (Uất Kim Tán – Ấu Ấu Tu Tri).
+ Trị đờm trọc phát cuồng: Bạch phàn 4g, Uất kim 6g. Tán bột, dùng nước sắc Bạc hà trộn làm thành viên. Ngày uống 8-12g (Uất Phàn Hoàn – Thế Y Đắc Hiệu phương).
+ Trị phụ nữ hông sườn đầy trướng do khí nghịch: Uất kim, Mộc hương, Nga truật, Mẫu đơn bì. Mài ra uống (Nữ Khoa Phương Yếu).
+ Trị sau khi sinh mà tim đau, khí nghịch đưa lên trên muốn chết: Uất kim, đốt tồn tính, hòa với giấm gạo, cho uống (Thần Trân phương).
+ Trị ôn nhiệt, hôn mê, nói sàm, đờm dãi ủng tắc: Uất kim 6g, Thạch xương bồ 4g, Sơn chi (sao) 8g, Liên kiều, Trúc diệp, Ngưu bàng tử đều 12g, Cúc hoa 6g, Hoạt thạch 16g, Đơn bì 8g, Trúc lịch 3 thìa, Nước Gừng 6 giọt. Sắc, hòa với Tử Kim Đỉnh 2g, uống (Xương Bồ Uất Kim Phương – Ôn Bệnh Toàn Thư).
+ Trị bụng đau, sa chứng: Uất kim. Diên hồ sách đều 12g, Mộc hương, Hùng hoàng đều 6g, Ngũ linh chi 8g, Sa nhân 4g, Minh phàn (sống) 12g. Tán bột. Trộn với hồ Thần khúc làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Uất Kim Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị gan viêm mạn tính, thời kỳ đầu gan xơ mỡ, gan viêm do trúng độc, vùng gan đau: Uất kim, Đan sâm, Đương quy, Bạch thược, Đảng sâm, Trạch tả, Hoàng tinh, Sơn dược, Sinh địa, Bản lam căn đều 12-20g, Sơn tra, Thấn khúc, Tần giao đều 12-16g, Hoàng kỳ, Nhân trần đều 20-40g. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g, trước bữa ăn, với nước nóng (Cường Can Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trước khi hành kinh thì bụng đau, Can Vị khí thống: Uất kim, Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Đơn bì, Hoàng cầm đều 12g, Hương phụ, Chi tử đều 8g, Bạch giới tử 6g. sắc uống (Tuyên Uất Thông Kinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bệnh mạch vành: Uất kim, Tam thất, Xích thược (Thư Tâm Tán) trị 40 ca bệnh mạch vành. Sau khi dùng thuốc, độ ngưng tập tiểu cầu giảm rõ, độ dính tiểu cầu giảm rõ (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1986, 12: 40 ).
+ Trị dạ dầy xuất huyết: Dù ng (Tam thất, Uất kim, Thục đại hoàng, Ngưu tất - Tam Thất Uất Kim Thang), gia giảm tùy theo triệu chứng bệnh. Kết quả đánh giá theo tình hình nôn ra máu, phân có máu, kết qủa khá tốt (T ru ng Y Tạp Chí 1982, 12: 14) .
+ Trị ngoại tâm thu: Dùng bột hoặc viên Uất kim, bắt đầu uống 5- 10g ngày, uống 3 lần, nếu không có gì khó chịu, thêm lên 10 - 1 5g x 3 lần mỗi ngày, 3 tháng là một liệu trình. Đã trị 52 ca ngoại tâm thu thất, khỏi 14 ca, tốt 11 ca, khá 9 ca, không kết quả 18 ca, tỷ lệ có kết quả 75% (Trung Y Bắc Kinh Học Báo 1984, 3: 18).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Curcuma longa L- Họ Gừng (Zingiberaceae).
Mô Tả:
Nghệ là một loại cỏ cao 0,60 đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng có phiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thuỳ, thuỳ trên to hơn, phiến các hoa trong cũng chia ba thùy, 2 thuỳ hai bên đứng và phẳng, thuỳ dưới lõm thành máng sâu. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt.
Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Còn mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, lndonexia, Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt đới.
Thu hái:
Thu hoạch vào mùa thu. Cắt bỏ hết rễ, thân rễ để riêng. Muốn để được lâu phải đồ, hoặc hấp trong 6 - 12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấy khô,
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ gọi là Khương hoàng (Rhizoma Curcumae Longae);
Rễ gọi là Uất kim (Radix Curcmae Longae).
Mô tả dược liệu:
. Hoàng Uất kim: Hình thoi, hai đầu hơi nhọn, ở giữa mập, dài 1-3,3cm, đường kính ở giữa 0,2-0,5cm. Mặt ngoài mầu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vằn nhăn nhỏ mầu trắng tro và những chấm nhỏ lõm xuống rất rõ. Một đầu có vết bị bẻ gẫy, mầu vàng tươi, còn đầu kia hơi nhọn. Chất cứng chắc, mặt gẫy ngang phẳng, bóng, sáng, chất cứng như sừng, mầu vàng chanh hoặc vàng da cam. Giữa có một đốm tròn mầu nhạt, hơi có mùi thơm của Gừng, vị cay, đắng (Dược Tài Học).
. Hắc Uất kim: Hình thoi dài, hơi dẹp, cong nhiều, hai đầu nhọn tầy, dài 3,3-6,6cm, đườnng kính ở giữa củ 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu tro, vỏ ngoài nhăn hoặc có vằn nhăn nhỏ. Chất cứng, mặt gẫy mầu xám, bóng, ở giữa có một đường vòng tròn mầu nhạt, tâm giũă hình tròn dẹt. Không mùi, vị nhạt nhưng cay, mát (Dược Tài Học).
Bào chế: Uất kim
Ngâm nước, rửa sạch, vớt ra phơi, khi ẩm thì cắt ra từng miếng để dùng dần.
Bảo quản: Uất kim
Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
Thành phần hóa học:
+ Curcumin, Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin (Lý Tuấn Phu, Trung Y Dược học Báo 1987, (2): 39).
+ Tumerone, Ar-Tumerone, Germacrone, Terpinene, Curcumene, Ar-Curcumene, Curdione, Curcumol, Turmerone, Cineol, Caryophyllene, Limonene, Linalool, a-Piene, b-Piene, Camphene, Isoborneol (Giả Khoan, Trung Quốc Miễn Dịch Học Tạp Chí, 1989, 5 (2): 121).
+ d-Camphene, d-Camphor, l-a-Curcumene, l-b- Curcumene, Curcumin, Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin, Tumerone, Ar-Tumerone, Carvone, p-Tolylmethylcarbioldifferuloylmethane (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Khương hoàng tố có tác dụng kích thích tiết và bài tiết mật. Trên súc vật thực nghiệm thuốc có tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa của nội mạc mạch vành và động mạch chủ (Trung Dược Học).
+ Guy Laroche (1933), H. Leclec(1935) đã chứng minh tính chất kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan (Cholérétique) là do chất Paratolyl metylcacbinol, còn chất Cureumin có tính chất thông mật (Cholagogu) nghĩa là gây co bóp túi mật. Chất Cureumen có tác dụng phá cholesterol trong máu [Cholesterolitique] (Những Cây
+ Toàn tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh nấm, với Staphylcoc và vi trùng khác (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Robbers (1963) nói đã dùng chất lấy ra ở nghệ bằng ête etylic thấy có tác dụng tăng sự bài tiết mật và chất cureumin có tính chất co bóp túi mật (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Trương Ngôn Chí (1955 Trung Hoa Y Dược Tạp Chí, 5) đã báo cáo: Ông đã chế Nghệ dưới hai hình thức dung dịch 50% và dùng dung dịch 2% HCI để chiết xuất và chế thành dung dịch 50% [sau khi đã trung tính hoá mới dùng thí nghiệm].
+ Thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch và chuột nhắt thấy có tác dụng hưng phấn, thí nghiệm trên tử cung của thỏ (theo phương pháp Reynolds) thì khi tiêm dung dịch Clohydrat cao Nghệ vào tĩnh mạch hoặc thụt dung dịch Nghệ đều thấy tử cung co bóp đều đặn, mỗi lần cho thuốc, thời gian tác dụng kéo dài 5 - 7 giờ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng, xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến đình chỉ hô hấp và huyết áp hạ. Thí nghiệm trên tim cô lập (phương pháp Straub) thấy có hiện tượng ức chế (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đă được thí nghiệm bằng cách cho uống thuốc có nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin thì thấy tăng cơ năng giải độc của gan. Nếu uống liên tục, thấy tác dụng rõ hơn là uống một lần (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày, kiểm nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì lượng galactoza giảm xuống (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với lượng Urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngày sẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Đối với sự bài tiết nước mật: Cho nước nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượng nước mật trong tá tràng được tăng cao, nhưng lượng bilirubin không tăng, nhưng khi lượng nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên (Vũ Diên Tân Dược Tập).
Nếu như đang cho nước nghệ vào tá tràng làm cho lượng mật tăng lên, thôi không cho nước nghệ nữa mà cho dung dịch Magiê Sunfat đặc vào, thì lượng nước mật vẫn tăng và đặc (Vũ Diên Tân Dược Tập).
- Dùng Nghệ trong những bệnh về gan và đường mật thì thấy chóng hết đau. Nhưng trong những trường hợp sỏi mật cấp tính thì kết quả chậm, chỉ có tác dụng từ từ (Vũ Diên Tân Dược Tập).
+ Tác dụng kháng sinh: M.M semiakin và cộng sự đã chứng minh Cureumini có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tubenculosis ở nồng độ 25 (Khimia Antiniotikop, xuất bản lần 3, 1, 278).
+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: Cho ăn Nghệ hàng ngày trong 100 ngày đoió với thỏ bị xơ vữa động mạch do ăn Cholesterol liều cao cho thấy có sự tăng Cholesterol so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, có nghiện cứu cho rằng Nhệ không làm giảm ở động mạch hoặc động mạch chủ của thỏ và chuột bạch (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với mật: Nước sắc Uất kim đối với người trước khi chụp mật cho thấy không có dấu hiệu tập trung ở mật (Chinese Herbal Medicine).
Tính vị:
+ Vị cay, đắng, tính hàn, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vị cay, đắng, tính hàn, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Vị đắng, tính hàn, (Trung Dược Học).
Quy kinh:
. Vào kinh Tâm, Tâm bào (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái âm Phế (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Thiếu âm tâm, túc Quyết âm Can, kèm thông túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Tâm, Can, Đởm (Trung Dược Học).
Tham khảo:
+ Uất kim có khả năng khai uất của Phế kim, cho nên gọi là Uất kim. Tính của nó vốn mạnh. Thị trường thường dùng Khương hoàng thay nó là sai, vì Khương hoàng cộng phạt mạnh, chỉ có hại chứ không có công hiệu. Người bị hư yếu càng nên cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Xuyên uất kim hình dẹt, thái phiến mầu vàng sẫm, gần như đen, ở giữa mầu tía, có tác dụng hành huyết hơn là lý khí. Quảng uất kim hình tròn,thái phiến mầu vàng nhạt gần như trắng, ở giữa hơi sẫm, cũng mầu vàng nhưng hơi tía, có tác dụng lý khí hơn là hành huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Không kể Xuyên ha Quảng uất kim, chất lượng đều trầm, nặng, khí rất nhẹ, ngửi cũng không thấy thơm mấy. Nếu loại mầu sẫm thơm gắt mà hình dáng tương đối to hơn, đó là Khương hoàng (Đông Dược Học Thiết Yếu). NGƯU BÀNG Tên khác: Đại đao tử á thực, Hắc phong tử, Thử niêm tử _Arêtiumlappa L.
Mô tả cây
Ngưu bàng là một cây sống hằng năm hay 2 năm, cao chừng từ 1-1,5m. Phía trên phân nhiều cành. Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. LÁ to rông. Hình tim, đương kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng. Hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, cánh hoa màu hơi tím. Quả bé màu xám nâu hơi cong. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-8.
Phân bố, thu hái và chế biến.
Cây ngưu bàng mới di thực từ Trung Quốc sang nước ta mấy năm nay (1959). Ngay tại Trung Quốc, nguồn cung cấp chủ yếu cũng do trồng mà có ít thu nhập ở những cây mọc hoang. Trong dợt điều tra dược liệu Lào Cai ( Hoàng Liên Sơn) 7-1967, đoàn điều tra đã thấy ở vùng cao nguyên Bát Xát có cây ngưu bàng mọc hoang. Vào các tháng 8-9, khi quả chín thì hái về, đập lấy quả, phơi khô là được. Khi háo cần đeo găng cho khỏi bị gai ở quả đâm vào tay. Nếu dùng dễ thì hái vào mùa xuânnăm thứ hai, trước khi ra hoa, nếu không rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Hái quả vào thang 8-9 thì cần gieo ngay, hạt mọc nới tốt, sau khi gieo 18 tháng, tức là mùa xuân năm sau, đào rễ về, rửa sạch, thái thành từng miếng dài 2cm, phơi hay sáy cho thật khô, mới khỏi mốc hỏng.
Thành phần hóa học
Trong quả ngưu bàng người ta chiết xuất được 15-20% chất béo và một chất gọi là glucozit gọi là acttin C27H34O11. H2O. Ngòa ra còn lappin (ancaloit).
Khi thủy phân chất acttin (arotiin) bằng axit nhẹ, ta sẽ được chất actigenin C21H24O6 và glucoza. Trong chất béo thành phần chủ yếu gồm các glierit của các axit panmitic, stearic và oleic. Trong rễ ngưu bàng có tới 57% inulin ( có khi tới 70% ), 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,4%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kali (nitrat và cacbonat). Trong lá có men oxydara rất mạnh.
Công dụng và liều dùng
Tây y dùng lá ngưu bàng hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tảy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và xưng khớp, một số bệnh ngoài da ( hắc lào, mặt có nhiều Trứng cá, lở loét vv…). Còn dùng cho người bị đường tiện ( đái ra đường ) vì người ta cho răng cao rễ ngưu bàng có tác dụng dạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng làm tăng lượng glycongen trong gan. Còn có tác dụng chữa mụn nhọt. Hoạt chất chưa rõ, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 0,6g, cao thuốc ổn định. Có thể dùng bột ổn định, uống luôn trong 3 ngày.
Đông y thường dùng và chỉ dùng quả ( gọi nhầm là hạt ) để chữa Cảm cúm, thông tiểu, chữa sốt, chữa sưng vú, viêm cổ họng, sưng đau viêm phổi và viêm tai. Đối với mun nhọn đang mưng mủ hoạc tràng nhạc thì có tác dụng chóng vỡ và khỏi. Đối với bệnh sởi đậu có tác dụng làm cho chóng khỏi. Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc dùng riêng hay phối hợp với các vị khác.
Theo tài liệu cổ ngưu bàng có vị cay, đắng tính hàn,vào hai kinh phế và vị. Có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc: tuyên phế thấu chẩn. Dùng chữa ngoaị cảm , biểu chứng, ma chẩn ( đậu sỏi ), vị thấu ( không thấu), phong chẩn yết hầu sưng đau, ung thũng. Những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không dùng được. Nhân dân Châu Âu còn dùng lá non và thân, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vaog nơi rắn độc, sâu, bọ, ong, muỗi và rết cắn. Có lẽ do tác dụng của các men oxydaza có nhiều trong lá và thân.
Đơn thuốc có ngưu bàng tử
Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, cam thảo 3g sắc uống trong ngày.
Chữa cảm mạo, Thủy thũng, chân tay phù: Ngưu bàng tử 80g sao vàng. Ngày uống 8g bột này chia làm 3 lần uống, dùng nước nóng chiêu thuốc.
Chữa trẻ con lên đậu mọc không thuận, nóng sốt cổ họng tắc: Ngưu bàng (sao) 5g, kinh giới tuệ 1g, cam thảo 2g, nước 200ml, sắc còn 50ml cho uống. Nếu đậu mọc rồi vẫn uống được. Nếu đại tiện lợi chớ dùng.
Bài thuốc chữa phù thận cấp tính: Ngưu bàng tử 6g (nửa sao, nửa uống) , phù bình ( Sao khô ), 6g, tất cả tán nhỏ ngày uống 3 lần mỗi lần uống 5g dung nước nong chiêu thuốc ( Kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền ). ATI SO Liều Dùng:
Thuốc sắc 5-10%, cao lỏng 2-10g.
Công Dụng:
Thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trường .
Chủ Trị:
· Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.
· Lá Ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trịbệnh phù và Thấp khớp.
· Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
· Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
Actisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.
TÌM HIỂU THÊM VỀ ATISO
Tên Khoa Học:
Cynara Scolymus L. Thuộc họ Cúc (Compositae).
- Mô Tả:
Loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.
Thu hái chế biến
Gieo hạt tháng 10-11, bứng ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống.
Lá Ác ti sô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa.Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.
Bào Chế:
Sấy hoặc phơi khô.
Để nơi khô ráo.
Thành Phần Hóa Học:
Trước đây người ta cho rằng hoạt chất là Cynarrin. Nhũngx nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì Cynarrin (Ernst E. Naturamed 1995).
Trong Ác ti sô chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.
Lá Ác ti sô chứa:
1.Acid hữu cơ bao gồm:
· Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).
· Acid Alcol.
· Acid Succinic.
2.Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:
Cynarozid ( Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid
(Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid).
3. Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.
Dược điển Rumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.
Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.
Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.
Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá.
Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).
Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.
Rễ: hầu như không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic acid và Sesquiterpen lacton. Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (Herbal Medicine 1999).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Dùng dung dịch Actisô tiêm tĩnh mạch, sau 2-3 giờ, lượng mật bài tiết tăng gấp 4 lần ( M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929).
+ Uống và tiêm Actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng Urê trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Ambard hạ xuống, lượng Cholesterin và Urê trong máu cũng hạ xuống. Tuy nhiên, lúc mới uống có khi thấy lượng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh Urê trong máu. (Tixier, De Sèze M.Erk và Picard. 1934 - 1935).
+ Tăng tiết
+ Ác ti sô không gây độc.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
* Viên Bao Cynaraphytol: mỗi viên chứa 0,2g hoạt chất toàn phần lá tươi Ác ti sô (tương đương 20mg Cynarin).
Người lớn dùng 2-4 viên trước bữa ăn. Trẻ nhỏ: 1/4 - 1/2 liều người lớn. Ngày uống 2 lần.
* Trà Ác ti sô túi lọc (Artichoke Beverage): Thân Ác ti sô 40%, Rễ 40%, Hoa 20% + hương liệu thiên nhiên vừa đủ. Mỗi túi chứa 2g trà. Số lượng trà uống trong ngày không hạn chế. AO DIỆP CẢNH THIÊN -Xuất xứ : Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương.
-Tên khoa học : Sedum emarginatum Migo.
- Mô tả: Loại cây sống lâu năm, cao 10-16cm. Sống ở hang núi, đá lâu năm, lạch nước. Thân mầu trắng nhạt hoặc vàng úa. Phần dưới cây nằm ngang, phần trên đứng thẳng, trong bọng cây có nước. Các nhánh ở đất đều có thể mọc rễ. Lá phiến có hình dáng đảo ngược, giống hình cái ao (vì thế được đặt tên là Ao Diệp Cảnh Thiên). Hoa nhỏ, mầu vàng, có 5 đài hoa.
Thu hái: Vào mùa thu.
-Tính vị, quy kinh : Vị đắng, tính bình (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Luơng Phương).
-Tác dụng, chủ trị : - Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thủng. Trị lỵ trực trùng, răng sưng có mủ, chấn thương, chảy máu cam, thổ huyết ( Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Luơng Phương). ÂM ĐỊA QUYẾT Âm địa quyết – Botrychium ternatum (Thunb) Sw. thuộc họ Lưỡi rắn – Ophioglossaceae.
Mô tả:Dương xỉ nhỏ cao 15-20cm, tới 40cm. Thân rễ ngắn mọc đứng. Lá có cuống dày, nạc, dài 4-9cm, phần không sinh sản dài 5-27cm, rộng 8-15cm, có dạng tam giác tù, xẻ lông chim 3 lần hay chẻ lông chim 4 lần; các lá chét có cuống, hình tam giác dài 4-6cm, rộng 2-3cm, mọc đối nhau hay hơi so le, chia thành các thuỳ nhỏ mọc cách nhau; các đoạn chót hình tam giác tù là góc không đều, mép xẻ ra nhiều hay ít, phiến dày nạc. Túi bào tử xếp trên một cái cuống thành bông. Các bông này tập hợp thành chùm và có cuống dài 9-13cm, dính vào đoạn giữa phần không sinh sản của cuống lá. Bào tử không màu, tròn, hơi có 4 cạnh.
Hình 6. Âm địa quyết.
Bộ phận dùng:Thân rễ – Rhizoma Botrychil ternati thường gọi là Âm địa quyết
Nơi sống và thu hái:Cây mọc ở vùng núi cao của nước ta như ở Sapa tỉnh Lào Cai và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Dùng toàn thân cây phơi khô.
Tính vị tác dụng:Vị ngọt, đắng, tính lạnh, không có độc, có tác dụng thanh lương giải độc, bình can tán kết.
Công dụng:Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Liều dùng 12-15g, dạng thuốc sắc. Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ.
Đơn thuốc:Nam nữ sau khi nôn ra máu, hông cách có hư nhiệt, dùng: Âm địa quyết, Tử hà sa, Quán chúng, Cam thảo mỗi vị đều 12g sắc uống. ÂM HÀNH THẢO -Tên khoa học : Siphonostegia Chinensis Benth.
-Họ khoa học : Scrophylariaceae
-Mô tả : Cây cỏ sống một năm, cao 30-60cm, toàn cây có lông mềm nhỏ bao phủ. Thân thẳng, có phân nhánh. Lá mọc đôi, cuống ngắn, phần trên hơi nhẵn, so le dần, hình tam giác, dài 2-3,5cm, rộng 2cm, lá chẻ lông chim, phiến chẻ 4-5 đôi. Hoa đơn, sinh ở kẽ lá, đài hoa dài, hình ống điếu, xẻ 5 phiến. Hoa hình môi, mầu vàng tươi, môi trên cong như cái vá, môi dưới chẻ 3. Quả nang hẹp, hình tròn, dài, gói trong đài hoa. Quả mềm, có lằn nhăn.
-Tính vị, quy kinh : Vị đắng, tính ấm.
-Tác dụng, chủ trị : Hoạt huyết, chỉ thống, thông kinh, tiêu viêm. Trị kinh nguyệt bế, ứ huyết do chấn thương.
-Liều dùng :
+Uống trong : 6-12g.
+Đắp ngoài : trộn với rượu đắp nơi vết thương.
-Kiêng kỵ : Phụ nữ có thai, không dùng.
-Tham khảo : Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ gọi cây này là Lưu Ký Nô. ÂM HƯƠNG -Xuất xứ : Lĩnh Nam Thái Dược Lục.
-Tên khác : Âm thảo, Khảm hương thảo, Dã quế chi, Sơn ngọc quế, Thổ nhục quế, Giao quế, Thổ nhục quế, Dã quế chi, Sơn quế, Nguyệt quế, Dã ngọc quế, Áp mẫu quế, Hương giao tử, Sàn quế, Quế bì, Sơn nhục quế, Sơn nhục quế, Sơn ngọc quế, Hương giao diệp, Trèn trèn, Trèn trèn trắng, Quế rành, Quế trèn.
-Tên khoa học :Cinnamomum Burmanni(Nees) Bl.
-Họ khoa học : Lauraceae.
-Mô tả : Loại cây dẹp, cao đến 20m. Thân thẳng, vỏ mầu xám, nhẵn, cành nằm ngang, tạo thành 1 cái đầu kéo dài. Lá thuôn, nhọn ở gốc, mũi nhọn mềm, nhẵn, mầu lục sẫm ở cả 2 mặt, 3 gân, dài khoảng 6- 10cm. Cuống lá ngắn. Hoa họp thành chùy ngắn, mảnh. Cuống hoa mảnh. Quả mọng giống hình cầu, mũi nhọn, to bằng hạt đậu. Ra hoa tháng 3-4. Có quả tháng 4-10.
-Địa lý : Có nhiều ở Nha Trang đến Đà Lạt.
-Thu hái : quanh năm.
-Bào Chế : lấy vỏ của thân cây già, phơi khô.
-Thành phần hóa học : Trong Âm hương có dầu Eugenol, Cinnamyl Aldehyde.
-Tính vị, quy kinh :
+Vị cay, tính ấm, có mùi thơm.
+Vị cay
+Vị cay, tính ấm.
-Tác dụng, chủ trị :
+Khu phong, tán hàn, ôn trung, chỉ thống, chỉ huyết. Trị bụng đau, tiêu chảy, dạ dầy đau do hàn, phong tê thấp thể hàn, chấn thương.
+Ôn trung, tán hàn, khứ phong thấp. Trị ăn ít, bụng trướng, tiêu lỏng, bụng đau, phong thấp, mụn nhọt sưng, té ngã tổn thương.
+Kiện Vị, khứ phong : dùng vỏ, 12- 16g, sắc uống . Dùng ngoài da, hòa với rượu, đắp, trị mụn nhọt độc, vết thương trùng thú cắn.
+Khứ phong thấp, chỉ tả. Trị bụng đau, tiêu chảy do hàn thấp, kiết lỵ, phong thấp đau nhức xương.
+Khứ phong ,tán hàn, ôn trung, chỉ thống. Trị dạ dầy đau do hàn, bụng trướng, tiêu chảy.
+Khứ phong, tiêu thủng, thu liễm, chỉ tả. Trị phong thấp khớp, thần kinh tọa đau, té ngã tổn thương, vết thương chảy máu, thủy tả, dạ dầy đau do hàn, không muốn ăn uống , kinh nguyệt bế.
-Liều dùng :
+4-12g sắc uống hoặc tán bột, mỗi lần dùng 2-4g.
+Bên ngoài dùng để đắp hoặc tẩm rượu bôi.
-Tham khảo :
+”Lá cây Âm hương, vị cay, tính ấm, có tác dụng trị phong thấp đau nhức, tiêu chảy do hàn, kiết lỵ do hàn, bụng đau. Có tác dụng phát tán. Khứ phong thấp, chỉ tả, trị tiêu chảy do hàn thấp, bụng đau, kiết lỵ, phong thấp đau nhức. Tiêu phong nhiệt ở da; phụ nữ sắc lấy nước gội đầu có tác dụng trừ phong.
+”Rễ cây Âm hương có vị cay. Sắc uống trị tim đau, đau do khí. Dùng vỏ rễ cây Âm hương 4-12g, sắc uống trị tiêu chảy, dạ dầy đau.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648