Lamborghini Huracán LP 610-4 t
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
KHƯƠNG HOẠT - Vị Thuốc Trị Phong Hàn Thấp
Theo Đông y, khương hoạt vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh bàng quang, can và thận. Có tác dụng tán hàn giải biểu, khu phong thắng thấp, giảm đau.
Khương hoạt là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoạt (Notopterygium incisium Ting Mss.). Khương hoạt có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, alkaloid... Theo Đông y, khương hoạt vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh bàng quang, can và thận. Có tác dụng tán hàn giải biểu, khu phong thắng thấp, giảm đau. Chủ trị các chứng ngoại cảm phong hàn hoặc có thấp, đau mình đau đầu, chứng phong hàn thấp tý. Liều dùng: 4-12g.
Khương hoạt (rễ củ khô của cây khương hoạt) tác dụng tán hàn khu phong trừ thấp.
Khương hoạt được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Trừ thấp, giảm đau:
Bài 1. Thang khương hoạt thắng thấp: khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, cảo bản 8g, phòng phong 12g, mạn kinh tử 12g, xuyên khung 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị các chứng phong hàn ở ngoài biểu, đau đầu, đau lưng, khớp vai đau mỏi cấp tính.
Bài 2: khương hoạt 12g, kê huyết đằng 16g, tần cửu 20g, uy linh tiên 12g, đương quy 12g. Sắc uống. Trị viêm khớp do phong thấp.
Bài 3. Quyên tý thang: chích thảo 4g, khương hoàng 4g, phòng phong 8g, đương quy 8g, khương hoạt 8g, xích thược 8g, hoàng kỳ 12g, gừng tươi 3 lát, đại táo 8g. Sắc uống. Tác dụng: khu phong hòa hoãn. Trị phong thấp đau nhức, viêm dây thần kinh quanh khớp vai.
Tán hàn, giải biểu:
Bài 1. Thang cửu vị khương hoạt: khương hoạt 6g, phòng phong 6g, bạch chỉ 4g, sinh địa hoàng 4g, thương truật 6g, hoàng cầm 4g, tế tân 2g, cam thảo 4g, xuyên khung 4g. Sắc uống. Trị thấp tà, ngoại cảm phong hàn, nhiệt tàng ở trong lý, đầu đau, mình nhức, không ra mồ hôi; mạch phù khẩn.
Bài 2. Khương hoạt phụ tử thang: bạch chỉ 4g, thăng ma 6g, cam thảo 6g, khương hoạt 6g, ma hoàng 6g, thương truật 6g, phòng phong 6g, phụ tử chế 4g. Sắc uống. Trị đau đầu do hàn.
Kiêng kỵ: Người đau đầu, đau mình do huyết hư, bệnh không phải do phong hàn thì không dùng.
Lưu ý: Độc hoạt và khương hoạt đều trị phong thấp, đau khớp và thường phối hợp với nhau. Nhưng khương hoạt đi thẳng lên đầu, đi sang cánh tay, nên có tác dụng tốt đối với phong hàn thấp tà ở phần trên của cơ thể; độc hoạt đi từ khu vực ngực bụng, lưng, gối, có tác dụng tốt với phần dưới của cơ thể. Nếu đau khắp cả người thì dùng đồng thời cả khương hoạt lẫn độc hoạt.
BÀI THUỐC TỪ CÂY SUNG
Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, Bạn có thể sử dụng. Quả sung khô chữa viêm ruột, kiết lị, Bí đại tiện, Quả sung khô chữa bệnh trĩ nội, Trĩ Ngoại, Đau họng, Mụn nhọt, mẩn ngứa, Quả sung khô chữa sỏi mật, Sỏi thận… Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da.
Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, các bộ phận của cây sung, đặc biệt là quả sung, còn có rất nhiều tác dụng trị liệu khác.
Dưới đây là 13 tác dụng của cây sungmới phát hiện và cách sử dụng cây sung để chữa bệnh mà có thể còn ít người biết.
Trị bỏng
Lá vú sung phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi nhiều lần.
Trị sốt rét, phong tê thấp
Vỏ cây sung, cây vú bò mỗi thứ 20g. Vỏ sung cạo sạch lớp bần bên ngoài, thái phiến mỏng, phơi khô. Cây vú bò cắt đoạn, phơi khô, chích mật ong. Cả hai đem sắc, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần lễ.
Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kém
Lá sung bánh tẻ 200g, hoài sơn (sao vàng), liên nhục, đảng sâm, thục địa (chích gừng), hà thủ ô đỏ (chế), ngải cứu tươi, táo nhân (sao đen), mỗi vị 100g. Tất cả tán mịn, riêng ngải cứu sắc lấy nước, thêm mật ong làm hoàn có đường kính 5mm. Người lớn uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12 viên, trẻ em 5 – 10 viên. Tùy tuổi điều chỉnh liều.
Ung thư phổi
Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày. Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.
Chữa khản tiếng
Chỉ cần dùng 20g quả sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày.
Chữa đau họng do viêm họng
Dùng trái sung còn xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.
Chữa loét dạ dày, hành trá tràng
Trái sung sấy khô, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác.
Đại tiện táo bón
Dùng trái sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
Trĩ lở loét
Dùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình).
Mụn nhọt, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước.
Băm thân cây sung, hứng lấy một chén con nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi liên tục nhiều lần. Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau: Mụn chưa có mủ thì đắp kín, mụn đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô (bắp). Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.
Thủy đậu
Dùng lá sung tươi 100 – 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần. Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt.
Chữa zona
Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.
Chữa mụn cơm (mụn cóc)
Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.
Ngoài 13 tác dụng của cây sung, bạn có thể xem thêm 1 số ừng dụng của nó
– Khi bị sây sát, đắp nhựa lá sung lên trên chỗ sưng đỏ hoặc tím.
– Nếu mụn có ngòi muốn lấy ngòi ra, giã 1 củ hành với nhựa và lá sung đắp lên trên, để hở miệng.
– Chữa nhức đầu: Phết nhựa sung lên giấy bản dán vào hai thái dương, kết hợp uống 5 ml nhựa hòa nước trước khi đi ngủ.
– Chữa hen: Hòa nhựa sung với mật ong uống trước khi đi ngủ.
– Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa: Dùng quả sung, quả mít non nấu cháo gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn ăn.
– Trên mặt nổi cục sưng đỏ: Dùng lá sung tật (có u) nấu nước nóng xông rửa mặt hàng ngày.
– Trẻ em ghẻ lở: Lá sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa, liều dùng 10-20g/ngày.
Quả Sung Khô Chữa Bệnh Trĩ nội, Trĩ Ngoại: Quả sung khô 15 đến 20 quả, Bạn ngâm quả sung khô vào Tô bát nước nóng 4 5 giờ.. Bạn chia quả sung khô ra làm 3. Bạn ăn sáng 1 lần. Trưa 1 lần. Tối 1 lần. Cộng với bạn xay Cây Lá Diếp cá uống, ngày 2 lần.
Quả Qung Khô Chữa Sỏi Mật: Quả sung tươi 500g Bạn thái nhỏ phơi khô, sao vàng hạ thổ.. Bạn cân 1 lần 100g Đun sắc cùng 500 ml Nước, bạn uống thay nước hàng ngày.
" Cây sung chữa trĩ nội, trĩ ngoại". Nay xin thông tin thêm về một số tác dụng đối với ung thư.
Theo sách "Hướng dẫn chữa bệnh bằng ăn uống" (Ẩm thực trị liệu học chỉ nam, Giang Tô Khoa học kỹ thuật Xuất bản xã, in lần thứ 2, năm 2003):Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy, chất nhựa của quả sung xanh có tác dụng:
-Ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư mô liên kết (sarcoma), và ung thư vú tự phát ở chuột;
- Làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư, trong ung thư tuyến, ung thư máu và sarcoma hạch bạch huyết.
Còn theo "Hiện đại dưỡng sinh bảo kiện trung dược từ điển" (Từ điển dưỡng sinh phòng bệnh bằng Đông dược, Nhân dân vệ sinh Xuất bản xã, ấn hành 2002):Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, trái sung có tác dụng chữa ung thư tương đối tốt, có thể sử dụng để chữa trị hoặc hỗ trợ trong điều trị nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư thuộc hệ thống tiêu hóa.
Một số cách sử dụng cụ thể để chữa trị, hỗ trợ điều trị ung thư:
(1) Ung thư dạ dày, ung thư ruột:
-Hàng ngày, sau mỗi bữa cơm, ăn 5-7 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống trong ngày. Có tác dụng cải thiện các chứng trạng bệnh lý ở bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư ruột (Trung thảo dược nghiên cứu tư liệu).
- Kết quả nghiên cứu lâm sàng: Sử dụng dịch chiết từ quả sung, để truyền cho bệnh nhân theo đường tĩnh mạch, mỗi lần 10-40ml, mỗi ngày truyền 3 lần, liên tục 30-50 ngày. Có tác dụng trị liệu tốt đối với ung thư dạ dày thời kỳ cuối (Hà Nam thũng lựu học tạp chí, 1995, 8(4);256).
(2) Chữa ung thư thực quản:Dùng trái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trong 30 phút; ăn thịt, uống nước canh, liệu trình 30 ngày (Kháng nham bản thảo).
(3) Ung thư bàng quang:Dùng trái sung khô 30g (tươi 50g), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày. Có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang (Trung y thũng lựu phòng trị).
(4) Ung thư phổi thời kỳ đầu:Quả sung khô 25g, chè xanh 10g; cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút; uống thay nước trong ngày. Có tác dụng nhuận phế, thanh tràng, ngăn cản sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Thường áp dụng cho người mắc ung thư phổi trong thời kỳ đầu (Trung y thũng lựu phòng trị).
(5) Nâng cao tinh thần ở người bệnh ung thư:Dùng trái sung 30-50g, thịt lợn nạc 100g, kỷ tử 20g, trần bì 10g; sung rửa sạch, bổ đôi; thịt chần qua nước sôi, thái nhỏ; tất cả cho vào nồi, thêm nước, nấu sôi to lửa 20 phút, sau đó giảm lửa, nấu 1 tiếng, đến khi sung chín nát, thịt chín nhừ là được, thêm gia vị, ăn trong bữa cơm. Tác dụng chủ trị bệnh nhân ung thư tinh thần u uất, thần kinh căng thẳng, thậm chí tinh thần bị suy sụp (Thực dụng kháng nham dược thiện).
(6) Sarcoma hạch bạch huyết ở cổ:Dùng rễ sung tươi 30g, cạo bỏ vỏ thô ở bên ngoài, thái nhỏ, nấu nước uống trong ngày. Có tác dụng điều trị Sarcoma hạch bạch huyết trong giai đoạn đầu (Phúc Kiến Trung thảo dược).
(7) Chữa mụn cơm (một loại u lành):
- Dùng lá hoặc cành sung, cắt cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào chỗ da bị bệnh, ngày bôi 2 lần; liệu trình 5-6 ngày.
- Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm điều trị 15 ca; kết quả ngay trong 1 liệu trình đầu, một số trường hợp mụn cơm đã bắt đầu teo lại và rụng dần, những trường hợp chưa khỏi có thể kéo dài tới khi khỏi hẳn.
BÀI THUỐC KỲ DIỆU CHỮA BỆNH THẬN. THẬN SUY. THẬN HƯ. NHIỄN MỠ
Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định “giải mã” với suy nghĩ cứu người là trên hết.
Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm:
1- Rễ cây Chuối tiêu:(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)
2- Rễ cây Dừa:( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )
3- Rễ cây Cau:( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )
4- Rễ / lá của cây Lá Gai:
(Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae
5- Rễ cây Dứa:(Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae.
6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm:
( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )
7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung:
-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )
8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngá:
i- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)
9- Cây Tầm Gửi:
( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)
10-Cây Bìm bìm khu chén:
( họ bìm bìm- Convolvulaceae )
11-Cây Nàng nàng:( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)
12-Cây Sả:( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )
13-Cây Thạch xương bồ:( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )
14-Cây Rau răm:( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )
15-Cây Mã đề:( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)
16- Râu bắp:-Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae
17- Vỏ quả bưởi:( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)
Thêm:(bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit
bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít – bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú
(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì – Nam không thể thiếu vỏ quit .Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)
Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.
Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) .
Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr)
Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ… mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày.
Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn
Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.
Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.
Các loại thảo dược đã được đề cập trong bài thuốc đều là các cây có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thức ăn ,thức uống cho người nên rất an toàn cho người sử dụng.
Món ăn bài thuốc cho người bệnh thân.
* Canh đậu phộng và tỏi
- Tác dụng: kiện tỳ, khử thấp, tiêu thũng, giải độc, thích hợp cho người bị phù thũng do bệnh thận, tỳ hư thấp thanh, triệu chứng thường thấy: tứ chi nặng nề, chi dưới sưng phù, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, khó tiểu
- Nguyên liệu: đậu phộng hạt 150g, tỏi lớn 100g.
- Cách làm: Đậu phộng rửa sạch. Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho cả 2 vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được.
- Món này chia ra dùng hết trong ngày.
* Cháo phục linh, đậu đỏ
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: phục linh 25g, đậu đỏ 30g, táo lớn 10 quả, gạo 100g.
- Cách làm: Ngâm đậu đỏ nửa ngày, vớt ra rửa sạch, cùng phục linh, táo và gạo nấu cháo.
- Món này ăn thay cơm sáng và tối, nên ăn nóng.
* Cháo đậu đỏ, rễ tranh
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị bệnh thận
- Nguyên liệu: rễ tranh tươi, đậu đỏ, gạo mỗi thứ 200g.
- Cách làm: Rễ tranh rửa sạch, bỏ vào nồi thêm vào lượng nước thích hợp nấu lấy nước bỏ bã. Gạo và đậu đỏ vo sạch, đổ nước rễ tranh vào nấu cháo.
- Món này chia 3 - 4 lần ăn hết trong ngày.
* Cháo ngô, đậu cô ve, táo
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: hạt ngô, táo lớn mỗi thứ 50g, đậu cô ve 25g.
- Cách làm: Đậu cô ve rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng với ngô và táo nấu cháo.
- Món này mỗi ngày ăn 1 lần.
Lê Văn Tuyên
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:245.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh