Polly po-cket
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
ĐẠI TÁO
Tên Khác:
Vị thuốc Đại táo còn gọi Can táo, Mỹ táo, Lương táo (Danh Y Biệt Lục), Hồng táo (Hải Sư Phương), Can xích táo (Bảo Khánh Bản Thảo Triết Trung), Quế táo, Khư táo, Táo cao, Táo bộ, Đơn táo, Đường táo, Nhẫm táo, Tử táo, Quán táo, Đê tao, Táo du, Ngưu đầu, Dương giác, Cẩu nha, Quyết tiết, Kê tâm, Lộc lô, Thiên chưng táo, Phác lạc tô (Hòa Hán Dược Khảo), Giao táo (Nhật Dụng Bản Thảo), Ô táo, Hắc táo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nam táo (Thực Vật Bản Thảo), Bạch bồ táo, Dương cung táo (Triết Giang Trung Y Tạp Chí), Thích Táo (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí), Táo tàu (Dược Điển Việt Nam).
Tác dụng:
+ An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách dược (Bản Kinh).
+ Bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn (Danh Y Biệt Lục).
+ Giảm độc của vị Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Dưỡng huyết, bổ Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Nhuận Tâm Phế, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Kiện Tỳ, bổ huyết, an thần, điều hòa các loại thuốc (Trung Dược Học).
+ Bổ Tỳ, hòa Vị, ích khí, sinh tân, điều doanh vệ, giải độc dược (Trung Quốc Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị Tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc,, doanh vệ không điều hòa,hồi hộp, phụ nữ tạng táo (Trung Quốc Đại Từ Điển).
+ Trị Tỳ vị hư nhược, hư tổn, suy nhược, kiết lỵ, vinh vệ bất hòa (Trung Dược Học).
Liều dùng: 3 quả - 10 quả.
Kiêng kỵ:
+ Trái xanh ăn không tốt, không nên ăn nhiều. Ăn táo với hành làm ngũ tạng bất hòa, ăn với cá làm đau bụng, đau thắt lưng (Danh Y Biệt Lục).
+ Ăn nhiều trái Táo chưa chín sẽ bị nhiệt khát, khí trướng (Thiên Kim Phương – Thực Trị).
+ Vùng dưới ngực có bỉ khối, đầy trướng, nôn mửa: không dùng (Y Học Nhập Môn).
+ Trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy trướng, đờm nhiệt, răng đau: Cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Dạ dày đau do khí bế, trẻ nhỏ bị nhiệt cam, bụng to, đau bụng do giun: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Đang uống Nguyên sâm, Bạch vi, không được dùng Đại táo (Bản Thảo Tỉnh Thường).
+ Trẻ nhỏ, sản hậu, sau khi bị bệnh ôn nhiệt, thử thấp, hoàng đản, cam tích, đờm trệ: không nên dùng (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ ĐẠI TÁO
Tên khoa học:
Zizyphus jujuba Mill.Họ : Thuộc họ Táo (Rhamnaceae).
Mô tả:
Là cây vừa hoặc cao, có thể cao đến 10m. Lá mọc so le, lá kèm thường biến thành gai, cuống ngắn 0,5-1cm, phiến lá hình trứng dài 3-7cm, rộng 2-3,5cm, mép có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa. Cánh hoa mầu vàng, xanh nhạt. Quả hình cầu hoặc hình trứng, khi còn xanh mầu nâu nhạt hoặc xanh nhạt, khi chín mầu đỏ sẫm. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-9.
Địa lý:
Việt Nam mới di thực, hiện còn phải nhập của Trung Quốc. Hiện nay ở miền Bắc cây đã đượùc đem trồng nhiễu nơi, đang phát triển mạnh, phổ biển trồng bằng chiết cành vào mùa xuân, thông thường tháng 4 - 6 ra hoa, tháng 7 - 8 kết quả.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái về ăn hay phơi sấy khô làm thuốc. Quả Táo màu hồng gọi là Hồng táo. Ngoài việc thu hoạch để làm Hồng táo bán như trên, người ta còn thu hái quả táo khi chín vàng, phơi cho héo đến khi quả táo hơi nhăn, đem quay trong thùng có gai để châm lỗ, rồi lấy rễ con, thân lá cây Địa hoàng sắc cho cô đặc với ít đường để ngào, rồi phơi lại cho đến khi không dính tay thì đóng vào túi nylon đem bán. Loại chế như thế thì có màu đen, có vị ngọt hơn Hồng táo gọi là Hắc táo.
Phần dùng làm thuốc:
Quả chín phơi khô (Eructus Zizyphi).
Mô tả dược liệu:
Quả khô biểu hiện hình viên chùy, dài chừng 18mm - 32mm, thô chừng 15 - 18mm, bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu tím. Có trái có vết nhăn nheo rất sâu, cuối quả có lõm vào, có vết tồn tại của cuống quả hoặc vết sẹo hình tròn, chất mềm mà nhẹ, bên ngoài vỏ quả mỏng, nhăn rúm, chất thịt màu nâu nhạt, có dầu dẻo, hạt quả hai đầu nhọn dài chừng 9mm - 12mm, vỏ cứng, đập ra có nhân cứng màu trắng.
Bào chế:
Bỏ nguyên quả vào sắc với thuốc hoặc chưng nhừ, cạo lấy nạc, bỏ hạt trộn vào thuốc hoàn.
Bảo quản:
Đậy kín, tránh sâu bọ, chuột, gián.
Thành phần hóa học:
+ Trong Táo có Stepharine, N-Nornuciferine, Asmilobine (Irshad Khokhar, C A, 1979, 90: 83640r).
+ Betulonic acid, Oleanoic acid, Maslinic acid, Crategolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid (Akira Yagi, et al. Chem Pharm Bull 1978, 26 (10): 3075).
+ Betulinic acid, Alphitolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid (Akira Yagi et al. Pharm Bull 1978, 26 (6): 1798).
+ Zizyphus saponin, Jujuboside B (Okamura Nobuyuki, et al. Pharm Bull 1981, 29 (3): 676).
+ Rutin 3385mg/100g, Vitamin C 540-972mg/100g, Riboflovine, Thiamine, Carotene, Nicotinic acid (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Vệ Sinh Nghiên Cứu Sở, Thực Vật Thành Phần Biểu, Quyển 3, Bắc Kinh Nhân Dân Vệ Sinh Xuất Bản 1983).
+ Lysine, Aspartic acid, Asparagine, Proline, Valine, Leucine (Baek K W, et al. C A 1970, 73: 84657n).
+ Olei acid, Sitosterol, Stigmasterol, Desmosterol (Al-Khtib, Izaldin M M et al. C A, 1988, 108: 166181h).
+ Vitamin A, B2, C, Calcium, Phosphor, Sắt (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi cho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng Cachon tetrachloride và cho uống nước sắc Bắc Đại táo, Protid toàn phần và Albumin huyết thanh thỏ đều tăng rõ, chứng minh rằng Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng (Trung Dược Học).
+ Thực nghiệm cũng chứng minh rằng những bài thuốc có Táo đều làm cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng (Trung Dược Học).
+ Chiết xuất chất Táo với nước nóng in vitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26 sinh trưởng, hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏ không có kết quả (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị ngọt tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, cay, nóng, hoạt, không độc (Thiên Kim Phương – Thực trị).
+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị ngọt, Tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ, phần huyết (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh thủ Thiếu âm (Tâm), thủ Thái âm (Phế) (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Thận (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Tỳ và Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Quốc Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nhiệt bệnh sau khi bi thương hàn làm khô miệng, nuốt đau, thích ngủ: Đại táo 10 quả, Ô mai 10 quả, nghiền nát, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt Hạnh nhân, dùng để ngậm (Thiên Kim Phương).
+ Trị bồn chồn không ngủ được: Đại táo 14 quả, Hành trắng 7 củ, 3 thăng nước, sắc còn 1 thăng uống (Thiên Kim Phương).
+ Trị các loại lở loét không lành: Táo 3 thăng, sắc lấy nước rửa (Thiên Kim Phương).
+ Trị ho xốc khí nghịch lên: Táo 20 quả, bỏ hột rồi lấy sữa tô 120g. Sắc lửa nhỏ rồi cho Đại táo vào, đợi Táo ngấm hết sữa, lấy ra dùng. Mỗi lần ngậm một trái (Thánh Huệ Phương).
+ Trị ăn nhiễu Hồ tiêu làm bế khí: Táo ăn thì giải (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Điều hòa Vị khí: lấy Táo phơi khô, bỏ hột đi, sấy khô, tán bột, thêm một ít bột Gừng sống, uống từng ít một (Diễn Nghĩa Phương).
+ Trị ăn vào mửa ra: Đại táo 1 quả, bỏ hột, dùng một con Ban miêu, bỏ đầu, cánh rồi cho vào Táo, nướng chín, chỉ lấy Táo ăn lúc bụng đói (Trực Chỉ Phương).
+ Trị khí thống ở tiểu trường: Táo 1 quả, bỏ hột, lấy 1 con Ban miêu, bỏ đầu và cánh đi rồi cho vào trong thuốc, lấy giấy bao lại, đốt chín. Bỏ Ban miêu đi, lấy Táo ăn, rồi lấy Tất trừng gìa nấu nước để uống với thuốc (Trực Chỉ Phương).
+ Trị táo bón: Đại táo 1 trái, bỏ hạt, trộn với 2g Khinh phấn, lấy giấy ướt gói lại, nướng chín, xong lấy nước sắc Đại táo uống (Trực Chỉ Phương).
+ Trị có thai đau bụng: Hồng đại táo 14 quả, đốt cháy, tán bột, uống với nước tiểu (Mai Sư Phương).
+ Trị Phế ung, mửa ra máu do ăn thức ăn cay nóng: Hồng táo để nguyên hạt, đốt tồn tính, Bách dược tiễn, đốt qua, hai vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Tam Nhân Phương).
+ Trị điếc tai, nghẹt mũi, mất khứu giác và âm thanh: Đại táo 15 quả, bỏ vỏ và hạt, Tỳ ma tử 300 hạt, bỏ vỏ, gĩa nát, gói trong bông, nhét vào lỗ tai, lỗ mũi, ngày 1 lần. Trước tiên cho vào tai, sau đó mới cho vào mũi, không nên cùng làm một lúc (Mạnh Sằn Bí Hiệu Phương).
+ Muốn thân thể không bị mùi xú uế, hàng ngày, dùng thịt Đại táo, Quế tâm, Bạch qua nhân, Tùng thụ bì, làm thành viên uống (Mạnh Sằn Bí Hiệu Phương).
+ Trị tầu mã nha cam: Thịt Đại táo 1 trái, Hoàng bá. Tất cả đốt đen, tán bột, trộn dầu bôi vào. Có thể thêm 1 ít Tỳ sương càng tốt (Bác Tễ Phương).
+ Trị đau nhức tim đôït ngột: Ô mai 1 trái, Táo 2 trái, Hạnh nhân 7 hạt. Tán nhuyễn. Đàn ông uống với rượu, đàn bà uống với dấm (Hải Thượng Phương).
+ Trị buồn bực, khó ngủ: Đại táo 14 quả, Long nhãn 210g, nấu chín uống và ăn (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị suy nhược, khó ngủ: Long nhãn 40g, Mạch môn 40g, Ngưu tất, Đỗ trọng, mỗi thứ 20g, Đương quy 40g, Xuyên khung 20g. Ngâm một lít rượu uống trước khi ngủ.
+ Trị chứng Tạng táo (hysteria) của đàn bà: buồn thương tủi khóc như bị thần linh quở phạt, hay ngáp: dùng 10 quả Đại táo, 1 thăng Tiểu mạch, 60g Cam thảo. Sắc uống để bổ Tỳ khí (Đại Táo Thang – Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tiêu chảy lâu ngày, bụng đầy, hư hàn: Phá cố chỉ, Nhục đậu khấu. mỗi thứ 12g, Mộc hương 6g, tán bột, trộn với Táo nhục làm thành viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g. Uống với nước Gừng (Táo Nhục Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị chứng tiểu cầu giảm: Đại táo 40g, Bạc hà diệp 20g. Sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Trị xuất huyết dưới da do dị ứng: Đại táo 320g, Cam thảo 40g, sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Trị hư phiền, mắt ngủ, tự ra mồ hôi và chứng Tạng táo (hysteria) do tinh thần thất thường: dùng bài ‘Cam Mạch Đại Táo Thang’ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị ban chẩn dị ứng: Dùng Hồng táo 10 quả/1 lần, ngày uống 3 lần. Hoặc dùng Táo 500g/ ngày, sắc nước uống. Đã trị khỏi 5 ca ban dị ứng đã từng trị thuốc Tây không bớt (Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1958, 11: 29).
+ Trị ban chẩn không do giảm tiểu cầu: Mỗi lần uống Hồng táo 10 trái, ngày 3 lần. Đã trị 16cas(có 1 ca dùng thêm Vitamin C, K) đều khỏi (Cao Bình và cộng sự, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1962, 4: 22).
+ Trị hội chứng tả lỵ lâu ngày: Dùng Hồng táo 5 trái, Đường đỏ 60g. hoặc Hồng táo, Đường đỏ mỗi thứ 50g, sắc ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 thang. Đã trị 8 ca được chẩn đoán theo Đông y là Tỳ Vị hư hàn, đều khỏi hẳn (Trịnh An Hoằng, Tân trung Y Tạp Chí 1986, 6: 26). (Hoàng Cự Điền – Hồng Táo Thang Trị Nan Lỵ, Tân Trung Y Tạp Chí 1987, 6:56).
+ Tác dụng dự phòng phản ứng truyền máu: Dùng Hồng táo 10-20 trái, Địa phu tử, Kinh giới (sao) đều 10g, sắc đặc khoảng 30ml, uống trước lúc truyền máu 15-30 phút. Đã dùng cho 46 lượt người truyền máu vơi trên 10.00ml máu. Kết quả: có 5 ca suy tủy, mỗi lần truyền máu đều có phản ứng, nhưng khi dùng Táo thì không có phản ứng rõ, trừ hai ba trường hợp phản ứng nhẹ hoặc phản ứng chậm (Lý Khởi Khiêm – Hồng Táo Thang Phòng Phản Ứng Do Truyền Máu, Triết Giang Y Học Tạp Chí 1960, 44).
Tham Khảo
+ Đại táo sát được độc của Ô đầu, Phụ tử, Thiên lùng (Lôi Công Đối Luận).
+ Đại táo trị trẻ nhỏ bị lỵ vào mùa thu: Cho ăn Táo bị sâu mọt (lâu năm) rất hay (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Đại táo nhuận tâm phế, trị ho, bổ hư tổn ngũ tạng, trừ tích khí ở trường Vị, hòa với Quang phấn (đốt cháy) trị cam lỵ (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Đại táo nuôi được tỳ khí, bổ tân dịch, mạnh thận khí, tăng trí nhớ. Nhân của quả trên 3 năm trị được chứng đau bụng, trúng phải khí độc, quặn thắt tim (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Tính của Táo giúp được cả 12 kinh lạc, tà khí ở trong tâm phúc, hòa bách dược, thông cửu khiếu, bổ khí bất túc, ăn sống làm sình bụng có khi bị tiêu chảy, khi dùng chưng thật chín rồi phơi khô thì bổ trường vị: điều hòa trung nguyên, ích khí lực (Bản Thảo Kinh Sơ).
6 - Đại táo tính hòa hợp được âm dương, điều chỉnh được vinh vệ, sinh được tân dịch (Dụng Dược Pháp Tượng).
7 - Sở dĩ Dại táo bẩm thụ được khi xung hòa của trời đất ở hành thổ, cảm ứng được dương khí của trời để sinh sống, nên sách Bản Kinh ghi rằng: "Đại táo có vi ngọt, tính bình, không độc, Lý Đông Viên và Mạnh Sằn đều cho là khí vị đều hậu, vì nó là loại thuốc vào kinh túc Thái âm, túc Dương minh". Sách Nội Kinh cho rằng: "Những người bất túc chân nguyên phải nên dùng những vi ngọt để bổ túc vào đó, vì hình thể bất túc nên dùng vị thuốc ấm để giúp cho khí đó". Vì ngọt bổ được trung nguyên, ấm thì ích được khí nên những vi ngọt, ấm hay bổ được Tỳ Vị mà có thể sinh tân dịch nữa. Nếu thỏa mãn được những điều kiện như thế thì trong 12 kinh mạch tự nhiên nó thông lợi cả cửu khiếu nữa, tay chân điều hòa và thông sướng cả. Khi chính khí đã đầy đủ thì thần hồn được yên ổn, cho nên khi ở tâm phúc có tà khí hoặc gặp việc quá sợ sệt, nếu như giúp cho bên trong được hòa hoãn thì sự buồn phiền phải lui, nên những chứng như co thắt tim hoặc có cảm giác vặn ngược lên trên, những người khí thiếu, hễ mà Tỳ kinh được bổ thì khí lực mạnh lại được ngay. Cho nên trường vị cần phải được thanh, có khi chính vì nó mà làm cho cơ thể bất túc mà sinh ra chứng trường tích. Đại táo vì có vị ngọt nên hay giải được độc, hòa được các vị thuốc, làm cho tỳ vị sung túc. Về mặt năng lực của hậu thiên thì nó có thể giúp một phần trong việc dinh dưỡng, cho nên sách xưa mới nói rằng: "Dùng nó lâu thì nhẹ nhàng thân thể, sống lâu, nhẹ nhàng như thần tiên, không đói. Đó là ý nói đến những người tu tiên, luyện tịch cốc, ngườithườngchưa chắc được như vậy (Bản Thảo Kinh Sơ).
8 - Đại táo vi ngọt, là vị thuốc củaTỳ kinh, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, nhuận phế, làm cho giảm ho, sát được độc của Phụ tử. Ngày xưa, Trương Trọng Cảnh trị chứng bôn đồn, dùng Đại táo với dụng ý giúp cho Tỳ thổ, dùng nó với mục đích bình thận khí. Trị đau tức cạnh sườn do thủy ẩm sinh ra thì dùng bài ‘Thập Táo Thang’ ý là giúp cho Tỳ thổ để thắng thận thủy, cho nên Đại táo tính của nó điều hòa được tạng phủ, là vị thuốc chính để hòa được cả trăm thứ thuốc vậy. Nhưng không nên dùng nhiều quá sẽ bị hại răng (Bản Thảo Đồ Giải).
9- Dùng táo đâ chưng rồi mới phơi khô thì tính nó ngọt, ấm, bổ Tỳ, tráng Vị, tư vinh vệ, nhuận phế, an thần, ăn lâu không đói, ngâm rượu uống. Nó sát đượ' độc của Phụ tủ, Ô đâàu, Thiên hùng, Xuyên tiêu (Tùy Tức Cư Ẩm Thực).
10- Phương Bắc sinh ra táo lớn mà quả cứng, thịt dầy, sức bổ tương đối rất mạnh gọi là ‘Giao táo’ cũng gọi tên khác là "Hắc đại táo". Táo màu đỏ gọi là "Hồng táo" có khí thơm, vị thanh tao, có tác dụng khai vị, dưỡng tâm, bổ tỳ huyết (Tùy Tức Cư Ẩm Thực).
11- Đại táo vị ngọt, tính bình, khi mới sinh ra thì hoa trắng nhỏ, quả sống màu xanh, khi chín màu vàng, khi chín lắm thì thành màu đỏ, phơi khô thì lại màu đen. Nó bẩm thụ được tinh hoa của khí đất trời, nên có đủ sắc của ngũ hành (Bản Thảo Sùng Nguyên).
12- Đại táo bẩm thụ được khí của mùa thu là khí của hành kim, nó nhập vào khí vị của hành Thổ, thu được chính khí trong đất nhập vào kinh Tỳ, khí vị của nó thăng nhiều hơn giáng vì nó thuộc dương (Bản Thảo Kinh Giải).
13- Đại táo bổ tỳ, nhưng không nên dùng quá nhiều, dùng nhiều thì lý mắc bệnh, vì tỳ phải phù hợp cả 4 khí, chẳng lẽ nó chỉ giữ được cái vị ngọtđósao? Vả lại ngọt là chủ ngũ vị, mỗi thứ thuốc đều có vị ngọt rồi, nên phải tùy nghi, nghĩa là phải có những vị thuốc dẫn đạo vào các kinh thì nó mới hay được (Dụng Dược Tượng Pháp).
14- Đại táo dùng vào những thuốc tễ, làm tán, có tác dụng an trung, dưỡng tỳ, bình vị, dùng làm những tễ thuốc bổ có tác dụng trợ kinh khí, trừ tà khí để điều hòa các vị thuốc (Bản Thảo Sơ Chứng).
15- Đại táo bổ tỳ thổ, vì nó có tính bổ huyết, hòa khí nhưng Nhân sâm cũng bổ Tỳ thổ mà nó có tính bổ khí để sinh huyết (Ngọc Thu Dược Giải).
16- Tại sao phải thêm Táo và Gừng sống vào thang thuốc sắc? Cổ nhân khi làm thuốc mỗi thang đều phải có thêm Táo và Gừng vào, là có ý thận trọng trongviệcgiữ gìn Vị khí, tuy nhiên, có nơi nên dùng, có nơi kiêng cữ khác nhau. Nếu bổ Tỳ Vị thì nên dùng Gừng và Táo. Làm ấm trung tiêu thì nên dùng Gừng lùi. Thuiốc bổ khí thì chỉ dùng Gừng. Thuốc phát biểu thì dùng Gừng sống. Thuốc bổ âm, thuốc vào phần huyết thì không nên dùng Gừng, thuốc trị bệnh ở hạ tiêu thì cứ dùng Gừng, Táo. Thuốc trị bệnh về khí, không nên dùng Gừng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
17- Đại táo có tính ấm, bổ được bất túc, có vị ngọt nên hoãn được âm huyết. Tà ở phần Vinh, Vệ thì dùng Gừng và Táo vì cay ngọt có tác dụng phát tán, để hòa vinh vệ, vì vậy dùng bài Quế Chi Thang, Tiểu Sài Hồ Thang để trị. Trong bụng đầy trướng thì cấm ăn, vì vậy trong bài Kiến Trung Thang, Trương Trọng Cảnh trị đầy tức dưới tim đã bỏ không dùng Táo. Trong cổ phương, người xưa dùng Đại táo cùng với Tiểu mạch, Cam thảo để trị phụ nữ bị chứng tạng táo, vui buồn, khóc cười không rõ lý do. Thang Quy Tỳ phối hợp với Bạch truật để trị hồi hộp, hay quên. Cho nên các sách xưa cho rằng Đại táo có thể an trung, dưỡng Tỳ khí và lại có thể làm cho mạnh tâm thần, đó là cách dùng Đại táo có tính sâu xa vậy (Trung Dược Học Giảng Nghĩa)
THANH THẤT
Thanh thất, Xú xuân, Cây bút, Càng hom -Ailanthus triphysa(Dennst.) Alston (A. malabaricaDC.,A. fauvelianaPierre), thuộc họ Thanh thất -Simaroubaceae.
Mô tả:Cây gỗ lớn, cao tới 20m. Lá kép lông chim lẻ, dài 40-60cm, có khi dài tới 1m, thường tập trung ở đầu cành. Lá chét lệch, hơi cong lưỡi liềm, có cuống; mặt trên không lông, có lông hoe hay vàng ở mặt dưới, mép nguyên hơi lượn sóng; gốc phiến lá không cân đối, đầu nhọn. Lá già khi rụng xuống có màu đỏ. Chuỳ hoa mọc ở nách lá; dài 25-45cm, hoa xếp thành xim co trên các nhánh. Quả hình trái xoan, có cánh, dài 5-8cm, chứa một hạt tròn hơi dẹt.
Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng:Vỏ thân, lá, quả -Cortex, Folium et Fructus Ailanthi Triphysae.
Nơi sống và thu hái:Cây của vùng Ấn Độ và các nước Ðông Dương, thường mọc hoang trong rừng ở độ cao 1000m, các tỉnh Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Ninh Thuận, ...tới Gia Lai. Cũng được trồng lấy gỗ dùng trong xây dựng, vỏ và nhựa dùng làm thuốc nhuộm đen.
Thành phần hóa học:Vỏ chứa một thứ nhựa màu đỏ hay xám đen, khi đốt lên, nó toả mùi thơm đặc biệt, dễ chịu; còn có quassin, acid ailantic và một chất đắng không phải glucosid là malanthin.
Tính vị, tác dụng:Vỏ có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ lỵ, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Vỏ dùng chữa bệnh lỵ, bạch đới. Ở Ấn Độ nhựa dùng trị lỵ; dịch vỏ tươi dùng trị lỵ. Thường dùng 30g phối hợp với sữa sủi bọt 30g.
Nhân dân còn sử dụng vỏ và lá cây sắc uống để chữa sốt, hoặc cho sản phụ uống để bổ máu, tiêu cơm. Cũng dùng ngâm rượu uống làm thuốc bổ. Quả cây được sử dụng sắc uống chữa ho và điều kinh.
Đơn thuốc:
1. Lỵ ra máu, đau bụng chói hay đại tiện ra máu: Vỏ (thân hoặc rễ) Thanh thất phơi khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 6-12g.
2. Chữa bạch đới: Vỏ cây Thanh thất tán bột với Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống 10-20g chia làm 2-3 lần trong ngày.
Ghi chú:Mầm cây Thanh thất ăn được, nhưng nếu ăn nhiều sẽ bị động phong, nung nấu tạng phủ sinh hôn mê.
RAU ĐẮNG
Còn gọi là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá.
Tên khoa học Polygonum aviculare L.
Thuộc họ Rau răm Polygonaceae
Trong tài liệu cổ, rau đắng (biển súc) có vị đắng, tính bình, không độc; tác dụng lợi tiểu, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, lâm bệnh, ác thương. Trong nhân dân: Rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu buốt, sỏi thận, giải độc, chữa rắn cắn, mụn nhọt, vàng da. Ngày dùng 6-12 g (khô) dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng tươi, sao khô rồi sắc uống. Dùng ngoài giã nát đắp không kể liều
Ngày uống 12 g rau đắng phơi hay sấy khô dưới dạng thuốc sắc. Chữa tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra sỏi cạn.
Rau đắng khô 12 g, hoạt thạch 10 g, mộc thông 5 g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8 g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia 3 lần uống trong ngày. Chữa viêm bàng quang, viêm đường tiểu tiện, tiểu buốt.
Rau đắng làm mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng; dùng trong trường hợp nóng nảy trong người làm lở miệng, viêm nha chu, chảy máu răng; dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và Viêm phổi; nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày trị ngừa sạn thận và sỏi mật...
Trong họ rau đắng, ăn ngon nhất là rau đắng đất. Rau đắng đất là loại cây thân thảo, nhỏ bằng que tăm, mọc bò dưới đất trong vườn nhà hay bờ ruộng. Lá rau đắng đất giống những chiếc lông chim màu xanh lục, bé bằng móng tay út, mọc từng đôi quanh thân cây.
Rau đắng đất dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Rau đắng đất mới ăn thì đắng, ăn quen sẽ thấy ngon ngọt không thể nào quên. Rau đem về nhặt lấy phần ngọn non mướt, rửa sạch để vào rổ cho ráo nước.
CANH CHÂU
Còn gọi là chanh châu, trân châu, klim châu, khan slan, xích chu đằng, tước mai đằng.
Tên khoa học Sageretia theezans
Thuộc họ Táo ta Rhamnaceae.
Ta dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống.
A. Mô tả cây
Canh châu là một cây nhỏ có cành mang gai ngắn, cành non hơi có lông. Lá dai cứng ở phía trên mọc đối, phía dưới mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài 10cm, rộng 8-35mm, mép có răng cưa nhỏ, phía đầu nhọn hơi tù, phía cuống hơi tròn. Hoa mọc thành bông ở ngọn hay kẽ lá, bông dài 2.5-5cm, đài hoa màu lục trắng, khi còn non có phủ lông mịn, cánh hoa so với đài hoa rất nhỏ. Quả hình cầu, đường kính 4-6mm, khi chín có màu đen nhạt, còn vòi và đài tồn tại.
Hạt 1-3 có vỏ ngoài màu xám nhạt, nhẵn bóng
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng quanh nhà ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn mọc ở miền Nam Trung Quốc.
Quả ăn được, thường chỉ hái cành hay lá về phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Nhân dân ta thường dùng cành lá sắc với nước cho trẻ con mắc bệnh canh châu uống. Phòng sởi, đậu. Lá tươi nấu tắm rửa ghẻ lở.
Một số nơi dùng cành và lá trộn với lá vối hoặc nấu nước uống thay lá vối hàng ngày. Quả có thể ăn được vị chua hơi ngọt.
XƯƠNG KHÔ
Xương khô, San hô xanh, Cành giao -Euphorbia tirucalliL., thuộc họ Thầu dầu -Euphorbiceae.
Mô tả:Cây nhỡ, có thể cao tới 4-8. Thân to bằng cổ tay, nhiều cành gần như mọc vòng, hình trụ, dài, màu lục, nom như cành san hô. Các cành nhỏ có lá. Lá hẹp, rụng rất sớm, dài 12-16mm, rộng 2mm. Cụm hoa có bao chung nhỏ, 5 tuyến hình bầu dục, nhị nhiều; nhụy có 3 vòi chẻ đôi, đầu nhụy hình đầu. Quả nang ít lông, có 3 mảnh lồi. Hạt hình trái xoan nhẵn.
Bộ phận dùng:Toàn cây -Herba Euphorbiae Tirucalli.
Nơi sống và thu hái:Loài nguyên sản ở châu Phi (Madagascar), được nhập trồng làm cây cảnh, có khi được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học:Cây chứa euphorbon; từ nhựa tươi đã tách được isoeuphorol, từ nhựa khô có một ceton là euphorone.
Tính vị, tác dụng:Toàn cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khư phong, tiêu viêm, giải độc. Nhựa cây rất độc, có thể làm mù mắt; nó gây phồng làm nóng đỏ, chống kích thích, xổ. Nhựa này sẽ khô đặc lại ngoài ánh nắng và khi ngâm trong nước sẽ cho loại nhựa như cao su.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị thiếu sữa, nấm ngoài da, khớp xương buốt đau.
Ở Ấn Độ, nhựa cây được dùng trị mụn cóc, Thấp khớp, đau thần kinh, Đau răng, trị ho, hen suyễn, đau tai và dùng duốc cá.
Ở Inđônêxia cũng dùng nhựa trị bệnh ngoài da, rò, mụn mủ, bướu, táo bónvà làm thuốc tẩy.
Ở Thái Lan, nhựa tươi cũng được dùng ngoài trị mụn cóc.
Ở nước ta, cành lá cũng được dùng trị bệnh ngoài da, táo bónvà liệt dương (Viện Dược liệu); rễ cây dùng trị loét mũi và Trĩi. Nhân dân cũng dùng cành tươi ngâm rượu chữa Đau răng.
Ở nhiều nước (Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin,... ) người ta dùng cây và nhựa để duốc cá.
Cách dùng:Nhựa thường dùng bôi; cành và rễ dùng dưới dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc:Chữa Đau răng: Hái lấy chừng 50g cành Xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 90°. Mỗi lần dùng một thìa cà phê (15ml) cho vào cốc nước, ngâm một chốc, sau đó nhổ đi; ngày ngậm 3-4 lần. (Ðỗ Tất Lợi).
CANH-KI-NA
Canh-ki-na phiên âm từ tiếng pháp Quinquina, xuất phát từ Nam Mỹ. Năm 1638 nữ chúa Delchincon vợ của một Phó vương nước Pê-ru được chữa khỏi bệnh sốt rét bằng vỏ cây này và bà đã đặt tên khoa học cho nó là Cinchona. Là một loài cây thuộc họ cà-phê, cây canh-ki-na có 3 loại đỏ, vàng và xám, sống ở vùng Nam Mỹ. Là một loài cây thân gỗ, cây canh-ki-na cao khoảng 15 - 20 m, lá có màu xanh lục và mọc đối có cuống, 2 lá kèm thường rụng sớm, phiến lá nguyên hình trứng, gân lá hình lông chim, hoa mọc thành chùm 5 cánh đều nhau và có màu hồng trắng nhạt. Ban đầu, do chưa biết loại cây này có khả năng chữa khỏi bệnh sốt rét, người dân Nam Mỹ sống ở ven hồ có cây canh-ki-na mọc, mỗi khi bị bệnh thường ra lấy nước ở hồ về uống đều thấy khỏi. Lần lần, tác dụng “thần kỳ” của cây canh-ki-na được phát hiện và lưu truyền rộng rãi; việc giữ gìn, chăm sóc giống cây quý cũng được người dân Nam Mỹ quan tâm. Về sau, nhiều nhà y học các nước Mỹ, Tây-ban-nha, Pê-ru và Pháp bắt tay tìm hiểu, nghiên cứu cây canh-ki-na và ứng dụng nó vào y học, cũng như lấy giống cây này nhân rộng ra khắp thế giới.
Qua nhiều năm thực nghiệm lâm sàng, giới khoa học đã phát hiện ra trong vỏ và lá cây canh-ki-na có chứa thành phần chính là chất quinine (ki-ninh) rất đắng, loại hoạt chất này có tác dụng chống lại ký sinh trùng sốt rét rất hiệu quả và tên của nó chính thức được đưa vào danh sách dược liệu dùng để chữa cho người bệnh. Ngoài công dụng làm thuốc điều trị bệnh sốt rét, cây canh-ki-na còn được dùng làm thuốc ngâm rượu uống bổ máu. Năm 1925, người Pháp đã đưa cây canh-ki-na vào Việt Nam trồng ở tỉnh Lâm Đồng, rồi sau đó đem ra trồng ở Ba Vì của Miền bắc nước ta, với mục đích chữa bệnh cho quân đội Pháp. Từ đó cây canh-ki-na đã chính thức có mặt ở Việt Nam và được các thầy thuốc biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: cây ki-ninh (quinine), cây sốt rét, cũng như lấy nó bào chế làm thuốc chữa bệnh cho người dân.
CÁNH KIẾN TRẮNG
Tên Khác: An tức hương
Vị thuốc An tức hương chi, còn gọi là Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư).
.Tác Dụng: An túc hương
+ Hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Làm ấm Thận, trừ ác khí (Hải Dược Bản Thảo).
Chủ Trị:
An tức hương
+ Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo).
+ Tri Di tinh(Hải Dược Bản Thảo).
+ Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+ Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật).
+ Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách).
+ Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều Dùng:
. Dùng uống: 2g 4g.
. Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng.
Kiêng Kỵ:
+ Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160g, thái ra, trộn với 80g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương).
+ Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4,8g, Nhũ hương 4,8g, Hùng hoàng 4,8g. Tán bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).
+ Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sôi (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g. Sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: An tức hương 4g, Ngũ linh chi ( thủy phi) 20g. Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn - Toàn Ấu Tâm Giám).
+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương).
+ Trị vú bị nứt nẻ: An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80o trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tìm hiểu sâu thêm về An Tức Hương
Tên Khoa Học:
Styrax Tonkinensis (Pier.) Craib. Thuộc họ Styracaceae.
Mô Tả:
Cây nhỏ, cao chừng 15~20cm. Búp non phủ lông mịn, mầu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, dài khoảng 6~15cm rộng 22,5cm. Phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt trên mầu xanh nhạt,mặt dưới mầu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ, trắng, thơm, mọc thành chùm, ít phân nhánh, mang ít hoa.Quả hình cầu, đường kính 10~16mm, phía dưới mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao.
Thường sống ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
Thu Hoạch:
Vào giữa tháng 6~7, chọn cây từ 5~10 tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa. Đem về chia thành 2 loại:
.Loại tốt: mầu vàng nhạt, mùi thơm vani.
. Loại kém: mầu đỏ, mùi kém hơn, lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát. ..).
-Phần Dùng Làm Thuốc:
Dùng nhựa của cây (Benzoinum). Thường là khối nhựa mầu vàng nhạt hoặc nâu, đỏ nhạt, mặt bẻ ngang có mầu trắng sữa nhưng xen kẽ mầu nâu bóng mượt, cứng nhưng gặp nóng thì hóa mềm, có mùi thơm.
Bào Chế:
An tức hương
Lấy nhựa ngâm vào rượu rồi nấu sôi 2~3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống, lấy ra, thả vào nước, khi nhựa cứng là được. Phơi cho khô.
Thành Phần Hóa Học:
+ An Tức Hương của Trung quốc chủ yếu gồm Acid Sumaresinolic, Coniferyl Cinnamate, Lubanyl Cinnamate, Phenylpropyl Cinnamate 23%, Vanillin 1%, Cimanyl Cinnamate 1%, Styracin, Styrene, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10~30%, chất keo 10~20%.
+ An Tức Hương của Việt Nam có chất keo 70~80%, Acid Siaresinolic, Coniferyl Benzoate, Lubanyl Benzoate 11,7%, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3%, Phenylpropyl Cinnamate 2,3%.
Tính Vị: An túc hương
+ Vị cay, đắng, tính bình, không độc(Đường Bản Thảo).
+ Vị cay, đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
+ Vào thủ Thiếu âm Tâm kinh (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (Ngọc Quyết Dược Giải).
+Vào kinh Tâm và Tỳ (Bản Thảo Tiện Độc).
+ Vào kinh Tâm, và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học)
Tham Khảo:
+ “Diệp Đình Khuê, trong tác phẩm ‘Hương Phổ’ ghi: “Nhựa cây này có hình dạng và mầu sắc giống như trái Hồ đào, không nên đốt, nó có thể phát mùi thơm. Uông Cơ viết: Hoặc nói rằng khi đốt lên có khả năng quy tụ chuột lại là thứ tốt” (Y Học Cương Mục).
+ “An tức hương mầu nâu (đỏ đen), hơi vàng, giống như Mã não, đập ra có sắc trắng là thứ tốt. Loại mầu đen bên trong lẫn cát, đất là loại xấu, do cặn bã kết lại. Dù là vụn hoặc thành khối cũng là thứ xấu, vì sợ là có mùi hương và tạp chất khác. Khi chế biến lại, rất kỵ lửa” (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Theo Tây Dương Tạp Trở của ĐoạnThànhThức nói rằng: cây An tức hương xuất xứ từ nước Inran được gọi là cây trừ tà, cao khoảng 6,5 9,5m, vỏ mầu vàng đen, lá có 4 gốc, chịu lạnh không bị héo, tháng 2 hoa nở, mầu vàng, nhụy hoa hơi xanh biếc, không kết trái, đõe khoét vỏ cây thì có chất keo chảy ra như kẹo mạch nha, gọi là An tức hương. Tháng 67 keo đông cứng lại thì lấy dùng . Đốt nó có công hiệu thông thần, trừ các mùi hôi thối (ChưởngVũTích).
Sách TQYHĐT.Điển chỉ có 1 bài mang tên An Tức Hoàn.
Sách TTP.Thang giới thiệu 1 bài mang tên An Tức Hương Hoàn.
BỐI MẪU
Tên dược: Bulbus fritillariae cirrhosae
Tên thực vật:
1. Fritillaria cirrhosa D. Don;
2. Fritillaria unibracteata Hsiao et K. C. Hsia;
3. Fritillaria Przewalskii;
4. Fritillaria Delavayi Franch.
Tên thông thường: Xuyên bối mẫu
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Củ được đào vào mùa hè và phơi nắng cho khô. Bỏ vỏ.
Tính vị: Ðắng, ngọt và hơi lạnh
Quy kinh: Phế và tâm
Công năng: 1. Nhuận phế trừ đàm; 2. Chỉ khái; 3. Thanh nhiệt tán kết.
Chỉ định và phối hợp:
§ Ho: a) ho lâu ngày do phế hư biểu hiện ho khan và khô họng. Xuyên bối mẫu phối hợp với Mạch đông và Sa sâm; b) ho do đàm nhiệt biểu hiện khạc đờm vàng đặc. Xuyên bối mẫu phối hợp với Tri mẫu, Hoàng cầm, và Qua lâu; c) ho do phong nhiệt. Xuyên bối mẫu phối hợp với Tang diệp, Tiền hồ và Hạnh nhân.
§ Tràng nhạc, viêm vú, và áp xe phổi: a) tràng nhạc Xuyên bối mẫu phối hợp với Tuyên sâm và Mẫu lệ; b) viêm vú Xuyên bối mẫu phối hợp với Bồ công anh và Liên kiều; c) áp xe phổi Xuyên bối mẫu phối hợp với Ngư tinh thảo và ý dĩ nhân.
Liều lượng: 3-10g
Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng cùng với Ô đầu vì chúng tương tác với nhau.
Bối mẫu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, thường được chia làm 2 loại:
*.Xuyên Bối mẫu:(Bulbus Fritillariae Cirrhosae) là tép dò khô của cây Xuyên bối mẫu - Fritillariae cirrhosa D. Don. Cây Bối mẫu lá tím thẫm F. Unibracteata Hsiao et K.C.Hsia. Bối mẫu Cam túc F.prewalskii Maxim hoặc cây Bối mẫu F. delavayi Franch, 3 loại trước hình dạng khác nhau nên gọi là Tùng bối hay Thanh bối, còn loại sau gọi là Lô bối. Xuyên bối chủ yếu sản xuất ở các tỉnh Tứ xuyên, Tây tạng, Cam túc, Thanh hải, Vân nam.
*.Triết bối mẫu:là tép dò khô của cây Triết bối mẫu - Fritillaria verticillata Wild var Thunbergii Bak. Nguyên sinh ở huyện Tượng sơn tỉnh Triết giang nên còn gọi là Tượng bối, nhưng hiện nay đã được chiết trồng tại nhiều nơi như Hàng châu, Giang tô, An huy, Hồ nam. Cho đến nay cây Bối mẫu chưa có ở Việt nam.
Tính vị qui kinh:
Xuyên Bối mẫu vị đắng ngọt, tính hơi hàn. Qui kinh Phế Tâm.
Triết Bối mẫu vị đắng hàn. Qui kinh Phế Tâm.
Theo các sách Y cổ:
*.Sách Bản kinh: Vị cay bình.
*.Sách Danh y biệt lục: đắng hơi hàn không độc.
*.Sách Tân tu bản thảo: vị ngọt đắng không cay.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Tâm Phế.
*.Sách Bản thảo kinh giải: nhập thủ thái âm phế kinh, thủ dương minh đại trường kinh.
Thành phần chủ yếu:
Theo sách Chinese Herba medicine, trong:
*.Xuyên Bối mẫu có: tritimine, chinpeimine.
*.Triết Bối mẫu có: peimine, peimimine, propeimine, peimidine, peimiphine, peimisine, peimitidine.
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam,trong:
*.Xuyên Bối mẫu có những alkaloid sau: peiminin, peimin, peimisin, peimidin, peimitidin, fritimin.
*.Triết Bối mẫu có những alkaloid: peimin, peiminin, peimisin, peimiphin, peimidin, peimitidin, propeimin.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Bối mẫu có tác dụng hóa đàm chỉ khái, thanh nhiệt tán kết. Chủ trị các chứng: phế hư cửu khái, ngoại cảm phong nhiệt hoặc đàm hỏa uất kết, loa lịch sang ung (lao hạch nhọt lở).
Trích đọan Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ thương hàn phiền nhiệt, lâm lịch tà khí, sán hạ (sa ruột), hầu tý nhũ nang, kim sang phong kinh".
*.Sách Danh y biệt lục:" liệu phúc trung kết thực, tâm hạ mãn, hoa mắt cứng gáy, ho khó thở. Trị chứng phiền nhiệt khát ra mồ hôi".
*.Sách Dược tính bản thảo:" chủ hung hiếp nghịch khí, liệu thời tật hoàng đản, phối hợp với Liên kiều, trị chứng anh lựu cổ gáy".
*.Sách Cảnh nhạc toàn thư, Bản thảo chính:" Bán hạ, Bối mẫu đều trị ho, nhưng Bán hạ kiêm trị Tỳ phế, Bối mẫu chuyên thanh kim (phế), Bán hạ dùng vị cay, Bối mẫu dùng vị đắng, Bán hạ dùng khí ôn, Bối mẫu dùng khí lương, Bán hạ tính tốc, Bối mẫu tính hoãn, Bán hạ tán hàn, Bối mẫu thanh nhiệt. Tính vị âm dương rất khác nhau".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Bối mẫu có tác dụng giảm ho khu đàm. Saponin trong Xuyên bối mẫu có tác dụng trên mạnh còn alkaloid của Bối mẫu chỉ có tác dụng khu đàm. Xuyên bối còn có tác dụng hạ áp, chống co giật, hưng phấn tử cung cô lập (thỏ hoặc chuột cống). Tác dụng hạ áp chủ yếu là do friti.
2.Triết bối có tác dụng giảm ho, hạ áp, hưng phấn tử cung, giãn đồng tử, chất chiết xuất của Triết bối nồng độ thấp làm giãn cơ trơn khí quản, nồng độ cao thì gây co thắt (chủ yếu là chất peimine nhưng peimine không có tác dụng giảm ho).
3.Qua nghiên cứu thực nghiệm không chứng minh được Ô đầu phản Bối mẫu.
4.Độc tính:Liều LD50 của Xuyên Bối mẫu đối với chuột là 40mg/kg. Liều LD50 của Triết Bối mẫu (peimine và peiminine chích tĩnh mạch) đối với súc vật thí nghiệm là 9mg/kg. Triệu chứng nhiễm độc là giảm hô hấp, giãn đồng tử, run giật và hôn mê.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị lao hạch (chứng loa lịch):
*.Tiêu loa hoàn: Huyền sâm 12g, Bối mẫu 10g, Mẫu lệ 15g, tán bột mịn trộn đều, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, với nước sôi nguội.
2.Trị viêm tuyến vú mới bắt đầu sưng tấy:
*.Bối mẫu, Thiên hoa phấn đều 10g, Bồ công anh 15g, Liên kiều, Đương qui, Lộc giác đều 10g, Thanh bì 6g, sắc nước uống. Ngoài đắp Bồ công anh.
3.Trị viêm phế quản kéo dài thể âm hư phế táo:
*.Nhị mẫu tán: Tri mẫu 10g, Xuyên Bối mẫu 8g (tán bột hòa uống) gia gừng tươi 3 lát sắc nước uống.
*.Bối mẫu tán: Bối mẫu 10g, Hạnh nhân 6g, Mạch môn, Tử uyển đều 10g, Trần bì 6g, Cam thảo sống 4g, sắc nước uống.
*.Bối mẫu 8g, Cát cánh 3g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày (Diệp quốc tuyền).
*.Ma hạnh thạch cam thang gia vị ( Điều trị nhi khoa Đông y - BS Trần văn Kỳ): Ma hoàng, Hạnh nhân đều 6 - 8g, Tiền hồ, Cát cánh đều 8 - 10g, Thạch cao sống 12 - 20g (sắc trước), Trần bì, Bối mẫu đều 6 - 8g, Cam thảo 3g, Xuyên bối mẫu tán bột hòa thuốc, tất cả các vị sắc uống chia 3 lần trong ngày. Trị trẻ em viêm phế quản, ho, khó thở, sốt.
4.Trị phụ nữ có thai ho đàm:
Bối mẫu bỏ lõi sao vàng tán nhỏ, luyện với đường phèn viên bằng hạt ngô ngậm ngày 5 - 10 viên.
Liều thường dùng và chú ý:
*.Liều: 3 - 10g tán bột hòa uống. Mỗi lần uống 1 - 2g, thường uống với thuốc thang hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
*.Theo Y học cổ truyền: Ô đầu phản Bối mẫu tuy thực nghiệm chưa chứng minh nhưng dùng phải cần lưu ý.
THIÊN MÔN
Tên khác: Thiên môn đông, Thiên đông, Dây tóc tiên
Vị thuốc Thiên môn còn gọi Điên hách, Địa môn đông, Duyên môn đông, Quan tùng, Vô bất dũ, , Cán thảo (Bảo Phác Tử), Tương mỹ, Mãn đông (Nhĩ Nhã), Điên lặc (Bản Kinh), Thiên cức, Bà la thụ, Vạn tuế đằng (Bản Thảo Cương Mục), Thiên đông, Kim hoa, Thương cức, Thiên văn đông (Hòa Hán Dược Khảo), Dây tóc tiên (Dược Liệu Việt Nam). dây tóc tiên, thiên môn đông
Tác dụng: Thiên môn
+ Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục).
+ Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trấn Tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ trị: Thiên môn
+ Trị hư lao, người gìa suy nhược, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phương).
+ Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nưóc do bệnh ở thượng tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Tư âm, dưỡng huyết, ôn bổ hạ nguyên: Thiên môn bỏ lõi, Sinh địa đều 80g. cho vào bình bằng gỗ cây Liễu, cho rượu vào rửa. Chưng chín rồi phơi 9 lần, đến lúc thật khô. Thêm Nhân sâm 40g, tán bột. Lấy 9 quả Táo tầu, bỏ hột, gĩa nát, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, với rượu nóng, trước bữa ăn, ngày 3 lần (Tam Tài Hoàn – Hoạt Pháp Cơ Yếu).
+ Trị cơ thể đau nhức do hư lao: Thiên môn, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa với rượu (Thiên Kim phương).
+ Làm cho nhan sắc xinh tươi: Thiên môn, Thục địa, Hồ ma nhân, tán nhuyễn, trộn với mật ong, làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Trửu Hậu phương).
+ Trị phế nuy, ho, khạc nhiều đờm, trong tim nóng, miệng khô, khát nhiều: Thiên môn để sống, gĩa vắt lấy nước cốt chừng 7 chén, rượu 7 chén, Mạch nha 1 chén, Tử uyển 160g. cho vào bình bằng đồng hoặc nồi bằng sành, nấu đặc thành cao hoặc làm thành viên. Mỗi lần uống to bằng qủa Táo, ngày 3 lần (Trửu Hậu phườn).
+ Trị tiêu khát: Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, nấu đặc thành cao, thêm ít Mật ong để dùng dần (Giản Tiện phương).
+ Trị âm hư hỏa vượng, có đờm mà không dùng được thuốc táo: Thiên môn 1 cân, rử nước, bỏ lõi, lấy nguyên nhục khoảng 480g. cho vào cối đá gĩa nát. Lấy Ngũ vị tử, rửa sơ qua, bỏ hột, chỉ lấy thịt 160g. phơi khô (đừng cho vào lửa). Cả hai thức cùng nghiền nát, trộn với hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi klần uống 20 viên với nước trà nóng, ngày 3 lần (Giản Tiện phương).
+ Trị phế nuy, hư lao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát: Thiên môn, bỏ vỏ, bỏ lõi, nấu chín, ăn. hoặc phơi khô, tán bột, luyện với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngoốnnng. Mỗi lần uống 20 viên với nước trà. Cũng có thể nấu lấy nước để rửa mặt (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị phong, điên, mỗi khi lên cơn thì nôn mửa, tai ù như ve kêu, đau lan xuống cạnh sườn: Thiên môn, bỏ lõi, phơi khô, gĩa nát. Mỗi lần dùng 1 thìa với rượu, ngày 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn; Thiên môn, Thanh hao, Miết giáp, Mạch môn, Sài hồ, Ngưu tất, Bạch thược, Địa cốt bì, Ngũ vị tử. Lượng bằng nhau, sắc uống (Hoạt Pháp Cơ Yếu).
+ Trị miệng lở lâu ngày không khỏi: Thiên môn (bỏ lõi), Mạch môn (bỏ lõi), Huyền sâm. Lượng bằng nhau, tán bột, trộn mật làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên [Bài này do nhà sư Liêu Sở truyền cho] (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa).
+ Trị thiên trụy [sán khí]: Thiên môn 12g, Ô mai 20g, nấu cho kỹ, uống (Hoạt Nhân Tâm Kính phương).
+ Trị da mặt nám đen: Thiên môn, phơi khô, gĩa nát, trộn với mật ong làm thành viên. Hằng ngày, dùng thuốc viên pha với nước để rửa mặt. Dùng thuốc xát vào da cũng sẽ làm cho da dần dần tươi sáng, xinh tươi (Thánh Tế Tổng Lục).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Asparagus cocjinchinensis (Lour.) Merr - Hành Tỏi (Liliaceae).
Mô Tả:
Dây leo, sống lâu năm, dưới đất có rất nhiều rễ củ mẫm hình thoi. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi thành lá giả hình lưỡi liềm. Lá thật rất nhỏ, trông như vẩy. Mùa hạ ở kẽ lá mọc hoa trắng nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ (cũng có cây, quả khi chín màu tím đen).
Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.
Thu hoạch:
Tháng 10 – 12 ở những cây đã mọc trên 2 năm. Đào về, ruẳ sạch, đồ chín, rút lõi, phơi hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ rễ (Radix Aspargi). Loại béo mập, cứng, mịn, mầu trắng vàng, hơi trong là loại tốt. Củ dài, gầy, mầu nâu vàng, không sáng là loại vừa.
Mô tả dược liệu:
Củ hình thoi, tròn dài, hai đầu nhỏ nhưng tầy, dài 6-20cm. Mầu trắng vàng hoặc nâu, vàng nhạt, có chất dầu hơi trong. Mặt ngoài có vằn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc. Khi khô, chất cứng nhưng dòn. Chưa khô thì chất mềm, dính, chỗ vết bẻ như chất sáp, mầu trắng vàng, hơi trong, giữa có nhân trắng, không trong. Vị ngọt, hơi đắng (Dược Tài Học).
Bào chế: Thiên môn
+ Cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín, phơi khô, tẩm rượu 1 đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Rửa sạch, bỏ lõi, thái phiến, phwoi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, bỏ lõi, ủ mềm, thái phiến, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, dễ ẩm mốc.
Thành phần hóa học:
+ Yamogenin, Diosgenin, Sarsasapogenin, Smilagenin, Xylose, Glucose, Rhamnose (Hắc Liễu Chính Điển, Nhật Bản Dược Học Hợp Quyển 107, Trung Y Trung Dược Thủ Sách 1988, 10 (1): 56).
+ Sucrose, Ologosaccharide (Tomoda Masashi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1974, 22 (10): 2306).
+ 5-Methoxymethyl fùrural, beta-Sitosterol 5
+ Citrulline, Asparagine, Serine, Threonine, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tyrosine, Aspartic acid, Glutamic acid, Histidine, Lysine 6,7
+ Asparagi Cochinchinensisne, b-Sitosterol, Smilagenin, 5-Methoxymethylfùrural, Rhamnose (Trung Dược Học).
+ Trong Thiên môn có acid Amin, chủ yếu là Asparagin, thủy phân trong nước sôi cho Aspactic acid và Amoniac. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tinh bột, Sacarosa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, Phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch cầu (Trung Dược Học).
- Tác dụng chống khối u: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế Sacroma –180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn (Trung Dược Học).
- Nước sắc Thiên môn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cường tráng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ Sở dĩ nói Thiên môn nhuận được 5 tạng, kỳ thực nó nhuận được Phế, thì sau đó 5 tạng cũng được nhuận lây, thế thì Thiên môn cũng là một vị thuốc tốt để nhuận Phế vậy (Hòa Hán Dược Khảo).
+ Thiên môn bẩm thụ được khí sơ sinh đại hàn từ buổi bắt đầu mà sinh ra, cho nên nó được khí thuần âm của đất. Vị của nó tuy hơi đắng nhưng lại ngọt mà hơi cay, chính khí của nó là đại hàn, không độc, cần được nhiều chất ngọt hơn vì vị của nó hậu hơn khí, cho nên nó trừ được hư nhiệt của Phế và Thận (Cù Hy Ung).
+ Thiên môn nhuận táo, giúp ích châ phần âm, thanh được Phế kim, giáng được hỏa tà cm được hỏa tà (Bản Thảo Cương Mục).
+ Mạch môn và Thiên môn đều phải bỏ lõi nhưng lấy nước mà sấp dần cho mềm thôi, không nên ngâm hẳn vào trong nước, mất hết tân dịch của nó đi. Một khi khí vị đã hết, dùng vào thuốc không thấy công hiệu lại cho rằng tại thuốc, sao không biết rằng tại mình làm mất hất chất tốt của thuốc đi rồi thì làm sao mà có hiệu quả (Khấu Tông Thích).
+ Tính của Thiên môn trị được ho, khí suyễn, suyễn do phế nuy, hoặc phế ung, nôn ra mủ máu. Tính của nó trừ được nhiệt, phong, trị được ghẻ lở, dùng nó phải uống nhiều, uống lâu, nấu chín mà ăn, làm cho người ta béo tốt, xinh tươi, trắng trẻo, trừ được nội tích, các loại khí nóng (Chân Quyền).
+ Sợ cá Chắm, cá Chầy, cá Chép
+ Thiên môn có tác dụng thanh kim, giáng hỏa, ích cho Thận, cho nên thông được khí của Thận, lại tư bổ cho Thận. Chủ của 5 thứ dịch, dịch khô ráo thọnnng lại thành đờm, được thuốc nhuận thì Phế không bị táo mà đờm tự nhiên tiêu. Vì Mạch môn thanh Tâm để bảo Phế, Thiên môn giúp thủy để nuôi Phế, một đằng cứu ở trên, một bên giúp ở dưới nhưng đều bảo hộ cho Phế, nhưng trên dưới, hàn nhiệt khác nhau. Cho nên, đờm của thấp tôr thì Bán hạ làm chủ, đờm do táo hỏa thì Mạch môn làm chủ. Nếu Tỳ Vị hư hán mà uống lâu, uống độc vị thì sẽ sinh ra chứng hoạt trường, tiêu chảy thành cố tật, không trị khỏi (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thiên môn mập, nhiều chất béo, khí bạc, vị đậm, ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh táo, bổ ích tân dịch, dưỡng âm, sắc trắng đi vào Phế. Đối với người Phế hư, ho lâu ngày, ho lao, phổi khô, đuwọc vị thuốc nhu nhuận, tăng nhiều nước dịch, làm cho nước dịch bị khô chuyển thành mềm nhuận, đó là cách trị bệnh theo chính trị. Chỉ có trường hợp ho nhiều hoặc Phế có hỏa tà, phần âm chưa hao tổn, tân dịch chua bị tổn thương mà đã vội dùng Thiên môn thì chỉ làm cho tà khí bị giữ lại (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thiên môn đông còn có tên là Thiên đông, Minh thiên đông, Dây tóc tiên , được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Thiên môn đông, là rễ phơi khô của cây Thiên môn đông ( Asparagus Cochinchinensis ( Lourd) Merr) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae). Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất là các vùng Cao bằng, Lạng sơn, Thanh hóa, Bắc thái, Hà nam ninh.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, đắng, tính rất lạnh, qui kinh Phế Thận.
Theo các tài liệu cổ:
*.Sách Bản kinh: vị đắng bình.
*.Sách Danh y biệt lục: ngọt, rất lạnh, không độc.
*.Sách Trấn nam bản thảo: tính hàn, vị ngọt, hơi đắng.
Về qui kinh:
*.Sách Thang dịch bản thảo: nhập thủ thái âm, túc thiếu âm kinh.
*.Sách Bản thảo kinh giải: nhập thủ thái âm phế kinh, thủ thiếu âm tâm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Asparagi cochinchinensis,­-sitosterol, smila-genin, 5-methoxy-methylfurfural, rhamnose.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng thanh phế giáng hỏa, tư âm nhuận táo. Trị các chứng ho hư lao, phế táo, nhiệt bệnh thương âm, tiêu khát, hầu họng sưng đau, đại tiện táo bón.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ các chứng bạo phong thấp thiên tý, cường cốt tủy".
*.Sách Danh y biệt lục:" bảo định phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bổ ích khí lực, lợi tiểu tiện, tính lạnh mà bổ".
*.Sách Dược tính bản thảo:" chủ phế khí khái nghịch, suyễn tức khó thở, trừ nhiệt, thông thận khí, trị phế nuy ung thổ nùng ( mủ), trị thấp giới ( ghẻ nước), chỉ tiêu khát, khử nhiệt, trúng phong".
*.Sách Bị cấp thiên kim yếu phương:" trị hư lao, người già suy nhược, gầy yếu. âm nuy, tai điếc, mắt lòa".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trấn tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thương, trị phế khí, ho, phiền muộn, thổ huyết".
*.Sách Bản thảo cương mục:" nhuận táo tư âm, thanh kim giáng hỏa".
*.Sách Bản thảo hội ngôn:" Thiên môn đông là vị thuốc nhuận táo tư âm, giáng hỏa thanh phế, trị các chứng phế thận hỏa táo, thổ huyết khái thấu, phiền khát, cốt chưng nhiệt lao".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Nước sắc Thiên đông có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu.
2.Có tác dụng ức chế Sarcoma-180 và tế bào bạch cầu ở chuột nhắt.
3.Thuốc có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cường tráng.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị lao phổi, viêm phế quản ở người cao tuổi, khó khạc đờm, ho lâu ngày, phế hư nhiệt:thường phối hợp với Sinh địa, Xuyên bối mẫu, dùng bài:
*.Thiên môn đông hoàn ( Chứng trị chuẩn thằng): Thiên môn đông 60g, Bách hợp, Tiền hồ, Xuyên bối, Bán hạ, Cát cánh, Tang bạch bì, Phòng kỷ, Tử uyển, Xích linh, Sinh địa, Hạnh nhân mỗi thứ 30g, tán bột luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 10g, ngày uống 2 - 3 lần với nước gừng.
2.Trị chứng suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh nhiễm, sốt lâu ngày, dùng:
*.Cao Tam tài: Nhân sâm 4 - 8g, Thiên môn đông 10 - 20g, Thục địa 10 - 20g, sắc uống.
3.Trị táo bón do âm huyết hư sinh táo bón, thường gặp ở người cao tuổi, cơ thể suy nhược hoặc sau khi mắc bệnh nhiễm sốt lâu ngày tân dịch bị tổn thương, dùng bài:
*.Thiên đông, Sinh địa, mỗi thứ 16g, Đương qui, Huyền sâm, Ma nhân mỗi thứ 12g, sắc uống.
4.Lở mồm lâu năm:dùng bài:
*.Thiên môn, Mạch môn đều bỏ lỏi, Huyền sâm lượng bằng nhau, tán nhỏ, luyện mật viên bằng hạt táo, mỗi lần ngậm 1 viên.
5.Ho đờm thổ huyết, hơi thở ngắn:dùng bài:
*.Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, sắc thành cao luyện với mật uống, mỗi ngày uống 4 - 5g.
6.Trị tăng sinh tiểu thùy tuyến vú:mỗi ngày dùng Thiên đông 63g, bóc vỏ ngoài, bỏ vào bát sành gia rượu uống vừa đủ chưng cách thủy 1/2 - 1 giờ, phân uống 3 lần: sáng , trưa và tối. Có thể chế thành viên ( mỗi viên 0,3g), mỗi lần uống 9 viên, ngày 3 lần hoặc nấu thành sirô, mỗi lần 10ml, ngày 3 lần, hoặc chế thành dịch tiêm bắp. Đã trị 42 ca, khỏi lâm sàng 16 ca, kết quả tốt 8 ca, có kết quả 11 ca, tỷ lệ kết quả 83%. Ngoài ra, còn dùng như trên trị 72 ca ung thư vú, nhận xét thấy khối u và hạch lâm ba di căn đều nhỏ lại ( Cao quốc Tuấn, Thiên môn đông trị tăng sinh tiểu thùy tuyến vú, Báo Y dược Giang tô 1976,4:33).
7.Trị ung thư lâm ba ( Lymphosarcome):dùng dịch tiêm Thiên môn đông ( dùng cồn chiết xuất 1 ml có 2g thuốc sống), người lớn mỗi lần 10 - 40g, lượng lớn có thể 120g cho vào dịch glucoz 25 - 50%, chích tĩnh mạch, dịch tiêm Bạch hoa xà thiệt thảo ( Cồn chiết xuất, mỗi ml tương đương 2g thuốc sống), tiêm bắp mỗi lần 8g, mỗi ngày mỗi thứ 2 lần, liên tục trong 3 - 6 tháng, sau khi ung thư tiêu còn tiếp tục dùng củng cố một thời gian. Tiêm tĩnh mạch khó thì thay bằng uống viên Thiên đông, Mỗi lần 9 viên ( mỗi viên 0,3g), ngày 3 lần. Đã trị 41 ca, 23 ca chỉ dùng phương pháp trên, 18 ca phối hợp hóa trị liệu, trị khỏi 15 ca, kết quả khá 9 ca, có kết quả 12 ca, tỷ lệ kết quả 87,9% ( Cao quốc Tuấn, Báo cáo tình hình điều trị ung thư lâm ba bằng Thiên môn đông và Bạch hoa xà thiệt thảo và có kết hợp Trung tây y, Báo Tân Y học 1975,4:193).
Liều dùng và chú ý lúc dùng:
*.Liều 8 - 20g, dùng cho thuốc thang hoặc cao đơn hoàn tán.
*.Cần thận trọng dùng thuốc với trường hợp tiêu chảy do hư hàn và ho do ngoại cảm phong hàn.
CÁT CÁNH
Tác dụng:+ Lợi ngũ tạng, trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, ôn trung, tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (Biệt Lục).
+ Phá huyết, khứ tích khí, tiêu tích tụ đàm diên, trừ phúc trung lãnh thống (Dược tính Bản Thảo).
+ Khử đàm, chỉ khái, tuyên phế, bài nùng, đề phế khí (Trung Dược Học).
+ Tuyên thông Phế khí, tán tà, trừ đờm, tiêu nùng, dẫn thuốc đi lên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị: Cát cánh
+ Trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đàm do ngoại cảm, phế ung (Trung Dược Học).
+ Trị ho do phong tà ở Phế, phế ung, nôn ra mủ máu, họng đau, ngực đau, sườn đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Dùng 4 – 12g
Kiêng kỵ:
+ Âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu đều không nên dùng. Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng. Ghét bạch cập, Long đờm thảo, Kỵ thịt heo. Trần bì làm sứ càng tốt.
+ Không có phong hàn bế tắc ở Phế, khí nghịch lên, âm hưhỏa vượng, lao tổn, ho suyễn: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁT CÁNH
Tên khác:
Vị thuốc cát cánh còn gọi là Tề ni (Bản Kinh) Bạch dược, Cánh thảo (Biệt Lục), Lợi như, Phù hổ, Lư như, Phương đồ, Phòng đồ (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ ngạch, (Bản Thảo Cương Mục), Mộc tiện, Khổ cánh, Cát tưởng xử, Đô ất la sất (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Platycodon grandiflorum (Jacq) ADC. var. glaucum Sieb. et Zucc.
Họ khoa học:
Họ Hoa Chuông (Campanulaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, thân cao 0,60-0,90m. Rễ củ nạc, màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống. Lá phía dưới hoặc mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc cách.
Hoa mọc đơn độc hay thành bông thưa. Dài màu lục, hình chuông rộng, mép có 5 thùy. Tràng hình chuông màu xanh tím hay trắng. Quả hình trứng ngược. Có hoa từ tháng 5-8. Quả tháng 7-9.
Địa lý:
Cát cánh mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, đang được nhập vào trong nước ta. Củ to, dài chắc màu trắng ngà.
Thu hái, sơ chế:
Mùa xuân hái mầm non luộc ăn, giữa tháng 2-8 đào rễ phơi khô, sấy khô.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platicodi).
Mô tả dược liệu:
Rễ Cát cánh khô hình gần như hình thoi, hơi cong, dài khoảng 6cm-19cm, đầu trên thô khoảng 12-22mm, bên ngoài gần màu trắng, hoặc màu vàng nhạt, có vết nhăn dọc sâu cong thắt, phần lồi ra hơi bóng mượt, phần trên hơi phình to, đầu trước cuống nhỏ dài, dài hơn 32mm, có đốt và vết mầm không hoàn chỉnh, thùy phân nhánh ở đỉnh, có vết thân, dễ bẻ gẫy, mặt cắt gần màu trắng hoặc màu vàng trắng. Từ giữa tâm có vân phóng xạ tỏa ra (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Dùng Cát cánh nên bỏ đầu cuống, gĩa chung với Bách hợp sống, gĩa nát như tương, ngâm nước 1 đêm xong sao khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Dùng Cát cánh cạo vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 đêm,xắtlát sao qua (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hiện nay dùng củ đào về cắt bỏ thân mềm rửa sạch ủ một đêm, hôm sau sắc lát mỏng phơi khô dùng sống, có khi tẩm mật sao qua (Tùy theo đơn). Khi dùng làm hoàn tán thì nên xắt lát, sao qua rồi tán bột mịn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Dễ mốc mọt nên để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Platycodin A, C, D (Konishi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 (2): 668)
+ Deapioplatycodin D, D3, 2”-O-Acetylplatycodin D2, 3”-O-Acetylplatycodin D2, Polygalacin D, D2, 2”-O-Acetylpolygalacin D, D2, 3”-O-Acetylpolygalacin D, D2, Methylplatyconate-A, Methyl 2-O- Methylplatyconate-A, Platiconic acid-A-Lactone (Ishii Hiroshi và cộng sự, Chem Soc, Perkin Trans I, 1984, (4): 661).
+ Polygalin acid, Platycodigenin, a-Spinasterol, a-Spinasteryl, b-D-Glucoside, Stigmasterol, Betulin, Platycodonin, Platycogenic acid, A, B, C, Glucose (Chinese Hebra Medicine).
Tác dụng dược lý:
+ Ảnh hưởng đối với hệ hô hấp: Cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch rõ, chứng minh rằng Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng nội tiết: Nước sắc Cátcánh làmgiảm đường huyết của thỏ,đặc biệt trong trường hợp gây tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng càng rõ (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: Trên thí nghiệm, cho chuột uống nước sắc Cát cánh, thấy có tác dụng chuyển hóa Cholesterol, giảm Cholesterol ở gan (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc cát cánh có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường (Chinese Hebra Medicine).
+ Tác dụng đối với huyết học: Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần so với Saponin Viễn chí, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân nên không còn tác dụng tán huyết. Do đó không được dùng để chích (Chinese Hebra Medicine).
+ Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, gỉam đau, giải nhiệt, chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính hơi ôn (Bản Kinh).
+ Vị đắng, có ít độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, tính bình, không độc (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị đắng cay, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Qui kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận, túc Dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh phế (Trung Dược Học).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị họng sưng đau: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống (Cát Cánh Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa: Cát cánh, Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén, uống nóng (Cát Cánh Bán Hạ Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
+ Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người như rét run, mạch Sác, họng khô không khát nước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống nhiều lần, lúc nóng. Buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra mủ, máu đặc là tốt (Cam Cát Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị hầu tý, họng viêm, họng sưng đau: Cát cánh 80g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, uống (Thiên Kim phương).
+ Trị bị đánh đập hoặc té ngã gây nên ứ huyết trong ruột, không tiêu lâu ngày, thỉnh thoảng vết thương bị động đau: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Trửu Hậu phương).
+ Trị có thai mà ngựcvà bụngđau, đầy tức: Cát cánh 40g, gĩa lấy nước 1 chén, sắc với 3 lát Gừng sống còn 6 phân, uống nóng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị răng sâu, răng sưng đau: Cát cánh, Ý dĩ nhân, 2 vị tán bột, uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị chân răng sưng đau, lợi răng loét: Cát cánh tán bột, trộn với nhục Táo làm thành viên, to bằng hạt Bồ kết, xong lấy bông bọc lại, ngậâm thêm với nước Kinh giới (Kinh Nghiệm phương).
+ Trị cam ăn làm răng lở thối: Cát cánh, Hồi hương 2 vị bằng nhau, tán bột, xức vào (Vệ Sinh Giản Dị phương).
+ Trị mắt đau do can phong thịnh: Cát cánh 1 thăng, Hắc khiên ngưu đầu nhỏ 120g. Tán bột, làm hành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 40 viên với nước nóng, ngày 2 lần (Cát Cánh Hoàn - Bảo Mệnh Tập).
+ Trị mũi chảy máu: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng canh với nước, ngày 4 lần (Phổ Tế Phương).
+ Trị trúng độc, tiêu ra phân như gan gà, ngày đêm ra hàng chậu: Khổ Cát cánh tán bột. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g với rượu, liên tục 7 ngày, xong ăn gan heo, phổi heo để bồi dưỡng(Cổ Kim Lục Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ khóc đêm, khóc không ra hơi gần chết: Cát cánh đốt, tán bột 12g, uống với nước cơm, cần uống thêm 1 ít Xạ hương (Bị Cấp phương).
+ Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc: Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2-4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị amidal viêm: Cát cánh 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi thứ 12g, Sinh Cam thảo 4g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 160g, Hồng đằng 340g, Ý dĩ nhân 32g, Ngư tinh thảo 340g, Tử hoa địa đinh 32g. Chế thành rượu chừng 450ml [mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 4g, Bạch mao căn 40g, Ngư tinh thảo 8g, Cam thảo (sống) 4g, Ý dĩ nhân 20g, Đông qua nhân 24g, Bối mẫu 8g, Ngân hoa đằng 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ngực đau tức nơi tuổi gìa: Cát cánh 12g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 12g, Hương phụ 12g, Đương quy 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Dùng bôi vào chân răng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Cát cánh có khả năng dẫn các vị thuốc đi lên, lại có khả năng hạ khí xuống là vì nó vào tạng Phế, táo kim đúng lệnh thì trọc khí phải đi xuống. Cổ nhân dùng vào trong thuốc khơi thông khí huyết, cùng trong mọi chứng uất đờm hỏa, kiết lỵ cũng cùng một nghĩa đó, nếu bệnh không thuộc về tạng Phế thì dùng nó vô ích (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Cát cánh cho đầu của củ gọi là Lô đầu có tác dụng trị được chứng đàm nhiệt, mửa ở thượng tiêu. Tán bột uống sống với nước 4g sẽ mửa ra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ngày xưa người ta hay lầm lần vị Tề ni với Cát cánh. Theo ‘Thần Nông Bản Thảo’ thì vị Tề ni với Cát cánh là một vật, nhưng theo sự kê cứu của ‘Đào Thị Biệt Lục’ thì vị Tề ni với Cát cánh chỉ là cùng loài mà không phải là cùng vật, bởi vì nó có hai tính chất mà công dụng khác nhau. Sách ‘Bản Thảo Cương Mục’, ‘Y Học Nhập Môn’ đều chia Tề ni và Cát cánh hai cây khác nhau. Theo Trần Tồn Nhân trong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Cát cánh hoặc gọi Khổ Cát cánh có vị đắng mà trong rễ có tim, còn Tề ni gọi là Điềm cát cánh (Điềm: ngọt) có vị ngọt mà trong rễ không có tim. Rễ của loài cây Tề ni (Adenophora remotiflora Miq) tuy có tác dụng lợi khí chỉ ho nhưng chủ yếu dùng làm thuốc giải độc, dùng để trị đinh râu, trúng độc và rắn cắn, không được dùng chung với Cát Cánh [Platycodon grandiflorum Jacq A. DC] (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cát cánh vị cay, tính ôn nhưng không táo, có công dụng tuyên tán tà khí, ho, ngực đầy, khạc đờm khó ra, dù ho thuộc loại hàn hoặc nhiệt, nếu thiên về thực tà, đều nên dùng Cát cánh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị họng đau, nên dùng chung với Cam thảo, giống như bài Cát Cánh Thang trong Thương Hàn Luận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Củ rễ có ruột lõi gọi là Khổ Cát cánh, sức tuyên thông mạnh. Loại không có ruột lõi gọi là Điềm Cát cánh (Tề ni), sức tuyên thông yếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt: Cát cánh có nhiều loại, phổ biến là loại Cát cánh hoa tím và Cát cánh hoa trắng, rễ đều được dùng làm thuốc với tên Cát cánh. Trong sách Thần Nông Bản Thảo’ gọi Cát cánh bằng Tề ni hoặc Tề nê. Loại Adenophora remotiflora Miq gọi là Cát cánh ngọt đó là cây thân thảo sống được nhiều năm cao 1-1,3m. Lá mọc cách, có cuống, hình trứng, nhọn, rìa lá có răng cưa. Về mùa thu cây ra hoa, hoa hình chuông 5 cánh, màu tía xanh nhạt. Để phân biệt rễ Cát cánh có vị đắng, rễ chắc mặt cắt ngang có vân hoa cục. Cát cánh ngọt có vị ngọt, rễ chắc, nhưng mặt cắt ngang không có vân hoa cục. Người ta thường trộn hai thứ rễ trên với nhau để làm thuốc
Cát cánh còn có tên là Khổ cát cánh, Bạch cát cánh, Ngọc cát cánh, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là rễ khô của cây Cát cánh có tên thực vật là Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC. thuộc họ Hoa Chuông (Campanulaceae).
Cây Cát cánh mọc nhiều ở các tỉnh An huy, Giang tô và Sơn đông của Trung quốc. Cây trồng bằng hạt đang được di thực vào nước ta. Sau khi đào rễ về rửa sạch, bỏ tua rễ, bỏ vỏ ngoài hoặc không bỏ vỏ phơi khô, tẩm nước cắt lát dùng. Chích Cát cánh là Cát cánh chế mật sao vàng.
Tính vị qui kinh:
Cát cánh vị đắng cay, tính bình qui kinh Phế.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản kinh: cay, hơi ôn.
*.Sách Danh y biệt lục: đắng có độc ít.
*.Sách Dược tính bản thảo: đắng bình không độc.
*.Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc quyết âm, thủ thái âm.
*.Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: hành túc thái âm kinh.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm, thiếu âm kiêm nhập túc dương minh vị kinh.
Thành phần chủ yếu:
Polygalain acid, platycodigenin, alpha-spinasterol,a-spinasteryl-b-D-glucoside, stigmasterol, betulin, platycodonin, platycogenic acid, A,B,C glucose.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Cát cánh có tác dụng tuyên phế khử đàm lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí.
Chủ trị các chứng ho nhiều đàm, họng đau noiù khàn, ngực đau phế ung (ápxe phổi), viêm họng sưng đau, chứng lî, tiểu tiện không thông lợi (tiểu tiện lung bế).
Trích đoạn y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục:" lợi ngũ tạng trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, phong tý, ôn trung tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (trừ độc của sâu)."
*.Sách Dược tính bản thảo: " trị hạ lî, phá huyết, khử tích khí, tiêu tích tụ, đàm diên, chủ phế khí, khí thúc thấu nghịch, trừ phúc trung lãnh thống, chủ trúng ác (nhiễm độc) và trị trẻ em động kinh".
*.Sách Bản thảo thông huyền:" Cát cánh chi dụng, duy kỳ thượng nhập phế kinh, phế vị chủ khí chi tạng, cố năng sử chư khí hạ giáng."
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Saponin Cát cánh kích thích niêm mạc bao tử gây phản xạ niêm mạc khí quản tiết dịch nên long đàm. Trên thực nghiệm cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, sự tiết dịch tăng rõ rệt, chứng minh tác dụng long đờm (expectarant) của thuốc.
2.Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt, chống lóet bao tử, có tác dụng ức chế miễn dịch.
3.Thuốc có tác dụng hạ đường huyết và hạ lipid huyết, thí nghiệm cho thỏ uống nước sắc Cát cánh, đường huyết của thỏ giảm, đặc biệt gây tiểu đường nhân tạo, tác dụng của thuốc càng rõ rệt. Trên thí nghiệm chuột cho uống thuốc cũng nhận thấy cholesterol của gan hạ thấp.
4.Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh so với saponin Viễn chí, mạnh gấp 2 lần, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân không còn tác dụng tán huyết nên thuốc không được dùng chích.
5.Trong ống nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da (dermatomycose).
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị phế ung (ápxe phổi):
*.Cát cánh thang: (Cát cánh bắt đầu 60g, giảm dần đến 20g, Cam thảo từ 30g giảm đến 10g), tùy chứng gia giảm, dùng trị 10 ca kết quả tốt (Ngô truyền Đạt, Tạp chí Trung y Giang tô 1981,3:35).
*.Cát cánh 120g, Hồng đằng 500g, Ý dĩ nhân 24g, Ngư tinh thảo 500g, Tử hoa địa đinh 24g, chế thành tictura 450ml. Mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần.
*.Cát cánh 3g, Bạch mao căn 30g, Ngư tinh thảo 6g, Sinh Cam thảo 3g, Ý dĩ nhân 15g, Đông qua nhân 20g, Bối mẫu 6g, Ngân hoa đằng 10g, sắc uống.
2.Trị ho nhiều đàm đặc:
*.Cát cánh 6g, Tỳ bà diệp 10g, Tang diệp 10g, Cam thảo 3g, sắc uống, trị nhiệt khái.
*.Cát cánh 6g, Hạnh nhân, Tử tô đều 10g, Bạc hà 3g, sắc uống. Uống liên tục 2 - 4 ngày. Trị hàn đàm lỏng.
3.Trị viêm họng amidale:
*.Cát cánh thang: Cát cánh 6g, Cam thảo 3g, sắc uống hoặc tán bột uống (liều 1 ngày).
*.Cát cánh 6g, Kim ngân hoa, Liên kiều đều 10g, Sinh Cam thảo 3g sắc uống. Trị viêm amidale ngậm thuốc nuốt dần.
4.Trị đau tức ngực do chấn thương lâu ngày:
*.Cát cánh 10g, Mộc hương 5g, Trần bì, Hương phụ đều 10g, Đương qui 15g, sắc nước uống.
5.Trị cam răng miệng hôi:Cát cánh, Hồi hương lượng bằng nhau tán nhỏ, trộn đều bôi vào cam răng đã rửa sạch.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
*.Liều: 3 - 9g. Chích Cát cánh nhuận phế hóa đàm tốt hơn.
*.Trường hợp ho lâu ngày âm hư hoặc ho ra máu không nên dùng hoặc dùng liều ít.
CAO BAN LONG - LỘC GIÁC GIAO
Giá bán hiện tại : 400.000 vnd/1 lạng
Xuất xứ
Cao ban long hay Lộc giác giao chế bằng cách nấu gạc hươu với nước rồi co đặc lại. Ban là đốm, long là rồng. ý nói là cao rất quí.
Tên khoa học: Colla Cornus Cervi
Công dụng và liều dùng.
Cao ban long là một vị thuốc cực tốt, bồi dưỡng, thuốc bổ, thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp thổ huyết, nôn và ho ra máu, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm, chân tay đau nhức, suy nhược cơ thể. Ngậm để chữa các loại ho, ho khan, ho gió
Liều dùng, ngày ăn 5 – 10g. Có thể ăn tới 20g, cắt thành từng miếng nhỏ để nhai và ngậm cho tan dần trong miệng. Có thể ăn với cháo hoặc hòa tan trong rượu hâm nóng lên mà uống.
Có thể dùng ngầm để chữa ho, ho khan, ho gió.
Đơn thuốc có cao ban long
1. Bài nhị long âm (của Hải Thượng Lãn Ông) chữa mất ngủ, sốt về chiều, kém ăn.
Cao ban long 40g (1lạng ta), long nhãn 40g (1lạng ta).
Long nhãn cho vào nước sắc kỹ, vắt lọc lấy nước, cắt nhỏ cao ban long vào khuấy và đun cho tan. Uống khi còn nóng.
Hải Thượng Lãn Ông dùng thuốc này làm thuốc chữa các trường hợp không ngủ, đổ mồ hôi trộm, sốt về chiều khát nước, đại tiện táo bón, miệng lở, mắt vàng, ăn uống không được.
2. Bài bổ tỳ âm tiễn (Hải Thượng Lãn Ông) sao đất nếu đi tả, sâm bổ chính 80g sao vàng với gạo nếp, thục địa 40g nướng khô, cau khương 4g sao đen, long nhãn 28g, cao ban long 40g.
Các vị trên sắc với nước nhiều lần, cô đặc thành cao, mỗi lần uống chứng 2 cốc con, dùng nước hạt sen làm thang.
Nếu hay sôi bụng thêm 4g đinh hương, Nếu đại tiện lỏng quá thêm 12g nhục đậu khấu và 4g ngũ vị tử.
CAO BAN LONG được chế biến từ sừng già của con hươu/nai, gọi là lộc giác
Hươu, nai có tố chất đặc biệt sung mãn, ăn nhiều loại thảo dược quý nên chúng rất tinh nhanh, tai rất thính, mắt rất sáng, mũi rất nhạy cảm, chân chạy rất nhanh và dẻo dai. Tuổi thọ của hươu, nai cao hơn các loài móng guốc khác. Sừng hươu nai có lõi đặc hơn hơn các loại sừng thú khác vì sừng nó là nơi tập trung tinh tủy. Sự phát triển của sừng hươu nai rất mạnh mẽ, nó có thể phát triển nặng đến 20kg, và rất cứng chắc. Với những đặc tính như vậy nên sừng hươu nai được coi là một loại dược liệu quý giá, CAO BAN LONGđược coi như đan dược giúp con người cường kiện, trường thọ… là một trong những bài thuốc được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyềnĐông phương.
Sừng hươu, nai đã được làm sạch, cắt đoạn chuẩn bị nấu
– Theo Y học cổ truyền, CAO BAN LONG có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, quy kinh vào Can, Thận, Tâm, Tâm bào.
– Bổ trung, ích khí. bồi dưỡng sức khoẻ, chống mệt mỏi suy nhược.
Bổ dương, cường tinh, chữa thận dương suy yếu, sinh lý yếu, phòng dục quá độ, di tinh, mộng tinh, mệt mỏi sau quan hệ tình dục.Hoạt huyết, phục hồi não suy, tăng cường trí nhớ, giảm mệt mỏi căng thẳng.
– Cầm máu, hồi phục sau phẫu thuật, nội thương, xuất huyết tiêu hóa, phụ nữ rong kinh rong huyếtv.v..
– Mạnh gân cốt, giảm loãng xương, chữa đau lưng mỏi gối, đau nhức khớp xương.
Hải Thượng Lãn Ông viết: “Cao Ban Long, còn có tên gọi là Bạch giao, bổ trung ích khí, vào các kinh Thận, Tâm, Can và Tâm bào có tác dụng: bổ nguyên dương, thuốc tư bổ cường tráng uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, thêm tủy, nhiều thịt, tươi mặt, mập khỏe, đẹp da, chủ yếu dùng trị nội thương, mệt mỏi, lưng đau, gầy còm, chống còi xương và suy dinh dưỡng, phụ nữ huyết bế, không có con, yên thai khỏi đau, thổ huyết, băng huyết, chân tay đau nhức, các bệnh sương khớp, thoái hóa cột sống, ra nhiều mồ hơi, ngã gãy tổn thương. Thực sự là vị thuốc rất quý.”
– Ngày nay, CAO BAN LONG còn được sử dụng dưới dạng mỹ phẩm, bổ sung collagen tạo thêm làn da khoẻ mạnh và trẻ trung (sẽ có bài viết kỹ hơn về vấn đề này)
– Đặc biệt CBL rất hiệu nghiệm với chứng khô AĐ và mất hưng phấn, không đáp ứng TD ở nữ giới.
Sản phẩm Cao Ban Long với tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và trường thọ
* Liều dùng: 10 – 15g/ngày, có thể dùng nhiều hơn. Chia làm 2 lần, ăn vào buổi sáng hoặc trưa.
* Cách dùng: cắt thành từng miếng mỏng ngậm tan trong miệng, hoặc ăn với cháo nóng, hấp cách thủy với chút nước đường phèn, với mật ong hoặc ngâm rượu (rượu nồng độ không quá 38 độ).
– Đối với người có thể trạng hư nhược, thiên hàn (hay cảm giác lạnh người, lạnh chân tay, lưng, đại tiện phân lỏng, hay dị ứng với thức ăn thủy hải sản…) có thể pha cao với nước gừng tươi hoặc trà gừng.
A giao và lộc giác giao là những vị thuốc đại bổ và rất có tình cảm với huyết, đều có công dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. Nhưng a giao ngọt bình, bổ huyết, chỉ huyết lực thắng, kiêm tư phế, an thai, huyết hư ra nhiều thì cố lại. Lộc giác cao ngọt, mặn, ôn, bổ huyết, chỉ huyết không bằng a giao nhưng mà ích tinh, bổ thận, ôn bổ can thận thì lực thắng, cố tinh, hỏa suy phần nhiều phải dùng nó
Công hiệu khác nhau
A giao và lộc giác giao là những vị thuốc đại bổ và rất có tình cảm với huyết, đều có công dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. Nhưng a giao ngọt bình, bổ huyết, chỉ huyết lực thắng, kiêm tư phế, an thai, huyết hư ra nhiều thì cố lại.
Lộc giác cao ngọt, mặn, ôn, bổ huyết, chỉ huyết không bằng a giao nhưng mà ích tinh, bổ thận, ôn bổ can thận thì lực thắng, cố tinh, hỏa suy phần nhiều phải dùng nó
Chủ trị khác nhau
A giao chủ huyết hư và nhiều loại hình xuất huyết
Lộc giác giao lại chủ thận hư, đốc tổn, yêu thống, âm thư
· A giao bổ huyết, chỉ huyết tác dụng mạnh. Dùng chữa các chứng huyết hư, thổ thuyết, nục huyết, tiện huyết, báng, và các loại hình xuất huyết khác.
· Như "Thánh tễ tổng lục" A giao thang (a giao 2 lạng, bồ hoàngmột lạng, tán mạt, mỗi lần dùng 3 đồng với 1 bát nước cho vào nước sinh địa hoàng 2 hợp, đun sôi bảy phần, bỏ bã) trị chứng ra máu cam lâu không khỏi.
· "Cổ kim y giám" - Giao ngải tứ vật thang (a giao, ngải diệp, đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa, sao bồ hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, sinh địa, chi tủ, địa du, bạch truật, cam thảo) trị huyết băng.
· "Thiên kim dực phương"- A giao tán (trích a giao, ô tặc cốt, thược dược, đương quy) trị phụ nhân hạ huyết.
· Lộc giao giao chẳng những dưỡng huyết, chỉ huyết, mà dùng chữa huyết hư và xuất huyết, ôn bổ can thận, tráng nguyên dương, bổ Đốc mạch, trị thận lao y tịch đau nhức, âm thư.
· Như "Thánh huệ phương" Lộc giao giao tiên phương (lộc giác giao 3 lạng, sữa bò 1 thăng, đường một hợp, (pho mát) fomage 1 hợp, nước gừng 1 hợp) trị ngũ lao thất thương, thận không được tư bổ, thắt lưng, xương sống đau nhức chân tay mỏi mệt trầm trọng.
· "Y học chính truyền" Lộc giác giao hoàn (lộc giác giao, lộc giác dương, thục địa hoàng, ngưu tất, phục linh, thỏ ty tử, nhân sâm, đương quy, bạch truật, đỗ trọng, trích hổ linh cốt, trích quy bản) trị huyết khí hư nhược, hai chân mềm yếu, không cử động được.
· "Ngoại khoa toàn sinh tập" Dương hòa thang (lộc giác giao, thục địa, nhục quế, ma hoàng, bạch giới tử, khương thán, sinh cam thảo, trị hạc tất phong, chiêm cốt thư đến nhật thiết âm thư.
A giao chủ âm hư lao thấu
Lộc giác giao chủ thận hư, thất tinh, dương nuy, nữ tử không có mang
· A giao nhuận phế, bổ huyết, chỉ huyết, dùng chữa âm hư, lao thấu.
· Như "Tiểu nhi dược chứng trực quyết" bổ phế a giao tán (a giao, sao ngưu bàng tử, trích cam thảo, mã dâu linh, hạnh nhân, sao nhu mễ) trị âm hư hỏa thịnh, khái thấu, khi suyễn, yết hầu khô táo, ho khan, ít đờm, hoặc trong đờm có máu.
· "Thanh tễ tổng lục" A giao ẩm ( A giao một lạng, nhân sâm hai lạng, hai vị này dã nát, mỗi lần dùng 3 đồng, đậu thị thang một chén, một ít hành, cùng cho vào đun sôi ba dạo, trị ho lâu.
· Lộc giác giao điền tinh, tráng dương, ôn bổ can thận, dùng chữa thận hư, tinh quan bất cố, dẫn đến di tinh, hoạt tinh, dương nuy, tảo tiết. Con gái thì tử cung lạnh không thụ thai được.
· Như “Thánh huệ phương" - Lộc giác giao tán (lộc giác giao, phu bồn tử, sa tiền tử. Trị hư lao mộng tiết.
· "Thiên kim phương” trị hư lao, niệu tinh. Dùng hộc giác giao 3 lạng tán mạt, rượu 2 thăng hòa vào chia làm 3 lần uống cho đến khỏi.
· "Cành nhạc toàn thư" Hữu quy hoàn tức là Lộc giác giao phối với thục địa, sơn dược, câu kỷ tử, thỏ ty tử, đỗ trọng, sơn thù du, nhục quế, chế phụ tử. Chữa hư hàn tiết tả, dương nuy, di tinh, con gái không thụ thai.
A giao chủ trị phiền, mất ngủ
Lộc giác giao trị thận hư đới hạ
· A giao tư âm, bổ huyết, nuôi tinh thần, ổn định tim dùng chữa âm huyết hư không đủ, tâm phiền, mất ngủ.
· Như "Ôn bệnh điều biện” Hoàng liên a giao thang ( hoàng liên, hoàng cầm, a giao, bạch thược, kê tử hoàng)
· Trị thiếu âm ôn bệnh, chân âm muốn kiệt, tráng hỏa lại thịnh, trong lòng buồn bã, nằm không được, phối hợp với bạch vi, dạ giao đằng, viễn chí, bách hợp, để chữa chứng phiền nhiệt không ngủ.
· "Lộc giác giao bổ can thận, bổ đốc, kiện đới. Dùng chữa thận hư đới hạ, thanh ly.
· Như "Thánh huệ phương" Lộc giác giao tán (lộc giác giao, bạch long cốt, quế tâm, đương quy, phu tử, bạch truật). Trị phụ nhân bạch đới không khỏi, sắc mặt vàng, rốn lạnh, đau.
Đặc thù trị liệu khác nhau
· A giao lợi thủy - Như "bị cấp thiên kim yếu phương" Trị chứng rau thai chuyển động không đi đái được. Dùng a giao 3 lạng, nước 2 thăng, đun cạn lấy 7 hợp, uống ngay. "Thánh tễ tổng lục" trị phụ nữ có mang không đi đái được, bụng dưới trướng đau. Đông qùy tán - dùng đông qùy tử, du bạch bì, hoạt thạch, a giao, mỗi thứ một lạng tán - mỗi lần dùng 2 đồng, uống với nước nóng, không kể thời gian nào.
· "Dấu môn phương" Trị thang hỏa sang, lấy lộc giác giao đun tan ra, đợi cho nguội thì đổ vào chỗ đau.
Một số bài thuốc ngâm rượu
Ưu điểm của rượu thuốc là chắt lọc được tinh chất, bảo quản thuốc được lâu và khử bớt độ độc của rượu. Thuốc để ngâm thường là thuốc bổ, có tác dụng nâng cao thể trạng, kích thích tiêu hóa an thần, nhuận tràng, chữa các chứng đau mỏi do phong hàn, phong thấp.
Tuy nhiên, những người âm hư hỏa vượng không nên dùng các loại thuốc này. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu thông dụng:
Bài 1. Nâng cao thể trạng, giúp ăn ngon, chữa mất ngủ, mệt mỏi
– Đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy mỗi thứ 60 g.
– Cam thảo, xuyên khung, ích trí nhân, sa nhân, trần bì, chỉ xác mỗi thứ 20 g.
– Mạch môn, sa sâm, ký tử, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích, táo nhân mỗi thứ 30 g.
– Thục địa 120 g, bạch thược 40 g, long nhãn 50 g, đại táo 100 g.
Bài 2. Chữa đau nhức khớp, đau lưng, đau dây thần kinh
– Độc hoạt, phòng phong, kê huyết đằng, đan sâm, xuyên khung, bạch linh mỗi thứ 30 g.
– Tần giao, bạch thược, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích mỗi thứ 40 g.
– Sa nhân, nhục quế, cam thảo, tế tân mỗi thứ 20 g.
– Ngũ gia bì, ngưu tất mỗi thứ 50 g; đương quy, đẳng sâm mỗi thứ 60 g; thục địa 100 g.
Bài 3. Chữa hiếm muộn, yếu sinh lý
– Nhân sâm, đương quy mỗi thứ 60 g.
– Bạch truật, bạch thược, tục đoạn mỗi thứ 40 g.
– Thục địa, long nhãn, dâm dương hoắc, đại táo, cao sơn dương, lộc giác giao mỗi thứ 100 g.
– Ngưu tất, ký tử, đỗ trọng mỗi thứ 30 g.
– Bạch linh 20 g, táo nhân 50 g.
Cách ngâm: Các vị thuốc rửa qua bằng nước ấm, cho vào bình có dung tích 7-10 lít. Đổ 3 lít rượu cho ngập thuốc; sau vài ngày, rượu ngấm vào thuốc thì đổ thêm 2 lít nữa.
Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con khoảng 30 ml, uống trước bữa ăn.
BẠCH CHỈ
Huyền Thoại
Bạch Chỉ

Bạch Chỉ xưa nay vẫn dùng để chữa bệnh đau đầu, hay đau răng .
Trong tủ thuốc Bắc, Bạch chỉ rất nặng mùi . Bạch chỉ cũng như nhiều vị thuốc khác, lúc bắt đầu không có tên ấy, vì ngôn ngữ mỗi vùng lại có một tên khác .
Ngày xưa, rất xưa, xưa đến nỗi chuyện xảy ra từ thời đaiï nào cũng không rõ. Lúc ấy không ai biết Bạch Chỉ là một vị thuốc, cả đến nhiều danh y cũng chưa biết đến công dụng của dược thảo này .
Chuyện kể một hôm có một vị Tú Tài độ 30 tuổi, bỗng nhiên cảm thấy đầu nặng chân nhẹ . Mới đầu Cậu Tú tưởng vì làm việc mệt mà đau đầu nên coi thường. Nhưng sao lần này không giống như những lần trước chỉ đau vài hôm rồi khỏi. Hơn nữa hình như càng ngày càng đau nặng hơn. Mặt cậu Tú tái mét; đằng sau ót và hai cánh tay toát mồ hôi đau quá không chịu nỗi , người nhà tìm thầy hốt thuốc chới với cả lên .
Cậu Tú đã uống thuốc của tất cả các thầy Lang khắp vùng nhưng đều vô hiệu.
Một hôm cậu được các bạn cho biết rằng tại tỉnh Hồ Bắc gần núi Vu Sơn, nghe đồn rằng ở đấy có một vị lương y chuyên trị bệnh đau đầu. Cả nhà đều vui mừng dục cậu lên đường tìm đến Cụ Lang ở núi Vu Sơn cầu y, mong được chữa lành , càng sớm càng tốt .
Cậu Tú thuê xe ngựa chở đi, vài ngày sau mới đến được nhà Cụ Lang. Khi vừa bước chân vào nhà, cậu ngả vật xuống đất. Hai tay cậu ôm đầu, tưởng chừng nghe có tiếng chuông đánh vang dội như búa bổ trong óc. Cậu Tú mặt mày tái xanh không còn chút khí lực nào, cầu xin Cụ Lang cứu mạng .
Cụ Lang nhanh nhẹn đỡ cậu Tú đang nằm dưới đất dậy, hỏi thăm bệnh tình để biết rõ trước khi cho thuốc .
Nhưng trước khi bắt đầu, Cụ Lang ra điều kiện trước với cậu Tú :
-Cậu chỉ biết uống thuốc nhưng không được hỏi tên thuốc và cách chữa trị. Nhớ kỹ, tuyệt đối không được hỏi gì cả. Trong khi chữa bệnh cậu cứ ở lại đây, nhưng sau khi khỏi bệnh , cậu phải về nhà lập tức .
Cậu Tú đầu đang đau như búa bổ, nghe cụ Lang ra điều kiện, cậu thực tâm chỉ muốn được chữa lành, không cầu xin bất cứ chuyện gì khác, nên nói với cụ Lang :
-Con thề xin vâng lời cụ. Xin cụ ra ơn chữa trị nhanh lên cho kẻo con đau chết mất . .
Bắt đầu từ hôm ấy, cậu Tú ở lại. Cụ Lang lấy trong tủ ra một viên thuốc to bằng đầu ngón tay, bảo cậu dùng trà Kinh Giới mà uống. Viên thuốc nhai nát ra có mùi vị đặc biệt, cũng có vị ngọt của mật ong nên không khó nuốt .
Trưa hôm sau, mặt cậu Tú trông tươi tỉnh lên nhiều .Cậu nghĩ thầm :
Bao nhiêu danh y đều không chữa được, thế mà chỉ mới dùng hai, ba viên thuốc đã thấy gần lành, thật khó tin!
Bây giờ ý tưởng và sức khỏe của cậu Tú khác hẳn . Chứng đau đầu kỳ dị cũng hết nên cậu thấy tò mò muốn tìm hiểu vị thuốc tiên kia là thuốc gì. Vấn đề là đã trót thề thốt nặng lời nên không dám hỏi ai cả .
Khỏi bệnh rồi, lời thề nguyện, hứa hẹn gì cũng đều vô nghĩa. Trong trí cậu Tú chỉ muốn biết viên thuốc thần kia là thuốc gì, nên giả vờ chưa lành, nấn ná ở lại, mong chờ cơ hội tìm ra bí mật của vị thuốc .
Sáng hôm sau, một buổi sáng gió mát trời thanh làm cậu Tú muốn đi dạo quanh vườn . Hôm ấy Cụ Lang đã dặn cậu Tú cứ ở nhà yên tâm tĩnh dưỡng, Cụ phải cùng với chúng đệ tử lên núi hái thuốc . Nhà chỉ còn một mình cậu Tú trông nom. Cơm trưa đã được chuận bị sẵn cho cậu .
Cụ Lang là một người danh giá khá giả trong làng nên nhà to lớn rộng rãi. Có một kho chứa thuốc, tường vách cửa ngõ rất kiên cố vững chắc. Bên trong mấy chục thứ dược thảo xếp chồng chất lên nhau, gọn gàng từng đụn lớn. Cửa ra vào kho hàng ngày vẫn khóa chặt, nhưng hôm nay trong mắt cậu Tú, cái khóa bỗng hóa ra to lớn dị thường. Cả một tòa nhà to lớn mênh mông, hôm nay chỉ một mình cậu Tú đi đi lại lại, ruột gan cồn cào chỉ muốn tìm ra bí mật của dược thảo, không biết là giống cỏ gì, và ngoài mật ong ra còn phối hợp với món gì nữa không .
Cậu Tú thất vọng thẫn thờ bước ra vườn sau. Bỗng thấy xa xa một giàn phơi thuốc ẩn hiện trước mắt, bèn vội vàng chạy nhanh đến giàn thuốc lá đang phơi .
Trên giàn phơi chất đầy một thứ dược thảo già non lẫn lộn, củ, rễ màu trắng, còn lẫn lộn một vài cành lá chưa khô, nên cậu Tú nhận ra ngay được dược thảo đang phơi .Tất cả đều là giống cỏ mọc khắp rừng, lá màu tím, to độ 2, 3 ngón tay, hoa trắng, nhụy vàng có chấm nhỏ li ti .
Cậu Tú lấy vài rễ cây đưa lên mũi ngửi, một mùi thơm đặc biệt ngào ngạt xông lên, câu nhai thử một ít rễ thấy đúng là mùi vị của thứ thuốc được dùng để chữa trị .
Mới trước đây không lâu, cậu Tú băn khoăn thác mắc, lo không tìm ra được vị thuốc cứu mạng, thì bây giờ lòng vui vẻ thỏa mãn. Thấy đói bụng, cậu bèn vào nhà ăn bữa cơm trưa đã dọn sẵn một cách ngon lành. Nhìn dáng điệu hăng hái nồng nàn đây nhiệt huyết, biết ngay là cậu đã thành công và đang sung sướng vô cùng .
Chiều tối Cụ Lang và chúng đệ tử gánh thuốc hái được trên núi trở về. Cụ Lang vừa trông thấy cậu Tú đứng chờ trước cửa hỏi ngay :
-Hôm nay cậu Tú thấy thế nào. Khỏe chưa ?
Cậu Tú tươi cười trả lời :
Thưa cụ, Cảm ơn cụ, con cảm thấy chưa bao bao giờ khỏe mạnh như thế này . Chắc là đã khỏi hẳn rồi .
Cụ Lang nghe thế cười to, tỏ vẻ bằng lòng đi vào kho cất thuốc .
Tối đến cả nhà cơm nước xong, ai lo việc nấy. Rừng núi ban đêm yên tĩnh, tiếng réo rắc của côn trùng ban đêm nghe rất rõ ràng . Cậu Tú ngồi đọc sách trong phòng, lắng tai nghe tiếng cối đá giã thuốc lẫn với tiếng côn trùng vẳng lại, nghe rõ mồn một .
Cậu Tú nghe tiếng chày giã thuốc chịu không nỗi, bước ra khỏi phòng men theo hành lang , đến kho dược thảo nơi chế thuốc của cụ Lang .
Cậu nhìn qua khe hở thấy bên trong, cụ Lang và chúng đệ tử đang cẩn thận giã thuốc trong cối đá . Khi thuốc đã nhuyễn thành bột, cụ chế mật ong vào thuốc, mùi mật ong với thuốc thơm xông lên rất nồng nàn .
Cậu nhìn kỹ thấy dược thảo giã trong cối đá chính là thứ củ có rễ trắng cậu trông thấy phơi ngoài vườn ban ngày .
Thuốc đóng lại thành viên xong, được đem vào phòng sấy đợi khô .
Hôm sau, lúc Cậu Tú còn nằm trên giường, vừa mở mắt đã thấy cụ Lang đứng ngay bên đầu giường. Cậu vội vàng vùng dậy. Cụ Lang ấn vai cậu ngồi xuống nói :
- Chắc cậu đã biết giống thuốc dược thảo rồi nhỉ ? Vì thế tôi không cần dấu diếm gì nữa .
Nét mặt cụ Lang rất hiền hòa thân ái, cụ nói tiếp :
-Món thuốc này là thuốc gia truyền của tồ tiên tôi truyền lại . Điều đặc biệt là thuốc này không cần đi chung với thuốc gì khác cũng có thể trị được bệnh. Nếu được chế luyện với mật ong thì sức thuốc làm bớt đau càng mạnh .
Dược thảo này chưa có tên, nên ban đầu tôi bảo cậu đừng hỏi tên vì thế. Trên đời không có Y Sư nào lại không biết tên thuốc mình dùng phải không? Cậu là một người đã đỗ Tú Tài, là một danh sĩ. Chắc có thể đặt cho dược thảo này một cái tên xứng đáng. Tôi đến đánh thức cậu dậy sớm thế này vì không muốn cậu ngại ngùng hối hận . Nếu không nói trước, hôm nay cậu về nhà thì hết cơ hội .
Cậu Tú nghe xong cảm động nắm chặt hai tay cụ Lang nói:
-Thưa cụ đúng như thế. Con đã thấy thuốc phơi sau vườn, nên đoán biết được vị thuốc trị bệnh đau đầu rồi. Nghe cụ bảo con đặt tên, con rất vinh hạnh. Con thực cũng không biết giống cỏ này tên gì. Cụ nghĩ tên Hương Bạch Chỉ được không ?
Hương là mùi thơm, Bạch là rễ cây màu trắng, Chỉ là ý nói rể non vừa mọc .
Cụ Lang gật đầu bằng lòng .
Thế là từ đấy, môn thuốc “Hương Bạch Chỉ trấn thống ” chuyên trị ngừng đau ra đời làm cho Vu Sơn nổi tiếng khắp nơi .
Ngày nay vì ngôn ngữ biến chuyển, Hương Bạch Chỉ chỉ còn lại Bạch Chỉ, và cũng còn nhiều tên khác ở nhiều địa phương khác. Nhưng trong “Bổn Thảo Thư “ được dùng Hương Bạch Chỉ để ghi chép, cũng như nhiều Y Sư dùng tên này để ra toa .
Dược Thảo Bạch Chỉ
Tên khoa học:Angelica Dahurica
Có 12 tên khác nữa .
Tính chất:Bạch Chỉ Vị cay, tính ấm vào ba kinh Phế, Vị, và Đại Trường, không độc .
Công dụng:
Giải trừ phong, thấp , thông khiếu và phát hãn. Chủ dược của Kinh Dương Minh, vì mạch kinh Dương Minh chằng lên mặt, cho nên Bạch Chỉ trị các chứng bệnh ở mặt: nhức đầu, mắt mờ , chói mắt, chóng mặt, mi mắt đau nhức, đau chân răng, da mặt sần sùi, mụn con. Ngoài da ngứa lở, giảm đau.
Người nào huyết nhiệt, có hư hỏa không nên dùng .
Vào mùa thu, khi lá úa vàng, đào Bach Chỉ , cắt bỏ cành , dùng thân và rễ , tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ . Không lấy rễ khi hoa đã kết hạt, rửa sạch đất. Thái nhỏ. Có thể phơi ngay hay xông diêm sinh, hay cho vào vại có vôi đậy kín một tuần rồi mới lấy ra phơi hay sấy khô .
Ủ vôi hay xông diêm sinh vì để lâu hay sinh mọt .
BẠCH CHỈ
T ên khác:
Vị thuốc bạch chỉ còn gọi Bách chiểu, Chỉ hương, Cửu lý trúc căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu, Phương hương (Bản Kinh), Thần hiêu (Hòa Hán Dược Khảo), Bạch cự (Biệt Lục), Phù ly, Trạch phần (Ngô Phổ Bản Thảo), An bạch chỉ, Hàng bạch chỉ, Vân nam ngưu phòng phong, Xuyên bạch chỉ (Trung Dược Đại Từ Điển), Hưng an bạch chỉ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hàng bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Xuyên bạch chỉ (Đông Dược HọcThiết Yếu),
Tác dụng, chủ trị:
+ Trị phụ nữ bị lậu hạ, xích đới, huyết bế, âm đạo sưng, nóng lạnh, đầu phong, chảy nước mắt, cơ nhục sưng (Bản Kinh).
+ Trị phong tà, nôn mửa, hông sườn dầy, đầu đau, khát lâu ngày, chóng mặt, mắt ngứa (Biệt Lục).
+ Trị xoang mũi, mũi chảy máu, răng đau, xương chân mày đau, bón, tiểu ra máu, huyền vận, giải độc do rắn cắn, vết thương đâm chém (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trừ phong tà, làm sáng mắt, cầm nước mắt, trừ mủ. Trị ngực bụng đau như kim đâm, phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu, lưng đau, bụng đau, ói nghịch (Dược Tính Luận).
+ Bổ thai lậu, hoạt lạc, phá huyết xấu, bổ huyết mới, bài nùng, chỉ thống, sinh cơ.Trị mắt đỏ, mắt có mộng, vú sưng đau, phát bối, loa lịch (lao hạch), trường phong, trĩ lậu, mụn nhọt, lở ngứa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị da ngứa do phong, Vị bị lạnh, bụng đau do lạnh, cơ thể đau do phong thấp (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Tán hàn, giải biểu, khư phong, táo thấp, chỉ thống, giải độc. Trị đầu đau, răng đau, vùng trước trán và lông mi đau, tỵ uyên (xoang mũi viêm), xích bạch đới, mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa ngoài da, rắn cắn, bỏng do nóng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Táo thấp, trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu mủ, sinh da non, giảm đau. Trị phong thấp thuộc kinh dương minh, ung nhọt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 4-8g.
Kiêng kỵ:
+ Nôn mửa do hỏa: không dùng. Lậu hạ, xích bạch đới, âm hư hỏa kết, huyết nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Nhức đầu do huyết hư, hỏa vượng, đinh nhọt hoặc mụn nhọt chưa vỡ miệng, người âm hư hỏa uất: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Âm hư, huyết nhiệt: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Âm hư hỏa vượng: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Đầu đau do huyết hư, ung ngọt đã vỡ mủ: không dùng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đă vỡ mủ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Kỵ Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Ức chế Hùng hoàng, Lưu hoàng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Bạch chỉ làm tổn thương khí huyết, không nên dùng nhiều (Lôi Công Bào Chích Luận).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị đầu phong: Bạch chỉ, Bạc hà, Mang tiêu, Thạch cao, Uất kim. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít, thổi vào mũi ( Bạch Chỉ Tán – Lan Thất Bí Tàng).
+ Trị đầu đau, mắt đau: Bạch chỉ 16g, Ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà (Bạch Chỉ Tán – Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh: Hương bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4-5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn (Đô Lương Hoàn - Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị chứng trường phong: Hương bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị nửa đầu đau: Bạch chỉ, Tế tân, Thạch cao, Nhũ hương, Một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại (Bạch Chỉ Tế Tân Suy Tỵ Tán - Chủng Phúc Đường Công Tuyển Lương Phương).
+ Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị mũi chảy nước trong: Bạch chỉ, tán bột. Dùng Hành gĩa nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g với nước trà nóng (Bạch Chỉ Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị xoang mũi: Bạch chỉ, Phòng phong, Tân di mỗi thứ 3,2g, Thương nhĩ tử 4,8g, Xuyên khung 2g, Tế tân 2,8g, Cam thảo 1,2g, hòa với nước bôi chung quanh rốn. Kiêng thịt bò (Dương Y Đại Toàn).
+ Trị thương hàn cảm cúm: Bạch chỉ 40g, Cam thảo (sống) 20g, Gừng 3 lát, Hành 3 củ, Táo 1 trái, Đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi (Vệ Sinh Gia Bảo Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị sốt: Bạch chỉ, nấu lấy nước tắm cho ra mồ hôi (Tử Mẫu Bí Lục Phương).
+ Trị bạch đới, ruột có mủ máu, tiểu đục, bụng và rốn lạnh đau: Bạch chỉ 40g, Đơn diệp hồng la quỳ căn 80g, Thược dược căn, Bạch phàn, mỗi thứ 20g. Tán bột. Trộn với sáp làm hoàn to bằng hạt Ngô đồng. Uống mỗi lần 10-15 hoàn với nước cơm, lúc đói (Bản Thảo Hối Nghĩa).
+ Trị các loại phong ở đầu, mặt: Bạch chỉ, xắt lát, lấy nước Củ cải tẩm vào, phơi khô, tán bột. Ngày uống 8g với nước sôi hoặc thổi vào mũi (Trực Chỉ Phương).
+ Trị trĩ ra máu: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn (Trực Chỉ Phương).
+ Trị trĩ sưng lở loét: trước hết, lấy Tạo giác đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột Bạch chỉ, bôi (Y Phương Trích Yếu).
+ Trị chính giữa đầu đau (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả): Bạch chỉ (sao) 100g, Xuyên khung (sao), Cam thảo (sao), Xuyên ô đầu (nửa sống nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc Bạc hà, Tế tân (Đàm Dã Ông Thí Hiệu Phương).
+ Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: Bạch chỉ, Hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm pháp).
+ Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ 4g, Chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng sát vào chân răng (Y Lâm Tập Yếu Phương).
+ Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ, Ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm (Y Lâm Tập Yếu Phương).
+ Trị các bệnh ở mắt: Bạch chỉ, Hùng hoàng, tán nhuyễn, trộn mật làm viên to bằng hạt nhãn, dùng Chu sa bọc ngoài. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hạt (Hoàn Tinh Hoàn - Phổ Tế Phương).
+ Trị tiểu khó do khí (Khí lâm): Bạch chỉ, tẩm giấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mộc thông và Cam thảo (Phổ Tế Phương).
+ Trị mắc (hóc) xương: Bạch chỉ, Bán hạ, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g thì sẽ ói xương ra (Phổ Tế Phương).
+ Trị chân răng thối: Bạch chỉ 28g, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4g, sau khi ăn (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị chân răng thối: Bạch chỉ, Xuyên khung, 2 vị bằng nhau, tán bột, làm viên to bằng hạt súng, ngậm hàng ngày (Tế Sinh Phương).
+ Trị mồ hôi trộm: Bạch chỉ 40g, Thần sa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với rượu nóng (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị ống chân đau: Bạch chỉ, Bạch giới tử, lượng bằng nhau, trộn nước Gừng, đắp vào (Y Phương Trích Yếu Phương).
+ Trị bạch đới: Bạch chỉ 160g, Thạch hôi 640g. Ngâm 3 đêm, bỏ vôi đi, lấy Bạch chỉ xắt lát, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 2 lần (Y Học Tập Thành Phương).
+ Trị táo bóndo phong độc: Bạch chỉ, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm trộn với ít Mật ong (Thập Tiện Lương Phương).
+ Trị cháy máu cam không cầm: lấy huyết chảy ra đó, trộn với bột Bạch chỉ, đắp vào sơn căn (Giản Tiện Phương).
+ Trị thủng độc, nhiệt thống: Bạch chỉ, tán nhỏ, hòa dấm bôi (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
+ Trị tiêu ra máu do phong độc trong ruột: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, rất thần hiệu (Dư Cư Sĩ Tuyển Kỳ Phương).
+ Trị đinh nhọt mới phát: Bạch chỉ 4g, Gừng sống 40g, rượu 1 chén, gĩa nát thuốc, uống nóng cho ra mồ hôi (Tụ Trân Phương).
+ Trị ung nhọt trong ruột, đới hạ ra chất tanh nhớp luôn luôn: Bạch chỉ 40g, Hồng quỳ 80g, Khô phàn, Bạch thược đều 20g. Tán bột, uống với nước cơm, lúcđói. Khi hết mủ, dùng lá Sen để bổ. Khi ung nhọt đã bớt thì giảm liều dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Trị ung nhọt sưng đỏ: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị vết thương do dao chém, tên bắn : Bạch chỉ, nhai nát, đắp (Tập Giản Phương).
+ Giải độc Từ thạch: Bạch chỉ, nghiền nát, uống 8g với nước giếng (Sự Lâm Quảng Ký Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, độc còn lại chạy quanh, nhập vào bụng thì nguy: Bạch chỉ, Hàn thủy thạch, tán bột, trộn nước hành, dán vào chỗ đau (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
+ Trị tiểu ra máu: Bạch chỉ, Đương quy, lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 8g (Kinh Nghiệm Phương)
+ Trị bệnh âm thử, xích thủng: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 6g với nước cơm ( Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị ung nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, rắn cắn: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị rắn độc hoặc rết cắn: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị bạch đới: Bạch chỉ, Mai mực, lượng bằng nhau, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 12g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị cảm, đầu đau (đau trước trán nhiều): Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống (Khu Phong Thanh Thượng Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)..
+ Trị lở sơn: Bạch chỉ mài với rượu hoặc dấm bôi (Dược Liệu Việt Nam).
+ Trị miệng hôi: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2-3 viên (Dược Liệu Việt Nam).
Hiểu thêm về Bạch chỉ
Tên khoa học:
Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F. họ Apiaceae.
Mô tả:
Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5 m. Thân rỗng, đường kính có thể đến 2-3cm. Mặt ngoài mầu tím hồng, phía dưới nhẵn, phía trên gần cụm hoa có lông ngắn. Rễ phình thành củ dài, mọc thẳng, đôi khi phân nhánh. Lá tọt có cuống dài, phát triển thành bẹ rộng, ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần, hình lông chim. Thùy hình trứng dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa. 2 mặt lá không lông trừ đường gân ở mặt trên lá có lông tơ. Cụm hoa là 1 tán kép, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có cuống chung dài 4-8cm, cuống tán dài 1cm. Hoa mầu trắng, mẫu 5. Quả bế đôi dẹt, hình bầu dục hoặc hơi tròn, dài khoảng 6mm. Rễ, thân, lá, có tinh dầu thơm. Mùa hoa quả: tháng 5-7.
Phân biệt:
Phân biệt với câyxuânBạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cùng họ với cây trên, đó là cây cao 2-3m. Lá 3 lần sẻ lông chim. Lá chét có cuống dài khoảng 3cm. Những điểm khác đều giống loài ở trên.
Mô tả dược liệu: Rễ Bạch Chỉ (Angelica dahurica Benth et Hook.) hình trụ, đầu trên hơi vuông mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới nhỏ dần. Mặtngoàimàu vàng hay nâu nhạt có nhiều lớp nhăn dọc nhiều lỗ vỏ lồi lên nằm ngang xếp thành 4 hàng dọc. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm vỏ màu trắng ngà, có nhiều bột, phía ngoài xốp hoặc có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết) tầng sinh gỗ hình vuông. Gỗchiếmtrên 1/2 đường bán kính. Mùi thơm hơi hắc, vị hơi cay gọi là hàng Bạch Chỉ.
Rễ Bạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cũng hình trụ mặt ngoài màu vàng nâu hay nhạt, có lỗ vỏ lồi lên nằm ngang. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm màu vỏ trắng tro, có nhiều tính bột phía ngoài có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết), tầng sinh gỗ hình vòng tròn, gỗ chiếm trên 1/3 đường bán kính. Mùi hơi hắc, vị hơi cay gọi là Xuyên Bạch Chỉ.
Thu hái, sơ chế: Lá úa vàng lúc mùa thu, đào rễ, bỏ thân và rễ con, rửa sạchđốtcho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài Hoặc có nơi phơi hoặc sấy nhẹ đến khô, hoặc cho vào lò xông Lưu hoàng một ngày đêm cho thật chín mềm (cứ 100kg Bạch Chỉ tươi thì dùng 0,800kg Lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thì Bạch Chỉ mới trắng, những lần sấy sau Lưu hoàng ít hơn, cứ 100kg Bạch Chỉ thì cần Lưu hoàng đốt làm 2 lần.
Bào chế:
+ Hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh (số lượng bằng nhau), cho vào nồi, đồ 1 lúc, lấy Bạch chỉ ra, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua. có thể sao cháy hoặc tẩm giấm, sao (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ, phơi trong râm cho khô. Không sao tẩm gì (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược – Việt Nam).
Rễ củ thu hái lúc trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt cho bằng đầu, tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Không thu hái ở cây đã kết hạt. Loại bỏ rễ con, rửa nhanh sau đó sấy Lưu huỳnh rồi phơi ở nhiệt độ 40-50o (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Thành phần hóa học:
+ Trong Bạch chỉ chứa tinh dầu và các dẫn chất Curamin là:Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Xanthotoxin, Anhydro Byakangelicin (Iso Byakangelicol), Neobyak Angelicol. Ngoài ra còn có Marmezin và Scopetin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Angelic Acid, Angelicotoxin, Xanthotoxin, Marmesin, Scopolotin, Isobyakangelicol, Neobyakangelicol (Trung Dược Học).
+ Isoimperatorin, Alloisoimperatorin, Alloimperatorin, Oxypeucedanin, Oxypeucedanin hydrate, Byakangelicin, Byakangelicol, Neobyakangelicol, Phellopterin, Xanthotoxol, Bergapten, 5-Methoxyl-8-Hydroxypsoralen, Cnidilin, Pabulenol (Okuyama T. Chem Pharm Bull, 1990, 38 (4): 1084).
+ Sitosterol, Palmitic acid (Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí 1990, 38 (4): 1084).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn:
Trong thí nghiệm, Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella (Trung Dược Học).
Bằng phương pháp khuyếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu (Diplococcus Pneumoniae), liên cầu (Streptococus Hemoleticus), tụ cầu vàng (Staphylococus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri, Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococus, Vibrio Cholerae và Bacillus Typhi. Ngoài ra, Bạch chỉ còn có tác dụng kháng Virus (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch Acid Acetic 6%o cho chuột nhắt trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg, có tác dụng giảm đau rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Với liều nhỏ Angelicotoxin có tác dụng hưng phấn trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy nước dăi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giặt và tê liệt toàn thân (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Tác dụng kháng khuẩn: ức chế trực khuẩn ly, thương hàn, vi khuẩn G + (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Kháng khuẩn lao: Đối với vi khuẩn lao ở người thuốc có tác dựng ức chế rõ rệt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Dùng trong nhãn khoa: Loại Pommade làm từ Bạch chỉ có tác dụng tăng khả năng trị liệu và tránh được loét giác mạc do bỏng ánh sáng gây ra (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây viêm thực nghiệm bằng Kaolin trên chuột cống trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Angelicotoxin, một hoạt chất chiết từ Bạch chỉ, dùng với liều nhỏ, có tác dụng kích thích trung khu vận mạch, tủy sống, gây tăng huyết áp, mạch chậm, hô hấp hưng phấn, các phản xạ được tăng cường, ngoài ra việc kích thích tiết nước bọt. Dùng với liều quá lớn gây co giật và cuối cùng dãn đến tê liệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Dùng trong tai mũi họng: Bột làm từ Bạch chỉ và Băng phiến, hít vào lỗ mũi, có tác dụng trị đầu đau, răng đau, thần kinh sinh ba đau (Trung Dược Học).
+ Độc tính của Angelicotoxin giống như chất Xicutoxin nhưng không mạnh bằng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tính vị, quy kinh:
+ Vị cay, hơi ngọt, tính ấm (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị cay, mùi hôi, hơi có độc (Dược Vật Đồ Khảo).
+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Bàng quang (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm. Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Vị và Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Vị, Đại trường, Phế (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Can, Vị, Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).
-Tham khảo:
+ ”Đương quy làm sứ cho nó, ghét Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ ”Bạch chỉ ghét vị Tuyền phúc hoa - Mọi chứng lở ngứa dùng vị Bạch chỉ làm tá vì Bạch chỉ có tác dụng khu phong, hút được mủ ướt (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ ” Bạch chỉ và Giới bạch đều là thuốc thông khí, giảm đau, nhưng Giới bạch khí đục cho nên vào trong, chữa ngực đau, tê; Bạch chỉ khí trong cho nên đi ra ngoài, trị đau vùng xương lông mày - Bạch chỉ vị cay, tính ấm, nói chung dùng để táo hàn thấp mà tán phong nhưng có khi dùng để trị chứng phong nhiệt, vì vậy, cho thêm vào thuốc thanh tiết để làm nhiệm vụ ‘Phản tá’. Đó là dựa vào ý hỏa uất thì cho phát, kết thì cho tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ” Bạch chỉ và Kinh giới đều là vị thuốc có vị cay, tính ấm, dùng để giải biểu. Không phải chỉ có vào khí phận mà còn vào huyết phận, đều có tác dụng phát tán phong hàn, xử lý huyết, có tác dụng tiêu thủng. Nhưng Bạch chỉ vị cay, thơm, tính ôn, táo, chủ yếu vào kinh dương minh, tán hàn mạnh và có khả năng thông mũi, táo thấp, hoạt huyết, trừ mủ. Kinh giới vị cay tính ấm nhưng không táo, chủ trị Can kinh, khu phong mạnh, trị được chứng co giật, làm sáng mắt, lợi hầu (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ ” Xưa ở Lâm Xuyên có người bị rắn độc cắn, hôn mê, cánh tay sưng to bằng đùi chân, một lát thì khắp người sưng phù, mầu đen tím bầm. May gặp một đạo nhân dùng bột Bạch chỉ hòa với nước mới múc lên mà đổ cho uống rồi thấy trong rốn máy động, miệng ói ra nước vàng tanh hôi ghê gớm, ít lâu sau thì tự nhiên tiêu tan. Về sau dùng bài Mạch Môn Đông Thang mà điều dưỡng nhưng cũng phải dùng bột Bạch chỉ thì xát hoài. Lại một chuyện ở Kinh sơn tự, có tu sĩ bị rắn độc cắn vào chân, sau đó vỡ ra, hôi thối, đã dùng nhiều thuốc mà không khỏi. May gặp một tu sĩ đến chơi, dùng nước mới múc lên mà rửa luôn, sạch hết thịt thối, đến nỗi lòi cả gân trắng ra. Sau đó rót nước nhiều vào rồi để cho khô, dùng bột Bạch chỉ cùng với Đởm phàn và Xạ hương một ít, rắc thấm vào thì nước độc chảy ra, hàng ngày cứ làm như thế, được một tháng thì khỏi” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ “Ông Trương Sơn Lôi nói rằng: Bạch chỉ vị cay, tính ấm, thơm tho và mạnh mẽ, tính ráo, đặc biệt là nó sơ phong tán hàn. Nó có thể đi lên đầu, mắt. Tính nó cũng hay táo thấp, thăng dương, đi khắp mọi chỗ ở da thịt. Công hiệu của Bạch chỉ cũng gần giống như Xuyên khung, Cảo bản” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
( Radix Angelicea )
Bạch chỉ ( Hương bạch chỉ) là rễ của cây Bạch chỉ ( Angelica dahurica Benth et Hook ). Vị cay tính ấm, quy kinh Phế, Vị, Đại trường.
Thành phần chủ yếu:
Có tinh dầu, Angelicotoxin 0,430%, Hydrocarotin, Angelic acid, chất byak- angelixin 0,20%, chất byak- angelicola.
Tác dụng dược lý:
*.Giảm đau:làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt.
*.Hưng phấn trung khu thần kinh:với liều nhỏ angelicotoxin có tác dụng hưng phấn trung khu vận đông huyết quản, trung khu hô hấp, dây thần kin phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy dãi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giật và tê liệt toàn thân.
*.Kháng khuẩn:Ức chế trực khuẩn lî, thương hàn, vi khuẩn Gram dương, đối với vi khuẩn lao ở người có tác dụng ức chế rõ rệt. Theo Đông y, Bạch chỉ có tác dụng tán hàn, giải biểu, khu phong, táo thấp, chỉ thống giải độc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị cảm mạo:Đau đầu ( đau trước trán nhiều) thường phối hợp với Phòng phong, Khương hoạt, ở phụ nữ có thai và sau đẻ bị cảm, đau đầu dùng thuốc kết hợp với Xuyên khung ( Khung chỉ hoàn) hoặc dùng bài: KHU PHONG THANH THƯƠNG ẨM gồm: Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g: sắc nước uống.
2.Trị các loại đau đầu khác:như đau đầu do thần kinh ( đau nửa đầu) do viêm mũi, viêm xoang, đau lợi răng, đau thần kinh mặt, đau dạ dày. dùng bài ĐÔ LƯƠNG HOÀN (Bạc chỉ tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 6 -12g trị đau đầu trước trán nhiều) dùng: Bạch chỉ, Thương nhĩ, Tân di, mỗi thứ 12g, Bạc hà 6g, tán bột mịn, mỗi lần uống 4 -12g trị viêm mũi, đau đầu.
Hoặc bài: Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi thứ 12g, Thạch cao sống 20g, sắc uống trị đau lợi răng.
3.Trị ung nhọt sưng tấy; rắn cắn:có tác dụng giải độc tiêu sưng bài mủ. Dùng bài: Bạch chỉ, Tử hoa địa đinh, Liên kiều, Qua lâu, Bối mẫu mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc nước uống chữa được ung nhọt và viêm tuyến vú.
Bài BẠCH CHỈ HỘ TÂM TÁN: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau uống với rượu ấm chữa rắn độc, rết cắn.
4.Trị các chứng khác:như dùng bột Bạch chỉ và Mai mực lượng bằng nhau mỗi lần uống 12g, trị chứng Bạch đới phụ nữ.
Chữa chứng hôi miệng dùng: Bạch chỉ, Xuyên khung mỗi thứ 30g tán bột mịn viên lại bằng hạt ngô, mỗi ngày ngậm 2 - 3 viên.
Liều thường dùng:4 -12g.
Chú ý dùng thuốc:Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đã vỡ mủ.
CÂY NGỌC TRÚC
NGỌC TRÚC
( Rhizoma Polygonati Odorati)
Ngọc trúc dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Nữ ủy, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Ngọc trúc( Polygonatum officinale All.) hay ( Polygonatum odoratum (Mill.) Druce).
Vì lá giống lá trúc, thân rễ bóng nhaün trông như ngọc nên có tên Ngọc trúc, họ Hành tỏi ( Liliaceae).
Cây này mọc nhiều ở các tỉnh Quảng đông, Quảng tây, Vân nam Trung quốc nên tại các tỉnh biên giới của ta có thể có, nhưng ta chưa khai thác.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, tính bình, qui kinh Phế vị.
Theo Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
*.Sách Trấn nam bản thảo: vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi ôn, nhập Tỳ.
Thành phần chủ yếu:
Conballamarin, convallarin, quercitol, vitamin A.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị. Chủ trị chứng ho lao phế táo, vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu khát.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ trúng phong, bạo nhiệt, các chứng bất túc, da mặt đen xạm, uống lâu trở nên tươi nhuận".
*.Sách Dược tính bản thảo:" chủ thời bệnh hàn nhiệt, nội bổ bất túc, khử hư lao khách nhiệt, đầu thống bất an".
*.Sách Bản thảo thập di:" chủ thông minh, điều huyết khí, cường tráng cơ thể".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo:" trừ phiền muộn, chỉ khát, nhuận tâm phế, bổ ngũ lao thất thương, hư tổn".
*.Sách Bản thảo cương mục:" chủ phong ôn tự hãn, lao ngược hàn nhiệt, thiêm ngược ( sốt rét) và tất cả các chứng bất túc, dùng thây Sâm Kỳ, thuốc không hàn, không táo, rất có công hiệu".
B.Kết quả nghiên cứu Dược lý hiện đại:
1.Nước thuốc sắc, chiết xuất cồn liều nhỏ đối với tim cô lập ếch có tác dụng cường tim, dùng với Hoàng kỳ, có tác dụng cải thiện điện tâm đồ thiếu máu cơ tim.
2.Thuốc có tác dụng hạ lipid huyết, làm chậm lại sự hình thành xơ cứng động mạch, tăng cường khả năng chịu đựng trạng thái thiếu oxy của cơ tim.
3.Thuốc có tác dụng ức chế tăng đường huyết đối với chuột cống thí nghiệm.
4.Thuốc có tác dụng nhuận tràng.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực:phối hợp với Đảng sâm chế thành bài:
*.Cao Sâm Trúc (bài thuốc của Bệnh Viện Tây uyển Bắc kinh): Đảng sâm 12g, Ngọc trúc 20g, sắc thành cao, uống chia 2 lần/ngày.
2.Trị bệnh thấp tim:thuốc có tác dụng cường tim, tư dưỡng khí huyết, thường phối hợp với Kỷ tử, Long nhãn nhục, Mạch đông, Sinh khương, Đại táo. Nếu huyết áp thấp gia Chích thảo, trường hợp suy tuần hoàn phải gia Phụ tử, Quế nhục, trường hợp mạch nhanh huyết áp hơi cao, cần thận trọng lúc dùng.
3.Trị chứng ngoại cảm ( có triệu chứng ho, phế táo) ở bệnh nhân vốn âm hư:dùng bài:
*.Gia giảm Ngọc trúc thang ( thông tục Thương hàn luận): Ngọc trúc 12g, Hành tươi 3 củ, Cát cánh 6g, Đạm đậu xị 16g, Bạc hà 4g ( cho sau), Chích thảo 2g, Bạch vị 4g, Táo 2 quả, sắc nước uống.
4.Trị viêm phế quản lâu ngày, lao phổi, ho do phế táo:dùng Ngọc trúc nhuận phế cùng kết hợp với Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc.
Liều lượng và cách dùng:
*.Liều 10 - 15g, cho vào thuốc thang, nấu cao hoặc hoàn tán.
*.Dùng thuốc tươi hoặc độc vị, có thể dùng liều 40 - 80g, dùng cường tim cần liều cao.
BINH LANG
Tên khác:
Gọi là: Hạt Cau. Binh lang. Tân lang.
Tác dụng:
Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích).
Chủ trị và liều dùng :
Hạt cau khô thường dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật như chó với liều 4g. Nếu dùng arecolin bromhydrat người ta dùng liều 0,5-1mg. Trị sốt rét( phối hợp với thường sơn 12g)
Dùng chữa sán cho người phối hợp với hạt bí ngô. Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ. Dùng hạt cau khô, mỗi ngày 0,5-4g. Chữa trẻ con chốc đầu. Mài hạt cau khô thành bột phơi khô hoà với dầu mà bôi. Cần theo dõi vì có độc
Nhân dân dùng cau khô phối hợp với thường sơn, thảo quả chữa sốt rét trong đơn thuốc " thường sơn triệt ngược"
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Chữa trẻ con chốc đầu: Mài hạt cauthành bột phơi khô hòa với dầu mà bôi
- Thuốc trị sán: do xét nghiệm thấy nước sắc hạt Cau có tác dụng làm tê liệt sán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng chủ yếu làm tê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói ăn 40 - 100g hạt bí rợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50 - 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây đun với 300 ml nước. Đun cho cạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch
gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun cạn cho còn 150 - 200ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.
Tìm hiểu thêm:
Tên khoa học:
Areca catechu- cây dừa Palmac
Bộ phận dùng:
Hạt của quả cau. Cây cau có hai giống: Cau rừng (sơn Binh lang), hạt nhỏ, nhọn, chắc và cau vườn (gia Binh lang) hạt to, hình nón cụt.
Mô tả cây :
Cây cau là một cây to có thân mọc thẳng cao chừng 15-20m, đường kính 10-15cm. Toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc, chỉ ở ngọn có một chùm lá to rộng sẽ lông chim. Lá có bẹ to. Mo ở bông mo sớm rụng. Trong cụm hoa hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm gồm 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng, 6 nhị. Hoa cái to, bao hoa không phân hoá. Noãn sào thượng 3 ô. Quả hạch hình trứng to bằng quả trứng gà. Quả bì có sợi. Hạt có nội nhủ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa dáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Thành phần hoá học :
Trong hạt có tanin. Tỷ lệ tanin trong hạt non chừng 70% nhưng khi chín chỉ còn 15-20%. Ngoài ra còn chất mở với thành phần chủ yếu gồm myristin 1/5, olein 1/4 , laurin ẵ, các chất đường :sacaroza, nanman, galactan 2% và muối vô cơ.
Tính vị:
Vị đắng, cay, chát, tính ôn.
Quy kinh:
Vào kinh Vị và Đại trường.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Ngâm nước ủ mềm, cạo bỏ dưới đáy, thái nhỏ. Chớ chạm tới lửa sợ kém sức, nếu dùng chín thì thà không dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Bảo quản:
Dễ bị mọt nên phải đậy kín, năng xem luôn. Nếu bị mọt có thể sấy hơi diêm sinh.
Kiêng ky:
Người khí hư hạ hãm không tích trệ thì không nên dùng. Kỵ lửa.
Rượu Hạt Cau Chữa Đâu Răng: Hạt Cau 25 đến 50 Hạt. Rượu Trắng Tốt 200 ml.. Bạn thái nhỏ Hạt Cau rồi, bạn ngâm vào 1 Chai Ruợu nhỏ 200 ml. Bạn ngâm trên 10 ngày là bạn có thể dùng được. Lúc nào Bạn bị đau răng, bạn chắt 20 ml Rượu Hạt Cau. Bạn Ngậm khoảng 5 phút xong rồi bạn nhổ bỏ đi. Ngày bạn ngậm 4 5 lần như vậy.! Bạn cũng có thể cho thêm Vỏ Bàng. Vỏ Đại. Vỏ Núc Nắc.. vào Ngâm cùng cũng rất tốt.
TRÁM TRẮNG
Trám trắng vị thuốc chữa viêm họng"
Còn gọi là trám, cảm lãm, cà na, thanh quả, đêm ta lát
Tên khoa học Canarium album Raeusch. Thuộc họ Burseraceae. Trám trắng có vỏ màu xanh lục. Quả trám trắng vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết lương – hơi hàn), vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận) có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giã say rượu. Theo Tây y, cùi trám có đạm, béo, đường, vitamin C, các chất khoáng như canxi, phốtpho, kali, manhê, sắt, kẽm…
Quả trám trắng có thể làm nhiều món ăn uống theo tập quán từng địa phương. Đơn cử một số món như sau:
Cổ họng khô, Mất ngủ: Dùng ngày 20-30 quả trám trắng (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật ong để uống.
viêm họng(cấp, mãn) amidan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi, giã quả lấy nước uống hoặc để hãm, nấu nước uống.
Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống.
Chữa chứng viêm nhiệt: Trám tươi xanh 5-6 quả, củ cải 1 cân (lượng thay đổi theo số người dùng). Nấu nhừ trong vài giờ, lấy uống nước và ăn cái.
CỎ TRÓI GÀ
Cỏ trói gà, Gọng vó, Mồ côi - Drosera indica L., thuộc họ Bắt ruồi - Droseraceae.
Mô tả: Cây thảo cao 10-40cm, thân như sợi chỉ, có lông tuyến, lá hẹp và dài mọc tỏa ra như gọng vó, thường cuộn xoắn ốc ở ngọn; cuống lá nhẵn; phiến lá mang nhiều lông tuyến dài bằng bề rộng của lá. Hoa mọc thành chùm, ở bên trên nách lá; tràng hoa màu trắng hay tím. Quả nang mở thành 3-4 mảnh vỏ; hạt nhiều, hình quả lê, ngoài mặt có những vạch dọc.
Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Droserae Indicae.
Nơi sống và thu hái: Thường gặp trên các đất lầy, gò và các ruộng bạc màu tại nhiều nơi ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Gia Lai, Lâm Ðồng, Ðồng Nai, tới Kiên Giang, Bến Tre. Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc, Philippin, Châu Úc.
Thành phần hoá học: Cây chứa plumbagon.
Tính vị, tác dụng: Cũng tương tự như Cỏ tỹ gà hay Bắt ruồi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta ngâm cây này vài ngày trong 3 phân rượu gạo, dùng nước để bôi chai chân có tác dụng làm mềm chất sừng và làm bong chai đó ra.
ĐƠN CHÂU CHẤU
Vị thuốc chữa viêm họng" Còn gọi là cây cuồng, rau gai, độc lực, cẩm giảng
Tên khoa học aralia armata Seem
Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae
Mô tả:cây nhỏ rất nhiều cành, thân hơi gầy không có lông, trên có những gai cong quặp xuống. Lá to, kép 2-3 lần lông chim, có 9-11 lá chét, có cuống, phiến lá chét hình trứng, nhọn ở đầu, phía cuống hơi tròn, mép có răng cưa, trên những đường gân có những gai nhỏ. Cụm hoa hình chùy tán, nhiều gai, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng vàng nhạt hay xanh nhạt. Nhị 5 bầu hình trứng 5 ngăn, 5 vòi tự do, quả màu đen nhạt dài 3-4mm.
Phân bố:mọc hoang tại nhiều nơi trong nước ta chủ yếu tại các tỉnh miền núi. Thường đào lấy rễ rửa sạch đất cát phơi hay sấy khii mà dùng không phải chế biến gì khác.
Công dụng:trong nhân dân dùng rễ sắc uống và ngậm chữa bệnh ở cổ họng, viêm amidan. Ngày dùng 15-20g.
KHỔ QUA
Tên Khác:
Vị thuốc Khổ qua còn gọi Cẩm lệ chi, Lại Bồ Đào (Cứu Mang Bản Thảo), Hồng cô nương (Quần Phương Phổ), Lương Qua (Quảng Châu Thực Vật Chí), Lại qua (Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên), Hồng dương (Tuyền Châu Bản Thảo), Mướp đắng (Việt Nam).
Tác Dụng:
+ Tả thực hỏa ở 6 kinh, thanh thử, ích khí, chỉ khát. Trị đơn hỏa độc khí, mụn nhọt kết độc (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trừ nhiệt tà, giải lao, thanh tâm, minh mục (Sinh Sinh Biên).
+ Trừ nhiệt, giải phiền (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Còn sống thì trừ nhiệt, minh mục, thanh tâm. Nấu chín thì dưỡng huyết, tư can, nhuận tỳ, bổ thận (Tùy Cức Cư Ẩm Thực Phổ).
+ Trị phiền nhiệt, tiêu khát, phong nhiệt làm cho mắt đỏ, trúng thử, hạ lỵ (Tuyền Châu Bản Thảo).
Liều Dùng: Sắc uống: 8-20g. Hoặc đốt tồn tính, uống.
Kiêng Kỵ: Người tỳ vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau (Trấn Nam Bản Thảo).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị mắt đau: Khổ qua, cắt ra, ăn, uống thêm nước sắc Đăng Tâm (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trị vị khí đau: Khổ qua, cắt, ăn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trị mụn nhọt: Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da (Tuyền Châu Bản Thảo).
+ Trị trúng thử phát sốt: Khổ qua sống 1 quả, khoét bỏ ruột. Cho trà (chè) vào, phơi trong râm cho khô. Mỗi lần dùng 8-12g sắc uống thay nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+ Trị phiền nhiệt, miệng khô: Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+ Trị lỵ: Khổ qua tươi nghiền nát, ép lấy 1 bát nước cốt uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+ Trị rôm sẩy: Lá Khổ qua tươi, nấu lấy nước tắm, ngày 3-4 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị đinh độc đau chịu không nổi: Lá Khổ qua, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu nhạt. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng rễ Khổ qua nghiền nát, hòa với mật, bôi (Trung Quốc Dân )
Tìm hiểu thêm
Tên Khoa Học :
Momordica charantia L .
Thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae).
Mô Tả:
Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa mầu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài 8-15cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt Bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt Gấc). Trồng khắp nơi.
Thu Hái:
Mùa thu hái quả vào các tháng 5, 6, 7.
Bộ Phận Dùng:
Quả, hoa, rễ.
Dùng làm thuốc thường chọn quả mầu vàng lục.
Nếu dùng hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô.
Thành phần hóa học:
+ Trong quả Khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25-Stigmastadien-3b-D-glucoside (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong quả có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Còn có các Vitamin B1, C, Caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam).
+ Quả chứa Glycosit đắng là Momordicin, Vitamin B1, C, Adenin, Betain. Hạt có chất keo (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng Dược Lý:
+ Tác dụng hạ đường huyết: Xác định lượng đường niệu của thỏ nuôi, sau đó cho uống nước cốt Khổ Qua, thấyđườnghuyết hạ rõ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tiêm não thùy thể dưới da của chuột lớn để gây tăng đường huyết rồi cho uống nước cốt Khổ qua, thấy có tác dụng hạ đường huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).
Độc Tính:
Cho chuột có thai uống 6ml/Kg cơ thể có thể làm cho tử cung ra máu, sau đó ít giờ thì chết.
Uống 6ml/kg cơ thể thì 80-90% sau 5-23 ngày thì chết.
Uống 15-40ml/kg cơ thể thì sau 6-18 giờ sẽ chết (Trung Dược Đại Từ Điển).
BẠCH THƯỢC
Tên Khác:
Vị thuốc Bạch thược dược còn gọi (Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải thương (Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược (Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc bản thảo, Tương ly (Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh (Biệt Lục), Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn (Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa (Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân (Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng:
. Trừ huyết tích, phá kiên tích.Tả Tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, chỉ thủy tả, thu Can khí nghịc lên gây ra đau, điều dưỡng Tâm Can Tỳ kinh huyết, thư kinh, giáng khí (Trấn Nam Bản Thảo).
.Dưỡng huyết, nhu Can, hoãn trung, chỉ thống, liễm âm, thu hãn (Trung Dược Đại Tự Điển).
Chủ Trị:
+ Trị trúng ác khí, bụng đau, lưng đau (Biệt Lục).ích tụ, cốt chưng (Dược Tính Luận).Trị Phế có tà khí, giữa bụng đau quặn, huyết khí t
Phế cấp trướng nghịch, hen suyễn, mắt dính, Can huyết bất túc, Dương duy mạch có hàn nhiệt, Đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau (Thang Dịch Bản Thảo).
-Liều Dùng: 6 – 12g.
-Kiêng Kỵ:
+ Sợ Thạch hộc, Mang tiêu. Ghét Tiêu thạch, Miết giáp, Tiểu kế. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Huyết hư hàn: không dùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu: không dùng (Bản Thảo Chính).
+ Mụn đậu: không dùng Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Tỳ khí hư hàn, hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Ngực đầy, vị hàn (Bao tử lạnh): cấm dùng. Sách ‘Bản Thảo Kinh Sơ’ ghi: Bạch thược có tính chua vị lạnh, đau bụng do trúng hàn, trúng hàn làm tiêu chảy, bụng đau do lạnh, cảm giác lạnh trong bụng thì cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
-Trị cơ co giật: Bạch Thược + Cam Thảo mỗi thứ 16g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang - Thương Hàn Luận).
+ Trị can khí bất hòa sinh ra đau xóc bụng sườn, tay chân co rút và các chứng tiêu chảy, bụng đau: Bạch thược (tẩm rượu) 12g, Chích thảo 4g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang – Thương Hàn Luận).
-Trị lỵ tiêu ra máu mủ: Thược Dược 40g, Đương Quy 20g, Hoàng Liên 20g, Binh Lang, Mộc Hương đều 8g, Chích Thảo 8g, Đại Hoàng 12g, Hoàng Cầm 40g, Quan Quế 6g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 2 chén nước, còn 1 chén, uống ấm (Thược Dược Thang - Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
-Trị phụ nữ hông sườn đau: Bạch Thược Dược + Diên Hồ sách + Nhục quế + Hương Phụ. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi (Thược Dược Thang - Chu Thị Tập Nghiệm Y hương).
-Trị Can âm bất túc gây ra đầu váng, hoa mắt, tai ù, cơ run giật, chân tay tê: Bạch thược 20g, Đương Qui, Thục Địa mỗi thứ 16g, Toan táo nhân 20g, Mạch Môn 12g, Xuyên khung, Mộc qua mỗi thứ 8g, Cam thảo 4g, Sắc nước uống (Bổ Can Thang - Y Tông Kim Giám).
+ Trị bụng đau, tiêu chảy: Bạch truật sao khử thổ 12g, Bạch thược sao 8g, Trần bì 6gi, Phòng phong 8g, sắc uống (Thống Tả Yếu Phương – Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị đầu đau, chóng mặt do can dương vượng thượng lên: Bạch thược 12g, Câu đằng 12g, Phục thần 12g, Bối mẫu 12g, Cúc hoa 12g, Sinh địa 16g, Cam thảo 4g, Linh dương giác 4g, Tang diệp 12g, Trúc nhự 12g, sắc uống (Linh Dương Câu Đằng Thang – Thông Tục Thương Hàn Luận).
+ Trị bụng đau, kiết lỵ: Bạch thược, Hoàng cầm mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thược Dược Hoàng Cầm Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị có thai đau bụng lâm râm: Đương qui, Xuyên khung mỗi thứ 6g, Bạch Thược 20g, Phục linh, Bạch truật mỗi thứ 8g, Trạch tả 10g, tán bột uống lần 8g ngày 3 lần với rượu hoặc sắc uống (Đương Qui Thược Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị băng lậu hạ huyết, Rong kinh, ốm yếu gầy mòn: Bạch thược, Thục địa, Can khương, Quế lâm, Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Lộc giác giao, mỗi thứ 8g, tán bột, uống mỗi lần 8g ngày 3 lần với rượu nóng trước khi ăn, hoặc uống với nước sôi (Bạch Thược Dược Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị bụng đau lúc hành kinh: Bạch thược, Đương qui, Hương phụ, mỗi thứ 8g, Thanh bì, Sài hồ, Xuyên khung, Sinh địa mỗi thứ 3,2g, Cam thảo 2g. Sắc uống (Dưỡng Huyết Bình Can Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
-Trị táo bónkinh niên : Bạch Thược (sống) 24-40g + Cam Thảo (sống) 10-15g, sắc nước uống. Thường dùng 2-4 thang thì khỏi. Trường hợp táo bónkinh những,, mỗi tuần dùng 1 thang ( Vương Văn Sĩ, Nghiệm Chứng Dùng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang’ Trị táo bón- Trung Y Tạp Chí 1983, 8: 79).
+ Trị dạ dầy loét: Bạch Thược 15-20g + Chích Cam Thảo 12-15g. Đã trị 120 cas khỏi 83 cas, tiến bộ 33 cas, không kết quả 4 cas. Tỉ lệ kết quả 96,67%. Kết quả tốt đối với thể khí trệ, huyết ứ (Dư-Thụy-Tân, Trị 120 Trường Hợp Loét Dạ Dầy Bằng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Giảm’ - Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1984, 2: 22).
-Trị cơ co giật: Thược Dược 30g + Quế Chi + Cam Thảo mỗi thứ 15g, Mộc qua 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Đã trị 85 cas, sau khi uống 3-5 thang: hết co rút. Một số ít tái phát nhẹ hơn: uống bài này vẫn có kết quả (Triệu-Ngọc-Hải – ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ Trị 85 Trường Hợp Cơ Sinh Đôi Cẳng Chân Co Rút - Trung Y Tạp Chí 1985, 6: 50).
-Trị xương tăng sinh: Bạh Thược 30-60g + Mộc Qua 12g + Kê Huyết Đằng 15g + Uy Linh Tiên 15g + Cam Thảo 12g (tùy chứng gia giảm thêm). Ngày uống 1 thang. Trị 160 cas, khỏi 109 cas, kết quả tốt 42 cas, tiến bộ 1 cas, tỉ lệ khỏi: 96,7% (Vương-Chi-Truật, Nhận Xét Về Chứng Xương Tăng Sinh Trị Bằng ‘Thược Dược Mộc Qua Thang’ - Tân Trung Y Tạp Chí 1980, 1: 18).
-Trị ho gà: Bạch Thược 15g + Cam Thảo 3g (Tùy chứng gia vị thêm: ho nhiều thêm Bách Bộ, Bách Hợp; Khí suyễn, đờm khò khè: thêm Địa Long, Đình Lich, Ngô Công...). Sắc uống ngày 1 thang. Trị 33 cas đều khỏi (Trương Tường Phúc, ‘Điều Trị 33 Trường Hợp Ho Gà Bằng Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ - Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1988, 1: 48).
-Trị hen suyễn: Bạch Thược 30g + Cam Thảo 15g. Tán bột. Mỗi lần dùng 30g, thêm nước sôi 100-150ml, nấu sôi 3-5 phút, để lắng cặn, uống nóng. Trị 35 cas, kết quả tốt 8 cas, có kết quả 23 cas, không kết qủa 4 cas, có kết quả trong 3-5 phút: 26 cas, trong 1-2 giờ: 4 cas. có kết quả nhanh nhất là sau 30 phút (Lý Phúc Sinh và cộng sự – ‘Thược Dược Cam Thảo Tán Trị Hen Suyễn’ - Trung Y Tạp Chí 1987, 9: 66).
-Trị hội chứng rung đùi: Bạch Thược + Cam Thảo mmỗi thứ 15g, thêm 600ml (3 chén) nước sắc còn 200ml. Chia 2 lần: sáng uống 1 lần, 2 giờ sau uống 1 lần nữa. Trị 54 cas, khỏi 48 cas, có kết quả rõ nhưng tái diễn 6 cas. Tỉ lệ kết quả 100% (Đỗ Hạt Nhiên, ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Trị 54 Trường Hợp Hội Chứng Rung Đùi’ - Hà Bắc Trung Y Tạp Chí 1984, 3: 29).
-Trị tiểu đường: dùng Cam Thảo Giáng Đường Phiến, mỗi lần 4-8 viên (mỗi viên có Bạch Thược + Cam Thảo, chế thành cao khô 0,165g, tương đương thuốc sống 4g. Lượng dùng mỗi ngày tương đương Cam Thảo sống 8g, Bạch Thược sống 40g). Ngày uống 3 lần. Trị l08 cas, kết quả tốt 54 cas, có kết quả 67 cas, tiến bộ 12 cas, không kết quả 47 cas. Tỉ lệ kết quả 79,4% (Vương Tông Căn, ‘Kết Quả Điều Trị Tiểu Đường Bằng ‘Giáng Đường Phiến’- Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 10:593).
Hiểu thêm về Bạch thược
Tên Khoa Học:
Paeonia lactiflora Pall.Thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).
Mô tả:
Thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc, rễ có cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, cây cao 0,5-1m. Lá non giòn, dễ gãy, đến màu thu lá vàng và rụng. Lá mọc so le, lá kép gồm 3-7 lá chế trứng nhọn, Lá màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa to mọc đơn độc, thuộc loại hoa kép, cánh hoa màu trắng, hoặc hồng. Thược dược không những là câu thuốc quý mà là cây kiểng đẹp. Mỗi hoa thường có vài chục hạt, nhưng có nhiều hạt lép.Cây này mới di thực vào trồng ở Sa Pa bắc nước ta. Hiện nay còn phải nhập của Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế: Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10 tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéo dài cho tới cuối mùa hè thì xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vào tiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lá sau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ý để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch đất, cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ chính. Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi được vùi rễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng cho khô thứ chắc rắn là tốt.
Phần dùng làm thuốc:
Rễ khô hay sấy khô (Radix Paeoniae Alba).
Mô tả dược liệu: Bạch thược rễ khô hình viên chùy dài 15-20cm, thô 1,2-2cm, mặt ngoài có nứt dọc rõ ràng, màu nâu hoặc xám nâu nhạt, thường thường có thể nhìn thấy gốc tích rễ phụ chất cứng khó bẻ gẫy mặt cắt màu xám trắng rất mịn, vùng chất mọc tách rời thành khe nứt hơi có mùi thơm. Thường dừng thứ lớn bằng đầu ngón tay hay đầu ngón chân cái, thịt trắng hồng ít sơ. Thứ nhỏ, lõi màu đen sẫm là xấu.
Bào chế:
+ Cách bào chế của Tứ xuyên: Dùng một nồi hoặc chảo to, đổ nước đã đun sôi vào, bỏ rễ Bạch thược vào cho ngập hết Rễ, không được cho rễ vào quá nhiều, nước không đủ ngập. Sau đó loại rễ to đun khoảng 10-15 phút, nếu đun quá lâu sau này cạo bỏ vỏ sẽ hao phí nhiều, nhưng nếu đun rễ chưa chín lượng dược liệu giảm. Thường người ta xác định độ chín khi luộc bằng cách khi chưa luộc có mùi tanh của đất, vị đắng nhưng khi chín có mùi thơm, bớt đắng. Có thể dùng móng tay bấm được là chín. Luộc xong vớt ra ngay cho vào nước nguội để khỏi chín quá, sau dễ bóc vỏ.Cạo vỏ bằng cách dùng thanh tre cật vót cạo hết lớp vỏ ngoài cho đến lớp vỏ trắng. Khi cạo vỏ phát hiện có những chỗ sâu bệnh cần gọt vỏ, và phải cạo nhẹ tay để lớp vỏ bỏ đi không bị hao hụt nhiều. Cạo vỏ xong, cắt bỏ đầu đuôi, cắt thành khúc dài 10-13cm rồi xếp thẳng đem phơi (Trung Dược Đại Từ Điển).
Phơi rễ chia làm 3 giai đoạn:
- Phơi nhiều, ủ nhiều: rải Bạch thược ra chiếu, hoặc phân đan phơi nắng cứ 20 phút trở một lần, đến giờ chiều đem vào xếp thành đống trên phủ chiếu, ngày mai lại đem phơi, tối lại ủ, phơi ủ như vậy 4-5 ngày là xong, và chuyển sang giai đoạn hai.
- Phơi ít, ủ nhiều: Hàng ngày đến 9 giờ mới đem phơi, 3 giờ chiều cất vào ủ. Khi ủ đối với loại rễ to và trung bình thì phải ủ chiếu kín hoặc bao tải. Khi phơi cứ 30-40 phút trở một lần và ủ thấy rễ mềm ra lại đem phơi, cứ như vậy 8-10 ngày là xong và chuyển sang giai đoạn 3.
- Phơi ngắn ủ dài: Mỗi ngày chỉ phơi 2-4 giờ, cách 40 phút trở 1 lần, còn ủ như trên nhưng phải ủ 3-4 lớp bao tải, ủ cho đến khi lớp vỏ ngoài của rễ ướt lại, sau đó đem phơi cho đến khi lớp vỏ thật khô, bấm móng tay không được nữa mới thôi. Theo cách chế biến này thì ngày mùa hè phơi ít ủ nhiều, ngàu mùa thu phơi nhiều ủ nhiều, ủ cho rễ mềm ra lại phơi, phơi xong rễ còn đang nóng ủ luôn, nếu chỉ phơi không ủ thì bên ngoài rễ khô, bên trong còn ướt, để biến sang vị chua không dùng làm thuốc được, hoặc bên ngoài vỏ biến thành đỏ chất lượng kém.
3) Cách bào chế của Sơn đông: Dùng dao tre cạo vỏ ngoài cho thật trắng nhưng không rửa nước để rễ không biến thành màu nâu hoặc đen. Cạo vỏ xong ngâm rễ ngập trong nước giếng nửa ngày rồi mới luộc, ngâm rễ ngày nào thì luộc rễ ngày đó. Ở Tứ Xuyên có nơi ngâm nước giếng pha trộn 50% nược sông thêm loại rễ nhỏ Bạch thược đã gĩa nát, hoặc dùng bột ngô hòa với nước để ngâm rễ Bạch thược, ngâm như vậy rễ giữ được màu (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Luộc: Đun nước sôi đổ rễ Bạch thược vào, đun khoảng 15-20 phút, khi thấy rễ mềm, vặn cong được hoặc lấy rễ thấy bốc hơi, khô nhanh thì vớt ra. Mỗi chảo nước chỉ luộc 2-3 mẻ rồi phải thay nước mới. Sau đó cắt bỏ đầu đuôi, chia thành loại to, nhỏ, cắt ra thành khúc đem phơi.
Phơi: Luộc xong rải ra chiếu phơi ngay, cách 5-10 phút đảo 1 lần sau 1-2 giờ lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải ra phơi, phơi trong 3 ngày buổi trưa nắng gắt phủ chiếu lại cho mát. Phơi cho đến khi gõ rễ nghe tiếng kêu thanh thanh, chất thành đống đem ủ 2-3 ngày lại phơi tiếp 1-2 ngày cho tới khi thật khô, phơi vậy vỏ không bị co lại và không chuyển qua màu hồng (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Bảo quản:
Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành Phần Hóa Học:
+ Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol (Trung Dược Học).
+ Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin (Vu Tân, Dược Học Học Báo 1985, 20 (10): 782).
+ Albìlorin (Kanede M và cộng sự, Tetrahedron 1972, 28 (16): 4309).
+ Paeoniflorigenone (Shimizu Mineo và cộng sự, Tetra Lett 1981, 22 (23): 3069).
+ Galloylpaeoniflorin (Kan Sam Sik và cộng sự, C A 1989, 111: 160062k).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh do đó có tác dụng an thần, giảm đau (Trung Dược Học).
+ Gluczit Thược Dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dầy, ruột, ức chế sự tiết vị toan, phòng được loét ở chuột cống thực nghiệm (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Bạch Thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da (Trung Dược Học).
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt (Trung Dược Học).
+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza (Trung Dược Học).
+ Bạch Thược có tác dụng gĩan mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học).
+ Bạch Thược có tác dụng cầm mồ hôi và lợi tiểu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Tính Vị:
+ Vị chua mà đắng, khí hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
Quy Kinh:
+ Dẫn thuốc vào kinh Can + Tỳ, nhập vào Can, Tỳ huyết phần (Bản Thảo Kinh Sơ).Vào kinh thủ, túc Thái âm [Phế + Tỳ] (Thang Dịch Bản Thảo).
Tham Khảo:
+ Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương).
+ Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương).
+ Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Liều thường dùng cho thuốc thang và cao đơn hoàn tán: 8-16g, cần lợi tiểu thì dùng liều cao hơn, có thể dùng đến 40-60g nhưng không nên dùng lâu ngày (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị Can dương thịnh, hư phong nội động hoặc hư nhiệt: nên dùng Bạch Thược sống (Trung Dược Học).
+ Thược Dược có 2 loại: đỏ và trắng. Muốn ích âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, hành trệ, tư nhuận Can Tỳ thì dùng Bạch Thược. Muốn hoạt huyết, hành trệ, tuyên thông, tiêu độc ung nhọt thì dùng Xích Thược. Bạch Thược thiên về thanh bổ, có thể trị được đau do huyết hư. Xích Thược thiên về hành ứ, có thể trị được đau do huyết kết tụ” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
(1) Không nên nhầm lẫn với Cây Thược dược trồng làm cảnh vào dịp tết ở Việt Nam (Dahlia variabilis Desf.) họ Composirae hoặc còn gọi là Dahlia pinnata Cav. Đó là cây thảo cao 0,8-1, có củ. Lá kép không có lông, lá chét hình trứng, có khi lá đơn mặt trên màu lục, mặt dưới màu nhạt. Đầu to và có cuống dài, thường có màu đỏ, song còn có nhiều màu đẹp khác. Tổng bao gồm 2 hàng lá bắc, hàng trong to và mỏng, hàng ngoài nhỏ và dầy, mào lông không có, hoặc có những vảy nhỏ. Cây có hoa vào mùa đông xuân trồng làm cảnh.
(2) Có hai loài Thược dược, loại hoa trắng và loại hoa hồng, ở Tứ xuyên trồng 3 loại.
- Loại Bạch thược trắng có hoa màu trắng, hoa đơn hoặc kép, hàng năm cây nảy mầm chậm, rễ dài từ 15-30cm, có thể trồng được ở chỗ đất tương đối xấu.
- Loại Bạch thược hồng có hoa màu hồng, thuộc hoa kép, hoa to màu sắc rất đẹp. Hàng năm cây nảy mầm sớm, ít rễ nhưng to và dài từ 22-33cm có thể trồng được ở chỗ đất tương đối xấu.
- Loại Bạch thược đỏ có hoa đơn, màu đỏ sẫm thường ra hoa sớm, rễ nhiều nhưng ngắn, rễ dài từ 10-15cm. Trong 3 loài thược dược trên loài có hoa màu hồng là loại tốt nhất, loài đỏ xấu nhấn. Trồng ở Hồ nam có loài hoa trắng làm thuốc tốt hơn cả.
3) Ở Trung Quốc trữ lượng Bạch thược mọc hoang rất nhiều, 5 loài Bạch thược mọc hoang:
- Thược dược lá nhiều lông (Paeonia willnattiae Stapf) khác với các cây Thược dược khác là mặt sau có nhiều lông tơ màu trắng hoặc đỏ, cây mọc hoang ở Tứ xuyên.
- Thược dược Mỹ lỵ (Paeonia mavei Lev). Cây rễ ngắn, lá mọc hai vòng có 3 lá kép. Lá nhỏ hình tròn đuôi lá nhọn 2 mặt lá không có lông. Hoa đơn mọa ở ngọn cây, có 7-9 nhánh hoa, hoa màu hồng quả hình trứng, hạt màu đen sẫm mọc hoang ở Tứ Xuyên.
- Thược dược quả lông (Paeonia anomala L.) khác Xuyên thược dược hoa đỏ ở chỗ rễ hình búa, chia nhiều nhánh hình sợi, vỏ gìa màu đen sẫm.
- Thảo thược dược, sơn thược dược, Thược dược lá hình thuôn (Paeonia maxim).
- Và cây Xuyên thược dược hoa đỏ (Paeonia obovata veichu Lynch).
Trong số các loài mọc hoang chất lượng của loài Thược dược Nội mông là tốt hơn cả, nhưng không thể dùng lẫn lộn với Bạch thược (Danh Từ Dược Học Đông Y).
+ Bạch thược có tác dụngdưỡnghuyết, liễm âm, nhu Can, an Tỳ, vì vậy có thể dùng trị huyết hư, băng lậu, đới hạ, hư hãn. Nhu Can an Tỳ là có thể làm cho Can khí bang mạnh trở nên nhu hòa khiến cho Tỳ Vị được yên, vì vậy có thể dùng trong trường hợp Can Vị bất hòa, bụng đau co cứng, kiết lỵ.
Bạch thược có tác dụng ức chế đau nhức ở trung khu và ở cung phản xạ tủy sống, Cam thảo có tác dụng trấn tỉnh, ức chế mút thần kinh, vì thế, hai vị cùng phối hợp dùng trị cơ nhục co rút do rối loạn trung khu thần kinh hoặc đau rút các đầu chi hoặc co rút gây nên đau (Thực Dụng Trung Y Học).
Bạch thược trị lỵ và vị trường co bóp quá mạnh gây nên đau bụng có kết quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học).
CẨM XÀ LẠC
Còn gọi là mỏ quạ, mỏ ó, găng cơm, găng vàng, găng sơn, găng cườm, thiết thỉ mễ.
Tên khoa học Canthium parvifolium Roxb
Thuộc họ cà phê Ruubiaceae.
Mô tả:là cây nhỏ có gai dài từ 0.3-5cm hai đầu quặp lại gần giống như mỏ quạ, phía gốc gai có lông. Lá hình trứng thuôn dài mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông trên đường gân, phiến lá dai , cuống rất ngắn. Hoa màu vàng họp thành chùm ở từng 2-8 hoa. Cánh hoa 2-3mm, quả hạch hình cầu đường kính 8-10mm khi chín có màu vàng nhạt trong có hai ngăn mỗi ngăn chứa một hạt.
Phân bố:mọc hoang ở khắp các tỉnh phía bắc nước ta, đôi khi được trồng làm hàng rào vì có rất nhiều gai nhọn.
Công dụng và liều dùng:trong nhân dân thường dùng quả thay xà phòng để giặt quần áo tơ lụa, vỏ thân cà cành dùng chữa chữa lỵ dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 5-10g. Lá cây được dùng giã nát đắp lên vết thương, nhưng ít được dùng hơn lá cây mỏ quạ thuộc họ dâu tằm.
CAN KHƯƠNG
Gừng khô
Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale Ross. Họ Gừng Zingiberaceae.
Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tùy theo các trường hợp có thể chế biến khác nhau.
Tính vị: Vị cay, tính ấm.
Qui kinh: tâm, phế, tỳ, vị.
Ứng dụng lâm sàng:
- Ôn trung, hồi dương, dùng khi tỳ vị hư nhược, chân tay quyết lạnh, phối hợp với Phụ tử chế, Cam thảo (phương tứ nghịch).
- Ôn trung chỉ ta: dùng khi hàn gây tiết tà bụng sôi, phân nát lỏng, phối hợp với Cao lương khương đồng lượng, nghiền bột hoặc làm viên (phương Nhị khương ).
-ấm vị chỉ nôn: dùng khi hàn tà phạm vị gây nôn ra nước dãi, phối hợp với Bán hạ chế (phương Bán hạ can khương tán); cũng có thể phối hợp với Bán hạ, Nhân sâm (Can khương nhân sâm bán hạ hoàn) để trị chứng nôn lợm do lạnh.
- ấm kinh chỉ huyết: dùng cho các trường hợp xuất huyết (thổ huyết, băng huyết, tiện huyết) do tính hư hàn. Trường hợp này Can khương phải sao tồn tính (sao đen), mỗi lần uống từ 2-4g. Trường hợp phụ nữ băng huyết, có thể thêm Tông lư thán, Ô mai thán.
- Ôn phế chỉ khái: dùng khi hàn ẩm phạm phế, gây, ho, khí, suyễn. Phối hợp với Hoàng cầm, Phục linh, Cam thảo, Ngũ vị tử, Tế tân (cầm, cam ngũ vị khương tân thang).
Liều dùng: 2-6g.
Kiêng kî: âm hư có nhiệt không dùng. Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
Chú ý:
- Can khương thiên về ôn tỳ dương, chỉ nôn chỉ tả.
Can Khương cùng Sinh Khương
Công hiệu khác nhau
*.Can khương khí vị cay, nóng. Nó giữ ở một nơi, chứ không chạy. Dùng để ôn trung, tán hàn, hồi dương cứu nghịch, hóa đàm rất tốt. Giải biểu, phát tán là thứ yếu.
*.Sinh khương khí vị cay, ôn trung chỉ ẩu là thứ yếu.
*.Lại có chỗ khác nhau: Sinh khương thông thần minh. Có khả năng dùng nhiều chủng loại nguyên nhân làm cho thần hồn, thần chí khác thường. Can khương phá huyết, là yếu dược chữa ruột tịch hạ lỵ
Chủ trị khác nhau
1. Can khương chủ trị tỳ vị, đuổi hàn tà ở trong bụng, bên trong dạ dày đầy, lạnh đau. Sinh khương chủ cảm mạo phong hàn.
*.Can khương cay, nóng, bổ tỳ dương, tán hàn. Dùng cho tỳ vi hư hàn gây nên lạnh đau ở trong bụng, sinh thổ tả các chứng. Như "Bổ khuyết trừu hậu phương" bài trị tốt tâm thống; cùng can khương tán mạt, uống với rượu ấm. "Thiên kim phương" trị trứng hàn thủy tả. Dùng can khương nghiền mạt, uống với nước cơm cũng nên dùng cùng nhân sâm, bạch truật, trích cam thảo như bài Lý trung thang.
*.Sinh khương phát biểu, tán hàn. Dùng sinh khương, tử tô diệp sắc nước uống, có thể phối hợp với các thứ thuốc khác cũng cay, ôn để giải biểu.
2. Can khương chủ trị dương suy quyết nghịch. Sinh khương trị trung tiêu hư hàn
*.Can khương có công dụng hồi dương cứu nghịch. Nếu dùng chữa chứng dương suy quyết nghịch. Như "Thương hàn luận", bài Thống mạch tứ nghịch thang (trích cam thảo, phụ tử, can khương) trị bệnh ở kinh thiếu âm, hạ lỵ, thanh cốc, trong lạnh, ngoài nóng, chân tay quyết lãnh, mạch nhỏ gần tuyệt mình mẩy phản lại không sợ lạnh, người bệnh sắc mặt đỏ. “Y tôn kim giám" bài Ôn trung bổ tỳ thang (nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương, trần bì, bán hạ, chế phụ tử, phục linh, sa nhân, nhục quế, sao bạch thược, trích cam thảo, đinh hương). Trị bệnh mạn tỳ phong thổ tả lâu ngày, nhắm mắt lắc đầu môi xanh, trán có mồ hồi, ngủ mê man, chân tay quyết lạnh, lưỡi ngắn, câm, thổ ra nước trong nhiều lần.
*.Sinh khương tán hàn, ôn trung nhưng lực nhược, dùng ở trung tiêu hư hàn, ẩu thổ, nôn mửa. Có mang, cách trở nôn mửa. Như "Thực ý tâm kinh" bài trị ẩu thổ, trăm thứ thuốc không chuyến, tức thử phải dùng sinh khương, sắc uống, lúc đói hòa cả bã uống ngay. "Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận”... chữa người già, người hư, do ăn uống sinh lãnh, đến nỗi bụng trương lên, dưới rốn bỉ, đầy. Không ăn được, hoặc đau qúa, tiết lợi, khí bỉ, trệ, phiền muộn. Phải dũng hậu phác, sinh khương, cam thảo, đại táo.
3. Can khương chủ trị hàn, ăn uống lạnh sinh ho. Sinh khương chủ trị phong hàn phạm phế
*.Can khương bổ tỳ dương, hòa đàm, trục ẩm. Dùng cho tỳ dương không được mạch lại bị hàn khí lãnh sinh ho. Như "Cục phương" bài ôn trung hòa đàm hoàn gồm thanh bì sao, cao lương khương, sao can khương, trần bì, để chữa bệnh bị thủy ngừng, đàm trệ, bụng cách, đầy, phiền muộn, đầu váng, chóng mặt, không muốn ăn, chỉ muốn nằm, ho xuyễn nôn mửa, khí đoản, chán nản các chứng.
*.Sinh khương ôn phế, tán hàn, dùng khai đàm lợi khí rất tốt, thích nghi chữa phong hàn phạm phế, bị đàm xung vào phổi gây ho xuyễn. Như “Y học tâm ngộ” có bài chỉ khái tán, dùng nước gừng uống chữa cảm mạo phong hàn sinh hư. "Ôn bệnh điều biện” có bài hạnh tô tán gồm: Tô diệp, bán hạ, phục linh, tiền hồ, cát cánh, chỉ xác, cam thảo, sinh khương, đại táo, trần bị, hạnhnhânđể chữa ngoại cảm.
4. Can khương là thuốc chủ yếu chữa chứng ruột không thông, sinh chứng hạ lỵ . Sinh khương chủ trị các chứng thần hồn, thần chí khác thường.
*.Can khương trị bệnh hạ ly ở ruột, hay nhất là hàn lỵ, bị bệnh lâu ngày. Vì thế phải dùng thuốc nóng để chữa, cũng có thế phối hợp dùng thuốc đắng hàn, để gây nén sự mâu thuẫn, phản ứng càng hay. Như "thiên kim phương” có bài Trú xa hoàn gồm có Hoàng liên, Can khương giao để chữa bệnh thấp nhiệt kết lâu ngày, nóng lạnh không điều hòa sinh ra bệnh vừa xích vừa bạch lỵ cấp, hậu trọng (muốn đi ngoài gấp nhưng lại không đi được) bụng ở dưới rốn luôn quặn đau. Cũng có thể chữa bệnh lỵ đã ngừng một thời gian. “Phổ tế phương” có bài "Liệu nhâm thần hạ lỵ bất chỉ” dùng Hoàng bá, Can khương, Xích thạch chi, Toan thạch lựu bì.
*.Sinh khương thông thần minh: Có nhiều nguyên nhân sinh ra chứng thần minh không chủ động, sáng suốt thần chí lại thường không ổn định. Như “Phổ tế phương” có bài Sinh khương ẩm dùng nước gừng, nước Sinh đại hoànggiã nát vắt ra, chữa người đàn bà mới đẻ ác huyết còn lưu ở trên tim làm cho người mê man luôn luôn thấy ma qủy sợ hãi, sắp chết.
*."Thánh tế tổng lục”' có bài Kinh lịch thang gồm Kinh lịch, Trúc lịch, Sinh cát chấp (Dã cát cắt vắt lấy nước) nước gừng để chữa bệnh vừa mới phát bệnh trúng phong độc chân tay không co lại được, tâm thần bàng hoàng, mất chí, không nhận thức được người nào, không nói năng được.
Sử dụng khác nhau
*.“Trửu hậu phương" Bài Tri ngũ sắc đan độc. Dùng mật hòa với Can khương bôi vào.
*.“Y tông kim giám” Bài Khương thạch tán: Dùng Khô thạch, Can khương hai vị bằng nhau tán mạt, trước hết dùng chè vụn rồi dùng nước rửa chỗ đau, sau là tan hết thuốc, để chữa các bệnh sang gây ngứa, mụn. Bài Khương bán tán có Can khương, Hoàng bá, hai vị bằng nhau tán mạt, để khô bôi vào mồm, dùng nước ấm súc miệng, chữa bệnh miệng lở loét”.
*."Quảng lợi phương" Bài Trị tỵ huyết bát chỉ. Dùng Can khương thái mỏng, nước bằng tro nóng, bệnh mũi tịt sẽ khỏi (!).
*.Đặc thù của sinh khương đã nói ở mục Tử tô và Sinh khương.
Tử tô cùng Sinh khương
Công dụng khác nhau
Tử tô và sinh khương đều là vị thuốc phát biểu, tán hàn, giải được chất độc của cá và cua. Cho nên trong lâm sàng thường phối hợp sử dụng. Nhưng tử tô sở trường lý khí và khoan trung, sắc tia nên vào huyết phận, thông mạch, hòa doanh. Còn sinh khương thì ôn trung chi ấu, chữa đờm, khỏi ho, nên làm cho tinh thần thông suốt.
Sinh khương thông được thân mình vì có vị cay vào tim thông suốt các khiếu có khả năng mở được các hang hốc đẩy được đàm ẩm ở sâu làm thông khiếu, khiếu thông nên thông thần minh nghĩa là thế. Sinh khương cay mà không có tính kích thích. Khử được tà khí và thanh lọc các chất bẩn. Phàm tà khí, chất bẩn chất độc xâm nhập vào làm ứ trệ thần khí, thần khi bị hôn mê. Dùng sinh khương có thể chữa thanh được uế khí thì thần minh thông suốt. Sinh khương cay tân lại phá được huyết trệ. Thông huyết mạch tâm khí. Mạch là nơi thần tại, tâm chủ thần minh. Cho nên muốn thầ minh phải thông dương khí. Tinh chinh là để nuôi dưỡng thân. Thần minh chính là sự linh cảm của dương khí. Sinh khương cay ôn, giúp cho dương khí ức chế âm khí nên thông được thần minh.
Chủ trị khác nhau
1. Tử tô chủ trị phong hàn ở biểu chứng.
Sinh khương thanh đờm trị khái thấu (ho xuyễn)
Tử tô và sinh khương đều là vị thuốc phát tán phong hàn cho nên trị dược chứng phong hàn ở biểu, và thường dùng phối hợp hai vị. Như "Bản thảo hối ngôn" dùng 5 miếng sinh khương chữa cảm mạo phong hàn 5 lá tử tô 30 khấc, cho nước sắc uống. Lại như “Y tôn kim gián” có bài Hạnh tô ẩm gồm có hạnh nhân, tử tô, tiền hồ, cát cánh, chỉ xác, tang bạch bì, hoàng cầm, sinh cam thảo, mạch môn đông, chiết bối mẫu, quầt hồng, sinh khương. Dùng đế chữa chứng thương phong, phát nóng, ghét lạnh, nhức đầu, ra mồ hồi. ho xuyễn, hắt hơi sổ mùi, mũi tác tiếng nổi nặng.
Sinh khương chữa được ngoại cảm phong hàn ở bên ngoài, về láu dài còn chữa ho, hóa đờm. Như "Thiên kim phương" dùng mật trắng và sinh khương chữa được bệnh ho xuyễn lâu 30 năm. "Bản thảo hối ngôn" dùng sinh khương, thang bằng đường chữa chứng ho có đờm. "Cục phương” có bài nhị trần thang gồm phục linh, trần bì, bán hạ, cam thảo, sinh khương, ô mai để trị bệnh đàm thấp, ho.
2. Tử tô chủ trị bụng đầy nôn ọe
Sinh khương trị vị hàn nôn mửa.
Tử tô lý khí khoan trung, dùng chữa khí trệ, bụng trướng, nôn mửa, át khí. Như "nhiễm bệnh lưu tê... có bài tử tô ẩm (tử tô, hạnh nhân) trị bệnh ăn uống không điều độ mà thành tích, trong bụng lúc nào cũng có cái gì canh cánh không yên ổn. "Bàn sự phương" có bài Tử tồ ấm (tử tô diệp, đại phúc bì, nhân sâm, xuyên trần bì, bạch thược, đương quy, trích cam thảo, trị bệnh tử huyền tức là thai khí không hòa, bụng đầy và đau.
Sinh khương là thuốc chủ yếu chữa nôn mửa, ôn trung. Như "kim qũy" nôn ọe khan, nếu chân tay lạnh rã rời, dùng bài quất bì thang để chữa, (quất bì 4 lạng, sinh khương nửa cân).
3. Tử tô dùng an thai, tử ngạnh lại càng hay.
Như “Thọ thế bảo nguyên” có bài an thai ẩm gồm đương quy; bạch thược dược, trần bì, thục địa, xuyên khung tô ngạnh, hoàng cầm, sao bạch truật, sa nhân, cam thảo) chữa bệnh có mang, không khéo dưỡng thai để đến nỗi suýt tiểu sản (sẩy thai). “Y tôn kim giám” có bài tử tô ẩm gồm đương quy, xuyên khung bạch thược trần bì, đại phúc bì, tô ngạnh diệp (cả cành lá tử tô) cam thảo, chữa bệnh tử huyền (động thai, thai cựa) sinh hung cách trưởng mãn (bụng đầy không thông khí).
Sinh khương trị bệnh tý thống (đau cánh tay, vai). Như "bản thào tòng tân" dùng sinh khương giã vắt nước hòa với hoàng minh giao, uống nóng, chữa bệnh phong thấp ở cánh tay, vài sinh đau. ''Kim qũy yếu lược'’ có bài quế chi thược dược chi mẫu thang gồm có quế chi, thược dược, cam thảo, ma hoàng, sinh khương, bạch truật, tri mẫu, phòng phong, phụ tử, trị bệnh đốt sương ở chân tay bị đau, thân thể gầy yếu, bắp chân teo lại, gót chân đau nhức như muốn rời ra, khí đoản, đầu nặng lúc nào cũng buồn nôn. Đều phải trọng dụng sinh khương.
4. Tô diệp - tô ngạnh trị thổ huyết, hạ huyết.
Sinh khương trị thần hôn.
Tử tô ngạnh, không chỉ là dược khí, mà còn vào huyết phận lý khí, hoạt huyết, thông huyết mạch, sơ can đế tàng huyết, ích tỳ để thông huyết hay chữa được các bệnh thổ ra máu, máu cam, hạ huyết, xuất huyết. "Trực chỉ phương" có bài mao tô thang gồm mao hoa, tử tô diệp, trị thổ huyết và nục huyết. "Thánh huệ phương" có bài tử tô tán phương gồm tử tô, quế tâm, sinh can địa hoàng, a giao, đương quy, ngưu tất trị chứng thổ huyết, bệnh nục huyết (đổ máu cam không chỉ).
"Phổ tế phương" có bài ký sinh thang trị bệnh phụ nữ kinh huyết ra nhiều, rồi sinh bệnh đới hạ, hoặc hành kinh ra lâu không cầm, tức thì phải dùng tang ký sinh, kê tô, đạm trúc, thược dược, địa du, bạch long cốt.
Sinh khương hay thông thần minh, trị bệnh thần hồn hoặc
thần chí bất thường. Như "phổ tế phương" có bài sinh khương ẩm (nước sinh khương, nước sinh địa hoàng) trị bệnh hậu sản ác huyết ứ lên tim, hôn mê như trông thấy ma qủy, muốn chết.
"Thánh tế tổng lục” có bài kinh Lịch thang (kinh lịch trúc lịch, nước sắn giây sống, nước sinh khương) trị chứng mới trúng phong, chân tay không cầm nám, được, tâm thần hoảng hốt không biết ai, kể cả người thân, không muốn nói năng nữa.
Đặc thù sử dụng khác nhau
Lâm sàng báo kinh nghiệm: lá tử tô chữa cả những bệnh tầm thường như nốt ruồi, các bệnh nhiễm độc ở bì phu. Dùng lá tử tô sát vào dùng nước lá tử tổ rửa sẽ hết nốt ruồi. Mỗi lần dùng khoảng từ 10 đến 15 phân, mỗi ngày một lần: trị 20 lần, liên tục ma sát từ 2 đến 6 lần bệnh đẫ đỡ.
"Chứng trị chuẩn thằng" có bài ô kim tán gồm có do chấu (!) lá tô tử hai vị bằng nhau, tán nhỏ dùng dầu thơm bôi vào từng cục bộ để trị sang chẩn gây đau đớn.
Lâm sàng báo kinh nghiệm: sinh khương chữa bệnh hột dái bị viêm cấp tính. Dùng củ gừng già to mập, lấy nước rửa sạch, thái thành từng miếng 0,2 ly, chia các miếng dày đều nhau mỗi lần dùng từ 6 đến 20 miếng, ngoài sát vào bên cạnh âm nang (bì dái) rồi lấy vải mỏng che lên trên bọc kín cả âm nang, mỗi ngày, hoặc cách một ngày lại thay một lần, cứ làm như thế cho đến khi khỏi hẳn thì thôi. Dã trực trị cộng 24 ca bình quản từ 3 đến 9 Iigày khỏi hẳn. Trị ngược tật dùng ít gừng sống rửa sạch để ráo giã nát , rải ra vài mỏng, gói lại thành một gói, đổ vào trên huyệt, rồi lấy vải mỏng buộc cố định hoặc dùng băng dính giữ lấy miếng thuốc đã bọc. Lần thứ nhất dùng sinh khương hai lạng đổ vào hai huyệt bên sương đầu gối (tất nhỡn). Lần thứ hai đổ thêm vào huyệt đại tràng, dùng sinh khương hai lạng chia đổ vào ba huyệt. Lần thứ ba đổ một huyệt đại tràng, với sinh khương 5 đồng cân. Có nơi làm như thế từ 4 đến 6 ngày, kinh nghiệm từ 8 đến 12 ngày có thể bỏ ra được. Hai lần dùng thuốc điều trị như vậy bệnh khỏi.
"Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập" có bài vạn 1 họ địa chi hoàn gồm sinh khương sấy 4 lạng, thiên môn đông bỏ lõi 4 lạng, chi xác sao, cúc hoa mỗi vị hai lạng. Những vị thuốc này đều giã nhỏ. Dùng mật làm hoàn, viên bằng hột ngô to. Dùng nước chè hoặc rượu uống 100 viên. Chừa được bệnh mắt cận thị, không trông được xa.
"Dương y đại toàn" có bài hòa long cao gồm sinh khương nửa cân, cao da trâu 2 lạng, nhũ hương một dược tán mỗi vị 5 đồng, xạ hương 1 đồng sinh khương giã vắt lấy nước. Cho cao da trâu vào nồi đun cho chảy ra rồi cho các thứ thuốc vào quấy đều, lấy thuốc còn nóng bôi vào chỗ bệnh, chữa được chứng phong thử thấp xâm nhập vào kinh lạc làm cho gân cốt đau, hoặc chi tiết phiền thống (đau, buồn) do đờm thấp lưu chú làm ra đau không đi bộ được, hoặc bị bệnh hạc tất phong.
"Y học trung trung tham tây lục" có bài khương giao cao, gồm khương chấp (nước gừng) một cân, hoàng minh giao 4 lạng, đun nóng thành thư cao lỏng, phết đều lên vải rồi đổ vào chỗ bệnh, một tuần thay một lần để chữa bệnh thân thể bị cảm lạnh sinh ra đau nhức, hoặc hàn khí ngưng tụ trong mạch máu, chân tay co quắp.
"Chứng trị chuẩn thằng” có bài hương khương tán gồm sinh khương 4 lạng, hoàng liên 2 lạng, ngâm nước một đêm, dùng lửa sao khiến cho khương có màu sác tía, bỏ khương không dùng, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2 tiền, dùng nước chè uống. Chữa bệnh bạch lỵ, dùng nước cơm hoặc rượu uống để chừa thần tiết (sáng sớm đi ia lỏng), bệnh bạch lỵ (bệnh lỵ ra mũi, mủ).
"Thương hàn truy pháp" trị bệnh ôn nhiệt phát hoàng. Dùng sinh khương ngày ngày sát toàn thân, thi màu vàng sẽ sẽ biến hết.
"Càn khốn sinh ý" trị thăt lưng đau (yêu thống). Dùng hương phụ tử 5 lạng, sinh khương 2 lạng, lấy nước tẩm một đêm, sao vàng tán nhỏ, muối xanh 2 đồng sát vào răng vài lần thi khỏi đau.
"Kim qũy yếu lược” có bài quế chi, sinh khương, chỉ thực thang gồm quế chi, sinh khương mỗi thứ 3 lạng, chỉ thực 5 lạng, dùng nước đun, chia làm 3 lần uống, trị trong lòng bị các bệnh nghịch, bênh tâm huyền thống.
MÓNG LƯNG RỒNG
Còn gọi là chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, hoàn dương thảo, cải tử hoàn hồn thảo, nhả mung ngựa.
Tên khoa học Selaginella tamariscina
Thuộc họ Quyển bá Selafinellaceae.
A. Mô tả cây
Thân mọc thành búi, có khi kết bện với các giá rễ thành một gốc cao đến 10cm, nom như thân kép. Cành bên của thân cũng mọc thành búi dài 5-12cm. Phân nhánh rẽ đôi mở ra trên đất, lá nhỏ hình giáo hay ba cạnh, thuôn xếp lợp lên nhau, ôm lấy cành có dạng như cây liễu bách. Cây chịu được khô hạn, khi khô ráo là cành xếp lại cuộn tròn vào trong trông như chân vịt do đó có tên là cây chân vịt. Khi gặp ẩm ướt cành lại vươn ra ngoài từ đó có tên là hồi sinh thảo.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang dại và được khai thác nhiều ở vùng ven biển Nha Trang, Phan Rang...
Thu hái toàn cây, cắt bỏ rễ con, dùng tười hay phơi sấy khô, có khi sao vàng toàn tính mà dùng.
C.Thành phần hoá học
Trong lá móng lưng rồng có những hợp chất flacon như apigenin, sosetduflavon. Dung dịch móng lưng rồng 100% có tác dụng ức chế đối với vi trùng Sraphylococcus aureus
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không được dùng.
Thường dùng chữa ho ra máu, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và các chứng chảy máu khác. Còn dùng chữa da vàng, vàng mắt, viêm ganbổ máu, chữa bỏng. Ngày dùng 20-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc đốt thành than tán bột rắc lên vết thương hay để uống.
MUỒNG TRUỔNG
Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam
Tên khoa học Zanthoxylum avicennae
Thuộc họ Cam Rutaceae
A. Mô tả cây
Cây nhỏ nhưng cũng có cây gỗ to có thân mang nhiều gai lởm chởm, cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn. Lá nhẵn, kép lông chim rìa lẻ 3-13 lá chét, cuống lá hình trụ có khi kèm theo đôi cánh nhỏ. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành tán kép, nhẵn tận cùng, dài hơn lá. Quả dài 4mm, lớp vỏ ngoài không tách khỏi lớp vỏ trong, mỗi ngăn chứa một hạt màu đen.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Muồng truổng mọc hoang ở khắp rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta, có mọc cả ở Miền Nam. Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ về sao vàng hoặc phơi khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Trong rễ màu vàng, vị rất đắng, có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.
D. Công dụng và liều dùng
Muồng truổng là một vị thuốc còn nằm trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta thường lấy rễ về sao vàng sắc đặc mà uống để chữa mẩn ngứa, lở loét, chảy nước. Mỗi ngày uống 6-12g rễ khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để nước tắm khi bị mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Một số nơi dùng lá nấu ăn.
RÙM NAO
Rùm nao, Mọt, Cánh kiến -Mallotus philippinensis(Lam.) Muell. -Arg., thuộc họ Thầu dầu -Euphorbiaceae.
Mô tả:Cây nhỡ, cao 5-10m. Cành non có lông màu gỉ sắt. Lá nguyên, mọc so le; có 3 gân gốc, mặt dưới phủ lông trắng mềm hình sao và có nhiều tuyến. Lá non màu hồng tím, gần cuống lá có 2 tuyến, lá kèm rụng sớm. Hoa nhỏ, đơn tính, cùng gốc. Cụm hoa đực mọc thành bông ở đầu cành hay nách lá. Cụm hoa cái cũng là bông ở đầu cành. Hoa đực có 16-32 nhị. Hoa cái có bầu 2-3 ô phủ lông mềm màu đỏ tươi. Quả nang, hình cầu dẹt làm thành 3 múi, phủ nhiều lông lẫn với nhiều tuyến màu đỏ, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình cầu hay hình trứng, màu đen.
Mùa quả tháng 4-5.
Bộ phận dùng:Rễ, lông bao phủ quanh quả và vỏ cây -Radix, Pilus Fructi et Cortex Malloti Philippinensis.
Nơi sống và thu hái:Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông dương, Malaixia, Philippin tới Úc châu. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở rìa rừng nhiều nơi. Đến mùa quả chín, thu quả vào một cái rây, xoa quả vào rây để lấy lớp lông đỏ ở ngoài, ta được một thứ bột mịn màu đỏ. Rễ, vỏ thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học:Hoạt chất trong phấn màu đỏ quanh hạt là chất nhựa chứa các hợp chất polyphenolic mà các chất chính là rottlerin, isorottlerin; còn có một chất béo.
Tính vị, tác dụng:Vị hơi đắng, hơi chát, tính mát; rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các tuyến và lông trên thân quả có vị đắng, có tác dụng sát trùng tẩy nhẹ và cầm máu. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm.
Công dụng:Rễ dùng trị lỵ cấp tính, hầu họng sưng đau; vỏ chữa động kinh và ỉa chảy; tuyến và lông của quả dùng tẩy sán dây, giun mỏ và chữa phù thũng, còn dùng trị giang mai và các bệnh ngoài da (mụn nhọt, ghẻ ngứa). Ở Ấn Độ, bột này dùng uống có tác dụng tránh thụ thai mà người ta cho rằng yếu tố chống thụ thai là rottlerin.
Đơn thuốc:
1. Tẩy sán và giun mỏ: Dùng mỗi ngày 2-6g bột Rùm nao trộn với ít bột gạo rang; uống làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 1/2 giờ. Trẻ em dùng ít hơn.
2. Chữa động kinh: Vỏ thân cây Rùm nao 10g, rễ Găng trâu 5g. Sắc uống làm 1 lần trong ngày (kinh nghiệm dân gian).
3. Chữa ỉa chảy: 6-12g vỏ thân sao vàng, sắc uống.
BỒ HOÀNG
Tên Việt Nam:
Vịthuốc Bồ hoàng còn gọi Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng.Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
Hoạthuyết, khử ứ, lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng tiêu sưng ra mủ.
Tính vị:
Vịngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Qui kinh:
Vàokinh Can, Tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học).
Chủ trị:
Trịthống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc Rong kinhsau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoài do ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu.
Liều dùng:
Dùngtừ 3 – 9g
Kiêng kỵ:
Âmhư, không bị ứ huyết không được dùng.
Cách dùng:
Dùngsống có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, hành huyết. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
TÌM HIẾU SÂU THÊM VỀ BỒ HOÀNG
Tên khoa học:
Typha Angustata Bory Et Chaub.
Họ khoa học:
Typhaceae.
Tên gọi:
Tên cây cỏ Nến vì hoa như cây nến.
Mô tả:
Cây thảo cao 1,5 đến 3m. Thân tròn lá hình bàn dài, mọc thành 2 hàng, có bẹ to. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng biệt nhưng thường nằm trên một trục chung, bông đực ở trên, bông cái ở dưới, hai bông cách nhau một quãng ngắn. Cả cụm hoa trông như một cây nến màu đỏ. Nhị ở hoa đực bao bởi lông ngắn màu vàng, rất nhiều hạt phấn. Bông cái có cột nhụy dài, có nhiều lông trắng hay hơi hung, bầu có hình chỉ. Quả nhỏ hình thoi, khi chín mở dọc.
Phân biệt:
1) Cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là cây thảo cao 1,3-2,2m thân cứng, lá hẹp đầu thuôn. Bông hoa đực và bông hoa cái cách nhau 1,2-4cm. Bông đực hình trụ dài, có lông màu hung, nhị có chỉ mảnh ngắnm, bao phấn hình chỉ, hạt phân nhỏ màu vàng. Bông cái đỏ hơn ở loài trên, hình trụ cột nhụy dài, có nhiều lông mảnh, bầu có đầu nhụy màu nâu. Có quả vào tháng 1-2. Cây có nhiều ở Miền nam Việt Nam. Mầm cây non và nhị hoa có thể ăn được. Lông vàng và nhị hoa được dùng làm thuốc như cây Cỏ nến trên.
2) Ngoài ra người ta còn dùng Cây Typhaorientalis G.A Stuart là cây Cỏ nến cao từ 1,5-3m có thân rễ. Lá dài hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm nằm trên cùng một trục chung: bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc ở những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
3) Ngoài những cây trên ra, người ta còn lấy phấn của những cây cùng họ với tên Bồ hoàng như Typha angustifolia L. Typha latifolia L., Typhadavidiana hand Mazz., Typha minima Funk...
4) Cần phân biệt với Cây Thạch Xương bồ (Acorus gramineus Soland) cũng được gọi là Bồ hoàng (Xem: Thạch xương bồ).
Địa lý:
Cây mọc ở khắp nơi đầm lầy ở Việt Nam, nhưng vị này đã phải nhập của trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào tháng 4 chọn lặng gió, cắt bông hoa phơi khô, thứ vàng là tốt (nếu trời râm phải trải ra, tránh ủ nóng làm biến chất), dùng cối nghiền sạch lông và tạp chất, phơi lấy hột nhỏ phơi khô để dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng phấn hoa phơi khô của hoa đực. Dùng cả nhị đực và cái là không đúng.
Mô tả dược liệu:
Chất bột nhẹ màu vàng tươi, quan sát dưới kính hiển vi hạt hoa gần hình cầu hoặc hình bầu dục, phấn hoa trong bột hình sợi dài khoảng 1,5mm, màu vàng đất hoặc màu nâu nhạt. Loại cỏ màu vàng óng ánh, khô hạt nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là thứ tốt, thứ phơi nâu là kém.
Bào chế:
Bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, để nửa ngày sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì sao qua.
Bảo quản:
Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
(24) Lở láy dưới bộ hạ dùng Bồ hoàng bôi vào ngày 3-4 lần thì khỏi (Thiên Kim Phương).
(25) Mủ trong lỗ tai hay chảy ra, dùng Bồ hoàng tán bột rắc vào (Thánh Huệ Phương).
(26) Chảy máu cam ra khắp tai, miệng, dùng Bồ hoàng, A giao sao chảy thành hạt, mỗi thứ nửa lượng lần uống 2 chỉ với nước và 1 chén nước sắc Địa hoàng uống lúc nóng, nơi chảy máu, bịt lại để cầm máu (Thánh Huệ Phương).
(9) Mửa ra máu bất luận gìa hay trẻ dùng Bồ hoàng tán bột lần uống nửa chỉ với nước sinh địa tùy theo lớn nhỏ để phân lượng hoặc bỏ vào một ít tóc rối bằng Bồ hoàng cũng có thể trị được chứng trẻ em đái ra máu (Thánh Tế Tổng Lục).
(10) Tức do bí tiểu, lấy vài bọc Bồ hoàng để trên thắt lưng chỗ có thận xong chổng đầu xuống hai chân lên trời từ từ thì thông (Trửu Hậu Phương).
(12) Ứ huyết do băng ở bên trong dùng Bồ hoàng tán nhỏ 2 lượng, lần uống 1 thìa khi nào ngưng thì thôi (Trửu Hậu Phương).
(13) Xuất huyết ruột, dùng Bồ hoàng tán bột dùng 1 thìa canh sắc uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Trị kinh bế do ứ huyết, sản hậu máu do xuống không dứt, đau vùng bụng dưới, tất cả các loại đau do ứ huyết: Bồ hoàng, Ngũ linh đều 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với rượu nóng (Thất Tiếu Tán – Cục Phương).
(7) Chảy máu cam do phế nhiệt, dùng Bồ hoàng, Thanh đại mỗi thứ 1 chỉ uống với nước mới múc dưới dòng sông lên, có thể không dùng Thanh đại mà bỏ tóc rồi bằng lượng (Thanh đại) bỏ tóc rối bằng Bồ hoàng uống với nước sắc Đại hoàng (Giản Tiện Đơn Phương).
(8) Mửa, khạc ra máu dùng Bồ hoàng tán bột 2 lượng uống với rượu hoặc nước lạnh hằng ngày lần 3 chỉ sao (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
(11) Chảy máu do đâm chém lịm ngất gần chết, dùng Bồ hoàng nửa lượng uống với rượu nóng (Thế Y Đắc Hiệu).
(14) Sa trực trường dùng Bồ hoàng trộn mỡ heo bôi vào ngày 3-5 lần (Tử Mẫu Bí Lục phương).
(15) Động thai muốn sinh nhưng chưa đủ tháng dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nhất Phương).
(16) Thúc đẻ dùng Bồ hoàng, Địa long rửa sạch, sấy khô, Trần bì, Quất bì mỗi thứ bằng nhau tán bột để riêng từng thứ, đợi khi nào sắp sinh thì sao 1 chỉ với nước mới múc lên dưới sông vào thì sinh mau, rất hiệu nghiệm (Đồ Kinh Bản Thảo).
(17) Trị nhau không ra, dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nghiệm Phương).
(18) Trị sản hậu ra huyết, ốm yếu chờ chết, dùng Bồ hoàng 2 lượng sắc uống (Sản Bửu Phương).
(20) Ứ huyết có cục ở dạ con bụng dưới dùng Bồ hoàng 3 lượng, uống với nước cơm (Sản Bửu Phương).
(21) Sản hậu bức rức, dùng Bồ hoàng 1 muỗng canh với nước chảy về phương đông rất hiệu nghiệm (Sản Bửu Phương).
(19) Sản hậu huyết ứ dùng Bồ hoàng 3 lượng sắc uống (Mai Sư Phương).
(22) Chấn thương trên cao té xuống, ứ huyết do bị đập đánh bên trong gây khó chịu bức rức dùng Bồ hoàng tán bột uống nóng với rượu lần uống 3 chỉ (Tắc Thượng Phương).
(23) Đau nhức các khớp dùng Bồ hoàng 8 lượng, Chế phụ tử 1 lượng, tán bột lần uống 1 chỉ với nước ngày 1 lần (Trửu Hậu Phương).
(27) Xuất huyết ở lỗ tai, dùng Bồ hoàng sao đen tán bột rắc vào (Giản tiện phương).
(1) Các loại bệnh thuộc huyết sau khi sinh: Bồ hoàng sao đen, Càn khương sao đen, Đậu đen sao, Trạch lan, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất, Sinh điạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(2) Đái ra máu: Bồ hoàng. Xa tiền tử, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(3) Băng huyết, Rong kinh: Bồ hoàng A giao, Nhân sâm, Bạch giao, Mạch môn, Xích phục linh sa tiền tử, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(4) Trị sưng lưỡi: Bồ hoàng sống, đặt dưới lưỡi liên tục (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(5) Trị các loại chấn thương do té ngã, ứ huyết, tích trệ trong bụng, dùng Bồ hoàng (sống) sắc đặc uống với nước tiểu trẻ nhỏ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị đàn bà thống kinh, sau khi đẻ máu dơ không xuống: Bồ hoàng 6g, Gừng lùi cháy 3g, Hắc đậu 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Hắc Thần Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thống kinh do ứ huyết trở trệ: Bồ hoàng 5 chỉ, Đơn sâm 1 lượng, Ngũ linh chi 5 chỉ sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
2. Lương huyết, chỉ huyết: Dùng trong các loại xuất huyết thuộc có nhiệt.
+ Trị ho ra máu, đàm có máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết: Bồ hoàng (than) 9g, Rượu và nước mỗi thứ một nửa, sắc uống (Bồ Hoàng Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xuất huyết tử cung do chức năng: Bồ hoàng than, Liên phòng (than), mỗi thứ 15g, sắc uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 24g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiểu ra máu: Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 9g, Sinh địa 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vết thương chảy máu: Bồ hoàng than, Cốt phấn, Ô tặc cốt, các vị bằng nhau, tán bột, rắc vào nơi chảy máu rịt lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Bồ hoàng cũng có công dụng chỉ huyết như Địa du, nhưng khác nhau Bồ hoàng tiêu được ứ huyết nhất là chữa được các chứng đau bụng, nhưng Bồ hoàng chỉ chữa về bệnh thực còn bệnh hư không dùng (Bách Hợp).
+ Bồ hoàng phá huyết vì vậy trị được những chứng hòn cục trong bụng, ngũ lao thất thương, huyết tích ứ, đau trước ngực làm nôn ra máu, chảy máu cam thì phải dùng Bồ hoàng làm thuốc chính để lương huyết, hành huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
1) Bồ hoàng thán (Sao cháy đen) có tác dụng chỉ huyết rất tốt, nó lại còn tác dụng so bóp tử cung (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).
CAM TOẠI
Tên Việt Nam:
Vị thuốc CAM TOẠI CÒN GỌI Củ cây Niền niệt, niệt gió,Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền (Biệt Lục), Lăng cao, Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú (Ngô Phổ Bản Thảo) Cam đài, Trung đài, Chí điên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ, Tùy thang cấp sư trung (Hòa Hán Dược Khảo).
Tác dụng:
Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác dụng giải độc tán kết.
Chủ trị:
+ Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng. Døng ngoài để trị thấp nhiệt sưng độc-
Liều dùng:
Dùng từ 1,5-3g. Tán bột mỗi lần uống 1-2g. Thuốc hơi khó sắc, chỉ nên tán bột uống. Dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ:
Vị này hạ rất mạnh, có độc, người suy nhược cần thận trọng. Người có thai kỵ dùng (Trung Dược Học).
+ Ghét Viễn chí, phản Cam thảo, Qua đế làm sứ cho nó thì rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
Cách dùng:
Cam toại thường chế với giấm (sao) để giảm độc tính của nó, tác dụng cũng tương đối hòa hoản hơn. Phần nhiều trộn làm thuốc viên.
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CAM TOẠI
Tính vị:
Vị đắng, tính lạnh, có độc (Trung Dược Học).
Quy kinh:
Vào kinh Phế, Tỳ, Thận
Tên khoa học:
Euphobia sieboldiana Morren et decaisne, Euphorbia kansui Liou. Họ Euphorbiaceae..
Mô tả:
Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơi hồng tím, lá dài hình viên chùy, mép nguyên, mọc đôi, lá dưới cuống hoa tương đối lớn, nở hoa đầu mùa hè màu nâu tím.
Thu hái, sơ chế: Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dài khoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàng trắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn, chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chất bột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàng trắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt.
Bào chế:
+ Lấy rễ gĩa nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nước thành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần cho đến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
+ Lấy bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắt mỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một phần Cám bằng nhau, cho tới khi vàng giòn. Có thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tề ni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lấy Cam đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch, xong đốt cho cháy cám ở ngoài (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Dễ sâu mọt, để trong thùng có lót vôi sống, đậy thật kín
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Thương hàn biến chứng thủy kết hung, dùng Cam toại bỏ vào thang “Hãm hung thang” uống rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Mặt mình sưng húp dùng Cam toại 2 chỉ, dùng thịt thăn của heo đực “Yêu tử” cắt làm 7 miếng, bỏ bột Cam toại vào lấy giấy ướt bao ngoài nướng chín ngày ăn một miếng, liên tục 4-5 ngày khi nào nghe sôi bụng, lợi tiểu là có hiệu quả (Trửu Hậu Phương).
+ Dưới tim như có cảm giác nước đọng đầy cứng, mạch Phục, bệnh nhân đi cầu là dễ chịu: Cam toại củ lớn 3 củ, Bán hạ 12 củ, sắc một thăng nước còn phân nửa, bỏ vào 5 củ Thược dược với 2 bát nước sắc lại còn nửa thăng bỏ bã, trộn với nửa cân mật ong sắc còn 8 phân uống (Cam Toại Bán Hạ Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Đại tiểu tiện không thông dùng bột Cam toại, bột miến sống trộn dẻo đều đắp vào giữa rốn rồi đơn điền rồi cứu 3 tráng, bên trong uống ‘Cam Thảo Thang’, khi nào thông thì thôi, lại dùng Cam toại 1 lượng trộn mật, chia làm 4 lần, ngày uống 1 lần thì thông (Thánh Huệ Phương).
+ Phù thủng, thở gấp dùng Cam toại, Đại kích mỗi thứ 1 lượng, sao lửa cho kỹ tán bột, lần uống nửa muỗng cà phê sắc với nửa chén nước sôi uống (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Bí đái tức tối khó chịu: bột Cam toại 4g uống với ‘Trư Linh Thang’ thì thông (Bút Phong Tạp Hứng Phương).
+ Phù thủng bụng căng đầy: dùng Cam toại (sao) 2 chỉ 2 phân, Hắc khiên ngưu 1 lượng 5 chỉ tán bột sắc, uốngtừng hớp (Phổ Tế Phương).
+ Phù thẳng căng đầy, đại tiểu tiện không lợi muốn chết, dùng Cam thảo 5 chỉ (nửa sống nửa sao), dùng Yên chi phôi tử 5 muỗng cà phê tán bột lần uống 1 chỉ, Bạch miến 4 lượng trộn nước làm như con cờ nấu với nước khi nào nổi lên là được rồi ăn nhạt, sau khi lợi đại tiểu tiện dùng tiếp “Bình vị tán” gia thục Phụ tử 2 chỉ sắc uống (Phổ Tế Phương).
+ Thận thủy lưu chú làm đùi gối co quắp, tứ chi sưng đau, dùng bài trên gia thêm Mộc hương 4 chỉ, mỗi lần dùng 2 chỉ lùi chín uống nhai với rượu nóng khi nào đái ra nước vàng thì có hiệu quả (Ngự Dược Viên Phương).
+ Trẻ em cam thủy dùng Cam toại (sao), Thanh quật bì, 2 vị bằng nhau tán bột, 3 tuổi dùng 1 chỉ uống với “Mạch nha thang”, khi nào đi ngoài được là thôi. Củ đồ chua mặn trong 3,5 ngày gọi là “Thủy bảo tán” (Tổng Vi Luận Phương).
+ Phù thủng thở gấp, đại tiểu tiện không thông dùng “Thập táp hoàn” gồm Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, các vị bằng nhau tán bột, lấy Táo nhục làm viên bằng hạt ngô đồng, lần uống 40 viên với ‘Xâm Thần Nhiệt Thang’ khi nào đi ra nước vàng là thôi, nếu chưa thì trưa hôm sau uống tiếp (Tam Nhân Phương).
+ Có thai phù húp thở gấp, bụng dưới đầy, tiểu không thông, đã dùng ‘Trư Kinh Tán’ nhưng không bớt, dùng Cam toại 2 lượng, gĩa nát, trộn mật viên bằng hạt ngô đồng lần uống 50 viên, hễ đi ra ngoài được là tốt nhưng phải uống ‘Trư Linh Tán’, nếu không đi được, lại uống tiếp (Tiểu Phẩm Phương).
+ Cước khí sưng đau, phong khí đập vào thận khí, hạ bộ ngứa dùng Cam loại nửa lượng. Mộc miết tử nhân 4 cái tán bột, thăn thịt heo 1 cái bỏ màng da xắt lát để dùng, lần 4 chỉ thuốc bỏ vào trong thịt bao với giấu ướt nướng chín ăn lúc đói với nước cơm, sau khi uống thì duỗi 2 chân răng, đi đại tiện xong phải ăn cháo trắng 2-3 ngày là có hiệu quả (Bản Sự Phương).
+ Sán khí sa dịch hoàn, dùng Cam toại, Hồi hương 2 vị bằng nhau tán bột uống lần 2 chỉ (Nho Môn Sự Thân).
+ Đàn bà huyết kết ở bụng nước căng đầy tiểu khó nhưng không khát nước là do thủy và huyết cùng kết lại ở huyết thất, dùng Đại hoàng 3 lượng, Cam toại, A giao mỗi thứ 1 lượng, 1 thăng rưỡi nước sắc còn nửa thăng uống thì huyết đó sẽ hạ (Trọng cảnh phương).
+ Nghẹn, nấc cụt, dùng Cam thảo trộn với miến nướng 5 chỉ, Nam mộc hương một chỉ tán bột, người mạnh lần uống 1 chỉ, người yếu uống 5 phân với rượu (Quái Bệnh Phương).
+ Tức ngực phát sốt, ra mồ hôi trộm đầu nhức vùng vai lưng dùng Cam toại bao với miến nấu với nước tương thật sôi bỏ iến đi rồi lấy cám nhỏ sao vàng tán bột, người lớn dùng 3 chỉ, trẻ em dùng 1 chỉ uống với mật khi ngủ. Cữ dầu béo, thịt cá (Phổ tế phương).
+ Tiêu khát hay khát nước dùng Cam toại (sao cám) nửa lượng, Hoàng liên 1 lượng tán bột nấu làm bánh bằng hạt đậu xanh, lần uống 2 viên với nước Bạc hà, Kỵ Cam thảo (Dương Thị Gia Tàng).
+ Trị phong đàm làm mê tâm khiếu, động kinh, đàn bà phong tà ở tâm huyết, dùng Cam toại 2 lượng tán bột, bỏ thuốc vào tim heo bao giấy lại nước chín bảo vào 1 chỉ Thần sa chia làm 4 viên, lần uống một viên với nước sắc ‘Tâm Tiển Thang’, đại tiện ra những vật độc là có hiệu quả, không nên uống tiếp (Toại Tâm Đơn - Tế Sinh Phương).
+ Mã tỳ phong dùng Cam toại bao với miến sắc 1 chỉ rưỡi, Thần sa (thủy phi) 2 chỉ rưỡi khinh phấn 1/4 muỗng cà phê. Lần uống nửa muỗng cà phê, 1 chút nước tương, nhỏ 1 giọt trên thuốc cho thấm xuống rồi bỏ nước tương đi, rót nước vào đó gọi là “Vô giá tán” (Toàn Ấu Tâm Giám).
+ Trị tê mất cảm giác đau nhức, dùng Cam toại 2 lượng, Tỳ ma nhân tử 4 lượng, Chương nảo 1 lượng tán bột làm bánh dán vào đó, trong uống Cam thảo thang (Vạn Linh Cao - Trích Huyền Phương).
+ Tai điếc đột ngột, dùng Cam toại nửa tấc ta, bọc lông lại nhét vào trong hai lỗ tai, trong miệng nhai Cam thảo thì tai tự nhiên thông (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị Can Tỳ sưng lớn, cổ trướng, đại tiểu tiện ít, mạch trầm sác có lực “” gồm: Cam toại 1 lượng, Nguyên hoa 1 lượng, Đại kích 1 lượng, Khiên ngưu tử 4 lượng, Binh lang 5 chỉ, Khinh phấn 1 chỉ, Mộc hương 5 chỉ, Thanh bì 5 chỉ, Tất cả tán bột trộn hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 1 chỉ, ngày 1 lần lúc đói với nước nóng (Chu Xa Hoàn). Cần chú ý bệnh tình phản ứng sau khi uống thuốc để dùng tiếp hoặc ngưng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thủy kết hung hiếp, đầy tức ngực, bón, mạch chứng đều thuộc nhiệt, các loại động kinh có đàm nhớt ủng thịnh: Cam toại 5 phân, Đại hoàng 3 chỉ, Mang tiêu 3 chỉ, sắc uống (Đại Hãm Hung Thang - Kim Quỹ Yếu Lược)
+ Trị sưng độc do thấp nhiệt các loại bỉ khối: Bột Cam toại trộn nước dán nơi sưng đồng thời sắc nước Cam thảo uống, dùng để triï các loại sưng độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị điên cuồng có thể dùng Cam toại 5 phân, Châu sa 3 phân, tán bột uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Cam toại chữa thủy kết có sức mạnh, chất nước ở trong người ta ngừng trệ lại ở chỗ nào thì cũng có thể sinh ra bệnh. Cam toại có tính thấu đến những chỗ nước ngưng kết đó, làm cho tiêu tán ra, công dụng chỉ có thể (Bách Hợp).
+ Vị Cam toại này, gần đây người ta dùng trong việc trị bệnh Huyết hấp trùng thời kỳ cuối, xơ gancổ trướng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
KHOAI LANG
Còn gọi là phần chư, cam thự, hồng thự, cam chư.
Tên khoa họclpomoea batatas(L.) Poir
Thuộc họ Bìm bìmConvolvulaceae.
A. Mô tả cây
Khoai lang là một loại cỏ sống lâu năm thân mọc bò, dài 2-3m, rễ mẫm thành củ, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình, thường hình tim xẻ 3 thùy, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành sim ít hoa ở đầu cành. Rất ít khi thấy quả và hạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây khoai lang được trồng ở nhiều nước nhiệt đới để lây củ ăn thay gạo. Công dụng làm thuốc chỉ
C.Thành phần hoá học
Củ chứa 24,6%tinh bột, 4,17% glucoza.
Khi còn tươi chứa 1,3% protein, 0.1% chất béo, các diattaza, tro có Mn, Ca, các Vitamin A, B, C, 4.24% tamin, 1.375 pentozan
Khi đã phơi khô chứa dextrin, axit clorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betanin, cholin.
Trong dây khoai lang có ađenin, betain, cholin, theo Garcia F trong ngọn dây khoai lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Do đó người bị đi đái đườngcó thể dùng dây khoai lang mà ăn.
D. Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng làm thực phẩm, làm nguyên liệu chế tinh bột khoai, ta có thể dùng khoai làn làm thuốc nhuận tràng. Phân mềm, không lỏng, không đau bụng. Ngày uống nước sắc, ăn cả lá với liều 60-100g lá tươi hoặc 30-40g lá khô, hoặc dùng củ như trên giới thiệu
CÂY MÍA
Còn gọi là cam giá
Tên khoa học Saccharum offcinarum L.
Thuộc họ Lúa Poaceae
A. Mô tả cây
Mía là một loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2-5m, đường kính 2-5cm, tận cùng bằng một túp lá, dài từ 30-100cm. Thân có đốt, giữa các đốt có chứa nhiều sacaroza.
Có nhiều thứ mía, mía de thân nhỏ, gầy và thấp, mía bầu thân to và cao, mía vỏ trắng, đỏ hay tím. Có thứ chứa nhiều đường, có thứ chứa ít đường.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mía vốn có nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nước. Mía được trồng ở những nơi đất phù sa, trồng bằng ngọn hay cả cây. Sau 11-18 tháng thu hoạch, thường người ta trồng mía lấy nguyên liệu làm đường, làm thuốc, người ta dùng cả cây tươi cắt thành từng khúc ngắn 2-3cm, chẻ 2 hay 4 với tên cam giá.
C.Thành phần hoá học
Trong thân mía có Sacarroza 7-10%, protein 0.22%, chất béo 0.5%.
Các chất men: Lacaza, tyrozinaza, oxydaza ba loại men này chỉ có trong nước mía no.
Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axit stearic và axit capronic.
Nước mía có màu nâu
D. Công dụng và liều dùng
Nước mía có tác dụng tiêu đờm, hết khát, bổ dưỡng.
Mía còn là nguyên liệu để chế đường, mật dùng làm thực phẩm và chế thuốc, chế rượu.
ĐẰNG HOÀNG
Còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, đom rông, roeng, gommegutte.
Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook.f
Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae.
Đừng nhầm vị đằng hoàng với vị hoàng đằng.
A. Mô tả cây
Cây to cao 10-20cm, thân nhẵn, thẳng đứng, cành ngả xuống đất. Lá mọc đối, cuống ngắn hình bầu dục hay hình mác, hai đầu hơi tù, phiến lá dai, nguyên nhẵn dài 10-20cm, rộng 3-10cm. Hoa khác gốc, hoa đực mọc ở nách lá, đơn độc hay tụ thành 3-6, có cuống có lá kèm nhỏ, hoa cái mọc ở nách lá, đơn độc to hơn hoa đực. Quả mọng hơi hình cầu, đường kính 2-5cm, phía cuống có đài tồn tại, 4 ngăn, mỗi ngăn có một hat hơi cong hình cung. Mùa hoa tháng 12-1, mùa quả tháng 2-3.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Theo những tài liệu cũ thì cay chỉ mới thấy mọc ở miền Nam nước ta, Cămpuchia và Thái Lan.
Tất cả các bộ phận của cây đều có những ống bài tiết nằm trong mô vỏ, trong libe, tủy và cả trong mô gỗ. Thường sau mùa mưa, người ta dùng rùi khía thành vòng xoắn ốc trên thân những khía sâu vài milimet từ dưới đất đến cành thứ nhất. Một chất dịch mủ màu vàng chảy ra được hứng vào các ống tre, sau một thời gian nhựa mủ đặc lại, hơ nóng đều ống tre cho nước bốc hơi hết đi, chẻ lấy vị đằng hoàng, mỗi cây 1 năm có thể cho 3 thỏi đằng hoàng dài 0.5cm, đường kính 4cm. Loại đằng hoàng này được chuộng nhất trên thị trường, nhưng có khi vị đằng hoàng còn hơi mềm, người ta nặn thành bánh hay thành miếng to nhỏ không đều.
C.Thành phần hoá học
Trong đằng hoàng có 70-80% chất nhựa 18-24% chất gôm, ngoài ra còn có tinh dầu, một ete phenolic.
Chất nhựa dưới dạng bột màu vàng, khi thêm kiềm ngả màu đỏ, không tan trong nước, tan trong cồn, ete, dung dịch kiềm nhẹ.
D. Công dụng và liều dùng
Đằng hoàng hiện nay ít dùng. Trước đây dùng làm thuốc tẩy nhẹ với liều 0.1-0.15g, với liều 4g có thể chết. Ngoài ra còn có tác dụng tẩy giun và tẩy sán.
LÔ CAM THẠCH
Còn gọi là chế cam thạch, cam thạch, phù thủy cam thạch.
Tên khoa hoc Calamina.
A. Nguồn gốc và tính chất
Lô cam thạch là muối kẽm có trong thiên nhiên. Vì trước đây người ta cho rằng, vị thuốc này thường thấy ở trong những lò đúc vàng, vị lại ngọt do đó có tên gọi.
Lô cam thạch là những cục to nhỏ, không đều màu trắng xám hay hơi xanh, chất hơi xốp, khi nếm có vị không rõ nét dính vào lưỡi.
B. Thành phần hóa học
Thành phố chủ yếu của lô cam thạch là chất kẽm cácbonat có lẫn những tạp chất như sắt, chì, crôm, magiê và cadmi.
C. Công dụng và liều dùng
Lô cam thạch là một vị thuốc thường được dùng trong đông y làm thuốc chữa đau mắtmụn nhọt.
Theo tài liệu cổ lô cam thạch có vị ngọt, tính ôn không độc, có tác dụng cầm máu, tiêu thũng độc, làm cho lên da non, sáng mắt, tàn màng, thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo vết loét.
CAM THẢO BẮC
Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu
Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.
A. Mô tả cây
Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
B. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
2. Tác dụng như coctison
Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.
C. Công dụng và liều dùng
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy.
Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.
1. Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
2. Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
Đơn thuốc có cam thảo
1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho
2. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magiê cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
3. Đơn thuốc chữa loét dạ dầy: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ.
4. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g.
5. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống 1-2 thìa con.
CHUỐI TIÊU
Tên khác:
Vị thuốc chuối tiêu còn gọi Ba thư, Bản tiêu, Đởm bình tiêu, Nha tiêu, Vô nhĩ văn tuyết (Hòa hán dược khảo), Cam tiêu (Biệt lục), Thiên thư (Sử ký chú), Thiệt danh hương tiêu (Cương mục thập di), Thủy tiêu ( Gia hựu bản thảo đồ kinh), Ưu đàm hoa (Phạn ngữ), Chuối tiêu (Việt Nam).
Tác dụng, chủ trị:
+Thanh Vị hỏa, giải nhiệt độc. Trị phù thũng, ho (TQDHĐT.Điển).
+Chuối chín làm tăng hồng cầu, huyết cầu tố, giúp giảm được tình trạng nhiễm Acid cho chế độ ăn nhiều thịt, mỡ hoặc quá nhiều ngũ cốc. Chuối chín tươi được coi là thuốc đối với người bị bệnh đường ruột kể cả tiêu chảy, lỵ; là thuốc lợi tiểu cho ngày.2 bị thũng, tăng hấp thụ cho trẻ bị suy dinh dưỡng (Trái cây và sức khỏe).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị trẻ nhỏ gầy ốm, suy dinh dưỡng, cam tích, cam còm: Chuối ngự (dùng loại thật chín) 12g, Thịt cóc (Cóc lột da, rửa sạch máu, mủ, bỏ hết tạng phủ, chỉ lấy thịt - nhất là ở 2 đùi, sấy khô, tán bột) 10g, Trứng gà (luộc chín, chỉ lấy tròng đỏ) 2g, ba thứ trộn chung, gĩa nhuyễn, làm thành viên 6g, sấy khô. Ngày uống 6-12g. (Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).
+Thuốc bổ dùng cho người mới bệnh nặng dậy, sút cân, kém ăn, mất ngủ, thiếu máu: Chuối tiêu bóc vỏ 15 quả, Lòng đỏ trứng gà luộc 15 cái, Gạo nếp 1kg, Men rượu 10 miếng. Gạo nếp nấu được cơm, để nguội; Chuối tiêu và lòng đỏ trứng gà nghiền nhỏ; Men rượu tán bột. Các thứ trộn đều, cho vào hũ sành ủ thành rượu, sau 20 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày ăn nửa chén vào lúc đói (Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).
+Trị hắc lào: lúc mới phát hiện, lấy quả chuối tiêu xanh, thái thành từng lát mỏng, xát liên tục lên chỗ ngứa (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam).
+Trị bạch đới: Ba tiêu căn (tươi) 250g, thịt heo 120g. Hầm cho nhừ, lấy nước uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị bị phỏng: Lá chuối tiêu, sấy khô, tán nhuyễn, trộn với trứng gà, đắp (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị ho, lao phổi: Hoa chuối (tươi) 60g, Phổi heo 250g, thêm nước, hầm cho nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị ngực đau thắt (tâm giảo thống): Hoa chuối tiêu tươi 250g, Tim heo 1 cái. Thêm nước, hầm cho thật nhừ, ăn (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị tai giữa viêm: dùng nõn chuối tiêu, 1 khúc, ép lấy nước côt, nhỏ vào tai. Ngày 2-3 lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị chứng tiêu khát, họng khô, miệng khát khớp xương phiền nóng: Rễ chuối tiêu tươi 1000g, ngày,2 nát, ép lấy nước. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày uống 2-3 lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị huyết áp cao, não xung huyết: Vỏ cây chuối hoặc quả chuối 30-60g, sắc uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị bàng quang viêm, tiểu gắt: Rễ cây chuối 30g, Hạn liên thảo 30g. Sắc, chia làm 3 lần uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị thai động không yên: Rễ cây chuối tươi 60g, thịt heo nạc 120g, thêm nước, hầm thật nhừ, ăn (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
+Trị băng lậu: Ba tiêu căn 250g, Thịt heo nạc 100g. Nấu nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).
Hiểu thêm về Chuối tiêu
Tên khoa học:
Musa Basloo Sieb. Et Zucc. Thuộc họ Musaceae
Mô tả:
Cây thảo, cao 5-6m, sống lâu năm. Thân cây tròn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống hình tròn có khuyết rãnh. Lá to, dài. Trái nằm trên buồng, có từ 6-8 nải, mỗi nải khoảng 12 trái. Trái nhỏ, dái, mùi thơm. Khi chín, vỏ vẫn mầu xanh nhưng khi chín mùi thì mầu vàng.
+Trong 100g phần ăn được, có bột đường (27,7g), chất đạm (1,1g), nước (74,1g), sinh tố C (9mg), B1 (0,03mg), B2 (0,04mg), Caroten (359 Unit), Calcium (11mg), Magnéium (42mg), Kalium (279mg), Sắt (0,56mong), 8,6% Fructos, 4,7% Glucos, 13,7% Sacaros. Trong chuối có nhiều Pectin, là 1 Glucid không có giá trị về mặt năng lượng nhưng là chất gíup cho sự tiêu hóa hấp thu tốt, chống nhiễm trùng đường ruột. Chuối cung cấp nhiều năng lượng nhất (trên dưới 100 Calori/100g nạc chuối chín tươi) vì chuối chứa nhiều bột đường nhất (Trái cây và sức khỏe).
Tính vị:
Vị ngọt, tính rất lạnh, không độc.
Tham khảo:
+ Cây chuối tiêu cho nhựa gọi là Ba Tiêu Trấp. Khi lấy nhựa chuối, dùng ống tre vót nhọn đầu, cắm vào thân cây chuối, nhựa chuối sẽ từ từ chảy ra, lấy chai hứng lấy, để dành dùng dần. Nhựa chuối có vị hơi ngọt, tánh lạnh, không độc. Có tác dụng trị chứng đầu phong, cuồng nhiệt, phiền khát, uống vào hễ nôn ra được là khỏi. Nước trấp chuối trị phỏng lửa rất hay. Nhựa chuối bôi có tác dụng làm đen râu, tóc và bớt rụng. Hoa chuối gọi là Ba Tiêu Hoa, vị ngọt, tính lạnh, không độc, nấu hoặc luộc ăn cũng tốt. Trị chứng tê, tim đau: đốt tồn tính, uống với nước muối. Rễ cây gọi là Ba Tiêu Căn, vị hơi ngọt, tính rất lạnh, không độc. Trị các chứng cuồng nhiệt lúc trời nóng, người bệnh mê man hoặc phiền nhiệt, phát cuồng, các chứng ung nhọt. Bị ung nhọt, đơn độc, sưng đau, đào củ chuối thối đắp vào mụn nhọt đang sưng nóng đau rất hay. Lá chuối gọi là Ba Tiêu Diệp, nghiền nát, trộn với nước Gừng, bôi, trị các chứng sưng độc mới phát (Bảm thảo cương mục).
+ Ăn vài trái chuối chín và uống nửa lít sữa đậu nành hoặc sữa bò coi như 1 bữa ăn đầy đủ dưỡng chất - Chuối gìa, chuối chín chưa hoàn toàn chứa nhiều tinh bột không tiêu hóa được, khó qua khỏi dạ dầy, có thể gây xót ruột non, gây đau bụng và táo bón. Vậy phải ăn chuối chín mùi, vừa dễ tiêu hóa vừa bổ dưỡng (Trái cây và sức khỏe).
+ Có kinh nghiệm cho rằng chuối gìa có tính lạnh, khó tiêu, nếu người dạ dầy và ruột có vấn đề thì không nên ăn. Người bình thường phổi yếu, nhiều đờm, nhât là có bệnh suyễn, bệnh sốt rét chưa khỏi hẳn, đều không nên ăn chuối gìa. Có người cho rằng dùng chuối gìa nấu với rượu có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Tuy chuối gìa có tính lạnh và đầy nhưng khi nấu với rượu gạo thì rượu có thể trừ được tính lạnh và đầy của chuối - Người bị bón kinh niên, huyết áp cao, động mạch xơ cứng, nên ăn chuối thường xuyên để điều hòa ruột và dạ dầy, làm mát rạng phủ. Nếu ăn chuối gìa, nên ăn sau bữa cơm. Đừng ăn nhiều, mỗi bữa chỉ ăn 1 quả là đủ. Chuối có công dụng dự phòng hiện tượng xơ hóa động mạch dẫn đến chứng chân tay tê dại (Chữa bệnh bằng thức ăn kết hợp với Trung y Trung dược).
+ Theo Giáo sư Khamian (Ấn Độ) thì những người bệnh bị loét dạ dầy được điều trị bằng chuối xanh đã cho kết quả khả quan. Chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy bên trong dạ dầy bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy. không những nó làm cho màng nhầy dầy lên đúng mức mà còn làm cho lớp màng dầy lên đến mức có thể hàn gắn nhanh chóng bất cứ chỗ loét nào hiện có. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chuối đều cho kết quả như vậy. Những chuối chín và chuối được phơi ở nhiệt độ cao không thực sự kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy. Mức độ hiệu quả của chuối cũng thay đổi tùy theo từng loại chuối. Vì thế, số lượng hoạt chất có trong loại chuối phải tùy thuộc vào giai đoạn quả chuối được hái, tùy thuộc nơi trồng và loại chuối được trồng. Các nhà nghiên cứu tạm đưa ra ý kiến: Một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp tránh được dạ dầy bị loét (Thông tin khoa học kỹ thuật 424/1988).
CAM XŨNG
Còn gọi là lưỡi cọp, đơn lưỡi cọp, đơn lưỡi hổ, lưỡi hùm.
Tên khoa học Sauropus rostratus Miq...
Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ cao 15-30cm, thân tròn có nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vết sẹo của lá đã rụng. Lá hình mác đầu tròn, mặt trên có những vằn ngang màu trắng xám, nom như lưỡi con hổ. Hoa nhỏ màu đỏ, mọc tụ họp trên thân cây. Mùa hoa quả, tháng 4-11.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở nhiều nơi vùng rừng núi. Được trồng làm cảnh do dáng và vằn của lá, lại xanh tươi quanh năm.
Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy không phải chế biến gì khác. Rễ về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Chữa trẻ con bị phù nề, thũng trướng, dùng chữa đau vú, ho, dị ứng, nôn mửa, đi ngoài.
Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc
BÀI THUỐC CHỮA RẮN ĐỘC CẮN
Cảm ơn cụ nguyễn văn triệu chia sẻ bài trị các loại Rắn độc cắn.
Lá Lưỡi hùm, rễ Cỏ may
Chữa rắn độc cắn, khỏi ngay tức thì
Mỗi Cây lá thuốc. Đều một nắm. khoảng: 50g đến 100g giã nát đi
Nước sôi Nguội bẩy chục 70. mili pha vào rồi.
Lắng trong cho uống một hơi
Còn bã đắp vết thương ngoài băng lên
Nửa giờ sau hết đau rên
Uống thêm lần nữa bệnh liền đoạn căn
Tôi từng kinh trị bao lần.
Tôi xin giới thiệu khi cần hiểm nguy.!
CÂY NHA ĐAM
Tên khác: CÂY ALOE VERA
( Tên khác: Cây dứa tàu, Nha Đam, Hổ thiệt, Lô Hội)
TRỊ ĐƯỢC MỌI CHỨNG UNG THƯ
(Các nhà khảo cứu mới tìm ra có thể trị được96 chứng bệnhKhác nhau)
22. Trị ung thư
Cây Nha Đam hay cây Lô Hội( Alore Vera), người Việt Nam đã biết sử dụng từ xa xưa, người ta thường nấu chè ăn để trị bệnh bao tử và giúp cho bộ phận tiêu hóa được điều hòa ... lại chữa bỏng rất tuyệt hảo. Còn cách trị bệnh ung thư thì không thấy nói đến, mãi tới khi có phái đoàn VN sang viếng Đất Thánh, trong đó có Cha Hoàng Minh Thắng, Ngài đã đọc tờ nguyệt san ” Thánh Địa” tháng 11 và 12, 1993; trong đó Cha Romano Zago, gốc Brazil, thuộc Dòng Phanxicô, hiện đang coi sóc Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh tại Be6lem, Ngài đã phổ biến về cây Aloe Vera, có thể chữa lành rất nhiều người, dù nhà thương đã từ chối. Cha thắng đã đem phương thuốc quí báu này về phổ biến khá rộng rãi, để ai mắc bệnh ung thư có thể áp dụng chữa trị.
Nhờ bài thuốc trên, tôi (L.M. Giacôbê) đã ứng dụng ngay để chữa trị bệnh cho Cha Cố Joseph N.D.M., hưu tại Chi Dòng Đồng Công. Ngài bị ung thư ruột đã tới thời kì thứ ba; 7 vị bác sĩ chuyên khoa đã hợp lại để chữa trị cho Ngài, nhưng sau cùng họ đã quyết định phải giải phẫu và cắt đi một khúc ruột. Bác sĩ đã cho thân nhân Ngài biết, vi trùng đã ăn ra ngoài ruột rồi, sau khi giải phẫu mấy tháng, họ sẽ phải làm therapy cho Ngài và chứng bệnh này chỉ hy vọng sống thêm dược 6-7 tháng nữa thôi.
Biết mình không còn sống được bao lâu nữa, Ngài xin về hưu tại Chi Dòng Đồng Công để dọn mình chết lành. Trong thời gian này Ngài đã uống Aloe Vera. Qua 5 tháng, Ngài đã phục hồi sức khỏe, có lúc đã tăng lên được 20 pounds( cân nặng !30 lbs) và sau 1 năm, Ngài về thăm cháu chắt, trước sự bỡ ngỡ của mọi người.
Một số người đã gọi điện thoại hỏi chúng tôi và nhiều người sau khi đọc qua tập sách gia truyền, đã áp dụng ngay, tất cả đều nói là thấy có kết quả khả quan và đã đi làm việc trở lại.
1.CÁCH BÀO CHẾ:
Lấy 2 lbs(hay 1 ký lô) lá Aloe Vera rửa sạch, cắt bỏ gai 2 bên rồi lấy máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn, trộn chung với 1 pound mật ong rừng (16 oz) (Mật tốt phải mua ở farm, nơi trồng nhiều cây ăn trái có nhiều hoa, ong hút nhụy làm mật).
Hỏi người địa phương để tìm nơi bán) thường bày bán cạnh đường hay trong farm ( mật ong mua chợ không tốt), pha thêm 3-4 muỗng ăn ( Tablespool) rượu mạnh làm thành một thứ xiro6. Nên cất vào tủ lạnh, để khỏi bị hư.
2.CÁCH SỦ DỤNG:
Trước khi sử dụng, lắc đều lên – Mỗi ngày uống 3 lần – Mỗi lần 1 thìa ăn phở( Có thể uống nhiều hơn) – Uống trước bữa ăn từ 15 phút hay nửa giờ.
Bình thường việc chữa bệnh kéo dài 10 ngày. Sau 10 ngày đi khám bác sĩ để biết đã tiến triển tới đâu. Nếu chưa khỏi sẽ uống tiếp.
Thường thường bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó, nhưn cần đi khám bác sĩ cho chắc ăn đã khỏi. Có thể uống thời gian lâu dài.
3.UỐNG NGỪA BỆNH:
Những người không bị bệnh ung thư, mỗi năm nên uống 10 ngày để ngừa bệnh.
§Mật ong là loại thực phẩm cơ thể con người có thể hấp thụ dễ dàng.
§Chất rượu mạnh làm giãn nỡ mạch máu dẫn chất mật ong lẫn với chất Aloe Vera tới mọi tế bào trong cơ thể: vừa nuôi dưỡng vừa chữa lành vết thương, vừa lọc máu.
4.PHÂN CHẤT:
Theo bảng phân chất của L.M. bác sĩ(Dòng Phanxicô) làm việc tại trung tâm nghiên cứu, Bắc Ý thì cây Aloe có các chất sau đây:
§13 chất khác nhau, chữa các chất trụ sinh chống lại vi khuẩn
§8 loại vitamine cần thiết làm lớn mạnh các tế bào, nuôi dưỡng cơ thể, chế tạo ra máu, điều hòa cơ thể và chữa lành vết thương.(Vit. A,B1,B2,B6,C,M ...)
§Cây Aloe Vera chứa hơn 20 chất muối đạm cần thiết cho cơ thể (Calco, Fosforo, Potassio ... )
CẤM KỊ DÙNG ALOE VERA:
§Người có thai không nên dùng.
§Những em dưới 13 tuổi cũng không nên dùng.
23. Trị huyết bạch
Dùng 2,3 lá lột vỏ, ăn sống với muối hay đường, hoặc nấu chè ăn.
24. Trị đau gan
Aloe khô 3 gr, cam thảo 5 gr, nấu nửa lít nước sôi kỹ còn ½ , chia uống 2 lần trong ngày
25. Trị máu mỡ (Cholesterol), tiểu đường, máu cao ...
LM. Đỗ B.C. được người giới thiệu cách điều trị các bệnh trên theo: Lá Aloe làm sạch, bỏ gai, xay nhuyễn. Mỗi lần uống 2 oz với 1/3 trái chanh vắt nước, trước khi ăn chừng 15 phút. Ngày 3 lần.
26. Bộ phận tiêu hóa
Ăn uống chậm tiêu, khó tiêu, bụng dạ bất ổn v.v... uống thường xuyên lá cây nha đam sẽ thấy kết quả tốt.
27. Trị bỏng, Đứt tay chân tuyệt vời:
Người bị bỏng dù nặng tới cấp 3 rồi, lấy chất thạch bên trong lá đắp vào vết bỏng sẽ mát dịu ngay, mỗi ngày thay 1 lần, sẽ mau khỏi mà không có thẹo. Đứt tay chân cũng làm vậy.
28. Giúp nhuận trường, trị táo bón
Thường xuyên chỉ nên dùng mỗi lần 1-2 gr là đủ. Nếu muốn đi cầu dễ hoặc muốn xổ thì uống từ 3 gr trở lên. Đi rất êm nhẹ và thoải mái. Khỏi cần phải uống thuốc nhuận trường.
29. Trị bệnh Sida
Có người nói bên Việt Nam đang chữa chứng Sida bằng ăn lá Aloe. Nếu trị được ung thư thì cũng trị được chứng bệnh này.
30. Trị ngứa ngáy, da sần sùi
Cắt 1 khúc lá lấy chất thạch bên trong bôi các chỗ ngứa, sẽ thấy êm dịu ngay.
Vì Aloe có thể nấu chè ăn thường xuyên làm thông tiểu, mát gan, thanh nhiệt,có thể trị được 96 bệnh, nên nếu ai mắc bất cứ bệnh gì mà trị không khỏi, hãy dùng Aloe hy vọng có thể khỏi bệnh.
31. Bệnh đi tiểu nhiều lần: (cách 1 giờ)
LM. Đỗ BC mắc chứng bệnh trên, làm cho mất ngủ; Ngài uống Aloe Vera chỉ có mấy tuần là dứt bệnh.
CÁCH SỬ DỤNG:
Có thể ăn tươi với muối hay đường hoặc nấu chè ăn. Có thể phôi khô, để dành nấu nước uống thay vì ăn tươi. Thường dùng từ 1-2 gr. Dùng trên 3 gr sẽ nhuận trường và xổ.
Tại sao Nha đam ( Lô hội) kết hợp mật ong chữa được bệnh ung thư :
Nha đam có tên khoa học là Aloevera, loại cây này được xem là một trong những cây quan trọng nhất chống ung thư hiện nay. Cơ chế hoạt động chống ung thư của Nha đam chính là nhờ antiproliferative của nó (do có chứa anthraquinone v.v), miễn dịch (do có chứa acemannan, polysaccharide mannose), chất chống oxy hóa, kháng sinh / diệt khuẩn / virus, và các thành phần khác.
Có một số người ủng hộ rằng Nha đam tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách trực tiếp tấn công các tế bào nhờ chất acemannan, do đó điều trị ung thư. Acemannan được cho là tăng cường hoạt động của các đại thực bào góp phần chữa bệnh ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra acemannan có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở chuột để tạo ra các cytokine (protein giết chết ung thư).
Ngoài ra, Nha Đam là một nguồn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các acemannan glyconutrient nói trên cũng như các vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng.
Mật ong có tác dụng khống chế tế bào ung thư
Tiến sĩ Nada Orsolic và cộng sự tại Đại học Zagreb (Croatia) đã tiến hành tìm hiểu tác dụng ngăn chặn và chữa trị ung thư của mật ong, sữa ong chúa cũng như các sản phẩm từ ong khác như keo, nọc ong.
Mật ong có tác dụng khống chế tế bào ung thư
Họ đã tiêm tế bào ung thư vào cơ thể chuột để tạo ra các khối u ở chúng. Sau đó, những con chuột được tiêm từng loại sản phẩm từ ong trước, cùng và sau khi tiêm tế bào ung thư.
Kết quả cho thấy, ở những con chuột được tiêm sữa ong chúa trước khi tiêm tế bào ung thư, sự phát triển của khối u đã bị chặn lại. Tuy nhiên, tiêm sữa ong chúa sau khi tiêm tế bào ung thư lại kích thích sự phát triển của các khối u. Trong khi đó, tiêm sữa ong chúa cùng lúc với tế bào ung thư có tác dụng ngăn chặn sự di căn của ung thư. Tiêm mật ong vào các khối u làm giảm đáng kể sự lây lan của ung thư.
Cách thực hiện bài thuốc:
– Lấy khoảng 1kg lá rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên rồi lấy máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn, trộn chung với nữa lít mật ong(phải dùng mật ong rừng).
– Pha thêm 3 đến 4 muỗng Rượu mạnh làm thành một thứ Xiro. Nên cất vào tủ lạnh, uống dần.
– Trước khi dùng phải lắc đều. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống một muỗng lớn, uống trước bữa ăn khoảng 15phút.
– Bình thường việc chữa bệnh kéo dài 10 ngày, sau 10 ngày đi khám để biết bệnh tiến triển tới đâu. Nếu chưa khỏi sẽ uống tiếp, có thể uống thời gian lâu dài.
Lưu ý:
– Những người không bị bệnh ung thư mỗi năm cũng nên uống 10 ngày hoặc nấu chè ăn để phòng bệnh.
– Mật ong là loại thực phẩm cơ thể con người hấp thụ dễ dàng.
– Chất rượu mạnh làm giản nỡ mạch máu dẫn chất mật ong lẫn với chất Aloevera tới mọi tế bào trong cơ thể: Vừa nuôi dưỡng, vừa trị lành vết thương, vừa lọc máu.
CÂY LƯỢC VÀNG
Tìm hiểu sơ lược về cây lược vàng
Cây lược vàng còn có tên gọi khác là cây lan vòi hay địa lan vòi, hoặc lan rủ còn tên khoa học là “” callisia fragrans”” thuốc họ thài lài commelinaceae. Lược vàng là 1 loại cây thảo sống lâu năm, thân đứng cao từ 15-45 cm có thân bò ngang trên mặt đất, thânlược vàngchia làm nhiều đốt và có nhánh, lá đơn mọc so le, các phiến lá thuôn hình ngọn giáo có bề mặt nhẵn bóng, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới, bẹ lá ôm kích lấy thân. Trong cây lược vàng có chứa các lipid béo, axit béo, axit hữu cơ, các vitamin BB, B2 và 1 số sắc tố karoten, flavonoid và steroid.
Cây lược vàng thường được trồng làm cây cảnh ở khá nhiều gia đình Việt Nam và một số nước trên thế giới. Cây có nguồn gốc từ Mexico được di thực sang nước Nga rồi đến Việt Nam. Thời gian đầu Lược vàng được sử dụng làm cây cảnh sau đó bắt đầu được sử dụng làm thuốc ở tỉnh Thanh Hóa cách đây hơn 10 năm dựa trên những tài liệu cổ xuất sứ từ nước Nga. Tuy nhiên đến năm 2007, cơn sốt lược vàng bắt đầu bùng phát tại tỉnh này sau đó lan rộng ra các tỉnh, thành phố khác của cả nước.
Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng
1. Cách chữa đau dạ dày:
* Dùng lược vàng + mật gấu trị ung thư dạ dày
50gr lá lược vàng tươi giã nất chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + một giọt mật gấu ă sống ngày một lần lúc đói liên tục trong 1 tháng là khỏi bệnh.
2. Tác dụng cây lược vàng với một số bệnh thông thường (theo kinh nghiệm người dùng có thật):
– Bệnh nổi mẩn, ngứa:Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch).
– Bệnh ho khan kéo dài:Mùa đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.
– Bệnh sưng chân răng và nhức răng:Bị sưng mộng răng, nhức nhối, má xưng như lên quai bị… Dùng 3 lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm. Trước khi nhai xúc miệng nước muối pha loãng. Làm như vậy 3 ngày liền, má hết xưng, chân răng không đau nhức nữa!
– Bị côn trùng cắn:Bị côn trùng đốt bị ngứa và có hiện tượng xưng tấy. Hái lá lược vàng nhai nuốt nước, lấy bã chà sát vào chỗ xưng tấy nhiều lần. Sẽ không đau nhức nữa, vầng đỏ cũng không còn…
– Bọ rời leo:Bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Dùng lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong…
3. Tác dụng trong việc chữa bệnh đau lưng
Đau lưng là một trong những bệnh thuộc phạm vi chữa trị của cây lược vàng. Nếu bạn đang bị đau lưng thì có thể dùng cây này để chữa trị theo những cách sau:
1. Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá)
2. Cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con), ngày dùng 3 lần.
3. Lấy lá lược vàng ngâm với rượu để xoa bóp bên ngoài cũng rất tốt (khuyến khích)
4. Dạng dầu: dạng dầu này chữa các chứng đau lưng, viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau và có thể dùng trị bệnh ngoài da. Các bạn lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng 3 tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu và cất nơi mát.
Đây là cách thủ công và dễ làm nhất các bạn có thể tham khảo.
5. Dạng thuốc mỡ: Các bạn hãy cắt nhỏ toàn cây lược vàng và nghiền nát. Sau đó trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Với dạng thuốc mỡ này các bạn có thể bôi lên các vùng bị đau nhức hay các trường hợp cứng khớp, viêm khớp hay các vùng da bị tê cóng, bầm tím…
Cây lược vàng chữa bệnh đau lưng là một bài thuốc từ thiên nhiên rất hiệu quả, rẻ tiền và an toàn. Do đó nếu bạn đang bị những cơn đau lưng hành hạ thì đừng ngần ngại mà thử ngay nhé.
4. Tác dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường
Theo kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường với cây lược vàng họ dùng với liều 6 lá/ngày, chia làm 3 lần. Cứ dùng như vậy được 2 tuần lễ thì lại ngưng một tuần, sau đó lại tiếp tục. Kết quả đường huyết rất ổn định.
5. Chữa bệnh gan
Để chữa bệnh gan các bạn có thể làm theo 3 bài thuốc sau đây:
– 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt ( hoặc ăn cả bã cũng rất tốt) với 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống có thể trị đầy hơi không tiêu, xơ gan cổ trướng, u gan lành tính,viêm ống dẫn mật, sỏi mật. Dùng liên tục 5 ngày nghỉ 5 ngày sau đó uống tiếp. Có thể uống trong vòng 1 tháng bệnh sẽ có chiều hướng thuyên giảm.
– 50gr lá lược vàng, 50gr cây màng màng ( bòng bong) ngâm với một ít rượu trắng để chỗ mát 1 tháng dùng chữa bệnh ung thư, xơ gan cổ trướng. Cách uống: Uống 2 lần một ngày mỗi lần khoảng 1 muỗng canh nhỏ
– 2 lá lược vàng, 7-9 lá mồng tơi( nam 7, nữ 9 ) giã nhuyễn lấy nước cốt uống vào buổi tối sau khi ăn liên tục từ 5-10 ngày trị các bệnh nóng gan do hỏa vương, viêm gan siêu vi B, C, gan nhiễm mỡ, lở miệng do nóng.
6. Trị vẩy nến bằng cây lược vàng
Trường hợp đầu tiên là Chị Phạm Ngọc B, 45 tuổi, nhà ở tổ 3 thị trấn Kim Bài – Thanh Oai- Hà Nội bị bệnh vảy nến từ tháng 2/ 2009 và đã đi chữa trị ở khắp nơi từ Bệnh viện Da Liễu Hà Nội tới các phòng khám Đông y nhưng không nơi nào giúp chị chữa khỏi bệnh. Mãi đến tháng 3/2011, một người bạn biết được công dụng của cây lược vàng mới giới thiệu cho chị sử dụng. Thế là từ đó mỗi ngày chị lấy 6 lá lược vàng giã ra chắt lấy nước chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút. Mặc dù những ngày đầu sử dụng thấy chân các vảy rớm máu rất đau và khó chịu nhưng chị vẫn kiên trì dùng thuốc. Không ngờ chỉ sau hai tháng các vảy bắt đầu rụng hết, vùng da bị bệnh bắt đầu nên da non. Tháng 6/2011 chị bình phục sức khoẻ hoàn toàn , da chân da tay trở lại bình thường, tóc không còn rụng nữa. Hiện giờ chị vẫn tiếp tục sử dụng lược vàng để phòng bệnh tái phát.
7. Cây lược vàng ngâm rượu có tác dụng gì?
* Cách ngâm rượu cây lược vàng
Cắt một đoạn thân cây Lược vàng dài 12 đốt mắc, sắt thành mỏng rồi ngâm với hai xị rượu trắng. bảo quản đậy kín trong thời gian 10 ngày. Nhớ để trong bóng tối.
* Cách uống rượu cây Lược vàng
– Uống trước bữa ăn 30 phút,
– Mỗi lần uống 25 giọt.
– Mỗi ngày uống từ 1 đến 2 lần,
– Mỗi đợt là 10 ngày
– Cứ uống mỗi đợt 10 ngày thì ngưng 7 ngày
– Sau khi ngưng 7 ngày, xong thì tiếp tục uống 7 ngày
– Sau khi ngưng 7 ngày xong thì tiếp tục uống đợt kế tiếp
– Cứ thế uống cho đến khi hết bệnh.
8. Ngoài ra cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm môi trường trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh về đường hô hấp.
– Với những bệnh nhân bị viêm phổi hoặc ung thư phổi: đặt chậu cây lược vàng gần giường bệnh nhân.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:225.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh