CÂY KHỔ SÂM Cây khổ sâm
Chữa bệnh đường tiêu hóa
Tên khác: Kê cốt hương, cù đèn, co chạy đón.
Mô tả:Đây là loại cây thấp, cao 1-1,5mét. Lá mọc so le, lá hình mũi mác, dài 5–9 cm, rộng 2–3 cm, bìa nguyên, đầu nhọn. Hai mặt lá có lông mịn, mặt dưới lá có ánh bạc. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Mùa hoa quả tháng 5-8. Quả có 3 mảnh vỏ, hạt hình trứng, màu nâu.
Bộ phận dùng: Lá
Nơi sống và thu hái:Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hoặc vườn thuốc ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Thường trồng bằng gieo hạt hay trồng bằng cành vào mùa xuân, Thu hái lá khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.
Tính vị, tác dụng:Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng.
Công dụng:Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, viêm loét dạ dày-tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hoá kém. Ngày dùng 15-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Bài thuốc kinh nghiệm:Có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1.Chữa loét dạ dày tá tràng:
a. Phương 1:
Lá khổ sâm 12g
Lá khôi 40g
Bồ công anh20g
Uất kim 12g
Hậu phác 12g
Ngải cứu 8g
Cam thảo8g
Cách dùng:Sắc uống, hoặc nấu cao pha siro uống.
b. Phương 2 :
Lá khổ sâm 12g
Bồ công anh 12g
Nhân trần 12g
lá Khôi 10g
Chút chít 10g
Cách dùng:Tán bột, mỗi ngày uống 30g với nước đun sôi để nguội.
Bài 2.Chữa đau bụng lâm râm, hay sau khi ăn đau bụng, khó tiêu:
Lá Khổ sâm 40g
dây ngấy hương 40g
Cách dùng:phơi khô, thêm 3 lát gừng, sắc uống. Thường dùng sắc 2 thứ lá trên uống thay trà.
Bài 3.Chữa kiết lỵ hay đau bụng đi ngoài:
Dùng lá Khổ sâm và lá Phèn đen mỗi thứ một nắm sắc uống, hoặc lá Khổ sâm, Rau sam, Cỏ sữa, Nhọ nồi, Lá mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống, ngày 1 thang.
Bài 4.Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân:
- Hái mấy lá Khổ sâm, nhai với mấy hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với một miếng gừng sống.
Bài5.Chữa vẩy nến:
Khổ sâm 15g
Huyền sâm 15g
Kim ngân15g
Sinh địa 15g
quả ké 10g
Cách dùng:tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.
Bài 5.Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn:
Dùng lá Khổ sâm, Kinh giới, lá Đắng cay, lá Trầu không, nấu nước xông và tắm rửa. QUẢ LA HÁN Quả La Hán
Tên khoa học Momordica grosvenori Swingle
thuộc họ bầu bíCucirbitaceae
Tên vị thuốc:La hán
Tên khoa học:Momordica grosvenori Swingle.
Tên gọi khác:La hán quả, Quang quả mộc miết, Giả khổ qua.
Tính vị quy kinh:La hán có vị ngọt, tính mát, không độc; vào 2 kinh Phế và Đại tràng.
Mô tả:La hán là cây đặc sản của vùng Quế Lâm, thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, nhập khẩu vào nước ta từ nhiều năm nay.
Quả la hán là quả chín của loài cây có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle. Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Đó là một loại cây mọc leo, hoa đực mọc thành bông, phiến hoa bao nhỏ. Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính 4 - 6cm, hình cầu hay hơi trái xoan; bên trong có hạt và cơm màu nâu nhạt, với mùi thơm đặc trưng.
Vào các tháng 9-10, người ta hái quả về, trải trên mặt đất phẳng cho chín. Sau khoảng 8-10 ngày, vỏ quả sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Dùng lửa sấy, khi lắc thấy bên trong có tiếng kêu là quả đã khô. Sau đó chải sạch lông, bọc giấy, cho vào hòm bảo quản để dùng làm thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Theo Đông y:Trái la hán có vị ngọt, tính mát; vào 2 kinh Phế và Đại tràng. Có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. Do đó thích hợp nhất với những người có thể chất nhiệt, có bệnh lý hô hấp và tiêu hóa thuộc thể "nhiệt" theo cách phân loại của Đông y. Người thể chất "dương hư" thì không nên lạm dụng. "Dương hư" còn gọi là "hư hàn", dân gian gọi là "tạng hàn"; thường có những biểu hiện: Thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng trơn, ...
Theo nghiên cứu hiện đại:Quả la hán giàu chất dinh dưỡng và có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì.
Công năng chủ trị :Nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị ho do phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, viêm amiđan, viêm dạ dày cấp tính, đại tiện bí kết. La hán có tác dụng chữa sốt, dịu cổ họng, long đờm, chữa ho.
Hiện tại, trên lâm sàng thường sử dụng trong các trường hợp bệnh lý được Tây y chẩn đoán là: Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính; viêm đường hô hấp trên thuộc thể "nhiệt đàm úng phế" (theo cách phân loại của Đông y); chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp thuộc thể "nhiệt độc uẩn kết"; táo bón kinh niên thuộc thể "tân khuy tràng táo" (thiếu thể dịch, ruột khô).
Tác dụng chữa bệnh:Nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho (trấn khái) và trừ đờm (khư đàm) rõ ràng; còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch tế bào của cơ thể, như sinh tân chỉ khát, bổ sung tân dịch cho người âm hư nội nhiệt, cơ thể háo khát, gầy mòn, khí huyết hao tổn, huyết áp thấp.
Liều dùng, cách dùng:Ngày uống 15 - 30g dạng thuốc sắc.
Kiêng kị:người tỳ vị hư hàn không dùng, ho do phế hàn có ngoại cảm phối hợp với thuốc khác.
Bài thuốc kinh nghiệm:
(1) Chữa viêm họng:La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày.
(2) Chữa mất tiếng:La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
(3) Chữa ho gà (bách nhật khái):La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống; hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn.
(4) Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh:Dùng quả la hán 20g, phối hợp với tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g; sắc nước uống trong ngày.
(5) Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao:La hán 60g, thịt lợn nạc 100g; 2 thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chín, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm.
(6) Chữa táo bón:Dùng quả la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.
Kết luận:La hán có tác dụng như loại "thực phẩm chức năng", thích hợp nhất với những người có thể chất "nhiệt". Với người bình thường, cũng có thể sử dụng như một loại nước uống giải khát trong những ngày trời nóng. CÁ NÓC Còn gọi là cá cóc.
Tên khoa học: Tetrodon Ocelatus.
Họ khoa học: Tetrodontidae.
Mô tả: Thuộc bộ cá Nóc (Tetrodontiformes), thân ngắn, vảy kém phát triển. Miệng có răng hình mỏ vẹt, phần lớn ở bể nóng, có loài sống ở nước ngọt. Nhiều loài có chất độc trong gan ruột nên ăn phải có thể bị ngộ độc chết người. Cá nóc thường hay hút không khí vào một cái túi lớn thông với thực quản, làm cho bụng trướng lên rất to, cá sẽ ngửa bụng lên trời để cho sóng đánh đi. Nằm như vậy, cá sẽ không sợ giống gì hại nổi, vì mặt dưới là lởm chởm đầy gai.
Phân biệt: Khoa động vật đã thống kê được 60 loài cá Nóc, trong đó có chừng 30 loài là có độc.
1- Cá Nóc 4 răng (Tetrodon), mình có gai rất nhỏ. Mỗi hàm có 2 răng lớn, ở Việt Nam có nhiều loài như Tetrodon Orellatus (cá Nóc hạt mít), Tetrodon Inemis, Tetrodon Naritus (cá Nóc vàng), Tetrodon Lunaris (cá Nóc gáo).
Cá nóc hai răng hay cá Nhím (Diodon Hystrix) mỗi hàm chỉ có 1 răng. Mình có nhiều gai lớn dài dựng lên được như gai nhím, hoặc Diodon Holaianthua.
Ngoài ra còn có cá đầu hay cá mặt trăng (Orthagoriseus Mola) có mình tròn, dẹp, đuôi cụt, cá Nóc hòm (Ostracion Gibbosus).
2- Hà đồn còn chỉ con Spheroides vermicularis T. Et, S (Logocephalus Vermicularis), Hổ quy (Spheroides rubriques T, Et S), V,V...thuộc họ Spheroide.
Liều dùng: 3-9g.
Ngộ độc: Thịt cá Nóc không độc, nhưng chất độc thường bị ngộ độc là do trong trứng và ruột bị dập mà ngấm qua thịt, làm cho thịt cũng có chất độc, cho nên có nhiều trường hợp sau khi đã bỏ nội tạng đi mà vẫn bị ngộ độc. Sau khi ngộ độc thường xuất hiện các triệu chứng tê môi tê lưỡi, cảm giác kiến bò ở đầu tứ chi, sau đó là nôn mửa, Chóng mặt, tê tím, hạ huyết áp. Sau 2 giờ không cứu chữa kịp thì chết. CÁ NGỰA Cá ngựa có nhiều loài như cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa thân trắng, cá ngựa chấm, cá ngựa Nhật... Tất cả các loài này đều được dùng làm thuốc; nhưng nhiều người cho rằng loại trắng và vàng là tốt hơn cả.
Cá ngựa là một vị thuốc trong Đông y, còn được gọi là hải mã, thủy mã, hải long. Gọi là hải mã vì loài động vật này có cái đầu giống đầu ngựa. Nó sống ở vùng nước gần bờ, nơi nước trong, có độ muối cao, ven biển Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia...
Cá ngựa có thân dài 15-20 cm, có khi đến 30 cm, màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi xanh đen. Toàn thân được cấu tạo bởi những đốt xương vòng. Gọi là cá nhưng nó không có vây và đuôi như đuôi cá. Đuôi nó giống như cái móc hình xoắn ốc, gồm khoảng 40 đốt xương, dài bằng hoặc hơn phần thân để quấn vào các đám tảo hay các nhánh san hô dưới biển, giữ cho thân thẳng đứng. Cá ngựa đực có túi trước ngực (một nếp gấp dưới da) để hứng và ấp trứng do cá cái đẻ.
Cá ngựa đã được ghi trong bộ sách thuốc "Bản thảo cương mục thập di" của Triệu Học Mẫn (Trung Quốc, thế kỷ 18). Nhiều vùng ở Việt Nam cũng biết dùng loại cá này để làm thuốc. Các ngư dân khi bắt được cá ngựa thì mổ bỏ ruột, phơi khô hoặc sấy để làm thuốc (khi dùng thì tẩm rượu, sao qua, tán bột). Tuy nhiên, loại cá này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam vì số cá thể trong thiên nhiên ngày càng giảm sút sau những đợt săn bắt ráo riết của con người.
Tác dụng chữa bệnh của cá ngựa
Cá ngựa vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, tiêu báng hòn, nhọt sưng, thúc đẻ, chữa liệt dương ở nam giới và hiếm muộn ở phụ nữ. Để chữa sản phụ đẻ khó, dân gian thường lấy cá ngựa đốt tồn tính, tán bột, uống 10 g, đồng thời tay cầm cá ngựa.
Cũng theo kinh nghiệm dân gian, việc dùng cá ngựa một đôi sấy khô vàng, tán bột, uống ngày 3 lần (mỗi lần 1 g, dùng nước chiêu thuốc) có thể chữa liệt dương ở nam giới và vô sinhở nữ giới.
Cách sử dụng cá ngựa phổ biến nhất là ngâm một đôi trong rượu để uống. Người bán thường buộc từng cặp 2 con bằng nhau, coi như một đực một cái. Cũng có thể kết hợp cá ngựa với ba kích, hồ đào, phà cố chỉ, nhân sâm (lượng bằng nhau) làm viên uống với rượu, mỗi ngày 20-30 g. CÁ TRẮM Mật cá trắm vị thuốc chữa đau mắt, họng đau" "Mật cá trắm vị thuốc chữa đau mắt, họng đau" Còn gọi là thanh ngư
Tên khoa học Mylopharyngodo piceus richardson (trắm đen), Ctenopharyngodo idellus Cuvier et Valenciennes (trắm cỏ).
Thuộc bộ cá chép Cyprinoidei
A. Mô tả con vật
Có hai loại cá trắm là cá trắm đen và cá trắm cỏ.
Cá trắm đen thuộc loài cá nuôi cỡ lớn ở nước ta. Con lớn nặng nhất có thể tới 40-50kg. Cá lớn rất nhanh, sau 2 năm có thể nặng tới 3kg.
Cá trắm đen thuộc loại ăn tạp, ăn giun ấu trùng, côn trùng, đặc biệt thích ăn các loại nhuyễn thể lớn như trai, ốc, hến. Cá trắm đen sống ở tầng đáy, bộ răng phát triển mạnh nên có thể nghiền vỡ vỏ của nhuyễn thể cỡ lớn. Cá trắm đen có cách ăn khá đặc biệt, sau khi nghiền vỡ vỏ của nhuyễn thể, nó phun thức ăn ra ngoài và chỉ đớp lấy phần thịt.
Cá trắm cỏ hay cá trắm trắng cũng là loại cá nuôi cỡ lớn, có con nặng tới 35kg.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cả hai loại cá này được nhân dân nuôi trong hồ ao, ngòi, sông, chủ yếu để lấy thịt. Trước đây người ta chỉ hay dùng mật cá trắm đen, nhưng nay dùng cả mật cá trắm trắng.
Khi mổ cá lấy túi mật dùng tươi hay phơi sấy khô, có khi lấy nước mật tẩm vào giấy bản phơi hay sấy khô dùng dần.
C.Thành phần hoá học
Trong mật cá trắm đen và trắm trắng đều có những sterol tương tự như những sterol trong một số mật cá khác như cá chép, cá mè. Những chất khác và hoạt chất chưa rõ.
D. Công dụng và liều dùng
Mật cá trắm là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân. Trong nam dược thần diệu của Tuệ Tĩnh có ghi mật cá trắm trị tắc họng, mắt mờ, đồng thời có giới thiệu đơn thuốc có sử dụng mật cá trắm như sau:
Chữa mắt đỏ kéo màng: Lấy nước mật cá trắm thường nhỏ vào mắt.
Chữa họng mọc mụn, sưng tê: Mật cá trắm một cái phơi khô, mỗi khi dùng chút ít, hòa với mật ong mà ngậm là thông.
Chữa mình sưng cứng như đá, đau đớn quá, không chịu nổi: Mật cá trắm 7 cái hoặc mật cá diếc cũng được, dùng lụa tơ tằm 8-12g đốt ra tro, nghiền nhỏ hòa với nước mật cá, lấy lông vịt phết thuốc vào, độ nửa giờ là mềm lại
Chữa đờm dãi trẻ con ủng trệ: Mật cá trắm 1 cái, khô phàn nửa phần, đại hoàng 1 ít. Sắc lá xương sông cho đặc lấy nước mài với 3 vị trên mà cho uống, lại lấy lông gà ngoáy vào cổ họng. CÂY LIM Còn gọi là xích diệp mộc, cách mộc
Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliv.
Thuộc họ vang Caesalpiniaece.
A. Mô tả cây
Lim là một loại cây to, có thể cao hơn 10m hoặc hơn nữa. Lá ha lần kép lông chim với 3 đôi lá chép cấp 3, lá chét 9-15, mọc so le, nhọn, nhẵn, bóng ở mặt trên, dài 5-7cm, rộng 25-30mm. Hoa màu trắng mọc thành chùy đơn độc hay tập chung ở nách lá. Quả thuôn dài 20cm, rộng 35-40mm, hạt màu nâu, hơi hình trứng, dẹt và hơi có dìa ở đỉnh, xung quanh có rãnh.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Lim là một cây mọc phổ biến ở nước ta nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc. Thường người ta chỉ khai thác gỗ làm nhà, làm đồ dùng. Không thấy dùng làm thuốc, chỉ nói mạt cưa gỗ lim, nấm lim là có độc.
C.Thành phần hoá học
Cây lim của ta chưa thầy có tài liệu nghiên cứu, nhưng nhiều loài khác chứa trong vỏ những ancaloit rất độc.
D. Công dụng và liều dùng
Như trên đã nói vỏ lim hiện chưa được dùng làm thuốc thường chỉ là nguyên nhân của một số trường hợp ngộ độc, nhưng nấm mọc trên cây lim được sử dụng chữa nhiều bệnh. PHỤ TỬ Tên khác:
Vị thuốc phụ tử còn gọi Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục),
Tác dụng:
+ Tính tẩu mà bất thủ, thông hành các kinh (Y Học Khải Nguyên).
+ Thông hành 12 kinh (Dược Tính Thiết Dụng).
+ Ôn Thận, hồi dương, hành thủy, chỉ thống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ Trị:
+ Trị các chứng vong dương, dương hư, hàn tý, âm thư (Trung Dược Học).
+ Trị vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Sợ Ngô công, ghét Phòng phong, Hắc đậu, Cam thảo, Hoàng kỳ, Nhân sâm(Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Tương phản với Phòng phong (Trân Châu Nang).
+ Uống Phụ tử để bổ hỏa tất làm cho thủy bị cạn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Úy Lục đậu, Ô cửu, Tê giác, Đồng sấu. Kỵ Xị trấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người không phải là Thận dương bất túc mà hư hàn nặng: cấm dùng. Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Âm hư dương thịnh, có thai: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngộ độc: Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu có dấu hiệu: chảy nước miếng, muốn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ: Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống để giải (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 3- 15g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh: Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể lạnh, các chứng lãnh khí: Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).
+ Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng: Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ,, cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh: Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm (Ký Tế Hoàn – Y Môn Pháp Luật).
+ Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối: Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương).
+ Trị răng đau do âm hư: Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).
+ Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g, Ngũ vị tử 6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g, uống (Hồi Dương Cấp Cứu Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng: Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn).
+ Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát: Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Aconitum fortunei Hemsl- Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).
Mô Tả:
Cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá chia 3 thùy, đường kính 5-7mm, hình trứng ngược có răng cưa ở nửa trên. Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dày, dài 6-15cm. Lá bắc nhỏ. Bao hoa gồm 5 bộ phận trong đó có 1 cái hình mũ, 2-5 tuyến mật. Quả có 5 đại mỏng như giấy, dài 23mâm, hạt có vảy ở trên mặt.
Mọc hoang ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, vùng Tây Bắc
Thu hái:
+ Vào tháng 8, trước khi hoa nở (Dược Liệu Việt Nam).
+ Khoảng Hạ chí (18 đến 28 tháng năm Âm lịch)
Bộ phận dùng:
Rễ củ. Củ cái gọi là Ô đầu, củ con đã chế gọi là Phụ tử.
Mô tả dược liệu:
+ Diêm Phụ Tử: Hình dùi tròn, dài khoảng 6,6cm, đường kính 3,3cm. Đầu củ rộng, chính giữa có vết mầm trở xuống, thân trên béo, đầy, chung quanh co sphân chi nổi lên như cái bướu, thường được gọi là ‘Đinh giác’. Bên ngoài mầu đen tro, bao trùm bột muối. Thể nặng, chỗ cắt ngang mầu nâu tro, có những đường gân lệch hoặc giữa ruột có khe hổng nhỏ, trong đó có muối. Không mùi, vị mặn mà tê, cay. Loại củ lớn, cứng, bên ngoài nổi bậc muối là tốt (Dược Tài Học).
+ Hắc Phụ Phiến: Những miếng cắt dọc không giống nhau, trên rộng, dưới hẹp, dài 2-4cm, rộng 1,6-2,6cm, dầy 0,5cm. Ngoài vỏ mầu nâu đen, trong ruột mầu vàng mờ, nửa trong suốt, dầu nhuận sáng bóng, thấy được đường gân chạy dọc. Chất cứng dòn, chỗ vỡ nát giống như chất sừng. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ đều, bên ngoài có dầu nhuận sáng là tốt (Dược Tài Học).
+ Bạch Phụ Phiến: giống Hắc Phụ Phiến nhưng toàn bộ đều mầu trắng vàng, nửa trong suốt, miếng mỏng hơn, dài 0,3cm. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ phiến đều, mầu trắng vàng, dầu nhuận, nửa trong suốt là tốt (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Diêm Phụ Tử: Chọn lấy thứ rễ Phụ tử hơi to, rửa sạch, ngâm trong nước pha muối, hàng này lấy ra phơi dần cho đến khi thấy bên ngaòi Phụ tử có nhiều tinh thể muối và hóa cứng là được. Sau đó giần qua để bỏ bột muối đi là dùng được.
+ Hắc Phụ Phiến: chọn thứ Phụ tử cỡ vừa, ngâm trong nước muối mặn vài ngày, lấy nước đó nấu sôi, vớt ra, rửa sạch, cắt thành phiến dầy. Lại ngâm vào nước muối nhạt và thêm thuốc nhuộm mầu vào làm cho Phụ tử có mầu trà đặc. Lấy nước rửa cho đến khi nếm vào lưỡi không thấy tê cay nữa, lấy ra, đồ chín, sấy cho khô nửa chừng, lại phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Bạch Phụ Phiến: chọn loại Phụ tử nhỏ hơn, ngâm trong nước muối mặn vài ngày, lấy nước đó nấu cho đén khi thấu tạn ruột, vớt ra, bóc vỏ ngoài, cắt dọc thành phiến mỏng, rửa cho đến khi nếm lưỡi không thấy tê cay nữa là được. Lấy ra, đồ chín, phơi khô nửa chừng, xông Lưu huỳnh cho khô là được (Dược Tài Học).
+ Đạm Phụ Phiến: Lấy Diêm Phụ Phiến ngâm nước, mỗi ngày thay 2 – 3 lần cho hết muối. Cho vào nồi cùng Cam thảo, Đậu đen nấu với nước cho thấm, đến khi cắt ra, nếm mà lưỡi không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, bỏ hết Cam thảo, Đậu đen, cạo bỏ vỏ, chẻ làm 2 miếng, cho vào nồi, thêm nước, nấu độ 2 giờ, khi Phụ tử chín thì lấy ra, để cho ráo, lại ủ cho mềm rồi cắt miếng, phơi khô là được.
Hoặc cứ 50kg Diêm Phụ Tử rửa sạch, ngâm nước 1 đêm, bỏ vỏ và cuống, cắt miếng, lại ngâm nước cho đến khi nếm không thấy cay, tê thì thôi. Lấy ra, dùng nước Gừng tẩm 1 – 3 ngày, vớt ra, đồ chín, lại sấy khô đến 7/10, cho vào nồi rang với lửa to cho bay hơi và nứt ra. Lấy ra, để nguội là đụwc. Hoặc trải lên tấm lưới sắt đặt trên lò than hồng, lật qua lại nướng cho phồng nứt ra, để nguội là được (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
+ Mesaconitine, Hypaconitine (Dược Học Học Báo 1965, 12 (7): 435).
+ Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa hydrochloride (Nhật Bản Dược Học Hội 1978, (5): 163).
+ Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15a-Hydroxyneoline (Trương Địch Hoa, Trung Thảo Dược 1982, 13 (11): 481).
+ Salsolinol (Trần Địch Hoa, Dược Học Học Báo 1982, 17 (10): 792).
+ Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine (Vương Cát Chi, Dược Học Học Báo 1985, 20 (1): 71).
Tác dụng dược lý:
+ Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp ở động vật được gây mê với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau lại làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim, tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cường tim của Phụ tử là phần hòa tan nước. Độc tính của phần hòa tan cồn rất cao so với phần hòa tan nước (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc Phụ tử cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc chích màng bụng đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+ Tác dụng nội tiết: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng Vitmin C ở vỏ tuyến thượng thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nước thuốc làm tăng tiết vỏ tuyến thượng thận và tăng chuyển hóa đường, mỡ và Protein, nhưng trên 1 số thí nghiệm khác thì tác dụng này chưa rõ (Chinese Herbal Medicin).
+ Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Aconite với liều 0,1 – 0,2mg/kg có tác dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện, làm giảm nồng độ Ammoniac ở não (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, rất nhiệt, rất độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Khí nhiệt, vị rất cay (Y Học Khải Nguyên).
+ Rất cay, rất nóng, hơi kèm ngọt, đắng mà rất độc (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị cay, ngọt, tính rất nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu âm Thận, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Phụ tử là loại thuốc hàng đầu gây trụy thai (Biệt Lục).
+ Vị Phụ tử chia làm 2 loại: đen và trắng. Phụ tử mà người ta thường nói là Hắc Phụ tử, vị cay, tính nhiệt, có tác dụng khu hàn thấp ở hạ tiêu, thiên về đi xuống, vào thận. Một vị khác là Bạch Phụ tử, vị cay, ngọt mà ôn, tính táo, đi lên, là thuốc thuộc dương tính trong chứng phong, thiên vễ dẫn sức thuốc đi lên mặt, chủ yếu trị chứng phong đờm, táo thấp đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sinh phụ tử tính vị rất mạnh, thiên về hồi dương. Thục phụ tử tính tương đối thuần, lành, thiên về tráng dương. Ô đầu chủ yếu dùng để trừ phong thấp, khai thông đờm bám lâu ngày. Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc củ con thì gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn. Bạch phụ tử là 1 loại khác, trông giống như Phụ tử nhwng mầu trắng, chủ yếu dùng trừ đờm thuộc phong hàn, trị trúng phong mất tiếng, thiên về thượng tiêu, không giống như Ô đầu, Phụ tử có thể đạt đến hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phụ tử có chất kiềm, độc tính rất mạnh, khi cho vào thuốc, phải đun to lửa, sắc lâu đến hơn 4 giờ, đồng thời nên phối hợp với Can khương, Cam thảo, Mật ong để giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ Liều dùng Phụ tử nhiều ít tùy thuộc vào các yếu tố:
. Cơ địa mỗi người đáp ứng đối với thuốc khác nhau: theo y văn, có người dùng Phụ tử trên 100g không sao, có người dùng liều nhỏ đã có triwwụ chứng ngộ độc. Tốt nhất lúc bắt đầu nên dùng liều nhỏ trước.
. Tùy địa phương, tập quán: Theo báo cáo của trung Quốc, người dân Tứ Xuyên thường dùng Phụ tử nấu với thịt để ăn hàng nagỳ thì đối với dân xứ này có thể dùng liều cao (Trung Dược Học) CẢI BẮP Cải bắp, Bắp cải, Bắp sú - Brassica oleracea L. var. capitata L., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Người Pháp gọi nó là Su (Chon) nên từ đó có những tên là Sú, hoặc các thứ gần gũi với Cải bắp như Su hào, Súp lơ, Su bisen.
Mô tả: Cây thảo có thân to và cứng, mang vết sẹo của những lá đã rụng. Lá xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục nhạt hay mốc mốc và có một lớp sáp mỏng, có những lá rộng với một thuỳ ở ngọn lớn, lượn sóng. Vào năm thứ hai cây ra hoa. Chùm hoa ở ngọn mang hoa màu vàng có 4 lá đài, 4 cánh hoa, cao 1,5-2,5cm, 6 nhị với 4 dài, 2 ngắn. Quả hạp có mỏ, dài tất cả cỡ 10cm, chia 2 ngăn; hạt nhỏ cỡ 1,5mm.
Bộ phận dùng: Thân cây trên mặt đất - Herba Brassiae Oleraceae.
Nơi sống và thu hái: Là loài rau ôn đới gốc ở Địa Trung Hải được nhập vào trồng ở nước ta làm rau ăn. Thông thường có 3 loại hình. Cải bắp bánh dày, tròn và nhọn. Cải bắp cuốn là cây ưa nắng, không chịu bóng râm, nhất là trong giai đoạn phát triển ban đầu. Nhiệt độ trên 25oC không thích hợp, nhiệt độ cao liên tục sẽ làm rễ yếu, cây giống ra hoa dị dạng. Cải bắp có 4 thời kỳ sinh trưởng: cây non 5-6 lá trong 22-30 ngày, hồi xanh tăng trưởng 2 ngày; trải lá cuốn bắp 20-25 ngày, cần nhiều nước và phân; thời kỳ cuốn đến khi thu hoạch 10-15 ngày. Ở Việt Nam, cải bắp được trồng ở miền Bắc vào mùa đông làm rau ăn lá quan trọng trong vụ này; cũng được trồng ở Cao Nguyên miền Trung như ở Đà Lạt; còn ở Nam Bộ, trong những năm sau này, do cải tiến về giống nên Cải bắp được trồng khá nhiều và bà con quen gọi là Cải nồi.
Thành phần hóa học: Người ta đã biết thành phần của Cải bắp: nước 95%, protid 1,8%, glucid 5,4%, cellulose 1,6%, tro 1,2%, phosphor 31mg%, calcium 4,8mg%, sắt 1,1mg%, magnesium 30mg%. Lượng vitamin C trong Cải bắp chỉ thua Cà Chua, còn nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với Khoai tây, Hành tây. 100g cải bắp cung cấp cho cơ thể 50 calo.
Tính vị, tác dụng: Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải bắp thường được dùng làm rau để chế biến các loại thức ăn như rau luộc, rau xào với thịt nạc và tôm như các món xào khác, nấu canh thịt; cũng dùng làm nộm, muối dưa ăn xổi như muối dưa cải gia thêm tỏi, rau răm, đường, muối; cải bắp muối xổi ăn giòn, hơi mặn, hơi chua, thơm mùi rau răm, tỏi. Khi có nhiều thì đem muối vào khạp chứa muối và phèn chua, rồi ngâm trong một vài tuần thì cải bắp sẽ chua và ăn được. Người ta còn nhồi thịt lợn nạc băm nhỏ vào các lá Cải bắp để hầm nhừ, hoặc dùng các Lá Cải bắp cuốn thịt nạc để vào xửng mà hấp. Cải bắp đã được sử dụng làm thuốc ở châu Âu từ thời Thượng cổ. Người ta đã gọi nó là "Thầy thuốc của người nghèo".
Ngày nay, người ta đã biết nhiều công dụng của Cải bắp. Trước hết, nó là loại thuốc trị giun tốt. Dùng đắp ngoài để tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương độc, đồng thời là loại thuốc trừ sâu bọ đốt (ong, ong vò vẽ, nhện...). Còn là loại thuốc dịu đau trong bệnh Thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh hông (lấy các lá cải bắp rồi dùng bàn là ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau). Nó làm sạch đường hô hấp bằng cách hoặc dùng đắp (trị viêm họngkhản tiếng) hoặc uống trong (ho, viêm sưng phổi). Cải bắp cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và cung cấp cho cơ thể một yếu tố quan trọng là lưu huỳnh (S). Nước cải bắp dùng lọc máu. Sau hết, nó là loại thuốc mạnh để chống kích thích thần kinh và chứng Mất ngủ. Những người hay lo âu, các thí sinh đi thi, các người bị suy nhược thần kinh, những người mệt mỏi liên miên nên dùng Cải bắp thường xuyên.
Trong thời gian gần đây, người ta đã sử dụng Cải bắp để chữa đau dạ dày, Năm 1948, người ta đã phát hiện trong cải bắp có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột; do đó, cải bắp có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, ruột tá (tá tràng) viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên người ta phải dùng nước ép Cải bắp tươi. Một kg lá Cải bắp tươi sẽ cho ta từ 500ml tới 700ml nước ép; nếu giã lấy nước cốt thì được 350-500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1000ml chia làm 4-5 lần uống (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng hai tháng, thấy có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm. Có thể dùng lọ sành, lọ thuỷ tinh hoặc xoong tráng men đựng nước cải bắp cất vào tủ lạnh để uống dần. Nhưng không được để trong tủ lạnh quá hai ngày đêm vì các vitamin dễ bị phân huỷ. CẢI CANH Còn có tên là cải dưa, cây rau cải, giới tử.
Tên khoa học là Brassica juncea Czerm et Coss
Thuộc họ cải Brassicaceae.
A. Mô tả cây
Cải canh là một loài cỏ mọc năm hay 2 năm có thể cao tới 1m hoặc 1.5m. Lá phía dưới có rãnh sâu, phiến lá lượn sóng, mép có răng cưa to thô. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu vàng. Quả hình trụ có mỏ ngắn. Hạt hình cầu, đường kính 1-1.6mm, 100 hạt chỉ nặng khoảng 0.2g. Vỏ ngoài màu vàng hay màu nâu, một số ít có màu nâu đỏ. Nhìn qua kính lúp sẽ thấy mặt hạt sẽ có vân hình mạng, tễ là một chấm rất rõ, ngâm nước phình to, sau khi loại bỏ vỏ, hạt sẽ lộ ra hai lá mầm. Hạt khô không có mùi, vị như có dầu lúc đầu, nhưng sau có vị cay nóng. Tán nhỏ với nước sẽ có tinh dầu mùi hắc xông lên.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Được trồng ở nước ta để lấy rau ăn. Hiện nay ta chưa thu hoạch hạt để làm thuốc hoặc ép dầu. Cho đến nay, cho đến nay ta vẫn nhập giới tử của Trung Quốc, người ta trồng rau cải để ăn rau, lấy hạt ép dầu và làm thuốc. Hạt lấy ở những quả chín phơi khô mà dùng. Phơi hay sấy phải ở nhiệt độ dưới 500C để bảo vệ các men có tác dụng.
C.Thành phần hoá học
Trong giới tử có một glucozit gọi là sinigrin, chất men mỷoxin, ãit sinapic, một ít ancaloit gọi là sinapin, chất nhầy, chất protit và chừng 37% chất béo trong đó chủ yếu là este của axit sinapic, axit arachidic và axit lirolenic.
D. Công dụng và liều dùng
Giới tử được dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh, dùng lâu có thể gây da mọng nước. Ngày uống 2-6g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. CẢI CỦ Cải củ, Rau lú bú - Raphanus sativus L., var. longipinnatus Bail., thuộc họ Cải - Brassicaceae.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, dài đến 40 cm (có thể đến 1m), dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Lá chụm ở đất, có khía sâu gần đến gân chính. Chùm đứng; hoa trắng hay đỏ; 6 nhị; 4 dài, 2 ngắn. Quả cải hình trụ có mỏ dài, hơi eo giữa các hạt; hạt hình tròn dẹt, có một lưng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài 2,5-4mm, rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc màu đen.
Bộ phận dùng: Rễ củ, lá và hạt – Radix, Folium et Semen Raphani; người ta thường gọi Củ cải là Bặc căn; và hạt là Lai phục tử, La bặc tử.
Nơi sống và thu hái: Cải củ đã được trồng từ thời thượng cổ ở Trung Quốc và ở Ai Cập. Do sự trồng trọt mà người ta đã tạo ra những dạng và giống trồng khác nhau. Ta thường trồng nhiều giống; giống sớm (40-50 ngày) như giống tứ thời; giống vừa (3 tháng) như giống Tứ Liên, Quất Lâm, Thái Lan, số 8, số 9 VCTL và giống muộn (120-150 ngày) như các giống Hải Ninh, Trường Giang (Trung Quốc).
Cải củ yêu cầu khí hậu mát vừa có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15-28oC, tốt nhất 17-18oC. Thời kỳ ra củ cần nhiệt độ hơi thấp (ngày ấm đêm mát). Lúc ra hoa, kết quả, chịu ẩm hơn các loại cải khác nhưng không chịu được nắng hạn kéo dài với nhiệt độ trên 32oC. Ở miền Bắc Việt Nam, thường gieo vào tháng 8-10 gieo muộn không có củ. Năng suất trung bình của cải củ là 25-30 tấn/ha, có thể đạt 40-50 tấn/ha và hơn nữa tuỳ theo giống trồng, chịu nóng, lớn nhanh. Ở Đà Lạt có trồng cải Radi - Raphanus, sativus L. var. radicula Pers. có rễ củ thường tròn, to 2-3cm, thường có màu đỏ; lá xẻ ra hay không, chụm ở gốc, chùm hoa đứng mang nhiều hoa đỏ tím, ít khi trắng có sọc đậm.
Thành phần hóa học: Củ cải trắng chứa 92% nước, 1,5% protid, 3,7% glucid, 1,8 celluloz. Trong lá tươi có 83,8% nước, 2,3%protid, 0,1% lipid, 1,6% cellulose và 7,4% dẫn xuất không protein. Củ tươi chứa glucose, pentosan, adenin, arginin, histidin, cholin, trigonellin, diastase, glucosidase, oxydase, catalase, vitamin A, B, C; còn có allyl isothiocynat, oxalic acid. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Hạt chứa 30-40% dầu béo mà thành phần chủ yếu là hợp chất sulfur; còn có raphanin là một chất kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn. Rễ chứa glucosid enzym và Methyl mercapten.
Tính vị, tác dụng: Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ. Nó giúp khai vị, làm ăn ngon miệng, chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận. Củ khô cũng làm long đờm. Hạt có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu tích. Lá Củ cải cũng có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng tiêu tích, làm long đờm. Nhựa lá tươi lợi tiểu, nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải củ được trồng lấy lá non luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh hoặc làm gỏi với tép, thịt lợn nạc; còn dùng muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm (ngâm trong nước mắm), làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp khi cần. Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, Thấp khớpvà các bệnh về đường hô hấp (ho, hen). Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông, lại phá được trệ khí. Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột, khái huyết và còn dùng chữa suyễn cho người già.
Đơn thuốc:
1. Bỏng: Dùng củ Cải giã nát đắp.
2. Chữa cảm phong: Dùng 2 thìa xúp nước củ cải đổ vào 750ml nước, thêm 2 thìa tương đậu nành, nằm trên giường mà uống, mồi hôi toát ra sẽ hết sốt.
3. Chữa chứng phù nề: Nạo củ cải ép lấy nước, bỏ vào 2 phần nước và ít muối, nấu sôi một lúc, mỗi ngày uống 1 lần; không nên dùng quá 3 ngày. Hoặc lấy 40 hạt củ cải sắc uống sẽ tiêu nước, xẹp đi rất nhanh.
4. Bị nhiễm khói than chết ngất: Dùng củ hay lá Cải củ giã nhỏ, vắt lấy nước cốt đổ cho uống thì tỉnh.
5. Tiêu ung nhọt: Hạt Cải củ giã nhỏ, hoà giấm bôi lên.6. Chữa ho nhiều đờm, suyễn, khó thở, tức ngực: Dùng củ cải (La bặc tử) hạt Tía tô (Tô tử) 10g, hạt Cải (Bạch giới tử) 3g, các vị sao tán nhỏ, cho vào túi vải, thêm 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày CẢI CÚC Cải cúc, Cúc tần ô, Rau cúc, Rau tần ô - Chrysanthemum coronarium L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2m. Lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm. Các lá bắc của bao chung không đều, khô xác ở mép.
Mùa hoa vào tháng 1-3.
Bộ phận dùng: Cành lá: - Ramulus Chrysanthemi Coronarii.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Cận đông, được nhập trồng ở nhiều nơi khắp nước ta làm rau ăn. Có nhiều giống trồng khác nhau; ta thường trồng giống cây lùn không cao quá 70cm.
Thành phần hóa học: Rau Cải cúc chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Lá chứa 7-glucosid của quercetin, quercetagetin và luteolin.
Tính vị, tác dụng: Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu; hoa được dùng thay thế Dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hoá.
Đơn thuốc:
1. Chữa ho trẻ em: Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.
2. Những người ăn uống kém tiêu, viêm lỵ, hay đau mắt: Dùng Cải cúc ăn sống hoặc nấu canh ăn, đều có tác dụng trị bệnh tốt. CẢI CANH Còn có tên là cải dưa, cây rau cải, giới tử.
Tên khoa học là Brassica juncea Czerm et Coss
Thuộc họ cải Brassicaceae.
A. Mô tả cây
Cải canh là một loài cỏ mọc năm hay 2 năm có thể cao tới 1m hoặc 1.5m. Lá phía dưới có rãnh sâu, phiến lá lượn sóng, mép có răng cưa to thô. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu vàng. Quả hình trụ có mỏ ngắn. Hạt hình cầu, đường kính 1-1.6mm, 100 hạt chỉ nặng khoảng 0.2g. Vỏ ngoài màu vàng hay màu nâu, một số ít có màu nâu đỏ. Nhìn qua kính lúp sẽ thấy mặt hạt sẽ có vân hình mạng, tễ là một chấm rất rõ, ngâm nước phình to, sau khi loại bỏ vỏ, hạt sẽ lộ ra hai lá mầm. Hạt khô không có mùi, vị như có dầu lúc đầu, nhưng sau có vị cay nóng. Tán nhỏ với nước sẽ có tinh dầu mùi hắc xông lên.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Được trồng ở nước ta để lấy rau ăn. Hiện nay ta chưa thu hoạch hạt để làm thuốc hoặc ép dầu. Cho đến nay, cho đến nay ta vẫn nhập giới tử của Trung Quốc, người ta trồng rau cải để ăn rau, lấy hạt ép dầu và làm thuốc. Hạt lấy ở những quả chín phơi khô mà dùng. Phơi hay sấy phải ở nhiệt độ dưới 500C để bảo vệ các men có tác dụng.
C.Thành phần hoá học
Trong giới tử có một glucozit gọi là sinigrin, chất men mỷoxin, ãit sinapic, một ít ancaloit gọi là sinapin, chất nhầy, chất protit và chừng 37% chất béo trong đó chủ yếu là este của axit sinapic, axit arachidic và axit lirolenic.
D. Công dụng và liều dùng
Giới tử được dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh, dùng lâu có thể gây da mọng nước. Ngày uống 2-6g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. CẢI SOONG Cải soong hay Cải xoong, Xà lách xoong, Đậu ban thái, Thuỷ điều thái, tây dương thái - Rorippa nasturtium - aquaticum (L.) Hayek ex Mansf. (Nasturtium officinale R. Br.), thuộc họ Cải - Brassicaceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, có thân bò dài tới 40cm, phân nhánh nhiều, đâm rễ ở các đốt, cả trong đất lẫn trong nước. Lá mọc so le, kép lông chim, có 3-9 lá kép hình trứng không đều, thuỳ tận cùng thường lớn hơn, mép nguyên hay khía tai bèo, màu lục sẫm. Hoa nhỏ, màu trắng, họp thành chùm ở đầu cành. Quả cải hình trụ, chứa nhiều hạt đỏ.
Ra hoa tháng 4-5.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Rorippae Nasturtii.
Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc ở châu Âu được nhập vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ 19. Cây ưa đất mát và có nhiều nước chảy nhẹ. Ta trồng nhiều làm rau ăn vụ đông xuân; cũng gặp phát tán hoang dại ở lòng suối nước chảy, nước nhiều oxygen. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.
Thành phần hóa học: Người ta đã biết trong Cải soong có 93,7% nước, 2,8% protid, 1,4% glucid, 2% cellulose, 0,8% tro, 89mg% calcium, 28mg% phosphor, 1,6mg% sắt, 15-45mg% iod, 25mg% vitamin C. Còn có một số chất khác như một heterosid có sulfur là gluconasturtiosid hay gluconasturtin thường ở dưới dạng muối K; chất này bị thuỷ phân dưới tác dụng của men myrosin để tạo ra một phân tử glucose, một phân tử sulfat acid K và một phân tử isothio-cyanat phenylethyl; chất sau này là một tinh dầu, dưới dạng một chất lỏng không màu, rất ít tan trong nước, tan trong cồn ether, chloroform, nó cho mùi của Cải soong.
Tính vị tác dụng: Cải soong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế tư dưỡng. Từ thời Thượng cổ, Hippocrat cho là nó có tính long đờm. Dioscoride cho biết nó có tính lợi tiểu. Từ thời Trung cổ, người ta dùng nó làm thuốc lọc máu và trị bệnh đường hô hấp. Từ thế kỷ 16, các tính chất như lợi tiểu, làm ngon miệng, chống hoại huyết đã được nói đến. Ngày nay ta biết Cải soong là một loại rau tốt cho cơ thể. Trước hết, nó có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hoá, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống Thiếu máu, chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho. Nó còn làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao, ho và các bệnh đường hô hấp, Cảm cúm, sỏi mật, các bệnh về gan mật, sỏi thận và các bệnh đường tiết niệu; ký sinh trùng đường ruột; Thấp khớp, thuỷ thũng, đái đườngvà ung thư.
Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da: eczema, ghẻ, hắc lào, Rụng tóc, bệnh về da đầu, vết thương, ung nhọt, mụn tràng nhạc, lở loét, Đau răng, viêm lợi răng.
Có thể dùng tươi ăn sống như xà lách, hoặc giã ra lấy nước cốt uống, lấy dịch xoa, làm thuốc xức. Cũng có thể hãm uống. Liều dùng 50-100g.
Đơn thuốc:
1. Nóng bức mùa hè, người mệt, hắt hơi, dùng Cải soong, một nắm (60g), rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống.
2. Trị giun, giải độc, lợi tiểu, dùng Cải soong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm Cải soong, 3 củ Hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước uống ngày 2 ly giữa các bữa ăn.
3. Tàn nhang, dùng 3 phần dịch Cải soong, 1 phần mật ong quậy đều, dùng vải mềm tẩm thuốc xoa sáng và chiều, để khô rồi rửa sạch.
Ghi chú: Người nghiện thuốc lá nên ăn nhiều Cải soong. Nước dịch của Cải soong dùng súc miệng làm chắc chân răng và làm đỡ hôi miệng. CẢI TRỜI Cải trời, Cải ma, Kim đầu tuyến, Cỏ hôi - Blumea lacera (Burm.f.) DC. (B. glandulosa DC.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo cao 0,40-1m, nhánh và lá có lông hơi dính ( Trĩiu), thơm. Lá mọc so le, mép khía răng. Cụm hoa màu vàng ở ngọn, có nhánh dài, có lông dính; hoa đầu có bao chung gồm 5-6 hàng lá bắc, phía ngoài là hoa cái, phía trong là hoa lưỡng tính; hoa nhỏ 4-5mm. Quả bế dài 1mm, có 10 lằn và ở ngọn có lông mào trắng, dễ rụng.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Blumeae Lacerae.
Nơi sống và thu hái: Loài của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang, hoang thường ở vườn, ruộng, bãi trống, gặp nhiều từ Thừa Thiên - Huế trở vào đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khi dùng làm thuốc, nhổ cả cây vào mùa khô, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong râm.
Thành phần hóa học: Cây chứa 0,085% tinh dầu màu vàng mà trong thành phần có 66% cineol, 10% fenchon và khoảng 6% citral.
Tính vị, tác dụng: Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây đắng, hạ sốt; dịch lá trừ giun, thu liễm, hạ nhiệt, kích thích và lợi tiểu; rễ trừ tả.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá Cải trời có mùi thơm, thường được thu hái làm rau luộc ăn hoặc nấu canh với tép, với cá. Ở Java, người ta cũng dùng chồi non nấu canh ăn. Người ta dùng toàn cây làm thuốc trị tràng nhạc, nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam. Cũng dùng trị tức ngực, yếu phổi, ho có đờm, táo bón, Mất ngủ, đái vàng và nóng.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá để trị đau bụng và để lọc sạch nước uống. Ở Malaixia, người ta dùng cây để xua đuổi sâu bọ nhờ tinh dầu thơm. Còn ở Ấn Độ, người ta dùng cây để trục giun. Ở một số nơi, người ta dùng cây giã ra vứt xuống nước để làm thuốc duốc cá.
Liều dùng hàng ngày 10-30g, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ công anh, Kim ngân hoa, lá Sen, cành Tầm duột, Ngũ gia bì, Cam thảo. Cũng có thể nấu thành cao sệt, uống lâu ngày, mỗi ngày độ 2 thìa canh pha với nước; dùng ngoài làm cao dán.
Ghi chú: Một loài khác cũng được gọi là Cải trời, Cải ma, Cải dại, Bọ xít - Blumea subcapitata DC. cũng được dùng làm thuốc giải độc, chữa mụn nhọt và cầm máu vết thương.
CÀ GAI LEO Còn gọi là cà quính, cà quánh, trap khả (Cămpuchia), Blou xít (Lào).
Tên khoa họcSolanum procumbensLour. (Solanum hainanenseHance)
Thuộc họ CàSolanaceae.
A. Mô tả cây
Cà gai leo thuộc họ gai leo nhỡ, thân dài 0.6-1m hay hơn, rất nhiều gai, cành xoè rộng, trên phủ lông hình sao. Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mép nguyên hay hơi lượn và khía thuỳ, hai mặt nhất là mặt dưới phủ lông nhạt, phiến dài 3-4cm, rộng 12-20mm, có gai cuống dài 4-5mm. Hoa tím nhạt, nhị vàng, gộp thành sim 2-5 hoa. Quả hình cầu khi chín có màu vàng, bóng nhẵn, đường kính 57mm. Hạt màu vàng hình thận, có mạng dài 4mj, rộng 2mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi tại các tỉnh phía Bắc tới Huế. Ở Lào và Cămpuchia cũng có.
Thường người ta đào rễ quanh năm, rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Toàn cây và nhiều nhất ở rễ có ancaloit. Trong rễ còn có tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon...
D. Công dụng và liều dùng
Rễ cây cà gai leo được nhân dân dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, sâu răng, chảy máu chân răng.
Có nơi nhân dân coi như có tác dụng chữa say rượu. Người ta cho rằng trong khi uống rượu thỉnh thoảng sát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say rượu. Nếu bị say uống nước sắc của rễ. Ngoài ra còn dùng chữa bệnh lậu. Mỗi ngày uống từ 16-20g rễ khô dưới dạng sắc.
Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai rễ nuốt nước, bã đắp lên vết rắn cắn. CÂY ĐU ĐỦ Đu đủ có thể coi là "thần dược", bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng Mất ngủ, hay hồi hộp, Đau lưngmỏi gối, viêm dạ dày mãn tính...
Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.
Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...
Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa.
Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.
Một số bài thuốc:
- Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
- Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.
- Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.
- Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.
- Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.
- Đau lưngmỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống. TRÁM TRẮNG Trám trắng vị thuốc chữa viêm họng" Trám trắng vị thuốc chữa viêm họng"
Còn gọi là trám, cảm lãm, cà na, thanh quả, đêm ta lát
Tên khoa học Canarium album Raeusch. Thuộc họ Burseraceae. Trám trắng có vỏ màu xanh lục. Quả trám trắng vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết lương – hơi hàn), vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận) có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giã say rượu. Theo Tây y, cùi trám có đạm, béo, đường, vitamin C, các chất khoáng như canxi, phốtpho, kali, manhê, sắt, kẽm…
Quả trám trắng có thể làm nhiều món ăn uống theo tập quán từng địa phương. Đơn cử một số món như sau:
Cổ họng khô, Mất ngủ: Dùng ngày 20-30 quả trám trắng (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật ong để uống.
viêm họng(cấp, mãn) amidan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi, giã quả lấy nước uống hoặc để hãm, nấu nước uống.
Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống.
Chữa chứng viêm nhiệt: Trám tươi xanh 5-6 quả, củ cải 1 cân (lượng thay đổi theo số người dùng). Nấu nhừ trong vài giờ, lấy uống nước và ăn cái. CÀ DẠI HOA TRẮNG Còn gọi là cà pháo, trăng lao
Tên khoa học Solanum torvum Swartz.
Thuộc họ Solanaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ, cao 2-3m, thân ít gai, trên phủ nhiều lông hình sao, mang nhiều cành mềm, có lông. Lá mọc so le, hình trứng, không đều và lệch ở phía dưới, phiến lá dài 8-20cm, rộng 6-18cm, chia thùy nông, cuống lá dài 1.5-10cm. Hoa trắng, mặt ngoài có lông, mọc thành chùm nhiều nhánh ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 12-15mm, nhẵn khi chín có màu vàng. Hạt hình đĩa, có những đường nhăn nhỏ, đường kính 1.5-2mm. Mùa quả tháng 4-7.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang dại ở khắp nơi, tại những bãi đất trống, ven đường.
Người ta dùng rễ thu hái quanh năm. Đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng quả khi chưa chín hẳn.
C.Thành phần hoá học
Quả chứa một lượng nhỏ sitosterol, một dầu béo và một ancaloit gần như solasonin.
D. Công dụng và liều dùng
Tại Malaixya nhân dân dùng quả còn xanh để chế bột cary.
Ở nước ta chỉ mới dùng ngoài, giã nát lấy nước bôi lên chân tay nứt nẻ, nước ăn chân, nơi sâu bọ đốt. CÀ RỐT Cà rốt - Daucus carota L., ssp sativus Hayek., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.
Mô tả: Cà rốt là loại cây thảo sống 2 năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía, còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng. Hạt Cà rốt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.
Bộ phận dùng: Củ và quả - Radix et Fructus Carotae.
Nơi sống và thu hái: Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Người Lã Mã gọi Cà rốt là nữ hoàng của các loại rau. Cà rốt cũng được trồng nhiều ở nước ta. Hiện nay, các vùng rau của ta đang trồng phổ biến hai loại Cà rốt: một loại có củ màu đỏ tươi, một loại có củ màu đỏ ngả sang màu da cam.
- Loại vỏ đỏ (Cà rốt đỏ) được nhập trồng từ lâu, nay nông dân ta tự giữ giống; loại cà rốt này có củ to nhỏ không đều, lõi to, nhiều xơ, hay phân nhánh, kém ngọt.
- Loại vỏ màu đỏ ngả sang màu da cam là cà rốt nhập của Pháp (Cà rốt Tim tôm) sinh trưởng nhanh hơn loài trên; tỷ lệ củ trên 80%, da nhẵn, lõi nhỏ, ít bị phân nhánh nhưng củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng.
Thành phần hóa học: Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden... Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.
Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.
Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).
Tính vị, tác dụng: Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích. Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị Thiếu máu(nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và hàn liền sẹo.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược (rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng), trị Thiếu máu(một số trường hợp thiếu thị lực) ỉa chảy trẻ em và người lớn, bệnh trực tràng coli, viêm ruột non kết, bệnh đường ruột, táo bón, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày ruột, bệnh phổi (ho lao, ho gà mạn tính, hen) lao hạch, thấp khớp, thống phong, sỏi, vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, giảm sữa nuôi con, bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột (sán xơ mít), dự phòng các bệnh nhiễm trùng và thoái hoá, đề phòng sự lão hoá và các vết nhăn... Dùng ngoài chữa vết thương, loét, bỏng, đinh nhọt, cước, nứt nẻ, bệnh ngoài da (eczema, nấm, chốc lở tại chỗ) dùng đắp apxe và ung thư vú, ung thư biểu mô. Hạt dùng trị giun đũa, giun kim, bệnh sán dây, đau bụng giun, trẻ em cam tích.
Cách dùng: Người ta thường sử dụng Cà rốt dưới dạng tươi để ăn sống (làm nộm, trộn dầu giấm), xào, nấu canh, hầm thịt. Hoặc dùng Cà rốt ép lấy dịch, phối hợp với các loại rau quả khác làm nước giải khát, hoặc nước dinh dưỡng. Để uống trong, người ta dùng dịch Cà rốt tươi (ngày dùng 50-100g sáng và chiều, tốt nhất vào sáng sớm lúc đói uống 1 cốc). Cũng dùng dịch tươi làm thuốc trị ho, bệnh về đường hô hấp, hen, khản tiếng. Củ Cà rốt được dùng phổ biến trong các thang thuốc bổ Đông y, và nấu xúp cho trẻ em bị ỉa chảy ăn thay sữa dưới hình thức ẩm thực trị.
Đơn thuốc:
1. Chữa sau khi ốm kém ăn, uể oải, suy yếu, dùng củ Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất, Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc uống. Uống thuốc có cà rốt thì ăn ngon miệng, da thịt được tươi nhuận hồng hào, đại tiện điều hoà, phân thành khuôn mà không táo bón(Lê Trần Đức).
2. Ỉa chảy trẻ em, dùng bột Cà rốt khô 50g, hoặc Cà rốt tươi 500g, nước 1 lít, nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150ml trên 1kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, trọng lượng xúp cà rốt giảm dần (Lê Minh).
3. Giun sán: Bột Cà rốt 12-18g, dùng trong ngày (Lê Minh). CÀ TÀU Còn gọi là cà dại trái vàng
Tên khoa học Solanum xanthicarpum Sxhrad và Wondl.
Thuộc họ Cà Solanaceae.
A. Mô tả cây
Cây sống hàng năm, cao khoảng 0.7-1m hay hơn. Toàn thân và lá có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng gần giống các loại cà cho quả ăn được, mép lá phân thuỳ không đều. Đặc biệt toàn thân cây, cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai sắc nhọn. Mặ trên và dưới lá đều có một lớp mỏng lông mịn. Cụm hoa tán ngoài nách lá mọc thành chùm từ 3-5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc màu xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8-9cm. Quả không có lông tròn, trắng có bớt rằn xanh, khi chín có màu vàng tươi đường kính 2.5-3cm. Mùa quả quanh năm nhưng nhiều quả nhất vào mùa khô.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại rất nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai Kon Tum. Cây có khả năng chịu khô hạn rất khoẻ, ưa ánh sáng nhiều nhưng cũng có thể chịu được dâm mát, có khả năng mọc tranh chấp với cỏ dại. Vào mùa khô cây rụng lá nhiều, để lại những cành rất sai quả, thuận lợi cho việc thu hái (vì khối lượng gai rụng theo lá, rễ hái nắng nhiều)
Người ta dùng toàn cây (thân lá và quả) phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Năm 1939 Rochemeyer H. đã chiết từ cây một gluzit có tên solasodin.
Năm 1980 Hoàng Đại Cử đã định lượng tro trong là và phần non của cây đang có nhiều quả xanh và chín có 0,05% solasodin. Trong quả xanh (gồm thịt quả và hạt) có 2,36%, trong quả chín có (gồm thịt quả và hạt) 2,2%.
Tác giả còn chiết từ hỗn hợp gồm quả xanh già, chín vàng và hạt phơi sấy khô dòn được 1.4% dolasodin đã tinh chế.
D. Công dụng và liều dùng
Ở nước ta hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Châu Úc người ta dùng toàn cây chữa ho (long đờm), thông tiểu, chữa hen, sốt. Lá, thân và quả dùng làm thuốc bổ đắng chữa phù. Hạt đốt xông khói chữa sâu răng.
Hiện nay có thể dùng làm nguyên liệu chiết solasodin. BÌNH VÔI Tên gọi: Củ một. củ mối trôn, Ngải tượng, tử nhiên, cà tom
Tên khoa học: Stephania rotunda lour
Thuộc họ tiết dê, hoạt chất chủ yếu: Rotiunda
Hình thái: Cây bình vôi là cây mọc leo dưới thân phát triển to, bám vào núi đá, có củ nặng hơn 20 kg.da thân củ mầu nâu xù xì, lá hình khiên, mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hoặc hình tròn, đường kính lá từ 8-9cm cuống lá dài 5-8cm hoa mọc thành tán. Quả mầu đỏ tươi trong chứa một hạt hình móng ngựa.
Tác dụng: trấn áp cơn co rõ rệt, trên nhu động tràng vị, trên mẩu ruột lấy riêng, chữa các trường hợp tăng nhu đông ruột.Tác dụng an thần, điều hòa nhịp tim, chức năng hô hấp, hạ huyết áp. CÂY BA GẠCCây ba gạc Ấn Độ
Còn có tênẤn Độ là sà mộc, Ấn Độ la phù mộc. Tên khoa họcRauwoflia serpentinaBenth.
Thuộc họ Trúc đàoApocynaceae.
Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô(Raidix Rauwoflia serpentina) của cây ba gạc Ấn Độ.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ, cao 40-50cm đến 1m, ít có cành. Lá mọc vòng 3-4 lá, có khi mọc đối. Hoa màu hồng, hay đốm hồng, mọc thàng chùm. Quả nhỏ, hình trứng, khi chín có màu tím đen
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào. Từ năm 1958 chúng tôi (Đỗ Tất Lợi) đã di thực tế ở Miền Bắc Việt Nam bằng hạt giống của Ấn Độ đã trồng qua nhà kính ở Liên Xô cũ. Cây đã mọc, ra hoa, kết quả rất tốt.
Đào rễ từ năm thứ 2 trở lên
C. Thành phần hoá học
Trong rễ có chừng 28 ancaloit khác nhau với tỷ lệ 0.5%-2% ancaliot toàn phần, trong đó có thể chia làm 2 loại.
1. Ancaliot có kiềm tính mạnh, dẫn xuất của N quaternarie có đại diện là secpentin 2. Ancaloit có màu vàng, kiềm tính nhẹ như aimalin và resecpin có thể coi như ancaliot quan trọng nhất, đại biểu được tính của vị thuốc. Tỷ lệ resecpin trong rễ chiếm 0,004-0,09%.
D. Tác dụng dược lý
Resecpin ngoài tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch, còn tác dụng lên trung khu vận mạch ở hành tuỷ, tác dụng trấn tĩnh (an thần gây ngủ) và làm cho tim đập chậm do kích tích vagus.
E. Công dụng và liều dùng
Rễ ba gạc Ấn Độ (Rauwolfia serpentina) được dùng dưới hình thức bột, cao lỏng và chiết lấy ancaloit dùng riêng.
Rescpin thường được chế thành viên 0,0001 (0,1mg) hoặc 0,00025 (0,25mg). Thường thường cho uống mỗi lần một viên 0,001 (1mg), ngày uống hai lần sau bữa ăn. Liều dùng này thay đổi tuỳ theo tình trạng của bệnh và theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều tối đa một lần là 0.005 (5mg).
Rauwiloid=ancaloit toàn phần của Rauwpfia serpentina. Ngày uống 1-2-3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 2mg. CÀ ĐỘC DƯỢC Tên khác:
Vị thuốc Cà độc dược, còn gọi cà diên, cà lục dược (Tày), sùa tùa (H`mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao).
Tác dụng:
Khử phong thấp, định suyễn
Công dụng :
Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt giảm đau lở loét trong dạ dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay. Ðắp mụn nhọt đỡ đau nhức. Lá hoa khô tán bột uống, hoặc thái nhỏ hút. Bột lá khô, liều tối đa : 0,2g/lần; 0,6g/24 giờ. Còn dùng dạng cao, cồn.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Chữa hen: Hoa hoặc lá cà độc dược phơi khô thái nhỏ, 1 phần, kali nitrat 1 phần cho vào giấy cuộn thành điếu thuốc lá, ngày hút 1-1.5g vào lúc có cơn hen
TÌM HIỂU THÊM
Tên khoa học:
Daturamelel- họ cà Solanaceae
Mô tả :
Cây nhỏ, cao 1 - 1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3 - 4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen.
Phân bố :
Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang. Còn được trồng làm cảnh.
Bộ phận dùng :
Lá và hoa. Lá bánh tẻ thu hái lúccây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ.
Thành phần hóa học :
Alcaloid toàn phần có : Trong lá : 0,10 - 0,50%, trong hoa : 0,25 - 0,60%, trong rễ : 0,10 - 0,20%, trong quả : 0,12%. Alcaloid : Scopolamin, hyoscyamin và atropin, norhyoscyamin, vitamin C.
Tính vi:
Vị cay, tính ôn, có độc
Qui kinh:
Vào kinh phế
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648