XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÚC ĐIỂM VÀNG
CÚC HOA
Tác dụng:
+ Cúc hoa có tácdụng Dưỡng huyết mục (Trân Châu Nang).
+ Khứ ế mạc, minh mục (Dụng Dược Tâm Pháp).
+ Sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Cúc hoa Trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt các chứng du phong do phong nhiệt ở Can gây nên, nặng một bên đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Bạch truật, rễ Câu kỷ, Tang căn bạch bì làm sứ cho Cúc hoa ((Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Khí hư, Vị hàn, ăn ít, tiêu chảy: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Dương hư hoặc đầu đau mà sợ lạnh: kiêng dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ Vị hư hàn: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 6 – 20g.
TÌM HIỂU THÊM VỀ CHI TỬ
Tên Hán Việt khác:
Vị thuốc cúc hoa còn gọiTiết hoa (Bản Kinh), Nữ tiết, Nữ hoa, Nữ hành, Nhật tinh, Cảnh sinh, Truyền duyên niên, Âm thành, Chu doanh (Biệt Lục), Trị tưởng (Nhĩ Nhã), Kim nhị, Mẫu cúc (Bản Thảo Cương Mục), Nữ hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Kim nhụy (Bản Thảo Cương Mục), Dược cúc (Hà Bắc Dược Tài), Cam cúc hoa (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ), Bạch cúc hoa (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:
Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine).
Họ khoa học:
Họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả:
Bạch cúc là cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có rãnh. Lá mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên có 3-5 thùy trái xoan tròn đầu hay hơi nhọn, có răng ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1-2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy. Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường hay ướp trà, rất hiếm.
Thu hái:
Cuối mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 – 11, khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong chỗ râm mát rồi ngắt lấy hoa. Hoặc chỉ hái lấy hoa, phơi hoặc sấy khô là được.
Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa nguyên vẹn, mầu tươi sáng, thơm, không có cành, cuống, lá, là loại tốt.
Mô tả dược liệu:
Bên ngoài có mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại. Bên dưới có tổng bao do 3 – 4 lớp phiến bao chắp lại. Mùi thơm mát, vị ngọt, hơi đắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, dùng tươi tốt hơn.
+ Muốn để được lâu thì xông hơi Lưu hoàng 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén độ một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô cất dùng.
Bảo quản:
Dễ mốc, sâu mọt. Để nơi khô ráo, xông Diêm sinh định kỳ. Không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị và nát cánh hoa, biến mầu, không được sấy quá nóng. Chỉ nên hong gió cho khô, dễ bị ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Borneol, Camphor, Chrysanthenone, Lutein-7-Rhamnoglucoside, Cosmoiin, Apigenin-7-O-Glucoside (Giang Tô Tân Y Học Viện, Trung Dược Đại Từ Điển (Q. Hạ, Thượng Hải Nhân Dân Xuất Bản 1977: 2009).
+ Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside, Apigenin, Apigenin-7-O-Rhamnoglucoside, Quercetin 3-O-galactoside, Quercetrin, Isorhamnetin-3-O-galactoside, Luteolin-7-O-Rhamnoglucoside (Kaneta M và cộng sự, Agric Biol Chem, 1978, 42 (2): 475 (C A 1978, 88: 186096f).
+ Lyteolin, b-Elemene, Thymol, Heneicosane, Tricosane, Hexacosane (Takashi M và cộng sự, Tohoku Yakka Daigaku Kenkyu Nempo, 1978, 25: 29 (C A 1979, 91: 137156d).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cúc hoa, trong thí nghiệm, có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, Liên cầu trùng dung huyết Bêta, Lỵ trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn (Trung Dược Học).
+ Điều trị huyết áp cao: Nước sắc Cúc hoa cho 46 người bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 người trở lại huyết áp bình thường. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt (Chinese Hebral Medicine).
+ Bạch cúc hoa có tác dụng ức chế phần nào các loại nấm ngoài da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vị ngọt, đắng, tính bình, hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Phế, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị chóng mặt, uống lâu làm nhan sắc đẹp, không gìa: Bạch cúc chọn vào ngày 9-9 (âm lịch), lấy hoa 2 cân, Phục linh một cân, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần (Thái Thanh Kinh Bảo phương).
+ Trị đàn ông, đàn bà bị chứng đầu phong lâu ngày không bớt, choáng váng, tóc khô tóc rụng, đàm nghẹt trong ngực, mỗi lần lên cơn là chóng mặt, hoa mắt, lảo đảo muốn té, lên cơn khi thay đồi thơi tiết: Trước hết, cứu 2 huyệt Phong trì 14 tráng, đồng thời uống 'Bạch Cúc Hoa Tửu’. Chế rượu bằng cách vào lúc cuối xuân, đầu hè dùng ngọn, thân, hoa Cúc mềm, phơi âm can, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng lúc đói vớ'i rượu ngày vài lần, theo đó mà tăng thêm. Nếu không uống rượu được thì trộn nước cháo uống. Cũng trị như trên, vào tháng 8, mùa thu, hái hoa, phơi trong râm cho khô, dùng 3 cân gói trong lụa, bỏ vào ngâm với 3 đấu rượu, ngâm 7 ngày, Mỗi ngày uống 3 lần, uống hơi say là được (Bạch Cúc Hoa Tửu - Thiên Bảo Đơn phương).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt: Cúc hoa, thạch cao, Xuyên khung, đều 12g. tán bột. Mỗi lần uống 6g với nước trà (Giản Tiện Đơn phương).
+ Trị thái âm phong ôn, ho, sốt, hơi khát: Hạnh nhân 8g, Liên kiều 6g, Bạc hà 3,2g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 3,2g, Vi căn 8g. sắc với 2 chén nước, còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống (Tang Cúc Ẩm – Ôn Bệnh Điều Biện).
+ Trị phong thấp đau nhức ở gối, chân: Cúc hoa, Ngải diệp lâu năm, tán bột, trộn với hồ đắp lên trên gối, lâu ngày sẽ khỏi (Phù Thọ phương).
+ Trị ban đậu chạy vào mắt sinh ra màng mộng: Bạch cúc hoa, Cốc tinh thảo, Vỏ đậu xanh, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, lấy 1 quả Thị, 1 chén cơm nếp, nấu cho đến khi cơm cạn thì ăn hết, ngày ăn 3 trái. Bệnh nhẹ ăn chừng 5 - 7 ngày, bệnh nặng dùng chừng nửa tháng (Nhân Trai Trực Chỉ Phương Luận).
+ Trị mắt có màng mộng sau khi bị bệnh: Bạch Cúc hoa, Thuyền thoái, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2-12g trộn với một ít mật, sắc uống (Cấp Cứu phương)
+ Trị âm hộ sưng đau: Cúc hoa ngọn non, gĩa nát, sắc lấy nước xông, còn nước dùng để rửa (Thế Y Đắc Hiệu phương)
+ Trị say rượu không tỉnh: lấy Cúc hoa tán bột, uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị hoa mắt, chóng mặt: Cam cúc hoa 1 cân, Hồng tiêu (bỏ mắt) 240g, tán bột, trộn với nước Địa hoàng, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước trước khi đi ngủ (Song Mỹ Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương)
+ Trị đinh nhọt sưng đau: rễ Cúc hoa 1 nắm, gĩa nát, vắt lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cam cúc hoa là thuốc chính trong việc khu phong, phong mộc thông với can, can khai khiếu ở mắt, vậy nó là thuốc chủ yếu trị sáng mắt, thường dùng với Địa hoàng, Hoàng Bá, Câu kỷ tử, Bạch tật lê, Ngũ vị tử, Sơn thù du, Đương quy, Linh dương giác, Gan dê (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Can Thận đều hư, mắt đau, thêm Quyết minh tử, Mộc tặc thảo, Cốc tinh thảo, Sài hồ, có thể khử màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị mắt đau do phong nhiệt: Cúc hoa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Cam thảo, Sinh địa hoàng, Kinh giới tuệ, Quyết minh tử, Liên kiều, Cát cánh, Sài hồ, Xuyên khung, Khương hoạt, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tri nhức đầu do huyết hư: Cúc hoa, Xuyên khung, Tế tân, Cảo bản, Đương quy, Sinh địa, Thục địa hoàng, Thiên môn, Mạch môn, Bạch thược dược, Cam thảo, Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cúc hoa cùng với Câu kỷ tử, 2 vị bằng nhau, trộn với mật làm viên uống thì phòng được bệnh mắt, trúng phong và đinh nhọt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị đinh nhọt: Cam cúc để nguyên cả rễ, dùng sống, Tử hoa đia đinh, Ích mẫu thảo, Kim ngân hoa, Bán chi liên, Bối mẫu, Lên kiều, Sinh địa hoàng, Qua lâu căn, Bạch chỉ, Bạch cập, Thương nhĩ tử, Hạ khô thảo. Nếu bệnh nặng quá thì dùng ‘Thiềm Tô Hoàn’ để phát hãn. Nếu táo bónsau khi ra mồ hôi: dùng ‘Ngọc Xu Đơn’ để uống cho hạ, nếu không có Ngọc Xu Đơn, lấy Đại kích thêm Tảo hưu, Táo nhục làm viên, uống 12g sẽ xổ ngay. Kiêng Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị phong ôn giai đoạn đầu, hơi lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mắt đau: Cúc hoa 12g, Tang diệp 8g, Câu đằng 8g, Liên kiều 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Xa tiền thảo 12g. Sắc uống (Tang Cúc Câu Liên Hợp Tễ Gia Giảm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phong nhiệt do Can kinh, mắt đỏ, mắt sưng đau: Cúc hoa 12g, Bạch tật lê 12g, Khương hoạt 2g, Mộc tặc 12g, Thuyền thoái 3,2g. Sắc uống (Cúc Hoa Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Can Thận đều hư, nhìn kém: Thục địa 20g, Sơn dược 16g, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì, Sơn thù du, Cúc hoa, Câu kỷ mỗi thứ 12g, tán bột, trộn mật làm viên uống (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đinh nhọt, mụn nhọt có mủ: Bạch cúc hoa 160g, Cam thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Cúc hoa cho lá gọi là Cúc diệp, có tác dụng thanh phong, khử nhiệt, làm khỏi nóng nảy, tính giống Cúc hoa, nhưng khác vị đắng, có sức hạ giáng mạnh hơn và thanh phần bất cập, Can Đởm hỏa vượng, có thể bỏ chung vào thuốc sắc. Tác dụng tiết giáng đ được phong hỏa ẩn ở bên trong thì mạnh hơn Cúc hoa, dùng từ 4 – 12g. Có thể dù ng các loại hoa Cúc, nhưng lá Cúc dại thì đắng, có thể gĩa nát đắp vào những nơi đinh nhọt, nhiệt độc, không nên sắc uống (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Cúc hoa chữa được bệnh ở đầu, mặt, tai, mắt, chóng mặt, váng đầu, phong nhiệt, mắt đau, nhức trong đầu, phong chạy quanh, thông lợi huyết mạch, khi dùng không kiêng cữ gì cả (Dược Tính Bản Thảo).
+ Cúc hoa cho vào trong bao làm gối thì làm cho sáng mắt; phòng bệnh mắt, lá dùng tốt, sống chín đều được (Chư Gia Bản Thảo).
+ Cúc hoa nuôi huyết, làm sáng mắt, có thể đánh tan mộng thịt ở mắt (Trân Châu Nang).
+ Cúc hoa là vị thuốc cốt yếu về khư phong thanh nhiệt. Vị đắng có thể tiết được nhiệt độc. Vị ngọt ích được cho huyết. Vả lại, vị ngọt cũng có thể giải được độc. Vì khí bình lại kèm cả cay nên tiêu được kết. Vị đắng nên nó nhập và Tâm và Tiểu trường, vị ngọt nhập vào Tỳ Vị. Bì nh, cay vào Can Đởm và Phế, Đại trường. Uống lâu ngày thì nhẹ người, sống lâu. Vì những gì chứa được lâu thì sức nó chuyên hơn . Một khi sức đã chuyên thì làm cho khí phận tiêu hóa, khi khí đã tiêu hóa thì sự biến chuyển không ngừng. Một bằng chứng cụ thể là ai đã cất rượu Cúc để dùng thì khỏe mạnh và sống lâu, nếu trộn th uốc uống làm cho nhan sắc xinh tươi. Nhưng những cái hay đó phải tự chuyên chú về khí hóa thì mới đạt được kết quả. Vì thế, trong sách Tiên kinh cũng ghi lại những công hiệu của Cúc hoa, nhưng thực ra bao gồm ý cho rằng đó là một vị thuốc của thần tiên nữa (Bản Thảo Đơn Phương).
+ Cúc hoa, Cam cúc hoa có vị ngọt, tính bình, vào kinh Phế, Thận, làm thanh sảng được đầu và mắt cảm phải khí phong nhiệt. Nó trị được chóng mặt, xoayxẫm, thông huyết mạch, yên trường vị, tươi nhan sắc, khỏi đau mắt, đau lưng, mộng thịt ở mắt, chảy nước mắt sống. Đó là một loại thuốc quý vậy (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hoa cúc hình tròn, nâng cao phẩm giá ngụ ý đạo đức của trời cao sang, quý hóa. Hoa cúc màu vàng theo sắc thái của đất (tỳ thổ). Hoa cúc trồng sớm mà nở chậm, đại biểu cho đức của người quân tử. Nở vào giữa mùa sương tuyết hiểm nguy, có ý tượng trưng cho đức kiên trinh. Vị hòa mà thể nhẹ, tượng trưng phảng phất thực phẩm của thần tiên. Vì tính hơ'i ngọt nên công dụng dồi dào, vì vị đắng nên chữa đinh nhọt, vì màu trắng nên được khí phận, có màu hồng nên vào được huyết phần. Ôi, Cúc hoa kiêng lửa khi dùng nhặt bỏ núm bỏ đế đi, đạp cho ra nước, phơi khô mà dùng. Nếu muốn thành bột thì chờ lúc khô tán sẽ dễ dàng (Bản Thảo Thông Nguyên).
+ Cúc hoa bẩm thụ khí mùa thu khá trong sáng, chờ đúng thời kỳ mới nở nhụy khai hoa vì thế nó chịu được chính khí của hành Kim. Cúc hoa có tính bình hòa, là vị thuốc thanh. Trong ‘Nội Kinh' nói rằng khi chữa bệnh ôn, nên dùng những vị thanh. Khi những bệnh nhiệt đã lui rồi, chính khí vẫn còn ấm thì nên dùng Cúc hoa và Tang căn bạch bì để chữa nhức đầu và trừ những chỗ tà nhiệt còn sót lại, rồi lại mượn sức của Hoàng kỳ để chữa chứng váng đầu, tan màng mộng mắt. Nếu kết hợp Sa sâm thì chữa được hạ huyết, kết hợp với Thạch hộc, Biển đậu có tác dụng làm sáng mắt, thính tai, nó có thể điều hành đi suốt khắp tay chân. Những người bị đau đầu, choáng váng, hắt hơi, nghẹt mũi do nhiệt, những chứng ngoài da nổi ban, ngứa tay chân, vai đau do phế nhiệt gây ra, nên dùng Cúc hoa để thanh nhuận tâm phế thì mới ổn. Khi đã thanh nhuận được tâm phế thì can mộc tự nhiên như đă có gì chếngựcthì nhiệt phải rút lui. Khi dùng Cúc hoa để chữa chứng đau mắt đỏ, sưng đau, chói, cộm, nước mắt sống chảy, nên dùng Cúc hoa để thanh phế mà chế được can mộc, đây là điều rất huyền diệu (Biện Dược Chỉ Nam).
+ Theo Vương Tử Kiều, dùng Cam cúc lâu ngày giúp tăng tuổi thọ: Cam cúc chọn hái mầm non vào ngày Thượng dần tháng 3 gọi là ‘Ngọc anh’. Chọn lá vào ngàỵ Thượng dần tháng 6 gọi là ‘Dung thành’, chọn hoa vào ngày Thượng dần tháng 9 gọi là ‘Kim tinh", hái thân rễ vào ngày Thượng dần tháng chạp gọi là ‘Trường sinh’. Bốn loại đó đều phơi âm can 5 ngày, rồi lấy mỗi thứ bằng nhau làm thành một chỗ, gĩa nát, tán bột. Mỗi ngày uống 4g với rượu hoặc dùng mật chế thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 7 viên với rượu, ngày 3 lần, uống liên tục 100 ngày rất tốt . Theo ‘Thực Liệu Bản Thảo’ thì chọn lá vào tháng giêng, chọn thân vào mồng 5-5, chọn hoa vào mồng 9 - 9 (Ngọc Hàm Phương).
+ Cúc hoa cho rượu cất gọi là Cúc hoa tửu, dùng hoa sắõc lấy nước cốt, dùng nước đó thổi cơm nếp, ủ men làm rượu uống, có thể thêm Địa hoàng, Đương quy, Câu kỷ rất tốt. Rượu nàychữađược chứng đầu phong, sáng mắt, phòng bệnh, yếu gân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cúc hoa nói chung thiên về thanh nhiệt, bình Can. Dã cúc hoa thiên về tiết nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phòng phong trừ được phong ở các khớp xương, thiên về phong hàn. Cúc hoa trừ được chứng du phong trên người, thiên về phong nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
CÂY QUÝT GAI
Tầm xoọng, Gai xanh, Quýt gai, Ðộc lực, Mền tên, Cúc keo, Quýt hôi, Cây gai xanh, Tửu bính lặc -Severinia monophylla(L.) Tanaka (Limonia monophyllaL.,Atalantia bilocularisWall.,A. buxifolia(Poir.) Oliv.), thuộc họ Cam -Rutaceae.
Mô tả:Cây nhỡ phân nhánh nhiều, cao 1-2m, nhẵn, có gai thẳng dài đến 3-4cm, nằm ở nách lá. Lá nguyên, rất dai, xoan dài 1,5-5cm, tròn hay lõm ở đầu, thon hẹp hay tròn ở gốc không lông, dày, cứng, có điểm tuyến, gân bên khít nhau, gân mép đi gần sát mép, mép uốn xuống, cuống ngắn 3-4mm. Hoa trắng, gần như không cuống, xếp thành nhóm nhỏ ở nách các lá. Quả nạc, đen, hình cầu, đường kính 10-12mm, có 2 hạt.
Ra hoa tháng 6-8, quả tháng 9-12.
Bộ phận dùng:Rễ, lá và quả -Radix, Folium et Fructus Severiniae Monophyllae.
Nơi sống và thu hái:Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cây mọc phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và dọc theo duyên hải các tỉnh miền Trung. Thu hái rễ, lá quanh năm; rễ rửa sạch thái phiến, phơi khô dùng dần. Lá phơi trong râm đến khô. Quả hái khi còn xanh, phơi khô.
Tính vị, tác dụng:Vị đắng, tính mát hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong giải thử, hóa đàm chỉ khái, lý khí chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Thường dùng trị: 1. Cúm, cảm mạo, đau đầu, ho, viêm nhánh khí quản, sốt rét; 2. Ðau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, Đau lưnggối. Rễ được dùng sắc hoặc ngâm rượu uống chữa tê thấp, rắn cắn. Quả xanh hấp với đường, nghiền nát uống chữa ho. Liều dùng 10-15g (tới 30g) rễ hoặc lá; 8-16g quả, sắc nước uống.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), rễ dùng trị đòn ngã và gẫy xương.
CĂY NGÁI
CÂY NGÁI
Cây Ngái vốn là một loại cây thuốc quý có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm, cảm mạo, viêm phế quản, tiêu hóa kém...; Tầm gửi cây Ngái là một loại cây sống ký sinh trên thân cây ngái, qua nhiều năm sống nhờ và hút tinh chất của cây ngái nên tầm gửi cây ngái có tác dụng rất tốt như:
- Bổ can thận, mạch gân xương, an thai, lợi sữa;
- Giải độc, tăng cường chức năng Gan, Thận - Mát, thanh lọc cơ thể, giúp ăn ngon, dễ ngủ. Tăng cường sức khỏe cho người mệt mỏi, gầy yếu.
- Ở phụ nữ sau sinh: giúp tăng tiết sữa, ngoài ra còn có tác dụng điều trị chứng hậu sản mòn. (Chữa hậu sản, tăng tiết sữa và làm mát sữa).
- Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.
Cây Ngái - Ficus hispida L. f., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả về Cây Ngái:
Cây có kích thước trung bình, cao 3-5m, có các nhánh khoẻ, lúc đầu có lông cứng màu nâu hay tái, về sau nhẵn. Lá mọc đối, ít nhất cũng là ở ngọn các nhánh, hình trái xoan ngược hay bầu dục, tù hay tròn ở gốc, có mũi ở chóp, có răng, có lông nhám ở cả hai mặt, dài 11-20cm, rộng 5 -12cm, có 3 gân, hai gân bên lên đến phân nửa phiến; cuống có lông ráp, dài 15-30mm. Quả sung có cuống và mọc trên một nhánh ngắn đặc biệt ít khi có lá, nằm ở gốc thân và kéo ra trên mặt đất. Quả này có lông nhám, đường kính 1-2cm, lúc chín màu vàng. Có những thứ khác nhau có quả mọc trên thân hay ở đất, lông tái hay nâu đen, quả đỏ hay quả vàng.
Có hoa từ tháng 1- 4.
Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ và quả - Radix, Folium, Cortex et Fructus Fici Hispidae.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương và miền Malaixia, châu Đại dương, mọc hoang ở khắp nơi. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Rửa rễ, phơi khô, lột bỏ lớp vỏ ngoài, dùng lớp thứ hai. Nhặt bỏ lông trên lá rồi sấy khô.
Thành phần hoá học: Có saponin.
Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn.
Công dụng:
Thường dùng chữa: 1. Cảm mạo, viêm nhánh phế quản; 2. Tiêu hoá kém, lỵ; 3. Phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương; 4. Cụm nhọt ở nách, đinh râu. Liều dùng: 15-30g, dạng thuốc sắc. Giã cây tươi đắp ngoài hay nấu nước rửa.
Ở Malaixia, nước sắc lá dùng uống trị sốt rét và dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống. Nước sắc vỏ dùng trị sốt cho trẻ em. Vỏ dùng làm thuốc gây nôn. Quả chín dùng ăn có tính lợi sữa.
Ở Java và Trung Quốc, người ta cũng dùng quả làm mứt. Quả đốt thành than ngâm nước hay rượu chữa Đau răng. Rễ cây ngái sao vàng sắc uống điều kinh. Quả ăn sống gây ngộ độc.
Chữa phù thận cấp và mạn tính, suy thận
Tầm gửi cây Ngái 40g
Tầm gửi cây Dâu tằm 30g
Cây rau Dừa nước 30g
Cây Bông mã đề 15g
Nếu tuổi trẻ phù thận cấp, gia thêm:
Cỏ Nhọ nồi 15-20g
Lá Ngũ trảo 30g
Nếu suy thận. Hợp bài này với bài Lục vị (với tuổi trẻ) hay hợp với Bát vị (với tuổi già Mệnh môn hoả hư)
Cho nước ngập thuốc sắc còn một bát sắc 3 lần. Hợp lại chia đều 3 lần uống trong ngày, sáng trưa, chiều, tối (sau ăn no). Kiêng ăn mặn.
Trị chứng phong thấp, nhức mỏi, sưng khớp
Rễ cây Ngái (thái phơi khô) 40g
Tầm gửi cây Ngái (phơi khô) 20g
Rễ cây Cỏ xước (phơi khô tẩm rượu) 15g
Rễ cây Xấu hổ tía (phơi khô) 15g
Vỏ quả Cam sành (thái phơi khô sao vàng) 12g
Rễ cây Cam sành (phơi khô) 12g
Rễ cây Muống biển (tẩm nước gạo 1 đêm phơi khô) 20g
Nếu các khớp sưng đỏ nóng (bỏ muống biển) gia thêm
Trúc nhự (tinh trắng cây tre) 12g
Rễ cây Đu đủ đực (phơi khô) 20g
Cho ba bát nước sắc còn một bát, sắc 3 lần hợp lại, chia 3 để uống trong ngày (sáng, trưa, tối) sau khi ăn no.
Kiêng thịt gà, cá chép, các loại cà, đồ cay nóng.
Chú ý: Phụ nữ có thai không uống thuốc này
Trẻ em uống bài này (lượng giảm bằng 1/2 lượng người lớn)
CÚC LIÊN CHI DẠI
Còn gọi là cây trứng ếch
Tên khoa học Parthenium hysterophorus L.,
Thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả:Cây thảo phân nhánh cao 0,25 đến 1m; thân có rãnh gần như nhẵn. Lá xẻ hai lần lông chim, dài tới 11cm và rộng tới 6cm, các lá trên nguyên, mặt trên có lông bột, mặt dưới có lông xám. Đầu hoa có 5 góc, đường kính 4-8mm, xếp thành chuỳ thưa ở ngọn cây; lưỡi hoa màu trắng, hình thận, nhỏ; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế hình trứng ngược rộng, dài cỡ 2mm, có lông ở đỉnh. Cây có hoa quả kéo dài từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.
Bộ phận dùng:Thân mang lá và lá - Caulis et Folium Parthenii.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được phát tán vào nhiều xứ nhiệt đới khác. Ở nước ta, thường gặp cây mọc dại ở nhiều nơi, nhất là ở Hà Nội và các vùng lân cận dọc theo các đường đi, các bãi cát.
Thành phần hoá học:Cây chứa alcaloid parthenin. Lá và hoa chứa alcaloid parthenicin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, có tác dụng gây chảy nước bọt, làm giảm đau nhức, làm săn da.
Công dụng,chỉ định và phối hợp: Ở nước ta, cây ít được dùng, nhưng ở một số nước Trung Mỹ như Jamaica, Đôminica, người ta sử dụng lá, đem giã ra và trộn với dầu thầu dầu để xát kích thích sự giảm bớt sản dịch. Thân mang lá hãm hoặc sắc uống để trị chứng tim đập nhanh. Còn được dùng chữa các vết loét, một số bệnh ngoài da, như bệnh ecpet (mụn rộp loang vòng). Các chiết xuất parthenin được dùng với liều nhỏ tăng dần từ 100mg đến 2g để giúp sự tiêu hoá; còn parthenicin, với liều 1g ngày, dùng để làm thuốc hạ nhiệt, giảm đau; với liều cao nó gây độc.
CÓC MẲN
Cóc mẳn vị thuốc chữa ho, viêm phế quản" Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cẩu tử thảo.
Tên khoa học Centipeda minima
Thuộc họ Cúc Asteraceac
Mô tả:cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất ẩm, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng, lá đơn mọc so le, hơi hình 3 cạnh, đầu tù, phía cuống hẹp lại, mép có hai răng cưa, có khi 1 hay 3, dài 10-18mm, rộng 6-10mm, gân chính hơi nổi ở mặt dưới lá, gân phụ không rõ, không có cuống. Cụm hoa hình đầu mọc ở nách lá, hoa cái gồm nhiêu lớp, cánh hoa hình ống màu trăng, trên có răng cưa, hoa lưỡng tính ít hơn, tràng hoa hình chuông có 4 răng hình trứng, rộng, màu hơi tím. Quả bế 4 cạnh, có lông mịn nhỏ, mùa hoa các tháng 2-5, mùa quả các tháng 4-7.
Phân bố:mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang tại nước ta. Nhân dân thường hái toàn cây cả rễ về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Công dụng và liều dùng:cọc mẳn chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, thường dùng chữa ho, viêm phế quản, mắt đau đỏ sưng, chảy nước dãi, tan màng mộng mắt, dùng ngoài chữa eczema.
SÀI ĐẤT
Sài đất, Cúc nháp, Ngổ núi, Húng trám - Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo sống dai, đứng thẳng hay mọc bò, cao tới 40cm. Thân màu xanh, có lông trắng. Lá mọc đối, hình bầu dục, có răng cưa to và nông, có lông thô ở cả hai mặt. Lá có 1 gân chính và 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa màu vàng tươi, xếp thành đầu ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Quả bế nhỏ, không có lông.
Cây ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Wedeliae Chinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang và thường được trồng làm thuốc. Trồng nơi đất tốt hơi ẩm, chọn những đoạn thân có rễ đem vùi xuống đất 2-3cm. Sau 1/2 tháng lại thu hoạch đợt nữa. Thu hái cây gần như quanh năm, chủ yếu vào hè thu, lúc cây đang ra hoa, mang về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học: Dịch ép của cây chứa dầu hoà tan 11,2%, hợp chất béo 29,7%, phytosterol 3,75%; caroten 1,14%, chlorophylle 3,75%, nhựa 44,95% còn có đường, tanin, saponin, các chất có solice, pectin, mucin, lignin và các chất có cellulose. Trong lá có chất Wedelolacton, vừa là một flavonoid vừa là một cumarin. Còn có tinh dầu và muối vô cơ.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, hơi mặn, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm long đờm, chống ho.
Công dụng: Thường dùng trong các trường hợp: 1. Dự phòng bệnh sởi; 2. Cảm cúm, sổ mũi; 3. Bạch hầu, viêm hầu, sưng amygdal;. 4. Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ, ho gà, ho ra máu; 5. Huyết áp cao. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài chữa đinh nhọt, ghẻ lở, rôm sảy, bắp chuối, sưng vú, sưng tấy ngoài da. Lấy một lượng cây tươi cần thiết giã đắp, lấy nước rửa hay bôi.
Đơn thuốc:
1. Dự phòng sởi hoặc bạch hầu: Dùng 15-30g cây khô, dạng thuốc sắc. Liên tục trong 3 ngày.2. Bệnh ban độc, ban trái trẻ em, thường biểu hiện sốt nhức đầu, sốt về chiều, về đêm, sốt xuất huyết: Sài đất 6g, Trùn hổ (chế) 3 con, Cỏ mực 4g, Nhãn lồng 4g, Bạc hà 4g, Thạch cao 2g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Trẻ khi khát nước, kết hợp uống với chanh đường tuỳ thích (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).
RAU NGỔ
Rau ngổ, Ngổ trâu, Ngổ đất, Ngổ hương, Cúc nước, Phak hom pom -Enydra fluctuansLour, thuộc họ Cúc -Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, phân cành nhiều, có đốt. Thân hình trụ, có rãnh. Lá mọc đối, không cuống, gốc hơi rộng và ôm lấy thân, mép có răng cưa. Cụm hoa dạng đầu, không cuống bao bởi hai lá bắc hình trái xoan tù, màu lục. Hoa cái và hoa lưỡng tính đều sinh sản. Quả bế không có mào lông.
Cây ra hoa từ tháng 11-12 đến tháng 4 năm sau.
Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Enydrae Fluctuantis.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam tới Inđônêxia. Ở nước ta cây mọc hoang trong các ao hồ, mương máng và cũng được trồng làm rau ăn sống hay nấu canh.
Thành phần hoá học: Rau ngổ có các thành phần sau (tính theo%) nước 92,2; protein 1,5; lipid 0,3; collulose 2,0; dẫn xuất không protein 3,8; khoáng toàn phần 0,8. Còn có các caroten, vitamin B và vitamin C. Cây khô chứa tinh dầu 0,2% stigmastero, 0,05% và một lượng nhỏ một chất đắng là enydrin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc; có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Người ta trồng rau ngổ lấy cành lá non thơm để nấu canh chua, cũng có thẻ ăn sống làm gia vị. Cây được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cầm máu băng huyết, thổ huyết, hạt dùng trị bệnh về gan mật và thần kinh. Lá nghiền đắp vào da trị phát ban, mụn rộp. Liều dùng 12-20g dạng thuốc sắc dùng ngoài không kể liều lượng.
Ðơn thuốc:
1. Chữa bí trung tiện, bí đái, đái ra máu băng huyết do nóng; Rau ngổ tươi 30g giã nát, cho thêm nước chín để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước bỏ bã, pha thêm đường để uống.
2. Cầm máu vết thương: Giã nát cành lá rau ngổ tươi, gói vào gạc rồi băng vào vết thương.
3. Viêm tấy: Rau ngổ tươi giã đắp.
4. Ăn uống không tiêu, đầy bụng: Rau ngổ 16g, Nam mộc hương 15g, nước 750ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.
CÚC TẦN
Cúc tần - Pluchea indica (L.) Less., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây bụi cao 1-2m, cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép khía răng. Cụm hoa hình ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một; lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm.
Ra hoa quả vào tháng 2-6.
Bộ phận dùng: Cành lá và rễ - Ramnulus et Radix Plucheae Indicae.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng ở đồng bằng làm hàng rào cây xanh. Trồng bằng cành vào mùa xuân, mùa thu. Để dùng làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm, tốt nhất vào mùa hè - thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Trong lá có tinh dầu và acid chlorogenic; trong lá tươi có 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulos, 2,3% tro; 197mg% Ca, 2,3mg% P, 5mg% Fe, 4,6mg% caroten, 15mg% vitamin C.
Tính vị, tác dụng: Cúc tần có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Ở Ấn Độ, người ta cho rằng rễ và lá làm se, giải nhiệt, giảm sốt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp Người ta thường thu lá non dùng ăn như rau sống. Cành, lá, rễ thường dùng trị 1. Cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện; 2. Phong thấp tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng; 3. Trẻ em ăn uống chậm tiêu. Dùng ngoài trị chấn thương, gãy xương, bong gân và trị ghẻ.
Ở Trung Quốc, còn dùng chữa viêm hạch bạch huyết dạng lao cổ. Ở Thái Lan, toàn cây được dùng ngoài trị bệnh về da; lá tươi được dùng trị bệnh Trĩi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngày dùng 10-15g cành lá hoặc 6-8g rễ khô sắc nước uống. Nhân dân thường dùng nấu nước xông giải cảm, có khi lấy rễ phơi khô sắc uống giải sốt nóng. Lá non và đọt non giã nhỏ trộn với rượu đắp chữa đau nhức xương. Rễ nấu nước uống làm ra mồ hôi trong bệnh sốt rét. Ở Trung Quốc (Quảng Châu), người ta dùng lá tươi giã nát, trộn với bột gạo và đường làm bánh cho trẻ con ăn để cho ấm dạ dày và trừ cam tích. Để trị ghẻ, dùng cành lá nấu nước tắm. Để trị chấn thương, bong gân, dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào.
Đơn thuốc:
1. Thấp khớp, đau nhức xương; dùng rễ Cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ Trinh nữ 20g, rễ Bưởi bung 20g, Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g, sắc nước uống.2. Cảm sốt, Nhức đầu, ho, không có mồ hôi; dùng Cúc tần 2 nắm, lá Sả 1 nắm, lá Chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
ĐẠI KÍCH
Tên Việt Na m:
Vị thuốc đại kích còn gọi Đại kích.Cung cự (Nhĩ nhã), Hạ mã tiên (Bản thảo cương mục), Kiều, Chi hành, Trạch hành, Phá quân xác, Lặc mã tuyên (Hòa hán dược khảo).
Chủ trị: Đại kích
(1) Phù thủng tay chân, bụng lớn.
(2) Ho suyễn, đàm ẩm tích tụ.
(3) Đau hông sườn như dao cắt.
Liều dùng:
5 phân - 2 chỉ.
Kiêng kỵ:
Người nguyên dương suy yếu không nên dùng. Phụ nữ có thai cấm dùng. Phản Cam thảo.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ ĐẠI KÍCH
Tên khoa học:
EUPHORBIA PEKINENSIS RUPR.họ EUPHORBIACEAE.
Mô tả:
Cây thảo đa niên, có độc, thân cao 0,3-0,7m, có lông nhỏ lá mọc cách, hình mũi mác, bầu dục, hai bên mép lá có răng cưa không rõràng, thân lá cắt ra có dịch trắng chảy ra, đầu mùa hè thân phân nhánh và ra hoa màu vàng xanh. Quả hơi dẹp hình tròn, có vết nứt lồi ra.
Phân biệt:
Có 2 loại Đại kích là Hồng nha đại kích và Miên đại kích.
1- Hồng nha đại-kích: Còn gọi là Hồng mao đại-kích hoặc Tử đại-kích là vị Đại kích mà người phương nam Trung Quốc hay dùng, vị thuốc khô biểu hiện hình tơ xe, cong nhăn teo, dài từ 32-50mm, dầy chừng 6-12mm, bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu xám, hơi có rễ nhánh, vết nhăn dài mà sâu, liên tiếp không dừng, chất cứng mà giòn (gặp trời mẩm dễ hút ẩm và mềm trở lại) bẻ gẫy có màu nâu đất, có mùi đặc biệt.
2- Miên đại-kích: Còn gọi là Thảo đại-kích hoặc Bắc đại-kích, biểu hiện hình trụ tròn dài, mà nhỏ, dài chứng 18-25cm có khi tới 50cm, rộng chừng 6-9mm, mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc nâu xám, hơi uốn cong chất mềm khó bẻ gẫy, dễ tước, vị này ít dùng.
Bào chế:
Sao với giấm hoặc chưng với đậu hũ cho nhừ.
Tính vị:
Vị đắng. Tính mát. Có độc.
Quy kinh:
Nhập thận kinh:
Tác dụng sinh lý:
Trục thủy, hóa ẩm.
Đơn thuốc kinh nghiệm của tiền nhân:
1- Đại kích thường hay bỏ vào “Ngọc khu đơn tử kim đính” Để giải cổ độc, nhiệt độc ung thư, mụn nhọt, các loại rắn độc cắn, trong uống ngoài dán, khi nào đi cầu được là tốt.
2- “Bách tường hoàn” trị bệnh đậu biến thành đen, khô hãm không phát ra được, hàn mà đại tiện bón, dùng Đại kích 1 lượng, Táo 3 trái, 1 chén nước nấu rồi phơi khô bỏ Đại kích lấy Táo nhục sấy khô làm viên uống từ 3-5 phân đến khi nào đi cầu được thì thôi.
3- “Khống điên đơn” trị đờm dãi lưu trệ trên hoặc dưới ngực, hung cách, biến chứng đủ thứ bệnh, khi đau cổ gáy ngực vai lưng sườn, khi tay chân đau nhức không chịu được, gân cốt rã rời, đau không cố định khi rung chỗ này khi giật nơi khác, da thịt mất cảm giác như bại liệt, những chứng ấy không nên cho là phong khí, phong độc và ung nhọt để trị, hoặc trong lúc ngủ chảy nước dãi nơi miệng, ho suyễn, đam mê tâm khiếu dùng Tử đại kích (sao qua), mỗi thứ 1 lượng tán bột, đâm lấy nước cốt gừng làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, uống lần 7-20 viên nuốt với nước bọt, nếu muốn đi cầu được lợi hơn dùng 50-60 viên (Tam nhân phương).
4- Trúng gió phát sốt, dùng Đại kích, Khổ sâm, mỗi thứ 4 lượng, nước dấm, rượu trắng 1 đấu nấu mà rửa, lạnh thì thôi (Thiên kim phương).
5- Đau răng, răng lung lay, dùng Đại kích nhai ở chỗ đau (Sinh sinh phương).
6- Phù thủng thở gấp, tiểu tiện ít, phù bụng, dùng Đại kích 2 lượng, Can khương sao đen nửa lượng, tán bột lần uống 3 chỉ với nước gừng sống khi nào đại tiểu tiện thông thì thôi (Thánh tế tổng lục phương).
7- Phù thủng cấp hay mãn tính, dùng Đại kích, Đương quy, Quất bì mỗi thứ 1 lượng, 2 thăng nước sắc còn 7 chén đi cầu được là tốt, nhưng cũng cần uống thêm 2-3 thăng nữa, khi đỡ dồi cử ăn đồ độc trong 1 năm (Lý Ráng, Binh bộ thủ tập phương).
8- Phù thủng căng sình, dùng Đại kích 1 lượng, Quảng mộc hương nửa lượng tán bột, uống với rượu 1 chỉ 5, đi cầu ra nước xanh biếc, sau đó ăn cháo, cử ăn đồ mặn. Cũng trị như trên, dùng Đại kích 1 lượng đốt tồn tính tán bột uống rượu lúc đói.
9- Phù lớn như cái trống, phù cả người, dùng 1 đấu táo bỏ vào nồi, tẩm qua nước, dùng Đại kích (rễ và ngọn non) trét kín nắp nồi thật kín nấu chín, lấy Táo ăn. Cũng trị như trên, dùng “Đại kích tán” gồm: Đại kích, Bạch thiên ngưu, Mộc hương các vị bằng nhau tán bột, lần uống 1 chỉ với một cặp thịt thăn heo, xẻ ra bỏ thuốc vào giữa gói lại nước chín ăn lúc đói (Hoạt pháp cơ yếu phương).
Những bài thuốc kinh nghiệm hiện nay:
1- “Thập táo thang” trị trúng phong thái dương kinh, biểu đã giải mà lý chưa hòa, đau tức ran sườn, hoặc vì nước đình tích mà ho, phù thủng thở gấp, đại tiểu tiện bí, Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, tán bột sắc với nước Đại táo uống (Thương hàn luận).
2- Khống diên đơn: Đàm lưu trệ ở trên dưới hông cách, biến thành nhiều chứng bệnh, hoặc ở cổ gáy, ngực, lưng, hông, sườn, tay chân, đùi đau nhức không chịu được, do tê mất cảm giác như bại, Đại kích, Cam toại, Bạch giới tử, trộn nước làm viên (Tam nhân phương).
Tham khảo:
1- Chức năng của Đại kích là trục thủy hóa ẩm, thích hợp trong phù thủng đàm ẩm do thiệt chứng. Người có khí lựïc tốt thì nên dùng nó. Ấy là loại thuốc có tính độc mạnh nếu dùng không đúng thì tổn thương tới nguyên khí. Lý Thời Trân đã nói rằng: “Lợi cho người rất nhanh mà cũng làm thương tổn tới người, người suy nhược ốm yếu uống vào có thể thổ huyết, người thầy thuốc không thể không biết được”.
2- Đại kích hạ được ác huyết, khối kết, sôi bụng, thông kinh nguyệt, trụy thai (Chân Quyền- Dược tính bản thảo, Đường).
3- Đại kích chửa mề đay, chứng phong độc sưng chân, hàng ngày nấu nước ngâm rửa chân thì khỏi (Tô Tụng - Gia Hựu đồ kinh bản thảo, Tống).
4- Đại kích là thuốc xổ độc, chữa bệnh vàng da dịch lây lan, sốt rét đang nóng nhiều hơn lạnh tan khối cứng ở bụng (Đại minh, Nhật hoa chư gia bản thảo, Tống).
5- Đại kích bẩm thụ khí âm độc của trời đất mà sống, nên vị đắng tính hàn mà có độc. Chân Quyền và Khiết Cổ lại cho kiêm vị cay sách Biệt lục lại cho kiêm vị ngọt. Đúng ra phải là cay nhiều hơn, không cay thì không có độc vậy. Vị đắng tính hàn nên giỏi về đi xuống và vào can thận. Vị này thì đi ngang không chỗ nào là không tới. Khiết Cổ lại cho rằng tả phế thì tổn tới chân khí, chủ về hạ cổ độc. Cổ độc ắt nóng ắt cay, cay thì đi vào tạng phủ, nên mượn cái tính hàn vị cay của nó đuổi cái cay nóng là nhằm lấy độc để công độc. Vị đắng tính hàn thì đi xuống và xổ được, nên trục được thủy tà còn lại. Thấp nhiệt và đình ẩm ở trung hạ thành tích tụ. Vị đắng, cay, ngọt, tính hàn nên ta được nhọt sưng ở cổ nách, thông lợi đại tiểu tiện, xổ thuốc độc, thông kinh nguyệt. Vị cay đắng có độc, nên lại xổ thai được. Bệnh vàng da lây lan nếu không phải nguyên khí thực thì chớ dùng. Nội kinh viết “Tà chi sở tấu kỳ khí tất hư” người trúng phong thì khí ắt hư. Phần cuối “Bản kinh” lại ghi rằng, nó chủ về trúng phong da dẻ đau buốt ói mửa là không phải. Phải chăng bệnh hư có thể dùng thuốc đắng hàn có độc để xổ không? Càng làm bệnh hư thêm nữa (Cù Hy Ung - Bản thảo kinh sơ, Minh).
6- Đại kích đắng, hàn, có độc, vào can và bàng quang, thông lợi đại tiểu tiện, xổ được 10 loại bệnh thủy độc, trục huyết khối tích tụ, nấu chung với Táo cho mềm, bỏ phần cứng phơi khô, tính âm hàn chạy giỏi, rất tổn chân khí, nguyên khí không thực mạnh, có thủy thấp đình ứ, không nên dùng lầm (Lý sĩ Tài - Bản thảo đồ giải, Minh).
7- Đại kích khí vị đắng hàn, tính thuần dương, đứng đầu thuốc xổ mạnh, trên tả phế khí dươí xổ thận thủy, nhưng kèm vị cay, đi bên cạnh kinh mạch, nơi nào cũng đến, ngâm nước có màu xanh, lại đi vào can đởm, nên sách đều ghi xổ được 12 loại thủy độc, cổ độc đầy bụng đau. Lý Thời Trân ghi rằng phàm chất đờm nhớt, theo khí lên xuống, không nơi nào là không đến, vào tâm thì mê khiếu mà động kinh, vào phế thì khiến tắc nghẽn mà thành ho đờm dính nhớt suyễn cấp, lạnh lưng. Vào can thì lưu lại thành tích tụ mà đau mạng sườn, nôn khan, khi nóng khi lạnh. Vào kinh lạc thì tê rần đau nhức. Vào gân xương thì cổ gáy ngực lưng, thắt lưng mạng sườn, tay chân đau lan ngầm. Ba nguyên nhân gây ra bệnh tật (nội, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân) cũng lấy Khổng diên đơn chủ trị, bởi có Đại kích tiết được thủy thấp của tạng phủ, Cam toại hành được thủy thấp cuả kinh lạc. Bạch giới tử tán được đờm khí trong da, ngoài niêm mạc, ắt phải chứng thực, thực nhiệt, mạch thực mới được dùng, nếu không thì sẽ tả phế thương thận, hai người không ít. Nếu trúng độc của nó chỉ có Xương bồ mới giải được. Đại kích màu tím sản xuất ở Hàng Châu là loại tốt, loại sản xuất ở phía Bắc màu trắng, không nên dùng vào thuốc. Nấu với tương bỏ phần cứng rồi dùng, được Đại táo dùng chung thì không tổn thương Tỳ sợ Xương bồ, phản Cam thảo, mầm non gọi là Trạch tất cũng chữa về như Đại kích (Hoàng cung Tú - Bản thảo cầu chân, Thanh).
8- Khiết Cổ gọi Cam toại thuần dương còn Đại kích thì vị dương trong âm vậy “Bản kinh” ghi rằng Đại kích kiêm chủ chứng trúng phong, đau buốt ngoài da, ói mửa. Tô Tụng cũng có trị phong mề đay và chứng sưng chân do phong độc, chỉ có do Can gây ra bệnh mà dùng tới nó vậy. Can là con của Thận, phàm trong ngũ hành khí của mẹ thịnh thì phải nhanh chóng tả con của nó. Nay vì do con mà tiết tà khí của mẹ làm cho nó không còn lưu lại được. Tiền Trọng Dương chữa chứng đậu chẩn đen hãm vào thì dùng bách tường cao. Dùng Đại kích để tả độc trong thận, không phải tả thận thủy, tức là trong Bản kinh về chủ trị đầu tiên là chữa cổ độc, Nhật hoa tử cũng cho rằng nó có tác dụng tiết thuốc độc. Chẳng hạn như trong các bài thuốc Ngọc khu đơn, Tử kim dính, đều có thể giải độc. Biết được vật này trục thủy, thủy tà này ắc đau cấp và tích tụ cái độc rất hại tới chân khí là có thể dùng được, nếu không thì sẽ bị cái công trục quá mạnh nó gây hại thì thực là khó tránh. Hoặc là Bản kinh ghi chủ về trúng phong đau buốt ngoài da, đấy chính là chỉ về phong thấp mà nói, vốn bệnh này không tách rời thùy tà (Dương Thời Thái - Bản thảo cầu nguyên, Thanh)
VỪNG ĐEN
Tên khác
Vị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.
Tác dụng
Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy.
Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.
Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn.
Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.
Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:
Kiêng kỵ
·Âm suy, cơ thể khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm
1- Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư với lý do:
·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý.
·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng
·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch.
·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bóncả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới)
2- Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt.
3- Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). táo bóncó nhiều nguyên nhân:
·Thực phẩm thiếu chất xơ
·Gan tiết ít mật
·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp.
· Không có thói quen đi cầu hàng ngày
Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:
·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch
·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận.
·Dầu vừng làm tăng tiết mật.
·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng.
·Bài này trị bệnh táo bóncả gốc lẫn ngọn.
Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư.
4- Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây:
·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân.
·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết.
·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.
4- Tăng tiết mật, ngưà sỏi mật.
* Dầu mè làm tăng tiết mật.
·Licithin cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật.
·Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh. Lecithin cuả vừng giúp nhũ hoá cholesterol nên không tạo sỏi. Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột.
4- Món ăn-bài thuốc lợi sữa. Mè đen rang cho vào canh mướp.Cả hai vị đều lợi sữa. Mè đen làm tăng khẩu vị món canh mướp.
5- Dầu mè trị viêm nướu răng. Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu.
6- Bổ xương và trị thoái hoá khớp.
- Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?
- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác. Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?
- Mè den bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cũng không sai.
- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại.
- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương. Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy. Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cũng có thể do thiếu chất nhày. Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh chondrocyte và giảm chất nhầy.
- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !
- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:
·Chống lão hoá.Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá. Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cũng phong toả gốc tự do, chống lão hoá.
·Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn.
·Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.
·Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy.
7- Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm:Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược. Bài này nhuận trường thông tiện. Trị táo bónkéo dài, táo bóndo lão suy
Giải phương như sau:
·Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện.
·Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng.
·Thược dược dưỡng âm hoà can.
·Chỉ thực tán kết.
·Hậu phác tiêu thực
·Đại hoàng thông hạ. Bài này dùng ít Đại hoàng.
Bào chế
Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:
Vò thì vò đỗ vò vừng,
Như đây với đó xin đừng vò nhau.
100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.
Đông y dùng Vừng đen làm thuốc.
Thành phần hóa học
100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.
Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.
Tính vị
Nó có vị ngọt, tính bình, không độc.
CAM THẢO DÂY
Còn gọi là trương tư tử, tương tự đầuk, tương tư đằng, dây cườm, day chi chi
Tên khoa học Abrus precatorius L.
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Dây cam thảo cho những bộ phận dùng làm thuốc sau đây.
1. Rễ và lá dùng thay cam thảo bắc ở nhiều nước, do đó còn có tên liane reglisse.
2. Hạt là tương tư tử - Sêmn Abri
A. Mô tả cây
Dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15-24 cm, gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5-20mm, rộng 3-8mm. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12-15mm, dày 7-8mm, mặt có lông ngắn. Hạt từ 3-7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn quanh tễ.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Dây cam thảo mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dây và lá cam thảo. Rễ của dây cam thảo ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn.
C.Thành phần hoá học
Rễ và lá dây cam thảo chữa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít lại có vị khó chịu và đắng.
Hạt chưa một chất protit độc gọi kà abrin, chất abralin là một glucoxit có tinh thể, men tiêu hóa chất béo, chất béo lipaza 2.5% chất béo, chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza.
Vỏ ngoài hạt có sắc tố màu đỏ
D. Công dụng và liều dùng
1. Rễ thân và lá được nhân dân nhiều nước dùng thay vị cam thảo bắc trong các đơn thuốc.
Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý
2. Hạt thường dùng ngoài làm thuốc sát trùng, giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý. Trước đây người ta dùng hạt này đề chữa đau mắthột, đau mắtthường 3-5 hạt, giã nát ngâm với 1 lít nước, ngày nhỏ vào mắt 3 lần chất này. Khi mới dùng thuốc gây phản ứng, nhưng sau 48 giờ phản ứng bớt. Sau 1 tuần giác mạc bớt trở lại bình thường, thuốc để lâu không có tác dụng nên dùng đến đâu hết đến đo.
BẠCH CƯƠNG TÀM
Tên khác:
Bạch cương tằm
Vị thuốc Bạch cương tằm còn gọi Bạch cam toại, Cương nghĩ tử, Trực cương tằm, Tử lăng (Hòa Hán Dược Khảo), Chế thiên trùng, Sao cương tằm, Sao giai tam, Tằm cô chỉ, Tằm dũng, Tằm thuế (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cương tằm (Thiên Kim Phương), Cương trùng (Giang Bắc Dược Tài),Thiên trùng (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên).
Tác dụng, chủ trị:
Bạch cương tằm
+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong, khóc đêm (Bản Kinh).
+ Trị băng trung, xích bạch đới, sinh xong bị đau nhức, trưng hà (Biệt Lục).
+ Trị miệng méo, ra mồ hôi, băng trung, rong huyết (Dược Tính Luận).
+ Tán phong đờm kết hạch, loa lịch, đầu phong, răng đum do sâu, da ngứa lở, đơn độc phát ngứa, đờm ngược kết báng, sữa không thông, băng trung, rong huyết, đinh nhọt...(Bản Thảo Cương Mục)+ Trị trúng phong mất tiếng, bệnh do phong gây ra, dịch hoàn ngứa, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+ Trị trẻ nhỏ bị cam trùng, nướu răng lở loét, lưỡi sưng, lưỡi cứng (Bản Thảo Chứng).
+ Trị các chứng phong gây bệnh ngoài da (Y Học Khải Nguyên).
+ Tức phong, chỉ kinh, thanh hầu, khai âm. Trị động kinh, co giật, họng viêm cấp, liệt mặt, mề đay, lao hạch (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trừ phong, tiêu đờm. Trị trúng phong, động kinh, họng viêm cấp, quai bị, tràng nhạc (lao hạch), phong nhiệt ở thượng tiêu, ung nhọt đầu đinh, các loại họt độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
Bạch cương tằm. Uống trong: 6 - 12g, bên ngoài có thể dùng để bôi...
Kiêng kỵ:
+ Bạch cương tằm ghét các vị Cát cánh, Phục linh, Phục thần, Tang phiêu tiêu, Tỳ giải (Dược Tính Luận).
+ Phàm bị trúng phong cấm khẩu, trẻ nhỏ bị co giật, khóc đêm, do Tâm hư, thần hồn không yên, huyết hư mà không có ngoại tà thì không được dùng Bạch cương tằm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Huyết hư, không có phong tà: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Không phải phong nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị loa lịch, lao hạch: Bạch cương tằm (tán bột). Ngày uống 3 lần mỗi lần 2g, liên tục 10 ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị Rong kinh: Bạch cương tằm, Y trung bạch ngư, 2 loại bằng nhau. Tán bột, uống với nước giếng mới múc vào đầu canh 5, ngày 2 lần ( Thiên Kim Phương).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm 3-7 cái, Nhũ hương 0,4g. Tán bột. Mỗi lần dùng 4,8g, đốt cho cháy lấy khói xông vào họng, hễ nôn ra được thì khỏi (Thánh Huệ Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị trúng phong làm cho miệng bị co dúm lại, hoặc cấm khẩu khóc không ra tiếng, thở gấp, mặt đỏ, vàng, do khí của thai hợp với nhiệt độc của Tâm Tỳ làm cho lưỡi cứng, môi xanh, tụ ở miệng sinh ra cấm khẩu: Bạch cương tằm (dùng loại thẳng) 2 con, bỏ đầu, tán bột, trộn với mật ong bôi vào miệng, lưỡi (Thánh Huệ Phương).
+ Trị nhức ở giữa hoặc 1 bên đầu hoặc đau lan đến 2 bên thái dương: Bạch cương tằm, tán bột, uống với nước sắc Trà + Hành (Thánh huệ phương).
+ Trị đầu đau do phong: Bạch cương tằm, Cao lương khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4g với nước trà, lúc đi ngủ (Thánh Huệ Phương).
+ Trị mặt nám đen: Bạch cương tằm tán bột, trộn với nước bôi (Thánh Huệ Phương).
+ Trị lở ngứa (gây ra) đau nhức: Bạch cương tằm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với rượu (Thánh Huệ Phương).
+ Trị các loại phong đàm: Bạch cương tằm 7 con (chọn loai thẳng), tán bột, uống với nước gừng ( Thắng Kim Phương).
+ Trị phong trĩ sưng đau, lúc phát lúc khỏi: Bạch cương tằm 80g, rửa, sao vàng, tán bột. Dùng thịt Ô mai trộn làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên với Mật ong và Gừng, lúc đói (Thắng kim phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh: Tỏi 7 củ. Trước hết lấy đất đốt cho đỏ lên rồi lấy Tỏi mài trên đất đó thành cao. Rồi lấy Bạch cương tằm ( bỏ đầu và chân) 40g, để trên đất đó, lấy cái tô úp lại 1 đêm, đừng làm hở hơi. Sau đó lấy Bạch cương tằm tán bột thổi vào mũi hàng ngày (Phổ Tế Phương).
+ Trị răng đau: Bạch cương tằm (loại thẳng), sao chung với Gừng sống cho có mầu vàng đỏ rồi bỏ Gừng đi, tán bột. Lấy nước Tạo giác trộn với thuốc xức vào răng (Phổ Tế Phương).
+ Trị trong bụng có cục như con rùa chạy qua chạy lại: Bạch cương tằm uống với nước đái ngựa trắng (Phổ Tế Phương).
+ Trị ra gió chảy nước mắt: Bạch cương tằm (sao) 20g, Cam thảo 20g, Kinh giới 10g, Mộc tặc 20g, Tang diệp 40g, Tế tân 20g, Toàn phúc hoa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với nước sắc Kinh giới (Bạch Cương Tằm Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị trúng phong miệng méo, nửa người liệt: Bạch cương tằm, Bạch phụ tử, Toàn yết. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với rượu nóng bôi (Khiên Chính Tán - Dương Thị Gia Tàng).
+ Trị đầu thình lình đau: Bạch cương tằm, tán bột. Uống với nước nóng (Đẩu Môn Phương).
+ Trị da mặt sần sùi vì đánh phấn: Bạch cương tằm, Hắc khiên ngưu, 2 vị bằng nhau. Tán bột. Rửa mặt cho sạch rồi bôi thuốc lên (Đẩu Môn Phương).
+ Trị vết thương do kim khí đâm chém: Bạch cương tằm, sao vàng, tán bột, bôi (Đẩu Môn Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong: Bạch cương tằm, Toàn yết, 2 vị bằng nhau, Thiên hùng, Phụ tử, mỗi vị 4g (bào chế). Tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạch cương tằm (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị phong đàm, ho suyễn, không ngủ đêm được: Bạch cương tằm (sao), Trà đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với nước sôi (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị ho sau khi uống rượu: Bạch cương tằm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với trà (Quái Chứng Kỳ Phương).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm (sao), Bạch phàn ( nửa sống, nửa sao), 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng tươi, hễ ói ra được thì khỏi (Khai Quan Tán - Tồn Nhân phương).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm (sao) 20g, Cam thảo (sống) 4g. Tán bột, uống với nước Gừng sống (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị kinh phong mạn, thổ tả nhiều gây ra mạn tỳ phong: Bạch cương tằm (sao rượu) 4g, Nam tinh 8g, Ngũ linh chi 4g, Toàn yết (chế) 4g, Trùn (giun) đất 4g. Tán bột, nấu Bán hạ làm hồ trộn thuốc bột làm viên 0,4g. Ngày uống 1-2g (Bạch Cương Tằm Hoàn - Ấu Ấu Tu Tri).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm, Thiên nam tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước Gừng sống ngậm súc (Như Thánh Tán - Vương Thị Bác Tễ Phương).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm, tán bột. Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước Gừng sống ngậm súc (Như Thánh Tán - Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị chứng cam đã lâu, sinh ra yếu ớt không ăn uống được mấy rồi biến chứng ra nhiều bệnh, vì hậu thiên suy yếu đến nỗi xương sống cũng không vững, đi đứng không được: Bạch cương tằm sao, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạc hà hoặc thêm ít rượu (Kim Linh Tán - Trịnh Thị Phương).
+ Trị họng sưng đau, lở loét: Bạch cương tằm 40g (để trên miếng ngói mới, nướng cho hơi vàng), Thiên nam tinh 40g (bào chế, bỏ vỏ), tán bột. Mỗi lần dùng 1 ít. Dùng nước cốt Sinh khương hòa với thuốc bột, uống với nước nóng, hễ ói ra được đờm nhớt thì khỏi (Bạch Cương Tằm Tán - Ngụy Thị Gia Tàng Phương).
+ Trị họng bế, hàm răng không mở được: Bạch cương tằm, sao sơ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cốt Gừng (Trung Tàng Kinh).
+ Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét trắng miệng: Bạch cương tằm (sao vàng), chùi bỏ lông, tán bột, trộn với mật bôi (Tiểu Nhi Cung Khí Phương).
+ Trị sữa không thông: Bạch cương tằm, tán bột, uống 8g với rượu. Lấy lược vuốt ở vú thì có sữa (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị lưỡi sưng cứng: Bạch cương tằm 4g, Hoàng liên (sao mật) 8g. Tán bột, thổi vào cho nôn đờm ra (Tích Huệ Đường Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị tiêu ra máu: Bạch cương tằm, sao, bỏ đầu, 40g . Dùng thịt quả Ô mai sấy khô, 40g. Tán bột to bằng hạt Ngô đồng, uống trước khi ăn (Bút Phong Tạp Hứng Phương).
+ Trị kinh phong, co giật do đờm nhiệt: Bạch cương tằm, Ngưu hoàng, Hoàng liên, Đởn nam tinh (Trung Dược Học).
+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong mạn do Tỳ hư, tiêu chảy kéo dài: Bạch cương tằm, Đảng sâm, Bạch truật, Thiên ma (Trung Dược Học).
+ Trị động kinh: Bạch cương tằm, Toàn yết, Thuyền thoái, Ngô công (Trung Dược Học).
+ Trị đầu đau kèm mắt đỏ: Bạch cương tằm, Tang chi, Cúc hoa, Kinh giới (Trung Dược Học).
+ Trị họng sưng đỏ, đau, khan tiếng do phong nhiệt: Bạch cương tằm, Cát cánh, Cam thảo, Bách hợp (Trung Dược Học).
+ Trị loa lịch, lao hạch: Bạch cương tằm, Hạ khô thảo, Bối mẫu, Mẫu lệ (Trung Dược Học).
+ Trị lở ngứa, đơn độc: Bạch cương tằm, Thuyền thoái, Phòng phong, Mẫu đơn bì (Trung Dược Học).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt, co giật: Cương tằm 6g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 10g, Câu đằng 10g, Hoàng cầm 10g. sắc lấy nước, hòa thêm Chu sa 1g, uống (Tang Cúc Ẩm Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt, co giật: Cương tằm 6g, Tuyền phúc hoa 8g, Mộc tặc 6g, Tế tân 3g, Tang diệp 12g, Kinh giới 12g, Cam thảo 4g. sắc uống. Hoặc tán bột. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 2-3 lần (Bạch Cương Tằm Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị họng sưng đau, mất tiếng: Bạch cương tằm 6g, Khương hoạt 10g, Xạ hương 0,01-0,003g, tán bộ, trộn nước Gừng uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lao hạch không lành miệng: Bạch cương tằm, Bạch cập, lượng bằng nhau. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (Cát Lâm Trung Thảo Dược).
HIỂU SÂU HƠN VỀ CƯƠNG TÀM
Tính vị, quy kinh:
+ Vị mặn, tính bình, vào kinh Can, Phế,Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Bạch cương tằm. Bombyx mori L. Họ Cương Tằm (Bombycidae).
Mô tả:
Là những con Tằm chết tự nhiên, thường khô cứng, hình ống tròn, nhăn, teo, cong, vỏ ngoài mầu xám trắng hoặc mầu nâu xám dài khoảng 3-9,5cm, đường kính 5mm. Bề ngoài mầu trắng bẩn, nâu bẩn, hơi đốm trắng. Cứng dòn, bẻ đôi, vết bẻ có mầu nâu, mặt cắt mầu vàng trắng xen lẫn có khói trong suốt dạng keo trong. Cơ quan, miệng mầu đen, mắt kép, khó nhình rõ. Toàn thân chia đốt, các đốt ở đầu và thân đều rõ rệt. Đầu tròn, 2 bên bụng có 8 đôi chân giả, ngắn, đuôi hơi chẻ ra làm 2. Vùng chân phân biệt rõ ràng, mặt ngoài thường kèm ít tơ và phần lớn chất mầu xám trắng, nhất là khe giữa đốt thân nhiều nhất. Loại trong và ngoài đều trắng là loại tốt. Nếu mình cong queo, ruột ướt đen thì không nên dùng vì loại này thường là loại tằm chết rồi người ta ướp vôi làm giả.
-Bào chế:
+ Ngâm nước vo gạo nếp 1 ngày đêm cho nhớt và dầu nổi lên mặt nước, vớt ra, sấy khô bằng lửa nhỏ, chùi sạch lông vàng và miệng đen, tán bột, dùng (Lôi Công bào chích luận).
+ Vào giữa tháng 4-5, chọn những con Tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn, đem phơi nơi có gió hoặc phơi nắng, cho vào bình hút ẩm có chứa vôi sống hoặc sấy cho khô hoặc ngâm nước vo gạo 1 đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Hoặc rắc cám vào nồi (cứ 10kg Cương tằm, dùng 1kg cám), đun nóng cho bắt đầu bốc khói, cho Cương tằm vào, sao cho đến khi vàng, sàng bỏ cám đi, để nguội (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Sao với cát nhỏ cho vàng lên hoặc sao vàng với rượu sấy khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hiện nay, thường sản xuất Bạch cương tằm bằng cách lựa tằm đủ tuổi (4-5cm) rồi phun khuẩn nấm Batrytis Bassiana Bals lên mình tằm.
Thành phần hóa học:
+ Trong Bạch cương tằm có Pyridin -2, 6- nhị Acid hữu cơ, chất mỡ, Chitinase, Bassianins, Fibrinolysin, Pyrausta Nubialis, Galleria Mellonella, Beauverician, Corticoids (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong Bạch cương tằm có Ammonium Oxalate, Chitinase, Beauverician, Asparagine, Fibrinolysin (Trung Dược Học).
+ Trong Bạch cương tằm có 67,44% chất Protid, 4,38% chất Lipid, 6,34% tro, 11,34% độ ẩm (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+ Tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên súc vật, Bạch cương tằm có dấu hiệu gây ngủ. Cũng có tác dụng ức chế co giật do Strychnin gây ra (Trung Dược Học).
+ Tác dụng gây ngủ: Dùng dịch chiết xuất Bạch cương tằm cho chuột và thỏ uống với liều 0,5g/20g, chích với liều 0,25g/20g thấy có tác dụng gây ngủ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Thuốc cho uống làm giảm tỉ lệ chết của chuột bạch do Strychnin gây co giật (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: trong ống nghiệm, thuôc có tác dụng ức chế nhẹ đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Nhộng tằm có tác dụng chống co giật do Strychnin mạnh hơn là Cương tằm do thành phần Ammonium oxalate ở con nhộng tằm nhiều hơn. Thành phần chông co giật chủ yếu là chất Ammonium oxalate (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Thực tiễn lâm sàng chứng minh rằng con Nhộng tằm có tác dụng hạ sốt, chỉ khái, hóa đờm, an thần, chông co giật, tiêu viêm, điều tiết thần kinh. Có tác dụng tham gia chuyển hóa mỡ, hiệu quả trị bệnh gần giống Bạch cương tằm, vì thâe có thể thay thế vị Bạch cương tằm được (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Tham khảo:
+ ” Bạch cương tằm trừ phong nhiệt, tiêu đờm nhiệt. Vị mặn thì làm mềm các chỗ cứng, vị cay thì tán hỏa, vì vậy, Bạch cương tằm trị họng viêm cấp, quai bị, hiệu quả rất cao còn trị kinh giản, trúng phong thì không bằng vị Toàn yết, Ngô công - Phân con tằm gọi là Vãn tằm sa, có tác dụng trừ phong thắng thấp, cả 2 đều tốt” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Khi con tằm chết, nó không bị thối rữa,đó là điểm độc đáo của nó. Thuốc có đầy đủ tác dụng sơ tiết phong nhiệt, thanh tức giáng hoả (Thực Dụng Trung Y Học).
DÂM DƯƠNG HOẮC
Tác dụng: Dâm dương hoắc
. Lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí (Bản Kinh).
. Kiện cân cốt, tiêu loa lịch (Danh Y Biệt Lục).
. Bổ yêu tất (bổ lưng, gối), cường tâm lực (làm mạnh tim) (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
. Bổ Thận hư, tráng dương (Y Học Nhập Môn).
. Bổ thận, tráng dương, khứ phong hàn thấp, bổ âm dương (Trung Dược Học).
. Bổ Thận, tráng dương, khứ phong, trừ thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị: Dâm dương hoắc
+ Trị âm nuy tuyệt thương, trong âm hành đau (kinh trung thống) (Bản Kinh.
+ Trị loa lịch, xích ung, hạ bộ lở loét (Biệt Lục).
+ Trị lãnh phong, lao khí, nam giới tuyệt dương bất khởi, nữ tử tuyệt âm vô tử, gân cơ co rút, tay chân tê, người lớn tuổi bị choáng váng, trung niên hay bị quên (Nhật Hoa Tử Bản Thảo.
+ Trị thiên phong (liệt nửa người), tay chân tê bại, tay chân không có cảm giác (Y Học Nhập Môn).
+ Trị liệt dương, tiểu buốt, gân cơ co rút, liệt nửa người, lưng gối không có sức, phong thấp đau nhức, tay chân tê dại (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều lượng: Uống 4-12g. có thể ngâm rượu, nấu thành cao hoặc làm thành hoàn. Bên ngoài có thể dùng sắc lên lấy nước rửa.
Kiêng ky:
+ Tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, Mất ngủ,
sung huyết não: cấm dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư, tướng hỏa động: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thự dự làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Tử chi làm sứ cho nó, được rượu càng tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Thuốc đối với một số bệnh nhân có thể gây tác dụng phụ như váng đầu, nôn mửa, miệng khô, chảy máu mũi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ DÂM DƯƠNG HOẮC
Tên khác:
Vị thuốc Dâm dương hoắc còn gọi Cương tiền (Bản Kinh), Tiên linh tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận), Tam chi cửu diệp thảo (Bản Thảo Đồ Kinh), Phỏng trượng thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Can kê cân, Hoàng liên tổ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Tiên linh tỳ (Liễu Liễu Châu Tập), Khí chi thảo, Hoàng đức tổ, Thác dược tôn sư, Đình thảo (Hoà Hán Dược Khảo), Thiên hùng cân (Quốc Dược Đích Dược Lý Học), Dương hoắc (Tứ Xuyên trung Dược Chí), Ngưu giác hoa, Đồng ty thảo (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Tam thoa cốt, Tam thoa phong, Quế ngư phong, Phế kinh thảo, Tức ngư phong (Hồ Nam Dược Vật Chí), Dương giác phong, Tam giác liên (Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên), Kê trảo liên (Trung Thảo Dược - Nam Dược).
Tên khoa học:
Epimedium macranthun Mooren et Decne.
Họ khoa học:
Thuộc họ Hoàng Liên Gai (Berbridaceae).
Tên gọi:
Một thứ lá dê hay ăn để tăng dâm tính, vì vậy được gọi là Dâm Dương Hoắc.
Mô tả.
Cây thảo, cao khoảng 0.5 - 0.8m có hoa màu trắng, có cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc.
+ Dâm Dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne): cây dài khoảng 40cm, thân nhỏ, trong rỗng, lá mọc trên ngọn cây. Phần nhiều mỗi cây có 3 cành, mỗi cành mọc 3 lá. Lá hình tim, dạng trứng, dài 12cm, rộng 10cm, đầu nhọn, gốc lá hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai, mặt lá mầu xanh vàng nhẵn, mặt dưới mầu xanh xám, gân chính và gân nhỏ đều nổi hằn lên. Lá mỏng như giấy mà có tính co gĩan. Có mùi tanh, vị đắng.
+ Dâm Dương Hoắc Lá Hình Tim (Epimedium brevicornu Maxim): Lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, rộng 6cm, đầu hơi nhọn. Phần còn lại giống như loại lá to.
+ Dâm Dương Hoắc Lá Mác (Epimedium sagittum (Sieb et Zucc.) Maxim): Lá hình trứng dai, dạng mũi tên, dài khoảng 14cm, rộng 5cm, đầu lá hơi nhọn như gai, gốc lá hình tên. Phần còn lại giống như loại lá to.
Thu hái:
Chọn rễ lá hàng năm vào mùa hè (tháng 5) hoặc mùa thu. Cắt lấy thân lá, bỏ tạp chất, phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng lá, rễ. Lá màu lục tro hoặc lục vàng, cứng dòn là tốt, loài ẩm mốc, đen, nát vụn là xấu.
Bào chế:
+ Dâm Dương Hoắc: Lấy kéo cắt hết gai chung quanh biên lá, cắt nhỏ như sợi tơ to, rây sạch mảnh vụn là dùng được.
+ Chích Dâm dương hoắc: Dùng rễ và lá, cắt hết gai chung quanh rồi dùng mỡ dê, đun cho chảy ra, gạn sạch cặn, cho Dâm dương hoắc vào, sao qua cho mỡ hút hết vào lá, lấy ra ngay, để nguội là được [Cứ 50kg lá dùng 12,5kg mỡ Dê] (Lôi Công Bào Chế).
+ Rửa sạch, xắt nhỏ, phơi khô, sao qua. Có thể tẩm qua rượu rồi sao qua càng tốt.
Bảo quản:
Đậy kín để nơi khô ráo, tránh ẩm và làm vụn nát.
Thành phần hóa học:
+ Icariin, Benzene, Sterois, Tanin, Palmitic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Vitamin A (Trung Dược Học).
+ Ceryl alcohol, Triacontane, Phytosterol, Oleic acid, Linoleic acid, Palmitic acid (Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên, q Thượng, q 1, Bắc Kinh 1975: 729).
+ Icariin, Icarisid (Dương Xuân Hân, Trung Thảo Dược 1980, 11 (10): 444).
+ Quercetin, Quercetin-3-O-b-D, Quercetin-3-O-b-D-glucoside (Dịch Dương Hoa, Y Học Thông Báo 1986, 21 (7): 436).
+ Icaritin-3-O-a-rhamnoside, Anhydroicaritin-3-O-a-rhamnoside (Mizuno M et al. Phytochemistry 1987, 26 (3): 861).
+ Sagittatoside, Epimedin A, B, C (Mizuno M et al. Phytochemistry 1988, 27 (11): 3641).
+ Sagittatin A, B (Yoshitoru O, et al. Planta Med. 1989, 55 (3): 309).
+ Dihydrodehydrodiconiferylalcohoh, Olivil, Syringaresinol-O-b-D-glucopyranoside, Symplocosigenin-O-b-D-glucopyranoside, Phenethyl glucoside, Blumenol C glucoside (Hiroyuki M, et al. Phytochemistry 1991, 30 (6): 2025).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng như kích thích tố nam: Cho uống cao Dâm dương hoắc thấy có kích thích xuất tinh [lá và rễ có tác dụng mạnh hơn thân cây] (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng hạ Lipid huyết và đường huyết (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hạ áp: Nước sắc Dâm dương hoắc làm hạ huyết áp ở thỏ và chuột có huyết áp cao do thận (Trung Dược Học).
+ Có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết (Trung Dược Học).
+ Giảm ho, hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt (Trung Dược Học).
+ Kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn. Dung dịch 1% có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, thấy thuốc có tác dụng kháng histamin (Trung Dược Học).
+ Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng virus bại liệt các loại I, II, III và Sabin I (Trung Hoa Y Học 1964, 50 (8): 521 – 524.
+ Tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:
+ Vị cay, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị ngọt tính bình (Dược Tính Luận).
+ Vị hơi cay, tính hơi ấm (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị cay, ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
Quy Kinh
. Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), túc Dương minh (Vị), Tam tiêu, Mệnh môn (Bản Thảo Cương Mục).
.Vào kinh thủ Quyết âm (Tâm bào), túc Thiếu âm (Thận), túc Quyết âm (Can) (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Can, Thận (Trấn Nam Bản Thảo).
. Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học).
. Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển)
Bài thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phong đau nhức, đau không nhất định: Tiên linh tỳ, Uy linh tiên, Xuyên khung, Quế tâm, Thương nhĩ tử đều 40g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm (Tiên Linh Tỳ Tán – Thánh Huệ Phương).
+ Trị phong gây đau nhức, đi lại khó khăn: Tiên linh tỳ, Gia tử căn đều 2 cân, Đậu đen 2 thăng. Nấu với 3 dấu nước còn 1 đấu, bỏ bã, sắc còn 5 thăng, uống (Tiên Linh Tỳ Tiễn – Thánh Huệ Phương).
+ Trị mờ mắt sinh màng: Dâm dương hoắc, Sinh vương qua (loại Qua lâu nhỏ có màu hồng) 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước tràn, ngày 3 lần (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị răng đau: Tiên linh tỳ, nhiều ít tùy dùng, sắc lấy nước ngậm (Cố Nha Tán – Kỳ Hiệu Lương Phương).
+ Trị mắt thanh manh, sau khi bệnh, chỉ nhìn được gần: Dâm dương hoắc 40g, Đạm đậu xị 100 hạt, sắc với 1 chén rưỡi nước còn một chén (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị quáng gà: Dâm dương hoắc, Văn cương nga, mỗi thứ 20g, chích Cam thảo, Xạ can mỗi thứ 10g, tán bột. Gan dê 1 cái, rạch thành nhiều rãnh, mỗi lần lấy 8g thuốc nhét vào, buộc lại, lấy Đậu đen 1 chén, nấu ra nước 1 chén, rồi sắc, chia làm 2 lần ăn, và uống hết nước (Phổ Tế Phương).
+ Trị đậu sởi nhập vào mắt: Dâm dương hoắc, Uy linh tiên, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước cơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ho do tam tiêu, đầy bụng, không ăn được, khí nghịch: dùng Dâm dương hoắc, Ngũ vị tử. 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện viên với mật to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tri liệt dương, bán thân bất toại: Dâm dương hoắc 1 cân, rượu ngon 10 cân. Ngâm 1 tháng. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (Dâm Dương Hoắc Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Tri liệt dương: Dâm dương hoắc 40g, Tiên mao 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị liệt dương tiểu nhiều lần: Dâm dương hoắc 20g, Thục địa 40g, Cửu thái tử 20g, Lộc giác sương 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại: Tiên linh tỳ 20g, Uy linh tiên 12g, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ 8g. Sắc uống (Tiên Linh Tỳ Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thận hư, dương nuy (bao gồm liệt dương, Di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô sinh, có thể chọn các bài sau:
. Dâm dương hoắc 40g, ngâm vào 500ml rượu gạo hoặc nếp, 20 ngày sau đem ra uống mỗi lần 10-20ml, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Hoặc dùng ruợu cồn Dâm dương hoắc 20% (tức Dâm dương hoắc ngâm cồn), ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml trước bữa ăn.
. Dịch tiêm bắp mỗi lần 1 ống (2ml), ngày hai lần, trị trẻ nhỏ bị bại liệt thời kỳ cấp có kết quả. Đối với thời kỳ di chứng kết hợp thủy châm vào huyệt có kết quả nhất định (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị cao huyết áp: chỉ định chủ yếu đối với thể âm dương đều hư: dùng bài Nhị Tiên Thang: Tiên mao 16g, Tiên linh tỳ 16g, Đương qui 12g, Ba kích 12g, Hoàng bá 12g,
Tri mẫu 12g, sắc uống. Bài thuốc dùng tốt đối với huyết áp cao, thời kỳ tiền mãn kinh và kết quả theo dõi lâm sàng nhận thấy kết quả lâu dài của thuốc là tốt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị bệnh động mạch vành: Uống viên Dâm dương hoắc mỗi lần 4-6 viên (mỗi viên tương đương với thuốc sống 2,7g), ngày uống hai lần, 1 tháng là một liệu trình, theo dõi I03 ca, đối với cơn đau thắt ngực và các triệu chứng khác đều có kết quả, thuốc có tác dụng an thần (Theo báo cáo của Tổ phòng trị bệnh mạch vành của Y viện Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, đăng trong Tân Y Dược Học Tạp Chí 1975, 12: 26).
+ Trị viêm Phế quản mạn tính: Tác giả cho uống toàn Dâm dưong hoắc và theo dõi 1.066 ca, có kết quả chung, tỷ lệ 74,6%, riêng kết quả giảm ho 86,8%, khu đàm 87,9%, bình suyễn 73,8%. Dùng càng lâu kết quả càng tốt (Hồ Bắc Vệ Sinh Tạp Chí 1972, 7: 15).
+ Trị suy nhược thần kinh: Lý Hải Vượng và cộng sự đã dùng 3 loại thuốc Dâm dương hoắc theo cách chế khác nhau, trị 288 ca, chia làm 3 tổ: tổ 1 có 138 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên (mỗi viên tương đương 2,8g thuốc sống), tổ II có 61 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên (mỗi viên tương đương 3g thuốc sống), tổ III có 29 ca, mỗi lần uống 20mg, ngày 3 lần (20mg thuốc tương đương với 10g thuốc sống). Kết quả theo từng tổ là 89,85%, 93,44%, 89,69%, kết quả tương đối ổn định (Trung Y Tạp Chí 1982, 11: 70).
+ Trị viêm cơ tim do virút: Mỗi lần uống viên cao Dâm dương hoắc 7-10 viên (tương đương thuốc sống 2,7g), ngày 3 lần, liên tục trong 7 tháng, đồng thời dùng Vitamin C 3g cho vào 10% Gluco 500ml, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc cho vào 10% Gluco 30ml, tiêm tĩnh mạch chậm, 15 lần một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình. Theo dõi 36 ca, kết quả tốt 69,44% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1984, 9: 523).
+ Trị chứng giảm bạch cầu: Dùng lá Dâm dương hoắc chế thành dạng thuốc trà bột pha uống, mỗi bao tương đương thuốc sống 15g. Tuần đầu uống 3 bao\ngày, tuần thứ
hai 2 bao\ngày. Liệu trình 30 - 45 ngày, trong thời gian điều trị, không dùng các thuốc tăng bạch cầu và vitamin, trong số 22 ca có 14 ca uống thuốc đúng yêu cầu thì khỏi trước mắt có 3 ca kết quả rõ rệt, 4 ca có kết quả, 4 ca không kết quả (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985, 12: 719).
+ Trị liệt dương: Dâm dương hoắc 9g, Thổ đinh quế 24g, Hoàng hoa viễn chí (tươi) 30g, Kim anh tử tươi 60g, Sắc uống (Phúc Kiến Dược Vật Chí).
Tham khảo:
. Đàn ông tuyệt dương, đàn bà tuyện âm đều không con. Chứng hay quên ở người gìa. tất cả các loại gân cơ co rút, uống Dâm dương hoắc đều bổ lưng gối, cường tâm lực (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
. Dâm dương hoắc có vi ngọt, mùi thơm, tính ấm không lạnh, hay ích tinh khí là thuốc vào 2 kinh thủ Túc dương minh, những người chân dương bất túc nên uống (Bản Thảo Cương Mục).
. Dâm dương hoắc khí vị ngọt ấm hay bổ hỏa trợ dương lại hay ích tinh khí nên trừ được phong, tan được lạnh. Khi dùng, bỏ rìa lá, sao với mỡ dê để dùng (Bản Thảo Cầu Chân).
+ “Có người uống Dâm dương hoắc mà chẳng sinh con là vì sao? – Vị này không phải là thuốc bổ chân nguyên, nó chỉ trị cho những người dương hư âm bại, kích thích tình dục, những người dục vọng quá mạnh, giao hợp không điều độ làm cho hư, tinh khí không đầy đủ nên không sinh được con cái là lẽ tất nhiên, chỉ những người dương nuy âm bại, tạm dùng cho nó mạnh lên, vi thế cổ nhân nói là "uống Dâm dương hoắc lâu ngày sẽ không có con” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dâm dương hoắc là loài cây thảo thuộc dương, có vi ngọt, tính ấm, ích dương, khí cay thì chạy mà có thể bổ vì thế dùng với Bạch tật lê, Cam câu kỷ, Nhục thung dung, Ngũ vị tử, Ngưu tất, Sơn thù du là những thuốc bổ dương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. 'Ty Thuần Tửu Ẩm" là rượu có ích cho đàn ông, mạnh dương vật, mạnh lưng gối, trị được bán thân bất toại: dùng 1 cân Dâm dương hoắc ngâm với 7 cân rượu, đừng uống qúa say, kiêng gần đàn bà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Là thuốc trọng yếu ôn bổ mệnh môn, có tác dụng cường dương, ích khí, tính ôn, không hàn, có thể ích tinh khí, người chân dương bất túc dùng rất hợp (Thực Dụng Trung Y Học).
BA ĐẬU
Ba đậu hay Mần để - Croton tiglium L,. thuộc họ Thầu dầu - Euphorbtuceae.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-6m, phần cành nhiều. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non màu hồng đỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Quả nang nhẵn màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám.
Cây ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng: Hạt - Fructus Crotonis, thường gọi là Ba đậu; còn dùng lá và rễ.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở ven đồi, nương, rẫy cũ và rừng ẩm. Hạt thu hái ở những quả chín nhưng chưa nứt vỏ. Ðể nguyên quả khi dùng mới gỡ hạt hoặc đập lấy hạt và phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Lá dùng tươi.
Thành phần hoá học: Hạt chứa khoảng 30-50% dầu mùi khó chịu chứa các glycerid acid trung hoà và không trung hoà, không có tính tẩy, gồm stearin, palmitin, glycerid crolonic và tiglic; 18% protein... Hạt có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycosid là crotonosid một albuminoza rất độc là croitin, một alcaloid gần như ricinin trong hạt Thầu dầu.
Tính vị, tác dụng: Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ. Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét. Rễ dùng trị Thấp khớpdạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.
Thường dùng hạt dưới hình thức Ba đậu sương nghĩa là hạt Ba đậu đã ép bỏ hết dầu đi, sao vàng mới dùng với liều 0,01-0,05g làm viên hoặc chế cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3-10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.
Ðơn thuốc: Trị nọc độc rắn cắn: Rễ Ba đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày một lần.
Ghi chú: Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng. Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh, Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.
CỨT CHUỘT
Rung rúc, Rút đế, Đồng bia, Cứt chuột -Berchemia lineata(L.) DC. thuộc họ Táo ta -Rhamnaceae.
Mô tả:Cây nhỏ dạng bụi leo cao 1-4m, cành non mảnh có màu xanh nhạt, không lông. Lá mọc so le; phiến nhỏ, xoan, bầu dục, dài 1,5-2,5cm, rộng 0,7-1,2cm, tù hai đầu, gân phụ 5-6 cặp, nổi rõ, gần song song, cuống 5-7mm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở nách lá; hoa nhỏ, màu trắng, mẫu 5, cánh hoa dài hơn đài thuôn, có móng nhỏ ở phía dưới; đĩa mật dày, mép chia thuỳ, bầu ẩn trong đĩa mật, 2 ô. Quả hạch dài 5-6mm, hình trứng, màu đen; hạt 2.
Hoa nở tháng 8-9; quả chín từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Bộ phận dùng:Rễ -Radix Berchemiae Lineatae.
Nơi sống và thu hái:Loài của Ấn Độ, Xích Kim, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Cây mọc rất phổ biến nơi đất trống, dãi nắng, ven rừng thưa thứ sinh, miền trung du, gặp nhiều miền Bắc Việt Nam. Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần. Khi dùng, tẩm rượu sao cho thơm.
Tính vị, tác dụng:Vị ngọt nhạt, hơi đắng và chát, tính bình; có tác dụng khử ứ, chỉ khái, khư đàm, giảm đau.
Công dụng:Thường được dùng trị: 1. Khái huyết trong lao phổi, viêm khí quản cấp; 2. Chảy máu dạ dày và ruột, chảy máu cam, nội thương xuất huyết; 3. Bệnh tinh thần phân lập; 4. viêm gan, viêm tinh hoàn; 5. Đòn ngã tổn thương, đau nhức khớp xương do phong thấp. Liều dùng 30-50g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị viêm mủ da, rắn độc cắn; giã cây tươi, thêm muối, đắp; để trị đòn ngã thì ngâm trong rượu và xoa bóp.
Dân gian còn dùng trị sốt rét, ỉa chảy.
Đơn thuốc:
1. Lao phổi có khái huyết: Rung rúc 60g, Mỏ quạ 30g, Bạch cập 12g, Agiao 10g, sắc uống.2. Viêm khí quản cấp: Lá Rung rúc và rượu 60g, sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày, điều trị liên tục trong 15 ngày.
CŨ MÃ THẦY
Còn gọi là củ năng, bột tề.
Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br.
Thuộc họ Có Cyperaceae.
A. Mô tả cây
Cây có củ to mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang. Lá được thay thế bới những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mã thầy được nhân dân những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam Trung Quốc trồng để lấy củ ăn.
Củ mã thầy to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
C.Thành phần hoá học
Củ mã thầy chứa tới 77% hydrat cacbon, 8% protein.
D. Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng làm thức ăn bổ mát, mã thầy được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu khát, bệnh về gan, trường hợp nhiệt, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.
CỦ NÂU
Củ nâu - Dioscorea cirrhosa Lour., thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.
Mô tả: Dây leo, thân tròn, nhẵn, có nhiều gai ở gốc, có 1-2 củ mọc từ một mấu ở gốc thân, trên mặt đất, hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng. Lá đơn, hình tim dài độ 20cm, mọc so le ở gần ngọn. Hoa mọc thành bông. Quả nang có cuống thẳng, có cạnh. Hạt có cánh xung quanh.
Bộ phận dùng: Củ - Rhizoma Dioscoreae Cirrhosae, thường có tên là Thự lương.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi của nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh hoá, Nghệ An. Có khi được trồng. Là cây thường dùng để nhuộm vải lưới cho có màu nâu bền. Cũng dùng để thuộc da. Củ thường được bán ở các chợ nông thôn và thành phố. Tuỳ theo màu sắc của nhựa, màu đỏ nhạt, màu xám nhạt, màu vàng nhạt hay hơi hồng, mà người ta gọi tên Củ nâu dọc đỏ, củ nâu dọc trai và củ nâu trắng. Củ nâu dọc trai dùng nhuộm tốt hơn.
Thành phần hoá học: Củ chứa nhiều tanin catechic (đến 6,4%) và có tinh bột.
Tính vị, tác dụng: Củ nâu có vị ngọt, chua và se, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm ỉa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngoài việc dùng để nhuộm. Củ nâu có thể dùng ăn. Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn. Củ nâu được dùng làm thuốc chữa các chứng tích tụ hòn báng, xích bạch đới, băng huyết, ỉa chảy và lỵ. Ở Trung Quốc, Củ nâu dùng chữa: 1. Chảy máu tử cung, xuất huyết trước khi sinh; 2. Ho ra máu, thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Thấp khớptạng khớp, liệt nhẹ nửa người. Dùng ngoài trị bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, bị thương chảy máu. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc; bên ngoài nghiền củ để đắp.
Đơn thuốc:
1. Chữa phụ nữ tích huyết thành hòn cục; lấy bã Củ nâu (sau khi đã mài với nước vắt lấy nước cốt để nhuộm) sấy khô tán bột uống 8g, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 20g bã Củ nâu sắc uống.
2. Chữa bị thương gãy xương; dùng Củ nâu giã nhỏ để bó và băng nẹp lại, sau khi đã sửa xương lại như cũ.
3. Chữa đi lỵ ra máu mũi; dùng bã Củ nâu đốt tồn tính, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 3g, ngày uống 3-4 lần.
4. Liệt nửa người; dùng 60g củ ngâm trong 500ml rượu trắng trong 5 ngày, lấy nước chiết uống, ngày dùng 15-30cc trước khi ngủ.
NẤM NGỌC CẨU
Còn có tên là. Tỏa Dương, củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cây không lá, xà cô.
Tên khoa học Balanophora sp.
Thuộc họ Gió đất Balanophoraceae.
Mô tả:là loại cây có hình dạng như cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bởi cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, có mùi hôi. Cán hoa nạc và mềm, sần sùi, không có lá. Hoa đực và hoa cái riêng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm.
Phân bố:Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp... ở các vùng rừng núi Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái,...
Công dụng và liều dùng:Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi chân tay, chữa Đau lưngmỏi gối, Di tinh, liệt dương, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh,..

CÂY NGỌT NGHẼO
Còn gọi là nghẽo nghọt, roi, cỏ cú nhú nhoái, vinh quanhg rực rỡ, phan ma ha, vả sleng đông đang.
Tên khoa học Gloriosa superba L.
Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae.
Mô tả:cât ngọt nghẹo là một loại cây sống lâu do thân rễ gồm một chuỗi củ mẫm, hình cung,từ những nơi nhô lên mọc các thân cao tới 3-6m, nhẵn mềm, phía đỉnh có cạnh. Lá mọc so le, hay đối, đôi khi mọc vòng, không cuống hay cuống ngắn, phiến lá hình mác tận cùng bằng một tua cuộn lại hình xoắn ốc, toàn bộ dài 7-12cm, rộng 2-3cm, gân dọc rất xít nhau. Hoa mọc đơn độc hoặc gần nhau thành ngù giả ở đầu cành, hoa to rất đẹp, cuống dài 10-15cm, dáng đặc biệt, cánh hoa vàng đỏ đẹp ở 2/3 trên, phía dưới màu vàng tươi. Quả nang hình chùy dài 5-6cm chứa nhiều hạt khi chín có màu đỏ tươi.
Phân bố:được phát hiện ở nhiều miền Nam nước ta
Công dụng:người ta dùng thân rễ tươi giã nát đắp lên phía trên mu âm hộ để giúp cho rễ đẻ, hoặc cho nhau thai chóng ra. Có khi người ta chỉ đắp lên gan bàn chân cũng có kết quả.
CỦ NIÊNG
Niễng, Niễng niễng, Cây lúa miêu - Zizania caduciflora (Turcz ex Trin.) Haud-Mazz., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, mọc ngập trong nước hay chỗ nhiều bùn; thân rễ rất phát triển, thân đứng cao tới 1-2m, phần dưới gốc to xốp. Lá phẳng, thuôn hình dải, dài 30-70cm, rộng 2-3cm, cả hai mặt đều ráp, hai mép dày hơn. Bẹ lá nhẵn, khía rãnh; lưỡi bẹ hình bầu dục; ở nách các lá có những chồi, đến mùa sẽ đâm ra các lá. Cụm hoa chuỳ hẹp, dài 30-50cm, cuống chung khoẻ, phân nhánh nhiều, mang bông nhỏ đực ở trên, bông nhỏ cái ở dưới, hoa đực có 6 nhị với chỉ nhị ngắn; hoa cái có bầu với đầu nhuỵ dài.
Bộ phận dùng: Củ niễng do thân phồng to, xốp, mềm, hình chuỳ dài, đường kính 2,5-3cm, dài 5-8cm, khi non cắt dọc hoặc ngang đều có phần mô mềm trắng, có những chỗ màu xanh lục của các sợi nấm, khi già có những vết màu đen chứa đầy bào tử của loài nấm than - Ustilago esculenta P. Henn ký sinh trên thân cây. Vậy đúng hơn đó là phần phình của thân cây Niễng - Caulis Zizaniae, thường có tên là Giao cô hay Giao bạch.
Nơi sống và thu hái: Loài có nguồn gốc ở Đông Xibêri, được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Á châu. Ở nước ta, cây được trồng ở bờ ao, ven hồ, ao cạn nước còn bùn nhão hoặc ruộng nước, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ như ở Hà Nội (vùng ngoại thành), Thái Bình (Vũ Thư), Nam Hà (Đồng Văn), Lâm Đồng (Đà Lạt). Trồng vào tháng 9-10 bằng phần mềm tách ở gốc ra, trồng cách nhau 50-60cm vào nơi có bùn nhão, theo hàng hoặc không. Cần chăm sóc để không cho cỏ dại phát triển và giữ đủ nước.
Thành phần hoá học: Củ Niễng chứa glucid, protid và một số muối khoáng.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, béo, mùi thơm, tính lạnh, không độc; có tác dụng giải phiền khát, giải say rượu, lợi tiểu.
Công dụng: Người ta thường dùng củ thái nhỏ ăn sống hoặc xào với rươi hoặc luộc ăn.
Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, Kiết lỵ.
Ngoài ra, cây Niễng còn có nhiều công dụng:
- Trồng để làm cạn khô vùng đất ướt hoặc giữ cho bờ ao khỏi bị sụp lở.
- Hạt Niễng (Giao bạch tử) ở Nhật Bản được dùng ăn trộn với cơm, ở Trung Quốc cũng là một loại ngũ cốc dùng để ăn khi mất mùa.
- Thân cây Niễng dùng làm mành mành hoặc chiếu.
- Lá non dùng làm thức ăn cho trâu bò; lá già dùng làm bột giấy.
KHOAI NƯA
Khoai nưa, Khoai ngái, Nưa trồng - Amorphophallus konjac K. Koch (A. rivieri Dur), thuộc họ Ráy - Araceae.
Mô tả: Cây thảo có củ lớn hình cầu lõm, đường kính có thể tới 25cm; trước ra hoa, sau ra lá. Mỗi lá chia làm 3 nhánh, các nhánh lại chia đốt, phiến lá xẻ thuỳ sâu hình lông chim, các thuỳ cuối hình quả trám thuôn, nhọn đầu; cuống lá thon, dài 40-80cm, nhẵn, màu lục nâu, có điểm các chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt điểm các vết lục thẫm, ở phía mép màu hung tím, mặt trong màu đỏ thẫm. Trục hoa dài gấp đôi mo. Quả mọng.
Bộ phận dùng: Củ - Rhizoma Amorphophalli
Nơi sống và thu hái: Khoai nưa được trồng ở Nhật bản, Trung quốc, Việt Nam và Philippin. Ở nước ta, các dân tộc ở một số vùng đồi núi thuộc các tỉnh Quảng ninh, Lạng sơn, Hà bắc... đã có tập quán trồng khoai này từ lâu đời. Nhiều vùng nông thôn cũng có trồng để lấy củ ăn. Củ Khoai nưa có kích thước lớn, nếu thu hoạch sớm khi chưa già thì bở mà ít ngứa, để quá vụ mới bới thì sượng, không bở mà ngứa; để sang năm thì ngứa nhiều không ăn được. Khoai nưa bới sớm thì chỉ gọt vỏ, ngâm nước vo gạo độ nửa ngày, rồi nấu với một nhúm muối độ 1 giờ là ăn được. Đối với củ già, củ to thì phải xử lý bằng cách dùng vôi, tro để kiềm hoá. Ta thường dùng loại củ này bổ đôi hay bổ tư thành miếng nhỏ, ngâm nước phèn một đêm, rồi nấu với một cục vôi trong 1 giờ thì mới hết ngứa. Muốn dự trữ để dùng dần thì cũng phải thái miếng ngâm nước phèn một đêm, đem phơi, rồi ngâm với nước nóng hoà vôi trong 1/2 ngày đem phơi khô. Củ dùng làm thuốc cũng phải chế biến, thái mỏng ngâm nước vo gạo một đêm, sau ngâm nước phèn chua một đêm, phơi khô, rồi nấu với Gừng (100g Gừng cho 1 kg củ) trong 3 giờ cho hết ngứa.
Thành phần hoá học: Người ta đã biết trong 100g củ khô có tinh bột 75,16g, protein 12,5g, lipid 0,98, dẫn xuất không protein 3,27, cellulose 3,67, tro 4,42. Tỷ lệ tinh bột nhiều gấp đôi Khoai sọ.
Tính vị, tác dụng: Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch, tiêu sưng tấy.
Công dụng: Thường trồng lấy bột làm lương thực, lấy toàn cây và cành lá dùng nuôi lợn, lấy cuống lá (bèn) nưa dùng nấu canh dấm hoặc muối dưa ăn. Củ được dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh suyễn tức, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn uống không tiêu. Còn dùng trị sốt rét, trục thai chết. Liều dùng 4-12g. Dùng ngoài lấy củ tán bột hoà với dấm đắp vào trị mụn nhọt sưng tấy.
Đơn thuốc:
- Chữa sốt rét có báng, đờm trệ, ăn không tiêu, dày da bụng; dùng củ nưa chế 12g, Trần bì, Bách bệnh, Nam mộc hương, Ý dĨ (sao), Nga truật, Xạ can đều 10g, sắc uống. Có thể tán bột uống mỗi ngày 24g.
CỦ SẮN DÂY
CÁT CĂN
Còn gọi sắn dây, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây
Tác dụng:
+ Cát căn Tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấu chẩn, đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả. Hoa có tác dụng giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Cát căn Trị chứng biểu nhiệt, sởi thời kỳ đầu ra không hết, tiêu chảy (Nướng dùng hiệu quả nhanh hơn), trước trán đau, gáy vai cứng đau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tà ở kinh Dương minh, chỉ nóng, không lạnh hoặc gáy cứng, sau lưng cứng, hoặc Thái dương + Dương minh hợp bệnh gây nên gáy cứng, bệnh Thái dương dùng phép hạ lầm gây nên tiêu chảy có kèm nhiệt hoặc sởi muốn mọc mà không mọc được, phần cơ nóng mãi không hạ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:- Dùng từ 4 – 40g.
+ Cát căn dùng sống có tác dụng phát hãn giải nhiệt, dùng sao có tác dụng chỉ tả (gọi là Ổi cát căn).
Kiêng kỵ:
+ Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư: cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Âm hư, hỏa vượng hoặc sốt nóng mà sợ lạnh: thận trọng khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CÁT CĂN
Tên gọi:
Vị thuốc Cát căn còn gọi Cát là Sắn, Căn là rễ. Cây có củ như sắn nên gọi Cát căn.
Tên khoa học:
Pueraria thomsoni Benth.
Họ khoa học:
Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Mô tả:
Là cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được.
Địa lý:
Mọc hoang, trồng khắp nơi.
Thu hái: Trồng vào tháng 3-4 đến hết tháng 11 đã có thể đào lấy củ, biến chế thành dược liệu để bán hay dùng. Cây trồng 2 năm thì ra hoa, tháng 5-7 lúc bông (chùm) hoa đã có 2/3 hoa nở có thể hái phơi khô bán hay dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng rễ (thường gọi là củ), hình trụ đường kính không đều vỏ có màu trắng đục, thường cắt và bổ dọc thành từng miếng trắng vàng.
Mô tả dược liệu:
Rễ cát căn thể hiện hình viên trụ không đều, vỏ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành, dược liệu thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắng phấn mịn là thứ tốt. Xơ nhiều, bột ít là loại thứ phẩm.
Bào chế:
(1) Khúc củ: Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) người ta đem củ về rửa sạch, lấy dao cạo sạch lớp vỏ thô xốp ở ngoài, xong cắt thành những đoạn ngắn 13cm, xếp vào trong vại, dùng nước muối đặc (Cứ 100 đoạn Sắn dây thì dùng 5kg muối pha với 10 kg nước), ngâm nửa ngày. Sau lại pha thêm một ít nước (ngâm nước lúc ngập củ là được) ngâm đủ 1 tuần thì vớt ra, dùng sọt đem ra sông ngâm 3-4 giờ vớt ra rửa sạch, phơi 2-3 ngày (Khô đi độ 6-7 phần) lại bỏ vào hòm, xông Lưu hoàng trong hai ngày đêm, làm cho củ mềm và trong, tất cả thành màu trắng bột không có lõi vàng nữa, thì có thể lấy đem phơi thật khô để dùng hay bán. Có lúc phải dùng xông đi xông lại 3 lần, mỗi lần mất 1 ngày, phơi hai ngày. Qua ba lần xông ba lần phơi như vậy rất phức tạp, lại khó xông cho củ trở thành trắng trong, theo kinh nghiệm thì nếu loại củ nào xông một lần mà trong ruột củ trắng trong là tốt nhất.
(2) Khoanh củ: Ở tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy 1,7-3cm, đuôi củ nhỏ chỉ cắt khúc, sau khi dùng Lưu hoàng xông thì đem sấy khô ngay là được.
(3) Miếng vuông: Cũng là một cách chế biến của tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy (cạnh) 1,7-3cm, sau khi xông Lưu hoàng xong đem sấy khô ngay là được.
(4) Ngoài ra có nơi đào về bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 8-15cm nếu đường kính quá lớn thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi cắt lát thành từng miếng dầy 0,5-1cm xông Lưu hoàng 3 lần, sau đó ngày phơi nắng, tối sấy Lưu hoàng cho tới khô. Nếu muốn lấy bột thì say nhỏ gạn lấy tinh bột lọc đi lọc lại nhiều lần rồi sấy hoặc phơi khô.
(5) Cách chế bột sắn dây: Cạo vỏ xay gĩa cả củ nát bấy, lọc lấy nước ở trong đổ nước lạnh vào rồi lấy khăn mà lọc cho sạch xác, bụi bặm, đất, cát căn rồi để lắng xuống mới gạn lọc nước trên cứ như thế mỗi ngày thay nước một lần, mỗi khi đổ nước vào một lần phải lọc những nước đục đi, gạn lọc như thế 1 tháng đến khi nào thấy nước trong khuấy không đục nữa thì thôi. Lọc càng kỹ bột nước mới khỏi chua, chát, bột trắng, nhưng phải thay nước hàng ngày, bột không chua. Khi đã xong đổ bột ra miếng vải băng để trên sạp khô phơi thành bột cất dùng.
Bảo quản:
Đậy kín nơi khô ráo. Dễ mốc mọt, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).
+ Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67).
+ Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A 1990, 112: 42557y).
+ Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng Giải nhiệt:
. Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (‘Nghiên Cứu Dược Lý Tác Dụng giải Nhiệt Một Số Thuốc Trung Y’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1956, 42 (10): 964-967).
. Nước sắc loại Cát căn mọc ở Nhật Bản có tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ được gây sốt nhân tạo (Trung Dược Học).
+ Tác dụng gĩan cơ: Chất Daidzein có tác dụng gĩan cơ ở ruột của chuột, tương tự như chất spasmaverine (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với tim mạch: Chích chất Puerarin vào động mạch cảnh trong của chó được gây mê, thấy tăng lưu lượng máu trong não và giảm sức đề kháng của mạch máu. Tác dụng này kéo dài khoảng 20 phút. Chích tĩnh mạch có tác dụng nhẹ hơn và không thể so sánh với hiệu quả của Epinephrin hoặc Norepinephrine. Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó (Trung Dược Học).
+ Điều trị huyết áp cao: Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùng Cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy 33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển đối vơi 58%. Thuốc cũng đồng thời cải thiện các triêïu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tác dụng đối với huyết áp thấp (Trung Dược Học).
+ Điều trị rối loạn ở độngmạchvành: Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38% có cải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ. Thường các dấu hiệu cải thiện xẩy ra trong khoảng 1 tháng. Hiệu quả không rõ lắm đối với bất cứ trường hợp giảm Cholesterol (Trung Dược Học).
+ Dùng trong tai mũi họng: Nước sắc Cát căn cho 33 ca điếc đột ngột uống mỗi ngày, kèm uống thêm Vitamin B complex. Kết quả 9 ca khỏi, 6 ca có dấu hiệu tiến triển (Trung Dược Học).
+ Gĩan động mạch vành: Kết quả thực nghiệm cho thấy, nước sắc Cát căn có tác dụng đối kháng với nội kích tố thùy sau, gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp (‘Nghiên Cứu Thực Nghiệm Và Ứng Dụng lâm Sàng Vị Cát Căn Phòng trị Bệnh Tâm Phế, Bệnh Mạch Vành và Huyết Áp Cao’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42 (10): 96-102).
+ Có tác dụng tăng lượng huyết ở não do làm gĩan mạch não trên súc vật thực nghiệm (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42 (10): 96-102).
+ Nước sắc Cát căn có tác dụng thu liễm, tiêu viêm, làm gĩan co thắt của cơ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+ Không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, cay, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị ngọt, cay, tính mát (Trung Dược Học).
+ Hoa có vị ngọt tính bình (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, ngọt, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Qui kinh:
+ Vào kinh Vị, Phế (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Vị, Bàng quang, Tỳ (Yếu Dược Phân Tễ).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Vị, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tổn thương gân đến nỗi ra máu: Cát căn gĩa lấy nước uống, dùng khô thì sắc mà uống còn bã đắp nơi đau (Ngoại Đài Bí Yếu Phương).
+ Trị say rượu không tỉnh:Cát căn sống uống 2 thăng, đái ra thì lành (Thiên Kim Phương).
+ Trị đau nhức vùng thắt lưng: Cát căn sống nhai nuốt nước cho đến khi khỏi (Trửu Hậu Phương).
+ Trị uống thuốc quá liều: Cát căn sống, gĩa ép lấy nước cốt uống, nếu dùng khô thì sắc uống (Trửu Hậu Phương).
+ Trị trúng độc các loại thuốc, ngộ độc sinh ra bứt rứt, bồn chồn, phát cuồng, nôn mửa: Cát căn sắc uống (Trửu Hậu Phương).
+ Trị thời khí có nhức đầu sốt cao: Cát căn sống, rửa sạch, gĩa nát lấy một chén nước lớn, một chén Đậu xị, sắc còn 6 phân, bỏ bã, chia uống cho ra được mồ hôi thì tốt, nếu chưa ra mồ hôi, uống tiếp. Nếu tâm nhiệt thêm Kha tử nhân 10 hạt (Thánh Huệ Phương).
+ Trị tích chướng khí nóng độc: Cát căn tươi gĩa vắt lấy 1 chén nước nhỏ uống để khử khí nhiệt độc (Thánh Huệ Phương).
+ Trị trẻ nhỏ nhiệt khát lâu ngày không hết: Cát căn 20g, sắc uống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị chảy máu mũi không cầm: Cát căn sống, gĩa ép lấy nước uống 3 lần thì khỏi (Thánh Huệ Phương).
+ Trị thương hàn đau đầu, phát sốt 2-3 ngày: Cam thảo 200g, Hương kỷ 1 thăng, nước tiểu trẻ con 8 tháng, sắc làm 3 thang, chia 3 lần uống, đồng thời ăn cháo hành cho ra mồ hôi (Mai Sư Phương).
+ Trị vết lở do cọp vồ: Cát căn sống sắc nước đặc rửa, bên trong uống bột Cát căn, mỗi lần 20g, ngày đêm 6 lần (Mai Sư Phương).
+ Trị nhiệt độc hạ huyết do ăn thức ăn nóng sinh ra: Cát căn 2 cân sống, gĩa ép lấy nước một thăng, bỏ vào một ít nước Liên ngẫu (Ngó sen) để uống (Mai Sư Phương).
+ Trị các loại thương hàn khó phân biệt, thì chỉ dùng bài này thì trị được cả những bệnh thiên hành thời khí, làm nhức đầu, nóng sốt, mạch Hồng: dùng Cát căn 160g, nước lạnh 2 tô, bỏ Đậu xị một thăng, sắc còn nửa thăng thêm vào một tí gừng lại càng tốt (Thương Hàn Loại Yếu Phương).
+ Trị có thai mà sốt: dùng nước cốt sắc Cát căn 2 thăng chia 3 lần (Thương Hàn Loại Yếu Phương).
+ Đề phòng nhiệt bệnh do gió độc đưa đến lây lan: bột Cát căn 2 thăng, Sinh địa 1 thăng, Hương kỷ 1/2 thăng, tán bột, uống với nước cơm sau khi ăn, ngày 3 lần, có bệnh uống 5 lần (Thương Hàn Luận Phương).
+ Trị phiền táo nóng khát: bột Cát căn 160g, trước hết lấy nước tẩm gạo tấm cám nửa thăng 1 đêm, vớt ra rồi đổ nước khác vào, khuấy đều, nấu chín, trộn bột Cát căn vào ăn (Thực Y Tâm Kính Phương).
+ Trị ọe khan không dứt: Cát căn sống, gĩa nát, uống lấy nước một bát là hết (Thực Y Tâm Kính Phương).
+ Trị trẻ nhỏ nôn mửa, sốt cao, khi ăn bị kinh giản: bột Cát căn 80g, sắc còn 2 chén, trộn đều, chưng cách thủy ăn như cháo (Thực Y Tâm Kính Phương).
Trị tâm nhiệt mửa ra máu không cầm: Cát căn tươi, gĩa vắt lấy nước cốt nửa thăng, uống vào là hết (Quảng Lợi Phương).
+ “Cát Căn Thang” trị thương hàn tà nhập vào kinh Vị, Ôn bệnh, tà nhiệt, nhức đầu, khát nước, bồn chồn, khô mũi, khó ngủ, trằn trọc, nếu khát nước nhiều, nôn mửa nhiều thêm Thạch cao, Mạch môn đông, Tri mẫu, Trúc diệp, Thang “Cát Căn Thăng Ma Thăng Thang” trị sởi mới phát lấm tấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cát căn kết hợp với thuốc bổ thận ích tinh làm hoàn thì có tác dụng bổ âm làm mau có con (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cát căn hợp với Thăng ma vào trong những thuốc thăng dương tán hỏa, thăng dương trừ thấp, thăng dương ích vị, thanh thử ích khí, bổ trung ích khí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị cảm mạo, lạnh ít nóng nhiều, nhức đầu, tay chân bải hoải, đau mắt, khô mũi, xót xa không ngủ, đau hố mắt, mạch Vi Hồng: Sài hồ 4g, Cát căn 8g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng liên, Thược dược mỗi thứ 4g, Cam thảo, Cát cánh mỗi thứ 2g, Thạch cao 8g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 trái, sắc uống (Sài Cát Giải Cơ Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm ruột cấp tính, lỵ, mình sốt bứt rứt: Cát căn 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 4g, sắc uống (Cát Căn Hoàng Cầm Hoàng Liên Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị sởi mới phát hoặc chưa mọc ra hết: Cát căn 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 12g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 16g, Uất kim 8g, Cam thảo 4g, Cát cánh 8g. Sắc uống (Cát Căn Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị sốt mới bắt đầu, khát nước, nóng nảy, bực dọc: Cát căn 12g, Sinh thạch cao 20g, Tri mẫu 8g, Cam thảo 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ nhỏ viêm tủy xám, gáy lưng co quắp: Cát căn 8g, Thạch cao 8g, Kim ngân hoa 4g, Hoàng cầm 4g, Ngô công 2 con, Toàn yết hai con, Bạch thược 4g, Hoàng liên 2,8g, Cam thảo 2g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị huyết áp cao, cổ cứng đau: Cát căn 20g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Cây sắn dây cho hoa gọi là Cát hoa, có vị ngọt bình, không độc, có tác dụng giải độc của rượu, trường phong hạ huyết uống với bột ‘Tiểu đậu hoa’ với rượu thì không say (Danh Y Biệt Lục).
. Cát căn có đặc tính giải được các vết độc của Sắn (khoai mì), Ba đậu và các loại ngộ độc khác (Lôi Công Dược Bối).
. Cát căn trị được chứng bệnh thời hành do thiên thời có nôn mửa. Có tác dụng khai vị, giải độc rượu (Dược Tính Bản Thảo).
. Người bị chó dại cắn có độc, đâm Cát căn sống uống rất hay, nếu không có tươi, dùng bột trộn nước giếng rịt vào chỗ bị thương (Tân Tu Bản Thảo Ddôf Kinh).
. Bột Cát căn làm khỏi khát, thông được đại tiểu tiện, giải được độc của rượu, trị nóng nảy bồn chồn trong người, chế ngực được độc của Đan thạch, gĩa nát ép lấy nước uống trị trẻ con sốt (Khai Bảo Bản Thảo).
. Bột Cát căn tán được uất hỏa (Bản Thảo Cương Mục).
. Cát căn chữa được chứng nhức đầu vì nóng, giải được nhiệt ở cơ biểu làm khỏi khát, sởi mới phát, làm đậu dễ mọc, giải độc tỉnh táo (Bản Thảo Thông Nguyên).
. Cát căn vị cay đắng khí bình, tính thăng phát, nó nhập kinh Túc dương minh Vi, nó cổ động cho Vị khí, sinh tân chỉ khát, nó cũng nhập được Tỳ kinh nên khai thông tấu lý làm ra mồ hôi, giải cơ biểu và bớt nóng nảy, nhưng phải để ý Cát căn khi nào gặp nhức đầu như búa bổ đó là truyền vào Dương minh kinh thì có thể dùng được, nếu chưa truyền vào tới Dương minh mà lại dùng nó là tự dẫn tà nhập vào trong, không được dùng lúc ấy. Vì dương minh kinh chủ về cơ nhục mà dùng Cát căn khai thông cơ nhục, tất nhiên tân dịch theo nó ra ngoài thì e rằng dạ dầy càng bị khô ráo mãi, đến nỗi phần âm phải tuyệt vong sao? Nhưng những chứng đậu sởi còn chưa phát thì có thể dùng nó mà thăng đê, người say rượu giải rượu đó mà cho tỉnh, người có hỏa uất thì dùng nó cho tiêu tan đi, nhưng phải xét kỹ khi khỏi bệnh không được dùng nó quá lâu làm tổn thương tới vị khí (Bản Thảo Cầu Chân).
. Cát căn chủ về đưa lên, có vị ngọt tác dụng chính là làm tiêu tan tà ở biểu, dùng 2-12g có thể chữa được bệnh trong cơ nhục, mỡ, thớ thịt làm ra mồ hôi. Đó là vị thuốc thuộc về Túc dương minh Vị kinh chữa được chứng thương hàn phát sốt, cổ khô, mũi khô đau nhức mắt, mất ngủ sốt rét, báng tích nhiệt độ cao. Vị thuốc Ma hoàng, Tử tô luôn chữa những bệnh ở ngoài biểu nhưng Cát căn là vị chuyên về giải cơ mà thôi, có vị ngọt khí mát nên cổ động và vỗ về Khí Vị, và lại Tỳ chữa về cơ nhục lại làm chủ cả tay chân, nếu như dương khí bị uất trong tỳ vị giống như chứng ở biểu, ăn uống bình thương nhưng có điều là tay chân cơ nhục nóng như lửa thì dùng nó cũng như Thăng ma, Sài hồ, Phòng phong, Khương hoạt, theo những tễ thăng dương tán hỏa, thanh cơ thoái nhiệt, đó là phương pháp của tiết lập trai là những phương thuốc thánh thường dùng. Nếu gặp chứng đứt tay, trúng gió đến nỗi cấm khẩu, không ăn uống được thì đâm nước cốt Cát căn với Trúc lịch đổ vào thì tỉnh ngay, nếu không có tươi thì dùng khô với rượu cũng được. Các chứng đậu sang, chẩn độc, khó mọc ra được dùng nó để phát ra cũng là những phương thường được hay dùng (Biện dược chỉ nam).
. Cát căn khí vị đạm bạc, chất nhẹ, lỏng lẻo không chắc chắn như các vị khác, nó sinh ra lúc mùa xuân, mọc dây leo rất nhanh nên tính nó hay thăng phát ra những khí thanh dương tỳ Vị. Theo bài luận về chứng thương hàn đều cho nó là Vị chủ về dược khí của kinh Dương minh, bởi chính ở chỗ đó là chỗ biểu tà uất ở ngoài. Dương khí của vị không thể tán ra để ban bố đi được, nên phải dùng nó nhờ tính nhẹ nhàng để dâng lên, nó sẽ làm cho động nhẹ vào khí thanh dương để chế ngực được ngoài hàn, đó là do sự biểu tà giải được thì vị dược được thư thái mới phát ra được. Vì vậy mà Cát Căn Thang trong đó có Ma hoàng thì lại càng rõ ràng chính nó lại là vị thuốc của Dương minh kinh, biểu tà là chủ chốt ở đó chứ không phải nó chuyên giữ về chứng lý nhiệt của kinh Dương minh đâu. Vị này Trương Trọng Cảnh đã có bàn về cách dùng Bạch Hổ Thang chứ không phải là Cát Căn Thang hoàn toàn tuyệt đối. Cho nên mặc dù nó hay thật nhưng phải dùng đúng trong trường hợp nào thì mới toàn diện vậy (Bản Thảo Quát Yếu Thi).
+ Cát căn thứ nào cũng chỉ chữa ở một kinh Dương minh. Đông Viên nói: Cát căn cổ vũ Vị khí, làm thánh dược chữa chứng hư tả, phong dược phần nhiều là táo. Cát căn chuyên về chỉ khát ở Vị, nó có tác dụng làm thăng đề Vị khí bị hạ hãm, đem lên tới phế kim để sinh thủy vận. Ma hoàng là thuốc chữa bệnh ở kinh thái dương, kiêm vào Phế kinh, Phế chủ da lông. Cát căn là thuốc chữa bệnh ở kinh Dương minh, Tỳ chủ da thịt, tuy cùng có tác dụng phát tán nhưng hướng đi vào của nó là khác nhau (Dược Phẩm Vậng Yếu).
. Cây còn cho lá gọi là Cát căn diệp trị cầm máu do vết dao, đắp vào, hoặc gĩa nát tươi uống nước còn bã đắp nơi chỗ rắn cắn. Cây còn cho dây bò dưới đất gọi là Cát căn man trị viêm họng cấp tính, viêm thanh quản cấp tính, đốt cháy tán bột uống với nước. Cho bã gọi là Cát căn xác hay Cát căn xác có vị ngọt, tính bình không độc trị lỵ, giải độc rượu. Cho dây gọi là Cát căn đằng có tác dụng tiêu sưng, trị nhọt lở, viêm họng thanh quản, sưng núm vú, trẻ con cấm khẩu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cát căn dùng sống có tác dụng giải cơ nhiệt, sinh tân dịch, dùng nướng thì kích thích Vị khí đi lên. Muốn hạ sốt, nên dùng sống; Muốn cầm tiêu chảy, nên nướng lên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hoa Cát căn giải được say rượu. Nước Cát căn sông giải được ôn độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
(1) Ngoài loài Sắn dây gọi là Phấn cát vừa miêu tả ở trên ra, còn có 3 loài Sắn dây dưới đây, củ cũng giống để làm thuốc.
a. Sắn dây để ăn (Pueraria edulis Pamp) là cây dây leo. Lá dài hình đầu mũi tên, lá đơn không nứt khía, cuống hoa và thân cây không có lông, lông trên cuống lá và quả rất ít. Có ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
b. Sắn dây Nga mi (Pueraria ometensis Tang et Wang) cây lá đơn hình trứng rộng lệch, đuôi lá hình tròn trứng lộn ngược, rộng hay gần như hình tròn, gần cuống lá hình tròn không có răng cưa, trên lá có lông cứng màu trắng và ngắn. Có ở Vân Nam, Tứ xuyên (Trung Quốc).
c. Pueraria pseudo – hirsuta Tang et Wang: Là loại cây dây leo, rễ củ to dài, sống nhiều năm. Thân có thể dài trên 10m. Cả cây có lông thô màu nâu vàng. Củ rễ to dầy, nhiều bột. Lá mọc cách có cuống dài, lá kép 3, cuống lá đơn đầu khá dài, phiến lá hình tròn có cạnh ở gốc lá, có khi nứt thành 3 chẻ sóng, dài độ 20cm, rộng 7-22cm, đầu lá nhọn, gần cuống hình tròn, 2 mặt đều có lông mềm, ngắn, màu trắng, mặt sau mọc dầy hơn, phần lá hai bên nhỏ hơn, hình bầu dục củ ấu dẹt, dài 7-18cm, rộng 5-13cm, có lúc chẻ nông hình sóng 1-3. Hoa mọc chùm, mọc ở nách lá, cuống chùm hoa có lông màu trắng vàng, hoa mọc dầy, bao hoa hẹp, thường rụng sớm, bao hoa đơn hình kim, phình giữa, tràng hoa hình bướm, màu tím lam hoặc tím, dài 17-10cm, đài có 5 cánh, cánh đài hình kim phình giữa, bên trên 2 chiếc mọc chụm, bên dưới 1 hình dài, cánh cờ gần như hình tròn hay hình tròn trứng, đuôi hơi lõm, có hai tai ngắn, cánh hình bầu dục hẹp, ngắn hơn cánh cờ, thông thường chỉ một bên có tai, có 10 nhị đực, vòi hoa cong bầu nhỏ, quả bế hình dài, dẹt dài 7-10cm, ngang 7-10mm, đuôi quả nhọn, có mọc lông cứng dài màu nâu vàng hay đậm. Hạt hình trứng dẹt, vỏ màu nâu tươi, nhẵn bóng láng. Có hoa từ tháng 4-8, quả 8-10. Hoa gọi là Cát căn hoa.
(2) Ngoài ra ở Trung Quốc còn có các loài Sắn dây dưới đây: Sắn dây dai lông vàng (Pueraria calycyna Frach), sắn dây Oa sư (P.Wallichii Dc), Sắn dây Vân Nam (P. Pedurcularis Grah) Sắn dây giả 3 khía (P. Phaseeotoides Benth), Sắn dây hoa đẹp (P.Eùlegans Wang Et Tang)...Cũng là loại cây thuộc giống Sắn dây, củ có thể làm dược liệu dược hay không cần phải nghiên cứu thêm.
(3) Ở Việt Nam còn có dây sắn dây rừng (Pueraria Montaba (Lour) Merr = P.Tonkinensis Gagnep) là cây bụi quấn, leo cao có cành hình trụ về sau có rãnh. Lá kép lông chim 3 lá chét, lá chét hình trái xoan rộng mép nguyên, gốc tròn, chóp nhọn sắc, mặt lá nhất là mặt lá có lông màu hung. Cụm hoa ở nách, thành chùy dạng chùy hay không, mang nhiều hoa. Cuống chung, có lông mềm hay lông lên màu vàng, lá bắc và lá bắc con hình trái xoan nhọn, có vằn, giống nhau. Hoa màu tím không cuốn. Đài có lông màu hung. Cánh có hình mắt chim có tai ngắn, cánh bên rất hẹp, và có tai nhọn, cánh thìa ngắn hơn cánh bên nhưng rộng gấp đôi. Nhị 1 bó. Bầu hơi có lông. Ra hoa từ tháng 4-5 tới 9. Mọc hoang ở nước ta củ có thể làm dược liệu dược không, còn nghiên cứu (xem: Dã cát) (Danh Từ Dược Học Đông Y).
CÂY CỦ ĐẬU
Còn gọi là củ sắng, măn phăo, krâsang, sắn nước.
Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L) urb,
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae.
Cây được trồng khắp mọi nơi, bà con thường lấy củ ăn sống, có khi xào nấu. Củ đậu mát, vị ngọt còn dùng để đắp mặt hay giã nhỏ lấy nước bôi lên mặt dưỡng da và chữa Trứng cá.
Bộ phận gây độc chính là ở lá và hạt, đều có thành phần chất rotenon và tephrosin. Những chất này rất độc với người, nếu ăn phải toàn thân co giật, đau bụng dữ dội, miệng nôn trôn tháo, đường huyết tụt, loạn nhịp tim, mê man bất tỉnh và tử vong do suy hô hấp.
Trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để được xử trí kịp thời bằng cách rửa dạ dày, chống độc, lợi tiểu và trợ hô hấp. Nhiều nơi bà con còn dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước phun vào cây cối để trừ sâu bọ và rệp. Nên chú ý vì có độc nên bà con phải có trang bị phòng độc khi sử dụng dung dịch này.
HÀ THỦ Ô
Còn gọi là hà thủ ô đỏ, thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình, măn đăng tua lình, mằn nắng ón.
1. Tên dược: Radix polygoni multiflora.
2. Tên thực vật: polygonum multi florum Thunb.
3. Tên thực vật: fleeceflower root Hà thủ ô.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân rễ đào vào mùa thu hoặc xuân rửa sạch thái thành lát mỏng và phơi nắng.
5. Tính vị: vị đắng, ngọt, se và hơi ấm
6. Qui kinh: can và thận.
7. Công năng: bổ máu và nhuận tràng, giải độc.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Hội chứng Thiếu máubiểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, Chóng mặt, Mất ngủ, sớm bạc tóc, đau và yếu vùng lưng và đầu gối: Dùng phối hợp hà thủ ô với sinh địa hoàng, nữ trinh tử, câu kỷ tử, thỏ ti tử và tang kí sinh.
- táo bóndo khô ruột: Dùng phối hợp hà thủ ô với đương qui và hoạt ma nhân.
- Sốt rét mạn tính do suy yếu cơ thể: Dùng phối hợp hà thủ ô với nhân sâm, đương qui dưới dạng hà nhân ẩm.
- Lao hạch: Dùng phối hợp hà thủ ô với hạ khô thảo và xuyên bối mẫu.
9. Liều dùng: 10-30g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng vị thuốc này cho các trường hợp đàm-thấp nặng hoặc ỉa chảy.
LAI LỊCH VỊ THUỐC
Để bạn đọc thấy rõ hơn vai trò của"hà thủ ô"đối với sức khỏe, trước hết xin trích dẫn một vài tài liệu có liên quan tới lai lịch và tác dụng của vị thuốc này.
Trong "Hà Thủ Ô truyện" (truyện kể về ông Hà Thủ Ô) của Lý Cao, có thuật lại sự tích như sau:
"Hà Thủ Ô là người huyện Nam Hà, thuộc Thuận Châu (nay thuộc huyện Lục Xuyên, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Ông nội của Hà Thủ Ô vốn tên là Hà Điền Nhi, bẩm sinh yếu ớt, tới 58 tuổi vẫn không vợ con. Chán đời, ông vào núi cùng với các đạo sĩ tu tập.
Một đêm say rượu, nằm trên sườn núi, ông thấy có thứ cây leo lạ, cành lá cứ quấn lấy nhau, rung động, lâu lâu rời ra rồi lại quấn lấy nhau, như đôi nam nữ đang ân ái. Điền Nhi thấy kỳ lạ, sáng hôm sau bèn đào lấy củ đem về. Hỏi mọi người, nhưng không ai biết đó là củ gì.
Sau một thời gian, có một ông già từ phương xa lại chơi, Điền Nhi đem ra hỏi, ông già bảo: Anh vốn không có con, mà gặp thứ cây kỳ lạ như vậy, có lẽ đó là một vị thuốc tiên. Sao không uống thử?
Điền Nhi liền đem rễ cây tán thành bột, mỗi lần dùng 1 đồng cân (3g), hòa với rượu uống. Uống được 7 ngày, đã nảy sinh ham muốn tình dục, uống luôn vài tháng, thì thân thể mạnh khỏe như người bình thường, vì thế nên uống mãi, dần dần mỗi lần tăng lên tới 2 đồng cân (khoảng 6g). Uống suốt một năm, các thứ bệnh tật đều khỏi cả, tóc đương trắng hóa đen, vẻ mặt trẻ lại.
Điền Nhi lấy vợ và trong khoảng 10 năm, đã sinh được luôn vài người con. Từ đó Điền Nhi đổi tên là Năng Tự ("năng tự" có nghĩa là có thể có con cháu nối dõi tông đường). Con Năng Tự là Điền Tú, cũng uống thứ thuốc đó. Cả hai bố con đều thọ tới 160 tuổi. Điền Tú có con là Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống rễ cây đó, cũng sinh được nhiều con, thọ tới 130 tuổi, tóc vẫn đen tuyền.
Khi đó, có một người bạn thân cùng làng là Lý An Kỳ, đã lấy trộm phương thuốc bí truyền 3 đời của nhà họ Hà, đem về uống cũng khỏe mạnh và thọ rất cao. Từ đó vị thuốc gia truyền bắt đầu lan truyền dần ra ngoài. Người uống vào đều thấy khỏe mạnh hơn, tóc bạc hóa đen và sinh thêm nhiều con.
Thuốc ban đầu vốn có tên là "giao đằng" (có nghĩa là thứ dây leo thân cuốn lấy nhau), từ đó bắt đầu được gọi là "hà thủ ô", có nghĩa là người họ Hà tóc đen ("thủ" = đầu, "ô" = đen).".
Sự tích về tác dụng kỳ lạ của Hà thủ ô nói trên, tuy được ghi lại trong nhiều bộ sách thuốc nổi tiếng, như "Bản thảo đồ kinh", "Bản thảo hối ngôn", "Khai bảo bản thảo", ... nhưng thời đó vẫn ít được dùng.
"Hà thủ ô" chỉ bắt đầu được sử dụng một cách rộng rãi, từ khi xuất hiện bài thuốc "Thất bảo mỹ nhiên đan".
Theo sách "Bản thảo cương mục", bộ Bách khoa toàn thư về dược học cổ truyền phương Đông, do nhà dược học nổi tiếng Lý Thời Trân biên soạn: Năm đầu Gia Tĩnh thời nhà Minh, có vị chân nhân là Thiệu Ứng Tiết, đã dâng lên vua phương thuốc "Thất bảo mỹ nhiêm đan", chế từ "hà thủ ô" và một số loại Đông dược khác. Thế Tông Túc Hoàng đế uống vào, thấy hiệu nghiệm lạ thường, thân thể dần trẻ lại, râu tóc đang bạc hóa đen mượt, lại sinh được vài hoàng tử để nối dõi. Từ đó vị thuốc "hà thủ ô", mới bắt đầu thực sự trở nên nổi tiếng.
Hà thủ ôtrắng
VỊ THUỐC HÀ THỦ Ô
Cây "hà thủ ô" còn có tên là "thủ ô", "giao đằng", "dạ hợp", "địa tinh", "khua lình" (Thái), "mằn năng ón" (Thổ), tên khoa học Polygonum multiflorum Thunb., thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây có tên là "giao đằng" vì dây leo xoắn vào nhau, hoặc "dạ hợp", "dạ giao đằng" vì đêm quấn vào nhau(?). Bản thân tên khoa học của cây Polygonum multiflorum cũng cho ta biết thêm về một số đặc điểm của cây ("Polygonum" = có nhiều đốt, nhiều mắt, "multiflorum" = nhiều hoa); vì"hà thủ ô"là loài cây có nhiều đốt, nhiều hoa.
"Hà thủ ô"là một loại dây leo, sống nhiều năm, mọc hoang ở các vùng rừng núi nước ta. Thân cây thường mọc xoắn vào nhau. Mặt ngoài thân có màu xanh tía có những vân hoặc bì khổng, mặt thân nhẵn, không có lông. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim hẹp, dài 4-8cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim, hoặc hình mũi tên, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn và không có lông. Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, có cuống ngắn 1-3mm, cánh hoa màu trắng, với 8 nhị, 3 nhị hơi dài hơn. Bầu hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11.
Vị thuốc"hà thủ ô"là rễ củ phơi khô của cây"hà thủ ô".
Ngoài cây"hà thủ ô"mô tả ở trên (thường gọi là"hà thủ ô"đỏ), còn có một gây khác, gọi là "hà thủ ô trắng - còn có tên là "hà thủ ô nam", "bạch hà thủ ô", "củ vú bò", "dây sữa bò", "dây mốc", "cây sừng bò", "cây đa lông", "khâu cần cà" (Thổ), "khâu nước" (Lạng Sơn), "chừa ma sìn" (Thái), có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Củ rễ của loại cây thứ hai này, thường được gọi là ""hà thủ ôtrắng".
Một vấn đề cần lưu ý là, có một số cây khác thường hay bị nhầm lẫn với"hà thủ ôtrắng", như "cây vú bò", "cây sữa", "cây sừng trâu" (còn gọi là "cây sừng dê") và "cây càng cua".
"Cây càng cua" giống"hà thủ ôtrắng" ở nhiều điểm, cũng cùng họ Thiên lý, lá cũng mọc đối, thân cũng có chất nhựa trắng, quả cũng tẽ làm đôi, ... nhưng lại là loài cây có độc, phải là người có kinh nghiệm mới phân biệt chính xác được.
Do đó, đối với người sử dụng thông thường, tốt nhất là chỉ sử dụng loại"hà thủ ôđỏ".
Khi đi mua thuốc ở các cửa hàng Đông Nam dược, có thể phân biệt sơ bộ củ"hà thủ ôđỏ" và"hà thủ ôtrắng" theo một số dấu hiệu như sau:
-"Hà thủ ôđỏ" nguyên củ hơi giống củ khoai lang to, mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm đặc biệt; cắt ngang củ thấy lớp thịt màu nâu đỏ hoặc nâu hồng, nhiều bột, giữa có lõi gỗ hẹp như lõi của sắn; chất củ cứng, hơi nặng và vị hơi chát.
- Còn củ"hà thủ ôtrắng" dài hơn, khoảng 10cm, vỏ ngoài màu nâu xám, đôi khi còn vết tích của rễ con hoặc đoạn rễ con còn sót lại; cắt ngang củ thấy có mô mềm; vỏ mỏng, màu trắng ngà chứ không nâu đỏ hoặc nâu hồng như"hà thủ ôđỏ"; củ"hà thủ ôtrắng" cũng có lõi gỗ nhưng đặc điểm khác biệt nhất là nhấm thấy có vị đắng, chứ không phải vị chát như"hà thủ ôđỏ".
-"Hà thủ ôđỏ" và"hà thủ ôtrắng" sau khi đã chế biến sẽ rất khó phân biệt. Cho nên, muốn "chắc ăn", khi tới các hiệu thuốc chưa quen biết, không nên mua "hà thủ ô chế" (loại đã qua chế biến), mà chỉ nên mua"hà thủ ô"củ chưa chế, mang về nhà tự chế biến theo hướng dẫn của người có chuyên môn.
TÁC DỤNG CỦA HÀ THỦ Ô
Đọc các truyền thuyết về"hà thủ ô", có cảm giác nhiều điều đã bị người xưa thần thánh hóa, không thật đáng tin. Tuy nhiên, các kinh nghiệm lâm sàng từ nhiều thế kỷ trong Đông y và các nghiên cứu hiện đại cho thấy,"hà thủ ô"đúng là một vị thuốc bổ dưỡng rất tốt và có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh tật.
Theo dược lý Đông y:Hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ấm; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, ích Thận, cố tinh, dưỡng huyết, trừ phong. Dùng chữa "Can Thận âm suy" dẫn tới vô sinh, tóc bạc sớm; huyết hư đầu thống (đau đầu do huyết hư), lưng gối yếu mỏi, gân cốt tê đau, nam giới di tinh, nữ giới băng đới (phụ nữ băng huyết, nhiều khí hư), ngược tật (sốt rét), cửu lỵ (lỵ lâu ngày), ung thũng loa lịch (mụn nhọt, tràng nhạc), trĩ tật, ...
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy"hà thủ ô"có những tác dụng:
- Hạ cholesterol trong huyết thanh máu, phòng chống và giảm nhẹ xơ vữa động mạch;
- Làm giảm nhịp tim, tăng nhẹ lượng máu lưu thông trong động mạch vành tim và chống thiếu máu cơ tim;
- Tăng cường chức năng miễn dịch, tăng sức chịu lạnh của cơ thể;
- Chống lão hóa, chống teo tuyến ức ở người cao tuổi, duy trì tuyến ức ở mức độ như người trẻ tuổi;
- Nhuận tràng, do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột;"hà thủ ô"sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn"hà thủ ô"chế;
- Có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và virus cúm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Về phương diện bổ dưỡng,"hà thủ ô"có 3 tác dụng chính:
- Tăng cường chức năng sinh dục;
- Chống lão suy, kéo dài tuổi thọ;
- Làm đen râu tóc.
Cả 3 tác dụng đó, đều có được trên cơ sở tác dụng bổ huyết của"hà thủ ô". Vì vậy, trong các sách thuốc Đông y hiện đại,"hà thủ ô"được xếp vào nhóm "thuốc bổ huyết" (bổ huyết dược).
Trong Đông y, củ"hà thủ ô"đã phơi khô, gọi là"hà thủ ôsống" (sinh"hà thủ ô"). Còn"hà thủ ô"là đã qua quá trình chế biến gọi là"hà thủ ôchế".
Hai loại"hà thủ ô""sống" và "chế" có tác dụng không giống như nhau:
-"Hà thủ ôsống": Có tác dụng giải độc, tiêu thũng, nhuận tràng. Thường dùng để nhuận tràng, chữa táo bón ở người già và sản phụ, hoặc trường hợp huyết hư gây nên táo bón; chữa ung nhọt, lở ngứa ngoài da.
-"Hà thủ ôchế": Có tác dụng bổ Can Thận, ích tinh huyết, làm đen râu tóc, mạnh gân cốt. Thường dùng để bồi dưỡng cơ thể, chữa cơ thể suy nhược, tóc bạc sớm, nam giới vô sinh, nữ giới kinh nguyệt không điều hòa hoặc bế kinh, cao mỡ máu, cao huyết áp.
Cách chế"hà thủ ô":"Hà thủ ô"rửa sạch, thái lát, ngâm nước vo gạo một ngày đêm; rửa lại cho sạch rồi tiếp tục chế với đậu đen. Mỗi 1kg"hà thủ ô"cần dùng 100g đậu đen. Cho đậu đen vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước, nấu cho đậu đen chín nhừ rồi chắt lấy nước. Trộn"hà thủ ô"với nước đỗ đen, cho vào đồ đựng (không dùng đồ sắt), đặt vào nồi hấp cho đến khi nước đỗ đen thấm hết vào các miếng"hà thủ ô", sau đó lấy ra phơi hoặc sấy khô là được. Đó là cách chế thông thường. Muốn chế kỹ cần "cửu chưng cửu sái", nghĩa là nấu và phơi"hà thủ ô"với nước đậu đen như trên 9 lần.
Kiêng kỵ:
- Theo Đông y cổ truyền, khi dùng"hà thủ ô"hoặc thuốc có"hà thủ ô", cần kiêng dùng 3 loại thực phẩm màu trắng (tam bạch), là hành, tỏi và củ cải trắng.
- Ngoài ra theo y lý và dược lý Đông y, khi dùng"hà thủ ô"còn cần kiêng kỵ những món ăn và gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu, để phòng ngừa hao tán khí huyết.
Coi nhẹ việc kiêng kỵ, có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến người hiện đại sử dùng"hà thủ ô"không kiến hiệu mạnh như người xưa.
3 CÁCH SỬ DỤNG TƯƠNG ĐỐI ĐƠN GIẢN
(1) Rượu bổ huyết, tăng cường chức năng sinh dục:Dùnghà thủ ôchế 150g, sinh địa 150g; các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ, ngâm trong 1000ml rượu trắng, cách 3 ngày lắc bình một lần, sau 15 ngày có thể sử dụng. Thứ rượu này có tác dụng bổ Can Thận, ích tinh huyết, chữa vô sinh do ít tinh trùng; còn có tác dụng chữa chóng mặt hoa mắt và tóc bạc sớm.
(2) Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng:Hàng ngày dùng 6-10g hà thủ ô chế sắc nước uống, hoặc dùng 3-6g hà thủ ô chế tán bột uống. Bài thuốc chỉ thích hợp với những người tinh huyết suy yếu do "Can Thận âm hư" theo cách phân loại chứng bệnh của Đông y; biểu hiện bởi các chứng trạng như ham muốn tình dục giảm, chậm có con, kèm theo đầu choáng, mắt hoa, tai ù, mắt khô, mặt nóng bừng từng cơ, lưng gối đau mỏi, di tinh, mộng tinh, ... Không thích hợp với những người thể chất dương hư. Nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
(3) Chữa tóc bạc sớm, tóc rụng nhiều:Dùng trứng gà 2 quả, hà thủ ô chế 30g; trứng gà rửa sạch vỏ, lau khô, cho trứng gà và hà thủ ô vào một cái nồi đất (hoặc đồ gốm khác), đổ ngập nước, nấu sôi rồi đun nhỏ lửa khoảng nửa giờ; vớt trứng ra bóc bỏ vỏ, lại cho vào nồi đun tiếp khoảng nửa giờ nữa là được; ăn trứng gà, sau đó uống nước thuốc. Nếu có phản ứng khác thường, như đau bụng, ỉa chảy, thì chỉ ăn trứng, không uống nước thuốc, dùng lâu ngày vẫn có tác dụng tốt.
CỦ TÓC TIÊN
MẠCH MÔN
Tên Khác:
Vị thuốc mạch môn còn gọi Thốn đông (Nhĩ Nhã), Mạch đông (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Dương cửu, Ô cửu, Dương tề, Ái cửu, Vũ cửu, Tuyệt cửu, Bộc điệp (Ngô Phổ Bản Thảo), Dương thử, Vũ phích (biệt Lục), Giai tiền thảo (Bản Thảo Cương Mục), Đại mạch đông, Thốn mạch đông, Nhẫn lăng, Bất tử thảo, Mạch văn, Thoờ mạch d0ông, Hương đôn thảo, Bất tử diệp, Trĩ ô lão thảo, Sa thảo tú căn, Đông nhi sa lý, An thần đội chi, Qua hoàng, Tô đông (Hòa Hán Dược Khảo), Củ Tóc Tiên, Lan Tiên (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng:
+ Chỉ ẩu thổ, cường âm ích tinh, tiêu cốc, điều trung, bảo thần, định phế khí, an ngũ tạng, làm cho cơ thể khỏe mạnh, mập mạp (Danh Y Biệt Lục).
+ An thần, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh tâm, nhuận phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Bổ vị âm, tư tân dịch, giải khát (Bản Thảo Chính Nghĩa).
+ Dưỡng âm, nhuận Phế, thanh tâm, trừ phiền, ích vị, sinh tân (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Nhuận phế, dưỡng âm, ích vị sinh tân, thanh tâm, trừ phiền, nhuận trường (Trung Dược Học).
+ Nhuận Phế, thanh tâm, dưỡng vị, sinh tân (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị khí kết ở ngực và bụng, vị lạc mạch tuyệt, nguời gầy đoản khí, uống lâu nhẹ nguời, không đói, không gìa (Bản Kinh).
+ Trị người nặng, mắt vàng, dưới ngực đầy, hư lao nhiệt, miệng khô, phiền khát (Danh Y Biệt Lục).
+ Trị nhiệt độc, giải phiền khát, trị phù thũng mặt và chân tay... trị phế nuy, nôn ra mủ, tiết tinh (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ngũ lao thất thương, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị tâm phế hư nhiệt (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị tâm khí bất túc, hồi hộp, lo sợ, hay quên, tinh thần tán loạn hoặc phế nhiệt phế táo, hơi thở ngắn, hư suyễn, ho ra máu, hư lao, sốt về chiều, hoặc tỳ vị táo, táo bón(Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị ho ra máu, miệng khô, khát nước, táo bónnơi ngườ lớn tuổi, sau khi sinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
Liều thường dùng 8-30g, dùng cho thuốc thang hoặc cao đơn hoàn tán, dùng cường tim liều cao hơn.
Kiêng kỵ:
+Thận trọng lúc dùng thuốc cho bệnh nhân tiêu chảy (Trung Dược Học).
+ Phế và Vị có nhiệt nung nấu bên trong: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy hoặc có thấp: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, họng viêm mạn, có hội chứng phế kèm ho kéo dài, ho khan: Mạch môn. 20g, Bán hạ chế 6g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 4g, Ngạnh mễ 20g, Đại táo 4 quả, sắc uống (Mạch Môn Đông Thang - Kim Qũy Yếu Lược).
+ Trị thổ huyết, chảy máu cam không cầm: Mạch môn (bỏ lõi) 480g, nghiền nát, ép lấy nước cốt, thêm ít mật ong vào, chia làm 2 lần uống (Hoạt Nhân Tâm Kính).
+ Trị chảy máu cam: Mạch môn (bỏ lõi), Sinh địa đều 20g.sắc uống (Bảo Mệnh Tập).
+ Trị răng chảy máu: Mạch môn, sắc lấy nước uống (Lan Thất Bảo Giám).
+ Trị họng lở loét, Tỳ và Phế có hư nhiệt bốc lên: Mạch môn 40g, Hoàng liên 20g. tán nhuyễn, trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước sắc Mạch môn (Phổ Tế Phương).
+ Trị tiêu khát: Mạch môn, Hoàng liên. Sắc uống (Hải Thượng Phương).
+ Trị Tâm Phế có hư nhiệt, hư lao, khách nhiệt, cốt chưng, lao nhiệt: Sa sâm, Ngũ vị tử, Thanh hao, Miết giáp, Ngưu tất, Địa hoàng, Thược dược, Thiên môn, Ngô thù du. Tán bột. Trộn mật làm viên (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị vinh khí muốn tuyệt: Mạch môn 40g, Chích thảo 80g, Hàng mễ ½ hộc, Táo 2 trái, Trúc diệp 10 lá. Sắc với 2 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 3 lần uống (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị hạ ly, khát uống không ngừng: Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Ô mai nhục 20 trái. Sắc với 1 thăng nước còn 7 hộc, uống dần (Tất Hiệu Phương).
+ Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, táo bón, hư nhiệt, phiền khát: Mạch môn 12g, Ngọc trúc 20g, Hà thủ ô 16g, Đương qui 12g, Thục địa 16g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 16g, Phục linh 8g, Nữ trinh tử 8g, Thiên hoa phấn 8g, Bạch thược 8g, Chích thảo 4g, sắc uống (Duỡng Chính Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị tim suy, có chứng hư thoát, ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh, huyết áp hạ: Mạch môn 16g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm (lượng gấp đôi) 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống, để bổ khí âm (Sinh Mạch Tán - Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận). Trường hợp ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu, dùng: Mạch môn 20g, Hoàng kỳ 8g, Đương qui 8g, Ngũ vị tử 4g, Chích thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị táo nhiệt hại phế, ho khan, đờm dính, họng đau: Mạch môn 5g, Thạch cao 10g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, Mè đen 4g, A giao 3g, Hạnh nhân 3g, Tỳ bà diệp 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Phế và Vị bị táo nhiệt, họng đau, họng khô, ho ít đờm: Thiên môn 1kg, Mạch môn 1kg, nấu đặc thành cao, thêm Mạch nha 0,5kg, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh, trước bữa ăn (Nhị Đông Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị táo bón do âm hư: Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, sắc uống (Tăng Dịch Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nhiệt bệnh làm tổn thương phần âm, tâm phiền, khát, tinh hồng nhiệt, đơn độc phát ban, thần trí mê muội: Mạch môn 12g, Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Tinh tre 12g, Đan sâm 16g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g, sắc uống (Thanh Doanh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bệnh động mạch vành: mỗi lần uống thuốc sắc Mạch môn 10ml (có 15g thuốc sống), ngày uống 3 lần, liệu trình 3-18 tháng, hoặc dùng dịch tiêm Mạch môn tiêm bắp 4ml (mỗi ống 2ml có 4g thuốc), chia 1-2 lần chích, 2-4 tháng là một liệu trình, hoặc mỗi ngày tiêm tĩnh mạch dịch tiêm Mạch môn 40mll (mỗi ống 10ml có 10g thuốc sống), liệu trình 1 tuần. Đã trị 101 ca trong đó uống 50 ca, tỷ lệ kết quả 74%,
tiêm bắp 31 ca, tỷ lệ kết quả 33,7%, chích tĩnh mạch 20 ca, tỷ lệ kết quả 80% (Tổ Phòng Trị Bệnh Động Mạch Vành Khoa Nội, Bệnh Viện Thử Quang Thuộc Trung Y Học Viện Thượng Hải, Quan Sát Thuốc Mạch Môn Trị Bệnh Động Mạch Vành Lâm Sàng Và Thực Nghiệm, Tạp Chí Tân Y Dược Học 1977, 5: 39).
Tìm hiểu thêm
Tên Khoa Học:
Ophiopogon japonicus Wall- Thuộc họ Mạch Môn Đông (Haemodoraceae).
Mô Tả:
Loại thảo, sống lâu năm, cao 10-40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài 15-40cm, rộng 1-4cm, gốc lá hơi có bẹ. Cán mang hoa dài 10-20cm, hoa màu lơ nhạt, cuống dài 3-5mm, mọc tập trung 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc, màu trắng nhạt. Quả mọng màu tím đen, đường kính của quả chừng 6mm. Quả có 1-2 hạt.
Được trồng ở một số nơi, nhiều nhất ở Hải Hưng, Hà Sơn Bình, Hà Bắc.
Bộ Phận Dùng:
Củ to bằng đầu đũa, mềm, vỏ trắng vàng, thịt ngọt, không mốc, không bị teo là tốt. Củ cứng, vị đắng thì không nên dùng (Dược Liệu Việt Nam).
Mô tả dược liệu:
Mạch môn hình giống cái suốt vải, giữa béo mập, tròn, dẹt, không đầu. dài khoảng 1,6-3,3cm, đường kính phần giữa 0,3-0,6cm. Mặt ngoài mầu vàng trắng, nửa trong suốt, có vân dọc mịn. Chất mềm dai, mặt cắt ngang mầu trắng, giống chất sáp, mịn. Giữa có lõi cứng nhỏ, có thể rút ra. Hơi có mùi thơm, vị ngọt, nhai thì dính. Thứ to, màu trắng vàng nhạt, chất mềm, nhai dính là tốt. Thử nhỏ, mầu vàng nâu, nhai ít dính là loại kém.
Phần rễ con không dùng làm thuốc (Dược Tài Học).
Thu Hái:
Vào tháng 7-8, chọn những củ gìa trên 2 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch.
Bào Chế:
+ Tẩm nước nóng cho mềm, rút bỏ lõi. Muốn tán bột thì sau khi rút bỏ lõi, sao nóng, để nguội, làm như vậy 3-4 lần thì khô dòn, tán bột được (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Chu mạch môn: Lấy Mạch môn cho vào chậu, phun vào ít nước cho hơi mềm. Lấy bột mịn Chu sa rắc đều vào và trộn đều cho mặt ngaòi dính đều bột Chu sa thì thôi. Lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Rửa sạch cho nhanh (không ngâm nước lâu), để ráo nước cho se vỏ, dùng nhíp cùn rút bỏ lõi. Củ to thì bổ đôi, phơi khô hoặc sao qua, dùng (Dược Liệu Việt Nam).
Phân Biệt: Rễ Mạch môn có thể bị lầm với rễ cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brong) họ Lúa (Poaceae). Đôi khi lầm với rễ non, nhỏ của cây Bách bộ (Stenona tuberosa Lour.) họ Bách bộ (Stemonaceae).
Bảo Quản:
Đậy kín, để nơi khô ráo. Dễ mốc
Thành Phần Hóa Học:
+ Ophiopogonin, Ruscogenin, b-Sitosterol, Stgmasterol (Trung Dược Học).
+ Rễ gồm nhiểu loại Saponin, Axit amin, Vitamin A (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Thuốc có tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn có tác dụng an thần (Trung Dược Học).
+ Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc Mạch môn làm tăng đường huyết, nhưng cũng có báo cáo nói hạ đường huyết (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng nội tiết: Dùng nước sắc hoặc cồn chiết xuất Mạch môn pha vào dịch truyền chích cho thỏ, thấy đảo Langerhans phục hồi nhanh, tăng lưọng dự trữ Glycogen so với lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Bột Mạch môn có tác dụng ức chế Stapylococus albus vaf E. Coli (Chinese Hebral Medicine).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn… (Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược – NXB Khoa Học trung Quốc 1965, 301).
Tính Vị:
+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị hơi đắng, tính hàn (Y Hcj Khởi Nguyên).
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ Thái âm, thủ Thiếu âm (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ Vào kinh túc Dương minh, kiêm thủ Thái âm, Thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham Khảo:
+ Những người mạch Đại và những chứng nuy súc phải dùng đến Mạch môn vì nó làm cho tâm phế nhuận thì huyết mạch tự nhiên thông lợi được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Mạch môn có tác dụng thanh dưỡng âm của Phế và Vị do đó thường bỏ lỏi khi xử dụng. Nếu chỉ muốn thanh tâm hỏa mà tư âm thì thường cứ để cả lõi khi xử dụng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mạch môn và Thiên môn cùng giống nhau, nhưng Mạch môn không béo và nhiều chất nhờn bổ bằng Thiên môn, vì vậy muốn tư âm thì dùng Thiên môn tốt hơn. Tuy nhiên Mạch môn bổ âm mà không dính nhầy mà con2 có thể bổ dưỡng chân âm của Vị, điều này Thiên môn không sánh bằng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mạch môn và Thiên môn đều có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, nhuận táo, chỉ khái. Nhưng Mạch môn vị hàn, tác dụng tư âm, nhuận táo so với Thiên môn kém hơn. Mạch môn thiên về ích tỳ, sinh tân, thanh tâm, trừ phiền. Thiên môn tính rất hàn, nhiều nước, tác dụng tư âm nhuận táo mạnh hơn Mạch môn, thiên về tư thận, tráng thủy, thanh phế, giáng hỏa, hóa đờm nhiệt (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ Tại Trung Quốc còn dùng các cây sau cùng tên: Ngô công tam thất (Ophiopogon intermedius D. Don), Mạch môn lá lớn (Liriope spicata Lour.), Mạch môn lá rộng (Liriope platyphylla Wang et Tang), Tiểu Mạch đông (Liriope minor (Maxim.) Mak (Dược Tài Học).
Phân Biệt: Rễ Mạch môn có thể bị lầm với rễ cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brong) họ Lúa (Poaceae). Đôi khi lầm với rễ non, nhỏ của cây Bách bộ (Stenona tuberosa Lour.) họ Bách bộ (Stemonaceae).
CÚC ÁO
Đơn buốt - vị thuốc chữa đau mắt, mẩn ngứa" Còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo.
Tên khoa học Bidens pilosa L.
Thuộc họ Cúc Asteraceae.
A. Mô tả cây
Đơn buốt là một loại cỏ mọc hằng năm, thân cao 0.4-1m. Thân và cành đều có những rằng những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, phiến lá kép gồm 3 lá chét. Lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở nách lá hay ở đầu cành, mọc đơn độc hay từng đôi một. Quả bế hình thoi, 3 cạnh không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang ở khắp nơi tại miền Bắc, miền Trung nước ta, còn thấy mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philipin.
Thường dùng toàn cây tươi hay sấy khô, thường thu hái vào mùa hè, lúc cây đang ra hoa. Có nơi chỉ dùng hoa phơi khô ngâm rượu
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Dùng ngoài, đơn buốt thường dùng nấu nước (100-200g nấu với 4-5 lít nước) tắm trong trường hợp bị mẩn ngứa, bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1-2 lần là thấy kết quả.
Lá tươi giã nát dùng đắp lên mi mắt khi bị đau mắt. Một số nơi dùng hoa ngâm rượu ngậm trong trường hợp bị Đau răng.
Theo kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc, đơn buốt có tác dụng chữa lỵ, yếu hầu, cổ họng sưng đau, nấc. Còn có tác dụng giải độc, cầm đi ỉa, giải nhiệt. Dùng ngoài chữa bọ cạp, nhện, rắn cắn. Gần đây tại Trung Quốc có kinh nghiệm dùng cây đơn buốt chữa viêm ruột thừa có kết quả. Ngày dùng 4-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Chú thích:
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng có tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ trâm thảo. Cây này chỉ khác với cây trên ở chỗ lá kép có nhiều lá chét, cụm hoa hình đầu thường mọc 2 hay 3, cũng màu vàng.
Cùng một công dụng và liều dùng, tại Trung Quốc cũng thấy dùng chung cả hai cây nói trên. Cần chú ý nghiên cứu.
CÚC BÁCH NHẬT
Còn gọi là thiên kim hồng, bách nhật hồng, bách nhật bạch, thiên nhật hồng.
Tên khoa học Gomphrena globosa L.
Thuộc họ Rau giền Amanthaceae
A. Mô tả cây
Cúc bách nhật là một cây mọc hàng năm, thân mọc thẳng đứng, cao chừng 50cm, thân và lá đều có lông mềm, nhỏ. Thân thô to, hình trụ, trên có phân nhánh, cành hơi hình vuông. Chỗ đốt hơi phình to, mặt hơi có màu tím hồng. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng ngược, dài 5-10cm, rộng 2-5cm đầu lá nhọn hay hơi tù, phía cuống thon lại thành cuống. Cụm hoa hình đầu màu tím nhạt hay hồng sẫm hoặc trắng, đường kính của cụm hoa chừng 1.5-2cm.
Mùa hoa: Hạ và thu. Cụm hoa được dùng làm thuốc.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này thường được trồng làm cảnh ở các công viên.
Mọc và được trồng ở Việt Nam và Trung Quốc tại các nước nhiệt đới khác đều có mọc. Người ta hái hoa phơi hoặc sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Trong cụm hoa bách nhật người ta chiết được các loại betaxyamin trong đó có gomphreninI, gomphrenin II, gomphrenin III, gomphrenin V và gomphrenin VI. Ngoài ra còn có một ít amanthin và izoamaranthin
D. Công dụng và liều dùng
Mới được dùng trong phạm vi nhân dân kàn thuốc chữa hen suyễn đối với người lớn và trẻ con, bụng đầy, tiểu tiện khó khăn, trẻ con sốt quá hóa mê sảng.
Liều dùng hàng ngyaf 6-12g, dưới dạng thuốc sắc, khi uống có thên ít rượu trắng cho chóng dẫn.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:296.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh