KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÂU KỶ TỬ
Tên Việt Nam:
Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi.
Tác dụng:
+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Tư thận,nhuậnphế (Bản Thảo Cương Mục).
+ Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mụ c... (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế (Trung Dược Học).
+ Tư dưỡng Can Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị xoayxẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, Di tinh, tiểu đường (Trung Dược Học).
+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Liều dùng: 8 – 20g.
Kiêng kỵ:
+ Câu kỷ tử có tính chất nê trệ, vì vậy, thận trọng đối với những bênh nhân tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài (Trung Dược Học).
+ Tỳ vị suy nhược, tỳ hư thấp trệ tiêu chảy cấm dùng, có ngoại tà thực nhiệt cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sá
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CÂU KỶ TỬ
Tên Hán Việt khác:
Vị thuốc câu KỶ TỬ CÒN GỌI Cẩu kế tử (Nhĩ Nhã), Cẩu cúc tử (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Khổ kỷ tử (Thi Sơ), Điềm thái tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thiên tinh tử (Bảo Phát), Địa cốt tử, Địa tiết tử (Bản Kinh), Địa tiên tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Khước lão tử, Dương nhủ tử, Tiên nhân trượng tử, Tây vương mẫu trượng tử, Cẩu kỵ tử, (Biệt Lục), Xích bảo, Linh bàng tử, Nhị thi lục, Tam thi lục, Thạch nạp cương, Thanh tinh tử, Minh nhãn thảo tử, Tuyết áp san hô (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Fructus Lycii.
Họ khoa học:
Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Mô tả:
Là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10.
Địa lý:
Có nhiều ở Trung Quốc nước ta còn phải nhập, có ở các tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.
Phần dùng làm thuốc: Dùng quả khô rụng (Fructus Lycii).
Mô tả dược liệu:
Quả khô Câu kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả, không mùi, vị ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng. Loại sản xuất ở Cam túc có quả tròn dài, hạt ít, vị ngọt là loại tốt nhất nên gọi là Cam kỷ tử hay Cam câu kỷ (Dược Tài Học).
Thu hái, sơ chế:
Hái quả hàng năm vào tháng 8-9, phơi khô. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.
Bào chế:
+ Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa đều để một hôm, gĩa dập dùng.
+ Thường dùng sống, có khi tẩm rượu sấy khô, hoặc tẩm mật rồi sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn.
Bảo quản:
Đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, nếu bị thâm đen đem xông diêm sinh hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp
hành phần hóa học:
+ Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid, vltamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe.. . (Trung Dược Học).
+Trong Kỷ tử có chừng 0,09% chất Betain (C5H11O2N) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trong 100g quả có 3,96mg Caroten, 150mg Canxi, 6,7mg P, 3,4mg sắt, 3mg Vit C, 1, 7mg axit nicotic, 0,23mg Amon sunfat (Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn)
+ Trong Khởi tử có Lysin, Cholin, Betain, 2,2% chất béo và 4,6% chất Protein, Acid cyanhydric và có thể có Atropin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Carotene, Thiameme, Riboflavin, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic acid (Chinese Herbal Medicine).
+ Betain (Nishiyama R, C A 1965, 63 (4): 4660).
+ Valine, Glutamine, Asparagine (Nishiyama R, C A 1963, 59 (11): 13113b).
+ Trong 100g Câu kỷ tử có Carotene 3,39mg, Thiamine 0,23g, Riboflavine 0,33mg, Nicotinic acid 1,7mg, Vitamin C 3mg (Từ Quốc Quân, Dược Tài Học, Bắc Kinh 1960: 513).
Tác dụng dược lý:
1. Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng tàng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào đại thực bào, tăng hoạt lực của enzym dung khuẩn của huyết thanh, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử (Trung Dược Học).
2. Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Chất Betain là chất kích thích sinh vật, cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol của chuột cống, chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết (Trung Dược Học).
+ Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp ức chế tim, hưng phấn ruột (tác dụng như Cholin). Chất Betain không có tác dụng này (Trung Dược Học).
6. Nước sắc Kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Thuốc có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các học giả Nhật Bản có báo cáo năm 1979 là lá và quả Kỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm (Trung Dược Học).
+ Các tác giả Trung Quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc (lá, quả và cuống quả của Kỷ tử (vùng Ninh Hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Tính hơi hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị hàn, không độc (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Qui kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh túc thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Can, Thận, Phế (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt: Câu kỷ gĩa nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt, rất hiệu nghiệm (Trửu Hậu Phương).
+ Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ 10 cân, Sinh địa 3 cân, tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con nít (Thánh Huệ Phương).
+ Trị chảy nước mắt do Can hư: Câu kỷ tử 960g bọc trong túi lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau uống (Long Mộc Luận).
+ Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, hoặc đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Sơn dược mỗi thứ 8g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trị suy nhược vào mùa hè, không chịu nổi với thời tiết: Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà (Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương).
+ Trị suy nhược, thận hư, hoa mắt, mắt mộng thịt: Cam câu kỷ tử 1 cân, ngâm cho thấm với rượu ngon rồi chia làm 4 phần, 1 phần sao với 40g Thục tiêu, 1 phần sao với 40g Tiểu hồi hương, 1 phần sao với 40g Chi ma (mè), 1 phần sao với Câu kỷ không thôi. Thêm Thục địa, Bạch truật, Bạch phục linh mỗi thứ 40g, tán bột, luyện mật làm viên uống hằng ngày (Tứ Thần Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư: Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đưung qui 12g, Kỷ tử 12-24g, Sinh địa 24-40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống (Nhất Quán Tiễn - Liễu Châu Y Thoại)
+ Trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi, Di tinh, huyết trắng nhiều: Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao) 160g, tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần (Tả Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinhthể dục: Thục địa 320g, Sơn thù 1690, Sơn dược 160g, Đơn bì 80g, Trạch tả 80g, Phục linh 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn - Y Cấp) .
+ Câu kỷ tử, Thục địa, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Địa cốt bì, Thanh hoa, Miết giáp, Ngưu tất trị âm hư lao nhiệt nóng bứcrứtâm ỉ trong xương, hoặc muốn dùng làm thuốc chính để trị phát sốt, lạnh thì thêm Thiên môn đông, Bách bộ, Tỳ bà diệp, có thể trị được cả chứng ho do âm hư, phế nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ tử, hái những quả chín đỏ hằng ngày, tẩm giấm, rượu,rồi lấy giấy sáp phong niêm kín lại đừng làm cho bay hơi đủ hai tháng đổ vào chậu khuấy nhừ nát lọc lấy nước rồi ngâm với rượu. Sau đó cho vào nồi bạc nấu lửa liu riu nhỏ, đồng thời quấy luôn để khỏi dính và đều cho tới khi thành cao như Mạch nha, cuối cùng bỏ vào bình sạch đậy kỹ, mỗi buổi sáng uống mỗi lần 2 muỗng canh lớn, trước khi đi ngủ, liên tục trong 100 ngày mới thấy mạnh khỏe (Kim Tủy Tiễn - Kinh Nghiệm Phương).
+ Câu kỷ tử 2 thăng, vào ngày Nhâm quý tháng 10 giờ Dần, đứng quay về hướng đông mà hái rồi lấy rượu tốt 2 thăng ngâm trong bình sứ 21 ngày xong cho vào 3 thăng nước cốt Sinh địa trộn đều, niêm lại cho thật kín, Đến ngày 30 trước tiết Lập xuân mở bình, uống một chén hâm nóng lúc bụng đói, đến sau tiết lập xuân râu tóc bạc thì cũng biến thành đen. Cấm ăn hành, tỏi, su hào (Câu Kỷ Tử - Kinh nghiệm phương).
+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinhthể dục: Cúc hoa 8g, Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống (Cúc Thanh Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị nam giới sinh dục suy yếu ( vô sinh): Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, thường sau khi tinhdịchtrở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị 42 ca, sau 1 liệu trình: hồi phục bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6 ca không có kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không kết quả, theo dõi sau 2 năm, tinh dịch trở lại bình thường, 3 ca đã có con (Đông Đức Vệ và cộng sự, ‘Kỷ Tử Trị vô sinhNam Giới’, Tân Trung Tạp Chí 1987, 2: 92)
+ Trị dạ dầy viêm teo mạn tính: Dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giă nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là một liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2- 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca (Trần Thiệu Dung và cộng sự, ‘Báo Cáo 20 Ca Dạ Dầy Viêm Teo Mạn Tính Điều Trị Bằng Câu Kỷ Tử,’ Trung Y Tạp Chí 1987, 2: 92).
+ Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng (Câu Kỷ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)..
+ Trị Can hư sinh ra bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt: Câu kỷ tử, dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần (Câu Kỷ Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Câu kỷ tử có tác dụng bổ tinh khí, bổ suy nhược làm cho người xinh tươi hồng hào, sáng rõ tai mắt, yên thần định chí sống lâu (Bản Thảo Dược Tính).
+ Câu kỷ tử làm cứng mạnh gân xương, sống dai lâu gìa, trừ phòng phong bệnh bổ hư lao, ích tinh khí (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Câu kỷ tử chữa được những bệnh ở tim, ọe khan đau tim, đau họng khát nước vì thận có bệnh cho nên hay làm nên chứng tiêu khát (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Câu kỷ tử có tính giúp cho thận, nhuận được phế, dùng nó ép lấy dầu thắp sáng đèn làm sáng mắt (Bản Thảo Cương Mục).
+ Câu kỷ tử có vị cay vừa, khí ấm vừa và mát, tính có thể lên xuống được, vị nặng nên hay bổ âm nhưng tính của nó là âm trong có dương nên cổ được khí. Xét cho đúng thì nó chỉ xét cho dương một phần nào thôi, chứ không có tính cách kích động nên những người biết dùng thì dùng để tiếp thêm sức cho Thục địa là đúng. Còn vấn đề công dụng của nó thì có thể làm cho thông minh tai mắt, yên ổn tâm thần tăng thêm tinh tủy, cứng mạnh gân xương, bù đắp vào những chỗ bất túc nhất là lao thương quá độ. Vì vậy khi mà thận khí đã đầy đủ thì chứng tiêu khát không còn nữa, còn những người bị chân âm suy tổn mà đau ở sau lưng dưới rốn, mê man dùng nó thì công hiệu (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Câu kỷ tử có vị ngọt tính bình là vị thuốc chính của Thận, vì vậy mà bổ Thận ích tinh, khi Thận thủy đã mạnh thì gân xương rắn chắc vững vàng nên chứng tiêu khát lui cả, còn những chứng mắt mờ, tai điếc, lưng đau, chân yếu cũng theo đó mà biến mất (Bản Thảo Thông Nguyên).
+ Đi xa ngàn dặm thì không nên dùng Câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho nên kích thích đến tình dục, nó có khí bình không nóng, nó có tác dụng bổ thận chế hỏa, công hiệu như Thục địa nhưng chỉ tiếc khí nóng bứt rứt trong xương muốn trừ nó mà chưa từng dùng được (Danh Y Biệt Lục).
+ Câu kỷ tử vị ngọt mát tính nhuận, các sách ghi rằng có tác dụng khu phong, minh mục, mạnh gân xương, bổ tinh, tráng dương. Xét đúng ra thì Thận thủy suy thiếu uống vào có tính cam nhuận thì âm phải theo dương mà sinh trưởng. Khi Thận thủy đã đầy đủ thì tự nhiên phongsẽ bịtán ngay, vì thế nó có tác dụng làm sáng được tai mắt, cứng xương, mạnh gân. Đó lại càng chứng minh rằng Câu kỷ tử là một vị thuốc tư thủy, do đó mà các sách đều cho rằng nó có tác dụng chữa được tiêu khát. Ngày nay thấy nó sắc đỏ mà tưởng lầm là thuốc bổ dương thì quá sai lầm. Tại sao không biết rằng những thứ đã gọi là khí hàn thì có bao giờ mà bổ dương được? Nếu cứ cho sắc đỏ đó là bổ dương thì Hồng hoa, Tử thảo thì sắc nó cũng đỏ mà có ai quả quyết là thuốc bổ dương đâu, có kẻ lại cho rằng tính nó hoạt huyết. Than ôi! đạo làm thầy thuốc mà không rành, chỉ hạn hẹp trong mấy cuốn sách, nghĩ quẩn quanh, cái gì còn hồ nghi phải gắng sức nghiên cứu cho tới đầu tới đuôi. Nói chung quy chỉ vì xem sách không tinh, định câu không rõ nghĩa không thể nhận xét mà lý hội cho đến cùng, chỉ biết một đoạn nào đó thì biết làm sao được! Chẳng hạn những bệnh thuộc hư hàn mà dám dùng nó thì chuyện xảy ra chẳng những không thể bổ được phần dương mà hư lại càng hư thêm rồi sinh ra những chứng tiêu chảy không cầm được, có khi tới chết. Đó chính là sai một ly đi một dặm nó biến chuyển nhanh như thế, sao lại cho rằng dùng thuốc không cần cẩn thận lắm cũng được vậy mà? (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Câu tử có vị ngọt đắng tính lạnh, nhập vào kinh Can và Thận, có tác dụng bổ âm tráng thủy, tưới nhuần được cho Can, thanh trừ được phong độc. Nhờ được tính đắng mát cho nên Tỳ dễ tiết, với những dạng người có bệnh Tỳ thổ khô táo, táo bónmới nên dùng nó; Với nhưng người có thủy hàn khô thấp, trường vị hoạt tiết, tiêu lỏng, tiêu sệt luôn thì không nên dùng nó vì có thể sinh ra tiêu chảy. Nếu ai gọi nó là thuốc trợ dương khí là sai hoàn toàn (Trường Sa Dược Giải).
+ Dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, thính tai, ích tinh, cố tủy, kiện cốt, cường cân, chuyên bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay (Cảnh Nhạc Toàn Thư').
+ Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không thuốc nào hơn (Trùng Khánh Đường Tùy Bút).
+ Câu kỷ tử cảm khí xuân hàn của trời, lại được cả khí xung hòa của đất để sinh ra, vị nó ngọt, tính bình cho nên là vị thuốc chính có công năng chuyên bổ cho chân âm của Can và Thận. Họ Đào nói: Xa nhà ngàn dặm chớ ăn Câu kỷ tử, ý nói sức cường dương của nó đó thôi (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Chu Nhụ Tử trông thấy bên chỗ khe suối có hai bụi rậm hoa xanh tươi trông rất đẹp, bỗng thấy một chó lớn đuổi một con chó nhỏ phóng vào bụi hoa gần ngay gốc cây Kỷ tử. Họ trông thấy vậy nhưng không biết nó biến đi đâu, liền cùng nhau đào ở gốc cây Kỷ tử thì thấy ở gốc có hai cái rễ lớn nhỏ như hai con chó nằm gọn ở đó, họ bèn đem về nấu ăn, tự nhiên thấy khỏe, khoan khoái trong người. Ông nói đó là cây Kỷ tử của tiên trồng có hơn cả ngàn năm nên mới hóa hình con chó (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tục truyền ngày xưa cây này mùa xuân gọi là Thiên tinh tử, mùa hè gọi là Câu kỷ diệp, mùa thu gọi là Khước lão, mùa đông gọi là Địa cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ tử còn cho lá và ngọn gọi là Câu kỷ hành diệp, có vị đắng, tính lạnh, không độc, thường nấu với thịt dê ăn bổ, có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Có thể thay trà để uống, công dụng chỉ khát, hết bứtrứt, nóng nảy, bổ sinh dục, giải độc của miến. Nó rất ghét sữa tô. Lấy nước cốt của nó nhỏ vào mắt có tác dụng trừ mộng thịt ở mắt, màng đỏ ở mắt, choáng váng, hoa mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cây còn cho mầm gọi là Câu kỷ miêu có vị đắng tính lạnh, có tác dụng trừ phiền, ích chí, khu phong, minh mục, tiêu nhiệt độc, tán sang thủy (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Dùng hạt Câu kỷ tử loại ở Cam châu nấu chín, gĩa nát, trộn với men gạo hoặc lấy hạt Câu kỷ cùng với Sinh địa hoàng chế thành rượu uống gọi là rượu Câu kỷ (Câu Kỷ Tửu). Dùng hạt Câu kỷ trộn gạo nấu cháo có tác dụng bổ tinh huyết, ích thận khí, thiếu huyết, thận suy dùng rất tốt gọi là Câu kỷ tử chúc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Loại Câu kỷ ở Cam châu, Trung Quốc có màu đỏ thịt dẻo, ít hột là thứ tốt nhất (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ, hột của nó gọi là Câu kỷ tử, rễ gọi là Địa cốt bì. Rễ có vị đắng hơn, tính hàn hơn, còn hột thì ngọt nhiều, đắng ít. Công dụng của hai thứ này có khác nhau. Câu kỷ tử là thuốc tư bổ Thận âm, Địa cốt bì là thuốc trị chứng nóng âm ỉ trong xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
(1) Ở Việt Nam không có loại Lycium chinensis Miller, mà có cây Câu kỷ (Lycium ruthanicum Murray) cùng họ trên đó là cây cỏ, cành có gai. Lá nguyên mọc so le. Hoa tím nhạt mọc ở kẽ lá. Quả hình trứng thuôn, khi chín màu đỏ, có nhiều hạt. Cây được trồng nhiều nơi làm rau ăn và làm thuốc. Trồng bằng cành hoặc hạt vào mùa xuân, chỉ
dùng lá nấu canh và chữa ho. Có khi quả chín đỏ được dùng thay thế Khởi tử, Vỏ rễ làm Địa cốt bì, không đúng với cây trên, cần phải nghiên cứu lại.
(2) Vị này cho vỏ rễ của cây (Cortex lycii Chinensis) gọi là Địa cốt bì (Danh Từ Dược Học Đông Y).
HOÀI SƠN
HOÀI SƠN
( Radix Dioscoreae Popositae)
Hoài sơn là một vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Thư dự ( củ khoai ăn được), Hoài sơn ( Rhizoma Dioscoreae) còn có tên khác là: Sơn dược, Khoai mài, Củ mài, Chính hoài là thân rễ của cây Khoai mài ( Dioscorea persimlis) hoặc ( Dioscorea oppsita Thunb,) cạo vỏ sơ bộ chế biến và sấy khô, thuộc họ củ nâu ( Dioscoreaceae).
Củ mài mọc khắp nơi tại các vùng rừng núi nước ta nhiều nhất ở các tỉnh Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh. Hiện nay ta cũng đã trồng củ mài để chế thuốc.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, tính bình. Qui kinh Tỳ Phế Thận.
Theo Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh: vị ngọt tính ôn.
*.Sách Danh y biệt lục: bình không độc.
*.Sách Dược phẩm hóa nghĩa: thuốc sống thì lương, thuốc chín thì ôn.
*.Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc thái âm kinh.
*.Sách Đắc phối bản thảo: nhập thủ túc thái âm kinh khí phần.
*.Sách Y học trung trung tham tây lục, Sơn dược giải: nhập Phế, qui Tỳ.
Thành phần chủ yếu:
Saponin, choline, d-abscisin II, vitamin C, mannan, phytic acid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Hoài sơn có tác dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận. Chủ trị các chứng tỳ phế hư nhược, trị chứng tiêu khát thận âm hư.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản thảo cầu chân:" viết Sơn dược . khí tuy ôn mà bình là thuốc bổ tỳ phế âm, có tác dụng nhuận bì mao, trưởng cơ nhục. tính sáp có thể trị do tinh, vị ngọt kiêm mặn, có thể ích thận cường âm, cho nên trong bài Lục vị dùng nó để hổ trợ Địa hoàng".
*.Sách Bản thảo kinh độc:" Sơn dược bổ thận ích tinh, tinh đủ thì âm cường, mắt sáng tai thính".
*.Sách Bản kinh:" chủ thương trung, bổ hư, trừ hàn nhiệt tà khí, bổ trung ích khí trưởng cơ nhục, uống lâu mắt rõ tai thính".
*.Sách Danh y biệt lục:" trị đau lưng, bổ hư lao, gầy còm, làm mạnh ngũ tạng, cường âm, trừ phiền nhiệt".
*.Sách Dược tính bản thảo:" bổ ngũ lao, thất thương. trấn tâm thần, bổ tâm khí bất túc".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo:" cường gân cốt,. chủ tiết tinh, hay quên".
*.Sách Bản thảo cương mục:" ích thận khí, kiện tỳ vị, cầm tả lî, hóa đờm diện, nhuận bì mao".
*.Sách Cảnh nhạc toàn thư, bản thảo chính:" Sơn dược kiện tỳ, bổ hư tư tinh cố sáp".
*.Sách Dược phẩm hóa nghĩa:" Sơn dược ôn bổ mà không tụ, hơi thơm mà không táo, tác dụng điều phế, trị phế hư cửu khái, trợ tỳ trị tỳ hư phúc tả, thích nằm, chân tay mệt mỏi, vị ngọt bổ dương, có tác dụng bổ trung ích khí, ôn dưỡng cơ nhục, là vị thuốc chủ yếu của hai tạng Tỳ, Phế".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ít có tài liệu nói đến. Theo Đõ tất Lợi chất Mucin hòa tan trong nước trong điều kiện acid và nhiệt độ thích hợp sẽ phân giải thành chất protid và hydrat carbon có tính chất bổ. Ở nhiệt độ 45 - 55độ C, khả năng thủy phân chất đường của men trong Hoài sơn rất cao, trong acid loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần lượng đường. Ngoài giá trị dinh dưỡng, thuốc có giá trị giúp tiêu hóa thức ăn chất bột.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư, dùng bài:
*.Sâm Linh Bạch truật tán ( Hòa tể cục phương): Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Sơn dược, Chích Cam thảo, mỗi thứ 80g, sao Biển đậu 60g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Cát cánh, Sa nhân mỗi thứ 40g, Trần bì 30g, tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 - 12g ( trẻ em bớt lượng), với nước sôi nguội, hoặc làm thuốc thang sắc uống.
*.Cốm Bổ tỳ ( Trần văn Kỳ): Bạch biển đậu, Ý dĩ nhân, Hoài sơn đều sao, mỗi thứ 200g, Cốc nha, Liên nhục ( bỏ tim) sao mỗi thứ 100g, Nhục đậu khấu 30g, Trần bì, Sa nhân mỗi thứ 20g. Ba vị sau sắc lấy nước, các vị khác tán bột mịn hòa với nước thuốc cùng ít mật đường làm thành dạng cốm. Trẻ em mỗi lần uống 6 - 12g, chia 2 - 3 lần với nước cơm càng tốt. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, hành khí, tiêu thực. Trị tiêu chảy kéo dài, trẻ em suy dinh dưỡng đều tốt. Bột Hoài sơn gia nước khuấy thành hồ uống trị tiêu chảy.
*.Sơn dược 40 - 80g, gạo tẻ ( lâu năm càng tốt), sao hơi vàng hoặc gạo nếp, sao 50 - 100g, sắc uống.
*.Sơn dược 15g, Dĩ nhân 10g tán bột mịn, dùng 1 cái gan gà cắt nhỏ với dao tre trộn thuốc, thêm ít dấm cho vào hấp cơm, chia 2 lần ăn sáng tối. Trị trẻ tiêu chảy kéo dài, hơn 1000 ca kết quả tốt, thường chỉ 3 ngày là khỏi ( Tạp chí Trung y Hồ bắc 1985,5:35).
2.Trị di tinh nhiều lần hoặc phụ nữ bạch đới nhiều:dùng bài Bí nguyên tiễn có tác dụng ích thận cố tinh, chỉ đới.
*.Bí nguyên tiễn: Sơn dược, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Khiếm thực, Táo nhân, Kim anh mỗi thứ 12g, Viễn chí, Ngũ vị tử mỗi thứ 6g, Cam thảo 4g, sắc uống.
3.Trị viêm phế quản mạn tính:do Tỳ phế hư sinh ho đờm nhiều, trong lỏng, người gầy mệt mỏi, ăn kém hoặc lao phổi thể phế âm hư, dùng bài:
*.Nhất vị thự dự ẩm: Sơn dược sống lượng từ 100 đến 200g tùy lớn bé sắc uống trong ngày như nước uống.
*.Hòa phế ẩm: Hoài sơn 16g, Đảng sâm 16g, Mạch môn, Phục linh, Bách hợp mỗi thứ 12g, Bắc Hạnh nhân, Chích Cam thảo, Thổ bối mẫu mỗi thưs 10g, sắc uống. Có thể dùng Xuyên Bối mẫu 8g, tán bột hòa nước uống.
4.Trị chứng tiểu đường:thường dùng cho tiểu đường NDI thể nhẹ và trung bình, dùng độc vị như trên dùng bài:
*.Sơn dược tiêu khát ẩm: Hoàng kỳ 16g, Hoài sơn 20g, Thiên hoa phấn, Tri mẫu mỗi thứ 12g, Kê nội kim 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống.
*.Ngọc dịch thang: Sơn dược 24g, Hoàng kỳ, Cát căn, Hoa phấn, Tri mẫu mỗi thứ 12g, Kê nội kim 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống.
*.Hoài sơn 30g, Phúc bồn tử, Mạch môn, Thiên hoa phấn mỗi thứ 12g, sắc nước uống.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
*.Liều thường dùng: 12 - 40g, liều cao dùng đến 80 - 160g, dùng thay nước uống có thể đến 200 - 300g mỗi ngày.
*.Cần bổ âm nên dùng thuốc sống, dùng kiện tỳ chỉ tả nên sao vàng.
1. Tên dược: Rhizoma Dioscoreae.
2. Tên thực vật: Dioscorea opposita Thunb.
3. Tên thường gọi: Chinese Yam, Dioscorea (Hoài sơn).
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ củ đào vào khi có tuyết. Loại bỏ vỏ thô, rửa sạch và phơi nắng hoặc trong bóng râm, ngâm nước và thái thành lát mỏng.
5. Tính vị: ngọt, tính ôn.
6. Qui kinh: tỳ, phế và thận.
7. Công năng: bổ tỳ vị, phế và thận.,
8. Chỉ định và phối hợp:
- Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi: Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.
- Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với bạch truật, phục linh và khiếm thực.
- Do thận kém biểu hiện như khí hư và Đau lưngdưới: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và thỏ ti tử.
- Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng bá và xa tiền tử.
- Ðái tháo đường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng và cát căn.
- Mộng tinh do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và sinh địa hoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn.
- Hay đi tiểu do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với ích chí nhân và tang phiêu tiêu.
- Ho mạn tính do phế suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sa sâm, mạch đông và ngũ vị tử.
9. Liều dùng: 10-30g; 6-10 (dạng bột).
CÂY SỪNG DÊ
Tên khác:
Vị thuốc Cây sừng dê, còn gọi Cây sừng bò, D­ương giác ảo, Dương giác hữu, Hoa độc mao ư hoa tử, Cây sừng trâu, Dây vòi voi, Coóc bẻ (Tày).
Tác dụng :
Hạt cây sừng dê có thê dùng để chế thuốc chữa bệnh tim thay những loại thuốc tương tự chế bằng các hạt D. Strophantin là hỗn hợp dùng glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, tr­ờng hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalis. Ngày 1 - 2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0,25mg D. Strophantin. Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch tiêm glucosa, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch
Tên khoa học:
STROPHANTHUS DIVARICATUS - Họ trúc đào Apocynaceae
Mô tả :
Cây bụi, có cành v­ơn dài 3 - 4m. Vỏ có nhiều nốt sần. Lá mọc đối, có cuống ngắn. Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, cánh hoa kéo dài thành hình sợi. Quả nang gồm 2 đại nhọn đầu, dính nhau ở gốc. Hạt nhiều, màu nâu, có cán mang chùm lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ.
Phân bố :
Cây mọc hoang chủ yếu ở vùng đồi núi và các trảng cây bụi ven biển.
Bộ phận dùng :
Hạt. Thu hái quả vào tháng 11 - 12. Lấy hạt, bỏ chùm lông. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học :
Hạt chứa các glucosid : divaricosid, thủy phân cho genin là sarmentogenin và phần đ­ờng là L-oleandrosa; divostrosid, caudosid, sinosid ...
CÔN BỐ
Tên thuốc:
Côn bố, Herba Laminariae.
Tên khoa học:
Laminaria japonica Aresch. Ecklonia kurome Okam.
Bộ phận dùng:
Toàn cây.
Tính vị:
Côn bố vị mặn, tính hàn.
Qui kinh:
Côn bố Vào kinh Can, Vị và Thân.
Tác dụng:
Côn bố Trừ đờm và nhuyễn kiên, lợi niệu.
- Bướu giáp biểu hiện như to cổ, cảm giác cứng Họng: Dùng Côn bố với Hải tảo, Hải cáp xác trong bài Côn Bố Hoàn.
- Phù chân hoặc toàn thân: Dùng Côn bố với Phục linh và Trạch tả.
Liều dùng:
10-15g.
Bào chế:
Côn bố Vào mùa Hè, Thu, vớt dưới biển lên, ngâm vào nước sạch cho bớt vị mặn, vớt ra, để hơi khô, cắt thành sợi, phơi khô, để dành dùng.
Bảo quản:
Côn bố Để nơi khô ráo.
CÂY CHẸO
Còn gọi là chẹo tía, hoàng khởi, peo, sui den, nhân khởi, nhân khởi, cây cơi.
Tên khoa học Engelhardtia chrysolepis Hance
Thuộc họ Hồ đào Juglandaceae.
Mô tả:chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành và cuống lá thường mềm yếu. Lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2-5 đôi lá chét dài 5-15mm. Hoa đực mọc thành hình đuôi sóc, mọc từ cành của năm trước, hoa không cuống hay gần như không cuống, cụm hoa đực, hoa có cuống, quả mọc thành bông dài chừng 25cm, hạt được bao bọc bởi lá bắc có 3 thùy.
Phân bố:mọc hoang khắp các vùng rừng núi nước ta cả trung bộ và bắc bộ.
Công dụng và liều dùng:nhân dân một vài vùng dùng vỏ và lá cây này giã nát cho vào nước suối đã ngăn để duốc cá.
CƠM CHÁY
Cơm cháy, Sóc dịch, cây thuốc mọi - Sambucus javanica Reinw. ex Blume, thuộc họ Cơm cháy - Sambucaceae.
Mô tả: Cây nhỡ sống nhiều năm, cao tới 3m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt.
Hoa tháng 5-8, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Sambuci Javanicae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng. Còn được trồng làm cây cảnh. Trồng bằng cành hoặc gieo hạt vào mùa xuân. Thu hái cả cây vào mùa hè-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Trong cây có các chất a-amyrin galmitate, acid ursol, stigmasterol, camposterol, tanin.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính ấm. Rễ chống co thắt và tiêu phù; thân và lá lợi tiểu, tiêu phù và giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, Thấp khớp. Thân và lá trị viêm thận, phù thũng. Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema. Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.
Vào thời Tuệ Tĩnh, lá cây Cơm cháy đã được dùng nấu nước tắm cho bà đẻ. Nay nhân dân thường dùng lá nấu nước đặc để rửa vết thương, tắm ghẻ lở và giã chung với giấm hay xào nóng đắp sưng vú.
Quả và vỏ được dùng sắc uống với liều 12 - 20g để thông lợi đại và tiểu tiện, chữa Kiết lỵ, táo bónvà thấp thũng.
Đơn thuốc:
1. Đòn ngã bị thương: Dùng Cơm cháy (rễ) 60g, đun nước rồi uống. Cũng dùng lá tươi giã đắp chỗ bị thương.
2. Viêm thận phù thũng: Dùng Cơm cháy (toàn cây) 30-60g, đun nước uống.
CƠM NGUỘI
Cơm nguội, Cơm nguội năm cạnh - Ardisia quinquegona Blume., thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae.
Mô tả: Cây nhỏ cao 1,5m, phân nhánh, rất nhẵn trừ các phần non, với nhánh rất mềm. Lá thuôn - mũi mác, thành góc ở gốc, có mũi ngắn, nhọn hay tù ở đầu, có mép phẳng, hơi lượn sóng, mỏng như giấy hay gần như dạng màng, dài 5-12cm, rộng 1-2,5cm. Hoa màu hồng, xếp gần thành tán, chừng 2-12 cái một trên một trục chính rất mảnh, dài 2,5cm, ở nách lá. Quả hình cầu, đường kính khoảng 4mm, có mũi cứng, với 5 cạnh dọc to, giảm dần khi chín, màu đen.
Hoa tháng 2-8, quả tháng 5-12.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Ardisiae Quinquegonae
Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, có nhiều thứ, phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Tây, Ninh Bình tới Nghệ An và Gia Lai.
Công dụng, chỉ định và phối hợp Lá được dùng pha nước uống, ngậm trị Đau răngvà đắp trị đau mình mẩy.
HOÀNG TINH
Tên dược: Rhizome polygonati
Tên thực vật: 1. Polygonatum sibiricum Red.; 2. Polygonatum cyrtonema Hua; 3. Polygonatum kingianum Coll., et Hemsl.
Tên thông thường: Hoàng tinh
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân rễ được đào vào mùa thu. Sau khi loại bỏ rễ xơ, thuốc được phơi nắng cho khô và thái miếng
Tính vị: Ngọt và bình
Quy kinh: Tỳ, phế, thận
Công năng: 1. Tư âm nhuận phế; 2. Hành khí kiện tỳ
Chỉ định và phối hợp:
§ Ho do phế âm hư. Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Xuyên bối mẫu và Tri mẫu.
§ Thận tinh hư biểu hiện Đau lưng, run và nóng ở bàn chân. Hoàng kinh phối hợp với Câu kỷ tử và Nữ trinh tử.
§ Khí hư ở tỳ và vị biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mạch yếu vô lực. Hoàng kinh phối hợp với Ðẳng sâm và Bạch truật.
§ Khí hư ở tỳ vị biểu hiện chán ăn, khô miệng, táo bón, chất lưỡi đỏ không có rêu. Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Cốc nha.
§ Ðái đường: Hoàng kinh phối hợp với Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn, Mạch đông và Sinh địa hoàng.
BƯỞI BUNG
Bưởi bung, Cơm rượu, Cát bối, Co dọng dạnh - Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl., thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao tới 6,5m. Thân to 2-3cm; cành non có lông màu sét. Lá đa dạng, thường do một lá chét, ít khi 4-5, thon dài đến 7-20cm, rộng 1,5-6cm, không lông, màu lục ôliu lúc khô, gân phụ 14-15 cặp. Chuỳ hẹp ở nách lá, ít nhánh, dài 3-4m, có khi hoa xếp nhóm 2-3 cái, màu trắng, xanh hay vàng vàng, thơm; cánh hoa không lông; nhị 10. Quả dạng trứng cao đến 1cm, màu trắng, hồng, vàng hay da cam. Hoa tháng 6 và mùa thu.Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Glycosmis
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Nam Trung Quốc, Philippin. Ở nước ta, cây mọc trong các savan cây gỗ ở Hoà Bình và nhiều nơi khác. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được. Lá phối hợp với lá Cơm rượu làm men tăng hiệu suất rượu. Rễ và lá thường được dùng trị: 1. Cảm lạnh và ho; 2. Khó tiêu hoá, đau dạ dày; 3. Đau thoát vị. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi trộn với rượu đắp trị đòn ngã tổn thương. Khi bị phát cước, tê cứng vì sương giá, dùng lá nấu nước và rửa phần đau.
CA CAO
Cacao - Theobroma cacao L., thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, nhánh không lông. Lá có phiến tròn dài, hơi lộn ngược, dài 20-30cm, không lông; cuống phù hai đầu; lá kèm cao 1cm. Hoa nhỏ, mọc ở thân và các nhánh to, rộng 5-7mm, có đài xanh xanh; cánh hoa trắng, có hai sọc đỏ, đầu có phần phụ hẹp hình dằm, dài; nhị sinh sản 5, nhị lép 5, màu đỏ đậm. Quả dài 10-20cm, có u nần thấp, màu vàng rồi đỏ; nạc trắng; hạt to.
Hoa quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Hạt - Semen Theobromae.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới. Ta thường trồng ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc, Lâm Đồng) và cả ở thành phố Hồ Chí Minh để lấy hạt.
Thành phần hóa học: Có theobromin và các chất béo (bơ Cacao).
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, thơm; có tác dụng lợi tiểu, loại các chlorua.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường ủ hạt để chế bột ca cao và làm sôcôla. Nhân hạt được dùng trị phù thũng và cổ trướng.
Ở Âu Châu, người ta dùng theobromin dập viên 0,5g, dùng 2-6 viên mỗi ngày.
CÙ MẠCH
Cồ mạch dùng toàn cây (hạt, hoa, lá). Lá cây có nhiều lá mọc đối, có thể có cả hoa, bỏ hết gốc rễ, lá cành nguyên, sạch tạp chất, không mốc
Dianthus caryophyllus Linn.
Xuất xứ: Bản Kinh.
Tên Việt Nam: Cẩm chướng thơm, Cẩm nhung, Cồ Mạch
Tên khác: Cự câu mạch (Bản Kinh), Đại lan (Biệt Lục), Cự mạch, Tư nuy (Quảng Nhã), Đại cức (Nhĩ Nhã), Thạch trúc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Lạc dương nam thiên trúc thảo (Bản Thảo Cương Mục), Địa miến, Lung tu, Đại cúc tử, Đại lan tử, Tứ thời mỹ, Đổ lão thảo tử, Thánh lung thảo tử, Nam thiên trúc thảo tử (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học: Dianthus caryophyllus Linn.
Họ khoa học: Caryphyllaceae.
Tên gọi: Cồ là lớn, mạch là lúa. Vị này giống như hạt lúa mạch mà lớn hơn nên gọi là Cồ mạch.
Mô tả: Thân mọc bò trên mặt đất rồi mọc đứng, màu xanh lam. Hoa đơn độc hay tụ họp thành những xim 2 ngã, có một tổng bao gồm 4 lá bắc. Đài hợp thành ống dài, có 5 răng. Nhị to. Bầu 1 ô, 2 vòi. Quả nang hình trụ có 4 mảnh vỏ. Hạt giẹp. Ra hoa vào mùa xuân, mùa hạ.
Phân biệt:
. Còn có nhiều loại khác như cây Diathus chinensis Lin (Cẩm chướng gấm) là cây cỏ cao 40-50cm, thân tròn. Lá mọc đối không lông, dính nhau ở đáy, hình muỗng dài 10cm. Tụ tán như hoa đầu, hoa có nhiều đài phụ như kim, dài 1,5cm, xanh, vàng rộng 3cm hay hơn, cánh hoa có bớt trắng đỏ, hường, hay tím, đầu có răng. Hay có nhiều ở Đà Lạt.
. Ngoài các cây trên được dùng với tên Cồ mạch. Có nhiều tác giả cũng dùng cây Diathus supebus Linn, với tên Cồ mạch để làm thuốc.
Địa lý: Cây được nhập nội trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt.
Thu hái, sơ chế: Thu hái toàn cây vào trước sau tiết Lập thu hằng năm phơi âm can.
Phần dùng làm thuốc: Hạt (Diathi semen), ngọn non, toàn cây.
Mô tả dược liệu: Cồ mạch dùng toàn cây (hạt, hoa, lá). Lá cây có nhiều lá mọc đối, có thể có cả hoa, bỏ hết gốc rễ, lá cành nguyên, sạch tạp chất, không mốc, sâu vụn nát là tốt. Hạt nhỏ hình tròn cạnh dài, lúc chín rời rụng ra, màu đen phẳng và dẹp giống như hạt mè.
Bào chế:
. Phương pháp bào chế xưa: Khi dùng chỉ nên dùng ngọn non chưa thành búp, không dùng thân lá, nếu một lúc dùng cả 2 gặp lúc đói làm cho nghẹn, tiêu không tự chủ. Khi dùng nên ngâm với nước Trúc lịch 1 giờ rồi phơi nắng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
. Ngày nay người ta bào chế bằng cách lúc cây chưa có hoa nở thì cắt lấy cả cây phơi khô. Khi dùng tẩm ướt, cắt ra từng đoạn. Dùng sống, cũng có khi sao qua rồi tán bột dùng.
Bảo quản: Dễ hút ẩm, sinh mốc, vụn nát. Để nơi khô ráo, thoáng gió-thỉnh thoảng đem phơi nắng.
Tính vị: Vị đắng, tính lạnh, không độc.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tiểu trường.
Tác dụng: Lợi tiểu, đồng thời có tác dụng phá huyết thông kinh.
Chủ trị:
+ Trị tiểu gắt, nhiềm trùng đường tiểu, tiểu ra máu, bế kinh
Gần đây người ta nghiên cứu để trị ung thư.
Liều dùng: Dùng từ 6-15g.
Kiêng kỵ: Tỳ Thận hư mà không có thấp nhiệt cấm dùng, phụ nữ có thai cấm dùng-Ghét Phiêu tiêu.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ ’Bát chính tán’ lợi tiểu trường, nhiệt kết bế.
+ Tiểu không thông, có thủy khí: Cù mạch 6g 5. Qua lâu căn 60g, Đại kê tử (Trứng gà lớn) 1 cái, Phục Linh, Sơn vu mỗi thứ 90g, tán bột, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần. Nếu chưa có hiệu quả thì thêm 7-8 viên, khi nào tiểu thông, ấm trong bụng là được (Qua Lâu Cù Mạch Hoàn - Kim Qủy Yếu Lược).
+ Trị hạ tiêu kết nhiệt, tiểu lắt nhắt hoặc có máu, đại tiện ra máu, dùng Cù mạch tuệ 30g. Chích cam thảo 7 chỉ 1,5g, Sơn chi (sao) 15g tán bột, lần uống 7 chỉ với nước sắc Liêm tu, Thông bạch, Đăng tâm 50 ngọn, Gừng sống 50 lát, 2 chén nước sắc còn 7 phân uống (Lập Hiệu Tán - Thiên Kim Phương).
+ Tên, dao đâm vào thịt, nuốt phải vật gì vào họng không ra được: dùng bột Cù mạch uống với rượu, ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g (Thiên Kim Phương).
+ Tiểu đỏ, sạn đường tiểu: Cù mạch tử đâm bột uống 6g với rượu ngày 3 lần, 3 ngày thì ra (Ngoại Đài Bí Yếu ).
+ Hóc xương: Cồ mạch tán bột sắc uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Thai chết lưu, chuyển bụng lâu không đẻ: sắc Cù mạch uống (Thiên Kim Phương).
+ Cửu khiến ra máu, uống thuốc không cầm, dùng Cù mạch 1 nắm lớn bằng ngón chân cái, Sơn chi tử nhân 30 hạt, Gừng sống 1 lát, Chích cam thảo 15g, Đăng tâm 1 nắm nhỏ, Đại táo 5 trái sắc uống (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Đỏ mắt sưng đau, lèm nhèm: Cù mạch sao vàng tán bột, trộn nước dãi con ngỗng (ngan), xức vào đầu kẽ mắt hoặc giã vắt lấy nước bôi (Phổ Tế Phương).
+ Mắt sinh ế, mộng thịt: Cồ mạch, Càn khương sao tán bột lần uống 6g với nước xức (Phổ Tế Phương).
+ Dằm tre đâm vào thịt: Cù mạch tán bột uống hoặc sắc uống ngày 3 lần (Mai Sư Phương).
Đơn thuốc phổ thông hiện nay:
+ Trị tiểu không thông: Cù mạch 15g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị tiểu ra máu: Cù mạch 15g, Mã lan căn, Xa tiền thảo. Ô liễm mai đều 30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị sỏi bàng quang: Cồ mạch 12g, Hải kim sa 9g, Kim tiền thảo 30g, Hoạt thạch 9g, Cam thảo 3g 5, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
2. Phá huyết thông kinh, trị bế kinh ứ huyết : Cồ mạch, Đơn sâm, Xích thược mỗi thứ 9g, Ích mẫu thảo 15g, Hồng hoa 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
Tham khảo:
. Cù mạch thông lợi được những chứng thuộc ngũ lâm, kinh nguyệt không thông, phá được huyết tích, huyết khối, có tác dụng bài mủ, chỉ thống rất hay (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
. Cù mạch bẩm thụ được khí âm hàn, sách Biệt lục cho rằng Cù mạch kiêm cả vị cay mà không độc hai vì tính cay đắng, nên phá được huyết, vì âm hàn nên giáng được khí. Nó thông lợi được phần dưới, các khớp, các chứng nung kết, tiểu tiện không thông vì nhiệt ở tiểu trường vì tính hàn nên giải được nhiệt độc ấy. Có tính cay nên tiêu tan được những chỗ kết tụ. Khi bàn đến nó là biết được dụng trị được mụn nhọt, sưhg đau, trừ thấp nhiệt, sáng mắt, tan mộng màng ở mắt. Vì vị cay mà tính lạnh nên phá được huyết tụ có thể màl trụy thai, hạ được huyết bế, trừ thấp nhiệt ở Thận. Khi bị bệnh thấp nhiệt, khí còn bám vào trung tiêu, lúc ấy thanh khí và trọc khí chữa thấp nhiệt thông rồi thì tự nhiệt chứng hoắc loạn phảikhỏi (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Công dụng của Cù mạch không ngoài 4 chữ: Phá huyết và Lợi khiếu, vị này không phải uống lâu được, khi dùng cần phải sao qua (Bản Thảo Đồ Giải).
. Cù mạch vị đắng, tính hàn, công dụng chính là chuyên lợi thủy và tả tâm, nó bẩm thụ được khí thuần dương nên những chứng tiểu trường có hàn khí, bệnh còn đang thiệt thì không dùng, người ta dùng nó vì có sức sơ tiết bệnh mới khỏi được. Những người tiểu trường vốn đã hư rồi thì theo Nội Kinh: ‘Tuy nhiệt ở Tâm kinh mà ở tiểu trường bị hư thì có dùng nó cũng không khỏi được nóng mà hư lại càng thêm hư và biến chứng khác. Người sản hậu hay có thai, tiểu không thông thì không nên dùng nó. Những người Tỳ hư, phù thủng phải kiêng cữ (Bản Thảo Cầu Chân).
. Bệnh nhân mạch phù, tiểu không thông, xem ra hơi có nhiệt mốt chút mà kèm thao khát nước nên dùng bài ‘Ngũ Linh Tán’. Bệnh nhân mạch phù phát sốt khát nước, tiểu không thông thì dùng vào ‘Trư Linh Thang’ Nếu tiểu không thông mà có thêm thủy khí, khát nước thì dùng bài ‘Qua Lâu Cù Mạch Hoàn’ rất hay (Bản Thảo Sơ Chứng).
.. Xưa nay vị Cù mạch dùng làm thuốc chính trong việc thông Tâm kinh, lợi tiểu trường (Tô Cung).
. Cây Cù mạch còn cho lá gọi là ‘Cù mạch diệp’ trị trĩ rò, đồng thời có tác dụng tả huyết, nấu cháo ăn trị sán đũa trẻ con. Chữa mắt sưng đau, sưng độc. Giã lá nát lấy nước trị lở loét chảy nước, lở âm hộ của phụ nữ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. Cồ mạch có tác dụng lợi tiểu rất mạnh, đồng thời lại có tác dụng làm cho huyết áp thấp xuống. Có thể dùng cho bệnh sán máng (Huyết hấp trùng bệnh) (Giản Minh Trung Y Học).
. Cù mạch trị chứng lâm mà nhiệt nhiều hơn thấp niệu đạo nóng đau kèm tiểu ra máu (Thực Dụng Trung Y Học).
CỦ ẤU
Tên khác: ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, năng thực(Trung Quốc) macre, krechap ( Campuchia)
Tên khoa học: Trapa bicornis L- Hydrocaryaceae
Mô tả cây;Cây sống dưới nước; thân ngắn, có lông. Có hai thứ lá: Lá nổi có phao ở cuống, hình quả trám, mép trên có răng cưa, dài 4-5cm, rộng 6-7cm, cuống dài 6-15cm, giữa có phao; lá chìm thì phiến lá giảm, phiến xẻ lông chim nhưng rất nhỏ nên trông chỉ còn có các đường gân. Hoa trắng mọc đơn độc hay ở kẽ lá; 4 lá đài, 4 cánh hoa, 4 nhị, bầu trung 2 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả thường gọi là “củ” có hai sừng, quả cao 35mm, rộng 5cm, sừng dài 2cm, đầu sừng hình mũi tên, sừng do các lá đài phát triển thành. Trong quả chứa một hạt ăn được.
Phân bố, thu hái và
chế biến.:Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa ( ở miền Bắc) vào các tháng 5-6; mùa quả vào các tháng 7-9. Quả cũng để ăn, vỏ quả và toàn cây dùng làm thuốc.Dung tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học:Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49%, và chừng 10,3% protit. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng:Củ ấu chủ yếu được nhân dân dùng luộc ăn hoặc chế biến thành bột trộn với mật hay đường làm bánh. Quả sao cháy dung chữa Nhức đầu, choáng váng và cảm sốt. Ngày dùng 3-4 quả dưới dạng thuốc sắc. Vỏ quả sao cho thơm, sắc uống chữa sốt chữa mệt nhọc khi bị sốt rét, còn dùng chưã loét dạ dày, loét cổ tử cung. Toàn cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt. Ngày dùng từ 10-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Ô ĐẦU
Còn gọi là củ ấu tàu (không nhầm với vị hương phụ), củ gấu tàu, cố y
Tên khoa học: Aconitum forrtunei Hemsl.
Thuộc họ Mao Lương Ranunculaceae
Bộ phận dùng: rễ cái (vẫn gọi là củ).
Rễ cái (còn gọi là củ mẹ): thu hái vào giữa hay cuối mùa xuân là tốt. Nếu để qua mùa thì củ teo và xốp. Thu hái về, cắt bỏ rễ con rửa sạch đất, phơi khô.
+ Ô nhuế: là Ô đầu có hai nhánh ở dưới đế giống như sừng trâu.
+ Trắc tử là vú lớn bên củ phụ tử.
+ Thiên hùng là Ô đầu dưới đất lâu năm không sinh đủ con.
+ Ở Việt Nam, mới phát hiện lại cây Ô đầu và trồng ở Lào Cai với những tên địa phương củ gấu tầu, củ ấu tầu, có Tên khoa học là A. forunei Hamsl (A. chinens Sieb).
Nói chung, củ khô, to, da đen, thịt trắng ngà để vào lưỡi thấy tê, không đen ruột là tốt.
Thành phần hoá học: hoạt chất chính của củ Ô đầu là aconitin (chất gây tê đầu lưỡi) và các alcaloid khác. Ngoài ra còn tinh bột, đường, manit, chất nhựa, các acid hữu cơ.
Các cây Ô đầu nói chung đều rất độc (thuốc độc bảng A). Nhiều dân tộc các nước xưa và nay dùng Ô đầu tẩm độc săn bắn súc vật (kể cả voi). Độc là do chất aconitin của nó, uống 1 mg đến 1,5 mg có thể chết người. Trong củ Ô đầu rửa sạch phơi khô, người ta quy định phải có 0,5% alcaloid toàn phần phụ thuộc vào loại cây, từng địa phương thu hái, thời gian thu hái, cách chế biến và bảo quản .
Đặc tính của aconitin là rất dễ thủy phân trong dung dịch nước hay cồn ở nhiệt độ thường và với thời gian bảo quản . Với sức nóng (như lùi trong tro nóng), nó càng dễ thuỷ phân để cho chất benzoylaconin (400 - 500 lần kém độc) rồi aconin (1.000 - 2.000 lần kém độc hơn). Do đó, ta có thể giải thích tại sao nhân dân các vùng có cây Ô đầu (Tứ Xuyên - Trung Quốc) dùng củ tươi nấu cháo ăn để trị phong thấp như cơm bữa mà không bị ngộ độc.
Tác dụng: trừ phong, táo thấp, trừ hàn, trợ dương, bổ hoả.
Chủ trị:
Theo Tây y: Làm thuốc trị ho, ra mồ hôi.
Theo Đông y: Trị đau nhức, mỏi chân tay, (dùng ngoài) đặc biệt dùng uống trong chứng bán thân bất toại, chân tay co quắp, mụn nhọt lâu ngày.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 4g để sắc.
Kiêng ky: không thật trúng phong hàn và phụ nữ có thai thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Dùng Ô đầu sống hoặc nướng chín hoặc cùng nấu với đậu đen để giảm bớt độc tính tuỳ từng trường hợp (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tán nhỏ ngâm rượu 5 - 7 ngày để xoa bóp, hoặc tán bột trộn với bột thuốc khác làm thuốc dùng ngoài, ít khi dùng trong.
Bảo quản: thuốc độc bảng A, để trong lọ kín, nơi khô ráo, mát.
Dễ mọt nên năng phơi sấy (không quá 70 - 80o), tránh nóng ẩm.
CỦ CẢI
Còn có tên là rau lú bú, củ cải, la bặc tử, lai phụ tử.
Tên khoa học Raphanus sativus L.
Thuộc họ Cải Brassicaceae.
La bắc tử là hạt phơi hay sấy khô của hạt củ cải.
Mô tả:cây cải củ là cây mọc một năm hay hai năm. Rễ củ phình to. Hoa màu trắng hay hơi tím hồng. quả là một giác. Mùa hoa từ tháng 4-7, mùa quả từ tháng 6-7, cây này được trồng khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn, lá để làm dưa, hạt làm thuốc.
Phân bố:đến mùa quả chín, hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ hết vỏ và tạp chát, phơi khô, khi dùng sao cho hơi vàng có mùi thơm.
Hạt cải củ hình trứng dẹt, dài chừng 2.5-4mm, rộng 2-3mm, mặt ngoài màu nâu đỏ hoặc xám nâu, vỏ hạt mỏng, dòn, nhìn qua kính lúp sẽ thấy các chỗ lõm hình mạng, ở một đầu có tễ, không mùi vị, có chất đầu có tê, không mùi vị, có chất dầu hơi cay, hạt mẫm, chắc, màu nâu đỏ là tốt.
Công dụng và liều dùng:giúp sự tiêu hóa và chữa ho, nôn mửa. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc. Lai phục tử có vị cay, ngọt, tính bình vào 2 kinh tỳ và phế. Có tác dụng hạ khí, định xuyễn, tiêu tích hóa đờm, dùng chữa ho, hen xuyễn, ngực bụng đầy trướng, khí trệ sinh đau, hạ lỵ hậu thũng, những người khí hư không dùng được.
MÃ TIỀN TỬ
(Semen Strychni)

Mã tiền tử nguyên tên là Phan mộc miết dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo cương mục-quyển 18, là hạt chín phơi hay sấy khô của cây Mã tiền, có nhiều loại như: Strychnos pierriana A.W.Hill hoặc loại Mã tiền S.nux vomina L. thuộc họ Mã tiền (Longaniaceae).
Cây Mã tiền có nhiều ở nước ta và các nước Đông nam á như Lào (gọi là Koktoung ka), Campuchia (gọi là Sleng thom, sleng touch), Thái lan (gọi là Co bên kho), Aán độ, Miến điện, Vân nam Trung quốc.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng hàn, có độc mạnh, qui kinh Can Tỳ.
Thành phần chủ yếu:
Strychnine, brucine, cloubrine, psedostrychnine, vomicine, loganin.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng tiêu thũng tán kết, thông lạc chỉ thống. Chủ trị các chứng ung thư sang độc, thương tổn sưng đau, chứng phong thấp tý đau nhức không khỏi hoặc co rút, tê dại, liệt.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản thảo cương mục: " trị thương hàn nhiệt bệnh, hầu họng sưng đau, tiêu hòn cục.".
*.Sách Đắc phối bản thảo: " tán nhũ ung, trị hầu tý, đơn độc".
*.Sách Y học trung trung tham tây lục: " thuốc có độc mạnh. khai thông kinh lạc, có tác dụng thấm sâu vào khớp mạnh hơn các thuốc khác".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Mã tiền có chất strychnine có tác dụng hưng phấn toàn bộ trung khu thần kinh, trước hết là hưng phấn chức năng phản xạ tủy sống, tiếp theo là hưng phấn trung khu hô hấp và vận mạch ở hành tủy, nâng cao chức năng trung khu cảm giác của vỏ não.
2.Thuốc rất đắng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn, nhưng đối với người không có tác dụng hưng phấn cơ trơn của ruột và dạ dày.
3.Trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng cầm ho hóa đàm. Dùng thuốc kéo dài và tăng lượng làm tăng tác dụng kháng histamin của thỏ nhà.
4.Nước sắc thuốc với tỷ lệ 1:2 trên ống nghiệm có tác dụng ức chế nhiều loại nấm, 1% dịch kiềm Mã tiền trên thực nghiệm hoàn toàn ức chế sự sinh trưởng của các loại trực khuẩn ái huyết cúm, song cầu khuẩn phế viêm, liên cầu khuẩn A.
5.Dịch kiềm Mã tiền có tác dụng làm tê thần kinh cảm giác (phần rễ).
6.Độc tính: người lớn dùng uống 1 lần 5 - 20mg strychnine bị trúng độc, 30mg gây tử vong. Y văn cổ có báo cáo dùng uống 7 hạt Mã tiền gây tử vong.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị viêm khớp và viêm đ khớp dạng thấp: thuốc có tác dụng hoạt lạc chỉ thống.
*.Mã tiền tử 300g, Ngưu tất, Cam thảo, Thương truật, Ma hoàng, Toàn yết, Cương tàm, Nhũ hương, Một dược đều 36g.
Cách chế:
Bỏ Mã tiền vào nồi đất cho vào 300g đỗ xanh và nước vừa đủ nấu cho đến lúc đỗ xanh nứt ra là được. Lấy Mã tiền ra bóc vỏ đen, cắt thành lát mỏng phơi khô, lại cho vào nồi có cát sao thành màu vàng đen. Nhũ hương, Một dược bỏ lên miếng ngói sao bỏ dầu (đến lúc thấy hết sủi bọt là được), Ngưu tất, Cam thảo, Thương truật, Ma hoàng, Toàn yết, Cương tàm đều bỏ vào nồi đất sao vàng. Tất cả tán xay thành bột mịn trộn đều.
Cách dùng:
Người cơ thể khỏe mỗi lần uống 0,5 - 1g, cơ thể yếu và người già giảm liều.
Uống với rượu trước lúc ngủ (sau khi uống tránh gió).
Bài này trị các chứng đau khớp do phong thấp, Đau lưng, đau cánh tay, chứng tê dại toàn thân hoặc khu trú.
*.Kiên hổ hoàn: Chế Mã tiền tử, Chế Xuyên ô, Chế thảo ô, Khương hoạt, Độc hoạt mỗi thứ 200g, chế Phụ tử 40g, Chế Nhũ hương, Chế Một dược đều 80g, Toàn Đương qui, Ngưu tất, Ma hoàng, Mộc qua đều 170g. Tán bột mịn, dùng Quế chi 60g sắc nước làm hoàn bằng hạt đỗ xanh. Uống ấm trước khi ngủ với nước sôi ấm, mỗi lần 3 - 4g nuốt.
*.Thuốc phong Bà Giằng (Thanh hóa), trị đau nhức tê thấp sưng khớp: Bột Mã tiền chế 50g, bột Hương phụ tử chế 13g, bột Mộc hương 8g, bột Địa liền 6g, bột Thương truật 20g, bột Quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên. Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 - 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên lại nghỉ.
*.Bài Mã kiệt tán (kinh nghiệm của Tôn Quan Lam): chế Mã tiền 30g (hương dâu sao cháy vàng), Huyết kiện 60g, tán bột mịn trộn đều chia thành 60 gói. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói (1,5g). tác giả dùng trị 16 ca đã dùng nhiều thuốc không khỏi, khi dùng thuốc này 1 - 2 liều khỏi (Tạp chí Sơn đông Trung y 1986,1:49).
2.Trị di chứng bại liệt trẻ em:
*.Viên Bại liệt trẻ em: Mã tiền tử (sao cát), Xuyên tỳ giải, Ngưu tất, Mộc qua, Ô xà nhục, Tục đọan, Ngô công, Dâm dương hoắc (chích), Đương qui, Nhục thung dung, Kim mao cẩu tích, Ô tặc cốt đều 30g, Thỏ ty tử , Cương tàm 60g, các loại thuốc tán bột mịn. Dâm dương hoắc sắc nước hòa bột trộn làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 - 1,0 (cơ thể yếu giảm liều), ngày 3 lần với nước sôi ấm.
*.Đảng sâm, Bạch truật đều 60g, Mã tiền chế, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Xuyên sơn giáp đều 30g, Ngô công 5 con, tán bột mịn hòa mật làm viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 2 lần với rượu ấm. Trị chân tay yếu, cơ thể suy nhược.
3.Trị chứng nhược cơ (Myasthenia):
*.Chế Mã tiền tán bột mịn làm viên bọc ( mỗi viên 0,2g), mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần sau khi ăn với nước ấm, cách 2 - 4 ngày tăng 1 viên cho đến 7 viên mỗi ngày, nếu chưa đủ và có hiện tượng giật cơ thì ngưng. Nếu trước đã uống Neostigmin mà lực cơ không tiến bộ nên giảm liều dần và ngưng thuốc. Có biện chứng luận trị dùng thuốc. Đã trị 8 ca, khỏi trước mắt 4 ca, có tiến bộ 1 ca, không kết quả 3 ca (Tạp chí Trung y Triết giang 1986,1:27).
4.Trị liệt cơ hô hấp:
Trần văn Quang dùng Mã tiền tử tán (gồm Mã tiền tử, Địa long), mỗi ngày 1,8 - 2,4g, chia 2 lần uống, trẻ em giảm liều. Chứng hư thêm Sinh mạch tán gia vị. Chứng thực dùng thêm Thừa khí thang, thông thường dùng Hoàng long thang gia vị, uống hoặc thụt hậu môn. Căn cứ tình hình bệnh thêm châm cứu, ngửi oxy, truyền dịch, chống suy hô hấp. Đã trị 14 ca, khỏi 11 ca, tử vong 2 (Tạp chí Trung y Sơn đông 1985,3:25).
5.Trị chứng loạn dưỡng cơ tiến triển:
La luyện Hoa dùng bài: Đảng sâm, Sơn dược đều 15g, Hoàng kỳ 20g, Thục địa, Đương qui, Thỏ ty tử, Câu kỷ tử, Bạch truật, Bạch linh, Xích thược, Ngưu tất, Địa long đều 9g, Cam thảo 30g, chế Mã tiền tử (ngâm trong nước 7 ngày, lấy ra thái mỏng phơi khô, ép dầu cho hết) 0,3g (hòa thuốc uống), mỗi ngày 1 thang, dung liên tục 20 thang. Trị 4 ca có kết quả: lực cơ tăng rõ (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,4:202).
6.Trị liệt mặt:
*.Lấy lượng Mã tiền vừa đủ ngâm vào nước trong 24 giờ, lấy ra cắt theo chiều dọc dày 1mm, dán vào 1 miếng keo dán hoặc keo giảm đau, các miếng Mã tiền cách nhau 0,5cm to nhỏ tùy diện tích má liệt, dán vào má liệt 7 ngày thay một lần. Trị 52 ca mắc bệnh, bình quân từ 6 đến 21 ngày. Kết quả dán 1 lần là khỏi 42 ca, 2 lần khỏi 10 ca, kết quả 100% (Báo cáo của Chu Tân Vũ, Tạp chí Y trung cấp 1989,1:45).
*.Mã tiền 500g cho nước đun sôi 28 phút, cạo vỏ lấy nhân cắt lát bỏ trên giấy đặt trên miếng ngói tẩm giấm nung khô tán bột mịn trộn giấm thành hồ đun lửa nhỏ 25 phút, hồ hơi ấm dán lên vùng má không lệch, 24 giờ thay một lần, thời gian trời ấm nóng 7 - 9 ngày, trời mát lạnh 12 - 14 ngày. Đã trị 224 ca, khỏi 189 ca, tiến bộ 8 ca, không khỏi 27 ca. Lấy thuốc sau 2 ngày làm sạch má, vùng đen mỗi ngày bôi sữa sữa tươi 3 lần, dùng sữa người sau 3 - 7 ngày bớt đen dần và khỏi (Báo cáo của Bồ thế Lâm Trung y Thiểm tây 1985,5:222).
*.Dùng bột Mã tiền 1g, Long não bột 0,3g, Vaselin 4g cho lửa nhỏ trộn đều bôi vào miếng cao 7 x 7cm, dán vào vùng má đau trước dái tai, 4 ngày thay 1 lần, sau 4 - 32 ngày điều trị 100 ca có 98 ca khỏi, 2 ca tiến bộ, theo dõi 57 ca trong 1 - 4 năm không tái phát ( Báo cáo của Trần An Huy, Tạp chí Trung Y Giang tô 1988,6:31).
Liều thường dùng và chú ý:
*.Liều uống trong: 0,3 - 0,6g, bào chế cho vào thuốc hoàn tán. Dùng ngoài đắp thuốc bột trộn giấm, hoặc thổi bột vào họng, lượng theo yêu cầu. Thuốc thổi họng không quá liều uống.
*.Chú ý: Uống trong không dùng sống mà phải bào chế giảm độc, không dùng quá liều, không uống lâu. Người yếu, phụ nữ có thai không dùng. Thuốc có thể hấp thu qua da cho nên dùng ngoài diện tích không quá lớn.
*.Triệu chứng nhiễm độc: nhẹ thì mồm khô, váng đầu, người cảm giác co đầu. Nặng thì Đầu đau, co giật từng cơn đến co cứng, liệt cơ hô hấp, tử vong, tránh ánh sáng, tiếng động và chuyển cấp cứu kịp thời. Xử trí cấp cứu như cấp cứu nhiễm độc Strychnine.
MÍA DÒ
Mía dò vị thuốc chữa đau mắt đau tai" Còn gọi là tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc.
Tên khoa học Costus speciosus Smith.
Thuộc họ Gừng Zinhiberaceae
Mô tả:loại cỏ cao chừng 50-60cm, thân mềm, có thân rễ phát triển thành củ, lá xòe ra, hình mác, phía đáy lá tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn, dài 15-20cm, rộng 6-7cm, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mọc rất sít, lá bắc xếp cặp đôi không đối xứng, màu đỏ, có lông dài và hơi nhọn, tràng hình phễu, phiến lá chia thành 3 phần đều, môi rất lớn, màu hồng hay trắng, dài và rộng 4-8cm, quả nang dài 13mm, nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng dài 3mm
Phân bố:cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng, thường ưa những nơi ẩm ướt. Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn.
Công dụng:nhân dân dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay vào tai để chữa đau mắt đau tai.
Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt ra mồ hôi, làm thuốc mát.
Thân rễ có khi được dùng dùng luốc ăn.
CÂY CỦ ĐẬU
Còn gọi là củ sắng, măn phăo, krâsang, sắn nước.
Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L) urb,
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae.
Cây được trồng khắp mọi nơi, bà con thường lấy củ ăn sống, có khi xào nấu. Củ đậu mát, vị ngọt còn dùng để đắp mặt hay giã nhỏ lấy nước bôi lên mặt dưỡng da và chữa Trứng cá.
Bộ phận gây độc chính là ở lá và hạt, đều có thành phần chất rotenon và tephrosin. Những chất này rất độc với người, nếu ăn phải toàn thân co giật, đau bụng dữ dội, miệng nôn trôn tháo, đường huyết tụt, loạn nhịp tim, mê man bất tỉnh và tử vong do suy hô hấp.
Trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để được xử trí kịp thời bằng cách rửa dạ dày, chống độc, lợi tiểu và trợ hô hấp. Nhiều nơi bà con còn dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước phun vào cây cối để trừ sâu bọ và rệp. Nên chú ý vì có độc nên bà con phải có trang bị phòng độc khi sử dụng dung dịch này.
TỎA DƯƠNG
Còn có tên là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cây không lá, xà cô.
Tên khoa học Balanophora sp.
Thuộc họ Gió đất Balanophoraceae.
Mô tả:là loại cây có hình dạng như cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bởi cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, có mùi hôi. Cán hoa nạc và mềm, sần sùi, không có lá. Hoa đực và hoa cái riêng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm.
Phân bố:Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp... ở các vùng rừng núi Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái,...
Công dụng và liều dùng:Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi chân tay, chữa Đau lưngmỏi gối, Di tinh, liệt dương, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh,...
THỔ PHỤC LINH
Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang.
Tên khoa học Smilax glabra Rõb.
Thuộc họ hành tỏi Liliaceae.
Thổ phục linhlà thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều cây thuộc chi milã, trong đó có cây Smilax glabra.
A. Mô tả cây
Thổ phục linh là hay cây khúc khắc là một loại cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm, cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng, phơi khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có nơi lại để nguyên củ phơi khô.
C.Thành phần hoá học
Theo Trung quốc thổ nông dược chí thì trong thổ phục linh có saponin, tamin, chất nhựa.
D. Công dụng và liều dùng
Thổ phục linh là một vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y
Theo tài liệu cổ đông y thì Thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, và hai kinh can và vị. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc do thủy ngân. Chữa đau xương, ác sang ung thũng.
Hiện nay Thổ phục linh là một vị thuốc: Được dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương.
Liều dùng hằng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Có khi dùng với liều cao hơn.
Bài thuốc kinh nghiệm có Thổ phục linh
Hạ khô thảo nam 80-120g, Thổ phục linh 40-80g. Cả hai vị thuốc sắc với nước trong 3 giờ còn khoảng 300ml chia làm 3-4 lần trong ngày.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:Thuốc có tác dụng kiện tỳ vị, cường gân cốt, trừ phong thấp, lợi cơ khớp, cầm tiêu chảy, trị cốt thống, ung nhọt độc, giải độc thủy ngân (Bản thảo cương mục).
B.Thực nghiệm chứng minh:
1.Thổ phục linh có tác dụng giải độc gossipol.
2.Thanh nhiệt giải độc trừ thấp, lợi khớp, chủ trị chứng giang mai, ung chàm lở, nhiệt lâm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị nhọt lở cấp và mạn:thường phối hợp với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều, Hạ khô thảo.
2.Trị chàm, phong chẩn, đơn độc:Thổ phục linh 40 - 80g, sắc uống hoặc phối hợp với các loại thuốc như trên.
3.Trị giang mai:Thổ phục linh, Kim ngân hoa mỗi thứ 20 - 40g, Bạch tiên bì, Uy linh tiên, Cam thảo mỗi thứ 12g sắc uống. Hoặc dùng bài:
*.Thổ phục linh hợp tể: Thổ phục linh 60 - 120g, Thương nhĩ tử, Bạch tiên bì mỗi thứ 15g, Cam thảo 3 - 9g, sắc nước chia 3 lần uống. Một liệu trình 30 ngày, trị 400 ca kết quả tốt ( Báo cáo của Chu diên Sơn, Tạp chí Trung y Phúc kiến 1960,3:19)
4.Trị bệnh Leptospira:mỗi ngày dùng Thổ phục linh 60g, Cam thảo 9g, sắc uống. Trường hợp nặng và cơ thể khỏe có thể dùng tới 150g gia thêm Hoàng cầm, Nhân trần, Phòng kỷ, Trạch tả trị 80 ca đều khỏi ( Thiểm tây Tân y dược 1972,4:53).
5.Trị bệnh vẩy nến(psoriasis):Hạ khô thảo nam ( cây cải trời) 80 - 120g, Thổ phục linh 40 - 80g, đổ 500ml nước sắc còn 300ml chia 3 - 4 lần uống trong ngày> Có phối hợp với một số thuốc tây bôi ngoài như: mỡ salixilic 5%, acid crisophanic 5%, dầu Cadơ 10%, mỡ Sabouraud, điều trị 21 người khỏi hẳn (Báo cáo của khoa Da liễu Viện Quân y 108, năm 1961).
Liều thường dùng và chú ý:
*.Liều dùng: 15 - 60g.
*.Thời gian uống thuốc không uống trà vì có thể gây rụng tóc.
BẠCH QUẢ
Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus.
Tên khoa học Ginkgo bilobaL.
Thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.
A. Mô tả cây
Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên
cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng' quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản. Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.
C.Thành phần hoá học
Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường.
Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose.
Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.
Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu.
Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột.
Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.
Đơn thuốc có bạch quả
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè: Bạch quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả, ngày 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Nước 600ml, sắc 3 lần, gạn lấy nước chia uống trong ngày.
Chữa đi đái buốt, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục: Bạch quả 10 quả, 5 để uống sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.
ĐINH HƯƠNG
1. Tên dược: Flos caryophylatac.
2. Tên thực vật: Eugenia caryophyllata thunb.
3. Tên thường gọi: đinh hương.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Nụ hoa thu hái vào tháng 9 hoặc 10, khi nụ trở màu đỏ tươi, phơi khô.
5. Tính vị: cay và tính ấm.
6. Qui kinh: tỳ, vị và thận.
7. Công năng: làm ấm tỳ và vị và làm ấm thận và bổ dương.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Hàn ở vị biểu hiện như đau thắt lưng và nôn: Dùng phối hợp đinh hương với bán hạ và sinh khương.
- Tỳ, vị hư hàn biểu hiện như kém ăn, nôn và ỉa chảy: Dùng phối hợp đinh hương với sa nhân và bạch truật.
- Vị hư hàn biểu hiện như đau thắt lưng và nôn: Dùng phối hợp đinh hương với nhân sâm hoặc đẳng sâm và sinh khương.
- Suy thận dương biểu hiện như bất lực: Dùng phối hợp đinh hương và phụ tử, nhục quế, ba kích thiên và dâm dương hoắc.
9. Liều dùng: 2-5g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng đinh hương phối hợp với uất kim.
CỦ CỐT KHÍ
Củ cốt khí
Còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam).
Tên khoa họcReynoutrua japonicaHoutt.Polygonum cuspidatumSieb et Zucc.Polygonum reyoutriaMakino.
Thuộc họ rau rămPolygonaceae.
Củ cốt khí (Radix polygoni cuspidan)là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng ta chỉ thấy có cây này Rcynoutria japonica mang tên cốt khí lại thuộc họ rau răm.
A. Mô tả cây
Cốt khí là một loại cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5-1m nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thăt nhon, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hơi dẹp lại, mép nguyên, dài 5-12cm, rộng 3,5-8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn.Cuống dài 1-3cm, bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng, hoa khác gốc, hoa đực có 8 nhị hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ
B. Phân bổ, thu hái và chế biến
Cây cốt khi mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt rất nhiều ở Sâp. Mọc hoang ở đồi núi hoặc đường. Miền đồng bằng có mọc và được trồng để lấy củ làm thuốc. Trồng bằng củ, rất dễ mọc. Còn thấy ở Trung Quốc (Giang Tô, Triết Giang).
Trồng thử ở đồng bằng, chúng tôi thấy cây ra hoa vào các tháng 8-9, ra quả vào các tháng 9-10. Thường người ta ít chú ý vì hoa quả rất nhỏ cho nên ít người trông thấy nên thường người ta nói cây này không có hoa.
Mùa thu hoạch quanh năm, nhưng tôt nhất vào mùa the (tháng 8-9), có nơi thu hái vào các tháng 2-3. Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Vị thuốc dài ngắn không đều thường dài 1-8cm, đường kính 0,6-2cm, mặt ngoài màu nâu vàng, khi bẻ hay cắt ngang có màu vàng, mùi không rõ, vị hơi đắng.
C. Thành phần hoá học
Trong rễ cây này có antraglucozit chủ yêu là emodin hay rheum emodin C16H12O5'dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn có chất polygonin C12H20O10và tanin.
D. Công dụng và liều dùng
Trong nhân dân Việt Nam củ cốt khí là một vị thuốc dùng chữa tê hấp, do bị ngã, bị thương mà tổn thương đau đớn, còn là một vị thuốc thu liễm cầm máu.
Vị thuốc được ghi trong bộBản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc, thế kỷ 16). Theo tính chất ghi trongtài liệu cổthì vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông kinhm giảm đau giảm độc, dùng cho những người bị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, do bị ngã bị thương mà đau đớn, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn.
Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu cùng nhiều vị thuốc khác mà uống.
CỐT TOÁI BỔ
Còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó, co in tó, cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá.
1. Tên dược:Rhizoma drynariae.
2. Tên thực vật:Drynaria frotunei (Kunze) J. Sm.
3. Tên thường gọi: Drynaria (cốt toái bổ) Davallia. Cây tổ rồng
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ củ đào vào quanh năm. Rửa sạch, cắt thành lát mỏng và phơi nắng.
5. Tính vị:vị đắng, tính ấm.
6. Qui kinh:can và thận.
7. Công năng:bổ thận, mạnh gân xương hoạt huyết và cầm máu. Chữa vết thương sang chấn.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Thận suy biểu hiện như Đau lưngdưới, yếu chân, ù tai, điếc hoặc Đau răng: Dùng phối hợp cốt toái bổ với bổ cốt chi, ngưu tất và hồ đào nhân để trị Đau lưngdưới và yếu chân. Cũng có thể dùng cốt toái bổ với sinh địa hoàng và sơn thù du để điều trị ù tai, điếc và Đau răng.
- Sưng và đau do chấn thương ngoài: Bong gân sai khớp, Dùng phối hợp cốt toái bổ với hổ cốt, qui bản và một dược.
9. Liều dùng:10-20g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng cốt toái bổ cho các trường hợp thiếu âm kèm nhiệt nội và các triệu chứng ứ máu.
11.kiêng kỵ: người âm hư, huyết hư
CỔ BÌNH
Còn gọi là hố lô trà, cây mũi mác, cây thóc lép, cây cổ cò
Tên khoa học Desmodiumdium trique-trum (L.) DC.
Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae.
Mô tả:Cây thảo cứng, cao 1-1,5m. Thân có 3 cạnh. Lá do một lá chét hình tam giác dài cụt hình tim ở gốc; cuống có cánh; lá kèm hình tam giác nhọn dạng vẩy, dài 1,5cm, màu nâu. Cụm hoa chùm kép ở nách lá và ở ngọn. Hoa màu hồng, xếp 1-2 cái một. Quả đậu có lông xám tro hay không, có số đốt thay đổi từ 4-5 tới 8-9, rộng từ 2-2,5 tới 4-5mm hay hơn. Có nhiều thứ khác nhau bởi quả có lông hay không, số đốt nhiều hay ít, rộng hay hẹp.
Mùa hoa tháng 6-9.
Bộ phận dùng:Toàn cây - Herba Tadehagii Triquetri
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc tới Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học: Lá khô chứa 7,1 tới 8,6% tanin.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ tiêu thực, lợi niệu, sát trùng.
Công dụng:Thường dùng để trị: 1. Cảm mạo phát sốt nóng; 2. Viêm sưng họng, viêm mủ răng, viêm tuyến mang tai; 3. Viêm thận cấp; viêm ganvàng da; 4. Viêm ruột ỉa chảy, lỵ; 5. Bệnh giun móc, nhiễm trùng sán lá gan; 6. Trẻ em suy dinh dưỡng; 7. Nôn mửa khi có mang; 8. Ngộ độc dứa; 9. Lao xương và bạch huyết, nhiễm trùng âm đạo Trichomonas, nấm da cứng... Có người còn dùng chữa bệnh đau gan. Dân gian cho vào thịt, cá muối để phòng ruồi, giòi; phối hợp với các loại thuốc khác để diệt ruồi, muỗi. Lá khô cho vào quần áo để sát trùng. Ở Thái Lan, lá dùng chiết nước hay làm viên uống trị Trĩivà dùng uống thay trà. Thường dùng mỗi lần 15-60g đun sôi lấy nước uống.
Ðơn thuốc:
1. Viêm thận cấp, phù thũng: Dùng 60g cây Mũi mác sắc uống.
2. Nôn mửa khi có mang: Dùng 30g cây Mũi mác, sắc nước chia ngày uống 3 lần.
HỔ TIÊU
Thường gọi là Hạt tiêu, còn có tên là Cổ nguyệt, Hắc cổ nguyệt, Bạch cổ nguyệt, Hắc xuyên, Bạch xuyên là quả gần chín của cây Hồ tiêu phơi hay sấy khô, dùng làm thuốc đợc ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Tên thực vật của cây Hồ tiêu là Piper Nigrum L. thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây Hồ tiêu được trồng khắp nơi từ Nam chí Bắc nhiều nhất là ở các tỉnh Châu đốc, Hà tiên, Bà rịa, Quãng trị. Các nước khác có trồng tiêu nhiều như Thái lan, Malaixia, Indonexia, Ấn độ, Campuchia, đảo Hải nam (Trung quốc).
Hạt tiêu phơi hay sấy khô thành màu đen gọi là Hồ tiêu đen. Nếu đem quả chín ngâm nước vài ngày xát cho tróc vỏ ngoài phơi khô thành màu trắng gọi là Hồ tiêu trắng (Tiêu sọ). Hạt tiêu dùng sống, giã nát hoặc tán bột dùng làm gia vị hoặc làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Hồ tiêu vị cay tính nóng. Qui kinh Vị Đại tràng.
Theo các sách cổ:
*.Sách Tân tu bản thảo: vị cay, đại ôn, không độc.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ túc dương minh kinh.
Thành phần chủ yếu:
Hồ tiêu có tinh dầu. Thành phần chủ yếu có piperine, chavicine (là 2 ankaloit chủ yếu) piperamine, peperanine, peperonal, dihydrocarveol, caryophyllene oxide, cryptone, transpinocarveol, cis-p-2-8-menthadien-I-ol.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Hạt tiêu có tác dụng ôn trung chỉ thống, chủ trị chứng đau bụng lạnh, nôn, tiêu chảy.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Tân tu bản thảo: " Chủ hạ khí, ôn trung, trừ đờm, trừ phong lãnh ở tạng phủ".
*.Sách Bản thảo diễn nghĩa: " Hồ tiêu trị chứng vị hàn đàm, ói nước, ăn vào ói ngay rất tốt. Dùng nhiều tẩu khí Đại trường hàn hoạt nên dùng, cần tùy chứng mà phối hợp các vị thuốc khác".
*.Sách Bản thảo cầu chân: "Hồ tiêu so với Thục tiêu nóng hơn. Phàm các chứng do hỏa suy hàn nhập đàm thực ứ trệ bên trong, trường hoạt lãnh lî, âm độc phúc thống, vị hàn ói nước, nha sĩ phù nhiệt tác thống (răng lợi do nhiệt xông sinh đau, dùng hạt tiêu trị đều có kết quả, thuốc làm cho hàn khí bị loại trừ mà bệnh tự khỏi. Nhưng thuốc chỉ có tác dụng trừ hàn, tán tà không như Quế Phụ có tác dụng bổ hỏa ích nguyên nên trường hợp tẩu khí động hỏa, âm hư khí bạc, rất nên kî Hồ tiêu".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa ăn ngon, nhưng liều lớn kích thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt viêm đường tiểu, đái ra máu.
2.Piperin và piperidin gây độc ở liều cao, piperidin làm tăng huyết áp, làm tê liệt hô hấp và một số dây thần kinh (50mg/kg cân nặng). Piperin tiêm bắp cho thỏ và chuột bạch hoặc cho hít hơi với liều cao thì sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tượng thở nhanh lên chân sau tê liệt rồi mê hoàn toàn, co quắp, chết do ngừng thở. Giải phẩu thi thể, các phủ tạng đều có hiện tượng xuất huyết.
3.Hồ tiêu có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi Hồ tiêu đuổi sâu bọ nên được dùng để bảo vệ quần áo len khỏi bị sâu cắn.
4.Ankaloit Hồ tiêu có tác dụng an thần đối với chuột nhắt rõ rệt.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị động kinh: Tác giả dùng Kháng giản linh trị 73 ca động kinh đã dùng thuốc tây không khỏi. Liều thường dùng mỗi ngày 150 - 200mg, có ca dùng liều gấp đôi, liệu trình từ 6 tháng đến 2 năm. Kết quả rõ 36 ca, tiến bộ 34 ca, tỷ lệ có kết quả 95,9%, không kết quả 3 ca. Có 35 ca làm lại điện não đồ, có 23 ca được cải thiện, có kết quả tốt đối với loại động kinh nguyên phát hoặc do chấn thương cơn lớn, không có phản ứng phụ rõ rệt, trường hợp dùng thuốc trên 200mg mỗi lần, có ca váng đầu, buồn ngủ kém ăn hoặc buồn nôn (Báo cáo của phòng khám Động kinh Bệnh viện Nhân dân thuộc Học viện Y học Bắc kinh- Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1977,6:321).
2.Trị trẻ em tiêu chảy: lấy 1 - 2 hạt tiêu trắng tán bột bỏ vào rốn của trẻ em dùng băng dính dán lại 24giờ thay một lần, có thể dùng 2 - 3 lần. Đã trị 209 ca có kết quả 81,3% (Tạp chí Trung y Hà bắc 1985,4:23).
3.Trị quai bị: Bột Hồ tiêu 0,5 - 1g trộn với bột mì trắng 5 - 10g, trộn với nước nóng thành dạng hồ cho vào gạo đắp lên chỗ đau, dán băng keo mỗi ngày thay 1 lần. Tác giả Bạch vân Điền trị 18 ca kết quả tốt (Tạp chí Y học Sơn tây 1960,1:66).
Ngoài ra Hồ tiêu phối hợp với Đậu xanh trị Xích Bạch lî, bột Hồ tiêu bôi vào răng, Hồ tiêu dùng làm gia vị, làm tăng khẩu vị kích thích tiêu hóa.
Liều lượng dùng và chú ý:
*.Lượng dùng cho vào thuốc thang: 2 - 3g, thuốc tán 1 - 2g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
*.Không dùng đối với chứng âm hư nội nhiệt.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:274.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Ring ring