XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CON NHÍM
Còn gọi là con dím, hòa chư, cao chư, sao chư, loan chứ
Tên khoa học là Hystrix hodgsoni gray.
Thuộc họ Nhím Hystricidae.
Con nhím cho vị thuốc gọi là thích vị bì là dạ dày của con nhím Hystixhidgsoni. Tại Trung Quốc người ta dùng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích Erinaceus europaeus L. hoặc Hemichianus dảuicus sundevall cùng thuộc họ Ẻinaceidae.
A. Mô tả con vật
Nhím là loại thú lớn nhất trong bộ gặm nhấm vào tuổi trưởng thành nặng tới 14-15Kg, lúc mới sinh nặng 350-540g, hai tháng tuổi nặng 2.5-3kg, một năm đạt 9-10kg. Nhím đào hang trong đồi để ở. Nhím trưởng thành động dục vào lúc gần một năm tuổi và có thể đẻ lứa con đầu tiên vào lúc 16-20 tháng tuổi, thời gian chửa dài khoảng 115-120 ngày. Mỗi lứa đẻ 1 con, đặc biệt có thể đẻ hai con. Thời kỳ đẻ của nhím vào các tháng 8-9 và 3-4 mỗi năm.
Đặc điểm của nhím là có bộ da mọc tua tủa những lông trâm cứng, dài nhọn. Người ta thường quan niệm sai lầm là nhím có khả năng bắn lông trâm vào kẻ thù. Thực tế là khi gặp nguy hiểm, nhím chỉ dựng lông cứng và giật lùi để xông vào kẻ địch.
B. Phân bố, săn bắt và chế biến
Nhím sống hoang ở miền núi nước ta. Nó gây hại phổ biến với một số cây lương thực ở miền núi. Thường người ta săn bắn nhím để ăn thịt. Mùa săn bắn gần như quanh năm, ngoài thịt dùng để ăn, người ta thu lấy lớp màng bao phủ dạ dày và gan phơi hay sấy khô để dành làm thuốc. Khi dùng sao cát hay sao với hoạt thạch cho nở phồng lên rồi lấy dạ dầy nhím sắc thuốc hoặc tán bột mà uống.
C. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ dạ dầy nhím có vị đắng, ngọt, tính bình, vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, giải độc làm hết đau, Trĩilậu ra huyết. Dùng chữa nhứng trường hợp Trĩilòi dom chảy máu, di mộng tinh nôn mửa, lỵ ra máu.
Hiện nay vẫn dùng kinh nghiệm cổ với liều lượng 6-16g dưới dạng thuốc bột hay sắc uống.
Đơn thuốc có dạ dày nhím
1. Chữa lòi dom chảy máu
Dạ dày nhím sao phồng 3-6g, hòa hoa 10g, thêm 100ml sắc kỹ rồi dùng nước sắc hoa hòe này chiêu dạ dàu nhím đã sao và tán bột. Liều dùng chia làm 3 lần uống trong ngày
2. Chữa thủy thũng, cổ trướng, hoàng đan
Đốt tồn tính dạ dày nhím, mỗi lần uống 8g hòa rượu uống.
NGÔ CÔNG
NGÔ CÔNG
(Scolopendra Subspinipes)
Ngô công còn có tên là con Rết, Thiên long, Bách túc trùng, Bách cước, tiếng Anh gọi là Centipede, có tên khoa học là Scolopendra subspinipes mutilans L.Koch, dùng toàn thân phơi hay sấy khô làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.
Con Rết sống hoang khắp nơi ở nước ta, tìm thấy nhiều ở dưới các khúc gỗ mục, hòn đá, mái nhà mục nát. Ở Trung quốc và Triều tiên người ta nuôi rết để dùng làm thuốc và xuất khẩu. Chọn những con to béo chân đỏ nâu là tốt.
Tính vị quy kinh:
Vị cay tính ấm có độc, qui kinh Can.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản kinh: vị cay, ôn.
*.Sách Danh y biệt lục: có độc.
*.Sách Ngọc thư dược giải: vị cay hơi ôn.
*.Sách Bản thảo cương mục: nhập Quyết âm kinh.
*.Sách Y lâm soạn yếu thâm nguyên: nhập can tâm.
Thành phần chủ yếu:
Toàn con Rết có 2 loại nọc độc như nọc độc ong tức giống histamin và chất protid tán huyết. Ngoài ra còn có delta-hydroxylysine taurin, acid amin, dầu mỡ, cholesterol.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Ngô công có tác dụng: tức phong chỉ kinh (chống co giật), giải độc tán kết, thông lạc chỉ thống (cầm đau).
Chủ trị các chứng: cấp mạn kinh phong, phong đòn gánh, trúng phong, động kinh, sang độc, loa lịch ác sang, rắn độc cắn, đau đầu ngoan cố, phong thấp tý thống.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ trị các chứng độc do rắn, trùng, cá".
*.Sách Danh y biệt lục:" trị tâm phúc hàn nhiệt kết tụ, trụy thai, khử ác huyết".
*.Sách Bản thảo cương mục: " trị trẻ em co giật, tề phong, cấm khẩu, đơn độc, loa lịch, trĩ lậu, rắn cắn.".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Thuốc có tác dụng chống co giật: Ngô công và Toàn yết cùng dùng với liều lượng bằng nhau có tác dụng chống cơn co giật do strychnin trên chuột thực nghiệm.
2.Thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lao và nấm ngoài da.
3.Thuốc có tác dụng kháng hoạt tính ung thư.
4.Có tác dụng tiêu sưng độc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị trẻ em co giật, uốn ván, động kinh, liệt dây thần kinh mặt:dùng các bài:
*.Ngô công, Toàn yết, Chu sa lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 0,5 - 1,5g với nước ấm. Trị trẻ em quấy khóc, chân tay co giật.
*.Ngô công tán: Ngô công, Chế Nam tinh, Phòng phong, Bong bóng cá lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 2 - 4g với rượu trị uốn ván.
*.Khương hoạt, Xuyên khung, Đại hoàng, Bán hạ, Phòng phong, Chế Xuyên ô, Cương tàm, Chế Nam tinh, Bạch chỉ đều 10g, Ngô công 3 con, Xác ve 10g, Bạch phụ tử 12g, Toàn yết 10g, Thiên ma 10g, Cam thảo 10g, mỗi thang sắc còn 600ml. Ngoài ra Hổ phách, Chu sa mỗi thứ 3g tán bột mịn chia làm 3 bao. Mỗi lần uống nước sắc còn 200ml, một bao thuốc bột, cách 6 - 8giờ uống một lần. Trị uốn ván.
*.Ngô công 1 con (1 - 2g rết khô), Cam thảo 3g tán bột mịn uống với nước sôi nguội. Trị liệt dây thần kinh mặt. Có kinh nghiệm dùng rết khô bỏ đầu chân tán bột mịn trộn với lượng tương đương bột Cam thảo hồ làm viên. Mỗi lần uống 0,5g, ngày uống 3 lần. Trị liệt thần kinh mặt, đau nhức tê thấp, trẻ em cấm khẩu không bú được.
2.Trị mụn nhọt:
*.Dầu rết: Rết sống 8 phần, muối ăn 2 phần, ngâm vào dầu vừng (mè) trong 2 tuần, lấy dầu bôi mụn lở, trị trẻ em chốc đầu, bôi trị rắn cắn.
*.Cả con rết ngâm rượu 90độ bôi mụn nhọt.
*.Ngô công sống 2 con, ngâm vào cồn 75% 500ml, gia thêm Hồng hoa trong 7 ngày, lấy bôi lên vùng sưng tấy, theo dõi 600 ca kết quả tốt (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1988,9:566).
3.Trị hạch lâm ba hàm mặt:Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Hữu nghị Bắc kinh dùng Ngô công sao vàng tán bột mịn, người lớn uống 3 - 9g, trẻ em giảm liều, thuốc sắc uống. Đã theo dõi 226 ca có kết quả nhất định (Tạp chí Thầy thuốc chân đất 1979,10:16).
4.Trị lao khớp:
*.Kết hạch tán: Ngô công 6g, Toàn yết 9g, Thổ miết (yếm ba ba) 9g, tán bột mịn, mỗi lần uống 3g chưng với trứng gà.
5.Trị ung thư:
*.Ngô công tán bột, mỗi lần uống 1,5 - 3g, chưng với trứng gà. Trị ung thư gan sưng đau.
*.Ngô công 20 con, Hồng hoa 6g, rượu trắng 60 độ 500ml, ngâm 26 ngày uống với nước sôi nguội (tỷ lệ 6:4) hòa loãng. Trị ung thư dạ dày, thực quản.
Liều dùng và chú ý:
*.Liều 1 - 3g dạng bột uống, mỗi lần 0,6 - 1g.
*.Chú ý: thuốc có độc, trẻ em thiếu máu, phụ nữ có thai, cơ thể suy nhược không dùng.
+ Thuốc có gây tán huyết, choáng dị ứng, lượng nhỏ hưng phấn cơ tim, lượng lớn gây liệt cơ tim, ức chế trung khu hô hấp.
+ Triệu chứng nhiễm độc: nôn, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, mỏi toàn thân mạch chậm, hồi hộp, khó thở, thân nhiệt, huyết áp hạ, hôn mê.
+Phương pháp giải độc:
a.Phượng vĩ thảo, Kim ngân hoa đều 100g, Cam thảo 20g, sắc uống chia 2 lần cách 4 giờ 1 lần, ngày uống 2 thang.
b.Mạch chậm khó thở cho thang: Nhân sâm, Phụ tử, Ngũ vị tử, Cam thảo đều 10g, sắc uống chia 2 lần uống, 4 giờ uống 1 lần, 2 thang/ 1 ngày.
c.Có hiện tượng dị ứng dùng thuốc tây kháng histamin, thuốc an thần, nặng cho Hydrococtisone.
Hai loại thuốc Ngô công, Toàn yết: Ngô công chống co giật giảm đau mạnh nhưng độc mạnh nên dùng trong hay dùng Toàn yết, Ngô công thường dùng ngoài.
A. Nguồn gốc: Ta dùng con rết lớn, nhiều chân, thân dẹt, dài 7-13cm, thường gồm chừng 20 đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Ðốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi. Ðầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc, vì vậy khi bắt cần chú ý. Rết đẻ trứng vào tháng 4-5, mỗi con đẻ chừng 20-30 trứng, sau ít lâu nở thành rết con, lúc đầu có màu trắng, sau lột xác thành rết lớn màu nâu đỏ.
Rết sống hoang ở dưới những khúc gỗ mục, hòn đá, mái nhà mục nát. Hiện nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, người ta đã nuôi rết để dùng trong nước và xuất khẩu. Triều Tiên cũng có nuôi dùng và xuất khẩu rết. Chọn những con to béo là tốt.
B. Công dụng và liều dùng:Tính vị theo Ðông y: Vị cay, tính ôn, có độc, vào kinh can. Tác dụng khử phong, trấn kinh giản, giải nọc độc của rắn. Dùng chữa hàn nhiệt tích tụ trong bụng, trụy thai, trừ ác huyết, trị sang nhọt. Tại một đơn vị quân y (1959) có báo cáo dùng rượu rết bôi lên các mụn nhọt đau nhức rất chóng khỏi (Hội nghị dược chính quân y năm 1960).
Theo các tài liệu cổ và thực tế sử dụng trong nhân dân con rết dùng chữa các bệnh sau đây:
1. Chữa sang Trĩiđau nhức: Rết bỏ đầu, chân, sấy khô, tán nhỏ, hòa ít long não, thêm ít nước hay rượu bôi lên.
2. Kinh nghiệm của quân y: Rượu rết (cả con cho vào rượu 90o) bôi lên mụn nhọt.
3. Bắt 6 con rết cho vào lọ, đổ dầu vừng vào ngâm vài tháng. Lấy bông thấm thuốc này bôi lên các mụn nhọt, chỗ bị sâu, trùng độc cắn sẽ hết đau.
4. Rết sấy khô, bỏ đầu và chân, tán nhỏ, trộn với lượng tương đương bột cam thảo và thêm nước hồ làm thành viên.
Ngày uống 0,5g viên chia làm 3 lần, dùng chữa tê liệt thần kinh mặt, đau nhức, tê thấp, trẻ con cấm khẩu không bú được.
- Cần chú ý nghiên cứu thêm.
CON RƯƠI
Còn gọi là Paloto
Tên khoa học Eunice viridis
Thuộc họ Rươi Nereidae
A. Mô tả con rươi
Rươi là một loại run sống dưới nước bơi dễ dàng trong nước. Rươi trưởng thành dài 60-70mm, bề ngang chừng 5-6mm. Thân hình dẹp với hơn 50 đốt màu hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay màu trắng. Đầu rươi tương đối nhỏ, nhưng mắt lại to. Phần trước của rươi to hơn phần sau trong khi các dốt lại ngắn hơn. Cơ thể rươi rất đối xứng, lưng và bụng phân biệt rõ ràng. Rươi sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn đáy sông hay trong các ruộng nước. Môi trường sống thích hợp cho rươi là nước phải thật nhạt. Khi đến thời kỳ sinh sản rươi chui ra khỏi hang, phần sau chứa đầy tế bào sinh dục đứt lìa khỏi phần trước và trôi nhanh lên mặt nước. Chúng bôi tung tăng đây đó, phóng ra vô số trứng hay tinh trùng làm cho mặt nước có màu trắng đục như sữa. Trứng tinh trùng kết hợp với nhau thành một thế hệ mới. Trong khi đó phần đầu của rươi vẫn sống dưới hang đào sâu đến 30-40cm để tái tạo phần đuôi. Phải đến 1 năm rươi mơi trở lại tình trạng cũ. Lúc đó phần sau của vô vàn con rươi, đứt ra, trôi lên mặt nước khoảng tử 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng để hoàn thành chức năng sinh sản gọi là "hiện tượng Swarming". Đó chính là lúc vớt rươi vì chúng nhiều vô kể nếu không rươi sẽ chết và chìm xuống đay sông.
B. Phân bố và thu hoạch rươi
ở nước ta tại các cửa sông có nhiều loại rươi, ở miền bắc nước ta vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch, trời đang thường bỗng mát hẳn, nhiệt độ có khi xuống dưới 250C, vòm trời u ám, có mưa lất phất là dấu hiệu cho biết thời điểm đàn rươi kéo nhau lên mặt nước.
Công dụng:trong nhân dân nhất lá vùng có rươi được coi là nguồn thức ăn bổ, vì nhiều chất đạm, ngoài ra rươi còn là thức ăn cho cá. Tuy nhiên những người có bệnh hen tránh ăn rươi có thể vì rươu có chất gây nên cơn hen.
CÔ CA
Coca - Erythroxylum coca Lam., thuộc họ Coca - Erythroxylaceae.
Mô tả: Cây bụi cao 1,5-2m. Lá hình trái xoan hay bầu dục, màu xanh lục, đậm, hơi có mũi nhọn, mép nguyên; gân phụ rất mảnh. Cụm hoa xim gồm 3-10 hoa ở nách lá; hoa mẫu 5, màu vàng; 10 nhị sinh sản. Quả hạch ủo có vỏ ngoài nạc, chứa 1 hạt.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Erythroxyli Coca.
Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc ở các cao nguyên núi Andes của Pêru, được trồng ở Pêru, Bolivia. Còn có loài E. novo-granatense (Moris) Hieron của Colombia được trồng ở Java và ở nước ta làm hàng rào có hoa màu trắng. Người ta thu hái lá quanh năm và phơi khô, tán bột, đóng gói, làm nguyên liệu chiết xuất cocain.
Thành phần hoá học: Trong lá có vết tinh dầu, tanin, các flavonoid. Các hoạt chất chính là các alcaloid ester dẫn xuất của tropan-3 ( ol: Cocain, cinnamylcocain, truxillin. Còn có các pyrrolidin đơn: alhygrin, cuscohygrin. Hàm lượng của alcaloid thay đổi tuỳ loài và vùng địa lý, từ 0,5 - 2% nhưng chủ yếu là cocain (0,2%). Những mẩu lá coca trồng ở nước ta có hàm lượng cocain là 0,21-0,31%.
Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng, mùi thơm, khi nhai sẽ gây cảm giác tê lưỡi. Ngày nay, người ta đã biết những tính chất dược lý của cocain: 1. Gây tê cục bộ, nhất là gây tê bề mặt có các đầu mút thần kinh làm giảm tính dẫn truyền, do hiệu quả ổn định màng neuron thần kinh; 2. Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, khi tiêm qua mạch máu hay hít thở, alcaloid này kích thích các chức năng sinh lý, cảm giác, vận động, làm giảm cảm giác mệt, sau giai đoạn kích thích nhất thời, nó làm giảm các trung tâm vận mạch và hô hấp; 3. Tác dụng lên hệ thần kinh tự do. Như kiểu thần kinh giao cảm, cocain ức chế sự tiếp nhận nor-adrenalin ở mức khớp thần kinh; như chất co mạch, tăng huyết áp, dãn con ngươi; nó làm tăng hoạt động của tim ở liều thấp, nhưng với liều cao lại có thể làm ngừng đập tim. Dược động và các hiệu quả sinh lý quan sát được phụ thuộc vào cách sử dụng (ăn, hút, hít thuốc, tiêm).
Công dụng, chỉ định và phối hợp Ở Nam Mỹ, người ta sử dụng lá Coca cách đây gần 5000 năm; họ nhai với tro để làm giảm cảm giác đói và mệt. Ngày nay, họ vẫn sử dụng để nhai, sử dụng bột Coca để hút lẫn với thuốc lá và lá cần sa, và chất cocain trong lá đã là nguồn gốc của nạn nghiện ma tuý. Trong y học, người ta không còn sử dụng lá Coca và các chế phẩm lấy lá làm dược liệu nữa. Người ta dùng lá làm nguồn chiết xuất alcaloid theo phương pháp kinh điển, nhưng có thể tăng hiệu suất bằng cách biến đổi các alcaloid khác trong lá, dẫn xuất của pseudotropanol thành ecgonin rồi sau đó được metyl hoá và benzoyl hoá. Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc. Trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai - mũi - họng. Do có độc tố nên người ta không dùng trong nhãn khoa mà chỉ còn sử dụng trong khoa tai - mũi họng do các tính chất co mạch. Người ta thường dùng các dẫn xuất tổng hợp không có hiệu quả đối với thần kinh trung ương. Người ta cũng sử dụng cocain trong thành phần của cồn ngọt Brompton: cocain chlorhydrat 10mg, morphin chlorhydrat 5mg hay 10mg, ethanol 1,25ml; xirô thơm 2,5ml, nước có chloroform vừa đủ 10ml. Hằng ngày dùng 6 lần, mỗi lần 10ml, như là chất gây tê. Nhưng vì là loại thuốc độc nên ngày nay người ta chỉ sử dụng dạng đơn thuần là các thuốc mới có morphin mà không có cocain nữa.Ghi chú: Ở các nước như Bolivia, Coloinbia..., có nhiều người sử dụng cocain gây nên nạn nghiện chất này. Cocain thường được sử dụng bằng cách hít hoặc tiêm qua mạch máu. Sau khi hít, sự tập trung dịch tương vẫn khá cao trong khoảng 1 giờ; sự sảng khoái của người nghiện chỉ là nhất thời và sau đó là cảm giác khó chịu. Với liều cao sẽ gây ra những nỗi kinh hoàng. Sự ngộ độc có biểu hiện như đau đầu, nôn mửa, thở gấp, xanh xao và ở giai đoạn tiếp là co giật với chứng xanh tím và sự khó thở, chứng loạn nhịp nhanh; cái chết sẽ xuất hiện do sự suy sụp tim - hô hấp. Vì vậy, việc nghiện cocain là một tai hoạ thực sự cho xã hội. Cần hiểu rõ để hạn chế tối đa việc trồng cây coca và sử dụng liên tục cocain làm thuốc mà không qua biến đổi hoá học và có chỉ dẫn nghiêm túc của thầy thuốc.
NIỄNG
Niễng, Niễng niễng, Cây lúa miêu -Zizania caduciflora(Turcz ex Trin.) Haud-Mazz., thuộc họ Lúa -Poaceae.
Mô tả:Cây thảo sống nhiều năm, mọc ngập trong nước hay chỗ nhiều bùn; thân rễ rất phát triển, thân đứng cao tới 1-2m, phần dưới gốc to xốp. Lá phẳng, thuôn hình dải, dài 30-70cm, rộng 2-3cm, cả hai mặt đều ráp, hai mép dày hơn. Bẹ lá nhẵn, khía rãnh; lưỡi bẹ hình bầu dục; ở nách các lá có những chồi, đến mùa sẽ đâm ra các lá. Cụm hoa chuỳ hẹp, dài 30-50cm, cuống chung khoẻ, phân nhánh nhiều, mang bông nhỏ đực ở trên, bông nhỏ cái ở dưới, hoa đực có 6 nhị với chỉ nhị ngắn; hoa cái có bầu với đầu nhuỵ dài.
Bộ phận dùng:Củ niễng do thân phồng to, xốp, mềm, hình chuỳ dài, đường kính 2,5-3cm, dài 5-8cm, khi non cắt dọc hoặc ngang đều có phần mô mềm trắng, có những chỗ màu xanh lục của các sợi nấm, khi già có những vết màu đen chứa đầy bào tử của loài nấm than -Ustilago esculentaP. Henn ký sinh trên thân cây. Vậy đúng hơn đó là phần phình của thân cây Niễng -Caulis Zizaniae, thường có tên là Giao cô hay Giao bạch.
Nơi sống và thu hái:Loài có nguồn gốc ở Đông Xibêri, được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Á châu. Ở nước ta, cây được trồng ở bờ ao, ven hồ, ao cạn nước còn bùn nhão hoặc ruộng nước, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ như ở Hà Nội (vùng ngoại thành), Thái Bình (Vũ Thư), Nam Hà (Đồng Văn), Lâm Đồng (Đà Lạt). Trồng vào tháng 9-10 bằng phần mềm tách ở gốc ra, trồng cách nhau 50-60cm vào nơi có bùn nhão, theo hàng hoặc không. Cần chăm sóc để không cho cỏ dại phát triển và giữ đủ nước.
Thành phần hoá học:Củ Niễng chứa glucid, protid và một số muối khoáng.
Tính vị, tác dụng:Vị ngọt, béo, mùi thơm, tính lạnh, không độc; có tác dụng giải phiền khát, giải say rượu, lợi tiểu.
Công dụng:Người ta thường dùng củ thái nhỏ ăn sống hoặc xào với rươi hoặc luộc ăn.
Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, Kiết lỵ.
Ngoài ra, cây Niễng còn có nhiều công dụng:
- Trồng để làm cạn khô vùng đất ướt hoặc giữ cho bờ ao khỏi bị sụp lở.
- Hạt Niễng (Giao bạch tử) ở Nhật Bản được dùng ăn trộn với cơm, ở Trung Quốc cũng là một loại ngũ cốc dùng để ăn khi mất mùa.
- Thân cây Niễng dùng làm mành mành hoặc chiếu.
- Lá non dùng làm thức ăn cho trâu bò; lá già dùng làm bột giấy.
ĐỘC CỌC RÀO
Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong đâu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Cămpuchia), nhao ( Viên tian), grand pignon d'Inde, fève d'efer.
Tên khoa họcJatropha curcas L. (Curcas purgans Medik)
Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae.
A. Mô tả cây
Đậu cọc ràolà một cây nhỏ cao 1-5m, cành to mẫm, nhẵn, trên có những vầu nổi lên do sẹo của lá, khi bị chặt sẽ chảy ra một thứ nhựa mủ trắng. Lá đơn, xẻ chân vịt, chia làm 3-5 thuỳ nông, dài 10-13cm, rộng 8-11cm. Hoa màu vàng, nhỏ, cùng gốc, mọc thành chuỳ tận cùng hay ở nách lá, hoa đực mọc ở đầu lá các nhánh với cuống ngắn có khuỷu. Quả nang hình trứng, đ hạt hày đổ nhạ lúc đầu mẫm sau thành khô, dai nhẵn, mở theo ba mép. Hạt 3, có áo hạt, hình trứng dài 2cm, rộng 1cm, nhẵn, màu đen nhạt
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây nguồn gốc châu Mỹ, sau được di thực đi khắp những vùng nhiệt đới. Rất phổ biến ở Việt Nam, Lào, Cămpuchia thường trồng làm hàng rào do rất dễ trồng: Chỉ cần dâm cành hay bằng hạt. Mọc rất nhanh, nhưng vì năng suất hạt tháp cho nên muốn thu hoạch nhiều hạt phải trồng nhiều cây. Có những nước người ta dùng cây này để trồng trên đồi trọc, vừa nhanh có cây vừa thu hoạch được nhiều hạt để lấy dầu.
Người ta dùng nhựa mủ, hạt, lá, cành cây và rễ làm thuốc. Hạt còn dùng ép dầu.
C. Thành phần hoá học
Tronghạt đậu cọc ràocó 20-25% dầu béo, protein và chất nhựa. Theo Falck thì trong hạt đậu cọc còn chứa một phytotoxin gọi là curxin tuy không gây hiện tượng vón hồng cầu nhưng làm tổn thương các mạch máu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đậu cọc ràokhông màu hay hơi vàng, không mùi, trong ở nhiệt độ thường. Lạnh ở 90C sẽ để lắng đông stearin và đông đặc hoàn toàn ở nhiệt độ 00C. Tỷ trọng 0,915 ở 150C. Dầu thắp rất tốt vì không có khói, rất thích hợp với việc chế biến xà phòng không kích ứng đối với da.
D. Công dụng và liều dùng
Dầu cọc ràovới liều thấp tác dụng tẩy mạnh 6 đến 7g có tác dụng tẩy mạnh bằng 45g dầu thầu dầu. Nhân đậu cọc rào cũng có tác dụng tẩy mạnh: Trộn ba nhân với sữa cho uống gây tẩy rất mạnh. Người ta còn đem rang hạt, tán thành bột ngâm trong rượu cho uống để tẩy. Nhưng cần chú ý rằng liều cao có thể gây độc, liều độc thay đổi tuỳ theo từng người nhưng thường với liều 25-30 hạt có thể làm chết người. Khi mới bị ngộ độc, thấy cổ họng rát bỏng, sau đó ở dạ dầy, rồi Chóng mặt, nôn mửa. ỉa chảy, hôn mê và chết. Tại châu Mỹ và Malaixia người ta đã chứng kiến những vụ đầu độc bằng đậu cọc rào: Tán hạt thành bột rồi rắc lên thức ăn.
Người ta còn dùng dầu để làm ra thai hoặc uống hoặc xoa vào bụng.
Nhựa mủ:Được bôi lên vết thương hay vết loét, khi khô sẽ thành một màng che như kiểu màng collodion. Có khi người ta dùng để đánh lưỡi những người ốm: Chấm nhựa mủ vào miếng gạc, rồi dùng gạc này để đánh lưỡi.
Lá đạu cọc rào:Giã nát đắp lên bụng để gây tẩy cho trẻ em, có khi còn được dùng chữa Thấp khớp, đôi nơi dùng nấu nước tắm ghẻ.
Từ là và cành người ta còn chiết được chất màu dùng nhuộm bóng thành màu nâu rất bền màu
Rễ dùng chữa tê liệt, bại liệt.
MẠCH NHA
MẠCH NHA
1. Tên dược: Fructus Herdei germinatus.
2. Tên thực vật: Hordeum vulgare L.
3. Tên thường gọi: Germinated barley - mạch nha.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: lúa mạch ngâm trong nước 1 ngày sau đó đặt vào rổ. Vảy nước lên lúa mạch hàng ngày cho tới khi lên mầm.
5. Tính vị: vị ngọt và tính ôn.
6. Qui kinh: tỳ, vị và can.
7. Công năng: chữa khó tiêu và điều hoà vị tăng khí tự do của gan và giải ứ trệ.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Khó tiêu biểu hiện như chán ăn và chướng bụng và thượng vị: Dùng mạch nha phối hợp với sơn tra, thần khúc và kê nội cân.
- Tắc sữa hoặc tức vú kèm đau: Dịch sắc của mạch nha nửa sống và nửa rán dùng 2 lần/ngày, 30-60g/lần.
- ứ khí ở can và vị biểu hiện như phình và đầy ngực và vùng xương sườn, đau thượng vị: Dùng phối hợp mạch nha với sài hồ, chỉ thực và xuyên liên tử.
9. Liều dùng: 10-15g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng mạch nha trong thời kỳ cho con bú.
CÂY CỐI XAY
Tên cây: Cối xay, cây dằng xay, quýnh ma, kim hoa thảo, ma bản thảo, ma mãnh thảo,nhĩ hương thảo, co tó ép (Thái), phao tôn (Tày).
Mô tả : Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1 - 1,5m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc, quả nom giống cái cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học : Toàn cây chứa chất nhầy, asparagin.
Công dụng : Chữa cảm sốt, Nhức đầu, ù tai, bí tiểu, tiện, bạch đới : Ngày 4 - 8 g rễ hoặc lá, sắc. Chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn : Lá tươi và hạt (ngày 8 - 12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Chữa vàng da, hậu sản : Phối hợp cối xay với các dược liệu khác.
Tác Dụng: Giảm đau, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Những tác dụng này được ứng dụng trong các bài thuốc Phong thấp chữa Thấp khớp, thoái hóa đốt sống, viêm gan thận.
Một tác dụng mà rất ít người chú ý là cây Cối xay chữa ù tai rất tôt
Người Philipines dùng Cây Cối xay nấu nước uống làm thuốc kích thich sinh dục.
Hạt Cối xay chữa rắn cắn: Có đoàn công tác tìm dược liệu đi khảo sát cây thuốc ở miền núi phía Bắc thì một thành viên trong đoàn bị rắn độc trong rừng cắn làm cả đoàn hoang mang, một bà Mế người dân tộc đã đưa cho nạn nhân một nắm hạt bảo nhai kỹ nuốt hết nước còn bã đắp vào vết thương bị rắn cắn. Khi được hỏi đó là thứ hạt gì thì chủ nhân chỉ cười mà không nói. Một cán bộ cùng đi đã nhanh trí nhặt lấy mấy hạt rơi dưới chân nạn nhân mang về Hà Nội ươm gieo hạt nẩy thành cây Cối xay.
Theo Đông y, cây cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, long đờm, lợi tiểu nên thường được dùng điều trị cảm mạo phong nhiệt, sốt, đau đầu, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng,…
Cây cối xay còn có tên khác là đằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo, quỳnh ma, co to ép (Thái), Phao tôn (Tày). Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, sống hàng năm hay lâu năm, cao 1 - 2m. Toàn thân và các bộ phận của cây có lông mềm. Lá mọc so le, có hình tim, mép lá có khía răng, hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau trông giống như cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa 3 hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. Mùa hoa vào tháng 2 - 4, mùa quả vào tháng 4 - 6.
Các bộ phận của cây cối xay.
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong cả nước. Thường gặp ở các bờ rào, bãi hoang, chân đồi, nương rẫy. Dược liệu được thu hái về đem rửa sạch đất, cắt khúc ngắn, dùng tươi hoặc phơi sấy khô để dùng dần.
Một số đơn thuốc có sử dụng cây cối xay
Trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây cối xay 12 - 16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc: Lá cối xay 20g, chỉ thiên 20g, bạc hà 10g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát, sắc nước uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày.
Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt do thấp nhiệt: Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu ngô 12g, cỏ mần trầu 8g, rau má 12g, nấu với 650ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng 10 ngày.
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Lá cối xay khô 5g, rễ cây xấu hổ 5g, rau muống biển 3g, rễ cỏ xước 3g, lá lạc tiên 3g, lá lốt 3g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, hãm nước uống thay trà trong ngày. Dùng liên tục 1 tháng.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Rễ cối xay 200g, sắc đặc, uống 1 chén thuốc (bằng chén trà), còn lại thừa lúc nóng xông hậu môn, khi nước còn ấm thì dùng rửa, ngày xông rửa 5-6 lần.
Mày đay do dị ứng: Toàn cây cối xay 30g, thịt lợn nạc 100g, hầm chín, ăn thịt lợn và uống nước thuốc. Dùng 7 - 10 ngày.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.
CỎ BỢ
Còn gọi là tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, phá đồng tiền, dạ hợp thảo, phak vèn.
Tên khoa học Marsilea quadrifolia L.
Thuộc họ Tần Marsileaceae, bộ dương xỉ.
Mô tả:cây cỏ bợ là loài cỏ mọc hoang ở những nơi ẩm hay ở dưới nước, có thân rễ bò mảnh, mang từng nhóm 2 lá một, cuống lá dài 5-15cm, mỗi lá gồm 4 lá chét, xếp chéo chữ thập. Tối đến các lá chét rủ xuống, từ gốc mỗi nhóm lá phát xuất ra một rễ chùm phụ. Bào tử quả rất bé, nằm ở gốc cuống lá chia làm nhiều ô ngang trong chứa bào tử nang lớn, sẽ sinh nguyên tản cái và nhiều bào tử mang nhỏ sẽ cho nguyên tản đực. Mỗi ô đó tương đương với một ổ tử nang và có áo riêng của nó.
Phân bố:cây cỏ bợ là một loại cỏ mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, cây mọc cạnh ao, đầm nơi ẩm thấp, đồng ruộng.
Công dụng và liều dùng:còn là vị thuốc dùng trong nhân dân, nhân dân Việt Nam có nơi hái vê làm món ăn sống, có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, Mất ngủ.
Có nơi còn giã cây tươi, ép lấy nước uống chữa rắn độc, bã đắp lên những chỗ sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa.
THÓC LÉP
Thóc lép, Cỏ cháy -Desmodium gangeticum(L.) DC., thuộc họ Ðậu -Fabaceae.
Mô tả:Cây bụi 1-1,5m. Cành mọc vươn dài, cành con mảnh có lông về sau nhẵn. Lá có một lá chét hình trái xoan, tròn hay hình tim ở gốc, hầu như tù và nhọn ngắn ở chóp, mỏng, có lông mịn ngắn ở mặt trên và có nhiều lông rạp xuống ở mặt dưới. Lá kèm nhọn. Cụm hoa ở nách hay ở ngọn, có lông, gồm những hoa nhỏ xếp từng đôi một. Quả hơi cong hình cung, không cuống, có lông, chia làm 7-8 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.
Ra hoa tháng 4-8, có quả tháng 10-11.
Bộ phận dùng:Toàn cây (thân, lá, rễ, hạt) -Herba Desmoldii Gangetici.
Nơi sống và thu hái:Loài cây cổ nhiệt đới, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên các bãi cỏ, ven đường đi từ Bắc tới Nam. Thu hái rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học:Hạt chứa đường, dầu béo và alcaloid.
Tính vị, tác dụng:Vị chát, thân lá có tác dụng cầm máu, giảm đau, khư ứ, tiêu thũng, sát khuẩn, điều kinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Thường được dùng làm thuốc rửa vết thương và trị rắn cắn, dùng uống trong chữa bệnh về thận, phù thũng, sỏi mật và ngộ độc. Liều dùng 6-12g.
Ở Ấn Độ, rễ được dùng chữa ỉa chảy, sốt mạn tính, thiểu năng mật, ho, nôn, hen suyễn, rắn cắn và bò cạp đốt; rễ và hạt được dùng làm thuốc hạ nhiệt và chống xuất tiết.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân lá dùng trị đòn ngã tổn thương, tử cung trệ xuống, bế kinh; dùng ngoài trị ngứa sần, viêm da thần kinh. Hạt dùng trị Đau lưng.
Đơn thuốc:
1. Chữa phù thũng: Rễ Thóc lép 12g, lá Cối xay 12g, Ðơn châu chấu 8g, sắc uống.
2. Rắn cắn: Rễ Thóc lép tươi, lấy lượng vừa đủ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương.
DIỆP HẠ CHÂU
Tên Việt Nam: Vị thuốc Diệp hạ châu còn gọi Cây chó đẻ, cỏ chó đẻ.
Tác dụng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu.
Chủ trị: + Trị trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
Liều dùng: Dùng khô từ 15-30g, tươi 30-60g. Sắc uống. Có khi dùng tươi gĩa đắp nơi nhọt, lở
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ DIỆP HẠ CHÂU
Tên Hán Việt khác: Trân châ thảo, Nhật khai dạ bế, Diệp hậu châu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L.
Họ khoa học:Euphorbiaceae.
Tên gọi: Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là Diệp hạ châu (Diệp: lá, hạ, dưới, châu, ngọc tròn).
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
Phân biệt: Ngoài ra người ta còn dùng cây Chó đẻ quả tròn (Phyllanthus niruri Linn) đó là cây thảo mọc hàng năm, nhẵn. Thân màu hồng nhạt, các cành có góc. Lá thuôn, tù cả gốc lẫn đầu. Lá kèm hình dùi trong suốt. Cụm hoa ở nách gồm 1 hoa đực và 1 hoa cái hoặc chỉ có hoa cái. Hoa đực có cuống rất ngắn, đài 5-6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật gồm những tuyến rất bé, nhị 3. Hoa cái cũng có cuống ngắn, đài 5-6 giống ở hoa đực nhưng rộng hơn một ít, đĩa mật hình đấu có 5 thùy sâu, các vòi nhụy rất ngắn, rời nhau chẻ đôi ở đầu, bầu hình cầu. Quả nang hình cầu. Ra hoa từ tháng 1-10. Cây mọc dại trong vườn, gặp khắp nơi trong nước ta. Kinh nghiệm nhân dân làm thuốc thông tiểu, thông sữa.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Toàn cây.
Tính vị: Vị hơi đắng ngọt, tính mát
HƯƠNG PHỤ
1. Tên dược: Rhizoma cyperi.
2. Tên thực vật: Cyperus rotundus L
3. Tên thường gọi: cyperus tuber (hương phụ).
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ củ đào vào tháng 9, và tháng 10, rửa sạch, phơi nắng loại bỏ rễ xơ, rễ còn lại để dùng.
5. Tính vị: cay, hơi đắng, hơi ngọt và tính ôn
6. Qui kinh: can và tam tiêu.
7. Công năng: lưu thông khí tự do vào can; điều kinh và giảm đau.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Ứ khí ở can biểu hiện như đau vùng xương sườn và cảm giác tức ở ngực ở ngực: Dùng phối hợp hương phụ với sài hồ, uất kim và bạch thược.
- Khí can tràn lên vị biểu hiện như chướng và đau bụng và thượng vị. Dùng phối hợp hương phụ với mộc hương, hương duyên và phật thủ.
- Hàn và ứ khí ở vị: Dùng phối hợp hương phụ với cao hương khương dưới dạng lương phụ hoàn.
- Ứ hàn ở can biểu hiện như sưng đau tinh hoàn hoặc thoát vị: Dùng phối hợp hương phụ với tiểu hồi hương và ô dược.
- Ứ khí ở gan biểu hiện như loạn kinh nguyệt, ít kinh, căng và đau vú: Dùng phối hợp hương phụ với sài hồ, đương qui và xuyên khung.
9. Liều dùng: 6-12g.
( Rhizoma cyperi rotundi )
Hương phụ còn gọi là cây Cỏ cú, củ gấu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Củ gấu Cyperus rotundus L. thuộc họ Cói ( Cyperaceae ) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Cây Củ gấu mọc khắp nơi trên đất nước ta và nhiều nước khác châu Á như Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Indonesia.
Tính vị qui kinh:
Vị cay hơi đắng, hơi ngọt, tính bình. Qui kinh Can, Tam tiêu.
Theo các sách cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: vị ngọt hơi hàn không độc.
*.Sách Trần Nam bản thảo: tính hơi ấm, vị cay.
*.Sách Bản thảo cương mục: khí bình, vị cay hơi đắng, hơi ngọt. Qui kinh Thủ túc Quyết âm, thủ thiếu dương, kiêm hành 12 kinh nhập mạch phần khí.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 4 kinh: Phế, can, tỳ, vị.
*.Sách Bản thảo cầu chân: chuyên nhập can đởm kiêm nhập phế.
Thành phần chủ yếu:
Beta-pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Cyperene, Seli-natriene, Beta-selinene, Alpha-cyperone, Beta- cyperone, Patchoulenone, Alpha-rotunol, Beta-rotunol, Cyperol, Isocyperon, Co-padiene, Epoxygaine, Cyperolone, Rotundole, Kobusone, Isokobusone, Glucose, Fructose.
Tác dụng dược lý:
1.Theo Y học cổ truyền:
Hương phụ có tác dụng sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống. Chủ trị các chứng: Can khí uất trệ, sán khí thống, kinh nguyệt không đều, thống kinh, nhũ phòng trướng thống.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục:"Chủ hưng trung nhiệt, sung bì mao, cứu phục lợi nhân, trưởng tu mi".
*.Sách Thang dịch bản thảo:" Hương phụ huyết trung chi khí dược dã. Dùng trong bài thuốc băng lậu, là thuốc ích khí mà chỉ huyết cũng có thể khử huyết ngưng. Cùng Ba đậu dùng trị tiết tả không cầm cũng trị đại tiện không thông là cùng một ý."
*.Sách Bản thảo cương mục:" lợi tam tiêu giải lục uất, tiêu ẩm thực tích tụ, đàm ẩm bí mãn, phù thũng phúc trướng ( mu bàn chân phù, bụng trướng), cước khí, các chứng đau tim, dau bụng,đau lợi răng,đau chân tay, đầu mặt, tai..., phụ nhân băng lậu đới hạ, kinh nguyệt không đều, bách bệnh của phụ nữ trước và sau sinh."
*.Sách Bản thảo cầu chân:"Hương phụ chuyên khai uất tán khí cùng Mộc hương hành khí, mao đồng thực dị ( bên ngoài giống mà thực chất khác). Mộc hương đắng nhiều nên thông khí mạch, Hương phụ đắng không nhiều nên giải uất tốt."
2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
+ Thuốc có tác dụng ức chế tử cung, gần như Đương qui tố nhưng yếu hơn. Tinh dầu có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ. Vì thế mà Hương phụ thường dùng làm thuốc điều kinh.
+ Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giải nhiệt nhẹ. Có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh.
+ Thuốc có tác dụng cường tim và hạ áp. Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng.
+ Tinh dầu Hương phụ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lî Sonner. Chất chiết xuất thuốc có tác dụng đối với một số nấm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị đau sườn ngực và đau bao tử cơ năng:
*.Tiểu ô trầm thang: Hương phụ 8g, Ô dược 10g, Cam thảo 4g sắc uống.
*.Lương phụ hoàn: Hương phụ, Lương khương đều 10g, sắc uống, trị vị hàn khí thống. Dùng Hương phụ 10g, Diên hồ sách 8g, sắc uống trị đau ngực sườn.
2.Trị dau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt:
*.Tứ chế Hương phụ hoàn: Hương phụ 4 phần bằng nhau chế 4 cách khác nhau: ngâm muối, giấm, rượu, đồng tiện, sao tán bột làm hoàn.
*.Hương phụ, Ngải diệp, Trần bì đều 15g, Nguyệt qúi hoa 2 đóa sắc uống hoặc Hương phụ 20g, Ích mẫu thảo 10g, sắc uống trị đau bụng kinh.
3.Trị rối loạn tiêu hóa, ăn không biết ngon:
*.Hương sa dưỡng vị hoàn, thang: Hương phụ 6g, Sa nhân 3g, Mộc hương 5g, Chỉ thực 6g, Đậu khấu nhân 5g, Hậu phác 10g, Hoắc hương 5g, Bạch truật 10g, Trần bì 10g, Phục linh 10g, Bán hạ 10g, Cam thảo 3g, Sinh khương 10g, Táo 5 quả sắc uống trị tỳ vị hư nhược, ăn kém ngon, nôn, tiêu chảy, bụng đầy.
Liều dùng và chú ý lúc dùng:
*.Liều uống 6 -12g sắc hoặc cho vào thuốc cao, hoàn, tán. Dùng ngoài đắp tùy yêu cầu.
*.Chú ý: Không dùng cho bệnh nhân âm hư huyết nhiệt, khí hư . Không có khí trệ không dùng.
CỐC TINH THẢO
Cốc tinh thảo vị thuốc trị Nhức đầu chảy máu cam" Còn có tên Cỏ dùi trống, cây cốc tinh, cỏ đuôi công
Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L.
Thuộc họ Cốc tinh thảo Eriocaulaceae.
Tên gọi: Sau khi gặt lúa xong thì cỏ xuất hiện, nhờ dư khí của lúa sinh ra cỏ nên gọi Cốc tinh thảo.
Mô tả:Cây thảo nhỏ, sống hằng năm, thân rất ngắn mang một chùm lá mọc vòng, rộng và hình dải, nhẵn, có nhiều gân dọc. Cán hoa dài 10-55cm, có cạnh sắc và vặn nhiều hay ít. Đầu hình trứng hay hình trụ, có lông rải rác, lá bắc của tổng bao nhẵn cứng, màu vàng ra, lợp lên nhau và che các hoa vào phía trong. Hoa đực có 2 lá đài dính thành ống, 2 cánh hoa dính thành ống và bao phân màu đen. Hoa cái có 3 lá đài rời, 3 cánh hoa ngắn hơn lá đài và có lông rải rác.
Cây có hoa mùa hạ và mùa thu.
Phân bố:Cây mọc phổ biến nơi đất ruộng ẩm ướt ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung, Nam nước ta.
Thu hái, sơ chế:Thu hái vào tháng 9, hái hoa hình sao trắng là tốt, phơi âm can cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Hoa và cuống hoa tự cán mang hoa phơi, sấy khô. Cụm hoa hình đầu, đường kính 0,5-0,8cm có cán dài (còn gọi là Cốc tinh hoa), dùng hoa bỏ cán gọi là Cốc tinh châu, gồm nhiều hoa khô nhỏ hình ống màu vàng bóng nén chặt với nhau, trên đầu có vẩy nhỏ màu trắng xám các cây nhỏ xếp liền nhau cho hình cầu có màu trắng xám. Bóp nát ra thấy nhiều hạt nhỏ màu đen. Gốc cụm hoa có một tổng bao gồm nhiều lá bắc hình vảy nhỏ màu vàng bóng. Chất mềm dẻo, khó bẻ gẫy.
Mô tả dược liệu:Hoa và thân Cốc tinh thảo có hoa thân khô nhỏ mịn, dài khoảng 16-20cm, vỏ ngoài màu vàng xanh lục, thường cong, hoa loại như hình cầu mọc ở đỉnh, đường kính khoảng hơn 1,6mm, lớp ngoài là bao phiến của tổng bao, màu vàng lục nhạt, nhiều quả dạng phiến vảy chất màng phần trong là phiến dài liền với cánh hoa, màu trắng Thương phẩm thường đem vài trăm thân hoa bọc lại thành một bó, lấy loại đã khô hoàn toàn, đoá hoa lớn là loại tốt.
Bảo quản: Dễ mốc, nát, ẩm mốc.
Tác dụng: Sơ tán phong nhiệt, sáng mắt tan màng mộng.
Tính vị:Vị ngọt, hơi cay, tính bình có hơi lạnh không độc.
Chủ trị:Trị mắt có màng mộng (mục ế), Viêm kết mạc, Nhức răng, Cảm mạo phong nhiệt.
Liều dùng: Dùng từ 9g -30g.
Kiêng kỵ: Không có phong nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nhức đầu, đau vùng mi mắt, thiên đầu thống: Cốc tinh thảo 6g, Địa long 9g, Nhũ hương 3g, tán bột mỗi lần dùng nửa chỉ đốt cháy vào ống ngức bên nào ngửi bên lỗi mũi ấy (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị nhức đầu một bên hoặc chíng giữa đầu: Cốc tinh thảo 30g tán bột hồ với bột miến trắng Phết lên giấy dán vào chỗ đau, khô thay miếng khác (Tập Nghiệm Phương). Lại dùng Cốc tinh thảo tán bột, Đồng lục mỗi thứ 3g, Tiêu thạch nửa phân tùy theo đau bên phải hoặc trái mà thổi vào mũi (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị chảy máu cam không cầm: Cốc tinh thảo tán bột uống với nước miến sắc lần 6g (Thánh Huệ Phương).
+ Trị mắt có màng mộng, dùng Cốc tinh thảo, Phòng phong, 2 vị bằng nhau tán bột uống với nước cơm (Minh Mục Phương).
+ Trị mắt kéo màng sau khi đậu mùa, lèm nhèm nước mắt sống chảy rít rát khó chịu, lâu ngày không bớt, dùng Cốc tinh thảo tán bột bỏ vào trong gan heo nấu ăn, bài khác gia Cáp phấn 2 vị bằng nhau bỏ trong gan heo nấu ăn hàng ngày (Thiệu Chân Nhân, Tế Chúng Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị quáng gà, dùng phổi dê đã thiến rồi 1 cặp đừng rửa nước lấy dao tre xẻ bỏ vào một nắm Cốc tinh thảo vào nồi sành nấu chín ăn hằng ngày. Có thể nướng sao tán làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 3 viên với nước trà (Vệ Sinh Gia Bảo).
+ Trị trẻ nhỏ bị trúng nắng, trên mửa dưới ỉa, khát nước bồn chồn khí chịu, dùng Cốc tinh thảo đốt tồn tính, xong hạ khử thổ cho người mới tán bột, uống với nước cơm nguội lần nửa chỉ (Bảo Ấu Đại Toàn).
+ Cốc tinh thảo kết hợp với Quyết minh tử, Mộc tặc thảo, Cam cúc-hoa, Mật mông hoa, Sinh địa-hoàng chuyên trừ bệnh màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị màng mộng trong mắt: Cốc tinh thảo, Phòng phong, mỗi thứ 9g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị trẻ nhỏ bị cam tích, nhìn không rõ, mắt đỏ sợ ánh sáng: Cốc tinh thảo 1-60g, gan heo 60g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị mắt đỏ, mắt có màng mộng, nhức nửa đầu, Đau răngdo phong hỏa: Cốc tinh thảo 9g, Long đởm 6g, Sinh địa 12g, Xích thược 9g, Hồng hoa 3g, ngưu bàng tử 9g, Kinh giới 6g, Phục lonh 9g, Mộc thông 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Cốc Tinh Long Đởm Tán - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị lợi răng sưng đau: Cốc tinh thảo 15g-30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
CỎ ĐUÔI LƯƠN
Cỏ đuôi lươn
Còn có tên là bồn chồn, điền thông
Tên khoa họcPhilydrum lanuginosumBanks (Garciana cochinchinensis Lour).
Thuộc họ Cỏ đuôi lươnPhilydraceae.
Tên cỏ đuôi lươn là vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục.
A. Mô tả cây
Cỏ đuôi lươn là một loại cỏ mọc đứng, cao chừng 0,35-1,3m. Trên thân có rất nhiều lông ngắn màu trắng, trông như len, nhiều nhất là ở phía dưới cụm hoa. Lá hình gươm, dài 8-70cm, rộng 4-10mm, phía trên có vạch dọc, phía dưới có lông, lá ở gốc phủ lên nhau, có khi 4-5 lá, dài và hệp, lá trên thân nhỏ hơn, mọc so le. Cụm hoa mọc thành bông dài 2-5cm. Lá bắc tồn tại như lá nhưng nhỏ có lông hoặc không có lông. Hoa mọc so le, không cuống, đài 2, tràng 2, nhị 1. bầu 3 ngăn không rõ. Quả nang có lá bắc bao bọc, có lông mịn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở những vùng lầy, ẩm ướt ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Bộ cũng có mọc. Có mọc cả ở Trung Quốc, Ấn Độ. Hái bộ phận trên mặt đất phơi khô để dành mà dùng.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc đều dùng cây này làm thuốc.
Tại các cửa hàng bán lá tại Hà Nội, người ta bán để cho phụ nữ dùng trước và sau khi sinh nở (chữa bệnh hậu sản).
Tại Trung Quốc người ta dùng sát vào chỗ lở loét, rửa chỗ sưng đau. Uống trong ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
CỎ NẾN
Cỏ nến, Bồn bồn - Typha angustata Bory et Chaub., thuộc họ Cỏ nến - Typhaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 1-3m, có thân rễ lưu niên. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải, thon lại ở chóp, dài 6-15cm, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân, bằng hay hơi dài hơn bông hoa đực. Hoa đơn tính, rất nhiều, thành bông rất dày, đặc, hình trụ, có lông tơ, cách quãng nhau 0,6-5,5cm, có chiều dài gần như nhau, bông đực ở ngọn, có lông màu nâu, có răng ở chóp, vàng; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều, mảnh, trắng hoặc màu hung nhạt. Quả dạng gần quả hạch, nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
Bộ phận dùng: Phấn hoa - Pollen Typhae, thường có tên là Bồ hoàng.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở các chỗ ẩm lầy một số nơi ở miền Bắc Việt Nam, như ở Sa Pa (Lào Cai) hay ở Gia Lâm (Hà Nội). Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta dùng phấn hoa của các hoa đực đã phơi khô. Chọn ngày lặng gió, cắt bông hoa, phơi khô (nếu trời râm phải tãi ra, tránh ủ nóng làm biến chất). Dùng cối nghiền, sàng sạch lông và tạp chất, rây lấy bột nhỏ, phơi khô để dùng.
Thành phần hoá học: Hạt phấn chứa 30% chất béo, trong đó có acid palmitic; còn có isorhamnetin.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, tính bình. Ðể sống thì có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, thông huyết ứ, kinh bế. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Còn có tác dụng làm co bóp dạ con. Ở Ấn Ðộ, gốc rễ được sử dụng làm thuốc săn da và lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Từ thời Thượng Cổ, ở nhiều nước, người ta đã dùng phấn hoa Cỏ nến làm thuốc lợi tiểu và săn da. Nay thường được dùng trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, có thai ra huyết (sao đen sắc uống), chữa bạch đới, ứ huyết do vấp ngã hoặc đánh đập tổn thương. Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Ðơn thuốc: Chữa tổn thương hoặc bị chấn thương ứ máu trong bụng; dùng Bồ hoàng 5g, Cao ban long 4g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã kê lại những phương thuốc sau đây:
1. Chữa thổ huyết; Bồ hoàng sao 80g, uống mỗi lần 4-8g.
2. Chữa chảy máu mũi: Bồ hoàng sao và Thanh đại mỗi vị 4g uống.
3. Chữa khạc ra máu: Bồ hoàng sao, lá Sen khô, bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8-12g với nước sắc vỏ rễ cây Dâu làm thang.
4. Chữa đại tiện ra máu: Bồ hoàng sao, lá Sen tươi, Củ cải tán bột, uống mỗi lần 4-8g với nước cơm.
5. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng và rong huyết không dứt: Bồ hoàng sao, lá Lốt tẩm nước muối sao, tán nhỏ, luyện với mật làm viên bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên với nước cơm.
6. Chữa sau khi đẻ, máu hôi ra không hết, sinh đau bụng, dùng Bồ hoàng sao qua giấy, uống mỗi lần 4g với nước.
CỎ NHỌ NỒI
Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo
Tên khoa học Eclipta alba Hassk/
Thuộc họ Cúc Asteraceae
Ta dùng toàn cây nhọ nồi tươi hoặc khô.
A. Mô tả cây
Cỏ nhọ nồi là một loại cỏ thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
B.Thành phần hoá học
Theo các nhà nghiên cứu trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tamin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin.
C. Tác dụng dược lý
1. Về tác dụng cầm máu
- Nước sắc cỏ nhọ nồi khô, với liều 3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt có nghĩa là làm tăng tỉ lệ prothrobin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
- Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.
Đối với thỏ có thai có thể xảy thai.
- Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp.
- Cỏ nhọ nồi không làm giãn mạch
2. Về độc tính của nhọ nồi
Thử trên chuột bạch với liều từ 5-80 lần liều lâm sàng không có triệu chứng trúng độc.
D. Công dụng và liều dùng
Tính vị theo tài liệu cổ: Vị ngọt, chua, tinh lương vào hai kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lị. Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.
Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt nước uống để cầm máu trong Rong kinh, Trĩira máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Ngày dùng từ 6-12g, dạng sắc uống hoặc làm thành viên. Những người thợ nề dùng cỏ nhọ nồi xoa tau chữa bỏng rát do vôi. Có người dùng chữa bệnh nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc, nhuộm tóc, bôi lên những chỗ trổ ở da thịt để có màu tím đen.
CÂY MÃ TIÊN THẢO
“Mã tiên thảo” còn được gọi là “Cỏ roi ngựa”, một loài cây mọc hoang rải rác khắp, là vị thuốc dễ tìm nhưng lại có nhiều tác dụng rất kỳ diệu. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền những truyền thuyết lý thú về tác dụng trị liệu của loài cây này.
Như trong sách “Bách thảo Dược dụng Thú thoại” có ghi lại một truyền thuyết về tác dụng chữa chứng bệnh cổ trướng của cây cỏ roi ngựa như sau:
Truyền thuyết về cây roi chữa cổ trướng
Tương truyền, những khi nhàn rỗi, Quan Thế Âm Bồ Tát thường ngao du khắp các nơi. Ngồi trên đài sen, đưa mắt nhìn bốn phương, quan sát dân tình, để kịp thời cứu khổ cứu nạn.
Một hôm, khi đến gần một đỉnh núi, Quan Thế Âm Bồ Tát thấy có một đám mây đen quấn quanh, đám mây đó cứ lúc tán lúc tụ, nên trong lòng cảm thấy nghi hoặc. Quan Thế Âm Bồ Tát liền hóa thân, biến thành một bà cụ già và hạ xuống để tìm hiểu xem có chuyện gì. Trên đỉnh núi có một bãi bằng, cây cỏ tươi tốt, tiếng chim hót líu lo hòa cùng với tiếng ca của những người đi chăn gia súc.
Vậy thì chuyện gì có thể xảy ra được?
Quan sát kỹ hơn, bỗng nhiên bà cụ già (Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân) nhìn thấy: Có một người đàn bà đang cầm cây roi ngựa đánh một người đàn ông. Người đàn ông gầy gò, da đen xạm, đang nằm ngửa trên mặt phiến đá to và nhẵn, áo phanh ra, để lộ cái bụng trướng to tựa như cái trống.
“Còn có thể chịu được nữa hay không?” – Người phụ nữ mắt đang ngấn lệ hỏi.
“Chịu được, … chịu được, … tiếp … tiếp tục đánh …” – Người đàn ông cắn răng chịu đau, trán tiết ra những giọt mồ hôi to như hạt đậu, miệng lẩm nhẩm đếm.
“Đét … đét …” – Đánh xong mỗi roi, người phụ nữ lại lấy vạt áo lau nước mắt.
Trên da bụng của người đàn ông hằn lên những vết roi tím bầm, đang rỉ máu tươi, …
Bà cụ thấy thế liền tiến đến ngăn lại. Người phụ nữ thở dài một hơi, lau nước mắt, đứng nhìn bà cụ già xa lạ.
Còn người đàn ông thì nhổm dậy, mắt lộ vẻ căm tức và nói: “Bà già kia, … đây không phải là việc của bà … Người trong thôn chúng tôi, có ai bị mắc bệnh cổ trướng, đều dùng roi ngựa đánh vào bụng là khỏi. Muốn bệnh chóng khỏi, phải đánh sớm. Muốn bệnh khỏi nhanh, phải đánh cho đủ 1000 roi… Tôi mới đánh được 500 cái…“.
Nghe vậy Quan Thế Âm Bồ Tát cười và nói: “Cái roi ngựa mà thần diệu vậy à? Đưa cho ta xem…“.
Người phụ nữ đưa cái roi ngựa cho Quan Thế Âm Bồ Tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát cầm cây roi, liền cắm nó xuống đất và nói: “Ta sẽ biến nó thành một cái cây. Các người chỉ cần nhổ cây lên, sắc lấy nước uống, bệnh sẽ khỏi. Không phải dùng roi ngựa đánh nữa!“.
Trong nháy mắt, chiếc roi đã mọc rễ, biến thành một cái cây, có lá xẻ răng cưa, thân có cạnh và có đốt giống như roi ngựa…
Thấy thế, hai vợ chồng người chăn dê ngẩn cả người ra. Lát sau bừng tỉnh, nhớ lời dặn, nhổ cây đem sắc nước uống. Thuốc vừa xuống đến bụng, người đàn ông đã thấy có tiếng kêu ùng ục bên trong… và cái bụng to như trống cứ xẹp xuống dần…
“Cỏ roi ngựa … Tốt … Hãy gọi đó là cỏ roi ngựa“.
Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên đám mây đang mỉm cười. Lại tiếp tục vân du khắp nơi.
Xin nói thêm đôi lời cho dễ hiểu:
– “Cổ trướng” là tên bệnh trong Đông y cổ truyền, có xuất xứ từ sách “Linh khu“. “Cổ trướng” chỉ tình trạng bụng phình to, da bụng căng như da trống, nổi gân xanh, nhưng chân tay lại không bị phù, người gầy đét, da đen xạm hoặc vàng xạm…
Đông y cho rằng, nguyên nhân dẫn tới cổ trướng là do tình chí bị uất kết, ăn uống không tiết chế, uống rượu quá độ… khiến cho Can Tỳ khí trệ (chức năng của tạng Can và tạng Tỳ bị đình trệ) mà gây nên bệnh.
Sử dụng cỏ roi ngựa chữa cổ trướng là một kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian đã từ lâu đời và đã được ghi lại trong một số Y thư cổ, ví dụ như “Vệ sinh Dịch giản phương“, “Bổ khuyết Trửu hậu phương“…
Trong các sách thuốc Đông y, cây cỏ roi ngựa thường gọi là “mã tiên thảo” (“mã” = ngựa, “tiên” = roi, “thảo” = cỏ); do loại cỏ này có thân dài, thẳng, có đốt, nhìn giống như là cái như roi ngựa.
“Cỏ roi ngựa” còn có rất nhiều tên khác như“cây chỉ thiên”, “phượng cảnh thảo”, “thiết mã tiên”, “hạc tất phong”, “thoái huyết thảo”, “cỏ vọt ngựa”(sách “Nam dược Thần hiệu” của Tuệ Tĩnh),“nhả tháng én”(dân tộc Tày),“co pin mạ”(Thái)…; tên khoa học là Verbena officinalis L., thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Đặc điểm thực vật: Cỏ roi ngựa là loại cây thảo nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao từ 0,1-1m. Thân có 4 cạnh, mọc đứng, có lông. Lá mọc đối, xẻ thành những thùy hình lông chim không đều. Mép lá có răng cưa; phiến lá men theo cuống đến tận gốc. Hoa mọc ở ngọn, thành bông hoặc chùy, dài khoảng 20cm, phân nhánh nhiều; lá bắc có mũi nhọn; hoa nhỏ màu xanh lam tím nhạt, lưỡng tính, mọc sít nhau, không đều. Quả nang, có 4 nhân, hạt nhỏ.
Sinh thái: Cỏ roi ngựa hay gặp ở những chỗ đất ẩm ven bờ rào, bờ ruộng, trên các bãi hoang quanh làng bản, ven đường đi, chân đê và nương rẫy. Cây ưa ánh sáng, sinh trưởng nhanh, có vòng đời (tính từ khi hạt nảy mầm cho đến khi tàn lụi) kéo dài khoảng 4- 5 tháng. Mùa hoa và quả từ khoảng tháng 3 đến tháng 9.
Để dùng làm thuốc, người ta chặt toàn cây, hoặc nhổ cả cây kèm theo rễ. Có thể dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô; dùng tươi có tác dụng tốt hơn.
Những tác dụng chữa bệnh đặc hiệu của cỏ roi ngựa
Trong các sách về Đông dược dùng trên lâm sàng, cỏ roi ngựa thường được xếp vào nhóm các loại thuốc “giải biểu” (giải trừ tác nhân gây bệnh (giải) ở các bộ phận thuộc phần bao bọc bên ngoài của cơ thể (biểu)). Nhưng do cỏ roi ngựa còn có tác dụng giải độc, nên một số sách thuốc lại xếp nó vào loại thuốc “giải độc”.
Theo Đông y, cỏ roi ngựa có vị đắng, tính mát; đi vào các kinh Can và Tỳ. Có tác dụng giải biểu, hoạt huyết, tán ứ, thanh nhiệt, giải độc, thông kinh, lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, sốt rét, cổ trướng, hầu họng sưng đau, hoàng đản (vàng da), bạch hầu, đòn ngã tổn thương…
Liều dùng: Sắc uống dùng 15-30g khô hoặc 30-60g tươi; dùng ngoài giã đắp ngoài hoặc nấu nước tắm, rửa.
Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai phải thận trọng khi sử dụng.
Các kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy: Cỏ roi ngựa có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn (nước sắc có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ), cầm máu, chất verbenalin trong cỏ roi ngựa có tác dụng lợi sữa (tăng tiết sữa) ở động vật đang cho con bú. Những năm gần đây các nhà khoa học còn phát hiện thêm tác dụng ức chế đối với vi trùng gây sốt rét.
Một số bài thuốc từ cỏ roi ngựa
Tại phương Đông, tác dụng chữa bệnh của cỏ roi ngựa (mã tiên thảo) đã được ghi chép đầu tiên trong sách “Danh y biệt lục” của Đào Hoằng Cảnh (456-536).
Thời xưa, dân châu Âu cũng rất hay dùng đến vị thuốc này, coi như có khả năng chữa được bách bệnh. Tuy nhiên hiện nay, tại ở các nước châu Âu, người ta chỉ còn dùng nó làm thuốc xoa bóp.
Một số cách sử dụng cụ thể:
1. Ăn phải cá độc sinh cổ trướng: Dùng cỏ roi ngựa một nắm to, sắc nước uống nhiều lần trong ngày (Tuệ Tĩnh – “Nam dược thần hiệu“).
2.Cổ trướng – bụng trướng to, da đen xạm, phiền khát: Dùng cỏ roi ngựa, giã nát, sắc với nước hoặc rượu, uống khi còn nóng (“Vệ sinh Giản dịch phương“).
3. Họng sưng đau: Dùng cành và lá cỏ roi ngựa tươi một nắm to, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm một lượng sữa người vào, ngậm và nuốt dần từng ít một (“Giang Tây Trung thảo dược học“).
4. Sốt rét: Dùng cỏ roi ngựa khô 30-60g, sắc nước uống. Trước và sau lúc lên cơn sốt 1-2 giờ uống một lần. Đã tiến hành điều trị cho 236 ca, 216 ca có kết quả tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuốc có tác dụng ức chế đối với vi trùng sốt rét (malarial parasite), khiến trùng bị biến dạng và chết (“Thảo mộc liệu pháp“).
5. Phòng viêm gan truyền nhiễm: Dùng cỏ roi ngựa 25g, cam thảo 5g, sắc với 150 ml nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 40ml – đó là liều lượng một lần uống đối với người lớn; mỗi ngày uống 3 lần vào trước bữa cơm, liên tục trong 4 ngày.
Theo Trung y tạp chí 4/1960: Trong thời kỳ có dịch viêm gan truyền nhiễm, 74 người trong diện có nguy cơ bị nhiễm bệnh đã được sử dụng phương thuốc trên, theo dõi trong 4 tháng không thấy bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, nhóm đối chứng 35 người, có 3 người bị bệnh, như vậy sơ bộ có thể thấy mã tiên thảo có tác dụng dự phòng nhất định đối với bệnh viêm gan nhiễm trùng.
6.Hoàng đản (vàng da): Dùng rễ cỏ roi ngựa tươi hoặc toàn cây tươi 50g, sắc lấy nước, bỏ bã, pha thêm đường; chia thành 3 phần uống trong ngày; nếu vùng gan trướng đau thêm sơn tra 15g vào cùng sắc uống (“Giang Tây Thảo dược thủ sách“).
7.Trĩ nội: Dùng cỏ roi ngựa, rau dền gai – mỗi thứ 20g; sắc nước uống thay trà trong ngày, liên tục trong nhiều ngày.
Tạp chí Quảng Tây trung dược học số 2/1977 thông báo: một nữ bệnh nhân 26 tuổi, bị trĩ nội xuất huyết đã 11 năm, sử dụng phương thuốc này trong nửa tháng đã khỏi bệnh, 2 năm sau không thấy tái phát.
8.Da lở ngứa: Khi da bị lở ngứa, có thể lấy 50-100g cỏ roi ngựa tươi, nấu nước để tắm rửa hàng ngày và xoa xát lên chỗ da có bệnh; tác dụng chống viêm và chống ngứa rất tốt. Cây không độc, không gây dị ứng, mẩn ngứa như lá han hay một số loại lá độc khác.
Còn gọi là cỏ roi ngựa, Verveine (Pháp).
Tên khoa học Verbena ofcinalis L.
Thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae.
Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Hẻba Verbenae) tươi hay sấy khô hoặc phơi khô.
Tên mã tiên do chữ mã = ngựa, tiên = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy.
Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.
A. Mô tả cây
Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thuỳ lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này mọc hoang khắp nơi trong nước ta, hái vào mùa thu khi cây đã ra hoa và một số hoa đã bắt đầu kết quả. Dùng tười hay phơi hoặc sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Toàn cây chứa một glucozit gọi là verbenaln hay verbenalozit C17H24)10kết tinh không màu, không mùi, vị đắng, thuỷ phân sẽ cho glucoza và verbenalola C­11H14­O5'
Verbenalin + H2O = verbenalola + glucoza
Ngoài ra còn có các men invectin và men emunxin. Do đó khi phơi sấy, tỷ lệ glucozit có thể giảm tới hơn 25%.
D. Tác dụng dược lý
Mã tiên thảo ít độc. Thheo Holste, mã tiên thảo có thể làm máu chóng đông.
E. Công dụng và liều dùng
Tính chất theo đông y: Vị đắng, hơi hàn, vào hai kinh can và tỳ. Tác dụng phá huyết, sát trùng, thông kinh. Dùng chữa bệnh lở ngứa hạ bộ, tiêu chướng. Trước đây nhân dân Châu Âu rất hay dùng vị thuốc này, coi như có khả năng chữa bách bệnh. Hiện nay chỉ còn dùng làm thuốc xoa bóp.
Nhân dân ta hay dùng cỏ roi ngựa tươi giã lấy nước uống, bã đắp lên mụn nhọt như sứng vú, hậu bối.
Còn dùng uống và rửa chữa bệnh ngứa ở hạ bộ. Ngày dùng 6-12g khô tương ứng với 25-50 tươi.
CÓC MẪN
Cóc mẳn vị thuốc chữa ho, viêm phế quản Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cẩu tử thảo.
Tên khoa học Centipeda minima
Thuộc họ Cúc Asteraceac
Mô tả:cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất ẩm, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng, lá đơn mọc so le, hơi hình 3 cạnh, đầu tù, phía cuống hẹp lại, mép có hai răng cưa, có khi 1 hay 3, dài 10-18mm, rộng 6-10mm, gân chính hơi nổi ở mặt dưới lá, gân phụ không rõ, không có cuống. Cụm hoa hình đầu mọc ở nách lá, hoa cái gồm nhiêu lớp, cánh hoa hình ống màu trăng, trên có răng cưa, hoa lưỡng tính ít hơn, tràng hoa hình chuông có 4 răng hình trứng, rộng, màu hơi tím. Quả bế 4 cạnh, có lông mịn nhỏ, mùa hoa các tháng 2-5, mùa quả các tháng 4-7.
Phân bố:mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang tại nước ta. Nhân dân thường hái toàn cây cả rễ về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Công dụng và liều dùng:cọc mẳn chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, thường dùng chữa ho, viêm phế quản, mắt đau đỏ sưng, chảy nước dãi, tan màng mộng mắt, dùng ngoài chữa eczema.
BẠCH MAO CĂN
( Rhizoma Imperatae Cylindricae)
Bạch mao căn là rễ cỏ tranh, còn gọi là Mao căn, Mao thảo căn là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh Imperata cylindrica (L) Beauv. var. major (Nees) c.E.Hubb. thuộc họ Lúa Poaceae ( Gramineae) mọc hoang khắp noiư ở nước ta> Rễ tranh dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt tính hàn. Qui kinh Phế, Vị, Bàng quang.
Theo các sách cổ:
*.Sách Bản kinh: Vị ngọt hàn.
*.Sách Danh y biệt lục: không độc.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thiếu âm, túc thái âm, dương minh.
*.Sách Đắc phối bản thảo: nhập thủ thiếu âm, thái âm, túc thái âm, dương minh kinh.
*.Sách Bản thảo cầu chân: nhập Vị Can.
Thành phần chủ yếu:
Cylindrin, Arundoin, Fermenol, Potassium, Calcium, Glucose, Fructose, Oxalic acid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt lợi tiểu, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng nục huyết, khái huyết, thổ huyết, niệu huyết, nhiệt lâm, tiểu tiện khó, phù, hoàng đản, thấp nhiệt, bệnh nhiệt phiền khát, vị nhiệt nôn ọe, phế nhiệt khái thấu.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" Trị lao thương gầy yếu, bổ trung ích khí trừ ứ huyết, huyết bế, hàn nhiệt, lợi tiểu tiện."
*.Sách Danh y biệt lục:" Hạ ngũ lâm, trừ khách nhiệt tại trường vị, chỉ khát kiện căn, phụ nữ băng huyết. Uống lâu có lợi."
*.Sách Bản thảo cương mục:" Bạch mao căn ngọt, năng trừ phục nhiệt, lợi tiểu tiện, năng chỉ huyết, trừ uế nghịch, suyễn tức, tiêu khát, trị Hoàng đản, thủy thũng."
*.Sách Bản thảo cầu chân: " Giải độc rượu, trị ung thư dùng giã đắp hoặc sắc nước đắp."
*.Sách Y học trung trung thâm tây lục: " Ruột rỗng có đốt, tối thiện thấu phát tạng phủ uất nhiệt, giải độc đậu chẩn, thiện lợi tiểu tiện, giảm đau của chứng lâm, tiểu tiện ít do nhiệt , thân phù bụng trướng, thuốc còn nhập phế, thanh phế nhiệt chỉ khái định suyễn, dùng tươi nhai có nhiều dịch nên nhập vị tư âm sinh tân chỉ khát, còn trị phế vị nhiệt, khái huyết, thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện có huyết, dùng tươi có tác dụng tốt hơn."
*.Sách Bản thảo chính nghĩa:" Bạch mao căn hàn lương mà vị rất ngọt, có thể thanh nhiệt tại phần huyết mà không gây táo, cũng không nê trệ nên lương huyết mà không sợ tích ứ. Chủ trị thổ huyết, nục huyết, tả giáng hỏa nghịch rất tốt, còn chủ trị vị hỏa uế nghịch ẩu thổ, phế nhiệt khí nghịch suyễn mãn. Thuốc còn trị chứng tiêu sinh táo khát. Còn trị tiểu ra máu, trị phụ nữ huyết nhiệt lộng hành sinh băng đới, thuốc có tác dụng thông lợi, tả nhiệt kết gây phù, trị hoàng đản do uất nhiệt. Thuốc có sở trừơng thanh tả phế vị nhiệt nên dùng làm thuốc hổ trợ trị các chứng đau răng, sưng nướu, nha cam, mồm lưỡi lở, họng đau lóet, rất hay."
B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Tác dụng làm đông máu nhanh:Bột Mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục canxi của huyết tương thỏ thực nghiệm.
2.Tác dụng lợi niệu:dùng thuốc sắc hoặc nước ngâm kiệt thụt dạ dày thỏ bình thường có tác dụng lợi niệu, nhiều nhất là sau 5 ngày đến 10 ngày. Tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có nhiều muối kali.
3.Tác dụng ức chế vi khuẩn:thuốc sắc còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lî Flexner và Sonnei, nhưng đối với trực khuẩn Shigella thì không có tác dụng.
4.Ảnh hưởng của thuốc đối với cơ timhấp thu lượng 86 Mao căn chiết xuất với nước và rượu hỗn hợp, với nồng độ 2:1 ; 0,2ml/10g chích ổ bụng làm cho lượng hấp thu Rb của cơ tim chuột nhắt thí nghiệm tăng lên 47,4%.
5.Mao căn không có tác dụng giải nhiệt.
6.Độc tính:Dùng nước sắc thuốc bơm nuôi thỏ nhà với liều 25g/kg, 36 giờ sau, hoạt động của thỏ bị ức chế, vận động chậm, hô hấp tăng nhanh nhưng hồi phục lại bình thường không lâu. Trường hợp chích tĩnh mạch với liều 10 - 15g/kg thì xuất hiện thở nhanh, vận động giảm 1 giờ sau hồi phục dần, nếu chích với liều 25g/kg, 6 giờ sau thỏ chết.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị sốt xuất huyết:Dùng Mao căn 50 - 100g, Đơn sâm 20 - 30g, Lô căn 30 - 40g, Hoàng bá, Đơn bì đều 10 - 15g, Bội lan 15 - 30g, tùy chứng gia vị, đã trị 60 ca xuất huyết, mỗi ngày 1 - 3 thang sắc chia nhiều lần uống. Có kết hợp dùng sinh tố C 2 - 3g/ mỗi ngày, truyền dịch và cho thuốc tây cầm máu lúc chảy máu nhiều, chỉ có 2 ca tử vong còn hồi phục tốt so với tổ đơn thuần dùng thuốc tây tốt hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thông kê ( Báo cáo của Hạ viễn Lục, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986.6(4):212).
2.Trị chảy máu cam:Chi tử 18g, Mao căn tươi 120g (hoặc Mao căn khô 36g) sắc uống nóng sau ăn hoặc trước lúc ngủ, có kết quả đối với chảy máu cam thể phế vị thực nhiệt, tâm hỏa bốc, uống 1 - 3 thang có kết quả.
3.Trị viêm thận cấp:Bạch mao căn khô 250g, nước 500ml sắc nước chia 2 - 3 lần uống, trị viêm thận cấp trẻ em, có 11 ca, 9 ca khỏi, 2 ca tốt, trung bình mỗi bệnh nhân uống 42 thang, so với tổ đối chiếu tỷ lệ khỏi cao hơn 21% ( Báo cáo của Lưu Tuấn Quảng đông y học 1965, 3:28).
4.Dùng thanh nhiệt giáng hỏa:Trong các trường hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó thở, vị nhiệt nôn ói.
*.Mao căn tươi 40g sắc uống, lúc thuốc ấm sau khi ăn. Trị chứng phế nhiệt khó thở.
*.Mao cát thang: Mao căn 12g, Cát căn 12g, sắc nước uống trị chứng nấc cụt do nhiệt.
5.Dùng lương huyết chỉ huyết:Trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam.
*.Tam tiên ẩm: Tiên mao căn 40g, Tiên tiểu kế 20g, Tiên ngẫu tiết 40g, sắc uống trị chứng hư lao trong đờm có máu ( có thể dùng cho bệnh lao, giãn phế quản ho ra máu).
*.Mao căn 40g, Đại kế căn 20g sắc uống trị tiểu ra máu.
6.Dùng lợi tiểu tiêu phù:Trong các trường hợp viêm cầu thận cấp, phù, nước tiểu ít, thấp nhiệt hoàng đản.
*.Bạch mao căn tươi ( cạo sạch vỏ) 80 - 160g, Bạch anh tươi 80g, Thịt nạc heo 160g nấu ăn. Trị viêm gan hoàng đản tiểu tiện ít.
*.Bạch mao căn tươi, Tây qua bì đều 40g, Ngọc mễ tu 12g, Xích tiểu đậu 16g, sắc uống . Trị viêm cầu thận cấp.
*.Trà lợi tiểu: Râu ngô 40g, Xa tiền 25g, Rễ cỏ tranh 30g, Hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ trộn đều. Mỗi lần cân 50g pha thành 0,75lít, chia uống trong ngày vòa lúc khát.
7.Dùng phòng ngừa ho gà:Bạch mao căn 20g, Cam thảo 8g, Bắc sa sâm 12g, sắc uống ngày 1 thang.
Liều dùng và chú ý:
*.uống và cho vào thang thuốc: 15 - 30g. Dùng tươi lượng gấp đôi, dùng nhiều có thể tới 250g đến 500g. Dùng tươi có thể giã lấy nước uống. Sao cháy chỉ để dùng cầm máu.
Còn gọi là mao căn, bạch mao căn.
Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv.
Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
A. Mô tả cây
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy nhưng hinh bắp dài 5-20cm màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.
B.Thành phần hoá học
Trong thân rễ có glucoza, fuctoza và axit hữu cơ.
C. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ: Bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn. Vào 3 kinh tâm, tỳ và vị. Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam.
Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể. Còn dùng chữa sốt nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết.
Liều dùng: 10-40g
Đơn thuốc có cỏ tranh
Chè lợi tiểu: Râu ngô 40g, xa tiền 25g, rễ cỏ tranh 30g, hoa cúc 5g. Tất cả thái nhỏ trộn đều, mỗi lần 50g pha nước uống trong ngày vào lúc khát.
Trẻ em 6-14 tuổi ngày 25g
Như thần thang: Chữa phổi nóng, hen cò cừ, Sinh mao căn sắc uống lúc còn nóng sau bữa ăn.
Ma căn thang: Chữa đái ra máu,bạch mao căn, khương thán, thêm mật ong trắng, sắc uống.
CỎ TRÓI GÀ
Cỏ trói gà, Gọng vó, Mồ côi - Drosera indica L., thuộc họ Bắt ruồi - Droseraceae.
Mô tả: Cây thảo cao 10-40cm, thân như sợi chỉ, có lông tuyến, lá hẹp và dài mọc tỏa ra như gọng vó, thường cuộn xoắn ốc ở ngọn; cuống lá nhẵn; phiến lá mang nhiều lông tuyến dài bằng bề rộng của lá. Hoa mọc thành chùm, ở bên trên nách lá; tràng hoa màu trắng hay tím. Quả nang mở thành 3-4 mảnh vỏ; hạt nhiều, hình quả lê, ngoài mặt có những vạch dọc.
Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Droserae Indicae.
Nơi sống và thu hái: Thường gặp trên các đất lầy, gò và các ruộng bạc màu tại nhiều nơi ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Gia Lai, Lâm Ðồng, Ðồng Nai, tới Kiên Giang, Bến Tre. Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc, Philippin, Châu Úc.
Thành phần hoá học: Cây chứa plumbagon.
Tính vị, tác dụng: Cũng tương tự như Cỏ tỹ gà hay Bắt ruồi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta ngâm cây này vài ngày trong 3 phân rượu gạo, dùng nước để bôi chai chân có tác dụng làm mềm chất sừng và làm bong chai đó ra.
NGƯU TẤT
Còn gọi là cây cỏ xước, hoài ngưu tất
1. Tên dược: Radix Achyranthis bidentatae; Radix cyathulae.
2. Tên thực vật: Achyranthes bidentata BL; Cyathula officinalis Kuan.
3. Tên thường gọi: Achyranthes root, Cyathula root: ngưu tất.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ đào vào mùa đông, phơi khô và cắt thành lát mỏng.
5. Tính vị: vị đắng, chua và tính ôn.
6. Qui kinh: can và thận.
7. Công năng: hoạt huyết, trừ ứ bế và điều kinh. Bổ can, thận, khoẻ cơ gân, lợi tiểu, chống loạn tiểu tiện. Tăng tưới máu cho phần dưới cơ thể.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Ứ máu biểu hiện như vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp ngưu tất với táo nhân, hồng hoa, đương qui và liên hồ sách.
- Can và thận kém biểu hiện như đau và yếu vùng thắt lưng và chân: Dùng phối hợp ngưu tất với tang ký sinh, đỗ trọng và câu kỷ.
- Giãn mạch máu quá mức biểu hiện như nôn ra máu và chảy máu cam: Dùng phối hợp ngưu tất với tiểu kế, trắc bách diệp và bạch mao căn.
- Âm suy và dương vượng dẫn đến phong can nội chạy lên trên biểu hiện như đau đầu, hoa mắt và Chóng mặt: Dùng phối hợp ngưu tất với đại giả trạch, mẫu lệ và long cốt dưới dạng trấn can tức phong thang.
- Âm suy và vương hỏa biểu hiện như loét miệng và sưng lợi: Dùng phối hợp ngưu tất với sinh địa trùng và tri mẫu.
- Rối loạn đường niệu biểu hiện như đi tiểu đau, đái ra máu và nước tiểu ít: Dùng phối hợp ngưu tất với thông thảo, hoạt thạch và cù mạch dưới dạng ngưu tất thang.
9. Liều dùng: 6-15g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng ngưu tất cho thai phụ hoặc ra nhiều kinh nguyệt.
XUYÊN NGƯU TẤT
(Radix Achyranthis Bidentatae)
Ngưu tất dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là rễ phơi hay sấy khô của nhiều loài Ngưu tất thường gặp là Hoài Ngưu tất (Achyranthes Bidentata Blume), Ma Ngưu tất (Cyathula capitata (Wall) Moq) và Xuyên Ngưu tất (C.officinalis Kuan).
Tính vị qui kinh:
Đắng, chua, bình. Qui kinh Can Thận.
Theo Y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: " chua bình không độc".
*.Sách Bản kinh: " vị đắng chua".
*.Sách Bản thảo cương mục: "túc quyết âm, thiếu âm".
Thành phần chủ yếu:
Triterpenoid, saponine, ecdysterone, inokosterone, rhamnoza, acid oleanic, galactoza, glucoza, muối kali.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, bổ can thận dưỡng gân cốt, lợi niệu thông lâm, làm sứ dược dẫn huyết và hỏa xuống phần dưới cơ thể. Chủ trị các chứng: rối loạn kinh nguyệt, đau kinh, tắt kinh, đau bụng sau sanh, đau do chấn thương, lưng gối nhức mỏi, huyết niệu, tiểu tiện đau buốt, không thông, các chứng thổ huyết, nục huyết, đau lợi răng, miệng lưỡi lở, đau đầu chóng mặt, đẻ khó.
Theo Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:"chủ hàn thấp nuy tý, chân tay co quắp, gối đau không duỗi được, trục huyết khí, lở lóet do hỏa nhiệt, trụy thai".
*.Sách Danh y biệt lục:" trị nam thận âm suy giảm, người già tiểu không tự chủ, tăng cốt tủy, trị đau trong não và cột sống thắt lưng, trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, giảm tóc bạc".
*.Sách Bản thảo cương mục:" Ngưu tất sao rượu bổ can thận, dùng sống trừ ác huyết ( máu độc). Trị đau lưng gối, chân teo, âm tiêu ( yếu sinh lý) tiểu không tự chủ ( thất niệu), sốt rét lâu ngày (cửu ngược). Thuốc còn trị chứng trưng hà, các chứng tâm phúc thống, ung thũng ác sang, họng lợi răng đau, tiểu đau, tiểu ra máu, các chứng kinh thai sản nhờ thuốc có tác dụng khử ác huyết".
*.Sách Bản thảo thông huyền: " trị chứng ngũ lâm, dùng Ngưu tất 1 lạng gia thêm ít Nhũ hương sắc uống vài thang là khỏi, nhờ tác dụng đi xuống mà thông được tiểu tiện".
*.Sách Y học Trung trung tham tây lục: " Ngưu tất nguyên là thuốc bổ, chuyên đưa khí huyết đi xuống, mà dùng làm thuốc dẫn dược.Thuốc trị chứng thận hư, đùi lưng đau, gối đau không co duỗi được, cẳng teo không đi lại được. Trị con gái kinh bế huyết khô, có tác dụng dục sản. Trị chứng tiểu buốt (lâm thống), thông lợi tiểu tiện".
B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein. Dịch chiết Cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim ếch cô lập, làm giãm mạch hạ áp, hưng phấn tử cung có thai hoặc không có thai. Thuốc còn có tác dụng lợi tiểu, làm hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, hạ cholesterol máu.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị bệnh phụ khoa:như rối loạn kinh nguyệt, đau kinh, kinh bế, đau bụng sau sanh do thuốc có tác dụng thông kinh, khu ư,ù chỉ thống.
Thường dùng phối hợp với Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui.
Có thể dùng các bài thuốc sau:
*.Xuyên Ngưu tất 20g sắc nước uống với rượu trị kinh bế, kinh không thông.
*.Thóat hoa tiễn: Hồng hoa, Xuyên khung mỗi thứ 6g, Xuyên Ngưu tất 16g, Đương qui 12g, Nhục quế (tán bột hòa uống) 3g, Xa tiền tử 12g, sắc uống trị sinh khó, thai chết lưu không ra.
*.Ngưu tất tán: Ngưu tất, Đương qui, Xích thược, Đào nhân, Diên hồ sách, Đơn bì đều 12g, Quế tăm, Mộc hương đều 6g, tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần với rượu ấm trị hết kinh đau bụng.
2.Trị các chứng gân cơ yếu:(thuốc có tác dụng tư bổ can thận) thường phối hợp với Thục địa, Qui bản, Tỏa dương, Hổ cốt. Bài thuốc thường dùng:
*.Hổ tiên hoàn ( Y phương tập giải): Qui bản, Hoàng bá, Tri mẫu, Thục địa, Đương qui, Tỏa dương, Bạch thược, Trần bì, Hổ cốt, Ngưu tất.
3.Trị chứng tê thấp khớp đau:dùng Ngưu tất phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ như các bài:
*.Tam diệu tán (hoàn) ( Y học chính truyền): Thương truật 12g, Xuyên Ngưu tất 12g, Hoàng bá 8g, tán bột mịn trộn đều mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần với nước gừng.
*.Tứ diệu hoàn (Thanh phương tiện độc) gồm Ngưu tất gia Mộc qua, Phòng kỷ, Tỳ giải.
4.Trị chứng tiểu ra máu:(viêm niệu, sạn niệu) dùng Ngưu tất gia Đương qui, Cù mạch, Hoạt thạch ( Ngưu tất thang trong sách Bị cấp thiên kim yếu phương).
5.Phòng trị chứng Bạch hầu:Ngưu tất 7 phần, Cam thảo 3 phần, sắc uống thay nước trà hằng ngày.
6.Trị chứng thổ huyết, nục huyết( chảy máu cam): thường dùng phối hợp với Tiểu kế, Bạch mao căn, Chi tử .. có kết quả. Có tác giả dùng Ngưu tất, Đại giá thạch, Tiên hạc thảo lượng bằng nhau trị chảy máu cam 110 ca, uống trung bình trên dưới 10 thang đều khỏi ( Báo cáo của Quách Trung, Tạp chí Trung y Triết giang 1984,19(7):305).
7.Trị tử cung xuất huyết cơ năng:dùng Xuyên Ngưu tất mỗi ngày 30 - 45g sắc uống. Trị 23 ca, uống liên tục 2 - 4 ngày hết xuất huyết, trường hợp xuất huyết lâu ngày, uống tiếp thêm 5 - 10 ngày cũng cố ( Tạp chí Trung y Triết giang 1982,17(2):86).
8.Trị Lactosurie:dùng Ngưu tất 90 - 120g, hạt rau cần 45 - 60g, sắc 2 lần trộn uống chia 2 - 3lần, uống 6 thang khỏi, 3 tháng thấy có kết quả, trị 21 ca có kết quả 86% ( Tạp chí Trung y Sơn đông 1989,6:40).
Liều dùng và chú ý:
*.Liều dùng: 10 - 15g.
*.Dùng Hoài Ngưu tất: hoạt huyết hóa ứ.
*.Dùng Xuyên Ngưu tất: thông lâm lợi tiểu.
*.Phụ nữ có thai và kinh nguyệt không dùng.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:288.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh