KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
LIÊN KIỀU
Tên khác:
Vị thuốc Liên kiều còn gọi Dị Kiều(Nhĩ Nhã), Đại liên tử(Đường Bản Thảo), Tam Liêm Trúc Căn (Biệt Lục), Hạn Liên Tử (Dược Tính Luận), Tam Liên, Lan Hoa, Chiết Căn, Liên Kiều Tâm, Liên Thảo, Đới Tâm Liên Kiều, Hốt Đồ Liên Kiều, Tỉnh Liên Kiều, Châu Liên Kiều, Liên Kiều Xác, Tỳ Liên, Dịch Ách Tiền, Đại Kiều, Hoàng Thiều, Liên Dị, Giản Hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Không Kiều, Không xác (Trung Dược Chí), Lạc kiều (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu).
Tác dụng:
+ Thông lợi ngũ lâm, tiểu tiện bất thông, trừ nhiệt ở Tâm (Dược Tính Luận).
+Thanh nhiệt, giải độc, giải phong nhiệt ở biểu (Trung Dược Học).
+Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tan mủ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị: Trị ôn nhiệt, đơn độc, ban chẩn, ung nhọt thủng độc, lao hạch, tiểu bí, tiểu buốt (Trung Dược Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ:
+ Chỉ mát mà không bổ, bệnh ung nhọt đã vỡ mủ thì không dùng. Hỏa nhiệt thuộc hư cũng kiêng dùng. Tỳ Vị hư yếu, phân lỏng: cẩn thận đừng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Sốt kèm khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
+ Mụn nhọt thể âm, mụn nhọt đã lở loét: không dùng (Trung Dược Học).
Liều dùng: 12 – 20g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị lao hạch, loa lịch không tiêu: Liên kiều, Quỷ tiễn vũ, Cù mạch, Chích thảo. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Liên Kiều Tán – Dương Thị Gia Tàng).
+ Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40gKhổ cát cánh 24g, Bạc hà 24gTrúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi làn dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).
+ Trị trẻ nhỏ mới bị nhiệt: Liên kiều, Phòng phong, Chích thảo, Sơn chi tử. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc với 1 chén nước, còn 7 phân, bỏ bã, uống ấm (Liên Kiều Ẩm – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
+ Trị xích du đơn độc: Liên kiều, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).
+ Trị vú đau, vú có hạch: Liên kiều, Hùng thử phân, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu, đều 8g, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).
+Trị lao hạch, loa lịch: Liên kiều, Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi thứ 12g, Mẫu lệ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị lao hạch, loa lịch: Liên kiều, Mè đen, mỗi thứ 100-150g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn: Liên kiều, Bồ công anh, mỗi thứ 12g, Dã Cúc hoa 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị tràng nhạc và viêm hạch ở nách: Liên kiều + Mè đen, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Dược Liệu Việt Nam).
+Trị vú sưng: Liên kiều 16g, Bồ công anh 12g, Kim ngân hoa 5g, Bồ kết thích 4g. Sắc với 500ml nước còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
+Trị cầu thận viêm cấp, lao thận: Mỗi ngày dùng Liên kiều 30g, cho nước vừa đủ, sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn, trẻ em giảm liều. Liên tục 5-10 ngày. Kiêng ăn cay và mặn (Giang Tây Y Dược Tạp Chí 1961, 7:18).
+Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Liên kiều 30g, thêm nước vừa đủ, sắc còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn (Quảng Đông Trung Y Tạp Chí 1960, 10: 469).
Tên khoa học:
Forsythia suspensa Vahl. Họ Nhài (Oleaceae).
Mô Tả:
Cây cao 2-4m. Cành non hình gần như 4 cạnh, có nhiều đốt, giữa các đốt ruột rỗng, bì không rõ. Lá đơn, phiến lá hình trứng, dài 3-4cm, rộng 2-4cm, mép có răng cưa không đều. Cuống lá dài 1-2cm. Lá thường mọc đối. Hoa màu vàng tươi, tràng hình ống, trên xẻ thành 4 thùy, đài cũng hình ống, trên cũng xẻ thành 4 thùy, 2 nhị, nhị thấp hơn tràng. Một nhụy 2 đầu nhụy. Quả khô hình trứng, dẹt, dài 1,5-2cm, rộng 0,5-1cm, 2 bên có cạnh lồi, đầu nhọn. Khi chín mở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống hoặc chỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, trong quả có nhiều hạt nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại 1 ít:
Đa số nhập của Trung Quốc.
Thu hái:
Quả xanh hái vào tháng 8-9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi rồi đem phơi khô. Quả gìa hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Quả khô.
Mô tả dược liệu:
Liên kiều hình trứng, dài 1,6-2,3cm, đường kính 0,6-1cm. Đầu đỉnh nhọn, đáy quả có cuống nhỏ hoặc đã rụng. Mặt ngoài có vân nhăn dọc không nhất định và có nhiều đốm nhỏ nổi lên. Hai mặt đều có 1 đường rãnh dọc rõ rệt (Dược Tài Học).
Bào chế:
Rửa sạch, bỏ tâm dùng vỏ hoặc chỉ dùng có tâm hoặc dùng Liên kiều kèm cả tâm và vỏ.
Bảo quản:
Tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Trong Liên kiều có: Forsythin (Phillyrin), Matairesinoside, Oleanolic acid (Trung Dược Học).
+ Trong Liên kiều có Phenol Liên kiều [C15H18O7] (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Trong Liên kiều có chừng 4,89 Saponin và 0,2% Alcaloid ( Viện Nghiên Cứu Y Học Bắc Kinh).
+ Forsythin, Phillyrin (Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 31 (2): 131).
+ Pinoresinol, Betulinic acid, Oleanolic acid (Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 97 (10): 1134). pinoresinol-b-D-glucoside (Thiên Diệp Chân Lý Tử, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1978, 32 (3): 194).
+ Rutin (Khuông Mai Học, Trung Dược Thông Báo 1988, 13 (7): 416).
+ Forsythoside A, C, D, E, Salidroside, Cornoside, Rengyol, Isorengyol, Rengyoxide, Rengyolone, Rengyoisde A, B, C (Endo K và cộng sự, Tetrahedron, 1989, 45 (12): 3673).
+ Suspensaside (Kitagawa S và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (8): 194).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng kháng khuẩn: Chất Phenol Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Tụ cầu vàng, Liên cầu khuẩn dung huyết, Phế cầu khuẩn, Trực khuẩn lỵ, Thương hàn, Lao, Ho gà, Bạch hầu, Leptospira hebdomadis, Virus cúm, Rhino virus, Nấm... với mức độ khác nhau (Trung Dược Học).
+Tác dụng chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hưởng đến sự tăng sinh vào tế bào vì vậy, ngày xưa gọi Liên kiều là ‘Sang gia thần dược’(thuốc thần trị mụn nhọt), tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học).
+Thuốc có tác dụng hạ áp huyết, làm gĩan mạch, tăng lưu lượng máu tuần hoàn, cải thiện vi tuần hoàn (Trung Dược Học).
+Liên kiều có tác dụng bảo vệ Gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cường tim (Trung Dược Học).
1- Tác dụng kháng khuẩn dịch chiết Liên kiều có tác dụng kháng khuẩn tương tự như Kim ngân hoa.
2- Kháng ký sinh trùng: Liên kiều in vitro có tác dụng yếu đối với Leptospirosis
3- Kháng Emetin: Liên kiều có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thuốc Digital đối với chim bồ câu và trong nhiều thí nghiệm khác nó có tác dụng làm giảm nôn mửa (Chinese Herbal Medicine).
- Đối với Thận: dùng nước sắc Liên kiều trị 6-8 ca thận viêm cấp cho thấy có tác dụng tiêu phù, giảm protein trong nước tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Đối với mắt: Dùng nước sắc Liên kiều trị 2 ca võng mạc xuất huyết. Trong vòng 4 tuần, các triệu chứng giảm, thị lực cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:
+Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+Vị hơi đắng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị đắng, tính mát (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Thảo Sùng Nguyên).
+Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Vị đắng, hơi chua, tính mát (Trung Dược Học).
+Vị đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Thận, Vị (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Thận (Tăng Đính Trị Liệu Hối Nghĩa).
+Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).
+Vào kinh Tâm, Phế, Đởm, Đại trường, Tam tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ “Liên kiều vị đắng, tính hàn, có khả năng tả uất hỏa ở 6 kinh, là chủ dược của thủ Thiếu âm Tâm kinh. Tâm là chủ của hỏa ở 5 tạng, Tâm hỏa được thanh thì mọi hỏa cũng thanh cả. Phàm mọi chứng sang lở ngoài da đều lấy Liên kiều làm thuốc cốt yếu” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Liên kiều là thuốc chủ lực vào phần khí của kinh túc Thiếu âm (Thận) và thủ Quyết âm (Tâm bào lạc) (Bản Thảo Cương Mục).
+ Liên kiều chủ trị được những chứng bệnh về huyết thể thực chứng. Liên kiều có công hiệu giống như Hoàng liên. Liên kiều làm tá, sứ cho trung tiêu. Phòng phong là thượng sứ của Liên kiều. Địa du làm hạ sứ cho Liên kiều. Liên kiều lại có tính thông lợi được kinh nguyệt. Liên kiều là vị thuốc thánh trong trị ung nhọt của 12 đường kinh vậy” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Liên kiều và Kim ngân hoa đều có tác dụng tiêu độc nhưng Kim ngân hoa thiên về Salmonella typhi và Streptococus tan huyết còn Liên kiều có tác dụng tốt hơn đối với Shigella Spp và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
+ “Thanh nhiệt ở phần Khí thường dùng vỏ Liên kiều, thanh hỏa ở Tâm thường dùng tâm của Liên kiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Liên kiều hợp với Ngân hoa thì hiệu lực phát biểu mạnh hơn. Liên kiều thiên về thanh thấu nhiệt đến cơ biểu, mồ hôi ra ít, phát nhiệt, cảm thấy cơ thể bế tắc khó chịu thì nên dùng. Ngân hoa có mùi thơm, thiên về thanh thấu nhiệt đi lên trên, từ miệng mũi đi ra ngoài, mồ hôi ra nhiều, phát nhiệt, cảm thấy khí ở thượng tiêu bí tắc thì nên dùng. Liên kiều vị đắng, tính hàn, hợp với thanh phong nhiệt thiên về phần lý. Bạc hà vị cay, tính mát, hợp với trừ phong nhiệt ở trong và ngoài. Ma hoàng, Quế chi vị cay, tính ấm, thích hợp với tán phong hàm thiên về biểu.” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Liên kiều và Ngưu bàng tử đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sơ tán phong nhiệt, tán kết. Tuy nhiên, Liên kiều vị đắng, tính hàn, thiên vào phần khí và vào phần huyết, thăng và phù vì vậy có tác dụng tán. Chuyên thanh Tâm hỏa, lại hay tán kết, hóa ứ, lợi thấp, thanh nhiệt. Khi điều trị thường hay thiên về Tâm và Tiểu trường. Ngưu bàng tử chất nặng, vị cay, đắng, tính hàn, thiên đi vào phần khí, vừa thăng vừa giáng, sở trường là sơ tán phong hỏa, lợi yết hầu, tán kết, lại hay tả bên trong, hoạt trường, thông tiện, làm cho tà khí bên trong thoát ra ngoài mà giải đi. Khi điều trị, thiên về Phế và Vị kinh” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ “Liên kiều và Ngân hoa đều là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, thường hay dùng phối hợp với nhau. Nhưng Liên kiều vị đắng, tính hàn, sở trường về thanh Tâm, tả hỏa, tán kết, lợi thấp, khi điều trị, thiên về Tâm và Tiểu trường. Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, sở trường về thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ. Khi điều trị, thiên về Phế và Vị kinh” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
CÂY GAI
Tên khác : Cây gai, còn gọi Vị thuốc cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái), trữ ma
Tác dụng:
Tả nhiệt tán ứ:
Chủ trị :
Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên.
Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Bổ an thai: Rễ cây mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả
Lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiển ra máu
Tìm Hiểu Thêm Cây Gai
Tên khoa học:
Boehmeria nivea- họ gai urticaceae
Mô tả :
Cây nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.
Phân bố :
Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc.
Bộ phận dùng :
Rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do.
Tính vị:
Vị ngọt hàn không có độc
Qui kinh:
Vào kinh bàng quang.
BÀI IX. BÀI THUỐC CHỮA HỮU SINH VÔ DƯỠNG - TỪ CỦ GAI
Người mẹ sinh con bình thường, nhưng sinh đứa nào chết đứa đó hoặc sớm hay muộn gọi là “Hữu sanh vô dưỡng”. Để chữa chứng bệnh này, Cha Chính Túc, Địa Phận Thái Bình đã cho một phương thuốc đơn giản, nhưng hiệu quả lạ thường. Khi còn là cậu nhỏ giúp lễ cho Cố Y Pha Nho; một hôm ngài được Cha xứ xai phơi cuốn sách cảc bài thuốc gia truyền, tháo rời từng trang, sách viết bằng chữ Nho, ngài đọc được bài thuốc chữa người “Hữu sanh vô dưỡng” đến khi về Đại Chủng Viện Nam Định học, phải đi qua bến đò Cựa Gà, gặp lúc trời mưa, ngài ghé nhà một người không Công Giáo tạm trú, sau câu chuyện hỏi thăm xã giao, biết được gia đình này không con vì chứng ''hữu sanh vô dưỡng'',ngài nhớ lại bài thuốc đã đọc đuợc khi phơi sách như sau:
Lấy một niêu đất còn mới, nấu cơm nếp, khi cơm sôi thì lấy mấy củ gai cắm ngược đầu xuống đáy nồi, nấu chín cơm thì ăn hết cả cơm cả củ. Chỉ có thế thôi mà từ đó bà mẹ này sanh đứa nào, đạt đứa đó, con cái đùm đìa.
Củ gai, lá nó làm bánh ăn, gọi là bánh gai; vỏ nó làm sợi rất bền chắc. CỦ GAI Bạn mua luộc ăn chữa bệnh TIỂU ĐÊM. AN THAI. BỔ THAI
BÀI BỔ THAI AN THAI
Dược Liệu:
1.Bố chính sâm hoặc Phong đảng sâm: sao vàng)20g
2.Khiếm thực ( sao vàng)20g
3.Sa nhân (để sống)8g
4.Tô ngạnh (Cành tía tô. để sống)12g
5.Thục địa( dùng sống)12g
6.Trần bì ( Tức vỏ quýt sao khô)8g
7.Hoài sơn (Tức củ mài sao vàng)20g
8.Chữ Ma Căn: (Tức củ gai) Phơi khô: 20g
9.Ngải diệp ( Tức Ngải Cứu bỏ hết cành phỏi khô) 8g
10.Liên nhục ( bỏ cuội sao vàng)12g
11.Tục đoạn ( sao vàng)12g
Cách Dùng: Các vị trên hợp lại thành 1 thang thuốc cho vào siêu đổ nước ngập thuốc sắc nước đầu lấy 1 bát, nước thứ 2 lấy trên lưng bát, nước thứ 3 lấy lưng bát rồi cô lại chia làm 3 lần uống, mỗi lần uống lưng bát vào buổi sáng, trưa và tối.
Chủ Trị: Người thai nghén, gầy yếu, ăn ngủ kém, mệt nhọc, đau lưng.
Gia giảm: Tạng hàn bỏ Thục địa và Củ Gai. Gia thêm: Hà thủ ô 5 đồng cân và sa nhân thêm 1 được
Tạng nhiệt bỏ Sa nhân gia Hoàng cầm 3 đồng cân
Có nôn mửa: Trúc lịch lưng chén con
Kiêng ăn: Bột sắn, canh cua, cà cuống, dấm mẻ, thịt thỏ, thịt chó v.v… không phản ứng.
Kết Quả: Đã chữa trên 1000 người 100%.
HUYỀN SÂM
Tên Hán Việt khác:
Vị thuốc huyền sâm còn gọi Trọng đài (Bản Kinh), Chính mã, Huyền đài, Lộc trường, Qủi tàng, Đoan (Ngô Phổ Bản Thảo), Hàm (Biệt Lục), Trục mã (Dược Tính Luận), Phức thảo (Khai Bảo Bản Thảo), Dã chi ma (Bản Thảo Cương Mục), Hắc sâm (Ngự Dược Viện), Nguyên sâm (Bản Thảo Thông Huyền), Sơn ma, Dã chi ma, Năng tiêu thảo, Lăng tiêu thảo, Huyền vũ tinh, Lộc dương sinh (Hòa Hán Dược Khảo), Đại nguyên sâm, Hắc nguyên sâm, Ô nguyên sâm, Khuê giác sâm, Trần nguyên sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sơn đương quy (Hồ Nam Dược Vật Chí), Thủy la bặc (Triết Giang Trung Dược Chí).
Tác dụng:
+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc. Trị nhiệt bệnh, phiền khát, phát ban, nóng trong xương, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh Thận hỏa, tư âm, tăng dịch. Trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Tỳ vị có thấp, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Huyết thiếu, mắt mờ, đình ẩm, hàn nhiệt, chi mãn, huyết hư, bụng đau, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
+ Kỵ Hoàng kỳ, Can khương, Đại táo, Sơn thù. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Âm hư mà không có nhiệt, hoặc âm hư kèm tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ Vị có thấp, Tỳ hư kèm tiêu chảy: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 20g
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị các loại độc do rò: Huyền sâm ngâm rượu uống hàng ngày (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Trị loa lịch lâu năm: Huyền sâm sống, gĩa nát, đắp, 2 ngày thay một lần (Quảng Lợi Phương).
+ Trị gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt: Huyền sâm tán bột, lấy nước cơm nấu gan Heo chấm ăn hàng ngày (Tế Cấp Phương).
+ Trị họng sưng, phát ban: Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo, mỗi thứ 20g, sắc với 3 chén nước còn 1 chén rưỡi, uống nóng (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư Phương).
+ Trị họng sưng, họng nghẹn: Huyền sâm, Thử niêm tử, nửa sao, nửa để sống, mỗi thứ 40g, tán bột uống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị trong mũi lở: Dùng bột Huyền sâm bôi vào hoặc lấy nước tẩm với thuốc cho mềm, nhét vào mũi (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
+ Trị nhiệt tích ở tam tiêu: Huyền sâm, Hoàng liên, Đại hoàng mỗi thứ 40g, tán bột, Luyện mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30-40 viên với nước, trẻ con viên lớn bằng hạt gạo (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị tiểu trường sán khí (thoái vị): Hắc sâm, tướt nhỏ, sao, tán bột làm viên. Mỗi lần uống 6g với rượu lúc bụng đói, mồ hôi ra là đạt hiệu quả (Tập Hiệu Phương).
+ Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm, biểu hư, lý thực, nhiệt phát ra bên ngoài làm cho toàn cơ thể phát ban, phiền táo, nói sảng, họng sưng đau: Chích thảo 20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g, Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
+ Trị sốt cao, mất nước, táo bón: Huyền sâm 12g, Mạch môn 12g, Sinh địa 12g. Sắc uống (Huyền Sâm Thang – Sổ Tay 540 Bài Thuốc Đông Y).
+ Phòng chứng đậu: Huyền sâm 200g, Dùng chầy gỗ, gĩa nhỏ, phơi khô, tán bột. Thỏ ty tử 400g, rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ trộn với đường làm hoàn. Ngày uống 6 - 8g với nước đường (Huyền Thỏ Đơn – Mộng Trung Giác Đậu).
+ Trị họng sưng đau sau khi đậu mọc: Bạch thược 4g, Bồ hoàng 2g, Cam thảo 2g, Chi tử 2g, Đơn bì 2g, Huyền sâm 2g, Sinh địa 2g, Thăng ma 2g, Sắc uống (Huyền Sâm Địa Hoàng Thang – Mộng Trung Giác Đậu).
+ Trị lao: Huyền sâm 480g, Cam tùng 180g, tán bột. Luyện với 480g mật ong, trộn đều, bỏ vào hũ, bịt kín, chôn dưới đất 10 ngày xong lấy ra. Lại dùng tro luyện với mật, cho vào cả trong bình, đậy lại, ủ kín thêm 5 ngày nữa, lấy ra đốt cháy, cho người bệnh ngửi (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị động mạch viêm tắc: Huyền sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cam thảo (Tứ Diệu Dũng An Thang – Nghiệm Phương Tân Biên).
+ Sáng mắt: Huyền sâm cùng với Địa hoàng, Cam cúc hoa, Bạch tật lê, Câu kỷ tử, Sài hồ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị loa lịch: Huyền sâm cùng với Bối mẫu, Liên kiều, Cam thảo, Qua lâu căn, Bạc hà, Hạ khô thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị thương hàn dương độc, sau khi sốt ra mồ hôi, độc uất kết không tan ra, ngột dưới tim, buồn bực không ngủ, tâm thần điên đảo muốn chết: Huyền sâm, Tri mẫu, Mạch môn đông các vị bằng nhau sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị họng sưng, thanh quản viêm: Huyền sâm: Ngưu bàng tử, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bạch hầu: Huyền sâm 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn 12g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 8g, Đơn bì 12g, Bạch thược 16g, Bạc hà 2g, sắc uống (Dưỡng Âm Thanh Phế Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị sốt cao tổn thương âm dịch, nóng nảy bứt rứt, khát, cũng có thể dùng trong chứng bại huyết, tinh hồng nhiệt, viêm quầng phát tán, phát sởi, hoặc nóng nảy trong ngực, hôn mê: Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Trúc diệp tâm 12g, Đan sâm 16g, Mạch môn đông 12g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g. Sắc uống (Thanh Dinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cơ thể suy nhước ăn ít do lao phổi, ho sốt: Huyền sâm 20g, Sơn dược 40g, Bạch truật 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kê nội kim 8g. Sắc uống (Tư Sinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ban sởi: Hóa Ban Thang thêm Huyền sâm 12g, Tê giác 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phát ban, họng sưng Huyền sâm 16g, Thăng ma 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lao hạch lâm ba (chưa vỡ mủ), hạch lâm ba viêm: Huyền sâm 16g, Mẫu lệ 12g, Bối mẫu 8g, Liên kiều 16g, Hạ khô thảo 12g, sắc uống (Tiêu Lịch Hoàn Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị da tay tróc: Huyền sâm 30g, Sinh địa 30g. ngâm uống như uống nước trà, có kết quả tốt (Khang Đức Lương, ‘Dùng Huyền Sâm Trị 50 ca Tróc Da Ngón Tay’ (Bắc Kinh Y Học Viện Học Báo 1959, (1): 52).
tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Scrophularia kakudensis Franch.Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).
Mô tả:
Loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt. Cây ra hoa mùa hè. Hoa tự xếp thành hình chùy tròn, ống tràng hoa hình chén, cánh hình môi, chia làm 5 thùy, màu tím xám dài ngắn, 5 thùy. Quả bế đôi hình trứng. Hạt nhỏ bé, nhiều hạt màu đen, rễ to mập nhưng hơi cong, dài độ 10-20cm, giữa rễ củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, nói chung mỗi gốc có 4-5 củ mọc thành chùm, lúc tươi vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, sau khi chế biến vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo.
Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là “Xuyên huyền sâm” hay “Thổ Huyền sâm” thường trồng vào đầu mùa hạ, đến mùa thu sang năm thì thu hoặch. Chủ yếu phân bố ở Đạt Huyện, Ôn Giang, Vạn Huyện, Bồi Lăng. Huyền sâm xản xuất ở tỉnh Triết Giang thuộc loại Quảng huyền sâm, trồng vào đầu năm thu hoạch vào cuối năm, phân bố ở các huyện Đông Dương, Tiêu cư. Loại này sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở các tỉnh trên ngoài việc trồng trọt ra, còn có khai thác cây mọc hoang dại. Huyền sâm mới di thực vào nước ta, trồng ở đồng bằng hay miền núi đều cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Ở đồng bằng gieo trồng tháng 10-11, ở miền núi tháng 2-3. Cây ưa đất pha cát nhiều chất mùn, màu mỡ, thoát nước tốt. Có thể gieo thẳng hoặc trồng bằng mầm non sau khi thu hoạch nhưng thông thường là gieo thẳng. Ngâm hạt với nước ấm, trong 4 giờ, vớt ra để ráo, trộn với đất bột để gieo. Gieo xong tưới nước phủ rơm rạ.
Thu hái, sơ chế:
Vào vụ, ở đồng bằng thu hoạch vào tháng 7-8, miền núi tháng 10-11, năm thứ 2 sau khi trồng, lúc cây đã tàn lụi thì thu hoạch, lúc thu hoạch thì dùng cuốc đào, nắm lấy gốc cây rũ lấy củ, ngắt bẻ lấy củ để chế biến. Nếu cần lấy đầu chồi hoặc đầu củ để làm giống, cũng cần kết hợp chọn lúc này.
a) Phương pháp sơ chế Thổ huyền sâm:
Sau khi thu hoạch đem đi rửa ngay đưa lên gìan sấy, sấy cho tới lúc khô được một nửa thì đem ra chất đống 2-3 ngày, bên trên có phủ kín cỏ rạ làm cho ruột củ biến thành màu đen, nước bên trong thấm thấu ra ngoài, lại đem ra sấy, sấy cho tới lúc khô 9 phần, bỏ vào trong xảo, lắc đi lắc lại cho củ rễ và đất cát rơi xuống hết, sau đó phân loại đem bán.
b) Phương pháp chế biến Huyền sâm Triết Giang. Sau khi thu hoạch về, đem phơi nắng ngay, lúc phơi khô được một nửa, đem chất đống 2-3 ngày, sau đó lại đem phơi, qua độ 40 ngày thì khô kiệt, nếu trường hợp bị mưa thì cũng có thể dùng lửa sấy. Dù là sấy hay phơi khô, điền cần phải chú ý không được làm cho rỗng ruột. Nếu phải dùng lửa sấy thì cần phải chú ý đặc biệt đến lửa sấy, nhất thiết không được quá to lửa, để tránh khô giòn rỗng ruột.
Phần dùng làm thuốc: Rễ.
Mô tả dược liệu: Rễ vẫn gọi là củ khô, hình trụ, chính giữa phình lớn, phía dưới thuôn nhỏ lần, ở phía trước gốc có cổ hẹp lại, phía trên có nuốm phình lớn, rễ dài từ 12-15cm, rộng chừng 21mm, 25mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu đất, có nếp nhăn sâu rõ ràng và các bì khổng dài ngang màu đất sét, nếp nhăn nằm ngang tương đối ít, có khi cũng có thể thấy sẹo của nhánh rễ bị đứt ngang, chất cứng dẻo, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang mềm màu đen nhiều thịt, đầu ướt như keo khói đèn hoặc Thục địa, ở chính giữa hơi biểu hiện dạng xơ, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ). Bột màu đen, nhạt, vị hơi ngọt mặn.
Bào chế:
1- Đào củ về rửa sạch, lót cỏ lác, xếp củ vào chỗ đồ lên cho chín, phơi khô dùng (Lôi Công).
2- Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Dễ mốc trắng, để nơi khô ráo, đậy kín, dưới có lót vôi sống. Hay đem phơi nắng.
Thành phần hóa học:
+ L-Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid (Trung Dược Học).
+ Harpagide, Harpagoside, Ningpoenin (Kitagawa I và cộng sự, Chem Pharm Bull 1967, 15: 1254).
+ Aucubin, 6-O-Methylcatalpol (Qian Jing Fang và cộng sự, Phytochemistry 1992, 31 (3): 905).
+ Asparagine (Lâm Khải Thọ, Trung Thảo Dược thành Phần Hóa Học, Bắc Kinh Khoa Học Xuất Bản 1977: 25).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Huyền sâm có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nước sắc Huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có lẽ do tác dụng co mạch (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng cường tim nhẹ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng gĩan mạch, hạ áp (Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981 (1): 11).
+ Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành, làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu Oxy của tim được tốt hơn (Kinh Lợi Bân (Quốc Lập Bắc Bình Nghiên Cứu Viện Sinh Lý Sở trung Văn Báo Cáo 1936, 3 (1): 1).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng hạ hiệt tốt (Won S W, C A 1965, 62: 9631).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Vị hơi đắng, hơi mặn lẫn ngọt, tính mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vị đắng, mặn, tính hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, mặn, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Dược Loại Pháp Tượng).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ Huyền sâm chủ về các bệnh sản nhũ với sản hậu thoát huyết, thì âm suy mà hỏa vô sở chế, chữa bằng hàn lương, đã e rằng tổn thương bên trong, mà cộng thêm bổ mạnh, lại e không thu nhận được, chỉ có Nguyên sâm thanh (mát) mà hơi ghé bổ, vì vậy Huyền sâm là thuốc chính trong sản hậu (Bản Thảo Kinh Độc).
+ Huyền sâm, Huyền (đen) là màu sắc thủy của thiên (trời), Sâm là nghĩa là tham gia. Rễ đặc, tất cả đều màu đen, vị đắng khí hàn, bẩm tinh của Thiếu âm hàn thủy, trên thông với Phế nên hơi có mùi tanh. Chủ trị hàn nhiệt tích tụ trong bụng. Trên giao với Phế thì thủy thiên nhất khí luân chuyển trên dưới, mà khối tích tụ hàn nhiệt trong bụng tự tan. Các bệnh ở vú, sản hậu ở phụ nữ, do sanh đẻ mà nội tạng hư yếu, bệnh về vú là trung tiêu bất túc. Tuy có bệnh tật ắt phải bổ thận hòa trung, Huyền sâm là tinh tư thận, trợ trấp (nước) của trung tiêu nên có thể chữa được. Hơn nữa, bổ Thận khí, làm cho người ra sáng mắt vậy. Là trung phẩm trong chữa bệnh thì không nên dùng lâu (Bản Thảo Sùng Nguyên).
+ Huyền sâm thanh kim bổ thủy, phàm chứng nhọt lở nóng đau, ngực đầy, phiền khát, nước tiểu đỏ, tiểu khó, các chứng tiểu bí dùng Huyền sâm đều rất hay. Thanh phế nhiệt thì dùng với Trần bì, Hạnh nhân. Lợi tiểu thì dùng chung với Phục linh, Trạch tả, trong nhẹ phơi phới, là thuốc tốt nhất không làm hàn lạnh trúng khí (Ngọc Thu Dược Giải).
+ Huyền sâm sắc đen, thuộc thủy có tính nhuận hạ, vốn vị mặn, đắng, khí hàn, là thuốc của kinh Túc thiếu âm, giống như Địa hoàng công hiệu cũng là bổ thận, mà Huyền sâm chủ về âm khí, còn Địa hoàng tráng thủy để chế hỏa; Huyền sâm thì quản lĩnh các khí, tất cả hỏa phù du, hoặc viêm hoặc tụ, có khả năng làm cho thanh (mát) và tan đi. Công năng bổ thận của nó là bổ hiện tượng cơ thể lúc thận khí mới hình thành, không phải bổ hình chất tàng (chứa) trong tạng Thận. Phàm bệnh vốn từ nhiệt mà khí hóa, có thể dẫn đến phần chí âm của nó vào nơi phần khí, nên khí bởi nhiệt kết, bất kể thượng hạ, không chia hư thực, tùy chủ hay phụ, đều có thể dùng phép thanh. Phàm đúng là tà khí, trừ tà khí không thể trị cậy vào đấy, mà với khí âm của Huyền sâm, cùng khí hóa nơi tà khí. Hư là chiùnh khí hư, bổ chiùnh khí cũng không thể chỉ nhờ vậy mà với âm khí của Huyền sâm kiêm trợ khí nơi chiùnh khí vậy. Khả năng của Huyền sâm là như thế, người dùng nên liệu sở trường của nó mà sử dụng (Bản Thảo Thuật Câu Nguyên).
+ Huyền sâm mầu đen, vị mặn, cho nên hay chạy vào kinh Thận, người xưa thường dùng để trị chứng hỏa ở thượng tiêu, chính vì cho là thủy không thắng được hỏa, hỏa bốc lên. Làm mạnh thủy để chế bớt hư hỏa bốc lên nhưng vì tính của Huyền sâm vốn hàn, hoạt, tạm thời trị hỏa hữu dư thì dùng được. Còn muốn giữ vững căn bản tư bổ thận thủy thì phải trọng dụng Thục địa mà không cần dùng đến Huyền sâm (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Địa hoàng và Huyền sâm đều có tác dụng bổ thận nhưng Địa hoàng vị ngọt còn Huyền sâm vị đắng. Huyền sâm thiên về trừ hỏa bốc lên thượng tiêu, làm cho hỏa tạm thời ổn định, Địa hoàng thiên về tư bổ thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
Hiện nay Huyền sâm được chia ra 2 loại: loại Thổ Huyền sâm, và loại Quảng Huyền sâm, ngoài ra còn có một loại Huyền sâm mọc hoang (Dã Huyền sâm).
1- Quảng huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) là cây thân cỏ sống lâu năm. Mặt sau lá và trên cây non có lông ngắn mọc chi chít, thân cây hình vuông, cao độ 1-1,7m. Lá mọc đối, có cuống, hình trứng hẹp, đầu nhọn, có cuống rộng hơn cuống lá Thổ huyền sâm mép lá có răng cưa đều đặn, lá cũng dầy hơn lá Thổ huyền sâm. Về mùa hè cây ra hoa, tụ họp thành chùy trìn, phần ống tràng giống như chiếc tách, rìa cánh hình môi, màu tím đỏ, 4 nhị đực, 1 nhị cái. Quả bế đôi nhỏ, hình trứng. Rễ củ tương đối to mập, hình búa, vỏ màu nâu xám ruột trắng sau khi chế biến khô thì tự trở thành màu nâu đen.
2- Dã huyền sâm (Scrophularia oilhami Oliv) về hình thái thì rất giống cây Quảng huyền sâm, chỉ khác là đuôi lá của loài này nhọn nhỏ, mặt phẳng nhẵn, thân không có lông, hoa tự dạng bông dài nhỏ, tràng màu vàng xanh nhạt, củ gầy gò, mọc hoang dại ở vùng Đông Bắc tỉnh Sơn Đông- Trung Quốc (Danh Từ Dược Vị Đông Y
HI THIÊM THẢO
Tên Việt Nam:
Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, Nhã khỉ cáy (Thổ), Co boóng bo (Thái), Cức lợn, Hy kiểm thảo, Lưỡi đồng, Nụ áo rìa, Hy thiêm, Hy tiên.
Tác dụng: Khu phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng giảm độc, an thần, hạ huyết.
Chủ trị: Trị phong thấp, Can dương vượng mất ngủ, Dùng đắp ngoài chữa rắn cắn.
Liều lượng: 3 chỉ -4 chỉ.
Kiêng kỵ: Không có phong thấp mà thuộc âm hư thì cấm dùng. Kỵ Sắt.
Bảo quản: Dễ hút ẩm, mốc, mục, mọt. Để nơi khô ráo hay phơi và xem lại.
Đơn thuốc kinh nghiệm: Trị các chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, dùng trị phong khí chạy vào trường và gây tiêu chảy, dùng Hy thiêm thảo tán bột trộn hồ giấm làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần uống 30 viên với nước (Hỏa Thiêm Hoàn - Thánh Tế Tổng Lục).
Trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ, dùng Hy thiêm thảo 1 lượng (Hái vào Tết Đoan ngọ), Nhũ hương 1 lượng, Bạch phàn (phi) nửa lượng, Tán bột lần uống 2 chỉ với Rượu nóng cho tới khi lành (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
Đinh nhọt sưng độc, vào tết Đoan ngọ hái Hy thiêm thảo phơi khô tán bột, lần uống nửa lượng với Rượu nóng, khi mồ hôi ra là đạt, rất có hiệu quả (Tập Giản Phương).
Bệnh ăn vào mửa ra, dùng Hy thiêm thảo sậy khô tán bột luyện mật làm viên với nước nóng (Bách Nhất Tuyển Phương).
Chữa phong thấp: Hy thiêm thảo 250 lượng (100g) Thiên niện kiện 12 lượng (50g), Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối (Kinh nghiệm phương).
Trị phong thấp, tê mỏi, đau nhức xương: dùng cao mềm Hy thiêm 9 lượng, bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn lại làm viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn (Hy Thiêm Thảo - Kinh Nghiệm Phương).
Miệng méo mắt xiên, phong thấp đau nhức, dùng Hy thiêm thảo (sống) 4 lượng tán bột, chưng phơi 9 lần, luyện mật làm viên lần uống 2 chỉ, mỗi lần 3 lần với Rượu nóng (Kinh Nghiệm Phương).
Phong thấp viêm đa khớp dạng thấp, dùng Hy thiêm thảo 4 lượng sắc nước cốt gia thêm đường đen, cô lại thành cao, lần uống 1 chén trà nhỏ, ngày 2 lần uống.
Bài thuốc kinh nghiệm “Hy thiêm hoàn” chữa những chứng miệng méo, mắt trợn cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép, uống lâu có thể sáng mắt rõ tai, đen nhánh râu tóc và cứng mạch gân cốt. Ngày mùng 5 tháng 5 lấy lá và cành non cây Hy thiêm rửa sạch phơi hông được 9 lần, sao khô tán nhỏ làm viên với mật bằng hạt Ngô đồng, lần uống 40 viên với nước cơm hoặc rượu nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đinh nhọt phát bối, dùng Hy thiêm thảo, Ngũ diệp thảo (tức Ngũ trảo long), Dã hồng hoa (tức Tiểu kế), Đại toán, các vị bằng nhau đâm nát rồi vắt lấy nước uống, khi ra mồ hôi là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đau đầu cảm mạo: Hy thiêm thảo 3 chỉ, Lục nguyệt sương 5 chỉ, Tử tô 3 chỉ, Thông bạch 2 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tất, rắn cắn: Hy thiêm thảo (tươi) liều lượng tùy ý, rửa sạch đâm nát đắp nơi đau (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngoài ra, Hy thiêm thảo lại có tác dụng hạ huyết áp, có thể dùng Hy thiêm thảo, Hòe hoa, mỗi thứ 5 chỉ sắc uống. Lại có tác dụng an thần, cũng có thể dùng nó trong trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tên Hán Việt khác:
Hỏa hiêm thảo, Trư cao mẫu, Cẩu cao (Đường Bản Thảo), Hy tiên (Bản Thảo Cương Mục), Hỏa liễm, Hy hiền, Hổ thiêm, Loại tỵ, Bạch hoa thái, Dương thỉ thái, Thiểm thiên cẩm (Hòa Hán Dược Khảo).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Siegesbeckia orientalis Lin. (Siegesbeckia gluinosa Wa. Minyrathes heterophyla Turcz). Asterraceae.
Mô tả:
Cây thảo sống hàng năm, cao 30-60cm, cành có lông. Lá mọc đối, hình quả trám, có khi tam giác hay hình thoi mũi mác, dài 4-10cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn, đầu là nhọn, phiến lá men theo cuống lá, mép có răng cưa không đều, 3 gân chính mảnh, mặt dưới hơi có lông. Cụm hoa hình ngù có lá, đầu màu vàng. Lá bắc ngoài 5, mặt trong có lông, mặt ngoài có tuyến. Các lá bắc trong có tuyến ở lưng. Hoa ở phía ngoài của đầu là 5 hoa cái hình lưỡi. Các hoa khác lưỡng tính, hình ống. Bầu hình trứng ngược có 4-5 góc. Quả bế cũng 4-5, góc nhẵn, đen hạt. Ra hoa tháng 4-5 đến 8-9. Mùa quả tháng 6-10. Hy thiêm thuộc loại cây thảo, thường mọc ở những nơi đất tương đối ẩm và màu mỡ, trên các nương rẫy, bờ bãi ven đường, bãi sông trong thu lũng. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh về mùa hè xuân và thường tàn lụi vào mùa thu đông. Do khả năng tái sinh hữu tính mạnh nên Hy thiêm phân bố khá tập trung trên một khu tương đối rộng. Điều kiện này giúp chúng ta thuận tiện thu hái, nhưng cũng dễ có phương hướng khai thác triệt để trong cả một vùng Cây khoanh vùng chủ yếu là hạn chế chăn thả trâu bò để tránh cho cây con khỏi bị dẫm nát hoặc cắt phá cây Hy thiêm với mục đích không cần thiết. Hy thiêm thường mọc trong nương ngô cho nên khi chăm sóc ngô cần bảo vệ cây Hy thiêm con. Sau khi thu hái ngô một thời gian là có thể thu hái Hy thiêm con. Do chất dính ở lá bắc, cho nên quả Hy thiêm có khả năng phát tán nhờ động vật và con người. Ngoài ra, Hy thiêm còn có khả năng tự phát tán hạt giống ra xung quanh nhờ gió mưa.
Tên gọi: 1- Cây Hy thiêm đầu tiên thấy ở nước Sở (miền Nam Trung Quốc) dân địa phương gọi là “Hy”. Gọi cỏ có vị đắng cay có độc gọi là “Thiêm” vì cây có khí vị hôi như mùi lợn cho nên gọi là “Hy thiêm thảo”.
2- Hoa của cây này có chất dính, khi người ta đi qua nó đeo dính theo người ta nên gọi là “Cỏ đĩ”.
Phân biệt:
1- Ở Thiêm tây và một số tỉnh khác của Trung Quốc, ngoài việc dùng cây vừa mô tả, họ còn dùng cây Hy kiểm thảo hay Mao hy kiểm có tên khoa học Siegesbeckias pubescens Makino, cũng thuộc họ Asteraceae, rất giống và dùng với tác dụng như cây Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis Linn) vừa mô tả ở trên. Đó là cây thân thảo sống 1 năm, toàn thân đều có lông mềm ngắn màu trắng, thân mọc thẳng, phân nhánh ở phần trên, cao 50-60cm, màu tím đậm.
Lá mọc đối, hình trứng, hẹp, dài 8-12cm, nhọn trước mút, vùng gốc từ lớn tràng nhỏ xuống cuống lá như dạng hình chim bay, hai bên mép có răng cưa không chỉnh tề, hai mặt đều có lông. Hoa tự hình đầu mọc ở ngọn hoặc nách lá, sắp xếp thành hình viên chùy, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính, hoa màu vàng, quả bế hình trứng ngược.
2- Cần phân biệt với Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L) thuộc họ ASTERACEAE. Có 2 cây cứt lợn cây có hoa màu tím và cây có hoa trắng về đặc điểm hình thái và giải phẫu giống nhau, đều có tinh dầu, chỉ có màu sắc hoa khác nhau (Xem: Bạch hoa thảo, thường dùng nhầm với Hy thiêm thảo).
3- Phân biệt cây Hy thiêm thảo với cây Nụ áo hoa tím (Vermonia hinensis Less) họ Asteraceae. Đó là cây thảo cứng phân nhiều nhánh không có lông, mọc so le, hình gần quả trám, mép khía răng, mặt dưới có lông. Tràng hình ống màu tím hoa cà, mào lông rất nhiều sợi.
Thu hái, sơ chế: Hạt Hy thiêm nảy mầm vào mùa xuân. Hy thiêm được thu hái trước khi cây có hoa mọc hoặc lúc cây bắt đầu ra hoa. Khi thu hái cần chừa lại một số cây phân bố đều trong toàn bộ phạm vi phân bố để cây tự gieo giống bảo đảm thu hoạch cho năm sau. Để chủ động, có thể tổ chức thu hạt Hy thiêm khi quả gìa. Sang xuân, gieo hạt thẳng vào những khu không canh tác hoặc gieo dặm vào những chỗ cây mọc tự nhiên còn thừa đất. Hái về phơi khô bó thành từng bó nhỏ phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây (Herba Siegesbeckiae).
Mô tả dược liệu:
Thân khô biểu hiện màu nâu tro hoặc nâu đen, hình ống tròn, ở giữa bộng, có đường nhăn, vùng đốt phình lớn, nhánh mọc đối, lá nhăn teo màu nâu đen, có lông màu trắng như nhung.
Bào chế:
1- Hễ dùng Hy thiêm thảo cần phải dùng phép uống riêng một vị Hy thiêm như người nước Thục, cứ ngày mùng 5 tháng 5 hay mồng 6 tháng 6, hoặc ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch chỉ hái lá, còn rễ cành hoa bỏ hết, rửa sạch phơi khô, cho vào trong một cái hông, đặt lên từng lớp cứ mỗi lớp rưới một lần rượu và mật, hông lên rồi lấy ra phơi, cứ hông rồi phơi làm như vậy cho được 9 lần thì khí vị thơm ngon. Khi khô hẳn đem ra tán nhỏ hoàn với mật mà uống. Bệnh ở tay chân tê, đau xương, mỏi lưng, mỏi gối bởi phong thấp ở ngoài, thì nên dùng sống không nên dùng chín. Bệnh bởi can thận hư âm huyết kém thì không nên dùng sống, phải dùng cửu chế mới được, nếu để khô, mỗi ngày uống 5-6 mươi viên, với Rượu nhạt hoặc nước muối lúc đói.
Tính vị: Vị đắng, Tính lạnh. Có độc ít.
Quy kinh: Vào 2 kinh, Can, Thận.
Tham khảo:
. Những người bị sốt rét cơn lâu ngày lấy Hy thiêm thảo gĩa lấy nước mà uống cho nôn ra là khỏi, những người bị Cọp cắn, Chó cắn, Nhện cắn...gĩa nát Hy thiêm thảo mà đắp vào đều khỏi cả (Bản Thảo Thập Di).
. Hy thiêm vị đắng tính lạnh vào can chữa chủ về phong khí tê mỏi, đau xương, mỏi gối và phong thấp lở ra. Trong sách có nói rằng Hy thiêm để sống thì hàn mà hông chín thì ấm là đúng, nếu nói để sống thì tả mà hông chín thỉ bổ có lẽ là không đúng, bởi rằng tính của nó đã khô thì có lẽ nào hông lên là bổ ích được, chẳng qua nó chữa khỏi được phong thì chính khí vượng lại tức là bổ, chứ bản tính của nó có gì là bổ đâu (Bản Thảo Đồ Giải).
. Hy thiêm vị đắng mà cay, tính hàn không ấm, cho nên trong sách bảo phải hông và phơi làm như thế cho được 9 lần, lại thêm Rượu và Mật vào để chế thì biến mất mùi hôi, thành ra mùi thơm, hễ những chứng phong thấp ở Can và Thận rồi sinh ra tay chân tê mỏi, gân xương đau nhức và sinh ra ghẻ lở, đều dùng được cả. Vì rằng vị đắng thì táo được thấp, tính hàn thì trừ được nhiệt, và vị cay thì tán được phong, nếu không phải phong thấp mà sinh ra những chứng như trên, thì lại thuốc về bệnh huyết hư, vì thuốc này tân tán không thể dùng được, vả lại dùng chín còn khá, không đến nỗi thương phạt tới chính khí, nếu dùng sống không chế uống vào sẽ sinh ra ỉa chảy ngay. Cứ ngày mùng 5 tháng 5, mồng 6 tháng 6, mùng 7 tháng 7, mồng 8 tháng 8, mồng 9 tháng 9 đi lấy dùng rất tốt (Bản Thảo Cầu Chân).
. Cây Hy thiêm có mùi hôi như mùi của Lợn nên gọi là Hy, Hy là con Lợn, nên có tên là “Hy cao mẫu” cũng nghĩa như thế. Vậy tôi xét ra vị này để sống thì mùi hôi khô sáp, nếu uống nhiều thì hay nôn, vì tính nó vẫn hàn mà mà khí mãnh liệt rất hay chạy bốc khai tiết, cho nên chữa được chứng phiền nhiệt ung độc và thổ nôn ra được nghịch đàm, đến lúc đã dầm rượu và mật hông phơi 9 lần và làm hoàn với mật nữa thì khí vị nó ôn hòa, thông lợi được cơ quan, điều hòa được huyết mạch, cho nên những chứng tê mỏi thuộc về phong làm thấp nhiệt thì uống vào là có hiệu quả ngay, thật là một vị thuốc hay ở trong loài cỏ tầm thường (Trương Sơn Lôi).
. Cỏ này người ta tặng cho cái tên là ‘Cỏ thần’, nó có tính chất kích thích làm cho ra mồ hôi, chữa được chứng cước khí. Ở Tahiti, người ta dùng nó để chữa thương tích đau chân, sai gân, ghẻ lở, và cả điều kinh nữa. Trong thuốc Âu mỹ thấy dùng nó trong thuốc bổ, thuốc khớp, thuốc Giang mai (Đông Dương Dược Vật).
. Quan tiết độc ở phủ Giang Lăng tên gọi là Thành Nội, có làm bài biểu dâng thuốc Hy thiêm lên nhà vua rằng: “Hạ thần có người em tên là Nghiêm, năm 21 tuổi bị chứng phong nằm không dậy được, đến 5 năm, thuốc nào chữa cũng không khỏi, có một đạo nhân tên là Chung Châm vào thăm bệnh rồi bảo phải uống ‘Hy Thiêm Hoàn’ mới khỏi, Hy thiêm là một giống cỏ thường sinh vào chổ ẩm ướt...(sao chế như trên) mỗi khi đói bụng uống vào với rượu nóng hoặc là nước cơm 30 viên. Theo lời chỉ dẫn, kiên trì uống tới 200 viên, thấy bệnh lại tăng hơn, nhưng vẫn cứ tin tưởng uống tiếp không ngại ngùng, sở dĩ bệnh tăng là vì bước đầu sức thuốc kích thích. Uống đến 4000 hoàn thì bệnh quả nhiên khỏi, uống đến 5000 hoàn thì sức lực thấy khỏe khoắn hơn thêm. Kẻ hạ thần thật lấy làm mừng, thấy được sự hiệu quả như là không sai”. Nhà vua duyệt xong tờ biểu, liền sắc cho y viên biên rõ và khảo cứu thêm.
. Lại có một tờ biểu nữa gởi dâng vua của quan Tri Châu tên là Trương Vĩnh, dâng Thuốc hoàn Hy thiêm rằng “Đá với nước mà thay xong cơm bữa, cỏ với cây mà chữa khỏi người đau, ấy cho nên ăn khỏi đói, không kỳ đồ ăn ngon, chữa khỏi bệnh không cần sống thì khí lạnh, đem chưng chín thì khí ấm (Bản Thảo Tái Tân).
. Hy thiêm thảo vị cay đắng, khí lạnh, nên phải chế nó chín lần đồ chín lần phơi, lại phải tẩm rượu và mật, thì những trọc khí của bệnh đắng lạnh mới hết, và mới có được mùi thanh hương, nếu không thế thì chưa hết chất âm trọc, tất nhiên không thể thấu đến gân xương, và không trừ được phong khí (Bản Thảo Hội Biên).
. Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh than hoán (liệt trái gọi than, liệt phải gọi hoán) dùng bài thuốc Cửu Chế Hy Thiêm’, dùng 10 cây Hy thiêm rửa sạch, phơi âm can cho khô tán bột, trộn với mật và rượu bỏ vào hông, dùng 6 lượng Song bạch, 6 lượng Xuyên ô, xắt nhỏ để lên trên thuốc rồi hông chừng cháy hết cây hương, lấy ra phơi cho gần khô, lần thứ 2 dùng 6 lượng Sinh khương, 6 lượng Thảo ô (bỏ vỏ nhọn) xắt nhỏ bỏ lên trên thuốc hông như lần trước, lần thứ 3 dùng 6 lượng Oai linh tiên, 6 lượng Thương truật (chế nước vo gạo) thái nhỏ bỏ lên trên thuốc lại hông như lần trước, lần thứ 4 dùng 6 lượng Khương hoạt, 6 lượng Độc hoạt, thái nhỏ rửa sạch bỏ lên trên thuốc hông như lần trước, lần thứ 5 dùng 6 lượng Ngũ gia bì, 6 lượng Ý dĩ nhân thái nhỏ bỏ lên trên thuốc lại hông như lần trước, lần thứ 6 dùng 6 lượng Ngưu tất, 6 lượng Cát cánh làm như lần trước, lần thứ 7 dùng 6 lượng Sinh địa, 6 lượng Đương quy cũng làm như mấy lần trước, lần thứ 8 dùng 6 lượng Phòng phong, 6 lượng Tục đọan cũng làm như mấy lần trước, lần thứ 9 dùng 6 lượng Thiên môn, 6 lượng Thạch hộc cũng làm như trước, nấu xong 9 lần rồi chế mật bỏ vào cối gĩa cho nhuyễn, hoàn viên bằng hạt Ngô, phơi phép chữa lạ, miễn có thuốc hay cứu vớt, dám đưa vật mọn trình bày, quản chi kiến thức hẹp hòi, mong được thánh minh soi xét “Số là kẻ hạ thần này, nhân lúc tới nhà của Long Hưng đào được 1 cái bia, thấy trong bia có nói về phép dưỡng khí và bài thuốc uống, kẻ hạ thần theo bài thuốc uống, kẻ hạ thần theo bài thuốc ấy sai người đi hỏi thăm tìm kiếm đi lấy cho bằng được thứ cỏ Hy thiêm này, theo phép chế hoàn, hạ thần thấy uống đến đâu thấy kiến hiệu tới đó, uống được 100 viên thì thấy sáng mắt rõ tai, uống đến 100 viên thì thấy đen râu láng tóc, gân xương mỗi ngày 1 khỏe, hiệu nghiệm càng thấy được nhiều. Ở hạ châu, kẻ hạ thần có quan Đô Áp La Thủ Nhất, nhân bị trúng phong bổ ngựa, câm đi không nói được, kẻ hạ thần cho uống 10 viên thì bệnh thấy khỏe hẳn. Lại có cụ Hoà thượng Trí Nghiêm, đã 70 tuổi bị cảm phong, trợn mắt méo miệng, thường sùi bọt miếng ra, kẻ hạ thần cho uống 10 viên thì bệnh được khỏi ngay. Vậy nay kẻ hạ thần hợp lại được 100 tể, sai người chức cống tên là Sử Nguyên dâng lên bệ thánh” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. Lưu Nhược Kim nói rằng: “Khi tôi 80 tuổi thường uống thuốc tể bổ âm ích dược,vẫn cũng có công hiệu, nhưng đại tiện thường táo, tiểu tiện thường đỏ, sau chế thêm bài thuốc hoàn Hy thiêm uống chung, chữa được 1 tháng thì có công hiệu hơn tể thuốc trước nhiều, khi ấy đại tiện không táo, tiểu tiện không đỏ nữa, ngày xưa thánh hiền có nói “Hy thiêm chế cho đúng phép thì rất ích cho khí huyết, bệnh tê bại tay chân uống vào rất công hiệu. Những bài thuốc ngày xưa ‘Dũ Phong Thang’, ‘Tử Bách Đơn’, nhiều vị thuốc tân tán, bệnh loại trúng phong dùng không thích hợp, còn bệnh bán thân bất toại đã lâu rồi, uống thuốc bổ khí bổ huyết hóa đàm cũng nên thường uống bài Hy thiêm hoàn nữa, uống Hy thiêm rất hay như thế thì Hy thiêm chữa được chứng bán thân bất toại và miệng méo mắt xếch mà thôi, còn bệnh trúng phong hôn mê thì không dùng được (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
KÉ HOA VÀNG
Còn gọi là ké đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương.
Tên khoa học Sida rhombifolia.
Thuộc họ bông Malvaceae
A. Mô tả cây
Cây nhỏ mọc thẳng đứng, cao 0.5-1m, thân và cành có nhiều lông ngắn hình sao. Lá hình trứng hay gần như hình trứng, đầu hơi nhọn ngắn, mép hơi răng cưa, dài 1.5-4cm, rộng 1-2.5cm, cuống dài 3-5mm, rất nhiều lông. Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Đài hình chuông lá đài có lông màu trắng nhạt ở phía ngoài. Cánh trắng màu vàng cũng có lông mịn. Nhụy 20, nhụy có 7 vòi, quả có vỏ mỏng dễ vỡ, ở đỉnh có lông, phía lưng có hai vệt nổi. Hạt cũng có lông.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Ké hoa vàng mọc hoang phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, còn mọc ở Cămpuchia, Lào, Ấn Độ...
Người ta hay hái lá để dùng tươi. Nhưng có khi hái lá hay toàn cây về phơi khô. Khi dùng có khi sao vàng để sắc uống, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây ra hoa.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu, sơ bộ có thấy trong lá có chất nhầy. Trong một loài sida cordifolia người ta thấy có ephedril.
D. Công dụng và liều dùng
Ké hoa vàng còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân để làm vị thuốc mát chữa mụn nhọt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ. Dùng tươi hay sấy khô.
Ngoài công dụng làm thuốc người ta còn dùng dây sợi làm dây buộc. Nếu tươi ngày dùng 40-80g dưới hình thức thuốc sắc, sao vàng sắc uống cho thơm. Nếu dùng khô chỉ sắc uống ngày 20-40g.
Đơn thuốc có cây ké hoa vàng trong nhân dân
Chữa mụn nhọt, sưng chín mé: Lá ké hoa vàng tươi, không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát đắp lên những nơi sưng đau, chữa vỡ mủ. Đồng thời sao vàng một số lá hay toàn cây sắc uống thay nước trong ngày, ngày uống 20-40g lá hay cây khô.
Chữa lỵ: Ngày sắc uống thay nước, mỗi ngày uống 20-40g.
CHU SA
(Thần Sa)
Tên thuốc:
Cinnabar
Tên khoa học:
Cinnabaris. Chu sa và Thần sa là một thứ. Chu sa thường ở thể bột, Thần sa thường ở thể cục thành từng khối óng ánh. Bóp bằng tay thì tay không bị bắt màu đỏ, hoặc nghiền cục vỡ nát không có tạp chất (hạt cát trắng hay đen là tốt).
Tính vị:
Vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh:
Vào kinh Tâm .
Tác dụng:
Thuốc an thần, trấn kinh, định phách
Chủ trị:
Trấn kinh, an thần, trị kinh sợ, hồi hộp.
Liều dùng:
Ngày dùng 1g chia làm 3 lần uống
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Lấy nguyên Chu sa, dùng đá nam châm hút hết mùn sắt, đổ vào cối xay đá cho vào ít nước mà xay nhỏ biến, cho vào chậu đổ nhiều nước vào quấy lên, sang ngay sang chậu khác; cặn đựng lại thì lại xay và lóng như trên - làm như vậy đến khi không còn tán được nữa thì thôi. Nước lóng được để yên cho bột Chu sa lắng xuống, gạn bỏ hết nước trong, lấy giấy bịt kín miệng chậu, mang phơi nắng cho bốc hơi nước cho đến khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mài Thần sa hay tán Chu sa trong cối chày bằng sứ có ít nước mưa hay nước cất, để lắng một lúc, thấy có màng nổi lên thì vớt bỏ đi, lại quấy nhẹ lên, đồng thời gạn lấy nước đỏ. Làm như vậy nhiều lần đến khi nước không còn đỏ nữa thì thôi. Cặn còn lại là một thứ sắc đen thì bỏ đi. Nước gạn được thì để yên cho lắng, chắt bỏ nước trong, lấy vải thưa bịt lại, phơi âm Can cho đến khô.
Ghi chú:
Dùng Chu sa hay Thần sa để uống nhất thiết phải thuỷ phi, bỏ hết chất đen lẫn lộn trong thuốc. Chất đen này không uống được và chỉ dùng ngoài trị ghẻ lở.
Chu sa và Thần sa kỵ sức nóng nên phải mài, tán với nước, nếu không thuỷ ngân sẽ bị giải phóng gây độc và làm mất tác dụng của thuốc.
Bảo quản: để nơi khô ráo, mát, kín, tránh ánh sáng, sức nóng và không khí. Thuốc độc bảng B.
Kiêng ky: không phải thực nhiệt thì không nên dùng.
CHÂN BẦU
Cây chân bầu
Còn có tên là cây chưng bầu, song ke.
Tên khoa học Combretum quadrangulare Kurz
Thuộc họ bàng Combretaceae.
Mô tả:cây nhỏ cao từ 2-12m, khi còn non có hình 4 cạnh, 4 mép có dìa như cánh. Lá thường mọc đối, hình trứng dài, đầu lá tròn hay hơi rộng ra cả hai mặt dưới đều có lông. Chiều dài của lá 3-7.5, rộng 1.5-4cm. Hoa nhỏ mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Quả dài 18-20mm, rộng 7-8mm có 4 cánh mỏng. Hạt hình thoi rộng 4mm, có dìa.
Phân bố:cây chân bầu được trồng ở miền trung bộ và miền nam, thường người ta trồng để nuôi con kiến cánh đỏ, vì trên cây này, con cánh kiến cho nhiều cánh kiến.
Chưa thấy ở miền bắc.
Công dụng và liều dùng:nhân dân thường dùng quả làm thuốc chữa giun đũa, dùng phối hợp với lá mơ tam thể Paederia tomentosa. Thái nhỏ hai thứ trộn đều thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói.
Có khi người ta dùng chất nhớt ở vỏ những cành non để làm thuốc giun như trên.
LONG NÃO
Tên khác:
VỊ thuốc long não còn gọi Kim Cước Não, Cảo Hương, Thượng Long Não, Hư Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hương, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hương, Bà Luật Hương, Nguyên Từ Lặc, Chương Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dược Học), Dã Hương (Dược Liệu Việt Nam).
Chủ trị:+Uống trong trị thổ tả thuộc hàn thấp, các chứng đau ở vùng tim và bụng. Dùng ngoài: rửa hoặc xông chữa ghẻ lở, hắc lào, cước khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+Có thai và khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
+Không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Uống trong: 0,1-0,2g thuốc tán hoặc rượu. Dùng ngoài: lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặc cồn bôi.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng: Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán bột, uống 0,01g với nước trà (Chương Não Tán - Trương Sơn Lôi phương).
+Trị lở loét do nằm lâu: Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa: Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nước sôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét: Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị răng sâu đau: Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa: Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị giun kim: Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trước khi đi ngủ, lấy 100ml nước sôi, hòa thuốc, đợi nước ấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa - Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).
+Trị đau khớp do bong gân: dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Cinnamomum camphora N. et E. Họ Long Não (Lauraceae).
Mô Tả:
Cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Đế hoa lõm, mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lưỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thượng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.Trồng khắp nơi.
Thu hái, Sơ chế:
Lấy gỗ vào mùa xuân, mùa thu [ cây 40-50 tuổi trở lên có nhiều Long não] (Dược Liệu Việt Nam).
Bộ phận dùng:
Bột kết tinh sau khi cất gỗ và lá cây Long não. Bột Long não màu trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi được nén thành khối vuông hoặc tròn.
Bào chế:
+Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặc khối Long não.
+Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nước sẽ được Long não và tinh dầu (Dược Liệu Việt Nam).
+Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hương vị.
Thành phần hóa học:
+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học).
+Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam).
+ Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor, a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học).
+ Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.
Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.
Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dưới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
+Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê.
+Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn.
+Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn.
+Tác dụng dược động học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nước tiểu (Trung Dược Học).
Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược Học).
Tính vị:
+Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dược Học).
+Vị cay, tính nóng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dương, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cương Mục).
+Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dược Học).
+Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
“”Long não thông khiếu rất mạnh, người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bế tắc hoặc thình lình bị kinh sốt: dùng Long não rất hay” (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
“Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như Xạ hương, nó có thể giúp sức được cho Quế, Phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
“Long não vào xương, những bệnh gió độc ngấm vào xương tủy mới nên dùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hương thì như là dãn cho gió độc đi vào xương tủy, giống như dầu thấm vào giấy bản: nó có thể vào mà không có thể ra” (Trân Châu Nang).
“Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan được khí nóng, thông được chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứng giang mai nhiều khi phải dùng đến nó” (Bản Thảo Tập Yếu).
“Chương não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay, cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát như đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tác dụng gần giống nhau, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì có cảm giác tê. Khó tan trong rượu nhưng đốt thì cháy. Tuy nhiên, Băng phiến mát và thuần hơn Chương não, còn Chương não thì mạnh và dữ hơn Băng phiến” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
“Không nhầm Long não bột với chất lấy ở cây Đại Bi (Blumea balsamifera) mùa trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược Liệu Việt Nam)
CỐT TOÁI BỔ
Còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó, co in tó, cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá.
1. Tên dược:Rhizoma drynariae.
2. Tên thực vật:Drynaria frotunei (Kunze) J. Sm.
3. Tên thường gọi: Drynaria (cốt toái bổ) Davallia. Cây tổ rồng
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ củ đào vào quanh năm. Rửa sạch, cắt thành lát mỏng và phơi nắng.
5. Tính vị:vị đắng, tính ấm.
6. Qui kinh:can và thận.
7. Công năng:bổ thận, mạnh gân xương hoạt huyết và cầm máu. Chữa vết thương sang chấn.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Thận suy biểu hiện như Đau lưngdưới, yếu chân, ù tai, điếc hoặc Đau răng: Dùng phối hợp cốt toái bổ với bổ cốt chi, ngưu tất và hồ đào nhân để trị Đau lưngdưới và yếu chân. Cũng có thể dùng cốt toái bổ với sinh địa hoàng và sơn thù du để điều trị ù tai, điếc và Đau răng.
- Sưng và đau do chấn thương ngoài: Bong gân sai khớp, Dùng phối hợp cốt toái bổ với hổ cốt, qui bản và một dược.
9. Liều dùng:10-20g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng cốt toái bổ cho các trường hợp thiếu âm kèm nhiệt nội và các triệu chứng ứ máu.
11.kiêng kỵ: người âm hư, huyết hư
CÂY SIM
Tên khác :
Sim, hồng sim, dương lê, đào kim nương, co nim (Thái), mác nim (Tày).
Tác dụng:
Chữa đau bụng, ỉa chảy, lỵ ung nhọt, cầm máu. Dùng búp non hoặc nụ hoa, ngày 10 - 30 búp hoặc nụ tươi nhai nuốt nước, hoặc khô tán bột, sắc uống. Nước sắc đặc lá hoặc búp dùng rửa vết thương, chốc lở. Cũng dùng quả chín phối hợp tô mộc chữa bệnh
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Người ta dùng búp hoặc lá non sim chữa đi ỉa lỏng hoặc kiết lỵ
Dùng chữa lở lóet 20-30g dã nát đắp vào vết thương
Tên khoa học:
RHODOMYRTUS TOMENTOSA - Họ trầm thymelacaceae
Mô tả : Cây bụi, cao 1 - 3m, phân cành nhiều. Cành non có cạnh, nhiều lông mềm sau hình trụ nhẵn. Lá hình trứng thuôn, mọc đối, phiến dày, có 3 gân chính, mặt dưới có lông tơ. Hoa màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2 - 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín màu tím sẫm, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.
Phân bố :
Cây mọc hoang ở các vùng đồi hoặc nương rẫy bỏ hoang.
Bộ phận dùng : Búp non, lá, nụ hoa, quả chín. Búp thu hái vào mùa xuân. Nụ hoa, quả vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tanin. Quả có protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic.
Tính vị:
Vị ngọt, chát, mùi thơm
Bảo quản:
Phơi khô làm thuốc
Tham khảo:
Dùng quả sim để chế rựợu như rượu nho 20-30g
TỎI ĐỎ
Sâm đại hành, Tỏi lào, Hành lào, Hành đỏ -Eleutherine bulbosa(Mill.) Urb.(E. subaphyllaGagnep.), thuộc họ La đơn -Iridaceae.
Mô tả:Cây thảo cao 30-60cm. Thân hành (thường gọi là củ) giống củ hành nhưng dài hơn, có vẩy màu đỏ nâu. Lá hình giáo dài, gân lá song song. Hoa trắng hoặc vàng mọc thành chùm. Quả nang, chứa nhiều hạt.
Bộ phận dùng: Củ (tức thân hành) -Bulbus Eleutherines Bulbosae.
Nơi sống và thu hái: Mọc hoang và thường được trồng lấy củ làm thuốc ở nhiều nơi như Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.... Có thể đào lấy củ sau khi trồng 1 năm trở lên. Nếu chưa dùng ngay thì tách ra từng củ, rũ sạch đất, để nguyên cả rễ và lớp vỏ khô ở ngoài, cắt bỏ phần thân lá, để trong cát ẩm hay chỗ mát cho củ lâu khô (chỉ để được vài tháng). Nếu dùng ngay thì rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, tán bột hoặc để nguyên miếng.
Thành phần hoá học:Người ta đã tìm thấy 4 chất trong củ là Eleutherin, Isoeleuthrin, Eleutherola và một hoạt chất khác chưa xác định. Chúng đều có tác dụng kháng sinh với chủng Staphylococcus aureus.
Tính vị, tác dụng:Vị ngọt nhạt, tính hơi ấm; có tác dụng tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết sinh co, chỉ khái.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Thường được dùng trị Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, chóng vàng Nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích lưu huyết, ho, ho lao, ho gà, viêm họngcấp và mạn, tê bại do thiếu dinh dưỡng, đinh nhọt, viêm da, lở ngứa, chốc đầu trẻ em, tổ đỉa, vẩy nến. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Dùng ngoài, giã đắp.
Sâm đại hành thường được dùng ngâm rượu uống làm thuốc bổ, trị xanh xao, Thiếu máu. Nấu thành cao đặc rồi luyện viên uống sát trùng; chữa chàm, chốc và bệnh ngoài da. Bên ngoài, dùng thuốc mỡ Sâm đại hành 10% hoặc cồn Sâm đại hành 20% để bôi. Sâm đại hành đã phơi khô, sao qua, hãm uống làm thuốc an thần, gây ngủ. Bột của nó dùng cầm máu, dùng uống trong trị ho, ho lao, thường phối hợp với Rẻ quạt làm thuốc uống trị ho, viêm họng.
VẠN NIÊN THANH
Vạn niên thanh -Aglaonema siamenseEngl., thuộc họ Ráy -Araceae.
Mô tả:Cây thảo cao 35-40cm, dày 1-1,5cm. Lá xoan hay xoan thuôn, tròn ở gốc, nhọn dài và đều đều ở 1/3 trên, dài 15-20cm, rộng 5-7cm, có gân phụ rõ, cong lên; cuống dài 5-10cm, có bẹ và ôm ở gốc rồi thót lại. Cụm hoa ở ngọn hay ở bên; mo dài 3,5-4,5cm có nhiều chấm trắng, buồng dài 3,5cm, hình trụ, có chân ngắn, có phần cái ngắn, phân biệt với phần đực bởi những hoa trung tính hay các nhị lép. Quả dạng quả mọng, thuôn, có mũi, chấm trắng dài 12-18mm, rộng 7-10mm.
Bộ phận dùng:Toàn cây -Herba Aglaonemae Siamensis.
Nơi sống và thu hái:Loài phân bố ở Ðông Nam Á nhiệt đới (Lào, Campuchia, Thái Lan...) và Nam Trung Quốc. Ở nước ta thường gặp dưới tán rừng ẩm, nhiều nhất là chân các núi đá vôi nơi có nhiều mùn ở Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội, Tây Ninh, Ðồng Nai. Cũng được trồng làm cây cảnh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Thường được dùng làm thuốc chữa rắn cắn, sưng đau họng, Trĩimụn nhọt. Thân cây sắc uống làm thuốc nhuận tràng. Dân gian cũng dùng cả cây cắt ngang bỏ vào cốc nước đun sôi để nguội uống cho khỏe người, chữa liệt dương và trợ tim.
CỎ BẠC ĐẦU
Cỏ bạc đầu - Kyllinga nemoralis (Forst, et Forst.f.) Dandy ex Hutch, et Dalz. (K. monocephala Rottb), thuộc họ Cói - Cyperaceae.
Mô tả: Cỏ hầu như nhẵn, có thân rễ mọc bò, thân cao 5-30cm.
Lá thường ngắn hơn thân. Cụm hoa thành đầu, gần hình cầu, đường kính 8-12mm, có lá bắc dạng lá trải ra. Quả bế hình trái xoan ngược, dẹp, trắng vàng, hơi có chấm.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Kyllingae Nemoralis.
Nơi sống và thu hái: Loài cỏ nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Xri Lanca, Inđônêxia, Oxtrâylia, Châu Phi, Châu Mỹ. Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Lâm Ðồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, thường gặp ở vệ đường, trên các bãi hoang trong vườn. Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng trị 1. Cảm mạo, uống làm cho ra mồ hôi. 2. Ho gà, viêm phế quản, viêm họngsưng đau. 3. Sốt rét, lỵ trực tràng, ỉa chảy; 4. Ðòn ngã tổn thương. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, sâu quảng. Dùng 10-30g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát cây tươi đắp tại chỗ hoặc đun nước để rửa chỗ đau. Còn làm thức ăn gia súc.
Ðơn thuốc trị sốt rét: Cỏ bạc đầu 60g sắc uống. Uống 4 giờ trước khi có triệu chứng sốt.
CỎ MẦN TRẦU
Cỏ mần trầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng - Eleusine indica (L.) Gaertn., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh.
Cây ra hoa từ tháng 3-11.
Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Eleusinis Indicae.
Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, Nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Ở Trung Quốc, thường dùng chữa: 1. Ðề phòng chứng viêm não truyền nhiễm; 2. Thống phong; 3. viêm ganvàng da; 4. Viêm ruột, lỵ; 5. Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn. Liều dùng 16-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác.
ĐĂNG TÂM THẢO
(Medulla Junci Effusi)
Đăng tâm thảo còn có tên là Cây Bấc đèn, là ruột phơi khô của thân cây Bấc đèn ( Juncus effusus L. var decipiens Buchen) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Khai bảo bản thảo, thuộc họ Bấc ( Juncaceae).
Cây Bấc đèn mọc hoang và được trồng ở những nơi ẩm ướt ở nước ta. Tên thuốc gọi Đăng tâm hoặc Đăng thảo.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt nhạt, hơi hàn, qui kinh Tâm Phế Tiểu tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Khai bảo bản thảo: vị ngọt tính hàn, không độc.
*.Sách Bản thảo tùng tân: ngọt nhạt hơi hàn.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Tâm Tiểu tràng.
Thành phần chủ yếu:
Có Araban và Xylan. Hoạt chất chưa có tài liệu nghiên cứu.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Đăng tâm có tác dụng lợi tiểu thông lâm, thanh tâm giáng hỏa.
Chủ trị các chứng: nhiệt lâm, thủy thũng, tâm phiền thất miên (mất ngủ), trẻ em khóc đêm, đau họng (hầu tý).
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Khai bảo bản thảo:" trị ngũ lâm".
*.Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di:" trị cấp hầu tý, thuốc đốt thành than thổi vào họng có hiệu nghiệm. Thuốc đốt thành than bôi lên vú cho trẻ bú trị chứng khóc đêm".
*.Sách Bản thảo cương mục: " giáng tâm hỏa, chỉ huyết, thông khí, tán thũng chỉ khát, đốt thành than trộn với Khinh phấn, Xạ hương bôi trị âm can (lóet cơ quan sinh dục)".
*.Sách Dược phẩm hóa nghĩa:" Đăng tâm, khí vị đều nhẹ, nhẹ thời đi lên chuyên nhập tâm phế, tính vị đều nhạt, nhạt thì lợi khiếu khiến cho uất nhiệt tại phần trên đi xuống và ra ngoài qua đường tiểu. Chủ trị chứng ho họng đau, mắt đỏ, mắt mờ, lâm bế thủy thũng, tiểu tiện không thông lợi, thử nhiệt tiểu đục, trẻ em khóc đêm."
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chưa thấy có tài liệu thông báo.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị các chứng lâm:thuốc có tác dụng lợi niệu thông lâm.
*.Tuyên khí tán: Cam thảo tiêu, Mộc thông, Chi tử, Đông quì tử đều 10g, Hoạt thạch 15g, Đăng tâm 3g, sắc nước uống trị tiểu khó đau.
*.Đăng tâm thảo 10g, Xa tiền thảo, Phượng vĩ thảo đều 30g, dùng nước cháo sắc uống. Trị nhiệt lâm.
*.Đăng tâm thảo 10g, Mộc thông đều 6g, Xa tiền tử, Biển súc, Hoàng bá đều 10g, Hoạt thạch 10g sắc uống. Trị tiểu đỏ.
2.Trị tâm phiền mất ngủ, trẻ khóc đêm:thuốc có tác dụng thanh tâm trừ phiền, thường phối hợp với Chu sa, Táo nhân, Phục thần.
*.Đăng tâm 4g, Đạm trúc diệp 12g hãm nước sôi uống.
Ngoài ra, có thể dùng Đăng tâm thảo 2g mỗi lần sắc nước uống thay nước chè.
Có báo cáo dùng Đăng tâm thảo 6g, Thổ ngưu tất 50g, sắc nước uống trị chứng phù do tim.
Liều dùng:1 - 3g.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:237.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

XtGem Forum catalog