Polaroid
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
HOÀNG TINH
Tên dược: Rhizome polygonati
Tên thực vật: 1. Polygonatum sibiricum Red.; 2. Polygonatum cyrtonema Hua; 3. Polygonatum kingianum Coll., et Hemsl.
Tên thông thường: Hoàng tinh
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân rễ được đào vào mùa thu. Sau khi loại bỏ rễ xơ, thuốc được phơi nắng cho khô và thái miếng
Tính vị: Ngọt và bình
Quy kinh: Tỳ, phế, thận
Công năng: 1. Tư âm nhuận phế; 2. Hành khí kiện tỳ
Chỉ định và phối hợp:
§ Ho do phế âm hư. Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Xuyên bối mẫu và Tri mẫu.
§ Thận tinh hư biểu hiện Đau lưng, run và nóng ở bàn chân. Hoàng kinh phối hợp với Câu kỷ tử và Nữ trinh tử.
§ Khí hư ở tỳ và vị biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mạch yếu vô lực. Hoàng kinh phối hợp với Ðẳng sâm và Bạch truật.
§ Khí hư ở tỳ vị biểu hiện chán ăn, khô miệng, táo bón, chất lưỡi đỏ không có rêu. Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Cốc nha.
§ Ðái đường: Hoàng kinh phối hợp với Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn, Mạch đông và Sinh địa hoàng.
HOÀNG TINH
Vị thuốc Hoàng tinh được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, còn có tên Mễ phủ, cây Cơm nếp, Kim thị hoàng tinh, Cứu hoang thảo, Hoàng tinh ( Rhizoma Polygonati) là thân rễ phơi hay sấy khô, được chế biến của cây Hoàng tinh ( Polygonatum Kingianum Coli et Hemsl.) và các cây cùng chi khác loài như Polygonatum Sibiricum redoute, Polygonatum Multiflorum L. v.v.. đều thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae).
Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Cây này khác với cây Củ Dong cũng gọi là Hoàng tinh mà người ta thường nấu củ để ăn. Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta, chưa được chú ý trồng làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt tính bình, qui kinh Tỳ Phế.
Theo các tài liệu cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: vị ngọt bình, không độc.
*.Sách Tứ thanh bản thảo: hàn.
Về qui kinh:
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ Phế.
*.Sách Ngọc thu dược giải: nhập túc thái âm tỳ, túc dương minh vị.
*.Sách Bản thảo tái tân: nhập Tâm Tỳ Phế Thận.
Thành phần chủ yếu:
Chất nhày, tinh bột, đường, nhiều loại acid amin, ancaloit, nhiều loại hợp chất anthraquinone.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Tư âm nhuận phế, bổ tỳ ích khí. Chủ trị chứng ho do phế táo âm hư, thận hư tinh tổn, chứng tiêu khát, tỳ vị hư nhược.
Theo các Y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: " chủ bổ trung ích khí, trừ phong thấp, yên ngũ tạng, uống lâu khỏe mạnh trường thọ".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo: " bổ ngũ lao thất thương, mạnh gân cốt, giảm đói, tăng sức chịu đựng với hàn thử, ích tỳ vị, nhuận tâm phế".
*.Sách Trấn nam bản thảo:" bổ hư thêm tinh".
*.Sách Bản thảo cương mục:" bổ các chứng hư, giải hàn nhiệt, thêm tinh tủy".
*.Sách Bản kinh phùng nguyên:" khiến ngũ tạng điều hòa, cơ nhục sung thịnh, cốt tủy cường tráng, đều do tác dụng bổ âm".
*.Sách Bản thảo tùng tân:" bình bổ khí huyết mà nhuận".
*.Sách Tứ xuyên Trung dược chí:" bổ thận nhuận phế, ích khí tư âm".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Thuốc có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ lipid huyết và làm giảm xơ cứng mạch vành ( cũng có báo cáo nói không có tác dụng hạ lipid huyết).
2.Cho thỏ uống cao lỏng Hoàng tinh, đường huyết lúc đầu cao sau hạ, có tác dụng ức chế adrenalin làm tăng đường huyết.
3.Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch cơ thể, thúc đẩy sự tổng hợp DNA, RNA và protid, polysaccharit của Hoàng tinh có tác dụng chuyển dạng lympho bào. Thuốc làm giảm hàm lượng cAMP và cGMP trong huyết tương.
4.Thuốc có tác dụng ức chế đối với nấm gây bệnh thường gặp trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lao. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với bệnh lao, trên thực nghiệm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng huyết áp thấp:dùng Hoàng tinh 30g, Đảng sâm 30g, Chích thảo 10g, sắc nước uống, ngày 1 thang. Trị 10 ca đều có kết quả khỏi trước mắt ( Diệp thế Thương, trị 10 ca huyết áp thấp dùng bài Đảng sâm, Hoàng tinh, Cam thảo thang, Tạp chí Y trung cấp 1981,12:31).
2.Trị chứng lipid huyết cao:dùng viên hạ mỡ ( Hoàng tinh, Hà thủ ô, Tang ký sinh) uống liên tục trong 2 tháng. Trị 86 ca, kết quả cholesterol hạ bình quân 38,2 - 47,1mg%, tỷ lệ kết quả 87,9% ( Chu dục Nhân và cộng sự. Một số tình hình điều trị chứng lipid máu cao bằng Trung thảo dược, Báo Tân y học 1977,45:211).
3.Trị chứng cận thị học sinh:dùng Hoàng tinh 90 cân, Đậu đen 10 cân, Đường trắng 15 cân, chế thành sirô mỗi ml có 1g Hoàng tinh. Mỗi người uống mỗi lần 20ml, ngày 2 lần, hoặc mỗi ngày, mỗi người Hoàng tinh 50g, Đậu đen 10g, chia 2 lần, sắc uống, trước khi uống cho thêm rượu vàng 10ml. Đã trị 82 con mắt, kết quả rõ 26 con, tiến bộ 22 con, tỷ lệ kết quả 59,75% ( Lý Quang Viễn, Định chí hoàn, Báo cáo sirô Hoàng tinh trị cận thị học sinh, Báo Trung y Hà nam 1981, 6:40).
4.Trị lao phổi:Hoàng tinh chế thành cao lỏng ( mỗi ml có 5g thuốc), mỗi lần uống 10ml, ngày 4 lần. Đã trị 19 ca, có kết quả 84,2% trong đó khỏi 21,0%, đờm chuyển âm tính 66,6% ( Phùng Ngọc Long, Báo cáo về Hoàng tinh trị lao phổi, Báo Y học Triết giang 1960,4:43).
5.Trị nấm chân tay:dùng Hoàng tinh 100g xắt nhỏ cho vào lọ thêm cồn 75% 250ml, bịt kín ngâm trong 15 ngày, lọc qua gạc 4 lớp, vắt hết nước bỏ xác, thêm dấm thường 150ml trộn đều. Rửa sạch vùng bị nấm lau khô, bôi thuốc ngày 3 lần. Đã trị 67 ca, khỏi 55 ca, tiến bộ 12 ca ( Đới vi Quần, Trị nấm chân tay bằng bôi ngoài cồn dấm Hoàng tinh, Tạp chí Trung y Sơn đông 1986,5:47).
6.Trị tai điếc do nhiễm độc thuốc:dùng dịch tiêm Hoàng tinh 100%, tiêm bắp 2 - 4ml ( tương đương 2 - 4g thuốc sống), đồng thời mỗi ngày tiêm bắp Vit B1 100mg, uống Vit A 25.000 đơn vị, ngày 3 lần, hoặc mỗi ngày uống viên Hoàng tinh tương đương 10g thuốc sống. Đã trị 100 ca, khỏi 9 ca, có kết quả 22 ca, ngưng tiến triển 3 ca, vẫn tiến triển 3 ca, số còn lại không kết quả, tỷ lệ kết quả 34% ( Lưu Đĩnh và cộng sự, Hoàng tinh trị điếc do nhiễm độc thuốc, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1982,1:19).
7.Trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh:thường phối hợp với Kỷ tử, Sinh địa, Hoàng kỳ, Đảng sâm dùng bài:
*.Hoàng tinh thang: Hoàng tinh 24g, Kỷ tử 12g, Sinh địa 20g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, sắc nước uống.
8.Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
*.Trị chứng phế hư táo, ho ra máu:
+ Hoàng tinh 20g, Bắc Sa sâm 8g, Ý dĩ nhân 12g, sắc nước uống.
+ Hoàng tinh 1 cân, Bạch cập, Bách bộ mỗi thứ 1/2 cân, thái sấy hoặc phơi khô, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần.
*.Trị tiểu đường: Hoàng tinh 40g, sắc nước uống hoặc phối hợp với Câu kỷ tử, lượng bằng nhau, tán bột mịn, làm thành bánh hoặc luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g ngày 2 lần. Trị huyết áp cao, váng đầu, lưng gối mõi, ù tai, hoa mắt, tiểu đường.
Liều lượng và cách dùng:
*.Liều 12 - 40g tươi, dùng liều cao có thể 60 - 80g sắc, hoàn, tán.
*.Dùng ngoài tùy theo yêu cầu. Thuốc có tác dụng hòa hoãn nên thời gian dùng thuốc có thể kéo dài để tư bổ.
*.Những trường hợp tỳ hư có thấp, ho đờm nhiều, bụng đầy, tích trệ hoặc tỳ vị hư hàn, tiêu phân lỏng, không nên dùng.
XUYÊN KHUNG
Tên khác: Xuyên khung
Vị thuốc Xuyên khung còn gọi Khung cùng (Bản Kinh), Hương thảo (Ngô Phổ Bản Thảo), Sơn cúc cùng (Tả Truyền), Hồ cùng, Mã hàm khung cùng (Biệt Lục), Tước não khung, Kinh khung (Bản Thảo Đồ Kinh), Quý cùng (Trân Châu Nang), Phủ khung (Đan Khê Tâm Pháp), Đài khung (Bản Thảo Mông Thuyên), Tây khung (Cương Mục), Đỗ khung , Dược cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung (Hòa Hán Dược Khảo), Giả mạc gia (Kim Quang Minh Kinh).
Tác dụng: Xuyên khung
+ Ôn trung nội hàn (Biệt lục).
+ Bổ huyết (Y Học Khải Nguyên).
+ Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong hư (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục).
+ Điều hòa mạch, phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chủ trị: Xuyên khung
+ Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, không con (Bản Kinh).
+ Trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu (Biệt lục).
+ Trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh (Dược Tính Luận).
+ Trị phong hàn, đầu đau, chóng mặt, hông sườn đau, bụng đau, đau nhức do hàn, kinh bế, sinh khó, sinh xong huyết bị ứ gây đau, mụn nhọt (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị Can kinh bất điều, kinh bế, hành kinh bụng đau, trưng hà, bụng đau,ngực sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau, phong thấp đau nhức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Điển) .
+ Trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đầu đau, phong thấp tý (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Liều dùng: 4 - 8g .
Kiêng kỵ:
+ Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiền táo, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Khí thăng, đờm suyễn, không dùng (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Bụng đầy, Tỳ hư, ăn ít, hỏa uất, không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Uống Xuyên khung lâu ngày làm mất chân khí (Phẩm Hối Tinh Nghĩa).
+ Xuyên khung sợ vị Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc ; Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên ; Phản vị Lê lô (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ Hợp với Bạch chỉ làm thuốc dẫn, sợ vị Hoàng liên (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phụ nữ có thai trong bụng đau: Khung cùng 80g, A giao 80g, Cam thảo 80g, Ngải diệp 120g, Đương quy 120g, Thược dược 160g, Can địa hoàng 240g. Sắc uống. (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thai khí bị tổn thương làm thai động không yên hoặc thai chết trong bụng: Dùng Khung cùng, tán bột, uống với rượu hoặc dùng Xuyên khung, Quy vĩ, Quế tâm, Ngưu tất (Thiên Kim phương).
+ Trị băng trung, hạ huyết, tân dịch không cầm: Xuyên khung, Tục đoạn, Thục địa, Bạch giao, Đỗ trọng, Sơn thù, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Toan táo nhân (Thánh Huệ phương).
+ Trị tửu tích, hông sườn trướng, ói mửa, bụng có nước: Xuyên khung, Tam lăng đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Thông bạch (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị cơ thể và các khớp đau nhức: Xuyên khung, Bạc hà đều 6g, Tế tân 4g, Khương hoạt 8g, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Xuyên Khung Trà Điều Tán - Cục phương).
+ Trị khí hư, đầu đau: Xuyên khung tán bột. Mồi lần uống 8g (Tập Giản phương).
+ Trị khí quyết, đầu đau, phụ nữ khí thịnh đầu đau, sản hậu đầu đau: Dùng Xuyên khung, Thiên thai ô dược. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà Ngựcï Dược Viện).
+ Trị phong nhiệt đầu đau: Xuyên khung 4g, Trà diệp 8g. Sắc uống nóng (Giản Tiện phương).
+ Trị đầu phong, hóa đờm: Xuyên khung thái nhỏ, sấy khô, tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 4-6g với nước trà (Kinh Nghiệm Hậu phương).
+ Trị nửa đầu đau do phong: Xuyên khung, tung bột, ngâm rượu, uống (Đẩu Môn phương).
+ Trị phong nhiệt bốc lên, đầu váng, mắt hoa, ngực không thông: Xuyên khung, Hòe tử đều 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g với nước trà (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
+ Trị đầu phong, chóng mặt, giữa đầu đau, mồ hôi nhiều, sợ gió, ngực có đàm ẩm: Xuyên khung 640g, Thiên ma 160g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nước trà (Xuyên Khung Hoàn - Tuyên Minh Luận).
+ Ngực đau: Xuyên khung 1 củ lớn, tán bột, sấy với rượu, uống. Bệnh 1 năm dùng 1 củ, 2 năm dùng 2 củ (Tập Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, mắt nhắm, thái dương đau, mắt sưng đỏ: Xuyên khung, Bạc hà, Phác tiêu đều 8g, tán bột, lấy 1 ít thuốc thổi vào lỗ mũi (Toàn Ấu Tâm Giám).
+ Trị răng và miệng hôi: Lấy nước sắc Xuyên khung ngậm (Quảng Tế phương).
+ Trị các chứng ung nhọt sưng đau: Xuyên khung tán bôt, hòa Khinh phấn, trộn với dầu mè bôi (Phổ Tế phương).
+ Trị phụ nữ có thai 5-7 tháng, bị tổn thương hoặc thai chết trong bụng, máu dơ ra, đau, cấm khẩu: Đương quy 240g, Xuyên khung 160g. Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày uống 2-3 lần. (Phật Thủ Tán - Bản Sự phương).
+ Trị ngực sườn đầy tức: Xuyên khung, Thương truật, Hương phụ, Lục khúc, Sơn chi tử (sao), lượng bằng nhau, tán bột, trộn với hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 8-10g với nước ấm (Việt Cúc Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị sản hậu huyết vận: Đương quy 40g, Xuyên khung 20g, Kinh giới huệ (sao đen) 8g, sắc uống (Kỳ Phương Loại Biên).
+ Trị sản hậu ngực và bụng đau: Xuyên khung, Quế tâm, Mộc hương, Đương quy, Đào nhân đều 40g, Tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu nóng (Khung Quy Tán -Vệ Sinh Gia Bảo).
+ Trị sản hậu bị té ngã đau: Đương quy 32g, Xuyên khung 12g, Đào nhân 14 hột (bỏ vỏ và đầu nhọn), Hắc khương 2g, Chích thảo 2g. Dùng rượu và Đồng tiện sắc uống (Sinh Hóa Thang - Nam Nữ Khoa).
+ Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra: Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Sung úy tử, Đương quy, Bạch thược (Ích Mẫu Thảo Kim Đơn - Y Học Tâm Ngộ).
+ Trị hành kinh bụng đau (do huyết ứ): Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Bạch thược (Đào Hồng Tứ Vật Thang -Y Tông Kim Giám).
+ Trị nửa người liệt do tai biến mạch máu não: Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất, Cam thảo (Huyết Phủ Trục Ứ Thang -Y Lâm Cải Thác).
+ Trị phá thương phong: Dùng Xuyên khung hợp với Kinh giới, Bạch chỉ, Đương quy, Địa hoàng, Thược dược, Bạch truật, Cam thảo. Mùa đông thêm Quế chi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ngực sườn đầy tức: Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 6g, Quy vĩ, Chỉ xác đều 10g, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân đều 8g. Cho nước và rượu mỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Qui Tả Can Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị ngực sườn đầy tức:Xuyên khung, Hồng hoa, lượng bằng nhau, chế thành phiến (cứ 12 phiến chứa 20g Xuyên khung và Hồng hoa). Mỗi lần uống 4 phiến, ngày 3 lần. 4-6 lần là 1 liệu trình. Trị 84 trường hợp (có 10 trường hợp suốt liệu trình có thêm Cát căn Hoàng Đồng Phiến, ngày 3 lần, mỗi lần 2ml; 2 người dùng 2 loại thuốc trên thêm Nhũ hương, Một dược). Kết quả: hiệu quả thấp: 9, tốt: 57, không kết quả 17, nặng hơn: 1 (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt: Dùng Xuyên khung chiết xuất chất Acid A ngùy (Ferulic) 20mg cho vào Glucosa 5% - 250ml, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 1 lần, liên tục 10 lần. Trị 8 trường hợp bệnh động mạch vành khỏi: 6, hết cơn đau thắt ngực: 6, lượng mỡ trong máu giảm với mức độ khác nhau (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15).
+ Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:Dùng dung dịch kiềm Xuyên khung trị cơn đau thắt ngực 30 trường hợp có kết quả 92,5%, số kết quả tốt: 62,95%. Cơn đau giảm trong 24 giờ chiếm hơn phân nửa, 40% điện tim trở lại bình thường (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15).
+ Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt: Dùng dung dịch tiêm Xuyên khung truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trị 10 trường hợp bệnh mạch vành đau thắt ngực, kết quả tốt: 7, tiến bộ: 2, không kết quả: 1 (Trung Y Tạp Chí 1980, 9: 69).
+ Trị nhồi máu não và tắc mạch máu não: Dùng dịch tiêm Phức Phương Xuyên Khung (Xuyên khung, Đan sâm, Đương quy trị 400 trường hợp nhồi máu não và tắc mạch não 400 trường hợp. Theo dõi bằng chụp động mạch não, điện tâm đồ, lưu lượng huyết dịch đều có cải thiện (P nhỏ hơn 0,005 - 0,001) tỉ lệ có kết quả là 94,5% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 6 (4): 234).
+ Trị thần kinh tam thoa đau: Xuyên khung 30g, Đương quy, Đan sâm, Bạch thược, Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long đều 8g. Trị 21 trường hợp dây thần kinh tam thoa đau trong 1 tháng, kết quả đạt 90.6% (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 1982, 4: 34).
+ Trị đầu đau: Dùng Xuyên khung phối hợp Thạch cao (sống ), Tế tân, Cúc hoa. (Do phong hàn: thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong; Do phong nhiệt thêm Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều; Do phong thấp thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Thương truật, Cảo bản; Do huyết ứ thêm Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Xạ hương (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1985, 10: 447).
+ Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra: Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, cho rượu và nước mỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Quy Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cột sống viêm phì đại, xương gót chân có gai: Xuyên khung tán bột, cho vào bao (bọc) đắp vào chỗ đau hoặc lót vào giầy. Mỗi tuần thay 1 lần. Sau 5-10 ngày hết hoặc giảm đau. Có người sau 2 tháng lại tái phát, tiếp tục đắp lại (Tân Học Tạp Chí 1975).
Tên khoa học: Xuyên khung
Ligusticum wallichii Franch-Họ Hoa tán - Umbelliferae (Apiaceae)
Mô tả:
Xuyên khung là 1 loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, giữa ruột rỗng, mặt ngoài có đường gân dọc. Lá mọc so le, kép 2-3 lần, lá chét có 3-5 đôi, cuống dài, phiến lá rách sâu, khi dùng tay vò ra có mùi thơm, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân. Hoa họp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn chừng 1cm, hoa nhỏ, mầu trắng. Quả loại song bế, hình trứng.
Thu hái: Xuyên khung
Cây trồng sau 2 năm mới bắt đầu thu hoạch.
Phần dùng làm thuốc:
Củ (thân rễ) phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Rhizoma ligustici Wallichi). Lựa củ to, vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Củ như nắm tay, có mấu không đều, nhăn, đường kính 3-6cm hoặc hơi to. Mặt ngoài mầu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, có nhiều vết hình tròn lõm và bướu nhỏ vết của rễ. Chất cứng, vết vỏ không phẳng, mầu trắng xám hoặc trắng ngà, có vằn tròn và chấm điểm đầu nhỏ mầu vàng. Mùi thơm đặc biệt, nồng, vị cay đắng, tê lưỡi (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Ngâm nước rồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc ngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại (không nên đồ vì dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặc bào mỏng 1-2 mm, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặc phơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, sao sơ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, râm mát.
Thành phần hóa học:
+ Trong Xuyên khung có:
. Một Ancaloid dễ bay hơi, công thức C27 H37 N3, Một Acid C10 H10 O4 với tỉ lệ chừng 0.02%, gần giống Acid Ferulic trong A ngùy. Một chất có tính chất Phenola với công thức C24 H46 O4 hoặc C23 H44 O4, độ chảy 108 độ. Một chất trung tính có công thức C26 H28 O4 độ chảy 98 độ, Saponin, dầu bay hơi, 3 chất kết tinh trong đó có Perlolyrine (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Chuanxiongzine, Tetramethylpyrazine, Perlolyrine, 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido [3,4-b] Indole (Bắc Kinh Chế Dược Công Á Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Thông Báo 1980, 15 (10): 471).
+ Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidenephthalide, 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide Wang Pnshan và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (9): 2033).
+ Butylphthalide (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (3): 137).
+ 4-Hydroxy-3-Methoxy styrene, 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl ethane, Hydroxybenzoic acid, Vanilic acid, Coffeic acid, Protocatechuic acid (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (5): 237).
Tác dụng dược lý:
+ Đối với hệ thần kinh trung ương:
. Theo Thụ Thượng Sư Thọ: Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương. Dùng nước sắc Xuyên khung 25-50g/Kg thể trọng cho uống, thấy có khả năng ức chế ở chuột lớn, kéo dài thời gian ngủ. Tinh dầu Xuyên khung liều nhỏ có tác dụng ức chế đối với hoạt động của đại não nhưng lại hưng phấn đối với trung khu vận mạch, hô hấp và phản xạ ở tủy sống (con vật yên tĩnh, tự động vận động giảm xuống, nhưng huyết áp tăng cao, hô hấp và phản xạ cũng tăng). Nếu dùng liều quá cao thì đại não bị tê liệt mạnh, các trung khu phản xạ tủy sống có thể bị ức chế, do đó huyết áp tụt xuống, nhiệt độ có thể giảm, hô hấp khó khăn, vận động có thể bị tê liệt và chết.
+ Tác dụng đối với hệ thần kinh: Nước sắc Xuyên khung cho uống với liều 25-50g/kg có tác dụng trấn tĩnh trên chuột và chuột nhắt. Thuốc kéo dài tác dụng gây ngủ của chất Barbituric nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng kích thích của Caffein (Chinese Herbal Medicine).
+ Đối với tuần hoàn:
. Theo Thụ Thượng Sư Thọ: tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng làm tê liệt tim, làm cho mạch máu ngoại vi gĩan ra, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu Oxy ở tim. Liều cao có thể làm cho huyết áp hạ xuống (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng cồn 70 độ và nước chiết hoạt chất trong Xuyên khung chế thành dung dịch 10%, tiêm vào tĩnh mạch chó, thỏ và mèo đã gây mê thấy huyết áp hạ xuống rõ [Tác giả giải thích rằng tác dụng này có liên quan đến ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương] (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Lý Quảng Túy và Kim Âm Xương nghiên cứu 27 loại thuốc YHCT đối với huyết áp (thí nghiệm trên chó và mèo đã gây mê) thấy rằng Xuyên khung là 1 vị có tác dụng hạ áp rõ và kéo dài dù tiêm mạch máu hoặc bắp thịt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng đối với tim mạch: Uống nước sắc Xuyên khung có tác dụng ra mồ hôi nhẹ ở súc vật thí nghiệm nhưng chích tĩnh mạch hoặc chích bắp thịt lại làm giảm huyết áp nơi súc vật được gây mê. Dịch chiết có tác dụng mạnh nhất để hạ áp. Thí nghiệm dài ngày trên chó và chuột thấy nước sắc Xuyên khung với liều 4g/kg mỗi ngày làm tăng huyết áp 20mmHg đối với huyết áp tăng thể thận nhưng không có tác dụng đối với huyết áp tăng thực thể (Chinese Herbal Medicine).
+ Đối với mạch ngoại vi và áp huyết: Nước hoặc cồn ngâm kiệt Xuyên khung và chất Ancaloid chích cho thỏ, mèo và chó được gây mê đều có tác dụng hạ áp lâu dài. Những thí nghiệm dùng nước ngâm kiệt của Xuyên khung bơm vào dạ dầy của chó và chuột gây huyết áp cao mạn tính do thận viêm hoặc huyết áp cao thể Cortison đều có tác dụng hạ áp. Chỉ dùng Xuyên khung đơn độc không có tác dụng hạ áp rõ nhưng tăng tác dụng hạ áp của Reserpin. Hoạt chất Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm sức cản của huyết áp ngoại vi, tăng lưu lượng của huyết quản ngoại vi, của động mạch chủ và chân, tăng số hoạt động mao mạch và tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn (Trung Dược Học).
+ Đối với mạch máu ở não: Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau, có tác dụng trị chứng tai điếc bột phát do thần kinh, phòng được sự hình thành máu cục sau khi cấy da (Trung Dược Học).
+ Đối với tim: Trên thực nghiệâm ếch hoặc cóc, đối với tim cô lập hoặc chỉnh thể với nồng độ thấp thấy có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại. Với nồng độ cao có tác dụng ngược lại: ức chế tim, làm gĩan tim và tim ngừng đập (Trung Dược Học).
+ Đối với tiểu cầu: Xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiếu cầu và sự hình thành cục máu (Trung Dược Học).
+ Đối với cơ trơn:
. Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng dung dịch nước của Xuyên khung thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ đã có thai, thấy bằng với liều nhỏ dung dịch nước Xuyên khung có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung thỏ có thai, cuối cùng đi đến hiện tượng co quắp, ngược lại nếu dùng liều lượng lớn, tử cung bị tê liệt và đi đến ngừng co bóp. Tiêm dung dịch Xuyên khung liên tục 1 thời gian cho thỏ và chuột bạch có thai thì thấy thai chết trong bụng mà không đẩy ra được (do Xuyên khung gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai làm cho thai chết). Hai tác giả trên nhận định rằng người xưa dùng Xuyên khung trị sản phụ bị băng huyết là do Xuyên khung có khả năng làm co tử cung, làm cho mạch máu ở vách tử cung áp chặt vào tử cung gây ra cầm máu (do Xuyên khung làm gĩan mạch máu nên không cầm máu được). Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà lan cũng có tác dụng tương tự: nếu dùng lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột dần dần mà không có khả năng làm cho ngừng hẳn, còn nếu dùng liều cao nhu động ruột bị hoàn toàn ngừng hẳn không khôi phục lại được (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Lượng nhỏ của 10% nước sắc Xuyên khung có tác dụng điều hòa niêm mạc tử cung thỏ có thai, trong khi đó với liều cao lại làm ngưng tác dụng co tử cung hoàn toàn. Chích liên tục dịch chiết Xuyên khung cho thỏ và chuột có thai gây chết thai nhưng không trục thai ra. Liều nhỏ nước sắc Xuyên khung ức chế nhu động ở tiểu trường thỏ hoặc chuột Hà Lan, Trong khi đó liều cao lại làm ngừng co bóp (Chinese Herbal Medicine).
. Liều nhỏ dịch ngâm kiệt Xuyên khung có tác dụng làm tăng co bóp cơ tủ cung cô lập của thỏ có thai, liều cao lại làm tê liệt cơ. Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà Lan cũng có tác dụng tương tự: lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột còn liều cao làm tê liệt. Saponin Xuyên khung, Acid A ngùy và thành phần Lipid nội sinh trung tính cũng có tác dụng tương tự (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, Xuyên khung có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh như Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả. In vitro thuốc cũng có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh ngoài da (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng an thần: dùng nước sắc Xuyên khung thụt vào bao tử chuột nhắt và chuột cống đều có thể làm cho chuột giảm hoạt động tự phát, tăng tác dụng gây ngủ của loại thuốc ngủ Natri Bacbital và tác dụng đối kháng với Cafein hưng phấn trung khu thần kinh (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng sinh: theo Lưu Quốc Thanh và Trương Duy Tân thì Xuyên khung có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng như vi trùng thương hàn, vi trùng sinh mủ, thổ tả, Lỵ Sonner... Xuyên khung cũng có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).
+ "Hoàng Đế, Kỳ Bá, Lôi Công: vị chua, không độc. Lý Cảo: Tính ôn, nhiệt, hàn" (Ngô Phổ Bản Thảo).
+ Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo).
+ Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính).
+ Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học).
+ Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường, túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Can, Tỳ và Tam tiêu (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Can, Đởm, Tâm bào (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Tham khảo:
+ " Xuyên khung là vị thuốc trị khí trong huyết. Bệnh Can cấp dùng vị cay để bổ vì vậy chứng huyết hư nên dùng Xuyên khung .Vị cay tán kết vì vậy các chứng khí trệ cần dùng. Người ta nói rằng vị Mạnh khúc, Quý cùng (Xuyên khung) chống lại được thấp tà, trị chứng bụng to như bụng cá, trị tiêu chảy do thấp, mỗi lần chỉ dùng 2 vị, hiệu quả như thần . Chứng huyết lỵ đau, huyết lỵ đã thông mà đau không giảm là âm thiếu khí uất, thêm Xuyên khung để hành khí điều huyết thì bệnh khỏi" (Bản Thảo Cương Mục).
+ "Xuyên khung được nhiều người dùng, đầu mặt đau do phong không thể thiếu nó nhưng cần phối hợp với các loại thuốc khác" (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+"Xuyên khung vận hành lên đầu mắt, dẫn xuống huyết hải, vì vậy, bệnh về tinh thần dùng bài Tứ Vật (Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa). Xuyên khung có khả năng tán phong ở kinh Can, dùng trị chứng đầu đau ở kinh Thiếu dương (Đởm, Tiểu trường) và Quyết âm (Tâm bào, Can), là thánh dược trị đầu đau do huyết hư. Thường dùng trong 4 trường hợp sau:
1- Dẫn vào kinh Thiếu dương (Tiểu trường, Đởm).
2- Đầu đau do kinh lạc gây nên.
3- Chuyển vận thanh dương và khí.
4- Khứ thấp khí ở đầu" (Bản Thảo Kinh).
+ "Xuyên khung có tác dụng tán kết đi vào kinh Can, là thuốc trị huyết trong khí... Xuyên khung và Đương quy đều là thuốc trị về huyết nhưng Xuyên khung hoạt huyết mạnh hơn vì vậy có tác dụng phát tán phong hàn, trị đầu đau, phá ứ tụ, thông huyết mạch, giảm đau, tiêu phù, trục huyết, thông kinh. Cùng sắc uống với Tế tân trị ung nhọt" (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ " Đầu đau mà không khỏi, tất yếu phải dùng Xuyên khung thêm thuốc dẫn kinh: Thái dương thêm Khương hoạt, Dương minh thêm Bạch chỉ, Thiếu dương thêm Sài hồ, Thái âm thêm Thương truật, Quyết âm thêm Ngô thù du, Thiếu âm thêm Tế tân" (Dụng Dược Pháp Tượng).
+ Xuyên khung chịu Thư hoàng, được Tế tân có tác dụng giảm đau, trị mụn nhọt. Được Mẫu lệ có tác dụng trị đầu đau do phong, nôn nghịch" (Lôi Công Dược Chế).
+ " Xuyên khung dẫn lên đầu mặt, dẫn xuống kinh thủy, khai uất kết ở trung tiêu, là thuốc trị huyết trong khí. Trị khí huyết đều tốt. Thuốc có tác dụng tán hàn trừ thấp, trừ phong khí, trị đầu đau, hông sườn đau, dưỡng thai, giúp ích cho sản phụ, trị được các chứng trưng hà tích tụ, huyết bế không thông, mụn nhọt lở ngứa, ung thư mụn nhọt] hàn nhiệt, sưng đau" (Bản Thảo Hối Ngôn)
CÀ DẠI TRÁI VÀNG
Cà tàu
Còn gọi là cà dại trái vàng
Tên khoa học Solanum xanthicarpum Sxhrad và Wondl.
Thuộc họ Cà Solanaceae.
A. Mô tả cây
Cây sống hàng năm, cao khoảng 0.7-1m hay hơn. Toàn thân và lá có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng gần giống các loại cà cho quả ăn được, mép lá phân thuỳ không đều. Đặc biệt toàn thân cây, cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai sắc nhọn. Mặ trên và dưới lá đều có một lớp mỏng lông mịn. Cụm hoa tán ngoài nách lá mọc thành chùm từ 3-5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc màu xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8-9cm. Quả không có lông tròn, trắng có bớt rằn xanh, khi chín có màu vàng tươi đường kính 2.5-3cm. Mùa quả quanh năm nhưng nhiều quả nhất vào mùa khô.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại rất nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai Kon Tum. Cây có khả năng chịu khô hạn rất khoẻ, ưa ánh sáng nhiều nhưng cũng có thể chịu được dâm mát, có khả năng mọc tranh chấp với cỏ dại. Vào mùa khô cây rụng lá nhiều, để lại những cành rất sai quả, thuận lợi cho việc thu hái (vì khối lượng gai rụng theo lá, rễ hái nắng nhiều)
Người ta dùng toàn cây (thân lá và quả) phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Năm 1939 Rochemeyer H. đã chiết từ cây một gluzit có tên solasodin.
Năm 1980 Hoàng Đại Cử đã định lượng tro trong là và phần non của cây đang có nhiều quả xanh và chín có 0,05% solasodin. Trong quả xanh (gồm thịt quả và hạt) có 2,36%, trong quả chín có (gồm thịt quả và hạt) 2,2%.
Tác giả còn chiết từ hỗn hợp gồm quả xanh già, chín vàng và hạt phơi sấy khô dòn được 1.4% dolasodin đã tinh chế.
D. Công dụng và liều dùng
Ở nước ta hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Châu Úc người ta dùng toàn cây chữa ho (long đờm), thông tiểu, chữa hen, sốt. Lá, thân và quả dùng làm thuốc bổ đắng chữa phù. Hạt đốt xông khói chữa sâu răng.
Hiện nay có thể dùng làm nguyên liệu chiết solasodin.
CÀ ĐỘC ĐƯỢC
CÀ ĐỘC DƯỢC
Tên khác:
Vị thuốc Cà độc dược, còn gọi cà diên, cà lục dược (Tày), sùa tùa (H`mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao).
Tác dụng:
Khử phong thấp, định suyễn
Công dụng :
Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt giảm đau lở loét trong dạ dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay. Ðắp mụn nhọt đỡ đau nhức. Lá hoa khô tán bột uống, hoặc thái nhỏ hút. Bột lá khô, liều tối đa : 0,2g/lần; 0,6g/24 giờ. Còn dùng dạng cao, cồn.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Chữa hen: Hoa hoặc lá cà độc dược phơi khô thái nhỏ, 1 phần, kali nitrat 1 phần cho vào giấy cuộn thành điếu thuốc lá, ngày hút 1-1.5g vào lúc có cơn hen
TÌM HIỂU THÊM
Tên khoa học:
Daturamelel- họ cà Solanaceae
Mô tả :
Cây nhỏ, cao 1 - 1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3 - 4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen.
Phân bố :
Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang. Còn được trồng làm cảnh.
Bộ phận dùng :
Lá và hoa. Lá bánh tẻ thu hái lúccây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ.
Thành phần hóa học :
Alcaloid toàn phần có : Trong lá : 0,10 - 0,50%, trong hoa : 0,25 - 0,60%, trong rễ : 0,10 - 0,20%, trong quả : 0,12%. Alcaloid : Scopolamin, hyoscyamin và atropin, norhyoscyamin, vitamin C.
Tính vi:
Vị cay, tính ôn, có độc
Qui kinh:
Vào kinh phế
CÂY LA
Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, pô hức, chìa vôi, sang mou.
Tên khoa học Solanum verbascifolium L.
Thuộc họ Cà Solanaceae
A. Mô tả cây
Cây nhỏ hoặc nhỡ cao 2.5-5m. Toàn cảnh, lá phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, hoặc vàng xám. Lá mọc cách, hình thuôn, hai đầu nhọn, mép nguyên, cả hai mặt đều có lông min, dày hơn mặt dưới, cuống ls dài 2-4cm.
Cụm hoa hình xim lưỡng phân hoặc xim ngù, hoa hình chén, phủ đầy lông mềm, tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính 0.5-1.3cm, với 6 hình cầu, đường kính 6mm, hạt rất nhiều có vân mạng đường kính 2mm.
Lá cây có khi vò có mùi thơm phảng phất mùi hồng bì.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang tại các tỉnh miền Bắc, ưa mọc nơi dãi nắng.
Thường người ta hái tươi về dùng, ngoài ra còn dùng rễ đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Trong cây la có solianin, saponozit, một ít tinh dầu. Vỏ rễ có 0.3% solasodin.
D. Công dụng và liều dùng
Trong nhân dân, lá la tươi dùng chữa lòi dom, hắc lào, sán trâu bò.
Tại các nước khác lá la được dùng chữa tiểu tiện đục và phụ nữ khí hư
Đơn thuốc có lá la
Đắp lòi dom: Lá tươi ngăt bỏ cuống và gân, giã nát sao nóng dịt vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên cả lá, úp vào dom hay nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại.
Chữa hắc lào: Lá la tươi vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào
CÀ GAI LEO
Còn gọi là cà quính, cà quánh, trap khả (Cămpuchia), Blou xít (Lào).
Tên khoa họcSolanum procumbensLour. (Solanum hainanenseHance)
Thuộc họ CàSolanaceae.
A. Mô tả cây
Cà gai leo thuộc họ gai leo nhỡ, thân dài 0.6-1m hay hơn, rất nhiều gai, cành xoè rộng, trên phủ lông hình sao. Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mép nguyên hay hơi lượn và khía thuỳ, hai mặt nhất là mặt dưới phủ lông nhạt, phiến dài 3-4cm, rộng 12-20mm, có gai cuống dài 4-5mm. Hoa tím nhạt, nhị vàng, gộp thành sim 2-5 hoa. Quả hình cầu khi chín có màu vàng, bóng nhẵn, đường kính 57mm. Hạt màu vàng hình thận, có mạng dài 4mj, rộng 2mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi tại các tỉnh phía Bắc tới Huế. Ở Lào và Cămpuchia cũng có.
Thường người ta đào rễ quanh năm, rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Toàn cây và nhiều nhất ở rễ có ancaloit. Trong rễ còn có tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon...
D. Công dụng và liều dùng
Rễ cây cà gai leo được nhân dân dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, sâu răng, chảy máu chân răng.
Có nơi nhân dân coi như có tác dụng chữa say rượu. Người ta cho rằng trong khi uống rượu thỉnh thoảng sát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say rượu. Nếu bị say uống nước sắc của rễ. Ngoài ra còn dùng chữa bệnh lậu. Mỗi ngày uống từ 16-20g rễ khô dưới dạng sắc.
Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai rễ nuốt nước, bã đắp lên vết rắn cắn.
CÂY NIỆT GIÓ
Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng.
Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey.
Thuộc họ Trầm Thymeleaceae.
Mô tả:Niệt gió là một cây nhỏ, quanh năm xanh tươi, cao 0.3-0.6m, mang nhiều cành gầy,màu đỏ nhạt, nhiều khi mọc đối, có những sẹo là nổ rõ lên. Lá hầu như không cuống, nhẵn, hình trứng thuôn dài, hai đầu tù hay hơi tròn, phiên lá dài 3-4cm, rộng 1-2 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay thành bông rất ngắn. Quả mọng khi chín có màu đỏ tươi hình trứng, kèm theo vết tích của bao hoa, phần cơm hơi dầy. Hạt có vỏ mỏng và mềm, vỏ trong cứng và đen nhạt.
Phân bố: mọc hoang khắp nơi núi rừng, bụi bờ nước ta. Người ta hái là hoặc rễ cây này, lá hái vào mùa hạ, rễ hái vào mùa thu, đông hay dầu mùa xuân, hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Công dụng và liều dùng:niệt gió là một vịt thuốc chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, theo đông y niệt gió có vị đắng, hơi cay, tính lạnh và có độc.
Niệt gió được dùng làm thuốc sát trùng, bạt độc, chữa chứng ma phing. Có nơi dùng vỏ cây niệt gió chữa chứng sốt cao, lá giã nát, thêm dầu vào đắp lên những nơi sưng đau, mụn nhọt. Cây có độc cần hết sức thận trọng khi dùng, không có kinh nghiệm không nên dùng. Trong các tài liệu cổ, người ta nói phụ nữ có thai và những người suy nhược không dùng được.
Liều dùng trung bình trong ngày 8-12g rễ hay lá tươi.
LINH DƯƠNG GIÁC
Tên khác:
Vị thuốc Linh dương giác Cửu Vĩ Dương Giác, Thô Giác, Thô Dương Giác (Bản Thảo Cương Mục), Hàm Giác (Sơn Hải Kinh), Ma Linh Dương, Nậu Giác, Ngoan Dương Giác, Bàng Linh Dương, Cửu Vĩ Dương (Hòa Hán Dược Khảo), Sừng Dê Rừng (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng:
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, giải độc hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, minh mục, tán huyết, giải độc (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, trấn kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+Trị sốt cao, kinh giật, hôn mê, kinh quyết, sản giật, điên cuồng, đầu đau, chóng mặt, mắt sưng đỏ đau, ôn độc phát ban, ung nhọt (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Trị sốt cao, co giật, kinh phong, động kinh, mắt sưng đỏ đau, gân thịt máy động (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+Không phải ôn dịch nhiệt độc và Can không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 0,1-0, 2g dưới dạng bột; 2-4g dưới dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ngăn nghẹn không thông: Linh dương giác, tán nhuyễn, uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị sản hậu phiền muộn, mồ hôi chảy ra: Linh dương giác, đốt, uống với nước (Thiên Kim Phương).
+ Trị Tâm Phế có phong nhiệt bốc lên mắt gây nên mộng mắt: Linh dương giác, Hoàng cầm (bỏ lõi đen), Sài hồ, Thiên ma đều 1,2g, Cam thảo sống 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước còn 1 chén, uống sau bữa ăn (Linh Dương Giác Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị huyết lâm, tiểu ra máu, nhiệt kết gây nên tiểu buốt: Chi tử nhân 40g, Đại hoàng (sao) 20g, Đại thanh 20g, Đông quỳ tử (sao) 40g, Hồng lam hoa (sao) 20g, Linh dương giác 40g, Lý tử 20g, Thanh tương tử 20g. Trộn đều. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống ấm (Linh Dương Giác Ẩm – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị mắt có màng, mắt mờ, mắt nhìn thấy vật như ruồi bay: Địa cốt bì 40g, Huyền sâm 40g, Khương hoạt 40g, Linh dương giác 40g, Nhân sâm 40g, Xa tiền tử 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống ấm (Linh Dương Giác Ẩm – Thế Y Đắc Hiệu).
+ Tri đi tiêu phân đen như gan gà, khát: Linh dương giác 45g, Hoàng liên 60g, Hoàng bá(bỏ vỏ đen) 45g. Tán nhuyễn,trộnvới mật làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50-60 viên với nước trà pha dấm (Linh Dương Giác Hoàn – Thế y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị sản hậu ác huyết xông lên gây ra phiền muộn hoặc trong bụng cứ đau mãi: dùng Linh dương giác, đốt tồn tính, hòa rượu uống, rất hay (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị trúng phong, tâm phiền, hoảng hốt, trong bụng đau muốn chết: Linh dương giác tiêm, sao sơ, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm (Dị Giản Phổ Tế Lương Phương).
+ Trị mắt sưng đỏ, mắt đau: Cát cánh 4g, Chi tử (sao) 4g, Hắc sâm 4g, Hoàng cầm 4g, Linh dương giác 6g, Sài hồ 4g, Sung úy tử 8g, Tri mẫu 4g, Sắc uống (Linh Dương Ẩm – Y Tông Kim Giám).
+ Trị chứng đầu đau do phong: Bạc hà, Liên kiều, Linh dương giác, Mẫu đơn bì, Ngưu bàng tử, Tang diệp. Sắc uống (Linh Dương Thang – Y Thuần Thặng Nghĩa).
+ Trị co giật, uốn cong người kèm Can phong trong ôn bệnh: Linh dương giác, Câu đằng, sắc uống (Trung Dược Học).
+ Trị kinh giật do Can âm hư: Linh dương giác, Tang ký sinh, Long cốt, Mẫu lệ, sắc uống (Trung Dược Học).
+ Trị động kinh: Linh dương giác, Cương tằm, Câu đằng, Đảng sâm đều 1,5g, Thiên ma, Cam thảo đều 1g, Toàn yết 0,7g, Ngô công 0,3g. Tán bột, mỗi lần uống 1g, ngày 2-3 lần (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1981 (11): 522).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Cornu Antelopis. Họ Trâu Bò (Bovidae).
Mô Tả:
Dê rừng là tên gọi nhiều loài khác nhau: con Nguyên Linh (Gazella gutturosa), con Tạng Linh (Pantholops hodgsoni) con Ban Linh hoặc Thanh Dương (Naemorhedus goral)v.v.. Sống thành từng bày ở miền rừng núi Việt Nam, có nhiều ở các núi đá vôi đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Thu hái, Sơ chế:
Thu hoạch quanh năm. Khi săn bắn được, cưa lấy sừng, để dành dùng.
Bộ phận dùng:
Sừng (Cornu Antelopis). Chọn thứ nào đen, xanh, sừng đen là tốt.
Mô tả dược liệu:
Linh dương giác hình chùy tròn, dài 20-40cm, hình cong, đặc biệt ngọn sừng vênh ra ngoài, đường kính phía bên dưới khoảng 4cm. Toàn sừng mầu trắng hoặc trắng ngà, trừ phần đầu. Có khoảng 10-20 đốt nổi cao thành vòng quấn chung quanh. Cầm vào tay có cảm giác dễ chịu. Sừng non trông suốt qua có tia máu hoặc mầu đen tím, không có vết nứt. Sừng gìa có vết nứt dọc, không có đầu đen. Nửa sừng bên dưới ở trong có nút xương, gọi là ‘Linh dương tắc’, nút hình tròn, mặt ngoài có vết lồi ra đúng với rãnh ở mặt trong sừng. Mặt cắt ra trong chỗ giáp nhau có răng cưa không đều, rút cái nút ra thì nửa sừng bên dưới là cái ống, bên trong rỗng, có lỗ nhỏ, thông đến ngọn, gọi là ‘Thông thiên nhãn’. Đưa ra ánh sáng thì trong suốt, đó là đặc trưng chủ yếu của sừng. Chất cứng, không mùi, vị nhạt.
Loại non, trắng, bóng nhẵn, trong có tia máu không có vết nứt là tốt. Chất gìa, mầu trắng vàng, cod vết nứt là kém.
Bào chế:
+ Lấy Linh dương giác chẻ ra, ngâm trong nước, vớt ra, bỏ gân, bào mỏng, phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Dùng dũa hoặc là mài mòn để lấy bột tán ra thật nhuyễn thì uống khỏi hại dạ dày (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Mài lấy bột, hòa uống hoặc cắt phiến sắc uống hoặc mài lấy nước cốt, hòa uống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Thành phần hóa học:
+Trong Linh dương giác có Calcium Phosphate, Kerratin (Trung Dược Học).
+Trong sừng dê rừng có Calci Phosphat, Keratin, Chất hữu cơ... (Dược Liệu Việt Nam).
+ Keratin (Nam Kinh Dược Học Viện(Trung Thảo Dược Học), q 1. Nam Kinh: Giang Tô Khoa Học Chi Thuật Xuất Bản 1980: 1475).
+ Lysine, Serine, Glutamic acid, Phenylalanine, Leucine, Aspartic acid, Tyrosine, (Từ Liên Anh, Trung Thành Dược 1988 (12): 32).
+ Lecithine, Cephalin, Sphingomyelin, Phosphatidylserine, Phosphaatidylinositol (Giang Bội Phân, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (6): 27).
Tác dụng dược lý
+Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: nước sắc Linh dương giác ức chế hệ thần kinh trungương, biểuhiện bằng hạ hoạt động của thần kinh hướng vận động ở chuột nhắt cũng như giảm thời gian tác dụng của Barbiturates. Thuốc cũng ức chế cảm giác đối với Strychnine và Caffeine. Hoạt chất này không gây gĩan cơ nhưng có 1 số đặc tính gây tê (Trung Dược Học).
+Tác dụng đối với điều hòa nhiệt độ: nước sắc Linh dương giác làm hạ nhiệt độ đối với thỏ gây sốt bằng cách tiêm chế phẩm thương hàn hoặc phó thương hàn. Hiệu quả này bắt đầu trong vòng 2 giờ và kéo dài hơn 6 giờ (Trung Dược Học).
+Tác dụng chuyển hóa: nước sắc Linh dương giác làm tăng sức đề kháng đối với việc oxy giảm ở súc vật (Trung Dược Học).
+ Giáng áp: Nước sắc Linh dương giác thínghiệmtrên động vật thấy có tác dụng giáng áp (Trần Trương Viên, Trung Thành Dược 1990, 12 (11): 27).
Độc tính:
Linh dương giác có độc tính thấp: cho chuột nhắt uống liều 2g/kg mỗi ngày, liên tục 7 ngày, thấy thể trọng tăng, ăn uống, hoạt động tự do, cho thấy có biến đổi ít (Brekhman I I và cộng sự. FarMaKOp p ToKcNKop, 1971, 34 (1): 36).
Tính vị:
+ Vị mặn, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị đắng, tính hơi hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+Vị mặn, tính hàn (Trung Dược Học).
+Vị mặn, tính hàn (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Vị mặn, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Thuộc mộc, vào kinh Quyết âm (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh thủ Thâí âm, thủ Thiếu âm, túc Quyết âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh túc Thiếu âm Thận, túc Thái dương Bàng quang (Bản Thảo Tam Gia Hợp Chú).
+Vào kinh Can, Tâm (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Tâm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+Vào kinh Can, Tâm, Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ “Thỏ ty tử làm sứ cho Linh dương giác” (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ “Linh dương giác thuộc hành Mộc, cho nên nó vào Can cũng dễ, vì những gì đồng khí thì dễ tìm đến nhau. Can khai khiếu ở mắt, khi phát bệnh, mắt có khi có mộng thì Linh dương giác đều chữa được. Can chủ về phong, thuộc vào Can là cân, khi phát bệnh trẻ nhỏ thường bị kinh giản, phụ nữ có thai thì bị động kinh, Linh dương giác đều chữa được cả. Hồn là thần của Can, khi phát bệnh thì kinh sợ không yên, phiền muộn, mê sảng, dùng Linh dương giác có thể làm cho yên được. Huyết là vật chứa của Can, khi phát bệnh ứ tắc, đọng trệ, sinh ra ghẻ chóc, mụn nhọt, kiết lỵ: Linh dương giác có thể làm cho tan ra. Nói tóm lại, Linh dương giác là vị thuốc chuyên chữa về các bệnh của Can (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ “Linh dương ngủ đêm thường treo sừng lên cây mà ngủ, vì vậy, khi dùng chọn thấy thứ nào bóng mà nhọn nhỏ và có dấu mòn, cầm để vào tai nghe thấy hơi có tiếng u u là thứ thật (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ “Sơn dương giác có vị mặn, tính hàn và có đặc tính giống như Linh dương giác nhưng yếu hơn. Sơn dương giác có thể dùng thay thế Linh dương giác với liều 9-15g. Tuy nhiên, phải nấu 30 phút trước khi cho vào thuốc sắc”(Trung Dược Học).
+ “Thanh nhiệt hoặc giải nhiệt độc thì Linh dương giác không mạnh bằng Tê giác, ngược lại, Linh dương giác lại có hiệu quả hơn trong việc gĩan cơ và trừ phong. Trong những trường hợp hôn mê, sốt cao co giật, Linh dương giác và Tê giác thường được dùng chung” (Trung Dược Học).
+ “Sừng con Linh dương phần nhiều là 2 sừng, có màu vàng thẫm, hơi nhẵn bóng, đỉnh sừng hơi cong, có các khớp hình trôn ốc, rất cứng, dao cắt không vào được” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Linh dương giác và Tê giác đều có vị mặn, tính hàn. Cả 2 đều có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trấn kinh. Linh dương giác thiên về Can kinh, vào khí huyết, công dụng chủ yếu là thanh Can, khứ phong, trấn kinh, thiên về Can. Tê giác vị đắng, thiên về Tâm kinh, chạy vào phần huyết, chuyên thanh Tâm, lương huyết, tán ứ, công dụng thiên về Tâm và huyết” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ “Linh dương giác dùng vào các bệnh mụn nhọt thì không bằng Têgiácnhưng nó lại có công dụng thanh Can, minh mục, trị mắt đỏ, có ghèn” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê)
CA CAO
Ca cao - Theobroma cacao L., thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, nhánh không lông. Lá có phiến tròn dài, hơi lộn ngược, dài 20-30cm, không lông; cuống phù hai đầu; lá kèm cao 1cm. Hoa nhỏ, mọc ở thân và các nhánh to, rộng 5-7mm, có đài xanh xanh; cánh hoa trắng, có hai sọc đỏ, đầu có phần phụ hẹp hình dằm, dài; nhị sinh sản 5, nhị lép 5, màu đỏ đậm. Quả dài 10-20cm, có u nần thấp, màu vàng rồi đỏ; nạc trắng; hạt to.
Hoa quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Hạt - Semen Theobromae.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới. Ta thường trồng ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc, Lâm Đồng) và cả ở thành phố Hồ Chí Minh để lấy hạt.
Thành phần hóa học: Có theobromin và các chất béo (bơ Cacao).
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, thơm; có tác dụng lợi tiểu, loại các chlorua.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường ủ hạt để chế bột ca cao và làm sôcôla. Nhân hạt được dùng trị phù thũng và cổ trướng.
Ở Âu Châu, người ta dùng theobromin dập viên 0,5g, dùng 2-6 viên mỗi ngày.
ĐỊA LONG
Tên khác:
Vị thuốc Địa long còn gọi Thổ long (Biệt Lục), Địa long tử (Dược Tính Luận), Hàn hán, Hàn dẫn, Phụ dẫn (Ngô Phổ Bản Thảo), Cẩn dần, Nhuận nhẫn, Thiên nhân đạp (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo), Kiên tàm, Uyên thiện, Khúc thiện, Thổ thiện, Ca nữ (Bản Thảo Cương Mục), Dẫn lâu, Cận tần, Minh thế, Khước hành, Hàn hân, Khưu (khâu) dẫn, Can địa long, Bạch cảnh khâu dẫn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Giun đất, Trùn đất (Dược Điển Việt Nam)
Tác dụng:
+ Đại giải nhiệt độc, hành thấp bệnh (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).
+ Thanh Thận, khứ nhiệt, thấm thấp, hành thủy, trừ thấp nhiệt ở Tỳ Vị, thông đại tiện thủy đạo (Y Lâm Toản Yếu).
+ Trừ phong thấp, đờm kết, khứ trùng tích, phá huyết kết (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, trấn kinh, lợi niệu, giải độc (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị sốt cao phát cuồng, động kinh co giật, hen phế quản, di chứng bại liệt nửa người, đau nhức do phong thấp, tiểu không thông.
Liều lượng: 8-12g. Trường hợp loét hạ chi mãn tính, dùng Giun đất tươi đâm nhuyễn với đường cát trắng đắp bên ngoài.
Kiêng kỵ:
+ Hư hàn mà không có thực nhiệt thì cấm dùng. Sợ Hành.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị thương hàn nhiệt kết 1-7 ngày, nổi cuồng nổi loạn thấy ma qủy muốn bỏ chạy: Khâu dẫn nửa cân bỏ đất bùn, lấy nước Đồng tiện nấu uống, hoặc dùng sống gĩa vắt lấy nước cho uống (Trửu Hậu Phương).
+ Trị tinh hoàn sưng hoặc thụt vào trong bụng, đau nhức khó chịu, thân thể nặng nề, đầu không thể dậy được, bụng dưới nóng đau, co thắt muốn chết: Khâu dẫn 24 con, sắc với một đấu nước còn 3 thăng, uống ngay. Hoặc lấy Khâu dẫn thật nhiều, gĩa vắt lấy nước uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị tiêu ra huyết do cổ độc: Khâu dẫn 14 con, 3 thăng giấm, ngâm cho tới khi Giun chết, lấy nước đó uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị tay chân sưng đau muốn rời ra: Giun đất 3 thăng, 5 thăng nước, gĩa vắt lấy nước 1 thăng rưỡi uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị răng đau nhức: Giun đất, tán bột xức vào (Thiên Kim phương).
+ Trị mắt đỏ đau: dùng Địa long 10 con sao tán bột, uống với nước trà 3 chỉ (Thánh Huệ phương).
+ Trị lợi răng chảy máu không cầm: bột Địa long, Khô phàn mỗi thứ 4g, Xạ hương một ít, nghiền đều, xức vào một ít (Thánh Huệ phương).
+ Trị ngón tay đau nhức: Khâu dẫn gĩa nhỏ, đắp vào (Thánh Huệ phương).
+ Trị lưỡi sưng cứng, không trị có thể chết người: Khâu dẫn 1 con, lấy muối hòa vào ngậm, sẽ giảm từ từ (Thánh Huệ phương).
+ Trị họng, thanh quản sưng đột ngột không ăn được: Địa long 14 con, gĩa nát, đắp ngoài họng, lại lấy 1 con hòa nước muối bỏ vào chút mật ong uống (Thánh Huệ phương).
+ Trị tai chảy mủ: Địa long (còn sống) nghiền nát, trộn với nước Hành và mỡ heo, bọc bông nhét vào tai, hoặc dùng bột Địa long thổi vào (Thánh Huệ phương).
+ Trị trĩ mũi: Địa long sao 0,4g, Nha trạo 1 miếng, tán bột, trộn với ít mật ong, hòa ít nước lạnh, nhỏ vàolỗ mũi(Thánh Huệ phương).
+ Trị ráy tai khô cứng không ra: Khâu dẫn, bỏ vào trong lá Hành, nghiền nát, hòa thành nước, nhỏ vào đầy lỗ tai vài lần thì ra (Thánh Huệ Phương).
+ Trị côn trùng vào tai: Địa long tán bột, bỏ vào trong Hành, hòa thành nước, nhỏ vào (Thánh Huệ phương).
+ Trị dương độc kết tụ ở hông, đè vào rất đau, thở như suyễn, táo bón, cuồng loạn: Địa long sống 4 con, rửa sạch, nghiền nát như bùn, thêm một ít gừng tươi, một muỗng mật ong, một ít nước Bạc hà, lấy nước mới lấy ở dòng sông lên, nấu sôi quá thì thêm một ít Phiến não, mồ hôi ra thì đỡ, không đỡ dùng tiếp (Thương Hàn Uẩn Yếu phương).
+ Trị đau nhức do đầu phong: vào ngày mùng 5 tháng 5, chọn Khâu dẫn, trộn với một ít Long não, Xạ hương, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần lấy 1 viên trộn với nước gừng, nhét vào trong lỗ mũi. Đau bên phải nhét bên trái và ngược lại (Long Châu Hoàn - Thánh Tễ Tổng Lục).
+ Trị điếc do bế khí: Khâu dẫn, Xuyên khung, mỗi thứ 20g, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sắc Mạch môn (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ứ huyết do thấp đàm, kinh lạc ứ tắc gây đau: Xuyên ô đầu, Thảo ô đầu, Địa long, Thiên nam tinh, mỗi thứ 8g, Nhũ hương, Một dược, mỗi thứ 6g. Tán bột, chưng với rượu hồ làm thành viên. Mỗi lần uống 1 viên với nước sắc Kinh giới hoặc Tứ Vật Thang (Hoạt Lạc Đơn – Hòa Tễ Cục Phương).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt: Địa long sao, tán bột, nước Gừng, Bán hạ, Xích phục linh các vị bằng nhau, tán bột, uống 2-4g với nước Sinh khương, Kinh giới, Bạc hà (Phổ Tế phương).
+ Trị răng sâu đau: Địa long, hòa nước muối, trộn Miến, nhét vào trên răng (Phổ Tế phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh cấp: Khâu dẫn tươi 1 con, gĩa nát, bỏ vào 1 viên Ngũ Phước Hóa Độc Đơn, tán bột, rồi sắc uống với nước sắc nước Bạc hà (Ngũ Phước Hoàn – Phổ Tế Phương).
+ Trị kinh phong, phiền loạn, trẻ con kinh phong mạn tính, tâm thần buồn bực, phiền não, gân mạch co quắp, vị hư, ký sinh trùng trong ruột quậy, uốn ngược mình mà la hét: Nhũ hương 2g, Hồ phấn 8g. Nghiền đều, lấy Khâu dẫn khoang cổ, gĩa nát, trộn thuốc bột làm thành viên to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần uống 7-15 viên với nước Hành sắc (Nhũ Hương Hoàn - Phổ Tế phương).
+ Trị họng sưng nghẹt: lấy Giun đất nghiền với dấm ăn, cho nuốt dần, mửa ra đàm máu thì tốt (Phổ Tế phương).
+ Trị da đầu nổi vẩy trắng: bột Địa long, cho vào một ít Khinh phấn, trộn với dầu mè, xức vào (Phổ Tế phương).
+ Trị viêm quầng (đơn độc): Khâu dẫn 1 con, để nguyên đất, gĩa nhuyễn, đắp vào (Phổ Tế Phương).
+ Trị sốt rétbứt rứt, bón nhiều: Địa long sống 4 con, rửa sạch, nghiền nát như bùn, thêm một ít gừng tươi, một muỗng mật ong, một ít nước Bạc hà, lấy nước mới lấy ở dòng sông lên, nấu sôi quá thì thêm một ít Phiến não, mồ hôi ra thì đỡ, không đỡ dùng tiếp, rất có hiệu quả (Trực Chỉ phương).
+ Trị tiểu không thông: Khâu dẫn, gĩa nát, ngâm nước lọc lấy nước cốt nửa chén, uống ngay (Đẩu Môn phương).
+ Trị người lớn tuổi bị bí tiểu: Giun đất khoang cổ trắng, Hồi hương, 2 vị bằng nhau, gĩa ép lấy nước uống (Châu Thị Tập Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ bí tiểu do nhiệt kết: Địa long loại lớn, quết như bùn, bỏ vào một ít mật ong, đắp ở ngọc hành và dịch hoàn. Đốt Tàm thoái 4g, Chu sa, Long não, Xạ hương, mỗi thứ một ít, lấy Mạch môn, Đăng tâm sắc nước uống với thuốc (Toàn Ấu Tâm Giám phương).
+ Trị kinh phong mạn tính suy nhược quá: Phụ tử bỏ vỏ, rốn, nghiền sống, lấy Khâu dẫn khoang trắng bỏ trong đó mà lăn, cạo bột Phụ tử dính phía trên Khâu dẫn, làm viên to bằng hạt gạo, mỗi lần uống 10 viên với nước cơm (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị kinh phong cấp, mạn tính: ngày mồng 5 tháng 5, chọn Khâu dẫn, lấy dao tre cắt làm hai đoạn, đoạn nhảy nhanh để ra một bên, đoạn nhảy chậm để ra một nơi, nghiền nát riêng, bỏ vào một ít bột Chu sa, làm thành viên. Cần nhớ là nếu cấp kinh phong thì dùng bột của đoạn nhảy chậm, mỗi lần uống 5-7 viên với nước sắc Bạc hà (Kinh Nghiệm phương).
+ Trị trẻ nhỏ tinh hoàn bị sưng: Địa long còn nguyên đất, quết nhuyễn, trộn nước đắp vào (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
+ Trị đau một bên hay chính giữa đầu không chịu đựng được, dùng Địa long bỏ đất, sấy khô, Nhũ hương các vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2g, vấn lại như vấn thuốc hút, để lên lửa đèn, lấy mũi hít hơi khói ấy (Thánh Huệ Long Hương Tán - Chiêm Liệu phương).
+ Trị răng đau, răng lung lay: Địa long khô, sao, Ngũ bội tử sao, hai vị bằng nhau, tán bột , trước hết lấy Gừng tươi xát vào răng, sau đó xức thuốc bột vàoNgựcï Dược Viện phương).
+ Trị điếc đột ngột: Khâu dẫn bỏ vào muối, hành, trộn chung thành nước, lấy nước đó, nhỏ vào tai (Thắng Kim phương).
+ Trị hạch lao ở cổ lở chảy nước: dùng đoạn dưới của rễ Kinh giới sắc nóng rửa. Dùng lá Hẹ trên đất có Khâu dẫn 1 nắm, hái lúc canh năm, để trên lửa hồng, cho khô. Tán bột. Mỗi một muỗng bỏ vào Nhũ hương, Một dược, Khinh phấn mỗi thứ 2g, Xuyên sơn giáp 9 miếng vẩy, sao, tán bột, trộn với dầu xức vào (Bảo Mệnh Tập phương).
+ Trị nhện cắn bị thương: lấy 1 lá Hành, bỏ đầu nhọn, đem Khâu dẫn bỏ vào trong ống lá, ép 2 đầu đừng để cho mất hơi, lắc cho ra nước, bôi vào nơi chỗ cắn (Đàm Thị Tiểu Nhi phương).
Trị sa trực trường dương chứng: lấy Kinh giới, Sinh khương sắc rửa, lấy Địa long (bỏ đất) 40g, Phác tiêu 8g, tán bột, trộn với dầu bôi vào (Toàn Ấu Tâm Kính phương).
Trị phong cùi đau, ngứa: Khâu dẫn khoang trắng (bỏ đất), lấy Táo nhục nghiền nát, trộn làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 60 viên với rượu. Cử ăn gừng, tỏi, (Hoạt Nhân Tâm Thống phương).
Trị nhọt độc đã vỡ mủ: Lá Hẹ trên đất có giun đất, gĩa nát lấy nước đắp vào, ngày thay 3-4 lần (Phù Thọ Tinh phương).
Trị nhọt độc đã vỡ miệng: Địa long, Ngô thù du, tán bột, trộn dấm, hòa với Miến sống đắp dưới lòng bàn chân (Trích Huyền phương).
Trị sốt cao co giật : Địa long 10g, Toàn yết 3g, Câu đằng, Kim ngân hoa đều 12g, Liên kiều 10g, sắc uống. Hoặc dùng Địa long 100g, Chu sa 30g, tán nhuyễn, làm viên. Mỗi lần uống 3g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị hen suyễn : Địa long 12g, sắc uống hoặc dùng bột Địa long khô, mỗi lần 3-4g, ngày uống 2 lần. Hoặc dùng Địa long, Cam thảo tươi, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 4—5g. Ngày hai lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sỏi đường tiểu : Địa long đỏ, Củ tỏi, Lá khoai lang đỏ, lượng vừa đủ, gĩa nát, đắp vùng bụng dưới, kết hợp uống thêm thuốc lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị huyết áp cao : uống cao lỏng Địa long 40%, mỗi lần 10ml, ngày 3 lần, đạt kết quả tốt (Mao Văn Hồng, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1959, 4 : 39).
Trị động kinh do chấn thương :Địa long khô 3-6g, sắc uống mỗi ngày. Liệu trình 2-12 tháng, bình quân 5,5 tháng. Trị 20 ca, khỏi 16, chuyển biến tốt 3. tỉ lệ có kết quả 95% (Chu Văn Chính, Hà Bắc Y Dược Tạp Chí 1983, 3 : 48).
Trị bệnh tâm thần phân liệt : Địa long 30g, Đường trắng 10g, sắc, chia 2 lần uống sáng tối. Mỗi tuần uống 6 thang, 60 thang là một liệu trình, có kết hợp thuốc an thần. Trị 30 ca, kết quả trước mắt 18 ca, số có kết quả nhiều, cótiếnbộ và không kết quả, mỗi thứ 4 ca. Tổ II dùng Địa long tiêm bắp, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4ml (mỗi ml tương đương 1g thuốc), kết hợp với thuốc an thần liều nhỏ. Trị 50 ca, khỏi 11, có kết quả rõ 14, có tiến bộ 12, không kết quả 13.
Tổ III dùng nước sắc Địa long, uống giống như tổ I. trị 30 ca, kết quả khỏi 2, có kết quả 7, có tiến bộ 8, không kết quả 13. kết quả tốt hơn đối với suyễn ứ huyết thực chứng (Thế Đức, Triết Giang Trung Y Dược 1979, 11 : 440).
Trị mề đay, dị ứng : Dung dịch Địa long 100% chích bắp, mỗi lần 2ml, 10 lần là một liệu trình, thường trị 1-2 liệu trình. Theo dõi 100 ca, tỉ lệ kết quả đạt 84% (Tân Y Học Tạp Chí 1976, 4 : 178).
Tìm hiểu thêm về địa long
Tên khoa học:
Lumbricus. họ Megascolecidae.
Mô tả:
Các loài giun đất chỉ Lumbricus thuộc họ Lumbricidae và chi Pgeretima thuộc họ Megascolecidae đều được dùng làm thuốc. Chi giun ở nước ta mới được xác định Pheretima SP., dài chừng 10-35cm, thô chừng 5-15mm, thân có nhiều đốt, ở mặt bụng và 2 bên thân có 4 đốt lông ngắn rất cứng giúp nó di chuyển được, vòng đai chiếm 3 đốt thứ 14-16. Giun đất tuy có quan hệ chủng loại phát sinh gần với giun nhiều tơ, nhưng cấu tạo cơ thể đã biến đổi để phù hợp với đời sống chui rúc ở trong đất. Giun đất lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt. Khi trưởng thành, cơ thể giun đất hình thành đai sinh dục. Tuy lưỡng tính, nhưng chúng lại tiến hành thụ tinh chéo. Hai con giun châu đậu lại với nhau, đai sinh dục của con này ép vào lỗ nhận tinh của con kia. Tinh dịch tiết ra từ lỗ sinh dục đực, nhờ hệ co gĩan sẽ chui vào túi nhận tinh của đối phương. Sau khi thụ tinh thì hai con rời nhau. Sau vài ngày đai sinh dục dầy lên, do chất bài tiết từ tuyết biểu bì của đai sinh dục, thành một vòng đai đón nhận một ít trứng, tuột dần về phía trước, khi qua túi nhận tinh lấy tinh dịch để trứng thụ tinh. Vòng luồn qua đầu như kiểu tháo áo chui đầu. Vòng đai được bao bít hai đầu thành kén. Mỗi kén có từ 1 -20 trứng, phát triển không qua giai đoạn ấu trùng. Giun đất đặc biệt không có mắt, nhưng vẫn có cảm giác với ánh sáng là nhờ các tế bào cảm giác ánh sángriêng lẻphân tán dưới da. Giun đất chưa có cơ quan hô hấp riêng, nên qua kiểu hô hấp qua da. Da giun thường xuyên ẩm, nhờ vậy không khí thấm vào được dễ dàng, chính vì lẽ đó mà những ngày trời nắng giun đất không bò lên mặt đất. Giun đất sợ ánh sáng, nhưng sau những trận mưa rào đã làm cho đất nhão thành bùn bắt buộc chúng phải lũ lượt bò lên mặt đất để thở. Giun đất ăn mùn hữu cơ có lẫn trong đất, chúng dùng môi đào đất và nuốt đất vào ruột, khi thức ăn cùng với đất vào ống tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa sẽ tiết ra các chất dịch để tiêu hóa chất mùn hữu cơ. Giun đất thải ra những viên bã và đất tròn xíu, mà ta thường gọi là Cứt giun, Cứt trùn trong Đông y gọi là Khâu dẫn nê hay Địa long nê. Giun đất ưa sống ở những nơi đất ẩm và gìau mùn hữu cơ. Ban ngày chúng lẫn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất, và chính hoạt động của giun đất đã đóng góp phần đáng kể trong việc thay đổi đặc điểm lý hóa được. Giun đất thường phân bố hẹp. Loại có khoang trắng tốt nhất.
Thu bắt, sơ chế:
Đào lấy thứ khoang cổ, loại gìa. Hay gặp nơi mô đất ẩm, đền đình chùa, gốc bụi chuối lâu năm. Muốn bắt dễ dàng, lấy nước lá Nghễ răm hay nước Bồ kết, nước Chè, ngâm nước đổ lên đất thì giun bò trườn lên. Người ta bắt bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm hoặc tro, rồi rửa sạch bằng nước ấm cho sạch chất nhớt, ép đuôi vào gỗ sau đó mổ dọc thân giun, rửa sạch đất trong bụng, phơi hoặc sấy khô cất dùng. Không dùng giun tự nhiên lên mặt đất (có bệnh mới lên).
Mô tả dược liệu:
Toàn thể đã được cắt phẫu, biểu hiện một phiến dài nhỏ cong nhăn teo, dài chừng 12cm-20cm, rộng chừng 10mm-17mm, toàn thân có nhiều khoang vòng, hai đầu dầy mà cứng còn có sợi thịt mỏng tồn tại, chính giữa rất nhỏ, bán trong suốt, hai bên có màu đen tro, chính giữa màu vàng nâu, chất thu khó bẻ gẫy.
Bào chế:
1- Khi dùng Khâu dẫn, nếu muốn uống phải dùng khô, sao cho khô và làm vụn đi (Danh Y Biệt Lục).
2- Dùng 16 lượng Địa long, ngâm nước vo gạo 1 đêm, vớt ra để khô tẩm rượu một ngày sấy khô, rồi sao chung với Xuyên tiêu, gạo Nếp, mỗi thứ 2 chỉ rưỡi. Hễ gạo nếp chín vàng là được (Lôi Công Bào Chế).
3- Khi dùng sậy khô tán bột, hoặc trộn muối vào cho hóa ra nước, hoặc đốt tồn tính, tùy theo trường hợp mà dùng (Bản Thảo Cương Mục).
4- Ngày nay người ta dùng bằng cách sau khi chế sơ chế xong tẩm rượu hoặc tẩm gừng sao qua tán bột để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Tránh ẩm, đựng lọ kín.
Cách dùng:
Sắc uống nước, gĩa sống hoặc tán bột trộn vào hoàn tán.
Thành phần hoá học
Lumbroferine, Lumbritin, Terrestro-lumbrolysin, Hypoxathine, Xan thine, Adenine, Guanine, Choline, Guanidine, nhiều loại Acid amin, Vitamin và muối hữu cơ (Trung Dược Học).
Lumbritin, Lumbofebin, Terrestro-lumrilysin (Sinh Dược Học Khái Luận (Nhật Bản), Nhật Bản Nam Giang Đường 1990: 354).
Hypoxanthine, Xanthine, Adenine, Guanine, Guanidine, Choline, Alanine, Valine, Leucine, Phenylalanine, Tyrosine, Lysine (Giang Tô Tân Y Học Viện, Trung Dược Đại Từ Điển (Q. Hạ), Thượng Hải Nhân Dân Xuất Bản 1977: 2111).
Tác dụng dược lý
Tác dụng hạ nhiệt, an thần (Trung Dược Học).
Tác dụng đối với phế quản : thuốc làm gĩan phế quản nên có tác dụng hạ cơn suyễn (Trung Dược Học).
Thuốc có tác dụng hạ huyết áp chậm mà lâu dài, có thể do làm gĩan mạch nội tạng (Trung Dược Học).
Thuốc có tác dụng kháng Histamin và chống co giật (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thuốc làm tăng hoạt tính dung giải của Fibrin chống hình thành huyết khối. Có tác dụng hưng phấn tử cung, chất chiết xuất diệt tinh trùng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thuốc có tác dụng phá huyết do chất Lumbritin (Nhật Bản 1911).
Tác dụng giải nhiệt: cho uống 12g bột Địa long, thấy có tác dụng hạ sốt. Đối với bệnh nhân sốt do cảm nhiễm, cho uống 0,3g thấy có tác dụng giảm sốt. Tác dụng giảm sốt xuất hiện sau nửa giờ đến 3 giờ, từ 2-5 giờ thì hết sốt, trở lại bình thường (Phó Tuấn Lục, Thiểm Tây Trung Y 1980, 10 (3): 138).
Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Trị trúng phong (não thốt trúng khuyết huyết tính). Dùng dịch Địa long chích 10g/kg vào khoang bụng chuột bị chứng não thiếu máu bị trúng phong, thấy các triệu chứng giảm nhẹ (Uông Bội Căn, Sơn Tây Y Dược tạp Chí 1984, 13 (3): 133).
Tính vị:
Vị mặn, tính hàn (Bản Kinh).
Tính rất hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
Vị đắng, cay, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo).
Vị mặn. Tính hàn (Trung Dược Học)..
Quy kinh:
Vào kinh Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).
Vào kinh Can, Tỳ, Phế (Bản Thảo Tái Tân).
Vào kinh Vị, Thận (Dược Nghĩa Minh Biện).
Vào 3 kinh Tỳ, Vị, Thận (Trung Dược Học).
Tham khảo:
Khâu dẫn vị mặn tính lạnh, có tác dụng giáng tiết, chạy xuyên suốt khắp kinh lạc lại có thể thanh nhiệt chống co giật, lợi tiểu, bình suyễn. Đào Hoằng Cảnh ghi rằng có thể khử giun sán rất hiệu quả. ‘Trửu Hậu Phương’ dùng nó để trị sưng tinh hoàn hoặc tinh hoàn thụt lên đau bụng thắt không chịu nổi. Vì vậy mà Khấu Tông Thích lại dùng trong các chứng bệnh phong đi xuống do thận. Ấy là những cái hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu thêm trong lâm sàng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Theo báo cáo mới đây, dùng Địa long kết hợp với các thứ sau có thể phòng trị chứng ung thư, như: Địa long, Ngô công, Phong phòng (tổ ong), Bồ công anh, Bản lam căn, Toàn yết, Xà thoái mỗi thứ 40g. Bạch hoa xà thiệt thảo nửa cân. Tán bột luyện mật làm viên, mỗi viên 8g. Uống sáng 1 viên, tối 1 viên với nước nóng. Lại có thể trị bệnh áp huyết cao, tán bột hoặc sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Phân biệt:
1- Ở Trung Quốc còn dùng các con Pheretima asiatica Michaelsen và Allolobophora caliginosa Trapezoides,.. thuộc họ Megasclo lecidae, để làm thuốc.
2- Cần phân biệt với Rắn giun là một giống rắn có tên khoa học là Tpholops. Thoáng nhìn, ta dễ lẫn rắn giun với giun đất vì rắn cũng có cỡ lớn và màu nâu thẫm bóng láng như giun. Nếu quan sát kỹ một chút, ta sẽ thấy thân rắn giun phủ vẩy như rắn. Đây là một loài rắn thực sự, do điều kiện sống chui dưới đất như giun, nên có hình dạng tương tự giun. Thân rắn giun
hình trụ, có vẩy nhẵn bóng giúp con vật chui luồn dễ dàng. Mõm nhọn sắc, giúp con vật dễ khoan lỗ trong đất mềm. Đuôi ngắn có vẩy nhọn là chỗ tựa trên đất giúp rắn trườn về phía dưới. Mắt nhỏ ẩn dưới vẩy bên đầu, nên tránh khỏi sây sát khi rắn luồn trong đất. Rắn giun đào hầm dưới đất có khi sâu tới hàng mét và ăn các loại giun và sâu bọ ấu trùng ở đất. Người ta thường gọi là “Rắn hổ giun”, không cắn được người (Danh Từ Dược Học Đông Y)
CÀ CHUA
Cà chua - Lycopersicon esculentum Mill., thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả: Cây thảo hằng năm, có khi sống dai, cao 1m hay hơn. Thân mọng nước, có lông mềm, dính. Lá có cuống, mọc so le, xếp lông chim không đều hay kép lông chim 2 lần, dài 10-40cm; lá chét thay đổi, hình trứng hay hình trứng mũi mác, mép có răng. Hoa thành chùm xim ở nách lá; đài 5-8 thuỳ dài khoảng 12mm; tràng hoa màu vàng cam, dài 10-15mm. Quả mọng màu đỏ hay vàng, có kích thước và hình dạng thay đổi, trong chứa chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹt.
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Lycopersici.
Nơi sống và thu hái: Cà chua gốc ở Pêru, được nhập trồng vào nhiều xứ nhiệt đới. Cà chua được đưa vào trồng ở nước ta cuối thế kỷ 19 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh vùng cao. Cây ưa nóng (22-24oC), thích hợp cho thời kỳ ra quả là ban ngày 25oC, ban đêm 15-20oC. Nếu bị rợp nhiều hay bị nắng quá nhiều đều ra hoa kết quả kém. Ưa đất đủ ẩm với không khí tương đối khô ráo. Trồng bằng hạt.
Sau khi cây mọc từ 50-70 ngày thì ra hoa. Do trồng trọt mà người ta tạo được nhiều giống trồng như Cà chua hồng, Cà chua múi...
Thành phần hóa học: Quả Cà chua chứa nước 90%, glucid 4%, protid 0,3%, lipid 0,3%, các acid hữu cơ như acid citric malic, oxalic, nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin A, B1, B2, B6, C, PP, E, K. Quả còn chứa glucose và fructose và một ít sucrose và một keto-heptose. Quả Cà chua chín và gần chín đều chứa các aminoacid chủ yếu, trừ tryptophan; quả chưa chín chứa narcotin.
Tính vị, tác dụng: Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hoá máu có dư acid, lợi tiểu, hoà tan urê, thải urê, giúp tiêu hoá dễ các loại bột và tinh bột. Nước sắc lá có tính chất giảm huyết áp; lá cũng có tính chất giải độc sưng tấy.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cà chua là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao vì lượng glucid, acid hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, nước sắc lá có tính chất giảm huyết áp, lá cũng có tính chất giải độc sưng tấy. Quả Cà chua thường được dùng ăn tươi, nấu canh giấm và làm mứt, tương Cà chua, xốt Cà chua…
Cà chua được chỉ định trong trị suy nhược, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mạn tính, trạng thái da huyết, máu tăng độ nhớt, xơ cứng động mạch, bệnh về mạch máu, tạng khớp, thống phong, Thấp khớp, thừa urê huyết, sỏi niệu đạo và mật, táo bón, viêm ruột. Dùng ngoài để chữa bệnh Trứng cá(dùng quả Cà chua thái lát mà xoa) và dùng lá xát chữa các vết đốt của sâu bọ.
Cà chua không chứa các oxalat, nhưng có một chất tương tự coctison, nên người bị bệnh Thấp khớp, thống phong vẫn dùng được. Lá Cà chua dùng treo trong phòng ở cũng xua được muỗi và ong vò vẽ. Lá chiết được tomatin là một chất kháng khuẩn, chống nấm, chống một số sâu bệnh phá hoại cây trồng. Đọt non giã nhỏ thêm vài hạt muối dùng đắp mụn nhọt và chỗ sưng tấy.Ghi chú: Còn có một thứ - var. cerasiforme Alef., mà ta thường gọi là Cà kiu, cũng có thân cây hơi trườn, có lông trắng ở nhiều bộ phận, lá dài 5-10cm, kép với lá chét lớn và nhỏ xen nhau, đơn hay lại kép; chùm hoa ngoài nách lá, dài 4-6cm, đài có lá dài hẹp, cao 1cm, tràng hoa tim tím; quả mọng tròn, màu đỏ hay da cam, đường kính 1-1,5cm. Cây mọc hoang và cũng được trồng lấy quả nấu canh chua.
CÀ CUỐNG
Còn gọi là sâu quế, đà cuống
Tên khoa học Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep).
A. Mô tả con vật
Cà cuống cơ thể hình lá, dẹt giống con gián (nhất là khi non), dài 6-7cm, rộng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, có nhiều vạch đen bóng. Đầu nhỏ, hình tam giác, hai mắt kép to tròn, đen láy, miệng có vài hút nhọn hoắt, luôn quặp xuống bụng. Lưng, ngực phát triển, có 3 đôi chân khỏe và dẹt, chia đốt và có móng nhọn sắc, 2 chân trước dùng để vỗ và giữ mồi, 2 chân giữa và 2 chân sau giúp cà cuống bơi lội dưới nước; bộ cánh không đều, cứng ở nửa phần gốc và dạng màng rất mỏng ở nửa phần đầu. Ở dưới ngực cà cuống đực, có hai túi nhỏ và dài (gọi là bọng cà cuống) chứa một chất lỏng trong, mùi thơm mạnh, đó là tinh dầu, một vũ khí lợi hại để tấn công con mồi, xua đuổi địch thủ và dụ con cái đến giao phối. Bụng có những khía ngang và ít lông mịn màu vàng nhạt.
B. Phân bố, thu bắt và chế biến
Cà cuống phân bố ở miền Viễn Đông (Liên bang Nga) và vùng nhiệt đới từ Ấn Độ đến Australia. Ở Việt Nam, cà cuống có ở các tỉnh từ Bắc vào Nam, nhưng nhiều nhất ở miền Bắc, sống ở ruộng nước, hồ ao, lạch ngòi. Môi trường ô nhiễm do dùng bừa bãi thuốc trừ sâu và phân hóa học hiện nay đã làm cho loài côn trùng này trở nên hiếm và có nguy cơ bị tuyệt diệt.
Bộ phận dùng làm thuốc của cà cuống là thịt, trứng và tinh dầu.
- Thịt và trứng: Người ta bắt cà cuống vào tháng 4 đến tháng 9. Đem về vặt bỏ cánh, thường dùng tươi sống. Thịt và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin. Dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.
Từ xa xưa, cà cuống đã được coi là một loại thực phẩm quý thuộc hạng “Sơn hào hải vị” và vật cống của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong dân gian, người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc hoặc rán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Đây là món ăn - vị thuốc bổ dưỡng rất độc đáo được ưa chuộng ở nhiều địa phương. Có khi người ta để nguyên con, chỉ vặt bỏ cánh, hấp chín, rồi băm nhỏ dùng làm gia vị đặc biệt cho món nước chấm bánh cuốn và nước dùng bún thang.
- Tinh dầu, được lấy từ con cà cuống đực bằng cách sau: Dùng đầu nhọn của que tre hay mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa đôi chân thứ ba. Gấp bụng cà cuống xuống để bộc lộ hai túi tinh dầu. Dùng kẹp khẽ gắp túi và rút ra một cách nhẹ nhàng (tránh làm rách túi), rồi chích túi cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch, đậy kín. Nếu đựng trong lọ có nút mài thì có thể bảo quản được rất lâu.
C.Thành phần hoá học
Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong vắt, chứa chất thơm được xác định là một hexanol acetat và được sử dụng như thịt và trứng.
Trên thực nghiệm y học, tinh dầu cà cuống được dùng với liều thấp theo giọt như một chất kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục.
Người ta đã tổng hợp được tinh dầu cà cuống nhân tạo với mùi vị như tinh dầu thiên nhiên, nhưng chất lượng kém hơn
D. Công dụng và liều dùng
Trên thực nghiệm dùng với liều nhỏ thì có tác dụng kích thích thần kinh và hưng phấn bộ phận sinh dục, nhưng dùng với liều cao có thể gây ngộ độc.
Trong nhân dân vẫn dùng dầu cà cuống với liều rất nhỏ khi ăn những thức ăn nhiều mỡ.
CÀ DÁI DÊ
1-Tăng tiết dịch tiêu hoá.
Càdái dê làm tăng tiết mật và dịch tụy, giúp tiêu hoá thức ăn. Cholesterol trong mật nhũ hoá chất béo để có thể hấp thụ qua thành ruột. Trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành albumin và aminoacid. Mật còn làm tăng nhu động ruột.
Cànày trị ăn không tiêu, đầy bụng.
Nếutiêu hoá tốt thì phân có mùi thối. Khi phân không thối là tiêu hoá có vấn đề, có thể do tạp khuẩn ruột thiếu men xình thối. (xembài Tạp khuẩn ruột trong sách Thuốc kháng sinh cuả cùng tác giả)
2-Trị táo bón.
· Đông y cho rằng táo bóncó nhiều nguyên nhân nhưng thường do âm suy nên rút hết nước vào cơ thể, phân khô cứng.
· Chất xơ làm phân tăng thể tích và không đóng tảng.
· Chất nhầy làm phân trơn nhuận.
· Người âm suy và táo bónthì da không trơn nhuận. Nếu chỉ dùng mỹ phẩm chăm sóc cái vỏ ngoài mà không ngăn chặn táo bónthì da không thể mịn màng tươi mát.
3- Giảm cholesterol, giảm thân trọng.
Gantiết mật, cholesterol là thành phần quan trọng cuả mật. Ruột có cholesterol cuả mật và trong thực phẩm (thịt, trứng). - Chất béo cần nhờ cholesterol nhũ hoá mới ngấm được vào máu. Chất nhày cuả cà dái dê ngoại hấp cholesterol. Chất này bị khoá hoạt tính nên không hoàn thành chức năng, chất béo không được nhũ hoá nên ở lại ruột. Cả cholesterol và chất béo lưu lại trong ruột để rồi di chuyển xuống ruột gìa và bài xuất theo phân. Cơ thể không được tiếp tế cholesterol và chất béo, chẳng những thế mật còn kéo theo cholestrol. Kết quả là cholesterol và chất béo trong máu đều giảm. Aên Cà dái dê chính là cách giảm cholesterol-huyết và triglycerid-huyết an toàn nhất. Một quả cà tím nướng có khả năng hấp thụ 83g chất béo trong 70 giây, cao gấp 4 lần khoai.
Không được tiếp tế thêm, cơ thể tiêu thụ mỡ dự trữ nên thân trọng giảm. Điều cần biết là nên giảm thân trọng từ từ để cơ thể co thới gian thích nghi. Nếu giảm cân nhanh thì sẽ lên cân trở lại mấy hồi. Thân trọng tăng giảm nhanh và nhiều lần sẽ gây xáo trộn sinh lý.
Cà dái dê có khả năng sinh nhiệt thấp kèm với chất xơ và chất nhày nên giảm cân tốt. Nên thêm cà dái dê vào thực đơn cuả ngườii mập phì, cao huyết áp, tiểu đường.
4-Phụ trị bệnh tim mạch.
Chất béo không tan trong huyết tương nên phải núp dưới dạng kết hợp với cholesterol và apoprotein gọi là lipoprotein. Lipoprotein lại chia ra nhiều loại nhưng chỉ có 2 loại làm chúng ta lưu tâm là lipoprotein LDL (low density) và HDL (hignh density). Lipoprotein LDL dư thưà (nhân dân gọi là máu nhiễm mỡ) dễ bị oxy-hoá, tăng kết đọng tiểu cầu (tạo cục máu) và gây xơ động mạch. Động mạch bị giòn cứng và giảm khẩu độ, dẫn tới cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành. Nếu tảng xơ động mạch hoặc cục máu di chuyển tới tim gây gây đột tử (nhân dân gọi là chết không kịp ngáp), nếu lên não sẽ gây tai biến não. Chất nhày cuả cà dái dê làm giảm triglycerid và cholesterol cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Các tài liệu cuả Đại học Berkeley, Johns Hopkins, Harvard, Tufts gần đây còn cho biết, thực đơn nhiều chất xơ và kali cũng giảm nguy cơ đột tử và tai biến não (xem bài Chuối, Món ăn-bài thuốc q5).
Chất chống oxy-hoá (violantine) trong cà dái dê cũng tham gia ngăn chặn sự oxy-hoa lipoprotein LDL.
Đa số thuốc giảm cholesterol đều đắt tiền và có độc tính. Với căn bệnh này phải uống thuốc dài hạn nên cần tính chi li chi phí trị liệu. – ăn Cà dái dê là cách dùng thuốc hay nhất: an toàn,rẻ tiền,dễ kiếm và còn khoái khẩu nữa.
Cà dái dê đạt những tiêu chuẩn biên soạn sách Món ăn-bài thuốc.
Hãy ăn cà dái dê nướng. Nhớ đừng tưới thêm dầu mỡ. Cũng không ăn cà dái dê xào mỡ.
Món cà tím bung với đậu hủ, thịt nạc cũng thích hợp với trường hợp này.
Món cà dái dê lăn bột chiên chỉ ăn ít vì có chất béo và trứng.
5-Thông tiểu và thải urê.
Thực đơn nhiều thịt làm tăng urê-huyết. Purine trong thịt và đậu nành tích tụ gây bệnh thống phong với triệu chứng đau khớp ; điểmđau di chuyểntừ khớp này sang khớp khác chứ không ở một vị trí như bệnh thấp khớp.
Cà dái dê thông tiểu, tăng thải urê và acid uric.
CÀ DẠI HOA TRẮNG
Còn gọi là cà pháo, trăng lao
Tên khoa học Solanum torvum Swartz.
Thuộc họ Solanaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ, cao 2-3m, thân ít gai, trên phủ nhiều lông hình sao, mang nhiều cành mềm, có lông. Lá mọc so le, hình trứng, không đều và lệch ở phía dưới, phiến lá dài 8-20cm, rộng 6-18cm, chia thùy nông, cuống lá dài 1.5-10cm. Hoa trắng, mặt ngoài có lông, mọc thành chùm nhiều nhánh ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 12-15mm, nhẵn khi chín có màu vàng. Hạt hình đĩa, có những đường nhăn nhỏ, đường kính 1.5-2mm. Mùa quả tháng 4-7.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang dại ở khắp nơi, tại những bãi đất trống, ven đường.
Người ta dùng rễ thu hái quanh năm. Đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng quả khi chưa chín hẳn.
C.Thành phần hoá học
Quả chứa một lượng nhỏ sitosterol, một dầu béo và một ancaloit gần như solasonin.
D. Công dụng và liều dùng
Tại Malaixya nhân dân dùng quả còn xanh để chế bột cary.
Ở nước ta chỉ mới dùng ngoài, giã nát lấy nước bôi lên chân tay nứt nẻ, nước ăn chân, nơi sâu bọ đốt.
CÀ DẠI HOA VÀNG
Còn có tên là cà gai, cây gai cua, cây mùi cua, lão thử lực.
Tên khoa học Arggemone mexicana L.
Thuộc họ Thuốc phiện Papaveraceae.
A. Mô tả cây
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thân mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gân màu trắng. Hoa màu vàng tươi mọc ở đầu cành, rộng 2-6cm, đài có 3 cánh sớm rụng. Quả nang thuôn dài, có góc và gai nhọn, khi chín, mở từ phía trên theo 5 van. Thai tòa tồn tại, trên mang vòi, trong như chiếc lồng có chứa rất nhiều hạt tròn dẹt, màu đen. Mùa hoa tháng 4.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây nguồn gốc châu Mỹ, được di thực vào châu Á. Tại Hà Nội, cây mọc hoang rất nhiều, dọc bờ sông Hồng.
C.Thành phần hoá học
Trong hat có 16% chất béo, màu vàng nhạt phơi chóng khô, bã còn lại chứa các chất ancaloit, Becberin và protopin. Chúng ta biết rằng protein là một ancaloit thường gặp trong thuốc phiện và những cây thuộc họ thuốc phiện
D. Công dụng và liều dùng
Tại Việt Nam chưa thấy dùng cây này làm thuốc. Tại Mẹicô và Ấn Độ người ta dùng dầu của cây này để thắp đèn, dầu này còn có tác dụng tẩy như dầu thầu dầu với liều 2-4g hoặc 10-30 giọt, không gây đau bụng. Dầu vàng mới ép tác dụng mạnh, càng để lâu tác dụng càng kém. Nó có thể thay thầu dầu và tốt hơn thầu dầu vì không sánh, cũng không có mùi khó chịu.
Tại đảo Máctinin, nhựa cây dùng chữa trai chân, mụn cơm, bệnh ngoài da.
CAM TOẠI
Tên Việt Nam:
Vị thuốc CAM TOẠI CÒN GỌI Củ cây Niền niệt, niệt gió,Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền (Biệt Lục), Lăng cao, Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú (Ngô Phổ Bản Thảo) Cam đài, Trung đài, Chí điên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ, Tùy thang cấp sư trung (Hòa Hán Dược Khảo).
Tác dụng:
Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác dụng giải độc tán kết.
Chủ trị:
+ Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng. Døng ngoài để trị thấp nhiệt sưng độc-
Liều dùng:
Dùng từ 1,5-3g. Tán bột mỗi lần uống 1-2g. Thuốc hơi khó sắc, chỉ nên tán bột uống. Dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ:
Vị này hạ rất mạnh, có độc, người suy nhược cần thận trọng. Người có thai kỵ dùng (Trung Dược Học).
+ Ghét Viễn chí, phản Cam thảo, Qua đế làm sứ cho nó thì rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
Cách dùng:
Cam toại thường chế với giấm (sao) để giảm độc tính của nó, tác dụng cũng tương đối hòa hoản hơn. Phần nhiều trộn làm thuốc viên.
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CAM TOẠI
Tính vị:
Vị đắng, tính lạnh, có độc (Trung Dược Học).
Quy kinh:
Vào kinh Phế, Tỳ, Thận
Tên khoa học:
Euphobia sieboldiana Morren et decaisne, Euphorbia kansui Liou. Họ Euphorbiaceae..
Mô tả:
Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơi hồng tím, lá dài hình viên chùy, mép nguyên, mọc đôi, lá dưới cuống hoa tương đối lớn, nở hoa đầu mùa hè màu nâu tím.
Thu hái, sơ chế: Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dài khoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàng trắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn, chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chất bột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàng trắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt.
Bào chế:
+ Lấy rễ gĩa nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nước thành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần cho đến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
+ Lấy bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắt mỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một phần Cám bằng nhau, cho tới khi vàng giòn. Có thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tề ni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lấy Cam đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch, xong đốt cho cháy cám ở ngoài (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản:
Dễ sâu mọt, để trong thùng có lót vôi sống, đậy thật kín
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Thương hàn biến chứng thủy kết hung, dùng Cam toại bỏ vào thang “Hãm hung thang” uống rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Mặt mình sưng húp dùng Cam toại 2 chỉ, dùng thịt thăn của heo đực “Yêu tử” cắt làm 7 miếng, bỏ bột Cam toại vào lấy giấy ướt bao ngoài nướng chín ngày ăn một miếng, liên tục 4-5 ngày khi nào nghe sôi bụng, lợi tiểu là có hiệu quả (Trửu Hậu Phương).
+ Dưới tim như có cảm giác nước đọng đầy cứng, mạch Phục, bệnh nhân đi cầu là dễ chịu: Cam toại củ lớn 3 củ, Bán hạ 12 củ, sắc một thăng nước còn phân nửa, bỏ vào 5 củ Thược dược với 2 bát nước sắc lại còn nửa thăng bỏ bã, trộn với nửa cân mật ong sắc còn 8 phân uống (Cam Toại Bán Hạ Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Đại tiểu tiện không thông dùng bột Cam toại, bột miến sống trộn dẻo đều đắp vào giữa rốn rồi đơn điền rồi cứu 3 tráng, bên trong uống ‘Cam Thảo Thang’, khi nào thông thì thôi, lại dùng Cam toại 1 lượng trộn mật, chia làm 4 lần, ngày uống 1 lần thì thông (Thánh Huệ Phương).
+ Phù thủng, thở gấp dùng Cam toại, Đại kích mỗi thứ 1 lượng, sao lửa cho kỹ tán bột, lần uống nửa muỗng cà phê sắc với nửa chén nước sôi uống (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Bí đái tức tối khó chịu: bột Cam toại 4g uống với ‘Trư Linh Thang’ thì thông (Bút Phong Tạp Hứng Phương).
+ Phù thủng bụng căng đầy: dùng Cam toại (sao) 2 chỉ 2 phân, Hắc khiên ngưu 1 lượng 5 chỉ tán bột sắc, uốngtừng hớp (Phổ Tế Phương).
+ Phù thẳng căng đầy, đại tiểu tiện không lợi muốn chết, dùng Cam thảo 5 chỉ (nửa sống nửa sao), dùng Yên chi phôi tử 5 muỗng cà phê tán bột lần uống 1 chỉ, Bạch miến 4 lượng trộn nước làm như con cờ nấu với nước khi nào nổi lên là được rồi ăn nhạt, sau khi lợi đại tiểu tiện dùng tiếp “Bình vị tán” gia thục Phụ tử 2 chỉ sắc uống (Phổ Tế Phương).
+ Thận thủy lưu chú làm đùi gối co quắp, tứ chi sưng đau, dùng bài trên gia thêm Mộc hương 4 chỉ, mỗi lần dùng 2 chỉ lùi chín uống nhai với rượu nóng khi nào đái ra nước vàng thì có hiệu quả (Ngự Dược Viên Phương).
+ Trẻ em cam thủy dùng Cam toại (sao), Thanh quật bì, 2 vị bằng nhau tán bột, 3 tuổi dùng 1 chỉ uống với “Mạch nha thang”, khi nào đi ngoài được là thôi. Củ đồ chua mặn trong 3,5 ngày gọi là “Thủy bảo tán” (Tổng Vi Luận Phương).
+ Phù thủng thở gấp, đại tiểu tiện không thông dùng “Thập táp hoàn” gồm Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, các vị bằng nhau tán bột, lấy Táo nhục làm viên bằng hạt ngô đồng, lần uống 40 viên với ‘Xâm Thần Nhiệt Thang’ khi nào đi ra nước vàng là thôi, nếu chưa thì trưa hôm sau uống tiếp (Tam Nhân Phương).
+ Có thai phù húp thở gấp, bụng dưới đầy, tiểu không thông, đã dùng ‘Trư Kinh Tán’ nhưng không bớt, dùng Cam toại 2 lượng, gĩa nát, trộn mật viên bằng hạt ngô đồng lần uống 50 viên, hễ đi ra ngoài được là tốt nhưng phải uống ‘Trư Linh Tán’, nếu không đi được, lại uống tiếp (Tiểu Phẩm Phương).
+ Cước khí sưng đau, phong khí đập vào thận khí, hạ bộ ngứa dùng Cam loại nửa lượng. Mộc miết tử nhân 4 cái tán bột, thăn thịt heo 1 cái bỏ màng da xắt lát để dùng, lần 4 chỉ thuốc bỏ vào trong thịt bao với giấu ướt nướng chín ăn lúc đói với nước cơm, sau khi uống thì duỗi 2 chân răng, đi đại tiện xong phải ăn cháo trắng 2-3 ngày là có hiệu quả (Bản Sự Phương).
+ Sán khí sa dịch hoàn, dùng Cam toại, Hồi hương 2 vị bằng nhau tán bột uống lần 2 chỉ (Nho Môn Sự Thân).
+ Đàn bà huyết kết ở bụng nước căng đầy tiểu khó nhưng không khát nước là do thủy và huyết cùng kết lại ở huyết thất, dùng Đại hoàng 3 lượng, Cam toại, A giao mỗi thứ 1 lượng, 1 thăng rưỡi nước sắc còn nửa thăng uống thì huyết đó sẽ hạ (Trọng cảnh phương).
+ Nghẹn, nấc cụt, dùng Cam thảo trộn với miến nướng 5 chỉ, Nam mộc hương một chỉ tán bột, người mạnh lần uống 1 chỉ, người yếu uống 5 phân với rượu (Quái Bệnh Phương).
+ Tức ngực phát sốt, ra mồ hôi trộm đầu nhức vùng vai lưng dùng Cam toại bao với miến nấu với nước tương thật sôi bỏ iến đi rồi lấy cám nhỏ sao vàng tán bột, người lớn dùng 3 chỉ, trẻ em dùng 1 chỉ uống với mật khi ngủ. Cữ dầu béo, thịt cá (Phổ tế phương).
+ Tiêu khát hay khát nước dùng Cam toại (sao cám) nửa lượng, Hoàng liên 1 lượng tán bột nấu làm bánh bằng hạt đậu xanh, lần uống 2 viên với nước Bạc hà, Kỵ Cam thảo (Dương Thị Gia Tàng).
+ Trị phong đàm làm mê tâm khiếu, động kinh, đàn bà phong tà ở tâm huyết, dùng Cam toại 2 lượng tán bột, bỏ thuốc vào tim heo bao giấy lại nước chín bảo vào 1 chỉ Thần sa chia làm 4 viên, lần uống một viên với nước sắc ‘Tâm Tiển Thang’, đại tiện ra những vật độc là có hiệu quả, không nên uống tiếp (Toại Tâm Đơn - Tế Sinh Phương).
+ Mã tỳ phong dùng Cam toại bao với miến sắc 1 chỉ rưỡi, Thần sa (thủy phi) 2 chỉ rưỡi khinh phấn 1/4 muỗng cà phê. Lần uống nửa muỗng cà phê, 1 chút nước tương, nhỏ 1 giọt trên thuốc cho thấm xuống rồi bỏ nước tương đi, rót nước vào đó gọi là “Vô giá tán” (Toàn Ấu Tâm Giám).
+ Trị tê mất cảm giác đau nhức, dùng Cam toại 2 lượng, Tỳ ma nhân tử 4 lượng, Chương nảo 1 lượng tán bột làm bánh dán vào đó, trong uống Cam thảo thang (Vạn Linh Cao - Trích Huyền Phương).
+ Tai điếc đột ngột, dùng Cam toại nửa tấc ta, bọc lông lại nhét vào trong hai lỗ tai, trong miệng nhai Cam thảo thì tai tự nhiên thông (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị Can Tỳ sưng lớn, cổ trướng, đại tiểu tiện ít, mạch trầm sác có lực “” gồm: Cam toại 1 lượng, Nguyên hoa 1 lượng, Đại kích 1 lượng, Khiên ngưu tử 4 lượng, Binh lang 5 chỉ, Khinh phấn 1 chỉ, Mộc hương 5 chỉ, Thanh bì 5 chỉ, Tất cả tán bột trộn hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 1 chỉ, ngày 1 lần lúc đói với nước nóng (Chu Xa Hoàn). Cần chú ý bệnh tình phản ứng sau khi uống thuốc để dùng tiếp hoặc ngưng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thủy kết hung hiếp, đầy tức ngực, bón, mạch chứng đều thuộc nhiệt, các loại động kinh có đàm nhớt ủng thịnh: Cam toại 5 phân, Đại hoàng 3 chỉ, Mang tiêu 3 chỉ, sắc uống (Đại Hãm Hung Thang - Kim Quỹ Yếu Lược)
+ Trị sưng độc do thấp nhiệt các loại bỉ khối: Bột Cam toại trộn nước dán nơi sưng đồng thời sắc nước Cam thảo uống, dùng để triï các loại sưng độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị điên cuồng có thể dùng Cam toại 5 phân, Châu sa 3 phân, tán bột uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Cam toại chữa thủy kết có sức mạnh, chất nước ở trong người ta ngừng trệ lại ở chỗ nào thì cũng có thể sinh ra bệnh. Cam toại có tính thấu đến những chỗ nước ngưng kết đó, làm cho tiêu tán ra, công dụng chỉ có thể (Bách Hợp).
+ Vị Cam toại này, gần đây người ta dùng trong việc trị bệnh Huyết hấp trùng thời kỳ cuối, xơ gancổ trướng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
VỪNG ĐEN
Tên khác
Vị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.
Tác dụng
Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy.
Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.
Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn.
Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.
Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:
Kiêng kỵ
·Âm suy, cơ thể khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm
1- Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư với lý do:
·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý.
·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng
·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch.
·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bóncả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới)
2- Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt.
3- Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). táo bóncó nhiều nguyên nhân:
·Thực phẩm thiếu chất xơ
·Gan tiết ít mật
·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp.
· Không có thói quen đi cầu hàng ngày
Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:
·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch
·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận.
·Dầu vừng làm tăng tiết mật.
·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng.
·Bài này trị bệnh táo bóncả gốc lẫn ngọn.
Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư.
4- Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây:
·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân.
·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết.
·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.
4- Tăng tiết mật, ngưà sỏi mật.
* Dầu mè làm tăng tiết mật.
·Licithin cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật.
·Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh. Lecithin cuả vừng giúp nhũ hoá cholesterol nên không tạo sỏi. Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột.
4- Món ăn-bài thuốc lợi sữa. Mè đen rang cho vào canh mướp.Cả hai vị đều lợi sữa. Mè đen làm tăng khẩu vị món canh mướp.
5- Dầu mè trị viêm nướu răng. Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu.
6- Bổ xương và trị thoái hoá khớp.
- Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?
- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác. Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?
- Mè den bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cũng không sai.
- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại.
- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương. Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy. Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cũng có thể do thiếu chất nhày. Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh chondrocyte và giảm chất nhầy.
- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !
- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:
·Chống lão hoá.Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá. Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cũng phong toả gốc tự do, chống lão hoá.
·Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn.
·Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.
·Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy.
7- Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm:Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược. Bài này nhuận trường thông tiện. Trị táo bónkéo dài, táo bóndo lão suy
Giải phương như sau:
·Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện.
·Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng.
·Thược dược dưỡng âm hoà can.
·Chỉ thực tán kết.
·Hậu phác tiêu thực
·Đại hoàng thông hạ. Bài này dùng ít Đại hoàng.
Bào chế
Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:
Vò thì vò đỗ vò vừng,
Như đây với đó xin đừng vò nhau.
100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.
Đông y dùng Vừng đen làm thuốc.
Thành phần hóa học
100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.
Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.
Tính vị
Nó có vị ngọt, tính bình, không độc.
VIỄN CHÍ
Tên khác:
Vị thuốc Viễn chí còn gọi Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (Bản Kinh).
+ Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt Lục).
+ An thần, ích trí, khứ đờm, giải uất (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị ho nghịch thương trung (Bản Kinh).
+ Trị tâm thần hay quên, kiên tráng dương đạo (Dược Tính Luận).
+ Trị thận tích, bôn đồn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Trị lo sợ, hay quên, mộng tinh, Di tinh, mất ngủ, ho nhiều dờm, mụn nhọt, ghẻ lở (Trung Dược Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ:
+ Sợ Tề tào (Dược Tính Luận).
+ Viễn chí sợ Trân châu, Lê lô, Tề tào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kinh Tâm có thực hỏa, phải dùng chung với Hoàng liên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Có thực hỏa, kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
4 – 10g. Dùng ngoài tùy dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tâm thống lâu ngày: Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm (Viễn Chí Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ung thư, phát bối, nhọt độc: Viễn chí (bỏ lõi), gĩa nát. Rượu I chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương (Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương).
+ Trị họng sưng đau: Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều (Nhân Trai Trực Chỉ phương).
+ Trị não phong, đầu đau không chịu được: Viễn chí (bỏ lõi). Tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2g. lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi (Viễn Chí tán – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị khí uất hoặc cổ trướng: Viễn chí nhục 160g (sao với trấu). Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí ½ cân (ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi), Phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc (Viễn Chí hoàn – Chu Thị Tập Nghiệm Y Phương).
+ Trị vú sưng (suy nhũ): Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương (Thần Trân phương).
+ Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ: Viễn chí (tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Thiểm Tây Trung Thảo Dược).
+ Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ: Tác giả Hoàng Sĩ Tiêu dùng Viễn chí 12g, thêm 1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống. Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết qủa (Thông Tin Tân Y Dược Quảng Châu 1973, 65) và Tuyến Vú U Xơ 20 ca đều khỏi (Trần Phú, Trung Y Dược Học Học Báo 1977, 1: 48).
+ Trị âm đạo viêm do trùng roi: Viễn chí tán bột, thêm Glycerine làm thành thuốc đạn (Đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g. Trước khi đặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa phụ khoa: (Ngải diệp, Xà sàng tử, Khổ sâm, Chỉ xác, đều 15g, Bạch chỉ 9g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ. Đặt thuốc vào âm đạo mỗi tối 1 lần. Trị 225 ca, sau 3 - 12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8% (Cao Tuệ Phương, Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 40).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nước uống (Định Chí Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Đảng sâm, Viễn chí, Mạch môn, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Đương quy, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Quế tâm 3g, sắc, thêm bột Quế tâm vào, hòa uống (Viễn Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Quy bản, Long cốt, Viễn chí, đều 10g, Xương bồ 3g, sắc uống (Chẩm Trung Đơn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều 3g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánh đều 6g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị tuyến vú sưng đau: Viễn chí, tán bột, hòa rượu uống hoặc chưng cách thủy uống, dùng một ít hòa với rượu đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tên khoa học:
Polygala tenuifolia Willd- Họ Viễn chí (Polygalaceae).
Mô Tả:
Vị Viễn chí ta còn nhập nội. Nó là rễ phơi khô của cây Viễn chí Polygala sibirica L., hoặc của cây Viễn chí Polygala tenuifolia Willd.
Ở Việt Nam có nhiều loài Viễn chí như Polygala japonica Houtt., Polygala sibirica L... nhưng chúng chưa được khai thác.
Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt. còn gọi là nam Viễn chí, hay Tiểu thảo. Cây thảo, cao 10-20cm. Cành có ngay từ gốc. Cành nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có lông mịn. Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hình bầu dục, rộng 4-5mm; lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang, nhẵn, hình bầu dục. Cây này mọc hoang ở Bắc Thái, Thanh Hóa, Nam Hà.
Cây Viễn chí Polygala sibirica L. Cây thảo, sống lâu năm. Đường kính thân 1-6mm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt đều có lông nhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm, dài 3-7cm. Cánh hoa màu lam tím. Cây này mọc nhiều ở miền Trung (Nghệ Tĩnh).
Thu hoạch:
Vào mùa xuân, thu đào lên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏ hơi nhăn, rút bỏ lõi gỗ, phơi khô là được.
Phần dùng làm thuốc:
Rễ khô (Radix Polygalae). Thứ ống to, thịt dầy, bỏ hết lõi gỗ là thứ tốt.
Mô tả dược liệu:
Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3-13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏ ngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầy và lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Dòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi coa mùi, vị đắng, hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Bỏ lõi, sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Chích Viễn chí: Lấy Cam thảo cho vào nồi, đổ thêm nước, nấu bỏ bã, cho Viễn chí vào (Cứ 5kg Viễn chí dùng 100g Cam thảo), nấu vừa lửa cho hút hết nước cốt Cam thảo, lấy ra để khô là được (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để nơi thoáng gió, khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Tenuigenin A, B Chou T Q và cộng sự, Am Pharm Assoc Sci Ed 1947, 36: 241).
+ Tenuifolin (Pelletier S W và cộng sự, Tetrahydron 1971, 27 (19): 4417).
+ Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G (Sakuma S và cộng sự, Pharm Bull 1981, 29 (9): 2431).
+ Tenuifoliside A, B, C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-a-D- (6-O- Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (10): 2600).
+ Tenuifoliose A, B, C, D, E, F (Miyase Y và cộng sự Chem Pharm Bull 1991, 39 (11): 3082).
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là ó vó re Cơ chế hóa clam của thuốc có thế do thuốc kích thích lên niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế quản (Trung Dược Học).
+ Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật (Trung Dược Học).
+ Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ. Viễn chí có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học).
+ Cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuần gram dương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học).
+ Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày (Trung Dược Học).
+Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau (Trung Dược Học).
Độc tính:
+ Liều độc LD50 của vỏ rễ Viễn chí cho chuột nhắt uống là 10.03 ± 1.98g/kg. Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2.01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến 75g/kg thì gây tử vong (Châu Lương Kiên, Sơn Tây Y Dược 1973 (9): 52).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Vị dắng, hơi cay, tính ôn (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị chua, hơi cay, tính bình (Y Học Trung Trung Tham Tây lục).
+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
. Vào kinh Thận, phần khí (Thang Dịch Bản Thảo).
. Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
. Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham khảo:
+ Dùng dơn phương (độc vi) Viễn chí trị tất cả các chứng ung thư phát bối do thất tình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắp ngoài đều khỏi cả (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Viễn chí chạy vào Thận, chủ trị của nó tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng bổ Thận. Viễn chí không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạch chỉ bổ tinh, trị hay quên vì tinh và chí đều tàng ở Thận. Tinh hư thì chí suy, không đạt lên Tâm dược cho nên hay quên. Sách Linh Khu ghi: Thận tàng tinh, tinh hợp chí, Thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương, hay quên. Gười có chứng hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ở dưới có thừa, trường vị thực mà Tâm hư thì vinh vệ sẽ lưu trệ xuống dưới lâu mà không có lúc nào đi lên, cho nên hay quên. Hơn nữa, trong mùi vị của Viễn chí có vị cay cho nên hạ được khí mà chạy đến kinh quyết âm. Sách Nội kinh ghi: Dùng vị cay để bổ là ý nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc mà muôn đời chưa ai nói ra được (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên. Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế. Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm. Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên. Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Viễn chí sống có tác dụng khử đàm, khai khiếu mạnh. Viễn chí mà chích thì độc tính giảm, vị kh í kém cũng dùng được. Viễn chí tẩm mật, sao, thì tính nhuận, tác dụng an thần tốt. Viễn chí tính ôn, táo, uống trong kích thích mạnh vì vậy, đàm nhiệt thực hỏa, bao tử tá tràng loét cần thận trọng. Nếu không dùng với Chích Cam thảo sắc uống dễ gây nôn, buồn nôn (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
CHI TỬ
Tác dụng:
+ Trị bứt rứt, buồn phiền, khó chịu, ban chồn trong ngực, mất ngủ, những chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông (Trân Châu Nang).
+ Thanh nhiệt ở thượng tiêu (Tâm, Phế), thanh uất nhiệt ở phần huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết (sao đen), thanh nhiệt ở tam tiêu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị nóng nẩy, bồn chồn do nhiệt chứng, vàng da do thấp nhiệt, mắt đỏ, họng đau, chảy máu cam, lở miệng, nước tiểu đỏ. Đắp ngoài trị sưng ứ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: Dùng từ 8 – 20g.
Kiêng kỵ:
+ Trị tâm phiền, bứt rứt, cơ thể nóng, mắt đỏ, thổ huyết, chảy máu cam (ĐôngDược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ hư, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn mà không có thấp nhiệt, uất hỏa: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cách dùng: Dùng sống có tác dụng thanh nhiệt (dùng chữa sốt), sao vàng có tác dụng tả hỏa (nóng nảy trong người), sao đen có tác dụng cầm máu.
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CHI TỬ
Tên Hán Việt khác:
Vi thu Chi tử còn gọi Sơn chi tử (TQdhđtđ), Mộc ban (Bản kinh), Việt đào (Biệt Lục), Tiên chi (Bản Thảo Cương Mục), Chi tử, Tiên tử, Trư đào, Việt đông, Sơn chi nhân, Lục chi tử, Hồng chi tử, Hoàng chi tử, Hoàng hương ảnh tử (Hòa Hán Dược Khảo), Dành dành (Việt Nam).
Họ khoa học:
Họ Cà Phê (Rubiaceae).
Mô tả:
Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.
Địa lý:
Mọc hoang và được trồng khắp nước có nơi dùng làm cây cảnh hoặc trồng để nhuộm.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng quả phơi khô [gọi là Chi tử] (Fructus Gareniae).
Thu hái:
Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.
Mô tả dược liệu:
Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục, hai đầu nhỏ dần khoảng 15-18mm không tính dài khô ở đỉnh, thô khoảng 9-12m, phấn trên có 6 lá đài tồn tại, teo hình mũi mác, nhỏ dài thường không toàn vẹn, vỏ quả ngoài cấu thành bởi hai đài liền tồn tại, chung quanh có 6 cạnh dọc hình sợi, phần dưới có gốc tàn cuống quả. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ, và quả chất cứng mỏng, nửa trong suốt, trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.
Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn nát là tốt (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Hái trái về bỏ tai và vỏ, chỉ lấy hạt, ngâm với nước sắc Cam thảo một đêm, vớt ra phơi khô tán bột dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Trị bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu thì dùng cả vỏ xác, trị hạ tiêu thì bỏ vỏ xác rửa sạch nước màu vàng rồi sao mà dùng, trị bệnh thuộc huyết thì sao đen dùng (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Sau khi hái về phơi hoặc sấy khô ngay, nếu sấy thì lúc đầu lửa to về sau nhỏ dần, đảo trộn nhẹ để làm vỏ quả không bị trầy sát, cũng đề phòng tình trạng ngoài khô trong ướt, dễ thối mốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Quả chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi khô vỏ, lại sấy khô cho giòn. Khi dùng muốn dùng sống, sao hoặc đốt cháy tùy từng trường hợp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thành phần hóa học:
+ Gardenoside, Geniposide, Genipin-1-Gentiobioside, Shanzhiside, Gardoside, Scandoside methyl Esther, Deacetylaspelurosidic acid, Methyl Deacetylaspelurosidate, 10-Acetylgeniposide (Lida J và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (8): 2057).
+ 6”-p-Coumaroyl Genipin Gentiobioside (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87).
+ Chlorogenic acid, 3, 4-di-O-Caffeoylquinic acid, 3-O-Caffeoyl-4-O-Sinapoyl Quinic acid, 3,5-di-O-Caffeoyl-4-O-(3-Hydroxy-3-Methyl) Glutaroyl Quinic acid (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87).
+ Crocetin (Tần Vĩnh Kỳ, Dược Học Học Báo 1964, 11 (5): 342).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng giải nhiệt: Nước sắc chi tử có tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt, tác dụng giống như vị Hoàng liên, Hoàng cầm nhưng yếu hơn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng lợi mật: Chi tử làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật thấy Chi tử có tác dụng ức chế không cho Bilirubin trong máu tăng. Dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy thành than có tac dụng cầm máu (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Chi tử có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng an thần: Nước sắc chi tử có tác dụng trị mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh. Thực nghiệm cũng chứng minh nước sắc kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với chuột trắng (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hạ huyết áp: Trên súc vật thực nghiệm chứng minh rằng nước sắc Chi tử có tác dụng hạ áp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trên động vật thực nghiệm, thấy nước sắc chi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong nước bụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị đắng, tính lạnh, không độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị sau khi bị thương hàn có mồ hôi ra, mửa, ngủ không được, bứt rứt không yên: Chi tử 14 trái, Hương xị 4 chén, sắc uống (Chi Tử Xị Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị chảy máu cam: Sơn chi tử, sao cháy đen, thổi vào mũi nhiều lần có hiệu quả (Lê Cư Sỉ Giản Dị phương).
+ Trị tiểu tiện không thông: Chi tử 14 quả, Tỏi (loại 1 tép) 1 củ, 1 chút muối, gĩa nát, dán vào chỗ rốn và bọng đái một chốc sẽ thông ngay (Phổ Tế phương).
+ Trị tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu: Sơn chi sống tán bột, Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống với nước Hành (Kinh Nghiệm Lương phương).
+ Trị đại tiện ra máu tươi: Chi tử nhân, sao cháy đen, uống 1 muỗng với nước (Thực Liệu phương).
+ Trị tiêu ra máu do độc rượu: Sơn chi gìa, sấy khô, tán bột, uống với nước ở giữa lòng sông (Thánh Huệ phương).
+ Trị tiêu ra máu do nhiệt độc: Chi tử 14 trái, bỏ vỏ, gĩa nát, tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần, có thể uống với nước (Trửu Hậu phương).
+ Trị kiết lỵ lúc sinh: Chi tử tán bột, uống với rượu nóng, lúc đói, mỗi lần một muỗng canh, bệnh nặng uống không quá 7 lần (Thắng Kim phương).
+ Trị phụ nữ bị phù do thấp nhiệt khi có thai: Sơn chi tử 1 chén, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8 – 12g với nước cơm hoặc làm viên uống (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị phù thủng do nhiệt: Sơn chi tử nhân, sao, nghiền. Mỗi lần uống 12g với nước cơm. Nếu nhiệt ở thượng tiêu thì dùng luôn cả xác (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị hoắc loạn chuyển gân, chuột rút, bụng ngực căng đầy, chưa nôn vàtiêu được: Chi tử 27 trái, tán bột, uống với rượu nóng (Trửu Hậu phương).
+ Trị trong bụng đau xóc do lạnh và nóng xung đột nhau, ăn uống không được: Sơn chi tử, Xuyên ô đầu, 2 vị bằng nhau, tán bột, hồ với rượu làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 15 viên với nước Gừng sống. Nếu đau ở bụng dưới thì uống với nước Hồi hương (Bác Tễ phương).
+ Trị đau nóng ở vùng dạ dày: Sơn chi tử lớn 7 - 9 trái, sao đen, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống với nước Gừng sống. Nếu không bớt thì dùng với 4g Huyền minh phấn thì ngưng ngay (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị bệnh về khí của Ngũ tạng, bổ âm huyết: Chi tử sao đen, tán bột, sắc với Gừng sống uống (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị bệnh thi chú, đau xóc lên tim ngực liên tục: Chi tử 21 trái, đốt, tán bột, uống với nước (Trửu Hậu phương).
+ Trị sốt cao sau khi ăn hoặc sau khi giao hợp đau muốn chết: Chi tử 30 trái, nước 3 thăng. Sắc còn 1 thăng, uống cho ra mồ hôi (Mai Sư phương).
+ Trị trẻ nhỏ bứ rứt, nổi cuồng, tích nhiệt ở dưới, mình nóng phát cuồng, hôn mê, không ăn: Chi tử 7 trái, Đậu xị 20g. Sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống vào công hiệu ngay, có thể mửa (Tập Hiệu phương).
+ Trị bàn trường điếu khí: Đào nhân 20g, 1 chút Thảo ô đầu, tất cả sao qua rồi bỏ Ô đầu đi, thêm Bạch chỉ 4g. Tán bột, mỗi lần uống 2g với rượu Hồi hương và Hành trắng (Phổ Tế phương).
+ Trị mắt đỏ kèm táo bón: Sơn chi tử 7 trái, dùi lỗ, nướng chín, sắc với 1 thăng nước còn nửa thăng, bỏ bã, đồng thời cho vào 12g bột Đại hoàng, uống nóng (Phổ Tế phương).
+ Trị ăn vào mửa ra ngay: Chi tử 20 trái, sao qua, bỏ vỏ, sắc uống (Quái Chứng Kỳ phương).
+ Trị đầu đau do phong đàm không chịu nổi: Chi tử (bột), trộn mật, ngậm trên lưỡi, hễ nôn ra là bớt (Binh Bộ Thủ Tập phương).
+ Trị mũi nổi hột thịt đỏ như mũi sư tử: Chi tử sao, tán bột, cùng với sáp vàng làm viên bằng viên đạn lớn. Mỗi lần dùng 1 viên, nhai nhỏ với nước trà, ngày 2 lần. Kiêng rượu, thức ăn chiên, xào (Bản Sự phương).
+ Trị mũi nổi hột thịt đỏ như mũi sư tử: Sơn chi, Tang bạch bì, Hoàng cầm, Cam thảo, Cát cánh, Ngũ vị tử, Can cát, các vị bằng nhau, sắc uống (Bản Sự phương).
+ Trị đơn độc do hỏa nhiệt: Chi tử nhân, đốt, tán bột, trộn nước tẩm vào (Mai Sư phương).
+ Trị phỏng chưa phát ra: Chi tử nhân, đốt, tán bột, trộn với dầu mè, đắp, băng lại (Thiên Kim phương).
+ Trị lở ngứa trong mí mắt: Chi tử, đốt, tán bột, xức vào (Bảo Ấu Đại Toàn phương).
+ Trị sưng đau do gãy xương: Chi tử gĩa nát, trộn với Bạch miến, đắp vào (Tập Giản phương).
+ Trị chó dại cắn: Chi tử bì (đốt, tán bột), Thạch lưu hoàng, 2 vị bằng nhau, tán bột xức vào (Mai Sư phương).
+ Trị phỏng do nhiệt: Chi tử, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, phết lên chỗ đau (Cấp Cứu phương).
+ Trị thương hàn thấp nhiệt sinh ra vàng úa, bụng lớn dần: Chi tử 14 trái, Nhân trần 240g, Đại hoàng 120g, 1 đấu nước. Trước hết sắc Nhân trần giảm 6 phần rồi bỏ cả 2 vị vào sắc còn 3 thăng, chia làm 3 lần. Khi nào tiêu thông như nước Bồ kết (có khi đỏ), uống một đêm thì giảm, màu vàng khè trên da tự nhiên theo nước tiểu mà ra hết (Nhân Trần Đại Hoàng Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị vàng da, mình nóng: Sơn chi, Cam thảo, Hoàng bá sắc uống (Chi Tử Hoàng Bá Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị sau khi bị thương hàn sinh đầy bụng, bứt rứt, nằm ngồi không yên, mửa ra thì đỡ: Sơn chi, Hậu phác, Chỉ thực, sắc uống (Chi Tử Hậu Phác Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tả hỏa ở tiểu trường: dùng Sơn chi, Xích phục linh, Mộc thông, Hoạt thạch, Trạch tả các vị bằng nhau. Tả hỏa hữu dư của Tâm kinh, dùng Sơn chi, Liên kiều, Mạch môn đông, Trúc diệp, Đăng tâm thảo, Cam thảo (sống). Hoàng liên các vị bằng nhau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị vàng da vì dùng nhiều rượu sinh nóng người: Sơn chi, Nhân trần cao, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Tần giao, Hoàng liên thảo, Mục túc, các vị bằng nhau, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị chảy máu cam, mửa ra máu do huyết nhiệt, lỵ ra máu, huyết ra lai rai: Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g, sắc uống (Lương Huyết Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bàng quang viêm cấp tính, tiểu ra máu: Chi nhân 16g, Mao căn 20g, Đông quỳ tử 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Chi Tử Nhân Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm ganvàng da cấp tính do thấp nhiệt, nóng nảy trong ngực, tiểu vàng, tiểu đỏ, vàng toàn thân: Chi tử 16g, Hoàng bá 12g, Cam thảo 4g, sắc uống (Chi Tử Bá Bì Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Chi tử nhẹ thoảng có hình phổi màu đỏ là tượng của hỏa nên tả được hỏa trong Phế, dùng nó có 4 tác dụng: Thứ nhất là nhiệt bám vào Tâm kinh, hai là trừ được bứt rứt, ba là khử hư nhiệt ở thượng tiêu, bốn là trị phong (Trân Châu Nang).
+ Chi tử tả hỏa của tam tiêu và uất hỏa trong bỉ khối, thanh huyết trong vị quản, tính nó chạy quanh co khuất khúc, xuống dưới có thể giáng hỏa theo đường tiểu ra ngoài. Người đau tim hơi lâu không nên uống ấm, uất hỏa ngược lên sườn, vì vậy các phương thuốc có dùng Chi tử làm thuốc dẫn nhiệt thì tà dễ phục núp và bệnh dễ lui (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Sơn chi giải được độc của Ngọc chi hoa [Dương trịch trục] (Bản Thảo Tập Chú).
+ Sơn chi tử giải được phong nhiệt độc, giải được nhiệt độc lúc thời dịch, 5 chứng vàng da, ngũ lâm, thông tiểu, tiêu khát, sáng mắt, trúng độc, sát trùng độc (Dược Tính Bản Thảo).
+ Chi tử bẩm thụ được cái khí đắng mà rất lạnh, đắng lạnh thì tổn vị thương huyết. Hễ Tỳ Vị suy nhược thì cấm dùng. Huyết hư phát sốt cấm dùng. Tính nó có thể tả được hỏa hữu dư, Tâm Phế không có tà nhiệt kết ở tiểu trường thì không nên dùng. Lở loét vì khí huyết hư không thể thu liễm, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Màu vàng của Chi tử còn được dân gian dùng làm màu nhuộm trong lúc nấu hoặc chế biến thức ăn, vì không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phân biệt:
(1) Cây Dành dành bắc (Gardenia tonkinensis Pitard): cây cao nhỡ 1-4m, rất nhẵn. Cành non dẹt, màu nâu đậm, sau màu xám, nhạt, tròn. Lá hình trái xoan nhọn đầu và gốc, màu nâu đỏ và hơi bóng ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới cuống ngắn, lá kèm hình bầu dục, nhọn đầu, mặt trong có lông tơ trắng. Hoa nở tháng 5-6 quả chín từ tháng 8-11. Cây mọc phổ biến, thường trồng làm cảnh vì có hoa lớn, dẹp. Quả có thể dùng để nhuộm.
(2) Cần phân biệt với cây Dành dành láng (G. philastrei Pit) có ở Phước Tuy, Nha Trang. Dành dành Ăng co (G, angkorensis Pitard), có ở Nha Trang, Hòn Tre. Dành dành Thái (G. sotepensis Hutc in Craib) có ở Đà Lạt. Dành dành GODFROY (G. godlefroyana O, Ktze).
(3) Ở Trung Quốc có cây Thủy chi tử (Gardenia radicans Thumb) là cây bụi thấp xanh quanh năm, thân có nhiều cành, mọc nghiêng như Chi tử, chỉ khác là hoa xếp chồng, thông thường thì không kết quả hay kết quả rất ít, hoa quả nhỏ hơn Chi tử. Lá hình nhọn, lộn ngược hay hình trứng đảo ngược, có 2 loại lá to và lá nhỏ. Thường trồng ở công viên làm cảnh, quả không làm thuốc.
(4) Cần phân biệt với quả Giun hay Sử quân tử (xem) là quả khô của cây Sử quân (Quisqualis indica L.) họ Combretaceae là vị thuốc dùng để tẩy giun có hình giáng hao hao giống quả Chi tử (loại nguyên).
(5) Ngoài loài Chi tử nói trên, ở miền núi có một loài mọc hoang gọi là Sơn chi tử, dáng cây nhỏ hơn, người ta cũng dùng làm thuốc.
Tên gọi: Chi có nghĩa là chén đựng rượu, tử là hạt quả. Vì quả như cái chén uống rượu nên gọi là Chi tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
CHỈ XÁC
Tên Việt Nam:
Vị thuốc Chỉ sác còn gọi Trái gìa của quả Trấp, Đường quất.Chỉ xác, Nô lệ, Thương xác, Đổng đình nô lệ (Hòa Hán dược khảo)..
Tác Dụng Dược Lý:
. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng hoists áp do thành phần chủ yếu là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương nơi chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận, nhưng máu của động mạch đùi lại giảm (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng đối với chó đã được gây rò dạ dày và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và dạ dày tăng. Đó cũng là cơ sở dược lý của thuốc dùng để trị chứng dạ dày sa xuống, dạ dày gĩan, lòi dom, sa trực trường... Kết quả thực nghiệm cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt, vừa có thể hưng phấn làm tăng nhu động ruột, do trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hoặc chưa có thai, cô lập hoặc không, nhưng đối với tử cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế.tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc phù hợp với kết quả điều trị chứng tử cung sa có kết quả trên lâm sàng (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, tính hơi lạnh. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Tâm Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược tính Giải).
+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung Dược Học).
+ Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Phá trệ khí, thư trường vị, dùng làm thuốc khử đàm, táo thấp, tiêu thực.
Chủ trị:
Tan những chất lưu kết trong bụng, đàm trệ ở ngực, tiêu đầy trướng, yên dạ dày, phong nhập vào đại trường.
Liều dùng:
Dùng 4 – 12g.
Kiêng kỵ:
Tỳ, Vị hư hàn mà không có thấp tích. Đàn bà có thai, gầy yếu chớ dùng.
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CHỈ XÁC
Tên gọi:
Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Vì quả chín ruột quắt chỉ còn vỏ với xơ nên gọi là Chỉ Xác.
Tên khoa học:
Fructus citri Aurantii
Họ khoa học:
Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Mô tả:
Chỉ xác cũng giống như Chỉ thực, Chỉ thực dùng quả non, còn Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín, thường bổ đôi để phơi cho mau khô. Chỉ xác to hơn Chỉ thực và thường được bổ đôi (Xem: Chỉ thực).
Phân biệt:
+ Chỉ thực và Chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 cây của chi Citrus và Poncirus học Cam (Rutaceae) nhưng thu hái ở hai thời kỳ khác nhau. Chưa xác định được tên chính xác. Ở Trung Quốc còn dùng Chỉ thực hoặc Chỉ xác với nhiều cây khác nhau như cây Câu kết, Chỉ (Poncirus trifolia Raf), cây Hương viên (Citrus wilsonii Tanaka), cây Toàn đăng hay Câu đầu đăng, Bì đầu đăng (Citrus aurantium L) cây Đại đại hoa (Citrus aurantium L Var Amara Engl). Có nơi còn dùng quả Bưởi non (Citrus grandis Osbeck) bổ đôi, phơi khô để làm Chỉ thực và Chỉ xác.
+ Có nơi dùng quả bưởi non (Citrus grandis ocbeck) bổ đôi, phơi khô làm Chỉ xác.
+ Chỉ xác gồm các quả bổ đôi, đường kính 2-3cm (hoặc bổ tư). Vỏ ngoài có màu nâu vàng, có vết tích của cuống quả hoặc vết tích của vòi nhụy. Mặt cắt ngang có một vòng vỏ quả ngoài mỏng màu nâu, sắt vỏ có một vòng túi tinh dầu lỗ chỗ, lớp cùi trắng ngà, dày khoảng tử 3-4mm quăn ra phía ngoài, giữa là ruột màunâunhạt, có các múi hình tía nan hoa bánh xe, khô xốp có lỏi cứng. Chất cứng chắc, mùi thơm nhạt, vị đắng cay. Ruột hơi chua chát (so sánh với: Chỉ thực).
+ Chỉ xác và Chỉ thực giống nhau, nhưng sức mạnh của Chỉ xác yếu hơn.
Địa lý:
Có nhiều ở phía Bắc Việt Nam.
Phần dùng làm thuốc:
Quả chín.
Thu hái, sơ chế:
Chọn vào tháng 9-10, hái những trái gần chín, phơi khô lúc trời khô ráo hoặc hái quả xanh có đường kính 3-5cm bổ ngang làm đôi phơi khô.
Bào chế:
Đem thấm nước cho mềm, bỏ xác múi và hạt ở trong đi rồi xắt mỏng phơi khô trộn sao với nếp hoặc cám cho tới khi gạo vàng hoặc cám gần cháy đen rồi bỏ đi, lấy Chỉ xác, Chỉ xác để lâu càng tốt.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Hesperidin, Neohesperidin, Naringin (R F Albach và cộng sự, Phytochemistry 1969, 8 (1): 127).
+ Synephrine, N-Methyltyramine (Hà Triều Thanh, Trung Dược Chí 1981, 12 (8): 345).
+ Vỏ quả chứa chất dầu 0,469%, trong đó có a-Pinene, Limonene, Camphene, g-Terpinene, p-Cymene, Caryophyllene (Nobile Luciano và cộng sự, C A 1969, 70: 31620b)
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị trẻ nhỏ lỵ lâu ngày, tiêu ra cơm nước không đều: Chỉ xác, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8g (Quảng Lợi Phương).
+ Trị răng đau nhức: Chỉ xác ngâm rượu súc miệng (Thánh Huệ Phương).
+ Cầm lỵ, thuận khí: Chỉ xác sao 96g, Cam thảo 24g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sôi (Anh Đồng Bách Vấn Phương).
+ Trị trẻ nhỏ đi tiêu khó: nướng Chỉ xác, bỏ múi, Cam thảo mỗi thứ 4g, sắc uống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
+ Trị lở đau sưng: Chỉ xác nướng nóng, chườm vào đó 7 trái (Bí Hiệu Phương).
+ Trị lở đau sưng: dùng bột Chỉ xác, bỏ vào trong bình nấu sôi thật lâu trước xông sau rửa (Bản Sự Phương).
+ Trị nấc cụt do thương hàn: Chỉ xác 20g, Mộc hương 4g tán bột, mỗi lần uống 4g, với nước sôi, chưa bớt thì uống tiếp (Bản Sự phương).
+ Trị đau bụng khi có thai: Chỉ xác 120g, sao với cám. Hoàng cầm 40g. tán bột. Mỗi lần uống 20g với 1 chén rưỡi nước, nếu có phù bụng căng thêm Bạch truật 40g (Hoạt Pháp Cơ Yếu Phương).
+ Tri ruột xệ xuống sau khi đẻ: Chỉ xác, sắc lấy nước ngâm, đợi ít lâu thì rút vào (Tụ Trân Phương).
+ Trị trẻ nhỏ nôn mửa, động kinh, nghẹn đàm, co giật: Chỉ xác bỏ múi sao với cám, Đạm đậu khấu, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 1/2 muỗng cà phê, nặng thì 1 muỗng. Nếu cấp kinh phong dùngBạc hàgĩa vắt lấy nước uống với thuốc. Nếu mạn kinh phong dùng Kinh giới nấu uống với 3-5 giọt rượu, ngày 3 lần (Bất Kinh Hoàn - Tiểu Nhi Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị chứng nhuyễn tiết (mụn nhọt mềm có nước): Chỉ xác 1 trái lớn (không lấy loại trắng), mài cho bằng miệng rồi lấy hồ miến bôi quanh miệng, úp lên trên đầu miệng mụn thì có thể tự ra hết máu mủ và không có sẹo (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Lợi khí sáng mắt: Chỉ xác 40g, sao, tán bột, uống với nước (Tuyên Minh Phương)
+ Trị thương hàn âm chứng, do uống thuốc lầm hạ quá sớm sinh đầy tức ngực nhưng không đau, đè vào thấy mềm: Chỉ xác, Binh lang 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước sắc Hoàng liên (Tuyên Minh Phương).
+ Trị tiêu ra máu: Chỉ xác 240g sao với cám, Hoàng kỳ 240g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm, hoặc trộn với hồ làm viên uống (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị bụng đầy, người lớn cũng như trẻ nhỏ, khí huyết ngưng trệ:dùng nhữngvị có tác dụng thông ruột, thuận khí gọi là “Tứ Diệu Hoàn” gồm Chỉ xác đầy mà lưng còn xanh, bỏ múi đi, lấy 160g chia làm 4 phần, 40g sao với Thương truật, 40gsao với La bặc tử, 40g sao với Hồi hương, 40g sao với Can tất, xong bỏ các vị ấy đi, lấy Chỉ xác, tán bột dùng. Lấy 4 vị trước sắc lấy nước trộn bột gạo làm thuốc viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm, sau khi ăn (Giản Dị Phương).
+ Tiêu tích thuận khí, trị ngũ tích lục tụ, dùng cho cả gìa lẫn trẻ: Chỉ xác 3 cân bỏ múi, mỗi trái bỏ vào 1 hạt Ba đậu nhân, rồi úp vào cho kín, nấu lửa nhỏ 1 ngày, cạn nước đổ thêm, khi thêm phải đổ nước nóng vào, đợi cho nước cạn, bỏ Ba đậu đi, lấy Chỉ xác phơi nắng, sao, tán bột, dùng bột trộn giấm làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30-40 viên (Thiệu Chân Nhân Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị vùng xương sườn đau nhức vì sợ quá mà tổn thương tới khí: dùng Chỉ xác (sao) 40g, Đào chi (sống) 20g, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước sắc Gừng và Táo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị uất khí ở thượng tiêu làm đầy sinh vì hàn: Chỉ xác, Tô tử, Quất bì, Cát cánh, Mộc hương, Bạch đậu khấu, Hương phụ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu ra máu giai đoạn đầu: Chỉ xác, Hoàng liên, Hòe hoa, Can cát, Phòng phong, Kinh giới, Thược dược, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa, Địa dư, Trắc bá diệp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ngứa do phong chẩn: Chỉ xác, Kinh giới, Khổ sâm, Phòng phong, Thương nhĩ thảo, Bại bồ, nấu nước tắm gội (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lỵ, mót rặn: Chỉ xác, Binh lang, Thược dược, Hoàng liên, Thăng ma, Cát căn, Cam thảo, Hồng khúc, Hoạt thạch (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị khí hư, đại tiện khó: Chỉ xác, Nhân sâm, Mạch môn đông (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau ở hông sườn phải, dùng Chỉ xác, Nhục quế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Muốn khai khí giữa ngực thì dùng Chỉ xác, khai khí ở dưới bụng thì dùng Chỉ thực. Chữa khí trệ thì dùng Chỉ xác, chữa khí kết thì dùng Chỉ thực. Duy cổ ngữ có nói Chỉ xác trị khí, Chỉ thực trị huyết, nhưng xét ra khí hành thì huyết thông, 2 vị đều là thuốc lợi khí chứ không phải là thuốc thông huyết. Cho nên dùng Chỉ thực với Bạch truật thì điều hòa được Tỳ mà dùng với Đại hoàng thì thúc đẩy được khí. Nếu người khí hư trướng mà dùng Chỉ thực thì không khác gì ôm củi mà chữa cháy (Bản Thảo Cầu Chân).
. Chỉ xác kiện tỳ, khai vị, điều hòa ngũ tạng, cầm mửa tiêu đờm, chứng ăn vào mửa ra, hoắc loạn, tả lỵ, tan hòn khối, tiêu nước đọng trong phổi và đại tiểu trường (Chư Gia Bản Thảo).
. Chỉ xác với Chỉ thực khí vị giống nhau, nhưng Chỉ thực nhỏ tính mạnh chạy khỏe như một người tướng trẻ hăng hái xung phong không lùi bước nào, còn Chỉ xác to tính hoãn, đi chậm vào được ở ngực, cách, phổi, vị, đại trường, chữa chứng tê ngứa (Vì phế chủ bì mao, tỳ chủ cơ nhục, phong hàn, thấp vào 2 kinh ấy thì sinh ngứa hay tê) phải có Chỉ xác mới chữa được các chứng ấy (Bản Thảo Đơn Phương).
. Chỉ xác và Chỉ thực xưa kia không phân biệt. Bắt đầu từ Đông viên chia ra Chỉ xác trị ở trên cao, Chỉ thực trị phần dưới, Vương Hải Tàng thì chia ra Chỉ xác chủ phần khí, khí đã lợi thì đờm phải tiêu, tích phải hóa, trong thân thể con người, từ cửa miệng đến Phách môn, tam tiêu đều thông một khí mà thôi, việc gì phải chia ra trên với dưới, khí với huyết. Nhưng Chỉ thực tính cấp, Chỉ xác tính hoàn là đúng thôi, nếu có người trung khí mạnh chắc, ngẫu nhiên vì ăn quá nhiều đồ khó tiêu, mượn nó giúp cho tỳ để khắc hóa thì được, nếu trung khí không đầy đủ, tỳ hư không vận hóa được thì càng tiêu lại càng hư, cũng như khí yếu bỉ đầy mà dùng làm thuốc khắc phạt thì khí vô hình bị thương, không những càng ủng trệ hơn mà lại biến sinh ra chứng khác. Còn như bài Sấu thai ẩm dùng Chỉ xác làm quân là vì chữa cho công chúa Hồ Dương khó sinh mà nổi tiếng là vì công chúađượcphụng dưỡng quá đầy đủ cho nên khó sinh, vả lại khí hậu địa phương thuộc thực thì họa chăng có thích hợp, nếu không thì tổn hại đến chân nguyên, thai không có lực lại làm cho khó sinh. Huống chi tỳ và vị là cha mẹ để hóa sinh, cũng như tường vách trong thân thể con người có thể chịu được sự đẩy ngã nhiều lần đâu! Người thượng cổ phần nhiều bị thương vì lục dâm họa chăng chịu nổi được, con người bây giờ bẩm thụ đã thiếu thốn, thất tình lại càng làm hại, chứng bị trướng đều thuộc hư, thường thường như thế cả, dùng làm thuốc công phạt thì lại càng thêm hại, phải nên cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu).
CHỈ THỰC
Tên Việt Nam:
Vị thuốc chỉ thưc còn goi Trấp, Chấp, Kim quất, Khổ chanh, Chỉ thiệt, trái non của quả Trấp.
Tác dụng:
+ Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung Dược Học).
+ Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, tính hơi lạnh. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo KinhSơ).
+ Vào kinh Tâm Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược tính Giải).
+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị ngực bụng căng đầy, thực tích đàm trệ, đại tiện không thông (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: Dùng từ 4 – 12g.
Kiêng kỵ:
+ Tỳ Vị hư yếu, phụ nữ có thai, không nên dùng (Trung Dược Học).
+ Không có khí trệ thực tà, tỳ vị hư hàn mà không có thấp và tích trệ thì cấm dùng: Sức yếu và đàn bà có thai nên thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CHỈ THỰC
Tên gọi:
Chỉ có nghĩa là tên cây, thực là quả, nên gọi là Chỉ thực.
Tên Hán Việt khác:
Đổng đình, Niêm thích, Phá hông chùy, Chùy hông phích lịch (Hòa Hán dược khảo).
Tên khoa học:
Fructus ponciri Immaturi, Fructus aurantii Immaturi
Họ khoa học:
Thuộc họ Cam (Rutaceae).
Mô tả:
Chỉ thực là quả trấp hái vào lúc còn non nhỏ của cây Citrus Hystric D.C cây nhỡ rậm lá, có gai dài. Lá đơn mọc so le, hình bầu dục, dài 7-10cm. Hoa năm cánh trắng, thơm. Quả có vỏ sù sì, màu vàng nhạt, vỏ dày, vị đắng nhiều hạt (Xem thêm Chỉ xác).
Phân biệt:
(1) Chỉ thực và Chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 cây của chi Citrus và Poncirus học Cam (Rutaceae) nhưng thu hái ở hai thời kỳ khác nhau. Chưa xác định được tên chính xác. Ở Trung Quốc còn dùng Chỉ thực hoặc Chỉ xác với nhiều cây khác nhau như cây Câu kết, Chỉ (Poncirus trifolia Raf), cây Hương viên (Citrus wilsonii Tanaka), cây Toàn đăng hay Câu đầu đăng, Bì đầu đăng (Citrus aurantium L) cây Đại đại hoa (Citrus aurantium L Var Amara Engl). Có nơi còn dùng quả Bưởi non (Citrus grandis Osbeck) bổ đôi, phơi khô để làm Chỉ thực và Chỉ xác.
(2) Chỉ thực gồm các quả nguyên hình cầu và quả bổ đôi hình bán cầu, đó là quả nguyên đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 1-1,5cm. Mắt cắt ngang có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có các túi tinh dầu lỗ chỗ, một lớp cùi màu gà vàng hoặc vàng nâu nhạt, hơi lồi lên, giữa là ruột màu đen nâu, có những múi hình tia nan hoa bánh xe. Có chất cứng chắc, vị đắng chát, mùi thơm nhẹ.
Địa lý:
Cây mọc hoang ở Nghệ Tĩnh, Cao lạng, Hà Bắc, Thanh Hóa.
Thu hái, sơ chế: Vào tháng 4-6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non rụng dưới gốc cây thì được Chỉ thực. Dùng quả có đường kính dưới 1cm thì để nguyên, quả có đường kính trên 1cm thì bổ đôi theo chiều ngang, khi dùng rửa sạch đất bụi, ủ mềm, xắt lát hay bào mỏng, sao giòn.
Phần dùng làm thuốc:
Quả non rụng phơi khô.
Mô tả dược liệu:
Chỉ thực gồm các quả nguyên hình cầu và quả bổ đôi hình bán cầu. Quả nguyên đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 1-1,5cm. Mặt cắt ngang có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có một túi tinh dầu lỗ chỗ, một lớp cùi màu ngà vàng hoặc vàng nâu nhạt, hơi lồi lên, giữa là ruột màu đen nâu, có những múi hình tia nan hoa bánh xe. Chất cứng chắc, vị đắng mát, mùi thơm nhẹ. Nếu loại vỏ mỏng là Cẩu quất (quít). Dùng thứ quả gần chín, còn xanh vỏ, đã bổ đôi, cùi càng dầy càng tốt, mùi thơm, ruột bé trắng ngà, để lâu năm cứng chắc không ẩm mốc là tốt. Quả nhỏ, vỏ dày, trong đặc, chắc, nhiều thịt, nhỏ ruột không mốc, mọt là tốt. Thứ to nhiều ruột là xấu.
Loại sản xuất ở Tứ Xuyên vỏ ngoài màu xanh lục, mặt trong màu trắng vàng, dày vỏ, cứng, mùi thơm hơi đắng lá thượng phẩm.
Loại sản xuất ở Giang Tây màu hơi đen có dạng nốt ruồi lồi lên, thịt nỏ dày cứng chắc, mùi nồng nặc cũng tốt. Loại sản xuất ở Giang Tô vỏ ngoài mau xanh lục đậm, hơi vàng, thô hơn, chất nhẹ, mùi vị nhẹ, xấu hơn.
Bào chế:
Giấp nước vào cho mềm, moi bỏ các múi và hạt ở trong rồi xắt nhỏ phơi khô sao với gạo nếp hoặc cám (rồi bỏ cám đi), có khi sao cháy tồn tính rồi tán bột.
Cách dùng:
Sao dòn có tác dụng tiêu tích, hạ khí, trừ đàm giúp tiêu hóa, sao tồn tính có tác dụng cầm máu. Chỉ thực để lâu năm càng tốt.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Hesperidin, Neohesperidin, Naringin (R F Albach và cộng sự, Phytochemistry 1969, 8 (1): 127).
+ Synephrine, N-Methyltyramine (Hà Triều Thanh, Trung Dược Chí 1981, 12 (8): 345).
+ Vỏ quả chứa chất dầu 0,469%, trong đó có a-Pinene, Limonene, Camphene, g-Terpinene, p-Cymene, Caryophyllene (Nobile Luciano và cộng sự, C A 1969, 70: 31620b).
Tác Dụng Dược Lý:
. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng huyết áp do thành phần chủ yếu là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương nơi chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận, nhưng máu của động mạch đùi lại giảm (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng đối với chó đã được gây rò dạ dày và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và dạ dày tăng. Đó cũng là cơ sở dược lý của thuốc dùng để trị chứng dạ dày sa xuống, dạ dày gĩan, lòi dom, sa trực trường... Kết quả thực nghiệm cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt, vừa có thể hưng phấn làm tăng nhu động ruột, do trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hoặc chưa có thai, cô lập hoặc không, nhưng đối với tử cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế.tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc phù hợp với kết quả điều trị chứng tử cung sa có kết quả trên lâm sàng (Trung Dược Học).
+ Chỉ thực có tác dụng lợi tiểu, chống dị ứng. Chất Glucozit của Chỉ thực có tác dụng như Vitamin P làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch (Trung Dược Học).
Đơn thuốc kinh nghiệm
+ Trị ngực đau tức, đau cứng dưới tim, đau xóc dưới sườn lên tim: Chỉ thực (lâu năm) 4 trái, Hậu phác 120g, Phỉ bạch 240g, Qua lâu 1 trái, Quế 30g, nước 5 thăng. Trước hết sắc Chỉ thực, Hậu phác, lấy nước bỏ bã, xong cho các thứ thuốc khác vào sắc, chia làm 3 lần uống (Chỉ Thực Phỉ Bạch Thang - Kim Quỹ Yếu Lược Phương).
+ Trị đau nhức trong ngực (Hung tý thống): Chỉ thực tán bột uống với nước lần 12g, ngày 3 lần, đêm 1 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Trị bôn đồn khí thống: Chỉ thực sao, tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 3 lần, đêm 1 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị phong chẩn ngoài da: Chỉ thực tẩm giấm, sao, chườm vào (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị sa trực trường do lỵ: Chỉ thực, mài trên đá cho nhẵn, rồi sao với mật ong cho vàng, chườm vào cho đến khi rút lên (Thiên Kim Phương).
+ Trị trẻ nhỏ lở đầu: Chỉ thực đốt cháy, trộn mỡ heo bôi vào (Thánh Huệ Phương).
+ Trị ngực đau do thương hàn, sau khi đau bụng hàn giữa ngực bỗng nhiên đau ngột: Chỉ thực sao với cám, tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Tế Sinh Phương).
+ Trị sinh xong bụng đau: Chỉ thực sao cám, Thược dược sao rượu, mỗi thứ 8g, sắc uống hoặc tán bột uống (Tế Sinh Phương)
+ Trị âm hộ sưng đau cứng: Chỉ thực 240g, gĩa nát, sao, gói trong bao vải, chườm lên chỗ đau, khi nguội sao chườm tiếp (Tử Mẫu Bí Lục Phương).
+ Trị táo bón: Chỉ thực, Tạo giáp 2 vị bằng nhau, tán bột, trộn với hồ bột làm thành viên uống (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị các loại trĩ kinh niên: Chỉ thực tán bột, luyện với mật ong làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên lúc đói (Tập Nghiệm Phương).
+ Chỉ thực kết hợp với Tam lăng, Nga truật, Thanh bì, Bình lang có tác dụng mòn tiêu tích khối cứng chắc, nhưng chỉ dùng cho những người tỳ vị mạnh, ăn được còn sức khỏe (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trường vị tích nhiệt, bụng căng đầy, táo bón: Chỉ thực, Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Trạch tả, Đại hoàng mỗi thứ 12g, Hoàng liên 4g, Sinh khương 8g, Hoàng cầm 8g. Tán bột làm viên hoặc sắc uống (Chỉ Thực Đạo Trệ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị khí huyết tích trệ sau khi sinh, đau bụng, đầy tức không yên: Chỉ thực 12g, Bạch thược 12g, tán bột hoặc sắc uống (Chỉ Thực Thược Dược Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tức ngực, bụng đầy, tiêu hóa kém: Chỉ thực, Bạch truật, mỗi thứ 12g sắc uống (Chỉ Truật Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầy tức dưới tim, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, hoặc tiêu hóa kém, đại tiện không thoải mái: Chỉ thực, Hoàng liên, mỗi thứ 20g, Hậu phác 16g, Can khương 4g, Chích cam thảo, Mạch nha, Phục linh, Bạch truật, mỗi thứ 8g, Bán hạ khúc, Nhân sâm, mỗi thứ 12g, tán bột, làm thành viên. Mỗi lần uống 2-12g, ngày 3 lần (Chỉ Truật Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Cây Trấp còn cho rễ cây gọi là “Chỉ thụ căn bì” dùng ngâm rượu súc miệng để trị đau răng rất hay, hoặc dùng vỏ rễ nấu nước sắc uống trị chứng tiêu ra máu (Bản Thảo Thập Di).
. Cạo lấy vỏ rễ cây, vỏ non trong cây, vỏ cành gọi là ‘Chỉ thụ nhự’ thân cây và vỏ trị thủng húp, bạo phong đau nhức khớp xương. Nó chữa được chứng trúng phong liệt, méo miệng, trong lúc chưa dùng thuốc gì nên cạo lấy vỏ da cây ngâm với rượu 1 đêm khi uống hâm nóng (Bản Thảo Đồ Kinh).
. Muốn khai khí giữa ngực thì dùng Chỉ xác, khai khí ở dưới bụng thì dùng Chỉ thực. Chữa khí trệ thì dùng Chỉ xác, chữa khí kết thì dùng Chỉ thực. Duy cổ ngữ có nói Chỉ xác trị khí, Chỉ thực trị huyết, nhưng xét ra khí hành thì huyết thông, 2 vị đều là thuốc lợi khí chứ không phải là thuốc thông huyết. Cho nên dùng Chỉ thực với Bạch truật thì điều hòa được Tỳ mà dùng với Đại hoàng thì thúc đẩy được khí. Nếu người khí hư trướng mà dùng Chỉ thực thì không khác gì ôm củi mà chữa cháy (Bản Thảo Cầu Chân).
. Chỉ thực vị đắng, cay, chua, hơi hàn, không độc, nhập vào kinh Túc dương minh và Túc thái âm. Tính phù mà lại giáng xuống, hoàn toàn là dương dược, quả nhỏ mà tính mạnh, chữa phần dưới nhanh chóng, chủ về huyết. Phàm chứng ngực bụng bị đẩy trướng, phiền muộn, chất ăn cũ tích tụ, đờm đặc tích huyết, thì nó có công khai thông phá kết mau chóng, làm cho đổ vách xuyên tường. Dùng với Bạch truật trị chứng bỉ thuộc hư, nhưng tính nó dữ tợn, sức nó mạnh, người không có đình trệ kiêm tích thì chớ có dùng bừa bãi mà hại tới nguyên khí. Ông Vương Hải Tàng nói: bổ khí thì lấy Sâm, Truật, Can khương làm tá, để phá khí lấy Khiên ngưu, Mang tiêu, Đại hoàng làm tá (Dược Phẩm Vựng Yếu).
. Cây còn cho lá non gọi là ‘Chỉ thụ nộn diệp’ sắc uống thay nước trà trị các chứng phong, trục phong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:264.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh