Disneyland 1972 Love the old s
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
BÔNG NƯỚC
Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, bông móng tay, phượng tiên hoa, cấp tính tử, balsamina.
Tên khoa họcImpatiens balsaminaL.
Thuộc họ Bóng nướcBalsaminaceae.
A. Mô tả cây
Cỏ mọc hàng năm, có thể cao 40cm. Lá mọc so le, có cuống, hình mác, đầu nhọn, mép có răng cưa rất rõ, dài 7-8cm, rộng 2-2.5cm. Hoa mọc ở nách lá lưỡng tính không đều, màu đỏ hay trắng, 5 lá dài cùng màu với tràng, không đều. Lá dài trước hình cựa, 5 cánh, 5 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn dính sát nhau chung quanh nhuỵ, 5 lá noãn hợp thành bầu thượng 5 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn. Quả nang nứt thành 5 mảnh xoắn lại tung hạt đi xa.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng làm cảnh tại nhiều vườn ở khắp nước ta. Còn thấy mọc và trồng ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ.
Người ta dùng thân và cành làm thuốc. Mùa hạ và mùa thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hay sấy khô hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng tươi.
Ngoài ra người ta còn dùng hạt bóng nước với tên cấp tính tử. Hái quả chín về phơi khô đập lấy hạt, phơi lại cho khô.
Còn dùng lá tươi làm thuốc.
C.Thành phần hoá học
Trong toàn thân cây bóng nước có axit p-hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit gentisic C6H7O4', axit ferulic C10H10O4', axit p-cumaric C9H4O3', axit sinapic C11H12O5', axit cafeic C9H8O4', ngoài ra còn scopoletin C10H8O4.
Lá chứa axit xinnamic (nhục quế toan) kaempferol - 3 arabinozit và kaempferol (C.A., 1971, 1964, 230).
Thân chứa kaempferol 3- glucozit, quexetin pelargonidin, cyanidin và delphindin (C.A., 1966, 75, 1964, 16275c).
Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là axit parinaric hay axit A9, 10, 13, 15, octadecatetraenoic C18H28O7(khoảng 27% balsaminasterol C27H40O (Hegnauer R., 1964). Ngoài ra còn có sipinaterol C29H48O (khoảng 0,015%) (C.A., 1973, 79, 1744a và C.A., 1954, 48, 13835a), sapionin, các đa đường (khi thuỷ phân cho glucoza và fructoza) (C.A., 1971, 74, 72872m).
Hoá chất lawsone C10H6O3'lawsonemetylete C11H6O3. Ngoài ra còn tuỳ theo màu sắc của hoa mà thành phầ thay đổi. Hoa trắng chứa leucocyanidin, leucodelphindin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng clucozit. Dịch ép của hoa bóng nước có tác dụng kháng sinh mạnh.
D. Công dụng và liều dùng
Cây bóng nước được ghi trong bản "Bản thảo cương muc" với tên phượng tiên, hạt bóng nước được ghi trong"Cứ hoang bản thảo"với tên cấp tính tử.
Theo những tài liệu cổ toàn cây có vị cay, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Ngày uống tư 4-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Sách cổ có nói phụ nữ có thai không được dùng.
Hạt có vị hơi đắng, tính ôn, hơi có độc, vào hai kinh can và tỳ, có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương. Ngày dùng 3 lần, ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc bột hoặc viên.
Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.
MÀO GÀ ĐỎ
Mào gà, Bông mồng gà đỏ, kế quan hoa, kê đầu, kê quan - Celosia cristata L. (C.argentea L. var. eristata Voss) thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.
Mô tả: Cây thảo sống dai, cao tới 60-90cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống hình trái xoan - tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua. Quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng.
Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng: Cụm hoa - Flos Celosiae Cristatae thường gọi là Kê quan hoa. Hạt, lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ðông Ấn , được nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái cụm hoa và hạt vào mùa thu, khi hoa đang nở, đem phơi khô.
Thành phần hoá học: Cây chứa betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Hạt chứa dầu béo.
Tính vị, tác dụng: Cụm hoa mào gà (kê quan hoa) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Hạt làm nhầy dịu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, Trĩira máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, Rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau. Hoa và lá còn dùng chữa sốt của trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.
Ở Ấn Ðộ hạt dùng đắp mụn nhọt mưng mủ, trị ho và lỵ.
Ngày dùng 10 -15g dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc:
1. Chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày. Mào gà, thiến thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) đều 15g, sắc uống.
2. Trĩira máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước trà.
3. Viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi vị 15g, Thài lài 30g, sắc nước uống.
4. Lỵ bạch đới: Mào gà, Lát khét (rễ) mỗi vị 15g sắc nước.
MÀO GÀ TRẮNG
Tên khoa học Celosia argentea L.
Thuộc họ Giền Amanthaceae.
Ta dùng vị thanh tương tử là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.
A. Mô tả cây
Mào gà trắng là một loại cỏ mọc quanh năm, thân mọc thẳng, nhẵn, mang nhiều cành, cao 0.3-1m có thể tới 2m. Lá mọc so le, hình mác, nguyên, đầu nhọn, gốc lá cũng hơi nhọn, dài 8-10cm, rộng 2-4cm. Vào mùa hạ và mùa thu ra hoa không có cuống, mọc thành bông trắng hoặc hơi hồng, dài 3-10cm, đồng trưởng. Quả nang, mở theo hình hộp, trong mang nhiều hạt. Hạt dẹt màu đen, hoặc nâu đỏ, mặt bóng, đường kính ước 1mm. Khi nhìn qua kính lúp thấy mặt hạt có những vân và một điểm lõm là tễ. Vỏ dòn, dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc cây từ phía đông Ấn Độ nhập sang ta từ lâu. Được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và để lấy hạt làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Đến tháng 9-10 hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt sẩy loại hết tạp chất, phơi lần nữa cho khô, có khi người ta dùng cả hoa.
C.Thành phần hoá học
Trong hạt mào gà trắng có chứa chất béo, các chất khác và hoạt chất chưa rõ.
D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ: thanh tương tử vị đắng hơi hàn, vào can kinh. Có tác dụng khử phong nhiệt, thanh can hỏa, làm sáng mắt. Dùng chữa phong nhiệt làm mắt đau. Những người đồng tử mở rộng cấm dùng. Dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc thu liễm, cầm máu, chữa ỉa lỏng, trong các bệnh xích bạch, lỵ, lòi dom, chảy máu ruột, thổ huyết, máu cam, tử cung xuất huyết, bệnh về gan và mắt.
Liều dùng 4-12g hay hơn trong một ngày, dưới hình thức thuốc sắc, hoặc thuốc viên.
ĐƠN ĐỎ
Còn gọi là bông trang đỏ, mẫu đơn, kam ron tea
Tên khoa học Ixora coccinea L.
Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ, thân cành nhẵn, cao 0.6-1m. lá mọc đối, không cuống hay gần như không cuống, phiến lá hình bầu dục, hai đầu nhọn, dài 5-10cm, màu đỏ, mọc thành xim dày đặc ở đầu cành. Quả màu đỏ tím, cao 5-6cm, rộng 6-7mm. Mỗi ô có một hạt, cao 4-5, rộng 3-4mm, phía lên làm phồng lên còn phía bụng thì hõm vào.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở những vùng đồi trọc, dãi nắng. Nhiều nơi nhất là đình chùa hay trồng làm cảnh. Đừng nhầm cây mẫu đơn này hay đơn đỏ với cây mẫu đơn Paeonia sufticosa
Người ta đào rễ gần như thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Rễ đơn đỏ được nhân dân làm thuốc lợi tiểu, dùng trong những trường hợp đái đục, còn dùng chữa cảm sốt, đau nhức và chữa lỵ. Dùng mỗi ngày 10-15g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Hoa cũng được chữa lị dưới dạng thuốc sắc.
ĐƠN TRẮNG
Còn gọi là lấu, bời lời, bồ chát, cây men sứa.
Tên khoa họcPsychotria reevesiiWall.
Thuộc họ Cà phêRubiaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ hay nhỡ có thể cao tư 1-9m. Thân nhẵn, lá thuôn dài, mọc đối, phía cuống hẹp và nhọn lại, phiến lá dài 8-20cm, rộng 2-7.5cm, mặt trên xanh hay xanh sẫm, hai mặt mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành sim ở đầu cành. Quả hình cầu với đầu tồn tại, đường kính 5-7mm, chín có màu đỏ, với hai hạch, mặt hai hạch tiếp giáp với nhau phẳng, 5 sống và rãnh trên lưng hạch. Mỗi hạch chứa một hạt màu đen. Mùa hoa quả tháng 5-7.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở những tán rừng thưa vùng trung du, vùng núi.
Người ta dùng rễ và lá thu hai quanh năm, rễ đào về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Lá dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy rễ và lá đều cho những phản ứng của ancaloit.
D. Công dụng và liều dùng
Rễ dùng làm thuốc chữa Đau răng, đau viêm tai. Còn dùng làm thuốc chữa băng huyết, đái ra máu, đắp vết thương, vết loét, chữa lị, rắn cắn.
Ngày dùng 10-20g rễ dưới dạng thuốc sắc hay giã nát, đắp. Lá cũng cùng một công dụng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Chú thích:
Một loại lấu Psychotria sp. được dùng ở Sơn La để chữa lỵ có kết quả với tên địa phương là lé mọ. Nên chú ý nghiên cứu tìm nguồn emetin ở những loại Psychotria sẵn mọc ở nước ta.
BÔNG ỔI
Bông ổi, Trăng lao,Cây hoa cứt lợn, Trâm ổi, Thơm ổi, Hoa ngũ sắc, Tứ quý, ngũ sắc, hoa cứt lợn, tứ thời, trâm hôi - Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae
Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 1,5m-2m hay hơn. Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía rạng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả bạch hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen; nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì.
Bộ phận dùng: Lá, hoa và rễ - Folium, Flos et Radix Lantanae.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng làm cảnh, nay phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven bờ biển. Các bộ phận của cây thu hái vào mùa khô, phơi hay sấy khô. Cũng có khi dùng tươi.
Thành phần hoá học: Lá chứa 0,2% tinh dầu; ở hoa khô chỉ có 0,07%. Tinh dầu có 8% terpen bicyclic và 10-12% L-a-phelandren. Tinh dầu bông ổi Ấn Độ chứa cameren, isocameren và micranen. Trong vỏ có 0,08% lantanin, là một alcaloid. Lá trong thời kỳ có hoa chứa 0,31-0,68% lantanin, còn có lantaden.
Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng. Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp. Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp. Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc. Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị Thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa. Hoa dùng làm thuốc trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay hâm nóng hoặc chế xi rô.
Đơn thuốc:
1. Viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt, nấu lá tươi để rửa ngoài.
2. Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, giã lá tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
3. Ho ra máu và lao phổi, dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.
THIÊN HOA PHẤN
Hoa phấn, Bông phấn, Sâm ớt - Mirabilis jalapa L., thuộc họ Hoa giấy - Nyctaginaceae.
Mô tả: Cây nhỏ cao 20-80cm. Rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gẫy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn.
Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây - Radix et Herba Mirabitis.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Mehico, được nhập trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, cũng trồng ở các vườn thuốc. Trồng bằng hạt, độ 4-5 tháng thì có củ dùng được. Cây không kén chọn đất và nếu có đất xốp ẩm thì có nhiều củ và củ to. Thu hoạch rễ củ quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.
Thành phần hóa học: Có alcaloid trigonellin.
Tính vị, tác dụng: Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ. Ở Ấn Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu; còn lá làm dịu, giảm niệu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Viêm amygdal; 2. Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến; 3. Đái tháo đường, đái ra dưỡng trấp; 4. Bạch đới, băng huyết, kinh nguyệt không đều; 5. Tạng khớp cấp. Dùng ngoài trị viêm vú cấp, đinh nhọt và viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bầm giập, eczema. Hoa dùng trị ho ra máu. Dùng rễ 15-20 g dạng thuốc sắc, hoặc dùng 6-16g bột. Nghiền cây tươi để đắp ngoài, hoặc đun sôi lấy nước rửa. Phụ nữ có thai không dùng.
Đơn thuốc:
1. Viêm amygdal: chiết dịch lá tươi và đắp vào chỗ đau.
2. Ho ra máu. Hoa 120g, chiết dịch và trộn với mật ong uống.
ĐẠI HOA TRẮNG
Ðại, Ðại hoa trắng - Plummeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bail (P. acutifolia Poir, P. acuminata Ait.) thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao 2-3m; có khi cao đến 7m. Lá to, mọc so le, có chóp nhọn; gân hình lông chim. Cụm hoa ngù ở ngọn cành. Hoa màu trắng, tâm vàng, cũng có khi trộn với hồng, mùi thơm. Quả đại dài 10-15cm; hạt có cánh mỏng. Lại có một dạng khác, P. rubra L. f. tricolor (R. et P.) Woods, có hoa trắng, nhưng mép hồng và tâm vàng cũng thường trồng.
Bộ phận dùng: Vỏ, hoa, lá và nhựa - Cortex, Flos, Folium et Latex Plumeriae Rubrae.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Mêhicô, được đưa vào trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Ở nước ta, Ðại được trồng ở các đình chùa, vườn hoa, vườn gia đình ở nhiều nơi ở đồng bằng và vùng núi. Có khi gặp phát tán hoang dại. Có thể trồng bằng cành vào mùa xuân (tháng 2-3) hoặc đầu mùa mưa. Người ta thu hái hoa từ tháng 5-11, đem phơi hay sấy nhẹ ở 40-50oC đến khô. Vỏ lấy ở những cây già, tách từng mảnh nhỏ đem phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc, giập nát. Lá và nhựa có thể thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học: Tinh dầu hoa có hàm lượng 0,04-0,07%; trong tinh dầu có geraniol, citronellal, farnesol, linalol và aldehyd, fulvoplumierin, chất nhựa quercetin, vết kaempferol và cyanidin, diglycosid. Vỏ ngoài chứa fuloplumierin và plumierid, agoniadin, acid plumieri, acid cerotinic, lupeol. Lá chứa 0,83% plumierid, acid resinic. Nhựa chứa acid plunieric.
Tính vị, tác dụng: Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi. Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi. Vỏ cây có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tả hạ, tiêu thũng, sát trùng. Lá có tác dụng hành huyết, tiêu viêm. Nhựa có tác dụng tiêu viêm và làm mềm những tổ chức rắn như chai chân.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoa dùng trong các trường hợp 1. Dự phòng say nóng; 2. Viêm ruột; lỵ; 3. Khó tiêu, kém hấp thu và kém dinh dưỡng ở trẻ em. 4. Nhiễm khuẩn viêm gan; 5. Viêm phế khí quản, ho. Người ta lại còn dùng Hoa đại làm thuốc chữa bệnh ưa chảy máu có kết quả tốt. Ngày dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Không dùng cho người suy nhược toàn thân; ỉa chảy và phụ nữ có thai. Vỏ dùng chữa thuỷ thũng, tiểu tiện ít hoặc táo bónlâu ngày, viêm chân răng. Ngày dùng 4-8g để nhuận tràng, 8-20g để tẩy, 12-20g ngâm rượu ngậm chữa viêm chân răng. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng vỏ trị ỉa chảy và dùng vỏ rễ để trị bệnh lậu và loét đường sinh dục.
Nhựa cũng dùng như vỏ, còn dùng chữa chai chân, sưng tấy, mụn nhọt dưới dạng nhũ dịch, thường dùng bôi. Ở Ấn Độ, người ta dùng như chất gây sung huyết để trị Thấp khớpvà còn dùng xổ.
Lá dùng chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt, thường dùng giã đắp ngoài, không kể liều lượng.
Kiêng kỵ: Người gầy yếu, cơ thể suy nhược, ỉa chảy, phụ nữ có thai không nên dùng.
VÔNG VANG
Vông vang, Bụp vàng, Bông vang -Abelmoschus moschatus(L.) Medic., thuộc họ Bông -Malvaceae.
Mô tả:Cây thảo sống hằng năm hay hai năm, cao tới 2m, có lông ráp. Lá mọc so le có cuống dài, gân lá chân vịt, phiến chia thành 5-6 thùy, ngoài mặt có lông, mép khía răng; lá kèm rất hẹp. Hoa to, màu vàng lưu huỳnh, phần trung tâm nâu tím mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả nang, có lông trắng cứng, dài 4-5cm, chia làm 5 ô, hình bầu dục, đỉnh nhọn. Hạt nhỏ, hình thận, màu nâu.
Bộ phận dùng:Rễ, lá, hoa -Radix, Folium et Flos Abelmoschi Moschati.Hạt cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái:Gốc ở Ấn Độ, trở thành cây mọc hoang ở các vùng núi, ở các nương rẫy trên các đồi khắp nước ta. Thu hái toàn cây quanh năm. Lá dùng tươi hay phơi trong râm đến khô. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô. Hoa thu hái vào mùa hè. Hạt lấy từ quả chín vào mùa thu, đem phơi khô.
Thành phần hóa học:Hạt chứa một chất dầu cố định màu vàng, mà thành phần chính là các terpen, alcol (farnesol) ether, acid (acdi linoleic 18,9% acid palmitic 4,20%). Chất dầu này có mùi xạ hương rất đậm nét, được dùng làm hương liệu, làm xà phòng thơm. Hoa chứa các flavonoid, myricetin và canabistrin.
Tính vị, tác dụng:Vị hơi ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, bạt độc bài nung, tiêu thũng chỉ thống. Lá có vị nhạt, nhiều nhớt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, hoạt thai. Hạt có tác dụng hạ sốt, chống co thắt, kích thích và lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Rễ dùng trị nhức mỏi chân tay, các khớp sưng nóng đỏ đau, co quắp, mụn nhọt, viêm dạ dày - hành tá tràng và sỏi niệu.
Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ trị sốt cao không lui, ho do phổi nóng, sản hậu tuyến sữa không thông, đái dắt, lỵ amip, sỏi niệu đạo.
Lá dùng trị táo bón, thủy thũng; cũng dùng trị ung sang thũng độc, đau móng mé, gãy xương.
Hoa dùng trị bỏng lửa, cháy.
Hạt được dùng trị đau đầu, đái dầm, làm thuốc kích thích ruột và thận. Dân gian còn dùng làm thuốc trị rắn cắn.
Liều dùng rễ 10-15g, lá 20-40g, sắc uống. Dùng ngoài, giã lá tươi đắp. Hạt dùng với liều 10-12g giã giập, thêm nước lọc uống hoặc sắc uống.
Ðơn thuốc:
1. Chữa đái đục: Dùng rễ cây Vông vang 1 năm, giã nát đổ nước sắc lấy 1/3, phơi sương 1 đêm, uống vào lúc đói.
2. Chữa đại tiện không thông, bụng trướng: Dùng hạt Vông vang 20g sắc uống 3 thang liền.
3. Chữa có thai lậu nhiệt, đái dắt: Dùng hạt Vông vang, Mộc thông, Hoạt thạch, lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 8-12g với nước hành, hay sắc nước uống.
MĂNG TÂY
Mướp tây - vị thuốc chữa ho, viêm họng" Mướp tây - vị thuốc chữa ho, viêm họng" Còn gọi làbông vàng, bắp chà, thảo cà phê (T.Q.).
Tên khoa họcHibiscus éculentusL. (Albelmoschus esculentusWight et Arn.).
Thuộc họ BôngMalvaceae.
A. Mô tả cây
Cây thuộc thảo, sống hằng năm, thân có lông dài và cứng. Lá hình tim, răng cưa ta thô nhưng không vượt qua nửa giữa của phiến lá. Lông trên lá dài và nằm rạp, 5 gân chính nổi rõ, cuống lá dài 15-18cm. Hoa màu vàng, ở giữa có màu đỏ tía, mọc ở kẽ lá, cuống hoa to. Tiểu đài 8-10, tràng 5. Nhị nhiều đính nhau thành ống. Quả hình thoi, dài 10cm hay hơn, phía cuống cụt, hình 5 cạnh, với rãnh dọc trên mặt quả. Hạt hình cầu màu xám nhạt, mặt nhẵn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Trồng khắp nơi ở Việt Nam nhưng phổ biến nhất ở miền Nam. Còn thấy ở nhiều nước vùng nhiệt đới.
Người ta dùng quả già, hạt và rễ tươi hay phơi khô làm thuốc.
C. Thành phần hoá học
Quả non chứa 4 đến 16% chất hydrat cacbon gồm chủ yếu tinh bột và đường, ngoài ra còn rất nhiều chất nhầy.
Hạt chứa 15 đến 22% chất dầu béo lỏng, màu vàng xanh lục, mùi thơm, thành phần chủ yếu của dầu là panmitin và setearin. Khô dầu rất nhiều protein dùng làm thức ăn cho gia súc.
Rễ và lá chứa chất nhầy.
D. Công dụng và liều dùng
Quả non dùng nấu ăn, khi nấu thái mỏng, nấu sẽ cho một chất nhầy và có vị hơi chua ăn mát, thường dùng trong trường hợp viêm đường tiểu tiện, tiểu tiện khó khăn.
Rễvàláthái mỏng phơi khô dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng. Ngày uống 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Còn dùng súc miệng.
Ngoài công dụng làm thuốc, hạt và rễ còn được còn dùng làm chất dính trong nghề làm giấy, hạt chín phơi khô rang lên pha uống như cà phê.
THANH THẤT
Than h thất, Xú xuân, Cây bút, Càng hom -Ailanthus triphysa(Dennst.) Alston (A. malabaricaDC.,A. fauvelianaPierre), thuộc họ Thanh thất -Simaroubaceae.
Mô tả:Cây gỗ lớn, cao tới 20m. Lá kép lông chim lẻ, dài 40-60cm, có khi dài tới 1m, thường tập trung ở đầu cành. Lá chét lệch, hơi cong lưỡi liềm, có cuống; mặt trên không lông, có lông hoe hay vàng ở mặt dưới, mép nguyên hơi lượn sóng; gốc phiến lá không cân đối, đầu nhọn. Lá già khi rụng xuống có màu đỏ. Chuỳ hoa mọc ở nách lá; dài 25-45cm, hoa xếp thành xim co trên các nhánh. Quả hình trái xoan, có cánh, dài 5-8cm, chứa một hạt tròn hơi dẹt.
Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng:Vỏ thân, lá, quả -Cortex, Folium et Fructus Ailanthi Triphysae.
Nơi sống và thu hái:Cây của vùng Ấn Độ và các nước Ðông Dương, thường mọc hoang trong rừng ở độ cao 1000m, các tỉnh Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Ninh Thuận, ...tới Gia Lai. Cũng được trồng lấy gỗ dùng trong xây dựng, vỏ và nhựa dùng làm thuốc nhuộm đen.
Thành phần hóa học:Vỏ chứa một thứ nhựa màu đỏ hay xám đen, khi đốt lên, nó toả mùi thơm đặc biệt, dễ chịu; còn có quassin, acid ailantic và một chất đắng không phải glucosid là malanthin.
Tính vị, tác dụng:Vỏ có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ lỵ, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Vỏ dùng chữa bệnh lỵ, bạch đới. Ở Ấn Độ nhựa dùng trị lỵ; dịch vỏ tươi dùng trị lỵ. Thường dùng 30g phối hợp với sữa sủi bọt 30g.
Nhân dân còn sử dụng vỏ và lá cây sắc uống để chữa sốt, hoặc cho sản phụ uống để bổ máu, tiêu cơm. Cũng dùng ngâm rượu uống làm thuốc bổ. Quả cây được sử dụng sắc uống chữa ho và điều kinh.
Đơn thuốc:
1. Lỵ ra máu, đau bụng chói hay đại tiện ra máu: Vỏ (thân hoặc rễ) Thanh thất phơi khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 6-12g.
2. Chữa bạch đới: Vỏ cây Thanh thất tán bột với Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống 10-20g chia làm 2-3 lần trong ngày.
Ghi chú:Mầm cây Thanh thất ăn được, nhưng nếu ăn nhiều sẽ bị động phong, nung nấu tạng phủ sinh hôn mê.
CAM THẢO BẮC
Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu
Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.
A. Mô tả cây
Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
B. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
2. Tác dụng như coctison
Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.
C. Công dụng và liều dùng
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy.
Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.
1. Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
2. Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
Đơn thuốc có cam thảo
1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho
2. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magiê cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
3. Đơn thuốc chữa loét dạ dầy: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ.
4. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g.
5. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống 1-2 thìa con.
́
THANH ĐẠI
THANH ĐẠI
1. Tên dược: Indigo Naturalis.
2. Tên thực vật: Ablue powder prepared from; Baphicacanthus cusia (Acanthaceae).
3. Tên thường gọi: Natural indigo (thanh đại).
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: là sự phối hợp các sắc tố của các cây: Baphicacanthus cusia Indigofera suffruticosa, polygonum tinctorium và Isatis tinctoria được chế biến và sấy thành bột màu xanh.
5. Tính vị: vị mặn, tính hàn.
6. Qui kinh: can phế và vị.
7. Công năng: thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và giảm sưng tấy.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Phát ban do nhiệt độc trong máu: Dùng phối hợp thanh đại với thạch cao và sinh địa hoàng dưới dạng thanh đại thạch cao thang.
- Sốt xuất huyết do giãn mạch quá mức do nhiệt biểu hiện nôn ra máu, chảy máu cam và ho ra máu và đờm: Dùng phối hợp thanh đại với trắc bách diệp và bạch mao căn.
- Trẻ em co giật do sốt cao: Dùng phối hợp thanh đại với ngưu hoàng và câu đằng.
- Nhiệt phế biểu hiện như ho, hen và ho có đờm dầy màu vàng: Dùng phối hợp thanh đại với qua lâu, xuyên bối mẫu và hải phù thạch dưới dạng thanh đại hải thạch hoàn.
- Quai bị cấp, nhọt và nhọt độc: Dùng phối hợp thanh đại với huyền sâm, kim ngân hoa và liên kiều.
9. Liều dùng: 1,5-3g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng vị thuốc này khi bị hàn ở vị.
MÃ THẦY
Còn gọi là củ năn, bột tề.
Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br.
Thuộc họ Có Cyperaceae.
A. Mô tả cây
Cây có củ to mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang. Lá được thay thế bới những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mã thầy được nhân dân những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam Trung Quốc trồng để lấy củ ăn.
Củ mã thầy to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
C.Thành phần hoá học
Củ mã thầy chứa tới 77% hydrat cacbon, 8% protein.
D. Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng làm thức ăn bổ mát, mã thầy được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu khát, bệnh về gan, trường hợp nhiệt, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.
BỔ BÉO
Còn gọi là bùi béo, bèo trắng.
Tên khoa học Gomphandra tonkinessis Gagnep.
Thuộc họ Thụ đào Icacinaceae.
A. Mô tả cây
Bổ béo là một cây nhỏ cao 1-2m hay hơn rễ mập giống củ sắn, mền và nạc, màu trắng ngà, có lông ngắn. Lá mọc so le hình mác, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông. Cuống lá cũng có lông, hoa màu trắng mọc thành ngù kép đối xứng với lá. Nhị thò ra ngoài, quả thuôn tròn, có đài còn lai có lông. Mùa hoa quả tháng 5-7.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở những nơi mát vùng núi ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình..
Người ta đào lấy rễ củ thường vào mùa thu. Đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con thái mỏng phơi khô. Có người ngâm nước vo gạo trong 24 tiếng, lấy ra phơi khô rồi lại tẩm gừng hoặc rượu rồi sao vàng.
Khi dùng cứ để nguyên ngâm rượu hoặc tán bột thành viên.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu
D. Công dụng và liều dùng
Còn là một vị thuốc bổ dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta cho rằng vị bổ béo vừa ngọt, vừa hơi đắng có tác dụng bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, nhuận tràng, lợi tiểu. Người uống lâu ngày béo khỏe cho nên có tên là bổ béo.
PHÁ CỐ CHỈ
Tên khác: Bà cố chỉ, Hồ phi tử, Thiên đậu, Phản cố chỉ, Bà cố chỉ, Bồ cốt chi, Bổ cốt chỉ, Hắc cố tử, Hồ cố tử, Cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, hạt đậu miêu
Tên khoa học: Psoralea Corylifolia L.
Họ Cánh Bướm (Fabaceae (Papilionaceae).
Mô tả:Cây thảo cứng, ít phân nhánh, cao tới 1m. Lá chỉ có 1 lá chét hình trái xoan, có răng thô, cả hai mặt có nhiều tuyến hình mắt chim, màu đen. Hoa vàng đến hơn 20 cái xếp thành đầu hình trứng. Quả đậu hình trứng, hơi bị ép đen, sần sùi. Hạt đơn độc dính với vỏ quả, có màu nâu đen hay đen. Trên mặt hạt có các vân hình những hạt nhỏ giữa hơi lõm, mùi thơm, vị cay.
Phân bố:Gốc ở Ấn độ, hiện có trồng ở nhiều nơi trong Việt Nam.
Thu hái, sơ chế:Thu hái vào tháng 9 lấy hạt phơi khô.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt, hạt khô mẩy chắc đen, thơm, nhiều dầu, hơi nồng là thứ tốt. Hạt lép, nát, không thơm là xấu. Để nơi thoáng gió, cao ráo, mát.
Mô tả dược liệu: Bổ cốt chỉ dùng hạt chín khô, hình thận dẹt phẳng hoặc hình tròn, trứng dài khoảng 3mm đến 4,5mm, rộng chưa đến 3mm, vỏ ngoài màu nâu sậm hoặc màu nâu đen, có vết teo nhăn nhỏ hơi giống hình hạt, chính giữa lõm vào, chất hơi cứng, nhân hạt màu vàng hạt nâu có nhiều chất dầu mùi thơm nồng nặc.
Tính vị:Vị đắng cay, Vị cay, rất ôn, không độc, Vị cay đắng, tính ấm, Vị cay, đắng mà ngọt,
Qui kinh: Vào kinh Thận, Vào kinh thủ Quyết âm túc Thái âm và mệnh môn,Vào kinh túc Dương minh Vị,Vào kinh tỳ, Thận, Tâm bào lạc
Tác dụng :Ôn thận, tráng dương, chỉ tả, Bổ Thận, tráng dương, cố tinh, súc niệu, ôn Tỳ, chỉ tả
Chủ trị: Trị Thận hư, Di tinh, tiêu chảy, đái dầm, Trị liệt dương, hoạt tinh, đái dầm, tiểu nhiều, tiêu chảy do Tỳ hư
Liều dùng: 3-9g.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng, dương vật hay cương lên di mộng tinh, bón, đái ra máu, tiểu nhiệt, đỏ mắt, đắng miệng, khát nước do nội nhiệt, đỏ mắt do hỏa thượng lên, ăn vào đói liền, yếu nhiệt do phong thấp, yếu xương cấm dùng. Kỵ Vân Đài, huyết Dê và các loại huyết khác. Nó được hồ Đào, Hồ ma giúp thì càng tốt.
Bào chế:
Theo Trung Y: Sao qua với ít nước muối rồi phơi nắng cất dùng. Đem Bổ cốt chỉ ngâm rượu một đêm, vớt ra ngâm nước một đêm, vớt ra, phơi khô tẩm muối (100kg Bổ cốt chỉ dùng 2,5kg muối) đun nhỏ lửa sao qua dùng (Dược Tài Học).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Dùng sống cho vào thuốc thang.
+ Có khi tẩm muối (2,5%) sao qua thấy phồng thơm là được, hoặc có khi tẩm rượu sao qua tuỳ theo đơn.
. Bổ cốt chỉ là một vị thuốc bằng hạt, vì tính nó ráo cho nên không bao giờ dùng sống, có hại, dùng muối tẩm 1 đêm, đem sao khô dùng.
. Tính của nó táo, độc vì vậy phải ngâm rượu 1 đêm, vớt ra dùng với nước chảy phía đông 3 đêm ngày, chưng từ giờ Tỵ đến Thân rồi đem phơi nắng.
Bảo quản: Phơi thật khô cất kỹ tránh ẩm.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tinh khí dễ ra: Bổ cốt chỉ, Thanh diêm, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm.
+ Trị tiểu nhiều lần do thận khí hư hàn: Bổ cốt chỉ 300g chưng với rượu. Hồi hương 300g (sao muối), tán bột, trộn hồ làm viên với rượu bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 100 viên với nước muối hoặc lấy bột này chấm thận heo nướng chín ăn.
+ Trị trẻ nhỏ đái dầmdo bàng quang hư hàn: Bổ cốt chỉ, sao, tán bột, mỗi đêm uống 1,5g với nước nóng.
+ Trị hư nhược ở hạ nguyên, tay chân nặng nề, ra nhiều mồ hôi trộm do giao hợp thái quá, bài này có tác dụng mạnh gân cốt, ích nguyên khí: Bổ cốt chỉ 120g, chưng với rượu. Hồ đào nhục 30g (bỏ vỏ), Trầm hương tán bột 4,5g, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với muối, rượu nóng lúc đói, uống từ tiết hạ chí đến đông chí, ngày 1 lần
+ Trị hư lao, suy nhược, bất cứ đàn ông hay đàn bà, ngũ lao thất thương, hạ nguyên hư hàn, các loại bệnh phong tay chân đau nhức, nhan sắc tươi tốt, mạnh khí, râu tóc đen: Bổ cốt chỉ 480g, ngâm rượu 1 đêm, phơi nắng, rồi thêm vào 1 thăng dầu mè, trộn đều, sao cho đến khi nào hạt mè hết nổ thì thôi, xong rây bỏ mè đi, chỉ lấy Bổ cốt chỉ tán bột, dùng giấm nấu bột gạo làm viên to bằng hạt ngô đồng, uống lúc bụng đói với rượu nóng, muối loãng (Kinh Nghiệm Phương)
+ Trị đau lưng do thận hư: Bổ cốt chỉ 30g, sao, tán bột, uống với rượu nóng, mỗi lần 9g hoặc thêm Mộc hương 3g.
+ Trị thận khí suy nhược, phong lạnh thừa cơ hội ấy nhập vào, hoặc khí huyết xung đột nhau gây nên Đau lưngnhư muốn gẫy, cúi ngửa khó khăn hoặc vì lao động quá độ ảnh hưởng đến thận hoặc phong thấp thương tổn vào lưng hoặc do chấn thương, hoặc do phong hàn bám vào thân thể hoặc do khí trệ không tán ra được đều gây nên chứng Đau lưngnhư đeo vật nặng ở giữa lưng: Phá cố chỉ tẩm rượu sao 480g, Đỗ trọng bỏ vỏ, xắt lát, sao nước gừng, 480g, Hồ đào nhục (bỏ vỏ) 20 trái, tán bột. Lấy tỏi giã nát, lấy 30g trộn làm viên, to bằng hạt ngô đồng, uống mỗi 20 viên với rượu nóng, lúc đói. Phụ nữ không uống được rượu thì uống với giấm nhạt. Uống như thế khỏe mạnh gân cốt, thông huyết mạch, đen râu tóc, đẹp nhan sắc.
+ Trị dương vật không dịu xuống được, tính khí tự chảy, có lúc đau như kim chích, bóp lại thì xìu mềm gọi là chứng thận lậu: Phá cố chỉ, Phỉ tử mỗi thứ 30g, tán bột, mỗi lần lấy 9g, sắc với 2 chén nước còn lại 6 phân, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi.
+ Trị tiêu chảy do Tỳ Thận suy hư: Phá cố chỉ (sao) 240g, Nhục đậu khấu sống 120g, tán bột. Táo (loại thịt dầy) giã nhuyễn, trộn các thuốc bột trên, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50-70 viên lúc đói với nước cơm.
+ Trị đau lưng do chấn thương, ứ huyết, ngưng trệ: Phá cố chỉ (sao), Lạt quế, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu.
+ Trị dương khí suy tuyệt: Phá cố chỉ 300g, bỏ vỏ, rửa sơ qua, phơi nắng, tẩm rượu chưng rồi lại phơi nắng, rồi giã, rây nhỏ. Hồ đào nhục 600g, ngâm qua với nước sôi, bóc vỏ đi, nghiền nhỏ như bùn, lấy mật tốt làm như kẹo mạch nha, cất trong bình sứ, cứ mỗi sáng, lấy rượu nóng 2 chén trộn với 10 muỗng thuốc bột để uống, xong ăn sáng để đè thuốc (nếu không dùng rượu thì dùng nước nóng thay cũng được). Dùng lâu thì sống lâu khoẻ mạnh, ích khí, thông minh, nhớ dai, sáng mắt, mạnh gân cốt. Kiêng kỵ các thứ Vân đài, thịt dê.
+ Trị có thai Đau lưng: Phá cố chỉ 60g, sao, tán bột. Trước hết, nhai Hồ đào nhục nửa trái lúc đói với rượu nóng và 6g Phá cố chỉ.
+ Định tâm bổ thận: Phá cố chỉ sao 60g, Bạch phục linh 30g, tán bột. Một dược 15g, lấy rượu ngâm đổ đầy 1 lóng ngón tay, nấu chảy, hòa với bột làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước sôi.
+ Trị tiêu chảy, tiêu lỏng, Kiết lỵmãn tính: Phá cố chỉ (sao) 30g. Anh túc xác (nướng kỹ) 120g, tán bột, luyện mật ong làm viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 1 viên với nước gừng và Táo.
+ Trị đau răng lâu ngày do thận hư: Bổ cốt chỉ 60g, Thanh diêm 15g, sao, tán bột, bôi vào.
+ Trị sâu răng, răng đau buốt lên đầu: Bổ cốt chỉ (sao) 15g, Nhũ hương 7,5g, tán bột, bôi vào hoặc làm viên nhét vào chỗ răng đau hàng ngày.
+ Trị đái dầm, Di tinh, liệt dương: Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Hồ đào nhục mỗi thứ 9g, Trầm hương 1,5g, trộn với mật làm viên, mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước muối.
+ Trị đái dầm, Di tinh, liệt dương: Bổ cốt chỉ 30g, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước.
+ Trị bạch điến phong: Bổ cốt chỉ 30g, cho vào 10ml cồn 750C, ngâm trong 7 ngày, bôi vào chỗ đau, ngày 1 lần.
+ Trị liệt dương, tiểu nhiều, đái dầm: Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Bồ đào nhục, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt.
+ Trị đái dầm: Bổ cốt chỉ, tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
+ Trị tiểu nhiều: Bổ cốt chỉ (ngâm rượu sao) 100g, Tiểu hồi (sao) 100g, tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên, mỗi tối dùng nước ấm uống. 3 đến 9 tuổi: 1g~3g; 10-12 tuổi 2g-5g. Trị 6 ca đều khỏi.
+ Trị bạch đới, hói tóc: Bổ cốt chỉ 40g, ngâm với 100ml cồn 75%. 5-7 ngày bôi lên vùng bệnh và chích bắp dịch tiêm Bổ cốt chỉ ngày 1 lần 5ml. Kết hợp chiếu tia tử ngoại trị bạch điến 49 ca. Tỉ lệ có kết quả 75.5%. Đối với hói tóc, chỉ dùng tiêm và chiếu tia tử ngoại, trị 45 ca có kết quả 84.4% .
+ Trị tử cung xuất huyết: Bổ cốt chỉ và Xích thạch chi, lượng bằng nhau, chế thành viên cầm máu. Trị 326 ca, có kết quả trên 90o/o .
+ Trị bạch cầu giảm: Dùng bột thuốc Bổ cốt chỉ luyện với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 6g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-3 hoàn hoặc 3g bột. Một liệu trình 4 tuần. Trị 19 ca, 14 ca khỏi, 4 ca tiến bộ .
Tham khảo:
. Đàn ông Đau lưngmỏi gối, không làm được việc gì, dưới bìu dái lở chảy nước, dùng Bổ cốt chỉ nó trục được khí lạnh đi, chữa được chứng tê lạnh, tiểu nhiều lần, bụng đau vì lạnh.
Bổ cốt chỉ vị cay, khí ấm, không độc, đó là vị thuốc ‘Dương trung chí âm’ xuống nhiều mà lên ít, nó nhập vào kinh Tâm bào lạc, Tỳ, Mệnh môn, nó làm ấm cho thủy tạng, trong âm sinh ra dương, đó là vị thuốc chủ yếu để tráng hỏa mà ích cho thổ, trị được chứng ngũ thương thất lao, vì những bệnh này mới bắt đầu ở tỳ và thận, là 2 kinh đã hư mà sinh ra, phải dùng nó để làm ấm thủy tạng lại, bổ hỏa để sinh được thổ khí thì các khí chân dương đủ sức bổ để phát lên mới tiêu được cơm nước, xay lọc được thức ăn thành chất bổ để hóa huyết là những chất tinh túy từ Tỳ đưa lên Phế để nuôi ngũ tạng, nếu thất tình làm hại thì sinh ra bởi phong hay lạnh, do chỗ dương khí suy thì phong hàn thừa cơ đó bám vào làm gân xương đau nhức. Thận có hư hàn thì tinh mới chảy ra, vì thận chủ về tàng tinh nhưng tủy lại là gốc của tinh, nếu khí chân dương không được kiên cố thì những chứng trên sẽ biểu hiện ngay, nên phải làm cho nó bền vững tại gốc thì dương khí nó sẽ sinh ra ngay, tất nhiên những chứng kể trên phải lui hết. Đànông lấy tinh làm chủ, đàn bà lấy huyết làm chủ. Người đàn bà huyết xấu khí hư thì cũng như người đàn ông suy thận hàn, rồi sinh ra những bệnh khí hàn làm huyết giảm đi. Đàn ông thận lạnh thì tinh khí tự chảy, những vị ấm mà cay thì hay tán bởi hỏa hay tiêu tan các vật nên nó hay trụy thai.
. Bổ cốt chỉ trị được chứng thận tiết, thông được Mệnh môn, ấm được đơn điền, thu liễm tinh thần. Bổ cốt chỉ vị cay đắng, khí ấm, nhập kinh Tỳ, Thận, Đại trường, làm ấm thận, ôn Tỳ, tiêu hóa được cơm nước, trị được Đau lưng, chân lạnh mỏi, tiêu chảy do thận suy, làm an thai, di mộng tinh, đái dầm, liệt dương, bìu đái lở ẩm ướt, đau nhức các khớp xương. Bổ cốt làm ấm được cả Thủy lẫn Thổ, tiêu hóa được thức ăn rồi đưa chất bổ lên Can Tỳ, thu liễm được chứng hoạt tinh, tiết tả, Di tinh, đới hạ. Những sách khác đều ca tụng nó là vị thuốc làm sống lâu, tăng tuổi tho.ïTuy không hoàn toàn tin tưởng nhưng đó cũng là vị thuộc đáng kể vậy.
. Bổ cốt chỉ là vị thuốc cay đắng mà lại ấm, màu đen. Các sách đều ghi rằng nó có tác dụng thu liễm thần minh, làm cho hỏa trong tâm bảo lạc với tướng hỏa trong mệnh môn tương hòa với nhau nhờ thế mà Nguyên dương càng được bền vững kiên cố, xương tủy đầy đủ, đó chính là có ý lợi dụng những cái khí vị của nó ấm và đắng. Lại nữa nó có tính sáp rít là để trị những chỗ thoát đi, những chứng ngũ lao thất thương, vì hỏa suy sinh ra chứng Đau lưng, chân lạnh vì thận lạnh thì tinh tự chảy, thận hư thì tiêu chảy, đàn bà thận hư thì hay sinh non, dùng Bổ cốt chỉ rất hay. Nếu chứng không rõ, hoặc vì khí hãm khí hư đến nỗi trụy thai thì do thủy suy hỏa thắng, thấy tinh khí chảy ra rồi, hoặc tiêu chảy quá mà lầm dùng Bổ cốt chỉ để cầm lại tức là giết người không dao, còn thảm hại hơn là gươm giáo sắc bén vậy.
+ Phụ tử làm mạnh dương nhưng tính của nó chạy, ôn dương khí trong và ngoài toàn thân. Bổ cốt chỉ làm mạnh dương nhưng lại giữ lại, ôn dương khí ở vùng hạ tiêu.
+ Là yếu dược trị ngũ canh tả do Tỳ Thận dương hư.
CỎ TAI HỔ
Cỏ tai hổ, Hổ nhĩ thảo - Saxifraga stolonifera Meerb. (S. sarmentosa L.f.), thuộc họ Cỏ tai hổ - Saxifragaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 20-30cm, có chồi dài. Lá màu đỏ, chụm ở đất, phiến tròn hình thận, to 5-7cm, có lông dày mặt trên, mép có răng đối; cuống dài, chùy hoa thưa, hoa đối xứng hai bên trên cuống 1cm, có lông dày; lá đài 5, không bằng nhau; cánh hoa 5 mà hai cái ở dưới to, màu trắng, nhị 10, lá noãn 2. Quả nang chứa nhiều hạt.
Hoa tháng 5-8, quả tháng 7-11.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Saxifragae, thường gọi là Hổ nhĩ thảo.
Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc, Nhật Bản được gây trồng ở miền Bắc nước ta, chủ yếu làm cảnh và làm thuốc. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm.
Thành phần hoá học: Có quercetin-5-glucoside, saxifragin, quercitrin, arbutin.
Tính vị, tác dụng: Vị cay đắng tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong giảm đau.Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Vết thương chảy máu; 2. Viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm họng, viêm mũi; 3. Cụm nhọt, apxe, ngứa lở ngoài da; 4. Trĩi, tê cóng vì sương gió. Liều dùng 5-15g, dạng thuốc sắc. Dung dịch cây tươi chữa bệnh ngoài da và nhỏ chữa thối tai; giã đắp mụn sưng viêm, sưng đỏ.
HOÀNG TINH
Tên dược: Rhizome polygonati
Tên thực vật: 1. Polygonatum sibiricum Red.; 2. Polygonatum cyrtonema Hua; 3. Polygonatum kingianum Coll., et Hemsl.
Tên thông thường: Hoàng tinh
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân rễ được đào vào mùa thu. Sau khi loại bỏ rễ xơ, thuốc được phơi nắng cho khô và thái miếng
Tính vị: Ngọt và bình
Quy kinh: Tỳ, phế, thận
Công năng: 1. Tư âm nhuận phế; 2. Hành khí kiện tỳ
Chỉ định và phối hợp:
§ Ho do phế âm hư. Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Xuyên bối mẫu và Tri mẫu.
§ Thận tinh hư biểu hiện Đau lưng, run và nóng ở bàn chân. Hoàng kinh phối hợp với Câu kỷ tử và Nữ trinh tử.
§ Khí hư ở tỳ và vị biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mạch yếu vô lực. Hoàng kinh phối hợp với Ðẳng sâm và Bạch truật.
§ Khí hư ở tỳ vị biểu hiện chán ăn, khô miệng, táo bón, chất lưỡi đỏ không có rêu. Hoàng kinh phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Cốc nha.
§ Ðái đường: Hoàng kinh phối hợp với Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn, Mạch đông và Sinh địa hoàng.
RAU NGÓT
Còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc)
Tên khoa họcSauropus androgynus(L)Merr
Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae
Tên rau ngót trước đây được xác định làPhyllanthus elegans Wall,hiện nay tên này được dùng cho cây rau sắngPhyllanthus elegansL. thuộc cùng họ. Nhưng gần đây nhất, trong quyểnArbers foresties du Viet Nam,tome V, 198 tr. 147, hình 73, rau sắng lại được xác định là Meliantha suavis Pierre thuộc họ Opiliaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1.5-2m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0.9-1m. Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4-6cm, rộng 15-30cm cuống rất ngắn 1-2mm có hai lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá nấu canh. Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.
C.Thành phần hoá học
Hoạt chất làm thuốc chưa rõ. Chỉ mới biết trong rau ngót có 5.3% protit, 3.4% gluxit, 2.4% tro trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64.5mg%), vitaminC (185mg%). Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết trong 100g rau ngót có 0.16g lysin, 0.13g metionin, 0.05g tryptophan, 0.25g phenylalanin, 0.34g treonin, 0.017g valin, 0.24g leuxin và 0.17 izoleuxin. Trong cây rau sắng rất gần với rau ngót có hàm lượng protit cao hơn (6,5%), trong đó thành phần axit amin cần thiết trong 100g rau có 0.23g lysin, 0.19g metiomin, 0.08g tryptophan, 0.25g phenylalanin, 0.45g treonin, 0.22g valin, 0.26g leuxin, 0.23g iaoleuxin.
D. Tác dụng dược lý
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
E. Công dụng và liều dùng
Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng làm chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:
Chữa sót nhau: Hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát.
Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, văt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.
Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả.
Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân.
Chữa tưa lưỡi: Giã nát rau ngót tươi độ 5-15g, văt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.
Chú thích:
Để chữa sót nhau, có người chỉ dùng 15 hạt thầu dầu giã nát đắp vào gan bàn chân, trong vòng 15 phut nhau sẽ ra, cần rửa chân ngay.
THỊ ĐẾ
Tai quả hồng (còn được gọi là thị đế) phơi hay sấy khô được dân gian dùng làm thuốc chữa ho, nấc, đi tiểu đêm. Liều dùng mỗi ngày 6-10 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Trong quả hồng xanh có chất tanin làm cho quả có vị rất chát. Khi hồng chín, vị chát đó hầu như mất đi. Quả hồng chín có màu vàng hoặc đỏ thẫm. Thịt và tai quả hồng đều được dùng làm thuốc.
Theo Đông y, tai hồng (thị đế) vị đắng, tính ôn, có tác dụng chữa đầy bụng, nấc. Dùng đơn thuốc sau: thị đế 8 g, đinh hương 8 g, sinh khương 5 lát, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị trần bì 4 g, thanh bì 4 g, bán hạ 2 g cũng để chữa nấc hoặc đầy bụng không tiêu.
Khi dùng đơn thuốc trên, có thể gia giảm vị đinh hương và thị đế, nếu nóng nhiều thì giảm đinh hương, tăng thị đế, nếu lạnh nhiều thì giảm thị đế, tăng đinh hương. Tuy nhiên, không dùng đinh hương quá 10 g.
Thịt quả hồng dùng làm thuốc ở hai dạng sau:
- Thị sương: Là chất đường trong quả hồng. Khi làm mứt hồng, chất đường tiết ra được thu thập lấy, gọi là thị sương. Cho vào nồi đun nhỏ lửa, khi thành đường thì đổ vào khuôn, phơi cho se rồi dùng dao cắt thành miếng, đem phơi khô hẳn. Dân gian thường dùng thị sương chữa đau họng, ho.
- Thị tất: Là nước ép quả hồng khi còn xanh, phơi hay sấy khô, thường dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp.
MUỒNG TRUỔNG
Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam
Tên khoa học Zanthoxylum avicennae
Thuộc họ Cam Rutaceae
A. Mô tả cây
Cây nhỏ nhưng cũng có cây gỗ to có thân mang nhiều gai lởm chởm, cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn. Lá nhẵn, kép lông chim rìa lẻ 3-13 lá chét, cuống lá hình trụ có khi kèm theo đôi cánh nhỏ. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành tán kép, nhẵn tận cùng, dài hơn lá. Quả dài 4mm, lớp vỏ ngoài không tách khỏi lớp vỏ trong, mỗi ngăn chứa một hạt màu đen.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Muồng truổng mọc hoang ở khắp rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta, có mọc cả ở Miền Nam. Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ về sao vàng hoặc phơi khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Trong rễ màu vàng, vị rất đắng, có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.
D. Công dụng và liều dùng
Muồng truổng là một vị thuốc còn nằm trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta thường lấy rễ về sao vàng sắc đặc mà uống để chữa mẩn ngứa, lở loét, chảy nước. Mỗi ngày uống 6-12g rễ khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để nước tắm khi bị mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Một số nơi dùng lá nấu ăn.
BỤNG BÁNG
Còn gọi là báng, cây đoác, palmier và sucre.
Tên khoa học Arenga saccharifera Labill.
Thuộc họ cau arcaceae
A. Mô tả cây
Báng hay bụng báng là một cây có thân cột cao từ 7-10m, đường kính tới 30cm, trên phủ những bó sợi to đen giống như cước do cuống lá bị giữa ra, còn lại. Lá sẻ lông chim to dài 6-7cm, cuống lá to dài, mặt trên lá màu lục, mặt dưới trắng nhạt. Bông mo dài 90-120cm, phân nhánh nhiều, rũ xuống. Hoa đực có đến 70-80 nhị, hoa cái có 3 lá đài, còn lại ở quả. Quả hình cầu to bằng quả táo màu vàng nâu nhạt, khi chín đỉnh lõm xuống, có ba hạt hình trứng,hơi ba cạnh, màu xám nâu, dài 25mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng ở những chân núi hay vùng núi ẩm tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn... và một số tỉnh miền núi. Còn mọc hoang ở nhiều nước khác thuộc nhiệt đới Á Châu.
Nhân dân vùng núi thường trồng để ngả cây khi cây bắt đầu ra hoa rồi lấy từ ruột thân một thứ tinh bột màu nâu hồng nhạt, lấy phần ruột của thân cây, giã nhỏ, lọc lấy tinh bột rồi phơi hay sấy khô. Một cây có thể cho từ 20-100kg tinh bột. Tại các chợ người ta bán với tên bột báng. Soi kính hiển vi, bột báng là những hạt tròn, rốn ở cạnh, hình sao ay hình vết rách có nhánh. Tại nhiều nước khác vùng đông nam á và nam châu á cũng khai thác loại tinh bột này từ ruột thân nhiều loài tương tự như cây báng.
Khi cây bắt đầu có quả người ra cắt bông mo hoa đực và cái, được một thứ nước rất ngọt chảy ra. Nước này có thể thêm mem để cất rượu hoặc cô đặc thêm vôi được một thứ đwowngf.
Những hạt luộc chín được ăn với tên hạt đoác.
Những sợi còn lại trong thân có thể dùng làm chỉ khâu hau bện làm thừng, dây. Những sợi nhỏ mịn có thể làm bùi nhùi.
C.Thành phần hoá học
Trong một thân cây báng có nhiều tinh bột trong nước chảy từ bông mo có chứa nhiều đường sacaroza.
D. Công dụng và liều dùng
Bột báng được dùng làm thực phẩm.
Nước ở bông mo được dùng làm nguyên kiêu chế đường, rượu.
Ngoài ra thân cây báng còn được dùng làm thuốc, chữa sốt, lợi tiểu.
Ngày dùng 30-50g thân cây dưới dạng thuốc sắc.
BỨA
Bứa, Bứa lá tròn dài - Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth., thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.
Mô tả: Cây gỗ thường xanh cao 6-7m. Cành non thường vuông, xoè ngang và rủ xuống. Lá hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Hoa đực mọc thành cụm 3-5 hoa ở nách lá, 4 lá đài và 5 cánh hoa, 20 nhị có chỉ nhị ngắn. Hoa lưỡng tính có lá đài và cánh hoa như ở hoa đực, màu hơi vàng hoặc trắng; bầu 4 (6-10) ô, hình cầu, vòi ngắn. Quả mọng mang đài tồn tại; vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6-10 hạt.
Mùa hoa quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng: Vỏ - Cortex Garciniae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng thường được trồng lấy lá tươi và quả nấu canh chua. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá có vị chua thường được dùng thái nhỏ nấu canh chua. Hạt có áo hạt chua, ăn được, cũng dùng nấu canh chua. Vỏ thường dùng trị: 1. Loét dạ dày, loét tá tràng; 2. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá; 3. Viêm miệng, bệnh cặn răng; 4. Ho ra máu. Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt. Liều dùng 20-30g dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã vỏ tươi đắp. Nhựa bứa dùng trị bỏng.
Đơn thuốc:
1. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá: Vỏ cây Bứa sắc đặc cô đặc lấy 50%; hàng ngày uống 30ml.
2. Bỏng: Nhựa Bứa pha dầu làm thành cao lỏng, bôi ngày 1-2 lần.
BƯỚM BẠC
Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa - Mussaenda pubescens Ait. f., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè.
Bộ phận dùng: Thân và rễ - Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis.
Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Thân cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng nó làm thuốc giảm đau trị ho, bạch đới, tê thấp. Ở Trung Quốc, Bướm bạc (Ngọc diệp Kim hoa) thường dùng trị: 1. Cảm mạo, sổ mũi, say nắng; 2. Viêm khí quản, sưng amygdal, viêm hầu họng; 3. Viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; 4. Chảy máu tử cung; 5. Rắn cắn; 6. Viêm mủ da. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc: (ở Trung Quốc):
1. Phòng ngừa say nắng, dùng Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.
2. Sổ mũi, say nắng: Thân Bướm bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống.
3. Giảm niệu: Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống.
BƯỞI BUNG
Bưởi bung, Cơm rượu, Cát bối, Co dọng dạnh - Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl., thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao tới 6,5m. Thân to 2-3cm; cành non có lông màu sét. Lá đa dạng, thường do một lá chét, ít khi 4-5, thon dài đến 7-20cm, rộng 1,5-6cm, không lông, màu lục ôliu lúc khô, gân phụ 14-15 cặp. Chuỳ hẹp ở nách lá, ít nhánh, dài 3-4m, có khi hoa xếp nhóm 2-3 cái, màu trắng, xanh hay vàng vàng, thơm; cánh hoa không lông; nhị 10. Quả dạng trứng cao đến 1cm, màu trắng, hồng, vàng hay da cam. Hoa tháng 6 và mùa thu.Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Glycosmis
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Nam Trung Quốc, Philippin. Ở nước ta, cây mọc trong các savan cây gỗ ở Hoà Bình và nhiều nơi khác. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được. Lá phối hợp với lá Cơm rượu làm men tăng hiệu suất rượu. Rễ và lá thường được dùng trị: 1. Cảm lạnh và ho; 2. Khó tiêu hoá, đau dạ dày; 3. Đau thoát vị. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài giã cây lá tươi trộn với rượu đắp trị đòn ngã tổn thương. Khi bị phát cước, tê cứng vì sương giá, dùng lá nấu nước và rửa phần đau.
BỒ CÔNG ANH
Tên khác: Bồ công anh
Vịthuốc Bồ công anh còn gọi là Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng: Bồ công anh
+ Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung [đặc hiệu trị vú sưng đau] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng
- Bên trong uống 12g đến 40g. Dùng tươi, gĩa nát đắp vào nơi sưng đau. Bên ngoài dùng tùy ý theo nhu cầu.
Kiêng kỵ:
Khôngcó thấp nhiệt ung độc kỵ dùng. Ung thư thuộc hư hàn âm cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương).
+ Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).
+ Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh được thận thủy, tuổi chưa đến 80 có tác dụng làm đen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: Bồ công anh 1 cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3 tháng 4, sang mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửa sạch đem phơi âm can, không được phơi nắng, bỏ vào thùng đậy kín. Lấy 40g muối, 20g Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào đó ngâm 1 đêm, hôm sau chia làm 20 nắm, rồi dùng giấy bao 3-4 lớp thật chặt. Lấy phân giun đất buộc thật chặt cho vào lò sấy khô, dùng lửa nướng cho hồng lên là đủ. Xong đem ra bỏ phân giun đất đi rồi tán nhỏ, cứ sức vào răng vào buổi sáng, tối, nhổ cũng được, nuốt cũng được, làm lâu mới hiệu nghiệm (Hoàn Thiếu Đơn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
+ Trị vú sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Nhẫn đông đằng 80g, gĩa nát. Sắc với 2 chén nước còn 1 chén, uống trước bữa ăn (Tích Đức Đường phương).
+ Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).
+ Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh gĩa nát, đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).
+ Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi gĩa nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.
+ Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dầy).: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị các chứng sưng vú, thiếu sữa: Bồ công anh, Hạ khô thảo, Bối mẫu. Liên kiều, Bạch chỉ, Qua lâu căn, Quất diệp, Cam thảo, Đầu cấu, (gầu trên đầu). Hùng thử phẩn (phân chuột đực). Sơn đậu căn, Sơn từ cô, sắc uống làm viên tùy theo bệnh để làm quân, thần, tá, sứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tham khảo:
1) Bồ công anh có hoa nở vàng, vị ngọt, giải được các độc do ăn phải, tán được khí trệ, Nhập vào kinh Dương minh, Thái âm, hóa giải được nhiệt độc, tiêu sưng hạch rất đặc hiệu. Sắc chung với Nhẫn đông đằng uống với 1 chút rượu để trị nhũ ung, sau khi uống mà muốn ngủ là có công hiệu, khi ngủ ra mồ hôi là lành bệnh (Đan Khê Tâm Pháp).
2) Nước nhựa của Bồ công anh bôi vào chỗ nước đái của chồn đái là khỏi ngay (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh).
3) Bồ công anh có thể giải được các thức ăn bị độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc tiêu chỗ sưng đau, kết hạch đinh nhọt rất hiệu quả (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
4) Dùng bồ công anh xát vào răng chữa được chứng đau răng, đen dược tóc, khỏe mạnh gân xương (Bản Thảo Cương Mục).
5) Bồ công anh khí không có gì độc cả, khí vị nhập vào Can, Vị. Đó là vị thuốc chính trong việc giải huyết, làm mát huyết. Nhọt sưng vú thuộc Can kinh, phụ nữ sau khi hành kinh thì Can chủ sự nên nó làm chủ, người đàn bà bị nhũ ung sưng vú, các chứng ấy nên dùng lá tươi (Bản Thảo Kinh Sơ).
6) Bồ công anh vị ngọt, tính bình, làm cho mát huyết, giải nhiệt, nên những chứng nhũ ung, vú có ung nhọt thì nó là thuốc quan trọng được xem như đứng đầu. Vả lại nó hay thông lợi được chứng lâm, xát vào răng đau, bôi làm đen râu tóc, xức được gai chích, giải được thức ăn có độc, tiêu được đinh nhọt. Vì quanh đầu vú thuộc Can, nhũ phòng thuộc Vị nên khi phát ra chứng nhũ ung, nhũ nham phần nhiều bởi nhiệt thịnh mà có huyết độc trệ, dùng vị này nhập vào 2 kinh ấy, bên ngoài đắp có tác dụng tan khỏi sưng, nhưng nếu muốn chóng chóng tiêu thì nên dùng với Hạ khô thảo, Bối mẫu, Liên kiều, Bạch chỉ là những vị thuốc trị được rất hay. Bồ công anh thuộc thổ, hoa màu vàng nên trị được thức ăn đình trệ, hoặc có hơi độc cũng phải tiêu tan, nó lại nhập vào kinh Thận làm cho mát huyết, nên nhuộm đen được râu tóc. Nhưng phải chú ý cây nào chỉ có 1 ngọn 1 hoa thì mới đúng, nếu thấy nhiều cành nhiều hoa là không đúng (Bản Thảo Cầu Chân).
7) Bồ công anh có vị ngọt, khí bình cho nên thanh được phế, lợi được hung cách, hóa được đờm, tiêu tan được tích kết, chữa được những chứng mụn nhọt, nuôi dưỡng được âm phận, mát huyết, cứng xương, cứng răng, thông lợi được chứng nhũ ung, làm cho ít tinh khí. Khi non nó mềm mại như rau, lúc về gìa nó được dùng làm thuốc, đúng là 1 vị thuốc hay, người đời nay dùng nó để trị bệnh nhũ ung, sưng vú, đau vú nghĩa là bây giờ người ta chỉ biết dùng bình thường hoặc cũng bởi tính hẹp hòi sau đó mà không làm được việc gì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
8) Bồ công anh và Tử hoa địa đinh đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhưng Bồ công anh có công hiệu sơ Can, trị viêm tuyến vú rất tốt, còn Tử hoa địa đinh có tác dụng mạnh trong thanh nhiệt, giải độc, trị đinh nhọt rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
TÌM HIỂU THÊM VỀ BỒ CÔNG ANH
Tên khoa học: Bồ công anh
Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.).
Họ khoa học:
Họ Cúc (Compositae).
Mô tả:
Cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễ nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng, từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phía ngoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ của màu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10.
Địa lý:
Mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàn cây phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng rễ khô toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, mầu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt.
Mô tả dược liệu:
RễBồ công anh Trung Quốc hình dùi tròn, uốn cong, dài 3,3 - 5cm, mầu nâu, nhăn. Đầu rễ có những lông nhung mầu nâu hoặc mầu trắng vàng hoặc đã rơi rụng. Lá mọc từ rễ, lát lá dài, nhăn lại thành đám hoặc nhăn không đều. Mặt ngoài mầu nâu lục hoặc màu lục tro. Ở mặt sau lá có gân chính nổi rõ. Có nhiều cuống hoa dài, ở mỗi đầu đỉnh cuống mọc một hoa tự đầu trạng, mầu nâu vàng hoặc mầu trắng vàng nhạt. Không mùi, vị hơi đắng (Dược Tài Học).
Bảo quản: Bồ công anh
Phơi thật khô, để nơi cao ráo, hoặc phơi nắng, bị ẩm thấp rất mau mốc và mục.
Thành phần hóa học:
+ Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học).
+ Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523).
+ Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).
Tác dụng dược lý:
. Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira hebdomadia (Trung Dược Học).
. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu (Trung Dược Học).
. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị:Bồ công anh
+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).
+ Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Qui kinh:
+ Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Phân biệt:
1) Tùy theo Bồ công anh có hoa tựa màu vàng hay tím, hoa màu vàng thì gọi là Hoàng hoa địa đinh, Hoa màu tím thì gọi là Tử hoa địa đinh hoặc Đại đinh thảo, không có hoa thì gọi là Địa đởm thảo, hoa trắng thì gọi là Bạch cổ đinh.
2) Ở Trung Quốc người ta đều dùng các cây Taraxacum mongolicum Hand Mazt, Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et Koidz. Hoặc một số loài khác giống nhưng cùng họ gọi với tên là Bồ công anh.
3) Khác với cây Bồ công anh nam (Lactuca andica L.).
4) Cần phân biệt với cây chỉ Thiên (Elephantopus scaber L.) Ở Việt Nam gọi là cây Bồ công anh hay cây Bồ công anh nam do hình thái cây này hơi giống hình thái lá cây Bồ công anh, có thể mua lầm cây Chỉ thiên này làm Bồ công anh (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
NHÂNTRẦN
1. Tên dược: Herba Artemisiae Scopariae.
2. Tên thực vật: Artemisia capillaris thunb.
3. Tên thường dùng. Capillaris, oriental worin wood (nhân trần cao).
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thu hái vào mùa xuân khi cây cao chừng 3 inh, phơi nắng.
5. Tính vị:vị đắng, hơi hàn.
6. Qui kinh: tỳ, vị, can và túi mật.
7. Công năng: thanh nhiệt và trừ thấp, chữa vàng da.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Vàng da.
a) Vàng da do thấp nhiệt-dương: Dùng phối hợp nhân trần cao với chi tử và đại hoàng dưới dạng nhân trần cao thang.
b) Vàng da do thấp-hàn-âm: Dùng phối hợp nhân trần cao với phụ và can khương dưới dạngnhân trần tứ nghịch thang.
9. Liều dùng: 10-30g.
ĐƠN TRẮNG
Còn gọi là lấu, bời lời, bồ chát, cây men sứa.
Tên khoa họcPsychotria reevesiiWall.
Thuộc họ Cà phêRubiaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ hay nhỡ có thể cao tư 1-9m. Thân nhẵn, lá thuôn dài, mọc đối, phía cuống hẹp và nhọn lại, phiến lá dài 8-20cm, rộng 2-7.5cm, mặt trên xanh hay xanh sẫm, hai mặt mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành sim ở đầu cành. Quả hình cầu với đầu tồn tại, đường kính 5-7mm, chín có màu đỏ, với hai hạch, mặt hai hạch tiếp giáp với nhau phẳng, 5 sống và rãnh trên lưng hạch. Mỗi hạch chứa một hạt màu đen. Mùa hoa quả tháng 5-7.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở những tán rừng thưa vùng trung du, vùng núi.
Người ta dùng rễ và lá thu hai quanh năm, rễ đào về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Lá dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy rễ và lá đều cho những phản ứng của ancaloit.
D. Công dụng và liều dùng
Rễ dùng làm thuốc chữa Đau răng, đau viêm tai. Còn dùng làm thuốc chữa băng huyết, đái ra máu, đắp vết thương, vết loét, chữa lị, rắn cắn.
Ngày dùng 10-20g rễ dưới dạng thuốc sắc hay giã nát, đắp. Lá cũng cùng một công dụng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Chú thích:
Một loại lấu Psychotria sp. được dùng ở Sơn La để chữa lỵ có kết quả với tên địa phương là lé mọ. Nên chú ý nghiên cứu tìm nguồn emetin ở những loại Psychotria sẵn mọc ở nước ta.
BỒ HOÀNG
Tên Việt Nam:
Vịthuốc Bồ hoàng còn gọi Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng.Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
Hoạthuyết, khử ứ, lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng tiêu sưng ra mủ.
Tính vị:
Vịngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Qui kinh:
Vàokinh Can, Tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học).
Chủ trị:
Trịthống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc Rong kinhsau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoài do ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu.
Liều dùng:
Dùngtừ 3 – 9g
Kiêng kỵ:
Âmhư, không bị ứ huyết không được dùng.
Cách dùng:
Dùngsống có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, hành huyết. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
TÌM HIẾU SÂU THÊM VỀ BỒ HOÀNG
Tên khoa học:
Typha Angustata Bory Et Chaub.
Họ khoa học:
Typhaceae.
Tên gọi:
Tên cây cỏ Nến vì hoa như cây nến.
Mô tả:
Cây thảo cao 1,5 đến 3m. Thân tròn lá hình bàn dài, mọc thành 2 hàng, có bẹ to. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng biệt nhưng thường nằm trên một trục chung, bông đực ở trên, bông cái ở dưới, hai bông cách nhau một quãng ngắn. Cả cụm hoa trông như một cây nến màu đỏ. Nhị ở hoa đực bao bởi lông ngắn màu vàng, rất nhiều hạt phấn. Bông cái có cột nhụy dài, có nhiều lông trắng hay hơi hung, bầu có hình chỉ. Quả nhỏ hình thoi, khi chín mở dọc.
Phân biệt:
1) Cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là cây thảo cao 1,3-2,2m thân cứng, lá hẹp đầu thuôn. Bông hoa đực và bông hoa cái cách nhau 1,2-4cm. Bông đực hình trụ dài, có lông màu hung, nhị có chỉ mảnh ngắnm, bao phấn hình chỉ, hạt phân nhỏ màu vàng. Bông cái đỏ hơn ở loài trên, hình trụ cột nhụy dài, có nhiều lông mảnh, bầu có đầu nhụy màu nâu. Có quả vào tháng 1-2. Cây có nhiều ở Miền nam Việt Nam. Mầm cây non và nhị hoa có thể ăn được. Lông vàng và nhị hoa được dùng làm thuốc như cây Cỏ nến trên.
2) Ngoài ra người ta còn dùng Cây Typhaorientalis G.A Stuart là cây Cỏ nến cao từ 1,5-3m có thân rễ. Lá dài hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm nằm trên cùng một trục chung: bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc ở những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
3) Ngoài những cây trên ra, người ta còn lấy phấn của những cây cùng họ với tên Bồ hoàng như Typha angustifolia L. Typha latifolia L., Typhadavidiana hand Mazz., Typha minima Funk...
4) Cần phân biệt với Cây Thạch Xương bồ (Acorus gramineus Soland) cũng được gọi là Bồ hoàng (Xem: Thạch xương bồ).
Địa lý:
Cây mọc ở khắp nơi đầm lầy ở Việt Nam, nhưng vị này đã phải nhập của trung Quốc.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào tháng 4 chọn lặng gió, cắt bông hoa phơi khô, thứ vàng là tốt (nếu trời râm phải trải ra, tránh ủ nóng làm biến chất), dùng cối nghiền sạch lông và tạp chất, phơi lấy hột nhỏ phơi khô để dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng phấn hoa phơi khô của hoa đực. Dùng cả nhị đực và cái là không đúng.
Mô tả dược liệu:
Chất bột nhẹ màu vàng tươi, quan sát dưới kính hiển vi hạt hoa gần hình cầu hoặc hình bầu dục, phấn hoa trong bột hình sợi dài khoảng 1,5mm, màu vàng đất hoặc màu nâu nhạt. Loại cỏ màu vàng óng ánh, khô hạt nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là thứ tốt, thứ phơi nâu là kém.
Bào chế:
Bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, để nửa ngày sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì sao qua.
Bảo quản:
Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
(24) Lở láy dưới bộ hạ dùng Bồ hoàng bôi vào ngày 3-4 lần thì khỏi (Thiên Kim Phương).
(25) Mủ trong lỗ tai hay chảy ra, dùng Bồ hoàng tán bột rắc vào (Thánh Huệ Phương).
(26) Chảy máu cam ra khắp tai, miệng, dùng Bồ hoàng, A giao sao chảy thành hạt, mỗi thứ nửa lượng lần uống 2 chỉ với nước và 1 chén nước sắc Địa hoàng uống lúc nóng, nơi chảy máu, bịt lại để cầm máu (Thánh Huệ Phương).
(9) Mửa ra máu bất luận gìa hay trẻ dùng Bồ hoàng tán bột lần uống nửa chỉ với nước sinh địa tùy theo lớn nhỏ để phân lượng hoặc bỏ vào một ít tóc rối bằng Bồ hoàng cũng có thể trị được chứng trẻ em đái ra máu (Thánh Tế Tổng Lục).
(10) Tức do bí tiểu, lấy vài bọc Bồ hoàng để trên thắt lưng chỗ có thận xong chổng đầu xuống hai chân lên trời từ từ thì thông (Trửu Hậu Phương).
(12) Ứ huyết do băng ở bên trong dùng Bồ hoàng tán nhỏ 2 lượng, lần uống 1 thìa khi nào ngưng thì thôi (Trửu Hậu Phương).
(13) Xuất huyết ruột, dùng Bồ hoàng tán bột dùng 1 thìa canh sắc uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Trị kinh bế do ứ huyết, sản hậu máu do xuống không dứt, đau vùng bụng dưới, tất cả các loại đau do ứ huyết: Bồ hoàng, Ngũ linh đều 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với rượu nóng (Thất Tiếu Tán – Cục Phương).
(7) Chảy máu cam do phế nhiệt, dùng Bồ hoàng, Thanh đại mỗi thứ 1 chỉ uống với nước mới múc dưới dòng sông lên, có thể không dùng Thanh đại mà bỏ tóc rồi bằng lượng (Thanh đại) bỏ tóc rối bằng Bồ hoàng uống với nước sắc Đại hoàng (Giản Tiện Đơn Phương).
(8) Mửa, khạc ra máu dùng Bồ hoàng tán bột 2 lượng uống với rượu hoặc nước lạnh hằng ngày lần 3 chỉ sao (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
(11) Chảy máu do đâm chém lịm ngất gần chết, dùng Bồ hoàng nửa lượng uống với rượu nóng (Thế Y Đắc Hiệu).
(14) Sa trực trường dùng Bồ hoàng trộn mỡ heo bôi vào ngày 3-5 lần (Tử Mẫu Bí Lục phương).
(15) Động thai muốn sinh nhưng chưa đủ tháng dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nhất Phương).
(16) Thúc đẻ dùng Bồ hoàng, Địa long rửa sạch, sấy khô, Trần bì, Quất bì mỗi thứ bằng nhau tán bột để riêng từng thứ, đợi khi nào sắp sinh thì sao 1 chỉ với nước mới múc lên dưới sông vào thì sinh mau, rất hiệu nghiệm (Đồ Kinh Bản Thảo).
(17) Trị nhau không ra, dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nghiệm Phương).
(18) Trị sản hậu ra huyết, ốm yếu chờ chết, dùng Bồ hoàng 2 lượng sắc uống (Sản Bửu Phương).
(20) Ứ huyết có cục ở dạ con bụng dưới dùng Bồ hoàng 3 lượng, uống với nước cơm (Sản Bửu Phương).
(21) Sản hậu bức rức, dùng Bồ hoàng 1 muỗng canh với nước chảy về phương đông rất hiệu nghiệm (Sản Bửu Phương).
(19) Sản hậu huyết ứ dùng Bồ hoàng 3 lượng sắc uống (Mai Sư Phương).
(22) Chấn thương trên cao té xuống, ứ huyết do bị đập đánh bên trong gây khó chịu bức rức dùng Bồ hoàng tán bột uống nóng với rượu lần uống 3 chỉ (Tắc Thượng Phương).
(23) Đau nhức các khớp dùng Bồ hoàng 8 lượng, Chế phụ tử 1 lượng, tán bột lần uống 1 chỉ với nước ngày 1 lần (Trửu Hậu Phương).
(27) Xuất huyết ở lỗ tai, dùng Bồ hoàng sao đen tán bột rắc vào (Giản tiện phương).
(1) Các loại bệnh thuộc huyết sau khi sinh: Bồ hoàng sao đen, Càn khương sao đen, Đậu đen sao, Trạch lan, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất, Sinh điạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(2) Đái ra máu: Bồ hoàng. Xa tiền tử, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(3) Băng huyết, Rong kinh: Bồ hoàng A giao, Nhân sâm, Bạch giao, Mạch môn, Xích phục linh sa tiền tử, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(4) Trị sưng lưỡi: Bồ hoàng sống, đặt dưới lưỡi liên tục (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
(5) Trị các loại chấn thương do té ngã, ứ huyết, tích trệ trong bụng, dùng Bồ hoàng (sống) sắc đặc uống với nước tiểu trẻ nhỏ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị đàn bà thống kinh, sau khi đẻ máu dơ không xuống: Bồ hoàng 6g, Gừng lùi cháy 3g, Hắc đậu 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Hắc Thần Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thống kinh do ứ huyết trở trệ: Bồ hoàng 5 chỉ, Đơn sâm 1 lượng, Ngũ linh chi 5 chỉ sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
2. Lương huyết, chỉ huyết: Dùng trong các loại xuất huyết thuộc có nhiệt.
+ Trị ho ra máu, đàm có máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết: Bồ hoàng (than) 9g, Rượu và nước mỗi thứ một nửa, sắc uống (Bồ Hoàng Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị xuất huyết tử cung do chức năng: Bồ hoàng than, Liên phòng (than), mỗi thứ 15g, sắc uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 24g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiểu ra máu: Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 9g, Sinh địa 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vết thương chảy máu: Bồ hoàng than, Cốt phấn, Ô tặc cốt, các vị bằng nhau, tán bột, rắc vào nơi chảy máu rịt lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Bồ hoàng cũng có công dụng chỉ huyết như Địa du, nhưng khác nhau Bồ hoàng tiêu được ứ huyết nhất là chữa được các chứng đau bụng, nhưng Bồ hoàng chỉ chữa về bệnh thực còn bệnh hư không dùng (Bách Hợp).
+ Bồ hoàng phá huyết vì vậy trị được những chứng hòn cục trong bụng, ngũ lao thất thương, huyết tích ứ, đau trước ngực làm nôn ra máu, chảy máu cam thì phải dùng Bồ hoàng làm thuốc chính để lương huyết, hành huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
1) Bồ hoàng thán (Sao cháy đen) có tác dụng chỉ huyết rất tốt, nó lại còn tác dụng so bóp tử cung (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).
CỎ ĐUÔI LƯƠN
Cỏ đuôi lươn
Còn có tên là bồn chồn, điền thông
Tên khoa họcPhilydrum lanuginosumBanks (Garciana cochinchinensis Lour).
Thuộc họ Cỏ đuôi lươnPhilydraceae.
Tên cỏ đuôi lươn là vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục.
A. Mô tả cây
Cỏ đuôi lươn là một loại cỏ mọc đứng, cao chừng 0,35-1,3m. Trên thân có rất nhiều lông ngắn màu trắng, trông như len, nhiều nhất là ở phía dưới cụm hoa. Lá hình gươm, dài 8-70cm, rộng 4-10mm, phía trên có vạch dọc, phía dưới có lông, lá ở gốc phủ lên nhau, có khi 4-5 lá, dài và hệp, lá trên thân nhỏ hơn, mọc so le. Cụm hoa mọc thành bông dài 2-5cm. Lá bắc tồn tại như lá nhưng nhỏ có lông hoặc không có lông. Hoa mọc so le, không cuống, đài 2, tràng 2, nhị 1. bầu 3 ngăn không rõ. Quả nang có lá bắc bao bọc, có lông mịn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở những vùng lầy, ẩm ướt ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Bộ cũng có mọc. Có mọc cả ở Trung Quốc, Ấn Độ. Hái bộ phận trên mặt đất phơi khô để dành mà dùng.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc đều dùng cây này làm thuốc.
Tại các cửa hàng bán lá tại Hà Nội, người ta bán để cho phụ nữ dùng trước và sau khi sinh nở (chữa bệnh hậu sản).
Tại Trung Quốc người ta dùng sát vào chỗ lở loét, rửa chỗ sưng đau. Uống trong ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
BỒNG BỒNG
Bồng bồng, Phất dũ sậy, Phất dũ lá hẹp, Phú quý, Bánh tét - Dracaena angustifolia Roxb. thuộc họ Bồng bồng - Dracaenaceae.
Mô tả: Cây dạng thảo sống dai, cao 1-3m, mang lá ở ngọn; trên thân thường có vết sẹo của những lá đã rụng. Lá hẹp, ôm thân, không cuống, dài 20-35 cm, rộng 1,2-4cm, thon lại thành mũi ở đầu, có rạch theo các gân. Hoa hình ống, dài 20-25 cm, màu lam ở ngoài, trắng ở trong xếp nhóm 1-3 cái, thành chuỳ ở ngọn dài 40cm hay hơn, có nhánh trải ra, dài 10-20 cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 10-15cm, tuỳ theo quả có 1 hay 2 hạt.
Ra hoa tháng 2-4.
Bộ phận dùng: Rễ, lá và hoa - Radix, Folium et Flos Dracaenae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Ấn Độ, nam Trung Quốc qua Việt Nam đến Malaixia. Cây mọc ở nhiều nơi của nước ta, từ Lào Cai đến Ninh Bình... cũng thường được trồng. Thu hái rễ vào mùa thu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín, thái nhỏ, phơi khô. Thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Rễ và hoa có tính giải nhiệt, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu. Kinh nghiệm dân gian dùng rễ và hoa trị lỵ ra máu. Hoa sao vàng sắc đặc trị hen. Lá giã nát, vắt lấy nước để nhuộm xanh bánh đúc.
NGA TRUẬT
NGA TRUẬT
( Rhizoma Zedoariae)
Nga truật là thân rễ phơi khô của cây Ngãi tím Curcuma Zedoaria Rosc. Thuộc họ Gừng ( Zingiberaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Dược tính bản thảo", còn gọi là Ngãi tím, Tam nại, Bồng truật, Nghệ đen.
Cây Ngãi tím mọc hoang và được trồng ở Việt nam để làm thuốc. Cây mọc nhiều ở Trung quốc, Đai loan, Xrilanca và nhiều vùng nhiệt đới khác.
Tính vị qui kinh:
Nga truật tính ôn, vị cay đắng; qui kinh Can Tỳ.
Theo các Y văn cổ:
*.Sách Khai bảo bản thảo: " Vị đắng cay, ôn không độc".
*.Sách Y học khởi nguyên: "Vị khổ bình".
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: " nhập phế tỳ".
*.Sách Bản thảo hội ngôn: " nhập túc quyết âm can".
Thành phần chủ yếu:
Trong Nga truật có chừng 1,0 - 1,5% tinh dầu, 3,5% chất nhựa và chất nhày. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu có 48% secquitecpen 35%, zingiberen 9,6% và một chất có tinh thể.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng phá huyết khu ứ, hành khí chỉ thống. Trị các chứng kinh bế đau bụng, trưng hà tích tụ, bụng đau đầy.
Trích lược Y văn cổ:
*.Sách Dược tính bản thảo: " trị nữ tử huyết khí tâm thống, phá huyền ( nổi hạch), tích ( bụng báng), lãnh khí dùng rượu giấm mài uống".
*.Sách Khai bảo bản thảo: " chủ tâm phúc thống, trùng ác chú ngỗ ( trúng phải khí độc mệt mỏi khó chịu), hoắc loạn, cảm lạnh nôn nước chua, để giải độc, ăn uống không tiêu, uống với rượu ( thuốc tán).
*.Sách Bản thảo kinh sơ: " Nga truật hành khí phá huyết tán kết, nếu phụ nhân, trẻ em khí huyết hư, tỳ vị vốn hư nhược mà không có tích trệ mà uống thì hại chân khí mà ăn càng không tiêu, tỳ vị càng hư; nếu có khí huyết ngưng kết, ăn uống tích trệ nên cùng dùng với thuốc kiện tỳ khai vị bổ ích nguyên khí thì không tổn hại".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Dầu Nga truật có tác dụng phá hoại và ức chế tế bào ung thư gan. Nước sắc Nga truật làm tăng sự hấp thu máu và huyết cục trong bụng thỏ thực nghiệm, có tác dụng kháng khuẩn, kiện vị và chống có thai sớm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị tắt kinh bụng đau:dùng bài:
*.Nga thủy tán: Nga truật 6g, Xuyên khung 5g, Thục địa 10g, Bạch thược, Bạch chỉ đều 10g. Tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần, với nước muối nhạt.
2.Trị đau hạ sườn:dùng bài:
*.Kim linh tả can thang: Kim linh tử 15g, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật đều 5g sắc nước uống.
3.Trị chấn thương gãy xương:Nga truật, Điền thất (tán hòa thuốc uống), Đài ô dược, Đào nhân đều 6g, Thổ miết giáp, Tam lăng, Uy linh tiên, Xích thược, Cốt toái bổ, Tục đoạn, Hồng hoa, Trạch lan đều 3g, Sanh địa 10g, Qui vĩ 12g. Dùng nước, rượu mỗi thứ một nửa sắc uống.
4.Trẻ em rối loạn tiêu hóa đau bụng:dùng bài Nga truật hoàn: Nga truật, Tam lăng đều 5g, Trần bì 10g, Chế Hương phụ 6g, La bạc tử 5g, Sa nhân 3g, Thanh bì, Chỉ thực đều 6g, Hồ hoàng liên, Lô hội đều 3g, Hồ tiêu 5g. Tất cả tán bột mịn trộn đều hồ hoàn, mỗi lần uống 3 - 6g, ngày 2 lần, uống với rượu gạo ấm, kiêng các thức ăn sống lạnh.
Tóm lại kinh nghiệm dùng Nga truật trên lâm sàng là:
+ Tác dụng phá huyết hoạt huyết của Nga truật mạnh như Tam lăng nên thường dùng trong những trường hợp khí trệ huyết ứ lâu ngày nặng.
+ Nếu huyết ứ làm tắt mạch Xung Nhâm gây tắt kinh đau bụng nên phối hợp với Tam lăng, Xuyên khung, Ngưu tất.
+ Đối với chứng trưng tích lâu ngày nên phối hợp với các thuốc nhuyễn kiên, tiêu trưng như Miết giáp, Đan sâm, Tam lăng.
+ Trường hợp thực tích khí trệ đau bụng nên kết hợp với Tam lăng, Mộc hương, Chỉ thực.
+ Trường hợp tỳ hư tích trệ bụng đau nên kết hợp với thuốc kiện tỳ như Đảng sâm, Bạch truật.
5.Trị bệnh mạch vành:dùng thuốc chích Nga Lăng Phức phương ( mỗi ống 2ml tương đương với Nga truật, Tam lăng, An diệp, Hương phụ, Giáng hương đều 2g) chích bắp, mỗi lần 1 ống ngày 2 lần, mỗi liệu trình 14 ngày, bệnh nhân phần lớn đều được điều trị trong 2 liệu trình, thấy tỷ lệ có kết quả là 82,8%, có kết quả điện tâm đồ là 66,7% ( Báo cáo điều trị 35 ca bệnh mạch vành của Từ tế Dân, Thông tin Trung thảo dược 1979,8:27).
6.Trị viêm da thần kinh:dùng phức phương Nga truật ( Tam lăng Nga truật ) chế thành thuốc chích, chích bắp hoặc chích huyệt Khúc trì, Huyết hải trị 48 ca, khỏi 21 ca, cơ bản khỏi 9 ca, tiến bộ 9 ca, không kết quả 9 ca. Tỷ lệ khỏi 62%, tỷ lệ có kết quả 81,25% ( Bản thông tin nghiên cứu phòng trị bệnh ngoài da 1979, 3:152).
7.Trị bệnh tâm thần( chứng huyết ứ bao gồm các bệnh tâm thần phân liệt, lão hóa sớm, bệnh tâm thần thể cuồng):
*.Dùng Nga truật, Xích thược, Đại hoàng theo tỷ lệ 10:3:3 chế thành viên ( mỗi viên có 8g thuốc sống), mỗi lần uống 6 - 8 viên, ngày 3 lần, 30 ngày là một liệu trình. Đã trị 71 ca, tỷ lệ có kết quả 59,1% ( Tạp chí kết hợp Trung tây y 1988,10:638)
8.Trị bệnh phổi có hội chứng huyết ứ mạn tính:như chất lưỡi tím, tĩnh mạch dưới lưỡi ứ huyết, bao gồm các bệnh suyễn, viêm phế quản mạn 37 ca. Kết quả tốt 16 ca, có kết quả 16 ca, không kết quả 5 ca, tỷ lệ kết quả 86,6% ( Trần hiếu Bá, Tạp chí Trung y 1983,4:74).
Có một số báo cáo dùng phức phương trị các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư thực quản .có kết quả.
Liều dùng và chú ý:
Thuốc uống dùng từ 3 - 10g. Dùng giấm chế có tác dụng tăng hiệu lực giảm đau.
Không nên dùng cho phụ nữ có thai và kinh nguyệt ra nhiều.
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Tên khác:
Bạch hoa xà thiệt thảo
Cây có lá như lưỡi rắn nên có tên Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo,Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo (Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử (Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò (Việt Nam).
Tác dụng:
Bạch hoa xà thiệt thảo
Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược)
+ Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược).
Chủ trị:
Bạch hoa xà thiệt thảo
+ Trị các loại sưng đau do ung thư, các loại nhiễu trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng, thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mãn tính, viêm ganthể vàng da hoặc không vàng da cấp tính, Rắn độc cắn, sưng nhọt lở đau, tổn thương do té ngã(Quảng Tây Trung Dược Chí).
+ Trị rắn cắn, ung thư manh trường, kiết lỵ (Quảng Đông Trung Dược).
Liều dùng Dùng khô từ 20-40g, ngoài dùng tươi gĩa nát đắp lên nơi đau.
Tìm hiểu sâu thêm về Bạch Hoa Xá Thiệt Thảo:
Tên khoa học:
Odenlandia diffusa (Willd) Roxb.
Họ khoa học:
Cà Phê (Rubiaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hìnhgiảihay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm. Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp.
Thu hái, sơ chế: Thu hái phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây.
Thành phần hóa học:
+ Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học).
+ Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28).
+ Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366).
Tác dụng dược lý:
-Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên hệ miễn dịch: những thực nghiệm căn bản trên thỏ, có thể tin rằng sự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu (Trung Dược Học).
+Tác dụng chống khối u: thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ cao in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp (Trung Dược Học).
+Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+Tác dụng kháng ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng (Trung Dược Học).
+ Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi 102 cas, kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc (Trung Dược Học).
+ Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho bệnh nhân bị nhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống nọc độc, thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc. Ở các cas trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ (Trung Dược Học).
+ Điều trị ruột dư viêm: dùng liều cao (40g tươi hoặc 20g khô) Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong nhiều nghiên cứu thấy có kết quả tốt. Trong 1 lô 30 bệnh nhân, bị ruột dư viêm được điều trị bằng thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong khi nhóm khác dùng Dã Cúc Hoa và Hải Kim Sa. Có 2 bệnh nhân cần giải phẫu, còn lại tất cả đều hồi phục, không có vấn đề gì. Thời gian nằm viện là 4,2 ngày (Trung Dược Học).
Tính vị - Quy Kinh:
+Vị ngọt nhạt, tính mát
+ Vào kinh Tâm,Can, Vị, Tiểu trường, Đại trường,
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
+ Trị ung thư phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị ruột dư viêm cấp tính: Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị amidal viêm cấp : Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nước trà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị chấn thương thời kỳ đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Bảo vệ gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang - Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lần uống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983).
+ Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14).
+ Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh): Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài - Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11).
+ Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thànhxi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang - Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1).
Tham Khảo:
“Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
Phân biệt:
(1) Cây trên khác với cây cũng được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, hoặc có các tên khác như: Đuôi công hoa trắng, Bươm bướm tích lan, Bươm bướm trắng. Nhài công, Bạch tuyết hoa. Lài đưa, Chiến (Plumbago zeylanic L.) thuộc họ Plumbaginnaceae, là cây cỏ cao từ 0,50m đến 1m, cành có góc, thân có khía dọc. Lá hình trứng hay thuôn, đầu nhọn mọc so le, cuống lá ôm lấy thân, hoa hình đinh màu trắng, mọc thành bông dày đặc ở ngọn, đài có nhiều lông dính.
Nhân dân thường lấy rễ lá tươi để làm thuốc. Rễ có màu trắng đỏ nhạt, mép ngoài sẫm có rãnh dọc, phấn trong màu nâu, vị hắc gây buồn nôn, có tính chất làm rộp da. Cây này có vị cay tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh. hoạt huyết, sát trùng tiêu viêm. Thường dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạt, sưng vú, dùng lá rễ tươi đâm nát đắp vào. Khi chữa hắc lào lở ghẻ lấy rễ tươi rửa sạch gĩa nhỏ phơi trong mát ngâm rượu 70 độ bôi vào, chữa chai chân đi không được bằng cách đâm tươi rịt 2 giờ rồi bỏ ra. Ngoài ra có thể sao vàng sắc uống để trừ hàn lãnh, ứ huyết của sản phụ.
(2) Cũng cần phân biệt với cây Xích hoa xà còn gọi là Bạch hoa xà, Bươm bướm hường, Bươm bướm đỏ đuôi công (Plumbago indica Linn hoặc Plumbago rosea Linn.) là cây thảo thân hóa gỗ rất nhiều, có khía dọc nhỏ nhẵn. Lá nguyên mọc cách hình mũi mác thuôn, mặt trên hơi có lông gần tù ở đầu, cuống lá ngắn.
Hoa họp thành bông dài ở đỉnh, đơn hoặc phân ít nhánh ở phần trên, lá bắc hình trứng, chỉ bằng 1/4 của đài. Đài hình trụ có 5 cạnh phủ lông tuyến khắp mặt ngoài, tận cùng là 5 răng ngắn, nhọn. Tràng màu đỏ, ống nhỏ, dài gấp 4 lần đài, 5 thùy trải ra hình trứng hơi tròn. Nhị 5. Bầu bé, vòi nhụy chĩa thành 5 cánh ở ngọn. Cây có ở cả 3 miền nước ta, thường được dùng làm cảnh. Có tài liệu giới thiệu rễ cây này cũng có công dụng như cây này. Kinh nghiệm nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với dầu để xoa bóp nơi tê thấp và bệnh ngoài da như cùi hủi, ung thư. Có nơi chữa đau gân, đau xương, làm thuốc trụy thai, thường hay dùng lá, nếu nhức xương thì dùng rễ, lá xào ăn, ăn nhiều thì có tác dụng xổ.
(3) Ngoài ra người ta còn dùng cây Bòi Ngòi Trắng (Oldenlandia pinifolia (Wall) K.Schum) để thay cho Bạch hoa xà thiệt thảo.
(4) Ở Trung Quốc cũng dùng cây Bòi Ngòi Ngù, còn gọi tên khác là Vỏ Chu (Oldenladia corymbosa Linn.) hoặc Thủy tuyến thảo, là cây cùng họ với cây trên, công dụng giống nhau. Người ta thường cho rằng tác dụng trị ung thư thì cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tốt hơn cây này. Đó là cây thảo sống hàng năm thẳng đứng cao 0,15-0,40m, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn và xám ở gốc. Lá hìnhgiảihay hình trái xoan dài, nhọn cả hai đầu và không có cuống, chỉ có gân chính là nổi rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành sim ở nách lá. Quả nang hình bán cầu, hơi lồi ở đỉnh. Cây có hoa và quả quanh năm. Nhân dân dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu, lúc cây ra hoa. Thu hái về phơi khô hay sao vàng, dùng trong các chứng sốt cao, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mệt lả (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
CÂY BÔNG
Tên khoa họcGossypium
Thuộc họ BôngMalvaceae
Ta dung vỏ rễ cây bông là dư phẩm của kỹ nghệ trồng bông. Sau khi hái cây bông ta đào rễ rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô.
Theo sự nghiên cứu ghi trong tài liệu cũa Liên Xô cũ trong vỏ rễ cây bông có chứa sinh tố K, chất gossypola C30H10O8', một ít tinh dầu, một ít tamin.
Công dụng và liều dùng
Liên Xô cũ công nhận vỏ rễ cây bông là một vị thuốc chính thức dùng dưới dạng cao lỏng làm thuốc cầm máu tử cung.
Nhân ta và một số nước khác dùng làm thuốc điều kinh. Nó gây co bóp tử cung giống như sự co bóp tự nhiên khi đẻ. Liều dùng 3-5g dưới dạng sắc.
Đơn thuốc có vỏ rễ cây bông
Vỏ rễ cây bông 3g, nước 300ml, sắc còn 100ml. Uống trong ngày, làm thuốc điều kinh, thông kinh.
BÙNG BỤC
Bùng bục
Còn gọi là bục bục, bông bét, cây lá ngõa kok po hou.
Tên khoa học Mallotus barbatus Muell. Et Arg
Thuộc họ Thầu dầu
A. Mô tả cây
Bùng bục là một cây nhỡ, cao chừng 1.5-2m, cành non có nhiều lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, phiến lá hình tim, đầu lá dài nhọn, phía cuống tròn hay thẳng góc với cuống, mép nguyên hay hơi thành 3 thùy cắt không sâu, dài rộng chừng 15-18cm, khi còn non mặt dưới có những lông màu vàng nhạt, khi già có thể nhẵn, những cuống dài có phủ lông màu vàng.
Mùa hoa vào các thàng 4-5 ở miền Bắc, mùa quả vào tháng 8-9. Hoa khác gốc, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, hoa đực dài và nhỏ hơn hoa cái. Bông hoa dài tới 20cm. Quả có lông cứng to dài. Hạt màu đen, nhỏ, chỉ lơn hơn đầu đinh ghim một chút.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng, nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp dùng thắp đèn hay làm nến.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ ta thấy trong hạt bùng bục vó một chất sáp có thể dùng làm nến hay sáp.
D. Công dụng và liều dùng
Chưa thấy nhân dân ta dùng làm thuốc, một vài nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào dùng ép hạt dầu để thắp.
Tại Trung Quốc người ta dùng một loại bùng bục, vỏ thân cây này được dùng chữa nôn mửa, còn có tác dụng sát trùng, nấu cao dán lên mụn nhọt có tác dụng đỡ nung mủ và lên da non. Gần đây người ta còn thấy vỏ cây này có tác dụng giúp sự tiêu hóa, dùng chữa đau dạ dày và loét tá tràng có kết quả.
BÔNG BÁO
Còn gọi là bông xanh, đại hoa lão nha thuy, madia (Mèo).
Tên khoa họcThumbergia grandiflora(Rottl et Willd) Roxb.
Thuộc họ Ô rôAcanthanceae
A. Mô tả cây
Bông báo là một loại dây leo, thân có thể dài 10-15m. Thân hình trụ có lông, lá mọc đối, có cuống dài 3-4cm, phiến lá hình tim hoặc hình bầu dục,đầu nhọn, chia nhiều thùy không đều, dài 10-15cm, rộng 5-10cm, gân lá hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới, hai mặt lá đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Cụm hoa mọc thành chùm, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa to màu xanh
Mùa hoa vào mùa hè và mùa thu.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bông báo mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta, thường thấy ở những nơi dãi nắng, thoáng. Nhiều nơi trồng làm cảnh. Còn thấy mọc hoang ở Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc có trồng với tên đại hoa lão nha thủy. Trồng bằng những mẩu thân dài 15-30cm.
Người ta thường hái lá dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc.
C. Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu
D. Công dụng và liều dùng
Bông báo là một vị thuốc chữa rắn cắn rất phổ biến trong nhân dân. Khi bị rắn cắn dùng khăn buộc trên nơi rắn cắn theo như thường áp dụng khi bị rắn cắn đẻ tránh cho nọc độc khỏi la khắp cơ thể, nặn cho máu chảy ra và nọc độc theo ra. Hái một nắm lá bông báo tươi, bỏ cuống, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít nước vào, vắt lấy nước, lấy nước này xoa bóp từ trên xuống dưới nơi rắn cắn chừng 5-10 phút. Bã đắp lên vết cắn. Ngày chia làm 2 lần cho đến khi khỏi thì thôi. Thường chỉ dùng 4-5 lần là thấy kết quả.
CỎ MAY
Cỏ may - Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 50-60cm, có thân rễ mọc bò. Lá xếp sít nhau ở gốc, hình dải hẹp, mềm, phẳng, mép nhăn nheo, bẹ tròn, không có tai, hẹp. Cụm hoa là chùy kép, màu nhạt hay màu tím sậm, dài 2,5-10cm; cuống chung khá lớn, mang cành nhánh hình sợi; mỗi đốt mang 3 bông nhỏ không cuống, hay gãy và mắc vào quần áo. Quả dẹp, dài.
Mùa hoa tháng 4-12.
Bộ phận dùng: Thân rễ và toàn cây - Rhizoma et Herba Chrysopogonis.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Malaixia - châu Ðại Dương mọc hoang ở vùng núi và đồng bằng, trên các bãi cỏ, ven đường đi và nơi trải nắng, khô hạn. Thu hái cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian thường dùng chữa da vàng, mắt vàng và trị giun.
Ðơn thuốc:
1. Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với 1/2 lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày. Uống liền trong 5 ngày.
2. Trị giun đũa, dùng 18-20 hạt Cỏ may sao vàng, đun sôi với 1/2 lít nước, cô lại còn 150ml, uống tất cả nước sắc này 1 lần sau bữa ăn.
DỪA CẠN
Dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar. Tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich. Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.
Mô tả cây: Cây nhỏ cao 0,4-0,8m, có bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dày, có cành đứng. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn, dài 3-8cm, rộng 1-2,5cm. Hoa trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên, quả gồm 2 đại, dài 2-4cm, rộng 2-3mm, mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, trong quả chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi thành đường chạy dọc. Mùa hoa quả gần như quanh năm.
Phân bố, thu hái và chế biến: Mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Ðộ, Indonesia, Philippine, châu Phi, châu Úc, Braxin... Tại châu Âu và châu Mỹ ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, nhưng ở những vùng lạnh cây được trồng theo mùa vì không chịu được lạnh. Ở Việt Nam gặp nhiều nhất tại các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng được, trước đây chỉ được trồng làm cảnh, gần đây đã được trồng để thu hoạch lấy cây, lá và rễ chế thuốc.
Hiện nay, người ta đã xác định hoạt chất của dừa cạn là những ancaloit có nhân indol có trong tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong rễ và lá.
Công dụng và liều dùng: Chưa thấy tài liệu cổ của y học cổ truyền đề cập đến cây này. Theo kinh nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt. Thân và lá có tính chất săn da (astringent), lọc máu (dépuratif), dùng chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa Tiểu đường. Kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa bệnh Tiểu đườngcũng được ghi nhận ở Ấn Ðộ, châu Úc, nam châu Phi, quần đảo Antilles, nhưng chứng minh bằng thực tế khoa học thì chưa có. Chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin và 3 ancaloit khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin và leurosidin. Ngoài ra người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin, nhưng ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù vậy, vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên nhu cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích dùng chữa các khối u nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú ý tới hàm lượng ancaloit toàn phần, và trong số ancaloit toàn phần ấy có bao nhiêu hàm lượng vincaleu-coblastin.
Ở nước ta, nhân dân dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, Tiểu đường. Ngày dùng 10-16g.
BÔNG GẠO
Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Cămpuchia)
Tên khoa họcGosampinus malabarica(D.C.) Merr., (Bombax malabaricum DC., Bombax hepta[hylla cav).
Thuộc họ gạoBombacaeae
A. Mô tả cây
Cây gạo có thể cao tới 15m hay hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, thân cũng có gai. Lá sớm rụng, kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5 cm. Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Quả nang hình thoi, dài 8-15cm với năm van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài, trắng, mịn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây gạo được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta nhất là hai bên đường. Còn mọc ở Ấn Độ, Indonexya, Trung Quốc.
Người ta dùng vỏ, rễ và chất gôm của cây gạo. Thường dùng tươi. Vỏ cây bóc về cạo vỏ thô và gai, rửa sạch thái nhỏ phơi hay sấy khô sắc uống hay giã nát dùng tươi.
Hoa và hạt cũng được dùng.
C. Thành phần hóa học
Trong vỏ cây gạo có chất nhày. Các bộ phận khác và hoạt chất khác chưa thấy nghiên cứu. Trong hạt có 20-26% chất béo đặc (nhân chứa tới 35%) màu vàng.
D. Công dụng và liều dùng
Vỏ gạo thường được dùng bó gãy xương, vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, sao vàng sắc đặc để uống làm cầm máu, chữa lậu, thông tiểu.
Mỗi ngày uống 15-20g. Có thể sắc và ngậm chữa Đau răng.
Do chất nhầy trong vỏ, vỏ gạo còn được dùng để loại bỏ tạp chất khi chế tinh bột, vì chất nhầy có tác dụng quện những tạp chất của tinh bột.
Hoa gạo sao vàng sắc uống chữa ỉa chảy, Kiết lỵ. Ngày uống 20-30g.
Hạt còn dùng ép lấy dầu. Khô dâu (bã hạt sa khi ép dầu) được dùng cho súc vật ăn để ra sữa.
Chất gôm cây gạo được dùng uống chữa lậu, thông tiểu, cho mát. Ngày uống 4-10g.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:345.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh