Insane
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÂY SY
Tên khác: cây xi, chrey pren, chrey krem, andak neak (Campuchia) bo nu xe (Phanrang) – Ficus benjamina L.
Mô tả cây: Sy là một cây to cao, có thể đạt tới 30m, nhưng có thể rất nhỏ và thấp tùy theo điều kiện trồng và nơi mọc. Ví dụ trong những núi non bộ, cây sy rất nhỏ bé. Cành mọc ngay từ gốc với rất nhiều rễ phụ với những sợi dây rủ xuống.Toàn thân có nhựa mủ. Lá rất nhẵn ở cả hai mặt, hình bầu dục dài 5-9cm, rông 3-5cm, cuống lá gầy nhẵn, dài 12-20mm, trên có lòng máng. “ Quả” mọc trên cành non, không cuống, hình cầu hay hình trứng, đôi khi mọc đối, đường kính 10-12mm, khi chín có màu đỏ máu. Quả thật là một quả bế, gần hình thận, dài 1,5mm.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây sy mọc hoang và trồng tại nhiều nơi khắp nước ta để làm cảnh, bóng mát, hay trồng nhất tại các đình chùa.Thường người ta dùng nhựa và rễ phụ của cây sy. Nhựa chích ở toàn thân, thường cho vào rượu mà uống ngay. Rễ phụ cây sy hái về rửa sạch, sao cho hơi vàng thơm sắc uống hay ngâm rượu mà uống hoặc xoa bóp.
Công dụng và liều dùng
Nhựa sy là một vị thuốc rất phổ biến và rất được tín nhiệm trong nhân dân để chữa các trường hợp ứ huyết do ngã hay bị đánh, bi thương, nhức mỏi chân tay. Còn dùng chữa ho hay cắt cơn hen. Mỗi ngày uống từ 10-20ml nhựa sy còn hòa vào 10-20ml rượu mà uống. Có thể pha thêm rượu để xoa bóp nơi đau nhức. Nếu không có nhựa sy, có thể lấy rễ phụ cây sy rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, thêm nước vào sắc cho uống. Mỗi ngày uống 25-40g.
Đơn thuốc có sy dùng trong nhân dân
Cắt cơn hen: Nhựa sy 10ml, rượu uống 10ml, khuấy đều uống mỗi ngày.
Chữa đau nhức do ngã, bị thương ứ huyết: Rễ sy 100g, giã nát, thêm ít nước xào cho nóng , đắp lên nơi bị thương, có thể uống nước, bã đắp lên nơi sưng đau.
TOÀN YẾT
TOÀN YẾT
(Buthus Martensi)
Toàn yết là con Bọ cạp còn gọi là Toàn trung, Yết vĩ, Yết tử có tên khoa học Buthus martensi Karsh, dùng toàn con sấy hoặc phơi khô làm thuốc, được ghi đầu tiên trong sách Nhật hoa tử bản thảo.
Ở nước ta có nhiều loại Bọ cạp nhưng ít ai khai thác nên vẫn phải nhập Bọ cạp của nước ngoài.
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam thì con Bọ cạp ở nước ta đã được xác định thuộc chi Buthiurus hoặc chi Heterometrus ít được nghiên cứu. Thực tế ta có thể dùng nhiều loại Bọ cạp khác nhau.
Tính vị qui kinh:
Bọ cạp vị cay tính bình có độc, qui kinh Can.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo: tính bình.
*.Sách Khai bảo bản thảo: vị ngọt cay có độc.
*.Sách Y lâm soạn yếu thâm nguyên: cay chua mặn, hàn.
*.Sách Bản thảo cương mục: túc quyết âm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Katsutoxin (cũng như buthotoxin), trimethylamin, taurocholic acid, betain, palmitic acid, strearic acid, cholesterol, lecithinum và các muối ammonium khác.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Bọ cạp có tác dụng: tức phong chỉ kinh, giải độc tán kết, thông lạc chỉ thống (giảm đau).
Chủ trị các chứng: cấp mạn kinh phong, liệt mặt do trúng phong, chứng phá thương phong (uốn ván), sang lở nhọt độc, lao hạch, đau đầu, phong thấp tý thống.
Trích đoạn Y văn cổ:
*.Sách Khai bảo bản thảo:" trị các chứng phong chẩn, trúng phong bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà, nói khó, chân tay co giật".
*.Sách Bản thảo diễn nghĩa:" trị chứng kinh phong không thể thiếu, trẻ em người lớn đều dùng".
*.Sách Bản thảo cương mục:" chủ trị tiểu nhi kinh phong co giật, các loại phong sang".
*.Sách Bản thảo tùng tân:" trị các chứng phong hoa mắt, chóng mặt, động kinh rút gân, khẩu nhãn oa tà, bệnh quyết âm phong mộc".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Thuốc có tác dụng chống co giật, yếu hơn Ngô công.
2.Thuốc có tác dụng hạ áp lâu dài. Nhiều học giả cho rằng chế phẩm Toàn yết ảnh hưởng đến chức năng vận mạch của trung khu thần kinh, làm giãn mạch, trực tiếp ức chế hoạt động của tim và làm giảm tác dụng tăng áp của adrenalin.
3.Thuốc có tác dụng an thần giảm đau.
4.Trong Bọ cạp có chất độc gọi là Katsutoxin là một chất protid có carbon, hydro, oxy, nitơ và sulkfur. Tác dụng gây độc chủ yếu của Katsutoxin là gây liệt hô hấp. LD50 trên súc vật thí nghiệm là 0,07 - 0,7mg/kg, tùy thuộc loại súc vật thí nghiệm. Ở thỏ thí nghiệm, thuốc gây co cứng chi và liệt hô hấp.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng trúng phong bán thân bất tọai, kinh phong co giật ở trẻ em:
*.Toàn yết (bỏ đầu chân) 3g, Địa long (rửa sạch sao vàng) 3g, Cam thảo 2g, tất cả tán bột mịn trộn đều, chia 5 - 6 lần uống trong ngày với nước nóng.
*.Toàn yết 3g, Ngô công 4,5g, Câu đằng 12g, Cương tàm 6g, Chu sa 3g, Xạ hương 10mg tán bột trộn đều. Uống 3g/lần x 2 - 3 lần mỗi ngày.
*.Toàn yết 1 con (có thể dùng đến 3 con), Cương tàm 10g, Địa long 6g sắc uống. Trị kinh phong trẻ em.
*.Tiêm chính tán (Dương thịnh gia tàng phương): Toàn yết 3g, Bạch phụ tử 10g, Bạch cương tàm 10g, tán bột mịn, uống 3g mỗi lần, ngày uống 2 - 3 lần với rượu. Trị trúng phong liệt thần kinh mặt.
2.Trị viêm khớp mạn tính:thuốc có tác dụng thông lạc chỉ thống.
*.Toàn yết 3g, Xạ hương 60mg, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 1,5g với rượu ấm. Có thể dùng độc vị Toàn yết mỗi lần 1 - 1,5g với rượu.
*.Toàn yết Nhũ hương tán: Chế Xuyên ô đầu 10g, Toàn yết 3g, Xuyên sơn giáp 6g, Nhũ hương 5g, Thương truật 10g, làm thuốc tán. Uống 6g/lần. Có thể dùng thuốc thang hoặc thuốc đắp ngoài.
3.Trị ung nhọt, bệnh phong:
*.Toàn yết tiêu phong tán: Toàn yết 3g, Bạch chỉ, Đảng sâm đều 10g, tán bột mịn, mỗi lần uống 6- 10g, ngày 2 - 3 lần. Trị bệnh phong.
*.Toàn yết 3 phần, Chi tử 7 phần, cho vào dầu mè đun sôi cho sáp ong nấu thành cao đắp lên mụn nhọt độc sưng tấy hoặc lở lóet.
4.Trị viêm tuyến vú:Toàn yết 2 con bọc vào ổ bánh bao cho ăn trước bữa ăn. Trị 308 ca mắc bệnh 1 - 7 ngày, khỏi 99,7% (Tạp chí Trung y 1986,1:40 - Hồ cẩn Bách).
Một báo cáo khác của Trịnh Nhuận Tuyền trị 10 ca viêm tuyến vú cấp, dùng bột Toàn yết 3g bọc cho uống kết quả tốt (Trung y dược Hắc long giang 1988,1:23).
5.Trị bệnh lệ đạo:Toàn yết nước khô tán bột, uống mỗi ngày 1 - 2 lần, 6 - 9g/lần. Trị 19 ca bệnh lệ đạo cấp mạn. Kết quả tốt (Báo Trung cấp y 1987,7:50).
Liều dùng và chú ý:
*.Liều thường dùng: 2 - 5g. Uống bột nuốt mỗi lần 0,6 - 1g. Đuôi Bọ cạp độc hơn chỉ dùng 1/3 liều toàn con. Liều độc thường là 30 - 60g. Nhiễm độc của Bọ cạp như Rắn chủ yếu là nhiễm độc thần kinh, nhưng lượng sulfur ít nên thời gian ngắn. Triệu chứng váng đầu, hồi hộp, huyết áp tăng, có thể chảy máu, nặng hơn, huyết áp hạ đột ngột, khó thở , hôn mê, tử vong do liệt hô hấp.
*.Cấp cứu ngộ độc Toàn yết:
+ Huyền minh phấn 20g uống, tăng bài tiết chất độc.
+ Kim ngân hoa 30g, Bán biên liên 10g, Thổ phục linh 15g, Đậu xanh 15g, Cam thảo 10g, sắc chia làm 2 lần uống.
+ Atropin 0,5mg chích dưới da.
+ Lactate calcium 0,3 - 0,6g, ngày 3 lần uống.
+ Truyền dịch, điều trị triệu chứng.
XEM THÊM TOÀN YẾT
Tên thuốc: Scorpio
Tên khoa học: Buthus martensii Karsch
Họ Bò Cạp (Seorpionidae)
Bộ phận dùng: cả con hoặc đuôi riêng, nguyên con khô, không nát, còn cả đuôi là tốt
Thành phần hoá học: chứa albumin, chất béo và các chất khác chưa nghiên cứu.
Tính vị: vị mặn hơi cay, tính bình, độc.
Quy kinh: Vào kinh Can.
Tác dụng: khu phong, trấn kinh.
Chủ trị: trị động kinh, co giật, uốn ván, trị các chứng phong, xoay xẩm, miệng mắt méo lệch, bán thân bất toại.
. Co giật do sốt cao hoặc động kinh. Toàn yết hợp với Ngô công.
. Liệt mặt biểu hiện méo mắt và miệng, mắt nhắm không kín: Toàn yết phối hợp với Bạch phụ tử và Bạch cương tàm trong bài Khiên Chính Tán
. Uốn ván biểu hiện co cứng chân tay và gáy: Toàn yết hợp với Thiên nam tinh và Thuyền thoái trong bài Ngũ Hổ Truy Phong Tán.
. Co giật mạn tính do tiêu chảy lâu ngày do Tỳ hư biểu hiện co cứng bàn tay bàn chân: Toàn yết hợp với Ðảg sâm, Bạch thược và Thiên ma.
. Ðau đầu dai dẳng và đau do bệnh thấp. Toàn yết hợp với Ngô công và Bạch cương tàm.
Liều dùng: Ngày dùng 1 - 4 con hoặc 3 - 8 đuôi.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Cách chế Toàn yết nhạt: đem bò cạp sống nhúng vào trong nồi nước sôi, vớt ra phơi khô...
Cách chế biến Toàn yết mặn: đem toàn yết tươi cho vào trong nước muõí
ngâm 6 - 8 giờ, sau lại nấu với nước muối, phơi âm Can cho khô (thường dùng).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về (đã muối) bỏ đầu, phân.
Bảo quản: mùa hạ dễ chảy nước, mục nát, biến chất, sinh sâu bọ.
Kiêng kỵ: chứng phong do huyết hư thì không nên dùng. Cẩn thận dùng khi có thai.
Chú ý: Thuốc có độc, tránh dùng quá liều.
Ô MÔI
Còn gọi là bọ cạp nước, bồ cạp nước, cây cốt khí, cây quả canhkina, sac phlê, krêête, rich choupu, brai xiêm, may khoum.
Ô môi -Cassia grandisL. f., thuộc họ Vang -Fabaceae.
Mô tả:Cây gỗ to, cao 12-15m, vỏ thân nhẵn, cành mọc ngang. Cành non có lông màu gỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim chẵn, gồm đến 12 đôi lá chét. Hoa màu hồng tươi mọc ở nách những lá đã rụng. Quả hình trụ, cứng màu nâu đen hơi cong, dài tới 50-60cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa 1 hạt dẹt, quanh hạt có lớp cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc.
Hoa tháng 2-3.
Bộ phận dùng:Quả, lá, vỏ -Fructus, Folium et Cortex Cassiae Grandis.
Nơi sống và thu hái:Loài của Mỹ châu nhiệt đới, được nhập trồng để lấy quả. Chọn những quả chín để lấy cơm quả. Lá và vỏ thu hái quanh năm, thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng:Cơm quả Ô môi có tác dụng nhuận tràng và xổ; lá sát trùng; vỏ giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa Đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy. Lá được dùng chữa bệnh ngoài da như hắc lào, lở ngứa; cũng có thể sắc uống chữa đau lưng và làm thuốc nhuận tràng. Vỏ cây dùng đắp trị rắn, rết, bò cạp cắn.
BỒ CU VẺ
Còn gọi là đỏ đọt, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy.
Tên khoa học Breynia fruticosaHool. F. (Phyllanthus intriductisSteud ,Phyllanthus tủbinatusSima.,Phyllanthus símianusWall.)
Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae.
A. Mô tả cây
Bồ cu vẽ là một cây nhỏ, thân nhẵn. Lá co hình dáng và kích thước thay đổi, đầu nhọn phía cuống tù hay nhọn. Chiều dài của lá tư 3-6cm, rộng 20-45mm, cuống rất ngắn màu nâu sẫm hay đen. Mặt dưới lá thường có đường vẽ đen do một loại sâu bò để vết lại. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái, đính trên một cành nhỏ, với những lá bắc khô xác. Quả khô, hình cầu dẹt, màu đen nhạt, đường kính 5mm, phía cuối bao bọc bởi một đài cùng phát triển. Hạt màu nâu nhạt ba cạnh, cao 3mm trên có phủ một áo hạt màu vàng cam.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia, còn thấy ở Trung Quốc, Philipin, Malayxia. Người ta dùng lá tươi hái quanh năm.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Còn dùng trong phạm vi nhân dân để chữa rắn cắn: Lá giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn. Liều 30-40g tươi. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về mặt dược lý. Mới đây viện ký sinh trùng sốt rét Việt Nam thí nghiệm sơ bộ thấy cây này có tác dụng chữa bệnh giun chỉ.
Nhân dân Philipin dùng vỏ thân cây sắc làm thuốc cầm máu, vì có chất chát.
Vỏ cây bồ cu vẽ cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét thì chóng khỏi.
BƯỞI
Bưởi - Citrus grandis (L.) Osbeek (C. maxima (Burm.) Merr., C. decumana Merr.), thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây to cao 5-10m; chồi non có lông mềm; cành có gai nhỏ dài đến 7cm. Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả to, hình cầu và cầu phẳng, đường kính 15-30cm, màu vàng hay hồng tuỳ thứ.
Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, chủ yếu mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 8 đến tháng 11.
Bộ phận dùng: Vỏ quả - Exocarpium Citri Grandis. Lá và dịch quả cũng được sử dụng.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, được trồng từ lâu đời ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, Bưởi cũng được trồng nhiều khắp nơi. Có nhiều giống trồng có quả chua, ngọt khác nhau. Thường nói đến nhiều là Bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) quả tròn, ngọt, nhiều nước; Bưởi Vinh, quả to có núm, ngọt, ít nước, trồng nhiều ở Hương Sơn (Hà Tĩnh); Bưởi Phúc Trạch quả to, ngọt, nhiều nước, trồng nhiều ở Hương Khê (Hà Tĩnh); Bưởi Thanh Trà (Huế) quả nhỏ nhiều nước, ngọt và thơm; loại Thanh Trà hồng ngon nhất; Bưởi Biên Hoà (Đồng Nai) quả to, ngọt; nhiều nước, trồng ven sông Đồng Nai; Bưởi đào, ruột và múi màu đỏ nhạt, thường rất chua; Bưởi gấc, quả đỏ, chua, trồng ở ngoại thành Nam Định (Nam Hà) dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết. Bưởi được trồng bằng hạt; nhưng thường người ta gieo hạt để làm gốc ghép. Các giống quý trồng bằng cành chiết hay cây ghép. Người ta thu hái những quả chín vào mùa thu-đông, đem phơi trong râm rồi gác bếp; khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lớp vỏ the ở ngoài. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm. Dịch quả được ép từ ruột quả chín.
Thành phần hoá học: Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng, trong vỏ có tinh dầu, tỷ lệ 0,80-0,84%; quả chứa 0,5% tinh dầu; trong lá cũng có tinh dầu. Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol, pectin, acid citric. Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%, glucid 9%, protid 0,6%, lipid 0,1% và các khoáng Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg 12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn... Có các vitamin (tính theo mg%) C 40, B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ thể 43 calo.
Tính vị, tác dụng: Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi; Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng. Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Ở Trung Quốc, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Cụ Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, Nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.
Cách dùng: Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g. Dịch quả dùng uống trong, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn. Lá dùng ngoài không kể liều lượng. Người ta dùng nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm để chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm đau do trúng phong tê bại. Lá non dùng chữa sưng trên khớp, bong gân, gãy xương do ngã, chấn thương; còn dùng chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh. Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen rồi nghiền thành bột dùng bôi chốc lở da đầu, ngày 2 lần, trong 2-3 ngày.
Đơn thuốc: Cụ Hải Thượng Lãn Ông đã ghi trong Bách gia trân tàng.
1. Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, Mộc thông, Bồ hóng mỗi vị 20-30g, Diêm tiêu 12g, Cỏ bấc 8g, sắc uống mỗi ngày 2 lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.
2. Chữa sản giật phù thũng, cùng các trường hợp phù thũng: Vỏ Bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói. Hoặc dùng mỗi vị 20-30g sắc uống.
Ở Trung Quốc, người ta cũng sử dụng một số đơn thuốc:
1. Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ Bưởi 10g, thêm đường kính, pha uống dần dần. 2. Chữa hen: Vỏ Bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 đến 1 kg), một miếng Bách hợp, 120g vẩy Hành khô, đường trắng 120 tới 250g, nấu nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày.
THÒNG BONG
Tên khác: Còn gọi là bòng bong, thạch vĩ dây, dương vong
Tên khoa họcLygodium flexuosumSw.
Thuộc họ Thòng bongSchizaeaceae.
Ta dùng toàn cây Thòng bong phơi hay sấy khô.
A. Mô tả cây
Thòng bong là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt, trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bào tử nang.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào. Thu hái gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu.
D. Tác dụng dược lý
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, mặc dầu được phổ biến trong nhân dân.
E. Công dụng và liều dùng
Tong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đi đái buốt, đau. Còn dùng làm thuốc lợi sữa.
Ngày dùng 12-24g dưới dạng thuốc săc.
Còn dùng ngoài không kể liều lượng, giã nát đắp các vết thương, vết loét, ecpet loang vòng (mụn rộp loang vòng).
Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho phèn phi vào, đánh cho tan, lọc lấy nước trong rửa vết thương.
Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả bên. Ngày rửa và thay băng 1 lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm: lá mỏ quạ tươi và lá thòng bong hai thứ bằng nhau giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng 1 lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá mỏ quạ tươi, lá thòng bong, lá hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng 1 lần (tạp chí đông y tháng 4-4966).
BÓNG NƯỚC
Tên khác Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, bông móng tay, phượng tiên hoa, cấp tính tử, balsamina.
Tên khoa họcImpatiens balsaminaL.
Thuộc họ Bóng nướcBalsaminaceae.
A. Mô tả cây
Cỏ mọc hàng năm, có thể cao 40cm. Lá mọc so le, có cuống, hình mác, đầu nhọn, mép có răng cưa rất rõ, dài 7-8cm, rộng 2-2.5cm. Hoa mọc ở nách lá lưỡng tính không đều, màu đỏ hay trắng, 5 lá dài cùng màu với tràng, không đều. Lá dài trước hình cựa, 5 cánh, 5 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn dính sát nhau chung quanh nhuỵ, 5 lá noãn hợp thành bầu thượng 5 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn. Quả nang nứt thành 5 mảnh xoắn lại tung hạt đi xa.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng làm cảnh tại nhiều vườn ở khắp nước ta. Còn thấy mọc và trồng ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ.
Người ta dùng thân và cành làm thuốc. Mùa hạ và mùa thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hay sấy khô hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng tươi.
Ngoài ra người ta còn dùng hạt bóng nước với tên cấp tính tử. Hái quả chín về phơi khô đập lấy hạt, phơi lại cho khô.
Còn dùng lá tươi làm thuốc.
C.Thành phần hoá học
Trong toàn thân cây bóng nước có axit p-hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit gentisic C6H7O4', axit ferulic C10H10O4', axit p-cumaric C9H4O3', axit sinapic C11H12O5', axit cafeic C9H8O4', ngoài ra còn scopoletin C10H8O4.
Lá chứa axit xinnamic (nhục quế toan) kaempferol - 3 arabinozit và kaempferol (C.A., 1971, 1964, 230).
Thân chứa kaempferol 3- glucozit, quexetin pelargonidin, cyanidin và delphindin (C.A., 1966, 75, 1964, 16275c).
Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là axit parinaric hay axit A9, 10, 13, 15, octadecatetraenoic C18H28O7(khoảng 27% balsaminasterol C27H40O (Hegnauer R., 1964). Ngoài ra còn có sipinaterol C29H48O (khoảng 0,015%) (C.A., 1973, 79, 1744a và C.A., 1954, 48, 13835a), sapionin, các đa đường (khi thuỷ phân cho glucoza và fructoza) (C.A., 1971, 74, 72872m).
Hoá chất lawsone C10H6O3'lawsonemetylete C11H6O3. Ngoài ra còn tuỳ theo màu sắc của hoa mà thành phầ thay đổi. Hoa trắng chứa leucocyanidin, leucodelphindin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng clucozit. Dịch ép của hoa bóng nước có tác dụng kháng sinh mạnh.
D. Công dụng và liều dùng
Cây bóng nước được ghi trong bản "Bản thảo cương muc" với tên phượng tiên, hạt bóng nước được ghi trong"Cứ hoang bản thảo"với tên cấp tính tử.
Theo những tài liệu cổ toàn cây có vị cay, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Ngày uống tư 4-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Sách cổ có nói phụ nữ có thai không được dùng.
Hạt có vị hơi đắng, tính ôn, hơi có độc, vào hai kinh can và tỳ, có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương. Ngày dùng 3 lần, ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc bột hoặc viên.
Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.
VỌNG CÁCH
Còn gọ là bọng cách, cách.
Tên khoa học Premma integrifoliaL. (Gumira littoreaRumph).
Thuộc họ Cỏ roi ngựaRerbeaceae,
A. Mô tả cây
Vọng cách là một cây nhỏ có nhiều cành, đôi khi mọc leo, có khi có gai. Lá mỏng, hình dáng thay đổi, khi thì hình trứng dài, khi thì hình hơi bầu dục, đầu lá tù hay hới nhọn, phía cuống hơi hình tròn, dài từ 10-16cm, rộng 5-6cm, có khi tới 10cm hay hơn, mép lá nguyên hay hơi khía tai bèo. Hoa nhiều, nhỏ, màu xanh lục nhạt, mọc thành ngù ở đầu cành. Quả hình trứng màu đen nhạt, to bằng hạt đậu, xù xì, ở đầu hơi hõm, có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt.
Toàn thân cây có mùi thơm dễ chịu, lá cũng có mùi thơm, rễ có vị hăng đắng, mùi thơm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây vọng cách mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam và nước Lào, Cămpuchia. Còn thấy mọc ở Mangat, Ấn Độ, Inđônêxia, Philipin và châu Úc.
Thường người ta hái lá quanh năm, có nơi dùng cả vỏ, thân, rễ. Hái về rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng mà dùng.
C.Thành phần hoá học
Lá chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Basu N.K và Dandiya P.C (1947) đã chiết từ vỏ thân hai ancaloit gọi là premnin và ganiarin.
Trong rễ có tinh dầu thơm và một chất màu vàng.
D. Tác dụng dược lý
Theo kết quả nghiên cứu của Basu N.K và Dandiya P.C thì Premnin thí nghiệm trên ếch có tác dụng giống giao cảm (sympathomimtique), nó làm giảm sức cơ của tim và làm giãn nở, dãn đồng tử.
E. Công dụng và liều dùng
Vọng cách chỉ mới được dùng trong phạm vi kinh nghiêm nhân dân. Ngoài công dụng làm thuốc, lá vọng cách được nhân dân dùng ăn gỏi cá.
Làm thuốc, lá vọng cách dùng chữa lị, thông tiểu tiện, giúp sự tiêu hoá. Rễ vọng cách chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, chữa sốt.
Tại Ấn Độ, Inđônêxia lá vọng cách được dùng dưới dạng sắc uống chữa tê thấp, Thấp khớp, lợi sữa cho phụ nữ mới sinh con. Mỗi ngày dùng 30-40g lá tươi hoặc 15-20g lá rễ.
Đơn thuốc có vọng cách
Chữa kiết lỵ: Lá vọng cách tươi (30-40g), rửa sạch, vò nát thêm ít nước lã đum sôi để nguội, khuấy đều, vắt lấy nước, thêm tý đường cho ngọt mà uống. Ngày uống 1 chén 30-40ml, trẻ em dùng nửa liều. Có thể hái phơi khô hay sao vàng sắc uống (kinh nghiệm dân gian).
NÀNG NÀNG
Nàng nàng
Còn gọi là trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch, nổ trắng, co phá mặc lăm (Thái), pha tốp (Lai Châu), đốc pha nốc (Lào).
Tên khoa học Callicarpa canaL.
Thuộc họ Cỏ roi ngựaVerbenaceae.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ cành vuông, phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7-20cm, rộng 2.5-11cm, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn nên có màu trắng bạc. Hoa rất nhỏ màu hồng mọc thành sim ở kẽ lá, thành hình cầu. Quả hình cầu, nhẵn, màu tía, đường kính 2-3mm, mọc sát nhau.
Mùa hoa quả tháng 5-9.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở khắp các vùng đồi núi miền trung du nước ta, có khi ở ven rừng. Còn thấy mọc ở Philipin, ở các nước nhiệt đới châu Á.
Người ta dùng thân, lá, rễ gần như quanh năm. Hái về phơi hay sấy khô hoặc hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Nàng nàng là một vị thuốc được nhân dân dùng chữa phụ nữ sau khi đẻ kém ăn, vàng da, bệnh vàng da và để bồi dưỡng.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Có thể tán bột uống.
Dùng ngoài chữa mụn, lở loét: Lá sao cháy đen, tán bột rắc lên nơi lở loét.
Có thể dùng nấu nước rửa nơi lở loét, mụn, nhọt.
BỐI MẪU
(Bulbus Fritillariae)
Bối mẫu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, thường được chia làm 2 loại:
*.Xuyên Bối mẫu:(Bulbus Fritillariae Cirrhosae) là tép dò khô của cây Xuyên bối mẫu - Fritillariae cirrhosa D. Don. Cây Bối mẫu lá tím thẫm F. Unibracteata Hsiao et K.C.Hsia. Bối mẫu Cam túc F.prewalskii Maxim hoặc cây Bối mẫu F. delavayi Franch, 3 loại trước hình dạng khác nhau nên gọi là Tùng bối hay Thanh bối, còn loại sau gọi là Lô bối. Xuyên bối chủ yếu sản xuất ở các tỉnh Tứ xuyên, Tây tạng, Cam túc, Thanh hải, Vân nam.
*.Triết bối mẫu:là tép dò khô của cây Triết bối mẫu - Fritillaria verticillata Wild var Thunbergii Bak. Nguyên sinh ở huyện Tượng sơn tỉnh Triết giang nên còn gọi là Tượng bối, nhưng hiện nay đã được chiết trồng tại nhiều nơi như Hàng châu, Giang tô, An huy, Hồ nam. Cho đến nay cây Bối mẫu chưa có ở Việt nam.
Tính vị qui kinh:
Xuyên Bối mẫu vị đắng ngọt, tính hơi hàn. Qui kinh Phế Tâm.
Triết Bối mẫu vị đắng hàn. Qui kinh Phế Tâm.
Theo các sách Y cổ:
*.Sách Bản kinh: Vị cay bình.
*.Sách Danh y biệt lục: đắng hơi hàn không độc.
*.Sách Tân tu bản thảo: vị ngọt đắng không cay.
*.Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Tâm Phế.
*.Sách Bản thảo kinh giải: nhập thủ thái âm phế kinh, thủ dương minh đại trường kinh.
Thành phần chủ yếu:
Theo sách Chinese Herba medicine, trong:
*.Xuyên Bối mẫu có: tritimine, chinpeimine.
*.Triết Bối mẫu có: peimine, peimimine, propeimine, peimidine, peimiphine, peimisine, peimitidine.
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam,trong:
*.Xuyên Bối mẫu có những alkaloid sau: peiminin, peimin, peimisin, peimidin, peimitidin, fritimin.
*.Triết Bối mẫu có những alkaloid: peimin, peiminin, peimisin, peimiphin, peimidin, peimitidin, propeimin.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Bối mẫu có tác dụng hóa đàm chỉ khái, thanh nhiệt tán kết. Chủ trị các chứng: phế hư cửu khái, ngoại cảm phong nhiệt hoặc đàm hỏa uất kết, loa lịch sang ung (lao hạch nhọt lở).
Trích đọan Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh:" chủ thương hàn phiền nhiệt, lâm lịch tà khí, sán hạ (sa ruột), hầu tý nhũ nang, kim sang phong kinh".
*.Sách Danh y biệt lục:" liệu phúc trung kết thực, tâm hạ mãn, hoa mắt cứng gáy, ho khó thở. Trị chứng phiền nhiệt khát ra mồ hôi".
*.Sách Dược tính bản thảo:" chủ hung hiếp nghịch khí, liệu thời tật hoàng đản, phối hợp với Liên kiều, trị chứng anh lựu cổ gáy".
*.Sách Cảnh nhạc toàn thư, Bản thảo chính:" Bán hạ, Bối mẫu đều trị ho, nhưng Bán hạ kiêm trị Tỳ phế, Bối mẫu chuyên thanh kim (phế), Bán hạ dùng vị cay, Bối mẫu dùng vị đắng, Bán hạ dùng khí ôn, Bối mẫu dùng khí lương, Bán hạ tính tốc, Bối mẫu tính hoãn, Bán hạ tán hàn, Bối mẫu thanh nhiệt. Tính vị âm dương rất khác nhau".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Bối mẫu có tác dụng giảm ho khu đàm. Saponin trong Xuyên bối mẫu có tác dụng trên mạnh còn alkaloid của Bối mẫu chỉ có tác dụng khu đàm. Xuyên bối còn có tác dụng hạ áp, chống co giật, hưng phấn tử cung cô lập (thỏ hoặc chuột cống). Tác dụng hạ áp chủ yếu là do friti.
2.Triết bối có tác dụng giảm ho, hạ áp, hưng phấn tử cung, giãn đồng tử, chất chiết xuất của Triết bối nồng độ thấp làm giãn cơ trơn khí quản, nồng độ cao thì gây co thắt (chủ yếu là chất peimine nhưng peimine không có tác dụng giảm ho).
3.Qua nghiên cứu thực nghiệm không chứng minh được Ô đầu phản Bối mẫu.
4.Độc tính:Liều LD50 của Xuyên Bối mẫu đối với chuột là 40mg/kg. Liều LD50 của Triết Bối mẫu (peimine và peiminine chích tĩnh mạch) đối với súc vật thí nghiệm là 9mg/kg. Triệu chứng nhiễm độc là giảm hô hấp, giãn đồng tử, run giật và hôn mê.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị lao hạch (chứng loa lịch):
*.Tiêu loa hoàn: Huyền sâm 12g, Bối mẫu 10g, Mẫu lệ 15g, tán bột mịn trộn đều, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, với nước sôi nguội.
2.Trị viêm tuyến vú mới bắt đầu sưng tấy:
*.Bối mẫu, Thiên hoa phấn đều 10g, Bồ công anh 15g, Liên kiều, Đương qui, Lộc giác đều 10g, Thanh bì 6g, sắc nước uống. Ngoài đắp Bồ công anh.
3.Trị viêm phế quản kéo dài thể âm hư phế táo:
*.Nhị mẫu tán: Tri mẫu 10g, Xuyên Bối mẫu 8g (tán bột hòa uống) gia gừng tươi 3 lát sắc nước uống.
*.Bối mẫu tán: Bối mẫu 10g, Hạnh nhân 6g, Mạch môn, Tử uyển đều 10g, Trần bì 6g, Cam thảo sống 4g, sắc nước uống.
*.Bối mẫu 8g, Cát cánh 3g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày (Diệp quốc tuyền).
*.Ma hạnh thạch cam thang gia vị ( Điều trị nhi khoa Đông y - BS Trần văn Kỳ): Ma hoàng, Hạnh nhân đều 6 - 8g, Tiền hồ, Cát cánh đều 8 - 10g, Thạch cao sống 12 - 20g (sắc trước), Trần bì, Bối mẫu đều 6 - 8g, Cam thảo 3g, Xuyên bối mẫu tán bột hòa thuốc, tất cả các vị sắc uống chia 3 lần trong ngày. Trị trẻ em viêm phế quản, ho, khó thở, sốt.
4.Trị phụ nữ có thai ho đàm:
Bối mẫu bỏ lõi sao vàng tán nhỏ, luyện với đường phèn viên bằng hạt ngô ngậm ngày 5 - 10 viên.
Liều thường dùng và chú ý:
*.Liều: 3 - 10g tán bột hòa uống. Mỗi lần uống 1 - 2g, thường uống với thuốc thang hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
*.Theo Y học cổ truyền: Ô đầu phản Bối mẫu tuy thực nghiệm chưa chứng minh nhưng dùng phải cần lưu ý.
BIẾN HÓA
Còn gọi là thổ tế tân, quán chi (Mèo)
Tên khoa họcAsarum caudigerumHance.
Thuộc họ Mộc thôngAsidtolochiaceae.
A. Mô tả cây
Cây thuộc thảo, sống dai, cao 30-50cm, bò lan trên mặt đất. Thân rễ nằm ngang dưới đất, thân trông như có đốt do vết lá rụng còn sẹo. Từ thân rễ mọc lên 1-2 lá, có cuống dài 20-30cm, phiến lá hình tim màu xanh đậm, hơi tía, bóng nhẵn, dài 10-15cm, cuống có lấm chấm màu tím, bẽ dễ gẫy. Hai mặt lá còn có lông, mặt dưới nhạt. Hoa sinh ra từ gốc, mọc riêng lẻ, hình hoa kèn, tràng hoa màu tím. Quả màu nâu đen khi chín, trong có nhiều hạt cứng.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở những vùng cao, lạnh chỗ bờ suối ẩm mát, có tán che, thường ở khu vực có núi đá ẩm thấp có rêu như Tam Đảo, Ba Vì Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn không chịu được vùng nóng thấp. Mùa hoa tháng 3-4 mùa quả tháng 5-6.
Người ta thu hái toàn cây: Gốc rễ và lá, có khi chỉ thu hái rễ. Mùa thu hái gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, hái về thái nhỏ phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu
D. Công dụng và liều dùng
Biến hoá mới thấy dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân làm thuốc chữa ho, ho có đờm, ho gà, có người dùng làm thuốc bổ làm cho da dẻ Hồng hồng hào. Ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột uống. Có khi còn dùng chữa Thấp khớp.
Đơn thuốc có vị biến hoá
Chữa ho khan, rát cổ hoặc có đờm:
Biến hoá cả cây lá và rễ 40g, thêm nước vào sắc kỹ. Chia ba lần uống trong ngày. Nên uống thuốc lúc còn nóng. Uống liên tục 5-7 ngày.

XẠ CAN
Tên khác:
Vị thuốc Xạ can có tên goi Ô bồ, Ô phiến (Bản Kinh), Hoàng viễn (Ngô Phổ Bản Thảo), Ô siếp, (Nhĩ Nhã), Dạ can (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Ô xuy, Thảo khương (Biệt Lục), Quỷ phiến (Trửu Hậu phương), Phượng dực (Bản Thảo Bổ di), Biển trúc căn (Vĩnh Loại Kiềm phương), Khai hầu tiễn, Hoàng tri mẫu (Phân Loại Thảo Dược Tính), Lãnh thủy đơn (Nam Kinh Dân Gian Dược Thảo), Ô phiến căn, Tử hoa hương, Tiên nhân chưởng, Tử hoa ngưu, Dã huyên thảo, Điểu bồ, Cao viễn, Bạch hoa xạ can, Địa biển trúc, Thu hồ điệp, Quỉ tiền, Ngọc yến, Tử kim ngưu, Tử hồ điệp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rẽ quạt, Biển Trúc (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng:
+ Tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, thanh hỏa, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tiêu đờm, phá trưng kết, khai Vị, hạ thực, tiêu thủng độc, trấn Can, minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thủng, sát trùng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
Chủ trị:
+ Trị nấc, khí nghịch lên, đờm dãi ủng trệ, họng đau, tiếng nói không trong, phế ung, họng sưng đau do thực hỏa (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị phế khí suyễn, ho, ho khí nghịch lên, trẻ nhỏ bị sán khí, mụn nhọt sưng đau, tiện độc (Y Học Nhập Môn).
Kiêng kỵ:
+ Uống lâu ngày cơ thể bị hư yếu (Biệt Lục).
+ Uống lâu ngày sinh tiêu chảy (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trỳ Vị hơi yếu, tạng hàn, khí huyết hư, bệnh không có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế không có thực tà: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bệnh không có thực nhiệt, Tỳ hư, tiêu lỏng, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ho mà khí nghịch lên, trong họng có nước khò khè như gà kêu: Xạ can 13 củ, Ma hoàng 120g, Sinh khương 120g, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông hoa đều 90g, Ngũ vị tử ½ thăng, Đại táo 7 trái, Bán hạ(chế). Sắc Ma hoàng với 1 đấu 2 thăng nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào nấu còn 3 thăng, chia làm 3 lần, uống ấm (Xạ Can Ma Hoàng Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thủy cổ, bụng to như cái trống, trong bụng kêu óc ách, da xám đen: Quỉ phiến căn (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén thì sẽ tiêu tiểu xuống thông ngay (Trửu Hậu phương).
+ Trị âm sán sưng đau, đau như kim đâm vào hông sườn: Xạ can sống, gĩa nát, vắt lấy nước cho uống, hễ đi tiểu được là khỏi. Hoặc dùng Xạ can tán bột làm viên cũng tốt (Trửu Hậu phương).
+ Trị ghẻ lở do trúng phải xạ độc: Xạ can, Thăng ma, đều 80g,sắc với 3 chén nước, uống nóng, bã đắp vết thương (Tập Nghiệm phương).
+ Trị hầu tý (họng sưng đau): Xạ can, thái ra, mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước còn 8 phân, bỏ bã, cho ít mật vào, uống (Xạ Can Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị sốt rét lâu ngày, có báng: Xạ can, Miết giáp (chế), sắc uống hoặc làm thành viên uống (Tụ Trân phương).
+ Trị họng sưng đau, ăn uống khó: Xạ can (tươi) 160g, Mỡ heo 160g. nấu cho gần khô, bỏ bã. Mỗi lần ngậm 1 viên bằng trái táo, dần dần là khỏi (Tụ Trân phương).
+ Xạ can cho vào với giấm nghiền nát, vắt lấy nước cốt ngậm. Hễ nước miếng ra nhiều thì nhổ đi (Y Phương Đại Thành phương).
+ Trị họng sưng đau, ăn uống không thông: Tử hồ điệp căn (tức Xạ can) 4g, Hoàng cầm, Cam thảo (sống), Cát cánh đều 2g. tán bột, hòa với nước mát uống hết là khỏi (Đoạt Mệnh Tán – Giản Tiện phương).
+ Trị vú sưng mới phát: Xạ can, lựa loại gốc giống hình con Tằm nằm chết cứng, cùng với rễ cỏ Huyên. Tán bột, trộn với mật, đắp vào (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị táo bón, tiểu bí: rễ Tử hoa biển trúc (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt 1 chén, uống thì thông ngay (Phổ Tế phương).
+ Trị bạch hầu: Xạ can 3g, Sơn đậu căn 3g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Đảo Trung Thảo Dược Thủ Sách).
+ Trị quai bị: Rễ Xạ can tươi 10-15g, sắc uống, ngày hai lần (Phúc Kiến Dân Gian Thảo Dược).
+ Trị quai bị: Xạ can, Tiểu huyết đằng [lá], nghiền nát, đắp chỗ sưng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
+ Trị khớp gối viêm, té ngã tổn thương: Xạ can 90g, ngâm với 500ml rượu một tuần, Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (An Huy Trung Thảo Dược).
Tên khoa học:
Belamcanda chinensis Lem - Họ Lay Ơn (Iridaceae).
Mô Tả:
Cây thảo, sống dai, thân rễ mọc bò. Thân bé, có lá mọc thẳng đứng, cao tới 1m. Lá hình mác dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 15-20mm. Gân lá song song. Lá hình phiến dài, lá ở phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Cụm hoa có cuống, cánh hoa màu vàng cam điểm đốm tím, 3 nhị, bầu hạ. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm. Hạt xanh đen hình cầu.
Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở khắp nơi.
Thu hoạch:
Vào mùa xuân, thu
Phần dùng làm thuốc:
Thường dùng Thân Rễ.
Mô tả dược liệu:
Rễ Xạ can cong queo, có đốt ngắn, mầu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng. Chất cứng, vị thơm.
Bào chế:
+ Lấy nước ngâm mềm, thái nhỏ, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Dùng tươi: rửa sạch, gĩa với ít muối, ngậm. Dùng khô: mài thành bột trong bát nhám, uống với nước (Dược liệu Việt Nam).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Irigenin (Hồ Hiểu Lan, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (1): 29).
+ Tectorigenin, Tectoridin (Ngô Ác Tây, Dược Học Học Báo 1992, 27 (1): 64).
+ Belamcanidin, Methylirisolidone, Iristectoriginin A (Yamaki M và cộng sự, Planta Med 1990, 56 (3): 335).
+ Irisflorentin (Từ Ác Cương, Dược Học Học Báo 1983, 18 (12): 969).
+ Iridin (Kukani N và cộng sự, C A 1951, 45: 820b).
+ Noririsflorentin (Woo W S và cộng sự, Phytochemistry 1993, 33 (4): 939).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng chống nấm và virus: Chích liều cao dung dịch Xạ can, in vitro thấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc cũng có tác dụng chống virus hô hấp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với nội tiết; Dích chiết và cồn chiết xuất Xạ Can cho uống hoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng. Thuốc chích có tác dụng nhanh và dài hơn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột đang sốt cao uống nước sắc Xạ can, thấy có tác dụng giải nhiệt (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1990, 6 (6): 28).
+ Tác dụng kháng viêm (Fukuyama Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (7): 1877).
+ Tác dụng khứ đờm: cho chuột nhắt uống nước sắc Xạ can, thấy hô hấp tăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1985, (1): 153).
+ Tác dụng kháng vi sinh: Nước sắc Xạ can có tác dụng ức chế Bồ đào cầu khuẩn,, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn quách Võ Phi, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị đắng, cay, tính hơi hàn, có độc ít (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, thủ Thiếu âm tâm, thủ Quyết âm Tâm bào (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học
Tham khảo:
+ Xạ can giáng được hỏa vì vậy nó là thuốc chủ yếu dùng trị họng sưng đau. Tôn Tư Mạo trong sách ‘Thiên Kim Phương’ có bài ‘Ô Dực Cao’, Trương Trọng Cảnh trong sách ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm’ trong bài thuốc trị ho, khí nghịch lên, trong họng có tiếng nước khò khè như tiếng gà kêu, đã dùng bài ‘Xạ Can Ma Hoàng Thang’. Trong bài ‘Miết Giáp Hoàn’ dùng trị chứng ngược mẫu [sốt rét], dùng Ô phiến [Xạ can] là để giáng tướng hỏa của Quyết âm vậy. Hỏa giáng thì huyết tan, thủng [sưng] tiêu, đờm kết tự giải, chứng trưng hà tự hết (Bản Thảo Cương Mục).
+ Xạ can có tác dụng khai thông mạnh hơn là tả giáng, là vị thuốc thường dùng trị họng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Xạ can vị vốn đắng mà chất nhẹ. Đắng thì giáng tiết hỏa ở Phế, nhẹ thì có thể tuyên thông Phế khí. Vừa giáng lại vừa tuyên thông, cho nên nó là vị thuốc chủ yếu trị bệnh ở Phế. Dù Phế nhiệt hoặc hàn, biết phối hợp sử dụng hỗ trợ với liều lượng phù hợp thì hiệu quả thu được rất cao (Đông Dược Học Thiết Yếu).
BIỂN SÚC
Tên thuốc:
Herba polygoni Avicularis.
Tên khoa học:
Polygonum aviculare L.
Bộ phận dùng:
phần trên mặt đất của cây.
Tính vị:
vị đắng, tính hơi hàn
Qui kinh:
Vào kinh Bàng quang.
Tác dụng:
Tăng chuyển hoá nước, điều hoà tiểu tiện bất thường, diệt ký sinh trùng và trị ngứa.
Chủ trị:
Trị nhiệt lâm, hoàng đản, mẩn ngứa, lở loét, ngứa âm đạo, trẻ nhỏ có giun đũa.
- Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít và có máu, đau khi tiểu, muốn đi tiểu và hay đi tiểu: Dùng phối hợp Biển súc với Cù mạch, Mộc thông và Hoạt thạch trong bài Bát Chính Tán.
- Eczema và viêm âm đạo do Trichomonas: Nước sắc Biển súc dùng để rửa.
Liều dùng:
10-15g.
Chế biến:
thu hái vào mùa hè và phơi nắng.
Bảo quản:
Đê nơi khô ráo.
SƯ QUÂN TỬ
Tên Khác:
Vị thuốc sử quân tử còn gọi Bịnh cam tử, Đông quân tử (Trung Dược Tài Thủ Sách), Lựu cầu tử (Tây Phương Bản Thảo Thuật), Ngũ lăng tử (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Quả Giun, Quả Nấc (Dược Điển Việt Nam), Sách tử quả (Nam Đình Thị Dược Vật Chí), Sử quân nhục (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng Và Chủ Trị:
+ Kiện Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt. Trị trẻ nhỏ bị các bệnh da ngứa (Bản Thảo Cương Mục).
+ Sát trùng, tiêu tích, kiện Tỳ. Trị giun đũa, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích, sữa và thức ăn không tiêu, bụng đầy, tả, lỵ (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Sát trùng, tiêu tích. Trị giun đũa, giun móc, trùng tích, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Trị trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tiêu chảy, lỵ (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Sát trùng, liện tỳ, tiêu thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: 10 - 16g.
Kiêng Kỵ:
+ Kỵ nước trà nóng, uống chung sẽ bị tiêu chảy ngay (Bản Thảo Cương Mục).
+ Kỵ thức ăn nóng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Tỳ Vị hư hàn không nên dùng nhiều, dùng nhiều sẽ gây nấc (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Người không có trùng tích không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Uống thuốc này kỵ nước trà nóng. Uống liều cao có thể gây nấc, nôn mửa, chóng mặt (Trung Dược Đại Từ Điển).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
* Trị Giun, Cam Tich.
+ Hậu phác 0,4g, Sử quân tử nhân 40g, Trần bì 0,4g, Xuyên khung 0,4g. Tán bột, làm hoàn. Uống với nước gạo lâu năm(Sử Quân Tử Hoàn - Cục phương)
+ Đại hoàng, Sử quân tử, Tân lang, Vỏ rễ thạch lựu. Làm hoàn, uống với nước luộc thịt heo loãng hoặc nước luộc thịt gà, lúc đói(Sử Quân Tử Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Bạch vô quyển 0,4g, Cam thảo 0,4g, Khổ luyện tử 5 trái, Sử quân tử 10 nhân. Tán bột. Mỗi lần uống 4g (Sử Quân Tử Tán - Ấu Khoa Chuẩn Thằng).
+ Sử quân tử, bỏ vỏ, tán bột. uống lúc canh năm, khi bụng đói, với nước cơm (Sử Quân Tử Tán - Bổ Yếu Thần Trân Tiểu Nhi Phương Luận ).
+ Mộc miết tử nhân 20g, Sử quân tử nhân 12g. Tán bột. Dùng 1 trái trứng gà, cho thuốc bột vào, chưng chín, ăn lúc bụng đói (Giản Tiện phương).
* Trị trùng nha đông thống: Sử quân tử, sắc lấy nước, ngậm (Tần Hồ Tập Giản phương).
* Trị đầu mặt lở ngứa: Sử quân tử nhân, ngâm với 1 ít dầu thơm 3-5 ngày, lúc đi ngủ, uống dầu thơm đó (Phổ Tế phương).
* Trị trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, tiêu lỏng, ăn kém, bú kém: Sử quân tử, Kha tử đều 12g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g. sắc uống (Sử Quân Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị trẻ nhỏ Tỳ hư, cam tích: Sử quân tử, Mạch nha, Nhục đậu khấu đều 20g, Hoàng liên, Thần khúc đều 400g, Mộc hương 80g, Tân lang 20 trái. Tán bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nước ấm [dưới 1 tuổi giảm bớt] (Phì Nhi Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị sán, giun kim, táo bón: Sử quân tử nhục, Đại hoàng, Hoàng cầm đều 8g, Thạch lựu bì, Tân lang đều 16g, Cam thảo 4g. tán bột. Mỗi lần uống 12g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị giun chui ống mất, bụng trên đau quặn: Sử quân tử, Tân lang, Chỉ xác, Khổ luyện bì đều 12g, Ô mai 4g, Quảng mộc hương 8g. sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị giun: Sử quân tử nhục (sao vàng). Người lớn mỗi lần 10-20 quả, trẻ nhỏ mỗi tuổi mỗi lần 1,5 quả, tổng lượng không quá 20 quả. Ăn trước khi đi ngủ. Mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 nagỳ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tìm hiểu thêm
Tên Khoa Học:
Fructus Quisqualis Indica L - Họ Bàng (Combretaceae).
Mô Tả Cây:
Loại dây leo, mọc tựa vào cây khác . Lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa hình ống, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ngọn cành, dài khoảng 4-10cm. Lúc mới nở hoa mầu trắng sau chuyển thành đỏ phớt tím. Quả khô, hình trái xoan, có 5 sườn lồi, đầu trên nhọn, đầu dưới hơi tròn, khi chín mầu nâu sẫm. Mặt cắt ngang hình sao 5 cánh, giữa có khoang tròn đựng 1 hạt. Hạt hình thoi, vỏ mầu nâu sẫm, mỏng, nhăn nheo, dễ bóc, mùi thơm, vị bùi.
Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.
Thu Hái:
Tháng 9-10 và vào mùa đông, lúc trời khô ráo, hái quả gìa. Lựa loại vỏ cứng nâu đen, nhân trắng, mầu vàng nâu, có nhiều dầu, không vụn nát, không teo, không thối đen là thứ tốt. Quả hơi bầu bầu to thường tốt, quả dài, nhọn, bé thì nhân thường bị teo, sâu ăn là loại xấu. Phơi khô, đập lấy nhân. Tiếp tục phơi hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 50 - 600C đến khô.
Bộ phận dùng:
Quả chín khô (Fructus Quisqualis).
Mô tả dược liệu:
Sử quân tử hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, có 5 đường cạnh dọc, 2 đầu nhọn như hình thoi, dài khoảng 3cm, đường kính 1,6 – 2cm. Vỏ ngoài mầu nâu đen hoặc đen tím. Cứng, thể nhẹ, khó bẻ gẫy, chỗ cắt ngang hình sao 5 cạnh, vỏ chỗ cạnh dầy hơn, khoảng giữa giống hình tròn, trong có 1 nhân. Nhân hình bầu dục, dài hoặc giống cái suốt vải, dài 2cm, đường kính 2cm, mặt ngoài có nhiều vết nhăn dọc, ngoài bọc 1 lớp màng mỏng mầu đen tro hoặc nâu đen, dễ bóc. Thịt mầu trắng vàng, mềm, có dầu, dễ bẻ. Không mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).
Bào Chế:
+ Bỏ vỏ, lấy nhân, sao thơm để dùng hoặc để cả vỏ gĩa nát dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Lấy nhân ngâm qua nước, sao vàng, bỏ màng. Hoặc lấy nhân ngâm qua nước, sao giòn, tán bột, lấy 1 phần, thêm 3 phần bột nếp rang vàng chín và 1 chén đường, trộn đều, làm thành bánh cho trẻ nhỏ ăn [phương cách này tránh được không bị nấc] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo Quản:
Dễ mọt mốc vì vậy cần để nơi khô ráo, kín, mát, thỉnh thoảng nên phơi.
Thành Phần Hóa Học:
+ Trong nhân Sử quân tử có chứa 20-27% chất dầu béo mầu xanh lục nhạt, sền sệt, mùi nhựa, vị nhạt, không có tác dụng tẩy giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Chất gôm, các chất hữu cơ, chất đường (Dược Liệu Việt Nam).
Tác Dụng Dược lý:
1- Diệt Giun: Năm 1935, Perrier dùng nước sắc Sử quân tử ở Việt Nam thí nghiệm trên giun đất nhận thấy: giun bị tác dụng của nước sắc Sử quân tử dẫy dụa, sau đó tê liệt các bộ phận, da bong ra, mầu nhợt nhạt, hôn mê.
Năm 1947, Chu Đình Xung (Trung y Khoa học Tạp chí số 20, I: 143) thí nghiệm so sánh tác dụng của dung dịch nước Sử quân tử 10%, dung dịch nước tro Sử quân tử 10% và dung dịch 0,5% Kali Clorua trên giun đất đều thấy tác dụng giống nhau, vì vậy các tác giả kết luận rằng hoạt chất của Sử quân tử là muối Kali chứa trong Sử quân tử.
Năm 1948, Ngô Vân Thùy (trong Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 34: 437,441) khi nghiên cứu so sánh tác dụng diệt giun của 1 số vị thuốc Đông y (Bách bộ, Khiên ngưu, Lôi hoàn, Ô dược, Quán chúng, Xuyên luyện tử...) đã kết luận rằng Sử quân tử có tác dụng diệt giun mạnh.
Năm 1950, Hồ Mông Gia (Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 36: 619 - 622) báo cáo đã dùng cồn 950, cồn 500 để chiết Sử quân tử, bã sau khi chiết bằng cồn 950 được chiết bằng nước rồi thí nghiệm tác dụng trên giun đất thấy dịch chiết bằng cồn 950 không có tác dụng, dịch chiết bằng cồn 500 và nước hơi có tác dụng ức chế và gây mê.
Năm 1958, Đỗ Tất Lợi dùng Sử quân tử cắt bỏ đầu và bóc màng đi rồi cho ăn sống hoặc sắc uống đều thấy có gây nấc. Khi mới uống không thấy nấc nhưng sau khi ăn cơm thì thấy nấc. Nếu uống quá nhiều thì thấy mệt, ngoài ra không thấy hiện tượng nguy hiểm nào khác. Tác giả cũng báo cáo rằng nước sắc toàn quả giun có bóc vỏ hoặc không bóc vỏ vẫn có kết quả diệt giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Độc Tính:
Năm 1942, Trường Kỳ (Y Học Hội Tạp Chí Nhật bản số 2: 471 - 485 ghi nhận đã dùng dung dịch nước sắc Sử quân tử (0,83g/kg) tiêm dưới da chuột bạch, sau vài phút xuất hiện trạng thái mệt mỏi, hô hấp chậm lại không đều, sau 1-2 giờ, toàn thân co quắp, hô hấp ngưng lại mà chết, tuy nhiên tim còn hơi co bóp. Liều tối thiểu gây chết là 20g/kg (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Năm 1926, K.M.Wu trong Chemical Analysis And Animal Experimentation Of Quisqualis Indica Mat.Med J. China 12 (2): 161 170 đã báo cáo độc tính của Sử quân tử không cao. Với liều 26,6g/kg cho chó uống thì ngoài hiện tượng ói và nấc không thấy triệu chứng ngộ độc nào khác . Sau 10 giờ trạng thái hoàn toàn trở lại bình thường (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Năm 1956, Ngô Văn Thùy trong ‘Luận Văn Trích Yếu ‘ của Hội khoa học sinh lý Trung quốc số 27,28 báo cáo cho chuột nhắt và thỏ uống với liều 50-100mg/10g không thấy hiện tượng ngộ độc (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tính Vị:
+ Vị ngọt, tính ấm, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Vị ngọt, khí ôn, hơi có độc (Bản Thảo Chính).
+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
. Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
. Vào kinh Tỳ,Vị, Đại trường (Bản Thảo Tân Biên).
. Vào kinh túc thái âm Tỳ kinh, túc quyết âm Can kinh (Bản Thảo Kinh Giải).
. Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham Khảo:
+ Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có vị Sử quân tử và Phỉ tử là có vị ngọt mà sát trùng. Phàm người lớn và trẻ nhỏ có giun nên uống Sử quân tử lúc sáng sớm, bụng đói. Hoặc lấy vỏ sắc lấy nước uống thì giun chết mà xuất ra vậy... (Bản Thảo Cương Mục).
+ Sử quân tử, là thuốc chủ yếu bổ Tỳ kiện Vị. Trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tả, lỵ do có giun, do Tỳ hư Vị yếu, do sữa và thức ăn đình trệ, thấp nhiệt ứ kết lại gây ra. Tỳ được kiện, Vị được khai thì sữa và thức ăn tự tiêu, thấp nhiệt tự tan, thủy đạo tự thông mà các chứng được khỏi. Không có vị đắng, cay mà giết được giun, đó là loại thuốc tốt dành cho trẻ nhỏ (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Sử quân tử, phàm trẻ nhỏ ăn nhiều quá, uống nhiều thuốc có tính hoạt, làm cho Tỳ Vị bị tổn thương . Sử quân tử giết được giun đũa, Phỉ tử giết giun móc (Bản Thảo Chính).
+ Vị thuốc này chuyên sát trùng và tiêu thực mạnh, là vị thuốc chủ yếu trị cam tích, sát trùng nơi trẻ nhỏ. Lý Tần Hồ nói: Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có Sử quân tử vị ngọt mà có tác dụng sát trùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
NẤM HƯƠNG
Còn gọi là: bioc hom, lét lang.
Tên khoa họcLentinus(Berk.) Sing.;Agaricus rhinozerotisBerk.
Thuộc họ nấm tánPolyporaceae(Pleurotaceae).
A. Mô tả cây
Nấm hương (nấm có mùi thơm), hay bioc hom (hoa thơm) hoặc lét lang (nấm thơm) gồm mộtc chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nâm). Mặt trên mũ màu nâu, mặt dưới mũ có nhiều bản mỏng toả từ chân ra mép mũ mang những bào tầng phủ trên mặt ngoài các bản mỏng. Những bản mỏng đó không nối vào nhau.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nấm hương là một loại lâm sản quý, mọc hoang dại trong những rừng ẩm mát các tỉnh miền núi cao như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Hoà Bình....
Trước đây nhiều nơi chỉ biết thu hoạch nấm hương mọc hoang dại. Bào tử nấm bay rất xa, bám vào các loại gỗ thích hợp như cây côm(Elaocarpus dubius), giẻ đỏ, giẻ sồi, sồi bộp, đỏ ngọn, re đỏ, nhưng nấm trên gỗ côm được ưa chuộng nhất. Trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng khuếch tán của rừng, bào tử sinh sôi nảy nở. Một số đồng bào miền núi ở nhiều nơi đã biết trồng nấm hương như ở Chũ (Bắc Giang), Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Tây (vùng Sơn Tây cũ). Cần chú ý là ở những rừng ở thung lũng có tàn che dày, tuy có độ ẩm lớn, nhưng nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng mặt trời ở độ khuếch tán nhất định cũng không thấy nấm hương mọc. Nói là trồng nâm hương nhưng thực tế chỉ là hạ cây xuống, đốn thành khúc, chém bập vào khúc gỗ thành những vết nông cho "ma nấm rễ bám" rồi chờ cho nấm tự mọc. Có nơi như Chũ (Bắc Giang) người ta dùng nước đã ngâm nấm hương một đêm để tưới lên cây gỗ. Ở Hoà Bình người ta dùng nước vo gạo để tưới lên cây gỗ, hoặc dùng một phần gừng, một phần nấm hương khô xát vào thân cây cho nấm rễ mọc. Gỗ gôm được ưa chuộng nhất dùng để trồng nấm hương, vì nấm hương mọc trên cây côm có mùi thơm đặc biệtm mặc dù gỗ côm mục lại không có mùi gì. Thường vào 4 ngày trước và 4 ngày sau tiết đông chí (khoảng 22 tháng 12 dương lịch) người ta chặt cây trên đỉnh núi, muốn cho nấm tốt người ta chặt những cây trưởng thành, có đường kính ít nhất 40cm, phải dùng rìu thất sắc để khỏi tước mất vỏ cây. Bổ những vệt ngang trên thân cây, sâu 6-10cm, cách nhau 50cm đến 1m trên phía có ánh sáng để giúp cho nhựa cây dễ tiết ra và gỗ chón mục. Năm sau vào tháng 12, sau trận mưa phùn đầu tiên độ 8 đến 15 ngày là có thể hái nấm đợt đầu tiên trên các cành cây mục trước. Những nấm năm đầu nhỏ và ít thơm. Đợt hái chính là vào năm sau nữa, mùa mưa phùn (từ tháng 12 đến tháng 3) cho tới năm thứ sáu nghĩa là khi cây đã mục hết. Nấm chỉ mọc trên phía hướng về ánh sáng nghĩa là 1 phần 3 vòng tròn của thân cây. Khuẩn ty tập thể tập trung ở trong bề dày của vỏ cây và ngay dưới vỏ, do đó ta nên nghiên cứu cách dùng vỏ cây đẻ trồng nấm như vậy đỡ phí gỗ. Sau khi nấm mọc 5-6 ngày thì hái nấm (vào thời kỳ có mưa phùn). Nếu trời khô hanh thì phải 12-15 ngày nấm mới phát triển đầy đủ. Nếu hái chậm những phần tử sẽ rời khỏi bản và mũ nấm sẽ héo đi. Nếu tiết trời thuận lợi và hái được đều thì một khúc cây to 40cm, dài 5m có thể sản xuất trong 3 tháng từ 5 đến 10 kg nấm tươi, nghĩa là 1 đến 2 kg nấm khô. Hái xong phơi nắng hay sấy khô trên bếp đun. Nấm phơi nắng giữ được màu sắc và hương thơm tế nhị. Nấm sấy trên bếp có màu sẫm hơn và có mùi khói. Với cách trồng như vậy, các cụ già người Mèo vùng cao Lào Cai có hàng "mỏ nấm" trong rừng. Và hàng năm vùng đồng bằng tiêu thụ khoảng 8.300kg nấm hương khô.
Nhưng làm như thế, không phải bao giờ và ở đâu cũng thành công và có thu hoạch. Cho nên mấy năm gầy đây, tại huyện Sapa đã thành lập trại nghiên cứu nâm hương. Từ những bào tử của nấm hương hoang dại, trại đã nhân và phát triển giống nhanh, rẻ, chủ động. Trại cũng nghiên cứu những loại gỗ có thể dùng trồng, điều kiện tự nhiên, và kỹ thuật trồng cây nấm. Theo báo cáo của Lào Cai thì trong năm 1973, hợp tác xã Xeo Mí Tỷ của người Mèo huyện Sapa đã cấy 18.600m gỗ nấm, với dự kiên xuân năm1974 thu hoạch đợt đầu. Năm 1974, Sapa cấy 10 vạn met gỗ nấm, để cùng với vùng cao huyện Bát Xát năm 1974, toàn tỉnh thu được 30 tấn nấm hương (tính trên khúc cây dài 1m, một năm thu được một kg nấm tươi).
C.Thành phần hoá học
Hiện nay mới chỉ biết trong 100g nấm đã sấy khô trung bình có 12.5g chất đạm, 1.6g chất béo, 60g chất đường, 16mg canxi, 240mg lân và 3.9mg sắt. Những chất khác chưa rõ.
D. Công dụng và liều dùng
Cho đến nay nấm hương chỉ mới được dùng như một loại thực phẩm cao cấp có giá trị cao trên thị trươngg trong nước và xuất khẩu. Một số vùng người ta đốt nấm hương tồn tính uống chữa lị. Ngày dùng 4-6g. Tuy nhiên chưa được thấy dùng phổ biến, có lẽ vì nấm hương đắt và hiếm.
Chú thích:
Trung Quốc khai thác loài nấmLentinus edodes(Berk) Sing thuộc họPleurotaceaelàm nấm hương hay hương cố.
CÂY BAN
Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, địa quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương.
Tên khoa họcHypericum japomicumThumb.
Thuộc họ BanHypericaceae.
Ta dùng toàn cây tươi hay phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc.
Tênđiền cơ hoàngvì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), têndạ quan mônvì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
A. Mô tả cây
Ban là một loại cỏ nhỏ, thân nhỏ mang nhiều cành, cao chứng 10-20cm, thân nhẵn,. Lá mọc đối, hình bầu dục, không có cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, còn cuống dài 4-5mm. Lá bắc và lá đại nhẵn (do đó khác loàiHypericum nepalense). Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc, thai toà chắc mô ở cạnh các van. Hạt hình trụ, hơi thon có vạch dọc, chiều dài 1mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ban mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, hay gặp tại những ruộng mạ, ruộng bỏ hoang, hơi ẩm, mùa xuân cây bắt đầu xuất hiện, mùa hạ hoa nở, sang thu đông lại trụi hết,
Có mọc tại Trung Quốc (cũng thấy dùng làm thuốc ở Quảng Tây), các nước khác vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Thường hái về dùng tươi, hái toàn cây cả rễ, có khi phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Trong loàihypericum pẻoatumL. mới đây người ta tìm thấy có imanin, imanin A và novoi,amim.
D. Công dụng và liều dùng
Cây ban còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân.
Tính chất theo đông y thì cây ban có vị đắng, ngọt, tính bình, không độc vào hai kinh can và tỳ. Có tác dụng thanh thất nhiệt, tiêu thũng trướng, khứ tích tiêu thực (chữa tiêu hoá kém đầy) dùng chữa cam tích, thấp nhiệt hoàng đản, dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương, sưng đau.
Thường thấy nhân dân dùng chữa những vết do đỉa cắn, sâu răng, ho, hôi mồm, sởi.
Cách dùng: Nhổ một nắm cả thân rễ, lá rửa sạch, sắc lấy nước (30-40g trong 100ml nước). Dùng nước này súc miệng thường xuyên chữa hôi miệng sâu răng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc thường có cây ban
Chữa rắn độc căn:
Giã nát cây ban, thêm ít băng phiến đắp lên vết rắn cắn đã được trích rộng ra.
Chữa hoàng đản:
Cây ban 40 hoặc 60g khô sắc uống.
BINH LANG
Tên khác:
Gọi là binh lang, tân lang,
Tác dụng:
Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích).
Chủ trị và liều dùng :
Hạt cau khô thường dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật như chó với liều 4g. Nếu dùng arecolin bromhydrat người ta dùng liều 0,5-1mg. Trị sốt rét( phối hợp với thường sơn 12g)
Dùng chữa sán cho người phối hợp với hạt bí ngô. Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ. Dùng hạt cau khô, mỗi ngày 0,5-4g. Chữa trẻ con chốc đầu. Mài hạt cau khô thành bột phơi khô hoà với dầu mà bôi. Cần theo dõi vì có độc
Nhân dân dùng cau khô phối hợp với thường sơn, thảo quả chữa sốt rét trong đơn thuốc " thường sơn triệt ngược"
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Chữa trẻ con chốc đầu: Mài hạt cauthành bột phơi khô hòa với dầu mà bôi
- Thuốc trị sán: do xét nghiệm thấy nước sắc hạt Cau có tác dụng làm tê liệt sán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng chủ yếu làm tê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói ăn 40 - 100g hạt bí rợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50 - 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây đun với 300 ml nước. Đun cho cạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch
gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun cạn cho còn 150 - 200ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.
Tìm hiểu thêm:
Tên khoa học:
Areca catechu- cây dừa Palmac
Bộ phận dùng:
Hạt của quả cau. Cây cau có hai giống: Cau rừng (sơn Binh lang), hạt nhỏ, nhọn, chắc và cau vườn (gia Binh lang) hạt to, hình nón cụt.
Mô tả cây :
Cây cau là một cây to có thân mọc thẳng cao chừng 15-20m, đường kính 10-15cm. Toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc, chỉ ở ngọn có một chùm lá to rộng sẽ lông chim. Lá có bẹ to. Mo ở bông mo sớm rụng. Trong cụm hoa hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm gồm 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng, 6 nhị. Hoa cái to, bao hoa không phân hoá. Noãn sào thượng 3 ô. Quả hạch hình trứng to bằng quả trứng gà. Quả bì có sợi. Hạt có nội nhủ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa dáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Thành phần hoá học :
Trong hạt có tanin. Tỷ lệ tanin trong hạt non chừng 70% nhưng khi chín chỉ còn 15-20%. Ngoài ra còn chất mở với thành phần chủ yếu gồm myristin 1/5, olein 1/4 , laurin ẵ, các chất đường :sacaroza, nanman, galactan 2% và muối vô cơ.
Tính vị:
Vị đắng, cay, chát, tính ôn.
Quy kinh:
Vào kinh Vị và Đại trường.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Ngâm nước ủ mềm, cạo bỏ dưới đáy, thái nhỏ. Chớ chạm tới lửa sợ kém sức, nếu dùng chín thì thà không dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Bảo quản:
Dễ bị mọt nên phải đậy kín, năng xem luôn. Nếu bị mọt có thể sấy hơi diêm sinh.
Kiêng ky:
Người khí hư hạ hãm không tích trệ thì không nên dùng. Kỵ lửa.
CÂY NẮP ẤM
Còn gọi làTrư lủng thảo, Trư tử lung (Trung Quốc), Bình nước (miền Trung và miền Nam Việt Nam), cây bắt ruồi.
Ten khoa họcNêpnthes mirabilis(Lour.) Druce.
A. Mô tả cây
Cây mọc leo, cao 1-2m, thân rất dai, lá có cuống dài, ôm vào thân, lá hình bầu dục, dài khoảng 10cm, phía trên lá tạo thành một cuống hình dây, uốn cong, dài chừng 15cvm, với đầu biến thành cái bình, trông như cái hoa, nhưng không phải hoa nên có tên bình nước. Bình hình trụ, hơi phồng ở gốc, mặt bình có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến phân phối đều, trong bình tiết ra một chất nhầy, khi nào có côn trùng vào trong bình, thì lập tức nắp đậy kỹ lại, chất nhầy trong bình tiêu huỷ sâu bọ. Cụm hoa là một chùm, thưa. Hoa đực hoặc cái. Lá dài hình bầu dục, mặt trong có nhiều phiến nhỏ, cột nhị dài bằng các lá dài, 16-20 bao phấn cong, xếp thành hai dãy. Bầu hình trứng, phủ lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thuỳ. Quả năng, hạt mảnh và dài. Ngoài cây nắp ấm Nêpnthes mirabilis kể trên, còn thấy cóN.annamenis, N.ThorelliH. Lec.,N.GeoffrayiH. Lec.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nắp ấm là một cây chủ yêu mọc hoang ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Còn thấy ở chân núi đá vôi các tỉnh nói trên. Tại miền Bắc mới chỉ gặp ở Vĩnh Linh.
Mùa hoa thường gặp vào tháng giêng. Người ta thu hái toàn cây, quanh năm, rửa sạch, chặt thành từng đoạn 2-3cm, phơi nắng cho khô dùng dần.
C. Thành phần hoá học
Hiện nay chỉ mới biết rằng trong cây nắp ấm có một chất dính gần giống mủ trong lá, thân cây đu đủ, nhưng tác dụng yếu hơn cây đu đủ.
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu sâu hơn.
D. Công dụng và liều dùng
Y học cổ truyền phương đôngcho rằng cây nắp ấm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, chỉ khát (Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật đồ giám,khoa học xuất bản xã, 1972, 11. 72).
Lê Quí Ngưu và Trần Thị Như Đức (tư liệu y học cổ truyền Đông phương. 4-1993) đã giới thiệu nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoá đờm, chỉ thống (làm hết đau). Hai tác giả còn giới thiệu theo kinh nghiệm nhân dân Trung Quốc, nắp ấm chữa vàng da do viêm gan, đau do loét dạ dày, tá tráng, sỏi niệu quản, Huyết áp cao, ho do cảm mạo, ho gà. Còn riêng hai tác giả, theo kinh nghiệm nhân dân miền Trung, dùng điều trị các chứng phù thũng toàn thân, trong hầu hết các trường hợp đều thu được kết quả cao. Nếu dùng khô ngày dùng 20-40g, nếu dùng tươi ngày dùng 40-80g dưới dạng thuốc sắc. Uống hàng ngày cho tới khi bệnh hết. Theo các tác giả, dùng thuốc nắp ấm lâu dài không có phản ứng phụ nào.
CHÌA VÔI
Còn gọi là bạch liễm, đau xương, bạch phấn đằng
Tên khoa học Cissus modeccoides Planch
Thuộc họ Nho Vitaceae
A. Mô tả cây
Cây nhỏ leo, cao 2 - 4m, nhẵn khắp mọi phần. Cành gần hình trụ, đôi khi hơi đỏ, màu nhạt hay xanh nước biển, to bằng ống lông ngỗng. Thân cây có khía. Tua cuốn đơn, hình sợi chỉ. Lá đơn, 5 - 7 thùy chân vịt, hình tim ở gốc nhưng hẹp dần trên cuống, những cái trên gần nguyên, hình mũi mác; răng rất nhỏ, nom như những cái lông, hướng về ngọn, 5 - 7 gân gốc, tạo thành gân giữa của mỗi thùy; mỗi cái mang 8 - 10 đôi gân bên, tất cả hơi trắng ở mặt dưới; gân con không rõ rệt, thành mạng lưới nhỏ; cuống lá dày ở phía gốc; lá kèm thuôn, hình tim ở gốc, tù ở ngọn, thắt lại ở quãng giữa, rụng khá sớm.
Cụm hoa đối diện với các lá thành ngù, ngắn hơn các lá, có cuống; lá bắc thuôn; giống như lá kèm, rụng rất sớm; cuống hoa nhẵn; nụ hoa hình trứng. Đài hình chén, rất nhẵn, 4 cánh hoa màu hơi vàng, dài 2mm, 4 nhị; chỉ nhị bằng đầu nhụy; bao phấn tròn; trung đới không có bướu ở mặt trong. Đĩa dày, khía tai bèo, có 4 thùy ngăn cách nhau bởi những rãnh. Bầu nhẵn; noãn kết liễu bởi một phần phụ hình sợi chỉ thuộc về lỗ noãn, rất dài và cong queo. Quả nang tròn, 5 - 6mm, khi chín màu đen.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta, có gặp từ Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình vào Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh.
Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng. Cũng gặp ở bờ bụi, hàng rào. Chìa vôi cũng được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng.
Ra hoa tháng 4 - 8, có quả tháng 5 - 10.
C Công dụng và liều dùng
Nhân dân thường dùng ngọn non và lá nấu canh chua. Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau Nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt và chữa rắn cắn. Cũng dùng làm thuốc xổ và nhuận tràng. Ngày dùng 10 - 30g, sắc uống; có thể ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Để chữa mụn nhọt sưng tấy, vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối đắp ngoài. Để chữa rắn cắn, giã lá với muối, nhai nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với Chua me đất hoa vàng, Quế chi, Gừng, lá Trầu không, vôi, giã nát, thêm nước gạn uống, lấy bã đắp.
Ở Lạng Sơn, người ta dùng thân cây chìa vôi rửa sạch, sát trùng rồi dùng nong cổ tử cung sau đó cho uống thuốc kích thích sự co bóp tử cung để gây sẩy thai. Có kết quả nhưng có khi vẫn phải nạo lại, tuy vẫn nhanh hơn.
KHIÊN NGƯU
Tên khác Còn gọi là hắc sửu. bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ).
Tên khoa họcIpomoea hederaceaJacq(Pharbitis hederaceaChoisy).
Thuộc họ Bìm bìmConvolvulaceae.
Khiên ngưu tử(PharbitishaySe men Pharbitidis)là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa
khiên ngưu(Resina Pharbừidis).
Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
A. Mô tả cây
Khiên ngưu là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành im 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp, nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo loài, dài 5-8mm, rộng 3-5mm. 100 hạt chỉ nặng chừng 4,5g.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta, còn mọc ở Ấn Độ, Malaixya, Thái Lan...
Vào các tháng 7-10, quả chín, người ta hái về, đập lấy hạt phơi khô là được.
C.Thành phần hoá học
Trong khiên ngưu có chừng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy, ngoài ra còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit.
D. Công dụng và liều dùng
Tính chất theo đông y thì khiên ngưu vị cay, tính nóng hơi có độc, vào 3 kinh phế, thận, và đại tràng. Có tác dụng tả khí phân thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện là thuốc chữa tiện bĩ, và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu chữa cước thũng, sát trùng.
Trong thực tế, khiên ngưu dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật đôi khi có tác dụng ra giun.
Liều dùng mỗi ngày 2-3g tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa khiên ngưu chỉ dùng mỗi ngày O,20-O,40g, có thể dùng tới 0,60- 1 ,20g
hoặc l,50g.
Nhựa khiên ngưu chế như sau: Chiết suất bằng cồn, cô để thu hồi cồn, dùng nước rửa cặn còn lại cho hết phần tan trong nước, sấy khô.
Đơn thuốc có khiên ngưu
1 Đơn thuốc chữa phù thũng, nằm ngồi không được:
Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tuỳ theo bệnh tình có thể uống tới 40g.
2. Thuộc lợi hai tiểu tiện:
Bột kép khiên ngưu: Bột khiên ngưu 150g axit tactric 270g, gừng khô tán bột 30g, trộn đều. Ngày uống 3-3.5g bột này.
3. Viên khiênngưuchữa tinh thần phân liệt
Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
Chú thích:
Ngoài hạt khiên ngưu kể trên, người ta còn dùng hạt cây mao khiên ngưuIpomea purpurea(L). Lam.(Pharbztis hispidaChoisy) cùng họ. Lá cây
nguyên không xẻ. Có người dùng cả lá cây bìm bìm sắc uống cũng thấy có tác dụng lợi tiểu.

TẦM SÉT
Tầm sét, Khoai xiêm, Bìm bìm xẻ ngón, Bìm tay -Ipomoea digitataL., thuộc họ Khoai lang -Convolvulaceae.
Mô tả:Cây leo bằng thân quấn, cành hình trụ. Lá chia thành 5-7 thùy sâu, xòe ra như hình bàn tay, nhẵn, có cuống dài. Cụm hoa ở nách lá, hình chùy phân đôi, trông như ngù. Hoa màu hồng. Quả nang hình cầu, mở bằng 4 mảnh vỏ, chứa 4 hạt có lông màu hung vàng.
Mùa hoa quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng:Rễ củ, lá -Radix et Folium Ipomoeae Digitatae.
Nơi sống và thu hái:Loài liên nhiệt đới, mọc ở bờ bụi nhiều nơi khắp nước ta, nhất là ở độ cao 700-1000m. Vào mùa đông, đào rễ củ về, rửa sạch, thái mỏng, đồ lên rồi phơi hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng:Vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng giải độc, tán kết, trục thủy tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:Củ Tầm sét đã được dùng từ thế kỷ XIV. Theo Phú thuốc Nam của Tuệ Tĩnh và Nam dược thần hiệu, ông cha ta đã dùng củ Tầm sét đắp vết thương tên đạn và mụn nhọt. Thời Tây Sơn, người ta dùng củ Tầm sét giã ra chưng với đồng tiện để xoa bóp chữa tê thấp, đau xương.
Nhân dân dùng nó làm thuốc bổ và dùng như Cát căn, nên cũng gọi nó là Cát căn. Nay dân gian thường dùng làm thuốc lợi sữa, tẩy nhẹ, giảm đau, nhuận gan và chữa nhọt mủ. Liều dùng 8-18g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, không kể liều lượng.
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa thủy thũng trướng bụng, đái dắt, dùng ngoài trị viêm tuyến sữa, ung sang, sưng hạch. Không dùng cho phụ nữ có thai cơ thể yếu.
Cách dùng:Rễ củ Tầm sét cạo sạch vỏ, thái mỏng, giã nát, trộn với mật ong dùng ăn cho bổ, tăng lực. Nấu với đường ăn thường xuyên có tác dụng điều kinh và tránh béo bệu. Sắc uống hàng ngày lợi sữa, tẩy nhẹ và nhuận gan. Rễ giã tươi đắp hoặc làm cao dán chữa mụn nhọt.
CÂY XỘP
Còn có tên là xộp xộp, trâu cổ, vẩy ốc, bị lệ, bị lệ thực.
Tên khoa học Ficus pumila L.
Thuộc họ dâu tằm Moraceae.
A. Mô tả cây
Cây xộp là một loại cây leo trên đá, hoặc trên các cây cổ thụ lớn, có thể dài tới 5-10m. Đường kính thân có thể lên tới 1cm, vỏ thân xù xì có từng đốt dài ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ, có hai loại cành, những cành không mang hoa có lá nhỏ, dài 0.6-2.5cm, hình như vẩy ốc do đó còn có tên vẩy ốc. Cành mang hoa có lá to và dày, dài 2.5-10cm, rộng 1.5-4cm, mép nguyên, mặt lá ráp. Thân và lá non khi bẻ có nhựa mủ trắng. Hoa nhiều, đơn tính, đế hoa lõm. Quả thực ra là một loại quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín, ở giữa có một lỗ thủng con, quả dài độ 4cm, đường kính độ 3cm. Trong quả giả có nhiều hạt, hạt có màu lục, lúc chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng. Mùa quả tháng 8-9.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở các tỉnh ở Việt Nam, đồng bằng cũng như miền rừng núi. Cây xộp cho các vị thuốc sau.
1. Quả: Bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành Fructus Fici Pumilae là quả bổ dọc phơi khô. Có khi nhúng vào nước sôi một phút rồi mới phơi khô cho dễ bảo quản hơn.
2. Cành mang lá phơi khô, bị lệ lạch thạch đằng
Có khi người ta dùng cả lá và nhựa mủ
C.Thành phần hoá học
1. Trong vỏ quả có tới 13% chất Gôm. Thủy phân chất gôm này cho glucoza, frucoza và arabinoza.
2. Trong thân và lá có một ít ancaloit
D. Công dụng và liều dùng
Quả xộp là 1 vị thuốc nhân dân từ lâu đời. Các sách cổ thần nông bản thảo, bản thảo cương mục đều có ghi.
Theo tài liệu cổ và kinh nghiệm nhân dân, quả xộp là một vị thuốc bổ, chữa được Di tinh, liệt dương, Đau lưng, lị lâu ngày, thoát giang, tắc tia sữa.
Có thể làm mứt để ăn.
Liều dùng: Ngày uống 3-6g. có thể uống tới 20-30g dưới dạng sắc hoặc chế thành cao mà ăn.
Cành và lá chữa mụn nhọt, thông đại tiểu tiện, tiêu độc, lợi sữa.
Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu cao
Đơn thuốc có quả xộp
Thuốc bổ chữa đau xương đau người
1. Cao quả xộp: Quả xộp thái nhỏ nấu vơi nước, lọc bỏ bã, cô đặc thành cao. Ngày uống 5*10g chữa các chứng đau xương, đau người của người già, còn làm thuốc bổ, thuốc điều kinh, giúp sự tiêu hóa.
2. Rượu bổ chữa Di tinhliệt dương: Cành lá 100g, đậu đen 50g, ngâm vào 250ml rượu, trong 10 ngày lọc lấy rượu mà uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ, chữa Đau lưng,đau người Di tinh, liệt dương. Ngày uống 10-30ml.
CÀ GAI LEO
Tên khác: Còn gọi là cà quính, cà quánh, trap khả (Cămpuchia), Blou xít (Lào).
Tên khoa họcSolanum procumbensLour. (Solanum hainanenseHance)
Thuộc họ CàSolanaceae.
A. Mô tả cây
Cà gai leo thuộc họ gai leo nhỡ, thân dài 0.6-1m hay hơn, rất nhiều gai, cành xoè rộng, trên phủ lông hình sao. Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mép nguyên hay hơi lượn và khía thuỳ, hai mặt nhất là mặt dưới phủ lông nhạt, phiến dài 3-4cm, rộng 12-20mm, có gai cuống dài 4-5mm. Hoa tím nhạt, nhị vàng, gộp thành sim 2-5 hoa. Quả hình cầu khi chín có màu vàng, bóng nhẵn, đường kính 57mm. Hạt màu vàng hình thận, có mạng dài 4mj, rộng 2mm.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi tại các tỉnh phía Bắc tới Huế. Ở Lào và Cămpuchia cũng có.
Thường người ta đào rễ quanh năm, rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Toàn cây và nhiều nhất ở rễ có ancaloit. Trong rễ còn có tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon...
D. Công dụng và liều dùng
Rễ cây cà gai leo được nhân dân dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, sâu răng, chảy máu chân răng.
Có nơi nhân dân coi như có tác dụng chữa say rượu. Người ta cho rằng trong khi uống rượu thỉnh thoảng sát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say rượu. Nếu bị say uống nước sắc của rễ. Ngoài ra còn dùng chữa bệnh lậu. Mỗi ngày uống từ 16-20g rễ khô dưới dạng sắc.
Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai rễ nuốt nước, bã đắp lên vết rắn cắn.

Ý DĨ
Tên khác:
Vị thuốc Ý dĩ còn gọi Giải lễ (Bản Kinh), Dĩ thực, Dĩ mễ, Dĩ nhân, Mễ châu (Biệt Lục), Ý mễ nhân, Ý châu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thảo ngư mục, Ngọc mễ, Khởi mục, Châu tử nhan, Bồ lô Ốc viêm, Hữu ất mai, Ý thử, Cảm mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hồi hồi mễ, Tây phiên thuật, Thảo châu chi (Cứu Hoang Bản Thảo), Cống mễ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Tác dụng, chủ trị:
+ Chủ gân co rút cấp, không duỗi ra được, phong thấp tý, hạ khí, uống lâu làm cơ thể nhẹ nhang, ích khí (Bản Kinh).
+ Trừ tà khí bất nhân ở gân xương, lợi trường vị, tiêu thủy thủng, người thường nên ăn (Biệt Lục).
+ Năng trị nhiệt phong, gân mạch co rút cấp. Chủ phế nuy, phế khí, nôn ra mủ máu, ho, đờm nghịch lên, phá ngũ tạng kết độc (Dược Tính Luận).
Kiêng kỵ:
+ Có thai không dùng (Phẩm Hối Tinh Yếu).
+ Người táo bón, hơi thở ngắn, hàn nhập vào gân, Tỳ hư không có thấp: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Thận thủy bất túc,Tỳ âm bất túc, khí hư hạ hãm, có thai: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
- Tân dịch khô, táo bón, có thai: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 80g.
Lợi thấp:
Dùng sống. Kiện Tỳ: sao lên.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị cơ thể đau nhức do phong thấp, cứ đến quá trưa về chiều thì bệnh lại tăng hơn: Ma hoàng 120g, Hạnh nhân 30 hột, Cam thảo 40g, Ý dĩ 40g. sắc với 4 chén nước còn 1,5 chén, gạn lấy nước để riêng. Cho thêm 3 chén nước nữa sắc còn 1 chén. Hợp chung 2 chén thuốc lại sắc còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống (Ma Hoàng Hạnh Nhân Ý Dĩ Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị trường ung chưa vỡ mủ: Ý dĩ 40g, Phụ tử 8g, Bại tương 40g, sắc uống (Ý Dĩ Phụ Tử Bại Tương Tán – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị trường ung chưa vỡ mủ: Ý dĩ 40g, Bại tương 24g, Sinh địa 60g, Thược dược 48g, Đan sâm 48g, Mẫu đơn bì 24g, Cát cánh 40g, Mạch môn 40g, Cam thảo 24g, Phục linh 24g, Sinh khương 24g, sắc uống (Ý Dĩ Bại Tương Thang – Thiên Kim phương).
+ Trị tự nhiên họng sưng đau, làm như có nhọt sưng: ý dĩ nhai nuốt là khỏi (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị nóng nẩy, giận dữ, tiểu buốt: Ý dĩ mễ 20g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén. Thêm Cam thảo 16g hoặc Nho khô 40g, nấu sôi, bỏ bã, uống (Y Học Nhập Môn).
+ Trị ngực đau bên này chạy sang bên kia: Ý dĩ, Ngũ gia bì, Ngưu tất, Thạch hộc, Sinh địa, Cam thảo, sắc uống (Phổ Tế phương).
+ Trị phế nuy phát quyết: Ý dĩ nhân, Mộc qua, Thạch hộc, Tỳ giải, Hoàng bá, Sinh địa, Mạch môn. Tùy liều lượng mà phân ra quân thần tá sứ. Cân tất cả khoảng 120-160g, tán bột, uống với nước sôi hoặc nấu kỹ 3 lần, lấy khoảng 2,5 chén, chia làm 3 lần uống (Phổ Tế phương).
+ Trị lãnh khí: Ý dĩ, gĩa cho thật sạch, nấu như cơm ăn thường ngày (Phổ Tế phương).
+ Trị thủy thủng, suyễn: Úc lý nhân 80g, gĩa nát, lọc lấy nước cốt. Dùng nước đó nấu với Ý dĩ thành cơm, ăn ngày 2 lần (Độc Hành phương).
+ Trị phế nuy, ho khạc ra mủ, máu: Ý dĩ nhân 400g, gĩa cho vỡ ra, lấy nước nấu cạn 3 phân còn 1 phân, thêm ít rượu, uống. Uống nhiều mới có công hiệu (Mai Sư phương).
+ Trị phế nuy, thường khạc ra máu: Ý dĩ nhân 3 chén, gĩa nát, sắc với 5 chén nước còn 2 chén, thêm ít rượu ngon, chia làm 2 lần uống (Tế Sinh phương).
+ Trị phong thũng ở tỳ, miệng môi sưng phù: Chích thảo, Phòng kỷ, Xích tiểu đậu (sao),
Ý dĩ nhân (sao). Lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 16g, thêm gừng 3 lát, sắc uống ấm (Ý Dĩ Nhân Thang – Tế Sinh phương).
+ Trị đờm thấp, ho: Cam thảo 80g, Cát cánh 40g, Ý dĩ nhân 120g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn (Ý Dĩ Nhân Thang – Nho Môn Sự Thân).
+ Trị răng đau, răng sâu: Ý dĩ nhân, Cát cánh, nghiền nát thành bột nhuyễn, nhét vào chỗ răng đau (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị trường ung (ung nhọt ở ruột): Bại tương 2g, Phụ tử 0,8g, Ý dĩ nhân 4g. Tán bột. Dùng 4g, sắc nước uống hết 1 lần (Ý Dĩ Phụ Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị trẻ nhỏ can khí quá yếu, gân cơ mỏi yếu, tay chân không có sức: Đương quy, Khương hoạt, Phòng phong, Tần cửu, Toan táo nhân, Ý dĩ nhân. Lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 4-6g (Ý Dĩ Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
+ Trị lạc huyết (nôn ra máu...): Phổi heo (nấu chín), Ý dĩ nhân. Nấu ăn lúc đói (Ý Dĩ Nhân Tán – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
+ Trị trẻ nhỏ tay mềm: Đương quy 40g, Khương hoạt 40g, Phòng phong 40g, Toan táo 40g, Ý dĩ nhân 40g. Tán nhỏ, làm hoàn. Ngày uống 4g (Ý Dĩ Hoàn – Ấu Ấu Tu Tri).
+ Trị trẻ nhỏ đầu bị lở loét, các chứng ghẻ lở do thai bị nhiễm độc: Đại hoàng 15g, Thổ phục linh 60g, Ý dĩ nhân 30g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn lớn. Ngày uống 1 viên (Ý Dĩ Nhân Viên – Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển).
+ Trị phù thũng do kém dinh dưỡng: Ý dĩ 80g, tán bột, nấu với Gạo thành cháo ăn (Ý Dĩ Nhân Chúc - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thấp trệ, phù thũng, tiểu ít: Ý dĩ, Đông qua bì, Xích tiểu đậu đều 40g, nấu cháo ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thấp uất ở kinh mạch, người nóng đau, mồ hôi nhiều, tiểu không thông: Ý dĩ 20g, Trúc diệp 12g, Hoạt thạch 16g, Thông thảo 8g, Phục linh 12g, Liên kiều 12g, Bạch khấu nhân 4g, sắc uống (Ý Dĩ Trúc Diệp Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế ung, ho ra đờm mủ tanh hôi: Ý dĩ 80g, Lô căn 40g, Đông qua nhân 24g, Đào nhân 8g, sắc uống (Thiên Kim Vi Hành Thang).
+ Trị Tỳ hư, thấp trệ, tiêu chảy: Ý dĩ 40g, Xa tiền tử 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Coix lachryma jobi L. Họ Lúa (Poaceae).
Mô Tả:
Cây thảo, sống hàng năm, cao chừng 1 - 1,5m. Thân nhẵn bóng, có vạch dọc. Lá dài hẹp, đầu nhọn như lá mía, dài khoảng 10 –4 0cm, rộng 1,4 - 3cm, có gân song song nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc phía trên, hoa cái phía dưới, ba nhị. Quả đĩnh bao bọc bởi bẹ của 1 lá bắc.
Mọc hoang ở nơi ẩm mát, ven suối. Một số tỉnh đã trồng như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu.
Thu hái:
Hoảng tháng 8 – 10 khi quả gìa. Cắt cả cây, phơi khô, đập cho rụng hạt, bỏ vỏ cứng và màng ngoài, chỉ lấy nhân.
Phần dùng làm thuốc:
Nhân khô (Semen Ciocis). Loại hạt to, béo, mầu trắng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Hình cầu bầu dục hoặc cầu tròn, phía đáy tương đối rộng, hơi bằng, phía đỉnh tròn đầy, dài 0,5 – 0,65cm, rộng 0,3 – 0,5cm. Mặt ngoài mầu trắng hoặc trắng vàng, mặt sau có một đường rãnh dọc sâu, rộng lòng, rãnh sù sì, mầu nâu, phần cuống lõm vào, trong đó có một nốt nhỏ mầu nâu. Chất cứng, đập vỡ ra có mầu trắng, có bột. Không mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).
Bào chế:
Dùng sống hoặc sao với cám (cứ 50kg Ý dĩ dùng 5kg cám), sao cho hơi vàng, bỏ cám đi, để nguội dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Để nơi thoáng gió, khô ráo, dễ mọt.
Thành phần hóa học:
+ Coixol, Coixenolide, Vitamin B1, Leucine, Lysine, Arginine (Trung Dược Học).
+ Coixenolide, Đản bạch 13-14%, Chất béo 2-8%, Linoleic acid 25-28%, Palmitic acid 27-28%, Stearic acid, Cis-8-Octadecenoic (Loeman Kil và cộng sự, C A 1978, 89: 3147b).
+ a-Monoolein (Tokuda H và cộng sự, Planta Med, 1990, 56 (6): 653).
+ Cis-,Transferuloylstigmastenol, Cis-, Erans-Feruloylcampes tenol (Kondoa Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (8): 3147).
+ Coixan A, B, C (Takashi M và cộng sự, Planta Med 1986, 52 (1): 64).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Dầu trích từ Ý dĩ nhân với liều tương ứng có tác dụng lên hệ hô hấp. Liều thấp thuốc gây kích thích hô hấp, liều cao thuốc ức chế hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng làm gĩan phế quản (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên tế bào khối u: Có một số báo cáo cho rằng Ý dĩ nhân có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên cơ vân: Từ những năm 1920, thực nghiệm cho thấy dầu trích Ý dĩ chích cho ếch thấy có tác dụng làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tác dụng này liên hệ với cơ trơn nhưng không ảnh hưởng đến thần kinh. Chất Coixol có tác dụng thư gĩan đối với cơ trơn (Trung Dược Học).
Độc tính:
Liều gây độc của Ý dĩ đối với chuột nhắt là 5-10g/kg (chích dưới da) và ở thỏ là 1-1,5g/kg [chích tĩnh mạch] (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Tính bình (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn (Bản Thảo Kinh Tập Sơ).
Quy kinh:
. Vào kinh Phế, Đại trường, Tỳ, Vị, Can (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
. Vào kinh túc dương minh Vị, thủ thái âm Phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
. Vào kinh Tỳ, Thận, Phế (Bản Thảo Cương Mục).
Tham khảo:
+ Có thể nói rằng Ý dĩ là vị thuốc trị được cả can cước khí cà thấp cước khí rất thần hiệu, đã từng có kinh nghiệm (Thực Liệu Bản Thảo)
+ Ý dĩ tính của nó ích Vị, bổ Tỳ, kiện Tỳ, bổ Phế, thanh nhiệt, khu phong, thắng thấp. Nấu cơm hoặc xôi ăn trị được lãnh khí, nấu nước uống thì lợi thủy, trị được chứng niệu lậu (Bản Thảo Cương Mục).
+ Ý dĩ … ở trên thanh được nhiệt khí, ở dưới trị được tê thấp. Vì nó mầu trắng nên nó vào Phế, tính hàn nên tả được nhiệt, vị ngọt nên vào được Tỳ, vị đạm nên thấm được thấp, tuy nhiên, cũng cần phải biết tính nó đưa lên thì ít mà dẫn xuống nhiều hơn. Phàm những chứng hư hỏa bốc lên, thấy có chứng phế ung, phế nuy vì nhiệt hóa thấp; Thấy có chứng thủy thủng, cước khí, sán khí, tiêu chảy, hạ lỵ, tiểu nhiều, phong nhiệt, gân xương co rút thì phải dùng Ý dĩ, có ý làm cho nó lợi thủy đạo đi, để cho khí hóa điều hòa thì gân xương tự nhiên thư thái. Chứ Ý dĩ không giống như Bạch truật, vị đắng, tính ấm, không có tính mát, vì Bạch truật là vị thuốc cốt yếu để bổ Tỳ, nhưng Ý dĩ lại là vị thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, nếu dùng nó vào thang thuốc, thuốc hoàn thì tính chất và công dụng của nó hoàn toàn hòa hoãn. Cho nên khi muốn có hiệu quả thì phải dùng liều gấp đôi so với các vị thuốc khác. Nhưng cần nhớ rằng người tân dịch khô quá, táo bón, âm hàn mà chuyển gân, phụ nữ có thai thì không nên dùng vì tính nó chuyên đi xuống cũng như hay tiết tả, thông lợi (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Ý dĩ nhân sao lên có thể kiện Tỳ, hóa thấp; Dùng sống có thể bổ Tỳ, thấm thấp nhiệt, tiêu mủ và đờm hôi thối, đồng thời có thể thông thủy, tiêu thủng và chỉ tả (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ý dĩ nhân trừ thấp, hành thủy, tính rất hòa bình, người không bệnh nấu nó ăn cũng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:241.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh