A GIAO Tên Khác:
Vị thuốc A giao còn gọi A giao nhân, A tỉnh giao, A tỉnh lư bì giao, Bồ hoàng sao A giao (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),Bì giao, Bồn giao, Hiển minh bả, Ô giao, Phó tri giao, Phú bồn giao (Hòa Hán Dược Khảo), Cáp sao a giao, Châu a giao, Hắc lư bì giao, Sao a giao, Sao a giao châu, Thanh a giao, Thượng a giao, Trần a giao (Đông Dược học Thiết Yếu), Lư bì giao (Thiên Kim).
Tác Dụng, Chủ Trị:
+ Ích khí, an thai.Trị lưng, bụng đau, tay chân đau nhức, lao nhọc gây ra chứng giống như sốt rét, rong huyết, Mất ngủ(Bản Kinh).
+ Dưỡng Can khí. Trị bụng dưới đau, hư lao, gầy ốm, âm khí không đủ, chân đau không đứng được (Biệt Lục).
+ Làm mạnh gân xương, ích khí, chỉ lỵ (Dược Tính Luận).
+ Trị đại phong (Thiên Kim).
+ Tiêu tích.Trị các chứng phong độc, khớp xương đau nhức, giải độc rượu
(Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị các chứng phong, mũi chảy nước, nôn ra máu, tiêu ra máu, lỵ ra máu, băng trung, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Hòa huyết, tư âm, trừ phong, nhuận táo, lợi tiểu tiện, điều đại trường. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu ra máu, lỵ, phụ nữ bị các chứng về huyết gây ra đau, huyết khô, kinh nguyệt không đều, không có con, đới hạ, các chứng trước khi có thai và sau khi sinh, khớp xương đau nhức, phù thũng, hư lao, ho suyễn cấp, ho khạc ra máu, ung nhọt thủng độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Làm mạnh gân cơ, sáp tinh, cố Thận. Trị lưng đau do nội thương (Bản Thảo Cương Mục Thập Di).
+Tư âm, bổ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết (cầm máu), an thai (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Liều Dùng:
Ngày dùng 8 - 24g, uống với rượu hoặc cho vào thuốc hoàn, tán.
Kiêng Kỵ :
+Kỵ dùng chung với vị Đại hoàng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+Vị (bao tử) yếu, nôn mửa: không dùng. Tỳ Vị hư, ăn uống không tiêu không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vị hư, nôn mửa, có hàn đàm, lưu ẩm, không nên dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+Tiêu chảy không nên dùng (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Ngưòi tỳ vị hư yếu (tiêu chảy, ói mửa, tiêu hóa kém...) không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Rêu lưỡi béo bệu, ăn không tiêu, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
- Phương Thuốc Kinh Nghiệm:
* Về Huyết:
+ Trị Nôn ra máu không cầm: A giao (sao) 80g, Bồ hoàng 40g, Sinh địa 120g. Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia làm 2 lần uống (Thiên Kim Dực Phương).
+ Trị ho ra máu: A giao (sao) 12g, Mộc hương 4g, Gạo nếp 40g. Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 4g.
(Phổ Tế phương).
+ Trị có thai ra máu:
1- A giao sao vàng,tán nhỏ. Ngày uống 16g với nước cháo, trước bữa ăn (Thánh Huệ phương) .
2- A giao 120g, sao, sắc với 200ml rượu cho tan ra rồi uống (Mai sư phương).
+ Trị kinh nguyệt máu ra nhiều:
1- A giao sao vàng. Ngày uống 16g với rượu (Bí Uẩn Phương).
- A giao, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo, Xuyên khung, Ngải diệp. Các vị thuốc sau khi sắc xong, lọc bỏ bã rồi mới cho A giao vào, quấy đều uống (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị nôn ra máu: A giao (sao với Cáp phấn) 40g, thêm 2g Thần sa, tán bột. Uống chung với nước cốt Ngó sen và Mật ong (Nghiệm phương).
+ Trị nôn ra máu, Mũi chảy máu, Tai ra máu: A giao,sao chung với 20g Bồ hoàng. Ngày uống 2 lần mỗi lần dùng 8g pha với 200ml nước và 200ml nước cốt Sinh Địa, uống (Thánh Huệ phương).
* Về Hô Hấp:
+ Trị ho lâu ngày:
1- A giao (sao)40g, Nhân sâm 80g, Tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc Thông bạch (A Giao Ẩm - Thánh Tế Tổng Lục).
2- A giao (chưng cách thủy )12g, Mã đâu linh 8g, Ngưu bàng tử 8g, Hạnh nhân 12g, Nhu mễ 16g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Bổ Phế A Giao Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị suyễn (do phong tà nhập Phế): A giao (loại tốt), sao. Dùng Tử tô và Ô mai, sao, tán bột, sắc uống (Nhân Trai Trực Chỉ phương).
+ Trị trẻ nhỏ Phế bị hư, khí suyễn: A giao 40g (sao), Thử niêm tử (sao thơm) 10g, Mã đâu linh (sấy) 20g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao) 7 hột, Cam thảo (nướng) 10g, Gạo nếp (sao) 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc uống ấm (A Giao Tán - Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
* Về Thai-Sản .
+ Tri có thai mà bụng đau, hạ lỵ: Hoàng liên 120g, Thạch lựu bì 120g, Đương quy 120g, A giao (nướng) 80g, Ngải diệp 60g . Sắc uống (Kinh Hiệu Sản Bảo).
+ Trị thai động không yên: A giao 80g, Ngải diệp 80g, Thông bạch 20g, nước 800ml, sắc còn 200ml chia 2 lần uống ( Sản Bảo phương).
+ Trị hai động làm tiểu són, trong người bứt rứt: A giao 120g, sắc với 400ml nước còn 80ml, uống nóng (Thiên Kim).
* Về Tiêu Hóa.
+ Trị táo bón(nơi người lớn tuổi, hư yếu): A giao (sao) 8g, Thông bạch 12g, Sắc chung với rượu cho tan ra, thêm 8ml mật ong vào uống nóng (Trực Chỉ phương).
+ Trị khí ở trường vị bị hư: A giao 80g, Hoàng liên (sao) 120g, Phục linh 80g. Tán bột, làm viên, ngày uống 12 - 16g (Hòa Tễ Cục phương)
* Về Gân Cơ.
+ Trị gân cơ co quắp, tay chân run giật (do nhiệt làm tổn thương tân dịch): A giao 12g, Bạch thược (sống) 12g, Thạch quyết minh 12g, Câu đằng 12g, Sinh địa 16g, Phục thần 12g, Lạc thạch đằng 12g, Mẫu lệ (sống) 16g. Trừ A giao, các vị thuốc sắc, lọc bỏ bã, thêm A giao vào cho chảy ra, rồi cho Kê tử hoàng 1 trái vào, quấy đều, uống nóng (A Giao Kê Tử Hoàng Thang - Thông Tục Thương Hàn Luận).
+ Trị lao phổi, ho ra máu: dùng A giao tán bột mịn, mỗi lần uống 20-30g, ngày 2-3 lần với nước sôi ấm hoặc sắc nấu thành hồ uống. Trường hợp ho ra nhiều máu không cầm, cho tiêm Pituitrin 5-10 đơn vị hoặc các loại thuốc Tây cầm máu khác cho ho ra máu bớt đi rồi dùng A giao uống. Trường hợp ho ra máu ít và vừa, chỉ dùng A giao cầm máu. Có kết hợp thuốc chống lao. Trị 56 ca, kết quả tốt 37 ca, có kết quả 15 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ có kết quả 92,7% (Trương Tâm Như, A Giao Điều Trị 56 Ca Lao Phổi, Ho Ra Máu, Liêu Ninh Tạp Chí Trung Y 1987, 9: 39).
+ Trị xuất huyết tử cung cơ năng: A giao là vị thuốc thường dùng, thường kết hợp với bài Tứ Vật Thang, dùng bài Giao Ngải Tứ Vật Thang: A giao 20g (hòa tan), Ngải diệp 20g, Đương qui 16g, Thụcđịa 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 4g, sắc uống. Tùy chứng có thể gia giảm(Giao Ngải Tứ Vật Thang - Kim Qũy Yếu Lược).
+ Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, huyết hư tâm phiền, mạch Tế Sác: A giao 20g (hòa tan), Hoàng ìiên 8g, Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, sắc nước uống, gia thêm lòng đỏ trứng gà (Kê Tử Hoàng) 2 cái, khuấy đều, chia 2 lần, uống nóng trong ngày (Hoàng Liên A Giao Thang - Thương Hàn Luận).
+ Trị chứng âm hư co giật: thường gặp trong các bệnh di chứng não, di chứng màng não, động kinh thể âm huyết hư:: A giao, Bạch thược (sống), Thạch quyết minh, Câu đằng, Phục thần, mỗi thứ 12g, Sinh địa, Mẫu lệ (sống), Qui bản, mỗì thứ 16g. A giao, Kê tử hoàng (để riêng), các thuốc khác sắc lấy nước, bỏ bã, lúc nước đang sôi, cho A giao rồi cho Kê tử hoàng vào, khuấy đều uống lúc còn nóng (A Giao Kê Tử Hoàng Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị cẳng chân loét (mạn tính): Rửa vô trùng vùng loét, chiếu tia hồng ngoại 10-15 phút, cho A giao vào l chén đổ 70ml nước, sắc nhỏ lửa cho thành cao rồi phết cao vào miếng gạc độ 2-3g, tùy diện tích to nhỏ của vết loét, mỗi ngày đắp l lần, thường khoảng 20 lần là khỏi. Đã trị 24 ca đều khỏi (Duẫn Hồng Như và cộng sự, Dùng Tia Hồng Ngoại Kết Hợp A Giao Trị Loét Cẳng Chân 24 Ca, Tạp Chí Trung Tây Y Kết Hợp 1987, 4: 24).
+ Trị chứng bạch cầu giảm và thiếu máu nhược sắc: dùng cao lỏng A giao (A giao, Nhân sâm, Thục địa, Đảng sâm, Sơn tra...), có tác dụng tăng bạch cầu, bổ huyết và tăng miễn dịch. Đã trị bạch cầu giảm 179 ca, tỷ lệ kết quả 79,33%, thiếu máu nhược sắc 230 ca, tỷ lệ kết quả 6',8% (Lý Thượng Ngọc, Kết Quả Nghiên Cứu A Giao, Báo Công Nghiệp Sơn Đông, 1986, 3: 21).
+ Trị động thai: Thuốc có tác dụng an thai. Dùng A giao 12g, Trứng gà 2 quả, đường đỏ 30g. Trị 36 ca, khỏi 30 ca, tỷ lệ khỏi 83,3% (Vương Tâm Hảo, Tự Chế A Giao Kê Tử Hoàng Thang Trị Động Thai, Hoạt Thai, báo Trung Y Sơn Tây 1987, 2: 35).
Tìm hiểu sâu thêm về A giao:
Tên Khoa Học:
Colta Asini, Gelantinum Asini, Gelantina Nigra.
- Mô Tả: A giao là keo chế từ da con lừa (Equus Asinus L.). Thường A giao được làm dưới dạng miếng keo hình chữ nhật, dài 6cm, rộng 4cm, dầy 0,5cm, mầu nâu đen, bóng, nhẵn và cứng. Khi trời nóng thì mềm, dẻo, trời khô thì dòn, dễ vỡ, trời ẩm thì hơi mềm. Mỗi miếng nặng khoảng 20g. vết cắt nhẵn, mầu nâu đen hoặc đen, bóng, dính (Dược Tài Học).
Bào Chế:
a -Theo Trung Quốc.
* Chọn loại da gìa, dầy, lông đen. Vào mùa đông - xuân (khoảng tháng 2 -3 hàng năm, lấy da lừa ngâm vào nước 2-5 ngày cho mềm ra rồi cạo lông, cắt thành từng miếng mỏng (để nấu cho dễ tan) . Nấu 3 ngày 3 đêm, lấy nước cũ ra, thay nước mới, làm như vậy 5-6 lần để lấy hết chất keo của da lừa. Lọc qua rây bằng đồng có lỗ nhỏ rồi khuấy với nước lọc có ít phèn chua, chờ vài giờ sau cho các tạp chất lắng xuống, gạn lấy 1 lớp nước trong ở trên và cô đặc lại. Trước khi lấy ra chừng 2 giờ thì thêm đường và rượu vào (cứ 600g da lừa thêm 4 lít rượu và 9kg đường), nửa giờ trước khi lấy ra lại thêm dầu đậu nành cho đỡ dính (600kg thêm 1kg dầu). Đổ ra,để nguội, cắt thành phiến dài 10cm, rộng 4-4.5cm, dầy 0.8 - 1.6cm (Trung Dược Đại Từ Điển). *Sao Với Cáp Phấn: Lấy chừng 1kg bột Cáp phấn cho vào chảo rang cho nóng rồi bỏ các miếng A giao vào rang cho đến khi A giao nở dòn không còn chỗ cứng nữa thì dùng rây ray bỏ bột Cáp phấn đi (Trung Dược Đại Từ Điển).
*Sao Với Bồ Hoàng: Cho Bồ hoàng vào chảo, rang nóng rồi cho A giao xắt mỏng vào, rang cho đến khi A giao nở dòn thì bỏ Bồ hoàng đi (Trung Dược Đại Từ Điển).
*Ngâm với rượu hoặc nấu với nước cho tan ra (Đông Dược Học Thiết Yếu).
b- Theo Việt Nam:
Lấy khăn vải sạch lau cho hết bẩn, thái nhỏ bằng hạt bắp, cho vào chảo, sao với bột Cáp phấn hoặc Mẫu lệ (20%) cho phồng đều (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Thành Phần Hóa Học:
+Trong A giao chủ yếu là chất keo (Collagen). Khi thủy phân Collagen sẽ cho ra các Axit Amin bao gồm: Lysin 10%, Acginin 7%, Histidin 2%, Xystin 2%, Glycin 2%. Lượng Nitơ toàn phần là 16.43 - 16.54% , Can xi 0.079 - 0,118%, Sunfua 1,10 - 2,31%, độ tro 0,75 - 1,09% (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Glycine, Proline, Glutamic acid, Alanine, Arginine, Asparíc acid, Lysine, Phenylalanine, Serine, Histidine, Cysteine, Valine, Methionine, Isoleucine, Leucine, Tyrosine, Trytophan, Hydroxyproline, Threonine (Lưu Lương Sơ, Trung Thành Dược Nghiên Cứu 1983, (1): 36).
Tác Dụng Dược Lý:
1+Tác Dụng Tạo Máu: Rút máu của chó để gây thiếu máu rồi chia làm 2 lô, 1 lô dùng A giao, 1 lô không dùng A giao. Lô dùng A giao: dùng dung dịch A giao (30g/ 1 lít) rót vào bao tử chó. Sau đó xét nghiệm hồng cầu và các yếu tố khác của máu thấy A giao làm tăng nhanh lượng hồng cầu và các sắc tố của máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
2+Tác Dụng Đối Với Chứng Loạn Dưỡng Cơ Dần Dần: Cho chuột bạch ăn theo 1 chế độ đặc biệt để gây loạn dưỡng cơ dần dần: nhẹ thì què, nặng thì tê liệt không đi đứng được . Sau đó cho ăn dung dịch A giao thì sau hơn 100 ngày, đa số các con vật hết các triệu chứng tê liệt (Trung Dược Đại Từ Điển).
3-Tác Dụng Chống Choáng: Gây choáng đối với mèo rồi dùng dung dịch A giao 5% thêm muối (để gây đẳng trương và kiềm hóa), lọc, nấu sôi khoảng 30-40 phút, đợi nhiệt độ hạ xuống 38o thì tiêm từ từ vào tĩnh mạch thấy huyết áp trở lại bình thường và con vật được cứu sống (Trung Dược Đại Từ Điển).
4-Ảnh Hưởng Chuyển Hoá Đối Với Chất Canxi: Cho chó uống dung dịch A giao đồng thời cho ăn Canxi Carbonat, thấy lượng Can xi trong huyết thanh tăng cao. Cho uống dung dịch A giao khả năng đông máu không tăng nhưng nếu tiêm dung dịch 5% A giao đã tiệt trùng thì khả năng đông máu tăng (Trung Dược Đại Từ Điển).
5- Tác Dụng Chống Ngất: Tinh chất A giao chế thành dịch có tác dụng chống chảy máu, ngất. Tiêm 5-6% dung dịch A giao (8ml/kg) có tác dụng làm cho huyết áp thấp tăng lên (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
6-Tác dụngchuyển hóa tế bào Lympho: A giao có tác dụng chuyển hóa tế bào Lympho. A giao dùng chung với bài Phúc Phương Nhân Sâm Thanh Phế Thang có tác dụng nâng cao sự chuyển hóa tế bào Lympho nơi người bị mụn nhọt sưng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
+Tác dụng cầm máu: Có thể do tác dụng tăng Canxi máu, giữ được sự cân bằng eủa Canxi (Trung Dược văn Kiện Trích Yếu 1965, (304) nhưng chỉ với chảy máu nhẹ, không có tác dụng đối với chảy máu nặng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+A giao có tác dụng chuyển dạng Lympho bào đối với nguời khỏe (Trung Dược Học)
+Cho chó uống A giao làm cho Canxi huyết thanh tăng trên 10% nhưng thời gianmáu đôngkhông thay đổi. Nếu tiêm dung dịch 5% A giao đã tiệt trùng thì khả năng đông máu tăng (Trung Dược Học).
+A giao cũng có tác dụng nhuận trường (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
Tính Vị:
+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+Vị hơi ấm, không độc (Biệt Lục).
+Vị nhạt tính bình (Y Học Khải Nguyên) .
+ Vị ngọt, cay, tính bình (Thang Dịch Bản Thảo).
Quy Kinh:
+Vào kinh Thủ Thái dương Tam tiêu, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo).
+Vào kinh Thủ Thiếu âm Tâm, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm Can (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Can, Phế, Thận, Tâm (Bản Thảo Cầu Chân).
+Vào 3 kinh Can, Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham Khảo:
+“A Tỉnh, nay ở 30 dặm về phía Đông-Bắc huyện Dương Cốc, phủ Đoài Châu tỉnh Sơn Đông (huyện Đông A xưa) nơi đó là cấm địa của quan ở. Ly Đạo Nguyên trong ‘Thủy Kinh Chú ‘ ghi: “Huyện Đông A có cái giếng to như bánh xe ngựa, sâu hơn 20 mét, hàng năm lấy nước giếng đó nấu cao dâng cho triều đình. Nước trong giếng này bắt nguồn từ sông Tế chảy xuống, lấy nước này nấu cao. Khi quậy, nước (đang) trọc đục thì trong lại, vì vậy dùng vào việc thông quan cách, làm cho tiêu đờm, cầm nôn mửa. Vì nước sông Tế trong mà nặng, tính của nó hướng xuống, do đó chữa được ứ đọng, bẩn đục và đờm nghịch đi lên vậy “ (Bản Thảo Cương Mục).
+“Nay tại tỉnh Sơn Đông cũng làm được như vậy. Loại da xử dụng có loại gìa loại non, loại cao thì có loại thanh loại trọc. Khi nấu phải bỏ vào 1 miêng sừng hươu (Lộc giác) thì sẽ thành được keo, nếu không làm như vậy thì không được .Về cao có 3 loại:
+ Loại trong mà mỏng là loại các họa sĩ thường dùng .
+ Loại trong mà dầy gọi là Phúc Bồn Giao
2 loại này thường dùng làm thuốc.
+ Loại trọc đục mà đen thì không dùng làm thuốc nhưng có thể làm keo dán dụng cụ” (Thực liệu bản thảo).
+“...Ngày nay các nhà bào chế thuốc dùng Hoàng minh giao, đa số là da trâu, bò. A giao trong ‘Bản Kinh’ cũng là da trâu,bò. Dù là da lừa hoặc trâu bò đều có thể dùng được . Nhưng hiện nay cách chế da trâu bò không được tinh xảo nên chỉ dùng vào việc dán dụng cụ... không thể dùng vào việc làm thuốc được . Trần Tàng Khí nói rằng:” Các loại ‘giao’ đều có thể chữaphong,cầm tiết, bổ hư vì vậy cao da lừa chuyên chữavề phong là vậy”. Đây là điều cho thấy rằng A giao hơn các loại cao khác vậy - Chác Nhai nhận định: “Nghe nói cách chế keo ngày xưa là trước tiên lấy nước ở khe suối tên Lang ( Lang Khê) ngâm da sau đó lấy nước giếng A Tỉnh nấu thành cao. Lang Khê phát nguồn từ suối Hồng Phạm, tính nó thuộc Dương, còn nước giếng A Tỉnh thuộc Âm, ý là lấy Âm Dương phối hợp với nhau. Dùng lửa cây dâu tằm luyện thành cao, sau 4 ngày 4 đêm thì thành A giao. Lại nói rằng người dùng A giao kỵ nhất là rượu, nên cố gắng phòng tránh . Đây là điều người xưa chưa từng nói, vì vậy ghi lại để biết vậy - Vị A giao chủ yếu bổ huyết dịch, vì vậy nó có khả năng thanh phế, ích âm, chữa được các chứng bệnh. Trần -Tự-Minh cho rằng:” Bổ hư thì dùng Ngưu bì giao, trừ phong thì dùng Lư bì giao (keo da lừa)”. Thành-Vô-Kỷ lại cho rằng:”Phần âm bị bất túc thì bổ bằng thuốc có vị đậm đặc, vị ngọt của A giao để bổ âm huyết”. Dương Sĩ Doanh cho rằng: “Hễ trị chứng ho suyễn, bất luận Phế bị hư hoặc thực, nếu dùng phép hạ hoặc phép ôn đều phải dùng đến A giao để an và nhuận Phế. Tính của A giao bình hòa,là thuốc cần thiết cho kinh Phế. Trẻ nhỏ sau khi bị động kinh, cơ thể co rút, dùng A giao, tăng gấp đôi vị Nhân Sâm sắc uống là tốt nhất (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+“ Giếng A Tỉnh là con mắt của sông Tế Thủy. Sách Nội Kinh cho rằng Tế Thủy cũng như cái gan của trời đất cho nên phần nhiều có công dụng nhập vào tạng Can. Da con lừa mầu đen, mầu sắc hợp với hành Thủy ở phương Bắc, là giống vật hiền lành mà đi khỏe, cho nên nhập vào Thận cũng nhiều. Khi Thận thủy đầy đủ thì tự nhiên chế được hỏa, hỏa tắt thì không sinh ra phong, cho nên chứng Mộc vượng làm động phong, tâm hỏa thịnh, Phế kim suy, không gì là không thấy kiến hiệu. Lại nói: A giao thứ thật khó mà có được thì dùng Hoàng Minh Ngưu Giao, nhưng da trâu thường chế không đúng phép, mình tự chế lấy thì tốt. Khi nấu phải cho vào 1 miếng gạc hươu, nếu không thì không thành cao. Cao da trâu gọi là Ngưu Bì Giao hoặc Thủy Giao, có tác dụng nhuận táo, lợi đại tiểu trường, là thuốc chủ yếu để chữa đau, hoạt huyết của ngoại khoa, trị tất cả các chứng về huyết của nam và nữ. Mọi thứ cao đều bổ huyết, dưỡng hư, mà A giao lại là da lừa đen nấu thành với nước giếng A Tỉnh, tức là nước sông Tế Thủy ngâm vào, mầu sắc chính biếc, tính thì chạy xuống gấp, trong mà lại nặng, hoàn toàn âm tính, rất khác với nước ở các sông khác, do đó càng có khả năng để nhuận Phế, dưỡng Can và tư bổ Thận” (Dược Phẩm Vậng Yếu)
+ “ A giao là vị thuốc phải gia công chế biến . Dùng da lừa đen, lấy nước giếng Đông A ở tỉnh Sơn Đông nấu thành cao để chữa ho lao, là vị thuốc chủ yếu chỉ (cầm) huyết của các chứng về huyết. Dùng loại trong, sáng, dòn, không tanh hôi, không mềm nhũn là tốt. Khi dùng vị thuốc này phải làm cho chảy ra rồi hòa với thuốc khác mà uống, không nên sắc chung với các vị thuốc khác vì sắc nó khó tan ra nước cốt, hiệu quả điều trị không cao” (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ “A giao gặp được lửa rất tốt” (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+”A giao có Thự Dự (Hoài Sơn) làm sứ thì tốt ( Dược Tính Luận)
+” Thứ keo nấu bằng da lừa loại tốt được gọi là ‘Cống Giao’ (dùng để cống cho nhà vua) còn thứ nấu bằng da trâu, bò gọi là Minh Giao (Phương Bào Chế Đông Dược Việt Nam).
+A giao và Lộc giác giao là những vị thuốc đại bổ, rất có liên hệ với huyết. Cả 2 đều có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. Nhưng A giao vị ngọt, tính bình thiên về bổ huyết, chỉ huyết. Kiêm tư Phế, an thai, cầm huyết hư ra nhiều. Còn Lộc giác giao vị ngọt, mặn, tính ấm, thiên về ôn bổ Can,Thận, cố tinh. Phần hỏa suy nhiều phải dùng Lộc giác giao” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ Thục địa và A giao có tác dụng tư âm, bổ huyết nhưng Thục địa thiên về bổ Thận âm, trấn tinh tủy mà bổ huyết còn A giao thiên về nhuận Phế, dưỡng Can, bổ huyết mà tư âm, chỉ huyết. Hễ âm hư, bất túc thì hư hỏa bốc lên gây ra hư phiền, mất ngủ, thai động không yên, dễ bị xẩy thai. Dùng bài Tứ Vật Thang Gia Vị trị 19 trường hợp dọa xẩy thai đạt kết quả tốt. Bài thuốc dùng: A giao, Ngải diệp, Bạch thược, Đương quy, Cam thảo, Xuyên khung, Thục địa (tức là bài Tứ Vật Thang thêm A giao, Cam thảo, Ngải diệp). Tùy chứng gia giảm thêm (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
+ A giao có đầy đủ tác dụng dưỡng âm, bổ huyết và nhuận Phế, chỉ khái. Lại do chất keo
dính, béo, có thể ngưng cố huyết lạc cho nên tốt về chỉ huyết. Thường dùng trong các chứng thổ huyết, chảy máu cam, tiêu ra huyết, cũng như phụ nữ bị băng huyết, lậu huyết. A giao có thể nhuận Phế, chỉ khái lại trị ho ra máu, cho nên nó là thuốc chính để trị phế lao. A giao không những dùng cho nội thương mà còn dùng cho những trường hợp sau khi bị nhiệt bệnh như tâm phiền, mất ngủ do nhiệt làm tổn thương phần âm huyết, có thể dùng chung với thuốc thanh nhiệt. Trường hợp bệnh âm dịch hao tổn, huyết hư sinh phong thì có thể dùng chung với thuốc tức phong, trấn kinh, thanh nhiệt. Vị này dùng sống hoặc sao đều có công dụng chỉ huyết, bổ huyết. Chỉ có dùng sống thì công hiệu tư âm mới tốt, dùng sao thì công dụng chỉ huyết mới mạnh (Thực Dụng Trung Y Học). BÍ ĐỎ BÍ ĐỎ
Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu bí. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ; vỏ nâu, vỏ vân, vỏ sẫm màu ; thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng ; có loại nặng trên 100kg. Trong số đó có khá nhiều loài lai giống
A- Đọt bí.
Đọtbí ngô dùng làm rau ăn: xào, um (xào nước) hay nấu canh. Đọt bí có tính thanh nhiệt, nhuận tràng nhờ chất xơ kích thích nhu động ruột.
Món chay đọt bí đỏ nấu với cà chua. Đọt bí và cà chua đều thanh nhiệt, nhuận tràng. Đây là một kết hợp đồng vận vì cả hai đều có tính chống oxy-hoá ; tăng tính trị liệu cũng tăng khẩu vị. Khi trời nắng nóng nên ăn món này.
B- Hoa bí .
Hoa bí cũng thanh nhiệt nhuận tràng nhưng hơi chát nên có tính thu sáp nhẹ. Thu sáp nên cầm mồ hôi, cố tinh.
Nhuyễnthể (nghêu, sò, ốc, hến) có khả năng cường dương. Aên với hoa bí để cố tinh, chống hoạt tinh. Cuốn nhuyễn thể vào trong hoa bí rồi xào nấu sẽ có một món ăn ngon lại tăng khả năng tình dục nữa. Đó là món “ông khen ngon, bà khen hay”.
Hoa bí có beta-carotene, một chất tiền sinh tố A. Vào cơ thể, betâa-caroten sẽ chuyển hoá thành vitamin A với hiệu suất khoảng 25%. Hoa bí um cà chua là món ăn chay có tính thanh nhiệt. Lycopen trong cà chua giúp tăng hấp thụ caroten vào máu.
C- Quả bí non.
Đồng bào khẩn hoang thường trồng các cây ngắn ngày như ngô, khoai mì, bí đỏ…. Quả bí đỏ non dùng thay rau, luộc hoặc nấu canh ; nhưng ăn nhiều bị tiêu chảy. Đọt bí làm rau ăn an toàn hơn quả non.
D- Quả bí chín.
100g quả bí chín sinh 25-30 calori. Thành phần: 90% nước,8% glucid, 1% protein, 19mg photpho, 430mg kali, 23mg calci, 17mg manhê, 0,5mg sắt, 8mg vitamin C (15% nhu cầu hàng ngày), 22mcg folacin (11%), 1mg beta-caroten.
Quảbí đỏ được dùng làm nhiều món ăn ngon: luộc, xào, nấu canh:
Quảbí còn dùng để nấu chè, cháo và nhất là các món ăn chay
tácdụng của quả bí
1- Thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch. Vào nùa nóng nực nên ăn bí đỏ.
2-Quáng gà, khô mắt-
trong thị bí đỏ chứa nhiều vitamin A, nên có tác dụng chữa quáng gà, rất tốt. quáng gà là bệnh mắt khô, tầm chiều tói không nhìn rỗ được. ăn nhiều bí ngô sẽ khỏi, mà không gây tác dụng phụ như dùng vita minA đơn thuần
3- Giảm béo: Bí đỏ có khả năng sinh nhiệt thấp nên dùng vào thực đơn giảm thân trọng. Mập phì do cơ thể tích nhiều mỡ.
4- Phòng chống bệnh tim mạch.
Sự kết đọng chất béo làm thành mạch máu mất tính đàn hồi nên huyết áp tăng. Vết kết đọng này kéo theo sự oxyd-hoá lipoprotein và tạo xơ động mạch, thành mạch dày thêm và mạch máu giảm khẩu độ, sự tuần hoàn thêm trì trệ, dẫn tới thiểu năng động mạch vành. “Máu nhiễm mỡ” cũng tạo thuận lợi cho sự kết đọng tiểu cầu, sảnsinh ra máu cục ; máu cục làm tắc nghẽn mạch máu tim gây chết đột tử do nhồi máu cơ tim ; nó vào não gây tai biến mạch máu não. Rõ ràng việc ăn kiêng để tiêu hoa mỡ là biện pháp tiên khởi phòng chống các bệnh tim mạch.
Xơđộng mạch do lipoprotein LDL oxyd hoá. Beta-caroten trong bí đỏ có khả năng chống oxyd hoá nên hữu ích trong trường hợp này.
Chất xơ trong bí đỏ khoá hoạt tính cuả cholesterol và kéo theo phân. Chúng ta biết rằng chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hoá mới ngấm được vào máu. Cholesterol bị khoá hoạt tính nên cả cholesterol và chất béo đều không vào máu và bị bài xuất theo phân. Kết quả là cholesterol và chất béo đều giảm, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tim mạch..
5- Trị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có liên quan gì đến mỡ đâu mà cũng phải kiêng mỡ và giảm thân trọng ? Sự kết đọng chất béo và xơ động mạch ngăn chặn glucoz khuếch tán vào các mô. “Máu nhiễm mỡ” làm cho tuần hoàn trì trệ, tạo thuận lợi cho việc liên kết protein-glucoz ; dưới dạng liên kết đại phân tử, glucoz không thể thoát ra ngoài mạch. Đây là hai nguyên nhân khiến glucoz-huyết tăng ở những người mập phì bị bệnh tiểu đường loại II (không phụ thuộc insulin).(Ref…
Beta-caroten chống oxyd hoá lipoprotein LDL, ngăn chặn xơ động mạch nghĩa là giúp cho glucoz phân tán được ra khỏi mạch máu. Beta-caroten trong quả bí đỏ còn chống lão hoá, mà lão hoá là một trong những nguyên nhân cuả bệnh tiểu đường.
Bí đỏ lại có ít chất bột nên rấ thuận lợi cho thực đơn người bệnh tiểu đường.
6- Nhuận tràng.
Quả bí còn non nhận tràng mạnh hơn bí chín. Người mập phì thường táo bón. Aên bí đỏ vưà giảm cân vưà nhuận tràng.
d.7- Món ăn bí đỏ. Với tất cả các bệnh trên nên ăn món canh chay bí đỏ nấu với cà chua, nấm rơm hoặc nấm đông cô, thêm súp lơ hoặc bắp cải càng tốt.
E- Hạt bí.
100g hạt bí (phần ăn được) sinh 541 calori, có 25g protein, 46g chất béo, gamma tocophenrol, delta-phytosterol và một aminoacid riêng biệt là cucurbitin. Các delta 5-, delta 7-, delta 8-phytosterol (24-alkylsterols) bao gồm clerosterol, isofucosterol, sitosterol, sitgmasterol, isoavenasterol, spinaterol (theo Harbal medicines 1999).
1 Hạt dưa ngày tết. Chất béo sinh 76% năng lượng cuả hạt bí đỏ, chia ra 15% do acid béo bão hoà, 35% do acid béo nhiều nối đôi, 23% do acid béo một nối đôi. Với thành phần này, chất béo trong hạt bí ngô tương đối tốt, hơn hạt dưa nhưng không bằng hạt hướng dương. Trong dịp tết, hãy thay tập quán cắn hạt dưa bằng hạt bí đỏ, vưà tốt hơn, dễ cắn hơn và không có phẩm màu (tăng nguy cơ ung thư).
2- Trị giun sán.Y học dân gian đã dùng hạt bí để trị giun sán. Mỗi lần dùng khoảng 50g hạt bí rang (kể cả vỏ). Bỏ vỏ, ăn hạt vào sáng sớm. Không nhịn ăn cũng được nhưng nhịn ăn vẫn tốt hơn. Một giờ sau uống thuốc xổ thì tốt hơn. Nên dùng vài ba lần cho hết hẳn trứng ký sinh trùng.
Dịch chiết cồn hạt bí đỏ diệt được sán xơ mít Toenia saginata vàø Toenia solium ; nó chỉ tác dụng vào trứng và đốt sán nhưng chưa đủ hiệu lực làm tê liệt đầu sán, hãy kềt hợp với binh lang (hạt cau) thì kết quả hoàn chỉnh, 95%. Để diệt sán xơ mít, uống 90-120g hạt bí rang (đã bỏ vỏ), kết hợp với hạt cau. Thuốc hiệu lực trong vòng 40-60 phút.
Dịch chiết nước trị được giun đuã và giun kim. Người ta đã phát hiệntrong hạt bí đỏ chất cucurbitine, hiện đã tổng hợp được. Cucurbitin có thể trừ được giun đũa và gium kim với nồng độ ¼.000 (Fang SD, Acta Chim Sin 1962.) Vấn đề chưa sáng tỏ là hoạt chất trị sán xơ mít là cucurbitine hay chất khác.
Chen Z đã bá cáo rằng hạt bí đỏ có khả năng diệt Schistosomia,cả ấu trùng lẫn trưởng thành. (Acta Pharm Sin 1980).
3- Hạt bí có khả năng ức chế kháng thể IgE trong một vài trường hợp dị ứng. Nó cũng có tác dụng với kháng thể anti-DNA (Kapadia GJ. Cancer letter 1996).Tính chất này mới thấy trong phòng thí nghiệm nhưng chưa thử nghiệm lâm sàng.
.4- Bệnh tiết niệu.
- Y học cổ truyền dùng hạt bí đỏ trị các bệnh đường tiết niệu.
- Có khá nhiều bệnh tiết niệu, không xác định bệnh gì nên có nguy cơ dùng thuốc không đúng bệnh. Y học cổ truyền thiếu chính xác.
- Phê bình như vậy cũng đúng thôi nhưng mà…
- Dùng thuốc trị bệnh cần phải chính xác. Khi nói một thuốc trị bệnh tiết niệu, cần nói rõ bệnh ở cơ quan nào: quả thận, ống tiểu, bàng quang hay ống thoát tiểu ; loại bệnh gì: nhiễm trùng, viêm, tổn thương…Thuốc đó tác dụng vào mô nào: thần kinh, cơ trơn,biểu mô…chính xác hơn là với thụ thể nào…Đã qua rồi thời kỳ nhắm mắt dùng thuốc.
- Ghê quá, chọc đúng chỗ ngưá nên phát biểu hùng hồn cứ như…máy cassette. Nhưng mà…
- Không nhưng mà gì hết…trị bệnh cho người mà !
- Với cái nhìn chính xác cuả khoa học hiện đại, phê bình thế là đúng thôi.
- Có thế chứ !
- Y học cổ truyền có từ hàng ngàn năm trước. Muốn phê bình ngành học này, chúng ta phải là đặt mình vào bối cảnh lịch sử hồi đó, vào thời mà khoa học còn là con số không. Y học cổ truyền trước tiên dưạ vào kinh nghiệm sử dụng. Các danh y đã rút tiả kinh nghiệm để hoàn thành các “Bản thảo”. Dùng thuốc là bước sau cuả chẩn đoán bằng tứ chẩn: vọng (nhìn), văn (nghe) vấn (hỏi), thiết (xem mạch). Tuy không có ống nghe và siêu âm nhưng xem mạch ở ba bộ “thốn, quan, xích” ở cả hai tay (6 điểm) nên có thể biết rành rẽ bệnh tình, theo đó mà đưa ra bài thuốc ; người xưa ít khi dùng độc vị mà thường kết hợp nhiều vị với đủ khung “quân, thần, ta,ù sứ”. Các danh y như Hải thượng lãn ông, Tuệ tĩnh là những người tiên phong. Tiếc rằng hậu thế không học được hết tài nghệ cuả người xưa, kèm thêm tài liệu thất lạc, học truyền khẩu nên không tận dụng được tinh hoa và mai một dần. Vì thế việc làm cuả thế hệ chúng ta là dùng phương tiện hiện đại để kiểm chứng, phát huy cái hay, uốn nắn những sai lệch thiếu sót. Và hạt bí đỏ là một ví dụ. · Lời dạy lưu truyền là hạt bí trị bệnh tiết niệu. Kiểm chứng khoa học không thấy khả năng kháng khuẩn và thông tiểu nhưng nó lại kích ứng bàng quang, gây co thắt.
· Người xưa dùng hạt bí đỏ trong chứng phì đại tuyến tiền liệt.(Nahrstedt A. Pflanzliche Urologica 1993) Theo hiểu biết ngày nay là không đúng. Tuyến tiền liệt phì đại chèn ép làm nghẹt ống thoát tiểu ; điều cần làm là thông tiểu và làm roãi cơ vòng để mở khẩu độ ống thoát tiểu. Đúng ra là dùng thuốc chẹn alpha-adrenergic chuyên biệt tiết niệu là moxisylite (Uro-alpha)– Người xưa không dùng độc vị mà kết hợp với vài vị nữa. Biết đâu thuốc kết hợp khác có tác dụng chẹn alpha-adrenergic hoặc roãi cơ vòng ; còn hạt bí co thắt bọng đái ; nghĩa là tấn công nhiều mặt. Đây chính là việc cần làm, tìm bài thuốc và giải phương các bài thuốc này. Tại Aâu châu, các nhà Y học Đức đã đi tiên phong trong lãnh vực này, họ nghiên cứu nghiêm chỉnh, khách quan, trung thực và không thành kiến. Hiện nay Nhật, Singapore, Trung quốc đang tập trung khảo sát dược liệu .
.5- Ung thư
Chúng ta biết rằng tiền liệt tuyến (có nhiệm vụ sinh tinh dịch) bao quanh ống thoát tiểu từ bàng quang ra dương vật. Tiền liệt tuyến phì đại (thường gặp ở đàn ông lớn tuổi) có biểu hiện bí tiểu, muốn tiểu mà tiểu không được, mỗi lần chỉ đái được một ít, vừa tiểu xong lại buồn tiểu nữa, gần như thường xuyên gác cửa cầu tiêu. Luôn luôn tức bụng, bọng đái đầy nước tiểu nhưng không thoát ra được, đúng là “tức vỡ bọng đái”. Hạt bí đỏ kích ứng bàng quang nghĩa là tăng áp lực ở bàng quang, nhưng lống thoát bị nghẹt nên càng tức bụng hơn.
Nguyên nhân gây tiền liệt tuyến phì đại hoặc ung thư là do testosteron và dẫn chất. Hạt bí đỏ có các phytosterol . Testosteron và phytosterol cùng có nhân sterol. Các thụ thể cuả testosteron nhận diện nhầm và nhận phytosteron. Chúng ta ví dụ thụ thể như ổ khoá, còn testosteron là chìa khoá ; chúng chỉ phát huy khả năng nếu khoá tra vào chìa. Với cấu trúc gần giống testosterol, phytosterol được coi như chiả khoá giả, nó cũng tra được vào ổ khoá nhưng tác dụng rất yếu. Đó là cơ chế ngăn chặn ung thư cuả phytosterol. Miersch WDE. Benigne prostatahyperplasie. DAZ 1993)
Bệnh ung thư ở phụ nữ. Các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung thường liên quan đến estrogen. Các thực phẩm có phytosterol như đậu nàh, hạt bí đỏ phần nào có ích trong việc ngăn chặn các loại ung thư này. Xin nhấn mạnh rằng, những thực phẩm này không thay thế được thuốc trị bệnh, chúng chỉ là thực phẩm hỗ trợ, tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn chặn mà thôi.
Điều khuyến cáo thực tiễn là hãy tăang sử dụng sản phẩm từ đậu nành, ăn thêm hạt bí đỏ thay vì hạt dưa nhưng không ăn nhiều.
F- Loài gần giống:
Bí đỏ mì sợ = Spaghetti squash
Bề ngoài có hình dáng và màu sắc giống dưa bở. 100g Bí này chỉ sinh 33 calori. Nó có rất ít chất bổ dưỡng. Sau khi luộc và bóc vỏ, đánh tơi lên sẽ xuất hiện những mớ rối trông như mì sợi, do đó có tên Bí đỏ mì sợi. Bí này có tính nhuận trường, dùng làm thực phẩm gìam thân trọng. NHỆN Nhện - vị thuốc chưa đái dầm, viêm cổ họng, mồ hôi trộm" Còn gọi là trứng nhện, bích tiền, bích tâm trùng, bích ỷ hoa.
Tên khoa họcGossamer Urocteae.
Người ta dùng trứng hay toàn con nhện ôm trứng -Urocteae compactilisKoch, thuộc họ nhệnUrocteidae.
Quanh năm có thể bắt loại nhện này, thường thấy ở trên vách, ôm bọc trứng màu trắng hình đồng tiền.
Công dụng và liều dùng
Chỉ thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Thường dùng ngoài, nhưng có khi dùng uống.
Theo đông y, trứng nhện hay con nhện tính mát, không độc, thường dùng chữa chảy máu không ngừng, mụn nhọt, viêm cổ họng, đái dầm, mồ hôi trộm.
Dùng ngoài, người ta bắt con nhện còn sống ngắt bỏ chân, án lên mụn nhọt chưa vỡ mủ như đinh râu rất chóng khỏi.
Dùng trứng nhện hay con nhện sao vàng hay nướng vàng tán bột mà dùng. Có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác như ngà hay răng voi, ngưu hoàng, thanh đại, băng phiến. Ngày dùng 1 đến 2 con hay 1-2 bọc trứng nhện. Cần chú ý nghiên cứu. BẠCH BIỂN ĐẬU Tên khác: Bạch biển đậu
Vị thuốc Bạch biển đậu còn gọi Duyên ly đậu, Nga mi đậu (Bản Thảo Cương Mục), Dang song, Bạch biển đậu, Bạch nga mi đậu, Sương mi đồng khí (Hòa Hán Dược Khảo), Nam biển đậu (Trấn Nam Bản Thảo), Bạch mai đậu, Sao biển đậu, Biển đậu y, Biển đậu hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu), Trà đậu (Giang Tô Thực Vật Chí), Thụ đậu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương), Bạch biển đậu tử (Yếu Dược Phân Tễ), Đậu ván trắng, Biển đậu, Bạch đậu, Đậu bàn trắng, Đậu ván (Việt Nam), Thúa pản khao (Tày nùng), Tập Bẩy Pẹ (Dao).
Tác dụng & Chủ trị: Bạch biển đậu
+ Bổ ngũ tạng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Chủ hành phong khí, phụ nữ bị đới hạ, trị trúng độc các loại thảo dược (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Chỉ tiết lỵ, tiêu thử, noãn Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt, chỉ tiêu khát (Bản Thảo Cương Mục).
+ An thai (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
+ Hòa trung hạ khí, bổ tỳ, chỉ khát, lỵ, hóa thấp. Trị bạch đới, bạch trọc, thổ tả, giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kiện Tỳ, hóa thấp, hòa trung, tiêu thử. Trị Tỳ Vị hư nhược, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, bạch đới, thổ tả do thử thấp, bụng ngực đầy trướng, Bạch biển đậu sao có tác dụng kiện Tỳ, hóa thấp. Dùng trị Tỳ Vị hư yếu, bạch đới (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Hòa trung, hóa thấp, thanh thử, giải độc. Trị tiêu chảy, đới hạ, bạch trọc, thổ tả do cảm thử nhiệt.(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Quả non: là nguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ.
+ Quả gìa cho hạt làm thuốc.
+ Bạch biển đậu có tác dụng hạ sốt, kiện Vị, giải co thắt, kích thích sinh dục
(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Liều dùng:
Dùng từ 8 - 12g.
Kiêng kỵ:
+ Đang bị chứng thương hàn, hoặc có ngoại tà cấm dùng (Trung Dược Học).
+ Trường vị có trệ, không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị lở ngứa: Biển đậu gĩa nát, đắp vào chổ vảy rụng (Trữu Hậu Phương).
+ Trị thổ tả: Bạch biển đậu, Hương nhu mỗi thứ 40g, sắc với 6 chén nước còn lại 2 chén chia ra uống (Thiên Kim Phương).
+Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp:
. Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 12g. Sắc uống (Hương Nhu Tán - Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).
. Bạch biển đậu (sao) 30g, Chích thảo 16g, Hậu phác (sao gừng) 30g, Hương nhu 60g, Phục thần 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 6g, sắc uống (Hương Nhu Thang - Hòa Tễ Cục Phương).
+ Trị tiêu chảy do Tỳ hư: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mỗi thứ 1280g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g, Bạch biển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, uống với nước sắc Đại táo (Sâm Linh Bạch Truật Tán – Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị thổ tả vọp bẻ: Bạch biển đậu, tán bột uống với giấm (Phổ Tế phương).
+ Trị tiểu đường, khát nước: Bạch biển đậu, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngô đồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi lần uống 20-30 viên với nước sắc Thiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cữ thức ăn nóng, chiên xào, rượu, đàn bà. Sau đó dùng tiếp thuốc tư bổ thận (Nhân Tôn Đường phương).
+ Trị xích bạch đới: Bạch biển đậu sao tán bột, mỗi lần uống 8g, với nước cơm (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị thai bị trệ vì uống lầm thuốc làm bụng đau:Bạch biển đậu sống, bỏ vỏ, tán bột, mỗi lần uống 1 thìa với nước cơm, có thể sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín: Biển đậu sống tán, trộn lấy nước uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị sinh non (bán sản): Bạch biển đậu 20g, Bạch mao căn 30g, Bạch truật 8g, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 20g, Tỳ bà diệp (bỏ lông) 8g. Tán bột, uống mỗi lần 8g (Bạch Biển Đậu Tán - Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương).
+ Trúng độc các loại thịt chim: Biển đậu nghiền nhỏ uống với nước lạnh (Sự Lâm Quảng Ký phương).
+ Trị nôn mửa, lỵ, do thương thử: Bạch biển đậu 16g, Hoắc hương 8g. sắc uống, hoặc chỉ dùng 30 hạt Bạch biển đậu gĩa lấy nước uống cũng được (Biển Đậu Tán - Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu gây bụng đau, tiêu chảy: Bạch biển đậu 30 hạt gĩa nát lấy nước uống (Kinh Nghiệm Phương).
+ Giải các loại độc dược: Bạch biển đậu, tán bôt, ngày uống 2 lần mỗi lần 12g. (Bạch Biển Đậu Tán – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
+ Trị máu thiếu, da vàng: Bạch biển đậu 12g, Bố chính sâm 12g, Hạt keo dậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6g, Ô tặc cốt 6g, Ý dĩ 6g. Sắc uống (Bạch Biển Đậu Thang - Y Phương Ca Quát).
+ Trị cảm sốt, nôn mửa, ăn uống không tiêu: Bạch biển đậu (sao) 20g, Hương nhu 16g, Hậu phác 12g, sắc uống (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp: Bạch biển đậu 4g, Hoắc hương, Thương truật mỗi thứ 8g, sắc uống, trị trường vị viêm cấp tính mùa hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị vào mùa Hè, bị thương thử, phiền táo, khát, nôn mửa, tiêu chảy: Bạch biển đậu (sao) 120g, Hương nhu (lá) 60g. Tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị tiêu chảy do Tỳ Vị hư yếu: Bạch biển đậu (sao) 50g, Sơn dược 60g, Mạch nha (sao sơ) 30g, Sơn tra (hắc) 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 16g (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
+ Trị bạch đới ra nhiều mà mầu xanh: Bạch biển đậu (sao) 16g, Sơn dược 18g, Tiền nhân 12g, Ô tặc cốt 6g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
+ Trị thủy thũng do Tỳ hư: Bạch biển đậu (sao vàng) 160g, Tán bột, mỗi lần dùng 12g, ngày 3 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
+ Trị lỵ trực khuẩn: Bạch biển đậu (hoa), dùng tươi, 10g, Địa miên thảo (tươi) 30g, sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương phương).
Hiểu thêm về Bạch biển đậu
Tên khoa học:
Dolichos Lablab Lin. (Lablab vuglgaris Savi L... Dolichos albus Lour.). Họ Fabaceae (Họ Đậu).
Mô tả: Bạch biển đậu
Dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn, ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3, cuống lá kép có rãnh, dài 5-7cm, lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ. Cụm hoa hình chùm, mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặc đầu cành, trên cuống dài 15-25cm, gồm nhiều hoa mầu trắng, thơm.Hoa khá to, thơm, màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách, mỗi mấu có 3 hoa. Quả đậu ngắn, rất dẹt dài 6cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi nhọn, cong, mầu lục nhạt, một mép sần sùi. Hạt 4-5 nằm ngang, trắng, vàng, nâu hay đen tùy thứ, dài 8mm, rộng 5-6mm, có mồng ở mép.
Mùa hoa vào tháng 4-5, mùa quả: tháng 9-10. Phân bố được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé.
Thu hái:
Hái hàng năm sau tiết bạch lộ, Quả thường chín vào tháng 9-10 và kéo dài đến mùa đông.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt (Semen Dolichoris) và hoa. Thường dùng thứ nào trắng chắc, không mọt và tốt. Thứ hạt đen hoặc tím không dùng.
Mô tả dược liệu:
Bạch biển đậu hạt hình trứng tròn, hai bên trái phải hơi dẹt. Dài khoảng 3,5-4 phân, rộng khoảng 3,5 phân, dày khoảng 2 phân, vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có cạnh tù màu trắng nổi lên đó là mầm rốn hình lưỡi liềm dài khoảng 3-4 phân. Bóc đi bỏ hạt có nhân hạt màu vàng sữa, vị nhạt, khi nhai có mùi vị đặc biệt của loài đậu.
Bào Chế:
+ Theo Trung Dược Đại Tự Điển: Lấy hạt Biển đậu có vỏ cứng , để nguyên cả vỏ, sao chín, dùng. Có khi tẩm vào nước sôi cho tróc vỏ, bỏ hết vỏ, dùng.
+ Theo Việt Nam:
- Thường dùng thứ hạt nguyên, có sống, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập.
- Dùng chín: Rửa, để ráo nước rồi sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành Phần Hóa Học:
+ Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Glucose, Stachyose Maltose, Raffinose (Ayako Matushita, C A 1968, 68: 66373j).
+ Trong Bạch biển đậu có Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium, Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase (Trung Dược Học).
+ Trong Bạch biển đậu có Tinh dầu 0,62%, Palmitic acid 8,33%, Linoleic acid 57,95%, Elaidc acid 15,05%, Behenic acid 10,40%, Oleic acid 5,65%,Stearic acid 11,26%, Arachidic acid 0,58% (Kasmiri M và cộng sự C A, 1990, 112: 234162n), Trigonelline (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 114: 139760p), Methionine, Leucine, Threonine (Laurena Antonio C và cộng sự, C A, 1991, 115, 70130j), Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Gucose, Stachyose, Maltose, Raffinose (Ayako Matsushita, C A, 1968, 68: 66373j), L-2- Pipecolic acid (Jaffe Werner G. C A 1969, 70: 103213w), Phytoagglutinin (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 115: 78713x). + Hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin (Dược Liệu Việt Nam).
+ Hạt chưa chín của Đậu váng trắng chứa một số hợp chất điều tiết sinh trưởng là Dolicholid, Dolichosteron, Homodolicholid, Homodolichosteron Brassinolid, Castasteron, 6-Deoxycastasteron,] 6- Deoxy Dolichosteron (Dược Liệu Việt Nam).
Hạt còn chứa một hỗn hợp Polysacharid bao gồm chủ yếu Galactosyl - Arabinose và Galactose (Dược Liệu Việt Nam).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Kháng Vi Sinh Vật: 100% dịch chiết Bạch biển đậu có tác dụng ức chế khuẩn lỵ. Dùng dịch chiết chích cho chuột nhắt trắng cho thấy chất SK (Đa lựu) có tác dụng kháng lỵ độc (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
+ Giải Độc: Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ăn mà sinh ra nôn mửa, dạ dày viêm cấp và ruột viêm cấp tính. Giải độc rượu, trúng độc cá Nóc [Hà Đồn] (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
Tính vị:
- Vị ngọt, tính hơi ấm (Biệt Lục).
- Tính hơi hàn (Thực Liệu Bản Thảo).
- Tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Vị ngọt, tính hơi ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
- Vị ngọt, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
. Vào thái âm, phần khí (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh rúc Thái âm Tỳ, túc Dương minh Vị, phần khí (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Tỳ và Vị ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Tham khảo:
- Đậu ván thuộc dương, nó vào 3 kinh Tỳ, Vị và Phế, có vị ngọt tính bình nhưng không đến nỗi ngọt quá, khí thanh hương nhưng không đến nỗi làm bại thanh khí. Tính ôn hòa mà sắc hơi vàng, nó rất hợp với Tùng kinh (Giả Cửu Như).
- Đậu ván vị ngọt hợp với Tỳ nên có chất bổ Tỳ, Tỳ có tính thích khí thơm, đậu ván có khí thơm làm cho Tỳ khí được thư thái. Tỳ không ưa chất ướt, đậu ván khí ấm làm cho Tỳ khô táo, bởi thế mà lưu thông đường thủy đạo nên chữa tả, chữa khát là vì thế, nếu dùng nhiều sẽ nê trệ, đầy hơi (Bách Hợp).
- Bàn về Bạch biển đậu an thai, chủng tử, Trần Sĩ Đạc viết: Hoặc nói là Bạch biển đậu là thuốc cố thai, người xưa lại dùng để an thai là tại sao? Thai động không yên là do khí không yên, Bạch biển đậu thiên về hòa trung vì vậy dùng nó đẻ hòa thai khí, thai điều hòa thì yên, tức là nói đến công năng an thai vậy (Bản Thảo Tân Biên).
- Hạt sao vàng bổ tỳ; Hoa giải nhiệt trị cảm mạo mùa hè, kiết lỵ, bụng đói, giải độc rượu; Vỏ quả trị sôi bụng, nôn mửa cuối hè (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
1) Ngoài cho hạt ra, Bạch biển đậu còn cho lá gọi là Bạch biển đậu diệp dùng để trị thổ tả, đâm nát rịt vào chỗ rắn cắn. Cho dây gọi là Bạch biển đậu đằng. Dùng chung với Lô thác (Cây cỏ lau), Nhân sâm, Trần thương mễ, các vị bằng nhau, sắc uống, trị dịch tả. Cho hoa gọi là Bạch biển đậu hoa, đặc biệt hoa nào sắc trắng thì sau cho hạt cũng trắng gọi là Bạch biển đậu thì có tính hơi ấm, còn hoa màu tía thì vỏ nó xanh mà hạt đen gọi là Thước đậu có tính hơi lạnh có tác dụng chữa xích bạch đới của phụ nữ, lấy hoa sấy khô tán bột dùng với nước cơm. Có khi người ta dùng hoa sắc uống với lá Hoắc hương (tươi) trị tiêu chảy, tức ngực, lợm mửa do trúng thử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
2) Từ hạt Bạch biển đậu có thể chế ra các vị thuốc sau: Biển đậu y (Testa Dolichoris) là vỏ hạt của hạt đậu ván, Biển đậu nhân là nhân của hạt đậu ván chế bằng cách ngâm đậu ván vào nước cho vỏ nứt và phồng lên, đãi lấy nhân phơi riêng, vỏ phơi riêng. Đậu ván sao vàng đen gọi là Bạch biển đậu sao, thường dùng nấu nước trộn đường uống để giải khát” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
3) Bạch biển đậu khí hơi thấp không độc, mùi khi sống hơi tanh nhưng sao vàng thì thơm, có tính ấm bình, dùng nó rất bổ, là một vị thuốc trung hòa, đó cũng là một thứ ngũ cốc nuôi tỳ khí. Nó vào ngay khí phận của Thái âm, thông lợi được Tam tiêu, điều hòa được các khí bên trong, và trừ khử được trọc khí, nên nó đặc trị với những chứng bệnh ở trung cung (Tỳ Vị) chữa được những chứng trúng nắng, trừ được mọi chứng thấp, giải các thứ độc, hoắc loạn thổ tả, nôn mửa, đó là những căn bệnh mà nó có sở trường chữa được. Đậu ván còn làm cho tiêu được nhiệt độc của nắng vì tính nó làm hòa được tỳ vị, bổ ngũ tạng, chữa phụ nữ bị thứ trắng, đó chính là tác dụng trừ thấp vậy. Tính của Đậu ván còn giải được độc của rượu, độc cá nóc và tất cả các loại độc của cây cỏ, khi dùng có thể nhai sống hoặc tán sống với nước lạnh uống nước cốt là giải được tất cả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- “ Biển đậu vị ngọt, bổ Tỳ hòa Vị mà không đầy trệ, tính lại hơi ôn, thơm, hóa thấp nhưng không táo, nóng. Bổ Tỳ mà không đầy, hoa thấp mà không táo. Đối với Tỳ Vị hư mà có thấp hoặc sau khi ốm nặng dậy, bắt đầu cho uống thuốc bổ thì nên dùng Biển đậu trước là thích hợp nhất, có thể điều dưỡng được chính khí mà không bị đầy trệ. - Biển đậu thiên về bổ Tỳ Vị, hoa Biển đậu thiên về thanh thử tán tà, là vị thuốc hay dùng để giải thử (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“ Quả non đậu váng trắng là nguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ, quả gìa cho hạt làm thuốc. Đậu ván trắng có tác dụng hạ sốt, kiện Vị (Stomachic), giải co thắt cơ (giải cơ), kích thích sinh dục [Aphrodisiac] . Đặc biệt vị thuốc này dùng cho trẻ em rất tốt”(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). KIM TIỀN THẢO Tên Khác:
Vị thuốc Kim tiền thảo còn gọi Bạch Nhĩ Thảo, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng, Phật Nhĩ Thảo, Thiên Niên Lãnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Đại Kim Tiền Thảo, Giang Tô Kim Tiền Thảo, Quá Lộ Hoàng, Quảng Kim Tiền Thảo, Tứ Xuyên Đại Kim Tiền Thảo (Trung Dược Học), Đồng Tiền Lông, Mắt Rồng, Mắt Trâu, Vảy Rồng ( Việt Nam).
Tác Dụng:
+Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm (Trung Dược Học).
+Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
+ Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độc (Trung Dược Học).
+Trị gan mật kết sỏi, sỏi Thận, tiểu buốt, hoàng đản (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: 20-40g.
Kiêng Kỵ:
+Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo + Xa tiền thảo tươi, giã nát, cho rượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương (Bạch Hổ Đơn - Chúc Thị Hiệu Phương).
+Trị sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sạn mật: Bệnh viện ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc báo cáo 4 cas sạn mật được trị bằng Kim tiền thảo có kết quả tốt (Trung Y Tạp Chí 1958, 11:749).
+Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sỏi đường tiểu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12g. Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm Tư Khôn đã theo dõi trên 30 cas sau khi uống 1-3 thang thuốc, thấy hết sưng và đau. Đối với trĩ nội và ngoại đều có kết quả như nhau (Tạp chí: Bệnh Hậu Môn Đường Ruột Trung Quốc 1986, 2:48).
+Trị đường mật viêm không do vi khuẩn: Tác giả Lý Gia Trân theo dõi 52 cas bệnh đường mật viêm không do vi khuẩn, có sốt nhẹ và triệu chứng điển hình, dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9% (Trung Y Bắc Kinh Tạp Chí 1985, 1:26).
Tìm hiểu thêm
Tên Khoa Học: Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Mô Tả: Cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông &1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14-16mmm, chứa 4-5 hạt.Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.
Thu Hái, Sơ Chế: Thu hái vào mùa hè, lúc cay có nhiều lá và hoa. Phơi khô.
Bộ Phận Dùng: Toàn cây.
Bào Chế: Rửa sạch phơi khô, để dùng.
Bảo Quản: Để chỗ kín, tránh ẩm mốc.
Thành Phần Hóa Học:
Trong Kim tiền thảo có:
· Loại Herba Glechomae Longitubae: L-Pinocamphone, L-Menthone, L-Pulegone, a-Pinene, Limonene, p-Cymene, Isopinocamphone, Isomenthone, Linalôl, Menthol, a-Terpinol, Ursolic acid, b- Sitosterol, Palmitic, acid, Amino acid, Tannins, Choline, Succinic acid, Potassium nitrate.
· Loại Herba Desmodii Styracifolii: Ancloid, Tannin, Flavones, Phenols.
· Loại Lysimachiae Christinae: Phenols, Sterols, Flavones, Tannín, Essential oils (Trung Dược Học).
Tác Dụng Dược Lý:
+Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kim tiền thảo của Quảng Đông, chích vào chó bị gây mê thấy tuần hoàn mạch vành tăng, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của Thận và não cũng tăng. Thí nghiệm trên heo, thấy cơ tim co lại.
+Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau ở ống mật, hết vàng da.
+Tác Dụng Đối Với Hệ Bài Tiết: nước sắc Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu đối với chuột và thỏ, có thể do chất Potasium chứa trong thuốc.
+Tác Dụng Đối Với Sỏi, Sạn: nước sắc Kim tiền thảo liều cao ( trên 80g), thường được dùng trị sạn ở mật hoặc đường tiểu.
+Đối Với Bệnh Nhiễm Khuẩn: nước sắc Kim tiền thảo trị 10 cas ho gà, có 7 cas khỏi, 2 cas có tiến triển. Loại Lysimachia (Quá Lộ Hoàng) đối với tụ cầu vàng, loại Glechoma ( Hoạt Huyết Đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế.
+Điều trị bệnh ở ngực: Dùng nước cốt Kim tiền thảo tươi trị 13 cas tuyến vú viêm, có kết quả rất tốt. Tất cả khỏi trong vòng 6 ngày. Có 8 cas khỏi trong 3 ngày hoặc ngắn hơn. 2 trong số những cas này không thích ứng với trụ sinh.
+Trị quai bị: Đắp Kim tiền thảo vào chỗ sưng đau để trị 50 cas tuyến mang tai viêm (quai bị), thời gian giảm sưng là 12 giờ.
+Trị Phỏng: Đắp Kim tiền thảo trị 30 cas bị phỏng độ 2 và 3 có kết quả tốt tất cả.
(Trung Dược Học).
+ Quảng Kim tiền thảo có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật, nhờ vậy thuốc có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau do mật co thắt, hết vàng da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Loại Lysimachia có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng. Loại Glechoma có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ trực khuẩn mủ xanh (Chinese Herbal Medicine).
Độc Tính:
Kim tiền thảo không độc. Cho dùng liều 20g/kg liên tục trong tuần đối với súc vật thí nghiệm không thấy có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
Tính Vị:
+Vị ngọt, tính hàn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Theo Trung Dược Học:
.Loại của Giang Tô: vị đắng, cay, tính mát.
.Loại của Quảng Đông: Vị ngọt, nhạt, tính bình.
.Loại của Tứ Xuyên: vị hơi mặn, tính bình.
+Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+Vào kinh Phế, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham Khảo:
. “Trị chứng nga chưởng phong dùng Kim tiền thảo xát vào là khỏi. Dùng nước cốt Kim tiền thảo ngậm, súc miệng rồi nhổ đi trị răng đau rất hay. Vì Kim tiền thảo khứ phong, tán độc do đó, nấu nước Kim tiền thảo mà tắm rửa trị ghẻ lở rấùt thần hiệu...” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. “Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước trà để tống sỏi ra” (Trung Dược Học).
. “Kim tiền thảo có nhiều chủng loại, chia làm 5 loại họ thực vật khác nhau:
1) Đại Kim tiền thảo Tứ Xuyên , thuộc họ Anh thảo, trị bệnh sỏi ở gan mật đạt hiệu quả tốt.
2) Tiểu Kim tiền thảo Tứ Xuyên, thuộc họ Toàn hoa, có thể dùng trị lỵ, bệnh mắt, ghẻ lở.
3) Kim tiền thảo Quảng Đông, thuộc họ Đậu, thường dùng trị bệnh sỏi ở gan mật và Thận.
4) Kim tiền thảo Giang Tây, thuộc họ Hoa tán, thường dùng trị bệnh Thận viêm, sỏi Thận.
5) Kim tiền thảo Giang Tô, thuộc họ Hoa Môi, những năm gần đây phát hiện thấy có thể trị sỏi bàng quang” (Đông Dược Học Thiết Yếu). CÂY LÁ LỐT Lá lốt hay Tất bát - Piper lolot L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính toả ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Piperis.
Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của Ðông Dương mọc hoang và cũng được trồng lấy lá làm rau gia vị và làm thuốc trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái cây quanh năm,đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Trong cây có tinh dầu.
Tính vị, tác dụng: Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh,
Bài Chữa Đau Răng: Cây rể lá lốt. Rửa sạch rồi, Ngâm với Rựu trắng tốt, Ngậm chữa sâu răng. đâu nhức chân răng. Viêm chân răng. đau đầu, chảy nước mũi hôi. Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Ðơn thuốc:
1. Tê thấp Đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt; Lá lốt và Ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm. Ðể uống, dùng 8-12g
Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp:
dây rễ lá lốt, phối hợp với: Dây đau xương, rễ Cỏ xước, củ Cốt khí, Tang chi, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Đỗ trọng, mỗi vị 8g đến 20g sắc uống.
Chủ trị: Chữa đau nhức xương khớp, Phong tê thấp, Bệnh guot.v.v
2. Giải độc say nấm, rắn cắn. Lá lốt tươi giã nát, phối hợp với lá Khế, lá Ðậu ván trắng mỗi vị 50g, thêm nước, lọc nước cốt uống.n t AN TỨC HƯƠNG
Tên Khác: An tức hương
Vị thuốc An tức hương chi, còn gọi là Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư).
.Tác Dụng: An túc hương
+ Hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Làm ấm Thận, trừ ác khí (Hải Dược Bản Thảo).
Chủ Trị:
An tức hương
+ Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo).
+ Tri Di tinh(Hải Dược Bản Thảo).
+ Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+ Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật).
+ Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách).
+ Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều Dùng:
. Dùng uống: 2g 4g.
. Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng.
Kiêng Kỵ:
+ Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160g, thái ra, trộn với 80g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương).
+ Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4,8g, Nhũ hương 4,8g, Hùng hoàng 4,8g. Tán bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).
+ Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sôi (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g. Sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: An tức hương 4g, Ngũ linh chi ( thủy phi) 20g. Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn - Toàn Ấu Tâm Giám).
+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương).
+ Trị vú bị nứt nẻ: An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80o trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tìm hiểu sâu thêm về An Tức Hương
Tên Khoa Học:
Styrax Tonkinensis (Pier.) Craib. Thuộc họ Styracaceae.
Mô Tả:
Cây nhỏ, cao chừng 15~20cm. Búp non phủ lông mịn, mầu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, dài khoảng 6~15cm rộng 22,5cm. Phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt trên mầu xanh nhạt,mặt dưới mầu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ, trắng, thơm, mọc thành chùm, ít phân nhánh, mang ít hoa.Quả hình cầu, đường kính 10~16mm, phía dưới mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao.
Thường sống ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
Thu Hoạch:
Vào giữa tháng 6~7, chọn cây từ 5~10 tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa. Đem về chia thành 2 loại:
.Loại tốt: mầu vàng nhạt, mùi thơm vani.
. Loại kém: mầu đỏ, mùi kém hơn, lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát. ..).
-Phần Dùng Làm Thuốc:
Dùng nhựa của cây (Benzoinum). Thường là khối nhựa mầu vàng nhạt hoặc nâu, đỏ nhạt, mặt bẻ ngang có mầu trắng sữa nhưng xen kẽ mầu nâu bóng mượt, cứng nhưng gặp nóng thì hóa mềm, có mùi thơm.
Bào Chế:
An tức hương
Lấy nhựa ngâm vào rượu rồi nấu sôi 2~3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống, lấy ra, thả vào nước, khi nhựa cứng là được. Phơi cho khô.
Thành Phần Hóa Học:
+ An Tức Hương của Trung quốc chủ yếu gồm Acid Sumaresinolic, Coniferyl Cinnamate, Lubanyl Cinnamate, Phenylpropyl Cinnamate 23%, Vanillin 1%, Cimanyl Cinnamate 1%, Styracin, Styrene, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10~30%, chất keo 10~20%.
+ An Tức Hương của Việt Nam có chất keo 70~80%, Acid Siaresinolic, Coniferyl Benzoate, Lubanyl Benzoate 11,7%, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3%, Phenylpropyl Cinnamate 2,3%.
Tính Vị: An túc hương
+ Vị cay, đắng, tính bình, không độc(Đường Bản Thảo).
+ Vị cay, đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
+ Vào thủ Thiếu âm Tâm kinh (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (Ngọc Quyết Dược Giải).
+Vào kinh Tâm và Tỳ (Bản Thảo Tiện Độc).
+ Vào kinh Tâm, và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học)
Tham Khảo:
+ “Diệp Đình Khuê, trong tác phẩm ‘Hương Phổ’ ghi: “Nhựa cây này có hình dạng và mầu sắc giống như trái Hồ đào, không nên đốt, nó có thể phát mùi thơm. Uông Cơ viết: Hoặc nói rằng khi đốt lên có khả năng quy tụ chuột lại là thứ tốt” (Y Học Cương Mục).
+ “An tức hương mầu nâu (đỏ đen), hơi vàng, giống như Mã não, đập ra có sắc trắng là thứ tốt. Loại mầu đen bên trong lẫn cát, đất là loại xấu, do cặn bã kết lại. Dù là vụn hoặc thành khối cũng là thứ xấu, vì sợ là có mùi hương và tạp chất khác. Khi chế biến lại, rất kỵ lửa” (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Theo Tây Dương Tạp Trở của ĐoạnThànhThức nói rằng: cây An tức hương xuất xứ từ nước Inran được gọi là cây trừ tà, cao khoảng 6,5 9,5m, vỏ mầu vàng đen, lá có 4 gốc, chịu lạnh không bị héo, tháng 2 hoa nở, mầu vàng, nhụy hoa hơi xanh biếc, không kết trái, đõe khoét vỏ cây thì có chất keo chảy ra như kẹo mạch nha, gọi là An tức hương. Tháng 67 keo đông cứng lại thì lấy dùng . Đốt nó có công hiệu thông thần, trừ các mùi hôi thối (ChưởngVũTích).
Sách TQYHĐT.Điển chỉ có 1 bài mang tên An Tức Hoàn.
Sách TTP.Thang giới thiệu 1 bài mang tên An Tức Hương Hoàn. BẠC HÀ
Tên khác: bạc hà
Vị thuốc Bạc hà còn gọi Anh sinh, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), Liên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái, Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương - Thực Trị), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh, Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa),
Tác dụng, chủ trị: bạc hà
+ Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết (Dược Tính Luận).
+ Chủ tặc phong, phát hãn. Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí (Đường Bản Thảo).
+ Dẫn thuốc vào doanh, vệ. Trị âm dương độc, thương hàn đầu đau (Thực tính bản thảo).
+ Trừ tặc phong, kích thích tiêu hóa. Trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, hạ khí, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát hãn (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Thanh lợi đầu mặt (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Sơ Can khí. Trị Phế thịnh, vai lưng đau, cảm phong hàn ra mồ hôi (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Uống vào có tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt ở tạng Tâm (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị trung phong, điên giản, thương táo, uất nhiệt (Bản Thảo Thuật).
+ Giải uất thử. Trị răng đau, ho nhiệt, chỉ huyết lỵ, thông tiểu tiện (Y Lâm Toản Yếu).
+ Tiêu mục ế [trừ mắt có màng mộng] (Bản Thảo Tái Tân).
+ Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu tích thực. Trị đầu đau do phong tà, các bệnh nóng âm ỉ
(Nam Dược Thần Hiệu).
+ Phá huyết, chỉ lỵ, tiêu thực, hạ khí, thanh đầu, thanh mắt, thông quan, khai khiếu. Trị phong nhiệt ngoài da, hư lao, nóng trong xương, trẻ nhỏ bị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoắc loạn. Rắn cắn, mèo cắn, ong chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng Bạc hà hòa mật mà xát vào (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Phát nhiệt, giải biểu, khu phong, giảm đau, tuyên độc, thấu chẩn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay phong ngứa, ngực sườn đầy tức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can. Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
+ Uống trong: 4-8g dưới dạng thuốc hãm.
+ Gĩa ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi.
+ Tinh dầu và Menthol, mỗi lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,6ml.
Kiêng kỵ:
+ Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng (Dược Tính Luận).
+ Uống nhiều hoặc uống lau ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).
+ Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).
+ Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều (Bạc Hà Hoàn - Thánh Huệ Phương).
+ Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương).
+ Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự Phương).
+ Trị ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương).
+ Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết).
+ Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần Bản Thảo).
+ Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng: Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Giải Thang - Trung dược học).
+ Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Tổng Phương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g, Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị ong chích (đốt): Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị tai đau: Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Hiểu sâu hơn về Bạc hà
Tên khoa học: bạc hà
Mentha Arvensis Lin. Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu.
Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.
Phân biệt:
Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại;
(1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như vừa mô tả ở trên.
(2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo sống lâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành.
Có hai thứ:
a. Metha piperita var. offcinalis forma pallescens: Thân và lá, xanh nhạt, hoa trắng mùi nhẹ
b. Mentha piprita var. offcinalis forma rubescens: Thân và lá tía, hoa nâu đỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn. Vò lá của cây Bạc hà nam có mùi thơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá Bạc hà Âu châu có mùi thơm mát, vị cay tê mát.
Phân bố:
Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.
Thu hái và sơ chế: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc:
Dùng toàn bộ phận ở trên mặt đất.
Mô tả dược liệu: Thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm mãnh liệt, tính chạy suốt, không dùng lá úa có sâu. Bào chế: bạc hà
+ Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam).
Thành phần hóa học:
· Trong Bạc hà có: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl - n - Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone (Trung Dược Học).
· Hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà là tinh dầu Bạc hà. Tỉ lệ tinh dầu trong Bạc hà thường từ 0,5-1% có khi lên đến 1,3-1,5%. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu gồm: Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỉ lệ 40-50% (Trung quốc) hoặc 70-90% (Nhật Bản). Menton C19H18O chừng 10-20% trong tinh dầu Bạc hà Trung quốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
· Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondavi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 - 1982), bao gồm 23 thành phần trong đó đã xác định được: a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, Myrcen 0,47%, Limonen 4,5%, P.Cymol 0,09%, Oetanol 3 - 3,2%, Menthol 5,8%, (-) Menthol 10,1%, Menthyl Acetat 1,6%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton 4%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Tinh dầu Mentha Arvensis di thực vào Việt Nam chứa Sabinen, Myrcen, - a Pinen, Limonen, Cineol, Methylheptenon, Menthol, Isomenthol, Menthyl Acetat, Neomenthol, Isomenthol, Pulegon (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối vớivirusECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
+ Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tính vị:
+ Vị cay, the, tính mát (Trung Dược Học).
+ Vị cay the, tính mát, có mùi thơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Qui kinh:
+ Vào kinh Phế, Can (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tính vị, quy kinh:
+ Vị cay, tính mát (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị cay, tính lạnh (Y Lâm Toản Yếu).
+ Vào kinh thủ thái âm Phế, thủ quyết âm Tâm bào (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ thiếu âm Tâm, thủ thái âm Phế và túc quyết âm Can (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh Phế và Tâm bào lạc, Can, Đởm (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vị cay, tính ấm (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Vị cay, hơi thơm, tính ấm, không độc, vào kinh Phế, Tâm (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Vị cay tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, the, tính mát, có mùi thơm, vào kinh Phế, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Vị cay, tính ấm (tuy ấm mà dùng mát), vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Tham khảo:
+ ”Bạc hà, vị cay, năng phát tán; tính mát, năng thanh lợi, dùng tiêu phong, tán nhiệt. Vì vậy nó là thuốc chủ yếu chữa đầu đau, đầu phong, các bệnh về mắt, họng, miệng, răng, trẻ nhỏ sốt cao co giật cũng như lao hạch, lở ngứa (Bản Thảo Cương Mục).
+ ”Bạc hà cay, thơm, hay sơ thông khí kết trệ, vì cay thì giải mát, sưu tập Can khí và ức chế Phế khí đang thịnh, tiêu phong nhiệt để làm mát đầu, mắt. Đối với trẻ con bị kinh phong, sốt cao, Bạc hà lại cần thiết, vả lại tính nó thăng lên, có thể phát hãn, dẫn các vị thuốc vào phần doanh vệ” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ ”Trẻ nhỏ sốt cao co giật, cần dùng Bạc hà để dẫn nhiệt. Lại có thể trị nóng âm ỉ trong xương. Dùng nước cốt và các thuốc khác sắc thành cao dùng. Khi dùng Bạc hà không được dùng với thịt mèo (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ ”Bạc hà có thể dẫn các thuốc nhập vào phần doanh, vệ, vì vậy có thể phát tấn được phong hàn (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ ”Khi có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao để bỏ vị cay, làm giảm bớt sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều. Bạc hà ngạnh (cành) thiên về lý khí và thông kinh lạc. Bạc hà thán (sao thành than) đi vào phần huyết, phần âm để thanh phong nhiệt và hư nhiệt ở phần huyết và phần âm. Bạc hà long não còn gọi là Kê tô, sức tán nhiệt, giải độc mạnh hơn Bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ”Theo tài liệu ghi chép thì tính vị của Kinh giới và Bạc hà đều cay, ấm nhưng áp dụng vào lâm sàng thì Bạc hà thiên về trị các bệnh phong nhiệt, có hiệu quả đặc biệt về tán phong nhiệt” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ”Kinh giới và Bạc hà đều là thuốc có vị cay, thơm, dùng để phát tán, sơ biểu, thanh lợi ở đầu, mắt. Các bệnh ban sởi, ngứa, họng sưng đau thường dùng phối hợp cả 2 vị này. Tuy nhiên, Kinh giới tính ấm, chủ yếu trị phong hàn ở biểu và trị phù, ngứa, cầm máu, kinh phong. Còn Bạc hà tính mát, chủ yếu sơ tán phong nhiệttàở biểu, thông khí, giải uất, giải độc, tẩy uế, trị lỵ (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
MẠCH MÔN Tên Khác:
Vị thuốc mạch môn còn gọi Thốn đông (Nhĩ Nhã), Mạch đông (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Dương cửu, Ô cửu, Dương tề, Ái cửu, Vũ cửu, Tuyệt cửu, Bộc điệp (Ngô Phổ Bản Thảo), Dương thử, Vũ phích (biệt Lục), Giai tiền thảo (Bản Thảo Cương Mục), Đại mạch đông, Thốn mạch đông, Nhẫn lăng, Bất tử thảo, Mạch văn, Thoờ mạch d0ông, Hương đôn thảo, Bất tử diệp, Trĩ ô lão thảo, Sa thảo tú căn, Đông nhi sa lý, An thần đội chi, Qua hoàng, Tô đông (Hòa Hán Dược Khảo), Củ Tóc Tiên, Lan Tiên (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng:
+ Chỉ ẩu thổ, cường âm ích tinh, tiêu cốc, điều trung, bảo thần, định phế khí, an ngũ tạng, làm cho cơ thể khỏe mạnh, mập mạp (Danh Y Biệt Lục).
+ An thần, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh tâm, nhuận phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Bổ vị âm, tư tân dịch, giải khát (Bản Thảo Chính Nghĩa).
+ Dưỡng âm, nhuận Phế, thanh tâm, trừ phiền, ích vị, sinh tân (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Nhuận phế, dưỡng âm, ích vị sinh tân, thanh tâm, trừ phiền, nhuận trường (Trung Dược Học).
+ Nhuận Phế, thanh tâm, dưỡng vị, sinh tân (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị khí kết ở ngực và bụng, vị lạc mạch tuyệt, nguời gầy đoản khí, uống lâu nhẹ nguời, không đói, không gìa (Bản Kinh).
+ Trị người nặng, mắt vàng, dưới ngực đầy, hư lao nhiệt, miệng khô, phiền khát (Danh Y Biệt Lục).
+ Trị nhiệt độc, giải phiền khát, trị phù thũng mặt và chân tay... trị phế nuy, nôn ra mủ, tiết tinh (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ngũ lao thất thương, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị tâm phế hư nhiệt (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị tâm khí bất túc, hồi hộp, lo sợ, hay quên, tinh thần tán loạn hoặc phế nhiệt phế táo, hơi thở ngắn, hư suyễn, ho ra máu, hư lao, sốt về chiều, hoặc tỳ vị táo, táo bón(Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị ho ra máu, miệng khô, khát nước, táo bónnơi ngườ lớn tuổi, sau khi sinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
Liều thường dùng 8-30g, dùng cho thuốc thang hoặc cao đơn hoàn tán, dùng cường tim liều cao hơn.
Kiêng kỵ:
+Thận trọng lúc dùng thuốc cho bệnh nhân tiêu chảy (Trung Dược Học).
+ Phế và Vị có nhiệt nung nấu bên trong: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy hoặc có thấp: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, họng viêm mạn, có hội chứng phế kèm ho kéo dài, ho khan: Mạch môn. 20g, Bán hạ chế 6g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 4g, Ngạnh mễ 20g, Đại táo 4 quả, sắc uống (Mạch Môn Đông Thang - Kim Qũy Yếu Lược).
+ Trị thổ huyết, chảy máu cam không cầm: Mạch môn (bỏ lõi) 480g, nghiền nát, ép lấy nước cốt, thêm ít mật ong vào, chia làm 2 lần uống (Hoạt Nhân Tâm Kính).
+ Trị chảy máu cam: Mạch môn (bỏ lõi), Sinh địa đều 20g.sắc uống (Bảo Mệnh Tập).
+ Trị răng chảy máu: Mạch môn, sắc lấy nước uống (Lan Thất Bảo Giám).
+ Trị họng lở loét, Tỳ và Phế có hư nhiệt bốc lên: Mạch môn 40g, Hoàng liên 20g. tán nhuyễn, trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước sắc Mạch môn (Phổ Tế Phương).
+ Trị tiêu khát: Mạch môn, Hoàng liên. Sắc uống (Hải Thượng Phương).
+ Trị Tâm Phế có hư nhiệt, hư lao, khách nhiệt, cốt chưng, lao nhiệt: Sa sâm, Ngũ vị tử, Thanh hao, Miết giáp, Ngưu tất, Địa hoàng, Thược dược, Thiên môn, Ngô thù du. Tán bột. Trộn mật làm viên (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị vinh khí muốn tuyệt: Mạch môn 40g, Chích thảo 80g, Hàng mễ ½ hộc, Táo 2 trái, Trúc diệp 10 lá. Sắc với 2 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 3 lần uống (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
+ Trị hạ ly, khát uống không ngừng: Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Ô mai nhục 20 trái. Sắc với 1 thăng nước còn 7 hộc, uống dần (Tất Hiệu Phương).
+ Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, táo bón, hư nhiệt, phiền khát: Mạch môn 12g, Ngọc trúc 20g, Hà thủ ô 16g, Đương qui 12g, Thục địa 16g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 16g, Phục linh 8g, Nữ trinh tử 8g, Thiên hoa phấn 8g, Bạch thược 8g, Chích thảo 4g, sắc uống (Duỡng Chính Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị tim suy, có chứng hư thoát, ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh, huyết áp hạ: Mạch môn 16g, Nhân sâm hoặc Đảng sâm (lượng gấp đôi) 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống, để bổ khí âm (Sinh Mạch Tán - Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận). Trường hợp ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu, dùng: Mạch môn 20g, Hoàng kỳ 8g, Đương qui 8g, Ngũ vị tử 4g, Chích thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị táo nhiệt hại phế, ho khan, đờm dính, họng đau: Mạch môn 5g, Thạch cao 10g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, Mè đen 4g, A giao 3g, Hạnh nhân 3g, Tỳ bà diệp 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Phế và Vị bị táo nhiệt, họng đau, họng khô, ho ít đờm: Thiên môn 1kg, Mạch môn 1kg, nấu đặc thành cao, thêm Mạch nha 0,5kg, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh, trước bữa ăn (Nhị Đông Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị táo bón do âm hư: Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, sắc uống (Tăng Dịch Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nhiệt bệnh làm tổn thương phần âm, tâm phiền, khát, tinh hồng nhiệt, đơn độc phát ban, thần trí mê muội: Mạch môn 12g, Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Tinh tre 12g, Đan sâm 16g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g, sắc uống (Thanh Doanh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bệnh động mạch vành: mỗi lần uống thuốc sắc Mạch môn 10ml (có 15g thuốc sống), ngày uống 3 lần, liệu trình 3-18 tháng, hoặc dùng dịch tiêm Mạch môn tiêm bắp 4ml (mỗi ống 2ml có 4g thuốc), chia 1-2 lần chích, 2-4 tháng là một liệu trình, hoặc mỗi ngày tiêm tĩnh mạch dịch tiêm Mạch môn 40mll (mỗi ống 10ml có 10g thuốc sống), liệu trình 1 tuần. Đã trị 101 ca trong đó uống 50 ca, tỷ lệ kết quả 74%,
tiêm bắp 31 ca, tỷ lệ kết quả 33,7%, chích tĩnh mạch 20 ca, tỷ lệ kết quả 80% (Tổ Phòng Trị Bệnh Động Mạch Vành Khoa Nội, Bệnh Viện Thử Quang Thuộc Trung Y Học Viện Thượng Hải, Quan Sát Thuốc Mạch Môn Trị Bệnh Động Mạch Vành Lâm Sàng Và Thực Nghiệm, Tạp Chí Tân Y Dược Học 1977, 5: 39).
Tìm hiểu thêm
Tên Khoa Học:
Ophiopogon japonicus Wall- Thuộc họ Mạch Môn Đông (Haemodoraceae).
Mô Tả:
Loại thảo, sống lâu năm, cao 10-40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài 15-40cm, rộng 1-4cm, gốc lá hơi có bẹ. Cán mang hoa dài 10-20cm, hoa màu lơ nhạt, cuống dài 3-5mm, mọc tập trung 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc, màu trắng nhạt. Quả mọng màu tím đen, đường kính của quả chừng 6mm. Quả có 1-2 hạt.
Được trồng ở một số nơi, nhiều nhất ở Hải Hưng, Hà Sơn Bình, Hà Bắc.
Bộ Phận Dùng:
Củ to bằng đầu đũa, mềm, vỏ trắng vàng, thịt ngọt, không mốc, không bị teo là tốt. Củ cứng, vị đắng thì không nên dùng (Dược Liệu Việt Nam).
Mô tả dược liệu:
Mạch môn hình giống cái suốt vải, giữa béo mập, tròn, dẹt, không đầu. dài khoảng 1,6-3,3cm, đường kính phần giữa 0,3-0,6cm. Mặt ngoài mầu vàng trắng, nửa trong suốt, có vân dọc mịn. Chất mềm dai, mặt cắt ngang mầu trắng, giống chất sáp, mịn. Giữa có lõi cứng nhỏ, có thể rút ra. Hơi có mùi thơm, vị ngọt, nhai thì dính. Thứ to, màu trắng vàng nhạt, chất mềm, nhai dính là tốt. Thử nhỏ, mầu vàng nâu, nhai ít dính là loại kém.
Phần rễ con không dùng làm thuốc (Dược Tài Học).
Thu Hái:
Vào tháng 7-8, chọn những củ gìa trên 2 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch.
Bào Chế:
+ Tẩm nước nóng cho mềm, rút bỏ lõi. Muốn tán bột thì sau khi rút bỏ lõi, sao nóng, để nguội, làm như vậy 3-4 lần thì khô dòn, tán bột được (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Chu mạch môn: Lấy Mạch môn cho vào chậu, phun vào ít nước cho hơi mềm. Lấy bột mịn Chu sa rắc đều vào và trộn đều cho mặt ngaòi dính đều bột Chu sa thì thôi. Lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).
+ Rửa sạch cho nhanh (không ngâm nước lâu), để ráo nước cho se vỏ, dùng nhíp cùn rút bỏ lõi. Củ to thì bổ đôi, phơi khô hoặc sao qua, dùng (Dược Liệu Việt Nam).
Phân Biệt: Rễ Mạch môn có thể bị lầm với rễ cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brong) họ Lúa (Poaceae). Đôi khi lầm với rễ non, nhỏ của cây Bách bộ (Stenona tuberosa Lour.) họ Bách bộ (Stemonaceae).
Bảo Quản:
Đậy kín, để nơi khô ráo. Dễ mốc. Thành Phần Hóa Học:
+ Ophiopogonin, Ruscogenin, b-Sitosterol, Stgmasterol (Trung Dược Học).
+ Rễ gồm nhiểu loại Saponin, Axit amin, Vitamin A (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Thuốc có tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn có tác dụng an thần (Trung Dược Học).
+ Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc Mạch môn làm tăng đường huyết, nhưng cũng có báo cáo nói hạ đường huyết (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng nội tiết: Dùng nước sắc hoặc cồn chiết xuất Mạch môn pha vào dịch truyền chích cho thỏ, thấy đảo Langerhans phục hồi nhanh, tăng lưọng dự trữ Glycogen so với lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Bột Mạch môn có tác dụng ức chế Stapylococus albus vaf E. Coli (Chinese Hebral Medicine).
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn… (Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược – NXB Khoa Học trung Quốc 1965, 301).
Tính Vị:
+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị hơi đắng, tính hàn (Y Hcj Khởi Nguyên).
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ Thái âm, thủ Thiếu âm (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ Vào kinh túc Dương minh, kiêm thủ Thái âm, Thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham Khảo:
+ Những người mạch Đại và những chứng nuy súc phải dùng đến Mạch môn vì nó làm cho tâm phế nhuận thì huyết mạch tự nhiên thông lợi được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Mạch môn có tác dụng thanh dưỡng âm của Phế và Vị do đó thường bỏ lỏi khi xử dụng. Nếu chỉ muốn thanh tâm hỏa mà tư âm thì thường cứ để cả lõi khi xử dụng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mạch môn và Thiên môn cùng giống nhau, nhưng Mạch môn không béo và nhiều chất nhờn bổ bằng Thiên môn, vì vậy muốn tư âm thì dùng Thiên môn tốt hơn. Tuy nhiên Mạch môn bổ âm mà không dính nhầy mà con2 có thể bổ dưỡng chân âm của Vị, điều này Thiên môn không sánh bằng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mạch môn và Thiên môn đều có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, nhuận táo, chỉ khái. Nhưng Mạch môn vị hàn, tác dụng tư âm, nhuận táo so với Thiên môn kém hơn. Mạch môn thiên về ích tỳ, sinh tân, thanh tâm, trừ phiền. Thiên môn tính rất hàn, nhiều nước, tác dụng tư âm nhuận táo mạnh hơn Mạch môn, thiên về tư thận, tráng thủy, thanh phế, giáng hỏa, hóa đờm nhiệt (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ Tại Trung Quốc còn dùng các cây sau cùng tên: Ngô công tam thất (Ophiopogon intermedius D. Don), Mạch môn lá lớn (Liriope spicata Lour.), Mạch môn lá rộng (Liriope platyphylla Wang et Tang), Tiểu Mạch đông (Liriope minor (Maxim.) Mak (Dược Tài Học).
Phân Biệt: Rễ Mạch môn có thể bị lầm với rễ cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brong) họ Lúa (Poaceae). Đôi khi lầm với rễ non, nhỏ của cây Bách bộ (Stenona tuberosa Lour.) họ Bách bộ (Stemonaceae). ANH ĐÀO Tên khác: Anh Châu, Chu Đào, Kinh Đào, Lạp Anh, Tử Anh, Hàm Đào, Nhai Mật.
Tên khoa học: Prunus pseudo cerasus Lindl.
Họ khoa học: Hoa Hồng (Rosaceae).
Mô tả: Loại cây to, cây ăn quả, cao đến 2,5m. Lá hình bầu dục, mượt, mép khía răng cưa, mặt sau cành lá non phủ khít lông mịn. Hoa nở vào mùa Xuân, Hạ, hoa mầu trắng, sau khi kết trái thì nhỏ như quả cầu, lúc chín có mầu đỏ, thường dễ bị sâu sau khi mưa xuống. Quả ăn được, có thể dùng làm thuốc.
Phần dùng làm thuốc:
. Dùng cành gọi là Anh Đào Chi.
. Dùng hoa gọi là Anh Đào Hoa.
. Dùng hạt gọi là Anh Đào Hạch.
. Dùng chất nước trong cây gọi là Anh Đào Thủy.
. Dùng lá gọi là Anh Đàøo Diệp.
. Dùng rễ gọi là Anh Đào Căn.
Thành phần hóa học: Trong Anh Đào có Genkwanin, Sakuranetin.
Tính vị:
+ Vị ngọt (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, tính bình, không độc ( Thực Tích Bản Thảo).
+ Vị ngọt, sáp, nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị ngọt, tính nóng, sáp, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng, chủ trị:
+ Điều trung, ích Tỳ khí, dưỡng sắc đẹp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ích khí, khứ phong thấp. Trị liệt nửa người, tay chân tê dại, lưng đau do phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Anh đào chi : trị tàn nhang ( dùng chung với Tử Bình, Nha Tạo, Ô Mai Nhục nấu lấy nước rửa mặt).
. Anh đào hoa : trị những nốt sần sùi, đen trên da mặt ( nấu lấy nước rửa).
. Anh đào căn ( chọn loại rễ ở hướng Đông) : trị sán sơ mít ( sắc uống).
. Anh đào diệp : giã lấy nước uống còn bã đắp , trị rắn cắn.
. Anh đào thủy : trị sởi không mọc ra được.
Liều dùng: 8~12g. Dùng ngoài tùy ý.
Tham khảo:
+ Ăn Anh đào nhiều tuy không có hại nhưng sinh ra hư nhiệt, người đang có phong bên trong không được dùng, nếu dùng sẽ sinh ra phong ngay
+ Anh đào làm tổn thương gân cốt, bại khí huyết, người có bệnh sốt rét không được dùng. ANH TÚC SÁC
Tên khác:
Vị thuốc Anh túc sác còn gọi Cây thuốc phiện, Phù dung, A tử túc, A phiến, Cù túc xác, Anh tử xác, Giới tử xác, Mễ nang, Mễ xác, Oanh túc xác, Túc xác (Hoà Hán Dược Khảo), Mễ xác (Dị Giản Phương), Ngự mễ xác (Y Học Khải Nguyên), Yên đầu đầu, Nha phiến yên quả quả (Trung Dược Chí).
Tác dụng, chủ trị:
+ Cố thu chính khí (Y Học Khải Nguyên).
+ Thu liễm Phế khí, chỉ khái, chỉ thấu, cầm không cho đại trường ra máu, cầm tiêu chảy lâu ngày, cầm xích bạch lỵ (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Cầm tiêu chảy, kiết lỵ, cầm không cho ruột hư thoát, liễm Phế, sáp trường. Trị Di tinh, ho lâu ngày, tim đau, bụng đau, các khớp xương đau (Bản Thảo Cương Mục).
+ Nướng mật có tác dụng giảm ho; Nướng dấm có tác dụng trị lỵ (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Cố thận. Trị Di tinh(Bản Thảo Tùng Tân).
+ Trị lỵ lâu ngày mà suy yếu, ruột xuất huyết, thoát giang, bụng đau, lưng đau, đới hạ, ho mạn tính, lao phổi, ho ra máu, suyễn (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Liều dùng: 3~6g dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột làm hoàn, viên.
Cấm kỵ:
+ Mới bị lỵ hoặc mới ho: không dùng ( Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: không dùng. Người suy yếu, chân khí suy mà có thực tà, con gái tuổi dậy thì, người gìa gan và thận suy: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ho lâu ngày: Anh túc xác, bỏ gân, nướng mật, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước pha mật (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
+ Trị lao, suyễn, ho lâu năm, mồ hôi tự ra: Anh túc xác 100g, bỏ đế và màng, sao với giấm, lấy 1 nửa. Ô mai 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g khi đi ngủ (Tiểu Bách Lao Tán Tuyên Minh Phương).
+ Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 cái, Ô mai nhục, Đại táo nhục đều 10 cái, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống ấm (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị lỵ: Anh túc xác (bỏ núm trên và dưới, đập dập, nướng với mật cho hơi đỏ), Hậu phác (bỏ vỏ, ngâm nước cốt gừng 1 đêm, nướng). 2 vị tán thành bột. Mỗi lần dùng 8~12g với nước cơm (Bách Trung Tán - Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị lỵ lâu ngày:
1- Anh túc xác, nướng với dấm, tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 6~8g với nước sắc gừng ấm (Bản Thảo Cương Mục).
2- Anh túc xác 400g, bỏ màng, chia làm 3 phần: 1 phần sao với dấm, 1 phần sao với mật, 1 phần để sống. Tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Y Học Nhập Môn).
+ Trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Anh túc xác 20g, sao với giấm, tán nhỏ, lấy chảo đồng sao qua. Binh lang,20g, sao đỏ, nghiền nhỏ. Xích lỵ uống với mật ong, bạch lỵ uống với nang đường (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, không muốn ăn uống, bạch lỵ: Anh túc xác (sao), Trần bì (sao), Kha tử (nướng, bỏ hạt), đều 40g Sa nhân, Chích thảo đều 8g. Tán bột. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Anh Túc Tán - Phổ Tế Phương).
Hiểu thêm về Anh túc sác
Tên khoa học:
Fructus paraveris Deseminatus
Mô tả:
Anh túc xác là qủa ( trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nang hình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám, cuống qủa phình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong qủa chín có nhiều hạt nhỏ hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng mầu xám trắng hoặc xám đen. Khi hái để làm Anh túc xác thường thấy trên mặt qủa có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3~4 đường.
Thu hái:
Vào tháng 4~5, lúc trời khô ráo.
Bào chế: Anh túc sác
+ Rửa sạch, loại bỏ hết hạt và gân màng , chỉ lấy vỏ ngoài, xắt mỏng, sấy khô hoặc tẩm mật ong (sao qua) hoặc sao với dấm cho hơi vàng, tán nhuyễn để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lấy nước rửa ướt rồi bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ màng ngoài, phơi trong râm, xắt nhỏ, tẩm dấm, sao hoặc tẩm mật sao (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Rửa sạch bụi, bỏ hết hột, bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ ngoài, xắt nhỏ, phơi trong râm cho khô để dùng hoặc tẩm mật sao qua hoặc tẩm giấm sao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Thành phần hóa học:
+Trong Anh túc xác có Morphin, Codein, Thebain, Narcotin, Narcotolin, Cedoheptulose, DMannoheptulose, Myoinositol, Erythritol, Sanguinarin, Norsanguinarin, Cholin, Cryptopl, Protopine (Trung Dược Học).
+Trong Anh túc xác có Narcotoline, Sedoheptulose, D-Mannoheptulose, Myoinositol, Erythritol, Sanguinarine, Norsanguinarine, Cryptoplne (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Tác dụng dược lý:
Theo sách 'Trung Dược Học':
- Tác dụng giảm đau:
Morphin là 1 chất giảm đau rất mạnh. Nó nâng ngưỡng chịu đau và cũng làm dịu đau. Codein có gía trị giảm đau bằng 1/4 của Morphin.
Tác dụng thôi miên:
Morphin và Codein đều có tác dụng thôi miên nhưng chỉ gây ngủ nhẹ mà thôi.
- Đối với hệ hô hấp: Morphin là một chất ức chế mạnh và cao đối với hệ hô hấp. Liều có tác dụng đối với hệ hô hấp nhỏ hơn là liều giảm đau. Cơ chế của hậu qủa này là do sự cảm nhận thấp của hệ thần kinh hô hấp đối với mức độ của Carbon Dioxid. Dấu hiệu ức chế hô hấp bao gồm thở nhanh và thở dốc. Nếu dùng qúa liều hô hấp có thể trở nên khó khăn và có thể ngưng hô hấp. Tác dụng của Codein đối với hệ hô hấp yếu hơn là Morphin. Morphin cũng ức chế cơn ho với lều nhỏ hơn liều dùng để giảm đau. Codein có tác dụng long đờm yếu hơn nhưng thường được dùng nhiều hơn vì ít tác dụng phụ.
- Đối với hệ tuầøn hoàn: Morphin gây ra gĩan mạch ngoại vi và giải phóng Histamin có thể dẫn đến huyết áp thấp. Vì thế phải dùng rất cẩn thận đối với bệnh nhân mệt lả do thiếu máu.
- Đối với vết vị trường: Morphin dùng với liều rất thấp gây ra bón do nó làm tăng trương lực và giảm sự thúc đẩy co cơ trong thành ruột đồng thời làm giảm dịch nội tiết tiêu hóa. Ngoài ra, nó gia tăng sứs ép trong ống mật. Những hậu qủa này gây ra ói mửa, bụng đau cơn đau mật. Codein tác dụng yếu hơn đối với vết vị trường.
- Đối với hệ sinh dục niệu: Morphin gia tăng trương lực nơi đường tiểu và cơ bàng quang.
Tính vị:
+Vị chua, tính sáp (Y Học Khải Nguyên).
+Vị chua, tính sáp, hơi lạnh, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị chua, tính sáp, bình (Bản Thảo Tùng Tân).
+Vị chua, tính sáp, hơi lạnh, có độc ( Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Vị chua, tính bình (Trung Dược Đại Tự Điển).
Quy kinh:
+Vào kinh túc quyết âm Can (Đắc Phối Bản Thảo).
+Vào kinh Phế, Đại trường và Thận (Bản Thảo Cầu Chân).
+Vào kinh Phế, Thận, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham khảo:
+ “Anh túc xác có tính thu liễm nên khí đi vào thận, rất thích hợp chữa bệnh ở xương (Dụng Dược Pháp Tượng).
+ “ Người đời nay bị ho, ho lao thường dùng Anh túc xác để chữa, bệnh kiết lỵ dùng vị này để cầm lỵ.Công hiệu chữa của Anh túc xác tuy nhanh nhưng giết người như gươm, vì vậy, phải cẩn thận. Lại cho rằng chữa ho không nên ngần ngại dùng Anh túc xác nhưng cần phải chữa gốc bệnh trước hết, còn Anh túc xác dùng sau cùng. Chữa lỵ cùng vậy, trước hết phải tán tà, hành trệ, há có thể dùng các thuốc Long cốt, Anh túc xác gây bế tắc đường ruột, làm cho tà khí được bổ thì bệnh càng nặng hơn, biến chứng mà kéo dài vậy”(Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ “Vương Thạc [Đức Phu] trong sách ‘Giản Dị Phương’ cho rằng Anh túc xác chữa lỵ công hiệu như thần, nhưng tính nó sáp qúa khiến người ta bị ói, vì vậy người ta sợ không dám dùng. Nếu dùng dấm và thêm Ô mai vào thì đúng cách, hoặc dùng chung với bài ‘Tứ Quân Tử Thang’ thì đặc biệt là không làm tắc dạ dầy hoặc gây rối loạn việc ăn uống mà được công hiệu như thần” (Bản Thảo Cương Mục).
+ “Anh túc xác được Giấm, Ô mai và Trần bì thì tốt” (Bản Thảo Cương Mục). AN NAM TỬ
Tên khác:
Vị thuốc An nam tử còn gọi Cây Lười ươi, Đười ươi, Cây thạch, Cây Ươi, Bàng đại hải, An nam tử (Cương Mục Thập Di). Hồ đại hải (Tục Danh), Đại hải tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị ho khan, sưng đau cổ họng, nôn ra máu, chảy máu cam (Trung Dược Học).
+ Trị khan tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cách dùng: Sau khi lấy hạt, ngâm nước nở to gấp 8-10 lần thể tích của hạt thành một chat nhầy màu nâu nhạt trong, vị hơi chat và mát. Vì vậy ở miền nam hay dùng làm thuốc uống giải khat. Gốc cuống lá và vỏ trong của hạt, ngâm nước cho chất nhày rất nhiều nên hạt thường được ngâm nước cho đường vào làm thạch để giải khát. Lá non nấu canh ăn được. Chất nhày của hạt dùng làm thuốc trị các chứng đau ruột và các bệnh về đường đại tiện.
Kiêng Kỵ:
+ Phế có phong hàn hoặc đờm ẩm: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: 2~3 đến 5~6 trái.
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị khan tiếng, tắc tiếng, mất tiếng, ho không long đờm: Bàng đại hải, 2 trái, ngâm với nước sôi, uống thay nước trà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Hiểu sâu hơn về an nam tử
Lịch sử:
An Nam là tên của người Trung Quốc gọi tên nước Việt Nam trước đây. Vì cây này có ở nước ta dùng làm thuốc tốt hơn cả nên gọi là An Nam tử (An Nam: tên nước có vị thuốc, tử, hạt).
Tên khoa học:
Sterclia lyhnophora Hance hoặc Sahium lychnporum (Hance) Kost. Họ Sterculiacae
Mô tả:
Cây to, cao 20-25cm, cành có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn. Lá mọc tập trung đỉnh cành, lá to dày, nguyên hay sẻ ra 3-5 thùy dạng bàn tay, cuống lá to, mập, nhăn. Lá non có màu nâu tím, lá gìa rụng vào mùa khô. Hoa nhỏ, quả nặng, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc, hạt to bằng ngón tay, hình bầu dục hay thuôn, dính ở gốc qủa. Ra hoa từ tháng 1đến tháng 3, có quả tháng 6-8.
Phân biệt chống nhầm lẫn: Có một vài tài liệu nói An Nam tử là hạt của cây Trái xuống (Sterculia scapphigela Wall) cùng một họ với cây trên. Cây này ít thấy ở nước ta, mặc dù hạt loại này ngâm vào nước cũng có chất nhờn nhày và nở ra như hạt Đười ươi. Ở các nước khác vẫn dùng thay cho An nam tử và thường dùng bằng cách cho 4~5 hạt vào 1 lít nước nóng thì sẽ có nước sền sệt như thạch, trộn đường vào uống. Thường dùng trong trường hợp ho khan không có đàm, viêm niệu đạo, đau họng.
Phần bố:
Có ở Trảng bom, Tây Ninh, Biên Hòa, Bình Định, Bà Rịa, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị. Thường người ta cho loại mọc ở Việt Nam là loại tốt nhất.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt.
Thu hái, sơ chế: Thu hoặc vào tháng 4-5, phơi hay sây khô, có màu nâu
Tính vị:
+ Vị ngọt đậm, không độc (Trung Dược Học).
+ Vị đậm, ngọt, tính mát (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+ Vào kinh Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Uất hỏa, tán bế (Trung Dược Học).
+ Thanh Phế nhiệt, làm trong tiếng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham khảo:
+ Xuất xứ từ núi Đại đổng của đất An Nam nơi chỗ đất chí âm, tính của nó thuộc thuần âm, vì vậy có khả năng chữa được hỏa của lục kinh. Dân địa phương gọi nó là An nam tử, lại gọi là Đại đổng. Quả nó hình như trái Thanh quả khô, vỏ màu vàng đen, có nếp nhăn, ngâm với nước nó phình to ra từng lớp như mây trôi vậy. Trong có hạt vỏ mềm, trong hạt có nhân 2 cánh, vị ngọt nhạt. Chữa đậu sởi không mọc ra được do hỏa tà, uống thuốc vào đậu sởi mọc ra ngay. Thuốc cũng có tác dụng chữa tất cả các chứng nhiệt, lao thương, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, tiêu độc, trừ thử, đau mắt đỏ lây lan, đau răng do phong hỏa, giun lãi, trùng tích, trĩ sang, rò, ho khan không có đờm, nóng âm ỉ trong xương, các chứng ghẻ lở, hỏa của tam tiêu đều có hiệu quả, công hiệu thường khó nói hết (Triệu Thứ Hiên).
+ Bị khan tiếng do phong hàn bế tắc ở Phế, dùng vị Ma hoàng, lấy vị cay, tính ôn để khai thông. Nếu bị khan tiếng do phong nhiệt ngăn trở ở Phế, dùng Bàng đại hải, lấy vị đạm, tính hàn để khai thông (Đông Dược Học Thiết Yếu). CÂY BA GẠC ẤN ĐỘ Còn có tên Ấn Độ là sà mộc, Ấn Độ la phù mộc. Tên khoa họcRauwoflia serpentinaBenth.
Thuộc họ Trúc đàoApocynaceae.
Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô(Raidix Rauwoflia serpentina) của cây ba gạc Ấn Độ.
A. Mô tả cây
Cây nhỏ, cao 40-50cm đến 1m, ít có cành. Lá mọc vòng 3-4 lá, có khi mọc đối. Hoa màu hồng, hay đốm hồng, mọc thàng chùm. Quả nhỏ, hình trứng, khi chín có màu tím đen
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào. Từ năm 1958 chúng tôi (Đỗ Tất Lợi) đã di thực tế ở Miền Bắc Việt Nam bằng hạt giống của Ấn Độ đã trồng qua nhà kính ở Liên Xô cũ. Cây đã mọc, ra hoa, kết quả rất tốt.
Đào rễ từ năm thứ 2 trở lên
C. Thành phần hoá học
Trong rễ có chừng 28 ancaloit khác nhau với tỷ lệ 0.5%-2% ancaliot toàn phần, trong đó có thể chia làm 2 loại.
1. Ancaliot có kiềm tính mạnh, dẫn xuất của N quaternarie có đại diện là secpentin 2. Ancaloit có màu vàng, kiềm tính nhẹ như aimalin và resecpin có thể coi như ancaliot quan trọng nhất, đại biểu được tính của vị thuốc. Tỷ lệ resecpin trong rễ chiếm 0,004-0,09%.
D. Tác dụng dược lý
Resecpin ngoài tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch, còn tác dụng lên trung khu vận mạch ở hành tuỷ, tác dụng trấn tĩnh (an thần gây ngủ) và làm cho tim đập chậm do kích tích vagus.
E. Công dụng và liều dùng
Rễ ba gạc Ấn Độ (Rauwolfia serpentina) được dùng dưới hình thức bột, cao lỏng và chiết lấy ancaloit dùng riêng.
Rescpin thường được chế thành viên 0,0001 (0,1mg) hoặc 0,00025 (0,25mg). Thường thường cho uống mỗi lần một viên 0,001 (1mg), ngày uống hai lần sau bữa ăn. Liều dùng này thay đổi tuỳ theo tình trạng của bệnh và theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều tối đa một lần là 0.005 (5mg).
Rauwiloid=ancaloit toàn phần của Rauwpfia serpentina. Ngày uống 1-2-3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 2mg. ÁP CHÍCH THẢO Tên gọi : áp cước thảo, thài lài trắng, đạm trúc diệp giả, cầm kê thiệt thảo, bích trúc tử, trúc kê thảo, bích đàn hoa, lam cô thảo.
Tính chất công dụng:
Tính chất: Đắng rất lạnh, không độc
Chủ trị :nóng lạnh, chướng sốt rét, đờm ẩm, đinh sưng, trẻ con đơn độc phát cuồng, động kinh, bụng trên bĩ đầy.nhọt độc, cục u thịt sưngCông dụng: lợi tiểu, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt, sốt khát nước, lợi tiểu. VIỄN CHÍ Tên khác:
Vị thuốc Viễn chí còn gọi Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (Bản Kinh).
+ Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt Lục).
+ An thần, ích trí, khứ đờm, giải uất (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị ho nghịch thương trung (Bản Kinh).
+ Trị tâm thần hay quên, kiên tráng dương đạo (Dược Tính Luận).
+ Trị thận tích, bôn đồn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Trị lo sợ, hay quên, mộng tinh, Di tinh, mất ngủ, ho nhiều dờm, mụn nhọt, ghẻ lở (Trung Dược Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ:
+ Sợ Tề tào (Dược Tính Luận).
+ Viễn chí sợ Trân châu, Lê lô, Tề tào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kinh Tâm có thực hỏa, phải dùng chung với Hoàng liên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Có thực hỏa, kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
4 – 10g. Dùng ngoài tùy dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tâm thống lâu ngày: Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm (Viễn Chí Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ung thư, phát bối, nhọt độc: Viễn chí (bỏ lõi), gĩa nát. Rượu I chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương (Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương).
+ Trị họng sưng đau: Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều (Nhân Trai Trực Chỉ phương).
+ Trị não phong, đầu đau không chịu được: Viễn chí (bỏ lõi). Tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2g. lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi (Viễn Chí tán – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị khí uất hoặc cổ trướng: Viễn chí nhục 160g (sao với trấu). Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí ½ cân (ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi), Phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc (Viễn Chí hoàn – Chu Thị Tập Nghiệm Y Phương).
+ Trị vú sưng (suy nhũ): Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương (Thần Trân phương).
+ Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ: Viễn chí (tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Thiểm Tây Trung Thảo Dược).
+ Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ: Tác giả Hoàng Sĩ Tiêu dùng Viễn chí 12g, thêm 1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống. Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết qủa (Thông Tin Tân Y Dược Quảng Châu 1973, 65) và Tuyến Vú U Xơ 20 ca đều khỏi (Trần Phú, Trung Y Dược Học Học Báo 1977, 1: 48).
+ Trị âm đạo viêm do trùng roi: Viễn chí tán bột, thêm Glycerine làm thành thuốc đạn (Đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g. Trước khi đặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa phụ khoa: (Ngải diệp, Xà sàng tử, Khổ sâm, Chỉ xác, đều 15g, Bạch chỉ 9g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ. Đặt thuốc vào âm đạo mỗi tối 1 lần. Trị 225 ca, sau 3 - 12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8% (Cao Tuệ Phương, Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 40).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nước uống (Định Chí Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Đảng sâm, Viễn chí, Mạch môn, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Đương quy, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Quế tâm 3g, sắc, thêm bột Quế tâm vào, hòa uống (Viễn Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Quy bản, Long cốt, Viễn chí, đều 10g, Xương bồ 3g, sắc uống (Chẩm Trung Đơn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều 3g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánh đều 6g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị tuyến vú sưng đau: Viễn chí, tán bột, hòa rượu uống hoặc chưng cách thủy uống, dùng một ít hòa với rượu đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tên khoa học:
Polygala tenuifolia Willd- Họ Viễn chí (Polygalaceae).
Mô Tả:
Vị Viễn chí ta còn nhập nội. Nó là rễ phơi khô của cây Viễn chí Polygala sibirica L., hoặc của cây Viễn chí Polygala tenuifolia Willd.
Ở Việt Nam có nhiều loài Viễn chí như Polygala japonica Houtt., Polygala sibirica L... nhưng chúng chưa được khai thác.
Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt. còn gọi là nam Viễn chí, hay Tiểu thảo. Cây thảo, cao 10-20cm. Cành có ngay từ gốc. Cành nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có lông mịn. Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hình bầu dục, rộng 4-5mm; lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang, nhẵn, hình bầu dục. Cây này mọc hoang ở Bắc Thái, Thanh Hóa, Nam Hà.
Cây Viễn chí Polygala sibirica L. Cây thảo, sống lâu năm. Đường kính thân 1-6mm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt đều có lông nhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm, dài 3-7cm. Cánh hoa màu lam tím. Cây này mọc nhiều ở miền Trung (Nghệ Tĩnh).
Thu hoạch:
Vào mùa xuân, thu đào lên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏ hơi nhăn, rút bỏ lõi gỗ, phơi khô là được.
Phần dùng làm thuốc:
Rễ khô (Radix Polygalae). Thứ ống to, thịt dầy, bỏ hết lõi gỗ là thứ tốt.
Mô tả dược liệu:
Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3-13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏ ngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầy và lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Dòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi coa mùi, vị đắng, hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Bỏ lõi, sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Chích Viễn chí: Lấy Cam thảo cho vào nồi, đổ thêm nước, nấu bỏ bã, cho Viễn chí vào (Cứ 5kg Viễn chí dùng 100g Cam thảo), nấu vừa lửa cho hút hết nước cốt Cam thảo, lấy ra để khô là được (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để nơi thoáng gió, khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Tenuigenin A, B Chou T Q và cộng sự, Am Pharm Assoc Sci Ed 1947, 36: 241).
+ Tenuifolin (Pelletier S W và cộng sự, Tetrahydron 1971, 27 (19): 4417).
+ Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G (Sakuma S và cộng sự, Pharm Bull 1981, 29 (9): 2431).
+ Tenuifoliside A, B, C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-a-D- (6-O- Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (10): 2600).
+ Tenuifoliose A, B, C, D, E, F (Miyase Y và cộng sự Chem Pharm Bull 1991, 39 (11): 3082).
Tác dụng dược lý:
+ Thuốc có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là ó vó re Cơ chế hóa clam của thuốc có thế do thuốc kích thích lên niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế quản (Trung Dược Học).
+ Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật (Trung Dược Học).
+ Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ. Viễn chí có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học).
+ Cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuần gram dương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học).
+ Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày (Trung Dược Học).
+Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau (Trung Dược Học).
Độc tính:
+ Liều độc LD50 của vỏ rễ Viễn chí cho chuột nhắt uống là 10.03 ± 1.98g/kg. Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2.01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến 75g/kg thì gây tử vong (Châu Lương Kiên, Sơn Tây Y Dược 1973 (9): 52).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Vị dắng, hơi cay, tính ôn (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị chua, hơi cay, tính bình (Y Học Trung Trung Tham Tây lục).
+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển). Quy kinh:
. Vào kinh Thận, phần khí (Thang Dịch Bản Thảo).
. Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
. Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham khảo:
+ Dùng dơn phương (độc vi) Viễn chí trị tất cả các chứng ung thư phát bối do thất tình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắp ngoài đều khỏi cả (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Viễn chí chạy vào Thận, chủ trị của nó tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng bổ Thận. Viễn chí không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạch chỉ bổ tinh, trị hay quên vì tinh và chí đều tàng ở Thận. Tinh hư thì chí suy, không đạt lên Tâm dược cho nên hay quên. Sách Linh Khu ghi: Thận tàng tinh, tinh hợp chí, Thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương, hay quên. Gười có chứng hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ở dưới có thừa, trường vị thực mà Tâm hư thì vinh vệ sẽ lưu trệ xuống dưới lâu mà không có lúc nào đi lên, cho nên hay quên. Hơn nữa, trong mùi vị của Viễn chí có vị cay cho nên hạ được khí mà chạy đến kinh quyết âm. Sách Nội kinh ghi: Dùng vị cay để bổ là ý nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc mà muôn đời chưa ai nói ra được (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên. Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế. Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm. Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên. Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Viễn chí sống có tác dụng khử đàm, khai khiếu mạnh. Viễn chí mà chích thì độc tính giảm, vị kh í kém cũng dùng được. Viễn chí tẩm mật, sao, thì tính nhuận, tác dụng an thần tốt. Viễn chí tính ôn, táo, uống trong kích thích mạnh vì vậy, đàm nhiệt thực hỏa, bao tử tá tràng loét cần thận trọng. Nếu không dùng với Chích Cam thảo sắc uống dễ gây nôn, buồn nôn (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648