Duck hunt
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Bệnh Vô Sinh Nam Và Can Thận Âm Hư
Trong y học cổ truyền, vô sinh cũng được chia làm hai loại: vô sinh nam và vô sinh nữ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về phương pháp dùng đông dược điều trị vô sinh nam.
Vô sinh nam thuốc phạm vi các chứng bệnh như "bất dục", "vô tử", "tuyệt dục", "nam tử nán tự", "vô tinh", "thiểu tinh", "lãnh tinh", ... Vô sinh nữ thuộc phạm vi các chứng bệnh như "bất dựng", "toàn vô tử", "đoạn tự", "chủng tử", "tử tự", "tự dục", "cầu tự", ... Phương pháp trị liệu vô sinh nam và vô sinh nữ cũng khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về phương pháp dùng đông dược điều trị vô sinh nam. Đông y chia vô sinh nam thành 8 thể bệnh. Tuỳ từng thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.
+ Thể Thận âm khuy hư
Chứng trạng: Tinh dịch lượng ít, số lượng tinh trùng giảm, lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, nóng lòng bàn tay và bàn chân, có cảm giác sốt về chiều, ngủ kém, vã mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ ít hoặc không rêu.
Phép chữa: Tư âm bổ thận, điền tinh chủng tử.
Bài thuốc Ngũ tử diễn tông hoàn phối hợp với Tả quy ẩm gia giảm: Thỏ ty tử 15g, kỷ tử 15g, phúc bồn tử 15g, thục địa 15g, sơn thù 10g, ngũ vị tử 10g, hoài sơn 10g, bạch linh 10g, xa tiền tử 20g, cam thảo 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Thể Thận dương bất túc
Chứng trạng: Tinh dịch lạnh loãng, số lượng tinh trùng giảm, độ di động kém, mệt mỏi, khó thở, sắc mặt trắng bệch, tay chân lạnh, sợ lạnh, liệt dương hoặc di tinh, tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch yếu nhược
Phép chữa: Ích thận ôn dương, bổ tinh.
Bài thuốc Ngũ tử diễn tông hoàn phối hợp với Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm: Nhục thung dung 10g, tiên mao 10g, dâm dương hoắc 10g, phụ tử chế 10g, nhục quế 10g, sơn thù 10g, hoài sơn 10g, ngũ vị tử 10g, phúc bồn tử 10g, thỏ ty tử 15g, kỷ tử 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Thể Khí huyết khuy hư
Chứng trạng: Tinh dịch loãng, số lượng tinh trùng giảm, không ham muốn tình dục, liệt dương hoặc xuất tinh sớm, gầy yếu, sắc mặt không tươi, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, đại tiện lỏng nát, lưỡi nhợt ít rêu.
Phép chữa: Ích khí kiện tỳ, dưỡng huyết sinh tinh.
Bài thuốc Bát trân sinh tinh thang gia giảm: Đẳng sâm 10g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, a giao 10g, hoàng kỳ 15g, thục địa 15g, thỏ ty tử 15g, kỷ tử 15g, hoàng tinh 15g, tử hà xa 15g, cam thảo 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Thể Tỳ thận lưỡng hư
Chứng trạng: Tinh dịch lạnh loãng, số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm, không ham muốn tình dục, liệt dương hoặc di tinh, lưng đau gối mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, bụng đầy chậm tiêu, ăn kém, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch chìm và yếu.
Phép chữa: Ôn bổ tỳ thận, ích khí sinh tinh.
Kim anh tử
Bài thuốc Thập tử thang phối hợp với Lục quân tử thang gia giảm: Thỏ ty tử 15g, tang thầm 15g, kỷ tử 15g, nữ trinh tử 15g, phá cố chỉ 15g, sà sàng tử 15g, phúc bồn tử 10g, kim anh tử 10g, ngũ vị tử 10g, bạch linh 10g, bạch truật 10g, đẳng sâm 10g, trần bì 10g, bán hạ chế 10g, xa tiền tử 20g, cam thảo 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Thể Thấp nhiệt hạ chú
Chứng trạng: Tinh dịch đặc lâu hóa lỏng và có nhiều bạch cầu, chất lượng tinh trùng giảm, tỷ lệ chết nhiều, sau sinh hoạt hay đau tức dương vật và tinh hoàn, tiểu tiện sẻn đỏ, có cặn đục, chân tay mỏi nặng, tâm phiền miệng khát, đại tiện khó, lưỡi đỏ rêu vàng dính.
Phép chữa: Phải thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.
Bài thuốc Long đởm tả can thang phối hợp với Tỳ giải thẩm thấp thang gia giảm: Long đởm thảo 10g, hoàng bá 10g, thông thảo 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, đan bì 10g, trạch tả 10g, bạch linh 10g, đương quy 10g, tỳ giải 20g, xa tiền tử 20g, ý dĩ 20g, sinh địa 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Thể Đàm trọc ngưng trệ
Chứng trạng: Tinh dịch lượng ít, không có hoặc có rất ít tinh trùng, khó xuất tinh, tinh hoàn hay sưng nề đau cứng, đầu choáng mắt hoa, tức ngực, béo trệ, lưỡi bệu và có vết hằn răng.
Phép chữa: Hóa đàm lý khí, hóa kết thông lạc.
Bài thuốc Thương phụ đạo đàm thang gia giảm: Thương truật 10g, trần bì 10g, bán hạ chế 10g, đởm nam tinh 10g, hương phụ 10g, bạch linh 10g, bạch truật 10g, trạch tả 10g, xa tiền tử 15g, tỳ giải 15g, xuyên sơn giáp 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Thể Huyết ứ trở trệ
Chứng trạng: Giãn tĩnh mạch thừng tinh, đau khi xuất tinh, không có hoặc có rất ít tinh trùng, tỷ lệ chết cao, trong tinh dịch có hồng cầu, bụng dưới và dịch hoàn đau chướng, lưỡi có nhiều điểm ứ huyết.
Phép chữa: Phải hoạt huyết hóa ứ thông tinh.
Phúc bồn tử
Bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang gia giảm: Sài hồ 10g, chỉ xác 10g, ngưu tất 10g, hồng hoa 10g, đào nhân 10g, xích thược 10g, đương quy 10g, xuyên sơn giáp 15g, kê huyết đằng 15g, đan sâm 20g, vương bất lưu hành 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Với thể Hàn trệ can mạch
Chứng trạng: Tinh dịch lạnh loãng, bộ hạ đau chướng và lạnh, sau sinh hoạt bụng dưới và tinh hoàn đau tức, lưng đau gối mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, lưỡi nhợt và bệu, mạch căng như dây đàn.
Phép chữa: Noãn can tán hàn, ôn kinh hành khí.
Bài thuốc Noãn can tiễn gia giảm: Nhục quế 10g, tiểu hồi hương 10g, ô dược 10g, đương quy 10g, bạch linh 10g, sinh khương 3g, kỷ tử 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tóm lại, đối với bệnh lý vô sinh, đông y cũng có một bề dày kinh nghiệm chẩn trị dựa trên một hệ thống cơ sở lý luận chặt chẽ và vững chắc. Thực tế hiện nay, ở nhiều nước, người ta đã và đang không ngừng nghiên cứu sử dụng biện pháp của đông y, trong đó có đông dược, để trị liệu chứng vô sinh.
Chứng Can Thận Âm Hư Theo Học Thuyết Đông Y
Đông y cho rằng: “ Huyết thuộc âm, có mười chứng can(gan) âm hư: Đau ngực sườn là do can huyết hư; Đau nhức cân(gân) thuộc can huyết hư...
Mắt nhìn không được xa là do can huyết hư và thận thủy chân âm bất túc; Mắt nhìn thấy lờ mờ không rõ thuộc can huyết hư có nhiệt, kiêm thận thủy chân âm kém; Mắt có màng là can nhiệt kiêm thận thủy bất túc; Mất huyết quá nhiều sinh chứng uốn ván là do can huyết hư có nhiệt; Bụng dưới đau lan tỏa tới bộ phận sinh dục, khi ấn vào thì đỡ đau, thuộc quyết âm kinh mạch huyết hư; Mắc chứng thiên đầu thống thuộc can huyết hư. Khi tạng can có nhiệt không điều trị ngay để lâu ắt hại mắt; Mắt choáng váng tối sầm thuộc can huyết hư kiêm thận thủy chân âm bất túc”.
Nguyên nhân sinh bệnh: Chứng can thận âm cùng hư phần nhiều do thận âm bất túc, dẫn đến can âm bất túc. Hoặc do can âm bất túc dẫn đến thận âm hư tổn mà sinh bệnh. Trên lâm sàng thường biểu hiện đầy đủ các chứng trạng âm hư của hai tạng can và thận. Hoặc do bệnh nhân ốm lâu ngày, hoặc lao thương quá độ, hoặc mắc chứng tà bệnh ôn nhiệt làm tổn hao can âm và thận âm mà sinh bệnh.
Triệu chứng lâm sàng: Mắt nhìn mờ, hoặc mắc chứng quáng gà, gân mạch co cứng, tê dại, hay bị chuột rút, móng tay móng chân khô giòn, đau hai mạng sườn, chóng mặt, ù tai, lưng đùi đau mỏi, tóc rụng, răng lung lay, miệng khô họng ráo, cơ thể gầy còm, di tinh, ngũ tâm phiền nhiệt(Tim, lòng bàn tay bàn chân nóng) sốt từng cơn về chiều, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, nước tiểu đỏ, đại tiện phân khô, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch trầm huyền tế sác.
Cơ chế bệnh: Can chủ tàng huyết, chủ về sơ tiết, thận chứa tinh chủ về phát dục. Về sinh lý can huyết với thận tinh cùng dựa vào nhau để hoạt động. Khi can huyết đầy đủ thì huyết có thể hóa tinh. Khi thận tinh dồi dào thì có thể hóa thành huyết. Cho nên về bệnh lý khi can âm bất túc, thận âm khuy tổn, thường đồng thời xuất hiện các tình huống như: Khi can thận âm khuy tổn, không có khả năng chế ước được can dương, làm can dương thăng phát thái quá nghịch loạn lên trên thì xuất hiện chứng can dương thượng cang mà xuất hiện chứng đau đầu, mắt đỏ, hay cáu giận.
Khi can thận âm cùng khuy tổn dẫn đến phế âm suy, phế mất chức năng thanh nhuận túc giáng, âm hư thì hỏa vượng, hun đốt phế lạc, sinh ra các chứng ho khan, đoản hơi, đờm ít mà dính, miệng ráo họng khô, khản tiếng, ho ra đờm có dính máu, hoặc khạc ra máu. Khi can âm hư thì không giúp được tâm, làm tâm huyết cũng hao tổn, âm hư sinh nội nhiệt quấy rối tâm thần mà sinh ra chứng tâm phiền không ngủ được, khi ngủ hay mê, hay quên, tinh thần bất yên hay sợ hãi. Trong Đông y Thận là đất đai của thủy hỏa, thận là nơi ký gữi nguyên âm, nguyên dương để cùng dựa vào nhau mà tồn tại, cùng chế ước lẫn nhau, nên khi sinh bệnh cũng ảnh hưởng lẫn nhau. khi can thận âm hư thì liên lụy đến dương làm thận dương cũng hư theo làm mất chức năng sưởi ấm không còn chức năng khí hóa mà sinh ra chứng cơ thể lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bợt, lưng đùi đau mỏi, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, hai chân và eo lưng phù, hình thành chứng âm dương đều hư.
Phương pháp điều trị:
+ Do can thận âm hư sinh chứng hiếp thống(đau hai mạn sườn) Chứng này thường gặp ở nhưng người do cơ thể vốn hư yếu, phòng lao quá độ làm tinh của can thận cùng hư không hóa thành khí, khí hư không sinh huyết. Triệu chứng: Bệnh nhân đau âm ỉ hai bên mạng sườn, váng đầu hoa mắt, sốt từng cơn về chiều, ra mồ hôi trộm. Điều trị: Tư bổ can thận. Bài thuốc: “Nhất quán tiễn”: bắc sa sâm 16 g, đương qui, kỷ tử, mạch môn, sinh địa đều 12 g, khổ luyện tử(hạt xoan rừng) 8 g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia thêm các vị khác cho thích hợp.
+ Do can thận âm hư sinh chứng yêu thống(đau lưng) Phần nhiều do phú bẩm bất túc, hoặc ốm đau lâu ngày cơ thể suy yếu, hoặc phòng lao quá độ, làm tinh huyết hao tổn gân mạch mất sự nuôi dưỡng mà sinh bệnh. Triệu chứng: Lưng và hai đùi đau âm ỉ, hai chân yếu, khi mệt nhọc thì lưng đau tăng, khi nằm nghỉ thì giảm đau, hai mắt hoa, nhìn mọi việc không rõ. Điều trị: Tư bổ can thận. Bài thuốc: “Tả qui hoàn”. thục địa16 g, cẩu kỷ tử, lộc giác giao, hoài sơn, thỏ ty tử, cao qui bản đều 12 g, sơn thù 6 g, ngưu tất 4 g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày tùy chứng có thể gia thêm vị khác.
+ Do can thận âm hư sinh chứng hư lao. Chứng hư lao trong Đông y rất rộng: Xương tủy, khí huyết, tân dịch, cơ bắp bì phu, trong cơ thể luôn đau nhức, mệt mỏi, hao tổn tinh thần, sức lực mòn mỏi, lo nghĩ, mừng giận thất thường vì tinh huyết hao kiệt. Triệu chứng: Lưng đùi đau ê ẩm, nhức mỏi, choáng váng, tai ù, mắt nhìn không rõ, nhiều tạng phủ khí huyết bị hao tổn. Điều trị: Tư bổ can thận. Bài thuốc: “Đại bổ âm hoàn”. hoàng bá 160 g, qui bản 240 g, tri mẫu 160 g, thục địa 240 g, trư tích tủy(tủy trong cột sống của lợn) 160 g. Cách dùng: Các vị thuốc trên tán bột mịn làm viên hoàn mật mỗi viên 5 gam, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên với nước đun sôi để ấm. Uống liên tục 3 tháng.
+ Do Can thận âm hư sinh chứng chảy máu chân răng(xỉ nhục) Do tổn thương về tình chí hoặc sinh hoạt tình dục quá độ làm can thận âm hư sinh nội nhiệt hun đốt mạch lạc làm huyết đi tràn lan sinh chứng xỉ nhục.Triệu chứng : Chân răng chảy máu có màu đỏ nhạt, răng lung lay, đau. Điều trị: Tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Bài thuốc: “Tư thủy thanh can ẩm” Phối hợp với bài “Thiến căn tán”. thiến thảo căn, a giao, sinh địa, hoàng cầm, trắc bá diệp đều 30 g, cam thảo, trạch tả 16 g, thục địa, hắc táo nhân, phục linh đều 12 g, hoài sơn, sài hồ, đương qui 10 g, sơn thù, đan bì, bạch thược 8 g, chi tử 6 g, Cách dùng: tán bột làm viên hoàn nước ngày uống 3 lần mỗi lần uống 15 gam với nước đun sôi để ấm. Nếu làm thuốc sắc thì tùy bệnh chứng mà dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày uống một thang.
+ Do can thận âm hư sinh chứng huyễn vựng(choáng váng) Vì thận thủy hư tổn, thủy không hàm được mộc, phong dương quấy nhiễu lên trên, hoặc do can thận âm tinh hao tổn suy nhược không sinh được tủy, làm tủy hải bất túc mà sinh bệnh. Triệu chứng: Bệnh trình kéo dài, người luôn luôn mệt mỏi, choáng váng chỉ thích nằm nhắm mắt thì bệnh đỡ. Điều trị: Tư bổ can thận. Bài thuốc: “Kỷ cúc địa hoàng hoàn”. thục địa 16 g, kỷ tử, trạch tả, hoài sơn, cúc hoa, bạch linh, đan bì đều 12 g, sơn thù 8 gam. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn hoặc lúc đói.
+ Do can thận âm hư Phụ nữ kinh đến trước kỳ. Khi can thận âm hư sinh nội nhiệt bức huyết đi càn, làm tổn thương hai mạch xung nhâm mà sinh bệnh. Triệu chứng: Kinh đến trước kỳ, lượng ít, màu huyết đỏ, hai gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng. Điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt. Bài thuốc: “Lưỡng địa thang”. sinh địa 16 g, bạch thược, địa cốt bì, huyền sâm, a giao đều 12 g, mạch môn 8 g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống lúc đói.
+ Do can thận âm hư sinh chứng bế kinh. Do tiên thiên bất túc, thiên quí không đầy đủ hoặc ốm đau lâu ngày làm tinh huyết của can thận hao tổn mà sinh bệnh. Triệu chứng: Kỳ kinh đến muộn, lượng kinh ít màu huyết nhạt, sau một thời gian dẫn đến bế kinh. Điều trị: Tư bổ can thận dưỡng huyết điều kinh. Bài thuốc: “Qui thận hoàn”. thục địa 26 g, đỗ trọng, hoài sơn, cẩu kỷ tử, thỏ ty tử, phục linh đều 12 g, đương qui, sơn thù 8 gam. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.
+ Do can thận âm hư sinh chứng thống kinh. Vì can thận âm hư làm tinh suy huyết tổn, hai mạch xung nhâm rỗng không bào lạc không được nuôi dưỡng mà sinh bệnh. Triệu chứng: Sau khi hành kinh bụng đau âm ỉ không dứt, lượng kinh ít, màu nhạt. Điều trị: Điều bổ can thận dưỡng huyết chỉ thống. Bài thuốc: “Điều can tán”. hoài sơn 20 g, sơn thù, đương qui, ba kích, a giao, bạch thược đều 12 g, chích thảo 4 g. Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống sau khi ăn khi thuốc còn ấm.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:177.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh