XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
MÃ NÃO Ế
Chứng: Tròng đen mắt có màng mỏng, hình tròn hoặc lõm, sắc trắng mà hơi vàng xám hoặc hơi đỏ (giống mầu đá Mã não), kèm theo mắt đau, đỏ, nước mắt chảy, có ghèn, sợ ánh sáng.
Nguyên nhân:
Sau khi bị bệnh hoặc bị thương tổn, tinh khí của Can Đởm suy gây nên.
Điều trị:
Có hy vọng bớt dần nhưng không khỏi hẳn.
Dùng bài Bổ Can Hoàn.
+ Vịt xiêm gìa (7-8 năm), làm thịt, hầm thật nhừ ăn cả nước lẫn cái. Kết hợp lấy mật vịt tươi nhỏ vào mắt (Gia Viên Dược Thảo).
+ Sữa người 10ml, Tròng trắng trứng gà 1 cái, Phèn xanh tán bôt 4g. Trộn đều, chưng cách thủy cho chín, lọc lấy nước trong, nhỏ vào mắt, ngày 2 lần (Gia Viên Dược Thảo).
BỔ CAN HOÀN (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư): Bạch thược, Đương quy, Khương hoạt, Phòng phong, Sinh địa, Xuyên khung. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn mật làm thành viên 6g. mỗi lần uống 2 hoàn. Ngày 2 lần.
TD: Trị mắt có màng mây (Mã não ế).
MẠCH VÀNH XƠ CỨNG
1- Tâm Khí Đều Hư (thường gặp ở thời kỳ đầu): Ngực hoặc vùng thượng vị đầy tức, hơi thở ngắn, hồi hộp, mệt mỏi, vận động mệt tăng thêm, miệng khô, bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng, ít tân dịch, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sác.
Điều trị: ích khí, dưỡng âm, bổ Tâm, hoạt huyết. Dùng bài Sinh Mạch Tán hợp với Chích Cam Thảo Thang gia giảm: Nhân sâm 8g, Mạch môn, Sinh địa, Đan sâm, Đương qui đều 12-16g, Ngũ vị tử, Quế chi, Sơn tra 6-8g đều 6-8g, Chích cam thảo 4-6g, sắc uống ngày 1 thang.
Gia giảm: Hơi thở ngắn, mệt nhiều thêm Hoàng kỳ 16-30g ; Mất ngủ nhiều thêm Toan táo nhân (sao) 16-20g, Viễn chí 4g, Hoàng liên 4-8g ; Ngực đau nhiều thêm Toàn qua lâu 12g, Uất kim 8-12g, Thanh bì 8g, sâm Tam thất (bột mịn, hòa uống) 2-4g.
2) Huyết ứ đàm trở: Nặng ngực, đau tức như dao đâm, khó thở, chất lưỡi tím thâm, mạch Huyền hoặc Kết Đại, hoặc rêu lưỡi dày nhớt, mạch Hoạt.
Điều trị: Lý khí, hoạt huyết, hóa đờm. Dùng bài ‘Huyết Phủ Trục Ứ Thang hợp với Qua Lâu Phỉ Bạch Bán Hạ Thang’: Đương qui, Phục linh, Đan sâm đều 12-16g, Xích thược 12g, Hồng hoa 10-12g, Uất kim, Toàn Qua lâu, Phỉ bạch đều 8-12g, Xuyên khung,Tần bì, Chỉ xác, chế Bán hạ, Thanh bì đều 8-10g, Quế chi 6- 8g. Sắc uống.
3. Tâm Thận dương hư: (thường vào thời kỳ cuối và thểâ nặng): Đau thắt ngực, khó thở, tim hồi hộp, ra mồ hôi (tự hãn) chân tay lạnh, sợ lạnh, thân lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm Tế hoặc Kết Đại. Nặng có thể hôn mê.
Điều trị: Bổ tâm, ôn thận, ích khí, trợ dương. Dùng bài Sâm Phụ Thang hợp Sinh Mạch Tán gia giảm: Nhân sâm 6-10g, Chếâ phụ tử 8-12g (sắc trước), Mạch môn 12 - 16g, Ngũ vị 6g, Quế chi 6-10g, Sinh long cốt 12-20g, Sinh mẫu lệ 12 - 20g, sắc uống.
Xơ cứng động mạch vành thời kỳ đầu có thể không có triệu chứng rõ rệt, biện pháp chủ yếu điều trị theo y học cổ truyền là tùy thể bệnh mà bổ tâm khí, dưỡng tâm âm hoặc hoạt huyết, hóa đàm. Nhưng trường hợp bệnh phát triển cơn đau thắt ngực nặng, cần điều trị theo chứng đau thắt ngực và cần kết hợp chặt chẽ với phương pháp điều trị bằng y học hiện đại.
Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Đại Sài Hồ Thang: có tác dụng đối với bệnh nhân béo phì, cơ căng. Bài này dùng lâu dài cải thiện được tình trạng cơ thể nói chung và tuần hoàn máu do sự điều chỉnh chuyển hóa gan và thận. Nó vận chuyển những chất cặn bã trong máu cũng như Cholesterol qua đường tiêu, tiểu. Các triệu chứng nặng đầu, đau đầu, cứng vai và huyết áp cao cũng đồng thời biến đi. Vì thế bài này cũng có thể dùng để phòng và trị xơ vữa động mạch.
+ Sài Hồ Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang: thích hợp với bệnh nhân khỏe, có đau ngực, sườn… mất ngủ, dễ tức giận. Dùng lâu dài có tác dụng điều chỉnh chức năng gan thận và trừ Cholesterol, cải thiện tình trạng cơ thể cách chung.
+ Phòng Phong Thông Thánh Tán: Thích hợp đối với người béo phì, toàn thân mềm yếu. Bài thuốc này có tác dụng cải thiện, khai thông huyết ứ trệ, trừ Cholesterol và những chất cặn bã ra khỏi máu và hàn gắn những hư hại của thành mạch.
+ Bát Vị Thận Khí Hoàn: Điều chỉnh chức năng Thận và cải thiện tuần hoàn.
+ Đương Quy Thược Dược Tán: Có tác dụng đối với phụ nữ xơ vữa động mạch… thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng thận, trừ chất cặn bă ra khỏi máu và làm tiêu tan huyết trệ.
+ Tam Hoàng Tả Tâm Thang và Hoàng Liên Giải Độc Thang dùng cho bệnh nhân xơ vữa động mạch có các triệu chứng mất ngủ và táo bón, đầy ở dưới tim.
+ Câu Đằng Tán: dùng cho bệnh nhân xơ vữa động mạch kèm hay quên và tiểu đêm. Câu đằng có tác dụng làm giảm nhẹ xơ vữa động mạch não và co giật.
MAI HẠCH KHÍ
Chứng: Họng không sưng nhưng khi nuốt vào có cảm giác như có vật gì vương vướng, giống hình hạt mơ (ô mai – mai hạch), khạc không ra, nuốt không xuống.
Sách ‘Xích Thủy Huyền Châu - Yết Hầu) viết: “ Chứng Mai hạch khí, trong họng như có vật cứng”.
Sách ‘Cổ Kim Y Giám’ (mục Mai Hạch Khí) viết: “Chứng mai hạch khí, trong họng bị vướng, khạc không ra, nuốt không xuống, giống như hình hạt Ô mai”.
Nữ giới 30 - 50 tuổi dễ mắc bệnh hơn.
Nguyên nhân:
Đa số do tình chí uất kết, đờm khí ngưng trệ ở họng gây nên.
Triệu chứng:
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Can Khí Uất Trệ
Chứng: Tự cảm thấy trong họng như có vật gì lạ hoặc có cái gì vướng, khạc không ra, nuốt không xuống, tinh thần uất ức, không ăn uống được, ngực đầy, hông sườn đầy trướng, mỗi khi tức giận thì bệnh khó chịu hơn, lúc nhẹ, lúc nặng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền. Kiểm tra vùng họng không thấy có gì khác thường.
Điều trị: Sơ Can, hành khí, giải uất.
Dùng bài Việt Cúc Bảo Hòa Hoàn gia vị (Đây là bài Việt Cúc Bảo Hòa Hoàn, thêm Sài hồ, Bạch thược. Sài hồ, Hương phụ để thư Can, lý khí, giải uất; Bạch thược dưỡng âm, nhu Can, điều lý Can; Xuyên khung hoạt huyết, hành khí để lý Can khí; Thương truật, Thần khúc phương hương kiện Tỳ, hòa trung, hợp với Các vị thuốc trên để lý Can khí; Chi tử thanh sơ nhiệt ở Tam tiêu để sơ điều Can khí).
Điều trị: Lý khí, giải uất, hóa đờm.
2- Can Uất Tỳ Hư
Chứng: Tự cảm thấy trong họng có vật gì vướng, tinh thần uất ức, hay tức giận, suy nghĩ, gầy ốm đi, kinh nguyệt không đều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền Tiểu, có lực. Kiểm tra họng không có gì bất thường.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, lý khí, kiện Tỳ.
Dùng bài Tiêu Dao Tán (52) gia vị
Có thể dùng:
Bán Hạ Hậu Phác Thang (02)
(Bán hạ để khai kết, phối Phục linh để thấm thấp, khứ đờm; Hậu phác vị đắng, tính ấm, có tác dụng giáng nghịch, lý khí, vị ấm nên có thể tán kết, tiêu đờm; Sinh khương tán ẩm, tuyên dương).
Tứ Thất Thang Gia Vị (60), Lợi Yết Thang II (26), Tứ Hoa Giải Uất Thang (59), Lý Khí Giải Uất Thang (30), Giải Độc Lợi Yết Thang (13), Tiêu Mai Thang (53), Tuyên Giáng Mai Hạch Thang (58), Thông Yết Thang (51)
MÃN KINH
Đại Cương
Người phụ nữ thường vào thời kỳ trước và sau khi tắt kinh xuất hiện một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều... do nội tiết tố nữ giảm thiểu (vì buồng trứng giảm tiết nội tiết tố và số lần rụng trứng giảm dần đến hết, các tuyến âm đạo giảm xuất tiết nên âm đạo khô, lúc giao hợp đau, có thể dễ gây viêm âm đạo hoặc do thiếu nội tiết tố nữ mà xương loãng dễ bị gãy xương.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 41 - 45, thời gian ngắn có thể từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh là bệnh nặng nhẹ có liên quan đến trạng thái thần kinh, tinh thần, tâm lý của người phụ nữ (yếu tố nội tại của con người là chủ yếu). Tỷ lệ phát bệnh ở người lao động trí óc cao hơn ở người lao động chân tay.
Cũng gọi là Kinh Đoạn Tiền Hậu Chư Chứng.
Nguyên Nhân
Dựa theo thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1), y học cổ truyền cho rằng phụ nữ bắt đầu suy từ tuổi 42 (tuổi lục thất, tam dương suy, da mặt khô, tóc bạc...) và đến tuổi 49 (tuổi thất thất, mạch Xung Nhâm suy, kinh kiệt...) và như vậy ở khoảng tuổi này là phụ nữ hết sinh đẻ, chức năng tạng phủ suy dần mà chủ yếu là thận khí suy, người phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, thận suy chủ yếu là tinh huyết suy gây nên âm dương mất cân bằêng, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các tạng phủ khác và là nguyên nhân chính của hội chứng tiền mãn kinh.
Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, huyết thiếu, trước và sau khi mãn kinh, thiên quý sắp cạn, tinh huyết suy, lại suy nghĩ, mất ngủ, phần âm và doanh bị tổn thương hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ, tinh huyết bị hao tổn hoặc do bệnh mất máu quá nhiều,âm huyết hao tổn, thận âm hư yếu, tạng phủ không được dinh dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.
+ Thận Dương Hư: Cơ thể vốn suy yếu, thận dương hư suy, gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn. Thận khí suy yếu lại kinh sợ quá hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ, làm tổn thương thận khí, mệnh môn hoả suy, tạng phủ không được nuôi dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.
Ngoài ra các yếu tố tinh thần, thể chất, yếu tố dinh dưỡng, sinh đẻ, hoàn cảnh sinh hoạt lao động của người phụ nữ đều có ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh.
Triệu Chứng
Triệu chứng lâm sàng thường thấy các triệu chứng sau:
+ Rối loạn kinh nguyệt: Bắt đầu kinh đến sớm muộn thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều (băng huyết) hoặc ngưng đột ngột.
+ Rối loạn thần kinh thực vật: Nóng sốt, bừng bừng đỏ mặt, ra mồ hôi, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, dễ tức giận hoặc lo nghĩ trầm cảm, lưng gối đau mỏi, đau đầu, họng khô nóng, miệng khô, nôn, buồn nôn, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, tư tưởng khó tập trung hoặc chân tay tê rần, cảm giác kiến bò.
+ Rối loạn chuyển hoá: Cơ thể mập ra, lên cân hoặc phù, tiêu chảy.
Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:
. Tuổi từ 40 đến 55, có rối loạn kinh nguyệt, kinh kỳ sớm muộn không đều, lượng nhiều hoặc ít hơn trước đó hoặc đột ngột tắt kinh.
. Mặt đỏ, nóng bừng, ra mồ hôi, người nóng nảy, bứt rứt, váng đầu, hoa mắt, đau lưng, mỏi gối, bồn chồn, không tập trung tư tưởng.
. Có điều kiện kiểm tra nội tiết tố: lượng Estrogen.
Tiền mãn kinh là thời kỳ mà người phụ nữ dễ mắc nhiều loại bệnh khác cho nên cần có sự kiểm tra toàn diện như trường hợp kinh ra nhiều cần chú ý loại trừ ung thư bộ phận sinh dục.
Điều Trị
Hội chứng tiền mãn kinh là một bệnh nội thương chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm, âm dương mất cân bằng dần đến sự rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể do đó không thể chỉ dùng thuốc mà phương pháp điều trị phải toàn diện, kết hợp dùng thuốc và những phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền và người bệnh phải chủ động có ý chí tu luyện tinh thần tư tưởng thanh thản (không buồn phiền, không quá lo lắng, không bực mình tức giận) mới có kết quả tốt.
+ Thận Âm Hư, có thể chia ra:
. Âm Hư Nội Nhiệt: Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít, hoặc trễ ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng, ra mồ hôi, miệng khô, táo bón, lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa đều 12g, Sơn thù nhục 10g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Hoàng bá, Tri mẫu, Địa cốt bì đều 12g, Sinh Long cốt, Sinh Mẫu lệ, Quy bản (sắc trước) đều 20g.
. Âm Hư Can Vượng: Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt nóng nảy, dễ cáu gắt, mắt khô, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run, tê rần hoặc cảm giác kiến bò, rìa lưỡi đỏ, mạch Huyền, Sác.
Điều trị: Tư thận, bình Can, tiềm dương. Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm: Sinh địa 16g, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Kỷ tử đều 12g, Cúc hoa 10g, bạch thược 20g, Sàí hồ (sao dấm) Hạ khô thảo đều 12g, Câu đằng 10g.
Mất ngủ gia Sao táo nhân, Bá tử nhân, Dạ giao đằng.
. Tâm Thận Bất Giao: Rối loạn kinh nguyệt, người nóng, ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, hay mơ, khó tập trung tư tưởng, hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ, ít rêu.
Điều trị: Tư âm, giáng hoả, giao thông tâm thận. Dùng bài: Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với An Thần Định Chí Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa, Đơn bì, Phục thần, Bạch linh, Bạch thược, Mạch môn đều 12g, Ngũ vị tử 4g, Viễn chí 4g, Thạch xương bồ 12g, sao Táo nhân 20g, Hoàng liên 4g, Cam thảo, Đại táo 3 quả.
. Thận Dương Hư: Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh mát, sợ lạnh, mệt mỏi, hoặc phù, tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Nhược.
Điều trị: ôn bổ thận dương. Dùng bài Thận Khí Hoàn gia giảm: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả đều 12g, Chế Phụ tử, Quế nhục đều 4g.
Mệt mỏi, ăn kém thêm Đảng sâm, Bạch truật đều 10g. Ngủ ít thêm sao Táo nhân 20g, Bá tử nhân 10g. Chân phù thêm Xa tiền tử 12g, Trư linh 12g, Bạch mao căn 12g. Kinh nguyệt kéo dài cho uống thêm Sâm tam thất bột 1 - 2g hoà thuốc hoặc A giao 6g hoà thuốc uống.
. Huvết Ứ Đàm Trệ: Phụ nữ sắp hết kinh, người mập, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề hoặc tê dại, đầu nặng, ngực đau, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi bệu rêu dày, mạch Trầm Hoạt.
Điều trị: Hoạt huyết trừ đàm. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang hợp Ôn Đởm Thang gia giảm: Đương qui, Sinh địa, Đào nhân, Sài hồ, Xích thược, Xuyên ngưu tất đều 12g, Xuyên khung, Hồng hoa, Chỉ xác, Sơn tra, Trúc nhự đều 10g, Sinh hoàng kỳ 30g, Bạch linh 12g, Trần bì 10g, Cam thảo 3g.
Chế độ ăn chú ý kiêng mỡ, đường, ăn nhiều rau các loại đậu, chế độ ăn cơm gạo lức, muối mè đen là có lợi để ngăn chặn bệnh phát triển. Chú ý tinh thần thanh thản vui tươi cởi mở, sinh hoạt điều độ là những điều kiện cần thiết để giảm nhẹ bệnh.
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm
+ Khôn Bảo Thang (Lý Cổn, Bệnh viện Trung y Bắc Kinh): Sinh địa, Bạch thược, Nữ trinh tử đều 12g, Cúc hoa, Hoàng cầm, Sao Táo nhân đều 9g, Sinh Long cốt 30g, sắc uống.
Đã trị 330 ca, khỏi: l12 ca (83,9%), tốt 144 ca (43,6%), có tiến bộ 64 ca ( 19,4%), không kết quả 10 ca (3%).
+ Cánh Niên Lạc (Tào Tỉnh An, Bệnh viện Phụ sản khoa trường Đại học Y khoa Thượng Hải): Sài hồ, Khương Bán hạ, Hoàng cầm, Hắc chi tử đều 9g, Đảng sâm 15g, Chích thảo 6g, Hoài Tiểu mạch, Trân châu mẫu đều 30g, Đại táo 6 quả, Tiên linh tỳ 12g, sắc uống.
Gia giảm: Cao huyết áp thêm Câu đằng 15g, Địa long, Ngưu tất đều 9g, mất ngủ thêm Ngũ vị tử 3g, Dạ giao đằng 15g; Khát nước thêm Thạch hộc 12g, Ngọc trúc 9g.
Đã trị 21 ca, khỏi 9 ca (43%), tốt 3 ca (14%), tiến bộ 9 ca (43%).
+ Canh Niên Phương (Nguyễn Đạo Dũng, học viện Trung y Nam Kinh tỉnh Giang Tô):
(a) Sinh địa, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sao táo nhân, Phục linh đều 12g, Long xỉ 20g, Câu đằng 10g, Liên tâm 1g.
(b) Tiên linh tỳ, Tiên mao, Táo nhân (sao), Phòng kỷ, Phục linh (cả vỏ), xuyên Tục đoạn, Hợp hoan bì đều 10g, Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 12g, Liên tâm 1g, sắc uống.
Kết quả lâm sàng: Bài (a) trị chứng âm hư (nóng ra mồ hôi bứt rứt) có kết quả 87,8%, Bài (b) trị chứng âm dương đều hư, kết quả 77,8%.
+ Canh Niên Ẩm (Trương Lệ Dung, Bệnh viện Phụ sản khoa Thiên Tân): Sinh địa, Tthục địa, Phục linh, Sơn dược, Hà thủ ô, Tiên mao đều 12g, Trạch tả, Sơn thù nhục đều 9g, Đơn bì 6g, sắc uống.
Trị 382 ca thể âm hư Can vượng, có kết quả 98,2%.
MÀO TINH HOÀN VIÊM
Viêm mào tinh hoàn, đông y gọi là Tử Ung. Theo Đông y, tinh hoàn được coi là Thận Tử, vì vậy viêm tinh hoàn được gọi là Tử Ung.
Sách ‘Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Sinh Tập’ viết: “Thận tử (tinh hoàn) phát đau, xệ xuống không thể nâng lên, bên ngoài thấy đỏ, gọi là Tử Ung”.
Được chia làm hai loại là Cấp tính và Mạn tính. Cả hai loại đều có đặc tính là tinh hoàn hoặc phó tinh hoàn sưng đau.
Cấp tính: tinh hoàn sưng to nóng đỏ đau kèm theo triệu chứng nóng lạnh toàn thân.
Loại mạn tính thường do cấp tính chuyển sang hoặc do Tiền liệt tuyến viêm mạn, Túi tinh viêm mạn, biểu hiện bằng tinh hoàn sưng cứng hơi đau hoặc hơi căng tức, đau ê ẩm.
Viêm mào tinh hoàn thường do nhiễm khuẩn từ bàng quang hay niệu quản lan xuống ống dẫn tinh gây viêm trên nửa bìu tinh hoàn. Viêm có thể lan tới tinh hoàn gây viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn (Epididymo - Orchitis).
Tử Ung cấp tính theo YHHĐ tương đương với chứng Viêm mào tinh hoàn cấp, hoặc Viêm mào tinh hoàn có mủ, Viêm mào tinh hoàn do quai bị. Tử ung mạn tính tương đương với Phó tinh hoàn viêm mạn, Phó tinh hoàn viêm dạng Lâm chứng.
Nguyên Nhân
Tiền âm là nơi hội tụ của tông cân, kinh Thái âm và Dương minh. Đường kinh Can vận hành qua hội âm, tinh hoàn thuộc Thận. Vì vậy Tử ung liên hệ đến Can và Thận.
+ Cảm Phải Hàn Thấp: Do điều kiện vệ sinh, cảm phải hàn thấp, hàn tà xâm nhập vào vùng âm bộ, ngưng kết lại làm cho khí huyết không thông được. Thấp trọc ứ trệ ở kinh lạc, khí không thông được, hàn thấp xâm nhập vào kinh Can làm cho khí huyết ở kinh Can bị ngưng trệ, mà Can chủ gân cơ vùng bộ phận sinh dục, vì vậy tinh hoàn bị sưng, đau.
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: do ngoại cảm lục dâm, ngồi nằm lâu ngày nơi ẩm thấp, hoặc ăn nhiều chất cay nóng, xào rán đều sinh thấp nhiệt uất kết. Hoặc tình chí uất kết sinh ra thấp nhiệt uất kết tại bàng quang, bìu dái lâu ngày hóa hỏa, hóa mủ. Hoặc trước đó bị viêm quai bị, tà độc nhập vào kinh Đởm, truyền sang kinh Can, uất kết ở bìu dái gây nên bệnh. Hoặc có khi do giao hợp nhiễm phải trọc độc, trọc độc truyền nhiễm vào, uất trệ lại, hoá thành hoả hoặc mủ, nung nấu gây ra mủ, lở loét, theo tinh đạo truyền truyền vào tinh hoàn, phó tinh hoàn gây nên bệnh.
+ Nhiệt Uất Ở Can Kinh: Tình chí uất ức hoặc do tức giận, ưu tư làm cho Can khí bị tổn thương, Can mất chức năng sơ tiết, khí bị uất lại hoá thành nhiệt, uất kết ở Can kinh hoặc do ngoại cảm phong nhiệt xâm nhập vào kinh Can khiến cho Can mất chức năng sơ tiết, nhiệt uất kết gây nên chứng Tử ung.
+ Té Ngã gây tổn thương mào tinh hoàn, bìu dái, huyết bị ứ, thấp nhiệt tà độc thừa cơ dồn xuống, thấp nhiệt và ứ độc kết hợp gây nên bệnh hoặc do nhiễm phải độc tà (vi khuẩn) gây nên bệnh.
Triệu Chứng
Thường gặp hai thể bệnh viêm mào tinh hoàn:
+ Viêm Mào Tinh Hoàn Cấp: phát bệnh đột ngột, mào tinh hoàn sưng đau sốt, kèm theo triệu chứng toàn thân phát sốt cao, sợ lạnh, phần viêm có thể lan đến tinh hệ (tử hệ) làm cho tinh hệ to lên và đau; lan tới âm nang thì da bìu dái sưng nóng đỏ đau. Đau có thể khu trú hoặc theo ống dẫn tinh xuyên lên háng, trực tràng và bụng dưới. Có thể biến chứng tràn dịch tinh mạc (hydrocele). Trường hợp làm mủ thì da bóng mềm, trường hợp vỡ mủ thì tại chỗ giảm đau và triệu chứng toàn thân nhẹ, miệng liền da và khỏi.
+ Viêm Mào Tinh Hoàn Mạn Tính: Phần lớn do viêm mào tinh hoàn cấp kéo dài, hoặc do nhiễm khuẩn nhẹ gây ra. Triệu chứng lâm sàng khác nhau. Có thể không đau,
đau tức nhẹ, hoặc phần đuôi mào tinh hoàn sưng cứng nhẹ.
Cũng có khi cấp diễn, mào tinh hoàn sưng đau kèm theo triệu chứng toàn thân. Trường hợp do chấn thương, lúc đầu cũng đau cấp tính nhưng triệu chứng toàn thân không rõ, sau lại nhiễm khuẩn thứ phát mới có sưng nóng đỏ đau và phát sốt.
Chẩn Đoán
1. Viêm Tinh Hoàn Do Biến Chứng Quai Bị: thường phát bệnh sau khi bị bệnh quai bị, tinh hoàn sưng đau, da bìu dái đỏ sau 7-14 ngày hết không làm mủ chỉ để lại di chứng teo tinh hoàn.
2. Chứng Sa Ruột Nghẽn: có triệu chứng bìu dái sưng đau nhưng có tiền sử sa ruột (thoát vị bẹn), không có triệu chứng nhiễm khuẩn cấp.
3. Chứng Lao Mào Tinh Hoàn: YHCT gọi là chứng Tử Đờm, có triệu chứng bắt đầu mào tinh hoàn cứng, bìu dái không sưng không đỏ, lúc vỡ mủ, nước mủ chảy trong, loãng có chất vữa rất dễ phân biệt.
Biện Chứng Luận Trị
+ Thể Cấp Tính: tinh hoàn sưng đau, ấn đau nhiều, bìu dái sưng nóng đỏ, da căng bóng, sốt, sợ lạnh, miệng khát, buồn nôn, đau đầu, tiểu ít, tiểu buốt, bụng dưới đau, rêu lưỡi vàng dày, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu sưng. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Thấp Nhiệt Hạ Chú: Đa số gặp ở thanh niên. Dịch hoàn sưng to, đau, da vùng bìu dái sưng nóng đỏ, bụng dưới đau, kèm sốt, sợ lạnh, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh tả thấp nhiệt ở kinh Can. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm (Long đởm thảo, Sài hồ, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi tử, Trạch tả, Quất hạch, Ngưu tất đều 10g, Xích thược 15g, Tử hoa địa đinh 20g, Bản lam căn, Kim ngân hoa đều 30g, Mộc thông 6g. Sắc uống).
Đau nhiều thêm Diên hồ sách, Kim linh tử, Tiểu hồi. Sốt cao không hạ, tăng Sài hồ và Hoàng cầm lên đều 5g, thêm Liên kiều 15g. táo bón thêm Đại hoàng 10g (cho vào sau)
Chưa làm mủ, thêm Thấu Nùng Tán.
2- Uẩn Độc Hạ Chú: Thường gặp ở trẻ nhỏ. Thường do biến chứng của Quai bị. Dịch hoàn sưng to, đau, kèm sợ lạnh, sốt, không hoá thành mủ, lưỡi vàng, mạch Sá.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Phổ Tế Tiêu Độc Ẩm hợp với Kim Linh Tử Tán gia giảm.
3- Hàn Thấp Ngưng Trệ: Dịch hoàn sưng to, cứng, đau không chịu được, vùng bìu dái lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Huyền.
Điều trị: Ôn noãn Can Thận, thông dương, tán kết. Dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang hợp với Ngô Thù Du Sinh Khương Thang gia vị: Quế chi, Bạch thược, Tế tân, Đại táo, Ngô thù du, Sinh khương, Mộc thông, Sài hồ, Chỉ xác, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất.
(Đây là bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang hợp với Ngô Thù Du Sinh Khương Thang thêm Sài hồ, Chỉ xác, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất. Trong bài dùng Quế Chi Thang, Tế tân, Ngô thù du để ôn noãn Can Thận; Sài hồ, Chỉ xác thư Can, lý khí; Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy hoạt huyết, dưỡng huyết; Mộc thông lợi thấp; Ngưu tất dẫn thuốc xuống dưới) (Trung Y Cương Mục).
4- Can Lạc Không Điều Hoà: Dịch hoàn sưng to, đau, xệ xuống, trở nên cứng, lâu ngày không khỏi, mầu da vùng bệnh sạm tối, trở nên có mủ, vỡ, chảy mủ trắng đục, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Huyền Tế.
Điều trị: Sơ Can, lý khí, hoạt huyết, tán kết. Dùng bài Quất Hạch Hoàn gia vị: Quất hạch, Mộc hương, Chỉ thực, Hậu phác, Xuyên luyện tử, Đào nhân, Nguyên hồ, Nhục quế, Côn bố, Hải tảo, Hải đới, Mộc thông, Lệ chi hạch.
(Đây là bài Quất Hạch hoàn thêm Lệ chi hạch. Trong bài Quất hạch, Lệ chi hạch, Mộc hương, Chỉ thực, Hậu phác, Xuyên luyện tử sơ Can, hành khí; Đào nhân, Nguyên hồ hoạt huyết, hành huyết; Nhục quế ôn dương hoá thấp; Côn bố, Hải tảo, Hải đới nhuyễn kiên, tán kết; Mộc thông lợi thấp).
Nếu sau khi vỡ mủ mà mủ ra loãng là dấu hiệu Can Thận âm hư, thêm Lục Vị Địa Hoàng Hoàn để tư bổ Can Thận. Khí huyết đều suy, dùng thêm Thập Toàn Đại Bổ Thang. (Trung Y Cương Mục).
+ Thể Mạn Tính: tinh hoàn có cục cứng, không đau hoặc hơi đau và có cảm giác đau tức, bụng dưới đau tức, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi hơi thâm, rêu lưỡi mỏng hoặc nhầy, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa ứ, tán kết. Dùng bài Câu Quất Thang Gia Giảm.
Gia giảm: Khối u khó tiêu thêm Tam lăng, Nga truật, Bào sơn giáp. Có tràn dịch màng tinh thêm Xích linh, Trạch tả.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
. Khí Trệ Huyết Ngưng: Dịch hoàn sưng cứng, tinh hệ sưng, đau ê ẩm, đau lan đến bụng dưới, đa số không có chứng trạng toàn thân, lưỡi nhạt, bệu, mạch Hoạt.
Điều trị: Sơ Can, lý khí, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Quất Hạch Hoàn gia giảm (Quất hạch, Xuyên luyện tử, Cương tằm, Xuyên sơn giáp, Quất hạch, Lệ chi hạch, Ngưu tất, Ô dược, Sài hồ đều 10g, Sơn tra hạch, Hạ khô thảo, Côn bố đều 15g, Xích thược 20g, Tiểu hồi, Thục phụ tử đều 6g. Sắc uống).
. Dương Hư Hàn Ngưng: Dịch hoàn sưng cứng, tinh hệ sưng, lúc đau lúc không, bìu dái lạnh. Có thể kèm đau lưng, liệt dương, di tinh, lưỡi nhạt hoặc có vết răng.
Điều trị: Ôn thận, tán hàn, lý khí, tán kết. Dùng bài Hữu Quy Hoàn hoặc Dương Hoà Thang gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài
+ Cấp Tính: lúc mới bắt đầu bị, dùng Kim Hoàng Tán hoặc Ngọc Lộ Tán, hoà với nước đắp, đeo giây nâng bìu dái. Đã có mủ thì rạch tháo mủ, dùng gạc tẩm thuốc Cửu Nhất Đơn dẫn lưu. Lúc hết mủ dùng Sinh Cơ Tán hoặc Sinh Cơ Bạch Ngọc Cao.
+ Mạn tính: Dùng Thông Quy Thấp Thủng Thang sắc lấy nước rửa hoặc đắp Xung Hòa Cao.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
. Tránh không để chấn thương tinh hoàn và bìu dái.
. Tinh thần thanh thản, tránh bực bội gây tổn thương can.
. Tích cực trị bệnh đường tiểu.
. Lúc bị viêm tinh hoàn cấp phải được nghỉ ngơi đầy đủ, chú ý có khăn nâng bìu dái
MỀ ĐAY
Đại cương
Là một loại bịnh dị ứng ngoài da. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mề đay là một loại bệnh dinh dưỡng, nhưng từ khi Vidal chú trọng đến hiện tượng quá cảm ứng gây nên mề đay và nhất là sau khi tìm ra thuốc tổng hợp kháng Histamin trị khỏi nhiều trường hợp mề đay thì mề đay lại được liệt vào loại các bệnh dị ứng.
Mề đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến tiến triển theo 2 thể bệnh khác nhau: thể cấp tính không khó khăn trong tìm hiểu nguyên nhân và điều trị, thể mạn tính ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động, có khi kèm theo biến chứng nặng và nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân.
Đông y đã đề cập đến chứng mề đay dưới nhiều tên gọi khác nhau:
Từ ‘Phong Ẩn Chẩn’ được nhắc đến đầu tiên trong thiên ‘Tứ Thời Thích Nghịch Tùng Luận’ (Tố Vấn 64).
Đời Xuân Thu gọi là Phong Chẩn, Ẩn Chẩn. Đời nhà Hán gọi là Ẩn Chẩn. Đời nhà Tuỳ gọi là Phong Tao Ẩn Chẩn, Ẩn Chẩn Tao bệnh, Phong Tao Tường, Phong Bồi Lội. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Tà khí xâm nhập vào bì phu mà lại có phong hàn kích thích thì sẽ phát sinh chứng phong tao ẩn chẩn”.
Đời nhà Đường gọi là Phong Sào Ẩn Chẩn, Xích Chẩn, Phong Ám. Sách ‘Thiên Kim Phương viết: “Người bị ẩn chẩn… đột nhiên nổi lên những vết ban như muỗi cắn… ngứa khó chịu”.
Đời nhà Nguyên gọi là Dịch Ngật Sang.
Đời nhà Minh gọi là Bạch Bà Mạc, Phong Lữu Chẩn, Quỷ Phạn Ngật.
Còn gọi là Tầm Ma Chẩn. Dân gian quen gọi là Mẩn Tịt, Phong Ngứa.
Nguyên Nhân
Yếu tố cơ địa dị ứng (nhạy cảm với chất kích thích) và các yếu tố ngoại lai như thức ăn tanh như cua cá tôm sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà, các loại thuốc (trụ sinh, an thần, hạ nhiệt, giảm đau...), các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như lá cây hoa, các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết, hoá chất... hoặc do yếu tố tinh thần (bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức) tác động vào cơ thể gây ra bệnh.
Thường do phong thấp xâm nhập vào da thịt hoặc trường vị đang có uất nhiệt lại cảm phải phong tà, tà khí tích lại ở da, lông gây ra mề đay.
Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Huyết nhiệt thì sinh ra lở ngứa hoặc đau”.
Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ viết: “Chứng Ẩn chẩn phát sinh đa số do tấu lý sơ hở, bị phong tà xâm nhập… cũng có thể do ăn những thức ăn như tôm, cá v.v… mà nổi ban”.
Cơ chế sinh bệnh theo YHCT có thể là:
1. Cảm thụ phong hàn: hoặc phong nhiệt, uẩn tích tại bì phu khiến dinh vệ mất điều hoà.
2. Do trường vị thấp nhiệt lại cảm phong tà uất tại cơ bì, hoặc ăn chất tanh lạnh, ký sinh trùng đường ruột gây thấp nhiệt nội sinh.
3. Bẩm thụ cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày khí huyết hao tổn, huyết hư sinh phong, khí hư nên vệ khí không giữ được bên ngoài, phong tà xâm nhập gây nên bệnh.
4. Tình chí nội thương, 2 mạch xung nhâm mất sự điều hoà, can thận bất túc, da cơ thiếu dinh dường sinh phong, sinh táo gây ra bệnh.
Như vậy, theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu là do phong hàn (bên ngoài) hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không thích hợp với cơ thể như tôm, cá…
Theo YHHĐ, những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) tác động vào cơ thể làm cho cơ thể tiết ra một số lượng Histamin. Histamin khi sinh ở da sẽ chảy vào máu, làm dãn các mao mạch gây nên hiện tượng ứ máu, chảy huyết thanh ra ngoài huyết quản gây nên hột phù. Đồng thời Histamin ngấm vào đuôi dây thần kinh cảm giác gây nên ngứa và kích thích, gây một phản xạ sợi trục làm đỏ chung quanh các nốt mề đay.
Chẩn Đoán
- Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Trường hợp bệnh kéo dài trên 3 tháng hoặc tái phát nhiều lần là thể mạn tính.
- Test vạch da dương tính.
Cần phân biệt với:
. Hồng ban do côn trùng đốt.
. Trường hợp có biến chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy... cần phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự.
Triệu Chứng
Trên da nổi lên từng đám (về) nhiều ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng, rất ngứa. Thường vài ngày hoặc có khi lâu hơn mới hết. Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
+ Do Phong Thấp: mề đay màu trắng hoặc hơi hồng, thân thể nặng nề, nước tiểu trong hoặc hơi đục, rêu lưỡi trắng, nhờn và dầy.
+ Do Phong Nhiệt: mề đay màu hồng tươi, khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểu vàng, táo bón, gặp lạnh thì dễ chịu, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.
+ Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm: Ngân hoa, Liên kiều, Sinh địa đều 102g, Ngưu bàng tử (sao), Đại thanh diệp, Đơn bì đều 10g, Kinh giới, Phòng phong, Cam thảo, Thuyền thoái đều 6g.
+ Dùng bài Tiêu Phong Tán, Ngân Kiều Tán gia giảm (Kinh giới, Phòng phong, Khổ sâm đều 10g, Kim ngân hoa, Sinh địa, Đương qui đều 12g, Xác ve 3g, Cam thảo 4g, Bạc hà 10g, Mộc thông 8g) (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Do Phong Hàn: Da hơi đỏ hoặc trắng, gặp lạnh thường phát bệnh, trời nóng thì bệnh giảm, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.
Điều trị: Sơ phong, tán hàn.
+ Dùng bài Ma Hoàng Thang gia giảm: Ma hoàng (nướng), Quế chi đều 6g, Bạch thược (sao), Hạnh nhân, Khương hoạt, Đảng sâm, Tô diệp đều 10g, Táo 7 trái, Gừng tươi 3 lát.
+ Dùng Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Sài hồ đều 10g, Xác ve 3g, Kim ngân hoa, Đương qui đều 12g, Mộc thông, Xa tiền tử, Khương hoạt đều 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 10 quả (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Gia giảm:
. Táo bón thêm lá Muồng, Mè đen, Đại hoàng.
. Can khí uất (ngực sườn đầy tức, mạch Huyền) thêm Sài hồ, Bạch thược, Đơn bì, Thanh bì.
. Có giun thêm Binh lang, Sử quân tử, Phỉ tử...
. Khí huyết hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thục đìa, Hà thủ ô...
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản Kinh Nghiệm:
1. Rễ cỏ tranh tươi 100-200g/mỗi ngày sắc uống.
2. Bạch chỉ tán bột pha nước hoặc rượu bôi.
3. Lá khế tươi giã nát lấy nước xát.
4. Phòng phong 12g, Ô mai 8g, Cam thảo dây 16g sắc uống.
5. Đậu đỏ 40g, Ý dĩ 40g, sắc uống.
6. Phân tằm, Cây Ké ngựa, vỏ Bí đao, lượng vừa đủ sắc để xông và rửa (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Song Thăng Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Thăng ma, Cam thảo, Đại hoàng (cho vào sau) đều 5g, Cát căn, Xích thược đều 15g, Trần bì, Thuyền thoái, Khương hoàng đều 10g, Cương tằm 12g. Ngâm thuốc với 2 chén nước khoảng 20 phút rồi đun sôi nhỏ lửa 30 phút, sau đó cho Đại hoàng vào nấu thêm 5 phút nữa, bỏ bã lấy nước thuốc. Lần thứ hai, thêm 1,5 chén, đun sôi. Đổ chung hai chén thuốc chia làm 2-3 lần uống ấm. Uống thuốc xong, nên uống một ít nước trà để tăng tác dụng thanh tán.
TD: Thăng tán nhiệt độc, tuyên thông kinh mạch, lương huyết tiết hoả. Trị ngứa do dị ứng, mề đay.
Huyết Táo Địa Hoàng Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hà thủ ô (chế), Thục địa, Nguyên sâm, Bạch tiên bì đều 15g, Đơn bì, Bạch tật lê, Cam thảo đều 10g, Hồng hoa 3g, Cương tằm 1~6g, Khổ sâm 30g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết, tư âm, sơ phong, làm hết ngứa. Trị mề đay.
+ Hoàng Chi Tử Mai Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Ma hoàng 7g, Quế chi, Hoè hoa, Hoàng bá, Cam thảo đều 10g,Sài hồ, Ô mai, Thuyền thoái, Phù bình đều 15g, Hoàng liên 5g. Sắc uống
TD: Sơ phong, tán hàn, giải cơ, thanh nhiệt, thấu chẩn, khứ thấp. Trị mề đay (thể hàn).
Thường uống 7 thang là có kết quả.
+ Tầm Ma Chẩn Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ)Thương truật 5g, Bạch truật 30g, Phục linh, Kinh giới, Đơn bì, Đan sâm, Long cốt đều 15g, Phòng phong, Xuyên khung đều 9g, Bạch tật lê 12g, Cương tằm, Hoàng cầm đều 10g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ, lợi thấp, khứ phong, làm hết ngứa. Trị mề đay mạn tính (loại Tỳ hư tầm phong).
+ Khu Chẩn Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ)Bạch tiên bì 30g, Sinh địa, Hoè hoa đều 24gg, Khổ sâm 15g, Thuyền thoái, Đơn bì đều 12g, Xích thược, Phòng phong, Địa long đều 9g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Lương huyết, sơ phong, khứ thấp. Trị mề đay lâu ngày không khỏi.
Lâm sàng cho thấy thường chỉ uống 9 thang là khỏi.
Địa Phong Thang (Tân Trung Y 1984 (2): Địa phu tử, Thủ ô đều 30g, Ích mẫu thảo 15g, Kinh giới, Phòng phong đều 10g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết khư phong, trừ thấp. Trị mề đay.
Đã trị 10 ca, uống 3~5 thang đều khỏi.
Phòng Phong Thang I (Trung Y Học Dược Báo 1986 (6): Kinh giới, Phòng phong đều 6g, Thuyền thoái 10g, Khổ sâm, Thạch cao (sống) đều 30g, Tri mẫu, Đơn bì đều 10g, Xích thược, Thổ phục linh, Địa phu tử đều 15g, Bạch tiên bì 30g. Sắc uống.
TD: Khứ phong thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Trị mề đay.
Đã trị 28 ca, khỏi hoàn toàn 15, có kết quả 11, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 92,6%.
Hồ Ma Linh Tiên Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, 10): Đại hồ ma, Thủ ô (sinh), Khổ sâm đều 18g, Uy linh tiên, Ngưu bàng tử, Phòng phong, Phù bình đều 12g, Thuyền thoái 6g, Cam thảo 10g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết, tư âm, thanh nhiệt, lợi thấp, khứ phong, giảm ngứa. Trị mề đay cấp và mạn tính.
Đã trị 160 ca, cấp tính có 57 ca, khỏi 35, đỡ 13, có kết quả 9. mạn tính có 103 ca, khỏi 42, đỡ 27, có kết qua 25, không kết quả 9. Đạt tỉ lệ tổng cộng 94,37%.
Tần Cửu Hoa Xà Thang (Tứ Xuyên trung Y 1989, 11): Tần cửu, Ô tiêu xà đều 6~10g, Sài hồ, Kim ngân hoa đều 12~15g, Ngũ vị tử, Ô mai đều 10~15g, Sinh địa, Bạch tiên bì, Địa phu tử, Phòng phong đều 10~12g, Đại hoàng 6~8g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, liễm âm, lương huyết, thanh nhiệt, khứ phong, trừ thấp. Trị mề đay mạn tính.
Đã trị 24 ca, uống 2~6 thang, tất cả đều khỏi.
Đương Quy Ẩm Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ):Đương quy, Bạch thược, Bạch cập, Địa long đều 9g, Sinh địa 15g, Hà thủ ô 30g, Xuyên khung, Ô dược, Kinh giới, Phòng phong đều 6g, Lộ lộ thông 15g, Địa phu tử 12g, Cam thảo 5g. Sắc uống.
TD: Dưỡng âm ích huyết, sơ phong lợi thấp. Trị mề đay mạn tính.
Đa số uống 30~40 thang thì khỏi.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Chú ý tìm nguyên nhân để tránh: Nên tránh các loại cá biển, thịt bò, gà, các loại mắm, tôm cua, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
2. Hạn chế dùng các loại áo quần len dạ, hạn chế dùng xà bông lúc tắm rửa.
3. Chú ý tinh thần thoải mái trong cuộc sống không nên quá lo lắng, buồn bực, cáu gắt
MỠ MÁU CAO
(Cao Chỉ Chứng)
Đại Cương
Chứng mỡ máu cao còn gọi là chứng tăng Lipid huyết mà đặc điểm chủ yếu là thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường. Lipid trong máu gồm có Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid và Acid béo tự do. 60 đến 70% Lipid huyết là Cholesterol. Như vậy chứng Mỡ máu cao chủ yếu là tăng Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid.
Thường gặp ở người cao tuổi, có liên quan nhiều đến các bệnh xơ mỡ động mạch, bệnh động mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh béo phì, tiểu đường... cho nên chứng mỡ máu cao ngày càng được giới y học chú ý nghiên cứu phòng trị.
Ngoài việc định một chế độ ăn thích hợp hạn chế hoặc không ăn mỡ động vật đối với người cao tuổi, nghiên cứu những loại thuốc có tác dụng hạ mỡ mà không gây ảnh hưởng xấu đối với cơ thể là một việc làm rất cần thiết.
Điều Trị
1- Biện chứng luận trị: Thường gặp các thể bệnh và luận trị như sau:
+ Thấp Nhiệt Uất Kết: Người nóng khát nước, tiểu ít, người phù, Lipid huyết cao, người khoẻ, bụng đầy, rêu lưỡi dày vàng, mạch Hoạt Sác.
Phép trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Tứ Linh Tán hợp Lục Nhất Tán gia vị: Bạch truật, Bạch linh, Trư linh, Trạch tả, Nhẫn đông đằng, Ý dĩ đều 10 - 15g, Hà diệp, Cúc hoa, Râu bắp đều 10 - 12g, Hoạt thạch 20 - 30g (sắc trước), Cam thảo 4g, Thảo quyết minh tươi 20g, sắc uống.
2) Khí Trệ Huyết Ứ: Bệnh nhân Lipid huyết cao, hay đau nhói trước ngực, thường có kèm bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền.
Phép trị: Hoạt huyết, lý khí. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Sinh địa, Đương qui, Bạch thược đều 12 - 16g, Đào nhân, Xuyên Ngưu tất, Sài hồ đều 10 - 12g, Đơn sâm 12g, Hồng hoa, Sung uý tử, Chỉ thực, Hương phụ, Xuyên khung đều 8 – 10g.
3) Tỳ Hư Đờm Thấp: Lipid huyết cao, chân tay mệt mỏi, chán ăn bụng đầy, ho nhiều đờm, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch Hoạt.
Phép trị: Kiện tỳ, hoà vị, hoá đàm, trừ thấp. Dùng bài Hương Sa Lục Quân Tử Thang hợp với bài Bạch Kim Hoàn gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Trúc nhự đều 10 - 12g, Trần bì, Bán hạ, Chỉ thực, Mộc hương, Sa nhân, Uất kim đều 6 - 10g, Bạch phàn 2g (tán bột hoà uống), Chích thảo 3g sắc uống.
4- Tỳ Thận Lưỡng Hư: Thường gặp ở người cao tuổi Lipid huyết cao, mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, lưng gối mỏi, ù tai hoa mắt, lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch vô lực.
Phép trị: Bổ Thận, kiện Tỳ. Dùng bài Sinh hà thủ ô đỏ 10 - 12g, Thỏ ty tử 10 - 12g, Tiên linh tỳ 10g, Sinh địa 10 -12g, Trạch tả 10 -15g, Bạch linh 12g, Bạch truật 10g, sắc uống (Trung Y Hiện Đại Nội Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Bạch Kim Giáng Chỉ Phương (Trần Vũ, sở nghiên cứu y học khu Nghi Xuân tỉnh Giang Tây): Uất kim 210g, Bạch phàn 90g, tán bột mịn, trộn đều, tẩm nước làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, uống sau bữa ăn, mỗi liệu trình 20 ngày, liên tục trong 2 - 3 liệu trình.
- Kết quả: Đã trị 344 ca, Cholesterol giảm bình quân 85,84mg%, Triglycerid giảm bình quân 70,61mg%, (- Lipoprotein giảm bình quân 175,96%. So sánh trị số máu Lipid khác biệt có ý nghĩa (P nhỏ hơn 0,001). Có 170 ca béo phì được điều trị, cân nặng giảm rõ, giảm bình quân 3,5kg. Có 138 ca huyết áp cao được điều trị có kết quả 59,4% (23,2% kết quả tốt).
- Công thức thuốc ghi theo sách Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần chủ yếu của Bạch phàn là Aluminium sulfate và Kalium sulfate có tác dụng thu liễm làm giảm hấp thụ thành phần mỡ Cholesterol. Tinh dầu Uất kim làm tăng tiết mật làm bài tiết Cholic acid (sản vật chuyển hoá của Cholesterol) ra ngoài bằng đường ruột, do đó làm hạ Lipid huyết (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Thư Tâm Hoạt Huyết Phương (Thẩm Đạt Minh, bệnh viện trực thuộc viện Trung y học Hồ Bắc): Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương qui, Bồ hoàng đều 9g, Hồng hoa 5g. Theo tỷ lệ chế thành xi rô 96%. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg, 3 tháng là một liệu trình.
- Kết quả: Đã điều trị 74 ca mỡ máu cao có Cholesterol trước điều trị cao nhất là 450mg%, sau điều trị cholesterol cao nhất còn 420mg%, Triglycetrid trước điều trị cao nhất 350mg, sau điều trị cao nhất còn 180mg% (Bài thuốc có tác dụng trị chứng mỡ máu cao khí huyết ứ) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Phương (Mã Phong, bệnh viện Giải phóng quân Trung Quốc 371): Thảo quyết minh, Sơn tra, Đơn sâm, chế thành viên, mỗi viên có hàm lượng cao thuốc 0,25g, tương đương 2,9g thuốc sống, mỗi lần uống 2 – 4 viên, ngày 3 lần, 4 tuần là một liệu trình. Sau 3 liệu trình đánh giá kết quả.
Kết quả: Trị 64 ca mỡ máu cao có Cholesterol cao giảm bình quân 88,3mg% (P nhỏ hơn 0,01). Triglycerid cao 43 ca, sau điều trị giảm bình quân 68,1 mg% (P nhỏ hơn 0,01). Cao lipoprotein 41 ca, sau điều trị hạ bình quân 289,9mg% (P so sánh trước sau điều trị nhỏ hơn 0,01) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Sơn Đơn Phương (Trương Thanh Bảo, Bệnh viện nhân dân số 1, huyện Lê Thúc tỉnh Cát Lâm): Sơn tra 50g, mạch nha 40g, Đơn sâm 30g, Huyền hồ, Cúc hoa, Hồng hoa đều 15g sắc uống.
Kết quả: Trị 51 ca, kết quả tốt (các chỉ số mỡ đều trở lại bình thường) 20 ca (39,2%), có kết quả (1 – 2 trong các chỉ số mỡ trở lại bình thường) 18 ca (33%), không kết quả 18 ca (25,5%. Tỷ lệ có kết quả 74,5%. (Trong bài thuốc: Sơn tra thư can, Huyền hồ lý khí hoạt huyết, Đơn sâm, Hồng hoa hoạt huyết, hoá ứ, Cúc hoa dưỡng can minh mục, Mạch nha tiêu thực hoà vị) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Giáng Chi Phương: Cam thảo 30g, Câu kỷ, Trạch tả đều 25g, Sài hồ, Sơn tra đều 15g, Đơn sâm 30g, Hồng hoa 10g. Khí hư huyết ứ thêm Hoàng kỳ 30g, Sinh Bồ hoàng 20g. Can thận âm hư thêm Hà thủ ô đỏ 20g, Sinh địa 15g. Can dương kháng thêm Câu đằng 20g, Thảo quyết minh 15g. Đàm thấp nặng thêm Thạch xương bồ 15g, Nhân trần 10g. Khí trệ huyết ứ thêm Xuyên khung, Khương hoàng đều 15g, ngày uống 1 thang, liệu trình 4 tuần, có tác dụng nâng cao rõ rệt HDL-CH (Lipid-Cholesterol tỷ trọng cao) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
+ Hà thủ ô, Đơn sâm, Nhân trần, Tang ký sinh, Sơn tra, Thảo quyết minh đều 30g, ngày 1 tháng, trong 1 - 2 tháng. Thuốc có kết quả đối với các loại IIA, IIB, III và IV Tác dụng phụ: tiêu chảy, sôi bụng (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
27) Giáng Chi Ích Can Thang: Trạch tả 20 - 80g, Sinh thủ ô, Thảo quyết minh, Đơn sâm, Hoàng tinh đều 15 - 20g, Sinh Sơn tra 30g, Hổ trượng 12 - 15g, Hà diệp 15g, ngày 1 thang, uống trong 4 tháng, có tác dụng hạ mỡ (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản Kinh Nghiệm Dân Gian Trị Mỡ Máu Cao
. Sơn tra, Hà diệp đều 15g sắc uống thay trà. Dùng trị cao huyết áp, mỡ máu cao tốt (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Cuống bí ngô 300g, Sơn tra 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
Hạch đào nhân 30g, Lá bắp 60g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Lá Dưa hấu, vỏ Đậu phôïng 30g, mỗi ngày 2 - 8 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Bắp, hạt Bí ngô đều 30g. Sắc uống, ăn luôn cái (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Cà rốt 1 củ, Đậu phôïng 30g. Nấu ăn ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Bí đao 100g, Cành lê 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ dưa hấu 60g, Lô căn 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Rau hẹ, Sơn tra, Đào nhân 15g. Sắc nước uống, ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Hải đới 30g, Đậu xanh 20g, Đường đỏ đều 150g. Hải đới ngâm rửa sạch cắt nhỏ nấu với đậu Xanh, cho đường đỏ vào, ăn ngày 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Gừng tươi 4 lát, Lá sen 15g, Hoắc hương 8g. Sắc uống ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Lá sen tươi 1 lá to, Gạo tẻ l00g, Đường phèn vừa đủ. Nấu nước lá Sen, bỏ xác, cho gạo vào nấu cháo ăn, (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Mộc nhĩ trắng và đen đều 10g, Đường phèn 5g. Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cho nước và đường chưng 1 giờ uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Đậu đen, lá Bắp đều 30g, rễ Hành 10g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Đậu ván trắng, Đậu đen đều 30g, lá Nho 15g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Nhân trần, Sơn tra đều 20g, gừng 3 lát. Sắc uống(Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Bạch mao căn, Sinh địa đều 80g, Mạch môn 18g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ mè, Đậu phôïng đều 30g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Vỏ Bí ngô già, vỏ Bí đao, lá Sen đều 30g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Sơn tra 30g, Hà thủ ô 18g, Trạch tả 12g. Sắc uống ngày 2 - 8 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).
. Rễ Hành, Rau mùi (Hồ tuy) đều 30g, Mộc nhĩ đen 20g. Sắc uống. Ăn canh Mộc nhĩ ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Mè đen, Quả dâu tằm (Tang thầm) đều 60g, nếp 30g. Ba vị rửa sạch, bỏ vào cối giã nát. Cho 3 bát nước vào nồi đất đun sôi cho đường vào tan hết nước sôi, cho 3 vị trên vào khuấy thành hồ ăn (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Bạch phàn, Uất kim lượng bằng nhau, Tán bột mịn làm hoàn. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6 g, uống sau lúc ăn. Một liệu trình 20 ngày (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
. Tam thất 3g, Sơn tra 24g, Trạch tả 18g, Thảo quyết minh 15g, Hổ trượng 10g. Sắc uống. Liệu trình một tháng. Dùng cho thể đàm trệ (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)
+ Nấm hương: Trong Nấm hương có chứa chất sinh nấm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu. Qua nghiên cứu thấy rằng, cho người bệnh máu nhiễm mỡ uống một liều 150~300mg chất sinh nấm mỗi ngày, sau 15 tuần uống liên tục lượng mỡ giảm thấy rõ (Ẩm Thực Liệu Pháp).
+ Hà thủ ô 10g, nấu lấy nước. Cá chép 1 con khoảng 250g, mổ bỏ lòng ruột, không đánh vẩy, rửa sạch, cho vào nồi, lấy nước Hà thủ ô trên cho vào hầm thật nhừ, ăn (Đã trị 88 ca, khỏi 78, đạt kết quả 88,6% (Ẩm Thực Liệu Pháp).
Những Vị Thuốc Hạ Lipid Huyết
. Sơn tra: Chiết xuất cao thô có tác dụng hạ Cholesterol, Tryglycerit, (-Lipoprotein, cồn chiết 0,12g, ngày uống 3 lần.
. Hà thủ Ô: chiết thô làm viên 0,25g (tương đương thuốc sống 0,18g), ngày uống 3 lần, có tác dụng hạ Cholesterol, nên uống liên tục 3 tháng.
Tác dụng phụ: Thuốc gây tiêu chảy nhẹ, có thể uống viên Bình Vị hoặc Hương Sa Lục Quân.
. Trạch tả: trên làm sàng thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, thuốc gây tiêu chảy nhẹ.
. Quyết minh tử : Dạng thuốc viên, sắc, xi rô đều có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerid. Thuốc sắc mỗi ngày dùng 30g. Có thể gây tiêu chảy, đầy bụng hoặc buồn nôn.
. Đại hoàng: tăng nhu động ruột gây tăng bài tiết Cholesterol và giảm sự hấp thụ. Dùng viên hoặc bột Đại hoàng 0,25g, ngày 3 - 4 lần.
. Linh chi: trên thực nghiệm thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerid không chịu ảnh hưởng mấy. Về lâm sàng tác dụng hạ Lipid của các báo cáo có khác nhau.
. Hổ trượng: Dạng viên, mỗi lần uống 3 viên (tương đương thuốc sống 15g) 3 lần mỗi ngày. Có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid.
. Đơn sâm: nhiều báo cáo nghiên cứu cho là thuốc có tác dụng hạ mỡ máu cao nhưng chưa nhất trí. Thuốc có tác dụng làm giảm thoái hoá mỡ tại gan.
. Tỏi: Dùng nang tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 nang, hoặc lượng mỗi ngày 2 - 8 nang (0,12g tương đương thuốc sống 50g), liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca. Thuốc có tác dụng hạ Lipid huyết, làm tăng HDL (Tạp Chí Trung Y 1985, 2: 42). Tỏi có thể ngâm dấm hoặc ngâm rượu uống ngày 3- 5 múi vừa tỏi tươi.
. Đông trùng hạ thảo (Cordiceps sinensis (Berk) Sarcc): Có tác dụng hạ mỡ máu, ức chế sự hình thành xơ vừa động mạch.
. Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge): Có tác dụng làm hoạt huyết, hoá ứ, lương huyết, tiêu thống, an thần và hạ mỡ máu.
Những biện pháp cần chú ý đối với bệnh nhân mỡ máu cao:
1. Chế độ ăn uống.
2. Luyện tập dưỡng sinh, kiên trì chế độ vận động thể dục hàng ngày, xoa bóp dưỡng sinh (đặc biệt quan trọng đối với người lao động trí óc và người làm nghề ngồi nhiều, ít vận vận động chân tay.
3. Sau khi điều trị một đợt thuốc uống, Lipid máu bình thường, có thể chọn 1 - 2 vị thuốc nam uống thường xuyên để củng cố.
Y Án Lipid Huyết Tăng Thể Thận Can Âm Hư­
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)
XX, nữ, 46 tuổi, kỹ thuật viên, vì tay chân tê dại mà đi khám, kết quả là: thể trọng v­ọt lên 3 kg, Huyết áp 138/90mmHg tim phổi (-), chư­a sờ thấy gan, lách, Cholesteron 300mg%, Beta-lipoprotein 670mg%, điện tâm đồ bình thường. Kiểm tra máu, nước tiểu, chức năng gan đều bình thường. Chẩn đoán lâm sàng là tăng lipid huyết. Cho dùng ‘Giáng Chỉ Thang’. Một tháng xét nghiệm lại: Cholesterol giảm còn 42mg%, Beta-lipoprotein 423mg%.
Y Án Lipid Huyết Tăng Thể Thận Can Âm Hư­
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)
Trư­ơng XX, nam, 52 tuổi, cán bộ. Đầu váng, mất ngủ, mộng mị, chóng quên đã hơn 1 năm. Đã đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán lâm sàng là tăng lipid huyết, xơ động mạch não giai đoạn sớm. Kết quả xét nghiệm: Cholesterol 235mg%, Beta-lipoprotein 725mg%, Triglycerid 120mg%. Sau 30 ngày dùng ‘Giáng Chỉ Thang’ kiểm tra lại, kết quả: là Cholesterol, còn 180mg%, Beta-lipoprotein còn 363mg%, Triglycerid còn 78mg%.
Bàn luận: Khi sử dụng "Giáng Chỉ Thang" trên lâm sàng có thể lấy làm đơn thuốc cơ bản để trị tăng lipid huyết, khi bệnh nhân có kèm các chứng khác nên tuỳ chứng bệnh mà thêm bớt cho thích đáng
MỤN NHỌT
Đại Cương
Bệnh mụn nhọt là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da (gây bệnh phần lớn do tụ cầu vàng) thường gặp. Bệnh phát tập trung ở một vị trí của cơ thể hoặc rải rác khắp người, dễ tái phát, khỏi nhọt này lại phát nhọt khác, bệnh thường kéo dài, quanh năm có thể mọc nhọt và vùng nào trong cơ thể đều mọc nhọt nhưng mọc tập trung nhiều ở gáy, mông và nách.
Tuổi dễ mắc bệnh là thanh tráng niên.
Nguyên Nhân
Bệnh phần lớn do cơ thể có thấp nhiệt, ngoại cảm phong tà làm cho khí huyết ứ trệ gây nên bệnh. Những yếu tố có liên quan như vệ sinh da kém, ngứa gãi, da bị kích thích bởi hóa chất, cọ xát nhiều lần, tinh thần căng thẳng, lao lực quá mức, mắc bệnh tiểu đường, cơ thể suy yếu.
Triệu Chứng
Mụn nhọt mọc nhiều ở gáy chân tóc, vùng lưng hay mông, có thể mọc 5, 7 mụn lan ra hàng chục mụn, tái phát lâu khỏi. Nhọt có thể mọc rải rác khắp người, vùng này khỏi, vùng khác mọc lên, có thể cách vài tuần hoặc vài tháng lại phát. Bắt đầu nhọt bằng hạt đậu, mầu đỏ, hơi ngứa, sưng cứng đau. Nhọt to dần, nóng và đau, làm mủ, chảy hết mủ, đóng vảy liền da. Tái phát nhiều lần da dày cứng, kèm theo là phát sốt, miệng khát, táo bón, tiểu vàng, nước tiểu đỏ ngực đầy, chán ăn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Cần phân biệt chẩn đoán với:
. Nhọt Độc (Hữu đầu thư): nhọt to hơn, chân rộng hơn, chóp có nhiều đầu mủ, triệu chứng toàn thân nặng hơn, hôn mê, nói sảng, mạch Hồng Đại có lực, lưỡi đỏ sẫm, là trạng thái bệnh rất nặng. Nhưng ở những người bệnh cơ thể suy nhược, người già hoặc trẻ em suy dinh dưỡng, phản ứng của cơ thể yếu thì triệu chứng toàn thân lại không rõ.
. Nhọt Mùa Hè (Thử tiết): thường cùng mọc với rôm sảy, phát sinh về mùa hè, thường gặp ở trẻ em và sản phụ, thời gian bệnh ngắn, có mủ là khỏi, không có tái phát.
. Mụn Trứng Cá : mọc nhiều ở mặt, lưng, bắt đầu nổi sần cứng, nặn có chất mụn trắng.
Biện Chứng Luận Trị
A - Thuốc uống trong: Phân các thể bệnh và trị như sau:
+ Nhiệt độc: da mọc những nốt tròn cứng sưng nóng đỏ đau, mềm dần và có đầu mủ vàng, vỡ ra mủ vàng, kèm theo sốt miệng khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc. Dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (Kim ngân hoa, Cúc hoa, Tử hoa địa đinh, Thiên quỳ tử, Bồ công anh) gia giảm.
+ Âm Hư: nhọt mọc rải rác hoặc cố định một chỗ, mọc trước sau liên tục, ăn nhiều, chóng đói, miệng khát tiểu nhiều, bứt rứt khó ngủ, lưỡi thon đỏ, mạch Hoạt Sác Nhược.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Ngân Kiều Cam Thảo Thang (Kim ngân hoa, Liên kiều, Cam thảo) gia giảm.
+ Khí Hư: mụn nhọt mọc nhiều, sắc đỏ tối, lâu mới có mủ, sưng cứng đau, cơ thể mỏi mệt, chán ăn, hoa mắt, váng đầu, lưỡi bệu, nhạt, mạch Hư Hoãn.
Điều trị: Ích khí, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Nhân sâm, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Kim ngân hoa, Phục linh, Bạch chỉ, Tạo giác thích, Cam thảo, Cát cánh, Hoàng kỳ) gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài
. Sơ kỳ: Giải độc tiêu sưng dùng bài Kim Hoàng Tán, Ngọc Lộ Tán trộn đắp hoặc dùng 1-2 vị thuốc sau đây giã đắp như Bồ công anh, Lá phù dung, lá rau Sam, lá Diếp cá, lá Mướp ngọt... ngày 2 lần.
. Trung kỳ: dùng bài thuốc đắp cho vỡ mủ: Rọc ráy, lá xoan, muối, lượng bằng nhau giã nhỏ trộn đều, ngày đắp 2 lần.
. Hậu kỳ: dùng cao dán hút mủ và sinh da non: củ Ráy dại 100g, Nghệ già 50g, Sáp ong 30g, Nhựa thông 30g, Dầu mè 500ml, Cóc vàng 1 con, đốt tồn tính. Cbo dầu Mè, Nghệ, Ráy đun sôi đến khi Nghệ và Ráy teo lại, gạn bỏ bã, cho sáp ong vào đun tan, cho bột Cóc, Nhựa thông khuấy tan đều, lấy 1 giọt nhỏ vào một cái đĩa, thấy không lan ra là được
Rửa sạch mụn nhọt bằng nước lá Trầu không và Kinh giới, phết cao vào 1 miếng giấy có lỗ chọc thủng ở giữa và dán lên nhọt.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Kiêng các chất cay nóng, dầu mỡ tanh.
2. Phòng trị bệnh tiểu đường kịp thời.
3. Vệ sinh da tốt, chú ý tắm nước lá khế, lá trầu không, thay áo quần sạch hàng ngày.
4. Giữ gìn tinh thần thanh thản, không lao động, học tập, chơi bời quá mức.
5. Tránh bôi các loại thuốc dầu mỡ.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:179.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh