KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LANG BEN
Là một bệnh da thường gặp ở vùng nhiệt đới.
Nambị nhiều hơn nữ.
Bệnh thường gặp nơi trẻ, trung niên, nơi người lao động, vận động cơ thể, ra mồ hôi nhiều, thanh niên ở tuổi dậy thì.
Mùa hè phát nhiều hơn mùa đông.
Thường bị ở nửa phía trên cơ thể.
Nguyên nhân
Do loại nấm có tên khoa học là Pityrosporum orbiculare.
Bệnh lây trực tiếp từ người này sang người khác hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân như mùng mền, chăn, quần áo, khăn mặt…
Có bệnh lây do nấm hoặc bào tử nấm bay trong không khí hoặc bám vào da. Nhưng không phải cứ tiếp xúc với nấm là bị lây mà còn lệ thuộc vào vấn đề vệ sinh da, sức đề kháng của da, độ pH và độ ẩm của da.
Triệu Chứng
Vị trí lang ben thường gặp ở phần trên cơ thể (cổ, ngực, hông sườn, phái trong cánh tay, bụng, lưng…).
Lang ben thường biểu hiện ở hai dạng sau:
+ Ở vùng kín, không phơi ra ánh sáng: vùng tổn thương là các dát trên đó có vẩy mịn, có mầu cà phê sữa, mầu nâu, đỏ, đen… trên bề mặt có vẩy nhẹ, cạo bong ra như phấn. Ra nắng hoặc nóng nực cũng có cảm giác ngứa. Thường gặp ở mặt trong đùi, mặt trong cánh tay, thân mình.
+ Ở vùng phơi ra ánh sáng: Dát có mầu trắng (vì da vùng tổn thương không hấp thu được tia tử ngoại) nằm rải rác hoặc thành mảng lớn, trên đó có ít vẩy mịn, khi cạo thì rớt ra như phấn. Bình thường các vết tổn thương không ngứa hoặc ngứa ít nhưng khi ra nắng hoặc mồ hôi tiết ra nhiều thì ngứa lâm râm như kim đâm.
Có người vừa bị dạng mầu trắng và vừa dạng mầu nâu.
Da bị thâm nhiễm sẽ nhạt mầu dần với thời gian do các lớp da mới sẽ thay thế dần.
Điều Dưỡng
+ Điều trị lang ben phải triệt để điều trị cho tất cả thành viên trong gia đình hoặc tập thể sống chung.
+ Đồ dùng cá nhân phải giặt sạch, phơi nắng và ủi trước khi dùng, không mặc quần áo ẩm ướt.
+ Sau khi tắm, cần lau người cho thật khô rồi mới mặc quần áo vào.
+ Phải kiên nhẫn bôi thuốc lâu dài, đủ thời gian. Thường sau khi bôi thuốc và cảm thấy khỏi rồi, cần bôi tiếp tục củng cố thêm 1-2 tuần lễ nữa để diệt hẳn những sợi nấm và bào tử nấm còn sót lại.
+ Cần điều trị cùng lúc cho tập thể trong gia đình, cùng phòng… đã bị lây, như vậy mới dập tắt được nguồn lây.
+ Trừ trường hợp mầu trắng, các trường hợp có mầu hồng nhạt, nâu đều dễ nhận biết kết quả điều trị khi thương tổn da đã nhạt mầu. Riêng thương tổn mầu trắng rất khó nhận biết. Vì vậy, sau khi điều trị đủ thời gian, cần phơi vùng thương tổn dưới nắng để da có mầu lại
LAO PHỔI
Đại Cương
Lao phổi là một chứng bệnh hư nhược mạn tính có tính lây truyền và rất nguy hiểm, chữa trị khó, vì vậy ngày xưa, chứng này đã được quy vào ‘tứ chứng nan y’ là Phong, Lao, Cổ, Lại.
Trên toàn thế giới, năm 1997 có 16.300.00 bệnh nhân bị lao trong đó 7.250.000 mới bị và 7.250.000 mới mắc và 2.910.000 người chết vì lao.
Đây là loại bệnh giết người nhiều thứ tư của thế giới (sau Nhồi máu cơ tim 7,2 triệu chết, Tai biến mạch máu não 4,6 triệu chết, Viêm phổi cấp làm chết 3,9 triệu).
Ngày 24.12.1882, Robert Koch tìm ra vi trùng lao người ta lạc quan cho rằng có thể nhanh chóng khống chế được loại bệnh lao nhưng hơn 100 năm qua bệnh vẫn còn ám ảnh toàn thể nhân loại.
Là một bệnh xã hội lây lan được bộ y tế chú tâm, được điều trị miễn phí cho đến khi khỏi bệnh.
Theo các y văn cổ thì chứng lao trái và hư lao đều là chứng hư nhược. Hư lao phần lớn bắt đầu từ Tỳ Thận hư dẫn đến Phế hư, còn chứng lao phổi phần nhiều bắt đầu từ Tâm Phế hư mà gây nên Tỳ Thận hư. Ngoài ra hư lao phần nhiều do sinh hoạt thiếu điều độ, phòng dục quá độ gây tổn thương Thận, lao lực quá sức tổn thương Tỳ mà sinh bệnh còn lao phổi do truyền nhiễm từ người này sang người khác, hộ này sang hộ khác cho nên cũng gọi là ‘Truyền Thi Lao’ hay ‘Quỷ Chú ‘, ‘Phế Kết Hạch’, Lao Trái, Phế Lao.
Thuộc phạm vi chứng Hư lao của Đông Y.
Nguyên Nhân Bệnh Lý
YHHĐ cho rằng do vi khuẩn Mycobacterium và được gọi là vi khuẩn Kock theo tên của người đã tìm ra nó.
Đông Y cho rằng do:
+ Cơ thể suy yếu, tinh khí huyết bất túc, nguyên khí suy giảm không đủ sức để chống đỡ với tà khí bên ngoài xâm nhập như sách 'Nội Kinh" đã viết: "Tà khí xâm nhập cơ thể gây bệnh được là vì chính khí hư suy”.
+ Trùng lao (trái trùng) xâm nhập cơ thể gây bệnh. Do cảm nhiễm trùng lao lâu ngày tinh huyết hư tổn mà sinh lao trái.
Nhiều sách cổ đã sớm nhận thức về tính chất lây lan và nguy hiểm của chứng lao trái như sách ‘Trửu Hậu Phương' viết: “Bêïnh lâu ngày gây suy mòn dần, truyền cho người gần gũi rồi chết cả nhà ". Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu' viết: 'Bất kể người lớn trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh ". Sách ‘Tế Sinh Phương ‘ ghi: “Bệnh lao trái là tai hoạ lớn của nhân loại ".
Triệu Chứng
Các nhà chuyên môn về Lao nêu lên các triệu chứng báo hiệu nhiễm lao như sau:
. Ho dai dẳng trên 3 tuần lễ.
. Cơ thể suy yếu và cảm thấy đau ran vùng ngực.
. Sụt cân.
. Ăn mất ngon miệng.
. Ho ra máu.
. Hơi thở ngắn, thở gấp, lao động mau mệt.
. Sốt và ra mồ hôi về đêm.
Chẩn Đoán
Cần làm một số xét nghiệm:
. Tìm trùng trực tiếp trong đờm.
. Xét nghiệm máu.
. Chụp phim (X quang phổi².
Biện Chứng Luận Trị
Đặc điểm lâm sàng của triệu chứng bệnh là: Ho, ho ra máu, đau ngực, sốt về chiều (triều nhiệt), nóng trong xương (Cốt chưng), mồ hôi trộm (đạo hãn), gầy sút cân.
Chứng bệnh phần lớn thuộc âm hư, có thể biện chứng luận trị như sau:
Âm Hư Phế Tổn: Người da khô cứng, lòng bàn chân tay nóng, ho khan, ít đờm hoặc trong đờm có máu, sốt chiều hoặc về đêm, ra mồ hôi trộm, má đỏ, miệng khô, họng khô, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng âm, nhuận Phế chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Bách Hợp Cố Kim Thang gia giảm.
(Trong bài, Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, Bách hợp tư âm, nhuận Phế; Bách bộ, Cát cánh, Bối mẫu, Cam thảo, chỉ khái, hoá đờm).
Trường hợp ho ra máu thêm Thiến thảo căn, Trắc bá diệp (sao). Mồ hôi nhiều thêm Lá dâu, Ngũ vị tử, Mẫu lệ. Âm hư hoả vượng thêm Địa cốt bì, Tri mẫu, Thạch cao để tư âm giáng hoả.
Tỳ Phế Khí Hư: Mệt mỏi, ít thích hoạt động, ăn kém, hơi thở ngắn, ho có đờm, ngực tức, giọng nói nhỏ, sắc mặt xanh tái, sợ lạnh, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Tế Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích Phế, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Lục Quân Tử Thang gia giảm.
(Trong bài, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo bổ Tỳ Phế khí; Trần bì, Khương chế Bán hạ, thêm Xuyên bối mẫu (tán bột uống) chỉ khái, hoá đờm).
Ra mồ hôi trộm thêm Lá dâu, Hoàng kỳ để bổ khí, liễm hãn. Ho ra máu thêm Bách bộ, Trắc bá diệp (sao cháy) để chỉ khái huyết.
Khí Âm Lưỡng Hư: Mệt mỏi, ít hoạt động, ho ít, đờm có tia máu, má đỏ, da nóng, ra mồ hôi ít, ăn kém, môi khô, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch nhỏ Sác.
Điều trị: Ích khí, dưỡng âm, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Sinh Mạch Tán gia vị.
(Trong bài, Nhân sâm thêm Bạch truật bổ khí; Mạch môn, Ngũ vị thêm Hoàng tinh, Bách hợp để dưỡng âm; Bách hợp, Mạch môn thêm Bách bộ, Qua lâu nhân, Bối mẫu để nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm).
Ho có máu, thêm Sâm tam thất, Trắc bá diệp sao cháy để cầm máu.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Ích Tỳ Dưỡng Phế Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí (4) 1981): Hoàng kỳ 18g, Nhân sâm 4g, (hoặc Thái tử sâm 18g), Bạch truật, Phục linh đều 18g, Trần bì 9g, Mộc hương 3g, Ô mai 6g, Đại táo 10 trái. Sắc uống.
TD: Ích khí kiện Tỳ, bồi thổ sinh kim. Trị lao phổi (Khí hư Tỳ nhược).
Lâm sàng ứng dụng đạt kết quả khả quan.
+ Nhị Bách Chỉ Huyết Thang (Thực Dụng Trung Y Nội Khoa Tạp Chí (1) 1990): Bách bộ 15g, Bách hợp, Bạch cập đều 30g, Hoàng kỳ, Chi tử đều 9g, Bắc sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sơn dược đều 15g, Sinh địa, Huyền sâm đều 12g, Đan sâm 15g, Đơn bì 12g, Đại hoàng (tẩm rượu) 9g, Hoa nhuỵ thạch 15g, Tam thất 3g (tán bột, hoà nước thuốc uống).
TD: Dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết.Trị lao phổi ho ra máu.
Đã tri 86 ca (ho ra máu vừa và nặng 11 ca), khỏi hoàn toàn 100%. Uống ít nhất 3 thang, nhiều nhất 9 thang là cầm máu, sau đó uống tiếp 30 thang để củng cố kết quả.
Hiện nay đã có thuốc đặc hiệu chống lao nên chứng lao không còn là tứ chứng nan y như trước, nhưng dùng thuốc chống lao có kết hợp trị theo biện chứng luận trị, chứng lao phổi vẫn có lợi giúp sức khoẻ người bệnh chóng hồi phục và giảm được biến chứng do thuốc chống lao gây ra.
Ngoài ra trị bệnh lao rất cần chế độ sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống bổ dưỡng tốt, kiêng rượu, thuốc lá và những thức ăn cay nóng có hại đến tân dịch của cơ thể.
LAO THẬN
(Thận Kết Hạch)
Đa số có liên hệ với Lao Phổi.
Trên lâm sàng, các triệu chứng về Lao Thận rất ít, đa số là biểu hiện của Bàng quang như tiểu nhiều, tiểu gắt, buốt, tiểu ra máu
Bệnh này thuộc loại ‘Lâm Chứng’, ‘Thận Lao’.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Chứng Thận lao, lưng cứng, tiểu không thông, nước tiểu màu đỏ, chảy rỉ ra, trong ống tiểu đau…”.
Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: “Nước tiểu mầu vàng, đỏ, chảy rỉ ra, lưng đau, tai ù, đêm thường mơ, đó là chứng Thận lao’.
Biện chứng
Thận và Bàng quang có quan hệ biểu lý vì thế, tiểu nhiều, gắt, đau. Thấp nhiệt lâu ngày làm tổn thương Thận âm, âm hư hoả vượng nên bị sốt về chiều, mồ hôi trộm, gầy ốm thời kỳ cuối, bệnh làm tổn thương Tỳ và Thận dẫn đến Tỳ Thận đều hư, khí huyết bị hao tổn như tinh thần mệt mỏi, ăn ít, tiểu nhiều, chóng mặt, lưng đau…
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, kháng lao, sát trùng, ích Thận, bổ Tỳ.
Chỉ dùng Đông dược điều trị, khó có kết quả tốt, nên phối hợp Đông Tây Y để đạt dược hiệu quả cao.
Kháng Lao Tố Liệt Phương (Tô An, Tô Văn Hải: Trị Liệu Thận Kết Hạch Viễn Kỳ Liệu Hiệu Khảo Sát, Trung Y Tạp Chí 1990 (10): 19):
Long Đởm Tả Can Thang gia vị: Long đởm thảo, Xa tiền tử đều 12g, Sài hồ, Mộc thông đều 10g, Ngưu tất, Trạch tả đều 15g, Sinh địa 20g, Hạ khô thảo 30g. Sắc uống.
TD: Tả hoả, lợi thấp. Trị lao phổi thời kỳ đầu (do hạ tiêu có thấp nhiệt).
Lục Vị Địa Hoàng Thang gia vị: Thục địa, Sơn dược, Thỏ ty tử đều 20g, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Tri mẫu, Ngưu tất, Tục đoạn, Lộc giác sương, Lộc giác giao, Quy bản, Cáp giới (nướng), Hoàng bá, Nhục quế đều 6g. Sắc uống hoặc làm thành hoàn. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần.
TD: Tư âm, bổ thận, tráng yêu. Trị lao phổi thời kỳ giữa (do Thận âm hoa tổn, âm hư hoả vượng).
Tế Sinh Thận Khí Hoàn gia vị: Thục địa, Sơn dược đều 20g, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Xa tiền tử, Ngưu tất, Tri mẫu, Quy bản giao, Lộc giác giao đều 15g, Phục linh, Bạch cập
, Bách bộ, Hoàng kỳ (chích), Thỏ ty tử, Hạ khô thảo đều 24g, Phụ tử (chế), Hoàng bá đều 9g, Tục đoạn, Đỗ trọng, Nhục quế đều 12g. Làm thành hoàn, mỗi hoàn 10g, ngày uống 3 hoàn.
TD: Bình bổ Thận âm Thận dương. Trị lao phổi thời kỳ cuối (do Thận âm Thận dương hư).
Ích Thận Trừ Chưng Thang (Lưu Tân: Lâm Sàng Trị Liệu Thận Kết Hạch Đích Kinh Nghiệm Thế Hội, ‘Thận Bệnh Học Thuật Hội Nghĩa Luận Văn Tập’, Nội Đô Tư Khoa 1992: 278):
1- Sinh địa, Thục địa đều 18g, Câu kỷ tử 15g, Bạch thược sao, Nhục thung dung, Bạch vi, Bách bộ (chích) đều 12g, Nhu đạo căn, Miết giáp (chích) đều 30g, Đan bì (phấn), Nhân trung bạch (nung) đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 10 ngày
2- Sinh địa, Thục địa, Bạch thược (sao), Nhục thung dung, Tang thầm tử, Hoài sơn đều 300g, Mẫu lệ (sống), Mẫu lệ (nung), Kim anh tử, A giao đều 360g, Sơn thù nhục 150g, Ngũ vị tử 75g, Nhu đạo căn 750g, Nhân trung bạch (nung) 480g, Địa cốt bì, Câu kỷ tử, Bạch vi đều 240g, Chích thảo 60g, Dạ giao đằng 600g, Quy bản giao (nung) 120g. Ngâm nước 1 đêm, nấu 3 lần, bỏ bã. Cho Quy bản và A giao vào, thêm 1,5kg Mật, 1kg đường, nấu thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh, uống khoảng 50 ngày.
3- Hải cẩu thận 90g, thái mỏng, sấy hơi khô, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước ấm. Uống 10 ngày.
Ba bài thuốc trên đều có tác dụng Tư âm, bổ Thận, thanh nhiệt, trừ chưng. Trị lao thận
LƯU ĐỜM
LAO XƯƠNG KHỚP
Lưu đờm là chứng bệnh sinh ra ở vùng xương khớp và lân cận, hình thành áp xe (abscess), vỡ mủ lỏng như đờm nên được gọi là Lưu Đờm. Về cuối kỳ, biểu hiện của bệnh là một trạng thái hư lao nên cũng gọi là "cốt lao", giống như bệnh lao xương khớp trong y học hiện đại. Bệnh phát. nhiều ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Vị trí phát bệnh phần lớn ở cột sống, sau đó là chi trên, chi dưới.
Theo y văn cổ, chứng lưu đờm thường lẫn lộn với các chứng như Âm hư, Lưu chú (Gravity abscess), Hạc tất phong (Arthroncus of knee). Đến đời nhà Thanh đã biết phân biệt, như sách ‘Dương Khoa Tâm Đắc Tập’ ghi: “Chứng phụ cốt đờm (chỉ chứng lưu đờm phát sinh ở mé đùi là chứng thuần âm vô dương, trẻ nhỏ 3, 5 tuổi, tiên thiên bất túc, tam âm hư tổn, cũng do chấn thương làm cho khí không thăng, huyết không hành, ngưng trệ ở kinh lạc gây đau âm ỉ, dần dần thành chứng sang dương”. Đặc điểm của bệnh này là "Nước mủ trong lỏng hoặc như nước đậu phụ chảy ra, vẫ không hết sưng phù, nguyên khí ngày càn.g suy, cơ thể teo gầy, sinh chứng ngực gù, lưng ba ba, môi lưỡi khô ráo, táo bón, tiểu ít hoặc tỳ bại tiêu chảy, chán ăn, dần dần thành lao mà chết”.
Nguyên Nhân
Trẻ em thường do tiên thiên bất túc, xương mềm, thanh tráng niên thì do phòng dục, lao động quá mức, hoặc phế hư, kim không sinh thủy gây nên thận thủy suy mà xương loãng, hoặc do tổn thương xương, khí huyết mất điều hòa, phong hàn đờm trọc ngưng tụ ở xương mà sinh bệnh. Trong quá trình bệnh thì bắt đầu là hàn, lâu ngày sinh nhiệt; vừa là tiên thiên bất túc, thận hư, tủy suy, vừa là khí huyết mất điều hòa, đờm trọc ngưng trệ (chứng thực). Lúc làm mủ, không những hàn hóa nhiệt, âm chứng chuyển thành dương chứng, mà thận âm hư ngày càng trầm trọng, hỏa ngày càng vượng lên, cho nên vào trung kỳ và hậu kỳ, thường xuất hiện chứng âm hư hỏa vượng, bệnh càng kéo dài, mủ càng ra nhiều (mủ là do khí huyết tân dịch hóa thành) thì khí huyết càng hư.
Triệu Chứng
+ Sơ Kỳ: Tuy xương đãõ có thay đổi bệnh lý nhưng bên ngoài chưa sưng, mầu da bình thường, chỉ có cảm giác đau nhức âm ỉ; dần dần khớp vận động đau tăng, nhưng triệu chứng toàn thân không rõ rệt.
+ Trung kỳ: vùng bệnh bắt đầu sưng phù, sốt sáng nhẹ, chiều nặng (hiện tượng hàn hóa nhiệt); vào lúc làm mủ và mủ chín thì da đỏ và ấn có cảm giác bập bềnh.
- Hậu Kỳ: mủ vỡ, chảy mủ lỏng, có chất đục lợn cợn, lâu ngày miệng loét lõm xuống, sắc da chung quanh tím xam, hình thành lỗ dò khó thu miệng. Nếu bệnh ở tay chân, cơ bắp teo dần; Nếu ở đốt sống cổ, đốt sống ngực hoặc thắt lưng thì chân tay co cứng hoặc liệt, có khi tiêu tiểu không tự chủ. Bệnh lâu ngày, nguyên khí suy, cơ thể gầy mòn, tinh thần lạnh nhạt, sắc mặt kém tươi nhuận, người sợ lạnh, hồi hộp, mất ngủ, ra mồ hôi, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Tế hoặc Hư Đại là chứng khí huyết hư. Nếu sốt chiều, đêm ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, chán ăn, hoặc ho đờm có máu, lưỡi đỏ ít rêu hoặc lưới bóng, mạch Tế Sác là triệu chứng âm hư hỏa vượng.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán căn cứ vào:
1 - Triệu chứng lâm sàng (bệnh phát triển chậm qua 3 thời kỳ có triệu chứng riêng, trẻ em thanh thiếu niên mắc bệnh nhiều, vị trí bệnh nhiều ở đốt sống lưng, thắt lưng, kế đến là tay chân, khớp háng, khớp gối..).
2 - Thời kỳ bệnh tiến triển, tốc độ huyết trầm tăng cao, Test Mantoux dương tính mạnh.
3 - Chụp X quang: kết quả: sơ kỳ biểu hiện xương loãng, bờ xương mờ, thời kỳ giữa và cuối có sự hủy hoại xương, bờ xương mờ, mảnh xương chết, khoang khớp hẹp hoặc mất, dị dạng khớp.
4 - Cấy mủ tìm thấy trực khuẩn lao.
Chẩn đoán phân biệt với:
1 - Phụ Cốt Thư (viêm xương tủy có mủ (Suppurative osteomyelitis), phần lớn ở đầu xương dài, phát triển nhanh, bắt đầu đã có sốt cao, vùng bệnh sưng đau nhiều.
2 - Lưu Chú: Phát bệnh ở cơ bắp, nhiều nơi cùng một lúc,, khởi phát nhanh, dễ làm mủ, vỡ mủ dễ liền miệng.
3 - Lịch Tiết Phong (hạc tất phong) phát bệnh ở khớp, cơ teo, khớp biến dạng, có tiền sử đau nhiều khớp.
4 - Ung Thư Xương: thường phát bệnh ở tuổi từ 10 đến 25, vị trí thường ở dưới khớp vai hoặc trên khớp gối, bắt đầu cũng đau nhức âm ỉ, sắc da tím đen, khối u cứng không di động bám sát vào xương, đau dữ, không làm mủ.
Biện Chứng Luận Trị
Chứng bệnh lưu đờm làø âm chứng nặng nhưng thay đổi nhiều, bệnh lý phức tạp. Lúc biện chứng chú ý bệnh lý thận hư và chú ý bổ thận suốt cả 3 thời kỳ. Phong hàn đờm trọc ngưng tụ là nhân tố chủ yếu hình thành bệnh. Cho nên sơ kỳ chủ yếu là tán hàn hóa đờm, trung kỳ là bài nùng thác độc để khu tà, phương pháp chủ yếu trị bệnh là ôn kinh tán hàn hóa đờm bổ hư.
Điều Trị
a - Thuốc Uống Trong:
. Sơ Kỳ: ích thận, ôn kinh, hóa đờm tán hàn; dùng bài Dương Hòa Thang Gia Vị (Thục địa, Bạch giới tử, Bào khương thán, Ma hoàng, Cam thảo, Nhục quế, Lộc giác giao (hòa uống) sắc uống.
. Trung Kỳ: Phù chính, thác độc; dùng Thấu Nùng Tán (Sinh hoàng kỳ, Sao sơn giáp, Xuyên khung, Tạo giác thích, sắc uống).
. Hậu Kỳ: Điều bổ khí huyết; dùng bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Đảng sâm, Bạch truật, Chích hoàng kỳ, Chích cam thảo, Trần bì, Quế nhục, Đương qui, Thục địa, Ngũ vị tử Bạch thược, Phục linh, Viễn chí, Đại táo, Sinh khương), sắc uống.
Trường hợp âm hư hỏa vượng dùng Thanh Cốt Tán (Ngân sài hồ, Miết giáp, Chích thảo, Tần giao, Thanh hao, Địa cốt bì, Hồ hoàng liên, Tri mẫu). Vùng thắt lưng đau mỏi, chân yếu: thêm Tục đoạn, Cẩu tích, Thỏ ti tử, Ngưu tất, bột Lộc giác. Ra mồ hôi nhiều thêm Hoàng kỳ, Phù tiểu mạch, Mẫu lệ nung, Long cốt, Đơn bì. Ho đờm có máu thêm Nam sa sâm, Mạch môn, xuyên Bối mẫu, Đơn bì.
- Dùng Ngoài:
. Sơ kỳ: dùng Dương Độc Nội Tiêu Tán thêm Hắc Thoái Tiêu dán ngoài.
. Trung kỳ: chọc hút hoặc rạch tháo mủ.
. Hậu kỳ (vỡ mủ) dùng Ngũ Ngũ Đơn (nung Thạch cao), Thăng Cơ Tán để thu miệng.
Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt:
1 - Chú ý giữ gìn tinh thần thanh thản, tránh căng thẳng, không lo âu buồn phiền, sinh hoạt, nghỉ ngơii, làm việc điều độ để cho cơ thể khỏe giúp bệnh chóng hồi phục.
2 - Không ăn mỡ, các chất cay nóng như tiêu, ớt cay, rượu, hạn chế ăn đường, ăn nhiều chất rau xanh, trái cây.
3 - Cố định vùng bệnh, hạn chế hoạt động.
4 - Chú ý tắm rửa vệ sinh lau người hàng ngày, thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân, chống loét. Để đạt hiệu quả điều trị tốt, cần chú ý 3 vấn đề cơ bản: tinh thần bệnh nhân cần giừ được thanh thản thoải mái, chế độ chăm sóc vệ sinh chu đáo, chế độ ăn uống đủ chất dinh dường, trái cây, rau xanh.
LIÊM SANG
Xuất xứ: Sang Dương Kinh Nghiệm Toàn Thư.
Thường phát ở bên ngoài ba đường kinh âm và phía trong bắp đùi, vỡ ra gây lở loét khó lành miệng. Vị trí phát bệnh thường ở bắp chân, trên mắt cá khoảng 3 thốn.
Tuỳ theo vị trí tổn thương mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Quần Biên Sang (Skirt edge sore), Khố Khẩu Độc (Trouser leg toxin), Khố Khẩu Sang, Quần Phong, Mạn Tính Hạ Chi Hội Dương. Tục gọi là Lão Lạn Cước (Old ulcerative foot).
Dân gian quen gọi là Sâu Quảng.
Nguyên Nhân
. Do đi lại nhiều, đứng lâu, vác nặng khiến cho khí huyết bị tổn thương, trung khí bị hạ hãm, mạch lạc ở hạ chi mất dinh dưỡng, khí huyết vận hành không thông, thấp tà dồn xuống dưới làm cho khí huyết bị ứ trệ, cơ nhục mất dinh dưỡng khiến cho da chân bị tổn thương gây nên lở loét.
. Do Phong Nhiệt Thấp Độc: Ăn uống nhiều thức ăn cay nóng, béo, ngọt, Tỳ Vị không vận hoá được, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, lại kèm cảm phong nhiệt, hai thứ cùng kết lại, tà lâu ngày hoá thành độc, độc tụ lại ở gân cơ gây nên bệnh.
. Do Can Thận Hư Tổn: Can Thận âm hư, tinh huyết bất túc, độc tà ứ lại khó tiêu, khí huyết không được nuôi dưỡng, lạc mạch không thông lâu ngày gây nên bệnh.
Sách ‘Ngoại Khoa Lý Lệ’ viết: “Vùng hạ bộ có nhọt, thuộc về thấp nhiệt chứ không phải do Tỳ Thận hư yếu gây nên”.
Triệu Chứng
+ Phong Nhiệt Thấp Độc: Bệnh phát chủ yếu ở bắp chân, một thời gian ngắn thì lở loét, chung quanh sưng đỏ, đau, thịt mầu đỏ tím, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch Trầm Huyền hoặc Sác.
Điều trị: Khứ phong, thắng thấp, giải độc, thông lạc. Dùng bài Tứ Sinh Hoàn gia giảm: Địa long, Cương tằm (sao) đều 12g, Bạch phụ tử, Thảo ô (chế) đều 6g, Phục linh bì, Mộc qua, Đan sâm đều 15g, Ý dĩ nhân (sống), Nhẫn đông đằng, Xích tiểu đậu đều 30g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Hàn Thấp Ngừng trệ: Da vùng bệnh sưng trướng, lạnh, thịt bị thối rữa chảy nước, da không tươi, nước và mủ chảy ra, khi khô miệng nhọt mầu đỏ tối hoặc xanh tím, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.
Điều trị: Ôn hoá hàn thấp, hoạt huyết thông lạc. Dùng bài Quế Chi Gia Đương Quy Thang gia giảm: Đương quy 15g, Hoàng kỳ, Đan sâm đều 20g, Xích thược, Phòng kỷ đều 10g, Thổ phục linh 30g, Hồng táo 6 trái, Chích thảo 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Can Thận Hư Tổn: Nhọt chủ yếu ở phía trong đùi, bệnh thường kéo dài, bề mặt mụn đen, vữa nát,
thịt chỗ đó lõm vào, chảy nước mủ, vùng da chỗ đó bị tê, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi hơi trắng, mạch Trầm Trì.
Điều trị: Dưỡng Can, bổ Thận, thông lạc, liễm sang. Dùng bài Kim Quỹ Thận khí Hoàn gia giảm: Sinh địa, Sơn thù nhục, Đơn bì, Phục linh đều 10g, Lộc giác phiến, Sinh hoàng kỳ đều 12g, Sơn dược, Ý dĩ nhân, Xích tiểu đậu đều 30g, Ngưu tất, Thanh bì, Ty qua lạc đều 6g, Nhục quế 3g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: Vết loét nhiều mủ, hôi thối, da vùng loét nóng đỏ, nổi mụn nước, ngứa, rêu lưỡi vàng, bệu, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoà vinh, tiêu thủng. Dùng bài Tứ Diệu Dũng An Thang gia vị (Kim ngân hoa 30g, Huyền sâm, Đương quy, Xích thược, Ngưu tất, Thương truật đều 15g, Phòng kỷ, Tử thảo, Cam thảo (sống) đều 10g, Hồng hoa, Mộc thông đều 6g. Sắc uống ấm (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Thấp Trở Huyết Ứ: Lở loét, thịt bên trong mầu xám tối, máu và mủ nước rỉ ra, chung quanh vết loét mầu tím, ấn vào thì mầu nhạt đi hoặc kèm có khối u, nốt ban đỏ tím, lưỡi tím tối, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Trầm Tế hoặc Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, lợi thấp, thông lạc. Dùng bài Hoạt Huyết Thông Mạch Ẩm gia giảm (Đan sâm 30g, Nhẫn đông đằng, Thổ phục linh, Ý dĩ nhân đều 20g, Xích thược, Đương quy đều 15g, Xuyên khung, Hoàng bá, Ngưu tất, Địa long, Đào nhân đều 10g, Thương truật 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống ấm (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Trung Khí Hạ Hãm: Lở loét lâu ngày không khỏi, bề mặt vết loét mầu trắng tro, nước mủ trắng nhạt, vết loét nhẹ vào buổi sáng, nặng vào buổi chiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế.
Điều trị: Bổ trung ích khí, hoà vinh, tiêu thủng. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang gia giảm (Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm, Nhẫn đông đằng, Trạch lan, Xích thược, Đương quy đều 15g, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ, Bạch truật đều 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Thuốc Rửa
Mã xỉ hiện 60g, Hoàng bá 20g, Đại thanh diệp 30g. Hoặc dùng Bạch chỉ, Xuyên khung, Tang phiêu tiêu đều 15-30g. Hoặc dùng Cửu lý minh, Khổ sâm đều 30g, Ngũ bội tử 10g. Sắc lấy nước rửa vết thương, ngày 2~3 lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Thuốc Đắp
+ Mã xỉ hiện, giã nát, ép lấy nước uống, bã dùng để đắp (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Giai đoạn mới phát bệnh dùng Hoàng Bá Tán (Hoàng bá 30g, Hoàng liên, Lô hội đều 6g, Thương truật, Hoạt thạch đều 10g, Tùng hương 12g, Băng phiến 0,6g. Tán nhuyễn, rắc vào vết thương, rồi dùng gạc băng lại.
Nếu có mủ nước chảy ra, dùng Ngưu Hoàng Tán (Ngưu hoàng, Xạ hương, Chu sa, Nhân sâm, Phục linh, Phòngphong, Xuyên khung, Cam thảo, Nhục quế, Tê giác, Mạch môn, Địa cốt bì, Thiên ma) rắc vào vết thương.
Hoặc dùng Đại Hoàng Nhuyễn Cao (Đại hoàng 100g, đun với 300ml nước khoảng 20 phút. Lại cho thêm 300ml nước nấu 15 phút. Trộn hai nước thuốc lại nấu còn 100ml thành nước sắc Ddaị hoàng 30%. Lấy 30ml nước thuốc trên trộn chung với 100g Vaseline cho đều, trải lên miếng gạc đắp vào vết loét.
Hoặc có thể dùng Đại táo 3 trái, chưng, bỏ hột, nghiền nát với 3 củ Hành, đắp vào, ngày thay một lần (Trung Y Ngoại Khoa Học).
LIỆT MẶT
Diện Thần Kinh Ma Tý
Đại Cương
- Theo “Triệu Chứng Học Nội khoa”: Liệt mặt là hiện tượng mất hoặc giảm vận độc nửa mặt của những cơ bản da ở mặt do dây TK VII chi phối.
- Là một loại bịnh thường gặp nhất của dây TK sọ não số VII.
- Tuổi nào cũng có thể phát bịnh nhưng thường gặp ở thanh và tráng niên.
- YHCT gọi là khẩu nhãn Oa Tả, Khẩu tịch, Diên nan (Than), Phong điếu tuyến.
- Đa số các trường hợp liệt mặt (liệt dây TK VII) do lạnh, do xung huyết, điều trị bằng châm cứu đem lại kết quả tốt. Các trường hợp liệt do nhiễm khuẩn hồi phục chậm hơn.
Phân Loại
a- Theo YHCT: (Sách Triệu Chứng Học Nội Khoa)
Dựa vào cấu tạo giải phẫu học của dây VII, chia làm 2 loại:
1- Liệt mặt thể trung ương: do tổn thương phía trên nhân của dây VII, thường kèm liệt nửa người. Không có dấu hiệu Charles Bell, không bao giờ tiến triển sang thể co cứng.
2- Liệt mặt thể Ngoại biên: do tổn thương hoặc ở ngay nhân nằm trong cầu não hoặc ở đoạn tận cùng phía ngoài. Thường liệt cả mặt trên lẫn mặt dưới, có dấu hiệu Charles Bell, có thể tiến triển thành thể cứng.
b- Theo YHCT:
YHCT dựa theo nguyên nhân gây bịnh, chia làm 3 loại:
1- Liệt mặt do phong hàn (liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh).
2- Liệt mặt do phong nhiệt (liệt dây TK VII ngoại biên do nhiễm khuẩn).
3- Liệt mặt do huyết ứ ở kinh lạc (liệt dây TK VII ngoại biên do sang chẩn).
Nguyên Nhân
a- Theo- YHHĐ:
1- Liệt dây TK VII thể trung ương.
Thường do tất cả mọi tổn thương ở 1 bên bán cầu não: nhũn não, chảy máu não, khối u não...
(Cần nhớ là trong hội chứng Millard-Guoler tuy liệt mặt thể ngoại biên nhưng vẫn kèo theo liệt nửa người với dấu hiệu Babinski bên đối diện của mặt liệt).
2- Liệt dây TK VII thể ngoại biên
Dựa theo vị trí từ nhân ra đến chỗ tận cùng của dây TK VII, có thể do:
- Viêm màng não dầy dính, làm tổn thương TK từ rãnh hành tủy- cầu não đến ống tai trong.
- Các nguyên nhân ở tai: Viêm tai giữa cấp hoặc mạn.
- Chấn thương vùng xương đá: ở ngoài lớn do vỡ xương đá, ở trẻ sơ sinh do can thiệp sản khoa (do kẹp Foxcep, khung chậu người mẹ hẹp...).
- Do giang mai, viêm nhiễm dây TK, bịnh bại liệt trẻ em (Polye), Zona vùng nhân gối, uốn ván mặt của Rase... các thể này hiện nay rất ít gặp.
- Do nguyên nhân không rõ thường được quy là do lạnh (loại này lại gặp rất nhiều trên lâm sàng).
Tóm lại, 2 nguyên nhân chính gây liệt mặt là:
- Nếu có liệt nửa người là do các tổn thương ở não.
- Nếu không liệt nửa người và là thể liệt ngoại biên: thường là do lạnh.
b- Nguyên nhân theo YHCT:
- Do tà khí vào lạc mạch của 3 kinh Dương (Thủ dương minh Đại trường, Túc dương, minh Vị, và Túc thái dương Bàng quang) làm cho sự lưu thông của kinh khí mất bình thường gây ra bịnh.
- Do sang chấn (chấn thương) làm huyết bị ứ trở kinh lạc, khí huyết không điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây ra bịnh.
Triệu Chứng
a- Theo YHHĐ (Sách Triệu Chứng Học Nội khoa):
1- Trường hợp liệt hoàn toàn:
. Bảo người bệnh dương 2 lông mày lên, bên liệt lông mày không dương lên được.
. Bảo người bịnh nhăn trán lên, trong trường hợp liệt dây VII ngoại biên ta thấy mắt bên liệt không nhắm kín trong khi đó nhãn cầu vẫn đi lên phía trên và ra ngoài: mắt bên liệt chỉ nhìn thấy lòng trắng và một phần lòng đen ở phía trên ngoài. Đó là dấu hiệu của Charles Bell.
. Bảo người bịnh há miệng, thè lưỡi, ta thấy hình như lưỡi lệch hướng về bên liệt (Thực ra lưỡi không lệch đi mà chính là do miệng bị méo kéo về bên lành.)
. Yêu cầu người bịnh huýt sáo, nếu liệt mặt nhẹ sẽ thấy miệng méo, nếu liệt cơ vòng môi, không huýt sáo được.
2- Trường hợp liệt nhẹ.
Thường khó thấy sự không cân đối mặt, cần phải thăm khám tỉ mỉ, kiên trì mới phát hiện được.
. Yêu cầu người bịnh nhắm thật chặt 2 mắt, ta thấy 2 lông mi bên liệt có vẻ dài hơn, do mắt bên liệt không co được chặt.
b. Theo YHCT:
1- Liệt Dây VII Ngoại Biên Do Lạnh: sau khi gặp mưa gió lạnh, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mạch Phù.
- Lý do trúng phong hàn ở kinh lạc.
Điều trị: Khu phong, tán hàn, hoạt lạc.
. Sách NKHT Đô dùng bài Đại Tần Giao Thang: Khương hoạt, Độc hoạt, Tần giao, Bạch chỉ, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Phục linh, Hoàng cầm đều 8g, Ngưu tất, Thục địa, Đảng sâm, Bạch truật đều 12g- Sắc uống.
. Sách YHCT Dân Tộc Việt Nam dùng: Tang ký sinh, Thương nhĩ tử, Kê huyết đằng đều 12g, Quế chi, Bạch chỉ, Uất kim, Trần bì đều 8g- sắc uống.
. Sách TGD Phương dùng bài Ngọc Kinh Tán (Đương quy 8g, Nhục quế 10g, Nguyên hồ 8g, Toàn trùng 4g- sắc uống.
Và bài Thục Phụ Ô Tán: Thục phụ tử 90g, Xuyên ô (chế) 90g, Nhũ hương 60g. Tán bột chia thành 8-10 gói. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần 1 gói. Trước khi dùng thêm 4g bột gừng trộn vào thuốc, cho nước vào khuấy đều thành hồ sệt. Trước khi đắp thuốc, dặn người bịnh dùng lát gừng mỏng xát vào vùng bịnh cho đỏ ửng da, rồi bôi thuốc lên, trên đến huyệt Thái dương, dưới đến huyệt Địa thương, rộng chừng 3cm, lấy vải gạc cố định, rồi dùng túi nước nóng chườm ở ngoài một lát. Mỗi ngày thay thuốc một lần cho đến khi khỏi.
2- Liệt Dây VI Do Phong Nhiệt: Tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống nhai khó, uống nước thường bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có sốt, sợ gió, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Phù, Sác.
Lý: do phong nhiệt (nhiễm khuẩn) xâm nhập vào kinh lạc.
Điều trị: Khư phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (lúc có sốt). Khư phong bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).
- NKHT Hải: dùng bài Khiên Chính Tán Gia Vị: Bạch phụ tử, Cương tằm, Toàn yết, lượng bằng nhau, thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Hồng hoa, tán bột, mỗi lần dùng 4g uống với rượu nóng, ngày 2 lần.
(Bạch phụ tử để tán phong tà ở vùng đầu mặt; Cương tằm khử phong đờm; Toàn yết tức phong, trấn kinh. 2 vị này hợp lại có tác dụng sưu phong, thông lạc, dùng rượu để dẫn thuốc đi lên thẳng đầu mặt. Thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ để tán phong, khử tà, Hồng hoa để hoạt huyết, hóa ứ).
- Sách YHCT Dân Tộc VN dùng: Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 16g, Thổ phục linh, Thương nhĩ tử, Xuyên khung, Đan sâm, Ngưu tất đều 12g - sắc uống.
- Sách LSDKTHTL Học dùng bài: Trị Chư Phong Tý Tà Phương: Phòng phong, Cam thảo, Hoàng cầm, Quế chi, Đương quy, Phục linh, Tần cửu, Cát căn, Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân), sắc uống.
b- Liệt Dây VII Do Huyết Ứ:
Chúng: Sau khi té ngã, đánh đập, thương tích, sau khi mổ vùng hàm, mặt, xương chũm...tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống khó, không huýt sáo được.
Điều trị: Hoạt huyết, hành khí.
- Sách: TGD Phương dùng bài Hóa Ứ Chỉ Thống Thang gia giảm: Sinh địa, Đương quy đều 16g, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm đều 12g, Xuyên khung 8g, Điền thất (bột) 4-6g uống với nước thuốc.
- Sách YHCTDT Việt Nam dùng: Đan sâm, Xuyên khung, Ngưu tất đều 12g, Tô mộc, Uất kim đều 8g, Xích thược 16g, Hồng hoa 8-20g, Quế chi 6-10g, Quất lạc 8-10g, Địa long 10-16g, Cam thảo 4-6g- sắc uống.
Thuốc Đắp Trị Liệt Mặt
- Tỳ ma tử 40g bỏ vỏ, Băng phiến 1 ít, giã nát như cao. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đinh Nghiêu Thần, Hà Bắc-TQ).
- Tỳ ma nhân (tử) 20 hột, Niêm (Nam) hương 8g. Giã nát Tỳ ma nhân, cho Niêm hương vào quậy đều. Đổ rượu vào hâm nóng, lúc còn ấm đem dán vào má. Bên trái liệt thì dán bên phải và ngược lại (Trang Thế Đức, Phước Kiến - TQ).
- Thương nhục chế (giã nát), rắc trên thuốc cao thường dán ở khóe miệng. Bên trái liệt dán bên phải và ngược lại (Nhiếp Hàm Trí, Hà Bắc- TQ).
- Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 12g, Toàn yết 12g, nghiền nát, cho dầu thơm (Hương du) vào quậy đều dùng để dán. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đương Truyền Tuy, Sơn Đông, TQ).
- Nam tinh 12g, Chi tử (sống) 20 trái, giã nát trộn với dấm, dùng để bôi, liệt bên trái bôi vào vùng h. Giáp xa bên phải và ngược lại (Quách Đức Hưng, Sơn đông).
- Tỳ ma tử 7 hột, Ba đậu 7 cái, giã nát, dán vào huyệt Thái dương, Đau bên phải dán bên trái và ngược lại (Cung Tôn Tính, Sơn Đông, TQ).
- Tỳ ma tử 8g (bỏ vỏ), Nhũ hương 4g, giã nát. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (Trưng Kinh Võ, Hà Bắc, TQ).
- Băng phiến 1 ít, hòa với máu đuôi lươn, bôi. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
Ghi Chú: Các bài thuốc dùng để đắp, bôi, cần theo dõi cẩn thận, khi thấy hết méo, bỏ thuốc ra ngay.
LIỆT NỬA NGƯỜI
BÁN THÂN BẤT TOẠI
Đại Cương
Sách ‘Tự điển Điều Trị Học Thực Hành’ định nghĩa: Liệt nửa người là khi mất hoặc giảm vận động ở một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não, một tay, một chân.
Đa số bịnh này là do di chứng của tai biến mạch máu não gây ra.
Theo báo cáo của “Hiệp Hội Tim” của Mỹ năm 1977 ở Mỹ có đến 1,6 triệu người bị bịnh này. Và hằng năm có khoảng 500.000 trường hợp mới bịnh, phần lớn xẩy ra sau 55 tuổi.
YHCT xếp vào loại Thiên khô, Đại duyệt (Nội Kinh), Bán thân bất toại, Trúng phong, Thốt trúng, Loại trúng, Não huyết quản Ý ngoại (Kim Quỹ Yếu Lược - Châm Cứu Học Thượng Hải), Thân hoán (Châm Cứu Đại Thành). Phong phì, Phong ý (Trung Y Học Khái Luận).
Sách ‘Y Kinh Tố Hồi Tập’ ghi: “Có người thình lình ngã ra cứng đờ, hoặc một nửa người bị liệt không cử động được, hoặc tay chân không co lại được, hoặc hôn mê không biết gì, hoặc chết hoặc không chết, thông thường gọi đó là Trúng Phong mà trong các sách cũng nhận là Trúng Phong mà chữa”.
Phân Loại
- YHHĐ dựa vào thể trạng bịnh, chia làm 2 thể:
1- Liệt cứng với tăng trương lực cơ.
2- Liệt mềm với giảm trương lực cơ.
- YHCT dựa vào vùng bịnh và thể bịnh chia ra làm 4 loại:
1- Phong trúng kinh lạc (chỉ liệt 1/2 người, không có hôn mê)
2- Phong trúng tạng phủ (liệt kèm hôn mê)
3- Hôn mê kiểu co cứng là chứng Bế (thực chứng)
4- Hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chúng Thoát (hư chứng).
Nguyên Nhân
1- Theo YHHĐ (sách Triệu Chứng Học Nội khoa)
a) Nơi người lớn tuổi:
1- Chảy máu não do tăng huyết áp.
2- Nhũn não vì động mạch bị tắc.
. Trong bịnh xơ cứng động mạch.
. Hoặc do cục máu phát sinh tại chỗ hoặc từ xa đưa đến như trong trường hợp van 2 lá.
b) Nơi người trẻ.
1- Các bịnh tim.
. Hẹp van 2 lá
. Viêm màng trong tim cấp, loét sùi hoặc bán cấp ác tính.
2- Viêm động mạch do giang mai.
3- Do nhuyễn não hoặc xuất huyết não, do Ha tăng.
c) Nơi trẻ nhỏ.
1- Động mạch bị viêm do virút.
2- Màng não hoặc não bị viêm (do vi rut, vi khuẩn hoặc lao).
3- Biến chứng não của bịnh tai giữa viêm, xương chũn tai viêm.
d) Chung cho cả 3 loại.
1- U não.
2- Áp xe não.
Nguyên nhân theo YHCT
- Thiên ‘Điều Kinh Luận’ (Tố Vấn 62) ghi: “Khí và huyết cùng đi lên thì gây ra chứng Đại Quyết”.
- Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) ghi: “Hư tà xâm nhập vào nửa người đi vào sâu, trú ở phần Vinh vệ, Vinh vệ yếu thì chân khí bị mấy, chỉ còn lại tà khí, gây nên chứng Thiên khô”.
- Sách Kim Quỹ Yếu Lược, mục ‘Trúng Phong’ ghi: “Kinh mạch hư không, phong tà thừa cơ xâm nhập”.
- Đời nhà Nguyên, Thanh các tác giả của:
. Sách ‘Hà Gian Lục Thư’ cho là tâm hỏa quá vượng.
. Sách ‘Đông Viên Thập Thư’ cho là Chính khí hư.
. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ chủ trương do Thấp, Đờm và Nhiệt gây ra. Các tài liệu trên đều cho rằng nguyên nhân gây nên trúng phong do yếu tố bên trong (nội tại)
Sau này sách giáo khoa triển khai thêm:
- Theo sách NKHT, Hải, trúng phong, thường do:
1- Tình chí bị tổn thương, sinh hoạt mất bình thường, âm dương trong người bị rối loạn, đặc biệt thận âm suy yếu không chuyển lên tim được. Tâm hỏa vượng lên, can không được nuôi dưỡng, can hỏa bốc lên trên, sau cùng can hỏa bạo phát, máu bị dồn lên gây ra bịnh này.
2- Ăn uống khống điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận được làm thấp đình trệ lại sinh đờm, đờm uất hóa nhiệt, can phong cùng đởm quấy nhiễu bên trên, che kín thanh khiếu, nhập vào kinh lạc mà phát bịnh đột ngột.
3- Do cơ thể vốn đã bị âm hư dương vượng, đờm trịch quá thịnh lại thêm ngoại cảm phong tà thức đẩy nội phong gây ra bịnh.
Như vậy Phong (Can phong), Hỏa (tâm hỏa, can hỏa) đàm (thấp đởm) phong đàm, Khí (khí hư, khí nghịch), Huyết (huyết ứ) ảnh hưởng lẫn nhau gây ra chứng Trúng Phong.
Theo sách NKHT.Đô, 2 yếu tố chính gây ra chứng Trúng Phong:
1- Can phong nội động và liên hệ cả với Thận, Tâm và Tỳ nhưng Can là chính.
2- Khí hư huyết ứ.
- Sách “Châm Cứu Học Giảng nghĩa” giải thích:
Nguyên nhân pháp sinh chứng Trúng phong chủ yếu do Âm Dương Tạng Phủ của người ta bị mất quân bình mà lại hay lo buồn tức giận, hoặc uống rượu, lao lực, phòng sự...làm cho phong dương bùng lên, tâm hỏa vượng lên, khí huyết cùng đi lên, đởm trọc, vít lấy các khiếu, lạc, làm cho công năng của tạng phủ hoặc huyết bị mất gây thành chứng thoát...
- Theo sách :Châm cứu Học VN nguyên nhân gây ra trúng phong liệt nửa người thường do:
. Nhân tố bên ngoài (hư tà tặc phong) tác động đột ngột vào kinh lạc, tạng phủ.
. Nhân tố bên trong: Hỏa thịnh (do thận thủy suy kém, tâm hỏa bốc lên, bịnh liên hệ với tâm-thận). Phong dương (do thận âm hư can dương vượng, gây ra nội phong-bịnh liên hệ với can-thận) Đờm nhiệt (do thấp sinh đờm, đờm uất trệ sinh nhiệt, nhiệt thịnh sinh phong - bịnh thuốc tỳ vị).
Chủ yếu là do âm dương mất quân bình, thận âm hư, can dương vượng, đờ, tắc tâm khiếu gây ra.
Triệu Chứng
a- Theo YHHĐ
Việc đầu tiên là phải phát hiện (xác định) được bên liệt.
1- Quan sát kỹ mặt người bịnh sẽ thấy:
+ Nếu liệt trung ương:
. Nếp nhăn mắt, mũi, má, mép rất rõ ở bên lành, rất mờ ở bên bịnh.
. Miệng, nhân trung lệch sang bên lành.
. Khi thở, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở, như người hút thuốc lá.
. Dấu hiệu Pierre Marie Poix: khi ấn mạnh 2 ngón tay ở góc hàm, chỉ thấy miệng, má bên lành cử động.
+ Nếu liệt Ngoại biên.
. Liệt giống như trên nhưng nếp nhăn trán bên liệt cũng mờ.
. Thêm dấu hiệu Charles Bell: Khi muốn nhắm, mắt không kín, tròng đen đưa lên. Nếu bảo người bịnh:
. Há và mím chặt miệng: khi quan sát nếp nhăn ở trán và mắt, thấy bên lành rõ và nhiều nấp nhăn, bên liệt ít và mờ hơn.
Người bệnh ăn cơm sẽ thấy cơm chảy qua bên liệt do 2 môi khép không kín.
Riêng lưỡi thường không liệt, nhưng khi thè lưỡi ra ta có cảm tưởng là lưỡi bị lệch về phía liệt vì miệng méo về bên lành.
Liệt 1 chân 1 tay.
. Quan sát lúc lâu sẽ thấy 1 bên tay, chân người bịnh không cử động. Nếu kích thích chi bên liệt, không thấu phản ứng.
. Trương lực cơ tay và chân bên liệt giảm.
. Nếu nâng hai tay lên khỏi mặt giường rồi bỏ rơi xuống sẽ thấy bên liệt rơi ngay xuống đất 1 cách nặng nề như không có sức chống đỡ. Đối với chân cũng vậy: chân liệt rơi xuống trước và nặng nề.
. Phản xạ gân giảm xo với bên lành (có khi mất hẳn) nhưng 2-3 tuần sau lại bắt đầu tăng hơn bình thường.
. Phản xạ da bìu mất ở bên liệt.
. Dấu hiệu Babinski thường có.
. Thường toàn bộ các cơ ở cho trên (bên liệt) bị liệt đều và nặng hơn chi dưới - Nếu bịnh nhẹ có thể thấy chỉ có các cơ ở đầu cuối chi bị liệt rõ, cẳng tay ở tư thế úp sấp, các cơ gấp bị liệt nhẹ hơn các cơ duỗi.
- Ở chi dưới, hiện tượng liệt ở bàn chân và cảng chân nặng hơn ờ đui (vì vậy đủ bị liệt nửa người khá nặng, người bịnh vẫn có thể cử động (ít ơ khớp háng, khớp gối có thể co lại ít nhiều, nhưng ít khi có thể co duỗi ra được, vì các cơ mặt trước đùi bị liệt nặng hơn các cơ ở mặt sau), bàn chân thường duỗi thẳng như chân ngựa. Đến giai đoạn liệt nửa thân cứng sẽ xuất hiện các dấu hiệu:
- Trương lực cơ tăng biểu hiện là khi làm các động tác thụ động phía bên liệt sẽ thấy khó khăn vì sức giáng cự mạnh, cho trên thường ở tư thế khớp khuỷu gấp 900, cẳng tay úp sấp, bàn tay nắm lại và ngón cái bị 4 ngón kia cho lấp. Các cơ ở chi dưới co cứng nhiều nhất, vì vậy bàn chân duỗi thẳng kiểu chân ngựa. Trái lại các cơ ở cổ và thân (thành bụng), vùng thắt lưng...vẫn mềm hoặc co cứng không đáng kể vì đó là các cơ giữ vai trò giữ tư thế cho cơ thể.
- Phản xạ gân xương tăng.
- Nếu người bịnh còn đi được thì dáng đi đặc biệt như kiểu “Vát tép”. Khi đi toàn bộ chi dưới nhấc lên cứng đờ, không gấp khớp gối, bàn chân duỗi thẳng và vẽ 1 vòng cung rồi lại đặc xuống nặng nề, ta có cảm tưởng chân rơi bịch xuống đất.
Chi trên thường bị nặng hơn chi duối vì vậy dù có đi được, tay bên liệt không dùng làm gì được, cứ thõng xuống.
- Dấu hiệu đồng động: xuất hiện khi người bịnh làm các động tác theo ý muốn hoặc theo phản xạ.
- Đồng đông toàn bộ: tất cả các cơ bên liệt co cứng khi người bịnh làm 1 động tác gắng sức.
- Đồng đồng đối xứng: chi bên liệt có khuynh hướng bắt chước động tác cửa chi bên lành.
- Đồng động phối hợp: khi có 1 khối cơ theo ý muốn thì các khối cơ khác trong chi đó cũng co cứng.
Có thể gặp các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu gấp đùi và thân phối hợp: người bịnh đang nằm ngửa trên giường khi cố gắng ngồi dậy sẽ co khớp háng bên liệt lại.
- Dấu hiệu các cơ khép: Người bịnh nằm ngửa, thầy thuốc giữa lấy đùi bên lành và bảo người bịnh cố khép đùi vào, lúc ấy sẽ thấy các cơ khép bên liệt co cứng hơn lên.
- Bảo người bịnh co đầu gối bên liệt lại thì đồng thời bàn chân sẽ ngửa lên phía cẳng chân ngay.
- Trong khi đang nằm ngửa, nếu người bịnh giơ chân lành lên thì gót chân bên liệt sẽ tỳ rất mạnh xuống giường.
- Khi người bệnh giờ cao tay bên liệt, các ngón tay từ trước vẫn nằm lại lúc đó lại duỗi ra.
* Bên nửa người bịnh liệt có rối loạn dinh dưỡng và vận mạch: mu bàn tay có thể phù nề nặng nề mềm, bàn tay và bàn chân có thể tím và lạnh hơn bên lành. Da khô và dễ bong vẩy, các móng dễ gẫy, biến dạng. Huyết áp ở các chi bên liệt có thể thấp hơn, bên lành.
b- Theo YHCT
Dựa vào biện chứng bịnh, YHCT chia làm 2 loại:
Trúng phong kinh lạc (loại nhẹ) và Phong trúng tạng phủ (loại nặng).
1- Phong Trúng Kinh Lạc
Can Thận Aâm Hư, Phong Đờm Ngăn Trở (T Đô), Quấy Nhiễu (T. Hải).
- Chứng: thường bị đau đầu, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít, hay mơ, tự nhiên thấy lưỡi bị cứng, không nói được, mắt lệch, miệng mép, nửa người liệt, lưỡi hồng, rêu lưỡi đỏ, nhờn, hoặc vàng, mạch Huyền Hoạt Huyền Tế mà Sác (T. Hải), huyền hoạt (T, Đô).
- Biện chứng: do Can Thận âm hư, Can dương bốc lên, âm dương không quân bình, huyết tràn lên, khí bị nghịch, gây nên chứng trên thực dưới hư, vì vậy đầu đau, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít, hay mơ. Can dương bốc lên làm cho Can phong bị động, phong hợp với dàm quấy nhiễu bên trên, phong đàm chạy vào kinh lạc, vì vậy lưỡi tự nhiên cứng không nói được, mắt xếch, miệng méo, nửa người bị liệt, lưỡi đỏ, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Tế mà Sác. Xét về mạch thì Huyền chủ về Can phong, hoạt chủ đờm thấp, Huyền Tế mà Sác là Can Thận âm hư mà sinh nội nhiệt, nhiệt động Can phong, lưỡi đỏ là âm hư, rêu lưỡi nhờn là có cả đờm thấp.
- Điều trị:
* NKHT. Hải: Dưỡng âm, nuôi dưỡng, trấn can tức phong, dùng bài Trấn Can Tức Phong (Trung Tham Tây Lục): Ngưu tất 40g, Giả thạch (sống) 40g, Long cốt (sống) 20g, Mẫu lệ (sống) 40g, Quy bản 20g
Bạch thược (sống) 20g, Mạch nha (sống) 8g, Xuyên luyện tử 8g, Thiên môn 20g, Huyền sâm 20g, Thanh hao 8g, Cam thảo 6g. Thêm Cau đằng, Cúc hoa - sắc uống, ngày 1 thang.
Bài này dùng lượng lớn Ngưu tất, Đại giả thạch để dẫn huyết đi xuống, bình giáng khí nghịch; Long cốt, Mẫu lệ, Quy bản, Thược dược để tiểm dương, nhiếp âm, trấn Can, tức phong; Huyền sâm, Thiên môn để tư âm giáng hoả; Thanh hao, Mạch nha (dùng sống) để lý khí; Xuyên luyện tử để sơ Can lý khí; Cam thảo hoãn cấp, hoà trung, là các thuốc hỗ trợ để tiết Can, điều Can, hoãn Can, giúp cho Can được bình giáng; Câu đằng, Cúc hoa tức phong, thanh nhiệt.
* NKHT. Đô: Tư âm, tiểu dương,hóa đàm thông kết. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bịnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Thiên ma 8g, Câu đằng 16g, Đỗ trọng 16g, Ngưu tất 12g, Tang ký sinh 12g, ích mẫu 12g, Dạ giao đằng 20g, Thạch quyết minh 20g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Phục thần 12g, Sắc uống.
(Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình Can dương, tức Can phong; Sơn chi, Hoàng cầm tiết Can hỏa; Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ Thận âm, dưỡng Can huyết, thông lạc; Dạ giao đằng, Phục thần dưỡng huyết an thần.
Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng bài Khổ Tân Hàm Giáng Thang: Thạch cao 40g, Hoạt thạch 68g, Hàn thủy thạch 40g, Tử thạch 40g, Mẫu lệ 40g, Thạch quyết minh 40g, Linh dương giác 6g, Câu đằng 20g, Bối mẫu 12g, Tân bì 20g Thảo quyết minh 24g, Tật lê 24g. Sau khi sắc cho thêm 20ml Trúc lịch, 10ml gừng, quấy đều, uống với 4g Chí bảo đơn.
hoặc Trấn Can Ích Aâm Thang: Thạch cao 40g, Thạch quyết minh 40g, Đại cáp phấn 40g, Đởm thảo 12g, Chi tử nhân 12g, Thiên trúc hoàng 12g, Xương bồ 12g, Tuyển phúc hoa 12g, Đại giả thạch 12g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Ngưu tất 12g, Uất kim 12g, Trúc nhự 16g, Hoạt thạch 16g, Tử thạch 16g, Sắc uống chung với 1 hoàn An Cung Ngưu Hoàng Hoàn và Linh dương (bột) 0,6, Tô giác (bột) 0,6g.
hoặc dùng Hy Thiêm Chí Dương Thang: Hy thiêm thảo (cửu chế) 68g, Hoàng kỳ 20g, Nam tinh 12g, Bạch phụ tử 12g, Xuyên phụ phiến 12g, Xuyên khung 6g, Hồng hoa 6g, Tế tân 2,8g, Phòng phong 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 12g, Cương tằm 6g. Sắc uống.
2- Mạch Lạc Hư Trống, Phong Tà Xâm Nhập (T. Hải).
- Chúng: Đột nhiên mắt lệch, miệng méo, da tê bì, nói ngọng, miệng chảy dãi, liệt nửa người, sợ rét, sốt, tay chân co lại, các khốp xương đau nhức, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tê hoặc phù sác.
- Biện chứng: Do chính khí hư yếu, mạch lạc hư, trống, việc phòng vệ bên ngoài không chặt, phong tà nhập vào mạch lạc, khí huyết bị ngưng trệ làm cho miệng ráo, mắt xếch, sợ rét, sốt, tay chân co, khớp xương đau, mạch phù là phong tà xâm nhập.
- Điều trị: khứ phong, thông lạc, hoạt huyết, hòa vinh dùng Khiên Chính Tán (Dương thị Gia tàng).
Bạch phụ tử, Cương tằm, Toàn yết, lượng bằng nhau. Tán bột, thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Hồng hoa. Mỗi lần dùng 4g với rượu nóng.
(Bạch phụ tử tán phong tà ở vùng đầu mặt, Cương tầm khứ phong đàm. Toàn yết tức phong trấn kinh, 2 vị này hợp lại có tác dụng sưu phong, thông lạc. Bạch chỉ để tán phong, khử tà, Hồng hoa hoạt huyết hóa ứ).
hoặc dùng bài Tần Cửu Thang Gia Giảm (Bảo mệnh Tập): Tần cửu, Khương hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Bạch phụ tử, Toàn yết, Tế tân.
Sắc uống, bã thuốc có thể cho vào túi vải, đắp nóng, chỗ đau.
Dùng tần cửu, Khương hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ để giải biểu tán phong, Phụ tử, Toàn yết khư phong đảm, thông kinh lạc, Xích thược, Xuyên khung dưỡng huyết, Tế tân khư phong.
+ Khí Hư, Huyết Ưù: Liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó khăn, chảy nước miếng, tiểu nhiều hoặc tiểu không tự chủ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch sáp.
- Biện chứng: Do chính khí không đủ mà huyết mạch bị ngăn trở gây ra đau nhức, kinh mạch không thông gây ra liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó, chảy nước miếng, tiểu không tự chủ, đều do khí hư không kềm hãm được. Mạch sáp là biểu hiện huyết ứ.
- Điều trị: Ích khí không kết, hoạt huyết, hóa ứ, dùng bài.
Bổ Dưỡng Hoàn Ngũ Thang (Y Lâm Cải Thác): Hoàng kỳ 40-160g, Quy vĩ 8g, Xích thược 6g, Địa long 4g, Xuyên khung 4g, Đào nhân 4g, Hồng hoa 4g. Sắc uống.
Dùng Hoàng kỳ (sống) với lượng nhiều thì lực chuyên mà tính tẩu, đại bổ nguyên khí, đưa thuốc đi tới toàn thân trị chứng liệt, hợp với Quy vĩ, Xích thược, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa là các vị thuốc hoạt huyết, khứ ứ.
- Sách TGD Phương dùng bài Bổ Dương Hoàn Vũ Thang Gia Vị: Hoàng kỳ 40g, Xích thược 16g, Xuyên khung 8g, Qui vĩ 12g, Địa long 12g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 20g, Toàn yết 15 con, sắc uống.
hoặc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Gia Giảm: Hoàng kỳ 40g, Quy vĩ 20g, Xuyên khung 12g, Xích thược 16g, Hồng hoa 8g, Đào nhân 8g, Địa long 12g, Tang ký sinh 40g, Kê huyết đằng 28g, Đan sâm 20g, Ngô công 1 con, Tiêu tra 20g, Uống khoảng 10-20g thang, cho thêm Mã tiền tử chế vào. Nếu dùng Mã tiền tử sớm, hiệu quả sẽ không tốt.
TRÚNG PHONG TẠNG PHỦ
Biểu hiện chủ yếu là thình lình hôn mê. Trên lâm sàng chia làm 2 loại: Bế chứng và Thoát chứng.
Bế Chứng
- Thình lình hôn mê, răng cắn chặt, miệng mím không mở, 2 tay nắm chặt chân tay co giật, đại tiểu tiện bí. Tuy nhiên dựa vào có nóng sốt hay không mà chia ra? loại. Dương bố và Aâm bố.
a- Dương bế.
- Chứng: triệu chứng ở trên, thêm mặt đó, người nóng, thở mạnh, miệng hôi, bứt rứt không yên, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt mà sác.
- Biện chứng: Cam dương vượng, dương thăng phong động, khí huyết đi ngược lên, hợp với đờm và hỏa, che mất thanh khiếu vì vậy gây ra hôn mê. Dương bố là tà của phong hỏa đàm nhiệt bốc lên cho thanh khiếu nhưng bị bố lại ở bên trong cho nên mặt đỏ, người nóng, thở mạnh, miệng hôi, đại tiểu tiện bí, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
- Điều trị:
* NKHT. Hải: Khai khiếu thanh Can, tức phong, dùng thuốc cay, mát dùng bài CHÍ BẢO ĐƠN, cậy miệng cho uống hoặc thổi vào mũi để khai khiếu rồi dùng bài Linh Dương Giác thang gia giảm để thanh can tức phong, nuôi âm giữ dương.
Chí Bảo Đon (Hòa Tể Cục Phương): Nhân sâm 40g, Chu sa 40g, Tê giác 40g, Hổ phách 40g, Nam tinh (chế) 20g, Thiên trúc hoàng 40g, Băng phiến 40g, Hùng hoàng 40g, Ngưu hoàng 20g, Đại mại 40g, Xạ hương 4g
Linh Dương Giác Thang (Y Thuần Thặng Nghĩa): Ling dương giác 6g, Quy bản 24g, Đại gia thạch 18g, Thạch quyết minh 24g, Bạch thược 4g, Sài hồ 4g, Bạc hà 4g, Hồng táo 10 trái, Hạ khô thảo 4g
Cúc hoa 6g, Đan bì 4g, Thuyền thoái 4g, Sắc uống
Linh dương giác, Cúc hoa, Hạ khô thảo để thanh can tức phong, Bạch thược, Quy bản để dưỡng âm. Đan bì lương huyết thanh nhiệt. Đại giả thạch để giữ dương. Sài hồ sơ can. Bạc hà khu phong, Thuyền thoái thông khiếu.
* NKHT Đô: Bình can, khai khiếu, xử dụng thuốc mát, dùng Chí Bảo Đon (như trên), sau đó cho uống bài.
Linh Giác Câu Đằng Thang (Thông Tục Thương Hàn Luận): Linh giác phiến 6g (nấu trước), Xuyên bối (bỏ lõi) 12g, Song câu đằng 8g (nấu sau), Cúc hoa 8g, Phục thần 8g, Bạch thược 8g, Tang diệp 6g, Sinh địa 16g, Cam thảo 2g, thêm Trúc nhự 16- sắc uống.
Linh dương giác, Câu đằng thanh nhiệt, lương can, tức phong, chỉ kinh. Tang diệp. Cúc hoa hỗ trợ tác dụng thanh nhiệt, tức phong, Bạch thược, Sinh địa dưỡng âm, tăng dịch để bình can. Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt, hóa đờm (do nhiệt nung đốt tân dịch hóa thành đàm), Phục thần để bình tâm, an thần, Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
b. Âm bố.
- Chứng: Thình lình hôn mê, răng cắn chặt, miệng mím không mở, 2 tay nắm chặt, tay chân lạnh, đại tiểu tiện bí, chân tay co giật, mặt môi tím, đờm dãi khò khè, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt.
- Biện chứng: Aâm bố là thấp đàm thịnh, phong và thấp đờm bốc lên che lấp thanh khiếu gây ra nội bố, làm cho mặt nhạt, môi tái, tay chân lạnh, hôn mê, mạch trầm hoạt.
- Điều trị:
* NKHT Hải: Tân ôn khai khiếu, trừ đàm tức phong, dùng bài Tô Hợp Hương Hoàn mài ra với nước nóng cho uống gấp hoặc thổi vào mũi để khai khiếu, sau đó dùng bài Địch Đàm Thang
Tô Hợp Hương Hoàn (Hòa Tễ Cục Phương): Chu sa 40g, Mộc hương 40g, Kha tử nhục 40g, Tê giác 40g, Băng phiến 20g, Hương phụ 40g, Xạ hương 30g, Tỳ bạt 40g, Trầm hương 40g, Đàn hương 40g, Đinh hương 40g. Trừ băng phiến và Xạ hương, các vị kia tán bột trộn đều, thêm Băng phiến và Xạ hương vào, rồi cho dầu Tô hợp hương 40g và mật ong hơi âm ấm, quấy đều làm thành viên, mỗi viên 4 g. Ngày dùng 1 viên, chia 2 lần, uống hoặc thổi vào mũi.
Địch Đàm Thang (Kỳ Hiệu Lương Phương): Nam tinh (chế gừng) 4g, Bán hạ (tẩy nước sôi 7 lần) 4g, Phục linh (bỏ vỏ) 8g, Thạch xương bồ 2,8g, Nhân sâm 4g, Chỉ thực 8g, Quất hồng 6g, Trúc nhự 2,8g, Cam thảo 2g, Thêm gừng 5 lát, sắc uống.
Bán hạ, Trúc nhự, Phục linh trừ đàm hỏa thấp, Xương bồ, Nam tinh khai khiếu, lợi đàm. Chỉ thực giáng khí, hòa t rung. Thêm Thiên ma, Câu đằng để bình can tức phong.
- Sách NKHT Đô: Bình can khai bế, tức phong hóa đàm. Dùng bài Tô hợp Hương Hoàn và Dịch đàm thang giống trên.
b. Thoát chứng.
- Chứng: tự nhiên hôn mê, mắt nhắm, miệng há (mở) mũi thở rất nhẹ, tay duỗi chân tay lạnh, mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện không tự chử, lưỡi rụt, mạch vi hoặc nhược (T. Hải), mạch tế nhược (T.đô).
- Biện chứng: Can khí thoát nên mắt nhắm, tỳ khí thoát nên miệng há, tay chân duỗi, Tâm khí thoát nên mắt nhắm, tỳ khí thoát nên miệng há, tay chân duỗi, Tâm khí thoát nên xuất mồ hôi, lưỡi rụt mạch tế. Phe khí thoát thì hơi thở nhẹ yếu, thận khí thoát thì tiêu tiểu không tự chủ, tay chân lạnh.
- Điều trị:
* Sách NKHT Hải: phù chính, cố thoát, ích khí, hải dương cấp dùng bài Sâm phụ thang để hồi dương cứu nghịch. Sau khi hồi dương nếu người bịnh mặt đỏ, chân lạnh, bứt rứt không yên, mạch nhược hoặc thình lình mạch mạnh lên là do chân âm hư tổn, dương không có chỗ dựa vì vậy hư dương trổi lên muốn thoát. Nên dùng bài Địa hoàng Aâm tử gia vị để bổ dưỡng âm, ôn bổ thận dương để hồi dương cố thoát.
Sâm Phụ Thang (Theo Y Đắc Hiệu): Nhân sâm 16g, Phụ tử (chế) 8-12g, (bịnh nặng có thể dùng liều gấp đôi).
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, Phụ tử ôn tráng chân dương. 2 vị ghép với nhau làm hưng phấn dương (Ích khí, cố thoát).
Địa Hoàng âm Tử (Tuyên Minh Luận): Địa hoàng 40g, Ba kích 12g, Thạch hộc 12g, Bạch linh 12g, Sơn thủy 12g, Mạch môn 12g, Viễn chí 8g, Ngũ vị tử 4g, Phụ tử (nướng) 8g, Nhục thung dung 8g, Xương bồ 8g, Nhục quế 4g.
Địa hoàng, Ba kích, Sơn thủy, Nhục thung dung, để đại bổ thận, tinh không đủ, hợp với Phụ tử, Nhục quế để dẫn hỏa quy nguyên, dùng Ngũ vị tử để liêm Aâm, cố thoát. Vì trúng phong làm lưỡi cứng, nói khó hoặc cấm khẩu thường do môi lưỡi bị khô táo mà học có đàm, vì vậy dùng mạch môn, Thạch hộc để dưỡng dịch, sinh tân và hạn chế bớt tính cương táo của Phụ tử và Nhục quế, lại dùng Xương bồ, Viễn chí, Phục linh để thông tâm khí mà thanh thần chí, hóa đàm trọc để khai phế.
LOA LỊCH
Đại Cương
Là bệnh Lao hạch ở cổ, đặc điểm của bệnh là có nhiều hạch nổi lên thành chuỗi ở cổ, phía dưới tai, xuống hàm, vòng lên giáp tai phía bên kia, giống như cái nhạc ngựa, vì vậy gọi là Tràng Nhạc.
Đông y cho rằng vị trí bệnh thuộc Can, Đởm. Can khí uất kết làm cho tân dịch bị ngưng tụ lại thành đờm sinh bệnh. đờm và khí uất lâu ngày hóa hỏa, ảnh hưởng đến phần âm, xuất hiện chứng âm hư nội nhiệt.
Hạch khó tiêu, khi hóa mủ vỡ ra khó liền miệng, nên để lại vết sẹo rõ.
Phân loại
Các sách y xưa, dựa vào hình dáng của hạch mà phân ra như sau:
Theo sách ‘Bệnh Nguyên Từ Điển’: Đại giả vi loa, tiểu giả vi lịch’ (loại lớn thì gọi là loa, loại nhỏ gọi là lịch.
Hạch có xâu như chuỗi gọi là Nhiễu xà loa lịch.
Hạch dính chùm: Liên thục loa lịch.
Hạch ở sau gáy: Bàn xà lịch.
Hạch ở hông, ngực, nách: Qua đằng lịch.
Hạch ở dưới cạnh lỗ tai bên phải: Phong oa lịch.
Hạch ở dưới cạnh lỗ tai bên trái: Huệ đại lịch.
Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh niên thể chất yếu.
YHHĐ gọi là Lao Hạch, dân gian quen gọi là Tràng Nhạc.
Nguyên Nhân
+ YHHĐ cho rằng do hạch lâm ba ở cổ nhiễm khuẩn lao.
+ Theo YHCT, có thể do:
. Tinh thần không thư thái, can khí uất kết, khí trệ thương tỳ, vận hóa suy giảm, đờm nhiệt nội sinh kết tụ ở cổ gáy mà sinh bệnh. Can uất hóa hỏa gây tổn thượng thận âm, nhiệt độc thịnh, âm huyết mất điều hòa da cơ không được nuôi dưỡng hóa sinh mú vó khó liền miệng.
. Nhiệt độc thịnh gây phế thận âm hư sinh hỏa vượng đốt cháy tân dịch thành đờm, đờm hỏa ngưng tụ bệnh thêm phát triển.
Triệu Chứng
Bệnh thường phát ở cổ gáy và sau tai, cũng có trường hợp ở dưới hàm, hố thượng đòn, hố nách (ít gặp). Bắt đầu hạch to bằng hạt đậu, một hoặc nhiều hạch, sắc da không thay đối, cứng và di động, không nóng không đau. Dần dần hạch to lên dính kết với da và các hạch khác khó di động; nếu làm mủ thì ấn vào đau cảm giác bập bềnh, sắc da đổi màu xam đỏ mà hơi nóng. Lúc vỡ miệng, mủ trong loãng có những chất cặn lắng tanh hôi, miệng loét thịt sắc trắng nâu, sắc da chung quanh tím xẫm có lỗ dò miệng khó liền. Thời kỳ đầu, phần lớn ít có triệu chứng toàn
thân (nên ít được chú ý), thời kỳ cuối thường kèm theo sốt chiều hoặc về đêm, mồ hôi trộm, ho, sụt cân, tinh thần mệt mỏi, v.v...
Chẩn Đoán Phân Biệt
1 - Viêm Hạch Lâm Ba: thường do những mụn nhọt ở vùng đầu mặt miệng gây.nên, thường là một hạch to sưng nóng đỏ đau, phát triển nhanh.
2 - Ung Thư Di Căn (có thể ung thư ở miệng, hầu họng hoặc các nơi khác), thường gặp ở người lớn tuổi, có các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh ung thư, hạch thường cứng to nhỏ không đều, nước mủ có máu, v.v...
3 - Ung Thư Hạch Lâm Ba (Lymphosarcoma): có hạch to nhiều nơi, gan lách to, thiếu máu nặng và sốt không có quy tắc. Làm sinh thiết giúp xác định chẩn đoán.
Trên lâm sàng, tùy theo giai đoạn bệnh, bệnh lao hạch được phân ra như sau:
+ Sơ Kỳ (Thể Đờm Khí Uất Kết): hạch lâm ba vùng cổ sưng to, di động, không đau hoặc các hạch dính kết thành chùm không đau, sắc da bình thường, triệu chứng toàn thân không rõ rệt, sắc lưỡi hồng nhạt, rêu lưới mỏng trắng, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Sơ Can, hành khí, hóa đờm, tán kết.
+ Dùng bài Thư Can Nhuyễn Kiên Thang gia giảm: Sài hồ 8g, Bạch thược, Hạ khô thảo, Hương phụ, Cương tằm, Hải tảo đều 12g, Trần bì 6g, Thạch quyết minh (hoặc Mẫu lệ) 40g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Nhị Trần Thang gia giảm (Trung Y Ngoại Khoa Học).
Thuốc dùng ngoài: Dương Hòa Giải Ngưng Cao, Xung Hoà Cao đắp ngoài.
+ Trung Kỳ: (Thể Đờm Ngưng Hóa Nhiệt): hình thành apxe lạnh (mủ lạnh), sắc da hồng xam, hơi nóng, giữa mềm hơi bập bềnh, kèm theo sốt chiều, mồ hôi trộm, mệt mỏi chán ăn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm, thác lý, thấu nùng. Dùng bài Tứ Diệu Thang gia vị (Hoàng kỳ, Đương quy, Xuyên sơn giáp (nướng), Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Triết bối mẫu, Bồ công anh, Tạo giác thích, Sinh Cam thảo).
+ Hậu kỳ: (thể khí huyết hư): mủ ra ri rỉ loãng trong lợn cợn đục, miệng lâu lành hoặc thành lỗ dò, sắc da tím bầm, người gầy, sốt về chiều, đêm đổ ồ hôi trộm, lưỡi đỏ bóng ít hoặc không rêu, mạch tế sác. Bệnh kéo dài, miệng vết
thương có thịt thối, sắc trắng xạm, sắc mặt xạm, kém tươi nhuận, người gầy da nóng, mạch Tế Nhược.
Phép trị:
. Tư âm, thanh nhiệt, bổ dưỡng khí huyết, kiện tỳ, hóa đờm. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Bát Trân Thang gia giảm.
. Dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng bài Thanh Cốt Tán gia giảm: Thanh hao 6g, Miết giáp, Mẫu lệ (sinh) đều 40g, Ngân sài hồ, Địa cốt bì, Tri mẫu, Huyền sâm đều 12g, Bối mẫu 4g.
Phế âm hư thêm Sa sâm, Mạch môn đều 12g. Thận âm hư thêm Thục địa, Bạch thược, Câu kỷ tử đều 12g, Ngũ vị tử 8g. Khí hư thêm Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g. Huyết hư thêm A giao, Tang thầm đều 12g, Hà thủ ô 16g.
Dùng ngoài: dùng thuốc dẫn lưu như Ngũ Ngũ Đơn, Thất Tam Đơn, Cửu Nhất Đơn. Lúc hết mủ, tổ chức hạt sắc đỏ, đắp ngoài Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao. Nếu có lỗ dò dùng Thiên Kim Tán tẩm giấy nhét trong 5-7 ngày rồi tiếp tục dùng thuốc như trên.
Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Loa Lịch Cao (Trung Y Tạp Chí 1958): Trư đởm (mật heo) 10 cái, chỉ lấy nước mật, Giấm loại tốt 240g, Nam tinh (sống), Bán hạ (sống) đều 15g.
Trước tiên lấy nước mật và giấm trộn đều, nấu sôi cho đến khi sệt lại, cho Nam tinh và Bán hạ (nghiền nát) vào, nấu nhỏ lửa cho thành cao, dùng để bôi bên ngoài da.
TD: Tiêu viêm, tán kết, thu liễm, sinh cơ. Trị lao hạch đã vỡ chảy mủ.
Lệ Thảo Tán (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Mẫu lệ (sống) 200g, Cam thảo (chích) 100g. Tán nhuyễn, trộn đều. Mỗi lần dùng 10g, ngày uống 3 lần với nước trà.
TD: Nhuyễn kiên, tán kết, ích khí, giải độc. Trị loa lịch.
Hóa Nùng Sinh Cơ Tán (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục): Lô cam thạch 18g, Nhũ hương, Một dược đều 9g, Hùng hoàng 6g, Bằng sa 9g, Não sa 0,6g, Băng phiến 0,9g. Tán nhuyễn, cất kỹ tránh bay hơi. Mỗi lần dùng một ít, hòa với nước bôi, ngày 3-4 lần.
TD: Hóa hủ, sinh cơ. Trị loa lịch đã vỡ miệng.
Nội Thác Sinh Cơ Tán (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục): Hoàng kỳ (sống) 120g, Cam thảo 60g, Một dược (sống), Nhũ hương (sống) đều 45g, Bạch thược (sống) 60g, Thiên hoa phấn 90g, Đan sâm 45g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần.
TD: Nội thác, sinh cơ. Trị lao hạch.
Tiêu Lịch Tán (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hạ khô thảo, Hải tảo, Long đởm thảo, Bối mẫu, Côn bố, Bán hạ, Liên kiều, Cam thảo. Lượng bằng nhau. Tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 10g, ngày 3 lần, uống với rượu hoặc nước sôi.
TD: Thanh nhiệt, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết. Trị loa lịch.
Tiêu Lịch Bách Hiệu Cao (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Liên căn phỉ thái, Liên căn nhụy, Sinh khương, Bạch hồ tiêu đều 60g, Nam nhân đầu phác (tóc người đàn ông) 120g, Ma du 1,5kg. Cho dầu vào bình bằng đồng, cho thuốc vào, nấu cho đến khi thuốc có mầu vàng, bỏ bã. Lại thêm Văn đơn 500g, lấy khăn vải ép lấy dầu dùng.
TD: Ôn kinh tán kết. Trị lao hạch chưa vỡ mủ.
Dưỡng Âm Thanh Nhiệt Hóa Đờm Nhuyễn Kiên Thang (Trung Y Ngoại Khoa Học): Huyền sâm, Hạ khô thảo, Mẫu lệ, đều 16g, Địa cốt bì, Miết giáp đều 12g, Xạ can 8g sắc uống.
Thanh Cốt Tán Gia Giảm (Trung Y Ngoại Khoa Học): Ngân sài hồ, Địa cốt bì, Tri mẫu, Huyền sâm đều 12g, Miết giáp, Mẫu lệ đều 40g, Thạch cao 6g, Xuyên bối mẫu 4g).
Phế âm hư thêm Mạch môn, Sa sâm; Thận âm hư thêm Thục địa, Bạch thược, Kỷ tứ đều 12g, Ngũ vị tử 8g; Khí hư thêm Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g; Huyết hư thêm Tang thầm 12g, A giao 12g, Hà thủ Ô 16g.
Nội Tiêu Loa Lịch Hoàn (Dương Y Đại Toàn): Hạ khô thảo 240g, Huyền sâm, Thanh diêm đều 150g, Hải tảo, Bối mẫu, Bạc hà, Hoa phấn, Hải cáp phấn, Bạch cập, Liên kiều, Đại hoàng (chưng), Cam thảo (sống), Cát cánh, Chỉ xác, Đương quy, Tiêu thạch đều 30g. Tán bột, trộn với rượu làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 9g với nước sôi ấm.
+ Bạc hà tươi, cả cây 1kg, quả Bồ kết (bỏ hột) 0,5kg. Bạc hà rửa sạch, cho ít nước vào, vắt lấy nước cốt, tẩm với Bồ kết đã thái nhỏ, ngâm một ngày đêm, lấy ra, phơi khô, sao thật vàng, tán nhỏ, luyện với hồ và nước Bạc hà tẩm Bồ kết còn thừa, làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 viên với nước đun sôi để nguội, trước bữa ăn.
Theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy thường chỉ dùng hết số thuốc trên là có thể khỏi rồi.
Kỵ thai. Trong thời gian uống thuốc, không được hút thuốc lào, thuốc lá. Cấm uống rượu.
+ Hạ khô thảo 40g, sắc đặc uống ngày một lần.
+ Hạ khô thảo 40g, Xạ can 8g. Sắc uống.
+ Kim ngân hoa nấu với cháo gạo nếp ăn.
Thuốc Bôi: Rết vàng (Kim ngô công), sao dòn, tán bột, ngâm với một ít dầu Mè, bôi.
Thuốc dán: Củ Thiền liền 40g, phơi khô, dầu Phộng ăn 250ml. Nấu cho thật sôi dầu, dùng nhánh cây Dâu làm đũa khuấy đều, không cho lóng thuốc. Gừng sống 1 củ, đập dập, cho vào lúc dầu sôi lên khói nổi bọt đen, cho vào 120g Hoàng đơn, quấy nhanh cho tan thuốc. Cho mủ Mù u vào, quấy cho đặc sệt, để nguội, làm thành từng miếng thuốc dán. Khi dùng, lấy một miếng, dàn ra một miếng giấy dùng để dán. Để một ngày thay một lần làm cho đến khi khỏi. Khi thay, bôi nước thuốc trước trong khoảng 4 giờ, lau khô rồi mới dán miếng thuốc khác.
Chú ý trong thời gian mắc bệnh:
+ Tập dưỡng sinh, giữ tinh thần thanh thản, làm việc nghỉ ngơi điều độ, ăn đủ chất dinh dưỡng.
+ Phát hiện bệnh lao phổi kịp thời và trị tích cực.
+ Hạn chế quan hệ tình dục.
+ Điều trị cần kiên nhẫn uống thuốc đúng liều lượng và thời gian quy điịnh để tránh tái phát.
LOẠN NHỊP TIM
Đại Cương
Trung bình nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60 – 100 lần/phút, nhịp đập đều đều. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng nhanh hoặc chậm lại.
Loạn nhịp tim là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh tim và ngoài tim. Loạn nhịp tim có thể là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp ngoại tâm thu (tim đang đập đều, thỉnh thoảng mới có một nhịp thất thường) hoặc loạn nhịp hoàn toàn.
Theo y học hiện đại, loạn nhịp tim có thể do rối loạn chức năng thần kinh thực vật (do rối loạn chức năng thần kinh trung ương hoặc do bệnh ngoài tim ảnh hưởng) và bệnh của tim có tổn thương thực thể.
Đông y quy chứng loạn nhịp tim vào chứng Tâm Quý, Chinh Xung, Hung Tý.
Lâm sàng y học hiện đại thường chia ra:
A - Nhịp Nhanh có:
1) Nhịp nhanh liên tục gồm:
a) Nhịp nhanh xoang (nhịp nhanh đều từ 90-120 lần/phút.
Nguyên nhân phần lớn do mệt mỏi, xúc cảm, sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc, cường giáp...
b) Cuồng động nhĩ (Flutter auricular) (nhịp nhanh 20-140 phút, thường là đều cũng có khi không đều.
Nguyên nhân thường gặp là hẹp van hai lá, bệnh Basedow.
2) Nhịp nhanh từng cơn:
a) Cơn nhịp nhanh trên thất (Bouveret) (nhịp tim rất nhanh 140 – 200 lần/phút, xuất hiện và mất đi đột ngột).
Nguyên nhân: Tự phát do xúc cảm, hẹp hai lá.
b) Cơn nhịp nhanh thất (tim đập nhanh khoảng từ 140 - 200 lần/phút).
- Nguyên nhân: Bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, ngộ độc Digital, rối loạn Ka li máu...
B- Nhịp Chậm có :
1) Nhịp chậm xoang: Nhịp từ 40 - 60 lần/phút, đều.
Nguyên nhân có khi là bẩm sinh, nhiễm độc thương hàn.
2) Nhịp chậm do lốc nhỉ thất cấp III. Nhịp tim từ 20 - 40 lần/ phút. Hay có cơn ngất (Stokes Adams). Nguyên nhân có thể là suy mạch vành, bạch hầu, bẩm sinh.
C- Ngoại tâm thu: Ởngười không có bệnh tim do xúc cảm, hút thuốc lá, uống cà phê hoặc không có nguyên nhân tiên lượng tốt và ở người có bệnh tim có tổn thương hoặc biến đổi cơ tim tiên lượng tùy bệnh ngộ độc Digitan...
D- Loạn Nhịp Hoàn Toàn: Nguyên nhân do hẹp van hai lá, rung nhĩ, Basedow, xơ mỡ động mạch.
Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim thuộc phạm trù chứng Tâm Quí, Chinh Xung, Vựng Quyết.
Triệu Chứng
1) Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (phần lớn xảy ra ở những người không có bệnh tim thực thể gọi là hội chứng cơn Bouveret, khoảng 20 – 30% trường hợp có bệnh thực thể ở tim như thấp tim, suy mạch vành, cường giáp, nhiễm độc...).
a) Triệu chứng: Hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, buồn nôn, có khi khó thở, đau vùng tim, nếu cơn kéo dài vài ngày dẫn đến suy tim.
b) Triệu chúng thực thể: Nếu nhịp trên 200 lần/phút, không đếm được mạch (mạch quay) vì quá nhỏ, huyết áp thường tụt, tiếng tim nhỏ như tiếng tim thai.
d) Diễn biến: Một cơn trung bình từ vài phút đến vài giờ. Sau cơn nhịp tim lại trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đái nhiều. Nếu cơn kéo dài vài ngày thường nặng, dễ gây suy tim, có thể gây tử vong trong cơn suy tim.
2) Cuồng động nhĩ: Là tình trạng nhỉ bóp nhanh (250 - 350 nhịp/phút) nhưng chỉ một số xung động xuống thất, có thể đều hoặc không đều, rất nhanh hoặc chỉ nhanh vừa.
Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, trống ngực, hồi hộp, nếu thất đập quá nhanh, người bệnh có thể ngất hoặc sốc. Ấn nhãn cầu có thể làm tim đập chậm nhưng thôi ấn thì nhịp tim lại nhanh.
3) Cơn loạn nhíp hoàn toàn nhanh: Thường gặp ở người có tiền sử rung nhỉ nay có đợt kịch phát. Hay gặp ở bệnh nhân hẹp van 2 lá, có máu cục ở nhỉ, suy mạch vành tim Basedow...
Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu vẫn là khó thở, trống ngực dồn dập không đều, nôn nao, choáng váng, nhịp quay rất khó bắt. Nhịp tim rất nhanh (trên 150 lần/phút), không đều về thời gian và âm độ. Thường có dấu hiệu suy tim phải.
Điều trị: Những biện pháp chung như: Nằm đầu cao, thở oxy, chế độ ăn lỏng, kiêng muối.
4) Cơn nhịp nhanh kịch phát thất: Thường.gặp ở người có bệnh thấp tim nặng, viêm cơ tim, suy mạch vành, suy tim nặng giai đoạn cuối, ngộ độc thuốc (Digitan, Uabain, Adrenalin, Quinidin, Củ gấu...) tai biến do mổ tim, gây mê, điện giật. Là nguyên nhân tử vong thường gặp nơi bệnh tim.
Triệu chứng lâm sàng: Như cơn nhịp nhanh trên thất nhưng bắt đầu và kết thúc không đột ngột bằng tình trạng suy sụp nặng, mạch khó bắt, huyết áp tụt mạch nhanh trên 150 lần/phút không đều.
Điều Trị Bằng Đông Y
Điều trị các thể bệnh loạn nhịp tim theo phương pháp y học hiện đại là chủ yếu đối với các thể bệnh loạn nhịp) trong thời kỳ cấp diễn.
Trường hơp bệnh tái phát nhiều lần và trong giai đoạn bệnh ổn dính, để phòng bệnh tái phát, việc điều trị theo y học cổ truyền có thể thu được kết quả tốt.
Biện chứng luận trị:
Tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân thành các thể bệnh sau đây để điều trị:
1) Khí Âm Lưỡng Hư: Người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn kém, bụng đầy, bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc, mạch Tế, Sác hoặc mạch Kết, mạch Xúc, lười đỏ, rêu mỏng hoặc tróc rêu.
Điều trị: Bổ khí, dưỡng âm. Dùng bài Chích Cam Thảo Thang hợp với Cam Mạch
Đại Táo Thang gia giảm: Chích cam thảo 12g, Nhân sâm 6g (hoặc Đảng sâm dùng gấp đôi), Sinh địa 12g, Mạch môn 12g, Hoàng kỳ 16-20g, Tiểu mạch 16g, Đại táo 5 quả.
Mất ngủ thêm Sao táo nhân 16-20g, Bá tử nhân 12g. Tinh thần bứt rứt thêm Long cốt 20g, Mẫu lệ 30-40g.
2) Âm Hư Hỏa Vượng: Hồi hộp, tâm phiền, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù lưng nhức mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch Tếâ Sác hoặc mạch Xúc.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Thiên Vương Bổ Tâm Đơn gia giảm: Đảng sâm, Huyền sâm, Đan sâm mỗi thứ 12g, Phục thần 12-20g, Ngũ vị tử 6g, Chích viễn chí 6g, Đương qui 12-16g, Mạch môn 20g, Bá tử nhân 12-16g Sao táo nhân 12-20g, Sinh địa 16g.
3) Tâm Tỳ Đều Hư: Sắc mặt không tươi nhuận, người mệt mỏi, ăn ít, hồi hộp, mất ngủ hay quên, hoa mắt, váng đầu, chất lưỡi nhạt, mạch Kết Đại hoặc Tế vô lực.
Điều trị: ích khí, dưỡng huyết. Dùng bài Qui Tỳ Thang gia giảm: Đảng sâm 12g (Nhân sâm dùng nửa liều) Hoàng kỳ 20g, Bạch truật, Đương qui, Long nhãn nhục, sao Táo nhân, Phục thần đều 12g, Chích viễn chí 6g, Chích cam thảo, Trần bì đều 6g.
4) Tỳ Thận Dương Hư: Sắc mặt tái nhợt, da khô kém tươi nhuận, hoặc phù toàn thân, mệt mỏi, người da mát sợ lạnh hoặc các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn kém, thân lưỡi bệu rêu nhớt, mạch Trầm Trì hoặc Kết Đại.
Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận.. Dùng bài Phụ Tứ Lý Trung Thang gia giảm: Phụ tử 8-12g (sắc trước), Nhục quế 4g, Phục linh 12g, Bạch truật, Bạch thực đều 12g, Đảng sâm 12-l6g, Chích Cam thảo 6-8g.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Điều Târn Thang (Tiết Trung Lý): Đan sâm 15-20g, Từ thạch anh 20 - 80g, Đảng sâm 15-80g, Sinh địa 15-30g, Mạch môn 10 15g, Xuyên khung q0-15g, Chích thảo 9g, Liên kiều 10g, Quế chi 3-6g.
Triệu chứng nặng và lúc bắt đầu mỗi ngày uống 1,5 thang, triệu chứng giảm ngày 1 thang. Thời kỳ hồi phục 2 ngày 1 thang.
TD: Hoạt huyết, thanh dinh, trấn tâm, an thần, trị các loại ngoại tâm thu.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 18 ca ngoại tâm thu, khỏi 16 ca, có kết quả 1 ca, không kết quả 1 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Điều Luật Hoàn (Hồng Tú Phương): Hồng hoa, Khổ sâm, Chích Thảo theo tỷ lệ 1:1: 0,6, chế' thành viên, mỗi viên nặng 0,5g. Mồi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần, một liệu trình là 4 tuần.
TD: Hoạt huyết, dưỡng huyết thanh tâm. Trị bệnh động mạch vành, ngoại tâm thu, thấp tim, viêm cơ tim.
Kết quả lâm sàng: Trị 45 ca các loại loạn nhịp, kết quả tốt 15 ca, có kết quả 18 ca, không kết quả 12 ca.
+ Nhị Sâm Mạch Đông Thang (Hồ Quyền Anh, học viện Trung y Thượng Hải): Chích hoàng kỳ 12g, Đơn sâm 12g, Đảng sâm 10g, Quế chi, Mạch môn, Đương qui, Chích thảo đều 10g, Ngũ vị tử 6g, sắc nước uống.
Gia giảm: Mất ngủ thêm Táo nhân, Phục linh, Dạ giao đằng; Ngực tức, đau thắt ngực thêm Kê huyết đằng, Cát căn, Hồng hoa, Qua lâu ; Nhịp tim nhanh thêm Sinh Từ thạch, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ ; Mạch chậm thêm Phụ tử, Can khương, hoặc Lộc giác dao ; Suy tim thêm Phụ tử. Còn ngoại cảm thêm Phục linh, Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn.
TD: Ích khí, dưỡng tâm, an thần. Trị các loại nhịp tim.
Kết quả lâm sàng: Trị loạn nhịp trên thất 30 ca, kết quả tốt 6 ca, có kết quả 8 ca. Thời gian điều trị có kết quả: 7 ngày đến 4 tháng (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Điều Hòa Âm Dương (Hà Lập Nhân, bệnh viện Nhạc Dương trục thuộc Học viện Trung y Thượng Hải): Thục địa 15g, Nhục quế 3g, Ma hoàng 5g, Lộcgiác dao 10g, (có thể thay bằng Lộc giác phiến hoặc bột Lộc giác sương), Bạnh giới tử 10g, Bào khương cháy 5g, Sinh cam thảo 10g, ngày uống 1 thang, sắc 2 lần chia 2-3 lần uống.
Gia giảm tùy chứng...
TD: Điều hòa âm dương, khí huyết. Trị các chứng loạn nhịp.
Kết quả lâm sàng: trị 33 ca loạn nhịp do bệnh mạch vành, thấp tim, tâm phế mãn, viêm cơ tim.
Kết quả trị 33 ca loạn nhịp do bệnh mạch vành, thấp tim, tâm phế mạn, viêm cơ tim. Kết quả: tiếng tim và mạch đều có cải thiện, 3 ca bỏ dở nên không kết quả. Điện tâm đồ hồi phục tốt.
+ Chính Luật Thang (Trần Miễn Dân): Đơn sâm, Agiao, Qua lâu đều 20g, Quế chi 6g, Phỉ bạch 9g, Táo nhân 12g, Phục linh 15g, Long cốt, Mẫu lệ nung đều 24g, Chích hoàng kỳ 24g, Chích cam thảo 0,9g, Cáp mô khô 10g, sắc uống.
TD: Ích khí, thông dương, cường tâm, an thần.
Gia giảm: Huyết hư thêm Đương qui thân, Thục địa hoàng ; Âm hư thêm bắc Sa sâm, Chu sa, Mạch môn ; Dương hư thêm Thục phụ tử.
Kết quả lâm sàng: Trị 92 ca, khỏi 84 ca, tiếnân bộ 6 ca, không kết quả 2 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Cam Thảo Trạch Tả Thang (bệnh viện Tây Quyến thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh): Sinh cam thảo 30g, Chích cam thảo 30g, Trạch tả 30g, sắc uống. Trường hợp có các triệu chứng như bút rứt ra mồ hôi, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường thì nên dùng trước bài ‘Quế Chi Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang’, rồi dùng bài này sau.
TD: Ích khí, sinh huyết, kiện tỳ vị, lợi thủy thấp, trị loạn nhịp thất.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 28 ca loạn nhịp thất, kết quả hết triệu chứng, điện tâm đồ hồi phục bình thường. Uống từ 2 đến 12 thang, bình quân 6 thang.
+ Khổ Sâm Song Thảo Thang (Khương Tĩnh Nhân): Khổ sâm 30g, Chích thảo 3-6g, Ích mẫu thảo 9-13g. Sắc uống.
TD: Thanh tâm hỏa. Chủ trị loạn nhịp tim.
Kết quả lâm sàng: Trị loạn nhịp tim 54 ca, khỏi trước mắt 11 ca, tiến bộ 25 ca. Tỷ lệ có kết quả 66,7% (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Quế Hồng Đào Xích Thang (Chu Tích Kỳ, Bệnh viện Nhạc dương, Thương Hải): Quế chi 9g, Xích thược 12g, Đào hồng l2g, Xuyên khung 6g, Ích mẫu thảo 30g, Đơn sâm 15g, Hồng hoa 6g, Hoàng kỳ 15g, sắc uống.
TD: Hoạt huyết hóa ứ. Chủ trị loạn nhịp trong bệnh thấp tim.
Kết quả lâm sàng: Tác giả trong 10 năm trị hơn 100 ca đều tốt (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Cương Thuyền Phòng Phụ Thang (Cố Mộng Giao): Đảng sâm, Hoàng kỳ 20-30g, Đơn sâm 15g, Quế chi, Cương tàm, Thuyền y, Phòng phong, Bạch phụ tử đều 9g, Thanh long xỉ(sắc trước) 15g, Chích cam thảo 9-12g, sắc uống.
TD: ích khí, dưỡng huyết, tức phong, trấn kinh, trị viêm cơ tim do vi rút gây loạn nhịp.
- Kết quả lâm sàng: trị 32 ca, tốt 4 ca, có kết quả 23 ca, không kết quả 5 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
+ Sâm Kỳ Mạch Mẫu Thang (Chu Tích Kỳ, Bệnh viện Nhạc dương, Thượng Hải),
Công thức: Đảng sâm, Đơn sâm, Mạch môn đều 15g, Hoàng kỳ 15g-30g, Ích mẫu thảo 30g, sắc uống.
TD: ích khí, hoạt huyết.
Kết quả lâm sàng: Dùng có gia giảm theo biện chứng trị bệnh mạch vành có rối loạn nhịp tim đều có kết quả(Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
Bệnh Án Tim Đập Nhanh
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Tr­ương X, nam, 40 tuổi, cán bộ đến khám ngày 14-10-1964, mắc bệnh đã hơn 1 năm, chứng trạng chủ yếu là tim đập nhanh, thở gấp, mất ngủ, hay quên, u uất, mắt hoa, mệt nhọc, mặt xanh bệch, gò má đỏ, người gầy gò, vẻ ngoài buồn khổ không yên, môi lưỡi nhạt, lưỡi không rêu, thở gấp, mạch cấp sác vô lực, mỗi phút đập 130 lần.
Khám tây y chẩn đoán là chứng tim đập nhanh. Đây là âm khuy dương phù, tâm thận bất giao, tim hồi hộp. Điều trị bằng cách ích tinh bổ thận, ích khí sinh huyết, d­ưỡng tâm an thần. Dùng bài: "Gia Vị Bát Vị An Thần Hoàn’ (Thục địa 15g, Sơn thù nhục 15g, Phục thần 15g, (Cửu tiết) Xương bồ 12g, Hổ phách 12g, (Sa) táo nhân 30g, Bạch nhân sâm 12g, Chính cam thảo 9g, Long cốt 30g, Đương qui 12g, Câu kỷ 15g, Nhục thung dung 12g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn). Sau khi uống 1 liều thuốc thì tim đỡ hồi hộp, mạch chuyển Hoãn Hoạt, mỗi phút giảm còn 94 lần. Uống hết hai liều các chứng đều hết.
Bệnh Án Rối Loạn Thần Kinh Tim
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
Quách XX, nữ, 48 tuổi, giáo viên. Bệnh nhân thường bị tim hồi hộp, ngực bực bối khó chịu, lại thêm hay lo lắng ngờ vực, tâm phiền hay cáu, mất ngủ hay mơ, yếu sức, ăn uống kém sút. Khám thấy tim đập nhanh, chư­a thấy biến đổi bệnh lý. Chẩn đoán là chứng chức năng thần kinh tim, mạch Tế Sác, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng. Cho dùng bài thuốc "Định Tâm Thang Gia Vị (Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Hương phụ 12g, Phật thủ 110g, Viễn chí 10g, Long cốt 15g, Mẫu lệ 15g, Bá tử nhân 10g, Sa táo nhân 15g, Chu sa 1,2g, (uống với nước thuốc), Hổ phách 1,2g, (uống với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.). Uống 6 thang cảm thấy các chứng đỡ hẳn, do đó tăng sự tin t­ưởng, kiên trì uống 10 thang nữa, tinh thần và thể lực đều hồi phục về cơ bản. Sau đó lại thường dùng Bá Tử D­ưỡng Tâm Hoàn và An Thần Bổ Tâm Hoàn để củng cố.
LOÃNG XƯƠNG
Là hiện tượng khối xương ngày càng mất đi khi số tuổi càng tăng. Xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn và như vậy dễ gẫy hơn. Hậu quả là nguy cơ gẫy xương tăng, chỉ cần va chạm nhẹ, té ngã, trượt chân hoặc cố gắng có
thể bị gẫy xương cổ tay, đốt sống cổ, xương đùi… Dẫn đến đau nhức mạn tính hoặc biến dạng cột sống…
Ở Mỹ năm 2000 có đến hơn 8 triệu người bị loãng xương và 17 triệu người bị giảm khối xương, có thể xếp vào loại có nguy cơ cao sẽ bị loãng xương.
Thường gặp ở phụ nữ sau 50 tuổi. Nam hoặc nữ đều có thể bị loãng xương nhưng đàn bà dễ bị loãng xương hơn đàn ông 8 lần.
Là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ.
YHCT xếp vào loại Yêu Thống, Chuỳ Thống.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ: Ở phụ nữ đến tuổi 45 có 20% phụ nữ có thể bị loãng xương và đến 65 tuổi, tỉ lệ lên đến 80%. Lý do chính khiến các bà có nguy cơ bị loãng xương cao hơn các ông là ngay từ tuổi thanh niên, khối xương ở phụ nữ đã thấp hơn so với nam giới, vì vậy xương càng mất chất thì các bà càng dễ bị tổn thương. Ở nam giới, hormon Testosteron có khả năng bảo vệ xương cho đến tuổi 60-70. trong khi đó hormon Estrogen cần để giữ cho xương mạnh và chắc ở phụ nữ đã giảm sau tuổi mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ có khuynh hướng ăn ít thức ăn giầu Calci (uống sữa…), cũng có thể do ống tiêu hoá của phái nữ tỏ ra ít dung nạp với đường Lactose, hoặc do các bà sợ uống sữa dễ mập… Điều này bất lợi cho xương vì họ đã không nạp vào đủ lượng Calci cần thiết từ thức ăn hàng ngày.
Theo YHCT: Do tiên thiên bất túc, tuổi già, ăn uống không điều độ, bệnh mạn tính.
(Theo sách Nội Kinh) Thận chủ cốt, chủ tuỷ. Thận sung mãn thì xương sẽ cứng chắc. Vùng lưng là ‘phủ’ của Thận, lưng trên cũng là đường của Thận. Vì vậy chứng loãng xương chủ yếu là do Thận hư yếu, cả Thận âm lẫn Thận dương. Thận dương hư sẽ kéo theo Tỳ dương hư, Can huyết và Thận âm hư liên hệ đến tuổi già, cơ thể suy yếu, bệnh nhiệt kéo dài. Ngoài ra, rượu làm tổn thương Tỳ, tăng thấp nhiệt. Thuốc lá làm tổn thương Phế, làm hại âm dịch, đều có thể gây nên bệnh.
Chẩn Đoán
. Phụ nữ tuổi 65 trở lên cần xác định tỉ trọng xương.
. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nênchẩn đoán loãng xương liền sau khi mãn kinh để biết khối lượng xương.. nếu tỉ trọng xương bình thường, tốt thì người phụ nữ này không có nguy cơ bị loãng xương sau đó.
. Các nhà nghiên cứu nêu ra bảng trắc nghiệm dưới đây để kiểm tra mức độ loãng xương:
(Tuổi bạn có trên 45 không?
(Nước da bạn có trắng mịn và tóc bạn có thuộc loại sợi nhỏ, mầu vàng không?
(Mẹ hoặc chị của bạn đã từng bị gẫy xương hoặc được chẩn đoán là bị loãng xương không?
(Các cụ bà lơn tuổi trong dòng họ của bạn có bị còng lưng không?
(Bạn có thuốc loại người có vóc nhỏ, xương nhỏ và nhẹ cân không?
(Bạn có hút thuốc không?
(Trong ngày, phần lớn thời gian bạn ở trong nhà, ngay cả khi tập thể dục?
(Bạn có luyện tập nhiều đến độ ngưng thấy kinh không?
(Bạn có lúc ăn kiêng, lúc không ăn kiêng?
(Bạn có thói quen uống cà phê và sođa thường xuyên không?
(Bạn có đang trong thời kỳ mãn kinh không. Mãn kinh sớm trước 45 tuổi, sau phẫu thuật buồng trứng hoặc mãn kinh bình thường?
(Bạn hiện có đang dùng thuốc trị bệnh tuyến giáp không?
(Bạn đang dùng hoặc đã có dùng trong thời gian dài một trong các loại thuốc có khả năng làm cho xương bị loãng (Corticoid, chống loét dạ dày, chống đông máu, chống động kinh…?
(Ban có ăn theo chế độ nhiều lượng đạm không?
(Bạn không uống thuốc bổ có calcium?
(Bạn có uống nhiều rượu không?
Số câu trả lời ‘Có’ càng nhiều, càng có nguy cơ cao bị loãng xương.
Biện Chứng Luận Trị
+ Tỳ Thận Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau, yếu, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, chân tay lạnh, ăn kém, phân lỏng, xanh xao, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Nhược, Trì.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận, tráng dương, mạnh gân xương. Dùng bài Hữu Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử 15g, Sơn thù, Sơn dược đều 12g, Phụ tử, Đỗ trọng, Bổ cốt chỉ, Bạch truật đều 9g, Nhân sâm, Nhục quế, Chích thảo đều 6g.
(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận âm. Hợp với Câu kỷ tử để dưỡng âm, bổ dương theo ý ‘Âm Dương cùng một nguồn’ và ‘Dương sinh âm trưởng’; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Tục đoạn, Nhục quế, Phụ tử đều ôn bổ Thận dương, làm mạnh lưng. Ngoài ra, Tục đoạn hành huyết, mạnh xương, nối chỗ gẫy; Đỗ trọng là vị thuốc chủ yếu trị đau lưng; Bổ cốt chỉ làm mạnh xương; Phụ tử ôn kinh, chỉ thống; Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo bổ hậu thiên để hỗ trợ tiên thiên).
Tiêu chảy thêm Nhục đậu khấu 9g. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Đau thắt lưng thêm Ngũ gia bì 9g. Đau giữa lưng thêm Tang ký sinh 9g. Đau lưng trên thêm Cát căn 9g. Đau kèm lạnh trong cột sống thêm Cẩu tích 9g. Loãng xương nhiều thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g.
(Phục lưu cứu bổ để bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Cứu bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).
Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.
+ Can Huyết Hư, Thận Âm Hư: Lưng và thắt lưng đau, chân và gối mỏi, yếu, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, mặt trắng nhạt nhưng về chiều cảm thấy bừng nóng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Huyền, Sác.
Điều trị: Bổ Thận, dưỡng Can, làm mạnh lưng, xương. Dùng bài Tả Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử, Tang ký sinh đều 15g, Sơn dược 12g, Phục linh, Sơn thù, Bổ cốt chỉ đều 9g, Chích thảo 6g.
(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Can Thận, ích âm tinh; Câu kỷ tử, Sơn thù, Tang ký sinh dưỡng Can huyết; Phục linh, Sơn dược, Chích thảo bổ hậu thiên để trợ giúp tiên thiên. Âm, huyết và tinh đầy đủ thì tuỷ sẽ sung mãn, xương sẽ cứng. Bổ cốt chỉ ôn Thận, mạnh lưng, cứng xương; Tang ký sinh khu phong thấp, làm mạnh cột sống).
Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Nhiệt ở Phế và Vị làm tổn thương âm dịch, thêm Mạch môn, Thạch hộc đều 12g. Nhiệt ở Tâm thêm Huyền sâm 15g. Nhiệt ở Tỳ gây mau đói thêm Bạch thược 15g. Có hư nhiệt thêm Tri mẫu, Hoàng bá đều 9g. Xuất huyết do nhiệt xâm nhập vào phần huyết thêm Sinh địa, Hạn liên thảo. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g.
(Phục lưu châm bổ để bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Châm bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).
Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.
+ Tỳ Khí Hư – Thận Âm Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau mỏi, tê, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, nóng bừng, lạnh nửa người bên dưới, chóng mặt, ù tai, tiểu đêm, giảm tình dục, ăn ít, phân lỏng, lưỡi đỏ, bệu, rêu lưỡi nhạt, mạch bộ thốn Hư, mạch bộ quan bên phải Nhu, bộ quan bên trái Huyền, bộ xích Trầm hoặc Tế Phù.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận (âm + dương), thanh hư nhiệt (nếu cần), làm mạnh lưng, xương. Dùng bài Bổ Âm Thang: Thục địa, Sinh địa đều 15g, Ngưu tất, Bổ cốt chỉ đều 12g, Đương quy, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá, Đỗ trọng, Phục linh đều 9g, Tiểu hồi, Trần bì, Nhân sâm, Chích thảo đều 6g.
(Thục địa, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Bạch truật dưỡng Can huyết và Thận âm, làm mạnh khớp và xương; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng ôn bổ Thận dương; Tri mẫu, Hoàng bá thanh hư nhiệt, dẫn hoả đi xuống. Ngoài ra, Hoàng bá thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, còn Tri mẫu dưỡng âm; Phục linh, Nhân sâm, Chích thảo bổ trung, ích khí để hỗ trợ cho tiên thiên; Trần bì, Tiểu hồi hành khí, hoá khí).
Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g. Thắt lưng đau thêm Ngũ gia bì 9g. Giữa lưng đau thêm Tang ký sinh 9g. Lưng trên đau thêm Cát căn 9g.
.
(Phục lưu bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Tam âm giao là huyệt hội của ba kinh âm ở chân là Can, Thận, Tỳ để bổ khí, huyết và tinh. Các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).
Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.
+ Khí Trệ Huyết Ứ: Toàn cơ thể đau, có khi một số chỗ đau nhiều, da mặt sạm tối, mặt có vết nhăn, có mụn cơm hoặc các tia máu ứ, lưỡi đỏ, môi đỏ, lưỡi có vết ứ máu, mạch Huyền, Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Thân Thống Trục Ứ Thang: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên ngưu tất đều 9g, Xuyên khung, Cam thảo, Một dược, Ngũ linh chi Địa long đều 6g, Tần giao, Khương hoạt, Hương phụ đều 3g.
(Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung, Một dược, Ngũ linh chi, Xuyên ngưu tất hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Hương phụ hành khí, hoạt huyết; Khương hoạt, Xuyên khung, Tần giao trừ phong thấp, chỉ thống; Địa long thông kinh lạc, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Đau nhiều do huyết ứ, chịu không nổi thêm Thổ miết trùng 6g, Ngô công, Toàn yết đều 3g. Khí trệ huyết ứ do phong thấy thêm Độc hoạt, Uy linh tiện, Thương truật đều 9g. Lưng đau do chấn thương thêm Tam thất 3g (tán bột, uống với nước thuốc), thêm Nhũ hương, Tô mộc đều 9g; Tỳ hư thêm Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Phục linh đều 9g. Thận âm hư thêm
Tang ký sinh, Quy bản đều 9g, thay Xuyên ngưu tất bằng Ngưu tất 9g. Thậnï dương hư thêm Ngũ gia bì, Náo dương hoa, Tục đoạn đều 9g. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Tục đoạn, Quy bản đều 9g.
Ghi chú: Châm A thị huyệt bình bổ bình tả (7 bổ, 7 tả) khoảng 20 phút rồi rút kim. Sau đó châm Thuỷ câu, Hậu khê, dùng tả pháp, nói người bệnh vận động khoảng 5 phút hoặc hơn như quay, cúi, ngửa, quay, mỗi động tác 3 lần. Nếu chưa bớt, bỏ Thuỷ câu, Hậu khê, thêm Tam âm giao, Hợp cốc.
Chú Ý:
1- Đa số bệnh nhân loãng xương không có hội chứng Tỳ – Thận hoặc Can Thận. Thế nhưng gặp nhiều loại Tỳ, Can và Thận suy. Thận suy thì cả Thận dương lẫn Thận âm đều suy. Trong trường hợp này, chọn phác đồ điều trị dựa trên sự quan hệ âm dương hư.
2- Tránh ăn đường thức ăn ngọt tối đa. Cũng nên tránh cà phê, thuốc lá, rượu. Năng tập thể dục để tăng cường sức khoẻ.
3- Cách bổ sung calcium tốt nhất là đưa thêm calcium (chế từ bột sò…). Tuy nhiên nếu dùng Calcium quá nhiều sẽ làm tổn thương Tỳ, khiến cho Tỳ khí bị hư.
4- Bài thuốc có hiệu quả nhất dùng trị loãng xương là bài Bổ Âm Thang (Đương quy, Phục linh đều 15g, Sinh địa, Thục địa đều 12g, Nhân sâm, Ngưu tất, Bạch truật, Bạch thược, Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Trần bì, Tri mẫu, Hoàng bá đều 9g, Tiểu hồi, Cam thảo đều 6g.
Tuy Loãng Xương là một bệnh đưa đến nhiều hệ quả nghiêm trọng: xương trở nêm mỏng hơn, xốp hơn và tệ nhất nhà dễ gẫy… dẫn đến thương tật cho khá nhiều người. Thế nhưng, một điều may mắn là có thể phòng tránh được bệnh loãng xương.
NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU ĐỂ PHÒNG NGỪA
( Trước 20 tuổi: thời kỳ niên thiếu chất Calci được tích luỹ trong xương nhiều nhất. Sức khoẻ và chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến khối lượng xương. Khối lượng xương được ổn định trong nhiều năm rồi giảm dần theo tuổi. Khối lượng xương tuỳ thuộc gia sản dim truyền. Nếu cơ thể thiếu Magnesium, Vitamin D, nếu tuổi dậy thì đến trễ, xương không được cứng chắc. Do đó, tuổi trẻ cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và hợp vệ sinh. Hoạt động cơ thể vừa phải giúp sự phát triển của xương, làm xương vững chắc hơn.
(Từ 45 đến 55 tuổi: Sau khi mãn kinh, nên nghĩ đến phòng ngừa loãng xương. Nên đo tỉ trọng xương lúc 65 tuổi. Cần hoạt động cơ thể và có chế độ ăn uống giầu chất Calci.
(Từ 60 đến 65 tuổi: Những rối loạn mãn kinh không còn nữa, có thể bổ sung Calci và Vitamin D.
(Sau 75 tuổi: Vẫn tiếp tục đề phòng loãng xương. Calci và Vitamin D đủ để giảm nguy cơ té ngã gẫy cổ xương đùi. Hoạt động cơ thể rất cần.
LÔNG QUẶM
Đại cương
Là trạng thái mọc khác thường của lông mi, lông mi thay vì hướng ra phía ngoài mà lại hướng về bên trong, đâm vào kết mạc, giác mạc gây viêm, loét, rất khó chịu cho mắt, thậm chí còn có thể bị mù.
Sách ‘Bí Truyền Nhãn Khoa Long Mộc Luận’ (năm 1575) là sách đầu tiên dùng từ ‘Đảo Tiệp Quyền Mao’ để chỉ trạng thái lông quặm.
Đông y gọi là Tiệp Mao Đảo Nhập, Đảo Tiệp, Đảo Tiệp Quyền Mao, Đảo Tiệp Quyền Luyến.
Nguyên nhân
Đa số do mắt hột không điều trị đến nơi đến chốn làm cho mi trên (ít khi gặp ở mi dưới) bị tổn thương, co rút lại, kéo theo sụn mi trên và cả mi trên uốn cong vào bên trong, đâm vào giác mạc.
Chương ‘Nhãn Khoa Tâm Pháp’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Chứng Đảo Tiệp Quyền Mao, do da bị kéo rút làm cho lông mi quặp vào bên trong”.
Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ quyển 110 ghi: “ Chứng Đảo Tiệp Quyền Luyến, do Tạng phủ tích phong nhiệt lâu ngày, nung nấu kinh Can, bốc lên mắt làm cho mắt sưng đau, chảy nước mắt, lâu ngày tân dịch khô thiếu đi, da mi mắt bị bệnh làm cho lông quặm đâm vào con ngươi”.
Phân loại
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS) đã chia lông quặm làm bốn độ như sau:
+ Quặm độ I: mới chỉ có vài sợi quặp vào trong.
+ Quặm độ II: có nhiều cụm lông quặm chọc vào bên trong.
+ Quặm độ II: Sụn mi cong dầy lên, cả hàng mi quặp vào trong giác mạc.
+ Quặm độ IV: Đã có biến chứng làm cho khe mi hẹp lại hoặc đã mổ bỏ lông quặm nhiều lần.
Điều trị:
+ Nếu ít, dùng nhíp nhổ bỏ những lông quặm đi.
+ Nếu nhiều, phải mổ để lật mi ra mới có thể khỏi hẳn.
+ Ngũ bội tử, giã nhuyễn, hòa với mật ong bôi vào vùng mi có lông quặp vào sẽ làm cho lông mi bị kéo hướng ra ngoài (Gia Viên Dược Thảo
LUPUT BAN ĐỎ
Đại Cương
Luput ban đỏ là một loại bệnh tổ chức liên kết mạn tính thường gặp. Vì vết ban đỏ ngoài da có nhiều hình dạng hoặc như cánh bướm hoặc như mặt quỉ nên có tên gọi Ban Đỏ Cánh Bướm (Hồng hồ điệp sang), Hoàng Ban Lang Sang, Mặt Quỉ Sang...
Đặc điểm của bệnh là phát sinh ở mặt và phần cơ thể lộ ra bên ngoài, da có ban đỏ, phù, ban teo dạng bướm, bóc một lớp vảy, kèm theo sốt, đau khớp và những tổn thương nội tạng, nữ mắc bệnh nhiều và tuổi từ 20 đến 40.
Thường chia làm 2 loại: Lupus ban đỏ dạng đĩa và Lupus ban đỏ hệ thống.
Nguyên Nhân
Chưa rõ. YHHĐ cho rằng cơ sở của bệnh là một phản ứng tự miễn do hình thành các tự kháng nguyên tại các tổ chức đã bị biến đổi do nhiều nguyên nhân như cơ học (chấn thương), hoá học (thuốc, hoá chất), lý học (tia xạ, nóng, lạnh), vi khuẩn, vi rút. Cũng như trong quá trình tự miễn dịch nói chung, trong LE có vai trò của các hệ thống tế bào miễn dịch T và B (mất cân bằng giữa Lympho T và Lympho B).
Theo YHCT, Lupus là do tiên thiên bất túc, nội thương thất tình, Can khí uất trệ gây nên âm dưưng khí huyết mất điều hoà, khí trệ huyết ứ gây tắc kinh lạc sinh bệnh; hoặc thận tinh hư suy, hư hoả bốc lên, kèm theo cơ bì lỏng lẻo, phơi nắng nóng xâm nhập gây ứ trệ mạch lạc; Hoặc do nhiệt độc tích tụ nung nấu dinh huyết, huyết mạch bị chấn thương, tạng phủ rối loạn gây nên bệnh. Bệnh vào thời kỳ cuối thì thường âm sẽ làm tổn thương dương dẫn đến Tỳ Thận dương hư.
Triệu Chứng Lâm Sàng
1- LE Dạng Đĩa (Thể Mạn): là thể thường gặp nhất chiếm 75-80~ vị trí thường gặp là mặt, da đầu, niêm mạc môi, lưng bàn tay, thường chỉ có khoảng 1-3 đám. Ba triệu chứng cơ bản là ban đỏ, dày sừng, teo da.
. Ban đỏ là triệu chứng chính, sung huyết, có hình giãn mạch lăn tăn, đỏ cả đám hoặc bị phủ từng chỗ do vẩy hoá sừng, hoặc chỉ có ở vùng ngoại vi.
. Dày sừng chủ yếu ở các lỗ chân lông giãn rộng thành từng điểm, từng chấm khô, ráp, tại các lỗ chân lông.
. Sẹo teo được hình thành dần dần qua nhiều tháng năm, sẹo thành điểm nhỏ hoặc đám đều đặn, lõm, màu trắng ngà, có ranh giới rõ, trên vết sẹo teo da có hình giãn mạch lăn tăn, ấn lên tổn thương có cảm giác cộm ít nhiều và hơi đau, hình dáng lâm sàng có thể đa dạng tuỳ theo vị trí: ở mặt thường trên sống mũi, gò má,vùng trước tai đối xứng thành hình cánh bướm, ở da đầu thành vết đỏ có vẩy gắn chặt hoặc có điểm dày sừng xen kẽ sẹo teo da, gây trụi tóc... Ngoài ra có những thể khác như thể ban đỏ ly tâm, ban đỏ ngày càng lan rộng rồi chuyển thành thể hệ thống. Thể dày sừng có vảy trắng như phấn hoặc sùi tăng gai như hạt cơm, thể da đầu có vảy mỡ; Thể gồ cao thành đám đỏ.
2. LE Hệ Thống: là thể nặng nhất, có thể tiên phát hoặc thứ phát từ các thể khác chuyển thành, ngày càng gặp nhiều hơn. Tổn thương đa dạng ở da, nội tạng và nhiều cơ quan khác, có khi cấp diễn có khi từ từ, nhiều trường hợp tử vong sau thời gian ngắn, có khi tiến triển mạn tính, lúc tăng lúc giảm thất thường. Tổn thương da và niêm mạc như thể trên nhưng đa dạng hơn, rộng khắp hơn, kèm theo các tổn thương toàn thân như sốt, đau cơ, tổn thương khớp, nội tạng. Sốt thường là thấp, nhiều lúc cao đến 40-41oC (lúc bệnh cấp diễn).
Đau khớp: khoảng có 90% đau các khớp to nhỏ chân tay, biển hiện viêm khớp phong thấp, có khi dẫn đến teo cơ biến dạng, đau khớp cố định hoặc di chuyển.
Tổn thương nội tạng: 30-50% tổn thương tim mạch (viêm nội hoặc ngoại tâm mạc, viêm cơ tim), 45-75% tổn thượng thận (viêm cầu thận, suy thận cấp), 25% biểu hiện biến chứng tâm thần kinh (co giật, liệt nứa người, rối loạn tâm thần, viêm dây thần kinh ngoại biên), 20-60% tổn thương phổi (viêm phổi, viêm màng phổi), ngoài ra có thể kèm theo rối loạn tiêu hoá; viêm gan viêm lách, sưng hạch rải rác. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh có triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, nhiều khi rất khó chẩn đoán, nhất là thể lupus không có tổn thương ngoài da, mà trên đây chỉ giới thiệu 2 thể lâm sàng thường gặp.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng: ban đỏ, dày sừng, teo da, ban đỏ cánh bướm. Một số xét nghiệm cần thiết: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu thường hạ, tốc độ lắng máu tăng, CPR (+), tăng alpha và bê ta globulin, Transaminaza thường tăng,
nước tiểu có albumin, hồng cầu, trụ niệu, xét nghiệm miễn dịch: globulin miễn dịch IGG tăng cao, tế bào LE (+), tỷ lệ bổ thể trong máu thấp (dưới 50 UI)...
Chẩn đoán phân biệt với:
. LE dạng đĩa với lao da, á sừng liên cầu, vảy nến, nấm da, trứng cá đỏ...
. LE hệ thống với dị ứng thuốc, vảy nến, viêm bì cơ, viêm đa khớp dạng thấp...
Điều Trị
a - Đối với LE dạng đĩa (thể mạn) phép trị chủ yếu là tư âm, dưỡng huyết, nhuận da, dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm.
b - Đối với LE hệ thống, thường gặp có 5 thể, luận trị như sau:
+ Nhiệt Độc Thịnh : ban đỏ, sưng phù, có điểm ứ huyết, ứ ban, bọc huyết, kết mạc mắt có điểm xuất huyết, sốt cao, bứt rứt, khát nước, táo bón, lưỡi đỏ thắm, rêu vàng, mạch Hồng Sác.
Điều trị: Lương huyết, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang gia giảm.
+ Âm Hư Hoả Vượng : da vùng bệnh đỏ sẫm, sốt kéo dài, lúc cao lúc thấp, môi miệng khô, ù tai, hoa mắt, chân tay đau, mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, giáng hoả. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
+ Khí Trệ Huyết Ứ : da có điểm ứ huyết, ứ ban, ngực sườn tức, đau, chán ăn, gan lách to, ấn đau, chất lưỡi đỏ, mạch Tế hoặc Sáp.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, lý khí, hoạt huyết. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm.
+ Tâm Dương Bất Túc: ngực tức, hồi hộp hoặc đau nhói, bứt rứt, khó ngủ, miệng khô, sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt, lưỡi bệu, nhớt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Nhược hoặc Kết Đại.
Điều trị: Ích khí, dưỡng tâm. Dùng bài Sinh Mạch Tán hợp Linh Quế Truật Cam Thang gia giảm.
+ Tỳ Thận Dương Hư: Ban đỏ không rõ hoặc không có, sốt nhẹ sợ lạnh, các khớp đau nhức, tóc thưa, kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh, mệt mỏi, tự hãn, ra mồ hôi trộm, tiêu lỏng, tiểu ít, lưỡi bệu, có dấu răng, mạch Nhu Tế.
Điều trị: Ôn thận, tráng dương, kiện tỳ, lợi thuỷ. Dùng bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn, Chân Vũ Thang gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài:
. Ban đỏ phù nóng, bôi Tam Hoàng Tẩy Tễ ngày 3-4 lần.
. Da khô hoặc teo ở vùng bệnh bôi Bạch Ngọc Cao ngày 2-3 lần.
Các Bài Thuốc Khác
+ Thanh Cao Tễ, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 36 - 54g; hoặc dùng Thanh Cao Tố (chất chiết xuất Thanh cao) uống 0,3-0,6g, một liệu trình 2-3 tháng.
+ Tần Giao Hoàn Gia Giảm: Hoàng kỳ, Kê huyết đằng, Tần giao, Thục địa, Đan sâm, Nữ trinh tử đều 30g, Hoàng tinh, Bạch thược, Đương quy đều 15g, Ô tiêu xà, Bạch nhân sâm, Hoàng liên đều 6g, Liên tử tâm 12g, Ngọc trúc 9g, sắc uống.
Điều trị kết hợp : thuốc chích Đan sâm (mỗi 2ml có 4g thuốc sống), 4-8 ống, cho vào dung dịch glucoza (55-10%) 500ml, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần. Trường hợp bệnh nặng có thể cho Hydrocortisone nhỏ giọt tĩnh mạch.
Điều Dưỡng
+ Loại trừ các yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh.
+ Chế độ ăn uống : tăng chất dinh dưỡng, kiêng chất cay nóng, chất kích thích, có phù thì ăn nhạt.
+ Hạn chế sinh con, nếu có tổn thương nội tạng, không nên có con.
+ Trường hợp có sốt phải nghỉ tại giường, tránh mệt trong lao động.
LƯU CHÚ
Lưu chú là loại apxe sâu làm mủ thường mọc ở vùng sâu cơ bắp. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể suy nhược nhiễm các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn và nhiều loại tạp khuẩn khác. Lưu chú thường thấy mọc ở những vùng cơ bắp dày như chân tay, bụng ngực, eo lưng, mông, và ít thấy ở vùng đầu mặt, vùng hội âm, vùng cổ tay cổ chân. Đặc điểm của bệnh là tại chỗ sưng đau, mầu da bình thường; tương đương với bệnh áp xe chùm (Multiple abscess) theo y học hiện đại.
Ngoài ra còn tùy theo đặc điểm phát bệnh (thời tiết, nguyên nhân, đặc điểm phát bệnh), mà có tên khác nhau như bệnh phát về mùa hè thu thì gọi là Thử Thấp Lưu Chú, do đinh nhọt gây nên thì gọi là Dư Độc Lưu Chú, sau khi sanh hoặc chấn thương ứ huyết gây nên bệnh gọi là Ứ Huyết Lưu Chú, v.v... Tuy tên gọi khác nhau nhưng biện chứng luận trị là giống nhau.
Nguyên Nhân
Theo YHCT thì chứng Lưu chú là do chính khí suy, tà khí ủng trệ. Do sức đề kháng của cơ thể suy giảm mà những trường hợp nhiễm các loại như đinh, nhọt, ung, ngân tê, nhiễm khuẩn vết thương, sau khi sinh nước ối ủng trệ đều là những yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh lưu chú.
Triệu Chứng
Trước khi phát bệnh thường có tiền sử bị các chứng đinh nhọt, ung, chấn thương,
sinh đẻ hoặc các bệnh nhiễm trùng nội khoa, sau đó xuất hiện các triệu chứng nhiệt như sốt cao sợ lạnh, khát nước.
Bệnh thường tiến triển qua 3 thời kỳ:
+ Sơ Kỳ: bắt đầu vùng đầu trong chân tay hoặc mông, lưng, cơ thể sưng đau nhiều cơ, cơ sưng lan rộng mà mầu da không thay đổi và hơi nóng, khoảng 2-3 ngày sau, sưng nóng và đau càng rõ hơn, sờ có khối cứng, sốt cao kèm rét run, các khớp đau, đầu đau căng tức, chán ăn. Trường hợp thử thấp lưu chú thì ngực tức, khát mà không muốn uống, rêu lưỡi dày vàng, mạch Hồng Sác v.v...
+ Thời Kỳ Làm Mủ: nhọt sưng to đau nhiều, khoảng 2 tuần vùng giữa nhọt đỏ mềm, sốt cao miệng khát, có lúc ra mồ hôi, lưỡi đỏ rêu vàng nhầy, mạch Hồng Sác.
+ Thời Kỳ Vỡ Mủ: mủ màu vàng đặc lẫn với mủ nhầy trắng, nhọt cứng đau giảm, sốt giảm, ăn ngon hơn và sau 2 tuần hết mủ và lành miệng.
Chứng này thường sau khi vỡ mủ, nơi này chưa lành miệng nơi khác lại phát ra, sốt tiếp tục, cơ thể gầy, sắc mặt tái nhợt, mạch Hư, do cơ thể hư nên tà độc chưa hết; hoặc hôn mê nói sảng, ngực sườn đau, ho khó thở... là dấu hiệu áp xe tạng phủ.
Chẩn Đoán Phân Biệt
1- Viêm Khớp Háng Làm Mủ (Hoàn khiêu thư): đau nhiều ở khớp háng, mông sưng, chân đau không co duỗi được. Nếu cần chọc hút mủ khớp háng để xác định chẩn đoán.
2. Lịch Tiết Phong (viêm khớp dạng thấp): khớp bị bệnh sưng nóng đỏ, đau, không làm mủ, tái phát nhiều lần.
3. Chứng Lưu Đờm Khớp Háng (Lao khớp háng): phát bệnh chậm, có tiền sử bệnh lao, tại chỗ và toàn thân triệu chứng không rõ rệt. Làm mủ thường sau 6-12 tháng.
Biện Chứng Luận Trị
Thường biện chứng luận trị theo 2 thể bệnh:
+ Nhiệt Độc Thịnh: là bệnh vào sơ kỳ và trung kỳ; nhọt sưng to dần, đau nhiều, sờ nóng, có sốt cao khát nước, bứt rứt, ăn kém, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Hồng Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hòa dinh, tiêu thủng. Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang hợp với Ngũ Thần Thang (Phục linh, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Xa tiền, Tử hoa địa đinh). Bệnh phát về mùa hè, thêm hoắc hương, Bội lan, Lục Nhất Tán; Bệnh do sau khi sinh hoặc chấn thương thêm Đơn sâm, Đào nhân, Hồng hoa; Hôn mê nói sảng thêm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, Tử Tuyết Đơn; Lúc có mủ thêm Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích.
+ Chính Hư Tà Luyến: thường gặp vào kỳ vỡ mủ, hoặc bệnh tái phát nhiều lần, nhọt hết sưng, đau giảm nhưng nước mủ chảy ri rỉ, tổ chức hạt đỏ nhạt, vẫn còn sốt nhẹ, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, lưỡi đỏ nhạt, ít rêu, mạch Tế Sác hoặc Hư Sác
Điều trị: Ích khí, dưững âm, thanh lý dư nhiệt. Dùng bài Tứ Diệu Thang (chích Hoàng kỳ, Kim ngân hoa, Đương quy, Chích thảo). Độc còn nặng thêm Hoàng cầm, Địa đinh. Âm hư thêm Sinh địa, Mạch môn. Khí hư thêm Đảng sâm, Thái tử sâm.
Thuốc dùng ngoài
1. Sơ Kỳ: đắp Kim Hoàng Cao hoặc Ngọc Lộ Cao.
2. Có mủ: rạch da tháo mủ.
3. Mủ vỡ: Dùng chỉ (hoặc compres) tẩm Bạnh Nhị Đơn để dẫn lưu. Khi hết mủ dùng Sinh Cơ Tán, dán thêm Hồng Du Cao hoặc Thái Ất Cao.
Có thể dùng uống nước sắc Bồ công anh và rau Sam tươi uống, và giã nát đắp ngoài.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:184.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

XtGem Forum catalog