Lamborghini Huracán LP 610-4 t
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
KẾT MẠC VIÊM
Đại cương
Theo cơ thể học, chứng này có thể gọi là Viêm Màng Tiếp Hợp.
Thường gọi là Mắt Đau Cấp Tính, Đau Mắt Đỏ (vì có sưng đỏ) hoặc Đau Mắt Gió (vì ra gió thường bị chảy nước mắt).
Bệnh hay lây, thường phát vào mùa hè. Ở giai đoạn cấp tính, nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ chuyển sang thể mạn tính.
Theo YHCT:
+ Vì bệnh phát triển 1 cách nhanh chóng nên được gọi là Bạo Phong Khách Nhiệt.
+ Bệnh có dấu hiệu mắt sưng đỏ, mắt đau nên còn gọi là Hỏa Nhãn, Hỏa Nhãn Thống, Hồng Nhãn, Phong Hỏa Nhãn Thống, Phong Nhiệt Nhãn.
+ Bệnh có tính chất lây lan thành dịch, nhiều người cùng bị vì vậy cũng được gọi là Thiên Hành Xích Mục, Thiên Hành Xích Nhãn.
Triệu Chứng
Cách chung, trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
1- Cấp Tính: Phát bệnh nhanh, tròng trắng đỏ, sưng, nóng, nhiều dử (ghèn), sợ sáng, nhìn không rõ, mi mắt hơi sưng, mũi nghẹt, mũi chảy nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Phù Sác.
2- Mạn Tính: Tròng trắng mắt dầy lên, nhiều tia máu, ngứa, nhặm, nóng, khô, sợ ánh sáng, nhìn lâu mỏi mắt. Bệnh thường kèm mệt nhọc toàn thân, tăng nhiệt độ cơ thể, nhức đầu, táo bón, tiểu ít, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Thường 1 bên mắt bị trước, mắt kia bị sau.
Bình thường bệnh diễn biến 3-4 ngày thì khỏi, riêng các vết xuất huyết dưới kết mạc còn đọng lại lâu hơn, chừng 1 tuần mới hết.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: do tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn gram âm Kanweeks. Nếu gây ra thành dịch thường do Adeno Virus. Riêng tại Việt Nam có một nguyên nhân phổ biến là do bệnh mắt hột gây nên.
+ Theo YHCT: Màng tiếp hợp (tròng trắng mắt) thuộc tạng Phế, 2 bên khóe mắt thuộc tạng Tâm. Hai tạng trên có nhiệt lại thêm nhiệt độc bên ngoài xâm phạm làm cho nhiệt uất lại gây nên mắt sưng, đau, đỏ. Nếu nhiệt không được giải trừ sẽ tụ lại, chuyển thành mạn tính.
+ Cấp tính thường do phong nhiệt, dịch độc xâm phạm vào Phế gây nên.
+ Mạn tính: do Phế và Tỳ tích nhiệt gây nên.
Điều trị
+ Cấp tính: Sơ phong, tán tà, giải độc.
+ Mạn tính: Thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, tán tà.
+ Cấp Tính: Chọn dùng
Bát Chính Tán (02), Đạo Xích Tán (29), Giải Độc Tiêu Thủng Thang (35), Khu Phong Minh Mục Pháp (43), Khu Phong Tán Nhiệt Ẩm Tử (44), Minh Mục Tế Tân Thang (60), Tẩy Can Tán (97), Thanh Giải Thang (105), Tiêu Phong Dưỡng Huyết Thang (123).
+ Mạn Tính:
Gia Vị Tán (34), Minh Mục Lưu Khí Thang I (58), Tả Phế Ẩm (90), Tiêu Viêm Minh Mục Tán (126).
+ Rễ Hoàng đằng rửa sạch 50g, sắc với 200ml nước cho sôi kỹ, xông hơi vào mắt còn nước cho cho còn hơi âm ấm, rửa mắt. kết quả cao trong phòng và trị bệnh Kết Mạc Viêm trên.
Thuốc Nhỏ:
Hồ Tuyên Nhị Liên Thang (37), Thanh Lương Cao (106).
+ Ốc bươu 1 con sống, Hoàng liên 4g, giã dập, cho thêm 4g Nghệ vào, giã nát. Thêm vào ít nước, trộn đều, lọc lấy nước, bỏ bã, phơi sương một đêm. Cậy mai ốc ra, rót nước thuốc trên vào, để ngửa con ốc, đem hấp chín. Trút nước ra, để nguội, nhỏ vào mắt, ngày 2 – 3 lần (Gia Viên Dược Thảo).
M Ắ T S Ư N G Đ A U Đ Ỏ
(Trích trong ‘Tạp Chí Đông Y’ số 74, Việt Nam).
Nguyễn Thị V.., 46 tuổi. Đi làm ngoài đồng về, thấy đau nhức đầu, tai ù, mắt buốt, chóng mặt.. rồi sinh ra mắt giật, sưng đau, đỏ, buốt, chói không mở mắt được, lại phải nhờ người dắt.
Trước đó 2 năm đã đau một lần, điều trị tại bệnh viện Hà Nội, sau đó hỏng một mắt. Đến tháng 9 lại đau, chữa ở bệnh viện Hải Dương không khỏi, sau chữa ở tập đoàn Kiến An 3 tháng mới khỏi. Nay lại bị đau nhưng lần này đau nặng qúa không nhìn thấy tị gì.
Khám: Người béo đen, 2 mắt sưng, tròng trắng đỏ như máu, trong mắt có cảm giác lờ mờ như màng khói, nhìn như trứng con tằm, tiếng nói khoẻ, hơi thở mạnh, thường không ngủ được, đại tiện táo bón, 3 – 4 ngày mới đi 1 lần. Mạch hữu xích Thực, tả xích Hồng, Hoạt.
Chẩn đoán: Âm thủy suy, Tâm Can hỏa thịnh gây đau.
Xử phương: Tứ Vật (Khung, Quy, Thục, Thược), tăng Bạch thược, thêm Huyền sâm, Hoàng bá, Phòng phong, Khương hoạt, Chi tử, Đại hoàng.
Uống 3 thang, mắt đỡ buốt. Uống tiếp bài trên. Sau 4 ngày, đi ngoài dễ ( nhuận), đầu đỡ buốt và ù. Uống tiếp bài trên, bỏ Đại hoàng. Ngày thứ 5 mắt đỡ nhiều, uống bài trên, thêm Cúc hoa, Cam thảo, Chi tử, Tật lê, Dạ minh sa, Thanh tương tử.
Ngày thứ 6, đỡ nhiều hơn trước, dùng Lục Vị, bỏ Sơn thù, thêm Bạch thược, Bạch tật lê, Thanh tương tử, Dạ minh sa, tăng Đơn bì và Ngưu tất.
Uống liên tục 2 tuần thì khỏi hẳn.
KHÍ LỰU
Đại Cương
Khí lựu là một loại u lành có nhiều u cục nổi rải rác hoặc tập trung ngoài da, to nhỏ không đều.
Theo Y học hiện đại thuộc loại U xơ thần kinh da.
Nguyên Nhân
+ Ngoại cảm hàn tà ở người lao động mệt mỏi quá sức. Phế chủ bì mao, Phế khí mất tuyên thông, khí tụ đờm kết mà sinh chứng lựu.
+ Ưu tư lo nghĩ nhiều lâu ngày gây Phế khí uất trệ, vệ khí không thông, khí kết cũng thành lựu.
Triệu Chứng
Bệnh phát nhiều ở tuổi dậy thì, trẻ em cũng có phát hiện ít, mọc nhiều ở thân mình, có ít ở chân tay hoặc mặt, u nồi lên ở da, hình thái to nhỏ không đều, nhỏ bằng hạt đậu hoặc to bằng quả trứng hoặc to hơn, số lượng không chừng, từ 3 đến 5 hạt cho đến hàng trăm rải rác khắp mình, thường mọc dọc theo sợi dây thần kinh thành chuỗi, chất mềm, sắc da không thay đổi, hoặc hơi đỏ nhạt, bề mặt trơn tru, phát triển chậm, có khi hơn 10 năm chẳng to lên bao nhiêu, thường không đau. Triệu chứng toàn thân thường có như trẻ phát dục chậm, trí lực đần độn, xương cốt dị dạng, da nhão, mầu da thâm, tuổi càng lớn thì bệnh nặng hơn. Trường hợp cục u đột biến to lên, bệnh nhân có cảm giác tê đau là dấu hiệu ung thư hóa.
Chẩn Đoán
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng:
. Bệnh phát sinh nhiều ở thân mình, nhiều cục to nhỏ khác nhau.
. U nổi lên ngoài da, mềm, ấn lõm nhưng nổi lên ngay, bề mặt trơn tru, sắc tố da kết tụ tại chỗ u, không có cảm giác đau.
Điều Trị
Thông khí tuyên phế, hóa đờm, khai kết.
+ Thông Khí Tán Kiên Hoàn (Y Tông Kim Giám): Nhân sâm, Cát cánh, Xuyên khung, Thiên hoa phấn, Hoàng cầm (sao rượu), Chỉ xác (sao mạch), Trần bì, Bàn hạ chế, Bạch linh, Đởm tinh, Bối mẫu (bỏ tim) Hải tảo, Hương phụ, Thạch xương bồ, Sinh cam thảo đều 60g, tán bột mịn, lấy nước sắc lá Sen làm hoàn, to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 3g trước lúc ăn với nước sắc Đăng tâm, gừng tươi. Trường hợp mệt mỏi cho uống viên Bổ Trung Ich Khí mỗi lần 4 - 5g, ngày 2 lần.
+ Hóa Đờm Tiêu Hạch Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Quất bì, Quất hạch, Tuyền phúc hoa, Đào nhân đều 4,5g. Uất kim đều 4,5g, Sơn chi (sao) 12g, Kê huyết đằng, Hạnh nhân, Ý dĩ nhân, Hương phụ đều 9g, Đơn bì, Đởm tinh, Thiên trúc hoàng đều 8g, Việt Cúc Hoàn (uống với nước thuốc), sắc uống. Trường hợp mọc nhiều cả chân tay gia chế Bán hạ, Thiên trúc hoàng đều 9g, Bạch giới tử 3g, La bạc tử 4,5g; Ngoài ra dùng Bạch giới tử lượng vừa đủ, giã nát đắp ngoài Người mệt mỏi dùng thêm Tứ Quân Tử Thang.
+ Miết Giáp Tiêu Lựu Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Huyền sâm 12g, Mẫu lệ 30g, Xuyên bối, Miết giáp, Mộc hương, Côn bố, Hải táo, Uất kim, Hạ khô thảo đều 9g, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Đơn sâm đều 15g, chế thành cao, mỗi viên 0,25g mỗi lần 2 viên, ngày uống 3 lần, liệu trình 1 tháng, có thể uống thuốc 3 liệu trình.
Thuốc Dùng Ngoài
+ Tiêu Lựu Nhị Phản Cao (Ngoại Khoa Đại Thành): Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, Cam thảo, lượng bằng nhau tán bột mịn, trộn dấm và nước gừng đắp.
Nếu u to hoặc mọc ở mặt làm ảnh hưởng mỹ quan và hoạt động nên cắt bỏ hoặc thắt cho cục u hoại tử tự rụng.
KIẾT LỴ
A-Đại cương
-Lỵ là một Bệnh do vi trùng Entamoeba dysenteria gây ra, làm cho công năng vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn gây ra bệnh.
-Là một trong bảy Bệnh thông thường tại Việt Nam (do bộ Y Tế Việt Nam qui định)
-Nguyễn Bá Tĩnh trong” Tuệ Tĩnh Toàn Tập” có nêu lên 25 Bệnh án về lỵ và giới thiệu 51 phương thuốc chữa trị lỵ bằng cây thuốc Việt Nam.
-Lê HưÕu Trác trong “Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh” đã dành hơn 9 trang sách trong phần “ Bách Bệnh Cơ Yếu” và “Y Trung Quan Kiện”để bàn về lỵ.
-Bệnh xảy ra nhiều vào mùa hè - thu.
B. Bệnh Danh
-Sách Nội Kinh Tố Vấn gọi chứng này là Trường Tích.
-Sách Nan Kinh gọi là Đại Phích Tiết
-Sách Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh của Trương Trọng Cảnh gọi là Hạ Lỵ và Nhiệt lợi (lỵ) Hạ Trọng
-Đời nhà Tùy, năm 605, sách “ Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận “ của Sào Nguyên Phương ghi lại nhiều tên gọi khác nhau:
*Xích Bạch Lỵ. * Huyết Lỵ. * Nùng Huyết Lỵ. * Nhiệt Lỵ.
* Cửu Lỵ * Hưu Tức Lỵ
-Đời nhà Tống( năm 960) các sách thuốc ghi là Trệ Hạ.
-Đến đời nhà Kim, Nguyên (năm 1211_1277) sách thuốc có nhắc đến một loại Lỵ lây lan thành dịch tên gọi là Thời Dịch Lỵ (theo “Đan Khê Tâm Pháp” của Chu Chấn Hanh (Đan Khê).
-Lê Hữu Trác trong “Hải Thượng Y Tôn tâm Lĩnh” nêu ra 11 loại lỵ khác nhau:
* Lãnh Lỵ * Cổn Lỵ
* Nhiệt Lỵ * Cổ Độc Lỵ
* Cam Lỵ * Cấm Khẩu Lỵ
* Kinh Lỵ * Ngũ Sắc Lỵ
* Hưu Tức Lỵ * Quát Trường Lỵ
* Hoạt Trường Lỵ.
-Hiện nay người ta thường gọi là Lỵ hoặc Hội Chứng Lỵ.
-Từ chuyên môn của Trung Quốc gọi là Lỵ Tật, Lỵ Tế Khuẩn.
C -Phân Loại
1/Theo Y Học Hiện Đại:
Dựa vào thể Bệnh có thể chia làm 2 loại:
a/ Cấp tính: Bệnh xảy ra nhanh, cấp thời, bao gồm các loại Lỵ Trực Khuẩn, Lỵ Amip (của Y Học Hiện Đại) hoặc các thể thấp nhiệt, hàn thấp và dịch độc của y học cổ truyền.
b/ Mạn tính: Do Bệnh Lỵ cấp tính điều trị không đúng cách hoặc không khỏi gây ra. Tương đương thể Hưu Tức Lỵ của Y Học Cổ truyền.
2/ Phân loại theo y học cổ truyền:
Theo y học cổ truyền, có nhiều cách để phân loại chứng Lỵ:
a/ Theo quá trình diễn biến của Bệnh:
- Sơ Lỵ: Lỵ mới bắt đầu, chớm nhiễm Bệnh.
- Hưu Tức Lỵ: Lỵ lúc phát lúc khỏi.
- Cửu Lỵ: Bệnh đã lâu ngày, kinh niên.
b/ Theo nguyên nhân gây Bệnh:
· Do thấp nhiệt gọi là Thấp nhiệt lỵ.
· Do hư hàn gọi là hư hàn lỵ...
c/ Theo chứng trạng:
Lỵ kèm theo cấm khẩu, gọi là Cấm khẩu lỵ.
Lỵ có sắc đỏ gọi là Xích Lỵ, có đờm gọi là Bạch Lỵ...
-Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Trung Y Thượng Hải đề xuất cách phân chia theo Bát cương (Biểu-Lý, Hàn-Nhiệt, Hư-Thực, Âm-Dương) cho dễ chẩn đoán và điều trị.
Thực tế lâm sàng hiện nay thường chỉ còn quy vào 5 loại sau (theo Trung Y Thượng Hải):
. Thấp Nhiệt Lỵ. Hư Hàn Lỵ
. Cấm Khẩu Lỵ. Dịch độc lỵ
. Hưu tức lỵ
D-Nguyên Nhân
1/ Theo Y Học Hiện Đại:
Sách “ Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành” phân làm 2 loại chính:
a/ Do Amip (Dysenteric
Amibienne), một loại trùng do bác sĩ Loesh và Kartulis tìm ra năm 1875.
b/ Do trực khuẩn ngắn không di động, gam âm, gây ra. Có thể do:
+ Shigella Amigua hoặc trực khuẩn Schmitz.
+ Shigella Dysenteriae hoặc trực khuẩn Shiga.
+ Shigella Paradysenteriae hoặc trực khuẩn Flexner.
+ Shigella Sonnei hoặc trực khuẩn Sonne.
2/ Theo Y Học Cổ Truyền:
Sách “Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô” ghi: Nguyên nhân gây ra Bệnh lỵ:
a/ Thấp Nhiệt:
Lúc giao tiếp giữa mùa hè và thu, nhiệt tà bị uất, thấp khí bị ứ trệ cùng với nhiệt độc kết hợp với nhau hóa thành máu và mũi, gây ra Lỵ.
+ Thấp Nhiệt gọi là Bạch Lỵ.
+ Nhiệt nhiều gọi là Xích Lỵ.
b/ Ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo (cao lương mỹ vị) làm hại Tỳ Vị, Tỳ Vị hư không thắng nổi Thấp làm cho Thấp ủng trệ bên trong nung đốt tạng phủ, khí huyết ngưng trệ sinh ra máu và mũi.
Người hay ăn các thức ăn sống, lạnh, hàn thấp tích trệ ở trong kèm theo ăn uống không cẩn thận, hàn thấp làm tổn thương (hại) Tỳ Vị, khí của Đại Trường bị trở ngại làm tổn hại đến doanh (dinh) huyết sinh ra chứng Hàn Thấp Lỵ.
c/ Cảm thụ phải thời hành dịch khí, ủng trệ ở trường vị, hợp với khí huyết hóa ra mũi, máu, thành Bệnh Dịch Độc Lỵ.
d/ Trình Chung Linh trong sách “Y Học Tâm Ngộ “ đời nhà Thanh (1644) nêu ra 3 nguyên nhân:
-Tích nhiệt
-Cảm phong hàn bế tắc
-Do ăn uống thức ăn sống, lạnh.
Như vậy, nguyên nhân gây ra Bệnh Lỵ có thể gom thành 2 loại:
+ Ngoại nhân: Do ngoại tà Hàn, Thấp,Nhiệt, vá Dịch độc.
+ Nội nhân:Do ăn uống làm tổn thương Tỳ Vị.
Tuy chia nguyên nhân gây Bệnh ra làm 2 loại như trên nhưng 2 yếu tố này luôn ảnh hưởng đến nhau:
+ Có khi Bệnh ở trong nhân Bệnh ở ngoài mà dễ phát sinh (chính khí suy-tà khí thịnh).
+ Có khi Bệnh bên ngoài nhân có Bệnh ở trong mà phát sinh (tà khí thịnh-chính khí suy).
E-Cơ Chế Sinh Bệnh
1/ Theo y học hiện đại:
Sách “ Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành” giải thích:
a) Do Amip: Lây do nuốt phải ký sinh vật Amip, nhất là thể đơn bào, lây trực tiếp do tay bẩn... hoặc gián tiếp qua nước uống, thức ăn còn sống... Amip xâm nhập vào cơ thể, cư trú ở thành ruột, phát triển và gây nên những ổ loét ở ruột già và ruột non, kích thích niêm mạc ở ruột già và ruột non gây ra đau quặn, mót rặn, tiết ra nhiều niêm dịch (chất nhầy, mũi) hoặc làm rách các mao mạch, tĩnh mạch ở ruột gây ra có máu.
b) Do trực trùng Shigella, Shamonella... lây theo đường tiêu hóa do ăn uống phải các thức ăn bị nhiễm độc, thường xảy ra vào mùa hè. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Vệ Sinh Phòng Dịch, lỵ thường xảy ra thành dịch vào các tháng 8-9 trở đi. Khi trực khuẩn xâm nhập vào thành ruột, các vi khuẩn bám vào đó (nơi có môi trường thuận lợi cho chúng phát triển) và Đại Tràng (ruột già) bị kích thích sinh ra co thắt thành ruột già, gây ra đau bụng quặn, viêm và đau thắt làm cho phải đi ỉa nhiều lần, đi ra chất nhầy (mũi), xung huyết hoặc xuất huyết, làm cho phân có máu hoặc máu tươi và nếu trực tràng bị loét thì cơ trơn hậu môn bị co bóp gây ra mót rặn.
2/ Theo Y Học Cổ Truyền
Sách “ Trung Y Học Nội Khoa Giảng Nghĩa” giải thích:
Thấp, Hàn, Nhiệt... từ bên ngoài xâm nhập vào hoặc Tỳ Vị bị hư yếu, làm cho các tà khí đó xâm phạm vào Trường Vị làm cho lạc mạch ở ruột bị tổn thương, khí huyết cùng với tà độc hợp lại hóa thành máu, mũi (chất nhầy).
F -Triệu Chứng
Mạnh Bái Lâm ở Viện Nghiên Cứu Trung Y Tĩnh Vũ Hán (Trung Quốc), qua quan sát 22 người Bệnh, đã nhận định là Bệnh lỵ có các triệu chứng sau:
1.-Mót rặn 22/22
2.-Bụng đau 21/22
3.-Bụng dưới ấn đau 19/22
4.-Bụng dưới đầy trệ 13/22
5.-Sốt 9/22
6.-Ăn uống giảm 8/22
7.-Sợ gió (ố phong) 5/22
8.-Khát 5/22
9.-Miệng đắng 5/22
10.-Tiểu đỏ 4/22
+ Về mạch thì:
-Mạch Nhu Hoãn 10/22
-Hoạt 6/22
-Hoãn 5/22
-Phù Sác 1/22
Như vậy, Bệnh Lỵ là 1 hội chứng gồm:
+ Biểu chứng: sốt, sợ gió, mạch phù-sác.
+ Lý chứng: Bụng đau,mót rặn, khát.
+ Hư chứng: Mạch Huyền Hoãn.
+ Bán biểu bán lý: miệng đắng, mạch Huyền
1/ Thấp nhiệt lỵ: Bụng đau quặn, tiêu ra máu lẫn nhầy mũi, mót rặn liên tục, hậu môn nóng rát, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác thường gặp ở Lỵ Amip. Phân có máu và mũi vì vậy gọi là Xích Bạch Lỵ. Thấp Nhiệt tích trệ trong ruột, khí huyết bị trở ngại, làm cho chức năng truyền đạo thất thường gây ra đau bụng quặn, mót rặn. Thấp nhiệt hun đốt làm khí huyết bị tổn thương, biến thành chất dính nhờn, làm cho phân có lẫn máu và chất nhờn. Hậu môn nóng rát, tiểu ngắn và đỏ là biểu hiện của Thấp Nhiệt dồn xuống gây ra. Rêu lưỡi nhờn là Thấp, màu vàng là Nhiệt, mạch Hoạt là Thực chứng, mạch Sác là Nhiệt.
2/ Lỵ Thể Hàn Thấp: Ỉa phân mũi nhiều hơn máu, hoặc toàn ra mũi, thỉnh thoảng bụng đau, mót rặn, sợ lạnh, mệt mỏi, không muốn ăn uống, mạch hoãn (NKHT.Đô) hoặc Nhu Hoãn (NKHT. Hải). Thường gặp ở Lỵ Amip bán cấp, gọi là Bạch Lỵ. Do hàn thấp trệ ở bên trong, làm cho khí cơ bị trở ngại gây ra mót rặn, bụng đau. Hàn Thấp làm tổn hại phần khí, ví vậy phân có chất trắng, nhầy nhiều hơn máu (đỏ). Sợ lạnh, mệt mỏi là do dương khí ở Tỳ Vị bị Hàn thấp làm tổn thương.
3/ Lỵ do dịch độc: Bệnh phát nhanh, sốt cao, khát, đầu đau, bụng đau dữ dội, mót rặn nhiều, ỉa ra máu tươi hoặc giống máu cá, nhiều táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác (NKHT. Đô) hoặc Hoạt sác (NKHT. Hải). Thường gặp ở Lỵ Trực Khuẩn, thường xuất hiện thành dịch và gây ra triệu chứng nhiễm độc toàn thân. Dịch độc rất mạnh cho nên phát Bệnh mau. Dịch độc nung đốt trường vị, khí huyết gây ra máu mủ tím tươi. Nhiệt thịnh bên trong nên gây ra sốt cao. Nhiệt tà mạnh làm tổn thương trên dịch gây ra khát. Đầu đau là do nhiệt khí bốc lên trên, phiền táo là do nhiệt tà hun đốt doanh huyết. Bụng đau quặn và mót rặn nhiều là vì dịch độc mạnh, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch Sác đều là nhiệt độc ở trong gây ra.
4/Hưu Tức Lỵ: Bệnh lúc phát lúc khỏi, lâu ngày không dứt, mệt mỏi, sợ lạnh, muốn nằm. Khi đ ỉa bụng đau quặn, đại tiện ra máu mũi dẻo, dính, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Tế (NKHT. Hải), mạch Hoạt vô lực (NKHT. Đô).
Vì chính khí hư, tà khí trệ lâu ngày làm cho đại tiểu tiện thất thường, hàn nhiệt lẫn lộn, Bệnh kéo dài lâu ngày khó khỏi, khỏi rồi lại phát. Tỳ dương hư yếu, Thận khí suy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, thích nằm, khi đi ỉa bụng đua quặn, phân dẻo dính máu mũi lẫn lộn là do tà khí còn trệ ở trường vị, khí huyết hư yếu gây ra. Mạch Tế hoặc Hoạt không lực là biểu hiện chính khí suy.
5/Cấm khẩu Lỵ: không ăn uống được, đi lỵ, muốn ói, ói mửa nặng thì gầy ốm đi, tinh thần mê mệt, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch nhu sác.
Thử Thấp nhiệt độc ẩn náu trong ruột, công lên Vị, Vị mất điều hòa, không có sức vận hóa vì vậy không ăn được. Vị khí nghịch lên gây ra muốn ói, ói mửa, da thịt gầy sút, tinh thần mỏi mệt là dấu hiệu của Vị khí bị tổn thương nặng. Rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác đều là do nhiệt độc hun đốt gây ra.
G-Biến Chứng
1/ Theo Y Học Hiện Đại
Theo sách “ Hướng Dẫn Thầy Thuốc Thực Hành”:
a) Lỵ Amip: Lỵ Amip không chữa tốt có thể di Bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc bạch huyết hoặc lan truyền sang bên cạnh gây ra:
-Viêm Gan: thường gặp dưới thể áp xe Gan.
-Aùp xe phổi: có thể do áp xe gan tràn vào phổi hoặc do Bệnh di sang.
b) Lỵ trực khuẩn không điều trị đúng và tốt có thể gây ra 1 số biến chứng như:
- Chảy máu ruột, thủng ruột...
-Thấp khớp do Lỵ (xuất hiện trong thời kỳ toàn phát hoặc đang phục hồi sức).
-Liệt nhưng khỏi mà không để lại di chứng (hiếm gặp).
-Vào mắt: Hội chứng Reiter (viêm màng tiếp hợp, ống tiết niệu và khớp), viêm mống mắt.
2/ Theo y học cổ truyền
Sách Trung Y Học Nội Khoa Giảng Nghĩa nêu ra một số biến chứng theo quan điểm là: trường vị có liên quan đến các tạng phủ khác theo thuyết Tạng Tượng của y học cổ truyền:
a) Dịch độc và thấp nhiệt công lên trên Vị làm cho ăn uống không được gây ra chứng cấm khẩu Lỵ.
b) Bệnh Lỵ lâu ngày kéo dài làm cho Tỳ khí suy yếu thành ra Cửu Lỵ.
c) Ly lâu ngày không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần, không chỉ tổn thương Tỳ Vị mà còn ảnh hưởng đến Thận nữa.
II- Điều Trị
Theo Lê Hữu Trác, trong “Bách Bệnh Cơ Yếu” sách “Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh” thì cách chữa Lỵ:
-Mới phát thì nên tẩy trừ, Bệnh lâu ngày thì nên ôn bổ, cần nhất là phải chú trọng đến vị khí .
-Sinh ra Lỵ phần nhiều là gốc ở Tỳ, Thận... bổ trung khí để giúp cho Tỳ Vị, giúp thêm Mệnh Môn để phục hồi chân âm thì nguyên khí vượng mà vận hóa khỏe được, âm dương hòa mà bế tàng vững thì làm gì còn chứng hỏa xông lên để uất ở trường vị nữa.
-Dùng phép “thông nhân thông dụng”, tức là phép Hạ. Nhưng phép Hãn (làm cho ra mồ hôi), phép thổ (làm cho ói ra) cũng gọi là thông... vì “ không có tích thì không thành chứng lỵ”.
Theo các sách giáo khoa y học cổ truyền, các bài thuốc điều trị lỵ có thể gom lại như sau:
1/ Thuốc điều khí: Thông đạo cho hết mót rặn vì thuốc này làm cho chức năng vận động của bộ tiêu hóa được điều hòa, không ngừng trệ, ủng tắc nữa. Các vị thuốc thường dùng là Binh lang,, Mộc hương, Trần Bì, Chỉ xác, Chỉ Thực, Thanh Bì...
2/ Bổ Can đởm: hành huyết, lương huyết, để làm cho hết máu mũi. Các vị thuốc thường dùng: Bạch thược, Đương Quy, Đan Bì, Huyền sâm, Xuyên Khung, Xích Thược, Liên Tiền Thảo...
3/ Tư âm ( Tăng tân dịch): trong trường hợp nóng nhiều, mất nước do lượng thải ra nhiều lần. Thuốc thường dùng: Mạch môn, Sinh Địa, Thạch Lộc...
4/ Tăng thêm sức ấm: Nếu cơ thể suy yếu do ỉa nhiều lần, mất nước, mất tân dịch (và các chất điện giải), tay chân lạnh. Thuốc thường dùng: Can Khương, Phụ tử, Ngạnh Mễ, Trần Mễ...
5/ Bổ Thận: Nếu cơ thể suy kiệt mà thuốc bổ thường và bổ Tỳ không giải quyết được, thường dùng Thục Địa, Câu Kỷ Tử, Phá Cố Chỉ, Đỗ Trọng...
6/ Thu sáp và cố thoát: Nếu đi ỉa nhiều lần quá. Thuốc thường dùng: Kha Tử, Xích Thạnh Chi, Nhục Đậu Khấu, Anh Túc Xác...
Lâm Sàng Điều Trị
1) Thấp Nhiệt Lỵ:
+ NKHT. Hải: Thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, điều khí, hành huyết. Dùng bài Thược Dược Thang Gia giảm: Bạch thược, Đương Quy, Kim Ngân Hoa, Binh lang, Hoàng Cầm, Mộc hương, Đại Hoàng, Hoàng Liên, Cam Thảo. Sắc uống.
(Đây là bài Thược Dược Thang gia giảm ở sách “Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập” của Lưu Hà Gian, bỏ Nhục Quế thêm Kim Ngân Hoa. Trong bài Bạch thược, Cam thảo và Đương quy để hành huyết, hòa doanh, ảnh hưởng đến việc bài tiết máu mũi (chất nhầy) vì huyết hành thì máu mũi sẽ giảm; Binh lang và Kim Ngân Hoa để thanh nhiệt giải độc; Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc và giảm đau).
-NKHT.Đô: Thanh nhiệt, trừ thấp, điều khí, hành huyết.
Dùng bài Cầm Thược Thang gia giảm (Ôn Bệnh Điều Biện): Bạch thược 12g, Hoàng liên 6g, Mộc hương 4g, Hoàng Cầm 8g, Hậu Phác 8g, Trần bì 6g. Sắc uống ấm.
-Sách TBTYKN Phương giới thiệu 2 bài: Chỉ Lỵ Tán và Vương Thái Sư Trị Lỵ Kỳ Phương.
+ Chỉ Lỵ Tán (Y Học Tâm Ngộ): Cát Căn (Sao) 640g, Tùng La Trà (chè lâu năm) 640g, Khổ Sâm 640g, Xích Thược (sao rượu) 480g, Trần bì 640g, Mạch Nha (sao) 480g, Sơn Tra 480g. Tán bột. Ngày uống 12-16g.
Cát căn để cổ vũ vị khí, Khổ Sâm, trà lâu năm để thanh trừ thấp nhiệt; Mạch Nha, Sơn Tra để tiêu trừ thực tích; Xích thược, Trần bì để hành huyết.
+ Vương Thái Sư Chỉ Lỵ Kỳ Phương: Hoàng liên 8g, Đào nhân 6g, Mộc hương 3,2g, Hoàng Cầm 8g, Chỉ xác 12g, Sơn tra nhục 12g, Bạch thược 8g, Thanh bì 6g, Địa du 12, Đương quy 6g, Tân lang 6g, Cam thảo 4g, Hồng hoa 2g, Hậu phác 6g. Sắc uống.
(Đây là bài Liên Mai Thang trong sách” Ôn Bệnh Điều Biện” thêm Sa sâm, Thạch Hộc, Mộc Qua và Tây Dương Sâm).
+ Thược Dược Thang gia giảm: Đương quy 50g,Chỉ xác 16g, Tửu quân 10g, Binh lang 16g, Lai phục tử 10g, Nhục quế 6g, Bạch thược 50g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
+ Phức Phương Nha Đảm Tử Hoàn: Nha đảm tử (bỏ vỏ) 60g, Quán chúng 20g, Ngân hoa (than) 20g, Sáp vàng 80g. Thuốc tán thành bột, nấu sáp cho chảy ra, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g.
-Sách Y Học Cổ Truyền Dân Tộc (VN) dùng:
+ Thược Dược Thang bỏ Quế Chi Gia Giảm: Hoàng cầm 12g, Bạch thược 8g, Binh lang 6g, Hoàng liên 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Kim ngân hoa 20g, Mộc hương 6g, Đại hoàng 4g.
Sắc uống.
+ Khổ Luyện Đại Hoàng Viên: Khổ luyện tử 20g, Hạt dưa hấu 20g, Hạt cam 2g, Hoàng liên gai 20g, Bồ kết 20g, Đại hoàng 20g. Tán bột, ngày uống 20g.
2/ Lỵ Do Hàn Thấp
-Sách NKHT. Hải: Ôn trung, táo thấp, giải độc. Dùng bài Ôn Tỳ Thang Gia Giảm: Can Khương, Đại hoàng, Thần khúc, Phụ tử, Mộc hương, Sơn tra, Cam thảo, Chỉ thực.
(Đây là bài Ôn Tỳ Thang của sách Thiên Kim Phương, bỏ Nhân sâm và Quế tâm, thêm Mộc hương, Chỉ thực, Thần khúc và Sơn tra. Trong bài Can khương, Phụ tử để ôn trung trừ hàn, Cam thảo, Đại hoàng để điều hòa, giải độc, Mộc hương để hành khí, Chỉ Thực, Thần Khúc, Sơn Tra để tiêu tích, chữa lỵ).
-Sách NKHT. Hải: Ôn dương, vận Tỳ, tán hàn, hóa thấp.
Dùng bài Bán Linh Thang Gia Giảm (Ôn Bệnh Điều Biện): Bán hạ 20g, Xuyên liên 4g, Thông thảo 32g, Phục linh 2g, Hậu phác 12g. Sắc uống.
-Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’: Tiêu tích trệ, tán hàn tà.
Dùng bài Ngũ Tiêu Ẩm gia giảm: Tiêu tra 20g, Xuyên phác 20g, Nguyên hồ 12g, Mạch nha 12g, Đại bạch 8g, Mộc hương 4g, Kiến khúc 12g, Bào khương 6g, Nhị sửu đều 20g. Sắc uống.
(Tiêu Tra, Kiến Khúc, Mạch Nha, Đại Bạch để tiêu tích, trừ hư; Xuyên Phác, Mộc hương, Nguyên Hồ để hành khí, giảm đau, Bào khương để ôn hạ nguyên, tán hàn; Nhị Sửu để xổ nhẹ, tuy xổ mà không làm hại chính khí, đẩy tà khí ra theo phân).
-Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ dùng bài Bất Hoán Kim Chính Tán (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương).: Hậu phác 6g, Hoắc hương 8g, Bán hạ (chế) 8g, Trần bì 6g, Nhục Quế 4g, Táo 4 trái, Mộc hương 6g, Thương truật 12g, Gừng 4g, Sa nhân 6g. Sắc uống.
3/ Dịch Độc Lỵ
-NKHT. Hải: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng bài Bạch đầu ông Thang Gia Vị:
Bạch đầu ông 40g, Trần bì 12g, Xích Thược 12g, Hoàng liên 24g, Đan Bì 12g, Hoàng bá 12g, Hoàng Cầm 12g, Kim Ngân Hoa 20g. Sắc uống.
(Đây là bài Bạch Đầu Ông Thang của sách ‘Thương Hàn Luận’ thêm Kim ngân hoa, Hoàng Cầm, Xích Thược và Đan Bì. Bạch đầu ông lương huyết, giải độc; Hoàng Liên, Hoàng Bá, Trần bì để hóa thấp, thanh nhiệt; Kim Ngân Hoa, Hoàng Cầm, Xích Thược, Đan Bì thanh nhiệt, lương huyết).
-NKHT.Đô: thanh nhiệt, giải độc, dùng bài Bạch Đầu Ông Thang (Thương Hàn Luận):
Bạch đầu ông 40g, Đan Bì 12g, Xích thược 12g, Trần bì 12g, Kim Ngân Hoa 20g, Chỉ xác 8g, Hoàng bá 12g, Địa du 20g, Mộc hương 8g, Hoàng liên 24g,
(Đây là bài Bạch Đầu Ông Thang thêm Đơn bì, Kim ngân hoa, Địa du, Xích thược, Chỉ xác và Mộc hương).
Hoặc dùng: Rau Sam Cỏ Mực Viên: Cỏ mực 50g, Hạt cau 20g, Vỏ rụt 20g, Chỉ xác 20g, Lá trắc bá 20g, Hoa hòe 20g, Rau sam 40g. Tán bột. Ngày uống 20g với nước vối.
-Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng bài Bạch Đầu Ông Thang Gia Vị: Bạch đầu ông 20g, Trần bì 6g, Nha đảm tử (bỏ vỏ) 10 hạt, Hoàng liên 12g, Hoàng bá 12g. 4 vị trên sắc thành thang. Còn Nha đảm tử, dùng Quế nhục bao lại, nuốt, uống với nước thuốc sắc trên.
4/ Hưu Tức Lỵ
-NKHT.Hải: Kiện Tỳ, bổ khí, thanh nhiệt, hóa thấp.
Lúc đi lỵ nhiều thì dùng phép hóa thấp thanh nhiệt là chính khí bớt rồi thì dùng phép Kiện Tỳ, bổ khí là chính.
· Khi phát, dùng bài Thược Dược Thang hoặc Bạch Đầu Ông Thang (xem trên).
· Khi không phát, dùng bài: Kiện Tỳ Hòa Vị Thang: Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Mộc hương 8g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Sa nhân 8g, Bán hạ 8g, Trần bì 4g. Sắc uống.
(Đây là bài Hương Sa Lục Quân Tử thang (Tứ Quân + Bán hạ, Trần bì) thêm Mộc hương, Sa nhân. Nhân sâm bổ khí, Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp, Phục linh giúp Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp, Cam thảo giúp Nhân sâm ích khí hòa trung, Bán hạ, Trần bì táo thấp, hóa đàm, Mộc hương, Sa nhân tỉnh Tỳ, hòa Vị, sướng trung, điều khí, lý cơ).
-NKHT.Đô: Ích Khí, vận Tỳ, phù chính, khu tà. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán (Cục Phương): Liên Nhục Tử (bỏ vỏ) 50g, Bạch Linh 100g, Ý dĩ nhân 50g, Nhân sâm 100g, Bạch biển đậu (ngâm nước gừng, bỏ vỏ, sao sơ) 75g, Chích thảo 100g, Bạch truật 100g, Hoài Sơn 100g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g uống với nước sắc Đại táo.
5/ Cấm Khẩu Lỵ
-NKHT.Hải: Hòa vị, giáng trọc tà dịch, thanh nhiệt. Dùng bài Khai Cấm Tán gia giảm: Bán hạ, Đan sâm, Trần bì, Hoàng liên, Phục linh, Trần Mễ, Thạch xương bồ, Đông qua tử, Hà diệp đế, Đại hoàng.
(Đây là bài Khai Cấm Tán của sách Y Học Tâm Ngộ, bỏ Nhân Sâm, Thạch Liên Tử, thêm Bán hạ, Đại Hoàng. Bán hạ,Trần Bì, Phục linh để giáng nghịch, Thạch xương bồ, Đông qua tử, Hà diệp đế, Đại hoàng để thông phủ, Hoàng liên để thanh nhiệt, Trần Mễ để hòa trung.
-Sách TBTYKN Phương dùng:
+ Cấm Khẩu Lỵ Phương: Ngó Sen (loại già) giã nát, vắt lấy nước, chưng chín, hòa với ít đường cho uống.
+ Sâm Linh Bạch Truật Tán Gia Vị (Ôn Bệnh Điều Biện): Nhân sâm 8g, Ý dĩ nhân 6g, Bào khương 4g, Bạch truật 6g, Cát cánh 4g, Nhục đậu khấu 4g, Phục linh 6g, Sa nhân (sao) 2,8g, Chích thảo 2g, Biển đậu (sao) 8g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, uống với nước cơm sôi.
(Đây là bài Sâm Linh Bạch Truật Tán của sách Cục Phương, bỏ Thạch liên tử, Hoài Sơn, thêm Cát cánh, Sa nhân, Bào khương và Nhục đậu khấu).
6/ Lỵ Do Hư Hàn
+ NKHT. Hải: Ôn bổ Tỳ Thận. Dùng bài Dưỡng Tạng Thang gia giảm (Vệ Sinh Bảo Giám).
Kha Tử, Bạch truật, Mộc hương, Anh túc xác, Bạch thược, Nhục quế, Nhục đậu khấu, Nhân sâm, Cam thảo, Đương quy.
(Đây là bài Chân Nhân Dưỡng Tạng Thang của sách Hòa Tễ Cục Phương, thêm Bạch thược. Dùng Anh túc xác, Kha tử để cố sáp; Nhân sâm, Bạch truật để bổ khí; Nhục đậu khấu, Nhục Quế để ôn Tỳ Thận; Mộc hương để hành khí; Đương Quy, Bạch thược để điều huyết).
THUỐC NAM TRỊ LỴ
(Lỵ Amip (Xích bạch lỵ, thấp nhiệt lỵ, Hưu tức lỵ):
- Rau sam tươi 250g hoặc 50gkhô, sắc với 600ml nước còn 100ml. Trẻ nhỏ dưới 1/2 tuổi 1 ngày uống 4 lần, mỗi lần 5ml. Trẻ 1/2 đến 1 tuổi, ngày 4 lần, mỗi lần 10ml. Trẻ 2 tuổi trở lên mỗi tuổi thêm 5 ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Sầu (thầu) đâu (xoan) rừng, mỗi ngày 10-14 quả (có thể tới 20 quả), tán nhỏ, làm thành viên 0,10g (toàn quả) hoặc 0,02g (nhân). Uống liên tục 3-4 ngày đến 1 tuần. Thường chỉ 1-2 ngày là khỏi nhưng nên uống liều 5- 7 ngày cho khỏi hẳn (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Hoàng Liên, tán bột. Ngày uống 4-6g. Chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7-15 ngày (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Hoàng Đằng, tán bột, làm thành viên 0,10g. Ngày uống 10-20 viên (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Măng Cụt, 10 vỏ (quả), cho vào nồi đất hoặc nồi đồng (tránh dùng nồi sắt hoặc tôn), thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3-4 chén thuốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 6g, hạt thì là 6g, nước 1200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn 600ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 120ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Kha Tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nướng, bỏ hạt, sao vàng, tán bột (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Nếu Lỵ ra máu (xích lỵ), uống với nước sắc Cam thảo (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Nếu Lỵ ra mũi (bạch lỵ), uống với nước sắc Cam thảo nướng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
KINH NGUYỆT
Con gái khoẻ mạnh thường 13 – 14 tuổi đã có kinh. Thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1) viết: “Người con gái đến khoảng 14 tuổi, mạch Nhâm thông, âm huyết của mạch Thái xung vượng, kinh nguyệt theo đó mà phát ra”. Trong 1-2 năm đầu, kinh nguyệt có khi bị dao động chưa ổn định, nhưng sau đó kinh nguyệt đến đều, chu kỳ kinh thường là 28 ngày, có khi sớm hơn hoặc trễ hơn, vì vậy còn được gọi là Nguyệt Tín, Nguyệt Kinh. Tuy nhiên sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ cũng đề cập đến trường hợp đặc biệt của kinh nguyệt như Tính Nguyệt, hai tháng có một lần; Cư Kinh ba tháng có một lần; Tỵ Niên một năm có một lần; Ám kinh suốt đời không có kinh lần nào. Những trường hợp này, không gọi là bệnh kinh nguyệt, đó là hiện tượng sinh lý bẩm sinh, không cần phải điều trị.
Thời gian hành kinh thường từ 3 – 5 ngày, lượng trung bình 50-100ml. Mầu kinh lúc bắt đầu đỏ nhạt, rồi đỏ đậm dần và sau cùng là đỏ nhạt, không có huyết cục, không mùi hôi. Mỗi lần hành kinh, người mệt mỏi, chân tay rã rời, lưng đau nhẹ, bụng dưới đầy tức, ăn không biết ngon, vú hơi căng, đều là hiện tượng sinh lý bình thường. Phụ nữ thường tắt kinh vào lứa tuổi 48, 49 tuổi.
Nguyên Nhân
Nguồn gốc gây ra rối loạn kinh nguyệt thường do ba nguyên nhân chính là Nội nhân, Ngoại nhân và Bất nội ngoại nhân.
+ Nội nhân: Do xáo trộn thất tình bên trong. Tiết Lập Trai nói: “Tâm Tỳ điều hoà thì chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nếu bị thất tình nội thương thì kinh nguyệt rối loạn”.
+ Ngoại nhân gây nên bởi lục dâm. Trần Lương Phủ nói: “Phụ nữ kinh nguyệt không đều do phong, hàn thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập vào trong bào cung làm tổn thương hai mạch Nhâm và Xung”.
+ Không do nội ngoại nhân: Như do ăn uống không điều độ, lao nhọc quá sức, phòng dục quá độ… gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Theo Đông y, kinh nguyệt của phụ nữ có liên hệ rất nhiều đến mạch Xung, Nhâm và các tạng khác.
Chẩn Đoán
+ Cần dựa vào Tứ chẩn và Bát cương để chẩn đoán.
Vấn Chẩn
+ Cần chú ý đến chu kỳ, lượng nhiều hoặc ít, mầu sắc, các chứng trạng toàn thân để quyết định:
. Trước kỳ: lượng kinh nhiều, tím bầm, có cục, mặt đỏ, khát, sợ nóng là huyết nhiệt, thực nhiệt.
. Sau kỳ: lượng ít, không hôi, đỏ sẫm hoặc nhạt, thích nóng, sợ lạnh, đau hạ vị, chườm nóng bớt đau là thuộc hàn.
. Lượng nhiều và đậm: thực chứng.
. Mầu tía, đỏ tươi, hồng hoặc đen tím thuộc về nhiệt.
. Sắc bầm là hoả quá vượng, đôi khi do hư hàn.
. Lượng ít mà sắc hồng nhạt thuộc về huyết hư.
. Sắc nhạt mà hơi có chất nhầy như mũi thuộc về đờm.
. Sắc vàng và đục là do thấp đờm.
. Mầu tía đen hoặc thuần đen thuộc về hư hàn.
. Ngưng đọng lại thuộc về khí hư hoặc huyết hư.
+ Kinh đến trước kỳ thường thuộc về nhiệt, kinh đến sau kỳ thường do hàn.
+ Kinh nguyệt khi trước khi sau không nhất định thuộc do Can khí uất kết.
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Ứ đọng sắc sẫm mà tía đen, gần đến ngày hành kinh thấy có dấu hiệu hàn thuộc về hàn ngưng. Ứ đọng sắc sáng mà tía đen, gần đến ngày hành kinh mà thấy nhiệt thuộc về nhiệt kết”.
+ Đau bụng sắp hành kinh thường do khí trệ, huyết ứ.
+ Đang hành kinh, sau hành kinh mà đau bụng thường do khí hư.
MẠCH CHẨN
+ Sắp hoặc đang hành kinh, mạch bộ Thốn phải Phù Hồng.
+ Đang hành kinh mà mạch Hoạt Sác hoặc Huyền Sác là dấu hiệu mạch Xung và mạch Nhâm có nhiệt. Nếu mạch Trầm Trì, tế là dương hư nội hàn hoặc huyết hải bất túc. Mạch Tế Sác là âm hư, huyết nhiệt, tân dịch hao tổn…
+ Kinh bế không ra mà mạch bộ xích hơi Sáp là chứng hư do huyết kém. Mạch bộ xích Hoạt mà đứt nối không đều, đó là chứng hư do huyết thực, khí thịnh.
+ Chứng băng huyết đa số do hư, mạch thường Hư đại hoặc Huyền Sác. Nếu lâu ngày không dứt, mạch đáng lý phải Tế, Tiểu, Khâu, Trì, nếu chỉ thấy Hư, Sáp, Sắc là không tốt.
BÁT CƯƠNG
Hàn:
. Do phong hàn sẽ xuất hiện kinh ra sau kỳ, tím đen, bế kinh, ứ huyết, có khi thống kinh.
. Do hàn thấp xuất hiện: Kinh sau kỳ, tía nhạt, nhiều.
Nhiệt
. Do Thực Nhiệt: Kinh ra trước kỳ, đỏ sẫm, nhiều hoặc thành băng huyết.
. Do hư nhiệt: Kinh ra trước kỳ, đỏ nhạt, ít hoặc hơi nhiều hoặc băng huyết, rong huyết.
. Do thấp nhiệt: Kinh ra trước kỳ, đặc dính, vàng đục.

. Khí hư (Tỳ hư): Kinh kỳ kéo dài hoặc ra sớm, ra nhiều, sắc kinh nhạt, có thể bị băng huyết.
. Huyết hư: Sắc kinh nhạt, hành kinh đau bụng, số lượng kinh giảm dần, dẫn đến vô kinh.
. Âm Hư: Kinh ra trước kỳ, nhiều, có thể rong huyết, ít có thể thành bế kinh.
. Dương Hư: Kinh phần nhiều kéo dài, nhạt, ít, đau bụng lâm râm.
Thực
. Huyết ứ: Kinh rối loạn, phần nhiều ra sớm, một tháng có thể ra 2-3 kỳ, tím, cục, khó ra, bụng dưới căng, nhức đầu, không thích xoa bóp. Trước khi hành kinh thì đau tăng, khi huyết ra thì bớt đau. Có thể bị bế kinh hoặc băng huyết, bụng dưới cứng đau.
Khí Uất: Kinh rối loạn, tím, không thông, bụng dưới đau tức, chướng, đau lan ra 2 bên sườn, vú đau. Nếu uất hoá nhiệt thì kinh ra trước ngày.
Đàm Thấp: Kinh kéo dài, nhiều, nhạt, có khi tắt kinh. Nếu đàm nhiệt thì kinh sắc đỏ.
Nguyên Tắc Điều Trị
+ Về cách dùng thuốc trong thời kỳ hành kinh, sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ viết: “Kinh nguyệt đang hành thường dùng vị nhiệt mà không nên dùng vị hàn. Thuốc hàn làm huyết dừng lại khiến các chất Đới, Lâm, Hà, Mãn sinh ra”. Sách ‘Nữ Khoa Bí Yếu’ viết: “Trong lúc hành kinh, cấm không được dùng các vị thuốc đắng, hàn, cay, tán”. Đó là quy luật thông thường, tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, có những trường hợp bệnh chứng phải dùng đến các vị thuốc đáng, hàn, cay, tán, chứ không nhất thiết phải giữ đúng như các sách trên nêu.
+ Phù Tỳ: trong trường hợp nguồn ích huyết để kiện Tỳ, thăng dương là chính, tuy nhiên không nên dùng những vị thuốc cam nhuận hoặc tân ôn để tránh làm tổn thương đến Tỳ dương hoặc Tỳ âm.
+ Bổ Thận trong trường hợp bổ ích chân thuỷ của tiên thiên để chấn tinh, bổ huyết là chính. Tuy nhiên, cũng cần kết hợp với thuốc dưỡng hoả để làm cho thuỷ hoả đều đầy đủ, tinh huyết đều vượng thì kinh nguyệt tự điều hoà.
+ Hành Khí Giải Uất (vì khí hay gây rối loạn kinh nguyệt).
. Nên dùng phối hợp thuốc hành khí như Thanh bì, Mộc hương với thuốc bổ huyết và thuốc bổ âm.
. Nếu khí nghịch thì dùng thuốc giáng khí, khí hàn thì ôn khí, khí hư thì bổ khí. Đồng thời mỗi trường hợp phải phối hợp với thuốc dưỡng huyết, điều kinh.
+ Bổ Tỳ Vị để điều kinh (vì Tỳ Vị là gốc bổ cho huyết).
+ Chữa các bệnh gây rối loạn kinh nguyệt như thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh…
Bài Thuốc Dùng Điều Trị KINH NGUYỆT
(Theo tập ‘Phụ Đạo Xán Nhiên’ trong ‘Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh’)
+ Chưa đến kinh kỳ đã ra là có hoả, dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn.
+ Chưa tới kỳ mà kinh ra nhiều, cũng dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn thêm Hải phiêu tiêu, Sài hồ, Bạch chỉ, Ngũ vị tử, Bạch thược.
+ Mới 10 ngày hoặc ½ tháng kinh đã ra là do khí bị hư yếu, dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang.
+ Quá kỳ kinh mới ra là hoả suy, hư hàn, uất hoặc đờm, dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm Ngải cứu, Hương phụ, Bán hạ.
+ Kinh đến chậm mà mầu nhạt dùng Bổ Trung Ích Khí Thang thêm Nhục quế.
+ Sau khi thấy kinh, cơ thể đau nhức: do khí huyết suy và không điều hoà hoặc huyết hải không đủ thì khi đến kỳ, huyết toàn thân bị tổn thương, cho nên kinh muốn ra là cơ thể bị đau trước. Nếu kinh ra rồi thì đau bụng là khí huyết đều hư, nên dùng bài Bát Trân Thang. Nếu đã hư mà có nhiệt, nên dùng bài Bát Vị Tiêu Dao Tán.
+ Vì khí trệ mà kinh chưa ra hết nên dùng bài Tứ Vật Thang thêm Mộc hương.
+ Sau khi có kinh bị phát sốt, mỏi mệt, mắt như bị che lấp, do Tỳ âm bị thương. Mắt là chủ huyết mạch, nên dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang, Quy Tỳ Thang, không được dùng thuốc thanh lương để làm sáng mắt.
+ Trước khi hành kinh, bị tiêu chảy, mạch Nhu Nhược, do Tỳ Thận đều hư, nên dùng Quy Tỳ Thang gia giảm để bổ Tỳ Thận.
+ Kinh ra quá nhiều, có khi có huyết trắng, ngày nhẹ đêm nặng, tiêu chảy bất thường, do dương hư hạ hãm, thoát dương nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ hoặc Bổ Trung Ích Khí Thang.
+ Kinh không đều, nên dùng Tứ Vật Thang làm chủ và tuỳ theo hàn, nhiệt, hư, thực mà gia giảm. Vì đàn bà thuộc quẻ Khôn cho nên chữa đàn bà lấy âm làm chủ. Do đó, trong bài Tứ Vật có Quy, Thược, Thục đều là thuốc có vị hậu, vị hậu là âm ở trong âm, cho nên nó bổ ích cho huyết. Ngoài ra Quy vào Tâm, Thược vào Can, Thục vào Thận, Khung vận hành khí ở trong huyết. Do đó, Tứ Vật là chủ để điều kinh.
+ Khi kinh ra mà trong bị bệnh do ăn uống sống lạnh, ngoài bị hàn thấp sinh ra ứ huyết, nên dùng bài Ngũ Tích Tán bỏ Ma hoàng thêm Mẫu đơn, Hồng hoa.
+ Kinh lạc bị trở ngại do bên ngoài bị phong hàn, trong bị uất kết, nên dùng bài Ôn Kinh Thang thêm Trạch lan, Đương quy, Mạch môn.
+ Kinh không ra do Tâm khí uất kết, nên dùng bài Phân Tâm Hí Ẩm bỏ bớt Khương hoạt, Bán hạ, Thanh bì, Tang bì thêm Xuyên khung, Hương phụ, Nga truật, Huyền hồ. Nếu có hoả thêm Hoàng cầm hoặc dùng bài Tiểu Điều Kinh Thang hoặc Đơn Hương Phụ Hoàn.
+ Kinh không ra mà bụng sôi do Vị bị hư, dùng bài Đơn Thương Truật Cao hoặc dùng độc vị Hậu phác uống lúc đói.
+ Kinh bế do thấp đờm dính ở huyết hải, nên dùng bài Đạo Đờm Thang thêm Xuyên khung, Hoàng liên.
+ Kinh ra sau kỳ là huyết ít, dùng bài Tứ Vật Thang thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.
+ Kinh kỳ trồi sụt ít hoặc nhiều, 1-2 tháng ra một lần, nên dùng Đương Quy Thang hoặc Điều Kinh Tán.
+ Kinh lúc có lúc không, dây dưa, bụng đau nhói là do hàn khí, nhiệt tà lưu ở bào thai, huyết hải ngưng trệ.
. Nếu khí ở dưới rốn nghịch lên ngực làm cho nôn, nên dùng bài Đào Nhân Tán.
. Nếu Đau eo lưng, bụng và rốn nên dùng Ngưu Tất Tán.
+ Kinh lúc lúc không mà đau tim dùng bài Thất Tiếu Tán.
+ Kinh lúc ra lúc dứt, lúc nóng lúc rét: Trước hết cho uống Tiểu Sài Hồ Thang thêm Địa hoàng. Sau đó dùng Tứ Vật Thang.
+ Kinh ra lắt nhắt: dùng bài Tứ Vật Thang, tăng gấp đôi Bạch thược, thêm Hoàng cầm.
+ Kinh ra không ngừng: dùng bài Tứ Vật Thang thêm Địa du, A giao, Kinh giới (sao). Nếu có nhiệt, bội Hoàng cầm hoặc uống bài Cố Kinh Hoàn.
+ Kinh ra sắc tía là có phong, dùng Tứ Vật Thang thêm Phòng phong, Kinh giới, Bạch chỉ.
+ Kinh ra sắc đen là nhiệt, dùng dùng bài Tứ Vật Thang thêm Hoàng cầm, Hoàng liên, Hương phụ.
+ Kinh ra đen như khói như bụi, dùng bài Nhị Trần Thang thêm Tần giao, Phòng phong, Thương truật.
+ Kinh ra sắc nhợt là hư, dùng Cổ Khung Quy Thang thêm Sâm, Kỳ, Thược, Hương phụ.
+ Kinh ra kèm theo đờm, tích nước, dùng bài Nhị Trần Thang thêm Khung, Quy.
+ Kinh ra như nước đậu nành dùng bài Tứ Vật Thang thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.
+ Kinh ra có hòn có cục là khí trệ dùng bài Tứ Vật Thang thêm Huyền hồ, Hương phụ, Trần bì, Chỉ xác.
+ Kinh ra mà nóng hâm hấp từng cơn nhất định là ngoại cảm thực nhiệt dùng bài Tứ Vật Thang thêm Hoàng cầm, Sài hồ
KINH NGUYỆT KHÔNG DỨT
(Kinh Đoạn Phục Lai)
Đại Cương
Đàn bà sau tuổi 49 thường kinh nguyệt phải hết, nếu vẫn còn dây dưa hoặc lúc có lúc không, hoặc đă hết rồi lại có, đó là dấu hiệu bệnh lý, gọi là chứng Kinh Nguyệt Không Dứt.
Nếu cơ thể khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý gì xẩy ra, đó là trạng thái bình thường, do khí huyết sung túc mà thôi. Sách ‘Diệp Thị Nữ Khoa’ viết: ‘Tuôỉ 49- 50 mà thiên quý chưa dứt, kinh nguyệt vẫn có, đúng kỳ như xưa không thấy bệnh gì khác thường, đó là do huyết đầy đủ vậy’.
Tương đương chứng Niêm Mạc Tử Cung Quá Sản của YHHĐ.
Còn gọi là Niên Lão Kinh Thủy Phục Hành.
Nguyên Nhân
Do kinh mạch bị suy yếu vì lớn tuổi, mệt nhọc quá sức, tính tình vui giận thất thường, lại cảm phải tà khí bên ngoài xâm nhập vào gây nên.
Phụ nữ tuổi 49 trở lên, Thận khí hư yếu, kinh nguyệt kiệt, mạch Thái xung suy giảm, địa đạo không thông vì vậy kinh nguyệt hết. Nếu cơ thể vốn bị khí và âm hư, tà khí phục sẵn bên trong, làm cho mạch Xung Nhâm không vững thì sẽ gây nên bệnh. Thường thấy dưới dạng Khí hư, Âm hư, Huyết hư, Huyết nhiệt và Huyết ứ.
+ Khí Hư: Cơ thể vốn suy yếu lại lao nhọc quá sức làm tổn thương trung khí, khí bị hư, mạch Xung Nhâm không vững, huyết không được sơ nhiếp gây nên kinh nguyệt hết rồi lại có.
+ Âm Hư: Lập gia đình sớm, sinh đẻ sớm, âm huyết bị suy kiệt, lại kèm sinh hoạt tình dục không điều độ làm ảnh hưởng đến thận tinh, hoặc người lớn tuổi ưu tư lo nghĩ quá làm hao tổn doanh huyết, âm hư thì sinh nội nhiệt, ảnh hưởng đến mạch Nhâm, Xung, huyết sẽ bị đi bậy gây nên kinh nguyệt không dứt.
+ Huyết Nhiệt: Cơ thể vốn có dương thịnh hoặc ăn những thức ăn cay, nóng, táo nhiệt uất lại ở bên trong hoặc cảm nhiệt ta hoặc giận dữ làm cho Can hỏa động, hỏa nhiệt làm tổn thương mạch Xung, Nhâm, huyết sẽ đi bậy gây nên kinh nguyệt lúc hết lúc có.
+ Huyết Ứ: Phụ nữ lớn tuổi, vốn bị hư yếu, khí huyết vận hành không thoải mái lại kèm nội thương do tình chí gây nên, Can khí bị uất kết, khí trệ, huyết ngưng, ngưng lại ở mạch Xung, Nhâm, huyết mới đi không đúng gây nên bệnh.
Điều Trị
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và trạng thái bệnh để trị.
Khí hư hạ hãm: bổ trung ích khí. Khí uất thì giải uất, thanh nhiệt.
Nếu kinh nguyệt lâu ngày không dứt biến thành chứng hư hàn, phải dùng cả phép ôn lẫn phép nhiếp.
Triệu Chứng
+ Chứng Khí Hư: kinh nguyệt lâu ngày không dứt, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, không có sức, kém ăn, mạch Nhược.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, cố nhiếp. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Tế Sinh Phương) (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
. Bổ khí dưỡng huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài An Lão Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Thục địa, Sơn thù nhục, A giao, Kinh giới (sao đen), Hương phụ, Mộc nhĩ (tro), Cam thảo.
(Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật bổ trung ích khí, cố nhiếp, chỉ huyết; Thục địa, A giao, Đương quy dưỡng huyết, chỉ huyết; Sơn thù thu sáp, chỉ huyết; Hf phụ lý khí, là thuốc thường dùng để bổ khí dưỡng huyết, khiến cho bổ mà không trệ; Kinh giới (sao đen), Mộc nhĩ (tro), ức chế mầu đỏ, tăng tác dụng cầm máu) (Phụ Khoa Trung Y Học).
+ Chứng Khí Uất: Kinh nguyệt không dứt, hay thở dài, dễ tức giận, hông sườn đau, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, cố nhiếp. Dùng bài Tiêu Dao Tán.
. Nếu huyết hư, có nhiệt dùng bài Đương Quy Tán ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’: Đương quy (tẩy rượu), Xuyên khung, Bạch thược (sao), Hoàng cầm (sao), Bạch truật (sao) đều 320g, Sơn thù nhục 60g. Tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu.
Hoặc dùng bài Cầm Tâm Hoàn ‘Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương’: Hoàng cầm 80g(ngâm nước cơm 7 ngày, sấy khô, làm như vậy 7 lần rồi tán bột, trộn với dấm làm thành viên 0,1g, mỗi lần uống 70 viên, ngày 3 lần, với rượu nóng.
+ Chứng Hư Hàn: Kinh nguyệt không dứt, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu lỏng, mạch Trầm Trì.
Điều trị: Ôn bào cung, tán hàn, cố nhiếp. Dùng bài Tục Đoạn Hoàn ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’: Tục đoạn, Đương quy, Hoàng kỳ, Ô tặc cốt, Ngũ vị tử, Cam thảo, Long cốt, Xích thạch chi, Thục địa mỗi thứ 40g, Địa du 20g, Ngải diệp, Phụ tử, Can khương, Xuyên khung đều 30g. Tán bột, trộn với mật, làm thành viên to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, với rượu nóng.
+ Chứng Âm Hư: Tự nhiên tắt kinh khoảng 2 năm hoặc hơn rồi lại thấy, kinh ra nhiều, mầu đỏ tươi, ngũ tâm phiền nhiệt, gò má đỏ, đêm ngủ không yên, họng khô, miệng khô, trong âm đạo khô sít hoặc nóng rát, đau, da hoặc bên ngoài bộ phận sinh dục ngứa, táo bón, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị Tư âm, lương huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Thanh Huyết Dưỡng Âm Thang (Phụ Khoa Lâm Sàng Thủ Sách): Sinh địa, Đơn bì, Bạch thược, Huyền sâm, Hoàng bá, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo.
+ Chứng Huyết Nhiệt: Tự nhiên tắt kinh 2 năm hoặc hơn, rồi lại thấy, sắc kinh đỏ sẫm, đới hạ ra nhiều, mầu vàng có mùi hôi, lưỡi đắng, miệng khô, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Ích Âm Tiễn (Y Tông Kim Giám): Sinh địa, Tri mẫu, Hoàng bá, Quy bản (sống), Sa nhân, Chích cam thảo. Thêm Mẫu lệ (sống) Tây căn, Địa du.
(Sinh địa, Tây căn, Địa du thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết; Tri mẫu, Hoàng bá tư âm, thanh nhiệt, tả hỏa; Quy bản, Mẫu lệ cố Xung mạch, chỉ huyết. Thêm ít Sa nhân để dưỡng Vị, tỉnh Tỳ, hành khí, khoan trung).
+ Chứng Huyết Ứ: Tự nhiên tắt kinh 2 năm hoặc hơn, rồi lại thấy,mầu kinh đỏ tối, có cục, ra nhiều ít không chừng, bụng dưới đau, không thích ấn vào, hoặc trong bụng có khối u, lưỡi tím tối, mạch Huyền Sáp hoặc Sáp có lực.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ,cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Đương Quy Hoàn (Thánh Tế Tổng Lục): Đương quy. Thược dược, Ngô thù du, Đại hoàng, Can khương, Phụ tử, Tế tân, Đơn bì, Xuyên khung, Mang trùng, Thủy điệt, Hậu phác, Đào nhân, Quế chi.
(Thược dược (Xích thược), Quế chi, Đương quy, Xuyên khung hoạt huyết, khứ ứ; Mang trùng, Thủy điệt khứ ứ, tiêu tích; Đại hoàng, Đơn bì, Đào nhân lương huyết, khứ ứ; Ngô thù du, Can khương, Phụ tử, Tế tân ôn kinh, tán hàn; Hậu phác hành khí, tán kết).
KINH NGUYỆT ĐẾN KHÔNG ĐÚNG KỲ
(Kinh Nguyệt Bất Điều – Iregular Menstruation
Đại Cương
Kinh nguyệt đến không đúng chu kỳ, có thể là trước hoặc sau không nhất định, gọi là ‘Rối Loạn Kinh Nguyệt Không Định Kỳ’ hoặc ‘Kinh Hành Tiên Hậu Vô Định’, ‘Nguyệt Kinh Tiên Hậu Vô Định Kỳ’ hoặc ‘Nguyệt Kinh Khiên Kỳ’.
Nguyên Nhân
Theo Đông Y có thể do: Tỳ hư, Khí uất, Huyết ứ.
+ Tỳ Hư: Nhiệm vụ chính của Tỳ là thống huyết. Tỳ khí hư yếu thì chức năng chuyển vận sẽ bị rối loạn làm ảnh hưởng đến kỳ kinh. Nếu chức năng vận hóa suy kém thì việc ăn uống cũng sẽ giảm, thường làm cho lượng kinh ra ít, kinh nguyệt đến sau kỳ. Ngược lại, nếu chức năng vận hóa tốt, ăn uống khỏe, lượng huyết sẽ nhiều và kinh nguyệt sẽ đến sớm. Diệp Thiên Sỹ trong sách ‘Nữ Khoa’ đã nhận định: “Kinh nguyệt đến lúc sớm lúc trễ là do Tỳ khí của thổ không sinh nên không muốn ăn uống, vì vậy mà huyết suy kém, kinh đến muộn hoặc tháng sau ăn uống ngon hơn thì kinh nguyệt lại đến sớm.
+ Khí Uất: Khí là tướng của huyết, khí hành thì huyết cũng hành, khí trệ thì huyết ngừng, vì vậy, khí thông hay không đều ảnh hưởng đến kinh nguyệt đến sớm hoặc trễ.
+ Huyết Ứ: Huyết ngưng trệ có thể làm cho kinh nguyệt đến trễ hoặc là huyết ứ không lưu thông được khiến cho huyết mới sinh không về được kinh mạch cũng có thể làm cho kinh đến sớm.
Cơ Chế Gây Bệnh
Cơ chế của chứng kinh nguyệt rối loạn có liên hệ với Can và Thận, trong đó Can khí không đều làm cho khí nghịch lên là chính. Can khí, Can huyết thái quá hoặc bất cập làm cho huyết hải khi đầy khi vơi bất thường khiến cho kinh kỳ bị rối loạn.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
- Chứng Tỳ Hư: Sắc mặt xanh vàng, da thịt phù, tinh thần uể oải, tay chân lạnh, hồi hộp, chóng mặt, hơi thở ngắn, thiếu sức, miệng nhạt, ăn ít, tiêu lỏng, rêu lưỡi mỏng, nhạt hoặc trắng nhớt, mạch Hư, Trì.
Điều trị: Bổ Tỳ ích khí, dưỡng huyết, điều kinh. Dùng bài Quy Tỳ Thang (Tế Sinh Phương).
. Hoặc bài Ôn Vị Ẩm (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
Ăn ít, bụng đầy thêm Mạch nha, Sa nhân, Trần bì. Kinh nguyệt ra nhiều, bỏ Sinh khương, Đương quy, thêm Ô tặc cốt, Tông lư (tro).
- Chứng Can Khí Uất: Kinh nguyệt lúc sớm lúc trễ, trồi sụt không đều, kinh nguyệt không thông, trước hoặc đầu lúc hành kinh thì bụng dưới đau, ngực sườn đầy tức, tinh thần bực dọc, hay cáu gắt, sắc mặt không tươi sáng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền, Tế.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, lý khí, điều kinh Dùng bài Tiêu Dao Tán (Hòa Tễ Cục Phương): Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Phcuj linh, Cam thảo, Bạc hà, Bào khương
Hoặc Tử Kim Hoàn (Diệp Thiên Sỹ Nữ Khoa) hoặc Sâm Linh Bạch Truật Tán (Hòa Tễ Cục Phương).
Khi hành kinh mà bụng đau thêm Hương phụ, Diên hồ sách; Trong kinh có cục thêm Trạch lan, Ích mẫu. Nếu có sốt thêm Đơn bì, Chi tử; Thức ăn không xuống thêm Chỉ xác, Hậu phác, Trần bì; Kèm Thận hư thêm Thỏ ty tử, Thục địa, Tục đoạn.
- Chứng Huyết Ứ: Trước khi hành kinh và lúc bắt đầu có kinh bụng dưới căng, đau, có khối u, đè vào thấy đau hơn, kinh đến lúc sớm lúc trễ.
Điều Trị: Dùng bài Đào Nhân thang (Thiên Kim Phương).
- Chứng Thận Hư: Kinh đến sớm hoặc trễ, lượng ít, màu nhạt, trong, dẻo, sắc mặt sạm đen, váng đầu, ù tai, lưng đau, bụng dưới xệ xuống, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm, Nhược.
Điều Trị: Bổ Thận, ích khí, dưỡng huyết, điều kinh. Dùng bài Cố Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư) thêm Nhục quế, Phụ tử, Bổ cốt chỉ (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
[Nhân sâm ôn nguyên khí; Thục địa, Sơn thù tư Thận, ích âm; Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ bổ Thận dương, ích tinh khí; Ngũ vị tử tư Thận, liễm âm, chỉ tả; Sơn dược cố Thận, bồi Tỳ, chỉ tả; Nhục quế, Phụ tử bổ Mệnh môn hỏa; Viễn chí giao thông Tâm Thận làm cho thủy hỏa tương tế, thủy đầy đủ, hỏa mạnh lên, âm bình, dương bí thì kinh nguyệt tự điều hòa).
Nếu Can uất Thận hư, biểu hiện kinh nguyệt không đều, lượng kinh ra nhiều hoặc ít, khi hành kinh thì đau lưng, mỏi gối. Trước khi hành kinh thì vú sưng đau, tâm phiền, dễ tức giận, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Tế.
Điều trị: Bổ Thận thư Can. Dùng bài Định Kinh Thang (Phó Thanh Chủ Nứ Khoa): Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Sài hồ, Sơn dược, Phục linh, Thỏ ty tử, Kinh giới (sao).
(Sài hồ, Kinh giới sơ Can giải uất; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, nhu Can; Thục địa, Thỏ ty tử bổ Thận, ích tinh huyết; Sơn dược, Phục linh kiện Tỳ sinh huyết).
Y Án Kinh Nguyệt Không Đều
(Trích trong ‘Nữ Khoa Y Án Tuyển Túy’)
“Phùng, nữ, 21 tuổi. Mạch hai bộ quan Tế mà Sác. Can âm và Tỳ âm đều có thấp nhiệt nung nấu, vì vậy mà huyết bị khô, huyết hư. Kinh nguyệt đến lúc sớm lúc trễ. Khí hư ra nhiều, mặt vàng, môi khô. Nếu không điều trị sớm sẽ thành chứng cốt chưng. Trước hết, nên dùng bài ‘Tiêu Dao Tán
gia vị’ gồm: Sinh địa, Đương quy (thân), Bạch thược, Sơn chi (sao đen), Đơn bì (sao), Mẫu lệ (sống), Bạch truật, Chích thảo, Ngân sài hồ, Thạch hộc (tươi). Sắc uống.
Khám lần 2: Kinh nguyệt đến sớm hơn nhưng xuống không được thông lợi, mạch ở hai bộ quan Hư, Hoạt, do Can và Tỳ bị hư yếu, vì vậy, thử dùng phép điều kinh để làm cho sơ khí, hòa huyết, có vẻ thích hợp nhất. Cho dùng: Đương quy thân, Xuyên khung, Trạch lan diệp, Diên hồ sách, Sơn tra nhục (than), Sơn chi (sao), Đơn bì (sao), Thông thảo, Uất kim, Ngải diệp.
Khám lần thứ ba: mạch hai bộ quan Tế, Sắc, kinh xuống không thông, môi khô, da phồng lên là phần vinh không được đầy đủ, Tỳ có hư nhiệt. Dùng phép dưỡng vinh, thanh Tỳ. Dùng Đan sâm (sao), Toàn Đương quy, Trạch lan diệp, Thạch hộc, Phục linh, Sơn dược (sao), Thông thảo, Bá tử nhân, Chích thảo, Hợp hoan bì.
Khám lần 4: Mạch chạy thông hơn trước, kinh đã thông, môi miệng tươi nhu7ânj hơn. Dùng phép dưỡng vinh, tư âm: Sinh địa (sao rượu), Đương quy (thân), Bạch thược (sao), Sơn dược, Phục linh, Thạch hộc, Bá tử nhân, Chích thảo, Hợp hoan bì.
Khám lần 5: Mạch chạy tương đối điều hòa, huyết trắng cũng giảm dần, sắc mặt và môi đều tươi nhuận hơn. Dùng bài trên, thêm Ngọc trúc, Bạch vi, Tỳ giải.
Khám lần 6: Phần âm tuy có hòa nhưng huyết táo, ít tươi nhuận, nên dùng phép tư bổ. Sinh địa, Quy thân, A giao, Bạch thược, Quy bản (chích), Thạch hộc, Sơn dược, Ngọc trúc, Bá tử nhân, Tỳ giải, Bạch vi, Phục thần. Dùng Hợp hoan bì sắc lấy nước uống thay nước trà.
Khám lần 7: Phần âm hòa hoãn dần, huyết trắng chưa sạch dứt. Cho uống thuốc tư bổ dưới dạng thuốc hoàn, Sinh địa, Thục địa, Quy thân, bạch thược, A giao, Quy bản (chích), Mẫu lệ, Thạch hộc, Bạch vi, Tỳ giải, Phục thần, Mạch môn, Hợp hoan bì, sắc uống.
Thuốc hoàn: Sinh địa, Sa nhân, Thục đia (sao), Thạch hộc đều 120g, Thiên môn, Bạch thược, Bạch vi, Tỳ giải, Cáp phấn (sao với A giao), Hương phụ tứ chế, đều 60g; Đương quy, Phục thần, Sơn dược, Sa uyển tử, Mẫu lệ nung, đều 90g, Đảng sâm 120g, Chích thảo 15g, tán bột. Trước hết lấy Kim châm thái 480g, Hợp hoan bì 240g, sắc lấy nước cốt, trộn mật ong làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, uống mỗi làn 12g lúc đói với nước muối pha nhạt
KINH NGUYỆT RA QUÁ NHIỀU
Đại cương
Là trạng thái khi hành kinh lượng huyết ra nhiều hơn lúc bình thường nhưng chu kỳ kinh vẫn không thay đổi. Hoặc số ngày hành kinh kéo dài hơn nên lượng kinh cũng tăng lên.
Đông y gọi là ‘Kinh Nguyệt Quá Đa’, ‘KinhThủy Quá Đa’, ‘Nguyệt Thủy Quá Đa’.
Nếu hành kinh trên 7 ngày gọi là ‘Rong Kinh’. Nếu lượng huyết ra nhiều gọi là ‘Cường Kinh’.
Nguyên Nhân
Đa số do mạch Nhâm và mạch Xungbij suy yếu, huyết hải không giữ huyết lại được gây nên bệnh. Có thể gặp một số nguyên nhân chính sau:
+ Huyết Nhiệt: huyết gặp nhiệt thì chảy ra. Sách ‘Y Học Chính Ấn’ viết: “Dương thắng âm thì kinh nguyệt nhiều”.
+ Huyết Ứ: Người thường hay uất ứ, giận dữ, khí bị uất kết làm cho huyết bị ứ trệ hoặc hoặc lúc có kinh hoặc sau khi sinh huyết còn dư không ra hết, hoặc do ngoại tà hoặc do phòng sự không điều độ, ứ huyết tụ lại bên trong, ứ trở ở mạch Xung Nhâm, huyết không quy kinh được gây ra kinh nguyệt ra nhiều.
+ Khí Hư: Khi khí bị hư, không nhiếp được huyết khiến cho huyết ra nhiều. Sách ‘Khôn Nguyên Thị Bảo’ viết: “Mạch Xung Nhâm hư yếu thì khí không nhiếp được huyết”.
+ Đàm Trở: đờm ngăn trở ở huyết hải khiến cho huyết bị đẩy xuống. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Đàm nhiều, chiếm mất vị trí của huyết hải cho nên huyết xuống nhiều”.
Cũng có khi hư hàn làm cho mạch Xung Nhâm bị hư tổn khiến cho mạch Xung, Nhâm không quản lý được huyết làm cho huyết ra nhiều. Tuy nhiên trên lâm sàng ít khi gặp trường hợp này.
Điều Trị
Nên chú ý đến phương pháp ích khí, thanh nhiệt, cố Xung (giữ vững mạch Xung), nhiếp huyết. Tránh dùng những vị thuốc có tác dụng hành khí, hoạt huyết.
. Huyết nhiệt, nên lương huyết, bổ huyết.
. Huyết ứ nên hành huyết, khứ ứ.
. Khí hư nên bổ khí, nhiếp huyết.
. Đàm nhiều nên khử đàm, hóa thấp.
Trên lâm sàng thường gặp những loại sau:
+ Khí Hư: Kinh ra nhiều, mầu đỏ nhạt hoặc lợn cợn, tinh thần uể oải, hơi thở ngắn, nói xàm, bụng dưới xệ xuống, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Hoãn Nhược.
Điều trị: Bổ khí, thăng đề, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài An Xung Thang (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục): Bạch truật, Hoàng kỳ, Long cốt (sống), Mẫu lệ (sống), Sinh địa, Bạch thược, Hải phiêu tiêu, Tây thảo căn, Tục đoạn. Thêm Thăng ma.
(Bạch truật, Thăng ma bổ khí, thăng đề, cố Xung, nhiếp huyết; Long cốt, Mẫu lệ, Hải phiêu tiêu, Tục đoạn cố xung, thu liễm, chỉ huyết; Sinh địa, Bạch thược lương huyết, liễm âm; Tây thảo căn chỉ huyết mà không gây ứ trệ).
+ Huyết Nhiệt: Kinh nguyệt ra nhiều, mầu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, dính, khát muốn uống nước lạnh, tâm phiền, hay mơ, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, cố Xung, chỉ huyết. Dùng bài Bảo Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa, Thục địa, Hoàng cầm, Hoàng bá, Bạch thược, Sơn dược, Tục đoạn, Cam thảo. Thêm Địa du (sao), Hòe hoa.
(Hoàng cầm, Hoàng bá, Sinh địa thanh nhiệt, lương huyết; Bạch thược dưỡng huyết, liễm âm; Sơn dược, Tục đoạn bổ Thận, cố Xung, Địa du, Hòe hoa lương huyết, chỉ huyết; Cam thảo điều hòa các vị thuốc).
+ Huyết Ứ: Kinh ra nhiều, mầu đỏ tối, có cục, hành kinh thì bụng đau hoặc khi hành kinh bụng dưới trướng đau, lưỡi tím tối hoặc có vết ứ huyết, mạch Sáp có lực.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, cố Xung, chỉ huyết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân. Thêm Tam thất, Tây thảo.
(Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyêt, hóa ứ; Đương quy, Xuyên khung hoạt huyết, dưỡng huyết, điều kinh; Thục địa, Bạch thược bổ huyết, dưỡng âm để làm yên huyết thất. Ứ được trừ thì mạch Xung và Nhâm thông, huyết sẽ trở lại bình thường. Thêm Tam thất, Tây thảo để tăng cường khứ ứ, chỉ huyết).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Cung Huyết Linh (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Ích mẫu thảo, Hạn liên thảo, Địa du (sống), Ngẫu tiết đều 30g Quán chúng (tro), Sơn tra (sống) đều 15g, Tây thảo 12g, Hồng hoa 10g, Tam thất phấn 3g (trộn với nước thuốc uống). Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lương huyết, khứ ứ, chỉ huyết. Trị kinh nguyệt ra quá nhiều, kinh nguyệt kéo dài.
Đã trị 151 ca, uống 1~3 thang, nhiều nhất là 6 thang. Khỏi 46, có kết quả 91, không kết quả 14. Đạt tỉ lệ 90,7%.
+ Cung Huyết Linh 2 (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ 30g, Đài sâm, Sơn dược đều 20g, Thăng ma, Sài hồ, Sơn thù nhục, Đương quy, Xích thược đều 10g, Long cốt 20g.
TD: Ích khí, thăng dương, hóa ứ, chỉ huyết. Trị kinh nguyệt ra nhiều.
+ Ninh Cung Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Vũ dư lương 18g, Thục địa, Bạch thược (sao) đều 12g, Thăng ma (sao) 6g, Sơn thù nhục, Đỗ trọng đều 12g, Quán chúng (tro) 6g. Sắc uống.
TD: Ninh cung, chỉ băng, cố ích Xung, Nhâm (mạch). Trị kinh nguyệt ra nhiều.
KINH NGUYỆT ĐẾN SAU KỲ
Cũng gọi là ‘Kinh Trì’, Nguyệt Kinh Hậu Kỳ.
Nguyên Nhân
Chủ yếu do tinh huyết bất túc hoặc tà khí uất trở, huyết hải không được sung mãn khiến cho kinh nguyệt đến chậm sau kỳ.
Huyết Nhiệt: Kinh trễ, lượng ít, mầu đen xẫm, có cục nhỏ, bụng dưới đau, khát, bứt rứt, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Điều Trị: Thanh nhiệt, Điều kinh.
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Liên Phụ Tứ Vật Thang (Đan Khê Tâm Pháp).
Huyết Hư:Kinh trễ, lượng ít, sắc nhạt, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt xanh nhạt, hơi vàng, ít ngủ, lưỡi nhạt, mạch Hư Tế.
Điều Trị:
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Tư âm, dưỡng huyết, điều kinh, dùng bài Nhất Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
+ Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Bổ huyết, dưỡng vinh, ích khí, điều kinh, dùng bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Hòa Tễ Cục Phương).
Huyết Ứ: Kinh trễ, bụng dưới đầy đau, ấn vào đau hơn, mầu máu tím đen, có hòn cục, kinh ra thì bớt đau, lưỡi tím xậm, mạch Tế, Sắc.
Điều Trị: Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh. Dùng bài Ích Mẫu Cao (Nghiệm Phương).
Đờm Trở:Kinh trễ, sắc nhạt đặc, nhiều đái hạ, béo bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt.
Điều Trị:
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Hóa đờm, trừ thấp, điều kinh, dùng bài Thương Sa Đạo Đờm Hoàn (Nghiệm Phương).
+ Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Táo thấp, hóa đờm, hoạt huyết, điều kinh (Đan Khê Tâm Pháp).
Hư Hàn: Sắc mặt xanh, sợ lạnh, thích nóng, uể oải, hồi hộp, ít ngủ, lượng kinh nhạt, ít, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch Trầm Trì.
Điều Trị:
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Ôn kinh, tán hàn, điều kinh dùng bài Tiểu Ôn Kinh Thang (Giản Dị Phương).
+ Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Ôn kinh, phù dương, dưỡng huyết, điều kinh.
Dùng bài Thập Doanh Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Thực hàn:thêm Thiên xu, Quy lai hai huyệt của túc kinh Dương minh có tác dụng ôn thông bào mạch, hoạt huyết, thông lạc. Hư hàn thêm cứu Mệnh môn, Quan nguyên để ôn Thận, tráng dương, tán hàn (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Khí Uất: Trước khi hành kinh thì bụng dưới đầy, đau, đau lan đến cạnh sườn, hay bực tức, lưỡi trắng, mạch Huyền.
Điều Trị:
+ Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học: Lý khí, giải uất, điều kinh. Dùng bài Tứ Chế Hương Phụ Hoàn (Nghiệm Phương) hoặc Thất Chế Hương Phụ Hoàn (Y Học Nhập Môn).
+ Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải: Lý khí, hành trệ, hoạt huyết, điều kinh. Dùng bài Ô Dược Thang [Lan Thất Bí Tàng].
Thận Hư:Kinh đến sau kỳ, lượng kinh ra ít, mầu đen nhạt, thậm chí xanh xám, lưng đau, chân yếu, đầu váng, tai ù, đái hạ mầu xanh xám, sắc mặt đen sạm hoặc vùng mặt có vết ban đen, lưỡi đen nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ Thận ích khí, dưỡng huyết, điều kinh.
Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn [Cảnh Nhạc Toàn Thư].
(Nhân sâm, Sơn dược, Đỗ trọng bổ Thận khi và làm vững mệnh môn; Sơn thù du, Câu kỷ tử bổ thận, chấn tinh, sinh huyết; Đương quy, Thục địa dưỡng huyết, ích âm; Cam thảo điều hòa các vị thuốc (Trung Y Phụ Khoa Học Thượng Hải
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:173.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh