3- Đảng Sâm 12g, Bạch Truật 8g, Hoàng Kỳ 12g, Đương Quy 12g, Trần Bì 6g, Thăng Ma 3,2g, Sài Hồ 6g, Cam Thảo 4g, Bán Hạ 6g, Phục Linh 12g, Sinh khương 3 lát, Táo 2 qủa. Sắc uống.
- Sách:’380 Bài Thuốc Hiệu Nghiệm Đông Y’ của Trung Y Thượng Hải dùng bài Chỉ Truật Thang: Chỉ Thực 7 qủa, Bạch Truật 12g. Sắc uống.
(Bài này nguyên của sách Kim Quỹ, dùng để chữa ‘Thủy Ẩm’, lâm sàng ngày nay cho thấy cái mà gọi là ‘Thủy Ẩm’mà bài thuốc này điều trị là biểu hiện lâm sàng của chứng dạ dày sa. Bạch Truật kiện Tỳ, Chỉ thực tiêu bỉ. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cho thấy Chỉ Thực có tác dụng làm tăng sức co bóp của Vị Trường. Vì vậy bài thuốc này rất thích hợp với bịnh dạ dày sa).
- Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng:
1- Bổ Trung Ích Khí Thang Gia Giảm: Đảng Sâm 20g, Hoàng Kỳ 40g, Thăng Ma 8g, Cam Thảo 4g, Sài Hồ 8g, Trần Bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
2- Ôn Thận Thăng Dương Thang: Hắc Phụ Phiến 4-10g, Đương Quy 10g, Nhục Thung Dung 12g, Bạch Thược 12-20g, Thục Địa 20g, Trầm Hương 4g, Cát Cánh 4g, Đỗ Trọng 4g, Nhục Quế 6g, Lạt Vị Bì 12g. Sắc uống.
3- Tứ Kỳ Thang: Hoàng Kỳ 20g, Bạch Truật 16g, Chỉ Xác 16g, Phòng Phong 12g. Sắc uống.
4- Bổ Nguyên Phục Vị Thang: Đảng Sâm 12g, Bạch Truật 10g, Vân Linh 10g, Khấu Nhân 6g, Sa Nhân 6g, Chỉ Xác 6g, Hậu Phác 6g, Mạch Nha 6g, Cốc Nha 6g, Thần Khúc 6g, Sơn Tra 6g, Mộc Hương 4g, Hoài Sơn 16g, Cam Thảo 6g, Kê Nội Kim 12g, Đại Táo 6 qủa, Trần Bì 6g. Sắc uống.
5- Ích Khí Thăng Hãm Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ (chích) 120g, Phòng phong 3g, Bạch truật (sao) 9g, Chỉ xác (sao) 15g, Cát căn (nướng) 12g, Sơn thù du 15g. Sắc uống.
TD: Ích khí, kiện Tỳ, thăng dương cử hãm. Trị dạ dày sa (do Tỳ hư khí hãm).
Đã trị 30 ca. Tổng kết đạt 100%.
6- Thăng Vị Thang (Tân Trung Y 1986, 9): Sài hồ, Trần bì đều 10g, Hoàng kỳ 24g, Đảng sâm 15g, Bạch truật, Bạch thược, Phục linh, Chỉ thực, Cát căn đều 12g, Sơn dược 30g, Chích thảo 6g. Sắc uống.
TD: Ích huyết, sơ Can, ích khí, kiện Tỳ, thăng Vị, cử hãm. Trị dạ dày sa.
Trị 40 ca, khỏi 11, có chuyển biến 27, không kết quả 2. Tổng kết đạt 95%.
Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Chân Vũ Thang: dùng trong trường hợp yếu bẩm sinh; Tỳ Vị suy yếu.
+ Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang dùng trong trường hợp tạng hàn, chân tay lạnh, tiêu hoá kém, uể oải, buồn ngủ sau bữa ăn. Thuốc có tác dụng tăng trương lực Tỳ Vị.
+ Đại Kiến Trung Thang dùng trong trường hợp sợ lạnh và yếu, không có sức, mạch Nhược, bụng mềm và đau mót. Dùng Đại Kiến Trung trong bụng đầy nơi người suy nhược còn Đại Sài Hồ Thang dùng trong bụng đầy hơi ở cơ thể khoẻ. Cả hai bài thuốc đều có Nhân sâm và Can khương làm tăng chức năng chuyển hoá, trong khi Xuyên tiêu thì kích thích hoạt động cơ của dạ dày.
+ Bổ Trung Ích Khí Thang dùng trong trường hợp người bệnh yếu, không có sức, bụng không có sức đàn hồi.
Y ÁN DẠ DÀY SA
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương).
“Lại X..., nữ 42 tuổi, giáo viên, dạ dày bị sa đã nhiều năm. Bụng đầy trướng, xệ xuống, thường hay ợ hơi, ăn kém, đại tiện không thông, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch Trầm, Huyền, Hoãn.
Chẩn đoán:Tỳ Vị khí hư,Trung khí hạ hãm.
Điều trị: Thăng đề, cố thoát.
Dùng bài Tứ Kỳ Thang (Hoàng Kỳ 20g, Bạch Truật 16g, Chỉ Xác 16g, Phòng Phong 10g) thêm Mộc hương 6g, Sa Nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3 thang thì bụng đỡ trướng, thêm 3 thang nữa thì hết trướng. Sau đó chuyển dùng Bổ Trung Ích Khí Hoàn để điều lý. Hai năm sau hỏi lại chưa thấy tái phát, người béo mập ra.”
Y Án DẠ DÀY SA II
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
“ Dương X, nam... chụp X.Quang thấy dạ dày sa xuống 14cm, vì không muốn mổ nên xin điều trị bằng Đông Y.
Chẩn đoán: Trung khí hạ hãm.
Điều trị: Bổ trung ích khí, kiện Tỳ hòa Vị.
Cho dùng bài ‘Bổ Nguyên Phục Vị Thang’ (Đảng sâm, Kê nội kim đều 12g, Bạch truật, Vân linh đều 10g, Sơn dược 15g, Sa nhân, Khấu nhân, Trần bì, Chỉ xác, Hậu phác, Mạch nha, Cốc nha, Thần khúc, Sơn tra, Cam thảo đeù 6g, Mộc hương 3g, Đại táo 6 trái), uống thuốc nửa năm thì mọi triệu chứng đều hết. Chụp X. Quang kiểm tra lại, thấy dạ dày đã bình thường, làm việc lại được.
Y Án DẠ DÀY SA III
(Đại Điền Văn ( Nhật Bản) - theo Y Án Châm Cứu Thực Nghiệm)
“ Bà X...,49 tuổi,dạ dày bị sa xuống dướo rốn 2 ngang ngón tay, lấy tay đè vào thấy cộm,ấn nhẹ cũng đau, đè nặng lại càng đau nhiều hơn, ấn vào huyệt Thủy Phân và huyệt Đại Cự (phía bên phải) thấy đau, ngoài lưng và vai cũng đau.
Dùng các huyệt: Trung Quản, Thủy Phân, Đại Cự (bên phải), Thận Du, Kinh Môn, Thứ Liêu, Tỳ Du, Tâm Du, Cách Du, Phế Du, Thân Trụ, Khúc Trì, Dương Trì (bên trái), Dương Lăng Tuyền, Thái Khê, tất cả đều cứu, mỗi huyệt 5 tráng.
Vì kèm thêm dạ dày nhiều nước chua vì vậy cứu thêm Túc Tam Lý.
Cứu trị 2 ngày thì ăn được, người khỏe, không đau nhức như trước.
Lần thứ 2 cứu Đại Cự, Cách Du, Tâm Du, Phế Du, Khí Hải, Hoạt Nhục Môn, Can Du, Đốc Du, Túc Tam Lý.
Về sau cứ cách 2 tuần cứu trị 1 lần, trị trong 3 tháng, bịnh khỏi hẳn.
DẠ DÀY SA IV
‘Trích trong Y Án Thực Nghiệm của Đại Điền Văn (Nhật Bản).’
“ Anh X, giáo viên, 36 tuổi, dạ dày bị sa xuống dưới rốn 3 ngang ngón tay. Đè mạnh các huyệt Thủy Phân, Trung Quản, Hoạt Nhục Môn, Kinh Môn đều thấy đau,ở sau lưng chỗ các huyệt Tỳ Du, Tam Tiêu Du, ấn vào cũng thấy đau.
Cứu các huyệt Trung Quản, Thủy Phân, Hoạt Nhục Môn, Kinh Môn, TyØ Du, Tam Tiêu Du và thêm Dương Trì (bên trái), Khúc Trì, Túc Tam Lý, Dương Lăng Tuyền, Thái Khê đều 5 tráng.
Liên tiếp cứu trị như vậy trong 6 tháng, bịnh hoàn toàn khỏi. 1 năm sau, người khỏe mạnh mập mạp “
DẠ DÀY VIÊM MẠN TÍNH
Đại Cương
Dạ dày viêm mạn tính là một loại bệnh tiêu hóa thường gặp mà nguyên nhân chưa rõ ràng, bệnh lý lại khá phức tạp. Triệu chứng lâm sàng đa dạng nhưng chủ yếu là khó chịu hoặc đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, đau nhói hoặc cảm giác rát bỏng, kèm theo các triệu chứng ăn không ngon, ợ hơi, buồn nôn, nôn, mệt mỏi...
Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng Vị Quản Thống.
Nguyên Nhân
Cho đến nay, nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng.
Theo Y học cổ truyền nguyên nhân bệnh có liên quan đến các mặt sau:
1- Chế độ ăn uống không điều độ, no đói thất thường, hoặc ăn nhiều chất cay nóng, béo ngọt, rượu, thuốc lá nhiều đều làm tổn thương tỳ vị.
2. Tình chí rối loạn như tinh thần căng thẳng, lo nghĩ nhiều tổn thương tạng Tỳ, hay tức giận, tính tình nóng nẩy làm Can hỏa bốc cũng gây hại Tỳ Vị.
Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau:
1- Dạ dầy viêm thể nông: Niêm mạc dạ dầy bị xuất tiết, loét, xuất huyết, các tuyến khác bình thường.
2- Dạ dầy viêm thể teo: Nếp nhăn niêm mạc teo, các tuyến đa số bị teo.
3- Dạ dầy viêm thể phì đại: Nếp nhăn niêm mạc thô dầy lên, các tuyến đều tăng sinh.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
a. Triệu chứng lâm sàng:: thường sau khi ăn, vùng thượng vị cảm thấy đau, tức hoặc nóng rát, ăn kém, bụng đầy, chướùng hơi, hễ ợ hơi được thì dễ chịu hoặc buồn nôn, nôn, ợ chua...
Dạ dầy viêm thể teo thường ăn uống rất kém, bụng đầy, đau âm ỉ và cơ thể suy nhược. Dạ dày viêm thể phì đại thường có triệu chứng đau kéo dài, thức ăn và loại thuốc có tính kiềm có thể làm giảm đau (g10áng như trường hợp dạ dầy loét) nhưng đau không có chu kỳ, thường kèm rối loạn tiêu hóa, có thể gây xuất huyết.
Nên phối hợp với nhưng phương pháp hiện đại như chụp X.quang, Nội soi… để xác định cho rõ hơn.
Biến Chứng
- Biến chứng nặng nhất là xuất huyết nhiều, thường hay xảy ra với thể dạ dày viêm phì đại.
- Polip dạ dày hoặc ung thư hóa thường gặp ở thể teo.
- Trường hợp bệnh ngày càng nặng hơn, sụt cân nhiều, nên nghĩ đến ung thư, cần nhờ chuyên khoa theo dõi cho rõ hơn.
Điều Trị
Trên lâm sàng thường biện chứng luận trị theo các thể bệnh sau:
1- Can Vị Có Khí Trệ: đau tức vùng thượng vị, ăn vào đau tăng, vị trí không cố định lan ra mạng sườn, ợ hơi nhiều, trung tiện được dễ chịu hoặc nôn, buồn nôn, ợ chua, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Huyền.
Điều trị: Sơ Can hòa Vị, lý khí, chỉ thống.
Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Kim Linh Tử Tán gia giảm: Sài hồ 12g, Hương phụ 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, Diên hồ 12g, Xuyên luyện tử 10g, Tô ngạnh, Chỉ xác đều 12g.
Ợ chua nhiều thêm Ô tặc cốt, Ngọa lăng tử; Nôn, buồn nôn thêm Trúc nhự, Bán hạ, Gừng tươi.
2. Âm Hư Vị Nhiệt: Bụng đau nhiều, cảm giác rát bỏng, đau bất kỳ nhưng lúc đói và đêm nhiều hơn, miệng khô đắng, má đỏ, ăn kém, bứt rứt, lòng bàn chân tay nóng hoặc nhiều lần nôn ra máu, phân mầu đen, rêu lưỡi vàng, lưỡùi thon đỏ hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sác.
Điều trị: Sơ can tả hỏa, dưỡng âm thanh Vị.
Dùng bài Thông Ứ Tiễn hợp với Dưỡng Vị Thang gia giảm: Thanh bì, Bạch thược, Trần bì, Đơn bì, Sa sâm, Ngọc trúc,.Mạch môn, Thạch hộc đều 12g, Chi tử 10g, Diên hồ sách 12g, Xuyên luyện tử 10g.
Nôn ra máu nhiều lần, lưỡi có điểm ứ huyết thêm Bồ hoàng (than), Sâm tam thất đều 12g, trộn thuốc sắc uống.
3. Tỳ Vị Hư Hàn: Vùng thượng vị đau âm ỉ, xoa ấn giảm đau, ăn kém, bụng đầy, mệt mỏi, người gầy, sắc mặt kém tươi nhuận, chân tay mát lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Tế không lực.
Điều trị: Ôn trung, kiện Tỳ, ích khí, hòa Vị.
Dùng bài: Hương Sa Lục Quân Tử Thang gia giảm: Đang sâm, Bạch truật, Bạch linh, Hương phụ (chế) đều 12g, Trần bì, Bán hạ (chế) đều 8g, Mộc hương, Sa nhân, Cam thảo đều 4g, Gừng khô 4g.
Ăn kém thêm Kê nội kim, Mạch nha, Cốc nha để hòa Vị, tiêu thực, sắc mặt trắng nhạt, môi lưỡi tái nhợt, thêm Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Kỷ tử, Bạch thược, A giao dưỡng huyết.
+ Tiêu Dao Tán (Cục phương): Sài hồ, Bạch truật, Bạch thược, Đương qui, Phục linh, Cam thảo, Bạc hà, Sinh khương.
+ Kim Linh Tử Tán (Thánh Huệ Phương): Kim linh tử, Diên hồ sách.
+ Thông Ứ Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư) Quy vĩ, Sơn tra, Hương phụ, Hồng hoa, Ô dược, Thanh bì, Mộc hương, Trạch tả.
+ Dưỡng Vị Thang (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Biển đậu (sống), Tang diệp, Cam thảo.
+ Ôn Vị Chỉ Thống Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Quế chi, Sa nhân, Bào khương đều 5g, Bạch thược, Đương quy, Nguyên hồ, Vân phục linh đều 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo 3 trái. Sắc uống ngày 1 thang.
Tham Khảo: Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm: GHẺ NGỨA
Giới sang
Ghẻ là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến, nhất là nhũng nơi sống tập thể, ăn ở chật chội, vệ sinh kém. Bệnh do ký sinh trùng ghẻ (Sarcopte Scabiei Hominis) lây lan mạnh do trực tiếp tiếp xúc. Đặc điểm của bệnh là gây ngứa dữ dội, ban đêm ngứa càng tăng. Bệnh phát quanh năm, người lớn trẻ nhỏ đêu có thể mắc bệnh nhất là những người cùng chung một tập thể, sống chung trong một gia đình. Trẻ em mắc bệnh do mất ăn mất ngủ mà dễ bị suy dinh dường, bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp, cần hết sức phòng và trị bệnh sớm.
Nguyên Nhân
Chủ yếu do con ghẻ cái (vì con đực thường chết sau khi giao hợp). Ghẻ cái hình tròn dẹt, đường kính khoảng 0,24 - 0,25cm, mắt nhìn thường như một điểm trắng di động. Ghẻ sinh sôi nẩy nở rất nhanh, sau ba tháng đà có một dòng họ 10 triệu con.
Lúc bệnh nhân bắt đầu đắp chăn đi ngủ, con ghẻ cái bò ra khỏi hang đi tìm đực, chính là lúc gây ngứa nhiều nhất và cũng là lúc lây bệnh, bệnh nhân gãi làm vương vãi con ghẻ ra quần áo, giường chiếu. Trong quần áo ấm con ghẻ có thể sống từ 3-7 ngày, bệnh ghẻ lây chủ yếu là vào ban đêm nằm chung giường chung chăn, rất ít lây do tiếp xúc ban ngày.
Theo Đông y thì lúc con ghẻ xâm nhập da tiết ra độc tố sinh phản ứng phong thấp nhiệt tại chỗ là các đường hang (con ghẻ đào ở lớp sừng) và mụn nước (nơi con ghẻ ở), sần chẩn, nặng thì có loét và mụn mủ.
Triệu Chứng
Thời gian ủ bệnh từ 10 - 5 ngày.
- Triệu chứng bắt đầu chủ yếu là ngứa, thường khu trú ở các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, ngấn cổ tay, bờ trước nách, quanh rốn, đầu vú phụ nữ, qui đầu và thân qui đầu (trẻ em), âm hộ, bẹn (trẻ nữ); về sau có thể lan ra toàn thân. Tổn thương ở da chính là các luồng ghẻ và mụn nước. Luồng ghẻ là một đường gồ cao hơn mặt da, hơi vòng vèo dài 2~ 3mm, màu trắng đục không ăn khớp với lằn da, ở đầu có mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim. Tổn thương ghẻ hiếm có ở mặt. Ngoài ra, có những tổn thương thứ phát do gãi như rải rác trên da có những vết xược, sần trợt, sần vảy, mụn mủ, mụn nước...
Chẩn Đoán
Chẩn đoán ghẻ chủ yếu dựa vào: triệu chứng ngứa, lịch sử tiếp xúc (tập thể có người mắc bệnh, ngủ chung, chơi chung...) con ghẻ tìm thấy ở luồng ghẻ. Cần phân biệt chẩn đoán với :
1. Viêm ngứa da: do chạm lá ngứa, nước ô nhiễm, có từng đám mụn nước, sần trên nền đỏ lan tỏa, không có tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt.
2. Ngứa do côn trùng đốt: nơi bị đốt có phản ứng quầng đỏ, không có tổn thương đặc hiệu.
3. Tổ đĩa lòng bàn tay: chỉ có mụn nước từng cụm mà không có tổn thương đặc hiệu của ghẻ.
Điều Trị
Điều trị bằng Đông y:
Sơ phong, thanh nhiệt, hóa thấp. Dùng bài Tiêu Phong Tán Gia Giảm: Kinh giới Phòng phong, Thương truật, Khổ sâm, Đương quy, Sinh địa, Ngưu bàng tử, Tri mẫu, Mộc thông, Thạch cao, Thuyền thoái, Cam thảo.
- Thuốc dùng ngoài: chọn một trong các bài thuốc sau:
(1) Lưu hoàng 50g, Hùng hoàng 20g, Khô phàn 10g, tán bột mịn, trộn với mỡ heo sống bôi.
(2) Dùng các loại lá sau nấu nước tắm: lá Khổ sâm, lá Xoan, lá Khế, lá Trầu không, lá Diếp cá hoặc lá Chuối tươi...
(3) Hạt máu chó giã, vắt lấy nước, nấu cô đặc, bôi.
(4) Khô phàn 20g, Cam thảm 40g, tán bột mịn trộn đều bôi.
(5) Thuốc lào 100g, rượu trắng 100ml, trộn lẫn cho vào bát đun kỹ lấy nước đặc bôi.
Chú ý khẩy nốt ghẻ lên cho chảy nước, tắm bằng các thứ lá trên lau khô mới bôi thuốc.
(6) Dầu hạt máu chó, dầu hạt mù u bôi lên mụn ghẻ sau khi tắm sạch lau khô.
(7) Diêm sinh 10g, hạt máu chó tán bột 30g, Củ nghệ gìa tán bột 30g, trộn đều chung với dầu lạc hoặc dầu mè, mỡ heo, bôi mỗi ngày 1 lần trước lúc ngủ.
2. Những điều cần chú ý khi điều trị ghẻ:
(a) Cần phát hiện sớm để điều trị lúc bệnh còn nhẹ. Chỉ cần dùng thuốc Nam tắm và bôi có kết quả khỏi nhanh.
(b) Trong một gia đình hay tập thể nhà trẻ, trường học nếu phát hiện có bệnh, nên trị bệnh tập thể để tránh lây lan.
(c) Điều trị phải liên tục, triệt để ít nhất 10-15 ngày, sau đó theo dõi tái phát trong 2 tuần (đề phòng có đợt trứng mới nở).
(d) Kết hợp điều trị và phòng bệnh tốt như cắt móng tay, giặt luộc thay quần áo hằng ngày, tổng vệ sinh giường chiếu, cách ly những người trong gia đình tập thể bị ghẻ
GIÁC MẠC VIÊM LOÉT
Đại cương
Là bệnh thường gặp chủ yếu do chấn thương ngoại vật vào mắt (bụi, dị vật, hạt thóc…).
Thuộc chứng Hắc Mục, Phong Luân, Tụ Tinh Chướng, Khí Ế của YHCT.
Một vài ký hiệu bệnh lý quốc tế về loét giác mạc được quy định như sau:
. X3A: Loét dưới 1/3 giác mạc.
. X3B: Loét 1/3 trên giác mạc.
. XS: Sẹo giác mạc.
. MP Fluo (+): Mắt phải nhuộm mầu Fluo dương tính (có loét).
. MT NTĐ (-): Mắt trái nhuộm thuốc đỏ âm tính (không loét, bình thường)..
Chứng loét giác mạc, nếu điều trị không đúng cách dễ gây nên mù vì vết loét trở thành sẹo sẽ che mất lỗ đồng tử.
Triệu Chứng
- Chức năng: mắt chói, sợ ánh sáng, co quắp mi, trong mắt đau nhức, thị lực giảm sút nhiều hoặc ít tùy vị trí vết loét.
- Thực thể: quanh rìa giác mạc cương tụ, mầu đỏ sẫm,vết loét trên giác mạc lõm xuống, có bờ rõ ràng. Vết loét có nhiều hình thể khác nhau: chấm tròn, to, nhỏ, nông sâu hoặc có khi hình móng tay, hình móng ngựa ở trung tâm hoặc gần rìa. Quanh vết loét có thẩm lậu mỡ đục, có khi trong tiền phòng có ngấn mủ đọng lại ở phía dưới.
Nếu điều trị kịp thời, các triệu chứng rút dần, vết loét được phủ dầy và thành sẹo, để lại 1 đám đục trắng như sữa gọi là ‘vẩy cá’ hoặc đám đục lờ mờ gọi là ‘Màng khói’.
Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng, các triệu chứng đều nặng. Vết loét sâu rộng hơn có thể dẫn đến những biến chứng như viêm nhiễm toàn bộ, lan đến nhiều bộ phận khác (Xích mạc hạ thùy), mạch máu chung quanh bò vào giác mạc (Huyết ế bao tình), viêm loét thành từng điểm (Tụ tinh chướng), loét chung quanh bờ cao, loét không đều (Hoa ế bạch hãm), loét kèm hoại tử (Ngưng chỉ ế), gây mủ tiền phòng (Hoàng dịch thượng xung, Băng hà chướng), và nặng nhất là giác mạc thủng (Giải tình – Mắt cua).
Để theo dõi kiểm tra vết loét của giác mạc, Tây y có phương phương đơn giản gọi là nhuộm giác như sau: Nhỏ một giọt Fluo hoặc một giọt thuốc đỏ 1% vào mắt bệnh, để 1 – 2 phút, rửa lại bằng cách nhỏ mấy giọt Chloraxine 4% sẽ thấy giác mạc bị bệnh chuyển thành mầu xanh xanh hoặc có mầu khác với mầu của giác mạc chỗ bình thường, vùng bị thay mầu chính là chỗ giác mạc bị loét.
. Nếu chỗ nhuộm đổi mầu ( Fluo (+) hoặc nhuộm thuốc đỏ (+): giác mạc chỗ đó bị loét.
. Nếu chỗ nhuộm không đổi mầu: giác mạch không loét mà có thể là giác mạc mới bị viêm hoặc bình thường.
Khi khỏi, những đám loét trên giác mạc sẽ thành sẹo, có mầu trắng giống như vẩy cá. Sẹo giác mạc sẽ tồn tại mãi, không có thuốc nào làm tan được
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ, có thể do:
. Chấn thương (hạt lúa, dị vật… bắn vào mắt).
. Nhiễm khuẩn (trực khuẩn mủ xanh).
. Do nấm (nếu sử dụng lâu dài kháng sinh và kháng viêm loại Corticoid).
. Do thiếu dinh dưỡng (chủ yếu là thiếu sinh tố A).
. Do dị ứng (gặp ở rìa giác mạc).
+ Theo YHCT thường do:
- Thấp nhiệt độc uẩn kết, làm tổn thương tròng đen gây nên.
- Do nhiệt độc của Can, Đởm công lên mắt, nung nấu tân dịch, ứ huyết ngưng trệ gây nên.
- Phong nhiệt (Phong tà từ ngoài vào sinh ra nhiệt).
- Nhiệt thắng (do nội nhiệt sinh phong).
- Đờm thấp ứ trệ.
- Thận hư (Thận âm hư, Thận dương hư).
Điều Trị: Khu phong, thanh nhiệt, thoái ế, tư âm, bình Can, trừ thấp.
Chọn dùng các bài sau:
Bồ Cúc Thang (06), Bổ Thận Minh Mục Hoàn (09), Châu Hoàng Tán (14), Chỉ Thống Tiêu Thủng Tán (16), Dưỡng Phế Thanh Can Thang (26), Đại Thanh Tam Thảo Thang (28), Ngân Kiều Giải Độc Thang (63), Ngũ Hoàng Đơn (66), Như Thắng Tán (72), Quyển Ế Thang (77), Sài Cầm Thanh Can Thang (79),Tân Chế Sài Liên Thang (96), Thanh Chỉ Tứ Vật (103), Thanh Nhiệt Minh Mục Thang (107), Thoái Vân Tán Nhãn Dược (113), Thông Trị Mục Xích Phương (118).
+ Theo ‘Tạp Chí Đông Y’ (53), 9:
+ Do Phong Nhiệt: Cúc hoa, Chi tử, Liên kiều, Bạch chỉ, Ngân hoa, Kinh giới, Sinh địa đều 12g, Thuyền thoái 8g. Sắc uống.
+ Do Nội Nhiệt: Sinh địa 20g, Liên kiều, Chi tử, Bạch chỉ, Ngân hoa, Xích thược, Kinh giới, Câu đằng đều 12g. Sắc uống.
+ Do Thấp Nhiệt: Thương truật, Thần khúc, Quyết minh tử, Cúc hoa, Hoàng cầm đều 12g, Hoàng liên, Hậu phác, Trần bì đều 8g. Sắc uống.
+ Do Thận Âm Hư: Sinh địa 16g, Hoài sơn, Đơn bì, Tật lê, Mộc tặc, Ngưu tất, Bạch linh đều 12g, Trạch tả, Cúc hoa đều 8g. Sắc uống.
+ Do Thận Dương Hư: Thục địa 20g, Sơn thù, Đơn bì, Hoài sơn, Bạch linh, Thỏ ty tử, Trạch tả, Xa tiền tử đều 12g, Phụ tử 4g. Sắc uống.
Khi đã đỡ đau nhức và cần tăng phục hồi, làm cho mau thành sẹo, dùng thêm Lục Vị Địa Hoàng Hoàn uống mỗi ngày.
Có thể dùng thêm toa thuốc tiêu viêm sau: Sinh địa 16g, Ngân hoa, Chi tử, Kinh giới, Liên kiều, Xích thược đều 12g, Thuyền thoái 8g. Sắc với 300ml nước còn 200ml, chia làm 2 lần uống.
Thuốc Nhỏ mắt:
+ Nhất Nguyên Đơn (69).
+ Mật gấu, mỗi lần dùng đầu que tăm, chấm mật gấu, hòa với ít rượu, nhỏ vào mắt. ngày 4-5 lần.
+ Dầu lá Giấp cá nhỏ 10 lần /ngày.
(Cách chế dầu lá Giấp cá: lấy lá Giấp cá (Ngư tinh thảo) bỏ cuống, phơi khô héo, ngâm ngập vào cồn 90o trong 3 – 5 ngày. Lấy nước ngâm đó chế thành 2 dạng thuốc:
. Dầu: đem nước trên, cứ 100ml, cho vào 50ml dầu Phộng (Lạc) trung tính, lắc thành dung dịch mầu xanh. Cho cồn bốc hơi lên, đem ra dùng.
. Nước Nhỏ: lấy nước trên cho bốc hơi hết cồn, phần còn lại hòa tan trong nước 1-2%, để dành dùng.
Bệnh Án GIÁC MẠC VIÊM DO SIÊU VI
(Trích trong ‘ Tạp Chí Đông Y’ số 122, Việt Nam)
Trần Văn T..., 30 tuổi. Mắt bên phải đỏ, cộm, nhức chói, chảy nước mắt nhưng không có dử, nhìn mờ dần, người mệt mỏi, sốt nhẹ 3705 – 380, ăn ít, tiểu bình thường, đại tiện 2 ngày một lần.
Khám chuyên khoa: Mắt phải 1/ 10, Mắt trái l5/ 10.
Chẩn đoán theo YHHD: Giác mạc viêm do siêu vi.
Chẩn đoán theo YHCT: Ngoại cảm phong nhiệt ẩn nấp ở Tỳ.
Xử phương: Tiểu Thừa Khi Thang Gia Giảm:
Cam thảo 4g, Hậu phác 6g, Trần bì 4g, Đại hoàng (để sống) 6g, Chỉ xác 8g, Bạch thược 8g, Hoạt thạch 4g, Kinh giới6g, Xa tiền 6g, Mạn kinh 4g, Sinh địa 8g. Uống 4 thang, ngày 1 thang, M P không còn kích thích, chỉ còn mờ, thị lực tăng 5/ 10. Cho uống tiếp 3 thang Lục Vị (Đơn bì, Hoài sơn, Phục linh, Sơn thù, Thục địa, Trạch tả) thêm Đương quy 18g, Ngưu tất 10g, Cát căn 10g, Mạch môn 8g, Mộc tặc 4g.
Sau 14 ngày điều trị, Mắt bên phải trở lại bình thường.
Bệnh Án G I Á C M Ạ C LOÉ T
(Trích trong ‘ Tạp Chí Đông Y’ số 58, Việt Nam).
Hoàng Trạch T, 30 tuổi, mắt bên phải đau đã 2 tháng, ở bệnh viện khu tự trị Đã chích 3 lọ Peniciline, không bớt, mắt bên phải đau nhức, nước tiểu vàng.
YHHĐ: Giác mạc trung tâm bị loét.
YHCT: Phong nhiệt xâm nhập phong luân.
Điều trị: Khu phong, thanh nhiệt.
Xử phương: Sinh địa 16g, Chi tử 12g, Tiền hồ 12g, Trùng thoái 8g, Hoàng cầm 8g, Thạch cao 32g, Liên kiều 12g. Sắc uống.
Sau 6 thang, hết loét. Dùng bài Lục Vị (Đơn bì, Hoài sơn, Sơn thù, Phục linh, Thục địa, Trạch tả) uống thêm 4 thang để củng cố kết qủa.
Tra Cứu Bài Thuốc
06- BỒ CÚC THANG (Tứ Xuyên Trung Y Dược (4) 1986): Bồ công anh, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa đều 15g, Đại hoàng, Long đởm thảo, Ngưu bàng tử, Hoàng cầm, Xích thược, Chi tử, , Sinh địa, Phòng phong đều 10g, Bạc hà 6g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, khứ phong, lương huyết. Trị mắt sưng đỏ đau, kết mạc viêm.
(Trị 180 ca, khỏi 148, đỡ 21, không khỏi 11. Đạt 93, 89%).
09- BỔ THẬN MINH MỤC HOÀN (Ngân Hải Tinh Vi): Câu kỷ tử 40g, Chử thực tử 20g, Cúc hoa 8g, Đương quy 8g, Khương hoạt 8g, Linh dương giác, Nhục thung dung, Phòng phong, Sinh địa, Thảo quyết minh đều 40g. Tán bột. Dùng Dương can (gan dê), nấu chín, giã nát, trộn với thuốc bột, làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên.
TD: Trị đồng tử khô lõm (Đồng nhân can huyết), thần kinh thị giác teo, giác mạc viêm loét.
14- CHÂU HOÀNG TÁN (Trung Y Dược Học Báo (2) 1982): Ngưu hoàng, Trân châu, Xạ hương, Hùng đởm (Mật gấu) đều 1g, Lô cam thạch, Kê trảo liên, Băng phiến đều 10g, Chu sa 2g, Hổ phách, Ngân châu, Hùng hoàng đều 3g.
Lấy 2 lít nước nấu Kê trảo liên còn 800ml, để nguội. Lô cam thạch nung đỏ lên, nhúng vào nước Kê trảo liên cho nguội, lại nung, lại nhúng như vậy 7 lần, phơi trong râm 3 ngày, tán nhuyễn. Trân châu sấy khô, tán thật nhuyễn. Xạ hương, Hổ phách, Chu sa, Hùng hoàng, Ngân châu đều tán nhuyễn. Hùng đởm sấy khô cho đến khi có mầu vàng là được. Sau đó, cho Băng phiến vào, trộn đều. Đậy kín cho khỏi bay hơi. Mỗi lần dùng một ít điểm vào khóe mắt.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng, chỉ thống, thoái ế, làm sáng mắt. Trị mắt toét (phong huyền xích lạn), mắt có mộng, chảy nước mắt, mắt sưng đỏ đau, mắt có màng.
16- CHỈ THỐNG TIÊU THỦNG TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đại hoàng (sống) 30g, Xạ hương 1g, Nguyên minh phấn 30g, Một dược 10g, Huyết kiệt 10g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 4g.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, tiết hoả, giải độc, hành ứ, chỉ thống. Trị mắt sưng đỏ đau, giác mạc viêm cấp.
26- DƯỠNG PHẾ THANH CAN THANG (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Hạ): Sinh địa, Sa sâm, Bạch cập, Bạch thược, Long đởm thang đều 12g, Mạch môn, Thảo quyết minh đều 15g, Hoàng cầm, Cúc hoa đều 9g. Sắc uống.
TD: Dưỡng Phế âm, thanh Can nhiệt. Trị giác mạc loét.
28- ĐẠI THANH TAM THẢO THANG (Bắc Kinh Trung Y Dược (2) 1990): Hạ khô thảo, Cốc tinh thảo đều 12g, Kim ngân hoa, Dã cúc hoa, Đại thanh diệp đều 15g, Liên kiều, Tang bạch bì, Bạch tật lê, Xích thược đều 12g, Bạc hà, Cúc hoa đều 6g. Sắc uống.
Thanh nhiệt, giải độc, thanh tiết Phế nhiệt, sơ phong, làm sáng mắt. Trị kết mạc viêm cấp, mắt sưng đỏ đau.
(Trị 126 ca, khỏi 125. Không khỏi 1. Đạt 99,2%. Thường uống 1 – 3 ngày là khỏi bệnh).
63- NGÂN KIỀU GIẢI ĐỘC THANG (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Ngân hoa 15g, Liên kiều 12g, Đơn bì, Bản lam căn, Thuyền thoái, Chi tử (tiêu), Kinh giới, Đại thanh diệp, Cát cánh, Mộc thông đều 10g, Lô trúc căn 30g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Khứ phong, thanh nhiệt, giải độc, thoái ế, làm sáng mắt. Trị giác mạc viêm dạng độc.
66- NGŨ HOÀNG ĐƠN (Nhãn Khoa Cẩm Nang): Hoàng liên 15g, Hoàng cầm 24g, Hoàng bá 30g, Đại hoàng 30g, Hoàng đơn 60g, Bạc hà 120g. Tán nhuyễn. Dùng nước cốt Hành và nước trà trộn chung. Bôi vào 2 bên thái dương hoặc hố mắt.
TD: Thanh nhiệt, tả hoả, tiêu thủng, chỉ thống. Trị mắt sưng đỏ, đau.
72- NHƯ THẮNG TÁN (Phổ Tế Phương): Bạch phàn 6g, Xuyên ô đầu (bỏ vỏ, rễ, sấy khô) 6g, Hoàng liên (bỏ rễ con) 6g. Tán bột. Cho thêm Bạch thạch phấn 1,5g, trộn đều. Lấy nước cốt Gừng và nước cốt Bạc hà, trộn với thuốc bột trên, bôi vào huyệt Thái dương.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng thống. Trị mắt sưng đỏ đau, mắt khó mở ra, chấn thương mắt.
Trị mắt hột.
77- QUYỂN Ế THANG (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Khương hoạt 10g, Xuyên khung 6g, Bán hạ 10g, Phục linh 15g, Ma hoàng, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Cảo bản, Sung úy tử đều 10g, Bản lam căn 30g. Sắc uống.
TD: Tán phong, thanh nhiệt, táo thấp, hóa đờm. Trị giác mạc viêm độc tính.
79- SÀI CẦM THANH CAN THANG (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Sài hồ, Hoàng cầm đều 12g, Song hoa, Sinh địa đều 20g, Mộc thông 10g, Thạch quyết minh (sống, nấu trước) 30g, Tang diệp, Phòng phong, Mạn kinh tử, Xích thược đều 12g, Cúc hoa, Tri mẫu đều 15g, Nguyên sâm, Câu đằng đều 20g, Cam thảo 20g. Sắc uống.
TD: Bình Can, sơ phong, thanh nhiệt. Trị giác mạc viêm cấp.
(Trị 20 ca đều khỏi).
96- TÂN CHẾ SÀI LIÊN THANG GIA GIẢM (Nhãn khoa Toản Yếu): Sài hồ, Xuyên liên, Hoàng cầm, Xích thược, Mạn kinh tử, Sơn chi tử, Long đởm thảo, Mộc thông, Cam thảo, Kinh giới, Phòng phong. Sắc uống.
TD: Trị giác mạc loét (ngưng chỉ ế), mắt có màng (hoa bạch ế).
103- THANH CHỈ TỨ VẬT THANG (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Hạ): Đại thanh diệp 50g, Bạch chỉ, Đương quy, Sinh địa, Xuyên khung đều 15g, Xích thược, Bạch thược đều 20g. Sắc uống.
TD: Thanh Can, lương huyết. Trị giác mạc viêm.
(Trị 30 ca, đều khỏi).
107- THANH NHIỆT MINH MỤC THANG (Cát Lâm Trung Y Dược (2) 1986): Kim ngân hoa, Xa tiền tử đều 30g, Cúc hoa, Liên kiều đều 15g, Mật mông hoa, Chi tử, Mộc tặc đều 10g, Hoàng cầm, Ngưu bàng tử, Thảo quyết minh, Thanh tương tử đều 12g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, làm sáng mắt. Trị giác mạc viêm cấp.
113- THOÁI VÂN TÁN NHÃN DƯỢC (Hồ Nam Y Dược Tạp Chí (1), 1981): Hoàng bá 4g, Hoàng liên 4g, Hoàng cầm 4g, Sơn chi tử 4g, Liên kiều 4g, Đại hoàng 4g, Bạch cúc hoa 4g, Đương quy 4g, Xích thược 4g, Xuyên khung 4g, Bạch chỉ 4g, Bạc hà 4g, Kinh giới 4g, Phòng Phong 4g, Thuyền thoái 4g, Mộc tặc 4g, Lô cam thạch 60g, Trân châu 1,2g, Tây hoàng 0,6g, Hải phiêu tiêu 6g, Hùng đởm 0,6g, Chu sa 0,3g, Uy nhân sương 9g, Băng phiến 0,75g, Xạ hương 0,75g, Bột tề phấn 9g, Não sa 0,3g, Địa ngưng mễ tùng 200g. Các vị thuốc nấu làm hai lần; lấy nước đó tẩm chế với Lô cam thạch, sấy khô, tán nhuyễn. Hải phiêu tiêu tán nhuyễn. Trộn chung để dành dùng.
Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần một ít, điểm vào khoé mắt trong, nhắm mắt lại khoảng 20 phút.
TD: Trị các chứng bệnh về mắt, mắt sưng đau, mắt có màng, mắt toét…
Thuốc Nhỏ Mắt
69- NHẤT NGUYÊN ĐƠN (Nhãn Khoa Cẩm Nang): Cam thảo, Thủy tiên căn. Hai vị bằng nhau. Đốt tồn tính, nghiền thật nhuyễn, hòa với sữa, nhỏ vào mắt.
TD: Trị giác mạc loét.
GIÃN PHẾ QUẢN
Giãn phế quản là trạng thái bệnh lý của các phế quản bị giãn rộng toàn bộ hay từng phần, các lớp cơ đàn hồi của phế quản bị tổn thương do viêm nhiễm hoặc các tác nhân vật lý gây tắc đường hô hấp.
Bệnh phát sinh nhiều ở thanh niên và nhi đồng, nam nhiều hơn nữ.
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là ho đờm thật nhiều, 50-100ml/ngày, liên tục, nhất là buổi sáng và dễ ho, dễ khạc khi đổi tư thế. Đàm có nhầy lẫn mủ, có khi chỉ có mủ. Ngộp thở, khó thở, ho ra máu, ngón tay dùi trống.
Bệnh có thể do nguyên nhân tiên thiên như phế quản hẹp, phát dục không bình thường, hoặc hậu thiên như thứ phát ở các bệnh sởi, ho gà, viêm phổi do virút, viêm phế quản nhỏ, hen phế quản hoặc tại chỗ có khối u, dị vật, ung thư chèn ép.
Theo Đông y, bệnh thuộc phạm trù các chứng bệnh Khái Thấu, Khái Huyết.
Nguyên Nhân
Theo Đông y, bệnh phát sinh do 2 nguyên nhân: ngoại nhân và nội nhân.
Ngoại nhân là do cảm phải phong hàn, phong nhiệt, tà nhập vào phế hóa nhiệt, nhiệt đốt tân dịch kết thành đờm lưu tại Phế. Mặt khác cơ thể bệnh nhân vốn Tỳ hư, đờm thấp nội sinh cũng tích tại Phế gây nên ho đờm nhiều. Ngoài ra, nhiệt tích tại Phế lâu ngày gây tổn thương Phế lạc sinh ho ra máu. Bệnh kéo dài không trị khỏi, Tỳ khí hư yếukhông nhiếp được huyết, ho ra máu nặng hơn. Bệnh lâu ngày, chức năng Thận cũng bị ảnh hướng nên xuất hiện khó thở và phù.
Về bệnh lý, cần chú ý 2 mặt đờm và ứ. Người bệnh thường ho nhiều đờm. Đờm nhiều ứ tụ lâu ngày gây trở ngai khí huyết lưu thông sinh ứ huyết, và ứ huyết cũng gây xuất huyết nên trong điều trị các y gia ngày xưa chú ý nhiều đến dùng thuốc hoạt huyết. Cho nên trong quá trình bệnh, 3 trạng thái bệnh lý đan xen nhau làm cho bệnh kéo dài lâu khỏi.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Bệnh bắt đầu thường là ho kéo dài, nhiều đờm, có lúc đờm lẫn mủ, theo sự phát triển của bệnh, ho nặng hơn và đờm nhiều hơn. Dịch đờm để lắng thường chia làm 3 lớp: lớp trên là bọt, lớp giữa là dịch nhầy, lớp dưới là mủ và các tế bào tổ chức hoại tử, có mùi tanh hôi. Phần lớn bệnh nhân khạc ra máu, ít là sợi máu lẫn trong đờm. Bệnh nhân thường ho có cơn, ho nhiều và sáng sớm và lúc thay đổi tư thế. Trạng thái ho đờm có thể nặng lên lúc thay đổi thời tiết hoặc mắc bệnh ngoại cảm. Bệnh nặng có thể kèm theo phổi xơ, phế khí thũng, khó thở, ngón tay (chân) dùi trống.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
. Triệu chứng lâm sàng: Ho kéo dài, đờm nhiều có mủ (lượng mỗi ngày có thể 60-400ml) để lắng chia 3 lớp (bọt, dịch nhầy, mủ), mùi thối, ho ra máu tái diễn nhiều lần, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn phổi và đường hô hấp, sốt, sụt cân. Thiếu máu, bệnh lâu ngày có ngón tay dùi trống, dị dạng lồng ngực và có thể gây bệnh tâm Phế mạn.
. Xét nghiệm: Sắc tố giảm trường hợp nhiễm khuẩn, số lượng bạch cầu và tế bào trung tính tăng.
Máu lắng tăng. Cấy đờm vi khuẩn dương tính Chụp X quang phổi hình ảnh phế quản đậm, có thể có xẹp phổi, vị trí tim và trung thất lệch.
Chẩn Đoán Phân Biệt
Giãn phế quản cần phân biệt chẩn đoán với Lao phổi, Viêm phế quản mạn tính, Áp xe phổi, Nang phổi tiên thiên... Chủ yếu biểu hiện khác hình ảnh X quang và mỗi loại bệnh đều có triệu chứng riêng. Triệu Chứng
+ Đờm Nhiệt Ủng Phế (thời kỳ cấp diễn): Ho sốt, đờm nhiều đặc, ho ra máu, khát muốn uống, nước tiểu vàng, táo bón, rêu vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng bài Thanh Kim Hóa Đờm Thang gia giảm: Tang bạch bì, Hoàng cầm, Tri mẫu, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch linh, Mạch môn, Ngư tinh thảo, Bạch mao căn đều 12g, Chi tử, Trần bì, Cát cánh, Đông qua nhân đều 10g.
+ Khí Âm Hư (thời kỳ ổn định): Ho đờm ít, tiếng ho nhỏ, trong đờm có sợi máu, miệng khô, họng táo, tinh thần mệt mỏi, lười đỏ sẫm, mạch Hư Tế.
Điều trị: Ích khí, dưỡng Phế âm, thanh nhiệt. Dùng bài Sinh Mạch Tán hợp Tả Bạch Tán gia Giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Mạch đông, Tang bạch bì, Địa cốt bì, Tiên hạc thảo, Ngẫu tiết, Đương qui đều 12g, Tử uyển 10g, A giao 6g (hòa uống), Ngũ vị tử, Chính thảo đều 4g.
Ngoài 2 thể bệnh chính trên đây lúc bệnh tình ổn định, ho đờm không nhiều, nên dùng Lục Quân Tử Thang để kiện Tỳ, hóa đờm.
Thuốc thường dùng có Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Sơn dược, Chích cam thảo kiện tỳ ích khí, Trần bì, Bán hạ, Hạnh nhân lý khí hóa đờm. Trường hợp đờm vàng, thêm Hải cáp xác, vỏ Đông qua nhân; Âm hư, miệng khô, lưỡi đỏ thêm Sa sâm, Mạch môn. Khó thở thêm Ma hoàng, Tô tử.
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Vi Kinh Thang Gia Vị (Triệu Thương Cửu, Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1982 (5): Vi kinh (Lô căn), Đông qua nhân, Ý dĩ nhân đều 30g, Đào nhân 10g, Tam thất bột 5g (hòa uống), Tang bạch bì 15g.
+ Sa Sâm Hoàng Cầm Thang (Hình Lệ Giang, Giang Tô Trung Y 1982 (4): Nam sa sâm, Mạch môn, Thuyên thảo (than), Hoè hoa (than) đều 15g, Hoàng cầm 10g. Trị chứng dãn phế quản, ho ra máu.
+ Tứ Nhị Thang (Trần Vệ Bình, Tân Cương Trung Y Tạp Chí 1989 (2): Tang bạch bì, Bạch thược, Bạch cập, Địa cốt bì, Bách hợp, Bách bộ đều 15g, Tô tử, Ngũ vị tử đều 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia làm sáng chiều.
+ Tam Hoàng Tả Tâm Thang: (Bao Cao Văn, Trung Y Tạp Chí 1984 (9): Đại hoàng (cho vào sau), Hoàng liên, Hoàng cầm đều 10g, Giáng hương, Hoa nhị thạch đều 12g, sắc uống.
+ Lương Cách Tán Gia Giảm (Tào Long Hưng, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985 (5): Đại hoàng, Mang tiêu, Cam thảo, Bạc hà, Trúc diệp đều 6g, Liên kiều, Chi tử, Hoàng cầm đều 9g, Mật ong 18g hòa với nước thuốc uống.
+ Tả Bạch Hóa Huyết Thang (Nhậm Đạt Nhiên, Bắc Kinh Trung Y Tạp Chí 1985 (5): 11-12): Tang bạch bì 15-20g, Địa cốt bì, Huyết dư than đều 10g, Hoa nhị thạch 15g, Cam thảo, Cánh mễ đều 5g, bột Tam thất 3g hòa uống. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng tối.
Kèm biểu nhiệt thêm Tang diệp, Cúc hoa, Ngưu bàng tử đều 10g. Táo hỏa gây tổn thương tân dịch, bỏ Địa cốt bì thêm Sa sâm, Mạch môn, Thiên hoa phấn đều 10g. Đờm nhiệt nặng thêm Ngư tinh thảo 15-30g, sao Hoàng cầm, Bối mẫu đều 10g. Can hỏa phản khắc Phế kim gây ho nhiều thêm Sơn chi sao, Đại cáp tán 15-20g (bọc sắc). Táo bón thêm Đại hoàng sống 5-10g.
Đã trị 53 ca kết quả hết triệu chứng 51 ca, uống thuốc từ 5- 10 thang, theo dõi thời gian 1-2 năm kết quả vẫn tốt.
+ Toàn Phúc Đại Giả Thang Gia Giảm (Chương Văn Lương, Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1980, 15 (3): 134): Toàn phúc hoa, Đại giả thạch, Tiên hạc thảo, Bạch cập, Trắc bá diệp, Bắc sa sâm, Mạch đông, Bách bộ, Chế đại hoàng, Sinh cam thảo, Tử uyển, Bạch mao căn, Vân Nam Bạch Dược... sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sáng tối.
Dùng trị chứng dãn phế quản ho ra máu. Đã điều trị 13 ca ho ra máu mỗi ngày trên 100ml, có kết quả, trong đó có 1 ca ngày trước ho ra máu 6 lần lượng trên 250 ml, uống 20 thang thuốc là khỏi.
+ Thu Liễm Chỉ Huyết Cao (Phan Đăng Liêm, Trung Y Tạp Chí 1964, (8): 11- 12): Lộ đảng sâm, Bách hợp, Sinh địa hoàng, Kha tử nhục, Đại cáp tán, Hoa nhị thạch, Toàn phúc hoa Trúc lịch, Bán hạ, Mã đầu linh, Mạch đông, Ngũ vị tử, Ba kích nhục, Trần bì, Chích cam thảo. Nấu thành cao lỏng, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 - 3 lần với nước nóng, một liệu trình 3 tháng, nếu bệnh nặng có thể kéo dài thêm 2 liệu trình.
Đã trị 9 ca, kết quả sau 1, 5 - 4 năm theo dõi thì hết ho ra máu, ho có đàm giảm rõ, thể trọng tăng.
+ Thanh Kim Hoàn (Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng Phương Luận): Hạnh nhân 30g (bỏ vỏ, đầu nhọn, cho vào bột Mẫu lệ sao vàng, rồi bỏ bột Mẫu lệ), Thanh đại 30g.
Tán nhuyễn, cho thêm Sáp vàng 30g vào làm thành hoàn.
Trị chứng P hư, ho khó thở, đờm có máu, mỗi lần dùng 1 quả Hồng, bỏ hột, cho thuốc vào trong, giã nhỏ nấu chung với xôi (nếp), ăn ngày 2 lần.
+ Viên Trị Ho Máu Do Dãn Phế Quản (Hầu Nhân Tuấn, Thượng Hải Trung Y Tạp Chí 1990; (7): 5): Sa sâm, Mạch môn, Bạch cập, Đương qui, Thục địa, Quế chi, Xuyên tục đoạn, Nữ trinh tử, Ngư tinh thảo đều 60g, Tam thất 15g, Qua lâu, Sinh cam thảo đều 30g. Tán bột, hoà với 120g Mật ong làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, liên tục 3-6 tháng.
Đã trị 25 ca, trong đó có 13 ca dãn phế quản do lao, tất cả đều mắc bệnh ho ra máu 6 tháng trở lên, tái phát nhiều lần, thậm chí có trường hợp mỗi tuần ho ra máu nhiều lần, đã dùng thuốc tây không khỏi, trong đó ho ra máu nhiều (300- 500ml) 5 ca, mỗi năm lượng ho ra máu từ l00-300ml 12 ca. Kết quả: trong thời gian uống thuốc hoặc sau khi ngưng thuốc trên 6 tháng không ho ra máu hoặc trong đờm có máu 12 ca. Có 8 ca sau trong khi uống thuốc hoặc sau khi ngưng thuốc nửa năm ho ra máu còn một nửa và có 5 ca không kết quả.
+ Bài Thuốc Trị Dãn Phế Quản (Phí Tán Thần, Tân Trung Y Tạp Chí 1983, (9): 25): Sâm tam thất, Bồ hoàng than, Hạnh nhân, Khoản đông hoa, Xuyên bối mẫu, Quất lạc, A giao, Đảng sâm đều 15g, Hải cáp phấn, Nam thiên trúc, Bách hợp, Sinh bạch truật, Mẫu lệ đều 30g, Gạo nếp 60g, Bạch cập 120g. Chế thành thuốc tán hoặc thuốc viên, mỗi ngày uống 15g, chia 2 lần, 1 tháng là 1 liệu trình, trong lúc và trước khi ho ra máu đều có thể dùng.
Trị dãn phế quản 84 ca, cầm máu rõ rệt 56 ca, có tác dụng cầm máu 24 ca, không có tác dụng 4 ca, giảm ho rõ rệt 15 ca, có giảm ho 32 ca, không giảm ho 29 ca, tác dụng long đờm rõ là 13 ca, có long đờm 26 ca, không có tác dụng long đờm 35 ca.
+ Tư Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa 6-10g, Mạch môn, Bạch thược, Bách hợp, Sa sâm đều 6g, Sinh cam thảo 3g, Phục linh 5g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần.
Ra mồ hôi trộm thêm Địa cốt bì 6g. Đờm nhiều thêm Bối mẫu 6-10g, A giao 3-6g, Thiên hoa phấn 10g. Không ngủ được thêm Táo nhân 6g. Sốt cao thêm Hoàng bá 3-6g.
Tư Thế Dẫn Lưu
Đặt mình ở tư thế nào đó thích hợp để dẫn đờm thoát ra ngoài. Nguyên tắc chung là làm cách nào để đáy phổi (ở trên vùng thắt lưng quần) nằm vào tư thế cao hơn cổ họng để đẩy đờm chảy đến cổ họng gây ho và khạc hết đờm ra ngoài. Khi đờm ra hết thì không còn ho nữa, ngoài ra, đờm thoát ra hết, vi khuẩn không còn môi trường để tiếp tục sản sinh ra mủ, máu nữa. Mỗi ngày, một hoặc vài lần, quỳ gối, chổng mông (đít cao, đầu thấp), nhờ người khác đấm mạnh trên lưng để đờm tróc ra khỏi phế quản chảy xuống cổ họng. Nếu không nhờ được người khác đấm hộ thì tự mình có thể dùng loại cây đấm bóp, một đầu có trái banh tennis, tự đấm lấy vào vùng lưng, ngang với hai bả vai.
GIUN CHUI ỐNG MẬT
Là chứng đau bụng cấp do giun đũa chui vào ống mật gây nên.
Thống kê của ngoại khoa cho thấy Giun chui ống mật đứng hàng thứ hai sau cấp cứu viêm ruột dư.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ (chương về Vưu trùng) viết: “Vưu trùng gây bệnh khiến cho người ta nôn ra nước miếng, tim đau, phát bệnh có lúc...”.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Vưu trùng vào tim có thể gây chết người”.
Gặp nhiều ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Đông y gọi là ‘Hồi Quyết’, ‘Đởm Đạo Hồi Trùng Bệnh’.
Cũng gọi là Giun Đường Mật.
Nguyên nhân
+ Do giun đũa đi ngược dòng ống tiêu hóa lên đường dẫn mật gây ra bệnh.
+ Do tiêu chảy, táo bón, có thai hoặc uống thuốc xổ giun không đúng cách hợp với hàn (lạnh) bên trong tạo thành yếu tố kích thích giun đi lên, chui vào ống dẫn mật, tạo thành những cơn đau dữ dội.
Cơ chế gây bệnh
Giun đũa thường ký sinh ở đoạn cuối ruột non. Từ đó, vì một lý do nào đó, giun đi ngược ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật gây nên những cơn đau dữ dội. Có ý kiến cho rằng vì chất toan trong dạ dày bài tiết kém, có ý kiến cho rằng vì môi trường trong ruột thay đổi khiến giun phải đi ngược để tìm môi trường thuận lợi hơn. Cũng có khi do giun nhiều qua, giun bò đi các chỗ khác, và chui vào ống dẫn mật...
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ cho rằng do tạng phủ bị hàn, giun không thể ở yên một chỗ mà đi ngược lên. Điều này cho thấy do thay đổi môi trường nên sinh ra chứng này.
Triệu chứng: Cơn đau rất đột ngột, dữ dội, sờ vào bụng thấy có khối u hoặc đau ở vùng thượng vị, thậm chí lạnh chân tay (hồi quyết), bên phải bụng đau như kim đâm, kèm theo muốn nôn. Một tư thế làm giảm bớt đau thường biểu hiện: đứa nhỏ phủ phục, mông chổng lên. Những đứa trẻ còn bế thường bắt mẹ bế vác trên vai, bụng tì vào vai mẹ. Rồi đột nhiên cơn đau dịu đi, trẻ mệt lả, ướt đẫm mồ hôi, đòi uống nước để rồi lại nôn ra hết. Sau đó trẻ nằm im không cựa quậy, mắt nhắm cho đến khi một cơn đau khác tái diễn. Cơn đau cứ như vậy lập đi lập lại đến 15-20 lần trong một ngày.
Nên lợi dụng lúc dịu cơn đau để thăm khám. Khi sờ nắn, thấy phản ứng co cứng nhẹ ở vùng dưới sườn bên phải, co cứng sẽ tăng lên trong cơn đau, gan và túi mật thường không to.
Điểm đau sườn lưng cần được lưu ý: Điểm đau nhói khi ấn vào khối cơ thắt lưng ở góc sườn thứ 12. điểm đau sườn lưng gần như điển hình ở người lớn, ở trẻ nhỏ ít thấy hơn. Trái lại, điểm đau cạnh ức, cách 1,5-2cm về phía phải và phía dưới mỏm xương ức, tương ứng với ống gan trái hoặc chính xác hơn ở chỗ chia nhánh của ống gan trái thành ống dưới phân thùy II và III của gan trái gây đau nhói khi ấn sâu làm trẻ nhăn mặt. Điểm đau này có khi cũng gặp khi có điểm đau ở góc sườn lưng nhưng vẫn đau nhiều hơn.
Mạch lúc đầu Huyền Khẩn, lúc đau dữ dội thì Trầm Phục.
Bệnh lâu ngày do đờm uất nhiệt, mạch phần nhiều Hoạt hoặc Hồng Sác.
Nếu giun ra khỏi ống dẫn mật cơn đau lập tức khỏi ngay nhưng rất dễ tái phát.
Nếu giun chui hoàn toàn vào túi mật thì trở thành trướng đau liên tục.
Nếu giun làm tắc ống dẫn mật sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết của mật hoặc giun đem theo vi khuẩn vào ống dẫn mật thì mật bài tiết ra bị bế tắc gây ra bệnh hoàng đản (vàng da) hoặc Túi mật viêm, Tuyến Tụy viêm... Chẩn Đoán Xác Định
Chẩn đoán dựa vào 3 điểm:
+ Đau dữ dội ở bụng trên, ấn đau ở dưới mỏm xương ức (chấn thủy).
+ Có thể trước đó vài ngày đã uống thuốc xổ giun, trong cơn đau có nôn ra giun, có tìm thấy trứng giun trong nước mật hút ra từ tá tràng.
+ Chụp Xquang bằng thuốc cản quang vùng túi mật thấy hình giun trong túi mất. Hoặc siêu âm thấy.
Chẩn Đoán Phân Biệt
Vùng bụng đau, có rất nhiều nguyên nhân, vì vậy cần lưu ý phân biệt với một số trường hợp khác:
. Ruột Dư Viêm Cấp: cũng gây đau bụng dữ dội nhưng vị trí đau ở vùng bụng dưới – háng, bệnh nhân có sốt, nôn mửa.
. Túi Mật Viêm: Cũng đau bụng dữ dội, điểm đau ở hạ sườn phải (ở điểm giữa của đường vòng cung của hạ sườn phải và đường thẳng dọc qua vú phải).
. Tụy Tạng Viêm Cấp: Cũng đau bụng dữ dội nhưng vị trí đau ở vùng hai bên phía trên rốn.
. Cơn đau bụng Gan (áp xe gan): đau bubngj dữ dội nhưng vị trí đau ở hạ sườn phải, lan đến vai phải.
. Cơn đau bụng Thận: bụng đau dữ dội nhưng cơn đau tập trung ở vùng lưng (tại điểm Brewer: góc do xương sườn 12 và cột sống tạo thành). Cơn đau thường xiên xuống bụng dưới và đùi.
. Tắc ruột, lồng ruột: bụng đau dữ dội nhưng không trung tiên và đại tiện được.
Điều Trị: An hồi, định thống, khu trừ hồi trùng (NKHT. Đô).
Dùng bài Ô Mai Hoàn (Thương Hàn Luận): Can khương 400g, Đương quy 160g, Hoàng bá 240g, Hoàng liên 640g, Nhân sâm 240g, Ô mai 200 quả, Phụ tử 240g, Quế chi 240g, Tế tân 240g, Thục tiêu 160g.
Tán bột. Dùng giấm ngâm Ô mai 1 đêm, bỏ hột, chưng chín, tán nhuyễn, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g.
(Ô mai + Hoàng liên + Xuyên tiêu làm chủ dược. Theo kinh nghiệm của người xưa thì giun đũa nếu gặp chất chua thì ngừng quậy, gặp chất đắng thì yên, gặp chất cay thì quay đầu xuống dưới; Vì vậy dùng Ô mai, Hoàng liên, Xuyên tiêu vì 3 vị này rất chua, rất đắng và rất cay để làm cơ sở lập phương. Nhưng chứng giun chui ống mật sở dĩ phát ra được, theo cổ nhân là do nội tạng bị hư hàn cho nên giun quấy không yên. Phía trên thì giun xâm nhập vào hoành cách mô gây ra đau, gây ra nôn, gây phiền và gây lạnh, lại thêm lúc nóng lúc lạnh. Vì vậy, bài thuốc này còn dùng Tế tân, Quế chi, Can khương + Phụ tử để hỗ trợ cho Xuyên tiêu trị tạng hàn; Hoàng bá giúp Hoàng liên thanh thấp nhiệt; Nhân sâm + Đương quy bổ hư. Hàn ôn cùng dùng, tiêu bản cùng chữa không những làm yên được giun mà còn yên được Vị, dùng chữa chứng giun chui ống mật rất công hiệu (380 Bài Thuốc Đông Y Hiệu Nghiệm).
+ Ô mai dưỡng can, liễm âm, an vưu, chỉ thống làm quân; Hoàng liên, Hoàng bá thanh nhiệt, táo thấp; Xuyên tiêu, Can khương, Phụ tử, Tế tân khứ hàn, chỉ thống, khu hồi; Nhân sâm bổ tỳ, ích vị; Đương quy dưỡng huyết, nhu can, chỉ thống; Quế chi kích thích 12 kinh, ôn thông kinh mạch, thông dương, hóa khí. Toàn bài dùng các vị chua để thu liễm, vị đắng để tiết, vị cay để khai, vị ngọt để bổ, phối hợp vị đại hàn lẫn đại ôn để điều hòa can và vị, an vưu, chỉ thống, có cả bổ khí, hòa huyết, toan sáp cố thoát, vì vậy có khả năng ức chế giun, sát trùng (Kim Quỹ Yếu Lược Thang Chứng Luận Trị).
+ Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1960, 4, giới thiệu 3 bài thuốc:
1- Ô Mai Thang: Ô mai, Binh lang, Hoàng liên đều 12g, Xuyên tiêu, Nhũ hương đều 8g, Bạch phàn 1,2g. Sắc uống.
2- An Vưu Thang: Ô mai, Bạch truật đều 12g, Cam thảo 8g, Xuyên tiêu, Nhân sâm đều 4g, Can khương 6g. Sắc uống.
3- Cam thảo 20g, Mật ong 20g, Bột gạo tẻ 12g. Sắc Cam thảo với Bột gạo, vắt lấy nước, trộn với Mật ong, uống.
Thanh Đởm Địch Đạo Thang (Trung Quốc Đương Đại Bí Phương Đại Toàn): Đại hoàng (sống) 30-50g (cho vào sau), Khương lang trùng 1 con (nghiền nát, chia làm hai lần uống), Uất kim 10g, Mộc hương, Binh lang, Chỉ thực, Bạch thược, Cam thảo (sống) đều 15g. Sắc uống ngày hai lần.
TD: Thông hạ, khu trùng, hoãn cấp, chỉ thống.
Tham khảo: Trị 35 ca giun chết ở ống mật. Kết quả khỏi hẳn 27, có hiệu quả ít 7, không hiệu quả 1. Đạt tỉ lệ 97,1%.
Tiêu Mai Chỉ Quán Thang (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1987, 3): Ô mai, Hắc thố đều 30g, Xuyên tiêu 50 hột, Quán chúng 60g, Khổ luyện căn 12g (Trẻ nhỏ giảm nửa liều). Sắc uống.
TD: An trùng, khu trùng, hoãn giải đông thống. Trị giun chui ống mật.
Tham khảo: Đã dùng bài này trị hơn 200 ca, trừ một số phải chuyển sang khoa ngoại tây y, còn lại đều khỏi.
Đởm Hồi Định Thống Thang (Phúc Kiến Trung Y Dược 1984, 4): Ô mai 15g, Xuyên luyện tử, Xuyên hoa tiêu đều 10g, Tế tân 1g, Mộc hương 5g, Hoàng liên 2g, Sử quân tử 10g. Sắc uống.
TD: An hồi, định thống. Trị giun chui ống mật.
Tham khảo: Thường chỉ uống 1 thang là thấy công hiệu (giảm đau), 4 thang là khỏi.
Đởm Hồi Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1982, 6): Hồ hoàng liên, Lôi hoàn, Binh lang, Sài hồ, Hoàng cầm, Mang tiêu (chia ra uống), Hậu phác, Chỉ thực đều 9g, Ô mai 15g, Khổ luyện căn bì, Đại hoàng (cho vào sau) đều 12g. Sắc uống.
TD: Tiêu viêm, lý khí, lợi đởm bài trùng. Trị giun chui ống mật.
Đã trị 185 ca (trong đó Viêm ống mật 35, Tuyến tụy viêm 3, Ruột dư viêm 3, Giun ống mật 8, Sỏi túi mật 4. Kết quả khỏi hẳn 172, chuyển biến tốt 11, không hiệu quả 2. Tỉ lệ đạt 98,92%.
Khu Hồi Chỉ Thống Thang (Tân Trung Y Tạp Chí 1990, 4): Binh lang 20g, Xuyên luyện tử, Hoàng cầm, Oo dược, Sài hồ, Chỉ thực, Hậu phác, Mộc hương đều 10g, Hoàng liên, Ngô thù du đều 6g, Đại hoàng, Khiên ngưu đều 15g. Sắc uống.
TD: Khu hồi, chỉ thống. Trị giun chui ống mật.
Đã trị 50 ca, đều khỏi hoàn toàn. Có tác dụng trục giun, giảm đau tốt.
Nhị Hoàng Tiêu Ô Thang (Thiên Tân Trung Y Dược 1990, 2): Hoàng liên 2g, Hoa tiêu 5g, Ô mai, Sử quân tử, Hạc sắt, Đại hoàng (sống), cho vào sau đều 10g, Sắc uống.
TD: Tiêu viêm, lợi Đởm, khu hồi, chỉ thống. Trị giun chui ống mật.
Đã trị 65 ca, khỏi hoàn toàn 63, có chuyển biến tốt 3. Đạt tỉ lệ 100%.
Khu Hồi Trùng Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Xuyên luyện tử 15g, Ô mai 30g, Xuyên tiêu, Hoàng bá, Mộc hương, Thanh bì (sao dấm), Chỉ xác đều 9g, Sử quân tử nhục 15g, Khổ luyện bì 24g, Binh lang 12g. Sắc uống.
TD: Khu trừ đởm đạo hồi trùng. Trị giun chui ống mật.
An Hồi Lợi Đởm Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Sử quân tử, Binh lang đều 15g, Khổ luyện bì 10g, Ô mai 20g, Xuyên tiêu 10g, Đại hoàng 15g, Hạc sắt 10g, Bạch thược 30g, Nhân trần, Bồ công anh, Long đởm thảo đều 10g. Sắc, thêm ít dấm ăn, quấy đều, uống.
TD: An hồi, khu trùng, lợi đởm. Trị giun chui ống mật.Uống 1-2 thang là hết đau.
Phức Phương Ô Mai Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Ô mai, Nguyên hồ phấn, Thạch lựu bì đều 10g, Can khương 3g, Hoàng bá, Diên hồ sách đều 10g, Xuyên luyện bì 50g (Trẻ nhỏ lượng Nguyên hồ phấn, thạch lựu bì, Can khương đều phải giảm đi, Khổ luyện bì dùng 1-1,5g/kg, Xuyên luyện bì dùng 2-3g/kg).
Sắc uống.
TD: An hồi, khu trùng, chỉ thống. Trị giun chui ống mật.
Một Số Phương Thuốc Đơn Giản
+ Vôi tôi 500g, trộn với 2 lít nước sôi để nguội. Để lắng lấy nước trong. Mỗi lít nước vôi tôi được hòa tan 50mgr đường để uống. Mỗi lần uống 50ml lúc lên cơn đau. Mỗi ngày không quá 400ml. Thời gian trị trung bình là 5 ngày. Kết quả lên đến 80%. Phương pháp này vừa kích thích mật tiết mạnh ra vừa có tác dụng sát trùng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Ghi Chú:
+ Giun lên đường mật chỉ là một biến chứng của đường tiêu hóa, do đó, nếu có mổ lấy giun ra, giun ở ruột sẽ lại chui lên, vì vậy, cần phải trị tận gốc, chỉ áp dụng phẫu thuật khi cần (giun kẹt và chết ở ống dẫn gây biến chứng...).
+ Giun để lại trên đường đi chất hương (Pheromone), chất hương này sẽ lôi cuốn các con giun khác theo đường đã vạch – do đó, khi làm cho giun ra khỏi ống mật, cần tìm cách cho xổ ngay để đề phòng giun theo vết cũ bò lên gây ra các biến chứng kế tiếp.
GLÔ CÔM – NHÃN ÁP CAO
Đại cương
- Là 1 bệnh cấp tính làm nhãn áp tăng cao, cần được xử trí ngay vì có khả năng gây biến chứng mù mắt.
- Bệnh có thể phát đồng thời trên cả 2 mắt nhưng đa số là 1 mắt bị trước rồi mắt kia bị Glômcôm sau 1 thời gian.
- Đặc điểm của bệnh Glôcôm là gây các tổn thương rất nặng ở hệ thống thần kinh của mắt, các tổn thương đó không hồi phục được.
- Thuộc loại Thiên Đầu Thống, Bạo Manh của YHCT.
- Thường gặp nơi người trên 40 tuổi (1,4 – 2%) và tỉ lệ mù 2 mắt do Glôcôm gây ra chiếm khoảng 21% (Bài Giảng Tai Mắt Mũi Họng).
Triệu Chứng
+ Chứng báo hiệu trước: Nhức đầu về đêm, nhìn vào đèn thấy quần xanh, đỏ, thỉnh thoảng mắt mờ như nhìn qua gương.
+ Chứng cơn cấp tính: Thường xẩy ra sau 1 xúc động mạnh về tinh thần hoặc vật chất, mệt nhọc, bị cảm lạnh đột ngột…
. Hỏi người bệnh cho biết: tự nhiên thấy đau nhức trong mắt dữ dội, rồi lan lên nửa đầu, xuyên ra sau gáy, nhức từng cơn như búa bổ, cơ thể mỏi mệt, muốn nôn, có khi choáng váng muốn ngất, thị lực giảm sút nhanh chóng, đột ngột, chỉ còn thấy bóng bàn tay hoặc chỉ thấy sáng tối.
. Khám mắt thấy: mi mắt sưng và nhắm chặt vì sợ ánh sáng, mắt đỏ vì máu cương tụ quanh rìa giác mạc, giác mạc hơi mờ đục, đặc biệt là đồng tử giãn to và phản xạ đồng tử mất hoặc kém hẳn đi, qua lỗ đồng tử thấy ánh sáng xanh đục như hồ nước, sờ nắn ngoài mi thấy nhãn cầu cứng như hòn bi.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: Do trạng thái tiết dịch vào các phòng trong mắt và sự lưu thông thoát dịch ra ngoài không được điều hòa, dịch ứ lại làm áp lực trong mắt tăng cao gây tổn hại các bộ phận trong mắt. cũng có thể do cảm xúc quá mạnh, nhất là ưu phiền, mất ngủ, mỏi mệt, tình dục qúa độ, một số bệnh toàn thân (sốt, mạch máu, thần kinh…) tác động gây cương tụ máu, kích thích vỏ não và các trung tâm thần kinh ở giữa não.
+ Theo YHCT: Do phong nhiệt ở Can và Phế bốc lên gây nên bệnh.
Điều trị
Chọn dùng các bài sau: Bình Can Kiện Tỳ Lợi Thấp Thang, Dục Âm Tiềm Dương Thông Mạch Thang, Tả Can Giải Uất Thang, Thông Lạc Thang, Thông Mạch Minh Mục Thang, Thư Can Phá Ứ Thông Mạch Thang, Tiêu Dao Tán Gia Vị, Trư Linh Tán.
ĐỀ PHÒNG GLÔCÔM
+ Tránh các lo lắng, giận dữ, thức khuya, cần làm việc điều độ,
+ Kiêng ăn các thức ăn cay, chua, tránh táo bón.
Tra Cứu Bài Thuốc
BÌNH CAN KIỆN TỲ LỢI THẤP THANG (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Thạch quyết minh (sắc trước) 15g, Cúc hoa, Trạch tả, Chử thực tử đều 9g, Phục linh 12g, Thương truật, Bạch truật, Trư linh, Trần bì đều 6g, Quế chi 3g. Sắc uống.
TD: Bình Can, kiện Tỳ, lợi thủy. Trị thanh quang nhãn. (Trị 15 ca, khỏi như ý 10, đỡ 2, không kết quả 3).
DỤC ÂM TIỀM DƯƠNG THÔNG MẠCH THANG (Trung Quốc Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Sinh địa, Trân châu mẫu (sắc trước) đều 15g, Sơn dược, Mạch môn, Tri mẫu (tẩm muối), Hoàng bá (tẩm muối), Long cốt (sống – sắc trước), Ngưu tất, Đan sâm, Xích thược, Thuyền thoái, Mộc tặc đều 9g, Câu kỷ tử, Bạch thược, Sa sâm đều 12g. Sắc uống.
TD: Tư âm, ích Thận, bình Can, tiềm dương, phá ứ, hành huyết. Trị bạo manh, võng mạc viêm tắc.
TẢ CAN GIẢI UẤT THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Cát cánh, Sung úy tử, Xa tiền tử, Đình lịch tử, Phòng phong, Hoàng cầm, Hương phụ đều 9g, Hạ khô thảo, Lô căn đều 30g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Tả Can, giải uất, lợi thủy, thông lạc. Trị thanh quang nhã (do Can kinh có uất nhiệt).
THÔNG LẠC THANG (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Hạ): Tân vân bì 3 – 6g, Cam cúc hoa, Mao đông thanh, Tử đan sâm, Hoàng cầm (sao rượu) đều 15 – 30g, Cát căn (phấn), Sinh bồ hoàng (bào) đều 9 – 15g, Đại hoàng (chưng rượu) 3 – 6g. Sắc uống.
TD: Bình Can, khứ phong, hoạt huyết, thông lạc. Trị tĩnh mạch mắt bị tắc, bạo manh
THÔNG MẠCH MINH MỤC THANG (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy vĩ, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Mộc thông, Lưu ký nô đều 10g, Xích thược, Đào nhân, Lộ lộ thông đều 12g, Thủy điệt 4g, Thổ nguyên 6g, Địa long 15g. Sắc uống.
TD: Thông mạch, hoạt lạc, trục ứ, làm sáng mắt. Trị bạo manh.
THƯ CAN PHÁ Ứ THÔNG MẠCH THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Đương quy, Ngân sài hồ, Bạch thược, Phục linh, bạch truật, Khương hoạt, Phòng phong, Thuyền thoái, Mộc tặc đều 9g, Đan sâm, Xích thược đều 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Thư Can, giải uất, phá ứ, hành huyết, kiện Tỳ, thông lạc. Trị bạo manh.
TIÊU DAO TÁN GIA VỊ (Hòa Tễ Cục Phương): Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Bạc hà, Sinh khương. Sắc uống.
TD: Trị nhãn áp cao, cườm mắt.
TRƯ LINH TÁN (Ngân Hải Tinh Vi): Biển súc, Cẩu tích, Chi tử, Đại hoàng, Hoạt thạch, Mộc thông, Thương truật đều 40g, Thổ phục linh, Xa tiền tử đều 20g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g với muối nhạt.
TD: Trị mắt có màng mây đen (Hắc phong nội chướng).
BỆNH GOUT
(Thống Phong)
Đại Cương
Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới đa và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gút. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
Xuất hiện đầu tiên trong sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’.
Đông y còn gọi là ‘Lịch Tiết Phong, ‘Bạch Hổ Phong’, ‘Bạch Hổ Lịch Tiết’.
Nguyên nhân bệnh lý theo y học cổ truyền
Goutt là một bệnh tăng acid uric huyết thanh với những biểu hiện đau khớp cấp. Lượng acid uric huyết tăng do tăng sản xuất lượng acid uric hoặc do thận đào thải kém hoặc do cả hai. Theo YHCT, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục tôphi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.
Y văn cổ không có ghi chứng gút nhưng có chứng "thống phong" là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng tý trong đông y.
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh có 2 thể lâm sàng.
l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối...) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.
2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường cớ sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn).
Chẩn đoán và phân biệt:
* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
- Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.
Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%.
- Tiền sử bệnh (cách tiến triển các cơn trước).
- Tiền sử gia đình.
- Cần phân biệt với:
+ Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng...)
+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận...).
Biện Chứng Luận Trị
Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.
Đối với thể cấp tính: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp. Dùng bài: Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm: Thạch cao 40 - 60g (sắc trước), Tri mẫu 12g, Quế chi 4 - 6g, Bạch thược, Xích thược đều 12g, Dây Kim ngân 20 - 30g, Phòng kỷ 10g, Mộc thông, Hải đồng bì đều 10g, Cam thảo 5 - 10g, sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.
Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 - 50g, Thổ phục linh,Ýù dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống.
+ Đối với thể mạn tính: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.
Điều trị: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng Chế Ô đầu, Tế tân đều 4 - 5g (sắc trước), Toàn Đương qui 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên 10g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 4 - 6g, sắc uống.
Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo thêmùc thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.
Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật...
Trên lâm sàng thường gặp:
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.
Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).
+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.
Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).
+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.
Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới huệ
Một Số BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Địa Hoàng Du Linh Phương (Hồng Dụng, bệnh viện Hồng Thập Tự Hàng Chău tỉnh Triết Giang): Sinh địa, Hoàng kỳ, Đơn sâm, Ích mẫu thảo, Tang ký sinh đều 15g, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả đều 10g, Tần giao 20g, sắc uống.
Thận dương hư, chân lạnh, lưng gối lạnh đau thêm Tiên linh tỳ, Tiên mao đều 10g, tỳ hư bụng đầy, tiêu lỏng thêm Đảng sâm, bạch truật đều 10g, miệng khô tiểu vàng mạch Sác thêm Hoàng cầm, Hoàng bá hoặc Sơn chi đều 10g, can dương thịnh đau đầu, váng đầu thêm Câu đằng, Cúc hoa, Thiên ma đều 10g.
Kết quả lâm sàng: Trị 6 ca, tốt 2 ca (huyết áp hạ xuống bình thường, creatine xuống l,8mg%, acid uric huyết dưới 6mg% hết triệu chứng lâm sàng) tiến bộ 4 ca (triệu chứng giảm, huyết áp hạ dưới 150/90mmHg, acid dưới 7mg%) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Thống Phong Phương (Trương Huệ Thần).
1-Thương truật 9g, Hoàng bá, Ngưu tất, Hải đồng bì, Khương hoàng, Uy linh tiên đều 12g, Hy thiêm thảo 15g, Mao đông thanh 30g, Hắc lão hổ, Nhặp địa kim ngưu đều 30g, ngày l thang sắc uống. Trắc bá diệp, Đại hoàng đều 30g, Hoàng bá, Bạc hà, Trạch lan đều 15g tán bột cho mật và nước vừa đủ thành hồ đắp ngoài.
2- Quế chi, Xuyên khung đều 10g, Khương hoạt, Tang chi, Tần giao, Thương truật đều 12g, Ngưu tất, Đơn sâm, Phòng kỷ đều 15g, Cam thảo 6g sắc nước uống. Đại hoàng, Hoa hòe, Tích tuyết thảo đều 30g sắc nước thụt đại tràng.
Bài (1) có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp trị chứng thống phong cấp thể thấp nhiệt.
Bài (2) có tác dụng tán hàn trừ thấp tý, thông lạc, chỉ thống trị chứng thống phong cấp thể hàn thấp.
- Kết quả lâm sàng: Trị 12 ca, 11 ca khớp sưng đều có giảm mức độ khác nhau, có 4 ca hết đau, giảm đau rõ, 5 ca, có giảm đau 2 ca. Đau giảm trong thời gian từ 7 - 40 ngày, bình quân 25 ngày (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Xuyên sơn giáp (đau bên trái dùng đắp bên phải và ngược lại) sao vàng tán bột, Trạch lan 9g, sắc với rượu uống.
Bài thuốc dùng cho chứng Tiễn phong thống (tục gọi là Quỷ tiễn đả) hoặc đau đầu, gáy, vai, lưng, chân tay gân xương đau (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Diên hồ sách, Nhục quế, Ngũ linh chi, Đương qui, Bạch chỉ, Phòng phong đều 3g. sắc uống (thêm Mộc hương 3g mài uống càng tốt) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Sinh địa 90g, Ngọc trúc 15g, Tế tân 3g, Độc hoạt, Khương hoạt, Chế xuyên ô, Thương truật, Đương qui, Bạch hoa xà đều 9g. Sắc uống. Dùng cho chứng thống phong sau khi sinh rất có hiệu quả.
+ Hoàng kỳ 12g, Đương qui, Cát căn đều 9g, Ma hoàng 3g, Bạch thược, chích thảo, Quế chi đều 6g, Sinh khương 1 lát, Táo 1 quả. Sác uống trị vai lưng đau.
+ Sung úy tử, Hà thủ ô đều 15g, đều 24g. Sắc nước lọc bỏ bã, dùng nước luộc trứng gà ăn. Dùng trị cánh tay đau có hiệu quả.
+ Bích hổ (Thằn lằn), ấu trùng Bọ dừa (bao giấy nướng, tán bột) mỗi thứ 3 con, Địa long tán bột 5 con, Mộc hương 15g, Nhũ hương 7,5g, Xạ hương 3g, Long não 15g. Tất cả tán bột chế với rượu, hồ thành hoàn bằng hạt đậuã đen to. Mỗi ngày uống lúc đói với rượu 30 viên (hoàn). (Thuốc trị chứng lịch tiết thống phong đau dữ dội điều trị nhiều thuốc không khỏi) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Xa tiền tử 15g, Tần giao, Uy linh tiên, Xuyên ngưu tất, Nhẫn đông đằng, Địa long đều 12g, Sơn từ cô, Hoàng bá đều 10g, Cam thảo 6g. Sắc nước uống. Đau nhiều thêm Xuyên ô 9g, Huyền hồ 12g, nhiệt thịnh thêm Dã cúc hoa 15g, Tử hoa địa đinh 30g, hoạt huyết thêm Đơn sâm 15g, lợi tiểu thêm Hoạt thạch 15g (Hiện Đại Nội Khoa Học).
Bệnh Án Thống Phong
Một chủ tịch công ty 57 tuổi, đến bệnh viện ngày 12 tháng 10 năm 1966, ngón cái bên chân trái sưng to gấp 2 lần bình thường, rất đau và mầu tím sẫm. Tháng 8 hai năm về trước xuất hiện tình trạng này, năm sau bệnh nhân không có khả năng đi lại được, đã sử dụng Colchicin nhưng không hiệu quả. Ngày 9 tháng 9 bệnh nhân đã đến khoa phẫu thuật chỉnh hình của phòng khám của trường đại học Y khoa Tokyo, ở đó bệnh nhân được điều trị trong 1 tháng nhưng không kết quả gì ngoại trừ hàm lượng acid uric trong máu giảm từ 9 xuống còn 6,5mg. Năm ngày sau bệnh nhân đến bệnh viện của chúng tôi, vì đau tái phát ở chân bên trái, vai trở nên cứng, đau dầu, nặng đầu, ù tai bên phải, đau thắt lưng, khát nước, thích nước, sợ lạnh, thèm gia vị và muối nhưng không thích thực phẩm ngọt, táo bón, tiểu tiện 8 đến 10 lần trong ngày và 1 lần ban đêm, nuôi dưỡng và sắc mặt tốt, mạch Huyền, bụng khỏe, ngoài ra rêu lưỡi trắng. Phúc chẩn ngực đau. Bệnh nhân được dùng bài Đại Sài Hồ Thang thêm Đại hoàng (vì có táo bón) và Thạch cao (vì có khát). Ngày 27 tháng 10 năm 1966, đau ngực đã dịu đi, phân mềm, đại tiện ngày 1 lần, tiểu tiện 4 hoặc 5 lần một ngày và 1 lần ban đêm, vì giảm lượng nước đưa vào. Ngày 2 tháng 11 chứng đau vai đã dịu đi nhưng chân vẫn còn đau. Tôi chuyển sang dùng bài Đương Quy Niêm Thống Thang. Ngày 12 tháng 11 bệnh nhân vẫn còn đau, tiếp tục dùng bài thuốc trên cùng với Bát Vị Hoàn trong 10 ngày nữa, nhưng không kết quả. Do vậy dùng bài Đại Sài Hồ Thang thêm Ma hoàng 15 ngày vì nó có tác dụng giảm đau. Ngày 12 tháng 12 chân bệnh nhân vẫn còn đau, khám lại toàn diện thấy đau ngực, phản ứng mạnh và đau khi ấn vào vùng bụng dưới. Do vậy tôi cho là huyết ứ và bệnh nhân được dùng bài Đại Sài Hồ Thang cùng với Đào Hạch Thừa Khí Thang thêm Hồng hoa, Ý dĩ. Hồng hoa làm tan huyết ứ và cải thiện tuần hoàn trong khi Ý dĩ làm giảm đau, dần dần hơn 1 năm, các chứng đau đã biến mất. Bệnh nhân dùng Đào Hạch Thừa Khí Thang đơn thuần trong 2 tháng nữa, lúc bệnh nhân trở lại bệnh viện ngày 20 tháng 3, acid uric đo được 3mg, tôi cho bệnh nhân dùng bài thuốc trên trong 2 tháng nữa, tất cả các triệu chứng đã biến mất.
2- Một chủ tịch công ty khác 45 tuổi bị thống phong ở gót chân, acid uric đo được 30mg, cân nặng 83kg, đến bệnh viện ngày 12 tháng 7 năm 1967, tôi đã cho dùng bài Đại Sài Hồ Thang thêm Hồng hoa và Ý dĩ trong 20 ngày. Bệnh nhân trở lại bệnh viện ngày 7 tháng 8, tình trạng đã được cải thiện; lượng acid uric đo được 5mg. Bệnh nhân tiếp tục dùng đơn thuốc này thêm 20 ngày nữa, và rồi 60 ngày nữa. Cuối cùng bệnh. nhân cho biết không còn đau và không tái phát.
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648