KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Nội dung
1 ĐÁI DẦM
2 ĐẦU ĐAU
3 ĐIẾC
4 ĐINH RÂU
5 ĐOẠN NHĨ SANG
6 ĐỘNG KINH
7 ĐỘNG MẠCH VIÊM TẮC
8 VIÊM QUẦNG
9 (Đơn Độc)ĐÁI DẦM
Đại Cương
Đái dầm là trạng thái ban đêm ngủ đái không tự chủ.
Thường gặp nơi trẻ nhỏ.
Về phương diện sinh lý, trẻ nhỏ có thể kiểm soát sự tiêu tiểu vào những thời kỳ từ 17 tháng trở đi. Nước tiểu do nội thận bài tiết ra, chảy dần xuống bàng quang, chỉ được cho ra ngoài khi bàng quang đầy làm phản ứng cơ bàng quang. Khi trẻ được 18 tháng, hệ thần kinh của trẻ tăng trưởng điều hòa, trẻ sẽ có khả năng kiềm chế cơ bàng quang và tiểu theo ý muốn. Từ năm 2-3 tuổi, nếu trẻ đái dầm đó là trạng thái sinh lý bình thường, nhưng nếu trên 4 tuổi trở lên là dấu hiệu bệnh lý, cần điều chỉnh.
Đông y gọi là Dạ Niệu, Niệu Sàng, Tiểu Nhi Di Niệu.
Nguyên Nhân
. Đa số do tiên thiên bất túc.
.Hạ tiêu hư hàn, mất chức năng bế tàng.
. Tỳ Phế khí hư không ức chế được thủy dịch gây nên.
. Thấp nhiệt uất kết ở Bàng quang, mất chức năng khí hóa gây nên.
- Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi: “Ngủ mà đái dầm… do âm khí thịnh, dương khí hư, Bàng quang và Thận khí đều bị lạnh không ôn chế được thủy gây ra tiểu nhiều, tiểu không cầm”.
- Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’ Q. 7 ghi: “Ngủ mà đái dầm, đa số do hạ nguyên hư hàn”.
- Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc’ (Tiểu Tiện Bế Lung Nguyên Lưu) viết: “Trẻ nhỏ ngủ mà đái dầm, thường do thụqc nhiệt hoặc do hàn”.
Triệu Chứng
Cách chung, trẻ đái ra quần lúc ngủ, sau khi tỉnh mới biết. Một đêm 1 lần hoặc nhiều lần. Có khi ngủ ban ngày cũng đái. Khi thức thì tiểu tiện lại bình thường không có dấu hiệu bệnh lý gì về đường tiểu. Bệnh không có gì là nặng, trẻ vẫn sống bình thường, chơi đùa, ăn uống như thường. Bệnh chỉ gây khó chịu cho gia đình vì phải thay giường chiếu mỗi ngày, nếu không nước tiểu trẻ đái dầm lên men gây ra mùi nồng nặc, khó ngửi.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
1- Hạ Tiêu Hư Hàn: Đái dầm lúc đang ngủ say, sắc mặt trắng nhạt, nước tiểu trong và nhiều, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch Trầm, Trì.
Hướng điều trị: Ôn bổ Thận dương, súc niệu, cố sáp.
Điều trị:
+ Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’ viết: “Nên dùng bài ‘Tang Phiêu Tiêu Hoàn’. Nếu tiểu mà không biết thì phải làm cho Tâm Thận giao nhau, dùng bài Khấu Thị Tang Phiêu Tiêu Tán”.
+ Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc’ viết: Thực nhiệt, dùng bài ‘Thẩm Thị Bí Tuyền Hoàn, Nếu có hàn, bỏ Chi tử, thêm Sơn thù nhục, Ba kích”.
Tang Phiêu Tiêu Hoàn (Dương Thị Gia Tàng Phương, Q. 9): Long cốt 20g, Ngũ vị tử 20g, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ, bỏ cuống) 20g, Tang phiêu tiêu 7 cái. Tán bột. Trộn với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 5 viên với rượu ấm hoặc nước muối. Uống lúc đói.
(Tang phiêu tiêu, Ngũ vị tử bổ thận, sáp tinh; Phụ tử ôn thận, tráng dương; Long cốt sáp tinh, chỉ di (Cổ Đại Bổ Thận Tráng Dương Danh Phương).
Tang Phiêu Tiêu Tán (Bản Thảo Diễn Nghĩa, Q. 17): Đương quy, Long cốt, Nhân sâm, Phục linh, Quy bản (nướng giấm), Tang phiêu tiêu (nướng muối), Thạch xương bồ (sao muối), Viễn chí (bỏ lõi). Đều 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g uống với nước sắc Nhân sâm.
(Tang phiêu tiêu bổ thận, sáp tinh, Long cốt sáp tinh, an thần, 2 vị này làm quân; Nhân sâm, Phục thần, Xương bồ, Viễn chí ích khí, dưỡng tâm, an thần, định chí, làm thần; Đương quy, Quy bản dưỡng huyết, tư âm, làm tá (Trung Hoa Danh Y Phương Tễ Đại Toàn).
2 – Tỳ Phế Hư Tổn, Bàng Quang Thất Ước: Đái dầm, bụng dưới đầy, mệt mỏi chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu, Tế.
Điều trị: Bổ khí, kiện Tỳ, cố phao. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang Gia Giảm (Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận, Q. Trung).
(Hoàng kỳ, Nhân sâm để cam ôn, ích khí, trong đó, Hoàng kỳ là chủ dược có công năng bổ, phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng dương, ích khí. Vừa dùng thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong việc ghép các vị thuốc ở bài này. Còn Bạch truật, Trần bì, Cam thảo, Đương quy dùng để kiện Tỳ, lý khí, dưỡng huyết, hoà trung là thuốc hỗ trợ của bài này. Vì Hoàng kỳ ích khí, cố biểu, Thăng Ma thăng dương, giáng hoả, Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt, vì vậy, người dương khí hư mà lại bị ngoại cảm tà phát sốt cũng có thể dùng, cách trị này gọi là 'cam ôn trừ nhiệt; Hoài sơn, Ngũ vị tử ích khí, thu nhiếp thủy tuyền).
THAM KHẢO
Chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc gần đây điều trị đái dầm có hiệu quả cao.
Vệ Tuyền Thang (Sơn Tây Trung Y Tạp Chí (4) 1991): Đảng sâm 10g, Kê nội kim10g, Tang phiêu tiêu 12g, Thỏ ty tử 12g, Toan táo nhân 15g. Sắc uống.
[Trong bài dùng Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử để ôn Thận, cố tinh, súc tuyền, chỉ di; Đảng sâm, Kê nội kim để kiện Tỳ, tiêu thực, bồi thổ để chế thủy; Toan táo nhân tỉnh não để khỏi ngủ mê. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng bồi bản, cố nguyên làm cho Bàng quang đừng mở quá thì đái dầm tự khỏi].
Tiểu Nhi Di Niệu Phương (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đảng sâm 12g, Thỏ ty tử 12g, Ích trí nhân 12g, Vãn tằm 10 con, Hoàng kỳ (sao) 12g, Tang phiêu tiêu 12g, Kê nội kim (sao) 12g, Kim anh tưû 20g. Sắc uống.
TD: Ích khí, bổ Thận, cố sáp, chỉ di. Trị trẻ nhỏ cơ thể suy yếu, Thận khí bất túc gây nên tiểu nhiều.
Thị Đế Xương Bồ Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí (3) 1984): Thị đế 40g, Thạch xương bồ 12g, Thục địa 16g, Thăng ma 4g, Hoàng liên 6g, Tang phiêu tiêu 16g, Bổ cốt chỉ 16g. Sắc uống.
TD: Bổ Thận, cố nhiếp, thăng thanh, khai khiếu. Trị tiểu nhiều.
DI NIỆU TÁN (Nhân Dân Quân Y 10, 1982): Ích trí nhân, Ô dược, Tang phiêu tiêu, đều 30g, Sơn dược 50g, Hoàng minh giao 120g, Kim anh tử 100g, Ngô thù du 15g, Nhu mễ 500g. các vị thuốc sấy khô. Mỗi lần dùng 16-30g, ngày 2 lần. Gạo (Nhu mễ) nấu nhừ, lấy nước uống thuốc.
TD: Bổ Thận, kiện Tỳ, cố sáp, chỉ di. Trị tiểu nhiều
ĐẦU ĐAU
Đầu đau là chứng trạng của nhiều bệnh từ ngoại cảm đến nội thương, chấn thương... Các cơn đau xẩy ra do các cơ quan nhậy cảm với cảm giác đau ở trong và ngoài sọ não bị kích thích.
YHCT cho là do ngoại tà xâm nhập vào kinh lạc, đưa lên đầu, khí thanh dương bị ngăn trở hoặc do công năng của các tạng phủ bị mất điều hòa, khí huyết hư tổn làm cho não bị hư yếu, thường liên quan đến can, thận, tỳ. Cũng có thể do té ngã, chấn thương hoặc bệnh lâu ngày làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên.
Trên lâm sàng, cần căn cứ vào vị trí đau để liên hệ với các kinh lạc, tạng phủ gây ra đau đầu.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau: Đau đầu do ngoại cảm và do nội thương.
A- ĐAU ĐẦU DO NGOẠI CẢM:
Thường gặp các thể bệnh sau:
1- Thể phong hàn:
- Triệu chứng: Thường đau sau khi cảm phải gió lạnh, đau cả lưng gáy, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.
- Phép trị: Sơ phong tán hàn.
Dược: dùng bài Xuyên Khung Trà Điều Tán gia giảm.
- GT: Trong bài, Xuyên khung Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Bạch chỉ, Tế tân lấy vị cay, tính ôn để sơ tán phong hàn; Bạc hà vị cay, tính mát cùng dùng để sơ tán phong tà và điều hoà bớt tính nóng của các vị thuốc trên; Cam thảo hoà trung, ích khí, điều hoà các vị thuốc; Lá Trà vị đắng, tính hàn để điều hoà các thuốc cay nóng.
2. Thể phong nhiệt:
Chứng: Đau đầu, đầu căng tức, sốt, sợ gió, mắt đỏ, mặt hồng, khát nước, nước tiểu vàng hoặc táo bón, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch Phù Sác hoặc Sác.
Phép trị: Khu phong, thanh nhiệt.
Dược: Khung Chỉ Thạch Cao Thang gia giảm.
Trong bài, Xuyên khung, Bạch chỉ, Cúc hoa, Thạch cao để sơ phong, thanh nhiệt, bỏ Khương hoạt và Cao bản vì 2 vị này vị cay, tính ôn, thêm Bạc hà, Chi tử, Hoàng cầm để sơ phong, thanh nhiệt.
Nếu táo bón thêm Đại hoàng để tả nhiệt, thông trường.
3. Thể phong thấp
- Chứng: Đau nặng đầu, cơ thể nặng nề, ngực tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Nhu hoặc Hoạt.
- Phép trị: Khu phong trừ tbấp.
- Điều trị: Khương Hoạt Thắng Thấp Thang gia giảm.
Khương Hoạt Thắng Thấp Thang (Tỳ Vị Luận): Cảo bản 8g, Chích thảo 4g, Độc hoạt 8g, Khương hoạt 8g, Mạn kinh tử 8g, Phòng phong 8g, Xuyên khung 4g.
- GT: Trong bài dùng Khương hoạt, Xuyên khung, Phòng pbong, Mạn kinh tử, Cảo bản để khu phong, táo thấp.
Nếu thấp tbắng: biẻu hiện bằng ngực tức, chân tay nặng nề, ăn kém: thêm Ý dĩ, Hậu phác, Cbỉ xác, Trần bì, Thương truật để hành khí, táo thấp.
B- ĐAU ĐẦU DO NỘI THƯƠNG
1- Thể can dương thịnh:
- Chứng: Đau đầu căng kèm chóng mặt, có lúc hoa mắt, bứt rứt hay cáu gắt, khó ngủ, ngủ hay giật mình, mặt đỏ, miệng khô, rêu lưỡivàng, rìa lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.
- Phép trị: Bình can, tiềm dương, dưỡng âm.
- Điều trị: Tbiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm.
Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Câu đằng 12g, Dạ giao đằng 10g, Đỗ trọng 10g, Hoàng cầm 10g, Ích mẫu 12g, Ngưu tất 12g, Phục thần 12g, Sơn chi 12g, Tang ký sinh 12g, Thạch quyết minh 20g, Thiên ma 8g.
- GT: Trong bài dùng Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình can, tiềm dương, tức pbong; Chi tử, Hoàng cầm thanh nhiệt ở can và tâm; Phục thần, Dạ giao đằng an thần; Thêm Sinh địa, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử dưỡng âm;
Nếu đau đầu nhiều, mắt đỏ, miệng đắng, sườn đau, táo bón, mạch Huyền Sác, thêm Long đởm thảo, Đại hoàng để thanh can, tả hoả.
2. Thể đờm thịnh:
- Chứng: Đau đầu, đầu căng tức, buồn nôn, nôn ra đờm, bụng trướng, ngực đầy tức, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Hoạt.
- Phép trị: Hoá đờm, giáng nghịch.
- Điều trị: dùng bài Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang gia giảm.
Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang (Tỳ Vị Luận): Bạch truật 12g, Bán hạ 8g, Cam thảo 4g, Phục linh 12g, Thiên ma 8g, Trần bì 8g.
- GT: Trong bài, Bán hạ, Bạch truật. Trần bì, Phục linh Sinh khương ht~á đàm thấp, giáng nghịch chỉ ấu, Thiên ma trỉ đau đầu chóng mặt.
3. Thể huyết ứ:
- Triệu chứng: Đau đầu cố định một chỗ, kéo dài không khỏi, đau như dùi đâm, có thể có tiền sử chấn thương ở đầu.Lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ:
- Điều trị: dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm.
Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám):
Đương quy 8g Hồng hoa 2g Sinh địa 8g
Táo nhân 12g Xích thược 8g Xuyên khung 8g
Sắc uống
- GT: Xuyên khung, Đương quy, Thục địa bổ huyết, hoà huyết; Xích thược, Hồng hoa, Đào nhân tiêu ứ, phá kết. Bệnh thường kéo dài, dùng Đương qui, Sinh địa tư bổ âm huyết.
Khí hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ bổ khí;
Đau nhiều thêm Ngô công, Toàn Yết Địa long để tăng cương hoạt huyết chỉ thống.
Biện chứng luận trị chứng đau đầu ngoài việc phân chia theo các thể bệnh trên còn cần chú ý vị trí đau. Thí dụ:
+ Đau vùng chẩm gáy liên hệ với kinh thái dương pbần lớn chọn dùng các vị Khương hoạt, Cảo bản.
+ Đau vùng trán liên hệ với kinh dương minh: thường dùng Cát căn, Bạch chỉ.
+ Đau 2 bên đầu, vùng tai, liên hệ với kinh thiếu dương: thường chọn dùng Xuyên khung, Sài hồ.
+ Đau ở đỉnh đầu hay ở mắt liên hệ với kinh quyết âm: thường nên dùng Ngô thù, Địa long để dẫn kinh làm tăng hiệu quả trị bệnh.
Ngoài ra có loại đau nửa đầu gọi là thiên đầu th~ng, đau đột ngột và đau dữ dội hoặc bên trái boặc bên phải, hết đau người trở lại bình thường, phần lớn thuộc phong nhiệt ở kinh can, trị dùng các loại thuốc bình can tức phong như Xuyên khung, Bạch chỉ, Cao bản, Địa long, Toàn yết, Thiên ma, Cúc hoa.
Nhiệt thịnh thêm Chi tử, Hoàng cầm, Long đởm tbảo, Đơn bì.
Đờm nhiều thêm Trần bì, Đởm nam tinh.
Bệnh lâu ngày, có triệu chứng huyết ứ nên thêm Đơn sâm, Xích thược để hoạt huyết hoá ứ.
THAM KHẢO
+ Đầu Thống Tán (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí):Toàn yết, Ngo công đều 10g, Cương tằm 20g. tán bột. Mỗi lần uôgs 2 – 3g, ngày 3 lần, với nước ấm.
Tác dụng: Tức phong, định kinh, tuyên tán, chỉ thống. Trị đầu đau lâu ngày
ĐIẾC
Đại cương
Điếc là trạng thái mất khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài đưa vào.
YHCT gọi là Nhĩ Tủng, Tủng Nhĩ, Nhĩ Lung.
Phân loại
Theo chuyên khoa, Điếc gồm 3 loại:
+ Điếc Dẫn Truyền: Hệ thống dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào (vành tai, ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương, không làm được chức năng dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào trong tai.
+ Điếc Tiếp Nhận: Tuy bộ phận dẫn truyền âm thanh vẫn dẫn được vào bộ phận tiếp nhận (TK mê đạo ở tai trong, hệ thống tiếp nhận ở TK Trung ương), nhưng bộ phận này vị trở ngại, không tiếp nhận được.
+ Điếc hỗn hợp: Cả hai hệ thống dẫn truyền và tiếp nhận đều bị tổn thương nhưng:
. Nếu hệ thống dẫn truyền bị tổn thương nhiều thì gọi là Điếc Hỗn Hợp Dẫn Truyền.
. Nếu hệ thống tiếp nhận bị tổn thương nhiều thì gọi là Điếc Hỗn Hợp Tiếp Nhận.
Nguyên nhân
+ Điếc Dẫn Truyền: Thường do bệnh ở tai ngoài và tai giữa: Nút dái tai (dái tai nhiều, cứng, bít hết ống tai), màng nhĩ bị viêm, thủng, Tai giữa viêm, Vòi Eustachi tắc, khớp xương nhỏ bị trật.
+ Điếc Tiếp Nhận: Thường do bệnh ở tai trong hoặc thần kinh.
. Nhiễm độc thuốc (Salixylat, Quinin, Stretomycine quá liều).
. Ngộ độc rượu, thuốc lá, nước chè đặc…
. Nhiễm virus, vi khuẩn…
. Rối loạn thần kinh ở não, não viêm, thấp khớp, điếc nghề nghiệp (làm việc nơi quá ồn…).
. Các yếu tố nội sinh: Urê máu cao, Cholesterol tăng…
. Do rối loạn tuần hoàn nội tiết.
c- Điếc hỗn hợp: gặp trong điếc nơi người già, tai bị xơ, xốp, màng nhĩ xơ…
Chẩn đoán
Chẩn đoán điếc không khó nhưng muốn xác định điếc loại gì và điếc ở mức độ nào thì cần phải thử.
Có hai cách thử:
+ Thử bằng lời nói: Tai bình thường nghe rõ tiếng nói thì thầm ở xa 5 mét.
+ Thử bằng âm thanh: Dùng bộ âm thoa với các tần số khác nhau, gõ cho rung lên, phát thành âm, rồi đo thời gian nghe được của người bệnh theo cả đường không khí và đường dẫn truyền.
+ Thử bằng máy đo thính lực: Đây là phương pháp đo hiện đại và tương đối chính xác nhất để biết người bệnh điếc loại gì, nghe kém ở tần số nào, nặng đến đâu, chữa được cách nào…
Triệu chứng lâm sàng
Theo YHCT, trên lâm sàng thường hay gặp hai loại điếc sau:
I- Điếc do Đờm Hoả Thượng Xung
Chứng: Bỗng nhiên điếc nặng, tâm phiền, hay tức giận, lưỡi đỏ, khô, mặt đỏ, miệng đắng, mạch Huyền. Thường gặp trong các hội chứng điếc do các bệnh ở tai giữa (ráy tai bít ống tai, tắc vòi Eutaschi, viêm tai giữa…).
Nguyên nhân: chủ yếu do Hoả của Đởm bốc lên các không khiếu.
Điều trị: Thanh Đởm hoả, thông khiếu. Dùng bài:
Long Đởm Thang (24), Nhĩ Tủng Tán (34), Thông Thánh Tán (57), Thông Khí Tán I (53), Thông Khí Tán II (54).
DƯỢC
- Thận heo 1 cặp, bỏ màng, thái nhỏ, Gạo nếp 20g, Hành sống 2 nhánh, Giới bạch 7 cái, Nhân sâm 2g, Phòng phong 0,4g. Nấu thành cháo ăn, 2 – 3 ngày ăn một lần (Thần Phương Hoa Đà).
- Gà trống đen 1 con (khoảng ½ Kg), rửa sạch, đổ chừng 3 lít rượu, nấu chín. Mỗi tuần ăn hai lần. Ăn nhiều lần sẽ có hiệu quả (Thần Phương Hoa Đà).
- Toàn yết 49 con (bỏ đuôi, chân, luộc giấm, sao với muối cho bớt độc).
Gừng sống lượng bằng với Toàn yết.
Sao khô, tán bột hòa với rượu uống hết một lần cho say. Sáng hôm sau nghe trong tai có tiếng như đàn sáo là khỏi (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
- Xạ hương, lấy một ít thổi vào tai rồi dùng củ Hành giã nát, cho vào miếng vải mỏng nhét vào lỗ tai để bịt lại (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
- Não tủy cá Chép sống, hấp nóng cho chảy dầu ra, lấy đầu đó nhỏ vào tai (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
- Mai Mực (Hải phiêu tiêu) 8g, tán bột, Thận heo 2 cái, bổ đôi, bỏ hết gân màng, cho thuốc vào, buộc lại, lấy đất bọc lại, nướng cho chín, ăn, không thêm gia vị gì cả (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
- Lấy 6 giọt nước đái con Rùa nhỏ vào lỗ tai kèm lấy Ngó sen nấu cháo ăn.
[Cách lấy nước đái rùa: Bắt con rùa, để trên gương soi, rùa thấy bóng mình sẽ đái ngay] (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
- Củ Ráng bay (Tổ phượng) tán bột, cho vào trong Thận heo, nướng chín, ăn lúc bụng đói (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
ĐINH RÂU
Đinh râu là loại mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi. Lúc đầu mụn nhỏ, ngứa, khó chịu, làm mủ chậm.
Nếu không điều trị và gìn giữ cẩn thận thì mụn dần dần sưng to cả mặt và xuất hiện biến chứng nhiễm khuẩn huyết với triệu chứng sốt cao, đầu đau, nôn mửa, hôn mê.
Nguyên Nhân
+ Do Phong nhiệt hợp với độc: phần da bên ngoài không chắc, phần vệ bên ngoài không vững, phong nhiệt xâm nhập vào dương minh, công lên mặt gây nên bệnh.
+ Do Thấp nhiệt hợp với độc: Ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, ngọt, béo, Tỳ Vị tích nhiệt, hóa thành độc. Hoặc bên trong có thấp tà uẩn kết lâu ngày hóa thành nhiệt, hợp với độc tà theo đường kinh đi lên mặt gây nên.
Điều Trị
+ Do Phong Nhiệt Độc: Mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi kèm sốt, sợ lạnh, khát, thích uống nước lạnh, tâm phiền, táo bón, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Tán phong, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Dùng bài Kinh Phòng Bại Độc Tán gia giảm: Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Cát cánh, Đơn bì, Liên kiều, Bạch chỉ, Cam thảo (sống), Địa du đều 10g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Do Thấp Nhiệt Độc: Mụn nhọt mọc ở mặt hoặc chung quanh môi, miệng, mũi kèm sốt cao, sợ lạnh, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, bài nùng. Dùng bài:
. Giải Độc Bài Nùng Thang gia giảm: Ngân hoa 15g, Ngưu bàng tử (sao), Xuyên sơn giáo, Tạo giác thích, Xuyên khung, Hoàng cầm, Sơn chi tử, Bạch chỉ, Bối mẫu đều 10g, Hoàng liên Sơn từ cô đều 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
. Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Kim ngân hoa Bồ công anh, Tử hoa địa đinh đều 40g, Liên kiều, Cúc hoa đều 20g. Sắc uống
ĐOẠN NHĨ SANG
Vành tai sưng đỏ, nóng, chảy mủ, nặng hơn có thể làm hoại tử, hư tai
Chú ý:
+ Nếu vành tai sưng mà không đỏ, không đau: là dái tai viêm.
+ Nếu vành tai sưng đau như kim châm là chứng đoạn nhĩ sang.
Nguyên nhân: Thường do ngoại thương, xỏ lỗ tai, châm cứu trị bệnh ở loa tai... làm cho dái tai bị tổn thương, bị phản ứng gây nên.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, khứ hủ, tiêu thủng.
Dùng bài Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (29).
(Ngân hoa để thanh nhiệt, giải độc; Dã cúc hoa, Bồ công anh, Đại đinh, Thiên quỳ thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, tán kết).
+ Dã cúc hoa 30g, Kim ngân hoa 15g, Thanh liên kiều 15g, Bồ công anh 15g, Tử hoa địa đinh 15g, Mẫu đơn bì 15g, Xích thược (phấn) 15g, Hạ khô thảo 12g, Bắc Sài hồ 10g. Sắc uống (Trung Y Cương Mục).
ĐỘNG KINH
Giản Chứng
- Thuật ngữ “Động Kinh” dịch từ chữ Hy Lạp Epilepsia, có nghĩa là ‘nắm bắt’, ‘ngã tội lỗi’, ý nói cơn xẩy ra bất chợt, không biết trước, do thần linh điều khiển.
- Từ thế kỷ 1, Arétée, Galien và sau đó là Jean K Fernel đã mô tả triệu chứng học của Động Kinh.
- Năm 1580 Rolando mô tả động kinh cơn quay.
- Cuối thế kỷ 20, Hughlings Jacksen (1874 - 1911) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về động kinh: Động kinh là 1 cơn kịch phát phóng điện đồng thời quá mức và tự duy trì của một quần thể Nơron trong chất xám của vỏ não.
- Từ đời nhà Thanh (1644), Hà Mộng Giao trong sách ‘Y Biên’ đã mô tả khá rõ về cơn động kinh: ‘ Bịnh giản khi phát thì hôn mê, ngã lăn ra, răng cắn chặt, đờm dãi kéo lên sặc sụa, nặng thì chân tay run rẩy, co cứng, mắt trợn trừng, họng kêu như tiếng súc vật, khi hết cơn, người trở lại bình thường’.
- Bịnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ rất nhỏ (vài tháng) đến người tuổi cao, nhưng động kinh thường khởi đầu ở tuổi trẻ (dưới 20 tuổi).
- Là 1 bịnh phổ biến ở nhiều nước, khoảng 0,5-2% dân số hoặc có từ 1-5 người bị động kinh trên 1000 dân. Theo sách Tâm Thần học của Kecbicôp.
- Cũng gọi là Điên Giản, Văn Chi, Dương Giản Phong.
Phân Loại
Tổ chức Y tế Thế Giới từ năm 1981 đã đưa ra bảng phân loại động kinh mà cho đến nay vẫn đang được dùng:
1- Phân loại theo cơn động kinh
+ Cơn động kinh cục bộ hoặc động kinh ổ: cơn cục bộ đơn thuần (cảm giác, vận động, thực vật, tâm thần), cơn cục bộ phức tạp (cơn tâm thần vận động hoặc cơn thùy thái dương), cơn cục bộ toàn hóa.
+ Cơn toàn bộ nguyên phát: cơn cứng giật (cơn lớn), cơn trương lực, cơn vắng ý thức không điển hình, cơn giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co gấp trẻ nhỏ.
+ Động kinh trạng thái: thể cứng giật dưới dạng vắng ý thức, cơn cục bộ liên tục Kejewnikev.
+ Thể hồi quy: tản phát, chu kỳ, phản xạ (giật cơ ánh sáng, cảm giác bản thể do âm nhạc, động kinh khi đọc).
2- Phân loại theo nguyên nhân.
+ Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại.
+ Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thương thực thể khu trú ở não.
3- Phân loại theo điện não đồ.
+ Loại cơn phóng điện cực phát, đồng thời, đối xứng, lan tỏa 2 bên, tương ứng với động kinh nguyên phát cơn lớn cơn nhỏ.
+ Loại cơn phóng điện khu trú 1 diện giới hạn vỏ não, có hoặc không lan tỏa đến các phần còn lại của não, tương ứng với 1 tập hợp các cơ, gọi là động kinh khu
trú, động kinh ổ, động kinh cục bộ.
- Sách ‘ Chẩn Đoán Tật Bịnh Châm Cứu Trị Liệu Khái Yếu’ chia chứng Giản thành 2 loại lớn là Dương giản và Aâm giản.
Ngoài ra, dựa theo chứng trạng, đặc biệt là theo tiếng kêu phát ra khi lên cơn động kinh, sách này chia ra 5 loại, ứng với 5 tạng.
1- Mã giản: há miệng, lắc đầu, kêu như ngực hí (Tâm)
2- Ngưu giản: Mắt trợn ngược, bụng trướng, kêu như trâu rống (Tỳ)
3- Trư giản: Sùi bọt mép, tiếng kêu như heo (Thận)
4- Kê Giản: đầu lắc, thân người cong lên, kêu như gà (Can)
5- Dương giản: mắt trợn ngược, lưỡi thè ra, kêu như Dê (Phế)
Nguyên Nhân
a- Theo YHHĐ ( sách Bách Khoa Thư - Bịnh Học):
1- Do chấn thương sọ não: cơn động kinh đầu tiên thường xẩy ra trong vòng 5 năm sau chấn thương, rất hiếm gặp sau 10 năm.
2- Do u não: Theo Brissaud E thì 50% u não có động kinh. Phần lớn các u này ở trên lều.
3- Do tai biến mạch máu não: Theo Merritt H thì 15% xuất huyết não, 7% lấp mạch do xơ mỡ, 15% xuất huyết dưới màng nhện có động kinh. Theo Pertuiset thì 155/222 trường hợp dị dạng não có động kinh.
4- Do nhiễm khuẩn nội sọ: Theo Bonnal 26% các áp xe não có động kinh. Ngoài ra thường gặp động kinh ở giai đoạn cấp của não, màng não, bị nấm, động mạch não viêm tắc.
- Do di truyền : Lennox (1975) điều tra trên 20.000 người có quan hệ họ hàng gần với người bịnh thấy có 4.231 ngưới bị động kinh vô căn. Trên 95 cặp sinh đôi dị hợp tử, tỉ lệ cả 2 bị động kinh là 14,5%.
- Do các nguyên nhân khác:
+ Do rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết, hạ calci huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải.
+ Do các bịnh nội khoa: Tim suy, thận suy, Urê cao, ngộ độc các loại.
+ Do ấu trùng sán gạo heo khu trú vào não (nhất là ở VN).
b- Nguyên nhân theo YHCT
- Sách ‘ Lâm Chứng Chỉ Nam Y Aùn’ ghi:” Bịnh Giản hoặc do kinh sợ, hoặc do ăn uống không điều độ hoặc do khi còn ở trong thai đã bị động kinh làm cho tạng khí không bình thường, kinh mạch không điều hòa, biểu hiện bằng đờm tích, quyết khí nội phong, hôn mê. Khi khí thông thì tự khỏi”.
- Sách Nội Khoa Học của Thượng Hải và Thành Đô đều cho là do kinh sợ, ăn uống không điều hòa làm cho tạng phủ bị rối loạn dẫn đến đờm bị tích tụ, nội phong gây ra bịnh.
- Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa ghi: Bịnh do tiên thiên (ở trẻ nhỏ) hoặc thấy tụ lại ở Tỳ Vị thành đờm hoặc bị kinh sợ, Can uất không thông, dương bốc lên gây ra phong động, đàm che lấp thanh khiếu gây ra bịnh.
- Sách Châm Cứu Học Thượng Hải ghi: ‘ Bịnh thường do Can Thận bất túc, làm cho Can phong nội động, đàm nghịch lên trên, kinh khí bị xáo trộn, thanh khiếu bị che lấp gây ra bịnh.’
Cơ Chế Sinh Bịnh
Sách Nội khoa Học T.Hải và T. Đô giải thích như sau:
Bịnh động kinh phần lớn do tạng phủ mất quân bình, chủ yếu ở Can Tỳ Thận và ảnh hưởng đến tạng Tâm gây ra.
Kinh sợ hại đến Can Thận, Can Thận suy yếu, không liễm được dương, dương bốc lên sinh ra nhiệt. Nhiệt sinh phong làm cho Can phong nội động, hoặc do nhiệt nung nấu tân dịch gây thành đàm, hoặc do ăn uống không đều làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, không sinh đủ các chất tinh hoa (Dưỡng trấp), đàm trọc tụ lại. Khi tình chí bị uất kết hoặc lai động quá sức làm cho khí nghịch lên hoặc Can phong hợp với đàm nhiễu lên gây ra trở ngại kinh lạc và Tâm khiếu, gây ra bịnh, hoặc do bẩm thụ tiên thiên gây ra, nhất là ở trẻ nhỏ.
- Sách YHC Mục ghi: ‘ Bịnh động kinh do tà nghịch lên phía trên làm cho mạch đạo bị bế tắc, khổng khiếu không thông, tai nghe không rõ, mắt nhìn không thấy, chóng mặt hôn mê.’
Triệu Chứng Lâm Sàng
a- Theo YHHĐ ( Sách Tâm Thần Học và Sổ Tay Y Học Thường Thức)
Trên lâm sàng thường gặp 3 loại động kinh sau:
1- Cơn Động Kinh Toàn Thể (Cơn Lớn)
Vài giờ hoặc vài ngày trước đã có 1 số dấu hiệu (tiền triệu) như cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính tình thay đổi, trầm cảm, run...
Ngay trước khi bắt đầu lên cơn, có 1 số dấu hiệu báo trước như chớp mắt nhiều, nghiến răng hoặc cảm giác như kiến bò, cảm giác phỏng, cảm giác như có gió thổi qua người, hoặc hoa mắt, mắt nổi đom đóm, tai ù, tai nghe tiếng chuông, mũi ngửi mùi khét, lưỡi có vị khó chịu, hắt hơi, hồi hộp, ngực đau tức, muốn ói, ói hoặc lo lắng, giận dữ, mơ mộng.....
Một cơn động kinh thường xuất hiện với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cường: Thường bắt đầu bằng 1 tiếng kêu rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Giai đoạn này trung bình dài 30 giây.
- Giai đoạn giật: người bịnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật ngày càng mạnh và thưa hơn, lưỡi thè ra và dễ bị cắn môi và mặt trong má cũng có thể bị cắn chảy máu. Các cơ mặt cũng bị co giật, nước miếng tiết ra nhiều dưới dạng sủi bọt. Các cơ vòng dãn ra, vì vậy hay đái ra quần. Giai đaọn này dài 2-3 phút và kết thúc bằng 1 tiếng rên, thở sâu và thư giãn.
- Giai đoạn hôn mê: nằm yên, thư giãn, mất cảmm giác và ý thức, mặt đỡ tím dần, có cảm tưởng là người bịnh ngủ say. Giai đoạn này dài từ 15 phút tới vài giờ. Sau đó, ý thức trở lại dần, lúc đã tỉnh đa số người bịnh vẫn có ý thức u ám, cơ thể đau nhức và không nhớ gì về cơn đã xẩy ra.
- Sau cơn: Có thể những dấu hiệu liệt, bán liệt, co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nhìn kém nghe giảm, ói mửa, khó thở, Albumin/niệu trạng thái tâm thần u ám, hay giận dữ có thể bỏ nhà ra đi và sau đó cũng không nhớ rõ sự việc gì hết.
- Nhịp các cơn: Cơn hay xẩy ra ban đêm nhiều hơn, các cơn ban ngày cũng thường hay xuất hiện buổi sáng sớm nhiều hơn. Nhịp cơn thay đổi tùy mức độ nặng nhẹ. Lúc đầu thưa, 1 năm 2-3 cơn, sau đó dầy dần: hàng tháng hoặc hàng ngày, có những đợt nghỉ. Cơn dầy thì người bịnh bị loạn thần.
2- Cơn Động Kinh Nhỏ.
Thường là loại động kinh vô căn, hay gặp ở trẻ nhỏ. Đặc điểm là có những cơn vắng, những cơn co giật hoặc những cơn vô lực. Thời gian mỗi cơn không quá 30 giây nhưng xẩy ra nhiều lần trong ngày.
- Loại cơn vắng: là 1 biểu hiện của động kinh vô căn. Mất ý thức chốc lát trong 15_30 giây, trong khi đó, người bịnh ngừng mọi hoạt động nhưng các động tác tự động đơn giản thì vẫn còn, ví dụ như tiếp tục đi... Người bịnh không biết và nhớ gì về cơn vắng. Cơn vắng bắt đầu và chấm dứt đột ngột, không có gì báo trước. Người bịnh không bị ngã.
- Loại co giật cơ: Trong 3% cơn bé thấy có những co cứng cơ từng phần với những động tác của đầu và chi trên, ít khi mất ý thức.
- Thể vô lực: Trong 15% trường hợp người bịnh đột nhiên mất trương lực cơ, đánh rơi vật đang cầm trong tay, ngã khụy xuống trong khi ý thức vẫn tỉnh, và chỉ kéo dài 30 giây- 1 phút.
3- Cơn Động Kinh Cục Bộ (Bravais Jacksen)
Không có động kinh toàn thân mà chỉ có co giật, thường bắt đầu ở ngón tay cái, ngón chân cái rồi lan rộng thêm đến các vùng chung quanh. Thường ý thức vẫn còn, thời gian cơn ngắn chỉ vài phút.
b- Theo YHCT
Sách Nội Khoa Học Thành Đô và Thượng Hải đều giới thiệu 2 thể loại Giản chứng (động kinh) như sau:
1- Do Can Phong Đờm Trọc: Trước khi phát bịnh thường thấy chóng mặt, đầu đau, hông ngực đầy tức, buồn bực nghiến răng, trợn mắt, chân tay run giật, đờm dãi kéo lên, thở khò khè, có lúc hôn mê, lưỡi nhạt, mạch huyền hoạt (T. Hải). hoạt (T.Đô)
Biện chứng: Chóng mặt, đầu đau, buồn bực là do phong đờm bốc lên. Can phong nội động ảnh hưởng đến phong đờm, phong đờm bốc lên làm cho Tâm khiếu bị che lấp gây nên động kinh. Can bị uất sẽ làm hại Tỳ, Tỳ bị tổn thương không kiện vận được, đờm trọc sẽ sinh ra, phong đờm kéo lên làm đờm dãi tiết ra nhiều (khò khè, sùi bọt ở mép....) lưỡi nhạt, mạch Huyền là biểu tượng của Can, mạch Hoạt biểu hiện của đờm trọc.
Điều trị:
NKHT. Đô: Tức phong, khoát đờm, trấn tâm, khai khiếu dùng bài: Định Giản Hoàn (Y Học Tâm Ngộ Q. IV): Thiên ma 40g, Phục linh 40g, Viễn chí 28g, Bối mẫu 40g, Thạch xương bồ 20g, Toàn yết 20g, Đởm nam tinh 20g, Mạch môn 80g, Cương tằm 20g, Bán hạ 40g, Phục thần 40g, Hổ phách 20g, Trần bì 28g, Đan sâm 80g, Thần sa 12g. Tán bột. Dùng Trúc Lịch 100ml, nước cốt gừng 20ml, Cam Thảo 120g, sắc đặc thành cao, trộn với thuốc bột, làm hoàn, dùng Thần Sa bọc ngoài làm áo. Mỗi lần dùng 8-12g, ngày 2 lần.
(Trúc Lịch, Nam Tinh, Xương Bồ, Bán Hạ để trừ đờm, khai khiếu, Thiên Ma, Toàn Yết, Cương Tằm để bình Can tức phong. Hổ Phách, Thần Sa,Phục Thần, Viễn Chí để an thần).
Ghi chú: trước khi phát cơn nên dùng thuốc sắc, sau khi hết cơn, nên chuyển sang dạng thuốc viên.
- NKHT. Đô: Khoát đờm, tuyên khiếu, tức phong, định giản, dùng bài Định Giản Hoàn (xem trên).
- Sách TGD.Phương dùng bài Định Giản Thang (Cúc Hoa, Câu Đằng, Phục Linh, Cương Tằm, Trúc Nhự, Mộc Qua, Ty Qua Lạc, Đạm Trúc Diệp đều 12g, Bạc Hà, Nam Tinh, Bán Hạ, Trần Bì, Chích Thảo, Thiên Trúc Hoàng đều 4g- Sắc uống.
- Sách TQĐĐDYNPĐToàn dùng bài Điên Giản Phương: Tây dương sâm 60g, Bạch thược 60g, Bán hạ (chế) 40g, Phục linh 100g, Bạch truật (sao đất) 100g, Viễn chí (bỏ lõi, nướng mật) 60g, Hổ phách 60g, Toan táo nhân (sao) 100g, Quất hồng 60g, Thiên ma 60g, Đương quy 60g, Câu đằng 80g, Thiên trúc hoàng 80g, Đởm nam tinh 40g, Sài hồ 12g, Chích thảo 40g, Chu sa 40g, Ngưu hoàng 6g, Xạ hương 4g, Xích kim 50 miếng.
2- Do Can Hỏa Đờm Nhiệt: trước khi phát bịnh thấy chóng mặt, đầu đau, hông ngực đầy tức, buồn bực nghiến răng, trợn mắt, chân tay run giật, đờm dãi kéo lên, thở khò khè có khi bị hôn mê, tính tình thường hay nóng nảy, cáu gắt, ít ngủ, miệng khô, táo bón, lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.
Biện chứng: Can hỏa bốc lên, hỏa động sinh phong thiêu đốt tân dịch, làm tân dịch khô lại thành đờm. Phong động khiến cho đờm bốc lên che lấp thanh khiếu gây ra động kinh. Can khí vượng thì tính tình nóng nảy, hỏa quấy nhiễu tâm thần thì tâm phiền, mất ngủ. Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền sác là Can hỏa đờm nhiệt quá mạnh gây ra.
Điều trị:
NKHT.Hải: Thanh tả Can hỏa, hóa đờm, khai khiếu dùng bài Long Đởm Tả Can Thang hợp với bài Dịch Đàm Thang.
Long Đởm Tả Can Thang (Y Phương Tập Giải): Long đởm thảo (sao rượu), Cam thảo
Hoàng cầm (sao), Xa tiền tử, Chi tử (sao rượu), Đương quy (tẩy rượu), Trạch tả, Sinh địa (sao rượu), Mộc thông, Sài hồ. Sắc uống.
Dịch Đàm Thang (Kỳ Hiệu Lương Phương): Nam tinh (chế gừng) 4g, Thạch xương bồ 4g, Bán hạ (nấu sôi 7 lần) 4g, Nhân sâm 4g, Chỉ thực (sao khô) 8g, Trúc nhự 2,8g, Phục linh (bỏ vỏ) 8g, Cam thảo 2g, Quất hồng 6g. Thêm Sinh khương 5 lát, Sắc uống.
(Long Đởm Thảo, Hoàng Cầm, Chi Tử, Mộc Thông để thanh Can tả hỏa, Bán Hạ,Quất Hồng, Đởm Nam Tinh, Xương Bồ để hóa đờm khai khiếu).
- Sách NKHT. Đô: thanh Can, tả hỏa, hóa đờm, khai khiếu dùng bài: Đạo Đờm Thang thêm Uất Kim, Chi Tử, Thạch Xương Bồ (Đạo Đờm Thang ‘Tế Sinh Phương’: Bán Hạ, Trần Bì, Phục Linh, Cam Thảo, Chỉ Thực, Nam Tinh).
- Sách LSĐKTHTL. Học: Từ Chu Hoàn (Từ Thạch 40g, Tần 20g, Kiến Khúc 40g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g).
Hoặc bài Từ Chu Hoàn Gia Vị (Từ Thạch 80g, Giả Thạch 80g, Bán Hạ 80g, Chu Sa 40g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g).
- Sách TGD.Phương dùng bài: Tức Phong Định Giản Phong Gia Vị (Trần Bì, Sài Hồ, Hoàng Cầm đều 4g, Bán Hạ, Nam Tinh, Hóa Bì, bạch truật, Can Khương đều 8g, Đương Quy, Câu Đằng, Đảng Sâm đều 12g, Thanh Đại, Lô Hội đều 2g, Chích Kỳ 20g- Sắc uống)
- Sách TQĐĐDYNPĐ.Toàn dùng bài: Kim Bạc Trấn Tâm Đơn (Chu Sa 12g, Hổ Phách. Thiên Trúc Hoàng đều 12g, Đởm Tinh, Trân Châu, Kim Bạc đều 4g, Ngưu Hoàng 2g, tán bột, làm hoàn, ngày uống 8-12g.
CÁC Y ÁN VỀ ĐỘNG KINH
+ Y Án Cơn Động Kinh Lớn
(Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn)
“ Hiệp, nữ, 7 tuổi, khám bịnh ngày 27/3/1982. Mỗi năm vào mùa xuân đều phát cơn ngã lăn ra bất tỉnh, đờm dãi trào ra ở miệng, tay chân co rút, ngày phát 4-5 cơn, trước ngày phát cơn thường đau đầu, trí nhớ giảm, tiêu tiểu bình thường, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Huyền Hoạt, gần ngày phát cơn thì mũi nghẹt, sổ mũi họng đỏ, ho không ngừng.
Điều trị: thanh tuyên,khoát đờm, bình Can, trấn tĩnh.
Xử phương: Câu Đằng, Bạch Tật Lệ đều 12g, Thiên Tùng (chế), Trúc Lịch, Bán Hạ, Tang Diệp,Hạnh Nhân, Bối Mẫu đều 8g, Thiên Ma, Quất Hồng, Thiên Trúc Hoàng đều 6g, Tô Ngạnh 4g, Thuyền Thoái 2 cái. Uống hơn 1 tháng, đến sáu năm sau không thấy tái phát.
+ Y Án Động Kinh Do Can Đờm Trọc
(Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn)
“ Trương X, nam, 8 tuổi, 1 năm trước, vì sợ hãi, đột nhiên hôn mê, co giật. Gần 2 tháng nay, cứ 7-8 ngày lại phát cơn 1 lần. Diện mạo kém tươi, đêm ngủ mồ hôi ra nhiều, mạch Huyền hoạt, lưỡi hồng, rêu lưỡi nhạt. Điện não đồ thấy trung độ khác thường, cho dùng Khoát đờm Định Giản Tán (Xương Bồ, Thái Tử Sâm, Phục Linh, Đởm Tinh, Bán Hạ, Lục Khúc, Chỉ Xác đều 12g, Quất Hồng, Thiên Ma, Xuyên Khung, Khương hoạt đều 8g, Thanh Quả 10g, Trầm Hương 2g, Hổ Phách 1g. Tán bột, làm viên 0,5g). Cho uống ngày 3 lần, mỗi lần 10 viên. Uống liền 2 tuần thì không còn co giật nữa. Sau đó cho uống mỗi lần 6 viên. Một năm rưỡi sau không thấy tái phát.
+ Y Án Động Kinh Thể Can Hỏa Đờm Nhiệt
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
“ Bạch X, nữ, 32 tuổi, khám ngày 5-4-1969, đã bị động kinh hơn 10 năm. Trước khi lên cơn thường rú lên như Heo Dê kêu, sau đó bị hôn mê, ngã xuống miệng sùi bọt trắng, 2 mắt trợn ngược, chân tay co giật, ỉa đái dầm dề. Lúc bịnh nặng mỗi ngày lên cơn mấy lần, thường cơn kéo dài từ vài phút đến hơn 30 phút. sau khi tỉnh lại, thấy người mệt mỏi rã rời, không thấy triệu chứng gì khác. Mạch Huyền sác mà hoạt, rêu lưỡi vàng bẩn.
Chẩn đoán: Can hỏa hóa đờm nhiệt hợp với phong làm nhiễu loạn bên trong, che mờtâm khiếu.
Điều trị: Thanh Can, tả hỏa, hóa đờm tuyên khiếu, tức phong chỉ kinh. Cho dùng bài Tức phong định Giản thang gia vị (Trần Bì, Sài Hồ, Hoàng Cầm đều 4g, Bán Hạ, Nam Tinh, Hóa Bì, Bạch Truật, Can Khương đều 8g, đương quy, Câu Đằng, Đảng Sâm đều 12g Thanh đại Lô Hội đều 2g, Chích Kỳ 20g- Sắc uống, ngày 1 thang. Uống tất cả 50 thang, bịnh hết, khỏe mạnh như thường. Theo dõi 10 năm không thấy tái phát.
+ Y Án Động Kinh Do Can Hỏa Vượng
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
“ X nam, 6 tuổi, sau khi sinh được 1 năm bỗng nhiên 1 hôm thấy người không tỉnh táo, hôn mê, ngã lăn ra đất, chân tay co giật, miệng sùi bọt. Từ đó về sau có ngày lên cơn động kinh đến 10 lần. Thường thấy đầu bị thương do ngã, răng cửa gãy hết, bịnh nhân rất đau khổ, gia đình phải chịu gánh nặng đã nhiều năm, chẩn đoán lâm sàng là bịnh động kinh, đã Điều trị dài ngày ở địa phương chưa thấy có kết quả. Trước khi tới khám lần này, bịnh nhi lên cơn, bât ngờ ngã nhào, bất tỉnh, sùi bọt mép, 2 mắt trợn ngược, 2 tay co giật, kéo dài đến 15 phút mới tỉnh lại. Sau khi tỉnh, người mệt mỏi rã rời, sắc mặt không tươi, chât lưỡi đỏ, rêu vàng, trắng bẩn, gốc lưỡi hơi dầy, mạch Huyền hoạt hữu lực.
Chẩn đoán: Can hỏa thiên thịnh, hỏa sinh phong, phong động đờm đưa lên trên làm nhiễu loạn thần minh gây ra bịnh.
Điều trị: Thanh Can, tả hỏa, trừ đàm, tức phong, trấn tâm, an thần.
Xử phương: Cho dùng bài Điên Giản Thang
Bạch Phụ Tư,û Nam Tinh (chế), Bán Hạ,Mông Thạch đều 10g, Long Cốt, Mẫu Lệ đều 30g, Xương Bồ 6g, Qua Lâu 16g, Hổ phách, Toàn Yết, Trầm Hương, cam thảo đều 4g - Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 12 thang, bịnh tình dần dần có chuyển biến tốt, từ hơn 10 cơn/ ngày giảm còn 1-2 cơn. Thời gian lên cơn mỡi lần cũng rút ngắn. Mạch chuyển sang Huyền Tế Sác, lưỡi đỏ, rêu chuyển vàng mỏng, gốc rêu bẩn đã hết. Vẫn dùng bài thuốc này, thêm Sâm Tu 4g để tăng chính khí. Cho uống liên tục 20 thang, các triệu chứng đều hết, bịnh khỏi. Theo dõi 5 năm không thấy tái phát.’
+ Y Án Động Kinh Do Hàn Uất Hóa Nhiệt
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
“ Sái X, nam, 25 tuổi, khám bịnh ngày 6-9- 1978, bị động kinh đã 9 năm, chữa trị bằng nhiều cách nhưng chưa có kết quả. Trước khi đến khám, ngày nào cũng uống Dilantin, nhưng cứ khoảng 10-20 ngày lại lên cơn 1 lần. Khi lên cơn bao giờ cũng bắt đầu bằng 1 tiếng kêu thét, sau đó hôn mê ngã xuống, mép sùi bọt trắng, chân tay co giật.
Chẩn đoán: Hàn uất hóa nhiệt, tâm âm khí hư, can phong nội động hợp với đờm ngược lên gây ra bịnh.
Điều trị: Hóa đờm, tức phong, tư âm, định kinh.
Cho dùng Giản chứng hoàn (Thiên Trúc Hoàng 16g (tán mịn để riêng) thiên môn, bạch thược, Hương Phụ (chế) đều 90g, Phục Thần 12g, Tuyền Phúc Hoa 48g, Tô Tử, Bán Hạ(chế) đều 30g, Viễn Chí nhục (nấu chín), Tạo Giác Giáp (bỏ vỏ đen, bỏ hột rồi sao) đều 60g, Trầm Hương 10g, Chích Thảo 8g, dùng bột Hoài Sơn trộn với nước, hồ làm hoàn, dùng Chu Sa bọc ngoài).
Uống khoảng hơn 1 tháng, trong suốt thời gian này không thấy lên cơn. Cho uống tiếp 2 thang nữa và khuyên nên kiên trì uống liên tục. Uống hết thuốc, bịnh khỏi, theo dõi gần 2 năm không thấy tái phát.’
ĐỘNG MẠCH VIÊM TẮC
Đông y gọi là ‘Thoát Thư, Huyết Thuyên Bế Tắc Tính Mạch Quản Viêm.
Xuất hiện đầu tiên trong sách ‘Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương’, có nhiều tên gọi khác nhau như Thoát Ung, Thoát Cốt Thư, Thoát Cốt Đinh, Đôn Ung, Chú Tiết Đinh, Khương Lang Chú, Tháp Giả Độc Đẳng, tục danh là Thập Chỉ Linh Lạc.
Nguyên Nhân
+ Do Hàn Thấp Xâm Lấn: Sinh xong hàn hợp với thuỷ hoặc sống lâu ngày ở vùng ẩm thấp, hàn thấp xâm nhập vào làm tổn thương dương khí khiến cho hàn tà xâm nhập vào các đường kinh, vào trong mạch gây nên hàn ngưng khí trở, gây nên đau, khí trệ huyết ngưng làm cho thịt bị hoại tử thành ra bệnh.
Thiên ‘Cử Thống Luận’ (Tố vấn 39) viết: “Hàn khí vào trong kinh mà ngừng trệ, không thông đi được, hàn khí khách ở ngoài mạch thì huyết ít, hàn khách ở trong mạch thì không thông”.
+ Can Thận Bất Túc: Cơ thể vốn suy yếu, sinh hoạt tình dục không điều độ hoặc lao nhọc quá sức khiến cho Can Thận bị tổn thương, Thận có chức năng tàng tinh là ‘tác cường chi cung’, nơi hội của xương. Can chủ sơ tiết, làm chủ các tông cân, lợi cơ khớp. Lao nhọc thì làm hại Can Thận, tinh huyết bị suy tổn, gân xương không được nuôi dưỡng. Nếu phòng dục quá độ, uống nhiều thuốc bổ dương làm cho âm tinh bị tổn hại, dâm hoả bốc lên, ảnh hưởng đến tạng phủ, làm tiêu âm dịch, độc tà tụ lại ở các đầu chi, gan bị liễm lại, tuỷ bị khô gây nên bệnh. Sách ‘Dương Khoa Tâm Đắc Tập’ viết: “Chứng thoát thư do phòng dục, lao nhọc quá sức, khí bị kiệt, tinh bị khô gây nên… Đó là dấu hiệu Thận thuỷ suy yếu không ức chế được hoả vậy”.
+ Do Ăn Uống Không Điều Độ: Ăn quá nhiều chất cao lương mỹ vị, chất cay, nóng, thức ăn nướng khiến cho Tỳ Vị bị tổn thương, sinh ra thấp, hoá thành hoả, hoá thành đờm, tích độc dồn xuống phía dưới, lưu trệ ở gân mạch gây nên bệnh. Thiên ‘Sinh Khí Thông Thiên Luận’ (Tố Vấn 3) viết: “AƯn nhiều thức ăn cao lương dễ sinh ra những mụn to gọi là đinh”.
+ Do Tình Chí Bị Tổn Thương: Tình chí không thoải mái, giận dữ, uất ức làm hại Can, ưu tư làm hại Tỳ, khiến cho ngũ tạng không đều hoà, cơ năng bị rối loạn, truyền vào kinh lạc, khiến cho khí huyết không điều hoà gây nên bệnh.
+ Do Thể Chất Suy Yếu: Sách ‘Ngoại KHoa Chân Thuyên’ viết: “Sinh ra chứng thoát thư,… bẩm sinh bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết suy tổn, vận hành không có sức, các đầu chi và gân mạch không được nuôi dưỡng, lại bị thêm ngoại cảm xâm nhập gây nên bệnh. thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh KHu 75) viết: “Hư tà trúng vào con người… truyền vào trong mạch thì huyết sẽ bị bế không thông”.
Chẩn Đoán
. Bệnh thường gặp ở nam giới, nữ giới ít gặp (tỉ lệ 7,5/1), tuổi khoảng 25 ~ 45.
. Ngón chân đau, đêm đau nhiều hơn, ngồi bị nhiều hơn, đêm không ngủ được.
. Đi lại thì bắp chân đau hoặc bị co rút lại, nghỉ ngơi thì lại đỡ, làm nặng thì tái phát.
. Chân sợ lạnh.
. Da vùng bệnh bị khô, móng chân phình to, biến dạng, gân cơ teo
. Thời kỳ hoại tử thì ngón chân lở loét, có thể bị rụng khớp.
Triệu Chứng
Thường xẩy ra ở tứ chi, nhất là hai chi dưới. Lúc đầu chỉ lạnh, dần dần đau dữ dội, lâu ngày phát sinh hoại tử và rụng các đốt ngón tay, chân.
Trên lâm sàng thường gặp:
a- Hàn Thấp Xâm Nhập: Sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ấm, sợ lạnh, đầu chi tê lạnh đau, da trắng xanh, thường bị chuột rút, đi thì đau, nghỉ lại đỡ, nước tiểu trong, dài, tiêu lỏng, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm, Trì vô lực.
Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, thông ứ hoạt huyết. Dùng bài Hoà Dương Thang gia giảm: Ma hoàng, Bào khương, Giáp châu, Địa long đều 6g, Thục địa, Nhẫn đông đằng đều 45g, Đan sâm, Hoạt huyết đằng, Kê huyết đằng đều 15g, Hoàng kỳ, Đảng sâm,
Ngưu tất, Cam thảo đều 10g.
+ Khí Trệ Ứ Huyết: Tay chân đau nhức liên miên, đêm càng nặng, mầu da ở chi xanh nhạt, đầu chi khô, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm tím ứ huyết. Mạch Trầm Nhược, Trầm Tế.
Điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, lý khí chỉ thống. Dùng bài Đào Nhân Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy 30g, Thục địa, Xích thược, Bạch thược, Ngưu tất, Thanh bì đều 10g, Đan sâm, Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Diên hồ sách, Bồ công anh, Kim nhân hoa đều 12g, Kế huyết đằng, Ngũ gia bì đều 15g.
+ Thấp Nhiệt Uẩn Độc: Thích lạnh ghét nóng, đùi đau cứng, sưng đau, chân nặng không có sức, ngón chân lở loét chảy nước, hoại tử, kèm sắc mặt mầu trắng như tro hoặc vàng úa, ngực đầy, khát không muốn ăn uống, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi bệu hoặc vàng bệu, mạch Hoạt Sác hoặc Tế Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt hoá thấp hoạt huyết thông lạc. Dùng Nhân Trần Xích Tiểu Đậu Thang gia giảm: Nhân trần, Nhẫn đông đằng, Xích tiểu đậu, Ý dĩ nhân đều 15 ~ 30g, Phục linh bì, Ngưu tất, Mộc qua, Đan sâm đều 12g, Ty qua lạc, Phòng kỷ, Liên kiều, Địa đinh đều 10g, Sa nhân (cho vào sau) 8g.
+ Nhiệt Độc Xấm Lấn Da: Vùng bệnh sưng, đỏ, nóng, đau, chảy nhiều mủ, có khi hôi thối, có thể có sốt cao, phiền táo, khát muốn uống, táo bón, nước tiểu vàng, ăn ít, tinh thần mê muội, chân duỗi lan đến mông, đau chịu không được, lưỡi tía hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng bệu hoặc gốc lưỡi vàng hoặc đen xám tro hoặc giữa lưỡi xanh, mạch Hồng, Huyền, Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, dưỡng âm. Dùng bài Tứ Diệu Dũng An Thang gia vị: Huyền sâm, Cam thảo, Xích tiểu đậu, Địa đinh, Bồ công anh đều 15g, Ngân hoa, Xà thiệt thảo, Đan sâm đều 30g, Hoàng cầm, Tiêu sơn chi, Liên kiều, Đơn bì 10g.
+ Khí Huyết Đều Hư: Vết thương lở loét lâu ngày không khỏi, chảy mủ, nước, chân răng mầu xám tro, đau nhức, da khô, cơ nhục gầy teo, chân tay không có sức, tinh thần mỏi mệt, diện mạo tiều tuỵ, tim hồi hộp, mất ngủ, rêu lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế vô lực.
Điều trị: Bổ ích khí huyết, điều hoà vinh vệ. Dùng bài Bát Trân Thang gia giảm: Đương quy, Thược dược, Xuyên khung, Đảng sâm, Cam thảo đều 10g, Thục địa, Đan sâm, Hoàng kỳ đều 15g, Bối mẫu, Địa đinh, Bồ công anh đều 12g, Xích tiểu đậu 30g.
Ngoại Khoa
Thuốc rửa: Sinh khương 120g, Cam thảo 60g. Sắc lấy nước ngâm ngày 2 lần, mỗi lần 15 ~ 30 phút.
Một Số Bài Thuốc Tham Khảo
+ Tiêu Viêm Thông Mạch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Kim ngân 30 ~ 45g (hoặc Nhân đông đằng 45 ~ 60g), Nguyên sâm, Đương quy đều 20 ~ 25g, Xích thược 15g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Ngưu tất 15g, Phòng kỷ 9 ~ 12g, Lạc thạch đằng (hoặc Hải phong đằng) 15 ~ 18g, Uy linh tiên, Cam thảo đều 12g. Sắc uống ngày 1-2 thang, 3 – 4 lần/ngày.
TD: Thanh nhiệt, giải độc hoạt huyết thông mạch. Trị động mạch viêm tắc.
+ Hoạt Lạc Thông Mạch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ, Đương quy, Nguyên sâm, Ngân hoa, Tử hoa địa đinh đều 15 ~ 25g, Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Hồng hoa đều 10g, Nguyên hồ, Sinh địa đều 10 ~ 15g, Bồ công anh, Thổ phục linh đều 15 ~ 30g, Cam thảo 9 ~ 30g. Sắc uống.
TD: Bổ khí dục âm, giải độc hoạt lạc. Trị động mạch viêm tắc.
+ Khu Dâm Bảo Thoát Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Dĩ nhân mễ 30g, Phục linh 60g, Quế tâm 3g, Bạch truật 30g, Xa tiền tử 15g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ lợi thấp, sinh cơ bại độc. Trị động mạch viêm tắc.
Đã trị 19 ca, đều đạt kết quả tốt.
+ Thanh Doanh Thác Mạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đương quy, Trạch lan, Ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 50g, Huyền sâm, Sinh địa, Câu đằng, Kê huyết đằng đều 25g,Mễ xác, Cam thảo (sống) đều 20g, Dĩ nhân mễ 30g, Thuỷ điệt 15g, Thiềm tô 0,03g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, khứ thấp thông mạch. Trị động mạch viêm tắc.
Đã trị 289 ca (kể cả đã bị lở loét. Khỏi hẳn 71%, có kết quả 95,6%.
+ Bảo Thoát Thang (Tân Trung Y 1984: 5): Ý dĩ nhân, Bạch truật, Thổ phục linh đều 30g, Phục linh 60g, Xa tiền tử 15g, Quế tâm 3g. Sắc uống.
TD: Thấm thấp, tiêu thủng, bại độc. Trị thoát thư.
Đã trị 15 ca, uống từ 60 ~ 100 thang đều khỏi hẳn, không có ca nào tái phát.
+ Giải Độc Hoạt Huyết Thang II (Trung Quốc Y Dược Học Báo 1987 (3): Kim ngân hoa 30g, Huyền sâm, Đan sâm đều 20g, Hống hoa, Bồ công anh, Tử địa đinh đều 10g, Nhũ hương (chế), Một dược (chế) đều 7,5g, Cam thảo (sống) 5g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hoá ứ. Trị động mạch viêm tắc.
Đã trị 52 ca, khỏi hẳn 48, có chuyển biến 3, không kết quả 1. Tổng kết đạt 98,1%. Trung bình uống 2,5 tháng.
+ Công Lao Hoàn (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1986 (2): Thập đại công lao, Kim mao cẩu tích, Uy linh tiên, Mộc qua, Bạch thược, Sinh địa, Ô tiêu xà, Chí hạc thảo, Hoàng kỳ, Thân cân thảo đều 60g, Huyết kiệt, Quế chi, Hải đồng bì, Mẫu đơn bì, Ngưu tất, Phòng kỷ, Đương quy, Phụ phiến, Binh lang, Hồng hoa, Bạch hoa xà, Phòng phong, Nhũ hương, Một dược, Bồ công anh đều 30g. Tán nhuyễn, trộn đều, hoà với Mật ong làm thành hoàn, nặng 10g. bệnh nhẹ mỗi lần uống 1 hoàn, bệnh nặng cứ 8 giờ uống 1 viên. Uống liên tục 20 ~ 60 ngày.
TD: Khứ phong trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, ôn kinh thông lạc. Trị động mạch viêm tắc.
Đã trị 11 ca, khỏi 9, không khỏi 1, bỏ dở 1.
VIÊM QUẦNG
(Đơn Độc)
Viêm quầng là một loại bệnh nhiễm khuẩn ngoài da cấp tính. Vì vùng bệnh như phết một lớp màu đỏ nên gọi là Đơn Độc. Đặc điểm của bệnh là phát bệnh đột ngột, sốt, gai rét, ngoài da nổi lên quầng đỏ, sưng nóng, khuếch tán nhanh.
Thường hay mọc ở cẳng chân và đầu mặt, các nơi khác cũng có nhưng ít. Tùy theo vị trí bị bệnh mà theo Đông y có tên gọi khác nhau như mọc ở đầu mặt thì gọi là Bao Đầu Hỏa Đơn; Mọc ở thân mình gọi là Nội Phát Đơn Độc; Mọc ở cẳng chân thì gọi là Lưu Hỏa; Trẻ sơ sinh bị đơn độc thì gọi là Xích Du Đơn.
Nguyên Nhân
Bệnh do liên cầu khuẩn nhất là loại liên cầu tan huyết, cũng có khi là tụ cầu. Đông y cho rằng do phần huyết có nhiệt, kèm cảm phong nhiệt sinh ra bệnh. Hoặc do da bị tổn thương (châm, gãi, trùng thú cắn) nhiễm phải độc tà gây nên, mắc bệnh ở đầu thường kèm theo phong nhiệt, mắc bệnh ở thân mình thường kèm can hỏa; Mắc bệnh ở chân thường có thấp nhiệt, đơn độc ở trẻ sơ sinh thường do nội hỏa nhiệt độc.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày. Bệnh nhân cảm thấy người bứt rứt khó chịu, sốt, nôn, rét rùng mình, đau đầu, một số ca bị ngất hoặc mê man.
Trên chỗ thương tổn nhiễm khuẩn xuất hiện những dát đỏ hồng, đỏ tím, viêm nhiễm phù nề cấp, ranh giới rõ rệt, cảm giác nóng bỏng, đau, có thể nổi ở giữa hoặc bên cạnh
những bọng nước to. Vị trí thường gặp ở chi dưới vùng cẳng chân, thương tổn lan rộng ra bờ ngoài, phù ngày càng rộng, hạch vùng tương ứng to và đau. Trường hợp nặng tạo thành viêm tấy hoặc hoại tử tế bào, có thể chuyển từ vùng này sang vùng khác tạo thành nhiều vùng thương tổn và có thể có ở cả niêm mạc.
Quá trình diễn biến có thể kéo dài 1-2 tuần, có thể biến chứng viêm não, viêm cơ tim, viêm thận. Thương tổn nặng ở những người suy nhược, sức đề kháng kém, tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao nếu không được điều trì kịp thời.
Chẩn Đoán Phân Biệt
1. Chứng phát (viêm tấy lan tỏa): tại chỗ sưng nóng đỏ đau, vùng giữa rõ, chung quanh nhạt hơn, không có ranh giới rõ, triệu chứng toàn thân nhẹ hơn, phát triển làm mủ và vỡ mủ.
2. Viêm da tiếp xúc: có lịch sử tiếp xúc, vùng da sần nổi lên, mụn phỏng, ngứa, triệu chứng toàn thân không rõ rệt.
Biện Chưng Luận Trị
+ Phong Nhiệt Thịnh: thường phát ở đầu mặt, sưng nóng, đỏ, đau nặng, mí mắt sưng khó mở, đau đầu kèm sốt, sợ lạnh, táo bón, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Dùng bài Phổ Tế Tiêu Độc Ẩm (Hoàng cầm, Hoàng liên, sinh Cam thảo, Huyền sâm, Liên kiều, Bản lam căn, Mã bột, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Cương tàm, Thăng ma, Sài hồ, Cát cánh, Trần bì) gia giảm.
+ Can Kinh Uất Hỏa: thường phát ở thân mình, ban đỏ, đau nóng bỏng, thường sốt, miệng đắng, họng khô lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Sơ can, lợi thấp, giải độc, tả hỏa. Dùng bài Long Đở Tả Can Thang (Long đởm thảo, Chi tử, Sài hồ, Hoàng cầm, Sinh địa, Trạch tả, Đương quy, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo) gia giảm.
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: thường phát ở chân (cẳng chân hoặc bàn chân sưng đỏ, đau nóng như bỏng thường lan lên trên hoặc có đường đỏ, kém ăn, khát mà không muốn uống, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu sưng. Dùng bài Tỳ Giải Thấm Thấp Thang (Tỳ giải, Hoàng bá, Ý dĩ, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo) hợp với Ngũ Thần Thang (Phục linh, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Xa tiền thảo, Tử hoa địa đinh) gia giảm.
+ Nhiệt độc nội công: tại chỗ sưng nóng đỏ, đau rộng, có điểm ứ huyết, ban tím, mụn phỏng, sốt cao, khát, bứt rứt, buồn nôn, hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ rêu vàng khô, mạch Hồng Sác.
Điều trị: Lương huyết, giải độc, thanh tâm, khai khiếu. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang hợp với Hoàng Liên Giải Độc Thang.
Thuốc Dùng Ngoài Và Các Phương Pháp Điêu Trị Khác
+ Dùng Kim Hoàng Tán hoặc Ngọc Lộ Tán trộn với nước sôi nguội đắp ngoài; hoặc dùng lá Hoa cúc tươi, lá Bồ công anh tươi, Địa đinh thảo tươi, giã nát, đắp.
+ Trường hợp bệnh tái phát nhiều lần phải tìm các ổ nhiễm khuẩn ở răng, họng, amiđan để trị tích cực.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Trường hợp bị xây xát da và niêm mạc chú ý tích cực điều trị để tránh nhiễm khuẩn; mắc bệnh chàm phải tích cực trị bệnh.
2. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường cách ly, uống đủ nước; trường hợp mắc bệnh ở cẳng chân nên nằm đặt chân cao 30-40o.
3. Không ăn các chất cay nóng, xào rán, tanh, chú ý chế độ ăn rau sống trái cây. Tránh gió, không cứu, không được nặn ở mặt.
4. Trường hợp bệnh ở đầu mặt, mắt nhiều ghèn, mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý rửa mắt hoặc nhỏ thuốc chống bệnh đau mắt. Chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:185.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Disneyland 1972 Love the old s