KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
XƠ GAN
Xơ gan là một bệnh mạn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng khác nhau mà y học cổ truyền thường mô tả trong các chứng: ‘Tích Tụ’, ‘Cổ Trướng’, ‘Phúc Trướng’ [Linh Khu], 'Thủy cổ" (Cảnh Nhạc Toàn Thư)...
Nguyên Nhân
Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:
l. Viêm gan do vi rút.
2. Nhiễm bệnh hấp huyết trùng (gặp nhiều ở Trung Quốc).
3. Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
4. Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín... Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.
Theo y học cổ truyền thì sự hình thành của xơ gan có liên quan đến 3 tạng Can, Tỳ và Thận. Nguyên nhân chính là do khí trệ, huyết ứ, thủy thấp ứ đọng trong cơ thể dẫn đến làm hư tổn thận âm, thận dương. Có thể giải thích cơ chế các triệu chứng bệnh lý như sau: Chứng hoàng đản và tích tụ trực tiếp ảnh huởng đến tạng Can. Can tàng huyết, thích sơ tiết, bệnh lâu ngày, Can không được thông điều sinh ra can khí uất sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị (can vị bất hòa, tỳ vị hư nhược). Trên lâm sàng thường có các triệu chứng như ngực sườn đầy tức, ợ hơi, nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu lỏng... bệnh lâu ngày khí trệ sinh ra huyết ứ, biểu hiện các triệu chứng mạn sườn đau tức tăng cố định, môi lưỡi tím thâm, các hội chứng ứ huyết, xuất huyết. Mặt khác, nếu do ăn uống thiếu thốn thất thường, nghiện rượu quá độ cũng làm tổn thương tỳ vị, chức năng tỳ vận hoá kém nội sinh thấp nhiệt, tân dịch bị tổn thương. Nếu cảm nhiễm trùng độc hoặc hóa chất độc hại cũngđều do tác hại can tỳ mà sinh bệnh. Bệnh lâu ngày sẽ tổn hại thận, thận dương hư tiểu khó khăn, phù
và cổ trướng nặng hơn, thận âm hư dẫn tới can thận âm hư, can hỏa vượng, can huyết hao tổn, can phong động sinh co giật hôn mê... Tóm lại bệnh xơ gan giai đoạn đầu chủ yếu là tổn thương can tỳ, khí ứ, huyết trệ, vào glai đoạn cuối tạng thậân cũng bị tổân thương sinh ra tỳ thận dương hư và can thâïn âm hư, bệnh trầm trọng và khó trị.
Triệu Chứng
- Giai đoạn bắt dầu: Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụïng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn.Khám gan hơi to (có thể không to), có bệnh nhân lách to. Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh.
- Giai đoạn toàn phát: Chức năng gan suy giảm rõ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. . hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ. Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.
- Giai doạn cuối: Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ: cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan...
Chẩn Đoán
Chủ yếu là cần có sự chẩn đoán sớm qua những lần khám sức khỏe có định kỳ, chú ý những người có tiền sử bệnh gan vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, sống ở vùng có bệnh sốt rét, giun móc, công việc có tiếp xúc với hóa chất độc...
Chẩn đoán xơ gan căn cứ vào các mặt sau:
1. Tiền sử bệnh: Mắc bệnh viêm gan vi rút, hấp huyết trùng, sốt rét, bệnh gan mật, vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, suy tim phải kéo dài.
2. Gan lách to lúc mới mắc, gan to, mặt vùng gan nhẵn, hơi cứng, thời kỳ cuối gan co nhỏ, cứng, bề mặt lồi lõm, có hòn cục, thường ấn đau không rõõ rệt, lách to hoặc rất to nếu có xuất huyết tiêu hóa thường lách nhỏ lại.
3. Chức năng gan suy giảm.
4. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
5. Kết quả sinh thiết: cấu trúc gan biến dạng, tăng sính tổ chức và sự hình thành các cục ở mô gan.
Căn cứ vào nguyên nhân xơ gan trên lâm sàng thường chia gan do viêm gan, xơ gan do rượu, xơ gan do mật, xơ gan do tim, xơ gan do sắc tố, xơ gan do hấp huyết trùng, do sốt rét...
Một số kết quả xét nghiệm và các phương pháp kiểm tra khác có thể tham khảo trong chẩn đoán.
a. Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm, tế bào non của tủy tăng.
b. Nước tiểu có anbumin và trụ niệu.
c. Albumin huyết thanh giảm, Globulin huyết thanh tăng, tỷ lệ A/G giảm hoậc nghịch đảo, điện di protein có gamma-globulin tăng cao, bêta-globulin tăng vừa, albumin nhất là anbumin tiền huyết thanh giảm.
d. Phản ứng kết tủa và lên bông: EnTT, CCFT, TTT, TFT đều dương tính, bilirubin huyết thanh cao quá 2mg%, SGPT và SGOT đều tăng... đều có thể giúp chẩn đoán nhưng không có tính đặc hiệu.
e. Đối với xơ gan do mật, Cholesteron tăng cao, bình thường hoặc hơi thấp, nếu Cholesteron thấp rõ nói lên tiên lượng là không tốt.
f. Tiền hôn mê gan, Ammoniemia cao, vào giai đoạn cuối xơ gan thời gian prothrombin kéo dài rõ.
g. Trong bệnh xơ gan, AFT tăng cao.
h. Lúc cần và có điều kiện làm thêm siêu âm gan, chụp thực quản, soi dạ dày ổ bụng. để giúp chẩn đoán.
Điều Trị
Theo sự phân tích về cơ chế sinh bệnh và theo y học cổ truyền thì trong bệnh xơ gan, bệnh lý chủ yếu là can huyết ứ trệ, cho nên phép chữa chính là hoạt huyết hóa ứ và trong quá trình điều trị cần phân biệt rõ các mặt tiêu bản, hư thực, hoãn cấp để chọn phép chữa thích hợp, chủ yếu theo 3 giai đoạn bệnh mà biện chứng luận trị.
l- Giai Đoạn Đầu: Bệnh mới bị, bệnh nhân còn khỏe.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ kiêm điều can lý tỳ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy 12- 16g, Xuyên Khung 8g, Chỉ xác 8g, Xuyên sơn giáp (nướng) 12g, Sinh địa hoàng 12g, Đào nhân 8 - 12g, Sài hồ 8- 12g, Ngũ linh chi 6-8g, Xích thược 8- 12g, Hồng hoa 6- 10g, Đơn sâm 12g, Miết giáp 12- 16g.
Gia giảm: Mệt mỏi nhiều, thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh để ích khí kiện tỳ. Ăn ít, bụng đầy, bỏ Miết giáp thêm Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc để tiêu thực. Miệng khô, tiêu ít, vàng, da nóng, vàng da, rêu lưỡi vàng dày, mạch Sác... có triệu chứng thấp nhiệt, bỏ Miết giáp, Đào nhân, Hồng hoa thêm Nhân trần, Chi tử, Liên kiều, Xa tiền, Trạch tả... Có triêïu chứng hư nhiệt như sốt lòng bàn chân, bàn tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác, bỏ Đào nhân, Hồng hoa thêm Tri mẫu, Địa cốt bì, Hạn liên thảo, Mạch môn, Ngũ vị tử... để thanh hư nhiệt. Ngủ kém thêm Táo nhân sao, Bá tử Nhân... để dưỡng tâm, an thần.
2. Giai Đoạn Toàn Phát: Chức năng gan suy giảm, cơ thể bệnh nhân yếu, đau hoặc không nhưng có phù, bụng đầy, có nước, vùng gan đầy tức... bệnh biểu hiện hư thực lẫn lộn.
Điều trị: Sơ can, hoạt huyết, kiện tỳ, lợi thủy. Dùng bài Tiêu Dao Tán thêm Ngũ Bì Ẩm gia giảm: Sài hồ 12 - 16g, Bạch truật 12g, Đan sâm 12g, Đại phúc bì 8 - 10g, Đương qui 12 - 16g, Bạch linh 12g, Chỉ thực 8g, Tang bạch bì 12g, Xích thược 10g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Gừng tươi 3 lát.
Gia giảm: Mạn sườn đau nhiều, gan lách to, có nốt ứ huyết thêm Đương quy vĩ, Xuyên sơn giáp, chế Hương phụ, Uất kim để tăng thêm tác dụng hành khí, hoạt huyết. Có triệu chứng huyết hư thêm Bạch thược, Thục địa, Hà thủ ô, Kỷ tử, Hoa hòe để bổ huyết, chỉ huyết. Can thận âm hư, sốt nhẹ, lòng bàn chân tay nóng, chất lưỡi thon đỏ, mạch Huyền Tế cần thêm thuốc tư dưỡng can thận như Sa sâm, Mạch môn Ngũ vị tử, Sinh địa, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Bạch thược, Hạn liên thảo...
3. Giai đoạn cuối: Đến giai đoạn cuối thì cơ thể người bệnh đã quá suy yếu do chính khí hư nhưng cổ trướng lại tăng (tà khí thực) nên phép chữa phải dùng vừa công vừa bổ, cần chú ý nắm nguyên tắc ‘cấp trị tiêu, hoãn trị bản’, phép trị bản chủ yếu bổ khí huyết, sơ Can, kiện tỳ. Trị tiêu chủ yếu là công trục cổ trướng...
Phép trị: Bổ khí huyết. Dùng bài Bát Trân Thang, Thập Toàn Đại Bổ gia giảm tùy tình hình bệnh.
Đảng sâm 12g, Bạch truật 30-60g, Kỷ tử 12-20g Đơn sâm 12-20g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12-20g, Sơn dược 12- 16g, Xa tiền tử 12-20g, Bạch phục linh 12g, Bạch thược 12-20g, Ý dĩ nhân 12-20g Chích thảo 4-8g.
Gia giảm: Tỳ thận dương hư, ăn kém, tiêu lỏng, mặt xạm, lưng đau, bàn chân phù, chân tay lạnh, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch Trầm, Trì, Huyền, cần ôn bổ tỳ thận, dùng bài thuốc gồm các vị chế Phụ tử, Nhục quế, Xuyên ngưu tất, Phòng kỷ, Can khương, Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả... Trường hợp can thận âm hư, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt khô, ít ngủ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác... cần tư dưỡng can thận, dùng bài thuốc gồm các vị: Hà thủ ô, Kỷ tử, Sinh địa, Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc, Đan sâm, Kê huyết đằng, Quy bản, Miết giáp... Trường hợp xuất huyết nhiều (nôn ra máu hoặc tiêu ra máu, hôn mê gan, cần xử trí cấp cứu kết hợp Đông Tây Y).
Trường hợp cổ trướng nặng gây nên khó thở cần công trụïc cổ trướng, có thể dùng một trong những bài sau: Bị Cấp Hoàn (Ba đậu bỏ vỏ, ép hết dầu, Đại hoàng, Can khương, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn, luyện mật ong, làm viên), mỗi lần uống 1-2g với nước ấm. Ngũ Công Tán (Khiên ngưu tử 120g, Tiểu hồi hương 30g, tán bột, làm viên. Mỗi lần uống l,5-3g, nuốt ngày 1-2 lần. Gia Vị Thập Táo Thang: Đại kích (chế dấm), Nguyên hoa, Cam toại, Hổ phách, Trầm hương, Hắc Bạch sửu, lượng bằng nhau, tán bột mịn, trộn đều) mỗi lần uống l,5-3g với nưóc sắc Táo tàu. Chu Xa Hoàn (Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, Đại hoàng, Hắc sửu, Mộc hương, Trần bì, Thanh bì, Khinh phấn, Binh lang). Mỗi lần uống 07,5 – 1g.
Chú ý đối với những bệnh nhân có xuất huyết, có bệnh tim, người bệnh quá suy kiệt, không nên dùng phép trục thủy. Lúc dùng phép trục thủy nên kết hợp Tây y truyền dịch để tránh được trạng thái mất nước tổn hại chân âm. Có thể dùng thang Lý Ngư Xích Tiểâu Đậu Thang: Cá chép 1 con 500g, đánh vảy sạch, bỏ lòng ruột. Xích tiểu đậu 60g, không cho muối, nấu chín nhừ lọc qua
vải lấy nước uống, ngày uống 1 thang, uống liền trong 2-3 tuần có kết qủa tốt.
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM TRỊ XƠ GAN
+ Kiện Tỳ Hoạt Huyết Thang (Lưu Hào Giang, bệnh viện Ung thư Nam Thông, tỉnh Giang Tô): Sơn dược, Biển đậu, Ý dĩ, Đơn sâm, Xích thược đều 30g, Thần khúc, Cốc nha, Mạch nha, sinh Bồ hoàng đều 10g, Tam lăng, Nga truật đều 15-30g, sắc uống (trị xơ gan giai đoạn đầu).
Khí hư thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 10g. Huyết hư thêm Thục địa, Đương qui đều 10g. Âm hư thêm Nam sa sâm, Mạch môn đều 10g. Dương hư thêm Thục phụ phiến 10g, Can khương 3g. Vùng gan đau thêm Kim linh tử, Diên hồ sách đều 10g. Nôn, buồn nôn thêm Đại giả thạch 30g, Tuyền phúc hoa 10g. Chảy máu mũi thêm Tiên hạc thảo 30g, Trắc bá diệp sao cháy 10g.
Kết quảù lâm sàng: Trị 42 ca, khỏi 22 ca, kết quả tốt 11 ca, tiến bộ 5 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ kết quả 90,5%.
+ Hộ Can Thang (Hình Bỉnh Vinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): Bạch truật, Hoàng kỳ, Hổ trượng, Bình địa mộc đều 20g, Sơn dược, Sinh ý dĩ, Biển đậu, Đơn sâm, đều 30g, Sao Mạch nha, sao Thần khúc sao Sơn tra đều 10g, Quy vĩ 15g, sắc uống.
Âm hư thêm Hà thủ ô 30g, Mạch môn 20g. Huyết hư thêm Thục địa 15g, Kê huyết đằng 30g. Khí hư thêm Đảng sâm 20g, Thái tử sâm 30g. Dương hư thêm Phụ phiến 10g, Can khương 3g. Xuất huyết thêm Mao căn 30g, Tiên hạc thảo 30g. Vùng gan đau thêm Kim linh tử 10g, tiêu Địa long 10g, Sài hồ 5g, Diên hồ sách 10g...
- Kết quả lâm sàng: Trị 37 ca, sau 3-6 tháng, khỏi 18 ca, tốt 11 ca, có kết quả 4 ca, không kết quảû 4 ca, tỷ lệ có kết qủa 88,57%.
+ Tiêu Trưng Hoàn (Vương Kiện Trung, tỉnh Hồ Bắc): Địa Miết trùng 100g, Bào sơn giáp 100g, Thủy điệt 75g, Đại hoàng 50g, tán bột, hồ làm hoàn (có thể trộn nước làm hoàn).
Dùng bài thuốc theo biện chứng gia giảm, trường hợp có xuất huyết uống thuốc cầm máu, hết xuất huyết tiếp tục dùng.
Kết quả lâm sàng: Trị 40 ca, khỏi 11 ca, cơ bản khỏi 13 ca, tiến bộ 12 ca, không khỏi 4 ca, tỷ lệ có kết quả 90%.
+ Hoạt Can Thang (Vương Thanh Chính, huyện Quý Định, tỉnh Quý Châu): Kim tiền thảo, Phục linh đều 30g, Sơn giáp (nướng) 10g, Trạch Lan 10g, Đại phúc bì 12g, Đơn sâm, Sơn dược, Trạch tả, Hoàng kỳ đều 15g, sắc uống.
Tỳ hư, thấp nặng thêm Thương truật, Hậu phác, Ý dĩ. Can khí uất bỏ Hoàng kỳ thêm Sài hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Hương phụ. Khí trệ huyết ứ bỏ Hoàng kỳ, Sơn dược thêm Tam lăng, Nga truật đều 2g, Miết giáp 30g, Đào nhân 12g. Tỳ thận dương hư kết hợp bài Phụ Tử Lý Trung Thang.
- Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, tốt 35 ca, tiến bộ 14 ca, không kết quả 1 ca.
+ Kiện Tỳ Nhuyễn Can Thang (Chu Minh Liệt, bệnh viện nhân dân Sa Thị số 3, tỉnh Hồ Bắc): Sài hồ, Bạch truật, Ngũ linh chi, Bạch linh, Địa long, Đan sâm đều 15g, Thanh bì, Chỉ xác, Bồ hoàng đều 12, Thuyên thảo 10g, Chích Miết giáp 20g, Kê nội kim 8g, Bạch mao căn 30g, Cam thảo 5g, sắc uống.
Biện Chứng gia giảm: Bụng đầy, ăn ít thêm Sa nhân 10g, Sơn tra, Mạch nha, Cốc nha 15g. Bụng có nước thêm bột Nhị sửu sao 10- 15g, sao Sa nhân 8- 10g, Xa tiền tử 15-20g. Bụng có tuần hoàn bànb hệ (ứ huyết) thêm Xích thược, Uất kim đều 15g, Tam lăng, Nga truật 12- 15g. Có mạch sao và lòng bàn tay đỏ thêm Sinh địa 15g, Xích thược 15g, Đào nhân 2g, Hồng hoa 10g, Kê huyết đằng 20g. Tiêu lỏng thêm Thương truật 15g, Hoắc hương 10g, Thần khúc 15g, Trạch tả 12g. Gan lác to thêm Thổ miết trùng 10g, Quế chi 10g, Xạ can l2g.
- Kết quả lâm sàng: Trị 83 ca, hết triệu chứng lâm sàng, chức nâng gan hồi phục bình thường.
Kiện Tỳ Phân Tiêu Thang (Lữ Vân Kiếm, bệnh viện Trung y Hạ Ấp, tỉnh Hà Nam):
(1) Hoàng kỳ, Sơn dược, Đơn sâm đều 20g, Ý dĩ nhân, Xa tiền tử (bọc sắc), Đại phúc bì đều 30g, Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật, Tiên linh tỳ, Miết giáp đều 15g, Uất kim, Thanh bì, Trần bì đều 12g, Phụï tử, Cam thảo đều 6g sắc uống.
(2) Cam toại, Nhị sửu đều 6g, Phụ tử, Nhục quế đều 10g, Nước Gừng tươi lượng vừa đủ, thuốc đều tán thành bột mịn, cho gừng trộn đều, cho vào vải gạc, thêm nước gừng thành dạng hồ, đắp vào rốn bệnh nhân, mỗi ngày thay 1 lần. 10 ngày là 1 liệu trình.
- Biện chứng gia giảm: Chỉ số hoàng đản tăng, dùng bột Tử ha xa, Lộc nhung. Tiểu cầu giảm, thời gian máu đông, máu chảy kéo dài thêm Hạn liên thảo, Nữ trinh tử, Tiên hạc thảo. Amoniac huyết tăng thêm Đại hoàng, Xương bồ, Giáng hương. SGPT tăng cao thêm Bồ công anh, Hạ khô thảo. HBsAg dương tính thêm Thổ phục linh, Hổ trượng, Quán chúng. Ăn kém thêm sao Mạch nha, sao Thần khúc, sao Sơn tra, Kê nội kim. Âm hư thêm Bắc sa sâm, Mạch đông, Cát căn, bỏ Phụ tử, Tiên linh tỳ.
Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, khỏi 8 ca, tốt 29 ca, có kết quả 10 ca, không kết quả 3 ca, tỷ lệ có kết quả 94%.
Tam Giáp Phục Can Hoàn (Trương Húc Đông, bệnh viện Trung y Chu Châu tỉnh Hồ Nam): Chích Miết giáp, bào Giáp châu, Quy bản, A giao, Hoài sơn, Đương quy, Sinh hoàng kỳ, Ý dĩ, Phục linh đều 150g, Kê nội kim 100g, Trầm hương 75g, tất cả thuốc trên tán bột mịn, mật vừa đủ làm hoàn.
- Biện chứng gia giảm: Can khí uất trệ, dùng Tiêu Dao Tán gia giảm. Huyết ứ, thủy trệ, dùng Đại Hoàng Miết Trùng Hoàn gia giảm. Thấp nhiệt ứ trệ dùng Nhân Trần Tứ Linh Tán hợp Tam Nhân Thang gia giảm. Can thận âm hư gia Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
- Kết quả lâm sàng: Trị 40 ca, kết quả tốt 24 ca, tiến bộ 10 ca, không kết quả 6 ca. Đối với xơ gan, bài này làm tăng tác dụng thuốc tây lợi tiểu.
Hoàng Kỳ Nga Truật Thang (Trung Y Tạp Chí (7) 1990): Hoàng kỳ (sống) 20g, Nga truật 30g, Bạch truật (sao) 15g, Hồng hoa 20g, Sài hồ (tẩm dấm) 10g, Bạch phàn 2g, Địa miết trùng 10g, Cam thảo (sống) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
TD: Sơ Can lý khí, hoạt huyết hóa ứ. Trị xơ gan giai đoạn đầu.
Đã trị 78 ca, có hiệu qủ 37, chuyển biến tốt 33, không hiệu quả 8. Tỉ lệ đạt kết quả là 89,7%.
Lợi Thủy Tiêu Trướng Thang (Thiểm Tây Trung Y (5) 1981): Bạch truật, Thương truật, Sa nhân đều 10g, Thanh bì, Trần bì, Hâïu phác, Chỉ thực đều 9g, Hương phụ, Mộc hương đều 6g, Phục linh, Đại phúc bì, Trư linh, Trạch tả đều 15g, Ý dĩ nhân 6g, Sinh khương 3 lát.
TD: Nhu Can lý khí, kiện Tỳ lợi thấp. Trị xơ gan, bụng trướng nước.
Đã trị 20 ca đều có kết quả tốt.
Lý Khí Trục Thủy Thang (Hồ Bắc, Trần Đống Tổ Truyền Bí Phương): Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác, Mộc hương, Hậu phác, Binh lang (phiến), Địa phu tử đều 9g, Phục linh 30g, Đại kích, Cam toại.
Thuốc sắc. Còn Đại kích, Cam toại, tán bột, trộn đều chia làm 4 phần, lần đầu 1,5g, 3g,, 4,5g, 6g.
TD: Lý khí, trục thủy. Trị xơ gan giai đoạn đầu.
GC: Sau khi uống thuốc, có thể đi tiêu 3-5 lần, thường ra nước mầu đen.
Đã trị hàng trăm ca đều có kết quả tốt.
Tiêu Trùng Ẩm (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đảng sâm, Đương quy đều 15-20g, Bạch truật 30-100g, Phục linh 20-30g, Sài hồ 6g, Xích thược, Đại phúc bì đều 10-15g, Địa khô lâu 40-60g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ ích Can, hòa Can hoạt huyết, lý khí tiêu trướng, trục thủy đạo trệ. Trị xơ gan, bụng trướng nước. Lâm sàng cho thấy đạt hiệu quả khả quan.
Thanh Nhiệt Đạt Uất Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đại sinh địa 35g, Công đinh hương, Can khương, Viễn chí (sống), Hoàng cầm, Quế chi, Bồ công anh đều 10g, Tri mẫu 20g, Cam thảo 8g, Đại táo 10 trái. Sắc uống.
TD: Bình điều âm dương, thanh nhiệt đạt uất. Trị xơ gan, bụng nước, bế kinh, không thụ thai. Lâm sàng cho thấy đạt hiệu quả khả quan.
BỆNH NHIỄM MỠ XƠ MẠCH
Đại Cương
Nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh mạn tính của động mạch kéo dài hàng chục năm, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 50 đến 70, dưới 20 tuổi cũng có thể bắt đầu phát hiện bệnh và sau 70 tuổi bệnh giảm dần. Bệnh lý chủ yếu là hai quá trình thoái hóa và tăng sinh cùng diễn tiến ở thành mạch, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Nhiễm mỡ và xơ hóa thành mạch bắt nguồn từ rối loạn chuyển hóa mà chủ yếu là sự rối loạn chuyển hóa Lipit trong toàn cơ thể.
Bệnh không do một nguyên nhân duy nhất trực tiếp nào gây ra, mà là hậu quả của sự tác động nhiều yếu tố nguy cơ (risk factors). Qua nhiều công trình nghiên cứu nhiều năm, đa số tác giả đã nêu lên các yếu tố sau:
1) Tuổi cao, nam giới nhiều.
2) Trạng thái tăng Cholesterol và Lipoprotein trong máu.
3) Bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao cũng có liên quan đến xơ vữa động mạch và là một hội chứng của bệnh này. Cũng vậy, xơ vữa động mạch gây nên huyết áp cao. Vì thế hai bệnh này có liên hệ với nhau.
4) Hút thuốc lá. Sử dụng quá nhiều rượu và thuốc lá, làm cho mạch máu bị hẹp lại.
5- Bệnh đái đường (Diabète succré).
6) Chế độ ăn không hợp lý, lên cân quá nhiều. Có quá nhiều mỡ trong chế độ ăn làm tăng mức Cholesterol trong máu, Cholesterol đọng lại trong mạch máu làm cho thành mạch dày lên, làm tổn thương mạch máu. Lượng Cholesterol cao báo hiệu sự xuất hiện của xơ vữa động mạch. Những thí nghiệm trên súc vật cho thấy chế độ ăn giầu dinh dưỡng làm tăng Cholesterol.
7) Hệ thần kinh dễ xúc cảm, thường xuyên căng thẳng. Thần kinh căng thẳng dẫn đến tăng sinh Adrenalin, Adrenalin góp phần vào xơ vữa động mạch.
8) Ít vận động thể lực.
9) Yếu tố di truyền: Có nhiều người mắc bệnh, đàn ông trẻ đãø có nhiều yếu tố nguy cơ. Yếu tố di truyền có thể là tiền đề ở một người phát triển xơ vữa động mạch do sự thay đổi cấu trúc của mạch máu.
10) Rối loạn cân bằng giữa 2 hệ thống đông máu và chống đông.
11) Bệnh Goutte và trạng thái tăng axit uric máu.
12) Tiền sử cá nhân có bệnh nhược năng tuyến giáp viêm cầu thận mãn.
13) Sự mất cân bằng hormon đặc biệt là hormon nữ giới ảnh hưởng đến Tỳ và tuyến giáp được coi như những yếu tố gây căng thẳng và tổn thương đến mạch máu.
13) Nghẽn mạch máu cũng đóng góp vào việc phát triển xơ vữa động mạch.
Cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, hiện có những lý giải như sau được chú ý:
1) Cơ chế thâm nhập các lipit từ trong máu vào thành động mạch xuyên qua các khoảng cách giữa các tế bào nội mạc hoặc có sự trao đổi xuyên qua màng tế bào nội mạc (đề xuất sớm nhất nhưng không đủ để giải thích nhiều điểm quan trọng trong bệnh sinh).
2) Khả năng tự bảo vệ của lớp nội mạc giảm sút (do men tổng hợp Prostaglandine (PG 12) do tế bào nội mạc tiết ra giảm sút, men này có tác dụng ngăn chặn sự ngưng tập của tiểu cầu) (Moncada, Vang... 1979).
3) Những thay đổi tăng giảm của các loại lipoprotein trong máu như tăng Cholesterol, tăng
Triglyceride, tăng các loại Lipoprotein gây xơ mỡ (ß- lipoprotein (LDL), tăng tiền ß-lipoprotein (VLDL). Còn loại Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) có tác dụng bảo vệ cơ thể chống xơ mỡ thì giảm sút.
4) Vai trò của gan chống xơ mỡ: Gan tạo ra men Lecithine Cholesterol Acyl Transferase (LCAT). Men LCAT xúc tác sự vận chuyển của a xít béo nhiều lần không no (Polyinsaturés), đưa Cholesterol qua các Lepoprotein gây bệnh về gan. Tại gan, Cholesterol được biến thành acid mật và thải ra ngoài. Acid béo nhiều lần không no (Acides gras polyinsaturés) có nhiều trong dầu thực vật (trừ dầu dừa) là tiền thân của Prostaglandine và tham gia vào phản ứng: Cholesterol tự do + Léclthine Cholesterol ester hóa + Lyso lécithine.
Qua đó men LCAT của gan kết hợp HDL góp phần thải Cholesterol cho nên ăn dầu thực vật có tác dụng phòng bệnh nhiễm mỡ xơ mạch.
5) Cơ chế tự miễn (Autoimmune): Trong những điều kiện nhất định, các Lipoproteines có thể biến thành những tự kháng nguyên (Autoantigènes), cơ thể sẽ sinh ra những kháng thể đặc hiệu chống lại mà hình thành những phức hợp tự miễn (Complexes autoimmunes) có tác dụng gây bệnh do làm tổn thương nội mạc, xâm nhập vào thành động mạch và khởi động quá trình xơ mỡ động mạch (Chebotarev D. F. và cộng sự).
Triệu Chứng Lâm Sàng
Thường chia tiến triển bệnh làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ tiền lâm sàng: Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các biến động trong các tham số hóa sinh nói lên trạng thái rối loạn chuyển hóa, chủ yếu là chuyển hóa lipit (Hyperlipidémie, Dyslipoprotéinémie).
+ Thời kỳ lâm sàng: Thời kỳ này cũng có thêm là thời kỳ biến chứng của bệnh.
Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc cơ quan bị biến chứng.
1) Động mạch chủ ngực: Không có triệu chứng lâm sàng rõ.
- Chụp X quang phát hiện cung động mạch chủ to đậm, quai động mạch chủ giãn rộng, phình to có khi có can xi hóa.
- Khi tổn thương lan đến van động mạch chủ và động mạch vành tim thì có triệu chứng hở van động mạch chủ: Tiếng thổi tâm trương ở liên sườn 2 trái, huyết áp chênh lệch rộng.
2) Động mạch vành tim: Triệu chứng thiếu máu cục bộ: Cơn đau thắt ngực (Angor pectoris, Angina pectoris)' nhồi máu cơ tim hoặc xơ cơ tim biểu hiện suy tim không hồi phục, loạn nhịp rối loạn dẫn truyền.
3) Động mạch não:
- Có thể là triệu chứng thoáng qua: Liệt, mất ngôn ngữ, lú lẫn, quên....
Biến chứng trầm trọng hơn như nhũn não, xuất huyết não, màng não...
4) Động mạch chi:
- Thường là chi dưới cả 2 bên, biểu hiện thiếu máu lúc gắng sức. Cơn đau cách hồi... Cũng có trường hợp hoại tử chi (gặp ở người già).
5) Động mạch chủ bụng:
Thường không biểu hiện triệu chứng. Sờ bụng phát hiện động mạch cứng, đập mạnh, ấn đau. Ít gặp phình động mạch bụng. Có khi gây tắc động mạch ở ngã ba gây thiếu máu chi dưới và liệt dương.
6) Các động mạch màng treo ruột ở bụng: Gây hoại tử tại một đoạn ruột.
7) Động mạch thận: Gây hẹp động mạch và biểu hiện là tăng huyết áp.
8) Động mạch tụy tạng: Gây thiếu máu các đảo Langerhans biểu hiện hội chứng đái tháo đường. Nói chung động mạch nào trong cơ thể cũng có thể bị xơ mỡ cho nên bệnh cảnh rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là tim, não, thận, chi.
Điều Trị
Các vị thuốc hạ mỡ có: Hà thủ ô, Sơn tra, Linh chi, Tỏi, Đan sâm, Tang ký sinh, Hoàng tinh, Sâm tam thất, Bồ hoàng, Trạch tả, v.v...
Bài thuốc hạ mỡ có:
+ Cao Lỏng Hạ Mỡ (bệnh viện Quân y 155/T.Q.) gồm Hà diệp, Thủ ô, Sơn tra, Thảo quyết minh, Tang ký sinh, Uất kim.
+ Bạch Kim Hoàn (Giang Tây) (Bạch phàn, Uất kim) mỗi lần 6g, ngày 3 lần, uống liền 40 - 60 ngày, có tác dụng làm giảm béo.
+ Phức Phương Sơn Tra (Sơn tra 30g, Lục trà 60g, Hà diệp 10g, Hoa tiêu 0,8g).
+ Viên Hà Thủ Ô (Hà thủ Ô 25g, Ngũ vị tử 10g, Đơn sâm 15g, Hoàng liên 0,5g).
+ Phức Phương Linh Chi Quyết Minh Tử Hợp Tễ (Linh chi, Tang ký sinh, Hương phụ, Quyết minh tử 15g, Trạch tả 10g, Sơn tra 10g).
+ Hoàng Tinh Tiễn (Hoàng tinh, Sơn tra sống, Tang ký sinh)...
Biện Chứng Luận Trị Bệnh Nhiễm Mỡ Xơ Mạch Theo Y Học Cổ Truyền
Bệnh nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh toàn thân, gây tổn thương bệnh lý động mạch ở nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, theo Đông y, 2 chứng thường gặp là: Xơ Cứng Động Mạch Não và Xơ Cứng Động Mạch Vành.
1- Can Thận Âm Hư, Can Phong Thịnh: Thường cảm thấy chóng mặt, đầu váng, ù tai, họng khô, bứt rứt, ít ngủ, hay mơ, lưng đau, gối mỏi, chất lưỡi đỏ, khô, mạch Huyền Tế Sác. Nếu bị nặng thì chóng mặt tăng, đầu đau giật hoặc đau tức khó chịu, chân tay tê hoặc run giật, đi không vững, có khi ngã quỵ, liệt nửa người, khó nói.
Điều trị: Tư âm, tiềm dương, bình Can, túc phong. Dùng bài ‘Thiên Ma Câu Đằng Ẩm’ hợp với bài ‘Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ gia giảm: Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12-16g, Hà thủ ô đỏ (chế), Câu kỷ tử, Bạch thược 12-20g, Quy bản (đạp vụn, sắc trước) đều 16-20g, Tang diệp, Cúc hoa, Bạch tật lê đều 12g, Thạch quyết minh, Mẫu lệ (sống, sắc trước) đều 16-24g, Trân châu mẫu (tán bột, uống với nước thuốc). Sắc uống ngày một thang.
+ Đờm Trở Huyết Ứ: Váng đầu, chóng mặt, đầu đau, đầu có cảm giác nặng, đau như bị bó chặt, ngực tức, buồn nôn, tinh thần lạnh nhạt, tai ù, tai điếc, có lúc nói khó, nhẹ thì hay quên, nặng thì trầm cảm ít nói hoặc tức giận thất thường, chất lưỡi sạm, rêu trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Hóa đờm, khai khiếu, hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Đạo Đàm Thang hợp với Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Chế Bán hạ 8-12g, Bạch truật 12-20g, Thiên ma 8-12g, Phục linh 12-20g, Trạch tả 12-l6g, Viễn chí 6 -10g, Thạch xương bồ 12-16g, Quất hồng 8-10g, Đơn sâm 12-20g, Xuyên khung 8-12g, Uất Kim 8-12g, Sơn tra 6-10g, sắc uống ngày 1 thang.
Đờm ứ hóa nhiệt biểu hiện miệng đắng, rêu vàng nhớt: thêm Hoàng Liên, Hoàng cầm; Táo bón thêm Đại hoàng, Đào nhân; Khí hư, ngắn hơi, mệt nhiều thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ.
3) Khí Huyết Đều Hư: Váng đầu, chóng mặt, hồi hộp hay quên, ít ngủ, hay mơ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, bụng đầy, dễ tiêu chảy, chất lưỡi nhợt, mạch Trầm Tếâ hoặc Tế Sác.
Điều trị: ích khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, thông mạch. Dùng bài ‘Quy Tỳ Thang gia giảm: Nhân sâm (gói, sắc riêng) 6-8g (hoặc Đảng sâm 12-16g), Hoàng kỳ 16-30g, Đương qui, Bạch truật, Bạch thược, Thủ ô đỏ đều 12-20g, Phục linh, Đan sâm đều 12-16g, Long nhãn nhục 12g, A giao (chế), Xuyên khung đều 8- 12g, Sơn tra 6-10g sắc uống.
4) Thận dương bất túc: Váng đầu, ù tai, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối nhức mỏi hoặc mặt và chân tay phù, hay quên, đần độn, tiêu lỏng, tiểu nhiều, thân lưỡi bệu, mạch Trầm Trì, Tế, Phục.
Điều trị: Ích thận, ôn dương. Dùng bài ‘Địa Hoàng Ẩm Tử gia giảm’: Ba kích thiên, Thỏ ty tử, Ích trí nhân, Nhục thung dung mỗi thứ 12g, Tiên linh tỳ (Dâm dương hoắc) 10 - 12g, Thục địa 16-20g, Lộc giác giao 8-16g (hòa uống), Câu kỷ tử 10-16g, Thạch hộc 12-16g, Phục linh 12 - 20g, Sơn tra 8-12g, sắc uống.
XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN
Là sự xuất huyết đột ngột ở màng nhện. Thường là hậu quả của chấn thương đầu.
Tuổi nào cũng có thể bị nhưng thường xẩy ra khoảng 25-50 tuổi. Trước khi bị đứt hầu hết các tế bào hình sao đều phình trướng. Khi màng nhện bị đứt, thường kèm theo đau đầu dữ dội kèm theo ngất trong chốc lát. Đau đầu nhiều có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, truỵ mạch, hơi thở nhỏ. Có thể kèm co giật. Trong vòng 24 giờ sau khi xuất huyết, thường bị cứng gáy (dấu hiệu Kernig) và dấu hiệu Babinski dương tính. Sau khi não xuất huyết, có thể sẽ bị hôn mê, vì vậy có khoảng 25% sẽ bị liệt nửa người. Tỉ lệ tử vong ở xuất huyết lần đầu là 35% và khoảng 15% chết sau khi xuất huyết khoảng 1 tuần..
Đông y xếp vào loại Chân Đầu Thống. Nếu kèm chóng mặt thuộc loại Huyễn Vựng. Kèm nôn mửa thuộc loại Ẩu Thổ. Kèm hôn mê thuộc loại Quyết Chứng. Liệt nửa người thuộc loại Bán Thân Bất Toại, Trúng Phong.
Nguyên Nhân
Thường do thất tình, nội thương và dinh dưỡng suy kém. Chủ yếu do Can khí uất kết, khiến cho Tỳ mất chức năng vận hoá, thống huyết. Can uất lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can dương bốc lên, huyết theo khí đưa lên trên làm tổn thương các thanh khiếu, gây nên nhức đầu. Nếu Can khí hoành nghịch khắc Tỳ thổ, Tỳ thổ sẽ mất chức năng vận hoá, thấp trọc nhân cơ hội đó đình trệ lại, lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can hoả hợp với đờm bốc lên gây ra bệnh. Cũng có thể do ăn uống thất thường làm tổn thương Tỳ Vị, đờm thấp bên trong sẽ đình trệ, hoá thành hoả đưa lên thanh khiếu gây nên bệnh. Nếu Can khí uất kết lâu ngày sẽ làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên bệnh.
Triệu Chứng
+ Đờm Nhiệt Thượng Nhiễu: Đau đầu nhiều, nôn mửa, miệng khô nhưng không thích uống, miệng nhạt, bụng đầy trướng, hồi hộp, mất ngủ, nhiều ngày không đi tiêu được, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Huyền, Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, trừ đờm, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang gia giảm: Phục linh 12g, Hoàng liên, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Xa tiền tử, Đại hoàng, Toàn yết, Ngô công, Thương truật đều 9g.
(Đởm nam tinh, Phục linh, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Xa tiền tử thanh nhiệt, hoá đờm; Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự chỉ ẩu; Hoàng liên thanh nhiệt ở Tâm, Can, Đởm và Vị; Phục linh, Thương truật, Xa tiền tử trừ thấp trọc; Đại hoàng tả nhiệt, thông tiện; Toàn yết, Ngô công thông kinh lạc, chỉ thống).
Không có táo bón, giảm hoặc bỏ Đại hoàng. Có dấu hiệu huyết ứ thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược đều 9g.
Miệng nhạt, kém ăn, bụng trướng thay Trung quản bằng Nội quan và Công tôn. Đầu đau không chịu nổi thêm Trung chử, Ngoại quan. Mệt mỏi thêm Túc tam lý.
+ Huyết Ứ Trở Kinh Lạc: Đầu đau lâu ngày trị không khỏi, đau cố định một chỗ. Có cảm giác căng trướng, dễ tức giận, hông sườn đau tức, có thể có tiền sử bị chấn thương đầu, lưỡi tím hoặc có nốt ứ huyết, mạch Huyền, Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm: Ngưu tất, Đương quy đều 15g, Địa long 12g, Xuyên khung, Đoà nhân, Xích thược, Sinh địa, Khương hoạt đều 9g, Đại hoàng (chưng rượu) 6g, Thông bạch 2 cọng.
(Ngưu tất, Xuyên khung, Đào nhân, Xích thược, Sinh địa, Đương quy, Đại hoàng hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Địa long thông kinh hoạt lạc, chỉ thống; Khương hoạt dẫn thuốc lên phần trên cơ thể, trị đau đầu; Sinh địa dưỡng huyết, chỉ huyết; Thông bạch thông dương, thông kinh lạc).
Căng thẳng, dễ tức giận, hông sườn đau thêm Sài hồ, Bạch thược, Uất kim. Nôn mửa thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự đều 9g. Đau đầu nhiều, thêm Nhũ phương, Một dược đều 6g.
+ Can Hoả Thượng Cang: Đau đầu dữ dội, hầu như đau ở đỉnh đầu và sau gáy. Bắt đầu đau ở đỉnh đầu dần dần ảnh hưởng đến sau gáy, có khi đau trước trán, hố mắt hoặc đua lan hết đầu, đau không chịu nổi, dễ tức giận, nôn mửa, cứng gáy, mất ngủ, bứt rứt, mặt đỏ, mắt đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh Can, tả hoả, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm: Cát căn15g, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa đều 12g, Chi tử (sao), Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng, Sài hồ, Đơn bì, Xa tiền tử đều 9g.
(Hoàng cầm, Chi tử, Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng thanh Can, tả hoả; sài hồ sơ Can, giải uất, hoá ứ; Cát căn giải cơ, thanh nhiệt, chuyên dùng trị đau cơ vùng cổ gáy).
Ngủ nhiều thêm Thạch xương bồ, Uất kim, Viễn chí đều 9g để hoá đờm, khai khiếu. Nói khó thêm Hoàng liên 9g để thanh Tâm hoả. Liệt chi thêm Rang chi 30g, Ngưu tất 15g, Địa long 9g để khu phong, thông kinh lạc. Co giật thêm Thiên ma, Cương tằm, Câu đằng đều 9g, Toàn yết 6g để khu phong, chỉ thống.
XUẤT HUYẾT NÃO
Não xuất huyết là do mạch não bị vỡ và máu chảy vào tổ chức não gây nên. Bệnh thường gặp ở tuổi trên 50 có huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch. Nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường đột ngột, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hôn mê, liệt tay chân, méo miệng.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Xuất huyết não thường xảy ra trong lúc bệnh nhân đang tỉnh táo, thường có liên quan đến trạng thái tâm thần bị kích động đột ngột (quá tức giận, quá lo lắng, quá vui, quá buồn hoặc dùng lực quá mạnh làm cho huyết áp tăng đột ngột… gây nên).
1) Giai đoạn cấp diễn:
Bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một bên người yếu hoặc liệt, ý thức lú lẫn, dần dần đến hôn mê, sắc mặt nóng đỏ, cổ gáy cứng, liệt mặt, chảy nước dãi, thở dồn dập, cổ khò khè, bụng đầy, táo bón. Đa số có sốt, huyết áp cao, mặt lưỡi có nhiều điểm ứ huyết, dưới lưỡi nổi gân xanh, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc vàng khô, mạch Huyền, Sắc, Đại.
Bệnh nhẹ thì lúc tỉnh lúc mê, thân lưỡi cứng, nói không rõ tiếng, liệt nửa người, chân tay run giật. Bệnh nặng thì hôn mê sâu, sắc mặt tái nhợt, chân tay liệt mềm, cơ thể lạnh ướt, hơi thở ngắn, nhanh hoặc ngất quãng, huyết áp hạ, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng chậm hoặc mất hẳn, tiêu tiểu không tự chủ. Đối với những người có bệnh huyết áp cao, tiêu tiểu không tự chủ, mạch Hư, Đại, không có gốc.
Đối với những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, xơ cứng động mạch nào, béo phì, thường có những triệu chứng báo trước như đầu cổ đau, chóng mặt, chân tay tê dại, chảy máu cam, xuất huyết võng mạc v.v...
2) Giai đoạn hồi phục:
Sau một thời gian hôn mê từ mấy ngày đến mấy tuần thì bệnh nhân trở lại tỉnh táo, có thểâ nuốt và uống nước được, hơi thở ổn định, sức khỏe chung tốt dần, chân tay bên liệt có thể cử động dần.
3) Giai đoạn di chứng:
Thường 6 tháng sau, bệnh nhân hồi phục lại một cách từ từ và để lại những di chứng với mức độ khác nhau như liệt chi, chân tay cơ bắp teo gầy, run giật và đau nhức, trí nhớ giảm sút hoặc đần độn...
4) Chẩn đoán bệnh:Dựa vào các tiêu chuẩn sau:
a) Tuổi trên 40, bệnh phát đột ngột.
b) Có những triệu chứng: hôn mê, liệt nửa người, méo miệng.
c) Có tiền sử huyết áp cao.
5) Nguyên nhân và cơ chế bệnh theo Y học cổ truyền:
Bệnh xuất huyết não phát bệnh đột ngột nhưng hình thành bệnh là một quá trình. Theo Y học cổ truyền. sự hình thành bệnh có liên quan đến các yếu tố bệnh lý sau:
a) Phong (Tức Can phong): lâm sàng có triệu chứng hoa mắt, váng đầu, chân tay run giật do Can Thận âm hư, thủy không dưỡng mộc, Can dương thịnh hóa phong sinh bệnh. Ngoài ra, tình chí u uất hóa hỏa, đặc biệt lao tâm suy nghĩ nhiều, tâm hỏa thịnh, hoặc giận dữ làm cho Can hỏa bị kích động, hoặc ăn uống nhiều chất béo, mỡ tích trệ hóa hỏa, đều dẫn đến Can phong nội động.
b) Hỏa: Can dương thịnh. trường Vị kết nhiệt, thường biểu hiện mắt đỏ, bứt rứt, dễ cáu gắt, táo bón.
c- Đàm: Thường do thích ăn nhiều chất béo mỡ hoặc nghiện rượu, Tỳ Vị tích trệ, tân dịch tích tụ sinh đàm, hoặc uất giận ưu tư nhiều quá, khí trệ sinh đàm. Trên lâm sàng thường thấy tức ngực, buồn nôn, khạc ra đờm dãi, cơ thể hoặc chân tay tê dại hoặùc có những cơn hoa mắt, váng đầu.
d) Ứ Huyết: Nguyên nhân huyết ứ thườøng do khí trệ, ngoài ra âm hư, huyết ít, khí hư vận hóa suy giảm cũng gây nên huyết ứ. Thực ra 4 yếu tố gây nguy cơ tai biến xuất huyết não trên đây đều có liên quan ảnh hướng lẫn nhau và là nhân quả của nhau. Bệnh xuất huyết não là một bệnh mang tính chất chính khí hư, tà khí thực mà trong giai đoạn cấp biểu hiện chủ yếu là tà thực, nhưng do chính khí vốn hư nên tà khí dễ làm hao tổn nguyên khí mà dễ dẫn đến tử vong trong trạng thái hư thoát (dương hư, âm hư hoặc khí âm hư, âm dương đều hư). Đến thời kỳ hồi phục và giai đoạn di chứng thì tà khí đà bị đẩy lùi (nhờ các biện pháp cấp cứu và chính khí thắng tà khí). Nhân chính khí hư tổn là chính, chủ yếu là khí âm hư mà huyết ứ vẫn còn lưu tại kinh mạch.
6) Biện chứng luận trị:
Biện chứng luận trị chủ yếu theo 8 giai đoạn lâm sàng.
(l) Giai đoạn cấp tính: Thường trong thời gian 1-2 tuần đầu của bệnh mà triệu chứng chủ yếu là hôn mê. Thời gian hôn mê càng dài, càng sâu thì tiên lượng bệnh càng kém. Do thể chất người bệnh và tình hình bệnh lý khác nhau mà biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau, có thể chia làm 2 thể bệnh: chứng bế và chứng thoát.
CHỨNG BẾ
Triệu chứng: Hôn mê, liệt nửa người, méo miệng, mắt trợn ngược, mặt đỏ, người nóng sốt, hàm răng nghiến chặt, đờm nước dãi nhiều, họng khò khè, chân tay co cứng, tiêu tiêu không thông, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác, gọi là chứng ‘Dương Bế ', thường gặp trong giai đoạn cấp.
Điều trị: Khai bế, tỉnh não, hoạt huyết, chỉ huyết.
Châm ra máu các huyệt: Trung xung, Bá hội, Tứ thần thông (hoặc châm ra máu 12 huyệt Tỉnh), kết hợp châm Nhân trung, Thừa tương, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Lao cung, Thái xung, Dũng tuyền. Hoặc dùng Nội quan, Nhân trung, Tam âm giao, Hợp cốc, Ủy trung. Chủ yếu dùng phép tả, mỗi ngày 1 - 2 lần, không lưu kim, cho đến khi tỉnh, và tùy bệnh tình mà thay đổi chọn huyệt cho phù hợp.
Thuốc thường dùng 'An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’, ‘Chí Bảo Đơn’ hoặc ‘Tử Tuyết Đơn’. Mỗi lần uống từ 1 – 2g đến 2-4g, ngày 2-4 lần, tán nhỏ hòa nước sôi uống hoặc bơm bằng xông.
+ Hoạt huyết, chỉ huyết: dùng bài ‘Tê giác Địa Hoàng Thang’ (Tê giác 20g, Sinh địa 16 - 20g, Xích thược 12-16g, Đơn bì 12-16g).
(Hiện nay, ở Trung Quốc, dùng nhiều các chế phẩm Đơn sâm dưới dạng thuốc tiêm, theo các báo cáo cho thấy kết quả rất tốt).
+ Chứng dương bế (nhiệt bế) có thể dùng bài thuốc sau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bình Can, tức phong, an thần, hoạt huyết: Sinh địa 10 - 15g, Chi tử (sao), Hoàng cầm, mỗi thứ 10g, Toàn qua lâu 15 - 20g, Mang tiêu 10g, bột Tê giác 15 - 25g (hòa uống), Thạch quyết minh 15g, Câu đằng 15g, Xích bạch thược mỗi thứ 15g, Đơn sâm 15g, Tam thất bột (hòa thuốc uống) 6g, Chích thảo 3g, Trúc lịch 30ml, ngày uống 1 thang, tùy chứng gia giảm.
+ Chứng âm bế (thường gặp ở bệnh nhân vốn dương hư, đàm thịnh, hàn đàm làm bế tắc thanh khiếu), dùng phép chữa: ôn thông, khai khiếu. Dùng bài Tô Hợp Hương Hoàn (Hòa Tễ Cục Phương) mỗi lần uống 2-4g, ngày 1-2 lần uống với nước sắc Tế tân 3g, Gừng tươi 3-5 lát.
Nếu dương hư nặng (sắc mặt tái nhợt, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, mạch Vi hoặc Phù Tế mà Huyền) thêm Phụ tử, Hoàng kỳ, Xuyên khung, Tô mộc, Đương qui, Bạch cương tàm, Ngưu tất, Tế tân để hoạt huyết thông lạc.
Nếu hôn mê, cấm khẩu, đờm nhiều, chính khí muốn thoát: cần dùng bài ‘Tam Sinh Ẩm (Nam tinh, Bán hạ, Phụ tử (đều dùng sống – sinh), mỗi thứ 10g), thêm Nhân sâm 15-30g, sắc uống ngay để chống hư thoát. Châm thêm Nhân trung, Hợp cốc, cứu Túc tam lý, Dũng tuyền để hồi dương, cứu nghịch.
CHỨNG THOÁT
Triệu chứng: Đột nhiên ngã quỵ hoặc do chứng bế chuyển thành, có triệu chứng hôn mê, sắc mặt tái nhợt, mắt nhắm, miệng há, hơi thở ngắn, gấp, hoặc có lúc ngưng thở, tay chân duỗi ra, lạnh, toàn thân ướt lạnh, tiêu tiểu không tự chủ, chân tay liệt mềm, lưỡi rút ngắn, mạch Vi muốn tuyệt hoặc Hư Đại vô căn, huyết áp hạ. Thường chứng thoát là âm dương và khí huyết đều hư hoặc do bệnh nhân nguyên khí vốn rất hư đột quị là xuất hiện chứng thoát, hoặc là sự diễn tiến xấu đi của chứng bế cho nên trong quá trình cấp cứu chứng bế nếu phát hiện 1 - 2 triệu chứng của chứng thoát cần chú tâm chữa cấp cứu kịp thời mới hy vọng cứu sống bệnh nhân.
Điều trị: Hồi dương cứu thoát, dùng bài ‘Sâm Phụ Thang’ (Nhân sâm, Phụ tử, mỗi thứ 15-30g), trường hợp ra mồ hôi không dứt, thêm Long cốt, Mẫu lệ mỗi thứ 80-60g.
Âm dương đều thoát: dùng ‘Sinh Mạch Ẩm’ hợp với ‘Sâm Phụ Thang,' thêm Sơn thù nhục, Bạch thược, Long cốt, Mẫu lệ.
Đây là trường hợp cấp cứu trụy tim mạch không thể dùng thuốc uống được mà phải tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch. Ở Trung Quốc dùng thuốc chích Sâm Mạch (Nhân sâm, Mạch môn) mồi lần 4-10ml, cho vào 20ml dung dịch Gluco 50%, chích tĩnh mạch 2-8 lần, sau đó tiếp tục dùng dịch Sâm Mạch 10- 20ml cho vào dung dịch Gluco 10% - 250-500ml nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến khi trạng thái choáng được cải thiện, huyết áp ổn định. Và sau đó tiếp tục dùng dung dịch Sâm Phụ mỗi lần 40-100ml, thêm vào 10% Gluco 250-500ml nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2 lần. Tùy tình hình bệnh mà duy trì dùng trong 7 đến 10 ngày.
b) Giai đoạn hồi phục: Sau thời gian cấp tính khoảng 1-2 tuần và qua điều trị tích cực chứng bế hoặc chứng thoát, bệnh nhân qua cơn nguy kịch chuyển sang giai đoạn hồi phục. Bệnh lý chủ yếu ở giai đoạn này là chứng hư kèm huyết ứ, đờm trệ ở kinh lạc mà phần lớn là thể khí hư, huyết ứ.
Triệu chứng: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng sạm, liệt nửa người, chất lưỡi xám nhạt hoặc có điểm ứ huyết, mạch Tế Nhược hoặc Tế Sáp hoặc Hư Đại, huyết áp thường không cao hoặc hơi cao.
Phép chữa: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc. Dùng bài ‘Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang’ (Y Lâm Cải Thác): Hoàng kỳ (sống) 80-60g, Xích thược 8-12g, Đương qui 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Địa long 6- 8g,
sắc uống.
Gia giảm: Thận hư thêm Can địa hoàng, Sơn thù, Nhục thung dung, Ngưu tất, Tang ký sinh, Đỗ trọng. Huyết áp cao thêm Thanh mộc hương, Thảo quyết minh, Hán phòng kỷ. Chân tay hồi phục chậm thêm Đan sâm, Xuyên giáp để hoạt huyết; Quất hồng, Thanh bì hóa đàm, thông lạc.
Một Số Bài Thuốc Tham Khảo
+ Thông Mạch Sơ Lạc Dịch (Thiểm Tây Trung Y Học Viện) gồm Hoàng kỳ, Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm, truyền tĩnh mạch.
+ Cố Bản Phục Nguyên Thang (Y Viện Long Hoa Thương Hải) gồm: Hoàng kỳ, Đan sâm, Kê huyết đằng, Hoàng tinh, Hải tảo, Huyền sâm, thích hợp với thể âm hư.
Ngoài ra, bệnh viện Bắc Kinh có chế bài thuốc uống gồm có độc vị Thủy điêït (con Đỉa) dùng có kết quả.
Đối với thể âm hư dương thịnh (liệt nửa người, sắc mặt đỏ, đau đầu, chóng mặt, bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền Sác...) có thể dùng bài 'Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ thêm Thạch quyết minh, Câu đằng, Đan sâm, Xích thược, Bạch thược để tư âm, tiềm dương, hoạt huyết, thông lạc.
c- Giai đoạn di chứng: Thường sau 6 tháng hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường.
Bệnh ở giai đoạn này gần giống giai đoạn hồi phục, chủ yếu là hư chứng (tùy từng bệnh nhân mà biểu hiện thiên về khí hư, huyết hư, âm hư hoặc dương hư kiêm khí huyết ứ trệ hoặc đờm thấp trở trệ, vì vậy phép chữa vẫn cần chú ý bồ ích khí huyết, tư âm, tiềm dương, hành khí, hóa ứ, sơ thông kinh lạc. Đối với giai đoạn này cũng như giai đoạn hồi phục, ngoài việc dùng thuốc ra, kết hợp các phương pháp luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu… sẽ giúp hỗ trợ nhanh sự hồi phục các chức năng vận động, lao động trí óc và chân tay. 3 mặt điều trị cần thiết đối với người bệnh trong giai đoạn hồi phục và di chứng là: Tự tạo cho mình một tinh thầùn thanh thản, thoải mái, không để bị kích động tâm thần, tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống thanh đạm, làm việc vừa sức, không ham dục vọng, kết hợp với sự luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn… sẽ giúp phục hồi sức khỏe, phòng chống tái phát bệnh.
XƯƠNG CHŨM VIÊM CẤP
Đại cương
Xương chũm là một khối xương nằm lồi gần ngay sau vành tai. Cấu tạo của xương chũm tuy cứng nhưng bên trong lại xốp, có nhiều hốc nhỏ. Ở giữa xương chũm có một hốc to hơn gọi là Sào bào. Từ sào bào này lại có một đường ống thông trực tiếp với tai giữa, vì vậy, bệnh ở tai giữa thường lan vào xương chũm. Trẻ nhỏ sào đạo ngắn và rộng hơn vì vậy xương chũm dễ bị viêm. Xương chũm tiếp giáp với nhiều bộ phận quan trọng như màng não, não, các mạch máu, thần kinh quan trọng… Ngoài ra, vì xương chũm có cấu tạo xốp do đó khi xương chũm bị viêm, bệnh lây lan rất nhanh, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như Màng não viêm, Áp xe não, Liệt mặt… và nguy hiểm nhất là biến chứng Nhiễm trùng máu rất dễ gây tử vong.
Đông y xếp vào loại Nhĩ Căn Độc.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ
. Do Tai giữa viêm cấp, mủ nhiều không khỏi hoặc không thoát đi được, tràn vào xương chũm.
. Nhiễm khuẩn, nhất là các loại liên cầu, Phế cầu, tụ cầu sau khi bị các chứng Ban sởi, cúm.
. Do cấu trúc của xương chũm: loại xương chũm thông bào dễ bị hơn loại viêm xốp…
. Do cơ địa: Nơi người có bệnh mạn tính như Tiểu đường, Thận viêm mạn, thiếu máu, giảm sức đề kháng…
+ Theo YHCT: có thể do:
. Tà độc ủng thịnh, đi lên vào xương chũm sau tai, kết tụ lại ở đó gây nên.
. Khí huyết hư suy không kháng cự được với độc tà bên ngoài xâm nhập vào, đưa lên sau tai gây nên bệnh.
Triệu chứng
Tai giữa viêm cấp sau khi đã chảy mủ vài tuần mà các triệu chứng không giảm lại tăng thêm như sốt dai dẳng, sốt thất thường, tiếp theo là chảy mủ tai. Có khi sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ. Ở trẻ nhỏ thường bị tiêu chảy kéo dài. Tai đau nặng hơn trước, đau dữ dội khi nằm vào vào ban đêm, đau lan ra nửa đầu và vùng thái dương, vùng đỉnh, xuống hàm. Tai ù nhưng tiếng ù trầm, chảy mủ tai nhiều, ấn vào vùng sào bào, mỏm chũm và bờ sau xương chũm thấy rất đau.
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Dương Y’ viết: Chứng Nhĩ căn độc, hoặc nói là gốc tai kết hạch, nên gọi là Nhĩ căn độc, hình dáng giống như hạch đờm, ấn vào không chuyển mà hơi đau. Do kinh túc Thiếu dương Đởm và Tam tiêu có phong nhiệt gây nên”.
Sách ‘Y Tông Kim Giám - Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ ghi: “ Chứng Nhĩ căn độc mới phát có hình dáng giống hạch đờm, nặng hơn thì giống như con chuột nằm úp, đỏ, đau, do Tam tiêu có phong hỏa, Đởm có khí tức giận, gây nên đột ngột sưng to thành ung thư (mụn nhọt)”
Trên lâm sàng thường hay gặp hai loại sau:
1- Tà Độc Ủng Thịnh: Trong tai đau, lan ra sau tai, toàn thân sốt, đầu đau, miệng khô, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi vàng, mạch huyền, Hoạt, Sác.
Điều trị: Tả hỏa, giải độc, khứ ứ, bài nùng.
Dùng bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58)
(Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giải độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc).
2- Khí Huyết Háo, Suy: Chỗ sưng vỡ mủ không khỏi, toàn thân mỏi mệt, không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Nhược
Điều trị: Bổ ích khí huyết, thác độc ngoại xuất.
Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (48).
(Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Chích thảo ích khí, khứ thấp; Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung dưỡng huyết, hòa doanh; Ngân hoa thanh nhiệt, giải độc; Cát cánh, Bạch chỉ, Tạo giác thích thác lý, bài nùng).
Ngoại khoa:
Tiên hạc thảo (tươi) 30g, Phù dung hoa diệp (tươi) 30g, giã nát, đắp vào (Trung Y Cương Mục).
ZONA
Là một loại bệnh cấp của hệ thần kinh trung ương, do virus nhiễm vào hạch của các rễ sau gây đau dây thần kinh rồi phát ban, nổi nốt phỏng nước cấp tính, có đặc điểm là những thủy bào tụ thành hình đai mọc theo đường dây thần kinh một bên người, kèm theo triệu chứng đau như lửa châm và các hạch bạch huyết ngoại vi sưng to, giống Herpes trên vùng da thuộc về dây thần kinh đó.
Có biểu hiện viêm ở hạch đàng sau và đôi khi trong sừng sau của tủy. Nốt phỏng là do huyết thanh tiết dưới lớp sừng.
Đông y từ lâu đã đề cập đến chứng này trong sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng – Sang Khoa’ (Thế kỷ 17).
Tùy theo vị trí của vết phỏng xuất hiện mà có tên gọi khác nhau:
Vì người xưa thấy bệnh phát những vết bỏng (đơn) bò ngoằn nghèo như con rắn nên gọi là Xà Đơn. Hoặc thấy những nốt bỏng rát (hỏa đơn) mọc lan ở vùng ngang eo lưng (triền yêu), vì vậy gọi là Triền Yêu Hỏa Đơn…
. Ở vùng lưng gọi là Đới Trạng Bào Chẩn, Triển Yêu Hỏa Đơn, Hỏa Đới Sang, Hỏa Yêu Đới Độc, Xà Triển Sang, Bạch Xà Xuyến.
. Ở vùng đầu mặt gọi là Xà Đơn, Xà Hoạn Sang, Bạch Xà Hoạn, Hỏa Đơn.
Dân gian quen gọi là Giời Leo, Giời Bò, Giời Đái, Giờ Vắt Khăn…
Bệnh có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Thường gặp ở người trưởng thành, mắc bệnh một lần hết bệnh, rất hiếm mắc bệnh lần thứ hai.
Thường phát vào mùa xuân, mùa thu.
Bệnh do virut Herpes, cũng là loại virut gây bệnh thủy đậu nên có tên là Varicella - Zoster virus.
Nguyên Nhân
+ Do một loại siêu vi có ái tính thần kinh, gần giống siêu vi gây bệnh thủy đậu.
+ Theo Đông y, do Can Đởm có phong nhiệt hoặc có thấp nhiệt ở bên trong xuất ra ngoài da gây nên bệnh.
. Sách ‘Y Tông Kim Giám – Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ viết: “Chứng Xà hoạn sang (zona) do thấp thì có mầu vàng trắng, nốt phỏng to nhỏ không đều, vỡ ra chảy nước, chuyển sang khô thì đau nhiều, do kinh Tỳ và Phế có thấp nhiệt. Điều trị dùng bài Trừ Thấp Vị Linh Thang”.
. Sách ‘Y Tông Kim Giám – Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ viết: “Chứng Xà hoạn sang (zona) khô mà mầu đỏ, hình dạng giống mảng mây, theo phong đi lên, phát ngứa, nóng. Do Can và Tâm có phong hỏa. Điều trị, dùng bài Long Đởm Tả Can Thang”.
+ Do Độc Ứ Trệ: kinh mạch không thông, khiến cho khí trệ huyết ngưng, kinh khí không thông, thường để lại di chứng đau không ngừng hoặc đau như kim châm liên tục.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
a - Tổn thương da là những mụn thủy đậu bằng hạt đậu xanh, tập trung thành dải dọc dây thần kinh ngoại biên, da bóng, nền đỏ, một bên thân người. Thể nặng có mụn phỏng to, mụn máu hoặc hoại tử giữa có da bình thường. Bệnh phát sinh ở đầu và mặt thường là nặng.
b - Trước lúc xuất hiện nốt phỏng ngoài da, thường có sốt, đau như lửa châm đốt ở vùng da kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, khó chịu toàn thân.
b - Đau nhức, có khi không chịu nổi, và sau khi khỏi vẫn còn đau.
Chẩn Đoán Phân Biệt
Có thể lầm bệnh Zona với các bệnh sau:
+ Mụn Dộp (Herpes): mọc ở bất kỳ chỗ nào, thường ở khóe miệng và bộ phận sinh dục, ít đau hơn và thường tái phát.
+ Thủy Đậu: Đa số là bóng nước, rải rác toàn thân, có trong niêm mạc miệng. Các bóng nước không xuất hiện đồng loạt mà kế tiếp nhau.
+ Chốc Dạng Bóng Nước: Bóng nước vỡ nhanh, vẩy mầu mật ong, rải rác ở đầu, mặt, cổ.
+ Thấp Chẩn Dạng Thủy Bào: mụn dộp đa dạng, mọc bất kỳ vùng nào, thường đối xứng 2 bên, ngứa nhiều.
+ Mụn Phỏng (Herpes simplex): Thường phát sinh mụn phỏng ở vùng giáp ranh da và niêm mạc, không theo đường phân bố thần kinh, hơi ngứa và có xu hướng tái phát nhiều lần. Nốt phỏng thường phát sinh sau sốt hoặc trong quá trình sốt cao, thường kèm rối loạn tiêu hóa và kinh nguyệt không đều.
Triệu Chứng
Nung bệnh khoảng 7~12 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh thường có sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đâu đầu.
. Khởi Phát: Sốt, rét run, nhức đầu, khó chịu, rối loạn tiêu hóa. Đau như bị phỏng hoặc đau dây thần kinh.
. Toàn Phát: Phát ban, nổi nốt phỏng sau 5~6 ngày của thời kỳ khởi phát ở khu vực của rễ thần kinh. Lúc đầu là các mảng phát ban. Mụn nước xuất hiện trên nền da mầu hồng thành từng chùm, kích thước thay đổi, có khi đến 10cm đường kính. Sau vài giờ thì nổi nốt phỏng trong và đến ngày thứ ba thì đục và khô lại, ngày thứ tư, thứ năm. Có khi những mụn nước gom lại thành bóng nước, sau đó hóa mủ, vỡ ra, đóng vẩy. Nổi hạch có thể xuất hiện trước ở khu vực bạch huyết tương đương. Mỗi vùng da đều có một nhánh thần kinh da chi phối, vì vậy người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức tùy theo nhánh thần
kinh liên sườn, thần kinh số 5, thần kinh tọa… Các nơi bị phát ban nổi nốt phỏng đỏ, đau dữ dội, kéo dài rất lâu nhất là ở người lớn tuổi.
Đặc điểm của tổn thương là chỉ mọc một bên cơ thể. Rất hiếm khi bệnh xuất hiện ở hai bên trừ khi dây thần kinh có nhánh nối ở bên kia.
Các vị trí thường xuất hiện Zona là:
+ Zona Liên Sườn: Đau bên hông sườn như đâm, vài giờ sau nổi hạch ở nách, rồi nốt phỏng xuất hiện thành một dải vắt ngang từ xương sống đến xương ức ở một bên.
+ Zona Mắt: Đau, nhức đầu, nổi nốt phỏng ở khu vực thuộc nhánh trên của dây thần kinh sinh ba. Xuất hiện ở một bên mắt, có loét và đục giác mạc. Có thể liệt cơ vận động mắt. Nổi hạch trước tai và thường có biểu hiện màng não.
+ Zona Hạch Gối: Do tổn thương hạch gối gây nên đau, phát ban ở tai ngoài, vành tai, vòm hàm và cột trước.
Bệnh Zona tiến triển khoảng2~3 tuần tùy sức đề kháng của người bệnh. càng trẻ diễn tiến càng nhanh, nhẹ và tự khỏi những trường hợp lớn tuổi thường sau khi hết các triệu chứng của Zona sẽ cảm thấy đau nhức rất nhiều ở các sẹo của bệnh, tạo nên chứng ‘đau sau Zona’
Thường thì bệnh Zona không tái phát, chỉ bị một lần duy nhất.
Zona có thể tự khỏi sau khi hoành hành 7~10 ngày và sẽ tự giảm.
Sau khi khỏi, các vết thương tổn sẽ để lại sẹo tròn bạc màu, sắp xếp từng đám và dần dần mầu da sẽ trở lại bình thường.
Theo Đông Y có thể gặp một số dạng sau:
+ Do Thấp Nhiệt: Vùng tổn thương mầu đỏ, mụn nước tụ lại, chất nước trong, vỡ ra hoặc lở loét, đau nhức, ăn vào thì đầy trướng, mạch Nhu Sác hoặc Hoạt Sác, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng bệu hoặc vàng bệu.
Điều trị: Thanh hóa thấp nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng bài Ý Nhân Xích Đậu Thang gia giảm: Ý dĩ nhân, Xích tiểu đậu đều 15g, Phục linh bì, Ngân hoa, Địa phu tử, Sinh địa đều 12g, Xa tiền tử, Xa tiền thảo, Xích thược, Mã xỉ hiện đều 10g, Cam thảo 6g, Hoắc hương, Bội lan đều 9g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Do Nhiệt Độc: Da vùng tổn thương mầu đỏ, có thể thấy có nốt ban có nước, mọc gom một chỗ hoặc giống như dải khăn, cảm thấy nóng, rát, về đêm không ngủ được, họng khô, miệng đắng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, chỉ thống. Dùng bài Đại Thanh Liên Kiều Thang gia giảm: Đại thanh diệp, Huyền sâm, Quán chúng, Hoàng cầm đều 9g, Liên kiều, Ngân hoa, Sinh địa đều 12g, Mã xỉ hiện 12~15g, Đơn bì (sao), Xích thược đều 6g, Lục đậu y 15~30g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Do Khí Trệ Huyết Ngưng: Thường gặp nơi người lớn tuổi, sau khi vết tổn thương lặn đi thì rất đau, đêm về không ngủ được, tâm phiền, lưỡi đỏ hoặc đỏ tối. ít rêu hoặc rêu trắng nhạt, mạch Tế Sáp.
Điều trị: Thư Can lý khí, thông lạc, chỉ thống. Dùng Kim Linh Tử Tán gia giảm: Kim linh tử, Uất kim, Tử thảo căn đều 9g, Huyền hồ sách 6~9g, Sài hồ (tẩm dấm), Thanh bì đều 6g, Bạch thược (sao), Đương quy đều 12g, Ty qua lạc 10g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Can Kinh Uất Nhiệt: Có nốt ban đỏ, có nước, mặt bóng căng, đau như lửa đốt, miệng khát, họng khô, bứt rứt, dễ nóng nảy, ăn không ngon, táo bón, tiểu vàng đậm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác.
Điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm.
Bệnh phát ở đầu mặt thêm Cúc hoa, phát ở tay vai thêm Khương hoạt, Khương hoàng; Phát bệnh ở chân thêm Ngưu tất, Độc hoạt. Huyết nhiệt rõ thêm Bạch mao căn, Đơn bì. Có bội nhiễm, nhiệt độc thịnh thêm Ngân hoa, Bồ công anh, Thạch cao. Táo bón thêm Đại hoàng. Đau nhiều thêm Huyền hồ, Xuyên luyện tử. Người cao tuổi cơ thể yếu thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ.
+ Tỳ Hư Thấp Trệ: Sắc ban chẩn nhạt không tươi, mụn nước dày, có thủy bào lớn, loét cháy nước thì đau nhẹ hơn, miệng không khát hoặc khát mà không thích uống nước, chán ăn, ăn xong bụng đầy, tiêu lỏng, lưỡi bệu, sắc nhợt, rêu trắng dày hoặc nhầy, mạch Trầm Hoạt.
Điều trị: Kiện tỳ, trừ thấp, giải độc. Dùng bài Trừ Thấp Vị Linh Thang Gia Giảm. Thêm Kim ngân hoa, Bồ công anh để giải độc. Thêm Huyền hồ hoạt huyết, hành khí chỉ thống.
+ Khí Trệ Huyết Ứ: Bào chẩn sắc tối, đau liên tục, môi thâm, móng tay xanh, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, da đã lành mà vẫn đau tiếp tục. Lưỡi có điểm ứ huyết hoặc tím.
Điều trị: hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, chỉ thống, giải độc. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm. Đau nhiều thêm Huyền hồ, Nhũ hướng, Mộc dược, Đan sâm. Táo bón thêm Đại hoàng. Người cao tuổi cơ thể hư yếu thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm. Bệnh phát ở đầu thêm Ngưu bàng tử, Cúc hoa (dã), Thạch quyết minh. Phát ở ngực sườn thêm Qua lâu...
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Cúc Lam Ẩm (Tân Trung Y 1986, 7): Minh phàn 4,5g, Cúc hoa, Bản lam căn, Thần khúc đều 10g, Câu đằng, Địa đinh đều 15g, Cam thảo (sống) 3g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, thu thấp, liễm sang. Trị zona
Đã trị 30 ca, hoàn toàn khỏi.
+ Bồ Công Anh Thang (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1989, 3): Bồ công anh 30g, Phòng kỷ 15g, Hoàng cầm, Uất kim đều 12g, Chi tử 15g, Mao căn, Xích tiểu đậu đều 30g, Xa tiền tử (bọc lại) 10g, Hương phụ 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, lợi thủy. Trị zona.
Đã trị 58 ca, uống 3~6 thang, chỉ có 1 ca uống 9 thang, hoàn toàn khỏi.
+ Bào Chẩn Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1988, 2): Hoàng cầm 10g, Bản lam căn, Diên hồ sách đều 25g, Cương tằm, Liên kiều đều 20g, Sài hồ, Hương phụ, Xuyên luyện tử, Bạc hà, Trần bì, Cam thảo đều 15g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, thanh nhiệt giải độc. Trị zona.
Đã trị 100 ca, có kết quả 100%.
+ Sài Uất Thang (Trung Y Tạp Chí 1988, 8): Đih hương, Uất kim, Sài hồ, Chỉ xác, Xuyên khung, Xích thược, Cam thảo đều 9g, Bản lam căn 30g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, hoạt huyết giải độc.Trị thần kinh đau do di chứng zona.
Đã trị 30 ca, khỏi 23, không khỏi 7.
+ Thanh Chẩn Thang (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1984, 9): Đại thanh diệp, Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Đảng sâm đều 12g, Diên hồ sách, Phòng kỷ, Tử thảo, Cam thảo đều 6g, Bạch chỉ, Bạch tiên bì đều 9g, Bản lam căn 15g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, khứ phong trừ thấp, lý khí chỉ thống. Trị zona.
Đã trị 70 ca, uống 1~19 thang. Khỏi hoàn toàn.
+ Đơn Chi Sài Hồ Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Đơn bì, Chi tử, Sài hồ, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung đều 10g. Sắc uống.
TD: Tả hỏa ở kinh Tâm và Can, thanh thấp nhiệt ở kinh Can và Tỳ. Trị zona.
Đã trị 57 ca, uống 2~6 ngày. Khỏi hoàn toàn.
+ Sài Đơn Thang II (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1985, 1): Sài hồ, Đơn bì, Hoàng cầm, Xuyên luyện tử, Hạ khô thảo, Cát cánh (lá), Nhân trần đều 10g, Diên hồ sách, Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Bản lam căn, Bạch tật lê đều 15g, Mẫu lệ (sống) 30g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, hoạt huyết giải độc, nhuyễn kiên, tán kết. Trị zona.
Đã trị 42 ca, uống 3~7 thang, hoàn toàn khỏi.
+ Hiện Lam Phương (Chu Nhân Khang, Bệnh viện Quảng An Môn, Bắc Kinh): Đại thanh diệp (hoặc Bản lam căn 15g), Bồ công anh đều15g, Mã xỉ hiện 60g sắc uống. Đau nhiều thêm Diên hồ sách, Xuyên luyện tử đều 9g.
Dùng trị 144 ca, kết vảy hoặc tróc vảy trong thời gian từ 1 đến 10 ngày, hết đau 125 ca (86,8%), điều trị bình quân 5, 3 ngày. Số điều trị trên 10 ngày khỏi là 19 ca.
+ Mã Xỉ Hiện Giải Độc Thang (Lý Lân Học (Viện Trung Y Bắc Kinh): Mã xỉ hiện, Đại thanh diệp, Tử thảo đều 15g, Bại tương thảo 15g, Hoàng liên 10g,Toan táo nhân 20g, Mẫu lệ nung (hoặc Linh từ thạch) 30g, sắc uống. Da đỏ, có sần chẩn, mụn nước tập trung thêm Sinh địa, Đơn bì. Có mụn lẫn huyết thanh thành từng mảng dùng Mã xỉ hiện 20g, Ngân hoa, Liên kiều, Trạch tả đều 10g. Bào chần loét dùng Mâ xỉ hiện 25g, Long đởm thảo, Mộc thông đều 10g, Bồ công anh, Địa long đều 15g. Đau nhiều thêm Diên hồ sách 9g, Cù túc xác 10g. Tuổi cao thêm Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kỳ.
Đã trị 100 ca, khỏi 86 ca. Thời gian điều trị khỏi: 4-7 ngày 53 ca, từ 8-14 ngày 33 ca, kết quả tốt 10 ca, tiến bộ 4 ca.
+ Đơn Chi Sài Hồ Thang (Cung Cảnh Lâm,Tân Cương, Trung Quốc): Đơn bì, Chi tử, Sài hồ, Đương quy, Xích thược, Xuyên quy đều 10g, sắc uống. Sốt cao thêm Thạch cao 30g. Đau nhiều thêm Uất kim 10g, Diên hồ sách 19g. Can hỏa thịnh, thấp nhiệt nặng Hoàng bá, Long đởm thảo đều 10g, Mã xỉ hiện 15g. Bội nhiễm, hoại tử, nhiệt độc nặng thêm Hoàng Liên 6g, Đại thanh diệp, Ngân hoa đều 15g. Khí trệ, huyết ứ, thêm Vương bất lưu hành, Đào nhân đều 10g, Đơn sâm 15g. Táo bón thêm Đại hoàng 10g. Tổn thương đầu mặt thêm Tang chi 10g. Tổn thương chân thêm Xuyên ngưu tất 12g. Kết hợp dùng bài thuốc bôi ngoài (Hùng hoàng 30g, Khô phàn 15g, Thiên tiên tửù 20g, Thanh đại 30g, Băng phiến đều tán nhuyễn, trộn với dầu thực vật, bôi).
Đã trị 57 ca đều khỏi, thời gian trị khỏi từ 2-6 ngày.
+ Thảo Lam Quy Hồ Phương (Hứa Diệu Phương Khoa Da Liễu, Học Viện Trung Y Bắc Kinh): Long đởm thảo, Bản lam căn đều 50g, Đương quy 100g, Nguyên hồ 50g. Tất cả tán bột mịn cho vào nang nhựa có 0,5g thuốc. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-6 nang. Trẻ em và bệnh nhẹ giảm liều.
Đã trị 69 ca đều khỏi (da lành, hết đau). Thời gian điều trị khỏi bình quân 6-9 ngày. Không có ca nào để lại di chứng đau.
+ Đại Hoàng Ngũ Bội Tử Cao (Kiều Thành, Bệnh Viện Trực Thuộc Số 2, Trường Đại Học Y Khoa Tây An, Tỉnh Thiểm Tây): Sinh đại hoàng 2 phần, Hoàng bá 2 phần, Ngũ bội tử 1 phần, Mang tiêu 1 phần, tán bột thật mịn, trộn vaselin thành cao mềm 30%. Tùy theo tổn thương to nhỏ, bôi thuốc vào miếng gạc dày 0,2cm đắp vào, dùng băng dính cố định, 2 ngày thay 1 lần.
Đã trị 150 ca đều khỏi.Đắp lâu là 4 lần, ít là 2 lần, bình quân là 3 lần. Thường sau khi đắp 24 giờ triệu chứng giảm rõ, sau 1 lần đắp thuốc, cảm giác đau như lửa chích giảm nhẹ, thủy bào đục và teo lại, sau 3 lần khô hết vảy, triệu chứng chủ quan hết. Ngày điều trị khỏi bình quân là 6 ngày.
Thuốc Dùng Ngoài
+ Bào chẩn chưa vỡ: bôi Kim Hoàng Tán. Lúc đã vỡ, bôi bột Thanh đại hoặc đắp Thanh Đại Cao, Cứu Nhất Đơn...
- Đối với Zona không đau, chỉ cần thuốc bôi tại chỗ (bột trơ, hồ nước) các loại thuốc trên nếu có.
- Đối với Zona mắt, nhỏ thuốc kèm băng kín mắt.
. Mang tiêu 30g, hòa với 70ml nước ấm, dùng để bôi, ngày 3~5 lần. Cho đến khi vết tổn thương khô, đóng vẩy, hết đau (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1985, 1).
. Hùng Hoàng Cao (Tân Trung Y 1986, 7): Hùng hoàng 6g, Yên cao 10g, trộn với dầu (mè) cho đều, bôi ngày 2~3 lần.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Tránh những kích thích tinh thần, chú ý phòng trị chứng cảm mạo nhiều lần có thể dẫn đến mắc bệnh.
2. Lúc mắc bệnh chú ý giữ gìn không gãi, giữ vệ sinh da, uống nước nóng đun sôi để nguội, không ăn các chất cay nóng, điều trị triệu chứng kịp thời.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:179.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

80s toys - Atari. I still have