pacman, rainbows, and roller s
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
U XƠ CỔ TỬ CUNG
U xơ cổ tử cung là một loại u lành tính thường gặp, thường liên quan đến sự rối loạn chức năng buồng trứng, sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ cho nên bệnh có xu hướng teo sau thời kỳ mãn kinh...
Y học cổ truyền cho rằng do khí huyết ngưng trệ ở hai mạch Xung và Nhâm gây nên.
Dựa theo vị trí khác nhau của khối u có thể gặp U xơ cổ tử cung hoặc U xơ tử cung.
Triệu Chứng
- Rối loạn kinh nguyệt, thường biểu hiện là kinh kéo dài, lượng kinh nhiều, thống kinh, một số ít ra máu bất thường ở âm đạo.
- Huyết trắng ra nhiều, nhất là đối với u xơ tử cung, nếu bị nhiễm khuẩn thì huyết trắng có lẫn máu hoặc mủ.
- Sờ thấy có khối u vùng bụng dưới (nếu khối u nhỏ thì không sờ thấy được).
- Tiểu nhiều lần, khó đại tiện, do bàng quang và trực trường bị chèn ép. Nếu thần kinh bị chèn ép, có thể gây nên đau ở vùng lưng, đùi.
Chẩn Đoán
. Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng (như trên).
. Khám phụ khoa: Có thể sờ thấy thân tử cung to, bề mặt gồ ghề, niêm mạc tử cung lồi lõm không đều.
. Siêu âm giúp cho chẩn đoán rõ hơn.
. Chú ý phân biệt với ung thư buồng trứng, khối u do viêm nhiễm vùng hố chậu, có thai.
Điều Trị
Nguyên tắc điều trị chủ yếu là Nhuyễn kiên, tiêu tích, hành khí, hoạt huyết.
Nếu khối u nhỏ hơn tử cung có thai ba tháng, có yêu cầu sinh đẻ hoặc gần thời kỳ mãn kinh, không có triệu chứng rõ rệt, có thể điều trị bằng Đôngy và theo dõi. Nếu khối u to, có triệu chứng chèn ép và phát triển nhanh, cần dùng phẫu trị.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
+ Thiên về huyết ứ: Dùng bài Quế Chi Phục Linh Hoàn thêm Bạch linh, Đào nhân, Xích thược, Đơn bì mỗi thứ 12g, Miết giáp, Mẫu lệ đều 20g, Quế chi 6g. Sắc uống.
+ Thiên Về Khí Trệ: Dùng bài Hương Lăng Hoàn thêm Hải tảo, Côn bố, Quất hạch, Hạ khô thảo đều 20g, Mộc hương, Chỉ xác, Đinh hương, Tam lăng, Nga truật, Thanh bì, Xuyên luyện tử, Tiểu hồi đều 6g.
U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN
Tiền liệt tuyến là một tuyến của bộ sinh dục nam, nằm ngay dưới cổ bàng quang và bao quanh niệu đạo, ống dẫn tiểu.
Tiền liệt tuyến nặng từ 15 – 20g, chỉ phát triển thật sự từ lúc dậy thì cho đến 25 tuổi. Từ 25 – 40 tuổi, Tiền liệt tuyến không thay đổi nữa nhưng quá 40 tuổi, Tiền liệt tuyến có thể lớn dần và có thể gây rối loạn nơi hệ tiết niệu.
Tuổi 50 thường hay bị chứng phì đại Tiền liệt tuyến.Là một dạng u lành. Có đến 90% các cụ 80 tuổi đều bị phì đại Tiền liệt tuyến nhưng chỉ có 30-40% cụ có rối loạn về tiểu tiện, còn đa số không có rối loạn đáng kể.
Đông y xếp vào loại ‘Lâm Chứng’, ‘Bạch Trọc’, ‘Huyết Lâm’, ‘Bạch Dâm’, ‘Niệu Tinh’, ‘Tinh Trọc’, ‘Lâm Trọc’, ‘Lao Lâm’, ‘Khí Lâm’.
Nguyên Nhân
Chủ yếu do tuổi già, Tiền liệt tuyến bị xơ hóa làm cho mật độ Tiền liệt tuyến trở thành cứng hơn bình thường, ấn vào đau, gây nên tiểu khó và có thể bị bí tiểu.
Theo Đông Y đa số do:
+ Do thấp nhiệt ứ trở, ngoại cảm thấp nhiệt độc tà hoặc cảm hàn tà hóa thành nhiệt, nhiệt và thấp tương tranh, thấp nhiệt dồn xuống phía dưới, rót vào tinh cung, uẩn kết không tan làm cho khí trệ, huyết ngưng, kinh lạc bị ngăn cách. Thấp nhiệt dồn xuống vào bàng quang khiến cho khí ở bàng quang không hóa được, hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn cay nóng, thích ăn thức ăn béo, ngọt làm cho Tỳ Vị vận hóa không đều, thấp nhiệt sinh ở bên trong, thấm xuống bàng quang, chuyển vào kết ở tinh cung, ứ huyết, trọc tinh kết ngưng lại không hóa được gây nên bệnh.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Chư Lâm Bệnh Hậu’ viết: Các chứng lâm do Thận hư mà Bàng quang nhiệt gây nên”. Và “Chứng nhiệt lâm, do Tam tiêu có nhiệt, khí chuyển xuống Thận lưu nhập vào Bào (bàng quang) thành ra chứng lâm”. Sách ‘Ngoại Khoa Lý Liệt’ viết: “… Phía trước cốc đạo bị độc, đau, nóng lạnh, do Can kinh có thấp nhiệt, gọi là Bạch huyền thống”. Như vậy có thể thấy chứng Viêm tiền liệt tuyến cấp có liên hệ với Bàng quang có thấp nhiệt hoặc Can kinh có thấp nhiệt gây nên. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Lâm trọc’ cho rằng hỏa là nguyên nhân gây nên, ông nhận định: “Có trọ có tinh, tất do tướng hỏa vong động, quấy động tinh, khiến cho tinh không ở yên vị trí không bế tàng lại, chảy xuống. Nếu nhiệt rót xuống bàng quang thì lỗ tiểu sít, đau, thanh trọc biến thành. Bạch trọc do nhiệt và lâu ngày, thì Tỳ khí bị hạ hãm, thổ không chế được thấp, thủy đạo không thanh, tướng hỏa dị động, tâm thận bất giao, tinh bị tiết ra không cầm lại, đó là do bạch trọc không có nhiệt vây”.
+ Âm Hư Hỏa Vượng: Sinh hoạt tình dục quá mức làm cho tinh khí hao tổn, thận tinh bị tổn hại, âm hư hỏa vượng, tướng hỏa vọng động làm cho tinh bị tổn hại, bị ngăn trở, rót vào tinh cung, thấp trệ hóa thành nhiệt khiến cho bại tinh hợp với hỏa tiết ra.
+ Tỳ Khí Hạ Hãm: lao nhọc quá sức, ngồi lâu, tương tư hoặc ăn uống thất thường làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ không hóa được thấp, trở trệ ở tinh cung, Tỳ hư, trung khí hạ hãm, cốc khí không chuyển được xuống dưới, tinh và trọc tương bác nhau khiến cho tiểu ra chất đục.
+ Thận Nguyên Hư Suy: Người lớn tuổi, thân thể suy yếu hoặc phòng lao làm cho tinh bị hao tổn, âm tổn khiến cho dương và thận nguyên bị suy yếu, mệnh môn hỏa suy, không cố nhiếp được, tinh quan không vững, tinh không bế tàng được thì phải tiết ra.
+ Tinh Cung Bị Ứ Trở: Thấp nhiệt lâu ngày không được thanh đi, tướng hỏa lâu ngày không tiết ra được, tinh bị ứ lại thành trọc, tinh ứ lâu ngày, tinh đạo, tinh cung, khí huyết bị ngưng kết gây nên.
+ Do Phế nhiệt, khí uất, không thông điều được thủy đạo, nhiệt tà rót xuống bàng quang.
Triệu Chứng
Thường xẩy ra rối loạn về tiểu tiện ở tuổi 60-65: Nhẹ thì thường không có triệu chứng chỉ khi nào bị viêm mới thấy các triệu chứng: tiểu gắt, tiểu buốt, nhất là lúc mới bắt đầu tiểu, tiểu khó, có khi nước tiểu ra thành 2-3 tia. Cảm thấy khó tiểu hết lượng nước tiểu, tiểu không hết dễ khiến cho tiểu ra quần gây nên sự khó chịu. Đêm phải thức dậy đi tiểu 3-4 lần hoặc nhiều hơn. Vừa đi tiểu xong lại cảm thấy muốn tiểu tiếp. Lâu dần có thể bị bí tiểu. Bí tiểu xẩy ra bất thình lình, khi bị mệt mỏi, sau khi uống rượu hoặc ăn uống nhiều.
Theo YHCT, trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
. Thấp Nhiệt Hạ Chú: Tiểu nhiều, tiếu gắt, tiểu buốt, đường tiểu nóng, đau, đường tiểu thường có chất trắng đục dính như mỡ tiết ra, vùng hội âm trướng đau, đau lan đến bụng dưới, xuống xương cùng, âm hành và đùi, toàn thân lúc nóng lúc lạnh, nước tiểu vàng, đỏ hoặc đau, tiểu ra máu, táo bón, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm hóa trọc. Dùng bài Bát Chính Tán Gia giảm: (Cù mạch, Mộc thông, Xa tiền tử, Biển súc, Hoạt thạch, Đăng tâm, Chi tử, Đại hoàng, Cam thảo. Sắc uống.
(Cù mạch lợi thấp thông lâm, thanh nhiệt lương huyết; Mộc thông, Đăng tâm thanh tâm hỏa, mà hóa thấp trọc; Xa tiền tử, Biển súc, Chi tử thanh Can nhiệt, thông Bàng quang; Đại hoàng thông phủ tả nhiệt; Cam thảo hoãn cấp chỉ thống.
. Nhiệt Độc thấp Thịnh: Lạnh nhiều, sốt cao, khát muốn uống, vùng hội âm sưng đỏ, nóng, đau, tiểu nhiều, tiểu gắt, đường tiểu buốt, đi tiểu không thấy thoải mái, tiểu ra mủ máu, táo bón, bụng dưới đau, hậu môn nặng, đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền, Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, tiết hỏa thông lâm. Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang hợp với Ngũ Thần Thang và Bát Chính Tán. Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi tử, Kim ngân hoa, Địa đinh, Xa tiền tử, Xích linh, Ngưu tất, Mộc thông, Biển súc, Hoạt thạch, Đại hoàng, Cam thảo, Cù mạch, Đăng tâm.
(Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử, Kim ngân hoa, Địa đinh thanh tả hỏa độc ở Tam tiêu; Xa tiền tử, Xích linh, Mộc thông, Biển súc, hoạt thạch, Cù mạch, Đăng tâm, Cam thảo để tiết hỏa thông lâm, khiến cho độc nhiệt theo đường tiểu thoát ra ngoài; Đại hoàng thông phủ tả hỏa, tán nhiệt kết, trừ trọc độc; Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống bên dưới).
+ Âm Hư Hỏa Vượng: Lưng đau, chân mỏi, đầu váng, hoa mắt, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, rối loạn sinh dục, vùng hội âm có cảm giác nặng tức, khi tiểu và đại tiện thì tiết ra chất dịch đục, hoạt động thì ra mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu không tự chủ, lưỡi đỏ, mạch Sác.
Điều trị: Ích Thận tư âm, thanh tiết tướng hỏa. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn hợp với Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm: Tri mẫu, Hoàng bá, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Địa hoàng, Sơn dược, Sơn thù nhục, Tỳ giải, Thạch xương bồ, Phục linh, Bạch truật, Liên tử tâm, Đan sâm, Xa tiền tử.
(Bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàng để bổ Thận âm; Tri mẫu, Hoàng bá tiết tướng hỏa vong động; Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm thanh Tâm, ích trí, lợi thấp, hóa trọc.
+ Tỳ Hư Khí Hãm: Sắc mặt không tươi, không có sức, hồi hộp, hơi thở ngắn, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu không tự chủ, tiểu ra chất dịch đục, lao động thì bệnh nặng hơn, vùng hội âm nặng tức, lưỡi nhạt, béo bệu, mạch Tế mà Nhuyễn.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, thăng thanh, giáng trọc. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hợp với Thỏ Ty Tử Hoàn: Thỏ ty tử, Phục linh, Sơn dược, Liên nhục, Kỷ tử, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Cam thảo, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Đương quy, Trần bì.
(Hoàng kỳ bổ ích trung khí, thăng dương cố biểu; Nhân sâm, Phục linh, Cam thảo, Bạch truật kiện Tỳ, ích khí, hóa thấp; Thăng ma, Sài hồ hợp với Sâm, Kỳ để thăng đề thanh dương khí; Quy vĩ, Kỷ tử bổ huyết hòa doanh; Thỏ ty tử, Sơn dược, Liên nhục kiện Tỳ ích khí, cố tinh, hóa trọc; Trần bì lý khí hóa thấp)
+ Thận Nguyên Hư Suy: Lưng đau, chân lạnh, tinh thần uể oải, sợ lạnh, nước tiểu nhiều, trong, mặt trắng nhạt, tiểu có lẫn chất tinh, liệt dương, tảo tinh, lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Ôn Thận cố tinh: Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp với Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn (Sa uyển tật lê, Khiếm thực, Liên tu, Long cốt, Mẫu lệ, Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Câu kỷ, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Đương quy, Lộc giác giao, Phục tử, Nhục quế).
(Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Kỷ tử, Đỗ trọng, Lộc giác giao đại bổ Thận khí, ích âm trợ dương; Phụ tử, Nhục quế ôn thận, dẫn hỏa quy nguyên; Thỏ ty tử, Tật lê, Khiếm thực, Liên tu ích Thận, cố tinh; Đương quy hòa doanh, điều huyết; Long cốt, Mẫu lệ cố sáp ở hạ nguyên).
+ Ứ Trở Tinh Cung: Vùng hội âm nặng, đau, đau như kim đâm, đau lan đến bụng dưới, đến dịch hoàn, âm hành hoặc tiểu ra máu, lưỡi đỏ tím, mạch Huyền Sáp, quầng mắt thâm đen.
Điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, sơ Can thông lạc. Dùng bài Tiền Liệt Tuyến Thang (Đan sâm, Trạch lan, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Nhũ hương, Một dược, Xuyên luyện tử, Thanh bì, Tiểu hồi, Bại tương thảo, Bồ công anh, Bạch chỉ.
(Đan sâm, Trạch lan, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết trục ứ; Nhũ hương, Một dược tán kết, khứ ứ, hành khí, chỉ thống; ; Xuyên luyện, Thanh bì, Tiểu hồi thư Can, tán ứ, hành khí, đạo trệ; Bại tương thảo, Bồ công anh, Bạch chỉ giải độc, thông lạc).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Trương Chính Đại báo cáo dùng phương pháp hoạt huyết hóa ứ hợp với thanh nhiệt, giải độc trị 108 ca tiền liệt tuyến viêm mạn. Dùng Vương bất lưu hành25g, Xích thược 15g, Nguyên hồ sách 15g, Mộc thông 10g, Cam thảo 5-10g, Hoàng bá 25g, Bại tương thảo 25g, Bồ công anh 25g, Đan sâm 15g, Xuyên sơn giáp 15g, Tạo giác thích 15g. Nếu thuộc dạng âm hư thêm Quy bản, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử để bổ Thận âm. Nếu dương hư thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Ba kích thiên để giúp cho thận dương. Kết quả đạt 90% (Trương Chính Đại, Tân Trung Y 1981 (1): 32).
+ Ngô Tuệ Mẫn dùng dịch chiết Tỏi chích để trị viêm tiền liệt tuyến mạn. Dùng dịch chiết Tỏi 5 ‰ (gồm 15‰ dầu Tỏi) chích vào vùng hội âm. Mỗi lần 2ml, cách ngày chích một lần, tổng cộng 20 lần. Trị 79 ca, khỏi 9, kết quả ít 30, có tiến bộ 34, không kết quả 6 (Ngô Tuệ Mẫn, Trung Hoa Lý Liệu Ung Chí 1982, 5 (1): 61).
+ Từ Phúc Thái dùng phép hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, dùng bài thuốc kinh nghiệm Vương Bất Lưu Hành Thang trị viêm tiền liệt tuyến mạn thể huyết ứ có hiệu quả cao. Bài thuốc gồm: Vương bất lưu hành, Xích thược, Nguyên hồ, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Đơn bì) (Từ Phúc Thán, Thượng Hải Trung Y Dược Ung Chí 1987, (1): 12).
Tham Khảo
+ Chu Mạch Đường dùng phương pháp cố tinh đạo trọc trị 133 ca viêm tiền liệt tuyến mạn bằng: Tỳ giải, Thỏ ty tử, Sa uyển tử, Ích trí nhân, Sơn dược, Ngưu tất, Phục linh, Trạch tả, Ô dược, Xương bồ, Xa tiền tử, Cam thảo.. kết hợp cho ngâm tiền liệt tuyến bằng nước ấm rồi lấy tay xoa.. kết quả khỏi hoàn toàn 50, bớt trên lâm sàng 12, có chuyển biến tốt 36, không kết quả 5. Đạt tỉ lệ 96,2%. Bình quân trị 95 ngày (Chu Mạch Đường, Trung Y ung Chí 1988 (9): 41).
+ Dư Huệ Dân dùng Thanh Lợi Lý Hóa Thang trị 31 ca viêm tiền liệt tuyến mạn tính. Khỏi 14, chuyển biến tốt 16, không kết quả 1. Bài thuốc gồm Xuyên luyện tử, Ngưu tất, Lưu ký nô, Đào nhân, Cam thảo, Hoàng bá, Tiểu hồi đều 10g, Ý dĩ nhân, Bạch thược đều 20g, Bại tương thảo 30g, Thục phụ tử 3g. Tiểu buốt: bỏ Phụ tử, Ích trí nhân, thêm Hoạt thạch. Bụng dưới và dịch hoàn đau, hơi thở ngắn, thần trí mê mệt thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ. Liệt dương, tảo tinh, mạch Trầm Tế, hợp với bài Ngũ Tử Diễn Tông Hoàn để ôn dưỡng thận khí. Lúc xuất tinh đau hoặc tinh ra kèm có máu: bỏ Phụ tử, Tiểu hồi, thêm Sinh địa, Tri mẫu, Mao căn, Bồ hoàng (sao). Nếu tiền liệt tuyến cứng: thêm Xuyên sơn giáp, Kê nội kim (sống) (Dư Huệ Dân, Hồ Bắc trung Y Ung Chí 1987, (1): 17).
UNG THƯ BÀNG QUANG
Ung thư bàng quang là loại ung thư đường tiết niệu thường gặp nhất và chiếm khoảng các loại ung thư. Tuổi thường gặp là 50 – 70 tuổi, nam gấp đôi nữ. Triệu chứng sớm nhất là có máu mà không đau.
Bệnh thuộc loại ‘Niệu Huyết’, ‘Huyết Lâm’ của YHCT.
Nguyên Nhân
+ Do Tâm hỏa không chuyển nhiệt được xuống Tiểu trường hoặc do thấp nhiệt rót xuống dưới Bàng quang gây nên.
+ Do Thận hư không khí hóa được, thủy thấp không hóa đi được, ứ tích lại thành độc, thấp độc hóa thành nhiệt dồn xuống Bàng quang gây nên.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Tiểu ra máu là triệu chứng sớm của ung thư bàng quang, lượng máu ra nhiều hoặc ít không chừng. Bắt đầu tiểu ra máu từng lúc và không đau. Dù khi nghỉ ngơi lượng máu trong ước tiểu cũng không giảm. Nước tiểu có thể đôi khi nhìn thấy trong nhưng nhìn qua kính hiển vi thì lúc nào cũng thấy có máu. Trường hợp khối u to ra hoặc phát ở nhiều nơi, hoặc có nhiễm trùng thì có triệu chứng tiểu gắp, tiểu nhiều lần, tiểu buốt. Nếu khối u ở gần cổ bàng quang sẽ có triệu chứng tiểu khó, vùng bàng quang đau tức.
Nếu trong nước tiểu có huyết khối, có thể đường tiểu sẽ bị nghẽn. Nếu khối u to, dùng tay khám qua trực trường hoặc âm đạo có thể sờ thấy khối u. đến thời kỳ cuối do ung thư di căn, bệnh nhân có cảm giác đau vùng trên xương mu hoặc vùng hội âm, vùng háng, vùng thắt lưng và các triệu chứng thiếu máu, suy mòn.
Chẩn Đoán
Căn cứ chủ yếu:
1- Nam giới tuổi trên 50, nhiều lần tiểu ra máu.
2- Lấy nước tiểu 24 giờ hoặc tiểu lúc sáng sớm, tì m tế bào ung thư trong cặn lắng.
3- Chụp và soi bàng quang có thể xác định khối u to nhỏ, vị trí và làm sinh thiết xác định chẩn đoán.
4- Kiểm tra siêu âm. Các phương pháp kíểm tra cùng kết hợp bệnh sử
và triệu chứng lâm sàng để xác định chẩn đoán.
Điều Trị
Ung thư bàng quang phát hiện sớm nên dùng phẫu trị sớm, san đó kết hợp dùng đông y điều trị.
Ung thư bàng quang thời kỳ đầu và giữa chủ yếu là thể thấp nhiệt, thời kỳ cuối chủ yếu là âm hư thấp nhiệt hoặc khí âm lưỡng hư kiêm thấp nhiệt.
Thấp Nhiệt Hóa Hỏa: tiểu ra máu từng lúc, màu đỏ tươi hoặc có máu cục, thường không đau, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, khô, mạch Huyền Sác.
Điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Tiểu Kế Ẩm Tử gia giảm: Tiểu kế, Bồ hoàng (nửa sống nửa sao) đều 10g, Sinh địa, Hoàng bá, Bạch mao căn, Ích mẫu thảo, Đơn bì đều 12g, Đại hoàng 6g, Xích thược, Sinh địa du, Thổ phục linh, Đạm trúc diệp, Bạch vi Xa tiền thảo tươi, sao chi tử đều l2g, Hoạt thạch 20g.
Gia giảm: Trường hợp nước tiểu có nhiều huyết khối và tiểu đau thêm Huyết dư thán, Đào nhân, Hải ki m sa, bột Tam thất (hòa thuốc uống), bột Hổ phách (hòa uống), Xuyên Ngưu tất. Nhiệt thịnh thêm Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Bồ công anh, Long quỳ, Bạch anh, Thất diệp nhất chi hoa... để thanh nhiệt giải độc. Sau khi đã cầm máu do xuất huyết thương âm, dùng Lục Vị Địa Hoàng Hoàn thêm Hạn liên thảo, Bạch thược dể dưỡng âm, hoạt huyết, mệt mỏi, hơi thở ngắn thêm Hoàng kỳ, Tiên hạc thảo, Đại táo.
Thấp Nhiệt Ở Hạ Tiêu: Tiểu ra máu hoặc trong nước tiểu có máu, tiểu tiện khó hoặc đau bụng dưới, đau tức, tiểu vàng, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi nhớt, khô, mạch Huyền.
Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt. Dùng bài: Long Đởm Tả Can Thang gia giảm: Long đởm thảo, Sao chi tử, Hoàng cầm, Sài hồ, Sinh địa, Xa tiền thảo, Trạch tả đều 12g, Mộ c thông, Biển súc, Cù mạch đều 10g, Hoạt thạch 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi líên, Bạch anh, Thổ phục linh đều 12g.
Gia giảm: Nôn, buồn nôn thêm Bán hạ, Xuyên hoàng liên, Tô diệp. Táo bón thêm Đại hoàng. Tiểu ra máu nhiều thêm Ích mẫu thảo, Tiểu kế, Bạch mao căn, bột Tam thất hòa uống).
Âm Hư Thấp Nhiệt: Bệnh lâu ngày, mất máu, phần âm bị tổn thương, chóng mặt, tai ù, lưng gối đau mỏi, lòng bàn chân tay nóng, ra mồ hôi trộm, sốt về chiều, huyết niệu nhìều lần tái phát, lưỡi đỏ, rêu ít vàng, mạch Huyền Tế Sác.
Điều trị: Tư âm thanh nhiệt lợi thấp. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa 20g, Hoài sơn l2g, Sơn thù 10g, Bạch linh, Đơn bì, Trạch tả, Tri mẫu, Hoàng bá, Xuyên ngưu tất, Tang ký sinh, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Ích mẫu thảo , Bạch mao căn đều 12g, Quy bản l6g.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Đại tiểu kế, Bán chi liên, Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Xa tiền tử, Lục Nhất Tán, Tri rnẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Bồ hoàng than, Ngẫu tiết than, Quán chúng than, Hoa hòe (Thượng Hải Trung Y Học Viện).
+ Long Xà Dương Tuyền Thang (Học Viên Trung Y Triết Giang): Long quỳ, Bạch anh, Xà môi, Hải kim sa, Thổ phục linh, Đăng tâm thảo, Uy li nh tiên, Bạch hoa xà thiệt thảo.
+ Phức Phương Hổ Phách Thang (Học Viên Trung Y Triết Giang): Khổ sâm, Sinh địa, Ngân hoa, Đại tiểu kế, Trạch tả, Tỳ giải, Hoàng bá, Hổ phách
+ Nhẫn đông đằng, Tiên hạc thảo, Bạch mao đằng, Hổ trượng, Bán biên liên, Bán chi liên, Phượng vĩ thảo, Xuyên luyện tử, Ô dược, Khổ sâm, Bạch chỉ (Học Viên Trung Y Triết Giang).
+ Long Xà Dương Tuyền Thang (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1982 (4): 11): Long quỳ, Bạch anh, Thổ phục linh, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g, Xà độc 15g, Hải kim sa 12g, Ddăng tâm thảo, Uy linh tiên đều 10g. Sắc uống.
TD: Trị ung thư bàng quang.
Đã trị 21 ca, có 19 ca sống hơn 5 năm (90,47%), 2 ca chết.
+ Ngũ Linh Tán Gia Vị (Tứ Xuyên trung Y 1989 (4): 26): Trư linh, Phục linh, Bạch truật, Hoàng kỳ (sống) đều 15g, Trạch tả, Hải kim sa, Hải tảo đều 18g, Quế chi 10g, Địa du (sống), Dĩ mễ (sống), Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g. Sắc uống.
Gia giảm: Tiểu ra máu không cầm, thêm Hổ phách, Tiên hạc thảo. Tiểu đục thêm Tỳ giải, Xạ can. Tiểu ra rỉ rỉ không dứt thêm Đỗ trọng, Thỏ ty tử. Bụng dưới trướng, xệ xuống, đau thêm Huyền hồ, Hương phụ, Ô dược. Tiểu đau không chịu được thêm Thương nhĩ tử, tăng Hải kim sa lên. Di căn vào hạch lâm ba thêm Hoàng dược tử; Di căn lên phổi thêm Ngư tinh thảo, Qua lâu. Di căn vào trực trường thêm Bán chi liên, Xuyên sơn giáp. Di căn vào cổ tử cung thêm Y cát lợi, Thạch yên tử.
TD: Trị ung thư bàng quang thời kỳ cuối
Đã trị 31 ca, đã qua điều trị bằng hóa chất. Kết quả cho thấy các chứng trạng có chuyển biến tốt, tế bào ung thư bị ức chế hoặc tiêu đi. Có 3 ca sống được 5 năm, 18 ca sống hơn 2 năm.
UNG THƯ DẠ DÀY
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa. Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu, tiêu phân đen, sờ thấy có khối u. Triệu chứng ban đầu không rõ rệt, thường dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Lúc sờ thấy khối u và trạng thái bệnh nhân suy mòn thì đã muộn. Bệnh có thể mắc bất kỳ ở lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở tuổi 40-60, nam nhiều hơn nữ.
Triệu Chứng
Triệu chứng thường thấy:
a. Đau dạ dày: Phần nhiều vùng mỏm ức, đau bất kỳ lúc nào, ăn vào cũng không giảm, dễ nhầm với các bệnh khác vùng thượng vị.
b. Chán ăn, ăn xong bụng đầy, ợ hơi, bệnh nhân không buồn ăn gì nhất là các loại thịt. Và người sụt cân rất nhanh.
c. Buồn nôn và nôn: nôn do tâm vị tắc (khối u chèn ép) thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày nên chất nôn có mùi thối.
d. Chảy máu: thời kỳ mới đầu đã có thể có chảy máu, tiêu phân đen, chất nôn màu cà phê, phân đen màu hắc ín.
e. Các triệu chứng khác như táo bón, thiếu máu, mệt mỏi, sốt nhẹ ké o dài. Thời kỳ cuối, bệnh di căn tùy theo vị trí và mức độ mà triệu chứng khác nhau như kèm theo thủng dạ dày, chảy máu nhiều, viêm phúc mạc...
Khám thể trạng:
. Cơ thể gầy nhanh và cuối kỳ là da bọc xương, người nóng, da khô.
. Khối u sờ thấy ở vụng thượng vị, cứng chắc có nổi cục, di động theo nhịp thở.
. Di căn nhiều ở hạch lâm ba thượng đòn trái, kế đến là hạch dưới nách, vùng hố chậu, phúc mạc và gan. Có khi cũng di căn đến hạch lâm ba phổi.
. Viêm phúc mạc thường là cuối kỳ có khi gặp. Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng, các học giả y học cổ truyền cho rằng bệnh thuộc phạm trù chứng ‘phản vị’, và ‘ế cách’.
Chẩn Đoán:chủ yếu dựa vào:
+ Bệnh nhân trên 30 tuổi, đau hoặc cảm giác thường xuyên vùng bụng trên đầy, đau ngày càng nặng hơn và không có giờ giấc rõ ràng, ấn bụng đau.
+ Tuy không đau bụng nhưng sụt cân không rõ nguyên nhân, tiêu phân đen, chán ăn, mệt mỏi, giảm huyết sắc tố hoặc nhiều lần xuất huyết, đau liên tục, thường là dấu hiệu ung thư bao tử.
+ Có tiền sử đau bao tử, kiểm tra phát hiện di căn vào phổi, gan, hạch lâm ba thượng đòn to hoặc thành trước trực trằng sờ thấy khối u có thể xác định.
+ Phân tích dịch vị: độ acid thấp (dưới 30o). nếu chích Histamin mà độ acid vẫn thấp, có nhiều khả năng là ung thư. Kiểm tra tế bào dịch vị phát hiện tế bào ung thư, có thể chẩn đoán xác định.
+ Kiểm tra phân bệnh nhân chế độ ăn có kiểm soát, nếu có máu liên tục dương tính, có giá trị chẩn đoán.
Chụp X Quang dạ dày: vết loét to trên 2, 5cm, hình dạng không đều, hình vành trăng khuyết, quanh bờ loét nếp nhăn niêm mạc không đều hoặc mất, bên cánh bờ dạ dày xơ cứng, không có nhu động, thường gặp vào thời kỳ cuối bệnh ung thư.
Soi dạ dày trực tiếp quan sát hình thái niêm mạc dạ dày, chụp và lấy tổ chức làm sinh thiết giúp cho chẩn đoán bệnh sớm.
Điều Trị
Trường hợp xác định bệnh sớm, giải phẫu là biện pháp tốt nhất, kết hợp với dùng thuốc YHCT có thể đạt kết quả rất tốt, sống trên 5 năm có thể đạt 90%.
Trường hợp phát hiện muộn: Nếu sức khỏe người bệnh còn tốt, có thể dùng phẫu thuật kết hợp điều trị bằng thuốc YHCT. Nếu không có điều kiện giải phẫu, dùng YHCT là chủ yếu, phối hợp hóa trị hoặc các phương pháp khác.
Theo YHCT trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Can Vị Bất Hòa: Vùng thượng vị đầy, đau, ợ mùi thối, buồn nôn, nôn, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ can, hòa vị, chỉ thống, giáng nghịch. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Tuyền Phúc Đại Gỉa Thang gia giảm: Sài hồ 12g, Bạch thược 20g, Bạch truật 12g, Đương quy 20g, Hoàng liên 8g, Bán hạ (chế gừng) 8g, Chỉ xác, Hậu phá, Trầm hương (tán bột) l,5g hòa thuốc, Xuyên luyện tử 4g, Tuyền phúc hoa 10g, Đại giả thạch 12g. Sắc uống.
+ Tỳ Vị Hư Hà: Bụng đau âm ỉ, ấn vào hoặc chườm nóng thì giảm đau, mệt mỏi, chân tay lạnh, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, bệu, có dấu răng, mạch Trầm Huyền Nhược.
Điều trị: Ích khí, ôn trung. Dùng bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang, Hương Sa Lục Quân Thang gia giảm: Hoàng kỳ (chích) 20 - 30g, Quế chi 6g, Bạch thược 16g, Đảng sâm 12g, Hồng sâm 8g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Chích thảo 4g, Mộc hương 8g, Sa nhân 8g, Đại táo 12g, Can khương 8- 12g.
+ Vị Âm Hư: Cảm giác nóng cồn cào vùng thượng vị, miệng khô, ăn vào đau nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ không rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Thanh dưỡng vị âm. Dùng bài Mạch Môn Đông Thang, Nhất Quán Tiễn gia giảm: Nam, Bắc sa sâm đều 12g, Tây dương sâm, Sinh địa, Mạch môn, Thạch hộc, đều 12g, Khương Bán hạ 8g, Sinh Tỳ bà diệp 12g, Ma nhân 10g sắc uống.
+ Huyết Ứ: Vùng thượng vị đau dữ dội, đau như dao đâm, vùng đau cố định, không cho sờ vào khối u, đại tiện phân đen, chất lưỡi tím bầm, hoặc có vết ban ứ huyết, mạch Trầm Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật hợp Thất Tiếu Tán gia giảm: Đương quy 20g, sâm Tam thất (bột hòa uống) 4g, Đơn sâm 12g, Bạch thược 20g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Xích thưóc 12g, Chỉxác 8g, Bồ hoàng và Ngũ linh chi, lượng bằng nhau, chế thành bột mịn 6-8g, trộn nước thuốc uống.
Trường hợp chảy máu cần thêm thuốc cầm máu như Tiên hạc thảo, than Trắc bá, Tóc đốt cháy và dùng bột Đại hoàng, mỗi lần 3g, ngày 3 lần để cầm máu.
+ Khí Huyết Đều Hư: Bệnh nhân thời kỳ cuối khí huyết suy, cơ thể gầy đét, tinh thần mệt mỏi môi lưỡi nhợt nhạt kèm theo các triệu chứng như các thể trên.
Điều trị: Ích khí, bổ huyết. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang gia giảm: Nhân sâm 8g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 16g, Chích thảo 4-6g, Đương quy 20g, Thục địa 20g, A giao 8g, hòa uống, Hà thủ ô trắng 20g, Chích thảo 4g.
Tỳ thận dương hư thêm Nhục quế 6g, Chế phụ tử 6g, Can khương 6g để ôn tỳ thận. Âm hư nặng thêm Nữ trinh tử, Sơn thù nhục, Câu kỷ tử. Nhiệt độc thịnh bên trong như đau liên tục, khối u cứng đau không cho sờ vào, chất nôn có máu, tiêu phân đen như hắc ín, chất lưỡi tím đen hoặc có điểm ứ huyết, mạch Trầm, Tế, Sáp, dùng thêm Nhân trần, Ngũ linh chi, bột Sâm tam thất, bột Thủy điệt, Diên hồ sách để trục ứ, thông lạc, hoạt huyết, chỉ thống. Đàm thấp nặng (ngực tức đầy đau, nôn, đờm rãi, đờm hạch nhiều, rêu lưỡi hoạt nhớt, mạch Tế Nhu hoặc Trầm Hoạt), bỏ Thục địa, A giao, thêm Bối mẫu, Nam tinh, Hải tảo, Mẫu lệ, La bạc tử để hóa đờm, tán kết. Tràn dịch màng bụng, khó thở, lưỡi nhạt đen, rêu trắng, mạch Trầm Tế Huyền thêm Trư linh, Trạch tả, Hắc sửu, Bạch sửu, Đại phúc bì, Xa tiền tử để lợi niêïu trục thủy.
Điều trị ung thư dạ dày phải vừa bổ chính (tăng sức đề kháng của cơ thể) vừa phải khu tà (ức chế sự phát triển cuả tế bao ung thư), tùy tình hình cụ thể mà vận dụïng. Trường hợp phát hiện sớm chưa di căn, chủ yếu là giải phẫu kết hợp dùng thuốc ức chế tế bào ung thư phát triển (khu tà). Trường hợp thời kỳ đâ có di căn nên phò chính kết hợp) hóa trị và thuốc ức chế tế bào ung thư theo đông dược.
Một Số Bài Thuốc Tăng Sức Cơ Thể
1- Lợi Huyết Thang (Sinh hoàng kỳ, Thái tử sâm, Kê huyết đằng, Bạch truật, Bạch linh, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ti tử) ngày uống 1 thang, chia 2 lần, liệu trình 6 tuần. Theo báo cáo của học viện trung y Bắc Kinh, thuốc có tác dụng làm giảm tác dụng phụ của hóa trị, tăng thể trọng...
2- Tỳ Thận Phương: Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ty tử, Bạch truật, Bổ cốt chi, sắc uống ngày 1 thang. Theo báo cáo của bệnh viện Quảng An Môn thuộ c viện nghiên cứu trung y Bắc kinh, thuốc có tác dụng giảm tác dụng độc của hóa trị, tăng chức năng tạo máu của tủy xương và tăng tính miễ n dịch.
3- Địa Hoàng Thang: Sinh địa, Đảng sâm, Hoàng tinh, Biển đậu, Hoàng kỳ, ngày l thang, 2 tháng là 1 liệu trình. Theo báo cáo của bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc trường đại học y khoa Thượng Hải, thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe bệnh nhân, ức chế sự phát triển của bệnh, nâng cao chuyển dạng lympho bào, tăng bạch huyết cầu, tế bào lâm ba, tiểu cầu ngoại vi...
- Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: theo báo cáo kết quả thực nghiệm của Sở nghiên cứu dược, Viện nghiên cứu trung y (TQ): thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày phát triển, bồi bổ cơ thể.
Thuốc Khu Tà(Ưùc Chế Tế Bào Ung Thư)
Trị Vị Nham (Triết Giang)
. Khương lang, Khương bán hạ, Can thiềm bì (da cóc khô), Hòe mộc căn bì, Bồ công anh, Thạch kiến xuyên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Vị bì (chích), Sa la tử, sắc uống
ngày 1 thang. Trị ung thư dạ dày đau và nôn.
. Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Tô ngạnh, Bạch thược, Trúc nhự, Trần bì (Hồ Bắc).
. Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, Đảng sâm, Bán hạ, Chỉ xác, Hoàng liên.
. Gia giảm: Lậu Lô Thang (Sơn Đông): Lậu lô, Thổ phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đơn bì, Thăng ma, Hoàng cầm, Ngô thù du, Sinh cam thảo, Chế bán hạ. Sắc 3 nước, bỏ bã, cô đặc lại còn 300ml, chia làm 3 lần uống. Đồng thời uống Tam Vị Tán (sao Thổ miết trùng, sao Toàn yết, Hồng sâm, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 1,5g, hòa với thuốc thang uống).
NHỮNG BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Kiện Tỳ Bổ Thận Thang (Từ Quế Thanh, bệnh viện Quảng An Môn, viện nghiên cứu trung y Bắc Kinh): Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 15g, Bạch truật, Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ đều 9g, sắc uống.
Hiệu qủa lâm sàng: đã trị 72 ca ung thư dạ dày kỳ I, Il đều đã phẫu trị, kết hợp thuốc Đông y, có tỉ lệ sống như sau: Từ 1 - 3 năm 72 ca, 3 - 5 năm 36 ca (70% ). Sống 5 năm trở lên 16 ca (48,5%).
+ Song Hải Thang: (Lôi Vĩnh Trung. Y viện Thử Quang Thượng Hải): Hải tảo 15g, Hải đái, Hạ khô thảo đều 12g, Sinh mẫu lệ 30g, sắc uống.
Gia giảm: ứ huyết thêm Đan sâm, Miết giáp, Đào nhân, Lưu hành tử. Nhiệt đôïc thịnh gia Độc dương tuyền, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thạch kiến xuyê n, Vọng gíang nam.
- Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày giai đoạn IV, ung thư tâm vị 36 ca, sống trên 1 năm 18%, ung thư tâm vị 45%.
+ Nhân Sâm Hương Trà Thang (Sớ nghiên cứu Trung y dược Triết giang): Hồng sâm, Huơng trà thái, Chỉ xác, chế thành viên.
Kết quả lâm sàng: Trị 101 ca ung thư đã phẫu thuật, sống trên l năm là 82,2%, so với tổ hóa trị 64,1%.
+ Nao Điệt Giả Thạch Thang (Trương Thế Hùng, bệnh viện huyện Du Lâm tỉnh Thiểm Tây): Thủy điệt 2g, Nao sa 0,5g, Hạ khô thảo, Đảng sâm đều 12g, Mộc hương, Bạch phàn, Nguyệt thạch đều 3g, Tử bối xỉ 30g, Đại gỉa thạch, Đơn sâm đều 30g, Binh lang, Nguyên sâm đều 10g, Xuyên Đại hoàng 5g, Trần bì 6g sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày 67 ca, kết quả rõ 4 ca, có kết quả 12 ca, giảm triệu chứng 24 ca, không kết quả 27 ca. Tỉ lệ có kết quả 59,7%.
Ghi chú: Nao sa, Nguyệt thạch, Bạch phàn hóa đàm, tiêu tích, Thủy điệt, Đơn sâm, Binh lang, Mộc hương lýù khí, phá ứ, Đảng sâm, Nguyên sâm kiện tỳ, sinh tân.
+ Thiềm Bì Nga Truật Thang: (Lưu Gia Tương, bệnh viện Long Hoa, học viện trung y Thượng Hải): Can thiềm bì, Nga truật, Quảng Mộc hương đều 9g, Mã tiền tử sống 3g, Bát nguyệt trác 12g, Câu quất, Qua lâu, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao đằng, đoạn Ngõa lăng, Sinh ý dĩ nhân đều 30g, Binh lang, Xích thược, Hạ khô thảo đều 15g, sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: Trị 18 ca, kết quả rõ 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 10 ca. Sống trên 2 năm 7 ca, trên 4 năm 4 ca, 5 và 7 nărn 2 ca.
Kinh nghiệm điều trị Xơ Gan của Nhật Bản
+ Nhân Sâm Thang gia Tử Thảo Căn: dùng trong ung thũ kèm chán ăn, suy kiệt, thiếu máu. Bài thuốc cải thiện việc ăn uống và tăng cường sức cơ thể. Tử thảo căn có tác
dụng chống độc tố gây viêm. Ở người bệnh ung thư tiềm tàng có khả năng phát triển và di căn, sau khi dùng bài thuốc này, ăn uống được cải thiện. Nếu bệnh nhân còn khoẻ mạnh, dùng bài Nhân Sâm Thang thấy mạnh quá thì thay bằng Lục Quân Tử Thang.
+ Bán Hạ Chi Tử Thang (Lơị Cách Thang) thêm Cam thảo, Can khương: có tác dụng đối với ung thư tâm vị, ung thư thực quản gây khó nuốt và nôn. Sau khi dùng bài thuốc này, bệnh nhân cảm thấy có sự cải thiện về sức khoẻ và thèm ăn.
+ Sài Hồ Thang cải thiện được chức năng gan, tốt cho việc điều trị các khối u. Thêm Tử thảo căn để góp phần tăng sức khoẻ.
+ Đại Sài Hồ Thang gia Tử thảo căn: dùng khi thể trạng còn khoẻ, ấn đau vùng bụng dưới, ngực đau, táo bón.
+ Tiểu Sài Hồ Thang: Thể trạng trung bình, không táo bón, ngực đau nhẹ.
Thêm Rễ hoè, Ý dĩ để giải độc khối u.
Bài này được coi như một bài thuốc phòng ngừa.
UNG THƯ ĐẠI TRƯỜNG
Ung thư đại trường là môt loạïi ung thư đường tiêu hóa thường gặp, phần lớn trên 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Theo vị trí phát sinh có thể chia ra ung thư trực trường và ung thư kết tràng.
Theo y học cổ truyền, ung thư đại trường được mô tả giống các chứng Trường Đàm, Trưng Hà, Tích Tụ.
Triệu Chứng
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là bụng đau, thay đổi tính chất phân, trạng thái dinh dưỡng suy sụp và khối u ở bụng.
l. Đau bụng là triệu chứng thường có, đau vừa phải và ở vùng có ung thư, tăng lúc hoạt động, bắt đầu đau ngắt quãng, âm ỉ, về sau trở nên liên tục.
2. Đại tiện phân nát, có máu, lần đi tiêu tăng, nếu ruột bị tắc sinh táo bón.
3. Khối u ở bụng, khoảng 70% bệnh nhân lúc đến khám đã sờ thấy khối u và thời kỳ cuối có di căn hạch lymphô.
4. Sút cân, thiếu máu, mệt mỏi và thể trạng suy mòn vào cuối kỳ.
Trường hợp ung thư trực trường thì đại tiện nhiều lần, phân có mùi hoặc có máu, tiêu chảy, hậu môn đau, mót rặn, táo bón, bụng đau. Có thể tiểu nhiều lần, tiểu khó.
Chẩn Đoán
- Ung thư kết trường: Đau dọc theo vùng đại tràng, đau khu trú hoặc đau vùng bụng dưới, thời gian đau cách quãng, thường không kéo dài quá 2 tuần.
Số lần đại tiện tăng và phân không thành khuôn.
- Khối u dọc theo đại tràng, bề mặt lồi lõm, ấn đau, không di chuyển theo nhu động ruột. Thiếu máu, gầy, mệt mỏi.
- Soi kết tràng phát hiện ung thư và lấy tổ chức ruột làm sinh thiết xác định chẩn đoán.
X quang phát hiện khốí u.
2. Ung thư trực tràng:
- Phân không thành khuôn và số lần đại tiện nhiều hơn bình thường.
- Triệu chứng mót rặn và bụng đau không giảm sau khi đại tiện.
- Thăm khám trực trường có thể sờ thấy khối u.
- Soi trực trường và làm sinh thiết xác định chẩn đoán.
Điều Trị
Phẫu trị là phương pháp điều trị chủ yếu của ung thư đại tràng.
Đlều trị bằng Đông y là phương pháp phối hợp tốt và là phương pháp chủ yếu đối với những ca không thuộc chỉ định ngoại khoa và kỳ cuối cùng có di căn nhiều nơi.
Biện chứng luận trị theo các thời kỳ khác nhau của bệnh:
l- Trường hợp phát hiện sớm, bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, gầy ốm là chủ yếu.
Phép trị: Kiện Tỳ, lý khí, trừ thấp.
Đảng sâm 12g, Bạch truật, Bạch linh, Đươgn quy, Xíc thược đều 12g, Ý dix 20g, Sa nhân, Nhục đậu khấu, Hạnh nhân, Bán hạ đều 8g, Hậu phác, Mộc hương đều 8g, Bại tương thảo 16g, Hồng đằng 12g, sắc uống.
2. Vào trung kỳ là giai đoạn ung thư phát triển nhanh, lâm sàng biểu hiện các triệu chứng thấp nhiệt độc như bụng đau, đầy, có khối u, tiêu chảy hoặc kiết lỵ phân máu mũi, mót rặn, chán ăn.
- Phép trị: Thanh tiết thấp nhiệt, hóa ứ, đạo trệ.
Bài Bạch Đầu Ông Thang hợp Địa Du Hòe Giác Thang gia giảm; Bạch đầu ông, Sinh địa, Hoa hòe đều 16-20g, Ý dĩ 20g, Hoàng liên 6-10g, Hoạt thạch 20g, Bán hạ, Chỉ xác, Đào nhân, Hồng hoa đều 8-10g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Tiên hạc thảo đều 12-20g, Cam thảo 4g.
+ Khí trệ, nặng bụng đau nhiều, lưỡi nhạt tối, rêu trắng, nhớt, mạch Trầm Huyền, thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ sách, Hậu phác đều 8g.
+ Huyết ứ nặng (khối u ấn đau, đau cố định, tiêu ra máu mũi mầu đen tím, lưỡi tím hoặc có nốt ban ứ huyết, rêu vàng, mạch Trầm Sáp) thêm Quy vĩ, Xích thược, Đan bì đều 12g, Nga truật 8g.
+ Thấp nhiệt nặng (ngực tức, khát, bụng đau, đầy trướng, ăn kém, tiêu ra nhiều chất nhớt, lưỡi đỏ thẫm, rêu trắng hoặc vàng dày, mạch Nhu Hoạt) thêm Hoàng liên, Thương truật, Khổ sâm, Mộc thông, Trư linh để thanh nhiệt, trừ thấp.
+ Thực tích nặng, bụng đầy, kém ăn, tiêu lỏng, bụng sôi, phân nhiều mũi và chất không tiêu, lưỡi tối, rêu mỏng, mạch Trầm, Huyền, Hoạt, thêm Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc.
+ Đại tiện nhiều máu, mũi thêm Huyết dư (đốt thành than), Đại tiểu kế, bột Tam thất để chỉ huyết, hoạt huyết.
+ Mót rặn nặng, thêm Binh lang, Đại hoàng (sao rươu), Trần bì, Mộc hương, Bạch thược... để hành khí, hoãn cấp.
3. Thời kỳ cuối: là thời kỳ chính khí suy mà tà khí thực, do thấp nhíệt độc tích tụ lâu ngày tại hạ tiêu gây nên can thận âm hư (có thể do phẫu trị, hóa trị hoặc xạ trị cũng ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh), triệu chứng thường thấy là bệnh nhân gầy đét, đau đầu hoa mắt, lưng đau, gối mỏi, sốt nhiều, mồ hôi trộm, miệng khô, họng khô, lòng bàn chân tay nóng, táo bón, tiểu đỏ, lưỡi đỏ thẫm, khô hoặc bón, ít rêu, mạch Huyền Tế, Sác.
- Phép trị: Tư dưỡng can thận.
- Bài thuốc: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia vị: Tri mẫu, Hoàng bá, Bạch linh, Trạch tả, Đơn bì đều 12g, Sinh địa, Thục địa mỗi thứ 16g, Sơn thù, Sơn dược đều 10g, Quy bản (sắc trước) 12g, chế Hà thủ ô 16g; Thấp nhiệt nặng thêm Bạch đầu ông, Trần Bì, Thương truật; Khí trệ thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ, Mộc hương, Hậu phác; Huyết ứ nặng thêm Đương quy viõ, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa; Tiêu ra máu nhiều thêm Sinh địa du, Hòe giác, Huyết dư thán, Tiên hạc thảo.
Trường hợp dương hư, bỏ Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa thêm Nhục quế, Phụ tử. Khí huyết đều hư bỏ Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương qui.
Trường hợp tiêu nhiều lần bỏ Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa thêm Nhục khấu, Kha tử nhục, Túc xác, Xích thạch chỉ để cố sáp, chỉ tả.
IV. MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
Có nhiều bài thuốc trị ung thư gan và bao tử có thỂ dùng cho ung thư đại tràng.
l- Thanh Trường Tiêu Thũng Thang: Bát nguyệt trác, Mộc hương, Hồng đằng, Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã Bồ đào đằng, Khổ sâm, Sinh dĩ nhân, Đơn sâm, Địa miết trùng, Ô mai nhuc, Qua lâu nhân, Bạch mao đằng, Phượng vĩ thảo, Quán chúng than, Bán chi liên, Thủ cung (tán bột mịn, hòa uống, ngày l thang chia 2 lần. Dùng 1/3 nước thuốc (200ml) thụt lưu đại tràng.
2. Bài thuốc chữa ung thư đại trường của Thượng Hải: Xà môi (rắn lục), Dĩ mễ, Hồng đằng, Bạch mao đằng, Sinh địa, Thục địa, Hoàng bá, Hoàng cầm, Đảng sâm, Thướng truật, Địa du, Ô mai, Hoàng Liên, Cam thảo, sắc 2 lần chia uống ngày l thang.
3. Song Bạch Long Quỳ Thang: Bạch anh, Bạch hoa xà thiệt thảo, Long quỳ, Bán chi liên, Nhẫn đông đằng, Bại tương thảo, Hồng đằng, Bồ công anh, Hòe giác, Địa du.. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày.
4- Phức Phương Bại Tương Thảo Thang: Bại tương thảo, Sinh Hoàng kỳ, Bạch truật, Sinh địa, Địa du, Hòe giác, Mộc miết tử, Thăng ma, Ô dược, Phòng phong. Sắc uống 2 lần trong ngày.
5- Sơn Giáp Khổ Sâm Thang: Bào sơn giáp, Khổ sâm, Vô hoa quả, Tử hoa địa đinh, Tạo giác thích, Hồng đằng, Hoàng liên, Thích vị bì, Mộc tặc, Bạch đầu ông, Bạch liễm, Huyết kiến sầu. Sắc 2 nước, chia uống nhiều lần trong ngày.
6- Trị Ung Thư Bính: Nhi trà, Huyết kiệt, Nhũ hương, Một dược, Băng phiến, Xà sàng tử, Khinh phán, Thiềm tô, Bằng sa, Tâm tiên đơn, Hùng hoàng, Bạch phàn. Trước hết lấy phèn hòa với nước sôi, các vị khác tán bột, trộn với nước Phèn làm thành bánh. Mỗi lần dùng một bánh đắp lên khối u, ngày thay 2 – 3 lần. Trị ung thư trực tràng, hậu môn.
7. Thuốc thụt Đại tràng: Bại tương thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo, sắc còn 80ml, thụt lưu đại tràng, ngày 2 lần, mỗi lần 40ml.
8. Thuốc ngâm: Khố sâm, Ngu bộ i tử, Long quý, Mã xỉ hiện, Bại tương thảo, Hoàng bá, Thổ phục linh, Sơn đậu căn, Hoàng dược tử, Khô phàn, Băng phiến, Lậu lô. Sắc nước ngâm rửa, ngày 2-3 lần. Dùng trong ung thư đại trường và hậu môn lở loét.
9-Tiêu Lựu Tĩnh Phương (Tiên Bá Vân, học viện Trung y Thượng Hải): Tam thất, Thiên long, Quế chi, Địa long. Chế thành viên (mỗi viên có hàm lượng thuốc sống 1,5g). Mỗi lần uống 2 – 3 viên, ngày 3 lần, sau bữa ăn, liên tục 6 tháng.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 61 ca các loại ung thư đại tràng, trực tràng, hậu môn (đã phẫu trị 31 ca trong đó có 15 ca di căn hoặc tái bệnh, chưa phẫu trị 30 ca). dùng kết hợp biện chứng luận trị Đông y. Kết quả sống trên 1 năm 58%, trên 2 năm 42,9%, 3 năm trở lên 30%).
I0. Hải Xà Nhuyễn Kiên Thang (Lôi Vĩnh Trọng Bệnh viện Thử Quang, trực thuộc Trung y học viện Thưựng Hải): Hạ khô thảo, Hải tảo, Hải đới, Huyền sâm, Hoa phấn Phong phòng, Xuyê luyện tử đều l2g, Mẫu lệ 30g, Đơn sâm, Độc dương tuyền đều 15g, Tượng bối mẫu 9g, Quán chúng than, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g, sắc uống.
Triệu chứng gia giảm: Phân có mũi thêm Bạch thược 9g, Mã xỉ hiện 12g, Nhất kiến hỉ 15g, Bạch đầu ông 15g. Phân có máu thêm Ngân hoa (đốt thành than) 5g, Bồø hoàng (đốt thành than) 12g. Đại tiện nhiều lần thêm Kha tử 12g, Bổ cốt chỉ 15g, Bạch truật 12g, Anh túc xác 6g. Đại tiện khó thêm Chỉ thực (sống) 15g, Hỏa ma nhân 30g.
- Kết qủa lâm sàng: Trị 46 ca ung thư trực tràng, sống trên 1 năm 2l ca, sống trên 3 năm 4 ca.
11- Côn Bố Thạch Liên Thang (Trung y học viện Hồ Bắc): Bán chi liên 60g, Thạch kiến xuyên, Sinh đị a du, Ý dĩ nhân, Nhẫn đông đằng, Côn bố đều 30g, Sơn đậu căn, Hòe giác, Hồ ma nhân đều 15g, Bạch tàm hưu 12g, Chỉ xác 9g, Hậu phác 9g, sắc uống.
Kết quả lâm sàng: Đã dùng trị 7 ca ung thư đại tràng. Kết quả tốt 2 ca, bớt triệu chứng 5 ca.
12. Hòe Giác Địa Du Thang (Vương Thị, Trung y học viện Triết giang): Hòe giác, Ngân hoa đều 2g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sinh ý dĩ, Đằng lê căn, Thổ phục linh đều 30g, Miêu nhân sâm 60g, Vô hoa quả 15g, Trắc bá diệp, Khổ sâm, Sinh địa du đều 9g, sắc uống.
- Biện chứng gia giảm: Táo bón thêm Đại hoàng, Phan tả diệp, Hoàng liên; Tiêu ra máu thêm Đại, Tiểu kế, Tam thất; Tiêu chảy thêm Rau sam, Bạch đầu ông.
Kết qủa lâm sàng: dùng trị 1 ca ung thư tuyến trực trường trong 3 tháng triệu chứng bớt dần và khỏỉ đã 6 năm, làm nội trợ bình thường.
13. Khổ Sâm Hồng Đằng Thang (Cù Phạm, Phòng nghiên cứu ung thư, học viện trung y – Triết Giang): Khổ sâm 12g, Thảo hà xa 15g, Bạch đầu ông 15g, Bạch cẩn hoa 12g, Hồng đằêng 15g, Vô hoa quả 10g, Bán chi liên 30g, Sinh dĩ nhân 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc uống.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 18 ca ung thư đại tràng, 2 ca sống 15 tháng, 10 ca sống trên 20 tháng, 2 ca sống 4 năm 6 tháng và 5 năm. Thời gian sống bình quân là 2,5 tháng.
14. Hồng Bạch Liên Hoa Thang (Trung y học viện Triết Giang):- Công thức: Khổ sâm, Thảo hà xa, Bạch đầu ông, Bạch cẩn hoa đều 9g, Hồng đằng 15g, Bán chi liên 30g, sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: dùng bài thuốc trị ung thư đại trường theo biện chứng 30 ca (27 ca phẫu thuật) và hóa trị.
Kết quả sống 5 năm 3 ca, l ca sống 9,5 năm, 2 năm 9 ca, trên l năm 12 ca, sống dưới 1 năm 6 ca.
UNG THƯ GAN
Ung thư gan là một loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Tỷ lệ phát bệnh
cao ở vùng Châu Á và Châu Phi, tuổi trung niên và nam giới thường mắc bệnh cao hơn. Đặc điểm lâm sàng là vùng gan đau, gan to, cứng, bề mặt gồ ghề kèm theo sốt
vàng da, rối loạn tiêu hóa và xuất huyết.
Ung thư gan theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng ‘Hoàng Đản’, ‘Cổ Trướng’, ‘Trưng Hà’, ‘Tích Tụ’...
Ung thư thường phân ra 3 thời kỳ:
- Kỳ I: Không có triệu chứng ung thư rõ rệt, biểu hiện sớm nhất là rối loạn tiêu hóa.
- Kỳ II: nặng hơn kỳ I nhưng chưa có triệu chứng đặc trưng.
- Kỳ III: cơ thể suy kiệt rõ, vàng da, bụng nước, có di căn. Thực tế lâm sàng, ung thư gan kỳ I và II rất ít được phát hiện và trên 90% là ung thư kỳ III vì thế bệnh kéo dài thường chỉ độ 3-4 tháng.
Triệu Chứng
1- Đau vùng gan: đau vùng hạ sườn phải, thường gặp vào thời kỳ giữa và cuối, đau tức hoặc như dao đâm. Thường trên nửa số bệnh nhân có đau vùng gan, đau xuyên lên vai phải và lưng.
2. Bung trên đầy tức, xuất hiện sớm, thường kèm theo những triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng ít được chú ý, đến lúc muộn thì đã có nước bụng và cổ trướng.
3. Chán ăn là triệu chứng sớm nhất của bệnh nhưng ít được chú ý và dần dần xuất hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng lên đã là giai đoạn cuối.
4. Những triệu chứng khác như mệt mỏi, sút cân, sốt và xuất huyết là nhúng triệu chứng của thời kỳ cuối mà tiên lượng đã rất xấu.
5. Gan to (khối u vùng bụng trên) trên 90% số bệnh nhân đến khám là gan to, cứng, mặt gồ ghề hoặc ấn đau.
6. Lách to thường kèm theo và là kết quả của xơ gan.
7. Cổ trướng là triệu chứng của thời kỳ cuối, nước bụng thường màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ (có máu), thuốc lợi tiểu thường không có hiệu quả.
8. Hoàng đản (vàng da) do tắc mật và do tế bào hủy hoại nặng dần lên, mạch sao, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối biểu hiện của xơ gan.
Chẩn Đoán Và Phân Biệt Chẩn Đoán
Các triệu chứng lâm sàng trên đây được quan sát và thăm khám đầy đủ giúp chẩn đoán bệnh được chính xác.
- Các phương tiện chẩn đoán hiện đại:
1- Siêu âm ký có giá trị chẩn đoán cao và không hại cho người bệnh.
2. Sinh thiết tế bào gan, soi ổ bụng, mổ bụng thăm dò là các phương pháp có thể thực hiện để xác định chẩn đoán.
3. Xét nghiệm máu: nồng độ phosphataza kiềm tăng.
4. Bản đồ rà gan bằng đồng vị phóng xạ.
5. CT (computed tomography).
Cần phân biệt chẩn đoán với:
a. Áp xe gan: đau nhiều, sốt cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao...
b. Xơ gan: thường gan không to nhiều hoặc nhỏ hơn...
c. Ung thư gan thứ phát do di căn: có các triệu chứng của các loại ung thư, cần hỏi kỹ tiền sử bệnh và khám kỹ để phân biệt.
Điều Trị
Phẫu trị là phương pháp tốt nhất hiện nay đối với ung thư gan nhưng cắt bỏ phần gan bêïnh lý phải là tổn thương còn khu trú, chưa có di căn. Cho nên trên thực tế những trường hợp ung thư gan có chỉ định phẫu thuật tốt rất hiếm, tỷ lệ tái phát rất cao. Đối với xạ trị thì các tổn thương bệnh lý của ung thư ít nhạy cảm với tia và độ chịu đựng tia của gan thấp. Hóa trị cũng chỉ cho kết quả rất tạm thời, cho nên ở Trung Quốc, trên 90% bệnh nhân dùng Đông y hoặc Đông Tây y kết hợp.
Đíều trị ung thư gan bằng Đông y có thể chia làm 2 loại: biện chứng luận trị và dùng bài thuốc kinh nghiệm.
Có thể căn cứ theo các thời kỳ ung thư để có phương pháp biện chứng luận trị như sau:
1-Đối với ung thư gan kỳ l: Phẫu trị là chủ yếu, kết hợp dùng thuốc Đông y điều trị triệu chứng và ngăn chận tế bào ung thư phát triển. Có thể dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
2. Đối với ung thư kỳ II: Bệnh phát triển nhanh, phản ứng của cơ thể mạnh như gan to, cứng, nôn, tiêu chảy, sốt, ra mồ hôi... do can khí trệ, huyết ứ, can vị bất hòa.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hoạt huyết, hóa ứ kiêm dưỡng âm, thanh nhiệt. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán gia giảm: Sài hồ 12g, Đương quy 20g, Bạch thược 20g, Chỉ xác 8g, Sinh địa 16g, Xuyên khung 8g, Hương phụ 8- 12g, Mẫu lệ 20g, Si nh Cam thảo 6g.
- Gia giảm: Sườn đau tức nhiều: thêm Đan sâm, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng để hoạt huyết, hóa ứ. Bụng đầy, táo bón, rêu vàng, mạch Hoạt thêm: Sinh đại hoàng 6g, Chỉ thực, Hậu phác. Nhiệt độc thịnh, (sốt, miệng đắng, ra mồ hôi, bứt rứt, tiểu đỏ, mạch Huyền Sác thêm Đơn bì, Chi tử, Long đởm thảo, Thanh đại. Khí trệ nặng (ngực sườn tức đau, đầy, rêu trắng, mạch Huyền) thêm Uất kim, Diên hồ sách, Thanh bì Trần bì, Mộc hương. Âm hư thêm Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Địa cốt bì...
3. Đối với ung thư kỳ III: Cơ thể suy kiệt, gầy ốm, vàng da, cổ trướng, xuất huyết... Khí huyết đều suy tán thì khó trị.
Điều trị: Phù chính, khu tà, bổ khí âm kiêm hoạt huyết, chỉ huyết. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia vị: Nhân sâm (sắc riêng) 8- 10g, Sinh hoàng kỳ 20g, Thục địa 16g, Sơn thù 10g, Hoài sơn 12g, Phục linh 12g, Đơn bì 12g, Trạch tả 12g, Sinh mẫu lệ 20g, Miết giáp 16g, Trần bì.
- Gia giảùm: Trường hợp âm hư nội nhiệt: Nhiêït thương huyết lạc gây huyết chứng như sốt thấp, người nóng âm ỉ, tiêu đỏ, nôn ra máu, tiêu có máu, lưỡi đỏ thẫm không rêu, mạch Hư, Tế, Sác, thêm Thanh hao, Quy bản, Miết giáp, Bạch mao căn, Trắc bá diệp (đốt thành than). Trường hợp nhiệt độc thịnh (miệng lưỡi loét, miệng đắng, lưỡi khô, kết mạc mắt xung huyết, răng, lợi, mũi chảy máu, lưỡi đỏ, rêu vàng, nhớt, mạch
Huyền Hoạt Sác) thêm Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, Sinh địa, Xa tiền tử. Nếu nôn, buồn nôn, chất lưỡi đỏ, sạm đen, ít rêu, khô, mạch Tế Sác, thêm Trúc nhự, Bán hạ, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch. Lý nhiệt uất kết sinh vàng da, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, mạch Nhu, Sác thêm Nhân trần, Kim tiền thảo. Trường hợp bụng căng, nhiều nước, thêm Trư linh, Xa tiền tử, Thương lục. Tỳ dương hư yếu gây ra tiêu chảy, thân lưỡi bệu, rêu mỏng, nhớt, mạch Trầm Trì thêm Bào can khương, Thảo khấu, sao Bạch truật, Ý dĩ nhân. Thận dương hư suy, cơ thể và chân tay lạnh, mạch Trầm Trì thêm Phụ tử, Quế nhục...
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
Kiện Tỳ Lý Khí Hợp Tễ (Bệnh Viện Ung Thư Thuộc Y Học Viện Thượng Hải): Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Bát nguyệt trác.
Kết quả lâm sàng: Điều trị 48 ca ung thư gan, bệnh nhân sống trên 1 năm và 5 năm có 21 và 8 (Tổ đối chiếu sống trên 1 năm chỉ 2 ca và không có ca nào sống trên 5 năm).
Ích Khí Bổ Thận Phương (Sở Nghiên Cứu Trung Y Dược Triết Giang): Tây sâm (sống), Hoàng kỳ (chích), Câu kỷ tử, Hà thủ ô, Nữ trinh tử, Cẩu cốt diệp, Chỉ thực tử, Nhục thung dung, Đỗ trọng, sao Bạch truật, Chích thảo. Bài thuốc có tác dung nâng cao tính miễn dịch.
Thăng Huyết Điều Nguyên Phương [Trung Sơn Y Học Viện]: Bắc hoàng kỳ, Đảng sâm, Kê huyết đằng, Hà thủ ô, Cốt toái bổ, Mạch nha, Nữ trinh tử, Phật thủ Có tác dụng nâng cao bạch cầu thấp do hóa trị, tỷ lệ kết quả 8 l,2%.
Can Ích Tiễn (Bệnh Viện Ung Thư Thuộc Trung Y Học Viện Thượng Hải): Hạ khô thảo, Hải tảo, Hải đới, Thiết trúc diệp, Bạch hoa xà thiệt thảo, Lậu lô, Thạch kiến xuyên, Long quý, Độc dương tuyền, Điền kê hoàng, Bình địa mộc, Tam lăng, Nga truật, Lưu hành tử, Xích thược, Đào nhân, Bát nguyệt trác, Uất kim, Đương qui, Đơn sâm, Xuyên luyện tử, Mộc hương, Hương phụ, Nhân trần, Xa tiền tử, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch truật, Ý dĩ nhân, chích Miết giáp, Cam thảo chế thành cao lỏng, mỗi chai 500ml, mỗi lần uống 10-20ml.
Tiêu Tích Nhuyễn Kiên Phương: Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thiền trúc diệp, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng, Đảng sâm, Đương qui, Bạch thược, Bạch truật, Chỉ thực, Ý dĩ nhân.
Bài thuốc dân gian Triết giang: Miêu nhân sâm, Song hoa, Tử kim ngưu, Khổ sâm, Hoạt huyết long, Bạch chỉ, Long đảm thảo, Tạo giác thích, sắc uống.
Bài thuốc trị ung thư gan của Thượng Hải: Bán chi liên, Sinh ngọa lăng, Thạch yến, Lậu lô, Ý dĩ, Đương quy, Đơn sâm, Hồng Hoa, Bát nguyệt trác, Trần bì, Bạch thược, sắc uống.
Bột ung thư gan: Sinh nga truật, Tam lăng, Thủy điệt, Ngọa lăng tử, Tô mộc, Hồng hoa, Diên hồ sách, Hương phụ, Mộc hương, Trần bì, Bán hạ, Hậu phác, Chỉ thực, Mộc thông, Sa nhân, Đại hoàng. Tán bột mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, 3-6 tháng là 1 liệu trình.
Sài Hồ Tàm Hưu Thang (Bệnh Viện Trung Y Triết Giang): Sao Sài hồ 10g, Phục linh, Xích, Bạch thược, Thuyên thảo, Đương qui, Uất kim, Chế hương phụ, Cam thảo đều 10g, Tàm hưu, Hoàng cầm, Nga truật đều 15g, Toàn qua lâu, sinh Miết giáp, Hổ trượng đều 20g.
Biện chứng gia giảm: Thấp nhiệt thêm Nhân trần, Xa tiền thảo, Bán chi liên đều 15-30g. Suy nhược, tiếng nói nhỏ, miệng khô thêm Hài nhi sâm, Thạch hộc tươi, Mạch môn đều 15g, Huyền sâm 10g.
- Kết quả lâm sàng: Trị 19 ca ung thư gan, sau điều trị, ngày sống bình quân 523, 5 ngày, ngắn nhất là 130 ngày, sống lâu nhất là 6 năm 4 tháng. Sống 1-2 năm là 5 ca, sống 2-4 năm là 2 ca, sống 4-5 năm một ca, 5 năm trở lên 2 ca.
Lý Khí Tiêu Trưng Thang: (Lưu Gia Tường, Học Viện Trung Y Thượng Hải): Bát nguyệt trác 15g, Kim linh tử 9g, Đơn sâm 12g, Lậu lô 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Hồng đằng 15g, sinh Mẫu lệ 30g, Bán chi liên 30g, sắc uống.
Gia giảm: Can khí uất thêm Sài hồ, Đương qui, Bạch thược, Chế hương phụ, Uất kim, Chỉ thực, Sơn tra, Kê nội kim; Khí huyết ứ trệ thêm Sài hồ, Đương qui, Xích thược, Nga truật, Tam lăng, Đào nhân, Địa miết trùng, Diên hồ, Can thiềm bì, Uất kim, Thạch kiến xuyên, Miết giáp, Đại hoàng. Tỳ hư thấp: ngực bụng đầy, vùng bụng đau lâm râm, thêm Ý dĩ, Trần bì, Bán hạ, Đại phúc bì, Thạch quỳ, Quảng Mộc hương, Bổ cốt chi, Xa tiền tử... Can thận âm hư thêm Bắc sa sâm, Thiên đông, Sinh địa,
Quy bản, Sinh miết giáp, Uất kim, Xích thược, Đơn bì . Can đởm thấp nhiệt thêm Uất kim, Nhân trần, Chi tử, Hoàng bá, Xích thược, Sinh dĩ nhân, Hoàng cầm, Kim tiền thảo, sinh Đại hoàng.
- Kết quả lâm sàng: Trị 102 ca, sống trên l năm 31 ca (30,3%), 2 năm 14 ca (13,7%), trên 3 năm 6 ca (5,9%), 5 năm trở lên 5 ca.
Hóa Ứ Giải Độc Thang (Trương Khắc Bình): Tam lăng, Nga truật, Xích thược. Huyền hồ, Tử thảo căn, Trư linh đều 15g, Miết giáp, Đương quy, Đơn sâm đều 12g, Xuyên khung, Đại hoàng đều 9g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Bồ công anh đều 30g, sắc uống.
Kết quả lâm sàng trị 7 ca kết quả sống bình quân 443 ngày so với tổ dùng thuốc tây chỉ sống 95 ngày.
Kháng Nham Ích Can Thang (Lâm Tông Quảng, Bệnh Viện Số 2 Cục Công Nghiệp Dệït Thượng Hải): Tam lăng, Nga truật, thủy Hồng hoa tử, Quảng uất kim, Bát nguyệt trác đều 10g, Đơn sâm, Thạch kiến xuyên đều 15g, Sinh mẫu lệ 30g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Can đởm thấp nhiệt thêm Nhân trần, Hoàng cầm, Khổ sâm đều 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thất diệp nhất chi hoa đều 30g. Can khí uất thêm Sài hồ, Chỉ xác, Hậu phác đều 10 - 12g. Tỳ khí hư thêm Đảng sâm, Bạch truật, chích Hoàng
Kỳ, Quảng bì đều 10g. Can vị âm hư thêm Bắc sa sâm, Sinh đia, Thạch hộc, sinh Sơn tra đều 10g.
Kết quả lâm sàng: Trị 25 ca ung thư gan, kết quả sống ngắn nhất 3 tuần, dài nhất 4 năm l tháng, trong đó sống dướùi 1 năm 10 ca, 1 năm 5 ca, 2-3 năm 6 ca, 3 - 4 năm 2 ca, trên 4 năm 2 ca, sống trong 1 năm có tỷ lệ 60% và trên 30 năm chiếm tỷ lệ 16%.
Hồng Đào Uất Kim Thang (Từ Bảo Hoa): Đương qui, Sinh địa, Đào nhân, Xích thược, Ngưu tất, Xuyên khung, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ đều 9g, Cát cánh, Cam thảo đều 3g, Uất kim, Đơn sâm đều 15g, sắc uống.
- Biện chứng gia giảm: ngực tức, sườn đau, mệt mỏi, ăn kém, tiêu lỏng, thêm Mộc hương, Sa nhân, Trần bì, Cam thảo đều 9g, Đảng sâm, Bạch truật, Bán hạ, Bạch linh đều 9g, Tiêu Sơn tra, tiêu Lục khúc, Mễ nhân đều 15g. Miệng khô, vùng gan đau âm ỉ, lưỡi đỏ thêm Bắc sa sâm, Mạch đông, Xuyên luyện tử đều 9g, Sinh địa, Kỷ tử đều 19g.
- Kết quả lâm sàng: Trị 29 ca, sống trên 1 năm 22 ca, (75, 8%), sống trên 3 năm 8 ca (27, 59%), trên 5 năm 2 ca (6,9%).
Tiêu tích Nhuyễn Kiên Thang (Đường Thìn Long, Trường Đại học y khoa Thượng Hải): Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thiết trúc diệp, Đảng sâm đều 15g, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng, Chích miết giáp, Đương quy, Bạch thược đều 9g. Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Ý dĩ nhân 30g, sắc uống.
Kết quả lâm sàng: Có so sánh 2 tổ nghiên cứu: 1 tổ dùng đơn thuần thuốc bắc, 1 tổ dùng kết hợp hóa liệu. Kết quả: tổ dùng đơn thuần, tỷ lệ bệnh nhân sống l năm và 2 năm là 30, 8% và 16, 7%, sống lâu nhất là 8 năm 10 tháng. Tổ có kết hợp hóa liệu tỷ lệ sống trong 1-2 năm là 11,60%. Có 6,3% ca sống lâu nhất là 8 năm 5 tháng.
UNG THƯ THỰC QUẢN
Ung thư thực quản là một loại ung thư cơ quan tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng chủ yếu là ngày càng nuốt khó hơn.
Tuổi phát bệnh thường từ 40 ~ 70 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Bệnh này giống chứng 'Ế cách’ (nghẹn) của YHCT.
Triệu Chứng
Triệu chứng chủ yếu là nuốt khó, bệnh ngày càng nặng thì dù chất đặc hoặc nước cũng khó nuốt. Do lâu ngày ăn uống khó khăn mà cơ thể ốm yếu, suy dinh dưỡng, mất nước, suy kiệt, kèm theo khó nuốt, đau sau xương ức (đau tức hoặc như dao đâm) hoặc vùng lưng đau, ợ hơi, nôn ra chất trắng nhớt hoặc có máu lẫn thức ăn. Bệnh nặng thì nói giọng khàn, nấc cục, khó thở, hạch lâm ba to, gầy mòn, da bọc xương.
Chẩn Đoán:Chủ yếu dựa vào:
+ Tuổi trên 40, nam, gia đình có người mắc bệnh này, hoặc uống rượu nhiều.
+ Nuốt khó, đau vùng sau xương ức, có hiện tượng trào ngược thức ăn.
+ Chụp phim cản quang thực quản, soi thực quảùn, làm sinh thiết niêm mạc thực quản để phát hiện bệnh. Kiểm tra tế bào vòng thực quản dương tính khoảng trên dưới 90%.
Điều Trị
Ung thư thực quản thường đươc điều trị bằng phẫu thuật, nếu có di căn dung hóa liệu, kết hợp với thuốc Đông y để điều trị.
Biện Chứng Luận Trị
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể biện chứng theo các thể loại sau:
+ Đàm khí uất kết: Ngực đầy, đau tức hoặc khó thớ, nấc cụt, ợ hơi, nuốt khó, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi trắng dày, mạch Huyền Hoạt, thường gặp ở giai đoạn mới phát bệnh.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa đàm, giáng nghịch. Dùng bài Toàn Phúc Đại Giả Thạch Thang gia giảm: Toàn phúc hoa 12g, Đại giả thạch 20g, Khương bán hạ (hoặc Sinh bán hạ (sắc trước 1 giờ), Hương phụ 8g, Mộc hương 8g, Uất kim 10g, Đan sâm 16g, Phục linh 12g, Chỉ xác 10g, Cát cánh, Toàn qua lâu, Phỉ bạch, Uy linh tiên đều 12g, Chế nam tinh 8g, Bạch anh 12g, Hạ khô thảo 16g, Trúc nhự 12g, Ngõa lăng tử 16g.
Khí hư thêm Đảùng sâm, Thái tử sâm đều 12g.
+ Huyết Ứ: Ngực đau, ăn vào nôn ra, nặng thì khó uống được nước, phân như phân dê, ngườl gầy da khô, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sáp.
Điều trị: Dưỡùng huyết, hoạt huyết, tán kết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Sinh địa 16g, Đương quy 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8 ~12g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 10g.
Nếu nặng thêm Tam thất, Một dược, Đan sâm, Xích thược, Ngũ linh chi, Hải tảo, Côn bố, Bối mẫu, Qua lâu... Nếu nuốt khó cho uống ‘Ngọc Xu Đơn’trước. Trường hợp ngực lưng đau nhiều thêm Diên hồ sách (sao dấm), chích Nhũ hương, chích Một dược, Ty qua lạc. Táo bón thêm Nhục thung dung.
+ Nhiệt Độc Thương Âm: Nuốt rất khó, lưng ngực đau bỏng rát, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không rêu, mạch Huyền Tế Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, nhuận táo. Dùng bài Tư Âm Thông Cách Ẩm gia giảm: Bồ công anh 20g, Xuyên hoàng liên 8 ~ 10g, Chi tử 12g, Sinh địa 16g, Đương quy 20g, Xuyên khung 8g, Nam, Bắc sa sâm đều 16g, Mạch môn, Huyền sâm, Tỳ bà diệp tươi, Lô căn tươi đều 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Bạch anh, Hạ khô thảo đều 12g.
Táo bón thêm Tử uyển, Hỏa ma nhân, Đào nhân, Nhục thung dung.
+ Âm Dương Lưỡng Hư: Nuốt không xuống, ngày càng gầy, mệt mỏi, hồi hộp, sắc mặt tái nhợt, chân tay thân mình mát lạnh, mặt sưng, chân phù, sắc lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.
Điều trị: ôn bổ Tỳ Thận, tư âm, dưỡng huyết. Dùng bài Bát Trân Thang hợp Bát Vị Hoàn gia giảm: Hồng sâm 8 ~ 12g, chích Hoàng kỳ 20g, Thục địa 16g, Sa nhân 10g, Sơn dược 12g, Nhục quế 6 ~ 8g, Câu kỷ tử 12g, Chế phụ tử 8 ~ 16g (sắc trước), Đương quy 20g, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh, Đại táo đều 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3 lát.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Tiêu Ế Tán số 3 (Bệnh viện Nhân dân Tỉnh An Huy, TQ): Uy linh tiên 60g, Bản lam căn, Miêu nhãn thảo đều 30g, Ngưu hoàng (nhân tạo) 6g, Nao sa (Amoniac) 3g, chế Nam tinh 9g, chế thành cao bột khô. Mỗi lần uống 1,5g, ngày 4 lần.
+ Khai Đạo Tán: Bằng sa 60g, Hỏa tiêu 30g, Nao sa 6g, Trầm hương, Băng phiến đều 9g, Mông thạch 9 ~ 15g, tán bột mịn. Mỗi lần ngậm nuốt 1g, lúc chảy hết dịch nhớt có thể uống sữa thì ngậm 3 giờ một lần, dùng 2 ngày thì ngưng thuốc.
+ Nao Sa Tán: Nao sa 30g, tán mịn bỏ vào ấm sành, thêm 80ml nước đun sôi, lọc bỏ tạp chất, thêm Dấm trắng 30ml, đun bắt đầu lửa to sau lửa nhỏ cho khô, lấy bột kết tinh. Mỗi lần uống 0,6 ~ l,5g, ngày 3 lần.
+ Phức Phương Nao Sa Tiễn: Nao sa 2,7g, Hải tảo, Côn bố đều 15g, Thảo đậu khấu 9g, Ô mai 3 quả, Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán chi liên 60g, sắc 2 lần, chia uống ngày 1 thang.
+ Khai Quan Tán: Thanh đại 4,5, Thị sương 1,5g, Hải cáp phấn 30g, Bằng sa 9g, Nao sa 6g, Đường trắng 60g, tán bột. Mỗi lần ngậm 0;9- 1,5g, ngày 4 lần.
+ Ế Cách Tán: Cấp tính tử 30g, Mật gấu 1g, Nao sa, Móng tay người nướng đều l,5g, tán bột mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, sáng tối, mỗi lần hòa 3g thuốc uống.
+ Bài thuốc cơ bản trị ung thư thực quản của Thượng Hải: Khương bán hạ, Trúc nhự, Tuyền phúc hoa, Chỉ thực, Mộc hương, Đinh huơng, Trầm hương khúc, Bạch khấu, Xuyên luyện tử, Xuyên Hậu phác, Sa sâm, Thiên đông, Thach hôïc, Cấp tính tử, Khương lang, Đương quy, Tiên hạc thảo.
- Kháng Nham B: Sơn đậu căn, Bại tương thảo, Bạch bì, Hạ khô thảo, Thảo hà xa.
- Theo nhiều báo cáo thì các loại thuốc sau có tác dụng chống nuốt khó nuốt: Cấp tính tử, Bích hổ phấn (bột Thằn lằn), Uy linh
tiên, Thiên qùy tử, Thạch kiến xuyên, Hoàng dược tử, Đông lăng thảo.
Một số bài thuốc có tác dụng ức chế tế bào thượng bì thực quản tăng sinh.
. Nao Kim Tiêu Tích Phương (Trường vệ sinh Bắc Trấn, tỉnh Sơn Đông): Tử nao sa 500g, Dấm 500g, Tử kim đính, lượng vừa đủ. Chế Tử nao sa với dấm thành bột tinh thể màu vàng nâu rồi cùng trộn đều với bằng lượng của Tử kim đính. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g.
Hiệu quả lâm sàng: Bài này đã dùng trị 635 ca ung thư thực quản, tâm vị, có tác dụng làm cho nuốt dễ hơn, khẩu vị tăng. Khỏi 2 ca, tốt 6 ca, có kết quả 452 ca, không có kết quả 175 ca.
. Bát Giác Kim Bàng Thang (Mã Cát Phúc, Bệnh viện nhân dân số 1 thị xã An Khánh, Tỉnh An Huy): Bát giác kim bàng 10g, Bát nguyệt trác 30g, Cấp tính tử 15g, Bán chi liên 15g, Đan sâm 12g, Thanh mộc hương 10g, sinh Sơn tra 12, sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: đã trị 178 ca ung thư thực quản, tâm vị. Sau điều trị có 25 ca sống trên 5 năm, 67 ca sống trên 3 - 5 năm, 2 ca sống 2-3 năm. Tỉ lệ sống trên 3 năm là 51,60%.
. Ban Miêu Tiêu Tích Phưưng (Bệnh viện Nhân Dân số 2, thị xã Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): Ban miêu 1 con, trứng gà 1 quả. Ban miêu bỏ đầu, chân, cánh, lông, đục 1 lỗ nhỏ ở vỏ trứng gà. Cho Ban miêu vào trứng, đun sôi 30 phút, lấy Ban miêu ra ăn ngay 1 con.
- Gia giảm: Trong thời gian uống thuốc, nếu tiểu đau hoặc đái ra máu, dùng Xa tiền tử, Mộc thông, Trạch tả, Hoạt thạch, Đông qua bì, Đại tiểu kế để thông lâm, lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu.
- Kết quả lâm sàng: bài này kết hợp hóa liệu trị 112 ca ung thư thực quản cuối kỳ, sau điều trị, số sống trên 1 năm 53 ca, tỷ lệ 47,32%, trên 2 năm 41 ca (36,6%), trên 3 năm 16 ca 14,29%, trên 4 năm 2 ca.
. Nãi Hoàng Phương (Bích Hổ Nãi Hoàng Phương) (Hàn My Trân, Hồ Bắc): Thủ cung (Bích hổ - Thằn lằn) 1 phần, Ý dĩ nhân 3 phần, Nãi mẫu tử 3 phần, Hoàng dược tử 3 phần, ngâm với rượu trắng, sau 2 tuần có thể uống.
Tác dụng: Hoạt huyết, thông lợi, giải độc, tiêu phù.
- Kết quả lâm sàng: dùng trị 62 ca ung thư thực quản, có 14 ca hoàn toàn khỏi, 36 ca ăn lỏng được, ăn cháo lỏng 12 ca. Sau điều trị, có 29 ca ăn bán lỏng, ăn bình thường 33 ca. Sống trên 3 năm 1 ca, trên 2 năm 6 ca, trên 1 năm 4 ca.
. Bổ Thận Lục Vị Thang (Bệnh viện Quảng An Môn thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh): Thục địa 240g, Sơn thù nhục 120g, Hoài Sơn 20g, Trạch tả, Đơn bì, Bạch linh đều 90g, tán bột, luyện mật làm hoàn, nặng 9g, mỗi sáng sớm uống 1-2 hoàn, liên tục 1 năm.
TD: Có tác dụng trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh, phòng sự phát triển của ung thư.
Kết quả lâm sàng: Trị tế bào thực quản tăng sinh 30 ca, kết quả 8 ca khỏi, 18 ca tăng sinh vừa hoặc nhẹ, 3 ca không kết quả và 1 ca chuyển ung thư. Có kết quả 86,7%.
. Lý Khí Hóa Kết Thang (Lưu Gia Tương, Bệnh viện Long Hoa, Thượng Hải): Bát nguyệt trác 12g, Câu quất 30g, Cấp tính tử 30g, Can thiềm bì 12g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Đan sâm đều 30g, Mã tiền tử sống 4, 5g, Công đinh hương 9g, Quảng mộc hương, Sinh nam tinh, Thiên long đều 9g, Khương lang trùng 9g, Hạ khô thảo 15g, Tử thảo căn, Khổ sâm, Ngọa lăng tử đều 30g, sắc nước uống.
- Kết qủa lâm sàng: Trị 37 ca ung thư thực quản, khỏi lâm sàng 2 ca, tốt (hết triệu chứng, u nhỏ trên 50% 6 ca, có kết quả 11 ca, không kết quả 13 ca. Tỷ lệ có kết qủa chung là 51%, 2 ca sống trên 4 năm.
. Liên Bồ Thang (Bệnh viện Nhân dân Chương Nam Tỉnh Hồ Bắc): Bán chi liên 60g, Bồ công anh, Hoàng dược tử đều 30g, pháp Bán hạ 9g, Toàn qua lâu 15g, Hoàng liên 6g, sắc uống.
- Gia giảm: Nôn thêm Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch; Đờm nhiều thêm chế Nam tinh, Ý dĩ, Mông Thạch Cổn Đờm Hoàn; Táo bón thêm Đại hoàng, Uất lý nhân; Đau ngực thêm Lộ lộ thông, Phỉ bạch, Huyền hồ, Đan sâm; Tân dịch khô thêm Thiên môn, Thiên hoa phấn, Thạch hộc; Khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ...
- Kết qủa lâm sàng: Trị 25 ca, có kết quả rõ 6 ca, có kết quả 9 ca, không kết quả 10 ca. Tỷ lệ kết quả 60%.Có 3 ca sống được 3 năm
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:198.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh