KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Nội dung
1 TIỀN ÂM NAM GIỚI
2 THẦN KINH SINH BA ĐAU
3 THẦN KINH THỊ GIÁC VIÊM, TEO
4 THẦN KINH TỌA ĐAU
5 THẤP TIM
6 THIÊN BÀO SANG
7 THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO
8 TỎA HẦU PHONG
9 TRÚNG PHONG
10 THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ
11 THOÁI VỊ ĐĨA ĐỆM
12 THỐNG KINH
13 THỦY ĐẬU
14 THỦY THŨNG
15 THỦY TINH DỊCH CÓ VẬT CHƠI VƠI
16 TÍCH TỤ
17 TIỀN LIỆT TUYẾN VIÊM
18 NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ SINH DỤC TIẾT NIỆU
19 TIỂU RA MÁU
20 NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ TIM MẠCH
21 TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
22 TỎA HẦU PHONG
23 TRĨ
24 TRÚNG PHONG
25 BỆNH TRỨNG CÁ
26 TÚI LỆ VIÊM TẮC
27 TÚI MẬT VIÊM CẤP
28 TÚI MẬT VIÊM MẠN TÍNH
29 TỬ CUNG SA
30 TỬ ĐỜM
31 CHỨNG TÝTIỀN ÂM NAM GIỚI
Theo Đông y thì hậu âm chỉ hậu môn còn tiền âm bao gồm bộ phận sinh dục ngoài và lỗ tiểu. Về nam giới thì tiền âm có ngọc hành, âm nang (cũng gọi tinh nang tức bọng đái gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn), tuyến tiền liệt. Bệnh của tiền âm nam thường gặp có Tử Ung (Viêm mào tinh hoàn, Viêm tinh hoàn), Tử Đờm (Lao tinh hoàn, Lao mào tinh hoàn), Thủy Sán (Thủy tinh mạc), Viêm tuyến tiền liệt, U xơ tuyến tiền liệt, v.v...
Sự Quan Hệ Giữa Tiền Âm Và Kinh Lạc, Tạng Phủ
1- Quan hệ với Kinh lạc: theo đường vận hành và phân bố của các đường kinh thì tiền âm có liên quan với các kinh can và mạch Nhâm, mạch Đốc, cho nên bệnh tật ở tiền âm phần lớn có liên quan với 3kinhmạch đó.
2. Quan hệ với tạng phủ: theo sách ‘Ngoại Khoa Chân Thuyên’ thì dương vật (ngọc hành, âm hành) thuộc Can, lỗ tiểu (mã khẩu) thuộc Tiểu trường, âm nang, (bìu dái) thuộc Can, tinh hoàn (tinh hoàn, thận tử), ống dẫn tinh và cơ quan trực thuộc Can. Tiền âm nam có chức năng tình dục và bài tiết nước tiểu, có quan hệ mật thiết với thận và bàng quang. Thận chủ thủy và tàng tinh, tinh khiếu và niệu khiếu (để phóng tinh và bài tiết nước tiểu) thuộc thận và có quan hệ với các cơ quan ở tiền âm. Nguồn gốc của tinh là ở ngũ tạng lục phủ và tàng tại thận, việc tàng tiết của tinh có quan hệ với thận và tâm. Nước tiểu được sinh ra và bài tiết là do sự hoạt động của tỳ phế thận và tam tiêu. Vì vậy bệnh của tiền âm có quan hệ với tạng phủ và kinh mạch sau: Can, Tâm, Tỳ, Thận, Phế và Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu cùng 2 mạch Nhâm và mạch Đốc.
Nguyên Nhân
+ Tâm Hoả Vượng: vì tâm là cơ quan chủù tể cho nên nếu chức năng tâm rối loạn đều có thể ảnh hưởng đến tất cả ngũ tạng lục phủ, vì thế việc phóng tinh, bài tiểu cũng bị rối loạn.
Trên lâm sàng trạng thái bệnh lý thường gặp là Tâm âm hư, Tâm hỏa vượng, Nhiệt hạ chú tiểu trường gây nhiễu loạn tinh cung, làm cho huyết bị rối loạn sinh ra chứng tinh huyết, niệu huyết.
+ Can Mất Sơ Tiết: Can mạch đi qua tiền âm, can chủ cân (chủ tông cân - tức ngọc hành). Can mất chức năng sơ tiết dẫn đến kinh lạc khí huyết ứ trệ, thấp nhiệt hạ chú, thấp độc xâm nhập tiền âm đều có thể phát sinh các chứng như Tử ung, Nang ung, Thủy sán, Tinh trọc, Huyết tinh, v.v...
+ Tỳ Vận Hóa Rối Loạn: Tỳ chủ vận hóa cho nên nếu vận hóa suy giảm thì thủy thấp hạ chú hoặc tân dịch ngưng trệ thành đờm mà sinh ra chứng Tử đờm, Thủy sán, Âm cân đờm hạch... Tỳ hư trung khí hạ hãm, bàng quang không chế ước được sinh chứng tiểu nhiều lần, tiểu són. Tỳ không thống huyết sinh chứng niệu huyết, huyết tinh...
+ Phế Thất Tuyên Giáng: phế chủ khí, khí mất tuyên giáng, thủy đạo không được thông đều sinh chứng tiểu không thông lợi, tiểu ít, nếu phế khí hư, chức năng thận bàng quang suy giảm không chế ước được sinh ra tiểu són, đái dầm.
+ Thận Khí Hao Tổn: tinh hoàn thuộc thận, thận khai khiếu ở nhị âm, thận và tiền âm có liên quan mật thiết cho nên bệnh của thận trực tiếp ảnh hưởng đến tiền âm.
Thận khí suy thì chức năng sinh dục suy giảm và chuyển hóa nước trong cơ thể rối loạn mà sinh ra vô sinh nam, liệt dương hoặc rối loạn tiểu tiện.
Thận âm hư sinh hỏa vượng đốt tân dịch thành đờm gây nên chứng Tử đờm hoặc chứng Lao dương vật, hỏa nhiễu tinh cung sinh ra chứng tinh trọc, huyết tinh.
Thận dương hư thì tinh thần mệt mỏi, lưng gối lạnh, tiểu nhiều lần hoặc tiểu són, tiểu không tự chủ, liệt dương, tảo tinh, tiết tinh v.v...
+ Bàng Quang Khí Hóa Bất Lợi: theo YHCT, chức năng khí hóa của thận và bàng quang tốt thì bài tiết nước tiểu mới bình thường, nếu bàng quang khí hóa suy giảm thì sinh ra chứng tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu buốt, bàng quang mất chức năng chế ước gây nên tiểu không tự chủ, đái dầm.
Triệu Chứng
+ Tiểu Nhiều Lần: người bình thường đi tiểu mỗi ngày trung bình 4-5 lần ban ngày và 0-2 lần ban đêm. Tiểu nhiều lần hơn là trạng thái bệnh lý thường gặp trong các chứng viêm Bàng quang, viêm Niệu đạo, sỏi Tiết niệu dưới, Tiền liệt tuyến tăng sinh.
+ Tiểu Gấp: biểu hiện muốn đi tiểu là phải đi ngay không nín được, thường đi kèm với tiểu nhiều lần.
+ Tiểu Đau: cảm giác đau lúc tiểu, gặp trong các chứng viêm Niệu đạo, viêm Bàng quang, viêm Tiền liệt tuyến, sỏi Bàng quang và sỏi Niệu quản dưới.
+ Tiểu Khó: tiểu phải dùng lực, dòng nước tiểu nhỏ, nhỏ giọt hoặc đứt đoạn, gặp trong các bệnh Tiền liệt tuyến tăng sinh, Sỏi bàng quang và Sỏi niệu đạo.
+ Nước Tiểu Ứ Đọng: Nước tiểu đọng trong bàng quang mà không đi tiểu được, gặp trong các chứng viêm tiền liệt tuyến cấp, tiền liệt tuyến tăng sinh.
+ Tiểu Bất Tự Chủ: nước tiểu tự động chảy ra không cầm được. Chứng nhẹ chỉ lúc ngủ hoặc chỉ lúc bàng quang đầy nước tiểu, nặng thì nước tiểu chảy thường xuyên.
+ Huyết Niệu: có thể mắt nhìn được nước tiểu đỏ hoặc chỉ phát hiện hồng cầu dưới kính hiển vi, có 4 loại:
. Chảy máu niệu đạo không liên quan đến nước tiểu.
. Tiểu có máu lúc bắt đầu tiểu: thường do xuất huyết ở phần trước niệu đạo.
. Tiểu có máu vào phần cuối lúc tiểu: bệnh thường ở phần sau niệu đạo, rò bàng quang, tiền liệt tuyến và tinh nang.
. Toàn nước tiểu có máu: bệnh tổn thương từ cổ bàng quang trở lên.
+ Chất Xuất Tiết Niệu Đạo: là máu hoặc mủ, thường gặp trong các chứng tổn thương niệu đạo, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến...
+ Khối U: lúc ứ đọng nước tiểu, có khối u vùng bụng dưới. Có khối u bìu dái trong các chứng Tử đờm, Tử ung, Thủy sán.
Biện Chứng Luận Trị
Trên lâm sàng, bệnh tiền âm nam thường biểu hiện các chứng sau:
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: âm nang sưng nóng đỏ, đau, tinh hoàn to đau, bao tinh ứ nước, tiểu gấp, nhiều lần, nước tiểu vàng đậm, dương vật nóng đau, nước tiểu đục...
+ Khí Huyết Ứ Trệ: thường gặp ở các bệnh kéo dài mạn tính do kinh mạch không thông, tinh hoàn, mào tinh hoàn cứng đau, bụng dưới hoặc hội âm đầy tức đau, đi tiểu khó.
+ Đờm Trọc Ngưng Kết: có triệu chứng chủ yếu là hòn cục ở tinh hoàn, dương vật nổi cục (âm hành đờm hạch), mầu da không nóng, không đỏ, không đau, thuộc âm chứng. Đờm trọc có thể hóa nhiệt mà sinh chứng âm hư đờm hỏa nên da đỏ thẫm,hơi nóng và hơi đau hoặc hóa mủ vỡ.
+ Thận Âm Bất Túc: do bệnh lâu ngày tổn thương thận, hoặc phòng dục quá độ, nội thương thất tình, thận âm hao tổn. Triệu chứng lâm sàng thường có lưng gối đau mỏi, tinh thần mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, mồ hôi trộm, âm hư không chế ước được dương, hư hỏa nội động sinh ra lòng bàn chân tay nóng, nước tiểu đỏ, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu nhỏ giọt; hỏa nhiễu tinh cung, dương vật dễ cương, di tinh nặng có thể sinh ra huyết tinh.
+ Thận Dương Hư Suy: phần lớn do cơ thể vốn hư hoặc bệnh lâu ngày gây nên hư, phòng dục quá độ làm tổn thương thận dương. Đặc điểm lâm sàng là tinh thần mệt mỏi, lưng gối nhức lạnh, liệt dương, di tinh, tiểu nhiều lần hoặc không tự chủ, tràn dịch bao tinh. Dương hư sinh ngoại hàn nên tiểu trong, chân tay lạnh, da bìu dái lạnh, mạch Trầm Trì Tế.
Trên đây là những chứng thường gặp. Ngoài ra tùy loại bệnh mà có những đặc điểm về lâm sàng sẽ giới thiệu trong các bài về bệnh học.
Nguyên Tắc Điều Trị Nội Khoa
+ Thanh Nhiệt Lợi Thấp: chủ trị chứng thấp nhiệt hạ chú. Thường dùng bài Bát Chính Tán, Long Đởm Tả Can Thang.
+ Hoạt Huyết Hóa Ứ: trị chứng khí huyết ứ trệ. Thường dùng: Đào hồng tứ vật thang, Quất Hạch Hoàn, Huyết Phủ Trục Ứ Thang Gia Giảm.
+ Hóa Đờm Tán Kết: trị đờm trọc ngưng kết. Dùng bài Dương Hòa Thang.
+ Tư Bổ Thận Âm: trị thận âm bất túc. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Thang. Nếu âm hư hỏa vượng dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn.
+ Ôn Bổ Thận Dương: trị thận dương hư, dùng bài Kim Qũy Thận Khí Hoàn.
Dùng Ngoài:
+ Thuốc Đắp: Đắp thuốc tươi như hái lá tươi Bồ công anh, lá cây Sống đời, v.v.. giã nát đắp lên vùng bệnh; dùng cho bệnh ung nhọt thuộc chứng dương, chứng nhiệt.
+ Thuốc Dán: Là loại thuốc cao dùng để tiêu thủng, hút độc, trừ thịt họa tử, giảm đau, sinh da non, thu miệng có nhiều loại cao khác nhau cho nên khi áp dụng, cần hiểu rõ tính chất của từng loại. Thí dụ: Gia Vị Thái Ất Cao dùng để thanh hỏa, tiêu thủng, hút mủ, sinh cơ, vì vậy đây là phương thuốc cao thông dụng để trị khi nhọt mưng và vỡ. Thích hợp với chứng dương và chứng nửa âm nửa dương. Bài Dương Hòa Giải Ngưng Cao thiên về ôn nhiệt, bất kể nhọt đã vỡ hoặc chưa vỡ đều dùng được, nhưng chỉ hợp với chứng âm hàn. Bài Hoàng Liên Cao có tác dụng thanh hỏa, nhuận táo, vì vậy, mụn nhọt đã vỡ rồi mà lại sưng lên đau nhức thì rất hợp. Bài Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao chuyên trị thịt hoại tử, sinh cơ, là phương thuốc có có tác dụng thu liễm rất hay của Ngoại khoa.
+ Thuốc Bao Vây: Mụn nhọt khi mới phát, sưng cứng thì dán cao cho tiêu là đúng nhưng nếu mụn lan tỏa, không có chân, không thành khối u, cứng, thì phải dùng thuốc bao vây. Vì tác dụng của thuốc bao vây có thể làm cho ung độc thu lại, không lan rộng ra; Chứng nhẹ có thể tiêu đi, rồi khỏi. Nếu độc khí đã kết tụ cũng có thể làm cho mụn nhọt thu nhỏ lại, sưng lên, dễ mưng mủ, dễ vỡ ra. Vì vậy không chỉ dùng loại thuốc này khi mới phát mà dù sau khi đã vỡ mủ mà chỗ sưng còn sót lại cũng cần dùng nó để làm tiêu sưng. Tuy nhiên, cần dựa vào hàn nhiệt mà lựa chọn thuốc cho phù hợp. Dương chứng: dùng bài Như Ý Kim Hoàng Tán.
Âm chứng: dùng bài Hồi Dương Ngọc Long Cao.
+ Cao Mềm: cũng gọi là cao dầu. Dùng cho chứng đinh nhọt loét, bệnh ngoài da, loét xuất tiết, bệnh hậu môn. Các ung nhọt dương chứng dùng Kim Hoàng Cao, Tam Hoàng Cao, Ngọc Lộ Cao, Hoàng Liên Cao. Nhọt ung thuộc âm chứng dùng Hồi Dương Ngọc Long Cao; Lở loét dùng Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao…
+ Thuốc Tán Dạng Hồ: dùng bôi nhọt lúc sơ khởi, lúc làm mủ và lúc vỡ mủ. Dương chứng dùng Kim Hoàng Tán, Tam Hoàng Tán Và Ngọc Lộ Tán; Âm chứng dùng Hồi Dương Ngọc Long Tán; Bán âm bán dương dùng Xung Hòa Tán. Lúc dùng lấy thuốc bột hòa với thuốc nước thành dạng hồ để bôi. Trường hợp dương chứng, trộn với nước Cúc hoa, Ngân hoa lộ, nước sôi để nguội... Chứng bán âm bán dương dùng nước cốt của hành, gừng, nước lá hẹ hoặc mật ong… Âm chứng thì dùng dấm hoặc rượu.
+ Thuốc Bột: lúc dùng có thể trộn với thuốc cao hoặc trực tiếp bôi lên nhọt. Thuốc bột có nhiều loại, chỉ định điều trị rất rộng, bất cứ loại nhọt hay loét cần dùng phương pháp tiêu tán, bài nùng, sinh cơ, thu miệng, cầm máu đều có thể dùng loại thuốc bột. Tùy theo tác dụng, thuốc bột có các loại sau:
. Thuốc Tiêu Tán: có tác dụng thấm thấu và tiêu tán. Thuốc có thể rắc lên cao dán, dán vào nhọt, có tác dụng hút độc từ sâu lên nông để tiêu độc. Dùng cho chứng nhọt mới mọc, độ sưng gom nhỏ. Dương chứng dùng Dương Độc Nội Tiêu Tán; Âm chứng dùng Âm Độc Nội Tiêu Tán, Quế Xạ Tán.
. Thuốc Bài Nùng Khứ Hủ: có tác dụng làm thoát mủ và sạch chỗ loét. Dùng cho chứng loét lúc mới phát, cùi mủ chưa rụng hoặc chưa đâỷ hết mủ ra, chưa sinh cơ. Thường dùng Tiểu Thăng Đơn, Cửu Nhất Đơn, Bát Nhị Đơn, Ngũ Ngũ Đơn.
. Thuốc Hủ Thực, Bình Nô: có tác dụng làm sạch các chất thối rữa, làm cho đầy các cục thịt lồi, giúp cho các nhọt đã có mủ mà chưa vỡ hoặc các chứng trĩ, lao hạch, mụn cóc, thịt lồi hoặc chứng nhọt đã vỡ nhưng miệng quá nhỏ, miệng cứng, có thịt lồi làm trở ngại việc liền miệng. Thường dùng Bạch Giáng Đơn, Bình Nô Đơn.
+ Thuốc Sinh Cơ, Thu Miệng: có tác dụng giải độc, thu liễm, giúp da sinh trưởng nhanh, bôi thuốc giúp nhọt nhanh lành miệng, dùng trong trường hợp nhọt đã hết mủ. Thường dùng Sinh Cơ Tán, Bát Bảo Đơn.
+ Thuốc Cầm Máu: có tác dụng thu sáp, cầm máu. Dùng bôi rắc vào nơi chảy máu rồi băng lại. Thường dùng Ddaò Hoa Tán, Điền Thất Tán, Vân Nam Bạch Dược…
+ Thuốc Rửa: Là các dùng thuốc nấu lấy nước, khi nước còn ấm nóng, dùng để rửa, ngâm, bôi, đắp chỗ đau.
. Mụn nhọt mới sưng và khi sắp vỡ mủ: dùng bài Song Quy Tháp Thủng Thang.
. Nhọt thuộc loại âm chứng không nổi lên được: dùng bài Ngải Nhung Phu Pháp.
. Mụn nhọt đã vỡ dùng Trư Đề Thang, có khả năng làm cho đỡ đau.
. Các chứng lở loét, hắc lào, ngứa... có thể dùng Khổ Sâm Thang để rửa.
Cách chung:
. Bệnh ở chân tay: có thể dùng nước thuốc để ngâm.
. Bệnh ở lưng, bụng nên thấm rửa nhiều lần.
. Bệnh ở hạ bộ có thể dùng cách ngồi tắm.
THẦN KINH SINH BA ĐAU
Đại Cương
Dây thần kinh Sinh Ba (Tam Thoa) đau là chứng đau từng cơn kèm co rút ở vùng dây thần kinh tam thoa ở mặt. Thường đau 1 bên mặt. Thường gặp ở phụ nữ trung niên.
Thuộc phạm vi chứng Diện Thống, Đầu Phong, Đầu Thống, Thiên Đầu Thống, Quyết Nghịch của YHCT.
Phân Loại
Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Ha?i’ phân làm 2 loại:
+ Nguyên Phát: có liên hệ với việc bị lạnh, bệnh độc hoặc răng bị nhiễm trùng, một số bệnh truyền nhiễm.
+ Kế Phát: Thường có quan hệ với bệnh ở mắt, mũi, răng....
Thần kinh tam thoa gồm 3 nhánh:
. Nhánh ở mắt
. Nhánh ở hàm trên.
. Nhánh ở hàm dưới.
Trên lâm sàng, nhánh thứ 1 ít khi bị đau, chỉ thấy nhánh 2 và 3 cùng đau nhức một lúc.
Nguyên Nhân
- Do phong tà xâm nhập các kinh dương ở mặt. Chủ yếu do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào các kinh dương ở mặt, nhất là kinh Đại trường và kinh Vị, làm cho khí huyết bị bế tắc không thông gây nên. Thường gặp nhất là do Tỳ khí hư do tuổi già, nhân đó tà khí dễ xâm nhập vào.
- Do ứ huyết làm khí huyết bị bế tắc. Tà khí xâm nhập, nếu không được điều trị, lâu ngày sẽ làm cho khí huyết bị đình trệ không thông được, gây nên bệnh.
- Do tình chí bị uất ức, không thoải mái, giận dữ… làm tổn thương Can, khiến cho Can mất chức năng sơ tiết, hoá thành hoả. Hoả là dương, Can là âm, vì vậy dương hoả sẽ dẫn tà khí vào kinh Dương. Nhiệt tà ở Thiếu dương sẽ xâm nhập vào các kinh dương gây nên bệnh.
- Ở lứa tuổi 40, phần âm đã bị giảm đi phân nửa, huyết không còn nuôi dưỡng được Can, Can mất chức năng sơ tiết. Âm suy không kềm chế được dương, Can dương bốc lên. Ngoài ra, Can hoạt động nhờ Thận dương ôn dưỡng, tuổi già, chức năng này cũng bị suy giảm, đây là lý do tại sao chứng Can uất gặp nhiều ở tuổi già. Hai chứng này thường gặp nơi phụ nữ đang hành kinh, có thai và cho con bú.
Khí hư, khí trệ, âm hư hoặc dương hư sẽ làm cho huyết ứ, trong khi đó Tỳ khí hư, dinh dưỡng suy kém hoặc khí trệ làm cho đờm ngừng trệ lại ở trong kinh mạch gây nên bệnh.
Triệu Chứng
- Loại Nguyên Phát: đau nhức từng cơn như thiêu đốt hoặc như kim đâm, mỗi lần lên cơn đau vài giây hoặc 1-2 phút. Mỗi ngày có thể lên cơn nhiều lần, có khi kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng. Cơn đau có thể kèm theo co rút, da đo? ư?ng, cha?y nước mắt, nước miếng. Sờ ấn vào một số điểm đau ở mặt như hố trên mắt (Dương bạch), lỗ dưới mắt (Tứ Bạch), lỗ cằm (Thừa tương), 2 bên cánh mũi (Nghênh hương), mép miệng (Địa thương).... có thể làm cơn đau phát ra.
- Loại Kế Phát: đau liên tục, da mặt cảm thấy tê bì, mất pha?n xạ, cơ thái dương và cơ nhai bị tê, co rút.
Tuy nhiên, trên lâm sàng, cần lưu ý đến biện chứng bệnh:
. Nếu bị bệnh mà kèm chứng trạng ngoại cảm là do phong tà xâm nhập.
. Nếu kèm phiền táo, hay giận, miệng khát, táo bón là do Tỳ Vị có thực Hoả.
. Nếu cơ thể vốn suy yếu, gầy ốm, gò má đo?, mạch Tế Sác, mỗi khi mệt nhọc thì bệnh phát nhiều hơn, là do âm hư dương vượng, hư Hoả bốc lên.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Phong Nhiệt Đờm Trở Kinh Mạch: Có cảm giác đau, rát, nóng không chịu được ở một bên đầu hoặc mặt, da mặt đỏ, lúc đau thì ra mồ hôi, gặp nóng khó chịu hơn, thích chườm mát, kèm theo sốt, miệng khô, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Nếu Đờm nhiệt ngăn trở trong kinh mạch thì thấy chóng mặt, ngực đầy,tay chân tê, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác.
Điều trị: Khu phong, tiết nhiệt, khoát đờm, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Khung Chỉ Thạch Cao Thang gia vị: Thạch cao 20g, Xuyên khung, Cát căn, Bạch chỉ đều 15g, Bạch phụ tử, Nam tinh, Bán hạ, Cương tằm, Kinh giới, Cúc hoa, Khương hoạt, Cảo bản, Kim ngân hoa đều 9g.
(Xuyên khung, Thạch cao là hai vị thuốc đặc hiệu dùng trị đau ở đầu mặt do phong nhiệt gây nên. Xuyên khung khu phong, hoạt huyết, chỉ thống. Ngoài ra, nó dẫn Thạch cao và các vị thuốc khác đi lên đầu và mặt. Thạch cao còn thanh nhiệt, nhất là ở vùng cơ và tấu lý, giúp cho Bạch chỉ khu phong ở vùng mặt, nhất là ở kinh Đại trường và Vị. Một số thầy thuốc cho rằng Bạch chỉ cũng có tác dụng khai khiếu, thông kinh mạch. Kinh giới, Cương tằm, Cúc hoa, Khương hoạt, Cảo bản hỗ trợ tác dụng khu phong. Kinh giới giải cơ do ngoại phong gây nên; Cương tằm hoá phong đờm, giải cơ, trị đau lâu ngày; Cúc hoa trừ phong nhiệt ở mặt; Khương hoạt trị phong ở phần trên cơ thể, chỉ thống; Cảo bản trừ phong thấp, chỉ thống; Kim ngân hoa hỗ trợ thuốc để khu phong nhiệt, ngăn không cho nhiệt hoá thành độc; Cương tằm, Bạch phụ tử, Bán hạ, Nam tinh hoá đờm. Ngoài ra, Bạch phụ tử giỏi về trị phong đờm ở vùng đầu mặt, Nam tinh hoá được đờm ngoan cố ở trong kinh mạch.
Bệnh kéo dài hoặc huyết trệ nặng gây nên đau một chỗ, thêm Thổ miết trùng2g, Tam thất bột 3g (hoà vào nước thuốc, uống). Đau kéo dài, điều trị không đỡ, thêm Toàn yết (để cả đuôi), Ngô công đều 2g, Cương tằm 3g, tán bột, uống với nước thuốc sắc. Có cảm giác nóng nhiều ở mặt thêm Địa long 9g, Thăng ma 12g. Ăn kém, khó tiêu, nôn mửa do uống thuốc này, thêm Mạch nha, Chỉ xác đều 9g.
Châm Cứu: Hợp cốc, Ngoại quan, huyệt lân cận chỗ đau.
Nhánh I: Toàn trúc xuyên Ngư yêu, Ty trúc không xuyên Ngư yêu, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh II: Tứ bạch, Cư liêu, Quyền liêu, Nghinh hương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
Nhánh III: Giáp xa, Đại nghinh, Địa thương, Thừa tương, Giáp thừa tương, Hạ quan, A thị huyệt. Mỗi lần điều trị chọn 2-3 huyệt, và thay đổi để châm.
(Hợp cốc, Ngoại quan khu phong, tiết nhiệt; Hợp cốc một trong lục tổng huyệt trị vùng mặt, miệng. Châm tả huyệt cục bộ để thông kinh hoạt lạc, chỉ thống dựa theo ý ‘Thống tắc bất thống’).
Đau nhiều hoặc đau không ngủ được thêm Thần môn (Nhĩ huyệt), Thần đình. Có cảm giác nóng ở mặt, thêm Nội đình. Đau vùng trán thêm Đầu duy, Ấn đường. Đau quanh ổ mắt thêm Đồng tử liêu, Toàn trúc, Ngư yêu, Ty trúc không. Vùng mũi đau thêm Tỵ thông, Cư liêu xuyên Nghinh hương. Đau vùng trước tai thêm Nhĩ môn, Thính hội. Đau quanh vùng môi thêm Nhân trung, Thừa tương, Địa thương.
+ Phong Hàn Đờm Ngưng: Đau dạng co giật, nếu nặng thì đau không thể chịu được, khi đau da mặt xám như da chì, gặp lạnh đau tăng, thích chườm ấm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Khẩn.
Nếu hàn đờm ngăn trở kinh lạc, mặt có cảm giác như tê dại, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Nhu, Hoạt, Khẩn.
Điều trị: Khu phong, tán hàn, đạo đờm, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Xuyên Khung Trà Điều Tán gia giảm: Xuyên khung, Bạch chỉ đều 15g, Khương hoạt, Kinh giới, Phong phong đều 9g, Toàn yết, Ngô công, Nam tinh đều 6g, Cam thảo, Tế tân đều 3g.
Xuyên khung, Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong, Kinh giới khu phong, tán hàn. Ngoài ra, Xuyên khung khu phong, đưa khí lên trên, hoạt huyết, chỉ thống nhất là ở vùng đầu mặt; Bạch chỉ khu phong vùng mặt, đặc biệt ở kinh Đại trường và kinh Vị; Tế tân giảm đau rất hay, nhất là vùng bên trên cơ thể; Kinh giới và Phong phong giải cơ, chống co thắt; Toàn yết, Ngô công thông kinh, trị đau lâu ngày; Thiên nam tinh hoá đờm ngăn trở trong kinh mạch.
Lạnh nhiều thêm Phụ tử 9g. Ứ nhiều thêm Chỉ xác, Đan sâm, Ngũ linh chi đều 12g. có dấu hiệu biểu hàn rõ thêm Ma hoàng 9g. Có nội nhiệt kèm khát, táo bón, nướu răng sưng đỏ thêm Thạch cao 25g. sổ mũi hoặc nghẹt mũi thêm Thương nhĩ tử 9g, Kim ngân hoa. Ăn kém, khó tiêu, nôn mửa do uống thuốc này, thêm Mạch nha, Chỉ xác đều 9g.
Ghi chú: Phụ tử, Tế tân không nên dùng lâu dài.
+ Can Uất Hoá Hoả: Dễ tức giận, uất ức kèm một bên đầu hoặc mặt đau rát. Gặp nóng càng tăng. Đôi khi đau gây nên đau đầu. Mặt đỏ, mắt đỏ. Nặng hơn các cơ co giật, hoặc co thắt từng cơn ở
vùng bệnh, đôi khi giữa các cơn người bệnh lại cảm thấy bình thường, miệng đắng, họng khô, bứt rứt, ngực đầy, hông sườn đau, hay mơ, ngủ không yên, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sác.
Điều trị: Thanh Can giải nhiệt, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Chi Tử Thanh Can Tán gia vị: Thạch cao 20g, Xuyên khung 15g, Ngưu bàng tử, Sài hồ, Bạch thược, Zf quy, Chi tử, Đơn bì, Cương tằm, Hoàng cầm đều 9g, Hoàng liên 3g.
(Xuyên khung, Thạch cao là hai vị thuốc đặc hiệu dùng trị đau ở đầu mặt do phong nhiệt gây nên, nhất là nhiệt ở kinh Thiếu dương và Quyết âm và Dương minh. Xuyên khung đưa khí lên trê, hoạt huyết, chỉ thống còn Thạch cao trừ nhiệt; Bạch thược hợp với Sài hồ giải Can uất; Bạch thược hợp với Đương quy dưỡng huyết, ngừa cho Can khỏi bị uất. Đương quy hoạt huyết; Chi tử, Đơn bì là cặp nối đặc hiệu để thanh nhiệt hoá uất ở Can, thêm Hoàng cầm, Hoàng liên hỗ trợ càng tăng tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp ở Can và Vị. Ngô công, Cương tằm thông kinh, hoạt lạc, giảm đau; Ngưu bàng tử là vị thuốc chủ yếu trị đầu và mặt đau do nhiệt.
+ Đờm Ngưng Ngăn Trở: Một bên đầu hoặc bên mặt đau dữ dội kèm đầu nặng hoặc đau dẫn đến tê, mất cảm giác, cảm thấy tê trong miệng, lưỡi xanh nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Huyền, Nhu, Tế.
Điều trị: Khoát đờm, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Nhị Trần Thang và Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm: Xuyên khung, Bạch chỉ đều 15g, Bán hạ 12g, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Phục linh, Trần bì đều 9g, Cam thảo 3g, Sinh khương 2 lát.
(Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương hoá đờm; Xuyên khung hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống đặc biệt ở vùng đầu, mặt; Bạch chỉ khu phong vùng mặt, nhất là ở kinh Ddaị trường và kinh Vị: Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Xuyên khung hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống. Đau nhiều thêm Bạch phụ tử 9g, Tế tân 3g. đau cố định thêm Thổ miết trùng, Tam thất đều 3g (tán bột, hoà với nước thuốc uống). Tê, mất cảm giác thêm Bạch phụ tử 9g, Tạo giác 5g. Đau lâu ngày không chịu được thêm Toàn yết (để cả đuôi), Ngô công đều 2g, Cương tằm 3g (tán bột, hoà nước thuốc uống). Tỳ hư thêm Bạch truật 9g, Hoàng kỳ 15g. Ứa nước miếng trong, ít đờm thêm Tế tân 3g, Can khương 6g. Ăn kém, khó tiêu, nôn mửa do uống thuốc này thêm Mạch nha, Chỉ xác đều 9g. Can uất khí trệ thêm Thanh bì, Hương phụ đều 9g, Xuyên luyện tử 5g.
+ Đờm Hoả Thượng Xung: Đau tức, rát từng cơn ngắn, căng trướng, đau nhiều khi ăn, thích chườm cay ấm lên vùng đau, miệng khô nhưng không thích uống, đầu nặng, ngực bụng đầy trướng, thỉnh thoảng nôn ra đờm, nước chua, đắng, miệng đắng, dễ tức giận, cáu gắt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền Hoạt, Sác.
Điều trị: Hoá đờm, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống. Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang gia vị: Xuyên khung, Diên hồ sách đều 15g, Phục linh 12g, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Trúc nhự, Nam tinh, Thiên ma, Đan sâm đều 9g, Hoàng liên 6g, Cam thảo 3g, Đại táo 3 trái.
(Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo (Nhị Trần Thang) là bài thuốc chính để trị đờm; Trúc nhự, Đởm nam tinh thanh nhiệt, hoá đờm; Chỉ thực hành khí, giúp quét sạch đờm; Hoàng liên vị rất đắng, tính lạnh, tả hoả và thanh nhiệt mạnh; Thiên ma trị phong đờm ngăn trở ở kinh mạch; Xuyên khung, Đan sâm, Diên hồ sách hoạt huyết, hoá ứ do đờm ngăn trở trong kinh mạch, chỉ thống.
Sốt cao thêm Hoàng cầm 9g, Thiên trúc hoàng 5g. Vị có nhiệt thêm Tri mẫu 9g, Thạch cao 20g.
+ Khí Hư Huyết Ứ: Mặt đau, đau liên tục thời gian dài, đau dữ dội không chịu nổi, đau một chỗ cố định chứ không lan toả, mặt xám, khi đau có kèm giật giật, tay chân tê, sợ gió, tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, ngại nói, tiếng nói nhỏ, yếu, da mặt trắng nhạt, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch Trầm, Tế, Nhược.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Thuận Khí Hoà Trung Thang gia vị: Hoàng kỳ, Xuyên khung đều 15g, Đảng sâm, Bạch truật, Đương quy, Bạch thược, Xích thược, Địa long, Mạn kinh tử đều 9g, Trần bì, Cam thảo đều 6g, Thăng ma 4,5g, Sài hồ, Tế tân đều 3g.
(Bài Thuận Khí Hoà Trung Thang gia vị là một biến thể của bài Bổ Trung Ích Khí Thang. Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo bổ trung, ích khí; Sài hồ thăng ma thăng dương khí để nuôi dưỡng trên mặt; Trần bì lý khí; Đương quy hoà huyết. Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết trong kinh mạch; Đương quy, Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết ứ trệ trong kinh mạch; Mạn kinh tử, Tế tân chỉ thống ở vùng đầu, mặt; Địa long thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống).
Bệnh lâu ngày xâm nhập vào kinh mạch thêm Toàn yết, Ngô công và Cương tằm đều 6g.
Nếu chỉ có huyết ứ, khí hư, thay bài Thuận Khí Hoà Trung Thang gia vị bằng bài Chỉ Kinh Tán gia giảm: Xuyên khung, Địa long, Xích thược, Đơn bì đều 15g, Cương tằm 12g, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa đều 9g, Toàn yết, Ngô công đều 6g. đau nhiều thêm Băng phiến 1g (tán bột, hoà vào nước thuốc uống).
+ Âm Hư Dương Kháng, Huyết Ứ: Đau dữ dội, đau rát một chỗ ở một bên mặt, bên đầu, sốt về chiều, gò má đỏ, chóng mặt, tai ù. Lưng đau, gối mỏi, bứt rứt, mắt đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc khô, mạch Huyền, Tế, Sác.
Điều trị: Tư âm, bổ Thận, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Địa Hoàng Thạch Cao Thang: Sinh địa, Thạch cao, Huyền sâm đều 30g, Bạch thược 24g, Một dược 15g, Khương hoạt 6g, Tế tân, Thiên ma đều 3g.
(Sinh địa lương huyết; Thạch cao thanh phần khí. Hai huyệt phối hợp để tả hư nhiệt do âm hư gay nên; Huyền sâm, Bạch thược hỗ trợ dưỡng âm, thanh hư nhiệt; Khương hoạt, Tế tân, Thiên ma thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống, nhất là ở vùng phần trên cơ thể.
Phía trên một bên mặt đau nhiều thêm Xuyên khung 15g. Phía dưới một bên mặt đau nhiều thêm Tri mẫu 15g. mặt giật giật thêm Câu đằng 15g, Ngô công 6g. mắt đỏ, chảy nước mắt thêm Cúc hoa 15g, Hoàng cầm 9g.
Âm hư, Can phong nội động gây tê, co giật vùng bệnh dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm: Bạch thược 30g, Dạ giao đằng 20g, Câu đằng, Thạch quyết minh đều 18g, Xuyên ngưu tất, Ích mẫu thảo đều 15g, Phục thần, Bạch tật lê đều 12g, Thiên ma, Chi tử, Hoàng cầm, Sơn thù, Đỗ trọng đều 9g.
+ Nhiều phương thuốc điều trị thần kinh tam thoa đau đã dùng vị Xạ hương. Dù Xạ hương rất mạnh và có hiệu quả nhưng rất mắc, khó mua, vì vậy, nhiều thầy thuốc đã thay bằng Tế tân và Băng phiến.
THẦN KINH THỊ GIÁC VIÊM, TEO
Đại cương
Là chứng mặt bị giảm sút thị lực một cách nhanh chóng, thuộc loại Bạo Manh của YHCT.
Bệnh tiến triển nặng sẽ làm các dây thần kinh teo lại gây nên mù (Thanh Manh).
Chứng
Thị lực tụt nhanh có thể bị mù (nếu viêm ở bó điểm vàng), thị trường co hẹp, đôi khi có ám điểm ở trung tâm, có khi không phân biệt được mầu, đồng tử có thể hơi co dãn.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ:
. Bệnh ở mắt: màng bồ đào viêm, tổ chức hố mắt viêm, tĩnh mạch hố mắt viêm tắc.
. Ổ nhiễm khuẩn ở mũi, tai, răng, Amidal, đặc biệt là do xoang viêm chiếm tỉ lệ 30 – 40%, trị xoang hết viêm thì thần kinh thị giác cũng hết viêm.
. Bệnh nhiễm khuẩn: thương hàn, cúm, thấp khớp…
. Bệnh ở hệ thần kinh: Màng não viêm, não viêm do virus…
. Bệnh chuyển hóa: Đái tháo đường, thiếu Vitamin PP, A, thai nghén…
. Dị ứng: thức ăn, huyết thanh…
. Nhiễm độc mạn và cấp: rượu, thuốc lá, thủy ngân, thạch tín, thuốc ngủ, Quinin…
+ Theo YHCT:
. Giận dữ quá, kinh sợ quá làm cho khí huyết nghịch loạn hoặc tình chí uất ức, Can mất chức năng sơ tiết, khí trệ, huyết ngưng làm cho mắt bị ngưng trở gây nên bệnh.
. Uống rượu, hút thuốc lá, ăn thức ăn béo, bên trong sinh ra đờm nhiệt, bốc lên mắt gây nên.
. Ngoại cảm tà nhiệt dẫn vào tạng phủ làm cho tà nhiệt tích lại ở bên trong, công lên mắt.
. Can Thận âm hư, âm hư hỏa vượng, bốc lên mắt gây nên bệnh.
Biện Chứng Theo Đông Y
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
Khí Huyết Ngưng Trở
Chứng: Tinh thần uất ức hoặc giận dữ quá độ gây nên, đầu dây thần kinh thị giác mầu xanh trắng, động mạch ở phía dưới teo lại, niêm mạc mắt trắng đục, điểm vàng có chấm mầu đỏ như trái anh đào hoặc đầu dây thần kinh thị giác xung huyết, sưng, tĩnh mạch nổi cong queo, niêm mạc mắt sưng, có khi bị xuất huyết, toàn thân có dấu hiệu chóng mặt, đầu đau, ngực đầy, hông sườn đau, mạch Huyền hoặc Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, thông khiếu. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang Gia Giảm.
(Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung để hoạt huyết, hóa ứ; Xạ hương hoạt huyết, thông lạc, khai khiếu; Đại táo điều hòa doanh vệ; Hoàng tửu, Thông bạch dẫn thuốc, thông lợi huyết mạch; Làm cho thuốc hoạt huyết, hóa ứ được chuyển lên trên (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học).
Hoặc Câu Đằng Tằm Yết Thang (13).
Đờm Nhiệt Ủng Thịnh Ở Trên
Chứng: Tinh thần uất ức hoặc giận dữ quá độ gây nên, đầu dây thần kinh thị giác mầu xanh trắng, động mạch ở phía dưới teo lại, niêm mạc mắt trắng đục, điểm vàng có chấm mầu đỏ như trái anh đào hoặc đầu dây thần kinh thị giác xung huyết, sưng, tĩnh mạch nổi cong queo, niêm mạc mắt sưng, có khi bị xuất huyết. Toàn thân: Đầu nặng mà chóng mặt, phiền táo, ngực đầy, ăn ít, muốn nôn, đờm nhiều, miệng khô, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Địch đờm, khai khiếu. Dùng bài Địch Đờm Thang Gia Giảm (32).
(Bán hạ, Quất hồng, Chỉ thực, Phục linh táo thấp, hóa đờm, lý khí, giáng nghịch; Đởm tinh, Trúc nhự thanh nhiệt, hóa đờm; Nhân sâm, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo để ích khí, kiện Tỳ, trị gốc gây nên đờm; Xương bồ hóa đờm, khai khiếu (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học).
Can Hỏa Kháng Thịnh
Chứng: Một hoặc hai mắt bị bệnh. Mắt nhìn không rõ, ấn vào mắt thấy đau, chuyển động thì mắt đau, có dấu hiệu đầu dây thần kinh thị giác bị xung huyết, sưng, toàn thân có dấu hiệu đầu đau, tai ù, miệng đắng, họng khô, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh Can, tả hỏa. Dùng bài Cúc Hoa Minh Mục Thang (20) hoặc Long Đởm Tả Can Thang Gia Giảm (53).
Khí Trệ Huyết Ứ
Chứng: Một hoặc hai mắt bị bệnh. Mắt nhìn không rõ, ấn vào mắt thấy đau, chuyển động thì mắt đau, có dấu hiệu đầu dây thần kinh thị giác bị xung huyết, sưng, tinh thần uất ức, ngực đầy, hông sườn đau, ăn ít, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, hành khí, hoạt huyết. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán Gia Giảm (82).
(Sài hồ, Chỉ xác, Hương phụ để sơ Can, hành khí, giải uất; Xuyên khung, Xích thược, Cam thảo hoạt huyết, chỉ thống. Có thể thêm
Đương quy, Uất kim, Đan sâm, Sơn tra để tăng cường tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu trệ (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học).
+ Côn Hạ Tán Kết Thang (19).
+ Sài Hồ Quy Thược Thang (81).
Âm Hư Hỏa Vượng
Chứng: Một hoặc hai mắt bị bệnh. Mắt nhìn không rõ, ấn vào mắt thấy đau, chuyển động thì mắt đau, có dấu hiệu đầu dây thần kinh thị giác bị xung huyết, sưng, tinh thần uất ức, toàn thân có dấu hiệu chóng mặt, tai ù, gò má đỏ, môi đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch Huyền, Tế, Sác.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa.
+ Tri Bá Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm (130), Can Não Cao (12), Phục Minh Tán (75), Tứ Tử Hòa Huyết Thang (138).
Chung cho các loại:
Bổ Thận Minh Mục Hoàn (09), Cố Bản Hoàn Tinh Hoàn (18), Hoàn Tinh Bổ Thận Hoàn (36)
THẦN KINH TỌA ĐAU
Đại Cương
- Sách ‘Bách Khoa Thư Bệnh Học’ ghi: “Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông”.
Dây thần kinh hông đau là một hội chứng đau dọc theo dây thần kinh hông (đường vận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị), do nhiều nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh.
- Đời nhà Tấn (286) Hoàng Phủ Mật trong sách ‘Giáp Ất Kinh’ đã mô tả về chứng đau TK hông như sau: “Yêu hiếp thống dẫn thống cập bể cân” (từ lưng, hông sườn đau lan xuống gân vùng háng).
- Đời nhà Minh, phú ‘Tịch Hoàng’ trong sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ (1601) ghi: “Ủy trung yêu thống, cước loạn cấp…” (Đau eo lưng đến vùng huyệt Ủy trung chân sau, chân co rút).
- Năm 1764, Sigwald và Dereux là hai người đầu tiên mô tả hội chứng đau dây thần kinh hông do thoái vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
. Năm 1911, Goldwait J. E, Middleton và Teacher tách chứng đau dây thần kinh hông do thoái vị đĩa đệm thành một loại riêng.
. Năm 1914, Lasègue C.E, Brissand E, Déjerine J J chứng minh đau dây thần kinh hông là bệnh đau ở rễ chứ không phải đau ở dây.
. Từ 1939 có hàng loạt công trình nghiên cứu về dây thần kinh hông của Glorieux (1937), Bergonignan và Gaillen (1939).
. Từ năm 1940, sau thông báo của Mixter và Barr, các nhà phẫu thuật chỉnh hình khi mổ các trường hợp đau dây thần kinh hông (trước đây cho là thấp khớp) đều thấy có thoái vị đĩa đệm.
. Đông Y từ lâu đã được đề cập đến chứng đau dây thần kinh hông dưới nhiều tên gọi khác nhau:
+ Sách Giáp Ất Kinh (năm 286) gọi là Yêu Liệt Thống (Hoàn khiêu trị yêu liệt thống, bất đắc chuyển trắc – Huyệt Hoàn khiêu trị chứng lưng đau yếu, hông sườn không xoay trở được), Yêu cước thống, Yêu hiếp thống.
+ Thoái cổ phong (Hoàn khiêu năng trị Thoái cổ phong) [‘Biển Thước Thần Ứng Châm Cứu Ngọc Long Kinh] (đời nhà Nguyên 1311).
+ Yêu cước đông thống (Châm Cứu Đại Thành).
+ Yêu thống (Phú Tịch Hoàng).
+ Yêu liệt thống (Thập Tứ Kinh Phát Huy).
+ Yêu thoái thống, Yêu cước thống, Tọa đồn phong, Tọa điến phong, Bệ cốt thống (Bịnh Nguyên Từ điển).
+ Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ gọi là Tọa Cốt Thần Kinh Thống.
+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ ghi là Tọa đồn (Điến) phong.
+ Đa số các sách cổ đều xếp loại này vào chứng Tý.
+ Dân gian thường phổ biến tên gọi Thần kinh tọa đau.
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 – 60. nam nhiều hơn nữ (tỉ lệ 3/1).
Châm cứu điều trị chứng Dây Thần kinh hông đau do nguyên nhân cơ năng thường có hiệu quả tốt nhưng với loại do nguyên nhân thực thể (thí dụ do lao, thoái vị hoặc lồi đĩa đệm, khối u…) thì rất ít hiệu quả.
Phân Loại
a) Theo YHHDD
Sách ‘Bách Khoa Thư Bệnh Học’ chia làm hai loại:
+ Loại mắc phải: Trượt đốt sống, thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, u xương sống.
+ Loại bẩm sinh: Hẹp ống sống thắt lưng, cùng hóa thắt lưng V.
b) Theo YHCT
Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ chia làm 3 loại:
+ Loại nguyên phát: ở chính dây TK hông phát bệnh.
+ Loại thứ phát: do các tổ chức lân cận bị bệnh như đĩa sụn, xương sống lệch ra, viêm khớp xương sống.
+ Loại phản xạ tính: do ngoại thương sưng lên kích thích truyền nhập vào trung khu, gây ra phản xạ đau nhức ở dây thần kinh hông.
Nguyên nhân
a) Theo YHHĐ
Theo sách ‘Bách Khoa Thư Bệnh Học’:
1- Do Thoái vị đĩa đệm (60 – 90%, theo nhiều tác giả, 75% theo Castagne B, 60 – 80% theo V. Fattarusse – O. Rittes, 50% theo bệnh viện Thiên Tân (TQ) và bệnh viện Giao thông Thạch gia (TQ). Đĩa đệm bình thường nhờ có tính đàn hồi, vì vậy có nhiệm vụ như bộ giảm xóc, bảo vệ cho cột sống khi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng…). Nơi người trên 35 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân bên trong có thể bị khô, vòng sợi sụn bên ngoài bị xơ hóa hoặc đóng vôi. Nếu các đốt sống có một áp lực mạnh vào đĩa đệm (ngã ngồi, vác nặng…) có thể làm rách các vòng sợi sụn và nhân bị đẩy ra ngoài, chui vào ống sống gây đau do chèn ép của rễ dây thần kinh hông, gây phù nề do chèn ép vào mạch máu… Đau dây thần kinh hông xuất hiện khi các rễ bị chèn ép, nếu rễ trước bị chèn ép thì ngoài đau dây thần kinh hông còn có liệt. Đĩa sống thường bị tổn thương nhất là đĩa sống thắt lưng thứ V (giữa thắt lưng V và xương cùng I), hiếm khi gặp ở thắt lưng IV hoặc III. Rễ thường bị tổn thương nhất là rễ ngay dưới đĩa bị tổn thương .
2- Viêm chậu sống cứng khớp: bệnh của phái nam tuổi trẻ (90%) có đặc điểm là những viêm khớp liên đốt sống làm cho cứng khớp đốt sống hoàn toàn và cứng gần như hoàn toàn khớp ở gốc tứ chi với sự nguyên vẹn của khớp xương nhỏ (trên Xquang thấy có hình dạng thân cây tre khi các dây chằng bị vôi hóa). Thay đổi bệnh lý ở TL4, TL5, ở khớp cùng chậu làm đau dây thần kinh hông.
3- Bệnh Pott (lao đốt sống): có phá hủy đốt sống và có thể gây đau dây thần kinh hông cả hai bên (trên Xquang thấy dấu hiệu đốt sống bị xẹp).
4- Trượt đốt sống: Tl4 hoặc TL5 bị trượt ra phía trước trên đốt sống kê phía dưới (thường do bẩm sinh) do một chỗ khuyết của co nối liền các mỏm khớp trên và dưới.
5- Thoái hóa khớp nhỏ cột sống.
6- Bệnh Paget (viêm xương biến dạng) gây phì đại cuống xương đốt sống, xẹp đốt sống, hẹp ống sống dẫn đến chèn ép một hoặc nhiều rễ.
7- Gẫy đốt sống do chấn thương: chủ yếu gẫy một phần của cung sau.
8- U xương sống, thường là thứ phát (do di căn cột sống), cũng có thể là nguyên phát.
9- U vùng dưới đuôi ngựa: u thần kinh đệm hoặc u dây thần kinh.
10- U vùng hố chậu nhỏ: buồng trứng, tử cung, đại trường, tiền liệt tuyến.
11- U xương chậu.
12- Có thai.
13- Viêm nhiễm dây thần kinh (lạnh, nhiễm trùng, tiểu đường…) gây ra viêm, xung huyết, đau.
Theo Đông Y
Ba nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh hông là phong, hàn, thấp.
Hàn có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đều ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạ, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc như dùi đâm…
Thấp tà có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên, nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng Đái hạ có liên quan với Tỳ (Tỳ chủ thấp). Thấp có thể do Tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hóa ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hóa nhiệt thành thấp nhiệt.
Như vậy theo Đông Y chứng đau thần kinh hông bao gồm Hàn, Phong và Thấp, phong hàn là yếu tố quan trọng nhất.
Chẩn Đoán Đau Thần Kinh Hông
Hỏi bệnh (Vấn chẩn):
+ Vùng đau: bắt đầu đau thần kinh hông ngay hoặc đau lưng trước? Đau thần kinh hông thường kèm theo đau lưng trong tiền sử gần hoặc xa.
+ Yếu tố cơ học: Có liên quan đến thoát vị đĩa đệm như gắng sức, ngã…Đã bị nhiều lần hoặc lần đầu? (tái phát là bằng chứng có giá trị của thoát vị đĩa đệm.
+ Đường lan truyền của đau: để ý kỹ các cảm giác đau lan truyền theo đường dây thần kinh hông.
+ Các cảm giác đau không lan truyền đúng đường đi của dây thần kinh hông cho phép loại trừ chẩn đoán đau dây thần kinh hông.
+ Xác định đúng hướng theo mặt trong hoặc ngoài.. để dễ xác định các đường kinh châm cứu bị tổn thương, bế tắc, giúp dễ dàng chọn huyệt điều trị cho thích hợp.
+ Tính chất đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm:
. Đau tăng khi đứng lên, ngồi lâu, ho, hắt hơi.
. Đau giảm khi nằm yên.
. Tăng lên lúc nửa đêm về sáng.
+ Rối loạn cảm giác: tê bì, kiến bò ở vùng nào (để xác định vị trí rễ bị tổn thương)..
+ Thời gian khởi đầu đau:
. Mới đau: vài ngày đến vài tháng.
. Dai dẳng: từ nhiều tháng.
. Cố tật: trên một năm.
Để chọn lọc phương pháp điều trị.
+ Diễn tiến bệnh trạng:
. Đau giảm dần: gặp trong thoái vị đĩa đệm.
. Đau ngày càng tăng: trong lao cột sống, ung thư đốt sống, u tủy…
+ Cường độ đau:
. Đau nhẹ: ít ảnh hưởng đến sinh hoạt.
. Đau dữ dội: phải nằm tại giường.
+ Phối hợp: Nếu có rối loạn cơ tròn, nên nghĩ đến hội chứng TK đuôi ngựa.
+ Kiểm tra các dấu hiệu:
. Bốn dấu hiệu thuộc cột sống:
1- Biến dạng cột sống do tư thế đau:
. Theo chiều trước sau: Mất hoặc đảo ngược đường cong sinh lý, gù chống đau, tương ứng với thoát vị đĩa đệm ra phía sau, cản trở sự khép lại của khoảng gian đốt.
. Theo chiều nghiêng: Vẹo chống đau hoặc về phía bên đau (tư thế chống đau thẳng), liên hệ với rễ thắt lưng hoặc về phía bên lành (tư thế chống đau chéo) liên hệ với rễ cùng I.
2- Dấu hiệu nghẽn của De Sège để chống đau: người bệnh đứng nghiêng người sang bên trái, sang phải, phía không có tư thế chống đau là phái bị nghen (còn gọi là dấu hiệu nghẽn khúc đường gai sông).
3- Dấu hiệu Lasègue ở tư thế đứng: người bệnh đứng, giữ hai gối thẳng, từ từ cúi, đưa 2 ngón tay trỏ đụng hai ngón chân cái, do đau, người bệnh phái gấp đầu gối lại cho đỡ căng dây TK hông thì mới làm được.
4- Dấu hiệu bấm chuông điện: Thầy thuốc dùng ngón tay cái ấn mạnh vào cạnh đốt sống thắt lưng V hoặc cùng I, người bệnh thấy đau nhói truyền xuống bàn chân theo đường đi của dây thần kinh hông.
+ Bốn dấu hiệu của Rễ:
1- Các dấu hiệu đau khi làm căng dây thần kinh hông:
a) Dấu hiệu Lasègue: người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, bàn tay thầy thuốc đỡ gót chân người bệnh rồi từ từ nâng chân lên khỏi mặt giường. Bình thường có thể nâng lên một góc 90o so với mặt giường. Bình thường có thể nâng lên một góc 900 so với mặt giường. Nếu đau dây thần kinh hông, chỉ nâng lên một góc nào đó (thí dụ 150, 300, 400…) người bệnh sẽ thấy đau từ mông xuống đùi và phải gấp đầu gối lại. Mức nâng càng nhỏ mức độ càng nặng (Lasègue dương tính).
b) Dấu hiệu Bonnet: người bệnh nằm ngửa, gấp cẳng chân vào đùi, vừa ấn đùi vào bụng vừa xoay vặn đùi vào phía trong, người bệnh thấy đau ở mông, là dấu hiệu Bonnet dương tính.
c) Dấu Hiệu Néri: người bệnh ngồi trên giường, hai chân duỗi thẳng, cúi xuống, hai ngón tay trỏ sờ vào 2 ngón chân cái, thấy đau ở lưng mông và phải gập gối lại mới sờ được ngón chân (Néri dương tính). Hoặc khi đứng thẳng, nếu cúi xuống, phải co chân lại, khi nằm nếu nhấc đầu lên chân cũng đau (Néri dương tính).
Ba dấu hiệu trên, tuy cách làm khác nhau nhưng cùng mục đích: tìm dấu hiệu đau khi làm căng dây thần kinh hông, đặc trưng của đau do rễ.
2- Khám phản xạ gân xương, chủ yếu là phản xạ gân gót mất hoặc giảm trong đau dây thần kinh hông loại xương cùng I, không thay đổi trong loại thắt lưng V.
3- Khám rối loạn cảm giác khách quan để xác định đau thuộc khu vực chi phối do rễ thắt lưng V hoặc cùng I.
. Loại TL 5: mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mu chân và ngón cái, đôi khi là cả ngón 2 và 3.
. Loại XC 1: mặt sau đùi, phần sau hoặc sau ngoài cẳng chân, bờ ngoài bàn chân và 2-3 ngón chân cuối.
4- Tìm rối loạn vận động ở khúc chi.
. Không đi được bằng gót chân: tổn thương ở rễ thắt lưng 5.
. Không đi được bằng ngón chân (kiễng chân): tổn thương rễ cùng I. Rối loạn dinh dưỡng (có thể teo cơ – ở giai đoạn muộn).
5- Các điểm ấn đau:
+ Các điểm Walleix: 60% có ấn đau ở các điểm dây thần kinh hông xuất ra (rãnh mấu chuyển – ụ ngồi (huyệt Thừa phò), khoeo chân (huyệt Ủy trung), bắp chân (huyệt thừa sơn)…
+ Các điểm đốt sống: ấn khoảng liên gai hoặc vùng cạnh đốt sống các khoảng TL 4 – TL 5 hoặc TL 5 – XC 1 (có thể là đau khu trú – tại chỗ hoặc đau chạy dọc đường đi của dây thần kinh).
Bảng chẩn đoán đau dây thần kinh hông theo vị trí
Đau tự nhiên
Từ vùng thắt lưng dọc theo dây thần kinh
Từ vùng mông trở xuống
Điểm ấn đau
Ở cạnh thắt lưng
Ở khoeo
Tư thế chống đau
Cột sống cong sang bên lành
Cột sống cong sang bên bệnh
Đau tăng khi
Hắt hơi, ho thử Néri
Thử Lasègue
Rối loạn cảm giác
Thường giảm
Thường giảm hoặc mất
Rối loạn vận động
Có thể có trương lực cơ mông và cơ bắp chân giảm
Trương lực cơ bắp chân giảm ít, lan lên cơ mông
Rối loạn thần kinh thực vật
Nhiệt độ bàn chân thay đổi không rõ
Nhiệt độ bàn chân thay đổi rõ.
Bảng Phân Chia Mức Độ Nặng Nhẹ của Đau Dây Thần Kinh Hông
Triệu Chứng
Nặng
Vừa
Nhẹ
Đau
Rất đau, có vẹo cột sống
Mạnh, có thể vẹo cột sống
Nhẹ, không vẹo cột sống
Lasègue
200
450
450
Vận động
Không cúi được, chân không duỗi thẳng được, ngồi đứng khó khăn
Không ngồi đứng lâu được
Vận động được không bị hạn chế
Lao động
Không làm việc hằng ngày được
Làm việc được
Triệu chứng
Dây thần kinh hông đau dạng cấp điển hình như sau:
1- Triệu chứng chức năng: nổi bật nhất là triệu chứng đau. Thường bắt đầu bằng đau ở lưng, sau đó đau ở dây thần kinh hông. Thường do một gắng sức như cúi xuống để bốc vác một vật nặng, bỗng nhiên thấy đau nhói ở thắt lưng làm cho phải ngừng việc. Ít giờ sau hoặc ít ngày sau lưng tiếp tục đau, đau tăng lên và lan xuống mông, chân, theo đường đi của dây thần kinh hông. Có thể có 3 trạng thái sau:
+ Đau từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, qua phía trước mắt cá ngoài và bắt chéo mu chân rồi tận cùng ở ngón chân cái (TL 5).
+ Đau từ vùng thắt lưng đi xuống dọc theo mặt sau hoặc mặt ngoài cẳng chân, qua phía sau mắt cá ngoài và tận cùng ở ngón thứ 5 hoặc 2,3 ngón chân cuối (XC 1).
+ Nhiều trường hợp, vị trí đau khó xác định, do đó, khó chẩn đoán vùng đau được.
Cường độ đau thay đổi đôi khi rất mạnh, đau từng cơn hoặc liên tục, hoặc không bớt khi nghỉ. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau từng cơn hoặc liên tục hoặc không bớt khi nghỉ. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội như đâm. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột. Người bệnh buộc phải nằm yên không dám động đậy. Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối hơi co lại (tư thế này làm chùng dây thần kinh hông). Người bệnh có cảm giác như kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón chân cái (TL 5), ở gót chân hoặc ngón út (XC 1). Có khi bị đau vùng hạ bộ và đau khi đi tiểu do tổn thương rộng xâm phạm đến các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa.
2- Triệu chứng thực thể: Có hai loại chính:
a- Triệu chứng cột sống: Cơ lưng phản ứng cứng. Cột sống mất đường cong sinh lý, trở thành thẳng, người bệnh có tư thế ngay lưng, vẹo người, các tư thế chống đau, gẫy khúc đường gai sống…
b- Triệu Chứng của đau rễ: dấu hiệu Lasègue, Bonnet, Néri dương tính.
Để xác định chính xác rễ nào bị tổn thương, cần biết những biểu hiện của phản xạ cảm giác, cảm giác vận động, dinh dưỡng. Có thể dựa vào bảng tóm tắt sau:
Rễ
Phản xạ gân xương
Cảm giác
Vận động
Dinh dưỡng
Thắt lưng V
Phản xạ gân gót bình thường
Giảm hoặc mất phía ngón cái (có thể tăng ở giai đoạn kích thích)
Không đi được bằng gót chân
Nhóm cơ cẳng chân trước – ngoài các cơ mu bàn chân
Rễ Cùng I
Phản xạ gót giảm hoặc mất
Giảm hoặc mất phía ngón út
Không đi được bằng mũi bàn chân (kiễng chân)
Cơ bắp, cẳng chân teo.
Cơ gan bàn chân teo.
3- Thể Mạn Tính: Mức độ đau vừa, âm ỉ, người bệnh chỉ có cảm giác cấn ở mông kèm đau lưng, thỉnh thoảng có từng đợt đau cấp xẩy ra. Đau thường kéo dài.
4- Thể đau dây hông 2 bên: có thể đau cùng một lúc cả hai bên hoặc một bên trước rồi lan sang bên kia (thường do tổn thương các đốt xương sống thắt lưng như lao đốt sống, ung thư…).
5- Thể liệt và teo cơ: sau một thời gian đau ở dây thần kinh hông xuất hiện liệt và teo cơ.
Theo Đông Y
Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau:
1- Thể Hàn Thấp: Đau vùng lưng, đùi, dọc theo mặt ngoài cẳng chân (kinh đởm), và sau khoeo (kinh Bàng quang). Khớp chân co duỗi, đi đứng khó, về đêm, gặp ngày lạnh mưa, thời tiết thay đổi thì thấy đau hơn. Da mát lạnh, chỗ đau thấy nhức như kim đâm, mạch Huyền Khẩn hoặc Trầm Trì, là dấu hiệu hàn tà nhiều hơn.
Da mát nhưng có nhiều mồ hôi, lòng bàn chân khi có mồ hôi có cảm giác tê bì ở da, mạch nhu Hoãn là dấu hiệu của thấp tà nhiều hơn.
2- Thể Phong Hàn Thấp: Vùng thắt lưng cùng đau lan xuống chân theo dọc đường đi của dây thần kinh hông, cơ bị teo, bệnh kéo dài, dễ tái phát, ăn kém, ngủ ít, mạch Nhu Hoãn, Trầm Nhược. Thường gặp trong các chứng đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống gây chèn ép.
3- Thể phong hàn: Vùng thắt lưng đau lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân đi lại khó khăn, cơ chưa bị teo, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Phù. Thường gặp trong chứng đau dây thần kinh hông do lạnh.
4- Thể Thấp Nhiệt: Lưng đau lan xuống mông, mặt sau đì, cẳng chân, đi lại khó khăn, có cảm giác nóng ở các điểm đau, mạch Nhu hơi Sác.
5- Thể huyết ứ: Lưng đau lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn.
. Nhìn ở phần nông thấy có lạc mạch mầu xanh, xanh thẫm hoặc tím ở vùng khoeo chân hoặc đùi.
. Ở phần sâu có cảm giác nhức buốt như dùi đâm ở vùng mông (vùng huyệt Hoàn khiêu), dọc theo đường kinh Bàng quang và Đởm, lưỡi có những vết bầm tím, mạch Nhu Sáp.
Điều trị
Nguyên tắc tổng quát:
+ Thông kinh hoạt lạc: kinh lạc bị bế tắc gây ra đau, vì vậy, phải làm cho kinh lạc được thông thì hết đau (thông tắc bất thống).
+ Ôn: bệnh này đau chủ yếu do hàn, vì vậy phải dùng phép ôn để tán hàn.
+ Táo Thấp: Vì bệnh có thấp nên phải táo thấp và táo thấp cũng góp phần hỗ trợ việc thông kinh hoạt lạc.
+ Thư cân hoạt lạc: Bệnh có chứng trạng co rút, vì vậy phải làm cho gân cơ được giãn ra, kinh lạc được lưu thông.
+ Hoạt huyết, hóa ứ: Vì huyết ứ trệ, cần làm cho huyết lưu thông để chuyển hóa chỗ huyết bị ứ theo nguyên tắc ‘Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt’ (Chữa phong trước hết phải chữa huyết, huyết vận hành được thông thì phong tà sẽ tự hết).
+ Lý khí, chỉ thống: Khí trệ thì gây đau, dùng phép lý khí để cho khí được thông thì hết đau. Theo nguyên tắc ‘Khí vận hành đến đâu thì huyết vận hành đến đó’ (khí hành tắc huyết hành).
+ Thanh nhiệt, táo thấp: Trong trường hợp do thấp nhiệt.
Riêng từng loại, có thể áp dụng cụ thể như sau:
Do Phong Hàn
Phép trị: Sơ phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết.
Điều trị:
+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ dùng bài ‘Độc Hoạt Ký Sinh Thang’ (Thiên Kim Phương): Độc hoạt 12g, Ngưu tất, Bạch thược, Đương quy, Thục địa, Tang ký sinh, Đảng sâm, Phục linh, Đại táo đều 12g, Phòng phong, Đỗ trọng, Cam thảo đều 8g, Tế tân, Quế chi đều 6g. Sắc uống.
(Độc hoạt, Tế tân, Phòng phong, Tần giao để khứ phong, chỉ thống; Nhân sâm, Phục linh, Cam thảo, Thục địa, Thược dược, Đương quy, Xuyên khung (là bài Bát Trân Thang bỏ Bạch truật) để bổ khí, hoạt huyết; Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để bổ Can Thận, mạnh eo lưng, đầu gối, mạnh gân xương).
+ Sách ‘Trung Y Thượng hải’ dùng bài ‘Ô Đầu Thang’ (Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng bài ‘Đương Quy Hồi Nghịch Thang’ hoặc bài Dương Hòa Thang gia giảm hoặc bài Quế Ô Thang gia vị.
Do Phong Nhiệt
- Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc làm chính, phụ thêm sơ phong, thông lạc.
- Điều trị:
+ Dược: Dùng bài Thạch Cao Tri Mẫu Quế Chi Thang (Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang).
- GT: Trong bài, Thạch cao, Tri mẫu thanh nhiệt; Quế chi sơ tbông kinh lạc, thêm Nhẫn đông đằng, Liên kiều, Uy linh tiên, Phòng kỷ, Hoàng bá, Xích thược, Đơn bì, Tang chi để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc.
. Nếu nhiệt nhiều làm tổn thương tân dịch, thêm Sinh địa, Nhân trần, Chi tử, Địa long.
2. Phong hàn thấp tý:
- Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.
- Dược: Dùng bài Quyên Tý Thang gia giảm (Y Học Tâm Ngộ): Cam thảo 4g, Độc hoạt 8g, Đương quy 8g, Hải phong đằng 4g, Hoàng kỳ 8g, Khương hoạt 12g, Một dược 4g, Nhũ hương 4g, Phòng phong 8g, Tang chi 8g, Xuyên khung 4g.
- GT: Trong bài, Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi, Tần giao, Hải phong đằng, Tang chi để khu phong, tán hàn, hóa thấp, thông lạc; Phối hợp với Đương qui, Xuyên khung, Mộc hương, Nhũ hương để hoạt huyết, lý khí, chỉ thống; Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
. Nếu phong thắng, tăng lượng Khương hoạt, thêm Phòng phong.
. Nếu hàn thắng thêm Xuyên ô (chế), Tế tân.
. Nếu thấp thắng thêm Phòng kỷ, Ý dĩ nhân.
. Bệnh lâu ngày, chính khí suy, ra mồ hôi, sợ gió: thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch thược, Can khương, Đại táo, giảm bớt thuốc trừ phong như Khương hoạt, Độc hoạt. Tần giao.
. Nếu can thận bất túc, lưng gối đau mỏi: thêm Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh.
. Nếu khớp sưng to, rêu lưỡi trắng, hơi vàng: có triệu chứng hóa nhiệt, nên dùng bài Quế Chi Thược Dược Tri Mẫu Thang gia giảm.
. Nếu bị chứng tý lâu ngày không khỏi làm cho khí huyết ngưng trệ nặng hơn, đau hơn thì ngoài những thuốc đã dùng trên, có thể cho thêm các loại thuốc thuộc loại côn trùng như Khương lang, Toàn yết, Xuyên sơn giáp, Địa long...
+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài Tân Phương Quế Chi Thang (Quế chi 30-60g, Bạch thược 16-30g, Sinh khương 5 lát, Cam thảo 4-6g, đại táo 5-10 quả, Hoàng kỳ 16-30g. Đương quy 12-16g, Ngưu tất 10-16g, Độc hoạt 10-16g. Sắc uống.
Thể Ứ Huyết: Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ thống.
Sách ‘Trung Y Thượng Hải’dùng bài ‘Thân Thống Trục Ứ Thang’ (Y Lâm Cải Thác).
TỌA CỐT THẦN KINH NHẤT HIỆU PHƯƠNG (Tân Trung Y Tạp Chí 1990: 3): Xuyên ngưu tất 60-120g, Hoàng bá 9-12g, Ý dĩ nhân (sống) 30-40g, Xuyên khung 10-12g, Mộc qua 12-18g, Tế tân 4-6g, Thương truật, Độc hoạt, Thổ miết trùng 10-15g đều 10-15g, Tang ký sinh, Dâm dương hoắc, Kê huyết đằng, Thân cân thảo đều 30g. Sắc, chia hai lần uống trong ngày.
TD: Bổ ích Can Thận, cường cân, tráng cốt, hoạt huyết, khứ ứ, thư cân, chỉ thống. Trị thần kinh tọa đau.
Tham khảo: Đã trị 54 ca, kết quả khỏi hẳn 42, kết quả ít 9, không kết quả 3. đạt tỉ lệ 94,4%.
THƯ CÂN LỢI ĐỞM THANG (Tân Trung Y Tạp Chí 1987: 10): Hoàng bá, Mộc qua, Câu đằng, Ngưu tất, Bạch thược, Hổ trượng, Liên kiều đều 15g, Ý dĩ nhân 30g, Tần giao 12g, Đơn bì 10g, Thương truật 9g, Cam thảo 8g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, khứ thấp, lợi Đởm, thư cân. Trị thần kinh tọa đau thể thấp nhiệt.
Đã trị 24 ca, khỏi hẳn 15, hiệu quả ít 4, có chuyển biến 3, không hiệu quả 2. đạt tỉ lệ 91,67%.
TƯ ÂM NHU CAN THÔNG LẠC THANG (Tân Trung Y Tạp Chí 1987: 3): Quy bản, Bạch thược, Chích thảo, Sinh địa đều 20g, Hoàng bá, Tri mẫu đều 10g, Ngưu tất, Mộc qua đều 12g. Sắc uống.
TD: Tư âm, nhu Can, thông lạc, chỉ thống. Trị thần kinh tọa đau (thể âm hư hiệp nhiệt, thấp, phong).
UY LINH THANG (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1990: 2): Hương phụ 12g, Thiên thai ô dược, Độc hoạt, Uy linh tiên đều 15g, Bạch thược, Ngưu tất, Kê huyết đằng đều 30g. Sắc uống.
TD: Dưỡng huyết, nhu Can, lý khí, chỉ thống. Trị thần kinh tọa viêm.
Trị 300 ca, đạt kết quả 95%.
THÔNG LẠC TRẤN KINH THANG (Thiên Gia Diệu Phương): Đan sâm 30-40, Câu đằng 30g, Huyết kiệt 5g, Hy thiêm thảo 15g, Ngô công 2 con, Địa long 12g, Sài hồ 6g. Sắc uống.
TD: Khứ phong, thắng thấp, thông lạc, chỉ thống. Trị thần kinh tọa đau.
Đã trị 36 ca, khỏi 24, chuyển biến tốt 8, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ 88,9%.
HOÃN CẤP DƯƠNG HÒA THANG (Tân Trung Y 1987: 10): Quế chi 10g, Ma hoàng 9g, Mộc qua, Đương quy, Ngưu tất, Bahj thược, Nạch giới tử đều 15g, Cam thảo 8g, Xuyên ô (chế) 6g, Thủ ô, Thục địa đều 30g, Lộc giác giao 12g. Sắc uống.
TD: Ôn kinh, tán hàn, nhu Can, dưỡng huyết, hoạt lạc, chỉ thống.
Trị 38 ca, khỏi hoàn toàn 17, hiệu quả ít 15, có chuyển biến 5, không hiệu quả 1. Đạt tỉ lệ 97,37%.
THẬN NANG PHONG
Thận nang phong là tình trạng âm nang khô, ngứa, hoặc sưng đỏ, chảy nước vàng…
Trần Thực Công trong sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ có nêu ra một số tên như ‘Âm Nang Phong’, ‘Thấu Cầu Phong’, ‘Bào Lậu Phong’, ‘Thận Tạng Phong Dưỡng’ cho thấy trước đó đa số đều dùng tên ‘Âm Lậu Dưỡng’, ‘Âm Dưỡng’.
Thuộc loại Thận Nang Ung, Áp Xe Dịch Hoàn.
Bệnh này chủ yếu do thấp tà dồn xuống phía dưới, thận hư hợp với phong ta bên ngoài xâm nhập vào dịch hoàn gây nên. Vì vậy, khi điều trị, dùng trừ thấp, chỉ dưỡng (giảm ngứa) làm chính. Nếu thấp nhiệt, phong nhiệt không đều, thêm loại thuốc thanh nhiệt, sơ phong.Bên ngoài có thể dùng thuốc đắp.
Nguyên Nhân
Theo sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – mục Hư Lao Âm Hạ Thấp Dưỡng Hậu’ viết:’’Quá hư lao tổn, thận khí bất túc, vì vậy gây ra chứng âm lãnh mồ hôi tự tiết ra, phong tà thừa cơ xâm nhập gây nên sưng, ngứa’’. Chương ‘Hư Lao Âm Dưỡng Hậu’ viết: «Hư thì phong tà sẽ thừa cơ xâm nhập, tà khí trú ở phần phu, lý, chính khí không đẩy tà ra được, tà chính chọi nhau tụ lại ở phần phu (da thịt) gây nên ngứa» cho thấy Thận hư yếu, tà nhân cơ hội xâm nhập gây nên bệnh.
Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp – Thận Nang Phong’ (Y Tông Kim Giám) cho rằng chứng Thận nang phong liên hệ với kinh Can, do phong thấp xâm nhập vào dịch hoàn gây nên bệnh. Đời nhà Thanh, Thẩm Kim Ngao trong sách ‘Thẩm Thị Tôn Sinh Thư’ cho rằng do phòng lao quá mức, tinh huyết bất túc, bệnh sinh ra ở trong gân cơ của dịch hoàn.
Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc – mục Tiền Âm Bệnh’ viết: «Chưnga âm nang ngứa vì thấp, do tinh bị ứ, huyết bất túc, phòng dục gây nên hao tổn, bên ngoài phong hàn thừa cơ hư yếu xâm nhập vào bên dưới dịch hoàn gây nên ngứa».
Tổng kết quan điểm của người xưa có thể thấy, nguyên nhân gây nên chứng Thận nang phong do:
1- Phong Nhiệt Ngoại Ủng: Cơ thể vốn có sẵn nhiều dương, lại cảm phải phong nhiệt, lưu lại tại Can kinh, phong và nhiệt chống nhau, phong thịnh thì bị táo, uất lại ở vùng bìu dái gây nên chứng Thận nang phong.
2- Can Kinh Cou Thaap Nhiệt dồn xuống dưới. Thấp nhiệt làm tổn thương Can Đởm hoăc bình thường ăn những thức ăn tanh sống gây nên. Thức ăn béo, ngọt quá làm tổn thương Tỳ Vị, làm cho chức năng vận hoá bị rối loạn, thấp tụ lại sinh ra nhiệt, lại cảm phải phong tà bên ngoài hợp chung với thấp nhiệt, dồn vào vùng âm bộ gây nên bệnh. Hoặc nằm ngồi chỗ có thấp tà, thấp bên ngoài xâm nhập vào, tụ lại lâu ngày hoá thành nhiệt, thấp nhiệt hợp với tà khí dồn xuống vùng âm bộ, vào vùng bìu dái gây nên chứng Thận nang phong.
3- Huyết Hư Phong Táo: Do cơ thể vốn bị âm hư hoặc âm huyết bị tổn thương hoặc tức uất không giải làm tổn hại phần âm huyết hoặc phong tà bên ngoài xâm nhập vào lâu ngày không tiêu trừ được, hoặc do uống các loại thuốc quá đắng, lạnh hoá thành táo gây tổn thương phần âm hoặc do có vết thương lại dầm nước lâu ngày làm tổn hại âm huyết, âm huyết bất túc, phần cơ phu không được nuôi dưỡng gây nên lở ngứa.
4- Do Thận Hư, phong thừa cơ xâm nhập hoặc do lao thương thận khí, thận dương hư tổn, thuỷ xâm nhập vào âm nang, trú tại cơ phu, gây nên bệnh.
Điều Trị:
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
1- Phong Nhiệt Xâm Nhập: Âm nang khô, ngứa, thường thích rửa bằng nước nóng, dịch hoàn đỏ, nóng, chảy nước vàng, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, sơ phong, chỉ dưỡng. Dùng bài Thanh Phong Tán gia giảm: Sinh địa, Xích thược, Đương quy, Phòng phong, Thuyền thoái, Ngưu bàng tử, Bạch tật lê, Cúc hoa, Khổ sâm, Liên kiều, Thạch cao, Tri mẫu, Mộc thông, Long đởm thảo, Sài hồ.
(Đây là bài Tiêu Phong Tán trong sách Ngoại Khoa Chính Tông, bỏ Hồ ma, Kinh giới, Thương truật, Cam thảo, thêm Xích thược, Bạch tật lê, Cúc hoa, Liên kiều, Long đởm thảo và Sài hồ.
(Trong bài dùng Sinh địa, Đương quy để hoạt huyết, lương huyết, theo ý ‘Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự hành’, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Thuyền thoái, Bạch tật lê để khứ phong, chỉ dưỡng, tán phong, thanh nhiệt; Cúc hoa, Liên kiều, Khổ sâm thanh nhiệt, giải độc; Thạch cao, Tri mẫu thanh nhiệt tiết hoả: Mộc thông dẫn nhiệt đi xuống; Thêm Sài hồ để phát tán uất nhiệt ở kinh Can; Long đởm thảo thanh tả Can hoả (Trung Y Cương Mục).
2- Thấp Nhiệt Hạ Chú: Âm nang lở ngứa, có khi sưng nóng đau, ngứa, vùng da chỗ bệnh hâm hấp nóng, sau đó chảy nước vàng, sưng to lên, vỡ ra lở loét, nước vàng trở nên dính, miệng khô, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt hoặc vàng bệu, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ dưỡng. Dùng bài Đương Quy Niêm Thống Thang gia giảm: Khương hoạt, Phòng phong, Thăng ma, Trư linh, Trạch tả, Nhân trần, Hoàng cầm, Cát căn, Thương truật, Khổ sâm, Tri mẫu, Hoạt thạch, Cam thảo.
(Đây là bài Đương Quy Niêm Thống Tán bỏ Bạch truật, Nhân sâm thêm Hoạt thạch. Trong bài dùng Hoàng cầm, Khổ sâm, Tri mẫu, Thương truật vị đắng, tính hàn để thanh nhiệt, táo thấp; Khương hoạt, Phòng phong, Thăng ma, Cát căn để sơ phong, chỉ dưỡng, khứ phong, thắng thấp; Trư linh, Trạch tả, Nhân trần, Hoạt thạch thấm lợi thấp nhiệt; Đương quy hoà huyết, hành huyết; Cam thảo hoà trung (Trung Y Cương Mục).
3- Phong Thấp Tẩm Ướt: Âm nang sưng lở, da vùng âm nang nứt thành từng mảng, nặng hơn thì sệ hẳn xuống một bên, cào vào da thì nước chảy ra không dứt, lâu ngày da vùng bệnh co dúm lại, giống như vải gấm, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc tráng bệu, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Khứ phong, trừ thấp, hoạt huyết, nhuận táo. Dùng bài Bì Tiên Thang: Xích thược, Đương quy, Sinh địa, Hoàng cầm, Khổ sâm, Thương nhĩ tử, Địa phu tử, Bạch tiên bì, Cam thảo.
(Hoàng cầm, Khổ sâm táo thấp, chỉ dưỡng; Thương nhĩ tử, Địa phu tử, Bạch tiên bì khứ phong, trừ thấp, chỉ dưỡng; Đương quy, Sinh địa, Xích thược dưỡng huyết, hoạt huyết (Trung Y Cương Mục).
4- Huyết Hư Phong Táo: Bệnh dễ tái phát, âm nang sưng lở lâu ngày, ban đêm đỡ hơn, da âm nang nhăn hoặc nứt, đau, chảy máu, kèm tâm phiền, mất ngủ, miệng khát, lưỡi nhạt, ít rêu hoặc lưỡi đỏ, ít tân dịch, mạch Trầm Tế hoặc Tế Sác.
Điều Trị: Tư âm, dưỡng huyết, nhuận táo, trừ thấp. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang gia giảm: Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Hoàng cầm, Trần bì, Tri mẫu, Sài hồ, Trạch tả, Địa cốt bì, Cam thảo.
(Đây là bài Tư Âm Trừ Thấp Thang bỏ Bối mẫu. Trong bài dùng Tứ Vật Thang để dưỡng huyết, nhuận táo; Sài hồ, Hoàng cầm thanh nhiệt, sơ Can; Tri mẫu, Địa cốt bì để tư âm, lương huyết; Trạch tả thanh lợi thấp tà; Trần bì hoà trung, khứ thấp) (Trung Y Cương Mục).
5- Can Kinh Phong Thịnh: Âm nang ngứa, như có trùng bò bên trong, vùng da chỗ bệnh bình thường hoặc có vết nứt, cục máu hoặc mầu da không tươi, mắt khô, rít, chóng mặt, tai ù, lưỡi nhạt, mạch Huyền Tế.
Điều Trị: Dưỡng huyết, nhu Can, khứ phong. Dùng bài Đương Quy Ẩm Tử (Xuyên khung, Bạch thược, Sinh địa, Phòng phong, Bạch tật lê, Kinh giới, Hà thủ ô, Hoàng kỳ, Cam thảo.
(Đây là bài Tứ Vật Thang thêm Hà thủ ô để dưỡng huyết, nhu Can; Bạch tật lê, Phòng phong, Kinh giới để bình Can, tức phong; Hoàng kỳ hỗ trợ bài Tứ Vật để
sinh huyết; Cam thảo điều hoà các vị thuốc (Trung Y Cương Mục).
6- Dương Hư Phong Thừa Thắng Xâm Nhập: Âm nang ướt, lạnh, ra mồ hôi thì ngứa, lưng đau, chân yếu, bụng dưới đầy trướng, tiểu không thông, hoặc chân sưng, nặng, lưỡi sậm, rìa lưỡi nhạt, lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm Hoãn, không lực.
Điều trị: Ôn Thận, kiện Tỳ, khứ phong, trừ thấp. Dùng bài Tế Sinh Thận Khí Hoàn gia vị: Nhục quế, Phụ tử, Sơn thù nhục, Sơn dược, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì, Xa tiền tử, Ngưu tất, Thương truật, Ý dĩ nhân, Phong phong, Bạch chỉ.
(Đây là bài Tế Sinh Thận Khí Hoàn thêm Thương truật, Ý dĩ, Phòng phong, Bạch chỉ. Trong bài dùng Bát Vị Quế Phụ để ôn bổ Thận dương; Xa tiền tử hợp với Phục linh để thấm thấp, lợi thấp; Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống kinh Thận, bổ Thận, làm mạnh lưng, gối; Thương truật Ý dĩ kiện Tỳ, táo thấp; Phòng phong, Bạch chỉ khứ phong, chỉ dưỡng (Trung Y Cương Mục).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Khổ sâm 30-60g, Xuyên tiêu 15g. Nấu lấy nước rửa mỗi ngày (Trung Y Cương Mục).
+ Khổ sâm, Uy linh tiên, Bạch chỉ, Thạch xương bồ, Hồ ma, Hà thủ ô đều 10g.Sắc uống ngày một thang (Trung Y Cương Mục).
+ Xà sàng tử, Uy linh tiên, Quy vĩ, Khổ sâm đều 15g, sắc lấy nước để rửa, ngày 1-2 lần (Trung Y Cương Mục).
+ Lô cam thạch 6g, Cáp phấn 3g, tán nhuyễn rắc vào vết chỗ loét, chảy nước (Trung Y Cương Mục).
Tham Khảo
+ Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm trị 3 ca âm nang thấp chẩn: LOng đởm thảo 8g, Sinh địa 20g, Xa tiền tử, Cát căn, Trạch tả, Tử thảo đều 9g, Sài hồ 8g, Ngưu tất 7g, Xuyên sơn giáp 15g, Phù bình, Bạch tiên bì đều 12g, Thuyền thoái 4g. Sắc uống. Bã còn lại nấu lấy nước dùng để rửa vết thương, kết quả tốt (Dương Quang Hoà, Quảng Tây Trung Y Dược 1980, (4): 27).
+ Dùng bài Thanh Nhiệt Lợi Thấp Chỉ Dưỡng Thangtrị 52 cas Thận nang phong: Sài hồ, Sơn chi, Long đởm thảo, Bạch tiên bì, Xích phục linh, Xa tiền thảo, Địa phu tử (Chu Khánh Văn – Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1986, (7) 16).
+ Dùng Xà sàng tử , Địa phu tử, Khổ sâm, Minh phàn, Xuyên tiêu nấu lấy nước rửa. Trị 70 cas âm nang phong. Tất cả trị 2-5 ngày chỗ sưng loét đều khỏi hẳn (Vu Khánh Bình, Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1885 (2): 6).
THẤP TIM
Đại Cương
Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh ‘thấp khớp cấp’, ‘bệnh Bouillaud’. Là một bệnh kinh diễn có những đợt cấp tính gây tổn thương viêm nhiễm tại nhiều nơi trong cơ thể với mức độ khác nhau mà chủ yếu là ở tim, gây xơ chai van tim. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh khá phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân của phần lớn bệnh tim mắc phải, cần có sự cảnh giác cao, điều trị sớm và tích cực.
Tài liệu bệnh học Trung Quốc gọi tên bệnh là 'Phong Thấp Nhiệt’ vì bệnh biểu hiện cả 3 đặc điểm bệnh lý là: phong (đau di chuyển), thấp (sưng các khớp) và nhiệt (sốt, nóng đỏ ).Hiện nay gọi là ‘Phong Thấp TínhTâm Tạng Bệnh’.
Theo y học cổ truyền, nếu bệnh biểu hiện ở khớp thì qui vào ‘Chứng Tý’ (nhiệt tý), nếu tổn thương ở tim là chủ yếu thì thuộc phạm vi của chứng ‘Chinh Xung', ‘Tâm Quí’. Cũng liên hệ với các chứng Phong Lao, Suyễn Chứng, Thủy Thũng, Tâm Thống.
Nguyên Nhân Bệnh Lý
Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan máu Bê ta nhóm A (thường được phát hiện vi khuẩn trong họng người bệnh nhân thấp khớp cấp). Liên cầu khuẩn gây bệnh giáùn tiếp thông qua cơ chế tự miễn.
Bệnh phát sinh nhiều về mùa lạnh, nơi khí hậu ẩm thấp. Tổn thương bệnh lý cơ bản là xuất tiết và tăng sinh. Viêm nhiễm xuất tiết là thoái hóa kiểu fibrin (Dégénérescence fibrinoide) của chất tạo keo, có phù nề, xâm nhập tế bào lymphô, bạch cầu đa nhân, tương bào. Viêm nhiễm ‘tăng sinh’ chủ yếu là những hạt Aschoff có thể gặp bất cứ chỗ nào có tổn thương viêm nhiễm, nhưng nhiều nhất là trong tổ chức dưới nội tâm mạc, tổ chức đệm gần mạch máu nhỏ.
Nguyên nhân theo Y học cổ truyền chủ yếu là do phong hàn thấp nhiệt xâm nhập cơ thể gây ủng tắc kinh lạc sinh ra chứng ‘tý’, bệnh lâu ngày làm tổn thương chân âm gây sốt (hư nhiệt) hoặc làm tổn thương khí huyết gây nên khí hư, huyết hư hoặc khí huyết đều hư, dẫn đến các chứng ‘Tâm Quí’ ‘Chinh Xung’, v.v...
Triệu Chứng Lâm Sàng
1) Triệu chứng toàn thân:
- Sốt thường sau 2 tuần bị viêm họng, có thể sốt cao 39-40oC nhưng thường là sốt vừa 38-39oC.
- Mạch nhanh, thường là nhanh nhiều hơn so với sự tăng nhiệt độ, cần chú ý có tổn thương cơ tim.
Những triệu chứng khác như mệt mỏi, kém ăn, xanh xao, có khi chảy máu cam...
2) Triệu chứng tại chỗ:
Có thể biểu hiện nhiều nơi:
a) Tim: Tiếng tim mờ, có tiếng thổi tâm thu ở mỏm, cũng có thể nghe tiếng thổi tâm trương ở đáy, hoặc tiếng cọ màng tim (có thể mất đi trong 1-2 ngày), ít khi có tràn dịch. Nhịp tim nhanh, có khi có ngoại tâm thu, tiếng ngựa phi (biểu hiện viêm cơ tim), bệnh nặêng lên.
b) Khớp: Thường gặp 80%, có thể viêm nhiều khớp gặp nhất là các khớp cổ tay, khuỷu, cổ chân, đầu gối. Các khớp thường sưng, nóng, đỏ, đau, nhiều khi chỉ có sưng, đau di chuyển và khỏi không có di chứng.
c) Cục Meynet dưới da, cứng, di động, to bằng hạt đậu xanh hoặc hạt bắp, không đỏ không đau, ở dưới da, thường sờ thấy ở gần đầu xương ở khớp, xuất hiện và lặn đi nhanh. Ban đỏ vòng thường xuất hiện ở bụng và chân tay, hay gặp ở trẻ nhỏ. Múa giật (Chorée de Sydenham) biểu hiện tổn thương thấp ở nhân não xám. Ở phổi có thể có viêm màng phổi khô hay tràn dịch, ở thận có thể xuất hiện viêm cầu thận cấp lan tỏa, khỏi nhanh khi bệnh lui.
Cận Lâm Sàng
a) Xét nghiệm: Bạch cầu tăng trên 10.000 đến 20.000/mm3 chủ yếu tăng tế bào đa nhân trung tính, có khi tăng loại ‘ái toan’. Tốc độ lắng máu tăng cao lúc bệnh tiến triển. Fibrin máu tăng lên 6-8g/1 (bình thường 4g/l) (đợt tiến triển). C-protein reactive (CPR) (+) Anti streptolysin ‘O’ (ASLO) tăng cao nhất tuần lễ thứ 4 từ khi bắt đầu nhiễm khuẩn và lên đến 400 đơn vị.
b) X quang tim: Tim có thể to hơn và nhịp đập yếu hơn.
c) Điện tâm đồ: Thời gian P-R, Q-T đều kéo dài, đoạn SY thấp hoặc cao, sóng T thấp hoặc đảo nghịch.
Chẩn Đoán
Hiện vẫn còn dựa theo tiêu chuẩn của Jones phân ra tiêu chuẩn chính và phụ.
Tiêu chuẩn chính: Viêm tim, viêm nhiều khớp, múa giật, cục Meynet, ban vòng đỏ.
Tiêu chuẩn phụ: Có 2 nhóm.
- Nhóm 1: Biếng ăn, xanh xao, mệt mỏi, viêm họng tái phát, chảy máu cam tái phát, đau bụng, đau ngực, P-R dài trên điện tâm đồ.
Nhóm 2: Sốt, bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng nhanh, CPR (+) ASLO cao.
Chẩn đoán xác định khi có:
2 tiêu chuẩn chính (1 phải là viêm tim).
1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ.
Điều Trị theo y Học Hiện Đại
l) Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống: Nằm nghỉ tuyệt đối trong thời gian 1 tháng, trẻ em
không chạy nhảùy, nhiều trường hợp suy tim phải nằm nghỉ tại giường cho đến khi tốc độ lắng máu trở lại bình thường, ăn nhạt tương đối trong lúc điều trị.
2) Chống viêm nhiễâm:
3) Đề phòng tái phát: Có nhiều phác đồ. Sau đây giới thiệu phác đồ điều trị dự phòng của Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em:
.Trường hợp không có tiếng thổi ở tim: Uống Penixilin V (Oxaxilin) 200.000 đv/ngày hoặc tiêm Penixilin Benzathin 1.200.000 Đv/3 tuần/lần (có tiếng thổi ở tim).
. Trường Hợp đang điều trị dự phòng bị viêm họng cho: Penixilin V 1.500.000 - 2.000.000đv/ngày, chia 4 lần, hoặc Penixilin Benzathin 600.000 đv/ngày. Thời gian theo dõi và uống hoặc tiêm dự phòng cho đến tuổi 25.
Điều Trị Theo Y Học Cổ Truyền
Biện chứng luận tri: Thấp tim thuộc chứng cấp, chứng nhiệt cho nên phép trị chính là thanh nhiệt và tùy theo triệu chứng lâm sàng dùng thanh nhiệt, sơ phong, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lợi thấp, thanh nhiệt lương huyết... Trên lâm sàng có thể chia theo các thể bệnh và điều trị như sau:
+ Thể Phong Nhiệt: Sốt, đau họng, khát nước, các cơ khớp đau nhức, di chuyển, tại khớp sưng nóng đỏ, lưỡi nhạt, sắc lưỡi vàng, mạch Sác, hoặc Phù Sác hay Hoạt Sác.
Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông khí. Dùng bài Bạch Hổ Quế Chi Thang gia giảm: Thạch cao sống 40-80g, Tri mẫu 8-12g, Quế chi 6-8g, Sinh cam thảo 6g, Liên kiều 8-12g, Sinh địa 12-16g, Bồ công anh 12-16g, Xích thược 12g, Đan bì 12g, Tang chi 12-16g.
Gia giảm: Sốt cao nhiệt thịnh: thêm Tê giác 30-60g (sắc trước); Ghé thấp thêm Thương truật 8-12g, Ý dĩ 12- 16g, Hoạt thạch 16-20g, Mộc phòng kỷ 12g; Phong nặng thêm Khương hoạt, Độc hoạt mỗi thứ 12g, Phòng phong 8-10g, Tần giao 8-12g; Tỳ vị suy yếu thêm Bạch truật 8-12g, Sa nhân 8g, Mạch nha 8g, Thần khúc 6-8g...
+ Thể Thấp Nhiệt: Sốt, người nặng nề, khát nước mà không muốn uống, vùng khớp sưng to nóng, tiểu tiện vàng đậm, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, tuyên thông kinh lạc. Dùng bài Quyên Tý Thang hợp với Nhị Diệu Tán gia giảm: Độc hoạt 12-16g, Thiên niên kiện 12,-16g, Hoạt thạch 20-30g, Liên kiều 8-12g, Hạnh nhân 8 - 10g, Mộc, Phòng kỷ 8-l2g, Liên kiều 8-12g, Chi tử 8-12g, Ý dĩ nhân 12- 16g, Xích tiểu đậu 12g, Tàm sa 8-12g, Thương truật 8-10g, Đương qui 12-16g, Hoàng bá 12g, Tỳ giải 12g, Trạch tả 12g.
-Gia giảm: sốt kéo dài, thêm Tri mẫu 12g, Sinh địa 12 - 16g; Khớp chân đau nhiều thêm Xuyên Ngưu tất 12 - 16g; Trường hợp bệnh lâu ngày, phần khí bị hư: thêm Nhân sâm 6 - 10g (sắc riêng), Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Sinh Hoàng kỳ 16 - 30g.
+ Thể Hư Nhiệt: Người nóng, da khô, sốt về chiều hoặc đêm nhiều hơn, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, khát nước, chảy máu cam, hồi hộp, khớp đau nóng, thân lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Mạch môn 12-16g, Sinh địa 12- l6g, Liên kiều 8-12g, Tri mẫu 8-12g, Huyền sâm 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Đơn bì 12g, Đan sâm 12- l6g, Bạch linh 12g, Trạch tả 12g, Ngũ vị 6g. Sắc uống.
Gia giảm: Khí âm hư thêm Hoàng kỳ (sinh) 16-30g, Tây dương sâm l2g; Bứt rứt khó ngủ thêm Toan táo nhân (sao) 16-20 g, Long nhãn nhục 12g.
+ Thể Huyết Hư: Sốt nhẹ, các khớp đau nhức hoặc sưmg nhẹ, đau, váng đầu, mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt, hồi hộp, khó ngủ, lưỡi nhợt, rêu vàng, mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng huyết, ích khí. Dùng bài Tứ Vật Thang hợp với Đương Qui Bổ Huyết Thang Gia Vị’: Đương qui 12- l6g, Sinh địa 12-16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8-10g, A giao 8g (hòa uống), Hoàng kỳ 20- 30g, Hà thủ ô đỏ 16-20g, Sinh ý dĩ 12-16g, Hy thiêm thảo 12-20g, Kê huyết đằng 12g, Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 12-l6g, Địa long 12g.
Ngoài ra bệnh thấp tim thường kèm theo viêm tim (bao gồm viêm cơ tim, viêm bao tim, viêm nội mạc tim), phép trị chủ yếu là thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp kèm theo phép trị viêm tim thích hợp. Trong biện chứng viêm tim thường gặp các thể bệnh như Tâm Âm Hư, Khí Âm Lưỡng Hư, Tâm Dương Hư, Tâm Khí Huyết Lưỡng Hư, Âm Dương Bất Hòa.
Trường hợp Tâm Âm Hư thường biểu hiện: Hồi hộp, hốt hoảng, bứt rứt, khó ngủ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Sác, điện tâm đồ thể hiện nhịp tim nhanh dùng phép tư âm bổ huyết, bổ târn an thần, dùng bài Bổ Tâm Đơn gia giảm.
Trường hợp Khí Âm Lưỡng Hư thường biểu hiện: Hoảng hốt, khó thở, ra mồ hôi, khát nước, mạch Hư Nhược, dùng bài ‘Sinh Mạch Tán’ để bổ khí âm.
Trường hợp hồi hộp, mạch Kết Đại, lưỡi đỏ không rêu, điện tâm đồ thể hiện nhịp tim không đều, là dấu hiệu khí huyết đều hư, âm dương không đều, dùng bài 'Chích Cam Thảo Thang gia giảm ’ để bổ khí, dưỡng huyết, phục mạch.
Trường hợp sợ lạnh, ngực tức, khó thở, mạch Trầm Trì, điện tâm đồ thể hiện nhịp tim không đều mà chậm là chứng dương hư, dùng bài ‘Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân Thang’ thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ... để ích khí, ôn dương.
Trường hợp thở khó, hồi hộp, phù... có những triệu chứng tim suy (thủy khí lấn tâm phếâ), dùng bài ‘Gia Vị Linh Quế Truật Cam Thang’ (Nhân sâm, Ngũ gia bì, Phục linh, Quế chi, Bạch truật, Trạch tả), để ích khí, ôn dương, lợi thủy.
Nếu suy tim trái là chính: thêm Đình lịch tử, Qua lâu, Đại táo để tả phế, hành khí, lợi thủy.
Nếu suy tim phải là chính thêm Xích thược, Hồng hoa, Xuyên khung để hóa ứ hành thủy...
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Ngân Kiều Bạch Hổ Thang (Chu Lương Xuân, Nam Thông, Giang Tô, TQ.): Liên kiều 20g, Ngân hoa, Phòng kỷ, Mộc qua, Tri mẫu, Ngạnh mễ đều 25g, Sinh thạch cao 100g, Cam thảo 10g, sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt,giải độc, khu phong, trừ thấp.
Biện chứng gia giảm: Thấp nặng thêm Thương truật 25g, Ý dĩ 40g, Hậu phác 10g. Nhiệt nặng: thêm Chi tử 15g, Hoàng bá 15g, Hoàng liên 5g; Vùng trước tim đau thêm Toàn qua lâu 25g, Viễn chí 15g, Bá tử nhân 25g.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 12 ca đều khỏi.Uống thuốc 6 - 8 tuần.
+ Phức Phương Phòng Kỷ Thang (Vũ Nghệ Kính): Hán phòng kỷ 15g, Ngọc trúc 9g, Hoàng kỳ l8g, Bạch truật 9g, Bạch linh 30 - 45g. Cho vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 100ml, bã còn lại đổ thêm 400ml sắc còn 80ml, trộn chung, chia 3 lần uống trong ngày.
-Gia giảm: Sốt đau nhiều thêm Tế tân 4,5g, Ngân sài hồ 6g; Phù nhiều, tiểu ít thêm Trạch tả 9g, Mộc thông 15g Quế chi 6g; Suyễn nhiều thêm Tang bạch bì, Tô tử đều 9g; Tâm suy thêm Phụ tử 9g.
TD: kiện tỳ, ích khí hóa thấp.
Kết quả: Trị 10 ca Thấp tim đều tốt.
+ Song Nhân Dưỡng Tâm Thang (Điền Bảo Trung): Sơn dược 960g, Mè đen 360g, Xích tiểu đậu, Bá tử nhân đều 360g, Kê nội kim 30g, Toan táo nhân (sao) 480g. Tất cả tán bột mịn, trộn đều mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối trước bữa ăn 30g với nước sôi khuấy thành hồ.
TD: Dưỡng tâm, an thần, kiện tỳ, hóa thấp.
4) Ngũ Gia Phục Mạch Thang (Vương Anh Bằng): Chích cam thảo, A giao, Mạch đông, Ngũ gia bì đều 10g, Đảng sâm 15g, Sinh địa 20-80g, Quế chi 9g, Sài hồ 9g, Đơn sâm 10-15g, thêm Sinh khương, Đại táo để dẫn thuốc. Sắc uống.
TD: Dưỡng tâm, phục mạch, trị thấp tim.
Gia giảm: Chân tay lạnh thêm Phụ tử 6-9g; Bứt rứt, ra mồi hôi, bỏ Quế chi, thêm Sinh địa, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn chi (hoặc Vạn niên thanh) 10g); Phù nặng thêm Chích Hoàng kỳ, Phục linh, Trư linh, Xa tiền tử; Ho ra máu bỏ Quế chi thêm Thổ tam thất; Sốt thêm Sài hồ 10 - 12g; Tim đập chậm thêm Phụ tử 10g, Tiên mao 12g; Tim suy nặng bỏ Đảng sâm thêm Phụ tử, Hồng sâm đều 12g; Vùng ngực đau thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g; Nặng ngực thêm Chỉ xác 9g.
+ Thẩm Thị Phong Tâm Cứu Nghịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Xuyên quế chi 15-30g, Chích cam thảo 15-30g, Vư­ơng bất lư­u hành 15-30g, Qui vĩ 30-60g, Đào nhân 30-45g, Hồnghoa 10-24g, Đan sâm 30-45g, Tam lăng 15-30g, Nga truật 15-30g, Sinh hương phụ 9-15g, Thạch Xương bồ 9-15g, Xuyên quảng uất kim mỗi thứ 30g, Thất Tiếu Tán 15-24g, Viễn chí 10-15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang).
TD: Phá ứ, ôn kinh, lý khí. Trị thấp tim, Tâm huyết ứ trở, hàn ngư­ng thấp trệ.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi 300 ca bệnh nhân điều trị bằng "Thẩm Thị Phong Tâm Cứu Nghịch Thang". Đến nay số người có cải thiện các triệu chứng và bệnh tình biến chuyển tốt đạt 84%.
+ Phong Tâm Phương (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Quế chi 10-30g, Sinh khương 3g, Đại táo 15g, Phòng phong 9g, Chích cam thảo 9g, Bạch truật 15g, Thục phụ tử 15-30g. Sắc với 500 ml n­ước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống, ngày một thang, sáu ngày là 1 liệu trình).
TD: Thông tâm dương kèm khu phong tán hàn, trừ thấp. Trị viêm cơ tim do phong thấp, Tâm dương hư­ kèm phong hàn thấp tà.
+ Phù Dương Ích Âm Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Hồng sâm 10g, Thục phụ phiến 10g, Trư­ khổ đởm (trấp) 1 cái, Chích cam thảo 10g, Xương bồ 10g, Táo nhân 15g, Chích viễn chí 10g, Ngũ vị tử 10g, Đương qui 12g, (Sao) bạch truật 12g, Phục linh 20g, A giao 12g (nấu chảy).Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
TD: Phù dương ích âm, cấp cứu phần dương muốn mất, dẫn dương hòa âm. Trị thấp tim,Tâm thận hư­ suy, khí huyết thương tổn nặng, trên thì dương mất trong thì âm kiệt.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Phù Dương Ích Âm Thang" gia giảm chữa 10 ca bệnh tim do phong thấp kèm suy tim ở mức độ khác nhau đều có kết quả tốt.
8- Ngọc Trúc Ký Sinh Thang gia giảm (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Ngọc trúc, Sinh địa, Hoàng kỳ (sinh), Từ trường noãn đều 15g, Tang ký sinh 12g, Bạch vi, Mạch môn, Tần cửu đều 9g, Cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
TD: Ích dưỡng âm, sơ phong lợi thấp, thông lạc. Trị viêm cơ tim do phong thấp, Phong thấp tích lại lâu ngày hóa thành nhiệt, chứa lại ở phần doanh của Tâm, làm cho khí và phần âm đều hư.
9- Ích Khí Dưỡng Tâm Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Quế chi 6g,Thái tử sâm 20g, Hoàng kỳ, Mạch môn đều 15g, Tiểu mạch 30g, Hồng táo 7 trái, Bách hợp 15g, Long cốt, Mẫu lệ đều 30g, Chích thảo 6g.Sắc uống.
TD: Ích khí, dưỡng âm, kiện Tỳ, dưỡng Tâm. Trị thấp tim (Khí huyết đều suy).
10- Hoạt Huyết Thông Mạch Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương):Quế chi 6g, Xích thược, Đào nhân đều 12g, Hồng hoa, Xuyên khung đều 6g, Đan sâm 15g, Ích mẫu thảo 30g, Uất kim 9g, Hương phụ 6g.Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, hóa ứ, lưu thông tâm mạch. Trị thấp tim (Tâm Phế mạch lạc ứ trở).
11- Ôn Dương Cường Tâm Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Quế chi 9g, Thục phụ phiến 15g, Xích thược 12g, Hoàng cầm, Đan sâm đều 15g, Ích mẫu thảo 30g, Phục linh 12g, Hạnh nhân 9g, Phòng kỷ 6g, Đình lịch tử 9g, Xích tiểu đậu 30g, Đào nhân 12g. Sắc uống.
TD: Ôn dương, ích khí, cường Tâm, lợi thủy. Trị thấp tim (Tâm Thận Dương hư).
THIÊN BÀO SANG
Từ Thiên Bào Sang xuất hiện đầu tiên trong sách ‘Sang Dương Kinh Nghiệm Toàn Thư’ (đời nhà Tống). Từ đời nhà Đường về sau đa số cho chứng mụn nước và chứng mụn mủ nước đều là một.
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng – Dương Khoa’ viết: “Hỏa nhiệt khách ở giữa bì phu, bên ngoài không tiết được, kết lại thành mụn nước, to như hạt đậu, bên dưới mầu đỏ, bên trên mặt mầu trắng hoặc bên trên cũng mầu đỏ”, đó là loại mụn nước mủ.
Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: “Chứng thiên bào, do tâm hỏa vong động, Tỳ có thấp mọc ở cơ thể trên dưới không đều, nóng lạnh khác thường”, đây là dạng Thiên bào sang.
Sách ‘Y Tông Kim Giám – Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết dựa theo vị trí vùng tổn thương phân làm hai loại: “Bắt đầu mọc nhỏ như hạt Khiếm thực (hột súng), to như Thầm tử (trái dâu), bên trong có nước, mầu đỏ là chứng Hỏa xích sang. Nếu trên mặt mầu trắng, bên dưới mầu đỏ gọi là Thiên bào sang”.
Đời nhà Đường, sách Ngoại Đài Bí Yếu, viết về chứng ‘Thiên hành ban sang’ như sau: “Phát ra ở đầu, mặt rồi toàn thân, phát nốt ban ở da, giống như vân đỏ, bên trên có nước trong, da lở loét như mụn nhọt, có thể bị phiền táo, nói sảng”. Đó là loại Thiên bào sang.
Còn gọi là Thiên Pháo Sang.Dân gian quen gọi là Trái Rạ.
Nguyên Nhân
Do Tâm hỏa vong động, Tỳ có thấp. Tùy theo bệnh chứng có thể phân ra như sau:
. Tỳ Thấp Uẩn Kết: Tỳ chủ về thấp, thấp khí kết lại ở da sẽ gây nên mụn nước. Lâm sàng cho thấy đây chính là thủy bào, nhỏ như hạt cây súng, to như hạt Dâu tằm.
. Nhiệt Thịnh Thấp Uẩn: Tâm chủ hỏa, hỏa nhiệt ngừng ở da sẽ gây nên những vết ban đỏ mọc thành từng đám, thành mụn nước
. Khí Âm Tổn Thương: Thấp nhiệt uẩn kết lâu ngày hóa thành táo, làm tổn thương tân dịch, làm hại khí, vì vậy bệnh xuất hiện chậm, thường thấy phần khí và phần âm đều bị tổn thương.
Tóm lại: Tâm kinh có uất nhiệt, hóa thành hỏa, Tỳ hư yếu không vận hành được thủy thấp, hỏa nhiệt và thủy thấp uất kết bên trong, thấp theo hỏa nhiệt ra bên
ngoài uất kết ở da gây nên bệnh. nói cách khác, vết ban mọc ở phần trên cơ thể, thường do phong nhiệt, vết ban mọc ở phần dưới cơ thể là nặng, đa số do thấp nhiệt. Bệnh lâu ngày làm cho âm dịch bị hao tổn, nguyên khí bị thụ thương, đa số phần khí và phần âm bị hư yếu.
Triệu Chứng Lâm Sàng
+ Tỳ Hư Uẩn Nhiệt: Cơ thể, tay chân và niêm mạc miệng có những nốt bỏng nước, nhỏ như hạt củ Súng, to như trái Dâu tằm, bên trong có nước trong, nếu vỡ ra thì bề mặt bị lở loét, thấm nước ra nhiều, kèm theo tay chân mỏi mệt, ăn kém hoặc bụng trướng, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Trầm Nhu hoặc Hoạt Tế.
Điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp, lương huyết giải độc. Dùng bài Thanh Tỳ Trừ Thấp Ẩm gia giảm: Sinh địa, Xích phục linh, Liên kiều, Nhân trần đều 15g, Thương truật (sao), Bạch truật (sao), Mạch môn, Trạch tả, Chỉ xác (sao) đều 10g, Sơn chi, Hoàng cầm đều 6g, Xích tiểu đậu, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g.
+ Nhiệt Thịnh Thấp Kết: Trên mặt, ngực, lưng đều thấy các mụn nước lớn mọc thành từng đám, trên bề mặt mụn có nước đục như dầu, thành vẩy, rồi vỡ ra, giống như da cóc, kèm tâm phiền, miệng khô không muốn uống, bụng đầy trướng, lưỡi mạch Huyền Hoạt hoặc Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, trừ thấp. Dùng bài Giải Độc Tả Tâm Thang gia giảm: Hoàng cầm, Ngưu bàng tử (sao), Phòng phong, Hoạt thạch đều 10g, Hoàng liên, Tri mẫu (sao), Chi tử (sống), Kinh giới đều 6g, Thạch cao (sống), Huyền sâm đều 12g, Mộc thông, Cam thảo (sống) đều 3g.
+ Khí Âm Lưỡng Thương: Bệnh nhẹ lâu ngày không khỏi, mụn nước lúc mọc lúc ẩn, kết vẩy khô mà không vỡ ra, tinh thần mệt mỏi, chân tay uể oải, hơi thở ngắn, nói sàm, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, miệng khô không muốn uống, phiền táo, ít ngủ, bụng đầy trướng, lưỡi nhạt, có vết răng, rêu lưỡi trắng hoặc xanh, mạch Trầm Tế vô lực.
Điều trị: Ích khí, dưỡng âm, phù chính, cố biểu. Dùng bài Sâm Kỳ Tri Mẫu Thang gia giảm: Thiên môn, Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 12g, Bạch liễm, Thương truật, Bạch truật, Bạch thược (sao), Xích phục linh đều 10g, Tri mẫu, Ngân hoa đều 15g, Sơn dược, Lục đậu y, Xích tiểu đậu, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g.
THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO
Là từ chuyên môn để chỉ một trạng thái bệnh lý, có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng cùng chung một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu nuôi não.
Não rất nhậy cảm với việc thiếu O2, nhu cầu O2 của tổ chức não gấp 5 lần so với tim.
Não là cơ quan trọng yếu của cơ thể, vì vậy thiếu máu não sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cách chung và nhất là với hệ thần kinh trung ương. Nếu ngừng tuần hoàn não từ 6- 7 giây sẽ bị ngất, ngừng 40-110 giây sẽ bị mất các phản xạ, ngừng 5 phút thì tế bào não sẽ chết, không hồi phục được.
Biến chứng của Thiểu năng tuần hoàn não là Nhũn não, Xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc chết đột ngột.
Thường gặp nơi người trung niên và có tuổi, đặc biệt nơi những người lao động trí óc, nam nhiều hơn nữ.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ: Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây thiếu máu não cục bộ ở người cao tuổi, được biểu hiện bởi:
Giảm lưu lượng máu lên não.
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
Tai biến mạch máu não dạng TMNCB.
Lưu lượng máu qua não.
Cow Chees Gaay Thieeus Maus Naox Cucj Booj
Do lưu lượng máu đến não thấp
Do huyết tắc hay nghẽn mạch bán phần
Thường phát huy tác dụng khi có sự chít hẹp đáng kể lòng động mạch (trên 70% với động mạch cảnh).
Giải thích các cơn thiếu máu não thoáng qua trên lâm sàng.
Giải thích thiếu máu não cục bộ hay xảy ra nửa đêm hay rạng sáng, khi mà theo nhịp sinh học ngày đêm, hoạt động tim và huyết áp giảm nhiều nhất trong ngày.
Do tắc nghẽn mạch
Sự bít tắc động mạch do những mảnh vật liệu trôi theo dòng máu gây ra.
Những mảnh này có nguồn gốc khác nhau như từ buồng tim (bệnh van tim, rung nhĩ) hoặc từ các mảng huyết khối do vữa xơ động mạch thành lập.
Trên lâm sàng các tai biến này thường xảy ra đột ngột khác với cách xuất hiện từng nấc có báo trước của tai biến do nghẽn mạch.
Do co thắt mạch máu não
Trong TIA có liên quan đến thuốc lá
Ischemic stroke: giả thiết nầy hiện bị nhiều tác gỉa phủ nhận vì cho rằng hiện tượng co thắt chẳng qua chỉ là hậu qủa của rối loạn chuyển hoá tại mô não đang bị thiếu máu.
Do xuất huyết trong mảng xơ vữa
Sự hiện diện của những ổ xuất huyết nhỏ ngay trong lòng của các mảng xơ vữa.
Về phương diện giải phẩu bệnh, có một mối tương quan có ý nghĩa thống kê với sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của tai biến thiếu máu não cục bộ
Do Giảm tưới máu não do qúa trình lão hoá mạch máu não
Biểu hiện của thiếu máu não cục bộ:
Giảm sút qúa trình hưng phấn ức chế: thay đổi tính tình -> khó tính, thận trọng -> do dự, dễ kích động, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng, chậm hiểu, hay quên, quên ngược chiều.
Rối loạn tâm thần
Nhức đầu, chóng mặt sau khi suy nghĩ nhiều
Run nguyên phát, HC Parkinson.
Theo Đông Y có thể do:
1) Can Dương Thượng Cang: do can dương thịnh bốc lên bên trên gây nên chóng mặt, hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến Can âm bị hao tổn, can dương bị khuấy động bốc lên gây nên huyễn vựng; Có khi Thận âm hư tổn không dưỡng được Can mộc dẫn đến Can âm thiếu, Can dương bốc lên gây nên.
2) Đờm Trọc Trung Trở: Do ăn nhiều các thứ bổ béo làm cho tỳ vị bị tổn thương, chức năng vận hóa bị rối loạn, thức ăn uống không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, đờm thấp ứ trệ khiến thanh dương không thăng, trọc âm không giáng, gây nên.
3) Thận Tinh Bất Túc: Do từ bẩm sinh Thận đã bị bất túc hoặc do lao động nặng nhọc, phòng dục quá mức khiến cho Thận tinh bị tiêu hao, tinh tủy không đủ, không nuôi dưỡng được cho não, mà theo YHCT não là bể của tủy, cũng gây nên.
4) Khí Huyết Đều Hư: Do bệnh lâu không khỏi, khí huyết hao tổn, hoặc sau khi mất máu, bệnh chưa phục hồi, hoặc tỳ vị hư nhược không vận hóa thức ăn được để sinh ra khí huyết dẫn đến khí huyết đều hư, khí hư thì dương yếu, huyết hư thì não không được nuôi dưỡng đều gây nên.
Chẩn Đoán
. Đòi hỏi những thiết bị kỹ thuật chính xác như Lưu huyết não đồ, Siêu âm đo hiệu ứng Doppler, Điện não đồ, Citi, Chụp cộng hưởng…
Triệu Chứng
Trên lâm sàng, TNTHN có ba giai đoạn:
. Giai Đoạn I: Có suy nhược về tuần hoàn não. Người bệnh có cảm giác mệt, giảm sút hoạt động trí óc, hay nhức đầu, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế.
Các triệu chứng này lúc có lúc không, lúc tăng lúc giảm. Giai đoạn này điều trị có hiệu quả nhất.
. Giai Đoạn II: các triệu chứng của giai đoạn I thường xuyên hơn, có rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm xúc, khả năng tự kềm chế bản năng sinh vật giảm, thỉnh thoảng có khoảng vắng ý thức, liệt mặt thoáng qua, nói ngọng và nhìn đôi thường xuyên.
. Giai Đoạn III: các triệu chứng của giai đoạn II rõ và thường xuyên, có biểu hiện tổn thương thần kinh như nhũn não, động kinh, Parkison.
Theo Đông Y
Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau:
+ Can Dương Thượng Cang: chóng mặt, ù tai, đầu có lúc đau căng, khi tức giận thì đau tăng, ngủ ít, hay mơ, hay tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch Huyền.
Điều trị: Bình Can, tiềm dương, thanh hỏa, tức phong. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Thiên ma 8g, Câu đằng 12g, Sơn chi 12g, Thạch quyết minh (sống) 20g, Đỗ trọng 10g, Tang ký sinh 12g, Ngưu tất 12g, Ích mẫu thảo 12g, Hoàng cầm 10g, Dạ giao đằng 10g, Phục thần 12g.
Thêm Bạch thược, Chân châu mẫu. Sắc uống.
(Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh để bình Can, tiềm dương; Hoàng cầm, Chi tử để thanh Can hỏa; Tang ký sinh để bổ Can Thận; Dạ giao đằng, Bạch linh để dưỡng Tâm, an thần; Thêm Bạch thược, Chân châu mẫu để hỗ trợ tác dụng bình Can, tiềm dương.
Nếu lưỡi đỏ, mạch Huyền là can dương thịnh: thêm Sinh địa, Nữ trinh để dưỡng can âm. Nếu ban đầu miệng đắng, mắt đỏ, lưỡi đỏ, mạch Huyền, Sác: thêm Long đởm, Hạ khô thảo, Đơn bì để thanh Can, tiết nhiệt. Bệnh nặng, buồn nôn, chân tay tê cứng run rẩy: thêm Quy bản, Mẫu lệ, Từ thạch để tiềm dương, tức phong.
Khi bệnh đã trở lại bình thường, nên thường xuyên uống bài Câu Kỷ Địa Hoàng Hoàn để bổ thận, dưỡng can, duy trì kết quả lâu dài.
+ Đờm Trọc Trung Trở: Chóng mặt và nặng đầu, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, ngủ li bì, lưỡi trắng, mạch Nhu, Hoạt.
Điều trị: Táo thấp, tiêu đờm, kiện Tỳ, hoà Vị. Dùng bài Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang(Y Học Tâm Ngộ): Bán hạï8g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Phục linh 12g, Thiên ma 8g, Trần bì 8g. Sắc uống.
(Bán hạ, Trần bì, Bạch linh, Cam thảo để hóa thấp, trừ đờm; Bạch truật để kiện tỳ; Thiên ma để trừ huyễn vựng, hông sườn đầy, bụng trướng).
Ăn ít thêm Bạch đậu khấu để hóa trọc, khai Vị. Tai ù thêm Thạch xương bồ, Thông bạch để thông dương, khai khiếu. Nếu đầu nặng, mắt đau, buồn phiền, hoảng hốt, miệng đắng, nước tiểu vàng là đờm trọc hóa hỏa, nên dùng bài Hoàng Liên Ôn ĐởmThang gia giảm.
+ Thận Tinh Bất Túc: Váng đầu, mệt mỏi, hay quên, lưng đau, gối mỏi, tai ù, mất ngủ, di tinh, chân tay lạnh, lưỡí nhạt, mạch Trầm Tế.
Nếu thiên về âm hư thì lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác.
Nếu thiên về dương hư thì chân tay lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm Tế.
Điều trị:
+ Thiên về dương hư thì bổ thận, trợ dương.
+ Thiên về âm hư thì bổ thận, tư âm.
Dùng bài Hữu Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Thục địa 160g, Sơn dược 80g, Sơn thù 40g, Câu kỷ tử 80g, Đỗ trọng 80g, Đương quy 80g, Thỏ ty tử 80g, Phụ tử 20g, Nhục quế 20g, Lộc giác giao 80g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 16-20g.
Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Đơn bì 120g, Hoàng bá80g, Phục linh 120g, Tri mẫu 80g, Thục địa 320g, Trạch tả 120g, Sơn thù 160g, Sơn dược 160g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12-16g.
Nếu chóng mặt nhiều, đầu nặng: thêm Long cốt, Mẫu lệ, Thạch quyết minh để tiềm dương.
+ Khí Huyết Đều Hư: Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhợt, môi nhạt, móng tay móng chân nhạt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, biếng nói, biếng ăn, lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược.
Điều trị: Bồi dưỡng khí huyết, kiện vận Tỳ Vị. Dùng bài Quy Tỳ Thang Gia Giảm (Tế Sinh Phương): Bạch linh 8g, Hoàng kỳ, Nhân sâm, Long nhãn, Bạch truật đều 10g, Hổ phách, Thần sa, Viễn chí, Toan táo nhân, Đương quy đều 4g, Mộc huơng, Cam thảo đều 2g. Sắc uống.
(Trong bài Quy Tỳ có bài ‘Tứ Quân Tử Thang’ (Sâm Linh Truật Thảo) để bổ khí, kiện tỳ; bài ‘Đương Quy Bổ Huyết Thang’ (Đương quy + Hoàng kỳ) để bổ khí huyết; Long nhãn + Táo nhân + Viễn chí để dưỡng tâm, an thần; Mộc hương lý khí, ôn tỳ; Sinh khương, Đại táo điều hòa doanh vệ.
. Nếu thiên về hư hàn, chân tay lạnh: tiêu lỏng: thêm Nhục quế, Can khương để ôn trung, trợï dương.
. Nếu mất máu nhiều, khí theo hnyết thoát, chân taỵ lạnh, đổ mồ hôi, mạch Vi, Nhược, nhanh, phải hồi dương cứu thoát, dùng bài Sâm Phụ Long Lệ Thang gia vị.
TỎA HẦU PHONG
Chứng: Đầu họng đỏ, sưng, lưỡi gà rũ xuống như bị khóa lại, cơm nước khó xuống, hơi thở khó khăn, đau nhức không yên, sắc mặt xanh nhạt, khi thở xương ngực lên xuống mạnh. Nặng thì đổ mồ hôi trán dầm dề, chân tay lạnh.
Bệnh phát đột ngột, gấp, mãnh liệt, gọi là Cấp Tỏa Hầu Phong, khó trị.
Bệnh phát lai rai, không thấy có chứng xấu, gọi là Mạn Tỏa Hầu Phong, dễ trị hơn.
Nguyên nhân:
Đa số do uống nhiều rượu, ăn thức ăn béo, nhiều mỡ, ăn mặc quá nóng đến nỗi nhiệt tích lại bên trong, lâu ngày làm cho hỏa động sinh đờm gây nên bệnh.
Điều trị:
Thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu.
Dùng bài Giải Độc Lợi Yết Thang (13) hoặc Thông Yết Thang (51).
TRĨ
Trĩ là một bệnh mạn tính, do các tĩnh mạch trực trường hậu môn bị dãn và xung huyết thành búi hoặc nhiều búi.
Phân Loại
Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ, Huyết Trĩ
Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực trường hoặc hậu môn mà chia ra Trĩ Nội hoặc Trĩ Ngoại.
Các giai đoạn của Trĩ Nội và Ngoại được phân chia như sau:
Trĩ Nội:chia làm 4 thời kỳ:
1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.
3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.
4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn nghèo.
Trĩ Ngoại:Chia làm 4 thời kỳ:
1) Trĩ lòi ra ngoài.
2) Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.
3) Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.
4) Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.
Nguyên Nhân
Tạng Phế và Đại trường tương thông nhau mà hậu môn là của của Đại trường. Tạng Phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho đầu ruột lòi ra. Đại trường nóng cũng có thể thoát ra.
Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ”.
Một số kinh nghiệm chẩn đoán theo sách ‘Đông Y Gia Truyền’:
. Nhìn mặt, vành môi trên có mụn lở là trĩ trùng đang ăn bên trong tạng, vành môi dưới có mụn lở là trĩ trùng đang cắn ở giang môn (hình dạng mụn cứng, chắc, tròn nhỏ, nổi cao như đầu đũa hoặc 2~3 mụn hoặc 5~7 mụn lác đác trên môi trên hoặc hoặc dưới, to nhỏ không đều, đầu mụn hồng, rất ngứa, cào gãi chỉ ra ít nhựa, có mụn làm mủ nhưng chỉ ra ít mủ).
. Khi đai tiêu, nếu ra máu, thường trước đó mấy giờ thấy cắn nhói trong tim vài cái.
. Khi sắp đi tiêu, dù ra máu hoặc không, 10 đầu ngón chân thường thấy tê, lạnh (đó là bệnh trĩ phát nặng). Đi tiêu xong, vài giờ sau sẽ hết tê lạnh.
. Khi trĩ sưng tấy lên, thường 2 lòng bàn chân cảm thấy nóng, cũng có khi bàn chân giảm cảm giác khoảng vài ngày.
. Khi đi tiêu ra máu rồi, khi trở vào, lúc đó trong người cảm thấy như thường nhưng sau độ ½ giờ hoặc hơn, máu tim thăng bằng trở lại, bị thiếu hụt đi khiến cho sắc mặt tái mét và người mệt mỏi, không muốn cười nói và làm gì vài giờ sau.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
1- Trĩ Nội Xuất Huyết hoặc Thể Huyết Ứ: Đi tiêu xong huyết ra từng giọt, táo bón.
Điều trị: Lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ. Dùng bài:
. Hoạt Huyết Địa Hoàng Thang gia giảm: Sinh địa 20g, Đương quy, Xích thược, Hoàng cầm, Địa du, Hòe hoa, Kinh giới đều 12g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Tứ Vật Đào Hồng Thang gia giảm: Sinh địa, Bạch thược, Trắc bá diệp, Hắc chi ma đều 12g, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Hòe hoa, Chỉ xác đều 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Trĩ Ngoại Bị Viêm Nhiễm (Hoặc thể Thấp Nhiệt): Vùng hậu môn sưng đỏ, đau, trĩ bị sưng to, đau, táo bón, nước tiểu đỏ.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài:
. Hòe Hoa Tán gia vị: Hòe hoa, Trắc bá diệp, Địa du, Chi tử (sao đen) đều 12g, Kinh giới (sao đen), Kim ngân hoa đều 16g, Chỉ xác, Xích thược đều 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Chỉ Thống Thang gia giảm: Hoàng bá, Hoàng liên, Xích thược, Trạch tả đều 12g, Sinh địa 16g, Đào nhân, Đương quy, Đại hoàng đều 8g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
3- Trĩ Lâu Ngày Gây Thiếu Máu Nơi Người Lớn Tuổi (Thể Khí Huyết Đều Hư): Tiêu ra máu lâu ngày, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.
+ Do Tỳ dương hạ hãm: Bổ Trung Ích Khí bội Thăng ma hoặc Cử Nguyên Tiễn.
+ Do Tỳ âm hư: Bổ Trung Ích Khí Thang.
+ Do Trung khí hư hàn: Ngũ Quân Tử Thang, Ôn Vị Ẩm thêm Thăng ma, Ngũ vị tử.
+ Do Can Thận hư hàn: Đại Bổ Nguyên Tiễn, Lý Âm Tiễn.
Thuốc Nam
+ Lá Thiên lý 100g, Muối ăn 05g. hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp chỗ dom lòi ra đã được rửa sạch bằng thuốc tím. Băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Trong vòng 3-4 ngày thường khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá La tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng, rịt vào sau khi đã rửa sạch chỗ dom lòi. Có thể để nguyên lá, úp vào dom hoặc nướng cháy lá, vo lại, cho vào hậu môn. Nên làm buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại. Thường khỏi rất nhanh, đi lại bình thường, 2-3 năm không thấy tái phát. Có người lòi dom 4-5cm cũng khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Hòe Hoa Tiêu Trĩ Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 5): Hòe hoa, Hòe giác, Hoạt thạch đều 15g, Sinh địa, Ngân hoa, Đương quy đều 12g, Hoàng liên, Hoàng bá, hoàng cầm đều 10g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết chỉ thống, trục ứ tiêu trĩ. Trị trĩ nội.
(Hòe hoa, Hòe giác để lương huyết, chỉ huyết, hành huyết, tán kết, tiêu thủng, trị trĩ. Hợp với Đương quy, Sinh địa để dưỡng âm, thanh nhiệt, hoạt huyết, nhuận trường; Ngân hoa, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá tiêu thủng, chỉ thống; Thăng ma, Sài hồ, Chỉ xác thăng đề thanh khí; Hoạt thạch, Cam thảo lợi thấp thông tiện, dẫn thuốc đi xuống).
Đã trị 400 ca, thời kỳ 1 có 210 ca, thời kỳ hai có 117 ca, thời kỳ ba là 73 ca. Trong đó trĩ 110 ca, rách hậu môn kèm bội nhiễm 103 ca. kết quả: khỏi hoàn toàn 244, có chuyển biến tốt 123, không kết quả 33. Đạt tỉ lệ chung 92%.
+ Giải Độc Đạo Trệ Thang (Quảng Tây Trung Y Dược 1986, 6): Đại hoàng, Xích thược, Tử hoa địa đinh đều 20g, Kim ngân hoa, Mang tiêu 15g, Hồng hoa, Bồ công anh, Hoàng liên đều 10g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ huyết. Trị trĩ ngoại.
Đã trị 7 ca, uống 1~4 thang, đều khỏi.
+ Khứ Ứ Định Thống Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Nhũ hương, Một dược, Ngưu tất, Đơn bì, Mộc thông, Trạch tả, Bạch chỉ đều 10g, Xích tiểu đậu 30g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, khứ ứ, thanh nhiệt, táo thấp. Trị ngoại trĩ, trĩ nội
Đã trị 95 ca, khỏi 80, có chuyển biến tốt 11, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ chung 95,7%. Trung bình uống 6 ngày.
TRÚNG PHONG
(Epolepsy – Epolepsie)
Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được …
Thường gặp nơi những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao…
Bệnh có thể xẩy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn.
YHHĐ gọi là Não Huyết Quản Ngoại Ý – Tai Biến Mạch Máu Não.
Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) viết: “Khi thân hình chúng ta bị trúng phong tà, nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu dư, nó sẽ làm cho tứ chi bị khinh hoặc trọng, không co duỗi được, làm cho thân mình khó xoay trở, khó cúi xuống hoặc ngửa lên, toàn thân hoặc bán thân bất toại…”.
Thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn 42) viết: “ Phong trúng vào du huyệt của ngũ tạng lục phủ, truyền
nhập vào bên trong, cũng là phong của tạng phủ, tất cả đều trúng vào chỗ khí huyết suy yếu, thiên về một chỗ gọi là thiên phong”.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ nhận định rằng do lạc mạch bên trong bị trống rỗng nên phong tà bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào. Và sách Kim Quỹ là sách đầu tiên đưa ra Phong trúng kinh, lạc, tạng hoặc phủ để phân biệt trạng thái nặng nhẹ của bệnh. Đời Đường, thế kỷ thứ 5-6 các sách Thiên Kim Phương, Ngoại Đài Bí Yếu, Tế Sinh Phương cũng đều bàn về chứng Trúng Phong nhưng cũng lập luận gần giống như sách Kim Quỹ. Đến đời Kim Nguyên (thế kỷ 12-13) Lưu Hà Gian nêu lên thuyết hỏa thịnh, Lý Đông Viên lại chủ trương do khí hư còn Chu Đan Khê cho rằng do đờm thấp. Vương Luân lại dựa trên nguyên nhân gây bệnh phân ra làm Chân Trúng và Loại Trúng. Đời nhà Minh (thế kỷ 16-17), Trương Cảnh Nhạc cho rằng không phải do phong, mà do ‘nội thương tích tổn’. Lý Sỹ Tài lại chia Trúng phong thành hai loại là Bế Chứng và Thoát Chứng. Đời Thanh (thế kỷ 17-18), Diệp Thiên Sỹ lại cho rằng do Can dương sinh ra nội phong gây nên. Trương Bá Long, Trương Sơn Lôi, Trương Tích Thuần lại cho rằng do âm dương không điều hòa, khí huyết nghịch loạn, trực trúng phạm vào não gây nên.
Trúng phong thường gây nên tai biến chính là: Mạch máu não bị ngăn trở hoặc xuất huyết não sẽ làm cho não tủy bị tổn thương. Thường thấy có những biểu hiện sau:
. Hôn Mê: thường thấy ngay từ đầu. Nếu nhẹ thì tinh thần hoảng hốt, mê muội, thích khạc nhổ hoặc ngủ mê man. Nếu nặng thì hôn mê, bất tỉnh. Có bệnh nhân lúc đầu còn tỉnh táo, vài ngày sau mới hôn mê. Đa số bệnh nhân khi hôn mê kèm nói sảng, vật vã không yên.
. Liệt Nửa Người: Nhẹ thì cảm thấy tay chân tê, mất cảm giác, tay chân không có sức. Nặng thì hoàn toàn liệt. Thường chỉ liệt một bên và đối xứng với bên não bị tổn thương. Đa số liệt dạng mềm, chỉ có một số ít liệt dạng cứng, co rút. Thường lúc đầu bị liệt dạng mềm rũ, tay chân không có sức, nhưng một thời gian sau, lại bị co cứng, các ngón tay, chân không co duỗi được.
. Miệng Méo, Lưỡi Lệch: thường gặp ở giai đoạn đầu kèm chảy nước miếng, ăn uống thường bị rớt ra ngoài, khó nuốt.
. Nói Khó Hoặc Không Nói Được: Nhẹ thì nói khó, nói ngọng, người bệnh cảm thấy lưỡi của mình như bị cứng. Nếu nặng, gọi là trúng phong bất ngữ, không nói được. Thường một thời gian sau chứng khó nói sẽ bình phục dần.
Nguyên Nhân
Tuy nhiều tác giả chủ trương khác nhau nhưng chủ yếu là do bên trong bị tổn thương, lạc mạch trống rỗng nên phong tà bên ngoài dễ xâm nhập vào, kèm Can Thận suy yếu nên dễ sinh ra nội phong.
Thường thấy một số nguyên nhân sau:
+ Ngoại Phong: Thuyết này bắt đầu từ thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn 45) khi cho rằng chứng thiên khô (liệt nửa người) là do chính khí hư, tà khí lưu lại. Thiên ‘Trúng Phong Lịch Tiết’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: «Mạch thốn khẩu Phù mà Khẩn, Khẩn thuộc hàn, Phù thuộc hư, hàn và hư cùng chạm nhau là tà ở ngoài bì phu. Mạch Phù là huyết hư, lạc mạch bị trống rỗng, tà khí lưu lại hoặc ở bên trái hoặc bên phải, mà tà khí lại hoãn, chính khí thì cấp, vì vậy chính khí dẫn tà khí vào thành ra chứng oa tà, bất toại». Điều này cho thấy do mạch lạc trống rỗng, phong tà bắt đầu từ phần biểu vào phần lý gây nên chứng oa tà, bất toại. Trường hợp này tuy có phần nào do bên trong hư yếu nhưng cần chú trọng đến ngoại phong.
+ Hỏa Thịnh: Do Lưu Hà Gian đề xướng. Ông cho rằng trúng phong vốn do hỏa của Tâm quá thịnh, thận thủy suy yếu. Thận hư không ức chế được hỏa gây nên âm hư dương thịnh, hư hỏa bốc lên trên che lấp tâm thần khiến cho người bệnh ngã lăn ra bất tỉnh. Trương Bá Long lại cho rằng do hỏa của Tâm và Can quá thịnh làm cho khí huyết bốc lên gây ra chứng ‘thốt trúng’.
+ Nội Phong: Diệp Thiên Sỹ cho rằng trúng phong là do dương khí trong cơ thể biến động vì Can là tạng thuộc phong, nếu tinh huyết suy kém, thủy không nuôi được mộc, mộc không tươi tốt, cho nên phần dương của can thịnh, khiến cho nội phong bốc lên gây ra chứng trúng phong. Hoặc do Can âm suy, huyết bị táo sinh ra nhiệt, nhiệt làm phong dương bốc lên che lấp các khiếu của lạc mạch, gây nên chứng trúng phong.
+ Thấp Đờm: Do Chu Đan Khê khởi xướng. Ông dựa vào địa lý cho rằng: «Miền tây bắc khí hậu lạnh thì bị trúng phong là thực chứng, miền Đông Nam khí ôn mà đất nhiều thấp, nếu bị trúng phong thì không phải là phong mà đều do thấp sinh ra đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong. Chủ yếu là ở thấp tà. Trong trường hợp trúng phong, tuy đờm không phải là nguyên nhân chính nhưng hầu hết đều có dấu hiệu của đờm (khò khè, sùi bọt mép…), do hỏa của Tâm và Can thịnh, tân dịch bị nung đốt hóa thành đờm gây nên bệnh.
+ Khí Hư: thường có liên hệ với tuổi tác và thể chất của người bệnh. Chu Đan Khê cho rằng «Trúng phong không phải do phong tà từ bên ngoài vào mà do khí ở trong người tự gây nên bệnh».
+ Do Chính Khí Suy Yếu: Người lớn tuổi, người vốn suy nhược, người bệnh lâu ngày khí huyết bị suy tổn, nguyên khí bị hao tổn, não mạch không được nuôi dưỡng, khí hư không đủ sức để vận hành huyết, huyết khó lưu thông làm cho mạch máu ở não bị ứ trệ không thông, âm huyết suy yếu không ức chế được dương, nội phong bốc lên, hợp với đờm trọc, ứ huyết làm che lấp thanh khiếu gây nên bệnh.
. Do Lao Lực Nội Thương: Lao nhọc quá độ sẽ khiến cho dương khí bốc lên, dẫn đến phong dương bị động. Nội phong động thì hỏa sẽ bốc lên. Hoặc kèm đờm, ứ huyết che lấp thanh khiếu, mạch lạc. Do Can dương bốc lên, khí huyết vọt mạnh lên gây nên trúng phong, bệnh thường nặng.
. Do Tỳ Mất Chức Năng Kiện Vận, đờm sinh ra ở bên trong: Ăn uống thức ăn ngọt, béo, uống rượu… làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ mất chức năng vận hóa thì sẽ sinh ra đờm, đờm uất lâu ngày hóa thành nhiệt, đờm nhiệt cùng hợp nhau uất trệ ở kinh mạch, bốc lên che lấp thanh khiếu. Hoặc do Can vốn vượng, khí cơ uất kết, làm tổn thương Tỳ thổ (Can khí phạm Vị), đờm trọc sẽ sinh ra. Hoặc Can uất hóa hỏa, nung đốt tân dịch thành đờm, đờm uất kết lại, xâm nhập vào kinh mạch gây nên bệnh. Vì vậy sách ‘Đan Khê Tâm Pháp – Trúng Phong’ viết: “Thấp thổ sinh đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong vậy”.
. Do Ngũ Chí Bị Tổn Thương, tình chí quá mức: Thất tình (bẩy loại tình chí) không điều hòa, Can mất chức năng điều đạt, khí bị uất trệ, huyết không thông hành, ứ kết ở não mạch. Giận dữ quá làm tổn thương Can làm cho Can dương bộc phát lên. Hoặc Tâm hỏa quá thịnh, phong và hỏa hợp với nhau, huyết bị uất, khí nghịch lên, đưa lên não. Tình chí thất thường đều có thể làm cho khí huyết nghịch lên não gây ra trúng phong. Thường gặp nhiều nơi người giận dữ quá.
Ngoài ra có những trường hợp trúng phong do ngoại tà bên ngoài gây nên. Thí dụ như trường hợp phong tà bên ngoài nhân cơ hội cơ thể suy yếu, xâm nhập vào kinh lạc, làm cho khí huyết bị ngăn trở, cơ nhục, gân mạch không được nuôi dưỡng. Hoặc do ngoại tà làm cho đờm thấp bốc lên, làm ngăn trở kinh lạc gây nên. Những trường hợp này, người xưa gọi là Trực Trúng.
Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị
Biện Chứng
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ khi bàn về chứng trúng phong chủ yếu phân ra nặng nhẹ, nông sâu để phân biệt. Trương Trọng Cảnh cho rằng: «Tà ở lạc thì da thịt bị tê, tà ở đường kinh thì nặng nề, tà vào phủ thì hôn mê bất tỉnh, tà vào tạng thì lưỡi cứng khó nói, sùi bọt mép». Sau này, các sách cũng theo cách phân chia này để dễ trình bầy.
Tuy nhiên dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể phân làm hai trường hợp sau:
- Chứng Bế: Hai tay nắm chặt, hàm răng cắn chặt, thở khò khè như kéo cưa, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hồng, Sác, Huyền là Chứng Bế loại dương chứng. Nếu nằm yên, không vật vã, thở khò khè, rêu lưỡi trắng trơn mà có nhớt, mạch Trầm Hoãn, là Chứng Bế loại âm chứng
- Chứng Thoát: Mắt nhắm, miệng há, thở khò khè, tay chân duỗi ra, nặng thì mặt đỏ, mồ hôi ra thành giọt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Vi, Tế, muốn tuyệt. Đây là dấu hiệu dương khí muốn thoát, bệnh tình rất nguy hiểm.
Nguyên Tắc Điều Trị
Trúng phong là chứng cấp, xẩy ra đột ngột, vì vậy, phải chữa ngọn (tiêu) trước. Chú trọng đến việc khứ tà. Thường dùng phép bình Can, tức phong, thanh hóa đờm nhiệt, hóa đờm, thông phủ, hoạt huyết, thông lạc, tỉnh thần, khai khiếu. Thường phân ra chứng bế và thoát để dễ xử lý. Bế chứng: khứ tà, khai khiếu, tỉnh thần, phù chính. Thoát chứng: cứu âm cố dương. Đối với chứng ‘nội bế ngoại thoát’ nên phối hợp khai khiếu, tỉnh thần với phù chính cố bản. Khi điều trị di chứng, thường thấy hư thực lẫn lộn, tà thực chưa giải hết đã thấy xuất hiện hư chứng, nên phù chính, khứ tà, thường dùng phép dục âm, tức phong, ích khí, hoạt huyết.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các chứng sau:
+ Phong Đờm Ưù Huyết Trở Trệ Lạc Mạch: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, lưỡi cứng, nói khó, nửa người giảm cảm giác, đầu váng, hoa mắt, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thông lạc. Dùng bài Hóa Đờm Thông Lạc Thang.
(Bán hạ, Phục linh, Bạch truật kiện Tỳ, hóa thấp; Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng thanh hóa đờm nhiệt; Thiên ma bình Can, tức phong; Hương phụ sơ Can lý khí, điều sướng khí, giúp cho Tỳ vận hóa thấp. Hợp với Đan sâm để hoạt huyết, hóa ứ; Đại hoàng thông phủ, tả nhiệt, lương huyết, quét sạch đờm nhiệt tích trệ bên trong.
Nếu huyết ứ nhiều, lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ huyết, thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết, hóa ứ. Rêu lưỡi vàng nhớt, phiền táo không yên, có dấu hiệu của nhiệt thêm Hoàng cầm, Chi tử để thanh nhiệt, tả hỏa. Đầu váng, đầu đau thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo để bình Can, tức phong.
+ Can Dương Thịnh, Phong Hỏa Bốc Lên: Liệt nửa người, mửa người tê dại, lưỡi cứng, khó nói hoặc không nói được, hoặc miệng méo, chóng mặt đau đầu, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, tâm phiền, dễ tức giận, nước tiểu đỏ, táo bón, rêu lưỡi đỏ hoặc đỏ tím, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền có lực.
Điều trị: Bình Can, tả hỏa, thông lạc. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm.
(Thiên ma, Câu đằng bình Can, tức phong; Thạch quyết minh (sống) trấn Can, tiềm dương; Ngưu tất dẫn huyết đi xuống; Hoàng cầm, Sơn chi, Hạ khô thảo thanh Can, tiết hỏa).
Đầu váng, đau đầu thêm Cúc hoa, Tang diệp. Tâm phiền, dễ tức giận thêm Đơn bì, Bạch thược; Táo bón thêm Đại hoàng. Nếu thấy hoảng hốt, mê man, do phong hỏa bốc lên thanh khiếu, do tà từ kinh lạc chuyển vào tạng phủ, nên dùng Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn hoặc An Cung ngưu Hoàng Hoàn để khai khiếu, tỉnh thần. Nếu phong hỏa hợp với huyết bốc lên, nên dùng phép lương huyết, giáng nghịch để dẫn huyết đi xuống.
+ Đờm Nhiệt Tạng Thực, Phòng Đờm Thượng Kháng: liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, nửa người giảm cảm giác, bụng trướng, phân khô, táo bón, đầu váng, hoa mắt, khạc đờm hoặc đờm nhiều, lưỡi đỏ tối hoặc tối nhạt, lưỡi vàng hoặc vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Hoạt mà Đại.
Điều trị: Hóa đờm thông phủ. Dùng bài Tỉnh ??? Thừa Khí Thang.
(Đại hoàng, Mang tiêu quét sạch trường vị, thông phủ, tiết nhiệt; Quát lâu, Đởm nam tinh thanh nhiệt, hóa đờm. Có thể thêm Đan sâm để hoạt huyết, thông lạc).
Nếu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt, táo bón, là dấu hiệu của nhiệt, thêm Chi tử, Hoàng cầm. Người lớn tuổi suy yếu, tân dịch suy kém, thêm Sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm. Táo bón nhiều ngày không đi tiêu được đờm nhiệt tích trệ gây nên bứt rứt không yên, lúc tỉnh lúc mê, nói sàm, đó là trọc khí chư a trừ được, khí huyết bốc lên, xâm nhập vào não gây nên chứng phong trúng tạng phủ. Cần dùng phương pháp thông hạ
+ Khí Hư Huyết Ứ: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, nói khó hoặc không nói được, nửa người mất cảm giác, sắc mặt u tối, hơi thở ngắn, không có sức, chảy nước miếng, tự ra mồ hôi, hồi hộp, tiêu lỏng, tay chân phù, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhạt, mạch Trầm Tế, Tế Sác hoặc Tế Huyền.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, phù chính, khứ tà. Dùng bài Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang.
(Hoàng kỳ bổ khí, phối hợp với Đương quy dưỡng huyết; Hợp với Xích thược, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Địa long để hoạt huyết, hóa ứ, thông lạc.
Khí hư thêm Đảng sâm, Thái tử sâm để ích khí, thông lạc. Nói khó thêm Viễn chí, Thạch xương bồ, Uất kim để khứ đờm, thông khiếu. Hồi hộp, suyễn khó thở, thêm Quế chi, Chích cam thảo để ôn kinh, thông dương. Tay chân tê thêm Mộc qua, Thân cân thảo, Phòng kỷ để thư cân, hoạt lạc. Tê chi trên thêm Quế chi để thông lạc. Chi dưới yếu, không có sức thêm Tục đoạn, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để làm mạnh gân xương. Tiểu không tự chủ thêm Tang phiêu tiêu, Ích trí nhân để ôn Thận, cố sáp. Huyết ứ nhiều thêm Nga truật, Thủy điệt, Quỷ tiễn vũ, Kê huyết đằng để phá huyết, thông lạc.
+ Âm Hư Phong Động: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được, nửa người tê dại, phiền táo, mất ngủ, chóng mặt, tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ tối, ít rêu hoặc không rêu, mạch Tế Huyền hoặc Tế Huyền Sác.
Điều trị: Tư dưỡng Can Thận, tiềm dương, tức phong. Dùng bài Trấn Can Tức Phong Thang.
(Long cốt, Mẫu lệ, Đại giả thạch trấn Can, tiềm dương; Quy Bản, Bạch thược, Huyền sâm, Thiên môn tư dưỡng Can Thận âm).
Nếu nặng thì dùng Ngưu tất hỗ trợ cho Xuyên luyện tử để dẫn khí huyết đi xuống; Hợp với Nhân trần, Mạch nha để thanh Can, thư uất. Có thể phối hợp với Câu đằng, Cúc hoa để tức phong, thanh nhiệt. Có đờm nhiệt thêm Thiên trúc hoàng, Trúc lịch, Bối mẫu để thanh hóa đờm nhiệt. Tâm phiền, mất ngủ thêm Hoàng cầm, Sơn chi để thanh tâm, trừ phiền; Thêm Dạ giao đằng Trân châu mẫu để trấn Tâm, an thần. Đầu đau, đầu nặng thêm Thạch quyết minh, Hạ khô thảo để thanh Can, tức phong.
+ Đờm Nhiệt Nội Bế Thanh Khiếu: Bệnh bắt đầu đột ngột, hôn mê, liệt nửa người, mũi nghẹt, đờm khò khè, tay chân gồng cứng, co rút, gáy lưng và cơ thể nóng, bứt rứt không yên, tay chân lạnh, có khi nôn ra máu, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhờn, hoặc khô, mạch Huyền Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm, tỉnh thần, khai khiếu. Dùng bài Linh Dương Giác Thang kèm dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đổ cho uống hoặc thổi vào mũi.
(Linh dương giác, trân châu mẫu, Trúc nhự, Thiên trúc hoàng để thanh hóa đờm nhiệt; Thạch xương bồ, Viễn chí hóa đờm, khai khiếu; Hạ khô thảo, Đơn bì thanh Can, lương huyết).
Đờm nhiều thêm Trúc lịch, Đởm nam tinh. Nhiệt nhiều thêm Hoàng cầm, Sơn chi tử. Hôn mê nặng thêm Uất kim.
+ Đờm Thấp Che Lấp Tâm Khiếu: Cơ thể vốn bị dương hư, thấp đờm nội uẩn, khi phát bệnh thì hôn mê, liệt nửa người, tay chân mềm, không ấm hoặc lạnh, mặt trắng, môi xám, đờm dãi nhiều, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm, Hoạt hoặc Trầm Hoãn.
Điều trị: Ôn dương hóa đờm, tỉnh thần, khai khiếu. Dùng bài Cổn Đờm Thang kèm dùng Tô Hợp Hương Hoàn đổ vào cho uống hoặc thổi vào mũi.
(Bán hạ, Trần bì, Phục linh kiện Tỳ, táo thấp, hóa đờm; Đởm nam tinh, Trúc nhự thanh hóa đờm nhiệt; Thạch xương bồ hóa đờm khai khiếu).
+ Nguyên Khí Bại Thoát, Thần Minh Tán Loạn: Đột ngột hôn mê, chân tay mềm yếu, ra mồ hôi nhiều. Nặng hơn thì toàn thân lạnh, nặng nề, tiêu tiểu không tự chủ, lưỡi mềm, lưỡi mầu đỏ tối, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Hoãn, Trầm Vi.
Điều trị: Ích khí, hồi dương, cố thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang.
(Nhân sâm đại bổ nguyên khí. Phụ tử ôn Thận, tráng dương; Hai vị này phối hợp với nhau có tác dụng ích khí, hồi dương, cố thoát).
Mồ hôi ra nhiều thêm Ngô thù du, Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ để thu hãn, cố thoát. Nếu có kèm ứ, thêm Đan sâm.
+ Phong Trúng Kinh Lạc: Dưỡng huyết, khu phong, thông kinh, hoạt lạc.
. Lúc mới bắt đầu, nên dùng bài Đại Tần Giao Thang hoặc Đại Hoạt Lạc Đơn, Tiểu Hoạt Lạc Đơn… Nếu có biến chứng nóng lạnh, dùng bài Tiểu Tục Mệnh Thang.
. Nếu có di chứng, có thể dùng những bài thuốc trên và nên bổ khí, trừ ứ huyết, thông kinh, hoạt lạc. Dùng bài Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang,
miệng méo, dùng bài Khiên Chính Tán. Nói khó, dùng bài Tư Thọ Giải Ngữ Thang.
+ Phong Trúng Tạng Phủ
Bế chứng: Trừ đờm, khai khiếu.
. Dương Bế: Dùng Chí Bảo Đơn, Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn.
. Âm Bế: Dùng Tô Hợp Hương Hoàn uống kèm với Trúc lịch hòa nước cốt Gừng.
Hàm răng nghiến chặt: dùng bài Tam Hỏa Thang.
Thoát Chứng: Hồi dương, cứu thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang. Nếu chứng thoát mà kèm đờm dãi bế tắc khiếu ở trong không thông, đó là dấu hiệu trong bế ngoài thoát, dùng bài Tam Sinh Ẩm thêm nhiều Nhân sâm để vừa khai bế, vừa cố thoát.
Khi qua cơn tỉnh lại, nếu do nội phong nặng, cần tư âm, tiềm dương, trấn hỏa, tức phong, dùng bài Đại Định Phong Châu hoặc Chân Châu Hoàn. Nếu thiên về hỏa thịnh thì nên thanh Can, giáng hỏa, dùng bài Linh Dương Giác Thang hoặc Long Đởm Tả Can Thang. Nếu nhiều đờm thêm Trúc lịch và nước cốt Gừng. Nếu chứng thoát đã giữ được nhưng nguyên khí vẫn suy yếu, nên tiếp tục dùng Nhân sâm cho uống. Đờm nhiều cần khai khiếu, cổn đờm, dùng bài Đạo Đờm Thang. Âm và dương đều hư nên dùng bài Địa Hoàng Ẩm Tử.
Một Số Bài Thuốc Kết Quả Tốt
+ Hóa Đờm Thông Phủ Ẩm (Danh Y trị Nghiệm Lương Phương): Toàn qua lâu 30~40g, Đởm nam tinh 6~10g, Đại hoàng (sống, cho vào sau) 10~15g, Mang tiêu (hòa vào nước thuốc uống) 10~15g. Sắc uống.
TD: Hóa đờm thông phủ. Trị trúng phong kèm tiêu khó, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền Hoạt.đã trị 158 ca. Trị nửa tháng đến 1 tháng. Kết quả: khỏi 39, hiệu quả ít 42, không kết quả 28. Đạt tỉ lệ 82,3%.
+ Hồng Long Căn Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí 1982, 5): Hồng hoa 15~25g (cho vào sau), Địa long 25~40g, Cát căn 30~50g. Sắc uống ấm, lúc đói. Mỗi ngày một thang, 10 ngày là một liệu trình, nghỉ 3~5 ngày rồi lại tiếp tục.
TD: Hoạt huyết, hóa ứ, sưu phong, thông lạc. Trị trúng phong liệt nửa người, nghẽn mạch máu não, lưỡi cứng, nói khó, liệt mặt.
Đã trị 86 ca, khỏi 44, hiệu quả ít 26, có chuyển biến tốt 10, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 93,1%. Điều trị 20~80 ngày, trung bình 54 ngày.
+ Trấn Can Khoát Đờm Thang (Tân trung Y 1986, 1):Thạch quyết minh, Kê huyết đằng đều 30g, Ngưu tất, Đan sâm đều 15g, Thiên ma, Giáng hương (cho vào sau), Xích thược, Viễn chí (chích), Thiên trúc hoàng, Uất kim đều 10g, Thạch xương bồ 6g. Sắc uống.
TD: Trấn Can tức phong, Khoát đờm khai khiếu, hóa đờm thông lạc. Trị bệnh ở mạch máu não, tắc mạch máu não, xuất huyết dưới màng nhện.
Đã trị 70 ca, khỏi 38, có chuyển biến tốt 26, chết 6 (xuất huyết não 3, Tắc mạch máu não 3). Đạt tỉ lệ 91,4%.
+ Khứ Ứ Thông Mạch Thang (Tân Trung Y 1986, 1): Hoàng kỳ 30~50g, Quế chi, Đương quy, Địa long, Ngưu tất, Kê huyết đằng đều 15~30g, Xuyên khung, Đan sâm, Đào nhân 10~15g, Cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Phối hợp châm các huyệt Kiên tỉnh, Khúc trì, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý. Châm ngày 1 lần.
TD: Ích khí, hoạt huyết, khứ ứ, thông mạch. Trị di chứng trúng
phong – tai biến mạch máu não (toàn thân hoặc liệt nửa người).
Đã trị 126 ca, khỏi 100%. Trong đó, khỏi hẳn 54, có kết quả ít 40, chuyển biến tốt 34. thời gian điều trị: ít nhất 5 ngày, nhiều nhất 1 năm.
(Bài này lấy từ bài Hoàng Kỳ Ngũ Vật Thang (Kim Quỹ Yếu Lược) và bài Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang (Y Lâm Cải Thác). Bệnh này do khí hư, huyết ngưng, ứ trở ở huyết mạch, cân mạch không được nuôi dưỡng gây nên, vì vậy, dùng Hoàng kỳ để bổ khí, Quế chi ôn thông kinh mạch; Xuyên khung hoạt huyết, hành khí; Ngưu tất thông kinh, tán hàn, giáng huyết áp; Đào nhân phá huyết, hành ứ; Đương quy bổ huyết, hòa huyết, điều kinh, khứ ứ; Địa long thông kinh lạc, tức phong, giáng áp; Kê huyết đằng hoạt huyết, bổ huyết, thông lạc; Đan sâm hoạt huyết, thông ứ; Cam thảo điều hòa các vị thuốc).
Khổ Tân Hàn Giáng Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bối mẫu 10g, Câu đằng16, Hàn thủy thạch 30g, Hoạt thạch 50g, Linh dương giác 6g, Mẫu lệ 4g, Tật lê 20g, Thạch cao 30g, Thạch quyết minh 30g, Trần bì 20g, Từ thạch 30g. Sắc, cho thêm 40ml Trúc lịch, ít nước Gừng, uống.
TD: Tiềm dương, tức phong, trừ đờm, khai khiếu. Trị phong hỏa hợp với đờm làm ứ tắc thanh khiếu, tuần hoàn não bị rối loạn, tai biến mạch máu não.
Hoạt Lạc Tiêu Ứ Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bạch thược 30g, Bồ hoàng (sống) 9g, Cam thảo 3g, Chỉ xác 12g, Đan sâm 15g, Đương quy 9g,Hổ phách 9g, Một dược 3g, Nhũ hương 3g, Sài hồ 9g, Sinh địa 18g, Xích thược 30g, Xương bồ 9g, Xuyên khung 9g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, hóa ứ, thông khiếu, an thần. Trị phong trúng kinh lạc, huyết mạch bị ứ trở, mạch máu não bị nghẽn.
Dùng bài Hoạt Lạc Tiêu Ứ Thang cùng với Thất Ly Tán cũng có hiệu quả khá tốt đối với di chứng chấn thương sọ não cũng như đối với các trường hợp do ứ trở mạch lạc mà thần không giữ được sinh ra mất ngủ (Thiên Gia Diệu Phương).
Tán Phong Thông Lạc Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hy thiêm thảo 15g, Lão nga thảo, Ngưu tất, Tần cửu, Đan sâm đều 12g, Tang chi 20g, Hải phong đằng, Xích thược, Địa miết trùng, Cương tằm, Địa long, Mộc qua đều 10g. Sắc uống liên tục 2 tháng. Sau đó cách ngày uống 1 thang.
TD: Tán phong, thông lạc.Trị bệnh mạch máu não.
Đã trị 18 ca, khỏi hoàn toàn 100%, trong đó kết quả ít 12, có kết quả 6.
Quách Thị Não Xuất Huyết Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Câu đằng, Trân châu mẫu, Thạch quyết minh, Ngưu tất đều 30g, Thiên trúc hoàng, Thạch xương bồ đều 15~30g, Uất kim, Trần bì, Bán hạ, Trúc lịch, Cúc hoa, Cam thảo đều 10g. Sắc uống. 30 ngày là 1 liệu trình.
TD: Phương hương khai khiếu, bình Can tức phong, địch đờm, tiềm dương, trấn nghịch. Trị trúng phong xuất huyết (não dật huyết).
Đã trị 31 ca, khỏi 100%. Trong đó khỏi hoàn toàn 11, kết quả ít 15, có kết quả 5.
Não Huyết Quản Thang (Sơn Tây Trung Y Tạp Chí 1989, 3):Long cốt (sống), Mẫu lệ (sống), Đại giả thạch (sống) đều 30g, Ngưu tất, Tục đoạn, Hồng hoa, Xích thược, Nhũ hương, Một dược đều 10g, Tang ký sinh, Đan sâm đều 30g, Xuyên khung 6g. Sắc uống, 10 ngày là 1 liệu trình.
TD: Tiềm giáng, hoạt huyết, khứ ứ, thông mạch. Trị bệnh mạch máu não.
Đã trị 54 ca, khỏi 41, kết quả ít 9, có kết quả 3, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 98,15%.
Hoàng Kỳ Nhất Tam Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1986, 5): Hoàng kỳ 100g, Đảng sâm 30g, Thục địa 25g, Sơn thù nhục, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Xích thược, Đương quy, Địa long, Đào nhân đều 15g, Xuyên khung, Hồng hoa đều 10g.
TD: Ích khí, tư âm, hoạt huyết, thông lạc. Trị di chứng trung phong (di chứng tai biến mạch máu não).
Trị 100 ca, đều khỏi 100%. Trong đó khỏi hoàn toàn 47%, hiệu quả ít 42, có chuyển biến tốt 11.
Tam Đằng Ngũ Trùng Thang (Sơn Tây Trung Y 1988, 6): Thủy điệt, Mộc hương, Ô tiêu xà 9g, Kê huyết đằng 25g, Thổ nguyên 10g, Xú trùng 3g, Địa long 12g, Đan sâm, Nhẫn đông đằng, Câu đằng đều 15g, Hoàng kỳ 50g.
TD: Ích khí, hoạt huyết, khứ ứ, thông lạc, bình can tức phong. Trị di chứng trúng phong (tai biến mạch máu não).
Đã trị 117 ca. Kết quả khỏi 63, bớt nhẹ 34, kết quả ít 13, chuyển biến tốt, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ 96,6%.
Thông Lạc Hoạt Huyết Thang (Trung Y Tạp Chí 1986, 4): Đương quy vĩ, Nhũ hương, Một dược, Đào nhân, Cam thảo đều 10g, Kê huyết đằng 30g, Đan sâm 20g, Hồng hoa 15g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, thông lạc. Trị trúng phong.
Kinh nghiệm hơn 40 năm dùng bài này thấy có kết quả tốt.
Đề Phòng Trúng Phong
Sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ viết: “Phàm người nào thấy ngón tay cái và ngón trỏ tê dại không biết đau, ngứa hoặc tay chân không cử động được hoặc trong da thịt có cảm giác như kiến bò thì trong vòng 3 năm sẽ bị trúng phong nặng”.
Những người tuổi từ 50 trở lên, nên thường xuyên kiểm tra huyết áp. Nếu thấy có những dấu hiệu mặt phừng nóng, đau đầu, giật giật hai bên gân gáy, cần chú ý đề phòng tai biến mạch máu não có thể xẩy ra.
THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ
Gặp ở lứa trên 50 (25-50%), trên 75 tuổi (75%)., chứng viêm tuỷ xám chỉ chiếm 5-10%.
Dựa theo triệu chứng lâm sàng, Đông y xếp bệnh này vào loại Tý Chứng, Nuy Chứng, Đầu Thống, Cảnh Cường, Cảnh Cường Thống, Huyễn Vựng, Cảnh Cân Cơ
Nguyên Nhân
. Do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây nên đau, cử động khó khăn. Gặp nhiều nơi những người cơ thể suy yếu, lớn tuổi.
. Do dinh dưỡng không tốt làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ thống huyết, Tỳ suy yếu, huyết không chuyển vận được đến vùng bệnh gây nên. Thấp tà xâm nhập vào cơ thể những người Tỳ hư do ăn uống suy kém. Thấp kéo dài sẽ biến thành đờm, đờm và thấp cùng đưa lên vùng cổ, vai sẽ làm cho khí huyết bị ngăn trở gây nên đau.
. Do hư yếu của tuổi già. Càng lớn tuổi, xương và các đốt ít được nuôi dưỡng hơn gây nên đau, khó cử động.Gặp nhiều trong chứng Can huyết hư, Thận âm hư.
. Do chấn thương làm ảnh hưởng đến gân cơ và khớp vùng cổ gáy.
Các nguyên nhân trên, nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên bệnh.
Biện Chứng Luận Trị
Do Phong Hàn: Đầu, gáy, vai và lưng trên đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi mỏng, trắng nhạt, mạch Phù, Hoãn hoặc Khẩn.
Điều trị: Khứ phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Quế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm: Cát căn 15g, Quế chi, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, Thương truật, Mộc qua đều 9g, Cam thảo 6g, Tam thất 3g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái.
(Cát căn, Quế chi, Xuyên khung, Thương truật khu phong. Cát căn giải cơ ở phần biểu, có tác dụng trị đau cơ ở vùng vai lưng, cổ, làm chủ dược. Quế chi tán hàn; Bạch thược hoà doanh, vệ để ngăn không cho tà khí xâm nhập vào phần biểu. Ngoài ra, Bạch thược có tác dụng thư cân, giúp cho Cát căn để giảm đau ở cổ. Xuyên khung và Thương truật khu phong thấp, trị đau nhức, đặc biệt ở vùng trên của cơ thể. Xuyên khung và Tam thất thông kinh, hoá ứ, chỉ thống. Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, hoạt huyết để ngăn chận không cho hàn tà xâm nhập vào vùng cổ. Mộc qua táo thấp, thông kinh, thư cân, làm mềm các đốt sống. Kết hợp với Cát căn để làm dãn cơ ở cổ. Đại táo, Sinh khương, Cam thảo hỗ trợ Quế chi và Bạch thược để khu phong, tán hàn, điều hoà doanh vệ).
Cử động khó thêm Thân cân thảo và Lạc thạch đằng đều 9g. Đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g.
Nếu có biểu hiện thấp nhiều, có cảm giác như cái bao đè lên đầu thay Quế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm bằng bài Khương Hoạt Thắng Thấp Thang gia vị: Cát căn 12g, Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi đều 9g, Cảo bản, Phòng phong, Xuyên khung, Uy linh tiên, Thương truật đều 6g, Cam thảo 3g.
Nếu có biểu hiện phong nhiều, đau nhiều chỗ, sợ gió, thay bài Quế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm bằng bài Phòng Phong Thang gia giảm:Phòng phong, Cát căn đều 12g, Tần giao, Uy linh tiên, Khương hoạt đều 9g, Phục linh, Đương quy, Quế chi đều 6g, Ma hoàng 3g.
Đờm Thấp Ngăn Trở Kinh Mạch: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, váng đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, không có sức, nôn mửa, ngực và hông sườn đầy tức, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Hoạt, Nhu.
Điều trị: Hoá đờm, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Phục Linh Hoàn gia giảm: Phcụ linh, Trần bì, Địa long đều 12g, Đởm nam tinh, Bán hạ, Bạch giới tử, Ngũ vị tử đều 10g, Cát cánh 6g, Tam thất 3g.
(Phục linh, Trần bì, Bán hạ hoá đờm, khứ thấp; Bạch giới tử tán hàn, trừ thấp, chỉ thống; Đởm nam tinh khứ đờm, thông kinh; Địa long thông kinh, chống co giật; Ngũ vị tử cố biểu để ngăn chận tà khí xâm nhập; Tam thất hoạt huyết, khứ ứ; Cát cánh dẫn thuốc lên phần trên, hoá đờm).
Có dấu hiệu phong thấp thêm Quế chi, Khương hoạt đêù 9g. Chóng mặt thêm Thiên ma, Bạch truật đều 12g; Ngực đầy thêm Đan sâm 9g, Giới bạch, Qua lâu bì.
Nếu đờm nhiệt vào kinh Thái dương Thay Phục Linh Hoàn gia vị bằng Nhị Trần Thang gia vị (Bán hạ, Hoàng cầm đều 12g, Phục linh, Trần bì, Hồng hoa, Khương hoạt đều 9g, Cam thảo 6g, Sinh khương 2 miếng.
Khí Trệ Huyết Ứ: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, tê, đau ê ẩm, đau vùng nhất định, ban ngày đỡ, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào đau, chân tay tê mỏi, co rút (đêm bị nhiều hơn ngày), miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch Sáp, Huyền.
Điều trị: hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Đào Hồng Ẩm gia giảm: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Ngũ linh chi, Chi tử, Diên hồ sách, Uy linh tiên.
(Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Ngũ linh chi, Diên hồ sách hoạt huyết, hoá ứ, thông kinh hoạt lạc; Hồng hoa, Xuyên khung chuyên thông kinh ở phần trên; Xuyên khung, Chi tử, Diên hồ sách hoạt huyết, lý khí, chỉ thống; Uy linh tiên, Xuyên khung khứ phong thấp, chỉ thống).
Có biểu hiện hàn thêm Quế chi 9g, Ô đầu, Tế tân đều 3g. Có triệu chứng nhiệt thêm Bại tương thảo, Đơn bì đều 12g. Khí hư thêm Hoàng kỳ 18g. Huyết hư thêm Bạch thược 12g. Can Thận hư thêm Ngũ gia bì 12g, Tang ký sinh, Cốt toái bổ đều 9g.
Nếu khí trệ, huyết ứ do khí hư và phong thay Đào Hồng Ẩm bằng Lý Khí Hoà Huyết Tán Phong Thang: Cát căn, Bạch thược đều 18g, Hoàng kỳ 15g, Thục địa, Xuyên sơn giáp đều 12g, Đảng sâm, Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Hương phụ, Địa miết trùng, Địa long, Uy linh tiên đều 9g.
Khí Huyết Đều Hư, Huyết Ứ: Đầu,
gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất ở ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, chóng mặt, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế, Nhược.
Điều trị: Bổ khí, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Ngũ Thang gia vị: Hoàng kỳ 18g, Kê huyết đằng 15g, Xích thược, Bạch thược đều 12g, Quế chi, Cát căn đều 9g, Sinh khương 6g, Đại táo 4 trái.
(Hoàng kỳ bổ khí; Kê huyết đằng dưỡng huyết; Hoàng kỳ được Sinh khương và Đại táo hỗ trợ; Kê huyết đằng và Xích thược hoạt huyết, khứ ứ; Bạch thược, Cát căn thư cân, đặc biệt ở vùng vai lưng, gáy; Quế chi hoạt huyết ở phần trên cơ thể và hỗ trợ Hoàng kỳ bổ khí).
Kèm hàn thấp thêm Uy linh tiên, Khương hoạt đều 9g. Kèm huyết ứ thêm Địa long, Hồng hoa, Nhũ hương. Kèm Thận hư, thêm Ngũ gia bì, Dâm dương hoắc, Câu kỷ.
+ Can Thận Âm Hư: Gáy, vai vai lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò má đỏ, mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ,,rêu lưỡi mỏng, mạch Tế, Sác.
Điều trị: Tư bổ Can Thận, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Hổ Tiềm Hoàn gia giảm: Ngưu tất, Thục địa, Đan sâm đều 12g, Đương quy, Bạch thược, Toả dương, Tri mẫu, Hoàng bá, Quy bản, Thỏ ty tử, Kê huyết đằng đều 9g.
(Ngưu tất, Thục địa, Quy bản tư bổ Thận âm vì Can Thận cùng đồng nguyên; Đương quy, Bạch thược dưỡng Can huyết; Toả dương, Thỏ ty tử bổ Thận dương, vì âm và dương tương hỗ lẫn nhau. Ngoài ra, Toả dương, Ngưu tất, Quy bản có tác dụng bổ gân xương;Đương quy, Kê huyết đằng, Đan sâm hoạt huyết, hoá ứ do hư yếu gây nên; Ba vị này có tác dụng chỉ thống; Tri mẫu, Hoàng bá thanh hư nhiệt và dẫn hoả đi xuống).
Nếu âm dương đều hư biểu hiện chân lạnh, tình dục giảm, tiêu lỏng, huyết ứ, thay Hổ Tiềm Hoàn bằng Hà Thị Cảnh Chuỳ Bình Phương: Thục địa, Bồ hoàng, Cốt toái bổ, Kê huyết đằng đều 15g, Lộc hàm thảo, Đan sâm, Thương truật, Mạch nha, Nhục thung dung, Đương quy vĩ đều 9g, Ngô công 6g.
Nếu váng đầu, chóng mặt, hoa mắtthêm Thiên ma, Câu đằng đều 12g. Kèm phong thấp thêm Uy linh tiên, Cát căn, Hy thiêm thảo đều 9g. Huyết hư thêm A giao. Nếu loãng xương bỏ Toả dương, Thỏ ty tử thêm Cốt toái bổ, Tục đoạn và Ngũ gia bì đều 9g.
Nếu thoái hoá do hẹp cột sống, có thể gây nên đau, cứng gáy kèm váng đầu, chóng mặt, muốn nôn, nôn mửa, ù tai và mờ mắt. Cần dùng phép khu phong, hoá đờm, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài Định Huyễn Thang: Đan sâm 30g, Bạch thược, Dạ giao đằng đều 24g, Câu đằng 20g, Phục linh 15g, Thiên ma, Bán hạ, Cương tằm đều 9g,
THOÁI VỊ ĐĨA ĐỆM
Thuộc phạm vi chứng Yêu Thống, Yêu Chuỳ Thống, Yêu Thống Liên Tất.
Nguyên Nhân
. Do chấn thương.
. Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt.
. Do tuổi già.
. Do lao động quá sức.
. Do sinh hoạt tình dục không điều độ.
. Ảnh hưởng của bệnh mạn tính.
Ngoại tà như phong, hàn, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhập vào làm cho kinh mạch ở vùng bị ngăn trở gây nên đau. Cũng có thể do tuổi già, suy yếu, lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá mức khiến cho các lạc mạch ở vùng lưng không được nuôi dưỡng, các đĩa đệm dần dần bị khô, cứng sẽ gây nên đau. Vùng lưng liên hệ đến Thận, nếu Thận suy yếu sẽ gây nên đau.
Khí và huyết nếu không vận hành được sẽ khiến cho huyết bị ngưng trệ cũng gây nên đau. Chấn thương do tẽ ngã… làm cho huyết bị ứ lại, ảnh hưởng đến các kinh mạch, lạc mạch ở vùng lưng cũng gây nên đau.
Biện Chứng Luận Trị
+ Thể Hàn Thấp: Đau ở vùng lưng, có cảm giác nặng ở lưng dưới, hoặc có cảm giác như ngồi vào chậu nước đá lạnh hoặc như có vật gì nặng đè vào lưng, tay chân lạnh, tay chana không có sức, ấn vào đau hơn, gặp lạnh hoặc thời tiết âm u thì đau tăng, chườm ấm nóng thì giảm đau, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Trầm, Tế.
Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, trừ thấp, chỉ thống. Dùng bài Phụ Tử Ma Hoàng Quế Chi Thang gia vị: Xuyên ô, Phụ tử, Quế chi, Độc hoạt, Cát căn, Can khương đều 9g, Ma hoàng, cam thảo đều 6g, Tế tân 3g.
(Ma hoàng, Quế chi, Cát cănTế tân, Độc hoạt khư phong, tán hàn. Ngoài ra, Quế chi, Độc hoạt ôn kinh, chỉ thống. Độc hoạt trừ phong ở chi dưới, Cát căn giải cơ, đặc biệt ở kinh Thái dương phần trên lưng. Độc hoạt và Cát căn là hai vị thuốc đặc hiệu để khu phong, chỉ thống ở vùng lưng. Cát căn thích hợp ở vùng lưng trên còn Độc hoạt tốt ở vùng lưng dưới. Xuyên oo, Phụ tử, Can khương Tế tân và Quế chi tán hàn, trừ thấp, chỉ thống. Phụ tử và Tế tân có tác dụng giảm đau mạnh. Cam thảo điều hoà các vị thuốc, ngăn chận bớt độc tính của Phụ tử.
Thận hư thêm Tang ký sinh, Tục đoạn đều 9g. Cảm thấy nặng ở vùng lưng dưới thêm Thương truật 9g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g. Huyết ứ thêm Xích thược 9g, Nhũ hương, Một dược đều 9g. Nếu do phong hàn gây đau lan xuống gối hoặc lan qua hông sườn thêm Khương hoạt và Phòng phong.
+ Thể Phong Thấp: lưng đau trên dưới không nhất định nhưng thay đổi. Vùng lưng đau thường kèm nặng và chuyển xuống dưới các ngón chân, kèm mất cảm giác, thay đổi theo thời tiết, sợ gió, sợ lạnh, cơ thể nặng nề, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi vàng, mạch Phù, Tế, Huyền.
Điều trị: khu phong, hoá thấp, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Độc Hoạt Ký Sinh Thang: Tang ký sinh 18g, Thục địa 15, Đương quy, Đảng sâm, Phục linh, Tần giao, Đỗ trọng đều 12g, Độc hoạt, Phòng phong, Xuyên khung, Bạch thược, Ngưu tất đều 9g, Tế tân, Nhục quế, Cam thảo đều 3g.
(Tang ký sinh, Độc hoạt, Tần giao, Phong phong, Tế tân và Xuyên khung khu phong, hoá thấp, thông kinh, hoạt lạc; Tang ký sinh, Thục địa, Ngưu tất tư bổ Can Thận, làm mạnh gân xương; Thục địa, Đương quy, Bạch thược dưỡng Can huyết, mạnh gân; Đỗ trọng bổ Thận, bổ gân xương; Nhục quế ôn kinh, thông kinh lạc; Đảng sâm, Phục linh, Chích thảo bổ cho hậu thiên để thu nhận và nuôi dưỡng tinh khí tiên thiên. Độc hoạt chuyên trị bệnh ở chi dưới, còn Ngưu tất dẫn thuốc xuống chi dưới; Tế tân giảm đau rất hay; Bạch thược thư cân; Đỗ trọng là thuốc đặc hiệu để trị bệnh ở lưng).
Có cảm giác nặng, thêm Thương truật, Uy linh tiên đều 9g; Cử động khó khăn thêm Lạc thạch đằng, Hải phong đằng đều 9g; Thận hư nạng thêm Câu kỷ, Tục đoạn đều 9g; Tỳ hư thêm Bạch truật 12g; Huyết ứ thêm Xích thược 9g, Nhũ hương, Một dược đều 6g.
+ Thể Thấp Nhiệt: Thắt lưng luôn đau kèm cảm giác nóng, thắt lưng sưng, nặng, không thể cuí về phía trước hoặc ngả ra sau được, bứt rứt, ra mồ hôi, khát, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, tiểu buốt, táo bón, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Sác, Hoạt hoặc Nhu Hoạt.
Điều trị: Thanh nhiệt, hoá thấp, chỉ thống. Dùng bài Tứ Diệu Hoàn Gia Vị: Ý dĩ nhân 30g, Thương truật, Ngưu tất đều 12g, Hoàng bá, Tần giao đều 9g.
(Thương truật táo thấp; Hoàng bá cũng táo thấp, thanh nhiệt ở hạ tiêu. Hai vị này phối hợp có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp ở hạ tiêu. Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống; Ý dĩ nhân giúp lợi thấp; Thương truật với Tần giao chỉ thống. Tần giao được coi là thuốc đặc hiệu đối với cột sống).
Nặng nề vùng lưng thêm Hán phòng kỷ, Mộc qua đều 9g. Nếu khát, nước tiểu vàng thêm Liên kiều, Chi tử đều 9g, Mộc thông 3g. Âm hư, họng khô, miệng khô, khó chịu về đêm, thắt lưng mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, thêm Thục địa 12g, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo đều 9g. Cử động khó khăn thêm Lạc thạch đằng, Hải phong đằng đều 9g. Thận hư nặng, thêm Câu kỷ, Tục đoạn đều 9g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g. Huyết ứ thêm Xích thược 9g, Nhũ hương, Một dược đều 6g.
+ Thể Thận Hư: Vùng thắt lưng đau ê ẩm, bước đi làm như không có sức, đứng lâu chân như muốn khuỵ xuống, khi mệt mỏi thì khó chịu hơn, nằm hoặc nghỉ ngơi, xoa bóp thì dễ chịu hơn, ngũ tâm phiền nhiệt, sốt về chiều, mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
Điều trị: Bổ Thận, tư âm, giáng hoả, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Tả Quy Hoàn gia giảm: Thục địa, Đỗ trọng đều 12g, Sơn dược, Sơn thù du, Câu kỷ tử, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Tang ký sinh đều 9g, Lộc giác giao, Quy bản giao đều 6g.
(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận âm; Câu kỷ tử, Ngưu tất, Tang ký sinh, Quy bản giao ích tinh, bổ âm, tráng cốt, làm mạnh lưng; Lộc giác giao, Đỗ trọng, Thỏ ty tử bổ Thận, tráng dương, mạnh gân xương; Lộc giác giao, Quy bản giao, Thỏ ty tử, Thục địa, Câu kỷ tử ích tinh, mnạh gân xương; Đỗ trọng là vị thuốc chuyên trị đau lưng, hợp với Tang ký sinh có tác dụng trị thoái vị; Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống).
Chóng mặt, ù tai, hồi hộp, mất ngủ thêm Thạch quyết minh 12g, Long cốt, Mẫu lệ. Tâm hư miệng và họng khô, ra mồ hôi trộm, thêm Hoàng bá, Tri mẫu đều 9g. Cử động khó khăn thêm Ty qua lạc, Lạc thạch đằng đều 9g. Khí trệ, huyết ứ thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g. Kèm đờm thấp,
thêm Tần giao, Khương hoạt đều 12g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g.
+ Thận Dương Hư: Lưng đau ê ẩm, nghỉ ngơi hoặc nằm, xoa bóp, chườm ấm thì đỡ hơn, lưng tê, mất cảm giác, đi hoặc đứng chân như không còn sức, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng lạnh, hơi thở ngắn, da mặt xanh xám, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế, không lực.
Điều trị: Bổ Thận, tráng dương, ôn kinh, tán hàn. Dùng bài Hữu Quy Hoàn gia giảm: Thục địa 12g, Đỗ trọng Thỏ ty tử, Tục đoạn, Lộc giác giao, Sơn dược, Câu kỷ tử, Cẩu tích, Sơn thù đều 9g, Đương quy 8g, Phụ tử 3g.
(Thục địa, Sơn thù, Sơn dược bổ Thận, dưỡng âm; Câu kỷ tử bổ âm, trợ dương, dựa theo ý ‘Âm và dương cùng chung một nguồn’; Lộc giác giao, Đỗ trọng, Thỏty tử, Tục đoạn, Cẩu tích và Phụ tử ôn bổ Thận dương, làm mạnh lưng; Ngoài ra, Tục đoạn hoạt huyết, dưỡng cân; Đỗ trọng là thuốc chủ yếu trị đau lưng; Cẩu tích tác động vào cột sống; Lộc giác giao ích tinh, mạnh xương; Phụ tử ôn kinh, chỉ thống; Đương quy hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống, dưỡng Can huyết để làm cho mạnh gân).
Trung khí hạ hãm và cảm giác âm ỉ ở vùng đau, bỏ Câu kỷ tử, Đương quy, thêm Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm, Bạch truật đều 9g, Sài hồ, Thăng ma đều 3g. Khí trệ, huyết ứ, thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g, tăng Đương quy lên 9g. Có dấu hiệu hàn thấp, thêm Tần giao, Độc hoạt, Khương hoạt đều 9g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g.
+ Khí Trệ Huyết Ứ: Đau chói vùng lưng và chân, đau cố định một chỗ, ngày nhẹ, đêm nặng. Ấn vào cột sống nhiều khi đau không chịu nổi. Có khi đau lan xuống chân, làm cho chân mất cảm giác, di chuyển khó, táo bón, lưỡi đỏ tím hoặc có vết ban đỏ, mạch Trầm, Sáp, Huyền.
Điều trị: Hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống. Dùng bài Thân Thống Trục Ứ Thang gia giảm: Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Khương hoạt, Nhũ hương, Đương quy, Ngưu tất, Địa long, Tần giao đều 9g, Xương bồ 6g, Cam thảo 3g.
(Đào nhân, Hồng hoa, Nhũ hương, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Tục đoạn, Cốt toái bổ hoạt huyết, bổ Thận, mạnh gân xương; Xương bồ hành khí, hoạt huyết; Khương hoạt, Xuyên khung, Tần giao chỉ thống; Nhũ hương, Địa long thông kinh, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
Khí trệ, huyết ứ do phong thấp, thêm Độc hoạt, Uy linh tiên, Phòng phong đều 9g; Do chấn thương thêm Tam thất 3g, Tô mộc 9g hoặc Vân Nam Bạch Dược.
Thắt lưng đau kèm kinh nguyệt không đều, thay bài Thân Thống Trục Ứ Thang bằng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Tục đoạn, Đương ưuy, Xuyên khung, đều 12g, Đào nhân, Hồng hoa, Thục địa, Bạch thược, Hương phụ đều 9g, Sài hồ 6g. Thận hư thêm Ngũ gia bì 15g, Tang ký sinh, Cẩu tích đều 9g. Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 12g. Chi dưới tê, mất cảm giác thêm Thổ miết trùng, Ô tiêu xà đều 6g, Ngô công 3g.
Một số vị thuốc có hiệu quả cao đối với cột sống, đặc biệt đối với trường hợp thoái vị là:
. Cẩu tích: có tác dụng rất cao trong trường hợp Thận dương hư.
. Tang ký sinh: Thận âm hư.
. Đỗ trọng: Thận âm và Thận dương hư, các trường hợp Hàn, nhiệt đều dùng được.
. Tần giao: dùng trong trường hợp do phong thấp, Tâm hư
THỐNG KINH
Đại Cương
Thống kinh là chứng đau bụng dưới lúc hành kinh. Bình thường người phụ nữ trước khi hành kinh có dấu hiệu bụng dưới hơi căng tức, bụng đau lâm ram, lưng mỏi. Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy. Cơn đau xảy ra không nhất định: có khi trước kinh kỳ, có khi sau kinh kỳ, có khi đang hành kinh thì đau.
Chứng này gọi là ‘Thống kinh’, ‘Hành kinh đau bụng, ‘Kinh hành phúc thống’, ‘Kinh nguyệt đau’.
Tình trạng đau cũng khác nhau: có khi đau cuộn lên, đau như dùi đâm, có khi đau lâm râm, đau trướng, đau trụt xuống... cơn đau nặng nhẹ, nhanh hoặc lâu tùy từng cơ thể...
Vị trí đau cũng thay đổi: có khi đau giữa bụng dưới, có khi đau hai bên hoặc một bên, có khi đau sau lưng, cũng có khi đau lan đến sườn và xuống chân nữa.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thôn. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, mà huyết lại tùy vào khí để vận hành. Nếu khí huyết đầy đủ, khí thuận huyết hòa thì kinh đi thông, không có trở ngại, không bị đau khi đến chu kỳ kinh. Nếu khí hư, huyết ít hoặc khí trệ, huyết ứ làm cho kinh xuống bị trở ngại, không thông sẽ gây nên đau (thống tắc bất thông).
. Thận Khí Hư Tổn: Tiên thiên Thận khí bất túc hoặc sinh hoạt tình dục quá độ hoặc bị bệnh lâu ngày làm tổn thương khí huyết, thận hư thì tinh suy, huyết thiếu, mạch Xung Nhâm bất túc, sau khi hành khinh huyết bị mất đi, bào mạch bị hư yếu, không được nhu dưỡng. Theo người xưa ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.
. Khí Huyết Hư Yếu: Cơ thể vốn suy nhược, khí huyết bất túchoăcj bệnhnăngj lâu ngày làm hâo toỏn khí huyết hoặc Tỳ Vị suy yếu, nguồn vận hóa bất túc, khí hư huyết thiếu, khi hành kinh huyết bị mất đi, khí huyết ở mạch Xung Nhâm bị suy yếu, bào mạch không được nuôi dưỡng mà ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.
. Khí Trệ Huyết Ứ: Bản tính vốn bị uất ức, hoặc tức giận làm tổn thương Can, Can uất, khí trệ, khí trệ thì huyết ngưng, khi hành kinh hoặc sau khi sinh, huyết dư còn lưu lại bên trong, tụ lại thành ứ huyết ở mạch Xung, Nhâm khjiêns cho huyết vận hành không thông, trước khi hành kinh hoặc lúc hành kinh ứ huyết này rót vào mạch Xung, Nhâm, khí huyết ở bào mạch bị ngưng trệ, ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.
. Hàn Ngưng Huyết Ứ: Đang hành kinh hoặc sau khi sinh mà cảm phải hàn tà hoặc ăn nhiều thức ăn sống lạnh, hàn tà xâm nmhâpj vào mạch Xung, Nhâm, khiến cho khí huyết bị ngưng trệ không thông. Trước khi hành khinh, khí huyết dồn xuóng mạch Xung Nhâm, khí huyết ở bào mạch bị ngưng trệ, ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.
. Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Cơ thể vốn có thấp nhiệt uẩn kết bên trong hoặc sau khi hành kinh hoặc sau khi sinh cảm phải thấp nhiệt khiến cho huyết bị kết lại ở mạch Xung Nhâm, bào cung, làm cho khí huyết không lưu thông. Khi hành kinh, khí huyết dồn xuống mạch Xung Nhâm, bào mạch khiến cho khí huyết bị ủng trệ, ‘bất vinh tắc thống’ (không được nuôi dưỡng thì đau), vì vậy sẽ gây nên thống kinh.
Triệu Chứng
+ Thận Khí Suy Tổn: Khi hành kinh hoặc sau khi hành kinh, bụng dưới trướng đau, thích xoa ấn, kinh nguyệt ít, mầu nhạt, có cục, đầu váng, tai ù, lưng đau, chân yếu, tiểu nhiều, da mặt sạm tối, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trì Tế.
Điều trị: Bổ Thận, chấn tinh, dưỡng huyết, chỉ thống. Dùng bài Điều Can Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Đương quy, Bạch thược, Sơn thù, Ba kích, Cam thảo, Sơn dược, A giao.
(Ba kích, Sơn thù bổ Thận khí, chấn thận tinh; Đương quy, Bạch thược, A giao dưỡng huyết, hoãn cấp chỉ thống; Sơn dược, Cam thảo bổ Tỳ Thận, sinh tinh huyết).
Lượng kinh ra ít thêm Lộc giác giao, Thục địa, Câu kỷ tử. Xương cùng đau thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Cẩu tích.
+ Khí Huyết Hư Nhược: Hành kinh hoặc sau khi hành kinh bụng dưới trướng đau, thích xoa ấn, lượng kinh ít, mầu nhạt, có cục, tinh thần mỏi mệt, đấu váng, hoảng sợ, mất ngủ, hay mơ, da mặt xanh trắng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.
Điều trị: Bổ khí, dưỡng huyết, hòa trung, chỉ thống. Dùng bài Hoàng Kỳ Kiến trung Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Hoàng kỳ, Bạch thược, Quế chi, Chích thảo, Sinh khương, Đại táo, Di đường. Thêm Đương quy, Đảng sâm.
(Hoàng kỳ, Đảng sâm, Quế chi bổ khí, ôn trung, thông kinh, chỉ thống; Đương quy, Bạch thược, Đường dưỡng huyết, hòa trung, hoãn cấp, chỉ thống; Chích thảo, Sinh khương, Đại táo kiện Tỳ Vi, sinh khí huyết; Đường bổ khí huyêtssss, làm mạnh trung châu).
. Khí Trệ Huyết Ngưng: Trước khi hành kinh hoặc khi hành kinh, bụng dưới trướng đau, không thích xoa ấn, ngực sườn đau, bầu vú đau, hành kinh không thoải mái, mầu kinh tím tối, có cục, cục máu ra được thì bớt đau, lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền hoặc Huyền Sáp, có lực.
Điều trị: Hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống. Dùng bài Cách Hạ Trục Ứ Thang.
Nếu đau kèm muốn nôn, nôn mửa: thêm Ngô thù du, Bán hạ, Nga truật. Kèm bụng dưới đầy, muốn xệ xuống, đau lan đến hậu môn thêm Khương hoàng, Xuyên luyện tử. Kèm hàn bụng dưới đau lạnh, thêm Ngải diệp, Tiểu hồi. Kèm sốt, khát, lưỡi đỏ, mạch Sác, thêm Chi tử, Liên kiều, Hoàng bá.
. Hàn Ngưng Huyết Ứ: Trước khi hành kinh hoặc đang hành kinh, bụng dưới lạnh đau, không thích xoa ấn, lượng kinh ra ít, mầu tối, có cục, sợ lạnh, tay chân lạnh, da mặt xanh trắng, lưỡi tối, rêu lưỡi trắng, Mạch Trầm, Trì, Hoãn.
Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, khú ứ, chỉ thống.Dùng bài Ôn Kinh Thang.
Phát đau thêm Diên hồ sách, Tiểu hồi; Bụng dưới lạnh, tay chân không ấm thêm Thục phụ tử, Ba kích.
Nếu trong lúc hành kinh, bụng dưới đau, thích chườm, thích xoa ấn, lượng kinh ít, mầu nhạt, vón cục, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng cùng lạnh đau, da mặt trắng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế mà Trìø, hoặc Tế Sáp. Đó là hư hàn gây nên thống kinh.
Điều trị: Ôn kinh, dưỡng huyết, chỉ thống. Dùng bài Đại Doanh Tiễn thêm Tiểu hồi, Bổ cốt chỉ.
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Trước khi hành kinh hoặc đang hành kinh, bụng dưới đau rát, không thích ấn vào, đau lan đến xương cùng hoặc bình thường bụng dưới đau, đến trước ngày hành kinh thì đau hơn, lượng kinh ra nhiều hoặckyf kinh kéo dài, mầu huyết ra đỏ tối, lợn cơn hoặc vón cục, đái hạ ra nhiều, mầu vàng, mùi hôi hoặc kèm hơi sốt, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, hóa ứ, chỉ thống. Dùng bài Thanh Nhiệt Điều Huyết Thang (Cổ Kim Y Giám): Đơn bì, Hoàng liên, Sinh địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Nga truật, Hương phụ, Diên hồ sách. Thêm Hồng đằng, Bại tương thảo, Ý dĩ nhân.
(Hoàng liên, Ý dĩ nhân thanh nhiệt, trừ thấp; Hồng đằng, Bại tương thảo thanh nhiệt, giải độc; Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh; Nga truật, Hương phụ, Diên hồ sách hành khí, hoạt huyết, chỉ thống; Sinh địa, Bạch thược lương huyết, thanh nhiệt, hoãn cấp, chỉ thống).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Ích Thận Thông Kinh Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Sơn dược 20~30g, Ba kích, Hương phụ, Đương quy, Thục địa đều 9~15g, Sài hồ 12~15g, Bạch thược 12~18g, Uất kim 9g, Đan sâm 12~21g. Sắc uống.
TD: Dục Thận, sơ Can, hành huyết, chỉ thống. Trị thống kinh (do Thận hư yếu).
Đã trị 88 ca, khỏi 63, có chuyển biến 21, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ 95,45%.
+ Thống Kinh Ẩm (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Đương quy, Xuyên luyện tử (sao), Nguyên hồ (sao dấm), Tiểu hồi (sao) đều 10g, Xuyên khung, Ô dược đều 6g, Ích mẫu thảo, Bạch thược (sao) đều 30g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Hành khí, hoạt huyết, ôn kinh, chỉ thống. Trị thống kinh (khí trệ, hàn ngưng.
Đã trị 92 ca, uống từ 1~3 thang, kinh nguyệt sau đó bình thường. Khỏi 76, có kết quả 16. Đạt tỉ lệ 100%.
+ Trục Ứ Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy 12g, Xuyên khung, Xích thược đều 9g, Thục địa, Đào nhân đều 15g, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật đều 9g, Ngô thù du 6g, Nguyên hồ 12g, Lộ lộ thông, Xuyên sơn giáp (nướng) đều 9g. Sắc uống ngày một thang, chia làm hai lần uống. Khi có kinh, uống ngay, liên tục 2 thang.
TD: Hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh, chỉ thống. Trị thống kinh (huyết ứ, hàn ngưng).
Bài này sức thuốc mạnh, không cần uống nhiều. Bình thường chỉ uống 1~2 thang liên tục 2~3 tháng là kinh nguyệt sẽ đều hòa, không đau.
+ Ôn Kinh Hoạt Huyết Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy 12g, Quế tiêm 6g, Nguyên hồ 12g, Tế tân 5g, Xích thược, Đan sâm đều 15g, Mộc chỉ 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Hoãn thống, hoạt huyết, tán hàn, thông sướng. Trị thống kinh (hàn ngưng ứ trệ).
+ Dưỡng Huyết Hòa Huyết Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đương quy 10g, Bạch thược 20g, Câu kỷ tử 15g, Xuyên khung 10g, Hương phụ 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống. Nên uống trước khi hành kinh 7 ngày.
TD: Dưỡng huyết, hòa huyết, hoãn cấp, chỉ thống. Trị thống kinh.
+ Tam Hương Điều Kinh Chỉ Thống Thang (Trung Y Tạp Chí 1985, 5): Hương bạch chỉ, Xuyên khung, Chích cam thảo đều 6g, Hương phụ chế, Nguyên hồ, Ích mẫu thảo đều 15g, Mộc hương, Đương quy, Ngũ linh chi (sao) đều 10g, Bạch thược 12g. Sắc uống.
TD: Điều kinh, lý khí, dưỡng huyết, khứ ứ. Trị thống kinh (loại nào cũng dùng được).
Đã trị 57 ca, khỏi 23, kết quả ít 25, có chuyển biến 5, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ 93%.
+ Trạch Lan Thang (Thiểm Tây Trung Y 1988, 12): Trạch lan, Tục đoạn đều 14g, Hồng hoa 2g, Hương phụ (chế), Xích thược, Bá tử nhân đều 12g, Đương quy, Nguyên hồ (tẩm rượu), đều 10g, Ngưu tất 3g. Sắc uống.
TD: Giải uất, khứ ứ, điều lý khí huyết. Trị thống kinh.
Trị 120 ca, khỏi 104, có chuyển biến 13, không kết quả 3. Đạt tỉ lệ 97,5%. Uống ít nhất là 3 thang, đa số uống 15 thang liên tục 3 tháng (mỗi tháng 5 thang) đều khỏi cả.
+ Linh Thược Thang (Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1986, 11): Diên hồ sách, Ngũ linh chi (sao dấm), Bạch thược đều 10~30g, Đương quy, Xuyên khung, Cam thảo đều 10~20g. Sắc uống. Uống trước khi hành kinh 3~5 ngày cho đến khi không thấy đau nữa, liên tục như vậy khoảng 3 tháng sau này sẽ hết đau.
TD: Lý khí, hoạt huyết, hoãn cấp chỉ thống. Trị thống kinh.
Đã trị 110 ca, đạt tỉ lệ 91,8%.
+ Bồ Hoàng Thang (Thiểm Tây trung Y q989, 4: Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Hương phụ, Đương quy, Tiểu hồi, Nhục quế đều 10g, Ngưu tất 6g. Sắc uống ngày 3 lần. Uống trước khi hành kinh 3~7 ngày. Mỗi tháng uống 3~7 thang, liên tục 3 tháng.
TD: Ôn kinh tán hàn, hoạt huyết khứ ứ. Trị thống kinh.
Đã trị 118 ca, khỏi 93, kết quả ít 12, có chuyển biến 12, không hiệu quả 1. Đạt kết quả 99,5%.
+ Hóa Ứ Định Thống Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đan sâm 30g, Xích thược 15g, Tế tân 6g, Tam lăng, Nga truật đều 9g, Kê nội kim (hòa vào nước thuốc uống), Diên hồ sách đều 15g, Ngưu tất 9g, Nhục quế 3g (hòa vào nước thuốc uống). Ngày một thang, chia làm 4 lần uống cho đến khi hết đau.
TD: Hoạt huyết, hóa ứ, ôn kinh, chỉ thống. Trị thống kinh.
Thường uống 2# tháng trở lên là hết hẳn đau.
+ Nhất Hiệu Thống Kinh Phương (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đan sâm 30g, Ô dược, Chỉ xác đều 10g, Hương phụ 12g, Đào nhân, Hồng hoa đều 12g. Sắc uống mỗi khi hành kinh.
TD: Hành khí, hóa ứ. Trị thống kinh (do khí trệ, huyết ứ).
Đã ứng dụng trên 20 năm, điều trị đều có kết quả tốt.
THỦY ĐẬU
Gặp thấy đầu tiên trong sách ‘Y Thuyết’ của Trương Quý Minh đời nhà Tống.
Là một bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa đông xuân.
Trẻ nhỏ thường bị nhiều hơn.
Còn gọi là Thủy Sang, Thủy Hoa, Thủy Bào, Phu Chẩn, Thủy Hoa Nhi.
Nguyên Nhân
Các y gia xưa quan niệm không thống nhất về nguyên nhân gây bệnh. Đa số cho là do trẻ nhỏ có thấp nhiệt nội uất bên trong kèm ngoại cảm thời tà bệnh độc gây nên. Thời tà và thấp nhiệt tranh chấp nhau, lưu lại ở kinh Tỳ và Phế. Nhẹ thì làm cho Phế mất chức năng tuyên giáng biểu hiện bằng nốt đậu mầu đỏ, nhuận, mụn nước trong. Nặng hơn thì tà độc làm tổn thương Tỳ dương, bệnh độc vào sâu bên trong, thấy dấu hiệu bệnh ở phần khí, tà khí không thoát ra ngoài được, vì vậy nốt đậu đỏ tối, nước đục.
Chủ yếu do độc khí làm tổn thương phần vệ, phần khí, xâm nhập vào phần doanh gây nên bệnh.
Triệu Chứng
+ Phong Nhiêtp Hợp Thấp: Thiên về phần khí thuộc loại nhẹ. Hơi sốt, mũi nghẹt, chảy nước mũi, ho, một hai ngày sau đậu xuất hiện như hạt sương, mầu hồng nhuận, mọc ở lưng trước rồi mới lan ra tay chân (nhưng tay chân ít hơn), ngứa. Sau khi nổi lên, ở chính giữa có một bọng nước gọi là bào chẩn. Bào chẩn lớn dần không đều nhau, hình bầu dục, chứa một chất nước trong, không nung mủ, có vành đỏ chung quanh, kéo dài khoảng 2~3 ngày thì khô và bong ra, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù, chỉ tay mầu đỏ tím.
Điều trị:
Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc khứ thấp. Dùng bài
. Ngân Kiều Tán gia giảm: Ngân hoa 10g, Liên kiều, Kinh giới, Trú diệp đều 6g, Lục đậu y 12g, Cát cánh, Thuyền thoái, Đại thanh diệp, Tử thảo, Cam thảo đều 4,5g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
. Đại Liên Kiều Ẩm: Phòng phong, Kinh giới, Cam thảo, Đương quy đều 4g, Hoàng cầm, Xích thược, Sài hồ, Mộc thông, Chi tử đều 6g, Hoạt thạch, Liên kiều, Ngưu bàng tử đều 8g, Xa tiền 12g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Thấp Nhiệt Nhiều: Thiên về phần huyết, thuộc loại nặng. Sốt cao, miệng và răng khô, môi đỏ, mặt đỏ, tinh thần mệt mỏi, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, thủy đậu mọc dầy, nốt thủy đậu to, mầu nước đục, chung quanh mầu đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng khô mạch Hoạt Sác, chỉ tay mầu đỏ trệ.
Điều trị
Thanh nhiệt giải độc, lương huyết thanh doanh. Dùng Thanh Ôn Bại Độc Ẩm gia giảm: Liên kiều, Hoàng cầm, Huyền sâm, Xích thược đều 10g, Tiêu sơn chi, Trúc diệp, Hoàng liên (sao), Tri mẫu đều 6g, Thạch cao (sống), Đại thanh diệp, Tử thảo, Ngân hoa đều 12g.
Thuốc Rửa
. Khổ sâm, Mang tiêu đều 30g, Phù bình 15g. Nấu lấy nước, rửa (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Thanh Nhiệt Giải Độc Thang III (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, 8): Kim ngân hoa, Liên kiều đều 6~9g, Tử thảo, Mộc thông đều 4,5~6g, Hoàng liên, Cam thảo đều 3~4,5g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, khứ thấp. Trị thủy đậu.
Đã trị 60 ca. Trong đó nhẹ và vừa có 13 ca, 47 ca nặng. Đều khỏi hẳn. Sau nửa ngày thì hạ sốt, có khi kéo dài đến 2 ngày mới hạ sốt. Trung bình 1 ngày là hạ sốt.. Thời gian nốt đậu đóng vẩy: đa số 2~3 ngày, một số ít 4 ngày.
Ngân Thạch Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1990, 1): Ngân hoa, Thạch cao (nấu trước) đều 30g, Huyền sâm, Tử thảo, Trạch tả đều 15g, Bạc hà 9g (cho vào sau), Kinh giới 6g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong, lương huyết, khứ thấp. Trị thủy đậu
Đã trị 116 ca. Toàn bộ đều khỏi. Uống 2~5 thang. Thường sau 1 thang, đều hạ sốt.
THỦY THŨNG
Thủy thũng là loại bệnh do công năng bài tiết thủy dịch trong cơ thể mất bình thường, thủy dịch ứ đọng lại gây nên phù thũng cục bộ hoặc toàn thân.
Chất nước ứ đọng trong cơ thể, tràn ra da, thớ thịt, làm cho mặt, mi mắt, chân tay, lưng bụng, thậm chí toàn thân phù, gọi chung là Thủy thũng.
Trong Nội kinh có bệnh danh là ‘Thủy’; Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ có bệnh danh là ‘Thủy khí’.
Thiên ‘Khí Huyết Luận’ (Tố Vấn 37) viết; “Mạch của Thận Vi Đại là chứng Thạch thủy. Dũng thủy ấn tay vào bụng không thấy cứng, thủy khí náu ở Đại trường, đi nhanh có tiếng kêu óc ách, như túi bọc nước, đó là bệnh Thủy”.
Về phân loại, sách Nội Kinh căn cứ vào triệu chứng mà nêu ra Phong thủy, Thạch thủy. Lại căn cứ vào chất nước ứ đọng ở mỗi tạng để chia ra các loại chứng hậu khác nhau.
ChuĐan Khê đời Nguyên tổng kết lý luận và kinh nghiệm của người xưa, chia thủy thũng làm hai loại lớn là Âm thủy, Dương thủy.
Các đời sau, căn cứ theo lý thuyết
của Chu Đan Khê trên cơ sở hai loại lớn Âm thủy, Dương thủy lại chia ra nhiều thể bệnh, đối với nhận thức về biện chứng thể bệnh đã có bước tiến nhất định. Những bàn luận về thủy thũng của người xưa, bao gồm cả loại Thủy thũng do viêm Thận cấp, mạn tính; bệnh Tim, xơ Gan và trở ngại dinh dưỡng trong y học hiện đại.
Nguyên Nhân
1) Ngoại cảm phong tà thủy thấp: Phong tà từ ngoài xâm phạm, Phế khí không tuyên thông, không điều hòa thủy đạo đưa xuống Bàng quang, phong tà và thủy khí kích bác lẫn nhau đến nỗi phong thủy tràn lan ra thớ thịt và da gây nên thủy thũng.
2) Do ăn uống ở nơi ẩm thấp: ăn uống không điều độ, no đói thất thường, hoặc mệt nhọc quá mức; Tỳ khí bị tổn thương mất chức năng kiện vận đến nỗi thủy dịch ứ đọng không chưng hóa được. Ở nơi ẩm ướt hoặc lội nước dầm mưa, thủy thấp ngấm vào trong, thấp tà ứ đọng ở trung tiêu, Tỳ bị thấp làm trở ngại nên vận hóa không mạnh, thủy thấp không đưa xuống được tràn ra cơ bắp gây nên thủy thũng. Nặng hơn thì Thận khí nội thương, Thận hư chức năng mở đóng không thuận lợi, thủy dịch tràn ra cũng gây nên thủy thũng.
3- Do lao động quá sức làm tổn thương Tỳ. Thêm vào đó, no đói thất thường làm Tỳ ngày càng suy tổn. Tỳ có công năng vận hành dưỡng chấp nuôi dưỡng toàn thân,. Nếu Tỳ hư thì thủy dịch không vận hóa, đình trệ lại bên trong, đến lúc Tỳ thổ không ức chế được thủy, thấm vào cơ mô gây nên thủy thũng.
4- Do phòng sự quá độ hoặc tinh thần quá căng thẳng làm cho Thận khí bị tổn thương, ảnh hưởng đến việc hóa khí của Bàng quang và Tam tiêu, thủy dịch bị ngừng trệ, ngấm ra da thịt gây nên thủy thũng.
Các nguyên nhân nói trên, đều có thể chuyển hóa lẫn nhau. Như thủy thũng do ngoại nhân lâu ngày không khỏi, thủy thấp ngấm dần có thể dẫn đến Tỳ Thận dương hư khiến bệnh tình càng thêm dai dẳng. Trái lại, Thủy thũng do nội nhân, một khi cảm nhiễm ngoại tà cũng dẫn đến Phế khí không tuyên giáng được, khiến cho xu thế thủy thũng đột nhiên tăng lên.
Chương ‘Thủy Thũng Môn’(Y Môn Pháp Luật) viết: “Sách nói ‘Nhị dương kết gọi là Tiêu, Tam âm kết gọi là Thủy; Tam âm là hai tạng Thủ Túc Thái âm Phế. Vị là bể thủy cốc bệnh thủy có gốc từ Vị, sách nói thuộc Tỳ Phế là tại sao ? Túc Thái âm Tỳ đủ sức chuyển tinh vi lên trên ; Thủ Thái âm Phế đủ khả năng thông điều thủy đạo xuống dưới thì bể không nối sóng. Chỉ có khí của hai tạng Tỳ Phế kết lại không thông, vì sau này càng tích chứa trong Vị, thấm khắp biểu lý nơi nào cũng bị, đó là Tỳ Phế không phát huy tác dụng nữa. Nhưng tác dụng quan trọng nhất là Thận, vì Thận là cửa của Vị. Thận chủ mở đóng. Thận theo dương thì mở. Dương quá mạnh thì quan môn mở rộng, thủy dồn xuống mà thành tiêu. Thận theo âm thì đóng. Âm quá mạnh thì quan môn đóng chặt, thủy không thông mà thành thũng. Sách còn nói Thận là bản, Phế là tiêu là có đủ ý đón nhận chuyển vận, như vậy thì gây nên bệnh Thủy cốt lõi xuất phát từ ba tạng Tỳ Phế Thận mà ra”.
Hải Thượng Lãn Ông trong ‘Bách Bệnh Cơ Yếu’ viết: “ Thận hư không hành được thủy, Phế hư không chế được thủy, Vị hư không chuyển hóa được thủy cốc, đình lại ở Tỳ, Tỳ không vận hóa được làm cho Tam tiêu, kinh lạc đều bị ngừng trệ, lưu lại ở tạng thì thành bệnh trướng, ngấm ra bì phu thì thành bệnh thủy thũng… Thủy khí gây bệnh nếu thành trướng phần nhiều là thực chứng, nếu phát ra phù thũng, đa số là hư chứng. Tuy nói tạng Phế có liên hệ nhưng gốc bệnh vẫn là hai tạng Tỳ và Thận. Vì mệnh môn hỏa hư không ôn hóa được Thận khí, không ôn dưỡng được Tỳ thổ. Thủy cốc lan tràn, Tỳ kém vận hóa. Do đó, Tỳ dương cũng suy kém dần trở thành mạn tính. Muốn đạt hiệu quả tốt nhất trước hết phải chú trọng ôn bổ mệnh môn”.
Nói tóm lại, ngoại cảm phong tà thủy thấp dẫn đến thủy thũng phần nhiều là Dương thủy. Nội thương ăn uống mệt nhọc dẫn đến thủy thũng phần nhiều là âm thủy. Lâm sàng còn hay gặp trường hợp thủy thấp, dễ làm tổn thương dương khí. Thấp uất hóa nhiệt, nhiệt nung nấu làm tổn thương phần âm; hoặc người bệnh vốn bị âm hư, lại có thể xuất hiện chứng trạng âm hư nội nhiệt.
Qua những bệnh lý nói trên, dù ngoại cảm hay nội thương gây ra thủy thũng, đều có liên quan tới ba tạng Tỳ, Phế, Thận, và nguyên lý phát bệnh của ba Tạng đó lại có liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau.
Theo sách Nội Kinh Tố Vấn, các chứng thủy thũng là bệnh có liên can tới Phế, Tỳ, Thận. Bởi vì Thủy là Chí âm, cho nên gốc ở thận. Thủy hóa do khí, cho nên ngọn ở Phế; Chỉ có thủy mới sợ Thổ, cho nên chế Thủy là do Thổ. Như vậy là có sự liên quan giữa Tỳ Phế Thận đối với bệnh thủy thũng, lấy Thận làm gốc, Phế làm ngọn, lấy Tỳ làm cột trụ, đây là mấu chốt trong điều trị bệnh này.
Hải Thượng Lãn Ông, trong ‘Bách Bệnh Cơ Yếu’ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện chứng trạng có liên quan đến bệnh thủy thũng phân tích một cách cụ thể như sau:
+ Tỳ nhiễm phải thấp tà, Tỳ khí không vận hóa được làm cho mặt, chân tay phù thũng là do thấp khí sinh bệnh.
+ Ăn uống phải các chất có độc. Độc khí đọng lại trong dạ dày rồi đưa dần vào trong gây nên bệnh thũng là do ngộ độc gây nên.
+ Bị bệnh thương hàn, dùng lầm thuốc hạ quá sớm, tà khí nhân đó chuyển vào bụng gây nên phù thũng là do gốc bệnh của thương hàn.
+ Sau khi bệnh nặng mới khỏi, khí huyết quá hư hao, trung khí chưa được phục hồi cũng dễ sinh bệnh thũng là do quá hư yếu. Nhưng loại này sáng dậy thấy thũng ở mặt, buổi chiều thì thũng ở chân.
+ Tỳ hư có thấp tà, không vận hóa được tinh khí làm cho vinh vệ bị đình trệ, Phế khí không thông xuống, thủy khí bốc lên làm cho mi mắt sưng phù, bụng to, sắc mặt nhạt, chân phù mà lạnh, đè vào lõm xuống nhưng nhấc tay thì đầy ngay, da phù như bong bóng nước, đó là do thủy khí gây bệnh.
+ Thủy khí đọng lại ở bàng quang làm cho âm nang phù thũng, đó là chứng nang thũng.
+ Bụng ngực đầy tức, buổi sáng ăn vào không được, buổi chiều ăn vào bụng trướng to như cái trống, sắc da vàng xám mà bụng thấy nổi gân xanh, ngoài tuy cứng nhưng bên trong không có gì, đó là loại cổ trướng chứ không phải bệnh phù thũng.
+ Bụng đầy trướng, ợ hơi, ăn không được, hơi thở ngắn, phiền khát, mặt vàng, da bóng, chân tay gầy mà lại có ho, tiểu ít, táo bón là loại trướng mãn do Tỳ hư quá mức.
+ Đột nhiên bị phong hàn phạm vào vào Tỳ Vị cùng với thấp tà công kích lẫn nhau làm cho khắp người đều phù, đè tay vào bụng thấy lõm xuống, lâu đầy, mệt mỏi, không muốn ăn, ợ chua, muốn nôn, đó là thuộc loại phu trướng.
Đối với trẻ nhỏ thì:
+ Tâm Tỳ hư tổn quá nhiều làm cho mặt vàng, bàn chân sưng phù, đó là chứng ‘Cam Thũng’.
+ Trong bụng có tích uất kết lâu ngày hóa thành thủy thủng, đó là chứng ‘Tích thủy’.
+ Luôn bị sợ hãi, tâm hỏa bị kích động nhiều sinh ra chứng táo khát, rồi do uống nước nhiều, thủy dịch bị ngưng trệ gây nên phù thũng, đó là loại ‘Kinh thủy’.
Biện Chứng Luận Trị
Mới bị thủy thũng, phần nhiều xuất hiện chứng trước hết phù ở mi mắt, sau đó lan ra đầu mặt, tay chân và toàn thân. Cũng có khi bắt đầu phù thũng từ chân rồi mới phát triển toàn thân. Nếu tình thế bệnh nghiêm trọng có thể có các chứng trạng ngực bụng nghẽn đầy, suyễn thở không nằm được.
Thiên ‘Thủy Trướng’ (Linh Khu) viết: “Bắt đầu bị chứng thủy, hố mắt hơi sưng như người mới ngủ dậy, ho, bắp chân lạnh, ống chân phù, bụng cũng to, đó là đã hình thành chứng thủy. Để xét chứng hậu, dùng tay ấn vào bụng thấy chỗ đó lõm xuống, nhấc tay lên chỗ lõm nổi ngay như người lấy tay nhúng vào nước vậy”.
Biện chứng thủy thũng có thể chia hai loại lớn là Âm thủy, Dương thủy. Dương thủy thuộc Biểu thuộc thực, Âm thủy thuộc Lý thuộc hư.
Dương thủy bao gồm phong và thủy chọi nhau, thủy thấp xâm lấn. Âm thủy bao gồm Tỳ Thận dương hư, thủy tà tràn lan.
Về điều trị, có ba phép lớn là phát hãn, lợi tiểu và công trục.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ đề xuất hướng điều trị: “Phong thủy thì mạch Phù, chứng biểu hiện đau khớp xương, sợ gió. Bì thủy mạch cũng Phù, chứng biểu hiện mu chân sưng, ấn vào lõm tay, không sợ gió, bụng to như trống, điều trị nên phát hãn. Chính thủy thì mạch Trầm Trì, chứng biểu hiện là Suyễn. Thạch thủy thì mạch Trầm, chứng biểu hiện là bụng đầy mà không suyễn... các bệnh thủy từ lưng trở xuống thũng, nên lợi tiểu tiện; từ lưng trở lên thũng, nên phát hãn sẽ khỏi”.
Thiên ‘Thũng Trướng’ (Cảnh Nhạc Toàn Thư) viết: “Ôn bổ thì có thể hóa khí. Hóa khí sẽ khỏi hẳn, Khỏi hẳn rất tự nhiên. Tiêu phạt là để trục tà, trục tà sẽ khỏi tạm thời, cái khỏi đó chỉ là gò ép. Một đằng là khỏi đích thực, một đằng khỏi gỉa tạo, làm sao có thể coi khỏi giả tạo là khỏi đích thực được chăng”.
Hải Thượng Lãn Ông nêu ra nguyên tắc điều trị chi tiết như sau:
. Thũng ở phần trên, dùng phép phát hãn, ở phần dưới dùng phép lợi tiểu.
. Thũng ở phần biểu dùng phép phát hãn, ở phần lý dùng phép công hạ. Nhưng không nên dùng thuốc quá mạnh như Đại kích, Cam toại… Nếu dùng thuốc quá mạnh thủy tà nhân hư mà chuyển thành bệnh nặng hơn, tiểu không thông, dùng thuốc thông lợi mà tiểu lại bị bế.Do trung khí bị hư, mất chức năng thăng giáng. Ngoài ra còn do thuốc hàn lương làm ngăn lại gây nên tiểu không thông. Chỉ nên dùng thuốc ôn dương giáng khí như Trầm Hương Phụ Tử Thang… thì tiểu tự thông mà suyễn đầy cũng khỏi.
Thông qua thực tiễn lâm sàng lâu đời, về sau bổ sung thêm các phép chữa kiện Tỳ, bổ Thận, ôn dương, vừa công vừa bổ.
DƯƠNG THỦY
1) Phong Và Thủy Cùng Chống Nhau: Trước khi phát sinh thủy thũng hoặc khi xuất hiện thủy thũng thường có chứng trạng ngoại cảm như phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, tay chân mỏi, ho suyễn, họng sưng đỏ đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù. Trước tiên mặt mắt phù thũng sau mới lan tỏa toàn thân, tiểu tiện không lợi, nói chung xu thế bệnh cấp tính khá nhanh.
Biện chứng: Phong tà xâm phạm Phế, Phế bị tắc không lưu thông đường nước, ảnh hưởng đến khí hóa Bàng quang mất bình thường khiến cho tiểu không lợi, phù thũng khắp mình. Phong là dương tà, tính hay đi lên, phong và thủy chọi nhau cho nên thũng bắt đầu từ trên mà phát triển nhanh. Tà ở cơ biểu, vít tắc kinh toại xuất hiện các biểu chứng như sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, khớp xương mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng v.v... đều do ngoại cảm phong tà gây nên. Ho mà Suyễn là do Phế mất sự túc giáng, bụng sưng đỏ đau là do phong nhiệt xâm phạm.
Điều trị: Tuyên Phế lợi thủy. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết; “Trị bệnh phù thũng, nếu có phát sốt là thủy tà còn ở phần biểu, nên dùng phương pháp phát hãn”.
Dùng bài Việt Tỳ Gia Truật Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Cam thảo 8g, Đại táo 2 trái, Ma hoàng 24g, Sinh khương 12g, Thạch cao 32g, Bạch truật 8g. Sắc Ma hoàng trước với 1,4 lít nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho thuốc vào, sắc còn 600ml, chia làm 3 lần uống, uống xong trùm chăn (mền) cho ra mồ hôi.
(Trong bài có Ma hoàng, Thạch cao để tuyên Phế thanh nhiệt; Bạch truật kiện Tỳ lợi thủy, khiến Phế khí tuyên thông, thủy thấp chảy xuôi thì Phong thủy tự rút).
Nếu sốt không nặng lắm, bỏ Thạch cao. Biểu chứng rõ ràng thêm Khương hoạt, Phòng phong. Ho thêm Tang bạch bì, Tiền hồ, Hạnh nhân. Họng sưng đỏ đau, thêm Ngân hoa, Bồ công anh, Bản lam căn v.v... Nếu biểu chứng tạm khỏi mà nặng mình, thủy thũng chưa rút có thể áp dụng phép chữa thủy thấp thấm vào trong, cho uống các bài như Ngũ Linh Tán, Ngũ Bì Ẩm v.v... Nếu ra mồ hôi, sợ gió là Vệ dương đã hư, nên giúp Vệ khí khơi thông tà khí thủy thấp, cho uống Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang gia vị.
2) Thủy Thấp Ngấm Vào Trong: Khắp mình thủy thũng, chủ yếu là từ bụng xuống đến chi dưới, ấn vào lõm ngập ngón tay, tiểu ít, thân thể nặng nề, mỏi mệt, biếng ăn, ngực khó chịu, muốn nôn, rêu lưỡi nhớt, mạch Nhu. Phát bệnh nói chung từ từ, bệnh trình kéo dài.
Biện chứng: Tà khí thủy thấp ngấm vào cơ bắp, bị nghẽn không lưu thông, khiến cơ thể phù thũng không rút. Thủy thấp ứ đọng ở trong, sự khai thông của Tam tiêu không tốt ; Khí hóa của Bàng quang thất thường cho nên tiểu tiện không lợi, Thủy thấp ngày càng tăng không có lối thoát đi ngang ra cơ bắp, cho nên phù càng tăng, ấn vào ngập ngón tay. Tỳ bị thấp làm trở ngại, dương khí không thuận lợi cho nên nặng nề mỏi mệt, biếng ăn, ngực khó chịu, muốn nôn, rêu lưỡi nhớt, mạch Nhu v.v... Tính của thấp dính nhớt khó mà hóa được nhanh, đó là lý do tình thế bệnh dai dẳng kéo dài.
Điều trị: Thông dương lợi thủy. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Bệnh phù thũng mà người không nóng là thủy khí ngừng trệ bên trong, phải gấp dùng phương pháp thông lợi tiểu tiện và thuận khí, hòa Vị”.
Chủ yếu dùng Ngũ Linh Tán (Thương Hàn Luận): Bạch truật 8g, Nhục quế 4g, Phục linh 12g, Trạch tả 16g, Trư linh 8g, phối hợp với Ngũ Bì Ẩm (Cục Phương): Đại phúc bì, Địa cốt bì, Ngũ gia bì, Phục linh bì, Sinh khương bì) (Ngũ Linh Tán có tác dụng thông dương lợi thủy; Ngũ Bì Ẩm có tác dụng hành thủy tiêu thũng. Hai bài dùng chung, sức lợi thủy tiêu thũng càng mạnh).
Nếu thũng nhiều ở nửa người phần trên kèm theo Suyễn, thêm Ma hoàng, Hạnh nhân. Nếu rêu lưỡi trắng dày, nhạt mỏng, mỏi mệt, trướng bụng, nửa người phần dưới thũng nặng khiến cho đi đứng phải khom bỏ Tang bạch bì, thêm Hậu phác, Xuyên tiêu mục, Phòng kỷ để hành khí hóa thấp. Nếu thấp thắng, dương ít, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch Trầm Trì, thêm Phụ tử, Can khương để trợ dương, hóa khí, lợi thủy thấp.
3) Thấp Nhiệt Ủng Tắc Quá Nhiều: Thủy thấp uất lại lâu ngày hóa nhiệt, thấp và nhiệt ủng thịnh, tiêu hao tân dịch, khắp người đều phù, sắc da trong, bóng, bụng ngực đầy tức khó chịu, nóng bứt rứt, khát nước, nước tiểu ít mà đỏ, táo bón, rêu lưỡi nhớt mà vàng, mạch Trầm Sác.
Điều trị: Thanh thấp nhiệt, phân lợi thủy ta (thấp nhiệt)ø. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Bệnh thủy khí không có biểu chứng là bệnh ở phần lý, nên dùng phép hạ lợi (trục thủy), nhưng mức độ nặng nhẹ khác nhau, không nên dùng thuốc công hạ quá mạnh.
Bệnh nhẹ dùng Kỷ Tiêu Lịch Hoàng Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược): Đại hoàng 40g, Đình lịch 40g, Phòng kỷ 40g, Tiêu mục 40g, Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12 ~ 16g. Bệnh nặng dùng bài Sơ Tạc Ẩm Tử (Tế Sinh Phương): Binh lang 4g, Đại phúc bì 6g, Khương hoạt 6g, Mộc thông 6g, Phục linh bì 6g, Tần giao 6g, Thương lục 4g, Tiêu mục 4g, Trạch tả 6g, Xích tiểu đậu 6g, Thêm Khương bì sắc uống.
ÂM THỦY
1) Tỳ Dương Hư Yếu: Chi dưới phù thũng khá nặng, ấn xuống lõm lâu mới nổi lên, bụng trướng đầy, kém ăn, đại tiện lỏng, sắc mặt úa vàng, mỏi mệt, chân tay lạnh, tiểu ít, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Hoãn.
Biện chứng: Do trung dương bất túc, Tỳ khí hư yếu, khí không hóa được thủy khiến thủy tà ở hạ tiêu tràn lan, cho nên chi dưới phù thũng nặng ấn lõm lâu mới nổi lên. Tỳ dương không mạnh, vận hóa vô lực cho nên bụng trướng đầy, kém ăn, đại tiện lỏng, Tỳ hư thì khí không sung mãn, dương không bảo vệ bên ngoài cho nên sắc mặt úa vàng, mỏi mệt, chân tay lạnh. Dương khí không hóa được, thủy thấp không lưu thông làm cho tiểu ít Lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Hoãn... đều là do Tỳ hư, nước ứ đọng, dương khí không vận hóa gây nên.
Điều trị: Ôn trung kiện Tỳ, hành khí lợi thủy. Chủ yếu dùng Thực Tỳ Ẩm (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Bạch truật 4 ~12g, Binh lang 4 ~12g, Can khương 4 ~8g, Chích thảo 4g, Gừng 3 lát, Hậu phác 4 ~8g, Mộc hương 4 ~8g, Mộc qua 8 ~12g, Phụ tử 4 ~12g, Phục linh 12 ~16g, Táo 3 quả, Thảo quả 8 ~12g.
(Phụ tử, Can khương ôn dưỡng tỳ vị, phù dương, ức âm; Hậu phác, Mộc hương, Đại phúc bì, Thảo khấu nhân hạ khí, đạo trệ, hóa thấp, lợi thủy; Phục linh, Bạch truật, Mộc qua kiện tỳ, hòa trung, thấm thấp, lợi thủy; Cam thảo, Sinh khương, đại táo ích tỳ, ôn trung).
Nếu thủy thấp quá nặng có thể thêm Quế chi, Trư linh, Trạch tả để giúp khí hóa ở Bàng quang mà lợi tiểu tiện. Đại tiện lỏng, bỏ Đại phúc bì. Khí hư, hơi thở ngắn, có thể thêm Đảng sâm để bổ khí của Tỳ Vị
Còn một loại phù thũng nguyên nhân do ăn uống không điều độ kéo dài, tổn thương Tỳ Vị, hoặc sau khi bệnh lâu ngày mới khỏi, Tỳ hư không vận hóa được tinh vi của thủy cốc, thủy thấp đình trệ ở trong, có triệu chứng phù thũng toàn thân, sáng dậy đầu mặt phù càng nặng, về chiều chi dưới phù càng nặng, mệt mỏi yếu sức, tiểu tiện nhiều, rêu lưỡi mỏng nhớt, chất lưỡi bệu, mạch Nhu Nhuyễn. Đây là Tỳ hư sinh thấp, khí không thư giãn, uất trệ thành thũng. Điều trị phải kiện Tỳ hóa thấp, không nên phân lợi, có thể dùng Sâm Linh Bạch Truật Tán. Hoặc thêm Hoàng kỳ, Quế chi để ích khí thông dương, hoặc thêm Phụ tử, Bổ cốt chi để ôn Thận trợ dương.
2) Thận Dương Suy Yếu: Thủy thũng toàn thân, từ lưng trở xuống phù nặng hơn, lượng nước tiểu giảm ít, tay chân quyết lạnh, sợ lạnh, mỏi mệt, sắc mặt tối sạm hoặc trắng nhợt, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế.
Biện chứng: Thận dương suy nhược, âm thịnh ở dưới nên phần dưới phù thũng nặng. Lưng là phủ của Thận, Thận hư mà thủy khí thịnh ở trong, nên lưng đau mỏi. Thận biểu lý với Bàng quang, Thận khí hư yếu đến nỗi Bàng quang khí hóa không lợi, gây nên lượng nước tiểu ít. Thận dương bất túc, Mệnh môn hỏa suy không làm ấm áp được tay chân khắp mình, nên tay chân quyết lạnh, sợ lạnh mỏi mệt. Sắc mặt tối sạm hoặc trắng nhợt, lưỡi nhợt mà bệu, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế... đều là dấu hiệu Thận dương suy yếu, thủy thấp thịnh ở trong.
Điều trị: ôn dương lợi thủy. Dùng bài Chân Vũ Thang (Thương Hàn Luận): Bạch linh 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Phụ tử (chế) 8g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống.
(Phụ Tử rất cay, rất nhiệt, ôn Thận dương, khử hàn tà; Phục linh + Bạch truật kiện Tỳ, lợi thủy; Sinh khương ôn tán thủy khí, tăng thêm tác dụng lợi thủy của Phục linh. Bạch truật + Thược dược hòa vinh, chỉ thống, toan hàm, liễm âm lại hòa hoãn được tính tân nhiệt của Khương, Phụ, không gây ra tổn âm. Tác dụng bài này là ôn Thận lợi thủy khiến cho dương khí hồi phục, hóa được hàn thủy thì tiểu tiện lợi mà thũng sẽ tiêu).
Nếu hư hàn quá nặng, có thể thêm Hồ lô ba, Ba kích thiên, Nhục quế để ôn bổ Thận dương. Nếu suyễn thở tự ra mồ hôi không nằm được thêm Nhân sâm, Chích thảo, Ngũ vị tử, Mẫu lệ nung đề phòng suyễn thoát. Nếu cảm nhiễm hàn tà, hàn với thủy chọi nhau, tình trạng thũng trở nên nặng, sợ lạnh không mồ hôi, bài này bỏ Bạch thược, tạm thêm Ma hoàng, Tế tân, Cam thảo để ôn kinh tán hàn.
Còn có trường hợp bệnh lâu ngày, dương khí chưa hồi phục, lại thấy chứng âm hư, phù thũng tái phát nhiều lần, mỏi mệt, chóng mặt, ù tai, đau lưng, di tinh, chân răng chảy máu, đó là Dương bị tổn thương liên lụy đến phần âm, âm hư không liễm được dương, hư dương quấy động gây nên.
Điều trị: nên bổ Thận dương, tư dưỡng âm dịch, kiêm lợi thủy để trừ thủy tà. Có thể dùng Đại Bổ Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Chích thảo 4g, Đỗ trọng 8g, Đương quy 8g, Hoài sơn 8g, Kỷ tử 8g, Nhân sâm 12g, Sơn thù 4g, Thục địa 20g cùng uống với Tế Sinh Thận Khí Hoàn Bạch linh 30g, Mẫu đơn bì 30g, Ngưu tất 16g, Phụ tử 30g, Quan quế 16g, Sơn dược 30g, Sơn thù nhục 30g, Thục địa 16g, Trạch tả 30g, Xa tiền tử 30g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nước cơm,
lúc đói.
Điều trị các bệnh thủy thũng nói trên, tất cả không rời phép lợi thủy; Nhưng có Tuyên Phế lợi thủy, Thông dương lợi thủy, Kiện Tỳ lợi thủy, ôn Thận lợi thủy khác nhau. Nói chung, Dương thủy nên tuyên nên thông, âm thủy nên ôn nên bổ; Ngoài ra,
còn một số cây cỏ làm thuốc theo dạng đơn phương có thể phối hợp ứng dụng.
+ Lệ chi thảo, Xa tiền thảo v.v... đều có tác dụng lợi tiểu tiêu thũng, có thể chọn một hoặc vài vị sắc uống, liều lượng đều 40 gam (Hành Giản Trân Nhu).
+ Cá diếc đen nấu canh ăn cũng chữa phù thũng nhất là chứng phù thũng do Tỳ hư. Bài thuốc gồm cá diếc đen, Tang bạch bì, Xích tiểu đậu, Bạch truật và Hành sống (Hành Giản Trân Nhu).
+ Trư linh, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước nóng, ngày 3 lần (Hành Giản Trân Nhu).
+ Ốc nhồi 4 con, Đại toán bỏ vỏ 5 củ, bột Xa tiền tử 12 gam. Các vị đã nát nặn thành bánh đắp vào giữa lỗ rốn, dán băng bên ngoài (Hành Giản Trân Nhu).
+ Đậu đỏ nấu với rễ Cỏ tranh, bỏ rễ Cỏ tranh đi, lấy đậu ăn (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Xơ mướp, Có Bấc, Hành trắng, lượng bằng nhau, sắc uống (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Hạt Bìm bìm sống 4g, tán bột. Sắc nước Thanh bì lấy nước uống thuốc bột (Nam Dược Thần Hiệu).
Thuốc Đắp Ngoài
+ Ốc nhồi 4 con, Tỏi 5 tép, Hạt Mã đề 12g. Hạt Mã đề tán bột, giã nát chung với hai vị trên, làm thành bánh dầy độ 3 ~ 5mm, đặt lên rốn, băng lại. Khi thấy đại tiểu tiện thông thì bỏ thuốc đi.
(Cần chú ý: không nên để thuốc lâu quá có thể gây phồng rốn).
+ Trư linh, Địa long (để sống, nghiền riêng), Cam toại, Châm sa. Lượng bằng nhau. Tán nhỏ, thêm mấy củ Hành tăm, giã nát, làm thành bánh, đắp lên rốn, băng lại. Khi thấy tiểu được nhiều thì bỏ thuốc ra). Có thể làm ngày 2 lần (Hành Giản Trân Nhu).
Đối với bệnh thủy những, nên kiêng các thức kích thích sống lạnh và muối mặn. Chỉ khi hết phù thũng 3 tháng mới được ăn chút ít muối, dần dần tăng lên. Sau khi phù thũng đã rút, vẫn phải theo dõi hoặc tiếp tục điều trị một thời gian dài. Về phương diện biện chứng luận trị, theo dõi tình hình cụ thể của người bệnh, chủ yếu nhằm bồi dưỡng Tỳ Thận, củng cố hiệu quả, đề phòng tái phát.
THỦY TINH DỊCH CÓ VẬT CHƠI VƠI
Đại cương
Là một loại bệnh rối loạn thể nuôi dưỡng ở thủy tinh dịch, người bệnh có cảm giác như ruồi bay, mây bay trước mắt. Thuộc loại Vân Vụ Di Tình, Ngân Phong Nội Chướng của YHCT.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: Thường do bệnh ở màng bồ đào viêm thể lan tỏa (ở thể mi và hắc mạc), màng nuôi bị bệnh nên chất được nuôi bị vẩn đục, hoặc bị xuất huyết, niêm mạc thần kinh thị giác viêm, suy thoái, nhất là suy thoái ở thể thủy tinh.
+ Theo YHCT: Thường do:
. Thấp nhiệt uất kết nung nấu, trọc khí bốc lên.
. Âm hư hỏa vượng bốc lên làm tổn thương mắt, làm cho huyết tràn ra (xuất huyết).
. Can khí uất kết, khí trệ, huyết ngưng.
. Can Thận suy tổn, tinh huyết bất túc, mắt không được nuôi dưỡng gây nên bệnh.
Triệu chứng
Cách chung: Lúc đầu mắt không ngứa, không đau, chỉ cảm thấy nhìn lờ mờ như ở trong một lớp mây mù mỏng hoặc thấy trước mắt như có con ruồi bay hoặc như dải lụa phất phới trước mắt. soi bóng đồng tử (bằng kính phẳng có lỗ) có thể thấy từng chấm nhỏ hoặc to như những con bọ gậy đang bơi trong thủy tinh dịch, hoặc có khi như lá cờ đen che phủ lấy ánh đồng tử.
Trên lâm sàng thường gặp 3 thể loại sau:
Thấp Nhiệt Uất Chứng
Chứng: Mắt thường thấy mờ, trước mắt như có vật chơi vơi như ruồi bay. Soi trong mắt ở thủy tinh dịch thấy có từng chấm nhỏ hoặc đen, hoặc kèm đầu đau, ngực khó chịu, tâm phiền, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch Nhu, Hoãn.
Điều trị: Tuyên hóa, sướng trung, thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Tam Nhân Thang gia giảm.
Âm Hư Hỏa Vượng
Chứng: Trước mắt thấy như có vết đen bay lượn, nặng hơn thì thị lực giảm đột ngột. Soi đáy mắt thấy có vết đen ở thủy tinh thể hoặc có xuất huyết ở đáy mắt, nặng hơn thì không thể thấy gì ở đáy mắt. toàn thân thường thấy đầu đau, tai ù, tâm phiền, thiếu ngủ, miệng khô, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền, Tế, Sác.
Điều trị: Tư âm, lương huyết, chỉ huyết, hóa ứ. Dùng bài Ninh Huyết Thang.
(Hạn liên thảo, Sinh địa, A giao, Bạch thược để tư âm, lương huyết, chỉ huyết, Chi tử (tro), Trắc bá diệp, Bạch mao căn để thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết; Tiên hạc thảo, Bạch cập, Bạch liễm để thu liễm, chỉ huyết (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học).
Sinh Bồ Hoàng Thang (84) gia giảm. (Bồ hoàng (sống), Hạn liên thảo, Sinh địa, Kinh giới (tro) làm chủ dược để tư âm, lương huyết, chỉ huyết; Đan bì, Đan sâm, Uất kim lương huyết, tán huyết; Xuyên khung hành khí, hoạt huyết).
+ Thạch Quyết Minh Tán.
Khí Trệ Huyết Ứ
Chứng: Mắt thường thấy hóa đen, thị lực giảm, thủy tinh thể như có điểm đen hoặc đốm đen, tĩnh mạch ở đáy mắt ngoằn nghèo, niêm mạc mắt có mảng xuất huyết, tinh thần không thoải mái, ngực tức, hông sườn đầy trướng, miệng đắng, rêu lưỡi vàng trắng, hoặc trên mặt lưỡi có điểm ứ huyết, mạch Huyền Sác hoặc Sáp.
Điều trị: Sơ Can, lý khí, hóa ứ, chỉ huyết. Dùng bài Đơn Chi Tiêu Dao Tán gia giảm hoặc Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm.
Nếu xuất huyết không lâu: thêm Bồ hoàng (sống), Sinh địa, Uất kim để thanh nhiệt, sơ Can, chỉ huyết, lương huyết.
Nếu xuất huyết không ngừng, phía trước tròng đen dính thì dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang, trong đó Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh để sơ Can, hành khí, Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất để hoạt huyết, khứ ứ; Sinh địa hợp với Đương quy để dưỡng huyết, nhuận táo; Cam thảo hòa trung.
Nếu ứ huyết lâu không tan, thêm Tam lăng, Nga truật, Mẫu lệ, Miết giáp là những vị phá huyết, tán ứ.
Nếu ứ lâu ngày hóa nhiệt, thêm Hoàng liên, Sơn chi để thanh Can nhiệt.
Tra Cứu Bài Thuốc
ĐƠN CHI TIÊU DAO TÁN gia giảm (Hòa Tễ Cục Phương): Bạc hà 4g, Bạch linh 4g, Bạch truật (sao đất) 4g, Chích thảo 2g, Đơn bì 4g, Đương quy (rửa rượu) 6g, Sài hồ 4g, Sinh khương 4g, Sơn chi 4g, Thược dược 6g, Tán bột. Ngày uống 12 - 16g hoặc sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, sơ can, giải uất. Trị hông sườn đau, chóng mặt, kinh nguyệt không đều (do khí uất huyết ứ).
HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG gia giảm (Y Lâm Cải Thác): Đương quy, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Xích thược, Sài hồ, Cam thảo, Cát cánh, Xuyên khung, Ngưu tất. Sắc uống.
TD: Trị thủy tinh dịch có vật chơi vơi.
SINH BỒ HOÀNG THANG gia giảm (Trung Y Nhãn Khoa Lục Kinh Trị Yếu): Sinh bồ hoàng, Hạn liên thảo, Đan sâm, Đơn bì, Kinh giới (đốt thành tro), Uất kim, Sinh địa, Xuyên khung. Sắc uống.
TD: Thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ tắc (viêm lệ đạo).
TAM NHÂN THANG GIA GIẢM (Ôn Bệnh Điều Biện): Ý dĩ nhân, Hạnh nhân, Hoạt thạch, Khấu nhân, Thông thảo, Hậu phác, Bán hạ (chế), Trúc diệp. Sắc uống.
TD: Trị thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ viêm tắc.
THẠCH QUYẾT MINH TÁN (Thẩm Thị Dao Hàm): Bạch phục linh, Hoàng cầm, Huyền sâm Ngũ vị, tri mẫu. Lượng bằng nhau. Nhân sâm, Phòng phong, Sung úy tử, Tế tân, Thạch quyết minh, Xa tiền tử, lượng bằng nửa các vị thuốc trên. Tán bột. Mỗi lần uống 8g.
TD: Trị mắt có màng như mây trắng hoặc như sương mù lởn vởn (Ngân phong nội chướng).
Ninh Huyết Thang (73).
TÍCH TỤ
Tích tụ là một loại tật bệnh trong bụng kết khối, hoặc trướng hoặc đau. Bệnh này có thể chia ra chứng Tích và chứng Tụ.
Chứng Tích là cố định không di chuyển, trướng và đau đều ở một chỗ nhất định. Chứng Tụ thì chướng xiên thúc, đau không nơi nhất định. Vì vậy, chứng Tích có tích khối rõ rệt, phần nhiều thuộc về Huyết. Chứng Tụ, vật khối dễ tụ dễ tan, phần nhiều
thuộc về Khí.
Chứng Tích phải thời gian khá dài mới hình thành, bệnh tình cũng nặng, điều trị hơi khó khăn. Chứng Tụ gây bệnh, thời gian hơi ngắn, bệnh tình khá nhẹ, điều trị dễ hơn.
Thiên ‘Ngũ Biến’ (Linh Khu 46) viết: “Người ta mắc bệnh ở trong ruột, chẩn đoán thế nào ? Trả lời: da mỏng không tươi nhuận, thịt không chắc mà mềm nhão, vậy là trong Trường Vị có vấn đề. Có vấn đề thì tà khí ngưng đọng, tích tụ làm hại. Trong Trường Vị ấm lạnh không đều, là khí chợt đến, súc tích ngưng đọng thì phát sinh bệnh Tụ.
- Bệnh có Tích có Tụ, phân biệt ra sao ? Trả lời: Đúng ? Tích là thuộc âm khí, Tụ là thuộc dương khí. Cho nên âm chìm mà ẩn náu, Dương nổi lên mà động. Cái nơi tích của khí gọi là Tích, cái nơi khí tụ gọi là Tụ. Cho nên Tích là do ngũ Tạng phát sinh, Tụ là do lục Phủ hình thành. Tích thuộc âm khí, chỗ xuất phát có quy định và đau cũng không rời bộ vị của nó, có đầu cuối và trên dưới, trái phải có bờ tận cùng. Còn Tụ thuộc dương khí, chỗ xuất phát không có căn bản, trên dưới không thấy tận cùng cũng không nơi đau nhất định gọi là Tụ. Cho nên lấy đó mà biết phân biệt Tích Tụ (Nạn thứ 55 - Nạn Kinh).
Bệnh Tích tụ, do ăn uống, huyết khí, hoặc do phong hàn, đều có thể gây nên. Nhưng cũng nên phân biệt thế nào là Tích, thế nào là Tụ. Nói là Tích có ý như tích lũy, hình thành một cách từ từ. Nói là Tụ có ý như lúc tụ lúc tan, như có như không. Như vậy rắn chắc không di chuyển, vốn là hữu hình, cho nên hữu hình là Tích. Hoặc tụ hoặc tan vốn là vô hình, cho nên vô hình là Tụ. Các loại hữu hình, hoặc do ăn uống đình trệ, hoặc do máu mủ ứ đọng, hoặc do bọt nước ngưng đọng, quấn lại thành hòn khối... đều là loại Tích, bệnh đa số thuộc phần huyết, vì huyết hữu hình ở thể tinh. Các loại vô hình hoặc không trướng, hoặc đau hoặc không đau, sờ lúc thấy lúc không, đều thuộc loại Tụ, bệnh đa số ở phần khí, khí vô hình ở thể động. Cho nên Nạn Kinh lấy Tích là âm khí, Tụ là dương khí theo nghĩa đỏ (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
Đối với y học hiện đại, Tích Tụ bao gồm các bệnh Rối loạn công năng đường ruột, Tắc ruột, Gan Lách to, Ung thư vùng bụng, sa Thận v.v...
Nguyên Nhân
Tích Tụ thường do thất tình uất kết, khí trệ huyết ứ; Hoặc do ăn uống nội thương, đờm trệ ngăn trở; hoặc do nóng lạnh không điều hòa, Chính khí hư yếu, ngưng trệ...
Thời kỳ đầu phần nhiều thuộc Thực, bệnh kéo dài đa số thuộc Hư.
+ Tình chí uất ức: Tạng Phủ mất sự điều hòa, khí cơ không hư sướng, khí trệ huyết ứ, tích lũy ngày này sang tháng khác gây nên Tích Tụ.
+ Nội thương: ăn uống rượu chè không điều độ, Tỳ mất sự kiện vận, thấp trọc ngưng tụ thành đàm, đờm và khí quấn vào nhau làm cho huyết đi không thông, ủng tắc mạch lạc hình thành Tích Tụ. Sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ viết: "Những người Tỳ Vị hư yếu hoặc ăn uống quá độ, dùng thức sống lạnh bừa bãi không chịu đựng sự biến hóa đến nỗi thành Tích tụ kết khối".
+Nóng lạnh ngưng tụ: Hàn thấp xâm phạm, Tỳ dương không vận chuyển, đờm thấp tụ ở trong, khí huyết ứ trệ, tích khối thành bệnh. Thiên ‘Bách Bệnh Thiû Sinh’ (Linh Khu 66) ghi: "Ban đầu bị chứng Tích là do hàn gây nên".
Những nguyên nhân bệnh nói trên có rất nhiều nguồn gốc, nhưng hình thành Tích Tụ, chủ yếu là do khí huyết ứ trệ.
Biện chứng
Tích với Tụ tuy khác nhau, nhưng khí tụ cũng có thể ảnh hưởng sự lưu thông của huyết. Huyết ứ cũng có thể có cả khí trệ. Đối với chính khí, thì Tích lâu ngày làm cho chính khí suy nặng hơn, Tụ dần dần làm chính khí suy nông hơn.
Trên lâm sàng, một số tật bệnh có thể thấy trước bị Tụ mà khí trệ, về sau huyết ứ thành Tích. Như vậy, giai đoạn khí trệ nên điều trị kịp thời, nếu không thì tụ lại mà thành Tích, cuối cùng sẽ khó chữa. Về nguyên tắc điều trị, đối với Tụ chủ yếu phải sơ Can lý khí hóa đờm ; Đối với Tích chủ yếu phải hoạt huyết hóa ứ và lý khí, nhưng nên hỗ trợ với phương pháp làm mềm chất rắn và giúp chính khí.
CHỨNG TỤ
1. Can uất khí trệ: Hơi tụ ở trong bụng, đau xốc lên, đầy trướng, lúc tụ lúc tan, vùng bụng và sườn có lúc khó chịu, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền.
Biện chứng: Can khí uất kết, khí cơ không lợi thì vùng bụng sườn có lúc khó chịu; Khi tụ thành hình thì cứng hoặc nghịch loạn thì đầy trướng, đau xốc lên, khi khí tan thì chứng trướng đau ngừng ngay.
Điều trị: Sơ Can giải uất, hành khí tiêu tụ. Chủ yếu dùng Tiêu Dao Tán.
(Trong bài dùng Sài hồ để sơ Can, Bạch thược để nhu Can, Bạc hà để tán uất (liều lượng ít), Bạch truật, Phục linh, Cam thảo để điều lý Tỳ Vị. Nếu là người già thể lực yếu, tinh thần mỏi mệt, thêm Đảng sâm để bổ hư. Nếu khí trệ nặng, hàn thấp nghẽn ở trong, dùng Tiêu Dao Tán không đỡ, có thể dùng bài Mộc Hương Thuận Khí Tán (Mộc hương, Can khương, Ngô thù, Thương truật, Hậu phác, Thăng ma, Thảo đậu khấu, Phục linh, Đương qui, Trạch tả, Thanh bì, Bán hạ, Ích trí, Sài hồ) để ôn trung tán hàn, lý khí hoạt huyết.
2. Thực trệ đờm ngăn trở: Bụng trướng hoặc đau, táo bón, biếng ăn, ó lúc như có vật nổi cộm lên ở bụng. Bệnh nặng hơn thì ấn vào trướng đau nhiều, rêu lưỡi nhớt, mạch Huyền Hoạt.
Biện chứng: Thức ăn ngăn trở ở đường ruột, rối loạn tiêu hóa, Tỳ mất sự vận hóa, đờm thấp từ trong sinh ra, đờm trệ cùng tắc nghẽn làm cho khí cơ không thông nên mới chướng đau, táo bón, biếng ăn, Lại do khí cơ không thông thì đờm trệ cùng với khí tụ lại không tan nên mới như có vật nổi cộm lên ở bụng: Nếu như tống được thực trệ xuống dưới, phủ khí thông lợi thì chứng Tụ có thể tan.
Điều trị: Thông tiện đạo trệ, lý khí hóa đờm.Chủ yếu dùng Lục Ma Thang.
Thực trệ nghẽn ở đường ruột không dùng phương pháp tiêu đạo không được, trong bài Lục Ma Thang có Đại hoàng, Chỉ thực, Binh lang để hóa đờm thông đại tiện, vì đại tiện thông thì thực trệ dồn xuống không hợp với khí làm ngăn trở nữa. Lại dùng Trầm hương, Mộc hương, Ô dược để lý khí. Có thể thêm Bán hạ, Phục linh, Trần bì để hóa đờm, hòa trung thì một khi khí cơ thông lợi, thực trệ càng dễ dàng tống xuống, đờm thấp cũng dễ tiêu trừ, nhờ đó mà Tỳ dương mạnh lên, các loại Hà, Tụ có thể tiêu tan. Nếu đờm thấp nặng hơn lại có cả thực trệ, phủ khí không thông, nên lưỡi nhớt không hóa được, có thể dùng Bình Vị Tán thêm Sơn tra, Lục khúc để táo thấp hóa đờm, kiện Tỳ và tiêu đạo.
Chứng Tụ đa số thường gặp là Thực chứng, nhưng nếu tái phát nhiều lần, Tỳ khí bị hại, có thể dùng Hương Sa Lục Quân Tử Thang để kiện Tỳ hòa trung, giúp chính khí.
CHỨNG TÍCH
1. Khí Uất, Huyết Ngăn Trở: Dưới sườn có khối u mềm, khối u cố định không di chuyển, vừa đầy vừa đau, rêu lưỡi mỏng mạch Huyền.
Biện chứng: Can khí uất kết, lạc mạch không thông, chứng Tích mới chớm phát, chính khí chưa bị hư, sự quấy nhiễu bởi Tích chưa lâu, cho nên khối u mềm không cứng, sự biến hóa của mạch và lưỡi không nhiều. Tuy thuộc khí trệ mà huyết đã không trôi chảy thông lợi, do đó khối u cố định, đầy và đau chỉ khu trú một chỗ, không có cảm giác xiên nhói.
Điểm phân biệt chủ yếu giữa Can uất khí trệ của chứng Tụ với khí uất huyết nghẽn của chứng Tích ở chỗ: chứng Tụ lấy khí uất là chính, có thể kèm theo chứng trạng Can khí phạm Tỳ hoặc Tỳ mất sự kiện vận, hàn thấp ứ đọng, tuy cũng có thể kiêm có ứ huyết nhưng biểu hiện đều không rõ rệt. Chứng Tích tuy cũng có khí trệ, nhưng biểu hiện huyết ứ khá rõ, vì thế điểm quan trọng để biện chứng là khối u cố định và đầy đau chỉ khu trú một chỗ.
Điều trị: Lý khí, hoạt huyết, tiêu tích. Chủ yếu dùng Kim Linh Tử Tán hợp với Thất
Tiếu Tán.
Trong bài có Kim linh tử để sơ Can hành khí; Huyền hồ lý khí, hoạt huyết, giảm đau, lại dùng chung với Thất Tiếu Tán để hoạt huyết, trừ ứ thì khí huyết được lưu thông, 'thông thì không đau’, tích khối có thể tiêu tan.
Nếu khí uất huyết ngăn trở phát triển thêm một bước, dùng những phương nói ở trên không hiệu quả, có thể đổi dùng Đại Thất Khí Thang, có Thanh bì, Trần bì, Cát cánh, Hoắc hương để hành khí tán kết; Quế chi, Tam lăng, Nga truật, Hương phụ để ôn thông huyết lạc, tán kết, mềm chất rắn...
Nếu có cả chứng nóng và rét, đau mình, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Phù là có biểu chứng phong hàn, nên sử dụng phép tuyên biểu lý khí, thông trệ, tiêu tích, có thể dùng Ngũ Tích Tán để chữa. Chứng Tích giai đoạn đầu có hàn thấp xâm phạm, khí cơ không lợi dẫn đến một loại chứng nghẽn trở không thông, phương pháp trị là làm cho từng bước tiêu tan dần.
2. Ứ huyết kết ở trong: Vùng bụng kết khối rõ rệt, cứng, đau không di chuyển, mặt sạm, gầy ốm, kém ăn, có lúc nóng rét, rêu lưỡi mỏng, rìa lưỡi tối hoặc chất lưỡi hơi tía hoặc có điểm ứ huyết, mạch Tế Sáp.
Biện chứng: Tích khối lâu ngày to lên rõ rệt, đó là huyết ứ ngưng kết, mạch lạc bị nghẽn tắc cho nên khối u cứng đau. Tuy thấy mặt sạm, gầy ốm, không thể xem là Hư chứng mà đó là hiện tượng khí trệ huyết ứ. Còn như kém ăn, có lúc nóng rét cũng là do doanh vệ không hòa, Tỳ Vị mất điều hòa gây nên. Hơn nữa, lưỡi và mạch đều biểu hiện rõ là bệnh ở huyết phận, ứ huyết kết ở trong, đó mới là nguyên nhân chính.
Điều trị: Khứ ứ, nhuyễn kiên, hành khí. Dùng Cách Hạ Trục Ứ Thang.
(Trong bài thuốc dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung, Ngũ linh chi, Huyền hồ, Đơn bì, Xích thược đều là những vị hoạt huyết khứ ứ; Ô dược, Chỉ xác làm tá để lý khí; Dùng Cam thảo phối hợp với Xích thược, một vị có thể giảm đau, một vị có thể hòa hoãn bên trong cũng là có ý điều lý Tỳ Vị).
Tích khối lâu ngày còn có thể dùng thêm Miết Giáp Tiễn Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược) bài này ngoài tác dụng hoạt huyết hóa ứ, còn có tác dụng nhuyễn kiên và bổ ích. Hai phương thuốc trên, còn có thể uống xen kẽ với Lục Quân Tử Thang, để bổ ích khí của Tỳ Vị theo phương pháp vừa công vừa bổ.
3. Chính Khí Hư Ứ Kết: Tích khối cứng, đau tăng dần, sắc mặt úa vàng hoặc đen sạm, gầy ốm, ăn rất kém, chất lưỡi tía nhạt hoặc lưỡi bóng không có rêu, mạch Tế Sác hoặc Huyền Tế.
Biện chứng: Bệnh kéo dài, chính khí đã suy, mạch lạc tắc nghẽn cho nên tích khối cứng rắn, đau càng tăng. Tỳ Vị mất chức năng vận hóa, nguồn gốc của khí huyết không đủ cho nên gầy ốm, sắc mặt úa vàng. Chất lưỡi tía nhạt là dương khí tổn thương, âm huyết bị hại, lưỡi bóng không rêu và mạch Tế.
Điều trị: Đại bổ khí huyết, hoạt huyết hóa ứ. Dùng bài Bát Trân Thang hợp với Hóa Tích Hoàn.
Bệnh đã lâu ngày, chính khí tổn thương nhiều, dùng Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng, Xuyên khung để đại bổ khí huyết; Nhưng lưỡi đỏ bóng không rêu là phần âm tổn thương quá nặng, có thể thêm Sinh địa, Sa sâm, Thạch hộc để nuôi tân dịch. Tuy chính khí bị tổn thương nhiều, nhưng tích khối quá lâu, khí huyết ứ trệ, cho nên dùng phương pháp hóa tích để làm mềm chất rắn, phá ứ và hoạt huyết. Tuy nhiên vì bệnh quá lâu, hiệu quả khá chậm, không thể khỏi nhanh được.
Chứng Tích dù mới bị hay tích khối đã lâu, đều có thể phối hợp phép chữa bên ngoài, trên lâm sàng nói chung sử dụng Cao A Ngùy dán vào chỗ khối u giúp cho tác dụng tiêu tích tán ứ rất tốt.
Ngoài ra, chứng Trưng Hà thuộc phạm vi Tích tụ. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Bệnh không di động, đúng tên gọi là Trưng - Nếu bệnh tuy có kết khối mà có thể chuyển đẩy được gọi là Trưng Hà - Hà là giả, là hư giả có thể chuyển động". Xem vậy thì biết Trưng và Tích thuộc loại hữu hình có đặc điểm cứng rắn không di chuyển. Hà với Tụ có chứng trạng lúc tụ lúc tan bất thường. Chứng Huyền tích ghi trong sách ‘Thánh Huệ Phương’
cũng thuộc phạm vi chứng Tích tụ, đó là căn cứ vào bộ vị kết khối nông sâu ở vùng bụng mà đặt tên. Bộ vị ở sâu không nhìn thấy hòn khối, hoặc kiểm tra kỹ mới thấy hòn khối thì gọi là Tích.
Cần phân biệt Tích với Bỉ mãn. Bỉ mãn là loại chứng trạng tự cảm giác ở vùng bụng - chủ yếu vùng Vị quản, bỉ đầy không thông, chướng tắc không chịu nổi nhưng không thể sờ thấy khối u. Nếu là 'Bỉ khối’ thì thuộc phạm vi Tích tụ.
Tóm lạïi, khi mới bị chứng Tụ nếu điều trị kịp thời có thể chuyển biến tốt hoặc khỏi hẳn. Nhưng chứng Tụ để kéo dài, cũng có thể thành Tích. Còn như chứng Tích thời kỳ đầu, nếu chạy chữa thích đáng, có thể đỡ dần; để đến thời kỳ cuối hoặc biến
thành Hoàng đản, thành Cổ trướng, hoặc nôn ra máu, tiêu ra máu... đều là biến chứng rất nặng.
TIỀN LIỆT TUYẾN VIÊM
Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất thường gặp ở tuổi thành niên, có phân ra cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm. Viêm tuyến tiền liệt mạn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.
Trên lâm sàng gặp nhiều chứng mạn tính.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ thì viêm tuyến tiền liệt thường là thứ phát của các chứng viêm niệuđạo, viêm tinh nang, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm các vùng lân cận trực tràng. Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu. Những yếu tố dẫn đến bệnh thường là cơ thể cảm lạnh, rượu chè quá mức, chấn thương vùng hội âm, phòng dục quá độ v v…
Theo YHCT, viêm tuyến tiền liệt cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp nriệt hạ chú gây kinh lạc tắc, khí huyết ứ trệ, bàng quang khí hóa rối loạn. Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làn tổn thương tinh khí gây nên thận khí suy yếu, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè quá mức làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, dồn xuống dưới khiến cho kinh lạc bị trở, khí huyết ứ trệ gây nên
Triệu Chứng Lâm Sàng
+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Cấp: Phát bệnh cấp, đột nhiên xuất hiện tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, bệnh nặng thì tiểu có máu, sau tiểu có nhỏ giọt, kèm theo các triệu
chứng như sốt sợ lạnh, đau đầu và thân mình. Bệnh nhân có cảm giác vùng hội âm đầy tức đau trụy xuyên vùng cùng cụt, dương vật và phía trong đùi. Khám đường hậu môn phát hiện tuyến tiền liệt sưng to đầy, ấn đau. Nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, dịch tuyến tiền liệt có mủ (tế bào mủ).
+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Mạn Tính: Triệu chứng đa dang, thường có các biểu hiện sau :
. Tiểu không thông lợi, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, tiểu xong nhỏ giọt, cảm giác còn muốn tiểu, niệu đạo ngứa, chảy chất dịch trắng đục, có lúc tiểu ra máu hoặc lẫn tinh dịch (hiện tượng bao tinh viêm).
. Đau âm ỉ vùng hội âm, trực tràng xuyên vùng cùng cụt, bên trong đùi và bụng dưới.
. Giảm tìh dục, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, liệt dương.
. Tinh thần suy nhược, mất ngủ, váng đầu, chóng mặt, mệt mỏi, u uất...
Kiểm tra trực tràng phát hiện tuyến tiền liệt to cứng, mặt trơn hoặc có cục cứng, to nhỏ không bình thường, ấn đau, có thể nhỏ do xơ cứng. Kiểm tra dịch tuyến tiền liệt có nhiều bạch cầu.
Chẩn Đoán Phân Biệt
1. Viêm đường tiểu: kiểm tra nước tiểu bằng kính hiển vi và trực tràng để phân biệt.
2. Lao Tuyến Tiền Liệt: triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, sờ tuyến tiền liệt thường có cục, có triệu chứng tiểu ra máu từng đợt và có tiền sử bệnh lao.
3. Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: khám dịch tuyến tiền liệt phát hiện tế bào ung thư hoặc sinh thiết phân biệt.
Biện Chứng Luận Trị
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, đường tiểu có cảm giác nóng bỏng, nước tiểu vàng đục, đau vùng hội âm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác. Thường gặp trong viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn tính cấp diễn.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang, Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm gia giảm.
+ Khí Huyết Ứ Trệ: đau âm ỉ vùng hội âm, bụng dưới, tuyến tiền liệt sờ thấy nhỏ cứng, cảm giác đau trụy tinh hoàn hoặc tiểu ra máu, nước tiểu có lẫn tinh dịch, lưỡi tím, mạch Trầm Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, đạo trệ. Dùng bài Tiền Liệt Tuyến Viêm Thang. (Đơn sâm, Nhũ hương, Một dược, Bạch chỉ, Trạch tả, Xích thược, Vương bất lưu hành,
Bồ công anh, Đào nhân, Hồng hoa, Thanh bì, Xuyên luyện tử, Tiểu hồi).
+ Âm Hư Hỏa Vượng: lưng gối nhức mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, di tinh, liệt dương, người gầy, miệng khô, họng khô, lười đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: tư dưỡng thận âm, thanh dư nhiệt.Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Thang.
+ Thận Dương Hư: sắc mặt tái nhợt, lưng gối lạnh, liệt dương, tảo tinh, tiết tinh.
Điều trị: ôn bổ thận dương. Dùng bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn.
Ngoại Khoa
. Thuốc Ngâm: dùng nước sắc thứ 3 của thang thuốc cho thêm vào 1 nắm lá thuốc thanh nhiệt giải độc như Bồ công anh, Lá diếp cá, Kim ngân hoa... sắc nước vừa đủ để
ngâm. Trước lúc ngâm nên chuẩn bị 1 phích nước sôi 2,5 lít để lúc nước ngâm nguội cho thêm nước sôi vào vừa đủ ấm để ngâm được đúng 10 phút đến 20 phút; mỗi ngày có thể ngâm 1 ~ 2 lần, đối với thể cấp có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, đối với thể mạn tính có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ; Hoặc dùng nước nóng chườm vùng hội âm 30 phút mỗi tối trước lúc ngủ, mỗi liệu trình 20 ngày.
. Thuốc Nhét: dùng hoa cúc dại giã nát, vo viên, nhét hậu môn, mỗi ngày 1-3 lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
. Đối với viêm mạn tính: dùng phương pháp xoa bóp tiền liệt tuyến có thể làm gia tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp tiết viêm, chống xơ cứng. Không dùng trong trường hợp cấp tính.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Long Bế Tán (Trung Y Tạp Chí 1982: 7): Xuyên sơn giáp (sao) 60g, Nhục quế 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước pha mật ong. 20 ngày là một liệu trình.
Tác dụng: Ôn dương, thông lạc, tán kết. Trị tiền liệt tuyến sưng to.
Đã trị 45 ca, bình quân uống 44 ngày. Khỏi hoàn toàn 23 ca, có chuyển biến 13 ca, không hiệu quả 3 ca. Tỉ lệ khỏi 93,3%.
+ Trương Chính Đại báo cáo dùng phương pháp hoạt huyết hóa ứ hợp với thanh nhiệt, giải độc trị 108 ca tiền liệt tuyến viêm mạn. Dùng Vương bất lưu hành25g, Xích thược 15g, Nguyên hồ sách 15g, Mộc thông 10g, Cam thảo 5-10g, Hoàng bá 25g, Bại tương thảo 25g, Bồ công anh 25g, Đan sâm 15g, Xuyên sơn giáp 15g, Tạo giác thích 15g. Nếu thuộc dạng âm hư thêm Quy bản, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử để bổ Thận âm. Nếu dương hư thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Ba kích thiên để giúp cho thận dương. Kết quả đạt 90% (Trương Chính Đại, Tân Trung Y 1981 (1): 32).
+ Ngô Tuệ Mẫn dùng dịch chiết Tỏi chích để trị viêm tiền liệt tuyến mạn. Dùng dịch chiết Tỏi 5 ‰ (gồm 15‰ dầu Tỏi) chích vào vùng hội âm. Mỗi lần 2ml, cách ngày chích một lần, tổng cộng 20 lần. Trị 79 ca, khỏi 9, kết quả ít 30, có tiến bộ 34, không kết quả 6 (Ngô Tuệ Mẫn, Trung Hoa Lý Liệu Ung Chí 1982, 5 (1): 61).
+ Từ Phúc Thái dùng phép hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, dùng bài thuốc kinh nghiệm Vương Bất Lưu Hành Thang trị viêm tiền liệt tuyến mạn thể huyết ứ có hiệu quả cao. Bài thuốc gồm: Vương bất lưu hành, Xích thược, Nguyên hồ, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Đơn bì) (Từ Phúc Thán, Thượng Hải Trung Y Dược Ung Chí 1987, (1): 12).
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp: thường lan truyền do các bệnh nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, v.v... vì vậy, cần tích cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vùng kế cận.
2. Bệnh viêm tiền liệt tuyến mạn: thường lao động quá sức hoặc phòng dục quá độ nên cần chú ý điều độ trong sinh hoạt.
3. Cần chú ý: vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích, hạn chế rượu, thuốc lá. Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể giúp chất dịch tiền liệt tuyến bài tiết dễ dàng. Người cao tuổi ăn chế độ nhiều rau và trái cây, ăn cà chua mỗi ngày.
4. Giảm bớt thời gian đi xe đạp, nên ngồi ghế mềm để giảm bớt lực đè lên tiền liệt tuyến và tránh ngồi quá lâu để cho tuần hoàn vùng hội âm lưu thông dễ dàng. Đối với người bệnh viêm tiền liệt tuyến, cần nên đi lại vận động nhiều.
NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ SINH DỤC TIẾT NIỆU
Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu thường liên hệ đến các tạng Phế, Tỳ, Thận vì Phế chủ thông điều thủy đạo. Tỳ chủ vận hóa thủy thấp. Thận chủ ôn thông, khí hóa bàng quang và chủ về tang tinh, phát dục.
Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu thường gặp ở hai loại Thực Chứng và Hư Chứng.
Thực chứng do phong hàn, thấp nhiệt, thủy thấp, Can kinh vó uất nhiệt, tạng Tâm, Can quá vượng. Hư chứng do Tỳ dương hư, Thận dương hư, Tỳ Thận dương hư, Thận âm hư, Phế Tỳ khí hư, Tâm Tỳ hư...
Trên lâm sàng thường biểu hiện các rối loạn về Khí (khí hư, khí trệ), Huyết (huyết hư, huyết ứ, xuất huyết), Âm (âm hư), Dương (dương hư), Dương hư Âm thịnh (chứng urê máu cao), tân dịch giảm, tân dịch ứ đọng...
THỰC CHỨNG
1- Phong Hàn: Thường gặp trong bệnh cầu thận viêm dị ứng do lạnh, phong thủy.
Điều trị: Tuyên Phế, phát hãn, lợi niệu. Dùng bài Việt Tỳ Thang thêm Bạch truật.
2- Thấp Nhiệt: Thường gặp trong nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm khuẩn sinh dục, thận viêm cấp, mạn tính, bàng quang viêm, tiểu ra dưỡng trấp, sỏi đường tiểu, di tinh...
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Thường dùng Hoàng bá, Hoàng liên, Bồ công anh, Tỳ giải, Mộc thông, Xa tiền tử. Dùng bài Đạo Xích Tán, Bát Chính Tán, Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm...
3- Thủy Thấp: Thường gặp trong bệnh cầu thận viêm bán cấp.
Điều trị: Thông dương lợi thấp (kiện Tỳ trừ thấp, ôn thông hóa khí). Thường dùng Bạch truật, Hoài sơn, Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Bạch mao căn... Dùng bài Ngũ Linh Tán.
4- Can Kinh có uất nhiệt: Thường gặp trong tiểu nhiều thể nhiệt.
Điều trị: Sơ Can, thanh nhiệt, lợi thấp. Thường dùng Long đởm thảo, Sài hồ, Chi tử, Mộc thông, Xa tiền. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm.
5- Tâm, Can Thận vượng: Thường gặp trong chứng hoạt tinh.
Điều trị: Định Tâm, an thần, cố tinh. Thường dùng Long cốt, Mẫu lệ, Táo nhân, Khiếm thực, Liên nhục, Kim anh tử... Dùng bài An Thần Định Chí Thang.
HƯ CHỨNG
1) Tỳ Dương Hư : Thường gặp trong bệnh cầu thận viêm mạn.
Điều trị: Ôn vận Tỳ dương, lợi niệu. Thường dùng Bạch truật, Đảng sâm, Hậu phác, Thảo quả, Đại phúc bì. Dùng bài Thực Tỳ Ẩm, Vị Linh Thang...
2) Thận dương hư, Mệnh môn hỏa suy: Thường gặp trong bệnh cầu thận viêm mạn, bí tiểu, liệt dương, di tinh, tiểu dầm...
Điều trị: Ôn bổ Thận dương, bổ mệnh môn hỏa. Thường dùng Phụ tử (chế), Nhục quế, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ... Dùng bài Bát Vị Quế Phụ Hoàn, Hữu Quy Hoàn, Tế Sinh Thận Khí Hoàn...
3) Tỳ Thận Dương Hư: Thường gặp trong bệnh cầu thận viêm mạn.
Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận. Dùng bài Chân Vũ Thang.
4) Thận Âm Hư: Thường gặp trong bệnh cầu Thận viêm mạn kèm huyết áp cao, bàng quang viêm mạn, tiểu ra máu, di tinh, tiểu dầm.
Điều trị: Tư âm bổ Thận. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Tả Quy Hoàn...
5) Phế Tỳ Khí Hư: Thường gặp trong bệnh tiểu dầm, tiểu ra máu kéo dài.
Điều trị: Kiện Tỳ ích Phế. Thường dùng Đảng sâm, Hoài sơn, Phục linh, Bạch truật...
Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán, Bổ Trung Ích Khí Thang...
6) Tâm Tỳ Hư: Thường gặp trong bệnh liệt dương.
Điều trị: Kiện Tỳ, an thần. Dùng vị Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí... Dùng bài Quy Tỳ Thang
TIỂU RA DƯỠNG CHẤP
Đại Cương
Là trạng thái nước tiểu ra đục như sữa, như nước tương, như nước vo gạo.
Tiểu ra dưỡng chấp (Nhũ My Niệu) là một bệnh được mô tả trong chứng Ngũ Lâm của Đông y (Cao Lâm).
Được quy vào loại Tiểu Đục, Xích Bạch Trọc của Đông Y.
Nguyên nhân
- Do giun chỉ Filaria Bancrofti trưởng thành, khu trú trong bạch mạch của bể thận gây viêm tắc, làm cho bạch mạch bị phồng lên sinh ra lỗ rò, bạch huyết vào trong bể thận và tiểu ra dưỡng chấp.
Đông y cho là có liên hệ với Tỳ và Thận.
Tỳ là nguồn của sự sinh hoá, Thận là nơi tàng trữ. Tỳ hư, không vận hoá được, Thận hư không tàng trữ được, chất tinh vi (dưỡng chấp) sẽ bị tiết xuống, chất thanh trọc không phân ra được, dồn xuống bàng quang gây nên tiểu đục.
Chu Đan Khê trong sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Chân nguyên bất túc, hạ tiêu hư hàn, nước tiểu ra đục, giống như cao, như nước hồ (sền sệt)”.
Đời nhà Thanh, Trình Chung Linh trong ‘Y Học Tâm Ngộ’ viết: “Chứng trọc có hai loại: một do Thận hư nên tinh chảy ra, Một do thấp nhiệt thấm vào bàng quang”.
Đông y xếp vào loại Cao Lâm. Cao Lâm là tình trạng tiểu ra chất béo, nước tiểu giống như mỡ cao.
Nguyên Nhân
Thường do bàng quang có thấp nhiệt, khí hoá không được, thuỷ đạo không thông và Thận khí suy yếu không nhiếp ước được dịch béo gây nên bệnh. Thường gặp nơi những người bệnh âm hư hoặc khí hư, đờm thấp thịnh.
Sào Nguyên Phương, trong ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Chư Lâm Bệnh Hậu’ viết: “Cáv chứng lâm, do Thận hư, bàng quang có thấp nhiệt gây nên” và “ Chứng Cao lâm, tiểu buốt mà có mỡ, trông giống như cao, vì vậy được gọi là Cao lâm, Xích bạch nhục lâm. Do Thận hư không chế được dịch mỡ, vì thế tiểu ra chất mỡ”.
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Các chứng lâm, do hàn, nhiệt, thấp dồn xuống Bàng quang khiến cho đường tiểu bị sáp trệ”.
Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Lâm Trọc Luận Trị’ viết: “Lâm… đục, không giống như bạch trọc, do trung khí hạ hãm và mệnh môn không chắc”.
Điều Trị
Khi điều trị lấy bổ Thận, lý Tỳ làm chính. Khi thổ vượng lên sẽ thắng thấp, khi thổ mạnh lên thì thuỷ sẽ tự thanh.
Bổ Tỳ dùng bài Thỏ Ty Tử Hoàn làm chính.
Đạo thấp dùng bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm làm chính.
Chứng Tiểu ra dưỡng chấp, lúc đầu lấy thấp nhiệt làm tiêu bản là chính. Bệnh lâu ngày Tỳ Thận đều hư, hư thực lẫn lộn, khi điều trị cần bổ trung, ích khí, thanh nhiệt, lợi thấp, kiện Tỳ, ích Thận.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng chia làm hai loại:
+ Tiểu ra dưỡng chấp đơn thuần gọi là Bạch Trọc (Chylurie).
+ Tiểu ra dưỡng chấp đơn thuần màu đỏ là Xích Trọc (Hémochylurie).
A- Bạch Trọc
Chứng: Nước tiểu trắng đục, rêu lưỡi trắng dày, mạch Hoạt.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp.
+ Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm: Tỳ giải 20g, Phục linh 12g, Ích trí nhân 16g, Ô dược, Thạch xương bồ đều 8g, Cam thảo 6g, Muối ăn 4g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Rau Dừa khô 200g, sắc với 2 lít nước, đun sôi 2-3 giờ còn ½ lít. Chia làm hai lần uống trong ngày. Thời gian điều trị là 04-64 ngày liên tục. Kiêng mỡ, trứng, ít ăn mặn trong thời gian điều trị (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Ý dĩ (sao) 50g, Củ mài (sao), Tỳ giải đều 20g, Rễ cỏ tranh, Lá và hoa Mã đề, Rễ Mấn trắng đều 12g. Sắc 600ml nước còn 300ml. Chia hai lần uống (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Bệnh lâu ngày không khỏi, người mỏi mệt, không có sức, sắc mặt trắng, miệng cảm thấy nhạt, mạch Hư, Tế, Hoãn là do khí hư hạ hãm. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm tỳ giải, Xương bồ, Ích trí nhân, Ô dược.
B- Xích Trọc
Chứng: Tiểu ra chất đục, đỏ, tiểu bình thường hoặc hơi gắt,lưng đau, tai ù, rêu lưỡi vàng, mạch Trầm Sác.
Điều trị: Ích khí, thanh Tâm, lợi niệu.
+ Thanh Tâm Liên Tử Ẩm: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Mạch môn, Xa tiền thảo, Viễn chí, Sài hồ, Xích linh, Liên nhục đều 12g, Xương bồ 8g, Cam thảo, Đan bì đều 6g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Nếu kèm phiền nhiệt, miệng nhạt, lưỡi đỏ, mạch tế Sác là do âm hư, thấp nhiệt. Dùng phép Tư âm, thanh thấp. Dùng bài Bát Vị Tri Bá hợp với bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm.
Biện Chứng
Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’, thường gặp các loại sau:
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: Tiểu đục như nước vo gạo hoặc như mỡ hoặc có lẫn máu, tiểu ra không thoải mái, tiểu buốt, rít, bụng dưới nặng trướng hoặc kèm sốt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt, phân thanh bí trọc, thanh Tâm, thông lạc. Dùng bài Tỳ Giải Phân Thân Ẩm gia giảm: Hoàng bá, Xa tiền tử, Bạch truật, Phục linh, Tỳ giải, Xương bồ, Liên tử tâm, Đan sâm.
(Hoàng bá, Xa tiền tử thanh nhiệt, lợi niệu; Bạch truật, Phục linh kiện Tỳ, trừ thấp; Tỳ giải, Xương bồ phân thanh bí trọc; Liên tử tâm, Đan sâm thanh tâm, hoạt huyết, thông lạc. Làm cho thấp nhiệt được trừ, thanh trọc được phân, kinh toại thông thì chất đục sẽ hết).
Nếu thấp nhiệt nhiều, tiểu nóng, rát, thêm Long đởm thảo, Mộc thông, Chi tử để tả hoả, thông lợi bàng quang. Bụng trướng, tiểu rít, khó tiểu thêm Ô dược, Ích trí nhân để lý khí, ích Thận. Nước tiểu có lẫn máu, thêm Đại kế, tiểu kế, Ngẫu tiết, Bạch mao căn để lương huyết, chỉ huyết.
+ Tỳ Thận Đều Hư: Tiểu đục như nước vo gạo hoặc như mỡ đông, thân thể gầy ốm, da vàng ủng, mệt mỏi không có sức, lưng đau, chân yếu, chóng mặt, tai ù, mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra, lưỡi nhạt, ít rêu, mạch Tế, không lực.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, bổ Thận, cố nhiếp. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hợp với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Ddảng sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật, Thục địa, Sơn dược, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Khiếm thực, Kim anh tử, Thăng ma.
(Hoàng kỳ đại bổ dương khí; Đảng sâm ích khí; Bạch truật kiện Tỳ; Phục linh kiện Tỳ trừ thấp; Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận, ích tinh; Thỏ ty tử, Khiếm thực, Kim anh tử ích âm, cố Thận; Thăng ma thăng khí thanh dương, dẫn thuốc đi lên, làm cho thanh thăng, trọc giáng).
Tiểu đục lâu ngày không khỏi, thêm Tang phiêu tiêu, Ích trí nhân, Nữ trinh tử, Liên tu, Sa uyển tật lê, Long cốt, Mẫu lệ.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Cao Lâm Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1992 (11): 495): Thái tử sâm, Hoàng kỳ (chích) đều 30g, Đương quy, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Hoài sơn đều 10g, Thạch xương bồ, Uất kim đều 15g, Ngô công 2-4 con. Sắc uống ngày một thang. Ba ngày là một liệu trình.
(Đây là bài Đại Bổ Nguyên Tiễn hợp với Xương Bồ Uất Kim Thang. Trong bài dùng thêm Ngô công là dựa theo kinh nghiệm lâm sàng).
Gia giảm: Nếu thấp nặng, thêm Phục linh, Thương truật, Xa tiền tử, Tỳ giải. Nhiệt nhiều thêm Tỳ giải, Xa tiền tử, Áp chích thảo, Tử hoa địa đinh. Tinh thoát thêm Khiếm thực, Liên tử, Ích trí nhân, Kim anh tử. Huyết ứ bên trong thêm Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất. Trung tiêu bị thấp ngăn trở thêm Bạch đậu khấu, Biển đậu, Hậu phác, Trần bì, Thương truật (sao). Âm hư hoả vượng thêm Hoàng bá, tri mẫu, Hạn liên thảo, A giao.
TD: Bồi bổ Tỳ Thận, hoá trọc, lợi khiếu. Trị tiểu ra dưỡng trấp.
Đã dùng trị 112 ca, tất cả đều thuộc loại tiểu ra dưỡng trấp loại khó trị. Trong đó 55 nam, 57 nữ. Tuổi từ 10-79 (gặp nhiều nhất là tuổi 40-60). Bị giun chỉ 13 ca. Điều trị trên 3 tháng. Kết quả khỏi hoàn toàn 35, có hiệu quả ít 52, có chuyển biến 22, không hiệu quả 3.
Tiêu My Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1992 (2): 61): Đảng
sâm, Xuyên són giáp (nướng), Tỳ giải, Sơn thù nhục đều 9-12g, Sinh địa, Bạch thược, Sài hồ, Từ trưỡng lang đều 6-9g, Bạch cập, Sơn dược, Hoàng kỳ đều 15g-30g, Thăng ma 6g. Sắc uống ngày một thang, 10 ngày là một liệu trình.
TD: Ích khí, thăng đề, ôn dương, hoá khí, phân thanh lợi thấp. Trị tiểu ra dưỡng trấp.
Đã dùng trị 57 ca, nam 49, nữ 8. Tuổi từ 21-58. Mắc bệnh từ 5-14 năm. Kiểm tra đều bị tiểu ra dưỡng trấp. Kết quả khỏi hoàn toàn 34 (các triệu chứng chuyển biến tốt, sau ba lần xét nghiệm kiểm tra chất đản bạch đều âm tính), hiệu quả ít 19, có chuyển biến 4. Uống nhiều nhất 97 ngày, ít nhất 15 ngày, bình quân uống 25 ngày.
Nhũ My Tiễn (Tân Trung Y 1990 (2): 23): Đại thanh diệp, Bản lam căn, Thảo hà xa đều 18g, Xa tiền thảo 20g, Sinh địa 15g, Hoàng bá 12g, Tri mẫu 10g, Uy Hy Hoàn 6-10g, Quy bản (sống), Lục Nhất Tán đều 10-30g, Khổ sâm phiến 24g. Sắc uống. Hai tuần là một liệu trình.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, tư âm, bổ Thận. Trị tiểu ra dưỡng trấp.
Đã trị 48 ca. Kết quả 29khỏi sau 1 tuần, sau hai tuần là 17, sau 3 tuần có 2 người. Trong đó 36 ca sau một năm không tái phát, 11 người sau 3 năm không tái phát. Tỉ lệ khỏi 100%.
Phân Thanh Bí Trọc Tán (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1991 (12) 556): Ý dĩ nhân, Sơn dược, Biển đậu, Khiếm thực, Tỳ giải, Xương bồ, lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 15g thuốc bột, ngày 3 lần.
TD: Bổ Tỳ ích khí, phân thanh biệt trọc, thanh thấp nhiệt. Trị tiểu ra dưỡng trấp.
Đã dùng bài này trị 43 ca, nam 29, nữ 14 qua kiểm tra thấy có tiểu ra dưỡng trấp dương tính., có 5 người bị giun chỉ. Kết quả: khỏi 40, không hiệu quả 3 (trong đó 1 ca xoang bụng có bướu, 1 ca bị lao cột sống gây nên tiểu ra dưỡng trấp). Thời gian uống thuốc ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 30 ngày. Các chứng trạng tiêu hết, sau khi kiểm tra thấy hết tiểu ra dưỡng trấp, cho uống thêm 30 thang để tránh tái phát. Trong 25 ca khỏi, có 10 người 3 năm sau bị tái phát. cũng dùng bài thuốc trên để trị khỏi.
Sơn Tra Tiêu My Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1987 (1): 15): Sơn tra 50g, Phục linh, Tỳ giải, Xa tiền thảo đều 15g, Binh lang, Địa long, Hải tảo đều 10g. Sắc uống. Sau khi khỏi, nên chuyển thành dạng thuốc hoàn với mật để uống khoảng ½ tháng hoặc 1 tháng.
TD: Kiện Tỳ, tiêu chỉ, thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, hành ứ. Trị tiểu ra dưỡng trấp.
Đã dùng trị 32 ca. Kết quả khỏi 20 (63%), hiệu quả ít 8 (25%), có chuyển biến 3 (9%), không kết quả 1 (3%). Tổng kết đạt 97%.
Hoá Ứ Thanh Trọc Thang (Giang Tô Trung Y 1993, (2): 21): Tỳ giải, Ích mẫu thảo, Phục linh, Thỏ ty tử, Hoàng kỳ, Ý dĩ nhân đều 15g, Bào giáp phiến (Xuyên sơn giáp), Đào nhân, Hồng hoa đều 10g.
TD: Hoạt huyết, hoá ứ, kiện Tỳ, ích Thận, thanh lợi thấp nhiệt. Trị tiểu ra dưỡng trấp.
Dùng trị 35 ca, nam 17, nữ 18. tuổi từ 30 đến 77. mắc bệnh từ 1,5 tháng đến 15 năm. Toàn bộ nước tiểu đều đục như sữa. Kiểm tra xét nghiệm đều dương tính. Kết quả khỏi hoàn toàn 28, 4 có chuyển biến, không hiệu quả 3. Uống ít nhất là 4 thang, nhiều nhất 65 thang. Đạt tỉ lệ 91,4%
TIỂU RA MÁU
Là chứng do nhiều nguyên nhân bệnh ở đường tiết niệu gây ra.
Được mô tả trong phạm vi chứng Ngũ Lâm (Huyết Lâm), Niệu Huyết của Đông y.
Có thể tiểu ra máu đại thể: mắt thường trông thấy được, máu ra đỏ tươi lẫn cục máu đã đông hoặc nước tiểu mầu hồng. Có thể tiểu ra máu nhẹ, mắt thường không phân biệt được với nước tiểu sẫm mầu. Gọi là tiểu ra máu vi thể vì phải soi kính hiển vi cặn nước tiểu mới phân biệt được. Để xác định là tiểu ra máu vi thể thì lượng hồng cầu trong nước tiểu phải trên 4 triệu/24 giờ.
Ở phụ nữ, để chẩn đoán tiểu ra máu phải lấy nước tiểu bằng thông bàng quang để khỏi lẫn với ra máu do rối loạn kinh nguyệt.
Chẩn Đoán
+ Tiểu Ra Máu Do Các Bệnh Nhiễm Khuẩn, Nhiễm Độc Dị Ứng:
. Thường là tiểu ra máu vi thể, ít khi ra máu đại thể.
. Trong ngộ độc thuốc chống đông có thể gây tiểu ra máu đại thể.
. Bệnh bạch cầu, bệnh gan cũng gây tai biến tiểu ra máu.
+ Tiểu Ra Máu Dưới Bàng Quang (do niệu đạo, tiền liệt tuyến): Để xác định rõ, người ta dùng nghiệm pháp 3 ly: Buổi sáng mới thức dậy, bảo người bệnh tiểu vào 3 ly riêng biệt. Nếu ly nước tiểu đầu lẫn nhiều máu hơn 2 ly kia, kèm tiểu buốt, tiểu khó thì nguyên nhân do sỏi niệu đạo, ung thư tiền liệt tuyến.
+ Tiểu Ra Máu Do Bàng Quang: Thường ly cuối cùng lẫn nhiều máu hơn vì bàng quang co bóp tống những căn máu còn đọng ra. Nguyên nhân do sỏi, đa số do ung thư bàng quang. Ở phụ nữ có thể do bàng quang bị viêm loét.
+ Tiểu Ra Máu do bệnh Thận: Nước tiểu cả 3 ly đều đỏ. Tiểu ra máu kèm cơn đau dữ dội từ vùng thận lan xuống đường tiểu, thường do sỏi thận di chuyển.
Cũng có thể chú ý đến:
+ Nước tiểu đỏ ngay khi bắt đầu tiểu và đỏ suốt thời gian tiểu, nên nghĩ đến:
. Sỏi đường tiểu: vì sỏi làm chảy máu và rách màng da trong các ống dẫn tiểu. Máu chảy ở những chỗ này hòa lẫn với nước tiểu thành mầu vàng sẫm hoặc đỏ nhạt.
. Lao thận: Máu hòa lẫn với nước tiểu một cách bất ngờ. Người bệnh có thể vẫn thấy mình khỏe mạnh, không bệnh mà tự nhiên tiểu đỏ. Có thể kèm theo tiểu gắt, buốt khi tiểu.
+ Nước tiểu lúc đầu không đỏ nhưng về cuối khi tiểu gần xong mới đỏ, trường hợp này bệnh nhân tiểu khó và ít tiểu: nên nghĩ đến bệnh về bàng quang như sỏi bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang.
+ Nước tiểu đỏ ngay lúc đầu nhưng về sau lại trong, tiểu xong rất rát nhưng không rát khi tiểu. Nên nghĩ đến nhiễm trùng đường tiểu, lao tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến.
. Ung thư thận: Tiểu đỏ bất ngờ, hết rồi lại bị, cứ như vậy nhiều lần. Thường cảm thấy đau lưng và có cảm tưởng thận cứng lại.
Bể thận viêm, cầu thận viêm đều gây ra tiểu ra máu vi thể, kèm tiểu ra bạch cầu, protein nhẹ hoặc trung bình.
Trên lâm sàng thường gặp một số loại sau:
+ Tiểu Ra Máu Do Nhiễm Trùng Cấp Tính Đường Tiểu
Gặp trong trường hợp Cầu thận viêm cấp, Bàng quang viêm cấp...
Chứng: Tiểu buốt, rát, tiểu ra máu, khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít, mê sảng, mạch Hồng Sác.
Nguyên nhân: Do Tâm hỏa vong động, nhiệt dịch xuống tiểu trường gây nên.
Điều trị: Thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.
. Tiểu Kế Ẩm Tử: Sinh địa 20g, Hoạt thạch 16g, Tiểu kế, Mộc thông, Bồ hoàng (sao), Ngẫu tiết, Sơn chi đều 12g, Đương quy, Chích thảo đều 6g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Lá tre, Cỏ mực, Kim ngân hoa đều 16g, Sinh địa, Cam thảo đất, Mộc hương đều 12g, Tam thất 4g. Sắc uống (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
. Thanh Lâm Ẩm (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 8): Bồ công anh, Nhất trượng hoàng hoa, Bán chi liên, Xa tiền thảo, Mao căn (tươi), Luật thảo (tươi). Sắc uống.
. Cửu Bồ Đại Hoàng Thang (Thiểm Tây Trung Y 1988, 6): Tần cửu 50g, Bạch mao căn, Bồ hoàng (bao lại) đều 20g, Đại hoàng, Xa tiền tử (bao lại), Hoàng cầm, Bạch thược, Hồng hoa (bao lại, cho vào sau), Cam thảo, Sơn chi đều 15g, Thiên hoa phấn 30g, Trúc nhự 10g. Sắc uống.
Đã dùng trị 34 ca, khỏi hoàn toàn 29, có hiệu quả 4, không hiệu quả 1. Đạt tỉ lệ 91,1%. Bình quân uống 14 ngày.
. Ngân Bạch Tiêu Viêm Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1986, 2): Kim ngân hoa, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bồ công anh đều 30g, Chi tử, Biển súc, Hải kim sa đều 15g, Hoạt thạch, Mao căn, Xa tiền thảo đều 30g, Mộc thông, Cam thảo đều 10g, Ddăng tâm thảo 3g. Sắc uống.
Đã trị 56 ca, khỏi 43, đỡ 10, không hiệu quả 3. Đạt tỉ lệ 94,6%.
. Khổ Sâm Bồ Hoàng Thang (Sơn Tây Trung Y Tạp Chí 1986, 5): Khổ sâm 9-15g, Sài hồ 9-18g, Hoàng bá 9g, Bồ công anh, Mã xỉ hiện, Thạch vi đều 30g. Sắc uống.
Đã trị 50 ca, khỏi 48, không khỏi 2.
. Thanh Hóa Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bồ hoàng (sống) 9g, Sinh địa Hoạt thạch đều 15g, Bạch mao căn 24g, Hổ phách 5g (tán nhuyễn, cho vào thuốc uống), Kim tiền thảo 30g, Hoàng bá 8g, Xích tiểu đậu 30g, Tỳ giải 9g, Cam thảo, Đăng tâm thảo đều 3g. Sắc uống.
+ Tiểu Ra Máu Do Nhiễm Trùng Đường Tiểu Mạn Tính
Gặp trong Bàng quang viêm mạn, Lao thận.
Chứng: Tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu ít, sốt, khát, họng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Nguyên nhân: do âm hư hỏa vượng.
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, chỉ huyết.
. Đại Bổ Âm Hoàn gia giảm: Hoàng bá, Bạch mao căn đều 12g, Tri mẫu 8g, Quy bản (chích), Thục địa, Hạn liên thảo đều 16g, Chi tử (sao đen) 8g, Tủy sống heo 20g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Sinh địa, Thạch hộc, Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử, Rễ cỏ tranh, Trắc bá diệp (sao đen) đều 12g, Hạn liên thảo 16g, A giao 8g (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
. Tri Bá Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Tri mẫu, Sinh địa, Thổ phục linh, Thạch hộc, Ngân hoa, Hoàng bá đều 15g, Liên kiều 10g, Đương quy 8g, Hồng đằng 30g, Mộc thông, Cam thảo đều 5g. Sắc uống.
Đã trị 60 ca, khỏi hoàn toàn 53 ca, có hiệu quả 13 ca. Trung bình uống 5-10 thang.
+ Tiểu Ra Máu Do Sỏi Đường Tiểu, Chấn Thương
Chứng: Tiểu ra máu, ngang thắt lưng đau lan xuống đường tiểu, có từng cơn quặn đau do sỏi di chuyển.
Nguyên nhân: Do huyết ứ ở hạ tiêu gây nên.
Điều trị: Hoạt huyết, chỉ huyết, khứ ứ.
Đan sâm, Ngưu tất, Ích mẫu, Uất kim, Tóc rối đều 12g, Hạn liên thảo, Ngẫu tiết đều 16g, Bách thảo sương 4g, Chỉ thực 6g (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
+ Tiểu Ra Máu Kéo Dài
Do nhiều nguyên nhân toàn thân khác.
Chứng: Tiểu nhiều làn, có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng úa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bẩn, mạch Hư, Nhược.
Nguyên nhân: Do Tỳ hư không nhiếp được huyết gây nên.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, nhiếp huyết.
. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí gia giảm: Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Sài hồ, Ngải diệp (sao đen), Xích thạch chi, Ngẫu tiết (sao) đều 12g, Hạn liên thảo (sao đen) 16g, Đương quy, Thăng ma đều 8g, Cam thảo 6g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Hoài sơn, Bạch truật, Thạch hộc, Ngẫu tiết (sao đen), Thục địa, Tắc bá diệp, Ngải diệp đều 12g, Đảng sâm, Hạn liên thảo đều 16g. Sắc uống (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
Kinh Nghiệm Điều Trị Tiểu Ra Máu Của Nhật Bản
+ Trư Linh Thang + Tứ Vật Thang (Trong bài, A giao làm ngừng chảy máu, Hoạt thạch làm giảm các triệu chứng.
+ Khung Quy Giao Ngải Thang. Trong bài A giao, Ngải diệp làm ngừng chảy máu. Dùng cho cơ thể yếu và thấy lạnh.
+ Ôn Thanh Ẩm: trị tiểu kéo dài và tiểu ra máu.
+ Đào Hạch Thừa Khí Thang, Đại hoàng mẫu đơn bì thang, quế chi phục linh hoàn. Một trong ba bài làm giảm, làm tan những tổn thương ở đùi, ở lưng và bộ phận sinh dục, bụng dưới đầy lan đến niệu quản và tiểu ra máu.
NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ TIM MẠCH
Bệnh hệ tuần hoàn thường liên quan đến các tạng Tâm (chủ huyết), Can (tàng huyết), Thận (sinh huyết), Tỳ (thống huyết).
Bệnh hệ tuần hoàn thường liên hệ đến 3 nguyên nhân: Thực Chứng (nhiệt độc, hỏa độc và phong thấp nhiệt), Cơ Địa (do huyết nhiệt) và Hư chứng (do các tạng phủ có liên quan bị suy yếu).
Tuy nhiên, các nguyên nhân gây bệnh nêu trên thường có các triệu chứng bệnh do sự rối loạn về Âm (âm hư), Dương (dương hư, dương xung), Khí (khí hưm khí trệ), Huyết (huyết hư, huyết trệ)...
THỰC CHỨNG
+ Nhiệt Độc, Hỏa Độc: thường gặp nơi bệnh nhiễm khuẩn như thấp tim, bội nhiễm ỏa các bệnh bạch huyết...
+ Nhiệt Độc, Hỏa Độc: thường gặp nơi bệnh nhiễm khuẩn như thấp tim, bội nhiễm ỏa các bệnh bạch huyết... Thang, Hoàng Liên Giải Độc Thang, Ngân Kiều Tán gia giảm...
+ Phong Thấp Nhiệt: Thường gặp nơi bệnh thấp khớp viêm cấp.
+ Phong Thấp Nhiệt: Thường gặp nơi bệnh thấp khớp viêm cấp. Thang, Quế Chi Thược Dược Tri Mẫu Thang, Nhị Diệu Thang...
+ Can Hỏa Vượng, Thấp Nhiệt Ở Kinh Can: Gặp nơi người huyết áp cao thể can dương thượng cang.
Điều trị: Thanh Can, tả hỏa, bình Can, tiết dương. Dùng vị Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ (bình Can), Sinh địa, Bạch thược (nhu Can), Mộc thông, Xa tièn (tiết nhiệt)... Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm.
DO CƠ ĐỊA
Do cơ thể vốn sẵn nhiệt, cơ địa dị ứng, nhiễm khuẩn, còn gọi là huyết nhiệt. Thường gặp nơi người bị thấp khớp cấp, chảy máu cam không rõ nguyên nhân nơi người trẻ tuổi...
không rõ nguyên nhân nơi người trẻ tuổi... Giác Địa Hoàng Thang, Địa Cốt Bì Ẩm, Thanh Dinh Thang...
HƯ CHỨNG
+ Tâm khí Hư, Tâm Dương Hư: Thường gặp nơi người lơn tuổi bị xơ cứng động mạch, cơn đau vùng tim, nhồi máu cơ tim...
Điều trị: Bổ Tâm khí, ôn thông Tam dương, hồi dương cứu nghịch. Dùng bài Dưỡng Tâm Thang (bổ Tâm Khí); Quế Chi Cam Thảo Thang, Chân Vũ Thang (ôn bổ Tâm dương), Tứ Nghịch Thang (Hồi dương cứu nghịch).
+ Tâm Huyết Hư, Tâm Âm Hư: Gặp nơi người thiếu máu, mất máu sau khi sinh đẻ, sau khi bị bệnh nặng, rối loạn thần kinh tim...
+ Tâm Huyết Hư, Tâm Âm Hư: Gặp nơi người thiếu máu, mất máu sau khi sinh đẻ, sau khi bị bệnh nặng, rối loạn thần kinh tim... Tâm Đơn.
+ Can Thận Âm Hư: thường gặp nơi người huyết áp cao, xơ cứng động mạch vành, thiểu năng tạo huyết của tủy xương...
Điều trị: tư dưỡng Can Thận âm hư. Dùng vị Thục địa, Kỷ tửm, Thạch hộc, Quy bản, Bạch thược, Đương quy, Tang thầm... Dùng bài Lục Vị Quy Thược Thang, Tả Quy Hoàn, Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn...
+ Tâm Tỳ Hư: gặp nơi người thiếu máu, huyết áp cao, xơ cứng mạch vành...
Điều trị: Kiện Tỳ, an thần. Dùng vị Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí... Dùng bài Quy Tỳ Thang.
+ Tỳ Thận Dương Hư: thường gặp nơi người thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương.
Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận. Thường dùng bài Chân Vũ Thang, Bát Trân Thang thêm các vị trợ dương (Ba kích, Cao ban long, Thỏ ty tử...).
+ Tâm thận Dương Hư: Thường gặp nơi người xơ cứng mạch vành (Tâm dương hư, Thận dương hư).
Điều trị: Ôn bổ Tâm Thận.
Dùng các vị thuốc ôn bổ Thận dương (Phụ tử, Nhục quế), bổ Tâm huyết (Đan sâm, Đương quy), an thần (Bá tử nhân, Viễn chí)...
Một Số Chứng Bệnh Thường Gặp Ở Hệ Tuần Hoàn
1) Khí Hư: Thường gặp ở bệnh Thấp tim, suy tim xơ cứng mạch vành, nhồi máu cơ tim, chay máu kéo dài...
Điều trị: Bổ Khí. Thường dùng bài Tứ Quân Tử Thang gia giảm...
2) Huyết Hư: Thường gặp ở bệnh thiếu máu, suy tim...
Điều trị: Bổ huyết. Thường dùng bài Tứ Vật Thang, Quy Tỳ Hoàn, Đương Quy Bổ Huyết Thang...
3) Khí Huyết Hư: Thường gặp ở bệnh suy tim, thiếu máu thời kỳ cuối của bệnh bạch huyết...
Điều trị: Bổ khí huyết. Thường dùng bài Bát Trân Thang, nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang...
4) Tâm Hư: Thường gặp ở bệnh huyết áp cao, rối loạn thần kinh tim, xơ cứng động mạch...
Bổ âm. Nếu thiên về âm hư hỏa vượng thì dùng tư âm, giáng hỏa. Thiên về dương vượng thì dùng tư âm, tiềm dương.
Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn (âm hư hỏa vượng), Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (âm hư dương vượng).
5) Dương Hư: Thường gặp ở bệnh rối loạn thần kinh tim, xơ cứng động mạch vành...
Điều trị: Ôn dương, trợ dương. Dùng bài Bát Vị Quế Phụ, Chân Vũ Thang...
6) Khí Trệ, Huyết Ứ: Thường gặp ở bệnh suy tim, cơn đau vùng tim, nhồi máu cơ tim...
Điều trị: Hành khí, hoạt huyết. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang...
7) Đờm Trọc: Thường gặp ở bệnh huyết áp cao, béo phì, Cholesterol cao, cơn đau vùng tim do xơ cứng mạch vành...
Kiện Tỳ, trừ thấp, hóa đờm. Dùng bài Nhị Trần Thang, Bán Hạ Bạch Truật Thang, Ôn Đởm Thang, Thương Phụ Đạo Đờm Hoàn...
TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
Đại Cương
Là trạng thái một phần tĩnh mạch, thường ở phần nông bị viêm tắc, nổi lên, có mầu đỏ, hình dạng giống như con giun bò, cứng, đau.
Cũng gọi là ‘Ác Mạch’, ‘Ác Mạch Bệnh’, ‘Xích Mạch Bệnh’, ‘Thanh Xà Tiên’, ‘Thanh Độc Xà’, ‘Hoàng Thu Ung’.
Thường gặp ở tuổi thanh niên, tráng niên, nam nữ đều bị nhưng nữ bị nhiều hơn, thường nổi ở tay chân, bắp chân nhiều hơn.
Nguyên Nhân
Sách ‘Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương’ viết: “Chứng Thanh xà tiên sinh ở dưới bụng chân, kết thành khối, dài 2-3 thốn, phát nóng lạnh, ăn uống không được, thuộc về kinh túc Thiếu dương và túc Thái dương. Do Thận kinh bị hư tổn, thấp nhiệt dồn xuống phía dưới gây nên. Đầu (của khối tĩnh mạch tắc) hướng về phía trên thì khó trị, đầu hướng xuống phía dưới, châm cho máu xấu ra. Nơi người già yếu, nếu thấy nôn mửa,, bụng trướng, thần trí hôn mê, mạch táo thì sẽ chết”.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Do mùa xuân, mùa đông cảm phải ác phong, nhập vào kinh lạc mạch, khiến cho huyết ứ kết lại gây nên bệnh”.
Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: “Có bệnh về mạch, phía trên cơ thể tự nhiên có mạch lạc dẫn đến tai ù, giống như hình dạng con giun bị chết. Mùa xuân có dạng giống như nước ở bên trong mạch, dài ngắn ở các mạch. Do mùa xuân, mùa đông bị ác phong nhập vào lạc mạch, huyết bị ứ lại sinh ra. Dùng bài ‘Ngũ Hương Liên Kiều Thang và Trúc Lịch để trị. Châm cho ra máu, dùng Đan Sâm Cao đắp bên ngoài”.
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng, mục Dương Y’ viết: “Chứng Thanh xà tiên, tức Thanh xà ung ở phía trên bắp chân, có hình giống con rắn, loại to thì có đầu, loại nhỏ thì có đuôi, lúc mới phát không có mồ hôi”.
Sách ‘Ngoại Khoa Đại Thành’ và sách ‘Y Tông Kim Giám’ gọi là Thanh độc xà.
Nguyên Nhân
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: ăn uống không điều độ, thích ăn thức cao lương mỹ vị (chất béo), cay nóng khiến cho Tỳ Vị mất chức năng kiện vận, thủy thấp không được vận chuyển đi, uất lại lâu ngày hóa thành nhiệt, thành hỏa độc, thấp nhiệt dồn xuống mạch gây nên bệnh.
+ Hàn Thấp Ngưng Trệ: nhiễm hàn thấp lâu ngày, cảm hàn thấp, ngưng trệ ở kinh mạch. Thấp tà là loại dính, béo, bẩn; Hàn có tính ngưng trệ, làm tổn thương phần dưới cơ thể, tổn thương dương khí khiến cho khí huyết ở chân bị ngưng trệ gây nên bệnh.
+ Can Khí Uất Kết: Tình chí uất ức, giận dữ làm hại Can, Can mất chức năng điều giáng, sơ tiết không thông, khí uất lâu ngày làm cho khí huyết và mạch lạc không thông, huyết ứ đình tụ lại gây nên bệnh.
+ Tỳ Mất Chức Năng Kiện Vận: bệnh lâu ngày, đứng lâu hoặc đi bộ nhiều, làm việc mệt nhọc quá làm cho Tỳ khí hao kiệt. Tỳ chủ tứ chi, chủ thống huyết. Nếu Tỳ không thống được huyết, huyết ứ ở lạc mạch hoặc vì Tỳ hư sinh ra đờm thấp ngưng trở ở lạc mạch gây nên bệnh.
+ Huyết Mạch Bị Chấn Thương: Do té ngã, chấn thương, đao kiếm chém... làm cho lạc mạch bị tổn hại hoặc bị nhiễm độc hoặc do huyết bị ứ, tích tụ lại không tan đi, uất lâu ngày hóa nhiệt gây nên bệnh.
Biện Chứng Trị Liệu
Bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uẩn kết, hàn thấp ngưng trệ, huyết ứ, Tỳ mất chức năng kiện vận, Can uất.
Điều trị phải hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt, lợi thấp, ôn dương hóa trệ, kiện Tỳ ích khí, thư Can giải uất.
Triệu Chứng
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Chân nặng, tức, sốt, da vùng bệnh đỏ, đau, thích lạnh, sợ nóng hoặc có những khúc ngoằn nghèo, phiền muộn, khát, không muốn ăn, nước tiểu ít, đỏ, lưỡi đỏ xậm, rêu lưỡi vàng bệu mạch Hoạt Sác hoặc Hồng Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, thông kết.
- Sách ‘Trung Y Cương Mục’ Dùng bài Tỳ Giải Thấm Thấp Thang gia giảm: Tỳ giải, Ý dĩ, Hoàng bá, Xích phục linh, Đan bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo.
(Tỳ giải, Ý dĩ, Xích phục linh, Trạch tả thấm thấp, lợi thủy; Hoàng bá thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu; Hoạt
thạch, Thông thảo thanh nhiệt, lợi thủy, làm cho thấp nhiệt độc thoát ra qua đường tiểu).
Gia giảm: Nhiệt nhiều thêm Kim ngân hoa, Liên kiều; Đau nhức nhiều thêm Đào nhân, Hồng hoa, Nguyên hồ.
Đắp ngoài: Kim Hoàng Cao.
- Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Nhân Trần Xích Đậu Thang gia giảm: Nhân trần 24g, Xích tiểu đậu 18g, Ý dĩ nhân 30g, Khổ sâm 12g, Thương truật, Hoàng bá, Phòng kỷ, Trạch tả, Bội lan, Bạch đậu khấu đều 9g, Địa đinh, Bồ công anh đều 15g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
+ Hàn Thấp Ngưng Trệ: Chân nặng, ấn vào lõm sâu xuống, sáng nhẹ, chiều nặng, sợ lạnh, sắc da không tươi nhuận, bắp chân đau, khó co duỗi, chân nặng, không có sức, ngại đi, ăn uống kém, lưỡi trắng bệu, mạch Tế Nhu hoặc Trầm Tế.
Điều trị: Ôn dương, hóa trệ, lợi thấp, thông kết.
- Sách ‘Trung Y Cương Mục’ dùng bài Thực Tỳ Ẩm gia giảm: Bạch truật, Phục linh, Mộc qua, Hậu phác, Thảo đậu khấu, Đại phúc bì, Mộc hương, Phụ tử (chế), Can khương, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo.
(Phụ tử, Can khương ôn dưỡng Tỳ Thận, phù dương ức âm; Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ, hòa trung; Thảo đậu khấu hóa thấp trọc ở Tỳ Thận; Đại phúc bì, Phục linh lợi thấp, hành thủy; Mộc qua tỉnh Tỳ, hòa Vị, sơ Can, ức mộc; Hậu phác, Mộc hương lý khí, khoan trung. Khí hành thì thủy sẽ hành; Sinh khương, Ddaij táo ích Tỳ, hòa trung).
Thuốc Đắp: Hồi Dương Ngọc Long Cao.
- Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Ngưu tất, Trạch lan diệp đều 30g, Quế chi 9g, Tế tân, Mộc thông, Chích cam thảo đều 6g. Sắc uống.
Hoặc dùng Hoạt Huyết Chỉ Thống Tán: Thấu cốt thảo, Huyền hồ sách, Quy vĩ, Khương hoàng phiến, Xuyên tiêu, Hải đồng bì, Uy linh tiên, Ngưu tất, Nhũ hương, Một dược, Khương hoạt, Bạch chỉ, Tô mộc, Ngũ gia bì, Hồng hoa, Thổ phục linh đều 9g. Sắc sôi, xông và chườm vùng bệnh, ngày 1-2 lần, mỗi lần 30-60 phút.
+ Huyết Ứ: Da bên ngoài đau, nặng, tức, sắc da đỏ tím, cử động thì đau, vùng bắp chân đau hoặc có những vết ngoằn nghèo, ấn nhẹ vào thấy căng cứng, lưỡi có những vết ban tím, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí tán kết.
- Sách ‘Trung Y Cương Mục’ dùng bài Để Đương Thang gia giảm: Thủy điệt, Mang trùng (bỏ cánh, chân, sao), Đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), Đại hoàng (tẩy rượu).
(Thủy điệt trục huyết ứ xấu ra, phá trưng hà, tích tụ, có tác dụng phá ứ huyết cũ, sinh huyết mới, chuyển vào phần huyết mà không làm tổn thương khí; Mang trùng trục ứ tích, phá kết, tăng cường tác dụng của Thủy điệt. Nếu uống vào mà bị tiêu chảy thì ngưng thuốc lại. Phối hợp với Đại hoàng để quét sạch nhiệt, dẫn máu ứ đi xuống; Đào nhân phá huyết, hành ứ).
Thuốc đắp: Xung Hòa Cao.
- Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Hoạt Huyết Thông Mạch Thang gia giảm: Đương quy, Đan sâm, Ngân hoa đều 30g, Xích thược, Đào nhân, Ngưu tất, Nhũ hương, Một dược, Xuyên sơn giáp, Huyền hồ sách đều 9g, Kê huyết đằng 15g. Sắc uống.
Hoặc dùng Thanh Doanh Giải Ứ Thang: Ích mẫu thảo 60-100g, Tử thảo, Xích thược, Đan bì đều 15g, Tử hoa địa đinh, Cam thảo (sống) đều 30g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Hoặc dùng Hoạt Huyết Trục Ứ Thang: Đương quy 18g, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Quế chi, Phòng kỷ đều 9g, Đan sâm 15g, Hoàng kỳ (sống) 30g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Hoặc dùng Hoạt Huyết Khứ Ứ Phiến: Lưu ký nô 45g, Đương quy, Xích thược, Khương hoạt đều 30g, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Thổ nguyên đều 24g, Công đinh hương, Đại hoàng (sống) đều 15g, Vô danh dị (chế) 60g, Mộc hương 18g,. Tán nhuyễn, chế thành phiến, mỗi phiến 0,3g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 phiến (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Tỳ Mất Chức Năng Kiện Vận: Da vùng bệnh sưng tức, ấn vào lõm, sắc da hơi trắng hoặc xanh úa, chân nặng, không có sức, vùng bụng trên khó chịu, sắc mặt vàng úa, duỗi chân khó, chân lạnh, tiêu lỏng, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc hoạt bệu, mạch Trầm Hoãn.
Điều trị: Phù Tỳ kiện Vị, ích khí dưỡng huyết.
- Sách ‘Trung Y Cương Mục’ dùng bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang gia giảm: Phòng kỷ, Hoàng kỳ (sống), Bạch truật, Cam thảo (chích), Sinhh khương, Đại táo. Sắc uống.
(Phòng kỷ khứ phong, chỉ thống, lợi thủy, thoái thủng; Hoàng kỳ bổ ích trung khí, lợi thủy, tiêu thủng làm chủ dược; Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ, hòa trung; Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ, giúp cho Hoàng kỳ và Phòng kỷ tăng tác dụng bổ khí hành thủy, thoái thủng).
Thuốc đắp: Xung Hòa Cao.
- Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Hương Sa Lục Quân Tử Thang gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Hoàng kỳ, Mộc hương đều 10g, Đan sâm, Nhẫn đông đằng, Hoạt huyết đằng đều 15g, Trần bì, Sa nhân (cho vào sau) đều 6g, Hà thủ ô, Đương quy đều 12g. Sắc uống.
+ Can Uất: Vùng ngực, bụng, hông sườn có những mạch máu bế tắc không nhất định, đau như kim đâm, đau tức hoặc đột nhiên bị đau, thường bị phiền muộn, thở dài, có biểu hiện của Can uất, rêu lưỡi trắng nhạt, lưỡi đỏ sậm hoặc có vết ban tím, mạch Huyền hoặc Huyền Sáp.
Điều trị: Thanh Can, giải uất, hoạt huyết, giải độc.
- Sách ‘Trung Y Cương Mục’ dùng bài Phục Nguyên Hoạt Huyết Thang gia giảm: Sài hồ, Đương quy, Thiên hoa phấn, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Đại hoàng, Cam thảo. Sắc uống với rượu.
(Sài hồ sơ Can, lý khí; Đương quy dưỡng huyết, hoạt huyết làm chủ dược; Hỗ trợ có Xuyên sơn giáp để phá ứ, thông lạc; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết khứ ứ; Đại hoàng khứ trừ huyết ứ, quét sạch uất nhiệt, hỗ trợ cho tác dụng hoạt huyết khứ ứ của các vị thuốc trên; Thiên hoa phấn thanh nhiệt, tiêu thủng; Cam thảo hoãn cấp chỉ thống, điều hòa các vị thuốc. Hợp với thuốc đắp có tác dụng trừ máu xấu, sinh máu mới, khí thông, huyết hành thì chứng hông sườn ứ sẽ tự khỏi).
Thuốc đắp: Xung Hòa Cao.
- Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Sài Hồ Thanh Can Thang gia giảm: Sài hồ, Hoàng cầm, Tiêu sơn chi, Cam thảo đều 6g, Xích thược, Đương quy, Liên kiều, Thiên hoa phấn đều 10g, Tam thất phấn 4,5g (cho vào uống), Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 30g, Ty qua lạc 3g. Sắc uống.
Tham Khảo:
+ Tân Mạch Quản Viêm Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). Trạch lan 60g, Xuyên khung, Hồng hoa đều 15g, Đương quy, Ngưu tất, Mộc qua đều 30g, Anh túc xác 9g. Tán bột, trộn với mật làm thành hoàn 9g, Ngày uống 2 hoàn vào buổi sáng, tối.
+ Hoạt Huyết Khứ Ứ Phiến (Trung Y Cương Mục): Lưu ký nô 45g, Đương quy, Xích thược, Khương hoạt, đều 30g, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp (châu), Thổ nguyên đều 24g, Công đinh hương, Sinh xuyên quân đều 15g, Chế thành không quá 60 viên. Mộc hương 18g. Nghiền nát. Chế lại thành phiến, mỗi phiến 0,3g. Mỗi lần uống 10 phiến, ngày 3 lần.
+ Dùng bài Đương Quy Hoạt Huyết Thang gia vị trị 30 ca viêm tắc tĩnh mạch chân. Trong đó nam 22, nữ 8, tuổi từ 25-40 là 7 người, 41 tuổi trở lên là 23 người. Nhỏ tuổi nhất là 20, lớn tuổi nhất là 71. Nguyên nhân: do ngoại thương 9 người, bệnh truyền nhiễm 8, sau khi sinh 1, nguyên nhân không rõ: 11. Chứng trạng lâm sàng: bị ở bắp chân bên phải: 19, bắp chân bên trái 11. Bắp chân sưng 2cm có 14 ca, còn lại thì sưng 3,7cm, 4,7cm, 5,1cm, 7,1cm. Bắp chân sưng ít (+) 12 ca, sưng to 18 ca. Gót chân sưng ít 21 ca, sưng to 9 ca. Bắp chân ấn nhẹ vào đã đau 19, ấn mạnh mới đau 11. Thời gian phát bệnh: ngắn nhất là 4 ngày, đa số hơn nửa năm.
Điều trị: dùng bài Đương Quy Hoạt Huyết Thang: Đương quy, Đan sâm, Hồng hoa đều 30g, Xích thược 50g, Ngưu tất, Địa long đều 20g, Xích thược 50g, Xuyên sơn giáp (nướng) 15g, Vương bất lưu hành 40g. Sắc uống.
Gia giảm: Do ngoại thương làm ứ huyết sưng đau thêm Tô Mộc, Đào nhân; Thấp nhiệt thêm Hoàng bá, Thương truật, Ý dĩ, Trạch tả, Tỳ giải; Co rút thêm Mẫu lệ, Toàn trùng, Ngô công; Khí hư thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh.
Thuốc đắp ngoài: Mang tiêu 100g, Độc hoạt 30g, Thấu cốt thảo 40g, Ngải diệp 30g. Sắc lấy nước, thấm vào khăn, đắp ngày 2 lần.
Kết quả: Trong 30 ca, khỏi 19, đạt 63,3%, có hiệu quả 9, đạt 30%, Có chuyển biến tốt 2, đạt 6,6%. Thời gian trị khỏi: ít nhất là 1 tháng, nhiều nhất là 4 tháng. Khỏi trong vòng 3 tháng: 18 ca.
TỎA HẦU PHONG
Chứng: Đầu họng đỏ, sưng, lưỡi gà rũ xuống như bị khóa lại, cơm nước khó xuống, hơi thở khó khăn, đau nhức không yên, sắc mặt xanh nhạt, khi thở xương ngực lên xuống mạnh. Nặng thì đổ mồ hôi trán dầm dề, chân tay lạnh.
Bệnh phát đột ngột, gấp, mãnh liệt, gọi là Cấp Tỏa Hầu Phong, khó trị.
Bệnh phát lai rai, không thấy có chứng xấu, gọi là Mạn Tỏa Hầu Phong, dễ trị hơn.
Nguyên nhân:
Đa số do uống nhiều rượu, ăn thức ăn béo, nhiều mỡ, ăn mặc quá nóng đến nỗi nhiệt tích lại bên trong, lâu ngày làm cho hỏa động sinh đờm gây nên bệnh.
Điều trị:
Thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu.
Dùng bài Giải Độc Lợi Yết Thang (13) hoặc Thông Yết Thang (51).
TRĨ
Trĩ là một bệnh mạn tính, do các tĩnh mạch trực trường hậu môn bị dãn và xung huyết thành búi hoặc nhiều búi.
Phân Loại
Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ, Huyết Trĩ
Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực trường hoặc hậu môn mà chia ra Trĩ Nội hoặc Trĩ Ngoại.
Các giai đoạn của Trĩ Nội và Ngoại được phân chia như sau:
Trĩ Nội:chia làm 4 thời kỳ:
1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.
3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.
4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn nghèo.
Trĩ Ngoại:Chia làm 4 thời kỳ:
1) Trĩ lòi ra ngoài.
2) Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.
3) Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.
4) Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.
Nguyên Nhân
Tạng Phế và Đại trường tương thông nhau mà hậu môn là của của Đại trường. Tạng Phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho đầu ruột lòi ra. Đại trường nóng cũng có thể thoát ra.
Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ”.
Một số kinh nghiệm chẩn đoán theo sách ‘Đông Y Gia Truyền’:
. Nhìn mặt, vành môi trên có mụn lở là trĩ trùng đang ăn bên trong tạng, vành môi dưới có mụn lở là trĩ trùng đang cắn ở giang môn (hình dạng mụn cứng, chắc, tròn nhỏ, nổi cao như đầu đũa hoặc 2~3 mụn hoặc 5~7 mụn lác đác trên môi trên hoặc hoặc dưới, to nhỏ không đều, đầu mụn hồng, rất ngứa, cào gãi chỉ ra ít nhựa, có mụn làm mủ nhưng chỉ ra ít mủ).
. Khi đai tiêu, nếu ra máu, thường trước đó mấy giờ thấy cắn nhói trong tim vài cái.
. Khi sắp đi tiêu, dù ra máu hoặc không, 10 đầu ngón chân thường thấy tê, lạnh (đó là bệnh trĩ phát nặng). Đi tiêu xong, vài giờ sau sẽ hết tê lạnh.
. Khi trĩ sưng tấy lên, thường 2 lòng bàn chân cảm thấy nóng, cũng có khi bàn chân giảm cảm giác khoảng vài ngày.
. Khi đi tiêu ra máu rồi, khi trở vào, lúc đó trong người cảm thấy như thường nhưng sau độ ½ giờ hoặc hơn, máu tim thăng bằng trở lại, bị thiếu hụt đi khiến cho sắc mặt tái mét và người mệt mỏi, không muốn cười nói và làm gì vài giờ sau.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
1- Trĩ Nội Xuất Huyết hoặc Thể Huyết Ứ: Đi tiêu xong huyết ra từng giọt, táo bón.
Điều trị: Lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ. Dùng bài:
. Hoạt Huyết Địa Hoàng Thang gia giảm: Sinh địa 20g, Đương quy, Xích thược, Hoàng cầm, Địa du, Hòe hoa, Kinh giới đều 12g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Tứ Vật Đào Hồng Thang gia giảm: Sinh địa, Bạch thược, Trắc bá diệp, Hắc chi ma đều 12g, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Hòe hoa, Chỉ xác đều 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Trĩ Ngoại Bị Viêm Nhiễm (Hoặc thể Thấp Nhiệt): Vùng hậu môn sưng đỏ, đau, trĩ bị sưng to, đau, táo bón, nước tiểu đỏ.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài:
. Hòe Hoa Tán gia vị: Hòe hoa, Trắc bá diệp, Địa du, Chi tử (sao đen) đều 12g, Kinh giới (sao đen), Kim ngân hoa đều 16g, Chỉ xác, Xích thược đều 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Chỉ Thống Thang gia giảm: Hoàng bá, Hoàng liên, Xích thược, Trạch tả đều 12g, Sinh địa 16g, Đào nhân, Đương quy, Đại hoàng đều 8g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
3- Trĩ Lâu Ngày Gây Thiếu Máu Nơi Người Lớn Tuổi (Thể Khí Huyết Đều Hư): Tiêu ra máu lâu ngày, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.
+ Do Tỳ dương hạ hãm: Bổ Trung Ích Khí bội Thăng ma hoặc Cử Nguyên Tiễn.
+ Do Tỳ âm hư: Bổ Trung Ích Khí Thang.
+ Do Trung khí hư hàn: Ngũ Quân Tử Thang, Ôn Vị Ẩm thêm Thăng ma, Ngũ vị tử.
+ Do Can Thận hư hàn: Đại Bổ Nguyên Tiễn, Lý Âm Tiễn.
Thuốc Nam
+ Lá Thiên lý 100g, Muối ăn 05g. hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp chỗ dom lòi ra đã được rửa sạch bằng thuốc tím. Băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Trong vòng 3-4 ngày thường khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá La tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng, rịt vào sau khi đã rửa sạch chỗ dom lòi. Có thể để nguyên lá, úp vào dom hoặc nướng cháy lá, vo lại, cho vào hậu môn. Nên làm buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại. Thường khỏi rất nhanh, đi lại bình thường, 2-3 năm không thấy tái phát. Có người lòi dom 4-5cm cũng khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Hòe Hoa Tiêu Trĩ Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 5): Hòe hoa, Hòe giác, Hoạt thạch đều 15g, Sinh địa, Ngân hoa, Đương quy đều 12g, Hoàng liên, Hoàng bá, hoàng cầm đều 10g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết chỉ thống, trục ứ tiêu trĩ. Trị trĩ nội.
(Hòe hoa, Hòe giác để lương huyết, chỉ huyết, hành huyết, tán kết, tiêu thủng, trị trĩ. Hợp với Đương quy, Sinh địa để dưỡng âm, thanh nhiệt, hoạt huyết, nhuận trường; Ngân hoa, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá tiêu thủng, chỉ thống; Thăng ma, Sài hồ, Chỉ xác thăng đề thanh khí; Hoạt thạch, Cam thảo lợi thấp thông tiện, dẫn thuốc đi xuống).
Đã trị 400 ca, thời kỳ 1 có 210 ca, thời kỳ hai có 117 ca, thời kỳ ba là 73 ca. Trong đó trĩ 110 ca, rách hậu môn kèm bội nhiễm 103 ca. kết quả: khỏi hoàn toàn 244, có chuyển biến tốt 123, không kết quả 33. Đạt tỉ lệ chung 92%.
+ Giải Độc Đạo Trệ Thang (Quảng Tây Trung Y Dược 1986, 6): Đại hoàng, Xích thược, Tử hoa địa đinh đều 20g, Kim ngân hoa, Mang tiêu 15g, Hồng hoa, Bồ công anh, Hoàng liên đều 10g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ huyết. Trị trĩ ngoại.
Đã trị 7 ca, uống 1~4 thang, đều khỏi.
+ Khứ Ứ Định Thống Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Nhũ hương, Một dược, Ngưu tất, Đơn bì, Mộc thông, Trạch tả, Bạch chỉ đều 10g, Xích tiểu đậu 30g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, khứ ứ, thanh nhiệt, táo thấp. Trị ngoại trĩ, trĩ nội
Đã trị 95 ca, khỏi 80, có chuyển biến tốt 11, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ chung 95,7%. Trung bình uống 6 ngày.
TRÚNG PHONG
(Epolepsy – Epolepsie)
Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được …
Thường gặp nơi những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao…
Bệnh có thể xẩy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn.
YHHĐ gọi là Não Huyết Quản Ngoại Ý – Tai Biến Mạch Máu Não.
Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) viết: “Khi thân hình chúng ta bị trúng phong tà, nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu dư, nó sẽ làm cho tứ chi bị khinh hoặc trọng, không co duỗi được, làm cho thân mình khó xoay trở, khó cúi xuống hoặc ngửa lên, toàn thân hoặc bán thân bất toại…”.
Thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn 42) viết: “ Phong trúng vào du huyệt của ngũ tạng lục phủ, truyền nhập vào bên trong, cũng là phong của tạng phủ, tất cả đều trúng vào chỗ khí huyết suy yếu, thiên về một chỗ gọi là thiên phong”.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ nhận định rằng do lạc mạch bên trong bị trống rỗng nên phong tà bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào. Và sách Kim Quỹ là sách đầu tiên đưa ra Phong trúng kinh, lạc, tạng hoặc phủ để phân biệt trạng thái nặng nhẹ của bệnh. Đời Đường, thế kỷ thứ 5-6 các sách Thiên Kim Phương, Ngoại Đài Bí Yếu, Tế Sinh Phương cũng đều bàn về chứng Trúng Phong nhưng cũng lập luận gần giống như sách Kim Quỹ. Đến đời Kim Nguyên (thế kỷ 12-13) Lưu Hà Gian nêu lên thuyết hỏa thịnh, Lý Đông Viên lại chủ trương do khí hư còn Chu Đan Khê cho rằng do đờm thấp. Vương Luân lại dựa trên nguyên nhân gây bệnh phân ra làm Chân Trúng và Loại Trúng. Đời nhà Minh (thế kỷ 16-17), Trương Cảnh Nhạc cho rằng không phải do phong, mà do ‘nội thương tích tổn’. Lý Sỹ Tài lại chia Trúng phong thành hai loại là Bế Chứng và Thoát Chứng. Đời Thanh (thế kỷ 17-18), Diệp Thiên Sỹ lại cho rằng do Can dương sinh ra nội phong gây nên. Trương Bá Long, Trương Sơn Lôi, Trương Tích Thuần lại cho rằng do âm dương không điều hòa, khí huyết nghịch loạn, trực trúng phạm vào não gây nên.
Trúng phong thường gây nên tai biến chính là: Mạch máu não bị ngăn trở hoặc xuất huyết não sẽ làm cho não tủy bị tổn thương. Thường thấy có những biểu hiện sau:
. Hôn Mê: thường thấy ngay từ đầu. Nếu nhẹ thì tinh thần hoảng hốt, mê muội, thích khạc nhổ hoặc ngủ mê man. Nếu nặng thì hôn mê, bất tỉnh. Có bệnh nhân lúc đầu còn tỉnh táo, vài ngày sau mới hôn mê. Đa số bệnh nhân khi hôn mê kèm nói sảng, vật vã không yên.
. Liệt Nửa Người: Nhẹ thì cảm thấy tay chân tê, mất cảm giác, tay chân không có sức. Nặng thì hoàn toàn liệt. Thường chỉ liệt một bên và đối xứng với bên não bị tổn thương. Đa số liệt dạng mềm, chỉ có một số ít liệt dạng cứng, co rút. Thường lúc đầu bị liệt dạng mềm rũ, tay chân không có sức, nhưng một thời gian sau, lại bị co cứng, các ngón tay, chân không co duỗi được.
. Miệng Méo, Lưỡi Lệch: thường gặp ở giai đoạn đầu kèm chảy nước miếng, ăn uống thường bị rớt ra ngoài, khó nuốt.
. Nói Khó Hoặc Không Nói Được: Nhẹ thì nói khó, nói ngọng, người bệnh cảm thấy lưỡi của mình như bị cứng. Nếu nặng, gọi là trúng phong bất ngữ, không nói được. Thường một thời gian sau chứng khó nói sẽ bình phục dần.
Nguyên Nhân
Tuy nhiều tác giả chủ trương khác nhau nhưng chủ yếu là do bên trong bị tổn thương, lạc mạch trống rỗng nên phong tà bên ngoài dễ xâm nhập vào, kèm Can Thận suy yếu nên dễ sinh ra nội phong.
Thường thấy một số nguyên nhân sau:
+ Ngoại Phong: Thuyết này bắt đầu từ thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn 45) khi cho rằng chứng thiên khô (liệt nửa người) là do chính khí hư, tà khí lưu lại. Thiên ‘Trúng Phong Lịch Tiết’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: «Mạch thốn khẩu
Phù mà Khẩn, Khẩn thuộc hàn, Phù thuộc hư, hàn và hư cùng chạm nhau là tà ở ngoài bì phu. Mạch Phù là huyết hư, lạc mạch bị trống rỗng, tà khí lưu lại hoặc ở bên trái hoặc bên phải, mà tà khí lại hoãn, chính khí thì cấp, vì vậy chính khí dẫn tà khí vào thành ra chứng oa tà, bất toại». Điều này cho thấy do mạch lạc trống rỗng, phong tà bắt đầu từ phần biểu vào phần lý gây nên chứng oa tà, bất toại. Trường hợp này tuy có phần nào do bên trong hư yếu nhưng cần chú trọng đến ngoại phong.
+ Hỏa Thịnh: Do Lưu Hà Gian đề xướng. Ông cho rằng trúng phong vốn do hỏa của Tâm quá thịnh, thận thủy suy yếu. Thận hư không ức chế được hỏa gây nên âm hư dương thịnh, hư hỏa bốc lên trên che lấp tâm thần khiến cho người bệnh ngã lăn ra bất tỉnh. Trương Bá Long lại cho rằng do hỏa của Tâm và Can quá thịnh làm cho khí huyết bốc lên gây ra chứng ‘thốt trúng’.
+ Nội Phong: Diệp Thiên Sỹ cho rằng trúng phong là do dương khí trong cơ thể biến động vì Can là tạng thuộc phong, nếu tinh huyết suy kém, thủy không nuôi được mộc, mộc không tươi tốt, cho nên phần dương của can thịnh, khiến cho nội phong bốc lên gây ra chứng trúng phong. Hoặc do Can âm suy, huyết bị táo sinh ra nhiệt, nhiệt làm phong dương bốc lên che lấp các khiếu của lạc mạch, gây nên chứng trúng phong.
+ Thấp Đờm: Do Chu Đan Khê khởi xướng. Ông dựa vào địa lý cho rằng: «Miền tây bắc khí hậu lạnh thì bị trúng phong là thực chứng, miền Đông Nam khí ôn mà đất nhiều thấp, nếu bị trúng phong thì không phải là phong mà đều do thấp sinh ra đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong. Chủ yếu là ở thấp tà. Trong trường hợp trúng phong, tuy đờm không phải là nguyên nhân chính nhưng hầu hết đều có dấu hiệu của đờm (khò khè, sùi bọt mép…), do hỏa của Tâm và Can thịnh, tân dịch bị nung đốt hóa thành đờm gây nên bệnh.
+ Khí Hư: thường có liên hệ với tuổi tác và thể chất của người bệnh. Chu Đan Khê cho rằng «Trúng phong không phải do phong tà từ bên ngoài vào mà do khí ở trong người tự gây nên bệnh».
+ Do Chính Khí Suy Yếu: Người lớn tuổi, người vốn suy nhược, người bệnh lâu ngày khí huyết bị suy tổn, nguyên khí bị hao tổn, não mạch không được nuôi dưỡng, khí hư không đủ sức để vận hành huyết, huyết khó lưu thông làm cho mạch máu ở não bị ứ trệ không thông, âm huyết suy yếu không ức chế được dương, nội phong bốc lên, hợp với đờm trọc, ứ huyết làm che lấp thanh khiếu gây nên bệnh.
. Do Lao Lực Nội Thương: Lao nhọc quá độ sẽ khiến cho dương khí bốc lên, dẫn đến phong dương bị động. Nội phong động thì hỏa sẽ bốc lên. Hoặc kèm đờm, ứ huyết che lấp thanh khiếu, mạch lạc. Do Can dương bốc lên, khí huyết vọt mạnh lên gây nên trúng phong, bệnh thường nặng.
. Do Tỳ Mất Chức Năng Kiện Vận, đờm sinh ra ở bên trong: Ăn uống thức ăn ngọt, béo, uống rượu… làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ mất chức năng vận hóa thì sẽ sinh ra đờm, đờm uất lâu ngày hóa thành nhiệt, đờm nhiệt cùng hợp nhau uất trệ ở kinh mạch, bốc lên che lấp thanh khiếu. Hoặc do Can vốn vượng, khí cơ uất kết, làm tổn thương Tỳ thổ (Can khí phạm Vị), đờm trọc sẽ sinh ra. Hoặc Can uất hóa hỏa, nung đốt tân dịch thành đờm, đờm uất kết lại, xâm nhập vào kinh mạch gây nên bệnh. Vì vậy sách ‘Đan Khê Tâm Pháp – Trúng Phong’ viết: “Thấp thổ sinh đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong vậy”.
. Do Ngũ Chí Bị Tổn Thương, tình chí quá mức: Thất tình (bẩy loại tình chí) không điều hòa, Can mất chức năng điều đạt, khí bị uất trệ, huyết không thông hành, ứ kết ở não mạch. Giận dữ quá làm tổn thương Can làm cho Can dương bộc phát lên. Hoặc Tâm hỏa quá thịnh, phong và hỏa hợp với nhau, huyết bị uất, khí nghịch lên, đưa lên não. Tình chí thất thường đều có thể làm cho khí huyết nghịch lên não gây ra trúng phong. Thường gặp nhiều nơi người giận dữ quá.
Ngoài ra có những trường hợp trúng phong do ngoại tà bên ngoài gây nên. Thí dụ như trường hợp phong tà bên ngoài nhân cơ hội cơ thể suy yếu, xâm nhập vào kinh lạc, làm cho khí huyết bị ngăn trở, cơ nhục, gân mạch không được nuôi dưỡng. Hoặc do ngoại tà làm cho đờm thấp bốc lên, làm ngăn trở kinh lạc gây nên. Những trường hợp này, người xưa gọi là Trực Trúng.
Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị
Biện Chứng
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ khi bàn về chứng trúng phong chủ yếu phân ra nặng nhẹ, nông sâu để phân biệt. Trương Trọng Cảnh cho rằng: «Tà ở lạc thì da thịt bị tê, tà ở đường kinh thì nặng nề, tà vào phủ thì hôn mê bất tỉnh, tà vào tạng thì lưỡi cứng khó nói, sùi bọt mép». Sau này, các sách cũng theo cách phân chia này để dễ trình bầy.
Tuy nhiên dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể phân làm hai trường hợp sau:
- Chứng Bế: Hai tay nắm chặt, hàm răng cắn chặt, thở khò khè như kéo cưa, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hồng, Sác, Huyền là Chứng Bế loại dương chứng. Nếu nằm yên, không vật vã, thở khò khè, rêu lưỡi trắng trơn mà có nhớt, mạch Trầm Hoãn, là Chứng Bế loại âm chứng
- Chứng Thoát: Mắt nhắm, miệng há, thở khò khè, tay chân duỗi ra, nặng thì mặt đỏ, mồ hôi ra thành giọt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Vi, Tế, muốn tuyệt. Đây là dấu hiệu dương khí muốn thoát, bệnh tình rất nguy hiểm.
Nguyên Tắc Điều Trị
Trúng phong là chứng cấp, xẩy ra đột ngột, vì vậy, phải chữa ngọn (tiêu) trước. Chú trọng đến việc khứ tà. Thường dùng phép bình Can, tức phong, thanh hóa đờm nhiệt, hóa đờm, thông phủ, hoạt huyết, thông lạc, tỉnh thần, khai khiếu. Thường phân ra chứng bế và thoát để dễ xử lý. Bế chứng: khứ tà, khai khiếu, tỉnh thần, phù chính. Thoát chứng: cứu âm cố dương. Đối với chứng ‘nội bế ngoại thoát’ nên phối hợp khai khiếu, tỉnh thần với phù chính cố bản. Khi điều trị di chứng, thường thấy hư thực lẫn lộn, tà thực chưa giải hết đã thấy xuất hiện hư chứng, nên phù chính, khứ tà, thường dùng phép dục âm, tức phong, ích khí, hoạt huyết.
Triệu Chứng
Trên lâm sàng thường gặp các chứng sau:
+ Phong Đờm Ưù Huyết Trở Trệ Lạc Mạch: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, lưỡi cứng, nói khó, nửa người giảm cảm giác, đầu váng, hoa mắt, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thông lạc. Dùng bài Hóa Đờm Thông Lạc Thang.
(Bán hạ, Phục linh, Bạch truật kiện Tỳ, hóa thấp; Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng thanh hóa đờm nhiệt; Thiên ma bình Can, tức phong; Hương phụ sơ Can lý khí, điều sướng khí, giúp cho Tỳ vận hóa thấp. Hợp với Đan sâm để hoạt huyết, hóa ứ; Đại hoàng thông phủ, tả nhiệt, lương huyết, quét sạch đờm nhiệt tích trệ bên trong.
Nếu huyết ứ nhiều, lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ huyết, thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết, hóa ứ. Rêu lưỡi vàng nhớt, phiền táo không yên, có dấu hiệu của nhiệt thêm Hoàng cầm, Chi tử để thanh nhiệt, tả hỏa. Đầu váng, đầu đau thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo để bình Can, tức phong.
+ Can Dương Thịnh, Phong Hỏa Bốc Lên: Liệt nửa người, mửa người tê dại, lưỡi cứng, khó nói hoặc không nói được, hoặc miệng méo, chóng mặt đau đầu, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, tâm phiền, dễ tức giận, nước tiểu đỏ, táo bón, rêu lưỡi đỏ hoặc đỏ tím, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền có lực.
Điều trị: Bình Can, tả hỏa, thông lạc. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm.
(Thiên ma, Câu đằng bình Can, tức phong; Thạch quyết minh (sống) trấn Can, tiềm dương; Ngưu tất dẫn huyết đi xuống; Hoàng cầm, Sơn chi, Hạ khô thảo thanh Can, tiết hỏa).
Đầu váng, đau đầu thêm Cúc hoa, Tang diệp. Tâm phiền, dễ tức giận thêm Đơn bì, Bạch thược; Táo bón thêm Đại hoàng. Nếu thấy hoảng hốt, mê man, do phong hỏa bốc lên thanh khiếu, do tà từ kinh lạc chuyển vào tạng phủ, nên dùng Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn hoặc An Cung ngưu Hoàng Hoàn để khai khiếu, tỉnh thần. Nếu phong hỏa hợp với huyết bốc lên, nên dùng phép lương huyết, giáng nghịch để dẫn huyết đi xuống.
+ Đờm Nhiệt Tạng Thực, Phòng Đờm Thượng Kháng: liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, nửa người giảm cảm giác, bụng trướng, phân khô, táo bón, đầu váng, hoa mắt, khạc đờm hoặc đờm nhiều, lưỡi đỏ tối hoặc tối nhạt, lưỡi vàng hoặc vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Hoạt mà Đại.
Điều trị: Hóa đờm thông phủ. Dùng bài Tỉnh ??? Thừa Khí Thang.
(Đại hoàng, Mang tiêu quét sạch trường vị, thông phủ, tiết nhiệt; Quát lâu, Đởm nam tinh thanh nhiệt, hóa đờm. Có thể thêm Đan sâm để hoạt huyết, thông lạc).
Nếu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt, táo bón, là dấu hiệu của nhiệt, thêm Chi tử, Hoàng cầm. Người lớn tuổi suy yếu, tân dịch suy kém, thêm Sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm. Táo bón nhiều ngày không đi tiêu được đờm nhiệt tích trệ gây nên bứt rứt không yên, lúc tỉnh lúc mê, nói sàm, đó là trọc khí chư a trừ được, khí huyết bốc lên, xâm nhập vào não gây nên chứng phong trúng tạng phủ. Cần dùng phương pháp thông hạ
+ Khí Hư Huyết Ứ: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, nói khó hoặc không nói được, nửa người mất cảm giác, sắc mặt u tối, hơi thở ngắn, không có sức, chảy nước miếng, tự ra mồ hôi, hồi hộp, tiêu lỏng, tay chân phù, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhạt, mạch Trầm Tế, Tế Sác hoặc Tế Huyền.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, phù chính, khứ tà. Dùng bài Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang.
(Hoàng kỳ bổ khí, phối hợp với Đương quy dưỡng huyết; Hợp với Xích thược, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Địa long để hoạt huyết, hóa ứ, thông lạc.
Khí hư thêm Đảng sâm, Thái tử sâm để ích khí, thông lạc. Nói khó thêm Viễn chí, Thạch xương bồ, Uất kim để khứ đờm, thông khiếu. Hồi hộp, suyễn khó thở, thêm Quế chi, Chích cam thảo để ôn kinh, thông dương. Tay chân tê thêm Mộc qua, Thân cân thảo, Phòng kỷ để thư cân, hoạt lạc. Tê chi trên thêm Quế chi để thông lạc. Chi dưới yếu, không có sức thêm Tục đoạn, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để làm mạnh gân xương. Tiểu không tự chủ thêm Tang phiêu tiêu, Ích trí nhân để ôn Thận, cố sáp. Huyết ứ nhiều thêm Nga truật, Thủy điệt, Quỷ tiễn vũ, Kê huyết đằng để phá huyết, thông lạc.
+ Âm Hư Phong Động: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được, nửa người tê dại, phiền táo, mất ngủ, chóng mặt, tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ tối, ít rêu hoặc không rêu, mạch Tế Huyền hoặc Tế Huyền Sác.
Điều trị: Tư dưỡng Can Thận, tiềm dương, tức phong. Dùng bài Trấn Can Tức Phong Thang.
(Long cốt, Mẫu lệ, Đại giả thạch trấn Can, tiềm dương; Quy Bản, Bạch thược, Huyền sâm, Thiên môn tư dưỡng Can Thận âm).
Nếu nặng thì dùng Ngưu tất hỗ trợ cho Xuyên luyện tử để dẫn khí huyết đi xuống; Hợp với Nhân trần, Mạch nha để thanh Can, thư uất. Có thể phối hợp với Câu đằng, Cúc hoa để tức phong, thanh nhiệt. Có đờm nhiệt thêm Thiên trúc hoàng, Trúc lịch, Bối mẫu để thanh hóa đờm nhiệt. Tâm phiền, mất ngủ thêm Hoàng cầm, Sơn chi để thanh tâm, trừ phiền; Thêm Dạ giao đằng Trân châu mẫu để trấn Tâm, an thần. Đầu đau, đầu nặng thêm Thạch quyết minh, Hạ khô thảo để thanh Can, tức phong.
+ Đờm Nhiệt Nội Bế Thanh Khiếu: Bệnh bắt đầu đột ngột, hôn mê, liệt nửa người, mũi nghẹt, đờm khò khè, tay chân gồng cứng, co rút, gáy lưng và cơ thể nóng, bứt rứt không yên, tay chân lạnh, có khi nôn ra máu, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhờn, hoặc khô, mạch Huyền Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm, tỉnh thần, khai khiếu. Dùng bài Linh Dương Giác Thang kèm dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đổ cho uống hoặc thổi vào mũi.
(Linh dương giác, trân châu mẫu, Trúc nhự, Thiên trúc hoàng để thanh hóa đờm nhiệt; Thạch xương bồ, Viễn chí hóa đờm, khai khiếu; Hạ khô thảo, Đơn bì thanh Can, lương huyết).
Đờm nhiều thêm Trúc lịch, Đởm nam tinh. Nhiệt nhiều thêm Hoàng cầm, Sơn chi tử. Hôn mê nặng thêm Uất kim.
+ Đờm Thấp Che Lấp Tâm Khiếu: Cơ thể vốn bị dương hư, thấp đờm nội uẩn, khi phát bệnh thì hôn mê, liệt nửa người, tay chân mềm, không ấm hoặc lạnh, mặt trắng, môi xám, đờm dãi nhiều, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm, Hoạt hoặc Trầm Hoãn.
Điều trị: Ôn dương hóa đờm, tỉnh thần, khai khiếu. Dùng bài Cổn Đờm Thang kèm dùng Tô Hợp Hương Hoàn đổ vào cho uống hoặc thổi vào mũi.
(Bán hạ, Trần bì, Phục linh kiện Tỳ, táo thấp, hóa đờm; Đởm nam tinh, Trúc nhự thanh hóa đờm nhiệt; Thạch xương bồ hóa đờm khai khiếu).
+ Nguyên Khí Bại Thoát, Thần Minh Tán Loạn: Đột ngột hôn mê, chân tay mềm yếu, ra mồ hôi nhiều. Nặng hơn thì toàn thân lạnh, nặng nề, tiêu tiểu không tự chủ, lưỡi mềm, lưỡi mầu đỏ tối, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Hoãn, Trầm Vi.
Điều trị: Ích khí, hồi dương, cố thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang.
(Nhân sâm đại bổ nguyên khí. Phụ tử ôn Thận, tráng dương; Hai vị này phối hợp với nhau có tác dụng ích khí, hồi dương, cố thoát).
Mồ hôi ra nhiều thêm Ngô thù du, Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ để thu hãn, cố thoát. Nếu có kèm ứ, thêm Đan sâm.
+ Phong Trúng Kinh Lạc: Dưỡng huyết, khu phong, thông kinh, hoạt lạc.
. Lúc mới bắt đầu, nên dùng bài Đại Tần Giao Thang hoặc Đại Hoạt Lạc Đơn, Tiểu Hoạt Lạc Đơn… Nếu có biến chứng nóng lạnh, dùng bài Tiểu Tục Mệnh Thang.
. Nếu có di chứng, có thể dùng những bài thuốc trên và nên bổ khí, trừ ứ huyết, thông kinh, hoạt lạc. Dùng bài Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang,
miệng méo, dùng bài Khiên Chính Tán. Nói khó, dùng bài Tư Thọ Giải Ngữ Thang.
+ Phong Trúng Tạng Phủ
Bế chứng: Trừ đờm, khai khiếu.
. Dương Bế: Dùng Chí Bảo Đơn, Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn.
. Âm Bế: Dùng Tô Hợp Hương Hoàn uống kèm với Trúc lịch hòa nước cốt Gừng.
Hàm răng nghiến chặt: dùng bài Tam Hỏa Thang.
Thoát Chứng: Hồi dương, cứu thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang. Nếu chứng thoát mà kèm đờm dãi bế tắc khiếu ở trong không thông, đó là dấu hiệu trong bế ngoài thoát, dùng bài Tam Sinh Ẩm thêm nhiều Nhân sâm để vừa khai bế, vừa cố thoát.
Khi qua cơn tỉnh lại, nếu do nội phong nặng, cần tư âm, tiềm dương, trấn hỏa, tức phong, dùng bài Đại Định Phong Châu hoặc Chân Châu Hoàn. Nếu thiên về hỏa thịnh thì nên thanh Can, giáng hỏa, dùng bài Linh Dương Giác Thang hoặc Long Đởm Tả Can Thang. Nếu nhiều đờm thêm Trúc lịch và nước cốt Gừng. Nếu chứng thoát đã giữ được nhưng nguyên khí vẫn suy yếu, nên tiếp tục dùng Nhân sâm cho uống. Đờm nhiều cần khai khiếu, cổn đờm, dùng bài Đạo Đờm Thang. Âm và dương đều hư nên dùng bài Địa Hoàng Ẩm Tử.
Một Số Bài Thuốc Kết Quả Tốt
+ Hóa Đờm Thông Phủ Ẩm (Danh Y trị Nghiệm Lương Phương): Toàn qua lâu 30~40g, Đởm nam tinh 6~10g, Đại hoàng (sống, cho vào sau) 10~15g, Mang tiêu (hòa vào nước thuốc uống) 10~15g. Sắc uống.
TD: Hóa đờm thông phủ. Trị trúng phong kèm tiêu khó, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền Hoạt.đã trị 158 ca. Trị nửa tháng đến 1 tháng. Kết quả: khỏi 39, hiệu quả ít 42, không kết quả 28. Đạt tỉ lệ 82,3%.
+ Hồng Long Căn Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí 1982, 5): Hồng hoa 15~25g (cho vào sau), Địa long 25~40g, Cát căn 30~50g. Sắc uống ấm, lúc đói. Mỗi ngày một thang, 10 ngày là một liệu trình, nghỉ 3~5 ngày rồi lại tiếp tục.
TD: Hoạt huyết, hóa ứ, sưu phong, thông lạc. Trị trúng phong liệt nửa người, nghẽn mạch máu não, lưỡi cứng, nói khó, liệt mặt.
Đã trị 86 ca, khỏi 44, hiệu quả ít 26, có chuyển biến tốt 10, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 93,1%. Điều trị 20~80 ngày, trung bình 54 ngày.
+ Trấn Can Khoát Đờm Thang (Tân trung Y 1986, 1):Thạch quyết minh, Kê huyết đằng đều 30g, Ngưu tất, Đan sâm đều 15g, Thiên ma, Giáng hương (cho vào sau), Xích thược, Viễn chí (chích), Thiên trúc hoàng, Uất kim đều 10g, Thạch xương bồ 6g. Sắc uống.
TD: Trấn Can tức phong, Khoát đờm khai khiếu, hóa đờm thông lạc. Trị bệnh ở mạch máu não, tắc mạch máu não, xuất huyết dưới màng nhện.
Đã trị 70 ca, khỏi 38, có chuyển biến tốt 26, chết 6 (xuất huyết não 3, Tắc mạch máu não 3). Đạt tỉ lệ 91,4%.
+ Khứ Ứ Thông Mạch Thang (Tân Trung Y 1986, 1): Hoàng kỳ 30~50g, Quế chi, Đương quy, Địa long, Ngưu tất, Kê huyết đằng đều 15~30g, Xuyên khung, Đan sâm, Đào nhân 10~15g, Cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Phối hợp châm các huyệt Kiên tỉnh, Khúc trì, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý. Châm ngày 1 lần.
TD: Ích khí, hoạt huyết, khứ ứ, thông mạch. Trị di chứng trúng phong – tai biến mạch máu não (toàn thân hoặc liệt nửa người).
Đã trị 126 ca, khỏi 100%. Trong đó, khỏi hẳn 54, có kết quả ít 40, chuyển biến tốt 34. thời gian điều trị: ít nhất 5 ngày, nhiều nhất 1 năm.
(Bài này lấy từ bài Hoàng Kỳ Ngũ Vật Thang (Kim Quỹ Yếu Lược) và bài Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang (Y Lâm Cải Thác). Bệnh này do khí hư, huyết ngưng, ứ trở ở huyết mạch, cân mạch không được nuôi dưỡng gây nên, vì vậy, dùng Hoàng kỳ để bổ khí, Quế chi ôn thông kinh mạch; Xuyên khung hoạt huyết, hành khí; Ngưu tất thông kinh, tán hàn, giáng huyết áp; Đào nhân phá huyết, hành ứ; Đương quy bổ huyết, hòa huyết, điều kinh, khứ ứ; Địa long thông kinh lạc, tức phong, giáng áp; Kê huyết đằng hoạt huyết, bổ huyết, thông lạc; Đan sâm hoạt huyết, thông ứ; Cam thảo điều hòa các vị thuốc).
+ Khổ Tân Hàn Giáng Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bối mẫu 10g, Câu đằng16, Hàn thủy thạch 30g, Hoạt thạch 50g, Linh dương giác 6g, Mẫu lệ 4g, Tật lê 20g, Thạch cao 30g, Thạch quyết minh 30g, Trần bì 20g, Từ thạch 30g. Sắc, cho thêm 40ml Trúc lịch, ít nước Gừng, uống.
TD: Tiềm dương, tức phong, trừ đờm, khai khiếu. Trị phong hỏa hợp với đờm làm ứ tắc thanh khiếu, tuần hoàn não bị rối loạn, tai biến mạch máu não.
+ Hoạt Lạc Tiêu Ứ Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bạch thược 30g, Bồ hoàng (sống) 9g, Cam thảo 3g, Chỉ xác 12g, Đan sâm 15g, Đương quy 9g,Hổ phách 9g, Một dược 3g, Nhũ hương 3g, Sài hồ 9g, Sinh địa 18g, Xích thược 30g, Xương bồ 9g, Xuyên khung 9g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, hóa ứ, thông khiếu, an thần. Trị phong trúng kinh lạc, huyết mạch bị ứ trở, mạch máu não bị nghẽn.
Dùng bài Hoạt Lạc Tiêu Ứ Thang cùng với Thất Ly Tán cũng có hiệu quả khá tốt đối với di chứng chấn thương sọ não cũng như đối với các trường hợp do ứ trở mạch lạc mà thần không giữ được sinh ra mất ngủ (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Tán Phong Thông Lạc Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hy thiêm thảo 15g, Lão nga thảo, Ngưu tất, Tần cửu, Đan sâm đều 12g, Tang chi 20g, Hải phong đằng, Xích thược, Địa miết trùng, Cương tằm, Địa long, Mộc qua đều 10g. Sắc uống liên tục 2 tháng. Sau đó cách ngày uống 1 thang.
TD: Tán phong, thông lạc.Trị bệnh mạch máu não.
Đã trị 18 ca, khỏi hoàn toàn 100%, trong đó kết quả ít 12, có kết quả 6.
+ Quách Thị Não Xuất Huyết Phương (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Câu đằng, Trân châu mẫu, Thạch quyết minh, Ngưu tất đều 30g, Thiên trúc hoàng, Thạch xương bồ đều 15~30g, Uất kim, Trần bì, Bán hạ, Trúc lịch, Cúc hoa, Cam thảo đều 10g. Sắc uống. 30 ngày là 1 liệu trình.
TD: Phương hương khai khiếu, bình Can tức phong, địch đờm, tiềm dương, trấn nghịch. Trị trúng phong xuất huyết (não dật huyết).
Đã trị 31 ca, khỏi 100%. Trong đó khỏi hoàn toàn 11, kết quả ít 15, có kết quả 5.
+ Não Huyết Quản Thang (Sơn Tây Trung Y Tạp Chí 1989, 3):Long cốt (sống), Mẫu lệ (sống),
Đại giả thạch (sống) đều 30g, Ngưu tất, Tục đoạn, Hồng hoa, Xích thược, Nhũ hương, Một dược đều 10g, Tang ký sinh, Đan sâm đều 30g, Xuyên khung 6g. Sắc uống, 10 ngày là 1 liệu trình.
TD: Tiềm giáng, hoạt huyết, khứ ứ, thông mạch. Trị bệnh mạch máu não.
Đã trị 54 ca, khỏi 41, kết quả ít 9, có kết quả 3, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 98,15%.
+ Hoàng Kỳ Nhất Tam Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1986, 5): Hoàng kỳ 100g, Đảng sâm 30g, Thục địa 25g, Sơn thù nhục, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Xích thược, Đương quy, Địa long, Đào nhân đều 15g, Xuyên khung, Hồng hoa đều 10g.
TD: Ích khí, tư âm, hoạt huyết, thông lạc. Trị di chứng trung phong (di chứng tai biến mạch máu não).
Trị 100 ca, đều khỏi 100%. Trong đó khỏi hoàn toàn 47%, hiệu quả ít 42, có chuyển biến tốt 11.
+ Tam Đằng Ngũ Trùng Thang (Sơn Tây Trung Y 1988, 6): Thủy điệt, Mộc hương, Ô tiêu xà 9g, Kê huyết đằng 25g, Thổ nguyên 10g, Xú trùng 3g, Địa long 12g, Đan sâm, Nhẫn đông đằng, Câu đằng đều 15g, Hoàng kỳ 50g.
TD: Ích khí, hoạt huyết, khứ ứ, thông lạc, bình can tức phong. Trị di chứng trúng phong (tai biến mạch máu não).
Đã trị 117 ca. Kết quả khỏi 63, bớt nhẹ 34, kết quả ít 13, chuyển biến tốt, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ 96,6%.
+ Thông Lạc Hoạt Huyết Thang (Trung Y Tạp Chí 1986, 4): Đương quy vĩ, Nhũ hương, Một dược, Đào nhân, Cam thảo đều 10g, Kê huyết đằng 30g, Đan sâm 20g, Hồng hoa 15g. Sắc uống.
TD: Hoạt huyết, thông lạc. Trị trúng phong.
Kinh nghiệm hơn 40 năm dùng bài này thấy có kết quả tốt.
Đề Phòng Trúng Phong
Sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ viết: “Phàm người nào thấy ngón tay cái và ngón trỏ tê dại không biết đau, ngứa hoặc tay chân không cử động được hoặc trong da thịt có cảm giác như kiến bò thì trong vòng 3 năm sẽ bị trúng phong nặng”.
Những người tuổi từ 50 trở lên, nên thường xuyên kiểm tra huyết áp. Nếu thấy có những dấu hiệu mặt phừng nóng, đau đầu, giật giật hai bên gân gáy, cần chú ý đề phòng tai biến mạch máu não có thể xẩy ra.
BỆNH TRỨNG CÁ
Trứng cá là một bệnh thường gặp nhất là ở tuổi dậy thì đến 30-40 tuổi, do tăng tiết tuyến bã kèm theo viêm nhiễm ở hệ thống nang lông tuyến bã. Trên lâm sàng có thể gặp nhiều loại tùy theo mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân phức tạp, tiến triển nhiều khi dai dẳng. Tuy không nguy hiểm nhưng về phương diện thẩm mỹ có ảnh hường đến tâm lý xã hội cần được điều trị toàn diện, hợp lý mới mong có kết quả tốt.
Bình thường trên da, bên cạnh mỗi nang lông (kể cả râu tóc) đều có một chùm tuyến, gọi là tuyến bã, tiết ra chất bã nhờn. Chất bã theo nang lông dàn đều lên mặt da, thành một lớp màng mỏng như dầu, có tác dụng làm cho lớp sừng không thấm nước, luôn dẻo dai, mềm mại, đồng thời có khả năng chống đỡ với nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus… Các vùng tập trung nhiều tuyến bã là da đầu, mặt, trước ngực, giữa hai bả vai, xương cùng, tầng sinh môn. Ở những vùng này có đến 400-500 tuyến/cm. Từ tuổi dậy thì đến 25-30 tuổi là thời kỳ tuyến bã hoạt động nhiều nhất. Khi tuyến bã hoạt động quá mạnh, chất bã tiết ra quá nhiều ứ đọng lại ở đầu lỗ nang lông, kết hợp với các ntế bào sừng đã tróc ra, tạo thành nang lông, tạo nên một nút nhỏ ở đầu nang lông, gọi là nhân trứng cá.
Trứng cá có nhiều loại:
+ Trứng cá mụn mủ nông.
+ Trứng cá mụn mủ sâu.
+ Trứng cá hoại tử.
+ Trứng cá thành kén.
+ Trứng cá viêm lan tỏa.
+ Trứng cá tập trung thành đám.
+ Trứng cá sẹo lồi.
Nguyên nhân
Theo YHHĐ, nguyên nhân hiện chưa rõ, có thể có nhiều yếu tố kết hợp như di truyền, rối loạn chức năng thần kinh (lo lắng, buồn phiền, căng thẳng...), rối loạn nội tiết (hay gặp ở tuổi dậy thì, trước tuổi dậy thì không bị trứng cá, nam giới bị hoạn, nữ giới cắt buồng trứng), rối loạn tiêu hóa (táo bón, ăn nhiều đường nhiều mỡ, nhiều gia vị có thể tăng tiết bã...), miễn dịch dị ứng, thường xuyên và cụ thể nhất là yếu tố nhiễm khuẩn ngay tại vùng nang lông tuyến bã (tụ cầu, liên cầu Denlodex Folltcularull và nhất là Prapiolli bacleriulìl acnés). Các ổ nhiễm khuẩn khu trú (amidan, xoang, răng, ruột dư, túi mật...) cũng có thể làm tăng bệnh.
Theo YHCT thì mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở kinh phế sinh ra; Hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh thấp, sinh nhiệt, tích tụ tại da cơ; Hoặc do Tỳ vận hóa kém, thấp nhiệt kết với đờm gây nên bệnh.
Triệu Chứng
Thường gặp các thể bệnh sau:
1. Trứng cá nơi người trẻ: gặp ở tuổi dậy thì, nổi ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực, ít khi xuống quá thắt lưng. Tùy mức độ viêm ít nhiều, nông hoặc sâu mà phân biệt thành trứng cá nhân, trứng cá sẩn, trứng cá mụn mủ, trứng cá bọc. Bệnh nhân có thề gặp nhiều loại tổn thương mức độ khác nhau. Trứng cá có thể tiến triển từng đợt có thể thành chu kỳ liên quan đến kinh nguyệt, lúc dịu lúc tăng làm da mặt bệnh nhân ngày càng sần sùi, xen kẽ sẹo sẩm màu, ảnh hường tới tâm lý bệnh nhân.
2. Trứng cá đỏ: gặp ở người lớn tuổi, đa số là người mãn kinh, có khi chỉ biểu hiện bằng những đám đỏ xung huyết dãn mạch ở đầu mũi, gò má cằm, giữa 2 lông mày, có khi kèm theo trứng cá sẩn đỏ, sẩn mủ, đau nhức, một số trường hợp da đầu mũi và cánh mũi ngày càng dày cộm, đỏ bóng, sần sùi gọi là mũi sư tử hay mũi cà chua.
3. Trứng cá dạng đậu, trứng cá sẹo lồi.
4. Trứng cá do hóa chất, do thuốc trong nghề nghiệp: uống iodua bromua lâu ngày có thể nổi trứng cá. Cocticoit có thể gây tổn thương trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay.
Chẩn Đoán Phân Biệt.
+ Mũi trứng cá đỏ (rosacea): bệnh phát ở mũi, 2 má, trán, vùng da đỏ xung huyết, mao mạch dãn, không có nhân trứng cá.
+ Mụn trứng cá do nghề nghiệp: có liên quan đến các hóa chất dầu mỡ hàng ngày tiếp xúc, thường nổi ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không có nhân trứng cá.
Điều Trị.
1 Uống thuốc theo biện chứng luận trị chia 3 thể:
a - Phế kinh phong nhiệt: mụn trứng cá nóng, đo,û sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa, chất lưới đo,û rêu vàng, mạch Tế Sác hoặc Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong, tuyên phế, thanh nhiệt. Dùng bài: Tỳ Bà Thanh Phế Ẩm (Nhân sâm, Tỳ bà diệp, Hoàng liên, Tang bạch bì, Hoàng bá, Cam thảo).
b - Trường vị thấp nhiệt: da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: thanh nhiệt, hóa thấp, thông phủ. Dùng bài Nhân Trần Cao Thang (Nhân trần, Chi tử) gia giảm.
c - Tỳ hư: bệnh kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, kéo dài, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, tiêu lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch Nhu Hoạt.
Điều trị: Kiện tỳ hóa thấp. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán gia giảm.
2. Các phương pháp điều trị khác:
a - Đối với thể nhẹ: bôi dung dịch gồm Diêm sinh kết tủa 10g, cồn Long não và nước cất, mỗi thứ 45g.
b - Bài thuốc đơn giản: Bạch hoa xà thiệt thảo 15-30g, sắc uống mỗi ngày, 6 ~16 ngày là một liệu trình.
c- Phương pháp xoa mặt bằng tay có kết quả tốt đối với thể thông thường.
d - Những trường hợp bội nhiễm cần bôi kem trụ sinh hoặc uống trụ sinh từng đợt 10-15 ngày.
Điều Dưỡng
+ Hạn chế rửa mặt bằng xà bông có chất kiềm, tránh thói quen hay nặn mụn dễ gây nhiễm khuẩn, dễ thành mảng mủ và để lại vết thâm da. Các nhân đã già, có thể nặn nhẹ hoặc dùng kim vô khuẩn nặn ra, sau đó chấm cồn Iod 1% để diệt khuẩn.
+Thường dùng xà bông thơm có Lưu huỳnh rửa mặt.
+ Xoa bóp da mặt hàng ngày.
+ Sinh hoạt điều độ, hạn chế đường mỡ, các chất cay nóng, chất kích thích, tránh bi quan lo lắng quá về bệnh.
+ Chú ý chống táo bón, ăn nhiều rau xanh hoa quả.
+ Điều trị các ổ nhiễm khuẩn khu trú nếu có.
TÚI LỆ VIÊM TẮC
Đại cương
Trạng thái bệnh do tuyến nước mắt bị viêm nhiễm hoặc bị ngăn trở gây nên, gây nên chảy nước mắt thường xuyên.
Thuộc loại Lệ Đạo Tắc, Lệ Đạo Viêm, Tý Lậu Chứng, Lưu Lệ Chứng.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ:
. Do tuyến nước mắt (lệ đạo) bị viêm, tắc, hẹp.
. Do đau mắt hột biến chứng.
. Do bệnh ở xoang mũi gây nên.
+ Theo YHCT:
. Do Phong. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi: “Do phong tà làm tổn thương Can, Can khí bất túc thì nước mắt chảy ra”.
. Do Can Thận âm hư, tinh huyết suy hao gây nên.
Đa số do Can Thận đều suy, tinh huyết suy hao Can không ước thúc được dịch và phong tà bên ngoài khiến cho nước mắt chảy ra.
Triệu chứng
Theo YHHĐ, trên lâm sàng có thể gặp hai loại:
1- Cấp Tính: Vùng túi lệ (cạnh góc trong mắt) sưng phù, đỏ, đau, sau 5 – 6 ngày thì vỡ mủ. Có thể sưng lại hoặc thành lỗ dò hoặc áp xe.
2- Mạn tính: Chảy nước mắt thường xuyên, túi lệ có thể phồng nhẹ thành một nang u nhỏ, ấn vào túi lệ có chất nhờn hoặc mủ thoát ra ngoài lỗ lệ, nếu để lâu ngày sẽ gây nên toét mắt hoặc viêm màng tiếp hợp (viêm kết mạc).
Theo YHCT:
Do Can Thận Đều Hư: Mắt không đỏ, không sưng, nước mắt chảy ra nhiều, mắt mờ hoặc ngứa, gặp gió thì chảy nhiều hơn, kèm đầu đau, tai ù, lưng đau, chân mỏi, mạch Tế Nhược.
Điều trị:
Bổ ích Can Thận. Dùng bài Cúc Tinh Hoàn Gia Giảm.
(Ba kích, Câu kỷ, Nhục thung dung bổ Can Thận, chỉ lãnh lệ; Ngũ vị tử vị chua để thu liễm, chỉ lệ; Cúc hoa dưỡng Can, làm sáng mắt, sơ phong, chỉ lệ).
Nếu do hàn nhiều: thêm Xuyên khung để ôn Can, chỉ lệ.
Mắt ngứa: thêm Thích tật lê, Phòng phong để sơ phong, chỉ dưỡng, hỗ trợ tác dụng chỉ lệ.
Phần Biểu hư yếu: thêm Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong để ích khí, cố biểu.
Tư Âm Chỉ Lệ Thang.
Tra Cứu Bài Thuốc
CÚC TINH HOÀN Gia Giảm (Thẩm Thị Dao Hàm): Cúc hoa, Ba kích, Nhục thung dung,Câu kỷ tử, Ngũ vị tử. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên.
TD: Trị túi lệ viêm tắc, chảy nước mắt sống.
TƯ ÂM CHỈ LỆ THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Tiễn): Thục địa 15g, Sơn dược, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 12g, Địa cốt bì, Ích trí nhân, Cúc hoa, Tang diệp 9g, Hoàng cầm 6g, Ngũ vị tử 3g. Sắc uống.
TD: Tư âm, ích Thận, nạp khí, dưỡng Can. Trị chảy nước mắt khi ra gió.
TÚI MẬT VIÊM CẤP
Viêm túi mật và sạn mật là loại bệnh thuộc hệ tiêu hoá thường gặp. Hai loại bệnh cũng thường đi kèm, cũng có thể vừa là nguyên nhân hoặc hậu quả của nhau. Thường do vi khuẩn Gram (-).
Trong các Y văn của YHCT, không có ghi các tên bệnh như YHHĐ nhưng có nhiều đoạn Y văn nói rõ triệu chứng bệnh như thiên ‘Trướng Luận’(Linh Khu) viết: 'Người bệnh đởm trướng, vùng hạ sườn đau trướng, miệng đắng, thở gấp". Sách ‘Thương Hàn Luận’ mô tả về chứng kết hung ghi “Vùng dưới mỏm ức cứng, đầy trướng, đau, không thích ấn vào, khó thở, hơi thở ngắn". Những triệu chứng đó rất giống với triệu chứng đau của viêm túi mật và sạn mật và 2 bài thuốc: ‘Đại Hãm Hung Thang’ và 'Đại Sài Hồ Thang’ thường được sử dụng trong điều trị bệnh.
Bệnh thuộc phạm vi chứng ‘Hiếp Thống’.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
Theo YHHĐ thì viêm túi mật là do vi khuẩn, thường gặp là trực khuẩn Coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn theo đường máu, lâm ba, từ đường ruột hoặc vùng lân cận vào túi mật gây bệnh. Có khi do giun đũa mang vi khuẩn vào.
Theo YHCT thì trạng thái tinh thần căng thẳng (thất tình), chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ thiếu vệ sinh, thấp nhiệt uất trệ tại trung tiêu, trùng tích đều có thể dẫn đến khí của can đởm bị uất trệ, thấp nhiệt ủng tắc, ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của can, và thông giáng của Đởm gây đau (thống tắc bất thông), mật nghịch tràn ra bì phu gây nên vàng da, nhiệt tích, khí huyết ứ trệ dẫn đến viêm túi mâït.
Triệu Chứng
Vùng hạ sườn bên phải đau dữ dội, ấn đau điểm Murphy (+), sốt, đau lúc đầu từ hạ sườn phải sau xuyên lên vai phải, lưng đau, có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày, nặng lên từng cơn. Kèm theo sốt, ớn lạnh, nôn, buồn nôn, vàng da, táo bón, nước tiểu vàng. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch Huyền, Hoạt, Sác.
Chẩn Đoán
Chủ yếu dựa vào:
1. Triệu chứng lâm sàng, phát bệnh đột ngột hoặc có tiền sử cơn đau tương tự. Thường bệnh nhân tuổi trung niên, nữ nhiều hơn nam.
2. Vùng mật ấn đau rõ, cự án. Điểm Murphy (+).
3. Bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng nhiều.
4. Chụp bụng không chuẩn bị: có thể phát hiện sỏi túi mật.
5. Siêu âm gan mật: túi mật to, thành dày, có thể có sỏi hoặc giun.
Điều Trị
Bệnh lý chủ yếu của bệnh là thấp nhiệt, khí trệ kết tụ nên phép trị chính là: thanh lợi, sơ tiết, thông trệ.
Trên lâm sàng thường gặp ba thể loại sau:
1- Khí Trệ: vùng mạn sườn bên phải đau tức, ợ hơi thì dễ chịu, ngực đầy, ăn kém, thường hay tái phát, sốt, vàng da không rõ rệt, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ can, lợi đởm. Dùng bài Đại Sài Hồ Thang hợp với Kim Linh Tử Tán gia giảm: (Sài hồ, Mộc hương, Chỉ xác, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách (tẩm dấm sao), Sinh Đại hoàng (cho vào sau), Hoàng cầm đều 10g, sắc uống.
2. Thấp nhiệt: Vùng mạn sườn bên phải đau quặn, miệng đắng, ăn kém, sốt cao, sợ lạnh, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, kèm vàng da, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Huyền hoặc Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Đại Sài Hồ Thang hợp Nhân Trần Cao Thang gia giảm: Nhân trần 20g, Sài hồ, Hoàng cầm, Đại hoàng (cho vào sau), Mang tiêu (hoà uống), Mộc hương đều 10g, Sơn chi (sinh) 12g, Chỉ xác, Thanh bì, Trần bì đều 5g. Sắc uống.
3. Nhiệt Độc Thịnh: Sốt cao, rét run, vàng da, bụng trên và mạn sườn đau quặn, khát, táo bón, nước tiểu vàng đậm, trường hợp nặng bệnh nhân hôn mê, nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng, khô, mạch Huyền Hoạt Sác hoặc Tế Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, tư âm, lương huyết. Dùng bài Nhân Trần Cao Thang hợp với Tê Giác Địa Hoàng Thang (Nhân trần 30g, Chi tử (sống)12g, Hoàng cầm, Đại hoàng (sống, cho vào sau), Hậu phác đều 10g, Xích thược, Bạch thược đều 10g, Thạch cao (sống) 30g, Bản lam căn, Sinh địa tươi đều 30g, Tê giác (bột, hoà uống) 30g.
Trường hợp nhiệt nhập tâm bào hôn mê, nói sảng, cho uống thêm "An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’ hoặc 'Tử Tuyết Đơn’ mỗi lần 0,5- l,0g, ngày 2-3 lần.
Thể bệnh này rất nặng cần xử trí kết hợp thuốc Tây như truyền dịch, chống choáng, cho thuốc chống đau hoặc các loại trụ sinh chống nhiễm khuẩn.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm Trị Túi Mật Viêm Cấp
+ Hoàng Kim Linh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Đại hoàng 5 ~ 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 ~ 20g, Uất kim 20 ~ 60g, Kim tiền thảo 20 ~ 40g, Kim ngân hoa 15 ~ 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 ~ 60g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoá ứ, bài thạch. Trị viêm túi mật cấp
Đã trị 34 ca, khỏi 24,chuyển biến tốt 9, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 97,1%.
+ Giải Độc Lợi Đởm Thang (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí (6) 1989): Sài hồ 10g, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 30 ~ 50g, Liên kiều 15 ~ 30g, Chỉ thực, Đại hoàng đều 10 ~ 15g, Xích thược 30 ~ 40g, Bì tiêu 10g, Nhân trần 30g, Cam thảo 9g. Sắc uống ấm.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, thư Can lợi Đởm. Trị viêm túi mật cấp.
Đã trị 500 ca, khỏi 218, hiệu quả ít 198, có chuyển biến tốt 68, không kết quả 16. Đạt tỉ lệ 96,8%.
+ Thanh Nhiệt Lợi Đởm Thang (Trung Quốc Đương Đại trung Y Danh Nhân Chí): Kim tiền thảo, Bại tương thảo, Bản lam căn, Nhân trần đều 15g, Hoàng cầm, Uất kim, Kê nội kim (tán bột, uống với nước thuốc) đều 10g, Đan sâm, Xa tiền tử đều 15g,
TD: Thanh nhiệt giải độc, lợi Đởm, tán kết. Trị túi mật viêm cấp hoặc mạn tính.
+ Lợi Đởm Khoan Hung Ẩm (Trung Y Tạp Chí (10) 1990): Bồ công anh, Nhân trần, Xích phục linh đều 15g, Qua lâu bì, Phỉ bạch Chỉ xác (sao) đều 10g, Sơn tra (sống), Đan sâm đều 30g, Trầm hương (cho vào sau) 3g. Sắc, ngày uống 2 thang, chia làm 4 lần uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp thông dương tuyên tý, lý khí khoan hung. Trị viêm túi mật cấp và mạn tính.
Đã trị 75 ca. Uống thuốc 20 ~ 120 ngày. Kết quả: Khỏi 43, chuyển biến tốt 28, có tiến bộ 4. Đạt tỉ lệ 100%.
TÚI MẬT VIÊM MẠN TÍNH
Túi mật viêm mạn tính là một loại bệnh thường gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể do viêm túi mật cấp chuyển sang, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không có tiền sử viêm túi mật cấp. Bệnh có thể đi kèm với sỏi mật do mật ứ đọng gây nên, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không có sỏi mật. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là cảm giác đầy tức khó chịu hoặc đau âm ỉ kéo dài vùng hạ sườn phải.
Triệu Chứng
Viêm túi mật mạn tính có đặc điểm là có nhiều lần tái phát triệu chứng như sỏi mật. Bệnh nhân đau âm ỉ và ấn đau vùng hạ sườn phải, đau xuyên lên vai lưng phải, bụng trên đầy, ngực tức, ợ hơi, biếng ăn, sắc mặt kém tươi nhuận, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhày hoặc vàng nhày, mạch Tế Huyền. Các triệu chứng trên không nặng nhưng dai dẳng không hết, lúc ăn các chất dầu mỡ khó tiêu vào thì đau tăng, miệng khô, họng khô. Người bứt rứt, táo bón, nước tiểu vàng đậm, nếu có sỏi ống mật thường kèm nôn, buồn nôn, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác.
Chẩn Đoán
Chủ yếu dựa vào:
1- Hạ sườn bên phải đau âm ỉ, ấn đau. Một số bệnh nhân có tiền sử viêm túi mật cấp.
2. Kiểm tra siêu âm: Túi mật phình to hoặc nhỏ lại, co bóp không tốt, hoặc có sỏi mật có giá trị chẩn đoán.
3. X quang bụng phát hiện sỏi hoặc túi mật to, có điểm can xi hóa.
4. Chụp cản quang túi mật...
Điều Trị
Túi mật viêm mạn tính thuộc chứng 'Hiếp Thống’ trong y văn y học cổ truyền. Nguyên nhân bệnh lý chủ yếu là can khí uất kết, sơ tiết rối loạn, đởm không thông giáng gây đau mạn sườn. Can vị bất hòa, nên ợ hơi, đầy bụng, chán ăn. Trường hợp thấp nhiệt uất kết tại tỳ vị, chức năng sơ tiết vận hóa của can tỳ rối loạn cũng gây đau, miệng đắng, ăn không biết ngon.
Phép trị chủ yếu là Sơ can, lợi đởm, hành khí, hoạt huyết, thanh lợi thấp nhiệt, kiện tỳ, hòa vị.
Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán hoặc Tiêu Dao Tán gia giảm: Sài hồ, Uất kim, Chỉ xác, Hổ trượng, Kim tiền thảo, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Đương quy, Bạch thược,Xích thược đều 12g, Diên hồ sách (ngâm dấm) 10g, Mộc hương, Kê nộí kim đều 6g, Cam thảo 4g.
Gia giảm: Hạ sườn phải ấn đau nhiều thêm Xuyên khung, Đan sâm; Buồn nôn, nôn thêm Trúc nhự, Khương Bán hạ; Táo bón thêm Sinh Đại hoàng; Tỳ khí kém bỏ Kim tiền thảo thêm Đảng sâm, Hoài sơn; Bụng đầy trướng bỏ Hổ trượng, Kim tiền thảo thêm Phật thủ, Hậu phác, Trần bì; Thấp nhiệt nặng bỏ Bạch truật, Bạch linh thêm Hoàng cầm, Chi tử, Nhân trần; Tỳ có hàn thấp bỏ Xích thược, Bạch thược, Hổ trượng, Kim tiền thảo thêm Thương truật, Khương bán hạ, Hậu phác, Trần bì; Tỳ dương hư bỏ Đương quy, Xích bạch thược, Hổ trượng, Kim tiền thảo, thêm Chế phụ tử, Can khương; Có sỏi thêm Hải kim sa.
Viêm túi mật mạn tính có thể bệnh không có thấp nhiệt hoặc hàn thấp mà chỉ đau vùng hạ sườn bên phải âm ỉ, bụng đầy, kém ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế (triệu chứng của Can uất, Tỳ hư).
Phép trị chủ yếu là sơ can lợi đởm, kiện tỳ, hòa vị.
Dùng bài Tiêu Dao Tán hoặc bài Sài Thược Lục Quân Tử Thang gia giảm.
Bệnh lâu ngày, chân âm tổn thương, vùng hạ sườn bên phải đau âm ỉ kéo dài, miệng khô
họng táo, lòng bàn chân tay nóng, đau đầu, hoa mắt, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác là chứng âm hư, khí trệ.
Phép trị chủ yếu là dưỡng âm, điều can, lý khí.
Dùng bài Gia Vị Nhất Quán Tiễn (Sinh địa, Kỷ tử, Bắc sa sâm, Mạch môn, Đương qui, Xuyên luyện tử, Kim tiền thảo). Miệng khát, bứt rứt thêm Thạch hộc, Sơn chi; Khí hư thêm Thái tử sâm, Sơn dược, Cam thảo; Hoa mắt, chóng mặt thêm Bạch thược, Cúc hoa, Nữ trinh tử; Táo bón thêm Hỏa ma nhân, Uất lý nhân.
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
Thăng Dương Ích Vị Thang (Mao Trương Linh, bệnh viện Trung y khu vực, tỉnh Hồ Nam): Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh, Trần bì, Trạch tả đều 12g, Bạch thược15g, Đảng sâm, Bán hạ, Phòng phong, Chích Cam thảo, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Hoàng kỳ 9g, Hoàng liên 6g, Khương hoạt, Độc hoạt đều 8g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Sắc lưỡi xanh tím (huyết ứ) bỏ Phục linh, Trạch tả, Khương hoạt, Độc hoạt thêm Bồ hoàng (sao), Ngũ linh chi đều 12g, Đơn sâm 15g.
Kết qủa lâm sàng: Trị 132 ca, khỏi 36 ca, tiến bộ 67, không kết quả 29. Đạt tỷ lệ 78%.
Sơ Can Lợi Đởm Thang (Châu Trí Vi, bệnh viện Trung y Thiều Quan, Tỉnh Quang Đông): Sài hồ, Diên hồ sách, Mộc hương đều 10g, Bạch thược, Uất kim đều 15g, Nhân trần 30g, Hương phụ 12g, Thanh bì, Cam thảo 5g, sắc uống.
- Biện chứng gia giảm: kiêm nhiệt: thêm Hoàng cầm, Hoàng liên hoặc Hoàng bá; Nôn thêm Bán hạ, xuyên Hậu phác, Trúc nhự; Táo bón thêm Đại hoàng; Có giun đũa thêm Sử quân tử, Binh lang; Huyết hư thêm Đương quy; Tỳ hư thêm Phục linh, Bạch truật; Khí hư thêm Đảng sâm; Kèm thấp thêm Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Bạch linh; Kèm ứ huyết thêm Đơn sâm, Xuyên khung; Kèm hàn thêm Can khương, Quế chi.
Kết quả lâm sàng: Trị 82 ca, trừ 1 ca không khỏi chuyển phẫu thuật, 8l ca khác đều khỏi lâm sàng, tỷ lệ 98,7%.
Lợi Đởm Hòa Vị Thang (Bành Gia Sâm, bệnh viện Bát Nhất, tỉnh Giang Tây): Sài hồ, Thanh hao, Chỉ thực, Phục linh, Uất kim, Trần bì, Pháp Bán hạ, Bạch thược đều 10g, Uy linh tiên 15-30g, Sinh cam thảo 3g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Sốt cao thêm Thanh hao liều cao; Nôn thêm Trúc nhự, Đại hoàng.
Kết qủa lâm sàng: Trị 46 ca, tốt 43 ca, tiến bô 3 ca. Theo dõi 42 ca trong 1 năm, không tái phát 22 ca, 2 năm không tái phát 20 ca.
Hổ Nhân Tam Kim Phương (Lý Tuấn Kiệt và cộng sự, bệnh viện Trường Chinh, trực thuộc trường đại học quân y Thượng Hải số 2): Hổ trượng căn, Kim tiền thảo, Nhân trần cao, xuyên Ngưu tất, Hải kim sa đều 30g, Đại hoàng, Kê nội kim, Sài hồ, Uất kim đều 9g. Thuốc nấu thành cao, cho hồ và 15g đường cát vừa đủ sấy khô, chế thành dạng cốm, cho vào bao, mỗi bao 20g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 bao, uống sau bữa ăn, 1 liệu trình 2 tuần.
- Kết quả lâm sàng: Trị 70 ca, khỏi cơ bản (siêu âm hết sỏi, bụng trên hết đau, theo dõi 1 năm rưỡi không tái phát: 26 ca, tốt (sỏi ra 1 phần, hết đau vùng bụng trên và mạn sườn phải, chỉ thỉnh thoảng đau, theo dõi nửa năm không tái phát: 33 ca, tiến bộ (sỏi không ra, hết đau từng cơn, số lần đau âm ỉ bớt), theo dõi 3 tháng không tái phát 8 ca, không kết qủa 3 ca. Tỷ lệ kết quả 95%.
Lợi Đởm Tiêu Thạch Phương (Trương Hiến Giáp, bệnh viện số 2 Triều âm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc): Kim tiền thảo 40-60g, Kê nội kim 15- 25g, Uất kim 15-20, Sinh Cát cánh 20-30g, Hoài Ngưu tất 20-25g, Chỉ xác 15-25g, Tam lăng, Nga truật đều 10- 15g, Xuyên luyện tử 15-20g, Diên hồ sách 15- 20g, Đại hoàng 10-20g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Thấp nhiệt thịnh thêm Nhân trần, Chi tử; Can đởm nhiệt thêm Long đởm thảo; Tỳ hư thêm Bạch truật, Đảng sâm.
Kết quả lâm sàng: Trị 30 ca sỏi mật, khỏi 14 ca (46,7%), tốt 11 ca (36, 7%), có kết quả 3 ca (10%), không kết quả 2 ca (6,6%).
Lợi Đởm Phương (Vương Tích Thuận, bệnh viện Trung y Thượng Hải): có 3 bài:
a. Hoàng cầm, Chỉ thực, Hổ trượng, Đan sâm, Sinh Sơn tra đều 15g, Xích thược, Bạch thược, Diên hồ sách, Kê nội kim, Uất kim đều 2g, Sài hồ 8g, Kim tiền thảo 15-30g, Mộc hương, Sinh Đại hoàng (cho sau) đều 9g, Sinh Cam thảo 6g, sắc uống.
Tác dụng: Sơ can, lợi đởm, hoạt huyết, thông phủ, lý khí, chỉ thống. Trị chứng sỏi mật, can khí uất.
b. Nhân trần, Hoàng cầm, Chỉ thực, Hổ trượng đều 15g, Sơn chi, Xích thược, Bạch thược, Diên hồ sách, Uất kim, Kê nội kim, đều 12g, Sài hồ, Sinh Đại hoàng 9g, Mộc hương 9g, Kim tiền thảo 30g, Hoàng liên 4,5g, Sinh Cam thảo 4,5g, sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt hóa thấp, sơ Can lợi Đởm, hoạt huyết, thông phủ. Trị chứng sỏi do thấp nhiệt thịnh.
c. Thái tử sâm, Hoàng cầm, Hổ trượng đều 15g, Xuyên hậu phác, Sinh Cam thảo 4,5g, Sao Sài hồ, Phật thủ, Trần bì, Mộc hương, sinh Đại hoàng đều 9g, Uất kim, Xích thược, Bạch thược, Kê nội kim đều 12g, Kim tiền thảo 30g, sắc uống.
Tác dụng: sơ can, hòa vị, lợi đởm, hoạt huyết, thông phủ, chủ trị sỏi mật thể can vị bất hòa.
- Kết quả lâm sàng: Trị 131 ca sỏi mật, kết quả rõ rệt 47 ca, tiến bộ 79 ca, không kết quả 5 ca. Tỷ lệ có kết quả 96,18%.
Tứ Kim Thang (Dương Lâm): Kim tiền thảo, Binh lang đều 30g, Hải kim sa, Bạch thược đều 20g, Uất kim, Kê nội kim (nướng, tán bột, uống với nước thuốc), Sinh Đại hoàng, Sài hồ, Địa miết trùng đều 10g, Cam thảo 5g.
Cách dùng: Cho 400ml nước, sắc 2 lần sáng 8 giờ, chiều 4 giờ uống, sau 2 tuần ăn thêm móng heo và trứng gà, ăn sau khi uống thuốc 15 phút, liên tục 2 tháng, dùng lúc đau quặn.
Mỗi tháng uống thuốc 10 ngày đồng thời dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết liên tục 3 ngày. Dùng cho bệnh nhân thỉnh thoảng đau âm ỉ mạn sườn phải và có ra sỏi ở thời kỳ ổn định.
* Đơn thuốc trên bỏ Địa miết trùng, Binh lang thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, mỗi thứ 30g, sắc nước, bỏ bã, cô đặc, cho mật ong vừa đủ, chế thành thuốc cao dùng cho thời kỳ không đau, sỏi ra hết, chống tái phát.
Gia giảm: Sốt thêm Bồ công anh, Hoàng cầm; Nôn mửa thêm Khương Bán hạ, Trúc nhự; Vàng da thêm Nhân trần, Bạch tie n bì; Khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ.
- Trị 82 ca, khỏi 48, tốt 2, không kết qủa 7. Thờl gian 1-48 ngày. Sỏi to nhất lx l0 mm.
+ Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Sài hồ 15g, Hoàng cầm, Liên kiều đều 10g, Hổ trượng căn 15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phấn 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g. Sắc uống lúc đói. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn.
Đã trị 10 ca, một số uống 3 ~ 5 thang đã ra sỏi, uống hơn 10 thang, sỏi ra hết, các triệu chứng đều khỏi.
+ Đại Sài Hồ Thang Gia Vị (Tân Trung Y (6) 1979): Sài hồ 24g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 9g, Bạch thược 12g, Tửu quân (Đại hoàng chế với rượu) 10g, Sinh khương 9g, Đại táo 4 trái, Kim tiền thảo 31g, Uất kim 9g, Hải kim sa, Kê nội kim, Thạch vi đều 12, Hoạt thạch 24g, Chỉ xác 6g, Nhân trần 31g. Sắc uống.
TD: Thư Can hòa Vị, thanh nhiệt lợi thấp, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn.
Lâm sàng điều trị đều có hiệu quả tốt.
+ Thanh Đởm Hành Khí Thang (Lương Kiếm Ba Phương): Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ (pháp) đều 10g, Mộc hương, Chỉ xác đều 5g, Đại hoàng, Uất kim, Hương phụ đều 10g, Nhân trần 20g. Sắc uống.
TD: Sơ Can lý khí, tiêu viêm thanh nhiệt, lợi Đởm bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn tính.
+ Thanh Nhiệt Lợi Đởm Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Kim tiền thảo, Bại tương thảo, Bản lam căn, Nhân trần đều 15g, Hoàng cầm, Uất kim, Kê nội kim (tán bột, uống với nước thuốc) đều 10g, Đan sâm, Xa tiền tử đều 15g,
TD: Thanh nhiệt giải độc, lợi Đởm, tán kết. Trị túi mật viêm cấp hoặc mạn tính.
+ Lợi Đởm Khoan Hung Ẩm (Trung Y Tạp Chí (10) 1990): Bồ công anh, Nhân trần, Xích phục linh đều 15g, Qua lâu bì, Phỉ bạch Chỉ xác (sao) đều 10g, Sơn tra (sống), Đan sâm đều 30g, Trầm hương (cho vào sau) 3g. Sắc, ngày uống 2 thang, chia làm 4 lần uống.
TD: Thanh nhiệt, lợi thấp thông dương tuyên tý, lý khí khoan hung. Trị túi mật viêm cấp và mạn tính.
Đã trị 75 ca. Uống thuốc 20 ~ 120 ngày. Kết quả: Khỏi 43, chuyển biến tốt 28, có tiến bộ 4. Đạt tỉ lệ 100%.
+ An Đởm Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí, kỳ 11, 12, 1982): Kim tiền thảo 30 ~ 60g, Bạch thược (sống) 15 ~ 20g, Đại hoàng 6 ~ 15g, Sài hồ 15g, Nhân trần 30g. Sắc uống.
TD: Thanh lợi thấp nhiệt, thư Can, nhu Can, công tích đạo trệ. Trị túi mật viêm mạn.
Đã trị 55 ca, khỏi 40, chuyển biến tốt 13, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 96,4%. Bình quân uống 45 thang.
+ Hóa Ứ Thư Đởm Thang (Tứ Xuyên Trung Y (2) 1985): Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Chỉ xác đều 10 ~ 15g, Đan sâm 30g, Uất kim 10 ~ 20g, Đương quy 10 ~ 12g, Ô mai 40g, Kim tiền thảo 30 ~ 60g. Sắc uống.
TD: Hóa ứ thư Đởm, thanh nhiệt lợi thấp. Trị viêm túi mật mạn (thể huyết ứ).
Thường uống 1-3 thang là hết đau.
+ Uy Sâm Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Uy linh tiên, Đan sâm, Liên kiều đều 30g. Sắc uống.
TD: Thanh nhiệt, hành ứ, thông kết chỉ thống. Trị túi mật viêm mạn.
+ Tam Thanh Thang (Tân Trung Y (11) 1988): Thanh đại, Chi tử, Hoàng cầm đều 10g, Thanh cao, Sài hồ, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách đều 12g, Đại thanh diệp, Nhân trần, Liên kiều, Kim ngân hoa đều 15g. Sắc uống.
TD: Thanh Can giải uất, lợi Đởm chỉ thống. Trị túi mật viêm mạn tính.
TỬ CUNG SA
. Là trạng thái tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường.
. Còn gọi là: Âm đỉnh, Âm đồi, Âm khuẩn, Âm thoát, Âm trĩ, Tử cung bất thâu, Tử cung xuất thoát.
. Tử cung sa xuống nhiều quá, không tự co rút lên được, dễ bị nhiễm khuẩn, cần lưu ý phối hợp thêm thuốc rửa.
Còn gọi là Âm Đỉnh Xuất Hạ Thoát, Âm Đỉnh (Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận), Âm Thoát, Âm Đồi, Âm Trĩ (Thiên Kim Phương), Tử Cung Thoát Xuất (Diệp Thị Nữ Khoa), Âm Khuẩn, Tử Cung Bất Thâu (Bệnh Nguyên Từ Điển).
Dân gian quen gọi là Sa Dạ Con, Sa Sinh Dục.
Phân Loại
Trên lâm sàng, dựa vào vị trí thoát xuống của tử cung, thường được chia làm ba loại:
. Độ I: Cổ tử cung chưa sa ra ngoài, bụng dưới và âm hộ có cảm giác vướng, nặng. Khi lao động nặng hoặc mệt nhọc, có cảm giác vướng và nặng hơ, nghỉ ngơi thì đỡ.
. Độ II: Cổ tử cung thập thò ở âm hộ, thành trước và thành sau âm đạo hơi bị sa xuống. Nằm nghỉ thì cổ tử cung co lên, đi lại nhiều hoặc lao động mệt nhọc thì sa xuống nhiều hơn.
. Độ III: Cổ tử cung sa hẳn ra ngoài, thành trước và thành sau âm đạo sa xuống nhiều kèm bàng quang và trực tràng cũng bị sa xuống.
Cổ tử cung phì đại, lở loét, tiểu không hết, địa tiện khos, bụng dưới cảm thấy nặng, nằm cũng không thấy co lên.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ, có thể phân làm 2 loại: Nguyên Phát và Thứ Phát.
1-Nguyên Phát
a. Thực thể thường do:
+ Tật bẩm sinh ơ? tư? cung: tư? cung 2 buồng, cổ và eo tư? cung hơi dài quá gấp nhiều về phía trước hoặc phía sau.
+ Do nhiễm khuẩn, chu? yếu do lao.
+ Dây chằng rộng, các dây chằng tư? cung bị xơ hóa.
+ Các khối u ơ? chậu hông chèn ép vào dây chằng.
b. Cơ năng: rối loại thần kinh vùng hố chậu.
+ Không phát triển sinh dục phụ.
+ Các yếu tố về tinh thần, tâm lý.
2 - Thứ Phát:
Thường gặp nhiều nhất là viêm đường sinh dục, viêm tư? cung, buồng trứng, túi cùng Douglas, dây chằng tròn viêm.
+ Do chướng ngại đường xuất huyết (thường gặp).
+ Đốt điện cổ tư? cung gây ra chít, hẹp.
+ Nạo nhau, nạo thai, bị nhiễm khuẩn gây hẹp cổ tư? cung.
+ Tư? cung gấp lại phía sau.
+ Khối u
+ U xơ tư? cung.
+ Bướu niêm mạc tư? cung.
Đa số do sau khi sinh tầng sinh môn bị rách, lao động sớm, ăn uống thiếu thốn. Cũng có thể do các dây chằng treo tử cung bị nhão, cơ thể suy nhược hoặc do vị trí tử cung bất thường như dài quá…
Đông y cho là do:
+ Khí Hư: Do thể chất yếu, lao động nặng hoặc sinh hoạt tình dục quá mức hoặc khi sinh đẻ rặn quá sức, sau khi sinh lại lao động nặng sớm khiến cho Tỳ khí bị suy yếu, không nâng được tử cung ở vị trí bình thường.
+ Thấp Nhiệt: Do thấp khí dồn xuống dưới, lâu ngày hóa thành nhiệt.
Sách ‘Tam Nhân Phương’ viết: “Phụ nữ khi sinh, vì gắng sức quá nên âm hộ bị sa xuống, dưới âm hộ lồi ra hai bên, cọ sát vào sưng đau hoặc cử động, phòng lao đều có thể phát bệnh, nước tiểu rỉ ra”.
Nguyên Tắc Điều trị
Trị bệnh này, chủ yếu là dùng phương pháp bổ khí, thăng đề.
Nếu do khí hư, dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang. Khí huyết đều hư dùng bài Thập Toàn Đại Bổ. Thấp nhiệt rót xuống dưới dùng bài Long Đởm Tả Can Thang.
Ngoài ra, nên phối hợp thêm thuốc rửa.
Sau khi khỏi bệnh, không nên làm việc nặng quá để tránh tái phát.
Triệu Chứng
+ Thể Khí Hư: Tử cung sa xuống, bụng dưới nặng, thắt lưng đau, hôi hộp, hơi thở ngắn, mệt mỏi, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, đái hạ ra nhiều, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Nhược.
Điều trị: Bổ khí, thăng đề. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận – Lý Đông Viên ): Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Nhân sâm 8g, Sài hồ 6g, Thăng ma 8g, Trần bì 6g. thêm Chỉ xác Sắc uống
(Hoàng kỳ, Nhân sâm để cam ôn, ích khí, trong đó, Hoàng kỳ là chủ dược có công năng bổ, phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng dương, ích khí. Vừa dùng thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong việc ghép các vị thuốc ở bài này. Còn Bạch truật, Trần bì, Cam thảo, Đương quy dùng để kiện Tỳ, lý khí, dưỡng huyết, hoà trung là thuốc hỗ trợ của bài này. Vì Hoàng kỳ ích khí, cố biểu, Thăng Ma thăng dương, giáng hoả, Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt, vì vậy, người dương khí hư mà lại bị ngoại cảm tà phát sốt cũng có thể dùng, cách trị này gọi là 'cam ôn trừ nhiệt).
Nếu đới hạ ra nhiều, mầu trắng, lợn cợn, thêm Sơn dược, Khiếm thực, Tang phiêu tiêu để chỉ đới, cố thoát.
+ Thể Thận Hư: Tử cung sa xuống, bụng dưới nặng, lưng đau, gối mỏi, tiểu nhiều, tai ù, chóng mặt, chất lưỡi hồng nhạt, mạch Trầm Tế.
Bổ Thận, thăng đề. Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Chích thảo 4g, Đỗ trọng 8g, Đương quy 8g, Hoài sơn 8g, Kỷ tử 8g, Nhân sâm 12g, Sơn thù 8g, Thục địa 20g. Thêm Lộc giác giao, Thăng ma, Chỉ xác. Sắc uống.
+ Thể Thấp Nhiệt: Tử cung sa, âm hộ sưng đau, lở loét, nước vàng ra nhiều, tiểu buốt, rát, sốt, tự ra mồ hôi, miệng đắng, khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương): Cam thảo 2g, Đương qui 8g, Chi tử 12g, Hoàng cầm 8g, Long đởm thảo 12g, Mộc thông 8g, Sài hồ 8g, Sinh địa 8g, Trạch tả 8g, Xa tiền tử 6g.
(Long đởm thảo tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm quân; Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ vị đắng, tính hàn, để tả hỏa; Xa tiền tử, Mộc thông, Trạch tả thanh lợi thấp nhiệt, làm cho thấp nhiệt thoát ra qua đường tiểu, làm thần; Can là tạng chứa huyết, can kinh có nhiệt thì âm huyết sẽ bị tổn thương, vì vậy, dùng Sinh địa, Đương quy để lương huyết, ích âm, làm tá; Cam thảo điều hòa các vị thuốc, làm sứ. Các vị hợp lại có tác dụng tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở kinh can).
Nếu thấp nhiệt không nặng mà kèm huyết hư (sắc mặt vàng úa, chóng mặt, hồi hộp, lòng bàn tay nóng, mạch Tế Sác) nên dùng bài Đương Quy Tán (Ngoại Đài Bí Yếu): Đương quy, Hoàng cầm đều 60g, Bạch thược 45g, Vị bì (đốt tồn tính) 15g, Mẫu lệ 45g. Tán bột. Mỗi lần uống 6g với rượu nóng, nước cơm.
Thuốc Rửa
+ Chỉ xác 60g, sắc nước, ngâm nhiều lần (Trực Huệ Đường Kinh Nghiệm Phương).
+ Chỉ xác, Kha tử, Ngũ bội tử, Bạch phàn, sắc, xông rồi rửa. Nếu chưa rút lên, cứu thêm huyệt Bá hội 2 tráng (La Thị Hội Ước Y Kính).
+ Tỳ ma tử (hột Đu đủ tía), 14 hột, giã nát, đắp vào giữa đỉnh đầu (Bá hội). Khi thấy tử cung co lên thì bỏ thuốc ra ngay (La Thị Hội Ước Y Kính).
+ Ô mai 60g, sắc lấy nước xông, sau đó, lúc nước còn ấm, dùng để rửa, ngày 2~3 lần (Đan Khê Nữ Khoa).
+ Khổ Sâm Xà Sàng Tử Thang gia giảm: Khổ sâm, Xà sàng tử, Hoàng bá (sống), Hoàng liên, Bạch chỉ, Khô phàn. Sắc lấy nước rửa 2~3 lần. Dùng trong trường hợp sa tử cung do thấp nhiệt (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
+ Không Lở Loét: Xà sàng tử , Ô mai, Ngũ bội tử đều 20g, sắc lấy nước xông và rửa.
+ Lở Loét: Bạch chỉ 12g, Hoàng bá 12g, Bạch phàn 4g, Xà sàng tử 20g, sắc lấy nước xông và rửa (Trung Y Phụ Khoa Học).
TỬ ĐỜM
Là một loại bệnh lao thường gặp của hệ sinh dục và là loại bệnh lao thứ nhì ở bộ phận khác (ngoài phổi) của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao xâm nhập vào tinh hoàn qua đường tiểu sau và ống dẫn tinh. Các nhà nghiên cứu YHCT gọi là Lưu Đờm một dạng giống với Lao Khớp Xương.
Còn gọi là Phụ Cao Kết Hạch.
Nguyên Nhân
Do Can Thận hư tổn, mạch lạc hư rỗng, đờm trọc thừa cơ xâm nhập vào, kết lại ở dịch hoàn gây nên bệnh. Đờm trọc uất lại lâu ngày hoá thành nhiệt, nhiệt thịnh nung nấu cơ nhục hoáthành mủ. Hoá thành mủ thì đờm trọc hoá thành nhiệt, xuất hiện các chứng âm hư nội nhiệt. Lâu ngày âm và dương sẽ bị hư, có thể xuất hiện chứng trạng Thận dương hư.
Sách ‘Thọ Thế Bảo Nguyên’ viết: “Ứ huyết, thấp đờm, ngưng tụ lại ở các khớp, khớp sẽ sưng lên, đau ở các khớp… đó là thấp đờm”.
+ Đờm Thấp Ngưng Kết: Người Can Thận vốn bất túc, đờm thấp nhân cơ hội đó mà xâm nhập vào, lưu chú ở dịch hoàn, khiến cho mào tinh hoàn bị huỷ hoại. Đờm thấp xâm nhập vào bộ phận sinh dục, vì thấp có đặc tính dính, trệ nên nếu thấp và hàn thịnh sẽ làm tổn thương dương, dương hư không ôn vận hoá được, đờm thấp sẽ kết lại gây nên bệnh.
+ Đờm Nhiệt Kết: Đờm thấp lâu ngày không tan, hàn hoá thành nhiệt, nuiệt nung nấu da thịt khiến cho da thịt bị huỷ hoại, hoá thành mủ, nhệt bớt thì mủ lưu lại,vỡ miệng lâu không khỏi làm tổn thương phần âm, hao tán phần khí, gây nên bệnh.
+ Khí Huyết Âm Dương đều hư: Bệnh lâu ngày hoá thành mủ không khỏi làm tổn thương huyết, khí dẫn đến âm dương bị tổn thương gây nên bệnh.
Triệu Chứng
Bệnh phát ở thanh niên khoảng 20~35 tuổi, phát triển chậm. Thường có khối u ở một bên mé dịch hoàn rồi lan ra khắp dịch hoàn và tinh hoàn. Khối u thường mềm, ít đau hoặc đau ê ẩm, đau trằn nặng, khối u giống như chuỗi hột nằm trong ống dẫn tinh, vài tháng hoặc vài năm sau nó trở thành khối to trong dịch hoàn và da, dần dần sưng to, da vùng bìu đỏ tối giống như dạng áp xe lạnh, rồi mủ đặc hơn, giống như tròng trắng trứng gà, vết loét không lành miệng. Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng chung. Sau khi mưng mủ và vỡ ra, có các triệu chứngnôị nhiệt do Thậnâm hư hoặc Thận dương hư.
Chẩn Đoán
Khám qua ngõ hậu môn thấy tiền liệt tuyến hơi sưng, có khối u cứng, Xét nghiệm máu thấy tế bào lympho tăng, trong nước tiểu có thể thấy máu và thử nghiệm lao thấy đa số dương tính.
Biện Chứng Luận Trị
+ Giai Đoạn Đầu: Khối u không đau, hoặc chỉ cảm thấy ê ẩm, xệ xuống, da vùng bìu dái bình thường, đa số không có dấu hiệu rõ rệt, lưỡi trắng, mạch Trầm Tế.
Điều trị:
. Bổ ích Can Thận, ôn kinh, thông lạc, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Dương Hoà Thang gia vị (Thục địa 30g, Ma hoàng 3g, Lộc giác giao, Bạch giới tử, Quất hạch, Bách bộ đều 10, Đan sâm 15g, Mẫu lệ (sống) 20g, Bào khương (tro), Nhục quế, Cam thảo đều 6g, Ngưu tất 12g. Sắc uống).
Hoặc có thể dùng Tiểu Kim Đơn hoặc Tứ Trùng Phiến (Trung Y Ngoại Khoa Học).
. Ôn hoá hàn Thấp, hoá đờm thông kết. Dùng bài Dương Hoà Thang (Ma hoàng, Nhục quế, Bào khương, Cam thảo đều 6g, Bạch
giới tử, Lộc giác giao đều 10g, Thục địa 45g) thêm Quất hạch, Lệ chi hạch đều 20g.
(Dùng Thục địa là chính để đại bổ âm huyết; Lộc giác giao dưỡng huyết, trợ dương; Nhục quế, Bào khương ôn dương, tán hàn, thông huyết mạch; Ma hoàng, Bạch giới tử giúp cho Khương, Quế tán hàn, hoá đờm; Cam thảo điều hoà các vị thuốc; Quất hạch, Lệ chi hạch sơ Can, lý khí, tán kết).
Hoặc dùng Tiểu Kim Đơn để phá huyết, thông lạc, tán ứ, hoá thấp, tiêu thủng, chỉ thống (Trung Y Cương Mục).
+ Giai Đoạn Mưng Mủ: Dịch hoàn sưng to, có khối u ở tinh hoàn, mầu đỏ tối, hơi sốt, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị:
. Tư âm, thanh nhiệt, trừ thấp, hoá đờm, thác lý, bài nùng. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang gia giảm (Thục địa 30g, Sài hồ, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Triết bối mẫu, Trạch tả, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích đều 10g, Tri mẫu, Đương quy, Ngưu tất đều 12g, Hoàng kỳ (sống) 20g. Sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).
. Tư âm, thanh nhiệt, hoá đờm, thấu nùng. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang thêm Hoàng kỳ, Xuyên sơn giáp (nướng), Tạo giác thích. Uống kèm với Tiểu Kim Đơn.
(Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa (là bài Tứ Vật Thang) để dưỡng huyết, tư âm; Tri mẫu, Bối mẫu, Địa cốt bì, Hoàng cầm thanh nhiệt, lương huyết; Trạch tả, Trần bì lợi thấp; Sài hồ phối hợp với Hoàng cầm để tán uất hoả; Cam thảo giải độc; Hoàng kỳ, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích bổ khí, tháclý, hoá nùng, khiến cho mủ mau được đẩy ra) (Trung Y Cương Mục).
+ Giai Đoạn Sau Khi Vỡ Mủ
a- Dương Hư: Mủ ra như đờm, mặt vết thương lở loét, da bên trong mầu tối tro, da mặt không tươi, tay chân lạnh, sợ lạnh, tiêu lỏng, lưỡi bệu, nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế Trì.
Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết hoặc bổ Can Thận. Dùng bài Tiên Thiên Đại Tạo Hoàn gia giảm (Thục địa, Hoàng kỳ đều 30g, Hà thủ ô, Thỏ ty tử, Phục linh đều 12g, Nhục thung dung, Tiên mao, Câu kỷ, Ngưu tất đều 10g, Đương quy, Hoàng tinh, Đảng sâm đều 15g, Cam thảo 6g, Nhục quế 3g, Tử hà xa (bột) 3g (hoà vào uống). Sắc uống.
Nếu bệnh nhẹ, dùng Tiên Thiên Đại Tạo Hoàn. Hoặc Tả Quy Hoàn.
b- Âm Hư Nội Nhiệt: sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, trừ thấp, hoá đờm. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang gia giảm (Thục địa 30g, Sài hồ, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Triết bối mẫu, Trạch tả đều 10g, Tri mẫu, Đương quy, Ngưu tất đều 12g, Hoàng kỳ (sống) 20g. Sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Thận Hư Hoá Đờm: Mưng mủ ở âm nang, nước mủ trong, nhạt, chảy ra như nước miếng, loét ra thành hõm, khó gom miệng lại. Nếu nặng toàn thân có thể bị uể oải, không có sức, thân nhiệt hạ, mồ hôi tự ra, sắc mặt trắng, lưng đau, chân mỏi, sợ lạnh, vùng bộ phận sinh dục lạnh, mạch Nhược, không lực.
Điều trị: Ích khí, bổ Thận kèm hoá đờm thấp. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ thêm Phụ tử, Lộc giác giao, uống kèm với Tiểu Kim Đơn.
(Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo là bài Tứ Quân để kiện Tỳ, ích khí; Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Xuyên khung là bài Tứ Vật để tư âm, bổ huyết; Hoàng kỳ bổ khí, thăng dương; Nhục quế, Phụ tử bổ hoả, trợ dương; Lộc giác giaoon bổ Can Thận, ích tinh, dưỡng huyết. Thêm Tiểu Kim Đơn để phá ứ, trục kết, hoá đờm, tiêu trừ ngưng trệ) (Trung Y Cương Mục).
Nếu có dấu hiệu âm hư hoả vượng, có thể uống thêm bài Đại Bổ Âm Hoàn.
Thuốc Trị Ngoài
+ Giai đoạn đầu: dùng Dương Hoà Giải Ngưng Cao
+ Có mủ: chọc tháo mủ, dùng gạc tẩm thuốc Cửu Nhất Đơn dẫn lưu.
+ Lúc hết mủ dùng Sinh Cơ Tán hoặc Sinh Cơ Bạch Ngọc Cao.
CHỨNG TÝ
A. Đại Cương
Chứng tý theo y học cổ truyền là một chú'ng bệnh mà đặc điểm chủ yếu là đau các cơ khớp ở tay chân do khí huyết không lưu thông tốt gây bế tắc kinh lạc. Những chứng bệnh phong thấp, thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cơ, đau thần kinh toạ, bệnh gút... đều có thể qui vào chứng tý ".
B. Nguyên Nhân Gây Bệnh
"Chứng tý " được ghi đầu tiên trong sách "Nội kinb" như sau: "Phong hàn thấp 3 khí hợp lại gây nên chứng tý... " và "Phong khí thắng là hành tý, hàn khí thắng là thống tý, thấp khí thắng là trước tý ".
Sách 'Loại Chứng Trị Tài’ viết rõ thêm: 'Các chứng tý... do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý ".
Theo Y văn cổ truyền thì nguyên nhân của 'chứng tý " là: Các tà khí phong hàn thấp nhiễm vào c~ thể sinh bệnh. Những yếu tố thuận lợi có thể là: Trực tiếp mắc chứng ngoại cảm phong hàn thấp, sống nơi ẩm thấp, khí hậu gió lạnh, cơ thể suy yếu, dễ cảm thụ ngoại tà hàn thấp.
Nguyên nhân chính là do ngoại cảm phong hàn thấp xâm nhập mạch lạc gây khí huyết ứ trệ, mạch lạc không thông gây đau (thống tắc bất thông).
+ Nếu phong thịnh thì đau di chuyển gọi là phong tý hay hành tý.
+ Nếu hàn thịnh thì khí huyết ngưng trệ nặng nên đau nhiều gọi là hàn tý hay thống tý.
+ Nếu thấp thịnh thì sưng to mà đau không di chuyển gọi là thấp tý hay trước tý.
Phong hàn thấp ngưng trệ trong cơ thể lâu ngày đều có thể hoá nhiệt mà sinh ra chứng nhiệt tý.
Tuy chứng tý có sự phân chia như vậy nhưng thực tế trên lâm sàng các chứng phong hàn thấp thường là tồn tại kết hợp nên đa số các thầy thuốc chia chứng tý làm 2 loại bệnh là phong hàn thấp tý và phong thấp nhiệt tý.
C. BIệN CHứNG LUậN TR!:
l Phong thấp nhiệt tý:
- Chứng: Đau khớp, vùng đau sưng nóng đỏ, đắp lạnh dễ chịu, cử động đáu nhiều hơn. Thường có sốt, tbân mìnb nóng, Tiểu vàng tiêu phần nhiều bón, mồm khát, bứt rứt. Lưt~i đỏ, rêu vàng, mạch
hoạt sác.,
- Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc làm chính, phụ thêm sơ phong, thông lạc.
- Điều trị:
+ Dược: Dùng bài Thạch Cao Tri mẫu Quế Chi Thang (Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang).
Trong bài, Thạcb cao, Tri mẫu thanh nhiệt; Quế chi sơ tbông kinh lạc, thêm Nhẫn đông đằng, Liên kiều, Uy linh tiên, Phòng kỷ, Hoàng bá, Xích thược, Đơn bì, Tang chi để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc.
. Nếu nhiệt nhiều làm tổn thương tân dịch, thêm Sinh địa, Nhân trần, Chi tử, Địa long.
2. Phong hàn thấp tý:
- Chứng: Vùng khớp cơ bị bệnh sang đau nhức nhưng không đỏ, không nóng, cbườm nóng dễ chịu. Người bênh sợ gió, sợ lạnh, đau có thể di chuyển nhiều cơ khớp, chân tay nặng nề, Rêu lưỡi trắng mỏng, nhớt, mạch Khẩn hoặc Trầm Hoãn.
- Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp.
- Dược: Dùng bài Quyên Tý Thang gia giảm.
- GT: Trong bài, Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi, Tần giao, Hải phong đằng, Tang chi để khu phong, tán hàn, hoá thấp, thông lạc; Phối hợp với Đương qui, Xuyên khung, Mộc hương, Nhũ hương để hoạt huyết, lý khí, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc.
. Nếu phong thắng, tăng lượng Khương hoạt, thêm Phòng phong.
. Nếu hàn thắng thêm Xuyên ô (chế), Tế tân.
. Nếu thấp thắng thêm Phòng kỷ, Ý dĩ nhân.
. Bệnh lâu ngày, chính khí suy, ra mồ hôi, sợ gió: thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch thược, Can khương, Đại táo, giảm bớt thuốc trừ phong như Khương hoạt, Độc hoạt. Tần giao.
. Nếu can thận bất túc, lưng gối đau mỏi: thêm Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh.
. Nếu khớp sưng to, rêu lưỡi trắng, hơi vàng: có triệu chứng hoá nhiệt, nên dùng
bài Quế Chi Thược Dược Tri Mẫu Thang gia giảm.
. Nếu bị chứng tý lâu ngày không khỏi làm cho khí huyết ngưng trệ nặng hơn, đau hơn thì ngoài những thuốc đã dùng trên, có thể cho thêm các loại thuốc thuộc loại côn trùng như Khương lang, Toàn yết, Xuyên sơn giáp, Địa long...
Chứng tý ngoài việc dùng thuốc. có thể trị bằng châm cứu, xoa bóp, đắp thuốc tại chỗ xông... cũng đem lại kết quả nhất định.
Đ NHưNG BàìTHUốC Cổ PHươNG Đã DùNG:
(l) Thạch cao tri mẫu quế chi thang (Bạch Hổ gia Quế chi thang) (Kim
quỹ yếu lược) Tri mẫu, Thạch cao, cánh mễ, Cam thảo. Quế chi.
(2) Tê giác tán (Thiên kim phương): Tê giác, Hoàng liên.Thăng ma, Sơn chi, Nhân trần.
(3) Quyên tý thang (Y học tâm ngộ): Khương hoạt, Độc hoạt, Quế tâm. Tần giao, Đương qui, Xuyên khung, Cam thảo. Hải phong đằng, Tang chi, Nhũ hương, Mộc hương.
(4) Quế chi thược dược Tri mẫu thang (Kim quỹ yếu lược): Quế chi, Thược dược, Tri mẫu, Cam thảo, ma hoàng, Bạch truật. Phòng phong,.
Pbụ tử, Sinh khương.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:212.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

Old school Swatch Watches