PARKINSON
Còn gọi là bệnh Liệt Run, xẩy ra do có những tổn thương thoái hoá ở vài vùng trên não, đưa đến sự thiếu hụt chất sinh học là Dopamin.
Bệnh được mô tả đầu tiên vào năm 1817, do nhà y học James Parkinson.
Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, từ 50-65.
Đông y gọi là Ma Mộc, Tứ Chi Nhuyễn Nhược, Chấn Chiến. Giai đoạn cuối cùng của bệnh được xếp vào loại Nuy Chứng.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ:
. Nhiều tác giả cho là do xơ vữa động mạch não làm tổn thương các tế bào vùng ngoài tháp, nhất là ở vùng nhân xám.
. Hội chứng liệt run xẩy ra sau viêm não phát dịch, viêm não do cúm, sau khi bị nhiễm độc thuỷ ngân, Asen CO, các dẫn chất của Phenothiazin, Resecpin, hoặc do bệnh giang mai thần kinh.
Theo YHCT, có thể do:
. Do tiên thiên bất túc.
. Ảnh hưởng vì tuổi già.
. Bệnh mạn tính
. Lao động quá sức.
. Ảnh hưởng bởi thất tình bị tổn thương.
. Suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh Parkinson là do ảnh hưởng của tuổi già, do Can huyết và Thận âm bị suy yếu. Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Âm hư thì dương vượng sẽ khiến cho Can phong nội động. Nếu phong hợp với đờm thấp thì kinh lạc sẽ bị ngăn trở gây ra run.
Cũng có thể do uất ức, giận dữ làm tổn thương Can. Can mất chức năng sơ tiết, khí sẽ bị uất kết. Khí có tác dụng hành huyết, vì thế, khí bị ngăn trở thì huyết sẽ bị ứ trệ. Huyết bị ứ trệ sẽ không nuôi dưỡng được các khớp, không sinh ra được huyết mới. Vì vậy các khớp không được nuôi dưỡng sẽ gây nên cứng, khó cử động, co giật, run. Ăn uống kém dinh dưỡng, tuổi già, lo âu, ưu tư, mệt mỏi, Tỳ hư có thể dẫn đến Thận hư, Thận dương hư. Tỳ Thận hư không vận hoá được thuỷ dịch trong cơ thể, thuỷ dịch hoá thành thấp, tụ lại thành đờm. Đờm thấp ngăn trở trong kinh mạch hoá thành nhiệt, khiến cho phong quấy động gây nên run.
Chẩn Đoán
Bệïnh diễn tiến âm thầm, triệu chứng có thể chỉ ở một bên cơ thể. Đến khi có các triệu chứng sau đây bệnh mới được phát hiện:
. Tăng trương lực cơ: đặc trưng bởi hiện tượng bánh xe răng cưa, xuất hiện khi bệnh nhân co duỗi thụ động các khớp cổ tay, khuỷ tay.
. Run: thường ở đầu ngón tay, trường hợp nặng có thể run cả cẳng tay và bàn tay. Đặc điểm là run xuất hiện khi nghỉ và giảm mất khi người bệnh chú ý làm việc khác, bàn tay vê vê như đếm tiền.
. Mặt bất động: vẻ mặt trở nên cứng, không biểu hiện được cảm xúc trên khuôn mặt, dù mắt rất linh hoạt.
. Rối Loạn Dáng Đi: đi chậm, đầu hơi cúi, lưng hơi khom, cẳng tay hơi gấp, chân hơi co và không đánh tay được. Khi để đoạn chi ở một tư thế nào đó thì nó lâu trở lại vị trí bình thường.
Ngoài ra còn có biểu hiện tăng tiết nước miếng, mặt bóng, những cơn đỏ bừng mặt do rối loạn thần kinh thực vật.
Chẩn Đoán Phân Biệt
Cần phân biệt với bệnh Run Vô Căn.
RUN CỦA BỆNH PARKINSON
RUN VÔ CĂN
. Đơn phát, phát lẻ tẻ
. Gia đình, trong hơn 50% trường hợp.
. Tiến triển tương đối ngắn (3-5 năm)
. Tiến triển thật châm.
. Cách viết chữ nhỏ dần
. Chữ viết run.
. Chủ yếu là lúc nghỉ.
. Chủ yếu là tư thế.
. Phân bố ở nửa người.
. Bất đối xứng, không rõ rệt.
. Run chi trên tiến đến chi dưới cùng bên trước khi thành hai bên.
. Từ chi trên tiến đến chi dưới, đối bên.
. Kết hợp run ở cằm, hàm, lưỡi, tránh cổ và tiếng nói.
. Kết hợp với run ở cổ và tiếng nói (tư thế lắc đầu nói ‘không’ và tiếng giọng giống tiếng dê kêu.
Biện Chứng Luận Trị
+ Can Âm Suy, Hư Phong Nội Động: Gân cơ cứng, tay chân hoặc hàm dưới run, đau, tay chân tê, nhất là khi nghỉ ngơi, nhưng khi vận động thì lại đỡ, đi đứng khó khăn, mắt mờ, mắt dại, hố mắt dưới có quầng đen, khó nuốt, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền, Tế.
Điều trị: Dưỡng Can, bổ Thận, tư âm, tức phong. Dùng bài Nhất Quán Tiễn hợp với Linh Giác Câu Đằng Thang gia giảm: Tang ký sinh, Mẫu lệ đều 20g, Thục địa, Sinh địa, Bạch thược, Thạch quyết minh đều 15g, Sơn thù, Cương tằm, Thiên ma, Ngưu tất, Đương quy đều 9g, Cam thảo 6g.
(Tang ký sinh, Thục địa, Sinh địa, Bạch thược, Sơn thù, Ngưu tất, Đương quy dưỡng Can huyết, bổ Thận âm; Mẫu lệ, Thạch quyết minh, Cương tằm, Thiên ma, Ngưu tất bình Can, tiềm dương, tức phong, định chiến; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
Khí hư, đi lại chậm chạp, khó khăn, tinh thần uể oải, mệt mỏi thêm Hoàng kỳ 15g, Nhân sâm, Hoài sơn đều 9g. Can khí uất thêm Xuyên luyện tử 12g. Huyết ứ thêm Đào nhân, Đan sâm đều 9g. Đầu đau, chóng mặt thêm Câu đằng, Cúc hoa đều 9g. Mắt khô, đỏ, mắt khó cử động, mắt mờ thêm Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thạch quyết minh đều 20g. Tê thêm Kê huyết đằng 20g, Ty qua lạc 9g.Dễ tức giận thêm Hoàng cầm, Chi tử đều 9g. Tiểu khó do Thận khí suy thêm Kim anh tử, Phúc bồn tử, Liên tử đều 15g. Thận dương hư thêm Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử đều 9g, Nhục quế 1g (tán bột, uống với nước thuốc sắc). Miệng khô, khát thêm Thiên hoa phấn 15g, Mạch môn 9g.
+ Can Khí Uất Kết – Khí Trệ Huyết Ứ: Đầu, hàm dưới, tay và chân run nhất là lúc ngủ và ban đêm, không thể cúi ngửa, đau cố định và mất cảm giác toàn thân hoặc chân tay, dễ tức giận, lưỡi đỏ tím, có vết xuất huyết, mạch Tế, Huyền, Sáp.
Điều trị: Trấn Can, tức phong, hoạt huyết, thông kinh lạc. Dùng bài Trấn Can Tức Phong Thang hợp với Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang: Tang ký sinh 20g, Đan sâm, Đại giả thạch, Thạch quyết minh, Bạch thược đều 15g, Xuyên luyện tử, Hương phụ đều 12g, Thiên ma, Câu đằng, Ngưu tất, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Uất kim, Thạch xương bồ đều 9g, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo đều 6g.
(Bạch thược, Xuyên luyện tử, Hương phụ, Uất kim sơ Can, giải uất, lý khí; Đại giả thạch, Thạch quyết minh, Thiên ma, Câu Đằng, Ngưu tất bình Can, tiềm dương, tức phong, trấn chiến; Đan sâm, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Uất kim, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, thông kinh lạc; Tang ký sinh, Đương quy, Ngưu tất dưỡng Can huyết, bổ Thận âm để ức chế dương; Thạch xương bồ hoá đờm, khai khiếu; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
Can uất hoá hoả gây nên bứt rứt, miệng khô, đắng, dễ tức giận, táo bón, phân khô, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng thêm Đơn bì, Chi tử, Hoàng cầm đều 15g. Huyết hư thêm A giao 15g, tăng Bạch thược lên 30g. Tỳ hư, sôi bụng, bụng đau, tiêu chảy thêm Bạch truật, Phục linh đều 20g. Can Vị bất hoà thêm Sinh địa, Bán hạ, Tuyền phúc hoa đều 9g. Đau nhiều cố định một chỗ thêm Đan sâm, Kê huyết đằng đều 15g. Gân cơ co cứng, run nhiều thêm Bạch tật lê 12g, Toàn yết, Ngô công đều 3g (tán bột, uống với nước thuốc sắc), Bạch thược tăng lên 30g. Khó co duỗi thêm Địa long, Cát căn đều 15g và Bạch hoa xà 2g (Tán bột, uống với nước thuốc sắc). Tay đau, tê thêm Khương hoạt 9g. Chân đau, tê thêm Mộc qua 9g. Khớp đau thêm Uy linh tiên 12g.
Nếu khí trệ, đờm ngưng, tay chân run, đi lại khó, đi chậm, hai tay cứng, nói khó, không viết được, đầu đau, mất ngủ, khó nuốt, ngực đầy, hông sườn đầy, rêu lưỡi móng, mạch Hoạt, Huyền, không dùng bài Trấn Can Tứ Phong Thang hợp với Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang bằng Bán Hạ Hậu Phác Thang gia giảm: Bán hạ, Hậu phác, Phục linh, Sài hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Xuyên khung, Bạch truật, Cương tằm, Đởm nam tinh, Thuyền thoái đều 9g, Cam thảo 5g.
+ Khí Huyết Đều Hư, Khớp Không Được Nuôi Dướng, Kinh Mạch Ứ Trệ: Da mặt xanh xạm, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, sợ lạnh, ngại nói, đầu chi co giật, cứng, tay chân tê, gáy cứng, đi lại khó khăn, phân lỏng, dễ bị phù, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, có vết ứ huyết, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết, tức phong, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Quy Tỳ Thang, Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang, Thiên Ma Câu Đằng Ẩm: Đan sâm, Phục linh, Hoàng kỳ đều 20g, Thục địa, Bạch thược, Ngũ vị tử đều 15g, Câu đằng 12g, Nhân sâm, Bạch truật, Thiên ma, Xuyên khung, Địa long, Toàn yết đều 9g.
(Hoàng kỳ, Phục linh, Nhân sâm, Bạch truật kiện Tỳ, ích khí; Ngũ vị tử bổ Tâm, Phế, Thận, cầm tiêu chảy và mồ hôi; Thục địa, Bạch thược dưỡng huyết; Đan sâm, Xuyên khung, Địa long hoạt huyết, thông kinh lạc; Bạch thược, Câu đằng, Thiên ma, Địa long, Toàn yết bình Can, tiềm dương, tức phong, chống run).
Tỳ dương hư thêm Phụ tử, Can khương đều 6g. Thận dương hư thêm Bổ cốt chỉ 15g, Nhục đậu khấu 9g, Ngô thù du 3g. Huyết hư nhiều thêm Kê huyết đằng 15g, Đương quy 9g. Huyết ứ thêm Đan sâm, Kê huyết đằng. Mệt mỏi, không có sức tăng Hoàng kỳ lên 30~50g. Phù thêm Trư linh, Trạch tả, Quế chi đều 9g. Khớp cứng, run nhiều thêm Bạch tật lê, Thuyền thoái đều 9g. Khó co duỗi thêm Cát căn 20g, Bạch hoa xà 2g (tán bột, uống với nước thuốc sắc). Chi trên đau tê thêm Khương hoạt 9g. Chi dưới đau tê thêm Mộc qua 9g..
+ Tỳ Hư Thấp Trệ, Đờm Hoả Quấy Động Phong: Đầu nặng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lòng bàn tay chân và ngực nóng, thức ăn không tiêu, phân lỏng, tay chân khó cử động, run, đầu lưỡi đỏ, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền, Hoạt.
Điều trị: Tức phong, tiềm dương, hoá đờm, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm Gia Giảm: Tang ký sinh 20g, Thạch quyết minh 15g, Bán hạ, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Trần bì, Thiên ma, Câu đằng, Ngưu tất, Hoàng cầm, Cương tằm, Trúc lịch đều 9g, Cam thảo 6g.
(Thạch quyết minh, Thiên ma, Câu đằng, Ngưu tất, Cương tằm tứ phong, tiềm dương; Tang ký sinh, Ngưu tất tư dưỡng Can Thận âm để chế dương; Bán hạ, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Trần bì, Hoàng cầm, Trúc lịch thanh nhiệt, hoá đờm, tức phong; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).
Các khớp cứng, run nhiều thêm Bạch tật lê, Thuyền thoái đều 12g. Khó co duỗi thêm Cát căn, Bạch hoa xà đều 20g (tán bột, uống với nước thuốc sắc). Chi trên tê, đau thêm Khương hoạt. Chi dưới tê đau thêm Mộc qua.
Có dấu hiệu Tỳ hư rõ, thay Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm và Đạo Đờm Thang gia giảm bằng Hoàng cầm, Bán hạ đều 20g, Phục linh, Bạch truật đều 15g, Trần bì, Hương phụ, Sa nhân, Xuyên khung, Chỉ xác, Đởm nam tinh, Quế chi, Thiên ma đều 9g, Toàn yết, Ngô công đều 3g. PHÁT
Đại Cương
Phát là loại nhọt lớn, gọi là Viêm tấy lan tỏa (Phlegmon Diffus) là tình trạng viêm cấp tính của mô tế bào. Có 2 đặc điểm chính:
- Xu hướng lan tỏa mạnh, không giới hạn.
- Hoại tử các mô bị xâm nhập.
Nguyên Nhân
Chủ yếu gây viêm tấy thường là loại liên cầu khuẩn (chủ yếu) và tụ cầu khuẩn vàng. Cũng có thể gặp các loại cầu khuẩn khác và vi khuẩn ky khí.
Đường nhiễm khuẩn có thể là do xây xát da, vết thương nhỏ ở da, vết thương chiến tranh có nhiều mô bị dập nát.
Bệnh thường phát triển dễ dàng ở những bệnh nhân nghiện rượu, bệnh tiểu đường, suy gan, suy thận, suy tim, cơ thể suy sụp do chấn thương tinh thần.
Chứng Phát cũng như các chứng Đinh sang, Ung, Hữu đầu thư... đều thuộc phạm trù chứng Sang dương và tùy theo vị trí phát bệnh mà có tên khác nhau như Thủ phát bối (mọc ở lưng bàn tay), Túc phát bối (mọc ở mu bàn chân), Phì đoan phát (mọc ở bắp chân), v.v...
Theo YHCT, nguyên nhân chủ yếu là do phong hỏa thấp độc kết tụ ở tay hoặc hạ chú xuống chân khiến cho kinh lạc bị tắc trở, khí huyết ngưng trệ, thấp nhiệt độc tà tích tụ mà phát ra ngoài da. Hoặc do cân mạch bị chấn thương, huyết ứ nhiễm thêm độc tà sinh bệnh.
Viêm tấy trong 2 ngày đầu không có mủ chỉ có phù nề (tiết ra chất dịch đục chứa bạch cầu và vi khuẩn). Những ngày sau hiện lên nhiều ổ mủ rải rác nhưng không tích tụ thành bọng chứa. Viêm mủ bóc tách các khoang tế bào, lan tỏa dọc theo các mạch máu, làm hoại tử nhiều mô, ngấm đầy một loại mủ vàng xanh. Sau khi rạch tháo mủ, các mô hạt được tái tạo và thời gian lành sẹo kéo dài, do mất nhiều mô nên lành sẹo méo mó.
Triệu Chứng
Triệu chứng chủ yếu: chỗ viêm tấy sưng và lan rộng, phù nề, đau nhức, da bóng đỏ, vùng trung tâm với những đốm tái bầm, xung quanh đỏ nhạt hơn và ranh giới không rõ ràng.
Từ 3-5 ngày sau vỡ mủ hoặc mềm ở trung tâm nhưng chưa vỡ.
Triệu chứng toàn thân thường có là rét run, sốt cao (40- 41oC, mệt nhiều, buồn nôn, mất ngủ.
Những khả năng tiến triển của bệnh:
1 - Tối cấp diễn: tình trạng nhiễm khuẩn máu (Tẩu hoàng), nhiễm độc nặng (do không được điều trị kịp thời) dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.
2 - Phát triển đến giai đoạn hoại tử (khả năng thường gặp nhất sau giai đoạn cấp tính). Tình trạng toàn thân ổn định dần do các mô hoại tử rụng đi một cách tự nhiên hoặc được mổ dẫn lưu.
3 - Những biến chứng khác:
. Nhiễm trùng lan ra tổ chức lân cận gây viêm khớp mủ, viêm tắc tĩnh mạch.
. Ổ mủ di căn của nhiễm khuẩn huyết gây nên viêm màng phổi mủ, viêm nội tâm mạc v.v...
. Viêm tấy lan tỏa khỏi hẳn sau một quá trình dài tái tạo, các mô bị hoại từ lành sẹo xấu
PHẾ QUẢN VIÊM CẤP
Là một bệnh thường gặp, thuộc phạm vi chứng Khái, Thấu, Đờm Ẩm của Đông y.
Xem thêm bài ‘Ho – Khái Thấu’.
Phong Hàn
Thường gặp ở giai đoạn đầu của Phế quản viêm.
Chứng: Ho đờm loãng, trắng, dễ khạc, sốt, sợ lạnh, đầu đau, chảy nước mũi, ngứa cổ, khan tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù.
Điều Trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên Phế.
+ Hạnh Tô Tán: Hạnh nhân, Tô diệp, Tiền hồ đều 10g, Cát cánh 8g, Bán hạ (chế), Chỉ xác, Phục linh, Cam thảo đều 6g, Trần bì 4g, Táo 4 trái, Gừng 3 lát. Sắc uống.
(Tử tô, Sinh khương sơ tán phong hàn; Tiền hồ, Hạnh nhân, Cát cánh tuyên Phế, hoá đờm, chỉ thấu; Bán hạ, Trần bì táo thấp, hoá đờm; Phục linh dẫn tà ra bằng đường tiểu).
+ Chỉ Khái Tán: Hạnh nhân, Tiền hồ, Tử uyển đều 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g.
Đờm nhiều, rêu lưỡi trắng, thêm Bán hạ (chế) 12g, Trần bì 8g. Hen suyễn, bỏ Cát cánh, thêm Ma hoàng 6g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Tía tô 12g, Lá hẹ, Kinh giới đều 10g, Bạch chỉ, Rễ chỉ thiên đều 8g, Trần bì, Xuyên khung đều 6g (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).
Phong Nhiệt
Thường gặp ở phế quản viêm cấp, và giai đoạn cấp của phế quản viêm mạn.
Chứng: Ho khạc ra nhiều đờm mầu vàng, trắng dính, họng khô, họng đau, sốt, đầu đau, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế.
+ Tang Cúc Ẩm gia giảm: Tang diệp, Cúc hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Hạnh nhân, Tiền hồ đều 12g, Cát cánh 8g, Lô Căn 6g, Cam thảo 4g.
Đờm nhiều, vàng dính kèm sốt cao, bỏ Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Ngưu bàng thêm Hoàng cầm 12g, Ngư tinh thảo 20-40g.
(Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều để tân lương giải biểu, thanh phong nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh, Lô căn đẻ hoá đờm, thanh nhiệt (Nội Khoa Học Thượng Hải).
+ Tang Hạnh Thang gia giảm: Tang diệp 12g, Hạnh nhân, Chi tử, Tiền hồ, Tang bạch bì, Sa sâm, Bối mẫu đều 8g, Cam thảo 6g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
Khí Táo
Thường gặp trong phế quản viêm cấp, vào mùa thu, lúc trời khô.
Chứng: Ho khan, ngứa họng, miệng khô, họng khô, đầu đau, mạch Phù Sác.
Điều trị: Thanh Phế, nhuận táo, chỉ khái.
+ Tang Hạnh Thang: Hạnh nhân, Sa sâm đều 12g, Tang chi, Bối mẫu, Đậu xị, Chi tử Lê bì đều 8g.
(Tang diệp, Đậu xị tân lương sơ phong; Sa sâm, Lê bì dưỡng âm, nhuận Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu hoá đờm, chỉ khái (Nội Khoa Học Thượng Hải).
+ Thanh Táo Cứu Phế Thang: Tang diệp, Mạch môn, Tỳ bà diệp, Thạch cao đều 12g, Đảng sâm 16g, Hạnh nhân, A giao đều 8g, Cam thảo 6g, Sinh khương 4g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
PHẾ QUẢN VIÊM MẠN
Là một bệnh thường gặp, thuộc phạm vi chứng Khái, Thấu, Đờm Ẩm của Đông y.
Thường do Phế quản viêm cấp điều trị không hết hoặc dây dưa lâu ngày chuyển sang thành Phế quản viêm mạn.
Xem thêm mục Ho Do Nội Thương ở bài HO.
1- Đờm Thấp: Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng lên, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, ăn kém, rêu lưỡi trắng dính, mạch Nhu Hoạt.
Điều trị: Táo thấp, hoá đờm, chỉ khái.
+ Bình Vị Tán gia vị: Hậu phác 20g, Thương truật 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 6g, Sinh khương 3 lát. Thêm Hạnh nhân, Ngưu bàng tử đều 8g, Ý dĩ 10g.
(Hậu phác, Trần bì, Thương truật để táo thấp, hoá đờm; Hạnh nhân, Ngưu bàng tử, Ý dĩ tuyên Phế, hoá đờm (Nội Khoa Học Thượng Hải).
+ Nhị Trần Thang gia vị: Hạnh nhân, Bạch truật đều 12g, Trần bì, Phục linh, Cam thảo đều 10g, Thương truật, Bán hạ (chế) đều 8g.
Đờm nhiều thêm Bạch giới tử 8g. Ngực đầy, đau thêm Chỉ xác 12g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
. Nếu Tỳ hư không ức chế được thấp, không vận hoá được thuỷ cốc sẽ sinh ra đờm ẩm. Dùng bài Nhị Trần Thang, thêm Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g, Tử uyển 8g, Bạch tiền 8g.
. Nếu Tỳ Thận dương đều hư gây nên ho, đờm nhiều, ngực sườn đầy trướng, khát mà không muốn uống, uống nước vào bị nôn ra, lưng và tay chân lạnh, hoa mắt, chóng mặt, thở ngắn, hồi hộp, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Huyền Hoạt. Điều trị: Ôn dương, lợi thấp, trừ đờm. Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang gia vị (Bạch truật 8g, Phục linh 16g, Quế chi 12g, Cam thảo 4g).
PHÌ ĐOAN PHÁT
Viêm Tấy Lan Tỏa Cẳng Chân
Đại Cương
Là một bệnh nhiễm khuẩn làm mủ cấp, cũng gọi là Ngư Đỗ Ung, là một loại bệnh ngoại khoa cẳng chân thường gặp.
Nguyên Nhân
Thường do thấp nhiệt hạ chú làm cho kinh lạc bị tắc trở, khí huyết ngưng trệ, thấp nhiệt độc tà tích tụ sinh bệnh, hoặc do chấn thương cân mạch, chấn thương ứ huyết nhiễm độc.
Triệu Chứng
Bắt đầu tại chỗ sưng đau gây trở ngại bước đi, vùng bệnh da đỏ ở giữa hơi tím, ranh giới không rõ, sưng đau, kèm theo sốt sợ lạnh, chán ăn, táo bón, nước tiểu vàng, rêu vàng nhầy, mạch Hoạt Sác. Sau khoảng 1 tuần, nhọt đau như búa bổ. Sau khi vỡõ mủ màu vàng nhạt kèm theo nước máu thì triệu chứng toàn thân giản nhẹ hoặc hết.
Chẩn Đoán
a. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.
b. Phân biệt chẩn đoán với chứng Phụ cốt thư (viêm tủy xương cấp có mủ): bệnh cấp diễn, sốt cao sợ lạnh, đau thấu xương, chân đau, da chân sưng đỏ, vỡ mủ, ban đầu đặc sau loãng, miệng khó liền hoặc thành lỗ dò. Chụp X quang phát hiện xương chết và màng xương tăng sinh.
Biện Chứng Luận Trị
Trên lâm sàng thường gặp hai thể sau:
+ Thể Thấp Nhiệt: tại chỗ sưng nóng đỏ, đau, sưng khu trú, mủ chảy vàng đặc, người nóng lạnh, khát không muốn uống, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hòa dinh, hóa thấp. Dùng bài Ngũ Thần Thang hợp với Tỳ Giải Thấm Thấp Thang gia giảm. Có mủ dùng bài Thấu Nùng Tán, sau vỡ mủ
dùng Tứ Diệu Thang.
- Thuốc dùng ngoài
Sơ kỳ: đắp Kim Hoàng Cao, Ngọc Lộ Cao. Có mủ rạch tháo mủ, dùng Bát Nhị Đơn. Bên ngoài đắp Kim Hoàng Cao. Hết mủ: dùng Sinh Cơ Bạch Ngọc Cao.
2. Thể Hư Hỏa: vùng bệnh sưng căng đau, bước đi đau tăng, khó vỡ mủ, nước mủ loãng, miệng khó lành, kèm theo người nóng, miệng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, tán kiên, tiêu phù. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang Gia Giảm. Sưng phù không giảm, dùng Thác Lý Tiêu Độc Tán. Sau khi mủ vỡ: dùng Bát Trân Thang để song bổ khí huyết.
Thuốc dùng ngoài: Bắt đầu đắp Xung Hòa Cao; Có mủ, rạch da tháo mủ; Nước mủ loãng, dùng bài Âm Độc Nội Tiêu Tán rắc vào, ngoài dán Dương Hòa Giải Ngưng Cao.
Chú ý trong điều trị
1 - Cẳng chân bị chấn thương phải tích cực điều trị, đừng để làm mủ.
2 - Lúc bị bệnh, lúc nằm, cần kê chân cao lên.
3 - Lúc đã lành miệng, cần tập luyện chân để nhanh hồi phục hoạt động.
PHI DƯƠNG HẦU
-Chứng: Tự nhiên trong họng nổi lên một vết phỏng, che lấp đầu họng, mầu đỏ hoặc tím đen. Da nốt bỏng nổi lên mà mỏng. Vì bệnh phát ở họng (hầu) một cách nhanh chóng (phi dương), cho nên gọi là Phi Dương Hầu.
-Nguyên nhân: Do ăn thức ăn gây nên xây xát cuống họng hoặc bị bỏng nước sôi…
- Điều trị:
+ Nên dùng kim châm cho vỡ, chảy hết máu tím thì mụn sẽ tự tiêu. Nếu không mụn càng ngày càng to, gây nên khó thở.
Dùng bài: Kinh Phòng Bại Độc Tán (20) [ Khương hoạt + Kinh giới + Phòng phong có tác dụng tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn; Độc hoạt ôn thông kinh lạc; Xuyên khung hoạt huyết, khu phong; Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt; Bạc hà sơ tán phong nhiệt; Tiền hồ + Cát cánh thanh tuyên Phế khí; Chỉ xác khoan trung, lý khí; Phục linh lợi thấp].
Hoặc Ngưu Bàng Thang, thêm Hoàng liên, Sơn đậu căn, Xạ can…
Biểu tà đã giải mà nhiệt độc còn nặng, có thể dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang (17) thêm Sinh địa, Tê giác, Tri mẫu, Đơn bì, Liên kiều, Lô căn để thanh hỏa, giải độc
PHONG CHẨN
Xuất xứ: Sách ‘Y Môn Bổ Yếu’.
Là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ còn bú.
Bệnh thường lành tính, khỏi nhanh, ít biến chứng.
Còn gọi là Phong Sa, Phong Ẩn, Ẩn Chẩn.
Từ đời nhà Tống, nhà Nguyên trở về trước, hễ cứ thấy phát ban đều gọi là Chẩn Tử. Đến đời nhà Minh, nhà Thanh trở về sau mới đề cập đến việc nổi ban do truyền nhiễm. Tuy nhiên triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị được đề cập đến còn quá ít. Thí dụ như sách ‘Sa Chứng Minh Biện’ viết: “ Phong chẩn…do cảm thụ phong nhiệt gây nên. Dùng phép thanh lương giải biểu…”
Thường dễ lẫn lộn với Ban sởi.
Có thể chẩn đoán phân biệt như sau:
SỞI
PHONG CHẨN
Thời kỳ nung bệnh
7 – 14 ngày
14 – 21 ngày
Giai đoạn tiền khởi
3 – ngày, Sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, sợ ánh sáng, tinh thần mỏi mệt.
0, 5 – 1 ngày. Sốt, viêm đường hô hấp trên rất nhẹ.
Quan hệ giữa nốt chẩn và sốt
Sốt cao nhất lúc sởi mọc, lúc sởi đã mọc đều sốt nhưng hạ dần.
Ban chẩn mọc sốt vẫn nhẹ.
Đặc điểm vết ban chẩn
Ban chẩn nổi ở da từng nốt đám to nhỏ không đều, giữa nốt sởi có khoảng da bình thường.
Mọc từ sau tai, đầu, mặt trước.
Nốt chẩn nhỏ, mọc ở mặt trước rồi mới lan ra toàn thân.
Mầu hồng nhạt.
Da ở giai đoạn phục hồi
Ban chẩn từ đỏ tươi chuyển sang mầu thâm, có vẩy nhỏ.
Không có tróc vẩy ở da. Triệu chứng đặc trưng
Nốt Koplick – Filatov.
Sưng hạch lâm ba sau tai và gáy.
Nguyên Nhân
Do phong nhiệt và khí huyết tương tranh nhau, đẩy ra bên ngoài biểu, gây nên nốt ban, ngứa. Ôn tà xâm nhập vào Phế và phần Vệ gây nên hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt. Chủ yếu là do phong nhiệt, thời tà xâm nhập vào bì phu gây nên.
Triệu Chứng
+ Tà Xâm Nhập Phế Vị: Sốt, sợ lạnh, ho, sổ mũi. Một hai ngày sau, da nổi lên những nốt ban đỏ, từ đầu mặt xuống thân thể, vùng sau tai có hạch to, ban mọc ra thì ngứa, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi hơi trắng, mạch Phù Sác, chỉ tay ngón trỏ đỏ tím.
Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt. Dùng bài
. Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm gia giảm: Kinh giới, Thuyền thoái, Thăng ma, Xích thược đều 6g, Phòng phong, Ngưu bàng tử (sao), Liên kiều, Cam thảo (sống) đều 10g, Vỏ đậu xanh 15g, Đại thanh diệp 4,5g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
. Ngân Kiều Tán gia vị: Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Ngưu bàng tử, Đại thanh diệp, Bạc hà, Cát cánh, Cam thảo, Thuyền thoái, Cương tằm.
(Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Ngưu bàng tử, Đại thanh diệp để thanh nhiệt giải độc; Bạc hà, Thuyền thoái, Cương tằm sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn; Cát cánh, Cam thảo thanh hầu lợi yết (Trung Y Cương Mục).
+ Nhiệt Thịnh: Sốt cao, khát, phiền táo, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, vết ban mầu đỏ tươi hoặc tá tối, ngứa, ăn vào thì trướng bụng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Sác có lực. Chỉ tay (ngón trỏ) mầu đỏ xuyên suốt vùng Khí quan.
Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng bài:
. Thấu Chẩn Lương Giải Thang gia giảm: Kinh giới, Bạc hà (cho vào sau), Thuyền thoái đều 6g, Tang diệp, Cúc hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Địa đinh đều 10g, Ngân hoa, Xích thược đều 12g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
. Thấu Chẩn Lương Giải Thang gia vị: Tang diệp, Bạc hà, Ngân hoa, Liên kiều, Đại thanh diệp, Ngưu bàng tử, Thuyền thoái, Tử thảo, Xích thược, Đơn bì, Sinh địa.
(Tang diệp, Bạc hà sơ phong thanh nhiệt; Ngân hoa, Liên kiều, Đại thanh diệp để thanh nhiệt giải độc; Ngưu bàng tử, Thuyền thoái thanh nhiệt, lợi hầu; Tử thảo, Xích thược, Đơn bì, Sinh địa thanh vinh tiết hỏa, lương huyết thấu chẩn (Trung Y Cương Mục).
Một Số Bài Thuốc Đơn Giản
+ Ngân hoa, Cương tằm đều 10g, Bản lam căn 30g, Cam thảo 3g. Sắc uống thay nước trà trong ngày (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Lô căn 30~60g, Trúc diệp tâm 30g. Sắc uống thay nước trà trong ngày (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Bản lam căn 15g, Thuyền thoái 6g, Cam thảo 4g. Sắc uống thay nước trà trong ngày (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Trị Phong Đơn Phương (Cung Chí Hiền Lâm Sàng Kinh Nghiệm Tập): Đan sâm 24g, Đương quy 9g, Sinh địa, Huyền sâm, Xích thược đều 10g, Phòng phong 6g, Ma hoàng 5g, Kinh giới huệ 6g, Trạch tả, Liên kiều đều 12g, Thổ phục linh 24g, Ích mẫu thảo 12g, Nhân trần 10g.
TD: Lương huyết, giải độc, khứ phong thắng thấp. Trị phong chẩn.
(Ích mẫu thảo hoạt huyết, khứ ứ; Đương quy bổ huyết hòa huyết; Sinh địa, Huyền sâm, Xích thược thanh nhiệt giải độc, lương huyết; Phòng phong, Ma hoàng, Kinh giới huệ sơ tán phong tà; Liên kiều, Thổ phục linh thanh nhiệt, giải độc; Nhân trần, Trạch tả lợi thấp).
+ Sơ Phong Thanh Giải Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1986, 7): Kinh giới, Phòng phong, Thuyền thoái, Liên kiều, Tử hoa địa đinh, Địa phu tử, Bản lam căn, Đơn bì, Cam thảo. Sắc uống.
TD: Sơ phong thanh giải. Trị phong chẩn, bì chẩn.
Tham Khảo
+ Vương Đức Lôi dùng bài Ngân Kiều Tán Gia Vị trị 400 trẻ nhỏ bị phong chẩn. Thường uống 1 thang các chứng trạng đều giảm, uống hai thang là khỏi. Có 120 ca uống 3 thang, 45 ca uống 4~5 thang. Trừ 5 ca do bị quai bị, nha chu viêm, viêm màng não, viêm cơ tim, còn lại tất cả đều khỏi. Bài thuốc dùng: Ngân hoa, Liên kiều đều 10g, Kinh giới huệ, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Cát cánh đều 6g, Đạm trúc diệp, Đậu xị, Cam thảo đều 4g, Bản lam căn 15g (Trung Y Tạp Chí 1987 (4): 32).
+ Hoàng Tử Dao dùng bài thuốc sau trị 401 ca phong chẩn, uống 3~9 thang. Ngoại trừ 1 ca phát bệnh viêm thận phải chuyển viện còn lại đều khỏi. Bài thuốc gồm: Ngân hoa, Liên kiều đều 8g, Kinh giới huệ, Ngưu bàng tử, Cát cánh đều 5g, Bạc hà, Trúc diệp đều 4g, Cát căn, Thăng ma đều 6g, Cam thảo 3g. Sốt cao, khát thêm Thạch cao, Sài hồ. Họng sưng đau thêm Bản lam căn, Nguyên sâm, Thuyền thoái, Xạ can (Hồ Nam trung Y Học Viện Học Báo 1988 (2): 18).
PHÙ LÚC CÓ THAI
Là trạng thái đàn bà có thai mà cơ thể bị phù thũng.
Sách phụ khoa còn gọi là Tử Khí, Tử Thủng, Tử Mãn, Quỷ Cước, Sô Cước, Nhâm Thần Thủng Trướng.
Theo sách ‘Y Tông Kim Giám’:
+ Phù từ đầu gối đến bàn chân, nước tiểu nhiều, gọi là Tử Khí.
+ Đầu mắt, một nửa cơ thể phù, nước tiểu ít, ngắn gọi là Tử Thủng.
+ Toàn thân đều phù, bụng trướng, thở khó vào tháng thứ sáu gọi là Tử Mãn.
+ Hai chân phù mà da bụng căng dầy thuộc về thấp, gọi là Sô Cước (Trứu Cước).
+ Da mỏng, thuộc thủy, gọi là Quỷ Cước.
Chứng Sô Cước và Quỷ Cước là một loại, có thai 3 tháng mà bị phù, tuy tên khác nhau nhưng cùng một chứng bệnh với Tử Mãn.
Sách ‘Sản Bảo Tâm Pháp’ viết: “Nói là Tử mãn, có thai 5~6 tháng, ngực bụng đầy trướng, bụng to khác thường hoặc nửa người sưng phù, ngực và hông sườn khó chịu, khí nghịch không yên, tiểu sít, gọi là ‘Tử Mãn’.
Nếu có thai 7-8 tháng mà chỉ bị phù ở chân, không có chứng gì khác, đó là hiện tượng thường có trong thời kỳ cuối của thai nghén, không cần điều trị, sau khi sinh sẽ khỏi.
YHHĐ gọi là chứng ‘Nhiễm độc thai nghén’, ‘Phù lúc có thai’.
Nguyên Nhân
+ Nguyên nhân chính do Tỳ Hư Không Ức Chế Được Thủy.
Sách ‘Sản Bảo’ viết: “Chứng có thai bị phù là do tạng khí hư yngực có thai lại kèm hư yếu, thổ khí không chế ngực được thủy khí”.
Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ viết: “Lúc có thai thì Tỳ Vị hư yếu, kinh nguyệt bế tắc, thủy khí không hóa được”.
Sách ‘Phụ Nhân Lương Phương’ viết: “Trong thai có nước, nước và huyết giống nhau”.
+ Do Khí Trệ Thấp Uất: Cơ thể vốn có nhiều uất tà, khi có thai, thai lớn quá làm ngăn trở khí, khí không thông được, khí bị trệ, thấp bị uất, tích lại ở bào cung khiến cho thai bị ứ nước, sưng phù.
Điều Trị
Nên chú trọng việc kiện Tỳ, táo thấp, thuận khí, an thai làm chính.
+ Nếu Tỳ hư, dùng bài Bạch Truật Tán, Ngũ Bì Ẩm, Thiên Kim Lý Ngư Thang...
+ Thủy thấp: dùng Quỳ Tử Phục Linh Tán, Phục Linh Đạo Thủy Thang...
+ Khí trệ dùng bài Thiên Kim Đằng Tán, Thúc Thai Ẩm...
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Tỳ Khí Suy Yếu: Lúc có thai, nước thai quá nhiều, bụng sưng to khác thường, da bụng căng to lên, chân và bộ phận sinh dục sưng to, bị nặng thì toàn thân sưng phù, ăn ít, bụng trướng, tinh thần uể oải, tay chân mềm yếu, sắc mặt vàng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Hoạt không lực.
Điều trị: Kiện Tỳ thấm thấp, dưỡng huyết, an thai. Dùng bài Lý Ngư Thang (Thiên Kim Yếu Phương): Lý ngư (cá Chép), Bạch truật, Bạch thược, đương quy, Phục linh, Sinh khương.
(Lý ngư tăng tác dụng đẩy nước ở bào thai để làm bớt sưng phù; Bạch truật, Phục linh, Sinh khương kiện Tỳ, lý khí, thấm thấp, hành thủy; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, an thai, làm cho nước tiêu đi không làm tổn thương thai).
Nếu dương hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, phối thêm Hoàng kỳ, Quế chi để ôn dương, hóa khí, hành thủy. Bụng đau, thêm Đỗ trọng, Tục đoạn, Thỏ ty tử để cố Thận, an thai (Trung Y Phụ Khoa Học).
+ Khí Trệ Thấp Uất: Có thai mà thai nhiều nước quá, bụng to khác thường, ngực đầy trướng, khó thở, không nằm được, tay chân và cơ thể sưng phù, mầu da không thay đổi, ấn vào lõm sâu, lưỡi nhạt, bệu, mạch Huyền, Hoạt.
Điều trị: Lý khí, hành trệ, lợi thủy, trừ thấp. Dùng bài Phục Linh Đạo Thủy Thang bỏ Binh lang.
(Phục linh, Trư linh, Bạch truật, Trạch tả kiện Tỳ, hành thủy; Mộc hương, Sa nhân, Tô diệp tỉnh Tỳ, lý khí; Đại phúc bì, Tang bạch bì tiêu trướng, hành thủy; Mộc qua hành khí, trừ thấp (Trung Y Phụ Khoa Học).
Bụng trướng, thêm Chỉ xác để lý khí, tiêu trướng mãn. Khó thở (suyễn) không nằm được, thêm Đình lịch tử để tiết Phế, hành thủy, hạ khí, định suyễn. Chân ưng phù thêm Phòng kỷ để trừ thấp, tiêu thủng (Trung Y Phụ Khoa Học).
Hoặc dùng bài Thiên Tiên Đằng Tán (Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương): Thiên tiên đằng, Hương phụ, Trần bì, Cam thảo, Ô dược, Sinh khương, Mộc qua, Tử tô diệp.
(Thiên tiên đằng, Hương phụ lý khí, hành trệ; Trần bì, Sinh khương ôn trung, hành khí; Tuqr tô diệp làm thông khí trệ ở thượng tiêu; Ô dược khai khí uất ở hạ tiêu; Mộc qua hành khí, trừ thấp, thư cân hoạt lạc; Cam thảo điều hòa các vị thuốc).
+ Thận Hư: Có thai. Mặt phù, chân tay sưng, ấn vào lõm sâu, đầu váng, tai ù, lưng đau, chân mỏi, chân lạnh, hồi hộp, hơi thở ngắn, tiểu không thông, da mặt sạm tối, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch Trầm Trì.
Điều trị: Bổ Thận ôn dương, hóa khí, hành thủy. Dùng bài Chân Vũ Thang hoặc Phục Linh Tán (Thương Hàn Luận): Quế chi, Bạch truật, Phục linh, Trư linh, Trạch tả. Thêm Sơn dược, Thỏ ty tử
(Trư linh, Phục linh, Trạch tả lợii thủy, thấm thấp; Bạch truật kiện Tỳ, vận hóa thủy thấp; Quế chi ôn dương, hóa khí, giúp cho Bàng quang khí hóa, khiến cho nước theo đường tiểu thoát ra ngoài; Sơn dược, Thỏ ty tử bổ ích Thận khí để cố Xung (mạch), an thai).
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648