Duck hunt
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
NHÃN KHOA
I. Lịch sử
Nhãn khoa là một khoa chuyên biệt trong hệ thống Y học cổ truyền và được đặt thành một chuyên khoa từ đời nhà Tống (Trung Quốc 960 - 1276). Sau đó trên cơ sở này các thầy thuốc đã bổ sung dần dần qua các thời cho đến nay.
II. Sinh lý và sự cấu tạo của mắt
1) Theo Y học cổ truyền:
Theo Y học cổ truyền mắt là một bộ phận bên ngoài nhưng lại có quan hệ với các tạng phủ bên trong (nội tạng).
* Liên hệ với Can:
+ Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5) ghi: “ Can chủ ở mắt… Khiếu của Can là mắt.”
+ Thiên ‘Ngũ Tạng Sinh Thành’ (Linh Khu 10) ghi: “Can thụ huyết nhi năng kiến” (Can nhận được huyết thì nhìn thấy).
+ Thiên ‘Mạch Độ’ (Linh Khu 17) ghi: “Can khí thông lên mắt, Can hoà thì mắt có thể phân biệt được ngũ sắc”.
+ Thiên ‘Ngũ Duyệt Ngũ Sứ’ (Linh Khu 37) ghi:“ Mắt là khí quan của Can”.
* Liên hệ với Tâm:
- Tâm chủ huyết mạch, làm chuyển động huyết dịch trong mạch máu. Thiên ‘Ngũ Tạng Sinh Thành’ (Tố Vấn 10) ghi: “Các mạch đều thuộc về mắt”, 12 kinh mạch, khí huyết đều rót vào mắt.
- Tâm tàng thần. Thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (Linh Khu 80) ghi: “Mắt là sứ của Tâm” (ý nói, người ta thấy sự vật do sự phối hợp với tâm thần.
* Liên hệ với Tỳ:
Tỳ là gốc của hậu thiên, chủ vận hoá thuỷ cốc tinh vi. Trong sách ‘Lan Thất Bí Tàng’, Lý Đông Viên viết: “ Tinh khí của ngũ tạng, lục phủ, tiếp thu từ Tỳ, lên trên rót vào mắt”. Tỳ hư yếu làm cho tinh khí của tạng phủ bất túc, không chuyển lên để rót vào mắt, vì thế mắt mất sự nhu dưỡng nên nhìn không rõ, vì vậy, mắt và tạng Tỳ có quan hệ mật thiết với nhau.
* Liên hệ với Phế:
Phế chủ khí, hô hấp. Do sự vận hoá của Tỳ Vị mà tinh khí thuỷ cốc và sự hô hấp của Phế kết hợp với nhau, khiến cho Tâm chuyển động, huyết được đưa đi khắp cơ thể, làm ấm và nuôi dưỡng tạng phủ, mắt nhờ đó mà nhìn thấy bình thường. Nếu Phế khí bất túc có thể làm cho mắt bị mờ. Thiên ‘Quyết Khí’ (Linh Khu 30) ghi: “Khí thoát thì mắt nhìn không rõ”.
* Liên hệ với Thận:
Thận tàng tinh, nhận tinh khí của tạng phủ. Tinh giúp cho cơ thể hoạt động thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (Linh Khu 80) ghi: “Mắt là tinh của tạng phủ. Nếu Thận tinh bất túc thì hai mắt sẽ thiếu thần, nhìn không rõ”. Vì vậy, mắt và Thận có sự liên hệ với nhau.
Ngoài ra mắt cũng liên hệ với ngũ tạng lục phủ.
+ Thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (LKhu 80) ghi:”Tinh khí của 5 Tạng, 6 Phủ đều thông lên kết tụ ở mắt” và chia ra như sau:
(Tinh của cốt ( Thận) kết thành đồng tử (Thủy luân).
(Tinh của cân ( Can) kết thành tròng đen (Phong luân).
(Tinh của huyết (Tâm) kết thành những tia máu (Huyết luân).
(Tinh của khí (Phế) kết thành tròng trắng (Khí luân).
(Tinh của cơ nhục (Tỳ) kết thành mi mắt (Nhục luân).
Việc đặt tên cho Ngũ luân này dựa vào sự quan hệ với nội tạng và căn cứ vào chức năng của mỗi tạng liên hệ, vì theo YHCT: Tâm chủ huyết (Huyết luân), Thận chủ thủy (Thủy luân), Phế chủ khí (Khí luân), Can chủ phong (Phong luân), Tỳ chủ cơ nhục (Nhục luân).
+ Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ (Linh Khu 4) ghi:” Huyết khí ở 12 kinh mạch và 365 đường lạc đều đi lên mặt mà chạy, vào những chỗ hở, thứ dương khí tinh hoa đó chạy vào mắt mà thành con ngươi”.
Như vậy giữa mắt và các tạng phủ, kinh lạc khí huyết cân mạch, xương thịt đều có liên quan với nhau, do đó sự thịnh suy và bệnh biến của tạng phủ khí huyết đều ảnh hưởng đến công năng của mắt.
Ngũ luân là biểu tượïng hình, thể của mắt, xét theo góc độ bề ngoài, nhưng khí lực (sự khí hóa) của mắt từ trong thông ra thì không thể thấy được, và người xưa đã nghiên cứu tìm thấy 8 góc gọi là Bát Quách dựa theo sự vận hành của kinh lạc ứng với bộ vị Bát Quách (theo sách ‘Ngân Hải Tinh Vi’) như sau:
- Càn ở phương Tây Bắc, thông với Phế và Đại trường, trên thì vận hóa khí thanh đi lên, dưới thì đẩy (truyền tống) chất căïn bã ra ngoài vì vậy gọi là Truyền Đạo Quách.
- Khảm ở chính Bắc, thông với Thận và Bàng Quang. Thận là nơi tàng chứa và sinh ra tinh, do đó được gọi là Tinh Dịch Quách.
-Cấn ở Đông bắc, thông với Mệnh môn và Thượng Tiêu là nơi hội tụ các phần ẩm lưu chuyển ra trăm mạch vì vậy gọi là Hội Âm Quách.
- Chấn ở chính Đông, thông với Can – Đởm, chuyên vận chuyển các thứ thanh khiết nên gọi là Thanh Tịnh Quách.
- Tốn ở Đông Nam, thông với Trung tiêu và lạc của Can, mà lạc của Can lại có chức năng thông huyết, dưỡng Trung tiêu và phân khí huyết để hóa sinh do đó gọi là Dưỡng Hóa Quách.
- Ly ở chính Nam, thông với Tâm và Tiểu trường là nơi các phần dương hấp thụ khí vì vậy gọi là Bảo Dương Quách.
- Khôn ở Tây Nam, thông với Tỳ Vị, chủ việc thu nạp thủy cốc để nuôi cơ thể, do đó gọi là Thủy Cốc Quách.
- Đoài ở chính Tây, thông với Hạ tiêu và lạc của Thận, chủ về Âm tinh, là nguồn suối của cơ quan sinh hóa, vì vậy gọi là Quan Truyền Quách.
Việc chẩn bệnh ở mắt theo YHCT giữa Luân và Quách có sự khác biệt:
+ Luân chỉ xem màu sắc (đỏ, xanh, tía…).
+ Quách thì phân định kinh lạc ở trên Luân to hay nhỏ, cong, thẳng, đường mạch từ đâu xâm nhâïp vào não bộ …
Mắt cũng là 1 vùng phản chiếu của cơ thể, do đó qua mắt có thể biết được phần nào trạng thái rối loạn của cơ quan tạng phủ tương ứng.
Theo các công trình nghiên cứu của Trung Quốc, mắt có liên hệ với ngũ tạng như sau:
NGŨ TẠNG
CƠ QUAN TƯƠNG ỨNG
Can
Tròng Đen
Tâm
Thịt 2 Bên Khoé Mắt
Tỳ
Mi Mắt
Phế
Tròng Trắng
Thận
Con Ngươi
- Theo Nội Kinh : “Can khai khiếu ở mắt” do đó mắt có màu đỏ, mắt sưng là dấu hiệu hỏa của Can vượng, mắt mọc thịt, có mộng là dấu hiệu thổ của Can vượng...
- Theo Giáo sư Oshawa, những người có mắt Tam Bạch Đản thường chết bất đắc kỳ tử (chết bất ngờ).
- Theo tạp chí Spounik số 9/1984, giáo sư Valkhover, đại học y khoa Lumunba, cho rằng: mống mắt cũng có một vùng phản chiếu tương ứng của cơ thể. Theo ông, tổn thương ở 1 cơ quan tạng phủ sẽ phát ra tín hiệu tạo thành xung động thần kinh qua dây thần kinh đến vùng phản chiếu tương ứng ở mống mắt, tạo nên ở mống mắt những vết nhiễm sắc nhạt và ánh sáng sẽ lọt qua nhiều hơn bình thường. Ở giai đoạn mãn tính, những vết này sẽ có màu sẫm nên nhu cầu về ánh sáng giảm bớt... Do đó, những thay đổi về màu sắc ở mống mắt sẽ cho biết về giai đoạn của quá trình viêm nhiễm ở một cơ quan tạng phủ tương ứng nào đó tương ứng.
Màu sắc của mắt cũng rất quan trọng vì mắt là nơi điều tiết ánh sáng: chỉ cho lọt vào mắt một lượng ánh sáng cần thiết. Những người mắt màu xanh cho ánh sáng qua nhiều hơn so với người mắt sẫm. Như vậy, nếu người có cặp mắt lợt, rời bỏ khí hậu quen thuộc của mình đang sống tức là vùng ít nắng để đi sống ở vùng nhiều nắng hơn sẽ dễ bị kích thích quá đáng, dễ gây ra co giật, huyết áp cao. Trái lại, người mắt đen, đang sống ở vùng nhiều ánh sáng, đi đến vùng ít nắng hơn, sẽ trở thành nhu nhược lười biếng mệt mỏi...
Qua thí nghiệm sự nhậy cảm ánh sáng của mắt, các nhà nghiên cứu nhận thấy: người có giác mạc xanh nhạy cảm ánh sáng hơn người mắt nâu sẫm 3 lần và hơn giác mạc đen 4 lần. Như vậy có thể dùng chỉ số này làm tiêu chuẩn để đánh giá sự nhạy cảm của tất cả cơ thể. Thí dụ: Muốn cho thuốc đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị, liều lượng thuốc đối với người mắt đậm có thể phải nhiều và mạnh hơn so với người mắt lợt.
Hình dáng của mắt có 1 vai trò trong sự điều hòa ánh sáng. Người ở vùng nhiều nắng, hay tiếp xúc với ánh nắng (công nhân lao động ở công trường...) trán thường trợt ra sau, vành xương chân mày lồi, mắt nhỏ và sâu. Ngược lại người ở vùng ít nắng. Ít tiếp xúc với ánh sáng (người bệnh nặng phải ở trong nhà, nơi ẩm thấp thiếu ánh sáng...) thường có mặt bẹt, hốc mắt rộng và đôi mắt to.
Lông mi và lông mày cũng giúp điều tiết ánh sáng cho mắt, che bớt ánh sáng vào mắt, do đó, 1 cơ thể yếu, không những sợ quá nhiều ánh sáng mà còn không chịu nổi lượng ánh sáng mà người khác coi là cần thiết, chính vì thế họ có lông mi dài và nhiều.
2) Theo Y học hiện đại
Theo YHHĐ, mắt có hình dạng giống trái cầu (nhãn cầu) chia làm 2 phần: ngoài và trong.
a- Phần ngoài gọi là vỏ nhãn cầu chia làm 3 lớp từ ngoài vào trong:
1 – Màng bảo vệ: Phía trước trong suốt gọi là giác mạc, phía sau gọi là củng mạc.
2 – Màng Bồ Đào gồm:
- Mống mắt (tròng đen): ở giữa có lỗ nhỏ gọi là đồng tử. Mống mắt có nhiệm vụ hạn chế các tia sáng của mạch từ ngoài vào trong, các sắc tố của Mống mắt hủy các tia sáng vào mắt, không qua đồng tử.
- Thể mi: Nối tiếp với Mống mắt phía trước và liên tục với mạch lạc phía sau. Nhiệm vụ của Thể mi là tiết ra tinh dịch. Trong Thể mi còn có cơ mi co kéo vào dây chằng- kinh, do đó tham gia vào sự điều tiết của mắt khi mắt nhìn gần.
- Mạch (Hắc) mạc: Màng nuôi dưỡng nhãn cầu và nhờ có sắc tố mạch mạc biến nhãn cầu thành 1 buồng tối, tạo điều kiện cho hình của vật hiện rõ trên võng mạc.
3 – Võng mạc: giúp mắt nhận thức được ánh sáng phân biệt được hình thù và màu sắc.
4 – Thủy dịch : chất dưỡng nuôi dưỡng các bộ phận không có mạch máu (giác mạc, thủy tinh thể ) và tham gia vào sự điều hòa
nhãn áp …
5 – Thể thủy tinh và Thể pha lê: chuyển các tia sáng từ ngoài vào võng mạc.
Gần đây trong tạp chí Spounik số 9/1984 giáo sư Valkhover và trong “Les Micros Systemes des Acupunctaires”, GS Bossy đã nêu lên sự tương quan giữa mống mắt và các cơ quan nội tạng (theo kiểu hệ phản chiếu, theo phương pháp này thì tổn thương ở một cơ quan tạng phủ sẽ phát ra tín hiệu tạo thành xung động (Thần kinh qua dây thần kinh đến vùng phản chiếu ở mống mắt, tạo nên ở mống mắt những vết nhiễm sắc nhạt và ánh sáng sẽ lọt qua nhiều hơn bình thường. Và ở giai đoạn mạn tính những vết này sẽ có màu xám, do đó nhu cầu về ánh sáng sẽ giảm bớt, và những thay đổi về màu sắc ở mống mắt sẽ cho biết về giai đọan của quá trình viêm nhiễm của 1 cơ quan tạng phủ nào đó tương ứng (xin xem hình tương quan giữa mống mắt và các cơ quan tạng phủ).
3) Nguyên tắc chẩn đoán ở mắt
Bệnh ở mắt có rất nhiều, tuy nhiên quy lại trong 2 phương diện Nội chướng và Ngoại chướng.
a- Ngoại chướng: Gồm bệnh ở các bộ phận mi mắt, lông mi, khóe mắt, tròng trắng, tròng đen.
Nguyên nhân gây ra ngoại chướng thườøng do ngoại cảm tà khí hoặc bên trong có thấp nhiêït thực trệ, hỏa uất. Chứng trạng lâm sàng thường gặp: Mắt đỏ, mắt sưng, mắt đau, chói, chảy nước mắt, nhiều dử (ghèn), mộng thịt che con ngươi, tròng đen có mây che kèm đau đầu, sợ rét, phát sốt, bụng đầy không muốn ăn… thường là trạng thái hàn nhiệt hữu dư.
b- Nội chướng: gồm các bệnh ở Thủy luân (thể thủy tinh, thể pha lê), võng mạc, đồng tử.
Thường do nội thương, thất tình, uống nhiều rượu, dâm dục quá độ.
Trên lâm sàng thường thấy: đồng tử mất bình thường, ở trong đồng tử sinh ra mây, màng, mắt nhìn tối mờ.
Cách chung: Nội chướng thường do tinh khí suy yếu, hư ở trong.
Bệnh về mắt theo YHCT được ghi chép và phân ra nhiều loại. Sách ‘Thế Y Đắc Hiệu Phương’ chia ra 23 chứng nội chướng, 45 chứng ngoại chướng. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ lại chia ra 160 chứng….
Trong tài liệu này chứng tôi chỉ giới thiệu một số bệnh thường gặp thôi.
4 – Một số điểm cần chú ý khi chữa bệnh mắt
- Nhìn tổng quát để đánh giá trạng thái bệnh lý, biểu hiện bệnh lý.
- TD: Lẹo chắp ở mi mắt có thể nghĩ đến:
+ Viêm mi mắt theo YHHĐ.
+ Bệnh ở Tỳ Vị (theo YHCT mi mắt thuộc Tỳ)…
- Cần để ý đến 1 số điểm đặc biệt:
a- Đau nhức khó chịu trong mắt
(Đau ở một vị trí nhất định, tăng lên khi mắt hoặc mi mắt, có thể là do dị vật.
(Đau nhức mắt dữ dội kèm theo muốn ói, nghĩ đến nhãn áp cao (Glôcôm).
(Đau chỉ ở mắt : có thể là do Mi mắt viêm (thấp nhiệt ở Tỳ), Kết mạc viêm (thấp nhiệt ở Phế) hoặc do mắt quá căng (đọc sách nhìn tập trung quá lâu…)
(Đau nhức + đỏ phần nhiều thuộc về phong nhiệt, Biểu chứng. Đau nhức mà không đỏ phần nhiều thuộc về Hỏa ở Can, Thận thuộc Lý chứng.
(Đau vào buổi sáng do dương hư Âm thịnh, đau vào buổi chiều do Âm hư dương thịnh.
b- Mắt Đỏ
+ Nếu hai mi mắt đỏ, sưng, đau đa số thuộc về thực nhiệt ở biểu, do phong nhiệt ở kinh Tỳ gây nên.
+ Ngoài vành mi hoặc trong mi mắt đỏ tươi, lở loét, thường là thực nhiệt ở lý, do thấp nhiệt ở Tỳ kinh bốc lên.
+ Tròng trắng đột nhiên đỏ, sưng, đau có nhiều tia máu ở đáy mắt, thường do phong nhiệt ở Phế kinh bốc lên.
+ Nếu đỏ, loét, dử nhiều như nước mủ là do phong nhiệt hợp với thấp, thuộc thực nhiệt ở Biểu của kinh Phế.
+ Hai khóe mắt đỏ như máu, thuộc thực nhiệt, do hỏa của Tâm bốc lên.
+ Tròng trắng ít tia máu, mắt khi thì đỏ nhiều, lúc đỏ ít, kéo dài không khỏi, thường do phần lý bị hư, do hư hỏa ở Tâm và Phế bốc lên.
+ Chung quanh tròng đen có mầu đỏ sẫm, hoặc tròng trắng biến thành sắc xanh lam, do uất hỏa ở Can và Thận bốc lên.
c- Chói mắt gặp ở những người
¨ Giác mạc viêm, có dị vật ở giác mạc (Phong nhiệt).
¨ Thần kinh suy nhược (Can, Thận hư).
¨ Thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt (Can, Thận hư).
d- Ngứa
v Do dị ứng, nhiễm khuẩn. Do Can hư phong nhiệt công phá ở trên.
v Ngứa, đa số do hư hàn
v Nếu gặp gió mà ngứa phần nhiều là do Can kinh hư hàn.
e- Dử (ghèn)
§ Do nước mắt ứ lại gây ra (thườøng thấy lúc mắt sưng đỏ, phần nhiều do thực nhiệt, nhiễm khuẩn).
§ Dử ra như mủ, rất dễ gây màng, mộng ở tròng đen.
§ Dử mắt đọng lại ở 2 khóe mắt do phế bị tà nhiệt.
f- Nước mắt
+ Chảy nhiều trong kết mạc và giác mạc bị viêm, lệ đạo bị tắc, thể phong nhiệt.
+ Không đỏ, không đau mà gặp gió lại chảy nước mắt ra, đó là nước mắt lạnh, thường phát ra ở chứng Hư Hàn vì Can kinh bị hư tổn.
+ Nước mắt bị suy giảm thường làm cho 2 mắt trở nên khô đó là vì tinh khí của Can Thận bị suy kém không dồn lên trên được.
g- Rối loạn thị giác: Biến đổi màu sắc, loạn sắc do tổn thương hắc võng mạc, biến đổi ở thể Thủy tinh, thường do Can Thận hư.
h- Lóa mắt: Nhìn nguồn sáng thấy cầu vồng nhiều màu, trong chứng Nhãn áp cao (Glô côm).
i- Xuất hiện vật lạ chơi vơi trong mắt như ruồi bay hoặc như màng mây che phủ, gặp trong các chứng Đục thủy tinh thể (ngũ phong nội chướng), Thủy tinh thể chơi vơi (Hắc châu ế, Giải tình ế), hoặc phủ giác mạc do viêm.
k- Giảm thị lực khi thiếu ánh sáng, trong chứng Quáng gà do thiếu sinh tố A, dây thần kinh thị giác teo (Can Thận hư).
l- Màng
+ Là bệnh ở lòng đen.
+ Màng mây thường bọc hết khắp lòng đen.
+ Màng lốm đốm: có những điểm hoặc như đường dây hoặc như từng khối nhỏ.
+ Màng lốm đốm.
5) Chăm sóc mắt:
Chăm sóc mắt tích cực và đúng mức, có thể tránh được một số tai biến hoặc di chứng có thể dẫn đến hư hỏng mắt.
- Bẩm sinh: cận thị, viễn thị, loạn thị, loạn sắc.
- Hậu thị: lão thị
Các chứng này được điều chỉnh bằng loại kính thích hợp.
- Gây khiếm thị hoặc mù lòa: Tăng nhãn áp, cườm, đục nhân mắt, bong võng mạc…nên chữa càng sớm càng tốt.
- Những bệnh viêm các thành phần: Viêm loét giác mạc, bồ đào viêm, viêm kết mạc do vi khuẩn (lậu) hoặc siêu khuẩn, mắt đỏ cấp tính, APC, Herpes… đều có thể làm hư mắt, vì thế nên chữa ngay từ lúc mới phát.
- Trẻ nhỏ mới sinh nên nhỏ ngay dung dịch Nitrat Bạc 1% hoặc Penicilline để ngừa khuẩn lậu (lúc chui qua âm đạo)
- Không dùng khăn chung với người đang có bệnh, tránh được đau mắt hột và đau mắt cấp tính.
- Lao động ngoài trời nên đeo kính mát để không gây hại mắt, đồng thời tránh được dị vật vào mắt (Thóc, lúa…) gây loét giác mạc.
- Không bắt mắt làm việc tập trung quá lâu hoặc xem sách ở nơi không đủ ánh sáng, để tránh cận thị, mỏi mắt.
+ Nên xem vô tuyến truyền hình cách xa 3,5m trong phòng có ánh sáng vừa đủ.
- Các loại sinh tố: A cần thiết cho giác mạc, võng mạc thiếu sinh tố A sẽ dễ gây bệnh khô mắt và quáng gà
(Sinh tố B1, B2, B6, B12 cần thiết cho thần kinh thị giác (B2 cho giác mạc, B6 cho mạch máu võng mạc). Thiếu sinh tố B gây mờ mắt do thần kinh thị giác viêm.
(Sinh tố C làm bền vững mạch máu ở kết mạc, võng mạc cần thiết cho thể Thủy tinh.
Các loại sinh tố trên có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, gan, dầu mỡ, hoa quả, rau tươi, ngũ cốc…vì vậy một chế độ ăn đầy đủ và hài hòa sẽ cung cấp đủ các sinh tố cần thiết cho cơ thể và mắt.
- Một số thuốc có thể gây hại cho mắt.
(Dùng quá nhiều ký ninh (Quinin) có thể gây co thắt mạch máu đáy mắt.
(Nhỏ thuốc mắt loại có chất Corticoide (Dexacol…) làm bệnh mắt hột và vết loét giác mạc nặng hơn, nếu nhỏ lâu có thể gây bệnh Glôcôm cấp, đục thủy tinh thể.
(Thuốc Ethambutol (Myambutol) dùng lâu ngày có thể gây mờ mắt.
MẮT MỘNG – MỘNG THỊT
Đại cương
Mộng mắt là một nếp gấp của kết mạc, phát triển dần dần vào đến giác mạc.
Mộng thịt là 1 chứng bệnh đặc biệt biểu hiện ở mắt bằng sự xuất hiện 1 màng đục hình tam giác mà đỉnh hướng về trung tâm của tròng đen, đáy ở trên kết mạc nhãn cầu, gọi là chân mộng. Trên mộng thịt có thể có ít nhiều mạch máu.
Có loại mộng mầu đỏ với mạch máu dầy đặc, có loại mầu trắng bạc… Dù mộng thịt có nhiều hình dạng khác nhau như nhọn, tròn… nhưng tất cả các mộng thịt đều có chung 1 đặc điểm là đầu mộng thịt dính chặt vào tổ chức của nhãn cầu ở dưới. Nam bị nhiều hơn nữ.
Thuộc loại Nô Nhục Phàn Tinh của YHCT.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS), mộng mắt được chia mà 4 độ như sau:
+ Mộng độ I: Mộng mới bò đến rìa giác mạc, mộng còn non.
+ Mộng độ II: Mộng bò vào đến điểm giữa của khoảng cách từ rìa giác mạc đến bờ đồng tử.
+ Mộng độ III: Mộng đã lan đến bờ đồng tử.
+ Mộng độ IV: Mộng đã bò qua bờ đồng tử.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mộng độ I không cần phải giải phẫu, mộng độ II và III, nên giải phẫu còn mộng độ IV bắt buộc phải giải phẫu nếu không mộng sẽ che kín đồng tử.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ: có thể do 1 số yếu tố gây kích thích mắt như gió, bụi, ánh nắng, nước bẩn…
+ Theo YHCT, có thể do:
. Kinh Tâm, Phế có phong nhiệt ủng thịnh, làm cho mạch lạc bị ứ trệ, huyết ủng tắc ở mắt.
. Ăn uống thức ăn cay nóng, Tỳ Vị tích nhiệt công lên mắt gây nên bệnh.
. Lao dục quá độ, Tâm âm bị hao tổn, thận tinh bị che lấp, thủy không chế được hỏa, hư hỏa bốc lên gây nên viêm.
Triệu chứng
Thường từ góc trong của mắt nổi lên một hột như cục thịt nhỏ, dần dần lan ra. Mộng có hình tam giác, đỉnh hướng vào giác mạc còn đáy ở trên kết mạc, nhãn cầu. Mộng phát triển từ từ, có trường hợp rất chậm, có khi 3-5 năm hoặc nhiều hơn. Thường loại mộng có đầu mộng trắng đục là loại mộng đang phát triển.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
Tâm Phế Có Phong Nhiệt
Chứng: Mộng thịt mới mọc, mắt cảm thấy hơi ngứa, dính. Ở mắt thấy có mộng, có nhiều mạch máu ở tròng trắng, lan đến tròng đen, miệng khô, nước tiểu vàng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt.
Điều trị: Khứ phong, thanh nhiệt. Dùng bài Chi Tử Thắng Kỳ Thang (15) Gia Giảm.
(Bạch tật lê, Thuyền thoái, Cốc tinh thảo, Thảo quyết minh, Cúc hoa, Mật mông hoa, Mạn kinh tử, Mộc tặc để khứ phong nhiệt, thoái ế mạc; Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Khương hoạt để khứ phong, tán tà, tiết ủng trệ; Chi tử, Hoàng cầm, Cam thảo để thanh nhiệt, tả hỏa).
Tỳ Vị Có Thực Nhiệt
Chứng: Mộng thịt dầy, có nhiều mạch máu nhỏ chung quanh, nhiều ghèn dính, khát, muốn uống, táo bón, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Điều trị: Tả nhiệt, thông phủ. Dùng bài Tả Tỳ Trừ Nhiệt Ẩm Gia Giảm (91).
(Đại hoàng, Mang tiêu, Hoàng liên, Hoàng cầm tả nhiệt, thông phủ; Xa tiền tử, Sung úy tử tả nhiệt, thông trệ; Hoàng kỳ, Phòng phong, Cát cánh sơ phong, tán tà (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học).
Thanh Tinh Tán (109).
Âm Hư Hỏa Vượng
Chứng: Mộng thịt mầu hồng nhạt, đầu bằng, mầu trắng, thường tụ ở chỗ tròng trắng tròng đen giao nhau, mắt ngứa, dính, phiền nhiệt, miệng lưỡi khô, nước tiểu vàng, đỏ.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa.
Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm (130).hoặc Tiêu Chướng Cứu Tinh Thang (121).
Thuốc tra: Thoái Ế Quyển Vân Tán (111).
Tra Cứu Bài Thuốc
CHI TỬ THẮNG KỲ THANG Gia Giảm (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Bạch tật lê (sao), Cam thảo (nướng), Chi tử, Cốc tinh thảo, Cúc hoa, Hoàng liên, Khương hoạt, Kinh giới huệ, Mạn kinh tử, Mộc tặc, Phòng phong, Thảo quyết minh, Xích thược, Xuyên khung. Các vị liều lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 16 - 20g.
TD: Trị mắt có màng, mắt có mộng.
TẢ TỲ TRỪ NHIỆT ẨM GIA GIẢM (Ngân Hải Tinh Vi): Hoàng kỳ, Phòng phong, Sung úy tử, Cát cánh, Đại hoàng, Hoàng cầm, Xa tiền tử, Mang tiêu, Hoàng liên. Sắc uống.
TD: Trị mắt có mộng.
THANH TINH TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Thạch hộc, Mạch môn đều 12g, Nguyên sâm 30g, Thục địa, Quế chi, Xích thược, Đương quy đều 93, Đào nhân đều 8g, Thuyền thoái, Long cốt, Mẫu lệ đều 3g. Tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1,5g.
TD: Thoái ế, làm sáng mắt, hoạt huyết, hóa ứ, nhuyễn kiên, tán kết. Trị mắt có mộng thịt.
THOÁI Ế QUYỂN VÂN TÁN (Ngân Hải Tinh Vi):: Khương phấn 1,2g, Bạch phàn (đốt qua) 0,4g, Muối 0,6g. Tán bột, trộn chung với Âm Đơn 4g, Dương Đơn 2g. điểm vào khóe mắt.
TD: Trị mắt có mộng thịt (Nô nhục phàn tinh).
TIÊU CHƯỚNG CỨU TINH TÁN (Nghiệm Phương Tân Biên): Miết giáp (dùng sống, nghiền nát), Liên kiều đều 4,5g, Linh dương giác, Thảo quyết minh, Phòng phong, Câu kỷ tử, Sung úy tử, Bạch tật lê đều 3g, Long đởm thảo (sao rượu), Mộc tặc đều 1,5g, Cam cúc hoa 2,4g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6 – 9g, đổ nước sôi vào hãm uống hoặc sắc các vị thuốc trên xong, cho bột Linh dương giác vào quấy đều, uống.
TD: Bình Can, tả hỏa, tiêu thủng, chỉ thống, thoái ế, làm sáng mắt. Trị mắt có mộng.
TRI BÁ ĐỊA HOÀNG HOÀN GIA GIẢM (Chứng Nhân Mạch Trị, Q. 1): Đơn bì 120g, Hoàng bá 80g, Phục linh 120g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Thục địa 320g, Trạch tả 120g, Tri mẫu 80g. Tán nhỏ, luyện với mật làm hoàn. Ngày dùng 8-16g với nước muối nhạt.
TD: Trị mắt có mộng thịt, thần kinh thị giác teo
NÃI TIỄN
Đại Cương
Là một dạng chàm ở trẻ nhỏ còn bú (Anh Nhi Thấp Chẩn).
Còn gọi là ‘Lác Sữa’
Từ Nãi Tiễn xuất hiện trong sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’. Sau này các y gia dựa theo nguyên nhân gây nên bệnh mà đặt nhiều tên khác nhau. Thí dụ như khi có thai người mẹ ăn thức ăn cay nóng, vì vậy gọi là ‘Thai Tiễn’, ‘Thai Liễm’. Hoặc dựa vào nguyên nhân do sữa gây nên vì vậy gọi là ‘Nhũ Tiễn’, ‘Nãi Tinh Sang’.
Tương đương với chứng Thấp chẩn nơi trẻ nhỏ của YHHĐ.
Nguyên nhân
. Do nhiệt độc từ trong thai truyền sang, thường do người mẹ khi có thai ăn những thức ăn tanh, béo, nướng, khiến cho phong bị động hóa thành nhiệt gây nên.
. Do người mẹ sẵn có thấp nhiệt ở bên trong chuyển vào bào thai khiến cho khi sinh ra, đứa trẻ bị nhiễm thấp nhiệt, phát ra ngoài da gây nên bệnh.
. Thấp nhiều sẽ khiến cho thủy tràn ra gây nên chứng ‘thấp liễm’ (Chàm ướt), nếu nhiệt nhiều thì nổi vết ban đỏ, thành chứng ‘Can Liễm’ (Chàm khô).
Triệu Chứng
+ Chứng Thấp Nhiệt (Thấp Liễm – Chàm Ướt): Gặp nơi những trẻ mập, thường phát ở vùng đầu mặt, gáy cổ những vùng có nhiều nếp (hăm). Vùng da có vết ban, có nước rỉ ra, rồi khô, thành vẩy, ngứa, táo bón, nước tiểu vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa thấp, tư âm, chỉ dưỡng. Dùng bài Tả Hoàng Tán gia giảm: Hoắc hương, Hoàng bá (sao), Phục linh bì, Hoàng cầm (sao) đều 6g, Thạch cao (sống) 10g, Sơn dược, Phòng phong, Sơn chi đều 4,5g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
+ Chứng Thai Nhiệt (Can Liễm – Chàm Khô): Thường gặp nơi trẻ gầy ốm, kém dinh dưỡng, da mặt vàng, bắp thịt teo gầy, trên da có những đám (vệt) ban đỏ, rịn ra ít nước dính hoặc khô, ngứa, ăn uống kém, bú xong khá lâu thì nôn ra, tiêu lỏng hoặc tiêu phân sống, lưỡi đỏ sậm, ít rêu, mạch Hoãn.
Điều Trị: Thanh Tâm, đạo xích, phù Tỳ, dục âm. Dùng bài Tam Tâm Đạo Xích Tán gia giảm: Liên kiều tâm, Sơn chi tâm đều 3g, Liên tử tâm, Huyền sâm, Thuyền thoái đều 6g, Sơn dược, Bạch truật, Bạch thược (sao), Cốc nha (sao), Mạch nha (sao) đều 10g, Cam thảo tiêu 4,5g, Đăng tâm 3 cọng. Sắc uống.
Thuốc Bôi
+ Trứng gà, bỏ tròng trắng chỉ lấy tròng đỏ, chiên lấy chất dầu trên mặt trưng, Hàng phấn 10g, trộn đều, bôi (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học).
+ Bạch cương tằm, tán nhuyễn, sắc lấy nước rửa (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học).
+ Hoàng bá, Thạch cao, Bạch chỉ đều 30g, Hoàng liên, Ngũ bội tử đều 15g, Lô cam thạch 24g. Tán nhuyễn, hòa với dầu (mè, dừa...) bôi (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học).
+ Lá Trầu không, giã nát, ngâm với rượu (khoảng 5~7 ngày), bôi lên vết chàm, ngày 2 lần (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Chú ý: Trường hợp nhẹ điều trị có thể khỏi, không để lại sẹo. Nếu sau hai năm lại bị tái phát, kéo dài không khỏi, có thể chuyển thành chứng ‘Tứ Loan Phong’ (Di Truyền Quá Mẫn Tính Bì Viêm).
Bệnh Án Điển Hình
Trích trong ‘Đương Đại Danh Y Lâm Chứng Tinh Hoa’).
Trương X, nữ, 4 tuổi. Sau khi sinh 2 tháng thì bị chứng ‘thai liễm sang’. Đã trị nhiều phương pháp hơn 3 năm qua. Nước vàng vẫn rỉ ra, vết thương không giảm. Khe ngón tay ngón chân, vùng hố nách, mặt trong bắp đùi đều lở loét hoặc có có từng đám ướt, da trắng bệch, khô, mủn, ngứa, lưỡi đỏ, ít rêu mà khô, mạch Tế Sác.
Chẩn đoán là Thấp chẩn mạn tính, thuộc loại âm hư, huyết táo.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, chỉ dưỡng.
Dùng: Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược, Bạch vi, Tử thảo, Thảo hà xa đều 15g, Đơn bì, Bạch tiên bì, Kinh giới, Thanh đại, Cam thảo (sống) đều 6g, Hoàng bá, Thủy ngưu giác, Xích thược đều 3g.
Dùng bài thuốc trên uống hơn một tháng. Uống hơn 20 thang thì hết thấp tà, vết chàm ở da biến mất. Dùng bài thuốc trên bỏ Kinh giới, Bạch tiên bì, uống 4 thang nữa, bệnh khỏi hẳn.
NẤM ĐẦU
Nấm đầu là loại nấm da nông phát sinh ở da đầu, tóc do nhiễm nấm, có tên là Thốc Sang, Lại đầu sang.
Đặc điểm của bệnh là đầu có nhiều vảy kết thành đám, rất ngứa, tóc gãy và có các chấm đen nhỏ, hình dáng cánh bướm vàng và khai mùi nước tiểu, trẻ nhỏ dễ bệnh, lây truyền mạnh, lưu hành nhiều ở vùng nông thôn.
Nguyên Nhân:
Thường do phong độc xâm nhập gây bệnh.
Phần nhiều do cắt tóc, tấu lý lỏng lẻo, hoặc do tỳ vị thấp nhiệt nung nấu bốc lên đầu gặp phải trùng độc sinh bệnh.
Thấp thịnh thì ngứa nhiều, chảy nước, phong nhiệt thịnh thì tóc khô, tróc vảy; lâu ngày gây tổn thương da lông nên tóc rụng mà không mọc sinh chứng Thốc ban.
Triệu Chứng
1. Nấm vàng (Hoàng tiên): Bệnh phát sinh chủ yếu ở trẻ em 5 - 10 tuổi. Có lịch sử tiếp xúc, gia đình, làng xóm hoặc tập thể có người bệnh tương tự. Bắt đầu vùng da quanh lỗ nang lông có sần chẩn (lấy lỗ nang lông làm trung tâm) hoặc bào mủ nhỏ phát triển dần to bằng hạt đậu nành khô kết lại thành vảy dày màu vàng, nhìn như hình bướm chung quanh lồi, giữa lõm, sợi tóc mọc lên ở giữa gọi là vảy nấm vàng. Lớp vảy khó bóc, nếu bóc sẽ lộ lóp da đỏ hồng nhuận ướt. Lớp da bị bệnh lan ra tăng nhiều dần và dính kết với nhau thành mảng màu vàng dày, có mùi hôi đặc biệt như nước tiều chuột, là đặc điểm quan trọng của bệnh nhân. Ngứa là triệu chứng nổi bật, một số ít loét làm mù, kèm theo hạch bạch huyết lân cận sưng đau. Một số ít lan ra ngoài da đầu như mặt, cổ gọi là nấm vàng, thân mình hoặc là móng tay chân gọi là nấm móng. Đem sợi tóc mắc bệnh soi dưới kính hiển vi sẽ phát hiện những sợi tơ nấm hoặc bào tứ nấm hình thuẫn.
2. Nấm trắng (Bạch tiên): Thường gặp ở trẻ em tuổi học trò, nam nhiều hon nữ. Tổn thương da thường bắt gặp ở đỉnh đầu hoặc vùng chẩm, xuất hiện những sần chẩn nang lông màu hồng nhạt, phủ một lớp vảy trắng hoặc trắng xám, lan dần ra chung quanh các nơi khác ở đầu, rải rác to nhỏ không đều, phần lớn là những đám vảy tròn hoặc hình không đều bờ rõ. Trong vùng bệnh tóc khô, dễ gãy, tóc nhổ không đau, tóc bị bệnh thường tại vùng cách da đầu 2-4 cm, gãy nên tóc dài ngắn không đều nhau, quanh vùng tóc khô thường có vành đai nấm màu trắng xam bọc xung quanh.Ngứa ở mức độ khác nhau. Một số ít có sần chẩn đỏ sưng, làm mủ, kết vảy hơi đau. Bệnh kéo dài nhiều năm, thường đến tuổi dậy thì có thể khỏi tự nhiên. Soi sợi tóc
bệnh dưới kính hiển vi có thể phát hiện nha bào nấm hình tròn.
3. Nấm chấm đen: Chủ yếu phát bệnh ở trẻ em, người lớn có ít. Bắt đầu ở da có hạt tròn nhỏ hoặc ban vảy trắng rải rác bờ rõ. Ban nhỏ nhưng nhiều chân nấm phát sinh viêm rõ hoặc có sẹo chấm. Do trong tóc có nhiều nấm ký sinh nên tóc mọc ra khỏi da là đứt để lại chấm đen. Triệu chứng chủ yếu là ngứa, bệnh kéo là; nhiều năm không khỏi. Sợi tóc bị bệnh phát hiện nha bào nấm hình lớn xếp thành chuỗi.
Chẩn Đoán:
Chẩn đoán nấm tóc chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm phát hiện có nha bào nấm.
Cần phân biệt với :
Bạch tiên phong (viêm bã nhờn): phần nhiều gặp ở người lớn, viêm tại chỗ rõ rệt kết vảy bã nhờn, tóc thưa nhưng không có tóc gãy, xét nghiệm nấm âm tính.
- Vảy nến: có ban vảy trắng dày ở đầu nhưng không có tóc gãy, các vùng khác của cơ thể có tổn thương vảy nến. Xét nghiệm nấm âm tính.
Điều Trị:
a - Thấp Nhiệt: da có bào mủ, vỡ chảy nước nhầy, kết vảy vàng, có mùi hôi của nấm, ngứa, nóng trong người, khát không muốn uống. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, sát trùng. Dùng bài Khổ Sâm Hoàn hợp Trị Tiên Phong gia giảm (Khổ sâm, Thạch xương bồ, Phù bình, Thường nhĩ. Thương truật, Khổ sâm, Ô tiêu xà, Hoàng cầm, Hương phụ).
b - Huyết táo: Da đỏ nhạt, vảy thành miếng, sợi tóc khô, dễ gẫy rụng, hơi ngứa, miệng khô, ít uống nước, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu ít hoặc vàng mỏng, mạch nhỏ.
Điều trị: Dưỡng huyết, nhuận da, sát trùng. Dùng bài Khổ Sâm Hoàn hợp Tứ Vật Thang gia giảm.
2. Phép trị bên ngoài:
a - Cắt tóc: Cạo đầu 1 lần lúc bắt đầu, sau đó cứ 7 – 10 ngày cạo tóc 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình. Nếu vùng bệnh nhỏ có thể dùng nhíp nhổ sạch, 7 - 10 ngày 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình.
b - Gội đầu: Mỗi ngày dùng nước nóng có xà bông hoặc 10% nước phèn chua gội 1 lần, gội sạch hết vảy trong thời gian 1 tháng.
c - Bôi thuốc: Bôi mỡ Lưu huỳnh hoặc mỡ Hùng hoàng 10% mỗi ngày 2 lần sáng và tối, liên tục trong 6 tuần. Bôi xong đắp giấy dầu, đội mũ.
d - Đắp thuốc Đông y: Dùng Hoàng bá, Hoàng tinh lượng vừa đủ, sắc lấy nước đắp lên.
Bài thuốc kinh nghiệm:
1. Khô phàn 30g, Hồ tiêu 15 hột. Tất cả tán bột mịn, dùng dầu mè trộn bôi.
3. Khổ Luyện Lưu Hoàng Cao : Khổ luyện tử sao vàng tán bột mịn cùng với bột lưu hoàng trộn đều chế thành cao mềm 20% Khổ luyện tử và 10% Lưu hoàng. Cạo hết tóc vùng bệnh, mỗi ngày dùng xà bông gội sạch và bôi thuốc 1 lần, 3 tháng là 1 liệu trình. Sau 3 tuần, mỗi tối bôi thêm cồn Iod 5-7%. Báo cáo đã dùng trị cho 48 bệnh nhân đều khỏi (xét nghiệm soi nha bào nấm mỗi tuần 1 lần, 3 lần liên tục âm tính). (Bộ Môn Bệnh Ngoài Da, Viện Y Học Quý Dương Tỉnh Quý Châu).
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
1 Thường xuyên kiểm tra đầu trẻ em để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.
2. Đối với áo quần đồ dùng của trẻ mắc bệnh phải thường xuyên phơi giặt nhúng nước sôi để diệt nấm. Dụng cụ cắt tóc nên thường xuyên tiệt trùng để tránh môi giới truyền bệnh.
3. Tóc của bệnh nhi có bệnh phải được đốt tiêu hủy diệt nấm.
4. Người bệnh và thầy thuốc phải nắm phương pháp điều trị, bên ngoài kiên trì dùng thuốc điều trị đến lúc khỏi bệnh.
5. Cao Tỏi Trị Nấm Đầu (Vương Chánh Nghi, Bộ Môn Vi Sinh Vật, Viện Y Học Tứ Xuyên): Chọn tỏi vỏ tím, bỏ vỏ, rửa sạch. Giã nát, ép lấy nước. Trộn với Sulfat Magnesium 5g, mỡ Dê 5g, mỡ Heo 60g, trộn thật đều, chế thành mỡ Tỏi tỉ lệ khác nhau để dùng. Lúc bắt đầu từ 1-4 tuần, bôi mỡ tỏi tỷ lệ 30%, từ 5-8 tuần bôi tăng loại 50%, từ tuần thứ 9 trở đi bôi loại 70%. Phải cắt tóc trụi vùng bệnh và mỗi ngày trước khi bôi phải rửa sạch bằng nước xà bông mỗi ngày 1 lần, và sau khi bôi phải đội mũ vải để phòng ngứa gãi. Đã trị 95 ca các loại nấm đầu khỏi 6 ca, tốt 6 ca, tiến bộ nhiều 49 ca, 64% bệnh nhân có kết quả tốt.
NẤC
(Ách nghịch)
Đại Cương
Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm cho người ta không tự chủ được.
Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi.
Nấc lâu ngày cần phải điều trị.
Nấc thường xuất hiện với các chứng bịnh mạn cấp khác là một trong những triệu chứng dẫn đến bịnh nghiêm trọng.
Người đang bị bệnh nặng, có xuất hiện dấu nấc thường là dấu hiệu sắp chết.
Nguyên Nhân
1-Theo YHHĐ (sách Sổ Tay Thầy Thuốc Thực Hành): Chủ yếu là do cơ hoành bị co thắt, cùng lúc đó cơ thành bụng và cơ ngực bị co lại làm cho không khí bị đưa ra ngoài đi ngang thanh môn bị co lại phát ra thành tiếng.
. Tổn thương trong não (não viêm, u não...)
. Màng phổi góc sườn - Cơ hoành bị viêm.
. Màng tim viêm.
. Có khối u ở trung thất.
. Niêm mạc bao tử viêm, màng bụng viêm.
. Ngộ độc: urê huyết cao, nhiễm Acid... thuốc INH, Streptomycine....
. Có thai
. Sau phẫu thuật nhất là phẫu thuật ở bụng, ống tiêu hóa.
2- Theo YHCT
Sách Nội Khoa Học Trung Y Thượng Hải và Thành Đô (Tứ Xuyên) cùng nêu ra các nguyên nhân sau:
a) Do ăn uống không điều độ:
+ Ăn uống nhiều thức ăn sống, lạnh, hoặc uống các loại thuốc mát (lương), lạnh (hàn) làm cho khí lạnh ngưng lại bên trong, vị dương bị cản trở gây ra nấc.
+ Ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoặc uống các loại thuốc nóng làm cho táo nhiệt bên trong gây ra nấc.
b) Do bịnh nhiệt làm cho tân dịch bị khô, hỏa nhiệt tích lại ở bên trong, hỏa uất, khí thăng gây ra nấc.
c) Do tinh thần bị uất ức, tình chí không thỏa mãn, ưu tư, uất kết làm cho Can khí hoành nghịch gây ra nấc.
d) Do Tỳ và Thận hư yếu: Hạ nguyên quá suy, Thận không nạp được khí, khí nghịch lên gây ra nấc.
e) Do lao lực quá độ làm cho khí bị hao tổn hoặc người già yếu bịnh ốm đau lâu ngày, Tỳ Vị dương suy, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng, gây ra nấc.
Triệu Chứng
1-Nấc Do Vị Bị Hàn (Hàn Tà Công Vị): tiếng nấc trầm, thưa, có lực vùng thượng vị đầy, gặp ấm nóng thì dễ chịu, gặp lạnh thì phát nấc nhiều hơn, lưỡi trắng mỏng, mạch Trì Hoãn (NKHT.Hải) hoặc Hoãn (NKHT.Đô).
2- Nấc Do Vị Hỏa Nghịch Lên (Vị Hỏa Thượng Nghịch): tiếng nấc trong, miệng hôi, phiền khát, tiểu ngắn, đỏ, đại tiện khó, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
3- Nấc Do Tỳ Thận Dương Hư: tiếng nấc ngắn và yếu, sắc mặt trắng bệch, tay chân mát, ăn ít, mệt mỏi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế.
4- Nấc Do Vị Âm Hư (NKHT.Hải): tiếng nấc nhanh nhưng không liên tục, miệng khô, phiền khát, buồn bực, lưỡi khô, đỏ, mạch Tế Sác.
5- Nấc Do Khí Trệ Huyết Ứ (NKHT.Đô): nấc kéo dài không hết, ngực sườn đầy đau, bụng đau có lúc, ăn ít, không tiêu rêu lưỡi có đốm ít huyết, mạch Huyền Hoạt hoặc Sáp.
6- Nấc Do Đờm Thấp Ngưng Trệ (NKTYHG.Nghĩa): tiếng nấc thưa, ngực đầy, đờm nhiều, hoa mắt, phiền muộn, mạch Nhu Hoãn.
Điều Trị
1) Nấc do Vị Hàn: Ôn trung tán hàn (NKHT.Hải) hoặc Ôn trung giáng nghịch (NKHT.Đô).
(NKHT.Hải + T.Đô: Đinh Hương Tán (Tam Nhân Cực - Bịnh Chứng Phương Luận Q.1): Đinh hương 4g Lương khương 2g, Thị đế 4g, Chích Thảo 2g.
Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, uống với nước nóng.
* Đinh Hương Thị Đế Thang (Chứng Nhân Mạch Trị, Q 2): Đinh hương, Nhân sâm, Thị đế, Sinh Khương. Sắc uống nóng.
GT: Đinh hương, Thị đế ôn vị, tán hàn, giáng khí, chỉ nghịch; Nhân sâm bổ khí, ích vị; Sinh khương ôn trung, tán hàn. Các vị phối hợp có tác dụng ôn trung, giáng nghịch, ích khí, hoà vị.
* Đinh Hương Thị Đế Tán (Thế Y Đắc Hiệu Phương Q.4): Nhân Sâm 40g, Bán Hạ 40g, Thị Đế 40g, Phục Linh 40g, Lương khương 40g, Sinh Khương 60g, Quất Bì 40g, Đinh hương 40g, Cam Thảo 20g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, Sắc uống nóng.
- Thạch Liên Hoàn (Thánh Tế Tổng Lục, Q.47): Thạch Liên Nhục (bỏ tim) 40g, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ cuống) 40g, Can Khương (nướng) 40g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 6-8g
- Quy Khí Ẩm ( Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q.51): Thục Địa 12 - 20g, Can Khương 4g, Hoắc Hương 6g, Phục Linh 8g, Đinh hương 4g, Chích Thảo 3,2g, Biển Đậu 8g, Trần Bì 4g. Sắc uống ấm lúc đói.
- Hàn Chứng Ách Nghịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương): Thị Đế 50g, Can Khương10g, Quất hồng 25g, Nhân Sâm 50g, Đinh hương 10g, Chích Thảo 10g, Bán Hạ 10g, Ngô Thù 10g. Sắc uống.
- Trầm Hương, Bạch Đậu Khấu, Tía Tô đều 40g. Tán bột. Ngày uống 2- 2,8g với nước sắc Thị Đế (Hành Giản Trân Nhu - Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh):.
2) Nấc do Vị Hỏa nghịch lên: -NKHT.Hải: tiết nhiệt, thông phủ. -NKHT. Đô: thanh Vị, giáng nghịch.
-NKHT.Hải: Tiểu Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Đại Hoàng 8 - 16g, Hậu phác 8 - 16g, Chỉ Thực 8 - 16g. Sắc uống.
(Đại Hoàng, Chỉ Thực, Hậu phác để tiết nhiệt, thông trường vị, khoan trung, hành khí.)
-NKHT. Đô: Trúc Nhự Thang (Tập Nghiệm Phương): Trúc Nhự 12g, Bán Hạ 20g, Quất bì 12g, Sinh Khương 16g, Phục Linh 16g. Sắc uống.
- Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa: Đan Khê Tả Tâm Thang (Đan Khê Tâm Pháp)
Hoàng Liên 12g, Cam Thảo 4g, Bán Hạ 8g, Sinh Khương 3 lát. Sắc uống.
- Hiện Đại Trung Y Học Nội Khoa: An Vị Ẩm (Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q.57)
Trần Bì 4g,Mộc Thông 4g, Hoàng Cầm 8g, Sơn Tra 12g, Trạch Tả 4g, Thạch Hộc 20g, Mạch Nha 12g. Sắc uống lúc đói
+ Giáng Nghịch Hóa Trọc Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Đại Giả Thạch 12g, Tỳ Bà Diệp 12g, Trúc Nhự 12g, Tuyền Phúc Hoa 12g, Phục Linh 12g, Chỉ Xác 8g, Bán Hạ (chế) 12g, Đinh hương 2g, Lâu Bì 12g, Trần Bì (sao) 8g, Thị Đế 7 cái Bối mẫu 12g, Bạch Tật Lê (bỏ gai, sao) 12g. Sắc uống.
+ Trị Can Khí Hoành Nghịch Ách Nghịch Bất Chỉ Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Tuyền Phúc Hoa 12g, Hoàng Liên 6g, Chỉ Xác 12g, Đại Giả Thạch 12g, Mộc Hương 6g, Ô Dược 12g, Ngô Thù Du 2g, Tân Lang 6g, Sa Môn 12g, Kim Linh Tử 12g, Diên Hồ 8g. Sắc uống.
+ Nhiệt Chứng Ách Nghịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương): Thị Đế 50g, Câu Đằng 40g, Bạch thược 35g, Địa Long 25g, Quất Hồng 25g, Trúc Nhự 25g, Mạch môn 35g, Thạch cao sống 40g, Toàn Yết 7,5g, Cam thảo 10g. Sắc uống
3- Nấc do Tỳ Thận Dương hư: -NKHT.Hải: Ôn bổ Tỳ, Thận, hòa Vị, giáng nghịch.
-NKHT. Đô: Ôn trung, kiện Tỳ, giáng nghịch, chỉ ách.
-NKHT.Hải: Phụ Tử Lý Trung Thang (Cục Phương): Phụ Tử 4g, Bạch Truật 8g, Chích Thảo 4g, Đảng Sâm 12g, Bào Khương 4g. Sắc uống.
(Bào Khương để trừ hàn, Bạch Truật kiện Tỳ, Đảng Sâm bổ khí, Chích Thảo hòa trung, Phụ Tử hợp với Bào Khương để hồi dương cứu nghịch).
-NKHT. Đô: Tuyền Phúc Giả Thạch Thang hợp với Lý Trung Thang: Tuyền Phúc Hoa 12g, Đại Giả Thạch 16g, Bán Hạ 12g, Nhân Sâm 8g, Chích Thảo 12g, Sinh Khương 12g, Táo 12 trái, Bạch Truật 8g. Bào Khương 4g Sắc uống
- HĐTYNK. Học: Đại Bổ Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Đảng Sâm 30g, Hoài Sơn 10g, Sơn Thù nhục 4g, Đương Quy 16g, Đỗ Trọng 10g, Chích Thảo 4g, Thục Địa 16g, Câu Kỷ Tử 10g. Sắc uống
- Trị Hạ Hư Xung Khí Thượng Nghịch Hư Ách Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Long Cốt 16g, Thiết Lạc 40g, Câu Kỷ Tử 12g, Mẫu Lệ 16g, Bạch Vi 8g, Tử Thạch Anh 16g, Miếp Giáp (nướng) 16g, Trầm hương 3,2g, Nhục thung dung 16g, Hồ Đào Nhục 16g, Thục Địa 24g, Cáp Xác 16g. Sắc uống.
- Thị Tiềm Tán (Chính Hòa Bản Thảo, Q.12): Thị Tiềm, Đinh Hương, Nhân Sâm. Lượng bằng nhau.Tán bột. Ngày uống 8- 12g sau bữa ăn.
4- Nấc do Vị Âm hư: Sinh tân, dưỡng Vị.
Ích Vị Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Sa Sâm 12g, Sinh Địa 20g, Mạch Nha 4g, Mạch Môn 20g, Ngọc Trúc 6g. Thêm Tỳ Bà Diệp, Thạch Hộc, Thị Đế, Sắc uống.
Quất Bì Thang (Loại Chứng Hoạt Nhân Thư, Q.17): Cam Thảo 20g Nhân Sâm 10g Trần Bì (bỏ xơ trắng). Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm Trúc Nhự một nắm (20g), gừng sống 4 lát, táo 1 trái.Sắc uống nóng.
Bán Hạ Sinh Khương Thang (Loại Chứng Hoạt Nhân Thư,.Q.18): Sinh Khương 20g, Bán Hạ 12g. Sắc uống ấm.
5- Nấc do khí trệ, huyết ứ: Điều khí, hoạt huyết.
1) Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác): Ngũ Linh Chi 12g, Cam Thảo 12g, Xuyên Khung 8g, Đương Quy 12g, Ô Dược 8g, Hương Phụ 6g, Đào Nhân 12g, Đan Bì 8g, Chỉ Xác 6g, Hồng Hoa 12g, Xích thược 8g, Huyền Hồ 4g. Sắc uống.
2) Hội Yếm Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác, Q.Hạ): Đào Nhân (sao) 20g, Sinh Địa 16g, Sài Hồ 4g, Hồng Hoa 20g, Đương quy 8g, Huyền sâm 4g, Cam Thảo 12g, Chỉ Xác 8g, Cát cánh 12g, Xích thược 8g. Sắc uống.
6- Nấc Do Đờm Thấp Ngưng Trệ Hóa đờm, lợi thấp. Dùng Tiểu Bán Hạ Gia Phục Linh Thang (Kim Qũy Yếu Lược): Bán Hạ 24g, Sinh Khương 20g, Phục Linh 12g. Sắc uống
MỘT SỐ PHƯƠNG ĐƠN GIẢN
- Làm cho người nấc phải hoảng sợ bất thình lình hoặc làm cho họ tức giận lên (Việt Nam dươc Học).
- Uống môt ly nước, hớp từng ngụm nhỏ và nhịn thở (Phòng Ngừa Và Trị Bệnh 1971).
- Hít vào thật mạnh và nín thở trong một thời gian khá lâu (Y Học Cẩm Nang).
- Dùng một túi giây kín và thở vào trong túi đó, thán khí thở ra và giữ lại trong túi sẽ làm cho nấc cục sẽ tự nhiên hết.
Sách Nội Khoa Học Thành Đô giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, ít vị chữa nấc như sau:
+ Nấc do hàn:
- Tạo Giác, tán bột, thổi vào mũi cho hắt hơi.
- Xuyên Tiêu 12g, tán bột, trộn với hồ làm viên. Mỗi lần nấc uống 4 - 6g với rượu.
- Ngô Thù 4g, Thanh Bì 8g, Sinh Khương 12g. Sắc uống.
+ Nấc do nhiệt:
- Lô Căn 12g, Thị Đễ 12g,Sắc uống.
- Hương xị 10g, Uất Kim 6g, Xạ can 10g, Tỳ Bà Diệp 12g, Thông Thảo 4g, Sắc uống.
- Hoàng Liên 2g, Tô Diệp 2g. Sắc uống ít một.
- Phục Long Can hòa nước uống.
+ Nấc do khí trệ, huyết ứ:
-Tuyền Phúc Hoa 20g, Tây Thảo 20g.Sắc uống.
-Đại Hoàng (sao) 10g. Sắc uống.
PHỤ LỤC: MỘT SỐ BÀI THAM KHẢO CHỮA NẤC
------***------
+ Ách Nghịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương):
Thạch Quyết Minh (sống) 30g, Đảng Sâm 30g, Thị Đế 30 cái.
Sắc uống.
TD: trị các loại nấc.
GC:Nấc do phù não sau mổ, tăng áp lực sọ não, dùng bài này cũng có hiệu qủa phần nào.
+ Đinh Hương Thị Đế Tán (Vệ Sinh Bảo Giám Q.12): Đinh Hương, Thị Đế, Thanh Bì,Trần Bì. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng12g. Sắc uống ấm.
TD: Trị các chứng nấc.
+ Nhân Sâm Bạch Truật Thang (Đan Khê Tâm Pháp Q.3): Nhân Sâm, Hoàng Cầm, Sài Hồ, Can Khương, Kỷ Tử Nhân, Chích Thảo, Bạch Truật, Phòng Phong, Bán Hạ (chế), Ngũ Vị đều 3 lát. Sắc uống.
TD: Trị nấc do khí hư.
+ Sài Hồ Thang Gia Vị (Chứng Nhân Mạch Trị Q.2): Sài Hồ, Hoàng Cầm, Trần Bì, Cam Thảo, Sơn Chi, Đan Bì. Sắc uống.
TD: Trị nấc do Can Đởm hỏa bốc lên.
+ Khương Hoạt Tán (Tô Thẩm Lương Phương, Q.5): Khương hoạt, Phụ Tử (nướng), Hồi Hương (sao Sơ) đều 20g, Mộc Hương,Can Khương (nướng) đều 4g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g thêm ít muối, sắc uống nóng.
TD: trị nấc do âm hàn.
+ Giáng Nghịch Chỉ Ách Thang (Trung Y Trị Liệu Phối Phương Tễ): Đại Giả Thạch 3,2g, Trần bì 20g, Tuyền Phúc Hoa, Trúc Nhự, Thái Tử sâm đều 16g, Đinh hương, Thị Đế, Thiên Môn, Mạch Môn, Cam Thảo, Tỳ Bà Diệp đều 12g. Sắc uống.
TD: Trị nấc mà tay chân không lạnh, mạch Tế.
+ Thuận Khí Tiêu Trệ Thang (Thọ Thế Bảo Nguyên Q.3): Trần Bì 8g, Bán Hạ (sao gừng) 8g, Bạch Linh (bỏ vỏ) 12g, Đinh hương 1,2g, Thị Đế 2 cái, Hoàng Liên (sao gừng) 0.8g Thần Khúc (sao) 8g, Hương Phụ 8g, Bạch Truật 6g, Trúc Nhự 16g, Cam Thảo 3,2g. Thêm gừng sống 5 lát, Sắc uống.
TD: Trị ăn vào làm khí trệ gây ra nấc.
NGA CHƯỞNG PHONG
Xuất Xứ: Ngoại Khoa Chính Tông.
Còn gọi là Nga Đường Phong (Cấp Cứu Phổ Tế Phương), Thủ Tiễn.
Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ (Y Tông Kim Giám) viết: “Bắt đầu có những chấm ban mầu đỏ, trắng, dần dần làm cho da trắng sau đó cứng lại, khô, lưu trú ở bàn tay”.
Sách ‘Ngoại Khoa Bí Lục’ viết: “Nga chưởng phong, mọc ở phía trên lòng bàn tay, không chiû ở tay mà còn ở cả bàn chân nữa. Lúc đầu mầu trắng đục, vỡ ra, chảy máu, hoặc đau, ngứa.
Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: “Nga chưởng phong do túc Dương minh Vị kinh có hỏa nhiệt, huyết táo, bên ngoài cảm phải hàn, lương khiến cho da khô. Mới phát có những nốt ban mầu tím, trắng, lâu ngày lòng bàn tay bị khô, nứt, rách không khỏi”.
Nguyên Nhân
Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu viết: “ Do phong thấp tà khí khách ở tấu lý (da), gặp phải hàn thấp và khí huyết tương bác nhau cho nên khí huyết bị sít lại, phát nên bệnh”.
Chủ yếu do khí huyết bất túc, trọc tà thừa cơ xâm lấn khiến cho phong thấp tụ lại ở cơ phu, khí huyết không được vinh nhuận, da không được nuôi dưỡng, bên ngoài do trọc độc bám vào, gây nên bệnh.
Triệu Chứng và Điều Trị
+ Phong Thấp: Lúc mới phát, lòng bàn tay ngứa như kim đâm, có những bọc nước, gãi thì chảy nước, nước làm thành lỗ, da bàn tay khô, ngứa không chịu nổi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Phù Hoạt.
Điều trị:
+ Khứ phong lợi thấp, ích Thận, giải độc. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Thang gia giảm: Sinh địa, Phục linh, Sơn thù, Bạch thược (sao), Mạch môn đều 12g, Đơn bì (sao), Trạch tả đều 10g, Sơn dược 30g, Sài hồ, Thạch xương bồ đều 5g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Khứ phong táo thấp. Dùng bài Tiêu Phong Tán gia giảm: Sinh địa, Phòng phong, Thuyền thoái, Khổ sâm, Kinh giới, Thương truật, Ngưu bàng tử, Cam thảo, Mộc thông, Bạch tiên bì.
(Phong phong, Kinh giới, Thuyền thoái, Ngưu bàng tử, Bạch tiên bì để khứ phong, giảm ngứa; Khổ sâm, Thương truật, Mộc thông để táo thấp; Đương quy, Sinh địa, Cam thảo dưỡng huyết, nhuận táo) (Trung Y Cương Mục).
+ Thấp Nhiệt: Mụn nước mọc thành đám, ngứa đau không chịu được, ngoài da ra nhiều mồ hôi, hơi nóng thì ra mồ hôi, khát mà không muốn uống.
Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ, Sinh địa, Xa tiền tử, Trạch tả, Đương quy, Tri mẫu, Hoàng liên.
(Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử, Long đởm thảo, Sài hồ thanh nhiệt giải độc; Xa tiền tử, Trạch tả thấm lợi thấp tà; Đương quy, Tri mẫu, Sinh địa dưỡng huyết, nhuận táo) (Trung Y Cương Mục).
Thuốc Bôi: (Nga Chưởng Phong Chỉ Dưỡng Phấn: Chương não, Bằng sa, Hùng hoàng đều 5g, Khô phàn, Băng phiến đều 1g. Tán nhuyễn, trộn đều bôi (Trung Y Cương Mục).
+ Tỳ Hư Huyết Táo: Bệnh kéo dài lâu ngày hoặc trị không khỏi, da tay bị khoét sâu, rách, ngứa, đau, cổ tay giống như chân vịt, khô, rát, da đỏ lên, lưỡi khô ít nước miếng, mạch Hư, Tế hơi Sác.
Điều trị: Dưỡng huyết nhuận táo, phù Tỳ sát trùng. Dùng bài:
+ Đương Quy Ẩm Tử gia giảm: Đương quy, Xuyên khung, Quế chi, Cam thảo đều 6g, Hà thủ ô, Hoàng tinh, Sinh địa, Thục địa, Bạch thược (sao) đều 15g, Sơn dược, Thiên môn, Mạch môn, Biển đậu (sao), Ngọc trúc đều 12g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
+ Tứ Vật Thang gia giảm: Kinh giới, Sinh địa đều 16g, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Liên kiều, Hoàng bá, Thương truật đều 12g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
+ Dưỡng huyết, khứ phong. Dùng bài Khứ Phong Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa, Bạch tật lê, Ngưu tất, Tri mẫu, Hoàng bá, Độc hoạt, Đương quy.
(Sinh địa, Thục địa, Tri mẫu, Đương quy để dưỡng huyết, nhuận táo; Bạch tật lê, Độc hoạt khứ phong, giảm ngứa; Ngưu tất, Hoàng bá thanh nhiệt, nhuận táo) (Trung Y Cương Mục).
Thuốc Bôi: Nhuận Cơ Cao (Y Tông Kim Giám): Đương quy, Hoàng lạp đều 15g, Tử thảo 3g, Ma du 120g. Hai loại thuốc nấu với dầu, khi thuốc khô, chỉ lấy dầu, thêm Hoàng lạp vào, nấu thành cao dùng để bôi (Trung Y Cương Mục).
Thuốc Bôi:
+ Lá cây Mỏ quạ, chiết lấy nước bôi ngày 2~3 lần (Y Học Dân Tộc
Việt Nam).
+ Địa du phấn 30g, Khinh phấn 1,5g. Tán nhuyễn, trộn với Dấm bôi (Trung Y Cương Mục).
+ Bách bộ, Cát sơn long đều 60g. Sắc lấy nước ngâm tay (Trung Y Cương Mục).
+ Ngũ bội tử, Khô phàn. Tán nhuyễn bôi (Trung Y Cương Mục).
Thuốc Xông
+ Kinh giới, Xà sàng tử, Bèo cái, Hoàng bá (vỏ), Nhân trần hoặc Ngải diệp đều 10g. Đun sôi nước khoảng 10 phút, cho thuốc vào, đun sôi tiếp khoảng 5 phút nữa, bắc xuống, xông hơi vào chỗ tổn thương rịn nước. Khi nước nguội, còn hơi âm ấm, ngâm và rủa chổ tổn thương.
Kết quả thường giảm ngứa và khô ngay sau lần xông đầu tiên. Tuy nhiên nên làm thêm 3~5 lần nữa cho khỏi hẳn (Bệnh Viện Da Liễu tp Hồ Chí Minh).
Tham Khảo
+ Dùng bài Địa Hoàng Hoàn GiaVị (Trạch tả, Thục địa đều 240g, Sơn thù nhục 120g, Sơn dược, Đơ bì, Phục linh, Bạch thược, Đương quy, Mạch môn đều 90g, Sài hồ, Nhục quế đều 30g, Thạch xương bồ 15g. Tán bột, trộn với Mật làm thành hoàn, mỗi hoàn nặng 10g. ngày uống 2 hoàn.
Đã trị 100 ca, đạt tỉ lệ 97% (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1984 (6): 67).
+ Dùng thuốc ngâm: Hoa tiêu, Đại phong tử, Minh phàn đều 10g,Tạo giác 15g, Hùng hoàng 5g, Thổ cận bì 30g, Ngôn thạch 1,5g, Phượng tiên hoa 30g, ngâm với 1~2 cân dấm một đêm. Ép lấy nước để ngâm. Ngày thứ nhất ngâm 8 phút, ngày thứ hai đến ngày thứ 4, ngâm 2~4 giờ. Sau khi ngâm xong, dùng nước sạch rửa tay. Đã trị 100 ca, khỏi 85, có chuyển biến tốt 13, không khỏi 2. Đạt tỉ lệ 76% (Dương Tất Thành Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1984, 8 (8): 14).
Bệnh Án Tổ Đỉa
(Trích trong (Đơn Sang Quế Ngoại Khoa Kinh Nghiệm Tập).
Hà X, Nữ, 34 tuổi. Bị chứng nga chưởng phong đã hơn 12 năm. Mỗi năm vào mùa hạ, lòng bàn tay nổi lên những nốt to như hạt gạo bọc nước, lúc mọc lúc lặn, khô, ngứa không chịu được. Vào mùa đông thì da tay nứt ra, đầu ngón tay rách, có khi ra máu, đau nhức.
Biện chứng: do cảm phải thấp nhiệt phong độc, tíc tụ lại dưới da, khí huyết bị ngăn trở, da không được nhu dưỡng gây nên bệnh.
Điều trị: Sơ phong, khứ thấp, sát trùng, chỉ dưỡng. Dùng: Phù Bình Tán (Phù bình, Cương tằm, Bạch tiên bì đều 12g, Kinh giới, Phòng phong, Độc hoạt, Khương hoạt, Nha tạo, Xuyên ô, Thảo ô, Uy linh tiên đều 10g, Phượng tiên hoa (tươi) 1 nắm (bỏ gốc). Thuốc trên ngâm chung với 1 lít Dấm tốt trong 24 giờ, sau đó sắc nhỏ lửa, bỏ bã, lấy nước đó ngâm tay ngày 2~3 lần, mỗi lần 10~20 phút, lau khô. Ngâm ba lần như vậy thì khỏi bệnh
NGÂN PHONG NỘI CHƯỚNG
Nguyên nhân
Do có sẵn chứng đầu phong hoậc bị chấn thương ở đầu hoặc do thất tình uất kết hoặc do uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn cay, nồng, béo, nhiệt tà uất lại nung nấu gây nên.
Triệu chứng
Mới phát không ngứa, không đau, chỉ cảm thấy nhìn không rõ, lờ mờ như có một lớp mây mu mỏng che trước mắt hoặc thấy như có những đốm trắng bay lượn trước mắt. Lúc đầu bị một bên mắt, dần dần lây sang cả hai mắt. Lâu ngày thì thấy như ở đồng tử có một lớp trắng như bạc. Chứng này hơi khó trị.
Điều trị:
Dùng bài THẠCH QUYẾT MINH TÁN (Thẩm Thị Dao Hàm): Bạch phục linh, Hoàng cầm, Huyền sâm Ngũ vị, tri mẫu. Lượng bằng nhau. Nhân sâm, Phòng phong, Sung úy tử, Tế tân, Thạch quyết minh, Xa tiền tử, lượng bằng nửa các vị thuốc trên. Tán bột. Mỗi lần uống 8g.
TD: Trị mắt có màng như mây trắng hoặc như sương mù lởn vởn (Ngân phong nội chướng).
NGHẸN (Ế CÁCH)
Đại Cương
Nghẹn là trạng thái nuốt xuống bị trở ngại, ăn uống như bị nghẽn tắc không xuống.
Nghẹn chỉ là một triệu chứng có thể do nhiều bệnh ở thực quản gây ra: Rối loạn thần kinh thực quản, thực quản co thắt, thực quản có khối u... tương ứng với thể Tâm Vị Co Thắt, Thực Đạo Viêm, Ung Thư Thực Quản, Ung Thư Dạ Dày.
Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (Tố Vấn 28) viết: “Hung tắc bị nghẹn thì trên dưới không thông”, ám chỉ chứng ế cách.
Phân Loại
+ Ế: ăn uống đến khoảng giữa miệng với cổ họng, vì khí làm ngăn lại, nuốt nghẹn không xuống được, vì vậy gây nên nôn ra, từ trong họng chuyển ra, do đó gọi là Ế bệnh, bệnh ở thượng tiêu.
+ Cách: Có hai cách giải thích:
a-Ăn uống xuống họng, đến cơ hoành (cách) thì không xuống được nữa, nôn ra, vì vậy, gọi là cách.
b- Từ cách mạc (hoành cách mô) chuyển ra, do đó gọi là Cách (Theo Lý Đông Viên giải thích). Cách ở đây không có nghĩa là ngăn cách.
c- Hải Thượng Lãn Ông trong ‘Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh’ giải thích: “Chứng Cách xẩy ra ở khoảng giữa bao tử và họng, vì vậy gọi là Cách. Chữ Cách này có nghĩa là ngăn cách, ý nói là ngăn thức ăn ra khỏi bao tử. Bệnh ở trung tiêu.
Nguyên Nhân
Theo sách ‘Y Trung Quan Miện’ (Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh) thì:
+ Ế do vị quản khô ráo, huyết dịch suy kém, do âm hư hỏa vượng.
+ Cách thường do lo nghĩ, tức giận gây nên uất kết, đờm khí tụ lại trên cách mô, vì vậy Chu Đan Khê nhận định là “Bệnh này chỉ có ở người lớn tuổi, trẻ tuổi không có chứng ế cách”.
. Tiết Lập Trai cho rằng “ Bệnh ế cách do hỏa gây nên”. Do hỏa bốc lên nung đốt tân dịch thành đờm, lúc đầu thì hỏa và đờm chưa kết, họng và ngực bị táo, ăn uống vào không được lưu lợi thành ra ế cách.
. Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận (Tố Vấn 7) viết: “Khí Tam dương kết lại, gọi là Cách”.
. Sách ‘Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩch’ giải thích rõ hơn ý của sách Nội Kinh Tố Vấn như sau: ” ... Nhưng phải biết vì sao Tam dương sinh ra nhiệt kết? Ddêuf là bệnh của Thận cả, vì Thận chủ chủ 5 chất dịch, chủ nhị tiện, cùng với Bàng quang thành một tạng phủ có quan hệ biểu lý. Thận thủy đã khô thì dương hỏa thiên thắng nung nấu tân dịch, làm cho tam dượng bị nhiệt kết. Đường trước đường sau đều bị bế tắc, đi xuống không thông ắt phải đi ngược trở lên, thẳng theo thanh đạo (đường khí) mà bốc lên họng, cho nên nghẹn (ế) ở họng mà không xuống được, có xuống được rồi cũng trở ra là do dương hỏa cứ đi lên không xuống thì làm gì uống nước xuống được, vì thế ăn lại càng khó xuống:...”
+ Theo sách ‘Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô:
1- Do Lo Nghĩ, Uất Ức làm cho khí bị kết lại, tân dịch ngưng tụ lại thành đờm, uất ức làm hại đến Can khí, Can khí bị uất kết sinh ra huyết ứ. Đờm ứ và huyết ứ gây trở ngại thực quản làm cho nuốt khó, ăn uống không xuống, trên dưới không thông.
2- Do Uất Nhiệt Làm Tổn Hại Tân Dịch (T.Hải + T. Đô): Uống rượu, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, lâu ngày nhiệt ứ lại, làm bế tắc thực quản, hại tân dịch, huyết bị khô, sít, ăn uống không xuống được gây nên nghẹn.
3- Do Tinh Huyết Không Đủ (T. Đô): Lao thương làm hại Thận âm, tinh huyết bị khô, âm tinh không đưa lên trên được, thực đạo bị khô sít, ăn uống không xuống được gây ra nghẹn.
4- Do Tửu Sắc Quá Độ, ham uống rượu, tình dục phóng túng cũng gây nên ế cách. Vì rượu nóng làm tổn hại khí huyết, sắc dục thì hao tổn tinh dịch, tinh huyết đã thiếu thì huyết lưu hành không thông, có thể làm cho khí huyết uất kết gây nên chứng ế cách. Trong đó, uống rượu là yếu tố quan trọng. Sách ‘Y Biển’ viết: Người uống rượu thường bị chứng ế cách, uống rượu nóng lại càng bị nhiều vì nóng thì hại tân dịch, cuống họng khô sáp, ăn vào không được”.
Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “ Chứng ế cách do lo sầu, nghĩ ngợi, nhọc mệt và uất chứa lại, hoặc tửu sắc quá độ làm tổn hại chân âm, chân âm bị tổn thương thì tinh huyết khô cạn. Khí không thông hành thì ở trên bị chứng ế cách, tinh huyết khô cạn thì ở dưới bị bệnh táo kết”.
Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ cũng nêu lên rằng người trẻ tuổi ít bị chứng này mà đa số là người lớn tuổi, người yếu sức thường bị, như vậy cho thấy chứng này cũng liên hệ với tuổi tác và sức khỏe.
Triệu Chứng
1- Đờm Khí Ngăn Trở: Khi nuốt thấy trong họng như bị nghẹn, ngực đầy, đại tiện khó, miệng và họng khô, gầy ốm, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền, Tế (T.Hải), Huyền, Tế, Sáp (T. Đô).
2- Huyết Ứ Nội Kết: Vùng ngực đau nhói, vừa ăn xong là nôn, kể cả nước cũng không uống được, đại tiện cứng như phân dê, hoặc như nước đậu đỏ, đậu đen, gầy ốm, lưỡi đỏ, ít nước miếng, lưỡi xanh tím, mạch Tế Sáp.
3- Khí Dương Hư Yếu: Ăn uống không xuống, mặt nhạt, sợ lạnh, hụt hơi, nôn ra nước và nước miếng, mặt và chân phù, bụng trướng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Tế Nhược.
Nguyên Tắc Điều Trị
Theo sách ‘Y Trung Quan Miện’:
1- Ế chứng vốn do tinh huyết khô khan, lo nghĩ uất kết, huyết dịch không nhuần xuống được thành nghẹn (ế), cho nên hễ thấy ăn uống thì trong lòng đã cảm thấy tắc nghẽn, đó là dấu hiệu báo trước cho biết chân khí vô hình đã có bệnh. Phép chữa phải bồi bổ chân khí là chính.
2- Nếu Thận hư thì mạch Nhâm không tưới nhuần được khí nguyên dương ở đan điền, không có nóng ấm để nung nấu thủy cốc, cho nên trung tiêu chuyển vận hóa xuống không được gây nên ế cách, do đó, phép trị phải bổ âm. Xét người bị ế cách, uống nước thì dễ chịu mà ăn vào lại khó là do âm khí tiêu mất, phải nhờ ‘đồng bào’ giúp sức.
3- Chứng ế cách nơi người lớn tuổi do huyết dịch khô khan, trung châu không vận hóa nổi... cần biết bảo tồn chân khí, đừng để tiêu tan mất, cần tưới nhuận chỗ khô sáp thường xuyên, đừng để ủng tắc khiến cho khí dễ sinh ra huyết. Vì vậy, Chu Đan Khê có cách chữa bằng các thứ sữa, các thứ nước tươi (sinh trấp).
4- Nếu cho rằng do uất kết sinh ra, dùng thuốc hóa đờm cho tiêu đi, có thê có hiệu quả nhất thời nhưng sẽ dần dần khô héo mà chết. Nên dùng bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn, tùy chứng mà thêm Ngũ vị, Ngưu tất.
5- Vì bệnh do lo nghĩ, tinh thần gây nên, vì vậy, cần bảo dưỡng tinh thần, dẹp bớt tư lự thì tân dịch mới tụ về trong Vị.
6- Chứng ế cách vừa chữa khỏi, tuy thèm ăn uống cũng không được cho ăn cơm cháo ngay, mỗi ngày nên dùng Nhân sâm, Trần bì đều 8g, Gạo tốt 40g, sắc uống dần từng ít một để thêm Vị khí. Uống như vậy thấy yên thì thêm Nhân sâm dần dần, sau một tuần mới có thể ăn cháo được. Nếu Tỳ Vị chưa mạnh mà đã vội cho ăn cháo gạo thì hầu hết không chữa được. Người tuổi ngoài 60 rất khó chữa.
7- Người lớn tuổi thường khó chữa vì trai trẻ khí huyết chưa dư, dùng thuốc chữa đờm hỏa thì khỏi hẳn nhưng nơi người lớn tuổi, khí huyết đã suy, nếu dùng thuốc vét hết đờm hỏa, tuy tạm khỏi nhưng bệnh sẽ trở lại. Đó là do khí hư không vận hóa được mà sinh đờm, huyết hư thì không đủ tưới nhuận được mà sinh ra hỏa, tuyệt đối không nên dùng thuốc có vị thơm, ráo (táo), nếu dùng thì sẽ chết.
8- Nên ăn những thức ăn thanh đạm, tránh thức ăn béo, vì chứng này thuộc nhiệt mà táo, ăn thức ăn béo sẽ giúp thêm hỏa, sinh ra đờm, sẽ làm cho bệnh nặng thêm.
Điều Trị
1- Đờm Khí Giao Trở: Khai uất, nhuận táo (T.Hải + T. Đô).
Dùng bài Khải Cách Tán (Y Học Tâm Ngộ, q. 3): Sa sâm, Đan sâm đều 12g, Bối mẫu (bỏ lõi) 6g, Phục linh 4g, Hà diệp đế (Gương sen) 2 cái, Sa nhân (xác) 1,6g, Uất kim 2g. Sắc uống.
(Uất kim, Sa nhân để khai uất, lợi khí; Sa sâm, Bối mẫu nhuận táo, hóa đờm; Đan sâm tan ứ huyết; Phục linh lợi thấp).
2- Ứ Huyết Nội Kết: Tư âm, dưỡng huyết, phá kết, hành ứ, dùng bài Thông U Thang (NKHT. Hải)
Dưỡng huyết, hành ứ, dùng bài Thông U Thang (NKHT. Đô).
Thông U Thang (Lan Thất Bí Tàng, q. Hạ): Quy vĩ, Đào nhân, Thăng ma đều 4g, Sinh địa, Thục địa 2g, Chích thảo, Hồng hoa đều 0,4g. Sắc, cho thêm bột Tân lang 2g, uống nóng.
(Sinh địa, Thục địa, Đương quy tư âm, dưỡng huyết; Đào nhân, Hồng hoa phá kết, hành ứ; Tân lang phá khí trệ, giáng xuống; Thăng ma hành khí đi lên, giúp cho khí lên xuống được điều hòa).
Hòa Vị Chỉ Kinh Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Đao đậu tử, Xích thược, Ngọa lăng, Bạch thược đều 40g, Đương quy, Ngẫu tiết, Mộc qua đều 16g, Hạnh nhân, Quất hồng, Hồng hoa, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, Hương phụ đều 12g, Mai khôi hoa, Sa nhân, Sinh khương đều 6g. Sắc uống.
3- Khí Hư Dương Suy
+ NKHT. Hải: Ích khí, kiện Tỳ, sinh tân, giáng nghịch. Dùng bài Bổ Khí Vận Tỳ Thang.
+ NKHT. Đô: Bổ khí, ích Tỳ. Dùng bài Bổ Khí Vận Tỳ Thang.
Bổ Khí Vận Tỳ Thang (Chứng Trị Chuẩn Thằng, q. 3): Bạch truật 12g, Nhân sâm 8g, Phục linh, Quất hồng đều 6g, Chích kỳ 4g, Sa nhân 3,2g, Chích thảo 1,6g. Thêm Gừng sống 1 lát, Táo 1 trái, sắc uống lúc đói.
(Nhân sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật bổ khí, kiện Tỳ, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch thuận khí, giáng nghịch).
NGHỊCH KINH
Trước khi hành kinh 1-2 ngày hoặc ngay trong lúc đang hành kinh mà thấy nôn ra máu, chảy máu cam vào đúng chu kỳ nhất định của kinh nguyệt, chỉ khác là thay vì đi xuống lại phát ở bên trên, vì vậy, gọi là Đảo Kinh, Nghịch Kinh. Đông y cũng gọi là ‘Kinh Hành Thổ Nục’.
Sách ‘Diệp Thiên Sỹ Nữ Khoa’ viết: “Kinh không đi xuống mà lại đi lên ra theo đường mũi, miệng, gọi là Nghịch kinh”.
Hiện tượng ra máu ở mũi, miệng không phải là kinh nguyệt đi ngược lên mà do huyết nhiệt làm tổn thương lạc mạch gây nên xuất huyết ở mũi và miệng. Khi huyết ra ở mũi miệng thì lượng huyết bị giảm đi, cho nên không ra ở dưới mà lại xuất ra ở miệng mũi, hình như thay thế cho kinh nguyệt.
Nguyên Nhân
Thường do huyết nhiệt làm cho khí bị nghịch lên gây nên bệnh.
Trên lâm sàng thường gặp các loại:
Can Kinh Uất Hoả: Do giận dữ làm hại Can hỏa khiến cho huyết theo đường kinh nghịch lên gây ra.
Huyết Nhiệt: Thường do hàng ngày thích ăn các thứ cay nóng như tiêu, ớt, gừng... nhiệt tồn đọng trong nội tạng làm tổn thương các lạc mạch gây nên.
Âm Hư Phế Táo. Thể chất hư yếu, âm huyết vốn bị hư yếu, âm hư thì hỏa bốc lên, khiến cho huyết đi nghịch lên gây ra bệnh. Hoặc phụ nữ có thai mà thường uống thuốc ôn nhiệt, nhiệt thúc đẩy huyết khiến cho huyết chạy bậy gây nên chứng xuất huyết ở mũi, miệng.
Triệu Chứng
Can Kinh Hỏa Uất: Trước khi hành kinh hoặc khi kinh đang xuống thường có nôn ra máu, chảy máu cam, mầu hồng, lượng tương đối nhiều, chóng mặt, tai ù, bứt rứt, cau có, đau căng hai bên sườn, miệng khô, nước tiểu vàng, táo bón, nước tiểu đỏ, vàng, hay mơ, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh Can, tả nhiệt. Dùng bài Tiêu Dao Thang thêm các vị thanh Can, tả nhiệt như Đơn bì, Chi tử (Trung Y Phụ Khoa Giảng Nghĩa).
Âm Hư Phế Táo: Đang hành kinh hoặc sau khi hành kinh mà nôn ra máu, chảy máu cam, lượng ít, mầu hồng, bình thường chóng mặt, ù tai, ho, sốt về chiều, lòng bàn tay nóng, chu kỳ kinh bất thường, lượng ít, mầu hồng không đậm, môi hồng khô, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác.
Điều trị: Tư Âm Giáng Hỏa. Dùng bài:
. Hoạt Huyết Nhuận Táo Sinh Tân Thang gia giảm Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Thiên môn, Mạch môn, Đào nhân, Hồng hoa, Thiên hoa phấn. (Trung Y Phụ Khoa Giảng Nghĩa).
. Thuận Khí Thang [Phó Thanh Chủ Nữ Khoa] thêm Tri mẫu, Mạchmôn, Hạn liên thảo (Trung Y Phụ Khoa Học)
Huyết Nhiệt: Trước khi hành kinh hoặc lúc đang hành kinh thường bị nôn ra máu, chảy máu cam, lượng huyết ra nhiều, mầu đỏ, mặt hồng, môi đỏ, tức giận, miệng khô, họng khô, đêm ngủ không yên, táo bón, trong người nóng nẩy, nước tiểu ngắn, mầu vàng lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Hồng Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, điều kinh. Dùng bài
+ Cầm Liên Tứ Vật Thang [Y Tông Kim Giám] (Trung Y Phục Khoa Giảng Nghĩa).
+ Tê Giác Địa Hoàng Thang, Tam Hoàng Tứ Vật Thang, Thanh Kinh Tứ Vật Thang (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Bình Can Giáng Nghịch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy, Sinh địa đều 15g, Bạch thược (tẩm rượu) 6g, Đan bì 15g, Phục linh, Sa sâm, Kinh giới huệ (sao đen) đều 9g, Tây thảo 6g, Ngưu tất 2,5g. Sắc uống.
TD: Lương huyết, thuận kinh, bình Can, lý khí. Trị nghịch kinh, bụng đau, mạch Huyền, Khổng, Hoạt.
Giáng Nghịch Thuận Kinh Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Trân châu (vỏ) [nghiền nát, nấu trước), Tang ký sinh, Hà thủ ô (chế), Ích mẫu thảo đều 30g, Mã đậu y, Can địa hoàng, Trạch lan đều 15g, Đan bì 12g, Ngưu tất 18g, Tri mẫu 6g, Cam thảo 3g. Sắc với 3 chén nước còn một chén, thêm một trái trứng gà và một ít dấm vào, uống lúc đói bụng.
TD: Lương Can, giáng Xung, thuận kinh, chỉ nục. Trị âm hư huyết nhiệt, hư hỏa bốc lên gây nên nghịch kinh.
Tiêu Thảo Tiễn (Tân Trung Y Tạp Chí 10, 1990): Mang tiêu, Cam thảo đều 40- 90g. Thêm nước sắc 60-90 phút, uống hết một lần.
TD: Thông phủ, tiết nhiệt, chỉ huyết. Trị nghịch kinh.
Thuận Kinh Thang (Bắc Kinh Trung Y Dược 3, 1989): Đương quy, Hoàng cầm đều 10g, Hồng hoa 3-6g, Bạch tật lê, Xích thược, Hương phụ, Ích mẫu thảo, Ngưu tất đều 12g, Đại giả thạch, Trân châu mẫu đều 20g, Huyền sâm, Sinh địa đều 15g. Bắt đầu chu kỳ mới, ngày uống 1 thang, 2 ngày sau sẽ thấy kinh.
TD: Lương huyết, hoạt huyết, bình Can, giáng nghịch, thuận kinh, chỉ huyết. Trị nghịch kinh.
Trị 50 ca, khỏi 3 ca, có hiệu quả ít 45 ca, không hiệu quả 2 ca. Đạt kết quả 96%.
Đảo Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Sinh địa (tươi) 30g, Đan bì (tro) 12g, Sơn chi (tiêu), Kinh giới (tro), Hoàng cầm (sao) đều 9g, Ngưu tất (tro) 15g, Trân châu mẫu (nấu trước) 30g, Cam thảo (sống) 3g. Sắc. Trước kinh kỳ 5 ngày, uống liên tục 5 thang. Nếu chưa bớt, cách một ngày uống một thang, sẽ có hiệu quả.
Ích Khí Đảo Kinh Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Kinh giới (tro), Tử cầm (sao), Đương quy, Thạch cao, Đảng sâm đều 10g, Tử đan sâm, Sơn chi, Mao hoa đều 6g, Cát lạc, Ngưu tất, Đan bì, Bạch thược đều 5g. Sắc uống.
TD: Ích âm, tả hỏa, dưỡng huyết, ích khí, chỉ huyết. Trị nghịch kinh.
Thường uống 3 thang là khỏi.
Liễm Xung Lý Thuận Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Hồng sâm 3g, Bạch thược, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sơn dược đều 15g, Đơn bì, Ngưu tất đều 9g. Sắc uống.
TD: Ích khí, tư Thận, liễm Xung, ninh huyết. Trị nghịch kinh.
NHĨ CAM
Xuất xứ: sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’.
Chứng Nhĩ Cam là tai chảy mủ mầu đen, lở loét, hôi thối.
Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Chứng Nhĩ cam thì tai chảy mủ hôi thối”.
Nguyên nhân:
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Dương Y’ ghi: Nhĩ cam gây ra lở loét, hôi thối, do phong nhiệt của kinh túc Thiếu âm và thủ Thiếu dương ửng trệ lại ở phía trên gây nên”.
Triệu chứng: Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Do thấp nhiệt ở kinh Vị và hỏa độc ở Can gây nên: trong tai có mủ mầu đen hôi thối.
Điều trị: Thanh hỏa, lợi thấp.
Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm, Nhĩ Cam Tán (31).
2- Do Thận âm suy tổn, hư hỏa bốc lên thì trong tai chảy mủ mầu đen lâu ngày không khỏi, đầu váng, tai ù, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Thang (61) gia giảm
NHĨ DƯỠNG
Xuất xứ:Sách ‘Y Quán’.
Là trạng thái Tai Ngứa. Tương đương dạng Viêm Tai do trực khuẩn hoặc thấp chẩn ở lỗ tai.
Nguyên nhân:Thường do Can phong nội động, Thận hư hỏa vượng bốc lên gây nên.
Chứng:Trong tai ngứa, ngứa chịu không nổi.
Điều trị:Cố Thận, thanh Can, khứ phong, chỉ dưỡng (khỏi ngứa). Dùng bài Cứu Dưỡng Đơn (08).
Ngoại khoa:dùng Thục tiêu 12g, ngâm với 30ml dầu Mè, lấy một ít nhỏ vào tai.
NHĨ ĐINH
Xuất xứ:sách ‘Dương Y Kinh Nghiệm Toàn Thư’. Là một dạng nhọt mọc ở phía ngoài tai.
Nguyên nhân:Thường do hỏa
độc ở Can Đởm bốc lên.
Điều trị: Tả hỏa, giải độc, lương huyết, chỉ thống. Dùng bài:
Hoàng Liên Giải Độc Thang (16).
Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58) (Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giải độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc).
NHĨ ĐỈNH
Xuất xứ:sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’.
Trong lỗ tai có nhọt.
Chứng:Trong lỗ tai có nhọt sưng lên, giống như hột táo, đầu nhỏ mà phình to, vỡ ra, chảy mủ ra ngoài.
Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông, Q. 4’ ghi: “Chứng Nhĩ đỉnh kết vào trong lỗ tai, khí mạch không thông, đau liên tục”.
Nguyên nhân:Do hỏa của kinh Can, Thận và Vị tụ lại gây nên.
Điều trị:dùng bài Chi Tử Thanh Can Thang (04) gia giảm.
Ngoại khoa:Dùng Não Sa Tán (25) thổi vào trong tai
NHĨ LẠN
Xuất xứ: sách ‘Sang Y Kinh Nghiệm Toàn Thư, Q. 1’.
Vành tai lở loét, chảy mủ lan tràn.
Nguyên nhân: Đa số do thấp nhiệt ở Can Đởm bị uất kết bốc lên tai gây nên bệnh.
Triệu chứng: Vành tai lở loét, vết loét khó liền miệng, lúc khỏi, lúc phát, khó chữa khỏi hẳn.
Điều trị: Thanh nhiệt. Trừ thấp, tiêu thủng, giải độc.
Dùng bài:
Long Đởm Tả Can Thang gia giảm (22, 23).
Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (29) gia giảm.
NHĨ LŨ
Tai chảy mủ ở phía trước hoặc sau tai.
Chảy mủ ra phía trước tai, đa số do tiên thiên. Phát ở sau tai thường do bệnh ở tai điều trị không khỏi lâu ngày hóa mủ, vỡ ra gây nên.
Gặp nhiều ở trẻ em.
Tương đương chứng Viêm Tai Giữa Cấp Tính Có Mủ.
Chứng: Trẻ nhỏ thường sốt cao, bỏ ăn, mạch nhanh, ra mồ hôi, có thể vật vã, co giật. Nơi người lớn thì sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu. Đau tai là dấu hiệu chính, đau dữ dội theo nhịp đập, đau từng cơn, về đêm đau nhiều hơn nhất là khi nằm xuống, làm cho bệnh nhân mất ngủ. Đau lan ra sau tai, nửa mặt, lên đầu. Trẻ nhỏ thường lắc đầu, khóc thét nhất là khi thay đổi tư thế đầu chạm vào tai.
Trên lâm sàng, thường gặp ba loại sau:
1- Thể Phong Nhiệt
Chứng: Tai chảy mủ, đau, đầu đau, sợ gió, sốt, mạch Phù, Đại.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thủng.
Dùng bài Ngưu Bàng Giải Cơ Thang gia giảm (Đây là bài Ngưu Bàng Giải Cơ Thang bỏ Huyền sâm, Thạch hộc, Bạc hà, thêm Xích thược, Ngân hoa, Cam thảo. Dùng Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh để thanh nhiệt, giải độc; Ngưu bàng, Kinh giới sơ phong, thanh nhiệt; Đơn bì, Xích thược hoạt huyết, lương huyết; Sơn chi, Hạ khô thảo thanh nhiệt; Cam thảo tả hỏa, giải độc, điều hòa các vị thuốc (Trung Y Cương Mục).
2- Can Kinh Nhiệt Độc
Chứng: Tai chảy mủ, đau nhức, miệng khô, khát, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Sác có lực.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng.
Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm:
(Đây là bài Long Đởm Tả Can thang bỏ Đương quy, Xa tiền tử, thêm Liên kiều, Dã cúc hoa. Dùng Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, Dã cúc hoa, Liên kiều để thanh nhiệt, giải độc; Mộc thông, Trạch tả thông lạc, khứ đờm, tiêu thủng; Sinh địa tư âm, lương huyết (Trung Y Cương Mục).
3- Chính Khí Suy Yếu, Khí Huyết Bất Túc
Chứng: Tai chảy mủ lâu không khỏi, mủ có mầu xanh, hôi, lưỡi trắng nhạt, mạch Tế, Nhược.
Điều trị: Bổ ích khí huyết, Phù chính, khu tà.
Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang gia giảm: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Phục linh, Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Chích thảo, Nhục quế, Trần bì (Đây là bài Thập Toàn Đại Bổ Thang bỏ Xuyên khung, thêm Trần bì. Dùng Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Chích thảo để kiện Tỳ, bổ khí; Thục địa, Đương quy, Bạch thược tư âm, bổ huyết; Nhục quế ôn Thận, trợ dương; Thêm Trần bì để lý khí. Hoàng kỳ giúp cho Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo ích khí, bài nùng (Trung Y Cương Mục).
NHĨ NỤC
Xuất xứ: Sách ‘Y Tông Kim Giám’.
Là trạng thái tai chảy máu.
Mục ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông
Kim Giám’ viết: “Tai chảy máu gọi là Nhĩ Nục”.
Nguyên nhân: Thận khai khiếu ở tai, kinh thủ Thiếu dương và túc Thiếu dương vận hành ngang qua tai, vì vậy tai chảy máu thường gặp nơi người Can Đởm hỏa vượng, Thận hư hỏa vượng, uống rượu nhiều, giận dữ.
Triệu chứng:
+ Do Can Đởm Hỏa Vượng: Đầu đau, phiền táo, đêm ngủ không yên, miệng đắng, họng khô, mạch bộ quan Huyền, Sác.
Điều trị: Thanh tiết mộc hoả.Dùng bài
Sài Hồ Sơ Can Thang (42) gia giảm, Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm.
+ Do Thận Hư Hỏa Động: Phiền táo, di tinh. Lưỡi đỏ, khô, mạch Huyền, Tế, Sác.
Điều trị: Tư âm, giáng hỏa.
Dùng bài:
Đạo Xích Tán (12), Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Sài Hồ Mai Liên Tán (41).
Bên ngoài:
Dùng Thập Khôi Tán (51) hoặc Long cốt tán nhuyễn thổi vào tai.
NHĨ PHÁT
Xuất xứ: Sách ‘Ngoại Khoa Khải Huyền’, Q. 4.
Nguyên nhân: Do phong và nhiệt ở kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu gây nên.
Triệu chứng: Bệnh phát ở sau tai, lúc đầu giống như hột tiêu, sưng to lên, vỡ nát như tổ ong, sưng đau, mầu đỏ hoặc sưng lan đến dái tai. Nếu nhọt vỡ ra, có thể lan vào tai, bệnh sẽ nặng, khó khỏi.
Mục ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám ‘ viết: “Chứng nhĩ phát do kinh Tam tiêu gây nên, lúc đầu giống như hột tiêu, dần dần vỡ nát ra như tổ ong, sưng đỏ, đau sau vành tai”.
(Các triệu chứng này giống như trường hợp Viêm Xương Chũm của YHHĐ).
Điều trị: Tả hỏa, giải độc. Dùng bài:
Ngũ Vị Tiêu Độc Tán (29) gia giảm.
Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58) gia giảm.
(Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giải độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc).
NHĨ PHÒNG PHONG
Nguyên nhân: Đa số do phong nhiệt ở kinh Đởm và Tam tiêu bốc lên gây nên.
Triệu chứng: Trong tai sưng đau, ngoài tai đỏ, đầu đau, khó há miệng ra, trong tai chảy mủ, máu, tiểu ít, nước tiểu đỏ.
Điều trị: Thanh nhiêït, giải độc, tiêu thủng, chỉ thống.
Dùng bài:
Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm.
Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58) gia giảm
(Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giải độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc).
NHĨ THỦNG
Xuất xứ: sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’.
Là trạng thái vùng tai sưng đau.
Nguyên nhân: Đa số do phong nhiệt ở Can Đởm và Tam tiêu bốc lên gây nên bệnh.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm.
NHĨ TRĨ
Xuất xứ: sách ‘Sang Y Kinh Nghiệm Toàn Thư, Q. 3).
Nguyên nhân: Do Can Thận và Vị có thấp và hỏa kết tụ gây nên.
Chứng: Trong lỗ tai nổi lên như vú chuột, mầu đỏ, hơi đau, không ra mủ, sưng to làm cho tai nghe không được. Tương đương chứng Polyp tai.
Điều trị: Tả hỏa, trừ thấp. Dùng bài Chi Tử Thanh Can Thang (04) gia giảm.
Ngoại khoa: Dùng Não Sa Tán (25), trộn với dầu (mè, dừa, bôi vào.
NHĨ VỌNG VĂN
Trong tai nghe thấy những tiếng khác lạ.
Thiên ‘Điên Cưồng’ (Linh Khu 22) ghi: “Chứng cuồng làm cho người ta nhìn thấy bậy bạ (mục vọng kiến), nghe bậy bạ (nhĩ vọng văn)”.
Nguyên nhân: Đa số do Can hỏa vọng động đờm che lấp tâm khiếu gây nên.
Điều trị: Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm.
NHIỆT SANG
Mụn Dộp
Mụn dộp là một loại bệnh ngoài da cấp tính do virut, thường phát sinh trong quá trình bệnh sốt cao hoặc sau khi hết sốt. Bệnh còn có thể phát sinh trong các trường hợp lao động quá sức, phụ nữ thời kỳ có kinh, thai nghén hoặc rối loạn tiêu hóa. Đặc điểm của bệnh là dễ sinh các nơi môi mép, quanh lỗ mũi, vùng âm hộ nơi giao tiếp da và niêm mạc, bệnh dễ tái phát.
Nguyên Nhân
Theo YHCT, chứng nhiệt sang là do ngoại cảm phong nhiệt độc uất kết ở Phế Vị, vừa bốc lên đầu mặt, vừa rót xuống nhị âm gây nên bệnh. Do nhiều lần tái phát, nhiệt tà gây tổn thương tân dịch sinh âm hư nội nhiệt.
Theo Y học hiện đại, chứng mụn dộp đơn thuần (Herpes simplex) do nhiễm phải virút mụn dộp (HSV) và hiện tượng virút gây bệnh được chia làm 2 loại: virút mụn dộp týp I (HSVI), virút mụn dộp týp II (HSVII). Virút týp I chủ yếu gây bệnh da và niêm mạc ngoài cơ quan sinh dục, còn týp II chủ yếu gây bệnh ớ cơ quan sinh dục và da niêm mạc trẻ sơ sinh (theo thống kê có 90 % bệnh mụn dộp ở cơ quan sinh dục là do nhiễm HSVII). Và cả 2 loại đều có thể kiểm tra bằng miễn dịch huỳnh quang và cấy tế bào để phân biệt. Cả 2 loại virút đều tồn tại miễn dịch chéo.
Con người là vật chủ duy nhất của virút mụn dộp. Virút lây qua đường hô hấp, miệng, niêm mạc, cơ quan sinh dục và ẩn trú tại nút thần kinh cảm giác. Bệnh mụn dộp nguyên phát phần lớn là thể ẩn (khoảng 90%), không có triệu chứng lâm sàng. Sau khi nhiễm lần đầu vào cơ thể, virút còn ẩn trú một thời gian. Và thông thường có khoảng một nửa số người khỏe mạnh mang virút và các chất xuất tiết ở mũi, nước miếng, và phân người là nguồn lây bệnh. Do virút mụn dộp ở trong người không sản sinh ra tính miễn dịch lâu dài, nên mỗi lúc sức đề kháng của cơ thể giảm sút như lúc mắc bệnh nhiễm sốt, bệnh rối loạn tiêu hóa, phụ nữ thời kỳ có kinh, mang thai, có ổ nhiễm khuẩn, cơ thể quá mệt mỏi do lao động, có chấn thương tinh thần hoặc thay đổi môi trường sống là cơ hội tốt cho virút HSV gây bệnh. Nhiều người cho rằng phát sinh ung thư cổ tử cung là có liên quan đến HSVII.
Triệu Chứng
Có những đặc điểm sau:
1. Trước khi nổi tổn thương, thường có cảm giác khó chịu, ngứa rát tại chỗ, sau đó nổi ban đỏ và nhanh chóng xuất hiện các cụm mụn nhỏc, dịch ban đầu trong sau đục, và vài ngày mụn vỡ loét, chảy nước, khô, đóng vẩy tiết vàng hoặc hơi nâu, có khi nhiễm khuẩn thứ phát, lúc lành có kết đọng sắc tố nhưng không thành sẹo. Bệnh trình kéo dài 1-2 tuần tự khỏi, nhưng dễ tái phát.
2. Bệnh thường hay phát ở nơi tiếp giáp da và niêm mạc như khóe miệng, bờ môi, chung quanh lỗ mũi. Cũng có thể mọc ở vùng niêm mạc miệng, vùng sinh dục ngoài, mắt, mông.
3. Cảm giác chủ quan tại chỗ hơi nóng ngứa, bệnh phát sinh ở bộ phận sinh dục do cọ sát có thể sinh loét nhiễm khuẩn làm mủ nên hơi đau kèm theo viêm mạch hoặc hạch bạch huyết.
4. Vùng âm hộ có mụn rộp có thể gây nhiễm niệu đạo, viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền liệt thứ phát. Bệnh phát sinh ở âm đạo và cổ tử cung rất ít có triệu chứng chủ quan nhưng dễ gây sẩy thai, đẻ non và trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn. Mụn rộp ở bộ phận sinh dục hiện xếp vào loại bệnh lây qua đường sinh dục.
5. Bệnh thường gặp ở người lớn, ít có triệu chứng toàn thân. Trường hợp bệnh phát sinh ở mắt thường gây đau nhiều, ngứa, sợ lạnh, sốt. Bệnh phát ở âm hộ, gây loét, phát sốt, đại tiện táo, nước tiểu vàng đậm, rêu vàng, mạch Sác. Trường hợp bệnh nhiều năm không khỏi dễ sinh họng khô, miệng khát, lưỡi đỏ, là những triệu chứng âm hư sinh nội nhiệt.
Chẩn Đoán
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
1. Triệu chứng lâm sàng: mầu da hơi đỏ, bên trên có nhiều mụn nước tập trung, kết vảy, dễ sinh loét, cảm giác vừa đau vừa ngứa.
2. Thường phát sinh sau bệnh sốt, và lúc sức khỏe yếu, sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Dễ tái phát.
3. Vị trí phát bệnh phần lớn ở vùng tiếp giáp da và niêm mạc ở miệng, môi, quanh lỗ mũi, má và bộ phận sinh dục ngoài.
Chẩn Đoán Phân Biệt
Cần phân biệt với các bệnh sau:
1. Zona vùng mặt: vị trí thường phát bệnh dọc theo đường phân bố của dây thần kinh tam thoa hoặc dây thần kinh mặt, mụn rộp xếp theo dãy, đau dữ dội.
2. Nùng bào sang (chốc lở, Impetigo): mụn mủ rải rác, viền đỏ rõ, có vảy mủ, thường phát sinh ở trẻ em, tiếp xúc lây mạnh.
3. Mụn rộp do dị ứng thuốc : tổn thương da thường là những ban đỏ, mụn rộp lớn trên nền ban đỏ, có tiền sử dị ứng thuốc.
Điều Trị
Trường hợp nhẹ, không cần uống thuốc, chỉ bôi thuốc tại chỗ. Trường hợp nặng hoặc lâu ngày không khỏi, tái phát nhiều lần, có thể dùng thuốc uống như sau:
+ Phong Nhiệt Độc Thịnh: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Tân Di Thanh Phế Ẩm (Tân di, Hoàng cầm, Chi tử, Mạch đông, Bách hợp, Thạch cao, Tri mẫu, Cam thảo, Tỳ bà, Thăng ma (Ngoại Khoa Chính Tông).
. Thấp Nhiệt Nặng: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (Long đởm thảo, Chi tử, Hoàng cầm, Sài hồ, Sinh địa, Trạch tả, Đương quy, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo, sắc uống(Cổ Kim Y Phương Tập Thành).
. Thể Âm Hư Nội Nhiệt: Dường âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp. Dùng bài Tăng Dịch Thang (Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa) (Ôn Bệnh Điều Biện), thêm Bản lam căn, Mã xỉ hiện, Tử thảo, Sinh ý di sắc uống.
Bôi Thuốc Dùng Ngoài
+ Hoàng Liên Cao (Y Tông Kim Giám): Hoàng bá, Khương hoàng đều 9g, Đương qui 15g, Sinh địa 30g, Dầu mè 360g, Bạch lạp 120g. Các vị thuốc, trừ Bạch lạp ngâm vào Dầu mè một ngày, sau đó nấu lửa nhỏ cho cạn, lọc bỏ xác, cho vào Bạch lạp nấu thành cao bôi.
+ Hoàng Liên Cao II (Ngoại Khoa Trung Y Học): bột Hoàng liên, Hoàng bá, bột Hoàng cầm đều 30g, Vaselin 240g) tất cả trộn đều thành cao, trực tiếp bôi vào gạc đắp vùng tổn thương.
+ Tử thảo Địa Du Cao (Ngoại Khoa Trung Y Học): Tử thảo 5g, Địa du 10g, Oxit kẽm 35g, Dầu thực vật 100g, chế thành cao dầu bôi.
Điều Dưỡng
- Chú ý không ăn các chất thức ăn cay nóng dễ gây dị ứng như tôm, mắm tôm, cá biển, thịt gà, thịt bò...
- Những bệnh nhân mắc bệnh ở bộ phận sinh dục, giai đoạn hoạt động của bệnh nên tránh giao hợp.
NHỌT ỐNG TAI NGOÀI
Đại cương
Nhọt ống tai ngoài là nhiễm khuẩn (nhiễm độc) ở nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, chỉ có phần ống tai sụn mới có những nang và tuyến đó, do đó nhọt ống tai chỉ có phần ngoài, còn phần ống tai xương không có nhọt.
YHCT gọi là Nhĩ Đinh. Dân gian còn gọi là Lên Đằng Đằng Tai.
Nguyên nhân
+ Theo YHHĐ:
. Tổn thương xây xát (ngoáy tai bằng móng tay, vạt nhọn…).
. Nhiễm khuẩn chủ yếu là Staphylocoque.
. Eczema (chàm).
. Thể trạng suy yếu.
. Tiểu đường.
+ Theo YHCT: do nhiệt độc xâm nhập vào kinh thiếu dương Tam tiêu và Đởm là hai kinh liên hệ nhiều đến tai.
Triệu chứng
Tai đau dữ dội ( dấu hiệu chính, vì da ống tai dính rất chắc vào sụn, càng vào sâu trong ống tai, da càng dính hơn). Vùng đau lan tỏa ra lân cận như: thái dương, hàm và gây nên kém ăn, mất ngủ. Đôi khi ù hoặc điếc (do nhọt làm hẹp hoặc bít kín ống tai lại).
Tuy nhiên, cần lưu ý phân biệt rõ một số vị trí của nhọt ở tai như sau:
+ Kéo vành tai lên gây đau nhiều: nhọt ở vành trên hoặc thành sau ống tai.
+ Ấn vào nắp tai gây đau nhiều: nhọt ở thành trước ống tai.
+ Ấn vào vùng trước ống tai hoặc nâng dái tai lên rất đau: nhọt ở thành dưới ống tai.
+ Kiểm tra rãnh sau tai, nếu thấy nếp nhăn rõ là nhọt ống tai; Nếu không có nếp nhăn mà tai cũng to phái sau thì phải nghĩ đến xương chũm viêm cấp.
D- Điều trị: Thanh nhiệt, hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm.
Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (29) Gia Giảm
(Chi tử, Long đởm, Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt; Xích thược để hoạt huyết; Bồ công anh, Kim ngân hoa để tiêu viêm, giải độc).
+ Rễ Ngưu bàng, thái nhỏ, đổ nước nấu, bỏ bã, nấu đặc thành cao, bôi chỗ đau (Thần Phương Hoa Đà).
+ Lá hẹ, giã vắt lấy nước nhỏ vào tai hoặc bôi vùng đau (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Củ Hành ta, lột bỏ vỏ, giã nát, bọc vào trong miếng vải mỏng, nhét vào tai, để qua đêm. Rất có kết quả.
Châm Cứu (Trị Nhọt Ống Tai Ngoài)
+ Thính hội, Hợp cốc, Giáp xa (Châm Cứu Đại Thành).
+ Thính cung, Tam thương ( Châm Cứu Học HongKong).
+ Ế phong, Thính cung, Thính hội, Nhĩ môn, Hợp cốc, Ngoại quan (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
(Thính hội, Thính cung, Nhĩ môn, Ế phong là các huyệt cục bộ để sơ thông kinh khí, giảm đau ở tai; Giáp xa hỗ trợ tác động cục bộ nếu có viêm lan toả đau ra hàm; Hợp cốc, Ngoại quan để thanh nhiệt, giải biểu).
NHỌT TAI ĐAU LOÉT
Tai bị phong hàn gây đau nhức không chịu nổi, mầu da ở tai thay đổi. Nặng hơn thì bị lở loét.
Đông y gọi là Nhĩ Xác Đông Sang.
Thường do cơ thể suy yếu, dương khí bất túc, không chống được với phong hàn bên ngoài gây nên.
Chứng: Lúc đầu vành tai bị lạnh, mất cảm giác, sau đó là ngứa, sưng lên, vành tai có cảm giác hâm hấp nóng, đau, có khi đau không chịu nổi. Lưỡi mầu xanh tím, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền Khẩn.
Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc.
Thường dùng bài Tứ Nghịch Thang gia giảm:
(Đây là bài Quế Chi Thang bỏ Sinh khương, thêm Tế tân, Đương quy, Mộc thông. Dùng Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết, hoạt huyết; Tế tân, Quế chi, Mộc thông để ôn kinh, tán hàn, thông lạc; Đại táo ích khí; Cam thảo điều hòa các vị thuốc).
NHỒI MÁU CƠ TIM
Đại Cương
Nhồi máu cơ tiâm là do động mạch vành tắc nghẽn, một vùng cơ tim (tối thiểu cũng 2cm) thiếu máu cục bộ liên tục và nghiêm trọng gây hoại tử cấp tính, thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi nam giới. Y học cổ truyền gọi là ‘Chân Tâm Thống’.
Nhồi máu cơ tim cấp là cao điểm tai biến của bệnh tim thiếu máu cục bộ dễ gây tử vong đột ngột cần được cấp cứu và chăm sóc tại khoa hồi sức cấp cứu có trang bị hiện đại.
Chứng Nhồi Máu Cơ Tim và Đau Thắt Động Mạch Vành, tuy tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản theo Đông y cách chữa gần giống như nhau.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Khoảng 50% trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, trước đó bệnh nhân khỏùe mạnh. Trong 50% trường hợp khác, bệnh xảy ra trên người đã có cơn đau thắt ngực hoặùc nhồi máu cơ tim.
Trên một số bệnh nhân có các yếu tố kích động như: Xúc động mạnh, chấn thương tinh thần, chấn thương do tai nạn hay phẫu thuật, sốc, máu đông nhanh, ăn no quá, dùng sức quá nhiều, thời tiết lạnh đột ngột...
Cơn đau: Đau thắt tim là một triệu chứng gặp nhiều nhất khoảng trong 80% bệnh nhân, vị trí thường ở phía sau xương ức và vùng trước tim. Đau kiểu cơn đau thắt ngực nhưng dữ dội hơn, kéo dài hơn, dùng loại Trinitrin nhưng không giảm, lan tỏa. Bệnh nhân bồn chồn, vã mồ hôi, hoảng hốt, khó thở, sắc mặt tái nhợït, chân tay lạnh, mạch Trầm Tế, khó bắt. Cũng có một số bệnh nhân đau rất nhẹ, cảm giác căng tức ở cổ hoặc không đau mà chỉ khó thở, buồn nôn, nôn, nấc cục, vùng bụng trên đầy, đau... cần được cảnh giác.
Tụt huyết áp: Xảy ra vài giờ sau khi có cơn đau. Huyết áp tối đa tụt nhanh hay từ từ, huyết áp kẹp. Sốt: Xuất hiện khoảng 10-12 giờ sau cơn đau, có thể lên tới 38-390C sốt càng cao và kéo dài, nhồi máu cơ tim càng nặng.
Nghe tim: Thường chỉ thấy nhịp nhanh đều, một số trường hợp tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi,
tiếng cọ ngoài màng tim.
Chẩn Đoán
Chủ yếu dựa vào Những triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng lipit huyết.
Điều Trị Bằng Y Học Cổ Truyền
Nhồi máu cơ tim lâm sàng thường biểu hiện cơn đau cấp và thời kỳ ổn định (không có cơn đau cấp).
1) Thời kỳ cơn đau cấp: Chủ yếu xứ trí theo Tây y như nhanh chóng cho thở oxy.
Ngoài ra có thể dùng:
Châm: Huyệt Tâm thống (cách Chiên trung 1 thốn trên đường thẳng nối 2 núm vú), Nội quan (2 bên), kim hướng lên, vê cho đến khi bệnh nhân nuốt nước miếng hoặc có cảm giác dị vật ở gốc lưỡi. Có thể châm các huyệt Gian sử, Hợp cốc, Cưu vĩ, Chiên trung, châm ngang), Quan tâm huyệt (2cm trên đường thẳng dùng nối khóe mắt trong với chân tóc), vê kim nhanh, hướng kim từ trên xuống.
Có tài liệu nước ngoài báo cáo dùng Dolantin 10mg pha loãng với 5ml nước cất, chích vào huyệt Nội quan 2 bên mỗi bên 0,5ml có tác dụng giảm đau nhanh (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).
Thời kỳ ổn định: Chủ yếu biện chứng luận trị theo các thể bệnh sau:
+ Khí hư huyết ứ: Thỉnh thoảng có cơn đau thắt ngực, nặng tức trước ngực tăng thêm lúc bệnh nhân hoạt động nhiều, kèm mệt mỏi, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, hồi hộp, thân lưỡi bệu có dấu răng, điểm hoặc ban ứ huyết hoặc lưỡi xám nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền, Tế vô lực.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết. Dùng bài ‘Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang’gia giảm: Sinh Hoàng kỳ 20-30g, Đương qui 16g: Bạch thược l6g, Xích thược 12g, Đảng sâm 12g, Xuyên khung 8-10g, Đan sâm 12g, Uất kim 8-12g.
Hoặc dùng các bài thuốc kinh nghiệm như:
. Ích Khí Hoạt Huyết Thang (Bệnh viện tim mạch Phụ Ngoại (Bắc Kinh) gồm: Hoàng kỳ, Đương qui, Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm.
. Kháng Tâm Ngạnh Hợp Tễ (Bệnh viện Tây Uyển thuộc Viện nghiên cứu trung y Bắc Kinh) gồm: Đảng sâm, Sinh hoàng kỳ, Hoàng tinh, Đan sâm, Uất kim, Xích thược.
Nói chung, các thuốc bổ khí thường dùng là: Đảng sâm, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích thảo, Đại táo, Hoàng tinh... với liều cao. Những thuốc hoạt huyết thường dùng là: Đương qui, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Sơn tra, Tang ký sinh, Đào nhân, Hồng hoa, Tô mộc, Thủy điệt, Tam thất, với liều thấp hơn. Ngoài ra vì bệnh nhân đau, có thể dùng thuốc an thần như: Phục thần, Táo nhân, Trân châu bột (hòa uống), Long nhãn, Viễn chí, Long cốt, Mẫu lệ.
Trường hợp dương hư dùng Quế chi, Phụ tử, Dâm dương hoắc; Ngực đầy tức có đờm thêm Xương bồ, Viễn chí, Toàn Qua lâu, Phỉ bạch để tuyên tý, thông dương.
+ Khí âm lưỡng hư: Ngoài cơn đau thắt ngực thỉnh thoảng tái phát, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, thiếu hơi, bứt rứt, miệng khô, họng khô, táo bón, hơi sốt, mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác vô lực hoặc mạch Kết Đại.
Điều trị: Bổ khí âm, kèm hóa ứ. Dùng bài Sinh Mạch Tán Gia Vị: Nhân sâm (hoặc Tây dương sâm) 8-12g, Mạch môn 12-16 g, Ngũ vị tử 4-6g, Sinh Hoàng kỳ 20g, Huyền sâm, Sinh địa, Ngọc trúc, Bạch thược đều 12g, Xích thược l2g, Đan sâm 12g, Toàn qua lâu 12g, Chích thảo 4g, Đào nhân 10g.
c) Âm Hư Dương Thịnh: Váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt, dễ tức giâän, lòng bàn chân tay nóng, táo bón, mạch Huyền, Hoạt, Sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, khô. Huyết áp thường cao.
Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài 'Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm: Thiêm ma 10g, Câu đằng 12-16, Thạch quyết minh 20g (sắc trước), Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Tế sinh địa 16g, Huyền sâm 12g, Mạch môn, Hạ khô thảo, Bạch thược, Xuyên Ngưu tất đều 12g, Đại giả thạch 16g, Trân châu mẫu 8-12g (bột hòa uống), Đan sâm 12g.
d- Đàm Ứ Uất Kết: Đau ngực, mặt đỏ, bứt rứt, suyễn tức khó thở, nhiều đờm, bụng đầy, táo bón, lưỡi tím thâm, rêu vàng nhớt, mạch Huyền, Hoạt, Sác.
Điều trị: Hóa đờm, hoạt huyết, thanh nhiệt, kiêm bổ Tỳ khí. Dùng bài Nhị Trần Tiêu Dao Tán gia giảm: Trần bì 8-12g, Bạch linh 12g, Bán hạ (chế Gừng) 8-10g, Chích thảo 6g, Đương qui l2g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Xích thược 12g, Đan sâm 12g, Đơn bì 12g, Trạch tả 12g, Qua lâu nhân 12g, Bôi mẫu 10g, Đảng sâm 12g, Đại hoàng (sao rượu, cho sau) 4-6g, Chỉ thực 8g, Sài hồ 12g.
e) Khí Trệ Huyết Ứ : Ngực sườn đầy tức, đau cố định, cảm thấy như nghẹt thở, bứt rứt, dễ cáu gắt, lưỡi thâm, có điểm hoặc vết ban xuất huyết, mạch Huyền, Sáp.
Điều trị: Lý khí, hoạt huyết. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đan sâm, Đương qui, Bạch thược đều 12g, Chế hương phụ, Uất kim, Xuyên khung đều 8g, Hồng hoa, Đào nhân đều l0g, Qua lâu nhân 12g, bột Tam thất 6g (hòa uống), Sài hồ l2g, Chỉ thực 8g.
Kinh nghiệm của Nhật Bản (Theo ‘ Chinese Herbal Medicine and The Problem Of Aging’):
+ Đại Sài Hồ Thang: có tác dụng đối với bệnh nhân béo phì, cơ căng. Bài này dùng lâu dài cải thiện được tình trạng cơ thể nói chung và tuần hoàn máu do sự điều chỉnh chuyển hoá gan và thận. Nó vận chuyển những chất cặn bã trong máu cũng như Cholesterol qua đường tiêu, tiểu. Các triệu chứng nặng đầu, đau đầu, cứng vai và huyêt áp cao cũng đồng thời biến đi. Vì thế bài này cũng có thể dùng để phòng và trị xơ vữa động mạch.
+ Bát Vị Thận Khí Hoàn: Điều chỉnh chức năng Thận và cải thiện tuần hoàn.
+ Tam Hoàng Tả Tâm Thang và Hoàng Liên Giải Độc Thang dùng cho bệnh nhân xơ vữa động mạch có các triệu chứng mất ngủ và táo bón, đầy ở dưới tim.
NHŨ LỊCH
Trẻ em nam nữ hoặc người trung cao niên nam giới tự nhiên xuất hiện ở quầng vú khối u đau gọi là Nhũ Lịch.
Đặc điểm của Nhũ lịch là khối u hơi tròn ở chính giữa bầu vú, theo Y học hiện đại là chứng bầu vú phát dục không bình thường, nếu là ở người cao tuổi thì gọi là chứng
bầu vú nam phát triển không bình thường, nếu là ở trẻ em thì gọi là chứng bầu vú trẻ phát triển không bình thường.
Thường gặp ở thanh niên nam nữ đến tuổi dậy thì. Nam giới lớn tuổi cũng có thể bị.
Nguyên Nhân
+ Can Uất Đờm Ngưng: do tình chí không thư thái, can khí uất trệ lâu ngày hóa hỏa, làm cho tân dịch bị khô lại thành đờm ngừng tụ tại bầu vú sinh ra bệnh.
+ Thận Dương Hư Nhược gây nên tỳ khí không đủ, chức năng vận hóa của Tỳ suy giảm, đờm thấp ngưng tụ lại ở bầu vú sinh ra bệnh.
+ Mạch Xung Nhâm Không Điều: do can thận âm hư, khí huyết lưu thông khó khăn, khí trệ đờm ngưng sinh ra bệnh.
Triệu Chứng
Bầu vú phình to, chính giữa quầng vú có hòn cục, ở một bên hoặc cả hai vú, có cảm giác đau tức, nam giới mắc bệnh thường kèm theo giọng nói thanh âm cao, không có râu.
Chẩn Đoán
Cần phân biệt với:
+ U Xơ Tuyến Vú: phần lớn phát sinh ở nữ thanh niên, thường ở vị trí ngoài - trên bầu vú, khối u hình quả trứng tròn, bờ rõ, bề mặt trơn tru, cứng, di động dễ, thường không đau.
+ Tuyến Vú Tăng Sinh: thường phát sinh ở nữ từ 30 - 40, có thể phát sinh ở một hoặc hai vú nhiều hình dạng khác nhau, đau sưng tăng trước kỳ kinh và giảm sau kỳ kinh.
Biện Chứng Luận Trị
Phân thể bệnh và điều trị như sau:
+ Can Uất Đờm Ngưng: kèm theo tinh thần phiền muộn, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, họng khô, khối u đau như bị đâm, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Sơ can lý khí, hóa đờm, tán kết. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Nhị Trần Thang gia giảm.
+ Can Khí Uất Kết: Tinh thần nóng nóng, dễ tức giận, vú sưng, đau, lúc đau lúc không, hông sườn đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ Can, tán kết. Dùng bài Tiêu Dao Qua Lâu Tán gia giảm.
+ Thận Khí Suy Hư: Thường gặp nơi người trung niên, lão niên. Chứng nhẹ thì không có dấu hiệu toàn thân.chứng nặng, thiên về Thận dương hư kèm theo lưng mỏi yếu, ăn kém, chân tay lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều trong, sắc lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ ích thận khí, hóa đờm, tán kết.
Thận dương hư dùng bài Hữu Quy Hoàn hợp Nhị Trần Thang.
Thận âm hư: dùng bài Tả Quy Hoàn gia giảm.
+ Xung Nhâm Thất Điều: kèm theo lưng mỏi yếu, mất ngủ, hay mơ, miệng khô, kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư bổ can thận, hóa đờm tán kết. Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp Tiểu Kim Đơn gia giảm.
Dùng Ngoài
. Dùng Dương Hòa Giải Ngưng Cao thêm Hắc Thoái Tiêu, thêm Quế Xạ Tán, dán lên vùng bệnh, 7 ngày thay 1 lần.
. Phẫu thuật cắt bỏ.
. Hạn chế sinh hoạt tình dục, tránh uống rượu, ăn thức ăn cay nóng.
. Trường hợp bệnh nhân nam lo lắng nhiều, có khả năng ung thư hóa, dùng thuốc trị không khỏi.
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
. Chú ý tinh thần thanh thản.
. Kiêng ăn các chất cay nóng, rượu, bia.
MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Công Tiêu Hoà Giải Nhuyễn Kiên Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Xuyên sơn giáp (bào), Cương tằm (chích) đều 9g, Toàn qua lâu (sao) 6g, Toàn đương quy, Xích thược (tẩm rượu) đều 9g, Trần bì, Nhũ hương (chế), Một dược (chế) đều 4,5g, Kim ngân hoa 15g, Liên kiều 9g, Bồ công anh 30g, Cam thảo 3g, Hạ khô thảo 15g, Kim cô diệp 10 lá. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, hoá đờm, nhuyễn kiên, thanh nhiệt, tiêu thủng. Trị nhũ tích, nam giới vú cương to (nam tử nhũ phòng phát dục bệnh).
Đã trị 61 ca, khỏi 54. đạt tỉ lệ 85,5%.
+ Khô Hải Thang (Trung Y Tạp Chí 1990, 8): Khô diệp, Khô bì, Sài hồ, Đương quy, Xích thược, Tiên mao đều 9g, Qua lâu 24g, Hải tảo, Thỏ ty tử đều 30g, Tam lăng, Nga truật, Bối mẫu đều 12g. Sắc uống.
TD: Sơ can, giải uất, hoạt huyết, hoá ứ, ôn dương, tán kết. Trị nam giới vú cương to.
Đã trị 45 ca, khỏi 16, có kết quả 27, không kết quả 2. đạt tỉ lệ 95,5%.
+ Nhũ Tịch Tiêu Phương (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đan sâm, Mạch nha đều 18g, Bạch thược, Hà thủ ô, Sơn dược đều 12g, Đương quy, Đảng sâm, Hương phụ đều 9g, Nữ trinh tử 15g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, dưỡng huyết, thông lạc, hoá đờm. Trị nam giới vú cương to (nam tính nhũ phòng phát dục).
+ Tiêu Nhũ Lựu Phương (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): 1- Uất kim, Cương tằm (chích), Mao từ cô, Bán hạ (chế), Nam tinh (chế), Thanh bì, Xuyên ô (chế), Xuyên bối mẫu, Đại bối mẫu đều 90g, Hương phụ, Hạ khô thảo đều 80g, Khô diệp 50g.
2- Sơn từ cô, Bán hạ (sống), Đại bối mẫu, Nam tinh (sống), Cương tằm, Xuyên ô (chế), Bạch chỉ, Tế tân, Thảo ô (sống), Bạch vi, Chương não đều 10g.
hai bài thuốc trên, tán nhuyễn, để dành uống. Bài 1: ngày uống 3 lần, mỗi lần 3~5g với nước pha rượu. Bài 2: dùng để bôi bên ngoài. Hoà với rượu tốt và tròng trắng trứng cho sền sệt đắp bên ngoài. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
TD: Bài 1: Sơ Can, lý khí. Bài 2: Tiêu đờm, tán kết. Trị vú có khối u.
NHŨ PHÁT
Là trạng thái bầu vú sưng tấy, hình thành áp xe vú và dò tuyến vú kèm theo sốt lạnh.
Nguyên Nhân
Do sau khi sinh đẻ, lao nhọc làm cho tinh huyết bị tổn thương, mạch và các khiếu đạng bị trống rỗng, thấp nhiệt, hoả độc hoặc thời dịch độc xâm nhập vào làm da thịt ở vú gây nên. Hoặc do Can khí uất kết, tà độc lâu ngày hoá thành hoả, Hoặc ăn uống không điều độ, thấp nhiệt phát sinh trong Tỳ Vị. Can kinh và Vị có thấp nhiệt hợp với ngoại tà kết lại ở bầu vú, nhiệt làm cho thịt bị thối nát gây nên. Chứng vú sưng do hoả độc quá nhiều cũng gây nên bệnh này.
Chẩn Đoán
. Giai Đoạn Đầu: Da bầu vú đỏ, sưng, đau dữ dội, chỗ sưng lan to, cứng, đau, kèm sốt cao, sợ lạnh, đầu đau, các khớp đau mỏi, miệng khô, lưỡi táo, không muốn ăn uống, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng.
. Giai Đoạn Làm Mủ: Sau khi sưng 2~3 ngày, da vùng bệnh loét ra, trở nên đen, chung quanh sưng đỏ hoặc đỏ tối hoặc khối u mềm nhưng chưa vỡ ra, đau như kim đâm, sốt cao không hạ, miệng khát, táo bón. Nếu chính khí suy, tà khí thịnh thì sốt cao, hôn mê, nói sảng, phiền táo không yên.
. Giai Đoạn Vỡ Mủ: Nếu điều trị đúng, sốt hạ, vỡ mủ ra, hết sưng đau, thịt mới sẽ sinh, vài ngày sau sẽ khỏi. Nếu nhũ lạc bị tổn thương thì sẽ gây nên ra mủ lâu không khỏi, gọi là Nhũ Lậu, miệng nhọt lâu ngày không lành.
Điều Trị
+ Nhiệt Độc Uẩn Kết: Da vùng vú sưng đỏ, kéo dài, đau nhức, lỗ chân lông lõm vào, sốt, đầu đau, táo bón, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang gia giảm.
Táo bón thêm Đại hoàng, Mang tiêu. Sốt cao thêm Thạch cao (sống), Tri mẫu.
+ Hoả Độc Thịnh: Phát bệnh 2~3 ngày sau, da vùng bệnh lở loét, chảy mủ đen, đau như kim đâm, sốt cao, khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khô, mạch Sác.
Điều trị: Tả hoả, giải độc. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm.
Hoả độc nung đốt bên trong: dùng Lương huyết, thanh nhiệt. Thanh Tâm, khai khiếu. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang hợp với Hoàng Liên Giải Độc Thang. Thần trí mê muội: dùng An Cung ngưu Hoàng Hoàn hoặc Tử Tuyết Đơn.
+ Chính Khí Hư, Tà Khí Thịnh: Giảm sốt, mụn nhọt vỡ mủ, lên da non, mầu da không tươi nhuận, tinh thần uể oải, sắc mặt kém tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu Tế.
Điều trị: Ích khí, hoà vinh, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán gia giảm.
Thuốc Trị Bên Ngoài
+ Giai đoạn đầu: Dùng Ngọc Lộ Cao đắp ngày 2 lần. Hoặc dùng Ngọc Lộ Tán, hoà với nước bôi (Trung Y Ngoại Khoa Học).
NHŨ TỊCH
(Nhũ Tuyến Tăng Sinh)
Nhũ tuyến tăng sinh là một loại bệnh thường gặp, thường gặp ở tuổi từ 25 đến 40. Đa số thấy bị ở phía trên vú. Đặc điểm của bệnh là bầu vú có khối u, sưng đau tăng trước lúc có kinh và giảm lúc hết kinh.
Còn gọi là Nhũ Tuyến Tiểu Diệp Tăng Sinh Bệnh.
Nguyên Nhân
+ Can Uất Đờm Ngưng: tình chí không thoải mái, dễ tức giận làm cho Can bị tổn thương, can khí uất kết, khí trệ đờm ngưng. Hoặc lo nghĩ nhiều làm cho Tỳ bị tổn thương, chức năng vận hoá của Tỳ bị rối loạn, đờm trọc nội sinh, khí huyết ứ trệ, đờm thấp ngưng kết ở vú gây nên bệnh.
+ Hai Mạch Xung Nhâm Mất Điều Hoà, can thận bất túc, khí huyết lưu thông bị trở ngại làm cho đờm thấp ngưng kết ở vú mà sinh bệnh.
Triệu Chứng
Triệu chứng chủ yếu là ở tuyến vú xuất hiện những khối u to nhỏ không đều, một
bên vú bị trước, bên kia bị sau hoặc hai bên cùng có, phân tán hoặc tập trung một vùng, khối u không có ranh giới rõ, di động, không dính vào da, cứng, ấn vào đau; ở một số ít bệnh nhân, đầu vú có chảy nước vàng xanh hoặc nâu.
Có thể phân thành 4 thể bệnh:
+ Khối U Dạng Phiến: dày mỏng khác nhau, số lượng không đồng đều, phân tán hoặc tập trung, di động, không dính, bờ không rõ hoặc một số rõ, bề mặt trơn tru hoặc lổn nhổn, hình viên dài hoặc không định hình, độ cứng mềm khác nhau.
+ Khối U Dạng Cục: hình dáng không đồng đều, độ cứng trung bình, di động, mặt tròn hoặc gồ ghề, bờ rõ hoặc tương đối rõ, độ to nhỏ khoảng 0,5-3cm.
+ Khối U Dạng Hỗn Hợp gồm đủ các loại, dẹt, cục.
+ Khối U Phân Tán rải rác toàn bộ bầu vú. Cũng có loại vừa phân tán vừa hỗn hợp.
Chẩn Đoán Phân Biệt
+ U Xơ Tuyến Vú: Thường gặp ở nữ thanh niên, khối u hình trứng, bờ rõ, mặt trơn tru, di động tốt, thường phát sinh một bên vú, không đau.
+ Ung Thư Vú: thường phát sinh vào lứa tuổi 40-60, khối u cứng, bờ không rõ, dính với các tổ chức kế cận, ít di động, thường không đau.
Biện Chứng Luận Trị
+ Can Uất Đờm Ngưng: thường tinh thần bứt rứt dễ cáu gắt, mất ngủ, hay mơ, bầu vú tức đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ can giải uất, hoá đờm tán kết. Dùng bài Tiêu Dao Bối Lâu Tán hoặc Lục Thần Toàn Yết Hoàn.
+ Xung Nhâm Thất Điều: kèm theo kinh nguyệt không đều, vùng thắt lưng đau nhức, kinh ít, thống kinh hoặc kinh bế, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế hoặc Trầm Tế.
Điều trị: Điều lý Xung Nhâm, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Nhị Tiên Thang (Tiên mao, Tiên linh tỳ, Đương qui, Ba kích, Tri mẫu, Hoàng bá) hợp Tứ Vật Thang gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài
1. Dán Dương Hoà Giải Ngưng Cao thêm Hắc Thoái Tiêu, 7 ngày thay một lần.
2. Trường hợp dùng nội khoa không kết quả chuyển dùng phẫu thuật.
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
. Chú ý tinh thần thanh thản.
. Kiêng ăn các chất cay nóng, rượu.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Nhũ Tịch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sài hồ, Bạch truật đều 12g, Mẫu lệ, Quy bản, Đương quy đều 30g, Hoàng kỳ 15g, Xích thược, Lưỡng đầu tiêm, Pháp bán hạ đều 9g, Xuyên khung, Bội lan đều 6g, Trần bì 3g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, giải uất, hoá đờm, tán kết. Trị nhũ tịch.
Đã dùng trị lâm sàng nhiều năm có kết quả.
+ Qua Lâu Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đương quy 12g, Qua lâu 30g, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo đều 3g, Cát cánh, Lệ chi hạch đều 15g. Sáqc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, hoạt huyết hoá ứ, nhuyễn kiên, tán kết. Trị nhũ tịch.
Đã dùng trị 100 ca (trong đó, thời kỳ giữa là 81 ca), khỏi hoàn toàn 90, có chuyển biến thu gọn lại 10 ca. Đạt tỉ lệ khỏi 100%.
+ Giải Uất Nhuyễn Kiên Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Toàn đương quy, Xích thược, Bạch tật lê, Côn bố, Hải tảo đều 10g, Xuyên khung, Sài hồ, Thanh bì (tẩy rượu), Sơn từ cô đều 5, Hương phụ (chế), Uất kim đều 6g, Bồ công anh 13g, Lộc giác sương 15g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, giải uất, hoà huyết, nhuyễn kiên. Trị nhũ tịch.
+ Tiêu Kiên Thang (Giang Tô Danh Y Chu Lương Xuân Kinh Nghiệm Phương): Toàn đương quy, Xích thược, Phong phòng, Hương phụ (chế), Cát cánh đều 10g, Cương tằm (chích) 12g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, giải uất, hoà huyết, tiêu kiêm, điều Xung nhâm mạch. Trị nhũ tịch.
Thường uống 5~10 thang là có thể thấy bệnh bớt ngay. Nếu chưa khỏi hẳn, uống tiếp cho đến khi khỏi.
+ Nhị Bạch Quy Đằng Thang (Tân Trung Y Tạp Chí 1984, 10): Đương quy, Kê huyết đằng đều 12g, Bạch truật, Bạch thược, Phục linh, Sài hồ, Vương bất lưu hành, Hương phụ, Đan sâm, Mạch môn, Lộ lộ thông đều 10g, Huyền sâm 15g, Cam thảo 6g. Sắc uống. Mỗi tháng, trước ngày hành kinh 10 ngày, uống 3~7 thang. 3 tháng là một liệu trình.
TD: Sơ Can lý khí, hoạt huyết, thông lạc, tán kết. Trị nhũ tịch.
Đã trị 100 ca, thu được kết quả tốt. Bệnh nhẹ thì hơn một liệu trình là khỏi. Bệnh nặng thì hơn 2 liệu trình.cố một số bệnh nhân uống 15~ 20 thang đã khỏi.
+ Tiêu Tăng Tán (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1987, 11): Qua lâu nhân, Toàn đương quy đều 30g, Ý dĩ nhân 500g, Lô hội, Vương bất lưu hành, Xuyên sơn giáp (chế) đều 200g, Mộc thông 150g, Hương phụ (chế) 250g, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo đều 100g.
Tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 10g, ngày 2 lần. Một tháng là một liệu trình.
TD: Sơ Can, giải uất, hoạt huyết, hoá ứ, lợi thuỷ, tán kết. Trị nhũ tịch.
Đã trị 126 ca, khỏi 118, kết quả ít 7, chuyển biến tốt 1. kết quả đạt 100%.
+ Đào Nhân Sâm Bối Thang (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1987, 2): Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa đều 15g, Thục địa, Bạch thược đều 10g, Sài hồ, Chỉ xác đều 7g, Cát cánh, Bối mẫu đều 9g, Huyền sâm, Mẫu lệ (nấu trước), Đan sâm đều 30g, Ngưu tất, Cam thảo đều 6g. Sắc uống.
TD:Sơ Can, lý khí, hoạt huyết, tán ứ, nhuyễn kiên, tán kết. Trị nhũ tích.
Đã trị 22 ca, uống 11 ~ 40 thang, đều khỏi.
+ Sơ Can Tiêu Loa Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Hương phụ (chế) 10g, Đan sâm, Huyền sâm, Mẫu lệ, Hoàng dược tử, Thỏ ty tử đều 30g, Hải tảo, Côn bố, Thanh bì, Bạch giới tử đều 15g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
TD: Hành khí, hoạt huyết, hoá đờm, tán kết. Trị nhũ tịch.
Bài trên được dùng qua nhiều năm có kết quả rất tốt.
+ Tăng Sinh Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Ngoại Tô
Chí): Lộc giác sương 30g, Bán hạ, Cát hồng, Đương quy, Sài hồ, Chỉ xác, Hương phụ, Uất kim, Xuyên luyện tử,Bối mẫu, Xuyên sơn giáp đều 10g, Bạch thược, Đan sâm đều 15g, Bạch giới tử 3g, Chích thảo 6g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, hoá đờm, tán kết. Trị nhũ tịch.
+ Tiêu Nhũ Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sài hồ, Xuyên khung, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật đều 10g, Cát sâm, Đương quy vĩ, Côn bố đều 12g, Đan sâm, Toàn qua lâu đều 30g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, hoạt huyết, hoá đờm, tán kết. Trị nhũ tịch.
Đã trị 130 ca, có kết quả tốt, đạt tỉ lệ 89,2%.
+ Nhũ Tịch Tiêu Giải Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Qua lâu, Hạ khô thảo đều 25g, Thổ bối mẫu 12g, Đan sâm, Cát diệp (tươi), Ngưu bàng tử, Thanh bì đều 9g, Xuyên sơn giáp (bào), Nhũ hương (sao), Một dược (sao) đều 5g, Uất kim 7g, Hồng hoa 3g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, hoá đờm, tán kết, hoạt huyết, tiêu thủng. Trị nhũ tịch, vú sưng đau mà lưỡi nhạt, mạch Huyền.
+ Hương Quy Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược) 1987, 3): Đương quy, Thanh bì, Xích thược, Tạo giác thích, Ngũ linh chi, Bồ công anh đều 15g, Sài hồ, Dâm dương hoắc đều 10g, Vương bất lưu hành, Hạ khô thảo, Hương phụ đều 20g. Sắc uống. Phụ nữ đến kỳ hành kinh thì ngừng uống, Nam giới có thể uống liên tục.
TD: Sơ Can, lý khí, hoạt huyết, hoá ứ, hoá đờm, tán kết. Trị nhũ tịch.
Đã trị 150 ca, khỏi 92, chuyển biến tốt 46, không kết quả 12. Đạt tỉ lệ 92%.
Bệnh Án NHŨ TỊCH
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ)
Hồ X, nữ 31 tuổi. Hơ 3 tháng trước, tự cảm thấy hai bên vú sưng, cương đau. Hai tháng trước, bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán là Nhũ Tuyến Tăng Sinh., đã làm tiểu phẫu nhưng không khỏi. Tháng 7-1965 trở lại bệnh viện tái khám. Khám thấy vú sưng, bờ vú không rõ, tự cảm thấy vú căng đau, ngoài ra không có triệu chứng gì khác hường, lưỡi nhạt, mạûchtầm Huyền. Đây là do Can uất, đờm ngưng, huyết hư gây nên bệnh.
Điều trị: Sơ Can, giải uất, hoá đờm, tán kết, hỗ trợ có ích khí, dưỡng vinh. Cho dùng bài Nhũ Tịch Thang (Sài hồ, Bạch truật đều 12g, Mẫu lệ, Đương quy, Thiên cân bạt đều 30g, Hoàng kỳ 15g, Bán hạ (pháp), Lưỡng đầu tiêm, Xích thược đều 9g, Xuyên khung, Bội lan đều 6g, Trần bì 3g
NHŨ UNG
(Viêm Tuyến Vú Làm Mủ Cấp Tính)
Nhũ ung là một loại viêm tuyến vú làm mủ cấp tính.
Dựa vào nguyên nhân và thời gian mắc bệnh khác nhau mà có tên khác nhau. Nếu mọc vào thời kỳ thai nghén thì gọi là Nội Xúy Nhũ Ung, nếu mọc vào thời kỳ cho con bú thì gọi là Ngoại Xúy Nhũ Ung. Bệnh phát sinh nhiều vào thời kỳ cho con bú, và gặp nhiều ở những bà mẹ sinh con đầu lòng, và phần lớn vào thời kỳ sau sanh 3-4 tuần. Đặc điểm của bệnh là bầu vú sưng nóng đau, toàn thân sốt sợ rét, đau đầu mình.
YHCT gọi là: Nhũ Ung, Suy Nhũ, Đố Nhũ, Nãi Tiết, Ngoại Suy, Nội Suy, Tắc Tia Sữa, Lên Cái Vú.
Nguyên Nhân
+ Sữa Ứ Đọng: Do trẻ bú không hết hoặc do mẹ thiếu kinh nghiệm khiến cho lạc mạch ở vú bị bế tắc, sinh nhiệt mà thành nhũ ung.
+ Can Khí Uất Trệ: tinh thần không thư thái làm cho Can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hoá thành ung.
+ Vị Nhiệt Ngưng Trệ: theo học thuyết kinh lạc thì kinh Dương minh Vị chủ bầu vú. Sữa là do khí huyết sinh hóa thành. Ăn uống thất thường gây tổn thương Tỳ Vị, Vị bị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, nhũ lạc mất tuyên thông sinh vú sưng đau mà thành nhũ ung.
+ Nhiễm Độc Tà : Do sau khi sinh, cơ thể suy nhược, dễ nhiễm độc tà xâm nhập nhũ lạc gây bệnh.
4 nguyên nhân trên đều có ảnh hưởng lẫn nhau lúc gây bệnh.
Chẩn Đoán
Cần phân biệt với:
+ Nhũ Phát: phát sinh vùng cơ bì của vú, bệnh nặng, phạm vi rộng, đau nhức nhiều, dễ loét, nhiệt độc thịnh.
+ Viêm Nhiễm Do Ung Thư Vú: thường phát sinh lúc thai nghén hoặc thời kỳ cho con bú. Bầu vú to nhanh, vùng da vú sưng nóng đỏ nhưng không sờ rõ khối u, phát triển chậm hơn so với nhũ ung, làm sinh thiết để phân biệt chẩn đoán.
Biện Chứng Luận Trị
+ Mới Phát (Khí Trệ Huyết Ngưng): Vú sưng đầy đau, mầu da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt sợ lạnh, đau đầu, cơ thể đau, ngực tức, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác.
Điều trị:
+ Sơ Can, thanh nhiệt, thông nhũ, tán kết. Dùng bài Qua Lâu Ngưu Bàng Thang gia giảm (Trung Y Ngoại Khoa Học).
+ Giải biểu, tán tà. Dùng bài Tiêu Độc Tán.
Gia giảm: Sắc da không đỏ, sốt nhẹ, bỏ Hoàng cầm, Sơn chi. Không khát bỏ Thiên hoa phấn, thêm Bồ công anh. Sữa không thông thêm Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Mộc thông. Khí uất thêm Quất diệp, Xuyên luyện tử. Sưng đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược, Xích thược. Nhiệt thịnh, thêm sinh Thạch cao, Tri mẫu.
+ Giai Đoạn Làm Mủ (Nhiệt Độc Thịnh): bầu vú sưng to, da đỏ, nóng, đau tăng, sốt tăng cao, miệng khát muốn uống, lưới đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị:
+ Thanh nhiệt, giải độc, thác lý, thấu nùng. Dùng bài Thấu Nùng Tán Gia Vị.
+ Bài nùng, thác độc. Dùng bài Thần Hiệu Qua Lâu Tán (Ngoại Khoa Tập Nghiệm): Cam thảo 20g, Đương quy 20g, Một dược 8g, Nhũ hương 4g, Qua lâu 40g. Thêm Hạ khô thảo 8g, Thanh bì 4g. Sắc, bỏ bã, thêm 10ml rượu, uống nóng.
Nhiệt nhiều thêm Thạch cao (sinh), Tri mẫu, Kim ngân hoa, Bồ công anh. Khát thêm Thiên hoa phấn, Lô căn (tươi).
+ Giai Đoạn Vỡ Mủ (Chính khí hư, độc tà thịnh): do tự vỡ hoặc rạch tháo mủ, hạ sốt, sưng đau giảm, miệng liền dần. Nếu mủ đã vỡ mà sưng đau không giảm, thân nhiệt còn cao là nhiệt độc còn thịnh, đó là dấu hiệu mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành Truyền nang nhũ ung. Nếu sữa hoặc mủ tiếp tục chảy lâu ngày không hết gọi là Nhũ lậu.
Điều trị:
+ Điều hòa khí huyết, thanh giải nhiệt độc. Dùng bài Tứ Diệu Tán Gia Vị.
+ Ích khí, hoà doanh, thác độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Y Tông Kim Giám): Bạch chỉ 8g, Bạch thược 10g, Bạch truật 10g, Cam thảo 4g, Cát Cánh 8g, Hoàng kỳ 8g, Kim ngân hoa 12g. Gia giảm.
Trường hợp Truyền nang nhũ ung, phép trị và bài thuốc như 2 thời kỳ trước gia giảm; trường hợp Nhũ lậu, điều trị như Nhũ lậu.
Thuốc Dùng Ngoài
+ Giai Đoạn Đầu: Xoa bóp (trường hợp sưng đau do sữa tắc): dùng cả lòng bàn tay vừa xoa vừa nắn theo hướng đầu vú, xem đầu vú có bị vảy sữa thì bóc đi, để thông sữa.
+ Dùng bầu giác và hút sữa từ đầu vú.
+ Nếu vú không đỏ nhưng tức, hơi đau, đắp Xung Hòa Cao. Nếu da đỏ nóng nhẹ, đắp Kim Hoàng Cao hoặc Kim Hoàng Tán. Da đỏ và nóng, đắp Ngọc Lộ Cao hoặc dùng 50% dung dịch Mang tiêu đắp ngoài.
+ Đắp Hương Phụ Bính (Y Học Tâm Ngộ): Hương phụ 40g, Xạ hương 1,2g. Tán bột,. Dùng 80g Bồ công anh sắc với rượu, bỏ bã, lấy nước đó hòa thuốc, xào nóng, đắp nơi đau.
+ Giai Đoạn Nung Mủ: Rạch da tháo mủ (theo đúng thao tác vô trùng ngoại khoa).
+ Chọc hút mủ.
Thuốc đắp: Thần Tiên Thái Ất Cao (Y Học Tâm Ngộ): Bạch chỉ 40g, Đại hoàng 40g, Đương quy 40g, Hoàng đơn 480g, Huyền sâm 40g, Nhục quế 40g, Sinh địa 40g, Xích thược 40g. Nấu thành cao, bôi.
+ Giai Đoạn Vỡ Mủ: nếu chưa khô mủ, rắc Bát Nhị Đơn hoặc Cửu Nhất Đơn, Hoặc dùng gạc dẫn lưu, bên ngoài đắp Kim Hoàng Cao. Nếu đã sạch mủ, đắp Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao hoặc Sinh Cơ Tán.
NHŨN NÃO
Nhũn não là một trạng thái bệnh lý do sự hình thành huyết khối ở não làm tắc động mạch não khiến cho tổ chức não thiếu máu nuôi dưỡng gây ra nhũn não. Huyết khối hình thành trong động mạch não do động mạch não vốn bị xơ cứng, lòng mạch hẹp, máu chảy chậm lại, huyết khối hình thành và làm tắc nghẽn động mạch nuôi dưỡng não. Triệu chứng chủ yếu là liệt nửa ngươi.
Triệu chứng
Người bệnh phần lớn trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Phát bệnh bất kỳ lúc nào, có khi đang nghỉ ngơi, đang lao động, có nhiều người ngủ dậy phát hiện liệt nửa người. Thường lúc phát bệnh tinh thần tỉnh táo, huyết áp bình thường hoặc hơi cao, đối với một số người, bệnh khởi phát từ từ, trước đó có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, chân tay tê hoặc yếu, nói hơi khó... sau 1-2 ngày mới thấy liệt nửa người. Do bệnh lý ở bộ phận mạch máu não khác nhau mà triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau. Bệnh nặng có thể liệt hoàn toàn, có khi hôn mê nhưng nhẹ hơn và thường đến từ từ, có thể ý thức vẫn tỉnh táo. Chứng nhũn não cũng thường có tiền sử xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Người trên 50 tuổi có tiền sử bệnh xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao, liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được xuất hiện từ từ.
Cơ Chế Gây Bệnh
Người lớn tuổi nguyên khí thường bị suy giảm, huyết hành là nhờ có lực của khí, vì thế, nếu khí hư, lực đẩy kém huyết dễ bị ứ trệ gây nên huyết ứ làm tắc mạch. Mặt khác, do can thận âm hư, can dương thịnh sẽ sinh đàm, sinh phong, can phong động gây co mạch, dễ làm cho huyết khối tắc nghẽn, khiến huyết mạch không lưu thông. Hoặc người bệnh vốn béo mâïp, đàm thịnh dẫn đến ứ kết cũng làm cho mạch lạc không thông. Bệnh cơ chính là do khí hư, huyết khối hình thành, làm tắc nghẽn mạch, huyết mạch không thông sinh bệnh.
Biện Chứng Luận Trị
Trên lâm sàng thường gặp 2 thể bệnh:
1) Khí Hư Huyết Ứ (thường gặp nhất): Phần lớn bệnh nhân thể chất khí hư, sắc mặt tái nhợt, hơi thở ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, tiêu lỏng, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu răng, trên mặt hoặc dưới lưỡi cô điểm hoặc nốt ứ huyết, chân tay có nhiều chỗ bị tê dại, liệt nửa người hoàn toàn, chân tay yếu, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, mạch Vi, Tế hoặc Hư, Đại, tinh thần tỉnh táo.
Điều trị: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc.
Dùng bài:
(1) Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang.
+ Thông Lạc Hóa Ứ Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): Tam thất (bột). Thủy điệt, Ngô công, trộn đều theo tỷ lệ 2:2: 1, mồi lần uống 3g, ngày 3 lần.
-Gia giảm: Bệnh nhân béo mập thêm thuốc hóa đờm như Nam tinh (bào), Bạch giới tử (sao), Trúc lịch, nước Gừng tươi. Có nhiệt chứng như váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt khó chịu, lườøi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền, Sác: thêm Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Câu đằng, Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Bạch thược, Cúc hoa, Chi tử (sao đen) để thanh nhiệt, bình can.
2) Can Thận Aâm Hư: Da khô nóng, hoa mắt, váng đầu, hồi hộp, mất ngủ, bứt rứt, lưng đau, gối mỏi, táo bón, bàn chân tay tê dại, liệt nửa người, miệng méo, tiếng nói không rõ, thân lưỡi thon, rìa lưỡi đỏ, rêu dày nhớt, mạch Huyền, Tế, Sác hoặc Huyền Hoạt. Huyết áp cao hoặc bình thường.
Điều trị: Tư âm, tức phong, hóa đờm, tán ứ, thông kinh, hoạt lạc.
Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm (Mạch môn 12g, Ngũ vị 4-6g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Bạch linh 12g, Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12g, Xuyên Ngưu tất 10g, Ích mẫu thảo 12g, Tang ký sinh 12-16g, Đan sâm 12g, Hồng hoa 8-10g, Thạch Xương bồ 12g, Viễn chí 6g, sắc uống.
Nói chung, tai biến mạch máu não thường có 2 thể bệnh: Xuất huyết não và nhũn não có nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng. Xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu càng kéo dài tử vong càng cao). Nhũn não thường phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứùng ít có hôn mê, tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửùa người, nói khó, bệnh chứng trên lâm sàng nhẹ hơn dễ hồi phục hơn. Nhưng cũng có những trường hợp nhất là những trường hợp mà huyết khí từ các nơi khác di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch não thì phát bệnh cũng đột ngột và cũng có nhữøng trường hợp hôn mê nặng, cần được lưu ý lúc chẩn đoán.
3) Kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại: Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê. Bệnh nhân cần được:
- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Hút đờm dãi, thở oxy.
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng: Mỗi ngày ít nhất 1500 calo. Truyền dung dịch ngọt ưu trương xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trương.
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tán mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
- Chống loét (cần thay đổi tư thếâ) và chống nhiễm khuẩn.
- Cân bằng nước, điện giải... ổn định huyết áp.
- Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt
NÔN MỬA
(ẨU THỔ)
A-Đại Cương
Nôn mửa là do Vị khí không điều hòa được chức năng thăng giáng làm cho khí nghịch lên gây ra nôn.
Theo YHHĐ, nôn mửa chỉ là một triệu chứng của một số bệnh như Dạ dày viêm cấp, cuống dạ dày bị nghẽn... do đó, khi điều trị, cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh.
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ phân ra như sau:
+ Nôn kèm theo có tiếng + có vật (thức ăn) là Ẩu = nôn.
+ Nôn có tiếng nhưng không có vật là Can ẩu
+ Nôn có vật mà không có tiếng là Thổ = mửa.
. Sách Phổ Tế, dựa vào khí và huyết của từng đường kinh, phân ra:
+ Ẩu thuộc kinh Dương Minh, nhiều khí nhiều huyết, vì vậy có tiếng và có vật, cả khí huyết đều bệnh.
+ Thổ thuộc kinh Thái Dương, nhiều huyết ít khí, vì vậy có vật mà không có tiếng, bệnh thuộc về huyết nhiều hơn.
+ Can ẩu hoặc Ế thuộc kinh Thiếu Dương, nhiều khí ít huyết, vì vậy có tiếng mà không có vật bệnh thuộc về khí.
. Trương Khiết Cổ, dựa vào Tam Tiêu chia ra như sau:
+ Bệnh ở Thượng Tiêu: Do khí, vì khí thuộc Dương, ở trên, ăn vào liền nôn ra.
+ Bệnh ở Trung Tiêu: Do tích, có âm và dương, khí và thực (thức ăn) cùng gây bệnh.
+ Bệnh ở Hạ Tiêu đa số do Hàn.
B-Tính Chất:
1- Thời Gian:
(Ăn xong nôn ngay, nghĩ đến hẹp thực quản, ế cách, phản vị
(Ăn lâu (qua bữa sau....) mới nôn thì nghĩ đến Hẹp Môn Vị, Phiên Vị.
(Nôn vào sáng sớm thường gặp nơi phụ nữ có thai.
(Nôn khi hít phải hoặc ngửi thấy mùi khó chịu không hợp... cũng thấy nơi phụ nữ có thai.
(Nôn mỗi khi đi xe, tàu (say xe,say sóng.....)
2- Chất Nôn:
(Chỉ có thức ăn đơn thuần nghĩ đến Hẹp Thực Quản, Ế Cách.
(Thức ăn lẫn dịch vị: Hẹp Môn Vị, Phiên Vị.
3- Mùi:
(Mùi chua hoặc không hôi thường do hàn.
(Mùi chua khẳm hoặc hôi do nhiệt hoặc thương thực (thức ăn tích trệ).
4- Số lần và lượng nôn:
(Nôn ít lần nhưng lượng nôn ra nhiều thường gặp trong nhiệt chứng.
(Nôn nhiều lần nhưng lượng nôn ra ít thường gặp trong hàn chứng.
C-Nguyên Nhân
a-Theo YHHĐ:
-Do rối loạn ở vỏ não, nhất là vỏ đại não là trung tâm gây nôn: chấn thương sọ não, não viêm... đều có thể gây nôn.
-Do cường dây thần kinh phế vị (dây TK sọ não IX).
-Do nhiễm độc thai nghén (nghén).
-Do bộ máy tiêu hóa bị kích thích gây nên nhu động ngược chiều.
-Nôn do urê huyết cao, phổi viêm, sốt cao...
-Vừa nôn vừa ỉa sau bữa ăn nghĩ đến nhiễm độc thức ăn.
-Nôn do túi mật (có đau rõ ở điểm Murphy, sườn phải).
-Nôn do ruột dư viêm cấp (có điểm đau Mc.Burney ở hố chậu phải).
-Nôn kèm dấu hiệu thần kinh trong viêm màng não (cứng gáy - dấu hiệu Kernic, nhức đầu) do chấn thương sọ não, té ngã...
b-Theo YHCT
Sách Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô đều đưa ra thống nhất 5 loại nguyên nhân, riêng sách NKHT. Đô còn có thêm nguyên nhân thứ 6.
1. Do ngoại tà phạm Vị: cảm phải Phong, Hàn, Thử, Thấp hoặc các thứ khí uế trọc... xâm phạm vào Vị làm cho Vị mất chức năng điều hòa, thăng giáng, khí ở Thực quản bị trở ngại, đi ngược lên gây ra nôn.
Sách Cổ Kim Y Thống ghi:’ Đột nhiên bị nôn mửa đều do tà khí ở Vị, thời gian Trưởng Hạ thì do Thử tà gây ra, mùa Thu Đông do phong hàn gây ra.’
2. Do ăn uống không đều (NKHT.Hải), Ăn uống tích trệ (NKHT. Đô): Ăn uống quá nhiều hoặc ăn thức ăn sống, lạnh, dầu mỡ... không tiêu hóa kịp, đình tích lại làm cho Vị khí không giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn.
Sách ‘Tế Sinh Phương’ ghi:” Ăn uống không điều độ hoặc nóng lạnh không điều hòa hoặc thích ăn gỏi, ăn sữa, hoặc thức ăn sống lạnh, mỡ béo làm nhiễu động đến Vị, Vị bệnh thì Tỳ khí đình trệ lại, không phân biệt được thanh trọc, đầu tắc ở trung tiêu, gây ra nôn mửa”.
3.Tình chí không điều hòa (T.Hải), Can khí phạm vị (T.Đô): do lo nghĩ, tức giận ảnh hưởng đến Can làm cho Can không điều hòa, ảnh hưởng (phạm) đến Vị làm cho Vị khí không thăng giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn.
4.Tỳ Vị hư yếu (T. Hải), Tỳ Vị hư hàn (T. Đô): do mới bệnh khỏi, Tỳ Vị bị hư yếu hoặc do Vị âm suy yếu, làm cho thủy cốc không tiêu hóa được, thanh khí không thăng lên, trọc khí không giáng xuống, gây nôn.
. Trong ‘Bách Bệnh Cơ Yếu’ Hải Thượng Lãn Ông giải thích rộng hơn như sau:’ Vị vốn thuộc Thổ, Thổ không có Hỏa thì không sinh được, vì vậy Thổ mà hàn là Thổ Hư, Thổ Hư thì Hỏa Hư, do đó, Tỳ ưa ấm mà ghét lạnh, Thổ ưa thấp mà ghét ráo. Vì vậy, nôn do hỏa thì ít, vì Vị hư mà nôn thì nhiều’.
5.Đờm Trọc Nội Trở: do đờm trọc nhiều lần làm cho Tỳ vận hóa kém, thủy dịch ứ lại bên trong gây thành đờm. Đờm thấp ngăn trở trung tiêu Vị khí không vận hóa được xuống dưới làm cho khí nghịch lên gây nôn.
6.Vị Trung Tích Nhiệt (NKHT. Đô): do uống rượu, ăn các thức ăn cay nóng hoặc Vị có nhiều nhiệt hoặc do nhiệt tà bên ngoài xâm nhập vào Vị làm cho Vị tích nhiệt, nhiệt tà ứ trở, khí cơ bị uất, làm cho Vị khí nghịch lên gây ra nôn.
C-Triệu Chứng
1- Ngoại Tà Phạm Vị: đột nhiên nôn, nôn liên tục, sợ lạnh, sốt, đầu đau, hông sườn và bụng thấy bồn chồn, miệng nhạt, lưỡi nhạt, mạch Phù, Hoạt.
2- Ăn Uống Không Đều: nôn ra chất chua và chất đục của thức ăn, bụng đau tức, nôn, ợ chua, không thích ấn vào, biếng ăn, ợ hơi, nôn ra thì dễ chịu, đại tiện lỏng hoặc bón, rêu lưỡi dầy, nhạt, mạch Hoạt, Thực.
3- Can Khí Phạm Vị: nôn ra chất chua, vùng hông ngực đầy tức, nôn, ợ hơi, luôn buồn bực, khó chịu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt.
4- Tỳ Vị Hư Yếu (Hàn): nôn mửa, hông sườn và bụng đầy tức, gầy ốm, mệt nhọc, miệng khô mà không muốn uống nước, sợ lạnh, sắc mặt trắng nhạt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu Nhược.
5- Đờm Trọc Nội Trở: nôn ra đờm dãi và nước trong, chóng mặt, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Hoạt.
6- Vị Trung Tích Nhiệt, Vị Âm Hư: nôn mửa thất thường, miệng khô đắng nhưng không muốn ăn, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sác.
D-Điều Trị
1- Ngoại Tà Phạm Vị:
+ NKHT.Hải: sơ tà, giải biểu, tân hương, hóa trọc, dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán.
+ NKHT. Đô: giải biểu, hóa trọc, hòa vị, giáng nghịch, dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán.
Hoắc Hương Chính Khí Tán (Cục Phương): Hoắc hương 12g, Phục linh 12g, Bán hạ khúc 8g, Đại phúc bì 12g, Trần bì 8g, Bạch truật (sao đất) 12g, Cam thảo 12g, Cát cánh 8g, Hậu phác (sao gừng) 8g, Tử tô 12g. Sắc uống.
(Hoắc Hương lý khí, hòa trung, Tô Tử + Cát cánh tán hàn, thông phần trên (cơ hoành); Hậu phác + Đại phúc bì lợi thủy, tiêu đầy; Trần bì + Bán hạ thư khí, tán nghịch, trừ đờm; Bạch truật + Phục linh + Cam thảo kiện Tỳ trừ thấp).
2-Ăn Uống Không Tiêu (tích trệ)
+ NKHT.Hải: tiêu thực, hóa trệ, hòa vị, giáng nghịch.
+ NKHT. Đô:tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, giáng nghịch.
Đều dùng bài Bảo Hòa Hoàn.
Bảo Hòa Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Sơn tra (bỏ hột) 120g, La bặc tử (sao) 20g, Thần khúc (sao)
40g, Bán hạ (chế) 40g, Trần bì (sao) 20g, Phục linh 40g, Liên kiều 20g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 16 - 20g với nước sắc Mạch Nha.
(Sơn Tra + Thần Khúc + La Bặc Tử giúp tiêu hóa và tiêu tích thực (Sơn Tra tiêu chất thịt, chất nhờn, Thần Khúc tiêu ngũ cốc, tích trệ, La Bặc Tử tiêu chất bột); Trần Bì + Bán Hạ + Phục Linh kiện tỳ, hòa vị; Liên kiều tán kết, thanh uất nhiệt do tích trệ gây ra).
3- Tình Chí Không Điều Hòa (Can Khí Phạm Vị)
- NKHT.Hải: Lý khí, giáng nghịch, tiết Can, hòa Vị, dùng Tứ Thất Thang.
- NKTYHG Nghĩa: Bình Can, giáng nghịch, dùng bài Tả Kim Hoàn.
- NKHT. Đô: Lý khí giáng nghịch, dùng bài Tứ Thất Thang.
Tứ Thất Thang (Thất Khí Thang - Cục Phương): Bán hạ 200g, Hậu phác 120g, Phục linh 160g, Tử tô diệp 80g. Trộn đều, mỗi lần dùng 16g,sắc uống nóng.
(Bán Hạ trừ đờm khai uất; Hậu phác giáng khí, tán đầy; Tô Tử thông khí, tiêu đờm; Phục Linh ích tỳ, lợi thấp).
4- Tỳ Vị Hư Hàn
+ NKHT.Hải: kiện tỳ, hòa vị, ôn trung, giáng nghịch, dùng bài Lý Trung Hoàn.
+ NKTYHG Nghĩa: ôn trung, giáng nghịch, dùng bài Bán Hạ Can Khương Thang.
+ NKHT. Đô: ôn trung, giáng nghịch, dùng Đinh Thù Lý Trung Thang
* Lý Trung Hoàn (Thương Hàn Luận): Nhân (Đảng) sâm 12g, Chích thảo 40g, Bào khương 80g, Bạch truật 12g. Tán bột làm hoàn hoặc tính giảm đi 1/10 đổi thành thang sắc uống.
(Bào Khương ôn trung tán hàn, Nhân Sâm + Bạch Truật + Cam Thảo bổ khí, kiện Tỳ hòa trung).
* Bán Hạ Can Khương Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Bán Hạ,ï Can Khương lượng bằng nhau, sắc uống.
* Đinh Thù Lý Trung Thang (Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Nhân sâm, Cam thảo, Can khương, Quan quế, Sa nhân, Ngô thù du, Phụ tử, Trần bì, Bạch truật. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.
+ Sách ‘Y Học Dân Tộc’ dùng: Hoắc hương 12g, Củ sả 8g, Trần bì 12g, Gừng khô 8g, Tử tô 12g, Gừng tươi 8g. Sắc uống ít một, cách 15 - 20 phút uống 1 lần, tránh uống nhiều sẽ nôn ra.
+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài ‘Ôn Vị Bình Can Pháp’: Nhân Sâm 6g, Bán hạ 16g, Bạch thược 12g, Can khương 4g, Thanh bì 6g, Đinh hương 4g. Sắc uống.
5- Đờm Ẩm Nội Trở
+ Nội Khoa Học Thượng Hải: kiện tỳ, ôn trung, hóa đờm, giáng nghịch dùng bài Tiểu Bán Hạ Thang Gia Vị: Bán hạ, Bạch linh, Hậu phác, Sinh khương, Bạch truật, Trần bì.
(Đây là bài Tiểu Bán Hạ thang thêm Bạch Linh, Bạch Truật, Hậu phác và Trần Bì), Sắc uống.
* Tiểu Bán Hạ Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Bán hạ, Sinh khương. Sắc uống.
* Nhị Trần Thang (Hòa Tễ Cục Phương): Bán hạ 8g, Phục linh 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g. Sắc uống.
Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài Nhị Trần Thang Gia Vị: Bán Hạ 12g, Cam thảo 3,2g, Ngô thù du 4g, Trần bì 8g, Bạch khấu nhân 4g, Sinh khương trấp 10ml, Phục Linh 16g. Sắc uống.
6- Vị Trung Tích Nhiệt
+ NKHT. Đô: Thanh vị, chỉ ẩu, dùng bài Trúc Nhự Thang.
* Trúc Nhự Thang (Loại Tế Bản Sự Phương): Cát căn 12g, Bán hạ 30g, Cam thảo 30g. Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 3 lát, Trúc nhự 12g, Táo 1 quả. Sắc uống ấm.
+ Sách Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương dùng:
1. An Vị Giáng Nghịch Pháp: Thạch hộc 20g, Vân linh 12g, Bán hạ chế 8g, Quất hồng 2g, Cam thảo 2g, Trúc nhự (tươi) 12g, thêm Gừng 4g, Sắc uống.
2 - Bình Can Trấn Nghịch Hòa Vị Thông Dương Pháp: Đại giả thạch 12g, Quất hồng 6g, Qua lâu 12g, Tuyền phúc hoa 12g, Bạch linh 16g, Phỉ bạch 12g, Bán hạ chế 12g, Trúc nhự 8g, Sinh khương 3 lát., Kim linh tử 12g, Thạch hộc 12g. Sắc, chia làm 2 lần uống với Tả Kim Hoàn.
NUY CHỨNG
Đại cương
Nuy chứng chỉ chứng bệnh gân mạch chân tay toàn thân lỏng lẻo, mềm yếu vô lực, lâu ngày không vận động được dẫn đến cơ thịt bị teo lại. Lâm sàng thường gặp chi dưới mền yếu nhiều hơn, cho nên còn gọi là Nuy tý. Nuy là chân tay yếu mềm vô dụng, Tý là chỉ chi dưới yếu mềm không có sức, khôn g đi đầy dép được.
Bệnh này sách Nội Kinh Tố Vấn đă bàn rất kỹ trong các thiên ‘Tý Luận’ (TVấn 43), ‘Nuy Luận’ (TVấn 44). Hai thiên này nêu lên nguyên nhân, bệnh lý của bệnh này, chủ yếu là ‘Phế nhiệt diệp tiêu ‘ (lá phổi bị héo quắt vì nhiệt), Phế táo không phân phối chất tinh vi đến năm Tạng cho nên xuất hiện chứng trạng cơ thịt chân teo lại. Các y gia đời sau, không ngừng bổ sung nhận xét thêm, như sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ cho rằng chứng Nuy chủ yếu là nguyên khí bị tổn thương, khiến cho tinh bị hư không tưới khắp được, huyết hư cũng không doanh dưỡng được đến nỗi gân xương mềm yếu, do đó, điều trị chủ yếu phải tư dưỡng tinh huyết, bổ ích Tỳ Vị.
Căn cứ vào đặc trưng lâm sàng của chứng Nuy, giống với các chứng viêm thần kinh đa phát, viêm tủy sống cấp tính, teo cơ, liệt cơ năng, tê dại có chu kỳ, dinh dưỡng cơ không tốt, bại liệt do Hysterie và liệt mềm do di chứng của trung khu thần kinh trong y học hiện đại.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
Nguyên nhân dẫn đến chứng Nuy có ngoại cảm và nội thương.
Cảm nhiễm nhiệt tà thấp độc và ở lâu nơi ẩm ướt mà thành bệnh thuộc ngoại cảm;
Tỳ Vị hư yếu và Can Thận hư suy là nguyên nhân nội thương. Nhưng ngoại cảm gây bệnh, lâu ngày khôn g khỏi cũng ảnh hưởng đến công năng của nội tạng, vì vậy nội thương và ngoại cảm có mối quan hệ nhất định. Thời kỳ đầu mắc bệnh, yếu tố chính là ngoại cảm, nếu chính khí bất túc, thì nguyên nhân chủ yếu là do nội thương.
1) Phế nhiệt thương tân
Vì chính khí bất túc, cảm thụ độc tà ôn nhiệt, sốt cao không lui, hoặc sau khi bị bệnh, dư tà không hết, sốt nhẹ khôn g dứt; Nhiệt nung đốt làm cho tân dịch bị thương tổn, gân mạch mất nhu nhuận nên mới xuất hiện chứng Nuy.
Thiên ‘Nuy Luận’ (Nội Kinh Tố Vấn 44) ghi: “ Phế nhiệt thì lá phổi bị khô héo, sinh ra chứng nuy tý”, như vậy phế nhiệt làm tổn thương tân dịch là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng Nuy.
2- Thấp Nhiệt xâm phạm
Ở lâu nơi ẩm ướt, cảm thụ thấp tà, thấp lưu lại không giải, uất lại hóa nhiệt, hoặc do ăn uống không điều độ, dùng quá nhiều thức ăn có vị béo, ngọt, hoặc uống rượu làm tổ n thương Tỳ Vị, thấp từ trong sinh ra, hoặc ăn nhiều thức cay nóng, thấp âm ỉ tích thành nhiệt xâm phạm vào gân mạch, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết khiến cho cơ nhục gân mạch bị lỏng lẻo, co duỗi kém, hình thành bệnh Nuy.
3) Tỳ Vị suy
Tỳ Vị vốn hư yếu hoặc do ốm yếu dẫn đến Tỳ Vị hư, chức năng vận hóa mất bình thường, nguồn của tân dịch, khí huyết không đủ nuôi cơ nhục, gân mạch, cũng có thể sinh ra chứng Nuy.
4) Can Thận suy
Bị bệnh lâu ngày, thể lực giảm, Thận tính bất túc, Can huyết suy tổn, gân xương không được nuôi dưỡng, kinh mạch không nhu nhuận cũng dẫn đến chứng Nuy.
Biện chứng luận trị
Chứng Nuy có thể phát sinh ở chi trên hoặc chi dưới, ở một hoặc cả hai bên, hoặc chỉ thấy bắt đầu từ các ngón tay, chân cảm thấy mềm yếu không có sức, cử động bị hạn chế có khi bị bại liệt, teo cơ.
Nguyên tắc chữa chứng Nuy trước hết phải phân biệt hư thực.
Nói chung, mới bị bệnh, nhiệt tà chưa hư, thấp nhiệt cảm nhiễm thường thuộc chứng thực, tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp có hư lẫn lộn. Tỳ Vị hư yếu và Can Thận suy yếu đều thuộc chứng Hư, nhưng cũng có thể kèm cả thấp nhiệt, lúc biện chứng, cần cẩn thận.
Trong thiên ‘Nuy Luận’ (Tố Vấn 44) có nêu ra cách trị chứng Nuy: chỉ cần điều chỉnh một mình kinh Dương minh, với lý luận rằng Dương minh là bể của năm Tạng sáu Phủ, làm nhuận tôn cân, mà tôn cân lại là cơ quan chủ yếu buộc chặt xương. Nguồn tân dịch c ủa Phế là ở Tỳ Vị, tinh huyết của Can Thận nhờ vào sự tiếp thu, vận hóa của Tỳ Vị mà có, cho nên khi gặp dịch của Vị khôn g đủ thì phải ích Vị dưỡng âm, Tỳ Vị hư yếu lại càng cần phải điều hòa Tỳ Vị, làm cho công năng của nó mạnh lên, ăn uống tăng, dịch của Vị được hồi phục, thì dịch của Phế đầy đủ, công năng khí huyết Tạng Phủ trở nên mạnh, gân mạch được nuôi dưỡng có lợi cho sự khôi phục đối với chứng Nuy, vì vậy trong lâm sàng điều trị hiện nay, dù dùng thuốc hay châm cứu nói chung, đều theo nguyên tắc này.
Triệu Chứng Lâm Sàng
1) Phế Nhiệt Tổn Thương Tân Dịch: Lúc đầu phần nhiều có sốt, đột nhiên thấy chân tay mềm yếu, vô lực, da khô, tâm phiền, khát nước, ho khan, họng khô, tiểu vàng, tiểu ít, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác.
Biện chứng: Độc tà ôn nhiệt phạm Phế, Phế nhiệt làm hao tân dịch, tân dịch không đủ chuyển ra khắp toàn thân làm cho gân mạch không được nuôi dưỡng, cho nên chân tay mềm yếu không hoạt động được; Tâm phiền, khát nước là chứng do nhiệt tà làm tổn thương tân dịch, Phế nhiệt tân dịch ít cho nên ho khan không có đờm và họng khô, nước tiểu vàng, nước tiểu ít, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác đều do nhiệt thịnh, tân dịch bị tổn thương gây nên.
Điều trị: Thanh nhiệt, nhuận táo, dưỡng Phế, ích Vị. Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang gia giảm.
(Trong bài dùng Sa sâm, Mạch môn để dưỡng Phế, ích Vị; Thạch cao, Hạnh nhân, Tang diệp để thanh nhiệt, nhuận táo).
Sốt không hạ, sốt cao, khát nước, có mồ hôi, có thể dùng Thạch cao liều cao và dùng thêm Sinh địa, Tri mẫu, Ngân hoa, Liên kiều để sinh tân, thanh nhiệt và khư tà. Nếu ho khan, ít đờm, họng khô, có thể linh hoạt dùng các vị thuốc có tác dụng nhuận Phế, thanh tuyên như Tiền hồ, Qua lâu bì, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp. Nếu cơ thể không nóng, mỏi mệt, kém ăn thì bỏ Thạch cao, thêm Sơn dược, Ý dĩ nhân, Hồng táo, Cốc nha để ích khí, dưỡng Vị.
2) Thấp Nhiệt Xâm Phạm: Chân tay mềm yếu không có sức hoặc có phù nhẹ, tê dại, thường gặp ở chi dưới, hoặc có khi phát sốt, nước tiểu vàng, tiểu ít, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu hoặc Sác.
- Biện chứng: Thấp nhiệt xâm phạm cân mạch, cho nên không có sức. Thấp tà thấm ra cơ bắp nên thấy tê dại và hơi phù. Thấp nhiệt uất ở doanh vệ nên thấy cơ thể nóng. Thấp nhiệt dồn xuống bàng quang thì thấy nước tiểu vàng, tiểu ít. Rêu lưỡi vàng nhớt là dấu hiệu thấp nhiệt bị nung nấu bên trong. Mạch Nhu là biểu hiện của thấp, mạch Sác là dấu hiệu của nhiệt, Thấp và Nhiệt đều nặng cả, nên xuất hiện mạch Nhu, Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Nhị Diệu Tán gia vị.
(Trong bài dùng Hoàng bá, Thương truật để thanh nhiệt, táo thấp; Thêm Ý dĩ, Tỳ giải, Phòng kỷ, Trạch tả để thấm thấp, lợi tiểu; Ngưu tất, Ngũ gia bì để thông kinh hoạt lạc).
Nếu thấp tà nhiều, thì ngực bụng đầy, chân tay mềm yếu, nặng nề và hơi phù, rêu lưỡi trắng nhớt, có thể thêm Hậu phác, Trần bì, Phục linh để hóa thấp và phân lợi. Vào mùa Hạ và Thu nên dùng thêm Hoắc hương, Bội lan để
phương hương hóa trọc. Nếu nhiệt nhiều, thì nhiệt sẽ làm tổn thương phần âm, gầy ốm, hai chân nóng, tâm phiền, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch Nhu Sác, nên bỏ Thương truật, thêm Sinh địa, Quy bản, Mạch môn để dưỡng âm, thanh nhiệt. Nếu chân tay tê dại, không có cảm giác, chân yếu hoặc chân cảm thấy đau, chất lưỡi tím, mạch Sác, có bệnh sử kéo dài lại kèm có ứ huyết ứ đọng, có thể dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Xích thược, Xuyên sơn giáp để hoạt huyết, thông lạc.
Trong khi uống thuốc, có thể phối hợp với các vị thuốc Thương nhĩ thảo, Hổ trượng, Uy linh tiên, Nhẫn đông đằng nấu nước để xông và rửa, hoặc lấy bã của thuốc sắc, nấu lại lần thứ 3 lấy nước xông rửa cũng tốt.
3) Tỳ Vị Hư Yếu: Chi dưới mềm yếu, không có sức, dần dần kém ăn, tiêu lỏng, mặt phù, sắc mặt kém tươi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế.
Biện chứng: Tỳ không kiện vận, Vị khí không hòa cho nên kém ăn mà tiêu lỏng. Tỳ Vị hư yếu, nguồn sinh hóa khí huyết bất túc, cho nên thấy mạch Tế, sắc mặt kém tươi. Gân mạch thiếu nuôi dưỡng cho nên chi dưới mềm yếu. Tỳ hư không vận hành thủy thấp cho nên mặt phù.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán gia giảm.
(Trong bài dùng Đảng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Biển đậu, Liên nhục đều là những vị kiện Tỳ, ích khí; Trần bì, Phục linh, Ý dĩ để kiện Tỳ, hóa thấp; Hồng táo để dưỡng vị; Thần khúc để giúp tiêu hóa).
Nếu bị bệnh lâu ngày, teo cơ, thể lực yếu, nên dùng Nhân sâm, Hoài sơn liều cao và thêm Hoàng kỳ, Đương quy.
4) Can Thận Suy: Lúc đầu phát bệnh từ từ, toàn thân mềm yếu, không có sức, lưng gối mỏi, kèm theo các chứng chóng mặt, ù tai, di tinh hoặc tiểu nhiều, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Biện chứng: Can Thận tinh huyết suy yếu, gân mạch không được nhu nhuận, dần dần thành chứng Nuy. Lưng là phủ của Thận, Thận chủ xương, khai khiếu ra tai, Thận hư nên tai ù, lưng gối mỏi, Can Thận hư thì tinh tủy bất túc, cho nên chóng mặt. Vì Thận hư không chứa được tinh cho nên mới di tinh, tiết tinh. Thận nguyên không bền, Bàng quang không giữ được nên có chứng tiểu nhiều. Lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là do âm hư có hỏa.
Điều trị: Bổ ích Can Thận, tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Hổ Tiềm Hoàn gia giảm.
(Trong bài dùng Địa hoàng, Quy bản, Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm, thanh nhiệt; Tỏa dương, Hổ cốt, Ngưu tất để ích Thận, mạch gân xương; Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết, nhu Can). Nếu sắc mặt không tươi hoặc vàng úa, chóng mặt, hồi hộp, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Nhược, có thể thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Hà thủ ô, Kê huyết đằng để bổ dưỡng khí huyết.
Nếu bệnh lâu ngày, bệnh âm liên lụy đến Dương, có chứng sợ lạnh, lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế, liệt dương, tiểu tiện vặt mà nước tiểu trong, có thể thêm Lộc giác phiến, Bổ cốt chỉ để ôn Thận trợ dương.
Ngoài những phương thuốc dạng sắc để trị chứng Nuy, nên phối hợp với châm cứu và xoa bóp cũng có khả năng khôi phục nhanh hoặc hạn chế mức độ teo cơ.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:190.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh