KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
DẠ DÀY ĐAU
(Gastralgia- Gastralgie)
Đại cương
Dạ dày đau là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị, trung tiêu.
Dạ dày đau là triệu chứng chủ yếu của khá nhiều bịnh chứng của Dạ dày (Dạ dày Tá tràng viêm lóet, Dạ dày sa, Ung thư Dạ dày, Rối loạn thần kinh chi phối Dạ dày...)
Bịnh Danh
+ Tâm thống (Thiên ‘Lục Nguyên Chính Kỷ Đại Luận ‘ TV 71)
+ Vị Hoãn thống, Vị Uyển thống (Thiên ‘Kinh Mạch’ LK10)
+ Vị Quản Thống ( Đan Khê Tâm Pháp)
+ Tâm Hạ Thống (Y Học Chính Truyền)
+ Vị Thống (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
Nguyên Nhân
1- Do Bịnh Tà Phạm Vị (NKHTYT. Hải), Do ăn uống không tiết độ (NKHTYT. Đô):
+ Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị
+ Hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh, hàn tích ở trong làm cho Vị đau.
+ Hoặc do Tỳ Vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau.
+ Hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường. Aên nhiều thức ăn béo, ngọt sinh ra thấp nhiệt ở trong gây đau.
+ Hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau.
+ Cũng có thể do giun gây đau.
2- Do Can Khí Phạm Vị (NKHTYT. Đô), Can Khí Uất Kết (NKHTYT. Hải).
Do lo nghĩ uất ức làm tổn thương Can (Nộ thương Can), Can khí không sơ tiết được, phạm đến Vị, làm cho Can Vị không điều hòa, khí cơ bị uất trệ gây ra đau.
Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa, hỏa uất làm tổn thương phần âm, dịch vị bị khô gây ra đau (đau ngày càng tăng hoặc đau liên miên).
3 - Do Tỳ Vị Hư Hàn (NKHTYT. Hải), Tỳ Vị Hư Yếu (NKHTYT. Đô).
Do lao động qúa sức, no đói thất thường khiến Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau.
Tuy phân ra làm 3 loại như trên nhưng các sách giáo khoa đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu là do không thông (thống tắc bất thông - đau là do không thông)
Chứng Trạng Lâm Sàng
1- CAN KHÍ PHẠM VỊ (NKHTYT. Hải và T. Đô)
a- Chứng: Bụng trên đầy trướng, vùng Thượng vị đau xuyên ra 2 bên hông, ợ hơi, ợ chua, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền.
b- Biện chứng :
Bụng trên đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bón là do Vị khí không thăng giáng được, nghịch lên trên.
Bụng đau do Can và Tỳ bất hòa gây ra vì Can chủ sơ tiết, khi tình chí không được thư thái, Can khí bị uất kết, phạm (khắc) Vị (thổ).
Hông và sườn liên hệ đến Can kinh (Can kinh vận hành qua đó), bịnh thuộc về khí, khí thường động, do đó, 2 hông sườn bị đau.
Mạch Huyền là mạch của Can.
Như vậy Dạ dày đau ở đây là do Can khí bị uất kết, Can khí phạm Vị gây ra.
Điều trị:
+ Sơ Can, lý khí (T. Hải)
+ Sơ Can lý khí, hòa Vị, chỉ thống (T. Đô).
Đều dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sài Hồ 8g, Bạch thược 12g, Chích thảo 4g, Chỉ xác 8g, Hương phụ 8g, Xuyên khung 8g. Sắc ngày uống 1 thang.
(Đây là bài Tứ Nghịch Tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên khung, Hương phụ (Trần Bì). Sài Hồ sơ Can, lý khí; Thêm Hương phụ để tăng tác dụng của Sài Hồ; Phối hợp thêm Chỉ xác (thực) để thăng thanh giáng trọc; Thược dược ích âm hòa lý; Hợp với Chỉ xác có tác dụng sơ thông khí trệ; Chích thảo điều hòa trung khí, cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân, hòa Can; Xuyên khung để hành khí, giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương phụ).
- Sách ‘Trung Y Học Khái Luận ‘ dùng Tả Kim Hoàn hợp với Nhị Trần Thang
+ Tả Kim Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Hoàng Liên (sao gừng) 240g, Ngô Thù Du (Tẩm nước muối sao) 40g. Tán bột, tưới nước làm hoàn.
+ Nhị Trần Thang (Hoà Tể Cục Phương): Bán Hạ 8- 12g, Trần Bì 8- 12g, Phục Linh 12g, CamThảo 4g. Sắc uống.
(Hoàng Liên thanh nhiệt ở Vị làm quân để trị Can thực gây đau; Ngô Thù Du để hành khí giải uất và dẫn nhiệt đi xuống, giáng nghịch khí; Bán Hạ để táo thấp hóa đàm, hòa Vị; Trần Bì để lý khí, hóa đàm; Phục Linh kiện Tỳ lợi thấp; Cam thảo hòa trung bổ Tỳ).
- Sách ‘Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa dùng bài Kim Linh Tử Tán và Trầm Hương Giáng Khí Tán.
+ Kim Linh Tử Tán (Kinh Huệ Phương - Bảo Mệnh Tập): Kim Linh Tử (Hột sầu đâu, nấu với rượu, bỏ hột) 12g, Diên Hồ Sách (Sao với dấm) 4g. Sắc uống.
(Kim Linh Tử sơ Can tiết nhiệt và giãi trừ uất nhiệt ở Can kinh, phối hợp với Diên Hồ Sách có thể trị các chứng đau trên dưới, trong ngoài, khí trệ).
+ Trầm Hương Giáng Khí Tán (Hòa Tễ Cục Phương): Trầm Hương (nghiền mịn, để riêng) 10g, Chích thảo (sao chung với Sa nhân) 20g, Sa nhân 30g, Hương phụ 20g. Sắc uống.
(Hương phụ lýkhí, giải uất; Sa nhân hòa Tỳ Vị; Chích thảo điều hòa trung khí; Trầm hương giáng khí, chỉ thống).
- Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài Sơ Can Hòa Vị Pháp, Trị Can Khí Thông Mạch Hư Đắc Thực Sảo Hoãn Phương.
+ Sơ Can Hòa Vị Pháp (Loại Cát Sinh Kinh Nghiệm Phương): Cam Tùng 6g, Vị Bì (da Nhím) 2g, Cam thảo 4g, Nước cốt gừng 5ml, Ngọa Lăng 6g, Cửu hương trùng 4g, Diên Hồ 2g, Trầm Hương 2g, Hương phụ (chế) 2g, Giáng hương 6g, Tả Kim Hoàn (Hoàng Liên + Ngô Thù Du) 4g. Sắc uống.
(Cam Tùng, Hương phụ, Trầm Hương để lý khí; Diên Hồ để hoạt huyết; Cửu Hương Trùng để sơ thông khí trệ ở ngực bụng; Ngọa Lăng Tử để tiêu chất chua; Da Nhím để lương huyết, nước cốt gừng để ôn ấm Tỳ Vị; Tả Kim Hoàn để tả Can Hỏa).
+ Trị Can Khí Thống Mạch Hư Đắc Thực Sảo Hoãn Phương (Linh Lăng Y Thoại): Kim Thạch Hộc 12g, Cam thảo 4g, Sa Sâm 12g, Quất Hồng 6g, Sài Hồ 6g, Bạch thược 12g, Mộc Qua 8g, Quy Tu 12g, Phục Linh 12g. Sắc uống.
(Sài Hồ sơ Can khí; Sa Sâm, Thạch Hộc dưỡng Can âm; Bạch thược, Quy, Thảo để hòa huyết, giảm đau; Quất Hồng, Phục Linh, Mộc Qua để bình Can Mộc cho khỏi khắc Tỳ thổ).
+ Trị Can Khí Phạm Vị Quản Hiếp Thống Ẩu Thổ Toan Thủy Bất Đắc Hạ Phương (Bản Thảo Dụng Pháp Nghiên Cứu): Quảng Mộc Hương 20g, Đinh Hương 40g, Ngũ Linh Chi 20g, Xạ Hương 2g, Bồ Công Anh 20g, Phật Thủ 20g, Ngô Thù Du 20g, Đương quy 20g, Diên Hồ Sách 20g, Cam thảo 20g, Hoàng Liên 20g, Phụ Phiến 20g, Trầm Hương 40g, Sa nhân 20g, Hương phụ20g. Sắc uống.
- Sách ‘Đại Chúng Vạn Bịnh Cố Vấn ‘dùng bài:
+ Chính Khí Thiên Hương Tán (Lưu Hà Gian): Ô dược 40g, Trần Bì 32g, Hương phụ ï 32g, Can Khương 40g, Tử Tô Diệp 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước muối. Ngày 2- 3 lần.
+ Sách ‘Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phưiơng Đại Toàn’ dùng:
Vị Quản Thống Phương I: Qua lâu nhân 18g, Quy vĩ 6g, Xuyên luyện tử 10g, Đan sâm 10g, Chử Bán hạ 6g, Mộc hương 4g, Hàng thược 6g, Sa nhân 2,8g. Sắc uống.
Vị Quản Thống Phương II: Sài hồ 10g, Uất kim 10g, Bạch thược 10g, Xuyên luyện tử 10g, Cam thảo 6g, Hương phụ chế 10g, Nguyên hồ 10g, Chỉ xác 10g, Tô ngạnh 10g. Sắc uống.
Sơ Can An Vị Ẩm: Ngọa lăng tử 16g, Ý dĩ nhân 16g, Hoàng Uất kim 12g, Nguyên hồ 12g, Bạch tật lê 12g, Phật thủ12g, Bạch thược 20g, Sài hồ 12g, Ô dược10g, Chỉ xác 10g. Sắc uống.
Mai Hương Ẩm: Lục ngạc mai (đài xanh cây mơ) 10g, Nguyên hồ 10g, Cưủ hương trùng 10g, Bạch thược 16g, Hương phụ chế 10g, Giáng hương 10g, Phật thủ phiến 16g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
- Sách ‘Trung Dược Lâm Sàng Dược Lý Học ‘ giới thiệu 2 bài:Việt Cúc Hoàn và Lục Uất Thang.
+ Việt Cúc Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Hương phụ 12g, Thương truật 12g, Xuyên khung 12g, Lục khúc 12g, Hắc Sơn chi 2g. Sắc uống.
(Hương phụ lý khí; Xuyên khung hỗ trợ sức hoạt huyết, hành khí; Thương truật táo thấp hóa đàm; Chi tử tả tà nhiệt ở Tâm và Phế, giải uất ở TamTiêu; Lục khúc để tán khí, khai vị, hóa thủy cốc, tiêu tích trệ).
Lục Uất Thang (Y Học Nhập Môn): Hương phụ tử 4g, Bán hạ 4g, Sơn chi tử 4g, Xích linh 4g, Thương truật 2g, Trần bì 4g, Cam thảo 2g, Xuyên khung 4g, Sa nhân 2g. Sắc uống với 3 lát gừng sống.
- Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương ‘ dùng:
Tam Hương Thang Gia Vị: Hương phụ 26g, Tam tiên 46g, Mộc hương 6g, Lai phục tử 40g, Hoắc hương 16g, Binh lang phiến 10g, Trần bì 16g, Cam thảo 10g, Phật thủ 16g. Sắc uống.
* Ghi chú: Bài này chú trọng lý khí để thuận khí cơ. Hành khí có thể họat huyết, họat huyết có thể giảm đau. Khí huyết thông điều, chứng trướng đau sẽ hết. Bài thuốc tuy dùng liều cao để lý khí nhưng thực tế lâm sàng đã chứng minh thuốc không làm hao khí, xử dụng không có hại. Tuy nhiên, bài này không phải là thuốc bổ khí, vì vậy, đúng bệnh rồi thì phải ngừng, không được dùng lâu dài).
Mộc Hương Khoan Trung Tán (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Thanh bì 160g, Hậu phác (chế) 600g, Trần bì 160g, Hương phụ (sao) 120g, Đinh hương 160g, Mộc hương 120g, Bạch đậu khấu 80g, Sa nhân 120g. Tán bột, Ngày 3 lần, mỗi lần 4g với nước muối.
- Liên Phụ Lục Nhất Thang (Y Học Chính Truyền): Hoàng liên 24g, Phụ Tử (nướng bỏ vỏ và cuống ) 4g, Thêm gừng 3 lát, Táo 1 quả, sắc uống.
- Lương Phụ Hoàn (Lương Phương Tập Dịch): Cao lương khương (Sao rượu 7 lần, sấy khô), Hương phụ tử (sao dấm 7 lần, sấy khô). Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12- 16g với nước muối.
-Cứu Thống An Tâm Thang (Biện Chứng Lục): Bạch thược 40g, Quán chúng 18g, Cam thảo 4g, Nhũ hương 4g, Sài hồ 8g, Một dược 4g, Chi tử (sao) 12g, Thương truật 12g. Sắc uống.
- Dũ Thống Tán (Tế Sinh Phương): Ngũ Linh Chi, Cao Lương khương, Diên Hồ Sách, Đương quy, Nga Truật. Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 6- 8g.
+ Phương Đơn Giản (Theo NKTYHT. Đô)
. Bách hợp 32g, Ô dược 6g, Ngọa lăng tử 160g, Cam thảo 60g. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.
. Ô tặc cốt 30g, Triết bối mẫu 12g. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Ô Bối Tán).
2- TỲ VỊ HƯ HÀN (NKTYT. Hải và T. Đô)
a- Chứng: Đau âm ỉ, ói ra nước trong, thích nóng, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.
b- Biện chứng
. Do trung dương bất túc, Tỳ hàn Vị yếu, dương khí không vận chuyển được, hàn khí tích trệ nghịch lên vì vậy đau âm ỉ mà ói ra nước trong.
. Tỳ Vị dương hư, bên trong lạnh do đó thích chườm nóng.
. Dương khí không vận hành do đó tay chân lạnh, ỉa lỏng.
. Lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược không lực là dấu hiệu hư hàn ở trung tiêu.
c- Điều trị:
. Ôn trung tán hàn (NKHTYT. Hải)
. Ôn trung kiện Vị (NKHTYT. Đô)
+ Nội Khoa Học (Trung Y Học Thượng Hải) dùng bài ‘Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị’: Quế chi 12g, Mộc hương 4g, Thược dược 24g, Đại táo 2 trái, Hoàng kỳ 24g, Bào khương 8g, Chích thảo 4g. Sắc xong, cho ít Mạch Nha vào, quấy đều uống.
(Đây là bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (KQYL) thêm Mộc Hương, thay Sinh khương bằng Bào khương. Quế chi tán biểu; Thược dược bình Can; Bào khương, Hoàng kỳ, Chích thảo để ôn trung kiện Tỳ; Mộc Hương lý khí giảm đau; Đại táo điều hòa vinh vệ).
+ ‘Nội Khoa Trung Y Học Thành Đô’ dùng bài ‘Đinh Thù Lý Trung Thang’ (Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Quan quế, Can khương, Phụ tử, Ngô thù du, Cam thảo, Bạch truật, Sa nhân, Nhân sâm, Trần bì. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.
+ Sách ‘Nội Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa’ dùng bài ‘Hương Sa Lục Quân Tử Thang ‘(Hoà Tễ Cục Phương): Đảng sâm 12g, Chích thảo 4g, Phục linh 12g, Bán hạ 8g, Bạch truật 12g, Trần bì 8g.
(Đây là bài Tứ Quân Tử Thang thêm Bán hạ và Trần bì. Sâm để bổ khí; Bạch truật kiện Tỳ, vận thấp; Cam thảo giúp Sâm để ích khí hòa trung; Bán hạ táo thấp, hóa đàm, hòa vị; Trần bì lý khí hóa đàm).
+ ‘Sách Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài: Ôn Thông Lý Khí Pháp (Đinh Cam Nhân): Bội lan diệp 12g, Ô dược 8g, Xuyên luyện tử 12g, Bạch linh 12g, Thượng quế tâm 6g, Quất diệp 8g, Trầm hương duyên 6g, Tô ngạnh 12g, Ngọa lăng tử 20g, Sa nhân 6g, Bạch thược 12g, Sắc uống.
(Quế Tâm ôn Vị, hoạt huyết; Ô dược, Sa nhân, Tô ngạnh, Hương duyên để lý khí, chỉ thống; Nhị Trần hợp với Bội lan để hòa Vị, tiêu kết; Xuyên luyện, Quất diệp, Ngọa lăng tử để bình Can tiết Mộc).
­+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài Lương Phụ Hoàn Gia giảm: Cao Lương Khương (sao rượu) 6- 16g, Hương phụ (Sao dấm) 10- 16g, Thanh bì 10g, Uất kim 10- 18g, Sa nhân 10g. Sắc uống.
* Ôn Vị Chỉ Thống Thang: Quế chi 6g, Nguyên hồ 10g, Ngô thù 6g, Bào khương 6g, Vân linh 10g, Đương quy 10g, Bạch thược 10g, Bạch truật 12g, Đinh hương 4g. Thêm Hồng Táo 3 trái, sắc uống.
- Sách Trung Quốc Đương Đại Danh Y N ghiệm Phương Đại Toàn dùng bài Kiện Tỳ Thang: Ngọa lăng tử 30g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Chích thảo 6g, Bạch thược 10g, Trần bì 6g, Xuyên luyện 4g, Bán hạ 10g, Phục linh 12g, Ngô Thù 4g. Sắc uống.
- Sách Đại Chúng Vạn Bịnh Cố Vấn dùng bài Thảo Đậu Khấu Hoàn (Trầm Thị Tôn Sinh): Thảo đậu khấu (nướng) 40g, Can khương 80g, Ngô thù du 80g, Mạch nha 80g, Thanh bì 40g, Trần bì 40g, Bạch truật 40g, Chỉ thực 80g, Thần khúc 80g, Bán hạ 80g. Làm thành hoàn, ngày uống 20g với nước nóng.
Phương đơn giản (NKHTYT. Đô).
+ Xuyên Tiêu 4g, Lương Khương 12g, Cam thảo 8g. Sắc, chia làm 3 lần uống.
+ Xuyên tiêu 4g, Can Khương 8g, Đinh Hương 4g. Sắc uống.
3- ĂN UỐNG KHÔNG ĐIỀU ĐỘ (NKTYHG. Nghĩa và T. Đô)
a. Chứng:Vùng Thượng Vị đau, ợ ra mùi thức ăn, ói mửa, ói được thì đỡ đau, lưỡi và rêu trắng bẩn, mạch Họat mà Thực.
b. Biện chứng : Thức ăn đình trệ ở Vị không tiêu hóa được làm cho Dạ dày đau, đầy trướng, thức ăn tích lại trọc khí không chuyển đi được, Vị khí không thăng giáng được gây ra ói, thức ăn không tiêu được nên ợ ra mùi thức ăn.
c. Điều trị:
Hòa trung, Tiêu thực (Nội Khoa Học Giảng Nghĩa).
Hòa trung, Đạo trệ (Nội Khoa Học Trung Y Thành Đô).
+ Sách NKHTYT. Đô dùng bài Bảo Hòa Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Sơn tra 240g, Lục khúc 80g, Bán hạ 120g, Thái phục tử 120g, Trần bì 40g, Phục linh 40g, Liên kiều 80g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 12- 24g.
(Sơn tra + Lục khúc + Thái phục tử đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực (Sơn tra tiêu chất thịt, chất nhờn; Lục khúc tiêu ngũ cốc, tích trệ; Thái phục tử tiêu chất bột ) Trần bì + Bán hạ + Phục linh hòa Vị; Liên kiều tán thực trệ tích dẫn đến uất nhiệt).
+ Sách NKHG. Nghĩa cũng dùng bài Bảo Hòa Hoàn, thêm Sa nhân, Chỉ Thực và Binh Lang.
+ Sách Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn dùng bài Điều Vị Thang: Đảng sâm 16g, Quảng mộc hương 10g, Bạch truật 10g, Đại phúc bì 10g, Hậu phác 10g, Chỉ xác 10g, Xuyên luyện tử 10g, Tất bát 10g. Sắc uống.
+ Sách Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học dùng: Đương quy 12g, Ma nhân 12g, Bạch truật 8g, Kê nội kim 12g, Hòang kỳ 8g, Can khương 4g, Đảng sâm 12g, Úc lý nhân 12g, Qua lâu nhân 20g, Trần bì 4g, Mạch nha 16g. Sắc uống.
4- Ứ HUYẾT NGƯNG TRỆ (NKHT Hải) VỊ LẠC Ứ TRỞ (NKHT. Đô)
a) Chứng: Đau vùng thượng vị, đau 1 điểm không di chuyển, đau như kim đâm, không thích ấn nắn, ấn vào thì đau, có khi ói ra máu, ỉa ra phân đen, lưỡi tím, mạch Tế Sáp (T. Hải), Sáp (T. Đô).
b) Biện Chứng: Đau lâu ngày, bịnh chắc chắn nhập vào lạc mạch, lạc mạch bị tổn thương gây ra ói ra máu, phân đen, huyết ứ lại gây nên đau cố định 1 chỗ, không thích ấn nắn, lưỡi thâm tím, mạch Sáp là biểu hiện huyết ứ.
c) Điều trị:
. Hóa ứ, thông lạc (NKHT. Hải).
. Hoạt huyết, hóa trệ (NKHT. Đô).
+ Nội Khoa Học Thượng Hải dùng bài Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác) gia giảm: Ngũ linh chi 12g, Ô dược 8g, Đương quy 12g, Huyền hồ 4g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 12g, Đào nhân 12g, Hương phụ 6g, Đơn bì 8g, Hồng hoa 12g, Xích thược 8g, Chỉ xác 6g. Sắc uống.
Phân Tích :Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì, Xích thược để hoạt huyết; Ngũ linh chi, Huyền (Diên) hồ để hóa ứ; Hương phụ, Chỉ xác, Ô dược để lý khí; Cam thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh (tuấn dược) của các vị thuốc.
. NKH T. Đô dùng: Thất Tiếu Tán + Đan Sâm Ẩm:
+ Thất Tiếu Tán (Cục Phương): Ngũ linh chi 240g, Bồ hoàng 160g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8- 12g, dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước, phân làm 2 lần uống, hoặc hòa với dấm uống.
(Ngũ linh chi tán huyết; Bồ hoàng hành huyết).
(Ngũ linh chi tán huyết; Bồ hoàng hành huyết).
. NKTYHG Nghĩa : Dùng Thất Tiếu Tán
Phương đơn giản (NKHT. Đô)
+ Cửu hương trùng 12g + Thục mai (chế) 12g. Sắc chia 3 lần uống
+ Đương quy + Đan sâm + Nhũ hương + Một dược đều 12g. Sắc chia 3 lần uống.
+ Diên hồ sách 8g + Ô tặc cốt 16g + Bạch cập 20g + Địa du 32g. Sắc chia 3 lần uống.
Ngoài 4 nguyên nhân và thể loại chính (Can Khí Phạm Vị, Tỳ Vị Hư Hàn, Ăn Uống Không Điều Độ, Ứ Huyết Tích Trệ) trên, sách Nội Khoa Học Trung Y Thành Đô còn nêu ra 2 thể loại nữa là:
5- VỊ ÂM BẤT TÚC
a- Chứng:Dạ dày đau lâu ngày, đau liên miên, phiền nhiệt, đói mà không ăn được, miệng và họng khô, bón lưỡi hồng, ít nước miếng, Mạch Hư, Tế, Sác.
b- Biện chứng : Vị âm bất túc nên Vị lạc không được nuôi dưỡng gây ra đau liên miên. Âm hư sinh nội nhiệt gây ra phiền nhiệt, đói, miệng và họng khô, đại tiện bón. VỊ không được nhu dưỡng, VỊ khí bị thụ thương, do đó đói mà không ăn được, lưỡi hồng, ít tân dịch + Mạch Hư Tế Sác là dấu hiệu VỊ âm bất túc.
c_ Điều trị: Dưỡng Âm, Ích Vị
Xử phương: Nhân Sâm Ô Mai Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Nhân sâm, Cam thảo (Chích), Liên tử (sao), Mộc qua, Ô mai, Sơn dược. Sắc uống.
Phương đơn giản (NKH T. Đô): Bạch thược 32g + Cam thảo 12g. Sắc uống.
6- HÀN THƯƠNG VỊ DƯƠNG
a- Chứng: Dạ dày đột nhiên đau, đau như dùi đâm, đau phát sốt hoặc đau xiên lên ngực, sườn, hông, đầu và cơ thể đau, ớn lạnh, phát sốt, rêu lưỡi trắng, mạch Khẩn.
b- Biện chứng: Hàn tà xâm nhập, Vị dương không tuyên thông, gây ra đau, đầu và mình đau, sợ lạnh, sốt, rêu lưỡi trắng là hàn tà còn ở bên ngoài biểu, mạch Khẩn thuộc Hàn.
c- Điều trị: Ôn Vị chỉ thống, Hoà giải biểu lý.
Xử phương: Sài Hồ Quế Chi Thang thêm Ngô thù + Lương khương + Hương phụ.
Sài Hồ Quế Chi Thang (Thương Hàn Luận): Quế chi (bỏ vỏ) 6g, Bán hạ 10g, Hoàng cầm 6g, Thược dược 6g, Nhân sâm 6g, Sài hồ 16g, Chích thảo 4g, Đại táo 6 trái, Sinh khương 6g. Sắc uống.
+ Sách :’ Bịnh Tỳ Vị’ dùng:
Củ Riềng già (thái mỏng phơi khô) 80g Hương phụ (sao hết lông, giã dập) 40g
Dây cườm thảo 10g. Tán bột. Ngày uống 20g với nước nóng.
Phương đơn giản
- Lương Khương 8g + Hương phụ 8g + Sinh khương 1 ít. Sắc uống (NKH T. Đô).
- Hồ Tiêu ( Phấn) + Nhục Quế (Phấn). Ngày uống 2- 4g (NKH T. Đô).
- Chỉ Thực 8g + Quế Tử 8g. Sắc uống (NKH T. Đô).
Châm Cứu Học Thượng Hải: Nội quan + Túc tam lý + Trung quản + Cách du + Tam âm giao + Công tôn.
NGOẠI KHOA
Sách “ Tân Hữu Vị Đàm “ của Trần Nhân Tôn giới thiệu 2 phương pháp chườm nóng sau:
+ Đại hồi 40g, giã nát. Tiểu hồi 20g, Muối 1 bát (100g). Cho vào nồi, sao nóng, rồi đựng vào túi vải, chườm vào vùng thượng vị (Dạ dày) và lưng (D8- D12).
+ Đại hồi 40g, Tiểu hồi 40g, Mộc hương 20g, Hoa tiêu 20g. Tán bột thêm 100g muối. Đem sao lên cho nóng, bọc vào vải, chườm vào vùng đau.
Hai phương pháp này rất phù hợp với chứng đau do Can khí uất và Tỳ Vị hư hàn.
. GC: Hồi hương và muối hột càng cháy đen khí càng mạnh. Mỗi bịch thuốc như trên có thể dùng để chườm 5 lần rồi mới bỏ đi.
THUỐC NAM( Để tham khảo)
. Lá Bồ công anh khô 20g, Lá khôi 16g, Lá khổ sâm10g. Sắc 300ml, nấu sôi trong vòng 15 phút, thêm vào ít đường. Chia làm 3 lần uống. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi (Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
. Riềng (Xào )20g, Tiêu sọ 8g, Muối tiêu hoặc muối rang 4g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g (293 Bài Thuốc Gia Truyền).
. Củ Bồ Bồ 40g, củ Sả già, củ Cỏ Cú, mỗi thứ 10g. Đậu đỏ, xanh, vàng, đen, mỗi thứ 100 hột, rang lên. Dạ dày heo 1 cái sấy dòn. Tất cả phơi sơ, tán thành bột, cho vào lọ để dành dùng dần. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4g (293 Bài Thuốc Gia Truyền)
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Bệnh án Vị Quản Thống do Can Khí Phạm Vị
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
Trần XX nữ, 35 tuổi.... Mấy năn nay, người bệnh có tiền sử đau Dạ dày, đã nhiều lần chụp X quang nhưng không thấy vết loét. Chẩn đoán là rối loạn thần kinh Dạ dày .
Lúc lên cơn đau thì như dao cắt, mặt xanh nhạt,2 tay ôm bụng, rên rỉ không ngừng, mạch Huyền mạnh mà Tế, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trắng đục.
Đã dùng các phép trị Vị âm bất túc, Can Vị bất hòa, không có hiệu qủa, vẫn kêu đau bụng chạy lên xuống ở Dạ dày.
Đã uống thuốc giảm đau nhưng không hết, cho ăn một ít cháo thấy đau giảm dần, nhưng sau đó nửa giờ lại đau như trước.
Chẩn đoán là khí âm đều hư, Can dương hóa phong phạm vào Vị lạc gây ra bịnh.
Điều trị : Dưỡng âm tiềm dương, bình Can tức phong
Xử phương: Dùng bài “ Tam Giáp Phục Mạch Thang “ gia giảm:Quy bản26g,Sinh Địa 20g, Miết giáp26g,A Giao16g,Mẫu Lệ 26g,Mạch Môn 16g,Trúc nhự26g,Sa Sâm 16g,Phật thủ6g,Cam thảo 6g,Bạch thược 20g,Hải Đế bá 26g.Sắc uống ngày 1 thang.
Uống hết 3 thang thì chứng đau giảm nhiều, việc đau chạy lên xuống gần như hết, nhịp mạch hòa hoãn, rêu lưỡi cũng đỡ đục dần.
Dùng bài Lục Quân Tử Thang (Đảng Sâm, Bạch Truật, Phục Linh, Cam thảo, Trần Bì, Bán Hạ) bỏ Bạch Truật, phối hợp với bài Mạch Môn Đông Thang (Mạch Môn, Bán Hạ, Nhân sâm , Cam thảo,Gạo tẻ, Đại táo) bỏ táo đi. Điều trị 10 ngày nữa mọi chứng đều hết.
Bệnh án Dạ Dày Đau Do Can Khí Phạm Vị
(Trích trong “ Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn “)
_Vương X, 38 tuổi, nhập viện này 4. 5. 76. Dạ dày bị đau đã 7 - 8 năm.Thường đau lâm râm lan đến sườn trái, bụng trên hơi trướng, sau lưng có 1 điểm hơi lạnh. Đã chữa nhiều thuốc Đông, Tây nhưng không hết.
Chẩn đoán: Dạ dày đau do Can Khí Phạm Vị
Xử phương: Dùng bài Tam Nguyên Hòa Vị Thang gia giảm: Bán Hạ(chế) 5g, Xuyên luyện tử (sao) 5g, Trần bì 6g, Diên hồ (sao) 6g, Bạch linh 10g, Sa nhân 8g, Mộc hương 4g, Tuyền phúc hoa (bọc vào vải) 10g, Phật thủ phiến 8g, Kê nội kim (nướng) 8g, Đài xanh cây mơ 8g, Tân giáng 2g, Cọng hành xanh 8 cọng, Cốc Nha (sao) 8g. Sắc uống.
(Đây là bài Tam Nguyên Hòa Vị Thang, bỏ Chích thảo, thêm Mộc Hương, Phật Thủ, Sa nhân, Kê Nội Kim, Cốc Nha, Đài Mơ) ngày uống 1 thang, liền 5 ngày.
Khám lại: Đau và trướng đã giảm bớt, ăn uống được khá hơn, sau lưng vẫn còn 1 điểm hơi lạnh. Dùng phương trên bỏ Tuyền Phúc Hoa, Tân Giáng, Hành, thêm Xuyên Quế chi 4g. Uống 5 thang.
Khám lại: Các chứng trạng hoàn toàn khỏi. Cho dùng tiếp Hương sa Lục Quân Tử Thang (10 - 15 thang để củng cố).
Bệnh án Dạ dày đau do Trung Tiêu Hư Hàn
(Trích trong “ Thiên Gia Diệu Phương “)
Hách X, nữ, 32 tuổi, khám ngày 1. 3. 1976. Đã 4 ngày nay ói ra cá chất giống thịt nát, đau ở Dạ dày đã 3 tháng. Ba tháng nay, cứ sau bữa ăn chiều thì ói, về đêm càng nặng, ói ra nước chua, nước chua ra nhiều qúa làm ê răng. Dạ dày đau trướng, lan đến vai lưng, chườm ấm thấy dễ chịu. Bốn ngày gần đây, ói ra chất giống như thịt nát,mỗi lần 6 - 7 miếng màu hồng nhạt. Chụp X quang: 2 phổi bình thường, Dạ dày có hình móc câu, nhu động chậm, trong Dạ dày thấy rõ nước ứ đọng, niêm mạc Dạ dày thô, mờ, có thay đổi như cánh tuyết, hành tá tràng không có gì đặc biệt.
Chẩn đoán: Trung tiêu hư hàn, mất khả năng kiện vận, đàm ẩm thực tích (Dạ dày bị viêm).
Điều trị: Ôn Trung, Tán Hàn, Kiện Tỳ, Hóa âm, thanh đạo, khai kết.
Xử phương: Kiện Trung Tán Kết Thang gia giảm: Đảng sâm 40g, Phục linh 40g, Bạch truật 28g, Sơn tra ( sống) 60g, Nhục quế 12g, Đại hoàng 12g, Cam thảo 4g, Tô tử 8g, Táo 2 quả, Gừng 3 lát, Chỉ xác 12g, Qua lâu nhân 40g, Xuyên phác 12g, Ngọa lăng tử 40g, Đại giả thạch 40g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 6 thang, lại ói ra hơn 10 cục ngưng kết của niêm dịch, đỡ ói chua, ăn uống được nhiều hơn, đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng, mạch trầm. Đó là khí dương ở trung tiêu hồi phục dần, đờm ẩm thực tích đã bớt nhiều. Tuy nhiên chính khí còn suy, tà khí chưa hết.
Dùng bài trên, bỏ Nhục Quế, Sơn Tra, Ngọa Lăng Tử, thêm Hoài Sơn 40g, Đương quy 20g, Sa nhân 8g. Uống thêm 3 thang, các chứng khỏi hẳn.
*Hang Vị Viêm (Vị Quản Thống do ứ huyết)
(Trích trong “ Thiên Gia Diệu Phương “)
Phù X, nam, 37 tuổi. Đau vùng Dạ dày, nửa năm gần đây càng nặng. Đã dùng nhiều thuốc tây nhưng không bớt. Chụp X quang thấy Hang vị bị viêm. Đau vùng Thượng vị bên phải, vùng Dạ dày cảm thấy như có vật gì dội lên, táo bón, không ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Huyền.
Chẩn đoán: Bệnh Dạ dày lâu ngày nhập vào lạc, kèm theo ứ huyết.
Điều trị: Điều khí, hóa ứ
Xử phương: Lý Khí Hóa Ứ Phương: Quảng mộc hương 8g, Đương quy 12g, Hương phụ (chế) 12g, Xích thược 12g, Nguyên hồ sách 12g, Bạch thược 12g, Chích thảo 6g, Kim linh tử 10g, Thanh bì, Trần bì đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 7 thang ,vùng Dạ dày đỡ đau nhưng vẫn còn cảm thất vật dội lên, đại tiện đã nhuận, chất lưỡi đỏ, mạch vẫn Tế Huyền. Dùng bài trên, thêm Hồng hoa 6g, uống thêm 7 thang. Sau khi uống cảm thất vật dội lên giảm đi, trung tiện tăng lên, dễ chịu hơn trước, đại tiện bình thường, ngủ tốt, lưỡi đỏ, mạch Tế còn Huyền. Dùng bài trên, thêm Đan sâm 16g. Uống tiếp 7 thang nữa bịnh khỏi.
Cho thêm 7 thang bài thuốc sau để củng cố kết qủa: Mộc hương 8g, Toàn phúc ngạnh 12g, Hương phụ (chế) 12g, Đương quy 12g, Đan sâm 16g, Chích thảo 6g,
Trần bì 12g, Kê nội kim (nướng) 12g, Xích thược 12g, Bạch thược 12g, Thanh bì 16g.
Hang Vị viêm thuộc phạm trù ‘ Vị Quản Thống ‘ của YHCT biện chứng chính là đau ở Dạ dày lâu ngày, đau 1 chỗ nhất định. Chứng này không những là khí trệ gây ra đau mà đã phát triển thành ứ tắc phần lạc của Vị... Trong bài dùng Mộc hương, Hương phụ, Trần bì đều cay, thơm nên có tác dụng lý khí, Đương quy, Hồng hoa đều cay, nhu, hòa huyết, làm cho khí cơ thông suốt, tiêu trừ ứ huyết, giảm các chứng trạng, hết đau.
Bệnh án Dạ Dày Đau Do Khí Trệ
(Danh Y Trình Thiện Ân, Trung Y Học Viện Trường Xuân)
Lý X, nam, 45 tuổi, vùng Dạ dày đau tức, lúc nặng, lúc nhẹ, đã hơn 4 năm. Gần 1 tháng nay bịnh nặng lên, vùng Dạ dày đau nhiều, miệng họng khô ráo, khát nhưng không muốn uống, ăn nhiều thì đau tăng, ăn xong thì bụng trướng. Aên thức ăn cay, nóng thì đau nhiều, chóng mặt, hai mắt khô, nhìn vật thấy mờ, ngũ tâm phiền nhiệt, sắc mặt vàng úa, lưỡi hồng không có rêu, mạch Tế sác. Chứng này Dạ dày đau lâu ngày, Vị dương bị tổn thương, không được nhu dưỡng, khí trệ lại gây ra đau. Dùng bài Bách Hợp Lệ Luyện Ô Dược Thang gia giảm: Bách hợp 40g, Ô dược 16g, Xuyên luyện tử 20g, Lệ chi hạch 16g. Thêm Bạch thược, Cam thảo, Mạch môn, Sinh địa, Ngọc trúc đều 16g, Sa sâm 20g, Mạch nha (sống) 30g. Sắc uống 3 thang, Dạ dày bớt đau, các chứng đều giảm, chỉ còn táo bón, ngũ tâm phiền nhiệt. Dùng bài trên, thêm Hồ hoàng liên, Ngân sài hồ, Địa cốt bì đều 16g. Uống tiếp 3 thang nữa khỏi hẳn.
(Bách hợp nhuận Phế dưỡng âm, giáng khí, Xuyên luyện tử sơ Can hành khí, Ô dược lý khí, giảm đau, Lệ chi hạch (hạt Vải) trị vị hàn khí trệ gây đau).
DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT
Đại Cương
+ Là một bệnh phổ biến thường xảy ra cho nam giới nhiều hơn là nữ giới, nhất là từ 20 - 60 tuổi (5o /oo vào năm 1977 tại Pháp).
+ Người dân thành thị bị nhiều hơn là ở thôn quê.
+ Sách ‘Nội Khoa Toàn Thư’ghi: loét dạ dày và loét tá tràng tên gọi khác nhau nhưng nguồn gốc gây bệnh và chữa trị giống nhau.
Bệnh Danh
- Một vài sách giáo khoa của YHHĐ (Harrison) còn gọi là bệnh loét Cruveilhier.
- Các sách kinh điển của YHCT gọi chung là Vị Quản Thống, Vị Thống, Can Vị Khí Thống (TQYHĐT Điển).
- Qua đầu thế kỷ 20, các sách giáo khoa YHCT mới ghi rõ bệnh danh: Vị Thập Nhị Chỉ Tràng Hội Dương (Thương).
Phân Loại
YHHĐ với những phương tiện cận lâm sàng tối tân (Chụp X quang, nội soi...) đã phân định rõ được các thể loét ở dạ dày tá tràng (Theo Bịnh Học Nội Khoa của Đại Học Y Dược TP/HCM):
1. Loét Tâm Vị : Đau vùng Thượng Vị dữ dội, lan lên ngực, thường đau liền sau khi ăn.
2. Loét bờ cong lớn: Đau vùng Thượng Vị, lan ra hạ sườn trái (thường gặp nơi người già - lớn tuổi).
3. Loét mặt trước: Đau lan cả vùng Thượng Vị, thường muốn ói thức ăn hoặc dịch vị.
4. Loét mặt sau: Đau vùng Thượng Vị lan ra sau lưng, có lúc chỉ đau cột sống, cơn đau có chu kỳ.
5. Loét ống Môn Vị: Đau vùng Thượng Vị dữ dội, xảyra từ 2 - 4 giờ sau khi ăn, kèm theo ói thức ăn hoặc dịch vị.
6. Loét Hành tá tràng: Ợ chua nhiều, Có chu kỳ, Ấn vùng trên rốn và bên phải, trong cơn đau bệnh nhân rất đau.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
1. Theo YHHĐ:
- Do thức ăn chua, cay, rượu, thuốc lá...
- Do một số loại thuốc: Aspirin, Corticoide, Reserpine, Phenyl Butazone...
- Ảnh hưởng của thần kinh: lo lắng, sợ sệt.
2. Theo YHCT:
- Do tình chí bị kích thích, làm cho Can khí bị uất kết, mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của Tỳ Vị.
- Do ăn uống thất thường làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây ra khí trệ, huyết ứ.
Triệu Chứng Lâm Sàng Của Loét Dạ dày Tá Tràng
+ Theo Y Học Hiện Đại:
· Biểu hiện rõ nhất là cơn đau.
· Điểm đau rõ trên đường rốn, mõm ức, lệch sang phải độ 2cm, cảm giác nặng bụng, nóng buốt.
· Ăn uống hoặc uống loại thuốc kiềm làm giảm được đau. Tư thế nằm ngồi cũng làm tăng hoặc giảm đau.
· Xuất hiện đau sớm, thường xảy ra 1 - 2 giờ sau khi ăn. Cũng có khi đau vào khuya, khoảng 1 - 2 giờ sáng.
· Cơn đau nối tiếp trong nhiều ngày, trung bình từ 20 - 30 ngày hoặc nhiều hơn nữa nhưng ít khi ngắn dưới 10 ngày.
· Mang tính chất mùa, xuất hiện và biến đi không có báo hiệu Giữa các đợt đau, người bệnh ăn uống bình thường, có khi tưởng đã khỏi hẳn vì ăn uống quá mức hoặc ẩu mà củng không thấy đau. Cho đến khi bước vào mùa Xuân hoặc Thu, cơn đau trở lại. Hiện tượng trên lập đi lập lại nhiều trên nhiều năm, có tính chu kỳ.
· Đối với loét dạ dày tá tràng mạn tính, cơn đau có thay đổi: Đợt đau kéo dài hơn, thời gian đau trong ngày không rõ nữa, khoảng nghỉ đau trong năm cũng ngắn lại hoặc mất đi. Người bệnh đau âm ỉ, liên tục. Giữa các cơn đau và cơn đau có vẻ nhẹ hơn và mất nhạy cảm dần với thuốc.
Theo sách “ Bách Khoa Thư Bệnh Học “ thì triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày rất nghèo, chỉ có nội soi và X quang mới xác định được.
+ Theo YHCT
Dựa vào biện chứng YHCT, trên lâm sàng thường gặp 2 loại chính là: Can Khí Phạm Vị và Tỳ Vị hư hàn.
I. CAN KHÍ PHẠM VỊ
(Cũng gọi là Can Vị bất hoà, Can khắc Tỳ, Can mộc khắc Tỳ thổ). Trên lâm sàng có thể gặp dưới 3 dạng sau:
a) KHÍ TRỆ ( UẤT)
- Chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra 2 bên sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng ấn vào thấy đau, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch Huyền.
- Điều trị: Hòa Can lý khí (Sơ Can giải uất, sơ Can hòa Vị) dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán (T. Hải + T. Đô) (‘Cảnh Nhạc Toàn Thư ‘): Sài Hồ 8g, Bạch thược 12g, Chích Thảo 4g, Chỉ Xác 8g, Hương Phụ 8g, Xuyên Khung 8g. Sắc ngày uống 1 thang.
(Đây là bài Tứ Nghịch Tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên Khung, Hương Phụ (Trần Bì). Sài Hồ sơ Can, lý khí, thêm Hương Phụ để tăng tác dụng của Sài Hồ, phối hợp thêm Chỉ Xác (thực) để thăng thanh giáng trọc, Thược dược ích âm hòa lý, phối hợp với Chỉ Xác có tác dụng sơ thông khí trệ, Chích Thảo điều hòa trung khí, cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân, hòa Can, Xuyên Khung để hành khí, giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương Phụ).
- Sách TBTYKN Phương: Dùng bài Hội Dương Bịnh Hợp Tễ: Nhũ Hương (chế) 8g, Hương Phụ 12g, Ngô Thù 2g, Ô Dược 8g, Hoàng Liên 4g, Mộc Hương 6g, Hải Phiêu Tiêu 16g, Một Dược (chế) 8g, Sa Nhân 6g, Xuyên Luyện Tử 12g, Diên Hồ Sách 8g.
(Hoàng Liên + Ngô Thù tức là bài Tả Kim Hoàn trị Can hỏa quá vượng, ợ chua, ói chua, Xuyên Luyện Tử + Diên Hồ Sách tứ c là bài Kim Linh Tử Tán có tác dụng tả Can hỏa trị dạ dày đau, Mộc Hương + Sa Nhân để sơ Can tỉnh Vị, tiêu thực, cầm ói, Hương Phụ + Ô dược sơ khí, giảm đau, trị bỉ mãn, Nhũ Hương + Một Dược để hoạt huyết, điều khí, sinh cơ, giảm đau, Hải Phiêu Tiêu hòa huyết, trừ thấp, ức chế chất chua, trị dạ dày dư chất chua, hoặc dạ dày lở loét).
- Tả Kim Hoàn Phức Phương (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Xuyên Luyện 4g, Xích Thược 10g, Ngô Thù 2g, Bạch Thược 10g, Bán Hạ 10g, Mộc Hương 10g, Đại Hoàng ( chế) 6g, Ngọa Lăng Tử 30g. Thêm Thất Tiếu Tán (Bồ Hoàng + Ngũ Linh Chi) 12g, bọc vào bịch vải, sắc chung với thuốc trên.
- Tam Hương Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Hương phụ 25g, Mộc hương 5g, Hương phụ, Trần bì, Phật thủ đều 15g, Tam tiên 45g, Lai phục tử 40-50g, Binh lang phiến, Cam thảo đều 10g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, hoà Vị, tiêu thực. Trị dạ dày tá tràng viêm loét mạn tính.
- Vị Thống Tán (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Bạch truật (sao), Bạch thược (sao) đều 30g, Cam thảo (thuỷ chích) 6g, Triết bối mẫu 30g, Hương phụ (chế) 20g, Chỉ xác (sao), Sa nhân đều 15g, Xuyên luyện tử, Thực diêm đều 30g, Phượng nhãn y 9g. Tán bột. Mỗi lần dùng 1 thìa thuốc 4-6g, uống ngày 2 lần.
TD: Nhu Can, kiện Tỳ, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày loét, đau.
- Nhị Bạch Kiện Vị Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bạch truật 10g, Bạch thược, Bách hợp, Bồ công anh đều 15g, Sơn dược 12g, Phục linh 10g, Trần bì 6g, Uất kim 10g, Sa sâm 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Ích khí, kiện Vị, điều Can, lý trệ. Trị dạ dày tá tràng loét.
- Bình Can Hoà Vị Ẩm (Quảng Tây Trung Y Dược 1980, 2): Đại giả thạch 15g, Tuyền phúc hoa (cho vào bao) 9g, Bán hạ (chế), Xuyên hoàng liên đều 3g, Ngô thù du 1g, Đan sâm 15g, Thanh mộc hương 6g, Mạch nhan 9g, Cam thảo 2,5g. Sắc uống.
TD: Bình Can, giáng nghịch, sơ Can, lý khí, kiện Tỳ hoà Vị. Trị dạ dày đau thể Can khí phạm Vị.
- Phục Phương Thược Dược Cam Thảo Thang (Tân Trung Y Tạp Chí 1979, 6): Bạch thược 12g, Cam thảo 4,5g, Đảng sâm, Xuyên luyện tử, Ô dược đều 12g, Phật thủ 6g, Ngô thù du, Hoàng liên đều 3g (có thể dùng Khổ sâm 6g thay Hoàng liên). Sắc uống.
TD: Hàn nhiệt bình điều, Nhu Can, hoà Vị, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày đau, dạ dày viêm mạn.
(Thược dược, Cam thảo nhu Can, hoãn cấp, chỉ thống; Đảng sâm bổ ích cho trung khí đang bị hư yếu; Xuyên luyện tử, Ô dược một vị hàn, một vị ôn để điều lý hàn nhiệt, chỉ thống; Ngô thù du, Hoàng liên tức là bài Tả Kim Hoàn để trị can uất, uất hoả, hông sườn đau, nôn chua.
- Bách Hợp Lệ Luyện Dược Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương):Bách hợp (sống) 40g, Xuyên luyện tử 20g, Lệ chi hạch, Ô dược đều 15g. Ngâm nước 30 phút rồi đun sôi 30 phút nữa, uống.
TD: Tư âm, dưỡng Vị, hành khí, chỉ thống. Trị dạ dày đau (âm hư, khí trệ).
(Bách hợp nhuận Phế, dưỡng âm, trị chứng ‘tà khí phúc trướng tâm thống’ (theo sách Bản Kinh); Tỳ Phế khí giáng thì khí sẽ giáng; Xuyên luyện tử sơ Can, hành khí; Ô dược lý khí, chỉ thống; Lệ chi hạch trừ hàn, tán trệ, hàn khí, chỉ thống).
- Tô Ngạnh Hoà Trung Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Tô ngạnh 15g, Bạch khấu nhân 4,5g, Phật thủ, Hương phụ đều 9g, Đại phúc bì 12g, Thần khúc, Mạch nha (sao), Hương duyên bì đều 9g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Thư Can, hoà Vị, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày đau (Can Vị bất hoà), ăn xong bụng trướng đau.
- Lý Khí An Vị Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bạch thược (tẩm rượu) 15g, Hương phụ (tẩm rượu), Đan sâm 12g, Bạch đàn hương 7g, Cam thảo (chích), 4g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái. Sắc uống.
TD: Lý khí, hoạt huyết, hoãn cấp chỉ thống. Trị dạ dày đau thể khí trệ.
b). THỂ HỎA UẤT
- Chứng: Vùng Thượng Vị đau nhiều, đau rát, ấn vào đau, miệng khô, đắng, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
- Điều trị: Sơ Can, tiết nhiệt (Thanh Can, hòa Vị)
DƯỢC:
- Sách Chứng Nhân Mạch Trị dùng bài THANH CAN ẨM: Sinh Địa 12g, Trạch Tả 8g, Sơn Thù 8g, Đan Bì 8g, Phục Linh 8g, Đương Quy 8g, Hoài sơn 12g, Chi Tử 8g, Sài Hồ 12g, Bạch Thược 12g, Đại Táo 12g.
- Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng các bài:
1. Sài Hồ Thang gia giảm: Sài Hồ 12g, Đại Hoàng 6g, Hoàng Cầm 10g, Bạch Thược 10g, Bán Hạ 10g, Chỉ Thực 6g, Sinh Khương 12g, Đại Táo 4 quả,
2. Bình Vị Tán Gia Vị: Thương Truật (sao) 10g, Hậu Phác 10g, Bồ Hoàng (sống) 10g, Trần Bì 10g, Ngũ Linh Chi 10g, Cam Thảo 8g, Ngọa Lăng Tử 16g, Mộc Hương 10g, Ý Dĩ mễ 16g, Đan Sâm 16g, Sơn Dược 16g, Quy vĩ 12g, Tử Thảo 12g.
3. Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị: Bạch Thược 30g, Địa Du 30g, Cam Thảo 16g, Hoàng Liên 6g. Đây là bài Thược Dược Cam Thảo Thang (TH Luận) thêm Địa Du + Hoàng Liên.
- Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng các bài:
1. Dưỡng Vị Thang: Thạch Hộc 12g, Xuyên Luyện Tử 10g, Bạch Thược 10g, Thái Tử Sâm 16g, Xuyên Liên 4g, Ngọa Lăng Tử 18g, Ngô Thù 2g, Nguyên Hồ 10g, Phật Thủ 10g, Cam Thảo 6g, Mạch Nha 12g, Cốc Nha 12g.
2. Hội Dương Tán: Ô Tặc Cốt 120g, Địa Cốt Bì 120g, Triết Bối Mẫu 120g, Tử Hà Xa (tươi) 1 cái, Phấn Cam Thảo 90g. Tử Hà Xa rửa sạch máu, sấy khô, hòa với thuốc, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.
3. Hội Dương Cao: Cam Thảo sống 300g, Hạnh Nhân 100g, Xuyên Bối Mẫu 100g, Bạch Cập 150g, Điền Tam Thất 100g, Hoàng Liên 90g, Hắc Địa Du 50g, Uất Kim 80g, Ngô Thù 50g, Mộc Hương 100g, Mật Ong 2,5kg. Nấu Mật Ong với thuốc (đã tán ) thành cao. ngày uống 2 lần, sáng sớm và tối, mỗi lần 2 thìa canh (20ml).
- Sách LSĐKTHTL Học dùng:
+ Thanh Uất Nhị Trần Thang: Bán Hạ 6g, Cam Thảo 2g, Phục Linh 12g, Hương Phụ 2g, Quất Bì 8g, Hoàng Liên 3,2g, Chỉ Thực 4g, Thần Khúc 12g, Bạch Thược 12g, Chi Tử 12g, Thương Truật 8g, Xuyên Khung 2g, Thược Dược 8g.
+ Tuyền Phúc Hoa Giả Thạch Thang: Đại Giả Thạch 12g, Phục Linh 12g, Tuyền Phúc Hoa 6g, Trần Bì 8g, Bạch Thược 12g, Sa Sâm 8g, Bán Hạ (chế) 8g.
- Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng bài:
+ Dưỡng Vị Hòa Trung Thang: Sa Sâm 10g, Bồ Công Anh 12g, Mạch Môn10g, Bán Hạ (chế) 4g, Thạch Hộc 12g, Bạch Tàn Hoa 4g, Cam Thảo 4g, Bạch Thược 10g, Trần Bì 4g, Cốc Nha 16g.
+ Kiêïn Tỳ Ích Vị Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ, Phục linh, Ô tặc cốt đều 15g, Bạch truật, Uất kim, Diên hồ sách, Cam thảo đều 10g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ, hoà Vị, hành khí, giải uất, ích khí, dưỡng âm. Trị dạ dày tá tràng loét.
+ Thanh Trung Thang (Tân Trung Y Tạp Chí 1987, 11): Hoàng liên, Bán hạ (chế) đều 7g, Trần bì 10g, Chi tử (sao), Phục linh, Xuyên luyện tử, Bạch thược đều 12g, Thảo khấu nhân 5g, Cam thảo 3g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống.
TD: Thanh tiết uất hoả, hoà Vị, giáng nghịch. Trị dạ dày viêm cấp (thể uất hoả).
(Bài này vốn là bài ‘Sơ Chỉ Phương’ dùng trị trong dạ dày quá nóng gây nên đau. Dùng Hoàng liên, Chi tử vị đắng, tính hàn để thanh hoả; Trần bì lý khí; Bán hạ, Thảo đậu khấu, Sinh khương lấy vị cay, tính ấm để tán tà, kèm giáng nghịch).
+ Thanh Tâm Dương Vị Thang (Tống Hỷ An Phương): Sa sâm (Bắc), Ngọc trúc, Thạch hộc đều 15g, Sinh địa, Thông thảo đều 9g, Biển đạu, Liên tử đều 15g, Chi tử (sao đen) đều 9g, Phục linh 15g, Hoạt thạch 12g, Cam thảo, Trúc diệp đều 6g, Đăng tâm 1,5g. Sắc uống.
TD: Giáng Tâm hoả, phục Vị âm. Trị dạ dày viêm co rút thể mạn tính.
Đã trị 100 ca, uống 20 thang, khỏi hoàn toàn 95, theo dõi 1 năm không thấy bị lại 80%, sau một năm có 15% bị tái phát, lại dùng bài trên trị khỏi.
c- THỂ HUYẾT Ứ
- Chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định ở vùng Thượng Vị, ấn vào đau tăng.
Trên lâm sàng, có thể chia làm 2 loại:
· c.1 Thực chứng: Ói ra máu, ỉa ra phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền sác.
· c.2 Hư chứng: Sắc mặt xanh nhạt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhạt, chất lưỡi bệu, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch Hư, Đợi hoặc Tế, Sáp.
- Điều trị:
+ Thực chứng: Thông lạc, hoạt huyết hoặc lương huyết, chỉ huyết.
+ Hư chứng: Bổ huyết, chỉ huyết.
Xử phương:
- NKH Thượng Hải dùng Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác) gia giảm: Ngũ Linh Chi 12g, Ô Dược 8g, Đương Quy 12g, Huyền Hồ 4g, Xuyên Khung 12g, Cam Thảo 12g, Đào Nhân 12g, Hương Phụ 6g, Đan Bì 8g, Hồng Hoa 12g, Xích Thược 8g, Chỉ Xác 6g. Sắc uống.
(Đương Quy + Xuyên Khung +Đào Nhân + Hồng Hoa + Đan Bì + Xích Thược để hoạt huyết. Ngũ Linh Chi + Huyền (Diên) Hồ để hóa ứ, Hương Phụ + Chỉ Xác + Ô Dược để lý khí. Cam Thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh của các vị thuốc).
- NKH T. Đô dùng Thất Tiếu Tán (Cục Phương): Ngũ Linh Chi 240g, Bồ Hoàng 160g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8 - 12g, dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước, phân làm 2 lần uống, hoặc hòa với giấm uống.
(Ngũ Linh Chi tán huyết, Bồ Hoàng hành huyết).
Phương đơn giản (NKHT. Đô):
·Đương Quy 12g + Đan Sâm 12g + Nhũ Hương 12g + Một Dược 12g. Sắc chia 3 lần uống.
·Diên Hồ Sách 8g + Ô Tặc Cốt 16g + Bạch Cập 20g + Địa Du 32g. Sắc chia 3 lần uống.
- Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng Cam Thược Thang Gia Vị: Tửu Bạch Thược 6g, Đan Sâm 2g, Tửu Hương Phụ 10g, Bạch Đàn Hương 8g, Chích Thảo 6g. Thêm Sinh Khương 3 lát, Táo 3 trái. Sắc uống.
- Sách TGD Phương dùng bài Hội Dương Tán: Ô Tặc Cốt 60g, Nguyên Hồ 30g, Cam Thảo (sống ) 30g, Đản Hoàng Phấn 100g, Bối Mẫu 30g, Bạch Cập 60g. Tán bột, trộn với đường. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g, uống lúc đói, trước bữa ăn.
(Uống 1 đợt có tác dụng ổn định bịnh 3 - 6 tháng.
//2 -------//-------- 8 tháng đến 1 năm.
//3 đợt đa số khỏi hẳn).
+ Tô Ngạnh Thược Cam Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Tô ngạnh 9g, Bạch thược 15g, Xuyên luyện tử 9g, Cam thảo (chích) 9-30g, Hương phụ (chế) 6g, Đương quy (toàn bộ) 9g, Xuyên bối mẫu 8g, Tuyền phúc hoa 9g, Ngoạ lăng tử 15g, Bán hạ 9g. Sắc uống.
TD: Lý khí hoãn cấp, hóa đờm giáng nghịch, hoạt huyết thông lạc. Trị dạ dày tá tràng loét.
+ Thúc Hiệu Tam Bạch Vị Thống Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bạch phàn (sống) 10g, Bạch bách hợp, Bạch thược đều 30g, Ngũ linh chi, Đan sâm, Ô dược, Cam thảo đều 12g. Sắc uống.
TD: Hoãn cấp chỉ thống, tiêu đờm, hoạt huyết. Trị dạ dày đau nơi người trung niên (bất kể là hàn nhiệt hoặc hư thực).
(Bạch phàn là cị thuốc đặc hiệu trị dạ dày đau (trong nữ khoa dù nội ngoại đều dùng được). Bạch phàn có rtác dụng khứ đờm, thu liễm, tiêu viêm, chỉ huyết, có khả năng giáng thấp trọc ở Vị trường. Qua nhiều năm theo dõi, thấy có tác dụng tốt).
II. TỲ VỊ HƯ HÀN
a) Chứng: Đau vùng Thượng vị liên miên, ói nhiề, mệt mỏi, thíchxoa bóp và chườm nóng, bụng đầy ói ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát hoặc bón, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch Hư Tế.
b) Điều trị: Ôn trung, kiện tỳ (ôn bổ Tỳ Vị,hoân Vị,Kiện Trung)
c) Xử phương:
. NKHTYH. Hải dùng bài ‘Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị ‘: Quế chi 12g, Mộc hương 4g, Thược dược 24g, Đại táo 2 trái, Hoàng Kỳ 24g, Bào khương 8g, Chích thảo 4g. Sắc xong, cho ít Mạch Nha vào, quấy đều uống.
(Đây là bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (KQYL) thêm Mộc Hương, thay Sinh Khương bằng Bào khương. Quế chi tán biểu, Thược Dược bình Can, Bào Khương, Hoàng Kỳ, Chích Thảo để ôn trung kiện Tỳ, Mộc Hương lý khí giảm đau, Đại táo điều hòa vinh vệ).
- NKHTYH. Đô dùng bài ‘Đinh Thù Lý Trung Thang ‘(Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Quan Quế, Can Khương, Phụ Tử, Ngô Thù Du, Cam Thảo, Bạch Truật, Sa Nhân, Nhân Sâm, Trần bì. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.
- Ôn Vị Chỉ Thống Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thương): Quế chi 5g, Bạch thược 9g, Ngô thù du 6g, Đinh hương 3g, Phục linh 9g, Sa nhân, Bào khương đều 5g, Nguyên hồ 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo 3 trái. Sắc uống.
TD: Ôn trung, tán hàn, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày viêm mạn (Tỳ Vị hư hàn).
Phương đơn giản (NKHTYT. Đô).
+ Xuyên Tiêu 4g, Lương Khương 12g, Cam Thảo 8g. Sắc, chia làm 3 lần uống.
+ Xuyên tiêu 4g, Can Khương 8g, Đinh Hương 4g. Sắc uống.
- Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng Trị Vị Hội Dương Phương: Sơn Dược 40g, Phục Linh 20g, Cam Thảo 8g, Bạch Thược 16g, Ô Tặc Cốt 12g, Ý Dĩ Nhân 20g, Ngọa Lăng Tử 16g, Bối Mẫu 4g, A Giao 16g, Tiên Hạc Thảo 16g.
- Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng các bài:
1. Hộ Vệ Ích Khí Thang: Hoàng Kỳ (Sống) 12g, Bạch Thược 10g, Tây Đảng Sâm 10g, Quy Thân 10g, Bạch Truật (Sao) 10g, Quế Chi 6g, Trần Bì 6g,Chích Thảo 6g. Thêm Sinh Khương 3 lát, Đạo táo 3 quả. Sắc uống.
(Đây là bài Bổ Trung Ích Khí Thang bỏ Thăng Ma, Sài Hồ thêm Quế Chi, Bạch Thược).
2. Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (KQY Lược): Hoàng Kỳ 16 - 30g, Quế Chi 6 - 10g, Mạch Nha 30g, Đại Táo 5 - 7 trái, Bạch Thược 10 - 18g, Chích Thảo 6 - 10g, Sinh Khương 10g. Sắc thuốc xong, quấy Mạch Nha vào uống.
- Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng bài Hội Dương Tán (Của Trung Y Viện Bắc Kinh): Hoàng Kỳ 4g, Xuyên Luyện Tử 4g, Nguyên Hồ 8g, Đảng Sâm 4g, Ngọa Lăng Tử 4g, Bạch Cập 2g, Tam Thất 2g, Bạch Thược 4g, Bối Mẫu 4g, Cam Thảo 2g. Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 6g với nước nóng.
- Kỳ Nhũ Linh Du Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ (chích) 12-18g, Đảng sâm (sao) 9g, Cam thảo (chích) 15g, Phục linh 12g, Nhũ hương 4,5g, Đại thanh diệp 15g, Bồ hoàng (tro) 9g, Địa du (tro) 12g, Vân Nam Bạch Dược 1,2g (chia làm 4 lần, hoà vào thuốc, 3 giờ uống một lần). Sắc uống.
TD: Chỉ thống, chỉ huyết, đại bổ khí huyết. Trị dạ dày tá tràng loét, xuất huyết.
Phương đơn giản
- Sách ‘Tân Tân Hữu Vị Đàm ‘ giới thiệu:
1. Ô Tặc Cốt - Hạnh Nhân Tán: Bột Ô Tặc Cốt 120g, Bột Hạnh Nhân 40g. Trộn đều, lúc sáng sớm dùng 12 - 16g, hòa với nước sôi thành dạng hồ đặc, ăn trước khi ăn sáng 10 - 20 phút.
2. Cam Thảo Ô Tặc Cốt Tán: Bột Cam thảo 260g, Bột Ô Tặc Cốt 140g. Trộn đều dùng Cam Thảo 80g, sắc với 2 chén (400ml) nước, còn gần 1 chén (180ml), lọc lấy nước trong, chia làm 3 lần 1 ngày. Mỗi lần dùng 12g thuốcbột, uống với nước sắc Cam Thảo. Ngày 3 lần.
3. Dạ dày heo, sấy khô, tán nhuyễn. Mỗi sáng sớm, dùng khoảng 4 - 6 g uống với nước nóng.
- Sách “ Thực phẩm trị bệnh “ của Nhật Bản:
+ Gừng sống 4g, Dạ dày heo 16g. Gừng sống cho vào trong dạ dày heo, đổ ngập nước, nấu thật nhừ, ăn - rất hiệu qủa.
+ Trái Vải lúc đau ăn 5 - 6 trái vải khô, thấy dễ chịu ngay. Nếu đau quá, lấy 10 trái vải khô, 1 lát gừng sống, ít đường, nấu chung, lấy nước uống.
- Sách NCTVTVNam giới thiệu 1 số bài thuốc theo kinh nghiệm của nhân dân trong các tạp chí y học thực hành:
1- Mai Mực 40g, Cam Thảo 24g, Thổ Bối Mẫu 12g. Tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
2- Lá Loét Mồm 16g, Mật Ong 2,5 kg. Lá Loét Mồm cho vào thùng, đổ 30 lít nước nấu đặc lại còn 6 lít. Cho Mật Ong vào quậy đều, đóng vào lọ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 300ml sau bữa ăn.
3- Rau Má 16g, Lá Khôi 16g, Chỉ Xác (sao) 12g, Khổ Sâm 12g, Thanh Bì 12g, Củ Gấu (sao) 12g,
Ngải Cứu 8g, Bồ Công Anh 12g. Sắc uống trước cơn đau.
4- Mật ong 10g, Cam Thảo 10g, Trần Bì 6g, Nước 400ml. Sắc Cam Thảo và Trần Bì trước với nước, cô cạn còn 200ml, bỏ bã, lọc nước, thêm đường hoặc mật ong vào chia làm 2 lần uống.
- Tạp chí Đông Y số 149 giới thiệu bài thuốc sau:
Lá Rau Muối ( 1 loại thường mọc hoang ở ruộng sau khi gặt xong), dùng 20g, thái nhỏ.
Gà Giò 1 con, mổ, bỏ mề và gan ra, rửa sạch.
Lấy lá Rau Muối cho vào bụng Gà, khâu lại, nêm gia vị cho vừa đủ ăn.
· Bệnh nhân thuộc hàn: đổ rượu ngập gà.
·Bệnh nhân thuộc nhiệt: không cho rượu.
Chưng cách thủy cho chín ăn cả nuớc lẫn cái. Mỗi tuần ăn 3- 4 con, cách 1 tuần ăn 1 lần. Kết qủa thường ở 4-6 lần.
- Theo giáo sư Khamian (Aán Độ) thì những người bị loét dạ dày được điều trị bằng chuối xanh đã cho kết qủa khả quan, Chuối Xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy lót bên trong dạ dày, không những làm cho màng nhầy dầy lên đúng mức mà còn làm cho lớp màng dầy lên đến mức có thể hàn gắn nhanh chóng bất cứ chỗ loét nào hiện có.
- Kinh nghiệm dân gian dùng mật ong trộn với bột Nghệ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh (20ml) có hiệu qủa khá tốt trên lâm sàng.
Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Bán Hạ Tả Tâm Thang: Bài thuốc tiêu biểu dùng cho loét dạ dày tá tràng. Có thể dùng dài ngày sau khi tình trạng người bệnh được cải thiện, nhằm mục đích phòng và tránh tái phát.
+ Thanh Nhiệt Giải Uất Thang: Thích hợp cho loét dạ dày tá tràng do căng thẳng và mất cân bằng hệ thần kinh thực vật nơi người thể lực trung bình.
+ An Trung Tán: thích hợp với chứng trạng ngược với bài Thanh Nhiệt Giải Uất Thang.
+ Sài Hồ Quế Chi Thang: Dùng để phòng và trị loét dạ dày tá tràng, tốt trong trường hợp căng thẳng.
+ Hoàng Liên Giải Độc Thang: rất tốt đối với loét dạ dày tá tràng kèm mất một lượng máu lớn hoặc ra máu sau khi uống rượu.
+ Khung Quy Giao Ngải Thang: Dùng trong loét, lủng dạ dày tá tràng kèm mất máu nhiều.
+ Quy Tỳ Thang: dùng trong xuất huyết tiêu hoá tiềm tàng, khó phát hiện.
+ Cam Liên Chi Tử Thang: thích hợp dạ dày đau xuất hiện đột ngột và đau nặng.
+ Giải Hãm Thục Tiêu Thang dùng trong dạ dày và ruột đau mạn (Đây là bài Đại Kiến Trung Thang thêm Phụ tử, Nghạnh mễ).
+ Nhân Sâm Thang hợp với Lục Quân Tử Thang có tác dụng cho những trường hợp loét, cũng như phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ 75% dạ dày, gây suy kiệt Pepsin. Trong những trường hợp này cả hai loại loét đều khỏi một cách dễ dàng.
Y ÁN DẠ DÀY - TÁ TRÀNG LOÉT. BỜ CONG NHỎ DẠ DÀY LOÉT
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
“ Hoa X, nam 42 tuổi. Đã hơn 10 năm nay thường xuyên bị đau vùng dạ dày. Chụp X. quang chẩn đoán là bờ cong nhỏ dạ dày bị loét. Đã 2 lần bị xuất huyết dạ dày với lượng huyết ra nhiều, 10 ngày trước đây lại bị ói ra máu. Sau khi điều trị không còn xuất huyết nữa, nhưng vùng dạ dày vẫn đau âm ỉ, ợ chua nhiều, miệng đắng, chua, khô và hôi. Nửa phía trước lưỡi có rêu vàng, bẩn, gốc lưỡi sắc đen, chất lưỡi bệu, xanh, tím, mạch Huyền Tế.
Chẩn đoán: Can Vị đồng bệnh,thấp nhiệt hợp với ứ cùng gây trở ngại lẫn nhau không những khí cơ uất trệ thấp nhiệt hun đốt mà còn dấu hiệu ứ trệ.
Điều trị: Tân khai khổ tiết, hoá ứ chỉ thống.
Xử phương: Tả Kim Hoàn Phúc Phương: Xuyên Liên 4g, Bán Hạ 10g, Đại Hoàng (Chế) 6g, Ngô Thù 2g, Mộc Hương 10g, Ngọa Lăng Tử 30g, Xích Thược 10g, Bạch Thược 10g, Thất Tiếu Tán 12g (Thất Tiếu Tán: Bồ Hoàng + Ngũ Linh Chi - cho vào bao). Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 3 thang, các triệu chứng đau trướng ở dạ dày, ợ chua, miệng khát, đã giảm, miệng cũng hết hôi. 2 ngày qua ngủ ngon, gần hết rêu dầy đen, bẩn, mạch vẫn còn Huyền Tế.
Vẫn dùng bài thuốc trên, thêm Phật thủ 10g, Trần Bì 10g. Uống tiếp 4 thang: rêu lưỡi đen bẩn đã sạch, các chứng đã gần hết. Mạch bình thường. Cho dùng tiếp 3 thang Tả Kim Hoàn Phúc Phương để củng cố kết qủa điều trị.
Bệnh án Dạ DàyTá Tràng Viêm Loét
(Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn)
“ Thạch X...nam 50 tuổi, bị bệnh dạ dày hơn 10 năm, do tinh thần bị uất ức, hay uống rượu, ăn uống không đều gây ra bệnh. Mới phát đau dạ dày, phiền muộn, ợ chua, ợ hơi, đau nhiều. Việc ăn uống thì lúc thích lúc không. Chụp X. Quang thấy có vết lõm... Chẩn đoán là Dạ dày viêm mạn.
Hiện nay: tinh thần không thoải mái, sắc mặt không tươi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi bệu, mạch Huyền Tế, hơi Trầm.
Dùng bài An Vị Tán: Thương Truật 20g, Nguyên Hồ 20g, Bạch Cập 30g, Hậu Phác 20g, Bán Hạ (chế ) 20g, Sơn Dược 30g, Trần Bì20g, Tam Thất 20g, Trân Châu 4g, Mộc Hương 20g. Thêm Ô Tặc Cốt 12g Và Ngọa Lăng Tử 12g.
Đổi dạng tán thành thuốc thang sắc uống. Ngày 1 thang. Uống hết 2 thang, các chứng trạng bớt. Dùng bài thuốc trên uống đến 1 tháng, cảm thấy dễ chịu. Chụp X.Quang kiểm tra dạ dày thấy rằng trừ vùng loét của dạ dày có sức giảm bớt, bên ngoài vẫn còn viêm, thấy có đường ngoằn nghèo như rắn bò.
Dùng bài trên cho uống tiếp tháng nữa, khỏi hẳn. Theo dõi 5 năm không thấy tái phát.
Bệnh án Loét Dạ dày
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
“ Lý X, nam, 45 tuổi, cán bộ, bị đau dạ dày đã gần 5 năm khi đói và lúc no đều đau, thường hay ợ nước chua, đại tiện ra phân mầu nâu tím, đôi khi ra phân đen. Xét nghiệm thường thấy có máu. Qua xét nghiệm và khám, chẩn đoán là loét dạ dày.
Chẩn đoán là Tỳ thấp Vị nhiệt, nhiệt làm tổn thương huyết lạc.
Điều trị: Táo thấp hóa nhiệt, dưỡng huyết kiện Tỳ, lý khí
Xử phương: cho dùng bài Bình Vị Tán Gia Vị: Bồ Hoàng (sống) 10g, Hậu Phác 10g, Sơn Dược 16g, Thương Truật (sao) 10g, Trần Bì 10g, Ý Dĩ Mễ 16g, Ngũ Linh Chi 10g, Cam Thảo 8g, Tử Thảo 12g,
Đoạn Ngọa Lăng 16g, Đan Sâm 16g, Quy Vĩ 12g, Quảng Mộc Hương 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống được 3 tuần, các chứng đều hết, ăn tốt hơn, thử phân không thấy có máu nữa.
Sau đó cho dùng bài thuốc hoàn sau: Đương Quy 120g, Sa Uyển Tử 120g, Thục Địa 120g, Quảng Hương 100g, Ô Tặc Cốt 120g, Cam Thảo 100g, Huyền Hồ 90g, Đảng Sâm 120g, Câu Kỷ 120g, Bạch Truật 100g, Đan Sâm 160g, Sa Nhân 70g, Phục Linh 160g. Tán bột, trộn với 1600g mật, làm hoàn. Mỗi lần 10-16g, ngày 2 lần, uống với nước gừng vào 2 buổi sáng tối.
Uống hết 1 đợt, theo dõi hơn 2 năm không thấy tái phát.
Bệnh án Tá Tràng Loét
(Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn)
“ Lưu X, nam, 52 tuổi, tiền sử bị loét tá tràng và dạ dày bị viêm. Gần 2 tháng nay, vùng thượng vị đau, ăn nhiều thì bụng trướng, về đêm đau hơn, ợ hơi, miệng khô, ngủ hay mơ, tiêu tiểu khó, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Tế Huyền.
Chẩn đoán: Tá Tràng loét do Can Khí Phạm Vị
Điều trị: Sơ Can Hòa Vị, lý khí, chỉ thống.
Xử phương: dùng bài Vị Quản Thống Phương: Bạch giới tử 6g, Xuyên Mộc hương 4g, Qua lâu nhân 18g, Đương quy vĩ 6g, Đan sâm 10g, Xuyên luyện tử 10g, Chế Bán hạ 6g, Một dược 6g, Sa nhân 2,8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 6 thang, khỏi hẳn.
Bài thuốc này là sự kết hợp giữa 2 bài: Qua Lâu Giới Bạch Thang của sách Kim Quỹ Yếu Lược và bài Đan Sâm Aåm của sách Y Tông Kim Giám, cùng có tác dụng tuyên dương, tán kết, thông ứ chỉ thống, lý khí sơ Can. Trong bài: Qua Lâu + Bán Hạ làm hết đau, đầy, Đan Sâm hoạt huyết thông lạc, Sa nhân hành khí, điều trung, ích Tỳ, tiêu thực, Mộc Hương hóa khí, khai uất, hòa Vị, kiện TỲ, Quy Vĩ thay huyết cũ, Xuyên Luyện Tử sơ Can.
Bệnh án DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT
(Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn)
“ Vương X, nam, 40 tuổi, bị đau dạ dày đã hơn 1 năm, mỗi lần ăn xong khoảng 2 tiếng sau là phát đau, thường ói ra nước chua, ợ hơi, người gầy ốm. Chụp X. Quang chẩn đoán là bờ cong nhỏ dạ dày và Tá Tràng bị loét..
Cho dùng Hội Dương Tán: Nhau thai nhi 1 cái, Ô tặc cốt 120g, Triết Bối mẫu 120g, Địa cốt bì 120g. Nhau thai nhi, rửa sạch máu, sấy khô, tán bột, trộn với các vị thuốc kia thật nhuyễn. Ngày uống 3 lần mỗi lần 10g với nước ấm. Uống hơn 2 tháng, chứng đau đã hết.
Dùng bài thuốc trên hơn 1 tháng nữa, các vết loét đều khỏi.
Trong bài dùng Ô tặc cốt thu liễm, chỉ huyết, chế toan (ức chế chất chua), giảm đau; Triết bối mẫu thanh nhiệt, tán kết, trị nhọt lở sưng đau; Địa cốt bì trị ói ra máu, bịnh ở phần trên hoành cách mô, thanh hư nhiệt, trị mụn nhọt; Nhau thai nhi đại bổ khí huyết; Cam thảo bổ trung ích khí, giảm đau.
Bệnh án DẠ DÀY TÁ TRÀNG VIÊM LOÉT
(Trích trong ‘Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn’)
“ Phòng X, nam, 44 tuổi, đến khám ngày 6/10/1970, bị đau boa tử đã hơn 10 năm. Lúc bụng đói thì đau, ăn vào thì dễ chịu, thích ấm, thích xoa bóp, xót xa, ợ chua, đại tiện lúc đầu khó, về sau phân nát, hay thở dài, dạ dày trướng nước, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm, Tế. X.Quang chẩn đoán là Dạ dày Tá Tràng loét.
Dùng bài Kiến Trung Điều Vị Thang Gia Giảm: Đảng sâm 16g, Giáng hương 16g, Công đinh hương 8g, Bạch truật 16g, Cam thảo 10g, Khương bán hạ 10g. Thêm Trần bì 10g, Phật thủ 10g, Phục linh 20g, Sinh khương 10g.
Uống 3 thang dạ dày hết đau.
Dùng nguyên bài trên trị liệu trên 1 tháng, chụp hình lại, bệnh khỏi.
Sâm,Truật ích khí bổ trung, Bán Hạ giáng khí, hòa trung, Cam thảo để hoãn trung, giảm đau. Đinh Hương tán hàn, giáng nghịch, Giáng Hương cầm máu, hết đau, tiêu thủng, sinh cơ.
PHỤ LỤC
QUAN ĐIỂM KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y TRONG BỆNH DẠ DÀY - TÁ TRÀNG LOÉT
Loét dạ dày tá tràng là danh từ mới xuất hiện, không thấy có trong các sách kinh điển, tuy cách diễn tả có hơi khác, nhưng nội dung có một số điểm tương ứng. Vì vậy trong phần này, chúng tôi tạm đưa ra sự so sánh giữa 2 nền Y Học CT và HĐ để tiện việc nghiên cứu và tham khảo (có thể tham khảo thêm tạp chí Đông Y số 159/ 1979 trang 10)
1_ Thể Khí Trệ so với YHHĐ có thể là giai đoạn đầu của loét có kèm theo viêm niêm mạc dạ dày, tăng cường tính của thành dạ dày, gây tăng áp lực trong dạ dày, sinh ra ợ hơi, đau,đầy trướng vùng Thượng Vị, chóng mặt.
2_ Thể Hỏa Uất so với YHHĐ có thể là giai đoạn tăng tiết dịch theo sinh lý bịnh: Lo lắng, tức giận... làm sung huyết niêm mạc dạ dày, làm cho chất chua tăng, các chất dịch vị tăng kèm theo Acid Chlohydric tăng, kích thích lên dây thần kinh gây đau.
3_ Thể Huyết Ứ so với YHHĐ có thể là giai đoạn đau nhất: Phù nề trong ổ loét, dạ dày tăng co bóp, lôi kéo dây thần kinh gây đau. Hoặc do các chất hóa học của dịch vị và chất độc của tế bào bị loét, hủy hoại, kích thích lên dây thần kinh gây đau.
Cũng có thể tương ứng với thể Dạ dày tá tràng bị loét có biến chứng chảy máu, gây ra ói ra máu, ỉa ra máu...
4_ Thể Tỳ Vị Hư Hàn, so với YHHĐ có thể là loại dạ dày đau nơi người bị suy nhược, niêm mạc dạ dày bị teo, làm cho độ chua trong dịch vị giảm lượng Acid Chlohyric không đủ để diệt vi khuẩn kèm theo giảm men tiêu hóa (pepsin), độ co bóp của thành dạ dày giảm làm cho thức ăn khó tiêu hóa, dễ lên men và gây chướng hơi.
Việc phân chia và so sánh này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chọn dùng thuốc trong điều trị để thích hợp.
DẠ DÀY SA
(Vị Hạ Thùy - Gastrotose - Gastrotis)
Đại Cương
Dạ dày sa là tình trạng toàn bộ dạ dày bị xệ (sa) xuống so với vị trí bình thường.
Nguyên Nhân
+ Bịnh thường do độ căng của gân cơ của thành bụng gây ra: Thiếu mỡ ở vách bụng, gân cơ lỏng lẻo, áp suất bụng giảm xuống gây ra.
- Người cơ thể suy nhược, bụng hẹp dài... hoặc do một nguyên nhân nào đó thường ép vào bụng trên và ngực. Những người đang mập mà gầy đi một cách nhanh chóng quá. Phụ nữ sinh đẻ nhiều, đều dễ bị dạ dày sa.
- YHCT cho là chủ yếu bởi Tỳ Vị hư yếu,trung khí bị hạ hãm ở dưới gây ra. Tỳ Vị là gốc của trung khí, Tỳ lại chủ cơ nhục và chuyển vận hóa, nếu TỲ hư thì vận hóa không đều, không đủ trung khí để đưa lên làm cho dạ dày sa xuống.
Triệu Chứng
Gầy ốm, thiếu sức, ăn uống kém,ngực và dạ dày đầy trướng khó chịu nhất là sau khi ăn. Cũng có khi sau khi ăn cảm thấy bụng sa xuống và đau thắt lưng hoặc ói mửa, ợ, đại tiện không bình thường, hễ nằm ngang thì cảm thấy dễ chịu, rêu lưỡi mỏng nhạt, mạch Nhu mà vô lực.
Điều trị:
1- Hương Sa Lục Quân Tử Thang (Cục Phương): Đảng Sâm 20g, Phục Linh12g, Bạch Truật 8g, Sa Nhân 4g, Trần Bì 8g, Mộc Hương 4g, Bán Hạ 8g.
(Đây là bài Lục Quân Tư ûThang thêm Mộc Hương và Sa Nhân. Nhân Sâm bổ khí, Bạch Truật kiện TỳØ vận thấp, phối hợp với nhau làm chủ dược; Phục Linh thấm thấp, Cam thảo giúp Nhân Sâm ích khí, hòa trung; Bán hạ táo thấp, hóa đàm; Trần bì lý khí, hóa đàm; Mộc hương điều khí, chỉ thống; Sa Nhân tiêu thức ăn).
2-Sinh Miên Kỳ 20g, Thạch Xương Bồ (rễ) 1,6g, Công Đinh Hương 1,6g, Nhi Trà 2g. Sắc uống.
3- Đảng Sâm 12g, Bạch Truật 8g, Hoàng Kỳ 12g, Đương Quy 12g, Trần Bì 6g, Thăng Ma 3,2g, Sài Hồ 6g, Cam Thảo 4g, Bán Hạ 6g, Phục Linh 12g, Sinh khương 3 lát, Táo 2 qủa. Sắc uống.
- Sách:’380 Bài Thuốc Hiệu Nghiệm Đông Y’ của Trung Y Thượng Hải dùng bài Chỉ Truật Thang: Chỉ Thực 7 qủa, Bạch Truật 12g. Sắc uống.
(Bài này nguyên của sách Kim Quỹ, dùng để chữa ‘Thủy Ẩm’, lâm sàng ngày nay cho thấy cái mà gọi là ‘Thủy Ẩm’mà bài thuốc này điều trị là biểu hiện lâm sàng của chứng dạ dày sa. Bạch Truật kiện Tỳ, Chỉ thực tiêu bỉ. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cho thấy Chỉ Thực có tác dụng làm tăng sức co bóp của Vị Trường. Vì vậy bài thuốc này rất thích hợp với bịnh dạ dày sa).
- Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng:
1- Bổ Trung Ích Khí Thang Gia Giảm: Đảng Sâm 20g, Hoàng Kỳ 40g, Thăng Ma 8g, Cam Thảo 4g, Sài Hồ 8g, Trần Bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
2- Ôn Thận Thăng Dương Thang: Hắc Phụ Phiến 4-10g, Đương Quy 10g, Nhục Thung Dung 12g, Bạch Thược 12-20g, Thục Địa 20g, Trầm Hương 4g, Cát Cánh 4g, Đỗ Trọng 4g, Nhục Quế 6g, Lạt Vị Bì 12g. Sắc uống.
3- Tứ Kỳ Thang: Hoàng Kỳ 20g, Bạch Truật 16g, Chỉ Xác 16g, Phòng Phong 12g. Sắc uống.
4- Bổ Nguyên Phục Vị Thang: Đảng Sâm 12g, Bạch Truật 10g, Vân Linh 10g, Khấu Nhân 6g, Sa Nhân 6g, Chỉ Xác 6g, Hậu Phác 6g, Mạch Nha 6g, Cốc Nha 6g, Thần Khúc 6g, Sơn Tra 6g, Mộc Hương 4g, Hoài Sơn 16g, Cam Thảo 6g, Kê Nội Kim 12g, Đại Táo 6 qủa, Trần Bì 6g. Sắc uống.
5- Ích Khí Thăng Hãm Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ (chích) 120g, Phòng phong 3g, Bạch truật (sao) 9g, Chỉ xác (sao) 15g, Cát căn (nướng) 12g, Sơn thù du 15g. Sắc uống.
TD: Ích khí, kiện Tỳ, thăng dương cử hãm. Trị dạ dày sa (do Tỳ hư khí hãm).
Đã trị 30 ca. Tổng kết đạt 100%.
6- Thăng Vị Thang (Tân Trung Y 1986, 9): Sài hồ, Trần bì đều 10g, Hoàng kỳ 24g, Đảng sâm 15g, Bạch truật, Bạch thược, Phục linh, Chỉ thực, Cát căn đều 12g, Sơn dược 30g, Chích thảo 6g. Sắc uống.
TD: Ích huyết, sơ Can, ích khí, kiện Tỳ, thăng Vị, cử hãm. Trị dạ dày sa.
Trị 40 ca, khỏi 11, có chuyển biến 27, không kết quả 2. Tổng kết đạt 95%.
Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Chân Vũ Thang: dùng trong trường hợp yếu bẩm sinh; Tỳ Vị suy yếu.
+ Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang dùng trong trường hợp tạng hàn, chân tay lạnh, tiêu hoá kém, uể oải, buồn ngủ sau bữa ăn. Thuốc có tác dụng tăng trương lực Tỳ Vị.
+ Đại Kiến Trung Thang dùng trong trường hợp sợ lạnh và yếu, không có sức, mạch Nhược, bụng mềm và đau mót. Dùng Đại Kiến Trung trong bụng đầy nơi người suy nhược còn Đại Sài Hồ Thang dùng trong bụng đầy hơi ở cơ thể khoẻ. Cả hai bài thuốc đều có Nhân sâm và Can khương làm tăng chức năng chuyển hoá, trong khi Xuyên tiêu thì kích thích hoạt động cơ của dạ dày.
+ Bổ Trung Ích Khí Thang dùng trong trường hợp người bệnh yếu, không có sức, bụng không có sức đàn hồi.
Y ÁN DẠ DÀY SA
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương).
“Lại X..., nữ 42 tuổi, giáo viên, dạ dày bị sa đã nhiều năm. Bụng đầy trướng, xệ xuống, thường hay ợ hơi, ăn kém, đại tiện không thông, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch Trầm, Huyền, Hoãn.
Chẩn đoán:Tỳ Vị khí hư,Trung khí hạ hãm.
Điều trị: Thăng đề, cố thoát.
Dùng bài Tứ Kỳ Thang (Hoàng Kỳ 20g, Bạch Truật 16g, Chỉ Xác 16g, Phòng Phong 10g) thêm Mộc hương 6g, Sa Nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3 thang thì bụng đỡ trướng, thêm 3 thang nữa thì hết trướng. Sau đó chuyển dùng Bổ Trung Ích Khí Hoàn để điều lý. Hai năm sau hỏi lại chưa thấy tái phát, người béo mập ra.”
Y Án DẠ DÀY SA II
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
“ Dương X, nam... chụp X.Quang thấy dạ dày sa xuống 14cm, vì không muốn mổ nên xin điều trị bằng Đông Y.
Chẩn đoán: Trung khí hạ hãm.
Điều trị: Bổ trung ích khí, kiện Tỳ hòa Vị.
Cho dùng bài ‘Bổ Nguyên Phục Vị Thang’ (Đảng sâm, Kê nội kim đều 12g, Bạch truật, Vân linh đều 10g, Sơn dược 15g, Sa nhân, Khấu nhân, Trần bì, Chỉ xác, Hậu phác, Mạch nha, Cốc nha, Thần khúc, Sơn tra, Cam thảo đeù 6g, Mộc hương 3g, Đại táo 6 trái), uống thuốc nửa năm thì mọi triệu chứng đều hết. Chụp X. Quang kiểm tra lại, thấy dạ dày đã bình thường, làm việc lại được.
Y Án DẠ DÀY SA III
(Đại Điền Văn ( Nhật Bản) - theo Y Án Châm Cứu Thực Nghiệm)
“ Bà X...,49 tuổi,dạ dày bị sa xuống dướo rốn 2 ngang ngón tay, lấy tay đè vào thấy cộm,ấn nhẹ cũng đau, đè nặng lại càng đau nhiều hơn, ấn vào huyệt Thủy Phân và huyệt Đại Cự (phía bên phải) thấy đau, ngoài lưng và vai cũng đau.
Dùng các huyệt: Trung Quản, Thủy Phân, Đại Cự (bên phải), Thận Du, Kinh Môn, Thứ Liêu, Tỳ Du, Tâm Du, Cách Du, Phế Du, Thân Trụ, Khúc Trì, Dương Trì (bên trái), Dương Lăng Tuyền, Thái Khê, tất cả đều cứu, mỗi huyệt 5 tráng.
Vì kèm thêm dạ dày nhiều nước chua vì vậy cứu thêm Túc Tam Lý.
Cứu trị 2 ngày thì ăn được, người khỏe, không đau nhức như trước.
Lần thứ 2 cứu Đại Cự, Cách Du, Tâm Du, Phế Du, Khí Hải, Hoạt Nhục Môn, Can Du, Đốc Du, Túc Tam Lý.
Về sau cứ cách 2 tuần cứu trị 1 lần, trị trong 3 tháng, bịnh khỏi hẳn.
DẠ DÀY SA IV
‘Trích trong Y Án Thực Nghiệm của Đại Điền Văn (Nhật Bản).’
“ Anh X, giáo viên, 36 tuổi, dạ dày bị sa xuống dưới rốn 3 ngang ngón tay. Đè mạnh các huyệt Thủy Phân, Trung Quản, Hoạt Nhục Môn, Kinh Môn đều thấy đau,ở sau lưng chỗ các huyệt Tỳ Du, Tam Tiêu Du, ấn vào cũng thấy đau.
Cứu các huyệt Trung Quản, Thủy Phân, Hoạt Nhục Môn, Kinh Môn, TyØ Du, Tam Tiêu Du và thêm Dương Trì (bên trái), Khúc Trì, Túc Tam Lý, Dương Lăng Tuyền, Thái Khê đều 5 tráng.
Liên tiếp cứu trị như vậy trong 6 tháng, bịnh hoàn toàn khỏi. 1 năm sau, người khỏe mạnh mập mạp “
DẠ DÀY VIÊM MẠN TÍNH
Đại Cương
Dạ dày viêm mạn tính là một loại bệnh tiêu hóa thường gặp mà nguyên nhân chưa rõ ràng, bệnh lý lại khá phức tạp. Triệu chứng lâm sàng đa dạng nhưng chủ yếu là khó chịu hoặc đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, đau nhói hoặc cảm giác rát bỏng, kèm theo các triệu chứng ăn không ngon, ợ hơi, buồn nôn, nôn, mệt mỏi...
Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng Vị Quản Thống.
Nguyên Nhân
Cho đến nay, nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng.
Theo Y học cổ truyền nguyên nhân bệnh có liên quan đến các mặt sau:
1- Chế độ ăn uống không điều độ, no đói thất thường, hoặc ăn nhiều chất cay nóng, béo ngọt, rượu, thuốc lá nhiều đều làm tổn thương tỳ vị.
2. Tình chí rối loạn như tinh thần căng thẳng, lo nghĩ nhiều tổn thương tạng Tỳ, hay tức giận, tính tình nóng nẩy làm Can hỏa bốc cũng gây hại Tỳ Vị.
Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau:
1- Dạ dầy viêm thể nông: Niêm mạc dạ dầy bị xuất tiết, loét, xuất huyết, các tuyến khác bình thường.
2- Dạ dầy viêm thể teo: Nếp nhăn niêm mạc teo, các tuyến đa số bị teo.
3- Dạ dầy viêm thể phì đại: Nếp nhăn niêm mạc thô dầy lên, các tuyến đều tăng sinh.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
a. Triệu chứng lâm sàng:: thường sau khi ăn, vùng thượng vị cảm thấy đau, tức hoặc nóng rát, ăn kém, bụng đầy, chướùng hơi, hễ ợ hơi được thì dễ chịu hoặc buồn nôn, nôn, ợ chua...
Dạ dầy viêm thể teo thường ăn uống rất kém, bụng đầy, đau âm ỉ và cơ thể suy nhược. Dạ dày viêm thể phì đại thường có triệu chứng đau kéo dài, thức ăn và loại thuốc có tính kiềm có thể làm giảm đau (g10áng như trường hợp dạ dầy loét) nhưng đau không có chu kỳ, thường kèm rối loạn tiêu hóa, có thể gây xuất huyết.
Nên phối hợp với nhưng phương pháp hiện đại như chụp X.quang, Nội soi… để xác định cho rõ hơn.
Biến Chứng
- Biến chứng nặng nhất là xuất huyết nhiều, thường hay xảy ra với thể dạ dày viêm phì đại.
- Polip dạ dày hoặc ung thư hóa thường gặp ở thể teo.
- Trường hợp bệnh ngày càng nặng hơn, sụt cân nhiều, nên nghĩ đến ung thư, cần nhờ chuyên khoa theo dõi cho rõ hơn.
Điều Trị
Trên lâm sàng thường biện chứng luận trị theo các thể bệnh sau:
1- Can Vị Có Khí Trệ: đau tức vùng thượng vị, ăn vào đau tăng, vị trí không cố định lan ra mạng sườn, ợ hơi nhiều, trung tiện được dễ chịu hoặc nôn, buồn nôn, ợ chua, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Huyền.
Điều trị: Sơ Can hòa Vị, lý khí, chỉ thống.
Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Kim Linh Tử Tán gia giảm: Sài hồ 12g, Hương phụ 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, Diên hồ 12g, Xuyên luyện tử 10g, Tô ngạnh, Chỉ xác đều 12g.
Ợ chua nhiều thêm Ô tặc cốt, Ngọa lăng tử; Nôn, buồn nôn thêm Trúc nhự, Bán hạ, Gừng tươi.
2. Âm Hư Vị Nhiệt: Bụng đau nhiều, cảm giác rát bỏng, đau bất kỳ nhưng lúc đói và đêm nhiều hơn, miệng khô đắng, má đỏ, ăn kém, bứt rứt, lòng bàn chân tay nóng hoặc nhiều lần nôn ra máu, phân mầu đen, rêu lưỡi vàng, lưỡùi thon đỏ hoặc có điểm ứ huyết, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sác.
Điều trị: Sơ can tả hỏa, dưỡng âm thanh Vị.
Dùng bài Thông Ứ Tiễn hợp với Dưỡng Vị Thang gia giảm: Thanh bì, Bạch thược, Trần bì, Đơn bì, Sa sâm, Ngọc trúc,.Mạch môn, Thạch hộc đều 12g, Chi tử 10g, Diên hồ sách 12g, Xuyên luyện tử 10g.
Nôn ra máu nhiều lần, lưỡi có điểm ứ huyết thêm Bồ hoàng (than), Sâm tam thất đều 12g, trộn thuốc sắc uống.
3. Tỳ Vị Hư Hàn: Vùng thượng vị đau âm ỉ, xoa ấn giảm đau, ăn kém, bụng đầy, mệt mỏi, người gầy, sắc mặt kém tươi nhuận, chân tay mát lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Tế không lực.
Điều trị: Ôn trung, kiện Tỳ, ích khí, hòa Vị.
Dùng bài: Hương Sa Lục Quân Tử Thang gia giảm: Đang sâm, Bạch truật, Bạch linh, Hương phụ (chế) đều 12g, Trần bì, Bán hạ (chế) đều 8g, Mộc hương, Sa nhân, Cam thảo đều 4g, Gừng khô 4g.
Ăn kém thêm Kê nội kim, Mạch nha, Cốc nha để hòa Vị, tiêu thực, sắc mặt trắng nhạt, môi lưỡi tái nhợt, thêm Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Kỷ tử, Bạch thược, A giao dưỡng huyết.
+ Tiêu Dao Tán (Cục phương): Sài hồ, Bạch truật, Bạch thược, Đương qui, Phục linh, Cam thảo, Bạc hà, Sinh khương.
+ Kim Linh Tử Tán (Thánh Huệ Phương): Kim linh tử, Diên hồ sách.
+ Thông Ứ Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư) Quy vĩ, Sơn tra, Hương phụ, Hồng hoa, Ô dược, Thanh bì, Mộc hương, Trạch tả.
+ Dưỡng Vị Thang (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Biển đậu (sống), Tang diệp, Cam thảo.
+ Ôn Vị Chỉ Thống Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Quế chi, Sa nhân, Bào khương đều 5g, Bạch thược, Đương quy, Nguyên hồ, Vân phục linh đều 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo 3 trái. Sắc uống ngày 1 thang.
Tham Khảo: Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Kim Tứ Đằng Thang (Vương Tương, bệnh viện Trung y Nam Kinh, Giang Tô): Xuyên luyện tử, Huyền hồ (Diên hồ sách) Sài hồ, Chỉ thực, Thước dược, Cam thảo, Hồng đằng, Thanh mộc hương đều 9g, sắc uống.
Kết quả: Dùng thuốc theo biện chứng luận trị cho 55 ca, tốt 33 ca, có kết quả 16 ca.
+ Vị Viêm Phiến (Sơ Hàng, Trường Đại học Y khoa Trung Quốc): Đảng sâm, Đơn sâm, Xuyên luyện tử đều 2g, Hoàng kỳ, Hồng hoa, Xuyên Khung, Một dược, Huyền hồ, Ô dược, Sa nhân, đều l,5g, Ngô thù du, Hoàng liên đều 1g. Theo tỷ lệ chế thành hoàn, mỗi hoàn nặng 10g. Bài thuốc có tác dụng ích khí hóa ứ.
- Kết quả điều trị: Dùng trị 106 ca, kết quả tốt 54 ca, tiến bộ 40 ca, không kết quả 12 ca, tỷ lệ kết quả 88,7%, trong đó có 32 ca soi dạ dày làm sinh thiết, kết quả chuyển biến tốt 15 ca, không thay đổi 11 ca, kết quả có 3 ca thể. theo chuyển thành thể nông.
+ Bạch Tử Liên Anh Thang (Mao Hiểu Nông, bệnh viện nhân dân huyện Từ Giang, tỉnh Giang Tây, TQ): Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh đều 12g, Bạch liễm, Cam thảo đều 10g, Hoàng liên 6g, sắc uống.
Hông sườn đầy tức, đau nhiều thêm Huyền hồ 10g, Xuyên luyện tử, Uất kim Mộc hương đều 10g. Bụng đau tức kèm rối loạn tiêu hóa, thêm Cốc nha, Mạch nha, Sơn tra, La bặc tử đều 10g. Ợ hơi, nôn nước trong, thêm Bán hạ(chế), Phục linh đều 15g. Bụng đầy, táo bón, lưỡi loét, thêm Đại hoàng (sống), Hậu phác đều 10g.
- Kết quả điều trị: Trị 48 ca, khỏi 20 ca, tốt 14 ca, có tiến bộï 9 ca, không kết quả 5 ca.
+ Lý Khí Dưỡng Vị Thang (Mã Kiến Vỹ, Tống viện Không quân Giải PhóngQuân, TQ): Bạch truật, Xích thược, Kê nội kim, Chỉ xác, Huyền hồ, đều 10g, Sa nhân, Chích Cam thảo 6g, Bạch thược 15g, Ô mai 20g, sắc uống.
Gia giảm: Tỳ hư thêm Đảng sâm, Bạch linh. Vị âm hư thêm Sa sâm, Mạch môn, Thạch hộc. Trung tiêu tích nhiệt thêm Hoàng liên, Ngân hoa. Đàm thấp thịnh ở trung tiêu thêm Trần, bì Bán hạ. Khí hư nặng thêm Hoàng kỳ. Kết quả sinh thiết nghi ung thư hóa thêm Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên.
- Kết quả điều trị: Trị 70 ca, trong đó thể nông 49 ca, thể teo 2 1 ca. Kết quả tốt 18 ca (thể nông 11 ca, thể teo 7 ca), có kết quả 41 ca (thể nông 30 ca, thể teo 11 ca), không kết quả 11 ca (thể nông 8 ca, thể teo 3 ca). Tỷ lệ có kết quả 84,3%.
+ Vị Viêm Phiến (Chu Tố Hoa, Sở nghiên cứu Y học người cao tuổi tỉnh Hồ Nam, TQ): Cam thảo, Bạch thược, Quế Chi, Cao lương khương, Hoàng liên, Sài hồ, lượng dùng theo tỷ lệ 2: 2: 1: 1: 0,5: 0,3, tán bột mịn, trộn đều, viên bọc nhựa. Mỗi lần uống 4g trước khi ăn 1 giờ, ngày 3 lần, 3 tháng là một liệu trình.
Kết quả: Trị 68 ca, các triệu chứng chủ quan (bụng đau đầy, khó chịu, ăn kém) được cải thiện tốt 49 ca, có kết quả 15 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ có kết quả 94, 1%. Kết quả nội soi: tốt 37 ca, có kết quả 11 ca, không kết quả 20 ca, tỷ lệ kết quả: 70,60%. Kết quả sinh thiết niêm mạc dạ dày: 27 ca: tốt 14 ca, có kết quả 4 ca, không kết quả 9 ca, tỷ lệ kết quả 66,7%.
+ Vị Viêm Cao (Ngô Văn Tĩnh, Khoa nội bệnh viện Tích Thủy Đàm, Bắc Kinh): Đảng sâm, Bạch Linh, Hương phụ đều 10g, Bạch truật, Đơn sâm đều 15g, Cao lương khương, Cam thảo đều 5g, Thanh đại 1g. 7 vị đầu sắc cô thành 200ml, cho bột Thanh đại vào trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml, hoặc ngày 2 lần, mỗi lần 15ml, uống trước lúc ăn. (Thuốc trị chứng viêm dạ dày thể nông).
Kết quả điều trị: Trị 65 ca, chứng trạng lâm sàng được cải thiện: tốt 11 ca, tiến bộ 41 ca, không kết quả 13 ca. Có 37 ca sau thời gian điều trị từ 3 - 12 tháng, kiểm tra nội soi và điều trị lâm sàng cải thiện: tốt 11 ca, tiến bộ 19 ca, không kết quả 7 ca.
+ Hoàng Bồ Vị Viêm Thang (Vương Trương Hồng, Tổng Y viện Giải Phóng Quân Khu Thẩm Dương, TQ): Hoàng Kỳ 30g, Bồ công anh, Bách hợp, Bạch thược, Đơn sâm đều 20g, Ô dược, Cam thảo, Thần khúc (sao) Sơn tra (sao), Mạch nha (sao) đều 10g sắc nước uống.
Kết quả lâm sàng: Trị 80 ca, tốt 53 ca, tiến bộ 26 ca, không kết quả 1 ca. Tỷ lệ có kết quả 98,75%.
+ Hoạt Huyết Hóa Ứ Thang (Thế Cử, Bệnh Viện Hải Quân 403, Trung Quốc): Trị viêm dạ dày thể teo mạn tính. Hoàng kỳ 20g, Đương qui, Xuyên khung, Chỉ thực đều 15g, Lương khương, Nhũ hương, Một dược, Chích Cam thảo đều 10g sắc uống.
Gia giảm: đau nhiều thêm Huyền hồ 15g, bụng đầy nhiều thêm Hậu phác, Thanh bì đều 10g. Rối loạn tiêu hóa thêm Mạch nha (sao), Thần khúc (sao), Sơn tra (sao) đều 15g.
- Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, khỏi 2 1 ca, tiến bộ 27 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả: 96%.
+ Thanh Tâm Dưỡng Vị Thang (Tống Thiện An, Trường Trung Học Vệ Sinh Tỉnh Hồ Nam ): Bắc sa sâm, Ngọc Trúc, Thạch hộc, Liên tử, Biển đậu, Phục linh đều 15g, Sinh địa, Thông thảo, Hắc Chi tử đều 9g, Thạch hộc 12g, Cam thảo, Trúc diệp đều 6g. Đăng tâm 1,5g, sắc uống.
Gia gỉam: Ăn kém thêm Kê nội kim. Bụng đầy thêm Chỉ xác, Hậu phác, nôn, buồn nôn thêm Trúc nhự. Khát thêm Môn đông, Thiền hoa phấn. Khó ngủ thêm Hợp hoan bì, Dạ giao đằng. Vùng gan khó chịu thêm Bạch tật lê.
Kết quả: Điều trị 100 ca, uống 20 thang khỏi, theo dõi 1 năm không thay đổi chiếm 83%. Sau 1 năm tái phát, vẫn uống bài này trị khỏi chiếm 15%.
+ Ích Vị Bách Hợp Thang (Chu Thông Địa, Bệnh Viện Trung Y Huyện Tân Cân Tỉnh Giang Tô): Bách hợp 30g, Ô dược 9g, Bạch thược 15g, Cam thảo 5g, Sơn dược 20g, Hoàng kỳ 20g, Hồng hoa 15g, Trần bì 10g, Hoàng liên 3g, sắc uống.
Kết quả: Trị 56 ca, tốt 22 ca, có kết quả 28 ca, không kết quả 6 ca, tỷ lệ kết quả 89,3%.
Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Bán Hạ Tả Tâm Thang: Bài thuốc tiêu biểu dùng trong dạ dày viêm cấp, và mạn.
+ Sinh Khương Tả Tâm Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm cấp giống bài Bán Hạ Tả Tâm Thang nhưng thích hợp với nôn nhiều, dạ dày lên men, hơi thở hôi và viêm ruột.
+ Bình Vị Tán: dùng trong trường hợp dạ dày viêm, tiêu hoá kém, thức ăn đình trệ trong dạ dày.
+ Hoàng Liên Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm cấp, ứ trệ và nặng dưới vùng tim, hơi thở hôi, kém ăn.
+ Tuyền Phúc Đại Giả Thạch Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm cấp giống bài Bán Hạ Tả Tâm Thang, nhưng bài Bán Hạ Tả Tâm Thang dùng cho bệnh nhân có thể trạng yếu hơn bài sau.
+ An Trung Tán: dùng trong trường hợp dạ dày viêm mạn, đau liên tục. Thích hợp cho người gầy ốm, không trướng bụng, thích thức ăn ngọt.
+ Đại Sài Hồ Thang: dùng trong trường hợp dạ dày viêm mạn, ngực đau, nôn khan… nơi người cơ thể khoẻ.
Bệnh Án Viêm Dạ Dày
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’, q Thượng)
Hách X, nữ, 32 tuổi, xã viên, đến khám ngày 1-3-1976. Người bệnh kể là đã 4 ngày nôn ra các chất giống như thịt nát, đau vùng dạ dày đã 3 thang. Ba tháng nay, mỗi ngày cứ sau bữa cơm chiều thì bị nôn, về đêm càng nặng. Chất nôn ra là nước chua sau khi ăn uống, nước nôn ra chua quá làm ê răng. Dạ dày đau trướng lan đến vai lưng, gặp ấm thì dễ chịu. Bốn ngày gần đây nôn ra chất giống như thịt nát, mỗi lần 6-7 miếng hồng nhạt như cục phấn hồng. Ngày 2-3 chụp X quang thấy hai phổi bình thường, dạ dày hình móc câu, nhu động chậm, trong dạ dày thấy rõ nước đọng, niêm mạc dạ dày thô, mờ không rõ, có thay đổi như cánh tuyết, các đoạn của hành tá tràng không có gì đặc biệt. Ngày 5-3 kiểm tra bệnh lý chất nôn, thấy các cục ngưng kết của niêm dịch, không thấy thành phần tổ chức.
Cho uống bài Kiện Trung Tán Kết Thang gia giảm (Đảng sâm, Phục linh, Ngọa lăng tử, Đại giả thạch, Qua lâu nhân đều 30g, Bạch truật 21g, Nhục quế, Đại hoàng, Chỉ xác, Hậu phác đều 9g, Tô tử 6g, Cam thảo 3g, Thêm Gừng 3 lát, táo 3 trái, sắc uống). Uống6 thang lại nôn ra hơn 10 cục ngưng kết của niêm dịch, bớt nôn chua, ăn uống được nhiều hơn, đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng, mạch Trầm. Đó là dương khí ở trung tiêu đã phục hồi, đờm ẩm thực tích đã bớt quá nửa. Tuy nhiên chính khí còn thiếu hụt, tà chưa trừ hết. Dùng bài trên bỏ Nhục quế, Sơn tra, Ngọa lăng tử thêm Sơn dược 30g, Đương quy 15g, Sa nhân 6g, uống thêm 3 thang, các chứng hết hẳn. Ngày 2-5-1077 hỏi lại, mọi điều đều tốt đẹp, lao động như bình thường
DẠ DÀY XOẮN
Đại cương
Là bịnh chứng dạ dày bị xoắn chung quanh trục dọc của nó.
Triệu Chứng
· Xoắn cấp tính: bụng đau dữ dội, bài tiết nhiều nước miếng, hoàn toàn không thể ăn được. Có thể nắn thấy ở vùng Thượng vị một khối u, gõ trong. Chụp X. quang ổ bụng cho thấy túi dạ dày khổng lồ. Sự hiện diện của 2 mức nước - khí là dấu hiệu đặc trưng của bịnh. Xoắn cấp tính có thể tự khỏi sau vài phút (trường hợp này rất khó chẩn đoán). Xoắn cũng có thể tiến triển thành thắt nghẹn, trường hợp này là một cấp cứu ngoại khoa.
· Xoắn mạn tính: triệu chứng giống như thoát vị cơ hoành có thể kèm theo trào ngược dạ dày
Nguyên Nhân:
+ Có thể xẩy ra do một nguyên nhân không rõ.
+ Có thể kết hợp với Thoát vị cơ hoành cạnh thực quản.
+ Xổ bụng phía cơ hoành.
- Theo YHCT:chủ yếu do Tỳ Vị hư yếu, thăng giáng không đều gây ra.
Điều Trị: Ích khí thăng giáng, ôn trung kiện Vị.
-Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài Ích Khí Chuyển Vị Phương: Hoàng Kỳ 30g, Chỉ Xác 6g, Thăng Ma 10g, Cam Thảo 4g, Tửu Đại Hoàng 6g, Hoài Ngưu Tất 30g. Sắc uống ngày 1 thang
Bịnh án Xoắn Dạ dày (Trích trong TGD. Phương)
“Lý X, nam 37 tuổi. Hai tháng trước sau khi ăn đã vận động qúa nhiều, đột nhiên cảm thấy bụng trên khó chịu, sau đó bụng trướng, đau, ăn kém, ợ hơi, ói ra nước chua, thể trọng ngày một giảm. Chụp X. quang thấy Dạ dày bị xoắn. Khám thấy: gầy, tinh thần sa sút, luôn luôn nấc, chườm ấm vùng thượng vị thì dạ dày đỡ đau, thích xoa ấn.
Chẩn đoán: Tỳ Vị hư nhược, thăng giáng thất thường.
Điều trị: Ích khí, thăng giáng, ôn trung, kiện Vị.
Xử Phương: dùng bài Ích Khí Chuyển Vị Phương, uống 3 thang các triệu chứng chuyển biến tốt. Dùng bài trên, bỏ Hoàng Kỳ, Ngưu Tất và Cam Thảo, thêm Đảng Sâm 20g, Tây Hồi 20g, tăng Chỉ Xác lên đến 16g.
Sau khi uống, bụng bớt trướng, nhu động dạ dày và ruột đều tăng lên.
Dùng bài trên, thêm Xuyên Ngưu Tất 16g, Hoàng Kỳ 60g, phối hợp thêm rượu trắng 250ml, dấm 500ml, cùng đun lên, tẩm vào gạc cho ướt, đắp lên vùng dạ dày.
Điều triï như thế, người bịnh thấy vùng dạ dày khó chịu, trên dưới đảo lộn, bụng trên nóng, đi ngoài 3-4 lần có chất nhầy.
Sau đó cho dùng thêm ‘Kiện Tỳ Hòa Vị Tán’ Tức là bài Hương Sa Lục Quân Tử Thang (đổi thành tán)’: Nhân Sâm 12g, Bạch Truật 12g, Phục Linh 12g, Chích Thảo 4g, Trần bì 6g, Bán Hạ 8g, Sa Nhân 8g, Mộc Hương hoặc Hương Phụ 8g). Bịnh khỏi.
* Lưu ý: Gặp bịnh này cần cẩn thận, nếu dùng thuốc điều trị không thấy chuyển biến, cần chuyển chuyên khoa xử lý cho thích hợp (thường phải giải quyết bằng phẫu thuật).
Cơ chế bịnh này theo YHCT có nhiều điểm giống nhau với chứng Dạ dày Sa vì vậy, nên tham khảo thêm bài về Dạ Dày Sa, có thể dựa vào cách điều trị của bịnh Dạ Dày Sa, gia giảm theo chứng trạng cũng có hiệu qủa tốt.
DẠ DÀY XUẤT HUYẾT
(Vị Xuất Huyết)
Đại cương
Là chứng trạng xuất huyết ở niêm mạc dạ dày dẫn đến ói ra máu, tiêu ra máu (phân đen). Có những trường hợp nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp máu ra nhiều qúa không cầm kịp, có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng
Cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thượng vị. Sau cơn đau như dao đâm là cơn đau liên tục, khó thở, đau khắp bụng, đi lại, nằm ngồi đều thấy đau ở bụng. Bụng cứng như gỗ, cứng toàn bụng. Cơn đau dữ dội làm cho người bịnh ngất đi, tái xanh, toát mồ hôi rồi lịm đi.
· Tỉnh lại thấy nóng ở cổ, có mùi tanh máu ở cổ, ói ra máu tươi, hoặc bầm đen, chỉ có máu không thôi hoặc lẫn ít nhiều thức ăn... Tiếp đó các ngày sau có ỉa ra phân đen.
·Hoặc sau cơn đau, ngất nhẹ rồi qua được cơn đau nhưng chân tay rã rời, mệt mỏi, muốn nằm, mặt xanh... 2-3 giờ sau đi ngoài ra phân có máu bầm đen hoặc đen hẳn như hắc ín, mùi tanh máu.
Nguyên nhân
Thường do 3 nguyên nhân chính:
· Chỗ mụn nhọt lở loét ở bao tử, tá tràng ngày càng lớn thêm, mạch máu căng lên, nhân cơ hội như tức giận qúa hoặc phẫn nộ kích thích làm mạch máu qúa căng gây xung huyết và mạch máu gần chỗ mụn nhọt lở loét bị vỡ, máu tràn vào bao tử.
Ngoài nguyên nhân tức giận, sợ hãi hoặc u uất qúa hoặc thần kinh bị kích thích đột ngột cũng gây nên xuất huyết bao tử.
·Bịnh nhân đang bị lở loét bao tử, nếu uống phải rượu mạnh, một số loại thuốc như Aspirin, Corticoide, Chlopheriamin... làm dạ dày bị xuất huyết. Có khi các thức ăn kích thích (cà phê, tiêu...) hoặc khó tiêu làm cho chỗ mụn nhọt, lở loét bị kích thích, cọ xát, gây nên xuất huyết.
·Bịnh dạ dày lở loét lâu ngày, vận động mạnh, đụng tới bụng hoặc khiêng nhấc vật nặng... cũng có thể gây xuất huyết.
· Nguyên Tắc Chung:
* Không nên di chuyển nhiều, không để cho người bịnh tự đi lại vì bịnh nhân sẽ choáng, chóng mặt và ngã xuống, có khi chết ngay nếu không phát hiện kịp thời.
* Phải cho người bịnh nằm nghỉ tuyệt đối trên giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi trong trường hợp nhẹ, và nằm thẳng, đầu thấp trong trường hợp nặng.
* Thuốc cầm máu bất cứ loại nào đều phải dùng.
* Không nên để người bịnh đói quá vì dạ dày tăng co bóp và tiết dịch dễ gây chảy máu. Nên cho người bịnh ăn ít, cứ 3 giờ cho ăn một lần những thức ăn nhẹ và dễ tiêu như bột trẻ em quấy đặc, khoai tây nghiền nhỏ, thịt băm...Nên cho uống nhiều chất lỏng như sữa, nước trà đường.
* Trong những ngày sau, nên thông khoan để cho người bịnh đi cầu.
* Nên chườm đá ở vùng thượng vị.
* Rửa dạ dày bằng nước lạnh có tác dụng làm giảm co bóp, giảm tiết dịch, làm hạ huyết áp tại chỗ, vì vậy có thể cầm máu được.
* Cần theo dõi thường xuyên, đo huyết áp, đếm mạch để biết máu còn chảy hay đã ngưng. (Nếu huyết áp vẫn còn thấp hoặc ngày càng tụt là dấu hiệu máu vẫn còn chảy bên trong).
Dược: theo (Thức Ăn Trị Bệnh Của Nhật Bản):
-Muối 6-8gr, hòa loãng với nước cho uống từ từ. Trước hết, lấy ít nước sôi để dễ hòa tan muối, sau đó pha thên nước lạnh để làm giảm nhiệt độ trong bao tử, tuy nhiên, lúc cần kíp, cứ uống ngay. Nước muối có tác dụng làm máu đông lại, vì vậy, khi uống xong, thấy trong người thoải mái thì cứ uống tiếp, không cần để ý nhiều ít. (Nên biết là sau khi ói ra máu, một phần nước trong cơ thể thấm vào máu để bổ sung cho máu, vì vậy Y HH Đ trị bệnh ói ra máu, trước hết không phải là dùng thuốc cầm máu mà chỉ dùng nước muối(nước biển) truyền vào cơ thể. Nên lưu ý là khi cắt tiết gà, vịt, lúc đầu không thấy đông đặc nhưng khi cho vào ít muối thì trong chốc lát máu sẽ đông lại. Đó là công dụng của muối làm đông đặc máu, hàn gắn vết thương.
- Củ hoặc rễ Sen (Ngẫu Tiết), có tác dụng làm mát và cầm máu, bổ máu. Lấy thật nhiều củ Sen, mài, lọc lấy nước dùng làm thuốc uống sống. Nước củ Sen không những có thể thay thế số nước thiếu trong cơ thể mà còn có tác dụng cầm máu. Nên uống lạnh vì dạ dày lúc xuất huyết thì hỏa vượng, nóng như đốt, vì vậy, không nên uống nóng. Hơn nữa, mạch máu khi gặp chất lạnh thì co rút lại, trái lại khi gặp nóng qúa thì dãn ra, xung huyết lên.
Khi mài rễ củ Sen, khônng nên bỏ các chỗ có mắt, vì chính các mắt Sen là thuốc cầm máu tốt. Có thể đun sôi làm nước uống thay nước trà hàng ngày. Nước củ Sen có vị chát, sít, làm mạch máu co rút. Nước củ Sen mài để lâu có mầu đỏ hoặc nấu lên cũng thấy mầu đỏ, nước mầu đỏ đó có tác dụng bổ huyết, vì thế, không phải chỉ uống khi có xuất huyết mà có thể uống lâu dài để bổ huyết.
Theo sách ‘Tân Tân Hữu Vị Đàm’:
- Khi thổ huyết, hỏa khí đang vượng, huyết nhiệt, do đó cần phải uống thêm 1 ít loại thuốc thanh, lương: Nước Rễ Tranh + Mía Lau vì Rễ Tranh có tác dụng lương huyết, còn Mía Lau thì thanh nhiệt.
- Sách Phụ Nhân Phương Lương dùng bài Tứ Sinh Hoàn: Hà Diệp (Lá Sen tươi) 320g, Tiên (Tươi) Trắc Bá 40g, Tiên (Tươi) Ngải Diệp 12g, Tiên (Tươi) Sinh địa 340g.
Nguyên là thuốc hoàn. Hiện nay hay dùng tươi, giã các vị thuốc vắt lấy nước (trấp), uống mát hoặc uống ấm hoặc sắc thành thang uống (Sinh Địa lương huyết, dưỡng âm, Trắc Bá, Hà Diệp thu liễm, chỉ huyết). Ba vị này đều có tính hàn lương, phối hợp với Ngải Diệp tính ôn, hòa huyết, tán ứ theo nghĩa ‘ phản tá’.
- Viện Trung Y Thượng Hải dùng: Ngó Sen 1280g, Sinh Địa tươi (bỏ vỏ) 160g, Qủa Lê tươi 640g. Giã nát, vắt lấy nước uống.
Hoặc dùng: Tiên Ngẫu Tiết 40g, Tiên Đại Kế 20g, Tiên Mao Căn 40g, Tiên Tiểu Kế 20g.
Giã vắt lấy nước uống.
Các vị này đều có tác dụng cầm máu nhưng được ứng dụng theo cách dùng chất tân (mới) tiên (tươi) của các vị thuốc.
- Hoặc dùng bài ‘Huyết Kiến Ninh’(Trung Y Thượng Hải): Đại Kế Thảo Căn (rễ) và Bạch Cập. Liều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần dùng 4g, ngày 2-3 lần.
- Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài Tam Bạch Tử Hoàng Hợp Tễ: Bạch Mao Căn 30g, Bạch Cập Phấn 12g, Tử Chu Thảo 30g, Đại Hoàng Phấn 1g. Thêm Vân Nam Bạch Dược 1g, hợp với bột Đại Hoàng và Bạch Cập, chia làm 2 lần uống. Dùng Bạch Mao Căn và Tử Chu Thảo sắc lấy nước để uống thuốc bột.
- Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng:
1- Trị Thổ Huyết Phương: Đại Sinh Địa 32g, Mao Căn 12g, Hắc Chi Tử 8g, Tây Thảo Căn 8g, Mạch Môn 12g, Thiên Môn 12g, Trắc Bá Diệp 12g, Cam Thảo 4g, Ngẫu Tiết 20ml. Sắc uống xong, hòa nước Ngó Sen vào uống.
2- Tam Hắc Thần Hiệu Tán: Đơn Bì (Tro) 16g, Bồ Hoàng (Tro) 4g, Tửu Sinh Địa 24g, Hắc Chi Tử 16g, Xuyên Bối Mẫu 12g. Sắc xong, hòa với nước cốt Ngó Sen (Ngẫu Tiết Trấp) và Đồng tiện, mỗi thứ 20 ml, uống.
Y ÁN CHẢY MÁU CẤP ĐƯỜNG TIÊU HÓA
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
“ Ngô X... 56 tuổi, nông dân, tiền sử bị loét hành tá tràng, có hẹp môn vị không hoàn toàn, bụng đau, ăn vào lạo ói ra rồi chảy máu. Chất nôn ra là thức ăn vụn nát, mầu cà phê và máu cục, nhiều ngày qua chưa đi cầu được... Phòng cấp cứu khám, theo dõi điều trị không có kết qủa... Lúc khám, người bịnh nhăn nhó, đau, khai có các chứng trên. Chất lưỡi vàng đục, dầy, dính, mạch Huyền.
Chẩn đoán: Huyết lạc nội thương, đường tuần hoàn rối loạn.
Điều trị: Chỉ Huyết, tiêu ứ.
Xử phương: Dùng bài Tam Tử Bạch Hoàng Hợp Tễ (Bạch Mao Căn 30g, Tử Chu Thảo 30g, Bạch Cập Phấn 12g, Đại Hoàng 6 phân, Vân Nam Bạch Dược 1g, thêm Đại Giả Thạch 30g.Chia 2 lần uống... Ngày hôm sau đi ngoài ra khá nhiều phân đen, bụng đỡ đau. Cho dùng tiếp 2 thang nữa, sau đó phân chuyển mầu vàng, các chứng giảm nhiều, có thể ăn chế độ nửa lỏng cho xuất viện về
DỊ THƯỜNG SẮC GIÁC
Đại cương
Mắt bình thường nhìn được 7 mầu của quang phổ là: Đỏ, Cam, Vàng, xanh lá cây (xanh ve), xanh da trời (xanh lơ), chàm và tím. Bẩy mầu này hợp lại thành mầu trắng. Nơi người bệnh loạn sắc chỉ nhìn được 3 mầu cơ bản gọi là Tricomat bình thường: Đỏ, Xanh lá cây và xanh.
Thường nam giới bị bệnh và truyền cho cháu ngoại trai, còn cháu gái không mắc bệnh.
Thuộc thể loại Sắc Manh của YHCT, Mù Mầu, Loạn Sắc, Thị Xích Như Bạch.
Nguyên nhân
a- Theo YHHĐ:
+ Do dị tật bẩm sinh.
+ Do mầu sắc của vật thay đổi: thay đổi môi trường, khúc xạ ở thủy dịch, thể thủy tinh, xuất huyết tiền phòng… mắt sẽ nhìn mọi vật đều là mầu xanh, nâu hoặc đỏ.
+ Tổn thương võng mạc: bong võng mạc, viêm võng mạch hoặc thoái hóa mắt sẽ nhìn mọi vật thành mầu xanh.
+ Tổn thương các đường dẫn truyền thị giác đến trung tâm thị giác (Thị lực giảm, rối loạn với mầu đỏ, xanh lá cây. Còn nhận được mầu vàng, xanh da trời. Nhất là tổn thương vùng chẩm thùy và lúc đầu bệnh nhân mù tuyệt đối, sau đó nhìn thấy ánh sáng, hình thù và cuối cùng là mầu sắc.
+ Người bệnh nghiện rượu, nghiện thuốc lá, viêm xoang, lúc đầu nhìn kém về mầu xanh lá cây, đỏ và cuối cùng là trắng.
+ Mắt nhìn không mầu thành có mầu:
. Mắt không có thể thủy tinh, nhìn thấy mầu xanh.
. Nhiễm độc Santonin, nhìn mọi vật đều có mầu xanh lá cây, mầu vàng.
. Nhiễm độc rượu Etylic: nhìn mọi vật đều mầu đỏ.
. Nhiễm độc nấm: nhìn mọi vật đều thấy mầu tím.
b- Theo YHCT
+ Chủ yếu là do tiên thiên bất túc.
+ Hỏa bị uất kết gây nên.
+ Nếu chỉ không phân biệt được một vài mầu thì do Tỳ hư, Can uất gây nên.
Điều trị: Bổ hư, kiện Tỳ, thư uất, giáng hỏa.
. Buổi sáng nên cho dùng: Khoan Hung Lợi Cách Hoàn (42), Minh Mục Từ Châu Hoàn (61).
Buổi chiều cho dùng: Kiện Tỳ Thoái Ế Hoàn (46), Thanh Can Thoái Ế Hoạt Huyết Hoàn (101).
Tra Cứu Bài Thuốc
42- KHOAN HUNG LỢI CÁCH HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958): Bạch thược (sao) 80g, Binh lang 40g, Cam thảo 40g, Cát cánh 40g, Chỉ xác 40g, Đại hoàng (chế) 160g, La bặc tử 40g, Mạch nha 40g, Mao thương truật 40g, Quảng hoắc hương 40g, Quảng mộc hương 40g, Sa nhân 40g, Sơn tra 40g, Thanh bì 40g, Thảo quả 40g, Thần khúc 40g, Trần bì 40g, Xuyên bối mẫu 40g, Xuyên hậu phác 40g. Tán bột, trộn với mật, làm thành hoàn, mỗi hoàn 10g. Mỗi lần uống 1.2 – 1 viên vào buổi sáng.
TD: Trị sắc manh, mù mầu, dị thường sắc giác.
(Cách chế Đại hoàng: Cứ 10 cân Đại hoàng thì dùng Đồng tiện, Đương quy, Hoàng tửu, Hồng hoa, mỗi vị 2 cân, sắc lên, lấy nước tẩm Đại hoàng).
46- KIỆN TỲ THOÁI Ế HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958): Bạch tật lê 46g, Bạch truật 84g, Binh lang 48g, Cam thảo 16g, Chỉ thực 48g, Cúc hoa 48g, Đại hoàng (chế) 200g, Hồng hoa 48g, Kê nội kim 48g, Long y 48g, Mộc tặc 48g, Nga truật 48g, Sinh địa (sao) 48g, Sử quân tử 40g, Tam lăng 48g, Thuyền thoái 32g, Thương truật 48g, Viễn chí nhục 60g. Tán bột. Thêm Dưỡng Can Tán 200g và Thanh Can Thoái Ế Hoạt Huyết Hoàn 160g, trộn đều với mật, làm thành hoàn. Mỗi hoàn 12g. ngày uống ½ đến 1 viên.
TD: Trị sắc manh, mù mầu.
61- MINH MỤC TỪ CHÂU HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958): Ba kích, Cam thảo, Ngũ vị tử đều 20g, Nhục thung dung 60g, Quảng mộc hương 12, Tế chu sa 20g, Thạch hộc 40g, Thần khúc 160g, Thỏ ty tử 100g, Thục địa (cửu chế) 120g, Tử du quế 20g, Viễn chí nhục 40g, Từ thạch 240g (lựa thứ hút được sắt là tốt).
Lấy Từ thạch đốt lên rồi tôi giấm 7 lần, thủy phi, tán bột. Nhục thung dung gọt bỏ vỏ ngoài, tẩm rượu một đêm, phơi khô.
Các vị trên tán bột, trộn với mật làm thành viên, mỗi viên 12g. ngày uống ½ đến một viên.
TD: Trị sắc manh, mù mầu.
101- THANH CAN THOÁI Ế HOẠT HUYẾT HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958): Bạc hà 40g, Bạch chỉ 48g, Bạch thược 80g, Binh lang 48g, Cam thảo 120g, Cát cánh 40g, Chi tử 80h, Chỉ xác 40g, Cốc tinh thảo 48g. Cúc hoa 84g, Dy nhân 40g, Đại hoàng (chế) 1200g, Đào nhân 80g, Đăng tâm 10g, Đơn bì 16g, Đởm tinh 12g, Đương quy 120g, Hà thạch cao 40g, Hoàng bá 20g, Hoàng cầm (sao rượu) 96g, Hoắc hương 40g, Hồng hoa 20g, Huyền sâm 4g, Hương phụ (chế) 60g, Khương hoàng liên 40g, Khương hoạt 48g, Liên kiều 40g, Long đởm thảo 84g, Long y 8g, Mạch nha 80g, Mạch môn 48g, Mạn kinh tử 120g, Mao thương truật 24g, Mật mông hoa 20g, Một dược 48g, Nga truật (sao đất) 72g, Ngân hoa 40g, Nhũ hương (sao) 48g, Ô dược 20g, Phòng phong 20g, Quảng mộc hương 20g, Sài hồ 48g, Sinh địa (sao) 48g, Sơn tra 96g, Tam lăng (sao đất) 72g, Tang bì (nướng mật) 48g, Tật lê 64g, Tê giác 40g, Tế tân 20g, Thanh bì 48g, Thanh tương tử 20g, Thảo quyết minh 48g, Thần khúc 80g, Thỏ ty tử 20g, Thuyền thoái 72g, Trần bì 80g, Tri mẫu 20g, Trúc diệp 12g, Vân linh 40g, Viễn chí nhục 40g, Xa tiền tử 20g, Xích thược 96g, Xuyên bối mẫu 20g, Xuyên hậu phác 60g, Xuyên khung 48g. Tán bột, trộn với mật làm thành viên, mỗi viên 12g. mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 6 – 12g.
DỊ VẬT TRONG TAI
Đại cương
Dị vật trong tai thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi chơi đã tự đút vào (hạt bắp, hạt đậu…) hoặc một số mảnh vụn, bụi… lọt vào tai, hoặc do một số côn trùng (kiến, dán…) bò, chui vào tai khi ngủ dưới đất. Thường các dị vật tự bản chất không gây nên nguy hiểm gì nhưng chính những cách lấy dị vật ra không đúng cách có thể gây biến chứng, tổn hại nặng hơn.
Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Loại Dị Vật Bất Động: Hạt thóc, hạt bắp… có thể ở trong tai khá lâu mà không gây biến chứng gì. Nếu dị vật khá to, gây bít kín, tắc ống tai làm cho tai bị ù, nghe kém hoặc gây cảm giác đau, ho (do phản xạ kích thích nhánh tai của dây thần kinh Phế Vị).
2- Loại Dị Vật Cử Động: Kiến, ruồi… khi vào tai, bò, chạy vào trong ống tai, gây nên tiếng sột soạt, cắn vào da mỏng trong ống tai, chạm vào màng nhĩ gây rát đau tai, có khi chóng mặt.
Các dị vật sống này, nếu không biết cách xử lý tốt, có thể gây biến chứng bị cắn, đâm rách màng nhĩ.
Điều trị
+ Loại bất động:
. Dùng nước ấm (370C) bơm vào thành trên ống tai, tia nước sẽ đi theo thành trên ống tai ra phía sau dị vật và đẩy dị vật từ trong ống tai ra ngoài.
Ghi chú:
. Không bơm nước tia thẳng vào dị vật vì có thể làm dị vật bị đẩy sâu vào trong hơn.
. Không nên bơm nước vào tai nếu dị vật thuộc loại thấm nước vì sẽ gây nên phình to hơn.
. Dùng dụng cụ kẹp, gắp… để gắp dị vật ra.
. Nếu dị vật mềm (bông gòn, giấy…) có thể dùng cặp gắp kéo ra.
. Nếu dị vật cứng, tròn… dùng kẹp gắp có thể bị trơn và đẩy dị vật vào sâu hơn. Trường hợp này, dùng cây móc hoặc móc dái tai, luồn sát thành ống tai ra phía sau dị vật, nhẹ nhàng kéo ra.
+ Loại Cử Động:
. Nếu chúng còn sống, không nên gắp ra ngay, đụng vào chúng càng chui sâu hơn, vừa khó lấy ra, vừa đau. Loại Dán thường chui đầu vào trước, ngạnh và gai chân bị vướng nên không sao chui ra được. Có trường hợp Dán bị gắp đứt cả bụng và chân mà vẫn mắc đoạn thân ở lại, chúng càng phản ứng và cào xước da ống tai, màng nhĩ. Trường hợp này, cần phải làm cho côn trùng sợ và chui ra hoặc giết chết bằng cách nhỏ cồn nhẹ hoặc rượu, dầu phộng hoặc thuốc nhỏ tai có vị đắng… (không được dùng xăng, dầu hôi… có thể gây bỏng ống tai…).
. Khi côn trùng đã chết, râu, ngạnh xẹp lại, dùng nước bơm hoặc kẹp nhổ gắp ra. Hoặc bơm tia nước đẩy dị vật ra.
Một số phương Ngoại Khoa
+ Lá Hẹ, giã vắt lấy nước, nhỏ vào tai vài giọt.
+ Hành lá, giã lấy nước nhỏ vào tai.
Hùng hoàng, tán bột, lấy lửa than cho vào chén, rắc thuốc bột lên cho bốc khói, kê tai vào xông cho khói vào lỗ tai.
+ Giòi vào lỗ tai: Phèn xanh tán bột, thổi vào tai (giòi sẽ tan thành nước).
+ Kiến vào tai: Vỏ cây Trúc, tán bột, hoà với nước nhỏ vào tai.
+ Rết bò vào tai: Gừng sống hoặc củ Cải, ép lấy nước cốt nhỏ vào tai.
+ Đỉa vào tai: Mật ong (thứ thật) nhỏ vào tai.
Phòng Bệnh
+ Nơi ngủ cần làm vệ sinh sạch sẽ (quét dọn, giũ chăn màn trước khi đi ngủ).
+ Loại Dán thường hoạt động kiếm mồi về đêm còn ban ngày thì chui vào các kẽ ngách, hốc tối, vì vậy, ban ngày khi ngủ trưa nơi chỗ tối, đất bẩn, rất dễ bị Dán chui vào tai.
DIỆN DU PHONG
Diện du phong là một loại bệnh do da tiết ra quá nhiều chất nhờn gây nên viêm cấp, mạn hoặc ác tính.
Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên, nam nhiều hơn nữ, trẻ nhỏ đang còn bú cũng có thể bị bệnh.
Nguyên Nhân
Có thể do cơ thể vốn có huyết bị táo, lại cảm phải phong nhiệt, uất tụ lại lâu ngày hoá thành táo, khiến cho da lông không được nuôi dưỡng. Hoặc phong tà uất lại lâu ngày làm tổn thương phần huyết và phần âm, huyết bị hư, âm bị tổn thương thì da lông không được nhuận dưỡng sẽ sinh ra phong, hoá thành táo. Phong và táo hợp với nhau làm cho da lông bị tổn thương, biểu hiện là khô. Ăn uống nhiều thức ăn có chất béo, ngọt, cay, nóng, uống rượu khiến cho Tỳ Vị bị tổn thương, mất chức năng vận hoá, sinh ra thấp, nhiệt, thấp nhiệt kết lại ở dưới da gây nên bệnh, biểu hiện bằng da nhờn.
Chẩn Đoán
. Thường phát sinh ở vùng da đầu, khoảng giữa lông mày, giữa vùng ngực, nách. Thường bị ở vùng đầu nhiều hơn, nặng thì sẽ phát ra toàn thân. Vùng da bị tổn thương rất ngứa.
. Loại Khô: Vết ban to nhỏ không đều, khô, hơi đỏ, phía trên hơi có phấn, khi khô thì bong ra.
. Loại Ướt: Da tiết ra nhiều chất nhờn khiến cho da luôn luôn nhờn, có vết ban đỏ, lở loét, có mùi hôi. Vùng sau tai và vùng mũi có thể bị nứt, lông mi có thể bị gẫy. Nếu bị nặng có thể phát
ra toàn thân hoặc phát thành thấp chẩn, ngứa.
Bệnh tiến triển từ từ, có thể phát cấp tính.
Chẩn Đoán Phân Biệt
. Mạn Tính Thấp Sang: không có chất nhờn, có vẩy.
. Bạch Chuỷ: có vẩy mầu trắng bạc, không có chất nhờn, có nốt ban đỏ trên mặt, rỉ máu, mọc nhiều vào mùa đông, giảm đi vào mùa hạ.
. Bạch Thốc Sang: Thường gặp ở trẻ nhỏ, mọc không liên tục, to nhỏ đều không có cuống, đáy có mầu trắng.
Biện Chứng Luận Trị
+ Phế Vị Nhiệt Thịnh: Phát bệnh cấp, da vùng tổn thương đỏ, ướt, lở loét, thành sẹo, ngứa.kèm tâm phiền, khát, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, chỉ dưỡng. Dùng bài Tỳ Bà Thanh Phế Ẩm thêm Tri mẫu, Khổ sâm, Từ trường noãn, Thiên hoa phấn.
+ Tỳ Hư Thấp Khốn: Phát bệnh chậm, da vùng tổn thương đỏ nhạt hoặc vàng, có vẩy trắng, kèm tiêu lỏng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, nhờn, mạch Hoạt.
Điều trị: Kiẹn Tỳ, thấm thấp. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán Gia Giảm.
+ Huyết Hư Phong Táo: Da khô, có vẩy, ngứa,, đầu mụn khô, không nhuận, thường kèm rụng tóc, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền.
Điều trị: Dưỡng huyết, nhuận táo. Dùng bài Đương Quy Ẩm Tử gia giảm.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:188.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

XtGem Forum catalog