Old school Easter eggs.
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
BỆNH BẠCH CẦU CẤP - UNG THƯ MÁU
Bạch cầu cấp là bệnh ác tính của tổ chức tạo máu (tuỷ xương và các cơ quan tạo máu khác) sản sinh ra một số lượng lớn một vài loại bạch cầu còn non hay bất thường gây rối loạn quá trình sinh sản và phát triển của dòng bạch cầu bình thường, lấn át dòng hồng cầu và tiểu cầu, dẫn tới :
-Mẫn cảm với các bệnh nhiễm vì giảm bạch cầu trung tính.
-Thiếu máu
-Xuất huyết vì bị giảm tiểu cầu.
-To lách, to gan và nhiều hạch bạch huyết.
Bạch cầu cấp nhất là Bạch cầu cấp thể lymphô là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm 1/3 tổng số ung thư mắc hàng năm ở trẻ em. Bạch cầu cấp thể tuỷ gặp nhiều cả ở trẻ em lẫn người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ, nhưng có nhiều bằng chứng nêu lên vai trò của các tia phóng xạ, một số loại thuốc, virus HTLV (human T-cell lymphotropic virus), …
Bệnh có 2 thể chủ yếu là : Bạch cầu cấp thể lymphô (Acute lymphocytic leukaemia – ALL) và Bạch cầu cấp thể tuỷ (Acute myelogenous leukaemia – AML).
HỘI CHỨNG LÂM SÀNG
Bạch cầu cấp có 3 hội chứng lâm sàng là : nhiễm khuẩn, xuất huyết và u hạch.
-Hội chứng nhiễm khuẩn : Sốt, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn, đái ít, mệt mỏi kém ăn, thường có loét kèm giả mạc trắng lẫn chất hoại tử ở niêm mạc lợi, khoang miệng.
-Hội chứng xuất huyết : có thể biểu hiện ở :
+Dưới da : chấm, mảng, rải rác khắp cơ thể.
+Niêm mạc : chảy máu cam, chảy máu chân răng, đái ra máu, ỉa ra máu.
+Nội tạng.
+Bệnh nhân xanh xao, da niêm mạc nhợt nhạt theo mức độ xuất huyết nhiều ít. Tim có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu.
-Hội chứng u, hạch:
+Hạch to có ở nhiều nơi : nách, cổ, bẹn, trung thất cả 2 bên, to nhỏ không đều, không đau, mềm, di động; hay gặp nhất ở Bạch cầu cấp thể lymphô.
+Gan lách cũng to ra, không đau.
+Đau xương, đau khớp, u xương, có thể có u ở hốc mắt đảy nhãn cầu lồi ra.
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Xét nghiệm huyết học-huyết đồ và nhất là xét nghiệm tuỷ đồ rất cần thiết cho chẩn đoán xác định.
-Huyết đồ :
+Hồng cầu, huyết cầu tố, hồng cầu lưới đều giảm.
+Bạch cầu có thể tăng cao hoặc giảm nhưng bạch cầu trung tính giảm nặng; Có nhiều nguyên bạch cầu, nguyên bào lymphô, nguyên tuỷ bào tuỳ theo ALL hay AML.
+Tiểu cầu giảm.
-Tuỷ đồ : Xét nghiệm dịch não tuỷ bằng chọc vùng thắt lưng và ly tâm :
+Số lượng tế bào tuỷ tăng sinh mạnh, song cũng có khi giảm.
+Ba dòng tế bào tuỷ : hồng cầu, bạch cầu hạt, mẫu tiểu cầu bị giảm nặng.
+Tăng sinh các nguyên bạch cầu (leucoblastes).
-Siêu âm ổ bụng : xem kích thước và cấu trúc : gan, lách, thận, hạch.
-Sinh hoá máu : chức năng đông máu, creatinin máu, acid uric, LDH, men gan, các loại HLA, kháng nguyên kháng bệnh bạch cầu.
PHÂN LOẠI :
Dựa theo hình thái học và một số phản ứng hoá học tế bào, người ta phân loại các thể của Bạch cầu cấp. Hầu hết các nước phân loại theo FAB (French-American-British) :
-Bạch cầu cấp thể lymphô-ALL :
+L1 : tỷ lệ (TL) 86%; hình thái tế bào (HTTB) : tế bào nhỏ, ít nguyên sinh chất, hạt nhân không rõ.
+L2 : TL 13%, HTTB : tế bào lớn, nhiều nguyên sinh chất, màng nhân không đều.
+L3 : TL 1%; HTTB : nguyên sinh chất bắt kiềm mạnh, kèm với nhiều không bào.
-Bạch cầu cấp thể tuỷ-AML :
+M1 : TL 20%, HTTB : Nguyên tuỷ bào ít biệt hoá.
+M2 : TL 29%, HTTB : Nguyên tuỷ bào biệt hoá.
+M3 : TL 7%, HTTB : Tiền tuỷ bào.
+M4 : TL 22%, HTTB : Thể tuỷ bào và bạch cầu đơn nhân.
+M5 : TL 19%, HTTB : Nguyên bạch cầu đơn nhân.
+M6 : TL 1%, HTTB : Nguyên hồng cầu.
+M7 : TL 2%, HTTB : Nguyên tế bào nhân khổng lồ.
ĐIỀU TRỊ
-Điều trị 4 giai đoạn : tấn công, củng cố, duy trì, tái tấn công.
+Tấn công : kéo dài 4-5 tuần tuỳ theo diễn biến của bệnh nhằm đạt được sự lui bệnh hoàn toàn, đưa tỷ lệ bạch cầu non ở tuỷ xương giảm xuống dưới 5%.
+Củng cố : kéo dài 2-3 tuần tiếp theo nhằm tiếp tục làm giảm thêm số tế bào bệnh lý ở tuỷ xương.
+Duy trì : thường độ 2-3 năm nhằm làm giảm các tế bào bệnh lý còn sót lại mà không gây suy tuỷ xương.
+Tái tấn công : trong thời gian điều trị duy trì thường là cứ mỗi 6 tuần lại có một đợt tấn công như lúc đầu.
-Điều trị bệnh bạch cầu cấp thể lymphô :
+Tấn công : Thường chỉ dùng 4 trong các loại thuốc sau :
*Vincristin (Oncovin) 1,5mg/m2 tiêm tĩnh mạch các ngày 1, 8, 15, 22.
*Daunorubicin 30mg/m2 tiêm tĩnh mạch các ngày 1, 8, 15, 22.
*Prednisone 60mg/m2 uống liên tục từ ngày 1-28.
*Methotrexat (Aminopterin) 12mg/m2 tiêm vào tuỷ sống ngày 1-5.
*L-Asparaginasa 10.000u/m2 ngày 10, 13, 14, 16, 23, 26.
*Cyclophosphamid 100mg/m2 uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
*6 Mercaptopurin (6MP) 30mg/m2 uống.
*Aracytin 75mg/m2 tiêm tĩnh mạch.
Công thức thường dùng là :
*VAMP : Vincristin, Aminopterin, 6MP, Prednisolon.
*ViDaP : Vincristin, Daunorubicin, Prednisolon. *
COAP : Cyclophosphamid, Oncovin, Aminopterin, Prednisolon.
+Củng cố : Thường chỉ dùng Cyclophosphamid, 6MP, Aracytin.
+Duy trì : Dùng 6MP và Methotrexat đường uống.
+Tái tấn công : theo phần tấn công.
+ Điều trị dự phòng ở màng não :
*Tia xạ Co 60 vào hộp sọ 24Gy từ ngày 31 đến 45.
*Methotrexat tiêm vào tuỷ sống 12mg/m2 các ngày 31 và 45.
-Điều trị bệnh bạch cầu cấp thể tuỷ.
+Tiên lượng bệnh thường xấu hơn ALL, bệnh cũng hay tái phát hơn.
+Cách thức điều trị cũng chia làm 4 bước như đối với ALL nhưng việc theo dõi, liều lượng và thời gian dùng thuốc có thể phải cao hơn.
+Phác đồ DAT hay dùng trong điều trị tấn công :
*Daunorubicin 45mg/m2 tiêm tĩnh mạch ngày 1,2,3.
*Cytarabin 100mg/m2 truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ từ ngày 1 đến ngày 7.
*Thioguanine 100mg/m2 uống ngày 2 lần cách 12 giờ từ ngày 1 đến ngày 7.
-Điều trị hỗ trợ chung cho cả 2 thể ALL và AML :
+Truyền máu nếu thiếu máu nhiều. Nên truyền máu tươi.
+Truyền tiểu cầu nếu chảy máu nhiều.
+Kháng sinh theo kháng sinh đồ.
+Trong lúc điều trị tấn công, củng cố, tái tấn công nhất thiết phải nằm điều trị nội trú với sự theo dõi sát của các thầy thuốc chuyên khoa. Trong giai đoạn duy trì có thể điều trị ngoại trú.
-Ghép tuỷ : Trong điều kiện trang thiết bị cho phép, tốt nhất và cũng là phương pháp mới nhất là điều trị diệt tuỷ với liều chí tử và sau đó truyền tuỷ của bố mẹ, anh chị em ruột hoặc những người có hoà hợp tổ chức. Kết quả theo các tài liệu khả quan thời gian sống trên 10 năm là 50%.
KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐÔNG Y
*1)Diệt virus HTLV bằng ức chế sao chép nhân khiến virus không sinh sản. Dùng Viên nang Tinh nghệ vàng ĐTĐ 500mg. Ngày 4 lần, mỗi lần 2 viên.
2)Triệu chứng (TC) : Hội chứng nhiễm khuẩn : Sốt, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn, đái ít, mệt mỏi kém ăn, thường có loét kèm giả mạc trắng lẫn chất hoại tử ở niêm mạc lợi, khoang miệng.
Chẩn đoán (CĐ) : Viêm nhiệt độc thương tân, tỳ kém kiện vận.
Phép chữa (PC) : Tư âm thanh nhiệt giải độc tiêu viêm, kiện tỳ tiêu thực.
Phương (P) : Tư âm thanh hoả [1] hợp Hoàng liên giải độc thang [2] gia giảm.
Dược (D) : Huyền sâm, Sinh địa đều 24g, Quyết minh tử sao đen 30g, Mạch môn, Ngưu tất đều 16g, Đơn bì, Bạch thược, Chi tử, Hoàng bá đều 12g, Cam thảo 8g; - (Chi tử, Hoàng bá), Hoàng liên, Hoàng cầm đều 12g; + Bạch truật, Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc đều 12g, Kê nội kim 8g. Ngày 1 thang sắc đặc, chia 3 lần uống.
Gia giảm :
-Xuất huyết, thêm : Hoè hoa, Trắc bá thán, Nhọ nồi đều 12g.
-Xuất huyết dạng thấp, thêm : Mộc thông, Huyết giác, Thổ phục linh, Cẩu tích, Hoè hoa, Trắc bá thán, Huyết dụ, Liên kiều đều 12g.
-Nhiễm khuẩn, thêm vị thuốc ức chế hoặc diệt khuẩn đó theo Phổ kháng khuẩn đông dược của Đức Thọ Đường.
3)TC : Xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đái ra máu, ỉa ra máu; ỉa ra phân đen như tiết luộc, người xanh xao nhợt nhạt.
CĐ : Huyết nhiệt bức huyết vong hành, thiếu máu.
PC : Mát huyết cầm máu, bổ huyết.
P : Tứ vật [3] gia vị hợp Tứ sinh hoàn [4] hoặc Thập khôi tán [5] hoặc Tiểu kế ẩm tử [6].
D1 : Tứ vật gia vị : Xuyên khung 4g, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược; + Hà thủ ô, Tam thất đều 12g. Có thể dùng hoàn Bổ máu ĐTĐ ngày 4 lần x 10-15g.
D2 : Tứ sinh hoàn : Lá sen tươi, Ngải cứu tươi, Trắc bá tươi, Sinh địa tươi đều 12g sắc uống, nếu nôn ra máu, chảy máu mũi, mạch huyền sác có lực.
D3 : Thập khôi tán : Đại kế, Tiểu kế, Hà diệp, Trắc bá diệp, Bạch mao căn, Tây thảo căn, Đại hoàng, Chi tử, Tông lư bì (Bẹ móc), Mẫu đơn bì đều 4g. Tất cả thán sao, tán, chia 3 lần uống trong ngày với nước cốt Ngẫu tiết (Ngó sen) hoặc nước cốt củ cải trắng. Dùng trong trường hợp nôn mửa ra máu, khạc ra máu.
D4 : Tiểu kế ẩm tử : Tiểu kế căn 20g, Sinh địa, Hoạt thạch đều 40g, Bồ hoàng sao, Đạm trúc diệp, Ngẫu tiết, Đương quy tẩm rượu sao đều 12g, Mộc thông 6g, Cam thảo nướng 4g. Sắc uống trong ngày, dùng trong trường hợp đái ra máu nhiều.
*4)Bổ dưỡng thúc đảy 3 dòng tế bào máu có thể uống Viên nang Cutuhasa ĐTĐ 450mg. Ngày 4 lần x 2 viên.
PHỤ LỤC
[1].Lê Trần Đức . Y dược học dân tộc thực tiễn trị bệnh. Nhà xuất bản Y học. 1995.
[2].Hoàng liên giải độc thang.
Xuất xứ (XX) : Ngoại Đài bí yếu, quyển I – Vương Đào.
Công dụng (CD) : Tả hoả, giải độc, thanh thấp nhiệt.
Chủ trị (CT) : Tam tiêu nhiệt thịnh, buồn phiền, ngủ không yên; lỵ trực khuẩn. Viêm màng não. Hội chứng Addison.
Dược (D) : Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm đều 12g, Hoàng bá 8g. Sắc uống.
Phương giải (PG) : Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá : đắng hàn trị thực nhiệt ở thượng trung hạ tiêu; phối hợp Chi tử đắng hàn để tả hoả ở tam tiêu, tiết nhiệt.
[3].Tứ vật thang
XX : Tiên thụ lý thương tục đoạn bí phương - Lận Đạo Nhân.
CD : Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh.
CT : Các chứng huyết hư, huyết hư kèm theo ứ trệ; kinh nguyệt không đều.
D : Xuyên khung 6g, Đương quy, Bạch thược, Thục địa đều 12g. Ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
PG : Thục địa : tư thận bổ huyết, dưỡng bào cung; Đương quy : bổ dưỡng can huyết, hoà huyết, điều kinh; Bạch thược : dưỡng huyết, hoà can; Xuyên khung : hoạt huyết hành khí, sơ thông kinh mạch.
TK : Đại xuyên khung thang (Phổ tế thang), Địa tuỷ thang (Thánh tễ tổng lục), Tứ vật địa hoàng thang (Y phương hải hội).
[4].Tứ sinh hoàn.
XX : Phụ nhân đại toàn lương phương, quyển 7 – Trần Tự Minh.
CD : Lương huyết, cầm máu.
CT : Huyết nhiệt vong hành : khạc huyết, thổ huyết, nục huyết, máu đỏ tươi, miệng khô họng ráo. D : Sinh địa, Hà diệp đều 32g, Trắc bá diệp 40g, Ngải diệp 12g. Giã vắt nước cốt uống. Hoặc sắc uống. PG : Sinh địa : lương huyết dưỡng âm, giúp Trắc bá diệp, Hà diệp : thu liễm cầm máu; Ngải diệp : tính ôn, hoà huyết tán ứ.
[5].Thập khôi tán.
XX : Y học tâm ngộ – Trình Chung Linh.
CT : Nôn ra máu, các loại xuất huyết.
Dược : Bồ hoàng, Đại hoàng, Đại kế, Tiểu kế, Hà diệp, Lão ty qua (Xơ mướp), Loạn phát (Tóc rối), Mao căn (Rễ cỏ tranh), Sơn chi, Tây căn. Tất cả đốt tồn tính. Mỗi lần uống 6-10g với nước sắc Ngó sen.
[6].Tiểu kế ẩm tử.
XX : Tế sinh phương – Nghiêm Dụng Hoà.
CD : Lương huyết, cầm máu, thanh nhiệt, thông lâm.
CT : Huyết lâm, đái ra mủ máu do nhiệt kết ở hạ tiêu.
D : Sinh địa, Hoạt thạch đều 40g, Tiểu kế 20g, Bồ hoàng sao, Đạm trúc diệp, Đương quy, Ngẫu tiết, Sơn chi đều 12g, Mộc thông 6g, Cam thảo nướng 4g. Sắc uống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lưu bệnh án điều trị của LY. TTƯT. Lê Trần Đức 1965-1998.
2.Lưu bệnh án điều trị của LY. Lê Đắc Quý 1990-2010.
3.Lưu bệnh án điều trị của LY. Phùng Tuấn Giang - LY. Phùng Đức Đỗ 1990 - 2010
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:185.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh