XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
ÂM DƯƠNG TẠNG PHỦ
ÂM DƯƠNG
Nói về âm dương giống nhau và khác nhau: Trời xoay về bên trái cho nên người ta lấy tai, mắt, chân, tay bên trái là dương. Đất xoay về bên phải cho nên người ta lấy tai, mắt, chân, tay bên phải là âm.
Dương khí trong nên tai, mắt, chân, tay bên trái nhỏ hơn bên phải. Âm khí đục cho nên tai, mắt, chân, tay bên phải to hơn bên trái. Dương khí trong mà vững nên tai mắt bên trái sáng hơn bên phải mà chân tay yếu làm lụng được ít. Âm đục mà kém nên tai mắt bên phải không sáng bằng bên trái mà chân tay mạnh vận động được nhiều.
Đàn ông nhiều khí dương, khí thịnh đến cực điểm thì khí dương từ trên đi xuống, phối hợp với khí âm nên có râu mà ngọc hành thõng dài, mạch bên trái mạnh bên phải yếu, bộ thốn mạnh bộ xích yếu là thuận.
Đàn bànhiều khí âm, khí thịnh đến cực điểm thì khí âm từ dưới đi lên, phối hợp với khí dương cho nên âm hộ thụt vào mà vú nổi cao, tiếng nói nhỏ mà không có râu, mạch bên phải mạnh mà bên trái yếu, bộ xích mạnh, bộ thốn yếu là thuận.
Nếu đàn ông mạch bên phải mạnh hơn bên trái, bộ xích mạnh hơn bộ thốn, là đàn ông mà có mạch đàn bà, là bất túc.
Nếu đàn bà mạch bên trái mạnh hơn bên phải, bộ thốn mạnh hơn bộ xích, là đàn bà có mạch đàn ông, là thái quá.
Cách chẩn mạch ở hai tay trái và phải
Người làm thuốc xem xét để liệu mà thêm bớt. Dẫu rằng bên trái là dương, bên phải là âm, đạo trời là như thế. Song huyết là âm mà thuộc về bên trái, khí là dương mà thuộc về bên phải, đó là lẽ huyền diệu của âm dươngcùng ở lẫn với nhau.
Bàn về thủy hỏa cần nhờ nhau
Thận thuỷ bên trái sinh can mộc, can mộc sinh tâm hoả đều là phần huyết, nên bên trái là đường ngầm của huyết. Thận hoả bên phải sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim đều thuộc phần khí, nên bên phải là đường ngầm của khí.
Bàn về khí huyết
Còn như kinh Túc Thái dương đi phía sau lưng cho nên khi cảm lạnh vào bàng quang thì mặt và lưng thấy lạnh nhiều. Kinh Túc Dương minh đi phía trước thân thể, ở bộ mặt có vị khí lưu hành cho nên đến mùa đông mặt không thấy rét, mà chứng nề mặt thì chữa phong ở vị. Kinh Túc Thiếu dương đi ở phía cạnh cơ thể nên tai điếc, sườn đau thường là dùng bài Tiểu sài hồ để chữa đởm.
Học thuyết kinh lạc
Lời chú:
Chỗ này dù nam hay nữ đều như nhau, muôn đời không thay đổi. Chỉ có chỗ khác nhau là: về đàn ông phía sau thân thể là dương, phía trước là âm chủ về kinh Túc Thái dương. Về đàn bà phía trước thân thể là dương, phía sau thân thể là âm chủ về kinh Túc Dương minh.
Cho nên đàn bà khi có mang con trai, mặt nó hướng vào mẹ, lưng nó hướng ra ngoài, bụng người mẹ lồi mà rắn.
Khi có mang con gái, lưng của nó hướng vào mẹ, mặt của nó hướng ra ngoài, bụng của người mẹ phẳng mà mềm. Vậy trước khi đẻ cứ nghiệm xem bụng rắn hay mềm thì biết là con trai hay con gái.
Khi đẻ con trai nằm sấp mà lưng hướng lên trên, con gái thì nằm ngửa mà mặt trở lên trên. Lúc vừa đẻ thì trông đã biết là trai hay gái rồi.
Vả lại những kẻ chết đuối nổi lên đàn ông tất nhiên nằm sấp, đàn bà tất nhiên nằm ngửa. Đàn bà theo âm, đàn ông theo dương là lẽ tự nhiên.
Bát mạch kỳ kinh
Lại nói đến hai mạch Đốc và Nhâm. Đốc có nghĩa là hội lại, là nói các dương mạch đều hội lại. Đàn ông chủ mạch Đốc đi giữa lưng thuộc dương, từ huyệt Trường cường (chỗ lõm ở dưới đốt xương cùng) theo xương sống đến huyệt Ngân giao (chỗ khe răng hàm trên, bên trong môi).
Nhâm nghĩa là đảm nhiệm là nói cái nguồn sinh dưỡng, đàn bà chủ về mạch Nhâm đi ở giữa bụng thuộc âm, từ huyệt Hội âm (giữa khoảng lỗ đít và âm môn) lần theo bụng đi lên đến huyệt Thừa tương (chỗ lõm dưới môi và trên cằm) thì ngừng. Dưới chỗ phía trong khe răng hàm trên và trên huyệt Thừa tương, ngay đúng giữa là chỗ gặp nhau của hai đường mạch Nhâm và mạch Đốc.
4 mạch gốc
Nói đến mạch có thai: kinh từ một đã tắt một vài kỳ, ấn vào hai bộ xích thấy mạch Sác mà Hoạt tới luôn không dứt đó là mạch có thai. Mạch Sác là nhiệt, mạch Hoạt là huyết ngưng kết. Nên lấy mạch Hoạt để nghiệm có thai. Bộ tả xích Sác mà Hoạt là con trai, bộ hữu xích Sác mà Hoạt là con gái. Trên đây là phân tách chỗ khác nhau và giống nhau của âm dương.
TẠNG PHỦ
Phàm người làm thuốctrong phải rõ quan hệ biểu lýcủa tạng phủ, ngoài phải xét nơi khai khiếu của tạng phủ. Phải biết tiên thiênlà gì, hậu thiênlà gì, biểu lý là thế nào?
Lại trông hình sắc, nghe âm thanh, xét ăn ở, hỏi nguyên nhân mắc bệnh. Để nhận định rõ biểu hay lý, hàn hay nhiệt, hư hay thực. Lại phối hợp với bốn mạch căn bảnlà phù, trầm, trì, sác để quyết đoán chính xác là biểu hay lý, hàn hay nhiệt, hư hay thực. Như thế thì sáu chữ: Biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực là sách xét bệnh linh hoạt nhất của nhà y. Nay đem thực sự nói rõ ra đây.
Thân thể người ta, từ huyệt Đản trung trở lên thuộc về Thượng tiêu ứng với trời là dương, chủ về phần khí, mắc bệnh phần nhiều là do phong, hỏa gây nên. Từ Đản trung trở xuống, bụng dưới trở lên thuộc về Trung tiêu (tức là chỗ dưới rốn trở lên) là cửa ngõ giao nhau của âm dươnglà bán âm bán dương, mắc bệnh phần nhiều vì thấp gây nên. Từ bụng dưới trở xuống đến chân thuộc về Hạ tiêu ứng với đất, là âm, chủ về phần huyết, mắc bệnh phần nhiều vì hàn gây nên.
Năm tạngđều thuộc âm, duy thận có hai tạng: thủy và hỏa. Cho nên gọi là sáu tạng để phối hợp với sáu phủ. Sáu phủ đều thuộc dương. Gọi là tạng vì nó ở vào phía trong mà thuộc về phần huyết mạch. Gọi là phủ vì nó ở phía ngoài mà thuộc về phần bắp thịt. Gọi là Tam tiêu, cũng gọi là Tam nguyên, nhưng âm gốc ở dương, dương gốc ở âm, nên:
Phế với Đại tràng là quan hệ biểu lývới nhau (Phế ở cung sửu hành thổ, Đại tràng ở cung mão hành kim. Thổ là mẹ, kim là con, thế là con thừa kế mẹ, cho nên vị trí có cách nhau mà khí vẫn hợp với nhau). Phế ở cung Canh, Tân hành kim, thuộc tây, giữ việc thở ra hít vào (Đưa khí ra bì phu, dẫn khí về nguyên chỗ. Phế gọi là khí quản, lại gọi là Khí hải).
Tâm với Tiểu tràng là quan hệ biểu lý với nhau (Tâm ở cung ngọ hành hỏa, Tiểu tràng ở cung tuất hành thổ, đó là hỏa theo thủy mà hóa, nên vị trí có cách nhau mà khí vẫn hợp với nhau). Tâm ở cung Bính, Đinh hành hỏa, thuộc phương nam. Chủ việc nung nấu tân dịch thành màu đỏ mà làm ra huyết. Gọi là quân hỏa lại gọi là tạng chủ quản.
Đấy là nói bộ vị của phế và tâm đều ở thượng tiêu. Dưới có chẻn dừng ngăn cách, làm cho trọc khí ở dưới không đưa lên được.
Tỳ với Vị là quan hệ biểu lý với nhau (Tỳ ở cung Mùi hành thổ, Vị ở cung Dậu hành kim, thổ vượng thì kim thịnh cho nên vị trí cách xa nhau mà khí hợp với nhau). Tỳ và Vị ở trung ương thuộc hai cung Mậu và Kỷ, đều là hành thổ.
Vị gọi là dạ dày, chủ việc thu nạp đồ ăn. Tỳ gọi là hoàng đình, chủ việc nghiền đồ ăn. Tỳ, Vị và Tâm bào lạc cũng có dây bám vào phế, mà dây của Tỳ dính vào phía trên tạng Phế gọi là cửa họng (yết môn) tức là chỗ dưới vị quản.
Vị quản tức là ở chỗ miệng trên dạ dày (vùng thượng vị), cơm nước qua đấy mà vào dạ dày. Khi ngầu chín rồi qua u môn, truyền xuống miệng trên tiểu tràng, rồi tới miệng dưới tiểu tràng, khoảng giữa có màng ngăn cách để cho cặn bã đi vào phía bên phải đại tràng mà ra hậu môn. Còn những nước đục bẩn thì thấm vào bàng quang mà thành nước tiểu.
Đấy gọi là tỳ vị ở trung châu, vận chuyển và phân bố thanh khí của cơm nước vào 4 tạng tâm, can, phế, thận. Cho nên nói: Vị khí, nguyên khí, cốc khí đều là khí của vị. Bộ vị của tỳ vị đều ở trung tiêu.
Can với Đởm là quan hệ biểu lý với nhau, ở hai cung Giáp Ất thuộc hành mộc phương đông (Can ở cung hợi, thuộc phong mộc. Đởm ở cung dần thuộc tướng hỏa. Vậy tướng hỏaở cung Giáp Ất thuộc hành mộc, phương đông mà mọi việc lo toan quyết đoán của Đởm gửi vào Can, nên vị trí cách xa nhau mà khí hợp với nhau). Chủ việc phát ra hơi như sương mù làm cho thanh khí bốc lên, gọi là lôi hỏa, lại gọi là huyết hải.
Thận với Bàng quang là quan hệ biểu lý với nhau (Thận ở cung Tý thuộc thủy, bàng quang ở cung thìn thuộc hàn thủy. Thủy theo chủ vị là thận, nên vị trí cách nhau mà khí hợp với nhau). Thận thuộc về Nhâm Quý thủy, phương Bắc (Thận bên trái là thủy gọi là chân âm, thận bên phải là hỏa cũng gọi là quân hỏa).
Đây đều nói bộ vị của thận đều ở hạ tiêu. Lại còn một tạng nữa là Mệnh môn. Nếu lấy Tâm bào lạc làm tạng thì vốn nó không phải là tạng chính (phía trong màng bọc là Tâm, phía ngoài màng bọc có gân nhỏ như tơ, liền với tâm và can cho nên gọi là bào lạc. Nó ở cung Tý cũng là vị trí của phong mộc, gửi vào Thận cho nên thận thuộc về Mệnh môn).
Lấy Tam tiêulàm phủ thì không phải phủ chính (Thượng tiêu chủ việc thu hút khí ở tâm phế. Trung tiêu chủ việc nghiền nát đồ ăn. Hạ tiêu chủ việc khơi thông tân dịch, đều đưa dẫn khí âm dương, gạn lọc ra chất trong chất đục để giữ gìn mọi khí, có tên mà không có hình. Bộ vị của nó gửi ở khí hải thượng tiêu. Ở trai gái cũng như nhau, là chỗ ngừng của phần vinh, phần vệ, là chỗ lưu thông của kinh lạc. Nhưng ở con trai chủ về dương thì huyết vận chuyển mà lưu hành, không tích lại mà không đầy lên. Ở con gái chủ về âm thì huyết ngừng đọng lại mà thường tích rồi tràn ra thành kinh nguyệt. Nó ở cung Thân cũng là bộ vị của tướng hỏa ký gửi vào thận, nên thận thuộc về mệnh môn).
Thận bên trái thụ huyết hóa ra tinh, vận chứa ở mệnh môn. Con trai nhờ đó mà chứa tinh, con gái nhờ đó mà chằng giữ tử cung. Nhưng con trai lấy khí làm chủ, vì khảm thủy vận dụng nên hóa khí làm ra tinh mà sắc trắng, nếu có chút hỏa tinh thì tinh có màu hồng. Con gái lấy huyết làm chủ, vì ly hỏa vận dụng nên huyết đầy thì thành kinh nguyệt có sắc đỏ, nếu kèm theo đờm thì kinh nguyệt cũng có thể trắng. Cho nên nói rằng bên trong phải rõ tạng phủ và biểu lý là như thế.
Phế là tạng kim, kim sinh thủy nên phế là mẹ, thận là con. Phế chủ ở khoảng hầu họng, phía trong thông với bàng quang, phía ngoài thông với lỗ mũi. Khi thở ra đưa thanh khí lên mà phân bổ khắp lông da, khi hít vào đưa thanh khí xuống mà về thận.
Thận là tạng con bị hư yếu thì phế là tạng mẹ thương khóc, nên dùng thuốc bổ thận làm chủ. Những loại bệnh trên này đều trách cứ ở phế.
Lại sắc kim chủ trắng, bệnh nào thấy có sắc trắng phần nhiều là hàn, là có đờm, là chính khí hư. Lại phế nhiệt thì nằm mộng thấy con gáikề bên mình, thấy đánh nhau bằng gươm giáo. Lại phế nhiệt thì nằm mộng thấy lội ruộng lội sông. Bệnh tích do phế gọi là “Tức bôn” nổi dưới sườn bên trái to như cái chén úp.
Tâm là tạng hỏa, hỏa sinh ra thổ cho nên tâm là tạng mẹ mà tỳ vị là tạng con. Trong thì chủ về huyết, ngoài thì ứng ở lưỡi, vinh nhuận ra tóc, tươi ra mặt.
Hỏa bốc lên thì hay vui cười, lở miệng, mắt vàng, cuống họng mọc mụt, quá lắm thì họng nóng bỏng, miệng khô mà khát. Tân dịch khô khan không có mồ hôi, nên làm cho ra mồ hôi thì vị được yên mà da được nhuận.
Lại khi bệnh quá lắm thì huyết đi ngược lên mà đổ máu mũi. Lại ứng vào chỗ Thiên đình trên bộ mặt. Những chỗ kể trên đây mà thấy bệnh đều nên trách cứ ở tâm. Lại sắc của hỏa chủ về màu đỏ, phàm bệnh thấy hiện sắc đỏ phần nhiều do hỏa do nhiệt, do hỏa là thực.
Tâm thực thì nằm mơ thấy những việc lo lắng sợ hãi quái lạ. Tâm hư thì nằm mơ thấy mình bay bổng. Khí đi ngược lên tâm thì nằm mơ thấy núi non núi lửa, và lú lẫn hay quên. Đó đều là tâm huyết kém, lại còn bệnh tích do tâm gọi là “Phục lương” hình như cái cánh tay ở nơi cạnh rốn mà không động đậy, như cái rường nhà vậy.
Vả lại dây của tâm cùng với dây của năm tạngliền nhau vận chuyển khí huyết tưới nhuần vào xương tủy, cho nên khí năm tạng có bệnh thì vào tâm trước. Dây của tâm phía trên thuộc vào phế còn phần nhiều thông với xương sống, liền với thận rồi từ thận mà có đường liên lạc với bàng quang, thông xuống chỗ đi đái. Cho nên khi mắc bệnh đau tim thật là thủy tới khắc hỏa, mạch tâm tất trầm là chứng chết không thể chữa được.
Tâm lại cùng tạng với tiểu tràng. Tiểu tràng là cơ quan chứa đựng, khiếu của nó ở chỗ nhân trung. Khi chất cơm nước ở vị đã ngấu nát rồi, thì chảy xuống tiểu tràng để gạn lọc và chia ra chất trong chất đục. Chất nước thấm vào miệng trên bàng quang, cặn bã dồn vào miệng trên đại tràng.
Cho nên khi tâm mắc bệnh, tâm khí truyền vào tiểu tràng thành ra chứng đồi sán đau nhức hòn dái. Khi bệnh phong ở tâm truyền vào tiểu tràng thì ruột sôi lên có tiếng, tiểu tiện thành năm chứng lâm, có khi bị sẻn không đái được.
Khi bệnh nhiệt ở tâm vào tiểu tràng thì buồn bực, khát nước hoặc hư hỏng đưa ngược lên dạ dày mà làm nôn ọe, tiểu tiện không thông hoặc trướng đau gấp rút mà không khát nước. Lúc này chưa nên vội dùng thuốc nhạt thấm, nên uống Tư thận hoàn rất hay.
Can tàng chứa hồn, là tạng mộc, mộc sinh hỏa nên can là tạng mẹ tâm là tạng con. Khiếu của nó ở trong thì hiện ở gân, ngoài thì hiện ra móng chân tay, hai bên ứng vào hai sườn và hai tai. Phía trên ứng vào hai mắt và đỉnh đầu, phía dưới ứng với âm hộ và ngọc hành.
Ban ngày thì huyết vận ra chân tay, ban đêm chứa huyết vào can. Cho nên khi mắc bệnh thương phong thì gân mạch co rút, ung thư mọc ra ở chỗ gân mạch.
Can nhiệt thì mắt đỏ, sợ hãi, phát cuồng, đau sườn. Can hư thì mắt đỏ hay nẩy đom đóm. Can bị thấp nhiệt uất kết thì bụng dưới đau ran tới ngọc hành bìu dái gọi là bệnh đồi sán. Can huyết không đủ thì hay sợ, huyết có dư thì hay giận. Can khí thượng nghịch thì đầu choáng váng.
Những loại kể trên này mà thấy bệnh đều trách ở can. Lại sắc của can mộc chủ màu xanh, bệnh nào thấy hiện màu xanh đều thuộc về phong. Xanh quá mà đen là kiêm có hàn, bệnh tích do can gọi là “Phì khí”, ở dưới sườn bên trái nổi lên như cục thịt béo.
Vả lại can có 7 lá, bên trái 3 bên phải 4. Nhưng gỗ vào nước thì nổi, can vào nước thì chìm. Kim vào nước thì chìm, phế vào nước thì nổi. Vì can không phải là thuần mộc, Ất với Canh hợp thành, tính của nó thiên về kim nên can chìm.
Phế không phải là thuần kim, Tân với Bính hợp thành, ý của nó thích về hỏa nên phế nổi. Nhưng Tân phải trở về với Canh cho nên phế luộc chín thì lại chìm. Ất phải trở về với Giáp cho nên can luộc chín thì lại nổi.
Can huyết ban ngày thì lưu hành mà ban đêm thì chứa lại ở can, nên khi người ta ngủ dậy thì mắt đỏ, vì đêm đến thì huyết trở về can. Huyết không về can thì đêm nằm không ngủ.
Khi can bị hư, bị tạng khác đưa nhiệt tới thì huyết đi lung tung lên mồm lên mũi hoặc đại tiện ra huyết.
Can lại chủ về gân. Phàm bệnh mà gân cái của ngọc hành (tôn cân) rã rời, liệt gân, chuyển gân và mụn lở ngoài gân mạch đều do can sinh ra. Các khớp xương không thông lợi đều là do can
hư.Chưa ăn đã ngửi thấy mùi tanh là do can khô.
Can với đởm cùng một tạng nên khi đởm sinh phong thì bốc lên đầu, mày, tai, mắt phần nhiều làm cho nghiêng ngả, điên giản, sùi bọt mép, đắng miệng.
Đởm có nhiệt thì ăn vào tiêu tan đi mà không sinh da thịt. Đởm hư thì xẩm mặt, lắm nước mắt, hay sợ như có người sắp đến bắt mình, hoặc nằm mộng thấy sợi cỏ.
Vì nước mắt là thứ cũng giống như thế. Đởm bẩm thụ thủy khí cùng vị trí với khảm. Mắt cũng là thủy, thủy được có hỏa nung nấu nên chỉ trong tâm bi thương thì nước mắt chảy ra, đó là âm theo dương. Người già chất mật đặc lại, nên khóc không có nước mắt mà cười lại có nước mắt là hỏa thịnh thủy kém rồi.
Thận là tạng thủy, thủy sinh mộc nên thận là mẹ, can là con. Dây thận liền dưới sườn, thận dính vào thăn thịt ở xương sống, với rốn cùng thông với dây tâm (tâm hệ) một chỗ.
Khảm ở phương Bắc, Ly ở phương Nam, thủy hỏa cảm ứng lẫn nhau là thế. Thận bên trái nạp khí, thu khí lại để thành tinh.
Thận chủ việc kiên cố cho nên tạng thận chỉ có thể bổ và thấm thôi. Thận hỏa mạnh quá thì có thể tạm dùng Tri mẫu, Hoàng bá để làm cho mát.
Khi trai gái giao cấu với nhau gây nên hình hài, từ chỗ không mà tạo thành ra có. Con trai nhờ đó mà làm việc khỏe mạnh, con gái nhờ đó mà làm việc có kỹ xảo. Vì thế gọi thận là cơ quan tác cường.
Khiếu của nó ở trong thì ứng với xương tủy, ngoài thì ứng với hai lòng bàn chân, hai bên thì ứng với các phía trong, ngoài, trước, sau của tai (đường lạc của Đởm cũng là ở chỗ này, nên tai điếc cũng là chứng Thiếu âm).
Và những chỗ con ngươi trong mắt, huyệt Thừa tương dưới miệng, hai bên sườn phía sau mình, bụng dưới, hàm răng, âm hộ, ngọc hành, phía trước mình (Ất với Quý cùng một nguồn gốc với nhau, can thận cùng một cách trị như nhau).
Cho nên khi thận có phong thì mắt mờ mịt không thấy gì. Khi thận có nhiệt thì môi ráo, lưỡi khô và cuống họng đau. Đó là vì dây của tâm (tâm hệ) đi suốt xuống thận, mà liên lạc với phế. Thận khí kém thì xương còm, răng lung lay, mộng mị, di tinh. Cũng có khi kèm có hỏa tà mà nằm mộng xuất tinh, dùng thuốc thì liệu chừng mà dùng Tri mẫu, Hoàng bá sao đen.
Thận khí suy thì bìu dái lạnh. Phong ở tâm vào thận thì lòng bàn chân nóng và đại tiểu tiện ra huyết. Thấp nhiệt uất kết vào tỳ vị thì phát ra bệnh hoàng đản.
Thận khí bị lạnh thì ngọc hành co lên, đau ở phía sau mé đùi. Thận khí động thì đói không muốn ăn, thở gấp khò khè.
Lại khi bệnh tích do thận gọi là “bôn đồn” nổi lên ở phía dưới tâm và phía trên bụng dưới như con heo chạy. Nhưng bệnh bôn đồn này kiêng dùng thuốc hành khí. Những chỗ kể trên đây mà thấy bệnh đều nên trách cứ ở thận.
Sắc của thận thủy chủ về màu đen, những bệnh thấy da nổi màu đen phần nhiều là hàn. Cũng có khi uất nhiệt rồi màu tía hóa ra đen như chứng đậu cần phải biết mới được.
Thận với bàng quang cùng chung tạng phủ, cùng chung tân dịch, có khiếu dưới mà không có khiếu trên. Được khí ở khí hải (tức là phế) đưa đến để hóa đi thì nước đái mới tuôn ra.
Nếu khí ở khí hải không đủ thì bí tắc không thông. Khi tà động ở bàng quang truyền sang tiểu tràng thì ghét ngửi mùi tanh hôi của đồ ăn, thế gọi là chứng bợn dạ.
Thận là tạng phủ mà lại có tướng hỏa thì là hỏa phục ở trong thủy cho nên gọi tướng hỏa là “long hỏa”.
Khi thủy suy thì tướng hỏa bốc lên gặp “chấn”, là “mộc” của can mà phát thành tiếng sấm (lôi) nên gọi là “long lôi hỏa”. Phàm những bệnh hiện ra mặt đỏ, thốt nhiên sợ hãi phát cuồng, chảy máu mũi máu mồm, nên trách cứ tướng hỏa với can hỏa mà không nên đổ tại quân hỏa.
Tỳ là tạng thổ, thổ sinh kim thì tỳ là tạng mẹ, phế là tạng con. Khiếu của nó ứng vào da thịt chân tay, phía trên ứng với hai vai, thông ra miệng, môi và da mặt mịn màng. Phía dưới ứng với hai mông đít cho tới quầng mu mắt, giữa chóp mũi, trong chân răng.
Cho nên khi tỳ bị thương phong thì tỳ khí tích đọng không lưu hành, âm đạo không thông lợi, gân xương bắp thịt không có khí để nảy nở, nhẹ thì chân tay rời rã, nặng thì chân tay bại liệt (tức là khó vận động).
Khi bắp thịt máy động gọi là nhục nuy, ăn đồ béo thì thớ thịt kín lại khiến cho người ta nóng trong, ăn đồ ngọt thì làm cho người ta đầy bụng. Trong nóng thì khí bốc lên thành bệnh tiêu khát vì tỳ nhiệt thì nước dịch thấm hết khô mà hóa ra khát, ăn được mà không ra da ra thịt thành bệnh gày còm đó là do đại trường đưa nhiệt lên vị, bệnh ấy gọi là tích thực.
Khớp xương lỏng là mạch lạc của tỳ có bệnh, chứng thực thì thân thể đau dữ, chứng hư thì mọi khớp xương rời rã.
Bệnh trường tịch (bệnh lỵ) là do tinh khí ở trong bị hao mòn, hạ tiêu mất chủ chốt để giữ vững mới đưa nhiệt lên tỳ, tỳ hư kém không chế được thủy mới sinh ra bệnh này. Chữa bệnh trường tịch phải làm tiêu trừ, hễ khí đi xuống được thì sống, bị chặn đứng lại thì chết.
Bệnh thổ tả vọp bẻ là do phong làm thương tổn mà mộc lấn thổ. Trong thuốc chữa nên thêm vị Mộc qua. Khí ở tỳ vị ngừng trệ thì bụng đau, bành trướng, thủy thũng, bí tắc không thông.
Bệnh tích do tỳ gọi là chứng “bĩ khí”. Tích ở vị quản hoặc bụng bên phải to như cái chén úp là tích khí ở trong, không phải thực có hình.
Phàm những bệnh do tỳ hư thì nằm mộng thấy ăn uống, thấy nhận của người ta cho mình hay đem vật gì cho người khác. Do tỳ thực thì nằm mộng thấy xây tường lợp nhà.
Tỳ cùng tạng với vị. Kinh mạch vị bắt đầu ở mũi, đi phía ngoài vào kẽ răng, ra sát mép quanh môi xuống giao ở huyệt Thừa tương, men theo phía dưới cằm xuống huyệt Nhân nghinh, qua cổ họng, vào hõm vai xuống vú, chẻn dừng, vào bụng đến huyệt Khí nhai thì họp với các chi khác.
Cho nên khi vị bị cảm phong thì miệng mắt méo lệch, sưng họng, cổ ra mồ hôi, chẻn dừng lạnh, bụng to.
Người béo mắc phải phong mà không tiết ra ngoài được thì ở trong lạnh mà nước mắt chảy ra, suyễn đưa lên, tà xâm vào tạng phủ gặp thủy mà hóa suyễn.
Bụng đầy trướng buồn tức là do bụng thuộc tỳ, có đường liên lạc với vị nên khi vị có bệnh thì buồn tức bụng đầy. Đi đại tiện và trung tiện thì khoan khoái rồi bớt (vì âm khí suy thì dương khí mới ra được).
Bệnh nôn là kinh Dương minh có bệnh, do khí sinh ra thì hay nôn, nôn rồi thì bớt. Nôn ra nước tanh là có ghé lạnh, nôn ra nước ngọt là có ghé phong, nôn ra nước chua là có ghé thấp. Ọe khan là vị sẵn có khí lạnh, gặp khi cốc khí vào vị, dồn lên phế, hàn khí và cốc khí xô đẩy nhau mà thành ra ọe khan.
Tâm thống là do khí uất ở vị, chỗ ngực ngang với vùng tim bị đau. Vú sưng đau là bầu vú thuộc về kinh Dương minh.
Vị nhiệt thì sợ hơi lửa, sợ tiếng người và miệng khát, chảy nước dãi, leo trèo cao, phát cuồng vì Dương minh thịnh thì lên cao.
Vị hư sợ tiếng gỗ khua, ưa tiếng chuông vì mộc khắc thổ mà thổ thì sinh kim.
Ợ là do dương khí đi lên vào kinh Dương minh vị, vị có đường liên lạc với tâm nên khí đi lên tâm mà làm ra ợ.
Bụng sôi là trong bụng có tiếng róc róc, là vị khí lạnh.
Ống chân lạnh khô mà hay sưng là do vị dương suy kém, khí âm bốc lên cùng cầm cự với khí dương.
Mặt mắt đều nề là vị hư hàn. Rét run hàm răng khua lập cập là vị dương kém mà khí lạnh.
Bệnh phiên vị mửa ra nước trong không ngừng là chứng bại hoại do vị lạnh.
Bệnh tràng phong hạ huyết là vì phong ở phía dưới, mặt nề ra là vì phong ở phía trên.
Báng kết vì rượu, vì thức ăn, chứng cổ độc đều do vị khí không lưu hành được, huyết ứ và đờm kết lại mà thành ra. Tất cả những chỗ trên đây mà thấy bệnh đều nên trách cứ vào tỳ vị.
Vả lại màu thổ thì màu vàng. Phàm bệnh thấy sắc vàng phần nhiều là chứng tỳ vị hư kém và thấp nhiệt.
Cho nên bảo rằng ngoài phải xét cửu khiếu của ngũ tạng là thế.
NGOẠI CẢM - LỤC DÂM
Hàn hại thận mạch khẩn.
Thử hại tâm mạch hư.
Táo hại phế mạch sác.
Thấp hại tỳ mạch nhu, tế.
Phong hại can mạch phù.
Nhiệt hại tâm mạch nhược.
Đấy là bệnh của ngoại cảm lục dâm.
( Xem thêm: Tên gọi và ý nghĩa của 5 loại tà)
Phàm những bệnh nội thươnghay ngoại cảm, bệnh nào cũng theo loại của nó.
Mừng thuộc về thử về hỏa cho nên ở tâm.
Giận thuộc về phong mộc cho nên ở can.
Lo nghĩ thuộc thấp thổ cho nên ở tỳ.
Lo sầu thuộc táo kim cho nên ở phế.
Sợ thuộc hàn thủy cho nên ở thận.
Suy rộng ra ngoại cảm cũng như thế.
THẤT TÌNH NỘI THƯƠNG
Vui mừng hại - tâm mạch hư
Lo nghĩ hại tỳ - mạch kết
Lo sầu hại phế - mạch sắc
Sợ hãi hại thận - mạch trầm
Hãi hại đởm - mạch động
Giận hại can - mạch huyền
Bi thương hại bào lạc - mạch khẩn
Đấy là do thất tìnhthành bệnh nội thương.
Bàn về tiêu bản
Nói về thân thể con người, ngoài là tiêu, trong là bản. Phủ là tiêu, tạng là bản.
Nói về bệnh thì bệnh mắc trước là bản, bệnh truyền biến sau là tiêu.
Như lúc mới mắc bệnh nhẹ, sau sinh ra nặng, cũng chữa bệnh nhẹ trước, bệnh nặng sau thì tà khí mới dẹp yên được, nếu không tà khí được nuôi thêm mà bệnh càng tăng.Duy chứng bụng đầy và chứng đại tiện, tiểu tiện không lợi, vì chứng này gấp hơn.
Cho nên nói bệnh thế chậm thì chữa bản, bệnh thế cấp thì trị tiêu. Lại như bệnh nhức đầu là tiêu vì nguyên nhân làm cho nhức đầu hoặc do phong, hoặc do hàn, tất phải chữa phong trước, chữa hàn sau thì bệnh nhức đầu tự khỏi. Đó cũng là chữa bản, suy rộng ra mọi bệnh đều như thế.
5 VỊ
SỰ KIÊNG KỴ CỦA 5 VỊ
Bệnh ở can nên dùng vị ngọt kiêng vị cay. Bệnh ở tâm nên dùng vị chua kiêng vị mặn. Bệnh ở tỳ nên dùng vị mặn kiêng vị chua. Bệnh ở phế nên dùng vị chua kiêng vị đắng. Bệnh ở thận nên dùng vị cay kiêng vị ngọt. Những bệnh bất túc của năm tạngphải kiêng cái lấn được nó mà bồi dưỡng bằng cái kém nó.
SỰ THIÊN THẮNG CỦA 5 VỊ
Vị chua vào can, vị đắng vào tâm, vị ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị mặn vào thận. Dùng lâu thì được tăng thêm, khí được nhiều thêm. Duy dùng Hoàng liên, Khổ sâm thì trái lại chất đắng hóa ra nhiệt. Dùng thuốc mà có vị thiên thắng tất cũng có vị thiên tuyệt. Cho nên dùng thuốc không có đủ tứ khí, ngũ vị mà uống lâu thì có thể chết non. Những thuốc đại hàn, đại nhiệt chỉ tạm dùng trong lúc quyền biến, khi bệnh đã yên thì thôi.
CÁCH CHẾ THUỐC
Chế thuốc cốt cho đúng.
Có 4 cách hỏa chế: Nung, Chấy, Nướng, Sao.
Ngoài ra còn cách Lùi, Hong và Sấy.
Có 3 cách thủy chế: Ngâm, Dầm, Tẩy.
Cách chế bằng thủy hỏa hợp chế có hai lối: Chưng cách thủy và nấu mà thôi.
( Phương pháp Thủy Hỏa hợp chế)
Nung là lấy đất hoặc bột mì bọc thuốc vào trong, cho vào lửa mà nung đỏ.
Chấy là cho thuốc vào rượu hay nước, đổ cả vào nồi đất rồi đốt lửa ở ngoài.
Nướng là để thuốc lên trên than đỏ mà nướng.
Sao là để thuốc cách trên lửa mà rang.
Ngâm là tẩm thuốc vào rượu hay vào nước cho thấm.
Giầm là dùng rượu nóng mà giầm thuốc cho hết những chất bẩn.
Tẩy là lấy rượu hay nước bỏ thuốc vào mà rửa qua.
Lùi là cho thuốc vào tro nóng nướng chín.
Hong là để thuốc gần lửa hong cho khô.
Sấy là sao qua loa không để cháy thuốc, nhấc nồi đang nóng xuống rồi mới bỏ thuốc vào rang cho khô.
Chưng là nấu thuốc cách thủy.
Nấu là cho thuốc vào nước mà nấu.
Kể ra cách chế thuốc cũng nhiều nhưng không ngoài mấy cách kể trên.
Muốn cho sức thuốc đi lên thì chế bằng rượu.
Muốn cho phát tánthì chế với gừng sống.
Muốn cho thuốc đi vào thận và làm mềm chất rắn thì chế với muối.
Muốn cho thuốc đi vào can và làm tan chỗ đau thì chế với dấm.
Muốn cho thuốc mất tính nóng bốc lên mà đi xuống thì chế với đồng tiện.
Muốn cho thuốc mất tính ráo mà điều hòa tỳ vịthì chế với nước vo gạo.
Muốn cho thuốc nhuận khô và sinh huyết thì chế với bột sữa.
Muốn cho thuốc ngọt, đi chậm và bổ nguyên khí thì chế với mật ong.
Thuốc chế với đất vách là muốn lấy hơi đất để bổ thẳng vào trung tiêu ( tỳ vị).
Thuốc chế với bột lúa mì là để bớt tính mạnh của nó, cho khỏi hại đến phần trên.
Cách ngâm với nước đậu đen và nước cam thảo, phơi khô để giải chất độc khiến cho êm dịu.
Dầu, mỡ dê, heo bôi lên chỗ bỏng, dịt vào chỗ chảy nước vàng thì mau khỏi.
Cũng có thuốc bỏ sơ múi đi cho khỏi đầy bụng, bỏ lõi đi cho khỏi ngầy ngật.
( Tại sao lại gia Khương Táo vào thuốc)
Huống chi chế thuốc để dùng có khi nên làm hoàn, làm thang, ngâm với rượu hay nấu thành cao.
Hoàn có nghĩa là hoãn, nên dùng để chữa gốc (bản). Tán có nghĩa là cấp, nên dùng để chữa ngọn (tiêu). Thang có nghĩa là tẩy rửa, nên dùng để chữa bệnh lâu ngày. ( Tiêu - Bản)
Tán hàn thấp thì thuốc nên giầm rượu. Muốn bổ ích cho người gày yếu dùng thuốc cao.
Bệnh ở chỗ cao nhất nên sắc thuốc với rượu mà uống. Trừ chứng hàn thấp nên gia gừng vào mà sắc.
Chữa đờm ở thượng tiêunên sắc với mật ong.
Bệnh ở thượng tiêu dùng thuốc phải viên thật nhỏ.
Bệnh ở trung tiêu thuốc viên nhỏ vừa thôi.
Bệnh ở hạ tiêu thì viên rất to.
Thuốc viên với rượu dấm để cho dễ tan.
Viên với hồ bột gạo để cho dễ tiêu hóa.
Viên với mật ong để cho chậm.
Viên với sáp ong là để cho lâu tan và cho thuốc đi nhanh không hại đến vị khí.
Trên đây nói tóm tắt không nói rườm rà, các bạn mới học rất nên xem kỹ.
7 LOẠI PHƯƠNG THUỐC
Một là Đại phương:
Như bệnh có kiêm thêm chứng khác, không thể dùng một vài vị mà chữa được, tất phải dùng Đại phương mà có 1 vị làm quân, 3 vị làm thần, 9 vị làm tá.
Như khi hai kinh can, thận và hạ bộ mắc bệnh, là đường bệnh xa như thế tất phải dùng Đại phương, phân lượng nhiều mà uống ngay cho hết.
( Cách sử dụng thuốc)
Hai là tiểu phương:
Như hai kinh tâm, phế và thượng bộ mắc bệnh là đường bệnh gần, tất phải dùng tiểu phương phân lượng ít mà uống ngay cho hết.
( Phép dùng thuốc)
Ba là hoãn phương:
Khi bổ cho phần trên, chữa bệnh ở trên và chữa chủ bệnh thì nên dùng cách hoãn, trong đó có bệnh phải dùng vị ngọt để làm chậm lại một chút.
Như bệnh ở ngực, bụng dùng thuốc hoàn để làm thuốc chậm tan, sức thuốc lưu lại ở đó.
Có khi dùng hoãn phương bằng nhiều vị thuốc ngang sức, để cho thuốc tự giằng co nhau làm cho chậm lại.
Có khi dùng hoãn phương bằng các vị thuốc không độc, vì thuốc không độc sức nhẹ mà chậm.
Có khi dùng hoãn phương bằng vị thuốc mà khí vị nhẹ (bạc), chú ý dùng khí vị nhẹ (bạc) để chữa phần trên được tốt, đến lúc xuống dưới thì sức kém đi cho nên bậc thánh nhân chữa ở trên không phạm đến dưới, chữa ở dưới thì không phạm đến trên.
( Bổ tả)
Chữa ở giữa thì không phạm đến trên và dưới thì dùng thức ăn cho lướt qua đi, như chữa thận thì làm ngại cho tâm, thuốc uống nên cho đi qua mau, khiến cho thuốc vào thận không lưu lại ở tâm được. Lại như dùng Hoàng cầm chữa phế tất hại tỳ, dùng Thung dung chữa thận tất hại tâm. Uống Can khương chữa trung tiêutất có thể lấn lên trên. Uống Phụ tửbổ thận ắt có thể hao chân thủy, suy ra trường hợp này thì nên dùng hoãn phương.
Bốn là cấp phương:
Khi bổ ở dưới, chữa ở dưới và trị khách tà, nên dùng phép cấp.
Có khi dùng cấp phương chữa bệnh nặng để công trị gấp như bệnh trúng phong, bệnh quan cách.
Có cấp phương uống bằng thuốc sắc để tẩy sạch, lấy ý nghĩa là thuốc dễ xuống họng mà đi nhanh.
Có cấp phương dùng bằng thuốc có chất độc làm cho trên thì mửa ra, dưới thì tả ra để dẹp thế mạnh của bệnh đi.
Có cấp phương mà khí vị của nó hùng hậu, lấy ý nghĩa là sức thuốc mạnh đi thẳng xuống dưới mà sức thuốc cũng không bị giảm đi.
( Tại sao gia Khương Táo vào thuốc?)
Năm là cơ phương:
Cơ phương chỉ có một vị, bệnh ở phần trên mà gần thì nên dùng. Có cơ phương mà số lượng các vị thuốc thành số lẻ (như 1,3,5,7,9). Bệnh ở lý mà gần thì nên dùng như bài Tiểu thừa khí thang là một tiểu cơ phương, bài Đại thừa khí thanglà một đại cơ phương. Dùng những bài này để công lý vì chỉ có thể cho hạ được, không thể cho phát hãn được, cho nên bảo rằng phát hãn không dùng cơ phương là thế.
Sáu là ngẫu phương:
Có ngẫu phương do hai vị phối hợp với nhau, có ngẫu phương do hai phương phối hợp lại với nhau. Bệnh ở phần dưới mà xa thì nên dùng.
Có ngẫu phương hợp các vị thuốc đếm thành con số chẵn (như 2,4,6,8,10). Bệnh ở biểu mà xa thì nên dùng.
Ngẫu phương mà nhỏ như Quế chi, Ma hoàng. Ngẫu phương mà to như Cát căn, Thanh long. Vì phát tán mà dùng, chỉ có thể cho ra mồ hôi mà không thể hạ. Cho nên bảo rằng khí hư không dùng ngẫu phương là thế.
Bảy là phức phương:
Phức phương là ghép. Dùng cơ phương không khỏi quay lại dùng ngẫu phương, dùng ngẫu phương không khỏi quay lại dùng cơ phương. Thế gọi là dùng dồn dập xen lẫn, như dùng 10 phương bổ, 1 phương tiết. Nhiều phương tiết 1 phương bổ.
Có phức phương do vài phương hợp lại như những bài Quế chi việt tỳ thang, Ngũ tích tán. Có khi ngoài phương này lại gia thêm thuốc khác, như bài Điều vị thừa khí gia thêm Liên kiều, Bạc hà, Hoàng cầm, Chi tửthành bài Lương cách tán. Có phức phương cân lạng bằng nhau, như bài Vị khí thang có các vị thuốc mà trọng lượng bằng nhau.
Bảy phương thuốc trên đây, nên xét bệnh mà dùng mới được hiệu quả mau.
PHÉP DÙNG THUỐC
Phép dùng thuốc có 10 tễ.
Một là tễ thuốc tuyên tán:Những bệnh hàn uất phải dùng thuốc tuyên thông phát tán, như loại Sinh khương, Quất bì.
*.Khí uất mà thực dùng Hương phụ, Xuyên khung để khai thông.
*.Khí uất mà hư dùng thuốc bổ trung ích khíđể vận chuyển đi.
*.Hỏa uất nhẹ thì dùng Sơn chi, Thanh đại để tán đi.
*.Hỏa uất nặng thì dùng thuốc thăng dương giải cơ cho phát ra.
*.Thấp uất nhẹ thì dùng Thương truật để làm ráo đi.
*.Thấp uất nặng thì dùng phong dược để thắng thấp.
*.Đờm uất nhẹ thì dùng Nam tinh, Quất bì để hóa đờm.
*.Huyết uất nhẹ thì dùng vị Đào nhân, Hồng hoa để hành huyết.
*.Huyết uất nặng thì hoặc uống thuốc bổ hoặc uống thuốc lợi để trục huyết.
*.Thực uất nhẹ thì dùng Sơn tra, Thần khúc để tiêu đi.
*.Thực uất nặng ở trên thì dùng thuốc gây nôn, ở dưới thì dùng thuốc tả hạ để trừ khỏi.
*.Những bệnh trên đây đều nên dùng tễ thuốc tuyên tán.
Hai là tễ thuốc thông lợi:
Dùng những vị thuốc thông lợi để chữa những bệnh đọng trệ không thông như loại Mộc thông.
*.Nếu thấp nhiệtđọng ở khí phận mà sinh chứng tê đau, đi tiểu khó và bế tắc tất phải dùng những loại thuốc vị nhạt như Mộc thông để trên giúp Phế khí, dưới thông tiểu tiện.
*.Nếu thấp nhiệt vào huyết phậnsinh ra chứng tê đau, sưng nề chạy khắp nơi, đại tiểu tiện không thông nên dùng thuốc đắng lạnh, đi xuống để thông đại tiểu tiện như loại Phòng phong. Đó là tễ thuốc thông lợi.
Ba là tễ thuốc bổ:Về những chứng dương hư, âm hư, khí hư, huyết hư. Nếu con hư thì bổ mẹ.
*.Vị Khương cay bổ can.
*.Muối rang mặn thì bổ thận.
*.Cam thảo ngọt thì bổ tỳ.
*.Ngũ vị chua bổ phế.
*.Hoàng bá đắng bổ thận.
*.Phục linh bổ tâm khí.
*.Sinh địa bổ tâm huyết.
*.Nhân sâm bổ tỳ khí.
*.Thục địa bổ thận huyết.
*.Xuyên khung bổ can khí.
*.Đương quy bổ can huyết.
Những bài thuốc bổ| Phương tễ
Bốn là tễ thuốc tiết:Bài tiết có thể trừ được thực. Thực thì tả con.
*.Can thực thì tả bằng Trạch tả.
*.Lại dùng Đình lịch tiết được phế khí, lợi được tiểu tiện.
*.Đại hoàng tiết được huyết bế làm cho thuận lợi.
Năm là tễ thuốc nhẹ (khinh):Những vị thuốc chất nhẹ có thể trừ khỏi được bế tắc, như Ma hoàng, Cát căn. Tà xâm vào bì phu, phần biểu bị bế tắc nên dùng tễ thuốc nhẹ cho ra mồ hôi (phát hãn).
*.Phần lý bế tắc hỏa nhiệt uất lại phát ra ghẻ lở, nên giải tà ra ngoài da (giải cơ).
*.Khí thượng tiêu bị bế tắc như chứng ngoài hàn trong nhiệt, phát ra đau họng nên dùng thuốc cay nóng để đưa lên và tản đi.
*.Nếu khi ăn uống những đồ ăn mát lạnh, tà làm uất dương khí phát ra trướng đầy nên dùng thuốc nâng khí trong mà nén khí đục xuống.
*.Hạ tiêu bị bế tắc như chứng dương khí hãm xuống sinh chứng đau quặn mót rặn, tất phải dùng thuốc nâng khí dương lên thì đại tiện dễ đi.
*.Thế gọi là cách chữa chứng hãm xuống thì phải nâng lên. Vì nóng ráo hại đến phế, hàn tà vít ở trên mà bàng quang bị bế tắc ở dưới, như thế nên dùng loại thuốc thăng phát móc cổ cho mửa, khiếu trên thông thì tiểu tiện cũng đi được. Thế gọi là bệnh ở dưới mà chữa ở trên.
Thuyết thăng - giáng - phù - trầm| Tính trong đục của vinh vệ, tính thăng giáng của thủy hỏa
Sáu là tễ thuốc nặng (trọng):Tễ thuốc nặng có thể trừ được chứng khiếp sợ vì khiếp sợ khí bốc lên phải nén xuống. Tễ này có bốn cách dùng như sau:
*.Có khi sợ mà khí rối loạn, có khi giận mà khí nghịch lên sinh ra bệnh cuồng mà hay giận nên dùng loại thuốc như Thiết phấn, Hùng hoàng để dẹp can khí.
*.Có khi tinh thần không yên hay sợ, chóng quên nên dùng thuốc Chu sa, Thạch anh để trấn tĩnh thần chí.
*.Lại như sợ thì khí đi xuống, có khi sợ như có người sắp bắt mình, nên dùng loại thuốc Từ thạch, Trầm hương để an thần.
*.Có khi có những chứng phong làm cho choáng váng co giật, chóng mặt, động kinh, đờm suyễn mửa thốc ra không ngừng, phiên vị là do hỏa bốc và đờm dãi làm hại, như thế càng nên dùng tễ thuốc nặng để nén xuống.
Bảy là tễ thuốc thông hoạt:Tễ thuốc thông hoạt để trừ khỏi quánh đặc, quánh đặc tức là thấp nhiệt hữu hình lưu đọng lại ở tạng phủ. Phải dùng loại thuốc thông hoạt để trừ đi, không phải như mấy vị Mộc thông, Trư linh thì trừ được loại tà vô hình mà thôi.
*.Nếu đại tiểu tiện khó đi dùng loại thuốc như Tam lăng, Khiên ngưu. Tiểu tiện khó đi dùng loại Xa tiền, Du bì. Tinh khiếu khô sít dùng loại thuốc Hoàng bá, Hòe hoa.
*.Thai béo mà sít dùng loại thuốc Hoàng quỳ tử, Vương bất lưu hành. Những vị như Bán hạ, Phục linh có thể đưa được đờm dãi theo đường tiểu tiện mà ra.
*.Vị Bán hạ, Nam tinh có tính cay mà trơn, tiết được khí thấp, thông được đại tiện, đó là chất cay làm nhuận táo, làm cho khí hành, hóa được tân dịch. Ai cho vị này là táo thì lầm, vì nó trừ được thấp thì thổ phải táo.
Tám là tễ thuốc cố sáp:Cố sáp thì có thể giữ được khỏi thoát. Khí huyếtthoát, thần thoát thì đều tản mát không thu lại được nên dùng những vị chua mà thu, ôn mà bình để thu lượm lại cho khỏi hao tán.
*.Như mồ hôi ra vong dương, tinh thoát không ngăn được, tiết tả không dứt, đại tiện không cầm được, tiểu tiện đi són, ho lâu khô mất tân dịch, đó là khí thoát.
*.Huyết ra không dứt, huyết ào ra, các chứng mất huyết dữ dội đều là huyết thoát. Nên chọn dùng những loại thuốc như Mẫu lệ, Long cốt, Hải tảo, Phiêu tiêu, Ngũ bội tử, Ngũ vị, Ô mai, Xu bì, Kha tử, Túc xác, Liên phòng, Xích thạch chi, Ma hoàng căn.
*.Khí thoát dùng kèm thuốc bổ khí, huyết thoát dùng kèm thuốc bổ khí và bổ huyết.
*.Nếu khí dương thoát thì thấy ma quỷ, âm thoát thì mắt mù, đó là thần thoát. Đến lúc đó thì không có thuốc cố sáp nào có thể cố sáp được nữa.
Chín là tễ thuốc táo:
*.Táo có thể trừ thấp, vì khí thấp ngăn ướt nề đầy. Tỳ bị thấp tất phải dùng tễ thuốc táo mới chữa khỏi được, như loại thuốc Tang bì, Tiểu đậu.
*.Nhưng thấp có ngoại cảm, nội thương, ở trên, ở dưới, ở giữa, ở đường kinh, ở da, ở biểu, ở lý. Thấp ngoại cảm thì do dầm mưa mà mắc phải. Thấp nội thương thì do ăn uốngmà mắc phải.
*.Có khi thấp là do tỳ yếu thận khỏe. Cho nên thuốc phong có thể trừ được thấp, thuốc táo có thể trừ được thấp, vị thuốc đạm (nhạt) cũng có thể trừ được thấp, cho lợi tiểu tiện cũng có thể đưa thấp đi, lợi đại tiện cũng có thể trừ được thấp, làm thổ ra đờm dãi cũng có thể hết được thấp.
*.Thấp có nhiệt thì phải dùng những loại thuốc đắng lạnh như Hoàng liên, Hoàng bá, Chi tử để làm ráo thấp.
*.Thấp có hàn thì phải dùng loại thuốc cay nóng như Can khương, Phụ tử, Hồ tiêu để làm ráo thấp.
Mười là tễ thuốc nhuận:Nhuận có thể làm cho khỏi khô. Tễ thuốc nhuận cũng như tễ thuốc ôn vậy. Phàm những khi có phong nhiều thì huyết dịch khô cạn mà thành ra bệnh táo.
*.Táo ở trên thì khát, táo ở dưới thì kết, gân táo thì cứng, da táo thì nhăn, thịt táo thì nẻ, xương táo thì khô, phổi táo thì sinh đờm, thận táo thì tiêu khát.
*.Những loại thuốc nhu nhuận như Ma nhân, A giao đều là thuốc nhuận. Bổ huyết thì có loại Đương quy, Địa hoàng. Sinh tân dịch thì có loại Mạch Môn, Qua lâu căn. Thêm tinh khi thì có loại Nhục dung, Câu kỷ.
Mười tễ trên đây nên xét kỹ lưỡng mà dùng thuốc cho sát với bệnh tình.
BIỂU - LÝ - HÀN - NHIỆT - HƯ - THỰC
Phân tích về Biểu, Lý, Hàn, Nhiệt, Hư, Thực.
Vì phần biểu có hư có thực. Biểu không có mồ hôi là thực, nên phát hãn. Biểu có mồ hôi là hư, nên giải cơ.
Phần lý có thực có hư. Phần lý có khát nước và táo bón là thực, nên cho uống thuốc hạ. Nếu đi ỉa phân lỏng là hư, nên cho uống thuốc ôn.
( Biểu lý| Biểu lý luận trị)
Hàn có hàn ở trên, hàn ở dưới, hàn ở trong, hàn ở ngoài, chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn khác nhau.
Hàn ở trong là do khí kém, nên dùng thuốc ôn bổ. Hàn ở ngoài là do cảm mạo, nên dùng thuốc giải biểu.
Nếu nhiệt bị uất kết ở dưới mà hàn bị ngăn cách ở trên nên dùng thuốc mát mà uống nóng.
Nếu hoả bốc lên trên mà hàn sinh ở dưới, nên dùng thuốc ôn mà uống lạnh để dẫn hoả về nguyên chỗ.
Bệnh chân hàn là do hàn tà trúng thẳng vào âm kinh, nên dùng thuốc ôn nhiệt để tán tà.
Bệnh giả hàn là chứng dương cực tựa như chứng âm, hoặc khi dương cực thịnh ngăn cách khí âm ở ngoài làm cho thân thể lạnh như nước, nên dùng thuốc mát mà uống nóng.
( Hàn nhiệt| Hàn nhiệt - Y gia quan miện)
Bệnh nhiệt có chứng nội nhiệt, ngoại nhiệt, thực nhiệt, hư nhiệt, giả nhiệt khác nhau.
Chứng nội nhiệt là do âm hư ở dưới, nhiệt sinh ở trong nên dùng thuốc bổ âmthì nhiệt tự khỏi.
Chứng ngoại nhiệt là do hàn tà uất lại, ngùn ngụt phát nóng lên, nên dùng thuốc tán hàn thì nhiệt tự khỏi.
Chứng hoả thực mà phát sốt, mình nóng không có mồ hôi mà mạch thấy Hồng Sác nên dùng thuốc mát để tán tà.
Chứng hoả hư mà phát sốt, mình mẩy dâm dấp mồ hôi mà mạch lại Hồng Sác nên dùng thuốc ôn để giải tà.
Chứng chân nhiệt thì nhiệt uất lại mà táo kết, hoặc mắc bệnh thương hàn, nhiệt vào vị phủ mà làm thành phân táo, nên dùng thuốc thông lợi để công hạ.
Chứng giả nhiệt thì âm cực tựa như chứng dương hoặc khí âm cực thịnh đẩy khí dương ra ngoài, mình nóng như lửa nêndùng thuốc nóng mà uống lạnh.
Tóm lại:
Chữa hàn thì dùng thuốc nhiệt để tiêu đi, chữa nhiệt thì dùng thuốc hàn để triệt đi, đó là phép chính trị.
( Phép tắc chữa bệnh)
Còn như trên nhiệt dưới hàn, trên hàn dưới nhiệt. Trong hàn ngoài nhiệt, trong nhiệt ngoài hàn. Bốn chứng này đều thuộc về chứng giả nhiệt, giả hàn nên dùng thuốc nóng mà uống lạnh để dẫn tới nơi. Tức là nói hàn nhân nhiệt mà dùng thuốc, nhiệt nhân hàn mà dùng thuốc thế là phép tòng trị. Phép tòng trị hay nói là phép phản trị.
Chứng hư chủ yếu là khí hư, hoặc dương hư, khí hư thì âm thắng mà hàn nhiều. Hoặc âm hư huyết hư thì dương thắng mà nhiệt nhiều. Cách chữa nên theo phép tòng trị để làm bớt chỗ thắng đi mà thêm sức cho chỗ bất thắng (kém).
Chứng thực là khách tà thực, cần xét xem thích đáng là phong tà, hàn tà, thấp tà, hỏa tà hay táo tà mà dùng phép chữa.
KINH LẠC
Kinh lạc là gì?
Kinh đi đường thẳng, lạc là từ trong đường kinh đi tách sang bên cạnh.
Hãy nói qua sự vận hành đêm ngày của kinh lạcnhư sau.
Kinh thủ thái âm Phế: hàng ngày giờ dần đi từ huyệt Trung phủ, quanh trên vú ở khoảng xương sườn thứ 3 theo cánh tay đi xuống huyệt Thiếu thương thì thôi (Tức là phía bên trong cạnh đầu ngón tay cái, ở hai tay).
Kinh thủ dương kinh Đại tràng: bắt đầu từ giờ mão, từ chỗ huyệt Thiếu thương (phế) chuyển sang với huyệt Thương dương (phía cạnh bên trong ngón tay trỏ) lần theo khuỷu tay đi lên cạnh mũi tới huyệt Nghinh hương thì ngừng (chỗ lõm cạnh mũi).
Kinh túc dương minh Vị: giờ thìn đi từ chỗ huyệt Nghinh hương chuyển vào giao với huyệt Thừa khấp (dưới mắt 7 phân, ngắm thẳng lên đồng tử), một đường lên đến huyệt Đầu duy (phía ngoài góc trán, trong mái tóc) qua huyệt Nhân nghinh (cạnh cổ họng 1 thốn rưỡi, ngoài lằn gân to) theo ngực bụng xuống ngón chân thứ hai, huyệt Lệ đoài thì ngừng (ở đầu ngón chân thứ hai về phía ngón chân cái).
Kinh túc thái âm Tỳ: giờ tỵ đi từ chỗ huyệt Xung dương (từ kẽ ngón chân thứ 2 và 3 đo lên 3 thốn, ở kẽ xương bàn chân 2 và 3) qua giao với huyệt Ẩn bạch (chỗ cạnh phía trong ngón chân cái) lần theo đùi, bụng đi lên phía dưới nách tới huyệt Đại bao thì ngừng (cạnh sườn phía dưới nách 3 thốn).
Kinh thủ thiếu âm Tâm: giờ ngọ từ chỗ huyệt Đại bao, giao với huyệt Cực tuyền ở dưới nách (là mạch ở chỗ gân dưới nách, đi vào ngực) lần theo cánh tay tới huyệt Thiếu xung thì ngừng (chỗ mé trong hai ngón tay út).
Kinh thủ thiếu dương Tiểu tràng: giờ mùi đi từ chỗ huyệt Thiếu xung giao với huyệt Thiếu trạch (ở bên cạnh phía ngoài đầu ngón tay út) theo cánh tay đi lên huyệt Thính cung (ở bên nhĩ châu trước tai).
Kinh túc thái dương Bàng quang: giờ thân từ chỗ huyệt Thính cung qua giao với huyệt Tinh minh (phía khóe mắt bên trong, ở giữa chỗ lõm nơi thịt đỏ) lần qua đầu cổ xuống lưng, ngang lưng, đùi, chân đến huyệt Chí âm thì ngừng (chỗ đầu ngón út bên mé ngoài).
Kinh túc thiếu âm Thận: giờ dậu đi từ chỗ huyệt Chí âm qua giao với huyệt Dũng tuyền (chỗ giữa gan bàn chân) theo đầu gối lên bụng đi lên huyệt Du phủ ở ngực (dưới xương đòn) thì ngừng.
Kinh thủ quyết âm Tâm bào lạc: giờ tuất đi từ chỗ huyệt Du phủ giao với huyệt Thiên trì (chỗ lõm bên cạnh dưới vú 2 tấc) theo cánh tay đi xuống tới huyệt Trung xung thì ngừng (trong chỗ lõm, đầu ngón tay giữa).
Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu: giờ hợi đi từ chỗ huyệt Trung xung qua giao với huyệt Quan xung (chỗ đầu ngón tay thứ 4 phía cạnh ngoài) theo cánh tay đi lên mặt, đến huyệt Nhĩ môn thì ngừng (chỗ thịt lồi lên, nơi lõm ổ tai).
Kinh túc thiếu dương Đởm: giờ tý đi từ chỗ huyệt Nhĩ môn giao với huyệt Đồng tử liêu ở phía ngoài đuôi mắt (chỗ phía ngoài đuôi mắt 5 phân) đi lên phía cạnh đầu, mắt, xuống sườn đến huyệt Khiếu âm ở đầu ngón chân út thì dừng.
Kinh túc quyết âm Can: giờ sửu từ chỗ huyệt Khiếu âm giao với huyệt Đại đôn (ở đầu ngón chân cái) theo gối, đùi, lên bụng đi tới huyệt Kỳ môn thì ngừng. Đến giờ dần lại đi vào kinh Phế.
Đây là 12 kinh của tạng phủ, ứng với 12 mạch đi khắp một lượt rồi trở lại từ đầu.
Người làm thuốcphải xét rõ để biết nguyên nhân mắc bệnh. Do đó mới biết những kinh: Thủ thái âm Phế, thủ thiếu âm Tâm, thủ quyết âm Tâm bào lạc đều từ bụng đi ra tay, nên gọi là ba kinh âm ở tay. Những kinh: thủ thái dương Tiểu tràng, thủ dương minh Đại tràng, thủ thiếu dương Tam tiêu đều từ tay đi đến đầu nên gọi là ba kinh dương ở tay. Những kinh: túc thái âm Tỳ, túc thiếu âm Thận, túc quyết âm Can đều từ chân đi lên bụng nên gọi là ba kinh âm ở chân. Những kinh: túc thái dương Bàng quang, túc dương minh Vị, túc thiếu dương Đởm đều đi từ bụng xuống chân nên gọi là ba kinh dương ở chân. Trên đây là nói thứ tự đường đi của kinh lạc.
NGŨ HÀNH SINH KHẮC
Nói về tương sinh thì thận thủy sinh can mộc, can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa tiếp với tướng hỏa của mệnh môn mà sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế, phế kim lại sinh thận thủy, cứ lần lượt hết lại trở lại đầu, không đứt đoạn bao giờ. Người làm thuốc phải biết thế để rõ cái lẽ con hư thì bổ mẹ, mẹ thực thì tả con
Nói về tương khắc thì bên tả xích thủy khắc với bên hữu xích hỏa. Tả quan mộc khắc với hữu quan thổ, tả thốn hỏa khắc với hữu thốn kim. Bên tả bên hữu ngang đối nhau, công kích nhau, khắc nhau và ngăn ngừa nhau. Người làm thuốc cần biết thế để biết rõ lẽ phải tiết chế chỗ thái quá và bổ xung vào nơi bất cập. Đó là lẽ ngũ hành sinh khắc
MẠCH
Mạch là khí huyết của con người, chuyển theo hơi thở ra hít vào mà hiện ra ở hai tay. Mỗi bên chia ba bộ: Thốn khẩu là dương, Xích là âm, Quan là khoảng giữa, chỗ giáp giới của âm và dương (bán âm bán dương).
Nói về mạch bình thường, theo từng bộ phận mà xem riêng thì:
*.Tả thốn là tâm và tiểu tràng, thuộc hỏa mạch phù đại mà tán là bình thường.
*.Tả quan là can và đởm thuộc mộc, mạch huyền và nhuyễn là bình thường.
*.Tả xích là thận và bàng quang thuộc thủy, mạch trầm mà hoạt là bình thường.
*.Hữu thốn là phế và đại tràng thuộc kim, mạch phù mà sắc là bình thường.
*.Hữu quan là tỳ và vị thuộc thổ, mạch hòa hoãn là bình thường.
*.Hữu xích là thận, tâm bào lạc và tam tiêu thuộc về tướng hỏa, mạch trầm và thực là bình thường.
Hợp cả ba bộ mà xem suốt thì một hơi thở mạch đập 4 lần (một hơi thở ra, một hơi hít vào của ta gọi là một “tức”. Một tức mạch hiện ra rồi lặn xuống 4 lượt gọi là 4 lần). Mạch không phù, không trầm, không sác đi lại hòa hoãn nhẹ nhàng đó là mạch bình thường, không có bệnh.
Còn khi có bệnh tất cũng tùy theo khí huyết thịnh suy, hàn nhiệt của từng người mà mạch biến đổi khác thường. Người nào khí huyết thịnh mà nhiệt là do ngoại cảm lục dâm(phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Mạch biến ra Trầm, Trì, Nhuyễn, Nhược, Nhu, Sắc, Hoãn, Phục, Tế, Hư đều là loại âm mạch. Đó là nội thương, là bệnh ở lý, là chính khí hư.
Mạch có 27 loại. Cuốn mạch quyết của Vương Thúc Hòa đã nói rõ ràng, cũng đã phát minh trong những bài ca về mọi thứ mạch. Song tên mạch thì nhiều, lý mạch lại huyền vi khó bề suy lường. Nay hãy tóm tắt như sau:
Phù và Sác xếp vào loại mạch dương. Trầm và Trì xếp vào loại mạch âm, gọi là 4 thứ mạch căn bảncho người ta dễ hiểu:
Nhẹ tay ấn xuống da đã thấy mạch đó là loại mạch Phù. Lấy hơi hít vào thở ra mà so, một hơi thở mạch đập 5-6 lần là mạch Sác. Khi ấn nặng ngón tay vào thịt thấy mạch đập vào đầu ngón tay, càng ấn nặng đến xương mà sức mạnh không kém đó là mạch Phù Sác hữu lực. Phù là bệnh phong, Sác là bệnh nhiệt không còn ngờ nữa.
Hướng chữa tất phải khu phong thanh nhiệt không ngần ngại gì. Nếu khi càng ấn nặng ngón tay xuống dần dần, thấy mạch càng kém, không thấy đập vào đầu ngón tay đó là Phù Sác mà vô lực thì là hư hỏa, hư nhiệt hoặc là khí huyết đều hư thì nên chữa theo lối nội thương chớ nên đơn thuần cho là phong là nhiệt. Suy ra đến loại mạch Hồng, Đại, Hoạt, Trường cũng vậy.
Lấy đầu ngón tay mà tìm, ấn nhẹ trên da thì chưa thấy mạch, khi ấn nặng tay vào thịt thì mới thấy, hay ấn nặng cho vào gần xương mạch càng thấy rõ, đó là mạch Trầm. Lấy hơi hít vào thở ra mà tìm, một hơi thở mạch đập 3 lần hoặc chưa được 3 lần đó là mạch Trì. Nhưng khi dần dần ấn nặng đầu ngón tay xuống không thấy đập, càng ấn xuống thấy sức mạnh càng suy đó là mạch Trầm Trì vô lực.
Mạch Trầm là lý, Trì là lạnh không còn ngờ gì nữa, tất phải dùng thuốc nóng để ôn bổ thì chẳng có hại gì. Nếu khi ấn nặng dần mà thấy mạch đập vào ngón tay, càng ấn nặng thì sức mạch càng mạnh đó là mạch Trầm Trì hữu lực, là bệnh tích tụ hoặc trưng hà. Ở bệnh thương hàn là nhiệt đã vào tạng phủnên dùng thuốc ôn bổ để tiêu tích tụ, hoặc nên dùng thuốc hạ để tống phân táo ra, không nên đều cho là hàn là lạnh cả. Suy ra đến loại mạch Hư, Tế, Nhu, Sáp cũng thế.
Sách nói: “Càng Phù Sác lắm thì càng hư lắm” là nói mạch Phù Sác vô lực. Lại có câu: “Trầm Trì mà thực chớ dùng ôn bổ” là nói mạch Trầm Trì hữu lực.
Nói tóm lại mạch dương mà hữu lực có thể luận là “Dương chứng” nên dùng thuốc mát mà giải đi, phát hãn mà tán đi. Nếu mạch dương mà vô lực nên luận là “Hư hàn”.
Mạch âm mà vô lực có thể luận là “Âm chứng”, nên dùng thuốc ấm mà tán đi, mà ôn bổ. Nếu mạch âm mà hữu lực nên luận là “Thực nhiệt”.
Thế thì mạch hữu lực, hay vô lực đã hẳn là chuẩn đích để xét bệnh chưa? Hãy lấy mạch hoãn mà nói: hoặc vì kinh sợ điều gì mà mạch Phục cũng có, hoặc do đau lắm mà mạch Phục cũng có, hoặc vì nôn dữ, đi tả dữ mà mạch Phục cũng có; không thể nói câu nệ một mức như nhau được.
Duy có mạch vị khí thời sống, không có vị khí thời chết; cho nên ấn nhẹ tay để xem phủ khí, ấn nặng tay để xem tạng khí, ấn vừa tay để xem vị khí (ấn vừa tay là nói ấn không nhẹ không nặng).
Nhưng không những thế mà thôi. Mùa xuân can mộc vượng, sáu bộ mạch đều ghé mạch Huyền mà hơi Huyền. Mùa hè tâm hỏa vượng, sáu bộ mạch đều có ghé mạch Hồng mà hơi Hồng. Mùa thu phế kim vượng, sáu bộ mạch đều có ghé mạch Mao mà hơi Mao. Mùa đông thận thủy vượng, sáu bộ mạch đều có ghé mạch Thạch mà hơi Thạch.
( Phép xem mạch ngũ hành tương khắc trong 4 mùa)
Bốn tháng cuối của mỗi mùa, tỳ thổ vượng thì sáu bộ mạch đều có ghé mạch Hòa hoãn, đó là có vị khí. Nếu một trong bốn thứ Huyền, Hồng, Mao, Thạch mà không có chút chi hòa hoãn thế là hiện ra mạch chân tạng, không có vị khí.
Mạch trẻ connên Hồng Sác. Mạch người trẻ mạnh nên Hồng hoạt. Mạch người mới mắc bệnh nên Hồng Trường.
Bệnh thuộc về dương thấy mạch dương là mạch hợp với bệnh thì dễ chữa. Song mạch Hồng Hoạt hơi có chút hòa hoãn, không đến nỗi căng quá mới là có vị khí.
Mạch trẻ mới đẻ nên Tế Nhược, mạch người giànên Nhu Nhược. Mạch người mắc bệnh lâu ngày nên Nhu Tế.
Bệnh thuộc về âm thấy mạch âm là mạch phù hợp với bệnh thì dễ chữa. Song trong mạch Nhu Nhược còn thấy mạch qua lại rõ ràng, không mềm yếu quá mới là có vị khí.
Nếu mạch Hồng, Sác hay Nhu, Nhược mà chỉ thấy một mực Hồng, Sác hay Nhu, Nhược cũng là không có vị khí. Khi mạch nên Hồng Sác mà trái lại chỉ thấy Trì Nhu, khi nên Trì Nhu mà trái lại thấy Hồng Sác là dương bệnh lại thấy âm mạch, âm bệnh lại thấy dương mạch, thế là bệnh trái với mạch rất khó chữa.
( Mạch thích hợp và không thích hợp với bệnh)
Còn như những mạch về chứng nhiệt quyết, hàn quyết, âm cực, dương cực đã nói rõ ở các bài mạch, ở đây không phải bàn nữa. Trên đây nói tham khảo 4 thứ mạch căn bản để quyết đoán ở biểu hay ở lý, thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thựclà thế đó.
Nay nói đến 6 bộ mạch trong 4 mùa nên có hay nên kỵ như thế nào?
*.Mạch mùa xuân nên Huyền mà kỵ Sắc là vì kim khắc mộc.
*.Mạch mùa hạ nên Hồng mà kỵ Trầm là vì thủy khắc hỏa.
*.Mạch mùa thu nên Mao mà kỵ Hồng là vì hỏa khắc kim.
*.Mạch mùa đông nên Trầm hoạt mà kỵ Hoãn là vì thổ khắc thủy.
Khi xem riêng từng bộ mạch. Bộ Thốn bên tả là mạch tâm thì kỵ Trầm, quan bên tả là mạch can kỵ Sắc, xích bên tả là mạch thận kỵ Hoãn. Thốn bên hữu là mạch phế kỵ Hồng, quan bên hữu là mạch tỳ kỵ Huyền, xích bên hữu là mạch tướng hỏa kỵ Trì. Đây là nói đại lược về cách coi mạchtừng bộ cần phải biết đến. Còn có lẽ sinh khắc của ngũ hành, đường vận hành thứ tự của kinh lạcvà cơ năng giống nhau hay khác nhau của âm dươngnữa, người làm thuốc phải nên đọc kỹ.
THỦY HỎA
Thủy của tiên thiên là để sinh ra, huyết của hậu thiên là để bồi dưỡng cho thủy của tiên thiên. Vậy thủy tức là huyết mà huyết tức là âm. Hỏa của tiên thiên là để sinh ra, khí của hậu thiên là để bồi dưỡng cho hỏa của tiên thiên. Vậy hỏa tức là khí mà khí tức là dương. Mới biết thủy vốn không có hình mà huyết có hình, vì tâm hỏa nung nấu tân dịch thành ra màu đỏ là huyết. Huyết ở trong người ra như thấy ở kinh nguyệt, thấy khi đổ máu mũi, thấy khi bị dao chém, chất đỏ thực là chất hữu hình. Thủy hiện ra ngoài thành nước mắt, nước mũi, nước miếng, mồ hôi, nước tiểu gọi là ngũ dịch, là chất thừa của huyết.
Huyết đủ thì làm cho lông tóc xanh đen, da thịt tươi thắm, gân mạch mềm mại đó chẳng phải huyết là gì? Hỏa vốn không có hình mà khí thì có hình, vì thận khí hun nấu mà thành ra sắc trắng là khí. Hiện ra ở phía trong như tinh của người ta lúc giao cấu, như khí ấm của hơi thở đó thực chất là hữu hình. Hỏa hiện ra ở ngoài mà thành ra mạch đập ở hai tay, hơi thở suốt ngày đêm, bắp thịt đầy chắc, da dẻ ấm nhuần đó chẳng phải hiện tượng hữu hình của khí là gì?
Suy vậy thì biết khí là dương, là chồng, dẫn lối cho huyết. Huyết là âm, là vợ, làm chỗ dựa cho khí. Hai cái đó phải đi đôi với nhau mà không thể tách rời nhau được. Cho nên huyết kém người khéo bổ huyết phải dựa vào khí, như thuốc bổ âm ích âm mà dùng đến loại Sâm, Phụlà thế, đó là lẽ khí cai quản được huyết. Khí kém người khéo bổ khí phải dựa vào huyết, như thuốc bổ khí ích khí mà dùng đến loại Quy, Thụclà thế, đó là lẽ huyết có thể tiếp ứng cho khí.
Trên đây nói: khí huyết, âm dương, thủy hỏalà như thế. Nhưng bệnh chứng hiện ra thiên hình vạn trạng, bệnh tình khó biết được rõ ràng.
Nên lại phải trông hình sắc có đỏ hồng, sáng bóng. Nghe tiếng nói có vang trong, liên tiếp và dài hơi. Nhận xét ăn ở cử động, thấy trằn trọc không yên là bệnh thuộc nhiệt, ở biểu là ngoại tà thuộc thực.
Nếu xét hình sắc thấy xanh, trắng, sạm, tối, tiếng nói ngắn ngủi, yếu ớt. Nhận xét khi ăn ở thấy lặng lẽ co ro là bệnh thuộc hàn, ở lý, là chính khí hư.
Lại hỏi duyên cớ mắc bệnh, hoặc là cảm phải thử, thấp, phong, hàn mà sinh bệnh, hoặc ăn những thức ăn nóng, lạnh mà sinh bệnh để biết nguyên nhân là do nội thươnghay ngoại cảm.
Nếu bệnh là nhiệt, ở biểu, có ngoại tà thuộc thực là do ngoại cảm thì phải tùy người khỏe hay yếu mà phát hãn tán tà hoặc dùng thuốc mát để giải.
Người còn ít tuổi mà mạnh thì cho giải tán ở biểu, người còn ít tuổi mà yếu thì cho phát hãn nhẹ. Trẻ con, người già thì trong phép bổ gồm phép phát hãn, trong phép phát hãn gồm phép có bổ mới là thích đáng.
Nếu bệnh là hàn, ở lý, là chính khí hư kém là nội thương cũng phải tùy người khỏe hay yếu mà dùng thuốc ôn bổ hay thuốc tiêu đạo.
Người ít tuổi mà mạnh thì trong thuốc tiêu đạo có ghé thuốc ôn bổ, người ít tuổi mà yếu thì trong phép ôn bổ có ghé tiêu đạo. Trẻ con người già thì trước hết phải dùng ôn bổ, sau mới tiêu đạo, thế mới là hợp pháp.
Trên đây trình bày cách nhìn hình sắc, nghe tiếng nói, nhận xét khi ăn ở, hỏi nguyên nhân mắc bệnh là thế.
Tuy vậy xét ở bề ngoài chỉ được đại khái, có xét ở trong mới khỏi nghi ngờ, cho nên còn phải xem mạch.
Tiên thiên-Hậu thiên
TIÊNTHIÊN LÀ GÌ?
Mệnh mônở giữa hai quả thận là khí thái cực trong thân thể người ta. Một điểm khiếu đen ở thận bên trái hơi mát thuộc về thủy tức là chân thủy. Một điểm khiếu trắng ở thận bên phải hơi ấm thuộc về hỏa tức là chân hỏa. Thủy có hỏa ức chế lại mà không tràn lên được. Hỏa có thủy ức chế lại mà không bốc lên được. Gọi là chân thủy chân hỏa hay chân âm chân dương, thật là không có chân hiện hình mà sẵn có từ khi mới bẩm thụ tinh huyết của cha mẹ và người ta sống lâu hay chết yểu cũng đều quan hệ ở chỗ đó. Cho nên gọi là tiên thiên.
HẬU THIÊN LÀ GÌ?
Khi người ta đã sinh ra rồi, ăn uống vào tỳ vị, vận hóa nhờ tỳ, khiến cho khí thanh của cơm nước đi lên. Trong đó những chất tinh ba bảo vệ ở ngoài là khí, những tân dịch vinh nhuận ở trong là huyết, còn những cặn bã đi xuống là đại tiện, tiểu tiện. Cùng với những cái hữu hình của tâm, can, phế, thận đều là do sau khi đã sinh ra mới có. Cho nên gọi là hậu thiên.
LỜI DẪN
Việc làm thuốc có quan hệ đến tính mạng con người. Nhưng đời người làm thuốc thường cho là dễ, mà tôi làm thuốc lại tự cho là rất khó. Vì sao vậy?
Người đời luận chứng bệnh chỉ mò mẫm chứng ngọn mà thôi. Còn lý do vì đâu mà sinh ra chứng ấy thì không chịu tìm tra các phương thư, chỉ chấp nhất dựa vào những phương cố định. Còn có khi dùng phương đó cũng không có nghiên cứu kỹ càng. Nên gặp chứng nhẹ may mà chữa trúng thì tự cho là thần thánh, gặp phải chứng hư không may mà chữa lầm cho người ta rồi đổ cho số mệnh, đều là những hạng người có lòng vụ lợi chỉ đem tai hại cho người. Nên không lạ gì họ cho nghề làm thuốc là dễ. Tôi thì không như thế, trước thì sợ cho thân mình bị bọn lang băm làm hại. Mới quyết chí học thuốc, rộng tìm những sách vở đời trước góp thêm ý kiến của mình vào xếp lại thành sách.
Muốn học về kinh lạcthì thấy rõ ở tậpTrị yếu. Muốn học về mạch quyết thì rõ ở tập Quan miện. Song lẽ mọi bệnh đều bắt đầu từ Thương hàn thì cũng có tóm tắt ở tậpĐại thành.
Các chứng nguy hiểm không gì bằng bệnh đậu mùa thì có ở tậpMộng trung giác đậu. Thuốc chữa cho trẻ em là rất khó thì có ở tậpẤu Ấu, nói rõ về cách xét nghiệm và xem sắc của tiểu nhi. Còn như môn thai sản đã sẵn có bài Bảo sản ca quát của Phùng Thị đem thêm bớt mà dùng, đây không cần nhắc lại. Tất cả những loại này, nghiên cứu kỹ càng, suy nghĩ ráo riết, hết sức tìm ý nghĩa sâu xa của Hiên Kỳ, mười phần mới được một.
Tôi từ 30 đến 40 tuổi mới biết làm thuốc, từ 40 đến 50 tuổi mới ít lầm, từ 50 đến 60-70 tuổi mới khỏi lầm. Có khi gặp phải những bệnh không chữa được đều nói rõ trước với người ta mới khỏi hối hận về sau.
Thuốc khó như thế mà mình biết được thuốc là khó. Nên tôi nói làm thuốc rất khó không phải không có bằng chứng. Huống chi tôi tuy làm thuốc mà không muốn chữa cho mọi người, vì sợ chữa nhiều thời sai lầm nhiều, sai lầm nhiều thì thất đứcnhiều, chẳng hóa ra làm phúc mà xúc lấy vạ. Cho nên tôi không phô trương tủ thuốc, không bầy đặt dao cầu, khi bước chân ra rất thận trọng, khi bốc thuốc không bừa bãi.
Riêng đối với họ hàng, làng xóm và học trò vì nghĩa tình bất đắc dĩ không thể chối từ được thì không cứ người lớn trẻ con, hoặc cho thuốc hoặc cho đơn, tiền thuốc muốn trả nhiều ít thế nào cũng được. Đó là sự học thuốc của tôi cắt chữa cho thân mình, cho nhà mình chứ không phải làm thầy thuốc để sinh sống, để vụ lợi. Song nghĩ rằng biết thuốc đã là khó, mà khi đã thâu tóm được những chỗ khó ấy có phải chỉ để riêng cho mình thôi ư? Vì vậy tôi trình bày những chỗ tôi thu lượm được để làm bài huấn.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:412.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh