XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ VÀ CHUẨN TRỊ ĐÔNG Y
Học thuyết Tạng Phủ là một bộ phận quan trọng cấu thành lý luận của Đông y. Học thuyết này
xuất phát từ quan điểm cơ thể hoàn chỉnh, cho rằng mọi biểu hiện sinh lý, bệnh lý của ngũ tạng,
lục phủ đều thông qua hệ thống kinh lạc đưa đến các tổ chức cơ quan toàn thân, kết thành một
chỉnh thể hữu cơ. Giữa tạng, phủ (ngũ tạng, lục phủ) về mặt sinh lý, cũng có tương hỗ giữ gìn,
tương hỗ ức chế, khi sinh bệnh cùng nhau ảnh hưởng, cùng nhau chuyển hóa.
Ngũ tạng: Tâm - Can - Tỳ - Phế - Thận.
Lục phủ: Đảm - Vị - Đại trường - Tiểu trường - Bàng quang - Tam tiêu.
Khái niệm Đông y về công năng của lục phủ, ngũ tạng cơ bản cũng giống như. Tây y nhưng có
những điểm khác rất lớn, ví dụ như Tây y không có tạng khí tương ứng vớ Tam tiêu, do đó
chúng ta không thể nghĩ đơn giản mà đem khái niệm tạng khí của Đông y so với Tây y, đem
tạng khí của Tây y gán vào Đông y được.
Cơ sở của học thuyết Tạng Phủ là thực tiễn lâm sàng lâu dài mà phát triển thành lý luận, vì vậy
nó có ý nghĩa chỉ đạo trọng yếu về chẩn trị bệnh tật trong Đông y. Tuy nhiên, trong đó có một
số vấn đề mà bản chất chưa được rõ ràng, cần được chỉnh lý, nâng cao lên một bước.
SINH LÝ VÀ BỆNH CHỦ YẾU CỦA TẠNG PHỦ
Cơ thể con người là chinh thể, giữa ngũ tạng và lục phủ có mối quan hệ phức tạp. Chúng có
công năng riêng, song lại phối hợp chặt chẽ với nhau. Chức năng của chúng là:
Ngũ tạng chứa giữ Tinh khí. Lục phủ hấp thụ thủy cốc, phân biệt trong đục, đào thải cặn bã.
Ngoài ra còn có Não - Tủy - Xương - Mạch - Mật - Dạ con, có những chức năng gần giống
với Tạng và Phủ nên được phân riêng thành một loại gọi là: "Phủ kỳ hằng" (phủ lạ thường).
A. Tâm và tiểu trường
Tâm là chủ soái của lục phủ, ngũ tạng con người, nó có địa vị đứng đầu trong các tạng phủ.
Các tạng phủ khác đều hoạt động hợp đồng, điều hòa với Tâm, cho nên Tâm là chủ soái của
lục phủ, ngũ tạng.
1. Sinh lý và bệnh lý tạng tâm
a. Tâm chủ thần chí: Tâm chủ quản các hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy, tương đương
với hoạt động tinh thần, thần kinh cao cấp. Nếu công năng chủ thần chí của Tâm bình
thường thì tinh thần của con người bình thường, tỉnh táo, thần chí rõ ràng. Nếu như Tâm
không bình thường thi phát sinh những bệnh chứng như: Hồi hộp, thổn thức, sợ hãi, hay
quên, mất ngủ, phát cuồng, cời cợt không ngừng, hôn mê, nói nhảm.
b. Tâm chủ huyết mạch: Tâm và mạch vốn nối liền với nhau. Huyết dịch có thể tuần hoàn
trong mạch quản là nhờ vào khí của Tâm thôi động. Tâm khí mạnh, trực tiếp ảnh hưởng
đến vận hành của máu, vì vậy nó thể hiện trên mạch chẩn. Tâm khí bất túc, mạch sẽ nhỏ,
yếu, vô lực. Khí đến không đều, mạch luật không chỉnh, loạn nhịp (gọi là Súc, Kết, Đại).
c. Tâm kỳ hoa khai khiếu ở lưỡi, ở mặt (thấy rõ Tâm thể hiện ở lưỡi, ở mặt):
loạt chứng của trúng gió. Can khí thăng phát không đủ, cũng gây ra các chứng váng đầu,
mất ngủ, tinh thần hoảng hốt.
b. Can chủ tàng huyết. Can có công năng chứa giữ huyết dịch và điều tiết huyết lượng. Khi
ta ngủ hoặc nghỉ ngơi, bộ phận huyết dịch quay về chứa giữa ở Can. Khi ta hoạt động,
Can lại cung cấp huyết dịch cho mọi tổ chức cơ quan, dẫn đi toàn thân. Can tàng huyết,
còn có ý nghĩa nữa là đề phòng xuất huyết. Nếu công năng tàng huyết có diễn biến xấu
thì gây xuất huyết, thổ huyết, nục huyết (nôn ra máu, chảy máu cam).
c. Can khai khiếu ra mắt. Can tàng huyết, mắt nhờ huyết mà thấy. Can có bệnh thường có
ảnh hưởng đến tròng mắt. Can hư làm giảm thị lực, quáng gà, mờ mắt. Can hỏa thượng
viêm thì mắt đỏ.
d. Can chủ cân, kỳ hoa tại móng. Can chủ quản hoạt động của gân, chi phối hoạt động của
bắp thịt và khớp xương trong toàn thân. Gân nhờ vào Can huyết nuôi dưỡng, nếu Can
huyết bất túc không nuôi dưỡng được gân sẽ sinh ra đau gân, tê dại, khó co duỗi, co
quắp. Nếu nhiệt cực dẫn động Can phong cũng có thể gây nên co giật. "Móng và Can
cũng có quan hệ mật thiết. Can huyết đầy đủ thì móng tay hồng nhuận. Can huyết bất túc
thì móng tay khô xác hoặc mỏng di, mền ra, gọi là "Kỳ hoa tại móng" (can thấy rõ ở
móng).
2. Sinh lý và bệnh lý của đảm
Đảm là một trong sáu phủ, nhưng lại có công năng khác các tạng phủ khác nên gọi là "kỳ
hằng chi phủ”. Bệnh của Đảm (mật) chủ yếu biểu hiện ở sườn đau, vàng da, đắng miệng,
nôn nước đắng.
3. Can và Đảm thông qua quan hệ kinh lạc cấu thành quan hệ biểu lý, Can và Đảm gần
nhau nên khi có bệnh thì cũng ảnh hởng đến nhau, khi chữa bệnh thì chữa cả Can và Đảm.
Trên cơ bản Can và Đảm bao quát công năng của gan, mật và một phần hệ thần kinh thực
vật, hệ vận động, huyết dịch, thị giác.
C. Tỳ và vị
1. Sinh lý và bệnh lý của tỳ
a. Tỳ chủ vận hóa: Tỳ chủ tiêu hóa, hấp thụ và vận chuyển đồ ăn. Đồ ăn vào dạ dày sau khi
đã sơ bộ tiêu hóa, lại có Tỳ vận hóa thêm một bước, tạo thành chất tinh vi dễ hấp thụ, rồi
được chuyển vận đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức cơ quan toàn thân. Tỳ ngoài
việc vận hóa đồ ăn đã tinh hóa ra, còn vận chuyển thủy thấp, cùng với Phế và Thận duy trì
mức vừa đủ của chất lỏng trong cơ thể. Khi công năng vận hóa của Tỳ bình thường, tiêu
hóa, hấp thụ tốt, Tỳ khí khỏe, thì khí huyết thịnh vượng, tinh lực dồi dào. Nếu như Tỳ hư
thì vận hóa thất thường, khả năng tiêu hóa, hấp thụ (kiện vận) không tốt, sẽ xuất hiện
chứng kém ăn, bụng trướng, ỉa lỏng, nhão. Có thể do chất lỏng vận chuyển bị trở ngại mà
gây nên thủy thấp bị đình trệ, dẫn đến phù thũng hay đàm ẩm (do không sinh huyết tất
sinh đàm lỏng hoặc dẻo ở dạ dày, đường ruột).
b. Tỳ thống huyết. Tỳ có công.năng thống nhiếp huyết dịch toàn thân. Nếu Tỳ hư, công
năng thống huyết diễn biến xấu cũng làm cho “huyết bất tùng kinh"* gây nên các chứng:
xuất huyết; thổ huyết, nục huyết, băng lậu huyết, tiện huyết. Ngoài ra, còn có quan hệ sinh
huyết rất mật thiết. Tỳ hư làm cho công năng sinh hóa huyết dịch giảm thấp, đưa đến bần
huyết (thiếu máu, nghèo máu).
c. Tỳ chủ tứ chi, cơ nhục, khai khiếu ra mồm, kỳ hoa ở môi: Tỳ mà vận hóa bình thường
thủy cốc tinh vi nuôi dưỡng toàn thân thì sức ăn tăng tiến, cơ bắp đầy đặn khỏe mạnh, tay
chân cứng cáp, mồm miệng hồng tươi. Tỳ khí hư yếu, vận hóa thất thường, thì sức ăn
kém, cơ bắp gầy mòn, chân tay mềm yếu, môi trắng nhợt hoặc vàng, khô khan.
2. Sinh lý và bệnh lý của vị
Công năng chủ yếu của Vị !à chứa nạp thủy cốc, nghiền ngấu đồ ăn, nên gọi: "Vị là thủy cốc
chi hải"**. Vị có bệnh thì xuất hiện chứng bụng trên đầy tức, đau đớn, ăn uống giảm, quặn
bụng buồn nôn.
3. Tỳ với Vị thông qua quan hệ kinh lạc mà cấu thành quan hệ biểu lý. Vị chủ nạp, Tỳ chủ
vận hóa, phối hợp với nhau thành công năng sinh lý tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển dinh
dưỡng. Tác dụng của Tỳ, Vị trong cơ thể con người chiếm địa vị trọng yếu, cho nên trên lâm
sàng có câu nói: "Có Vị khí thì sống, không Vị khí thì chết" và câu "Tỳ, Vị là gốc của hậu
thiên". Nhưng Tỳ, Vị lại có những đặc điểm khác nhau: Tỳ chủ thăng, ưa táo, ghét thấp. Vị
chủ giáng, ưa thấp, ghét táo, cả hai đều tương phản tương thành. Vị khí giáng, đồ ăn mới đi
xuống, tiện cho việc tiêu hóa; Tỳ khí thăng, thủy cốc tinh vi mới có thể đi đến Phế, lại đưa rải
khắp toàn thân, đến các tạng phủ. Nếu Vị khí không giáng mà lại ngược lên, sẽ gây ra quặn
bụng, nôn mửa, ợ hơi, nấc và đau dạ dày. Tỳ khí không thăng, ma lại hãm xuống (trung khí
hạ hãm) thì xuất hiện hụt hơi, nói yếu, ỉa chảy kéo dài, lòi dom, sa dạ dày, sa dạ con hoặc sa
các tạng phủ khác.
Tỳ thuộc âm, bản thân rất dễ sinh thấp. Tỳ không vận khỏe, thủy thấp đình ở trong, lại cũng
rất dễ bị tà thấp xâm phạm. Nếu Tỳ bị ngoại thấp xâm phạm thì thấy phát sốt, nặng đầu, đau
mình, tay chân rã rời, mệt mỏi, bụng trướng khó chịu, rêu lưỡi trắng dày, mạch nhu hoãn, khi
chữa nên ôn tỳ, táo thấp.
Vị thuộc dương, nói chung bệnh của Vị là Vị nhiệt, Vị hỏa, làm xuất hiện miệng khô, khát,
kém ăn hoặc răng đau, lợi, răng chảy máu, thổ huyết, nục huyết. Chữa nên thanh nhiệt,
giáng hỏa.
Tlheo những điều nói về Vị thì Đông, Tây y đều nói giống nhau, nhưng Đông y nói về Tỳ bao
gồm công năng và bệnh tật thuộc tiêu hóa, hấp thụ, đại tạ (thay thế vật chất), ổn định thể
dịch và một phần tuần hoàn huyết dịch, so với bài giảng Tây y thì thật khác xa.
* Huyết bất tùng kinh: huyết không đi theo kinh mạch
** Vị là thủy cốc chi hai: dạ dày là bể chứa nước và đồ ăn
D. Phế và đại trường
1. Sinh lý và bệnh lý của phế
a. Phế chủ khí: Phế giữ hô hấp, tiến hành thay đổi khí trong cơ thể, duy trì công năng hoạt
động sống của con người. Mặt khác, Phế hướng về trăm mạch đa thủy cốc tinh vi phân bố
toàn thân. Ngoài ra, Đông y cho rằng Phế chủ khí cả người, khí của lục phủ, ngũ tạng
thịnh, suy đều có quan hệ mật thiết với Phế. Công năng của Phế diễn biến xấu sẽ gây nên
bệnh tật chủ yếu ở đường hô hấp: Ho hen, mệt nhọc, tiếng nói nhỏ yếu, hụt hơi.
b. Phế chủ túc giáng*, thông điều thủy đạo: Phế khí lấy thanh túc hạ giáng làm thuận, nếu
Phế khí ngược lên sẽ phát sinh chứng ho hen. Sự vận hành chất lỏng trong người và bài
tiết chẳng những cần sự vận hóa, chuyển đưa của Tỳ, còn cần sự túc giáng của Phế khí
mới có thể thông điều thủy đạo mà chuyển đến Bàng quang. Nếu như Phế mất túc giáng
cùng ảnh hưởng đến việc đại tạ** của thủy dịch, dẫn đến thủy thấp đình lưu, sinh ra khó
đái và phù thũng. Do đó có câu: "Phế là thượng nguồn của thủy". Phế khí không túc giáng
được có khi quan hệ với Phế khí bế trở (Phế khí vướng tắc). Vì thế một số chứng suyễn
và phù thũng thường phối hợp dùng thuốc khai phế khí như Ma hoàng, Tế tân, Khổ Hạnh
nhân để chữa.
c. Phế chủ bì mao: Phế và da dẻ cơ biểu có quan hệ mật thiết. Phế, Vệ khí đầy đủ thì cơ
biểu kín chắc, da dẻ tươi sáng, sức chống đỡ của cơ thể mạnh mẽ, ngoại tà không dễ
xâm phạm được. Khí của Phế, Vệ không vững, lỗ chân lông trống trải, dễ bị ngoại tà xâm
phạm, thậm chí phạm thẳng vào Phế. Ngoài ra, nếu như cơ biểu không chắc, tinh dịch tiết
ra ngoài, lại sinh ra mồ hôi và mồ hôi trộm.
d. Phế khai khiếu ở mũi: Mũi và Phế thông nhau, mũi là cửa của hệ hô hấp. Khi Phế có
bệnh thường sinh tắc mũi, chảy nước mũi, khó thở, có khi cánh mũi phập phồng.
đ. Phế có quan hệ với tiếng nói: Tiếng nói phát sinh do tác dụng của Phế khí. Phế khí đủ
thì tiếng nói vang, trong. Phế khí hư thì tiếng nói thấp, đục, nhỏ. Phong hàn phạm phế,
Phế khí vướng tắc thì tiếng nói như câm.
Bệnh lao do Phế tà làm tổn hại, hoặc do Phế khí
tiêu hao quá mức cũng dẫn đến mất tiếng.
2. Sinh lý và bệnh lý của đại trường
Công năng chủ yếu của Đại trường là chuyển tống cặn bã, bài tiết phân. Đại trường có bệnh
gây ra: Táo bón, bí ỉa, đau bụng, ỉa chảy, hoặc lị máu mủ.
3. Phế và Đại trường thông qua kinh lạc cấu thành quan hệ biểu lý. Phế khí túc giáng thì
công năng của Đại trường bình thường, đại tiện dễ dàng. Nếu đại tiện tích trệ thì cũng ảnh
hưởng ngược lại sự túc giáng của Phế khí. Khi trị liệu trên lâm sàng, có khi chữa bệnh của
Phế lại chữa từ Đại trường. Có khi chữa bệnh Đại trường lại kèm chữa bệnh của Phế. Như
chữa bệnh bí ỉa, ngoài việc dùng thuốc thông tiện ra, còn dùng cả thuốc nhuận Phế hoặc
* Túc giáng: đưa xuống nghiêm chỉnh
** Đại tạ: thay cũ đổi mới
Giáng Phế cũng tốt. Có một số chứng thực nhiệt ở Phế, ngoài việc thanh Phế, còn cần thông
đại tiện. Kết hợp cả hai việc này thường thu được kết quả rất tốt.
Theo sinh lý và bệnh lý kể trên, về cơ bản Tây và Đông y đều giảng giống nhau. Nhưng
Đông y giảng về Phế, ngoài công năng về hô hấp, lại bao quát một bộ phận tuần hoàn huyết
dịch, trao đổi chất lỏng và công năng điều tiết thân nhiệt.
Đ. Thận và bàng quang
1. Sinh lý và bệnh lý của thận
a. Thận chủ tàng tinh: Công.năng của Thận là tàng tinh. Có thể chia làm hai loại: chứa
"tinh" sinh dục, cũng là chủ quản việc sinh sản của con người. Mặt khác, còn chứa tinh
của lục phủ, ngũ tạng, cũng là chủ quản việc sinh trưởng của con người, bao gồm sự phát
dục và các hoạt động trọng yếu khác. Trên lâm sàng, số lớn bệnh Thận là chứng hư.
Bệnh ở hệ sinh dục và có một số bệnh ở hệ nội tiết có thể dùng phép bồ Thận mà chữa.
b. Thận chủ thủy: Thận là cơ quan trọng yếu để điều tiết và thay thế nước trong cơ thể, cho
nên gọi Thận là "thủy tạng". Thận có bệnh,.điều tiết nước không bình thường, làm khó đái,
thủy dịch đình lưu, phù toàn thân, hoặc đái không ngừng, uống nhiều, đái nhiều, đái són,
đái dầm.
c. Thận chủ xương, sính tủy, thông về não: Thận tàng tinh, tinh sinh tủy. Thận và não có
quan hệ. Thận tinh đầy đủ thì xương, tủy, não đều khỏe mạnh, chân tay nhanh nhẹn, có
sức hành động linh lợi, tinh lực dồi dào, tai thông, mắt sáng. Thận tinh không đủ thường
sinh ra động tác chậm chạp, xương mềm, sức yếu, thiếu máu hoặc choáng váng hay
quên, cũng như trẻ em bị chứng trí lực phát triển chậm. Ngoài ra, răng là chỗ thừa của
xương, nếu Thận khí hư suy thì răng lợi dễ bị lỏng lẻo và rụng.
d. Thận chủ mệnh môn hỏa: Thận là thủy tạng, nhưng lại chứa mệnh môn hỏa (Thận
dương là lực lượng chủ yếu duy trì sinh mệnh, có tên mệnh môn hỏa). Thận hỏa và Thận
thủy (thận tinh), một âm, một dương, cùng nhau duy trì sinh dục và sinh trưởng, phát dục,
cũng như công năng của các tạng phủ. Mệnh môn hỏa suy dẫn đến xuất tinh sớm, liệt
dương, không đủ sức sưởi ấm Tỳ gây ra bệnh ỉa chảy mạn tính. Mệnh môn hỏa vượng sẽ
xuất hiện mộng tinh, di tinh, tình dục tăng tiến, bứt rứt.
đ. Thận chủ nạp khí: Hô hấp tuy do Phế chủ quản nhưng tất nhiên cần sự hiệp đồng của
Thận. Thận có tác dụng hỗ trợ phế hít khí, giáng khí gọi là "nạp khí". Nếu Thận không nạp
khí sẽ sinh ra hư suyễn, ngắn hơi. Đặc điểm của loại hư suyễn này là thở nhiều, hít ít. Trị
liệu lâm sàng cần theo cách bổ Thận.
e. Thận khai khiếu ở tai (phía trên), ở nhị âm* (phía dưới): Tai và Thận liên quan với nhau,
vì là khiếu trên của Thận, cho nên Thận khí sung túc thì tai nghe được bình thường, thận
khí hư thì tai ù, tai điếc. Nhị âm là lỗ đít và lỗ đái, là khiếu dưới của Thận, cho nên sự bài
tiết của Thận có liên quan đến đái, ỉa. Nếu thận khí hư sẽ đưa đến đái không cầm hoặc
* Nhị âm: chỗ đái và chỗ ỉa, gọi là tiền âm và hậu âm
đái són không dứt. Thận âm bất túc sẽ đưa đến bí ỉa. Mệnh môn hỏa suy gây nên ỉa chảy
lúc sáng sớm.
e. Thận kỳ hoa tại tóc: Lông tóc rơi rụng và sinh trưởng thường phản ánh sự thịnh suy của
Thận khí. Thận khí thịnh vượng thì lông tóc tốt dày và đen bóng. Thận khí suy thì lông tóc
thưa, rụng hoặc bạc mà khô xác.
2. Sinh lý và bệnh lý của bàng quang
Công năng chủ yếu của Bàng quang là chứa giữ và bài tiết nước tiểu. Nếu bàng quang có
bệnh sinh ra đái són, đái vội, hoặc khi dứt bãi đái thấy đau.
3. Thận và Bàng quang thông qua quan hệ kinh lạc mà cấu thành quan hệ biểu lý. Công
năng bài tiết của Bàng quang mất bình thường có khi quan hệ tới bệnh của Thận. Như Thận
hư không cố nhiếp*, cũng xuất hiện chứng đái không cầm hoặc đái dầm. Thận hư, khí hóa
không kịp cũng ra bí đái hoặc đái khó.
Theo sinh lý, bệnh lý kể trên, Đông y giảng về Thận, cơ bản bao quát công năng và bệnh tật
ở hệ sinh dục, tiết niệu, bộ phận tạo máu, nội tiết và công năng của hệ thần kinh, khác vôi
bài giảng Tây y. Còn Bàng quang trong bài giảng Đông, Tây y đều giống nhau.
E. Tam tiêu
Tam tiêu là một trong lục phủ, gồm có Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu. Hình thái và công
năng của Tam tiêu tới nay chưa có lý thuyết ổn định. Đại đa số cho rằng Thượng tiêu là
Tâm, Phế, tương đương với công năng tạng khí ở lồng ngực. Trung tiêu chỉ Tỳ, Vị tương
đương với công năng tạng khí ở bụng trên. Hạ tiêu chỉ Can, Thận, Bàng quang, Đại trường,
Tiểu trường, tương đương với công năng tạng khí ở bụng dưới. Theo tác dụng sinh lý mà
nói, Thượng tiêu như "sương", chỉ tác đụng của Tâm, Phế đối với việc đưa rải chất dinh
dưỡng. Trung tiêu như "giọt nước", chỉ tác dụng vận hóa của Tỳ, Vị. Hạ tiêu như "cống
rãnh", chỉ tác dụng bài tiết của Thận và Bàng quang.
Lý thuyết Tam tiêu biện chứng trong học thuyết ôn bệnh đã dùng Tam tiêu làm cương lĩnh để
biện chứng phân loại bệnh và luận trị. So với ý nghĩa kể trên có chỗ khác nhau..
Nói tóm lại, công năng của Tam tiêu là tổng hợp công năng sinh lý của mấy tạng phủ trong
lồng ngực, ổ bụng. Bệnh biến của Tam tiêu xuất hiện phần lớn có liên quan với công năng
chuyển tống chất lỏng, nuôi dưỡng và bài tiết.
G. Nữ tử bào
Nữ tử bào gồm dạ con và phần phụ. Công năng chủ về chửa đẻ và kinh nguyệt. Nữ tử bào,
Thận và Xung, Nhâm mạch có quan hệ rất mật thiết, cả 3 đều cùng giữ kinh nguyệt, chửa
đẻ, sinh dục được bình thường. Thận tinh đầy đủ, Xung, Nhâm mạch thịnh thì kinh nguyệt,
sinh dục bình thường. Thận tinh hao tổn, Xung nhâm mạch hư thì kinh nguyệt không đều,
thậm chí không chửa đẻ.
***
* Cố nhiếp: giữ chắc
Quan hệ giữa tạng với tạng, giữa phủ với phủ, giữa tạng với phủ mật thiết khác thờng. Có
một số mặt có thể bàn tới. Hiện lâm sàng thường thấy quan hệ giữa tạng và tạng phân ra
như sau:
A. Tâm và phế
Tâm chủ huyết. Phế chủ khí. Tâm Phế giúp nhau cùng giữ tuần hoàn của huyết dịch. Tâm
huyết đủ thì phế khí dồi dào. Phế khí dồi dào thì Tâm huyết có máu chảy đều. Ngược lại,
Phế khí bất túc cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn huyết dịch. Công năng của Tâm không tốt có
ảnh hưởng đến hô hấp.
B. Tâm và Thận
Tâm ở thượng tiêu thuộc hỏa. Thận ở hạ tiêu thuộc thủy. Trong tình huống bình thường, cả
hai cùng quan hệ tương hỗ, giữ gìn điều hòa, hiệp đồng (Tâm Thận tương giao, thủy hỏa
tương tế). Nếu phá vỡ quan hệ bình thường đó, sẽ xuất hiện Tâm phiền, mất ngủ, đầu váng,
tai ù, lưng, gối mềm mỏi, gọi là chứng "Tâm Thận bất giao".
C. Tâm và Can
Tâm chủ huyết mạch toàn thân. Can có công năng chứa giữ và điều tiết huyết dịch. Cả hai
có quan hệ mật thiết. Nếu Tâm khí bất túc làm cho huyết hao Can hư, xuất hiện chứng
"Huyết bất dưỡng cân”, sẽ thấy gân, xương đau buốt, co quắp, co giật.
D. Tâm và Tỳ
Tỳ chủ vận hóa, rất cần sự nuôi dưỡng của Tâm huyết và sự thôi động của Tâm dương,
công năng của Tâm cũng cần Tỳ phun tưới thủy cốc tinh vi để hoạt động. Thứ nữa là Tâm
chủ vận hành huyết dịch. Tỳ có công năng thống nhiếp huyết dịch, làm cho Tâm, Tỳ có quan
hệ mật thiết. Lâm sàng thường thấy có chứng "Tâm Tỳ lưỡng hư” biểu hiện là tim thổn thức,
hay quên, mất ngủ, sắc mặt vàng yếu, ăn ít, ỉa phân nát.
Đ. Can và Tỳ
Can khí quá vượng hoặc Tỳ khí quá hư đều dễ xuất hiện chứng "Can mộc thừa Tỳ” (Can Tỳ
bất hòa) biểu hiện sườn đau, đau dạ dày, đau bụng.
E. Can và Phế
Bình thường thì Phế khắc Can. Nhưng khi có bệnh thì Can phản khắc Phế. Ví dụ: Phế khí
vốn hư không chế được can, do đó mà can khí thượng nghịch làm cho Phế khí túc giáng bị
vướng, sẽ thấy ngực cách trướng đầy, không thư. Lại như Can hỏa quá thịnh thì hun đốt
Phế, gây ra dễ cáu bẳn, đau sườn ngực, ho khan hoặc ho lẫn đờm với máu gọi là "Mộc hỏa
chế kim" (tương vũ)*.
* Tương vũ: hỗn láo với nhau
G. Can và Thận
Can va Thận có quan hệ mật thiết. Trong Đông y có câu “Can Thận đồng nguỵên”. Can nhờ
Thận thủy (Thận âm) tư dưỡng lại, Thận thuỷ bất túc, âm hư thì không liễm được dương sẽ
gây ra “Can dương thượng cang” xuất hiện chứng đau đầu, cao huyết áp.
H. Tỳ và Phế
Phế khí nhờ Tỳ vận hóa thủy cốc tinh vi nuôi dưỡng trở lại. Trên lâm sàng đối với bệnh Phế
khí hư, có thể dùng phương pháp bổ Tỳ ích Phế để chữa chạy.
I. Tỳ và Thận
Vận hóa của Tỳ nhờ Mệnh môn hỏa của thận giúp đỡ, cho nên Mệnh môn hỏa bất túc, gây
ra công năng của Tỳ giảm, xuất hiện chứng ỉa chảy. Ngoài ra Tỳ còn có thể chế Thận thủy,
nếu Tỳ hư, công năng vận hóa giảm mà không chế được thủy, làm cho Thận thủy nhiễu
loạn, xuất hiện phù thũng.
K. Phế và Thận
Phế chủ khí. Thận chủ nạp khí, Thận cũng giáng. Phế khí túc giáng. Nếu thận dương hư,
không thể nạp khí, thì thấy suyễn súc**. Trên lâm sàng, do thận hư mà đưa đến hen suyễn
cần thẹo cách bổ thận mà chữa.
** Suyễn súc: hen suyễn rút cổ lại
Học thuyết tạng phủ thực chất là giải phẫu sinh lý và bệnh lý trong Đông y, là cơ sở biện chứng
luận trị trên lâm sàng, khi chúng ta học tập cần coi là tự điển, cẩm nang. Còn như đối với việc lý
giải công năng tạng phủ theo hệ thống giải phẫu sinh lý của Tây y quy nạp như sau:
1. Về mặt tiêu hóa, hấp thụ
Vị chủ thu nạp, Tỳ chủ vận hóa, Tiểu trường phân biệt trong đục, Đại trường chuyển thải
cặn bã, lại có sự giúp đỡ của Can sơ tiết, Mệnh môn hỏa giúp đỡ.
2. Về mặt hoạt động hô hấp
Phế giữ hô hấp, chủ thay đổi khí thể, Thận chủ nạp khí, giúp đỡ công năng túc giáng của
Phế.
3. Về mặt tuần hoàn huyết dịch
Tâm chủ huyết mạch, là động lực của tuần hoàn. Phế hướng về trăm mạch, thêm vào
tuần hoàn huyết dịch. Can tàng huyết, công năng điều tiết huyết lượng. Tỳ thống huyết,
làm cho huyết dịch tuần hoàn trong mạch mà không tràn ra ngoài.
4. Về mặt công năng tạo huyết
Tỳ, Vị là gốc của hậu thiên, nguồn của hóa sinh huyết dịch, Thận là gốc của tiên thiên, tạo
huyết cũng nhờ Thận ôn dưỡng.
5. Về mặt đào thải nước
Tỳ chủ vận hóa thủy thấp, Phế chủ thông điều thủy đạo, Thận chủ bài tiết của thủy, Tam
tiêu chủ khí hóa, Bàng quang chủ chứa nước tiểu và bài tiết nước tiểu.
6. Công năng thần kinh
Một phần công năng của Tâm tương đương với thần kinh đại não, là trung tâm của hoạt
động tình chí, tư duy. Cũng như các tạng đều gồm có hoạt động thần kinh tinh thần.
7. Công năng vận dộng
Thận chủ xương, làm cho vận động đều đặn, động tác nhanh nhẹn, tinh xảo. Can chủ gân,
co duỗi các khớp. Tỳ chủ tứ chi, quản cơ bắp toàn thân.
8. Công năng nội tiết và sinh dục toàn thân
Có quan hệ với Thận, Can, Nữ tử bào và Xung mạch, Nhâm mạch. "
XEM MẠCH VÀ CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRONG ĐÔNG Y
ĐẠI CƯƠNG
Chẩn đoán học của Y học cổ truyền là dùng các phương pháp Tứ chẩn : nhìn, nghe, hỏi, sờ nắn, bắt mạch để khai thác các triệu chứng bệnh rồi căn cứ vào Bát cương qua vị trí (Biểu lý), tính chất (hàn nhiệt), trạng thái (hư thực) và xu hướng chung (âm dương) của bệnh để quy nạp thành các hội chứng các tạng phủ, kinh lạc...
Nội dung chẩn đoán học của Y học cổ truyền gồm :
- Tứ chẩn : 4 phương pháp để khám bệnh : vọng (nhìn), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (xem mạch, sờ nắn.
- Bát cương : 8 cương lĩnh để chẩn đoán vị trí (Biểu lý), tính chất (hàn nhiệt), trạng thái (hư thực) và xu thế chung của bệnh (âm dương).
- Các hội chứng về bệnh.
TỨ CHẨN
Tứ chẩn là 4 phương pháp nhìn, nghe, hỏi và sờ nắn, xem mạch để tập
hợp được đầy đủ các triệu chứng đang biểu hiện trên người bệnh.
Sự tập hợp triệu chứng đầy đủ, sẽ giúp người thầy thuốc hệ thống hóa được dễ dàng, để thực hiện việc chẩn đoán bệnh thuộc hội chứng nào của Bát cương, bệnh của tạng phủ, kinh lạc nào, do nguyên nhân nào gây ra. Từ đó mà quyết định phương pháp điều trị cho thích hợp.
VỌNG
1.XEM TỔNG QUÁT
Quan sát tỉ mỉ thần, sắc, hình thái, mặt, lưỡi... của người bệnh, sẽ giúp thầy thuốc sơ bộ thấy cần đi sâu, nắm vững những vấn đề gì để biết được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền rất chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi... vì có quan hệ nhiều với các tạng phủ.
- Xem thần : Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạt động của các tạng phủ bên trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài.
+ Còn thần : Mắt sáng, tỉnh táo, hoạt động có ý thức ... là dấu hiệu chính khí chưa suy sụp, bệnh nhẹ, chữa dễ và có khả năng khỏi.
+ Mất (thất) thần : Tinh thần mỏi mệt, thờ ơ, nói không đủ sức... là dấu hiệu chính khí suy, bệnh nặng, khó chữa hoặc chữa lâu ngày.
Do đó, thiên 'Thiên Niên ' (LKhu 55) viết : "Còn thần thì sống, mất thần thì chết".
Một số người bệnh trạng thái nặng, bệnh lâu ngày, cơ thể quá suy yếu đột nhiên tinh thần tỉnh táo, muốn ăn uống, gò má đỏ là dấu hiệu chính khí muốn thoát, bệnh tình nguy hiểm, Y học cổ truyền gọi là hiện tượng "Hồi quang phản chiếu" hoặc "Giả thần".
2.. XEM SẮC
Thường xem sắc ở mặt, người bình thường sắc mặt sẽ tươi nhuận, ngược lại khi có bệnh thường có sự thay đổi, căn cứ trên những sự thay đổi đó có thể biết được phần nào trạng thái bệnh lý ở tạng phủ liên hệ.
- Sắc đỏ : hỏa sinh nhiệt, do đó, sắc đỏ biểu hiện cho sự viêm nhiệt. Tuy nhiên cần phân biệt giữa thực nhiệt và hạ nhiệt.
+ Thực nhiệt gây đỏ bừng cả mặt, kèm theo sốt cao, sốt toàn thân.
+ Hư nhiệt, chỉ ửng đỏ ở 2 gò má, người gai rét chứ không sốt, thường gặp trong các chứng âm hư.
- Sắc vàng : Thiên 'Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận' (TVấn 5) ghi : " Sắc vàng là sắc của Tỳ", Tỳ hư kém, sắc vàng sẽ đục tối khác với sắc vàng tươi nhuận của Tỳ khí sung mãn, 'Tỳ ố thấp', Tỳ ứ không kiện được thủy thấp, thủy thấp đình trệ lại, khí huyết giảm sút, da không được nuôi dưỡng nên có màu vàng.
Chứng vàng da (Hoàng đản), sắc vàng tươi sáng là do thấp nhiệt (vàng da do nhiễm khuẩn), nhưng sắc vàng tối là do hàn thấp (vàng da do ứ mật, tan huyết).
- Sắc trắng thường do hư, hàn, thiếu máu.
- Sắc đen xám, u tối thường do thận hư, thận hư tinh khí suy kiệt, không vận hóa được thủy thấp làm máu huyết ngưng trệ gây ra xám đen.
Nhìn vào đồ hình Thái cực áp dụng trên khuôn mặt, áp dụng màu sắc vào để xem ta thấy :
+ Cằm : tượng trưng cho thận, nếu thấy màu đen xám là dấu hiệu thủy của thận suy.
+ Trán tượng trưng cho tâm, thấy có màu đen xám là dấu hiệu thủy của tâm suy...
Căn cứ vào màu sắc, vị trí các bộ phận tương ứng, có thể biết được rồi loạn bệnh lý ở cơ quan tạng phủ liên hệ.
3. XEM HÌNH THÁI (Hình Dáng, Tư Thế, Cử Động)
Xem hình dáng để biết tình trạng sức khỏe của tạng phủ, qua các biểu hiện có liên hệ đối với cơ quan tạng phủ đó.
Thí dụ : Xem da lông để biết trạng thái của Phế (Phế chủ da lông), xem răng để biết trạng thái của thận (Vì thận chủ xương, răng...).
Xem tư thế cử động của người bệnh để biết trạng thái tổng quát thuộc âm hay dương chứng. Thí dụ : người bệnh ưa rên rỉ, hay cáu gắt... thuộc dương chứng. Người bệnh thích nằm yên, không ưa ánh sáng, tiếng động... thuộc âm chứng.
4. XEM MŨI
Chủ yếu xem hình dạng của mũi để chẩn đoán trạng thái hư yếu hoặc bất thường của phế vì phế khai khiếu ở mũi.
Thí dụ : 2 cánh mũi phập phồng, do Mộc đó phế vượng (hay gặp trong chứng viêm phổi, hen suyễn...).
Ngoài ra, có thể dựa vào nước mũi để chẩn đoán tình trạng rối loạn : chảy nước mũi trong là dấu hiệu thủy của phế suy, hay gặp trong chứng cảm phong hàn...
5. XEM MÔI
Môi đỏ hồng là nhiệt, môi nhợt nhạt là huyết hư, môi xanh tím là huyết ứ. Ngoài ra Tỳ khai khiếu ra ở môi miệng, do đó, môi lở loét là dấu hiệu hỏa của Tỳ vượng, môi thâm đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy...
6.- XEM DA
Tìm những dấu vết xuất hiện trên da để suy đoán được những rối loạn chức năng ở vùng tương ứng.
Theo tạp chí Spounik số 9/1984, các nhà nghiên cứu đã tìm ra 10 chức năng của da. Sự bảo vệ chống ánh sáng quá nhiều là 1 trong những chức năng đó. Sự nhiễm sắc, đậm màu khác nhau, những vết Ban, những nốt ruồi, mụn cơm xuất hiện trên da đều có liên hệ đến cơ quan tạng phủ tương ứng.
Da mặt tương ứng với đoạn trên của Thân não.
Những đoạn não tủy được phản chiếu trên da cổ và bàn tay...
Như vậy, tất cả sự thay đổi ở da (vết nám, mụn cơm , mụn ruồi...) đều có thể cho thấy sự rối loạn hoặc suy yếu của 1 bộ phận cơ quan bên trong.
7.- XEM TAI (NHĨ CHẨN)
Theo Nogier, loa tai đại biểu cho hình thái của bào thai lộn ngược trong tử cung người mẹ, đầu chúc xuống, chân ở trên. Được phân bổ như sau :
BỘ PHẬN Ở TAI
CƠ QUAN TẠNG PHỦ TƯƠNG ỨNG
Dái Tai
Đầu, Trán, Mắt, Mũi, Miệng, Chẩm
Đôi Vành Tai
Chi Dưới
Chân Vành Tai
Bụng, Ngực, Sống Lưng
Xoắn Tai Dưới
Đại Trường, Tiểu Trường, Ruột Dư, Bàng Quang, Thận, Tụy, Túi Mật, Gan, Lách
Thành Trong Bình Tai
Tâm Vị, Thực Quản, Tim, Phổi
Thuyền Tai
Chi Trên
Hố Tam Giác
Tử Cung, Đầu Gối
Dựa vào vị trí, sự thay đổi các dấu hiệu báo bệnh trên các vùng ở loa tai, có thể suy đoán bệnh lý ở cơ quan tạng phủ có liên hệ.
Thí dụ : Sụn tai ở chân vành tai, tương ứng với cột sống, thấy có dấu hiệu báo bệnh xuất hiện ở vùng này (mụn ruồi, tàn nhang, điện trở thay đổi...) có thể chẩn đoán cột sống người bệnh đang bị rối loạn, bệnh...
- Các bác sĩ ở Canada và Mỹ cho biết : những đường nhăn xuất hiện ở vành tai dưới của những người dưới 60 tuổi có thể là dấu hiệu của bệnh tắc mạch máu cơ tim.
- Nicholas Patrakis, 1 nhà huyết học, khi nghiên cứu về di truyền học đã nhận thấy : những phụ nữ có ráy tai ướt, dễ bị ung thư vú hơn ráy tai khô. Theo ông, giữa vú và tai có liên hệ : cả 2 đều có những loại tuyến tương tự và đều tiết dịch như nhau. Ông làm thí nghiệm : Hút dịch ở vú và nhận thấy : hầu hết phụ nữ da trắng thường chỉ cần được hút trong vòng 10-15 giây là đã có sữa non, trong khi đó, hầu hết phụ nữ Á châu cho sữa non ở nhịp độ chậm hơn nhiều. Và điều quan trọng là người phụ nữ nào tiết sữa non nhanh đều có ráy tai ướt.
8.- XEM MẮT (NHÃN CHẨN)
Mắt cũng là 1 vùng phản chiếu của cơ thể, do đó qua mắt có thể biết được phần nào trạng thái rối loạn của cơ quan tạng phủ tương ứng.
Theo các công trình nghiên cứu của Trung Quốc, mắt có liên hệ với ngũ tạng như sau :
Ngũ Tạng
Nhãn Chẩn Của Trung Quốc
Can
Tròng Đen
Tâm
Thịt 2 Bên Khoé Mắt
Tỳ
Mi Mắt
Phế
Tròng Trắng
Thận
Con Ngươi
- Theo Nội Kinh : "Can khai khiếu ở mắt" do đó mắt có màu đỏ, mắt sưng là dấu hiệu hỏa của can vượng, mắt mọc thịt, có mộng là dấu hiệu thổ của can vượng...
- Theo Giáo sư Oshawa, những người có mắt Tam Bạch Đản thường chết bất đắc kỳ tử (chết bất ngờ).
- Theo tạp chí Spounik số 9/1984, giáo sư Valkhover, đại học y khoa Lumunba, cho rằng : mống mắt cũng có một vùng phản chiếu tương ứng của cơ thể. Theo ông, tổn thương ở 1 cơ quan tạng phủ sẽ phát ra tín hiệu tạo thành xung động thần kinh qua dây thần kinh đến vùng phản chiếu tương ứng ở mống mắt, tạo nên ở mống mắt những vết nhiễm sắc nhạt và ánh sáng sẽ lọt qua nhiều hơn bình thường. Ở giai đoạn mãn tính, những vết này sẽ có màu sẫm nên nhu cầu về ánh sáng giảm bớt... Do đó, những thay đổi về màu sắc ở mống mắt sẽ cho biết về giai đoạn của quá trình viêm nhiễm ở 1 cơ quan tạng phủ tương ứng nào đó tương ứng.
Màu sắc của mắt cũng rất quan trọng vì mắt là nơi điều tiết ánh sáng : chỉ cho lọt vào mắt 1 lượng ánh sáng cần thiết. Những người mắt màu xanh cho ánh
sáng qua nhiều hơn so với người mắt sẫm. Như vậy, nếu người có cặp mắt lợt, rời bỏ khí hậu quen thuộc của mình đang sống tức là vùng ít nắng để đi sống ở vùng nhiều nắng hơn sẽ dễ bị kích thích quá đáng, dễ gây ra co giật, huyết áp cao. Trái lại, người mắt đen, đang sống ở vùng nhiều ánh sáng, đi đến vùng ít nắng hơn, sẽ trở thành nhu nhược lười biếng mệt mỏi...
Qua thí nghiệm sự nhạy cảm ánh sáng của mắt, các nhà nghiên cứu nhận thấy : người có giác mạc xanh nhạy cảm ánh sáng hơn người mắt nâu sẫm 3 lần và hơn giác mạc đen 4 lần. Như vậy có thể dùng chỉ số này làm tiêu chuẩn để đánh giá sự nhạy cảm của tất cả cơ thể. Thí dụ : muốn cho thuốc đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị, liều lượng thuốc đối với người mắt đậm có thể phải nhiều và mạnh hơn so với người mắt lợt.
Hình dáng của mắt có 1 vai trò trong sự điều hòa ánh sáng. Người ở vùng nhiều nắng, hay tiếp xúc với ánh nắng (công nhân lao động ở công trường...) trán thường trợt ra sau, vành xương chân mày lồi, mắt nhỏ và sâu. Ngược lại người ở vùng ít nắng. Ít tiếp xúc với ánh sáng (người bệnh nặng phải ở trong nhà, nơi ẩm thấp thiếu ánh sáng...) thường có mặt bẹt, hốc mắt rộng và đôi mắt to.
Lông mi và lông mày cũng giúp điều tiết ánh sáng cho mắt, che bớt ánh sáng vào mắt, do đó, 1 cơ thể yếu, không những sợ quá nhiều ánh sáng mà còn không chịu nổi lượng ánh sáng mà người khác coi là cần thiết, chính vì thế họ có lông mi dài và nhiều.
9.- XEM LƯỠI (THIỆT CHẨN)
Lưỡi là 1 tổ chức cấu tạo bởi nhiều cơ trơn hợp thành. Các lớp niêm mạc, nhất là phía trên lưỡi, tạo thành rêu lưỡi. Các dây thần kinh mạch máu và các nhú dạng chỉ (Pulpilae Folifermis) của lưỡi rất nhậy, do đó các thay đổi chức năng tiêu hóa, thể dịch tình trạng cơ thể... có thể phản ánh nhanh
chóng qua lưỡi. Vì vậy, quan sát lưỡi cũng có thể chẩn đoán bệnh khá chính xác và độc đáo.
9.1.- Về hình thể
Lưỡi được phân chia như sau :
- Đầu lưỡi thuộc Tâm.
- Cuống lưỡi thuộc Thận.
- Giữa lưỡi thuộc Tỳ.
- 2 bên rìa lưỡi thuộc Can.
Thí dụ :
+ Thấy đầu lưỡi lở dộp, có thể nghĩ đến hỏa của tâm vượng.
+ Cuống lưỡi sưng, cuống lưỡi lở là dấu hiệu hỏa của thận vượng.
+ Giữa lưỡi xám đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy.
9.2.- Màu sắc và chất lưỡi
Xem lưỡi, thường tập trung vào chất lưỡi và rêu lưỡi.
a)Lưỡi bình thường:
- Chất lưỡi hồng nhạt do màng lưới các mạch máu vận chuyển trong lớp cơ và trong lớp dưới niêm mạc lưỡi làm cho lưỡi đỏ hồng.
- Rêu lưỡi trắng mỏng : do lớp nhú dạng chỉ với lớp thượng bì bị sừng hóa, thêm những vi khuẩn xen lẫn với thức ăn vụn nát, những mảnh tế bào bị hủy hoại và nước miếng do tuyến nước miếng tiết ra, tạo thành chất lưỡi trắng mỏng.
b)Các biến đổi:
b1.-Màu sắc:
- Trắng bệch : liên hệ đến hiện tượng thiếu máu, mao mạch máu bị co lại, huyết dịch giảm sút, dòng máu lưu thông kém, gây phù... Thường có liên hệ với hàn chứng, hư chứng, dương khí suy nhược, khí huyết không đủ.
- Xanh tím : liên hệ ứ máu tĩnh mạch hoặc thiếu oxy trong hồng cầu. Nếu do nhiệt, chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô, ít tân dịch. Nếu do hàn, chất lưỡi xanh tím nhưng ướt tươi. Nếu ứ huyết thì có kèm theo các vết ban hoặc điểm ứ huyết.
- Đỏ : Thuộc nhiệt, do thực nhiệt hoặc hư nhiệt gây nên. Nếu đỏ tím là do nhiệt tà quá thịnh, đã vào phần dinh huyết và huyết, ở bệnh nhân mãn tính là do âm hư hỏa vượng, tân dịch bị giảm nhiều.
- Khô ráo : do nước miếng bài tiết ra bị giảm sút. YHHĐ cho là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hoặc do hoạt động của hệ Đối giao cảm yếu làm cho tình trạng tiết nước miếng bị giảm sút gây ra chất lưỡi khô ráo. YHCT cho là do nhiệt tà quá thịnh, đốt cháy làm khô tân dịch.
- Có vết nứt : do các nhú dạng chỉ của lưỡi chỗ thì dính, chỗ thì tách rời nhau, gây ra kẽ nứt. Cũng có khi do niêm mạc lưỡi co rút lại gây ra nứt. Thường gặp trong các chứng bệnh nhiệt thịnh đã vào phần lý, dinh, huyết.
b2.-Về hình dáng:
- Phù nề : thuộc Thực chứng, nhiệt chứng, nếu phù 2 bên thường do hư hàn hoặc do đàm thấp kết lại tràn lên.
- Sưng tụ : màu trắng nhạt : do Tỳ và Thận dương hư, chất lưỡi hồng đỏ, do thấp nhiệt bên trong, nhiệt độc mạnh.
b3.-Về cử động của lưỡi:
- Cứng không chuyển động được : do bệnh nhiệt, hôn mê, sốt cao làm tổn thương tân dịch, trúng phong.
- Lệch : do trúng phong.
- Run : do Tâm Tỳ khí huyết hư.
- Rụt ngắn : dấu hiệu bệnh nguy hiểm.
- Lưỡi thè ra ngoài : do Tâm Tỳ có nhiệt hoặc bệnh bẩm sinh phát dục kém ở trẻ em.
c)Xem rêu lưỡi:
- Màu sắc :
c1.- Rêu trắng : thuộc về hàn chứng và biểu chứng.
c2.- Rêu lưỡi vàng : thuộc nhiệt chứng, lý chứng. Do lưỡi bị viêm tại chỗ, phản ứng tiết dịch do có sự tác động của cầu khuẩn vàng xuất hiện ở lưỡi tạo nên.
c3.- Rêu lưỡi đen : thường là bệnh nặng. Nếu đen mà khô là do nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch. Do vi khuẩn sinh sôi nẩy nở làm sừng hóa tế bào. Thường gặp trong chứng sốt cao gây mất nước, bệnh viêm nhiễm lâu ngày dùng kháng sinh lâu ngày làm tối loạn chức năng tiêu hóa ở bao tử, ruột...
- Tính chất :
c4.- Rêu lưỡi dầy : Tà khí đã vào trong hoặc tích trệ ở trong. Đang bệnh, ăn uống kém hoặc chỉ uống chất lỏng khiến tác động cọ sát kém, hoặc do sốt cao mất nước, nước miếng tiết ra bị giảm sút.
c5.- Rêu lưỡi mỏng : hay gặp ở bệnh còn ở biểu, ngoại cảm. Rêu lưỡi từ mỏng biến sang dầy là bệnh nặng lên, từ biểu đi vào lý.
c6.- Rêu lưỡi ướt : biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương, rêu lưỡi ướt trơn là do thủy thấp ứ lại bên trong.
c7.- Rêu lưỡi khô : biểu hiện tân dịch bị hao tổn. Ngoài ra, nếu thấp tà tụ lại bên trong không sinh ra tân dịch cũng gây khô lưỡi.
9.3.- Biểu Hiện Lâm Sàng Giữa Lưỡi Và Bệnh
Theo tạp chí Medical News (Anh), số 30/1980, bác sĩ Tống Nam Đình, trường trung cấp y tế Thượng Hải I, qua quan sát kỹ lưỡng nhiều người bệnh đã đưa ra quan hệ giữa lưỡi và bệnh tật như sau :
- Chất lưỡi đỏ sẫm hoặc xanh tím, rêu lưỡi vàng dầy hoặc xám tro : bệnh nặng.
- Nơi người bị phỏng, diện tích phỏng càng rộng, mức phỏng càng rộng thì chất lưỡi chuyển sang đỏ hồng càng nhanh càng rõ... Phỏng mà kèm nhiễm khuẩn máu thì lưỡi đỏ sẫm và khô ráo.
- Chất lưỡi trắng bệch : gặp ở bệnh mãn tính, bệnh tiến triển chậm, kéo dài.
- Rêu lưỡi vàng : hay gặp ở bệnh nhiễm khuẩn máu do tụ cầu và liên cầu, do đó có thể chẩn đoán là chứng thực nhiệt (thổ vượng do hỏa vượng).
- Lưỡi sáng bóng, không rêu : bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh.
- Lưỡi đỏ, sáng bóng : gặp ở giai đoạn cuối của Ung thư.
- Lưỡi đỏ sáng bóng lại thêm vết loét ở mặt lưỡi : nguy kịch sắp chết.
- Lưỡi âm hư (chất lưỡi đỏ sẫm, thân lưỡi hao sút, lưỡi khô có vết nứt, có trường hợp sáng bóng, có trường hợp 2 bên đầu lưỡi nổi gai đỏ, giai đoạn cuối của bệnh (thường sáng bóng như gương toàn lưỡi) : bệnh cảm nhiễm nặng, bệnh có khối u ác tính, cường tuyến giáp trạng (Bướu cổ lồi mắt), bệnh tổn thương ở gan, phổi.
- Ruột dư viêm cấp : rêu lưỡi nhờn. (Trên thực tế lâm sàng, có thể dựa dựa trên quan sát lưỡi để đánh giá mức phát triển của bệnh ruột dư viêm cấp) :
+ Qua điều trị, nếu rêu lưỡi dầy, nhờn chuyển sang trắng mỏng là triệu chứng tốt, bệnh thuyên giảm, chiều hướng thuận lợi.
+ Qua điều trị : dù các triệu chứng có lui bớt nhưng rêu lưỡi vẫn thấy
nhờn như cũ, không có gì thay đổi cả thường là bệnh không biến chuyển hoặc có khi bệnh bên trong đang trên đà phát triển.
- Gan viêm nặng : lưỡi đỏ sẫm, khô, ít ướt, rêu lưỡi dầy nhờn hoặc khô ráo, vàng hoặc đen. Viêm càng nặng, tiến triển càng xấu, càng thấy trạng thái lưỡi rõ ràng đậm nét hơn. Có trường hợp chỉ thấy lưỡi láng bóng, không rêu.
- Xơ gan : dù trước kia có chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng nhưng bỗng thấy chuyển sang màu đỏ sẫm mà sáng bóng thường là nặng.
- Ung thư gan : Rêu lưỡi có 2 vùng xanh, bầm tím.
- Bệnh nhồi máu cơ tim : lưỡi trở nên bầm tím từng phần, các tĩnh mạch dưới lưỡi biến đổi trạng thái dãn tĩnh mạch. Thường quan sát thấy lưỡi bị trắng, sau 4-5 ngày lớp màng trắng đó sít lại và trở nên đen.
- Ung thư thực quản : lưỡi trở nên bầm tím và 67% trường hợp do tế bào bị tróc ra nên dễ phát hiện được những thay đổi bệnh lý.
- Tiêu cầu thận viêm : trên lưỡi xuất hiện 1 lớp đen xám.
- Cũng theo tác giả, những bệnh thường làm lưỡi thay đổi là bệnh tim, bao tử viêm, loét, phổi viêm, bướu cổ, lồi mắt, đái tháo đường, ruột dư viêm cấp.
BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁCH XEM LƯỠI (THIỆT CHẨN)
Trạng thái Chất lưỡi
Lưỡi, rêu lưỡi
Chứng bệnh tương ứng
Trắng mỏng
Cảm phong hàn ở Biểu hoặc ở người khỏe
Trắng mỏng
Dương hư, khí huyết đều hư
Không rêu
Dương suy ở bệnh mãn, khí huyết suy
Trắng và mỏng kèm theo vết nứt
Khí huyết hư, Vị âm không đủ
Vàng và nhờn
Tỳ vị hư nhược, Thấp nhiệt ứ đọng
Xám tro và trơn
Dương hư gây nội hàn, Đàm thấp ứ đọng
Rêu trắng, đầu lưỡi hồng
Cảm phong nhiệt ở Biểu, Tâm hỏa vượng
Trắng và nhờn
Đàm ẩm, Thấp trọc, Tích trệ về ăn uống
Trắng và cáu bẩn
Đàm ẩm ứ đọng bên trong, Uế trọc trong vị sinh nhiệt
Trắng dầy như đắp phấn
Giai đoạn đầu của bệnh ôn dịch hoặc có ung nhọt bên trong
Vàng mà khô ráo
Bệnh lâu ngày, huyết ráo, khô tân dịch
Vàng mà nhờn
Thấp nhiệt ở trong, Đàm trọc ứ đọng bên trong gây ra nhiệt
Trắng
Nhiệt từ phần vệ chuyển vào phần khí
Vàng và mỏng
Nhiệt vượng ở phần khí
Vàng và nhờn
Thấp nhiệt ở phần khí
Vàng mà dầy và khô
Nhiệt tà xâm nhập sâu vào trong gây ra chứng Lý thực
Không có rêu
Phần khí và âm đều suy
Vàng sẫm
Nhiệt uất kết ở trong trường Vị
Đen và khô
Lý thực, cực nhiệt hại đến phần âm
Không có rêu
Nhiệt xâm nhập phần huyết, âm hư, hỏa vượng
Vàng mà ráo
Âm huyết khô ráo, hư hỏa nung nấu bên trong
Trắng mà nhuận
Khí huyết ngưng trệ, Nội hàn trầm trọng
10. XEM MẶT (DIỆN CHẨN)
Mặt cũng là 1 trong số các vùng phản chiếu của cơ thể, do đó qua khuôn mặt cũng có thể phần nào đoán biết được bệnh tật ở các cơ quan tạng phủ tương ứng.
VÙNG PHẢN CHIẾU TRÊN MẶT
BỘ PHẬN CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ
Trán
Đầu não
Lông mày
Cánh tay, vai
Sơn căn
Cổ gáy
Sống mũi
Cột sống
2 bên sống mũi
Tuyến giáp, thận
Mi mắt trên
Mắt, thận dương
Mi mắt dưới
Thận âm
Gò má
Tim, Nhũ hoa

Phổi, Gan, Bao Tử, Lách, Mật, Amidal
Nếp nhăn 2 bên mũi (Pháp lệnh)
Hoành cách mô, Sườn
Cánh mũi
Mông, Thần kinh tọa
Nhân trung
Ruột già, Tử cung, Bộ sinh dục
Bờ môi trên
Dịch hoàn, Buồng trứng, Đùi, Háng
Bờ môi dưới (cằm)
Ruột non, Bọng đái, Bụng dưới, Cổ chân, Bàn chân
Mép miệng
Nhượng chân, Đầu gối, Bắp chân
2 bên cánh mũi đến giáp tai
Cánh tay
Thí dụ : Thấy dùng hiệu báo bệnh xuất hiện ở vùng lông mày, có thể chẩn đoán cánh tay có trục trặc. Phía trên Nhân trung có dấu hiệu báo bệnh, là Ruột già hoặc bộ sinh dục có trục trặc...
11. XEM TAY CHÂN
Xem tay chân thường chú ý đến :
a)Hình dáng: Ngón tay dùi trống (dấu hiệu Hypocrate) thường gặp nơi người Xơ gan cổ trướng, bệnh Tim...
b)Màu sắc: nhất là ở các móng tay; màu xanh tím thường gặp nơi người suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng...
c)Vân tay: Bình thường không thay đổi, tuy nhiên, có 1 vài sự cấu tạo đáng chú ý.
+ Theo các nhà nghiên cứu Liên Xô, nơi người bệnh loét hành tá tràng thường có sự thay đổi nơi vân tay ngón trỏ (ngón thứ 2).
+ Allan Park, dựa trên công trình nghiên cứu về di truyền học cho thấy :
- Dạng vân thắt nút (noeud) thường thấy nơi người bị bệnh tim bẩm sinh.
- Dạng xoáy ốc (volute) hay gặp nơi người có hội chứng Turner (vóc người bé, ngực bé, cổ tử cung hẹp).
- Dạng cánh cung (Arche) hay gặp ở người mắc hội chứng Kleinfelter (tinh hoàn kém phát triển, ngực có phần hơi đàn bà)...
12. CHỈ TAY Ở TRẺ EM
Chỉ tay ở đây là tĩnh mạch nhỏ tại ngón tay trỏ, chỗ giáp thịt đỏ trắng, gần gốc xương ngón tay trỏ, gọi là cách xem "Hổ khẩu" (vì có hình dáng giống miệng con cọp).
Xem hổ khẩu là xem xét hình dáng chỉ tay, tức hình tĩnh mạch nông (Vense digitalis palmares) ở dưới da ngón trỏ của bàn tay. Lớp da trẻ nhỏ còn non, mỏng, do đó tĩnh mạch nông dễ nổi và dễ nhận thấy. Dựa vào sự biến đổi vị trí, màu sắc và hình thái của các chỉ tay này, có thể chẩn đoán và tiên lượng bệnh của trẻ em.
Cách xem Hổ khẩu trẻ em : Để ngửa ngón tay trỏ lên, vuốt nhẹ vài lần từ gốc ngón tay trỏ lên xuống, sẽ thấy hiện ra chỉ tay của trẻ, chỗ giáp ranh thịt trắng đỏ của ngón tay trỏ.
Theo y học cổ truyền ngón tay trỏ được chia ra 3 phần : mỗi phần tương ứng với 1 đốt lóng ngón tay :
- Lóng cuối cùng, giáp bàn tay, gọi là Phong Quan.
- Lóng thứ 2, lóng giữa gọi là Khí Quan.
- Lóng trên cùng gọi là Mệnh Quan.
Cũng theo Y gia cổ xưa thì :
- Chỉ tay xuất hiện Phong Quan là bệnh nhẹ.
- Ở Khí quan là bệnh nặng.
- Ở Mệnh quan là bệnh nặng, trầm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.
Y học hiện đại, với phương pháp dùng kính soi mao quản (Capillaroscopy) phát hiện được rất rõ màu sắc và hình thái các quai mao quản ở vùng chân móng tay. Bình thường các quai mao quản ở vùng chân móng tay có ít và đáy màu hồng, khi số lượng các quai mao quản tăng nhiều lên, tĩnh mạch dãn to ra, máu lưu thông kém, trở thành ứ đọng, đáy đổi thành màu xanh tím. Trong trường hợp tim suy kém quá, áp lực tĩnh mạch càng cao, các quai mao mạch càng nhiều, tĩnh mạch càng dãn rộng, đáy trở thành tím đen, 1 dấu hiệu thiếu oxy trầm trọng của cơ thể (hay gặp trong Suy tim giai đoạn 3).
Phương pháp xem Hổ khẩu của YHCT cũng gần giống phương pháp xem quai mao mạch của YHHĐ, nhất là trong trường hợp trẻ bị bệnh nặng.
Thường trẻ bị bệnh nặng, trong hội chứng suy tim và suy hô hấp đều có chỉ tay hiện rõ suốt 3 đốt ngón tay (lên đến Mệnh quan) và đều có màu xanh đen, tím tía là biểu hiện thiếu oxy trầm trọng trong máu. Nơi trẻ bệnh nặng, máu ở các tĩnh mạch nông bị trì trệ nên nhìn rất rõ.
Lưu ý :
a) Khi trẻ vừa được chữa khỏi bệnh (như đang ngạt được cho thở oxy nhân tạo), chỉ tay rút từ trên xuống dưới. Nhiều trẻ bệnh nguy kịch khó thở trầm trọng, chỉ tay đã lên đến Mệnh quan, nguy cơ đến tính mạng, khi được tích cực cứu chữa, vừa khỏi bệnh, chỉ tay từ Mệnh quan rút xuống Khí quan hoặc Phong quan. Như vậy dấu hiệu RÚT XUỐNG là dấu hiệu rất quan trọng trong việc theo dõi quá trình trị liệu.
b) Hiện tượng chỉ tay có dấu hiệu màu đen, xanh tím... dù đã lên đến Mệnh quan cũng không phải là dấu hiệu xấu, báo trước cái chết không thể tránh được như các y gia xưa quan niệm. Nên hiểu rằng đó là hiện tượng bệnh trầm trọng, cần chú ý theo dõi và điều trị tích cực. Nếu được điều trị tích cực và thích hợp, vẫn có khả năng cứu sống, nhất là đối với những phương tiện cấp cứu hiện đại.
c)Phân loại và ý nghĩa các loại dạng chỉ tay:
Theo "Báo Cáo Tiểu Nhi Chỉ Văn Đích Nghiên Cứu" đăng trong Trung y tạp chí số 6/1980 trang 43-47 và theo BS. Lê Nguyên Khánh, trong cuốn "Kết hợp YHCT với YHHĐ trong lâm sàng" Nxb Y học 1984, trang 251-252, chỉ tay của trẻ em được phân thành 6 loại :
1.- Loại chỉ tay nhỏ và ngắn, không chia nhánh, không uốn khúc, chỉ thấyở Hổ khẩu và Phong quan.
2.- Loại chỉ tay chạy thẳng : không chia nhánh, không uốn khúc, chạy thẳng lên Khí quan hoặc Mệnh quan; gồm loại hình "Mũi kim treo" và "hình Giáo mác"
+ Hình Mũi kim treo : Thấy ở Khí quan biểu hiện Can nhiệt. Thấy ở Mệnh quan biểu hiện "Mạn Tỳ, tức Tỳ khí" suy sụp, dễ lâm vào tình trạng hiểm nghèo.
+ Chỉ tay Hình Giáo mác : biểu hiện "Đờm nhiệt" gây kinh phong, dễ phát sinh co giật .
3.- Loại chỉ tay Rõ nhánh Đơn giản : Chỉ mới rẽ thành 2 nhánh giống hình "xương cá" hoặc 2 "móc câu".
+ Hình Xương cá : ở Phong quanlà dấu hiệu kinh phong. ở Khí quan là dấu hiệu hư lao.
+ Hình 2 Móc câu : biểu hiện Tỳ hư, khí trệ, bị tích trệ do ăn phải đồ ăn sống lạnh.
4.- Loại chỉ tay rẽ thành nhiều nhánh : rẽ quá 2 nhánh trở lên, gồm chỉ tay hình chữ Thủy hoặc chữSong.
+ Hình chữ Thủy : thấy ở Phong quan, dấu hiệu kinh phong, đờm ngăn ở ngực, tích tụ.
+ Hình chữ Song : biểu hiện bị trướng tích do ăn nhằm đồ độc, dễ gây kinh phong.
5.- Chỉ tay uốn khúc : uốn khúc nhiều hay ít, to hay nhỏ, có quy luật hoặc không có quy luật, bao gồm các hình : "Trùng rối loạn" và " Rắn bò đến".
- Chỉ tay hình trùng rối loạn : dấu hiệu bệnh Cam tích, giun sán.
- Chỉ tay hình rắn bò đến : biểu hiện tạng phủ có tích trệ về khí, dễ sinh oẹ khan.
6.- Loại chỉ tay giáp vòng : rẽ nhiều nhánh và uốn khúc mạnh thành khép vòng. Gồm các loại hình : "Hạt Châu Trôi" và hình "Vòng quanh".
+ Chỉ tay hình Hạt châu trôi : chỉ tay như chấm độ, biểu hiện Tam tiêu nóng làm cho trẻ bứt rứt, kêu khóc.
+ Chỉ tay hình vòng quanh :
Thấy ở Phong quan là chứng Cam tích.
Thấy ở Khí quan là sẽ nôn mửa nhiều.
Thường thường, chỉ tay của trẻ khỏe mạnh, không thấy rõ, nếu có thấy chỉ thấy ở gần hổ khẩu hoặc ở Phong quan thôi, tuy nhiên, chỉ thường nhỏ ngắn và không uốn khúc 1 cách rõ ràng, nếu có rẽ nhánh cũng chỉ rẽ nhánh đơn giản thành 2 nhánh mà thôi... Ở trẻ nhỏ, nếu chỉ tay thấy rõ, dù bất cứ ở hình thức nào thường là trẻ đang bệnh.
Chỉ tay rẽ nhánh hoặc uốn khúc hay gặp trong trường hợp trúng độc
nghiêm trọng, đặc biệt có dấu hiệu rối loạn chức năng thần kinh hoặc hô hấp. Trẻ lên cơn động kinh hoặc co giật thường thấy chỉ tay uốn khúc. Trẻ bị sốt cao, chỉ tay xuất hiện càng rõ. Sốt càng cao, hình chỉ tay càng rẽ nhiều nhánh hoặc càng uốn khúc nhiều.
Có thể tạm nhận rằng yếu tố chính tạo nên hình thái chỉ tay ở trẻ nhỏ là do có sự rối loạn Trung tâm điều hòa thân nhiệt hoặc do có biến đổi trạng thái sinh lý, bệnh lý của các hệ tuần hoàn, hô hấp và dinh dưỡng gây nên.
XEM Ở CHÂN
Theo các nhà nghiên cứu, chân cũng là 1 bộ phận phản chiếu của cơ thể, nhất là lòng bàn chân. Theo BS, Cerney, Carter và Ingham cơ thể con người được biểu hiện và phản chiếu toàn bộ trong lòng bàn chân. Đầu ở ngón chân cái, tạng phủ chủ yếu ở lòng giữa bàn chân... (Về chi tiết, xin xem thêm ở tập Túc châm)... do đó, có thể dựa vào những thay đổi về hình thái, cường độ, điện trở... ở lòng bàn chân để có thể biết được trạng thái bệnh lý ở cơ quan tạng phủ tương ứng.
- Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết : Những người mắc bệnh đái tháo đường thường có vân hình tròn ở ngón chân thứ 2 và hình tam giác ở dưới bụng ngón chân cái...
Tóm lại : phạm vi của vọng chẩn
rất lớn, tuy nhiên trên lâm sàng, không nhất thiết phải áp dụng cùng lúc tất cả mọi phương pháp vừa đề ra nhưng nếu điều kiện có thể được, nên phối hợp vài phương pháp khác nhau để việc chẩn đoán mang lại hiệu quả và chính xác hơn.
VĂN (NGHE - NGỬI)
Nội dung của Văn chẩn (nghe) là để ý đến những tính chất của các âm thanh tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên, ngửi mùi bốc ra từ người bệnh...
a) Tiếng nói :
- Tiếng nói nhỏ, hụt hơi, không đủ sức... là dấu hiệu của hư chứng.
- Tiếng nói to, vang, mạnh... là dấu hiệu thực chứng.
- Nói ngọng, khó nói, hay gặp trong chứng trúng phong.
- Hay nói, nói 1 mình là dấu hiệu tâm và thận hư.
b) Tiếng thở :
- Thở nhanh, thở mạnh... là dấu hiệu thực chứng.
- Thở nông, yếu là dấu hiệu hư chứng.
c) Tiếng ho :
- Ho có đờm là Thấu, ho không đờm là Khái, ho khan là bệnh nội thương...
- Ho kèm theo hắt hơi, sổ mũi... thường là do cảm phong hàn.
- Ho từng cơn, có tiếng rít... là ho gà.
d) Tiếng nấc :
- Nấc liên tục, tiếng to là thực nhiệt.
- Nấc thưa, tiếng nhỏ là hư hàn.
- Nơi người bệnh nặng, nếu nấc thường là bệnh nặng.
e) Ngửi mùi vị :
Cần theo dõi mùi buồng bệnh, giường bệnh, quần áo, da dẻ, hơi thở, các chất thải (Đờm, nước tiểu, phân...).
- Phân tanh hôi, loãng do Tỳ hư.
- Nước tiểu khai, đục do thấp nhiệt.
- Đờm tanh hôi, màu vàng xanh hoặc đục là dấu hiệu Phế ung (áp xe phổi).
- BS. Leisy Miser cho rằng : "Bằng khứu giác của mình, tôi có thể phát hiện ra được người mắc bệnh đái đường đứng cách tôi 10 bước". Ông đã tổng kết và đưa ra 1 bảng liệt kê hướng dẫn mùi vị của các loại bệnh.
+ Da của người mắc bệnh Thương hàn có mùi vị của bánh mì nướng, mùi của bệnh hoại thư...
Ông cho rằng bệnh đái đường và bệnh gan hoàn toàn có thể căn cứ vào hô hấp để phán đoán...
VẤN (HỎI)
Hỏi người bệnh hoặc thân nhân người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thêm cho thầy thuốc những chi tiết không thể biết được về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám. Hỏi sẽ giúp thầy thuốc bổ sung những khái niệm đã có, làm sáng tỏ những nghi ngờ đã có khi nhìn và nghe.
Những vấn đề cần hỏi :
- Quê quán và chỗ ở lâu nhất của người bệnh (để ý đến chi tiết địa lý và phong thổ gây bệnh).
- Sinh hoạt, tập quán, nghề nghiệp.
- Tinh thần và hoàn cảnh sống.
- Tiền sử bệnh (trước đây đã mắc bệnh gì...).
- Diễn tiến của bệnh từ lúc phát đến khi đến khám.
Đi vào chi tiết cần hỏi :
a) Thân nhiệt :
Có sợ lạnh, phát sốt, gai rét gì không ?
+Sợ lạnh:
- Mới mắc mà sợ lạnh thường là do cảm phong hàn.
- Bệnh lâu ngày, sợ lạnh, tay chân lạnh là dấu hiệu dương hư.
+Phát sốt:
- Phát sốt có quy luật hoặc sốt càng ngày càng tăng gọi là Triều nhiệt.
- Nóng nhức trong xương gọi là "Cốt chưng lao nhiệt"
- Lòng bàn tay chân nóng, gò má đỏ là sốt do âm hư.
- Sốt gai rét thường do ngoại cảm.
- Lúc sốt lúc rét (sốt rét có cữ nhất định) là chứng bán biểu bán lý thuộc thiếu dương chứng, sốt rét...
+Mồ hôi:
- Sợ lạnh, phát sốt có mồ hôi là biểu thực, không có mồ hôi là biểu hư.
- Sốt cao, ra mồ hôi nhiều là lý nhiệt.
- Ngủ thì đổ mồ hôi (mồ hôi trộm - Đạo hãn) thường do âm hư.
- Lúc nào cũng ra mồ hôi (tự hãn), sau khi ra mồ hôi thấy lạnh là dương hư khí hư.
- Toàn thân ra mồ hôi nhiều mà chân tay lạnh là dấu hiệu thoát dương (vong dương), trụy mạch.
b- Đau :
- Đau vùng đỉnh đầu lan xuống gáy hoặc nửa bên đầu, liên hệ đến kinh Thái dương và Thiếu dương...
- Ngực sườn đau, đầy tức, mắt đau, liên hệ đến Can và kinh Thiếu dương.
- Vùng thượng vị đau, liên hệ đến Tỳ, bao tử đau...
Tùy vùng đau tương ứng với tạng phủ nào mà suy ra bệnh ở tạng phủ đó.
- Bệnh mới, đau nhiều, ấn vào đau thêm, thuộc Thực chứng.
- Bệnh lâu, đau ê ẩm, ấn vào đỡ đau, thuộc hư chứng.
- Đau dữ dội 1 nơi là do huyết ứ ...
c- Ăn uống :
- Miệng khát, thích uống nước là thực nhiệt, khát nhưng không thích uống nước là hư hàn, thấp.
- Bệnh mới, không thèm ăn là do tích trệ. Bệnh cũ lâu ngày mà biếng ăn là do Tỳ vị suy kém.
- Ăn nhiều mau đói là Hỏa của Vị mạnh. Đói mà không muốn ăn là Vị âm hư.
- Miệng đắng là Hỏa của Vị mạnh, thuộc nhiệt, miệng hôi là do hỏa của vị đốt bên trong, miệng nhạt là do đàm trọc...
d- Ngủ :
- Mất ngủ, hồi hộp, ngủ hay mê là do tâm huyết không đủ.
- Ngủ hay vật vã, trằn trọc lâu không ngủ là do âm hư hỏa vượng.
e- Đại tiểu tiện :
- Đại tiện táo, khó, thường do thực nhiệt hoặc do khí hư, âm hư, huyết hư (hay gặp nơi người phụ nữ mới sinh).
- Đại tiện lỏng :
+ Phân đặc mùi thối : lý nhiệt tích trệ.
+ Phân loãng, ít thối do Tỳ vị hư hàn.
+ Tiêu chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tiết tả) do thận hư.
- Nước tiểu ít, nước tiểu màu vàng, nước tiểu màu đỏ do thực nhiệt, tiểu nhiều, tiểu trong và dài, do hư hàn, tiểu luôn, tiểu gắt, tiểu đau là do thấp nhiệt...
f- Kinh nguyệt - Khí hư (Huyết Trắng) :
- Kinh trước kỳ, màu kinh đỏ tươi, số lượng nhiều, do huyết nhiệt, sắc lợt, lượng ít, bụng đau sau khi hành kinh thường do khí huyết thiếu.
- Kinh sau kỳ, sắc thẫm, có cục, bụng đau trước khi hành kinh, do ứ huyết, hàn hoặc do huyết hư.
- Rong kinh, rong huyết, sắc tím đen, thành khối, do can thận hư hoặc Tỳ hư.
- Khí hư lượng nhiều, loãng,do Tỳ thận hư hàn, khí hư nhiều, màu vàng hôi, ngứa do thấp nhiệt.
THIẾT
Thiết là cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là khâu cuối cùng trong tứ chẩn, nhằm tập hợp đầy đủ các triệu chứng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh được toàn diện. Gồm có 2 phần : sờ nắn (Án chẩn) và xem mạch (Mạch chẩn).
I.- SỜ NẮN (Án chẩn, Xúc chẩn)
Sờ nắn để tìm xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng.
1.- Xem da thịt
Hàn nhiệt.
+ Sờ vào nóng ngay, càng lâu càng nóng là thực chứng, biểu nhiệt.
+ Sờ vào nóng, ấn sâu vào mát : trong hư ngoài thực.
+ Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt, do hư nhiệt.
+ Da khô táo : Tân dịch giảm, ứ huyết.
+ Phù : ấn mạnh vết lõm còn là thủy thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng.
- Da thuộc phế (phế chủ bì mao) do đó nếu lỗ chân lông thưa, hở dễ bị ngoại cảm.
- Mô, cơ nhục, thuộc tỳ (tỳ chủ cơ nhục).
+ Da thịt săn chắc, vừa phải là khí huyết sung mãn.
+ Da thịt nhão là là tỳ vị hư hàn.
+ Da thịt quá dầy là hay bị chứng thấp (do tỳ vị tích nhiệt : Thấp nhiệt).
- Gân cơ do can đởm phụ trách (can chủ cân), gân cơ cứng, căng chắc như dây đàn do tà khí xâm nhập vào huyết mạch gây ứ huyết.
- Thận chủ xương, xem độ cứng mềm của xương để biết chức năng của thận.
- Ấn tìm cảm giác đau :
+ Ấn mạnh vào đau tăng là thực chứng.
+ Ấn mạnh vào đau giảm là hư chứng.
- Đau chói là thực chứng hoặc ứ huyết.
- Đau ê ẩm do hư chứng hoặc hư hàn.
2.- Sờ tay chân :
- Tay chân lạnh, sợ lạnh là dương hư.
- Tay chân nóng là nhiệt thịnh.
- Nóng ở mu bàn tay là Biểu nhiệt, ngoại cảm. Nóng trong lòng bàn tay là nội thương.
3.- Xem bụng (Phúc Chẩn)
Tùy vị trí liên hệ với tạng phủ để dễ chẩn đoán.
Bụng là 1 phần cơ thể chứa đựng nhiều cơ quan phức tạp. Muốn chẩn đoán, cần biết qua vị trí các cơ quan trong bụng :
- Phần trên bụng, phía tay phải có gan, ống dẫn mật, túi mật.
- Phần trên bụng, phía tay trái có lách, bao tử, tụy tạng, kết tràng ngang.
- Phần dưới bụng, phía tay trái là ruột già, trực tràng.
- Phần bụng dưới của phụ nữ là tử cung, buồng trứng, dây chằng, bộ phận sinh dục.
- Phần dưới bụng : bọng đái, thận.
- Khi chẩn đoán cần lưu ý :
- Thích án (xoa bóp) thuộc hư, không thích xoa bóp (cự án) thuộc thực.
- Bụng có khối, rắn, đau, không di chuyển thường là khối giun, ứ huyết.
- Lúc có lúc tan, ấn vào không thấy hình thể, không ở 1 nơi nhất định thường do khí trệ.
- Trong việc châm cứu, việc thăm khám bằng cách sờ nắn rất quan trọng đặc biệt trong việc tìm các A thị huyệt hoặc các huyệt chẩn đoán để từ đó chẩn đoán được các đường kinh bệnh và chọn huyệt châm cứu có kết quả.
XEM MẠCH (Mạch chẩn)
Đại Cương
- Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh.
- Mạch là 1 thực thể của âm dương là gợn sóng của khí huyết.
- Muốn chẩn mạch, phải dùng trực giác và lý trí phối hợp để nhận định thể và trạng của mạch.
- Thể và trạng của mạch gồm :
a) Vị trí : nông sâu
b) Cường độ : mạnh yếu.
c) Tốc độ : Nhanh chậm.
d) Nhịp độ : đều và không đều.
e) Thể tích : lớn nhỏ.
f) Hình thái : tròn dẹp.
2.- Nơi Xem Mạch
Tại động mạch quay ở tay, động mạch ở đùi, động mạch chày sau, động mạch mu chân, động mạch Thái dương nhưng vị trí thường dùng nhất là động mạch tay quay, ở Thốn khẩu.
Mạch được chia làm 3 bộ : Thốn - Quan - Xích.
Độ dài từ ngấn khớp cánh tay đến bộ "Quan" là 1 Xích tức là 1 thước ta.
Độ dài từ bộ "Quan" đến ngấn ngoài cổ tay là 1 Thốn, tức 1 tấc ta.
Bộ Quan tương đương với mỏm chẩm xương trụ kéo ngang, bộ Thốn ở trên và bộ Xích ở dưới bộ Quan.
Mạch được chia ra như sau :
BỘ MẠCH
TAYTRÁI (HUYẾT)
TAYPHẢI (KHÍ)
THỐN
Tâm - Tiểu trường
Phế - Đại trường
QUAN
Can - Đởm
Tỳ - Vị
XÍCH
Thận âm - Bàng quang
Thận dương (Mệnh môn) - Tam tiêu
Cách Xem Mạch
Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, người bệnh để ngửa cổ tay và bàn tay, thầy thuốc dùng 3 ngón tay đặt vào 3 bộ vị : Thốn, Quan, Xích. Đầu ngón tay giữa đặt lên trên động mạch tay quay ở cổ tay người bệnh, tại vị trí phía trong lồi xương quay, đó là bộ Quan, đặt tiếp lên động mạch quay 2 đầu ngón tay kề ngay bên ngón giữa. 1 đầu ngón tay tại vị trí ở ngay trên bộ Quan nhìn về phía lòng bàn tay gọi là bộ Thốn, ngón tay khác đặt tại vị trí ở bên dưới bộ Quan, nhìn về phía khuỷ tay, gọi là bộ Xích.
Ở trẻ nhỏ dưới 7-8 tuổi, chỉ cần dùng 1 ngón tay, đè lên động mạch của 3 bộ mạch rồi lăn qua, lăn lại để xem mạch cũng được.
Tayphải của thầy thuốc thì xem tay trái người bệnh và ngược lại, tay trái thầy thuốc xem tay phải người bệnh.
Tùy theo hình thể người bệnh mà đặt các ngón tay vào các bộ vị cho thích hợp : người cao, béo đặt các ngón tay khít vào nhau. Nơi người ốm, lùn, các ngón tay thầy thuốc đặt thưa.
Sau đó, ấn nhẹ, ấn trung bình hoặc ấn mạnh để tìm hiểu sự rối loạn bệnh lý, biểu hiện qua mạch mà chẩn đoán.
Người bệnh nên nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi thoải mái, xem mạch vào buổi sáng sớm, lúc mạch chưa bị thay đổi thì tốt nhất, tuy nhiên không nên câu nệ, tiện lúc nào, xem lúc đó cũng được.
Xem mạch có 2 loại : xem chung cả 3 bộ (tổng khám), để nhận định tình hình chung (thường được dùng nhất) và xem riêng từng bộ phận (đơn khám) để đánh giá riêng từng cơ quan tạng phủ).
Xem Mạch Nam Tả Nữ Hữu
Theo cách phân chia âm, dương, bên trái, người nam thuộc dương, bên phải người nữ, thuộc âm. Vì thế nam nên xem bên trái trước còn nữ nên xem bên phải trước và trái sau.
Xem mạch người nam, tay trái, mạch ở tay phải mạnh hơn trái là dương nhiều hơn âm, là thuận. Ngược lại, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, không thuận tức là người nam đó bị dương suy âm thịnh
Xem mạch người nữ, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, là thuận. Ngược lại, tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm, không thuận, tức là người nữ đó bị âm suy, dương thịnh.
Như vậy, việc xem Nam tả Nữ hữu, chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hay nghịch đối với người đó, chứ không nhất thiết phải theo đúng quy củ, mà tiện như thế nào, thì xem thế ấy.
Điều chủ yếu trong câu "Nam tả Nữ hữu" là chú ý vào 2 bộ Xích của cả Nam lẫn Nữ.
- "Nam dĩ tả xích nhị tàng tinh hoặc Nam dĩ tả xích vi tinh phủ" (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ Xích tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ Xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết người ấy tinh khí dư dật, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe.
- "Nữ dĩ hữu xích nhi hộ bào hoặc nữ dĩ hữu xích vi huyết hải" (Nữ buộc dây bào thai và chứa huyết ở bộ xích tay phải). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe.
5.- Mạch và Ngũ hành
Dùng Ngũ Hành áp dụng vào mạch ta có :
Bên trái : Thận Thủy (Bộ Xích) sinh Can Mộc (Quan), Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Thốn).
Bên phải : Mệnh Môn (Thận dương - bộ Xích) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn).
Mạch Và Khí Huyết
Xét về khí huyết với Mạch ta có :
Bên trái thuộc huyết : Thận, Can và Tâm. Thận sinh huyết. Tỳ thống huyết và Tâm chủ huyết như thế, bên trái liên hệ với huyết.
Bên phải gồm Phế, Tỳ, Mệnh môn, Tam tiêu, Phế chủ khí, Tỳ là Trung khí Tam tiêu là đường dẫn đến Nguyên khí, do đó bên phải liên hệ với khí.
Mạch Và Tạng Phủ
Mỗi tạng phủ đều có 1 mạch riêng, theo đặc tính mà tạng phủ đó biểu lộ
- Tạng Tâm chủ Hỏa, Hỏa thường bùng lên như ngọn lửa bùng lên, vì thế mạch của Tâm là mạch Hồng.
- Tạng Can : tính của Can là cang cường, thẳng, giống như dây đàn, dây cung căng cứng, vì thế mạch của Can là mạch Huyền.
- Tạng Tỳ, là trung tâm, là nơi vận chuyển điều hòa cho cơ thể, vì thế, mạch của Tỳ là mạch Hoãn.
- Tạng Phế : Phế chủ sự buồn phiền, buồn phiền thì ngừng trệ lại, do đó, mạch của Phế là mạch Sáp.
- Tạng Thận : Thận chủ xương, Thận có vị mặn, đi xuống, do đó, mạch của Thận là mạch Trầm.
Mạch Và Mùa
Mỗi 1 mùa ứng với 1 tạng nhất định dù mùa đó chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt mùa đó.
Mùa Xuân : Cây cối xanh tốt, ứng với màu của Can do đó có mạch Huyền.
Mùa Hè : Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên, do đó mạch của mùa Hè là mạch Hồng.
Mùa Thu : Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rơi rụng giống như lông, do đó mạch của mùa Thu là mạch Mao.
Mùa Đông : Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả những khả năng mạnh mẽ của m1h để sống qua cái lạnh, vì thế mạch của mùa Đông là mạch Thạch.
Tứ qúy : Tứ qúy là chuyển tiếp giữa các mùa,do đó thường mang đặc tính ôn hòa, vì thế, mạch của Tứ qúy là mạch Hoãn.
Từ những tương ứng của mạch đối với mùa, có thể suy rộng ra :
- Mộc sinh Hỏa, Hỏa thuộc tạng Tâm, chính ra mạch của Tâm là mạch Hồng, nay bắt thấy mạch Tâm là Huyền thì có thể suy đoán bệnh tuy ở Tâm nhưng do Mộc sinh nên tức là do Phong gây nên, bệnh ở tạng Mẹ truyền sang.
- Thủy khắc Hỏa, bệnh ở Tâm, bắt được mạch Trầm của Thận, là Thủy khắc Hỏa, bệnh nặng hơn...
Mạch Và Nguyên Nhân Gây Bệnh
a)Nguyên nhân ngoài:
Hàn thương Thận vì vậy có mạch Khẩn.
Thử thương Tâm vì vậy có mạch Hư.
Táo thương Phế vì vậy có mạch Sáp.
Thấp thương Tỳ vì vậy có mạch Nhu.
Phong thương Can vì vậy có mạch Phù.
Nhiệt thương Tâm vì vậy có mạch Nhược.
b)Nguyên nhân trong (Thất tình) :
Hỷ thương Tâm gây nên mạch Hư.
Tư thương Tỳ gây nên mạch Kết.
Ưu thương Phế gây nên mạch Sáp.
Nộ thương Can gây nên mạch Nhu.
Khủng thương Thận gây nên mạch Trầm.
Kinh thương Đởm gây nên mạch Động.
Bi thương Bào lạc gây nên mạch Khẩn.
Mạch Thai
Giai đoạn thai mới thành hình, rất khó biểu hiện nơi mạch, nhưng từ 3 tháng trở lên mạch thai biểu hiện rất rõ, có thể căn cứ trên mạch để không những đoán biết tuổi thai mà còn biết được thai tượng hình trai hay gái. Đây là 1 điểm khá độc đáo của ngành YHCT.
Thai 3 tháng, thường chú trọng vào 2 bộ mạch ở Tâm và Thận tức Tả Thốn và Tả Xích. Tâm chủ huyết, Thận chủ bào thai, bào thai sống được là nhờ tinh huyết nuôi dưỡng, do đó cần để ý đến 2 tạng này.
Khi có thai, thường mạch ở 2 tạng này nhảy mạnh hơn các mạch ở tạng khác, Thận và Tâm là Tạng, lại cùng thuộc kinh Thiếu âm, do đó liên hệ đến huyết. Mạch đập mạnh là biểu hiện của dương. Như vậy mạch 2 bộ Tâm và Thận đập mạnh là dấu hiệu huyết vượng. Bào thai sống nhờ huyết nên huyết vượng là dấu có thai.
CÁC LOẠI MẠCH
Hiện nay, trên thế giới, các nhà nghiên cứu Y học hiện đại, trong tinh thần nghiên cứu kết hợp YHCT và YHHĐ, đã cố gắng tìm hiểu mạch qua các phương pháp diễn tả mạch hiện đại. Trong tài liệu này, chúng tôi xin giới thiệu 1 số công trình nghiên cứu đó, để giúp làm sáng tỏ vấn đề về mạch là 1 trong số những vấn đề gây nhiều hiểu lầm nhất trong giới thầy thuốc.
Dụng cụ biểu diễn mạch là máy Điện Tâm cơ Thanh (Electro Cardiopho Mecanograph). Xin xem thêm trong "Trung Y Biện Chứng Luận Trị" của Ban cải cách giáo dục học viện Trung Y Quảng Đông, 1976 và "Kết hợp YHCT và YHHĐ trong lâm sàng" của BS. Lê Nguyên Khánh, Nxb Y học 1982.
1.- MẠCH BÌNH THƯỜNG
Là mạch có đập ở 2 bộ, không Phù không Trầm. Theo YHCT, mạch bình thường trung bình 4-5 lần đếm trong 1 hơi thở, tiếng chuyên môn gọi là "Tức", 1 Tức có 4-5 chí, được tính như sau : Hít 1 hơi vào (thở vào) rồi từ từ thở ra,, vừa thở ra vừa đếm 1, 2, 3... Đếm đến đâu mà hết thở thì được coi là 1 Tức.
Theo YHHĐ, tương đương với 70-80 lần đập trong 1 phút, nơi người lớn. Nơi trẻ em, mạch thường đập nhanh hơn 120-140/ phút.
Dưới đây chúng tôi giới thiệu các loại mạch thường dùng trong YHCT.
MẠCH CÁCH
Hình Tượng Mạch CÁCH
Sách ?Trung Y Học Khái Luận? ghi: "Mạch Cách... lớn mà Huyền, Cấp, đặt nhẹ tay thấy ngay, ấn xuống thì không thấy, như ấn tay vào da trống, ngoài căng trong rỗng".
Sách ?Mạch Chẩn? ghi lại hình vẽ biểu thị mạch Cách:
Mạch CÁCH Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch cách chủ biểu hàn, trung hư, xẩy thai, lậu hạ, đàn ông thì mất tinh, huyết ".
Tả Thốn CÁCH
Tâm hư, đau.
Hữu Thốn CÁCH
Phế hư, khí ủng trệ.
Tả Quan CÁCH
Sán Hà.
Hữu Quan CÁCH
Tỳ hư, dạ dầy đau.
Tả Xích CÁCH
Di tinh.
Hữu Xích CÁCH
Xẩy thai, lậu hạ.
MẠCH ĐẠI
Hình Tượng Mạch ĐẠI
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học? ghi :"Mạch Đại, rộng và to khác thường, chỉ không cuồn cuộn như mạch Hồng mà thôi".
- Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Đại:
(So sánh với mạch VI)
Mạch ĐẠI Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đại chủ tà nhiệt cảm nặng, thấp nhiệt, tích khí, ho suyễn, trường tiết, khí đưa nghịch lên làm mặt bị phù, hư lao nội thương".
Tả Thốn ĐẠI
Tâm phiền, phong nhiệt, kinh sợ.
Hữu Thốn ĐẠI
Khí nghịch, mặt phù, ho suyễn.
Tả Quan ĐẠI
Sán khí, phong huyễn.
Hữu Quan ĐẠI
Tích khí, vị thực, bụng đầy.
Tả Xích ĐẠI
Thận tý.
Hữu Xích ĐẠI
Tiểu đỏ, đại tiện khó.
MẠCH ĐỢI
Hình Tượng Mạch ĐỢI
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Đại có nghĩa là thay đổi, mạch bình thường mà bất thình lình thấy Nhuyễn, Nhược hoặc lúc Sác lúc sơ, đều gọi là mạch Đại (Đợi)".Sách ?Mạch Chẩn? biểu thị hình vẽ mạch Đại:
Mạch ĐỢI Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đợi chủ tạng khí suy yếu, Tỳ hư hàn không ăn được, nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau".
Tả Thốn ĐỢI
Hồi hộp.
Hữu Thốn ĐỢI
Khí suy.
Tả Quan ĐỢI
Liên sườn đau dữ dội.
Hữu Quan ĐỢI
Tỳ suy, bụng trướng.
Tả Xích ĐỢI
Chân lạnh.
Hữu Xích ĐỢI
Dương tuyệt.
MẠCH ĐOẢN
Hình Tượng Mạch ĐOẢN
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đoản, đầu đuôi đều ngắn, không cùng bộ vị".
Sách ?Mạch Chẩn?(M.Kinh) biểu diễn hình vẽ mạch Đoản như sau:
Mạch ĐOẢN Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đoản chủ hơi thở ngắn, huyết hư, phế hư, ăn không tiêu, mồ hôi ra nhiều, dương khí bị vong".
-148-
Hữu Thốn ĐOẢN
Phế hư, đầu đau.
Tả Thốn ĐOẢN
Tâm thần, bất túc.
Hữu Quan ĐOẢN
Vị quản đầy, tức, không thông.
Tả Quan ĐOẢN
Phế khí, tổn thương.
Hữu Xích ĐOẢN
Chân dương suy yếu.
Tả Xích ĐOẢN
Bụng dưới đau.
MẠCH HOÃN
Hình Tượng Mạch HOÃN
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Hoãn, 1 hơi thở 4 chí, đi lại khoan thai".
Sách ?Mạch Chẩn? ghi hình vẽ mạch Hoãn như sau:
Mạch HOÃN Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Hoãn chủ về phong thấp, trúng phong, đau nhức, hoa mắt, chóng mặt, hư nhức, ung nhọt, tiểu khó".
Tả Thốn HOÃN
Tâm khí không đủ.
Hữu Thốn HOÃN
Thương phong.
Tả Quan HOÃN
Can hư.
Hữu Quan HOÃN
Tỳ thấp.
Tả Xích HOÃN
Âm hư.
Hữu Xích HOÃN
Dương suy.
MẠCH HOẠT
Hình Tượng Mạch HOẠT
Hoạt là trơn tru, như những hạt đậu lăn dưới tay.
Sách ?Mạch Chẩn? ghi lại hình vẽ biểu diễn mạch Hoạt như sau:
- Sách ?KHYHCT và YHHĐ Trong Lâm Sàng? mô tả hình vẽ biểu diễn của mạch Hoạ
BẢNG PHÂN LOẠI MẠCH (Theo 6 Tính chất của Mạch YHCT)
Hình thức
Tính chất
Loại mạch
Ý nghĩa
Cách phân biệt
1.- Về vị trí nông sâu
Sóng mạch nổi lên hoặc chìm
Phù
Trầm
Để phân biệt bệnh ở Biểu hoặc ở Lý
Phân biệt bằng cách ấn khẽ, vừa, mạnh mới thấy
2.- Về cường độ đập
Xem chấn động của mạch mạnh hoặc yếu

Thực
Để nhận ra sự thịnh suy của Tà và chính khí
Phân biệt bằng cách xem mạch đập có lực hay không lực
3.- Về tốc độ mạnh đập
Tần số mạch đập nhanh hay chậm
Trì
Sác
Để nhận ra chứng Hàn, hay nhiệt.
Phân biệt bằng hơi thở của thầy thuốc hoặc theo đồng hồ
4.- Về nhịp đập của mạch
Mạch đập đều hay không
Kết
Súc
Đại (Đợi)
Để nhận ra khí lưu thông hay không
Phân biệt bằng mức độ đập đều hoặc không đều
5.- Về thể tích mạch
Sóng mạch lớn hoặc nhỏ
Hồng (Đại)
Tế (Tiểu)
Để nhận ra khí huyết suy hay thịnh
Phân biệt bằng thể to hay nhỏ của mạch.
6.- Về
hình
thái
sóng
mạch
a.- Độ đập lưu loát, sóng mạch rõ, đều, trơn tru thế nào?
b.- Độ dài hoặc yếu
c.- Độ căng cứng
Hoạt
Sáp
Trường Đoản
Huyền
Khẩn
Tán
Để nhận ra từmg trạng thái bệnh lý của Tạng, Phủ, Khí, Huyết
Phân biệt qua cảm giác về từng hình thù của các sóng mạch
MẠCH CỦA YHCT (28 MẠCH)
Mạch gốc
Đặc điểm
Tên mạch C. Gốc
Hình thái mạch
Hội chứng tương ứng
Sờ nhẹ đầu ngón tay
1.- Phù
Đè tay xuống Mạch hơi giảm, nâng tay lên mạch lưu loát
Biểu chứng
2.- Hồng
Mạch đến như sóng cuộn khi đến mạnh khi đi yếu dần
Nhiệt thịnh
3.- Nhu
Mạch nổi nhưng rất mềm
Hư chứng và thấp chứng
4.- Tán
Mạch nổi mà tán loạn
Nguyên khí ly tán chân khí sắp mất
5.- Khâu
Mạch nổi to nhưng rỗng bên trong, giống như ấn vào ống hành
Máu mất, âm bị tổn thương
6.- Cách
Mạch nổi, có cảm cứng ở bề mặt nhưng trong rỗng
Tinh, huyết hư hàn
Ấn tay nặng mới thấy
7.- Trầm
Đặt nhẹ tay không thấy ấn nặng tay mới thấy
Lý chứng, chứng uất, thủy thũng.
8.- Phục
Ấn nặng tay đến tận gần xương mới thấy
Dương suy, tà khí bế.
9.- Nhược
Nhỏ mềm mà chìm
Khí huyết không đủ
10.- Lao
Ấn nặng tay mới thấy
Chứng "Thực" trong âm hàn, sán khí
11.- Huyền
Căng thẳng mà dài như ấn vào dây đàn
Bệnh ở Can Đởm, đau nhức, đàm ẩm
Chạm vào ngón tay như thiếu sức, không có sức
12.- Hư
Ấn tay xuống không thấy có gì, nâng tay lên thấy mạch không có sức
Chứng hư, khí huyết hư
13.- Tế
Nhỏ như sợi chỉ thấy rõ dưới tay
Hư chứng, lao tổn, âm hư, thấp
14.- Vi
Rất nhỏ, mềm như không có, mạch đập nghe không rõ
Hư chứng, phần lớn do dương suy bệnh nguy cấp
15.- Đại (Đợi)
Mạch đập có lúc dừng như không thấy trở lại, chờ khá lâu mới thấy tiếp tục
Khí của tạng suy, bệnh do sợ hãi, gây ra tổn hại
16.- Đoản
Đầu đuôi đều ngắn, thân mạch không thấy được dù ở mọi bộ vị
Có sức : thuộc khí uất,
Không có sức : thuộc khí bị hư tổn
Chạm vào ngón tay thấy có sức
17.- Thực
Ấn tay xuống hoặc nâng tay lên đều thấy có lực
Chứng thực nhiệt tụ lại
18.- Hoạt
Mạch đi trơn tru, có cảm giác tròn trơn
Đàm, Thực nhiệt
19.- Khẩn
Giống như dây thừng vặn xoắn
Hàn chứng, thống Phong
20.- Trường
Đầu đuôi thẳng suốt thân mạch thấy tràn quá toàn bộ vị mạch
Khí dương thừa, nhiệt chứng
1 hơi thở của thầy thuốc mạch người bệnh đập không đủ 4 lần
21.- Trì
1 hơi thở, mạch đếm không đủ 4 lần
Chứng hàn
22.- Hoãn
1 hơi thở mạch đếm 4 lần dáng khoan thai
Chứng thấp, tỳ hư
23.- Sáp
Mạch đi rít vướng, không thông suốt, như dao cạo vào ống tre
Tinh tổn thương thiếu máu, khí huyết bị ứ trệ ngưng đọng
24.- Kết
Mạch đi chậm mà có lúc ngừng, ngừng lại không theo 1 số nhất định
Phần âm vượng, khí bị ngưng kết lại
Loại Mạch Sác (4 Mạch)
1 hơi thở của thầy thuốc mạch người bệnh đập 5 lần trở lên
25.- Sác
1 hơi thở mạch đến từ 5 lần trở lên
Chứng nhiệt
26.- Xúc
Mạch đi nhanh mà có lúc ngừng, ngừng lại không theo 1 số nhất định
Dương vượng nhiệt thịnh, đàm ẩm, khí huyết ngừng trệ
27.- Tật
Mạch đi rất nhanh, 1 hơi thở mạch đập 7-8 lần
Dương tỏa hết âm bị kiệt, nguyên khí sắp hết
28.- Động
Mạch ngắn như hình hạt đậu, mạch đi trơn nhanh, có sức
Đau đớn, kinh sợ
PHÂN BIỆT MẠCH
Tuy các nhà mạch học đã cố gắng trình bày tương đối khá rõ về từng loại mạch, nhưng trên thực tế lâm sàng cho thấy, có nhiều mạch có nhiều điểm rất giống nhau, dễ gây lẫn lộn, vì vậy, có khá nhiều tài liệu bỏ công sức để cố gắng nêu lên những điểm phân biệt các loại mạch này. Chúng tôi dựa theo các tài liệu đó, sắp xếp lại như sau : Theo chương ?Thẩm Tượng Luận? sách ?Hồi Kê Mạch Học? thì có thể dùng 2 phương pháp SO SÁNH và ĐỐI LẬP để nêu lên những điểm giống và khác nhau giữa các mạch:
A- PHÉP SO SÁNH.
MẠCH ĐOẢN VÀ ĐỘNG
Đoản là mạch âm, không đầu, không đuôi, mạch đến trì trệ.
Động là mạch dương, không đầu, không đuôi, mạch đến nhanh và trơn.
MẠCH HỔNG VÀ THỰC
Mạch Hồng tựa như nước lụt, to, tràn đầy đầu ngón tay, nặng tay hơi giảm.
Mạch Thực thì chắc nịch, ứng dưới tay có lực, nặng nhẹ tay đều vẫn thấy như vậy.
MẠCH HUYỀN VÀ TRƯỜNG
Huyền giống như dây cung, căng thẳng, cứng đều mà không dội vào tay.
Mạch Trường như cây sào, vượt qua cả vị trí gốc mà lại không dội vào tay.
MẠCH NHU VÀ NHƯỢC
Mạch Nhu nhỏ mềm mà Phù.
Mạch Nhược nhỏ mềm mà Trầm.
MẠCH LAO VÀ CÁCH.
Mạch Lao có dạng Trầm Đại mà Huyền, chỉ ở đúng vị trí.
Mạch Cách có dạng Hư, Đại mà Phù, Huyền, trong hư ngoài cấp.
MẠCH PHÙ VỚI MẠCH HƯ VÀ KHÂU
Mạch Phù, nhẹ tay thì mạnh, nặng tay thì yếu.
Mạch Hư to mà vô lực, nhẹ hoặc nặng tay đều như nhau.
Mạch Khâu nhẹ hoặc nặng tay đều thấy rỗng ở giữa.
MẠCH SÁC VÀ KHẨN, HOẠT
Mạch Sác đi lại gấp rút, 1 hơi thở 6 chí.
Mạch Khẩn lan ra 2 bên ngón tay, giống như kéo dây thừng.
Mạch Hoạt đi lại lưu lợi, trơn tru như con tính chạy trên bàn.
MẠCH TRẦM VỚI PHỤC
Mạch Trầm đặt nhẹ tay hình như không thấy, ấn nặng mới thấy.
Mạch Phục ấn nặng tay cũng không thấy, đẩy tìm tới gân mới thấy.
MẠCH TRÌ VỚI HOÃN
Mạch Trì 1 hơi thở đi 3 chí, hình nhỏ mà yếu.
Mạch Hoãn 1 hơi thở đi 4 chí, hình to mà hòa hoãn.
MẠCH VI VỚI TẾ
Mạch Vi không bằng Tế, như có, như không, giống như sợi tơ nhện.
Mạch Tế hơi lớn hơn mạch Vi, ứng dưới tay rất nhỏ, như sợi chỉ mành.
MẠCH XÚC VỚI MẠCH KẾT, ĐỢI, SẮC
Mạch Xúc gấp rút, trong Sác thỉnh thoảng lại ngừng.
Mạch Kết thì trong Trì thỉnh thoảng lại ngừng.
Mạch Đợi thì Động mà khi ngừng rồi thì khó trở lại, có số ngừng nghỉ nhất định, không phải ngẫu nhiên.
Mạch Sắc thì Trì, Đoản, sít trệ, mạch đến rít như muốn ngừng 3 hoặc 5 chí (trong 1 hơi thở), không đều.
B- PHÉP ĐỐI LẬP
MẠCH HOẠT VÀ MẠCH SẮC
Theo sự thông hoặc trệ của mạch.
Mạch Hoạt là huyết nhiều, khí ít. Huyết nhiều cho nên mạch lưu lợi, trơn tròn.
Mạch Sắc là khí nhiều, huyết ít, vì vậy sít mà tán.
MẠCH HỔNG VÀ MẠCH VI
Theo sự thịnh suy của mạch.
Mạch Hồng : huyết nhiệt mà thịnh, khí theo đó mà bùng lên tràn đầy ở đầu tay, sức mạnh vọt mạnh, vì vậy Hồng là thịnh.
Mạch Vi : khí hư mà hàn, huyết theo đó mà sít lại, ứng với mạch nhỏ, muốn đứt, vì vậy Vi là suy.
MẠCH KẾT VÀ MẠCH XÚC.
Theo âm hoặc dương của mạch.
Dương cực thì Xúc, mạch nhanh, gấp mà có lúc ngừng.
Âm cực thì Kết, mạch đi chậm mà có lúc ngừng.
MẠCH KHẨN VÀ HOÃN
Dựa theo sức chùng và căng của mạch.
Mạch Khẩn là hàn, làm tổn thương phần vinh, huyết, mạch lạc bị kích bác nhau. Nếu gặp khi phong thoát khỏi thủy vọt tràn thì lại như cắt dây, kéo thừng.
Hoãn là phong, làm tổn thương phần vệ, khí, vinh huyết không thông, mạch không đi nhanh được, giống như bước đi chậm rãi.
MẠCH PHÙ VÀ TRẦM
Dựa vào sự thăng giáng của mạch.
Phù, bắt chước trời là khinh thanh, mạch nổi ở trên.
Trầm, bắt chước đất là trọng trọc, mạch chìm ở dưới.
MẠCH PHỤC VÀ MẠCH ĐỘNG
Mạch Động: thấy ở bộ quan, hình như hạt đậu lăn dưới tay, khác với ở các bộ khác.
Mạch Phục ở sâu vào trong không thấy hình mà ở dưới gân, xương.
MẠCH THỰC VÀ MẠCH HƯ
Dựa theo sự cương nhu của mạch.
Mạch Thực: đường mạch sung thực, ấn tay nhẹ hoặc nặng cũng đều hữu lực.
Mạch Hư: đường mạch đi yếu, không thấy có lực ở dưới tay.
MẠCH TRÌ VÀ MẠCH SÁC
Dựa theo sự nhanh chậm của mạch.
Mạch Sác: nhịp mạch đi nhanh.
Mạch Trì: nhịp mạch đi chậm.
MẠCH TRƯỜNG VÀ MẠCH ĐOẢN
Dựa theo sự dài ngắn của mạch.
Mạch Trường thấy ở bộ xích và thốn, có khi thông suốt cả 3 bộ.
Mạch Đoản chỉ thấy ở xích hoặc thốn.
Phải xem xét coi mạch có qua khoảng giữa (Quan) hay không. Qua khoảng giữa là Trường, không qua khoảng giữa là Đoản.
MẠCH LẠ (QUÁI MẠCH)
Ngoài các mạch chính đã trình bày ở trên, các nhà nghiên cứu về mạch còn nêu ra 1 số mạch gọi là ?Mạch Lạ? (Quái Mạch).
Từ đời nhà Nguyên (1277-1368), trong sách ?Thế Y Đắc Hiệu Phương? Ngụy Diệc Lâm đã nêu lên 10 loại mạch lạ gọi là ?Thập Quái Mạch? nhưng sau này, các nhà mạch học đã bỏ bớt 3 loại (Chuyển Đậu, Ma Xúc, Yển Đao) đi, còn lại 7 loại mạch lạ (Thất Quái Mạch) và hiện nay, đa số các sách đều chỉ nhắc đến 7 loại mạch lạ này mà thôi.
1-ĐAN THẠCH
Sóng mạch đi như đập vào đá (th&
PHỤ LỤC : CHẨN BỆNH QUA CÁC DẤU HIỆU BÁO BỆNH
Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu 1 phương pháp chẩn bệnh, tương đối mới, dựa theo 1 số những tài liệu xuất bản gần đây.
Phương pháp này, có quan hệ rất lớn đối với Tứ chẩn của YHCT nhưng đào sâu vào 1 số khía cạnh riêng biệt và độc đáo hơn.
Để giúp cho việc chẩn bệnh được hoàn hảo và chính xác hơn, cần biết 1 số yếu tố sau :
1.- Biết nguyên tắc báo bệnh.
2.- Biết ý nghĩa các loại dấu hiệu báo bệnh.
3.- Biết vị trí liên hệ đến vùng xuất hiện các dấu hiệu báo bệnh.
NGUYÊN TẮC BÁO BỆNH
Các nhà nghiên cứu sinh học nhận thấy rằng : chung quanh cơ thể mỗi sinh vật đều có năng lượng điện. Năng lượng này có thể đo được bằng
cách đặt 1 điện kế ở gần hoặc trên da. Cường độ năng lượng điện này thay đổi hàng giờ, hàng ngày (xem thêm phần 'Giờ Vượng Suy Của Các Kinh Lạc' trong chương 'Học Thuyết Kinh Lạc'). Thời gian mà 1 người cảm thấy khỏe mạnh hoặc nhọc mệt đều có thể đo được bằng cách đo năng lượng điện. (Đây là 1 phương cách chủ yếu trong việc áp dụng đo các Nguyên huyệt của các đường kinh).
Ngay từ năm 1940, Kirlian, trong khi chụp hình các sinh vật, đã tình cờ khám phá thấy năng lượng điện này và gọi nó là chất Plasma sinh học (còn gọi là hào quang). Kirlian đã chụp được ở chung quanh các sinh vật có 1 giải ánh sáng đỏ, xanh trắng và vàng. Những lá cây vừa bị bứt ra khỏi cành cũng có biểu hiện đó, nhưng để lâu thì không còn.lá của những cây khỏe mạnh thì tỏa sáng, trong khi đó, lá của những cây bị bệnh biểu hiện bằng những màu sắc khác hẳn. Một hôm, 1 người khách nhờ Kirlian chụp hình 2 chiếc lá giống hệt nhau, Kirlian cố gắng chụp suốt cả đêm nhưng vẫn không làm sao không 2 lá giống nhau được. Kirlian nghĩ rằng ông đã thất bại. Ngày hôm sau, khi đưa những tấm ảnh ông đã chụp và giải thích sự cố gắng vô vọng của ông cho người khách thì người khách lại hết sức hài lòng và giải thích rằng : sự khác nhau giữa 2 lá cây trên là do 1 chiếc lá được bứt ra ở 1 cây có bệnh và chiếc còn lại ở cây không bệnh. Tại Liên Xô, khi nghiên cứu các tấm ảnh chụp cơ thể con người, các nhà nghiên cứu tại đại học Kiep nhận thấy rằng có những chấm ánh sáng mạnh hơn ở 1 số cơ thể. Những bộ phận phát ra ánh sáng đều giống nhau ở mọi người. Khi đem so sánh các tấm ảnh với những huyệt của khoa châm cứu thì thấy 700 huyệt của khoa châm cứu hoàn toàn trùng với những điểm có ánh sáng mạnh mà Kirlian đã chụp được.
Hiện nay có 1 cách chụp ảnh bằng cách đổi nhiệt ra các màu sắc khác nhau. Những bức ảnh nhiệt đó cũng thể hiện 1 thứ hào quang chung quanh cơ thể : những bộ phận "chết" như móng tay, tóc... thể hiện ra màu đen còn các màu khác hiện ra màu xanh lục, đỏ da cam... Nếu bộ phận nào của cơ thể bị bệnh thì màu sắc thay đổi, căn cứ vào sự thay đổi màu sắc, có thể phần nào biết được tình trạng của sự rối loạn cơ thể. Ngoài những biểu hiện về nhiệt lượng, màu sắc, ngày nay, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều sự thay đổi khác như thay đổi điện trở (Điện trở vùng huyệt bệnh xuống thấp hơn vùng khác) thay đổi trạng thái (trở nên mềm, hoặc cứng hoặc đau đớn hơn chỗ khác), hoặc xuất hiện 1 số dấu hiệu riêng biệt (tàn nhang, mụn ruồi, vết ban...) những dấu hiệu báo bệnh này đang được các nhà nghiên cứu chú ý đến và trong 1 ngày gần đây cơ chế của những lý thuyết này sẽ được loan báo 1 cách rõ ràng và hoàn hảo hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay, những nhà nghiên cứu chỉ mới có thể cho biết rằng : các vùng ánh sáng thể hiện trong cơ thể chính là những bộ phận trong con người chúng ta biết được những thay đổi, thí dụ : thay đổi về điện trong không khí, về từ trường của trái đất, về sự xáo trộn của các bộ phận, cơ quan tương ứng vùng phát điện... Những thay đổi này nhiều khi quá nhỏ bé đến nỗi ta không cảm nhận hết tất cả những thay đổi đó, mà chỉ cảm nhận được 1 phần nào thôi. Thế nhưng, nếu ta rèn luyện và nắm được 1 số những nguyên tắc kỹ thuật, ta có thể nhận được những thông tin đó, có thể biết và cũng có thể diễn đạt được.
QUY LUẬT BÁO BỆNH
Khi cơ thể có sự xáo trộn (bệnh), sự xáo trộn đó được thông tin ra ngoài cơ thể dưới nhiều hình thức khác nhau, dựa theo 1 số quy luật nhất định. Dựa vào thông tin đó, có thể tìm ra được vị trí sự rối loạn và biết cách điều chỉnh lại cho hết rối loạn.
1.- Luật cục bộ : Xuất hiện ngay tại vùng bệnh.
Thí dụ : Dây thần kinh tọa đau : xuất hiện những thống điểm tại huyệt Hoàn Khiêu hoặc dọc theo mặt ngoài chân (theo đường kinh Đởm).
2.- Luật lân cận : Xuất hiện gần hoặc quanh vùng bệnh.
Thí dụ : vùng sau gáy đau : xuất hiện thống điểm (điểm đau) tại huyệt Phong Trì, Thiên Trụ hoặc quanh vùng đó.
3.- Luật đối xứng : Xuất hiện ở vùng đối xứng với vùng bệnh (phương pháp này được áp dụng trong cách châm đối xứng theo trường phái của Nhật, và được mô tả trong Thiên "Mậu Thích" của sách Nội Kinh Tố Vấn.
4.- Luật phản chiếu : Khi cơ thể bệnh, các dấu hiệu báo bệnh sẽ xuất hiện ở những bộ phận cơ quan hoặc vùng phản chiếu tương ứng (các vùng phản chiếu gồm : mặt, tai, đầu, mũi, lòng bàn tay, lòng bàn chân).
Thí dụ : Bệnh ở phổi sẽ xuất hiện dấu báo bệnh ở :
- Vùng giữa má trên khuôn mặt.
- Vùng giữa xoắn tai dưới ở trong tai.
- Vùng phía dưới ngón tay giữa, trên đường đi của Tâm đạo.
DẤU HIỆU BÁO BỆNH
Khi cơ thể có sự rối loạn (bệnh), ở các vùng tương ứng thường thấy có
dấu hiệu báo bệnh. Vì khuôn khổ tài liệu có hạn, chúng tôi chỉ xin giới thiệu 1 số dấu hiệu báo bệnh thường gặp trên lâm sàng thôi (muốn rõ chi tiết, xin tham khảo thêm ở các sách chuyên đề).
1.- Đau
Dấu hiệu thông thường nhất là đau. Khi ấn vào vùng nào đó thấy đau, tùy theo quy luật báo bệnh và vị trí tạng phủ liên hệ, có thể biết tạng phủ, cơ quan liên hệ đến vùng đó có sự rối loạn cần điều chỉnh. Thí dụ : ấn vào huyệt Phế du thấy đau, có thể đoán là Phế (phổi) người đó có sự rối loạn (cần điều chỉnh), phổi bị bệnh cách nào đó (theo quy luật cục bộ).
- Ấn vào vùng gò má trên mặt thấy đau, có thể đoán là Tim người đó có sự rối loạn (theo quy luật phản chiếu)...
Tùy theo tính chất ĐAU, có thể đoán chính xác hơn tính chất bệnh.
Thường có thể dựa theo tiêu chuẩn sau :
a) Ấn vào đau nhiều, đau dữ dội là biểu hiện của bệnh cấp tính thuộc thực chứng.
b) Ấn vào đau ít, đau ê ẩm là biểu hiện của bệnh mãn tính thuộc hư chứng.
Đau ở đây phải hiểu là vùng hoặc
huyệt chỗ ta dùng que dò ấn vào để kiểm tra thấy chỗ đó đau nhiều hơn chỗ khác.
Tại sao khi bộ phận, cơ quan bị đau hoặc rối loạn, các vùng tương ứng cũng xuất hiện dấu hiệu đau ?
YHCT cho rằng : đau là do khí huyết trong cơ thể không lưu thông được 1 cách bình thường, bị ứ trệ gây nên đau, do đó, trong sách Nội kinh có ghi : "Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông" (Lưu thông thì không đau, đau là do không thông).
YHHĐ cho rằng : đau là do sự kích thích chất tinh thể lắng đọng ở vùng thần kinh phản xạ của bộ phận hoặc cơ quan bị đau và sự đau là sự lưu thông không hợp giữa các chất lỏng truyền từ thần kinh phản xạ ở vùng tương ứng đến bộ phận cơ quan đang bị xáo trộn.
Mỗi cơ thể là 1 sinh vật có sức sống khác biệt, do đó tính chất đau cũng biểu hiện khác nhau : có người có cảm giác đau nhiều, có người chỉ thấy hơi đau, có người lại cảm thấy đau rất ít so với các vùng khác.
Do đó tạm thời có thể đưa ra 1 số nhận xét sau :
- Khi dò (ấn) tìm huyệt (điểm) đau, cần phải tìm nhiều vùng khác nhau để tránh tình trạng khai mơ hồ của người bệnh (ấn đâu cũng thấy đau).
- Vùng (huyệt, điểm) nào càng đau nhiều, càng phản ảnh bệnh lý rõ và nặng hơn.
- Trong khi điều trị, nếu sự đau giảm dần, nghĩa là lúc đầu ấn vào rất đau, sau khi điều trị, sự đau giảm dần, có thể hiểu rằng bệnh hoặc sự xáo trộn ở các cơ quan, bộ phận tương ứng đã giảm. Ngược lại, sau khi điều trị các điểm đau vẫn còn thì phải xét lại phương pháp chẩn bệnh (có thể đã chẩn sai) hoặc cũng có thể là do kỹ thuật điều trị (châm cứu, dùng thuốc), chưa đạt yêu cầu.
Qua các điều trình bày trên, ta thấy đau là 1 phương thế tự nhiên báo cho ta biết cơ thể đang gặp sự rối loạn, trục trặc, để giúp ta tìm cách điều chỉnh lại thế quân bình cho cơ thể.
2.- Thay đổi điện trở ở da
Theo các nhà nghiên cứu về sinh lý học, con người luôn mang trong cơ thể dòng điện, khi cơ thể bệnh, (có sự xáo trộn về sinh lý) điện trở trong người cũng theo đó mà thay đổi. Dựa vào đặc tính trên, với các thiết bị khoa học, các nhà kỹ thuật đã chế tạo ra các máy dò Huyệt.
Khi cơ thể bệnh, vùng huyệt tương ứng với các bộ phận, cơ quan bệnh sẽ bị giảm điện làm cho điện trở vùng huyệt đó sẽ bị giảm xuống và sự thay đổi này được các máy dò huyệt khám phá thấy. Từ những vùng tương ứng nhất định, ta sẽ có thể suy đoán ra cơ quan, bộ phận liên hệ bệnh.
Thí dụ : Nơi người bình thường, huyệt Hợp cốc có điện trở 70-90 Ohm ( ) khi đo thấy điện trở ở huyệt này lên trên 100-200 Ohm ( ), có thể nghĩ rằng Kinh Đại trường và Đại trường của người đó bị trở ngại gì đó (vì Hiệp cốc là nguyên huyệt của kinh Đại trường).
Ngoài ra, dựa vào 1 số biểu hiện ngoài da, trên lâm sàng hay gặp các dấu hiệu sau:
3.- Vết Ban
Ban là những nốt nhỏ xuất hiện trên da, thường có màu đỏ hoặc trắng (trên lâm sàng, thường gặp nhất là loại Ban màu đỏ). Vì hình dáng và màu sắc trên, nên thường lầm lẫn với nốt muỗi cắn. Tuy nhiên có điểm khác biệt như sau :
TÍNH CHẤT
VẾT BAN
VẾT MUỖI ĐỐT
Màu sắc
Đỏ hoặc hồng
Hồng
Kích thước
Nhỏ, không có lan tỏa
To và có tác dụng lan
Sức ấn
Ấn mạnh vào không giảm màu
Ấn mạnh vào có màu trắng, lợt hơn
Ý nghĩa : Khi có vết Ban xuất hiện thì đó là dấu hiệu sắp phát bệnh. Thí dụ : vùng phổi ở mặt (ở giữa má), tự nhiên có vết Ban xuất hiện, có nghĩa là phổi người người đó sẽ gặp trục trặc và sẽ xuất hiện trong vài ngày tới (có thể là ho, tức ngực, đờm...) tùy theo màu sắc (đậm hoặc lợt), có thể đoán được thời gian xảy đến :
+ Màu lợt : xuất hiện bệnh chậm, có thể vài ngày sau.
+ Màu đậm : bệnh xuất hiện đến nơi.
Dấu hiệu báo bệnh càng đậm, thời gian xuất hiện bệnh càng nhanh, (về cơ chế xin xem thêm phần "Bì Chẩn - Xem Da").
4.- Tàn nhang
Tàn nhang là những vết nằm sát mặt da, sờ không thấy nổi cộm, nhỏ, mọc đơn hoặc thành từng đám lấm tấm trên da, màu đen, màu nâu đậm hoặc lợt, giống như màu của cây nhang sau khi đốt cháy để tàn (tro) lại, do đó gọi là tàn nhang (tro của cây nhang).
Đây là loại báo bệnh thường gặp trên lâm sàng nhất. Một vết tàn nhang, dù nhỏ hoặc rất nhạt đều là dấu chỉ của 1 bệnh đã và đang xảy ra. Dấu vết càng lớn, màu càng đậm thì cơ quan tạng phủ ở vùng tương ứng càng bị nặng, bệnh lâu.
Thí dụ : Tàn nhang xuất hiện ở vùng lưng, ngang huyệt Vị du, có thể chẩn đoán là bao tử người đó đã và đang bị trở ngại, xáo trộn, có bệnh cách nào đó.
5.- Mụn ruồi
Mụn ruồi là 1 loại mụn mọc nổi trên da, nhìn xa xa thấy giống hình dáng con ruồi, nên đặt tên là mụn ruồi.
Nhiều người phân ra loại mụn ruồi sống (sinh) và mụn ruồi chết (tử). Tuy nhiên, trên lâm sàng, hầu như cả 2 loại này đều cùng 1 biểu thị như nhau (chỉ có khác biệt trong ngành tướng số học là thấy rõ hơn).
Mụn ruồi báo hiệu 1 tình trạng bệnh nặng, xấu.
Khi mụn ruồi xuất hiện ở vùng nào thì cơ quan, tạng phủ liên hệ đã bị bệnh 1 thời gian khá lâu rồi.
Ghi chú :
a) 1 số người nêu lên yếu tố tàn tật khi gặp mụn ruồi. Cụ thề là khi có dấu hiệu báo bệnh mụn ruồi xuất hiện ở vùng tương ứng, với tay, chân ở vùng phản chiếu trên khuôn mặt (Lông mày, cằm...) thì cho là tay chân có thể bị tật, gẫy, cụt... Cần hết sức lưu ý và cẩn thận khi nêu lên yếu tố tàn tật này, vì thực tế trên lâm sàng cho thấy, có nhiều người có mụn ruồi ở các vùng trên, cho đến chết vẫn không thấy xuất hiện tật gì cả.
b) Dấu hiệu mụn ruồi có 1 đặc điểm khác thường là hay xuất hiện theo luật đồng bộ. Giả sử : vùng lông mày trên khuôn mặt (tức là tính theo quy luật phản chiếu) có dấu hiệu mụn ruồi thì ở cánh tay cơ thể cũng xuất hiện mụn ruồi ở vùng tương ứng. Cũng có nhiều trường hợp không xảy ra theo đúng quy luật trên nhưng tỷ lệ đạt được khá cao, thường từ 80-85% xảy ra theo quy luật trên. (Đây cũng là điều cần lưu ý nghiên cứu thêm).
Ngoài ra, trên lâm sàng cũng có thể gặp loại mụn ruồi có lông, tức là loại mụn ruồi nhưng lại mọc thêm lông.
Mụn ruồi có lông thường là dấu hiệu rất xấu, biểu hiện của bệnh nặng, trầm trọng, kéo dài và khó có thể điều trị được.
Mụn ruồi có lông thường gặp ở người bị ung thư. Tùy vùng tương ứng với vị trí xuất hiện mụn ruồi có lông có thể suy đoán ra bệnh ung thư hoặc bệnh nặng ở cơ quan, tạng phủ liên hệ.
6.- Vết Nám
Là 1 vùng da bị xám hoặc bầm lại.
Đây là loại dấu hiệu báo bệnh mãn tính, kéo dài lâu ngày thường gặp ở những người bị bệnh gan, thận lâu ngày.
Tuy nhiên có 1 số điểm cần lưu ý :
- Diện tích vết nám to, rộng thì bệnh lâu.
- Vết nám đậm màu thì mức độ trầm trọng, càng đậm bao nhiêu thì càng trầm trọng bấy nhiêu.
- Vết nám nhạt thì bệnh nhẹ, sắp khỏi.
Do đó, có thể dựa vào tính chất thay đổi của màu sắc mà kiểm tra diễn tiến bệnh. Thí dụ : khi bắt đầu chữa, vết nám đậm màu, sau 1 thời gian điều trị, vết nám nhạt màu dần thì có thể biết là bệnh đang trên đà tiến triển, có hy vọng phục hồi. Ngược lại, sau 1 thời gian điều trị, vết nám không thay đổi màu sắc hoặc đậm hơn... dù có những triệu chứng bệnh giảm, có thể hiểu là bệnh ở bên trong không tiến triển tốt, và bệnh đang phát triển ngầm cách nào đó.
- Vết nám lan tỏa thì bệnh có tính cách lan tỏa ra các cơ quan bên cạnh chứ không ở vào 1 cơ quan nhất định.
7.- Tia máu dưới da
Có hình dạng như 1 đoạn tĩnh mạch hoặc động mạch nhỏ xuất hiện dưới da.
Tĩnh mạch dưới da có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức rõ (nổi) hoặc chìm (khó thấy), có người chỉ cần nhìn cũng thấy, có người phải đè căng da mới thấy. Nếu xuất hiện ở vùng trán, 2 bên Thái dương, phía dưới ở mắt hoặc ở gò má, hoặc ở vùng 2 bên nhân trung và đầu mũi thường dễ nhận thấy hơn.
Tia máu dưới da thường biểu hiện bệnh mãn tính (lâu ngày) và trầm trọng, hay gặp ở những Thần kinh suy nhược.
Dấu hiệu này xuất hiện ở đâu thì nơi đó thường có sự bế tắc về bài tiết hoặc bài tiết quá độ.
Tia máu màu đỏ thường biểu hiện sự viêm nhiễm.
Tia máu màu xanh thường chỉ sự ứ trệ bài tiết.
Trên đây là 1 số những dấu hiệu báo bệnh thường hay gặp. Lẽ dĩ nhiên còn rất nhiều hình thức báo bệnh khác trên lâm sàng có thể gặp mà vì điều kiện chưa đủ để cho phép đề cập đến trong tài liệu này (Đây cũng là 1 điều rất đáng lưu ý và nghiên cứu thêm).
Tuy nhiên, cần lưu ý thêm 1 số vấn đề :
a) 1 số dấu hiệu báo bệnh có liên hệ đến yếu tố tuổi tác. Thí dụ : người ta thấy rằng mụn cơm (Nevi) có liên hệ đến chứng lão suy, vì khi người ta càng lớn tuổi thì những vết thâm nhiễm này càng không ngừng gia tăng, do đó không thể căn cứ trên sự gia tăng đó mà chẩn đoán bệnh gia tăng hoặc khó điều trị.
b) Bình thường cơ thể ta chịu đựng được với môi trường bên ngoài để bảo tồn và phát triển cơ thể, nếu vì lý do nào đó, cơ thể bị suy kém, lập tức có 1 sự "Điều tiết" cách nào đó cho thích nghi với môi trường bên ngoài và qua sự điều tiết đó, ta có thể phát hiện ra sự rối loạn ở các cơ quan, tạng phủ liên hệ.
Như vậy, tất cả các sự thay đổi ở da (vết nám, vết ban, mụn ruồi, mụn cơm , tia máu...) đều có thể cho thấy sự rối loạn hoặc suy yếu của 1 bộ phận, cơ quan, tạng phủ bên trong, tuy nhiên, không nên sợ hãi quá đáng về sự suy yếu này, chỉ cần ghi nhớ là : những {cqan tạng phủ liên hệ cần được lưu ý săn sóc đặc biệt hơn qua các dấu hiệu đó.
ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CHẨN BỆNH MỚI
Qua phần trình bày trên ta thấy :
1.- Ưu điểm
- Giúp cho việc chẩn đoán nhanh.
- Lợi hơn các phương pháp chẩn đoán khác vì không phải đòi hỏi nhiều dữ kiện, yếu tố, ở đây chỉ cần xem xét những dấu hiệu báo bệnh, nắm được nguyên tắc báo bệnh, ý nghĩa các dấu hiệu báo bệnh và vị trí vùng tương ứng là đã có thể phần nào thấy được sự rối loạn của các bộ phận trong cơ thể.
2.- Khuyết điểm
a) Không cho biết rõ về sự rối loạn của cơ thể. Thí dụ : thấy vết Ban hoặc tàng nhang ở vùng má (vùng phản chiếu của Phế trên khuôn mặt), có thể biết là Phổi người đó đang bị trở ngại, bệnh, nhưng cụ thể là rối loạn làm sao ? Bệnh gì ? (Viêm nhiễm, tràn dịch, tràn khí, đờm, áp xe Phổi) thì phương pháp này không thể biết được. Nếu muốn biết rõ, cần phải áp dụng phương pháp chẩn đoán khác.
b) Vấn đề khó khăn mà các nhà nghiên cứu đang tìm cách giải quyết là :
b1. Các dấu hiệu báo bệnh xuất hiện vào thời điểm nào : trước hoặc sau đang khi có sự xào trộn trong cơ thể.
b2. Đối với các vùng phản chiếu, vùng nào mang đặc tính báo hiệu nhanh nhất và chính xác nhất. Thí dụ : khi cơ thể bệnh, dấu hiệu báo bệnh sẽ xuất hiện ở mặt (theo cách phản chiếu ở mặt) hoặc ở tai (phản chiếu ở tai) hoặc ở chân tay (phản chiếu ở tay chân)... có khi dấu hiệu báo bệnh xuất hiện ở mặt, nhưng để tai, tay, chân, đầu, lại không thấy có dấu hiệu báo bệnh hoặc đôi khi ở 1 vùng nào đó có dấu hiệu báo bệnh mà vùng khác lại không có. Như vậy vùng nào đáng được coi là thì cậy nhất để tập trung chẩn đoán vào đấy ?
b3. Có những dấu hiệu báo bệnh, khi ta nhận thấy thì sự xáo trộn cơ thể đã xảy ra rồi.
b4. Cũng có những trường hợp dấu hiệu báo bệnh tuy đã xuất hiện nhưng chưa thấy có sự rối loạn ở bộ phận tương ứng.
b5. Có 1 số trường hợp, tuy có dấu hiệu báo bệnh nhưng dễ bị hiểu lầm. Thí dụ : Nốt ruồi, có người sinh ra đã có ngay những nốt ruồi, vết bớt... khó có thể cho rằng họ đã hoặc sẽ bị bệnh liên quan đến nốt ruồi hoặc vết bớt bẩm sinh đó được : nhiều người đã thấy có những dấu hiệu bẩm sinh đó nhưng suốt đời không hề thấy bị bệnh ở vùng cơ quan, bộ phận có liên hệ đến các dấu hiệu bẩm sinh đó.
KẾT LUẬN
Đây là 1 trong số nhưng phương pháp mới, vì mới nên chưa đủ điều kiện để thỏa mãn hết mọi yêu cầu đề ra, tuy nhiên, vì sự say mê nghiên cứu, cần đào tạo sâu hơn để phát triển phương pháp này cho hợp tình hợp lý hơn.
NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CỦA ĐÔNG Y
Sau khi dùng Tứ chẩn, Bát cương để phân tích và quy nạp được bệnh, cần đề ra phương hướng điều trị cho thích hợp. Để cho việc điều trị đạt hiệu quả cao, cần tuân theo 1 số nguyên tắc chính yếu sau :
NGUYÊN TẮC CHUNG
a) Những bệnh khác nhau, nhưng quá trình bệnh lý diễn biến giống nhau, có thể tạm điều trị giống nhau.
b) Những bệnh giống nhau mà cơ chế bệnh lý khác nhau, thì phải chữa khác nhau.
c) Những cổ phương và những phác đồ trị liệu tuy rất nhiều, nhưng khi đem áp dụng, cần phải hết sức linh hoạt. Phương là phỏng theo chứ không bắt buộc phải theo đúng hoàn toàn. Cần linh hoạt thay đổi và tùy nghi ứng biến cho phù hợp với từng trạng thái, diễn biến của bệnh.
d) Những nguyên tắc được người xưa đúc kết lại, là những kim chỉ nam cần thiết, do đó cần nghiên cứu và đem ra áp dụng cho thích hợp.
TIÊU BẢN (Ngọn Gốc)
Tiêu là ngọn triệu chứng của bệnh.
Bản là gốc của bệnh, nguyên nhân gây bệnh.
Tiêu và bản tuy đối lập nhưng luôn có quan hệ nhân quả với nhau. Bệnh trước là gốc, bệnh mới là ngọn.
Thí dụ : 1 người bị lao phổi lâu năm (gốc) thình lình bị ói ra máu (ngọn). Bệnh chứng này do bệnh phổi gây nên ho ra máu.
Do đó, trong 1 hội chứng bệnh, cần tìm cho ra ngọn, gốc của bệnh thì mới dễ dàng trong việc quyết định cách trị liệu.
a) Tìm Gốc Bệnh
Gốc bệnh là những nguyên nhân gây bệnh, bao gồm những nguyên nhân bên ngoài (tự nhiên, xã hội, tà khí...) và những thay đổi bên trong cơ thể gọi là nội nhân (thất tình...).
Thí dụ : Chứng âm hư hỏa vượng.
Nguyên nhân gây bệnh là do âm hư làm cho hỏa vượng lên. Nếu chỉ lo tả Hỏa (tức là chữa ở Tiêu, ở triệu chứng bệnh), thì bệnh tuy có thể giảm
nhưng sẽ trở lại ngay. Nếu bổ âm (tức chữa ở bản, ở nguồn gốc gây bệnh) thì mới khỏi dứt.
Đào sâu vào Ngũ hành ta thấy : 1 hành bệnh (có sự xáo trộn), có thể do nhiều nguyên nhân.
Thí dụ : Hỏa vượng có thể do :
- Hỏa khí bên ngoài kích thích làm hỏa bên trong cơ thể vượng lên.
- Mộc vượng quá làm Hỏa vượng theo.
- Thủy khí suy không khắc được Hỏa làm hỏa bùng lên...
Do đó, cần tìm ra gốc (nguyên nhân gây bệnh) thì việc trị liệu mới có hiệu quả.
b) Cấp Trị Ngọn
Những bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, cần phải chữa những triệu chứng nào cần thiết nhất.
Thí dụ : Người bệnh đau bao tử đã lâu, nay nôn ra máu, xuất huyết tiêu hóa, cần cấp thời làm cho cầm máu (chữa triệu chứng bằng tiêu) nếu không kịp, máu ra nhiều quá, có thể nguy đến tính mạng.
c) Hoãn Trị Gốc
Đối với bệnh mãn tính, lúc chưa phát bệnh, phải chữa vào gốc bệnh. Thí dụ: khi không có cơn hen, phải lo chữa Phế (vì Phế chủ khí) và chữa Thận (vì Thận nạp khí) để khỏi tái phát vì hen là do Thận hư không nạp được khí và Phế không chủ được khí làm khí nghịch lên.
d) Trị Cả Gốc Lẫn Ngọn
Có nhiều bệnh cùng lúc có thể vừa điều trị cả gốc lẫn ngọn. Phương pháp này thường được áp dụng trong cách "Bổ chính khu tả".
Thí dụ : Bệnh lao phổi do Phế âm hư, có các triệu chứng ho, hâm hấp sốt, ra mồ hôi trộm... thì vừa bổ Phế âm (chữa gốc bệnh) vừa trị ho, sinh tân dịch, cầm mồ hôi (chữa ngọn)...
CHỮA BỆNH CÓ BỒ TẢ
Dựa vào nguyên tắc "Hư thì Bổ, Thực thì Tả" và "Hư bổ mẫu, Thực tả
Tử". Trong quá trình diễn tiến bệnh tật, luôn có sự đấu tranh giữa Tà khí (nguyên nhân gây bệnh) và Chính khí (sức đề kháng của cơ thể), và có thể xảy ra hiện tượng : Tà khí mạnh làm cho chính khí suy hoặc chính khí suy, tà khí nhân cơ hội đó xâm nhập vào. Trong trường hợp này cần bổ chính và khu tà nhưng chú trọng đến bổ chính hơn.
a) Tả
- Nếu tà khí mạnh, là thực chứng, cần áp dụng tả pháp (Thực tắc tả).
- Nếu tà khí quá mạnh, cần rút bớt tà khí đó bằng cách cho tà khí chuyển qua tạng hoặc phủ, kinh lạc có liên hệ mẫu tử với nó, theo nguyên tắc "Thực tả Tử".
Thí dụ : tà khí ở Tâm mạnh, tả ở Thổ (vì tâm sinh thổ) để rút bớt tà khí từ tạng mẹ sang tạng con.
b) Bổ
- Nếu chính khí suy, cần áp dụng phép Bổ theo nguyên tắc : "Hư tắc Bổ".
- Nếu chính khí quá suy, không thể tự phục hồi được, cần mượn sức từ tạng phủ có liên hệ mẫu tử với nó để bổ cho tạng phủ đó.
Thí dụ : tạng Phế bệnh, Phế hư lao, quá suy kém, cần bổ ở Tỳ, vì Tỳ thổ sinh Phế kim để Tỳ bổ lại cho Phế theo nguyên tắc "Hư bổ mẫu".
CHỮA BỆNH PHẢI CÓ ĐÓNG MỞ
Nguyên tắc này gọi là "Bình Nam bổ Bắc".
Thí dụ : chứng "Âm hư sinh nội nhiệt" (ức chế giảm, hưng phấn tăng), cần cho thuốc bổ âm (nâng cao ức chế) mặt khác phải cho dùng thuốc Thanh hư nhiệt (hạ hưng phấn).
CHÍNH TRỊ, TÒNG TRỊ
a) Chính trị : Còn gọi là nghịch trị, là cách chữa ngược lại với trạng thái bệnh.
Thí dụ : Bệnh âm chứng thì dùng dương được, bệnh Hàn thì dùng nhiệt chữa...
b) Tòng trị : Còn gọi là phản trị, chữa thuận theo triệu chứng bệnh.
Thí dụ : Âm hư thì phải bổ âm, Dương hư thì phải bổ dương...
CHỮA BỆNH CHO PHÙ HỢP VỚI CON NGƯỜI
Tùy theo mùa, thời tiết, phong tục tập quán, hoàn cảnh nghề nghiệp, trạng thái bệnh..., của người bệnh mà đề ra hướng chữa trị cho thích hợp.
a) Chữa Bệnh Hợp Thời Tiết (Nhân thời nghi trị)
Mỗi mùa đều có thể gây nên 1 loại và chứng bệnh khác nhau.
Về mùa lạnh, không nên dùng nhiều thuốc vị đắng (khổ).
Mùa hè nắng nóng, dễ làm Hỏa khí vượng, tránh dùng thuốc và thức ăn cay nóng...
b) Chữa Bệnh Hợp Địa Phương (Nhân địa thế nghi)
Mỗi địa phương, tùy theo vị trí địa dư, có thể gây nên nhiều chứng bệnh khác nhau, cần phải nắm vững.
Thí dụ : Miền đồng lầy, ẩm thấp nhiều... khi chữa cần chú ý về phương diện kiện tỳ, trừ thấp.
c) Chữa Bệnh Theo Thể Trạng (Nhân chi thị trị)
Người béo, mập, gầy ốm đều có cách chữa khác nhau. Người khỏe mạnh, liều lượng thuốc phải mạnh hơn người yếu...
d) Theo Tính Năng Của Thuốc
Thuốc có Hàn, nhiệt, ôn, lương, quy kinh khác nhau, do đó dùng thuốc cũng khác nhau.
Dương thịnh thực nhiệt, dùng thuốc Hàn, lương, Biểu thực thì phát tán.
Muốn cho thuốc vào Can thì phải tìm thuốc có vị chua hoặc tẩm giấm...
e) Theo Diễn Tiến Bệnh
Giai đoạn đầu, lúc tà khí còn ở ngoài (phần biểu, vệ) thì phải dùng cách Tả (phát hãn) để đưa tà khí còn ở bên ngoài ra.
Giai đoạn toàn phát lúc tà và chính khí giao tranh quyết liệt với nhau,
bên trong cơ thể thì phải vừa bổ vừa tả (vừa nâng cao chính khí vừa trừ tà khí).
Tới giai đoạn phục hồi của bệnh, tà khí suy thì chính khí cũng bị hao mòn, phải dùng phép bổ để bồi dưỡng chính khí, phục hồi lại sức khỏe đã bị giảm sút trong quá trình bệnh.
f) Theo Liều Lượng Của Thuốc
Cách thức chữa trị, phải tuân theo sự quy định liều lượng; ít quá không đủ sức để đẩy lui tà khí nhưng mạnh quá lại gây tổn hại cho cơ thể. Ngoài ra còn cần lưu ý về liều lượng của 1 số thuốc độc, 1 số thuốc cấm dùng cho phụ nữ có thai, cho trẻ em, những huyệt cấm châm, cấm cứu...
ĐIỀU TRỊ HỌC
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Người xưa, trong quá trình vận dụng trị liệu trên lâm sàng, đã đề ra 1 số phương pháp điều trị chính yếu gọi là Bát Pháp (8 cách trị bệnh).
BÁT PHÁP
Bát Pháp là 8 cách chữa bệnh gồm :Hãn(làm cho ra mồ hôi),Thổ(làm cho nôn ra),Hạ(làm cho xổ),Thanh(làm cho mát),Ôn(làm cho ấm),Tiêu(làm cho tiêu mòn), Hòa (làm cho điều hòa cơ thể),Bổ(làm cho bổ).
Tùy theo bệnh tật đã được xác định, chẩn đoán (ở đâu, nguyên nhân nào, thuộc hội chứng gì...), chọn dùng cách này hay cách khác hoặc phối hợp 2, 3 cách với nhau để chữa trị.
Về thuốc, mỗi phương pháp của Bát Pháp đều có bài thuốc đặc hiệu có công dụng cao (do công lao thừa kế của hàng ngàn năm kinh nghiệm của người xưa). Nhưng về mặt châm cứu, còn nhiều phức tạp trong việc áp dụng cách thức thủ thuật châm... Tuy nhiên, trong mỗi phương pháp châm cứu, vẫn có thể đạt được kết quả tốt nếu thực hiện đúng quy tắc thao tác và chọn huyệt.
HÃN PHÁP (làm cho ra mồ hôi)
a) Đại cương : 1 bệnh sốt, khi ra được mồ hôi, sốt tự lui, do đó người xưa đã vận dụng và tạo ra Hãn Pháp để chữa bệnh. Mục đích làm ta mồ
hôi để tà khí theo mồ hôi thoát ra ngoài.
b) Áp dụng lâm sàng : Thường dùng chữa bệnh ở Biểu, tà khí còn ở phần Biểu.
Theo cách nhìn của YHCT, Hãn pháp không chỉ dùng để làm cho ra mồ hôi mà hễ muốn khu trục Biểu tà, làm cho khí huyết lưu thông đều có thể dùng Hãn pháp, do đó không nên nhìn 1 cách hạn hẹp rằng Hãn pháp chỉ dùng để làm cho ra mồ hôi.
Trên lâm sàng có thể dùng nhiều cách : Thuốc uống, châm cứu, xông...
a)Thuốc:
- Dùng thuốc Tân ôn ( cay ấm) để ra mồ hôi, dùng trong chứng Biểu Hàn.
- Dùng thuốc Tân Lương (cay mát), trong chứng Biểu Nhiệt.
b)Châm cứu:
Thường dùng huyệt Hợp cốc (Đtr.4) và Phong môn (Bq.12) khi tà còn ở Biểu.
+ Nếu do Hàn tà, châm sâu, tả mạnh, vê kim cho tới khi thấy ra mồ hôi ở trán thì lưu kim. Hoặc dùng phương pháp "Thiêu sơn hỏa".
+ Nếu do nhiệt, châm nông, tả mạnh như trên hoặc châm 1-2 kim theo thủ thuật "Thiêu sơn hỏa" để giải biểu, khi đã ra mồ hôi ở trán, dùng thủ thuật "Thấu nhiên lương" để thanh nhiệt.
c)Ngoại khoa:
Trong dân gian thường dùng nồi xông hoặc cháo giải cảm, có hiệu quả phát hãn rất cao và an toàn.
Nồi xông cũng được dùng trong chứng Phù (thủy thũng) mãn tính để thúc đẩy bài trừ chất nước.
c) Chỉ định
- Chỉ dùng chữa bệnh mà tà khí còn ở Biểu.
- Thiên 'Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận' ghi : "Tà khí còn ở bì mao thời làm cho hãn phát tán đi" và "mình nóng như than đốt, nên phát hãn".
d) Chống chỉ định (Contre Indication) :
- Người mất nhiều tân dịch (tiêu chảy, nôn nhiều), mất nhiều máu, không được dùng.
- Khi Biểu tà đã giải, cần ngưng ngay.
- Mùa hè nóng nực, không nên làm cho ra mồ hôi nhiều quá.
- Không nên cùng lúc cho uống nhiều loại thuốc phát hãn, đắp nhiều chăn, làm cho mồ hôi tiết ra nhiều quá, hại đến nguyên khí, gây vong dương.
- Cần nắm 4 không : không hoãn, không cấp, không nhiều, không ít.
Vì Hoãn và Cấp không thể đẩy lui được tà khí ra, nhiều quá thì gây vong dương, ít quá thì tà khí ra không hết, không hết bệnh.
- Người hư yếu, khi muốn phát hãn, luôn luôn phải bổ thêm.
Chú ý : Cần linh hoạt khi áp dụng phép hãn : "Phát hãn làm cho các lỗ chân lông nở ra, tà khí theo mồ hôi mà ra, do đó nên dùng những vị thuốc nào chỉ làm cho tà khí theo chân lông ra dần dần, mà không làm tổn thương trung khí và tân dịch.
Thí dụ : Trong sách "Thương Hàn Luận", Trương Trọng Cảnh dùng bài "Ma Hoàng Quế Chi", nhiều người dùng các loại Bạc hà, Kinh giới và thêm các vị Táo như
Khương hoạt, Độc hoạt, Bạch chỉ... để phát hãn. Việc cho thêm thuốc Táo, tuy cũng có tác dụng phát hãn nhưng chỉ để chữa Hàn thấp chứ không thể chữa được Thương hàn ôn bệnh. Vì phong hỏa đốt bên trong, ngoài lại dùng thuốc Táo, thì mồ hôi không thể ra được thì tà khí không có chỗ dựa để ra. Tà khí đã không ra còn dùng thuốc Táo làm rối loạn chính khí, tổn thương tân dịch, sinh ra biến chứng.
Do đó cần cẩn thận khi dùng thuốc.
THANH PHÁP (Làm Cho Mát)
a) Đại cương : Có những chứng nóng lâu ngày, quá nóng, phải dùng thuốc mát mới làm hạ được, vì thế người xưa đề ra Thanh pháp.
b) Áp dụng : Dùng để chữa những bệnh ôn nhiệt xâm nhập vào cơ thể làm khô ráo tân dịch.
-Thuốc: Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và vị trí của Nhiệt tà mà dùng thuốc:
+ Thanh lương (Thanh nhiệt, Lương huyết), dùng thuốc vị cay, tính mát, để thanh, nhiệt như : Thạch cao, Lá tre, Tri mẫu... dùng trong trường hợp sốt cao.
+ Dùng thuốc vị đắng, tính lạnh để tả hỏa như Hoàng Liên...
+ Dùng thuốc có tác dụng lương huyết để giải nhiệt như : Sinh địa, Huyền sâm... loại thuốc này còn được gọi là thuốc "Tư dưỡng" vì ngoài tác dụng thanh huyết, hạ nhiệt, còn có tác dụng bổ dưỡng.
-Châm cứu:
Thường dùng các Tỉnh huyệt, châm kim nông và lưu kim ít, tả mạnh hoặc châm nặn máu. Thường dùng nhất là huyệt Thập tuyên khi đang sốt cao.
Ngoài ra có thể dùng 1 số huyệt kích thích mạnh : Hợp cốc (Đtr.4), Khúc trì (Đtr.11), Dũng tuyền (Th.1), Ấn đường, Đại chùy (Đc.14) hoặc tả các Hỏa huyệt hoặc bổ các Thủy huyệt, hoặc dùng thủ thuật "Thấu thiên lương".
c) Chống chỉ định :
- Chứng chân hàn giả nhiệt, không được dùng.
- Người thể chất hư hàn, phụ nữ mới sinh, không được dùng.
ÔN PHÁP (Làm Ấm)
a) Đại cương : Khi dùng các thuốc cay, nóng thường gây kích thích, làm ấm người... Người xưa qua kinh nghiệm điều trị hàn chứng đã dùng Ôn pháp, do đó, Ôn pháp bắt nguồn từ việc chữa hàn chứng.
b) Áp dụng lâm sàng : Ôn pháp được dùng để :
- Chữa những bệnh Hàn chứng.
- Chứng bệnh do dương khí suy.
Trên lâm sàng thường được chỉ định dùng trong :
1.-Hồi dương cứu nghịch: Để cấp cứu những bệnh do hán tà trúng
thẳng vào lý (bụng đau do lạnh, ngất, trụy mạch).
+Về thuốc: Dùng các vị thuốc tính nóng, mạnh như bài Tứ Nghịch Thang (Phụ tử, Can khương, Cam thảo) hoặc Sâm Phụ Thang (Nhân sâm, Phụ tử).
+Châm cứu: Thường dùng cứu hơn châm. Cứu huyệt Thần khuyết (có thể cứu bằng điếu ngải, nhưng tốt nhất, dùng muối rang nóng, bọc vào khăn, chườm lên huyệt Thần khuyết), cho đến khi tay chân ấm.
2.-Ôn dương Trừ hàn: Khôi phục lại sức hưng phấn để khu trục hàn tà (trị hàn tà xâm nhập vào kinh lạc làm chân tay sưng đau nhức... ban ngày nặng, ban đêm nhẹ hoặc ngược lại).
+Về thuốc: Dùng các vị thuốc ấm, thường dùng bài "Lý Trung Thang" (Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo, Can khương).
+Châm cứu: Cứu hoặc châm sâu, lưu kim lâu hoặc dùng thủ thuật "Thiêu sơn hỏa", huyệt thường dùng : Quan nguyên (Nh.4), Khí hải (Nh.6), Túc tam lý (Vi.36), hoặc bổ các hỏa huyệt của các kinh bệnh.
-Chú ý: Chỉ được dùng khi bệnh thuộc Thực hàn, do đó cần đề phòng hiện tượng giả hàn mà bệnh là Thực nhiệt (chân nhiệt giả hàn).
THỒ PHÁP (làm cho nôn)
a) Đại cương : Trong thực tế, khi ăn phải thức ăn độc hoặc không thích hợp, cơ thể tạo ra phản ứng tống độc chất ra ngoài bằng nôn mửa. Kinh nghiệm cho thấy : khi nôn ra được thì nhẹ, vì thế người xưa đã đề ra Thổ pháp, vận dụng hiện tượng trên trong chữa bệnh.
b) Áp dụng :
+ Thường dùng trong những ngộ độc thức ăn cấp, độc còn ở bao tử. Thiên "Âm Dương Ưùng Tượng Đại Luận" (TVấn 5) ghi : "Bệnh ở trên cao, nhân cái cao ấy mà làm cho nó vọt ra", ý nói là khi bệnh còn ở phần trên hông, ngực, bao tử, dùng thổ pháp để đẩy ra.
+ Hoặc đờm dãi làm nghẽn đường hô hấp.
-Về thuốc:
- Dùng những vị thuốc có mùi tanh, vị đắng : Cuống dưa đá (Qua đế tán), muối ăn, Thường sơn...
- Hoặc có thể ngoáy, móc họng cho gây nôn.
-Châm cứu: Thường dùng huyệt Nội quan (Tb.6), Trung quản (Nh.12), Thiên đột (Nh.22).
Châm tả Nội quan sao cho cảm giác lên đến nách. Châm tả tiếp huyệt Trung quản, dùng ngón tay vuốt từ kim lên ngực nhiều lần cho cảm giác đi lên ngực. Dùng ngón tay ấn và day mạnh huyệt Thiên đột cho buồn nôn. Khi đã buồn nôn nhiều, rút kim ở huyệt Trung quản ra cho nôn. Nếu nôn chưa được, hỗ trợ bằng cách ngoáy họng.
Chú ý: Người suy nhược, già yếu, có thai hoặc mới sinh, hư suyễn và bệnh phổi, không nên cho nôn.
HẠ PHÁP (làm cho hạ, gây đi thông tiện)
a) Đại cương : Độc khí ở trong người gây khó chịu, hễ đẩy ra ngoài được thì thấy dễ chịu, người xưa theo cách đó chế ra phép hạ.
b) Áp dụng : Được dùng trong các trường hợp bệnh tà ở trường vị như táo bón, huyết ứ, đờm, nước ngưng kết, nóng quá, để tà khí theo phân ra ngoài.
-Về thuốc: có thể dùng Đại hoàng, Mang tiêu, vỏ cây đại, Ba đậu... có thể chia ra :
+ Hàn hạ : dùng thuốc hàn để xổ : Đại hoàng.
+ Ôn hạ : dùng thuốc ôn để xổ : Ba đậu.
-Châm cứu: dùng các huyệt Thiên xu (Vi.20), Túc tam lý (Vi.36), Tam âm giao (Ty.6).
Lần lượt châm Thiên xu, Túc tam lý rồi Tam âm giao, tất cả châm tả. Nếu do nhiệt kết, châm nông, lưu kim ít, hoặc dùng thủ thuật "Thấu thiên lương".
Nếu do hàn ngưng, châm sâu, lưu kim lâu, hoặc dùng thủ thuật "Thiêu sơn hỏa".
Cũng có thể kích thích mạnh huyệt Hiệp cốc và Chi câu (Ttu6).
-Chú ý:
- Không hạ khi tà còn ở Biểu, hoặc đã vào Lý mà chưa kết tụ.
- Không hạ đối với người yếu, người có thai, sau khi đẻ, sau khi mất máu.
- Khi xổ, cần chú ý đến bệnh tình để xác định mức độ xổ nhẹ hoặc mạnh.
HÒA PHÁP (Điều Hòa Cơ Thể)
a) Đại cương : Mục đích để điều hòa cơ thể, phù chính khu tà. Phạm vi sử dụng rộng rãi hơn các phương pháp khác. Những bệnh không cần làm cho ra mồ hôi, làm nôn, làm đi đại tiện, bổ hay tả đều có thể dùng phép Hòa. Là 1 cách giải nhiệt nhưng không làm ra mồ hôi.
b) Áp dụng : Dùng để chữa :
+ Các bệnh ở phần Bán biểu bán lý.
+ Bệnh do Can thực mà Tỳ vị hư.
+ Bệnh nóng trên lạnh dưới hoặc ngược lại.
-Về thuốc: thường dùng bài "Tiểu Sài Hồ" (Sài hồ, Nhân sâm, Cam thảo, Hoàng cầm, Đại táo, Bán hạ, Sinh khương).
-Về châm cứu: chọn huyệt châm tùy theo bệnh :
+ Bệnh ở bán biểu bán lý, dùng kinh đởm (Dương lăng tuyền - Đ.34) và kinh Tam tiêu (Chi câu - Ttu. 6), cả 2 cùng thuộc kinh Thiếu dương.
+ Bệnh do Can thực mà Tỳ vị hư : Bình can (huyệt Thái xung - C.3), kiện tỳ (huyệt Túc tam lý - Vi.36), Nội quan (Tb.6), châm bình bổ bình tả.
Ngoài ra, nếu bệnh thuộc nhiệt thì châm nông, lưu kim ít, nếu bệnh thuộc hàn thì châm sâu và lưu kim lâu.
-Chú ý:
+ Không dùng Hòa pháp khi tà khí đang còn ở Biểu hoặc đã vào lý.
+ Không dùng trong trường hợp có hiện tượng khát nước, nói mê, táo bón.
TIÊU PHÁP (Làm Cho Tiêu)
a) Đại cương : Có 1 số trường hợp không thể nào làm cho ra được như
các vật cứng, vật kết lại hoặc do cơ thể quá yếu, không thể đẩy ra ngay 1 lúc, cần phải làm cho nó mòn hoặc tiêu dần, do đó người xưa đề ra tiêu pháp để chữa bệnh. Phép tiêu tương tự như phép hạ nhưng không mãnh liệt và gấp rút như phép hạ, mà nó làm tiêu dần dần, nên thường được dùng trong các bệnh mãn tính.
b) Áp dụng : Vì đối tượng để tiêu không giống nhau, nên phải tùy từng trường hợp mà áp dụng :
- Tiêu thức ăn : dùng Sơn tra, Mạch nha... huyệt Túc tam lý (Vi.36), Trung quản (Nh.12), Mai hoa...
- Tiêu đàm dùng Bán hạ, Trần bì... huyệt Phong long (Vi.40)...
- Thông khí dùng Chỉ xác, Hương phụ... huyệt Chiên trung (Nh.17), Khí hải (Nh.6)...
- Hành huyết dùng Hồng hoa, Nga truật... huyệt Cách du (Bq.17), Huyết hải (Ty.10)...
- Làm tiêu thủy dùng Mộc thông, Mã đề... huyệt Thuỷ phân (Nh.9), Trung cực (Nh.3)...
Cách châm :
+ Bệnh có Tích kết, phải châm sâu, châm tả và lưu kim lâu.
+ Nếu có ứ trệ ở lạc mạch thì châm nặn máu để khử ứ, giảm đau.
+ Nếu kèm hàn chứng có thể dùng "Thiêu sơn hỏa".
+ Nếu kèm thêm nhiệt chứng, dùng thủ thuật "Thấu thiên lương".
-Chú ý:
+ Người bệnh quá suy yếu không được dùng phép tiêu.
+ Có trường hợp chỉ dùng phép tiêu, có trường hợp như yếu quá, phải vừa tiêu vừa bổ.
BỒ PHÁP
a) Đại cương : Mục đích để làm cho những phần tử của cơ thể bị suy yếu mạnh lên. Có tác dụng phù chính khu tà, hồi phục chính khí.
b) Áp dụng : Thường nhằm vào 4 loại chính : Âm - Dương, Khí - huyết.
1.- Bổ âm : Thường dùng bài Lục Vị Địa Hoàng (Thục địa, Hoài sơn, Bạch linh, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả).
Hoặc dùng huyệt Thận du (Bq.23), Tam âm giao (Ty.6) hoặc bổ các Thủy huyệt.
2.- Bổ dương : thường dùng bài Bát Vị Địa Hoàng (tức bài Lục Vị, thêm Quế và Phụ tử).
Hoặc dùng huyệt Mệnh môn (Đc.4), Quan nguyên (Nh.4)... hoặc bổ các hỏa huyệt.
3.- Bổ huyết : thường dùng bài Tứ Vật Thang (Thục địa, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược) hoặc bài Quy Tỳ Thang (Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Hoàng kỳ, Mộc hương, Đương quy, Nhãn nhục, Táo nhân, Viễn chí).
Hoặc dùng các huyệt : Cách du (C.17), Huyết hải (Ty.10), Cao hoang (Bq.43), hoặc bổ Tâm (Tâm chủ huyết) bổ Can (Can tàng huyết) bổ Thận (Thận sinh huyết)...
4.- Bổ khí : Thường dùng bài Tứ Quân Tử (Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo) hoặc Bổ Trung Ích Khí (Bạch truật, Đương quy, Hoàng kỳ, Nhân sâm, Sài hồ, Thăng ma, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo).
Hoặc huyệt Khí hải (Nh.6), Chiên trung (Nh.17), Túc tam lý (Vi.36) và chú trọng bổ Phế (vì Phế chủ khí) và Thận (vì Thận nạp khí). Dùng châm bổ hoặc dùng thủ thuật "Thiêu sơn hỏa".
c) Cách thức Bổ : có thể bổ bằng 2 cách :
- Bổ trực tiếp vào tạng phủ bệnh, theo nguyên tắc : "Hư tắc bổ".
Thí dụ : Tạng Can bệnh, bổ vào tạng Can.
- Bổ gián tiếp theo nguyên lý tương sinh của Ngũ hành : theo nguyên tắc "Hư bổ mẫu".
Thí dụ : bổ Thổ để sinh kim (Phế hư bổ tỳ).
d) Chú ý :
- Bổ tùy mức độ hư nhiều ít mà dùng bổ mạnh hoặc bổ từ từ.
- Nếu không có hư, không dùng phép bổ.
- Khi bệnh tà còn mạnh, chính khí không suy, phải công tà trước (khu tà) rồi bổ sau (phù chính).
- Khi tà khí còn, chính khí quá suy thì phải vừa công vừa bổ để nâng sức chống đỡ của cơ thể.
TÓM KẾT VỀ BÁT PHÁP
Để việc chữa trị có kết quả phải xác định đúng cách chữa bệnh. Tuy nhiên, con người là 1 sinh vật, luôn có sự thay đổi, do đó sự diễn biến về bệnh tật cũng luôn thay đổi, phải dựa trên từng giai đoạn diễn tiến của bệnh mà linh hoạt sử dụng các cách chữa
bệnh. Mặt khác, cũng cần chú ý đến tình trạng bệnh ở thể cấp hoặc mãn tính, ở Biểu hoặc lý, triệu chứng thực hoặc hư, thuộc thật hoặc giả... để xác định và thay đổi gia giảm phép chữa cho kịp thời.
CÁC CÁCH CHỮA KHÁC
Để hổ trợ không 8 phép chữa bệnh trên, YHCT còn có 1 số phương pháp chữa ngoài như :
1.- Xông : đặc biệt hay dùng trong các trường hợp cảm.
2.- Rửa : nhất là các vết thương phần mềm.
3.- Xoa bóp.
4.- Đắp thuốc.
5.- Dán cao.
6.- Thổi vào miệng mũi, tai, họng...
7.- Ngậm, xúc miệng.
8.- Thông, bơm, hoặc đặt vào âm đạo, hậu môn...
Ngoài ra, trong dân gian còn phổ biến khá nhiều cách chữa bệnh độc đáo và hiệu quả cao như : Chích lể, giác, cạo gió, đánh gió, khêu... Những phương pháp này gắn bó với đời sống của dân tộc, trải qua hàng ngàn năm, cần thừa kế và phát huy để tiếp tục sự nghiệp y học mà cha ông chúng ta để lại, đây là những vốn liếng rất qúy báu của dân tộc ta.
Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
ĐẠI CƯƠNG THUỐC AN THẦN
Định nghĩa
*.Thuốc an thần là những vị thuốc có tác dụng chữa các chứng mất ngủ do nhiều nguyên nhân:
*.Do âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng tâm, làm tâm không tàng thần gây hồi hộp, mất ngủ
*.Do thận âm hư không dưỡng can âm làm can dương vượng (can hoả vượng) làm thần chí không ổn định, biểu hiện : Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, phiền táo, cáu gắt. . .
Phân loại
*. Dưỡng tâm an thần
*. Trọng trấn an thần
Cách dùng
*.Phối ngũ: Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân
*.Do âm hư, huyết hư, tỳ hư, phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết, bổ tỳ
*.Do can phong nội động, phối hợp với thuốc bình can tức phong
*.Do sốt cao gây trằn trọc, vật vã, mất ngủ, phối hợp với thuốc tả hoả. . .
Bào chế
*.Thuốc là khoáng vật, động vật cần đập nhỏ trước khi sắc, sắc kỹ cho ra hết hoạt chất, không dùng kéo dài
Kiêng kỵ
*.Thuốc dưỡng tâm an thần không dùng cho thực chứng
*.Thuốc trọng trấn an thần không dùng cho hư chứng..
ĐẠI CƯƠNG THUỐC CỐ SÁP
Định nghĩa
*.Thuốc cố sáp là các vị thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp khi mồ hôi, máu, nước tiểu, phân, khí hư do hư chứng mà hoạt thoát ra ngoài quá nhiều.
*.Thuốc cố sáp thường có vị chát, chua.
Phân loại
Căn cứ vào tác dụng của thuốc cố sáp, có thể chia thành các loại sau:
*. Thuốc cầm mồ hôi(thuốc liễm hãn)
*. Thuốc cầm di tinh, di niệu(thuốc cố tinh sáp niệu)
*. Thuốc cầm ỉa chảy(thuốc sáp trường chỉ tả)Ngoài ra thuốc cầm máu (thuốc chỉ huyết) sẽ được trình bày ở một chương riêng.
Cách dùng
*.Thuốc cố sáp là thuốc điều trị triệu chứng (trị tiêu), khi dùng phải phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân (trị bản):
*.Ra mồ hôi nhiều (tự hãn) do vệ khí hư phải dùng thuốc bổ khí; mồ hôi trộm (đạo hãn) do âm hư phải phối hợp với thuốc bổ âm
*.Di tinh, di niệu do thận hư phải phối hợp với thuốc bổ thận
*.Ỉa chảy kéo dài do tỳ hư cần thêm thuốc kiện tỳ
*.Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư chứng, vì vậykhông nên dùng quá sớm khi ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm, tà độc có thể bị giữ lại trong cơ thể.
Cấm kỵ
*.Không dùng thuốc cầm mồ hôi khi mồ hôi ra nhiều do nhiệt chứng.
*.Không dùng thuốc cầm ỉa chảy khi ỉa chảy do thấp nhiệt.
*.Không dùng thuốc sáp niệu khi đái dắt, đái buốt, đái ra máu do thấp nhiệt.
ĐẠI CƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT
Định nghĩa
*.Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn, lương để chữa bệnh gây chứng nhiệt trong người (lý thực nhiệt).
Nguyên nhân gây bệnh
Thực nhiệt
*.Do hoả độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp.
*.Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục.
*.Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.
Huyết nhiệt
*.Do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn)
*.Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết làm mất tân dịch, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch . Thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát của các bệnh nhiễm khuẩn.
Phân loại
*. Thuốc thanh nhiệt tả hoả
*. Thuốc thanh nhiệt lương huyết
*. Thuốc thanh nhiệt giải độc
*. Thuốc thanh nhiệt táo thấp
*. Thuốc giải thử:
Thuốc thanh nhiệt giải thử
Thuốc ôn tán thử thấp
Cách dùng
*.Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý. Nếu ở biểu bệnh vẫn còn mà đã xuất hiện lý chứng thì phải kết hợp “ biểu lý song giải”.
*.Chỉ dùng khi còn chứng bệnh, không dùng kéo dài.
Phối ngũ
*.Các vị thuốc thanh nhiệt có vị ngọt tính hàn, gây nê trệ, phải phối hợp với thuốc hành khí, kiện tỳ(trần bì, bạch truật)
*.Các vị thuốc thanh nhiệt vị đắng tính hàn, gây khô táo, làm mất tân dịch, phải phối hợp với thuốc bổ âm sinh tân(thục, thược)
Liều lượng
*.Bệnh nặng dùng liều cao, bệnh nhẹ dùng liều thấp .
*.Mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao.
*.Một số thuốc thanh nhiệt uống dễ nôn thì thêm gừng, hoặc uống nóng.
Cấm kị
*.Bệnh thuộc biểu
*. Dương hư, chân hàn giả nhiệt.
*. Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng..
THUỐC HÓA ĐÀM- CHỈ KHÁI- BÌNH SUYỄN
Đại cương
*.Thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình suyễn là các vị thuốc có tác dụng làm hết hay làm giảm các triệu chứng ho, đàm và xuyễn.
*.Y học cổ truyền quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính, sản sinh ra trong quá trình hoạt động của lục phủ ngũ tạng; chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đàm. Đàm ngưng đọng ở bộ phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó.
*.Nếu đàm đọng ở phế, thường gọi là đờm thì gây bệnh cho đường hô hấp. Đàm ở phế có liên quan đến ho và suyễn. Vì đàm ngưng đọng làm không khí vào phế khó khăn, dẫn đến khó thở, đồng thời là môi trường phát triển tốt cho các loại vi khuẩn, virus. Do đó khử đàm là một khâu quan trọng trong điều trị bệnh ở phế; đặc biệt là đối với ho suyễn
Thuốc hoá đàm
*.Thuốc hoá đàm có tác dụng hoá đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm cho đàm dễ khạc ra.
*.Thuốc hoá đàm ngoài việc trị bệnh đàm ở phế, còn được dùng cho các bệnh phong đàm, đàm tại não như kinh giản, trúng phong.
Phân loại
*. Thuốc ôn hoá hàn đàm( thuốc hoá đàm hàn)
*. Thuốc thanh hoá nhiệt đàm( thuốc hoá đàm nhiệt)
Thuốc chỉ khái
*.Thuốc chỉ khái còn gọi là thuốc chữa ho lànhững vị thuốc làm hết hay làm giảm triệu chứng ho.
*.Nguyên nhân ho có nhiều, nhưngđều thuộc phế, vì vậy chữa ho phải lấy chữa phế làm chính.
*.Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho thường có tác dụng trừ đàm hay ngược lại thuốc trừ đàm lại có tác dụng làm hết ho.
Phân loại
*. Ôn phế chỉ khái
*. Thanh phế chỉ khái..
ĐẠI CƯƠNG THUỐC GIẢI BIỂU
Đại cương thuốc giải biểu
Định nghĩa
*.Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà ra ngoài bằng đường mồ hôi; dùng để chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh không cho xâm nhập vào phần lý
[Ngoại tà ( nguyên nhân gây bệnh): Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt]
Đặc điểm
*.Đa số có vị cay, có tác dụng phát tán, phát hãn (làm ra mồ hôi ) giải biểu giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn sởi đậu mọc
Phân loại và tác dụng
Thuốc phát tán phong hàn
*.Đa số có vị cay, tính ấm, nên còn gọi là thuốc tân ôn giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong hàn
Thuốc phát tán phong nhiệt
*.Đa số có vị cay, tính mát, nên còn gọi là thuốc tân lương giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong nhiệt
Một số chú ý khi sử dụng thuốc giải biểu
Chỉ dùng thuốc giải biểu khi cần thiết, với số lượng nhất định
*.Vì khí vị của chúng chủ thăng, chủ tán dễ làm hao tổn tân dịch. Khi tà đã giải thì ngừng
*.Khi tà nhập lý thì chuyển sang dùng thuốc khử hàn; hoặc dùng cả hai loại gọi là biểu lý song giải
Mùa hè nên dùng lượng ít hơn mùa đông
Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng âm, bổ huyết, ích khí
Khi dùng có thể tuỳ theo từng bệnh trạng cụ thể mà phối hợp cho thích hợp
*.Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo ho, nhiều đờm, khó thở, có thể phối hợp với thuốc chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn
*.Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo tức ngực, đau đớn, có thể phối hợp với thuốc hành khí; có thể phối hợp với thuốc an thầnkhi cảm thấy trong người bồn chồn, khó ngủ
*.Ngoài ra còn có thể phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt, thuốc trừ phong thấp
*.Có một số vị trong thuốc giải biểu có thể dùng chung cả cho hai loại cảm hàn và cảm nhiệt như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô
*.Khi uống thuốc nên uống nóng, ăn cháo nóng và tránh gió.
THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH
Thuốc hồi dương cứu nghịch
Tác dụng
*.Chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương hư thoát) do mất nước, mất máu ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, truỵ mạch: Sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi dính, mạch vi muốn tuyệt
*.Chữa cơn đau nội tạng, và nôn mửa do lạnh
Ô đầu - Phụ tử
*.Ô đầu - Phụ tử Trung quốc (Xuyên ô, Thảo ô)
*.Ô đầu Việt Nam (Củ gấu tầu, củ ấu tầu)
Bộ phận dùng
*.Rễ củ
*.Củ mẹ (Ô đầu), ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, mụn nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành
*.Củ con (phụ tử), phải chế mới dùng gọi là phụ tử chế
*.Tuỳ cách chế ta có sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ Diêm phụ (trị bán thân bất toại) - Hắc phụ (Hồi dương cứu nghịch) - Bạch phụ (trị ho trừ đàm)
Tính vị quy kinh
*.Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc - 12kinh
Công năng chủ trị
*.Hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong hàn thấp
*.Chữa choáng, truỵ mạch ( Tứ nghịch thang)
*.Chữa đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu
*.Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy mãn do tỳ dương hư
*.Trị cước khí thuỷ thũng (phù do thận dương hư )
*.Chữa đau khớp, đau thần kinh do lạnh, chân tay tê mỏi
Liều dùng - cách dùng
*.4 - 12g/24h hoặc100g/24h sắc uống
*.Phối hợp với Can khương, Cam thảo, sắc kỹ để tránh ngộ độc
Kiêng kỵ
*.Âm hư, có thai
*.Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm
Quế nhục
Bộ phận dùng
*.Vỏ thân của cây quế từ 5 năm tuổi trở lên
Tính vị quy kinh
*.Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi có độc, quy kinh Can, thận
Công năng chủ trị
*.Bổ mệnh môn hoả, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá
*.Truỵ mạch do mất nước, mất máu
*.Chữa di tinh, liệt dương, chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi
*.Chữa phù do viêm thận mãn
*.Chữa thống kinh, bế kinh do lạnh, bồi bổ cho phụ nữ sau đẻ
*.Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, đau bụng, ỉa chảydo lạnh
*.Chữa đau mắt, ho hen, mụn nhọt lâu ngày không vỡ
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 6g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Âm hư, có thai không dùng.
ĐẠI CƯƠNG THUỐC PHÁ HUYẾT
Thuốc phá huyết
Thuốc phá huyết có tác dụng hành huyết ở mức độ mạnh hơn; được dùng với các bệnh huyết ứ đọng, gây đau đớn mãnh liệt.
Vị thuốc:
Khương hoàng(nghệ vàng)
Rhizoma Curcumae longae
Dùng thân rễ đã phơi khô hay đồ chín rồi phơi khô của cây nghệ -Curcuma longaL. họ Gừng -Zingiberaceae.
Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh tâm, can, tỳ.
Công năng: hành khí, chỉ thống, phá huyết, thông kinh, tiêu mủ, lên da non.
Chủ trị:
- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh. Dùng cho phụ nữ sau sinh để hoạt huyết, làm sạch huyết ứ, chữa chứng huyết vậng.
- Chữa các cơn đau do khí trệ: chữa đau dạ dày, ngực bụng đầy trướng đau tức, đau thần kinh liên sườn.
- Chữa mụn nhọt sang lở.
- Chữa các chứng xung huyết do sang chấn (bị đòn, ngã tổn thương ứ huyết. . . ) .
- Trị phong thấp, tay chân đau nhức.
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước để bôi ung nhọt, các vết tấy lở loét ngoài da.
Kiêng kỵ: không có ứ trệ không nên dùng.
Chú ý : Rễ củ cây nghệ gọi làuất kim; có vị cay, đắng, tính lạnh, vào kinh tâm, phế can. Cócông nănghành huyết phá ứ, hành khí giải uất.Chỉđịnh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, cầm máu do xung huyết gây thoát quản, chữa các cơn đau dạ dày do khí trệ, an thần do sốt cao gây mê sảng, vật vã.Liều dùng6 - 12g/ ngày, dùng sống.
Nga truật(tam nại, nghệ đen, ngải tím)
Rhizoma Curcumae zedoariae
Dùng thân rễ đã chế biến, phơi sấy khô của cây Nga truật -Curcuma zedoaria(Berg. ) Roscoe. họ Gừng -Zingiberaceae.
Tính vị : vị đắng, cay; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh can, tỳ.
Công năng: hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích.
Chủ trị:
- Phá huyết hành khí: chữa bế kinh, thống kinh.
- Tiêu thực hoá tích trệ: dùng khi ăn uống không tiêu gây đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua.
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, thống kinh.
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng. Cơ thể yếu không có tích trệ thì không nên dùng.
Tô mộc(gỗ vang)
Lignum Sappan
Dùng gỗ lõi chẻ nhỏ rồi phơi sấy khô của cây Tô mộc (cây Vang) -Caesalpinia sappanL. họ Vang Caesalpiniaceae.
Tính vị : vị ngọt, mặn; tính bình.
Quy kinh : vào kinh can, tỳ.
Công năng: phá huyết thông kinh.
Chủ trị:
- Chữa bế kinh, thống kinh
- Chữa xung huyết do sang chấn.
- Chữa lỵ, ỉa chảy.
Liều dùng: 3 - 9g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán hay cao lỏng.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng, huyết hư không ứ trệ không dùng.
Tam lăng
Dùng thân rễ cây Tam lăng-Scirpus yagarahọ Cói -Cyperaceae.
Tính vị:Vị đắng, tính bình
Quy kinh:vào kinh can, tỳ.
Công năng:Phá huyết, hành khí, tiêu tích.
Chủ trị:Chữa bế kinh, chữa các cơn đau nội tạng do khí trệ như đau dạ dày, chữa đầy bụng đau bụng do ăn nhiều thịt, trứng, sữa.
Liều dùng: 6-12g/ ngày.
THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN
Thuốc trọng trấn an thần
Đặc điểm
*.Là khoáng vật, động vật, có tỷ trọng nặng Tính vị quy kinh
*.Tính bình, quy kinh tâm,can, thận.Công năng chủ trị
*.Tiết giáng, trấn tĩnh, chữa các chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt, phiền táo, dễ cáu gắt hoặc co giật, động kinh…
Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, hầu cửa sông, hà sông)
*.Ostrea sp., họ Mẫu lệ (Ostreidae)
Bộ phận dùng
*.Vỏ hầu, đem nung, tán bột, bột có màu xanh nhạt là tốt. Bột có thể tẩm dấm trị bệnh về can huyết (1kg bột/100ml dấm)
Tính vị quy kinh
*.Mặn, chát, bình (hơi hàn) - Can, đởm, thận
Công năng chủ trị
*.Tư âm, cố sáp, tiềm dương, an thần, hoá đàm, nhiễn kiên
*.Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt, phiền táo, mất ngủ do cao huyết áp, tiền mãn kinh
*.Chữa cốt nhiệt, đái dầm, di tinh, băng đới, băng huyết, mồ hôi trộm do âm hư
*.Trị mụn nhọt, lao hạch, rắc ngoài làm vết thương chóng lành
*. Lợi niệu chữa phù thũng, đau dạ dày do thừa acid
Liều dùng - cách dùng
*.12 - 40g/24h nung, tán bột, viên hoặc đập nhỏ sắc uống
Kiêng kỵ
*.Hư hàn không dùng (thận hư vô hoả, tinh lạnh tự xuất không dùng được)
Thạch quyết minh (Cửu khổng, ốc khổng, bào ngư)
*.Vỏ một số loài Bào ngư Haliotis diversicolor Reeve (Cửu khổng bào), Haliotis ginantea Reeve (Bàn đại bào), Haliotis ovina Gmelin (Dương bào), họ Bào ngư (Haliotidae).
Bộ phận dùng
*.Vỏ phơi khô, đem nung, còn nóng nhúng vào dấm loãng để dễ tán
Tính vị quy kinh
*.Mặn, bình - Can, phế
Công năng chủ trị
*. Bình can, tiềm dương: Chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt do cao huyết áp, suy nhược thần kinh
*.Làm sáng mắt: chữa viêm màng tiếp hợp cấp, thong manh, thị lực kém
*.Trừ nhiệt, thông lâm: làm giảm sốt và lợi tiểu
*.Chữa đau dạ dày, cầm máu
Liều dùng - cách dùng
*.15 - 30g/24h đập nhỏ sắc uống
*.3 - 6gbột/24h nung, tán bột, viên
Kiêng kỵ
*.Tỳ vị hư hàn, không thực nhiệt không dùng
Chu sa - Thần sa (Châu sa, đơn sa)
*.Chu sa (Cinnabaris) thuộc tỉnh Hồ nam - Trung quốc, vùng này xưa kia gọi là Châu Thần nên có tên Thần sa)
Thành phần
*.Chủ yếu là HgS thiên nhiên trị giang mai, giải độc, và HgSe có tác dụng an thần chống co giật mạnh.
*.Tỷ lệ HgSe trong thần sa gấp 10 lần trong chu sa . Do đó tác dụng an thần của thần sa tốt hơn chu sa
*.Chu sa thường ở thể bột đỏ. Thần sa ở thể cục thành khối óng ánh, màu đỏ, nghiền bằng tay, tay không bắt màu đỏ là tốt. Không mùi, vị nhạt, dễ vỡ vụn, tỷ trọng nặng
Tính vị quy kinh
*.Ngọt- hơi hàn - Tâm
Công năng chủ trị
*.Yên hồn phách, định kinh giản, giải độc
*.Chữa mất ngủ, ngủ mê, hay giật mình hoảng sợ, trẻ khóc đêm, co giật, động kinh
*.Chữa di tinh
*.Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, trị mụn nhọt, giang mai mới phát
Liều dùng - cách dùng
*.0, 04 - 1g/24h bột, viên, rắc ngoài
*.Chu sa dùng uống,nhất thiết phải thuỷ phi, uống ở dạng bột, viên hoà vào thuốc thang đã sắc, hoặc hấp với tim lợn mà ăn (dùng sống).
*.Không dùng lửa đốt hoặc sắc trực tiếpvì do sức nóng biến thành muối thuỷ ngân tan nhiều gây ngộ độc chết người.
*.Không dùng kéo dàivì sẽ làm người bệnh thành si ngốc.
*.Vì vậy kê đơn có chu sa cần dặn gói riêng và sử dụng đúng cách
Kiêng kỵ
*.Không thực nhiệt không dùng
*.Tán bột, làm viên, uống 6g/24h
THUỐC THANH HÓA NHIỆT ĐÀM
Tác dụng:
Các thuốc hoá đàm nhiệt, đa số có tính hàn, dùng thích hợp với các bệnh ho suyễn tức, nôn ra đàm đặc, vàng, hôi, hoặc các bệnh điên giản kinh phong có đàm ngưng trệ. YHCT quan niệm đó là do đàm hoả thấp nhiệt, uất kết mà dẫn đến.
Đặc điểm:Thường có tính hàn, dùng cho các chứng đàm nhiệt.
Vị thuốc:
Trúc nhự(tinh tre)
Caulis Bambusae in Taeniis
Dùng lớp vỏ giữa, sau khi đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài ở thân cây treBambusa sp. Họ Lúa- Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh : vào kinh phế, can, vị.
Công năng: Thanh phế lợi đàm, thanh vị cầm nôn.
Chủ trị:
- Chữa ho đàm nhiều do viêm phế quản, viêm phổi (hay dùng cùng với bán hạ, trần bì)
- Chữa nôn nấc do vị nhiệt.
- Cầm máu do sốt cao gây chay máu: chảy máu cam, nôn ra máu, rong huyết.
- An thai: do sốt cao gây động thai.
Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Khi dùng có thể dùng sống hoặc tẩm nước gừng sao vàng và sắc uống.
Trúc lịch
Succus Bambusae
Là dịch chảy ra sau khi đem đốt các ống tre tươi hoặc măng cành treBambusae sp.Họ Lúa -Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, tính đại hàn.
Quy kinh : vào tâm, vị.
Công năng: Khử đàm, khai bế, thanh nhiệt trừ phiền.
Chủ trị:
- Chữa sốt cao, hôn mê co giật hoặc viêm phổi dẫn đến ho hen, khó thở. Dùng trúc lịch, nước gừng mỗi thứ 5 - 10ml, uống với nước sôi để nguội.
- Chữa sốt cao, bứt rứt khó chịu.
- Chữa sốt cao gây mất tân dịch gây phiền khát.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.
Liều dùng: 5 - 10ml/ ngày.
Kiêng kỵ: Nếu không có đàm nhiệt thì không được dùng.
Khi uống nên uống với nước gừng.
Thiên trúc hoàng(phấn nứa)
Concretio Silicea Bambusae
Là những cục bột màu trắng hoặc vàng đọng lại trong ống cây tre hoặc nứa -Bambusa sp. Họ Lúa -Poaceae.
Tính vị : vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh : vào tâm, can.
Công năng: Thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, đuổi phong nhiệt.
Chủ trị:
- Chữa sốt cao, hôn mê, vật vã, mê sảng.
- Chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở, đờm khò khè.
- Chữa trẻ em sốt cao, hôn mê, co giật.
Liều dùng: 3 - 6g/ ngày dạng thuốc sắc; 1 - 3g/ ngày dạng thuốc bột.
Kiêng kỵ: Những người không có đàm nhiệt không nên dùng.
Qua lâu nhân
Semen Trichosanthis
Dùng hạt phơi sấy khô của cây qua lâuTrichosanthes sp. Họ Bí -Cucurbitaceae.
Hiện nay qua lâu nhân là hạt phơi sấy khô của nhiều loàiTrichosanthesđều thuộc họ Bí. Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu còn cho nhiều vị thuốc khác như:
- Qua lâu bì (vỏ quả) Pericarpium Trichosanthis: được dùng để chữa ho, thổ huyết, sốt nóng, khát nước. Ngoài ra còn dùng chữa thuỷ thũng, hoàng đản.
- Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (rễ cây)Radix Trichosanthis: Chữa sốt nóng, hoàng đản, miệng khô, hơi ngắn.
Tính vị : vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh : vào phế, vị, đại trường.
Công năng: Thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, trị ho, nhuận tràng.
Chủ trị:
- Chữa các chứng đàm nhiệt gây ho, chữa viêm phế quản, giãn phế quản.
- Dùng khi lồng ngực đầy trướng buồn bực do đàm nhiều trong phế quản.
- Nhuận tràng thông đại tiện: dùng khi đại tràng táo kết.
- Tán kết tiêu ung thũng: dùng trong viêm hạch, bướu cổ, mụn nhọt.
- Chữa hoàng đản nhiễm trùng.
Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mãn tính, đờm sắc trắng loãng.
Qua lâu phản ô đầu.
Chú thích:
Tác dụng dược lý: hợp chất saponin trong qua lâu nhân có tác dụng chống ho, trừ đàm tốt. Thành phần dầu trong qua lâu nhân có tính chất nhuận tràng.
Bối mẫu
Người ta phân biệt ra 2 loại bối mẫu:
- Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae thunbergii): Là tép dò khô của cây triết bối mẫu -Fritillaria thunbergii(Mig. ) -Fritillaria verticillataWilld. Var.thunbergii(Mig. ) Bak, thuộc họ Hành -Alliaceae.
- Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirrlosac): Là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu -Fritillaria royleiHook, hay bối mẫu lá quăn- Fritillaria cirrhoaD. Don - đều thuộc họ Hành -Alliaceae.
Tính vị : vị đắng, tính hàn.
Quy kinh : vào tâm, phế.
Công năng: Thanh táo nhuận phế, hoá đàm, tán kết
Chủ trị:
- Chữa đờm ho nhiệt, viêm phổi, viêm phế quản, họng rát, đờm nhiều, dính, khó khạc.
- Chữa ho, lao hạch.
- Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sưng tấy.
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ : Bối mẫu phản ô đầu.
THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN
Đặc điểm thuốc dưỡng tâm an thần
*.Là thảo mộc, có tỷ trọng nhẹ.
*.Có tính bình, quy kinh tâm, can, thận.
Công năng chủ trị
*.Dưỡng tâm, bổ can huyết
*.Chữa tâm huyết hư, can âm bất túc gây mất ngủ, hồi hộp, vật vã, hoảng sợ, mồ hôi trộm…
( Bổ thần| Những bài thuốc an thần)
Toan táo nhân (Táo nhân)
Bộ phận dùng
*.Nhân hạt cây táo, phơi sấy khô
Tính vị quy kinh
*.Ngọt, bình - Tâm, can, tỳ, đởm
Công năng chủ trị
Dưỡng tâm an thần, sinh tân chỉ hãn
*.Sao cháy để dưỡng tâm an thần, chữa mât ngủ, hồi hộp, hay quên
*.Dùng sống có tác dụng sinh tân, chỉ hãn, bổ can đởm, chữa hư phiền mất ngủ, tân dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi
Liều dùng - cách dùng:
*.1 - 2g sống/24h . 6 - 12gsao cháy/24h sắc uống
*.Để trấn tĩnh và gây ngủ: liều 2g = 15 – 20 hạt sống thì có công hiệu. Nếu dùng quá liều sẽ bị ngộ độc gây mất tri giác, hôn mê.
*.Do đó dùng liều 6 - 12g/24h cần phải sao cháy để giảm độc
Kiêng kỵ
*.Thực tà, uất hoả không dùng
Lạc tiên
(nhãn lồng, lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mạt)
Bộ phận dùng
*.Toàn cây tươi hoặc khô
Tính vị quy kinh
*.Ngọt, nhạt- bình - Tâm, thận
Công năng chủ trị
Dưỡng tâm an thần
*.Dưỡng tâm an thần: Chữa mất ngủ, hồi hộp, di tinh
*.Thanh can giải nhiệt: Chữa đau nửa đầu, đau mắt, mờ mắt do can nhiệt
Liều dùng - cách dùng
*.15 - 30g khô/24h sắc, nấu cao
Vông nem (Hải đồng, thích đồng)
Bộ phận dùng
*.Lá tươi, khô
*.Vỏ thân gọi là hải đồng bì, thích đồng bì
Tính vị quy kinh
*.Đắng, bình - Can, thận
Công năng chủ trị
Lá Vông nem
An thần gây ngủ (erythrin có ở lá và thân có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, hạ huyết áp, giảm nhiệt độ)
*.Chữa mất ngủ, không dùng liều cao vì gây ngộ độc, khi đó không gây ngủ mà làm giãn cơ là chính, người bệnh có cảm giác buồn ngủ nhưng không ngủ được
*.Lá tươi hơ nóng đắp hậu môn chữa trĩ
*.Lá tươi giã nát đắp vết thương chóng liền sẹo. Nếu đắp lâu quá có thể gây sẹo lồi
Vỏ thân Vông nem
*.An thần, trừ phong thấp
*.Chữa mất ngủ
*.Chữa lưng gối đau nhức, tê liệt
*.Chữa sốt, lở ngứa, thổ tả, lị trực khuẩn, lị amip
*.Thông tiểu, nhuận tràng
Liều dùng - cách dùng
*.2 - 4g lá khô/ 24h 20 - 30g lá tươi/ 24h sắc, hãm, cao lỏng, chế rượu, siro, nấu canh ăn
*.6 - 12g vỏ thân/24h sắc, xoa bóp
Kiêng kỵ
*.Không có phong, hàn, thấp không dùng
Bình vôi (Ngải tượng, củ một)
Bộ phận dùng
*.Củ thái mỏng, phơi khô
Tính vị quy kinh
*.Đắng, hơi ngọt, mát - Tâm, phế
Công năng chủ trị
Trấn kinh an thần
*.Chữa sốt, đau đầu, mất ngủ
*.Chữa hen, nấc, đau tim (điều hoà hô hấp, tim)
*.Chữa đau dạ dày, lị amip
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 6g/24h sắc uống, rượu, hoặc chiết rotundin
Tâm sen (Liên tâm, liên tử tâm)
Bộ phận dùng
*.Chồi mầm lấy ở hạt sen
Tính vị quy kinh
*.Đắng, hàn - Tâm, thận
Công năng chủ trị
*.Thanh tâm khứ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh.
*.Chữa tim hồi hộp, mất ngủ.
*.Trị thổ huyết, di mộng tinh.
Liều dùng - cách dùng
*.4 - 10g/24h sao vàng, sắc hoặc hãm uống
Viễn chí (Tiểu thảo, nam viễn chí)
Bộ phận dùng
*.Rễ bỏ lõi. Có thể tẩm cam thảo, mật ong hoặc nước đậu đen, sao vàng, sắc uống.
Tính vị quy kinh
*.Đắng, cay- Ấm - Tâm, thận
Công năng chủ trị
Bổ tâm thận, an thần, hoá đàm
*.Chữa suy nhược thần kinh gây hồi hộp, mất ngủ, hay quên, mộng nhiều sợ hãi
*.Chữa di tinh do thận dương hư
*.Chữa ho, long đờm, hôn mê do xuất huyết não (do lạnh hoặc do can phong nội động, đàm đi lên trên)
*.Chữa mụn nhọt sưng đau, giải ngộ độc phụ tử
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 6g/24h sắc, nấu cao, ngâm rượu
Kiêng kỵ
*.Thực nhiệt không dùng
Bá tử nhân
Bộ phận dùng
*.Nhân hạt cây trắc bách diệp
Tính vị quy kinh
*.Ngọt- bình - Tâm, tỳ
Công năng chủ trị
Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, định thần, chỉ hãn, nhuận tràng
*.Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh gây ăn kém, ngủ ít, sút cân, thiếu máu
*.Chữa ra nhiều mồ hôi do âm hư, khí hư
*.Chữa táo bón
Liều dùng - cách dùng
*.4 - 12g/24h sắc, bột, viên
Kiêng kỵ
*.Ỉa lỏng, nhiều đờm
Long nhãn (Lệ chi nô, á lệ chi)
Bộ phận dùng
*.Cùi quả nhãn gọi là long nhãn
*.Hạt nhãn dùng ngoài chữa chốc lở, đứt tay
Tính vị quy kinh
*.Ngọt- bình - Tâm, tỳ
Công năng chủ trị
Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, ích trí an thần
*.Chữa huyết hư sinh hay quên, mệt mỏi, cơ thể suy nhược
*.Chữa mất ngủ, hồi hộp, hoảng sợ do suy nhược thần kinh.
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, cao lỏng, rượu
Kiêng kỵ
*.Đầy bụng, có thai..
THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG
Thuốc bình can tức phong là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong gây ra (can phong nội động).
Nguyên nhân sinh nội phong
*.Do nhiệt cực sinh phong gây sốt cao co giật
*.Do thận âm hư không nuôi dưỡng can âm, làm can dương vượng (can hoả vượng) gây nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt,..
*.Do huyết hư nên can huyết cũng hư, làm chân tay run, co giật bán thân bất toại (liệt nửa người do tai biến mạch máu não)
Tác dụng chung
*.Chấn kinh, tiềm dương
*.Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do can hoả vượng, hay gặp ở bệnh cao huyết áp, suy nhược cơ thể, rối loạn tiền mãn kinh. . .
*.Chữa các chứng co giật do sốt cao, sản giật, động kinh (Y học cổ truyền cho rằng đều do thiếu tân dịch, huyết hư sinh ra)
*.Chữa đau khớp, đau thần kinh (do can phong đi vào kinh lạc)
Cách dùng
*.Chú ý tính hàn nhiệt của thuốcvới tính hàn nhiệt của bệnh
*. Chứng âm hư, huyết hư mà dùng thuốc có tính ôn, nên thận trọng vì gây táo làm mất thêm tân dịch
Phối ngũ
*.Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân
*.Sốt cao co giật, phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hoả
*.Âm hư, huyết hư, phối hợp với thuốc bổ âm, thuốc bổ huyết
*.Mất ngủ, co giật động kinh, phối hợp với thuốc trọng trấn an thần
*.Đau khớp, đau thần kinh, phối hợp với thuốc thông kinh hoạt lạc
Kiêng kỵ
*.Hư chứng
Các vị thuốc
Câu đằng (Gai móc câu)
Bộ phận dùng
*.Cành có gai móc câu.
Tính vị quy kinh
*.Ngọt, hàn - Can, tâm bào
Công năng chủ trị
*.Bình can trấn kinh, giải độc
*.Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do cao huyết áp
*.Chữa sốt cao co giật, trẻ khóc đêm (khóc dạ đề)
*.Chữa sốt phát ban, xích bạch đới, làm mọc các nốt ban chẩn như: sởi, thuỷ đậu,..
Liều dùng - cách dùng
*.12 - 16g/24h sắc uống
*.Khi thuốc gần được mới cho câu đằng vào đun sôi 15phút là được. Sắc lâu sẽ mất tác dụng
Thuyền thoái (Thuyền thuế, thiền thuế, thuyền y)
Bộ phận dùng
*.Xác lột con ve sầu có 2 loại
*.Kim thuyền thoái: Xác ve có màu vàng là tốt nhất
*.Thuyền hoa: Xác ve có mầm cỏ bên trong vì rơi xuống đất
Tính vị quy kinh
*.Mặn ngọt, hàn - Can, phế
Công năng chủ trị
Bình can trấn kinh, giải độc, tán phong nhiệt, tuyên phế
*.Chữa co giật do sốt cao, uốn ván, trẻ co kinh giản, khóc dạ đề
*.Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu choáng váng
*.Chữa ho cảm mất tiếng do viêm họng, viêm thanh quản
*.Chữa mụn nhọt, dị ứng, viêm tai giữa, viêm màng tiếp hợp, làm mọc các nốt ban chẩn như: sởi, thuỷ đậu (dùng ngoài)
Liều dùng - cách dùng
*.1 - 3g/24h sắc, bột
Kiêng kỵ
*.Khi có thai
Bạch cương tằm
Bộ phận dùng
*.Con tằm bị bệnh do vi khuẩn Batrylis Bassiana chết cứng có sắc trắng như vôi
Tính vị quy kinh
*.Cay mặn, bình - Tâm, can, tỳ, phế
Công năng chủ trị
Khứ phong, hoá đàm, tán kết
*.Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt
*.Chữa co giật, trẻ khóc đêm, hay giật mình, tai biến mạch não
*.Chữa ho cảm mất tiếng (viêm thanh quản), ho lâu ngày (viêm phế quản mãn)
*.Chữa lao hạch, dùng ngoài chữa lở ngứa, dị ứng, sạm da do suy thượng thận (protein của bạch cương tằm kích thích hormon vỏ thượng thận)
*.Bổ thận dương: chữa liệt dương, xích bạch đới, băng huyết
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sao cháy hoặc sao rượu vàng, sắc uống, tán bột
Kiêng kỵ
*.Huyết hư, không phải phong tà không dùng
Thiên ma
Bộ phận dùng
*.Rễ của cây thiên ma
Tính vị quy kinh
*.Cay, bình - Can
Công năng chủ trị
Bình can trấn kinh
*.Chữa co giật trẻ em
*.Cao huyết áp gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt
*.Liệt nửa người do tai biến mạch máu não (bán thân bất toại)
*.Chữa đau khớp, đau thần kinh
*.Chữa ho và long đờm
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 6g/24h sắc uống
Toàn yết (Bọ cạp)
Bộ phận dùng
*.Toàn con hoặc đuôi (yết vĩ)
Tính vị quy kinh
*.Mặn cay, bình, có độc - Can
Công năng chủ trị
Bình can trấn kinh, giải độc
*.Chữa trẻ con kinh giản, uốn ván
*.Bị cảm méo mồm bán thân bất toại (tai biến mạch máu não)
*.Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau bụng do lạnh
*.Chữa mụn nhọt, dị ứng, chảy mủ tai, trĩ, rắn cắn
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 4con/24h. 3 - 8đuôi/24h sắc, bột
*.Độc tính tập trung ở đuôi: Katsutoxin=Buthotoxin
Ngô công (Con rết, thiên long, bách túc trùng, bách cước)
Bộ phận dùng
*.Cả con khô, bỏ đầu đuôi, tẩm gừng, sao với gạo nếp ướt đến khi gạo vàng là được, tán bột uống hoặc ngâm rượu
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn, có độc - Can
Công năng chủ trị
Bình can, phá huyết, giải độc của rắn
*.Chữa trẻ con co giật, uốn ván, bán thân bất toại
*.Truỵ thai, sang nhọt, lao hạch,
*.Rắn hoặc sâu trùng độc cắn (bôi)
Liều dùng - cách dùng
*.2 - 6g/24h bột, ngâm rượu uống hoặc bôi ngoài
Kiêng kỵ
*.Khi có thai
Bạch tật lê (Thích tật lê, gai ma vương, gai trống)
Bộ phận dùng
*.Quả chín phơi khô, sao cho cháy gai rồi sàng bỏ gai, giã nátvụn mà dùng
Tính vị quy kinh
*.Đắng- ôn - Can, phế
Công năng chủ trị
Bình can, tán phong, hành huyết, giải độc
*.Chữa nhức đầu, hoa mắt do cao huyết áp
*.Chữa ngực sườn đầy tức, sữa không xuống, kinh nguyệt không đều, thống kinh
*.Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt do can hoả (viêm màng tiếp hợp cấp)
*.Chữa lị, loét miệng (súc miệng), giải dị ứng, chảy máu cam
*.Bổ thận : trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu
Liều dùng - cách dùng
*.12 - 16g/24h sắc, bột
Kiêng kỵ
*.Huyết hư, khí yếu
THUỐC ÔN TRUNG TRỪ HÀN
Tác dụng
*.Chữarối loạn tiêu hoá do tỳ vị hư hàn(tỳ dương hư): Đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy mãn, không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, vô lực
*.Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn
*.Kích thích tiêu hoá (làm gia vị ): Trị đầy bụng, chậm tiêu ăn uống kém
Can khương (Gừng khô)
Bộ phận dùng
*.Thân rễ phơi khô của cây gừng
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn - Tâm, phế, tỳ, vị
Công năng chủ trị
*.Ôn trung trừ hànChữa nôn, ỉa chảy mãn do tỳ hư: Lý trung thang
Chữa đau bụng do lạnh: Đại kiến trung thang
Tăng tác dụng của thuốc Hồi dương cứu nghịch: Tứ nghịch thang
Cầm máu (sao cháy) gọi là thán khương: Chữa ho ra máu kéo dài, người lạnh, đi ngoài ra máu do tỳ hư
Chữa ho và nôn mửa do lạnh: Tiểu thanh long thang
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 6g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Ho do nhiệt
Thảo quả (Quả đò ho)
Bộ phận dùng
*.Quả chín phơi sấy khô, khi dùng bỏ vỏ lấy hạt
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn - Tỳ, vị
Công năng chủ trị
*.Ôn trung trừ hàn, trừ đàm, chữa sốt rétChữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt do lạnh
Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, nôn do lạnh
Chữa ho, long đờm
Chữa sôt rét do tỳ hư: Sốt ít, rét nhiều, đại tiện lỏng, không muốn ăn:Thường sơn triệt ngược
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 6g/24h sắc, bột, viên
Ngải cứu (y thảo)
Bộ phận dùng
*.Lá phơi khô, càng để lâu càng tốt gọi là ngải diệp
Tính vị quy kinh
*.Đắng, ôn - Can, tỳ, thận
Công năng chủ trị
Ôn trung trừ hàn, điều kinh an thai, cầm máu
Lá khô
*.Chữa đau bụng do lạnh
*.Chữa kinh nguyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn hoặc do phong hàn gây động thai
*.Sao cháy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do tỳ hư. Ngải nhunglàm mồi cứu
Lá tươi
*.Chữa cảm mạo: Sao nóng với rượu, gừng, đánh dọc sống lưng (đánh gió)
*.Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau thần kinh do lạnh: Sao nóng, thêm chút muối hoặc dấm, đắp vào chỗ đau
*.Bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi: Luộc nấu canh ăn với trứng gà
Liều dùng - cách dùng
*.4 - 8gkhô 30 - 50gtươi/24h sắc, cao lỏng, đắp ngoài
Đại hồi (Bát giác hồi hương, Đại hồi hương)
*.Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn - Tỳ, vị, can, thận
Công năng chủ trị
*.Ôn trung trừ hàn Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh
Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, giải độc thịt cá
Ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức tê thấp, chấn thương
Liều dùng - cách dùng
*.4 - 8g/24h sắc, bột, ngâm rượu xoa bóp
*.Nếu dùng liều cao gây ngộ độc: Run chân tay, xung huyết não và phổi, trạng thái ngây có khi tới co giật như động kinh
Tiểu hồi (Hồi hương, tiểu hồi hương)
Bộ phận dùng
*.Quả chín phơi khô
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn - Can, thận, tỳ, vị
Công năng chủ trị
*.Trừ hàn, chỉ thống, kiện tỳ, khai vị- Chữa đau bụng do lạnh;Chữa ăn không ngon, đầy bụng, chậm tiêu
Chữa thoát vị bẹn (có nước ở màng tinh hoàn)do hàn trệ ở can kinh
Liều dùng - cách dùng4 - 8g/24h sắc, bột
Cao lương khương
Bộ phận dùng
*.Thân rễ phơi sấy khô
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn - Tỳ vị
Công năng chủ trị
*.Ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thựcChữa đau bụng do lạnh (đau dạ dày, viêm đại tràng)
Chữa cảm lạnh gây sốt rét, sốt nóng, ỉa chảy, nôn mửa
Làm ăn ngon, chóngtiêu
Nhai sống chữa đau răng
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 6g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Hoả vượng sinh nôn mửa, cảm nắng mà hoắc loạn
Sả (Hương mao, sả chanh)
Bộ phận dùng
*.Lá, củ, tinh dầu
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn - Tỳ vị
Công năng chủ trị
*.Phát hãn giải biểu, kích thích tiêu hoáLá xông chữa cảm mạo hoặc pha nước uống cho mát và dễ tiêu
Củ thông tiểu, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, ăn ngon, chóng tiêu
Tinh dầu giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, làm hương liệu
Liều dùng - cách dùng
*.15 - 30g/24h lá, củ sắc, xông
Đinh hương
Bộ phận dùng
*.Nụ hoa
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn - Phế, thận, tỳ, vị
Công năng chủ trị
*.Ôn trung trừ hàn, phá khí giáng nghịchChữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa do lạnh, nấc cụt
Bôi ngoài trị chàm, lở, nhai đinh hương để phòng bệnh (có dịch)
Làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, súc miệng làm thơm miệng
Liều dùng - cách dùng
*.1 - 4g/24h sắc, bột, hoàn, rượu xoa bóp.
*.Khi sắc thuốc được mới bỏ Đinh hương vào
Kiêng kỵ
*.Kỵ lửa, không phải hư hàn không dùng
Ngô thù du
Bộ phận dùng
*.Quả chín phơi khô, phải thuỷ bào
Tính vị quy kinh
*.Cay đắng, ôn, hơi có độc - Tỳ vị, can, thận
Công năng chủ trị
*.Ôn trung trừ hàn, chỉ thốngChữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, ăn không tiêu
Chữa đau đầu, đau răng, đau mình mẩy, lưng gối yếu mềm
Chữa cảm lạnh, lở ngứa
Liều dùng - cách dùng
*.1 - 3g/24h bột, 4 - 6g/24h sắc
Kiêng kỵ
*.Không phải hàn thấp thì không dùng
*.Xuyên tiêu (hoa tiêu, thục tiêu, hạt sẻn, sưng, hoàng lực, lưỡng diện châm. . . )
Xuyên tiêu
Bộ phận dùng
*.Quả (hoa tiêu hay thục tiêu), rễ gọi là hoàng lực
Tính vị quy kinh
*.Cay, ôn, có độc - Phế, tỳ, thận
Công năng chủ trị
*.Ôn trung tán hàn, trục thấp trợ hoả, tẩy giunChữa bụng lạnh đau, thổ tả, kích thích tiêu hoá
Tâỷ giun sán, đau nhức răng
Rễ để chữa sốt làm ra mồ hôi, sốt rét kinh niên, trị tê thấp
Liều dùng - cách dùng
*.Quả: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu. Rễ: 4 - 8g/24h sắc, rượu
ĐẠI CƯƠNG THUỐC BỔ ÂM
Thuốc bổ âm là các thuốc chữa chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể giảm sút (âm hư), do tân dịch hao tổn, hư hoả bốc lên gây miệng khô họng đau, đi xuống dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón)
Phần âm gồm: Phế, vị, thận và tân dịch. Khi hư nhược có triệu chứng sau:
*.Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, mồ hôi trộm. . .
*.Vị âm hư: Miệng khát, môi khô, loét miệng lưỡi, chảy máu chân răng, vật vã trằn trọc, táo bón, sốt nhẹ...
*.Thận âm hư: Đau nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, lòng bàn tay bàn chân nóng. . .
*.Tân địch hao tổn: Da khô, lưỡi đỏ, rêu ít. . .mạch tế sác.
Âm hư thường có triệu chứng hư nhiệt, biểu hiện:
Người gầy, da khô nóng, lòng bàn tay bàn chân nóng, có cảm giác nóng trong người (bốc hoả), sốt về chiều hoặc đêm, đạo hãn, mất ngủ, di tinh di niệu, môi khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Đặc điểm thuốc bổ âm
*.Đa số có vị ngọt, tính hàn, sinh tân dịch.
Tác dụng thuốc bổ âm
*.Chữa rối loạn thần kinh thể ức chế giảm: Cao huyết áp, mất ngủ, di tinh, đau lưng ù tai...
*.Chữa rối loạn thần kinh thực vật do lao: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, đạo hãn (lao phổi)
*.Chữa rối loạn chất tạo keo: Thấp khớp mãn, viêm khớp dạng thấp, nhức trong xương, hâm hấp sốt, khát nước. . . (thận âm hư)
*.Trẻ đái dầm, ra mồ hôi trộm, có cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh: viêm phế quản mãn, viêm bàng quang mãn, hen. . .
*.Chữa sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. Y học cổ truyền cho rằng do thiếu tân dịch gây ra
Cách dùng
Dựa vào sự quy kinh mà chọn thuốc thích hợp với triệu chứng lâm sàng của người bệnh
Phối ngũ:
*.Phối hợp với thuốc hành khí, kiện tỳ (trần bì, bạch truật) tránh nê trệ
*.Phối hợp với bổ khí, bổ huyết để tăng tác dụng
Kiêng kỵ
*.Dương hư, tỳ hư
Sa sâm
Bộ phận dùng
*.Rễ của nhiều cây có họ thực vật khác nhau
Tính vị quy kinh
*.Đắng ngọt, hơi hàn - Phế
Công năng chủ trị
*.Dưỡng âm, thanh phế, tả hoả, chỉ khát
*.Chữa ho khan, ho lâu ngày do phế âm hư
*.Chữa ho có sốt đờm vàng (ho do phế nhiệt)
*.Chữa sốt cao, sốt kéo dài, miệng khô khát, tiện bí
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Ho thuộc hàn không dùng
Mạch môn (Mạch môn đông, lan tiên, tóc tiên)
Bộ phận dùng
*.Củ, bỏ lõi
Tính vị quy kinh
*.Ngọt đắng, hơi hàn - Phế, vị
Công năng chủ trị
Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị, sinh tân
*.Chữa ho lao, ho ra máu do phế âm hư
*.Chữa sốt cao khát nước, sốt cao gây chảy máu, táo bón do âm hư
*.Lợi tiểu, lợi sữa: trị phù thũng, đái buốt, đái rắt, tắc sữa thiếu sữa
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, rượu
Kiêng kỵ
*.Kỵ Khổ sâm
Thiên môn (Dây tóc tiên)
Bộ phận dùng
*.Dùng củ, bỏ lõi
Tính vị quy kinh
*.Ngọt đắng, đại hàn - Phế, thận
Công năng chủ trị
Thanh tâm nhiệt, giáng phế hoả, sinh tân dịch
*.Chữa phế ung hư lao (áp se phổi), ho ra máu, nôn ra máu
*.Chữa sốt cao mất tân dịch gây khát nước, đau họng, bí đại tiểu tiện, khát do đái đường
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, nấu cao, ngâm rượu
Kiêng kỵ
*.Kỵ hùng hoàng, kiêng cá chép
Kỷ tử (Câu kỷ tử, khởi tử)
Bộ phận dùng
*.Quả chín đỏ là tốt
*.Vỏ rễ gọi là địa cốt bì có tác dụng lương huyết, tả hoả, thanh phế, dưỡng âm. Trị ho sốt, viêm phổi, viêm phế quản, ho ra máu, đái máu
*.Lá nấu canh thịt ăn trị ho sốt, nấu với bồ dục lợn chữa liệt dương di tinh
Tính vị quy kinh
*.Ngọt, bình - Phế, can, thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, nhuận phế
*.Di tinh, đau lưng mỏi gối, nhức xương, miệng khát do thận âm hư
*.Chữa ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu do phế âm hư hoặc phế ung
*.Chữa quáng gà, giảm thị lực do can huyết hư
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, ngâm rượu
Thạch hộc (Hoàng thảo, phong lan)
Bộ phận dùng
Thân của nhiều loài phong lan.
*.Loại có đốt phía dưới phình rộng ra, phía trên nhỏ dài gọi là thạch hộc.
*.Loại có thân và đốt kích thước trên dưới đều nhau gọi là hoàng thảo.
*.Loại có vỏ vàng ánh, dài nhỏ như cái tăm gọi là kim thoa thạch hộc là tốt nhất
Tính vị quy kinh
Ngọt nhạt, hơi hàn (Bình) - Phế, vị, thận
Công năng chủ trị
Dưỡng âm, ích vị, sinh tân
*.Chữa sốt làm mất tân dịch gây miệng khô, họng đau, khát nước, bệnh khỏi rồi mà người vẫn còn hư nhiệt (giai đoạn hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn)
*.Do tân dịch không đủ mà không muốn ăn, nôn, mắt nhìn kém, khớp xương sưng đau, mệt mỏi không có lực, giảm sinh lý
*.Chữa táo bón do sốt cao, sốt kéo dài tân dịch giảm
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc uống
Kiêng kỵ
*.Bệnh ôn nhiệt chưa hoá khô táo không dùng (hư chứng mà không nóngkhông dùng)
*.Kị ba đậu
Ngọc trúc (Uy di)
Bộ phận dùng
*.Thân rễ
Tính vị quy kinh
*.Ngọt, hơi hàn - Phế vị
Công năng chủ trị
Dưỡng âm, sinh tân, bổ khí huyết
*.Chữa âm hư phát sốt, phiền khát, mồ hôi trộm, vị hoả ăn nhiều mau đói
*.Chữa ho sốt do viêm phổi, phế quản
*.Thuốc bổ dùng khi suy nhược cơ thể, mồ hôi ra nhiều, di tinh, di niệu
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc uống
Bách hợp (Tỏi rừng)
Bộ phận dùng
*.Củ bóc ra từng phiến gọi là tép dò
*.Tránh nhầm với cây hoa loa kèn đỏ (tỏi voi), uống củ sẽ gây nôn
Tính vị quy kinh
*.Đắng, hơi hàn - Tâm, phế
Công năng chủ trị
Nhuận phế, an thần, lợi tiểu
*.Chữa ho lao, ho có đờm, viêm khí quản do phế nhiệt, phế hư
*.Chữa hồi hộp, mất ngủ do sốt cao hay can hoả vượng
*.Chữa phù thũng, bí đái, táo bón do thiếu tân dịch
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, bột
Kiêng kỵ
Trúng hàn (cảm lạnh)
Bạch thược (thược dược)
Bộ phận dùng
*.Củ (rễ), màu trắng gọi bạch thược
Tính vị quy kinh
*.Đắng chua, hơi hàn - Can, tỳ, phế
Công năng chủ trị
Bổ huyết, liễm âm, nhuận can, chỉ thống, lợi tiểu
*.Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi
*.Giảm đau: chữa tả lị đau bụng, đau lưng ngực, chân tay nhức mỏi. . .
*.Tư âm giải biểu chữa người hư chứng bị cảm mạo, mồ hôi trộm
*.Chữa tiểu tiện khó khăn, trị băng huyết (sao cháy)
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
*.Dùng sống để giảm đau, hư chứng mà cảm mạo
*.Tẩm dấm, rượu sao để bổ huyết, điều kinh
*.Sao cháy cạnh chữa băng huyết
Kiêng kỵ
*.Trúng hàn, đau bụng đi tả
*.Bạch thược phản lê lô
THUỐC BỔ DƯƠNG
Thuốc bổ dương là các vị thuốc dùng để chữa các chứng dương hư.
Phần dương của cơ thể gồm có: Tâm, tỳ, thận.
Tâm tỳ dương hư gây chứng tỳ vị hư hàn: Chân tay mệt mỏi và lạnh, da lạnh ăn không tiêu, ỉa chảy mãn, mạch trầm trì vô lực. Dùng thuốc ôn trung trừ hàn để chữa
Thận dương hư biểu hiện: Liệt dương, di hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, di niệu, mạch trầm tế. Dùng thuốc ôn thận hay bổ thận dương.
Vậy thuốc bổ dương chính là thuốc ôn bổ thận dương.
Đặc điểm
*.Vị đắng, cay. Tính ôn. Quy kinh can thận.
*.Đều gây mất tân dịch
Tác dụng
1. Chữa rối loạn thần kinh thể hưng phấn giảm:
*.Nam: Di hoạt tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh mạch trầm nhược
*.Nữ: Kinh nguyệt không đều, sảy thai, đẻ non, vô sinh
*.Người già lão suy: Đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần
*.Chữa đái dầm thể hư hàn (không có âm hư nội nhiệt)
2. Trẻ chậm phát dục
*.Chậm liền thóp, chậm biết đi, chậm mọc răng, trí tuệ kém phát triển
3. Chữa hen mãn thể hư hàn do thận hư không nạp khí
4. Chữa đau khớp, thoái khớp lâu ngày (thận chủ cốt)
Công dụng
Không nhầm với thuốc trừ hàn
Phối ngũ
*.Đau xương khớp phối hợp thuốc trừ phong thấp
*.Ngũ canh tả phối hợp thuốc trừ hàn
*.Phù do viêm thận mãn phối hợp thuốc kiện tỳ
*.Phối hợp thuốc sinh tân vì thuốc làm mất tân dịch
Kiêng kỵ
*. Âm hư nội nhiệt
Các vị thuốc bổ dương
Cẩu tích (Lông culy, cẩu tồn mao)Bộ phận dùng
*.Thân rễ gọt bỏ lông vàng, thái mỏng, phơi khô
*.Lông vàng để cầm máu
Tính vị quy kinh
*.Đắng ngọt, ôn - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, trừ phong thấp
*.Chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, có thai lưng người đều đau
*.Chữa xích bạch đới, người già tiểu tiện nhiều lần
*.Chữa bí đái (thất niếu), đái nhỏ giọt (lâm lô)
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc uống, ngâm rượu
Kiêng kỵ
*.Thận hư hữu nhiệt, tiểu đỏ vàng
*.Kỵ Hương phụ. Phối hợp với Tỳ giải tăng tác dụng
Ba kích (Ruột gà)
Bộ phận dùng
*.Rễ, bỏ lõiTính vị quy kinh
*.Cay ngọt, ôn - ThậnCông năng chủ trị
Bổ thận dương, trừ phong thấp
*.Chữa liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều
*.Chữa phong thấp, đau lưng mỏi gối
*.Nước sắc có tác dụng hạ huyết áp, củ nấu với thịt gà ăn để bồi bổ sức khoẻ
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, rượu, cao lỏng
Kiêng kỵ
*.Âm hư hoả vượng, táo bón không dùng
*.Kỵ Đan sâm
Bổ cốt toái (Tổ rồng, tắc kè đá)
Bộ phận dùng
*.Thân rễ tươi hoặc khô
Tính vị quy kinh
*.Đắng, ôn - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ thận, lợi cốt, hành huyết, chỉ thống
*.Chữa thận hư tai ù, răng đau rụng sớm, đau nhức xương
*.Chữa chấn thương, bong gân sai khớp, gẫy xương (đắp)
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, đắp, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Âm hư, huyết hư không dùng
Tục đoạn (Sâm nam, rễ kế)
Bộ phận dùng
*.Rễ
Tính vị quy kinh
*.Cay đắng, ôn - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, chỉ thống, an thai
*.Chữa đau lưng, di tinh do thận dương hư
*.Chữa gẫy xương, đứt gân, đau do chấn thương
*.Trị động thai, lợi sữa, băng huyết
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Âm hư hoả vượng không dùng
Phá cố chỉ (Bổ cốt chỉ, hắc cốt tử, hạt đậu miêu)
Bộ phận dùng
*.Hạt khô, tẩm muối sao
Tính vị quy kinh
*.Cay, đắng, đại ôn - Tỳ thận, tâm bào
Công năng chủ trị
Bổ thận dương, kiện tỳ
*.Chữa di tinh liệt dương, lưng gối lạnh đau, phụ nữ kinhnguyệt không đều, khí hư bạch đới, truỵ thai
*.Trị chứng ngũ canh tảdo tỳ thận dương hư
*.Chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són (di niệu)
*.Ngâm rượu bôi ngoài chữa bạch điến, chữa hủi, nhiễm khuẩn ngoài da (Tinh dầu /phá cố chỉ có tác dụng kích thích bài tiết sắc tố đen, diệt vi khuẩn ngoài da)
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Âm hư hoả động, đái máu, táo bón không dùng
*.Kỵ cam thảo, kiêng ăn rau cải, tiết canh
*.Phối hợp với hồ đào nhục làm tăng tác dụng
Thỏ ty tử
Bộ phận dùng
*.Hạt của dây tơ hồng xanh mọc ký sinh trên cây sim hay tơ hồng vàng ký sinh trên cây cúc tần, cây nhãn gọi thỏ ty tử
*.Dây tơ hồng xanh, vàng gọi thỏ ty làm thuốc bổ, chữa di tinh, lở sài ở trẻ em
Tính vị quy kinh
*.Cay ngọt, ôn (Bình) - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt
*.Chữa liệt dương di tinh, phụ nữ hay sảy thai đẻ non
*.Trị ù tai, lưng đau gối mỏi, tiểu nhiều hay tiểu đục, mắt mờ giảm thị lực
*.Trị chứng ngũ canh tả, ỉa chảy mãn do tỳ thận dương hư
*.Trị sốt khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Thận hoả dễ cường dương, táo bón không dùng
Tắc kè (Cáp giới, đại bích hổ)
Bộ phận dùng
*.Cả con còn nguyên vẹn cái đuôi
*.Không dùng con mất đuôi hoặc chắp đuôi
*.Khi dùng bỏ mắt (có độc), chặt 4 bàn chân, sấy khô tán bột hay ngâm rượu
Tính vị quy kinh
*.Mặn, ôn - Phế, thận
Công năng chủ trị
Bổ phế thận, ích tinh trợ dương
*.Chữa liệt dương, di hoạt tinh, điều hoà kinh nguyệt
*.Chữa ho có đờm, ho lâu ngày, ho ra máu mủ, hen xuyễn
*.Chữa suy nhược cơ thể, đái đường
Liều dùng - cách dùng
*.3 - 4gkhô/24h bột, rượu hoặc nấu cháo
Kiêng kỵ
*.Thực tà
Nhục thung dung
Bộ phận dùng
*.Thân cây có mang vẩy
Tính vị quy kinh
*.Ngọt, chua mặn - Ôn - Thận
Công năng chủ trị
Bổ thận tráng dương, dưỡng âm sinh tân
*.Chữa liệt dương di tinh, lưng gối lạnh đau
*.Phụ nữ băng đới, băng huyết, vô sinh
*.Chữa khát nước, táo bón, đái rắt do âm hư
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, rượu
Kiêng kỵ
*.Tỳ hư ỉa chảy, thận hoả vượng mà di tinh
Đỗ trọng
Bộ phận dùng
*.Vỏ thân
Tính vị quy kinh
*.Cay, ngọt, ôn - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, an thai, hạ áp
*.Dùng sống: Bổ can hạ áp
*.Tẩm muối sao: Bổ thận chữa liệt dương, di tinh, tiểu nhiều, đau lưng, chân gối yếu mềm
*.Tẩm rượu sao: Trị phong thấp tê ngứa
*.Sao đen : Trị động thai, rong huyết
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h sắc, rượu, cao lỏng
Kiêng kỵ
*.Âm hư hoả vượng không dùng
Lộc nhung
Bộ phận dùng
*.Sừng non của hươu nai - Lộc nhung (Mê nhung)
*.Lộc giác (sừng già. , gạc): Vị mặn - ấm. Có tác dụng tán ứ, tiêu viêm. Dùng trị mụn nhọt, viêm vú, tăng lượng sữa
*.Lộc giác giao (cao ban long, Cao nấu từ gạc. ): Vị mặn ngọt - hơi ấm. Bổ dương, bổ huyết, chữa di tinh, di niệu, mồ hôi trộm, an thai
Tính vị quy kinh
*.Ngọt, ấm - Tâm, can, thận
Công năng chủ trị
Bổ dương, bổ tinh huyết
*.Liệt dương, di tinh, di niệu, đau nhức xương, trẻ chậm phát dục
*.Hen mãn do thận hư không nạp khí
*.Rong kinh, rong huyết
Liều dùng - cách dùng
*.2 - 6g/24h bột, rượu
THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP
Đại cương thuốc phát tán phong thấp
Hy thiêm
Dùng toàn thân trên mặt đất lúc cây sắp ra hoa của cây hy thiêm
TÍNH VỊ
*.Vị đắng, tính hàn.
Quy kinh
*.Quy kinh can, thận.
CÔNG NĂNG
*.Trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, giải độc
CHỦ TRỊ
*.Chữa các bệnh phong thấp tê đau, thấp khớp, đau xương, chân tay tê mỏi, đau lưng, đau thần kinh.
*.Giã đắp chữa mụn nhọt, dị ứng.
*.Bình can tiềm dương: chữa các chứng đau đầu, hoa mắt, huyết áp cao.
LIỀU DÙNG
*.8 - 16g/ ngày.
CHÚ Ý
*.Khi dùng có thể tẩm rượu pha mật ong, rồi đồ chín, sau phơi sấy khô.
*.Tác dụng dược lý: Có tác dụng hạ huyết áp
Tang chi
Dùng cành dâu non (đường kính không quá 1cm) của cây dâu tằm. Cành dâu sau khi thu hái, phơi qua cho mềm, sau đó thái thành phiến mỏng, phơi sấy khô, khi dùng sao vàng hoặc tẩm rượu sao.
TÍNH VỊ
*.Vị đắng, tính bình.
QUY KINH
*.Quy kinh phế, thận.
CÔNG NĂNG
*.Trừ phong thấp, lợi gân cốt.
CHỦ TRỊ
*.Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, chữa đau nhức khớp xương, chân tay co rút tê dại.
*.Chữa ho (có thể phối hợp với bách bộ, cát cánh, trần bì)
*.Lợi tiểu, chữa đái buốt, đái dắt, tiểu tiện khó khăn hoặc bị phù thũng (có thể phối hợp kim tiền thảo, bạch mao căn)
*.Hạ áp: có thể nấu nước tang chi ngâm chân 20 phút trước khi đi ngủ.
LIỀU DÙNG
*.8 - 12g/ ngày
Tang ký sinh
Dùng toàn thân cây tầm gửi, sống ký sinh trên cây dâu.
TÍNH VỊ
*.Vị đắng, tính bình.
QUY KINH
*.Quy kinh can, thận
CÔNG NĂNG
*.Thông kinh hoạt lạc, bổ thận, an thai.
CHỦ TRỊ
*.Trừ phong thấp, mạnh gân cốt: dùng khi chức năng gan thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối ở người già, trẻ con chậm biết đi, chậm mọc răng, đau dây thần kinh (dùng bài Độc hoạt ký sinh thang).
*.Dưỡng huyết an thai, dùng khi huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu. Dùng cho phụ nữ đẻ xong không có sữa, làm xuống sữa.
*.Hạ áp: dùng với bệnh nhân cao huyết áp.
LIỀU DÙNG
*.10 - 20g/ngày
KIÊNG KỴ
*.Khi mắt có màng mộng thì không dùng.
Thiên niên kiện (sơn thục)
Dùng thân rễ cây thiên niên kiện.
TÍNH VỊ
*.Vị đắng, cay, hơi ngọt; tính ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh can, thận
CÔNG NĂNG
*.Trừ phong thấp, bổ thận, mạnh gân cốt.
CHỦ TRỊ
*.Trừ phong thấp, chỉ thống: dùng khi phong hàn thấp tý đau nhức xương khớp, cơ nhục, đặc biệt các khớp vai, cổ, gáy.
*.Thông kinh hoạt lạc: dùng khi khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại, co quắp, đau dây thần kinh.
*.Mạnh gân cốt: dùng cho người già đau nhức mình mẩy, trẻ con chậm biết đi.
*.Kích thích tiêu hoá: dùng khi tỳ vị hư hàn ăn uống kho tiêu, đầy bụng.
*.Dùng khói thiên niên kiện và thương truật xông chữa chàm dị ứng.
LIỀU DÙNG
*.6 - 12g/ngày
KIÊNG KỴ
*.Không nên dùng cho người âm hư hoả vượng, người háo khát, táo bón, đau đầu.
CHÚ Ý
*.Vị thuốc có tác dụng trừ phong chỉ thống tương đối mạnh, nên có thể phối hợp với một số vị thuốc khác làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức xương khớp.
*.Vị thuốc có mùi thơm mạnh, thường dùng cho vào thuốc ngâm rượu (với lượng vừa phải), đặc biệt các thuốc có mùi vị tanh như rắn, tắc kè.
Thổ phục linh (củ khúc khắc, củ kim cang)
TÍNH VỊ
*.Vị ngọt, nhạt; tính bình.
QUY KINH
*.Quy kinh can, thận, vị.
CÔNG NĂNG
*.Trừ phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thuỷ ngân.
CHỦ TRỊ
*.Chữa đau nhức khớp xương.
*.Giải độc thuỷ ngân.
*.Trừ rôm sảy, mụn nhọt.
*.Dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khoẻ gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau nhức khớp xương.
LIỀU DÙNG
*.6 - 12g/ ngày.
Dây đau xương (khoan cân đằng)Dùng toàn cây tươi hoặc khô của các loại dây đau xương.
TÍNH VỊ
*.Vị đắng, tính mát
QUY KINH
*.Quy kinh Can, tỳ.
CÔNG NĂNG
*.Khu phong, thư cân, thanh nhiệt, hoạt huyết.
CHỦ TRỊ
*.Chữa phong thấp tê bại. Các khớp xương đau nhức. Ngã tổn thương, ứ máu. Sốt rét kinh niên.
LIỀU DÙNG
*.10 - 20g/ ngày. Có thể dùng sống hoặc sao vàng.
*.Có thể dùng ngâm rượu uống hoặc xoa bóp, hoặc sắc uống, hoặc giã nhỏ đắp ngoài.
Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử )
Dùng quả chín phơi sấy khô của cây ké đầu ngựa.
TÍNH VỊ
*.Vị đắng, cay; tính ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh phế, thận, tỳ.
CÔNG NĂNG
*.Phát tán phong hàn, phát tán phong thấp, giải độc, giải dị ứng.
CHỦ TRỊ
*.Khứ phong thấp giảm đau, dùng chữa đau khớp, đau dây thần kinh, chân tay co quắp tê dại.
*.Chữa cảm mạo phong hàn dẫn đến đau đầu.
*.Giải dị ứng, ban chẩn, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng do lạnh.
*.Chống viêm: chữa viêm xoang, viêm mũi mãn tính, chữa đau răng (sắc lấy nước ngậm)
*.Sát trùng chữa mụn nhọt, vết thương. . . nấu nước rửa.
*.Tán kết : làm mềm các khối rắn, dùng với bệnh bướu cổ.
*.Lợi niệu, chữa phù thũng.
LIỀU DÙNG
*.6 - 12g/ngày
KIÊNG KỴ
*.Theo tài liệu cổ khi dùng ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt lợn, thịt ngựa (khắp mình sẽ nổi quầng đỏ)
*.Nhức đầu do huyết hư không nên dùng
Ngũ gia bì1. Ngũ gia bì chân chim
2. Ngũ gia bì gai
Dùng vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì; là loại cây nhỏ rất nhiều gai, cao chừng 2-3m. Lá mọc so le, kép chân vịt có từ 3-5 lá chét, phiến lá hình bầu dục hay hơi thuôn dài , phía cuống hơi thót lại , đầu nhọn , mỏng , mép có răng cưa to , cuống lá dài từ 5-7cm . Hoa mọc khác gốc, thành hình tán ở đầu cành . Đầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng, hình cầu, đường kính chừng 2,5mm, khi chín có màu đen.
TÍNH VỊ
*.Vị cay; tính ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh can, thận.
CÔNG NĂNG
*.Trừ phong thấp, mạnh gân xương.
CHỦ TRỊ
*.Chữa các bệnh đau lưng gối, đau khớp, sưng khớp, gân co quắp.
*.Bổ dưỡng khí huyết: dùng khi cơ thể suy nhược, thiếu máu vô lực, mệt mỏi.
*.Kiện tỳ cố thận, dùng khi da thịt teo nhẽo, bại liệt, trẻ em chậm biết đi, chậm mọc răng.
*.Lợi tiểu, tiêu phù thũng.
*.Giảm đau, dùng trong sang chấn gẫy xương.
*.Giải độc, chữa mụn nhọt, sang lở.
LIỀU DÙNG
*.6 - 12g/ngày
CHÚ Ý
*.Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng tăng sức dẻo dai, bền bỉ của cơ bắp. Dịch chiết nước có tác dụng giảm thấp tính mẫn cảm của tia tử ngoại trên da bình thường, tăng sức chịu đựng của mạch máu nhỏ dưới áp suất thấp.
*.Còn dùng vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim- Schefflera octophylla Harms. có vị hơi cay, vào can, thận để trị đau lưng, nhức xương thể phong hàn thấp, kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm. Ngoài ra còn dùng vỏ cây Vitex quinata Wiliams.Họ Cỏ roi ngựa- Verbenaceae, để chữa phong thấp và làm thuốc bổ.
Khương hoạtDùng rễ của cây khương hoạt
TÍNH VỊ
*.Vị cay, đắng; tính ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh bàng quang, can, thận.
CÔNG NĂNG
*.Phát tán phong hàn, trừ phong thấp, giảm đau.
CHỦ TRỊ
*.Tán hàn giải biểu, dùng khi cảm mạo phong hàn, đau đầu, toàn thân đau mỏi.
*.Trừ thấp chỉ thống: dùng để chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương cốt, đau dây thần kinh, đau cơ do lạnh.
LIỀU DÙNG
*.4 - 12g/ngày.
KIÊNG KỴ
*.Những người huyết hư, không do phong hàn thì không dùng vì vị thuốc mang tính ôn táo dễ hao tổn tân dịch.
CHÚ Ý
*.Dùng tốt trong các chứng thấp đau nhức xương cốt, thần kinh từ lưng trở lên.
Độc hoạtDùng rễ của cây độc hoạt
TÍNH VỊ
*.Vị đắng, cay, tính ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh bàng quang, can, thận.
CÔNG NĂNG
*.Phát tán phong hàn, trừ phong thấp.
CHỦ TRỊ
*.Trừ phong thấp, dùng khi phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể.
*.Chỉ thống: chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, hay dùng cho các chứng đau từ thắt lưng trở xuống.
*.Chữa cảm mạo phong hàn.
LIỀU DÙNG
*.6 - 12g/ngày.
KIÊNG KỴ
*.Những người âm hư, hoả vượng, huyết hư không nên dùng.
Uy linh tiênDùng rễ cây Uy linh tiên.
TÍNH VỊ
*.Vị cay, mặn, tính ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh bàng quang.
CÔNG NĂNG
*.Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc.
CHỦ TRỊ
*.Trừ phong thấp giảm đau, chữa tê thấp khớp xương sưng đau, chân tay tê dại, đau nhức trong xương, đau lưng, đau dây thần kinh.
*.Chống viêm, chữa viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, đau răng, viêm mũi.
*.Chữa chứng hoàng đản có phù thũng (phối hợp với mộc thông, nhân trần, chi tử)
*.Lợi tiểu tiêu phù, dùng trong trường hợp viêm khớp có phù nề.
*.Dùng ngoài ngâm rượu chữa hắc lào, lang ben.
LIỀU DÙNG
*.4 - 12g/ngày.
KIÊNG KỴ
*.Những người huyết hư không nên dùng .
Mộc quaDùng quả chín phơi sấy khô của cây mộc qua.
TÍNH VỊ
*.Vị chua, chát; tính ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh can, tỳ, thận.
CÔNG NĂNG
*.Trừ thấp.
CHỦ TRỊ
*.Chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, chân tay đau nhức.
*.Chữa phù nề do tỳ hư.
*.Chữa ho lâu ngày.
LIỀU DÙNG
*.6 - 12g/ngày.
CHÚ Ý
*.Mộc qua thường được dùng phối hợp với xương hổ trong các đơn thuốc chữa đau nhức, thấp khớp, ho lâu ngày, phù nề.
KIÊNG KỴ
*.Bí tiểu, trường vị tích nhiệt không nên dùng.
Phòng phongTÍNH VỊ
*.Vị cay, ngọt; tính ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh bàng quang, can.
CÔNG NĂNG
*.Phát tán giải biểu, trừ phong thấp.
CHỦ TRỊ
*.Chữa cảm mạo phong hàn xuất hiện sốt rét, đau đầu, ho.
*.Trừ phong thấp giảm đau, chữa đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt cơ, đau nửa đầu (phòng phong, bạch chỉ).
LIỀU DÙNG
*.6 - 12g/ngày.
KIÊNG KỴ
*.Những người âm hư hoả vượng không có phong tà không nên dùng.
*.Phòng phong tương sát với thạch tín (Phòng phong trừ độc thạch tín)
Mã tiền tửDùng hạt cây mã tiền.
Vị thuốc có độc, trước khi dùng uống phải qua chế biến đạt tiêu chuẩn qui định.
TÍNH VỊ
*.Vị đắng; tính ấm, có đại độc.
QUY KINH
*.Quy kinh can, tỳ.
CÔNG NĂNG
*.Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt.
CHỦ TRỊ
*.Trừ phong thấp, thông kinh, hoạt lạc,giảm đau trong các bệnh phong thấp, đau khớp cấp hoặc mãn tính.
*.Mạnh gân cốt, dùng trong các trường hợp gân và cơ tê đau, đau thần kinh ngoại biên .
*.Dùng ngoài chữa ghẻ và một số bệnh ngoài da (tán bột, trộn với dầu vừng bôi).
*.Tây y dùng làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản xạ tuỷ, tăng cường kiện và dinh dưỡng của cơ.
LIỀU DÙNG
*.0,1-0,3g/ ngày.( Mã tiền chế)
KIÊNG KỴ
*.Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
*.Bệnh di tinh, mất ngủ không dùng.
CHÚ Ý
*.Những người mất ngủ, di mộng tinh không nên dùng. Dùng ngoài theo dạng cồn xoa bóp.
*.Tác dụng dược lý: với liều nhỏ, thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và ngoại vi. Ngoài ra còn có tác dụng tăng huyết áp tăng tiết dịch vị
*.Tên Strichnos chữ Hy lạp nghĩa là những cây có độc; nux nghĩa là quả cứng; vomica nghĩa là gây nôn.
*.Độc tính: Mã tiền rất độc. Khi bị ngộ độc thường ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu, tứ chi cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như
uốn ván nặng. Sau 5' đến 5h chết vì ngạt.
*.Thuốc cao bà Giằng chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp, gồm có: Bột mã tiền chế 50g, bột hương phụ tứ chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liền 6g, bột thương truật 20g, bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên.
Rắn
Những bộ phận thường dùng: thịt rắn, mật rắn, xác rắn, nọc rắn độc.
TÍNH VỊ
*.Vị ngọt, mặn, có độc; tính ấm. ( thịt rắn)
QUY KINH
*.Vào kinh can.
CÔNG NĂNG
*.Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ phong giải độc.
CHỦ TRỊ
*.Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, dùng trong các bệnh đau khớp xương, đau nhức xương, đau cột sống hoặc chân tay tê dại.
*.Chỉ kinh, giải co quắp, dùng trong các chứng kinh phong, bán thân bất toại.
*.Xác rắn (xà thoát): vị mặn, tính bình có tác dụng trừ phong giải độc, như làm tan mộng mắt, chữa viêm họng, đau họng, chữa mụn nhọt, sang lở.
LIỀU DÙNG
*.8-16g/ ngày
KIÊNG KỴ
*.Cơ địa dị ứng không nên dùng.
*.Phụ nữ có thai không nên dùng.
CHÚ Ý
*.Mật rắn có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt.
*.Chú ý tránh nọc độc khi chế biến.
Hổ cốt ( xương hổ)
Dùng xương hổ.
TÍNH VỊ
*.Vị mặn, cay ; tính hơi ấm.
QUY KINH
*.Quy kinh can, thận.
CÔNG NĂNG
*.Khu phong, mạnh gân cốt, trấn kinh.
CHỦ TRỊ
*.Chữa gân cốt đau nhức, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, đau cột sống, đau thần kinh liên sườn, bán thân bất toại.
*.Bổ khí huyết, tăng sức đề kháng, cơ thể suy nhược da dẻ xanh xao, người vô lực.
LIỀU DÙNG
*.10-30g/ ngày, xương đã chế dạng bột.
KIÊNG KỴ
*.Những người huyết hư hoả thịnh không nên dùng.
CHÚ Ý
*.Có thể dùng dạng bột xương, ngâm rượu hoặc dạng cao.
THUỐC KIỆN TỲ CHỈ HUYẾT
Tác dụng
*.Trị rong kinh, rong huyết kéo dài, đại tiện ra huyết kéo dài
*.Chữa chảy máu do tan huyết giảm tiểu cầu
Ngải cứu. A giao
Ô tặc cốt
Bộ phận dùng
*.Mai mực còn nguyên vẹn, trắng nhẹ, không vụn nát
Tính vị quy kinh
*.Mặn, ấm - Can thận
Công năng chủ trị
*.Chỉ huyết do tỳ hư, cố sáp giải độc
*.Chữa thổ huyết, nục huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, rắc vết thương chảy máu
*.Chữa khí hư bạch đới, bế kinh
*.Chữa đau mắt hột, mắt mờ, viêm tai giữa (tai chảy mủ)
*.Chữa đau dạ dày
Liều dùng - cách dùng
*.6 - 12g/24h bột
Kiêng kỵ
*.Âm hư đa nhiệt không dùng
Quy bản
Bộ phận dùng
*.Yếm con rùa đen
Tính vị quy kinh
*.Ngọt mặn, hàn - Tâm, thận, can, tỳ
Công năng chủ trị
*.Bổ thận âm, bổ huyết
*.Chữa tăng huyết áp, nhức trong xương, âm hư hoả vượng, phiền khát
*.Chữa di tinh, khí hư bạch đới, trẻ gầy yếu, chậm liền thóp
*.Bổ huyết điều kinh: rong huyết, kinh trước kỳ, sốt rét dai dẳng
Liều dùng - cách dùng
*.12 - 24g/24h sao với cát cho ròn, tán bột uống hoặc nấu cao, uống 10 - 15g cao/24h
Miết giáp
Bộ phận dùng
*.Mai con ba ba
Tính vị quy kinh
*.Mặn, hàn - Can, tỳ, phế
Công năng chủ trị
*.Tư âm tiềm dương, phá ứ tán kết
*.Trị kinh giản, nhức xương, triều nhiệt, cao huýêt áp.
*.Mụn nhọt, sang chấn, bế kinh, tích huyết sinh báng
Liều dùng - cách dùng
*.10 - 30g/24h sao với cát sắc uống, tán bột, nấu cao
Kiêng kỵ
*.Tỳ hư, có thai
Ích trí nhân
Bộ phận dùng
*.Quả và hạt của cây ích trí
Tính vị quy kinh
*.Cay, ấm - Tâm, tỳ, thận
Công năng chủ trị
*.Ấm thận, ôn tỳ
*.Chữa di tinh, di niệu
*.Cầm ỉa chảy, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa
Liều dùng - cách dùng
*.4 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
*.Thực hoả, hoả nghịch.
THUỐC CHỈ HUYẾT
Định nghĩa
*.Thuốc chỉ huyết là những vị thuốc dùng để chữa các chứng chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phân loại
Dựa vào tác dụng của thuốc, chia làm 3 loại
*.Thuốc cầm máu do xung huyết gọi là thuốc khứ ứ chỉ huyết
*.Thuốc cầm máu do nhiễm khuẩn, nhiễm độc gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ huyết(lương huyết chỉ huyết)
*.Thuốc cầm máu do tỳ hư không thống huyết
Cách dùng
Phải sao đen để chỉ huyết
Phối ngũ để tăng tác dụng
*.Thuốc khứ ứ chỉ huyết phối hợp với thuốc hoạt huyết
*.Thuốc Thanh nhiệt chỉ huyết phối hợp Thanh nhiệt tả hoả, giải độc, lương huyết, táo thấp, hoạt huyết để tiêu viêm
*.Thuốc chỉ huyết do tỳ hư phối hợp kiện tỳ
*.Trường hợp chảy máu nhiều gây choáng, truỵ mạch phải dùng Nhân sâm để cấp cứu.
THUỐC THANH NHIỆT CHỈ HUYẾT
Đặc điểm: Các vị thuốc đa số tính hàn, lương. Quy kinh phế, can, đại trường
Tác dụng
- Ho ra máu do viêm phổi
- Sốt nhiễm khuẩn làm rối loạn thành mạch gây chảy máu:
Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da…
- Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ
Vị thuốc
Trắc bách diệp (Trắc bá)
Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L., họ Trắc bách (Cupressaceae).
Bộ phận dùng:
- Cành lá gọi là trắc bách diệp
- Hạt gọi là bá tử nhân. Vị ngọt - Bình - Tâm thận. Dùng chữa mất ngủ, di tinh
Tính vị quy kinh: Đắng sáp, hàn - Phế can đại trường
Công năng chủ trị: Lương huyết chỉ huyết, táo thấp, lợi tiểu
- Sao đen chỉ huyết chữa ho ra máu, chảy máu cam
- Dùng sống chữa khí hư bạch đới do thấp nhiệt, lợi tiểu (viêm tiết niệu và sinh dục)
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống
Hoè hoa
Stypnolobium japonicum ( L. ) Schott = Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae).
Bộ phận dùng:
- Nụ hoa hoè gọi là hoè mễ
- Quả hoè gọi là hoè giác, dùng chữa đại tiện ra máu. không dùng khi có thai vì làm sẩy thai
Tính vị quy kinh: Đắn, hàn - Can đại trường
Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc
- Sao cháy (chỉ huyết): Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ chảy máu, băng huyết
- Sao vàng (giải độc và hạ áp): Làm bền thành mạch (Rutin)chữa cao huyết áp, trị mụn nhọt, viêm họng, viêm mắt
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, hãm uống
Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo, cỏ mực)
Eclipta alba Hassk. = Eclipta prostrata L. , họ Cúc (Asteraceae).
Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô
Tính vị quy kinh: Ngọt chua- mát - Can, thận
Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc, bổ thận
- Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, rong kinh rong huyết, sốt xuất huyết (vừa hạ sốt vừa cầm máu)
- Chữa ho viêm họng, mụn nhọt
- Làm mạnh gân cốt, đen râu tóc, răng lung lay
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, giã sống vắt nước uống, bã đắp và thái dương, gan bàn chân hoặc buộc vào cổ tay
Hạt mào gà
- Cây mào gà trắng Celosia argentea L., họ Rau dền (Amaranthaceae)
- Cây mào gà đỏ Celosia cristata L., họ Rau dền (Amaranthaceae)
Bộ phận dùng:
- Hạt cây mào gà trắng gọi là thanh tương tử
- Hạt cây mào gà đỏ gọi là kê quan hoa
Tính vị quy kinh:
- Thanh tương tử: Đắng, hơi hàn - Can để tả hoả
- Kê quan hoa: Ngọt, mát – Can, đại trường để chỉ huyết
Công năng chủ trị: Thanh nhiệt chỉ huyết, tả can hoả
- Chữa xích bạch lị, trĩ chảy máu, thổ huyết, nục huyết, tử cung xuất huyết
- Khứ phong nhiệt, thanh can hoả, sáng mắt: chữa phong nhiệt làm đau mắt đỏ
Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột
Kiêng kỵ:
- Người có đồng tử mở rộng không dùng thanh tương tử
- Người có tích trệ không dùng kê quan hoa.
THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT
Thường dùng để chữa các chứng
*.Khí trệ ở tỳ vị: đau bụng do co thắt đại tràng, ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, táo bón, mót rặn, đầy bụng. . .
*.Can khí uất kết: đau tức ngực sườn, đau thần kinh liên sườn, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn kém, đầy bụng chậm tiêu. . .
*.Ngoài ra chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, đau nhức cơ nhục do khí trệ. . .
*.Như vậy tác dụng chính của thuốc hành khí giải uất là làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết
Hương phụ (củ gấu)
Tính vị
Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt ; tính bình (hoặc ấm)
Quy kinh
Kinh can, tỳ, tam tiêu
Công năng
Hành khí giải uất, điều kinh, giảm đau
Chủ trị
*.Hành khí, giảm đau: chữa đau bụng, đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, sôi bụng, tiết tả (phối hợp với Cao lương khương)
*.Hành khí giải uất: chữa chứng đầy tức ngực sườn, đầy bụng, tình chí uất ứcdo lo nghĩ tức giận
*.Điều kinh giải uất: chữa kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng, bế kinh, thống kinh, bầu vú đau trướng (phối hợp với Ích mẫu, Bạch đồng nữ, Ngải cứu)
*.Khai vị, tiêu thực: dùng khi ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn
*.Chữa cảm mạo phong hàn
Liều dùng
8 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ
Âm hư huyết nhiệt không nên dùng
Chú ý
Hương phụ thường được tứ chế hoặc thất chế trước khi dùng
Trần bì (vỏ quýt chín)
Tính vị
Vị đắng, cay ; tính ấm.
Quy kinh
Kinh phế, tỳ
Công năng
Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, tiêu đàm.
Chủ trị
*.Đau bụng do gặp lạnh, khí trệ gây đau bụng
*.Kích thích tiêu hóa: đầy bụng, chậm tiêu
*.Chữa nôn mửa, ỉa chảy do lạnh
*.Hoá đàm, ráo thấp: chữa ho, đàm nhiều (Phương Nhị trần thang: trần bì, bán hạ, phục linh, cam thảo)
Liều dùng
4 - 12g/ ngày
Kiêng kỵ
Những người ho khan, âm hư không có đàm, không nên dùng
Thanh bì (vỏ quýt xanh)
Tính vị
Vị đắng, cay ; tính ấm
Quy kinh
Kinh can, đởm
Công năng
Phá khí tán kết, kiện tỳ, tiêu đàm
Chủ trị
*.Sơ can chỉ thống: dùng khi can khí uất kết, dẫn đến đau sườn, đau dây thần kinh, sưng đau tuyến vú.
*.Hành khí giảm đau: chữa viêm đau tinh hoàn, thoát vị bẹn (phối hợp Tiểu hồi, Sơn thù du, Mộc hương)
*.Chữa nôn mửa do vị khí nghịch
*.Kích thích tiêu hoá, chữa ăn uống không tiêu, ợ chua, đầy bụng, ăn không ngon
Liều dùng
6 - 12g/ ngày
Sa nhân
Tính vị
Vị cay ; tính ấm
Quy kinh
Kinh tỳ, vị, thận
Công năng
Lý khí, trừ thấp, ôn tỳ, tiêu thực
Chủ trị
*.Chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả do tỳ vị bị lạnh
*.Chữa đau bụng, ỉa chảy do tỳ hư
*.Chữa đầy bụng, ăn không tiêu
*.An thai, chữa động thai do khí trệ
*.Dùng ngoài: ngâm rượu cùng với một số vị thuốc khác, để xoa bóp trừ phong thấp, giảm đau xương, cơ bắp, đau thần kinh
Liều dùng
3 - 6g/ ngày
Kiêng kỵ
Âm hư nội nhiệtkhông nên dùng
Mộc hương
Tính vị
Vị cay, đắng ; tính ấm
Quy kinh
Kinh phế, can, tỳ
Công năng
Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ
Chủ trị
*.Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, ngực bụng đầy chướng, đi ngoài phân lỏng (phối hợp với Sa nhân, Đại hồi)
*.Sơ can giải uất: chữa can khí uất kết gây đau tức mạng sườn, đau bụng.
*.Cầm ỉa chảy mãn do tỳ hư
Liều dùng
6 - 12g/ ngày
Chú ý
*.Tác dụng dược lý: Mộc hương có tác dụng bình can giáng áp (phối hợp Câu đằng, Hạ khô thảo)
*.Trong nhân dân còn dùng vị nam mộc hương (vỏ rụt), họ Rutaceae, với tác dụng tương tự mộc hương
Ô dược
Tính vị
Vị cay ; tính ấm
Quy kinh
Kinh tỳ, phế, thận, bàng quang
Công năng
Thuận khí, chỉ thống, ôn thận, tán hàn.
Chủ trị
*.Chữa các cơn đau do hàn ngưng khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng co thắt, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh
*.Kích thích tiêu hoá: dùng khi vị hàn ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng, sôi bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi.
*.Chữa hen, khó thở, tức ngực
*.Chữa chứng tiểu tiện nhiều, đái dầm:do thận dương hư không khí hoá được bàng quang
*.Chữa thống kinh, sán khí
Liều dùng
4-16g/ ngày
Kiêng kỵ
Khí hư, nội nhiệt không nên dùng.
THUỐC KHỨ Ứ CHỈ HUYẾT
Tác dụng
- Chảy máu do sang chấn
- Chảy máu đường tiêu hoá: Chảu máu dạ dày, ruột, trĩ…
- Sỏi tiết niệu gây đái ra máu
- Ho ra máu, chảy máu cam
- Rong kinh, rong huyết
Vị thuốc:
Tam thất (Sâm tam thất, Kim bất hoán)
Panax notoginseng (Burk. ) F. H. Chen =Panax pseudo - ginsengWall, họ Nhân sâm (Araliaceae).
- Thổ tam thất (Tam thất giả): Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam. Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae)
- Tam thất nam: là thõn rễ cõyStahlianthus thoreliGagnep., họ Gừng (Zingiberaceae).
- Khương tam thất ( Tam thất gừng): là thân rễ của cây Kaempferia rotunda L., họ Gừng (Zingiberaceae). Được dùng ở ViệtNamvà Trung Quốc chữa đau xương, nôn ra máu, rong kinh.
Bộ phận dùng: Rễ (củ). Loại 1: 5 - 6củ/100g.
Loại 2: 14 - 16 củ/100g
Loại 3: 22 - 24củ/100g
Tính vị quy kinh : Ngọt đắng, ấm - Can vị
Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết, chỉ thống
- Chữa ho ra máu, thổ huyết, lị ra máu, chảy máu dạ dày
- Chữa sang chấn tụ máu
- Chữa rong kinh, rong huyết, dùng cho phụ nữ sau đẻ (trục huyết ứ, sinh huyết mới)
- Giảm đau do sang chấn, mụn nhọt, đau dạ dày, đau do khí trệ, thống kinh, đau khớp
- Bồi bổ cơ thể không kém nhân sâm, dùng thay thế nhân sâm nên gọi là nhân sâm tam thất hay sâm tam thất
- Bột rắc vết thương để cầm máu
Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột
Bách thảo sương(Nhọ nồi)
Pulvis Fumi Carbonisatus
Bộ phận dùng: Chất mịn đen bám vào đáy nồi đun bằng rơm rạ, cỏ khô
Tính vị quy kinh: Cay, ấm - Phế vị đại trường
Công năng chủ trị: Chỉ huyết
- Đi ngoài ra máu (tả lị ra huyết): bách thảo sương hoà vào nước cháo nóng
- Chảy máu cam (thổi vào mũi), chảy máu chân răng (sát vào chân răng)
- Động thai ra máu: bách thảo sương hoà vào thuốc thang đã sắc
Liều dùng - cách dùng: 2 - 4g/24h bột
Ngó sen(Ngẫu tiết)
Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ cây hoa sen
Tính vị quy kinh: Đắng chát, bình - Tâm can vị
Công năng chủ trị: Khứ ứ chỉ huyết
- Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam
- Đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sao đen sắc uống
Bạch cập
Bletilla hyacinthinaR. Br. =Bletilia striata(Thumb. ) Reichb. f., họ Lan (Orchidaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)
Tính vị quy kinh: Đắng, bình - Phế
- Chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu do viêm loét dạ dày tá tràng, lị ra máu, đau mắt đỏ
- Đắp ngoài trị mụn nhọt, bỏng lửa
Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột
Huyết dư
Crinis carbonisatus
Bộ phận dùng : Tóc người rửa sạch, đốt tồn tính thành than
Tính vị quy kinh: Đắng, bình (hơi ấm) - Tâm can thận
Công năng chủ trị: Chỉ huyết, hoạt huyết
- Chữa thổ huyết, máu cam, đại tiểu tiện ra máu, bí đái
- Nấu cao dán nhọt làm chóng lên da non
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h bột
Tông lư(bẹ móc)
Trachycarpus fortunei H. Wendl. Họ dừa (Palmae)
Bộ phận dùng: Cuống lá cây móc
Tính vị quy kinh: Đắng sáp, bình - Phế can đại trường
Công năng chủ trị: Chỉ huyết
Chữa nôn ra máu, máu cam, lị ra máu, rong huyết
Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc uống
Bồ hoàng(cỏ nến) – Trung quốc
Typha orientalispresb; = Typha angustifolia L. Họ hương bồ (Typhaceae)
Bộ phận dùng: Phấn hoa đực của cây cỏ nến
Tính vị quy kinh: Cay, ấm (bình) - Tâm can
Công năng chủ trị: Hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu viêm, lợi tiểu
- Dùng sống (hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm): Dùng trị bế kinh, thống kinh, đau do chấn thương, trị mụn nhọt, viêm tai giữa, loét miệng, tiểu tiện khó khăn
- Sao đen (chỉ huyết): Trị thổ huyết, máu cam, ho ra máu, đái ra máu
Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h . Sống để hoạt huyết, sao đen đế cầm máu
(có thể không cần sao đen vẫn cầm máu)
THUỐC HOẠT HUYẾT
Thuốc hoạt huyết có tác dụng hành huyết ở mức độ yếu; được dùng khi huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau.
Vị thuốc:
Đan sâm
Radix Salviae multiorrhizae
Dùng rễ phơi hoặc sấy khô của cây đan sâm -Salvia multiorrhizaBunge. họ Hoa môi -Lamiaceae.
Tính vị : vị đắng; tính hơi lạnh.
Quy kinh : vào kinh tâm, can.
Công năng: Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh, thanh nhiệt
Chủ trị:
- Hoạt huyết, trục huyết ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, sau khi sinh huyết ứ đọng gây đau đớn.
- Chữa các triệu chứng sưng, đau do mụn nhọt, do sang chấn.
- Dưỡng tâm an thần: chữa hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh; còn dùng trong bệnh co thắt động mạch vành tim.
- Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi nhiệt vào dinh phận gây sốt cao, vật vã, trằn trọc. . .
- Giải độc chữa mụn nhọt, sang lở.
- Bổ huyết: chữa thiếu máu (dùng đan sâm sống không qua chế biến)
Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng chung với lệ lô.
Xuyên khung(khung cùng)
Rhizoma Ligustici wallichii
Dùng thân rễ phơi sấy khô của cây Xuyên khung -Ligusticum wallichiiFranch. họ Hoa tán -Apiaceae.
Tính vị : vị cay; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh can, đởm, tâm bào.
Công năng: hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau.
Chủ trị:
- Hoạt huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh.
- Chữa ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau nhức mình mẩy.
- Hành khí giải uất, giảm đau, dùng khi khí trệ gây đau tức ngực sườn, tình chí uất kết.
- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau cơ do lạnh.
- Tiêu viêm chữa mụn nhọt.
- Bổ huyết.
Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người âm hư hoả vượng, đàm nghịch, nôn không nên dùng.
Chú ý:
Tác dụng dược lý: nước sắc xuyên khung kéo dài giấc ngủ của chuột khi dùng kèm với thuốc ngủ barbituric, đối kháng với cafein.
Ích mẫu
Herba Leonuri
Dùng toàn thân trên mặt đất khi cây chớm ra hoa, phơi hay sấy khô của cây ích mẫu -Leonurus heterophyllusSw. họ Hoa môi -Lamiaceae.
Hạt cây ích mẫu ( sung uý tử) cũng được dùng làm thuốc.
Tính vị : vị cay, hơi đắng; tính mát.
Quy kinh : vào kinh can, tâm bào.
Công năng: hoạt huyết, điều kinh.
Chủ trị:
- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, sau khi sinh ứ huyết gây đau bụng.
- Chữa mụn nhọt, chữa viêm tuyến vú.
- Giảm đau do chấn thương.
- Thanh can nhiệt, ích tinh: chữa đau mắt đỏ, sưng, cao huyết áp.
- Hạt ích mẫu vị cay, ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng can làm sáng mắt, hạ áp.
Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.
Kiêng kỵ: Những người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, phụ nữ có thai không nên dùng.
Ngưu tất
Radix Achyranthis bidentatae
Dùng rễ đã được chế biến và phơi sấy khô của cây ngưu tất -Achyranthes bidentataBlume. họ Rau giền -Amaranthaceae.
Tính vị : vị đắng, chua; tính bình.
Quy kinh : vào kinh can, thận.
Công năng: hoạt huyết điều kinh, bổ can thận, mạnh gân cốt.
Chủ trị:
- Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc: chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều
- Thư cân, mạnh gân cốt: chữa đau khớp, đau thắt lưng, đầu gối đau mỏi (đặc biệt với khớp chân, nếu thiên về hư hàn thì phối hợp với quế chi, tục đoạn, cẩu tích; nếu thấp thiên về nhiệt thì phối hợp với hoàng bá).
- Chữa chóng mặt do can dương nghịch lên (chứng huyết vựng)
- Lợi niệu thông lâm: chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi, đục
- Giải độc chống viêm: chữa loét miệng, họng sưng đau.
- Giáng áp: dùng trong bệnh cao huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu.
Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, băng huyết không nên dùng.
Chú ý :
Trong nhân dân còn dùng rễ cây cỏ xước -A. asperaL. (gọi là ngưu tất nam), chữa đau khớp, thông kinh, trị viêm amidan, đau họng.
Ngưu tất khi sao rượu, trích nước muối rồi chưng thì có tác dụng bổ.
Đào nhân
Semen Pruni
Dùng nhân hạt quả đào -Prunus persicaStokes. họ Hoa hồng -Rosaceae.
Tính vị : vị đắng, ngọt; tính bình.
Quy kinh : vào kinh tâm, can, đại tràng.
Công năng: hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràng, thông đại tiện.
Chủ trị:
- Hoạt huyết khứ ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, ứ huyết sau sinh gây đau bụng.
- Nhuận tràng thông đại tiện: chữa táo bón do tân dịch khô ráo.
- Chữa ho đàm nhiều,
- Giảm đau, chống viêm do sang chấn.
Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng. Những người đại tiện lỏng không nên dùng.
Xuyên sơn giáp (vảy tê tê)
Squama Manidis
Dùng vảy phơi khô của con tê tê (con trút) -Manis pentadactylaL. họ Tê tê -Manidae.
Tính vị : vị mặn; tính hàn.
Quy kinh : vào kinh can, vị.
Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tan ung nhọt, lợi sữa.
Chủ trị:
- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh.
- Thông, lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh ít sữa, tắc tia sữa .
- Giải độc chữa mụn nhọt.
- Chữa phong thấp đau nhức.
Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.
Hồng hoa
Flos Carthami
Dùng hoa phơi sấy khô của cây hồng hoa -Carthamus tinctoriusL. họ Cúc -Asteraceae.
Tính vị : vị cay; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh tâm, can.
Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tán ứ, chỉ thống
Chủ trị:
- Chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết ứ thành hòn cục; dùng cho trường hợp sau khi sinh máu bị ứ đọng, bụng trướng, đau.
- Chữa các chấn thương sưng, đau, tụ máu.
- Chữa mụn nhọt sưng đau.
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý:
- Nếu dùng hồng hoa với liều nhỏ có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết; liều lớn có tác dụng phá huyết, khứ huyết ứ.
- Tác dụng dược lý: làm tăng co bóp tử cung của động vật thí nghiệm kể cả có thai hay không có thai.
- Nước sắc hồng hoa có tác dụng hạ huyết áp.
Kê huyết đằng
Caulis Spatholobi
Dùng thân leo phơi sấy khô của cây Kê huyết đằng -Spatholobus suberectusDunn. họ Đậu -Fabaceae.
Tính vị : vị đắng, hơi ngọt; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh can, thận.
Công năng: bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc.
Chủ trị:
- Chữa kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng.
- Dùng trong trường hợp huyết hư, da vàng.
- Mạnh gân cốt: chữa đau lưng, đau nhức khớp xương, chân tay tê bại.
Liều dùng : 10 - 20g/ ngày.
Nhũ hương
Gummi resina Olibanum
Dùng chất gôm nhựa lấy từ cây nhũ hương-Boswellia carterii Birdw. họ Trám-Burseraceae.
Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh tâm, can, tỳ.
Công năng: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống, trừ độc.
Chủ trị:
- Chữa đau bụng do khí huyết ngưng trệ, điều kinh, chữa đau bụng kinh nguyệt.
- Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, đau các dây thần kinh, đau do chấn thương.
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt sưng đau, mụn đã vỡ
Liều dùng: 4-12g/ ngày. Dạng thuốc sắc, dạng hoàn tán. Dùng ngoài tán bột mịn, bôi hoặc đắp.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.
THUỐC THÔNG KHÍ KHAI KHIẾU
Đặc điểm: mùi thơm, vị cay, phát tán, trừ đàm, tác dụng kích thích, thông các giác quan, khai khiếu trên cơ thể.
Tác dụng: trừ đàm thanh phế để khai thông hô hấp; đồng thời trấn tâm (điều hòa nhịp tim) để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết
Cách dùng: - không dùng kéo dài (do tính chất phát tán, dễ gây tổn thương nguyên khí)
- Thường phối hợp với nhiều loại thuốc như thuốc hóa đàm, thuốc bình can tức phong.
Vị thuốc:
Xương bồ
Tên KH:Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineusSoland.var.macrospadiceusYamamoto Contr.), và Thủy xương bồ (Acorus calamusL. var.angustatusBess.) họ Ráy (Araceae).
Bộ phận dùng: thân rễ đã phơi hoặc sấy khô.
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi khô. Khi dùng ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cát thành phiến, dài 3-5cm, dày 2- 3mm, phơi khô. Có thể sao với cám gạo tới khi có mùi thơm, màu hơi vàng.
Tính vị, quy kinh: Tân, ôn.Vào các kinh tâm, can, tỳ.
Công năng: Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng.
Chủ trị:- Chữa bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, trúng thử (có thể phối hợp với tạo giác, băng phiến uống hoặc dạng bột mịn thổi vào mũi)
- Ninh tâm, an thần: dùng khi tâm quý ( tim đập nhanh, loạn nhịp), tâm hồi hộp, mất ngủ, buồn phiền (có thể dùng thủy xương bồ dưới dạng thuốc ngâm rượu, có thể tẩm chu sa đã qua thủy phi)
- Thông phế khí, trừ ho, hóa đàm, bình suyễn ( có thể phối hợp với bán hạ, trần bì)
- Cố thận: làm thận khí khai thông ra tai; dùng khi thận khí kém dẫn đến tai điếc ( có thể kết hợp với cẩu tích, ngũ vị tử, phá cố chỉ…
- hành khí giảm đau: dùng khi bị cảm lạch, đau bụng, đầy trướng ( có thể dùng thạch xương bồ, hương phụ, mộc hương); chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng ( dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc phối hợp với bạch truật, cam thảo)
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước.
Liều dùng:4-8g/ ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.
Xạ hương
Là sản phẩm thu được từ túi xạ của con hươu đực trưởng thànhMoschus berezovski flerovM.sifanicus przewalski flerov. Họ HươuCervidae.
Tính vị, quy kinh:cay, ấm. Vào kinh tâm, tỳ.
Công năng, chủ trị:
- Khai khiếu tỉnh tỳ: chữa trúng phong kinh giản, thần chí hôn mê, đờm raixtawcs nút cổ họng ( có thể phối hợp với băng phiến, thiềm tô, thần sa- lục thần hoàn)
- khứ ứ huyết, giảm đau: chữa chấn thương sưng đau, cơ nhục sưng tấy (có thể phối hợp với tô mộc, kê huyết đằng, hồng hoa); chữa tiểu tiện buốt, tiểu tiện ra máu, ra sỏi (có thể phối hợp với ngưu tất, xạ hương)
- Chữa mắt có màng mộng, mờ mắt ( xạ hương, băng phiến)
- Trừ mủ, tiêu ung nhọt.
- Trục thai sản (trục thai bị chết lưu) có thể dùng xạ hương, quế nhục.
Liều dùng:0,04- 0,2g/ ngày.
Kiêng kỵ:không dùng cho những người âm hư thể nhược và phụ nữ có thai.
An tức hương(cánh kiến trắng)
Là nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây bồ đềStyrax tonkinensis(Pierre) Craib. Ex Hardw. Họ Bồ đềStyracaceae.
Lấy nhựa từ thân cây bị thương hoặc vào mùa hạ và mùa thu rạch thân cây, thu lấy nhựa chảy ra, phơi âm can đến khô
Tính vị, quy kinh:cay, đắng,tính bình. Vào kinh tâm, tỳ.
Công năng, chủ trị: khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống. Chủ trị: Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Liều dùng:0,6 – 1,5g/ ngày, thường dùng dạng hoàn tán.
Băng phiến
Là tinh thể kết tinh d-borneol, được chiết ra từ tinh dầu cây đại biBlumea balsamiferaL. họ CúcAsteraceae
Tính vị, quy kinh: cay, đắng, tính hơi hàn. Vào kinh tâm, tỳ, phế.
Công năng chủ trị:
- Khai khiếu tỉnh thần: dùng khi hầu họng sưng đau, đau răng
- Tiêu tán màng mộng: chữa mắt đỏ đau, mắt có màng mộng
Liều dùng:0,2- 0,4g/ ngày
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.
( Borneol là 1 trong các thành phần của viên Thiên sứ Hộ tâm đan của Trung Quốc)
THUỐC LỢI THỦY THẨM THẤP
Định nghĩa
*.Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là những vị thuốc có tác dụng lợi niệu để bài tiết thuỷ thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài
Đặc điểm
*.Đa số các vị thuốc có vị nhạt tính, bình
Tác dụng chung
Lợi niệu thông lâm
*.Chữa đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, hay gặp ở các bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
Lợi niệu trừ phù thũng
*.Chữa các chứng phù do nước ứ lại trong các bệnh như viêm thận cấp, viêm thận mẫn, phù dị ứng, . . .
Lợi niệu chữa vàng da (hoàng đản)
Lợi niệu trừ phong thấp
*.Do phong thấp ứ lại ở gân xương, kinh lạc, gây cử động khó khăn, sưng đau;thuốc lợi thấp đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.
Lợi niệu cầm ỉa chảy
*.Do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp, xuống đại tràng gây ỉa chảy mãn; tăng cường bài tiết thuỷ thấp qua đường tiểu tiện thì sẽ cầm ỉa chảy.
Lợi niệu thanh nhiệt
*.Hạ sốt, chữa mụn nhọt, hạ huyết áp, giải dị ứng. . .
Những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp
Phối ngũ
*.Các thuốc lợi thuỷ thẩm thấpchỉ dùng để giải quyết triệu chứng, vì vậycần phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân, ví dụ:
*.Do nhiễm khuẩn bàng quang, đường tiểu (do thấp nhiệt hạ tiêu) thì phải phối hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp
*.Vàng da do viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật. . . phải phối hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp.
*.Bệnh phong thấp gây đau nhức và cử động khó khăn, phải phối hợp với thuốc trừ phong thấp. . .
Cơ chế
*.Cơ chế bài trừ thuỷ thấp do các tạng sau phụ trách:tỳ chủ vận hoá,phế thông điều thuỷ đạo,thận khí hoá bàng quang, vì vậy tuỳ theo vị trí bị trở ngại để phối hợp thuốc.
*.Nếu do sự vận hoá của tỳ bị giảm sút gây phù thũng thì phải phối hợp với thuốc kiện tỳ.
*.Nếu phế khí bị úng trệ do phong hàn gây chứng phong thuỷ thì phải dùng các vị thuốc tuyên phế như Ma hoàng.
*.Nếu do thận hư không khí hoá bàng quang, hoặc không ôn vận tỳ dương thì phải dùng các vị thuốc trừ hàn như Quế nhục, Phụ tử và các vị thuốc bổ tỳ thận.
THUỐC TIÊU ĐẠO
1. Đại cương
1. 1. Tác dụng chung:
- Tiêu thực hoá tích: Loại thuốc này được dùng khi tiêu hoá không tốt, thức ănbị tích trệtrong dạ dày, ruột; gây bụng đầy trướng, ợ chua, buồn nôn, nấc, lợm giọng, đau bụng, ỉa chảy.
- Khai vị nhập thực: Làm cho ăn ngon miệng.
1. 2. Chú ý khi sử dụng :
- Khi tiêu hoá không tốt mà có kèm theo khí trệ thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc lý khí nhưchỉ thực, trần bì, hậu phác.
- Khi có tích trệ đầy trướng thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc tả hạ nhưđại hoàng, mang tiêu.
- Khi tiêu hoá không tốt do tỳ vị hư nhược thì phải phối hợp thuốc tiêu hoá với các thuốc bổ khí kiện tỳ nhưbạch truật, đẳng sâm, hoài sơn.
2. Vị thuốc
Sơn tra (quả chua chát)
FructusMali
Dùng quả chín đã thái phiến phơi hay sấy khô của cây chua chát -Malus doumeri(Bois. A. Chev. ), họ Hoa hồng -Rosaceae.
Tính vị : vị chua, ngọt ; tính hơi ấm.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị, can.
Công năng: tiêu thực tích, hành ứ, hoá đàm.
Chủ trị:
- Tiêu thực hoá tích: dùng khi thức ăn là thịt, dầu mỡ, sữa bị tích trệ, bụng đầy trướng, không tiêu.
- Khứ ứ thông kinh: dùng đối với ứ trệ, kinh bế lâu ngày, sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng (dùng 40g sơn tra sắc uống).
- Bình can hạ áp: dùng trong bệnh huyết áp cao, co thắt mạch vành.
Liều dùng: 8 - 20g/ngày.
Kiêng kị: những người tỳ vị hư nhược, không có tích trệ không nên dùng.
Chú ý: Ngoài vị sơn tra nói trên, còn có vị sơn tra bắc -Crataegus pinnatifidaBge. var . major NE
Kê nội kim
Endothelium Corneum Gigeriae Galli
Dùng màng trong đã phơi hay sấy khô của mề con gà -Gallus gallus domesticusBrisson. họ Chim trĩ -Phasianidae.
Tính vị : vị ngọt ; tính bình.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.
Công năng: Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.
Chủ trị:
- Tiêu thực hoá tích, kiện vị: Dùng khi ăn uống bị tích trệ, tiêu hoá không tốt, bụng đầy trướng, buồn bực, bí tích, buồn nôn.
- Cầm ỉa chảy, do tỳ hư đi lỏng lâu ngày.
- Cố thận ích tinh: chữa di tinh, đái dầm.
- Chữa sỏi bàng quang, sỏi mật.
Liều dùng: 8 - 12g/ngày. Sao vàng tán bột mịn.
Kiêng kị: không có tích trệ không nên dùng.
Chú ý: Theo kinh nghiệm màng mề gà sau khi sao vàng tán bột min uống, tốt hơn là dạng thuốc sắc.
Ngoài ra, còn dùng ngoài sát vào mụn cơm, mụn cóc.
Mạch nha
Fructus Hordei germinatus
Dùng quả chín nảy mầm của cây lúa Đại mạch -Hordeum vulgareL. họ Lúa -Poaceae.
Tính vị : vị mặn ; tính bình.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị.
Công năng: tiêu thực hoá tích, làm mất sữa.
Chủ trị
- Tiêu hoá thức ăn: do ăn nhiều miến, sữa, hoa quả gây đầy bụng. Dùng mạch nha sao.
- Làm mất sữa: dùng mạch nha sao sắc uống (dùng cho phụ nữ muốn cai sữa)
Liều dùng: 8 - 16g/ngày. Làm mất sữa 60g/ ngày.
Kiêng kị: Thuốc có tính chất làm mất sữa, cho nên phụ nữ có thai và trong thời kỳ cho con bú không nên dùng.
Chú ý: (theo Dược điển VN III)
- Sinh mạch nha: có tác dụng kiện tỳ, hoà vị, thư can, thông sữa. Chữa tỳ hư, kém ăn, sữa uất tích.
- Mạch nha sao: có tác dụng hành khí, tiêu thực, làm mất sữa. Chữa thực tích không tiêu, bầu vú đau trướng.
- Tiêu mạch nha: có tác dụng tiêu thực hoá trệ. Chữa thực tích không tiêu, thượng vị trướng đau.
( Mạch nha sao: mạch nha rang nhỏ lửa, sao đến vàng nâu lấy ra để nguội, sẩy sạch bụi, tro vụn là được.Tiêu mạch nha: mạch nha cho vào nồi, đun to lửa, sao cho vàng sém, lấy ra để nguội sẩy hết tro bụi là được. )
Cốc nha
Dùng mầm hạt thóc tẻ đã phơi khô của cây lúa -Oryza sativaL. họ Lúa -Poaceae.
Tính vị : vị ngọt ; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị.
Công năng: tiêu thực hoá tích, khai vị.
Chủ trị
- Dùng khi ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, căng đau.
- Khai vị, làm cho ăn ngon miệng; dùng đối với tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu .
Liều dùng: 8 - 16g/ngày. Dùng sống hay sao vàng.
Chú ý: Mạch nha, cốc nha đều có tác dụng kiện vị, tiêu thực, về hiệu quả đó thì tương đương nhau. Nhưng mạch nha có tác dụng làm cho tiêu hoá tốt hơn; cốc nha thì công năng dưỡng vị tốt hơn.
Thần khúc(lục thần khúc)
Massamedicata fermentata
Là chế phẩm được chế biến từ một số vị thuốc đông y phối hợp với bột mỳ hoặc bột gạo, trộn đều, ủ kín cho lên mốc vàng rồi phơi khô thành bánh thuốc.
Công thức Lục thần khúc thường có:bột mỳ, bột hạnh nhân, bột xích tiểu đậu, nước ép cây thanh hao, cây thương nhĩ, cây dã liệu(nghể) tươi. Trộn đều, ủ kín cho lên mốc vàng, đem phơi khô. Thần khúc thường đóng thành bánh hoặc nắm thành thỏi; thời gian chế biến, sản xuất thần khúc tốt nhất vào mùa hè. Số lượng vị thuốc lúc đầu chỉ có 6 vị, sau tăng dần lên tới 30 - 50vị thuốc.
Tính vị : vị cay, ngọt ; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị.
Công năng: tiêu thực, hoà vị, hành khí, kiện tỳ, phát biểu, hoà lý.
Chủ trị
- Tiêu hoá thức ăn bị tích trệ, bụng đầy trướng, nôn, ỉa chảy (thần khúc uống với nước sôi để nguội)
- Chữa bệnh không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, bụng đầy trướng.
- Cầm ỉa chảy do tỳ hư.
- Chữa cảm lạnh, cảm nắng.
- Lợi sữa.
Liều dùng: 10 - 20g/ngày. Dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Do thuốc chế từ nhiều vị thuốc có nguồn gốc khác nhau nên trong thần khúc có chứa nhiều men thuỷ phân tinh bột, tinh dầu và các men khác nhau. Do đó có tác dụng kích thích tiêu hoá tốt, giúp cho ăn uống tốt.
THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH
Tác dụng chung:
- Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế khí không thuận.
- Chữa nôn, nấc, ợ, trớ, trướng bụng, đầy hơi do can khí phạm vị.
- Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành khối cục.
Vị thuốc:
Chỉ thực
Fructus Aurantii immaturus
Là quả non đã phơi sấy khô của cây Cam chua -Citrus aurantiumL. Thực tế vị chỉ thực còn được lấy từ các cây thuộc chiCitrus, thuộc họ Cam -Rutaceae.
Tính vị : vị đắng ; tính hàn.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị.
Công năng: phá khí tiêu tích, hoá đàm, tán bĩ.
Chủ trị:
- Chưã bệnh ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, tỳ hư ứ trệ, ăn uống không tiêu, lỵ lâu ngày (chỉ thực nên sao vàng).
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng, đau ngực, đau co thắt tử cung sau sinh.
- Hoá đàm: chữa ho đàm nhiều gây tức ngực, khó thở.
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.
Chỉ xác
Fructus Aurantii
Là quả già đã bổ đôi, phơi sấy khô của cây Cam chua -Citrus aurantiumL. Thực tế vị chỉ xác còn được lấy từ các cây thuộc chiCitrus, thuộc họ Cam -Rutaceae.
Tính vị : vị chua ; tính hàn.
Quy kinh : vào kinh phế, vị.
Công năng: phá khí hoá đàm, kiện vị tiêu thực.
Chủ trị:
- Chữa chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở.
- Chữa chứng trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc táo kết đại tràng (phối hợp với đại hoàng).
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý : Tác dụng dược lý: nước sắc với liều 1-3g/kg thể trọng (chó) có tác dụng tăng huyết áp.
Hậu phác
Cortex Magnoliae
Dùng vỏ cây hậu phác -Magnolia officinalisRehd et Wils. Họ Mộc lan -Magnoliaceaea
Tính vị : vị đắng, cay ; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị, phế, đại trường.
Công năng: táo thấp, tiêu đàm, hạ khí, trừ đầy trướng.
Chủ trị:
- Dùng khi tỳ vị hàn thấp, ngực bụng đầy trướng, ăn không tiêu (hậu phác, chỉ thực, đại hoàng)
- Giáng khí bình xuyễn: dùng với bệnh đàm thấp ngưng đọng ở phế, ngực trướng đầy, bứt rứt khó chịu
- Điều hoà đại tiện: chữa táo bón do trương lực cơ giảm hoặc ỉa chảy.
- Chữa các cơn đau dạ dày do tỳ vị hư hàn.
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.
Khi dùng kiêng ăn đậu, không dùng với trạch tả, hàn thuỷ thạch, tiêu thạch.
Chú ý :
- Hậu phác có thể chế với nước gừng gọi là khương hậu phác.
- Trong nhân dân còn sử dụng vỏ cây vối rừng -Eugenia jambolanaLamk. làm vị nam hậu phác. Công dụng giống hậu phác - chữa đầy bụng ăn không tiêu chữa lỵ, ỉa chảy.
Đại phúc bì(vỏ quả cau)
Pericarpium Arecae catechi
Dùng vỏ quả phơi hay sấy khô của cây cau -Areca catechuL. họ Cau -Arecaceae.
Tính vị : vị cay ; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường.
Công năng: hành khí, lợi niệu.
Chủ trị:
- Kích thích tiêu hoá: chữa khí trệ gây đầy bụng, chậm tiêu.
- Lợi niệu, tiêu phù: chữa bụng báng, tiểu tiện không thông (ngũ bì ẩm).
- Cầm ỉa chảy.
Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người thể hư, khí nhược dùng thận trọng
Chú ý :
- Chế biến: vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân, hái quả chưa chín, sau khi luộc, làm khô, bổ đôi, bỏ vỏ xanh, lấy cùi gọi làđại phúc bì.
Vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu, hái quả chín, sau khi luộc, làm khô, bóc lấy cùi, đập cho xơ, phơi khô gọi làđại phúc mao.
- Alcaloid areconin chứa trong hạt cau gây tiết nước bọt, làm co nhỏ đồng tử, làm tim đập chậm, có tác dụng độc với sán, tê bại các cơ của sán.
Thị đế(tai quả hồng)
Calyx Kaki
Dùng tai hồng (đài quả) của cây hồng -Diospyros kakiL. f. họ Thị -Ebenaceae.
Tính vị : vị đắng, chát ; tính bình.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị.
Công năng: giáng nghịch, hạ khí.
Chủ trị:
- Dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn nấc; nếu do vị hàn thì phối hợp vớican khương, đinh hương; nếu do vị nhiệt thì phối hợp vớitrúc nhự, mộc hương. Ngoài ra dùng tốt cho trường hợp nôn do thai nghén.
- Với trẻ sơ sinh bị nấc, chớ lâý thị đế mài với sữa cho uống.
- Quả hồng non ép lấy nước chữa cao huyết áp.
Liều dùng : 4 - 12g/ ngày.
Trầm hương
Lignum Aquilariae resinatum
Dùng gỗ có nhựa của cây trầm hương (trầm gió)-Aquilaria agallocha Roxb. hay câyAquilaria crassnaPierre ex Lec. hoặc cây Bạch mộc hương-Aquilaria sinensis( Lour) Gilg. họ Trầm-Thymelaeceae.
Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị, thận.
Công năng: Hành khí, chỉ thống, ôn trung ngừng nôn, thu nạp khí, bình suyễn.
Chủ trị: ngực bụng trướng tức đau, vị hàn, nấc, thận hư, khí nghịch phát suyễn
Liều dùng: 1-4g/ ngày.Dùng thuốc sắc hoặc hoàn tán; dạng thuốc sắc nên cho vào sau. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: những người khí hư, âm hư hoả vượng không.
THUỐC TẢ HẠ
Định nghĩa:
Thuốc tả hạ còn gọi làthuốc xổ; là những thuốc có tác dụng thông lợi đại tiện. Thuốc có khả năng làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt đại tràng mà gây ra đại tiện lỏng; mặt khác do bản chất giữ nước của thuốc mà gây hoạt tràng.
Tác dụng chung:
- Thông đại tiện, dẫn tích trệ: chữa táo bón.
- Tả hoả giải độc: thông qua việc tả hạ để loại trừ hoả độc, nhiệt độc còn lưu tích trong vị tràng, do đó mà các tạng phủ trong cơ thể được hoãn giải. Vì vậy mà thuốc tả hạ được dùng để chữa chứng đau mắt đỏ, đau họng, đau lợi, mụn nhọt, chữa chứng sốt cao gây vật vã mê sảng. . .
- Chữa phù thũng do nước bị giữ lại kèm theo táo bón.
- Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun.
Những chú ý khi dùng thuốc tả hạ:
- Cường độ của thuốc tả hạ có liên quan tới liều lượng: lượng nhỏ thì nhuận hạ, lượng lớn thì công hạ.
- Phối ngũ thuốc: Thuốc tả hạ phối hợp với thuốc lý khí thì sức tả mạnh; nếu phối hợp với cam thảo thì sức tả hoà hoãn hơn.
- Với liều lượng cần chú ý, nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến nôn, đau bụng, dùng liên tục cũng ảnh hưởng đến tiêu hoá của vị tràng.
- Với những trường hợp người già dương khí suy, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có thai không được dùng thuốc công hạ, nên dùng thuốc nhuận hạ .
Phân loại : Dựa vào cường độ tác dụng để chia thành 2 loại sau:
- Thuốc công hạ: gồm loại hàn hạ và nhiệt hạ.
- Thuốc nhuận hạ
1. Thuốc công hạ
a. Thuốc hàn hạ:
Các thuốc trong nhóm này phần lớn cóvị đắng, tính hàn; có tác dụng thông đại tiện, tả hoả, được dùng trong các trường hợp thực nhiệt bí kết, trong cơ thể thực nhiệt ngưng trệ, đại tiện bí táo, dẫn đến đau bụng, sốt cao, mê sảng, chân tay ra mồ hôi, môi hồng đỏ, miệng khát, thích uống nước; loại này được dùng khi chính khí chưa suy.
Vị thuốc:
Đại hoàng(tướng quân)
Rhizoma Rhei
Dùng thân rễ đã cạo vỏ và phơi sấy khô của cây Đại hoàng -Rheum palmatumL. hoặcRheum officinaleBaillon. họ Rau răm -Polygonaceae
Tính vị : vị đắng ; tính lạnh.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị, đại tràng, can, tâm bào.
Công năng: Tả nhiệt thông trường, lương huyết, giải độc, trục ứ thông kinh.
Chủ trị
- Thanh trường thông tiện: chữa sốt cao gây táo bón, thậm trí sốt cao, mê sảng, phát cuồng (dùng bàiĐại thừa khí thang)
- Tả hoả giải độc: chữa chứng chảy máu do sốt cao như nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu. . . (để cầm máu dùngđại hoàng thán)
- Trục ứ thông kinh: chữa bế kinh, thống kinh, chấn thương ứ huyết sưng đau.
- Chữa chứng hoàng đản nhiễm trùng.
- Chữa mụn nhọt, lở loét mồm miệng (dùngthục đại hoàng)
Liều dùng: 4 - 6g/ ngày là liều nhuận tràng. 8 - 20g/ ngày là liều tẩy. 0, 1 - 0, 5g/ ngày là liều dùng cho trường hợp kém ăn.
Kiêng kỵ: Không có uất nhiệt tích đọng thì không nên dùng.
Phụ nữ có thai không được dùng
Mang tiêu(phác tiêu, huyền minh phấn)
Mirabilita
Là thể kết tinh của sulfat natri thiên nhiên -Natrium Sulfuricum
Tính vị : vị mặn, đắng ; tính lạnh.
Quy kinh : vào kinh vị, đại tràng, tam tiêu.
Công năng: Thanh trường thông tiện, hạ hoả giải độc.
Chủ trị
- Dùng khi vị tràng thực nhiệt, đại tràng bí kết.
- Dùng trong trường hợp đau mắt đỏ, mồm miệng lở loét, mụn nhọt, đau họng.
Liều dùng: 10 - 20g/ ngày.
Kiêng kỵ: Không có thực nhiệt thì không nên dùng.
Phụ nữ có thai không được dùng
Lô hội
Aloe
Dùng chất dịch cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội -Aloe veraL. hoặcAloe feroxMill. họ Lô hội -Asphodelaceae.
Tính vị : vị đắng ; tính lạnh.
Quy kinh : vào kinh can, vị, đại trường.
Công năng: Thanh can nhiệt, thông tiện.
Chủ trị
- Thanh trường thông tiện: dùng khi vị trường thực nhiệt tân dịch không đủ dẫn đến đại tiện bí táo, tâm phiền.
- Thanh can giáng hoả: dùng khi can đởm thực nhiệt mắt đỏ sưng đau, chóng mặt đau đầu.
- Sát trùng: tẩy giun đũa (lô hội 4g, sử quân tử 20g tán bột uống 8g/ này lúc đói).
- Giải độc, trị mụn nhọt, lở loét.
- Dùng giải độc ba đậu.
Liều dùng: 1 - 2g/ ngày. (dùng để tẩy)
Kiêng kỵ: Tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng, phụ nữ có thai không được dùng.
b. Thuốc nhiệt hạ
Loại thuốc này dùng cho các loại bí đại tiện do thực hàn bên trong cơ thể hàn ngưng tích trệ, nhu động ruột bị giảm, phân khó thải.
Triệu chứng thường biểu hiện đau bụng dưới, chân tay lạnh, miệng không khát, thích ấm, sợ lạnh, nước tiểu nhiều mà trong.
Vị thuốc:
Ba đậu(ba nhân)
Fructus Crotonis
Là hạt phơi khô của cây Ba đậu -Croton tigliumL. họ Thầu dầu -Euphorbiaceae.
Đông Y thường dùng Ba đậu chế, còn gọi làba đậu sương; là hạt ba đậu sau khi đã ép hết dầu đi rồi.
Tính vị : vị cay ; tính nhiệt.
Quy kinh : vào kinh vị, đại trường.
Công năng: Tả hàn tích, trục đờm, hành thuỷ.
Chủ trị
- Ôn tràng thông tiện: dùng khi thức ăn bị tích trệ trong ruột do tỳ vận hoá không tốt, đại tiện bí táo (dùng ba đậu sương, can khương, đại hoàng, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, làm viên, mỗi lần uống 0, 5 - 1g)
- Trục thuỷ tiêu thũng: chữa phù do xơ gan cổ trướng.
- Chữa đờm nhiều, gây khó thở.
Liều dùng: 0, 02 - 0, 5g/ ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý : Kinh nghiệm chữa ngộ độc ba đậu, uốngnước đậu xanh, đậu đen, nước hoàng liên, lô hộiđể giải độc.
2. Thuốc nhuận hạ
Tác dụng: Vị thuốc phần lớn là hạt có dầu, có khả năng hoạt tràng thúc đẩy việc tống phân ra ngoài.
Dùng cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người già thể hư nhược, đồng thời dùng cho những người thường xuyên bí đại tiện, mang tính chất tập quán.
Phối hợp thuốc : nếu do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng phối hợp với thuốc dưỡng âm; nếu kèm theo chứng huyết hư thì dùng phối hợp với thuốc bổ huyết; nếu kèm theo chứng khí trệ thì dùng phối hợp theo thuốc hành khí.
Vị thuốc:
Ma nhân(vừng đen)
Semen Sesami nigrum
Dùng hạt lấy từ cây vừng -Sesamum indicumL. họ Vừng -Pedaliaceae.
Tính vị : vị ngọt ; tính bình.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị, đại trường.
Công năng: Bổ can thận, nhuận tràng, lợi sữa.
Chủ trị
- Bổ can thận, dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu, huyết hư, chức năng thận kém, tóc bạc sớm (vừng đen, hà thủ ô đỏ lượng bằng nhau, tán min, làm thành hòan).
- Nhuận tràng thông tiện: ngày dùng 40 - 60g.
- Lợi niệu, trừ phù thũng.
- Lợi sữa: vừng đen sao qua, cho phụ nữ sau sinh ít sữa ăn hàng ngày.
- Chữa nôn do sốt cao gây vị nhiệt.
Liều dùng: 12 - - 60g/ ngày.
Chú ý : Theo kinh nghiệm trong dân gian người ta còn dùng nước sắc hoa và rễ vừng để làm thuốc mọc tóc và làm cho tóc đen lâu.
Mật ong
Mel
Là mật của mật ong gốc Á -Apis cerana Fabriciushoặc mật của mật ong gốc Âu - Apismellifera Linnaeus.họ Ong mật -Apidae
Tính vị : vị ngọt ; tính bình.
Quy kinh : vào kinh tâm, phế, vị, đại trường.
Công năng: Nhuận tràng, giải độc, giảm đau, chữa ho.
Chủ trị
- Nhuận tràng chữa táo bón:30ml mật ong pha với khoảng 100ml nước ấm, uống buổi sáng trước khi ăn; hoặc 30ml mật ong, 8g phác tiêu pha với khoảng 100ml nước ấm, uống buổi sáng trước khi ăn; hoặc dùng từ 5 - 10ml mật ong để thụt hậu môn chữa táo bón.
- Nhuận phế chỉ ho ( hạnh nhân 12g, gừng 4 g, mật ong 10g)
- Giảm các cơn đau nội tạng như đau dạ dày (mật ong và cam thảo sắc uống).
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, vết thương, vết loét.
- Chữa tưa lưỡi cho trẻ em.
- Thuốc bổ, dùng cho những người hư nhược.
- Mật ong còn dùng trong bào chế thuốc.
Liều dùng: 15 - 30g/ ngày.
Chú ý : - Mật ong dùng để nhuận tràng thì dùng mật tươi; mật dùng để chữa ho thì dùng mật luyện.
- Mật ong kỵ hành
Chút chít (cây lưỡi bò)
Dùng lá và rễ cây chút chít -Rumex wallichiiMeism. Họ Rau răm -Polygonaceae
Tính vị : vị đắng nhẹ ; tính hàn.
Quy kinh : vào kinh tỳ, vị.
Công năng: Nhuận tràng.
Chủ trị
- Nhuận tràng chữa táo bón, dùng khi ăn uống không tiêu, thức ăn bị tích trệ.
- Nhuận gan, lợi mật, chữa vàng da.
- Dùng ngoài chữa hắc lào, lang ben.
Liều dùng: 15 - 30g/ ngày. Lá tươi có thể dùng đến 80g.
THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP
Định nghĩa:
Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốcdùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra.
Đặc điểm:Đa số vị đắng, tính hàn. Quy kinh tâm, can, tỳ, phế, thận.
Đều mất tân dịch.
Tác dụng
1 - Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm loét cổ tử cung, viêmtinh hoàn. . .
2 - Nhiễm khuẩn tiêu hoá: Đau dạ dày, viêm gan mật, lị trực khuẩn, lị amip. . .
3 - Bệnh ngoài da bội nhiễm: tràm, ghẻ lở nhiễm khuẩn
(do thấp hoá nhiệt gọi là thấp chẩn)
4 - Trị viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị
Cách dùng
1. Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất
2. Phối hợp với thuốc chữa triệu chứng:
- Sốt cao phối hợp thuốc tả hoả, lương huyết. . .
- Xuất huyết, xung huyết phối hợp thuốc hoạt huyết, chỉ huyết
- Co thắt gây mót rặn, đái rắt phối hợp thuốc hành khí
3. Các thuốc thanh nhiệt táo thấp có tác dụng giải độc, ngược lại các thuốc thanh nhiệt giải độc có tác dụng táo thấp, gọi là kháng sinh đông y.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn
Các vị thuốc
Hoàng cầm –Trung quốc
Scutellaria baicalensisGeorg. , họ Bạc hà -Lamiaceae.
Bộ phận dùng: Rễ
Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, phế, can, đởm, đại tràng
Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, an thai
- Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản
- Ho do phế nhiệt: viêm phổi, viêm phế quản
- Hạ sốt khi sốt lúc nóng, lúc rét gọi là hàn nhiệt vãng lai (hoà giải thiếu dương)
- An thai khi sốt nhiễm khuẩn gây động thai
- Chữa cao huyết áp gây đau đầu mất ngủ (do làm giãn mạch), không có tác dụng với cơn tăng huyết áp đột biến
Liều dùng - cách dùng:6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ:Hoàng cầm ghét sinh khương
Hoàng liên
- Hoàng liên bắc - Trung quốc: Hoàng liên chân gàCoptis teetaWall. và một số loài Hoàng liên khácCoptis sinensisFranch. ,Coptis teetoidesC. Y. Cheng. , họ Hoàng liên -Ranunculaceae.
- Hoàng liên nam (hoàng đằng) Fibraurea tinctoria Lour. hayFibraurea recisaPierre), họ Tiết dê –Menispermaceae,người ta còn dùng các loài Hoàng liên khác như:
- Thổ Hoàng liên Thalictrum foliolosum DC., họ Hoàng liên -Ranunculaceae, công dụng như Hoàng liên nhưng yếu hơn.
- Hoàng liên gai Berberis wallichianaDC. , họ Hoàng liên gai -Berberidaceae, dùng thay Hoàng liên và chiết xuất berberin.
- Hoàng liên ô rô Mahonia bealeiCarr. , họ Hoàng liên gaiBerberidaceae, dùng thay Hoàng liên, Hoàng bá.
Bộ phận dùng: Rễ của nhiều loài hoàng liên chân gà (hoàng liên bắc)
- Thân và rễ của cây hoàng liên gai, hoàng đằng, thổ hoàng liên (nam hoàng liên)
Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, can, đởm, tiểu trường
Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc
- Chữa lị trực khuẩn, lị amip, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp (chứa berberin)
- Trị mụn nhọt, viêm mắt, viêm tai, viêm loét miệng lưỡi. . .
- Chữa sốt cao mê sảng, mất ngủ, nôn, chảy máu do sốt cao
- Giải ngộ độc ba đậu, khinh phấn (Hg2Cl2)
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, bột, chiết berberin
Kiêng kỵ:Tỳ hư, ỉa chảy do lên đậu không dùng
Phụ nữ có thai dùng thận trọng vì berberin gây co bóp tử cung làm xảy thai
Hoàng bá(Hoàng nghiệt)
- Hoàng bá bắc (Hoàng nghiệt) - Trung quốc
Phellodendron chinenseSchneid. , họ Cam -Rutaceae.
- Hoàng bá nam (núc nác, mộc hồ điệp)
Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt -Bignoniaceae.
Bộ phận dùng: Vỏ thân hoàng bá bắc, nam.
- Hạt cây núc nác gọi là mộc hồ điệp chữa ho hen, viêm phế quản
Tính vị quy kinh:Đắng, hàn - Thận, bàng quang, đại trường
Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, trừ phong thấp
- Chữa lị, ỉa chảy nhiễm khuẩn, trĩ (có berberin), hoàng đản
- Trị lâm lậu, xích bạch đới: viêm bang quang, âm đạo, cổ tử cung. . .
- Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, viêm mắt, đắp vết thương. . .
- Chữa thấp khớp có sưng nóng đỏ đau
Liều dùng - cách dùng:6 - 12g/24h sắc, bột
Nhân trần
- Cây Nhân trần Andenosma caeruleum R. Br., họ Hoa mõm chó -Scrophulariaceae.
- Cây Bồ bồ, còn gọi là Nhân trần bồ bồAndenosma indianum(Lour. ) Merr. với công dụng như Nhân trần.
Bộ phận dùng: Toàn cây khô, thu hái khi ra hoa
Tính vị quy kinh:Đắng, hơi hàn (bình) - Can, đởm, bàng quang
Công năng chủ trị: Táo thấp, phát hãn, lợi tiểu
- Chữa hoàng đản nhiễm khuẩn thể dương hoàng
- Chữa cảm phong nhiệt làm ra mồ hôi và lợi tiểu
- Dùng cho phụ nữ sau đẻ, giúp ăn ngon cơm, chóng hồi phục sức khoẻ
Liều dùng - cách dùng: 8 - 16g/24h sắc, hãm, nấu cao.
Khổ sâm cho lá
Tên khổ sâm chỉ các cây sau:
- Khổ sâm cho lá, còn gọi là khổ sâm nam
Croton tonkinensis Gagnep., họ Thầu dầu -Euphorbiaceae.
- Khổ sâm cho rễ (dã hoè, khổ cốt), còn gọi là khổ sâm bắc – Trung quốc
Sophora flavescentis Ait., họ Đậu -Fabaceae.
- Khổ sâm cho hạt (xoan rừng, sầu đâu rừng, nha đảm tử)
Brucea javanica Merr, họThanh thất -Simaroubaceae.
dùng hạt đã ép hết dầu chữa lị amip và chữa sốt rét
Bộ phận dùng: Dùng lá của cây khổ sâm cho lá (khổ sâm nam)
Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Tâm, tỳ, thận
Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc
- Chữa đau dạ dày, đầy bụng, tiêu hoá kém, lị trực khuẩn, hoàng đản, đái rắt, đái máu do viêm bàng quang
- Chữa mụn nhọt, dị ứng, tràm, lở ngứa. . .
Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống, nấu nước tắm
Cỏ sữa(cây có nhựa mủ trắng như sữa )
- Cỏ sữa to lá (thiên cẩm thảo)
Euphorbia hirta L.hayEuphorbia piluliferaL, họ Thầu dầu -Euphobiaceae.
- Cỏ sữa nhỏ lá (địa cẩm thảo, hồng liên thảo)
Euphorbia thymifolia Burm., họ Thầu dầu -Euphobiaceae.
Bộ phận dùng: Toàn câycủa cây cỏ sữa to lá và cây cỏ sữa nhỏ lá
Tính vị quy kinh: Đắng, mát - Phế, đại trường
Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc
- Dùng cỏ sữa nhỏ lá chữa lị trực khuẩn, phối hợp với rau sam, sao vàng hạ thổ, sắc uống
- Dùng cỏ sữa to lá chữa loét giác mạc (giã, đắp mắt)
Liều dùng - cách dùng: 16 - 40gkhô, 50 - 100gtươi/24h sắc uống, đắp mắt
Rau sam(Mã xỉ hiện)
Portulaca oleracca L., họ Rau sam -Portulacaceae.
Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô, hay dùng tươi
Tính vị quy kinh: Chua, hàn - Tâm, can, tỳ
Công năng chủ trị:Táo thấp, giải độc, nhuận tràng
- Chữa lị trực khuẩn (phối hợp với cỏ sữa), tiểu tiện đục, khó khăn, khí hư bạch đới
- Trị mụn nhọt, đinh độc
- Chữa táo bón, tẩy giun sán
Liều dùng - cách dùng: : 50 - 100g tươi/24h sắc, giã vắt nước uống
Kiêng kỵ: Tỳ hư, có thai không dùng
Xuyên tâm liên(Khổ đởm thảo, công cộng)
Andrographis paniculata(Burm. f. ) Nees, họ Ô rô -Acanthaceae
Bộ phận dùng: Cành lá thu hái vào mùa hè
Rễ thu hái vào mùa thu đông
Tính vị quy kinh: Đắng, hàn - Vị, phế, đại trường
Công năng chủ trị: Táo thấp, giải độc, kích thích tiêu hoá
- Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp
- Chữa phế nhiệt sinh ho (viêm họng, phổi, phế quản)
- Đắp ngoài chữa rắn cắn
- Làm thuốc bổ đắng chữa mệt mỏi, kém ăn
Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc, bột, viên, rượu
Mơ lông(mơ tam thể)
Paederia tomentosa L., họ Cà phê -Rubiaceae.
Bộ phận dùng: Lá tươi
Tính vị quy kinh:Đắng, mát - Đại trường
Công năng chủ trị: Táo thấp, nhuận tràng
- Chữa lị tực khuẩn, táo bón (hấp hoặc dán với trứng gà)
- Chữa viêm gan, xơ gan có báng (lá mơ, vọng cách, ô rô mỗi thứ một nắm, sắc uống)
Liều dùng - cách dùng: 30 - 50g tươi/24h sắc uống
Mức hoa trắng(Mộc hoa trắng, thừng mực lá to)
Holarrhena antidysenterica Wall, họ Trúc đào -Apocynaceae.
Bộ phận dùng: Vỏ thân và hạt
Tính vị quy kinh:Đắng, the, bình - Đại trường
Công năng chủ trị: Táo thấp, chữa lị amip
Cây có Conesin là ancaloid có tácdụng đặc hiệu với lị amip mà không có tác dụng phụ gây độc cho gan như emetin
Liều dùng - cách dùng: Vỏ thân: 10g/24h, hạt: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu.
Thường tán bột, uống liên tục 7 - 15ngày để bệnh khỏi trở thành mãn tính
THUỐC THANH NHIỆT TẢ HỎA
Định nghĩa
*.Thanh nhiệt tả hỏa là những thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc nhiệt độc phạm vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hồng sác.
Đặc điểm
*.Đa số có tính hàn, quy kinh phế vị.
Tác dụng
*.Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng thần kinh, vận mạch (ôn nhiệt phạm khí, hay dương minh kinh chứng)
*.Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao.
Cách dùng
*.Là thuốc chữa triệu chứng, phối hợp với thuốc trị nguyên nhân (thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp)
*.Người thuộc hư chứng, phối hợp với thuốc bổ.
Kiêng kỵ
*.Tỳ vị hư hàn
Các vị thuốc
Thạch cao(Bạch hổ, băng thạch)
*.Gypsum Fibosum
*.Thành phần: chủ yếu là calci - sunfat ngậm nước (CaSO4. 2H2O)
*.Tính vị quy kinh: Vị ngọt, cay, đại hàn - Phế vị.
*.Công năng chủ trị: Tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Dùng sống để uống: Chữa sốt cao, khát nước, ho do phế nhiệt, vị hoả gây nhức đầu, đau răng.
Dùng ngoài nung cho mất nước (CaSO4. 2H2O): Chữa lở loét, eczema, vết thương nhiều mủ. Tây y dùng bó bột.
*.Liều dùng: 12 - 80g/24h dạng bột hay mài với nước, hoặc hoà vào thuốc thang đã sắc mà uống. Không dùng lửa sao, sấy trực tiếp, thạch cao bị mất nước khi uống sẽ gây tắc ruột chết người. Rắc ngoài không kể liều lượng
Chi tử(dành dành)
*.Chi tử mọc ở núi gọi là sơn chi tử - Gardenia florida L = Gardenia jasminoides Ellis Họ cà phê - Rubiaceae
*.Bộ phận dùng: Quả chín của cây dành dành
*.Tính vị quy kinh: tinh đắng - hàn - Can phế vị
*.Công năng chủ trị: Tả hoả, lương huyết, lợi niệu
Dùng sống hoặc sao vàng để tả hoả: Sốt cao vật vã, hoàng đản, đau mắt đỏ do can hoả (dùng lá tươi đắp mắt)
Sao cháy để chỉ huyết: viêm dạ dày, chảy máu dạ dày (uống với nước gừng), sốt cao chảy máu (nục huyết, tiện huyết, xuất huyết. . . )
*.Liều lượng cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống
Trúc diệp
*.Cây tre - Bambusa, cây vầu - Phyliostachys. họ lúa (Poaceae)
*.Bộ phận dùng: Lá non (tươi, khô) hoặc búp tre (trúc diệp quyển tâm)
*.Tính vị quy kinh: Tính cay đạm, hàn - Tâm, phế, vị
*.Công năng chủ trị: Tả hoả, trừ phiền.
Sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, nôn mửa, trằn trọc, mất ngủ.
Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng, viêm phế quản
*.Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hoặc xông
Hạ khô thảo
*.Hạ khô thảo bắc – Trung quốc - Prunella vulgris L. họ Bạc hà - Lamiaceae.
*.Hạ khô thảo nam (cải trời, cải ma) - Blumea subcapitata DC. , họ Cúc - Asteraceae.
*.Bộ phận dùng
Hạ khô thảo bắc: Dùng hoa và quả
Hạ khô thảo nam: Toàn cây, trị vẩy nến, lợi tiểu, viêm gan mãn
*.Tính vị quy kinh: tính đắng cay, hàn - Can đởm
*.Công năng chủ trị:
Thanh can hoả, hoạt huyết, lợi niệu
Hạ sốt, cao huyết áp, viêm gan virus, đau mắt kèm đau nửa đầu (thong manh)
Rong huyết, chấn thương (đắp ngoài), lao hạch, giải dị ứng
Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu
*.Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống
*.Kiêng kỵ: Âm hư, ăn kém
Thảo quyết minh(Hạt muồng, đậu ma)
*.Cassia fora họ Vang (caesalpiniaceae)
*.Bộ phận dùng: Hạt của cây Thảo quyết minh
*.Tính vị quy kinh: Mặn, bình - Can thận
*.Công năng chủ trị: Bình can, nhuận tràng.
Sao vàng: Nhuận tràng, chữa táo bón
Sao cháy: Bình can: chữa đau đầu, hoa mắt, mất ngủ do cao huyết áp, đau mắt đỏ do can hoả và hạ sốt
Lá tươi sát ngoài chữa hắc lào
*.Liều dùng - cách dùng: 10 - 20g/24h sắc uống, hãm uống
Tri mẫu
*.Anemarrhena asphodeloides Bge. họ Tri mẫu - Asphodelaceae
*.Bộ phận dùng: Thân rễ
*.Tính vị quy kinh: tính đắng, hàn - Phế, vị, thận
*.Công năng chủ trị: Tả hoả, tư âm, nhuận trường
Hạ sốt, khát nước (do sốt cao kéo dài, tiêu khát)
Chữa ho khan, nhức xương, triều nhiệt, mồ hôi trộm, đại tiểu tiện không lợi
*.Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống.
THUỐC HÀNH KHÍ
Định nghĩa
*.Thuốc lý khí là các vị thuốc điều hoà phần khí trong cơ thể
*.Hay thuốc lý khí là những vị thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, làm cho khoan khoái lồng ngực (khoan xung), giải uất, giảm đau.
Nguyên nhân
Nguyên gây khí trệ có nhiều, nhưng tổng kết lại thành các nguyên nhân chính sau:
*.Khí hậu không điều hoà.
*.Ăn uống không điều độ.
*.Tình chí uất kết.
Đặc điểm của các vị thuốc lý khí
*.Cay, ấm, thơm, ráo.
Phân loại
Dựa vào tác dụng chữa bệnh để chia thuốc lý khí thành các loại sau:
*. Thuốc hành khí giải uất.
*. Thuốc phá khí giáng nghịch.
*. Thuốc thông khí khai khiếu.
Chú ý khi sử dụng
*.Do các vị thuốc thường cay, ấm, thơm và ráo; nên nếu dùng nhiều hoặc kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới tân dịch;
*.Phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân như: có hàn ngưng khí trệ thì phối hợp với thuốc ôn trung trừ hàn; khí uất hoá hoả thì phối hợp với thanh nhiệt tả hoả; tỳ vị hư nhược thì phối hợp với kiện tỳ ích khí. . .
*.Những người khí hư, chân âm kém phải thận trọng khi dùng các thuốc hành khí. Một số thuốc, thể âm hư hoả vượng không nên dùng.
*.Thuốc hành khí được dùng với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ; dùng với thuốc tả hạ để làm tăng tác dụng của thuốc. .
NHỮNG BÀI THUỐC CỔ TRUYỀN
NHỮNG BÀI THUỐC BỔ
Những bài thuốc bổ là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng bồi dưỡng cường tráng cơ thể, tức là chữa những chứng hư gồm có âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư. Do đó, những bài thuốc được chia thành các loại: Bổ khí, Bổ huyết, Bổ âm và Bổ dương.
A. BỔ KHÍ
Bài thuốc Bổ khí là những bài thuốc chữa hội chứng khí hư biểu hiện chủ yếu là Phế khí hư (ho, khó thở, cơ thể mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, sắc mặt tái nhợt) hoặc Tỳ khí hư (chân tay mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hóa hoặc sa các tạng phủ như sa tử cung, sa dạ dày, thoát vị bẹn).
B. BỔ HUYẾT
Bài thuốc Bổ huyết là những bài thuốc dùng chữa chứng huyết hư, biểu hiện lâm sàng là sắc mặt vàng bủng, môi lưỡi nhợt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt ít, sắc nhợt. Bài thuốc gồm các vị thuốc bổ huyết như: Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Hà thủ ô, Tang thầm, Kỷ tử …
Trên lâm sàng thường để tăng cường tác dụng bổ huyết có phối hợp thêm các vị thuốc bổ khí như : Đảng sâm,Hoàng kỳ, Bạch truật cũng có khi dùng thêm thuốc hoạt huyết như Xuyên khung, Đơn sâm, Ngưu tất.
C. BỔ KHÍ HUYẾT
Bài thuốc Bổ khí huyết là những bài thuốc có tác dụng bổ khí và bổ huyết chữa các chứng khí huyết đều hư, thường gồm các vị thuốc bổ khí như: Nhân sâm, Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo,Hoàng kỳ và bổ huyết như: Hà thủ ô, Đương qui, Thục địa, Tang thầm, Kỷ tử .
D. BỔ ÂM
Bài thuốc bổ âm là những bài thuốc gồm các vị thuốc ngọt mát để dưỡng âm như: Địahoàng, Mạch môn, Sa sâm, Quy bản, Kỷ tử … để chữa các chứng âm hư (chủ yếu là Can thận âm hư) triệu chứng lâm sàng thường là sốt chiều, người gầy, da nóng, má hồng, lòng bàn tay bàn chân nóng, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, khát nước, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.-186-
E. BỔ DƯƠNG
Bài thuốc Bổ dương dùng chữa chứng dương hư mà chủ yếu là trị thận dương hư, biểu hiện lâm sàng thường là lưng gối nhức mỏi, chân yếu lưng lạnh hoặc ho suyễn lâu ngày, ù tai, liệt dương, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần hoặc tiêu chảy kéo dài, rêu lưỡi trắng, mạch trầm, trì, nhược.
Bài thuốc thường gồm các vị thuốc tính vị ngọt nóng như: Phụ tử, Quế nhục, Đỗ trọng, Lộc nhung, Nhục thung dung, Dâm dương hoắc, Sơn thù, Hoài sơn, Ba kích thiên, Ích trí nhân …
BỔ KHÍ
Bài thuốc Bổ khí là những bài thuốc chữa hội chứng khí hư biểu hiện chủ yếu là Phế khí hư (ho, khó thở, cơ thể mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, sắc mặt tái nhợt) hoặc Tỳ khí hư (chân tay mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hóa hoặc sa các tạng phủ như sa tử cung, sa dạ dày, thoát vị bẹn).
TỨ QUÂN TỬ THANG
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Nhân sâm hoặc Đảng sâm 8 - 12g
Phục linh 12g
Bạch truật 8 - 12g
Chích thảo 4 - 8g
Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g, sắc nước uống. Có thể làm thuốc thang.
Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này còn có tên gọi là "Tứ vị thang", "Kiện tỳ ích khí thang".
Đây là bài thuốc thường dùng chữa chứng tỳ vị khí hư , trong bài:
Nhân sâm hoặc Đảng sâm tính ngọt ôn kiện tỳ, ích khí dưỡng vị là chủ dược.
Bạch truật vị đắng ôn kiện tỳ táo thấp.
Phục linh: ngọt, nhạt hợp với Bạch truật để kiện tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị.
Camthảo: ngọt ôn, bổ trung hòa vị.
Các vị thuốc hợp lại tính dược ngọt ôn có tác dụng ích khí kiện tỳ dưỡng vị.
Ứng dụng lâm sàng:
Đây là bài thuốc để bổ trung khí, kiện tỳ vị, nhiều bài thuốc chữa những rối loạn tiêu hóa biểu hiện tỳ khí hư nhược đều dùng bài thuốc này gia giảm.
1.Trường hợp Tỳ vị hư nhược kiêm có khí trệ như: ợ hơi, vùng thượng vị đầy tức gia thêm Trần bì để lý khí hóa trệ gọi là bài DỊ CÔNG TÁN (Tiểu nhi dược chứng trực quyết) thường dùng chữa chứng rối loạn tiêu hóa, ăn kém, đầy bụng kết quả tốt.
2.Trường hợp Tỳ vị khí hư có đàm thấp triệu chứng là ho đàm, nhiều đàm trắng trong, khó thở, thường gặp trong bệnh viêm phế quản mạn gia thêm: Trần bì, Bán hạ chế để lý khí hóa đàm gọi là bài LỤC QUÂN TỬ THANG (Y học chính truyền). Trường hợp viêm phế quản mạn tính gia thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bạch tiền, Bối mẫu để giáng khí hóa đàm chỉ khái.
3.Trường hợp Tỳ vị khí hư kiêm hàn thấp, triệu chứng bụng đầy đau, ợ hơi hoặc nôn, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, dày nhớt gia Trần bì, Chế Bán hạ, Mộc hương, Sa nhân để hành khí chỉ thống, giáng nghịch hóa đàm, gọi là bài: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG (Hòa tễ cục phương). Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng thể hư hàn có hội chứng hàn thấp trệ ở trung tiêu có kết quả tốt.
SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Đảng sâm 80g
Bạch linh 80g
Bạch truật 80g
Sơn dược 80g
Chích Cam thảo 80g
Sao Biển đậu 40g
Liên nhục 40g
Ý dĩ nhân 40g
Sa nhân 40g
Cát cánh 40g
(có bài dùng Trần bì hoặc gia thêm Đại táo)
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi nguội hoặc làm thuốc thang sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm.
Chủ trị: Dùng chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng
mạn tính, ăn kém tiêu chảy hoặc trường hợp viêm cầu thận mạn thuộc
thể tỳ hư hoặc trường hợp lao phổi, ho đàm nhiều, chán ăn, cơ thể mệt mỏi thuộc thể tỳ phế khí hư, dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.
CỐM BỔTỲ
(Khoa Nhi Viện Đông y Hà Nội)
Thành phần:
Bạch biển đậu sao 200g
Ý dĩ nhân sao 200g
Hoài sơn sao 200g
Đảng sâm sao 200g
Cốc nha 100g
Liên nhục (bỏ tim) 100g
Nhục khấu 30g
Trần bì 30g
Sa nhân 30g
Cách dùng: Trần bì, Sa nhân, Nhục khấu sắc nước, các vị khác tán bột mịn, hòa nước thuốc cùng ít mật đường, làm thành dạng cốm.
Tác dụng: Chủ yếu là kiện tỳ, hành khí, tiêu thực.
Chữa trị: Trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài có kết quả tốt.
ĐIỀU BỒ TỲ PHẾ PHƯƠNG
(Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần: Là bài “Tứ quân tử thang gia giảm” gồm các vị:
Nhân sâm hoặc Đảng sâm 8g
Bạch truật (sao vàng) 8 - 12g
Phục linh (tẩm sữa) 8 - 12g
Chích thảo (tẩm mật sao) 3g
Thục địa (nướng cho thơm) 4 - 6g
Liên tử (bỏ vỏ ruột sao thơm) 4 - 8g
Gừng nướng 3 lát
Đại táo 2 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Kiện tỳ khí, dưỡng tỳ âm.
Chữa trị: Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, suy dinh dưỡng có kết quả tốt.
BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG
Thành phần:
Hoàng kỳ 20g
Chích thảo 4g
Thăng ma 4 - 6g
Đảng sâm 12 - 16g
Đương quy 12g
Sài hồ 6 - 10g
Bạch truật 12g
Trần bì 4 - 6g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Điều bổ tỳ vị, thăng dương ích khí.
Giải thích bài thuốc:
Là bài thuốc chủ yếu chữa tỳ vị khí hư hạ hãm, sinh ra triệu chứng sa nội tạng như sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng hoặc chứng tỳ khí hư không nhiếp thống được huyết gây chứng rong kinh ở phụ nữ hoặc kiết lỵ kéo dài.
Trong bài:
Hoàng kỳ: bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu là chủ dược.
Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo: ích khí bổ tỳ kiện vị.
Trần bì: lý khí hóa trệ.
Thăng ma, Sài hồ hợp với Sâm Kỳ để ích khí thăng đề.
Đương quy: bổ huyết hòa vinh.
Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu làm cho tỳ vị được cường tráng, trung khí được đầy đủ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trên lâm sàng bài thuốc có thể dùng để chữa cơ thể vốn hư nhược dễ bị cảm mạo, mệt mỏi ra mồ hôi.
2.Những trường hợp khí hư hạ hãm gây nên các chứng sa nội tạng như sa tử cung, sa thận, sa dạ dày, thoát vị bẹn hoặc sụp mi; dùng bài thuốc gia thêm Chỉ xác hoặc Chỉ thực có kết quả tốt.
3.Trường hợp bệnh đường ruột mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, cơ thể hư nhược có thể dùng bài này có hiệu quả tốt.
4.Trường hợp do khí huyết hư nhược gây nên sốt kéo dài cũng có thể dùng bài thuốc này có kết quả, gọi là phép chữa "Cam ôn trừ đại nhiệt".
SINH MẠCH TÁN
(Nội ngoại thương biện hoặc luận)
Thành phần:
Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12g
Mạch môn 12g
Ngũ vị tử 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tân.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này chủ yếu chữa chứng thương thử nhiệt, tân khí đều bị tổn thương nên dùng phép "Ích khí sinh tân" để chữa.
Trong bài:
Nhân sâm hoặc Đảng sâm có tác dụng bổ ích khí sinh tân là chủ dược.
Mạch môn: dưỡng âm sinh tân đồng thời có tác dụng thanh phế.
Ngũ vị tử có tác dụng liễm phế chỉ hãn hợp với Mạch môn tăng thêm tác dụng sinh tân.
Ba vị thuốc hợp lại, trong đó dùng 1 bổ, 1 thanh, 1 liễm nên có tác dụng ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tân tốt.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc chữa chứng cảm nắng mùa hè ra mồ hôi nhiều, mồm khát, mệt mỏi hoặc trong trường hợp thời kỳ hồi phục bệnh, nhiễm khí âm hư nhược đều dùng có kết quả tốt.
2.Trường hợp các bệnh viêm phế quản mạn, lao phổi có hội chứng khí âm bất túc dùng bài thuốc này có kết quả tốt cần gia thêm các vị Bách bộ, A giao, Khoản đông hoa, Tử uyển để nhuận phế chỉ khái.
3.Trường hợp bệnh suy nhược thần kinh, người bứt rứt khó ngủ dùng bài thuốc này gia thêm Toan táo nhân, Bá tử nhân để dưỡng tâm an thần.
BỔ HUYẾT
Bài thuốc Bổ huyết là những bài thuốc dùng chữa chứng huyết hư, biểu hiện lâm sàng là sắc mặt vàng bủng, môi lưỡi nhợt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt ít, sắc nhợt. Bài thuốc gồm các vị thuốc bổ huyết như: Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Hà thủ ô, Tang thầm, Kỷ tử …
Trên lâm sàng thường để tăng cường tác dụng bổ huyết có phối hợp thêm các vị thuốc bổ khí như : Đảng sâm,Hoàng kỳ, Bạch truật cũng có khi dùng thêm thuốc hoạt huyết như Xuyên khung, Đơn sâm, Ngưu tất.
TỨ VẬT THANG
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Thục địahoàng 12 - 24g
Bạch thược 12 - 16g
Đương quy 12 - 16g
Xuyên khung 6 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ huyết điều huyết, hoạt huyết điều kinh.
Giải thích bài thuốc:
Theo sách cổ đây là bài thuốc chuyên về điều huyết can kinh, trị chứng huyết hư huyết ứ sinh ra đau kinh, kinh nguyệt không đều.
Trong bài:
Thục địa: tư thận, bổ huyết, dưỡng bào cung là chủ dược.
Đương quy: bổ dưỡng can huyết, hoạt huyết điều kinh.
Bạch thược: dưỡng huyết, hòa can.
Xuyên khung: hoạt huyết, hành khí, sơ thông kinh mạch.
Các vị thuốc cùng dùng thành một bài thuốc có tác dụng bổ huyết điều huyết, trị các chứng huyết hư huyết trệ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc được dùng nhiều chữa các chứng bệnh phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh cùng nhiều bệnh khác có hội chứng huyết hư.
2.Trường hợp huyết hư kiêm khí hư gia Đảng sâm,Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết.
3.Trường hợp có ứ huyết gia thêm Đào nhân, Hồng hoa (là bài Đào hồng Tứ vật) để hoạt huyết khu ứ.
4.Trường hợp huyết có hàn gia Nhục quế, Bào khương để ôn dưỡng huyết mạch.
5.Nếu huyết hư sinh nội nhiệt gia Liên kiều,Hoàng cầm, Đơn bì dùng Sinh địa thay Thục địa để thanh nhiệt lương huyết.
6.Trường hợp huyết hư có chảy máu bỏ Xuyên khung gia A giao, Hoa hòe, Tông lư than để chỉ huyết.
7.Trường hợp huyết hư trệ, đau kinh gia Hương phụ chế, Uất kim
để hành khí giải uất, điều kinh chỉ thống.
8.Trường hợp huyết hư đau đầu, váng đầu gia Bạch chỉ, Cao bản để khu phong chỉ thống.
9.Trên lâm sàng có báo cáo dùng Tứ vật thang để chữa chứng mày đay, có kết quả tốt.
GIAO NGÃI THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Xuyên khung 8 - 12g
Đương qui 8 - 12g
Bạch thược 12 - 16g
Can địahoàng 12 - 16g
A giao 8 - 12g
Ngãi diệp 8 - 12g
Camthảo 4 - 6g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ huyết điều kinh, an thai, trị băng lậu.
Chủ trị: Thường dùng chữa các chứng huyết hư hàn trệ, bụng dưới đau, kinh nguyệt kéo dài lượng nhiều, động thai, băng lậu sau đẻ, ra huyết kéo dài.
Đây là một bài thuốc gồm bài Tứ vật gia A giao, Ngãi diệp, Cam thảo.
Chủ yếu trị chứng băng lậu và động thai.
ĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANG
(Nội ngoại thương biện hoặc luận)
Thành phần:
Hoàng kỳ 20 - 40g
Đương qui 12 - 16g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí, sinh huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ yếu trị chứng huyết hư do lao lực, nội thương vinh huyết bị hư tổn, nguyên khí kém suy.
Trong bài:
Hoàng kỳ: đại bổ tỳ phế nguyên khí để sinh huyết là chủ dược.
Đương quY: bổ huyết hòa vinh.
Hai vị thuốc phối hợp là bổ khí sinh huyết, khí tráng cường thì huyết đầy đủ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc này chữa chứng khí hư sinh ra huyết hư.
2.Trường hợp xuất huyết nhiều gia Long cốt, Sơn thù, A giao để tăng cường cố sáp chỉ huyết.
3.Trên lâm sàng thường được dùng chữa các chứng khí huyết hư nhược do rong kinh, băng lậu, mất máu nhiều hoặc xuất huyết nổi ban dị ứng
QUY TỲ THANG
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Nhân sâm (Đảng sâm) 12g
Phục thần 12g
Toan táo nhân sao 12 - 20g
Viễn chí 4 - 6g
Hoàng kỳ 12g
Mộc hương 4g
Bạch truật 12g
Long nhãn nhục 12g
Đương qui 8 - 12g
Chích thảo 4g
Sinh khương 3 lát
Đại táo 2 - 3 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Có thể hòa với mật làm thànhhoàn, mỗi lần uống 8 - 12g.
Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài này gồm 2 bài "Tứ quân tử thang" và "Đương qui bổ huyết thang" gia Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo là một bài thuốc thường dùng để trị chứng tâm tỳ hư tổn.
Trong bài:
Sâm, Linh, Truật, Thảo (Tứ quân): bổ khí, kiện tỳ để sinh huyết là chủ dược.
Đương qui,Hoàng kỳ: bổ khí sinh huyết.
Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí: dưỡng tâm an thần.
Mộc hương: lý khí ôn tỳ.
Sinh khương, Đại táo: điều hòa vinh vệ.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ích khí kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc này chủ yếu trị các bệnh suy nhược có hội chứng bệnh lý tâm tỳ lưỡng hư, khí huyết bất túc sinh ra các triệu chứng mất ngủ, chán ăn, hay quên, tim hồi hộp, cơ thể mỏi mệt, sắc mặt vàng bủng, môi lưỡi nhợt, mạch yếu thường gặp trong các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
2.Trường hợp xuất huyết trong bệnh loét dạ dày tá tràng có hội chứng khí huyết bất túc có thể dùng bài này để chữa; bỏ các vị Mộc hương, Viễn chí gia A giao, Địa du, Trắc bá diệp, Hoa hòe để tăng cường tác dụng chỉ huyết.
3.Trường hợp phụ nữ kinh kéo dài hoặc sanh nhiều cơ thể suy nhược hoặc sau khi mắc bệnh lâu, thời kỳ hồi phục ăn ngủ không ngon, cơ thể hư nhược đều có thể dùng bài này để chữa có kết quả tốt.
DƯỠNG VINH QUY TỲ THANG
(Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Thục địa 20 - 30g
Táo nhân 4g
Phục linh 6g
Ngưu tất 8g
Mạch môn ( sao với gạo) 8g
Bạch truật 12g
Bạch thược 4 - 8g
Ngũ vị tử 6 - 8g
Nhục quế 3 - 4g
Tác dụng: Chữa tất cả các chứng lao thương phát sốt ho, thổ huyết, hâm hấp sốt, biếng ăn, mỏi mệt, mạch thốn, hồng xích, nhược.
Đây là bài thuốc chủ yếu chữa khí huyết hư tổn.
ĐẠI BỔ TÂM TỲ KHÍ HUYẾT PHƯƠNG
(Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Táo nhân
Đương quy
Bạch truật
Bạch thược
Phục thần
Nhân sâm
Viễn chí
Nhục quế
Ngũ vị
(Tác giả không ghi liều lượng).
Cách dùng: sắc nước uống khi còn ấm.
Chủ trị: Chứng nguyên khí đại hư, đột nhiên ngã lăn ra, sinh ra chứng thoát nên uống bài này cùng với Bát vịhoànđể vừa bổ thủy hỏa để sinh khí, vừa bổ âm để sinh huyết.
BỔ KHÍ HUYẾT
Bài thuốc Bổ khí huyết là những bài thuốc có tác dụng bổ khí và bổ huyết chữa các chứng khí huyết đều hư, thường gồm các vị thuốc bổ khí như: Nhân sâm, Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo,Hoàng kỳ và bổ huyết như: Hà thủ ô, Đương quy, Thục địa, Tang thầm, Kỷ tử ...
BÁT TRÂN THANG
(Chính thể loại yếu)
Thành phần:
Đương quy (tẩm rượu) 12g
Bạch thược 12g
Bạch linh 12g
Xuyên khung 6 - 8g
Đại táo 2 quả
Đảng sâm 12g
Bạch truật (sao) 12g
Thục địa 12g
Chích thảo 2 - 4g
Sinh khương 2 - 3 lát
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc gồm 2 bài: "Tứ vật" và "Tứ quân" hợp lại thành một bài thuốc
có tác dụng song bổ khí huyết.
Trong bài:
Tứ quân bổ khí.
Tứ vật bổ huyết.
Sinh khương, Đại táo để điều hòa vinh vệ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc được dùng để chữa chứng bệnh lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược có hội chứng bệnh lý khí hư và huyết hư.
2.Bài này gia thêm 2 vịHoàng kỳ và Nhục quế gọi là bài THẬP TOÀN ĐẠI BỒ THANG (Y học phát minh), trị chứng khí huyết hư thiên về hư hàn.
3.Bài này bỏ Xuyên khung giaHoàng kỳ, Nhục quế, Ngũ vị tử, Viễn chí, Trần bì, Khương, Táo gọi là bài NHÂN SÂM DƯỠNG DINH THANG (Hòa tễ cục phương). Trị bệnh giống như bài THẬP TOÀN ĐẠI BỔ có thêm tác dụng dưỡng tâm an thần.
THẬP TOÀN BỔ CHÍNH THANG
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Nhân sâm 6g
ChíchHoàng kỳ 8g
Bạch linh 10g
Đỗ trọng sống 4g
Táo nhân 8g
Đương quy 4 - 8g
Bạch thược 8g
Bạch truật 8g
Tục đoạn 8g
Ngưu tất 8g
Nhục quế 3g
Đại táo 2 quả
Cách dùng: sắc uống.
Chủ trị: Các chứng tâm tỳ dương hư, khí huyết 5 tạng đều tổn thương, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, mình nóng, lưng đau.
1.Nếu tâm nhiệt gia Đăng tâm, tâm huyết hư gia Thục địa.
2.Trường hợp ngoại cảm bỏ Sâm thêm Sài hồ, Gừng sống.
3.Khí trệ thêm Mộc hương, ho thêm Sâm, Kỳ, Mạch môn.
4.Bài này là bài Thập toàn đại bổ bỏ Xuyên khung, Thục địa, Cam thảo gia Táo nhân, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn.
TƯ BỔ KHÍ HUYẾT PHƯƠNG
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Thục địa 16g
Táo nhân 16g
Nhân sâm 12g
Ngưu tất 12g
Mạch môn 12g
Đương quy 6 - 12g
Nhục quế 2 - 3g
Ngũ vị 3g
Đại táo 2 quả
Gừng sống 3 lát
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí huyết.
TUẤN BỔ TINH HUYẾT CAO
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Thục địa 12g
Nhân sâm 4g
Câu kỷ tử 4g
Lộc giao 4g
Nhục quế (bỏ vỏ, tán bột) 80g
Cách chế và dùng: Thục địa, Nhân sâm, Câu kỷ mỗi vị đều nấu riêng thành cao rồi đổ lẫn vào trong nồi đất đun sôi gia thêm 1 cân mật ong khuấy đều, cuối cùng cho bột Nhục quế vào hòa đều, rồi đổ vào lọ sành bịt kín để dùng.
Mỗi lần uống vài muỗng trước khi bụng đói, ngậm tan nuốt dần.
Tác dụng: Bồi bổ tinh huyết hư tổn.
Chữa trị: Các chứng ngũ lao (tâm, can, tỳ, phế, thận).
THẤT BẢO MỸ NHIỆM ĐƠN
(Thiệu Ứng Tiết)
Thành phần:
Hà thủ ô 300g
Đương quy (rửa với rượu) 300g
Phá cố chỉ 160g
Bạch linh 300g
Ngưu tất 300g
Câu kỷ tử (tẩm rượu) 300g
Thỏ ty tử (tẩm rượu sao) 300g
Cách dùng:
Hà thủ ô trộn với đậu đen, 9 lần chưng, 9 lần phơi.
Bạch linh trộn với sữa, sao.
Ngưu tất tẩm rượu chưng chung với Hà thủ ô ở lần thứ 7 về sau.
Phá cố chỉ trộn với Mè đen sao qua.
Tất cả đều sao tán nhỏ, luyện mật làmhoàn, làm thuốc tể 10g/1hoàn. Mỗi lần uống 2hoàntrước khi đi ngủ.
Tác dụng: Bổ thận tráng dương, ích tinh bổ khí huyết.
Giải thích bài thuốc:
Theo sách Trung quốc đời Minh niên hiệu Gia Tĩnh (1521 - 1556) có vị thầy thuốc tên Thiệu Ứng Tiết đem dâng Vua bài thuốc này, Vua trước vốn bất lực uống thuốc rồi sinh liên tục được 2Hoàng tử cho nên được truyền bá khắp dân gian.
Trong bài:
Hà thủ ô bổ khí ích tinh huyết là chủ dược.
Bạch phục linh giao tâm thận kiện tỳ trừ thấp.
Ngưu tất bổ ích can thận làm mạnh gân cốt, hoạt huyết.
Câu kỷ tử tư can thận ích tinh huyết.
Thổ ty tử bổ ích can thận trợ dương ích tinh.
Phá cố chỉ bổ thận tráng dương.
Các vị hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, ích bổ khí huyết rất tốt.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng chữa các chứng khí huyết bất túc sau khi mắc bệnh lâu ngày.
1.Trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chân tay tê dại, phụ nữ băng huyết,đớihạ, khí huyết hư nhược, nam giới suy sinh dục không có con, di tinh, hoạt tinh đều dùng có hiệu quả.
2.Có báo cáo dùng chữa chứng tiêu khát có kết quả tốt.
CHÍCH CAM THẢO THANG
PHỤC MẠCH THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Chích Cam thảo 12 - 16g
A giao 8 - 12g
Mạch môn 8 - 12g
Quế chi 6 - 12g
Gừng tươi 12g
Đại táo 6 - 8 quả
Đảng sâm 8 - 12g
Sinh địa 16 - 20g
Ma nhân 6 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống, theo sách Cổ cho thêm 1/2 rượu để sắc.
Tác dụng: Ích khí bổ huyết, tư âm phục mạch.
Giải thích bài thuốc:
Chích Cam thảo: tính ngọt ôn, ích khí bổ trung, sinh khí huyết để hồi phục huyết mạch là chủ dược.
Đảng sâm, Đại táo: bổ khí, ích vị, kiện tỳ để sinh khí huyết.
Sinh địa, A giao, Mạch môn, Ma nhân: bổ tâm huyết dưỡng tâm âm để dưỡng đầy huyết mạch.
Quế chi hợp với Chích thảo để bổ tâm dương hợp với Sinh khương để thông huyết mạch, dùng rượu nấu để tăng tác dụng thông mạch.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài thuốc chủ yếu dùng chữa chứng khí huyết hư, biểu hiện mạch kết hoặc mạch đại, tim đập mạnh khó thở, lưỡi bóng ít rêu hoặc chứng hư lao phế nuy có triệu chứng khó thở, ho, cơ thể gầy yếu, ra mồ hôi, mất ngủ, họng khô, đại tiện táo, mạch sác nhược.
1.Trường hợp đại tiện lỏng bỏ Ma nhân gia Toan táo nhân để dưỡng tâm an thần.
2.Trường hợp tim hồi hộp nặng gia Long cốt, Chu sa để dưỡng tâm an thần.
3.Trên lâm sàng bài thuốc còn được dùng để chữa các chứng thấp tim, hẹp van tim, nhịp tim không đều, ngoại tâm thu khó thở do tim suy có kết quả nhất định.
Phụ phương
PHỤC MẠCH THANG gia giảm
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Chích Cam thảo 20g
Can địahoàng 20g
Bạch thược 20g
Mạch môn 16g
A giao 12g
Ma nhân 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Tư âm thoái nhiệt, nhuận táo.
Chủ trị: Chữa các chứng hư nhiệt.
THÁI SƠN BÀNG THẠCH TÁN
Thành phần:
Nhân sâm (Đảng sâm) 12g
ChíchHoàng kỳ 12g
Đương qui 12g
Xuyên Tục đoạn 12g
Hoàng cầm 12g
Bạch thược (sao rượu) 12g
Bạch truật (sao) 12g
Thục địa 20g
Xuyên khung 4g
Chích Cam thảo 2g
Sa nhân 2g
Gạo nếp 1 nắm.
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai.
Giải thích bài thuốc:
Bài này do bài "Bát trân thang" bỏ Phục linh giaHoàng kỳ, Tục đoạn, Sa nhân,Hoàng cầm, Gạo nếp mà thành bài thuốc dưỡng huyết an thai thường dùng.
Trong bài " Bát trân thang " bỏ Phục linh gia:
Hoàng kỳ: song bổ khí huyết để dưỡng thai.
Tục đoạn: bổ ích can thận.
Sa nhân: điều khí.
Gạo nếp: bổ dưỡng tỳ vị.
Hoàng cầm dùng chung với Bạch truật theo cổ nhân có tác dụng an thai.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc để dưỡng thai tùy tình hình cụ thể có thể gia giảm liều lượng.
1.Trường hợp thai động kèm theo mất ngủ, tim hồi hộp gia Toan táo nhân sao, Long nhãn nhục để dưỡng tâm, an thần. Lưng đau nhiều gia Đỗ trọng, Thỏ ty tử để bổ Can thận.
2.Trường hợp âm đạo ra huyết có triệu chứng dọa sẩy thai gia A giao, Ngãi diệp để chỉ huyết an thai.
3.Bài thuốc có thể dùng ngừa sẩy thai đối với những người có tiền sử dọa sẩy, hoặc có mang cơ thể suy nhược. Cách 3 - 5 ngày uống 1 thang liền trong 3 - 4 tháng đầu trong thời kỳ thai nghén.
4.Theo báo cáo lâm sàng một số tác giả dùng bài thuốc theo liều lượng sau đây chữa sẩy thai nhiều lần có kết quả tốt: Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Đương qui 6g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 12g, Thục địa 12g, ChíchHoàng kỳ 12g, Xuyên Tục đoạn 12g,Hoàng cầm 6g, Sa nhân 3g (cho sau), Chích thảo 2g và Gạo nếp 12g. Sắc uống nóng.
BỔ ÂM
Bài thuốc bổ âm là những bài thuốc gồm các vị thuốc ngọt mát để dưỡng âm như: Địahoàng, Mạch môn, Sa sâm, Quy bản, Kỷ tử … để chữa các chứng âm hư (chủ yếu là Can thận âm hư) triệu chứng lâm sàng thường là sốt chiều, người gầy, da nóng, má hồng, lòng bàn tay bàn chân nóng, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, khát nước, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
LỤC VỊ ĐỊAHOÀNGHOÀN
(Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Thành phần:
Thục địa 20 - 32g
Sơn thù 10 - 16g
Trạch tả 8 - 12g
Hoài sơn 10 - 16g
Phục linh 8 - 12g
Đơn bì 8 - 12g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, luyện mật làmhoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 - 3 lần với nước sôi nguội hoặc cho tý muối. Có thể làm thang sắc uống.
Tác dụng: Tư bổ can thận.
Giải thích bài thuốc: Bài thuốc chủ yếu Tư bổ thận âm.
Trong bài:
Thục địa: tư thận, dưỡng tinh là chủ dược.
Sơn thù: dưỡng can sáp tinh.
Sơn dược: bổ tỳ cố tinh.
Trạch tả: thanh tả thận hỏa, giảm bớt tính nê trệ của Thục địa.
Đơn bì: thanh can hỏa, giảm bớt tính ôn của Sơn thù.
Bạch linh: kiện tỳ, trừ thấp giúp Hoài sơn kiện tỳ.
Sáu vị thuốc hợp lại vừa bổ vừa tả giúp cho tác dụng bổ tốt hơn là một bài thuốc chủ yếu tư bổ Can thận.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng nhiều trên lâm sàng để chữa bệnh mạn tính như suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, lao phổi, lao thận, bệnh tiểu đường, viêm thận mạn tính, cường tuyến giáp, huyết áp cao, xơ mỡ mạch máu, phòng tai biến mạch máu não ở người có tuổi (bài thuốc có tác dụng giảm cholesterol trong máu) hoặc ở những bệnh xuất huyết tử cung cơ năng, có hội chứng Can thận âm hư đều có thể gia giảm dùng kết quả tốt.
1.Những bệnh về mắt như viêm thần kinh thị, viêm võng mạc trung tâm, teo thần kinh thị gia thêm Đương quy, Sài hồ, Cúc hoa, Ngũ vị tử để chữa có kết quả nhất định.
2.Bài này gia Tri mẫu,Hoàng bá gọi là bài "TRI BÁ ĐỊAHOÀNGHOÀN" (Y tông kim giám) có tác dụng tư âm giáng hỏa mạnh hơn, dùng trong những trường hợp bệnh lao, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm có tác dụng tốt.
3.Nếu gia thêm Kỷ tử, Cúc hoa gọi là "KỶ CÚC ĐỊAHOÀNGHOÀN" (Y cấp). Tác dụng chủ yếu tư bổ Can thận, làm sáng mắt, tăng thị lực, dùng trong trường hợp âm hư can hỏa vượng sinh ra hoa mắt, mờ mắt, đau đầu chóng mặt, trong trường hợp suy nhược thần kinh, cao huyết áp có kết quả tốt.
4.Nếu gia Ngũ vị tử, Mạch đông gọi là bài "MẠCH VỊ ĐỊAHOÀNGHOÀN" cũng gọi là BÁT TIÊN TRƯỜNG THỌHOÀN(Y cấp) dùng chữa chứng Phế thận âm hư, ho ra máu, sốt đêm, ra mồ hôi như trường hợp lao phổi.
5.Nếu gia thêm Đương quy, Bạch thược, Câu kỷ tử, Cúc hoa, Bạch tật lê, Thạch quyết minh gọi là bài: "MINH MỤC ĐỊAHOÀNGHOÀN" có tác dụng tư bổ can thận, tiêu tán phong nhiệt, làm sáng mắt. Chữa các chứng mắt khô, mờ mắt, quáng gà, chứng huyết áp cao thể âm hư hỏa vượng.
Chú ý: Không dùng bài Lục vị trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
TẢ QUYHOÀN
(Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Là bàiLục vị bỏ Bạch linh, Trạch tả, Đơn bìgia:
Thỏ ty tử
Câu kỷ tử
Xuyên Ngưu tất
Lộc giao
Quy giao.
Tác dụng: Tư bổ Can thận.
Chữa chứng: Can thận tinh huyết suy kém, lưng đau chân yếu, chóng mặt ù tai, ra mồ hôi trộm, mồm họng khô.
Nếu bài Lục vị bỏ Trạch tả, Đơn bì gia Câu kỷ tử, Chích thảo có tên là TẢ QUY ẨM (Cảnh Nhạc toàn thư).
Có tác dụng như Tả quyhoànnhưng kém hơn.
TIẾP TỤC VÔ ÂM PHƯƠNG
(Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)
Tức bài Lục vị địahoànghoàngia Mạch môn, Ngũ vị tử cũng là bài "MẠCH VỊ ĐỊAHOÀNGHOÀN".
ĐẠI BỔ ÂMHOÀN
(Đan Khê tâm pháp)
Thành phần:
Hoàng bá sao 16g
Thục địa (chưng rượu) 24g
Tri mẫu (rượu sao) 16g
Quy bản (tẩm giấm nướng) 24g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn hòa với nước tủy xương sống lợn đun chín, luyện mật, làmhoàntheo tỷ lệ trên, làm nhiều ít tùy ý. Mỗi lần uống 8 - 12g, vào sáng tối 2 lần. Có thể làm thang sắc uống.
Tác dụng: Tư âm giáng hỏa.
Giải thích bài thuốc:
Là bài thuốc chủ yếu để tư thận âm, giáng hư hỏa, chữa chứng âm hư nội nhiệt.
Trong bài:
Hoàng bá: đắng hàn tả thanh hỏa.
Tri mẫu: thanh hư nhiệt.
Thục địa: tư bổ thận âm.
Qui bản: tư âm tiềm dương, thêm tủy sống heo để bổ tinh giảm bớt tính táo và đắng của Tri mẫu,Hoàng bá.
Các vị cùng dùng có tác dụng tư âm giáng hỏa.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài thuốc chủ yếu trị các chứng âm hư nội nhiệt biểu hiện sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng. Nếu nhiệt thương phế lạc làm cho ho ra máu. Nếu hư nhiệt ảnh hưởng đến tỳ vị sinh ra chứng tiêu khát.
1.Trường hợp ra mồ hôi trộm nhiều gia Mẫu lệ, Lá dâu, Phù tiểu mạch, Rễ lúa nếp để dưỡng âm liễm hãn.
2.Trường hợp bệnh lao ho ra máu gia Tiên hạc thảo, Trắc bá diệp, Cỏ nhọ nồi, A giao để dưỡng âm, chỉ khái, cầm máu.
3.Trường hợp khát nước uống nước nhiều gia Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Sa sâm để dưỡng vị âm chỉ khát.
Chú ý: Bài thuốc không nên dùng đối với bệnh nhân tỳ vị hư nhược, ăn kém, tiêu lỏng.
TƯ THẬNHOÀN
THÔNG QUANHOÀN
(Lam thất bí tàng)
Thành phần:
Tri mẫu 40g
Hoàng bá 40g
Quế nhục 2g
Cách dùng: Tán bột làmhoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần lúc bụng đói với nước sôi ấm.
Tác dụng: Thanh nhiệt ở hạ tiêu.
Chủ trị: Chứng bàng quang nhiệt, tiểu khó, bụng dưới đầy trướng.
Bài thuốc chủ yếu là giáng hỏa để giúp bàng quang khí hóa lợi thủy được tốt hơn.
TƯ ÂM GIÁNG HỎA PHƯƠNG
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Thục địa 40g
Sinh địa 40g
Đan sâm 20g
Thiên môn 12g
Ngưu tất 12g
Ngũ vị 6g
Cách dùng: Trước hết dùng 20g Thạch hộc đổ 2 bát nước sắc lấy còn 1,2 bát; sau đó cho các vị thuốc vào sắc còn 1 bát uống lúc còn ấm.
Chủ trị: Các chứng âm hư dương lấn, thủy suy hỏa bốc, mạch hồng, sác, người gầy, da khô, khát nước, thổ huyết, nục huyết.
NHẤT QUÁN TIỄN
(Liễu Châu y thoại)
Thành phần:
Bắc sa sâm 12g
Đương qui 12g
Câu kỷ tử 24g
Mạch đông 12g
Sinh địa 14 - 60g
Xuyên luyện tử 6g
Cách dùng: sắc nước uống.
Liều lượng tùy tình hình bệnh gia giảm.
Tác dụng: Dưỡng âm sơ can.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này tác dụng chủ yếu là tư dưỡng can âm, sơ can lý khí. Trong bài:
Sinh địa: tư dưỡng Can thận là chủ dược.
Bắc Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử đều có tác dụng hỗ trợ tư can dưỡng âm.
Đương quy: dưỡng huyết, hòa can.
Xuyên luyện tử: sơ can, tán nhiệt.
Các vị thuốc dùng chung hợp thành một bài thuốc có tác dụng dưỡng can thận âm, sơ can lý khí.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chữa Can thận âm hư, can khí uất gây nên ngực sườn đau tức, mồm đắng, ợ chua, họng khô, lưỡi đỏ khô.
1.Trường hợp mồm đắng họng khô giaHoàng liên,Hoàng cầm, Thiên hoa phấn để thanh nhiệt. Nếu đại tiện táo bón gia Qua lâu nhân, Hỏa ma nhân để thông tiện. Nếu có hư nhiệt ra mồ hôi trộm nhiều gia Địa cốt bì, Mẫu lệ, Lá dâu để thoái hư nhiệt, chỉ hãn.
2.Trường hợp âm hư nặng, lưỡi đỏ khô hoặc nổi gai đỏ gia Thạch hộc để dưỡng vị âm .
3.Trường hợp đàm nhiều gia Qua lâu, Bối mẫu để khu đàm, nếu bụng đau gia Bạch thược, Chế Hương phụ, Cam thảo để hòa can, lý khí, chỉ thống.
4.Trường hợp gan to có khối u cứng gia Miết giáp để nhuyễn kiên, tán kết.
5.Bài thuốc thường được ứng dụng chữa chứng viêm gan mãn có kết quả nhất định thường được dùng thêm các vị Đương quy, Đơn sâm, Bạch thược để sơ can hòa huyết. Nếu tiêu hóa kém bụng đầy hơi thì gia Sa nhân, Mộc hương, Kê nội kim để hành khí tiêu thực. Trường hợp mất ngủ gia Bá tử nhân, Toan táo nhân sao, Ngũ vị tử để dưỡng tâm an thần.
NHỊ CHÍHOÀN
(Lục khoa chuẩn thằng)
Thành phần:
Hạn liên thảo
Nữ trinh tử
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Luyện mật làmhoàn, mỗi lần uống 12g, có thể làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Ích can thận, bổ âm huyết.
Ứng dụng lâm sàng:
Chủ trị: Thường dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, cao huyết áp có hội chứng bệnh lý can thận âm hư, mồm đắng, họng khô, mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, di mộng tinh.
BỔ ÂM LIỄM DƯƠNG PHƯƠNG
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Nhân sâm
Thục địa
Mạch môn
Ngưu tất
Đan sâm
Phục thần
Bạch thược
Viễn chí
Thán khương
(Nguyên phương không ghi liều lượng).
Cách dùng: các vị sắc nước uống.
Chủ trị: Âm vong bên trong, dương thoát ra ngoài.
Biểu hiện mặt đỏ mê man không biết gì, miệng hay nói nhảm, tay chân vật vã, mạch hồng đại.
LAO KHÁI CAO TƯ PHƯƠNG
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Thục địa 400g
Ý dĩ 240g
Ngưu tất 120g
Địa cốt bì 80g
Khoản đông hoa 80g
Sinh địa 200g
Đan sâm 120g
Mạch môn 160g
Tử uyển 80g
Thán khương 24g
Mật ong (nấu riêng) 240g
Cách chế và dùng: Các vị thuốc sắc 2 nước, lọc bỏ bã, cô thành cao, cho thêm bột mịn Phục linh 80g, bột Xuyên Bối mẫu 88g trộn với cao trên, luyện với mật ong thành cao.
Chủ trị: Chứng lao phổi.
TOÀN CHÂN NHẤT KHÍ THANG
(Còn gọi CỨU ÂM THANG)
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Thục địa 16 - 24g
Bạch truật sao 12 - 20g
Nhân sâm 8g
Mạch môn 12g
Ngũ vị tử 24g
Ngưu tất 8 - 12g
Phụ tử chế 4 - 8g
Cách dùng: các vị sắc nước uống lúc còn ấm.
Tác dụng: Ích khí tư âm, giáng hỏa.
Chủ trị: Các chứng trúng phong, bệnh nặng, âm hư phát nhiệt, thổ huyết, ho, các chứng hư lao nặng.
Cách gia giảm:
Trường hợp đại tiện lỏng, dùng Thục địa sao khô.
Người khô héo, bội Thục địa.
Phế nhiệt tăng liều Mạch môn.
Tỳ hư tăng Bạch truật.
Dương hư bồi Phụ tử.
Nguyên khí hư bồi Nhân sâm.
Gân cốt yếu gia Đỗ trọng sống 12g.
HÀ XA ĐẠI TẠOHOÀN
(Ngô Cầu phương)
Thành phần:
Tử hà xa 1 bộ
Qui bản 80g
Thục địa 100g
Nhân sâm (Đảng sâm) 40g
Mạch môn 48g
Thiên môn 48g
Bạch linh 48g
Ngưu tất 48g
Đỗ trọng 60g
Hoàng bá 60g
Cách chế và dùng: Các vị thuốc tán nhỏ, luyện mật, làmhoàn, mỗi ngày dùng 12 - 16g, chia 2 lần, uống với nước muối nhạt.
Tác dụng: Đại bổ âm dương khí huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài này lấy Tử hà xa (nhau thai) đại bổ nguyên khí, dưỡng tinh huyết là chủ dược.
Quy bản, Thục địa, Thiên môn, Mạch môn: bổ âm huyết.
Nhân sâm: ích khí, sinh tân.
Đỗ trọng, Ngưu tất: bổ can thận, mạnh gân cốt.
Hoàng bá: thanh nhiệt.
Bạch linh: kiện tỳ, trừ thấp.
Các vị hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí âm, dưỡng tinh huyết là một bài thuốc tăng cường sức khỏe toàn diện đối với những người hư nhược nhưng thiên về âm huyết là chính, nên gọi là "Hà xa đại tạohoàn".
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng thường dùng chữa các chứng hư nhược khí huyết hư, cơ thể hao tổn do mắc bệnh mạn tính lâu ngày, người gầy mòn do nóng, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, người già suy nhược.
TĂNG DỊCH THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Huyền sâm 40g
Mạch môn 32g
Sinh địa 32g
Cách dùng: Liều lượng trên theo nguyên phương, sắc nước uống.
Tác dụng: Sinh tân nhuận táo, tăng dịch, nhuận tràng.
Giải thích bài thuốc:
Huyền sâm: tăng dịch, lương huyết.
Mạch môn: tư âm, dưỡng vị.
Sinh địa: lương huyết thanh nhiệt để sinh tân dịch.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trên lâm sàng bài này được dùng để chữa bệnh viêm nhiễm thời kỳ hồi phục do nhiệt làm hao tổn tân dịch, người nóng,miệngkhát,da khô, đại tiện táo bón, dùng để nhuận tràng thông tiện, gọi là phép lấy thuốc bổ dùng làm thuốc tả.
2.Trường hợp đại tiện táo bón nặng có thể gia thêm Mang tiêu, Đạihoàng là Tăng dịch thừa khí thang.
3.Bài này có thể dùng chữa chứng âm hư, vị nhiệt, mồm môi lở loét, họng khô khát nước.
BỔ DƯƠNG
Bài thuốc Bổ dương dùng chữa chứng dương hư mà chủ yếu là trị thận dương hư, biểu hiện lâm sàng thường là lưng gối nhức mỏi, chân yếu lưng lạnh hoặc ho suyễn lâu ngày, ù tai, liệt dương, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần hoặc tiêu chảy kéo dài, rêu lưỡi trắng, mạch trầm, trì, nhược.
Bài thuốc thường gồm các vị thuốc tính vị ngọt nóng như: Phụ tử, Quế nhục, Đỗ trọng, Lộc nhung, Nhục thung dung, Dâm dương hoắc, Sơn thù, Hoài sơn, Ba kích thiên, Ích trí nhân …
THẬN KHÍHOÀN
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Can địahoàng 16 - 32g
Sơn thù 8 - 16g
Bạch linh 8 - 12g
Sơn dược 8 - 16g
Trạch tả 8 - 12g
Đơn bì 8 - 12g
Phụ tử chế 4g
Quế chi 2 - 4g
Cách dùng: Theo tỷ lệ trên, tất cả tán bột mịn, trộn đều, luyện mật làmhoàn. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 1 - 2 lần, với nước sôi nóng hoặc gia thêm tý muối.
Có thể làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Ôn bổ thận dương.
Giải thích bài thuốc:
Đây là bài thuốc chính chữa chứng thận dương hư.
Trong bài:
Phụ tử, Quế chi: ôn bổ thận dương là chủ dược.
Thêm bài "Lục vị" tư bổ thận âm để điều hòa âm dương làm cho thận khí được sung túc thì các triệu chứng do thận dương hư gây nên như đau lưng, gối mỏi, phía nửa người dưới lạnh, tiểu tiện nhiều lần hoặc tiểu són, hoặc chứng hoạt tinh, di niệu tự khỏi.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài này chủ yếu chữa các chứng bệnh mạn tính, viêm thận mạn, suy nhược thần kinh, bệnh béo phì, liệt dương, tiểu đêm, người già suy nhược có hội chứng thận dương hư.
2.Bài thuốc này gia thêm Ngưu tất, Xa tiền tử gọi là "TẾ SINH THẬN KHÍHOÀN" (Tế sinh phương) có tác dụng lợi niệu, tiêu phù, dùng chữa chứng thận dương hư, cơ thể nặng nề phù thũng, tiểu tiện ít.
3.Chú ý: Bài thuốc không dùng đối với những trường hợp có hội chứng thận âm bất túc như đau lưng, mỏi gối, người nóng ra mồ hôi trộm, mạch tế sác.
HỮU QUYHOÀN
(Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Thục địa 32g
Sơn dược sao 16g
Sơn thù 12g
Câu kỷ tử 16g
Đỗ trọng (tẩm gừng sao) 16g
Thỏ ty tử 16g
Thục Phụ tử 8 - 14g
Nhục quế 8 - 16g
Đương quy (*) 12g
Lộc giác giao 16g
(*) Trường hợp Tiêu chảy không dùng.
Cách dùng: Theo tỷ lệ trên tất cả tán bột mịn luyện mật làmhoàn, mỗi lần uống 4 - 8g, có thể làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Ôn thận tráng dương, bổ tinh huyết.
Chủ trị: Các chứng thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, lão suy.
Lâm sàng biểu hiện các triệu chứng: sợ lạnh, chân lạnh, hoạt tinh, liệt dương, chân đau, gối mỏi.
HẬU THIÊN BÁT VỊ PHƯƠNG
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần :
Bố chính sâm 40g
Bạch truật (tẩm mật sao) 20g
Chích thảo 4g
Mạch môn 4g
Hoàng kỳ (tẩm mật sao) 8g
Ngũ vị (tẩm mật sao) 4g
Liên nhục (sao) 6g
Phụ tử 2g
Cách dùng: gia Đại táo, Gừng nướng sắc nước uống.
Chủ trị: Các chứng dương khí hậu thiên hư tổn, hình thể gầy xanh hoặc béo bệu, hơi thở ngắn, mỏi mệt, ăn không biết ngon, rất sợ gió lạnh, hoặc tiêu lỏng hoặc tỳ hư không liễm được hỏa, phát sốt, phiền khát.
Chú ý: Khi dùng bài thuốc nếu trúng hàn đau bụng tiêu lỏng gia Đậu khấu, Can khương.
* Nếu dương hư hạ hãm gia Thăng ma (tẩm rượu sao).
* Nếu ngoại cảm lúc nóng lúc lạnh gia Sài hồ, Bán hạ.
* Nếu bụng đầy hơi gia Trầm hương.
* Nếu đàm nhiều gia Trần bì, Bán hạ.
* Nếu ra mồ hôi nhiều gia Ma hoàng căn.
* Nếu vị hư nôn mửa bỏ Đại táo gia Bán hạ chế.
TƯ BỔ TRĨ DƯƠNG PHƯƠNG
(Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh)
Thành phần:
Thục địa 8g
Sơn dược 4g
Sơn thù 4g
Mẫu đơn 3g
Phục linh 4g
Ngũ vị 2g
Ngưu tất 4g
Đỗ trọng (dùng sống) 4g
Trạch tả 3g
Đại phụ tử 1g
Nhục quế (bỏ vỏ) 1g
Cách dùng: Liều lượng y nguyên phương, theo liều lượng trên tỷ lệ của bài thuốc làm thuốchoànhoặc thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Chữa các chứng trẻ con ngoài giả nhiệt trong thực hàn, bệnh mệnh môn hỏa suy, có tác dụng bổ mệnh môn hỏa lại kiêm tử bổ phần âm làm cho đầy đủ tinh huyết.
Theo tác giả, trị trẻ con "Tiên thiên" yếu đuối thì phương thuốc này rất hay giữ cho trẻ con được mạnh khỏe sống lâu.
NHỮNG BÀI THUỐC THANH NHIỆT
Những bài thuốcThanh nhiệtthường gồm các vị thuốc có tính vị đắng hàn hoặc ngọt hàn để chữa những hội chứng bệnh lý LÝ NHIỆT (thực nhiệt hay hư nhiệt) thường gặp trong các bệnh nhiễm vào giai đoạn toàn phát hoặc hồi phục, bệnh nhiễm mạn tính như lao, thấp khớp, bệnh chất tạo keo, ung thư và cả những trường hợp sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
Những bài thuốc thanh nhiệt thường được chia làm nhiều loại như:
Thanh nhiệt tả hỏa (Thanh khí nhiệt)
Thanh nhiệt lương huyết
Thanh nhiệt giải độc
Thanh nhiệt giải thử
Tư âm thanh nhiệt (Thanh hư nhiệt)
Thanh nhiệt các tạng phủ.
A. Thanh khí nhiệt:là những bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa dùng trong các bệnh nhiễm giai đoạn khí phận, có những triệu chứng như sốt cao, khát nước, bứt rứt, ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch hồng đại, hoạt sác.
Những vị thuốc thường dùng có Thạch cao, Tri mẫu, Trúc diệp, Chi tử, Sinh địa, Huyền sâm, Cát cánh, Thiên hoa phấn.
Những bài thuốc thường dùng có: Bạch hổ thang, Chi tử xị thang, Cát căn cầm liên thang, Trúc diệp Thạch cao thang, Ngọc nữ tiễn, Nhân trần cao thang.
B. Thanh nhiệt lương huyết:những bài thuốc Thanh nhiệt lương huyết có tác dụng thanh vinh làm mát huyết, thường dùng để chữa những chứng viêm nhiễm; tà khí đã nhập vào vinh phận và huyết phận, triệu chứng: có sốt cao, khát nước hoặc không khát, bứt rứt khó ngủ, hôn mê nói sảng hoặc có những triệu chứng xuất huyết như: phát ban, thổ huyết, khái huyết, tiện huyết, chảy máu mũi, ... chót lưỡi đỏ, mạch sác có lực.
Những vị thuốc thường dùng có tính vị đắng hàn hoặc ngọt hàn như: Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Đơn bì, Xích thược, Liên kiều, Hoàng liên, Hoàng bá, Trúc diệp, Tê giác …
Những bài thuốc cổ phương thường dùng có Thanh vinh thang, Tê giác địa hoàng thang.
C. Thanh nhiệt giải độc:những bài thuốc Thanh nhiệt giải độc có tác dụng giải độc, hạ sốt. Dùng trong những trường hợp bệnh ung nhọt, phát ban, nóng sốt, đinh nhọt, nhiệt độc thịnh. Trường hợp nhiệt độc nhập thịnh ở khí phận cần phối hợp thuốc thanh nhiệt tả hỏa; trường hợp ở huyết phận cần phối hợp với thuốc lương huyết giải độc.
Những vị thuốc thường dùng trong bài thuốc thanh nhiệt giải độc có: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Thạch cao, Liên kiều, Bản lam căn, Thăng ma, Huyền sâm, Bồ công anh, Xuyên sơn giáp.
Những bài thuốc cổ phương thường dùng có: Phổ tế tiêu độc ẩm, Hoàng liên giải độc thang, Tiêu sang ẩm, Ngũ vị tiêu độc ẩm, Tứ diệu dưỡng âm thang.
D. Thanh nhiệt giải thử:là những bài thuốc dùng chữa những bệnh sốt về mùa hè thuộc phạm vi Chứng thử có các triệu chứng chính là: sốt, khát nước, ra mồ hôi, mệt mỏi, mạch hư, thường là chứng nhiệt kiêm thấp thường kèm theo khí hư.
Bài thuốc cổ phương thường dùng là: Hương nhu tán, Lục nhất tán, Thanh thử ích khí thang.
E. Thanh nhiệt tạng phủ:là những bài thuốc dùng chữa các chứng nhiệt ở tạng phủ.
Ví dụ:
1.Chứng Tâm kinh nhiệt thịnh: bứt rứt mồm khát, miệng lở, tiểu đỏ. Dùng bài Đạo xích tán để thanh tâm nhiệt chứng.
2.Chứng Can kinh nhiệt thịnh: sườn đau, mồm đắng, mắt đỏ, tai ù hoặc chứng Can kinh thấp nhiệt: tiểu đỏ gắt, âm hộ sưng ngứa, dùng bài Long đởm tả can thang để thanh can nhiệt.
3.Chứng Phế kinh nhiệt: ho suyễn dùng Tả bạch tán để thanh phế nhiệt.
4.Trường hợp răng lưỡi sưng lở dùng bài Thanh vị tán để thanh vị nhiệt.
5.Trường hợp nhiệt tả lỵ dùng bài Hoàng cầm thang, Bạch đầu ông thang để thanh nhiệt ở đại tràng.
F. Thanh hư nhiệt:là những bài thuốc dùng để chữa các hội chứng bệnh lý âm hư sốt lâu dài như các trường hợp lao, ung thư, bệnh chất tạo keo.
Mục đích để tư âm thanh nhiệt .
Những vị thuốc thường dùng như: Thanh hao, Miết giáp, Sinh địa, Tri mẫu.
Những bài thuốc thường dùng có: Thanh hao miết giáp thang, Hoàng kỳ miết giáp thang.
THANH KHÍ NHIỆT
Thanh khí nhiệtlà những bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa dùng trong các bệnh nhiễm giai đoạn khí phận, có những triệu chứng như sốt cao, khát nước, bứt rứt, ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch hồng, đại, hoạt sác...
Những vị thuốc thường dùng có Thạch cao, Tri mẫu, Trúc diệp, Chi tử, Sinh địa, Huyền sâm, Cát cánh, Thiên hoa phấn...
Những bài thuốc thường dùng có:
Bạch hổ thang
Chi tử xị thang
Cát căn cầm liên thang
Trúc diệp thạch cao thang
Ngọc nữ tiễn
Nhân trần cao thang.-27-
BẠCH HỔ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Thạch cao 40g
Chích thảo 4g
Tri mẫu 8 - 12g
Gạo tẻ 20 - 30g
Cách dùng: Sắc nước cho chín gạo, lọc uống, bỏ xác, ngày uống 3 lần.
Tác dụng: Thanh nhiệt, sinh tân.
Trị chứng Dương minh kinh chứng thường có sốt cao, đau đầu, mồm khô, khát nước, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng, đại, có lực hoặc hoạt sác.
Giải thích bài thuốc:
Thạch cao tính ngọt hàn, tác dụng tả hỏa là chủ dược.
Tri mẫu đắng hàn để thanh phế vị nhiệt.
Tri mẫu và Thạch cao cùng dùng sẽ tăng cường tác dụng trừ phiền.
Camthảo, Gạo tẻ: ích vị, bảo vệ tân dịch.
Bốn vị dùng chung có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp bệnh ngoại cảm, lý nhiệt thịnh, khí âm đều tổn thất, về mùa hè, trúng thử, sốt cao, khát nước, mồ hôi nhiều, mạch đại vô lực, dùng bài thuốc trên gia vị Nhân sâm gọi là NHÂN SÂM BẠCH HỒ THANG (Thương hàn luận).
2.Trường hợp ôn ngược, mạch bình, sốt không có rét, đau nhức các khớp, bứt rứt có lúc nôn hoặc phong thấp nhiệt, dùng bài thuốc gia thêm vị Quế chi gọi là bài BẠCH HỒ GIA QUẾ CHI THANG (Kim quỹ yếu lược). Trong bài vị Quế chi có tác dụng ôn thông kinh lạc, điều hòa vinh vệ.
3.Trường hợp thấp ôn có triệu chứng người nặng nề, bàn chân lạnh (nhiều mồ hôi) gia thêm vị Thương truật gọi là bài BẠCH HỒ THƯƠNG TRUẬT THANG (Hoạt nhân thư). Có thể dùng để chữa bệnh phong thấp, đau các khớp.
4.Trường hợp ôn nhiệt sốt cao phiền khát, hôn mê nói sảng, co giật, gia thêm Linh dương giác, Tê giác gọi là bài LINH TÊ BẠCH HỒ THANG (Ôn nhiệt kinh vĩ).
5.Trường hợp bệnh nhân có chứng thực nhiệt ở khí phận gia thêm
Lô căn, Đại thanh diệp để tăng tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa.
Trường hợp viêm phổi, sốt cao ho đau ngực, đàm nhiều đặc gia các vị Đào nhân, Qua lâu nhân, Ý dĩ nhân, Bối mẫu có tác dụng thanh phế, hóa đàm.
6.Trường hợp tiểu đường, khát nhiều, ăn nhiều, mạch có lực có thể dùng bài thuốc gia Thiên hoa phấn, Cát căn, Mạch môn, Ngũ vị để thanh nhiệt sinh tân.
TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Trúc diệp 12g
Nhân sâm 6g
Gạo tẻ 20 - 30g
Bán hạ chế 6g
Camthảo 4g
Thạch cao 20 - 40g
Mạch đông 20g
Cách dùng: sắc nước uống ngày 3 lần.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này là bài Bạch hổ thang bỏ Tri mẫu gia Trúc diệp, Bán hạ chế, Nhân sâm, Mạch môn để tăng cường ích khí, dưỡng âm, giáng nghịch chỉ ẩu.
Tác dụng: Dùng trị những bệnh thời kỳ hồi phục, khí âm hư, nhiệt tà còn lưu lại có tác dụng tốt.
Trường hợp trẻ em sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân dùng bài thuốc có hiệu quả cao.
HÓA BAN THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Thạch cao24 - 40g
Huyền sâm10 - 12g
Camthảo8 - 12g
Tri mẫu12 - 16g
Quảng Tê giác (Bột Sừng trâu) 8 - 40g
Cách dùng: sắc nước uống ngày 3 lần.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc.
Bài thuốc cổ phương dùng Tê giác và nước vo Gạo tẻ.
Trên lâm sàng bài thuốc được dùng chữa những chứng sốt cao, mồm khát, nói sảng, có phát ban, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng, mạch sác như trường hợp sốt xuất huyết, sởi trẻ em, có tác dụng tốt.
CHI TỬ XỊ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Chi tử8 - 12g
Đạm đậu xị12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ phiền.
Dùng trong trường hợp bệnh ngoại cảm tà ở phần khí có triệu chứng sốt, bứt rứt, khó ngủ, ngực tức, lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch sác.
Giải thích bài thuốc:
Chi tử tính đắng hàn có tác dụng thanh tâm, trừ phiền là chủ dược.
Đạm đậu xị tính cay, lương giúp Chi tử tả uất nhiệt ở thượng tiêu.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng trong những trường hợp bệnh ngoại cảm, lý nhiệt nhẹ, bứt rứt, khó ngủ, ngực đầy tức, thường được dùng kèm theo các vị thuốc khác.
Ví dụ:
1.Trong chứng nhiệt ở phần khí kèm biểu chứng gia Bạc hà, Ngưu bàng tử để giải biểu.
2.Nếu mồm đắng khô, lưỡi đỏ rêu vàng gia thêm Liên kiều, Hoàng cầm, Lô căn để tăng tác dụng thanh lý nhiệt.
3.Đối với trường hợp viêm túi mật cấp, viêm gan cấp, bứt rứt khó chịu, tùy tình hình cụ thể có thể kết hợp bài thuốc này.
Chú ý lúc sử dụng:
Chi tử là vị thuốc đắng hàn nên thận trọng đối với bệnh nhân tiêu chảy, tỳ vị hư hàn.
Chi tử thường dùng dạng sao để tránh gây nôn.
THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT
Những bài thuốcThanh nhiệt lương huyếtcó tác dụng thanh vinh làm mát huyết, thường dùng để chữa những chứng viêm nhiễm; tà khí đã nhập vào vinh phận và huyết phận. Triệu chứng: có sốt cao, khát nước hoặc không khát, bứt rứt khó ngủ, hôn mê nói sảng hoặc có những triệu chứng xuất huyết như: phát ban, thổ huyết, khái huyết, tiện huyết, chảy máu mũi, v..v.. chót lưỡi đỏ, mạch sác có lực.
Những vị thuốc thường dùng có tính vị đắng hàn hoặc ngọt hàn như: Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Đơn bì, Xích thược, Liên kiều, Hoàng liên, Hoàng bá, Trúc diệp, Tê giác ...
Những bài thuốc cổ phương thường dùng có:
Thanh vinh thang
Tê giác địa hoàng thang.
Thần tê đơn.
THANH VINH THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Tê giác 2 - 4g
Huyền sâm 12g
Mạch đông 10 - 12g
Đơn sâm 8 - 12g
Hoàng liên 6 - 8g
Sinh địa 20g
Trúc diệp tâm 4 - 6g
Liên kiều 6 - 10g
Kim ngân hoa 12 - 16g
Cách dùng: Tê giác tán bột mịn, uống với nước thuốc sắc. Có thể thay Tê giác bằng Quảng Tê giác (đầu nhọn sừng trâu lượng gấp 3 đến 10 lần). Tất cả sắc nước uống, chia làm 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh vinh giải độc, thanh nhiệt dưỡng âm.
Giải thích bài thuốc:
Tê giác là chủ dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc ở phần vinh, cả phần huyết.
Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm.
Hoàng liên, Trúc diệp tâm, Liên kiều, Kim ngân hoa có tác dụng
thanh nhiệt giải độc.
Đơn sâm hợp lực với chủ dược để thanh nhiệt, lương huyết đồng thời có thể hoạt huyết, tán ứ, chống nhiệt kết.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc được sử dụng có tác dụng tốt trong những trường hợp bệnh nhiễm giai đoạn toàn phát, sốt cao, hôn mê nói sảng, hoặc có phát ban, xuất huyết như những trường hợp sởi trẻ em, viêm não cấp, sốt xuất huyết.
2.Trường hợp nhiệt nhập tâm bào có sốt cao, hôn mê, co giật cần tăng lượng Tê giác, có thể dùng thêm các loại thuốc Tử tuyết đơn, An cung ngưu hoàng hoàn, Chi bảo đơn để tăng cường tác dụng thanh nhiệt tức phong trấn kinh.
3.Trường hợp trẻ em bị Bạch hầu nặng có thể gia thêm Thạch cao, Đơn bì, Chi tử, Xích thược để tăng cường thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, hoạt huyết.
TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG
(Thiên kim phương)
Thành phần:
Tê giác 2 - 4g
Bạch thược 16 - 20g
Sinh địa 20 - 40g
Đơn bì 12 - 20g
Cách dùng: Tê giác có thể thay Quảng tê giác tán bột mịn, uống với thuốc sắc hoặc cắt thành phiến mỏng sắc trước, sắc nước uống chia làm 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tán ứ.
Dùng trong trường hợp bệnh nhiễm giai đoạn toàn phát, nhiệt nhập huyết phận gây nên thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam), niệu huyết hoặc nhiệt nhập tâm bào gây hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm có gai, mạch tế sác.
Giải thích bài thuốc:
Tê giác là chủ dược tác dụng thanh tâm hỏa, giải nhiệt độc.
Sinh địa: lương huyết tư âm hỗ trợ với Tê giác giải nhiệt độc.
Bạch thược: hòa vinh, tả nhiệt.
Đơn bì: lương huyết, tán ứ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trong bài thuốc thường dùng Xích thược để thanh nhiệt, hóa ứ. Nếu nhiệt thương âm huyết có thể dùng Bạch thược để dưỡng âm huyết, điều hòa vinh vệ.
2.Trường hợp sốt cao nhiệt thịnh, hôn mê cần dùng thêm Tử tuyết đơn hoặc An cung ngưu hoàng hoàn để thanh nhiệt khai khiếu.
3.Nếu có kiêm Can hỏa vượng gia Sài hồ, Hoàng cầm, Chi tử để thanh can, giải uất.
4.Nếu Tâm hỏa thịnh gia Hoàng liên, Chi tử để thanh tâm hỏa.
5.Nếu thổ huyết hoặc chảy máu cam gia Trúc nhự, Hạn liên thảo, Mao hoa (Hoa cây rễ tranh) hoặc Rễ tranh, Trắc bá diệp sao để thanh phế vị, cầm máu. Nếu có tiện huyết gia Địa du, Hoa hòe để thanh trường chỉ huyết; nếu tiểu ra máu gia Mao căn để lợi niệu chỉ huyết.
Chú ý lúc sử dụng: Trường hợp dương hư, mất máu và tỳ vị hư nhược không nên dùng.
Một số thông báo lâm sàng:
1.Bài thuốc dùng để chữa các chứng teo gan cấp, hôn mê gan, chứng nhiễm độc urê xuất huyết, nhiễm trùng huyết, chứng bạch cầu cấp (Học viện Trung y Thượng hải).
2.Dùng bài Tê giác địa hoàng thang gia giảm trị bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu có kết quả (Phương tễ học - Học viện Trung y Quảng Đông đồng chủ biên xuất bản 1974).
THẦN TÊ ĐƠN
(Ôn nhiệt kinh vĩ)
Thành phần:
Tê giác (mài ra nước) 24g
Thạch xương bồ 24g
Hoàng cầm 24g
Sinh địa hoàng 60g
Kim ngân hoa 60g
Liên kiều 40g
Bản lam căn 30g
Đạm đậu xị 30g
Thiên hoa phấn 16g
Tử thảo 16g
Cách dùng: Các vị thuốc phơi khô, tán bột mịn hòa với nước Tê giác và Đại hoàng (không dùng Mật ong) gia Đạm đậu xị trộn với bột thuốc trên giã làm hoàn nặng 10g, uống với nước đun sôi để nguội ngày 2 lần.
Trẻ em giảm nửa liều ngày uống 1 - 2 hoàn.
Có thể dùng thuốc sắc uống, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khai khiếu dùng trong bệnh viêm não, sốt xuất huyết, sởi trẻ em nặng, có sốt cao mê man nói sảng, phát ban, mắt đỏ, bứt rứt, chất lưỡi đỏ thẫm.
Trong bài cổ phương có dùng nước lọc phân người (thấy không cần thiết).
THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
Những bài thuốcThanh nhiệt giải độccó tác dụng giải độc, hạ sốt. Dùng trong những trường hợp bệnh ung nhọt, phát ban, nóng sốt, đinh nhọt, nhiệt độc thịnh. Trường hợp nhiệt độc nhập thịnh ở khí phận cần phối hợp thuốc thanh nhiệt tả hỏa; trường hợp ở huyết phận cần phối hợp với thuốc lương huyết giải độc.
Những vị thuốc thường dùng trong bài thuốc thanh nhiệt giải độc có: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Thạch cao, Liên kiều, Bản lam căn, Thăng ma, Huyền sâm, Bồ công anh, Xuyên sơn giáp...
Những bài thuốc cổ phương thường dùng có:
Phổ tế tiêu độc ẩm
Hoàng liên giải độc thang
Tiêu sang ẩm
Ngũ vị tiêu độc ẩm
Tứ diệu dưỡng âm thang.
PHỒ TẾ TIÊU ĐỘC ẨM
(U phương độc giải - Lý Đông Viên)
Thành phần:
Hoàng cầm (tẩm rượu sao) 12 - 20g
Trần bì 6 - 8g
Huyền sâm 6 - 8g
Bản lam căn 4 - 8g
Ngưu bàng tử 4 - 6g
Cương tằm 4 - 6g
Sài hồ 8 - 12g
Hoàng liên 12 - 20g
Camthảo 6 - 8g
Liên kiều 4 - 8g
Mã bột 4 - 6g
Bạc hà 4 - 6g
Thăng ma 4 - 6g
Cát cánh 8 - 12g
(Có phương không có vị Bạc hà, có phương có Nhân sâm 10g, có phương có Đại hoàng).
Cách dùng: Các vị thuốc trên tán bột mịn, dùng mật làm hoàn hoặc sắc uống, liều lượng gia giảm tùy theo bệnh.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong tán tà.
Giải thích bài thuốc:
Hoàng cầm, Hoàng liên là chủ dược có tác dụng thanh tả nhiệt độc ở thượng tiêu, đầu mặt.
Huyền sâm, Mã bột, Bản lam căn, Cát cánh, Cam thảo thanh giải nhiệt độc ở đầu, họng.
Trần bì lý khí sơ thông ứ trệ.
Thăng ma, Sài hồ thăng dương, tán hỏa dẫn dược đưa lên đầu mặt.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc dùng để trị các ung nhọt ở đầu mặt, bệnh quai bị, viêm Amygdal cấp; chứng thường kèm theo sốt sợ lạnh, mồm khát, lưỡi đỏ, rêu trắng pha vàng, mạch phù sác hoặc trầm sác có lực.
1.Trường hợp quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn gia thêm Xuyên luyện tử, Long đởm thảo để tả Can nhiệt.
2.Trường hợp bệnh nhân kiêm chứng khí hư, người yếu mệt mỏi gia Đảng sâm để bổ khí, trường hợp táo bón gia Đại hoàng để tả nhiệt, thông tiện.
3.Trường hợp quai bị dùng bài thuốc PHỒ TẾ TIÊU ĐỘC ẨM gia giảm kết hợp dùng rượu hạt Gấc bôi ngoài kết quả rất tốt.
HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG
(Ngoại đài bí yếu)
Thành phần:
Hoàng liên 8 - 12g
Hoàng bá 8 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Chi tử 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống chia làm 2 lần trong ngày.
Tác dụng: Tả hỏa, giải độc.
Giải thích bài thuốc:
Hoàng liên là chủ dược có tác dụng tả hỏa ở tâm và trung tiêu.
Hoàng cầm tả hỏa ở thượng tiêu.
Hoàng bá tả hỏa ở hạ tiêu.
Chi tử hỗ trợ thông tả hỏa ở Tam tiêu.
Bốn vị hợp lại tác dụng tả hỏa, giải độc thêm mạnh, thích hợp dùng cho các chứng hỏa nhiệt thịnh ở Tam tiêu.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Nếu uất nhiệt, vàng da thêm Nhân trần, Đại hoàng tăng thêm tác dụng tiêu ứ giải độc.
2.Đối với ung nhọt, đinh độc có thể giã nát đắp tại chỗ hoặc dùng thêm các thuốc giải độc khác.
3.Bài thuốc có thể dùng đối với các chứng huyết độc, kiết lỵ, viêm phổi thuộc chứng hỏa độc thịnh.
4.Đối với các chứng xuất huyết như thổ huyết, chảy máu cam, phát ban có huyết nhiệt dùng thêm các vị thuốc lương huyết, thanh nhiệt như Huyền sâm, Sinh địa, Đơn bì, Mao căn.
5.Dùng thuốc trên để chữa chứng nhiệt độc thịnh là chính, những vị thuốc đều có tính vị đắng hàn dễ làm tổn thương tân dịch nên cần thận trọng đối với bệnh nhân có tổn thương tân dịch hoặc cần gia thêm những loại thuốc tư âm thanh nhiệt.
TẢ TÂM THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Đại hoàng 8 - 12g
Hoàng cầm 12g
Hoàng liên 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống 1 lần.
Tác dụng: Tả hỏa giải độc, trừ thấp.
Dùng với các chứng tâm, vị hỏa thịnh gây nên nôn ra huyết, chảy máu cam, táo bón hoặc tam tiêu tích nhiệt, mắt đỏ, mồm lở hoặc ung nhọt hoặc thấp nhiệt, vàng da, ngực sườn đầy tức, rêu lưỡi vàng dầy, mạch sác có lực.
THANH ÔN BẠI ĐỘC ẨM
(Dịch chấn nhất đắc)
Thành phần:
Sinh Thạch cao 40 - 80g
Sinh Địa hoàng 16 - 20g
Tê giác 2 - 4g
Cát cánh 8 - 12g
Huyền sâm 8 - 16g
Đơn bì 8 - 12g
Chi tử 8 - 16g
Tri mẫu 8 -12g
Camthảo 4 - 8g
Hoàng liên 4 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Liên kiều 8 - 12g
Trúc diệp tươi 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống, Thạch cao sắc trước, Tê giác tán bột mịn uống với nước sắc.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, cứu âm.
Dùng chữa tất cả các chứng hỏa nhiệt, lâm sàng có triệu chứng sốt cao, nóng bứt rứt, khát nước, nôn khan, đau đầu như búa bổ, hốt hoảng nói sảng hoặc phát ban nôn ra máu, chất lưỡi đỏ thẫm, môi khô, mạch trầm tế hoặc trầm sác hoặc phù đại sắc.
TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH ẨM
(Ngoại khoa phát huy)
Thành phần:
Kim ngân hoa 12 - 20g
Xuyên sơn giáp tích 8 - 12g
Thiên hoa phấn 8 - 12g
Tạo giác thích sao 8 - 12g
Bạch chỉ 8 - 12g
Camthảo 4 - 8g
Quy vĩ 8 - 12g
Xích thược 8 - 12g
Nhũ hương 6 - 12g
Một dược 6 -12g
Phòng phong 6 - 12g
Bối mẫu 8 - 12g
Trần bì 6 - 8g
Cách dùng: Sắc nước uống hoặc nửa rượu nửa nước sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, hoạt huyết, chỉ thống.
Giải thích:
Kim ngân hoa là chủ dược, có tác dụng thanh nhiệt giải độc trị ung nhọt thêm Phòng phong, Bạch chỉ trừ phong thấp, bài nùng tiêu phù sưng.
Quy vĩ, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết tán ứ.
Giảm đau thêm Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt hóa đàm tán kết.
Trần bì: lý khí hành hành trệ, tiêu sưng.
Xuyên sơn giáp, Tạo thích: hoạt huyết tiêu độc, tuyên thông kinh lạc.
Camthảo thanh nhiệt giải độc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc dùng để chữa các chứng ung thư sang nhọt độc thuộc dương chứng, thực chứng dùng thuốc sắc uống còn bã thuốc dùng để đắp vào chỗ sưng đau.
1.Trường hợp ung nhọt không lớn có thể bỏ Tạo giác thích, Nhũ hương, Một dược giảm liều.
2.Nếu sưng đau nhiều bỏ Bạch chỉ, Trần bì là thuốc cay nóng gia Bồ công anh, Liên kiều, Cúc hoa để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, giải độc huyết nhiệt.
3.Nếu nặng gia Đơn sâm, Đơn bì để thanh nhiệt, lương huyết, đại tiện táo bón gia Chỉ thực, Đại hoàng, Mang tiêu để tả hạ thông tiện.
Lúc sử dụng cần chú ý:
Ung nhọt đã vỡ và trường hợp âm thư không nên dùng.
Dùng thận trọng đối với trường hợp bệnh nhân tỳ vị hư, khí huyết kém.
NGŨ VỊ TIÊU ĐỘC ẨM
(Y tông kim giám)
Thành phần:
Kim ngân hoa 12 - 20g
Bồ công anh 12 - 20g
Tử hoa địa linh 12 - 20g
Giả Cúc hoa 8 - 16g
Tử bối thiên quý 6 - 8g
Cách dùng: Thuốc sắc nước uống, bã thuốc giã nát đắp vào chỗ sưng đau.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán đinh sang.
Giải thích bài thuốc:
Kim ngân hoa là chủ dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu sưng ung nhọt.
Tử hoa địa linh, Tử bối thiên quý trị định độc.
Bồ công anh, Cúc hoa thanh giải nhiệt độc, tiêu sưng ung nhọt.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp nhiệt thịnh gia thuốc thanh nhiệt giải độc như Hoàng liên, Liên kiều.
2.Sưng nặng gia Phòng phong, Thuyền thoái để tán phong, tiêu sưng, huyết nhiệt độc thịnh gia Xích thược, Đơn bì, Sinh địa để lương huyết giải độc.
3.Trường hợp áp xe vú nóng đỏ đau nhiều gia Qua lâu bì, Bối mẫu, Thanh bì để tán kết, tiêu sưng.
4.Đối với những trường hợp viêm cầu thận cấp, sốt, phù, nước tiểu đỏ ít, lưỡi đỏ, mạch sác hoặc viêm amygdal cấp gia thuốc thanh nhiệt lợi tiểu như Bạch mao căn, Xa tiền.
Chú ý: Trường hợp âm hư không dùng.
TỨ DIỆU DƯỠNG ÂM THANG
(Nghiệm phương tân biên)
Thành phần :
Kim ngân hoa 100 - 200g
Huyền sâm 60 - 100g
Đương quy 40 - 60g
Camthảo 30g
Cách dùng: sắc nước uống, chia làm 2 - 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Kim ngân hoa là chủ dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Huyền sâm để tư âm thanh nhiệt.
Đương quy hoạt huyết hòa vinh.
Camthảo hòa trung giải độc dùng tốt đối với trường hợp chứng thoát thư lở loét nhiệt độc thịnh âm huyết bị tổn thương.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc dùng trong trường hợp thoát thư như viêm tắc tĩnh mạch, chân tay lở loét, người sốt khát nước, lưỡi đỏ, mạch sác.
2.Nếu đau nhiều gia Nhũ hương, Một dược để hành khí hoạt huyết giảm đau.
3.Trường hợp nhiệt độc thịnh gia Bồ công anh, Đơn sâm, Xích tiểu đậu, Xuyên sơn giáp, Địa long để tăng cường thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc.
4.Trường hợp thoát thư có triệu chứng ứ huyết rõ cần gia Đào nhân, Hồng hoa để hoạt huyết hóa ứ.
5.Trường hợp khí hư gia Hoàng kỳ, Đảng sâm để bổ khí.
Chú ý: Trường hợp thoát thư có hiện tượng hàn ngưng không nên dùng.
THANH NHIỆT GIẢI THỬ
Thanh nhiệt giải thửlà những bài thuốc dùng chữa những bệnh sốt về mùa hè thuộc phạm vi chứng Thử có các triệu chứng chính là: sốt, khát nước, ra mồ hôi, mệt mỏi, mạch hư, thường là chứng nhiệt kiêm thấp thường kèm theo khí hư.
Bài thuốc cổ phương thường dùng là:
Hương nhu tán
Tân gia Hương nhu ẩm
Thanh lạc ẩm
Lục nhất tán
Thanh thử ích khí thang.
HƯƠNG NHU TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Hương nhu 200g
Biển đậu sao 40 - 60g
Hậu phác (Gừng chế) 40 - 60g
Cách dùng: dùng dạng bột theo tỷ lệ trên, các vị tán bột mịn, mỗi ngày 12g sắc nước uống.
Có thể theo tỷ lệ trên dùng thuốc thang nhưng lượng giảm.
Tác dụng: Giải thử, hóa thấp, hòa trung.
Giải thích bài thuốc:
Hương nhu có tác dụng giải thử, tán hàn, lợi thấp là chủ dược.
Hậu phác tính cay đắng ôn có tác dụng hành khí, táo thấp, hóa trệ.
Biển đậu tính ngọt bình, tiêu thử, hòa trung hóa thấp.
Ba vị hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng tiêu thử, giải biểu, hóa thấp, hòa trung.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được sử dụng trong trường hợp về mùa hè ngoại cảm phong hàn thấp. Triệu chứng: sốt, sợ lạnh, đầu đau nặng, ngực đầy tức, không ra mồ hôi hoặc đau bụng, nôn tiêu chảy, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù.
1.Nếu chứng biểu nặng gia Thanh hao, Kinh giới để tăng tác dụng tiêu thử giải biểu.
2.Trường hợp mũi tắc (chảy nước mũi) kết hợp bài Thông xị thang để thông dương giải biểu.
3.Trường hợp lý thấp nhiệt gia Hoàng liên để thanh nhiệt gọi là bài TỨ VỊ HƯƠNG NHU ẨM.
4.Nếu thấp thịnh, bên trong bụng đầy, tiêu chảy gia Phục linh, Cam thảo để lợi thấp hòa trung gọi là bài NGŨ VẬT HƯƠNG NHU ẨM.
5.Nếu hai chân co rút gia Mộc qua để thông kinh gọi là bài LỤC VỊ HƯƠNG NHU ẨM.
6.Nếu gia thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Quất hồng bì để ích khí kiện tỳ táo thấp gọi là bài THẬP VỊ HƯƠNG NHU ẨM.
Bài thuốc vừa có tác dụng giải biểu tiêu thực, vừa có tác dụng hóa thấp trệ, hòa trường vị cho nên có thể sử dụng chữa các chứng cảm mạo mùa hè - thu, các chứng nhiễm trùng đường ruột như viêm ruột, kiết lỵ, có các chứng hậu như trên có thể gia giảm để đạt kết quả tốt.
TÂN GIA HƯƠNG NHU ẨM
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Hương nhu 8g
Kim ngân hoa 12g
Bạch biển đậu tươi 12g
Hậu phác 8g
Liên kiều 8g
Cách dùng: sắc nước chia 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng: dùng chữa các chứng cảm thụ thử tà, phát sốt, hơi gai rét, đau đầu không ra mồ hôi, bứt rứt khát nước, lưỡi đỏ rêu trắng mỏng, mạch hồng đại.
Giải thích bài thuốc:
Bạch biển đậu, Kim ngân hoa, Liên kiều có tác dụng tân lương, thấu biểu, trừ thấp thanh nhiệt.
Hương nhu, Hậu phác tiêu thử trừ thấp.
Năm vị thuốc phối hợp thành một bài thuốc có tác dụng tiêu thử thanh thấp nhiệt.
THANH LẠC ẨM
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Hà diệp tươi 8 - 20g
Ngân hoa tươi 8 - 20g
Vỏ dưa đỏ 8 - 20g
Bạch biển đậu tươi 8 - 12g
Tây qua bì 8 - 12g
Trúc diệp tâm tươi 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống ngày 2 lần.
Tác dụng: Giải thử, thanh phế.
LỤC NHẤT TÁN
(Thương hàn tiêu bản)
Thành phần:
Hoạt thạch 6 phần
Camthảo 1 phần
Cách dùng: Thuốc theo tỷ lệ trên, tán bột mịn, trộn đều mỗi lần uống từ 6 - 12g với tỷ lệ mật ong và nước đun sôi (ấm) ngày 3 lần có thể dùng với thuốc thang, lượng gia giảm, sắc uống.
Tác dụng: Thanh thử, lợi thấp.
Giải thích bài thuốc:
Hoạt thạch là chủ dược vị nhạt tính hàn có tác dụng thẩm thấp, thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở tam tiêu.
Camthảo: thanh nhiệt, hòa trung.
Hai vị thuốc phối hợp với tỷ lệ 6:1, nên gọi là Lục nhất chữa những bệnh thử thấp có triệu chứng sốt, khát nước, tiêu chảy hoặc sỏi tiết niệu đều có tác dụng.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp bệnh thử sốt có kinh giật, bứt rứt gia Thần sa, gọi là bài ÍCH NGUYÊN TÁN (Hà gian lục thư) dùng nước sắc Đăng
tâm để uống có tác dụng trấn kinh an thần.
2.Trường hợp bệnh thử nhiệt, mắt đỏ, họng đau hoặc mồm lưỡi viêm lóet gia Thanh đại gọi là bài BÍCH NGỌC TÁN (Hà gian lục thư) để thanh can hỏa.
3.Trường hợp đi tiểu đau gắt hoặc chứng "Sa lâm" gia thêm Kim tiền thảo để hóa thạch chỉ thống, tăng cường lợi tiểu.
4.Bài thuốc gia thêm Sinh Trắc bá diệp, Sinh Xa tiền thảo, Sinh Ngẫu tiết có tên TAM SINH ÍCH NGUYÊN TÁN trị chứng Huyết lâm có thể gia Tiểu kế, Hổ phách, Bồ hoàng để chỉ huyết, thông lâm.
Chú ý: Không dùng đối với trường hợp âm hư tiểu tiện trong.
THANH THỬ ÍCH KHÍ THANG
(Ôn nhiệt kinh vĩ)
Thành phần:
Tây dương sâm 6g
Cọng sen 20g
Thạch hộc 12g
Trúc diệp 8g
Camthảo 8g
Vỏ dưa đỏ 40g
Hoàng liên 4g
Mạch môn 12g
Tri mẫu 8g
Cánh mễ 20g
Cách dùng: sắc nước uống 2 ngày, chia 2 - 3 lần.
Tác dụng: Thanh thử ích khí, dưỡng âm, sinh tân.
Dùng trong trường hợp bệnh nhân sốt, mồ hôi nhiều, mồm khát, bứt rứt, người mệt mỏi, mạch hư sác.
Giải thích bài thuốc:
Vỏ dưa đỏ, Cọng sen là chủ dược có tác dụng giải thử, thanh nhiệt.
Dương sâm, Thạch hộc, Mạch môn ích khí sinh tân.
Hoàng liên, Tri mẫu, Trúc diệp: thanh nhiệt trừ phiền.
Camthảo, Cánh mễ: ích vị hòa trung.
Các vị thuốc phối hợp có tác dụng chung là thanh thử, ích khí, dưỡng âm, sinh tân.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp trẻ em sốt về mùa hè, sốt kéo dài không khỏi có tổn thương tân dịch, có thể bỏ Hoàng liên, Tri mẫu gia Bạch vi, Thuyền thoái để hòa âm thoái nhiệt.
2.Dùng thận trọng trong trường hợp thấp nặng vì bài thuốc có nhiều vị nê trệ.
Lưu ý: Có một bài thuốc khác cũng có tên THANH THỬ ÍCH KHÍ THANG (Tỳ vị luận) gồm các vị: Hoàng kỳ, Thương truật, Thăng ma, Nhân sâm, Bạch truật, Trần bì, Thần khúc, Trạch tả, Mạch môn, Đương quy, Chích thảo, Hoàng bá, Cát căn, Thanh bì, Ngũ vị tử có tác dụng ích khí sinh tân, trừ thấp, thanh nhiệt.
Chủ trịnhững bệnh nhân vốn hư nhược, mắc bệnh thử thấp, người sốt đau đầu, mồm khát, ra mồ hôi, không thích ăn uống, người mệt mỏi, tiêu lỏng, tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi dày, mạch hư nhược.
THANH NHIỆT TẠNG PHỦ
Thanh nhiệt tạng phủlà những bài thuốc dùng chữa các chứng nhiệt ở tạng phủ.
Ví dụ:
1.Chứng Tâm kinh nhiệt thịnh: bứt rứt, mồm khát, miệng lở, tiểu đỏ.
Dùng bài Đạo xích tán để thanh tâm nhiệt chứng.
2.Chứng Can kinh nhiệt thịnh: sườn đau, mồm đắng, mắt đỏ, tai ù hoặc chứng Can kinh thấp nhiệt: tiểu đỏ gắt, âm hộ sưng ngứa.
Dùng bài Long đởm tả can thang để thanh can nhiệt.
3.Chứng Phế kinh nhiệt: ho suyễn dùng Tả bạch tán để thanh phế nhiệt.
4.Trường hợp răng lưỡi sưng lở dùng bài Thanh vị tán để thanh vị nhiệt.
5.Trường hợp nhiệt tả lỵ dùng bài Hoàng cầm thang, Bạch đầu ông thang ... để thanh nhiệt ở đại tràng.
ĐẠO XÍCH TÁN
(Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Thành phần:
Sinh địa hoàng 12g
Mộc thông 12g
Camthảo tiêu 12g
(Có bài không dùng Cam thảo, dùng Hoàng cầm, có bài dùng Đăng tâm).
Cách dùng: các vị thuốc tán bột mịn, trộn đều, đổ nước sắc lá tre vào nên uống nóng, sau bữa ăn. Có thể dùng thuốc thang liều lượng gia giảm, sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh tâm, lợi thủy chữa các chứng bệnh tâm kinh nhiệt thịnh, mồm khát, mặt đỏ, người nóng bứt rứt, mồm lưỡi lở, tiểu tiện ít đỏ, có lúc tiểu tiện đau.
Giải thích bài thuốc:
Sinh địa hoàng có tác dụng thanh nhiệt lương huyết dưỡng âm là chủ dược.
Mộc thông, Trúc diệp thanh tâm giáng hỏa lợi tiểu.
Camthảo tiêu: thanh nhiệt tả hỏa và điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Nếu tâm phiền nhiệt bứt rứt gia Hoàng liên để thanh tâm hỏa.
2.Trường hợp huyết lâm tiểu đau đỏ gia Hạn liên thảo, Tiểu kế, Cù mạch để thanh nhiệt lương huyết, thông lâm.
3.Đối với viêm bể thận cấp tiểu tiện nhiều lần đau gia Tiểu phượng vĩ thảo, Trân châu mẫu, Bạch mao căn để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy.
4.Bài thuốc này có thể dùng để chữa viêm lở ở miệng do tâm kinh nhiệt thịnh.
LONG ĐỞM TẢ CAN THANG
(Cổ kim y phương tập thành)
Thành phần:
Long đởm thảo (rượu sao) 12g
Hoàng cầm 8g
Trạch tả 8g
Mộc thông 8g
Đương quy (rượu sao) 8g
Camthảo 2g
Chi tử (rượu sao) 12g
Xa tiền tử 6g
Sài hồ 8g
Sinh địa hoàng 8g
Cách dùng: sắc nước uống 2 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh can đởm kinh thấp nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Long đởm thảo có tác dụng thanh can đởm thực hỏa, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu là chủ dược.
Hoàng cầm, Chi tử hổ trợ thêm tác dụng thanh can đởm thực hỏa.
Trạch tả, Xa tiền tử, Mộc thông thanh lợi thấp nhiệt.
Đương quy, Sinh địa hoàng dưỡng âm huyết hòa can, dụng ý trong phối hợp thuốc trong tả có bổ để cho tả hỏa không có hại cho chân âm.
Camthảo điều hòa các vị thuốc.
Sài hồ sơ thông can đởm.
Các vị thuốc phối hợp có tác dụng chung là thanh lợi thấp nhiệt.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng, thường dùng bài thuốc gia giảm chữa các bệnh:
1.Viêm gan virus gia Nhân trần.
2.Chữa viêm túi mật cấp gia Khổ luyện căn bì, Đại hoàng.
3.Viêm bàng quang cấp gia Hoàng bá, Trúc diệp, Hoạt thạch.
4.Và các bệnh như viêm màng tiếp hợp, viêm tai giữa, cao huyết áp, viêm cầu thận cấp, viêm hố chậu cấp có hội chứng can kinh thấp nhiệt.
TẢ KIM HOÀN
(Đơn khê tâm pháp)
Thành phần:
Hoàng liên (nước Gừng sao) 6 phần
Ngô thù du (ngâm nước muối) 1 phần
Cách dùng: Tán hoàn, uống 2 - 4g/lần, có thể gia giảm làm thuốc thang.
Tác dụng: Thanh tả can hỏa.
Trị chứng can khí uất hóa hỏa: ngực sườn đầy tức, nôn, mồm đắng, ợ chua, họng khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Giải thích bài thuốc:
Hoàng liên đắng hàn, có tác dụng tả tâm hỏa, tức cũng gián tiếp tả can hỏa (tả tắc tả kỳ tử) là chủ dược.
Ngô thù tính cay nóng có tác dụng khai uất, cầm nôn.
Bài thuốc có hai vị thuốc, một hàn một nhiệt, tân khai khổ giáng, hợp
cùng dùng có tác dụng thanh can hỏa, khai can uất trị can uất hỏa, vị
khí nghịch gây ợ chua, mồm đắng, ngực sườn đầy tức.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Thường dùng trị các chứng viêm dạ dày mạn có triệu chứng nôn, buồn nôn, ợ chua, mồm đắng, ngực sườn đau tức.
2.Trị chứng tiết tả, kiết lỵ, đau bụng nhiều gia Bạch thược.
Chú ý: Không dùng trong trường hợp sườn đau do can huyết hư.
HƯƠNG LIÊN HOÀN
(Binh bộ trực quyết)
Thành phần:
Hoàng liên, Ngô thù du cùng sao
Rồi bỏ Ngô thù du
Gia Mộc hương.
Cách dùng : Cùng tán bột mịn, hồ hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g.
Tác dụng: táo thấp, thanh nhiệt, hành khí, hóa trệ.
Chủ trị: Trị chứng thấp nhiệt, hội chứng lỵ kết quả tốt.
THANH VỊ TÁN
(Tỳ vị luận)
Thành phần:
Hoàng liên 6 phân
Đương qui 3 phân
Sinh địa 3 phân
Đơn bì 5 phân
Thăng ma 1 chỉ
Cách dùng: Tán bột mịn, sắc một lần, bỏ cặn uống nguội, có thể làm thuốc thang theo lượng trên, gia giảm sắc uống.
Tác dụng: Thanh vị lương huyết.
Trị chứng vị tích nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Hoàng liên: đắng hàn có tác dụng tả hỏa ở tâm là vị chủ dược.
Sinh địa, Đơn bì: dưỡng âm thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.
Đương quy: dưỡng huyết hòa huyết.
Thăng ma: thanh nhiệt giải độc dẫn dược vào kinh Dương minh.
Các vị hợp lại thành bài thuốc có tác dụng thanh vị hỏa, lương huyết nhiệt.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này dùng để trị đau răng nhưng có dùng gia giảm để trị các chứng vị nhiệt, hỏa uất.
1.Trường hợp táo bón gia Đại hoàng, Mang tiêu.
2.Nếu mồm khát thích uống nước lạnh bỏ Đương quy gia Huyền sâm, Thiên hoa phấn để dưỡng âm sinh tân.
3.Bài thuốc có thể chữa các bệnh đau dây thần kinh tam thoa, viêm miệng, trường hợp đau răng do phong hỏa gia Phòng phong, Bạc hà để khu phong.
TẢ BẠCH TÁN
(Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Thành phần:
Tang bạch bì 20g
Sinh Cam thảo 8g
Địa cốt bì 20g
Cách dùng: Các vị thuốc trên tán bột mịn cho thêm bột gạo tẻ trộn đều, mỗi lần dùng 8 - 16g, sắc nước uống trước bữa ăn.
Có thể dùng thuốc thang theo liều lượng trên gia giảm.
Tác dụng: Thanh tả phế nhiệt, bình suyễn chỉ khái.
Giải thích bài thuốc:
Tang bạch bì tả phế nhiệt chỉ khái bình suyễn là chủ dược.
Địa cốt bì trợ lực thêm tả hỏa ở phế, thoái hư nhiệt.
Cánh mễ, Cam thảo dưỡng vị hòa trung.
Bốn vị thuốc hợp lại có tác dụng chữa các chứng phế nhiệt có thương âm.
Ứng dụng lâm sàng: Bài thuốc chữa các triệu chứng phế nhiệt ho suyễn, da khô, hư nhiệt sốt cao về chiều, chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác.
1.Nếu phế nhiệt nặng gia thêm Hoàng cầm, Tri mẫu. Nếu phế táo nhiệt ho nhiều gia Qua lâu bì, Xuyên bối mẫu để nhuận phế chỉ khái. Nếu âm hư sốt về chiều gia Thanh hao, Miết giáp, Ngân sài hồ để tăng cường thối nhiệt.
2.Bài thuốc này dùng hiệu quả đối với trẻ em lúc sởi bắt đầu bay mà người nóng, ho nhiều, khó thở.
3.Trường hợp trẻ em viêm phổi mới bắt đầu hoặc viêm phế quản sốt ho khó thở dùng bài thuốc trên gia thêm Ngưu bàng tử, Hạnh nhân, Thuyền thoái, Bạc hà để tăng thêm tác dụng tuyên phế, chỉ khái có kết quả nhất định.
Chú ý: Những trường hợp ho suyễn do ngoại cảm phong hàn hoặc hư hàn bên trong không nên dùng.
VĨ KINH THANG
(Thiên kim phương)
Thành phần:
Vĩ kinh 40g
Đông qua nhân 12g
Ý dĩ nhân 20g
Đào nhân 12g
Cách dùng: sắc nước uống, ngày chia 2 lần.
Tác dụng: Thanh phế, hóa đờm, trục ứ, bài nùng.
Giải thích bài thuốc:
Vĩ kinh (hoặc dùng Lô căn) thanh phế tả nhiệt là chủ dược.
Đông qua nhân: trừ đàm bài nùng.
Ý dĩ: thanh nhiệt lợi thấp.
Đào nhân hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, trục ứ, bài nùng; tuy các vị thuốc có tính bình và nhạt, đối với phế ung (áp xe phổi) có tác dụng tiêu tán.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu trị phế ung, triệu chứng: ho ra máu mủ thối, đàm lẫn máu mùi tanh, ngực đau âm ỉ, đau tăng lúc ho, mồm họng khô táo, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt. Thường dùng kết hợp với các vị Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngư tinh thảo để thanh nhiệt giải độc. Nếu đã có mủ gia Cát cánh, Cam thảo, Xuyên bối mẫu để tăng cường hóa đàm, bài nùng.
1.Trường hợp bệnh sởi đã mọc kèm sốt, ho đờm nhiều có thể dùng bài thuốc này gia Ty qua lạc, Qua lâu bì, Tỳ bà diệp để thanh phế nhiệt, hóa đờm.
2.Đối với bệnh viêm phổi ho suyễn có thể kết hợp với bài Ma hạnh thạch cam thang, Tả bạch tán hoặc Bạch hổ thang để sử dụng tùy theo chứng bệnh.
3.Trên lâm sàng, có báo cáo cho rằng bài này kết hợp với bài Ngân kiều giải độc tán (gồm các vị: Lô căn, Ngư tinh thảo, Ý dĩ sống, Kim ngân hoa, Liên kiều, Qua lâu nhân, Tang bạch bì, Hạnh nhân, Sinh Cam thảo) có kết quả tốt. Bài thuốc có thể dùng chữa ho gà gia thêm các vị Xuyên bối mẫu, Quất hồng, Tỳ bà diệp, Cam thảo. Nếu ho, chảy máu cam gia Mao căn, Ngẫu tiết. Nôn gia Trúc nhự, Giả thạch. Đờm nhiều gia La bạc tử.
DƯỠNG ÂM THANH VỊ TIỄN
(Nguyên là bài NGỌC NỮ TIỄN - Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Thạch cao 20 - 40g
Thục địa 12 - 20g
Mạch môn 8 - 12g
Ngưu tất 6 - 8g
Tri mẫu 6 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh vị, tư âm.
Giải thích bài thuốc:
Thạch cao có tác dụng thanh vị nhiệt là chủ dược.
Thục địa: tư thận thủy.
Hai vị hợp lại vừa có tác dụng thanh nhiệt và tán thủy.
Tri mẫu: khổ nhuận hợp với Thạch cao để tả vị nhiệt.
Mạch môn hợp với Thục địa có tác dụng dưỡng âm, tăng tân dịch.
Ngưu tất có tác dụng dẫn dược, giáng hỏa xuống dưới.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng âm hư vị nhiệt, phiền nhiệt, mồm khát, đau đầu, đau răng hoặc thổ huyết, chảy máu cam, lưỡi khô đỏ, rêu trắng hoặc vàng khô, mạch phù hoạt hoặc hồng hoạt. ấn vô lực.
Nếu nhiệt thịnh gia Chi tử, Địa cốt bì. Nếu nhiều mồ hôi, khát nước gia Ngũ vị tử, tiểu tiện khó gia Trạch tả, Phục linh. Nếu có hiện tượng khí âm hư gia Nhân sâm.
Vị nhiệt thịnh mà thận âm hư không rõ, trái lại sốt cao, lưỡi đỏ thẫm, miệng khô khát nước thay Thục địa bằng Sinh địa, Ngưu tất bằng Huyền sâm để sinh tân lương huyết, thanh nhiệt.
Trường hợp âm hư rõ rệt thì tăng lượng Thục địa làm chủ dược.
Nếu nhiệt thịnh, bỏ Thục địa, dùng Sinh địa gia Đơn bì, Mao căn, Hạn liên thảo để lương huyết, chỉ huyết.
Nếu vị nhiệt thịnh mà nôn ra máu tăng lượng Thạch cao, Ngưu tất để gia cường thanh vị nhiệt dẫn huyết đi xuống và gia Đại giả thạch, Ngẫu tiết để lương giáng chỉ huyết.
Nếu thiên về âm dịch bất túc nên uống ấm. Nếu thiên về vị hỏa mạnh nên uống lạnh.
Trường hợp viêm miệng, viêm lưỡi cấp đều có thể dùng bài thuốc này điều trị. Nếu chất lưỡi khô đỏ thẫm hoặc trơn không có rêu, tức vị âm bất túc, cần gia thêm Sa sâm, Thạch hộc để dưỡng âm, sinh tân.
Chú ý: Trường hợp tiêu chảy không nên dùng.
BẠCH ĐẦU ÔNG THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Bạch đầu ông 16 - 20g
Hoàng bá 12 - 16g
Hoàng liên 8 - 12g
Trần bì 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ.
Giải thích bài thuốc:
Bạch đầu ông có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, trị lỵ là chủ dược.
Hoàng liên, Hoàng bá, Trần bì hợp với Bạch đầu ông tăng thêm tác dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc trị các chứng nhiệt lỵ, mót rặn, bụng đau, đại tiện có máu mủ, khát nước, hậu môn nóng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
1.Nếu có các triệu chứng biểu như sợ lạnh, phát sốt gia Cát căn, Kinh giới, Ngân hoa, Liên kiều để giải biểu, thanh nhiệt.
2.Bụng đau mót rặn nhiều gia Mộc hương, Binh lang, Bạch thược để hành khí, chỉ thống, giảm mót rặn.
3.Nếu thiên về xích lỵ gia Xích thược, Đơn bì, Địa du để hoạt huyết, lương huyết, chỉ huyết. Bài thuốc có thể chữa chứng lỵ amip, lỵ trực trùng, nhiệt độc thịnh.
4.Phụ nữ sau khi đẻ huyết hư mà mắc bệnh nhiệt lỵ, tiêu ra máu mủ, bụng đau mót rặn gia A giao, Cam thảo gọi là Bạch đầu ông gia Cam thảo, A giao thang (Kim quỹ yếu lược). Bài này cũng có thể dùng đối với các trường hợp huyết hư âm hư mà mắc bệnh nhiệt lỵ.
5.Trường hợp bệnh nhiệt lỵ đã hết mà lưỡi đỏ thẫm khô, không thích ăn uống, ăn vào khó nuốt gọi là "Cấm khẩu lỵ" có thể dùng bài này bỏ Hoàng bá gia Hài nhi sâm, Mạch môn, Thạch hộc, Cam thảo, Hạt sen để bổ vị âm; Thạch xương bồ, Thạch liên tử để hóa trọc.
HOÀNG CẦM THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Hoàng cầm 12 - 16g
Chích Cam thảo 6 - 8g
Thược dược 12 - 16g
Đại táo 3 - 6 quả
Cách dùng: sắc nước uống, chia 2 - 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt, trị lỵ, hòa trung, chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Hoàng cầm: thanh vị trường thấp nhiệt là chủ dược.
Thược dược: điều huyết hòa can, gỉam đau bụng.
Camthảo, Đại táo: hòa tỳ vị.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này dùng trong các trường hợp tiêu chảy, kiết lỵ do đại trường thấp nhiệt, có các triệu chứng tiêu chảy hoặc đi lỵ bụng đau, người nóng, mồm đắng lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
1.Trường hợp nhiệt lỵ, bụng đau mót rặn dùng bài này bỏ Đại táo gọi là bài HOÀNG CẦM THƯỢC DƯỢC THANG (Hoạt pháp cơ yếu).
2.Trường hợp lỵ thuộc thực chứng, phân có mủ máu, bụng đau mót rặn bỏ Đại táo gia Hoàng liên, Đại hoàng, Binh lang, Đương quy, Mộc hương, Nhục quế gọi là bài THƯỢC DƯỢC THANG (Hà gian lục thư).
3.Trường hợp thấp nhiệt lỵ dùng bài thuốc bỏ Đại táo, bội Bạch thược gia những vị thuốc hành khí đạo trệ như Chỉ thực, Mộc hương.
4.Trường hợp lỵ kèm theo nôn gia Bán hạ, Sinh khương gọi là bài HOÀNG CẦM GIA BÁN HẠ SINH KHƯƠNG THANG (Thương hàn luận).
Chú ý: Trường hợp chứng tả lỵ do hàn thấp, rêu lưỡi trắng, mạch trì hoạt, không khát nước, không nên dùng bài này.
THANH HƯ NHIỆT
Thuốc Thanh hư nhiệt là những bài thuốc dùng để chữa các hội chứng, bệnh lý âm hư sốt lâu dài như các trường hợp lao, ung thư, bệnh chất tạo keo.
Mục đíchđể tư âm thanh nhiệt .
Những vị thuốcthường dùng như: Thanh hao, Miết giáp, Sinh địa, Tri mẫu...
Những bài thuốcthường dùng có:
Thanh hao miết giáp thang
Hoàng kỳ miết giáp thang…
THANH HAO MIẾT GIÁP THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Thanh hao 8 - 12g
Tế Sinh địa 12 - 16g
Đơn bì 12 - 16g
Miết giáp 16 - 20g
Tri mẫu 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Miết giáp tính vị hàn mặn, có tác dụng tư âm thoái hư nhiệt.
Thanh hao: thanh nhiệt đều là chủ dược.
Sinh địa, Tri mẫu hỗ trợ Miết giáp để dưỡng âm thoái hư nhiệt.
Đơn bì thanh nhiệt ở huyết phận, tăng tác dụng thanh nhiệt của bài thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu dùng trong các trường hợp sốt kéo dài dai dẳng, sáng nhẹ chiều tối nặng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác hoặc huyền tế sác.
1.Trường hợp bệnh lao phổi gia thêm Sa sâm, Mạch môn, Hạn liên thảo để dưỡng âm thanh phế.
2.Trường hợp hư nhiệt kéo dài gia thêm Thạch hộc, Địa cốt bì, Bạch vi.
3.Đối với trẻ em sốt mùa hè, sốt nặng về đêm thuộc chứng âm hư nội nhiệt có thể dùng phối hợp bài thuốc này gia Bạch vi, Thiên hoa phấn, Cọng sen.
Chú ý: Trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ đầu hoặc bệnh ôn ở khí phần âm hư co giật, không nên dùng bài này.
HOÀNG KỲ MIẾT GIÁP TÁN
(Vệ sinh bảo giám)
Thành phần :
Hoàng kỳ (chích mật) 20g
Chích Miết giáp 20g
Thiên môn 20g
Tần giao 12g
Sài hồ 12g
Bạch linh 12g
Tang bạch bì 12g
Tử uyển 12g
Bán hạ 12g
Bạch thược 12g
Sinh địa 12g
Tri mẫu 12g
Chích thảo 12g
Đảng sâm 6g
Cát cánh 6g
Nhục quế 6g
Cách dùng: tán bột mịn làm thuốc tán hoặc dùng thuốc thang.
Tác dụng: Tư âm, thanh nhiệt, ích khí, kiện tỳ, chỉ khái hóa đờm.
Chủ trị: Hư lao, phiền nhiệt, chân tay mệt mỏi, ho, họng khô đờm ít, chán ăn, ra mồ hôi hoặc sốt chiều, lưỡi nhợt, đầu lưỡi đỏ, mạch hư sác.
THANH CỐT TÁN
(Chứng trị chuẩn thằng)
Thành phần:
Ngân Sài hồ 6g
Hồ Hoàng liên 4g
Tần giao 4g
Miết giáp 4g
Địa cốt bì 4g
Thanh hao 4g
Tri mẫu 4g
Chích thảo 2g
Cách dùng: Tán bột mịn uống hoặc sắc uống.
Tác dụng: Tư âm, thoái hư nhiệt.
Chủ trị: Các chứng âm hư, sốt về chiều hoặc sốt thấp kéo dài, người gầy, môi má đỏ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
NHỮNG BÀI THUỐC TRỪ THẤP
Bài thuốc trừ thấp gồm những vị thuốc hóa thấp, lợi thấp, hoặc táo thấp có tác dụng hóa thấp, lợi thủy, thông lâm, tả trọc. Dùng trị các chứng thủy thấp ứ đọng trong cơ thể sinh ra thủy thũng, lâm trọc, đàm ẩm, tiết tả, thấp ôn, lung bế (tiểu tiện không thông).
Lúc vận dụng bài thuốc trừ thấp cần chú ý vị trí của bệnh: trên, dưới, ngoài, trong, tính chất hàn nhiệt, hư thực, khí huyết tạng phủ.
Nếu thấp tà ở phần ngoài và trên chú ý phát để trừ thấp.
Nếu thấp ở dưới và trong thì ôn dương hành khí để hóa thấp hoặc dùng thuốc ngọt nhạt để lợi thấp.
Đối với hàn thấp thì dùng phép ôn táo.
Đối với thấp nhiệt dùng phép thanh lợi, trường hợp thủy thấp ứ đọng thực chứng, dùng công trục, nếu hư chứng cần phò chính.
Bài thuốc trừ thấp phần lớn dễ làm tổn thương tân dịch nên không dùng kéo dài, đối với cơ thể âm hư cần thận trọng lúc dùng.
A. PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
Bài thuốcPhương hương hóa thấpthường bao gồm các vị thuốc: phương hương hóa trọc, ôn đắng táo thấp như: Hoắc hương, Bạch đậu khấu, Thương truật, Trần bì ..., dùng cho các chứng: tỳ vị vận hóa kém, thấp thịnh ở trong, gây nên bụng đầy đau, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ăn ít, người mệt.
Bài thuốc thường dùng có: Hoắc hương chính khí tán, Bình vị tán.
B. THANH NHIỆT HÓA THẤP
Là những bài thuốc dùng chữa các chứng thấp nhiệt đều nặng, thường gồm các vị thuốc thanh nhiệt lợi thấp và thanh nhiệt táo thấp kết hợp.
C. LỢI THỦY THẨM THẤP
Những bài thuốcLợi thủy thẩm thấpcó tác dụng thông lợi tiểu tiện.
Thường gồm các vị thuốc có tính vị ngọt nhạt mà hàn, có tác dụng lợi tiểu tiện để chữa các chứng phù, đái gắt, sạn đường tiết niệu, tiêu chảy.
Thuốc lợi tiểu thường có rất nhiều, dùng các vị Bạch linh, Trư linh, Trạch tả, Thông thảo, Ý dĩ, Đăng tâm, Xa tiền, Đông qua bì, Râu ngô, Hoạt thạch.
D. ÔN DƯƠNG HÓA THẤP
Bài thuốcÔn dương hóa thấplà những bài thuốc chữa các chứng phù thũng đàm ẩm do tỳ thận dương hư, chức năng vận hóa bài tiết suy giảm sinh ra thủy thấp ứ trệ trong cơ thể, thường gồm các vị thuốc ôn dương lợi thủy hành khí tạo thành.
E. TRỪ PHONG THẤP
Bài thuốcTrừ phong thấpchủ yếu dùng để chữa các chứng phong thấp nhiệt tý hoặc hàn tý.
Triệu chứng chủ yếu là đau nhức mình mẩy, lưng gối nhức mỏi, cơ khớp tê dại hoặc sưng nóng đỏ đau, hoạt động khó khăn.
Thuốc trừ phong thấp như Độc hoạt, Tang ký sinh, Khương hoạt, Tần giao, Phòng phong ..., thường dùng chung với thuốc dưỡng huyết, theo nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền là "Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt".
PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
Bài thuốcPhương hương hóa thấpthường bao gồm các vị thuốc: phương hương hóa trọc, ôn đắng táo thấp như: Hoắc hương, Bạch đậu khấu, Thương truật, Trần bì ...
Dùng cho các chứng: tỳ vị vận hóa kém, thấp thịnh ở trong, gây nên bụng đầy đau, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ăn ít, người mệt.
Bài thuốc thường dùng có:
Hoắc hương chính khí tán
Bình vị tán.
HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Hoắc hương 12g
Cát cánh 8 - 12g
Phục linh 8 - 12g
Hậu phác (Khương chế) 6 - 10g
Tô diệp 8 - 12g
Bạch truật 8 - 12g
Bán hạ khúc 8 - 12g
Bạch chỉ 8 - 12g
Đại phúc bì 8 - 12g
Trần bì 6 - 12g
Chích thảo 4g
Cách chế và dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 6 - 12g với nước Gừng và Đại táo. Có thể dùng thuốc thang.
Tác dụng: Giải biểu, hòa trung, lý khí hóa thấp.
Giải thích bài thuốc:
Hoắc hương tác dụng phương hương hóa thấp, lý khí hòa trung kiêm giải biểu là chủ dược.
Tô diệp, Bạch chỉ: giải biểu, tán hàn, hóa thấp.
Hậu phác, Đại phúc bì: trừ thấp, tiêu trệ.
Bán hạ khúc, Trần bì: lý khí hòa vị, giáng nghịch, chỉ ẩu.
Cát cánh: tuyên phế, thông lợi thấp trệ.
Linh, Truật, Thảo, Táo: ích khí kiện tỳ, giúp vận hóa, lợi thấp.
Tác dụng lâm sàng:
1.Là bài thuốc được dùng trong trường hợp ngoại cảm, sốt sợ rét, đau đầu, bụng ngực đầy tức đau kèm theo nôn tiêu chảy.
2.Trên lâm sàng thường dùng chữa bệnh viêm đường ruột cấp có triệu chứng biểu hàn nội thấp. Trường hợp làm thuốc thang sắc uống, nếu chứng biểu nặng gia Tô diệp để sơ tán biểu phong, trường hợp thực tích bụng đầy tức bỏ Táo, Cam thảo, Thần khúc, Kê nội kim để tiêu thực, nếu thấp nặng, Mộc thông, Trạch tả để lợi thấp.
BÌNH VỊ TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Thương truật 6 - 12g
Camthảo (sao) 4g
Hậu phác 4 - 12g
Trần bì 4 - 12g
Cách dùng: Các thuốc tán bột mịn mỗi lần uống 6 - 12g với nước sắc gừng 2 lát, Táo 2 quả.
Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống, theo nguyên phương, lượng gia giảm.
Tác dụng: Kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.
Giải thích bài thuốc:
Thương truật: kiện tỳ, táo thấp là chủ dược.
Hậu phác: trừ thấp, giảm đầy hơi.
Trần bì: lý khí, hóa trệ.
Khương, Táo, Cam thảo: điều hòa tỳ vị.
Ứng dụng lâm sàng:
1-Trên lâm sàng dùng chữa chứng tỳ vị thấp trệ có triệu chứng đầybụng, mồm nhạt, nôn, buồn nôn, chân tay mệt mỏi, đại tiện lỏng,rêu lưỡi trắng nhớt dày.
2.Trường hợp thấp nhiệt nặng gia Hoàng cầm, Hoàng liên, nếu thực tích bụng đầy, đại tiện táo kết gia Đại phúc bì, La bạc tử, Chỉ xác để hạ khí thông tiện.
3.Trường hợp bên trong thấp trệ, thêm ngoại cảm, triệu chứng có nôn bụng đầy, sốt sợ lạnh, gia Hoắc hương, Chế Bán hạ để giải biểu hóa trọc gọi là bài "Bất hoán kim chính tán" (Hòa tễ cục phương).
4.Trường hợp sốt rét (thấp ngược) mình mẩy nặng đau, mạch nhu, lạnh nhiều nóng ít, dùng bài này hợp "Tiểu Sài hồ thang" để trị gọi là bài "Sài bình thang" (Nội kinh thập di phương luận). Bài này gia Tang bạch bì gọi là bài "Đối kim ẩm tử" trị chứng tỳ vị thấp, người nặng da phù.
Trên lâm sàng có báo cáo dùng bài này trị viêm dạ dày mạn tính, đau dạ dày cơ năng, bụng đầy ăn kém, rêu lưỡi trắng dày.
Chú ý:
Bài thuốc vị đắng cay, ôn táo dễ tổn thương tân dịch, âm huyết, nên dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai.
TAM NHÂN THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Hạnh nhân 8 - 12g
Bạch đậu khấu 6 - 8g
Hoạt thạch phi 12 - 24g
Ý dĩ nhân 12 - 24g
Bạch thông thảo 4 - 8g
Chế Bán hạ 6 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần/ ngày.
Tác dụng: Tuyên thông khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Hạnh nhân vị cay đắng khai thông phế khí.
Bạch đậu khấu: vị cay đắng hóa thấp lợi tỳ.
Ý dĩ nhân: ngọt nhạt, thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu đều là chủ dược.
Bán hạ, Hậu phác: trừ thấp, tiêu trệ.
Thông thảo, Hoạt thạch, Trúc diệp: thanh lợi thấp nhiệt.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng sơ lợi khí cơ, tuyên thông tam tiêu, thấp nhiệt tiêu tán, bệnh ắt phải khỏi.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Là một bài thuốc chữa thấp ôn, bệnh ở phần khí, thấp nặng hơn nhiệt.
2.Trường hợp thấp nhiệt đều nặng gia Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt, nếu còn triệu chứng biểu như sợ lạnh, gia Hương nhu, Thạch cao để giải biểu; có hàn nhiệt vãng lai gia Thảo quả, Thanh cao để thoái hàn nhiệt.
Một số báo cáo lâm sàng cho biết sử dụng bài thuốc gia giảm chữa các chứng thương hàn, viêm ruột dạ dày, viêm thận có kết quả tốt.
THANH NHIỆT HÓA THẤP
Là những bài thuốc dùng chữa các chứng thấp nhiệt đều nặng.
Thường gồm các vị thuốc thanh nhiệt lợi thấp và thanh nhiệt táo thấp kết hợp.
NHÂN TRẦN CAO THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Nhân trần cao 12 - 24g
Chi tử 8 - 16g
Đại hoàng 4 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần/ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp.
Giải thích bài thuốc:
Nhân trần: thanh can đởm uất nhiệt, lợi thấp thoái hoàng, thuốc chuyên trị hoàng đản là chủ dược.
Chi tử: thanh lợi thấp nhiệt ở tam tiêu.
Đại hoàng: tả uất nhiệt.
Nhân trần phối hợp với Chi tử cho thấp nhiệt ra bằng đường tiểu, Nhân trần hợp với Đại hoàng làm cho thấp nhiệt ra bằng đường đại tiện.
Vì thế mà bài thuốc chữa Hoàng đản rất tốt.
Ứng dụng lâm sàng:
Là bài thuốc chủ yếu trị chứng Hoàng đản. Nhưng Hoàng đản có"Âm hoàng"và"Dương hoàng".
Dương hoàng là do thấp nhiệt mà âm hoàng là do hàn thấp. Vị Nhân trần dùng trị Dương hoàng thì phối hợp với Chi tử, Hoàng bá. Nếu trị Âm hoàng thì phối hợp với Phụ tử, Can khương.
2.Bài thuốc trị viêm gan virus cấp là chủ yếu, nếu là viêm hoặc sỏi túi mật, bệnh xoắn trùng gây nên chứng vàng da thì tùy chứng sử dụng có gia giảm.
3.Trường hợp sốt sợ lạnh, đau đầu, gia Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải thoái nhiệt; nếu táo bón gia thêm Chỉ thực hoặc tăng lượng Đại hoàng để tả nhiệt thông tiện; nếu tiểu tiện đỏ, ít thêm Xa tiền thảo, Kim tiền thảo, Trạch tả, Hoạt thạch để tăng tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu; nếu sườn bụng đầy đau gia Uất kim, Chỉ xác, Xuyên luyện tử để sơ can chỉ thống.
4.Trường hợp sốt nặng gia Hoàng bá, Long đởm thảo để tăng tác dụng thanh nhiệt.
5.Trong bài thuốc, nếu táo bón dùng Đại hoàng để công hạ thì cho vào sau; nếu dùng thanh uất nhiệt thì cùng sắc chung.
Phụ phương
CHI TỬ BÁ BÌ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Chi tử 8 - 12g
Chích thảo 3 - 4g
Hoàng bá 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Chủ trị: chứng hoàng đản nhiệt nặng hơn thấp.
(Có sách Y tông kim giám viết: trong bài Chi tử bá bì thang không phải là Cam thảo mà là Nhân trần, tất có sự nhầm lầm?).
BÁT CHÍNH TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Mộc thông
Cù mạch
Xa tiền tử
Biển súc
Hoạt thạch
Chích thảo
Sơn Chi tử
Đại hoàng
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sắc Đăng tâm, có thể làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt tả hỏa, lợi tiểu thông lâm.
Giải thích bài thuốc: Bài thuốc chủ trị chứng lâm do thấp nhiệt nên trong bài:
Cù mạch: có tác dụng lợi thủy thông lâm, thanh nhiệt lương huyết.
Mộc thông: lợi thủy, giáng hỏa là chủ dược.
Biển súc, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Đăng tâm: thanh nhiệt lợi thấp thông lâm.
Chi tử, Đại hoàng: thanh nhiệt tả hỏa.
Camthảo điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Là bài thuốc chính trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, các chứng lâm sàng: tiểu gắt, ít, đau, tiểu nhiều lần, bụng dưới đầy, mồm táo, họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác có lực.
2.Trên lâm sàng dùng bài thuốc chữa các bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu, sỏi đường niệu có hội chứng thấp nhiệt, chứng thực. Trường hợp tiểu máu gia Tiểu kế, Hạn liên thảo, Bạch mao căn để lương huyết chỉ huyết; nếu sạn tiết niệu gây đau gia Hải kim sa, Kim tiền thảo, Kê nội kim để thông lâm hóa thạch; tiêu lỏng bỏ Đại hoàng.
3.Có thể dùng chữa các bệnh viêm cầu thận cấp, viêm thận bể thận cấp có hội chứng thấp nhiệt để thanh nhiệt, lợi tiểu tiêu phù.
4.Bài thuốc có chỉ định chính là chứng lâm thực nhiệt; nếu chứng lâm để lâu ngày cơ thể hư cần thận trọng chú ý mặt phò chính và gia giảm cho thích hợp.
TUYÊN TÝ THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Mộc Phòng kỷ 10 - 20g
Liên kiều 8 - 12g
Chế Bán hạ 8 - 12g
Hạnh nhân 8 - 16g
Chi tử 8 - 12g
Xích tiểu đậu 12 - 24g
-108-
Hoạt thạch 12 - 20g
Ý dĩ nhân 12 - 20g
Tàm sa 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh lợi thấp nhiệt, tuyên thông kinh lạc.
Giải thích bài thuốc: Bài thuốc chữa chứng thấp nhiệt uất bế tại kinh lạc.
Mộc Phòng kỷ thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc chỉ thống là chủ dược.
Tàm sa, Ý dĩ nhân: hành tý trừ thấp, thông lợi quan tiết.
Liên kiều, Chi tử, Hoạt thạch, Xích tiểu đậu: thanh nhiệt lợi thấp tăng thêm tác dụng thanh nhiệt lợi thấp của chủ dược, án hạ táo thấp hóa trọc.
Hạnh nhân: tuyên phế lợi khí đều được dùng làm sứ dược theo nguyên tắc:"Phế chủ khí, khí hóa tắc thấp hóa".
Các vị hợp thành một bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tuyên tý, chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc thường dùng được chữa chứng thấp nhiệt tý biểu hiện các khớp đau sưng nóng, co duỗi khó khăn, tiểu tiện vàng ít, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt.
2.Nếu đau nhiều gia Khương hoàng, Hải đồng bì, Tang chi để tăng thông lạc chỉ thống.
3.Có tác giả dùng bài Tuyên tý thang hợp Nhị diệu tán chữa thấp khớp cấp các khớp sưng nóng đỏ đau có kết quả tốt.
NHỊ DIỆU TÁN
(Đan Khê tâm pháp)
Thành phần:
Hoàng bá (sao)
Thương truật (ngâm nước gạo sao)
Lượng bằng nhau.
Cách dùng: Thuốc tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội hoặc làm thuốc thang, tùy tình hình bệnh lý có gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc dùng để chữa chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Hoàng bá: đắng hàn, thanh nhiệt.
Thương truật: đắng ôn táo thấp.
Hai vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt táo thấp rất tốt.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc dùng để chữa chứng thấp, gối, cẳng chân, bàn chân sưng đau nóng đỏ hoặc chứng thấp sang lở, chứng bạch đới âm đạo nóng đỏ, kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt giải độc như Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Ngư tinh thảo, Hạ khô thảo.
2.Đối với chứng cước khí do thấp nhiệt tụ ở hạ tiêu gia Ngưu tất, Xích tiểu đậu, Ý dĩ nhân, Mộc qua để kiện tỳ thông lợi kinh mạch.
3.Trường hợp lưng gối đau nhiều gia Ngưu tất, Mộc qua, Ngũ gia bì, Thiên niên kiện, Tần giao để tư cân trừ thấp, thông mạch chỉ thống.
4.Trường hợp bệnh đới hạ do thấp nhiệt khí hư ra nhiều màu vàng đặc ngứa gia Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Hạ khô thảo, Khiếm thực, Bạch chỉ, Xà sàng tử để tăng tác dụng thanh nhiệt, giải độc táo thấp chỉ dưỡng.
5.Bài thuốc gia:
Ngưu tất gọi là TAM DIỆU HOÀN (Y học chính truyền).
Binh lang gọi là bài TAM DIỆU TÁN (Y tông kim giám) dùng ngoài đắp chàm lở, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp giảm ngứa.
LỢI THỦY THẨM THẤP
Những bài thuốcLợi thủy thẩm thấpcó tác dụng thông lợi tiểu tiện.
Thường gồm các vị thuốc có tính vị ngọt nhạt mà hàn, có tác dụng lợi tiểu tiện để chữa các chứng phù, đái gắt, sạn đường tiết niệu, tiêu chảy.
Thuốc lợi tiểu thường có rất nhiều, dùng các vị Bạch linh, Trư linh, Trạch tả, Thông thảo, Ý dĩ, Đăng tâm, Xa tiền, Đông qua bì, Râu ngô, Hoạt thạch.
NGŨ LINH TÁN
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Trư linh 12 - 18g
Bạch linh 12 - 18g
Trạch tả 12 - 20g
Bạch truật 12 - 18g
Quế chi 4 - 8g
Cách dùng: Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 6 - 12g, ngày 2 lần với nước sôi ấm. Có thể sắc thuốc thang uống, có gia giảm tùy chứng.
Tác dụng: Thông dương lợi thủy, kiện tỳ trừ thấp.
Giải thích bài thuốc:
Bạch linh, Trư linh, Trạch tả: tính vị ngọt, hơi hàn có tác dụng thẩm thấp lợi tiểu là chủ dược.
Bạch truật: kiện tỳ, táo thấp.
Quế chi: cay ôn, giúp bàng quang khí hóa, giúp cho các vị thuốc tăng tác dụng lợi tiểu.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng thường dùng để trị các chứng tiểu tiện không thông lợi gây nên phù, tùy tình hình bệnh lý mà gia gỉam:
1.Trường hợp do tỳ vị tổn thương, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, lúc dùng bỏ Quế chi là bài TỨ LINH TÁN (Minh y chỉ trản).
2.Nếu phù nặng, gia Tang bạch bì, Trần bì, Đại phúc bì để tăng tác dụng hành khí lợi thủy tiêu phù.
3.Lúc trị thấp nhiệt, hoàng đản, tiểu tiện ít, thấp thắng gia thêm Nhân trần cao gọi là NHÂN TRẦN NGŨ LINH TÁN (Kim quỹ yếu lược).
4.Trường hợp thực, bụng đầy, đau, tiêu chảy, tiểu tiện ít, dùng bài này kết hợp với bài Bình vị tán gọi là bài VỊ LINH THANG (Đơn Khê tâm pháp).
NGŨ BÌ ẨM
(Trung tàng kinh)
Thành phần:
Tang bạch bì
Trần quất bì
Sinh khương bì
Đại phúc bì
Bạch linh bì
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Chế thành bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội.
Có thể sắc thuốc thang uống, liều lượng tùy chứng gia giảm.
Tác dụng: Kiện tỳ hóa thấp, lý khí tiêu phù.
Giải thích bài thuốc:
Trần bì: lý khí, kiện tỳ.
Bạch linh bì: thẩm thấp, kiện tỳ đều là chủ dược.
Tang bạch bì: thông giáng phế khí làm cho thủy đạo được thông điều.
Đại phúc bì: hành khí tiêu đầy, hóa thấp.
Vỏ Gừng (Sinh khương bì) tiêu tán thủy khí.
Cả 5 vị thuốc đều dùng vỏ nên gọi là Ngũ bì ẩm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp ngoại cảm phong tà, phù từ thắt lưng trở lên gia thêm Tô diệp, Kinh giới, Bạch chỉ để khu phong tán thấp. Nếu thấp nhiệt ở dưới phù từ thắt lưng trở xuống nặng gia Trạch tả, Xa tiền tử, Phòng kỷ để thanh lợi thấp nhiệt. Nếu trường vị tích trệ, đại tiện không thông, gia Đại hoàng, Chỉ thực để đạo trệ thông tiện; bụng đầy tức gia La bạc tử, Hậu phác, Mạch nha để hành khí tiêu trệ. Trường hợp cơ thể suy nhược, gia Đảng sâm, Bạch truật để bổ khí, kiện tỳ. Nếu hàn thấp nặng, thận dương hư gia Can khương, Phụ tử, Nhục quế để bổ dương khu hàn.
2.Trường hợp phù ở phụ nữ có thai là do tỳ hư thấp nặng, bỏ Tang bì gia Bạch truật để kiện tỳ trừ thấp an thai, tiêu phù có tên là TOÀN SINH BẠCH TRUẬT TÁN (Phụ nhân lương phương).
3.Trên lâm sàng bài thuốc dùng có kết quả đối với các bệnh nhân viêm cầu thận cấp mạn, phù do suy tim. Trường hợp phù nặng cần kết hợp với bài Ngũ linh tán, nếu kiêm phế nhiệt hợp với bài Tả bạch tán.
4.Sách Ma khoa hoạt nhân toàn thư có bài Ngũ bì ẩm dùng vị Ngũ gia bì thay Tang bạch bì có tác dụng lợi thủy thấp thông kinh lạc dùng trị sưng phù trong bệnh phong thấp.
5.Sách Hòa tễ cục phương có bài Ngũ bì ẩm dùng Ngũ gia bì, Địa cốt bì thay Tang bạch bì, Trần bì dùng trong trường hợp sưng đau khớp lâu ngày có hư nhiệt (Địa cốt bì trừ hư nhiệt).
PHÒNG KỶ HOÀNG KỲ THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Phòng kỷ 8 - 12g
Hoàng kỳ 12 - 24g
Cam thảo (sao) 4g
Bạch truật 8 - 12g
Sinh khương 2 - 3 lát
Đại táo 2 - 3 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí, kiện tỳ lợi thủy, tiêu phù.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc dùng trị phong thủy, thấp tý thuộc chứng biểu hư thấp nặng nên phép chữa là bổ khí, cố biểu, kiện tỳ, lợi thấp.
Trong bài:
Phòng kỷ: khu lợi thấp thông tý.
Hoàng kỳ: ích khí cố biểu, cả hai đều là chủ dược.
Bạch truật: kiện tỳ trừ thấp tăng thêm tác dụng lợi thủy.
Camthảo: kiện tỳ hòa trung.
Gừng, Táo: điều hòa vinh vệ.
Các vị thuốc hợp lại phát huy tốt tác dụng bổ khí kiện tỳ, lợi tiểu, tiêu phù.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc chủ trị chứng phong thủy có triệu chứng ra mồ hôi, sợ gió, toàn thân phù nặng nề, tiểu ít, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch phù và chứng thấp tý, chân tay nặng tê dại.
2.Trường hợp kèm đau bụng gia Bạch thược, Chế Hương phụ; khó thở gia Tế tân, Ma hoàng để tán hàn giáng khí bình suyễn. Tức nặng bụng, ngực gia Trần bì, Chỉ xác, Tô diệp. Phù nặng phần lưng chân nhiều gia Phục linh, Thương truật.
ÔN DƯƠNG HÓA THẤP
Bài thuốcÔn dương hóa thấplà những bài thuốc chữa các chứng phù thũng đàm ẩm do tỳ thận dương hư, chức năng vận hóa bài tiết suy giảm sinh ra thủy thấp ứ trệ trong cơ thể
Thường gồm các vị thuốc ôn dương lợi thủy hành khí tạo thành.
LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Bạch linh 12 - 16g
Quế chi 8 - 10g
Bạch truật 12g
Chích thảo 4 - 6g
Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Kiện tỳ thẩm thấp, ôn hóa đàm ẩm.
Giải thích bài thuốc:
Bạch linh: kiện tỳ, thẩm thấp, lợi thủy là chủ dược.
Quế chi: thông dương, ôn hóa thủy ẩm.
Bạch truật: kiện tỳ táo thấp.
Camthảo: bổ tỳ ích khí, điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng đàm ẩm, có triệu chứng lâm sàng: ngực sườn đau, chóng mặt hồi hộp hoặc ho, khó thở, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt huyền, hoạt, hoặc trầm khẩn.
1.Trường hợp nôn ra đàm nước gia Khương Bán hạ để ôn hóa hàn đàm, giáng nghịch chỉ ẩu; đờm nhiều gia Trần bì lý khí hóa đàm; nếu tỳ hư gia Đảng sâm ích khí bổ tỳ.
2.Trường hợp thấp tả do tỳ dương hư kết hợp với Bình vị tán để tán thấp chỉ tả.
THỰC TỲ ẨM
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Phục linh 12 - 16g
Can khương 4 - 8g
Thảo quả 8 - 12g
Chế Phụ tử 4 - 12g
Hậu phác 4 - 8g
Mộc hương 4 - 8g
Đại phúc bì 4 - 8g
Bạch truật 8 - 12g
Binh lang 4 - 12g
Mộc qua 8 - 12g
Chích thảo 4g
Sinh khương 3 lát
Đại táo 3 quả
Cách dùng: sắc nước uống chia 2 lần trong ngày.
Tác dụng: Ôn dương kiện tỳ, hành khí lợi thủy.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc có tác dụng ôn tỳ dương là chính nên có tên là THỰC TỲ ẨM.
Trong bài:
Bạch truật, Phụ tử, Can khương, Cam thảo: ôn dương, kiện tỳ, trừ hàn thấp đều là chủ dược.
Hậu phác, Binh lang, Thảo quả, Mộc hương, Đại phúc bì: các vị thuốc đều có tác dụng hành khí lợi thủy làm cho tiêu trướng đầy ở ngực bụng giảm, phù nề toàn thân.
Khương, Táo: tăng tác dụng kiện tỳ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu chữa chứng phù do tỳ thận dương hư, hàn thấp ứ trệ, phù toàn thân phần dưới nhiều hơn kèm theo bụng đầy trướng, chân tay lạnh, tiêu lỏng, tiểu trong, rêu lưỡi dày nhuận, mạch trầm trì.
Trên lâm sàng có thể dùng bài thuốc chữa viêm thận mạn, phù do suy tim thuộc chứng tỳ thận dương hư, có phối hợp với Ngũ linh tán.
TỲ GIẢI PHÂN THANH ẨM
(Đan Khê tâm pháp)
Thành phần:
Xuyên Tỳ giải
Ô dược
Ích trí nhân
Thạch xương bồ
(Lượng bằng nhau).
(Có bài thêm: Phục linh, Cam thảo).
Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g, cho tý muối sắc nước uống nóng. Nếu dùng thuốc thang sắc uống tùy tình hình bệnh mà gia giảm.
Tác dụng: Ôn thận lợi thấp, phân thanh khử trọc.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng cao lâm (đái nhiều lần nước tiểu đục có chất nhờn).
Trong bài:
Xuyên Tỳ: giải lợi thấp, trị tiểu đục là chủ dược.
Ích trí nhân: ôn thận dương, làm giảm bớt lần tiểu tiện.
Ô dược: ôn thận hóa khí.
Thạch xương bồ: hóa trọc, thông khiếu.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Nếu có triệu chứng tỳ hư gia Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Chích thảo để kiện tỳ lợi thủy.
2.Trường hợp phụ nữ hàn thấp khí hư ra nhiều, gia Thục Phụ tử, Nhục quế, Thỏ ty tử, Thương truật, Phục linh.
3.Có bài khác cũng có tên Tỳ giải phân thanh ẩm nhưng bỏ Ích trí nhân, Ô dược gia Hoàng bá, Phục linh, Bạch truật, Liên tử tâm, Xa tiền tử tác dụng chủ yếu là thanh lợi thấp nhiệt cần chú ý phân biệt.
4.Có báo cáo lâm sàng dùng bài này gia Lục vị địa hoàng hoàn bỏ Ô dược gia Hoàng bá trị viêm tuyến tiền liệt thuộc thể thận âm hư có kết quả tốt. Nếu thuộc thận dương hư gia Bát vị.
TRỪ PHONG THẤP
Bài thuốcTrừ phong thấpchủ yếu dùng để chữa các chứng phong thấp nhiệt tý hoặc hàn tý.
Triệu chứng chủ yếu là đau nhức mình mẩy, lưng gối nhức mỏi, cơ khớp tê dại hoặc sưng nóng đỏ đau, hoạt động khó khăn.
Thuốc trừ phong thấp như Độc hoạt, Tang ký sinh, Khương hoạt, Tần giao, Phòng phong ....
Thường dùng chung với thuốc dưỡng huyết, theo nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền là "Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt".
ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG
(Thiên kim phương)
Thành phần:
Độc hoạt 8 - 12g
Phòng phong 8 - 12g
Bạch thược 12 - 16g
Đỗ trọng 12 - 16g
Phục linh 12 - 16g
Tang ký sinh 12 - 24g
Tế tân 4 - 8g
Xuyên khung 6 - 12g
Ngưu tất 12 - 16g
Chích thảo 4g
Tần giao 8 - 12g
Đương qui 12 - 16g
Địa hoàng 16 - 24g
Đảng sâm 12 - 16g
Quế tâm 4g
Cách dùng: Sắc nước uống chia 2 lần trong ngày.
Tác dụng: Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bổ khí huyết.
Giải thích bài thuốc:
Độc hoạt, Tang ký sinh: khu phong trừ thấp, dưỡng huyết hòa vinh, hoạt lạc thông tý là chủ dược.
Ngưu tất, Đỗ trọng, Thục địa: bổ ích can thận, cường cân tráng cốt.
Xuyên khung, Đương qui, Thược dược: bổ huyết, hoạt huyết.
Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo: ích khí kiện tỳ đều có tác dụng trợ lực trừ phong thấp.
Quế tâm: ôn Can kinh.
Tần giao, Phòng phong: phát tán phong hàn thấp.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng vừa trị tiêu, vừa trị bản, vừa phò chính khu tà, là một phương thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp chứng hàn tý lâu ngày, dùng bài thuốc cần gia thêm Xuyên ô, Thiên niên kiện, Bạch hoa xà để thông kinh lạc, trừ hàn thấp.
2.Trường hợp viêm khớp mạn tính đau lưng, đau khớp lâu ngày, đau thần kinh tọa thuộc chứng thận hư, khí huyết bất túc dùng bài này gia giảm có kết quả tốt.
Phụ phương:
TAM TÝ THANG
(Phụ nhân lương phương)
Tức bài Độc hoạt ký sinh thang bỏ Tang ký sinh gia Hoàng kỳ, Tục đoạn, Gừng tươi sắc nước uống.
Có tác dụng ích Can thận, bổ khí huyết, trừ phong thấp.
QUYÊN TÝ THANG
(Bách nhất uyển phương)
Thành phần:
Khương hoạt 15 - 20g
Khương hoàng 15 - 20g
Đương qui (tẩm rượu) 15 - 20g
Hoàng kỳ (mật sao) 15 - 20g
Xích thược 15 - 20g-117-
Phòng phong 15 - 20g
Chích thảo 4g
Cách dùng: Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12 - 16g sắc với nước Gừng tươi.
Tác dụng: Ích khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.
TIÊU PHONG TÁN
(Y tôn Kim giám)
Thành phần:
Kinh giới 4g
Phòng phong 4g
Đương qui 4g
Sinh địa 4g
Khổ sâm 4g
Thương truật (sao) 4g
Thuyền thoái 4g
Hồ Ma nhân 4g
Ngưu bàng tử (sao) 4g
Tri mẫu 4g
Thạch cao (nung) 4g
Camthảo sống 2g
Mộc thông 2g
Cách dùng: sắc nước uống lúc bụng đói.
Tác dụng: Sơ phong tiêu sưng, thanh nhiệt trừ thấp.
Giải thích bài thuốc:
Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Thuyền thoái: giải phong thấp ở biểu là chủ dược.
Thương truật: vị cay, tính đắng ôn, tán phong trừ thấp.
Khổ sâm: đắng hàn, thanh nhiệt táo thấp.
Mộc thông: thanh lợi thấp nhiệt.
Thạch cao, Tri mẫu: thanh nhiệt tả hỏa.
Đương qui: hòa vinh, hoạt huyết.
Sinh địa: thanh nhiệt lương huyết.
Hồ ma nhân: dưỡng huyết nhuận táo.
Camthảo: giải nhiệt, hòa trung.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc dùng trong các trường hợp thấp chẩn, phong chẩn ngứa chảy nước, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch phù có lực.
2.Trường hợp phong độc thịnh gia Ngân hoa, Liên kiều để sơ phong thanh nhiệt giải độc. Huyết nhiệt thịnh gia Xích thược, Tử thảo thanh nhiệt lương huyết. Thấp nhiệt thịnh gia Địa phụ tử, Xa tiền tử để thanh nhiệt lợi thấp.
3.Bài này có thể dùng để chữa các chứng sang lở ở đầu, chàm lở ngứa nhiều có kết quả tốt, thường dùng kết hợp với thuốc bôi ngoài có tác dụng thanh nhiệt giải độc trừ thấp.
TRƯỚC TÝ THANG
(Y học tâm ngộ)
Thành phần:
Khương hoạt 12g
Độc hoạt 12g
Quế chi 8 - 12g
Xuyên khung 8 - 12g
Hải phong đằng 40g
Tần giao 12g
Chích thảo 6g
Nhũ hương 4 - 8g
Đương quy 12g
Tang chi 40g
Mộc hương 6 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống chia 2 lần trong ngày.
Tác dụng: Khu phong trừ thấp, chữa bệnh tý.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng phong hàn thấp tý, chân tay mình mẩy đau, khớp xương đau nhức hoặc tê sưng.
Trong bài:
Khương hoạt, Độc hoạt, Hải phong đằng, Tang chi, Tần giao, Quế chi có tác dụng khu phong, trừ hàn thấp là chủ dược.
Phụ thêm: Đương qui, Xuyên khung, Nhũ hương, Mộc hương có tác dụng hoạt huyết lý khí để giảm đau.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này chủ yếu chữa chứng đau thấp do hàn thấp tý.
1.Nếu thuộc phong tý (đau các khớp di chuyển) gia Phòng phong.
2.Nếu thiên về hàn tý nặng (đau nhức nhiều) gia Chế Phụ tử.
3.Nếu thiên về thấp nặng (các khớp sưng phù, chân tay nặng nề) gia Phòng kỷ, Thương truật, Ý dĩ nhân.
4.Nếu chi trên đau nhiều gia Uy linh tiên; nếu chi dưới đau nhiều gia Ngưu tất, Tục đoạn
Ý DĨ NHÂN THANG
Thành phần:
Ma hoàng 4g
Đương qui 4g
Bạch truật 4g
Ý dĩ nhân (8 - 10g)
Quế chi 3g
Thược dược 3g
Cam thảo 2g.
Công dụng: Trị đau khớp, đau cơ.
Theo Chẩn liệu y điển: thuốc được dùng trong trường hợp bệnh thấp khớp đã bước sang giai đoạn bán cấp và giai đoạn mạn tính. Thuốc cũng được dùng trị thấp khớp và viêm khớp và cũng được ứng dụng trị viêm khớp dạng lao, thấp cơ, cước khí.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này thường được dùng trong trường hợp bệnh thấp khớp đã sang giai đoạn bán cấp và mạn tính.
Thuốc dùng cho những người bệnh trạng nặng hơn trong các bài Ma hoàng gia Truật thang, Ma hạnh cam thang.
NHỮNG BÀI THUỐC GIẢI BIỂU
Những bài thuốc Giải biểu thường có vị cay ôn hoặc cay lương thường dùng để chữa hội chứng bệnh lý biểu gặp trong các bệnh nhiễm ở giai đoạn sơ khởi.
Tùy theo tính chất mà thuốc được chia làm 2 loại:
Tân ôn giải biểu.
Tân lương giải biểu.
Những bài thuốcTân ôn giải biểucó tác dụng phát tán phong hàn.
Chữa những chứng biểu ngoại cảm phong hàn thường có triệu chứng: sốt rét, gai rét, đau đầu, nhức mỏi tay chân, có hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn.
Những vị thuốc thường dùng có: Ma hoàng, Quế chi, Kinh giới, Tía tô, Tế tân, Phòng phong, Bạch chỉ, Khương hoạt, Hương nhu, Thông bạch, Gừng tươi ...
Những bài thuốc thường dùng có:
Ma hoàng thang
Quế chi thang
Thông xị thang
Kinh phòng bại độc tán
Hương tô tán
Đại thanh long thang
Tiểu thanh long thang.
Những bài thuốcTân lương giải biểucó tác dụng sơ tán phong nhiệt.
Thường dùng chữa các bệnh ngoại cảm phong nhiệt, giai đoạn đầu của bệnh nhiễm, có các triệu chứng như sốt, đau đầu, hơi sợ gió lạnh hoặc mồm khát, đau họng ho, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch phù sác.
Những vị thuốc thường dùng có: Bạc hà, Ngưu bàng tử, Tang diệp, Cúc hoa, Cát căn, Thăng ma ...
Những bài thuốc thường dùng có:
Tang cúc ẩm
Ngân kiều tán
Ma hạnh - Thạch cam thang
Sài cát giải cơ thang
Thăng ma - Cát căn thang ...
Những bài thuốcPhò chính giải biểucó tác dụng vừa nâng cao chính khí, vừa giải biểu "đuổi tà khí".
Thường sử dụng đối với những người mà cơ thể suy yếu lại mắc bệnh ngoại cảm. Những bài thuốc như:
Ma hoàng phụ tử tế tân thang
Ma hoàng phụ tử cam thảo thang
Tái tạo tán
Nhân sâm Bại độc tán
Sâm tô ẩm.
TÂN ÔN GIẢI BIỂU
Những bài thuốcTân ôn giải biểucó tác dụng phát tán phong hàn.
Chữa những chứng biểu ngoại cảm phong hàn thường có triệu chứng: sốt rét, gai rét, đau đầu, nhức mỏi tay chân, có hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn.
Những vị thuốc thường dùng có: Ma hoàng, Quế chi, Kinh giới, Tía tô, Tế tân, Phòng phong, Bạch chỉ, Khương hoạt, Hương nhu, Thông bạch, Gừng tươi ...
Những bài thuốc thường dùng có:
Ma hoàng thang
Quế chi thang
Thông xị thang
Kinh phòng bại độc tán
Hương tô tán
Đại thanh long thang
Tiểu thanh long thang.
MA HOÀNG THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng 12g
Quế chi 8g
Hạnh nhân 12g
Chích thảo 4g
Cách dùng: Sắc uống ngày 3 lần, uống lúc thuốc nóng khi ra mồ hôi là được, không cần uống tiếp.
Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn.
Giải thích bài thuốc: Trong bài thuốc vị:
Ma hoàng là chủ dược có tác dụng phát hãn, giải biểu, tán phong hàn, tuyên phế, định suyễn.
Quế chi phát hãn giải cơ, ôn thông kinh lạc làm tăng thêm tác dụng phát hãn của Ma hoàng và chứng đau nhức mình mẩy.
Hạnh nhân tuyên phế, giáng khí giúp Ma hoàng tăng thêm tác dụng định suyễn.
Chích thảo tác dụng điều hòa các vị thuốc làm giảm tính cay táo của Quế chi và làm giảm tác dụng phát tán của Ma hoàng.
Ứng dụng lâm sàng: Thường dùng trong các trường hợp sau:
1.Đối với chứng ngoại cảm phong hàn, nghẹt mũi, ho hen, khó thở nhiều đàm có thể bỏ Quế chi gọi là bài Tam ảo thang (Hòa tể cục phương).
2.Trường hợp ngoại cảm, phong hàn thấp, sợ lạnh không ra mồ hôi, nhức mỏi cơ xương, gia Bạch truật để trừ thấp gọi là bài Ma hoàng gia Truật thang (Kim quỹ yếu lược).
3.Trên lâm sàng thường hay dùng bài Ma hoàng thang gia giảm để trị các chứng cảm mạo, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, hội chứng biểu thực, bài thuốc còn có tác dụng cả đối với những bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, lên cơn ho suyễn lúc cảm lạnh.
Chú ý lúc sử dụng: Bài thuốc có tác dụng phát hãn mạnh nên chỉ dùng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn biểu thực, chứng không ra mồ hôi, đối với chứng biểu hư ra mồ hôi nhiều, ngoại cảm phong nhiệt, cơ thể hư nhược, bệnh sản phụ mới sanh, người bị bệnh mất nước, mất máu nhiều đều không nên dùng.
Tài liệu tham khảo: Theo thử nghiệm kháng khuẩn các vị thuốc Ma hoàng, Quế chi, Cam thảo đều có tác dụng ức chế mạnh đối với virus cúm (theo Phương tể học).
QUẾ CHI THANG
Thành phần:
Quế chi12g
Bạch thược12g
Chích Cam thảo6g
Sinh khương12g
Đại táo4 quả
Cách dùng: Uống lúc thuốc còn nóng hoặc là sau khi uống thuốc ăn cháo nóng về mùa đông, uống thuốc xong trùm chăn cho ra mồ hôi vừa phải.
Tác dụng: Giải cơ, phát hãn giải biểu, điều hòa dinh vệ.
Giải thích bài thuốc: Trong bài thuốc:
Quế chi là chủ dược có tác dụng giải cơ biểu và thông dương khí.
Bạch thược liễm âm hòa vinh giúp cho Quế chi không làm tổn thương chân âm. Hai vị thuốc cùng dùng một tán, một thu điều hòa vinh vệ.
Những vị thuốc khác như Sinh khương, Đại táo, Chích Cam thảo đều có tác dụng điều hòa.
Ứng dụng lâm sàng: Bài thuốc này ngoài việc dùng chữa biểu chứng ngoại cảm phong hàn, biểu hư còn có thể dùng trong những trường hợp sau:
1.Nếu bệnh nhân kiêm ho suyễn gia Hậu phác, Hạnh nhân để bình suyễn chỉ khái gọi là bài
QUẾ CHI GIA HẬU PHÁC HẠNH NHÂN THANG (Thương hàn luận).
2.Những trường hợp sau khi mắc bệnh, sau khi sanh mà có lúc hơi hàn có lúc hơi nhiệt, mạch hoãn ra mồ hôi có thể dùng Quế chi thang để điều trị.
3.Trường hợp phụ nữ có thai nôn nặng, khí huyết không điều hòa có thể dùng điều trị có kết quả tốt.
4.Trường hợp cảm phong hàn, hàn thấp, đau nhức mình mẩy có thể gia thêm các vị Uy linh tiên, Tục đoạn, Phòng phong, Khương hoạt, Ngũ gia bì, có thể có tác dụng tăng cường trừ phong thấp giảm đau.
5.Trường hợp chứng đã dùng Quế chi thang, có thêm chứng cứng gáy, đau lưng gia Cát căn gọi là Quế chi gia Cát căn thang (Thương hàn luận).
6.Trường hợp di tinh, chóng mặt, đạo hãn, tự hãn gia Long cốt, Mẫu lệ để vừa điều hòa âm dương vừa cố sáp gọi là bài QUẾ CHI MẪU LỆ LONG CỐT THANG (Kim quỹ yếu lược).
Chú ý lúc sử dụng: Không dùng bài thuốc trong những trường hợp sau: Ngoại cảm phong hàn biểu thực chứng.
Trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ đầu sốt rét ra mồ hôi mà khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch sác không dùng.
Tài liệu tham khảo: Theo một số báo cáo lâm sàng bài Quế chi thang
gia giảm như sau: Cát căn 20 - 40g, Ma hoàng 6g, Bạch thược 12g,
Phòng phong 12g, Sài hồ 6g, Cam thảo 4g, Đại táo 6 quả. Sắc uống có thể chữa chứng cứng gáy tốt (Torticolis). Theo tài liệu, vị thuốc Cát căn có tác dụng giãn mạch tăng cường lưu lượng máu chống co thắt, làm giảm đau.
THÔNG XỊ THANG
(Cửu hậu phương)
Thành phần:
Thông bạch (cả rễ) 5 củ
Đạm đậu xị12g
Cách dùng: sắc uống ngày 2 - 3 lần, uống lúc nóng.
Tác dụng: Thông dương, giải biểu.
Giải thích bài thuốc:
Thông bạch là chủ dược có tác dụng tân ôn thông dương khí, sơ đạt cơ biểu, phát tán phong hàn.
Đạm đậu xị cay ngọt hổ trợ tuyên tán giải biểu.
Bài thuốc, tính dược bình tân ôn mà không táo dùng trong trường hợp phong hàn biểu chứng nhẹ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp cảm phong hàn nặng, sợ lạnh, không có mồ hôi, đau đầu nhiều, có thể gia thêm Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà.
2.Trường hợp sợ lạnh nhiều, gáy lưng đau, mạch khẩn, không ra mồ hôi, có thể gia thêm Ma hoàng, Cát căn để tăng cường phát hãn, giải cơ gọi là bài HOẠT NHÂN THÔNG KHÍ THANG (Loại chứng hoạt nhân thư).
3.Trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ đầu, sốt hơi sợ lạnh và gió, mồm khô, khát gia Cát cánh, Bạc hà, Liên kiều, Chi tử, Cam thảo, Trúc diệp để giải nhiệt gọi là bài THÔNG XỊ CÁT CÁNH THANG (Thông tục thương hàn luận).
Hoạt nhân thông khí thang và Thông xị cát cánh thang đều là bài Thông xị thang gia vị nhưng bài trước tác dụng chủ yếu là giải biểu tán hàn, bài sau là giải biểu thanh nhiệt.
CỬU VỊ KHƯƠNG HOẠT THANG
(Thử sự nan tri)
Thành phần:
Khương hoạt6g
Phòng phong6g
Xuyên khung4g
Sinh địa4g
Cam thảo4g
Thương truật6g
Tế tân2g
Bạch chỉ4g
Hoàng cầm4g
Cách dùng: Gia Sinh khương 2 lát, Thông bạch 3 cọng, sắc uống.
Tác dụng: Phát hãn, trừ thấp, thanh lý nhiệt.
Dùng trong các chứng ngoại cảm phong hàn thấp, sốt sợ lạnh, đau đầu, cơ thể nhức mỏi, mồm đắng hơi khát, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù khẩn.
Giải thích bài thuốc:
Khương hoạt là chủ dược có tác dụng phát tán phong hàn, trừ phong thấp.
Phòng phong, Thương truật phối hợp tăng thêm tác dụng trừ phong thấp, chỉ thống.
Tế tân, Xuyên khung, Bạch chỉ trừ phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, chữa được đau đầu, mình.
Sinh địa, Hoàng cầm thanh lý nhiệt, giảm bớt tính cay ôn táo của các vị thuốc.
Cam thảo có tác dụng điều hòa thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này chỉ dùng cho các chứng cảm mạo 4 mùa có tác dụng khu hàn, thanh nhiệt, giảm đau, nhức mình mẩy.
1.Nếu thấp tà nhẹ, mình mẩy đau ít bỏ Thương truật, Tế tân.
2.Nếu thấp nặng ngực đầy tức bỏ Sinh địa gia Chỉ xác, Hậu phác để hành khí hóa thấp.
3.Nếu mình mẩy chân tay đau nhiều tăng lượng Khương hoạt và trên lâm sàng sử dụng có kết quả với nhiều bệnh cảm cúm, thấp khớp cấp có những triệu chứng sốt, sợ lạnh, đau đầu không có mồ hôi, chân tay mình mẩy đau, mồm đắng hơi khát nước.
Chú ý lúc sử dụng: Bài thuốc có nhiều vị cay ôn táo nên không dùng cho những trường hợp có triệu chứng âm hư.
HƯƠNG TÔ TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Hương phụ 160 g
Tô diệp 160 g
Trần bì 80 g
Chích thảo40 g
Cách dùng: Tán bột mịn làm thuốc tán mỗi lần sắc 12g uống. Có thể dùng làm thuốc thang với liều lượng giảm bớt.
Tác dụng: Phát hãn, giải biểu lý khí hòa trung.
Chữa chứng ngoại cảm phong hàn, kiêm khí trệ có các triệu chứng người nóng, sợ lạnh, đau đầu, ngực bụng đầy tức, chán ăn, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Giải thích bài thuốc:
Tô diệp: tính cay ôn thơm có tác dụng giải biểu, lý khí điều trung là chủ dược.
Hương phụ: lý khí, giải uất trệ.
Trần bì: lý khí, giảm đau tức bụng ngực.
Cam thảo: điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chữa có hiệu quả chứng cảm mạo thể tiêu hóa.
1.Nếu phong hàn nặng, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong gia Thông bạch, Sinh khương.
2.Đau đầu gia Mạn kinh tử, Bạch tật lê để sơ phong chỉ thống.
3.Nếu khí nghịch ho và đàm nhiều gia Tô tử, Bán hạ để giáng khí hóa đàm.
4.Trong bài thuốc các vị thuốc Tô diệp, Hương phụ, Trần bì đều có tác dụng lý khí giải uất dùng tốt cho chứng đau bụng do khí trệ: nếu đau bụng đầy tức gia Hậu phác, Chỉ xác; thức ăn không tiêu gia Kê nội kim, Thần khúc để tiêu thực đạo trệ.
Chú ý lúc sử dụng: Bài thuốc tính dược ôn nên dùng thận trọng đối với cơ thể âm hư.
ĐẠI THANH LONG THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng16 g
Chích thảo8 g
Thạch cao32 g
Đại táo4 quả
Quế chi8 g
Hạnh nhân8 g
Sinh khương 8 g
Cách dùng: Thạch cao sắc trước, thuốc sắc chia 3 lần, uống trong ngày, ra mồ hôi nhiều ngưng dùng thuốc.
Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, thanh nhiệt, trừ phiền.
Trị các chứng ngoại cảm phong hàn biểu thực kiêm lý nhiệt chứng thường thấy sốt sợ lạnh, đầu nặng, mình đau không ra mồ hôi, khó chịu, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch phù khẩn có lực.
Giải thích bài thuốc: Bài thuốc được tạo thành trên cơ sở bài Ma hoàng thang gia tăng lượng Ma hoàng và Cam thảo, có thêm Thạch cao, Gừng và Táo.
Tăng lượng Ma hoàng để tăng tác dụng phát hãn và giải biểu.
Thạch cao: thanh nhiệt trừ phiền.
Thêm lượng Cam thảo để điều hòa trung khí.
Thêm Khương, Táo để điều hòa vinh vệ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được sử dụng chủ yếu đối với chứng sốt sợ lạnh, không ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu mà mạch phù khẩn có lực.
Bài thuốc cũng có thể dùng trong các trường hợp vốn cơ thể đàm ẩm, ho suyễn do cảm thụ ngoại tà gây nên, chân tay phù sốt, sợ lạnh không ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu.
Chú ý lúc sử dụng:
Bài thuốc tác dụng phát hãn mạnh dễ thương âm dương nên không dùng được với những người hư nhược.
VIỆT TỲ THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Ma hoàng 12 g
Sinh Khương 12 g
Chích thảo 6 g
Thạch cao 24 g
Đại táo 4 quả
Cách dùng: Sắc uống chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Sơ tán thủy thấp, tuyên phế, thanh nhiệt.
Dùng cho người bệnh có triệu chứng phù từ thắt lưng trở lên, mặt và mắt sưng phù nặng kèm theo ra mồ hôi, sợ gió, hơi sốt, mồm khát gặp trong bệnh viêm cầu thận cấp, phù.
TIỂU THANH LONG THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng12 g
Quế chi12 g
Bán hạ12 g
Tế tân6 g
Bạch thược12 g
Can khương12 g
Chích thảo12 g
Ngũ vị tử 6g
Cách dùng: Sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Giải biểu, tán hàn, ôn phế, hóa ẩm.
Dùng trong các trường hợp ngoại cảm phong hàn bên trong thủy thấp, đờm ẩm ứ trệ có triệu chứng sợ lạnh, phát sốt không ra mồ hôi, ho suyễn, đờm trắng loãng; nặng thì khó thở không nằm được hoặc chân, mặt phù, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, nhuận, mạch phù, khẩn.
Giải thích bài thuốc:
Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn.
Bạch thược hợp Quế chi để điều hòa vinh vệ.
Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn, vừa ôn hóa đờm ẩm.
Bán hạ trị táo thấp, hóa đờm.
Ngũ vị tử liễm phế, chỉ khái.
Cam thảo làm giảm bớt tính cay nóng của Ma hoàng, Quế chi, Can khương.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng nhiều để chữa các chứng viêm phế quản mạn tính, hen phế quản có các triệu chứng ho khó thở, đàm loãng trắng, rêu lưỡi trắng hoạt.
1.Trường hợp có chứng nhiệt, bệnh nhân bứt rứt gia Thạch cao gọi là bài: TIỂU THANH LONG GIA THẠCH CAO THANG (Kim quỹ yếu lược).
2.Bệnh nhân khát nhiều bỏ Bán hạ gia Thiên hoa phấn, Sinh địa để thanh nhiệt sinh tân.
XẠ CAN MA HOÀNG THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Xạ can12 g
Ma hoàng12 g
Tử uyển12 g
Khoản đông hoa12 g
Sinh khương12 g
Bán hạ12 g
Tế tân4 g
Ngũ vị tử6 g
Đại táo3 quả
Cách dùng: Sắc nước chia 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Ôn phế hóa đàm, chỉ khái, định suyễn.
Được dùng có kết quả trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản thể hàn.
KINH PHÒNG BẠI ĐỘC TÁN
(Nhiếp sinh chứng diệu phương)
Thành phần:
Kinh giới 12g
Độc hoạt 12g
Khương hoạt 12g - 30g
Sài hồ 12g
Xuyên khung 8g
Tiền hồ 8g
Kiết cánh 8g
Chỉ xác 8g
Phục linh 12g
Cam thảo 4g
Cách dùng: Nguyên là bài thuốc tán, mỗi lần uống 5 - 20g thêm Gừng tươi 3 - 5 lát, Bạc hà 4g sắc uống chia uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc có thể dùng dạng thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Phát tán, phong hàn, giải nhiệt, chỉ thống.
Chữa bệnh ngoại cảm, chứng biểu hàn.
Giải thích bài thuốc:
Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong: tác dụng tân ôn, giải biểu, phát tán phong hàn.
Độc hoạt: ôn thông kinh lạc.
Xuyên khung: hoạt huyết khu phong chữa đau đầu, nhức cơ bắp.
Sài hồ: giải cơ thanh nhiệt.
Bạc hà: sơ tán phong nhiệt.
Tiền hồ, Kiết cánh: thanh tuyên phế khí.
Chỉ xác: khoan trung lý khí.
Phục linh lợi thấp.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Đối chứng biểu hàn trong các bệnh cảm viêm đường hô hấp trên có thể dùng cả bài không cần dùng gia giảm có kết quả tốt.
2.Nếu ngoại cảm biểu hàn mà cơ bắp đau không rõ rệt bớt Độc hoạt.
3.Nếu biểu hàn kiêm lý nhiệt rõ như họng sưng đau, đỏ, đầu lưỡi đỏ, miệng khô thì bỏ Độc hoạt, Xuyên khung thêm Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Lô căn, Trúc diệp để thanh nhiệt giải biểu.
4.Đối với trẻ em cảm viêm đường hô hấp trên, sốt cao có thể thêm Thuyền thoái, Câu đằng, Chu sa, Đăng tâm.
HƯƠNG NHU ẨM
(Hòa lợi cục phương)
Thành phần:
Hương nhu 4 - 12g
Bạch biển đậu 12g
Hậu phác 4 - 8g
Cách dùng: Sắc uống 2 lần, nếu dễ nôn pha thêm Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, giải thử, hóa thấp hòa trung.
Thường dùng trong mùa hè, chữa chứng biểu, phong hàn thử thấp, sốt lạnh thấp nhiệt, đầu không ra mồ hôi, mạch phù hoặc nhu, buồn nôn hoặc nôn hoặc đau bụng đi tả, rêu lưỡi nhờn.
Giải thích bài thuốc:
Hương nhu là chủ dược, tính tân ôn, có tác dụng phát hãn, giải biểu đồng thời lợi thấp, giải thử.
Hương nhu và Hậu phác phối hợp với Bạch biển đậu có tác dụng kiện tỳ, hòa trung.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc có tác dụng chữa bệnh thử thấp. Thường dùng bài thuốc gia giảm để chữa các bệnh viêm đại tràng cấp, tiêu chảy, kiết lỵ.
2.Nếu bệnh nhân sốt cao, khát nước, rêu lưỡi vàng bỏ Bạch biển đậu gia Hoàng liên, Hậu phác.
3.Nếu bụng đầy đau gia Mộc hương, Sa nhân, Hoắc hương, Chỉ xác.
TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU
Những bài thuốcTân lương giải biểucó tác dụng sơ tán phong nhiệt.
Thường dùng chữa các bệnh ngoại cảm phong nhiệt, giai đoạn đầu của bệnh nhiễm, có các triệu chứng như sốt, đau đầu, hơi sợ gió lạnh hoặc mồm khát, đau họng ho, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch phù sác.
Những vị thuốc thường dùng có: Bạc hà, Ngưu bàng tử, Tang diệp, Cúc hoa, Cát căn, Thăng ma ...
Những bài thuốc thường dùng có:
Tang cúc ẩm
Ngân kiều tán
Ma hạnh - Thạch cam thang
Sài cát giải cơ thang
Thăng ma - Cát căn thang ...
TANG CÚC ẨM
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Tang diệp 12g
-16-
Cúc hoa 12g
Hạnh nhân 12g
Liên kiều 6 - 12g
Cát cánh 8 - 12g
Lô căn 8 - 12g
Bạc hà 2 - 4g
Cam thảo 2 - 4g
Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 - 2 thang.
Tác dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế, chỉ khái.
Giải thích bài thuốc:
Tang diệp, Cúc hoa là chủ dược có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu.
Bạc hà phụ vào và gia tăng tác dụng của 2 vị trên.
Hạnh nhân, Cát cánh: tuyên phế chỉ khái.
Liên kiều: tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc.
Lô căn: tính ngọt hàn, thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái.
Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc hợp với Cát căn thành bài Cát căn thang có tác dụng tuyên phế, chỉ khái, lợi yết hầu.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường được dùng trị bệnh đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phế quản thực chứng phong nhiệt ảnh hưởng đến phế gây nên ho, sốt.
1.Nếu ho đờm nhiều gia thêm Qua lâu nhân, Bối mẫu để thanh phế hóa đờm.
2.Nếu đờm nhiều, vàng đặc, lưỡi đỏ rêu vàng thêm Hoàng cầm, Đông qua nhân để thanh nhiệt, hóa đờm.
3.Nếu trong đờm có máu gia Bạch mao căn, Thuyên thảo để lương huyết chỉ huyết.
4.Nếu mồm khát gia Thiên hoa phấn, Thạch hộc để thanh nhiệt, sinh tân.
5.Nếu sốt cao khó thở gia Sinh Thạch cao, Tri mẫu để thanh phế vị.
6.Bài thuốc này gia Bạch tật lê, Quyết minh tử, Hạ khô thảo trị viêm màng tiếp hợp, đau mắt đỏ có kết quả tốt.
7.Gia Ngưu bàng tử, Thổ ngưu tất, Liên kiều trị Viêm amygdal cấp.
NGÂN KIỀU TÁN
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Liên kiều8 - 12g
Cát cánh6 - 12g
Trúc diệp6 - 8g
Kinh giới tuệ4 - 6g
Đạm đậu xị8 - 12g
Ngưu bàng tử8 - 12g
Kim ngân hoa8 - 12g
Bạc hà8 - 12g
Cam thảo2 - 4g
Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 thang.
Tác dụng: Tân lương, thấu biểu, thanh nhiệt, giải độc.
Giải thích bài thuốc:
Kim ngân hoa, Liên kiều là chủ dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tân lương thấu biểu.
Bạc hà, Kinh giới, Đạm đậu xị có tác dụng hỗ trợ.
Cát cánh, Ngưu bàng tử, Cam thảo: tuyên phế hóa đờm.
Trúc diệp: thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái.
Các vị là một bài thuốc tốt dùng thanh nhiệt, giải độc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng nhiều đối với những bệnh ôn sơ khởi như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phế quản cấp, ho gà, viêm amygdal cấp.
Tùy theo tình hình bệnh lý:
1.Nếu đau đầu không có mồ hôi có thể tăng lượng Kinh giới, Bạc hà thêm Bạch tật lê, Mạn kinh tử.
2.Nếu sốt cao có mồ hôi gia lượng Kim ngân hoa, Liên kiều giảm lượng Kinh giới, Bạc hà.
3.Nếu có chứng kiêm thấp như ngực tức nôn, gia Hoắc hương, Bội lan để hóa thấp.
4.Nếu ho đờm đặc gia Hạnh nhân, Bối mẫu.
5.Nếu sốt cao gia Chi tử, Hoàng cầm để thanh lý nhiệt.
6.Nếu khát nhiều gia Thiên hoa phấn.
7.Nếu viêm họng đau sưng gia Mã bột, Huyền sâm, Bản lam căn
để thanh nhiệt, giải độc.
8.Nếu có nhọt sưng tấy gia Bồ công anh, Đại thanh diệp để tiêu tán sang độc.
MA HẠNH THẠCH CAM THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng 8 - 12g
Chích thảo 2 - 4g
Hạnh nhân 6 - 12g
Thạch cao 8 - 12g (sắc trước).
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 - 2 thang.
Tác dụng: Tuyên phế, thanh nhiệt, giáng khí, bình suyễn.
Giải thích bài thuốc:
Tác dụng phát hãn, tuyên phế, trọng dụng Thạch cao để hỗ trợ Ma hoàng chỉ khái, bình suyễn.
Cam thảo: điều hòa các vị thuốc.
Trong bài thuốc 4 vị thuốc phối hợp có thể vừa giải biểu, vừa tuyên thông phế khí, vừa thanh lý nhiệt, cho nên có tác dụng tốt đối với bệnh hen suyễn có sốt.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Nếu suyễn ra mồ hôi tức phế nhiệt nặng, lượng Thạch cao tăng gấp 5 lần lượng Ma hoàng.
2.Nếu suyễn mà không có mồ hôi là triệu chứng nhiệt bế tại phế dùng lượng Thạch cao tăng gấp 3 lần Ma hoàng.
3.Trường hợp bệnh sởi, sốt cao, khát nước, bứt rứt, ho khó thở (có khả năng biến chứng viêm phổi), sởi có mọc hay chưa đều có thể sử dụng bài thuốc tốt nhưng lượng Ma hoàng tùy tình hình mà gia giảm và gia thêm những thuốc giải độc.
Bài thuốc thường dùng có hiệu quả với các bệnh viêm phế quản cấp, viêm phổi thùy, phổi đốm.
1.Nếu đờm nhiều khó thở gia Đình lịch tử, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp để túc giáng phế khí.
2.Nếu ho nhiều, đờm vàng đặc gia Qua lâu bì, Bối mẫu để thanh nhiệt hóa đờm.
3.Nếu ho suyễn sốt cao, khát nước ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng tăng lượng Thạch cao, thêm Tri mẫu, Hoàng cầm, Qua lâu nhân để thanh tả phế vị nhiệt.
Tài liệu tham khảo:
Theo tài liệu nước ngoài (Trung quốc) bài "Ma hạnh thạch cam thang" gia Địa long khô trị viêm xoang mũi mạn có kết quả tốt. Bài thuốc được dùng:
Ma hoàng sống 8g
Sinh thạch cao 80g
Hạnh nhân 8g
Sinh Cam thảo 4g
Địa long khô 7 con
(Theo báo Trung y dược Phúc kiến).
Bài thuốc có thể dùng để chữa viêm phổi trẻ em có kết quả, sử dụng thuốc cao có gia thêm các vị Mạch môn, Thiên hoa phấn, Bạch mao căn, Kim ngân hoa, Trắc bá diệp, Ngưu bàng tử, Xuyên bối mẫu. Chế thành Ma hạnh hợp tễ (Trung y dược tạp chí, Thượng hải 1959).
SÀI CÁT GIẢI CƠ THANG
(Thương hàn lục thư)
Thành phần:
Sài hồ 6 - 12g
Cát căn 8 - 16g
Cam thảo 2 - 4g
Khương hoạt 4 - 6g
Bạch chỉ 4 - 6g
Bạch thược 4 - 12g
Cát cánh 4 - 12g
Hoàng cầm 4 - 12g
Thạch cao 8 - 12g (sắc trước).
Cách dùng: Gia thêm Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc uống.
Tác dụng: Giải cơ, thanh nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Cát căn, Sài hồ có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt là chủ dược.
Khương hoạt, Bạch chỉ giải biểu, tán hàn, giảm đau.
Hoàng cầm, Thạch cao thanh lý nhiệt, đều là thuốc hỗ trợ Bạch thược.
Cam thảo hòa vinh vệ.
Cát cánh khai thông phế khí.
Gừng tươi, Đại táo điều hòa vinh vệ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp không có đau đầu và sợ lạnh bỏ Khương hoạt, Bạch chỉ.
2.Nếu có khát nước, rêu lưỡi khô gia Thiên hoa phấn, Sinh địa để thanh nhiệt sinh tân.
3.Nếu ho có đờm đặc gia Qua lâu bì để thanh nhiệt hóa đờm.
Bài thuốc được dùng có kết quả đối với các bệnh cảm cúm, cảm sốt đau đầu, đau mình mẩy.
THĂNG MA CÁT CĂN THANG
(Tiểu nhi phương luận)
Thành phần:
Thăng ma 6 - 10g
Thược dược 8 - 12g
Cát căn 8 - 16g
Chích thảo 2 - 4g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Theo cổ phương các vị thuốc lượng đều bằng nhau, tán bột, hoặc sắc uống.
Tác dụng: Giải cơ, thấu chẩn.
Dùng trong trường hợp bệnh sởi, trẻ em khó mọc hoặc mọc không đều, phát sốt, sợ gió, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt, lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch phù sác.
Giải thích bài thuốc:
Cát căn có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ, thấu chẩn là chủ dược.
Thăng ma là thuốc hỗ trợ có tác dụng thăng dương thấu biểu hợp với Cát căn làm tăng tác dụng thấu chẩn giải độc.
Thược dược hòa vinh thanh nhiệt, giải độc.
Cam thảo điều hòa các vị thuốc có giải độc, hợp với Thược dược có tác dụng điều lý huyết phận, hợp với Thăng ma tăng tác dụng giải độc thấu chẩn.
Bốn vị hợp lại làm cho bài thuốc có tác dụng giải cơ, thấu chẩn, hòa vinh, giải độc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Đối với bệnh sởi mới phát có thể gia Bạc hà, Kinh giới, Thuyền thoái, Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa để tăng cường giải độc, thấu chẩn.
2.Nếu bệnh nhi họng đau đỏ gia Cát cánh, Huyền sâm, Mã bột để thanh lợi yết hầu.
3.Nếu sởi chưa mọc hoặc sởi sắc đỏ thẫm dùng Xích thược thay cho Bạch thược gia Huyền sâm, Đơn bì, Tử thảo, Đại thanh diệp để lương huyết giải độc.
4.Trường hợp bệnh nhân sởi sốt cao, đau đầu có thể tămg cường thêm các thuốc thanh nhiệt, giải độc như: Hoàng cầm, Sinh địa, Liên kiều, Thiên hoa phấn, Trúc diệp.
PHÒ CHÍNH GIẢI BIỂU
Những bài thuốcPhò chính giải biểucó tác dụng vừa nâng cao chính khí, vừa giải biểu "đuổi tà khí".
Thường sử dụng đối với những người mà cơ thể suy yếu lại mắc bệnh ngoại cảm.
Những bài thuốc như:
Ma hoàng phụ tử tế tân thang
Ma hoàng phụ tử cam thảo thang
Tái tạo tán
Nhân sâm Bại độc tán
Sâm tô ẩm.
MA HOÀNG PHỤ TỬ TẾ TÂN THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng 6 - 8g
Tế tân 4 - 8g
Thục phụ tử 4 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần trong 1 ngày.
Tác dụng: Trợ dương, giải biểu.
Dùng cho bệnh nhân vốn cơ thể dương hư mắc bệnh ngoại cảm phong hàn.
Giải thích bài thuốc:
Ma hoàng có tác dụng tán hàn, giải biểu là chủ dược.
Phụ tử ôn kinh trợ dương, phò chính, khu tà.
Tế tân vừa giúp Ma hoàng giải biểu, vừa giúp Phụ tử ôn kinh, tán hàn.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng trong các trường hợp viêm phế quản mạn tính. Hen phế quản thể hàn thường kết hợp với bài Nhị trần thang để vừa ôn kinh tán hàn, vừa hóa đờm, định suyễn.
PHỤ PHƯƠNG
MA HOÀNG PHỤ TỬ CAM THẢO THANG
(Thương hàn luận)
Bài này là bài trên bỏ Tế tân gia Chích Cam thảo cũng có tác dụng trợ dương, giải biểu.
Trị chứng dương hư, cảm mạo phong hàn nhưng tác dụng tán hàn ít hơn.
TÁI TẠO TÁN
(Thương hàn lục thư)
Thành phần:
Hoàng kỳ 8g
Nhân sâm 4g
Quế chi 4g
Thược dược 4g
Cam thảo 2g
Thục Phụ tử 4g
Tế tân 4g
Khương hoạt 4g
Phòng phong 4g
Xuyên khung 4g
Gừng nướng 4g
Đại táo 2g
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: Bài thuốc có tác dụng trợ dương, ích khí, giải biểu.
Dùng để trị chứng dương hư, khí kém, mắc bệnh ngoại cảm phong hàn, thường có các triệu chứng đau đầu, sốt, sợ lạnh, chân tay mát, không có mồ hôi, mệt mỏi, buồn ngủ, sắc mặt tái nhợt, tiếng nói nhỏ, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm, vô lực hoặc phù, đại vô lực.
NHÂN SÂM BẠI ĐỘC TÁN
(Tiểu nhi dược chứng trực huyết)
Thành phần:
Sài hồ 6 - 12g
Phục linh 6 - 12g
Đảng sâm 6 - 12g
Tiền hồ 6 - 12g
Cát cánh 4 - 12g
Xuyên khung 4 - 8g
Chỉ xác 4 - 6g
Khương hoạt 4 - 6g
Độc hoạt 4 - 8g
Cam thảo 2 - 4g
Cách dùng: Thang thuốc cho vào Gừng tươi 3 lát, Bạc hà 4g, sắc uống ngày 1 - 2 thang.
Theo cổ phương, các vị lượng thuốc bằng nhau làm thuốc tán, mỗi lần uống 8g.
Tác dụng: Ích khí giải biểu, tán phong trừ thấp.
Chủ trịnhững bệnh nhân chính khí suy, mắc bệnh ngoại cảm phong hàn thấp có những triệu chứng: sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi, đầu gáy đau cứng, chân tay nhức mỏi, ngực đầy tức, mũi nghẹt, nói khàn, ho có đờm, rêu lưỡi dày nhớt, mạch phù.
Giải thích bài thuốc:
Khương hoạt, Độc hoạt có tác dụng giải biểu, tán phong hàn thấp.
Xuyên khung phối hợp với Độc hoạt, Khương hoạt trị đau đầu, đau mình mẩy.
Đảng sâm: ích khí, kiện tỳ.
Bạch linh: trừ thấp, hóa đờm.
Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác: lý khí, làm giảm tức ngực, chỉ khái, hóa đờm.
Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương: giải biểu.
Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Chữa bệnh kiết lỵ mới bắt đầu có biểu chứng như sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau chân tay, rêu lưỡi trắng nhợt.
2.Những bệnh nhân cơ thể khỏe có thể bỏ Đảng sâm gia Kinh giới, Phòng phong gọi là bài KINH PHÒNG BẠI ĐỘC TÁN (Y học chính truyện).
Bài này có thể trị chứng ung nhọt mới bắt đầu có biểu chứng.
3.Bài này bỏ Đảng sâm gia Kim ngân hoa, Liên kiều gọi là bài NGÂN KIỀU BẠI ĐỘC TÁN (Y phương tập giải) dùng để trị ung nhọt mới bắt đầu sưng đỏ, đau mà có biểu chứng.
SÂM TÔ ẨM
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Đảng sâm 30g
Tô diệp 30g
Cát căn 30g
Tiền hồ 30g
Bán hạ 30g (tẩm Gừng sao)
Bạch linh 30g
Trần bì 20g
Cam thảo 20g
Cát cánh 20g
Chỉ xác 20g (Mạch sao)
Mộc hương 20g
Cách dùng: Các vị trên tán bột, mỗi lần uống 8 - 12g gia Gừng tươi 7 lát, Táo 1 quả sắc nước uống. Có thể dùng thuốc thang.
Tác dụng: Chữa bệnh nhân khí hư, ngoại cảm phong hàn, bên trong có đờm thấp có triệu chứng sốt, sợ lạnh, đau đầu, mũi nghẹt, ho nhiều đờm, ngực sườn đầy tức, rêu lưỡi trắng, mạch nhược.
CÁC BÀI THUỐC TRỪ PHONG
Những bài thuốc trừ phong
THUỐC TRỊ PHONG
Bài thuốc Trị phong gồm có 2 loại: Sơ tán ngoại phong và Bình tức nội phong.
1- NGOẠI PHONG: là chỉ những hội chứng bệnh lý do cảm thụ phong tà tại kinh lạc, cơ nhục, gân cốt các khớp gây nên.
Triệu chứng thường thấy là: chân tay tê dại, kinh mạch đau giật, co duỗi khó khăn hoặc mồm mắt méo xệch. Cùng với chứng uốn ván gây
nên cấm khẩu, chân tay co cứng, lưng đòn gánh.
2- NỘI PHONG: thường do thận thủy bất túc, vinh huyết hư kém hoặc nhiệt thịnh thương âm, can phong nội động, khí huyết nghịch loạn gây nên đột quỵ, bất tỉnh nhân sự, mồm mắt méo xệch, bán thân bất toại, hoặc co giật chân tay.
Đối với ngoại phong thì phải sơ tán.
Đối với nội phong thì phải bình can tức phong.
SƠ TÁN NGOẠI PHONG
Những bài thuốc Sơ tán ngoại phong thường gồm các vị thuốc ôn táo như: Xuyên khung, Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ, Kinh giới, Bạch phụ tử, Nam tinh .
Những bài thuốc thường dùng có:
Xuyên khung trà điều tán.
Ngọc chân tán.
Tiểu hoạt lạc đơn.
XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Xuyên khung 8g
Bạc hà 20 - 32g
Tế tân 4 - 6g
Camthảo 4 - 6g
Khương hoạt 6 - 8g
Phòng phong 6 - 8g
Kinh giới 8 - 16g
Bạch chỉ 8 - 12g
Cách dùng: Thuốc tán bột mịn, mỗi lần uống 6 - 8g với nước trà, ngày uống 2 lần. Có thể dùng thuốc thang sắc uống
Tác dụng: Khu phong tán hàn, trị đau đầu.
Giải thích bài thuốc:
Là bài thuốc sơ tán phong hàn, trị đau đầu là chính.
Trong bài:
Xuyên khung chuyên trị đau đầu kinh Thiếu dương (hai bên đầu, gáy đau). Khương hoạt chuyên trị đau đầu kinh Thái dương (đau ở gáu và trước trán). Bạch chỉ chuyên trị đau đầu kinh Dương minh (đau vùng trước lông mày và trán) đều là chủ dược.
Tế tân, Bạc hà, Kinh giới, Phòng phong: sơ tán phong tà ở trên trợ giúp các thuốc trên phát huy tác dụng.
Camthảo: hòa trung, ích khí, điều hòa các vị thuốc.
Trà diệp tính đắng hàn điều hòa bớt tính ôn táo các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc có nhiều vị tân ôn, sơ phong tán hàn có chỉ định tốt với bệnh ngoại cảm đau đầu. Thiên về phong hàn thường gia thêm các vị Gừng tươi, Tô diệp để tăng thêm tác dụng khu phong hàn trị đau đầu. Có thể sử dụng chữa chứng viêm mũi mạn tính gây đau đầu, trị chứng đau nửa đầu có kết quả nhất định.
2.Chú ý: Trường hợp đau đầu lâu ngày khí huyết hư hoặc do can thận bất túc không nên dùng.
TIỂU HOẠT LẠC ĐƠN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Chế Xuyên ô 240g
Chế Thảo ô 240g
Địa long 240g
Chế Nam tinh 240g
Nhũ hương 88g
Một dược 88g
Cách dùng: Tán bột mịn, dùng rượu để làm hoàn, mỗi hoàn nặng 4g, mỗi lần uống một hoàn. Ngày uống 1 - 2 lần lúc đói với rượu.
Tác dụng: Ôn kinh hoạt lạc, khu phong trừ thấp, trừ đờm trục ứ.
Giải thích bài thuốc:
Xuyên ô, Thảo ô: thông kinh hoạt lạc, ôn tán phong hàn thấp là chủ dược.
Namtinh: táo thấp, hoạt lạc, khu phong.
Nhũ hương, Một dược: thông ứ, hoạt lạc, chỉ thống.
Địa long: thông kinh hoạt lạc, thêm rượu lâu năm có tác dụng dẫn rượu vào nơi bị bệnh.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng phong thấp tý thống lâu ngày chân tay tê dại,
kinh lạc có đàm thấp, huyết ứ lâu ngày gây đau.
1.Trường hợp phong nặng phối hợp uống bài "Đại Tần giao thang". Nếu thiên về can thận khí huyết bất túc, phối hợp uống với bài "Độc hoạt ký sinh thang".
2.Lúc sử dụng cần chú ý: Bệnh lâu ngày âm hư nội nhiệt hoặc phụ nữ có thai đều không nên dùng.
3.Bài này vốn tên HOẠT LẠC ĐƠN nhưng trong sách Thánh huệ phương có bài ĐẠI HOẠT LẠC ĐƠN nên gọi là “Tiểu hoạt lạc đơn" để phân biệt.
4.Trường hợp tai biến mạch máu não để lại di chứng bán thân bất toại mà cơ thể khỏe, dùng bài này có kết quả tốt.
TIÊM CHÍNH TÁN
(Dương thị gia tàng phương)
Thành phần:
Bạch phụ tử
Bạch cương tàm
Toàn yết
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Toàn yết khử độc, tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 4g với rượu nóng, có thể làm thuốc thang sắc nước uống, tùy tình hình bệnh gia giảm với các vị thuốc khác cho phù hợp.
Tác dụng: Khu phong, hóa đàm.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc trị chứng phong đàm ứ trệ ở phần đầu mặt, cho nên trong bài thuốc:
Bạch phụ tử chuyên trị phong ở đầu mặt.
Cương tàm trị phong ở kinh lạc.
Toàn yết trị phong chống co giật.
Ba vị thuốc đều là chủ dược chuyên trị chứng trúng phong, mồm mắt méo xệch, uống với rượu nóng giúp các vị thuốc phát huy tác dụng ở đầu mặt.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này được dùng để trị chứng liệt thần kinh mặt (thần kinh VII) gây nên mồm mắt méo xệch. Gia thêm Ngô công tác dụng càng tốt.
1.Bài thuốc tính dược cay táo dùng trong trường hợp phong đàm thiên về hàn thấp, nếu khí hư huyết ứ hoặc do Can phong nội động, sinh liệt dây thần kinh mặt VII (liệt trung ương) không nên dùng.
2.Lúc dùng chú ý liều lượng không nên quá nhiều vì các vị thuốc đều có độc.
3.Có kinh nghiệm dùng bài "Gia vị Tiêm chính tán", thành phần: Sinh Xuyên ô, Sinh Thảo ô, Sinh Bán hạ, Uy linh tiên, Toàn yết, Bạch cập, Trần bì, Bạch cương tàm. Tán thành bột, mỗi lần uống 20g trộn với nước Gừng đắp ngoài chữa liệt dây thần kinh mặt ngoại biên, kết quả khá tốt.
CHỈ KINH TÁN
(Bài thuốc kinh nghiệm)
Thành phần:
Ngô công
Toàn yết
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán bột mịn mỗi lần uống 1 - 4g, có tác dụng chống co giật.
Chủ trị: Dùng trong trường hợp chân tay co giật, lưng đòn gánh trong bệnh uốn ván, bệnh viêm não thường dùng kết hợp với các thuốc thanh nhiệt giải độc.
Đối với những trường hợp đau đầu lâu ngày, đau nhức khớp xương có tác dụng giảm đau.
BÌNH TỨC NỘI PHONG
Những bài thuốc trị nội phong thường gồm các vị thuốc Thanh nhiệt bình can tức phong như: Linh dương giác, Câu đằng, Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Cúc hoa, Tang diệp, Thiên ma, Bạch thược, Đại giả thạch, Long xỉ, Từ thạch và những vị thuốc Dưỡng âm tiềm dương như Sinh địa, A giao, Kê tử hoàng.
Những bài thuốc thường dùng có:
Linh giác Câu đằng thang.
Trấn can tức phong thang.
Đại định phong châu.
Địa hoàng ẩm tử.
LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG
(Thông tục thương hàn luận)
Thành phần:
Linh dương giác (sắc trước) 2g
Câu đằng 12g
Tang diệp 8 - 12g
Xuyên Bối mẫu 8 - 16g
Trúc nhự 12 - 20g
Sinh địa 12 - 20g
Cúc hoa 8 - 12g
Bạch thược 8 - 12g
Phục thần 8 - 12g
Camthảo 3 - 4g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong.
Trong bài:
Linh dương giác, Câu đằng: thanh nhiệt lương can, tức phong, chỉ kinh là chủ dược.
Tang diệp, Cúc hoa tăng thêm tác dụng thanh nhiệt tức phong.
Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo: dưỡng âm tăng dịch để bình can.
Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đàm để thanh nhiệt hóa đàm ( vì nhiệt đốt tân dịch sinh đàm).
Phục thần để định tâm an thần.
Camthảo điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này trên lâm sàng dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, sốt cao, chân tay co giật hoặc chứng sản giật.
1.Trường hợp sốt cao co giật hôn mê phối hợp với các bài Tử tuyết đơn, An cung ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đơn để thanh nhiệt khai khiếu.
2.Trường hợp sốt cao tổn thương tân dịch hoặc bệnh nhân vốn Can âm bất túc đều thuộc chứng âm hư dương thịnh, cần gia thêm các vị tư âm tăng dịch như Huyền sâm, Mạch môn, Thạch hộc, A giao.
3.Trường hợp huyết áp cao, đau đầu hoa mắt thuộc chứng âm hư dương thịnh gia Hoài Ngưu tất, Bạch tật lê.
THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM
(Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)
Thành phần:
Thiên ma 8 - 12g
Câu đằng 12 - 16g
Thạch quyết minh (sắc trước) 20 - 30g
Chi tử 8 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Xuyên Ngưu tất 12 - 16g
Ích mẫu thảo 12 - 16g
Tang ký sinh 20 -30g
Dạ đằng giao 12 - 20g
Bạch linh 12 - 20g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bình can tức phong, tư âm thanh nhiệt.
Trên lâm sàng thường được dùng để chữa chứng huyết cao, đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ hoặc bán thân bất tọa, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
Bài này cũng như bài Linh giác câu đằng thang đều có tác dụng bình can tức phong, nhưng bài Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn, đồng thời dưỡng huyết an thần, còn bài Linh giác câu đằng thang thiên về chống co giật đồng thời có tác dụng hóa đàm thông lạc.
ĐẠI ĐỊNH PHONG CHÂU
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Bạch thược 12 - 24g
Sinh Qui bản 12 - 24g
Ma nhân 6 - 12g
Sinh Mẫu lệ 12 - 16g
Chích thảo 8 - 12g
Sinh Miết giáp 12 - 16g
A giao 8 - 12g
Can địa hoàng 12 - 20g
Ngũ vị tử 6 - 8g
Mạch môn 12 - 24g
Kê tử hoàng 2 quả
Cách dùng: sắc nước bỏ bã, cho A giao tan đều, cho Kê tử hoàng trộn đều uống nóng.
Tác dụng: Tư âm, tăng dịch tức phong.
Giải thích bài thuốc:
Kê tử hoàng, A giao: tư âm, tăng dịch để trừ nội phong là chủ dược.
Địa hoàng, Mạch môn, Bạch thược: tư âm nhuận gan.
Qui bản, Miết giáp, Mẫu lệ :dục âm tiềm dương.
Chích thảo, Ngũ vị tử: chua ngọt sinh âm.
Ma nhân: dưỡng âm nhuận táo.
Các vị thuốc hợp lại cùng dùng có tác dụng tư dưỡng âm dịch, nhuận gan tức phong.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc chữa chứng nhiệt thịnh thương âm, hư phong nội động. Nếu khí hư có thể gia Nhân sâm. Tự ra mồ hôi gia Long cốt, Nhân sâm, Tiểu mạch. Tim hồi hộp khó ngủ gia Phục thần, Nhân sâm, Tiểu mạch.
2.Trường hợp viêm não sốt kéo dài, bệnh nhân mệt mỏi, mạch khí hư nhược lưỡi đỏ thẫm rêu ít, dùng bài thuốc này điều trị. Nếu có đờm nhiều gia Thiên trúc hoàng, Bối mẫu để thanh hóa nhiệt đờm. Có triệu chứng sốt nhẹ kéo dài dùng Sinh địa thay Can địa hoàng, Bạch vi, Sa sâm, Ngũ vị tử.
A GIAO KÊ HOÀNG THANG
(Thông tục thương hàn luận)
Thành phần:
A giao 8 - 12g
Sinh Bạch thược 12g
Thạch quyết minh 16 - 20g
Câu đằng 6 - 8g
Đại Sinh địa 12 - 16g
Chích thảo 3 - 4g
Phục thần mộc 12 - 16g
Kê tử hoàng 2 quả
Lạc thạch đằng 12g
Sinh Mẫu lệ 12 - 16g
Cách dùng: sắc và uống như bài trên.
Tác dụng: nhuận gan tức phong tư âm.
Chủ trị: Chứng sốt lâu ngày, chân âm bị tổn thương gây nên huyết hư sinh phong, chân tay run giật, gân cơ co cứng hoặc váng đầu, chóng mặt, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu ít, mạch tế sác.
ĐỊA HOÀNG ẨM TỬ
(Tuyên minh luận)
Thành phần:
Can địa hoàng
Ba kích thiên (bỏ tâm)
Sơn thù
Thạch hộc
Nhục thung dung (tẩm rượu sao)
Phụ tử chế
Ngũ vị tử
Nhục quế
Bạch phục linh
Mạch môn (bỏ tâm)
Xương bồ
Viễn chí (bỏ tâm)
(Các vị lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tất cả tán bột sắc với nước Sinh khương 5 lát, Đại táo 10 quả, Bạc hà 5 - 7 lá. Uống mỗi lần 8 - 12g (bột), có thể dùng
thuốc thang sắc uống tùy chứng bệnh gia giảm.
Tác dụng: Tư thận âm, bổ thận dương, an thần khai khiếu.
Giải thích bài thuốc:
Can địa hoàng, Sơn thù du: bổ ích thận âm là chủ dược.
Ba kích, Nhục thung dung, Nhục quế, Phụ tử chế: ôn thận tráng dương, phối hợp với chủ dược làm cho nguyên dương được ôn dưỡng.
Nhục quế: dẫn hỏa quy nguyên.
Thạch hộc, Mạch môn, Ngũ vị tử: tư bổ âm dịch.
Bạch linh, Xương bồ, Viễn chí: giao thông tâm thận, khai khiếu hóa đờm.
Bạc hà: lợi yết.
Khương, Táo: hòa vinh vệ.
Tác dụng chung của bài thuốc là một mặt ôn bổ hạ nguyên nhiếp nạp phù dương, mặt khác có tác dụng khai khiếu hóa đờm, tuyên thông tâm phế khí.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc này chuyên dùng chữa trúng phong không nói được, hai chân suy yếu. Hiện nay có thể dùng chữa những bệnh như tai biến mạch máu não, xơ cứng động mạch, có hội chứng bệnh lý thận âm, thận dương đều hư.
2.Trường hợp chân yếu thiên về thận âm hư các khớp xương nóng gia Tang chi, Địa cốt bì, Miết giáp để thoái hư nhiệt. Nếu thiên về thận dương hư, lưng gối đều có cảm giác lạnh, gia Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử, Tiên mao để làm ấm thận dương. Nếu có khí hư gia Hoàng kỳ, Đảng sâm để bổ khí.
3.Nếu chỉ có chân yếu liệt có thể bỏ Thạch xương bồ, Viễn chí, Bạc hà.
4.Trường hợp chỉ có âm hư đờm hỏa thịnh bỏ các loại thuốc ôn táo như Quế, Phụ gia Bối mẫu, Trúc lịch, Đởm tinh, Thiên trúc hoàng để thanh nhiệt hóa đờm.
CÁC BÀI THUỐC TẢ HẠ
Thuốc Tả hạ là những bài thuốc dùng để chữa các chứng đại tiện không thông, trường vị tích trệ, thủy ẩm đình lưu, hàn tích nhiệt kết thuộc chứng lý thực.
Bài thuốc có tác dụng công hạ, do cơ thể bệnh nhân lúc mắc bệnh, biểu hiện có nhiệt kết, hàn kết, táo kết, thủy kết khác nhau, cho nên dùng thuốc tả hạ có khác nhau.
Thường được chia ra làm các loại:
Hàn hạ
Ôn hạ
Nhuận hạ
Trục thủy
Công bổ kiêm trị.
HÀN HẠ
Bài thuốcHàn hạcó tác dụng thông tiện tả nhiệt, chủ trị các thực chứng lý nhiệt tích trệ. Triệu chứng lâm sàng thường thấy là đại tiện táo bón, bụng đầy đau hoặc triều nhiệt, nói sảng, thấp nhiệt, uẩn kết, khí huyết ngưng trệ sinh ra trường ung, rêu lưỡi khô vàng, mạch hoạt thực thường dùng các vị thuốc đắng hàn, tả nhiệt, thông tiện như Đại hoàng, Mang tiêu.
Bài thuốc thường dùng:
Đại thừa khí thang.
Đại hoàng Mẫu đơn thang.
ĐẠI THỪA KHÍ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Đại hoàng 8 - 16g
Hậu phác 8 - 16g
Mang tiêu 6 - 12g
Chỉ thực 8 - 16g
Cách dùng:
Ngày dùng 1 thang sắc uống. Cho Hậu phác và Chỉ thực nấu sôi 5 - 10 phút, cho Đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra lọc bỏ bã, cho Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn (là chất tinh chế Mang tiêu) trộn tan, đem dùng. Sau khi uống 2 - 3 giờ vẫn chưa thấy "tả hạ" thì uống nước thứ hai, nếu không đại tiện được thì ngưng thuốc.
Tác dụng: Công hạ nhiệt tích ở Đại tràng, tả hỏa giải độc tiết nhiệt lợi đờm, tiêu trừ bỉ mãn.
Giải thích bài thuốc:
Đại hoàng tính đắng hàn tả nhiệt thông tiện ở đại tràng là chủ dược.
Mang tiêu tính mặn hàn tả nhiệt, nhuyễn kiên, nhuận táo, trừ tích.
Chỉ thực, Hậu phác: tiêu bỉ, trừ mãn, hành khí, tán kết.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là tuấn hạ nhiệt kết.
Ứng dụng lâm sàng:
Chỉ định bài thuốc là các chứng bỉ, mãn, táo thực chứng, mạch có lực.
1.Bài thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh nhiễm (thương hàn ôn bệnh) có chứng dương minh phủ. Triệu chứng: đại tiện táo kết, bụng đầy ấn đau, hôn mê nói sảng, sốt cao về chiều, rêu lưỡi vàng dày khô, mạch trầm thực.
2.Trường hợp "nhiệt kết bàn lưu" bệnh nhân tiêu chảy nước trong hôi thối, bụng đầy đau, mồm khô lưỡi táo, mạch hoạt sác hoặc chứng nhiệt quyết co giật cuồng hỏa, thuộc chứng lý thực nhiệt.
3.Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc để trị các bệnh viêm túi mật cấp, viêm ruột thừa cấp và một số bệnh nhiễm trùng sốt cao, hôn mê co giật, bụng đầy táo bón, mạch có lực, có thể gia giảm tùy theo triệu chứng lâm sàng.
4.Bài thuốc có tác dụng tả hạ mạnh cho nên không dùng trong các trường hợp khí âm hư không có nhiệt kết ở trường vị, phụ nữ có thai. Lúc sắc thuốc phải chú ý sắc Chỉ thực, Hậu phác trước rồi mới cho Đại hoàng sau đó mới cho Mang tiêu để uống vì Đại hoàng, Mang tiêu sắc lâu sẽ giảm bớt tác dụng tả hạ.
5.Trên thực nghiệm cho thấy bài thuốc có tác dụng tăng cường nhu động ruột, cải thiện tuần hoàn máu, và làm giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch.
TIỂU THỪA KHÍ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Đại hoàng 8 - 16g
Hậu phác 8 - 10g
Chỉ thực 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Chủ trị: Bệnh Dương minh phủ chứng như trên nhưng tác dụng yếu hơn.
ĐIỀU VỊ THỪA KHÍ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Đại hoàng 8 - 16g
Chích Cam thảo 4 - 8g
Mang tiêu 8 - 16g
Cách sắc và uống như trên.
Trị chứng Dương minh sốt, mồm khát, táo bón, bụng đầy cự án, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
So sánh 3 bài thuốc Tiểu thừa khí không có vị Mang tiêu cho nên chủ yếu trị chứng "bĩ", "mãn" thực mà không táo nên không cần dùng Mang tiêu để nhuận táo. Ngoài ra trong bài Tiểu thừa khí lượng Hậu phác, Chỉ thực ít hơn.
Ba vị hợp lại cùng sắc cho nên tác dụng yếu hơn.
Còn bài Điều vị thừa khí thang dùng Đại hoàng, Mang tiêu mà không có Chỉ thực, Hậu phác cho nên chủ trị của bài thuốc là chứng táo nhiệt nội kết, ngoài ra dùng Cam thảo để điều hòa vị khí, nên tác dụng so với hai bài trên hòa hoãn hơn, nên dùng điều trị chứng Dương minh phủ nhẹ hơn.
Ngoài ra có thể trị chứng phát ban, mồm răng lợi họng đau lở loét có kết quả.
LƯƠNG CÁCH TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Đại hoàng
Phác tiêu
Camthảo
Chi tử
Hoàng cầm
Bạc hà
Liên kiều.
Liều lượngtùy chứng gia giảm, làm tán hoặc sắc nước uống.
Có tác dụngthanh nhiệt tích ở thượng và trung tiêu đồng thời thông tiện.
Đại thừa khí thang chủ yếu trị nhiệt tích ở trung hạ tiêu, bứt rứt, khát nước, mặt đỏ, môi khô, mồm lưỡi sang lở, họng đau, hoặc nôn, chảy máu mũi, táo bón, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch hoạt sác.
ĐẠI HOÀNG MẪU ĐƠN THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Đại hoàng 6 - 12g
Đào nhân 8 - 12g
Mang tiêu 8 - 12g
Mẫu đơn bì 8 - 12g
Đông qua nhân 12 - 20g
Cách dùng: Đại hoàng cho vào sau, Mang tiêu tán bột mịn cho vào thuốc đã sắc, trộn đều uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa, phá ứ, tán kết, tiêu ung.
Giải thích bài thuốc:
Đại hoàng: thanh nhiệt, giải độc, tả hạ.
Đơn bì: lương huyết tiêu ứ đều là chủ dược.
Mang tiêu hợp với Đại hoàng thanh nhiệt giải độc, tả hạ thông tiện.
Đào nhân hợp với Đơn bì hoạt huyết tán ứ.
Đông qua nhân: tán kết bài nùng.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị bệnh trường ung (thường chỉ bệnh viêm ruột thừa cấp).
Tùy trường hợp có gia giảm như:
1.Sốt cao, đau bụng nhiều gia Hoàng liên để thanh nhiệt giải độc.
2.Đại tiện không thông mót rặn, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác có dấu hiệu thương âm bỏ Mang tiêu gia Huyền sâm, Sinh địa để dưỡng âm thanh nhiệt.
3.Trường hợp có khối u ở bụng dưới nên phải gia Đương quy, Xích thược, Địa long để hoạt huyết hóa ứ.
4.Trường hợp đã hóa mủ cần gia thuốc thanh nhiệt giải độc như Kim ngân hoa, Bồ công anh, Bạch hoa xà thiệt thảo.
Bài thuốc có thể dùng để chữa các bệnh viêm phần phụ hoặc táo bón thuộc thấp nhiệt.
Chú ý không dùng đối với các trường hợp sau: viêm ruột thừa đã có mủ nặng kèm viêm phúc mạc có triệu chứng nhiễm độc choáng, phụ nữ có thai viêm ruột thừa mạn tính tái phát và các trường hợp người già trẻ em thể chất hư nhược.
Ở Trung quốc có nhiều báo cáo sử dụng bài thuốc gia giảm kết hợp châm cứu chữa viêm ruột thừa có tác dụng tốt.
ÔN HẠ
Ôn hạ là những bài thuốc có tác dụng khu hàn, thông tiện dùng cho những trường hợp lý hàn thực chứng; đại tiện táo kết, chân tay mát lạnh, bụng đau lúc gặp lạnh, mồm nhạt không khát, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch trầm trì.
Thường dùng các vị thuốc tả hạ như Đại hoàng, Ba đậu kết hợp với thuốc ôn lý khu hàn như Phụ tử, Tế tân, Can khương.
Bài thuốc thường dùng có:
Đại hoàng Phụ tử thang.
Tam vật bị cấp hoàn.
ĐẠI HOÀNG PHỤ TỬ THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Đại hoàng 8 - 12g
Thục Phụ tử 8 - 12g
Tế tân 4 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống ngày 3 lần.
Tác dụng: Ôn kinh, tán hàn, thông tiện, chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Phụ tử: ôn kinh tán hàn, là chủ dược.
Tế tân tính cay ôn hợp với Phụ tử tăng tác dụng khu hàn.
Đại hoàng: tả hạ, thông tiện.
Ba vị hợp dùng có tác dụng Ôn hạ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng thực hàn tích tụ, táo bón bụng đau, chân tay mát sợ lạnh, rêu lưỡi nhớt trắng, mạch trầm, huyền khẩn.
1.Trường hợp đau bụng nhiều, thích ấm gia Quế chi, Bạch thược để hòa vinh, chỉ thống.
2.Trường hợp bụng đầy, tích trệ nặng, rêu lưỡi dày gia Chỉ thực, Thần khúc để tiêu thực đạo trệ.
3.Trường hợp người yếu tích trệ nhẹ dùng Chế Đại hoàng để giảm bớt tác dụng tả hạ. Trường hợp khí hư gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.
4.Trường hợp sán khí (sa ruột) nhẹ đau, mạch huyền khẩn có thể dùng bài này gia Nhục quế, Tiểu hồi hương để t án hàn, chỉ thống.
Chú ý: Lượng Đại hoàng không bao giờ dùng lớn hơn lượng Phụ tử.
TAM VẬT BỊ CẤP HOÀN
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Ba đậu
Đại hoàng
Can khương
(Lượng bằng nhau).
Cách chế và dùng:
Ba đậu bỏ vỏ ép hết dầu, các vị thuốc sấy khô tán bột mịn làm thành hoàn với mật ong, mỗi lần uống từ 1 - 2g với nước ấm, sau khi uống xong nếu không đi tả uống thêm 0,5 đến 1g tùy theo thể chất người bệnh.
Luyện mật ong khoảng 40 - 50% mật làm hoàn nhỏ.
Tác dụng: Công trục hàn tích.
Giải thích bài thuốc:
Ba đậu: cay nhiệt tuấn hạ, khai thông bế tắc là chủ dược.
Can khương: ôn trung trừ hàn để kiện tỳ dương.
Đại hoàng: thông đại tiện, làm giảm bớt tính cay độc của Ba đậu.
Ba vị thuốc hợp lại làm thành bài thuốc có tác dụng cấp hạ hàn tích.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chỉ định chữa các chứng lý hàn thực, bệnh nhân đột ngột đau bụng dữ dội, bụng đầy trướng, đại tiểu tiện không thông, trường hợp nặng có khó ở, cấm khẩu, chân tay quyết lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn.
1.Trên lâm sàng để chữa các chứng nhiễm độc thức ăn, cần tẩy xổ, chứng xơ gan cổ trướng, thận hư nhiễm mỡ, bụng đầy trướng đau, đại tiểu tiện không thông, bệnh lý thường nặng thuốc lại có tác dụng mạnh, tổn thương đến chân âm, chân dương cho nên cần kết hợp với tây y để đạt kết quả tốt.
2.Những trường hợp người già, trẻ em, cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai không dùng, trường hợp dùng thuốc xổ, tả hạ không cầm, cho bệnh nhân ăn cháo gạo nguội để cầm hoặc truyền dịch để cứu tân dịch.
TAM VẬT BẠCH TÁN
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Cát cánh 3 phần
Ba đậu (bỏ vỏ ruột sao đen tán mịn) 1 phần
Bối mẫu 3 phần
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 2 - 4g.
Tác dụng: Gây nôn, thực đờm,tả hạ, hàn tích.
Chủ trị: Chứng đàm thịnh ứ trệ, khó thở, khò khè, mạch trầm khẩn có lực.
NHUẬN HẠ
Bài thuốc nhuận hạ thường gồm các vị thuốc ngọt bình, có chất dầu, tác dụng nhuận trường thông tiện.
Thường được chỉ định dùng trong 2 trường hợp táo bón sau đây:
1-Do nhiệt làm tổn thương chân âm, trường vị táo mà đại tiện không thông, thường dùng các loại thuốc tư nhuận kết hợp với thuốc tả hạ như Ma nhân, Hạnh nhân, Đại hoàng mà bài thuốc thường dùng là: Ma tử nhân hoàn.
2-Do sau khi bệnh tân dịch bị tổn thương người già hoặc sau khi đẻ huyết hư gây táo bón cần dùng ôn nhuận bổ hư và nhuận hạ, thường dùng các loại thuốc tư nhuận hoạt trường như Hạnh nhân, Bá tử nhân, Ma nhân, Nhục thung dung, Đương quy …
Bài thuốc thường dùng Ngũ nhân hoàn ...
MA TỬ NHÂN HOÀN
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma tử nhân 8 - 12g
Hạnh nhân 4 - 8g
Hậu phác 6 - 8g
Đại hoàng 4 - 8g
Chỉ thực 6 - 8g
Thược dược 6 - 8g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, luyện mật, làm hoàn nhỏ, mỗi lần 4 - 8g, ngày 2 lần, hoặc 1 lần trước khi đi ngủ, trường hợp chưa đại tiện thì tăng liều lượng.
Tác dụng: Nhuận trường, thông tiện.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này là do bài Tiểu thừa khí thang gia Ma tử nhân, Hạnh nhân và Thược dược.
Ma tử nhân: nhuận tràng thông tiện là chủ dược.
Hạnh nhân: giáng khí, nhuận tràng.
Thược dược: dưỡng âm hòa can.
Chỉ thực: tán kết.
Hậu phác: tiêu thực.
Đại hoàng: thông hạ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng chữa các chứng táo bón kéo dài do tập quán, do lão suy, trường hợp bệnh trĩ tiêu ra máu, gia thêm Hoa hòe, Địa du để cầm máu.
NGŨ NHÂN HOÀN
(Thế y đắc hiệu phương)
Thành phần:
Đào nhân 20g
Hạnh nhân 12g
Bá tử nhân 12g
Tùng tử nhân 4g
Uất lý nhân 4g
Trần bì 8 - 12g
Cách dùng: Mật làm hoàn. Mỗi lần uống 4 - 8g.
Trị chứng: Táo bón ở người già, sản phụ sau khi đẻ có thể dùng thuốc thang.
THÔNG TIỆN DƯỢC ĐIỀU
(Bài thuốc kinh nghiệm của BV Quảng Đông)
Thành phần:
Tế tân 16g
Tạo giác 16g
Mật ong 160g
Cách chế: Tế tân, Tạo giác tán bột mịn, cô mật ong cho thuốc vào làm thành viên (thuốc đạn), mỗi lần nhét hậu môn 1 - 2 viên.
Tác dụng: Hành khí, nhuận tràng, thông tiện.
TRỤC THỦY
Các bàithuốc trục thủycó tác dụng công trục thủy ẩm, tống lượng nước ứ trệ trong cơ thể ra bằng đường đại tiện, thường dùng trong các trường hợp phù nặng, cổ trướng, mà cơ thể còn khỏe.
Những bài thuốc này có tác dụng xổ mạnh và có độc nên lúc dùng cần thận trọng.
Những vị thuốc dùng có Nguyên hoa, Cam toại, Đại kích, Ba đậu.
THẬP TÁO THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Đại táo 10 quả
Camtoại
Đại kích
Nguyên hoa
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Ba vị Nguyên hoa, Cam toại, Đại kích tán bột mịn. Trộn đều, mỗi lần uống từ 0,5 - 1,5g, ngày 1 lần vào sáng lúc bụng đói với nước sắc Đại táo.
Nếu sau khi uống thuốc tiêu chảy không cầm thì ăn cháo gạo lúc nguội.
Tác dụng: Công trục thủy ẩm.
Giải thích bài thuốc:
Camtoại: trục thủy thấp.
Đại kích: tả thủy thấp ở tạng phủ.
Nguyên hoa: công trục thủy ẩm ở ngực sườn.
Ba vị đều có tác dụng công trục mạnh và có độc, dễ làm tổn thương chân khí, hại tỳ, cho nên dùng Đại táo tính ngọt bình để ích khí, kiện tỳ và làm giảm bớt độc của các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp thủy thũng cổ trướng thuộc thực chứng.
Trên lâm sàng thường dùng chữa các chứng cổ trướng do xơ gan, thận hư nhiễm mỡ.
1.Trường hợp bệnh nhân yếu cần chú ý dùng kết hợp với các loại thuốc bổ khí, bổ âm hoặc kết hợp với tây y nâng cao thể trạng bổ sung thể dịch và chất đạm.
2.Chú ý lúc dùng tùy tình hình thể trạng bệnh nhân, thuốc bắt đầu dùng lượng ít sau tăng dần và không được dùng liên tục.
3.Trường hợp cơ thể quá suy nhược và phụ nữ có thai không được dùng sắc để uống có thể dùng giấm để chế thuốc để giảm tính gây nôn của thuốc.
4.Có báo cáo dùng bài Thập táo thang chữa viêm màng phổi, xơ gan cổ trướng, viêm màng bụng kết hợp Đông tây y có kết quả tốt, trên lâm sàng sử dụng bài thuốc thường có những phản ứng phụ như đau bụng, nôn, buồn nôn cần được chú ý.
KHỐNG DIÊN ĐƠN
(Cũng gọi là Diệu ứng hoàn, Tử long hoàn, Tam nhân phương)
Thành phần:
Camtoại
Đại kích
Bạch giới tử
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Các vị tán bột mịn, hồ viên nhỏ. Uống sau lúc ăn và trước khi đi ngủ mỗi lần 0,5 - 1g với nước Gừng.
Tác dụng: Trừ đờm, trục ẩm.
Bài Khống diên đơn là do từ bài Thập táo thang bỏ Nguyên hoa, Đại táo gia Bạch giới tử và làm hoàn thường dùng để trị các chứng đờm ẩm tắc ở ngực, sườn bụng đau âm ỉ, rêu lưỡi nhớt, dày mạch hoạt hoặc phù thũng, thực chứng.
CHÂU SA HOÀNG
(Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Hắc sửu (tán bột) 160g
Nguyên hoa 40g
Đại kích (sao giấm) 40g
Than bì 20g
Trần bì 20g
Mộc hương 20g
Binh lang 20g
Khinh phấn 4g
Camtoại (bọc bột mì nướng) 80g
Đại hoàng 80g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn hồ viên nhỏ mỗi lần uống 4 - 8g, mỗi ngày 1 lần lúc bụng đói vào buổi sáng.
Tác dụng: Hành khí, trục thủy.
Giải thích bài thuốc:
Camtoại, Đại kích, Nguyên hoa có tác dụng trục hạ thủy ẩm là chủ dược.
Đại hoàng, Hắc sửu tả hạ thủy thấp.
Thanh bì, Trần bì, Binh lang, Mộc hương: hành khí đạo trệ, lợi thấp.
Khinh phấn: trục thủy, thông tiện.
Công dụng:
Bài thuốc dùng trị các chứng phù thũng, bụng đầy nước, thuộc thực chứng, mồm khát, thở khó, bụng cứng, đại tiện táo bón, mạch trầm sác có lực.
Trên lâm sàng thường được dùng chữa chứng cổ trướng do xơ gan, thận hư nhiễm mỡ.
1.Nếu thuộc hư chứng cần dùng xen kẽ với thuốc bổ khí âm hoặc kết hợp truyền dịch bổ sung nước và chất dinh dưỡng.
2.Trường hợp cơ thể quá suy nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý: Thuốc có độc không nên dùng kéo dài.
CAM TOẠI THÔNG KẾT THANG
(Kinh nghiệm của BV Nam Khai, Thiên Tân, TQ)
Thành phần:
Camtoại bột 0,5 - 1g
Đào nhân 12g
Xích thược 18g
Sinh Ngưu tất 12g
Hậu phác 20 - 30g
Đại hoàng 12 - 24g
Mộc hương 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hành khí, hoạt huyết, thông kết, công hạ.
Chủ trị: Chứng tắc ruột, cổ trướng.
Giải thích bài thuốc:
Camtoại, Đại hoàng: thông kết công hạ là chủ dược.
Hậu phác, Mộc hương: hành khí tán mãn.
Đào nhân, Xích thược, Ngưu tất: hoạt huyết ứ làm cho khí huyết lưu thông, kết trệ thông tiêu làm hết bệnh.
CÔNG BỔ KIÊM TRỊ
Là những bài thuốc dùng trị các chứng táo bón, mà cơ thể hư nhược do đó những bài thuốc này thường gồm có các vị thuốc bổ dưỡng và cả những vị thuốc công hạ.
Những bài thuốc thường dùng có:
Hoàng long thang.
Tăng dịch thừa khí thang.
Ôn tỳ thang ...
HOÀNG LONG THANG
(Thương hàn lục thư)
Thành phần:
Đại hoàng 8 - 12g
Chỉ thực 8 - 16g
Đương qui 8 - 16g
Mang tiêu 12 - 16g
Đảng sâm 8 - 12g
Cát cánh 4 - 8g
Hậu phác 4 - 8g
Camthảo 2 - 6g
Đại táo 2 quả
Sinh khương 3 lát
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, thông tiện, bổ khí, dưỡng huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc gồm có ĐẠI THỪA KHÍ THANG gia Đảng sâm, Đương quy, Khương, Táo, Cam thảo và Cát cánh.
Trong bài thuốc Thừa khí thang là chủ dược có tác dụng tả hỏa thông tiện.
Đảng sâm, Đương quy: bổ khí, dưỡng huyết để phò chính.
Cát cánh khai phế để thông trường vị.
Khương, Táo, Thảo: điều hòa tỳ vị.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc vừa có tác dụng công hạ phò chính.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng lý thực nhiệt kiêm khí huyết hư nhược, triệu chứng thường thấy bụng đầy cứng đau, đại tiện không thông, tiêu chảy nước trong, sốt, khát, bứt rứt, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, rêu lưỡi vàng dày, mạch tế sác vô lực.
1.Trường hợp người già suy nhược, bụng đầy trướng táo bón, cần công hạ, có thể bỏ Mang tiêu gia thêm lượng Đảng sâm, Đương quy.
2.Trường hợp khí huyết hư nhiệt kết táo bón, do nhiệt làm tổn thương chân âm có thể dùng bài thuốc này bỏ Chỉ thực, Hậu phác, Đại táo, Cát cánh gia Mạch môn, Sinh địa, Huyền sâm, Tây dương sâm để dưỡng âm, tăng dịch gọi là bài TÂN GIA HOÀNG LONG THANG (Ôn bệnh điều biện).
TĂNG DỊCH THỪA KHÍ THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Huyền sâm 20 - 40g
Tế Sinh địa 16 - 32g
Mạch môn 16 - 32g
Đại hoàng 6 - 12g
Mang tiêu 2 - 5g
Cách dùng: sắc nước uống, uống 1/2 lượng thuốc nếu thông tiện thì thôi.
Tác dụng: Tư âm tăng dịch tả nhiệt thông tiện.
Giải thích bài thuốc:
Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn hợp lại thành bài Tăng dịch thang có tác dụng dưỡng âm tăng dịch, nhuận tràng, thông tiện.
Đại hoàng: tả tích nhiệt, thông tiện.
Mang tiêu: nhuyễn kiên, táo kết hợp thành một bài thuốc có tác dụng tư âm tăng dịch, tả nhiệt, thông tiện.
Ứng dụng lâm sàng:
Chủ trị: các chứng bệnh ôn nhiệt kết âm hư có các triệu chứng đại tiện khó, phân bón cứng, mồm khô, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng.
ÔN TỲ THANG
(Thiên kim phương)
Thành phần:
Phụ tử 8 - 12g
Đại hoàng8 - 12g (cho vào sau)
Đảng sâm 6 - 12g
Can khương 4 - 8g
Camthảo 2 - 4g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ôn bổ tỳ dương, công hạ tích lạnh.
Giải thích bài thuốc:
Phụ tử: ôn dương, tán hàn là chủ dược.
Can khương, Đảng sâm: ôn tỳ.
Đại hoàng: công hạ, tích trệ.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị các chứng hư hàn do lạnh, tỳ dương kém không vận hóa được sinh táo bón, bụng đầy, chân tay lạnh, hoặc chứng Xích bạch lỵ kéo dài kèm theo đau có thể gia thêm Nhục quế, Mộc hương để ôn trung chỉ thống.
Nếu trường hợp có nôn gia Bán hạ gừng chế Sa nhân để hòa vị giáng nghịch.
CÁC BÀI THUỐC LÝ KHÍ
Những bài thuốc gồm có các vị cay, nóng, có mùi thơm thường có tác dụng sơ thông khí cơ, điều chỉnh cơ năng tạng phủ để trị các bệnh về khí gọi là thuốc lý khí.
Những bệnh về khí bao gồm: khí hư, khí nghịch, khí trệ.
Nếu khí hư thì bổ khí, khí trệ thì hành khí, khí nghịch thì giáng khí.
(Những bài thuốc Bổ khí sẽ đề cập đến ở chương thuốc bổ, trong phần này chỉ giới thiệu những bài thuốc Hành khí và Giáng khí).
Lúc sử dụng bài thuốc lý khí cần chú ý đến tính hư thực:
1.Nếu là chứng thực cần dùng thuốc hành khí vì nếu dùng thuốc bổ thì khí trệ càng nặng thêm, nếu là hư chứng thì phải dùng thuốc bổ khí. Nếu dùng nhầm thuốc hành khí thì khí càng hư.
2. Trường hợp khí trệ kiêm khí hư thì cần dùng bài thuốc hành khí,
trong đó có gia thuốc bổ khí để có tác dụng điều hòa hư thực.
Ngoài ra thuốc bổ khí để sơ thông khí cơ, cho nên để phát huy tác dụng của các loại thuốc khác cũng thường kèm thuốc lý khí. Ví dụ dùng thuốc hóa đàm, thuốc lợi thủy, trừ thấp, hoạt huyết đều thường hay dùng thuốc lý khí kèm theo ít nhiều tùy tình hình bệnh lý.
Tính vị bài thuốc lý khí thường là đắng ôn, cay táo, dễ làm tổn thương khí và tân dịch. Nên lúc dùng, cần chú ý không dùng kéo dài.
THUỐC HÀNH KHÍ
Bài thuốcHành khícó tác dụng hanh khí, giải uất.
Chỉ định là các chứng khí cơ uất trệ. Khí trệ thường có: Tỳ vị khí trệ và Can khí uất trệ.
Lúc dùng cần chú ý phân biệt.
Tỳ vị khí trệthường có các triệu chứng: bụng trên đầy tức, ợ hơi, ợ chua, ăn ít, buồn nôn, đại tiện thất thường.
Thường dùng các vị thuốc như: Trần bì, Hậu phác, Sa nhân, Mộc hương, Hương phụ … để hành khí, kiện tỳ.
Can khí uất trệthường có các triệu chứng: mạn sườn đầy tức đau, sán khí đau, hoặc kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
Thường dùng các vị thuốc như: Uất kim, Nghệ, Xuyên luyện tử, Thanh bì để sơ can giải uất. Chứng đau do khí trệ thường có tính chất đau tức lúc tăng lúc giảm.
VIỆT CÚC HOÀN
(Đan Khê tâm pháp)
Thành phần:
Thương truật
Hương phụ
Xuyên khung
Lục khúc
Sơn chi tử (sao)
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, dùng nước làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi ấm. Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống, liều lượng tùy chứng gia giảm.
Tác dụng: Hành khí giải uất.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này có tác dụng điều trị: 6 chứng uất (khí uất thường thường biểu hiện ngực bụng đầy tức, thấp uất thực trệ thường do ăn uống không tiêu, bụng trên đầy no, ợ hơi, nôn đàm hỏa uất kết, tích trệ trung tiêu, thăng thanh giáng trọc bị rối loạn, thường thấy ợ hơi chua, khí huyết uất trệ thường sinh ra các chứng đau).
Tất cả các chứng uất đều gây ra các triệu chứng trên, trong đó khí uất là nguyên nhân chính vì khí hành giải uất thì huyết hành tức là huyết lạc lưu thông, khí huyết trệ thì đàm hỏa thấp thực, hết ứ trệ đau này cũng được tiêu trừ.
Trong bài thuốc:
Hương phụ: hành khí giải uất, trị khí uất là chủ dược.
Thương truật: táo thấp, kiện tỳ, trị thấp trệ.
Xuyên khung hành khí hoạt huyết trị huyết ứ chỉ thống.
Lục khúc tiêu thực hòa vị trị thực tích.
Sơn chi tử thanh nhiệt trừ phiền, trị hỏa uất đều tá dược.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thiên về hành khí giải uất nhưng trên lâm sàng tùy theo tình hình bệnh lý chứng uất nào nặng hơn mà gia vị.
1.Nếu khí uất nặng lấy Hương phụ làm chủ, gia Mộc hương, Hậu phác, Chỉ xác để tăng cường hành khí giải uất.
2.Nếu thấp trệ nặng lấy Thương truật làm chính, gia Phục linh, Trạch tả để lợi thấp.
3.Nếu thực tích nặng lấy Lục khúc làm chính, gia Mạch nha, Sơn tra để tiêu thực; đờm uất nặng gia Nam tinh, Bán hạ, Qua lâu để tiêu đàm.
4.Nếu huyết ứ nặng lấy Xuyên khung làm chính, gia Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết hóa ứ.
5.Trường hợp hỏa uất nặng lấy Chi tử làm chính, gia Hoàng liên, Long đởm thảo, Thanh đại để thanh nhiệt giáng hỏa; nếu kiêm hàn gia thêm Ngô thù du để khu hàn ... tùy chứng gia giảm.
6.Bài thuốc dùng trị đau bụng kinh ở phụ nữ, viêm gan mạn, đau sườn, chứng tâm thần phân liệt thể khí uất có thể gia thêm Uất kim, Phật thủ, Diên hồ sách, Xích thược để tăng thêm tác dụng hành khí, sơ can giải uất.
7.Bài thuốc có thể điều trị các chứng đau dạ dày cơ năng, rối loạn tiêu hóa, bụng đầy ợ hơi, ợ chua gia thêm Sa nhân, Trần bì có hiệu quả tốt.
Chú ý: Bài thuốc chỉ nên dùng chữa thực chứng nếu trường hợp hư chứng gây nên bụng đầy kém ăn, tiêu lỏng không nên dùng.
LƯƠNG PHỤ HOÀN
(Lương phương tập dịch)
Thành phần:
Cao lương khương
Hương phụ
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán thành bột mịn, dùng nước cơm, Nước Gừng tươi cho tý muối làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4 - 6g.
Có thể dùng làm thuốc thang.
Tác dụng: Ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống.
Chủ trị: Chứng Can khí uất trệ, hàn ngưng do tỳ vị gây nên, sườn bụng đau, bứt rứt gia thêm Can khương, Thanh bì, Mộc hương, Đương quy để tăng thêm tác dụng hành khí, trừ hàn, chỉ thống.
BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Bán hạ chế 8 - 16g
Hậu phác 8 - 12g
Phục linh 12 - 16g
Tô diệp 6 - 12g
Sinh khương 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống với nước sôi ấm, ngày chia 4 lần.
Tác dụng: Hành khí, khai uất, giáng nghịch, hóa đàm.
Giải thích bài thuốc:
Bán hạ có tác dụng hóa đờm tán kết, hòa vị giáng nghịch.
Hậu phác hành khí khai uất, trừ mãn đều là chủ dược.
Bán hạ giáng nghịch hóa đàm giúp Hậu phác tuyên phế tán kết.
Phục linh: thẩm thấp kiện tỳ giúp Bán hạ hóa đàm.
Sinh khương: ôn tỳ, giáng nghịch, hòa trung.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng hành khí khai uất, giáng nghịch hóa đàm.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng đàm khí uất kết trong họng như có vật chướng, nhổ, nuốt khó khăn (Mai hạch khí), ngực sườn đầy tức đau, hoặc ho khó thở, hoặc nôn, rêu lưỡi nhuận hoạt trắng, mạch huyền hoạt hoặc huyền hoãn (thiên về thấp đàm).
1.Trường hợp ngực sườn đau tức nhiều gia Mộc hương, Thanh bì, Chỉ xác để hành khí giảm đau; nôn nhiều gia thêm Bán hạ, Sinh khương hoặc Sa nhân, Bạch đậu khấu, Đinh hương để giáng nghịch cầm nôn.
2.Trường hợp đàm thấp không nặng gia Đại táo 2 quả để hòa trung kết hợp dùng Sinh khương điều hòa vinh vệ, thông đạt khí cơ gọi là bài "TỨ THẤT THANG " (Hòa tễ cục phương).
3.Bài thuốc có thể dùng trị các chứng co thắt thực quản, bệnh Hysteria (có cảm giác trong họng có dị vật), đau dạ dày cơ năng hoặc nôn, viêm phế quản cấp mạn tính hóa nhiều đàm, thuộc hội chứng khí trệ đàm tắc.
Chú ý: Đối với trường hợp âm hư, đờm hỏa hóa uất không nên dùng.
KIM LINH TỬ TÁN
(Thánh huệ phương)
Thành phần:
Kim linh tử
Diên hồ sách
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán thành bột, mỗi lần uống 8 - 12g với rượu trắng, có thể làm thuốc thang.
Tùy tình hình bệnh lý gia giảm liều lượng và các vị thuốc.
Tác dụng: Sơ can, tiết nhiệt, hành khí, chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chữa trị chứng đau do Can khí uất trệ, khí uất hóa hỏa gây nên.
Trong bài:
Kim linh tử: thanh can hỏa, hành khí giải uất là chủ dược.
Diên hồ sách: hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.
Hai vị hợp lại có tác dụng thanh can hỏa, sơ can khí làm cho chứng đau giảm.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này chủ trị chứng đau do Can khí uất trệ, khí uất hóa hỏa sinh chứng đau ngực sườn hoặc đau bụng kinh lúc tăng lúc giảm, bứt rứt khó chịu, ăn chất nóng đau tăng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Có thể gia thêm các vị Sài hồ, Uất kim, Bạch thược, Sơn chi tử để sơ can tả nhiệt, hành khí chỉ thống.
1.Bài thuốc này gia thêm các vị thuốc hành khí chỉ thống có thể trị chứng đau do chứng Can khí uất kết, trong các bệnh loét dạ dày
hành tá tràng, viêm gan, viêm đại tràng, viêm túi mật.
2.Bài này có thể gia thêm các vị hành khí hoạt huyết như Uất kim, Bạch thược, Xuyên khung, Ích mẫu thảo.
Thường dùng trị các bệnh phụ nữ như đau kinh, kinh nguyệt không đều do Can khí uất gây nên.
3.Để chữa các chứng bệnh đau do thoát vị bẹn dùng bài thuốc gia Lệ chi hạch, Quất hạch. Nếu thiên về hàn gia thêm Ngô thù, Tiểu hồi để ôn can, tán hàn chỉ thống.
Thận trọng đối với phụ nữ có thai.
ĐƠN SÂM ẨM
(Y tông kim giám)
Thành phần:
Đơn sâm 40g
Đàn hương 6g
Sa nhân 6g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hành khí hóa ứ, chỉ thống.
Trị chứng:Đau dạ dày, đau thắt lưng, đau tim do huyết ứ, khí trệ gây nên
THIÊN THAI Ô DƯỢC TÁN
(Y học phát minh)
Thành phần:
Ô dược 12g
Cao Lương khương 8 - 12g
Xuyên luyện tử 12 - 16g
Tiểu hồi hương 8 - 12g
Binh lang 8 - 12g
Mộc hương 8 - 12g
Thanh bì 8g
Ba đậu 4 hạt
Cách chế và dùng: Ba đậu giã nát thêm Phù tiểu mạch 20g sao cháy đen với Xuyên luyện tử. Bỏ Ba đậu, Tiểu mạch, Xuyên luyện tử cùng các vị thuốc khác, tán thành bột mịn, làm thuốc, mỗi lần uống 4g với rượu.
Bài thuốc có thể bỏ Ba đậu dùng làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Hành khí, sơ can, tán hàn, chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ trị chứng đau sán khí (đau do thóat vị) do hàn ngưng khí trệ.
Trong bài thuốc:
Tiểu hồi hương lý khí sơ can, tán hàn chỉ thống là chủ dược.
Cao lương khương: tán hàn chỉ thống.
Thanh bì: điều khí, sơ can.
Mộc hương; hành khí, chỉ thống, đều là tá dược hỗ trợ.
Binh lang: hành khí, tiêu trệ.
Xuyên luyện tử tính vị đắng hàn dùng chung với các vị khác làm giảm bớt tính nóng của bài thuốc, đồng thời có tác dụng giảm đau.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là sơ can, hành khí tán hàn chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc gia thêm các vị Quất hạch, Lệ chi hạch. Trị đau sán khí tác dụng tốt hơn.
2.Trường hợp chứng hàn nặng gia thêm Ngô thù du, Nhục quế để ôn trục hàn tà.
3.Trường hợp đau nhiều gia Trầm hương để tán hàn chỉ thống.
QUẤT HẠCH HOÀN
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Quất hạch (sao) 40g
Hải tảo 40g
Côn bố 40g
Hải đới 40g
Xuyên luyện tử (đập vụn sao) 40g
Đào nhân (Mạch sao) 40g
Hậu phác (bỏ vỏ Gừng sao) 20g
Mộc thông 20g
Chỉ thực (mạch sao) 20g
Diên hồ sách (sao) 20g
Quế tâm 20g
Mộc hương 20g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, trộn đều hồ rượu thành viên nhỏ, mỗi lần uống 8 - 16g, uống lúc đói với rượu nóng hoặc nước muối nhạt, có thể dùng làm thuốc thang sắc nước uống.
Liều lượng gia gỉam tùy chứng.
Tác dụng: Hành khí chỉ thống, nhuyễn kiên tán kết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng thoát vị bẹn gây đau do hàn thấp, ngưng trệ ở kinh Quyết âm can làm cho khí huyết không lưu thông .
Trong bài:
Quất hạch, Mộc hương, Xuyên luyện tử: hành khí, chỉ thống là chủ dược.
Đào nhân, Diên hồ sách: hoạt huyết, tán kết.
Nhục quế: ôn can thận, tán hàn.
Hậu phác, Chỉ thực: hành khí, tiêu tích.
Hải tảo, Côn bố, Hải đới: nhuyễn kiên.
Mộc thông: thông lợi thấp tà ở hạ tiêu.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là hành khí tán kết, nhuyễn kiên tiêu phù.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường dùng trị chứng thoát vị bẹn trên lâm sàng thường có gia giảm.
1.Nếu âm nang phù cứng gia Lệ chi hạch, Hoàng bì hạch để tăng tác dụng hành khí tán kết hoặc gia Huyền minh phấn để tăng tác dụng nhuyễn kiên tán kết.
2.Trường hợp sắc lưỡi tím thâm hoặc có điểm tụ huyết ở lưỡi gia Tam lăng, Nga truật để hoạt huyết hóa ứ.
3.Nếu đau nhiều, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền tăng lượng Quế tâm, Mộc hương hoặc gia Tiểu hồi, Ngô thù để tăng tác dụng tán hàn chỉ thống.
4.Trường hợp âm nang phù có nước gia Thổ phục linh, Thương truật để hóa thấp. Nếu âm nang sưng đỏ chảy nước vàng ngứa, tiểu tiện ít, vàng đậm gia Xa tiền tử, Trạch tả, Nhân trần để thanh nhiệt trừ thấp. Nếu nhiệt nặng hơn gia Hoàng cầm, Hoàng bá để thanh nhiệt trừ thấp. Bài thuốc có thể trị bệnh viêm tinh hoàn, tích thủy âm nang.
THUỐC GIÁNG KHÍ
Bài thuốcGiáng khícó tác dụng trị các chứng ho, suyễn, nấc cụt, nôn, thường là phế nghịch hoặc vị khí nghịch gây nên.
Các vị thuốc thường dùng có Tô tử, Quất bì, Hậu phác, Tuyên phục hoa, Đại giả thạch, Trầm hương…
Khí nghịch thường phân biệt hàn nhiệt, hư thực, cho nên bài thuốc giáng khí thường được phối hợp với các vị thuốc có tác dụng khác nhau.
Ví dụ:
1.Trường hợp khí nghịch do cơ thể hư dùng thuốc giáng khí cùng với thuốc bổ khí. Nếu khí nghịch kiêm hư nhiệt hoặc hư hàn thì dùng thuốc giáng khí kết hợp thuốc thanh bổ hoặc ôn bổ.
2.Trường hợp khí nghịch kiêm đàm hỏa hoặc hàn ẩm thì dùng thuốc giáng khí kiêm thêm thuốc thanh hóa nhiệt đàm hoặc ôn hóa hàn ẩm.
Đó là nguyên tắc biện chứng luận trị của Y học cổ truyền.
TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Tô tử 8 - 12g
Trần bì 6 - 8g
Nhục quế 2 - 3g
Đương quy 12g
Tiền hồ 8 - 12g
Chế Bán hạ 8 - 12g
Hậu phác 6 - 8g
Chích thảo 4 - 6g
Sinh khương 3 lát
(Một số bài thuốc không có Nhục quế gia Trầm hương).
Cách dùng: Giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn thấp.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị bệnh ho suyễn.
Trong bài:
Tô tử: trị ho bình suyễn. Chế Bán hạ giáng nghịch trừ đờm là chủ dược.
Hậu phác, Trần bì, Tiền hồ hợp lực tuyên phế giáng khí hóa đờm, chỉ khái.
Nhục quế để ôn thận nạp khí.
Đương quy: dưỡng huyết và làm giảm bớt tính táo của các vị thuốc.
Camthảo: kiện tỳ, điều hòa các vị thuốc.
Sinh khương: hòa vị, giáng nghịch.
Các vị hợp lại thành bài thuốc có tác dụng giáng khí trừ đờm, bình suyễn chỉ khái.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu chữa chứng ho suyễn, đờm nhiều, tức ngực, khó thở, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.
1.Trường hợp đờm nhiều, ho suyễn, khó thở nặng không nằm được gia Trầm hương để tăng cường giáng khí bình suyễn.
2.Nếu kiêm biểu chứng phong hàn bỏ Nhục quế, Đương quy gia Ma hoàng, Hạnh nhân hoặc Tô diệp để sơ tán phong hàn.
3.Trên lâm sàng bài thuốc được dùng để chữa các chứng bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, ho khó thở, đờm thịnh, thận khí bất túc.
Chú ý: Không nên dùng đối với trờng hợp phế nhiệt đàm suyễn hoặc phế thận hư sinh ra ho suyễn.
ĐỊNH SUYỄN THANG
(Nhiếp sinh chúng diệu phương)
Thành phần:
Ma hoàng 6 - 12g
Tang bạch bì 12g
Hạnh nhân 6 - 8g
Chế Bán hạ 6 - 12g
Bạch quả (sao) 10 - 20g
Tô tử 6 - 8g
Hoàng cầm 8 - 12g
Khoản đông hoa 12g
Camthảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày.
Trên lâm sàng Bạch quả thường dùng 4 - 8 quả.
Tác dụng: Giáng khí bình suyễn, ôn hóa đàm thấp, thanh nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc thường dùng để chữa ho suyễn.
Trong bài:
Ma hoàng: tuyên giáng phế khí để bình suyễn kiêm giải biểu hàn.
Tang bạch bì: thanh phế, chỉ khái, bình suyễn là chủ dược.
Hạnh nhân, Tô tử, Bán hạ chế: giáng khí bình suyễn, hóa đàm chỉ khái.
Bạch quả: hóa đàm, liễm phế, bình suyễn.
Hoàng cầm: kết hợp Tang bạch bì thanh phế nhiệt.
Khoản đông hoa hợp Bán hạ trừ đàm chỉ khái.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng tuyên phế, giáng khí, bình suyễn, thanh nhiệt hòa đàm.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc chữa chứng ho suyễn do ngoại cảm phong hàn, phế uất đàm nhiệt, có các triệu chứng ho đàm nhiều, ngực tức khó thở hoặc kiêm có biểu chứng sốt, sợ lạnh.
2.Trường hợp dùng chữa chứng viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, thiên đàm nhiệt gia Qua lâu, Đởm nam tinh, ngực tức gia Chỉ xác, Trúc nhự.
TAM TỬ DƯỠNG THÂN THANG
(Hàn thị Y thông)
Thành phần:
Tô tử 6 - 12g
Bạch giới tử 4 - 8g
La bạc tử 6 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thuận khí, giáng nghịch, hóa đàm, tiêu trệ.
Chủ trị: Chứng ho, khó thở, ngực đầy tức, đàm nhiều.
Bài thuốc này cũng có tác dụng hóa đàm bình suyễn như bài Định suyễn thang nhưng thiên về ôn phế tiêu trệ nên dùng chữa chứng hen suyễn thiên về hàn đàm ứ trệ.
TUYỀN PHÚC ĐẠI GIÁ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Tuyền phúc hoa 12g
Đại giả thạch 12 - 20g
Chế Bán hạ 8 - 12g
Đảng sâm 12 - 16g
Chích thảo 4 g
Đại táo 3 quả
Sinh khương 3 lát
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Giáng khí hóa đàm, ích khí hòa vị
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng vị khí hư nhược, đàm trọc khí trệ gây nên vị khí nghịch sinh ra nấc cụt, ợ hơi, nôn, hoặc nôn đàm rãi, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch hư huyền.
Trong bài:
Tuyền phúc hoa: giáng khí tiêu đàm.
Đại giả thạch: giáng nghịch, trị vị khí nghịch là chủ dược.
Đảng sâm: kiện tỳ ích vị, chữa vị khí hư nhược trừ đàm trọc ứ trệ.
Bán hạ: giáng nghịch, trừ đàm, tiêu bĩ, tán kết.
Camthảo, Đại táo: ích khí hòa trung.
Sinh khương cùng Bán hạ giáng nghịch cầm nôn.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp vị khí bình thường bỏ Đảng sâm, Đại táo, Chích thảo.
2.Nếu đàm nhiều gia Phục linh, Trần bì để hòa vị tiêu đàm.
3.Trường hợp tỳ vị hư hàn sinh ách nghịch dùng Can khương thay Sinh khương gia thêm Đinh hương, Mộc hương, Sa nhân để ôn vị giáng nghịch.
4.Bài thuốc thường được dùng chữa các chứng viêm dạ dày mạn tính, sa dạ dày, hội chứng dạ dày cơ năng, loét dạ dày tá tràng có những triệu chứng nấc cụt, ợ hơi, nôn, buồn nôn có tác dụng nhất định.
QUẤT BÌ TRÚC NHỰ THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Quất bì 8 - 12g
Trúc nhự 12 - 16g
Sinh khương 8 - 12g
-166-
Đảng sâm 12 - 16g
Camthảo 4g
Đại táo 3 - 5 quả
Cách dùng: sắc nước uống, chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Ích khí thanh nhiệt, giáng nghịch, cầm nôn.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu chữa chứng ách nghịch do vị khí hư kiêm nhiệt.
Trong bài:
Quất bì lý khí hòa vị giáng nghịch cầm nôn. Trúc nhự thanh vị nhiệt cầm nôn đều là chủ dược.
Đảng sâm ích khí hòa vị cùng dùng với Quất bì có tác dụng lý khí bổ hư.
Sinh khương; hòa vị, cầm nôn.
Camthảo, Đại táo: ích khí, hòa vị.
Các vị thuốc cùng dùng trong bài thuốc làm cho bài thuốc có tác dụng ích vị khí, thanh vị nhiệt, giáng vị nghịch.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trên lâm sàng bài thuốc thường được dùng chữa chứng phụ nữ nhiễm độc thai nghén (ác trở), nôn do hẹp môn vị không hoàn toàn, chứng nấc cục sau phẫu thuật vùng bụng thuộc hội chứng hư nhiệt.
2.Trường hợp vị âm bất túc, mồm khát, nôn khan, ợ hơi, ăn ít, lưỡi đỏ, ít rêu khô, mạch tế sác, lúc dùng gia thêm thuốc tư dưỡng vị âm như Mạch môn, Cát căn, Thiên hoa phấn, Thạch hộc, Lô căn.
3.Trường hợp trị chứng nấc cục do vị nhiệt cơ thể khỏe có thể bỏ Đảng sâm, Đại táo, Cam thảo gia Thị đế để giáng nghịch gọi là bài TÂN CHẾ QUẤT BÌ TRÚC NHỰ THANG (Ôn bệnh điều biện).
4.Trường hợp có ứ huyết gia Đào nhân để hoạt huyết, nếu đàm hỏa gia Tỳ bà diệp, Qua lâu nhân để thanh nhiệt hóa đàm.
Chú ý: Không dùng bài thuốc này đối với trường hợp nấc cục do hư hàn hoặc thực nhiệt.
ĐINH HƯƠNG THỊ ĐẾ THANG
(Chứng nhân mạch trị)
Thành phần:
Đinh hương 2 - 4g
Đảng sâm 8 - 16g
Thị đế (tai hồng) 8 - 12g
Gừng tươi 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Tác dụng: Ích khí ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc có tác dụng ôn trung giáng nghịch dùng trị chứng hư hàn ách nghịch.
Trong bài:
Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn giáng nghịch chỉ ách là chủ dược.
Đảng sâm: bổ trung ích khí.
Sinh khương: tán hàn, giáng nghịch.
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng ích vị khí, tán vị hàn, giáng vị khí nghịch.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng nấc cục do bệnh lâu ngày cơ thể hư yếu, trung tiêu hư hàn sinh ra, thường có các triệu chứng như nấc cục, nôn, mồm nhạt, chán ăn, bụng đầy, ngực tức, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì.
1.Trường hợp hàn ách mà cơ thể khỏe bỏ Đảng sâm gọi là "THỊ ĐẾ THANG" (Tế sinh phương).
2.Trường hợp hàn ách mà kiêm khí uất đàm trệ gia Quất bì, Trúc nhự, Cao lương khương, Trầm hương, Chế Bán hạ để lý khí hóa đàm, giáng nghịch, chỉ ẩu.
3.Bài này thường dùng trị chứng vị hư hàn, nấc cục sau phẫu thuật, bụng co thắt do cơ hoành hoặc nấc cục cơ năng.
CÁC BÀI THUỐC HÒA GIẢI
Bài thuốc Hòa giải là những bài thuốc có tác dụng sơ tán, điều hòa chức năng các tạng phủ bị rối loạn như Hòa giải thiếu dương, Sơ can lý tỳ, Điều hòa tỳ vị…
A.Hòa giải thiếu dương:
Những bài thuốc hòa giải thiếu dương có tác dụng chữa hội chứng Thiếu dương, thường có những triệu chứng hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, bứt rứt, muốn nôn, không thích ăn uống, mồm đắng họng khô, hoa mắt. Chứng thiếu dương thuộc "bán biểu bán lý" cho nên không dùng phép hạ, cũng không dùng phép thổ, mà dùng phép hòa giải tức là hòa lý giải biểu, để đạt mục đích như:
Sách Thương hàn luận nói là: "Làm cho thượng tiêu thông, tân dịch đi xuống vị khí điều hòa thì sẽ ra mồ hôi".
Sách Y học tâm ngộ cũng nói: "Thương hàn ở biểu thì phát hãn, ở lý thì hạ, ở bán biểu bán lý thì hòa, đó là nguyên tắc điều trị của Đông y".
-80-
Những vị thuốc thường dùng để hòa giải có: Sài hồ, Thanh hao, Hoàng cầm, Bán hạ ...
Những bài thuốc thường dùng có: Tiểu Sài hồ thang, Hao cầm thanh đởm thang …
B.Điều hòa Can tỳ:
Phép điều hòa can tỳ dùng trong trường hợp hội chứng bệnh lý có triệu chứng chủ yếu là do Can khí uất kết, ảnh hưởng tỳ vị gây nên ngực sườn đau, đầy tức, ợ chua, ợ hơi, mạch huyền.
Bài thuốc thường dùng có Tứ nghịch tán, Tiêu dao tán, Thông tả yếu phương.
C.Điều hòa trường vị:
Bài thuốc Điều hòa trường vị là những bài thuốc trị bệnh tại trường vị do rối loạn chức năng gây nên bụng đầy đau, hàn nhiệt lẫn lộn, nôn, buồn nôn, sôi bụng, tiết tả. Thường dùng các loại thuốc vừa hàn vừa nhiệt và cay đắng để điều chỉnh cơ năng trường vị.
Thường dùng có Can khương, Hoàng cầm, Hoàng liên, Bán hạ, Đảng sâm, Cam thảo.
Bài thuốc thường dùng là Bán hạ tả tâm thang.
D.Trị sốt rét (Ngược tật):
Sốt rét thuộc phạm vi chứng Thiếu dương vì có những triệu chứng lâm sàng giống chứng Thiếu dương trong Đông y nhưng phương pháp hòa giải chỉ là một trong các phương pháp trị sốt rét cho nên bài thuốc trị sốt rét có rất nhiều. Ở đây chỉ thuộc phạm vi hòa giải.
Những bài thuốc thường dùng có: Thất bảo tán, Đạt nguyên ẩm, Thanh tỳ ẩm, Hà nhân ẩm.
Những bài thuốc Hòa giải gồm có 9 bài chính chia ra thuốc Hòa giải thiếu dương, Điều hòa can tỳ, Điều hòa trường vị và 2 bài thuốc trị sốt rét.
Hòa giải thiếu dương: 2 bài thuốc Tiểu sài hồ thang, Hao cầm thanh đởm thang đều có tác dụng hòa giải thiếu dương trong đó bài Tiểu sài hồ thang chuyên trị chứng thiếu dương có kiêm trung khí hư. Bài Hao cầm thanh đởm thang có tác dụng thanh đởm lợi thấp là chính đồng thời có thể hòa vị hóa đờm, chuyên trị chứng thiếu dương nhiệt nặng kiêm có đờm thấp.
Điều hòa can tỳ: Các bài thuốc Tứ nghịch tán, Tiêu dao tán, Thông tả yếu phương đều có tác dụng điều hòa can tỳ. Trị những chứng bệnh do Can tỳ bất hòa gây nên trong đó bài Tứ nghịch tán có tác dụng giải uất tả nhiệt, chủ trị chứng chân tay quyết nghịch do dương khí uất ở trong bụng, đau do can tỳ bất hòa khí uất. Ở trong bài Tiêu dao tán có tác dụng điều hòa can tỳ dưỡng huyết kiện tỳ chuyên trị chứng can uất, huyết hư gây nên ngực
sườn đau tức, mệt mỏi, chán ăn. Còn bài Thông tả yếu phương chủ yếu bình can bổ tỳ, chủ trị chứng bụng đau tiết tả do can vượng tỳ hư.
Điều hòa trường vị: Bài Bán hạ tả tâm thang là bài thuốc chính điều hòa trường vị chủ trị các chứng hàn nhiệt thác tạp, thăng giáng mất điều hòa, sinh ra nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Trị sốt rét: Bài Thất bảo tán chuyên trị chứng sốt rét đàm thấp nặng, khí trệ bụng đầy. Bài Đạt nguyên ẩm trị chứng sốt rét, sốt cao sợ lạnh thấp nhiệt nặng, bứt rứt, đau đầu, ngực tức buồn nôn. Bài Hà nhân ẩm chủ yếu trị chứng sốt rét lâu ngày không dứt, khí huyết hư (hư ngược).
HÒA GIẢI THIẾU DƯƠNG
Những bài thuốc hòa giải thiếu dương có tác dụng chữa hội chứng Thiếu dương, thường có những triệu chứng hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, bứt rứt, muốn nôn, không thích ăn uống, mồm đắng họng khô, hoa mắt. Chứng thiếu dương thuộc "bán biểu bán lý" cho nên không dùng phép hạ, cũng không dùng phép thổ, mà dùng phép hòa giải tức là hòa lý giải biểu để đạt mục đích như:
Sách Thương hàn luận nói là: "Làm cho thượng tiêu thông, tân dịch đi xuống vị khí điều hòa thì sẽ ra mồ hôi".
Sách Y học tâm ngộ cũng nói: "Thương hàn ở biểu thì phát hãn, ở lý thì hạ, ở bán biểu bán lý thì hòa, đó là nguyên tắc điều trị của Đông y".
Những vị thuốc thường dùng để hòa giải có: Sài hồ, Thanh hao, Hoàng cầm, Bán hạ ...
Những bài thuốc thường dùng có: Tiểu Sài hồ thang, Hao cầm thanh đởm thang …
TIỂU SÀI HỒ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Sài hồ 12 - 16g
Hoàng cầm 8 - 12g
Bán hạ 8 - 12g
Đảng sâm 8 - 12g
Sinh khương 8 - 12g
Chích Cam thảo 4 - 8g
Đại táo 4 - quả
Cách dùng: sắc nước uống
Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, sơ can lý tỳ, điều hòa tỳ vị.
Giải thích bài thuốc:
Sài hồ có tác dụng sơ thông khí cơ, thấu đạt tà khí ở thiếu dương là chủ dược.
Hoàng cầm: tả uất nhiệt ở thiếu dương hợp với Sài hồ chữa được chứng hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, bứt rứt khó chịu, chứng bệnh thường là do cơ thể hư hoặc chữa nhầm làm tổn thương chính khí, tà khí nhập vào thiếu dương gây bệnh nên thêm các vị Đảng sâm, Cam thảo, Đại táo để ích khí điều trung, phò chính khu tà.
Bán hạ, Sinh khương, Đại táo cùng dùng có thể điều hòa vinh vệ, hàn nhiệt vãng lai.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này chủ trị hội chứng bệnh thiếu dương.
1.Trường hợp dùng trị chứng sốt rét do phong hàn gia thêm Thường sơn (sao rượu), Thảo quả.
2.Trường hợp bệnh nhiệt ở thiếu dương nhập vào huyết gây sốt thương âm gia thêm Sinh địa, Đơn bì, Tần giao để lương huyết dưỡng âm.
3.Nếu có triệu chứng ứ huyết, bụng dưới đầy tức đau (thường gặp ở sản phụ sau đẻ) bỏ Sâm, Thảo, Táo gia Diên hồ sách, Đương quy, Đào nhân để hóa ứ.
4.Trường hợp có hàn gia Nhục quế tâm để trừ hàn, có khí trệ gia thêm Hương phụ chế, Trần bì, Chỉ xác để hành khí.
HAO CẦM THANH ĐỞM THANG
(Trọng đính thông tục Thương hàn luận)
Thành phần:
Thanh hao 6 - 12g
Đạm trúc nhự 8 - 12g
Xích phục linh 8 - 12g
Chỉ xác 6 - 8g
Trần bì 6 - 8g
Chế Bán hạ 4 - 8g
Hoàng cầm 8 - 12g
Phách ngọc tán * 8 - 16g
(* gồm: Thạch cao, Cam thảo, Thanh đại).
Cách dùng: Phách ngọc tán bao, tất cả các vị sắc uống.
Tác dụng: Thanh đởm, lợi thấp, hòa vị, hóa đờm.
Giải thích bài thuốc:
Chủ trịcủa bài thuốc là chứng thiếu dương thiên về nhiệt kiêm có đàm thấp, cho nên bài thuốc có tác dụng chính là thanh đởm nhiệt, hóa đờm thấp vì thế trong bài thuốc:
Thanh hao tính đắng hàn có tác dụng thanh nhiệt ở thiếu dương.
Hoàng cầm: đắng hàn tả uất hỏa ở đởm kinh đều là chủ dược.
Trúc nhự: thanh nhiệt trừ phiền, hóa đờm chỉ ẩu.
Quất bì, chế Bán hạ, Chỉ xác cùng dùng với Hoàng cầm có tác dụng hòa vị giáng nghịch, hóa thấp trừ đàm.
Xích Phục linh, Phách ngọc tán: thanh nhiệt lợi thấp.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị các chứng hàn nhiệt vãng lai, hàn nhẹ và nhiệt nặng, mồm đắng, ngực tức, nôn ra nước đắng chua hoặc nước vàng dính có khi nôn khan, ngực sườn đầy tức đau, lưỡi đỏ, rêu trắng nhớt, mạch hoạt sác hoặc huyền; thường được trị chứng thử thấp tựa sốt rét.
1.Trường hợp nôn nhiều gia Tả kim hoàn (Ngô thù du, Hoàng liên) để thanh nhiệt trừ thấp, giáng nghịch, chỉ ẩu.
2.Trường hợp thấp nặng gia Thảo quả, Bạch đậu khấu để hóa thấp, chân tay nhức mỏi gia Tang chi, Ích trí nhân, Ty qua lạc để thanh nhiệt, lợi thấp thông lạc, chỉ thống.
3.Nếu thấp nhiệt sinh vàng da, nhiệt nặng thấp nhẹ bỏ Trần bì, Bán hạ gia Nhân trần cao để thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng.
ĐIỀU HÒA CAN TỲ
Phép điều hòa can tỳ dùng trong trường hợp hội chứng bệnh lý có triệu chứng chủ yếu là do Can khí uất kết, ảnh hưởng tỳ vị gây nên ngực sườn đau, đầy tức, ợ chua, ợ hơi, mạch huyền.
Bài thuốc thường dùng có:
Tứ nghịch tán
Tiêu dao tán
Thông tả yếu phương.
TỨ NGHỊCH TÁN
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Sài hồ
Chích thảo
Chỉ thực
Thược dược
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng:
Tất cả các vị thuốc tán bột mịn làm thuốc tán mỗi lần uống 12 - 16g với nước sôi để nguội. Có thể làm thuốc thang uống liều lượng có gia giảm.
Tác dụng: Sơ can lý khí, hòa vinh tán uất.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng dương khí nội uất do nhiệt nhập vào lý không thông đạt đến tứ chi gây nên chứng quyết nghịch nên có tên là Tứ nghịch tán.
Sài hồ sơ giải uất kết làm cho dương khí thấu đạt ra ngoài là chủ dược.
Chỉ thực phối hợp với Sài hồ để thăng thanh giáng trọc.
Thược dược ích âm hòa lý phối hợp với Chỉ thực có tác dụng sơ thông khí trệ.
Chích thảo điều hòa trung khí cùng dùng với Thược dược có tác dụng thư cân hòa can.
Do Sài hồ, Chỉ thực có tác dụng sơ thông can tỳ vị khí trệ, Thược dược, Cam thảo sơ can lý tỳ chỉ thống cho nên bài thuốc căn bản chữa chứng can tỳ bất hòa khí trệ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc trên lâm sàng chữa chứng can uất chân tay quyết nghịch hoặc can tỳ bất hòa gây nên bụng sườn đau hoặc nôn hoặc bụng đầy ợ hơi, mạch huyền có lực.
1.Nếu có thực tích gia Mạch nha, Kê nội kim để tiêu thực.
2.Nếu có huyết ứ gia Đơn sâm, Bồ hoàng, Ngũ linh chi để tán ứ chỉ thống.
3.Nếu có hoàng đản gia Nhân trần cao, Uất kim để thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng, khí trệ nặng gia Hương phụ, Uất kim để hành khí giải uất.
4.Trường hợp đau bao tử thuộc chứng Can vị bất hòa dùng bài Tứ nghịch tán.
5.Nếu vùng thượng vị đau đầy, mồm đắng, ợ chua gia Tả kim hoàn để hạ khí giáng nghịch, tả nhiệt khai uất.
Trên lâm sàng thường dùng trị các chứng đau thần kinh liên sườn, đau dạ dày cơ năng thuộc chứng can tỳ, bất hòa có thể gia thêm những vị thuốc Hương phụ, Diên hồ sách, Uất kim để giải uất chỉ thống, trường hợp tả lî mót rặn có thể gia thêm Phỉ bạch để thông tả khí trệ ở đại tràng.
Chú ý lúc sử dụng: Nguyên nhân của chứng chân tay quyết nghịch là khác nhau, bài thuốc này chỉ có thể dùng chữa chứng nhiệt quyết do dương khí nội uất, những trường hợp khác không dùng được.
Trên lâm sàng có tác giả báo cáo dùng bài:
TỨ NGHỊCH TÁN gia vị:
Sài hồ 8g
Chỉ thực 8g
Uất kim 8g
Bạch thược 16g
Qua lâu bì 16g
Phỉ bạch 12g
Camthảo 4g
Chủ trị: đau thần kinh liên sườn kết quả tốt.
SÀI HỔ SƠ CAN TÁN
(Cảnh nhạc toàn thư)
Thành phần:
Sài hồ 8g
Bạch thược 12g
Chỉ sác 8g
Chích thảo 4g
Xuyên khung 8g
Hương phụ 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Sơ can, hành khí, hoạt huyết chỉ thống.
Chủ trị: Các chứng can khí uất kết, ngực sườn đau tức, hàn nhiệt vãng lai.
TIÊU DAO TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Sài hồ 40g
Đương qui 40g
Bạch thược 40g
Bạch truật 40g
Bạch linh 40g
Chích thảo 20g
Cách dùng: Tất cả tán bột, trộn đều mỗi lần uống với nước Gừng lùi 12g sắc với Bạc hà. Có thể dùng thuốc thang.
Tác dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ, dưỡng huyết.
Giải thích bài thuốc: Bài thuốc do bài Tứ nghịch thang gia giảm.
Chủ trị: chứng can uất huyết hư.
Sài hồ: sơ can giải uất là chủ dược.
Đương quy, Bạch thược: bổ huyết dưỡng can, hòa vinh.
Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ bổ trung.
Gừng lùi hòa chung dùng với Quy Thược để điều hòa khí huyết.
Bạc hà giúp Sài hồ sơ can giải uất.
Các vị thuốc hợp lại dùng thành một bài có tác dụng sơ can lý tỳ, hòa vinh dưỡng huyết.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng Can uất huyết hư sinh ra mạn sườn đầy tức, đau đầu hoa mắt, mồm táo họng khô, mệt mỏi, chán ăn hoặc hàn nhiệt vãng lai, kinh nguyệt không đều, hai vú căng tức, lưỡi hồng nhạt, mạch hư huyền.
Trường hợp Can uất huyết hư phát sốt, hoặc sốt về chiều, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, đầu đau mắt mờ, hồi hộp, bứt rứt, má đỏ, mồm khô, hoặc kinh nguyệt không đều, bụng đau, bụng dưới nặng, tiểu tiện khó và đau, dùng bài thuốc cần thêm Đơn bì,
Chi tử để sơ can thanh nhiệt gọi là bài Đơn chi tiêu dao tán (Nội khoa trích yếu).
2.Trường hợp Can uất huyết hư, bụng đau trước kinh, mạch huyền hư, bài thuốc gia thêm Sinh địa hoặc Thục địa để tăng cường dưỡng huyết hòa vinh, gọi là bài Hắc tiêu dao tán (Y lược lục thư phụ khoa chỉ yếu).
3.Trường hợp khí trệ sưòn đau nặng bỏ Bạch truật gia Hương phụ để hành khí, chỉ thống.
4.Trường hợp viêm gan mạn, vùng đau gan đau nhiều, người mệt mỏi, ăn ít thuộc chứng Can uất tỳ hư dùng bài thuốc này bỏ Bạc hà, Gừng lùi gia Hải phiêu tiêu, Đảng sâm để hòa Can bổ Tỳ.
THÔNG TẢ YẾU PHƯƠNG
(Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Bạch truật (thổ sao) 120g
Phòng phong (sao) 80g
Bạch thược (sao) 80g
Trần bì (sao) 60g
Cách dùng: Theo liều lượng trên bài thuốc chế thành thuốc tán hoặc thuốc hoàn. Mỗi lần dùng 6 - 12g, ngày uống 2 - 3 lần có thể làm thuốc thang sắc uống, các vị thuốc theo tỷ lệ trên gia giảm lượng.
Tác dụng: Tả can bổ tỳ.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc trên còn có tên là Bạch truật Thược dược tán.
Chủ trịchứng đau bụng tiêu chảy do can vượng tỳ hư.
Bạch truật: kiện tỳ bổ trung là chủ dược.
Bạch thược: sơ can trấn thống.
Trần bì: lý khí hòa trung.
Phòng phong: sơ can lý tỳ.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài thuốc dùng trị chứng Can vượng tỳ hư gây nên đau bụng, sôi bụng, tiết tả, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền hoãn.
Trong bài thuốc có Phòng phong tác dụng sơ phong giải biểu cho nên bài thuốc thường được dùng đối với chứng tiết tả do Can vượng tỳ hư có thêm ngoại cảm.
ĐIỀU HÒA TRƯỜNG VỊ
Bài thuốcĐiều hòa trường vịlà những bài thuốc trị bệnh tại trường vị do rối loạn chức năng gây nên bụng đầy đau, hàn nhiệt lẫn lộn, nôn, buồn nôn, sôi bụng, tiết tả. Thường dùng các loại thuốc vừa hàn vừa nhiệt và cay đắng để điều chỉnh cơ năng trường vị.
Thường dùng có Can khương, Hoàng cầm, Hoàng liên, Bán hạ, Đảng sâm, Cam thảo.
Bài thuốc thường dùng là Bán hạ tả tâm thang.
BÁN HẠ TẢ TÂM THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Bán hạ 8 - 16g
Can khương 8 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Đảng sâm 8 - 12g
Hoàng liên 4 - 8g
Chích thảo 4 - 8g
Đại táo 4 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hòa vị, giáng nghịch, khai kết, trừ bi.
Giải thích bài thuốc:
Bán hạ để điều hòa tiêu tích, giáng nghịch, chỉ ẩu là chủ dược.
Can khương hợp với Bán hạ tân khai tán kết.
Hoàng liên, Hoàng cầm: khổ giáng tiết tả.
Đảng sâm: bổ khí.
Đại táo, Cam thảo: kiện tỳ, điều hòa các vị thuốc.
Tóm lại trong bài thuốc có các vị thuốc hàn nhiệt cùng dùng để điều hòa âm dương, cay đắng cùng dùng để điều hòa thăng giáng, bổ tả điều chỉnh hư thực, làm cho vị khí điều hòa chức năng hồi phục, thì các chứng đầy, nôn, tả sẽ khỏi.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị hội chứng vị khí bất hòa gây nên vùng thượng vị đầy tức, nôn khan, sôi bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi vàng mỏng, nhớt, mạch huyền tế sác.
1.Trường hợp Thấp nhiệt tích ở trung tiêu nôn và đầy tức bụng bỏ Đảng sâm, Can khương, Đại táo, Cam thảo gia Chỉ thực, Sinh khương để giáng nghịch, chỉ ẩu, tiêu mãn.
2.Trên lâm sàng bài thuốc dùng để chữa chứng viêm ruột cấp, sốt, nôn, bụng sôi, tiêu chảy, người mệt mỏi, bụng đầy, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế, sác. Nếu cơ thể khỏe mạnh bỏ Đảng sâm, Can khương. Nếu bụng đau nôn nhiều hợp Tả kim hoàn để thanh nhiệt hòa vị cầm nôn, giảm đau. Nếu có tích thực bỏ Đảng sâm, Chích thảo gia Chỉ thực, Đại hoàng.
Phụ phương:
SINH KHƯƠNG TẢ TÂM THANG
(Thương hàn luận)
Từ bài Bán hạ tả tâm thang bỏ Can khương gia Sinh khương 12 - 16g có tác dụng hòa vị tiêu thực, cầm tiêu chảy.
CAMTHẢO TẢ TÂM THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần: Là bài Bán hạ tả tâm thang trọng dụng Cam thảo.
Chủ trịchứng Vị khí hư nhược, khí kết sinh đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, bụng sôi tiêu chảy, bứt rứt, nôn khan.
Ba bài thuốc tả tâm Bán hạ tả tâm thang, Sinh khương tả tâm thang, Cam thảo tả tâm thang đều trị chứng ăn không tiêu, đầy bụng có khác nhau là bài:
Bán hạ tả tâm thangtrị hàn nhiệt, giao kết sinh đầy bụng.
Sinh khương tả tâm thangtrị chứng thấp nhiệt uất kết sinh đầy bụng do đó trọng dụng Sinh khương để tán thực khí.
Cam thảo tả tâm thangtrị chứng vị hư sinh đầy bụng cho trọng dụng Cam thảo để bổ trung khí.
HOÀNG LIÊN THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Hoàng liên 4 - 6g
Bán hạ chế 6 - 12g
Chích Cam thảo 2 - 4g
Can khương 2 - 4g
Quế chi 2 - 4g
Đảng sâm 6 - 10g
Đại táo 4 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Điều hòa hàn nhiệt, hòa vị giáng nghịch.
Cũng như bài Bán hạ tả tâm thang đều dùng các vị thuốc vừa hàn vừa nhiệt để điều hòa trường vị, nhưng bài này có Quế chi thiên về ôn tán dùng trị chứng thượng nhiệt, hạ hàn, bụng đau nôn mửa.
Bài Bán hạ tả tâm thang có vị Hoàng cầm thiên về thanh nhiệt.
Chủ trịchứng vị khí bất hòa gây nên bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy.
TRỊ SỐT RÉT
(NGƯỢC TẬT)
Sốt rét thuộc phạm vi chứng Thiếu dương vì có những triệu chứng lâm sàng giống chứng Thiếu dương trong Đông y nhưng phương pháp hòa giải chỉ là một trong các phương pháp trị sốt rét, cho nên bài thuốc trị sốt rét có rất nhiều.
Ở đây chỉ giới thiệu một số bài thuộc phạm vi phép hòa giải.
Những bài thuốc thường dùng có:
Thất bảo tán.
Đạt nguyên ẩm.
Thanh tỳ ẩm.
Hà nhân ẩm.
THẤT BẢO TÁN
(Dương thị gia tàn thương)
Thành phần:
Thường sơn 4 - 8g
Hậu phác 2 - 4g
Thanh bì 2 - 4g
Trần bì 2 - 4g
Chích thảo 2 - 4g
Binh lang 2 - 4g
Thảo quả nhân 2 - 4g
Cách dùng: sắc nước gia ít rượu, uống trước khi lên cơn 2 giờ.
Tác dụng: Táo thấp, trừ đờm.
Giải thích bài thuốc:
Theo Đông y học, bệnh sốt rét có liên quan đến đờm thấp, sách xưa
hay nói: "Vô đờm bất thành ngược" trong bài thuốc:
Thường sơn đặc hiệu trị sốt rét, tác dụng trừ đờm triệt ngược là chủ dược.
Thảo quả nhân, Binh lang: hành khí, táo thấp, trừ đờm.
Hậu phác, Thanh bì, Trần bì: hành khí, lý tỳ, táo thấp, trừ đàm.
Chích thảo: hòa trung, điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng sốt rét, cơ thể người bệnh khỏe, đàm thấp thịnh, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền, hoạt, phù, đại.
Bài thuốc được dùng trị chứng sốt rét thiên về hàn thấp, nếu hàn nặng gia thêm Quế chi để tán hàn, nếu nôn gia Bán hạ chế Sinh khương để táo thấp, trừ đờm chỉ ẩu.
Bài thuốc gồm nhiều vị cay táo, hành khí nên trường hợp trung khí hư nhược hoặc bên trong cơ thể hóa uất, không nên dùng.
Bài thuốc còn có tên TRIỆT NGƯỢC THẤT BẢO ẨM.
ĐẠT NGUYÊN ẨM
(Ôn dịch luận)
Thành phần:
Binh lang 6 - 8g
Thảo quả 2 - 4g
Thược dược 4 - 8g
Hậu phác 4 - 6g
Tri mẫu 4 - 8g
Hoàng cầm 4 - 8g
Camthảo 2 - 4g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Khai đạo mô nguyên, thanh uế hóa trọc.
Giải thích bài thuốc:
Là một bài thuốc chủ yếu trị bệnh Ôn giai đoạn đầu, bệnh "Ngược tật" tà phục ở mô nguyên (tức là phần bán biểu bán lý của cơ thể).
Hậu phác: trừ thấp tán mãn, hóa đàm giáng khí.
Thảo quả: cay thơm, hóa trọc táo thấp, chỉ ẩu tuyên thấu phục tà.
Binh lang: hành khí phá kết
Ba loại thuốc khí vị rất cay đi vào mô nguyên để trục tà khí ra ngoài đều là chủ dược.
Tri mẫu, Hoàng cầm: thanh lý nhiệt.
Thược dược: dưỡng âm, hòa lý phối hợp với Tri mẫu có tác dụng tư âm.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng ôn dịch, ngược tật phục tà ở mô nguyên.
Triệu chứng thường thấy là: sốt cao, rét run, lên cơn ngày 1 lần hoặc 3 lần, không cố định thời gian, ngực sườn đầy tức, đau đầu, bứt rứt, mạch huyền sác, bờ lưỡi đỏ thẫm, rêu trắng dày như bôi phấn.
Bài thuốc gia giảm; nếu:
1.Nếu sườn đau, ù tai, vừa nóng vừa lạnh, nôn mồm đắng, tức nhiệt tà thịnh ở kinh Thiếu dương, gia thêm Sài hồ, nếu lưng gáy đau tà thịnh ở kinh Thái dương gia thêm Khương hoạt. Nếu hố mắt đau, mũi khô, khó ngủ, tức tà thịnh ở kinh Dương minh gia Cát căn.
2.Trường hợp đàm thấp gây nên ngực bụng đầy tức, bần thần khó chịu, váng đầu, cơn sốt rét cách nhật, rêu lưỡi dày, bỏ Tri mẫu, Thược dược gia Sài hồ, Chỉ xác, Thanh bì, Cát cánh, Cành lá sen để hành khí hóa thấp, trừ đờm gọi là bài SÀI HỔ ĐẠT NGUYÊN ẨM (Thông tục thương hàn luận).
3.Trường hợp cảm cúm, lạnh nhiều nóng ít, ngực bụng đầy tức, mình mẩy nặng nề, rêu lưỡi dày nhớt tức là chứng thấp nặng hơn nhiệt bỏ Bạch thược, Tri mẫu gia Bội lan, Nhân trần cao để hóa thấp, nếu lạnh ít nóng nhiều kéo dài, sốt nặng về chiều bỏ Binh lang gia Bạch vi hoặc Chi tử để thoái nhiệt.
THANH TỲ ẨM
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Thanh bì
Hậu phác
Gừng chế sao
Bạch truật
Thảo quả nhân
Sài hồ
Phục linh
Hoàng cầm
Bán hạ chế
Chích thảo
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tất cả tán bột, mỗi lần uống 8 - 16g với nước Gừng sắc.
Có thể dùng thuốc thang liều lượng có gia giảm, uống trước lúc lên cơn sốt rét 2 giờ.
Tác dụng: Hòa can, kiện tỳ, hóa đờm thấp.
Chủ trị: Sốt rét do đàm thấp ứ trệ, triệu chứng sốt nhiều hơn rét, ngực bụng đầy tức, mồm đắng, lưỡi khô, chán ăn, bứt rứt, khát nước, tiểu vàng đậm, mạch huyền sác.
HÀ NHÂN ẨM
(Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Hà thủ ô 12 - 20g
Đương quy 8 - 12g
Nhân sâm 4 - 8g
Trần bì 4 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống, thêm 3 lát Gừng hoặc thêm rượu.
Tác dụng: Bổ khí huyết, trị hư ngược.
Giải thích bài thuốc:
Hà thủ ô: bổ can thận, ích tinh dưỡng, dưỡng âm không gây nê trệ, hòa dương không gây khô táo.
Nhân sâm ích khí.
Hai vị thuốc có tác dụng song bổ khí huyết đều là chủ dược.
Đương quy: dưỡng huyết hòa vinh.
Trần bì, Sinh khương: lý khí hòa trung.
Bài thuốc có tác dụng trị chứng hư ngược, khí huyết hư.
Ứng dụng lâm sàng:
Lúc dùng bài thuốc trị bệnh sốt rét lâu ngày khí huyết hư nhược, nếu tỳ khí hư nhược, nếu tỳ khí gia Bạch truật, Chích thảo bổ tỳ khí, nếu lách to gia Miết giáp để nhuyễn kiên.
Ngoài ra tùy tình hình bệnh lý có thể gia thêm Hoàng kỳ bổ khí, Ô mai liễm âm.
CÁC BÀI THUỐC LÝ HUYẾT
Thuốc lý huyết là những bài thuốc gồm những vị thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, hoặc chỉ huyết, có tác dụng tiêu tán huyết ứ, tăng cường huyết mạch lưu thông hoặc cầm máu, chủ yếu trị những bệnh về huyết.
Bệnh về huyết bao gồm nhiều mặt: Huyết ứ, xuất huyết, huyết hư.
Huyết ứ dùng phép Hoạt huyết.
Xuất huyết dùng phép Chỉ huyết.
Huyết hư dùng phép Bổ huyết.
(Trong phần này chỉ đề cập 2 phép Hoạt huyết và Chỉ huyết còn Bổ huyết sẽ nói trong phần thuốc Bổ)
Những bài thuốc hoạt huyết thường dùng kèm theo thuốc Hành khí theo nguyên tắc: "Khí hành - huyết hành".
Thuốc cầm máu cũng thường hay dùng thuốc hoạt huyết kèm theo vì huyết ứ cũng có thể sinh ra chảy máu.
A. BÀI THUỐC HOẠT HUYẾT
Bài thuốcHoạt huyếtchữa chứng xuất huyết, huyết ứ do nguyên nhân khác nhau mà hội chứng ứ huyết, xuất huyết có khác nhau. Ví dụ trong bệnh nhiễm sốt cao, bứt rứt, bụng dưới đầy đau, tiểu tiện không lợi, đại tiện phân màu đen gọi là chứng xuất huyết hoặc bị trúng phong do khí hư huyết trệ, kinh mạch không thông, xuất hiện bán thân bất toại hoặc phụ nữ bế kinh, bụng dưới đầy trướng đau, có hòn cục (khối u), có lúc có sốt hoặc rét, âm đạo xuất huyết, sắc thâm tím hoặc xuất huyết nhiều, hoặc do ngã, va chạm gây tổn thương ứ huyết ở nội tạng, ngực sườn đau tức.
Tùy tình hình bệnh lý khác nhau mà dùng các bài thuốc hoạt huyết, khu ứ thích hợp.
Những vị thuốc khu ứ thường dùng: Đại hoàng, Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xích thược, Đơn bì, Đơn sâm, Uất kim, Diên hồ sách ...
Bài thuốc thường dùng có: Đào nhân thừa khí thang, Huyết phủ trục ứ thang, Ôn kinh thang, Sinh hóa thang, Cung ngoại dựng phương.
B. BÀI THUỐC CHỈ HUYẾT
Bài thuốcChỉ huyếtdùng để chữa các chứng xuất huyết.
Theo Y học cổ truyền xuất huyết có thể do huyết nhiệt lộng hành hoặc do dương khí hư không giữ được huyết sinh ra các chứng thổ huyết, nục huyết, tiện huyết hoặc băng lậu.
Bài thuốc chỉ huyết thường gồm các vị thuốc có tác dụng cầm máu như Trắc bá diệp (sao), Đại kế, Tiểu kế, Hoa hòe, Bồ hoàng, Ngãi diệp, Nhọ nồi ...
BÀI THUỐC HOẠT HUYẾT
Bài thuốcHoạt huyếtchữa chứng xuất huyết, huyết ứ do nguyên nhân khác nhau mà hội chứng ứ huyết, xuất huyết có khác nhau. Ví dụ trong bệnh nhiễm sốt cao, bứt rứt, bụng dưới đầy đau, tiểu tiện không lợi, đại tiện phân màu đen gọi là chứng xuất huyết hoặc bị trúng phong do khí hư huyết trệ, kinh mạch không thông, xuất hiện bán thân bất toại hoặc phụ nữ bế kinh, bụng dưới đầy trướng đau, có hòn cục (khối u), có lúc có sốt hoặc rét, âm đạo xuất huyết, sắc thâm tím hoặc xuất huyết nhiều, hoặc do ngã, va chạm gây tổn thương ứ huyết ở nội tạng, ngực sườn đau tức.
Tùy tình hình bệnh lý khác nhau mà dùng các bài thuốc hoạt huyết, khu ứ thích hợp.
Những vị thuốc khu ứ thường dùng: Đại hoàng, Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xích thược, Đơn bì, Đơn sâm, Uất kim, Diên hồ sách ...
Bài thuốc thường dùng có:
Đào nhân thừa khí thang
Huyết phủ trục ứ thang
Ôn kinh thang
Sinh hóa thang
Cung ngoại dựng phương.
ĐÀO NHÂN THỪA KHÍ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Đào nhân 12 - 16g
Quế chi 4 - 8g
Mang tiêu 4 - 8g
Đại hoàng 6 - 12g
Chích thảo 4 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống, 1 thang chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Hoạt huyết, trục ứ.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này chủ yếu trị chứng huyết ứ súc kết ở hạ tiêu, triệu chứng thường thấy là bụng dưới đầy đau, đại tiện phân sắc đen mà tiểu tiện bình thường.
Trong bài:
Đào nhân: hoạt huyết, phá ứ là chủ dược.
Đại hoàng: thanh nhiệt tiêu tích qua đường đại tiện (công hạ).
Quế chi: thông huyết mạch.
Mang tiêu: nhuyễn kiên, tán kết phối hợp với Đào nhân, Đại hoàng có tác dụng công hạ.
Chích thảo: điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này chủ yếu trị chứng huyết ứ nội kết ở hạ tiêu, hoặc sau tổn thương do ngã va chạm gây nên huyết ứ bên trong, đại tiện táo bón phân đen, bụng dưới đau nhói, mồm khát, phát sốt, mạch sác, gia Xích thược, Tam thất để tăng cường hoạt huyết, khu ứ.
1.Bài thuốc dùng chữa chứng đau kinh, kinh nguyệt không đều có thể gia thêm Đương quy, Hồng hoa, Hương phụ chế để điều kinh hoạt huyết.-170-
2.Trường hợp sau khi đẻ bụng dưới đau nhói gia Bồ hoàng, Ngũ linh chi để hoạt huyết giảm đau.
3.Trường hợp chảy máu cam hoặc nôn ra máu đen (nhiệt lộng huyết hành) ngực tức khó chịu, gia Sinh địa, Mao căn, Nhọ nồi để lương huyết chỉ huyết, có thể dùng bài này trong trường hợp phụ nữ sau khi đẻ sót nhau, thai ở tử cung xuất huyết khó cầm.
4.Có báo cáo lâm sàng dùng bài thuốc này kết hợp bài "Mẫu đơn bì thang" gồm: Quy vĩ, Xích thược, Đơn bì, Diên hồ sách, Nhục quế, Xuyên Ngưu tất, Tam lăng, Nga truật, Hương phụ, Cam thảo. Trị có thai ngoài tử cung có kết quả tốt.
Phụ phương:
HẠ Ứ HUYẾT THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Đại hoàng 8 - 12g
Đào nhân 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống với rượu.
Tác dụng: Công hạ huyết ứ.
Chủ trị: Chứng phụ nữ đau do huyết ứ nội kết sau lúc đẻ hoặc tắt kinh.
QUẾ CHI PHỤC LINH HOÀN
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Quế chi
Phục linh
Đơn bì
Đào nhân
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 2 - 5g, ngày 2 - 3 lần.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, tiêu kết.
Chủ trị: Các chứng phụ nữ đau bụng dưới có hòn cục, ấn đau hoặc phụ nữ kinh nguyệt ít, tắt kinh bụng đầy đau, hoặc trường hợp đẻ khó, thai chết lưu.
HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG
(Y lâm cải thác)
Thành phần:
Đương quy 12 - 16g
Đào nhân 8 - 16g
Chỉ xác 6 - 8g
Sài hồ 8 - 12g
Cát cánh 6 - 8g
Xuyên Ngưu tất 6 - 12g
Sinh Đại hoàng 12 - 16g
Hồng hoa 6 - 12g
Xích thược 8 - 12g
Xuyên khung 6 - 8g
Camthảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống, ngày chia 2 lần.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Chủ trị: Bài này chủ trị chứng đau tức ngực do huyết ứ khí trệ.
Trong bài:
Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa: hoạt huyết hóa ứ là chủ dược.
Xuyên khung, Xích thược: hoạt huyết hóa ứ.
Sinh địa phối hợp Đương qui dưỡng huyết hòa âm.
Ngưu tất: hoạt huyết, thông mạch hoạt lạc.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Thường dùng trị các bệnh tim mạch như đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim, xơ cứng động mạch vành, co thắt động mạch vành .
2.Trường hợp mất ngủ gia Thục Táo nhân, suy nhược khí hư gia Đảng sâm để bổ trung ích khí. Dương hư bỏ Sài hồ gia Thục phụ tử, Quế chi để ôn tâm dương.
3.Trường hợp hạ sườn phải đau có khối u gia Uất kim, Đơn sâm để hoạt huyết tiêu tích. Trường hợp tức ngực nặng gia Xuyên khung, Hồng hoa tăng liều thêm Đơn sâm.
4.Trên lâm sàng có tác giả dùng chữa chứng đau đầu kéo dài, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, đau thần kinh liên sườn, đau lưng sau đẻ do huyết ứ khí trệ có kết quả tốt
THÔNG KHIẾU HOẠT HUYẾT THANG
(Y lâm cải thác)
Thành phần:
Xích thược 8g
Xuyên khung 8g
Đào nhân 12g
Hồng hoa 12g
Củ hành già (cắt vụn) 3 củ
Sinh khương 12g
Xạ hương (Xung phục) 10 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hoạt huyết thông khiếu.
Chủ trị: Huyết ứ ở đầu mặt như chứng điếc giảm thính lực, chứng mũi đỏ.
CÁCH HẠ TRỤC Ứ THANG
(Y lâm cải thác)
Thành phần:
Ngũ linh chi (sao) 12g
Đương quy 12g
Xuyên khung 8g
Đào nhân 12g
Đơn bì 8 - 12g
Xích thược 10g
Ô dược 6 - 8g
Diên hồ sách 4 - 6g
Camthảo 6 - 12g
Hương phụ 6 - 8g
Hồng hoa 6 - 10g
Chỉ xác 6 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống.
Chủ trị: Chứng huyết ứ dưới cơ hoành hoặc hình thành khối u đau.
Trường hợp xơ gan hoặc gan lách to dùng bài này có kết quả nhất định.
THIẾU PHÚC TRỤC Ứ THANG
(Y lâm cải thác)
Thành phần:
Tiểu hồi hương 7 quả
Can khương sao 2 sao
Diên hồ sách 4g
Một dược 4g
Đương qui 12g
Xuyên khung 4g
Nhục quế 4g
Xích thược 8g
Bồ hoàng 12g
Ngũ linh chi sao 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, ôn kinh chỉ thống.
Chủ trị: Chứng bụng dưới đau do huyết ứ có hòn cục hoặc không có cục, hoặc có kinh dưới đầy, lưng đau, kinh nguyệt không đều, sắc kinh tím đen hoặc có cục.
THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG
(Y lâm cải thác)
Thành phần:
Tần giao 6 - 12g
Xuyên khung 8g
Đào nhân 12g
Hồng hoa 6 - 12g
Camthảo 4 - 6g
Khương hoạt 4 - 8g
Một dược 4 -8g
Đương quy 12g
Ngũ linh chi (sao) 8g
Hương nhu 4 - 8g
Xuyên Ngưu tất 12g
Địa long 4 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc, lợi tý chỉ thống.
Chủ trị: chứng đau vai, đau lưng, đau chân hoặc đau toàn thân kéo dài khó khỏi.
Trường hợp có hơi sốt gia Thương truật, Hoàng bá. Đau lâu ngày cơ thể hư nhược gia Hoàng kỳ, Đảng sâm.
PHỤC NGUYÊN HOẠT HUYẾT THANG
(Y học phát minh)
Thành phần:
Sài hồ 12 - 20g
Qua lâu căn 12g
Đương quy 12g
Hồng hoa 8 - 12g
Camthảo 8 - 12g
Xuyên Sơn giáp 8 - 12g
Đại hoàng (ngâm rượu) 4 - 12g
Đào nhân (ngâm rượu sao) 8 - 16g
Cách dùng: sắc với nước và rượu (tỉ lệ rượu 1/3) uống ấm, lúc bụng đói, chia 2 lần trong ngày. Hết đau ngưng uống.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, sơ can thông lạc.
Giải thích bài thuốc:
Đương quy vào kinh Can dưỡng huyết, hoạt huyết, chỉ thống là chủ dược.
Sài hồ: sơ can hành khí.
Đại hoàng dùng rượu sao chế kết hợp với Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh chỉ thống.
Qua lâu căn có tác dụng tiêu ứ huyết.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng hành khí hoạt huyết, sơ can khu ứ làm cho ứ huyết tiêu thì huyết mới sinh nên có tên gọi là PHÚC NGUYÊN.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc chủ yếu chữa các chứng sang chấn tổn thương gây ứ huyết ở ngực sườn.
2.Có thể dùng chữa có hiệu quả các chấn thương phần mềm, đau dây thần kinh liên sườn hoặc trong trường hợp áp xe gan.
THẤT LY TÁN
(Lương phương tập dịch)
Thành phần:
Huyết kiệt 400g
Nhũ hương 60g
Xạ hương 12g
Băng phiến 12g
Một dược 60g
Hồng hoa 60g
Chu sa 48g
Nhị trà 80 - 160g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 0,2 - 1g. Ngày từ 1 - 2 lần, uống với rượu nóng hoặc nước nóng có thể tẩm rượu đắp ngoài.
Tác dụng: Hoạt huyết tán ứ, cầm huyết, chỉ thống.
Chủ trị: Chứng sang chấn phần mềm, gãy xương, huyết ứ gây đau nhức.
Chú ý: Phụ nữ có thai không dùng.
BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG
(Y lâm cải thác)
Thành phần:
Sinh Hoàng kỳ 40 - 160g
Xích thược 6 - 8g
Đào nhân 4 - 8g
Đương quy vĩ 8 - 12g
Địa long 4g
Xuyên khung 8g
Hồng hoa 4 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí, hoạt huyết, thông lạc.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này chủ yếu chữa di chứng trúng phong, khí hư huyết trệ, mạch lạc không thông gây nên "bán thân bất toại", nói khó, miệng mắt méo xệch.
Phép trị chủ yếu là bổ khí, hoạt huyết, thông lạc.
bài:
Hoàng kỳ dùng sống lượng nhiều có tác dụng đại bổ nguyên khí là chủ dược.
Đương quy vĩ, Xuyên khung, Xích thược: hoạt huyết hòa vinh.
Đào nhân, Hồng hoa, Địa long: hóa ứ thông lạc, khí huyết được lưu thông, phần cơ thể bị bệnh được hồi phục.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này chữa di chứng trúng phong, tai biến mạch máu não.
Chú ý dùng lượng nhiều để bổ nguyên khí, các vị thuốc hoạt huyết không nên dùng nhiều.
1.Trường hợp lâu ngày cơ teo nên chú ý dùng thuốc bổ huyết dưỡng cân như Đương quy, Thục địa, Miết giáp, Bạch cương tàm để dưỡng huyết, cường tráng cơ thể.
2.Trường hợp cơ thể hư hàn gia Thục phụ tử để ôn dương tán hàn, nếu tỳ vị hư nhược gia Đảng sâm, Bạch truật để bổ khí kiện tỳ.
3.Nếu đàm nhiều gia Chế Bán hạ, Bối mẫu, Gừng để hóa đàm.
4.Nếu nói khó, tinh thần không tỉnh táo gia Viễn chí, Thạch xương bồ để khai khiếu hóa đờm.
ÔN KINH THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Ngô thù du 6 - 12g
Xuyên khung 8 - 12g
Xích thược 8 - 12g
A giao 8 - 12g
Sinh khương 8 - 12g
Bán hạ chế 6 - 12g
Đương quy 12g
Đảng sâm 12g
Quế chi 4 - 8g
Đơn bì 8 - 12g
Mạch môn 12g
Chích thảo 4g
Cách dùng: sắc nước chia 2 lần, uống trong ngày.
Tác dụng: Ôn kinh dưỡng huyết, hoạt huyết điều kinh.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng huyết ứ, 2 mạch Xung, Nhâm hư hàn, kinh nguyệt không đều hoặc lâu ngày không có con. Tên bài thuốc là Ôn kinh nói lên tác dụng chính của bài là ôn dưỡng huyết mạch là cho huyết ấm dễ lưu thông và sẽ không còn ứ huyết.
Trong bài:
Ngô thù du, Quế chi: ôn kinh tán hàn.
Đương quy, Xuyên khung: dưỡng huyết kiêm hoạt huyết, khu ứ đều là chủ dược.
A giao, Thược dược, Mạch môn hợp với Đương quy để dưỡng huyết, hoạt huyết.
Đảng sâm: ích khí sinh huyết.
Đơn bì: hoạt huyết, khu ứ.
Bán hạ, Khương Thảo hợp với Đảng sâm để bổ trung khí kiện tỳ vị.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc trên lâm sàng được dùng chữa chứng kinh nguyệt không đều, đau kinh do Xung, Nhâm hư hàn.
1.Nếu bụng dưới đau nặng nhiều bỏ Đơn bì, Mạch môn gia Tiểu hồi hương, Ngãi diệp sao để tán hàn chỉ thống.
2.Nếu khí trệ gia Chế Hương phụ, Ô dược.
3.Trường hợp rong kinh kéo dài sắc nhợt bỏ Đơn bì gia Bào khương, Ngãi diệp sao, Nhọ nồi sao, Thục địa để ôn kinh bổ huyết cầm máu.
4.Nếu khí hư nặng bỏ Đơn bì, Xuyên khung, Ngô thù gia Hoàng kỳ để ích khí.
5.Bài này cũng có thể dùng chữa chứng xuất huyết tử cung cơ năng có kết quả tốt.
THẤT TIẾU TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Ngũ linh chi
Bồ hoàng
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Thuốc tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 8 - 12g, dùng bao vải bọc thuốc sắc nước uống chia 2 lần trong ngày, hoặc sắc với lượng dấm và nước bằng nhau để uống.
Tác dụng: Hoạt huyết tán ứ, tán kết chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Ngũ linh chi dùng sống có tác dụng thông lợi huyết mạch, hành huyết chỉ thống.
Sinh Bồ hoàng phá huyết chỉ thống gia thêm dấm có tác dụng giảm bớt tính tanh táo của Ngũ linh chi và tăng thêm tính tán ứ, chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường dùng để hoạt huyết hóa ứ chỉ thống, những trường hợp bụng dưới đau do huyết ứ tích trệ, đau kinh, tắt kinh, đau bụng sau khi đẻ… đều dùng được. Thường dùng bài này gia thêm các vị Đơn sâm, Xích thược để tăng tác dụng hoạt huyết, nếu đau nhiều gia Nhũ hương, Một dược. Nếu huyết ứ do hư hàn gia Đương quy, Xuyên khung, Ngãi diệp để bổ huyết, hoạt huyết, tán hàn.
1.Trường hợp khí trệ gia Thanh bì, Hương phụ, Tiểu hồi để hành khí tiêu trệ.
2.Trường hợp kèm huyết hư gia Tứ vật thang để dưỡng huyết.
3.Bài thuốc có thể dùng trị các chứng đau tức ngực do thiếu máu cơ tim hoặc co thắt động mạch vành, đau bao tử thuộc huyết ứ trệ đều có kết quả nhất định.
4.Có báo cáo dùng thuốc này hợp với bài Giao Ngãi Tứ vật thang bỏ Cam thảo (trong đó Ngũ linh chi 16 - 20g, Bồ hoàng 16 - 20g, bài Tứ vật trọng dụng Sinh địa hoàng) kết hợp với thuốc kháng sinh trị có thai ngoài tử cung có kết quả tốt.
5.Có trường hợp dùng bài này gia Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Uất kim trị chứng đau co thắt động mạch vành có kết quả.
SINH HÓA THANG
(Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Đương quy 32g
Đào nhân 12g
Xuyên khung 12g
Chích thảo 2g
Bào khương 2g
Cách dùng: sắc nước uống hoặc cho thêm ít rượu sắc.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, ôn kinh chỉ thống.
Giải thíchbài thuốc:
Bài thuốc được dùng chữa chứng huyết hư, ứ trệ sau đẻ, bụng dưới đau do hàn. Trong bài:
Đương quy liều cao có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, hóa ứ, sinh tân là chủ dược.
Xuyên khung, Đào nhân: hoạt huyết hóa ứ.
Bào khương: ôn kinh, chỉ thống.
Chích thảo: điều hòa các vị thuốc.
Dùng Rượu để gia tăng tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng cho sản phụ sau khi đẻ, máu xấu không ra hết, đau bụng, vì bài thuốc tính ôn cho nên dùng thích hợp với chứng hư hàn.
1.Trường hợp có cục ứ huyết đau bụng nhiều gia Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Diên hồ sách để hóa ứ, chỉ thống.
2.Trường hợp hư hàn gia Nhục quế để ôn kinh tán hàn.
3.Nếu huyết ứ sinh nhiệt gia Đơn sâm, Xích thược để thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hóa ứ.
Bài này dùng cho sản phụ sau khi sinh đẻ, có tác dụng làm giảm đau bụng do co bóp tử cung đồng thời có tác dụng kích thích tăng sữa cho người mẹ.
ĐÀO HỒNG TỨ VẬT THANG
(Y tông kim giám)
Thành phần:
Đương quy 12g
Xuyên khung 6 - 12g
Sinh địa 12 - 20g
Xích thược 8 - 12g
Đào nhân 8 - 12g
Hồng hoa 4 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống, ngày một thang chia 2 lần.
Tác dụng: Hoạt huyết, điều kinh.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này là bài Tứ vật thang gia Đào nhân, Hồng hoa.
Trong bài:
Đương quy, Sinh địa: dưỡng huyết, bổ huyết.
Xích thược, Xuyên khung phối hợp với Đào nhân, Hồng hoa để phá huyết ứ, đó là bài thuốc căn bản để hoạt huyết, điều kinh.
Ứng dụng lâm sàng:
Là bài thuốc căn bản để hoạt huyết điều kinh chữa chứng rối loạn kinh nguyệt, đau kinh, trên lâm sàng hay gia giảm liều dùng.
1.Trường hợp huyết nhiệt gia Đơn bì, Liên kiều, Địa cốt bì.
2.Nếu đau bụng gia Diên hồ sách, Hương phụ chế, Thanh bì để hành khí hoạt huyết.
BÀI THUỐC CHỈ HUYẾT
Bài thuốcChỉ huyếtdùng để chữa các chứng xuất huyết.
Theo Y học cổ truyền xuất huyết có thể do huyết nhiệt lộng hành hoặc do dương khí hư không giữ được huyết sinh ra các chứng thổ huyết, nục huyết, tiện huyết hoặc băng lậu.
Bài thuốc chỉ huyết thường gồm các vị thuốc có tác dụng cầm máu như:
Trắc bá diệp (sao), Đại kế, Tiểu kế, Hoa hòe, Bồ hoàng, Ngãi diệp, Nhọ nồi ...
Bài thuốc thường dùng có:
Hoàng thổ thang
Hòe hoa tán
Tứ sinh hoàn
Thập khôi tán
Tiểu kế ẩm tử.
HOÀNG THỔ THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Đất lòng bếp 40g
Thục phụ tử 4 - 12g
Hoàng cầm 12g
Camthảo 6 - 8g
Bạch truật 12g
A giao 12g
Can địa hoàng 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng:Ôn dương kiện tỳ, dưỡng huyết, chỉ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Trong bài:
Phục long can (Đất lòng bếp), Hoàng thổ (Táo tâm): ôn trung, sáp tràng, chỉ huyết là chủ dược.
Bạch truật, Phụ tử: ôn dương, kiện tỳ.
Địa hoàng, A giao: dưỡng huyết, chỉ huyết.
Hoàng cầm: tính hàn đắng làm cho thang thuốc bớt ôn táo.
Camthảo: điều trung.
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng ôn dương kiện tỳ, dưỡng huyết, chỉ huyết.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài thuốc thường được dùng để chữa các chứng nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện có máu hoặc phụ nữ rong kinh do tỳ khí hư hàn.
1.Trường hợp bệnh nhân ăn kém có thể bỏ A giao dùng Cáp phấn sao hoặc Hải phiêu tiêu sao.
2.Trường hợp khí hư gia Đảng sâm để ích khí, nhiếp huyết.
3.Tim hồi hộp bỏ Hoàng cầm gia Long nhãn nhục, Toan táo nhân để dưỡng tâm an thần.
4.Lúc chảy máu nhiều gia các vị Tam thất, Bạch cập, Hoa hòe, Nhọ nồi.
Bài thuốc thường được dùng chữa xuất huyết do viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng, viêm trực tràng xuất huyết, viêm đại tràng mạn, có hội chứng tỳ vị hư hàn, có kết quả nhất định.
HOA HÒE TÁN
(Bản sự phương)
Thành phần:
Hoa Hòe sao 12g
Kinh giới tuệ (sao đen) 12g
Trắc bá diệp sao 12g
Chỉ xác sao 12g
Cách dùng: Tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 8g với nước sôi nguội hoặc nước cơm.
Có thể dùng làm thuốc thang tùy bệnh tình gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.
Tác dụng: Thanh tràng, chỉ huyết, sơ phong hành khí.
Giải thích bài thuốc:
Hoa Hòe thang chủ yếu trị chứng Trường phong tạng độc (đại tiện ra máu đỏ đen) do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt ứ trệ tại huyết phần của trường vị gây nên.
Trong bài:
Hoa hòe: thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết là chủ dược.
Trắc bá diệp: lương huyết, chỉ huyết.
Kinh giới tuệ: lý huyết sơ phong.
Chỉ xác: hành khí để thông lợi đại tràng.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc trên lâm sàng thường chữa chứng đại tiện phân bầm đen hoặc có máu cục thâm đen.
1.Trường hợp nhiệt thịnh gia Hoàng bá, Hoàng liên để thanh lợi nhiệt, ra máu nhiều gia thêm Địa du, Nhọ nồi bớt Kinh giới.
2.Trường hợp khí hư hoặc huyết hư cần gia thêm thuốc bổ khí, bổ huyết.
XÍCH TIỂU ĐẬU ĐƯƠNG QUY TÁN
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Xích tiểu đậu
Đương quy
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi nguội hoặc gia thêm giấm.
Tác dụng: Hòa huyết, trừ thấp.
Chữa trị: Chứng đại tiện ra máu sau phân, hoặc trong phân có máu.
TỨ SINH HOÀN
(Phụ nhân lương phương)
Thành phần:
Lá Sen tươi 12g
Ngãi diệp tươi 12g
Trắc bá tươi 12g
Địa hoàng tươi 12g
Cách dùng: Tất cả giã nát làm thành hoàn.
Có thể giã lấy nước uống hoặc làm thang sắc uống.
Tác dụng: Lương huyết, chỉ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này chủ yếu trị chứng nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu do nhiệt. Trong bài:
Trắc bá diệp: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.
Sinh địa tươi: lương huyết, dưỡng âm.
Lá Sen tươi: chỉ huyết tán ứ.
Ngãi diệp tươi: tính ôn có tác dụng chỉ huyết và làm giảm bớt tính
mát lạnh của 3 vị thuốc trên.
Bài thuốc dùng tươi có thể tăng thêm tác dụng lương huyết chỉ huyết.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường được dùng để chữa các chứng sốt cao kèm theo chảy máu cam, nôn ra máu, mồm họng khô lưỡi đỏ.
1.Nếu không có vị trên có thể thay bằng các vị Ngẫu tiết tươi, Mao căn tươi, Hạn liên thảo tươi, Tiểu kế tươi.
2.Trường hợp hư hàn xuất huyết không dùng.
THẬP KHÔI TÁN
(Thập dược thần thư)
Thành phần:
Đại kế
Tiểu kế
Hà diệp
Trắc bá diệp
Mao căn
Tây thảo căn
Đại hoàng
Sơn chi tử
Thông lư bì
Đơn bì
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tất cả thuốc sao đen tồn tính, tán thành bột (theo Cổ phương bọc vào giấy khử thổ 1 đêm), mỗi lần uống 4 - 12g với nước ngó sen hoặc nước mực tàu.
Tác dụng: Lương huyết, thu liễm, chỉ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Là bài thuốc thường dùng để chỉ huyết.
Trong bài:
Đại tiểu kế, Tây thảo căn, Trắc bá diệp, Mao căn, Sơn chi tử đều có tác dụng lương huyết, chỉ huyết.
Tông lư bì: thu liễm, chỉ huyết.
Hà diệp (lá sen) tán ứ chỉ huyết.
Đơn bì: lương huyết tán ứ.
Đại hoàng: tả nhiệt hóa ứ.
Các vị thuốc sao thành than thì tác dụng chủ yếu là liễm huyết, chỉ huyết, dùng trong trường hợp cấp cứu.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này có thể dùng chữa các chứng xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết hô hấp do huyết nhiệt cấp tính, có thể dùng thuốc thang sắc uống.
1.Trường hợp chảy máu cam có thể thổi vào hoặc nhét thuốc vào mũi để cầm máu.
2.Trường hợp tổn thương ngoài da chảy máu, đắp thuốc này có tác dụng cầm máu tốt.
3.Bài thuốc này chỉ có tác dụng chữa triệu chứng cầm máu, còn phải tìm nguyên nhân chảy máu để dùng bài thuốc chữa có hiệu quả.
TIỂU KẾ ẨM TỬ
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Sinh Đại hoàng 20 - 30g
Hoạt thạch 16 - 20g
Tiểu kế 12 - 16g
Bồ hoàng sao 8 - 12g
Sơn chi nhân 8 - 12g
Mộc thông 6 - 12g
Đạm trúc diệp 8 - 12g
Đương qui (tẩm rượu) 12g
Ngẫu tiết 12g
Chích thảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thủy, lương huyết, chỉ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Tiểu kế, Sinh Đại hoàng: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết ở hạ tiêu.
Bồ hoàng, Ngẫu tiết: chỉ huyết tiêu ứ.
Hoạt thạch, Mộc thông, Đạm trúc diệp, Chi tử: thanh nhiệt lợi tiểu thông lâm.
Đương quy: dưỡng huyết, hoạt huyết.
Chích thảo: kiện tỳ, chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu dùng trị chứng huyết lâm do nhiệt kết ở hạ tiêu, triệu chứng thường có tiểu tiện nhiều lần đi tiểu buốt rát, tiểu ra máu, môi đỏ, mạch sác có lực.
1.Trường hợp huyết lâm đái buốt nhiều gia Hải kim sa, Hổ phách để thông lâm chỉ thống.
2.Trường hợp uất nhiệt thịnh tiểu đỏ nóng đau nhiều gia Thạch vi, Đào nhân, Hoàng bá để thanh nhiệt tiêu ứ.
3.Trường hợp khí huyết hư gia thuốc bổ khí huyết.
NHỮNG BÀI THUỐC TRỪ PHONG
Bài thuốc Trị phong gồm có 2 loại: Sơ tán ngoại phong và Bình tức nội phong.
1- NGOẠI PHONG: là chỉ những hội chứng bệnh lý do cảm thụ phong tà tại kinh lạc, cơ nhục, gân cốt các khớp gây nên.
Triệu chứng thường thấy là: chân tay tê dại, kinh mạch đau giật, co duỗi khó khăn hoặc mồm mắt méo xệch. Cùng với chứng uốn ván gây
nên cấm khẩu, chân tay co cứng, lưng đòn gánh.
2- NỘI PHONG: thường do thận thủy bất túc, vinh huyết hư kém hoặc nhiệt thịnh thương âm, can phong nội động, khí huyết nghịch loạn gây nên đột quỵ, bất tỉnh nhân sự, mồm mắt méo xệch, bán thân bất toại, hoặc co giật chân tay.
Đối với ngoại phong thì phải sơ tán.
Đối với nội phong thì phải bình can tức phong.
SƠ TÁN NGOẠI PHONG
Những bài thuốc Sơ tán ngoại phong thường gồm các vị thuốc ôn táo như: Xuyên khung, Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ, Kinh giới, Bạch phụ tử, Nam tinh .
Những bài thuốc thường dùng có:
Xuyên khung trà điều tán.
Ngọc chân tán.
Tiểu hoạt lạc đơn.
XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Xuyên khung 8g
Bạc hà 20 - 32g
Tế tân 4 - 6g
Camthảo 4 - 6g
Khương hoạt 6 - 8g
Phòng phong 6 - 8g
Kinh giới 8 - 16g
Bạch chỉ 8 - 12g
Cách dùng: Thuốc tán bột mịn, mỗi lần uống 6 - 8g với nước trà, ngày uống 2 lần. Có thể dùng thuốc thang sắc uống
Tác dụng: Khu phong tán hàn, trị đau đầu.
Giải thích bài thuốc:
Là bài thuốc sơ tán phong hàn, trị đau đầu là chính.
Trong bài:
Xuyên khung chuyên trị đau đầu kinh Thiếu dương (hai bên đầu, gáy đau). Khương hoạt chuyên trị đau đầu kinh Thái dương (đau ở gáu và trước trán). Bạch chỉ chuyên trị đau đầu kinh Dương minh (đau vùng trước lông mày và trán) đều là chủ dược.
Tế tân, Bạc hà, Kinh giới, Phòng phong: sơ tán phong tà ở trên trợ giúp các thuốc trên phát huy tác dụng.
Camthảo: hòa trung, ích khí, điều hòa các vị thuốc.
Trà diệp tính đắng hàn điều hòa bớt tính ôn táo các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc có nhiều vị tân ôn, sơ phong tán hàn có chỉ định tốt với bệnh ngoại cảm đau đầu. Thiên về phong hàn thường gia thêm các vị Gừng tươi, Tô diệp để tăng thêm tác dụng khu phong hàn trị đau đầu. Có thể sử dụng chữa chứng viêm mũi mạn tính gây đau đầu, trị chứng đau nửa đầu có kết quả nhất định.
2.Chú ý: Trường hợp đau đầu lâu ngày khí huyết hư hoặc do can thận bất túc không nên dùng.
TIỂU HOẠT LẠC ĐƠN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Chế Xuyên ô 240g
Chế Thảo ô 240g
Địa long 240g
Chế Nam tinh 240g
Nhũ hương 88g
Một dược 88g
Cách dùng: Tán bột mịn, dùng rượu để làm hoàn, mỗi hoàn nặng 4g, mỗi lần uống một hoàn. Ngày uống 1 - 2 lần lúc đói với rượu.
Tác dụng: Ôn kinh hoạt lạc, khu phong trừ thấp, trừ đờm trục ứ.
Giải thích bài thuốc:
Xuyên ô, Thảo ô: thông kinh hoạt lạc, ôn tán phong hàn thấp là chủ dược.
Namtinh: táo thấp, hoạt lạc, khu phong.
Nhũ hương, Một dược: thông ứ, hoạt lạc, chỉ thống.
Địa long: thông kinh hoạt lạc, thêm rượu lâu năm có tác dụng dẫn rượu vào nơi bị bệnh.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng phong thấp tý thống lâu ngày chân tay tê dại,
kinh lạc có đàm thấp, huyết ứ lâu ngày gây đau.
1.Trường hợp phong nặng phối hợp uống bài "Đại Tần giao thang". Nếu thiên về can thận khí huyết bất túc, phối hợp uống với bài "Độc hoạt ký sinh thang".
2.Lúc sử dụng cần chú ý: Bệnh lâu ngày âm hư nội nhiệt hoặc phụ nữ có thai đều không nên dùng.
3.Bài này vốn tên HOẠT LẠC ĐƠN nhưng trong sách Thánh huệ phương có bài ĐẠI HOẠT LẠC ĐƠN nên gọi là “Tiểu hoạt lạc đơn" để phân biệt.
4.Trường hợp tai biến mạch máu não để lại di chứng bán thân bất toại mà cơ thể khỏe, dùng bài này có kết quả tốt.
TIÊM CHÍNH TÁN
(Dương thị gia tàng phương)
Thành phần:
Bạch phụ tử
Bạch cương tàm
Toàn yết
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Toàn yết khử độc, tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 4g với rượu nóng, có thể làm thuốc thang sắc nước uống, tùy tình hình bệnh gia giảm với các vị thuốc khác cho phù hợp.
Tác dụng: Khu phong, hóa đàm.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc trị chứng phong đàm ứ trệ ở phần đầu mặt, cho nên trong bài thuốc:
Bạch phụ tử chuyên trị phong ở đầu mặt.
Cương tàm trị phong ở kinh lạc.
Toàn yết trị phong chống co giật.
Ba vị thuốc đều là chủ dược chuyên trị chứng trúng phong, mồm mắt méo xệch, uống với rượu nóng giúp các vị thuốc phát huy tác dụng ở đầu mặt.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này được dùng để trị chứng liệt thần kinh mặt (thần kinh VII) gây nên mồm mắt méo xệch. Gia thêm Ngô công tác dụng càng tốt.
1.Bài thuốc tính dược cay táo dùng trong trường hợp phong đàm thiên về hàn thấp, nếu khí hư huyết ứ hoặc do Can phong nội động, sinh liệt dây thần kinh mặt VII (liệt trung ương) không nên dùng.
2.Lúc dùng chú ý liều lượng không nên quá nhiều vì các vị thuốc đều có độc.
3.Có kinh nghiệm dùng bài "Gia vị Tiêm chính tán", thành phần: Sinh Xuyên ô, Sinh Thảo ô, Sinh Bán hạ, Uy linh tiên, Toàn yết, Bạch cập, Trần bì, Bạch cương tàm. Tán thành bột, mỗi lần uống 20g trộn với nước Gừng đắp ngoài chữa liệt dây thần kinh mặt ngoại biên, kết quả khá tốt.
CHỈ KINH TÁN
(Bài thuốc kinh nghiệm)
Thành phần:
Ngô công
Toàn yết
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán bột mịn mỗi lần uống 1 - 4g, có tác dụng chống co giật.
Chủ trị: Dùng trong trường hợp chân tay co giật, lưng đòn gánh trong bệnh uốn ván, bệnh viêm não thường dùng kết hợp với các thuốc thanh nhiệt giải độc.
Đối với những trường hợp đau đầu lâu ngày, đau nhức khớp xương có tác dụng giảm đau.
BÌNH TỨC NỘI PHONG
Những bài thuốc trị nội phong thường gồm các vị thuốc Thanh nhiệt bình can tức phong như: Linh dương giác, Câu đằng, Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Cúc hoa, Tang diệp, Thiên ma, Bạch thược, Đại giả thạch, Long xỉ, Từ thạch và những vị thuốc Dưỡng âm tiềm dương như Sinh địa, A giao, Kê tử hoàng.
Những bài thuốc thường dùng có:
Linh giác Câu đằng thang.
Trấn can tức phong thang.
Đại định phong châu.
Địa hoàng ẩm tử.
LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG
(Thông tục thương hàn luận)
Thành phần:
Linh dương giác (sắc trước) 2g
Câu đằng 12g
Tang diệp 8 - 12g
Xuyên Bối mẫu 8 - 16g
Trúc nhự 12 - 20g
Sinh địa 12 - 20g
Cúc hoa 8 - 12g
Bạch thược 8 - 12g
Phục thần 8 - 12g
Camthảo 3 - 4g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong.
Trong bài:
Linh dương giác, Câu đằng: thanh nhiệt lương can, tức phong, chỉ kinh là chủ dược.
Tang diệp, Cúc hoa tăng thêm tác dụng thanh nhiệt tức phong.
Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo: dưỡng âm tăng dịch để bình can.
Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đàm để thanh nhiệt hóa đàm ( vì nhiệt đốt tân dịch sinh đàm).
Phục thần để định tâm an thần.
Camthảo điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này trên lâm sàng dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, sốt cao, chân tay co giật hoặc chứng sản giật.
1.Trường hợp sốt cao co giật hôn mê phối hợp với các bài Tử tuyết đơn, An cung ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đơn để thanh nhiệt khai khiếu.
2.Trường hợp sốt cao tổn thương tân dịch hoặc bệnh nhân vốn Can âm bất túc đều thuộc chứng âm hư dương thịnh, cần gia thêm các vị tư âm tăng dịch như Huyền sâm, Mạch môn, Thạch hộc, A giao.
3.Trường hợp huyết áp cao, đau đầu hoa mắt thuộc chứng âm hư dương thịnh gia Hoài Ngưu tất, Bạch tật lê.
THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM
(Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)
Thành phần:
Thiên ma 8 - 12g
Câu đằng 12 - 16g
Thạch quyết minh (sắc trước) 20 - 30g
Chi tử 8 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Xuyên Ngưu tất 12 - 16g
Ích mẫu thảo 12 - 16g
Tang ký sinh 20 -30g
Dạ đằng giao 12 - 20g
Bạch linh 12 - 20g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bình can tức phong, tư âm thanh nhiệt.
Trên lâm sàng thường được dùng để chữa chứng huyết cao, đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ hoặc bán thân bất tọa, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
Bài này cũng như bài Linh giác câu đằng thang đều có tác dụng bình can tức phong, nhưng bài Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn, đồng thời dưỡng huyết an thần, còn bài Linh giác câu đằng thang thiên về chống co giật đồng thời có tác dụng hóa đàm thông lạc.
ĐẠI ĐỊNH PHONG CHÂU
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Bạch thược 12 - 24g
Sinh Qui bản 12 - 24g
Ma nhân 6 - 12g
Sinh Mẫu lệ 12 - 16g
Chích thảo 8 - 12g
Sinh Miết giáp 12 - 16g
A giao 8 - 12g
Can địa hoàng 12 - 20g
Ngũ vị tử 6 - 8g
Mạch môn 12 - 24g
Kê tử hoàng 2 quả
Cách dùng: sắc nước bỏ bã, cho A giao tan đều, cho Kê tử hoàng trộn đều uống nóng.
Tác dụng: Tư âm, tăng dịch tức phong.
Giải thích bài thuốc:
Kê tử hoàng, A giao: tư âm, tăng dịch để trừ nội phong là chủ dược.
Địa hoàng, Mạch môn, Bạch thược: tư âm nhuận gan.
Qui bản, Miết giáp, Mẫu lệ :dục âm tiềm dương.
Chích thảo, Ngũ vị tử: chua ngọt sinh âm.
Ma nhân: dưỡng âm nhuận táo.
Các vị thuốc hợp lại cùng dùng có tác dụng tư dưỡng âm dịch, nhuận gan tức phong.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc chữa chứng nhiệt thịnh thương âm, hư phong nội động. Nếu khí hư có thể gia Nhân sâm. Tự ra mồ hôi gia Long cốt, Nhân sâm, Tiểu mạch. Tim hồi hộp khó ngủ gia Phục thần, Nhân sâm, Tiểu mạch.
2.Trường hợp viêm não sốt kéo dài, bệnh nhân mệt mỏi, mạch khí hư nhược lưỡi đỏ thẫm rêu ít, dùng bài thuốc này điều trị. Nếu có đờm nhiều gia Thiên trúc hoàng, Bối mẫu để thanh hóa nhiệt đờm. Có triệu chứng sốt nhẹ kéo dài dùng Sinh địa thay Can địa hoàng, Bạch vi, Sa sâm, Ngũ vị tử.
A GIAO KÊ HOÀNG THANG
(Thông tục thương hàn luận)
Thành phần:
A giao 8 - 12g
Sinh Bạch thược 12g
Thạch quyết minh 16 - 20g
Câu đằng 6 - 8g
Đại Sinh địa 12 - 16g
Chích thảo 3 - 4g
Phục thần mộc 12 - 16g
Kê tử hoàng 2 quả
Lạc thạch đằng 12g
Sinh Mẫu lệ 12 - 16g
Cách dùng: sắc và uống như bài trên.
Tác dụng: nhuận gan tức phong tư âm.
Chủ trị: Chứng sốt lâu ngày, chân âm bị tổn thương gây nên huyết hư sinh phong, chân tay run giật, gân cơ co cứng hoặc váng đầu, chóng mặt, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu ít, mạch tế sác.
ĐỊA HOÀNG ẨM TỬ
(Tuyên minh luận)
Thành phần:
Can địa hoàng
Ba kích thiên (bỏ tâm)
Sơn thù
Thạch hộc
Nhục thung dung (tẩm rượu sao)
Phụ tử chế
Ngũ vị tử
Nhục quế
Bạch phục linh
Mạch môn (bỏ tâm)
Xương bồ
Viễn chí (bỏ tâm)
(Các vị lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tất cả tán bột sắc với nước Sinh khương 5 lát, Đại táo 10 quả, Bạc hà 5 - 7 lá. Uống mỗi lần 8 - 12g (bột), có thể dùng thuốc thang sắc uống tùy chứng bệnh gia giảm.
Tác dụng: Tư thận âm, bổ thận dương, an thần khai khiếu.
Giải thích bài thuốc:
Can địa hoàng, Sơn thù du: bổ ích thận âm là chủ dược.
Ba kích, Nhục thung dung, Nhục quế, Phụ tử chế: ôn thận tráng dương, phối hợp với chủ dược làm cho nguyên dương được ôn dưỡng.
Nhục quế: dẫn hỏa quy nguyên.
Thạch hộc, Mạch môn, Ngũ vị tử: tư bổ âm dịch.
Bạch linh, Xương bồ, Viễn chí: giao thông tâm thận, khai khiếu hóa đờm.
Bạc hà: lợi yết.
Khương, Táo: hòa vinh vệ.
Tác dụng chung của bài thuốc là một mặt ôn bổ hạ nguyên nhiếp nạp phù dương, mặt khác có tác dụng khai khiếu hóa đờm, tuyên thông tâm phế khí.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc này chuyên dùng chữa trúng phong không nói được, hai chân suy yếu. Hiện nay có thể dùng chữa những bệnh như tai biến mạch máu não, xơ cứng động mạch, có hội chứng bệnh lý thận âm, thận dương đều hư.
2.Trường hợp chân yếu thiên về thận âm hư các khớp xương nóng gia Tang chi, Địa cốt bì, Miết giáp để thoái hư nhiệt. Nếu thiên về thận dương hư, lưng gối đều có cảm giác lạnh, gia Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử, Tiên mao để làm ấm thận dương. Nếu có khí hư gia Hoàng kỳ, Đảng sâm để bổ khí.
3.Nếu chỉ có chân yếu liệt có thể bỏ Thạch xương bồ, Viễn chí, Bạc hà.
4.Trường hợp chỉ có âm hư đờm hỏa thịnh bỏ các loại thuốc ôn táo như Quế, Phụ gia Bối mẫu, Trúc lịch, Đởm tinh, Thiên trúc hoàng để thanh nhiệt hóa đờm.
NHỮNG BÀI THUỐC NHUẬN TÁO
Bài thuốc Nhuận táo là những bài thuốc chữa chứng do bên ngoài táo khí gây nên hoặc bên trong âm hư nội nhiệt, sinh chứng khô táo, do chứng táo có nội táo và ngoại táo nên những bài thuốc chia ra hai loại chữa chứng Nội táo và Ngoại táo.
Táo khí dễ hóa nhiệt, chứng nhiệt lại dễ làm tổn thương tân dịch nên trong những bài thuốc nhuận táo cần phối hợp các vị thuốc ngọt, hàn thanh nhiệt dưỡng âm, vì thế những bài thuốc nhuận táo dễ ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ vị cho nên không nên dùng đối với chứng đàm thấp ngưng trệ ở trung tiêu hoặc tỳ vị hư hàn, tiêu hóa rối loạn.
CHỮA CHỨNG NGOẠI TÁO
Là những bài thuốc chữa chứng ngoại cảm do lương táo hoặc do ôn táo gây nên, bệnh do:
Lương táo gây nên thường vào mùa thu cảm lạnh, phế khí không tuyên thông thường thấy các triệu chứng ho, tắc mũi, đau đầu, sợ lạnh, ngực sườn đau tức, môi họng khô, rêu lưỡi trắng mỏng.
Thường dùng các vị thuốc: Hạnh nhân, Tô diệp, Cát cánh, Tiền hồ, Đạm đậu xị, Thông bạch.
Bài thuốc tiêu biểu là Hạnh tô tán.
Ôn táo thường gặp hơn do mùa thu khí hậu khô ráo ít mưa, con người dễ cảm ôn táo, làm tổn thương tân dịch của phế, thường gặp các chứng đau đầu, ho khan, ít đờm, suyễn tức khó thở, mồm khát, lưỡi khô.
Phép trị: thanh nhuận phế táo.
Thường dùng các vị thuốc: Tang diệp, Sa sâm để dưỡng âm thanh nhiệt.
Tiêu biểu là bài Tang hạnh thang, Thanh táo cứu phế thang.
HẠNH TÔ TÁN
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Hạnh nhân 8 - 12g
Chế Bán hạ 6 - 12g
Bạch linh 12 - 16g
Chỉ xác 6 - 8g
Tô diệp 6 - 8g
Tiền hồ 8 - 12g
Cát cánh 8 - 12g
Quất bì 4 - 8g
Camthảo 4g
Đại táo 2 quả
Gừng tươi 3 lát
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ôn tán phong hàn, tuyên phế hóa đàm.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng phế khí không thông, đàm thấp ứ trệ do ngoại cảm lương táo, do đó phải dùng phép ngoại giải lương táo tuyên phế hóa đàm.
Trong bài:
Hạnh nhân tính vị đắng ôn nhuận có tác dụng tuyên phế, chỉ khái, trừ đờm.
Tô diệp: cay ôn có tác dụng phát hãn nhẹ để giải dược lương táo đều là chủ dược.
Cát cánh, Chỉ xác một thăng một giáng giúp Hạnh nhân tuyên phế, chỉ khái.
Tiền hồ: sơ phong giáng khí, trừ đờm.
Bán hạ, Quất bì, Phục linh: lý khí kiện tỳ hóa đờm.
Camthảo hợp Cát cánh (là bài Cát cam thang) có tác dụng thông phế chỉ khái, cùng Khương, Táo điều hòa vinh vệ.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc chủ yếu trị bệnh ngoại cảm lương táo gặp trong các bệnh cảm cúm viêm đường hô hấp trên và nhiều bệnh viêm nhiễm khác thời kỳ sơ khởi có các triệu chứng: đau dầu, sợ lạnh không có mồ hôi, ho đờm lỏng, nghẹt mũi, rêu lưỡi trắng.
2.Trường hợp sợ lạnh nhiều gia thêm Thông bạch, Đạm đậu xị để giải biểu, nếu đau đầu nặng gia thêm Phòng phong , Bạc chỉ. Nếu ho đờm nhiều gia Trần bì, Tử uyển để ôn nhuận hóa đờm.
TANG HẠNH THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Tang diệp 8 - 12g
Sa sâm 12 - 16g
Đạm đậu xị 8 - 12g
Vỏ lê 8 - 12g
Hạnh nhân 8 - 12g
Thổ Bối mẫu 8 - 12g
Sơn chi bì 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Sơ phong nhuận táo, thanh phế chỉ khái.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng phế âm bị tổn thương do ngoại cảm ôn táo. Triệu chứng thường có sốt đau đầu, khát nước, ho khan ít đờm, lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng khô, mạch phù sác.
Trong bài:
Tang diệp, Hạnh nhân có tác dụng tuyên phế lý khí. Sa sâm nhuận phế sinh tân là chủ dược.
Đạm đậu xị giúp Tang diệp thông phế.
Vỏ Lê giúp Sa sâm nhuận táo.
Sơn chi bì: thanh phế nhiệt.
Bối mẫu: chỉ khái, hóa đờm.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc dùng chữa các chứng viêm đưòng hô hấp trên có triệu chứng táo nhiệt.
1.Trường hợp họng khô đau gia Ngưu bàng tử, Bàng đại hải (đười ươi) để thanh nhiệt yết hầu; chảy máu cam gia Mao căn, Nhọ nồi để chỉ huyết. Ho đờm đặc gia Qua lâu nhân, Thiên hoa phấn để thanh nhiệt trừ đờm.
2.Trường hợp sởi trẻ em, lúc sởi bay còn có triệu chứng da khô, mũi họng khô đau, hơi sốt, khát nước, ho khan, rêu lưỡi trắng mỏng khô, có thể dùng bài này để chữa và gia thêm Lô căn, Qua lâu nhân để thanh nhiệt sinh tân.
3.Trường hợp giãn phế quản, ho ra máu dùng bài thuốc này bỏ Đạm đậu xị gia Tử uyển, Thuyên thảo căn, Trắc bá diệp để tuyên phế nhuận táo chỉ huyết, có kết quả nhất định.
THANH TÁO CỨU PHẾ THANG
(Y môn pháp thuật)
Thành phần:
Tang diệp 8 - 12g
Nhân sâm (Đảng sâm) 8 - 12g
Hồ ma nhân 8 - 12g
Mạch môn 8 - 12g
Tỳ bà diệp 8 - 12g
Thạch cao 16 - 30g
A giao 8 - 12g
Hạnh nhân 8 - 10g
Camthảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh phế, nhuận táo.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ trị chứng phế khí âm hư do ôn táo thương phế, triệu chứng thường thấy là sốt đau đầu, ho khan, suyễn tức khó thở, mũi mồm họng khô, ngực đầy, sườn đau, lưỡi khô không rêu.
Trong bài thuốc:
Tang diệp: thanh nhuận phế táo.
Thạch cao: thanh phế vị, táo nhiệt đều là chủ dược.
Mạch môn, A giao, Hồ ma nhân: tư âm nhuận phế.
Hạnh nhân, Tỳ bà diệp: thông giáng phế khí.
Đảng sâm: ích khí sinh tân.
Cam thảo: điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng thanh phế nhuận táo.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp âm hư huyết nhược gia Sinh Địa hoàng để dưỡng âm thanh nhiệt, đờm nhiều gia Qua lâu, Bối mẫu để thanh nhuận hóa đàm, ho ra máu gia Trắc bá diệp, Cỏ nhọ nồi, Hoa hòe để cầm máu.
2.Trên lâm sàng thường dùng để chữa chứng viêm phế quản mãn tính, ho kéo dài hoặc trường hợp dãn phế quản tùy chứng gia giảm đều có kết quả nhất định.
SA SÂM MẠCH ĐÔNG THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Sa sâm 12 - 20g
Ngọc trúc 8 - 12g
Mạch môn 12 - 16g
Tang diệp 8 - 12g
Sinh Biển đậu 8 - 12g
Thiên hoa phấn 8 - 12g
Camthảo 3 - 4g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh dưỡng phế âm, sinh tân nhuận táo.
Ứng dụng lâm sàng: Thường dùng chữa các chứng viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản, lao phổi có hội chứng phế âm hư, tùy chứng gia giảm có kết quả tốt.
CHỮA CHỨNG NỘI TÁO
Nội táo có thể do tạng phủ tân dịch không đầy đủ hoặc do cảm phải ôn tà làm tổn thương tân dịch gây nên.
Nếu gây tổn thương ở phần trên (phế) xuất hiện các chứng ho khan, họng khô hoặc ho ra máu do phế âm bị tổn thương.
Phép trị là thanh táo nhuận phế.
Nếu táo ở phần giữa (trung tiêu) xuất hiện là chứng dễ đói, mồm khô khát, hoặc nấc cụt, ợ khan là do âm vị tổn thương.
Phép trị là sinh tân dưỡng vị.
Nếu táo ở hạ tiêu xuất hiện chứng tiêu khát, họng khô hoặc táo bón, các chứng thận âm hư.
Phép chính chữa nội táo là tư dưỡng âm dịch.
Các vị thuốc thường dùng là Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Bách hợp, Hồ ma nhân, Sa sâm, Ngọc trúc, Hoàng tinh.
Bài thuốc thường dùng có: Dưỡng âm thanh phế thang, Bách hợp cố kim thang, Mạch môn đông thang, Tăng dịch thang.
DƯỠNG ÂM THANH PHẾ THANG
(Trùng lâu Ngọc hồ)
Thành phần:
Sinh địa 12 - 20g
Huyền sâm 8 - 16g
Xích thược 8 - 12g
Mạch môn 8 - 16g
Đơn bì 8 - 16g
Bối mẫu 8 - 12g
Bạc hà 6 - 8g
Camthảo 6 - 8g
(Có thang dùng thêm Sao Bạch thược)
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc.
Giải thích bài thuốc:
Đây là bài thuốc kinh nghiệm chữa Bạch hầu. Đông y cho rằng Bạch hầu thuộc tà táo nhiệt dễ tổn thương âm dịch, cho nên phép chữa chính là dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc.
Trong bài:
Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn có tác dụng dưỡng âm lương huyết, thanh nhiệt giải độc là chủ dược.
Bạch thược: hỗ trợ Sinh địa dưỡng âm.
Đơn bì: hỗ trợ Huyền sâm.
Sinh địa: lương huyết giải độc.
Bối mẫu: chỉ khái, hóa đàm, thanh nhiệt.
Sinh Cam thảo: thanh nhiệt giải độc.
Bạc hà: tuyên phế, lợi yết.
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc thường dùng các chứng bệnh viêm amygdal cấp, viêm họng sưng đau, bạch hầu có triệu chứng sốt phế âm hư.
2.Trường hợp thận âm hư gia Thục địa để tư bổ thận âm, nhiệt độc nặng gia Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc.
3.Trường hợp có biểu chứng gia Tang diệp, Cát căn.
KHÁNG BẠCH HẦU HỢP TỄ
(Kinh nghiệm Bệnh viện Thiên Tân)
Thành phần:
Liên kiều 24g
Hoàng cầm 24g
Mạch môn 12g
Sinh địa 40g
Huyền sâm 12g
Cách dùng: Mỗi thang cho nước 500ml sắc còn 60ml, ngày uống 1 thang chia 4 lần.
Tác dụng: Thanh nhiệt, dưỡng âm, giải độc.
Chữa trị: Bạch hầu thời kỳ mới bắt đầu có kết quả tốt.
BÁCH HỢP CỐ KIM THANG
(Y phương tập giải)
Thành phần:
Sinh Địa hoàng 8 - 12g
Bối mẫu 8 - 12g
Đương qui 8 - 12g
Camthảo 4 - 8g
Mạch môn 8 - 12g
Thục địa 12 - 16g
Bách hợp 8 - 12g
Huyền sâm 8 - 12g
Sao Bạch thược 8 - 12g
Cát cánh 8 - 10g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế hóa đàm.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này trị chứng phế thận âm hư, hư hỏa bốc lên sinh ra hầu họng đỏ đau, ho khó thở, đàm vàng có máu, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác cho nên phép chữa là dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế hóa đàm.
Trong bài:
Bách hợp, Sinh thục địa: dưỡng âm thanh nhiệt, tư nhuận phế thận là chủ dược.
Mạch môn hỗ trợ Bách hợp nhuận phế chỉ khái.
Huyền sâm trợ giúp Sinh Thục địa tư thận thanh nhiệt.
Đương qui, Bạch thược: dưỡng huyết hòa âm.
Bối mẫu, Cát cánh: thanh phế hóa đàm.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc, còn hợp với Cát cánh có tác dụng lợi yết hầu.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp đàm nhiều gia Qua lâu để thanh hiệt hóa đàm, ho ra máu nhiều gia Mao căn, Ngẫu tiết, Nhọ nồi, Tiên hạt thảo để cầm máu.
2.Bài này có thể dùng đối với các chứng bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản có hội chứng phế thận âm hư, ho ra máu. Bài thuốc này có nhiều vị ngọt hàn nê trệ nên gặp những trường hợp tỳ hư tiêu lỏng không nên dùng.
3.Có báo cáo lâm sàng dùng bài thuốc trị bệnh bụi phổi có gia thêm Sa sâm, Thạch hộc, Tang bạch bì, Đại cốt bì, Tri mẫu, Uất kim, La bạc tử có kết quả khả quan.
BỔ PHẾ A GIAO THANG
(Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Thành phần:
A giao (mạch sao) 60g
Mã đầu linh 20g
Ngưu bàng tử 10g
Chích thảo 10g
Hạnh nhân 6 - 7g
Gạo nếp sao 40g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8g, sắc nước uống.
Có thể dùng thuốc thang, lượng mỗi vị thuốc có thể gia giảm tùy tình hình bệnh lý.
-136-
Tác dụng: Dưỡng âm bổ phế, chỉ khái huyết.
Chủ trị: Chứng lao phổi ho ra máu, thuộc chứng phế âm hư.
MẠCH MÔN ĐÔNG THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Mạch môn 12 - 24g
Đảng sâm 12 - 16g
Chế Bán hạ 8 - 10g
Đại táo 4 quả
Camthảo 4g
Gạo tẻ 20 - 40g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ích vị sinh tân, giáng nghịch, hạ khí.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng Phế nuy do vị tân dịch bất túc, hư nhiệt gây nên, thường có các triệu chứng ho đờm dãi rất nhiều, khí suyễn khó thở, họng khô mồm táo, lưỡi đỏ khô ít rêu, mạch hư sác.
Do đó, phép chữa là ích vị sinh tân giáng khí nghịch.
Trong bài:
Mạch môn: thanh vị hư nhiệt mà sinh tân dịch là chủ dược.
Sâm, Cam, Táo, Gạo tẻ có tác dụng ích vị khí, sinh âm dịch làm cho tân dịch có thể dưỡng được phế âm.
Bán hạ: khai thông vị khí, giáng khí nghịch, hóa đờm dãi.
Camthảo dùng sống có tác dụng thanh nhiệt lợi yết hầu.
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng dưỡng vị, nhuận phế giáng hư hỏa, lợi yết hầu làm cho ho khó thở tự khỏi.
Ứng dụng lâm sàng:
Đây là bài thuốc chủ yếu trị Phế nuy thuộc hội chứng âm hư.
1.Nếu tân dịch tổn thương nặng gia thêm Sa sâm, Ngọc trúc để dưỡng phế vị tư âm sinh tân.
2.Nếu có triệu chứng (sốt về chiều) gia Ngân sài hồ, Địa cốt bì.
3.Bài thuốc có thể dùng chữa lóet dạ dày hành tá tràng thuộc thể âm hư có các triệu chứng vùng thượng vị nóng đau, mồm khô, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ ít rêu, gia thêm Thạch hộc, Bạch thược, Rễ lúa nếp, Mai mực để dưỡng âm chỉ thống.
4.Chú ý: Trường hợp phế nuy thuộc chứng hư hàn không nên dùng bài này.
ÍCH VỊ THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Sa sâm 12g
Mạch môn 12 - 20g
Sinh địa 12 - 20g
Ngọc trúc 6 - 8g
Cách dùng: sắc nước xong cho 4 - 6g đường phèn uống.
Tác dụng: Ích vị sinh tân.
Mạnh hơn bài Mạch môn thang.
TĂNG DỊCH THANG
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Huyền sâm 40g
Mạch môn 32g
Sinh địa 32g
Cách dùng: sắc nước uống, nếu chưa đại tiện, uống thang nữa.
Tác dụng: Tăng dịch nhuận táo.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị bệnh nhiễm sốt, tân dịch hao tổn có triệu chứng táo bón, mồm khát, lưỡi đỏ khô, mạch tế sác.
Trong bài:
Huyền sâm dùng nhiều có tác dụng dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo là chủ dược.
Mạch môn, Sinh địa: dưỡng âm thanh nhiệt.
Ba vị hợp lại có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận tràng thông tiện.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc được dùng có hiệu quả với tất cả các chứng âm hư táo bón.
1.Trường hợp táo bón nặng, nếu dùng bài này vẫn chưa thông tiện gia thêm Thừa khí thang.
2.Trường hợp vị âm bất túc, chất lưỡi đỏ trơn, môi táo mồm khô dùng thêm Sa sâm, Ngọc trúc, Thạch hộc để dưỡng âm sinh tân.
NHỮNG BÀI THUỐC TIÊU ĐÀM
Đàm là sản vật bệnh lý của tân dịch.
Đàm gặp trong nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau: thường gặp trong bệnh lý bộ máy hô hấp do chất xuất tiết của niêm mạc đường hô hấp như ho suyễn có đàm, ngực đầy tức khó thở, nôn, buồn nôn, đau đầu chóng mặt, bệnh tràng nhạc (loa lịch hạch đàm) và đàm cũng là bệnh lý của các chứng trúng phong, kinh giản, kinh quyết.
Nguyên nhân sinh đàm có thể do nội thương tạng phủ, tạng phủ chức năng rối loạn (chủ yếu là ba tạng tỳ, phế, thận) và cũng có thể do ngoại cảm lục dâm (phong, hàn, thấp, táo, hỏa) cho nên tính chất đàm có khác nhau: thấp đàm, táo đàm, nhiệt đàm, hàn đàm, phong đàm.
Cho nên để chữa chứng đàm, Đông dược có những loại thuốc khác nhau như:
Táo thấp hàn đàm
Nhuận táo hóa đàm
Thanh nhiệt hóa đàm
Ôn hóa hàn đàm
Trừ phong hóa đàm.
TÁO THẤP HÓA ĐÀM
Là bài thuốc trị chứng đàm thấp.
Thường dùng bài: Nhị trần thang.
NHỊ TRẦN THANG
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Bán hạ 8 - 12g
Trần bì 8 - 12g
Camthảo 4g
Phục linh 1g
(Nguyên phương có Sinh khương, Ô mai. Trên lâm sàng hiện nay không dùng).
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc dùng trong các trường hợp ăn phải chất sống lạnh, chức năng tỳ vị bị rối loạn, thấp sinh đàm.
Trong bài:
Bán hạ cay táo ôn có tác dụng táo thấp hóa đàm, giáng nghịch cầm nôn, tiêu tán tích kết là chủ dược.
Trần bì: lý khí, hóa đàm.
Bạch linh: kiện tỳ, lợi thấp.
Camthảo hóa trung kiện tỳ.
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung.
Trong bài các vị Trần bì, Bán hạ đều phải dùng loại lâu năm để bớt tính cay táo, nên gọi là Nhị trần thang.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài này thường dùng để hóa đàm, hòa vị, nên dùng nhiều trong các chứng đàm. Nếu chứng thuộc phong đàm gia Chế nam tinh, Bạch phụ tử để trừ phong hóa đàm. Nếu thuộc hàn đàm, gia Can khương, Tế tân để ôn hóa đàm. Nếu thuộc nhiệt đàm gia Qua lâu, Bối mẫu, Hoàng cầm để thanh nhiệt hóa đàm.
Nếu thuộc thực đàm gia La bạc tử, Chỉ xác để tiêu thực hóa đàm.
1.Trường hợp viêm phế quản mạn tính, ngực tức khó thở, ho đàm nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt dùng bài Nhị trần thang gia thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bách bộ, Cát cánh, Sa nhân để giáng khí, hóa đàm, chỉ khái.
2.Trường hợp rối loạn tiêu hóa, bụng đầy chán ăn, buồn nôn, có thể dùng bài này để hòa vị chỉ ẩu, tiêu thực.
3.Trên lâm sàng có báo cáo dùng bài này chữa bướu cổ đơn thuần có gia thêm Côn bố, Hải tảo có kết quả.
ÔN ĐỞM THANG
(Thiên kim phương)
Thành phần:
Bài NHỊ TRẦN THANG gia:
Trúc nhự 8 - 12g
Chỉ thực 8 - 12g
Sinh khương 3 lát
Đại táo 2 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh đởm hòa vị, tiêu đàm, cầm nôn.
Chủ trị: Chứng đởm hư đàm nhiệt xông lên, gây bứt rứt khó ngủ, ngực đầy tức, mồm đắng, nôn đàm, có thể dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, ăn kém, khó ngủ, bụng đầy, váng đầu, tim hồi hộp, có thể dùng trong các trường hợp người béo phị, đau tức ngực do đàm thấp.
KIM THỦY LỤC QUÂN TIỂN
(Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Bài NHỊ TRẦN THANG gia:
Đương qui 8 - 12g
Thục địa 16 - 20g
Gừng tươi 3 lát.
Cách dùng: Sắc nước uống.
Tác dụng: Dưỡng âm huyết hóa đàm.
Chủ trị: Chứng phế thận âm hư, tỳ thấp sinh đàm ho suyễn đàm nhiều, nôn, họng khô mồm táo.
ĐẠO ĐÀM THANG
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Bài NHỊ TRẦN THANG gia:
Đởm nam tinh 6 - 10g
Đảng sâm 4 - 8g
Xương bồ 4 - 8g
Trúc nhự 2 - 4g
Sinh khương 3lát
Đại táo 2 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ích khí, trừ đàm hóa trọc, khai khiếu.
Chủ trị: chứng trúng phong, đàm mê tâm khiếu, cứng lưỡi không nói được.
KHU HÀN HÓA ĐÀM
Dùng trị các chứng hàn đàm do tỳ thận dương hư phế hàn tích tụ nhiều đàm.
Thường dùng các loại thuốc ôn dương trừ hàn hóa đàm như Can khương, Bạch truật, Tế tân, Cam thảo.
LINH CAM NGŨ VỊ KHƯƠNG TÂN THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Phục linh 12 - 16g
Can khương 8 - 12g
Ngũ vị tử 4 - 8g
Tế tân 4 - 8g
Cam thảo 4 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ôn phế hóa đàm.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ trị chứng hàn đàm, thủy ẩm tích tụ tại phế, gây nên ho, khó thở.
Trong bài:
Bạch phục linh: kiện tỳ thẩm thấp hóa đàm.
Can khương, Tế tân: ôn phế tán hàn đều là chủ dược.
Ngũ vị tử: ôn liễm phế khí.
Cam thảo: kiện tỳ, điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc cùng dùng vừa có tác dụng tán và liễm vừa khai và hợp làm cho Phế được ấm, đàm ẩm sẽ tiêu tan.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc dùng điều trị chứng phế hàn đàm.
1.Trường hợp nôn đàm nhiều gia Chế Bán hạ để giáng nghịch cầm nôn, táo thấp hóa đàm; nếu ho nhiều gia Hạnh nhân, Tử uyển, Khoản đông hoa để giáng khí chỉ khái; nếu khí trệ, ngực đầu tức gia Trần bì, Sa nhân để hành khí tiêu trệ.
2.Trường hợp tỳ hư, mệt mỏi ăn ít gia Ðảng sâm, Bạch truật để ích khí kiện tỳ.
3.Bài thuốc này dùng để chữa các bệnh viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản có hội chứng "phế hàn đàm" có kết quả nhất định.
Chú ý: Không được dùng trong trường hợp ho khó thở lâu ngày có triệu chứng "Phế táo âm hư".
THANH NHIỆT HÓA ĐÀM
Là những bài thuốc dùng chữa các hội chứng bệnh lý nhiệt đàm.
Biểu hiện lâm sàng là: ho, đàm vàng, khó khạc kèm theo có sốt hoặc không rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Thường gồm các vị thuốc đắng hàn, thanh nhiệt hợp với thuốc hóa đàm như Hoàng cầm, Hoàng liên, Huyền sâm, Qua lâu, Bối mẫu.
Bài thuốc thường dùng là: Bối mẫu qua lâu tán, Tiểu hãm hung thang.
BỐI MẪU QUA LÂU TÁN
(Y học tâm ngộ)
Thành phần:
Bối mẫu 6 - 10g
Thiên hoa phấn 8 - 12g
Quất hồng 8 - 12g
Qua lâu 8 - 10g
Bạch linh 8 - 12g
Cát cánh 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đàm, nhuận phế, chỉ khái.
Giải thích bài thuốc:
Bối mẫu, Qua lâu: thanh nhiệt hóa đàm, nhuận phế chỉ khái là chủ dược.
Thiên hoa phấn: sinh tân nhuận táo.
Cát cánh: tuyên phế lợi yết.
Quất hồng, Bạch linh: thuận khí hóa đàm.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này chủ trị chứng phế táo nhiệt có đàm.
1.Trường hợp ngứa ở cổ gây ho gia Tiền hồ, Ngưu bàng tử để tuyên phế lợi yết. Tiếng nói khàn, trong đàm có máu bỏ Quất hồng gia Sa sâm, Cỏ nhọ nồi để dưỡng âm chỉ huyết.
2.Trường hợp táo nhiệt nặng, họng khô hầu đau gia Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Lô căn để thanh nhiệt nhuận táo.
3.Trường hợp phế nhiệt đàm thịnh ho, đàm vàng đặc dính, người nóng bứt rứt, lưỡi đỏ rêu vàng, bỏ Thiên hoa phấn, Phục linh, Cát cánh gia Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử, Đởm nam tinh, Cam thảo để tăng cường thanh nhiệt hóa đàm gọi là bài "Bối mẫu qua lâu tán" (Y học tâm ngộ).
THANH KHÍ HÓA ĐÀM HOÀN
(Y phương khảo)
Thành phần:
Qua lâu nhân 8 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Bạch linh 8 - 12g
Chỉ thực 8 - 12g
Hạnh nhân 8 - 12g
Trần bì 8 - 12g
Đởm nam tinh 12 - 16g
Chế Bán hạ 12 - 16g
Cách dùng: Tán bột, dùng nước Gừng làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước nóng.
Có thể dùng làm thuốc thang liều lượng tùy tình hình bệnh lý mà gia giảm.
Tác dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, giáng khí, chỉ khái.
MÔNG THẠCH CỔN ĐÀM HOÀN
(Đơn Khê tâm pháp)
Thành phần:
Đại hoàng (chưng rượu) 320g
Hoàng cầm 320g
Mông thạch 40g
Trầm hương 20g
Cách dùng: Tất cả tán thành bột dùng nước làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 2 - 12g, ngày uống 1 - 2 lần.
Tác dụng: Giáng hỏa, trục đàm.
Chủ trị: Các chứng thực nhiệt, ngoan đàm, bệnh lâu ngày sinh ra chứng động kinh hoặc ho suyễn đàm vàng dính, đại tiện táo bón hoặc váng đầu, tức ngực, rêu lưỡi vàng dày dính, mạch hoạt sác có lực.
Chú ý: Bài thuốc tác dụng mạnh chỉ dùng với những trường hợp ngoan đàm thực nhiệt, người già yếu hư nhiệt, phụ nữ có thai cần thận trọng.
TIỂU HÃM HUNG THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Hoàng liên 4 - 8g
Toàn qua lâu nhân 12 - 20g
Khương Bán hạ 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt đạo đàm, khai kết.
Giải thích bài thuốc:
Hoàng liên: đắng hàn tả hỏa, trừ nhiệt kết là chủ dược.
Bán hạ: khai ôn trừ đàm, tiêu mãn.
Hai vị hợp dùng đắng cay khai có tác dụng tả nhiệt trừ đàm, tiêu mãn tán kết.
Qua lâu: thanh nhiệt, trừ đàm, tán kết, lợi đại tiện.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc được dùng trong trường hợp đàm nhiệt ứ kết làm cho ngực bụng đầy tức, ấn đau, táo bón, thường gia thêm Chỉ thực để lý khí tán kết tiêu đờm. Nếu có buồn nôn gia thêm Gừng tươi để cầm nôn kiện tỳ.
2.Có thể dùng trị các bệnh viêm màng phổi nước, viêm phế quản thuộc thể nhiệt đàm, trường hợp khó thở cấp gia Đình lịch tử, Hạnh nhân để thanh tả phế nhiệt, khai thông phế khí.
TỬ UYỂN THANG
(Y phương tập giải)
Thành phần:
A giao(cho vào sau) 8 - 12g
Đảng sâm 12g
Phục linh 12g
Ngũ vị tử 4g
Tử uyển 8 - 12g
Bối mẫu 8 - 12g
Tri mẫu 8 - 12g
Cát cánh 8g
Camthảo 4g
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: Dưỡng âm bổ phế, giảm ho, cầm máu.
Thường dùng trong trờng hợp lao phổi, phế khí hư, ho sốt lâu ngày, ho đàm có máu.
TIÊU LOA HOÀN
(Y học tâm ngộ)
Thành phần:
Huyền sâm
Sinh Mẫu lệ
Bối mẫu
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Tán bột mịn, làm hoàn với mật. Mỗi lần uống 8 - 12g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm, có thể dùng thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Thanh hóa nhiệt đàm, nhuyễn kiên, tán kết.
Chủ trị: Chứng loa lịch (lao hạch).
1.Trường hợp âm hư hỏa vượng, mồm khô, họng táo, tăng lượng Huyền sâm gia thêm Mạch môn, Sinh địa, Đơn bì để tư âm giáng hỏa. Nếu đờm nhiều dính đặc, mồm đắng gia lượng Bối mẫu thêm Qua lâu, Phù hải thạch để thanh nhiệt hóa đàm.
2.Trường hợp khối u cứng tăng lượng Mẫu lệ thêm Côn bố, Hải tảo, Hạ khô thảo để tăng tác dụng nhuyễn kiên, tán kết; nếu can khí uất, sườn ngực đầy đau gia Sài hồ, Bạch thược, Thanh bì để sơ can giải, uất lý khí hành trệ.
PHONG ĐÀM
Nguyên nhân của phong đàm có thể do ngoại cảm phong tà, phế khí không thông, đàm ứ trệ tại phế, thường ho nhiều đàm. Nếu do nội thương, phong đàm là do chức năng tỳ vị rối loạn, tỳ thấp sinh đàm, đờm trọc nhiễu động, nội phong sinh đau đầu chóng mặt.
Bài thuốcTrị ngoại phongthường gồm các vị thuốc tuyên tán ngoại cảm kiêm hóa đờm như: Cát cánh, Kinh giới, Tô tử, Tử uyển …
Thường dùng là bài thuốc Chỉ thấu tán.
Bài thuốcTrị nội sinh phong đàmthường dùng các vị thuốc tức phong hóa đàm như Thiên ma, Bán hạ …
Thường dùng là bài Bán hạ Bạch truật thiên ma thang.
CHỈ THẤU TÁN
(Y học tâm ngộ)
Thành phần:
Kinh giới 8 - 12g
Tử uyển 8 - 12g
Bạch tiền 8 - 12g
Cát cánh 8 - 12g
Bách bộ 8 - 12g
Trần bì 6 - 8g
Camthảo 4g
Cách dùng: Tất cả tán bột, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội, sau bữa ăn và trước lúc ngủ. Trường hợp ngoại cảm phong hàn uống với nước Gừng tươi.
Có thể sắc nước uống.
Tác dụng: Chỉ khái hóa đàm, sơ phong giải biểu.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này tác dụng chỉ khái, hóa đàm, giải biểu, chủ yếu là chỉ khái.
Trong bài:
Bách bộ, Tử uyển: ôn nhuận chỉ khái.
Cát cánh, Trần bì: tuyên phế, lý khí, trừ đờm.
Bạch tiền: trục giáng phế khí để hóa đờm chỉ khái.
Kinh giới: sơ phong giải biểu.
Camthảo điều hòa các vị thuốc, dùng với Cát cánh có tác dụng chỉ khái hóa đờm.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng ho do ngoại cảm phong hàn, đàm nhiều, họng ngứa, khạc đờm khó, thường dùng đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn tính, ho đờm nhiều khó khạc.
1.Nếu có đau đầu, tắc mũi, sợ lạnh gia thêm Phòng phong, Tô diệp, Sinh khương để tán hàn giải biểu.
2.Nếu ho đờm nhiều, sắc trắng, rêu lưỡi trắng nhớt gia thêm Khương Bán hạ, Phục linh để táo thấp hóa đờm.
BÁN HẠ BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG
(Y học tâm ngộ)
Thànhphần:
Bán hạ chế 6 – 8 chỉ
Bạch linh 8 -12g
Bạch truật 8 - 12g
Thiên ma 6 - 8g
Quất hồng 6 - 8g
Camthảo 2 - 4g
Cách dùng: Cho thêm Gừng tươi 2 lát, Táo 2 quả sắc nước uống.
Tác dụng: Kiện tỳ, trừ thấp, hóa đờm, tức phong.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này do bài Nhị trần thang gia Bạch truật, Thiên ma, thường dùng để trị chứng phong đàm, đau đầu, chóng mặt.
Trong bài:
Bán hạ, Thiên ma: hóa đờm, tức phong, trị đau đầu, chóng mặt là chủ dược.
Bạch truật, Bạch linh: kiện tỳ, trừ thấp để tiêu đờm.
Quất hồng: lý khí, hóa đờm.
Camthảo, Sinh khương, Đại táo: điều hòa tỳ vị.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng đau đầu, chóng mặt, đờm nhiều, ngực đầy, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch huyền, hoạt do phong đàm gây nên.
1.Trường hợp chóng mặt nhiều gia thêm Cương tàm, Đởm nam tinh để tăng tác dụng tức phong.
2.Trường hợp khí hư gia thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.
Chú ý: Những trường hợp đau đầu, chóng mặt do Can dương thịnh, âm hư không được dùng.
TAM TỬ DƯỠNG THÂN THANG
(Hàn thị y thông)
Thành phần:
Tô tử 6 - 12g
La bạc tử 8 - 12g
Bạch giới tử 6 - 8g
Cách dùng: sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang sắc uống nước chia 2 lần.
Tác dụng: Giáng khí, hóa đàm, bình suyễn.
Giải thíchbài thuốc:
Bài thuốc dùng trị chứng ho, khó thở, đờm nhiều, ngực tức, ăn kém, rêu lưỡi dày, mạch hoạt.
Trong bài:
Tô tử: giáng khí, hóa đàm.
Bạch giới tử: ôn phế, hóa đàm.
La bạc tử: tiêu thực, hóa đàm.
Đều là những vị thuốc trị ho đờm nhiều.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng thường dùng để trị các chứng viêm đường hô hấp hoặc viêm phế quản cấp mạn tính, ho đờm nhiều.
1.Trường hợp phong hàn nặng gia lượng Tô tử, ngực đau nhiều gia lượng Bạch giới tử.
2.Trường hợp bụng đầy đau, ăn không tiêu gia La bạc tử. Thường kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt nhuận phế.
TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Tô tử 8 - 12g
Trần bì 6 - 8g
Nhục quế 2 - 3g
Đương quy 12g
Tiền hồ 8 - 12g
Chế Bán hạ 8 - 12g
Hậu phác 6 - 8g
Chích thảo 4 - 6g
Sinh khương 3 lát
(Một số bài thuốc không có Nhục quế gia Trầm hương).
Cách dùng: Giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn thấp.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị bệnh ho suyễn.
Trong bài:
Tô tử trị ho bình suyễn. Chế Bán hạ giáng nghịch trừ đờm là chủ dược.
Hậu phác, Trần bì, Tiền hồ hợp lực tuyên phế giáng khí hóa đờm, chỉ khái.
Nhục quế để ôn thận nạp khí.
Đương quy: dưỡng huyết và làm giảm bớt tính táo của các vị thuốc
Camthảo: kiện tỳ, điều hòa các vị thuốc.
Sinh khương: hòa vị, giáng nghịch.
Các vị hợp lại thành bài thuốc có tác dụng giáng khí trừ đờm, bình suyễn chỉ khái.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu chữa chứng ho suyễn, đờm nhiều, tức ngực, khó thở, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.
1.Trường hợp đờm nhiều, ho suyễn, khó thở nặng không nằm được gia Trầm hương để tăng cường giáng khí bình suyễn.
2.Nếu kiêm biểu chứng phong hàn bỏ Nhục quế, Đương quy gia Ma hoàng, Hạnh nhân hoặc Tô diệp để sơ tán phong hàn.
3.Trên lâm sàng bài thuốc được dùng để chữa các chứng bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, ho, khó thở, đờm thịnh, thận khí bất túc.
Chú ý: Không nên dùng đối với trờng hợp phế nhiệt đàm suyễn hoặc phế thận hư sinh ra ho suyễn.
NHỮNG BÀI THUỐC CỐ SÁP
ThuốcCố sáplà những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng thu liễm, như:
Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ có tác dụng cầm mồ hôi.
Kim anh tử, Tang phiêu tiêu, Sơn thù có tác dụng sáp tinh, cầm tiểu tiện.
Khiếm thực, Liên nhục, Xích thạch chi, Thạch lựu bì, Ô mai, Kha tử có tác dụng cầm tiêu chảy.
Nên thường dùng để chữa các chứng do âm dương khí huyết hư tổn, chức năng tạng phủ bị rối loạn gây nên.
Trên lâm sàng thường biểu hiện các chứng: mồ hôi ra nhiều (tự hãn hoặc đạo hãn), bệnh chứng tiêu chảy kiết lỵ kéo dài, di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần không tự chủ hoặc các chứng phụ khoa như băng lậu, huyết trắng ra nhiều.
Những chứng bệnh trên thường do khí hư nên trong lúc sử dụng thường kèm theo các loại bổ khí khí như Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật ...
Những trường hợp chứng thực như sốt do mồ hôi ra nhiều, kiết lỵ cấp tính, ỉa chảy cấp do thấp nhiệt, huyết trắng ra nhiều do thấp nhiệt ... đều không thuộc chỉ định của bài thuốc cố sáp.
NGỌC BÌNH PHONG TÁN
(Thế y đắc hiệu phương)
Thành phần:
Hoàng kỳ 24g
Phòng phong 8g
Bạch truật 16g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, trộn lẫn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần. Có thể dùng thuốc thang sắc uống.
Tùy chứng gia giảm.
Tác dụng: ích khí kiện tỳ, cố biểu, chỉ hãn.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ trị chứng biểu hư ra mồ hôi, khí hư dễ cảm mạo.
Hoàng kỳ dùng liều cao để ích khí cố biểu là chủ dược.
Bạch truật để kiện tỳ.
Phòng phong có tác dụng khu phong.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc dùng để trị chứng biểu hư dễ cảm mạo, đối với người hay bị cảm dùng bài này có thể nâng cao sức khỏe.
1.Trường hợp ngoại cảm, biểu hư sợ gió, ra mồ hôi, mạch hoãn gia Quế chi để giải cơ.
2.Trường hợp ra mồ hôi nhiều gia Mẫu lệ, Lá dâu, Ngũ vị tử, Ma hoàng căn để tăng cường cố biểu, cầm mồ hôi.
3.Trường hợp viêm mũi mạn tính hoặc do dị ứng gia Thương nhĩ tử, Bạch chỉ để sơ phong khai khiếu.
MẪU LỆ TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Mẫu lệ nướng 20 - 40g
Ma hoàng căn 12 - 20g
Hoàng kỳ 20 - 40g
Phù tiểu mạch 12 - 20g
Cách dùng: Nguyên phương là dùng thuốc bột thô, sắc với Phù tiểu mạch để uống, có thể dùng thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Cố biểu, liễm hãn.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng khí hư, tự hãn, ngủ nhiều hơn, cho nên chữa trị dùng bài này ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn.
Mẫu lệ liễm âm tiềm dương chỉ hãn là chủ dược.
Hoàng kỳ: ích khí cố biểu.
Phù tiểu mạch: liễm âm, chỉ hãn.
Ma hoàng căn: chỉ hãn có tác dụng giúp Hoàng kỳ, Mẫu lệ ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này thường được dùng trị chứng ra mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, do cơ thể hư yếu.
1.Trường hợp dương hư gia Bạch truật, Phụ tử để trợ dương cố biểu.
2.Trường hợp khí hư gia Đảng sâm, Bạch truật để kiện tỳ ích khí.
3.Nếu âm hư gia Can đại hoàng, Bạch thược để dưỡng âm.
4.Nếu huyết hư gia Thục địa để dưỡng huyết chĩ hãn.
Bài thuốc thường được dùng với những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng thời kỳ hồi phục, khí hư ra mồ hôi nhiều hoặc bệnh lao phổi, khí âm hư ra mồ hôi nhiều, có thể dùng cho bệnh nhân nữ sau khi đẻ cơ thể suy yếu, ra mồ hôi và trẻ em suy dinh dưỡng ra mồ hôi trộm.
ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG
(Lam thất bí tàng)
Thành phần:
Đương quy 12g
Thục địa 12g
Sinh địa 12g
Hoàng liên 8 - 12g
Hoàng bá 8 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Hoàng kỳ 16g - 24g
Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 20g, hoặc sắc nước uống, tùy tình hình bệnh gia giảm.
Tác dụng: Tư âm thanh nhiệt, cố biểu chỉ hãn.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng hư nhiệt ra mồ hôi có tác dụng tư âm thanh nhiệt, chỉ hãn.
Đương quy, Sinh Thục địa: tư âm dưỡng huyết đều là chủ dược.
Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm: thanh nhiệt giáng hỏa để giữ âm.
Hoàng kỳ để ích khí cố biểu.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng âm hư hỏa vượng, ra mồ hôi.
Biểu hiện lâm sàng: sốt, bứt rứt, ra mồ hôi, mặt đỏ, mồm khô, táo bón, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, mạch sác hoặc tế sác.
Bài thuốc có thể gia thêm Ma hoàng căn, Phù tiểu mạch tác dụng tốt hơn.
Trường hợp sốt chiều, họng khô có thể gia thêm Tri mẫu, Qui bản để tư âm tiềm dương.
Bài thuốc có nhiều vị gây nê trệ nên thận trọng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, chán ăn, tiêu lỏng, cần gia giảm cho thích hợp.
CỐ TINH HOÀN
(Y phương tập giải)
Thành phần:
Sa uyển tật lê 80g
Liên tu 80g
Mẫu lệ nung 40g
Khiếm thực 80g
Long cốt (nướng giấm) 40g
Cách dùng: tất cả tán bột mịn, thêm bột Liên nhục hồ làm hoàn mỗi lần uống 12g, lúc đói với nước muối nhạt, có thể dùng làm thuốc thang sắc uống theo tỷ lệ trên tùy tình hình bệnh gia giảm.
Tác dụng: cố thận sáp tinh.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ yếu chữa chứng thận hư hoạt tinh.
Sa uyển tật lê: bổ thận ích tinh là chủ dược.
Liên nhục, Khiếm thực: cố thận sáp tinh.
Liên tu: sáp tinh.
Các vị hợp lại thành bài thuốc cố thận sáp tinh.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài thuốc thường được dùng chữa chứng di tinh, mộng tinh do thận hư thường có các triệu chứng: đau mỏi vùng thắt lưng, hoạt tinh, di tinh đêm hoặc ngày, tiểu nhiều lần, lưỡi nhợt, mạch trầm nhược, rêu trắng.
1.Trường hợp thận dương hư gia thêm Bổ cốt chi, Sơn thù để ôn bổ thận dương.
2.Nếu Mộng tinh trằn trọc khó ngủ, lưỡi đỏ khô, mạch tế sác thiên thận âm hư gia Qui bản, Nữ trinh tử hoặc gia thêm Lục vị hoàn để bổ thận âm.
3.Trường hợp hư nhiệt gia thêm Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm giáng hỏa.
Trên lâm sàng bài này sử dụng có kết quả tốt trị chứng suy nhược thần kinh có hoạt tinh, mộng tinh, mất ngủ, đái dầm ở trẻ em có kết quả tốt.
PHONG TỦY ĐƠN
(Y tông kim giám)
Thành phần:
Sa nhân 40g
Hoàng bá 120g
Chích Cam thảo 28g
Cách dùng: tán bột mịn, luyện mật, làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 12g, lúc bụng đói với nước muối nhạt.
Có thể dùng thuốc thang sắc uống theo tỷ lệ trên gia giảm.
Tác dụng: Thanh hỏa cố tinh.
Dùng trong trường hợp xuất tinh do can hỏa vượng.
THỦY LỤC NHỊ TIÊN ĐƠN
(Chứng trị chuẩn thằng)
Thành phần:
Khiếm thực
Kim anh tử
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: lấy nước sắc Kim anh tử trộn với bột Khiếm thực dùng rượu và hồ làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 12g.
Tác dụng: bổ thận sáp tinh.
Trị chứng nam di tinh, nữ bạch đới do thận hư.
TANG PHIÊU TIÊU TÁN
(Bản thảo thuật nghĩa)
Thành phần:
Tang phiêu tiêu 40g
Xương bồ 40g
Đảng sâm 40g
Đương quy 40g
Viễn chí 40g
Long cốt 40g
Phục thần 40g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, dùng Đảng sâm làm thang uống mỗi lần 8 - 12g, trước lúc ngủ. Có thể dùng làm thuốc thang tỷ lệ tùy tình hình bệnh gia giảm.
Tác dụng: Điều bổ tâm thần, cố tinh, chỉ di niệu.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng di tinh, mộng tinh hoặc di niệu (đái dầm, đái són, đái nhiều lần) do tâm thận bất túc.
Tang phiêu tiêu: bổ thận cố tinh, chỉ di niệu là chủ dược.
Phục thần, Viễn chí, Xương bồ: định tâm an thần.
Đảng sâm, Đương quy: song bổ khí huyết.
Long cốt, Qui bản: điều hòa tâm thận.
Các vị thuốc phối hợp có tác dụng điều hòa tâm thận, bổ ích khí huyết, định tâm an thần cố tinh.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị các chứng tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm đái dầm, tiểu són không kiềm chế được hoặc di tinh, mộng tinh do tâm thận bất túc có kết quả tốt.
1.Trường hợp di niệu có thể gia Phúc bồn tử, Ích trí nhân.
2.Nếu là di tinh mạch hư nhược gia Sơn thù, Sa uyển, Tật lê.
Bài thuốc được dùng có kết quả nhất định với các chứng tiểu đêm, đái dầm, hoạt tinh, mất ngủ hay quên, tim hồi hộp do tâm thận bất túc, suy nhược thần kinh.
SÚC TUYỀN HOÀN
(Phụ nhân lương phương)
Thành phần:
Ô dược
Ích trí nhân
(Lượng bằng nhau)
Thêm Sơn dược nấu rượu, lượng như trên.
Cách dùng: tất cả tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước sôi để nguội hoặc nước cơm.
Tác dụng: ôn thận, trừ hàn sáp tiểu tiện.
Chủ trị: chứng tiểu tiện nhiều lần hoặc trẻ em đái dầm do thận dương hư.
DƯỠNG TẠNG THANG
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Bạch thược 64g
Đảng sâm 24g
Nhục đậu khấu (nướng) 20g
Chích thảo 32g
Kha tử bì 48g
Đương qui 24g
Bạch truật 24g
Nhục quế 32g
Mộc hương 56g
Anh túc xác (tẩm mật sao) 124g
Cách dùng: Anh túc xác có thể thay bằng Thạch lựu bì, tất cả tán bột thô, mỗi lần 8 - 12g. Sắc nước uống nóng. Có thể thay bằng thuốc thang, sắc uống.
Lượng gia giảm tùy theo tình hình bệnh.
Tác dụng: Ôn bổ khí huyết, sáp tràng cố thoát.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ trị chứng tiêu chảy hoặc lỵ kéo dài do tỳ thận hư hàn nặng, có thể kèm theo sa trực tràng thường kèm đau bụng âm ỉ, chườm nóng giảm đau, người mệt mỏi, chán ăn, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch "chậm, nhỏ".
Trong bài:
Đảng sâm, Bạch truật: ích khí, kiện tỳ là chủ dược.
Nhục đậu khấu, Nhục quế: ôn tỳ thận để chỉ tả.
Kha tử, Anh túc xác: sáp tràng cố thoát.
Mộc hương: điều khí lý tỳ, giảm bớt tính nê trệ của thuốc cố sáp.
Đương qui, Bạch thược: dưỡng huyết hòa huyết.
Chích thảo: ích khí hòa trung điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ôn trung sáp tràng, bổ dưỡng tạng khí đã bị tổn thương nên gọi là bài "Dưỡng tạng thang".
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu dùng để trị chứng tiêu chảy kiết lỵ kéo dài do tỳ thận dương hư.
1.Trường hợp dương hư nặng, tỳ thận hư hàn gia Can khương,
Phụ tử để ôn tỳ bổ thận.
2.Trường hợp do tả lỵ lâu ngày khí hư, khí hư, hạ hãm gây thoát giang (sa trực tràng) gia Hoàng kỳ, Thăng ma để bổ khí thăng đề.
Bài thuốc chữa có kết quả tốt chứng kiết lỵ mãn tính, viêm đại tràng thể tiêu chảy.
Chú ý:
Lúc dùng chữa các bệnh trên dặn bệnh nhân kiêng uống rượu, ăn chất dầu mỡ, cá tanh, chất sống lạnh.
Trường hợp có tích trệ chú ý gia thêm các vị thuốc tiêu thực đạo trệ.
ĐÀO HOA THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Xích thạch chi 32g
Gạo tẻ 20g
Can khương 8g
Cách dùng: Lấy 1/2 Xích thạch chi (16g) sắc cùng Can khương và Gạo tẻ, đợi lúc chín nhừ, lấy nước ra uống với bột Xích thạch chi còn lại, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng: ôn trung sáp tràng.
Giải thích bài thuốc:
Bài này trong Thương hàn luận là bài chữa bệnh lý bụng đau, phân có máu mủ, kéo dài lâu ngày không khỏi, tổn thương đến tỳ vị, chuyển thành chứng hư hàn, hoạt thoát cho nên phải dùng đến phép "Ôn sáp cố thoát".
Trong bài:
Xích thạch chi có tác dụng sáp tràng cố thoát là chủ dược.
Can khương: ôn trung tán hàn.
Gạo tẻ: dưỡng vị, hòa trung.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường dùng chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi, trẻ em có khi bị sa trực tràng.
1.Trường hợp khí hư gia Đảng sâm, Nhục khấu, có sa trực tràng gia Thăng ma, Hoàng kỳ.
2.Trường hợp hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, đau bụng chườm nóng giảm đau, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm trì nhược dùng Bào khương hay Can khương.
XÍCH THẠCH CHI VŨ DƯ LƯƠNG THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Xích thạch chi 40g
Vũ dư lương 40g
Cách dùng: sắc nước bỏ bã uống lúc nóng chia 3 lần.
Tác dụng: sáp tràng chỉ tả.
Chủ trị: Chứng tả lỵ lâu ngày không khỏi, khác bài trên là không có tác dụng ôn trung.
Còn tác dụng cố sáp mạnh hơn.
TRÚ XA HOÀN
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Hoàng liên
Bào khương
Đương quy
A giao.
Chủ trị: Trị chứng cửu lỵ thương âm, đại tiện ra máu mủ, mót rặn, âm bị tổn thương, sinh nhiệt.
Trong bài:
Dùng Hoàng liên thanh nhiệt chỉ lỵ.
Đương quy dưỡng âm huyết.
Bào khương để ôn tán.
Khác với Đào hoa thang chữa chứng cửu lỵ thương dương, còn phương này chữa chứng cửu lỵ thương âm.
TỨ THẦN HOÀN
(Chứng trị chuẩn thằng)
Thành phần:
Bổ cốt chi 160g
Nhục đậu khấu (sao) 80g
Ngũ vị tử 80g
Ngô thù du 40g
Sinh khương 320g
Đại táo 240g
Cách dùng: Bốn vị đầu tán bột mịn, dùng nước sắc Khương táo làm thang trộn với bột thuốc thêm ít bột mì vừa đủ luyện thành hoàn, mỗi lần uống 12 - 16g với nước muối nhạt hoặc nước sôi nguội, trước lúc ngủ.
Có thể làm thuốc thang sắc uống.
Liều lượng và các vị thuốc có thể gia giảm tùy tình hình bệnh lý.
Tác dụng: Ôn tỳ thận, cố sáp, chỉ tả.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ yếu trị chứng tiết tả do tỳ thận hư hàn, sinh ra chứng tiêu chảy kéo dài vào buổi sáng sớm, lưng đau chân lạnh (do thận dương hư), người mệt mỏi, chán ăn (tỳ dương bất túc) do phép chữa ôn tỳ thận để chỉ tả.
Trong bài:
Bổ cốt chi bổ Mệnh môn hỏa, ôn dưỡng tỳ dương là chủ dược.
Nhục đậu khấu: ôn tỳ sáp tràng.
Ngô thù du: ôn trung khu hàn.
Ngũ vị tử: toan liễm cố sáp thêm Sinh khương ôn tỳ vị.
Đại táo: bổ tỳ dưỡng vị.
Các vị hợp thành một bài thuốc có tác dụng ôn tỳ thận, sáp tràng, chỉ tả.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này trên lâm sàng thường được sử dụng để chữa các bệnh viêm đại tràng mạn, lao ruột có hội chứng tỳ thận hư hàn, tiêu chảy kéo dài hoặc vào lúc sáng sớm.
1.Trường hợp tiêu chảy lâu ngày có biến chứng sa trực tràng nên thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thăng ma để ích khí thăng đề.
2.Trường hợp tiêu chảy khó cầm, lưng đau chân lạnh nhiều thuộc tỳ dương hư nặng gia Phụ tử chế, Nhục quế để ôn bổ thận dương.
3.Trường hợp bụng dưới đau nhiều, dùng bài này bỏ Ngũ vị tử, Ngô thù du gia Hồi hương để ôn thận hành khí chỉ thống.
Chú ý:
Trường hợp rối loạn tiêu hóa kéo dài do thực tích không dùng bài này.
Có báo cáo bài này trị viêm đại tràng cơ năng, tiêu chảy mạn tính có kết quả.
CHẤN LINH ĐAN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Vũ dư lương 160g
Từ thạch anh 160g
Đại giả thạch 160g
Xích thạch chi 160g
Một dược 80g
Ngũ linh chi 80g
Nhũ hương 80g
Chu sa 40g
Cách dùng: Các vị tán bột mịn, trộn đều, gia bột gạo tẻ 10 - 20% làm hồ viên nhỏ, mỗi lần uống 4 -16g, ngày 2 lần với nước nóng hoặc thuốc cho vào túi vải sắc nước uống thuốc theo tỷ lệ nguyên phương có gia giảm.
Tác dụng: Trị băng đới, khử ứ sinh tân.
Giải thích bài thuốc:
Vũ dư lương, Xích thạch chi, Đại giả thạch, Từ thạch anh có tác dụng chỉ tả, chỉ huyết cố sáp là chủ dược.
Ngũ linh chi, Nhũ hương, Một dược có tác dụng hoạt huyết ứ sinh tân.
Chu sa an thần.
Trong bài có các vị thuốc vừa có tác dụng chỉ huyết và hoạt huyết (thông sáp cùng dùng) có tác dụng rất tốt trong điều trị các chứng xuất huyết do ứ huyết, cho nên bài thuốc điều trị chứng băng lậu rất hay.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng băng lậu ở phụ nữ, kinh nguyệt kéo dài hoặc bạch đới lâu ngày không cầm, có kết quả tốt.
Tùy tình hình bệnh nhân có thể gia thêm các vị thuốc bổ khí huyết.
HOÀN ĐỚI THANG
(Truyền thanh chủ nữ khoa)
Thành phần:
Bạch truật (thổ sao) 40g
Sơn dược (sao) 40g
Bạch thược 12 - 20g
Đảng sâm 8 - 12g
Thương truật 8 - 12g
Xa tiền tử 12g
Camthảo 4g
Sài hồ 6 - 8g
Trần bì 4 - 6g
Hắc giới tuệ 4 - 6g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Kiện tỳ táo thấp, sơ can lý khí.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này chủ yếu chữa các chứng bạch đới do tỳ hư can khí uất, cho nên phép chữa phải là kiện tỳ táo thấp và sơ can lý khí.
Trong bài:
Bạch truật và Sơn dược dùng liều cao để táo thấp kiện tỳ, trị bạch đới là chủ dược.
Đảng sâm: ích khí kiện tỳ.
Thương truật: táo thấp.
Bạch thược, Sài hồ: sơ can giải uất.
Hắc giới tuệ: thu liễm, chỉ đới.
Trần bì: lý khí kiện tỳ.
Xa tiền tử: lợi thủy trừ thấp.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Các vị hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng ích khí, kiện tỳ, táo thấp, chỉ đới.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này chủ yếu dùng trị chứng Bạch đới do tỳ hư.
1.Trường hợp đau lưng gia Đỗ trọng, Thỏ ty tử để bổ thận.
2.Bụng dưới đau gia Ngãi diệp, Hương phụ chế để lý khí chỉ thống.
3.Trường hợp bệnh kéo dài, bạch đới loãng, chân tay mát, mạch trầm, trì gia Ba kích, Lộc giác sương để ôn thận cố sáp.
Chú ý: Bài thuốc không dùng được đối với chứng Bạch đới thể thấp nhiệt.
Phụ phương
DŨ ĐỚI HOÀN
(Tư hạc đình tập phương)
Thành phần:
Thục địa 16g
Bạch thược 12g
Đương qui 12g
Xuyên khung 8g
Xuân căn bì 24g
Hoàng bá 12g
Lương khương 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh thấp nhiệt.
Chủ trị: Chứng phụ nữ Xích bạch hoàng đới có kết quả tốt.
NHỮNG BÀI THUỐC KHU HÀN
Thuốc Khu hàn là những bài thuốc gồm các vị có tính vị ngọt, ấm, cay, nóng hợp thành có tác dụng ôn trung, tán hàn hoặc hồi dương cứu nghịch, ôn kinh tán hàn. Dùng để trị các chứng tỳ vị hư hàn, thận dương suy kiệt, chứng vong dương dục thóat hoặc hàn ngưng tại kinh mạch, là những bài thuốc chữa chứng lý hàn.
Chứng hàn bao gồm: biểu hàn và lý hàn.
Điều trị chứng biểu hàn là những bài thuốc tân ôn giải biểu.
Điều trị chứng lý hàn gồm những bài thuốc:
Ôn trung khu hàn
Hồi dương cứu nghịch
Ôn kinhtánhàn.
ÔN TRUNG KHU HÀN
Bài thuốcÔn trung khu hàndùng để chữa những chứng tỳ vị hư hàn, biểu hiện chủ yếu có các triệu chứng: chân tay mệt mỏi, da mát lạnh, hoặc bụng đau tiêu chảy khi gặp lạnh, chán ăn hoặc buồn nôn, nôn, miệng nhạt không khát, lưỡi nhợt rêu trắng nhuận, mạch trầm tế hoặc trì hoạt.
Những vị thuốc ôn trung khu hàn thường dùng như: Can khương, Ngô thù, Hồ tiêu và những thuốc kiện tỳ bổ khí như Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo hợp thành những bài thuốc ôn trung khu hàn.
Giới thiệu 2 bài thuốc chính là:
Lý trung hoàn
Ngô thù du thang.
LÝ TRUNG HOÀN
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Đảng sâm 120g
Can khương 120g
Chích thảo 120g
Bạch truật 120g
Cách dùng: Tất cảtánbột mịn, dùng mật luyện thành hoàn, mỗi lần uống 8 - 16g, ngày uống 3 lần. Có thể sắc thuốc thang uống.
Tác dụng: ôn trung khu hàn, bổ ích tỳ vị.
Giải thích bài thuốc:
Can khương: khu hàn hồi phục tỳ dương là chủ dược.
Đảng sâm: bổ khí, kiện tỳ.
Bạch truật: kiện tỳ táo thấp
Chích thảo: bổ tỳ hòa trung và điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chữa các chứng tỳ vị hư hàn, có những triệu chứng bụng đau tiêu lỏng, nôn mửa hoặc bụng đầy, ăn ít, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm tế hoặc trì hoãn. Nếu hàn chứng rõ dùng tăng lượng Can khương, tỳ hư rõ tăng lượng Đảng sâm.
1.Trường hợp tiêu chảy nhiều lần, Bạch truật sao khử thổ để tăng tác dụng sáp tràng chỉ tả.
2.Trường hợp hư hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh gia Thục Phụ tử để tăng cường ôn dương khử hàn, có tên gọi là bài Phụ tử Lý trung thang (Hòa tễ cục phương) hoặc gia Nhục quế gọi là bài Phụ quế lý trung hoàn.
3.Trường hợp kiết lỵ mạn tính thuộc thể tỳ vị hư hàn dùng bài thuốc gia Hương liên hoàn để lý khí hóa trệ.
4.Trường hợp viêm ruột mạn tính, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, thuộc thể tỳ vị hư hàn có thể dùng bài thuốc này gia giảm.
5.Trường hợp bệnh lóet dạ dày tá tràng, phân có máu và phụ nữ xuất huyết tử cung cơ năng thuộc thể tỳ vị hư hàn dùng bài thuốc này gia A giao, Ngãi diệp, Địa du, Hoa hòe để tăng thêm tác dụng chỉ huyết.
6.Trường hợp chứng tỳ vị hư hàn do sán lãi đau bụng hoặc nôn ra lãi đũa dùng bài thuốc gia thêm Hồ tiêu, Ô mai, Phục linh bỏ Cam thảo gọi là bài Lý trung an hồi thang (Vạn bệnh hồi xuân).
7.Trường hợp tỳ vị dương hư, tỳ vị kém vận hóa sinh ra đàm thấp ảnh hưởng đến phế gây ho đờm nhiều, loãng hoặc nôn ra nước trong, có thể gia Chế bán hạ, Bạch linh để táo thấp hóa đờm gọi là bài Lý trung hóa đàm hoàn thêm Tô tử có tác dụng giáng khí, định suyễn gọi là bài Lý trung giáng đàm hoàn dùng trị đàm suyễn.
8.Trường hợp ợ hơi do hư hàn gia thêm Đinh hương, Bạch khấu nhân gọi là bài Đinh khấu lý trung hoàn.
Phụ phương
QUẾ CHI NHÂN SÂM THANG
(Thương hàn luận)
tức là bài Lý trung thang gia Quế chi.
Tác dụng: ôn trung và giải biểu,tánhàn.
Dùng chữa các chứng tỳ vị hư hàn có kiêm ngoại cảm phong hàn.
HẬU PHÁC ÔN TRUNG THANG
(Nội ngoại thương biện hoặc luận)
Gồm có các vị: Khương chế, Hậu phác, Trần bì, Chích Cam thảo, Phục linh, Thảo đậu khấu, Mộc hương, Can khương.
Thuốc dùng dạng bột hoặc sắc nước uống.
Tác dụng: ôn trung, hành khí, táo thấp, trừ mãn.
Chủ trị: các chứng tỳ vị hàn thấp, bụng đầy đau.
NGÔ THÙ DU THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Ngô thù du 8 - 12g
Gừng 16 - 24g
Đảng sâm 12 - 16g
Đại táo 4 quả
Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: ấm can vị, giáng nghịch, chỉ ẩu.
Giải thích:
Ngô thù du có tác dụng làm ấm can vịtánhàn, giáng trọc là chủ dược.
Sinh khương: ấm vị, chỉ ẩu.
Đảng sâm, Đại táo bổ tỳ khí, tính ngọt làm bớt cay táo của Can khương và Ngô thù du.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trường hợp viêm dạ dày mạn tính thuộc chứng hư hàn kiêm thủy ẩm (có tiếng óc ách trong bụng), chứng đau đầu cơ năng, hội chứng rối loạn tiền đình thuộc can vị hư hàn dùng bài này có kết quả.
2.Trường hợp đau bụng do hư hàn kèm nôn hoặc chứng nôn nặng ở người phụ nữ có thai thuốc tỳ vị hư hàn dùng bài này gia thêm Bán hạ chế, Sa nhân, Trần bì có tác dụng giáng nghịch chỉ ẩu, trường hợp bụng đau, mồm đắng gia Bạch thược để hòa can.
TIỂU KIẾN TRUNG THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Bạch thược 12 - 16g
Chích thảo 3 - 6g
Quế chi 6 - 8g
Sinh khương 8 - 12g
Đường phèn 20 - 40g
Đại táo 4 quả
Cách dùng: sắc nước bỏ bã, cho đường phèn vào uống nóng.
Tác dụng: ôn trung, bổ hư, chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Đường phèn có tác dụng bổ trung, Quế chi ôn trung tán hàn.
Hai vị hợp lại có tác dụng ôn trung bổ hư tán hàn là chủ dược.
Bạch thược: hòa can, liễm âm.
Camthảo: điều trung, ích khí.
Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng là cho cơ thể âm dương vinh vệ, điều hòa chức năng tỳ vị được hồi phục, khí huyết đầy đủ.
Ứng dụng lâm sàng
Bài thuốc có tính vị ngọt ấm dùng trị các chứng hư lao thuộc về âm dương đều hư, dương hư nặng hơn.
1.Nếu chứng khí hư nặng như ra mồ hôi, khó thở, người mệt mỏi, gia Hoàng kỳ gọi là Hoàng kỳ gọi là bài HOÀNG KỲ KIẾN TRUNG THANG (Kim quỹ yếu lược) .
2.Phụ nữ sau đẻ hư nhược, bụng đau, khí kém hoặc bụng dưới đau, không muốn ăn dùng bài thuốc gia thêm Đương quy gọi là bài ĐƯƠNG QUY KIẾN TRUNG THANG (Thiên kim dược phương).
3.Bài thuốc này gia giảm điều trị các chứng viêm loét hành tá tràng, suy nhược thần kinh có kết quả nhất định. Trường hợp sốt do rối loạn cơ năng, âm dương mất điều hòa sinh hư nhiệt trong bệnh đa bạch cầu, khí huyết đều hư, sốt kéo dài, bài thuốc này có tác dụng "Cam ôn trừ nhiệt".
Phụ phương
ĐẠI KIẾN TRUNG THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Xuyên tiêu
Can khương
Nhân sâm
Đường phèn.
Sắc nước bỏ bã, gia đường phèn uống nóng.
Tác dụngôn trung bổ hư, giáng nghịch, chỉ thống.
Chủ trịcác chứng trung tiêu hư hàn, bụng đau, nôn, không thích ăn, có lãi đũa, có hiệu quả tốt.
HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH
Bài thuốcHồi dương cứu nghịchdùng chữa các chứng dương khí suy yếu, nội hàn thịnh, có các triệu chứng chân tay quyết lạnh, tiêu lỏng nước trong, lưỡi nhạt rêu trắng nhuận, mạch trầm vi hoặc trì nhược.
Bài thuốc có tác dụng ôn thận trừ hàn, ích khí cố thóat để hồi dương cứu nghịch.
Các vị thuốc như Phụ tử, Can khương, Nhục quế phối hợp với Nhân sâm, Chích thảo.
Những bài thuốc thường dùng có:
Tứ nghịch thang
Sâm phụ thang
Ôn dương lợi thủy thang
Hắc tíchtán(đơn) ...
TỨ NGHỊCH THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Thục Phụ tử 10 - 20g
Chích thảo 4 - 8g
Can khương 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch.
Giải thích bài thuốc:
Thục Phụ tử tính vị cay, đại nhiệt, ôn phát dương phát dương khí, khutánhàn tà là chủ dược.
Can khương ôn trungtánhàn hợp với Phụ tử gia tăng tác dụng hồi dương.
Chích thảo ôn dưỡng dương khí làm giảm bớt tính cay nóng của Khương, Phụ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc trị các chứng bệnh ở Thiếu âm dương khí suy kiệt âm hàn nội thịnh sinh ra chân tay quyết lạnh, nằm co sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt thích nằm hoặc đại tiện lỏng nước trong, bụng đau lạnh, miệng nhạt không khát, lưỡi tái rêu trắng, mạch trầm vi khó bắt hoặc do chứng dùng thuốc phát hãn quá mạnh gây nên chứng vong dương, bệnh tùy nặng nhẹ mà sử dụng bài thuốc có gia giảm.
1.Trường hợp chân tay quyết lạnh do chứng tiêu chảy nặng do mất nước âm dịch suy vong nên dùng bài thuốc gia thêm Nhân sâm gọi là bài TỨ NGHỊCH NHÂN SÂM THANG để hồi dương cứu âm.
2.Trường hợp bệnh Thiếu âm tả lỵ, chân tay quyết lạnh, mạch vi khó bắt, dùng bài Tứ nghịch thang bội Can khương gọi là bàiTHÔNGMẠCH TỨ NGHỊCH THANG (Thương hàn luận) để ôn lý,thôngdương mạnh hơn.
3.Trường hợp bệnh thiếu âm hạ lợi, chân tay quyết nghịch, mặt đỏ, mạch vi là chứng âm hàn thịnh ở dưới, bức hư xông lên có thể dùng Tứ nghịch thang giaThôngbạch bỏ Cam thảo gọi là bài BẠCHTHÔNGTHANG (Thônghàn luận) đểthôngdương phục mạch.
4.Trường hợp hạ lợi không cầm, mặt đỏ, nôn khan, bứt rứt chân tay, quyết nghịch, mạch không bắt được dùng Bạchthôngthang gia thêm nước tiểu người, nước mật heo gọi là bài BẠCHTHÔNGGIA CHƯ ĐẢM THANG (Thương hàn luận).
SÂM PHỤ THANG
(Phụ nhân lương phương)
Thành phần:
Nhân sâm 8 - 16g
Thục Phụ tử 4 - 12g
Cách dùng: Nhân sâm sắc riêng hợp với nước sắc Phụ tử, uống.
Tác dụng: Hồi dương, ích khí cố thoát.
Giải thích bài thuốc:
Nhân sâm: đại bổ nguyên khí là chủ dược.
Phụ tử: ôn tráng chân dương.
Hai vị phối hợp có tác dụng đại bổ nguyên khí, hồi dương cố thóat.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường dùng trong cấp cứu những trường hợp nguyên khí suy thoát, chân tay quyết lạnh, ra mồ hôi, thở yếu, mạch nhỏ khó bắt như trong trường hợp suy tim, choáng, trụy tim mạch, huyết áp hạ.
Hoặc trong trường hợp sau sanh mất máu nhiều dùng bài này để hồi dương ích khí cứu thoát.
Trường hợp bệnh nặng có thể gia tăng lượng dùng mỗi ngày, có thể uống 2 thang.
HỒI DƯƠNG CẤP CỨU THANG
(Thương hàn lục thư)
Thành phần:
Thục phụ tử 8 - 12g
Can khương 4 - 6g
Nhục quế 4g
Nhân sâm 8g
Bạch truật 8 - 12g
Phục linh 8 - 12g
Trần bì 4 - 8g
Chích thảo 3 - 6g
Ngũ vị tử 4g
Chế bán hạ 6 - 12g
Xạ hương 3 ly (Xung phục)
Gừng 3 lát
Cách dùng: sắc uống.
Ghi chú:
1.Trường hợp nôn, đờm rãi hoặc bụng dưới đau gia Ngô thù sao muối.
2.Không bắt mạch được gia 1 thìa Mật heo.
3.Tiêu lỏng không cầm gia Thăng ma, Hoàng kỳ.
4.Nôn không cầm gia nước Gừng.
Tác dụng: của bài thuốc chủ yếu là hồi dương cứu nghịch ích khí, sinh mạch.
Chủ trị: các chứng âm hàn thịnh dương khí suy, chân tay quyết lạnh, bụng đau thổ tả, không khát, đầu ngón tay và môi tím tái, lưỡi nhợt, rêu
trắng hoạt, mạch trầm, trì vô lực, hoặc không bắt được mạch.
KỲ PHỤ THANG
(Ngụy thị gia tàng phương)
Tức là bài Sâm phụ thang bỏ Nhân sâm gia Hoàng kỳ.
Tác dụng:bổ khí, trợ dương, cố biểu.
Chủ trị:chứng dương hư tự hãn.
TRUẬT PHỤ THANG
(Y tôn kim giám)
Tức là bài Sâm phụ thang bỏ Nhân sâm gia Bạch truật.
Tác dụng: ôn tỳ dương, khu hàn, táo thấp.
Chủ trị: chứng hàn thấp làm cho cơ thể nhức mỏi.
CHÂN VŨ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Thục Phụ tử 8 - 12g
Phục linh 8 - 12g
Sinh khương 8 - 12g
Bạch truật 8 - 12g
Bạch thược 12 - 16g
Cách dùng: sắc nước uống, chia làm 2 - 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Ôn dương, lợi thủy.
Giải thích bài thuốc:
Phụ tử có tác dụng ôn thận tráng dương, khu hàn là chủ dược.
Bạch linh, Bạch truật: kiện tỳ, lợi thủy.
Sinh khương: ôntánthủy khí, tăng thêm tác dụng của Linh Truật.
Thược dược có tác dụng hòa vinh, chỉ thống, tính toan hàn, liễm âm, điều hòa được tính cay nóng của các vị thuốc trên.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài thuốc dùng để chữa các bệnh có hội chứng tỳ thận dương hư, thủy khí đình trệ, tiểu tiện khôngthông, người nặng nề, tay chân phù hoặc bụng đau sợ lạnh, tiêu chảy, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm nhược hoặc trầm hoạt.
1.Cũng có thể dùng được cho chứng tỳ thận dương hư, ngoại cảm phong hàn, người sốt sợ lạnh, váng đầu, tim hồi hộp, dùng phép hãn không kết quả.
2.Trường hợp ho gia Ngũ vị tử, liễm phế khí gia Tế tân, đểtánhàn gia Can khương để ôn phế.
3.Bài thuốc gia giảm trên lâm sàng thường dùng để chữa các chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận mạn, phù do suy tim, viêm đại tràng mạn tính, lao ruột có hội chứng tỳ thận dương hư.
PHỤ TỬ THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Thục Phụ tử 8 - 12g
Bạch linh 8 - 12g
Đảng sâm 8 - 16g
Bạch truật 8 - 16g
Bạch thược 8 - 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ôn trung trợ dương, khu hàn hóa thấp.
Chủ trị: Chứng dương hư hàn thấp, các khớp đau nhức, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch trầm vi vô lực.
ÔN KINHTÁNHÀN
Những bài thuốcÔn kinhtánhàndùng để trị các chứng dương hư, hàn tà xâm phạm kinh mạch, gây nên các chứng tê thấp, bụng đau, âm thư do dương khí kém, kinh mạch cảm thụ hàn tà, huyết dịch ngưng trệ làm cho chân tay quyết lạnh tê đau hoặc gây nên âm thư.
Những bài thuốc thường dùng có:
Đương quy tứ nghịch thang
Hoàng kỳ Quế chi ngũ vật thang
Dương hòa thang.
ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Đương qui 8 - 12g
Bạch thược 8 - 12g
Quế chi 8 - 12g
Mộcthông6 - 8g
Tế tân 4 - 8g
Chích Cam thảo 4 - 8g
Đại táo 3 quả
Cách dùng: sắc nước uống, ngày 3 lần.
Tác dụng: Ôn kinh,tánhàn, dưỡng huyết,thôngmạch.
Giải thích bài thuốc:
Đương qui, Thược dược có tác dụng điều dưỡng can huyết là chủ dược.
Quế chi, Tế tân: ôn kinhtánhàn.
Chích thảo, Đại táo có tác dụng bổ trung kiện tỳ ích khí sinh huyết.
Mộcthônghợp với các vị thuốc đểthônghuyết mạch.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc dùng trị các bệnh chứng huyết hư, hàn tà xâm nhập kinh lạc gây nên chứng tý thống, phụ nữ kinh nguyệt không đều có các chứng đau kinh do huyết hư hàn.
1.Bài thuốc dùng để chữa chứng sa ruột, đau bụng dưới, chân lạnh, mạch trầm huyền, có thể gia thêm các vị Ô dược, Tiểu hồi, Lương khương, Mộc hương để ấm tỳ, dưỡng huyết, ôn kinh,tánhàn.
2.Trường hợp viêm dạ dày thể hư hàn có nôn, đau bụng, có thể dùng bài thuốc gia thêm Ngô thù du, Sinh khương, gọi là bài ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH gia NGÔ THÙ DU, SINH KHƯƠNG THANG (Thương hàn luận) có tác dụng ôn trung, giáng nghịch.
HOÀNG KỲ QUẾ CHI NGŨ VẬT THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Hoàng kỳ 12 - 16g
Quế chi 8 - 12g
Bạch thược 12 - 16g
Sinh khương 12 - 16g
Đại táo 3 - 5quả
Cách dùng: sắc nước uống, chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Ích khí, ôn trung, hòa vinh,thôngtý.
Giải thích bài thuốc:
Hoàng kỳ có tác dụng ích khí, cố biểu là chủ dược.
Quế chi: ôn kinhthôngdương giúp Hoàng kỳ đạt biểu mà vận hành khí.
Thược dược: dưỡng huyết hòa vinh.
Sinh khương: ôn kinhtánhàn ở biểu.
Khương, Táo cùng dùng để điều hòa vinh vệ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc dùng chữa chứng Huyết tý thường có triệu chứng da tê rần, mạch vi hoặc sáp, khẩn.
1.Trường hợp huyết tý chứng lâu ngày gân co rút, tê dại nặng gia Địa long, Toàn yết, Bạch cương tằm đểthônglạc trừ phong. Trường hợp huyết tý kèm theo huyết ứ, đau nhiều gia Đào nhân, Hồng hoa, Đơn sâm để hoạt huyết tiêu ứ.
2.Trường hợp di chứng trúng phong, tay chân liệt, cảm giác tê dại có thể dùng bài này để trị. Trường hợp huyết hư gia Đương quy, Hà thủ ô để bổ huyết.
Nếu khí hư gia lượng Hoàng kỳ thêm Đảng sâm để bổ khí. Nếu gân cơ teo yếu gia Mộc qua, Đỗ trọng, Ngưu tất.
Nếu Dương hư gia Phụ tử.
QUẾ CHI PHỤ TỬ THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Quế chi 8 - 16g
Phụ tư chế 8 - 12g
Sinh khương 8 - 12g
Chích thảo 4 - 8g
Đại táo 2 - 5 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng:thôngdương, trục thấp.
Chủ trị: chứng phong hàn thấp, cơ thể đau khó chuyển động, không nôn, không khát, mạch hư sáp.
DƯƠNG HÒA THANG
(Ngoại khoa toàn sinh tập)
Thành phần:
Thục địa 20 - 40g
Lộc giác giao 12 - 16g
Bạch giới tử 6 - 8g
Bào khương 2g
Camthảo 4g
Nhục quế 4 - 6g
Ma hoàng 2g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: ôn dương, bổ huyết,tánhàn,thôngmạch.
Giải thích bài thuốc:
Thục địa dùng lượng cao, đại bổ âm huyết là chủ dược.
Lộc giác giao hợp với Thục địa sinh tinh bổ huyết, phối hợp với Nhục quế, Bào khương ôn dươngtánhànthônghuyết mạch.
Bạch giới tử hợp với Khương quế có tác dụngtánhàn, ngưng hóa đờm trệ và giảm bớt tính nê trệ củaThục địa, Lộc giác giao.
Camthảo: giải độc, điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này dùng để trị các chứng âm thư, lưu chú, hạc tất phong thuộc chứng âm hàn.
1.Trường hợp khí hư gia thêm các vị thuốc bổ khí như Đảng sâm, Hoàng kỳ mới có hiệu quả tốt. Không dùng trong trường hợp chứng nhọt lở, sưng đau đỏ hoặc âm hư có nội nhiệt hoặc chứng âm thư đã lỡ lóet.
2.Trên lâm sàng có nhiều báo cáo dùng bài thuốc này chữa các chứng lao xương, lao màng bụng, lao hạch, viêm tắc động mạch, áp xe sâu kéo dài có hội chứng hư hàn, thường có phối hợp thuốc gia giảm.
NHỮNG BÀI THUỐC AN THẦN
Thuốc An thần là những bài thuốc có tác dụng giúp cho người bệnh bớt căng thẳng tinh thần, dễ ngủ, chống lại các cơn kích động tinh thần, lo âu, bứt rứt.
Theo Y học cổ truyền trạng thái tinh thần của con người có liên quan mật thiết đến sự hoạt động và trạng thái hư thực của các tạng phủ nhưng liên quan mật thiết nhất là hai tạng Can và Tâm.
Nếu tinh thần luôn kích động hoặc hưng phấn, bứt rứt, dễ giận dữ, thường là thực chứng thuộc về Can.
Nếu tinh thần không yên biểu hiện hồi hộp khó ngủ hay quên, khó tập trung tư tưởng là hư chứng do tâm huyết kém, tâm thận không điều hòa.
Cho nên phép chữa chính thường là hoặc sơ can lý khí, thanh can hỏa hoặc là dưỡng tâm an thần, nhưng lúc chữa bệnh ngoài việc dùng thuốc cần bồi dưỡng cho bệnh nhân một tinh thần lạc quan yêu đời tạo cho mình một cuộc sống vui tươi lành mạnh, tránh những cảm xúc âm tính (tức giận, buồn bực lo âu, suy nghĩ nhiều) đồng thời phải tăng cường tập luyện cơ thể, chú trọng phương pháp dưỡng sinh kết hợp việc dùng thuốc mới đạt kết quả tốt.
Những bài thuốc thường dùng:
Chu sa an thần
Toan táo nhân thang
Bổ tâm đơn
Bá tử dưỡng tâm hoàn.
CHU SA AN THẦN HOÀN
(Lam thất bí tàng)
Thành phần:
Hoàng liên 6g
Chu sa 4g
Sinh địa 2g
Qui thân 2g
Chích thảo 2g
Cách dùng: Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 12g trước khi đi ngủ với nước nóng hoặc kết hợp uống với thuốc thang theo tình hình bệnh lý.
Tác dụng: Thanh nhiệt, dưỡng huyết an thần.
Giải thích bài thuốc: Bài này chủ trị chứng tâm hỏa vượng làm tổn thương đến tâm âm huyết, lâm sàng biểu hiện tinh thần bứt rứt, khó ngủ, đêm hay nằm mê, đầu lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Trong bài này:
Chu sa có tác dụng an tâm thần, thanh tâm hỏa là chủ dược.
Hoàng liên: tính đắng hàn tác dụng thanh nhiệt, tả tâm hỏa.
Sinh địa, Đương qui dưỡng huyết tư âm.
Chích thảo: dưỡng vị hòa trung.
Các vị hợp lại thành bài thuốc có tác dụng thanh tâm an thần, dưỡng âm huyết.
Ứng dụng lâm sàng: Trên lâm sàng bài này thường được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ hay quên, tim hồi hộp.
1.Trường hợp có đờm nhiệt làm cho đầy tức gia Qua lâu nhân để khu đàm, thanh nhiệt.
2.Khó ngủ nhiều gia Liên tử tâm, Toan táo nhân.
3.Trường hợp tâm hỏa nặng gia Chi tử để thanh tâm hỏa.
Chú ý: Chu sa có độc không nên dùng nhiều hoặc dùng thời gian dài.
TOAN TÁO NHÂN THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Toan táo nhân 12 - 20g
Phục linh 12g
Camthảo 4gTri mẫu 8 - 12g
Xuyên khung 4 - 6g
Cách dùng: Sắc nước uống, chỉ hai lần chiều và tối, trước khi đi ngủ.
Tác dụng: Dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
Giải thích bài thuốc: Chủ trị chứng Can huyết không đủ sinh ra chứng hư phiền, khó ngủ, tim hồi hộp, váng đầu hoa mắt, ra mồ hôi trộm, mồm họng khô, mạch huyền hoặc tế sác.
Cho nên phép chữa phải lấy dưỡng can huyết an tâm thần làm chính, kiêm thanh nhiệt trừ phiền. Trong bài:
Toan táo nhân: dưỡng can an thần là chủ dược.
Xuyên khung: điều hòa huyết, giúp Táo nhân tăng tác dụng an thần.
Tri mẫu: thanh nhiệt trừ phiền.
Camthảo: kiện tỳ hòa trung.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường dùng chữa mất ngủ trong bệnh suy nhược thần kinh do Can huyết không đủ, có chứng:
1.Hư nhiệt thường gia thêm Đương quy, Bạch thược, Sinh địa để dưỡng âm huyết, lương huyết, hòa can thanh nhiệt.
2.Ra mồ hôi nhiều gia Mạch môn, Ngũ vị để an thần liễm hãn.
3.Nếu tim hồi hộp nhiều, khó ngủ gia Long xỉ để trấn kinh.
4.Trường hợp tâm khí hư, người mệt mỏi gia Đảng sâm, Long xỉ để ích khí trấn kinh.
BỔ TÂM ĐƠN
THIÊN VƯƠNG BỔTÂM ĐƠN
(Thế y đắc hiệu phương)
Thành phần:
Sinh địa hoàng 160g
Toan táo nhân 40g
Thiên môn đông 40g
Bá tử nhân 40g
Đơn sâm 20g
Đảng sâm 20g
Viễn chí 20g
Ngũ vị tử 40g
Đương quy thân 40g
Mạch môn 40g
Huyền sâm 20g
Bạch linh 20g
Cát cánh 20g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn.Lấy Chu sa làm áo. Mỗi lần uống 12g.
Có thể dùng thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Tư âm thanh nhiệt, bổ tâm, an thần.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ yếu trị chứng tâm thận âm hư, hỏa bốc lên sinh ra hư phiền mất ngủ, mộng tinh, ra mồ hôi trộm, mồm lưỡi lở, tim hồi hộp, hay quên, cho nên phép trị là lấy dưỡng tâm an thần làm chính.
Trong bài:
Sinh địa, Huyền sâm: tư âm thanh nhiệt để dưỡng tâm an thần là chủ dược.
Đơn sâm, Đương quy: bổ huyết, dưỡng tâm.
Đảng sâm, Phục linh: bổ ích tâm khí.
Bá tử nhân, Viễn chí: định tâm an thần.
Thiên môn, Mạch môn: tư âm thanh nhiệt.
Ngũ vị tử, Toan táo nhân: liễm tâm, an thần.
Chu sa: an thần.
Cát cánh: dẫn dược đi lên.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng tư âm, thanh nhiệt, dưỡng tâm an thần.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng, thường dùng để chữa suy nhược thần kinh, ngủ kém, tim hồi hộp, hay quên, mộng tinh, ra mồ hôi trộm, có hiệu quả nhất định.
1.Nếu mất ngủ nhiều, tim hồi hộp gia Long nhãn nhục, Dạ giao đằng để dưỡng tâm an thần.
2.Trường hợp di tinh, hoạt tinh gia Kim anh tử, Khiếm thực để cố thận , sáp tinh.
3.Nếu mồm họng khô, môi lưỡi lỡ loét gia Thạch hộc, Hoàng liên, Liên tử tâm để dưỡng vị âm, thanh tâm hỏa.
4.Bài thuốc có nhiều vị thuốc có tính nê trệ, nên lúc sử dụng cần thận trọng đối với những bệnh nhân tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
BÁ TỬ DƯỠNG TÂM HOÀN
(Thế nhân hội biên phương)
Thành phần:
Bá tử nhân 160g
Mạch môn đông 40g
Thạch xương bồ 40g
Huyền sâm 80g
Camthảo 20g
Câu kỷ tử 120g
Đương quy 40g
Phục thần 40g
Thục địa 80g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 8 - 12g dùng thuốc thang Đăng tâm hoặc Long nhãn nhục để uống. Có thể dùng thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, bổ thận tư âm.
Giải thích bài thuốc:
Chứng âm huyết bất túc, tâm thận mất sự điều hòa sinh chứng hồi hộp hay sợ, dễ quên, đêm ngủ nhiều mộng, ra mồ hôi trộm, điều trị phải dùng phép bổ huyết dưỡng tâm, tư âm thanh nhiệt.
Trong bài:
Bá tử nhân dùng liều cao tác dụng dưỡng tâm an thần là chủ dược.
Đương quy, Thục địa, Câu kỷ tử: bổ ích tinh huyết.
Huyền sâm, Mạch môn: tư âm thanh nhiệt.
Thạch xương bồ, Phục thần: định tâm an thần.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng điều hòa tâm thận, tư âm dưỡng huyết, định tâm an thần.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc này trên lâm sàng thường dùng chữa chứng suy nhược thần kinh hay quên, hoảng sợ, tim hồi hộp.
2.Trường hợp ra mồ hôi nhiều (tự hãn, đạo hãn) gia thêm Long cốt, Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử hoặc Ma hoàng căn để an thần, cầm mồ hôi.
3.Trường hợp đêm nằm mộng nhiều ít ngủ, di tinh gia Kim anh tử,
Khiếm thực, Liên tu để an thần liễm tinh.
4.Trường hợp trí nhớ kém, tinh thần mệt mỏi gia Đảng sâm, Viễn chí, Táo nhân để ích khí an thần.
NHỮNG BÀI THUỐC TIÊU ĐẠO
ThuốcTiêu đạo là những bài thuốc dùng để chữa các chứng tích trệ thường gồm các vị thuốc hành khí tiêu thực, đạo trệ, hóa tích tán kết.
Bài thuốc tiêu đạo thường được dùng rộng rãi chữa các bệnh trên lâm sàng như: tích thực, đờm ẩm, súc thủy, loa lịch, đàm hạch, trưng hà, cùng các loại ung nhọt thời kỳ đầu.
Thường phép tiêu đạo bao gồm cả phép lý khí hoạt huyết, trừ thấp khu đàm.
(Tài liệu này chỉ đề cập bài thuốc tiêu thực đạo trệ và tiêu bĩ hóa tích).
BẢO HÒA HOÀN
(Đơn Khê tâm pháp)
Thành phần:
Sơn tra 240g
Bạch linh 120g
Thần khúc 80g
Liên kiều 40g
Bán hạ 120g
Trần bì 40g
La bạc tử 40g
(Có bài thêm Mạch nha)
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, hồ viên. Mỗi lần uống 6 - 12g với nước sôi nguội hoặc nước sắc Mạch nha sao.
Có thể làm thuốc thang lượng tùy theo bệnh lý.
Tác dụng: Tiêu tích hòa vị, thanh nhiệt lợi thấp.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc thường được dùng để chữa chứng thực tích.
Trong bài:
Sơn tra, La Bạc tử, Thần khúc đều có tác dụng tiêu thực nhưng Sơn tra chủ yếu là tiêu tích do chất dầu mỡ.
La Bạc tử tiêu tích do chất đường bột thêm tác dụng giáng khí hóa đàm.
Thần khúc tiêu thực do ngoại cảm ảnh hưởng chức năng tỳ vị đều là chủ dược.
Bán hạ, Trần bì, Bạch linh: hành khí, hòa vị, hóa thấp.
Liên kiều: tán kết thanh nhiệt.
Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc tiêu tích hòa vị, thanh nhiệt lợi thấp.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng thực tích thường gặp ở trẻ em rối loạn tiêu hóa.
1.Nếu thực tích kiêm tỳ hư gia Bạch truật, gọi là bài "ĐẠI AN HOÀN" (Đơn Khê tâm pháp) có tác dụng tiêu tích, kiện tỳ.
2.Nếu bài thuốc này bỏ Bán hạ, La bạc tử, Liên kiều gia Bạch truật, Bạch thược gọi là bài "TIỂU BẢO HÒA HOÀN" (Y phương tập giải). Tác dụng chủ yếu là kiện tỳ, tiêu thực nhẹ hơn.
3.Nếu bài thuốc gia thêm Bạch truật, Hậu phác, Hương phụ, Chỉ thực, Hoàng cầm gọi là "BẢO HÒA HOÀN" (Cổ kim y giám) có tác dụng kiện tỳ, tiêu tích, hóa thấp, thanh nhiệt.
4.Trường hợp kiết lỵ mới bắt đầu có chứng thực tích cũng có thể dùng bài thuốc này bỏ Phục linh, Liên kiều gia Hoàng liên, Binh lang, Chỉ thực để điều khí thanh nhiệt đạo trệ.
CHỈ TRUẬT HOÀN
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Chỉ thực (sao lúa mạch ) 40g
Bạch truật 80g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, làm hoàn với hồ cơm đun khô bao lá sen.
Mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi nguội.
Tác dụng: Kiện tỳ tiêu tích.
Giải thích bài thuốc:
Bạch truật có tác dụng kiện tỳ trừ thấp là chủ dược.
Chỉ thực: giáng khí, hóa thấp, tiêu tích.
Lá sen bao cơm nung có tác dụng kiện tỳ vị.
Trong bài thuốc vị Bạch truật lượng gấp đôi, Chỉ thực nên tác dụng chủ yếu là kiện tỳ để tiêu tích. Trường hợp tích nặng, người khỏe có thể gia lượng Chỉ thực.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài này gia Thần khúc, Mạch nha để tăng cường tiêu thực đạo trệ, gọi là bài " KHÚC MẠCH CHỈ TRUẬT HOÀN" (Y học chính truyền) để trị chứng ăn nhiều, bụng đầy tức, khó chịu.
2.Nếu bài thuốc gia Bán hạ, Quất bì gọi là bài "QUẤT BÁN CHỈ TRUẬT HOÀN" (Y học nhập môn) để trị chứng Tỳ hư đàm tích, ăn uống không tiêu, khí trệ đầy tức.
3.Nếu bài thuốc gia Mộc hương, Sa nhân gọi là bài "HƯƠNG SA CHỈ TRUẬT HOÀN" (Nhiếp sinh bí phẩu). Trị chứng ăn uống không tiêu, khí trệ bụng đầy.
CHỈ TRUẬT THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Chỉ thực 7 quả
Bạch truật 2 lạng
(Theo liều lượng của sách Kim quỹ yếu lược, sau đó dùng 1 lạng hiện dùng 12g).
Bài này cơ bản giống bài "CHỈ TRUẬT HOÀN", nhưng liều lượng Chỉ thực gấp đôi Bạch truật.
Tác dụng: Theo kết quả của dược lý thực nghiệm hiện đại, Chỉ thực có tác dụng tăng co bóp của dạ dày, đại tràng nên khi chữa sỏi mật, sa dạ dày, sa tử cung.
Có tác dụng tốt hơn bài "Chỉ truật hoàn".
CHỈ THỰC ĐẠO TRỆ HOÀN
(Nội ngoại thương biện hoặc luận)
Thành phần:
Đại hoàng 40g
Chỉ thực (sao mạch) 20g
Thần khúc ( sao ) 20g
Bạch linh 12g
Hoàng cầm 12g
Hoàng liên 12g
Bạch truật 12g
Trạch tả 8g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 16g với nước sôi nguội hoặc làm thang sắc uống.
Tác dụng: Tiêu tích đạo trệ, thanh lợi thấp nhiệt.
Chủ trị: Kiết lỵ, tiêu chảy, bụng đau mót rặn hoặc đại tiện bón, tiểu tiện ít đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch thực.
MỘC HƯƠNG BINH LANG HOÀN
(Nhu môn sự thân)
Thành phần:
Mộc hương 40g
Binh lang 40g
Thanh trần bì 40g
Nga truật 40g
Hoàng liên 40g
Hoàng bá 120g
Đại hoàng 120g
Hương phụ (sao) 160g
Khiên ngưu 160g
(Bài thuốc của Chu Đan Khê có thêm Chỉ xác).
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi ấm hoặc nước Gừng tươi lúc đói, ngày 2 - 3 lần.
Có thể làm thuốc thang sắc uống, tùy bệnh lý gia giảm.
Tác dụng: Hành khí đạo trệ, tả nhiệt thông tiện.
Chủ trị: Dùng chữa các chứng bụng đầy đau, đại tiện táo bón, xích bạch lỵ, đau bụng, mót rặn.
CHỈ THỰC TIÊU BÍ HOÀN
(Lam thất bí tàng)
Thành phần:
Can khương 4g
Mạch nha khúc 6 - 8g
Bán hạ khúc 6 - 8g
Bạch truật (thổ sao) 8 - 12g
Đảng sâm 8 - 12g
Chích Chỉ thực 8 - 12g
Bạch linh 8 - 12g
Hậu phác 8 - 12g
Hoàng liên (sao nước Gừng) 8 - 12g
Chích thảo 4 - 8g
Cách dùng: Các vị tán bột mịn, làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi nguội lúc bụng đói.
Tác dụng: Tiêu bỉ mãn, kiện tỳ vị.
Giải thích bài thuốc:
Chỉ thực: tiêu mãn, tán kết là chủ dược.
Hậu phác, Bán hạ khúc, Mạch nha khúc: hành khí trừ mãn, hóa thấp tiêu đờm.
Can sinh khương, Hoàng liên: điều hòa hàn nhiệt giao kết.
Các vị Sâm, Linh, Truật, Thảo là bài thuốc bổ khí cùng các vị hành khí tán kết cùng dùng làm cho bài thuốc vừa có tác dụng bổ khí kiện tỳ, vừa có tác dụng tán kết tiêu bỉ mãn.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Bài thuốc có thể dùng làm thuốc thang, trường hợp đau đầy vùng thượng vị kèm nôn triệu chứng thiên về hư hàn bỏ Hoàng liên gia Ngô thù du để ôn trung tán hàn.
2.Bài thuốc có thể dùng để trị bệnh viêm phế quản mạn tính, khó thở nhiều đàm, ngực đầy tức, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, có thể bỏ Hoàng liên gia Trần bì, Sa nhân để kiện tỳ, trừ đờm.
3.Nếu có trùng tích gia Sử quân tử, Phỉ tử, Binh lang, Bách bộ để trục trùng.
SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Đảng sâm 12g
Bạch linh 12g
Bạch truật 12g
Chích thảo 12g
Hoài sơn 12g
Bạch Biển đậu 10 - 12g
Liên nhục 10 - 12g
Ý dĩ 10 - 12g
Cát cánh 6 - 8g
Sa nhân 6 - 8g
(Có bài dùng Trần bì hoặc gia Đại táo).
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, hòa vị, trừ thấp, lý khí, hóa đờm.
Chủ trị: Dùng chữa viêm đại tràng mạn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, hoặc trong trường hợp viêm thận mạn thể tỳ hư, đạm nước tiểu lâu hết, cũng có thể chữa bệnh lao phổi, ho đờm nhiều, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém.
CÁC BÀI THUỐC BỔ ÂM
Chữa chứng mất trương lực cơ tiến triển tổn thương tủy sống, trẻ em bại liệt, lao khớp gối, viêm tủy xương chi dưới mạn tính nên gân cót yếu liệt, di chứng sau phẩu thuật sọ não để khử bỏ máu đọng.
HỔ TIỀM HOÀN
Xuất xứ: “Đan khê tâm pháp”
- Tư âm giáng hỏa, cường cân tráng cốt
Hoàng bá (黄柏)
200g
Tả hỏa thanh nhiệt
Tri mẫu(知母)
80g
Tả hỏa thanh nhiệt
Thục địa(熟地)
80g
Tư âm dưỡng huyết, bổ can thận
Quy bản
80g
Tư âm dưỡng huyết, bổ can thận
Bạch thược(白芍)
80g
Tư âm dưỡng huyết, bổ can thận
Hổ cốt
40g
Mạch gân cốt
Tỏa dương
20g
Trợ dương ích tinh, dưỡng cân nhuận táo
Trần bì(陈皮)
80g
Hành khí kiện tỳ hòa vị
Can khương(干姜)
20g
Ôn trung kiện tỳ
Cách dùng: Tán bột làm hoàn. Thêm tủy sống của lợn vừa dủ, trộn đều như bùn, luyện mật làm hoàn. Mỗi hoàn nặng 15g. Uống sáng chiều. Mỗi lần 1 hoàn. Uống với nước muối loãng. Có thể dùng thuốc thang theo liều thích hợp.
Ứng dụng lâm sàng: Can thận bất túc, âm hư nội nhiệt, lưng đau gối mỏi, gân mỏi xương yếu, bụng chân gầy tọp, hai chân vô lực, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế nhược.
Chữa chứng mất trương lực cơ tiến triển tổn thương tủy sống, trẻ em bại liệt, lao khớp gối, viêm tủy xương chi dưới mạn tính nên gân cót yếu liệt, di chứng sau phẩu thuật sọ não để khử bỏ máu đọng. Đới hạ.
HÀ SA ĐẠI TẠO HOÀN
Xuất xứ: “Bản thảo cương mục”
- Bổ âm, bổ phế âm, ích tinh, thanh hư nhiệt
Tử hà xa
1 cái
Đại bổ khí huyết
Quy bản
60g
Tư âm bồi tinh
Thục địa chế(熟地制)
60g
Tư bổ thận âm
Thiên môn (天门)
60g
Tư bổ phế âm
Đổ trọng(杜仲)
40g
Bổ thận mạch gân cốt
Ngưu tất(牛膝)
40g
Bổ thận mạch gân cốt
Mạch môn
60g
Tư bổ phế âm, thanh hư nhiệt
Hoài sơn(怀山)
40g
Ích tỳ bổ âm
Nhân sâm(仁参)
40g
Đại bổ nguyên khí
Cách dùng: Thục địa nấu thành cao, các vị thuốc khác tán bột, hòa với cao thêm rượu làm thành hoàn bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 6-9g, ngày 2 lần, uống với nước muối loãng hay nước ấm.
Ứng dụng lâm sàng:
Chữa lao phổi suy kiệt, ho, sốt âm, người gầy, tinh thần uể oải, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Chữa hen suyễn mãn tính, phế khí thũng người già, viêm thận mãn tính, vô sinh nữ...
CÁC BÀI THUỐC BỔ ÂM (II)
Các bài thuốc bổ ích can thận âm chữa các chứng bệnh: truyền nhiệt, gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, nằm mê, di tinh, khát nước, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
CÁC BÀI THUỐC BỔ
Các bài thuốc bổ có tác dụng nâng cao chính khí cơ thể bị suy nhược về các mặt âm, dương, khí, huyết và tân dịch.
Các bài thuốc bổ được chia làm 4 loại chính: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết. Vì khí hư và huyết hư hay phối hợp với nhau nên có phân ra thêm các bài thuốc bổ khí huyết.
Không dùng các vị thuốc bổ âm cho những người tỳ vị hư hàn. Những vị thuốc bổ dương cho những người âm hư nội nhiệt.
CÁC BÀI THUỐC BỔ ÂM
Các bài thuốc bổ âm để chữa các chứng bệnh gây ra do âm hư, can thận âm hư, phế âm hư, vị âm hư, tân dịch hao tổn.
Do các nguyên nhân trên, các bài thuốc bổ âm được phân loại theo tác dụng như sau: Bài thuốc bổ can ích thận, bài thuốc dưỡng âm thanh phế, bài thuốc dưỡng âm tăng dịch, bài thuốc chữa tâm thận âm hư và bài thuốc dưỡng âm thanh nhiệt.
Các bài thuốc dưỡng âm thanh nhiệt, dưỡng âm tăng tân dịch đã được nêu ở chương thanh hư nhiệt, các bài thuốc chữa tâm thận âm hư đã nêu ở chương thuốc an thần. Các bài thuốc dưỡng âm thanh phế đã nêu ở chương nhuận táo hóa đàm. Chương nầy chủ yếu nêu các bài thuốc bổ ích can thận.
Các bài thuốc bổ ích can thận âm chữa các chứng bệnh: truyền nhiệt, gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, nằm mê, di tinh, khát nước, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN
Xuất xứ: “Tiểu nhi dược chứng trực quyết ”
-Tư bổ can thận
Thục địa (熟地)
320g
Tư thận âm ích tinh tủy (quân)
Sơn thù
160g
Dưỡng can nhiếp tinh (thần)
Hoài sơn(怀山)
160g
Tư thận kiện tỳ cố tinh (thần)
Trạch tả(泽泻)
120g
Thanh tả thận hỏa (tá,sứ)
Đan bì(丹皮)
120g
Thanh tả can hỏa (tả, sứ)
Phục linh(茯苓)
120g
Đạm thẩm lợi thấp (tá, sứ)
Cách dùng: Tán thành bột mịn, viên nhỏ, uống 12g/lần, ngày dùng 2-3 lần.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa chứng can thận âm hư, hư hảo bốc lên gây đau lưng, mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ra mồ hôi trộm, di tinh, nhức trong xương,triều nhiệt, lòng bàn tay lòng bàn chân nóng, khát nước, đau răng, lưỡi khô, họng đau, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
-Chữa bệnh thần kinh suy nhược, lao phổi, đái đường, basedow, viêm thận mạn tính, lao thận, cao huyết áp, rong huyết, thể can thận âm hư.
-Chữa viêm họng mãn tính, viêm võng mạc trung tâm, viêm thị thần kinh, tổn thương mạch võng mạc trung tâm, biến chứng thần kinh thị.
-Hội chứng thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, ưu năng tuyến giáp, nga chưởng phong, đái són, bổng nhiên tai điếc, thiếu máu khó tái tạo, xuất huyết tử cung chức năng.
-Bài Lục vị hoàn còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sự chuyển hóa của cơ thể, tăng cường hormon vỏ thượng thận, cải thiện chức năng thận, chống ung thư.
-Nếu bài Lục vị hoàn thêm Tri mẫu, Hoàng bá là bài Tri bá địa hoàng hoàn, có tác dụng Tư âm giáng hỏa mạnh hơn. Dùng chữa các chứng cốt chưng, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, đau lưng, di tinh.
-Còn chữa cao huyết áp, đái tháo đường, tử cung xuất huyết chức năng, viêm khoang chậu, viêm âm đạo, kinh nguyệt không đều, bế kinh, bịnh tim phổi, thần kinh mặt tê liệt.
-Nếu bài Lục hoàn thêm Ngũ vị tư thành bài Đô khí hoàn. Có tác dụng Tư thận nạp khí. Chữa Hen phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn, lao phổi thể thận âm bất túc.
-Nếu bài Lục vị thêm Kỳ tử, Cúc hoa thì thành bài Kỳ cúc địa hoàng hoàn. Có tác dụng tư dưỡng can thận, ích tinh sáng mắt. Thường dùng để chữa các bệnh quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.
-Chữa cao huyết áp, gloocoom, đáy mắt xuất huyết, mắt mệt mỏi, di chứng chấn thương sọ não, viêm ruột kết mạn tính, kinh nguyệt không đều, chóng mặt.
-Nếu thêm Ngũ vị tử, Mạch môn trở thành bài Bát tiên thang, chữa phế thận âm hư, ho khan, ho ra máu, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm.
-Bài nầy thêm Đương quy, Bạch thược thành bài Quy thược địa hoàng hoàn. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, nhu can bổ thận. Chữa thận âm bất túc kiêm can huyết hư.
-Bài nầy gia Ngân hoa, Liên kiều, Thạch hộc thành bài Ngân kiều thạch hộc thang. Có tác dụng tư dưỡng thận âm, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị nhiễm khuẩn mạn tính đường tiết niệu, viêm họng mạn tính, lở loét xoang miệng.
TẢ QUY HOÀN
Xuất xứ: “Cảnh nhạc toàn thư ”
-Tư âm bổ thận
Thục địa (熟地)
320g
Tư thận, bổ chân âm
Câu kỷ tử(枸杞子)
160g
Ích tinh minh mục
Sơn thù du
160g
Sáp tinh chỉ hãn
Cao ban long
160g
Đại bổ dương khí
Cao quy bản
160g
Đại bổ âm huyết
Thỏ ty tử
160g
Bboor thận, mạnh cân cốt
Ngưu tất(牛膝)
120g
Mạch cân cốt
Hoài sơn(怀山)
160g
Tư ích tỳ vị
Cách dùng: Tán bột làm hoàn. Nặng 15g. Uống sáng chiều. Mỗi lần 1 hoàn. Uống với nước muối loãng. Có thể dùng thuốc thang theo liều thích hợp.
Ứng dụng lâm sàng: Thận âm bất túc, đầu váng mắt hoa, lưng gối mỏi, di tinh, ỉa lỏng không cầm, tự hãn, đạo hãn, miệng ráo họng khô, khát nước, mạch tế hay sác.
-Viêm thận mạn tính, lao, bất dục nam, viêm tuyến tiền liệt mạn tính, nữ vô sinh.
ĐẠI BỔ ÂM HOÀN
Xuất xứ: “Đan khê tâm pháp ”
-Tư âm giáng
Thục địa(熟地)
240g
Tư bổ chân âm, tiềm dường chế hỏa
Quy bản (sao)
240g
Tư bổ chân âm, tiềm dường chế hỏa
Hoàng bá (sao)
160g
Tư âm tả hỏa
Tri mẫu (sao rượu)(知母)
160g
Thanh nhuận phế nhiệt, tư nhuận thận âm
Cách dùng: Tán bột làm hoàn. Thêm tủy sống của lợn vừa đủ, trộn đều như bùn, luyện mật làm hoàn. Mỗi hoàn nặng 15g. Uống sáng chiều. Mỗi lần 1 hoàn. Uống với nước muối loãng. Có thể dùng thuốc thang theo liều thích hợp.
Ứng dụng lâm sàng: Can thận âm hư, hư hỏa thượng viêm, sốt âm, cốt chưng, mồ hôi trộm, di tinh, ho ra máu, lòng bức rứt, dễ cáu giận, chân gối nóng nhức, mạch sác hữu lực.
-Chữa viêm bể thận mãn tính, đái tháo đường, cường năng tuyến giáp, tiểu ra máu, đột nhiên mất thị lực.
NHỮNG BÀI THUỐC SONG GIẢI BIỂU LÝ
SONG GIẢI BIỂU LÝ
Song giải biểu lý là những bài thuốc có tác dụng giải biểu vừa có tác dụng trị bệnh ở lý, dùng cho những trường hợp bệnh có hội chứng biểu và hội chứng lý cùng tồn tại.
Những bài thuốc song giải biểu lý thường dùng có:
Thuốc giải biểu công lý
Thuốc giải biểu thanh lý
Thuốc giải biểu ôn lý.
A-Giải biểu công lý:
Bài thuốc Giải biểu công lý là những bài thuốc gồm có những vị thuốc tác dụng Giải biểu và những vị thuốc có tác dụng tả hạ.
Chủ trị các hội chứng bệnh lý bên ngoài có biểu chứng, bên trong có thực nhiệt, tích trệ.
Bài thuốc thường dùng có Phòng phong Thông thần tán, Đại Sài hồ thang.
B-Giải biểu thanhlý:
Là những vị thuốc có tác dụng vừa giải biểu vừa thanh lý, dùng chữa các chứng "biểu kiêm lý nhiệt".
Bài thuốc thường dùng: Cát căn Hoàng cầm Hoàng liên thang.
C-Giải biểu ôn lý:
Là những bài thuốc chữa chứng Biểu lý hàn.
Bài thuốc thường dùng: Ngũ tích tán.
GIẢI BIỂU CÔNG LÝ
Bài thuốcGiải biểu công lýlà những bài thuốc gồm những vị thuốc có tác dụng giải biểu và những vị thuốc có tác dụng tả hạ.
Chủ trị các hội chứng bệnh lý bên ngoài có biểu chứng, bên trong có thực nhiệt tích trệ.
Bài thuốc thường dùng có:
Phòng phong Thông thần tán
Đại Sài hồ thang.
PHÒNG PHONG THÔNG THẦN TÁN
(Tuyên minh luận)
Thành phần:
Phòng phong 20g
Kinh giới 20g
Liên kiều 20g
Ma hoàng 20g
Bạc hà 20g
Xuyên khung 20g
Đương qui 20g
Bạch thược (sao) 20g
Bạch truật 20g
Hắc chi tử 20g
Đại hoàng (chưng rượu) 20g
Mang tiêu 20g
Thạch cao 40g
Hoàng cầm 40g
Cát cánh 40g
Camthảo 80g
Hoạt thạch 120g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 6 - 8g với nước Gừng, sắc uống nước nóng, có thể dùng làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt tả hạ.
Giải thích bài thuốc:
Phòng phong, Ma hoàng: sơ phong, giải biểu.
Đại hoàng, Mang tiêu: thanh nhiệt tả hạ đều là chủ dược.
Kinh giới, Bạc hà phụ thêm giải biểu.
Liên kiều, Chi tử, Hoàng cầm, Cát cánh, Thạch cao: thanh tả lý nhiệt.
Hoạt thạch: thanh lợi thấp nhiệt.
Xuyên khung, Đương qui, Bạch thược: dưỡng huyết, khu phong.
Bạch truật: kiện tỳ ích khí.
Camthảo: điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc này chủ trị các loại cảm, vừa có biểu và lý chứng, đều thuộc thực chứng.
Triệu chứng thường gây sốt, sợ lạnh, đau váng đầu, mồm đắng khô, đại tiện táo bón, tiểu tiện ít, và rêu vàng nhớt, mạch hồng sác hoặc huyền hoạt.
Trên lâm sàng lúc sử dụng bài thuốc này tùy chứng gia giảm:
1.Nếu chứng biểu không rõ có thể giảm các vị thuốc giải biểu như Ma hoàng, Phòng phong, Kinh giới.
2.Sốt không cao có thể bỏ các loại thuốc thanh nhiệt tả hỏa như Thạch cao.
3.Nếu không có táo bón bỏ Đại hoàng, Mang tiêu.
4.Trường hợp đau đầu nặng, mắt đỏ, mồm khát gia thêm Cúc hoa, Ngưu bàng tử bỏ Bạch truật, Bạch thược.
Trên lâm sàng phạm vi sử dụng bài thuốc khá rộng rãi có tác giả báo cáo dùng bài thuốc chữa chứng đau thần kinh tam thoa, cao huyết áp, đau đầu do xơ mỡ mạch máu, bệnh béo phệ, táo bón kinh niên, có kết quả nhất định.
ĐẠI SÀI HỒ THANG
(Kim quỹ yếu lược)
Thành phần:
Sài hồ 8 - 12g
Đại hoàng 4 - 8g
Chế Bán hạ 8 - 12g
Sinh khương 12 - 16g
Hoàng cầm 8 - 12g
Chỉ thực (chích) 8 -12g
Bạch thược 8 - 12g
Đại táo 2 - 4 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc này do bài Tiểu sài hồ thang bỏ Nhân sâm, Cam thảo, gia Đại hoàng, Chỉ thực, Bạch thược.
Sài hồ, Đại hoàng có tác dụng hòa giải thiếu dương, tả nhiệt dương minh kinh đều là chủ dược.
Hoàng cầm giúp Sài hồ hòa giải thiếu dương.
Chỉ thực cùng Đại hoàng thanh tán kết nhiệt ở dương minh.
Bán hạ, Sinh khương giáng nghịch chỉ ẩu, hợp với Đại hoàng, Chỉ thực tăng thêm tác dụng giáng vị khí chỉ ẩu.
Bạch thược hợp với Đại hoàng, Chỉ thực hòa trung trị Phúc thống.
Đại táo điều hòa các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chủ trị chứng Thiếu dương và Dương minh đồng bệnh có các triệu chứng hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, nôn khó cầm, bụng trên đầy đau, đại tiện táo bón hoặc nhiệt kết hạ lợi, rêu lưỡi vàng, mạch huyền có lực, thuộc chứng thực nhiệt.
1.Trường hợp táo bón có sẵn nhiệt thịnh phiền táo, mồm khát, lưỡi khô, mặt đỏ, mạch hồng, thực gia thêm Mang tiêu, để tả nhiệt thông tiện.
2.Trường hợp bụng trên đầy đau gia Qua lâu bì để thanh nhiệt hành khí.
3.Trường hợp nói sãng, sốt cao gia Hoàng liên, Sơn chi tử để thanh tả tâm vị nhiệt.
4.Trường hợp Hoàng đản (vàng da) gia Nhân trần cao, Hoàng bá để thanh trừ thấp nhiệt.
5.Trường hợp nôn nhiều gia Tả kim hoàn, Trúc nhự để thanh nhiệt chỉ ẩu.
Chú ý: bài thuốc không được dùng nếu không có hội chứng lý thực nhiệt tích trệ.
Phụ phương
PHỨC PHƯƠNG ĐẠI SÀI HỒ THANG
(Kinh nghiệm phương)
Thành phần:
Sài hồ 12g
Hoàng cầm 12g
Xuyên luyện tử 12g
Diên hồ sách 12g
Bạch thược 12g
Đại hoàng 12g
Bồ công anh 20g
Chỉ thực 8g
Mộc hương 8g
Sinh Cam thảo 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hòa giải biểu lý, thanh tả nhiệt kết.
Trị chứngđau bụng trên hoặc đau bụng dưới bên phải, sôi bụng táo bón, sốt, mạch sác, rêu lưỡi vàng.
THANH TỤY THANG
(Tân biên Trung y học khái yếu)
Thành phần:
Sài hồ 20g
Bạch thược 20g
Mộc hương 12g
Diên hồ sách 12g
Hoàng cầm 12g
Hồ Hoàng liên 12g
Đại hoàng 20g
Mang tiêu 12g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt tả thực, sơ can lý khí, chỉ thống.
Chủ trị: chứng Can khí uất trệ, tỳ vị uất nhiệt, thường gặp trong chứng Viêm tụy cấp.
GIẢI BIỂU THANH LÝ
Là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng vừa giải biểu vừa thanh lý, dùng chữa các chứng "biểu kiêm lý nhiệt".
Bài thuốc thường dùng: Cát căn Hoàng cầm Hoàng liên thang.
CÁT CĂN HOÀNG CẦM HOÀNG LIÊN THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Cát căn 20g
Hoàng cầm 12g
Hoàng liên 8g
Chích thảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Giải biểu, thanh nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Cát căn vừa có tác dụng giải biểu, vừa có tác dụng kiện tỳ khí, chữa lỵ, tiêu chảy.
Hoàng cầm, Hoàng liên: thanh nhiệt ở đại tràng, tính vị đắng, hàn có tác dụng táo thấp, trị cả lỵ.
Camthảo: kiện tỳ hòa trung, điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc hợp thành bài thuốc chữa tả lỵ cấp có sốt.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc thường dùng chữa chứng tả lỵ mới mắc còn biểu chứng.
1.Trường hợp bệnh nhân nôn, gia Bán hạ, Gừng tươi cầm nôn; có kiêm thực tích gia Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để tiêu tích; bụng đau gia Mộc hương để hành khí chỉ thống. Cũng có thể dùng bài thuốc chữa chứng tả lỵ, sốt mà không có biểu chứng.
2.Đối với viêm ruột cấp, sốt, tiêu chảy, khát, rêu lưỡi vàng, mạch sác, gia Kim ngân hoa, Xa tiền tử, Râu ngô, Trạch tả để tăng tác dụng thanh nhiệt trừ thấp.
3.Đối với chứng lỵ cấp, bụng đau, phân có máu mũi, mót rặn, sốt, rêu lưỡi vàng, mạch sác gia Kim ngân hoa, Lá mơ lông, Chỉ xác để điều khí thanh nhiệt.
Chú ý:
Không dùng đối với chứng tả lỵ thuộc chứng hư.
Về lâm sàng có tác giả báo cáo dùng thuốc chữa bệnh thương hàn thời kỳ đầu có kết quả tốt.
GIẢI BIỂU ÔN LÝ
Là những bài thuốc chữa chứng Biểu lý hàn.
Bài thuốc thường dùng: Ngũ tích tán.
NGŨ TÍCH TÁN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Bạch chỉ 120g
Xuyên khung 120g
Chích thảo 120g
Phục linh 120g
Đương qui 120g
Nhục quế 120g
Bạch thược 120g
Chế Bán hạ 120g
Trần bì 240g
Chỉ xác (sao) 240g
Ma hoàng 240g
Thương truật 960g
Can khương 160g
Cát cánh 480g
Hậu phác 160g
Cách chế và dùng: Nhục quế, Chỉ xác tán bột riêng, các vị khác trộn lẫn sao chung từ từ cho đổi màu, tán bột thô.
Mỗi lần uống 12g, cho vào 3 lát Gừng tươi sắc nước uống nóng.
Tác dụng: Tán hàn, giải biểu, ôn trung, tiêu tích.
Giải thích bài thuốc:
Ma hoàng, Bạch chỉ: phát hãn giải biểu.
Can khương, Nhục quế: ôn trung, tán hàn cùng trừ nội ngoại hàn đều là chủ dược.
Thương truật, Hậu phác: táo thấp kiện tỳ, tiêu thực tích.
Cát cánh, Chỉ xác: thăng giáng khí, làm tan khí trệ.
Đương qui, Xuyên khung, Bạch thược: hoạt huyết, tiêu ứ huyết.
Bán hạ, Trần bì, Bạch linh: táo thấp, hóa đờm, tiêu đờm tích.
Camthảo: hòa trung.
Các vị thuốc hợp thành bài thuốc có tác dụng tiêu 5 loại tích: Hàn , Thực, Khí, Huyết, Đàm nên gọi là "Ngũ tích tán".
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc chữa chứng biểu lý đều hàn.
Lúc dùng thường tùy chứng gia giảm:
1.Nếu biểu hàn nặng, thay Nhục quế bằng Quế chi.
2.Chứng biểu không rõ, bỏ Ma hoàng, Bạch chỉ. Biểu hư ra mồ hôi bỏ Ma hoàng, Thương truật.
3.Chứng lý hàn nặng gia Ngô thù du. Thương thực nặng gia Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha.
Bài thuốc có tác dụng hành khí hòa huyết nên có thể dùng cho bệnh nhân đau kinh, kinh nguyệt không đều, bỏ thuốc giải biểu gia Chế Hương phụ, Diên hồ sách để điều kinh chỉ thống.
NHỮNG BÀI THUỐC KHAI KHIẾU
Bài thuốc Khai khiếu là những bài thuốc có tác dụng chữa chứng hôn mê bất tỉnh thường gặp trong các chứng bệnh sốt cao, co giật kinh phong, trúng thử hoặc bệnh thần kinh hôn mê đột quỵ, làm cho bệnh nhân tỉnh lại (gọi là khai khiếu).
Chứng bế trong Đông y học thường chia hai loại nguyên nhân khác nhau:
1.Nhiệt bế thường gặp trong Ôn bệnh (bệnh nhiễm) do nhiệt độc thịnh nhập Tâm bào gây nên.
2.Hàn bế thường gặp trong các bệnh nội khoa nặng, ảnh hưởng đến thần kinh, thường là do đàm thấp trọc gây nên, chứng Đàm mê tâm khiếu làm cho bệnh nhân hôn mê bất tỉnh.
Cho nên bài thuốc Khai khiếu thường chia làm 2 loại:
Lương khai: chữa chứng nhiệt bế.
Ôn khai: chữa chứng hàn bế.
Bài thuốc Lương khai cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu.
Bài thuốc Ôn khai có tác dụng tán hàn, hóa đàm, đuổi uế trọc.
Những bài thuốc Khai khiếu phần lớn gồm những vị thuốc cay thơm, hương nồng có tác dụng thông khiếu, tỉnh thần dễ làm tổn thương nguyên khí, nên chỉ dùng trong cấp cứu tạm thời không được dùng lâu dài, dạng thuốc thường làhoàn tán,lúc dùng với nước sôi ấm hoặc thổi vào mũi, không được sắc uống.
Những bài thuốc thường dùng là:
An cung Ngưu hoàng hoàn.
Tử tuyết đơn.
Chí bảo đơn.
Tô hợp hương hoàn.
Thông quan tán.
AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN
(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Ngưu hoàng 40g
Uất kim 40g
Hoàng cầm 40g
Hùng hoàng 40g
Băng phiến 10g
Trân châu 20g
Chu sa 40g
Tê giác 40g
Hoàng liên 40g
Sơn chi 40g
Xạ hương 10g
Cách dùng: Tất cả các vị tán bột thật mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi viên 4g, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khu đàm, khai khiếu.
Giải thích bài thuốc:
Chủ trị chứng sốt cao hôn mê, co giật (nhiệt nhập Tâm bào), nói sảng, lưỡi đỏ thẫm, mạch sác hoặc trẻ em sốt cao, co giật.
Ngưu hoàng: thanh tâm giải độc, hóa đờm khai khiếu.
Tê giác: thanh tâm lương huyết giải độc.
Xạ hương: khai khiếu an thần là chủ dược.
Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử: tả tâm hỏa, thanh nhiệt độc.
Hùng hoàng cùng với Ngưu hoàng khu đàm giải độc.
Uất kim, Băng phiến: phương hương hóa trọc, thông khiếu khai bế.
Chu sa, Trân châu: trấn kinh an thần.
Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu đàm khai khiếu, trấn kinh an thần.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Đây là bài thuốc chủ yếu để thanh nhiệt khai khiếu khu đàm, đối với những bệnh nhiễm độc nặng, sốt cao, hôn mê co giật như: Viêm màng não, viêm não, lỵ nhiễm độc, viêm phổi nhiễm độc dùng có tác dụng tốt.
2.Trường hợp có hội chứng nhiệt nhập Tâm bào, sốt cao, hôn mê, co giật thêm hội chứng dương minh phủ chứng (táo bón, bụng đầy trướng) có thể dùng bài này thêm với bột Đại hoàng 12g chia 2 lần uống, gọi là bài "NGƯU HOÀNG THỪA KHÍ THANG".
NGƯU HOÀNG THANH TÂM HOÀN
(Đậu chẩn thế y tâm pháp)
Thành phần:
Ngưu hoàng 1g
Chu sa 6g
Sinh Hoàng liên 20g
Hoàng cầm 12g
Sơn chi 12g
Uất kim 8g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 2 - 4g với nước thang Đăng tâm; trẻ em giảm liều.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc khai khiếu, an thần.
Thường dùng chữa chứng trẻ em sốt cao co giật, hôn mê, nói sảng hoặc chứng kinh phong, đàm thịnh bứt rứt.
TỬ TUYẾT ĐƠN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Hoạt thạch 640g
Thạch cao 640g
Từ thạch 1.280g
Hàn thủy thạch 640g
Các vị trên đảo đều, sắc lên, bỏ bã. Cho tiếp các vị thuốc sau:
Linh dương giác 200g
Thanh mộc hương 200g
Tê giác 200g
Trầm hương 200g
Đinh hương 40g
Thăng ma 640g
Huyền sâm 640g
Chích thảo 320g
Trộn khuấy đều vào nước, sắc các thuốc trước, chưng kỹ, bỏ bã, cho tiếp các vị:
Phác tiêu 1.280g
Tiêu thạch 1.280g
Sau đó, gạn sạch tạp chất, chưng nhỏ lửa, tiếp tục cho 2 vị:
Chu sa 120g (bột mịn)
Xạ hương 18g (bột mịn)
Trộn đều, cho vào nước sắc, để cho ngưng đọng lại thành dạng kết tinh, như Hoa Tuyết nên có tên là Tử tuyết đơn.
Hiện nay người ta dùng dạng bột (nguyên phương có vị Hoàng kim tức là Vàng nay không còn dùng).
Cách dùng: mỗi lần uống 1 - 2g với nước chín để nguội, ngày 2 - 4 lần.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng sốt cao kinh giật.
Trong bài thuốc dùng các vị ngọt hàn, sinh tân như: Thạch cao, Hoạt thạch, Hàn thủy thạch để tả hỏa trừ đại nhiệt.
Linh dương giác: thanh can tức phong chống co giật.
Tê giác: thanh tâm giải nhiệt độc.
Xạ hương: khai tâm khiếu đều là chủ dược.
Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo: tư âm thanh nhiệt giải độc.
Chu sa, Từ thạch: an thần trấn kinh.
Thanh mộc hương, Đinh hương, Trầm hương: hành khí tuyên thông.
Phác tiêu, Tiêu thạch: tả nhiệt tán kết.
Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Đây là một bài thuốc chủ trị chứng sốt cao, hôn mê co giật rất tốt. Trên lâm sàng thường được dùng chữa trẻ em sốt cao co giật.
2.Những trẻ em mắc bệnh sởi nhiệt độc thịnh, sởi lên không đều, sắc ban sởi đỏ tím, sốt cao, hôn mê khó thở, chỉ văn tía đỏ, dùng bài này có tác dụng tốt.
3.Trường hợp viêm màng não, viêm phổi cấp (nhiễm độc) có triệu chứng sốt cao, co giật, hôn mê hoặc bứt rứt khó thở, mồm khát môi khô, đều dùng có kết quả.
CHÍ BẢO ĐƠN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Nhân sâm 40g
Xạ hương 4g
Thiên trúc hoàng 40g
Băng phiến 4g
Hổ phách 40g
Đồi mồi 40g
Chu sa 40g
Chế Nam tinh 20g
Tê giác 40g
Ngưu hoàng 20g
Hùng hoàng 40g
An tức hương 60g
Cách dùng: Nghiền bột mịn trộn đều, luyện mật làm viên nặng 4g, mỗi lần uống 1 viên, tán nhỏ uống với nước sôi nguội, trẻ em giảm liều uống 1/2 - 1/4 viên tùy tuổi.
Tác dụng: Hóa trọc khai khiếu, thanh nhiệt giải độc, trấn kinh an thần.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chữa chứng đàm nhiệt mê tâm khiếu, sinh ra chứng hôn mê không nói được, đàm thịnh khó thở.
Xạ hương, Băng phiến, An tức hương, Thiên trúc hoàng khu đàm khai khiếu, phương hương hóa trọc là chủ dược.
Tê giác, Ngưu hoàng, Đồi mồi: thanh nhiệt giải độc.
Hùng hoàng, Chế Nam tinh: trừ đàm giải độc.
Chu sa, Hổ phách: trấn kinh an thần.
Nhân sâm: bổ khí có tác dụng phò chính khu tà.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Là bài thuốc chủ yếu chữa chứng trúng thử, trúng phong có hội chứng đàm mê tâm khiếu, biểu hiện các triệu chứng như: hôn mê, cấm khẩu, khó thở, khò khè, thường dùng chữa các chứng bệnh động kinh co giật, tai biến mạch máu não, đột quỵ, hôn mê gan ...
2.Trường hợp sốt cao cần gia thêm thuốc thanh nhiệt lương huyết giải độc.
Lưu ý: Trong bài có vị Nhân sâm, Cổ nhân dùng Nhân sâm sắc riêng để uống thuốc có ý bổ khí cố thoát, phò chính, khu tà, trong trường hợp bệnh nguy kịch dễ có tình trạng tâm khí suy thoát.
TÔ HỢP HƯƠNG HOÀN
(Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
Bạch truật 40g
Thanh mộc hương 40g
Tê giác 40g
Hương phụ 40g
Chu sa 40g
Kha tử 40g
Bạch đàn hương 40g
An tức hương 40g
Trầm hương 40g
Xạ hương 40g
Đinh hương 40g
Tỳ bạt 40g
Long não (Băng phiến) 20g
Dầu Tô hợp hương 20g
Nhũ hương 20g
Cách dùng: Trừ dầu Tô hợp hương, Xạ hương, Băng phiến, các vị còn lại nghiền thật mịn, trộn đều, rồi gia 3 vị trên vào nghiền tiếp và trộn đều, gia mật vừa đủ vào bột thuốc chế thành hoàn, mỗi hoàn nặng 4g, mỗi lần uống 1/2 - 1 hoàn, ngày 1 - 2 lần với nước sôi nóng, trẻ em tùy theo tuổi giảm liều.
Tác dụng: Ôn thông khai khiếu, giải uất hóa trọc.
Giải thích bài thuốc:
Trong bài có 10 loại hương dược: Tô hợp hương, Trầm hương, Xạ hương, Đàn hương, Đinh hương, Nhũ hương, An tức hương, Thanh mộc hương, Hương phụ, Băng phiến có tác dụng phương hương khai khiếu, hành khí uất, tán hàn hóa trọc.
Tỳ bạt phối hợp với hương dược tăng cường tán hàn khai uất.
Tê giác: thanh tâm giải độc.
Chu sa: trấn kinh an thần.
Bạch truật: kiện tỳ hòa trung để hóa trọc.
Kha tử nhục: ôn sáp liễm khí giảm bớt chất cay, các vị hương dược có hại đến chính khí.
Đặc điểm bài thuốc là nhiều vị hương dược để ôn thông, khai khiếu tỉnh thần.
Ứng dụng lâm sàng:
Đây là bài thuốc đại biểu "ôn khai" dùng trị chứng trúng phong khí bế hoặc kinh giản đàm quyết thường do hàn đàm nội bế.
Thường dùng trị các chứng trúng phong đột quỵ, hàm răng nghiến chặt, những bệnh động kinh lên cơn, những bệnh Hysteria thuộc chứng hàn bế thực chứng.
Chú ý: Không nên dùng cho phụ nữ có thai, chứng nhiệt bế hoặc chứng thoát.
THÔNG QUAN TÁN
(Đan Khê tâm pháp phụ dư)
Thành phần:
Tạo giác
Tế tân
(Lượng bằng nhau).
Cách dùng: Các vị thuốc tán thật mịn hòa đều, lúc dùng thổi vào mũi gây nên hắt hơi (nhảy mũi).
Tác dụng: Thông quan, khai khiếu.
Giải thích bài thuốc:
Tạo giác để khu đàm.
Tế tân: thông khiếu, thổi vào mũi để thông khai phế khiếu, vì phế chủ khí toàn thân, gây hắt hơi làm cho phế khí được tuyên thông thì chứng bế được cứu thóat.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài này chỉ dùng trong trường hợp cấp cứu chứng trúng phong hoặc đàm quyết, thường gặp ở bệnh nhân Hysteria, cơn động kinh tự nhiên ngã lăn bất tỉnh nhân sự, hàm răng nghiến chặt, đàm khò khè, sùi bọt mép, thuộc chứng bế chứng thực.
Chú ý: Tuyệt đối không nên dùng đối với chứng thóat, hôn mê trong tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
Bài này chỉ dùng cấp cứu sau khi bệnh nhân đã tỉnh, phải xem nguyên nhân hôn mê để dùng thuốc thích hợp.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA U BƯỚU BUỒNG TRỨNG
+ Phương 1: - Thành phần : Thục địa, Phục linh, Tiêu sơn tra mỗi vị 24g, Lộc giác sương, Bạch thược mỗi vị 12g, Bạch giới tử sao 15g, Đương qui, Quế chi mỗi vị 9g, Đại táo 6 quả, Sinh cam thảo, Sinh ma hoàng, Bào khương mỗi vị 3g.
+ Phương 1:
- Thành phần : Thục địa, Phục linh, Tiêu sơn tra mỗi vị 24g, Lộc giác sương, Bạch thược mỗi vị 12g, Bạch giới tử sao 15g, Đương qui, Quế chi mỗi vị 9g, Đại táo 6 quả, Sinh cam thảo, Sinh ma hoàng, Bào khương mỗi vị 3g.
-Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
-Chứng thích ứng: U nang (lành tính) buồng trứng.
+ Phương 2: Ôn kinh thang gia giảm
- Thành phần: Đảng sâm , Đương qui, Bạch thược, Quế chi, Ô dược, Đan sâm, Đại phúc bì, Phụ tử, Hồng hoa, Ngô thù du, Tam thất, A giao , Cam thảo. Liều dùng châm chước mà định.
- Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
- Chứng thích ứng: U nang (lành tính) buồng trứng.
+ Phương 3:
- Thành phần: Đương qui 10g; Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, Tam lăng, Nga truật, Huyền hồ, Ô dược mỗi vị 10g; Tảo hưu, Bán chi liên mỗi vị 30g; Cam thảo 5g.
- Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
- Chứng thích ứng: U nang (lành tính) buồng trứng.
+ Phương 4:
-Thành phần: Thiết thụ diệp 90 ~120g, Đại táo 7 ~ 10 quả.
-Cách dùng: Nấu lấy nước uống.
-Chứng thích ứng: Khối u buồng trứng.
+ Phương 5:
- Thành phần: Hải thảo 15g, Ý dĩ nhân 20g, Tam lăng, Nga truật, Đào nhân mỗi vị 10g; Bạch giới tử, Hạ khô thảo, Xích thược mỗi vị 12g, Thiên nam tinh (chế), Cam thảo mỗi vị 6g.
- Gia giảm:
* Hư hàn gia Phụ tử, Lộc gác giao, Bào khương;
* Khí hư gia Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật;
* Huyết hư gia Thục địa, Đương qui, A giao;
* Đàm thấp gia Phục linh, Thương truật, Thổ phục linh;
* Uất nhiệt gia Đơn bì, Đại hoàng, Hoàng cầm;
* Huyết ứ gia Thủy điệt, Đan sâm, Trạch lan;
* Khí uất gia Hương phụ, Uất kim, Quất hạch;
- Cách chế dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước phân 2 ~ 3 lần uống. 10 ngày là 1 liệu trình.
- Hiệu quả điều trị: Dùng thuốc trên điều trị 60 ca ung nang buồng trứng, trị khỏi 58 ca, hữu hiệu 2 ca, tổng hiệu suất 100%.
+ Phương 6:
- Thành phần: Tiểu hồi hương, Can khương, Nhục quế mỗi vị 5g; Diên hồ sách, Mộc dược, Đương qui, Xuyên khung, Xích thược, Ngũ linh chi, Bồ hoàng mỗi vị 10g.
- Gia giảm:
* Ra huyết thời gian dài, lượng nhiều, choáng đầu gia Nữ trinh tử, Hạn liên thảo;
* Khí hư ăn kém gia Hoàng kỳ, Đảng sâm;
* Ứ huyết bụng đau gia Điền tam thất, Ích mẫu thảo;
* Âm hư gia Lục vị địa hoàng hoàn;
* Sau khi u nang tiêu mất đổi dùng thang ích khí huyết bổ tỳ.
- Cách chế dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống.
- Hiệu quả điều trị: Dùng thuốc trên điều trị 50 ca ung nang buồng trứng, trị khỏi 46 ca, hiệu quả rõ 4 ca, tổng hiệu suất 100%.
+ Phương 7:
- Thành phần: Quế chi 12 ~30 g, Phục linh 30 ~ 60g, Đào nhân, Đan bì, Xích thược mỗi vị 10g; Hương phụ 15g, Trạch lan 30 ~45g.
- Gia giảm:
* Hàn nặng trọng dụng Quế chi, gia Phụ tử;
* Nhiệt chứng gia Bồ công anh, Tử hoa địa đinh;
* Khí hư gia Hoàng kỳ;
* Nếu dùng 2 liệu trình vô hiệu, gia Tam lăng, Nga truật, Bào xuyên sơn giáp, Thủy điệt.
- Cách chế dùng: Đem thuốc trên sắc nước phân 2~3 lần uống., mỗi ngày 1 thang, 15 ngày là 1 liệu trình.
- Hiệu quả điều trị: Dùng thuốc trên điều trị 98 ca ung nang buồng trứng, trị khỏi 71 ca, hiệu quả rõ 19 ca, hữu hiệu 6 ca, vô hiệu 2 ca, tổng hiệu suất 98%.
+ Phương 8:
Bạch chỉ 30g, Triết bối mẫu 15g, Nga truật 15g, Đại thanh diệp 10g, Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, Bồ công anh 20g, sắc nước uống, điều trị u nang buồng trứng có hiệu quả.
Bệnh nhân cần tư vấn Thầy Thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!
Tác giả bài viết:(Sưu tầm từ các Tạp chí)
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ ĐỘNG THAI ( DỌA SẨY THAI )
Doạ sẩy thai theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền tùy theo triệu chứng khác nhau mà chia ra chứng đau bụng thai nghén, thai động hoặc thai lậu.
I. NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ DOẠ SẨY THAI
Nguyên nhân
Sách Ngữ khoa kinh luận có ghi: có thai mà thai không yên là vì xung – nhâm mạch đều hư, thai phụ không vững. Cũng có khi do uống rượu, dâm dục quá độ mà thai động không yên; có khi do vấp ngã mà thai động; có khi do khí giận mà tổn thương can, khí uất kết không thư thái làm huyết mạch không yên hoặc uống các thuốc kiêng kỵ gây động thai; cũng có khi người mẹ có bệnh mà động thai.
Tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng khác nhau nên chia ra các thể bệnh điều trị như sau:
1. Dọa sẩy thai Thể khí huyết hư
– Triệu chứng chủ yếu: Thai trong 3 tháng đầu, âm đạo ra ít máu màu hồng nhạt, hoặc không ra máu. bụng dưới có cảm giác đầy nặng tức nặng bụng hoặc đau âm ỉ, người mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn thích nằm, sắc mặt tái nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng mạch hoạt vô lực.
− Biện luận: do thai phụ vốn yếu hoặc khi mang thai có bệnh làm cho khí huyết hư, xung – nhâm vốn không vững chắc, không giữ được khí huyết; hoặc do tỳ khí hư không vận hoá được thuỷ cốc nên sinh huyết kém, xung nhâm yếu nên thai không được nuôi dưỡng.
– Phép chữa: Bổ khí dưỡng huyết an thai.
– Bài thuốc:
+ Cử nguyên tiễn (Cảnh nhạc toàn thư) gai A giao, Hà thủ ô, tang ký sinh.
Đảng sâm12gChích thảo4g
Hoàng kỳ20gA giao12g
Bạch truật12gHà thủ ô12g
Thăng ma8gTang ký sinh12g
* Trong bài: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Chích thảo bổ ích trung khí, A giao, hà thủ ô, Tang ký sinh dưỡng huyết an thai, Thăng ma, Thăng đề dương khí.
+ Bài thuốc: Thai nguyên ẩm
Đẳng sâm 12gBạch truật 12gThục địa 12gTrần bì 8g
Đương quy 12gBạch thược 12gCam thảo 4g
Sắc uống ngày một thang, uống 10-20 thang.
+ Hoặc dùng bài Bát trân giảm xuyên khung; gia a giao, ngải diệp, tục đoạn.
+ Nếu thiên về huyết hư dùng bài Giao ngải thang (Tứ vật gia a giao, ngải diệp).
2.Dọa sẩy thaiThể thận khí bất túc
– Triệu chứng chủ yếu: Có thai thời kỳ đầu, thai động không yên, âm đạo ra ít máu, bụng dưới nặng, đau bụng, lưng gối nhức mỏi, vàng đầu ù tai, tiểu nhiều lần, người có thể gầy, mặt xạm, lưỡi sắc nhợt, rêu trắng hoạt, mạch trầm nhược.
− Biện luận: do thận tiên thiên kém, thận khí hư yếu, tình dục thái quá, nạo sẩy nhiều lần làm ảnh hưởng xung – nhâm, do đó không giữ được thai.
– Phép chữa: Cố thận an thai.
– Bài thuốc: Thọ thai hoàn (Y học trung tham tây lục) gia bạch truật, Ngãi diệp than, Đổ trọng, Đảng sâm.
Tang ký sinh12gBạch truật12g
Tục đoạn12gĐổ trọng12g
A giao12gĐảng sâm12g
Thỏ ty tử12g
* Trong bài: Đổ trọng, Tục đọa, Thỏ ty tử, tang ký sing bổ thận cố thai, Đảng sâm, bạch truật bổ trung ích khí, A giao, Ngãi diệp than bổ huyết chỉ thống huyết an thai.
+ Bài thuốc: Bổ thận an thai ẩm
Thục địa 12gCẩu tích 12gTang kí sinh 12gĐẳng sâm 12g
Thỏ ti tử 12gBạch truật 12gA giao 12gNgải diệp 6g
Đỗ trọng 12gÍch trí nhân 8g
+ Hoặc bài Thái sơn bàn thạch: gồm bài Bát trân gia sa nhân 4g, hoàng cầm 10g, tục đoạn 12g.
+ Hoặc Bài thọ thai hoàn:
Thỏ ty tử 20gTang ký sinh 20gTục đoạn 10gA giao 20g
Sắc uống ngày một thang , uống 7-10 thang.
3.Dọa sẩy thaiThể âm hư huyết nhiệt
– Triệu chứng chủ yếu: Người bứt rứt khát nước, lòng bàn chân tay nóng, thai thòi kỳ đầu, âm đạo ra ít máu ri rỉ sắc đỏ tươi, mặt đỏ, môi đỏ, miệng khô, tiểu ít vàng, chất lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch tế hoạt sác.
− Biện luận: thai phụ vốn âm hư hoả vượng hoặc ăn nhiều chất cay nóng, nhiệt phục ở xung – nhâm làm huyết đi sai đường không nuôi dưỡng thai.
− Phép chữa: thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng huyết, an thai.
– Bài thuốc: Bảo âm tiễn gia Trư ma căn ( Cảnh nhạc toàn thư).
Sinh địa12gTục đoạn12g
Thục địa16gSơn dược12g -20g
Hoàng cầm12gCam thảo4g
Hoàng bá12gTrữ ma căn20g
Bạch thược12g
Nếu ra máu nhiều gia: cỏ mực sao, a giao nướng.
Nếu đau lưng nhiều gia: tang ký sinh.
Sắc uống ngày một thang, uống 7-10 thang.
* Trong bài: Thục địa dưỡng huyết tư âm, bạch thược dưỡng huyết liễm âm, Hoàng bá, Hoàng cầm thanh nhiệt, Sinh địa tư âm thanh nhiệt, Tục đoạn bổ thận, Sơn dược bổ tỳ, Trữ ma căn lương huyết chỉ huyết an thai.
4. Thể can khí uất
− Triệu chứng: tinh Thần uất ức, ngực sườn đầy tức, ợ hơi, ăn kém, nôn, đau đầu, đau bụng, có thể ra máu tươi, mạch huyền hoạt.
− Biện luận: do tình chí uất ức thương can, làm can khí uất kết không thư thái, khí nghịch lên làm ngực sườn đầy tức, thai động không yên.
− Phép điều trị: sơ can giải uất, lý khí, an thai.
− Phương thuốc: dùng bài Tử tô ẩm
Tô ngạch 8gĐương quy 12gĐại phúc bì 8gXuyên khung 8g
Đẳng sâm 12gThông bạch 4gBạch truật 12g
5.Dọa sẩy thaido ngoại thương
− Triệu chứng:sau khi ngã vấp, thai động không yên, đau bụng, mỏi lưng, có thể ra máu âm đạo.
− Phép điều trị: điều khí, dưỡng huyết, an thai.
− Phương: dùng bài Tiểu phẩm trữ căn thang
Đương quy 12gTrữ ma căn 20gBạch thược 12gA giao 12g
Nếu đau lưng gia thêm: đỗ trọng 10g, tục đoạn 10g, tang ký sinh 12g.
+ Hoặc dùng bài An thai ẩm
Thục địa 16gBạch thược 12gHoàng kỳ 12gTục đoạn 12g
Đương quy 12gHoàng cầm 8gHương phụ 8gNgải diệp 8g
Xuyên khung 8gĐẳng sâm 12gĐỗ trọng 10gCam thảo 4g
− Chú ý:
+ Những vị thuốc kiêng dùng khi có thai: thuốc phá huyết, thuốc tả hạ, thuốc độc như thuỷ ngân, thạch tín, mang tiêu, ba đậu, đào nhân, ngưu tất, hồng hoa, tam lăng, nhục quế… các thuốc có tính nóng.
+ Thuốc cẩn thận khi dùng: quy vĩ, xuyên khung, tang ký sinh.
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM CHỮA DOẠ SẨY THAI
1. Trữ ma căn (rễ cây gai làm bánh) 40g, Ngãi diệp 40g sắc uống.
2. Cuống bí đỏ (bí ngô) mỗi lần uống 2 lần, uống kiền 2 tháng.
3. Cuống bí ngô tán nhỏ (sấy khô) mỗi lần uống 3g ngày uống 2 lần, uống liền 2 tháng
4. Ngãi diệp một nắm, trứng gà 1. lá ngãi và trứng bỏ và nồi sành luộc chín, lấy ra bóc trứng ăn và uống nước lá ngĩa. Đối với người bị sẩy thai liên tiếp, cứ 1 ngày ăn 1 trứng với lá ngãi liền trong 4 tuần sau đó cứ mỗi tháng ăn liền 2 trứng cho đến lúc đủ tháng sinh.
5. A giao, hạt sen ( bỏ nõn, lấy cả màng) gạo nếp đều 15g, cho vào bát đổ nước chưng cách thủy cho gạo nếp chín nhừ là được chia làm 2 lần ăn trong 1 ngày.
6. Đối với nhữngngười sẩy thai liên tiếp, có thể dùng bài thuốc sau ( kinh nghiệm của học viện trung y Quảng Đông)
Thỏ ty tử320gĐương quy80g
Tục đoạn120gĐảng sâm160g
A giao160gBạch truật120g
Lộc giác sương120gSa nhân20g
Ba kích thiên120gThục địa200g
Đổ trọng120gĐại táo50 quả( bỏ hột)
Câu kỷ tử120g
* Tất cả tán bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần, một liệu trình 2 tháng, nghỉ ngoi trong thòi gian hành kinh.
Lưu Ý
Khi mang thai kèm với đau bụng hoặc ra huyết cần phải đi khám ngay tại các cơ sở cóchuyên khoa sản và siêu âmđể xác định tình trạng thai.
Nếu có dấu hiệu dọa sẩy thai, cần nghỉ ngơi tại giường, phải kiêng lao động, kiêng giao hợp, nên ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu đã điều trị như
trên nhưng vẫn ra huyết nhiều hoặc đau bụng nhiều hơn thì phải đi bệnh viện khám để xác định thai, tình trạng thai và từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị.
(Siêu Tầm)
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:745.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh