XtGem Forum catalog
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
BÁT VỊ HOÀN và LỤC VỊ HOÀN 2 PHƯƠNG THUỐC CHỮA BỆNH THẬT KỲ DIỆU
Tiền triết có nói: “Nhà Y mà không hiểu rõ chân tướng của tiên thái cực, không nghiên cứu tác dụng thần diệu của thủy hỏa vô hình mà không thể trọng dụng được những bài thuốc hay như Lục vị, Bát vị thì làm thuốc còn thiếu sót hơn một nửa.
“Do tạng thận là quan trọng bậc nhất của cơ thể, tất cả bệnh tật của con người rốt cuộc rồi cũng liên hệ tới thận, vì thận là nguồn gốc của trăm thứ bệnh. Xét trăm bệnh gây ra không bệnh nào là không vì hỏa, mà hỏa phát ra không khi nào là không do hư, vì gốc chứng hư không khi nào là không do thận. Vì thủy là nguồn của muôn vật, hỏa là cha của muôn vật, nguồn hay cha đều căn bản ở thận cả. Hễ thận nguyên đầy đủ thì mọi thể hiện đều yên và bệnh tật không có nữa. Người ta có sự sống đều nhờ vào tác dụng của âm dương thủy hỏa, mà thận là cái rễ của âm dương thủy hỏa, nếu âm dương mất điều hòa, thủy hỏa thiên lệch, trăm bệnh sinh ra ngay, mà cách chữa cứu âm không gì bằng làm mạnh chân thủy, bổ dương không gì bằng làm ích chân hỏa, mà thận cũng vừa là thủy cũng vừa là hỏa, cho nên cứu âm cứu dương mà không tìm chủ của nguồn thủy hỏa, bỏ rơi tạng thủy hỏa, bỏ bài Lục, Bát vị thì không tìm thấy cửa tất không có lối vào, cũng như trồng cây mà muốn bỏ rễ liệu cây có sống được không?”.
Vị thục địa là quan trọng nhất trong bài Lục - bát vị.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có nói: “Tôi kinh nghiệm chữa bệnh đã lâu, biết rằng sự thần diệu của cổ phương không bài nào bằng các bài Lục, Bát vị, thật là thuốc thánh để bảo vệ sinh mạng, nếu mà hiểu sâu được ý nghĩa gặp từng loại bệnh mà suy rộng ra thì càng dùng thấy càng hay, đem chữa bệnh nào mà chẳng được.
“Dùng để trục tà (giải cảm) thì nó bổ chân thủy mà ra được mồ hôi.
“Dùng để tiêu đờm thì tan được chất hủ bại mà vận hóa mạnh lên.
“Dùng để khu phong thì nó sinh ra huyết mà phong tự hết.
“Dùng để tán hàn thì nó bổ chân hỏa mà âm hàn tự tiêu.
“Dùng để thanh thử thì nó thu nạp được khí về nguồn gốc.
“Dùng để trừ thấp thì nó dẹp được hết thủy tà.
“Chữa trẻ con thuần dương (hay sốt nóng) thì nó sinh thêm thiên quý để cứu bệnh không có âm”.
Công dụng chữa hiếm muộn
Cũng theo Hải Thượng Lãn Ông, các bài thuốc Lục vị, Bát vị có công dụng đặc biệt tốt trong điều trị bệnh hiếm muộn - vô sinh nam nữ. Ông có nói:
“Chữa bệnh kinh huyết thì nó bổ cho chân thủy để tưới nhuần vào chỗ huyết khô, huyết bế.
“Chữa bệnh vô sinh nam thì nó bổ thận, bồi dưỡng ngũ tạng, sinh tinh, làm cho tinh khí mạnh mẽ, rất dễ thụ thai.
“Chữa bệnh vô sinh nữ thì nó bổ chân âm điều hòa khí huyết kinh nguyệt, dưỡng trứng và nuôi dưỡng dạ con (tử cung).
“Uống lúc có thai thì nó giữ vững bào thai.
“Uống sau khi đẻ thì nó bồi dưỡng thêm tinh huyết; các chứng Phong, Lao, Cổ, Cách, uống bài này cũng cứu vãn được; thuốc uống lâu chân hỏa vững chắc ở đan điền thì hư phong còn đâu mà phát lên được, không phải lo sợ trúng phong nữa, vị cam ôn thì trừ được nóng dữ, vị bổ dưỡng thì tinh huyết dễ sinh, chứng cốt chưng (âm hư sốt nóng hâm hấp), phục nhiệt (nhiệt phục bên trong) còn chỗ nào ẩn náu được, chứng lao đã thành cũng khó mà dằng dai được, chân hỏa ở dưới đầy đủ, nguyên khí ở giữa tự nhiên lớn mạnh, sự tiêu hóa bình thường, thì chứng đầy bụng mà làm sao sinh được, chứng cổ trướng cũng không lo nữa. Dưới nồi có lửa thì cơm trong nồi tự nhiên chín, tinh khí dào dạt, tinh ba lan khắp bốn bên, thì chứng táo sáp, ợ nghẹn còn lo gì nữa. Chứng nặng đã có thể tiêu tan, thì chứng nhẹ dứt khoát khó mà trầm trọng được, huống hồ các loại rôm sảy nhỏ nhặt thì có khó gì, thật là môn thuốc quý báu nhất, là bài thuốc hay nhất dể bảo vệ sinh mạng. Dùng thường xuyên thì tinh huyết dồi dào da và sắc mặt hồng hào, sức khỏe dẻo dai, gân xương rắn chắc”.
Điều chủ yếu: cách dùng nó như thế nào là một vấn đề.
Lục vị, bát vị là vị thuốc lạ nhưng chữa được nhiều bệnh.
Trong bào chế bài Lục vị - Bát vị, vị thục địa là quan trọng nhất bài, chế kỹ rồi đem nấu cao hoặc giã nhuyễn ra trộn vào phần thuốc bột còn lại của bài thuốc, không nên sấy khô tán bột sẽ mất tác dụng của bài thuốc, không còn bổ thận nữa. Các vị còn lại trong bài tùy bệnh mà bào chế và gia giảm, chẳng hạn như: sơn thù tẩm rượu, hoài sơn, bạch linh tẩm sữa tươi hấp chín,phơi khô để dùng; đơn bì, trạch tả tẩm muối, sao khô. Ngoài ra còn có thể gia các vị như: đỗ trọng, tục đoạn, câu kỷ tử, nhục thung dung, huỳnh tinh, thỏ ti tử, ngũ vị tử, mạch môn, ngưu tất, ba kích, đương quy, bạch thược...
Bài Lục, Bát vị theo cổ phương: thục địa 320g, hoài sơn 160g, sơn thù 160g, bạch linh 120g, mẫu đơn bì 120g, trạch tả 120g. Thêm 2 vị nhục quế 40g, phụ tử 40g là bài bát vị.
Cách Chế: thục địa nấu cao, còn các vị khác sấy khô tán bột thắng mật ong thành châu, hòa chung làm hoàn mềm 10g, mỗi ngày dùng 4 - 6 viên với nước.
Lục Vị Hoàn và Bát Vị Hoàn
Bài Thuốc Bổ Thận Âm và Thận Dương
Bài Bổ Thận Âm LỤC VỊ HOÀN
1. Thành phần
Thục địa 8 lạng; Sơn thù 4 Sơn dược 4
Mẫu đơn bì 3; Trạch tả 3; Phục linh 3
Các vị tán nhỏ trộn với Thục địa cho mật ong vào viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 70-80viên, với nước muối nhạt, nên uống khi đói lòng, uống xong ăn thức ăn nhẹ để chận lên làm cho thuốc không ở mãi trong dạ dày mà đi thẳng xuống hạ tiêu để tả khí xung nghịch
Lục vi hoàn - lục vị địa hoàng hoàn
2.Phân tích Bài thuốc Lục vị hoàn
Thục địa: Tư âm trấn kinh là quân
Sơn thù: Dưỡng can nhiếp tinh; Sơn dược: Kiện tỳ cố tinh, hai vị là thần
Trạch tả: Thanh tả thận hỏa
Đan bì: thanh tả can hỏa
Phục linh: Đạm thẩm lợi thấp. Ba vị này là tá và sứ
Ba vị đầu có tác dụng bổ, ba vị sau có tác dụng tả. Bài thuốc vừa bổ âm, giáng hỏa chữa chứng âm hư sinh nội nhiệt
3.Tác dụng
Chữa chứng can thận bất túc, chân âm suy tổn,tinh khô huyết kém. Lưng đau chân nhức, di tinh ỉa ra máu, tiêu khát, lâm lịch bí đái, khí bị vít lấp, đờm dãi, mắt mờ, mắt hoa, tai ù, tai điếc, khô cổ, đau họng với các chứng thận hư phát sốt, đổ mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mất máu, thủy tà dồn lên thành đờm( bệnh lâu ngày, âm hỏa bốc lên, tân dịch sinh đờm mà không sinh huyết nên làm mạnh chân thủy để chế bớt tướng hỏa thì đờm tự nhiên tiêu), thủy hư huyết hư phát sốt , ho hen khát nước( thận hư thì đưa nhiệt lên phổi mà sinh ho hen, ấn mạnh đến xương thì nóng bỏng tay) hoặc thận âm suy tân dịch không giáng xuống được, hư hỏng vẩn đục mà thành đờm, hoặc đến nỗi ho xốc hoặc đầu choáng váng( dâm dục quá độ thận khí không thể trở về nguyên chỗ đó là khí hư mà đầu choáng váng, thổ huyết, băng huyết, rong huyết, can không giữ được huyết đến nỗi huyết chạy càn bậy, đó là chứng huyết hư mà đầu choáng váng).
Lại chữa chứng tiểu tiện không rốn được, thận hư sinh khát, mất tiếng, răng không chắc, đau răng vì hư hỏa, buồn phiền vật vã vì huyết hư, lưỡi khô đau, gót chân đau, các chứng ghẻ lở ở hạ bộ, các chứng hư thũng ở đầu mắt, phàm các bệnh sốt ở rẻ em mà theo loại chứng dương đều chữa được rất tài, nên bảo rằng” làm mạnh chủ thủy để chế bớt dương quang” là thế
4. Công năng bài Lục vị
Bài Lục vị chuyên bổ thận thủy, bài bát vị đã bổ thận thủy lại bổ cả tướng hỏa, người trẻ thủy suy hỏa vượng nên dùng Lục vị, người già thủy hỏa đều suy kém nên dùng Bát vị. Huống chi tuổi già, chân thủy ở thận đã hư, tà hỏa nhân đó lấn vào mà làm hư nhiệt, tiêu khát, tiểu tiện không rốn được lên lịch bí đái, không có Quế phụ để ôn tán liệu có được không. Người ta sợ nóng nhưng không biết thứ hỏa bổ ấy là nguyên khí chân dương. Nguyên khí của chân dương khi đã hồi phục được thì hư hỏa tà âm ế phải tiêu trừ đi, thật là thuốc thánh để chữa chứng thủy tràn lên thành đờm, phương thần để chữa chứng huyết hư phát nóng, duy tư dưỡng phần âm mà hỏa tự nhiên xuống, chứ bất tất phải giáng hỏa. Như vị thục địa tính ấm, đơn bì tính mát, Sơn dược tính săn chắc, Bạch linh tính thẩm thấu, Sơn thù tính thu, Trạch tả tính tả bài thuố đã bổ thận lại kiêm cả bổ tỳ. Sách “ Bổ ích tỳ vị để bồi bổ cho mẹ của vạn vật: thu tinh khí bị hư hao lại, nuôi khí tư dưỡng thận, chế hỏa lợi thủy, khiến cho bộ máy thông lợi mà tỳ thổ khỏe chắc, thật là có bổ có tả để thành công bình bổ, rõ là phương thuốc hay xưa nay không thay được”
5.Ý nghĩa BT
Đó là phương thuốc thuần âm, vị trọng mà nhuận hạ
Thuần âm là khí của thận, vị trong là chất của thận, nhuận hạ là tính của thận, không dùng bài này thì không thể khiến cho thủy về đúng nguyên chỗ của nó. Trong đó chỉ có thục địa là đầu vị của tạng này còn 5 vị kia dùng để giúp sức. Sơn dược là thuốc âm kim. Quẻ cấn biến trong quẻ khảm, rắn đọng mà sinh kim cho nên vào thủ thái âm làm vinh nhuận da dẻ, thủy phát từ nguồn cao cho nên khơi thủy phải khơi từ núi, vị sơn dược làm cho thái âm thổ bền chắc để làm nguồn của thận thủy, thủy thổ hợp thành mộ khí thẳng xuống dưới rốn, như vậy Sơn thù là thuốc âm mộc, can thận đều ở dưới mượn chất chua chat để thu liễm sự an tràn, thủy hỏa lên xuống tất phải do kim mộc làm đường lối cho nên cùng với sơn dược làm chủ đi xuống bên tả bên hữu để giữ khởi thấm ra, 2 vị ấy không tách rời nhau
Đơn bì là thuốc của Thủ túc quyết âm, thiếu âm đưa được tâm hỏa xuống bàng quang, thủy hỏa sánh đôi, tả tâm bổ thận; lại có thêm vị phục linh thẩm thấp để đưa dương xuống, Trạch tả mặn tiết để đưa âm xuống, nào khơi nào tháo, làm cho nước không chỗ nào không chảy vào bể. Ấy là ý nghĩa mầu nhiệm về chế phương này. Một thuyết nói: “ Trạch tả tả thủy ở bàng quang mà tai mắt được sáng suốt, sáu kinh đều chữa cả mà chuyên chú công dụng về can thận, không thiên lệch về hàn táo mà bổ được âm, hêm được huyết”. nếu uống được luôn thì công hiệu khó mà kể cho hết- làm tai tỏ, sáng mắt, ý nói thấm lợi được thấp nhiệt ở hạ tiêu, thấp nhiệt đã hết thì khí trong trẻo đưa dược lên trên cho nên nuôi được 5 tạng, mạnh được âm khí, bổ hư tổn khỏi choáng váng đầu có công năng làm cho tỏ tai sáng mắt, vì vậy cổ phương thường dùng. Người đời nay thường hay ngờ bài này làm cho lòa mắt. Vì uống sai liều lượng, thận thủy lợi quá mà lòa mắt, nếu theo cổ phương phối hợp nhiều ít rất đúng, không thể thêm bớt được.
6.Gia giảm bài lục vị
Thận khí hoàn là bài thuốc bổ thủy vì cho rằng thục địa là thuốc đại bổ tinh huyết nhưng không biết một khi tinh huyết đủ thì chân dương tự nhiên sinh ra, huống chi những vị sơn dược, sơn thù đều làm cố sáp được tinh giữ dược khí; khí là hỏa, hỏa ở trong thủy là chân dương. Bài thuốc này không lạnh không ráo, tính rất bình đạm, rất hay lạ, có gia giảm cũng chỉ nên trong số vài ba bốn vị mà thôi. Ngày nay người ta cứ hay tìm trong bản xem có vị nào bổ thì tùy tiện thêm vào [ không biết rằng] vị đó có bổ nhưng không có tả,[ số lượng] vị khách nhiều hơn vị chủ, thành ra sức thuốc không tập trung, làm cho công dụng bài lục vị bị giảm sút,[ có khi đến mức] không có tác dụng gì nữa. Dùng bài này người đời thường phạm 4 lỗi; không phải là thứ thục của đất hoài khánh thì sức thuốc kém, không được 9 lần chưng, 9 lần phơi thì không chin; ngờ tính nê trệ của thục mà giảm lượng đi làm vị đứng đầu bị kém yếu, cho trach tả chỉ có tính tả mà giảm đi làm cho chức năng của vị “sứ” kém đi.
- Hình thể gầy đen khô khốc thì bội thục địa, khử trạch tả, nếu tiểu tiện không thông lợi thì gia mạch môn, Ngũ vị, nhất thiết cần dùng Trạch tả. Đấy không phải là thủy không lợi mà thực là tinh tự hao kiệt.
- Có chứng sốt âm(sốt về chiều hoặc về đêm hoặc cả ngày đêm nóng hầm hập luôn) thì bội Đơn bì; can hỏa thịnh quá gia Bạch thược(dùng sống), nếu thấy hỏa cháy bốc dữ dội thì gia Tri bá( dùng nước tiểu trẻ em tẩm sao khô); nếu can khí thịnh, can huyết hư, tính nóng vội hay cáu gắt thì giảm Sơn thù, bội đơn bì, gia Bạch thược, Sài hồ
- Tỳ hư kém ăn thì bội Bạch linh, Sơn dược khử Đơn bì
- Huyết hư âm suy bội Thục địa, Sơn thù, gia Lộc nhung
-Thận hư đau lưng mỏi gối thì gia Đỗ trọng, Ngưa tất
- Tinh họa, nhức đầu chóng mặt, tối mắt thì bội thục địa, sơn thù, tinh hoạt quá thì gia phá cố chỉ
- Tiểu tiện hoặc nhiều hoặc ít, hoặc đỏ hoặc trắng thì bội phục linh, nếu tiểu tiện nhỏ giọt thì bội phục linh, Trạch tả kèm thấp nhiệt thì gia chi tử, mộc thông,tiểu tiện đi luôn thì khử Trạch tả gia Ích chí( sao muối 3 lạng) cay nóng để sáp tinh giữ vững khí
- Tâm hỏa thịnh và có ứ nhiệt bội đơn bì, gia Mộc thông
- Tỳ vị hư yếu, da dẻ khô sáp bội Sơn dược
- Đàn bà huyết khô kinh bế,gia Quy, Thược, Nhục quế. Tiểu tiện hoặc đỏ hoặc trắng nhiều , ít bội phục linh
- Các chứng huyết thuộc đại hư của đàn bà cũng nên dùng bài này. Có hư nhiệt thì bội đơn bì, khô kiệt khử trạch tả, bội thục địa, ăn ít thì khử mẫu đơn bì hàn trệ thì gia quan quế, đau nhói thì gia Thanh bì, Nhục quế, sữa không thông thì bội thục địa gia Mộc thông, khử Trạch tả( Trạch tả đã thấm lợi lại tổn thương phần âm mà sữa tức là huyết)
-Các chứng sốt ở trẻ em, bệnh mới mắc hay hư đã lâu, không bệnh nào là không dùng được, thực là thánh dược đối với nhi khoa, nếu hoặc nóng quá thì bội đơn bì, nóng cực độ thì gia Tri bá, nóng và khát thì gia Mạch môn, Ngũ vị, bội Thục địa
- Bụng hư trướng thì thục địa sao khô, bội Linh, Trạch, gia Ngũ vị
- Nóng mà mửa thì gia Ngũ vị, Ngưu tất
- Tỳ hư đi tả và kiết lỵ kéo dài thì gia Thỏ ty, phá cố
- Ỉa mửa do nhiệt gia Ngũ vị
- Nóng rét gia Sài hồ, Bạch thược
- Động kinh phát sốt gia Long đởm thảo, Tần giao, Sài hồ, Bạch thược, Mộc hương
- Can nhiệt bội đơn, thục
- Đau bụng đi lỏng bội Linh, Trạch, bị lâu ngày gia Phá cố chỉ
- Cam mắt gia Sài hồ, Bạch thược, Tật lê, Cúc hoa
- Cam nhiệt bụng to, bắp thịt róc thì Thục địa sao khô, bội Phục linh, Trạch tả, gia Xa tiền, Ngưu tất
- Nóng biến chứng gia Thăng ma
- Các chứng tiên thiên bất túc như chậm biết đi, chậm mọc răng, chậm mọc tóc, chậm biết nói, thóp hở, nghẽo cổ, gù lưng, dô ngực đều nên gia Lộc nhung, Lộc giác giao, nặng lắm thì gia Hà sa
7.Cách dùng thang tống ( giống bài bát vị)
- Dùng nước muối nhạt làm thang tống là vì muối nhuận xuống làm mềm chất rắn, có hư hỏa thì dẫn xuống
- Dùng nước cơm sôi làm thang tống vì nó là chân vị điềm đạm của tỳ, rất chóng sinh ra tinh, có ý nhân bổ thận mà bổ tới cả tỳ
- Dùng nước lã đun sôi làm thang tống vì nó không nhanh không chậm, không nóng không ráo
- Dùng rượu nóng làm thang vì nó dẫn sức thuốc đi rất nhanh, mùa đông có thể ngăn được hàn tà từ bên ngoài
- Dùng bài bổ trung làm thang tất vì có chứng nguyên khí hãm xuống, đã muốn bổ nguồn gốc lại sợ thuốc chạy xuống thái quá, trên hư dưới thực nên phải đưa trung khí lên để nguyên khí ở tam tiêu còn mãi
- Dùng bài Lý trung làm thang tất vì tỳ vị trầm hàn nên trước phải điều lý trung châu rồi mới thông xuống được
- Dùng bài Sinh mạch làm thang là vì kim sinh thủy làm cho mẹ con nuôi nhau, khí của phế dồn xuống thận mà làm vệ khí lại dẫn được xuống 2 tạng kim và thủy để sinh âm
- Dùng bài quy tỳ làm thang là muốn cho tiên thiên thủy hỏa, hậu thiên khí huyết đều được tư nhuận
- Dùng nhân sâm trần mễ làm thang để cho dẫn xuống tỳ thận mà sinh dương khí.
8. Sự cấm kỵ của bài Lục vị
Phàm hỏa hư, tỳ vị yếu dễ đi ỉa chảy thì không nên dùng nhiều
- Người chân âm thịnh, béo trắng, thấy có chứng sốt nóng đấy là thổ hư không thể tàng được dương thì cấm dùng
- Chứng vong dương tuy thấy nóng dữ, ấy là hỏa bốc ra ngoài, nguyên khí thoát thì cấm dùng
- Đờm ở tỳ phế bít lấp, hoặc đến nỗi phát suyễn nghịch thì cấm dùng
- Vì thủy thịnh mà phát thũng trướng, tuy có Linh, Tả cũng cấm dùng
Bổ thận dương BÁT VỊ HOÀN
1.Công thức bài thuốc
Thục địa 8 lạng
Hoài sơn 4 lạng
Sơn thù 4 lạng
Đơn bì 3 lạng
Bạch linh 3 lạng
Trạch tả 3 lạng
Nhục quế 1 lạng
Phụ tử 1 lạng
Bào chế, viên với mật bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 60 – 70 viên lúc đói bụng, nấu nước muối làm thang mà uống, uống xong một lúc thì ăn thức ngon chận lên.
2. Phân tích bài thuốc và ý nghĩa của bài thuốc
Thục địa bổ thận, điều tinh, sinh huyết, là thuốc thánh để bổ âm là đầu vị; Sơn thù vị chua vào can thận, chủ đóng kín mà tính chua liễm hợp với nó, Sơn thù là ấm gan, đuổi phong, cố tinh ích khí. Hai vị thục địa và sơn thù là chất nhu nhuận.
Bạch linh, Sơn dược vào để giúp tỳ vị, khiến cho từ chỗ đó mà sinh ra hóa nguyên, và làm cho hậu thiên phát triển mãi mãi ko cùng. Linh có thể vào tỳ, thấm được thấp nhiệt ở trong tỳ mà thông với thận, giao với tâm, tác dụng của nó đều chủ về thông lợi đỡ cho vị Sơn dược có tính trệ. Vả lại, sắc trắng thuộc kim, có thể bồi dưỡng bộ phận phế lại có ý nghĩa “con hư thì bổ mẹ”. Sơn dược vị ngọt vòa tỳ mà bổ tỳ yên được kẻ thù của thủy cho nên dùng làm thần và lại thanh hư nhiệt ở phế lại hay cố tinh bổ thận. Đơn bì để trừ nhiệt nấp ở phần âm, còn tả được cả hỏa ẩn náu của quan tướng, lương huyết lui nhiệt. Đơn bì là hỏa ở phương nam giống đực không phải cái, thuộc dương, cho nên vào được thận, tả được âm hỏa, dẹp lui được chứng nóng âm ỉ trong xương, không có mồ hôi, Đơn bì vào can, tác dụng chủ yếu là tuyên thông để giúp Sơn thù là thuốc cố sáp. Trạch tả lợi tiểu tiện, để thanh tướng hỏa, thông cái trệ của thục địa để dẫn các thuốc mau đến thận, có bổ có tả mà không thích công phạt. Trạch tả để tả hỏa tà, nước đọng của long lôi lại cùng phục linh thấm nhạt, chuyển vận các vị thuốc đi xuống. Trạch tả Phục linh tính thấm tả chính là để cho máu khiến cho chóng thông xuống dưới, thận âm không giũ được bốc cháy lên trên. Dùng Trạch tả tính mạnh để đưa phần âm trong dương xuống. Trong bài bát vị, kiêm cả công lẫn bổ, đầy đủ cả âm dương, vì không có dương thì âm không thể sinh sôi nảy nở được, cho nên các vị Nhục quế, Phụ tử là loại thuốc cay nhuận, có thể bổ hỏa trong thủy, thủy hỏa được nuôi dưỡng thì thận khí trở nguyên chỗ. Phụ tử là thuốc của cả tam tiêu, cay nóng thuần dương lưu thông các kinh mạch, tính chạy mà không giữ lại, Nhục quế là thuốc kinh thiếu âm, tuyên thông huyết mạch, tính cũng bốc, hai vị ấy đều khó khống chế, cần được 6 vị kia là thứ thuần âm, vị hậu, nhuận hạ để khơi thông đưa đường rồi mới dẫn xuống thận, tự nhiên sẽ không ngại chấn động lên nữa.
Ý nghĩa của bài Bát vị: phương này chữa chứng tướng hỏa không đủ, hư gầy khí kém, cho nên Vương Băng cho rằng “Bổ ích nguồn chân hỏa để làm tiêu tan mây mù trong phần âm’, mạch xích nhược thì dùng rất thích hợp.
3. Công dụng bài thuốc
Trị các chứng : mệnh môn hỏa suy, tướng hỏa không đủ không sinh được thổ, đến nỗi tỳ vị hư hàn, hư yếu, khí kém, không thiết ăn uống, đại tiện không rắn, rốn bụng quặn đau, đêm đi đái nhiều, hoặc mạch hư nhược, thổ yếu thủy thắng, thiếu hỏa hao kém; hoặc mạch rỗng ấn vào có lực, hoặc hỏa hư đờm thịnh, cùng với các chứng âm thịnh cách dương, trong thực hàn mà ngoài giả nhiệt, nên nói rằng bổ ích cho nguồn chân hỏa để tiêu tan mây mù trong phần âm là thế.
4. Cách gia giảm bài Bát vị:
- Thận hư ỉa chảy, kiết lỵ kéo dài gia Thăng ma, Phá cố chỉ, Ngũ vị; bội Linh, Trạch; khử Mẫu đơn
- Mạch bộ xích bên phải vi tế mà phần dương kém quá bội Quế Phụ
- Mạch bộ xích bên trái hồng sác mà phần âm quá thiếu thì bội Thục địa, hoặc chưng thành cao, hoặc nấy trước đi.
- Mạch bộ quan bên trái vô lực, can khí không đủ bội Sơn thù
- Mạch bộ quan bên phải vô lực, tỳ vị kém, bội Linh Trạch; không có thấp trện thì giảm Linh
- Vị hỏa nhiều quá sinh chứng phát vàng, sốt về chiều, miệng lở hay đói, khát nhiều, giảm trạch tả, bội Đơn bì
- Can hỏa thịnh nóng như nấu, ngọc hành đau, tiểu tiện ngắn xẻn, bội Thục địa, đơn bì
- Vị khí yếu, trung khí hư hàn, dễ trướng dễ tiết, khử Mẫu đơn, bội Linh Trạch, Quế, phụ
- Đàn bà kinh bế, huyết ít, có nhiệt, bội mẫu đơn, Thục địa; Hư hàn khử Đơn bì bội Phụ tử, Nhục quế
- Táo khô có dương không âm, khử Trạch tả, bội Thục địa, gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất hay khát uống nhiều bội Linh Trạch; không khát có nóng như nấu bội Đơn bì, khử Trạch tả, dùng Linh tẩm sữa
-Cô dương bốc nổi lên, vì thận hư không thu nạp đóng kín lại được, gia Ngưu tất Ngũ vị tử để giúp sức cho Sơn thù vị chua có tính thu liễm
-Dương hư tinh tổn gia Lộc Nhung, Hà xa đều là vị thuộc tính huyết hữu hình, để giúp công năng bổ mạnh cho loài thảo mộc
- Thận hư không thu nạp dược khí về nguyên chỗ là ra chứng hư trướng hư suyễn, nôn tức, khí nghịch lên, thượng tiêu phần nóng, bội Ngưu tất để giúp sức cho Linh Trạch dẫn đi xuống, gia Ngũ vị để giúp sức cho thu liễm lại
- Thận hư không bế tàng được, khí hư dưới dồn chạy ngươc lên mà thành chứng thần tả(đi ỉa lúc mờ sáng), gia Bổ cốt chỉ, Thỏ ty để bổ phần dương của tỳ thận, có tác dụng cho cả tiên thiên và hậu thiên
- Âm dương đều hư, nóng rét qua lại, giống sốt rét mà không phải sốt rét thì gia Sài hồ, lạnh nhiều thì bội Quế phụ, nóng nhiều thì bội Đơn bì, khát thì gia Mạch môn Ngũ vị. Bệnh mới mắc lúc đó nguyên khí chưa suy thì tạm gia Hy thiêm để khu tà, tà lui rồi thì bổ ngay là tốt, nóng rét thì âm dương đều hư cả, không nên để lâu, vì đuổi tà cũng là giúp chính khí
- Vừa mửa vừa ỉa, âm dương kiệt quệ, mửa nhiều có phù nhiệt bốc lên thì bội Đơn bì, gia Ngũ vị để thu lại, tả nhiều thì bội Linh Trạch để thấm đi, lại bội Ngũ vị, Cố chỉ để thu lại, đóng lại, gia Mạch môn (sao gạo), Ngũ vị (sao mật). Vong âm, trung tiện luôn (khí là dương, dưới không có âm đóng kín mà thoát ra, cho nên vong dương, cũng gọi là vong âm) gia Thăng ma để đưa lên, Cố chỉ để đóng kín lại.
- Chứng hư bĩ giả đầy trướng, giả tích khối, khử Mẫu đơn, bội quế phụ, gia Ngưu tất, Ngũ vị
- Chứng hư lâu ngày, đau bụng liên miên gia Ngô thù ,Tiểu hồi
- Thận hư đau sán khí gia Xuyên luyện Quất hạch, Ngô thù, Hoàng bá sao đen, khử Phụ tử
- Đờm dãi vít lấp, thủy hư thì khử Phụ, hỏa hư thì Thục địa sao khô mà dùng
- Các chứng phát sốt của trẻ em khử Quế phụ, gia Mạch môn Ngũ vị, có nóng rét gia Sài hồ Bạch Thược, kinh giật gia Quy thược, Tần giao, Câu đằng. Hư trướng thì dùng Quế chút ít. Các chứng trẻ em hư hàn khử Phụ; quyết lạnh dương thoát lại nên dùng Phụ; nếu hỏa hư kém cả âm huyết hư thì nên dùng quế khử phụ
- Trẻ em nhiệt uất đau bụng đi ỉa như rót khử Quế phụ, giảm Thục địa sao khô bội Trạch tả, gia Thăng ma, khát nhiều gia Mạch Môn, Ngũ vị
- Trẻ em hư nhiệt phát ban khử Quế Phụ, bội Đơn bì, gia Quy thược
- Đàn bà huyết khô kinh bế người gầy đen, tóc ngắn, tính nóng nẩy, hay đau bụng trước khi hành kinh, khát uống nước luôn, đau lưng, sốt về chiều hầm hập, khử Phụ giảm bớt lượng Quế, Trạch; bội Sơn thù, gia Quy Thược, Đỗ trọng sao rượu
- Đàn bà có chứng Bạch đới thì khử Phụ, bội Trạch tả, có đau mà trệ xuống gia Thăng ma, không thì gia Phá cố chỉ.
Đó là cách dùng tá sứ thỏa đáng thì có thể hợp chung thành một tễ để giúp thêm thành công.
5. Phép dùng thang tống Bát vị hoàn
- Dùng nước muối nhạt làm thang tống, là vì muối nhuận xuống, làm mềm chất rắn, có hư hỏa thì dẫn xuống
- Dùng nước lã đun sôi làm thang tống là vì nó không nhanh không chậm không nóng không ráo
- Dùng nước cơm sôi làm thang tống là vì nó là chân vị điềm đạm của tỳ, rất chóng sinh ra tinh, có ý nhân bổ thận mà bổ tới cả tỳ
- Dùng rượu nóng làm thang vì nó dẫn sức thuốc đi rất nhanh, mùa đông có thể ngăn được hàn tà từ bên ngoài
- Dùng bài Bổ trung làm thang tất vì có chứng nguyên khí hãm xuống, đã muốn bổ nguồn gốc lại sợ thuốc chạy xuống thái quá, trên hư dưới thực, nên phải đưa trung khí lên, để cho nguyên khí ở tam tiêu còn mãi
- Dùng bài Lý trung làm thang, tất vì tỳ vị trầm hàn nên trước phải điều lý tủng châu rồi mới thông xuống được
- Dùng bài Sinh mạch làm thang là vì kim sinh thủy làm cho mẹ con nuôi nhau, khí của phế dồn xuống thận làm vệ khí lại dẫn được xuống hai tạng kim và thủy để sinh âm
- Dùng bài Quy tỳ làm thang là muốn cho tiên thiên thủy hỏa, hậu thiên khí huyết đều được tự nhuận
- Dùng nhân sâm Trần mễ làm thang là để cho dẫn xuống tỳ thận mà sinh dương khí
Cách dùng thang tống như đã kể trên để chiêu thuốc hoàn đều là vì bệnh cấp không thể để dây dưa, tiêu bản đều phải chiếu cố tới cả, cho nên phải mượn khí mạnh của thuốc sắc để làm công trước mở đường, vận tống thuốc hay của thủy hỏa nạp xuống đan điền, để giũ cho nguyên dương được vững chắc mãi, công dụng của thuốc sắc vừa đi qua thì tính của thuốc hoàn lại nảy sinh tác dụng, từ căn bản cho đến tam tiêu, cứ còn mãi mãi khí dương hòa ý nghĩa rất sâu xa
6. Sự cấm kỵ của bài Bát vị
- Có người dùng Hà thủ ô làm đầu vị trong bài này thì một bài thuốc hai đầu vị biết theo bên nào?
- Hoặc có khi phối hợp với Sâm kỳ thì thuốc bổ thận chạy vào âm kinh, thuốc bổ khí chạy về dương phận mà hay bên giằng giữ nhau ko yên được chỗ, lại quấy rối, khích động hư dương bốc lên không gì dẫn về kinh được
- Hoặc có người dùng Táo, Quy Truật để kiêm chữa cả tâm tỳ. Nào có biết rằng Thục địa bổ tinh huyết càng phải nhờ Sơn thù vị chua, chát để giữ vững lại. Còn như Quy cay mà chạy vào phần dinh là thuốc của phần huyết mà không phải là thuốc của phần tinh, chua thì thu, cay thì tán rất khác nhau xa, huyết với âm tinh đều nên phân biết cho rõ. Vả lại trong bài lục vị, bát vị đều có đủ cả âm dương khiến cho thủy hỏa hun nấy gây thành tinh huyết.
Bạch truật có công năng làm cho khô cho ráo, chạy riêng vào tỳ vị, gia vào đó thì lại làm cho hao kém mất sức hun nấu, chân âm còn nhờ vào đâu mà sinh ra được. Còn như Táo nhân là thuốc phần khí của thượng tiêu tâm tỳ, không phải là thuốc thích hợp với tinh huyết ở thận
- Hoặc thêm vị như Câu kỷ, Phúc bồn, Liên nhục….có sức chậm chạp, nếu thêm một vị càng hãm lại một phần, khó kiến hiệu nhanh.
- Hoặc thêm vị Tiên mao tuy có sức mạnh, nhưng bẩm tính không giống nhau thì ở cùng đội ngũ sao được, mỗi bên đều cậy có sức mình, làm rối loạn phép thường.
- Hoặc gia Bào khương, Chích thảo là thứ thuốc chữa trung tiêu, không thể xuống dưới được. Vả lại Thục địa khí nhuận ngọt ấm, là thuốc nhuần bổ chân âm, bỏ lẫn vào thuốc cay nóng, ấm trung tiêu thì chẳng những mất hết tính nhu nhuận, mà vị Thục địa cũng không còn chút sức nào nữa. Cho nên bài Địa hoàng hoàn xưa nay ko ai gia thêm Khung, Quy, Khương, Thảo là vì thế.
Hiểu biết học thuyết thủy hỏa
I. Khái niệm về thuỷ hoả:
Mọi thứ trong trời đất dù là vô hình, hữu hình đều do sự vận động của trời đất mà có, hay nói cách khác là do có sự giao hợp lẫn nhau giữa khí trời và khí đất. Khí trời là dương, trong khí trời có cả ảnh hưởng của mặt trời. Đất là âm, trong khí đất có cả hơi nước ở đất. Khí trời, khí đất là khí vô hình; ánh lửa, hơi nước là khí hữu hình. Vì thế khi nói là khí âm dương là đã có sự trung hoà lẫn nhau giữa khí và chất. Khí là dương, chất là âm. Trong chất là âm có ánh lửa thuộc dương, hơi nước thuộc âm, trong khí dương có khí trời thuộc dương, khí đất thuộc âm. Đó là trong dương và âm đều có âm dương.
Trời đất hoá dục muôn vật đều phải do sự xâm nhập của khí âm dương trong bốn mùa, rồi mới có thể phát triển được công năng: sinh trưởng, thu, tàng; để làm chung thuỷ cho muôn vật. Vì vậy trời đất lấy 2 khí âm dương mà hoá sinh muôn vật. Thuỷ hoả là chỗ bình hiện rõ ra của âm dương, mà âm dương là tính hình của thuỷ hoả. Như vậy thông qua thuỷ hoả mới hiểu được âm dương và cũng thông qua âm dương mới hiểu được sự tương quan và tác động lẫn nhau giữa thuỷ và hoả.
1) Thuỷ – hoả trong thiên nhiên.
Thuỷ là nước, chỗ nhiều nước nhất là biển; gốc của nước là mặn. Nước còn có nhiều dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau: nước thể lỏng, hơi, mây, mù, sương, mưa, tuyết, nước trong đất, nước ở trong động vật và thực vật. Nước ở trong ko gian: sông, ngòi, suối…
Hoả là lửa, chỗ có nhiều lửa nhất là mặt trời. Lửa có nhiều dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau: lửa mặt trời, lửa trong lò, trong lòng đất, trong sấm, chớp…
Thuỷ hoả luôn có hai mặt đối lập nhau về thể, tính, năng, dụng:
2) Sự giao hợp của thuỷ hoả:
Mọi sự sống trên trái đất đều do sự giao nhau của thuỷ và hoả. Mặt trời chiếu xuống, hơi nước bốc lên, thì mới có mây mưa- mới có mọi sinh vật trên trái đất.
Ta thấy mọi sự sống đều phải nhờ có mặt trời, có nước. Nếu chỉ có mặt trời mà ko có nước thì tất cả sẽ bị đốt khô hoặc nếu chỉ có nước mà ko có mặt trời thì tất cả tối tăm lạnh lẽo thì làm gì có sự sống được. Cho nên mọi sự sống xuất hiện đều do ở sự giao tiếp lẫn nhau giữa thuỷ và hoả. Thuỷ hoả giao nhau gọi là thuỷ hoả ký tế, ký tế thì sinh ra vật. Ngược lại thuỷ hoả ko giao tiếp với nhau gọi là thuỷ hoả vị tế.
Ánh sáng mặt trời nuôi sống mọi vật gọi là ôn dưỡng, nước nuôi sống muôn vật gọi là nhu dưỡng. Ôn là ấm ko phải là nóng, nhu là mát chứ ko phải là ướt… làm có sự ôn, sự nhu là nhờ có thuỷ hoả giao nhau. Sự sống được bình thường là do ôn dưỡng và nhu dưỡng luôn luôn ở trong sự cân bằng tương đối.
3) Thuỷ hoả trong con người:
Trong cơ thể con người, làm nền sự ôn dương gọi là dương khí, làm nền sự nhu dưỡng gọi là âm huyết. Dưỡng khí, âm huyết luôn luôn tồn tại và hỗ căn lẫn nhau, hai mà một, một mà hai. Đó là sự hiện hình của âm dương, cũng là thực thể của thuỷ hoả giao hợp với nhau trong nhân thể.
Thuỷ hoả tiên thiên là nguồn gốc sinh ra con người. Từ nam giới (dương) và nữ giới (âm), có giao hợp thì mới sinh được con cái. Âm dương có giao nhau thì thuỷ hoả mới tụ lại, bốn thứ ấy hợp lại là một thì gọi là giao khí, giao khí; là thứ khí có từ ban đầu gọi là nguyên khí, cũng gọi là bẩm khí tiên thiên… Từ khí có bẩm khí tiên thiên mới phát triển thành hình thể và thần khí của con người. Hình thể là âm từ thuỷ mà hoá thành, thần khí là dương mà sinh ra. Chính vì có âm dương; thuỷ hoả giao hoà lẫn nhau mà thể ôn của người ta là 370C. Mỗi khi âm, dương; thuỷ, hoả mất cân bằng thì thể ôn của người sẽ thay đổi và khi ko còn thể ôn nữa là chết.
Người ta vì có chân thuỷ, chân hoả trong bẩm khí tiên thiên nên trong cơ thể mới luôn luôn có sự ôn dưỡng và nhu dưỡng. Nhưng để thực hiện việc ôn dưỡng và nhu dưỡng khí với huyết chứ ko phải chân thuỷ, chân hoả. Chân thuỷ, chân hoả là cái gốc bẩm sinh từ tiên thiên mà do thận làm chủ. Khí huyết là cái ngọn; sinh ra từ hậu thiên do tâm can, tỳ phế là chủ về khí.
Có chân thuỷ, chân hoả mới có nguồn sinh ra khí huyết, có khí huyết thì chân thuỷ, chân hoả mới có công dụng hoá sinh và tồn tại. Cho nên khi nói đến khí là có sự liên hệ đến hoả đến dương; khi nói đến huyết là có sự liên hệ đến thuỷ đến âm. Hải Thượng Lãn Ông nói; “Toàn bộ nhan thể ko ra ngoài hai chữ âm dương tức là thuỷ với hoả, mà hai chữ thuỷ hoả tức là khí huyết”.
II. Nguồn gốc của học thuyết thuỷ hoả
Học thuyết thuỷ hoả hay là học thuyết tâm thận do Hải Thượng Lãn Ông, danh y nước ta thế kỷ XVIII dựa trên định lý đã xây dựng nên. Trên cơ sở đó Ông đưa ra phương pháp trị liệu “Giáng tâm hoả, ích thận thuỷ” làm phương châm điều hoà 2 quá trình “thuỷ hoả”, lập lại cân bằng âm dương, làm tiêu tán bệnh tật. Với phương châm đó Hải Thượng Lãn Ông đã sử dụng thành công 2 bài thuốc cổ phương: lục vị và bát vị để bổ thuỷ, bổ hoả; đồng thời ông là người đã sử dụng pháp biến phương tinh thông từ bài thuốc này để điều trị hơn 50 chứng và bệnh.
Ông nói: “Nhà y mà ko hiểu rõ chân tướng của tiên thiên thái cực, ko nghiên cứu tác dụng thần diệu của thuỷ hoả vô hình mà ko thể trọng dụng được những bài thuốc hay như lục vị, bát vị làm thuốc còn thiếu sót hơn một nửa”.
B. BỆNH TRÚNG PHONG: Chứng trúng phong, thiên khô, chân tay yếu liệt là bệnh về gân xương, nên uống bài Bát vị gia Ngưu tất, Đỗ trọng, Lộc nhung, Câu kỷ (Đem loại thuốc khí huyết hậu thiên uống kèm với thuốc phong).
-NĂM CHỨNG TÝ: Năm chứng tý, không chứng nào là không do ở gân xương mạch máu, âm hư thì dùng bài Lục vị, dương hư thì dùng bài Bát vị kèm theo các thuốc phong mà chữa.
-BỆNH TÍCH TỤ: Bệnh tích tụ, cũng thấy ở chứng hư, nếu bổ thổ càng rắn, mà tiêu đạo càng yếu, chỉ có dùng bài Bát vị hoàn gia giảm mà chữa.
-BỆNH THỔ TẢ: Chứng thổ tả, thổ thì vong dương, tả thì vong âm, bệnh chưa đến nỗi quyết lạnh (quyết lạnh thì dùng Sâm Phụ), và sau khi hơi giải thì dùng Bát vị bội Phục linh, Sơn dược, Quế Phụ gia Phá cố, vong tân dịch mà khát thì gia Mạch môn (sao gạo), Ngũ vị.
-BỆNH NÔN ỌE: Chứng nôn ọe, Sách nói: “Các chứng ẩu nghịch xông lên đều thuộc hỏa”. Nhưng hỏa có hư hỏa thực hỏa, hư hỏa thì dùng bài Bát vị bội Phục linh, Mẫu đơn, gia Ngũ vị, Ngưu tất.
-BỆNH ỈA CHẢY: Bệnh ỉa chảy, thận là cửa ngõ của vị, khai khiếu ở hai đường đại tiểu tiện, chức trách là bế tàng. Phàm ỉa chảy lâu ngày chỉ uống bài Bát vị bội Phục linh, Sơn dược, gia Phá cố chỉ, Thỏ ty và Ngũ vị.
-BỆNH TÁO BÓN: Chứng táo bón là do tân dịch khô cạn, vì hễ đại trường có huyết thì nhuận, mất huyết thì táo, nên uống bài Lục vị bội Thục địa, gia Ngưu tất, Thung dung.
-BỆNH NHỨC ĐẦU: Nhức đầu, nhức đầu phong phần nhiều vì dương khí thiếu ở trên, âm tà can phạm vào, nên uống bài Bát vị gia Ngũ vị, Ngưu tất, trọc âm đi xuống thì chân âm sinh lôi hỏa tốt thì chân hỏa bế tàng lại, trên dưới do đó sẽ yên lặng.
-BỆNH ĐAU ĐỈNH ĐẦU: Đau đỉnh đầu mà không phải do phong tà là vì thủy suy không nuôi được gân, dùng bài Lục vị giảm Trạch tả gia Tần giao, Bạch thược.
-BỆNH ĐẦU NHỨC DỮ: Đầu nhức dữ mà người bệnh khí hư nặng thì nhất thiết không nên dùng nhầm thuốc hàn lương để công trục, chỉ dùng bài Lục vị bội Thục địa, Mẫu đơn, Trạch tả gia Huyền sâm, Ngưu tất, quá nặng thì gia Tri mẫu, Hoàng bá.
-BỆNH CHÓNG MẶT: Chứng chóng mặt (huyễn vựng) tuy có phân ra phong, đờm, khí, huyết nhưng nói chung trung khí hư thì phong hỏa hoành hành, hễ ấn tay vào không choáng váng nữa là chân dương hư, nên uống bài Bát vị gia Ngưu tất, Ngũ vị, Đỗ trọng, gặp khi nhọc mệt mà chóng mặt là chân âm hư, nên uống bài Lục vị bội Thục địa giảm Trạch tả, gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất.
-BỆNH RÂU TÓC RỤNG: Râu tóc rụng hoặc bạc, tuy nói tóc là chất thừa của huyết, râu ứng với mạch Dương minh, nhưng cần làm cho đen mượt và bền chắc thì không ngoài cách tư bổ tinh huyết mà thôi, nên uống bài Lục vị bội Thục địa gia những loại như Lộc nhung, Mê nhung và Lộc giao.
-BỆNH ĐAU MẮT: Đau mắt tuy có phân ra nội chướng ngoại chướng mà tóm lại sức sáng xa hay gần là nhờ tác dụng của hỏa, sáng suốt không suy kiệt là nhờ tác dụng của thủy, âm dương hòa hợp mà sinh tinh sáng, cho nên đau mà trông thấy được các vật là bệnh thuộc dương là nhiệt, phải bổ chân âm chân thủy, dùng bài Lục vị bội Thục địa, bỏ Trạch tả gia Ban long, Ngũ vị, Ngưu tất, Cam cúc. Không đau mà không thấy vật gì là bệnh thuộc âm, là hàn, thì bổ chân dương chân hỏa, uống bài Bát vị bỏ Mẫu đơn, bội Quế, gia Ngưu tất, Mạch môn, Ngũ vị, Cam cúc.
-BỆNH ĐIẾC: Bệnh điếc không kể là nội nhân hay ngoại nhân, bệnh bên tả hay bên hữu, nói tóm lại là thận khai khiếu ở tai, thận hòa thì nghe được ngũ âm, bệnh mới thì phần nhiều là nhiệt, bệnh lâu ngày thì phần nhiều là hư, nên uống bài Bát vị, có hỏa thì bỏ Quế, Phụ, bội Thục địa gia cao Quy bản, Ngũ vị, Ngưu tất; không có hỏa thì bỏ Mẫu đơn, gia Thạch xương bồ, Cao nai.
-BỆNH TAI LÙNG BÙNG: Tai lùng bùng vì thủy suy hỏa bốc uống bài Lục vị gia Ngưu tất, hỏa hư thì uống bài Bát vị gia Ngũ vị, Ngưu tất, Đỗ trọng.
-BỆNH HAY NGHẸT MŨI: Bệnh hay nghẹt mũi, không ngửi biết mùi thơm thối tuy trách cứ ở phế, nhưng thận là nguồn nạp khí, khí không lên được nên uống bài Bát vị gia Thăng ma, Mạch môn, Ngũ vị.
- BỆNH CHẢY NƯỚC MŨI: sách Nội kinh nói: “Trong não thấm nước ra làm nước mũi”, vì hỏa nóng bốc lên mà nghẹt mũi, nếu cứ chữa tỳ phế thì không ăn thua, sao không biết thận chủ 5 chất dịch, thận âm hư tướng hỏa bốc cháy lên phế kim, tân dịch không thể đưa xuống mà chạy ra các khiếu, nên uống bài Lục vị gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất.
-BỆNH ĐAU HỌNG: Đau họng đều bị hỏa xông đốt lên, nhưng hỏa có hư thực khác nhau, thực hỏa là do thiếu âm quân hỏa tâm mạch đi dần lên cổ, chữa nên theo phép chính trị; hư hỏa là do Túc thiếu âm thận hỏa, thận mạch theo lên họng, chữa theo phép tòng trị. Thủy suy hỏa bốc lên thì dùng bài Lục vị bội Thục địa gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất, như thượng bán thân nóng quá không có thủy chế lại thì dùng đại tễ sắc đặc để nguội mà uống.
MIỆNG MÔI LƯỠI SINH LỞ LOÉT: Miệng môi lưỡi sinh lở loét, chứng này tuy thuộc về tâm tỳ lại còn vì thận hư không thể thu nạp được dương hỏa ở hạ tiêu, nên uống bài Lục vị gia Ngũ vị, Mạch môn, Ngưu tất.
-RĂNG LUNG LAY RỤNG SỚM: Răng lung lay hay rụng sớm, vì thận chủ xương, mà răng là chất thừa của xương, nên uống bài Bát vị kèm với loại thuốc bổ huyết, nếu răng trồi lên, chảy máu hôi thối đã thanh vị hỏa mà không ăn thua gì thì nên uống bài Lục vị gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất, bội Sơn dược, Phục linh.
-ĐAU NGỰC ĐAU SƯỜN: Đau ngực đau sườn, vì ngực là cái bể của khí (khí hải), đã đủ các thuốc chữa khí mà không khỏi là không biết trong Phương thư đã nói: “thận hư phần nhiều có chứng đau ngầm, ấy là khí không về được nguyên chỗ”, nên uống bài Bát vị gia Phá cố chỉ, Ngô thù (sao tẩm bằng muối thanh) với chứng hạ sườn có một điểm đau, lâu ngày không khỏi, nên uống bài Bát vị gia Đương quy, Bạch thược, Ngô thù.
- KHÍ UẤT KHÍ TRỆ: không phải những loại bài Việt cúc hoàn, loại Tô tử, Trầm hương, Mộc hương, Ô dước, Hương phụ mà giáng khí hành khí thành công được đâu, mà thuộc chứng hư thì chỉ bổ mệnh môn hỏa làm chủ mọi khí, nên dùng bài Bát vị gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất, Trầm hương.
BỆNH ĐAU LƯNG: Đau lưng, tuy có phân biệt ra kết đờm, khí huyết, thấp nhiệt, hàn trệ, nhưng rút cục không vượt ra ngoài thận, nên uống bài Bát vị gia Lộc nhung, Lộc giao, Ngưu tất, Đỗ trọng, đờm nhiều thì bội Phục linh, thấp nhiều gia Trư linh, bội Trạch tả, huyết trệ bội Quế gia Hồng hoa, khí ủng tắc gia Thăng ma, Ngô thù.
BỆNH ĐAU BỤNG: Đau bụng, tuy có hàn nhiệt hư thực đàm uất, lục dâm thất tình, đều có cách chữa khác nhau nhưng có khi đau bụng dưới là thuộc can, chữa cả can lẫn thận, thì nên chia làm giả nhiệt chân hàn, hỏa bốc lên thì dùng Lục vị gia Sài hồ, Bạch thược, hư hỏa thịnh thì uống bài Bát vị gia Ngô thù, Trầm hương.
TRỌNG BỤNG CÓ NƯỚC SÔI LỌC ỌC: phép chữa tuy phải thấm thấp, nhưng sôi mà sợ lạnh là trung khí đã hư quá, nên bổ mệnh môn hỏa, uống bài Bát vị bội Trạch tả, gia Ngũ vị, Ngưu tất.
- BỆNH CƯỚC KHÍ: đều do thận hư, nếu vào bụng hay xung lên tâm đều là rất nguy, nên uống bài Bát vị gia Ngô thù, Ngưu tất, Ngũ vị, Mộc qua, nếu mới phát thì nên dùng thận khí hoàn để dự phòng.
BỆNH CHÂN BẠI LIỆT: chỉ chữa kinh dương minh để thống nhiếp tôn cân [14]. Lại nói: “Phế nóng là cháy sém”. Nội kinh nói: “Năm tạng đều sinh chứng bại liệt”, tóm lại bệnh bại liệt đều là bệnh do gân xương không làm hết chức năng bởi tinh huyết suy, không uống thuốc nào bằng bài Bát vị gia Ngưu tất, Đỗ trọng với thuốc bổ tinh huyết, thực là bài thuốc thánh để chữa bại liệt.
BỆNH MỀM NHŨN: có nhiều lối khác nhau, cần tùy chứng mà chữa, duy có chứng khí quyết mà mình mát chưa đến nỗi thoát, nên dùng bài Bát vị gia Ngũ vị.
BỆNH VỀ HUYẾT: Bệnh về huyết như thổ huyết, nục huyết. Phàm huyết ra ở thượng bán thân thì không bệnh nào là không do hỏa làm cho huyết chảy ngược lên. Nếu là thực chứng thì có thể dùng thuốc hàn lương để thanh đi, tả đi, hay cho phát hãn là hết; nếu hư chứng là thủy suy, nên cho uống Lục vị gia Ngũ vị, Ngưu tất, nặng lắm thì gia Tri mẫu, Hoàng bá, Huyền sâm, hỏa hư thì uống Bát vị gia Ngũ vị, Ngưu tất, Ban long.
BỆNH HƯ LAO: Chứng hư lao, tuy trong phương thư phân tích diễn giải rườm rà mà nguồn gốc chỉ ở chỗ tinh suy huyết tổn. Mà muốn bổ tinh huyết thì chỉ có bài Bát vị, Lục vị dựa vào mạch mà chữa, gia các vị bổ tinh huyết nuôi thêm nguồn sinh trưởng, gia Mạch môn, Ngũ vị để tư nhuận phế, gia Ngưu tất để đưa chất trọc âm đi xuống, ấy là bổ thổ thì sinh kim, làm mạnh thủy thì hỏa tắt.
BỆNH HO: Bệnh ho phần nhiều do phế khí nghịch lên, nhưng phế đưa khí ra, thận nạp khí vào, hễ ho lên tất phế khí không về được nguyên chỗ, từ dưới rốn nghịch lên, dùng bài Lục vị bội Phục linh, gia Ngưu tất, Ngũ vị, Mạch môn, Nhục quế, hàn quá gia Phụ tử.
SUYỄN NGHỊCH: Suyễn nghịch có chia ra hàn nhiệt thủy hỏa, có phân biệt phế hư thận hư, nhưng chứng suyễn không chứng nào là không do khí nghịch. Chữa chứng suyễn thực thì chỉ giáng khí hành khí là đủ, chữa chứng suyễn hư thì chỉ nên liễm nạp vào là đủ, cho nên thủy suy thì dùng bài Lục vị, hỏa hư thì dùng bài Bát vị và đều gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất.
BỆNH ĐỜM ẨM: Bệnh đờm ẩm, vì đờm sinh ở tỳ mà căn bản là do ở thận thủy, thận thủy suy thì thủy tràn lên làm đờm, đờm nhiều bọt trắng, nên uống Lục vị bội Phục linh gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất. Hỏa hư không thể nấu được thổ, nên dùng bài Bát vị bội Phục linh, gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất.
BỆNH HEN: Bệnh hen, phàm do bệnh nặng, bệnh lâu ngày với cực hư mà sinh ra đều nên uống bài Bát vị gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất.
BỆNH TỰ ĐỔ MỒ HÔI: đổ mồ hôi trộm, tuy có chia ra khí huyết vinh vệ mà chữa bệnh tân dịch hao kiệt. Cho nên đổ mồ hôi mà mình mát là dương hư, đổ mồ hôi mà mình nóng là âm hư, căn bản cứu âm trợ dương thì không bài nào bằng hai phương thủy hỏa, phân tích ra xem thủy thắng hay hỏa thắng và đều gia Ngũ vị, Ngưu tất để bổ liễm lại. Nóng nhiều thì bội Thục, lạnh nhiều thì bội Quế.
-BỆNH TIÊU KHÁT: Bệnh tiêu khát, thủy hỏa trong con người thì phải thăng bằng, khí huyết phải được tư dưỡng, vận hành thu nạp khắp nơi thì làm gì có bệnh tiêu khát. Phép chữa tất phải chia ra thượng, trung, hạ. Trước hết phải cấp cứu thận, thủy suy thì uống bài Lục vị, hỏa hư thì uống bài Bát vị, dùng bội Thục địa, gia Ngũ vị, Mạch môn, Ngưu tất, Địa long.
- CHỨNG KINH SỢ HỒI HỘP- Chứng kinh sợ hồi hộp, hay quên, vì tâm tàng chứa thần, thận tàng chứa chí, tâm chủ kinh, thận chủ sợ, tâm suy tính được việc tương lai, thận nhớ lại được điều dĩ vãng, đó là do tâm thận đều hư cho nên vô cớ mà phát sợ, đụng việc là quên, chỉ có dùng Liên nhục sắc bài Bát vị gia Mạch môn cùng với thuốc bổ tinh huyết khiến cho tâm thận giao nhau thì bệnh khỏi.
- BỆNH MẤT NGỦ: Bệnh không ngủ, thần minh của con người thức thì đỗ tại tâm, lúc ngủ thì đi về thận, tâm hư thì thần không chứa lại được, thận hư thì thần không thể trở về được. Chứng này tuy bệnh của tâm mà thực ra là ở thận, nên dùng bài Bát vị, Phục linh đổi sang Phục thần, gia Ngũ vị, Ngưu tất, Đỗ trọng.
-BỆNH SỐT RÉT CÓ CƠN: Bệnh sốt rét có cơn, đấy là chứng âm dương tranh nhau, đều hư, hễ bệnh sốt rét với chứng cực hư thì không bài nào bằng bài Bát vị, Lục vị gia Sài hồ, Ngưu tất, nóng nhiều thì bội Thục địa, rét nhiều thì bội Nhục quế.
-BỆNH TÍCH TỤ: Bệnh tích tụ, hư thì phải bổ, nếu bổ mà càng cứng thêm, tiêu đạo mà càng yếu thêm, lâu ngày không khỏi thành chứng cổ trướng, Phương thư cho là một trong bốn chứng nan y, nếu chỉ uống bài Bát vị gia Xa tiền, Ngưu tất, tùy nghi mà gia giảm để chữa (cũng gọi là Kim quỹ thận khí hoàn).
-BỆNH KIẾT LỴ: Bệnh kiết lỵ, hễ lỵ mãn tính thì không phải thuốc khí huyết của hậu thiên mà chữa được, chỉ phải dùng bài Bát vị gia Phá cố chỉ để giữ việc bế tàng.
-BỆNH LÒI TRÔN TRÊ: Bệnh lòi trôn trê, đã làm thăng đề, ruột đã thu lên rồi mà mỗi khi đi ngoài lại lòi ra, thường dùng thuốc mà không giữ vững được là nguyên khí đã hư quá, chỉ dùng bài Bát vị gia Phá cố chỉ, Kim anh để bế tàng lại.
-BỆNH PHÙ THŨNG: Bệnh phù thũng, vì bàng quang không thấm nước vào được tất do hỏa ở hạ tiêu suy, thủy không có khí thì không hóa được, nên uống bài Bát vị gia Ngưu tất, Ngũ vị, Xa tiền, bổ mà không trệ, hóa mà không tụt đi.
-CHỨNG NGHẸN: Chứng nghẹn, ăn vào mửa ra và quan cách, phàm chứng nghẹn, ăn vào mửa ra đều do hỏa, mà chứng quan cách cũng do hỏa thịnh thủy suy tân dịch khô cạn, cho nên thủy suy thì uống Lục vị gia Mạch môn, Ngưu tất, hỏa hư thì uống bài Bát vị gia Ngưu tất, Ngũ vị, Ban long giao, Nhũ phấn.
-BỆNH NẤC: Chứng nấc, có thực có hư khác nhau, thực thì tiếng ngắn, phát ra từ trung tiêu, cứ giáng hỏa tán khí tiêu đờm là đủ khỏi, hư thì tiếng dài, phát ra từ hạ tiêu, nên uống bài Bát vị gia Ngưu tất, Ngũ vị mới có thể cứu vãn được.
-BỆNH ĐẦY TỨC: Chứng đầy tức, phần nhiều mắc phải từ âm hư, bệnh về huyết, nếu thuần dùng thuốc chữa khí thì đầy tức càng nặng, chứng đầy tức nhẹ thì dùng thuốc chữa khí để bổ tỳ, nặng lắm thì uống bài Bát vị bội Thục địa, gia Ngũ vị, Ngưu tất để theo phần âm dẫn phần dương. Nội kinh nói: “Trọc khí ở trên thì sinh chứng đầy trướng”.
-NĂM CHỨNG LÂM: Năm chứng lâm [15] có phân ra từng loại chữa khác nhau, tóm lại là thận chủ năm chất dịch, khí hóa của bàng quang đều nhờ tướng hỏa ở đó, nếu thế bệnh đã đến trầm trọng thì không còn gì hơn là dùng bài Bát vị bội Thục địa gia Mạch môn, Ngũ vị, Xa tiền, Ngưu tất làm một đại tễ, sắc uống nguội, thế mạnh như vỡ bờ.
-BỆNH CHỨNG BÍ ĐÁI: Chứng bí đái, là do nhiệt uất không có thủy chế lại, hoặc do hàn ngưng tụ không có hỏa hóa ra, cứu thủy thì dùng bài Lục vị bội Thục địa, Phục linh gia Xa tiền, Ngưu tất.
-ĐI TIỂU KHÔNG NÍN ĐƯỢC: Tiểu tiện không nín được, can chủ sơ tiết, thận chủ bế tàng, hễ sơ tiết chạy việc thì bế tàng mất chức năng, nên uống bài Bát vị bỏ Trạch tả, gia Ích chí, khát nhiều thì dùng Trạch tả để đuổi tà đi.
-BỆNH MỘNG TINH HOẠT TINH: Bệnh mộng di hoạt tinh. Tâm là quân hỏa, tàng chứa thần, thống quản huyết; thận là tướng hỏa, chứa khí, chứa tinh, khi quân hỏa và tướng hỏa đều động thiêu đốt chân âm cho nên nằm mộng mà xuất tinh, chỉ có Bát vị hoàn gia Ngũ vị, Phá cố, Lộc giác giao, Nhũ phấn làm cho huyết sinh tinh, tinh sinh khí, khí sinh thần, tâm thận giao nhau, tinh thần và khí huyết nương tựa lẫn nhau thì tự nhiên củng cố.
-BỆNH ĐỚI HẠ: Bệnh đới hạ, ở nữ giới thì gọi là đới hạ, bạch dâm, ở nam giới thì gọi là di tinh, bạch trọc. Phàm bệnh ở phần tinh huyết thì nên tìm các vị thuốc tinh huyết mà bổ, chỉ có bài Bát vị hoàn bội Phục linh, gia Ngũ vị, Phá cố chỉ, Cao nai.
BỆNH LIỆT DƯƠNG: Bệnh liệt dương, ấy là chân âm hư, không thủy thì hỏa động, động thì nên dùng Bát vị bỏ Trạch tả gia Ngưu tất, Lộc nhung, Đỗ trọng, Câu kỷ, nặng quá thì gia Hà xa, thang tống bằng Độc sâm thang.
BỆNH BẢY CHỨNG SÁN: Bảy chứng sán, cách chữa có khác nhau, duy có chứng đồi sán thì nhất thiết phải cho là do can thận nên dùng bài Bát vị hoàn, phàm các vị Quất hạch, Thanh diêm, Hồi hương, Ngô thù, Sài hồ, Bạch thược hãy tìm lựa mà dùng.
-BỆNH VÀNG DA: Bệnh vàng da, nếu tỳ thận hư hàn, mạch trầm tế, mình lạnh, tự đổ mồ hôi, ỉa chảy, đái ra nước đục, đấy là dương khí hư không hóa được, khí âm hàn ngưng trệ gọi là âm hoàng nên uống bài Lục vị bội Hoài sơn, Phục linh, Trạch tả gia Nhục quế, Ngưu tất, cùng với chứng thận hư không vận hành được thủy thấp, mình nóng, mặt mắt đều vàng, hai chân bước đi chậm chạp, lưng và chân đau mềm, tiểu tiện tự lợi nên dùng Kim quỹ thận khí hoàn gia Mạch môn làm thang để cho dương khí tuyên thông thì âm hàn tự lui, nếu dùng nhiều vị hàn lương để phân lợi tất nhiên là chết.
-BỆNG NÓNG NHIỀU: Chứng nóng nhiều, nóng lâu ngày. Phàm phép chữa nó, nếu không bổ thổ để tàng dương thì tư âm để thoái hỏa, thổ hư mà nóng nhiều hay nóng ít, nên dựa vào mạch và sắc mà biện chứng, âm hư mà nóng tất nóng nhiều và nóng lâu ngày, nên dùng đại tễ Lục vị bội Thục địa gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất, Ban long, Nhũ phấn để thanh đi, trẻ con lại càng phải chú trọng.
-KHÓC KHÔNG RA TIẾNG: Khóc không ra tiếng và sau khi khỏi bệnh mất tiếng, vì âm thanh tuy ở phổi ra mà căn bản là ở thận, như mình nóng thì uống Lục vị gia Mạch môn, Ngũ vị, mình mát thì gia chút Nhục quế, như chân và bụng nóng, chân thường co lại, mắt thường trông xiên, mình thường máy động, với chứng hở mỏ ác (thóp), chứng hạc tất phong, đều là do tiên thiên bất túc, trong bụng nhiều đờm, mắt nhiều lòng trắng, sắc mặt trắng bệch, nên uống nhiều bài Lục vị gia Ngưu tất, Đỗ trọng, Lộc nhung, Câu kỷ, dương hư quá thì gia Nhục quế, đại Phụ tử, nếu mạch trầm hoạt thì không chữa được, ở sau tai khoảng vuông tròn một tấc mà lõm xuống là thận bại, nên uống Lục vị gia Lộc nhung, Câu kỷ, có hư hỏa thì gia Nhục quế.
-CHẬM MỌC RĂNG: Chậm mọc răng là do thận khí không đủ, nên uống bài Lục vị gia Lộc nhung, Câu kỷ, có hư hàn gia Nhục quế, nặng lắm gia Phụ tử.
-CHẬM BIẾT NÓI: Chậm biết nói, chân tay mềm, sắc xạm đen, mắt trắng dã, hơi thở đoản, thần bạc nhược, nên uống bài Lục vị gia Mạch môn, Ngũ vị, có hàn gia Nhục quế.
-CHẬM BIẾT ĐI: Chậm biết đi, xương là chủ ở thận, nhờ tủy để nuôi dưỡng, chân gối là nơi gân xương tụ hội, can chủ gân, thận chủ xương, nên uống Lục vị gia Lộc nhung, Câu kỷ, Đỗ trọng, hư hàn gia Nhục quế.
-BỆNH NGHẼO CỔ: Bệnh nghẽo cổ, (thiên trụ cốt đảo) tuy có 3 nguyên nhân, nói tóm lại là chứng hiểm ác vì chân dương đại bại, bệnh căn ở tiên thiên mà biến chứng ở hậu thiên, nên uống Lục vị gia Ngưu tất, Đỗ trọng, Lộc nhung, có hàn gia Nhục quế, Phụ tử củ to để bổ tiên thiên để uống xen với bài Bổ trung, Quy tỳ để bổ hậu thiên.
-BỆNH CHỨNG PHÁT SỐT: Chứng phát sốt cũng có nhiều nguyên nhân, nên phân ra mà chữa, nếu nóng quá làm tổn phần âm, chỉ có bài Lục vị gia Mạch môn, Ngũ vị; quá lắm thì gia Ban long, chớ dùng nhầm thuốc hàn lương để làm bại mất nguyên khí.
-BỆNH ĐỘNG KINH CO GIẬT: Chứng động kinh co giật đều có nguyên nhân riêng, có phân ra hoãn hay cấp mà trị phong hay trị đờm, nếu bẩm chất hư mình nóng, huyết hao tổn, gân khô mà sinh ra động kinh hay co giật chỉ uống bài Lục vị bội Mẫu đơn, Phục linh gia Tần giao, Mộc hương, hư quá thì gia Ban long, nếu chứng mạn kinh thì lấy thuốc tỳ vị hậu thiên mà chữa, khỏi rồi nên uống bài Bát vị hoàn gia Ngũ vị, Ngưu tất uống xen với Quy tỳ thang.
-BỆNH CHỨNG CƯƠNG KÍNH: Chứng cương kính vì mất máu quá nhiều và sau khi ung nhọt đã vỡ mủ mà phát ra, mình nóng, mặt đỏ hồng, mắt đỏ, nặng lắm thì sinh ra uốn ván, nên uống Lục vị bỏ Trạch tả, gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất, Đỗ trọng.
-BỆNH NGŨ CAM: Chứng ngũ cam. Cam nghĩa là khô do tinh khô huyết tổn mà thế, người lớn gọi là lao, ở trẻ con gọi là cam, là bệnh về căn bản, cứ bằng vào âm hư hay dương hư mà cho uống Lục vị hay Bát vị, gia các vị thuốc chữa tinh huyết tùy chứng gia giảm mà dùng, chớ nên dùng nhầm loại thuốc Nhị liên, Vu di, Lô hội.
-BỆNH CHỨNG GÙ LƯNG: Chứng gù lưng, dô ngực, ấy là thận không có sinh khí mà xương không thể nuôi lớn được, chứng rất là hiểm ác, nên dùng bài Lục vị gia Lộc nhung, Hà xa, Câu kỷ; hư hàn gia Nhục quế, Phụ tử để cứu vãn.
BỆNH KINH NGUYỆT: Bệnh kinh nguyệt, như kinh khô là do khí huyết đều hư, không phải dùng thuốc khí huyết mà chữa được, thủy hỏa là căn bản của khí huyết, âm hư mà nóng dùng Lục vị gia Quy, Thược, Ngưu tất, Lộc nhung; Dương hư mà hàn dùng Bát vị gia Khung. Quy, Ngưu tất, Đỗ trọng, Lộc nhung,
-BỆNH CẦU TỰ: Cầu tự. Chủ yếu là tư dưỡng và điều hòa tinh huyết, nhưng có chia ra âm và dương, âm hư thì uống bài Lục vị, dương hư thì uống Bát vị, liệu chừng mà gia thêm thuốc tinh huyết cùng với loại Thung dung, Câu kỷ.
-BỆNH VỀ THAI: Bệnh về thai liên lụy tới căn bản, nên dựa ở âm hư hoặc dương hư mà dùng Lục vị hay Bát vị để điều bổ. Hoàn nghĩa là hoãn, hàng ngày uống dần tập cho tạng phủ có thói quen, vả lại Ngô thù, Thục địa là thuốc trùng âm để điều hệ mà Quế Phụ chỉ có ích lợi về mặt phụng dưỡng cho phần trên làm cho ngực bụng mềm lớn, đâu có lo gì cái họa sẩy thai hay hạ thai.
-SẢN HẬU NÔN MỬA: Sản hậu nôn mửa do mệnh môn hỏa suy không sinh được thổ, nên uống bài Bát vị gia Ngưu tất, Ngũ vị, Thỏ ty.
-SẢN HẬU NẤC KHÓ THỞ: Sản hậu nấc khó thở, là chứng nguy, là do cô dương tuyệt âm, mình mát thì nên uống nhiều Sâm Phụ, mình nóng thì uống Bát vị gia Ngưu tất, Ngũ vị.
-SẢN HẬU ĐI LỴ: Sản hậu đi lỵ nếu không phải do ngoại nhân tất là dương hư không thể sinh được thổ, âm hư không thể đóng kín được, nên uống bài Bát vị gia Phá cố chỉ.
-SẢN HẬU HO LÂU NGÀY: Sản hậu ho lâu ngày không khỏi, duy uống bài Lục vị bội Phục linh gia Ngũ vị, Ngưu tất, có hàn thì gia Nhục quế, nặng lắm thời gia Phụ tử.
-SẢN HẬU BÍ ĐÁI BÍ ỈA: Sản hậu bí đái bí ỉa, do lúc đẻ khí huyết đều xuống, chất dịch kiệt, ruột khô, nên uống Bát vị gia Ngưu tất, Thung dung để bổ, nếu tiểu tiện không thể nín được thì uống Bát vị gia Ích trí.
-SỮA KHÔNG THÔNG: Sữa không thông, đã dùng nhiều thuốc khí huyết mà không ăn thua gì, chỉ uống bài Bát vị bội Thục địa bỏ Trạch tả gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất, Mộc thông.
Dùng hai bài Lục vị Bát vị này, xoay sở mà dùng một cách linh hoạt thì chữa trăm bệnh trúng cả trăm, không bệnh nào là không công hiệu, người học thuốc nên phải lưu tâm.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:534.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh