Duck hunt
KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC
CÂY BÀNG
Tên thường dùng: Còn gọi là quang lang, choambok barangparrcang prang, badamier
Tên khoa họclà Terminaliacatappa.
Họ khoa học: Thuộc họ bàng Combretaceae.
Cây bàng
(Mô tả, hình ảnh cây bàng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây bàng không chỉ là cây bóng mát mà còn là một cây thuốc quý. Bàng là một cây to, có thể cao tới 25m, cành mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài 15-20cm, trên cán bông có lông. Quả hình bầu dục, nhẵ dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4cm, rộng 3cm, dày 15mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Mùa quả tháng 8-10.
Phân bố, thu hái và chế biến bàng
Cây bàng được trồng khắp nơi làm cây bóng mát. Người ta cho rằng cây bàng vốn không có ở nước ta, mà di thực từ đảo Moluques vào.
Người ta thường dùng lá, vỏ và hạt. Về mặt nguyên liệu cho dầu thì năng suất bàng thấp vì việc tách nhân bàng ra vất vả. Từ 100g hạch khô chỉ tách được 23g nhân.
Thành phần hoá học
Lá và vỏ cây chứa tanin: vỏ thân chứa từ 25-35% tanin pyrogalic và tanin catechic. Vỏ cành chứa 11% tanin.
Nhân hạt chứa 50% dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vị dễ chịu, giống như dầu hạng nhân, ăn được. Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5% dầu béo, việc tách nhân lại đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra. Một số tính chất của dầu nhân hạt bàng đã được nghiên cứu kết quả như sau: Tỷ trọng 0,917, chỉ số khúc xạ ở 35°C là 1,4660, độ đông đặc + 1°C, chỉ số axit 2,94, chỉ số xà phòng hóa 0,38, axit toàn phần tách được ở dạng đặc, màu vàng nhạt hay trắng, phần axit đặc chiếm tới 36%. Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nên người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô.
Tác dụng dược lý
Cao vỏ thân cây bàng (bỏ lớp vỏ đen bên ngoài) có tác dụng lợi tiểu, cường tim làm săn. Cao methanol có tác dụng giảm co thắt ruột thỏ cô lập.
Lá được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ.
Búp non phơi khô tán bột rắc trị ghẻ, trị sâu quảng, sắc đặc ngậm trị sâu răng.
Dùng tươi, xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức.
Vỏ thân sắc uống trị lỵ và tiêu chảy, rửa vết loét, vết thương.
Nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ thuốc để chữa hủi. Hạt nấu uống để trị tiêu chảy ra máu.
Vị thuốc bàng
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tác dụng, tính vị:
Lá bàng tính mát, vỏ cây và vỏ quả có tác dụng làm săn da và niêm mạc, hạt có vị ngon, béo.
Công dụng:
Tại một số vùng nhân dân dùng vỏ bàng sắc uống chữa lị, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương.
Lá còn dùng sắc uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.
Hạt dùng chữa ỉa ra máu, có thể dùng hạt ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.
Tại một số vùng, nhân dân dùng vỏ bàng sắc uống chữa lỵ, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bàng
Chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi:
Búp hoặc lá bàng non, lá hương nhu, cúc tần, mỗi vị 10 g sắc uống.
Chữa ghẻ và sâu quảng:
Búp bàng non, phơi khô, tán thành bột mịn, rắc.
Chữa đau nhức, tê thấp:
Búp bàng non dùng tươi, xào nóng chườm vào chỗ đau.
Chữa sâu răng, viêm quanh răng:
Búp non hoặc vỏ thân bàng sắc đặc. vỏ thân có thể ngâm rượu, ngậm, ngày 3 lần.
Tham khảo
– Ở Ấn Độ, Inđônêxia và Philipin người ta cũng dùng như vậy. Liều dùng hằng ngày 12-15g, sắc với 200ml, thêm ít đường cho dễ uống.
- Trong công nghiệp, vỏ quả và vỏ thân bàng dể thuộc da. Lá bàng để nhuộm màu cứt ngựa hoặc màu đen. Hạt bàng để ép dầu dùng thay dầu thảo mộc khác để chạy máy tinh vi.
- Theo bằng sáng chế của Prazeres Emir Santana (CA 122, 1995 248344), vỏ bàng được dùng dưới dạng cao hay cồn thuốc để trị hen phế quản đặc biệt cho trẻ em.
Cây bàng được trồng làm cây bóng mát, lấy gỗ ở nhiều địa phương trên cả nước. Khách hàng có thể tìm mua dễ dàng tại địa phương nơi mình sinh sống.
BIẾN HÓA
Biến hóa còn gọi làthổ tế tân, quán chi (Mèo)
Tên khoa học Asarum caudigerumHance.
Thuộc họ Mộc thôngAsidtolochiaceae.
Mô tả cây biến hóa
Cây thuộc thảo, sống dai, cao 30-50cm, bò lan trên mặt đất. Thân rễ nằm ngang dưới đất, thân trông như có đốt do vết lá rụng còn sẹo. Từ thân rễ mọc lên 1-2 lá, có cuống dài 20-30cm, phiến lá hình tim màu xanh đậm, hơi tía, bóng nhẵn, dài 10-15cm, cuống có lấm chấm màu tím, bẽ dễ gẫy. Hai mặt lá còn có lông, mặt dưới nhạt. Hoa sinh ra từ gốc, mọc riêng lẻ, hình hoa kèn, tràng hoa màu tím. Quả màu nâu đen khi chín, trong có nhiều hạt cứng.
Phân bố, thu hái và chế biến biến hóa
Cây mọc hoang dại ở những vùng cao, lạnh chỗ bờ suối ẩm mát, có tán che, thường ở khu vực có núi đá ẩm thấp có rêu như Tam Đảo, Ba Vì Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn không chịu được vùng nóng thấp. Mùa hoa tháng 3-4 mùa quả tháng 5-6.
Người ta thu hái toàn cây: Gốc rễ và lá, có khi chỉ thu hái rễ. Mùa thu hái gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, hái về thái nhỏ phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học biến hóa
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu
Công dụng và liều dùng biến hóa
Biến hoá mới thấy dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân làm thuốc Chữa ho, ho có đờm, ho gà, có người dùng làm thuốc bổ làm cho da dẻ Hồng hồng hào. Ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột uống. Có khi còn dùng chữa Thấp khớp.
Đơn thuốc có vị biến hoá
Chữa ho khan, rát cổ hoặc có đờm:
Biến hoá cả cây lá và rễ 40g, thêm nước vào sắc kỹ. Chia ba lần uống trong ngày. Nên uống thuốc lúc còn nóng. Uống liên tục 5-7 ngày.
QUÁN CHÚNG
Tên thuốc: Rhizoma Dryopteris crassirhizomae
Tên khoa học: Cyrtomium fotunei J.Smi
Họ Dương Xỉ (Polypodiaceae)
Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). củ to khô ngoài nâu đen, trong nâu vàng, sạch bẹ, không mốc là tốt.
Một số nơidùng củ Ráng (Nghệ An) (Acrostichum aureum L, họ Polypediaceae) thay Quán chúng.
Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can và Vị.
Tác dụng: thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, sát trùng.
Chủ trị: trị ôn dịch, ban sởi, thổ huyết, băng huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Lấy rễ cắt bỏ rễ con, ngâm nước rửa sạch, thái lát, phơi râm cho khô dùng. Cũng có khi dùng tươi gọi là ‘Hoạt thuỷ quán chúng’ trồng ở đất bùn lẫn sỏi đá khi nào dùng thì đào lên rửa sạch thái lát.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, thái mỏng phơi khô dùng sống (cách này thường dùng). Sau đó, có thể ngâm rượu uống trị huyết ứ.
Bảo quản: dễ mốc. Để nơi khô, ráo, thoáng gió, tránh ẩm, thỉnh thoảng nên phơi.
- Ký sinh trùng đường ruột:
Giun móc:
Quán chúng dùngvới Phỉ tử và Tân lang
Sán dây:
DùngQuán chúng với Lôi hoàn và Tân lang
Giun kim:
DùngQuán chúng với Khổ luyện bì và Hạc sắt
- Cảm phong nhiệt, nổi dát do nhiệt, nóng và quai bị:DùngQuán chúng với Kim ngân hoa, Liên kiều và Đại thanh diệp.
- Xuất huyết do nhiệt biểu hiện như nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu và chảy máu tử cung. Dùng Quán chúng với Trắc bách diệp, Hạc thảo nha và Tông lư thán.
Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn không thực nhiệt thì không nên dùng.
XƯƠNG KHÔ
Xương khô, San hô xanh, Cành giao -Euphorbia tirucalliL., thuộc họ Thầu dầu -Euphorbiceae.
Mô tả: Cây nhỡ, có thể cao tới 4-8. Thân to bằng cổ tay, nhiều cành gần như mọc vòng, hình trụ, dài, màu lục, nom như cành san hô. Các cành nhỏ có lá. Lá hẹp, rụng rất sớm, dài 12-16mm, rộng 2mm. Cụm hoa có bao chung nhỏ, 5 tuyến hình bầu dục, nhị nhiều; nhụy có 3 vòi chẻ đôi, đầu nhụy hình đầu. Quả nang ít lông, có 3 mảnh lồi. Hạt hình trái xoan nhẵn.
Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Euphorbiae Tirucalli.
Nơi sống và thu hái: Loài nguyên sản ở châu Phi (Madagascar), được nhập trồng làm cây cảnh, có khi được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: Cây chứa euphorbon; từ nhựa tươi đã tách được isoeuphorol, từ nhựa khô có một ceton là euphorone.
Tính vị, tác dụng: Toàn cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khư phong, tiêu viêm, giải độc. Nhựa cây rất độc, có thể làm mù mắt; nó gây phồng làm nóng đỏ, chống kích thích, xổ. Nhựa này sẽ khô đặc lại ngoài ánh nắng và khi ngâm trong nước sẽ cho loại nhựa như cao su.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị thiếu sữa, nấm ngoài da, khớp xương buốt đau.
Ở Ấn Độ, nhựa cây được dùng trị mụn cóc, Thấp khớp, đau thần kinh, Đau răng, trị ho, hen suyễn, đau tai và dùng duốc cá.
Ở Inđônêxia cũng dùng nhựa trị bệnh ngoài da, rò, mụn mủ, bướu, táo bón và làm thuốc tẩy.
Ở Thái Lan, nhựa tươi cũng được dùng ngoài trị mụn cóc.
Ở nước ta, cành lá cũng được dùng trị bệnh ngoài da, táo bónvà liệt dương(Viện Dược liệu); rễ cây dùng trị loét mũi và Trĩ. Nhân dân cũng dùng cành tươi ngâm rượu chữa Đau răng.
Ở nhiều nước (Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin,... ) người ta dùng cây và nhựa để duốc cá.
Cách dùng:Nhựa thường dùng bôi; cành và rễ dùng dưới dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc: Chữa Đau răng: Hái lấy chừng 50g cành Xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 90°. Mỗi lần dùng một thìa cà phê (15ml) cho vào cốc nước, ngâm một chốc, sau đó nhổ đi; ngày ngậm 3-4 lần. (Ðỗ Tất Lợi).
HẢI SÂM
Tên khác
Tên thường dùng: Vị thuốc Hải sâmcòn gọiHải thử, Đỉa biển, Sa tốn(Động Vật Học Đại Từ Điển).Loài có gai gọi là Thích sâm, loài không có gai gọi là Quang sâm, loài lớn mà có gai gọi là Hải nam tử (Cương Mục Thập Di).
Tên tiếng Hoa: 海参
Tên khoa học:Strichobus japonicus Selenka.
Họ khoa học:Holothuriidae
Con hải sâm
(Mô tả, hình ảnh con hải sâm, phân bố, thu bắt, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả con hải sâm:
Hải sâm thường sống ở các vùng nước biển nông, dưới đáy nhiều cát, thân Hải sâm là một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống, phía ngoài có nhiều u, bưới sần sùi trông như một con đỉa, vì vậy người ta gọi Hải sâm là con đỉa biển, vì nó có tác dụng giống như sâm nhưng ở dưới biển nên gọi là Hải sâm. Hải sâm không có đầu đuôi riêng biệt, ở phần đầu, nơi chính giữa, có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của Hải sâm. Xung quanh miệng mọc rất nhiều tua nhỏ như những ‘cánh tay’, có tác dụng nắm bắt thức ăn và cho thức ăn vào miệng. Cứ mỗi mùa đông, nhiều loại động vật như Gấu, Chuột, Ếch nhái... đều ngủ trong hang hốc. Trong suốt thời gian ngủ hầu như chúng không ăn, và vận động ở mức thấp nhất. Riêng Hải sâm lại ngủ trong mùa hè. Vì sao vậy? Ta biết rằng, mọi sinh vật ở dưới biển, sinh sản và phát triển đều phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ nước biển. Những sinh vật nhỏ hoặc sinh vật cấp thấp, thì lại càng rất nhạy bén đối với sự thay đổi của nhiệt độ nước biển. ban ngày khi bề mặt nước biển nóng ấm, các sinh vật này liền nổi lên trên mặt nước để bơi lội kiếm ăn, ban đêm về mặt nước biển lạnh dần, chúng lại lặn sâu để được ấm hơn. Đó là tập tính của một số sinh vật sống ở biển. Về mùa hè, lớp nước biển phía trên bị mặt trời chiếu suốt ngày nên nhiệt độ nhiệt độ luôn luôn cao so với lớp nước phía dưới. Hải sâm là loài động vật cấp thấp, chúng chịu nóng rất kém, vì vậy bắt đầu vào mùa hè, Hải sâm thường lặn dần xuống biển và không đám nổi lên nữa. Chúng hoàn toàn im xuống đáy biển suốt cả mùa hè, hầu như không ăn uống và bơi lội. Chỉ khi bắt đầu lập thu, thời tiết mát dịu dần Hải sâm mới thức dậy vànổi lên mặt nước kiếm ăn. Đó là câu hỏi tại sao, sau tiết Lập thu mới thấy Hải sâm xuất hiện.
Hai bên bao trùm cả hình dạng ngoài và cấu tạo của nhiều cơ quan bên trong. Cơ thể Hải sâm giống như qu
tia. Chân ống ở mặt bụng phát triển, có giác, giữa nhiệm vụ chuyển vận, còn chân ống ở mặt lưng tiêu giảm, không có giác. Có 5-10 xúc tu để bắt mồi, xúc tu giữa nhiệm vụ xúc giác, chúng không có mắt. Chỉ có một tuyến sinh dục là một chùm ống dài nằm cạnh màng treo ruột, phần lớn phân tính, trứng và tinh trùng cùng ở một tuyến sinh dục, nhưng hình thành ở những thời gian khác nhau. Nó thường thải tinh trùng và trứng vào buổi tối, giống như một dải khói trắng phụt ra. Trứng thụ tinh và phát triển ở ngoài cơ thể, từ trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng hình tai có vành tiêm mao bơi trong nước, rồi qua dạng ấu trùng có 5 xúc tu (Có một số Hải sâm, nhất là các loài sống ở vùng cực, không qua giai đoạn ấu trùng sống tự do, trứng phát triển ngay trên cơ thể mẹ tới dạng con non. Có một số loài có khả năng sinh sản vô tính theo kiểu chia cắt cơ thể, rồi tái sinh lại phần thiếu hụt. Hải sâm thích sống trên nền đáy hoặc chui rúc tròng bùn, ở các bờ đá, đảo san hô, đá ngầm, cát bùn. Ở vùng có thức ăn phong phú Hải sâm ít đi động, nó rất nhạy cảm với nước bẩn. Khi bị kích thích mạnh trứng nôn toàn bộ ruột gan ra ngoài và cơ thể có thể tái sinh lại sau khoảng 9 ngày. Thức ăn chính là vụn hữu cơ, sinh vật tảo nhờ, trùng có lỗ, trùng phóng xạ, và các loài Ốc. Phân nhiều và có từng đoạn dài là dấu hiệu thăm dò vùng tập trung Hải sâm. Bờ biển Việt Nam đã biết có khoảng 50 loài Hải sâm. Trên thế giới có khoảng 40 loài để dùng làm thuốc và thức ăn.
Phân bố:
Ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, Hải sâm từ lâu đã là món ăn quí. Vì thế mà nó được liệt vào ngang hàng với Sâm, thuộc (sơn hào hải vị) bổ, dùng cho giai cấp quí tộc thời phong kiến. Trên thị trường Hải sâm được bán dưới dạng khô và đã bỏ hết ruột. Ngày nay là loài xuất khẩu đắt tiền.
Phân biệt hải sâm:
Có nhiều loài Hải sâm, ở vịnh Bắc bộ Việt Nam phổ biến có các loại Leptopentacta typica Stichopus, Chloronotus holothuria Martensii, Protankyra Pseudodigitata.
1- Holothuria là giống gồm nhiều loài ở biển Việt Nam (hiện biết 11 loài), phổ biến nhất trong vịnh Bắc bộ là Holothuria martensil L sống ở vùng nước dưới triều, có 20 xúc tu. Ngoài ra còn gặp Sâm gai (Stichopus Varienatus), loại Sâm có giá trị kinh tế.
2- Loài có xúc tu chia nhánh. Ở vịnh Bắc bộ thường gặp các loài trong họ Cucumariidae, phổ biến ven bờ là Leptopentacta Tybica là loại Hải sâm nhỏ, có 10 xúc tu trong đó có 2 xúc tu nhỏ ở phía bụng.
3- Loài không có chân ống, hình dạng chung giống giun. Bờ biển sâu (10-50m) có đáy là bùn cát hay bùn nhuyễn, ở nước ta thường gặp Protankyra Pseudodigitata có 12 xúc tu.
Hầu hết được dùng với tên Hải sâm.
Mô tả dược liệu:
Loại to mà dài, da không có gai là loại kém. Loại có màu đen thịt dính, da có nhiều gai là loại tốt và qúy.
Thu bắt, sơ chế:
Ngư dân đánh bắt được thường đem phơi hay sấy khô dùng làm thuốc hay thực phẩm
Phần dùng làm thuốc: Nguyên cả con.
Bào chế hải sâm thành thuốc:
- Rửa sạch phơi khô, sấy giòn.
- Khi dùng ngâm nước cho mềm, xắt lát, phơi dòn, tán bột.
- Thu bắt về cạo rửa cho sạch bằng nước muối, lộn trong ra ngoài, rửa sạch, phơi khô, sấy giòn. Khi dùng ngâm vào nước cho mềm xong xắt mỏng 3-5 ly, sao với gạo nếp cho phồng vàng lên. Tán bột rồi kết hợp với các thuốc khác hoặc làm hoàn, hoặc nấu cháo ăn.
Bảo quản:
Giữ kỹ, để nơi khô ráo, thỉnh thoảng phơi lại. Tránh ẩm mốc, sâu bọ.
Thành phần hóa học của hải sâm
Trong hải sâm có 21,45% protein, 0,27% lipit, 1,37% gluxit và 1,13% tro, trong tro chủ yếu gồm canxi 0,118, photpho 0,22, sắt 0,0014, kali 0,07. Thành phần chủ yếu trong protein là acginin và xystin.
Tác dụng dược lý
Kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy các chất lipit tổng hợp lấy từ các tế bào của động vật không xương sống ở biển có công dụng lớn trong việc phòng và chữa bệnh xơ vữa động mạch.
P. A. Manaxova (Đại học y khoa quốc gia Vladivoxtoc) đã phát hiện thấy việc đưa vào dạ dày những con thỏ bị xơ vữa động mạch nặng những chất lipit tổng hợp của hải sâm Viễn đông- Stichopus ịaponicus đã làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất protit và lipit trong máu và gan của thỏ. Trong cơ tim và gan có sự tăng hoạt tính, hấp thụ ôxy tăng, có nghĩa là quá trình oxy hóa khử đã được đẩy mạnh. Bệnh xơ vữa động mạch đã thuyên giảm rõ rệt trong cơ thể các động vật bị bệnh.
Vị thuốc hải sâm
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị:
Vị ngọt, mặn. Tính ấm, Không độc.
Quy kinh:
Vào 2 kinh tâm và thận
Công dụng:
Hải sâm Bổ thận, ích tinh, tráng dương, tư âm, giáng hỏa.
Chủ trị:
Hải sâm + Trị suy nhược thần kinh, bổ thận, ích tinh tủy, mạnh sinh lý, bổ âm giáng hỏa, tiêu đàm dãi, cầm giảm tiểu tiện, nhuận trường, trừ khiếp sợ yếu đuối.
Liều dùng:
Thường dùng dưới dạng nướng dòn, nghiền thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 đến l0g, dùng nước nóng hay rượu để chiêu thuốc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hải sâm
Trị táo kết, bón do hư hỏa:
Dùng Hải sâm, Mộc nhĩ, xắt nấu chín, bỏ vào trong ruột heo nấu chín ăn.
Trị hưu tức lỵ (lỵ mãn tính),
Mỗi ngày sắc Hải sâm uống.
Trị các loại lở loét
Hải sâm sấy khô, tán bột, bôi.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu.
Bài thuốc này là sự kết hợp giữa hải sâm và đại táo, có tác dụng cho các bệnh nhân bị thiếu máu, rất tốt cho chị em sau sinh. Dùng một lượng bằng nhau hải sâm và đại táo đã bỏ hạt, đem sấy khô rồi tán thành bột, uống ngày 2 lần mỗi lần 9g với nước ấm.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, suy nhược sút cân.
Dùng 20g hải sâm, 100g gạo nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn. cháo hải sâm, nên ăn liên tục trong 1 tuần để có kết quả tốt
Táo bón do âm hư.
Hải sâm 30g, ruột già lợn 120g làm sạch, mộc nhĩ đen 15g, ba thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn liên tục trong nhiều ngày.
Đau lưng do thận hư.
Hải sâm có tác dụng bổ thận ích tinh do đó nó được dùng nhiều trong các bài thuốc giúp cho thận mạnh khỏe hơn. Trong trường hợp chữa đau lưng do thận hư, bạn có thể dùng 30g hải sâm, 60 xương sống lợn, 15g hạt hạnh đào. Ba thứ trên rửa sạch, hầm nhừ và ăn trong nhiều ngày.
Bổ thận, bồi bổ cơ thể sau suy nhược.
Bài thuốc dùng hải sâm hầm với thịt dê được biết đến như một món ăn ngon miệng vừa giúp bổ thận, bồi bổ cơ thể. Dùng trong các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu dắt, người cao tuổi suy nhược, chân tay lạnh.
Cách chế biến: Dùng 30g hải sâm, 120g thịt dê, cả hia thái lát, thêm gia vị nấu thành súp.
Hỗ trợ điều trị di tinh.
Hải sâm 50g, cật dê 1 đôi, kỷ tử 10g, đương quy 12g. Cho các vị trên vào nồi nấu chung cùng với 1 lít nước hầm đến khi nhừ. Ăn ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Bổ khí huyết, hạ huyết áp.
Nguyên liệu bao gồm: 50g hải sâm, 30g tỏi, 100g gạo, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Tất cả các nguyên liệu trên nấu nhừ thành cháo. Bệnh nhân nên ăn vào buổi sáng và ăn liên tục trong 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
Cháo hải sâm gạo tẻ được biết đến là món cháo bồi bổ được dùng nhiều trong các trường hợp suy nhược thần kinh. Món ăn này có thể ăn thường xuyên. Dùng 30g hải sâm, 100g gạo tẻ. Hải sâm ngâm rửa sạch, thái lát, cho vào nồi nấu với gạo tẻ thành cháo. Nêm nếm gia vị vừa ăn là được.
Tham khảo
Kiêng kị
Một lưu ý nữa là những người bị tiêu chảy, bị lỵ, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh, người có thể tạng đàm thấp (mập phì) thì không nên dùng hải sâm.
Theo đông y, khi đang dùng các đơn thuốc có vị cam thảo cũng không nên ăn hải sâm.
Hải sâm là vị thuốc quý được sử dụng chế biến các món ăn bổ dướng cũng như trị bệnh. Người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng để mua được vị thuốc tốt.
SỬ QUÂN TỬ
Tên Khác:
Tên hán việt: Vị thuốc sử quân tử còn gọi Bịnh cam tử, Đông quân tử(Trung Dược Tài Thủ Sách), Lựu cầu tử(Tây Phương Bản Thảo Thuật),Ngũ lăng tử(Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Quả Giun, Quả Nấc(Dược Điển Việt Nam),Sách tử quả(Nam Đình Thị Dược Vật Chí),Sử quân nhục(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên dân gian:Dây sử quân tử, hoa sử quân tử, cây hoa giun, dây giun, dây trang leo.
Tên Khoa Học: FructusQuisqualis Indica L.
Họ khoa học: Họ Bàng (Combretaceae).
Cây sử quân tử
(Mô tả, hình ảnh cây sử quân tử, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả cây sử quân tử
Sử quân tử là cây thuốc quý, loại dây leo, mọc tựa vào cây khác . Lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa hình ống, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặcngọn cành, dài khoảng 4-10cm.Lúc mới nở hoa mầu trắng sau chuyển thành đỏ phớt tím. Quả khô, hình trái xoan, có 5 sườn lồi, đầu trên nhọn, đầu dưới hơi tròn, khi chín mầu nâu sẫm. Mặt cắt ngang hình sao 5 cánh, giữa có khoang tròn đựng 1 hạt. Hạt hình thoi, vỏ mầu nâu sẫm, mỏng, nhăn nheo, dễ bóc, mùi thơm, vị bùi.
Cây có nguồn gốc ở Châu Á và Châu Phi nhiệt đới.
Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.
Thu Hái:
Tháng 9-10 và vào mùa đông, lúc trời khô ráo, hái quả gìa. Lựa loại vỏ cứng nâu đen, nhân trắng, mầu vàng nâu, có nhiềudầu, không vụn nát, không teo, không thối đen làthứ tốt. Quả hơi bầu bầu to thường tốt, quả dài, nhọn, bé thì nhânthường bị teo, sâu ăn là loại xấu. Phơi khô, đập lấy nhân. Tiếp tục phơi hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 50 - 600C đến khô.
Bộ phận dùng:
Quả chín khô (Fructus Quisqualis).
Mô tả dược liệu:
Sử quân tử hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, có 5 đường cạnh dọc, 2 đầu nhọn như hình thoi, dài khoảng 3cm, đường kính 1,6 – 2cm. Vỏ ngoài mầu nâu đen hoặc đen tím. Cứng, thể nhẹ, khó bẻ gẫy, chỗ cắt ngang hình sao 5 cạnh, vỏ chỗ cạnh dầy hơn, khoảng giữa giống hình tròn, trong có 1 nhân. Nhân hình bầu dục, dài hoặc giống cái suốt vải, dài 2cm, đường kính 2cm, mặt ngoài có nhiều vết nhăn dọc, ngoài bọc 1 lớp màngmỏng mầu đen tro hoặc nâu đen, dễ bóc. Thịt mầu trắng vàng, mềm, có dầu, dễ bẻ. Không mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).
Bào Chế:
+ Bỏ vỏ, lấy nhân, sao thơm để dùng hoặcđể cả vỏ gĩa nát dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Lấy nhân ngâm qua nước, sao vàng, bỏ màng. Hoặc lấy nhânngâm qua nước, sao giòn, tán bột, lấy 1 phần, thêm 3 phần bột nếp rang vàng chín và 1 chén đường, trộn đều, làm thành bánh cho trẻ nhỏ ăn [phương cách này tránh được không bị nấc] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo Quản:
Dễ mọt mốc vì vậy cần để nơi khô ráo, kín, mát, thỉnh thoảng nên phơi.
Thành Phần Hóa Học:
+Trong nhânSử quân tử có chứa 20-27% chất dầu béo mầu xanh lục nhạt, sền sệt, mùi nhựa, vị nhạt, không có tác dụng tẩy giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+Chất gôm, các chất hữu cơ, chất đường (Dược Liệu Việt Nam).
Tác Dụng Dược lý:
1- Diệt Giun: Năm 1935, Perrier dùng nướcsắc Sử quân tử ở Việt Nam thí nghiệm trên giun đất nhận thấy: giun bị tác dụng của nước sắc Sử quân tử dẫy dụa, sau đó tê liệt các bộ phận, da bong ra, mầu nhợt nhạt, hôn mê.
Năm 1947, Chu Đình Xung (Trung y Khoa học Tạp chí số 20, I: 143) thí nghiệm so sánh tác dụng của dung dịch nướcSử quân tử 10%, dung dịch nướctro Sử quân tử 10% và dung dịch 0,5% Kali Clorua trên giun đất đều thấy tác dụng giống nhau, vì vậy các tác giả kết luận rằng hoạt chất của Sử quân tử làmuối Kali chứa trong Sử quân tử.
Năm 1948, Ngô Vân Thùy (trong Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 34: 437,441) khi nghiên cứu so sánh tác dụng diệt giun của 1 số vị thuốc Đông y (Bách bộ, Khiên ngưu, Lôi hoàn, Ô dược, Quán chúng, Xuyên luyện tử...) đã kết luận rằng Sử quân tử có tác dụng diệt giun mạnh.
Năm 1950, Hồ Mông Gia (Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 36: 619 - 622) báo cáo đã dùng cồn 950, cồn 500để chiết Sử quân tử, bã sau khi chiết bằng cồn 950được chiết bằng nướcrồithí nghiệm tác dụng trên giun đất thấy dịch chiết bằng cồn 950không có tác dụng, dịch chiết bằng cồn 500và nướchơi có tác dụng ức chế và gây mê.
Năm 1958, Đỗ Tất Lợi dùng Sử quân tử cắt bỏ đầu và bóc màng đi rồi cho ăn sống hoặcsắc uống đều thấy có gây nấc. Khi mới uống không thấy nấc nhưng sau khi ăn cơm thì thấy nấc. Nếu uống quá nhiều thì thấy mệt, ngoài ra không thấy hiện tượng nguy hiểm nào khác. Tác giả cũng báo cáo rằng nướcsắc toàn quả giun có bóc vỏ hoặckhông bóc vỏ vẫn có kết quả diệt giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Độc Tính:
Năm 1942, Trường Kỳ (Y Học Hội Tạp Chí Nhật bản số 2: 471 - 485 ghi nhận đã dùng dung dịch nướcsắc Sử quân tử (0,83g/kg) tiêm dưới da chuột bạch, sau vài phút xuất hiện trạng thái mệt mỏi, hô hấp chậm lại không đều, sau 1-2 giờ, toàn thân co quắp, hô hấp ngưng lại mà chết, tuy nhiên tim còn hơi co bóp. Liều tối thiểu gây chết là 20g/kg (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Năm 1926, K.M.Wu trong Chemical Analysis And Animal Experimentation Of Quisqualis Indica Mat.Med J. China 12 (2): 161 170 đã báo cáo độc tính của Sử quân tử không cao. Với liều 26,6g/kg cho chó uống thì ngoài hiện tượng ói và nấc không thấy triệu chứng ngộ độc nào khác . Sau 10 giờ trạng thái hoàn toàn trở lại bình thường (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
. Năm 1956, Ngô Văn Thùy trong ‘Luận Văn Trích Yếu ‘ của Hội khoa học sinh lý Trung quốcsố 27,28 báo cáo cho chuột nhắt và thỏ uống với liều 50-100mg/10g không thấy hiện tượngngộ độc (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc sử quân tử
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính Vị:
+ Vị ngọt, tính ấm, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Vị ngọt, khí ôn, hơi có độc (Bản Thảo Chính).
+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
. Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
. Vào kinh Tỳ,Vị, Đại trường (Bản Thảo Tân Biên).
. Vào kinh túc thái âm Tỳ kinh, túc quyết âm Can kinh (Bản Thảo Kinh Giải).
. Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác Dụng Và Chủ Trị:
+ Kiện Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt. Trị trẻ nhỏ bị các bệnh da ngứa (Bản Thảo Cương Mục).
+ Sát trùng, tiêu tích, kiện Tỳ. Trị giun đũa, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích, sữa và thức ăn không tiêu, bụng đầy, tả, lỵ (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Sát trùng, tiêu tích. Trị giun đũa, giun móc, trùng tích, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Trị trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tiêu chảy, lỵ (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Sát trùng, liện tỳ, tiêu thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều Dùng: 10 - 16g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sử quân tử
*Trị Giun, Cam Tich.
+ Hậu phác 0,4g, Sử quân tử nhân40g, Trần bì 0,4g, Xuyên khung 0,4g. Tán bột, làm hoàn. Uống với nướcgạo lâu năm(SửQuân Tử Hoàn- Cục phương)
+ Đại hoàng, Sử quân tử, Tân lang, Vỏ rễ thạch lựu. Làm hoàn, uống với nướcluộc thịt heo loãng hoặcnướcluộc thịt gà, lúc đói(Sử Quân Tử Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Bạch vô quyển 0,4g, Cam thảo 0,4g, Khổ luyện tử5 trái, Sử quân tử 10 nhân. Tán bột. Mỗi lần uống 4g (Sử Quân Tử Tán - Ấu Khoa Chuẩn Thằng).
+ Sử quân tử, bỏ vỏ, tán bột. uốnglúc canh năm, khi bụng đói, với nướccơm (Sử Quân Tử Tán- Bổ Yếu Thần Trân Tiểu Nhi Phương Luận ).
+ Mộc miết tử nhân20g, Sử quân tử nhân12g. Tán bột. Dùng 1 trái trứng gà, cho thuốc bột vào, chưng chín, ăn lúc bụng đói (Giản Tiện phương).
* Trị trùng nha đông thống:
Sử quân tử, sắc lấy nước, ngậm (Tần Hồ Tập Giản phương).
* Trị đầu mặt lở ngứa:
Sử quân tử nhân, ngâm với 1 ít dầu thơm 3-5 ngày, lúc đi ngủ, uống dầu thơm đó (Phổ Tế phương).
* Trị trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, tiêu lỏng, ăn kém, bú kém:
Sử quân tử, Kha tử đều 12g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g. sắc uống (Sử Quân Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị trẻ nhỏ Tỳ hư, cam tích:
Sử quân tử, Mạch nha, Nhục đậu khấu đều 20g, Hoàng liên, Thần khúc đều 400g, Mộc hương 80g, Tân lang 20 trái. Tán bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nước ấm [dưới 1 tuổi giảm bớt] (Phì Nhi Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị sán, giun kim, táo bón:
Sử quân tử nhục, Đại hoàng, Hoàng cầm đều 8g, Thạch lựu bì, Tân lang đều 16g, Cam thảo 4g. tán bột. Mỗi lần uống 12g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị giun chui ống mất, bụng trên đau quặn:
Sử quân tử, Tân lang, Chỉ xác, Khổ luyện bì đều 12g, Ô mai 4g, Quảng mộc hương 8g. sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
* Trị giun:
Sử quân tử nhục (sao vàng).Người lớn mỗi lần 10-20 quả, trẻ nhỏ mỗi tuổi mỗi lần 1,5 quả, tổng lượng không quá 20 quả. Ăn trước khi đi ngủ. Mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 ngày(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham Khảo:
Kiêng Kỵ:
+ Kỵ nước trà nóng, uống chung sẽ bị tiêu chảy ngay (Bản Thảo Cương Mục).
+ Kỵ thức ăn nóng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Tỳ Vị hư hàn không nên dùng nhiều, dùng nhiều sẽ gây nấc (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Người không có trùng tích không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Uống thuốc này kỵ nướctrà nóng.Uống liều cao có thể gây nấc, nôn mửa, chóng mặt (Trung Dược Đại Từ Điển).
So sánh với các vị thuốc khác
+ Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có vị Sử quân tử và Phỉ tử là có vị ngọt mà sát trùng. Phàm người lớn và trẻ nhỏ có giun nên uống Sử quân tửlúcsáng sớm, bụng đói. Hoặc lấy vỏ sắc lấy nướcuống thì giun chết mà xuất ra vậy... (Bản Thảo Cương Mục).
+ Sử quân tử, là thuốc chủ yếu bổ Tỳ kiện Vị. Trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tả, lỵ do có giun, do Tỳ hư Vị yếu, do sữa và thức ăn đình trệ, thấp nhiệt ứkết lại gây ra. Tỳ được kiện, Vị được khai thì sữa và thức ăn tự tiêu, thấp nhiệt tự tan, thủy đạo tự thông mà các chứng được khỏi. Không có vị đắng, cay mà giết được giun, đó là loại thuốc tốt dành cho trẻ nhỏ (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Sử quân tử, phàm trẻ nhỏ ăn nhiều quá, uống nhiều thuốc có tính hoạt, làm cho Tỳ Vị bị tổn thương . Sử quân tử giết được giun đũa, Phỉ tử giết giun móc (Bản Thảo Chính).
+ Vị thuốc này chuyên sát trùng và tiêu thực mạnh, là vị thuốc chủ yếu trị cam tích, sát trùng nơi trẻ nhỏ. Lý Tần Hồ nói: Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có Sử quân tử vị ngọt mà có tác dụng sát trùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
TAI CHUỘT
Tai chuột, Cây hạt bí, Mộc tiền, qua tử kim -Dischidia acuminataCost., thuộc họ Thiên lý -Asclepiadaceae.
Mô tả: Dây leo thường bám trên các cành cây và thõng xuống. Có 2 lá mọc đối nhau từng cặp, mọng nước, màu lục nhạt, nom giống như hai cái hạt bí hay hai cái tai chuột. Hoa nhỏ, màu trắng mọc ở nách lá. Quả gồm 2 quả đại thẳng. Hạt có lông. Toàn dây có nhựa mủ màu trắng.
Ra hoa tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Dischidiae Acuminatae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc chủ yếu ở vùng núi nước ta, thường gặp trên các cây gỗ ven rừng. Có thể thu hái cây và lá quanh năm. Thái nhỏ, dùng tươi sao vàng sắc uống hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi chua, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, sát trùng tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa khí hư, đái vàng, lậu, chữa sưng tấy, móng tay lên chín mé, bỏng, thối tai và làm thuốc lợi sữa. Liều dùng 20-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa. Có thể giã nhỏ cũng với lá Hà thủ ô trắng lấy nước nhỏ vào tai chữa thối tai.
Đơn thuốc:
1. Chữa thận nhiệt, viêm đường tiết niệu, đái đục, nước tiểu vàng, đỏ, đái buốt và phụ nữ bạch đới: Dùng Tai chuột 40g, lá Bạc thau, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 30g, sắc uống.
2. Chữa phù thũng: Lá Tai chuột, rễ Cỏ xước, Thài lài tía, Bông mã đề, mỗi thứ một nắm, sao qua, sắc uống.
DÂY QUAI BỊ
Dây quai bị, Dây dác, para(Phan Rang),tứ thư xấu
Tên tiếng Trung: 厚叶崖爬藤
Tên khoa học:Tetrastigma strumarium Gagnep
Họ khoa học:thuộc họ Nho - Vitaceae.
Cây dây quai bị
(Mô tả, hình ảnh cây dây quai bị, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây dây quai bị là một cây thuốc nam quý, dạng dây leo, thân hơi dẹp; tua cuốn đơn. Lá mang 5 lá chét, từng đôi lá chét bên trên một cuống phụ chung, phiến lá dày như da, mặt dưới mốc, gân phụ 4-5 cặp, khó nhận, mép có 4-5 răng tù. Ngù hoa ngắn ở nách lá; hoa trắng, thuôn; cánh hoa dài 2,5mm. Quả mọng tròn tròn, vàng vàng, to cỡ 1,5cm; hạt 2-3.
Ra hoa vào tháng 3-4, có quả tháng 8-11.
Bộ phận dùng:
Lá - Folium Tetrastigmae Strumarii.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang ở các lùm bụi, bờ rào và rừng còi, nhiều nơi ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng tới Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Philippin.
Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hóa học, tác dụng dược lý (hiện chưa có nghiên cứu)
Vị thuốc dây quai bị
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)
Vị thuốc dây quai bị là một vị thuốc quý.
Công dụng:
Dùng chữa sốt, nhức đầu, đánh gió, chữa quai bị, mụn nhọt, gẫy xương.
Liều dùng:
Dùng ngoài: liều lượng 50-100g lá tươi, giã đắp.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc dây quai bị
Chữa gẫy xương
Dùng lá Dây quai bị phối hợp với lá Đại bi, củ Sả, lá Náng hoa trắng, lá Dâu tằm, gà con mới nở, xôi nếp, cùng giã đắp bó.
Chữa viêm tai giữa:
Dùng lá Dây quai bị giã nát lấy nước nhỏ vào tai.
Tham khảo
Tránh nhầm lẫn cây Giảo cổ lam với cây dây quai bị
Giảo cổ lam còn có tên là Thất diệp đảm (mật đắng 7 lá), Phúc âm thảo (thứ cỏ mang lại may mắn), Ngũ diệp sâm (sâm 5 lá), Tiểu khổ trà (trà đắng nhỏ), Biến địa sinh căn (rễ mọc lan ra khắp mặt đất)... Hiện tại ở một số nước, thường gọi là Nam phương nhân sâm, Kháng nham tân tú (thuốc chống ung thư ưu tú mới phát hiện). Tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino, thuộc họ Bí (Curcurbitaceae).
Giảo cổ lam có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây cái và cây đực riêng biệt. Lá kép có hình chân vịt. Cụm hoa có hình chuỳ, nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô có hình cầu, đường kính khoảng 5 - 9 mm, khi chín có màu đen.
LONG ĐỞM THẢO
Tên khác:
Long đởm thảo, Lăng Du(Bản Kinh), Thảo Long Đởm, Sơn Lương Đởm(Tục Danh), Đởm Thảo, Khổ Đởm, Quan Âm Thảo, Tà Chi Đại Phu, Tà Chi Đại Sĩ(Hòa Hán Dược Khảo), Trì Long Đởm(Nhật Bản).
Tên khoa học:Gentiana scabra Bunge.Họ Long Đởm (Gentianaceae).
Tiếng Trung: 龙胆草
Cây Long đởm thảo
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Loại cỏ sống lâu năm, cao 35-60cm. Thân rễ ngắn, rễ nhiều, có thể dài đến 25cm, đường kính 1-3mm, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân mọc đứng, đơn độc hoặc 2-3 cành, đốt thường ngắn so với chiều dài của lá. Lá mọc đối, không cuống, lá phía dưới thân nhỏ, phía trên to, rộng hơn, dài 3-8cm, rộng 0,4-4cm. Hoa mọc thành chùm, không cuống, ở đầu cành hoặcở kẽ những lá phía trên. Hoa hình chuông màu lam nhạt hoặc sẫm.
Địa lý:
Đa số phải nhập.
Thu hái, Sơ chế:
Thu hoạch mỗi năm vào tháng 8-12. Thứ đào vào cuối tháng 8 thì tốt hơn.
Bộ phận dùng:
Rễ. Rễ chùm, có nhiều tua nhỏ bằng chiếc tăm, mềm, sắc vàng đậm, thật đắng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Long đởm đầu rễ nhỏ, bên dưới có chùm, chừng vài chục rễ nhỏ, mọc thành cụm nhỏ dài thẳng hoặc hơi cong, dài 10-20cm, đường kính 0,1-0,3cm, mặt ngoài mầu vàng hoặc nâu vàng, phần trên có vân vòng tròn nổi lên rất dầy, tòn bộ có đường nhăn dọc. Chất dòn, dễ bẻ gẫy. Mặt cắt ngang chỗ gẫy hình tròn hoặc giống hình tam giác, mép cong, mầu trắng vàng hoặc nâu vàng, giữa ruột có mấy đường gan lốm đốm hoa. Không mùi, vị rất đắng.
Bào chế:
Đào rễ đem về phơi râm. Khi dùng lấy dao bằng đồng cắt bỏ hết lông, thái nhỏ, tẩm nướcCam thảo 1 đêm, phơi khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Dùng dao bằng đồng cắt bỏ cuống, rửa rượu, phơi khô hoặc ngâm nước Cam thảo 1 đêm, phơi khô, để dành dùng dần (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Bỏ cuống, dùng rễ, thái nhỏ, sao với rượu hoặcngâm nướcCam thảo 1 đêm, gạn nướcđi, phơi khô, để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Rửa sạch, phơi khô. Thái từng khúc ngắn 2-3cm (dùng sống). Tẩm rượu dùngcó thể sao qua hoặckhông sao] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
Có Gentianine, Gentiopicrin, Gentianose (Trung Dược Học).
Có Glycozid đắng gọi là Gentiopicrin và chất đường gọi là Gentianoza (Dược Liệu Việt Nam).
Trong Long đởm có một Glucozit đắng chừng 25 gọi là Gentiapicrin C16H20O9 và một chất đường gọi là Gentianoza C18H32O16 chừng 4%. Thủy phân Gentiapicrin ta sẽ được gentiagenin C10H10O4 và Glucoza. Gentianoza gồm hai phân tử Glucoza và một phân tử Fructoza (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
Tác dụng đối với Vị Trường: Liều thấp, Long đởm thảo uống trước bữa ăn 1/2 giờ làm tăng dịch vị, nhưng nếu dùng sau bữa ăn, ngược lại, làm giảm dịch vị. Chất Gentiopicrin có tác dụng làm tăng dịch vị khi bơm trực tiếp vào dạ dày chó nhưng uống hoặctiêm tĩnh mạch thì không có tác dụng, điều này cho thấy nó có tác dụng trực tiếp. Long đởm thảo làm giảm thời gian chuyển vận đường ruột của thỏ. Cho chuột dùng Long đởm thảo thấy không có sự thay đổi khẩu vị hoặctrọng lượng gì cả (Trung Dược Học).
Tác dụng kháng khuẩn: Trong thí nghiệm, dịch tiêm Long đởm thảo có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Gentiopicrin có tác dụng mạnh đối với ký sinh trùng sốt rét (Trung Dược Học).
Dùng nướcsắc Long đởm thảo hợp với thuốc Tây thông thường Điều trị 23 cas viêm não B (11 cas nặng, 6 trung bình, 6 nhẹ) bằng nướcsắc Long đởm thảo, thay cho thuốc Tây thông thường. Trong số này, có 15 cas nhiệt độ bình thường vào ngày thứ 3, và chỉ có 1 cas có di chứng (Trung Dược Học).
Theo Ebeling, Long đởm thảo có tác dụng phòng sự lên men, uống ít (nửa giờ trước bữa ăn) có tác dụng kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa, làm khỏa dạ dày, ngược lại, uống sau khi ăn cơm hay uống quá nhiều, lại làm cho tiêu hóa kém sút, Nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Theo Nội Điên Trang Thái Lang (Nhật Bản -1938), nghiên cứu tác dụng chất đắng của Long đởm thảo trên dạ dày nhỏ của chó thì thấy cho chó uống Long đởm thảo sự bài tiết dịch vị tăng tiến và lượng acid tự do cũng tăng hơn (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Vị thuốc Long đởm thảo
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị đắng, tính sáp, hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học).
Vị đắng, tính rất hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
Vào kinh Can, Đởm, Bàng quang (Trung Dược Học).
Vào kinh Can, Đởm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Công dụng:
Tả Can hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Thấm thấp nhiệt ở kinh Can, Đởm, tả thực hỏa ở Can (Trung Dược Học).
Tả thực hỏa ở Can, Đởm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
Trị các chứng thực hỏa ở Can như mắt sưng đỏ đau, họng đau, sườn đau, miệng đắng, kinh giản do nhiệt tà ở Can Đởm bốc lên, trẻ nhỏ bị cam tích phát nhiệt, thấp nhiệt ở hạ tiêu làm cho bộ phận sinh dục nóng, ngứa.
Kiêng kỵ:
Tỳ Vị hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học).
Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy, không có thực hỏa: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
4-12g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Long đởm thảo
Trị trẻ nhỏ bị kinh giản nhập tâm, sốt cao, nóng trong xương, sốt theo mùa, miệmg lở:
Long đởm thảo, Bạch thược, Cam thảo, Phục thần, Mạch môn, Mộc thông, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Trị chứng cốc đản:
Long đởm thảo, Khổ sâm, Ngưu đởm, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Trị thấp nhiệt làm tổn thương phần huyết, vào đại trường gây ra đi tiêu ra máu:
Uống nhiều Long đởm thảo sẽ khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
Trị dạ dày đau, ăn uống khó tiêu, bụng đầy:
Long đởm thảo 0,5g, Hoàng bá 0,5g, Sinh khương 0,3g, Quế chi 0,3g, Hồi hương 0,3g, Kê nội kim 0,5g, Sơn tra (sao cháy) 1g. Tán bột, trộn đều, chia làm 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
Trị Can Đởm có thực hỏa, mắt đỏ, mắt sưng đau, miệng đắng, tai ù,hông sường đau, gân yếu, sốt cao co giật, thận viêm cấp:
Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Mộc hương, Xa tiền tử, Đương quy đều 12g, Sài hồ 8g, Cam thảo 4g, Sinh địa 16g. Sắc uống (Long Đởm Tả Can Thang- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị sốt cao co giật:
Long đởm thảo, Phòng phong, Thanh đại đều 12g, Câu đằng 8g, Hoàng liên 20g, Ngưu bàng tử, Băng phiến, Xạ hương đều 4g. Tán bột, làm hoàn, to bằng hạt lúa. Mỗi lần uống 5-10 viên với nước sắc Kim ngân hoa (Lương Kinh Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị gan viêm cấp thể vàng da:
Long đởm thảo 16g, Uất kim 8g, Hoàng bá 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Công dụng của Long đởm thảo trong các tài liệu khác
“Long đởm thảo vị đắng, tính hàn, khí vị đều hậu, trầm mà giáng. Thuộc âm. Là thuốc của kinh túc quyết âm (Can) và thiếu dương (Đởm). Dùng Long đởm thảo có 4 tác dụng:1 là trừ phong thấp ở hạ bộ;2 là trừ thấp nhiệt;3 là trị từ rốn đến chân nặng, đau; 4 là trị hàn nhiệt cước khí. Thuốc đi xuống, dùng Phòng kỷ tẩm rượu thìthuốc đi lên và đi ra ngoài. Dùng Sài hồ làm chủ, Long đởm làm sứ là thuốc trị bệnh về mắt (Trân Châu Nang).
“Tướng hỏa ở tại Can Đởm, chỉ tả chứ không bổ. Dùng Long đởm để ích khí cho Can Đởm, tả tà nhiệt ở Can Đởm. Vì Long đởm rất đắng và rất hàn, nếu uống quá nhiều sẽ làm tổn thương Vị, làm cho khí thoát. Sách ‘Biệt Lục’ cho rằng uống Long đởm thảo lâu ngày làm cho cơ thể nhẹ nhàng thì e rằng không thể tin được (Bản Thảo Cương Mục).
“Vị khí hư mà uống Long đởm thảo sẽ nôn, Tỳ khí hư mà uống Long đởm thảo thì sẽ tiêu chảy (Bản Kinh Phùng Nguyên).
“Long đởm thảo vị rất đắng, tính rất lạnh, lạnh lắm, giống như mùa Đông giá rét, ảm đạm, điêu tàn. Người xưa cho rằng vị đắng lạnh – tính khắc phạt, vì vậy dùng tạm thời mà không dùng lâu, giống như nhà vua không bỏ hình phạt cho nên mượn lấy đức, ý thật vô cùng. Nếu không phải là người khỏe mạnh, có bệnh thực nhiệt mà cho uống bừa bãi thì nhất định sẽ bị tổn hại…. Long đởm thảo, nếu tẩm rượu, dùng Sài hồ làm tá thì đi lên, chữa được tất cả các bệnh mắt đỏ đau, mắt có mộng, có màng, mây” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
“Long đởm thảo, uống nhiều thì hại dạ dày. Đừng nên uống lúc bụng đói vì sẽ làm cho tiểu tiện không cầm được” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
“NướcLong đởm đắng như nướcmật, vị lại rất đắng, tính rất hàn, dùng nhiều thì hại dạ dày, hơn nữa lại khó uống, phải cho thêm ít Cam thảo để làm dịu vị đắng. Long đởm thảo tẩm với rượu thì đi lên, đi ra ngoài phần biểu. Dùng Sài hồ làm chủ, Long đởm thảo làmsứ là thuốc cần dùng chữa bệnh về mắt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“Long đởm thảo và Hoàng bá đều là vị thuốc đắng, tính hàn, dùng để thanh nhiệt, táo thấp, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Nhưng Hoàng bá hay thanh hỏa ỏa Thận, có khả năng làm mạnh và chắc cho chân âm mà trừ hư nhiệt, thiên về dùng cho hạ tiêu, bệnh ở Thân, Bàng quang, Đại trường. Long đởm thảo tả thực hỏa ở Can, Đởm, hay khứ hỏa để ổn định máu, trong điều trị, thiên về dùng cho Can Đởm, Bàng quang (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Phân biệt:
Thường nhầm với rễ Bạch vi: rễ này cứng, đen, không đắng. Người ta cũng dùng cả cây Thanh ngâm (Curanga amara, họ Hoa mõm chó) làm nam Long đởm thảo, cây này rễ trắng ngà, không có tua, chỉ giống Long đởm thảo ở chất đắng mà thôi (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Chú thích:
Ngoài vị Long đởm kể trên, trong đông y còn dùng nhiều loại Long đởm khác, những vị thuốc gần giống và gồm những rễ nhỏ. Nhưng trong tâyY lại dùng một loài khác (Gentiana lutca L) có hoa màu vàng, rễ to hơn, thái thành từng miếng mỏng, có người dịch nhầm là Khổ sâm vì là thuốc bổ mà lại đắng.
Tất cả những cây này đều chưa thấy ở nước ta.
CÂY ỔI
Ổi Tên khoa học:Psidium guajavaL., thuộc họ Sim -Myrtaceae.
Cây Ổi
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỡ cao 5-10m. Vỏ nhẵn, mỏng, khi già bong từng mảng lớn. Cành non vuông, có nhiều lông mềm, về sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối, thuôn hay hình trái xoan, gốc tù hay gần tròn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa trắng, mọc đơn độc hay tập trung 2-3 cái thành cụm ở nách lá. Quả mọng hình cầu, chứa rất nhiều hạt hình bầu dục. Ðài hoa tồn tại trên quả.
Bộ phận dùng:
Lá, quả ổi xanh -Folium et Fructus Psidu Guajavae.
Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Có khi gặp ở trạng thái hoang dại. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm và phơi khô.
Thành phần hoá học:
Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen. Còn có (-sitosterol, acid maslinic (acid cratagolic), acid guijavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Nhựa cây ổi chứa acid d-galacturonic (72,03%), d-galactose (12,05%) và l-arabinose (4,40%). Cây, quả ổi có pectin, vitamin C; trong hạt có tinh dầu với hàm lượng cao hơn trong lá. Vỏ thân chứa acid ellagic.
Vị thuốc Ổi
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Ổi có vị ngọt và chát, tính bình;
Công dụng:
Có công dụng cầm ỉa chảy, tiêu viêm, cầm máu. Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy. Do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn.
Qui kinh:
Đang cập nhật
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ổi
Trị viêm ruột cấp và mạn, Kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá:
Dùng 15-30g dạng thuốc sắc.
Trị ỉa chảy:
Lá ổi vừa non, vừa già, dùng một nắm độ 50g đem sắc với hai bát nước. Sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa sôi từ từ trong 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần một chén nhỏ. Có thể thêm đường.
Bệnh zona:
Dùng lá búp ổi non 100g rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g, cho tất cả vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước thuốc này để bôi. Có thể cho thêm 5-6g bột sunfamit càng tốt.
Viêm dạ dày ruột cấp:
Lá ổi 30g thái nhỏ và rang với một nhúm gạo, thêm nước đun sôi uống, ngày hai lần.
ỚT
Ớt không ít người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng. Nhưng ít ai biết ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền.
Tác dụng chữa bệnh của ớt:
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư…) Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn… Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trong ớt có chứa một số hoạt chất sau:
Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Một điều lý thú là Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, một chất Morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.
Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten…
Ngoài việc dùng làm thực phẩm, quả ớt còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ ngàn xưa. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc quý trong đó có ớt.
Một số bài thuốc nam thông dụng có ớt
- Chữa tai biến mạch máu não:
lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu:
Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng k-ích thích mọc tóc.
-
Giảm đau do ung thư, đau khớp:
ăn 5-10g ớt mỗi ngày.
- Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.
- Chữa ăn uống chậm tiêu:
ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.
- Chữa đau thắt n-gực:
ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.
-
Chữa viêm khớp mãn tính:
ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa bệnh chàm (eczema):
lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.
-
Chữa rắn rết cắn:
lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.
-
Chữa bệnh vẩy nến:
Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
-
Đau bụng kinh niên:
Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
-
Chữa đau lưng, đau khớp:
Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.
-
Chữa mụn nhọt:
Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.
-
Chữa khản cổ:
Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).
-
Chữa rắn rết cắn:
Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.
***. CHÚ Ý: 10 đối tượng nên tuyệt đối kiêng kị ăn ớt
Mặc dù ớt là gia vị được khá nhiều người ưa thích vì những lợi ích như hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, tránh đầy hơi, nhưng nó lại có những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Một số đối tượng tuyệt đối nên kiêng ăn ớt
1. Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản
Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
2. Người bị bệnh về mật
Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.
3. Những người bị bệnh trĩ
Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.
4. Người mắc bệnh về da
Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da nhất là khi đang nổi mụn thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.
Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu trứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.
5. Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ có thai, việc ăn cay không ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ. Nhưng theo các nhà khoa học, mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Còn theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn quá cay, con sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng nhiệt trong người.
6. Phụ nữ đang cho con bú
Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.
7. Những người đang điều trị bằng thuốc đông y
Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
8. Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi
Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.
9. Những người ốm yếu, gầy còm
Ăn cay được xem là một phương pháp hỗ trợ giảm cân, việc ăn cay tăng tiết mồ hôi, thúc đẩy tuần hoàn máu làm tiêu tốn nhiều calo. Vậy nên người gầy còm nếu ăn quá cay thì gầy sẽ càng gầy hơn.
10. Người đang bị bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc
Bệnh nhân đau mắt đỏ hay viêm giác mạc ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hoả khiến bệnh thêm nặng.
Ớt Cay: Dược Thảo Ưu Tiên Số 1 Khi Cấp Cứu
Ớt có khả năng tăng cường máu lưu thông và gia tăng hoạt động của tim. Nó có khả năng đặc biệt để nâng cao hoạt động tim mạch trong khi thực sự làm hạ áp huyết. Ớt có tác dụng mạnh mẽ trên toàn bộ hệ thống. Ớt được dùng từ lâu đời để trị mệt mỏi và phục hồi khả năng chịu đựng cũng như sự cường tráng. Ớt là chất kích thích tự nhiên không gây tác dụng phụ nguy hại như tim đập nhanh, hiếu động hay tăng áp huyết.
- Nhồi máu cơ tim (Heart Attacks): Trong 35 năm chữa bệnh và dạy học, chữa trị cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, Dr John R Christopher chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến chữa trị cấp cứu tại nhà. Lý do là, bất cứ khi nào bác sĩ vào nhà bệnh nhân – nếu họ vẫn còn thở – ông cho họ uống trọn một ly trà ớt (một muỗng cà phê ớt bột hay rượu ớt trong một ly nước nóng), và chỉ một lúc sau họ đứng dậy và đi lại được. Đây là một trợ giúp nhanh nhất mà chúng ta có thể đem lại cho tim, vì ớt cung cấp chất dinh dưỡng chính đáng cần thiết cho tim ngay lập tức. Hầu hết tim thiếu chất dinh dưỡng do chúng ta thường ăn các loại thực phẩm chế biến bán sẵn.
Để chứng tỏ gía trị của ớt, thấy ớt tuyệt diệu dường nào, và thực phẩm ưu hạng của tim là gì, các bác sĩ ở phương Đông đã làm thực nghiệm sau và đã được đăng trên nhiều tạp chí nơi họ làm thí nghiệm. Các bác sĩ cho vài mô tim sống vào trong một ly thuỷ tinh ở phòng thí nghiệm được khử trùng có đầy nước chưng cất (distilled water), và nuôi mô tim chỉ với ớt (cayenne pepper), theo định kỳ làm sạch các lớp cặn dưới đáy ly và thêm nước cất. Suốt khoảng thời gian nuôi mô tim, cứ cách vài ngày bác sĩ phải cắt bớt mô tim vì nó phát triển rất nhanh. Không có tuyến yên và tuyến tùng (pituitary and pineal glands) điều khiển, mô cứ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ phải theo dõi luôn. Họ nuôi mô tim sống trong 15 năm.
Sau khi bác sĩ qua đời, các cộng sự viên tiếp tục nuôi mô tim thêm hai năm trước khi huỷ nó đi vì không cần phải làm thêm nghiên cứu này nữa. Điều này chứng tỏ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo của ớt đối với mô tim. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều trường hợp gây kinh ngạc được sáng tỏ khi người ta sử dụng ớt cho cơn tấn công nhồi máu cơ tim. Vì đa số các trường hợp này là do tim suy dinh dưỡng. Tim không được dinh dưỡng đúng trong thời gian lâu dài đến nỗi nó quá đói mệt, rồi đến một lúc điều người ta âu lo xảy ra: nhồi máu cơ tim.
Một ly trà ớt đem đến cho trái tim một lượng dinh dưỡng của thực phẩm nguyên chất mạnh mẽ, đem nhanh chóng và kỳ diệu đủ để vực dậy một người trong cơn nguy cấp của bệnh tim. Đây là điều mà mọi người nên biết, vì cơn nhồi máu cơ tim có thể đến với thân nhân hay bạn bè bất cứ lúc nào, đến ngay cả với chính bạn nữa. Trà nóng có tác dụng nhanh hơn thuốc viên (tablet), viên nang (capsule) hay trà lạnh, vì trà nóng làm cho tế bào mở rộng và tiếp nhận ớt nhanh hơn nhiều, và chất dinh dưỡng hiệu năng đi trực tiếp vào tim, qua các động mạch.
Ớt cũng giúp thuyên giảm các chứng bệnh khác như:
- Cục máu đông (blood clots): Ớt rất gía trị trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông
- Xơ vữa động mạch hay Xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn.
- Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khoẻ mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn. Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. Uống một muỗng ăn phở bột ớt trong một ly nước nóng.
- Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat cơ thể lưu trữ trong các tế bào mỡ.
- Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium.
- Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ hệ thống cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn ở động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết.
- Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu quả tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache).
- Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách giội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy rượu ớt (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt cayenne lên vết thương.
- Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).
- Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).
- Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack).
- Giúp giảm viêm họng và viêm amidan.
Chứng Từ
Năm 1979, Dick Quinn đã qua cái chết lâm sàng vì cơn nhồi máu cơ tim tấn công nhưng được cứu tỉnh lại. Với các động mạch tim bị nghẽn hoàn toàn, ông có 2 con đường chọn lựa: hoặc là giải phẫu tim hoặc là chết. Thật không may, giải phẫu không thành công; sau vài tuần, tình trạng tệ hơn, bác sĩ đề nghị giải phẫu lần thứ hai. Dick từ chối vì vết mổ trước vẫn chưa lành, còn đau lắm. Ông thấy rằng lập lại cùng một phẫu thuật như trước không cách gì giúp ông khá hơn được.
Vì từ chối giải phẫu và thuốc men không giúp gì được, bác sĩ cho ông về nhà. Ông quá yếu nhược, gia đình không hy vọng ông sống sót.
Một hôm ngồi trong công viên để sưởi nắng, bất ngờ một bà láng giềng lại chỗ ông nói ông dùng ớt để chữa trị. Sau khi lịch sự yêu cầu để ông yên tĩnh một mình, Dick về nhà phớt lờ đề nghị buồn cười đó.
Thêm vài tuần, sức khoẻ càng tuột dốc, trong cơn tuyệt vọng ông quyết định thử dùng ớt.
Dick lấy một số thuốc cho tim loại viên bọc, đổ thuốc ra, nhét bột ớt từ ngăn đựng gia vị vào rồi uống rồi đi ngủ. Kết quả thật kỳ diệu, ngay sáng hôm sau ông đã cảm thấy khoẻ hơn rất nhiều và không lâu sau đã trở lại làm việc. Ông viết quyển « Left For Dead » kể lại câu chuyện của ông, thuyết trình qua radio, và công thức Ớt của ông có mặt trên hàng ngàn cửa tiệm thực phẩm. Dick bị nhồi máu cơ tim năm 42 tuổi, đến tuổi 58 nhiều người trên thế giới đã biết đến ông, thuyết trình 300 ngày một năm, chia sẻ về những ích lợi cứu mạng của Ớt.
Thực Hành
Nếu bạn muốn đem theo thứ gì cần thiết trong túi cứu thương để có thể dùng cấp cứu ngay cho người bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, hãy mang theo rượu ớt. Dr Christopher khám phá rằng một ly trà ớt nóng với một muỗng cà phê rượu ớt sẽ làm ngưng cơn tấn công chưa đầy ba phút.
- Khi bạn cảm thấy cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra, hãy uống ly trà ớt nóng cứ 15 phút một lần cho đến lúc các triệu chứng qua đi.
- Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh vì nhồi máu cơ tim, bắt đầu cho hai muỗng cà phê rượu ớt vào miệng, sau đó tăng thêm khi bệnh nhân bắt đầu có phản ứng. Trong các chứng từ, có nhiều trường hợp bệnh nhân chết lâm sàng, da chuyển sang màu xanh (blue), tim ngừng đập, được cho rượu ớt từ 1 đến 12 muỗng cà phê, tim bệnh nhân đập trở lại và được phục hồi. Bác sĩ Anderson là bác sĩ được biết đến về một lần đã chạy vội đến bãi đậu xe và cho rượu ớt vào trong miệng một anh đã tắt thở vì bị nhồi máu cơ tim trong khi anh này đang đậu xe. Chỉ trong vòng vài phút, tim anh bắt đầu đập lại.
- Chảy máu, xuất huyết (bên trong hay bên ngoài cơ thể): pha ly trà Ớt nóng (dùng một muỗng cà phê ớt bột hay 30 giọt rượu ớt) để nguội bớt rồi uống, uống luôn cả bã bột ớt nếu có thể. Máu sẽ cầm lại trong vòng 10 giây.
- Vết thương: bạn có thể rắc bột ớt lên vết thương, hay rửa vết thương bằng rượu ớt, máu sẽ cầm lại trong vài giây.
- Cầm máu sau khi sinh: bơm 15-20 ống nhỏ giọt (một ống nhỏ giọt chứa 30 giọt) rượu ớt trực tiếp vào âm đạo. Máu sẽ cầm lại ngay trong giây lát.
- Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: dùng vài giọt rượu ớt hoà với vài giọt nước (nửa này nửa kia) nhỏ vào lưỡi bé.
Ghi Chú: trường hơp cấp cứu, khi có sẵn ớt cay tươi trong nhà, gĩa nhuyễn ớt cay tươi rồi pha với nước nóng để làm trà ớt cho bệnh nhân uống (1 trái ớt cay to dài bằng ngón tay trỏ pha trong 200-250 ml nước nóng).
Liều lượng duy trì hàng ngày
- Rượu ớt: bắt đầu bằng 5 giọt trong nước uống hay nước trái cây ngày ba lần. Tăng dần lên đến 1 ống nhỏ giọt đầy (= 30 giọt), ngày 3 lần.
- Bột ớt: Bắt đầu bằng 1/4 muỗng cà phê ớt bột ngày 3 lần, và tăng dần lên 1 muỗng cà phê ngày 3 lần. Cho ớt (bột ớt hay rượu ớt, Giấm ớt) vào ly nước nóng, để 5 phút như pha trà rồi uống. Uống càng nóng càng tốt.
Rượu dược thảo tươi thì mạnh hơn và có hiệu quả hơn loại mua ở thị trường. Nhiều người không tin thảo dược có kết quả, vì họ dùng hàng thương mại bán sẵn.
Chúng không hữu hiệu vì hai lý do:
1) Bệnh nhân không dùng đủ liều lượng lớn và
2) Sản phẩm thương mại thường nhẹ đến nỗi bạn có thể uống cả chai mà vẫn không kết quả gì.
Hãy tự làm rượu ớt lấy để đảm bảo chất lượng tươi và tính hiệu quả của nó.
Cách làm Rượu Ớt (Cayenne Tincture)
Bạn có thể chiết suất dược thảo bằng cách dùng nước giống như pha trà. Tuy nhiên cách này không để được lâu. Cách tốt nhất là ngâm rượu. Rượu giúp trích ra được một số chất mà nước khó lấy ra. Ngoài ra có thể dùng Giấm táo (apple cider vinegar) thay vì dùng rượu. Rượu chọn từ loại 40 % alcohol (80 proof) trở lên. Rượu 40 % có nghĩa là 40 % alcohol ngũ cốc và 60 % nước cất. Ở Mỹ hay Tây Phương dùng rượu Vodka 40-50 % alcohol, hay dùng rượu Ever Clear 75 %, 95 % grain alcohol. Nếu dùng 1 lít rượu 95 % thì pha thêm 1 lít nước cất.
- Từ ớt tươi: Rượu thuốc nếu có thể bắt đầu ngâm vào ngày đầu tháng ta. Lấy ớt tươi, ớt càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay (blender), đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hoà đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay, và rất tốt. Nhưng bạn nên cho vào chai thuỷ tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã. Bạn sẽ được chai rượu ớt để được rất nhiều năm.
- Từ bột ớt khô: lấy 4 oz (khoảng 120 G) – chọn loại có độ HU (heat unit) cao 70 000 HU hay 90 000 HU - ngâm trong một lít rượu 45 % alcohol trong 14 ngày. Người mới bắt đầu dùng ớt, dùng loại 35 000 HU trước.
Thảo dược số một để cấp cứu có sẵn trong tay là ớt (cayenne). Đúng vậy, ớt cay. Ớt càng cay càng chứa nhiều phytochemical, càng tác dụng hơn. Do đó chọn loại ớt cay nhất nếu có thể được.
Hãy luôn có một chai rượu ớt nhỏ sẵn bên mình trong túi, túi xách tay, trong xe, trong tủ thuốc, nơi bàn làm việc. Bạn cũng nên làm sẵn ớt bột khô dự trữ ở nhà bếp phòng khi cần thiết.
Khi nào tôi thấy được hiệu quả?
Ớt có tác dụng rất nhanh, bạn có thể cảm thấy ngay. Ớt gia tăng máu lưu thông ngay tức khắc và bạn cảm thấy năng lực gia tăng ngay lần đầu bạn dùng thử. Tuy nhiên nếu bạn nôn nóng dùng quá nhiều sớm quá, bạn có thể đi tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu ở bao tử.
Thoạt đầu nếu bạn dùng nhiều quá, hãy giảm bớt lại hoặc là dùng trong bữa ăn nhiều. Bơ, kem và yao-ua sẽ làm giảm cái nóng của ớt trong bao tử tốt hơn là nước. Bạn cũng có thể rắc ớt bột vào thức ăn. Ớt cay ở miệng thông báo cho cơ thể biết trước cái nóng đang trên đường đi tới.
Tính vị, tác dụng: Quả ớt có vị cay, tính nóng; có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thực. Quả dùng trong có tính chất kích thích dạ dày, kích thích chung và lợi tiểu; dùng ngoài làm thuốc chuyển máu và gây xung huyết. Rễ hoạt huyết tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ớt dùng trị ỉa chảy hắc loạn, tích trệ, sốt rét. Lá ớt dùng trị sốt, trúng phong bất tỉnh và phù thũng.
Ở Thái Lan, quả được dùng làm thuốc long đờm trị giun ký sinh cho trẻ em và làm thuốc hạ nhiệt.
Ở Trung Quốc, quả dùng trị tỳ vị hư lạnh, dạ dày và ruột trướng khí, ăn uống không tiêu. Rễ dùng ngoài trị nẻ da. Lá trị thủy thũng. Hạt trị phong thấp.
Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, Kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung, Thấp khớp, thống phong, thủy thũng, viêm thanh quản. Dùng ngoài Chữa hoco cứng, một số chứng bại liệt, đau dây thần kinh do khớp, Đau lưng, thống phong.
Cách dùng:Quả dùng uống trong với liều thấp (để tránh gây nôn mửa, ỉa chảy, viêm dạ dày và thận). Có thể dùng bột ớt 0,30g-1g trong 1 ngày, dạng viên, hoặc dùng cồn thuốc (1 phần ớt, 2 phần cồn 33), hoặc dùng 1-4g hàng ngày trong một pôxiô, hoặc dùng nấu ăn. Nếu dùng ngoài, dùng cồn thuốc tươi để bó hoặc dùng bông mỡ sinh nhiệt trong chứng đau thần kinh do thấp khớp hay ngộ lạnh. Lá giã nát vắt lấy nước cốt uống trị sốt, trúng phong bất tỉnh và trị rắn cắn (dùng bã đắp ngoài). Lá sao vàng sắc uống trị phù thũng. Ngày dùng 20-30g.
Đơn thuốc: Chữa cá trê đâm: Dùng trái ớt chín, đâm ra lấy chất cay chà vào vết bị cá đâm, sẽ giảm đau liền. (An Giang).
CÂY BAN
Cây ban Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, địa quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương.
Tên khoa học Hypericum japomicumThumb.
Thuộc họ BanHypericaceae.
Ta dùng toàn cây tươi hay phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc.
Tênđiền cơ hoàngvì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), têndạ quan mônvì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
Mô tả cây ban
Ban là một loại cỏ nhỏ, thân nhỏ mang nhiều cành, cao chứng 10-20cm, thân nhẵn,. Lá mọc đối, hình bầu dục, không có cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, còn cuống dài 4-5mm. Lá bắc và lá đại nhẵn (do đó khác loàiHypericum nepalense). Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc, thai toà chắc mô ở cạnh các van. Hạt hình trụ, hơi thon có vạch dọc, chiều dài 1mm.
Phân bố, thu hái và chế biến ban
Cây ban mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, hay gặp tại những ruộng mạ, ruộng bỏ hoang, hơi ẩm, mùa xuân cây bắt đầu xuất hiện, mùa hạ hoa nở, sang thu đông lại trụi hết,
Có mọc tại Trung Quốc (cũng thấy dùng làm thuốc ở Quảng Tây), các nước khác vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Thường hái về dùng tươi, hái toàn cây cả rễ, có khi phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác.
Thành phần hoá học ban
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Trong loàihypericum pẻoatumL. mới đây người ta tìm thấy có imanin, imanin A và novoi,amim.
Công dụng và liều dùng ban
Cây ban còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân.
Tính chất theo đông y thì cây ban có vị đắng, ngọt, tính bình, không độc vào hai kinh can và tỳ. Có tác dụng thanh thất nhiệt, tiêu thũng trướng, khứ tích tiêu thực (chữa tiêu hoá kém đầy) dùng chữa cam tích, thấp nhiệt hoàng đản, dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương, sưng đau.
Thường thấy nhân dân dùng chữa những vết do đỉa cắn, sâu răng, ho, hôi mồm, sởi.
Cách dùng: Nhổ một nắm cả thân rễ, lá rửa sạch, sắc lấy nước (30-40g trong 100ml nước). Dùng nước này súc miệng thường xuyên chữa miệng hôisâu răng. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc thường có cây ban
Chữa rắn độc căn:
Giã nát cây ban, thêm ít băng phiến đắp lên vết rắn cắn đã được trích rộng ra.
Chữa hoàng đản:
Cây ban 40 hoặc 60g khô sắc uống.
CÂY SẦU GAI
Cây gai sầu bổ thận, trị đau lưng, gầy yếu, xuất tinh sớm, loét miệng.
Cây gai sầu còn gọi là gai chống, gai ma vương (vì khi ra quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh, thối thịt). Là loại cây bò lan trên mặt đất, nhiều cành dài 30 - 60cm. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, có phủ lông trắng mịn ở mặt dưới.
Hoa màu vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống ngắn, nở vào mùa hè. Quả nhỏ, khô, có gai. Bộ phận dùng làm thuốc là quả của cây gai sầu, Đông y thường gọi là tật lê, bạch tật lê. Vào tháng 8 - 9, khi quả chín, cắt cả cây phơi khô, dùng gậy cứng đập cho quả rụng xuống, chọn lấy những quả già, phơi khô, để dùng làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, tật lê có vị đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh can và phế. Có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết. Dùng chữa các bệnh đầu nhức, phong ngứa, tích tụ, tắc sữa. Trong dân gian, thường dùng tật lê bổ thận, trị đau lưng, gầy yếu, xuất tinh sớm, loét miệng.
Một số bài thuốc thường dùng
- Chữa chân răng chảy máu, đau nhức: Tật lê sao vàng 12g, nghiền mịn, xát vào chân răng ngày 3 lần. Dùng liền 10 ngày.
- Chữa kinh nguyệt không đều (kỳ kinh đau bụng): Tật lê (sao vàng) 12g, đương quy 12g. Tất cả cho vào ấm đổ 400ml nước, sắc còn 200ml; chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 -15 ngày, uống trước kỳ kinh.
- Chữa mẩn ngứa ngoài da: Tật lê 100g, cam thảo 100g, ngâm trong 300ml cồn 75 độ trong 7 ngày, lọc bỏ bã; lấy cồn thuốc bôi vào những chỗ da bị ngứa ngày 2-3 lần. Dùng liền 5 ngày.
Ngoài ra, tại Ấn Độ tật lê được sử dụng như một chất kích thích tình dục, tăng cường sức lực. Một số nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết xuất từ quả bạch tật lê giúp làm giảm huyết áp, lợi tiểu, chống sự kết tụ tạo thành sỏi thận. Chất saponin từ bạch tật lê có tác dụng làm giãn động mạch vành, hạ đường huyết, ức chế tế bào ung thư vú.
Ở Việt Nam đã có một số sản phẩm từ tật lê làm thuốc bổ thận tráng dương, hỗ trợ rối loạn cương dương, ổn định tim mạch, điều hòa huyết áp tạo cảm giác ngủ ngon đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm cho phép lưu hành.
Theo SK&ĐS
NỮ TRINH TỬ
(Bình Bổ Can Thận)
Tên khác
Tên khoa học: Ligustrum lucidum Ait.
Tiếng Trung: 女 貞 子
Cây Nữ trinh tử
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả
Quả hình trứng hoặc hình bầu dục, có quả hơi cong, dài 0,7 - 1cm, đường kính khoảng 0,33cm. Vỏ ngoài màu đen gio, có vằn nhăn, hai đầu tròn tày, một đầu có vết của cuống quả. Cần tránh nhầm với cây xấu hổ (cỏ thẹn, mắc cỡ, trinh nữ) - [Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae)]. Loại này quả giáp dài 2cm, rộng 3mm, tụ lại hình ngôi sao, hạt gần hình trái xoan, dài 2mm, rộng 1,5mm.
Bộ phận dùng:
Quả chín.
Bào chế:
Thu hái vào đông chí, hầm và phơi nắng hoặc chưng rượu dùng.
Thu hái chế biến
Thu hái vào mùa thu, hầm và phơi nắng.
Hoạt chất
Nữ trinh tử có chứa acid oleanolic, mannitol, glucose, acid palmitic,...
Vị thuốc Nữ trinh tử
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Vị ngọt, đắng, tính mát.
Qui kinh:
Vào kinh Can và Thận.
Công dụng:
Bổ Can và Thận, an ngũ tạng, mạnh lưng gối, thanh nhiệt, minh nhĩ mục.
Chủ trị:
Trị lưng, đầu gối mỏi yếu, răng lung lay, làm đen râu tóc, sáng tai, sáng mắt.
Liều dùng:
10-15g.
Kiêng kỵ:
Không dùng trong trường hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ, Vị kém hoặc dương suy.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Nữ trinh tử
Giảm thị lực, hoa mắt có biểu hiện can thận âm hư thì dùng lục vị địa hoàng thang gia nữ trinh tử 12g, câu kỉ tử 12g.
Thận âm hư: đầu choáng mắt hoa, lưng gối nhức mỏi, chân tay vô lực, tóc bạc sớm thì phối hợp với nhục đậu khấu, phá cố chỉ, thỏ ty tử, hoặc dùng nhị chí phương (nữ trinh tử và hạn liên thảo).
THIÊN ĐẦU THỐNG
Thiên đầu thống, Ong bầu, Trái keo
Tên khoa học: Cordia dichotomaForst. f. (C. obliquaWall.), thuộc họ Ngút -Cordiaceae.
Cây Thiên đầu thống
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây gỗ cao 3-8m, với nhánh trắng trắng. Lá xoan, tròn hay gần như hình tím ở gốc, tròn hay hơi thót lại và tù ở chóp, dài 7-15cm, rộng 5-8cm, cứng, hơi dai, nhẵn ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới. Hoa nhỏ, trắng nhiều, thành cụm hoa hình tháp hay dạng ngù ở ngọn hoặc ở đầu các nhánh bên ngắn, dài 10cm. Quả hình trứng, nhẵn, bóng, khi chín màu vàng hay hồng nhạt với hạch trắng, dài 25mm hay hơn, mang đài tồn tại; hạch cứng, có 2-4 ô trong lớp nạc nhớt như keo; đài mang hoa phình to.
Hoa tháng 4-6, quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng:
Rễ, quả -Radix et Fructus Cordiae Dichotomae.
Nơi sống và thu hái:
Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Campuchia tới châu Ðại Dương. Thường gặp ở vùng đồng bằng và trung du nhiều nơi của nước ta, cùng thường được trồng lấy bóng mát. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học:
Vỏ chứa 20% tanin. Quả chứa một chất nhầy và nhớt dính.
Vị thuốc Thiên đầu thống
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng:
Quả có tác dụng trừ giun, lợi tiểu, làm nhầy long đờm, nhuận tràng. Lá có tác dụng tiêu viêm giảm đau. Vỏ có tác dụng hạ nhiệt. Ở Trung Quốc, rễ và quả được xem như có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoá đàm chỉ khái.
Chỉ định và phối hợp:
Quả ăn được. Ở Ấn Độ, dùng trị bệnh đường tiết niệu, bệnh về phổi và lá lách.
Dịch vỏ trị cúm. Vỏ sắc uống dùng trị đầy hơi và sốt, người ta thường sắc uống xem như là bổ. Ở Java thường dùng phối hợp với vỏ Lựu để trị lỵ và sốt rét.
Hạch quả tán bột dùng đắp trị bệnh nấm tóc.
Lá dùng đắp trị ung nhọt và trị đau đầu. Cũng dùng trị các loại viêm và u bướu. Có nhiều nơi dùng chữa bệnh thiên đầu thống.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ và quả dùng trị tâm vị khí thống, thấp nhiệt ỉa chảy, viêm nhánh khí quản cấp và mạn tính. Ở Quảng Tây, rễ dùng trị đau xoang dạ dày, viêm dạ dày ruột.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thiên đầu thống
Trị thiên đầu thống:
Lá Thiên đầu thống khô 8-12g sắc uống. Ðồng thời lấy lá tươi giã nhỏ đắp vào thái dương (Kinh nghiệm dân gian ở Vĩnh Phú).
Ô DƯỢC
Tên khác:
Ô dược còn gọi làThiên thai ô dược(Nghiêm Thị Tế Sinh Phương),Bàng tỵ(Bản Thảo Cương Mục), Bàng kỳ(Cương Mục Bổ Di), Nuy chướng, Nuy cước chướng, Đài ma, Phòng hoa(Hòa Hán Dược Khảo), Thai ô dược(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thổ mộc hương, Tức ngư khương(Giang Tây Trung Thảo Dược), Kê cốt hương, Bạch diệp sài(Quản Tây Trung Thảo Dược)cây dầu đắng, ô dược nam.
Tên khoa học:
Lindera myrrha Merr-Họ Long não (Lauraceae).
Cây Ô dược
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Cây cao chừng 1-15m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm. Mặt trên bóng, mặt dưới có lông, ngoài gân chính có 2 gân phụ xuất phát từ 1 điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi, cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3-4mm. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu đỏ, trong chứa 1 hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng.
Mọc hoang ở Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
Thu hái:
Thu hái quanh nămnhưng tốt nhất là vào mùa thu đông hoặcmùa xuân.
Bộ phận dùng:
Rễ - Rễ giống như đùi gà (Ô dược =đùi gà), khô, mập, chỗ to, chỗ nhõ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt màu vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hương thơm là tốt. Loại cứng gìa như củi không làm thuốc được.
Mô tả dược liệu:
Rễ Ô dược đa số hình thoi, hơi cong, 2 đầu hơi nhọn, phần giữa phình to thành hình chuỗi dài khoảng 10-13cm, đường kính ở chỗ phình to là 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nâu nhạt vàng, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc. Cứng, khó bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu nâu nhạt, hơi hồng, hơi có bột, ở giữa mầu đậm hơn, có vằn tròn, và vằn hoa cúc. Mùi hơi thơm, vị hơi đắn, cay (Dược Tài Học).
Phân biệt:
Ở miền Nam có cây cũng gọi là Ô dược, cây rất cao, to, nhựa dùng để trộn hồ xây nhà, làm nhang, rễ dùng làm thuốc, cần nghiên cứu thêm (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bào chế ô dược
+ Hái thứ rễ bàng chung quanh có từng đốt nối liềnnhau, bỏ vỏ, lấy lõi, sao qua họăc mài (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lấy rễ khô ngâm nước1 ngày, vớt ra, ủ cho mềm, thái lát, phơi khô hoặcmài (Trung Dược Học).
+ Rửa sạch, ủ mềm, để ráo, thái lát, phơi khô hoặctán thành bột mịn (Dược Liệu Việt Nam).
Bảo Quản:
Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.
Thành phần hóa học của ô dược
+ Linderol, Borneol, Linderana (Nhật Bản Hóa Hợp, Thực Nghiệm Hóa Học Giảng Tọa (Nhật Bản) 1956, 22: 75).
+ Linderalactone, Isolinderalactone, Neolinderalactone, Linderene, Lindenenol, Lindestrenolide, Linderene acetate, Lindenenyl acetate, Lindenenone, Lindestrene, Lindenene, Linderoxide, Isolinderoxide, Isofuranogermacrene (Takeda và cộng sự, J Chem Soc (C) 1971: 1070; 1968: 569; 1969: 1491, 2786, 1920, 1967: 631).
+ Linderazulene, Chamazulene, Linderaic acid
+ Trong Ô dược có Borneol, Linderane, Linderalactone, Isolinoleralactone, Neolinderalactone, Linderstrenolide, Linderne, Lendenene, Lindenenone, Lindestrene, Linderene acetate, Isolindeoxide, Linderic acid, Linderazulene, Chamazulene, Laurolitsine (Chinese Hebral Medicine).
Tác dụng dược lý của ô dược
+ Tác dụng chuyển hóa: cho chuột ăn Ô dược 1 thời gian dài thấy tăng trọng hơn so với lôđối chứng(Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng đối với Vị trường: Thí nghiệm trên chó được gây mê cho thấy Ô dược và Mộc hương đều có tác dụng tăng nhu động ruột, trừ đầy hơi. Uống hoặcchích đềucó hiệu quả (Chinese Hebral Medicine).
+ Ô dược có tác dụng 2 mặt đối với cơ trơn bao tử và ruột, có tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp ruột bài khí đồng thời làm giảm trương lực của ruột thò cô lập. Ô dược có thể làm tăng tiết dịch ruột (Trung Dược Học).
+ Bột Ô dược khô có tác dụng rõ trong việc rút ngắn thời gian tái Calci hóa của huyết tương, rút ngắn thời gian đông máu và có tác dụng cầm máu (Trung Dược Học).
Vị thuốc Ô dược
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị ô dược
+ Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).
+ Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vị cay, tính ôn (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Vị đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Thượng nhập Phế, Tỳ, hạ thông Bàng quang, thận (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Phế Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Công dụng:
+ Lý nguyên khí (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Lý thất tình uất kết, khí huyết ngưng đình, hoắc loạn thổ tả, đờm thực tích lưu (Bản Thảo Thông Huyền).
+ Tiết Phế nghịch, Táo Tỳ thấp, Nhuận mệnh môn hỏa, kiên Thận thủy, khứ nọi hàn (Y Lâm Toản Yếu).
+ Thuận khí, khai uất, tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Hành khí, chỉ thống, khứ hàn, ôn Thận (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị khí nghịch, ngực đầy, bụng trướng, bụng đau,ăn qua đêm mà không tiêu,, ăn vào là nôn ra (phản vị), hàn sán, cước khí (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị bụng dưới đau do cảm nhiễm khí lạnh, bàng quang hư hàn, tiểu nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng:
3- 10g.
Kiêng kỵ:
+ Khí huyết hư, nội nhiêtk: không dùng (Trung Dược Học).
+ Khí hư mà có nội nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ô dược
+ Trị thống kinh, khí trệ, huyết ngưng: Ô dược 10g, Hương phụ 8g, Đương quy 12g, Mộc hương 8g. sắc uống (Ô Dược Thang – Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương).
+ Trị tiểu nhiều, đái dầàm do Thận dương bất túc, Bàngquang hư hàn: Ích trí nhân 16g, Ô dược 10g, Sơn dược 16g. sắc uống (Súc Tuyền Hoàn - Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương).
+ Trị tiêu hóa rối loạn, ăn không tiêu, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua, nôn, muốn nôn: Ô dược, Hương phụ. Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2-8g với nước Gừng sắc (Hương Ô Tán (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bụng đau do trúng hàn, khí trệ, thống kinh: Ô dược, Đảng sâm đều 10g, Trầm hương 2g, Cam thảo 6g, Sinh khương 6g. Sắc uống (Ô Trầm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hàn sán, bụng dưới đau: Ô dược, Cao lương khương, Hồi hương đều 6g, Thanh bì 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Tác dụng của Khương hoạt trong các tài liệu khác
+ Ô dược… thường dùng chung với Hương phụ, trị tất cả bệnh về khí của phụ nữ, bất luận khí hư hơạc thực, có hàn hoặc nhiệt, lãnh khí, bạo khí đều dùng được (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Ô dược vị cay, tính ấm, có tác dụng tán khí. Bệnh thuộc loại khí hư: không nên dùng. Người đời nay dùng Hương phụ để trị các chứng về khí ở phụ nữ, không biết rằng khí có hư có thực, có hàn, có nhiệt,lãnh khí, bạo khí, vì vậy khi dùng phải hiểu rõ. Khí hư, khí nhiệt mà dùng Ô dược không kác nào làm hại thêm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Ô dược với Mộc hương và Hương phụ cùng một loại. Nhưng Mộc hương vị đắng, tính ôn vào kinh Tỳ và mạch Đới, thường dùng để tuyên thông thực tích; Hương phụ vị cay, đắng, vào kinh Can, Đởm, có tác dụng khai uất, tán kết, mỗi khi có uất tức dùng có hiệu quả; Vì thế, nghịch tà lan ở ngực, không dùng ngoại phương không được, do đó, dùng nó làm thuốc chủ yếu để trị nghịch tà ở ngực, bụng (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Khi dùng, kiếm được loại Thiên thai ô dược là tốt nhất nhưng thứ này khó tìm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Công dụng của Ô dược giống như Mộc hương, Hương phụ. Nhưng Mộc hương có tác dụng lý khí, khoan trung, thiên về khí trệ ở trường vị; Hương phụ thì khai uất, tán kết, thiên về khí trệ ở Can Đởm; Ô dược ôn trung, trừ hàn, thiên về khí trệ ở Can Thận. Ngoài ra, vị trí của khí trệ cũng có chỗ khác nhau.: Mộc hương thường trị khí trệ ở bụng trên; Hương phụ trị khí trệ ở giữa bụng; Ô dược trị khí trệ ở bụng dưới. Tuy không nhất thiết phải theo đó nhưng không phải là không có quy luật của nó (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ô dược, Mộc hương, Hương phụ đều là thuốc chủ yếu có thể hành khí, chỉ thống.
Ô ĐẦU ( CỦ ẤU TÀU)
Ô đầu
Tên khác
Còn gọi là củ ấu tàu(không nhầm với vị hương phụ), củ gấu tàu, cố y,Xuyên ô, phụ tử, thiên hùng, Trắc tử, Ô uế
Tên khoa học:Aconitum forrtunei Hemsl.
Họ khoa học:Thuộc họ Mao Lương Ranunculaceae
Cây ô đầu
(Mô tả, hình ảnh cây ô đầu, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây ô đầu là một cây thuốc quý. Dạng cây thảo sống nhiều năm cao, cây cao từ 0,6-1m. Rễ củ hình nón, mọc thành chuỗi, có củ cái, củ con. Thân đứng, hình trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép có răng cưa to. Lá già xẻ 3thuỳ không đều, mặt lá có lông ngắn, mép khía răng nhọn. Cụm hoa chùm, dày ở ngọn thân, hoa không đều, màu xanh lam; lá bắc nhỏ; lá đài phía sau hình mũ nông. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vẩy ở trên mặt.
Bộ phận dùng:
- Rễ củ thu hái vào mùa thu trước khi cây ra hoa, rửa sạch, tách riêng củ con gọi là phụ tử, củ mẹ gọi là Ô đầu, phơi hay sấy khô ở 50-60 độ C, độ ẩm không quá 13%, tạp chất không quá 1%.
- Phụ tử muối (Diêm phụ) bằng cách rửa các củ con, xếp từng lớp vào vại sành, cứ 1 lớp củ lại rắc 1 lớp muối, nén nặng, đậy kín, muối 6 tháng trở lên mới đem ra dùng
- Phụ tử chế bằng cách lấy diêm phụ cắt bỏ đầu, đuôi, rốn, cạo sạch vỏ, thái mỏng, tẩm nước đậu đen đặc, đem đồ trong 1 giờ, phơi khô kiệt gọi là hắc phụ.
Thu hái, chế biến
Rễ cái (còn gọi là củ mẹ): thu hái vào giữa hay cuối mùa xuân là tốt. Nếu để qua mùa thì củ teo và xốp. Thu hái về, cắt bỏ rễ con rửa sạch đất, phơi khô.
+ Ô nhuế: là Ô đầu có hai nhánh ở dưới đế giống như sừng trâu.
+ Trắc tử là vú lớn bên củ phụ tử.
+ Thiên hùng là Ô đầu dưới đất lâu năm không sinh đủ con.
Nói chung, củ khô, to, da đen, thịt trắng ngà để vào lưỡi thấy tê, không đen ruột là tốt.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Dùng Ô đầu sống hoặc nướng chín hoặc cùng nấu với đậu đen để giảm bớt độc tính tuỳ từng trường hợp (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tán nhỏ ngâm rượu 5 - 7 ngày để xoa bóp, hoặc tán bột trộn với bột thuốc khác làm thuốc dùng ngoài, ít khi dùng trong.
Bảo quản: thuốc độc bảng A, để trong lọ kín, nơi khô ráo, mát.
Dễ mọt nên năng phơi sấy (không quá 70 - 80o), tránh nóng ẩm.
Phân bố:
Ở Việt Nam, mới phát hiện lại cây Ô đầu và trồng ở Lào Cai
Thành phần hoá học:
Hoạt chất chính của củ Ô đầu là aconitin (chất gây tê đầu lưỡi) và các alcaloid khác. Ngoài ra còn tinh bột, đường, manit, chất nhựa, các acid hữu cơ.
Tác dụng dược lý:
Tác dụng giảm đau: alkaloid trong ô đầu có tác dụng làm giảm đau trên chuột trắng. Tác dụng giảm đau có tính chất thuộc trung ương, lien quan mật thiết với những đáp ứng của hệ thống các chất catecholamine trung adrenergic mà không thông qua trung gian là các thụ thể opiate nên levallorphan không làm ảnh hưởng đến tác dụng giảm đau của mesaconitin. Ngoài ra aconitin còn có tác dụng ức chế dẫn truyền các xung thần kinh làm cho dây thần kinh tê liệt mất khả năng dẫn truyền.
Tác dụng với hệ thần kinh: Đối với các tận cùng của dây thần kinh cảm giác trong da và niêm mạc, aconitin ở giai đoạn đầu có tác dụng kích thích gây ngứa, có cảm giác nóng bỏng, sau đó mât cảm giác tê dại. Aconitin còn có tác dụng ức chế rrung khu hô hấp, tăng cường tiết nước bọt hạ thân nhiệt ở động vật bình thường cũng như động vật gây sốt.
Tác dụng chống viêm: Alcaloid ô đầu có tác dụng ức chế hiện tượng tăng thẩm thấu của thành mạch do tiêm xoang bụng acid acetic gây nên đồng thời ức chế phù bàn chân chuột cống trắng do tiêm carageenin phòng ngừa viêm. Nước sắc phụ tử có tác dụng chống viêm khớp cổ chân chuột do formaldehyd gây nên.
Vị thuốc ô đầu
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, tác dụng:
Vị cay, đắng, tính nóng, có độc mạnh; có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn kinh, giảm đau.
Quy kinh:
Vào 12 kinh , chủ yếu các kinh tâm can, thận tỳ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, đụng giập.
Cách dùng
- Cồn xoa bóp, lọ 30ml, xoa bóp tại chỗ khi đau nhức các khớp xương sưng đau khi ngã (không dùng cho các vết thương hở).
- Trấn kinh hoàn chuyên trị các chứng bệnh trúng gió phát kinh, co giật méo mồm, chân tay lạnh run ở trẻ em.
Liều dùng:
Liều thường dùng là 3-4g, sắc uống hay ngâm rượu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc ô đầu
Chữa bệnh khớp:
Nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu ra máu, suy thận cấp, mạn).mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.
Ô Đầu Tế Tân Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): Ô đầu 5g (sắc trước), tế tân 5g, đương quy 12g, xích thược 12g, uy linh tiên 10g, thổ phục 16g, tỳ giải 12g, ý dĩ 20g, mộc thông 10g, quế chi 4-6 g.
Tham khảo
Các cây Ô đầu nói chung đều rất độc (thuốc độc bảng A). Nhiều dân tộc các nước xưa và nay dùng Ô đầu tẩm độc săn bắn súc vật (kể cả voi). Độc là do chất aconitin của nó, uống 1 mg đến 1,5 mg có thể chết người. Trong củ Ô đầu rửa sạch phơi khô, người ta quy định phải có 0,5% alcaloid toàn phần phụ thuộcvào loại cây, từng địa phương thu hái, thời gian thu hái, cách chế biến và bảo quản .
Đặc tính của aconitin là rất dễ thủy phân trong dung dịch nước hay cồn ở nhiệt độ thường và với thời gian bảo quản. Với sức nóng (như lùi trong tro nóng), nó càng dễ thuỷ phân để cho chất benzoylaconin (400 - 500 lần kém độc) rồi aconin (1.000 - 2.000 lần kém độc hơn). Do đó, ta có thể giải thích tại sao nhân dân các vùng có cây Ô đầu (Tứ Xuyên - Trung Quốc) dùng củ tươi nấu cháo ăn để trị phong thấp như cơm bữa mà không bị ngộ độc.
Kiêng kị:
Không thật trúng phong hàn và phụ nữ có thai thì không nên dùng.
Lưu ý: Ô đầu là thuốc độc bảng A nên người mua không tự ý mua về sử dụng nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
THỊ ĐẾ
Tên khác Thị đế là tai quả Hồng còn gọi là Thị đinh, Tai hồng
Tên tiếng Trung:柿蒂
Tên khoa học:Diospyros kaki L. f.
Họ khoa học:Thuộc họ Thị - Ebenaceae.
Cây Hồng
(Mô tả, hình ảnh cây Hồng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Khi dùng đơn thuốc trên, có thể gia giảm vị đinh hương và thị đế, nếu nóng nhiều thì giảm đinh hương, tăng thị đế, nếu lạnh nhiều thì giảm thị đế, tăng đinh hương. Tuy nhiên, không dùng đinh hương quá 10 g.Cây hồng là một cây nhỡ cao chừng 5-6m, có thể tới 10m nhiều cành. Lá mọc so le, có cuống ngắn, dài không quá 1cm. Phiến lá thuôn hình trứng, dài 7-14cm, rộng 4-8cm, mép nguyên hay hơi lượn sóng. Tháng 6 ra hoa màu vàng trắng nhạt. Cây đực, cây cái riêng biệt hoặc có khi hoa đực, hoa cái có trên cùng một cây. Hoa đực mọc từng 2-3 cái một thành hình tán, hoa cái mọc đơn độc. Tháng 9-10 ra quả khi chín có màu vàng hay đỏ thẫm.
Phân bố và thu hái
Cây hồng được trồng tại khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam và một số tỉnh phía Nam như Lâm đồng, Tây nguyên.. Nó mọc hoang tại Trung Quốc và Nhật Bản.
Sau khi ăn hồng, thu lấy tai (đế) phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng làm thuốc
Lá, Thịt và tai quả hồng đều được dùng làm thuốc.
Thành phần hoá học
Trong tai hồng có các chất tanirv đặc biệt bao gồm axit tritecpenic (độ chảy 82°C), axit ursolic, oleanolic và axit betulinic.
Trong quả hồng xanh có chất tanin làm cho quả hồng có vị rất chát, khi chín vị chát hầu như mất đi. Khi đó lượng đường có chừng 13-19% dưới dạng glucoza, sacaroza và fructoza, 1,15- 1,60% chất protein.
Vị thuốc Thị đế
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị
Vị đắng, tính ôn
Công dụng:
Có tác dụng chữa đầy bụng, ho, nấc, đi tiểu đêm
Liều dùng
Mỗi ngày 6-10 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Thị đế
Chữa nấc hoặc đầy bụng không tiêu.
Thị đế 8 g, Đinh hương 8 g, Sinh khương 5 lát, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị trần bì 4 g, thanh bì 4 g, bán hạ 2 g.
Chữa nấc,chứng hư hàn ách nghịch:
Đinh hương, Đảng sâm, Thị đế (tai hồng), Gừng tươi, Cách dùng: sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: Ích khí ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch. (Thị Đế Thang-Tế Sinh Phương).
Chữa nấc cụt, nôn mữa:
Thị đế 12g, Đinh hương 4g, Nhân sâm 16g, Gừng tươi 12g. Sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: Ích khí, ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch. (Đinh Hương Thị Đế Thang)
Trị chứng nấc cục do hàn:
Thị đế 8g. Cam thảo 4g, Đinh hương 8g, Lương khương 4g, Sinh khương 5lát, Tán bột ngày uống 6-8g. Tác dụng: Thuận khí, giải uất, tán hàn, chỉ thống. (Đinh Hương Tán – Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận).
Chữa nấc bụng đầy không tiêu:
Thị đế 8g, Đinh hương 8g, Sinh khương 5 lát, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị Trần bì 4g, Thanh bì 4g, Bán hạ 2g. Sắc uống ngày một thang.(Kinh Nghiệm Dân Gian)
Tham khảo
Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".
Thị sương:
Là chất đường trong quả hồng. Khi làm mứt hồng, chất đường tiết ra được thu thập lấy, gọi là thị sương. Cho vào nồi đun nhỏ lửa, khi thành đường thì đổ vào khuôn, phơi cho se rồi dùng dao cắt thành miếng, đem phơi khô hẳn. Dân gian thường dùng thị sương chữa đau họng, ho.
Thị tất:
Là nước ép quả hồng khi còn xanh, phơi hay sấy khô, thường dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp.
Lá hồng
Có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ. Uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ.
Ô RÔ
Tên khác rô, Ô rô hoa nhỏ
Tên khoa học Acanthus ebracteatusVahl, thuộc họ Ô rô -Acanthaceae.
Cây Ô rô
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô tả:
Cây nhỏ cao 1-1,5m, thân tròn, không lông. Lá mọc đối, phiến không lông, mép có răng cứng rất nhọn. Bông ở chót nhánh, mang hoa mọc đối màu trắng, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ; tràng có màu trắng, dài đến 2,2cm; nhị 4, có lông ở bao phấn. Quả nang dài 2cm; hột 4, dẹp.
Hoa quanh năm, chủ yếu từ mùa xuân đến mùa thu.
Bộ phận dùng:
Toàn cây -Herba Acanthi Ebracteati.
Nơi sống và thu hái:
Loài phân bố từ Ấn Ðộ qua Thái Lan, Việt Nam, Nam Trung Quốc (Hải Nam) đến Malaixia, Inđônêxia. Thường mọc tại các bãi nước lợ, bãi biển, cửa sông và hai bên bờ sông gần biển khắp nước ta.
Thành phần hoá học:
Trong cây có chứa alcaloid. Trong rễ có tanin. Từ năm 1981, người ta đã tách được từ rễ một triterpenoidal saponin gọi là [( -L - arabinofuranosyl - ({1 ->~~4}) - b - D - glucuronopyranosyl ({1 ->~~3}) - 3b - hydrooxy - lup -20(29) -ene. Lá chứa nhiều chất nhờn.
Vị thuốc Ô rô
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị, công dụng
Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn; có công dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm.
Cây có vị hơi mặn, tính mát, có công dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tiêu đờm, hạ khí.
Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn.
Rễ và lá còn được dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái dắt, chữa thấp khớp. Nhân dân Cà Mau (Minh Hải) vẫn dùng nước nấu của đọt Ô Rô với vỏ quả lá Quao để trị đau gan.
Lá và rễ cũng được dùng để ăn trầu, đánh cho nước trong, và cũng dùng chữa bệnh đường ruột.
Ở Trung Quốc rễ dùng trị bệnh gan, gan lách sưng to, bệnh hạch bạch huyết, hen suyễn; đau dạ dày; u ác tính.
Liều dùng:
30-60g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Ô rô
Chữa đau gan, vàng da, trúng độc:
Lấy 500g ô rỏ phối hợp với 500g vỏ cây quao nước, cắt nhỏ, sao vàng, cho vào thùng nhôm. Đổ vào 3 lít nước, nấu còn 1 lít. Lọc lấy nước thứ nhất. Tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi được 500ml. Lọc lấy nước thứ hai. Trộn hai nước lại, cho 400g đường trắng vào. Cô đặc còn một lít. Đổ 40ml rượu có hòa 1g acid benzoic. Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa canh.
Chữa ho dòm, hen suyễn:
Ô rô 30g, thái nhỏ, ninh nhỏ lửa với thịt lợn nạc 60-120g và nước 500ml cho sôi kỹ đến khi còn 150ml. Uống làm 2 lần trong ngày. Đối với rễ của cây ô rô, thì thường được sử dụng là cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô, khi dùng để sống hoặc sao vàng, sao cháy. Dược liệu có vị mặn, đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau, lợi thủy, trừ thấp, chống viêm.
Rễ cây ô rô chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tô bại:
Rễ ô rô 30g, canh châu 20g, rễ cây kim váng 8g, quế chi 4g. Tất cả thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng, sắc với nước, uống làm hai lần vào lúc đói.
Rễ cây ô rô chữa nước tiểu vàng, táo bón:
Rễ ô rô 30g, vừng đen 20g, lá muống trâu 18g. Vừng giã nát, hai vị kia thái nhỏ, rồi trộn đều sắc uống trong ngày.
Rễ cây ô rô chữa rong huyết:
Rễ ô rô 30g, thái nhỏ, sao với giấm cho cháy đen, bổ hoàng 20g sao cháy tồn tính; hoa kinh giới 18g, sao cháy tồn tính; sắc uống ngày 1 thang. Dùng nhiều ngày.
Rễ cây ô rô chữa ứ huyết:
Rễ ỏ rô 30g, lá tràm 20g, sắc uống. Chắc chắn rằng, 5 tác dụng của cây ô rô mang lại trong việc điều tri bệnh lý mà bài viết trên đây vừa liệt kê, sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại cây này, cũng như có thể dễ dàng ứng dụng vào điều trị những chứng bệnh mà mình gặp phải, một cách đúng đắn và hiệu quả.
TOAN TÁO NHÂN
Tên khác:
Tên Hán Việt: Táo nhân(Dược Phẩm Hóa Nghĩa)còn gọi là Toan táo hạch(Giang Tô Tỉnh Thực Vật Dược Tài Chí),Nhị nhân, Sơn táo nhân, Điều thụy sam quân, Dương táo nhân(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:Zizyphus jujuba Lamk.
Họ khoa học: Họ Táo Ta (Rhamnaceae).
Cây táo
(Mô tả, hình ảnh cây táo, thu hái, phân bố, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô Tả:
Cây táo là cây ăn quả quen thuộc, được trồng ở nhiều địa phương, đồng thời cũng là một cây thuốc quý. Cây cao 2-4m, có gai, cành buông thõng. Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài, mặt trên màu xanh lục nhẵn, mặt dưới có lông trắng, mép có răng cưa, có 3 gân dọc lồi lên rõ rệt. Hoa trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch vỏ ngoài nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín hơi vàng, vỏ quả giữa vị ngọt hơi chua, quả có 1 hạch cứng sù sì, trong chứa 1 hạt dẹt gọi là Táo nhân.
Mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Thu hái:
Về mùa thu, lúc quả chín, hái về, bỏ phần thịt và vỏ hạch, lấy nhân, phơi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Hạt quả (Semen Zizyphi). Thứ hạt to, mập, nguyên vẹn, vỏ mầu hồng tía là tốt.
Mô tả dược liệu:
Toan táo nhân có hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục dài 0,6 – 1cm, rộng 0,5 – 0,7cm, dầy khoảng 0,3cm. Mặt ngoài mầu hồng tía hoặc nâu tía, trơn tru và láng bóng, có khi có đường vân nứt. Một mặt hơi phẳng, phía giữa có một đường vân dọc nổi lên, một mặt hơi lồi. Đầu nhọn có một chỗ lõm, hơi có mầu trắng. Vỏ của hạt cứng, bỏ vỏ này thì thấy 2 mảnh của nhân mầu hơi vàng, nhiều chất dầu, hơi có mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
+ Sanjoinine, A, B, D, E, F, G1, G2, Ia, Ib, K (Byung Hoon Han và cộng sự, C A, 1988, 108: 198208p).
+ Nuciferine, Frangufoline,Nornuciferine, Norisocorydine, Coclaurine, N-Methylasimilobine, Zizyphusine, Caaverine, 5-Hydroxy-6-Methoxynoraporphine, Amphibine-D, Sanjoinenine (Byung Hoon Han và cộng sự, Phytochemistry 1990, 29 (10): 3315).
+Betulinic acid, Betulin, Ceanothic acid, Alphitolic acid(Tăng Lộ, Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 517).
+ Jujuboside (Tăng Lộ, Dược Học Học Báo 1987, 22 (2): 114).
Tác dụng dược lý:
+ Thực nghiệm chứng minh Táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần, gây ngủ. Thành phần gây ngủ là Saponin Táo nhân (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt. Có tác dụng đối kháng với chứng cuồng do Morphin (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng hạ áp và chống loạn nhịp (Trung Dược Học).
+ Trên thực nghiệm súc vật, Táo nhân phối hợp dùng với Ngũ vị tử có tác dụng chống choáng do phỏng và giảm phù nề vùng phỏng (Trung Dược Học).
Độc tính:
+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Toan táo nhân với liều 50g/kg thấy có dấu hiệu trúng độc. Cho dùng liều 1ml/20g thấy có dấu hiệu tử vong (Hoàng HậuSính, Trung Quốc Sinh Lý Khoa Học Hội Học Thuật Hội Giảng Luận Văn Trích Yếu Hối Biên, Nam Ninh 1985: 84).
+ Chích dưới daliều 20g/kg, 30 – 60% bị chết(Ngô Thụ,Đại Liên Y Học Viện Học Báo 1960 (1): 53).
Vị thuốc toan táo nhân
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
+ Vị chua, tính bình (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Vị chua, ngọt, tính bình (Ẩm Thiện Chính Yếu).
+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Can, Đởm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
. Dưỡng tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Học).
. Bổ trung, ích Can khí, kiện cân cốt, trợ âm khí (Biệt Lục).
. Dưỡng Can, ninh Tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Ngủ nhiều: dùng sống, Mất ngủ: dùng Toan táo nhân sao (Bản Kinh).
+ Trị huyết hư, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra (Trung Dược Học).
+ Trị hư phiền, mất ngủ, hồi hộp, kinh sợ, phiền khát, hư hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).(Trung Dược Đại Từ Điển).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc táo nhân
Trị bị gai đâm vào trong thịt:
Toan táo hạch, đốt tồn tính, tán bột, uống 8g với nước sẽ ra ngay (Ngoại Đài Bí yếu).
Trị cốt chưng, trong xương nóng âm ỉ, tâm phiền, mất ngủ:
Toan táo nhân 40g, sao đen, tán bột, hòa với nước ngâm ít lâu, rồi vắt lấy nước cốt, nấu với cháo cho nhừ, lại thêm 1 chén nước cốt Sinh địa, nấu chín đều, ăn (Thái Bình Thánh Huệ phương).
Trị mồ hôi ranhiều quá, đã uống thuốc cố biểu mà cũng không cầm được mồ hôi:
Toan táo nhân 40, sao đen, nghiền nát. Thêm Sinh địa, Mạch môn, Ngũ vị tử, Long nhãn nhục, Trúc diệp, lượng bằng nhau, sắc uống (Giản Tiện phương).
Chia 3 tổ nghiên cứu trị 60 ca mất ngủ: Dùng Toan táo nhân sao, gĩa nát; Toan táo nhân nửa sao, nửa sống; Táo nhân sống, gĩa nát. Đều dùng 45g, thêm Cam thảo 4,5g, sắc uống trước lúc ngủ đều có kết quả an thần, giúp ngủ tốt hơn. Cả 3 tổ không có khác biệt rõvà không có tác dụng phụ (Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).
Trị mất ngủ:
Bột Táo nhân 6g, hòa uống trước khi đi ngủ, trị 20 ca, kết quả tốt(Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).
Trị mồ hôi trộm do âm hư:
Táo nhân (sao) 20g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. tán bột, uống với nước cơm hoặc sắc uống (Trị Đạo Hãn Phương - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị lao phổi hoặc nguyên nhân khác dẫn đến sốt về chiều, mất ngủ, nhiều mồ hôi:
Táo nhân (sao), Sinh địa đều 20g, Gạo tẻ 40g, sắc, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị huyết hư, tâm thần không yên, hồi hộp, mất ngủ, mồ hôi nhiều, đầu choáng, hoa mắt:
Táo nhân (sao) 20g, Tri mẫu, Phục linh đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo đều 8g, sắc uống (Toan Táo Nhân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thần kinh suy nhược, hay quên, ăn uống kém, mỏi mệt, không có sức:
Táo nhân (sao) 16g, Viễn chí (chích), Xương bồ đều 8g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. Sắc uống hoặc tán bột, uống với nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
Huyết không quy về Tỳ mà không ngủ được, dùng Toan táo nhân để đại bổ Tâm Tỳ thì huyết sẽ quy về Tỳ mà ngũ tạng được an hòa, tự nhiên sẽ ngủ được (Đan Khê Tâm Pháp).
Toan táo nhân, vị ngọt mà nhuận. Dùng chín thì trị Đởm hư không ngủ được, phiền khát, ra mồ hôi do hư; Dùng sống trị nhiệt ở Đởm, ngủ ngon. Vì vậy, nó là thuốc của kinh túc Quyết âm và túc Thiếu dương (Bản Thảo Cương Mục).
Ông Chu Đan Khê nói rằng: Người mà huyết không quy về Tỳ, giấc ngủ khôngngon, nên dùng nó, nghĩa là trước hết phải đại bổ Tâm Tỳ thì 5 tạng mới yên, ngủ mới yên giấc. Uống Táo nhân lâu ngày có thể trợ được âm khí, làm yên 5 tạng, làm cho người ta mập mạp, mạnh khỏe tinh thần và sống lâu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Táo nhân sao chín trị mất ngủ do đởm hư. Nói rõ hơn thì chín bổ được Can Đởm, làm cho huyết ở Can Đởm được đầy đủ, tự nhiên sẽ ngủ được. Dùng sống thì tả được Can Đởm, làm cho nhiệt ở Đởm không vượngthì hồn ổn định và nằm ngủ yên được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Táo nhân trịhư phiềnkhôngngủ được, đó là do Can đởm bất túc, dùng Táo nhân bổ Can Đởm mà tàng được hồn.hoàng liên trị tâm phiền, không nằm yên được, do Tâm hỏa hữu dư, cho nên dùng vị đắng của Hoàng liên để tả Tâm hỏa, làm yên tâm thần (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Toan táo nhân vị chua, mầu đỏ, giống hình quả tim, công dụng chủ yếu là trị Can Đởm, trị Tâm là thứ yếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Toan táo nhân và Bá tử nhân đều có công dụng dưỡng huyết, an thần. Trị hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ thường hay dùng hai vị này chung với nhau. Tuy nhiên Toan táo nhân vị ngọt, chua, tính bình, thiên về bổ cho Can, an thần, kiêm liễm Can, sinh tân. Bá tử nhân vị ngọt, tính bình, thiên về bổ Tâm, an thần, kiêm nhuận trường, thông tiện, lý khí, giải uất (Dược Dụng Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Kiêng kỵ:
+ Phàm kinh Can, Đởm và Tỳ có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Can vượng, phiền táo, mất ngủ do Can cường: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Toan táo nhân ghét Phòng kỷ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Có thực tà, uất hỏa: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
TRẠCH TẢ
Tên khác:
Tên thường gọi:Vị thuốcTrạch tảcòn gọiThủy tả, Hộc tả,(Bản Kinh), Mang vu, Cập tả(Biệt Lục), Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du(Hòa Hán Dược Khảo), Như ý thái(Bản Thảo Cương Mục).
Tên khoa học của trạch tả: Alisma plantago aquatica L
Họ khoa học: Họ Trạch tả (Alismaceae).
Cây trạch tả
(Mô tả, hình ảnh cây trạch tả, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý....)
Mô Tả:
Trạch tả là một cây thuốc nam quý. Cây loại thảo mọc ở ao và ruộng, cao 0,2-1m. Thân rễ trắng hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc, hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại. Cán hoa mang ở đỉnh nhiều vòng hoa có cuống dài. Hoa họp thành tán, đều, lưỡng tính, 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, 6 nhị, nhiều tâm bì rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả bế.
Phân bố địa lý:
Cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Sapa, Điện Biên, Cao Lạng.
Thu hái:
Mùa đông đào cả cây, cắt bỏ thân, lá và rễ tơ, rửa sạch, sấy khô.
Phần dùng làm thuốc: trạch tả
Thân rễ khô (Rhizoma Alismatis). Thứ to, chất chắc, mầu trắng vàng, bột nhiều là loại tốt.
Mô tả dược liệu: trạch tả
Hình cầu tròn, hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, dài 3,3cm-6,6cm, đường kính 3-5cm. Vỏ thô, mặt ngoài mầu trắng vàng, có vằn rãnh nông quanh ngang củ, rải rác có nhiều vết tơ lồi nhỏ hoặc có lồi sẹo bướu. Chất cứng, mặt gẫy mầu trắng vàng, có bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi hơi nhẹ, vị hơi đắng (Dược Tài Học)
Bào chế:
+ Trạch tả: Ngâm nước thấm 8 phân, vớt ra, phơi khô.
+ Diêm Trạch tả: Phun đều nước muối vào miếng Trạch tả cho ẩm (cứ 50kg Trạch tả dùng 720g muối), rồi cho vào nồi, sao qua nhỏ lửa cho đến khi mặt ngoài thành mầu vàng, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học).
Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc
Thành phần hóa học:
+ Alisol A, B, Epialisol A (Murata T và cộng sự, Tetra Lett 1968, 7: 849).
+ Alisol A Monoacetate, Alisol B Monoacetate, Alisol C Monoacetate (Murata T và cộng sự, Chem Pharm Bull 1970, 18 (7): 1347).
+ Alismol, Alismoxide (Oshima Y và cộng sự, Phytochemystry 1983, 22 (1): 183).
+ Choline (Kobayashi T, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1960, 80: 1456).
Tác dụng dược lý
+ Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Chlor và Urê thải ra nhiều hơn (Chinese Herbal Medicine).
+ Phấn Trạch tả hòa tan trong mỡ. Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ.
+ Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóalipid của gan và chống gan nhiễm mỡ (Chinese Herbal Medicine).
+ Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ: cồn chiết xuất Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng gĩan mạch vành. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết (Chinese Herbal Medicine).
Vị thuốc trạch tả
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị: trạch tả
+ Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị mặn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, khí bình (Y Học Khải Nguyên).
Quy kinh: trạch tả
+ Vào kinh thủ Thái dương Tiểu trường, thủ Thiếu âm Tâm (Thang Dịch Bnr Thảo).
+ Vào kinh túc Thái dương Bàng quang, túc Thiếu âm Thận (Bản Thảo diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh Bàng quang, Thận, Tam tiêu, Tiểu trường (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Tiểu trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Tác dụng, Chủ trị:
+ Bổ hư tổn ngũ tạng, trừ ngũ tạng bỉ mãn,khởi âm khí, chỉ tiết tinh, tiêu khát, lâm lịch, trục thủy đình trệ ởbàng quang, tam tiêu (Biệt Lục).
+ Chủ Thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở Bàng quang, tuyên thông thủy đạo (Dược Tính Luận).
+ Trị ngũ lao, thất thương, đầu váng, tai ù, gân xương co rút, thông tiểu trường, chỉ di lịch, niệu huyết, thôi sinh, sinh đẻ khó, bổ huyết hải, làm cho có con (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Liều dùng: 8 – 40g.
Ứng dụng lâm sàng của trạch tả
Trị thủy ẩm ở vùng vị, dưới tâm, sinh ra hoa mắt, mê muội:
Bạch truật80g, Trạch tả 200g, Sắc uống (Trạch Tả Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị thận hư, nội thương, thận khí tuyệt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ:
Bạch long cốt 40g, Cẩu tích 80g, Tang phiêu tiêu40g, Trạch tả 1,2g, Xa tiền tử 40g. Tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục phương).
Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táo bón, tiểu ít:
Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xích linh. Đều 30g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục phương).
Trị hư phiền, mồ hôi ra nhiều:
Bạch truật, Mẫu lệ, Phục linh, Sinh khương, Trạch tả. Sắc uống (Trạch Tả Thang – Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị tiểu không thông:
Trạch tả, Xa tiền thảo, Trư linh, Thạch vi đều 12g, Xuyên mộc thông 8g, Bạch mao căn 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thận viêm cấp, tiểu ít, phù thũng thể dương tính:
Trạch tả, Trư linh, Phục linh, Xa tiền tử đều 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Thận viêm mạn, chóng mặt:
Trạch tả, Bạch truật đều 12g, Cúc hoa 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị cước khí, táo bón, tiểu bí, phiền muộn:
Trạch tả, Xích linh, Chỉ xác, Mộc thông, Binh lang, Khiên ngưu. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Gừng và Hành (Trạch Tả Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiêu chảy do thủy thấp, bụng sôi, bụng không đau:
Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g, Trạch tả 12g, Sa nhân 4g, Thần khúc 12g, Mạch nha 12g. Sắc uống (Tiết Tả Phương - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đình ẩm trong dạ dầy, tiêu chảy, tiểu ít:
Trạch tả 20g, Bạch truật 8g, sắc uống (Trạch Tả Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ruột viêm cấp:
Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 12g, Bạch đầu ông 20g, Xa tiền tử 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị Lipid huyết cao:
Dùng Trạch Tả Hoàn (mỗi viên chứa 3g thuốc sống), ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110 ca Lipit huyết cao trong đó có 44 ca Cholesterol cao, lượng bình quân 258,0mg% xuống còn bình quân 235,2mg%, 103 ca Triglycerid tăng, từ bình quân 337,7mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg%, trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Bệnh Viện Trung Sơn trực thuộc Viện Y Học số I Thượng Hải, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1976, 11: 693).
Trị chóng mặt:
Dùng Trạch Tả Thang:Trạch tả 30-60g, Bạch truật 10-15g. Sắc uống ngày một thang. Theo dõi 55 ca, uống từ 1-9 thang, có tùy chứng gia vị thêm. Kết quả đều khỏi (Dương Phúc Thành, Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1988, 6: 14).
Tham khảo
Lưu ý khi dùng trạch tả
- Uống Trạch tả nhiều quá thành ra chứng mắt đau (Biển Thước).
- Mắt thuộc bàng quang và thủy, vì thấm lợi thái quá cho nên nước khô đi mà hỏa thịnh nên gây ra đau mắt (Đan Khê Tâm Pháp).
- Trạch tả bẩm thụ táo khí của đất, khí mùa đông của trời để sinh. Trong bài Ngũ Linh Tán dùng nó vì nó vận hành được thấp, Bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng nó để dẫn vào Thận. Trong thuốc bổ, Địa hoàng phải kèm với Trạch tả để tả Thận, tức là tả thấp hỏa trong thận thì bổ mới đắc lực. Cho nên người xưa khi dùng thuốc bổ phải kèm có cả tả tà, đó là khéo ở chỗ khơi ra rồi hợp lại, nếu chỉ bổ mà không tả thì có cái hại thắng lệch một bên, chỉ có đối chứng hư thoát thì lực bổ phải mạnh, không thể một chút chậm trễ được (Dược Phẩm Vậng Yếu).
- Phàm những chứng bệnh thủy thủng thì Trạch tả là 1 loại linh đơn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Xét ra Trạch tả tính lạnh, đối với các chứng trong Thận và Bàng quang hư hàn, không thể chứa chịu để dần dần tiêu ra. Uống Trạch tả tính nó rút nước xuống quá thì tinh cũng phải do đó mà chảy theo. Nếu đã có chứng hư hàn ở hạ tiêu rồi thì không nên dùng. nếu thấy thấp khí bốc lên gây nên mắt đau là do nóng quá, tinh thủy tiết ra. Uống Trạch tả làm thanh giải, tiêu xuống thì khỏi sưng ngay mà tinh cũng cầm cố lại, vì vậy, bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả để làm tiêu chất xấu làm hại Bàng quang và cũng có ý giúp cho những chất chậm tiêu của Địa hoàng dễ được tiêu nhanh khỏi đọng lại bên trong gây nên đầy trướng. Có người vì sợ mà bỏ Trạch tả đi, thiết tưởng đó không phải là ý hay, chẳng qua chỉ vì sợ mà mất cả ý hay của phép dùng thuốc vậy. Đôi khi uống bài Lục VịĐịa Hoàng Hoàn mà thấy đầy, đó cũng là vì không có vị Trạch tả. Còn như ông Biển Thước nói rằng do dùng nhiều Trạch tả quá làm tiêu hao hết nước gây nên mắt khô mà sinh đau, thì ông chỉ nói là đừng dùng nhiều chứkhông nói rằng không nên dùng hẳn đâu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bài Bát Vị Hoàn của Trương Trọng Cảnh dùng Trạch tả là vì tiểu không thông nên mới đưa vào. Về sau, Bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả là để có thể tả Thận, khiến cho bổ mà không thiên thắng thì Địa hoàng mới không đầy trệ, sức bổ Thận càng mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trạch tả có công dụng tả Tướng hỏa vì tướng hỏa vọng động nên gây ra Di tinh, có Trạch tả thanh giải thì tinh tự giữ lại được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Sợ Hải cáp, Văn cáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Lâm khát, thủy thủng, Thận hư: không nên dùng (Y Học Nhập Môn).
+ Không có thấp nhiệt, Thận hư, tinh thoát: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Can Thận hư nhiệt mà không thuộc thấp, không thuộc thủy ẩm: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
NHỤC THUNG DUNG
( Herba Cistanches)
Nhục thung dung là toàn thân cây mang lá hình vảy (Caulis Cistanchis). Hiện trên thị trường có dùng nhiều loại:
1.Cây Thung dung ( Cistanche deserticola Y.G.Ma) thuộc họ Nhục thung dung ( Orobranhaceae).
2.Cây Mễ nhục thung dung (Cistanche ambigua G.Beck. (Bge)), thuộc họ Nhục thung dung.
3.Cây Nhục thung dung ( Cistanche salsa (C.A. Mey.) G Beck), hiện Trung quốc thường dùng loại này. Vị thuốc này được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt mặn, tính ôn. Qui kinh Thận Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
*.Sách Bản kinh: vị ngọt, hơi ôn.
*.Sách Danh y biệt lục: chua, mặn, không độc.
*.Sách Cảnh nhạc toàn thư: vị ngọt, mặn, hơi cay, chua, hơi ôn.
*.Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thận, tâm bào lạc, mệnh môn.
*.Sách Bản thảo kinh giải: nhập túc quyết âm can kinh, túc thiếu âm thận kinh, thủ dương minh đại trường kinh.
Thành phần chủ yếu:Alkaloids.
Tác dụng dược lý
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận trường, thông tiện. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, đại tiện táo bón.
Trích Y văn cổ:
*.Sách Bản kinh: " trị 5 chứng lao, 7 chứng thương tổn: ( thất thương: lo quá thương tỳ, giận quá thương can, ngồi nơi ẩm thấp thương thận, lạnh quá thương phế, lo nghĩ buồn thương tâm, cảm gió mưa nóng lạnh thương hình thể, sợ hãi thương chi), bổ trung, dưỡng ngũ tạng, cường âm, ích tinh khí, sinh nhiều con. Trị chứng trưng hà, làm khỏe người (nếu uống lâu dài)".
*.Sách Dược tính bản thảo:" ích tinh, kéo dài tuổi thọ, đại bổ tráng dương. Trị đàn bà băng huyết".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo:" trị các chứng nam nữ tử tuyệt dương bất hứng, nữ tử tuyệt âm bất sản, nhuận ngũ tạng, trưởng cơ nhục, ấm lưng gối, nam ntử tiết tinh, niệu huyết di lịch, nữ tử đái hạ âm thống".
*.Sách Bản thảo bị yếu:" bổ mệnh môn tướng hỏa, tư nhuận ngũ tạng, ích tủy cân, trị ngũ lao thất thương, tuyệt dương bất hứng, tuyệt âm bất sản, yêu tất lãnh thống, băng đới di tinh. hoạt đại tiện".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Tác dụng hạ áp ( theo tài liệu: Trích yếu báo cáo luận văn năm 1956, tập 2, Viện khoa học Y học Trung quốc xuất bản 70,1956).
2.Làm tăng nước dãi (nước miếng) của chuột nhắt ( theo tài liệu: Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược do NXB Khoa học xuất bản năm 1965(14).
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng liệt dương do thận hư, lưng gối lạnh đau, phụ nữ vô sinh:dùng bài:
*.Nhục thung dung hoàn: Nhục thung dung 16g, Viễn chí 6g, Xà sàng tử 12g, Ngũ vị tử 6g, Ba kích thiên, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, Phụ tử, Phòng phong, mỗi thứ 12g, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12 - 20g, ngày 2 lần, uống với rượu ấm hoặc nước muối nhạt.
2.Trị suy nhược thần kinh (kinh nghiệm của Diệp quất Tuyền):dùng bài:
*.Nhục thung dung 10g, Sơn thù 5g, Thạch xương bồ 4g, Phục linh 6g, Thỏ ty tử 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống nóng.
3.Trị táo bón ở người lớn tuổi do khí huyết hư:có thể dùng như sau:
*.Nhục thung dung nấu với thịt heo, uống hoặc gia thêm các vị thuốc như Đương qui, Sinh địa, Ma nhân như bài:
*.Nhục thung dung nhuận trường thang: Nhục thung dung 20g, Đương qui 16g, Sinh địa 12g, Bạch thược 12g, Hỏa ma nhân 12g, sắc nước uống.
*.Nhục thung dung nhuận trường hoàn: Nhục thung dung 24g, Ma nhân 12g, Trầm hương 2g, tán bột mịn làm hoàn với mật ong, mỗi lần uống 12 - 20g, ngày uống 2 lần.
Liều thường dùng:
*.Liều : 12 - 24g. Trị táo bón có thể dùng lượng nhiều.
*.Không nên dùng đối với bệnh nhân Tỳ hư, tiêu chảy.
NHŨ HƯƠNG
( Gummi Olibanum)
Nhũ hương dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách "Danh y biệt lục" . Tên La tinh là Mastic hay Olibanum là chất nhựa dầu lấy ở cây Nhũ hương ( Boswellia Carteni Birdw cũng có tên La tinh là Pistica lenticus L) thuộc họ Đào lộn hột ( Anacardiaceae), sản xuất từ một số nước ven bờ Địa trung hải. Còn có tên là Hắc lục hương, Thiên trạch hương, Địa nhũ hương.
Tính vị qui kinh:
Vị cay đắng, tính ôn. Qui kinh Tâm, Can, Tỳ.
Theo một số Y văn cổ:
*.Sách Danh y biệt lục: " hơi ôn".
*.Sách Nhật hoa tử bản thảo: " hơi cay, nóng, hơi độc".
*.Sách Bản thảo kinh sơ:" qui kinh túc thái âm, thủ thiếu âm, túc quyết âm kinh".
Thành phần chủ yếu:
Trong Nhũ hương có 90% hỗn hợp acid mastixic C20H32O2, acid masticolic, một ít masticaresen, có khoảng 2% tinh dầu mùi long não trong đó chủ yếu là dipinen.
Tác dụng dược lý:
A.Theo dược lý cổ truyền:
Thuốc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, chủ trị các chứng đau kinh, tắt kinh, đau vùng thượng vị, đau phong tê thấp, té ngã chấn thương, trường ung. Ngoài ra thuốc có tác dụng tiêu phù sinh cơ trị các chứng nhọt lở lâu ngày khó lành miệng.
Trích theo một số Y văn cổ:
*.Sách Bản thảo cương mục ( chương 34 nói về Hắc lục hương ghi) : " Nhũ hương mùi thơm nhập Tâm kinh, hoạt huyết định thống trị được các chứng ung thư sang lở, thuốc chủ yếu của tâm phúc thống . thuốc trị bệnh sản khoa hay dùng nhờ tính hoạt huyết của thuốc".
*.Sách Bản thảo hội ngôn: " ngã trật đã, chấn thương, đau sau sinh, tâm phúc đau, do thuốc thơm cay, tẩu tán, tán huyết bài nùng, thông khí hóa trệ".
*.Sách Y học trung trung tham tây lục viết: " Nhũ hương và Một dược cùng dùng có tác dụng tuyên thông tạng phủ, lưu thông kinh lạc, do đó có thể trị các chứng đau ở tâm phúc, các khớp chân tay. Thuốc chuyên trị phụ nữ hành kinh đau bụng, sau sinh đau do ứ huyết, rối loạn kinh nguyệt. Do có tác dụng thông khí hoạt huyết, thuốc có tác dụng trị phong hàn thấp tý, toàn thân tê dại, chân tay bại và ung nhọt sưng đau hoặc các nhọt cứng không đau. Dùng ngoài trị nhọt lở có tác dụng giải độc, tiêu phù, sinh cơ chống đau, tuy là thuốc khai thông, nhưng không làm tổn thương khí huyết, thuộc loại thuốc tốt".
B.Theo dược lý hiện đại: thuốc có tác dụng giảm đau.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng phạm vi ứng dụng của Nhũ hương rất rộng.
1.Trị chứng kinh bế- đau kinh:phối hợp với thuốc Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa.
Trị đau vùng thượng vị phối hợp cùng thuốc hành khí như Xuyên luyện tử, Mộc hương, Trần bì.
Thuốc phối hợp với Khương hoạt, Tần giao, Đương qui, Hải phong đằng trị chứng tý như bài Quyên tý thang ( Y học tâm ngộ).
2.Trị chấn thương ngoại khoa gây sưng đau:dùng các bài:
*.Nhũ hương định thống tán: Nhũ hương, Một dược, Xuyên khung đều 5g, Bạch chỉ, Xích thược, Đơn bì, Sinh địa đều 10g, Cam thảo 3g, tán bột mỗi lần uống 3 - 4g, ngày 2 lần với rượu hoặc nước tiểu trẻ em chưng lên.
*.Thất ly tán (Lương phương tập dịch) Nhũ hương, Chu sa, Một dược đều 5g, Huyết kiệt, Hồng hoa đều 6g, Nhĩ trà 10g, Xạ hương 2g, Băng phiến 3g, tán mịn trộn đều thành thuốc tán. Mỗi lần uống 0,2g với rượu.
3.Trị ung nhọt sưng đau:
*.Nhũ hương tiêu độc tán: Nhũ hương, Một dược đều 5g, Thiên hoa phấn, Đại hoàng, Hoàng kỳ, Ngưu bàng tử, Mẫu lệ đều 10g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 3g, sắc nước uống.
*.Những nhọt vỡ lâu ngày khó lành miệng, dùng Nhũ hương, Một dược tán mịn trộn đều đắp ngoài có tác dụng tiêu sưng, sinh cơ tốt ( bài Hải phù tán trong Ngoại khoa trích lục).
4.Trị viêm gan, vùng gan đau:dùng bài thuốc gồm: Nhũ hương, Một dược, Miết giáp, Ngũ linh chi, lượng bằng nhau sắc đặc tẩm gạc đắp lên vùng đau lúc còn ấm. Thẩm tích lâm dùng trị 32 ca, khỏi 21 ca, bớt đau rõ 6 ca, tiến bộ 3 ca ( Tạp chí Trung y Giang tô 1962, 8:39).
5.Trị Nhũ hạch:dùng bài Nhũ một băng hoàng cao ( Nhũ hương, Một dược, Hoàng bá, Đại hoàng) tán bột mịn trộn đều cho Băng phiến cất vào lọ nâu. Lúc dùng lấy tròng trắng trứng trộn thuốc cho vào gạc đắp lên vùng đau ( gạc dày 1mm) chườm nóng ngoài càng tốt, cứ 24 giờ thay thuốc cho tới khi tiêu hạch ( Tạp chí Trung y Thiểm tây 1982,3(6):41).
Liều dùng:
Thuốc uống cho vào thuốc thang, liều dùng từ 3 - 10g.
Chú ý lúc dùng: thuốc cho vào thang làm nước thuốc đục, uống dễ gây nôn, nên người đau bao tử dùng lượng nhỏ hơn, và không dùng lâu.
Không dùng cho người bệnh có thai.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:162.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh